Tin khắp nơi – 20/12/2020
Tổng thống Mỹ Donald Trump dồn dập đưa ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc – Trọng Nghĩa
Càng gần đến ngày chấm dứt nhiệm kỳ, tổng thống Mỹ Donald Trump càng ban hành nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, đặc biệt về diện kinh tế. Vào hôm qua, 18/02/2020, tổng thống Mỹ đã phê chuẩn dự luật có thể cấm các công ty Trung Quốc yết giá trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ nếu không tuân thủ các quy tắc của Mỹ về kiểm toán.
Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, các công ty Trung Quốc có thể bị cấm niêm yết chứng khoán tại Mỹ nếu giới quản lý Hoa Kỳ không thể thẩm định được các báo cáo tài chính của họ. Dự luật vừa phê chuẩn có thể ảnh hưởng đến các đại tập đoàn Trung Quốc như Alibaba và Baidu (Bách Độ).
Dự luật kể trên áp dụng cho mọi doanh nghiệp ngoại quốc, không phân biệt quốc tịch, nhưng giới quan sát cho rằng mục tiêu chính là các tập đoàn Trung Quốc.
Ý nghĩa này càng rõ thêm khi vào hôm qua, chính quyền Trump đã thêm hàng chục công ty lớn nhỏ của Trung Quốc vào danh sách đen của bộ Thương Mại Hoa Kỳ.
Các công ty này, trong đó có cả tập đoàn khổng lồ SMIC chuyên chế tạo chip, sẽ bị tước quyền tiếp cận công nghệ của Mỹ và sẽ không còn có thể hưởng lợi từ vốn của Mỹ. Về phía Trung Quốc, chính phủ lên án các biện pháp trừng phạt phi lý.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tại Bắc Kinh cho biết thêm chi tiết
Các biện pháp mới nhất này của chính quyền Trump đang làm Bắc Kinh lo ngại, và thông qua người phát ngôn bộ Ngoại Giao, Trung Quốc vào chiều hôm qua, đã lên án cái mà họ gọi là hành động “đàn áp phi lý” các công ty Trung Quốc.
Nhà Trắng một lần nữa đang xoáy vào điểm gây nhức nhối: Lĩnh vực công nghệ cao, quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sau Hoa Vi và ZTE, bây giờ là SMIC bị Washington cáo buộc có liên hệ với Quân Đội Trung Quốc. Nhà vô địch ngành bán dẫn Trung Quốc đã phủ nhận cáo buộc khi bị đưa thêm vào danh sách đen của bộ Quốc Phòng Mỹ vào tháng trước, cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của tập đoàn.
Lần này SMIC bị đưa vào danh sách hạn chế của bộ Thương Mại. Theo nguồn tin của Reuters, bên cạnh SMIC có thể có hàng chục công ty Trung Quốc khác.
Những lời đe dọa của Mỹ tuy nhiên ít được đề cập đến trên các bản tin buổi tối ở Trung Quốc. Báo chí Nhà nước thích đề cập hơn đến buổi kết thúc Hội nghị công tác kinh tế Trung ương hoặc những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán thương mại Trung Quốc-Liên Hiệp Châu Âu.
Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa này được Washington thực hiện, Bắc Kinh cam đoan là sẽ có những biện pháp trả đũa.
‘Đánh Trung’ là ưu tiên hàng đầu: TT Trump tiếp tục đưa vào hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen
Bình luậnĐức Duy
Hoa Kỳ chuẩn bị đưa hàng chục công ty Trung Quốc, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này là SMIC, vào danh sách đen thương mại vào thứ Sáu (18/12), theo Reuters đưa tin.
Đây được coi là động thái mới nhất trong nỗ lực của Tổng thống Donald Trump nhằm củng cố “di sản cứng rắn” của ông đối với Trung Quốc; diễn ra chỉ vài tuần trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Mỹ tiếp theo vào ngày 20 tháng 1.
Danh sách thực thể ngày càng dài
Tổng cộng, Hoa Kỳ dự kiến sẽ thêm khoảng 80 công ty và chi nhánh bổ sung vào danh sách thực thể, gần như tất cả đều là công ty của Trung Quốc.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ dự kiến sẽ đưa vào danh sách đen một số công ty Trung Quốc mà Washington cho rằng có quan hệ với quân đội Trung Quốc, bao gồm một số công ty giúp Bắc Kinh xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông, cũng như liên quan đến cáo buộc vi phạm nhân quyền, các nguồn cho biết.
Chính quyền Trump thường sử dụng danh sách thực thể – hiện bao gồm hơn 275 công ty và chi nhánh có trụ sở tại Trung Quốc – để “đánh” vào các ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc.
Danh sách này bao gồm gã khổng lồ thiết bị viễn thông Huawei Technologies Co và 150 chi nhánh; tập đoàn ZTE (liên quan đến việc xử phạt vi phạm), cũng như nhà sản xuất camera giám sát Hikvision vì tiếp tay đàn áp người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc.
SMIC đã trong tầm ngắm của Washington
Vào tháng 9/2020, Bộ Thương mại đã yêu cầu các nhà cung cấp thiết bị cho công ty SMIC phải xin giấy phép xuất khẩu, sau khi kết luận rằng có “rủi ro không thể chấp nhận được” – rằng thiết bị được cung cấp cho công ty có thể được sử dụng cho mục đích quân sự.
SMIC, Bộ Thương mại và Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận hôm thứ Năm (17/12).
Tháng trước, Bộ Quốc phòng đã thêm công ty vào danh sách đen các công ty quân sự bị cáo buộc của Trung Quốc, cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của họ bắt đầu từ cuối năm sau.
SMIC đã nhiều lần nói rằng họ không có mối quan hệ nào với quân đội Trung Quốc.
Việc chỉ định danh sách pháp nhân sẽ buộc SMIC phải xin giấy phép đặc biệt từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ, trước khi có thể mua hàng hóa quan trọng từ một nhà cung cấp của Hoa Kỳ. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Trump – nhằm hạn chế Trung Quốc quyền tiếp cận công nghệ sản xuất chip tinh vi của Hoa Kỳ.
Các nguồn tin cho biết, Bộ Thương mại cũng dự kiến sẽ thêm nhiều công ty liên kết với SMIC vào danh sách thực thể.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, chỉ đứng sau công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC. SMIC đã tìm cách xây dựng các xưởng sản xuất chip máy tính có thể cạnh tranh với TSMC.
Mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng trở nên mâu thuẫn trong năm qua, khi chính quyền Trump cáo buộc Bắc Kinh vô trách nhiệm trong việc xử lý đợt bùng phát dịch Covid-19, áp đặt luật an ninh quốc gia ở Hong Kong và gây ra các vấn đề căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Đức Duy
Theo Reuters
Mỹ quyết định đóng cửa hai lãnh sự quán cuối cùng còn lại tại Nga
Hai lãnh sự quán Mỹ cuối cùng còn mở cửa tại Nga sẽ ngừng hoạt động. Bộ Ngoại Giao Mỹ vào hôm qua, 19/12/2020 đã xác nhận việc đóng cửa lãnh sự quán tại Vladivostok, miền Viễn Đông Nga, và đình chỉ hoạt động của lãnh sự quán ở Yekaterinburg, miền Oural. Quyết định này được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề về nhân sự được đặt ra từ năm 2017, khi Matxcơva áp đặt việc giới hạn số lượng nhân viên tại các cơ quan đại diện Mỹ ở Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Jean-Didier Revoin giải thích:
Tại Nga, Hoa Kỳ sẽ chỉ còn một cơ quan đại diện ngoại giao duy nhất ở Matxcơva, sau khi đóng cửa lãnh sự quán ở Vladivostok và đình chỉ hoạt động cửa cơ quan đại diện tại Yekaterinburg.
Các quyết định nói trên sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho những người Nga muốn xin visa vào Hoa Kỳ vì họ sẽ chỉ có thể xin thị thực tại Matxcơva, ở một đất nước trải rộng trên 9 múi giờ. Tuy nhiên, Nga đang đặt câu hỏi về thời điểm và bản chất của hành động không thể được gọi là thân thiện này từ phía Mỹ.
Thật vậy, trong một tháng nữa bộ Ngoại Giao Mỹ sẽ do tân chính quyền Biden quản lý, và không một chuyên gia Nga nào về chính sách đối ngoại tin rằng quyết định này của Washington được đưa ra với sự tham vấn của nhóm phụ trách chuyển giao quyền hành tại Mỹ.
Một lời giải thích khác quyết định đóng cửa bất ngờ này: Đó là một tính toán đơn giản về mặt lợi ích. Kể từ năm 2017, số lượng đại diện ngoại giao của Mỹ tại Nga đã bị giới hạn và việc duy trì hai lãnh sự quán kể trên không có lợi, và Washington thấy tập trung vào Matxcơva tốt hơn.
Xem xét chọn Sidney Powell làm công tố viên đặc biệt – TT Trump sẽ chính thức phản công?
Bình luậnThanh Vân
Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (18/12) đã thảo luận về ý tưởng bổ nhiệm bà Sidney Powell – một luật sư từng gắn liền với chiến dịch của ông, vào vị trí công tố viên đặc biệt cho cuộc điều tra về cáo buộc gian lận cử tri và cuộc bầu cử năm 2020, cả ba hãng truyền thông lớn là The New York Times, Politico và Wall Street Journal cùng đưa tin .
Những tuyên bố về thiết quân luật, sắc lệnh năm 2018 có lẽ sẽ không còn là “thuyết âm mưu” nữa, khi nhóm Trump cùng 2 nhân vật “không chính thức” thuộc về nhóm pháp lý của ông Trump là Tướng Flynn và luật sư Sidney Powell đã có cuộc họp chính thức cùng nhau.
Cuộc họp bất thường?
Cựu luật sư của chiến dịch tranh cử Trump đã gây xôn xao đầu năm khi bà tham gia vào nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử ở bang Georgia. Tuy nhiên, những thách thức đó đã bị chối bỏ bởi nhiều tòa án khác nhau.
Bà cùng với tổng thống và các đồng minh của ông, đã nhiều lần tuyên bố rằng cuộc bầu cử Mỹ đã bị “đánh cắp” – dựa vào vô số cáo buộc gian lận bầu cử. Tuy nhiên, không có bằng chứng đáng kể nào chứng minh cho tuyên bố này. Sau cuộc bầu cử năm 2020, một số quan chức bầu cử tuyên bố rằng đây là một trong những cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Theo Politico dẫn lời một quan chức chính quyền cấp cao, bà Powell cũng có mặt tại cuộc họp, cùng với cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn, Cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone và Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows.
Cánh tả có lẽ sẽ phải lo lắng, khi New York Times, CNN và The Wall Street Journal hôm nay đồng loạt đưa tin rằng Nhà Trắng đang thảo luận về việc có nên kích hoạt thiết quân luật và kiểm soát máy bỏ phiếu hay không. Ngoài ra, ông Trump cũng đang cân nhắc bổ nhiệm luật sư Sidney Powell làm cố vấn đặc biệt để điều tra gian lận bầu cử.
Cựu cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Tướng Michael Flynn cũng tham dự cuộc họp và được cho là sẽ đặt ra vấn đề về tình trạng thiết quân luật.
Đầu tuần này, Tướng Flynn nói rằng Tổng thống Donald Trump có các lựa chọn để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử năm 2020, bao gồm thu giữ các máy bỏ phiếu trên khắp đất nước và sử dụng quân sự để tổ chức lại các cuộc bầu cử ở các bang.
Tướng Fynn cũng tuyết bố rằng thiết quân luật đã được thiết lập 64 lần, và đó không phải là chuyện viển vông.
Dùng Powell chính thức ‘phản công’?
