Tin Việt Nam – 12/01/2021
Chính phủ Việt Nam tiếp tục kêu gọi huy động vàng và ngoại tệ trong dân
Tiếp tục mục tiêu huy động vàng trong dân
Một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại Hội nghị ngành Kế hoạch và Đầu tư trong năm 2021 là cần có cơ chế khuyến khích để huy động nguồn lực trong dân, nhất là vàng, ngoại tệ, như vay tương đương vốn ODA.
Xin được nhắc lại nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài với các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi có những nguồn vốn ODA là nguồn viện trợ của nước ngoài không hoàn lại dành cho Việt Nam.
Đài RFA ghi nhận từ năm 2011, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Bình đã trình Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về chủ trương thu hút vàng trong dân. Từ thời điểm đó cho đến nay, Chính phủ Việt Nam không ít lần nhắc đi nhắc lại về chủ trương này. Điển hình mới nhất qua tuyên bố của Bộ trưởng Bộ kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Chí Dũng như vừa nêu, tại hội nghị của ngành, diễn ra vào ngày 9/1.
Đúng là có một số vàng và ngoại tệ đang nằm ở trong dân và Chính phủ cần huy động số vàng và số ngoại tệ đó để làm lợi cho quốc gia, bất kể trong thời gian dịch bệnh hiện tại hoặc là không có dịch bệnh. Nếu như trong thời gian dịch bệnh thì việc sử dụng những tài sản, mà gọi là ‘nằm im’ như vậy lại càng trở nên cần thiết hơn. Chúng ta biết rằng vấn đề vay mượn ở nước ngoài càng ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Việt Nam. Tại vì, Việt Nam không còn trong nhóm các nước có thu nhập thấp mà bây giờ được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Thành ra, vay có những điều kiện khó khăn hơn và lãi suất cũng không còn thuận lợi như trước đây nữa. Do đó, vấn đề sử dụng những tài sản ‘nằm im’ trong xã hội, trong người dân là cần thiết-Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn số liệu thống kê của Hội đồng Vàng thế giới năm 2017 cho thấy Việt Nam xếp hạng thứ 14 trên thế giới về lượng tiêu thụ vàng theo đầu người. Báo mạng Nông thôn Ngày nay, hồi tháng 3/2019, cho biết có khỏang 500 tấn vàng trong dân mà các tổ chức thế giới đưa ra chứng tỏ mãi lực của người dân Việt Nam về vàng luôn có và thậm chí ở mức cao. Tuy vậy, giới chuyên gia trong nước nhận định rằng chủ trương Chính phủ Việt Nam huy động vàng trong dân khó thực hiện được, bởi vì tâm lý người dân xem vàng là một loại tài sản có tính tiết kiệm, đầu tư và tình trạng tích trữ vàng tại gia đình ở Việt Nam vẫn hiện hữu. Báo giới Nhà nước Việt Nam dẫn nhận định của một số chuyên gia kinh tế cho rằng việc chuyển hóa nguồn lực vàng là một quá trình lâu dài, các giải pháp để chuyển hóa nguồn lực vàng cần thực hiện nhất quán, đồng bộ và từng bước.
Đài RFA trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính độc lập, vào tối ngày 11/1 và được ông xác nhận:
“Đúng là có một số vàng và ngoại tệ đang nằm ở trong dân và Chính phủ cần huy động số vàng và số ngoại tệ đó để làm lợi cho quốc gia, bất kể trong thời gian dịch bệnh hiện tại hoặc là không có dịch bệnh. Nếu như trong thời gian dịch bệnh thì việc sử dụng những tài sản, mà gọi là ‘nằm im’ như vậy lại càng trở nên cần thiết hơn. Chúng ta biết rằng vấn đề vay mượn ở nước ngoài càng ngày càng trở nên khó khăn hơn đối với Việt Nam. Tại vì, Việt Nam không còn trong nhóm các nước có thu nhập thấp mà bây giờ được xếp vào nhóm các nước có thu nhập trung bình. Thành ra, vay có những điều kiện khó khăn hơn và lãi suất cũng không còn thuận lợi như trước đây nữa. Do đó, vấn đề sử dụng những tài sản ‘nằm im’ trong xã hội, trong người dân là cần thiết.”
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích thêm rằng với số vàng mà Chính phủ Việt Nam huy động được thì sẽ dùng để thế chấp, cầm cố trong việc vay tiền tại các tổ chức tín dụng nước ngoài. Và dĩ nhiên với món vay mà được bảo đảm bằng vàng thì lãi suất rất hạ.
Dân chúng yên tâm gửi vàng vào ngân hàng?
Đài RFA liên lạc với 1 người dân ở Sài Gòn để hỏi thăm liệu rằng trong bối cảnh công ăn việc làm, kinh doanh khó khăn do dịch bệnh COVID-19 và nếu gửi vàng, ngoại tệ vào ngân hàng với lãi suất cao thì sẽ chọn thế nào. Cư dân Sài Gòn, anh Tiến bày tỏ:
“Trong tình hình COVID-19 hiện nay, nếu như ngân hàng cho lãi suất cao đối với vàng và tiền thì mình vẫn gửi. Nhưng cũng tại do dịch COVID-19 thì không có tiền dư giả để gửi ngân hàng.”
Bà Nguyễn Thị Ba, nhân viên quản lý của một công ty tư nhân, nói lại với RFA về chia sẻ của giới khách hàng của công ty bà mà họ là những người có của ăn của để:
“Có tiền, có vàng thì không gửi tại vì bây giờ vàng gửi là không có lãi suất rồi. Gửi chỉ có một Ngân hàng Nhà nước là giữ hộ thôi, không có lãi suất. còn tiền thì lãi suất đang hạ thấp xuống. Nhưng mà với tình hình kinh tế như vầy thì không ai có niềm tin vào ngân hàng. Nói chung là người ta cũng hạn chế lắm. Không phải tất cả đều không gửi, nhưng gửi ngắn hạn hay dài hạn là thùy theo đồng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên bây giờ dịch COVID-19 khó khăn thì một số người có thể gửi hoặc đổi sang mua bán bất động sản. Vậy thôi.”
Trả lời câu hỏi của RFA rằng Chính phủ Việt Nam cần có biện pháp hữu hiệu nào để có thể thu hút được người dân mang vàng gửi vào ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nêu lên ý kiến của ông:
“Có lẽ cách duy nhất là chính Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra để huy động vàng và phát hành chứng chỉ vàng (gold certificate) và trả một lãi suất nào đó trên chứng chỉ vàng thì người dân ít nhất là họ được hưởng lãi trên số vàng họ gửi cho Ngân hàng Nhà nước. Thứ hai nữa, với chứng chỉ vàng của Ngân hàng Nhà nước thì niềm tin lớn hơn nhiều so với gửi vàng tại bất cứ một tổ chức kinh tế nào, ngay cả gửi vào tại ngân hàng. Thành ra, Ngân hàng Nhà nước phải đứng ra làm chuyện đó.”
Chuyên gia tài chính độc lập, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đồng thời nhấn mạnh một điều cũng rất quan trọng liên quan việc người dân nhận lại vàng sau thời gian gửi vào Ngân hàng Nhà nước:
“Vấn đề thanh toán chứng chỉ vàng phải rất nhanh nhạy và chứng chỉ vàng là cam kết của Ngân hàng Nhà nước trả lại số vàng cho người dân mà họ đã gửi. Thành ra, phải bảo đảm số vàng mà người dân nhận trở lại là đúng với chất lượng vàng như lúc người dân đã nộp vào. Tức là, vàng lúc đầu vào phải được kiểm nghiệm và phải được được một số tiêu chí để khi tới đáo hạn thì Ngân hàng Nhà nước trả lại cùng với số lượng và tất cả tiêu chí định lượng, định tính như thế để trả lại cho người dân.”
Có tiền, có vàng thì không gửi tại vì bây giờ vàng gửi là không có lãi suất rồi. Gửi chỉ có một Ngân hàng Nhà nước là giữ hộ thôi, không có lãi suất. còn tiền thì lãi suất đang hạ thấp xuống. Nhưng mà với tình hình kinh tế như vầy thì không ai có niềm tin vào ngân hàng. Nói chung là người ta cũng hạn chế lắm. Không phải tất cả đều không gửi, nhưng gửi ngắn hạn hay dài hạn là thùy theo đồng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên bây giờ dịch COVID-19 khó khăn thì một số người có thể gửi hoặc đổi sang mua bán bất động sản-Bà Nguyễn Thị Ba
Trong khi Chính phủ Việt Nam vẫn chưa tìm ra được cơ chế để huy động vàng trong dân chúng tại Việt Nam trong gần một thập niên qua, thì một vài chuyên gia kinh tế cảnh báo về người dân không có niềm tin chắc chắc trong việc Chính phủ kêu gọi huy động vàng. Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, hồi hạ tuần tháng 8/2018 từng lên tiếng với RFA rằng:
“Đơn giản là mất niềm tin chính thể dẫn tới mất niềm tin tín dụng. Mất niềm tin tiền gửi hay chính xác là mất niềm tin và gửi. Tại vì từ năm 2011 cho tới nay, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ hoàn toàn không thể trả lời được câu hỏi của dân và các chuyên gia phản biện là làm thế nào để Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ bảo đảm vàng của dân gửi vào Ngân hàng Nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ trở lại với dân.”
Còn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, từ Hoa Kỳ, trước đó vào đầu tháng 8/2017 cho rằng Chính phủ Hà Nội sẽ không thể đưa ra được bất kỳ phương án khả thi nào trong việc huy động vàng hay đồng đô la trong dân chúng và nếu dùng biện pháp có tính chất hành chính và cưỡng ép để bắt dân phải đem tiết kiệm của họ dưới dạng đô la hay vàng thì việc đó không những đi ngược lại quy luật kinh tế, mà còn gây ra những tác động về chính trị và “Hậu quả sau cùng là người dân càng giấu nhiều hơn và chính quyền càng lộ ra bị quýnh quáng hết tiền nên tìm cách cướp tiền của dân. Vì thế, tôi cho là việc huy động này phản tác dụng.”
Từ đó đến nay vàng, tiền nhàn rỗi trong dân vẫn là nguồn mà Chính phủ Hà Nội nhắm đến. Thế nhưng, làm thế nào để dân tin tưởng trao khoản tiết kiệm lớn lao đó cho Nhà nước vẫn là bài toán chưa thể giải của Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam.
Gia đình tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức yêu cầu cung cấp thông tin ông nhập viện
Tin Vietnam.- Vào ngày 11 tháng 1 năm 2021, Facebook mang tên Bạch Hồng Quyền đã loan tin, ông Trần Huỳnh Duy Thức, tù nhân lương tâm đang bị giam giữ ở trại giam số 6, tỉnh Nghệ An đã được phía trại giam đưa vào bệnh viện Ba Lan ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Sự việc trên xảy ra vào ngày tuyệt thực thứ 48 của ông Thức, tức là ngày 10 tháng 1 năm 2021.