Gợi ý của tổng thống về việc bổ nhiệm luật sư Powell làm “công tố viên đặc biệt” được đưa ra, trong bối cảnh các nỗ lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử của chiến dịch tranh cử của ông – phần lớn vẫn không thành công.
Trong quá trình làm việc với chiến dịch tranh cử, luật sư Powell đã cáo buộc rằng công ty Dominion – chuyên sản xuất máy bỏ phiếu – chứa đựng rất nhiều yếu tố bất thường nhằm mang lại lợi thế cho ông Biden.
Hôm thứ Năm (17/12), đại diện công ty Dominion đã gửi cho luật sư Powell một lá thư, yêu cầu bà rút lại những tuyên bố “phỉ báng” của mình liên quan đến máy bỏ phiếu của họ.
Ngay sau khi tin tức về việc ông Trump sắp sửa thiết quân luật và kiểm soát quân sự, nó ngay lập tức trở thành tiêu điểm trên Internet và đã tạo ra các “tìm kiếm nóng” trên Twitter.
Sau cuộc “họp nóng” trên, ông Trump đã tweet: “Ông ấy đã không thắng trong cuộc Bầu cử. Ông ấy đã mất tất cả 6 bang ‘dao động’, rất nhiều… Bây giờ các chính trị gia đảng Cộng hòa phải chiến đấu để chiến thắng vĩ đại của họ không bị đánh cắp. Đừng là những kẻ ngốc yếu đuối!”
Luật sư Lin Wood thậm chí đã viết một tweet “gây sốc” khi kêu gọi: “Hãy đảm bảo rằng bạn có đủ nước, thức ăn, đèn pin và pin, nến, đài, đồ dùng… và kế hoạch gặp gỡ với các nhà lãnh đạo cộng đồng của bạn. Hãy nhớ rằng chúng ta chỉ có 1 Tổng thống tại một thời điểm, đó là Tổng thống Trump, không phải Biden”.
Theo các báo cáo trên truyền thông lớn, ý tưởng bổ nhiệm bà Powell của Tổng thống Trump đã gây chấn động Nhà Trắng, và cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt trong suốt cuộc họp. Trong đó có cố vấn Nhà Trắng Pat Cipollone (Pat Cipollone) và Chánh văn phòng Mark Meadows (Mark Meadows) phản đối mạnh mẽ một số ý tưởng của Powell.
Tuy nhiên, cánh tả có “lý do chính đáng” để lo sợ rằng ông Trump thực sự sẽ làm điều gì đó.
Thanh Vân
Mỹ truy bắt tội phạm được cho là một người Trung Quốc làm việc tại công ty Zoom
Bình luậnNgọc Trân
Hôm 18/12, Tòa án Liên bang Brooklyn, Mỹ đã buộc tội và phát lệnh bắt giữ đối với Kim Tân Cương (Jin Xinjiang) – một người Trung Quốc làm việc cho một công ty Mỹ, vì nghi ngờ người này có âm mưu quấy rối xuyên quốc gia và thiết lập danh tính giả mạo phi pháp cho người khác. Nếu bị luận tội, Kim sẽ phải đối mặt với án tù cao nhất là mười năm.
Kim Tân Cương là nhân viên của một công ty viễn thông đa quốc gia của Mỹ (gọi tắt là công ty A) và làm việc tại một chi nhánh ở Trung Quốc. Kim đã bị cáo buộc phá hoại hội nghị truyền hình tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 được tổ chức vào tháng 5 và tháng 6 năm nay. Hội nghị truyền hình này được tiến hành thông qua phần mềm video của công ty A.
Bản cáo trạng không tiết lộ tên của công ty A
Ngày 4/6/2020, ông Chu Phong Tỏa – một nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc hiện đang sống ở Mỹ, đã bị Zoom kiểm duyệt. Ông Chu đã xác nhận với NTD rằng, ngày 19/12, Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thông báo với ông về việc một nhân viên của Zoom đã bị truy tố.
Theo tài liệu được Tòa án Liên bang Brooklyn đệ trình cho thấy, công ty chủ thuê Kim Tân Cương là ở thành phố San Jose, bang California, trùng khớp với địa chỉ trụ sở chính của công ty Zoom.
Nhân viên Trung Quốc phá hoại hội nghị truyền hình của Mỹ
Bản cáo trạng nói rằng, Kim Tân Cương là người liên lạc chính của cơ quan tình báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Công ty A. Dưới sự chỉ huy của ĐCSTQ, ông này đã cung cấp các thông tin liên quan hoặc can thiệp vào một số hội nghị truyền hình. Công việc của Kim bao gồm: cung cấp cho ĐCSTQ thông tin người dùng và thông tin các cuộc họp của công ty A, cũng như cung cấp các thông tin của người dùng ở nước ngoài như địa chỉ IP, họ tên, địa chỉ email v.v.
Ngoài ra, Kim cũng chịu trách nhiệm kiểm duyệt các cuộc gọi video của công ty A, đồng thời giám sát các vấn đề chính trị và tôn giáo mà ĐCSTQ cho là nhạy cảm.
Từ tháng 1/2019 đến nay, dưới sự chỉ huy và hướng dẫn trực tiếp của các quan chức ĐCSTQ, Kim và đồng bọn đã thông qua hệ thống của công ty A, để kiểm duyệt thông tin của người dân Mỹ và người dân trên khắp thế giới, đồng thời giám sát chặt chẽ các bài phát biểu về chính trị và tôn giáo của họ.
Dưới sự thao túng của ĐCSTQ, Kim và đồng bọn đã làm kết thúc ít nhất bốn lần hội nghị truyền hình được tổ chức trên nền tảng của Công ty A. Các hội nghị này liên quan đến việc kỷ niệm 31 năm sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989), với sự tham gia của hầu hết người dùng ở Mỹ, trong đó bao gồm cả
những người bất đồng chính kiến sống sót sau vụ thảm sát và một số người dùng sống ở hạt Queens và Long Island, New York.
Giả mạo bằng chứng, giúp ĐCSTQ đe dọa và bức hại những người bất đồng chính kiến
Trước tiên, Kim Tân Cương và đồng bọn sẽ xác định những người tham gia hội nghị, sau đó tiến hành can thiệp vào hội nghị, đồng thời đưa ra một số lý do để che giấu hành vi thực sự của họ. Vào tháng 5/2020 và tháng 6/2020, Kim và đồng bọn đã can thiệp vào hội nghị đàm luận về các chủ đề chính trị nhạy cảm. Họ đã xâm nhập vào những hội nghị này để thu thập bằng chứng, nhằm chứng minh các hội nghị này có những hành vi không thích đáng, nhưng thực tế là không có bất kỳ hành vi không thích đáng nào.
Kim và đồng bọn đã tạo ra các bằng chứng giả nhằm cáo buộc những hội nghị này vi phạm “thỏa thuận dịch vụ” của công ty A. Sau đó Kim yêu cầu một nhân viên cấp cao của Công ty A tại Mỹ cho kết thúc hội nghị này, đồng thời tạm đóng hoặc xóa tài khoản của những người tham gia hội nghị.
Bản cáo trạng cho biết, dưới danh nghĩa của những người tham gia hội nghị (bao gồm cả những người bất đồng chính kiến), Kim và đồng bọn đã tạo ra các tài khoản email giả và tài khoản Công ty A giả để ngụy tạo “bằng chứng”, nhằm vu khống những người tổ chức và người tham gia hội nghị là phần tử khủng bố, xúi giục bạo lực hoặc truyền bá nội dung khiêu dâm trẻ em.
Kim và đồng bọn nói rằng, những hội nghị này thảo luận về các chủ đề như ngược đãi hoặc bóc lột trẻ em, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc hoặc kích động bạo lực, và còn cung cấp ảnh chụp màn hình dữ liệu cá nhân của những người tham gia hội nghị như: người đeo mặt nạ, tay giơ cao một lá cờ trông giống như của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo, v.v. để thuyết phục các quan chức cấp cao trong công ty ở Mỹ hành động.
Bản cáo trạng còn cho biết, chính quyền ĐCSTQ đã sử dụng những thông tin được Kim cung cấp để trả thù và đe dọa những người tham gia hoặc người nhà của họ đang sống ở Trung Quốc, hoặc ít nhất là giam giữ một người có dự định phát biểu tại hội nghị. Nếu tìm thấy người nhà của những người tham gia, ĐCSTQ sẽ chỉ thị họ yêu cầu người tham gia hội nghị ngừng phát biểu “những lời chống lại chính phủ”, và phải “ủng hộ chủ nghĩa xã hội và ĐCSTQ”.
“Các công ty nước ngoài ở Trung Quốc bị ép phải hợp tác với các thủ đoạn của ĐCSTQ”
Trợ lý Tổng Chưởng lý của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John C. Demers nói: “Các công ty có lợi ích thương mại quan trọng ở Trung Quốc đều chịu ảnh hưởng dưới sự đe dọa của ĐCSTQ”. Ông Demers nói rằng, ĐCSTQ đang bóp nghẹt tự do và thắt chặt kiểm soát ngôn luận tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nơi khác trên toàn thế giới trong khả năng cho phép của họ.
“Rất có thể những quan chức cấp cao của các công ty kinh doanh ở Trung Quốc buộc phải hợp tác với các thủ đoạn(của ĐCSTQ), điều này đi ngược lại với những giá trị mà các công ty này có thể phát triển một cách phồn thịnh ở đây (Hoa Kỳ)”.
Giám đốc FBI Christopher Wray nói rằng, FBI vẫn cam kết bảo vệ tự do ngôn luận cho tất cả người dân Mỹ. Như cáo trạng đã nêu, “Hành vi xấu xa của cơ quan tình báo của ĐCSTQ đã trực tiếp vi phạm quyền tự do và các giá trị dân chủ của một chính quyền bất đồng chính kiến (như Mỹ)”, ông Wray nói.
Ông Wray cũng nhắc nhở người dân Mỹ rằng, “ĐCSTQ sẽ không ngần ngại lợi dụng các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc để thúc đẩy âm mưu của họ trên trường quốc tế, trong đó bao gồm cả việc đàn áp tự do ngôn luận”.
Quyền Luật sư Hoa Kỳ Seth D. DuCharme nói: “Kim hợp tác chặt chẽ với chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) và các thành viên của cơ quan tình báo của họ, nhằm giúp ĐCSTQ sử dụng tài khoản người dùng trên các nền tảng của các công ty công nghệ Mỹ, để bịt miệng những phát ngôn về chính trị và tôn giáo mà ĐCSTQ cho là nhạy cảm”.
“Kim đã chủ động phạm tội và cố gắng đánh lừa những người khác trong công ty để giúp chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt và trừng phạt các bài phát biểu chính trị tự do của người dùng Mỹ. Bản cáo trạng hôm nay đã cho thấy rõ ràng rằng, các nhân viên của các công ty công nghệ Mỹ tại Trung Quốc đã khiến công ty và khách hàng của họ chịu ảnh hưởng nặng nề từ ĐCSTQ”.
Ông DuCharme còn nói rằng, cho dù những mối đe dọa này đến từ bên trong hay bên ngoài Hoa Kỳ, thì họ (chính phủ Hoa Kỳ) đều phải bảo vệ người dân Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa, và được hưởng quyền tự do bày tỏ quan điểm chính trị và niềm tin tôn giáo.
Ông Demers và ông Ducharme cũng bày tỏ cảm ân đối với Công ty A về sự hợp tác của họ trong cuộc điều tra.