Trước thông tin trên, ngay trong sáng 11 tháng 1, gia đình ông Thức đã làm đơn, gửi gấp cho lãnh đạo trại giam số 6, yêu cầu phía trại giam trả lời rõ thông tin về ông Thức bị nhập viện, và tình hình sức khoẻ hiện tại của ông ra sao.
Trước đó, vào ngày 9 tháng 1 năm 2021, vợ và em trai ông Thức đã được trại giam số 6 cho vào thăm gặp ông Thức. Họ cho biết, đây là ngày thứ 47 ông Thức tuyệt thực, ông đã sụt 9 ký, hiện chỉ còn 58 ký, cơ thể ông Thức rất gầy, xương lộ rõ, và nét mặt già đi nhiều. Tuy nhiên, tinh thần ông Thức vãn tỉnh táo, và khảng khái.
Ông Thức kể lại cho người thân mình, vào ngày tuyệt thực thứ 25 ông đã bị ngã khi đang đứng lên trong toilet, và bị đập đầu vào một cái xô. Lúc này, trưởng phân trại giam động viên ông Thức uống sữa nhưng ông chỉ sử dụng một chút cà phê. Đến ngày tuyệt thực thứ 42 thì ông Thức bị choáng, té xuống hồ nước, suýt bị đập đầu vào cạnh tường và cạnh của bờ hồ, đường huyết của ông bị giảm chỉ còn 1.8. Sau khi bị ngã, ông Thức bắt đầu uống sữa để cầm cự nên đường huyết lên lại 3.5. Nhưng 2 ngày sau thì ông bị tiêu chảy nên ông Thức đã đã ngừng uống sữa.
Ông Thức cho biết, ông chấp nhận uống sữa là vì ông thà chết chứ không sống bại liệt, không ngã đột quỵ. Khi được gặp người thân, ông Thức chỉ nhận nước sâm và sữa bột, toàn bộ đồ ăn mà gia đình mang vào thăm nuôi ông yêu cầu mang về.
An Nhiên
Cựu lãnh đạo thành phố Phan Thiết được giữ nguyên bản án tại toà phúc thẩm do có công với cách mạng
Toà án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh tại phiên xử phúc thẩm vào ngày 12/1 đã bác kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh đề nghị tăng nặng bản án đối với cựu Phó chủ tịch và cựu Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết. Lý do được đưa ra là vì hai ông đã thành khẩn khai báo, có nhiều huân huy chương, là con liệt sĩ, và bản án tại toà sơ thẩm đã đúng người, đúng tội. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh loan tin này hôm 12/1.
Trước đó, tại phiên sơ thẩm vào tháng 8 năm 2020, ông Trần Hoàng Khôi – cựu Phó chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) bị tuyên 4 năm tù, ông Đỗ Ngọc Điệp – cựu Chủ tịch Chủ tịch UBND thành phố Phan Thiết bị tuyên 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Hai ông bị cáo buộc tội vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Tuy nhiên, sau đó, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã có kháng nghị, cho rằng mức án toà sơ thẩm là quá nhẹ đối với hai ông, không phù hợp với quy định pháp luật. Viện Kiểm sát đề nghị toà phúc thẩm giữ nguyên mức đề nghị án tù với ông Trần Hoàng Khôi là 5 đến 6 năm tù, bị cáo Đỗ Ngọc Điệp từ 30 đến 36 tháng tù, không được hưởng án treo.
Cũng tin liên quan đến các cựu quan chức đang bị công an điều tra, báo Vietnamnet, hôm 12/1, trích nguồn tin từ phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu, Công an thành phố Hồ Chí Minh, cho biết công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan đến ông Tất Thành Cang – nguyên Phó bí thư thường trực Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Tất Thành Cang và 18 người khác là các lãnh đạo, nhân viên của các công ty Sadeco, IPC và cán bộ Văn phòng Thành uỷ bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định trong việc quản lý tài sản Nhà nước, gây thất thoát lãng phí xảy ra tại công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) và Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco).
Theo kết luận điều tra của công an, ông Tất Thanh Cang đã chấp thuận để các đơn vị liên quan bán 9 triệu cổ phiếu của Sadeco với giá rẻ, từ đó Công ty Nguyễn Kim thâu tóm doanh nghiệp Nhà nước. Ông Cang cũng không báo cáo với Thường vụ Thành uỷ, mà lợi dụng chức danh Phó bí thư thường trực để chấp thuận việc mua bán này.
Trước đó, vào ngày 16/12/2020, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố đã ban hành quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc của ông Tất Thành Cang. Quyết định này đã được Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố phê chuẩn.
Cơ quan An ninh điều tra thuộc Công an Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 12/1 đã khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Dương Tấn Hậu, nam tiếp viên hàng không hãng Vietnam Airlines, để điều tra vì đã làm lây lan dịch COVID-19.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày, cho biết ông Hậu bị khởi tố về tội ‘lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người’ theo Điều 240 Bộ Luật Hình sự.
Các quyết định và lệnh liên quan đã được Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM phê chuẩn.
Theo cơ quan điều tra, vào ngày 14/11, ông Dương Tấn Hậu là bệnh nhân mang COVID-19 số 1342 đã bay từ chuyến bay VN5301 từ Nhật Bản về Cần Thơ. Sau đó, ông này đi cách ly ở khu cách ly do Vietnam Airlines quản lý ở quận Tân Bình, TPHCM.
Ông Hậu bị xác định đã lây COVID-19 cho 3 người khác trong cộng đồng.
Trong diễn biến liên quan, thành phố Hà Nội nói sẽ lấy 100 mẫu thực phẩm đông lạnh từ các nước đang có dịch COVID-19 để đi xét nghiệm.
Ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, nói việc làm trên sẽ giúp xác định, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch.
Trước đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM cho biết đã lấy 100 mẫu bề mặt bao bì thực phẩm đông lạnh từ các nước có dịch để kiểm tra. Các kết quả đều cho thấy không phát hiện COVID-19.
Trong khi đó về mặt xuất khẩu, số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết các doanh nghiệp trong nước đã xuất khẩu hơn 1,37 tỷ chiếc khẩu trang các loại trong năm 2020.
Áo dài giữa trời lạnh 10oC trên cầu Thăng Long
Phan Công Tâm
Một tấm ảnh đăng trên trang mạng cá nhân Yen Nguyen của cựu nhà báo Nguyễn Thị Phương Yên (báo Lao Động) cho thấy 7 cô gái mặc áo dài mỏng màu xanh đang xúm xít nấp sau chiếc cột trên cầu Thăng Long (Hà Nội). Chút màu áo khác lộ ra nơi bắt đầu hai tà áo cho thấy các cô đã mặc một lớp áo sát người bên trong áo dài nhưng vẫn co ro, tay ôm chặt lấy người, cố gắng thu nhỏ mình lại.
Có vài cô ngồi thụp xuống đất, lưng quay ra ngoài gió. Tất cả các cô gái đều có vẻ đang phải chịu lạnh cóng trong làn áo mỏng manh.
Ở một tấm ảnh khác, các cô gái vẫn trong tà áo dài đó, đang đứng bưng chiếc khay đựng dải vải đỏ thắt hoa đã được cắt ra nhiều phần, chứng tỏ một buổi lễ đã hoàn tất phần nghi thức quan trọng nhất theo cách thức được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Đó là lễ thông xe cầu Thăng Long sau 5 tháng sửa chữa, diễn ra sáng 07-01-2021.
Trong bản tin thời sự của VTV trước lúc lễ thông xe diễn ra, người ta thấy quang cảnh buổi sáng trời Hà Nội âm u, sương mù mịt che kín bầu trời và mặt sông, gió thổi lồng lộng trên mặt cầu. Nhiệt độ Hà Nội sáng hôm đó chỉ khoảng 10oC, bản tin thời tiết đánh giá là “rét đậm rét hại”.
Ngay sát các cô gái trong tà áo dài mỏng bay phần phật trong gió mùa đông
là các quan chức-đàn ông, bọc kín trong nhiều lớp gillet ấm, áo khoác ngoài dày cộp nai nịt cùng khăn quàng cổ to dày không kém.
Bình luận trên trang cá nhân của nhà báo Yen Nguyen, nhiều người chỉ trích tâm lý ưa chuộng hình thức hão của những người tổ chức lễ thông xe.
Tôi cho rằng chỉ trích như thế là quá nhẹ.
Đấy không phải chỉ là sự thích khoe khoang, chuộng màu mè. Nó là tâm lý mục hạ vô nhân phổ biến của những ông chủ mới xã hội chủ nghĩa. Tất cả những ai mang lại quyền lợi cho họ là Trời, tất cả những người còn lại đều là bùn đất. Trong họ, chữ “nhân tính” không tồn tại. Họ nhìn nhận và đối xử với tất thảy những ai không giàu có, không quyền lực hoặc không mang lại mối lợi cho mình bằng con mắt dửng dưng như nhìn cái… cột điện.
Các cô gái lạnh tái người trong tà áo dài ư? Kệ các em. Các cô chỉ là những lọ hoa di động được thuê đến để làm vui con mắt của những tay đàn ông già lão, xấu xí, bụng phệ nhưng lắm quyền và tiền.
Thái độ khinh rẻ con người ấy tương phản nhưng lại hòa quyện và gắn chặt một cách hữu cơ với thái độ khom lưng uốn gối cũng của chính những ông chủ mới trước “quan trên”.
Dân miền Bắc chẳng ai lạ những thủ đoạn nịnh bợ, những ngón nghề hầu hạ quan trên như thế. Để tiến thân trong bộ máy công quyền và những doanh nghiệp nhà nước, người ta sẵn sàng thượng đội hạ đạp. Có những cấp dưới cứ cuối tuần, giỗ chạp, lễ lộc, tết nhất… thì cun cút bỏ vợ chồng con cái cha mẹ để đến tận nhà riêng của cấp trên nấu nướng, lau nhà, rửa chén, giặt đồ, tưới cây, dọn cứt cho chó mèo… như những người hầu tận tụy cực độ. Họ chầu chực để đón đưa con sếp đi học, vợ sếp đi chợ, đi may mặc, mua sắm, giải trí, lo tất cả mọi việc trong ngoài khi con sếp cưới, khi bố mẹ sếp bệnh, khi sếp đi chùa, về quê, xây nhà… Nói không đùa, con chó nhà sếp bỏ ăn họ còn thắt gan thắt ruột hơn mẹ họ liệt giường liệt chiếu.
Mặt ngoài là anh em, chị em thân thiết còn hơn ruột thịt. Nhưng khi sếp dính phốt, nguy cơ không thể hạ cánh an toàn, hoặc về hưu, bên trong họ sốt vó chạy tuột cả gót giày để săn lùng những ông chủ mới, bên ngoài lặng lẽ tháo hết các hình ảnh chụp chung với sếp từng được phóng to, lồng khung treo trang trọng gần sát … cái bàn thờ!