Ngọc Trân
Theo Epoch Times tiếng Trung
Ngoại trưởng Pompeo nói Nga đứng sau vụ tấn công tin tặc nhắm vào Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói Nga “khá rõ ràng” đứng đằng sau cuộc tấn công mạng nghiêm trọng nhắm vào Mỹ. Ông là quan chức chính quyền đầu tiên công khai liên kết Điện Kremlin với vụ xâm nhập mạng máy tính sâu rộng, theo AP.
Không rõ chính xác các tin tặc tìm kiếm thứ gì, nhưng các chuyên gia nói có thể bao gồm những bí mật hạt nhân, bản thiết kế cho những vũ khí tiên tiến, nghiên cứu liên quan đến vắc-xin COVID-19 và thông tin cho hồ sơ về các nhà lãnh đạo của chính phủ và của các ngành.
“Chúng tôi vẫn đang tìm hiểu chính xác họ tìm kiếm cái gì và tôi chắc chắn một số thông tin vẫn sẽ được bảo mật,” ông Pompeo nói trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Sáu với người dẫn chương trình radio Mark Levin. “Nhưng đủ để nói rằng đã có một nỗ lực đáng kể sử dụng một phần mềm của bên thứ ba để chèn mã độc vào bên trong các hệ thống của chính phủ Mỹ và giờ có vẻ là các hệ thống của các công ty tư nhân cũng như các công ty và chính phủ trên khắp thế giới. Đây là một nỗ lực rất đáng kể và tôi nghĩ trường hợp này bây giờ chúng ta có thể nói khá rõ ràng rằng chính người Nga đã tham gia vào hoạt động này.”
Nga nói họ “không liên quan gì” đến vụ xâm nhập tin tặc.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Pompeo nói Nga nằm trong danh sách “những người muốn phá hoại lối sống của chúng ta, nền cộng hòa của chúng ta, các nguyên tắc dân chủ cơ bản của chúng ta. … Bạn xem tin tức trong ngày liên quan đến nỗ lực của họ trong không gian mạng. Chúng ta đã thấy điều này trong một thời gian dài, sử dụng các khả năng bất đối xứng để thử đặt họ vào vị thế mà họ có thể gây tổn hại cho Mỹ.”
AP cho biết điều làm cho chiến dịch xâm nhập tin tặc này đặc biệt khác thường là quy mô của nó: 18.000 tổ chức từ tháng 3 đến tháng 6 đã bị nhiễm mã độc chèn vào phần mềm quản lý mạng lưới được sử dụng nhiều của một công ty có tên là SolarWinds ở Austin, bang Texas.
Sẽ mất nhiều tháng để trục xuất những tin tặc tinh nhuệ ra khỏi mạng lưới của chính phủ Mỹ đã âm thầm sục sạo kể từ tháng 3, theo AP.
Khách hàng của SolarWinds bao gồm hầu hết các công ty trong danh sách Fortune 500 và các cơ quan chính phủ Mỹ.
Lầu Năm Góc cho biết cho đến nay họ chưa phát hiện thấy bất kỳ vụ xâm nhập nào từ chiến dịch SolarWinds trong bất cứ mạng nào của mình – được bảo mật hoặc không bảo mật.
Vợ người sáng lập Wikileaks khẩn cầu TT Trump ân xá cho chồng để ‘tránh rơi vào tay của Nhà nước Ngầm’
Bình luậnHoàng Tuấn
Vợ của Julian Assange đã tiếp tục cầu xin sự ân xá từ Tổng thống Donald Trump đối với chồng cô để ngăn người sáng lập Wikileaks “rơi vào tay thế lực Nhà nước Ngầm”.
Stella Moris đã tận dụng cơ hội được xuất hiện trên kênh Fox News vào tối 17/12 (theo giờ Mỹ) để khẩn cầu Tổng thống Trump “thể hiện lòng thương xót”, và hủy bỏ vụ kiện đối với chồng Julian Assange trước thời điểm ông kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của mình.
Assange hiện đang bị giam giữ trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt tại nhà tù HMP Belmarsh, nơi từng được mệnh danh là “Vịnh Guantanamo của nước Anh”. Thẩm phán tòa án sẽ đưa ra phán quyết vào ngày 4/1/2021 về việc có hay không sẽ dẫn độ ông tới Mỹ, để đối mặt với một phiên tòa xét xử khác liên quan tới vụ rò rỉ các bức điện tối mật trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan.
Bà Moris nói với người dẫn chương trình Tucker Carlson rằng, bà tin ông Assange sẽ không được xét xử một cách công bằng nếu bị dẫn độ về Mỹ.
“Mọi người đều đồng ý rằng đây là một tình huống thật kinh khủng,” bà nói. “Đó sẽ là dấu chấm hết cho Tu chính án thứ nhất nếu phán quyết này được thông qua”.
“Julian không đơn giản chỉ đối mặt với một phiên tòa ở Mỹ. Anh ấy sẽ bị xét xử tại Trung tâm giam giữ Alexandria, Virginia, nơi hội đồng bồi thẩm đoàn sẽ bao gồm những người sống tại Virginia, vốn rất có quyền lực”.
“Về cơ bản một khi Assange được đưa về Mỹ, anh ấy sẽ rơi vào tay của Nhà nước Ngầm. Đó là lý do tại sao tôi đã cầu xin Tổng thống hãy bày tỏ lòng thương xót. Nhà nước Ngầm sẽ không để yên cho Julian nếu anh ấy bị dẫn độ”.
Theo truyền thống, các Tổng thống Mỹ sẽ ban hành một loạt lệnh ân xá khi chuẩn bị rời nhiệm sở, hiện tại có rất nhiều đồn đoán về việc ông Trump sẽ chọn ai trước khi nhiệm kỳ đầu tiên của ông kết thúc vào tháng Giêng sắp tới.
Trong phiên điều trần dẫn độ Julian Assange tại Old Bailey vào tháng 9, nhóm luật sư bảo vệ cho ông Assange đã cho rằng việc cố gắng đưa ông về Mỹ là một phán quyết có “động cơ chính trị”. Các chuyên gia y tế được yêu cầu kiểm tra tình trạng thể chất và sức khỏe của Assange cho hay, nếu bị dẫn độ về Mỹ, với điều kiện nhà tù dành cho tội phạm “cực kỳ nguy hiểm”, thì ông sẽ có nguy cơ tự sát rất cao.
Ông Assange khẳng định vụ rò rỉ tài liệu vào năm 2010 được thực hiện dưới danh nghĩa báo chí, và tình trạng chống lại ông bản chất là một cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận.
Carlson, một nhân vật có ảnh hưởng tại Fox, nhắc lại trường hợp của ông Assange và gọi ông là “một nhà báo thực sự”, đồng thời nói rằng vấn đề mà bà Moris đưa ra là một “ví dụ mạnh mẽ”.
“Tôi nghĩ rằng Tổng thống có lẽ muốn ân xá cho ông ấy,” người dẫn chương trình Carlson cho biết. Ông cũng nói thêm: “Tôi thấy rằng có nhiều người nham hiểm không hề muốn việc ân xá này xảy ra. Chúng ta sẽ cùng xem chuyện gì sắp tới”.
Tuy nhiên, mối quan hệ của Tổng thống Trump và Fox đã không còn “mặn nồng” như đã từng kể từ khi kênh này tuyên bố người thắng cử là ông Joe Biden, bất chấp kết quả vẫn chưa ngã ngũ và nhiều vụ kiện pháp lý liên quan đến gian lận bầu cử đang diễn ra. Ông Trump mới đây đã tweet: “Fox News đã chết” để thể hiện sự thất vọng của mình đối với một kênh truyền thông lớn.
Bà Moris tin rằng phiên tòa xét xử ông Assange có thể đe dọa đến quyền tự do ngôn luận được ghi trong Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ.
“Những kẻ duy nhất đang thúc đẩy điều này là các phần tử xấu xa trong Nhà nước Ngầm,” bà nói. Ông Carlson bồi thêm: “Đó là sự thật”.
“Không chỉ vì họ muốn bịt miệng Julian mà vì họ muốn kết liễu Tu chính án thứ nhất, bởi vì họ xem quyền tự do ngôn luận của người dân là mối đe dọa thực sự đối với hành vi xấu của họ, họ sợ những tội lỗi của họ bị phơi bày. Đó là những gì họ nhắm đến trong trường hợp này”.
Bà nói thêm: “Về cơ bản trường hợp này là để trả thù Julian”.
“Tổng thống phải nghĩ xem di sản của ông ấy sẽ như thế nào. Julian có lẽ là nhà vận động tự do ngôn luận hàng đầu còn sống ở phương Tây và anh ấy bị bỏ tù”.
“Liệu Tổng thống có muốn việc Assange bị dẫn độ về Mỹ và kết án là di sản của mình, hay ông ấy muốn đảm bảo rằng Tu chính án thứ nhất vẫn sẽ tồn tại bằng cách ân xá và không xét xử anh ấy.”
Ông Assange sẽ ra hầu tòa vào ngày 4/1/2021 để quyết định xem liệu sẽ dẫn độ ông về Mỹ hay không. Ông có khả năng sẽ chịu án phạt tù lên tới… 175 năm nếu bị tuyên án tại Hoa Kỳ
Julian Assange sinh ngày 3/7/1971 tại Queensland, Úc. Từ thuở nhỏ, ông đã bộc lộ những năng khiếu bẩm sinh liên quan đến máy tính. Với biệt danh “Mendax”, Assange thậm chí đã xâm nhập thành công vào một số hệ thống an toàn, bao gồm cả những hệ thống tại các tổ chức lớn như NASA và Lầu Năm Góc.
Năm 2006, Assange thành lập WikiLeaks với nhiệm vụ lưu trữ các tài liệu nhạy cảm hoặc đã được giải mật. Vào tháng 12/2006, ấn phẩm đầu tiên được đăng trên WikiLeaks là thông điệp của một thủ lĩnh phiến quân Somalia, trong đó nội dung khuyến khích sử dụng các tay súng được thuê để ám sát những viên chức chính phủ.
Năm 2010, WikiLeaks đã đăng gần nửa triệu tài liệu thu được từ Nhà Phân tích Tình báo của Quân đội Hoa Kỳ là Bradley Manning (sau này được gọi là Chelsea Manning). Các tài liệu chủ yếu liên quan đến những cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Iraq và Afghanistan. Chính quyền Barack Obama đã chỉ trích các vụ rò rỉ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Chưa dừng lại ở đó, WikiLeaks còn tiếp tục tiết lộ thêm hàng trăm ngàn các tài liệu mật liên quan đến các vấn đề ngoại giao của Hoa Kỳ với Iran.
Ngày 30/11/2010, Interpol đã phát lệnh truy nã toàn cầu đối với Assange, và đây cũng là lúc cuộc đời của ông rẽ sang trang mới đầy u tối và nguy hiểm.
Vấn đề ngày càng trở nên nhạy cảm, nhiều chính trị gia đã bắt đầu lên án Assange và xem ông là một mối đe dọa. Ngày 30/11/2010, Interpol đã phát lệnh truy nã toàn cầu đối với Assange, và đây cũng là lúc cuộc đời của ông rẽ sang trang mới đầy u tối và nguy hiểm.
Hoàng Tuấn
Theo Evening Standard
Tranh chấp Đại cử tri và Phiên họp chung sắp tới của Quốc hội
Việc Đại cử tri tranh chấp tay đôi là rất bất thường, nhưng đã từng có tiền lệ. Nếu ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ phản đối bằng văn bản thì phiên họp chung sẽ bị đình chỉ, mỗi viện sẽ họp riêng và tranh luận về ý kiến phản đối để đưa ra quyết định. Ý kiến phản đối sẽ thất bại nếu lưỡng viện không bỏ phiếu đa số tán thành. Nếu nó được chấp thuận, nó sẽ vô hiệu số phiếu đại cử tri của tiểu bang hoặc có thể dẫn đến việc ứng viên dự phòng được chấp nhận.