Và dĩ nhiên rồi, sau khi làm … con chó ở nhà sếp, thì họ phải làm vua ở những chỗ còn lại-theo nguyên tắc cân bằng tâm lý.
Tuy nhiên, hãy cứ vui lên hỡi người dân Việt Nam.
Năm 2014, một quan chức Trung Quốc là phó chánh văn phòng thành phố Quý Khê khi đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ ba học sinh bị nước cuốn, cũng đã yêu cầu cấp dưới cõng qua con đường ngập nước, vì sợ bị ướt giày (hoan hô, Trung Quốc và Việt Nam luôn là anh em).
Giữa làn sóng chế nhạo vị quan chức trên, có vài ý kiến rất đáng để ý vì sự độc đáo của nó.
Ý kiến đầu tiên nói: (Mưa gió như vậy) “Liệu được mấy quan chức ra ngoài đó? Mọi người thử đếm xem có được bao nhiêu người?”.
Ý kiến thứ hai nói: “Mọi người tức giận chuyện gì? Nó chẳng có gì so với cưỡng hiếp trẻ em hay tham ô, hối lộ cả”.
Như đã nói, Trung Quốc và Việt Nam là anh em. Nên các ý kiến trên của dân mạng Trung Quốc áp dụng vào Việt Nam cũng chính xác lắm. So với quốc nạn tham nhũng, hối lộ, thì vài ba cái lẻ tẻ như hầu hạ nịnh bợ, khom lưng uốn gối, khinh rẻ con người… chả là cái gì đáng nói cả. Nếu đồng chí nào hành xử như thế mà cũng bị lên án thì lấy đâu người ra mà làm việc, nhỉ!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Việt Nam khởi động chống tin giả trước thềm Đại hội Đảng
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (Bộ TT&TT) hôm 12/1 khai trương trung tâm chống tin giả trong nỗ lực ngăn chặn và đẩy lùi “tin xấu độc” chỉ chưa đầy hai tuần trước khi diễn ra Đại hội 13 của Đảng Cộng sản.
Cổng thông tin “tiếp nhận phản ánh và công bố tin giả” được Bộ TT&TT chính thức ra mắt sáng ngày 12/1 tại Hà Nội với chức năng “tiếp nhận trực tuyến các phản ánh về tin giả của cơ quan, tổ chức và cá nhân.”
Theo Bộ TT&TT, đây đồng thời là cổng thông tin chính thức công bố tin giả bằng hình thức “dán nhãn tin giả, tin sai sự thật” và công bố “tin xác thực.” Bộ này cũng kêu gọi cá nhân và tổ chức “phản ánh về tin giả” qua một số điện thoại qua tổng đài Viettel của quân đội để được hướng dẫn cách gửi thông tin.
Theo quan sát của VOA, “Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam” tại địa chỉ tingia.gov.vn có 4 chuyên mục, trong đó gồm “công bố tin giả” cho những tin được coi là “sai sự thật”, và “cảnh báo” về hệ luỵ của việc lan truyền “tin giả mạo.”
Một trong những trang tin bị dán nhãn “tin sai sự thật” được công bố trên trang tin này là một fanpage trên mạng Facebook khi đăng tải thông tin về việc “công an đánh và tạm giữ 2 phóng viên ở Bình Dương.”
Trong khi đó, trang tin mới của Bộ TT&TT cảnh báo rằng “bịa đặt hoặc lan truyền biết rõ là sai sự thật có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm theo điều 156 của Bộ luật Hình sự.”
Chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái đã phát động một chiến dịch chống tin tức “sai sự thật” và bắt giữ hàng trăm người vì đưa tin “giả mạo” liên quan đến dịch COVID-19 lên mạng xã hội. Truyền thông trong nước cho biết, những người tung tin “sai sự thật, câu like, câu view trên các trang mạng xã hội liên quan đến phòng chống dịch COVID-19” sẽ bị khởi tố hình sự.
Theo Tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền cho biết vào năm ngoái, hơn 650 người dùng mạng Facebook tại Việt Nam bị triệu tập và tra khảo về các bài viết của họ về dịch COVID-19 và hơn 150 người bị phạt tiền tới 15 triệu đồng vì những đăng tải bị coi là “không đúng sự thật.”
Việt Nam trong những tháng gần đây cũng tăng cường việc “phòng chống tin giả” và ngăn chặn “tin xấu độc” trước thềm Đại hội Đảng 13 dự kiến khai mạc ngày 25/1 và kéo dài tới 2/2.
Tại một Hội nghị Cán bộ toàn quốc Tổng kết Công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp diễn ra vào tháng 11 vừa qua, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết “các thế lực thù địch đã gia tăng hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ trên không gian mạng.” Theo cơ quan chức năng, 80% tổng số thông tin “xấu độc” tập trung chủ yếu vào “xuyên tạc, bôi nhọ” công tác cán bộ Đại hội Đảng.
Lãnh đạo chính phủ gần đây cũng kêu gọi người dân cảnh giác trước các thông tin xấu độc trước thềm Đại hội Đảng 13 và yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện những giải pháp quyết liệt để không để “các thế lực thù địch lợi dụng, xuyên tạc chống phá” bằng tin tức “xấu độc” và “giả mạo.”
Một nghị định chính phủ có hiệu lực vào giữa tháng 4 năm ngoái phạt những người “cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo” hoặc “sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, bịa đặt” với mức phạt hành chính từ 10-20 triệu đồng.