Các ứng cử viên tổng thống ở Hoa Kỳ sẽ thắng cử khi giành được nhiều phiếu Đại cử tri nhất.
Hệ thống cử tri đoàn phân phối một số phiếu nhất định cho mỗi tiểu bang. Khi cử tri ở một tiểu bang bỏ phiếu cho ứng cử viên của một đảng, họ thực sự đang bỏ phiếu cho nhóm đại cử tri của đảng đó hoặc những người được chọn để bỏ phiếu Đại cử tri.
Các phiếu Đại cử tri đó được kiểm đếm bởi Quốc hội. Nếu một ứng cử viên đạt 270 phiếu trở lên, người đó sẽ đắc cử Tổng thống.
Tranh chấp Đại cử tri
Tại bảy tiểu bang vào ngày 14/12, một nhóm đại cử tri Dân Chủ đã chọn ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân Chủ, ông Joe Biden. Các đại cử tri Đảng Cộng Hòa, dù ông Biden đã được chứng nhận là người chiến thắng ở các tiểu bang này, cũng bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump.
Hiện tượng này đã tạo ra bảy cặp được gọi là đại cử tri tranh chấp, hay các ứng viên dự phòng. Cả hai nhóm đều đang gửi giấy chứng nhận đạt chuẩn cho Quốc hội, nơi dự kiến sẽ triệu tập một phiên họp chung vào ngày 6/1/2021, để kiểm phiếu Đại cử tri.
Việc Đại cử tri tranh chấp tay đôi là rất bất thường, nhưng đã từng xảy ra trong lịch sử Hoa Kỳ. Lần gần đây nhất là trong cuộc bầu cử năm 1960, khi Thống đốc Hawaii chứng nhận Đại cử tri cho ông Richard Nixon của Đảng Cộng Hòa. Các đại cử tri Đảng Dân Chủ bỏ phiếu cho ông John F. Kennedy của Đảng Dân Chủ.
Một cuộc tái kiểm phiếu sau đó đã xác định ông Kennedy thực sự giành chiến thắng tại tiểu bang, và ông được tuyên bố là người chiến thắng trong phiên họp chung năm 1961.
Ông John Eastman, Giáo sư luật tại Trường Luật Đại học Chapman, đã chỉ ra kịch bản Kennedy-Nixon khi nói về bảy nhóm Đại cử tri tranh chấp tay đôi lần này.
“Chúng ta có tiền lệ lịch sử ở đây, và ở mỗi tiểu bang này, có những vụ kiện thách thức kết quả cuộc bầu cử đang chờ được xử lý. Nếu những vụ kiện đó thành công, thì các Đại cử tri của TT Trump, sau khi họp và bỏ phiếu, có thể sẽ được chứng nhận phiếu bầu đó và được tính vào phiếu bầu hợp lệ trong phiên họp Quốc hội ngày 6/1,” ông nói với NTD.
Ông Gary Gregg II, Giám đốc Trung tâm McConnell tại Đại học Louisville, nói với Epoch Times rằng việc thiếu “bằng chứng thực tế về gian lận” sẽ khiến Quốc hội chứng nhận nhóm Đại cử tri thay thế, những người được chứng nhận bởi các Thống đốc của tiểu bang — trong trường hợp này, tất cả bầu cho ông Biden – sẽ là những người được tính.
Các phiếu Đại cử tri đã được “chính thức kiểm đếm” và các phiếu bầu đã được gửi đi, ông nói. “Không còn gì phải làm, cho đến khi nó được đưa ra Quốc hội,” ông nói.
Ông Robert Hardaway, Giáo sư Đại học Luật Sturm thuộc Đại học Denver, bổ sung: “Đó rõ ràng là một bước dài, rất rất dài, bởi vì tất cả những thách thức pháp lý bởi cả TT Trump và những người ủng hộ ông đều không thành công.”
“Nhưng điều có có lý do,” ông nói với Epoch Times. “Nếu sau đó nó được xác định là Đảng Cộng Hòa lẽ ra đã được bầu, thì họ sẽ có phiếu bầu ngay tại chỗ.”
Tại ba trong số bảy tiểu bang được đề cập — Michigan, Pennsylvania và Wisconsin — Đảng Cộng Hòa hiện kiểm soát các cơ quan lập pháp của tiểu bang trong khi Đảng Dân Chủ nắm giữ các dinh thự của thống đốc. Ở New Mexico và Nevada, Đảng Dân Chủ kiểm soát cả hai. Ở Georgia và Arizona, đảng Cộng Hòa kiểm soát cả hai.
Đảng Cộng Hòa đã không giành được đủ sự ủng hộ để có được các Đại cử tri tranh chấp tay đôi được chứng nhận bởi quan chức bầu cử hàng đầu – thường là Tổng thư ký – cũng như các cơ quan lập pháp của tiểu bang đã không thực hiện quyền lập hiến của họ để lấy lại quyền lựa chọn ứng cử viên nào để trao phiếu Đại cử tri.
Theo Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội, khi nhận được danh sách Đại cử tri tranh chấp, các thành viên của Quốc hội trong phiên họp chung sẽ xem xét danh sách khi danh sách đó đến từ một cơ quan khác của tiểu bang so với danh sách đã được chứng nhận và tiến hành bỏ phiếu. Việc chấp nhận một trong hai danh sách sau đó sẽ cần một thỏa thuận đồng thời ở cả Hạ viện và Thượng viện.
Nếu không có sự xung đột về thẩm quyền tiểu bang, người được bổ nhiệm theo luật bầu cử của tiểu bang sẽ được tính. Nếu không có xác nhận của cơ quan tiểu bang nơi danh sách được bổ nhiệm hợp pháp, thì lưỡng viện đồng ý chấp nhận số phiếu của một nhóm, hoặc quyết định không chấp nhận một trong hai nhóm. Nếu lưỡng viện không đồng ý, các Đại cử tri được Thống đốc chứng nhận sẽ được tính.
Phiên họp chung
Sau khi các Đại cử tri bỏ phiếu trong tuần này, sự chú ý đã chuyển sang phiên họp chung sắp tới, diễn ra chỉ ba ngày sau khi các thành viên mới được bầu của Quốc hội tuyên thệ nhậm chức.
Ít nhất bốn người sẽ là thành viên Hạ viện — Ông Mo Brooks (Cộng Hòa-Alabama) và các đại diện được bầu là bà Marjorie Taylor Greene (Cộng Hòa-Goergia), ông Barry Moore (Cộng Hòa-Alabama) và ông Bob Good (Cộng Hòa-Virginia) – đã cam kết phản đối trong phiên họp.
Sự phản đối phải được đưa ra bằng văn bản bởi ít nhất một đại diện Hạ viện và một Thượng nghị sĩ. Chưa có Thượng nghị sĩ nào cam kết phản đối.
Những thách thức được đưa ra bởi Đảng Dân Chủ năm 2016 đã không thành công vì không có Thượng nghị sĩ nào ủng hộ họ. Năm 2004, Hạ nghị sĩ Stephanie Tubb Jones (Dân Chủ-Ohio) và Thượng nghị sĩ Barbara Boxer (Dân Chủ-California) phản đối phiếu bầu từ Ohio, nhưng lưỡng viện đã bỏ phiếu phản đối.
Cơ sở để phản đối dường như là lá phiếu đại cử tri hoặc các phiếu bầu không được cử tri “bầu đúng quy tắc”, và/hoặc đại cử tri đó không được “chứng nhận hợp pháp” dựa trên luật bầu cử của tiểu bang, theo tổ chức Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội.
Nếu một ý kiến phản đối đáp ứng các yêu cầu, phiên họp chung bị đình chỉ, và mỗi viện rút về để họp và tranh luận về ý kiến phản đối và lựa chọn xem có nên bỏ phiếu tán thành nó hay không. Nó sẽ thất bại nếu lưỡng viện không bỏ phiếu đa số tán thành ý kiến phản đối. Nếu nó được chấp thuận, nó sẽ vô hiệu số phiếu đại cử tri của tiểu bang hoặc có thể dẫn đến việc ứng viên dự phòng được chấp nhận.
Một số chuyên gia cho rằng việc phản đối thành công trên thực tế là điều không thể.
Ông Gregg nói: “Nó là việc không tưởng. Cơ hội để được một Thượng nghị sĩ đồng ý, một Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đồng ý, là một khó khăn. Sau đó, để nhận được sự đồng ý của Thượng viện và Hạ viện? Tại thời điểm này… điều này sẽ không xảy ra.”
“Cả hai viện sẽ không chấp thuận các phản đối,” ông Alan Dershowitz, một học giả về luật hiến pháp, nói với NTD TV qua email.
Những người khác thì không chắc lắm.
“Tôi nghĩ rằng ở phiên họp chung của Quốc hội sẽ có một cuộc đấu tranh về việc nhóm đại cử tri nào cần được tính dựa trên bằng chứng và các vi phạm luật định được đưa ra vào thời điểm đó,” ông Eastman nói.
Theo số phiếu đã được chứng nhận hiện tại, ông Biden có 306 phiếu Đại cử tri so với 232 phiếu của TT Trump. Epoch Times không xác nhận kết quả cuộc đua vào thời điểm này.
Năm 1877, một phiên họp chung của Quốc hội đã họp để kiểm phiếu Đại cử tri và phải đối mặt với các Đại cử tri từ nhiều bang nơi mà việc kiểm đếm phiếu bầu còn gây tranh cãi. Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát và Thượng viện do Đảng Cộng Hòa kiểm soát cuối cùng đã đi đến thỏa hiệp, tạo ra một ủy ban bao gồm các thành viên Hạ viện, thượng nghị sĩ và thẩm phán Tối cao Pháp viện.
Ủy ban đã họp trong nhiều tuần trước khi quyết định vào ngày 2/3 trao các phiếu đại cử tri có tranh chấp cho ông Rutherford Hayes, một đảng viên Đảng Cộng Hòa, đưa tới chiến thắng cho ông.
Zachary Stieber
Lê Trường biên dịch
https://etviet.com/us/tranh-chap-dai-cu-tri-va-phien-hop-chung-sap-toi-cua-quoc-hoi.html
Tin tặc SolarWinds đã xâm nhập Chính quyền hạt Arizona
Các tin tặc qua việc lợi dụng bản cập nhật cho phần mềm quản lý mạng SolarWinds Orion phổ biến đã truy cập vào hệ thống của hạt Pima, Arizona và Cox Communications, theo một nhà cung cấp Internet cáp lớn.
Hiện đây chỉ là hai trong số 18.000 khách hàng của SolarWinds trên toàn cầu đã cài đặt bản cập nhật gây hại. Vụ hack do công ty an ninh mạng FireEye, vốn là khách hàng của SolarWinds, báo cáo đầu tiên, đã ảnh hưởng đến một số cơ quan chính phủ Hoa Kỳ, bao gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, An ninh Nội địa, Năng lượng, Kho bạc và Thương mại.
Vụ hack được cho là lớn nhất từng được phát hiện, khiến Chính phủ Hoa Kỳ phải tập hợp một lực lượng đặc nhiệm gồm nhiều bộ phận để ứng phó với mối đe dọa.
Một phát ngôn viên của Cox Communications cho biết Công ty đã làm việc “suốt ngày đêm” với sự trợ giúp của các chuyên gia bảo mật bên ngoài để điều tra bất kỳ hậu quả nào của vụ tấn công.
Giám đốc Thông tin hạt Pima Dan Hunt cho biết nhóm của ông đã làm theo hướng dẫn của Chính phủ để tắt phần mềm SolarWinds sau khi vụ hack bị phát hiện. Ông cho biết các nhà điều tra đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về việc vi phạm thêm.
Hai nạn nhân lần đầu tiên bị cảnh cáo trong một bài đăng của Kaspersky Labs, sử dụng tập lệnh để giải mã các bản ghi web do tin tặc để lại. Một cách thận trọng, Kaspersky không xác định danh tính các Công ty, nhưng Reuters đã sử dụng tập lệnh để giải mã ra các tên.
Nhà nghiên cứu của Kaspersky, Igor Kuznetsov, cho biết loại bản ghi Web được sử dụng, được gọi là CNAME, bao gồm một mã định danh duy nhất được mã hóa cho mỗi nạn nhân và hiển thị cái nào trong số hàng nghìn “cửa sau” mà tin tặc đã chọn để mở.
Ông nói: “Hầu hết thời gian các cửa hậu này không dùng tới. “Nhưng đây là khi vụ hack thực sự bắt đầu.”
John Bambenek, một nhà nghiên cứu bảo mật và là chủ tịch của Bambenek Consulting, cho biết ông cũng đã sử dụng công cụ Kaspersky để giải mã các bản ghi CNAME do FireEye công bố và nhận thấy chúng có kết nối với Cox Communications và Pima County.
Hồ sơ cho thấy các cửa hậu tại Cox Communications và Pima County đã được kích hoạt vào tháng 6 và tháng 7 năm nay, cao điểm của hoạt động hack cho đến nay đã được các nhà điều tra xác định.
Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) cho biết hôm thứ Năm rằng chiến dịch tấn công nhằm vào Chính phủ liên bang là lớn nhất từ trước tới nay.
Các tin tặc đã truy cập vào cửa sau theo nhiều cách hơn là thông qua phần mềm SolarWinds.
“CISA có bằng chứng về các vectơ truy cập ban đầu bổ sung, ngoài nền tảng SolarWinds Orion; tuy nhiên, những việc này vẫn đang được điều tra, ”CISA cho biết trong một tuyên bố.
Microsoft cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã tìm thấy phần mềm có hại trong hệ thống của mình. Công ty cho biết khoảng 30 khách hàng tại Hoa Kỳ bị ảnh hưởng.
“Chắc chắn rằng số lượng và vị trí của các nạn nhân sẽ tiếp tục tăng lên,” Chủ tịch Microsoft Brad Smith cho biết trong một bài đăng trên blog.
Jack Phillips, Zachary Stieber, và Reuters đã đóng góp vào báo cáo này.
Ivan Pentchoukov
Huệ Giao biên dịch
https://etviet.com/us/tin-tac-solarwinds-da-xam-nhap-chinh-quyen-hat-arizona.html
Các tiểu bang Hoa Kỳ rối loạn vì có thể không nhận được đủ liều vaccine như dự kiến
Bình luậnThùy Linh
Nhiều bang cho biết phân bổ vaccine mà họ nhận được đã giảm 25%-40% và điều đó có thể dẫn đến sự lo lắng khi việc tiêm chủng vaccine COVID-19 bị chậm trễ
Gần đây, một số tiểu bang cho biết lượng phân bổ vaccine COVID-19 của Pfizer mà họ nhận được đã ít hơn nhiều so với tuần đầu tiên. Điều này gây ra nhiều lo lắng về khả năng chậm trễ trong việc tiêm chủng COVID-19 cho nhân viên y tế và người dân.
Phản bác lại thông tin này, chính quyền TT Trump vào hôm thứ Năm (17/12) đã tuyên bố việc này không tồn tại và năng lực sản xuất vaccine của Pfizer vẫn không thay đổi.
Bên cạnh đó, với việc vaccine của hãng Moderna được liên bang cấp phép, tốc độ dự kiến sẽ được gia tăng đáng kể.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thông báo việc cắt giảm 40% lượng phân bổ vaccine của một số tiểu bang.
California, nơi bùng phát các ca bệnh đã khiến cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt căng thẳng sẽ nhận được ít hơn 160.000 liều vaccine, ước chừng giảm khoảng 40% so với dự kiến.
Tại California, điểm nóng thứ hai tại Mỹ khi đại dịch tái viêm phổi Vũ Hán bùng phát, các bệnh viện ở California từ thứ Hai (14/12) đã bắt đầu triển khai việc tiêm chủng vaccine COVID-19 của Pfizer. Lô hàng đầu tiên gồm 327.000 liều, nhưng tuần tới dự kiến sẽ có khoảng 233.000 liều, giảm khoảng 40% (160.000) liều.
Giám đốc y tế của bang Missouri, Tiến sĩ Randall Williams, cho biết tiểu bang của ông sẽ nhận được ít hơn 25% đến 30% lượng vaccine vào tuần tới so với dự đoán. Cơ quan y tế của bang Iowa thì cho biết phân bổ sẽ giảm tới 30%.
Lô hàng của Michigan cũng sẽ giảm khoảng 25%. Các tiểu bang Illinois, Montana, Kansas, Nebraska, New Hampshire và Indiana cũng được cho là sẽ có những lô hàng nhỏ hơn.
Từ Washington, D.C., hai quan chức cấp cao giấu tên của chính quyền TT Trump cho biết các bang sẽ nhận được toàn bộ phân bổ và kế hoạch này đang được thảo luận nội bộ. Tuy nhiên, những thay đổi từ nguồn hàng và lịch trình giao hàng có thể tạo ra sự nhầm lẫn và dẫn đến những hiểu lầm. Sự thay đổi này là để lịch trình phân phối và quản lý vaccine được hiệu quả hơn.
Từ phía hãng dược phẩm Pfizer, họ cho biết rõ ràng rằng việc sản xuất vaccine không có gì thay đổi. Phát ngôn viên Eamonn Nolan của Pfizer cho biết:
“Pfizer không có bất kỳ vấn đề sản xuất nào đối với vaccine COVID-19 của mình và không có lô hàng nào chứa vaccine bị giữ lại hoặc bị trì hoãn”.
Theo văn bản đã công bố của Pfizer, trong tuần này rằng họ “đã vận chuyển thành công tất cả 2,9 triệu liều (vaccine) theo yêu cầu vận chuyển của Chính phủ Hoa Kỳ đến các địa điểm họ chỉ định. Chúng tôi còn hàng triệu liều thuốc nữa trong kho của mình nhưng tính đến thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa nhận được bất kỳ hướng dẫn vận chuyển nào về liều lượng bổ sung”.
Pfizer cho biết họ vẫn tự tin có thể cung cấp tới 50 triệu liều trên toàn cầu trong năm nay và lên đến 1,3 tỷ liều vào năm 2021.
Thùy Linh
– Theo Newsmax.
Virus corona: Giám đốc vaccine Covid của Trump thừa nhận lỗi phân phối
Tướng quân đội phụ trách phân phối vaccine Covid của Trump thừa nhận rằng ông thất bại trong việc cung cấp số liều thuốc chủng ngừa ban đầu đã hứa cho các tiểu bang.
Tướng Gustave Perna, người đứng đầu Chiến dịch Warp Speed, nói ông nhận “trách nhiệm cá nhân về thông tin sai lệch” với thống đốc các tiểu bang.
Hơn một chục tiểu bang đã bày tỏ sự báo động về việc con số dự kiến bị cắt giảm.
Các liều thuốc chủng ngừa Pfizer-BioNTech đang được phân phối sau khi được phê duyệt – và vaccine Moderna hiện cũng đã được phê duyệt.
Covid-19: Mỹ phê chuẩn vaccine Moderna
Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?
Covid-19: Thư ngỏ của giới khoa học Nga phê phán vaccine Sputnik V
Hoa Kỳ ghi nhận hơn 17,5 triệu trong số 76 triệu ca nhiễm trùng được xác nhận trên toàn cầu, kể từ khi đại dịch bắt đầu, cùng với 315.000 tử vong. Cả hai đều là những con số cao nhất trên thế giới, theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins.
Tướng Gustave Perna nói gì?
Tướng Perna xin lỗi thống đốc các tiểu bang nhiều lần trong một cuộc họp báo qua điện thoại với giới phóng viên.
Ông nói đã đưa ra số liều dựa trên những gì ông tin rằng sẽ có sẵn sàng để chuyển đi, nhấn mạnh rằng đó là lỗi cá nhân của ông.
“Tôi là người đã phê duyệt các tờ dự báo. Tôi là người đã phê duyệt các phân bổ”, ông nói. “Không có vấn đề gì về quy trình. Không có vấn đề gì với vaccine Pfizer. Không có vấn đề gì với vắc xin Moderna.
“Tôi đã thất bại. Tôi đang điều chỉnh. Tôi đang sửa chữa và chúng ta sẽ tiếp tục từ đó.”
Thống đốc Jay Inslee của tiểu bang Washington tweet hôm thứ Năm: “Điều này gây rối và bực bội. Chúng ta cần những con số chính xác, có thể dự đoán được, để lập kế hoạch và đảm bảo thành công khi cho chủng ngừa.”
Truyền thông Mỹ nói một số tiểu bang đã được thông báo là số liều họ nhận được vào tuần tới sẽ thấp hơn. New York Times đã liệt kê 14 tiểu bang rơi vào tình trạng này, gồm California, New Jersey và Michigan.
Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer nói Nhà Trắng đang “làm chậm quá trình”.
Tướng Perna nói: “Xin hãy chấp nhận lời xin lỗi cá nhân của tôi nếu điều này đã làm gián đoạn việc ra quyết định của qúy vị.”
Điều gì sẽ xảy ra với việc phân phối?
Tướng Perna nói ông không biết “chính xác” khi nào tất cả các loại vaccine sẽ có sẵn để được phân phối.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ nói sự khác biệt có thể là giữa số lượng liều được sản xuất và số lượng thực sự sẵn sàng để phân phối, vì chúng phải trải qua quá trình vô trùng hóa và xét nghiệm khác.
Tướng Perna nói vaccine Moderna mới được phê duyệt sẽ bắt đầu xuất xưởng hôm Chủ nhật và ông đang theo đúng lịch trình giao chuyển tổng cộng khoảng 20 triệu liều vaccine cho các tiểu bang vào tuần đầu tiên của tháng Giêng.
Ông cho biết ông hy vọng sẽ điều chỉnh xong và có được hệ thống hoạt động “hoàn hảo”.
Cả hai loại vaccine được cho là có hiệu quả khoảng 95%. Chương trình tiêm chủng của Hoa Kỳ đặt mục tiêu tiếp cận 100 triệu người vào tháng Tư.
Tình hình Covid ở Mỹ ra sao?
Được biết khoảng 5% dân số Hoa Kỳ bị nhiễm bệnh kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Kể từ giữa tháng 11, tỷ lệ trung bình bảy ngày của số tử vong liên quan đến Covid tăng từ chỉ hơn 1.000 lên hơn 2.500.
Bệnh viện một số tiểu bang bị quá tải. California đang vật lộn để tìm giường cho bệnh nhân – khoảng 17.000 người đang phải nhập viện, gấp đôi so với mức cao trước đó vào tháng Bảy.
Khoảng 130.000 người ở Mỹ cho đến nay đã được tiêm vaccine trong đợt tiêm chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Đợt đầu tiên gồm 2,9 triệu liều sẽ được chủng cho các nhân viên y tế tuyến đầu và người sống trong các viện dưỡng lão, mặc dù đợt chủng ngừa đầu tiên này sẽ không chích đủ cho hai loại người dạng đó.
Các quan chức tin rằng khoảng 70% -80% dân số Hoa Kỳ trong tổng số 328 triệu người sẽ cần phải được chủng ngừa vaccine để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Vấn đề quan trọng khác là gói cứu trợ kinh tế virus corona trị giá 900 tỷ đôla đã bị đình trệ bởi nhiều tháng tranh cãi của đảng phái.