Luật An ninh mạng gây tranh cãi của Việt Nam, bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2019, cũng được chính phủ vận dụng để kiểm soát thông tin được cho là “sai sự thật” và “chống phá nhà nước” trên mạng internet cũng như trừng phạt và kết án những người bị kết tội liên quan đến việc lan truyền tin “giả mạo.”
https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khoi-dong-chong-tin-gia-truoc-them-dai-hoi-dang/5734414.html
Công an và Quân đội Việt Nam phô diễn sức mạnh trước Đại hội Đảng 13
Diễm Thi, RFA
Hôm 10 tháng 1 năm 2021, hơn 6.000 quân thuộc nhiều lực lượng vũ trang có buổi diễn tập bảo vệ sự an toàn cho Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam ngay tại Thủ đô Hà Nội.
Ngoài bốn xe bọc thép đặc chủng của cảnh sát cơ động và cảnh sát đặc nhiệm làm nhiệm vụ phòng chống khủng bố, giải cứu con tin, buổi diễn tập còn có xe thiết giáp; xe tăng; xe chống đạn; ôtô, môtô đặc chủng của công an, quân đội; chó nghiệp vụ…
Các cảnh sát cơ động được trang bị lá chắn, gậy, mũ bảo hiểm, giáp tay chân tham gia diễu hành. Bộ Quốc phòng cũng huy động hàng chục lực lượng, trong đó đặc biệt có bộ đội đặc công Bộ Tư lệnh thủ đô Hà Nội.
Trước đó vào ngày 8 tháng 1, hai Bộ Công an và Quốc phòng cũng phối hợp diễn tập. Trong các hoạt động được nêu ra có mô phỏng hoạt động chống biểu tình bạo động, chống khủng bố và tập bảo vệ yếu nhân là các nguyên thủ…
Ông Đức Võ, cựu sĩ quan QĐND Việt Nam cho rằng, buổi diễn tập mang dụng ý “đừng ai manh nha ý đồ chống đảng”. Ông nói thêm:
“Khi đọc tin tức về việc này trên báo chí Nhà nước, điều đầu tiên tôi cảm nhận là họ lo sợ một cách thái quá. Mà thường thì không danh chính ngôn thuận thì hay lo sợ, có tật thì giật mình.
Thật ra thì họ muốn duy trì cái độc tài, độc đảng nắm quyền kiểm soát và cai trị xã hội nên luôn lo sợ có thế lực nào đó giành quyền của họ. Với cách kiểm soát chặt chẽ của họ thì phải nói là rất khó có thế lực dùng bạo lực mà lật đổ được họ. Còn với dân thì hoàn toàn không thể vì dân không được sở hữu vũ khí lại còn bị kiểm soát đến từng ‘chân tơ kẽ tóc’.
Vấn đề thứ hai tôi muốn nói là tiêu tốn tiền ngân sách, tiền thuế của dân. Mà có cần thiết đến mức phải phô trương như thế hay không? Đừng nghĩ diễn tập không tốn tiền. Rất tốn kém.”
Thật ra thì họ muốn duy trì cái độc tài, độc đảng nắm quyền kiểm soát và cai trị xã hội nên luôn lo sợ có thế lực nào đó giành quyền của họ. Với cách kiểm soát chặt chẽ của họ thì phải nói là rất khó có thế lực dùng bạo lực mà lật đổ được họ. Còn với dân thì hoàn toàn không thể vì dân không được sở hữu vũ khí lại còn bị kiểm soát đến từng ‘chân tơ kẽ tóc’.- Ông Đức Võ
Theo dự kiến, Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 sắp tới. Đây là đại hội quan trọng của đảng để bầu chọn các lãnh đạo cấp cao trong nhiệm kỳ tới và thông qua các chính sách quan trọng về kinh tế chính trị và xã hội cho đất nước trong thời gian 5 năm.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm là người chủ trì buổi xuất quân, diễn tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng lần thứ 13 tại Hà Nội hôm 10 tháng 1. Phát biểu tại buổi xuất quân, ông Tô Lâm khẳng định: “Lực lượng công an sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng quân đội và các lực lượng liên quan để triển khai quyết liệt, đồng bộ có hiệu quả các phương án, kế hoạch nắm chắc tình hình, phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và phần tử xấu”.
Nhà hoạt động Trần Bang nêu quan điểm của ông:
“Theo tôi thì chuyện diễn tập nước nào cũng có thể làm, nhưng ở đây thì nó có vẻ phô trương. Điều đó chứng tỏ giữa đảng với dân là ‘có vấn đề’. Tại sao bảo vệ đảng mà phải phô trương với dân? Anh phải rèn luyện, tập luyện để bảo vệ an ninh cho người dân và cho các tổ chức chính trị, trong đó có đảng Cộng sản. Chứ không phải chỉ tập luyện để bảo vệ mỗi cái đảng Cộng sản mà không phải để bảo vệ dân. Trong trường hợp này thì tôi thấy buồn cười ở chỗ nó phô trương giống như để đe dọa người dân. Chứng tỏ họ không tin dân nữa và họ cũng thấy có rất nhiều bức xúc.
Thật sự ra thì ngày nào cũng có những cuộc tuần hành của dân oan. Có điều báo chí Nhà nước họ rất ít đưa. Thế cho nên họ cố tình phô trương như vậy để đe dọa dân, đặc biệt là dân oan.”