Trở ngại mới nhất dường như là vấn đề phức tạp về quyền hạn khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang. Chúng thường được sử dụng để đối phó với tình trạng hỗn loạn của thị trường và đảng Cộng hòa không muốn Joe Biden có quyền sử dụng chúng cho các vấn đề liên quan đến Covid sau khi ông nhậm chức vào ngày 20/1.
Chủ tịch Hạ viện Dân chủ Nancy Pelosi khẳng định: “Chúng tôi đang có mọi việc ở ngay trong tầm tay”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55383124
Moderna bắt đầu phân phối vaccine COVID-19
Tin từ Washington. — Tướng quân đội Hoa Kỳ Gustave Perna cho biết trong một cuộc họp báo vào thứ Bảy (19/12), Moderna và các đối tác đã bắt đầu phân phối vaccine COVID-19 bằng các xe vận tải và dự kiến sẽ bắt đầu được tung ra tới hơn 3,700 địa điểm của Hoa Kỳ vào Chủ nhật (20/12).
Tướng Perna cho biết, vaccine COVID-19 thứ hai được các cơ quan quản lý Hoa Kỳ FDA chấp thuận sử dụng sẽ đến tay các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sớm nhất là vào thứ Hai. Ông Perna cũng cho biết thêm rằng việc cung cấp 20 triệu liều vắc xin đầu tiên do Moderna và Pfizer sản xuất có thể bị lùi lại cho đến tuần đầu tiên Tháng Giêng.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA hôm thứ Sáu đã phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Moderna, sau Pfizer Inc và đối tác BioNTech của Đức. Các công ty vận chuyển UPS và FedEx đang ưu tiên chuyên chở vaccine trên máy bay và xe vận tải so với các món quà tặng ngày lễ và hàng hóa khác. Các tài xế của họ sẽ giải quyết phần lớn các chuyến vận chuyển vaccine Moderna ở chặng cuối. Họ sẽ chở trực tiếp đến các điểm tiêm chủng, không giống như Pfizer được gửi đến các trung tâm lớn và phân phối lại.
Vaccine của Moderna có sẵn với số lượng nhỏ tới 100 liều/hộp và có thể được bảo quản trong 30 ngày trong tủ lạnh ở nhiệt độ tiêu chuẩn, trong khi thuốc chủng từ Pfizer có trong hộp gồm 975 liều, phải được vận chuyển và bảo quản ở -70 độ C (-94 F), và chỉ có thể giữ được 5 ngày ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn. Sẽ mất vài tháng trước khi vaccine được phổ biến rộng rãi cho công chúng theo yêu cầu. (BBT)
https://www.sbtn.tv/moderna-bat-dau-phan-phoi-vaccine-covid-19/
Mỹ sắp tiến hành tiêm vaccine ngừa COVID-19 thứ hai
Các lô hàng vaccine ngừa COVID-19 thứ hai mới được Mỹ cho phép sử dụng hôm 20/12 đã rời một trung tâm phân phối, theo AP.
Tin cho hay, những chiếc xe tải rời một nhà máy ở khu vực Memphis của tiểu bang Tennessee, mang theo vaccine được công ty Moderna và Viện Y tế Quốc gia phối hợp phát triển.
AP cho biết rằng việc tiêm ngừa sẽ bắt đầu vào ngày 21/12, 3 ngày sau khi Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cho phép sử dụng.
Cuối ngày 20/12, một ủy ban gồm các chuyên gia sẽ thảo luận về các đối tượng tiếp theo sẽ được tiêm vaccine của Moderna cũng như của Pfizer và đối tác Đức BioNTech.
Vaccine của Pfizer đã được vận chuyển tới các trung tâm tiêm ngừa một tuần trước, bắt đầu chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
AP dẫn lời các chuyên gia y tế nói rằng vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer và Moderna cũng như của các công ty khác sắp tới là biện pháp duy nhất nhằm chặn đứng sự lây lan của virus xuất phát từ Trung Quốc.
Tin cho hay, tại Hoa Kỳ, hơn 219 nghìn người được xét nghiệm dương tính với COVID-19 mỗi ngày, và virus này tới nay đã làm ít nhất 314 nghìn người tử vong.
Joe Biden luôn chiếm ưu thế tại các hạt sử dụng những hệ thống bầu cử gây tranh cãi
Bình luậnDu Miên
Nhà phân tích nói: “Đáng lẽ điều đó không nên xảy ra… [Kết quả của ông Biden ở] các hạt sử dụng máy [kiểm phiếu của] Dominion rõ ràng là quá cao. Đó là một cảnh báo đỏ quá hiển nhiên, theo quan điểm của tôi… điều gì đó đang xảy ra ở đây”.
Theo một nhà phân tích dữ liệu, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden thường chiếm ưu thế ở các hạt sử dụng máy kiểm phiếu của Dominion hoặc HART InterCivic.
Trong một bản báo cáo công bố hôm 17/12, nhà phân tích dữ liệu nhận định: “Bằng chứng phân tích cho thấy, việc sử dụng máy Dominion X / ICX BMD (Ballot Marking Device – Thiết bị đánh dấu lá phiếu) do Dominion Voting Systems sản xuất và các máy từ HART InterCivic dường như có ảnh hưởng bất thường đến kết quả bầu cử”.
Nhà phân tích dữ liệu đã quyết định ẩn danh tính vì lý do an toàn cá nhân. Theo hồ sơ mà The Epoch Times xem xét về ông, người này đã có 30 năm kinh nghiệm trong việc phân tích dữ liệu.
Trong nghiên cứu của mình, ông đã sử dụng dữ liệu bầu cử và dữ liệu điều tra dân số năm 2017 để thiết lập một kịch bản cơ sở nhằm dự đoán kết quả bỏ phiếu. Sau đó, ông sử dụng mô hình cơ sở để so sánh với kết quả của cuộc bầu cử tháng 11.
Kết quả cho thấy, ưu thế của ông Biden đã vượt lên trên đường dự đoán ở 78% các hạt có sử dụng máy kiểm phiếu của 2 công ty kể trên.
Phân tích của ông cũng chỉ ra rằng, ông Biden liên tục nhận được nhiều hơn 5,6% phiếu bầu ở các hạt đó so với số phiếu đáng lý ông ấy sẽ nhận được dựa trên kịch bản cơ sở.
Trong một video giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình, nhà phân tích nói: “Đáng lẽ điều đó không nên xảy ra… [Kết quả của ông Biden ở] các hạt sử dụng máy [kiểm phiếu của] Dominion rõ ràng là quá cao. Đó là một cảnh báo đỏ quá hiển nhiên, theo quan điểm của tôi … điều gì đó đang xảy ra ở đây”.
Ông nói rằng mô hình “cộng thêm 5,6%” không phải do các máy bỏ phiếu nói trên đang được sử dụng rộng rãi ở các hạt thành trì của đảng Dân chủ, vì mô hình này cũng có thể được tìm thấy ở các hạt ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Nghiên cứu này chưa được thông qua hội đồng bình duyệt.
Công ty Hart InterCivic đã không trả lời ngay yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.
Phía Dominion Voting Systems từ chối bình luận về kết quả phân tích. Công ty này tuyên bố: “Các tòa án trên khắp nước Mỹ đã xác nhận nhiều lần rằng, không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy bất kỳ hành vi chuyển đổi phiếu bầu hoặc gian lận nào được thực hiện thông qua việc sử dụng Dominion Voting Systems”.
Nhà phân tích không đưa ra bất kỳ kết luận nào về việc ai đã gây ra những bất thường có thể xảy ra.
Tuy nhiên, ông tin rằng nhất định có một âm mưu to lớn ẩn giấu đằng sau, nếu những bất thường tiềm ẩn trong phân tích của ông là do các hoạt động có chủ đích.
“Tôi đã thấy các mô hình này ở rất nhiều hạt — vì vậy, phát hiện của tôi liên quan đến một tổ chức có quy mô lớn, có tác động trên quy mô quốc gia. Điều này có nghĩa là, những gì tôi đang thấy không phải [chỉ] là [vấn đề] một chiếc máy quét quang học địa phương đã xử lý một hộp phiếu thông qua hệ thống 3 lần”.
Nhà phân tích không nêu tên bất kỳ công ty hoặc bên liên quan nào phải chịu trách nhiệm cho hành vi sai trái.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
TT Trump kêu gọi người ủng hộ tham gia biểu tình ở Washington DC ngày 6/1
Bình luậnDu Miên
Tổng thống Trump kêu gọi: “Cuộc biểu tình lớn ở D.C. diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng. Hãy ở đó, [cuộc biểu tình] sẽ rất cuồng nhiệt!”.
Ngày 19/12, Tổng thống Donald Trump kêu gọi những người ủng hộ ông tham gia vào một cuộc biểu tình theo kế hoạch sẽ diễn ra ở Washington vào ngày 6/1/2021.
Trong một bài đăng trên Twitter, Tổng thống Trump cáo buộc rằng, việc ông thua trong cuộc bầu cử năm 2020 hoàn toàn là “bất khả thi về mặt thống kê”. Bài đăng này cũng đề cập đến một báo cáo mà Cố vấn Thương mại của ông là ông Peter Navarro công bố trong tuần này.
Sau đó, Tổng thống Trump còn nói thêm: “Cuộc biểu tình lớn ở D.C. diễn ra vào ngày 6 tháng Giêng. Hãy ở đó, [cuộc biểu tình] sẽ rất cuồng nhiệt!”.
Trong một lời nhắn nhủ khác, đương kim Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden không hề thắng trong cuộc bầu cử này.
“Ông ấy đã thua tại tất cả 6 bang dao động, [thua] đậm luôn. Sau đó, họ cộng dồn thêm hàng trăm nghìn phiếu bầu cho mỗi bang, và bị bắt quả tang. Giờ đây, các chính trị gia đảng Cộng hòa phải chiến đấu để [đảm bảo] chiến thắng vĩ đại của họ không bị đánh cắp. Đừng là những kẻ yếu hèn!”.
Ông Biden đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử và đề cập đến việc 50 tiểu bang đều đã xác nhận kết quả kiểm phiếu của cuộc bầu cử ngày 3/11. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các thành viên đảng Cộng hòa khác đang khiếu nại kết quả bầu cử lên tòa án ở các bang quan trọng.
Ban biên tập The Epoch Times và NTD Việt Nam sẽ không tuyên bố người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, cho đến khi tất cả các thách thức pháp lý liên quan đến bầu cử kết thúc.
Ông Navarro đã công bố một bản báo cáo cáo buộc cuộc bầu cử “có thể đã bị đánh cắp” từ tay Tổng thống Trump.
Ông nhận định: “Nếu những bất thường về bầu cử này không được điều tra đầy đủ trước Ngày nhậm chức (tức ngày 20/1/2021) và nếu chúng được tiếp tục duy trì, quốc gia này phải đối mặt với nguy cơ rất chân thực là không bao giờ có thể có một cuộc bầu cử tổng thống công bằng nữa”.
Theo dự kiến, những người ủng hộ Tổng thống Trump sẽ tập trung tại thủ đô nước Mỹ là Washington D.C., khi các thành viên của Quốc hội triệu tập trong một phiên họp chung vào ngày 6/1/2021 để kiểm đếm các lá phiếu Đại cử tri. Các nhà tổ chức “Stop the Steal” đã nói rằng họ sẽ tổ chức một sự kiện trong ngày này.
Có thể Quốc hội Mỹ sẽ có động thái vô hiệu hóa phiếu bầu từ một số tiểu bang, hoặc thay thế những lá phiếu từ nhóm Đại cử tri của đảng Dân chủ thành phiếu từ nhóm của đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định điều đó khó xảy ra.
Trong quá trình kiểm phiếu, ít nhất một Dân biểu và một Thượng nghị sĩ có thể hợp tác để đưa ra văn bản phản đối các phiếu bầu Đại cử tri của một tiểu bang. Việc này sẽ khiến lưỡng viện của Quốc hội Mỹ phải tạm ngưng kiểm phiếu và tranh biện về sự phản đối. Sau đó, lưỡng viện có thể bỏ phiếu biểu quyết. Chỉ cần đa số mỗi viện đều bỏ phiếu phản đối thì các lá phiếu tranh chấp sẽ bị loại bỏ.
Một số ít các nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện, bao gồm ông Mo Brooks, bà Marjorie Taylor Greene, ông Barry Moore và ông Bob Good, đã cam kết sẽ đệ đơn phản đối phiếu bầu từ Đại cử tri của tiểu bang họ khi Quốc hội nhóm họp. Ít nhất 5 Thượng nghị sĩ cho biết họ không loại trừ khả năng sẽ tham gia cùng nhóm các Hạ nghị sĩ kể trên.
Lãnh đạo Thượng viện của đảng Cộng hòa và nhiều thành viên đảng Dân chủ đã lên tiếng phản đối kế hoạch này.
Hạ nghị sĩ Ted Lieu thuộc đảng Dân chủ đã viết trên Twitter rằng: “Có 0,00% khả năng Hạ viện đảo ngược cuộc bầu cử”.
Đề cập đến việc các Đại cử tri bỏ phiếu ở các tiểu bang với các phóng viên trong tuần này, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell thuộc đảng Cộng hòa tuyên bố: “Tôi nghĩ, dựa trên cơ sở cách thức hoạt động của hệ thống, quyết định của Đại cử tri đoàn ngày hôm qua mang tính quyết định”.
Thượng nghị sĩ Todd Young là Chủ tịch Ủy ban Thượng nghị viện Cộng hòa Quốc gia đã nói với các phóng viên rằng: “Cử tri đoàn đã đệ trình phiếu bầu của mình. Và tôi cũng nghĩ khi chúng ta xem xét trong năm tới, điều tối quan trọng là mỗi chúng ta cam kết làm việc với Tổng thống đắc cử Biden và Phó Tổng thống đắc cử [Kamala] Harris”.
Du Miên
Theo Epoch Times tiếng Anh
Ghế lãnh đạo WTO đang bị ‘treo’ vì chính quyền Trump?
Đại diện thương mại chính quyền Donald Trump muốn mở lại cuộc đua vào ghế lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Hoa Kỳ gợi ý rằng quá trình tìm kiếm một Tổng giám đốc mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần phải được mở lại, trong một động thái chưa từng có.
Đại diện thương mại của ông Donald Trump, Robert Lighthizer, nói với BBC hôm thứ Tư rằng WTO cần “một người có kinh nghiệm thực sự về thương mại”.
Hoa Kỳ phản đối cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới Ngozi Okonjo-Iweala vào vị trí này.
Hiện vẫn chưa đạt được sự đồng thuận.
Việc Hoa Kỳ cố ép từ chối bà Okonjo-Iweala, bất chấp sự ủng hộ rộng rãi từ các nước khác, gây ra một trong những vấn đề thương mại toàn cầu cấp bách nhất mà ông Joe Biden sẽ phải giải quyết trên cương vị Tổng thống Hoa Kỳ.
Người lọt vào danh sách sau cùng cho một trong những công việc hàng đầu trong thương mại quốc tế là Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee, và hai ứng viên này đã bị ở vào thế bơ vơ trong hơn năm tuần.
Quan chức hàng đầu của Tổng thống Trump về thương mại, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer vào hôm thứ Tư với BBC trong cuộc phỏng vấn quốc tế đầu tiên của ông khẳng định rằng sẽ không có chuyện chính quyền Trump bị thuyết phục để hậu thuẫn cho cựu bộ trưởng tài chính Nigeria trong những tuần còn lại mà chính quyền ông Trump còn nắm quyền.
Sự bế tắc tại WTO diễn ra vào thời điểm nhạy cảm đối với thương mại toàn cầu, vốn đang phải hứng chịu hậu quả của đại dịch virus corona.
Ngozi Okonjo-Iweala khẳng định bà là người phù hợp với công việc và có kinh nghiệm phù hợp với cả thương mại và thực hiện cải cách.
Người phát ngôn của bà nói với BBC: “Tiến sĩ Okonjo-Iweala mong muốn được hợp tác với chính quyền Biden và hy vọng rằng có thể sớm đạt được sự đồng thuận cuối cùng. WTO cần khẩn trương vào cuộc tại thời điểm khủng hoảng toàn cầu này.”
Một nhà lãnh đạo mới được coi là hết sức quan trọng nhằm đạt được sự thay đổi có ý nghĩa. Ông Lighthizer cho biết WTO “đang rất cần được cải cách”, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta cần bắt đầu khai phóng” cho quá trình đó.
Nếu một Tổng giám đốc mới không được bổ nhiệm trước khi Joe Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20 tháng 1, có khả năng quá trình này sẽ bị trì hoãn trong vài tháng do một đội ngũ thương mại mới của Hoa Kỳ được bổ nhiệm để đi vào hoạt động.
Người ta nói đến Katherine Tai, người đã được chọn làm người kế nhiệm ông Lighthizer, nhưng cần Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn.
Ông Biden cũng có thể bắt tay vào việc rà soát rộng rãi chính sách thương mại của Hoa Kỳ, vì hàng chục nhóm kinh doanh và ngành nghề đang thúc giục ông. Tuy nhiên, ông cho biết ông không có kế hoạch xóa bỏ ngay lập tức bất kỳ mức thuế nào mà ông Trump áp đặt với Trung Quốc, và mức thuế mà WTO đánh giá là “không phù hợp” với các quy tắc thương mại quốc tế.
Mỹ chính thức dán nhãn thao túng tiền tệ cho Việt Nam
Úc kiện lên WTO về thuế lúa mạch của Trung Quốc
WTO nói Mỹ đánh thuế hàng TQ là ‘phạm luật’
Cải cách Cơ quan Phúc thẩm
WTO đóng một vai trò quan trọng trong việc môi giới các thỏa thuận thương mại và duy trì luật thương mại quốc tế, tuy nhiên, WTO đã không có lãnh đạo kể từ khi ông Roberto Azevedo từ chức vào tháng Tám và nói rằng một người khác sẽ phù hợp hơn để thực hiện các cải cách cần thiết.
Nhiệm kỳ của ông bị tê liệt bởi cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và việc Tổng thống Trump sử dụng nhiều biện pháp thuế quan để đạt được các mục tiêu của mình về thương mại.
Theo ông Lighthizer, WTO đã “không hoạt động như một cơ quan đàm phán”. Ông cũng nhấn mạnh rằng cần “cải tổ lớn” cho Cơ quan phúc thẩm giải quyết tranh chấp, cơ quan mà ông cảm thấy đã phát triển thành một cơ quan tạo ra luật thương mại chung, “lấy đi lợi ích” mà các thành viên đã thương thuyết “và hạn chế những gì đã nhượng bộ”.
Cơ quan Phúc thẩm đã bất lực trước việc chính quyền Trump phủ quyết việc bổ nhiệm các thẩm phán mới.
Ông Lighthizer nói: “Tôi nghĩ rằng có một sự đồng thuận tại WTO rằng chúng ta cần cải cách cơ quan phúc thẩm.
“Chúng ta cần bắt đầu đàm phán lại, chúng ta cần bắt đầu tiến bộ. Vì vậy, tôi rất vui vì BBC đã đề cập tới WTO, đó rõ ràng là một trọng tâm đối với chúng tôi và đối với chúng tôi, đó là một tổ chức khởi đầu như một ý tưởng tốt và về cơ bản là không hoạt động tốt, nhưng tôi nghĩ rằng cũng có thể khắc phục điều đó được.”
Theo Giáo sư James Bacchus, cựu Chủ tịch Cơ quan Phúc thẩm WTO, Tổng Giám đốc WTO có vai trò quan trọng trong việc mang lại sự thay đổi.
“Hợp tác đa phương hiệu quả để giảm bớt các rào cản đối với thương mại là cần rất gấp để giúp khởi động nền kinh tế toàn cầu và phục hồi sau đại dịch,” ông nói: “Điều đó đòi hỏi sự lãnh đạo sáng tạo từ một người môi giới trung thực trong vai trò tổng giám đốc.”
Joe Biden không đưa ra bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy ông thích bà Yoo hay bà Okonjo-Iweala cho ghế lãnh đạo WTO. Tuy nhiên, khi nói đến thương mại, gần đây ông đã nói: “Chúng ta cần phải liên kết với các nền dân chủ khác .. để chúng ta có thể qui định được các chuẩn mực thương mại thay vì để Trung Quốc và các nước khác khuynh đảo.”
“Nếu chính quyền Biden có thể dùng sự ủng hộ dành cho Ngozi để đối lấy lợi thế chính trị trong các cải cách khác, đó chắc chắn là một ý tưởng hay,” Simon Lester, chuyên gia WTO tại Viện Cato ở Washington nói với BBC.
Ông nói thêm rằng đây sẽ là cách nhanh nhất để đưa một nhà lãnh đạo mới của WTO vào vị trí, vì “việc mở tiếp quá trình lựa chọn có thể lộn xộn và phức tạp, và sẽ dẫn đến sự chậm trễ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-55386498
Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu vượt quá 75 triệu
Các ca nhiễm virus corona trên toàn cầu vượt mốc 75 triệu vào ngày thứ Bảy, theo kiểm đếm của Reuters, trong khi một số quốc gia khắp thế giới đã bắt đầu tiêm vắc-xin ngừa virus.
Anh tháng này trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên bắt đầu chủng ngừa bằng vắc-xin COVID-19 do hãng dược Pfizer và đối tác BioNtech của Đức bào chế, theo sau là Mỹ. Mỹ giờ cũng đã chấp thuận vắc-xin của hãng Moderna.
Trong tháng qua đã có 18,65 triệu ca nhiễm mới, con số cao nhất được báo cáo trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Châu Âu vẫn là khu vực có nhiều ca nhất – 21,6 triệu ca – theo sau là Bắc Mỹ với 17,9 triệu ca, Mỹ Latin với 14,5 triệu ca và Châu Á với 13 triệu ca.
Ở Châu Âu, một triệu ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ trong vòng năm ngày, trong đó Nga và Pháp báo cáo hơn 2 triệu ca kể từ khi dịch virus corona bùng phát. Anh và Ý mỗi nước đều có khoảng 1,9 triệu ca.
Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới ghi nhận hơn 300.000 ca tử vong vào ngày thứ Hai. Mỹ đang báo cáo hơn 2.500 người chết mỗi ngày, theo phân tích dữ liệu của Reuters từ bảy ngày trước đó.
Các bệnh viện trên khắp Mỹ đã bắt đầu tiêm những mũi vắc-xin Pfizer-BioNtech đầu tiên. Mỹ vẫn là quốc gia có nhiều ca nhiễm nhất – hơn 17 triệu ca kể từ khi dịch bùng phát – theo sau lần lượt là Ấn Độ và Brazil. Chỉ với 4% dân số thế giới, Mỹ chiếm khoảng 23% tổng số ca nhiễm toàn cầu.