Cuối tháng 9 năm 2020, phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội nhiệm kỳ 2020-2025, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Trước diễn biến phức tạp của tình hình, quân đội luôn vững vàng, kiên định, là chỗ dựa vững chắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là lực lượng nòng cốt trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, bảo đảm môi trường ‘trong ấm, ngoài êm’ cho đất nước”.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội từ Hà Nội, cho rằng với phát biểu trên, ông Nguyễn Phú Trọng đã lộ rõ hơn mưu đồ biến quân đội thành quân đội của đảng khi đánh đồng đảng với nhân dân, với đất nước. Theo Tiến sĩ A, quân đội là một lực lượng để bảo vệ đất nước, chống lại ngoại xâm và chỉ trung thành với đất nước, nói rộng ra là nhân dân, không thể trung thành với bất kể một đảng phái chính trị nào cả.
Để bảo vệ an ninh cho Đại hội 13, hôm 30 tháng 5 năm 2019, Ban chấp hành Trung ương ban hành Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Ðảng.
Sau đó, hôm 25 tháng 6 năm 2019, Bộ trưởng Công an đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-BCA về công tác công an bảo đảm an ninh, trật tự đại hội đảng bộ các cấp và Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Ðảng với 11 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, Bộ Công an xác định bảo vệ tuyệt đối an ninh,
an toàn Ðại hội là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn lực lượng Công an; huy động đồng bộ lực lượng, phương tiện, triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn, phục vụ tổ chức thành công Ðại hội.
Với buổi diễn tập bảo vệ Đại hội đảng với số lượng lên đến 6000 quân ngay tại Thủ đô Hà Nội, Trung tá Quân đội Đinh Đức Long nhận định, chính quyền thừa biết dân làm gì có vũ khí, buổi diễn tập như một mũi tên bắn đến nhiều đích. Ông nói:
Cũng nhân dịp này họ phô trương lực lượng, diễn tập các tình huống một cách công khai ngay tại thủ đô. Đây cũng là dịp để họ mua sắm trang thiết bị. Họ có cớ để họ xài tiền một cách hợp lý. Về mặt bí mật quân sự thì họ luôn luôn giấu. Về ngân sách quân sự, mua sắm gì là bí mật quốc gia mình đâu được biết. -Trung tá Quân đội Đinh Đức Long
“Theo nhận xét của tôi thì từ khi tôi quan tâm là năm 1986, tức từ khi đổi mới, cứ đến đại hội đảng thì họ tổ chức bảo vệ rất chu đáo.
Điều này đã trở thành bình thường vì ‘phòng bệnh hơn chữa bệnh’. Họ luôn luôn cảnh giác, đề phòng mọi đối tượng mà họ nghi vấn để nếu có gì xảy ra thì họ trấn áp kịp thời. Họ luôn lường trước tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Và nếu tình huống xấu nhất xảy ra cần lực lượng vũ trang can thiệp thì chỉ có hai điều họ bị cấm: Một là đánh vào các công trình di tích lịch sử, hai là bắn vào dân.
Cũng nhân dịp này họ phô trương lực lượng, diễn tập các tình huống một cách công khai ngay tại thủ đô. Đây cũng là dịp để họ mua sắm trang thiết bị. Họ có cớ để họ xài tiền một cách hợp lý. Về mặt bí mật quân sự thì họ luôn luôn giấu. Về ngân sách quân sự, mua sắm gì là bí mật quốc gia mình đâu được biết.
Dịp này họ có cơ hội cho biết họ có những gì, dĩ nhiên họ cũng không phô trương hết đâu. Họ muốn cho bên ngoài cũng như ngay trong nội bộ biết họ có sức mạnh như thế nào.”
Giới hoạt động cho dân chủ – nhân quyền trong nước cho biết vào những dịp quan trọng như đại hội đảng, xử án chính trị… cơ quan chức năng luôn cho người canh gác chặt chẽ nhà của giới này. ‘Nhất cử, nhất động’ của bất cứ ai muốn bày tỏ chính kiến trái với đảng cộng sản đều bị ‘vô hiệu hóa’ ngay thức khắc.
Còn những người dân, vì quyền lợi nhà đất của họ không được các cơ quan chức năng giải quyết thỏa đáng, đã tập trung để phản đối thì hầu như đều bị lực lượng chức năng ngăn chặn, bắt giữ. Có nhiều trường hợp bị qui kết ‘gây rối trật tự’ và chịu án tù.
Đại hội 13: Nhân sự nào cho chu kỳ phát triển mới?
Tiến sỹ Vũ Cao Phan
Không đạt các mục tiêu chiến lược vì các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng những gì có được cũng xứng đáng để gọi thành công.
Việt Nam đã xử lý kiên quyết, chặt chẽ và ngay từ đầu với đại dịch COVID-19, nhờ đó hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Như là một thắng lợi kép, Việt Nam đã phát triển kinh tế trở lại trong khi thế giới còn đầy rẫy khó khăn.
Đại hội 13: Ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Xuân Phúc ‘có thể là trường hợp đặc biệt’
Đại hội 13: Công tác nhân sự có nên ‘biệt lệ hóa’ mãi không?
Sát Đại hội 13, vẫn chưa biết ai là ‘người đặc biệt’ được chọn ở lại
Nhìn về 2021, Đại hội 13 và đề nghị thiết thực cho VN
Kết quả là, Việt Nam vượt qua Singapore và Malaysia để vào tốp 4 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, thậm chí Quỹ tiền tệ Quốc tế (IFM) còn cho rằng Việt Nam đã ở trong top 3, vượt qua Philippines về mức độ thịnh vượng, và cả về tổng sản phẩm quốc nội lần thu nhập tính theo đầu người. Tờ Philstar (Philippines) cho đó là một cú giáng đôi (đối với nước này).
Trung tâm nghiên cứu kinh tế Nhật Bản (JCER) còn dự báo với khả năng hồi phục và bật dậy nhanh chóng sau Covid-19, Việt Nam sẽ trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2023 và là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia vào năm 2035. Cũng là thời điểm Việt Nam sẽ vượt qua Đài Loan, theo JCER.
Đấy không phải là sự so sánh quá lạc quan. Điều mà chúng tôi thấy được là Việt Nam đã không bị hụt hơi do hoàn cảnh và đó là tin tốt đối với một nền kinh tế vốn và vẫn còn đang ở trình độ thấp.
Để đổi mới không chỉ là khẩu hiệu
Phải thừa nhận một số ngành khoa học – công nghệ như chế tạo, thông tin viễn thông đã có những bước nhảy nhưng nhìn chung lĩnh vực này vẫn giữ khoảng cách với nhóm các nước dẫn đầu Đông Nam Á, đặc biệt là Đông Á.
Thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Cố thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu từng có một phát biểu (và là một phát kiến?) đáng chú ý. Ông cho rằng các nước Đông Bắc Á có tư duy sáng tạo còn các nước Đông Nam Á có khả năng kỹ thuật. Dù sau đó ông còn có những ý kiến khác về Việt Nam nhưng phát biểu ấy đã khiến tôi ám ảnh. Nhất lại là suốt chặng đường phát triển vừa qua, Việt Nam giống như một minh chứng.
Đánh giá chặng đường 10 năm qua, các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội 13 của Đảng đã thừa nhận khoa học, công nghệ chưa là động lực cho phát triển. Nhưng cho 10 năm tới? “Phát triển nhanh khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo là động lực chính của tăng trưởng kinh tế” cùng một lô động từ “đổi mới” tiếp sau đó thì cũng chỉ là khẩu hiệu.
Nên chăng thành lập một Hội đồng khoa học – công nghệ trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, gồm những người như ông Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và một số người khác. Và muốn phát triển khoa học và công nghệ, cần lắm một hệ sinh thái đi cùng.
Tôi chỉ xin nêu một ví dụ. Thành thị, gắn với các cụm công nghiệp, luôn là môi trường của khoa học, công nghệ. Thậm chí là môi trường tiên khởi. Phải thừa nhận trên thực tế, tốc độ đô thị hóa ở nước ta còn chậm, không đúng với nhận định vừa đề cập ở trên về phát triển nhanh và đổi mới KH-CN là động lực.
Từ nhận định ấy, đề ra chỉ tiêu “tỉ lệ đô thị hóa tăng lên 50%” (thêm 10%) trong 10 năm tới là thấp. Và cũng cần phải thừa nhận nữa là tăng chậm nhưng lộn xộn, rất lộn xộn từ nội đô đến ngoại ô, trong phạm vi một đô thị đến cả nước. Cần một cơ cấu để quy hoạch và quản lý vấn đề này, một vấn đề có tư cách hệ sinh thái của khoa học – công nghệ.
Nhân sự vẫn luôn quan trọng cho Đại hội
Ở Đại hội Đảng lần nào, vấn đề nhân sự cũng quan trọng. Nó thường được thảo luận tại những kỳ họp cuối cùng của khóa trước là vì vậy. Mỗi nhiệm kỳ thông thường được thiết kế 14 Hội nghị Trung ương.
Đã có một nhiệm kỳ trước đây, nhân sự được giới thiệu ra Hội nghị TW 14 bị bác hàng loạt nên phải tổ chức thêm một Hội nghị vớt gọi là Hội nghị TW 14 rưỡi. Đặt thêm danh “Hội nghị TW 15” về sau này có lẽ là vì vậy.
Quan trọng nhất là nhân sự lãnh đạo: Chức danh Tổng bí thư và các chức danh được chuẩn bị cho phía Nhà nước: Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.
Ở một nhiệm kỳ cũng không xa là mấy, chức danh Tổng bí thư và Thủ tướng rơi vào tay những vị vừa kém tài lại thiếu đức (Vị Tổng bí thư lúc ấy từng tuyên bố một câu nhớ đời: “Trước khi làm bất cứ việc gì, chúng ta phải xem trong trường hợp ấy Bác Hồ đã xử sự hay hành động thế nào”. Không biết chính ông có làm vậy được không?).
Hệ quả là đất nước đã có một thời kỳ phải nói thẳng là phát triển ì ạch. Và đó là kinh nghiệm để chúng ta xem xét.
Cũng đã đến lúc không thể duy trì tư duy vùng miền khi tìm kiếm lãnh đạo. Tư duy ấy không phải là điều kiện cần và cũng không phản ánh năng lực thật.
Ở một chu kỳ phát triển mới rất quan trọng của Việt Nam (2021 – 2030) cũng là để đáp ứng hy vọng của thế giới, chúng ta cần tìm được những nhà lãnh đạo có năng lực và tâm huyết.
Ở cương vị Thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chứng tỏ một nhiệm kỳ làm việc đáng khen ngợi, đưa đất nước vượt qua rất nhiều khó khăn, đạt được kết quả được cả thế giới thừa nhận với tác phong năng nổ, sâu sát, luôn xuất hiện ở những thời điểm cần thiết của công việc và trách nhiệm.
Ông là một trong số những Ủy viên Bộ Chính trị đã vượt quá hạn tuổi theo quy định (không nhiều). Nhưng với sức khỏe có thể thấy, tôi cho rằng ông xứng đáng và phải được giữ lại, thậm chí ở cương vị cao nhất của Đảng.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu chính trị từ Hà Nội.