Brazil đạt kỉ lục một ngày với 70.000 trường hợp mới vào ngày thứ Tư, cùng với Mỹ và Ấn Độ là những nước duy nhất báo cáo tổng số hơn 7 triệu ca nhiễm. Với gần 180.000 ca tử vong được xác nhận, quốc gia Nam Mỹ này có số người chết cao thứ hai trên thế giới.
Ngày thứ Bảy, Ấn Độ vượt quá 10 triệu ca nhiễm virus corona. Ấn Độ đã chuẩn bị cung cấp 600 triệu liều vắc-xin COVID-19 cho những người dễ bị tổn thương nhất trong vòng sáu đến tám tháng tới.
https://www.voatiengviet.com/a/so-ca-nhiem-covid-19-toan-cau-vuot-qua-75-trieu/5706041.html
NATO rà soát lại hệ thống tin học đề phòng nguy cơ bị tấn công
Thanh Hà
Sau đợt tấn công ồ ạt nhắm vào hệ thống tin học của Hoa Kỳ, ngày 19/12/2020 Liên Minh Bắc Đại Tây Dương/NATO và Ủy Ban Châu Âu, hai định chế có trụ sở tại Bruxelles, thông báo kiểm tra lại toàn bộ hệ thống tin học đề phòng khả năng bị tấn công.
Thông tín viên đài RFI, Joana Hostein từ Bruxelles trình bày :
« Trong giai đoạn này, mức độ an toàn của hệ thống mạng NATO cũng như Ủy Ban Châu Âu sử dụng đều không đặt ra vấn đề. Phát ngôn viên của hai định chế đa quốc gia nói trên tại thủ đô vương quốc Bỉ đã cho biết như trên.
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương và Ủy Ban Châu Âu cùng sử dụng phần mềm Orion của tập đoàn Mỹ SolarWinds. Chính phần mềm này là cổng vào các nhóm tin tặc lợi dụng ồ ạt tấn công. Nhiều cơ quan chính phủ Mỹ là nạn nhân trong đợt tấn công vừa qua. Từ tháng 3/2020 hàng chục ngàn doanh nghiệp và cơ quan hành chính trên thế giới sử dụng một số phiên bản phần mềm Orion trong hệ thống tin học, vô hình chung đã mở cửa cho các toán tin tặc đột nhập.
Chủ tịch tập đoàn Microsoft Thứ Năm vừa qua đã thông báo với khoảng 40 khách hàng sử dụng software này. Phần lớn là các thân chủ của Microsoft hoạt động tại Mỹ và Canada, Mêhicô hay Tây Ban Nha và Bỉ. Chính vì vậy mà Ủy Ban Châu Âu và NATO đã cho rà soát lại toàn bộ hệ thống mạng ».
Covid-19: London bị phong tỏa trong Giáng Sinh ‘đầy thất vọng’
Một số quốc gia châu Âu đã hoặc đang cân nhắc việc cấm người từ Vương quốc Anh nhập cảnh để ngăn chặn sự lây lan của một biến thể Covid-19 lây nhiễm mạnh hơn.
Italy, Hà Lan và Bỉ đều tạm ngưng các chuyến bay. Các chuyến tàu từ Anh đến Bỉ cũng đã bị cấm.
Đức và Pháp được cho là đang xem xét hành động tương tự.
Lệnh phong tỏa mới được áp dụng tại London và nhiều phần thuộc đông, đông nam xứ Anh (England), và xứ Wales.
Khoảng 21 triệu người nay phải tuân thủ các hạn chế mới, có hiệu lực từ nửa đêm thứ Bảy sang ngày Chủ Nhật 20/12, theo đó mọi người được yêu cầu ở nhà, còn các cửa hàng doanh nghiệp phục vụ hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu đều đóng cửa.
Covid-19: Ông Macron bị dương tính làm một số lãnh đạo EU phải cách ly
WHO sẽ điều tra nguồn gốc Vũ Hán, Trung Quốc của Covid
Chống Covid-19 bằng vaccine hay miễn dịch cộng đồng?
Người Việt ở Đức trước lệnh phong tỏa toàn quốc mới
Cấp độ mới, Cấp 4 (Tier 4), nghiêm trọng hơn so với mức độ phân cấp trước đây, được áp dụng tại vùng đông nam England sau khi có một biến chủng mới xuất hiện, làm các vụ lây nhiễm tăng vọt.
Kế hoạch nới lỏng quy định phòng chống Covid-19 trong những ngày lễ Giáng Sinh nay bị hủy bỏ đối với các vùng bị xếp vào Cấp 4.
Ở các nơi còn lại của xứ Anh (England), Scotland và Wales, việc nới lỏng quy định, theo đó cho phép mọi người gặp nhau trong nhà nay chỉ được áp dụng duy nhất trong ngày Giáng Sinh, thay vì 5 ngày như công bố trước đây.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói trên chương trình của kênh truyền hình Sky rằng “chúng ta phải có bổn phận hành động” sau khi được cho xem “những bằng chứng khoa học mới” về tân biến thể virus.
Ông nói tất cả những ai sống trong khu vực thuộc Cấp 4 “cần phải hành xử như thể họ đã có virus trong người”.
Khi được hỏi liệu những người sống trong vùng phải chịu các lệnh hạn chế mới, nghiêm ngặt nhất có thể sẽ phải tuân thủ cho tới khi có vaccine mới được triển khai tiêm chủng hay không, ông nói: “Xét tới mức độ lây lan nhanh chóng hơn của chủng virus mới này, sẽ rất khó để kiểm soát tình hình cho tới khi chúng ta triển khai tiêm vaccine.”
Lệnh hạn chế mới đối với các vùng thuộc Cấp 4, trong đó gồm toàn bộ 32 quận của London, tương đương với các hạn chế trong đợt phong tỏa thứ hai tại Anh.
Thị trưởng London Sadiq Khan nói với chương trình Breakfast của BBC rằng “tuyên bố vào phút chót này là cú giáng cay đắng” cho các gia đình và doanh nghiệp, và nói nó dẫn đến những “thống khổ, tuyệt vọng, đau buồn và thất vọng”.
“Tôi e rằng nó thực sự gây khó khăn cho những người như tôi, khi phải yêu cầu người dân lắng nghe chúng tôi trong lúc chúng tôi lại thay đổi quyết định,” ông nói.
Tuy nhiên, ông thúc giục người dân London tuân thủ những quy định mà ông nói là đã được đưa ra “vì lý do rất thỏa đáng”, và nói thêm rằng cơ quan y tế công NHS cho ông biết các bệnh viện tại London có nhiều bệnh nhân mới Covid trong dịp cuối tuần này tương đương với mức đỉnh điểm hồi tháng Tư.
Các hạn chế ở vùng Cấp 4 (Tier 4)
Người dân được yêu cầu ở nhà, trừ những người phải đi làm hoặc đi học
Người thuộc các hộ gia đình khác nhau không được phép gặp gỡ trong nhà
Toàn bộ các cửa hàng bán lẻ hoặc dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa, gồm cả các tiệm cắt tóc, tiệm làm móng tay, phòng tập gym và các trung tâm giải trí
Việc gặp gỡ giao tiếp bị giới hạn ở mức chỉ được gặp một người ở nơi công cộng, ngoài trời
Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vẫn được phép tiến hành
Người dân ở các vùng khác được khuyến cáo không đi vào vùng Tier 4.
Các hạn chế mới do Downing Street công bố trong buổi họp báo chiều thứ Bảy, sẽ được áp dụng trong hai tuần và sẽ được xem lại vào ngày 30/12.
Tại Wales, Thủ hiến Mark Drakeford quyết định đẩy sớm lên thời điểm áp dụng lệnh phong tỏa. Ông nói hàng trăm người đã nhiễm loại biến thể virus mới “hung hãn hơn” tại nơi này.
Tại Scotland, việc nới lỏng chỉ áp dụng vào duy nhất ngày Giáng Sinh, và toàn bộ lãnh thổ chính Scotland sẽ bị các hạn chế nghiêm ngặt nhất kể từ ngày 26/12.
Lệnh cấm đi lại tới các vùng khác của Vương quốc Anh cũng sẽ áp dụng trong suốt kỳ nghỉ lễ.
Tại Bắc Ireland, không có thay đổi nào được đưa ra đối với các hạn chế đã công bố cho thời gian nghỉ Giáng Sinh. Cụ thể, tối đa ba hộ gia đình được phép gặp nhau trong thời gian từ 23 đến 27/12. Dự kiến sẽ áp dụng lệnh phong toàn quốc trong thời gian sáu tuần, kể từ 26/12.
Tổ chức Y tế Thế giới nói đang “liên lạc chặt chẽ” với giới chức Anh để nắm tình hình về sự xuất hiện của biến thể virus mới.
Thủ tướng Anh Boris Johnson nói trong buổi họp báo hôm thứ Bảy rằng ông biết quyết định mới sẽ gây thất vọng tới mức nào cho mọi người, nhưng nói ông tin rằng không có lựa chọn nào khác.
Các khoa học gia cảnh báo rằng biến thể virus mới gây lây lan mạnh hơn, nhanh chóng hơn, khiến ông Johnson nói chính phủ phải “thay đổi cách phòng vệ của chúng ta”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55385260
Chính phủ Anh Quốc thúc đẩy việc dỡ bỏ các hạn chế du lịch của Hoa Kỳ
Tin từ WASHINGTON, DC – Các nguồn tin trong cuộc cho biết chính phủ Anh Quốc đang đưa ra một nỗ lực phối hợp để thuyết phục chính quyền tổng thống Trump dỡ bỏ hoặc giảm bớt các hạn chế đi lại ngăn cản hầu hết người dân ở Anh Quốc du lịch đến Hoa Kỳ.
Vào ngày 25 tháng 11, Reuters đưa tin rằng Tòa Bạch Ốc đang xem xét hủy bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với hầu hết những người không phải là công dân Hoa Kỳ từng ở Brazil, Anh Quốc, Ireland và 26 quốc gia châu Âu khác gần đây. Kể từ đó Tổng thống Trump vẫn chưa đưa ra quyết định nào, nhưng các viên chức Anh Quốc tổ chức một loạt cuộc hội đàm cao cấp với các viên chức Tòa Bạch Ốc và Nội các. Tòa Bạch Ốc từ chối bình luận vào hôm thứ Sáu (18/12).
Nhưng trong một email gửi tới Reuters, một phát ngôn viên của Bộ Giao thông vận tải Anh Quốc cho biết “việc khởi động lại các chuyến bay xuyên Đại Tây Dương là rất quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế của Anh Quốc và Hoa Kỳ, ngành hàng không và đối với các công dân Anh Quốc, phần lớn trong số họ không thể vào Hoa Kỳ. Các viên chức Anh Quốc đang tiếp tục theo đuổi hướng giải quyết vấn đề này”.
Vào tháng 11, Reuters cho biết đề nghị dỡ bỏ các hạn chế đi lại giành được sự ủng hộ của các thành viên lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Tòa Bạch Ốc, y tế công cộng và các cơ quan liên bang khác. Vào tháng 10, Thống đốc Florida Ron DeSantis cho biết ông thúc giục tổng thống Trump giảm bớt các hạn chế đi lại từ châu Âu và Brazil để giúp thúc đẩy nền kinh tế du lịch đang gặp khó khăn của tiểu bang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/chinh-phu-anh-quoc-thuc-day-viec-do-bo-cac-han-che-du-lich-cua-hoa-ky/
Boris Yeltsin: Người nông dân nổi dậy làm tổng thống Nga dân chủ
Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.
Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.
Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.
Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.
Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.
Họ cùng là cán bộ đảng chỉ ở cấp tỉnh của Nga, chưa phải là lãnh đạo một nước cộng hòa trước khi lên đỉnh cao quyền lực ở Moscow.
Cả hai lên chức trong làn sóng cải tổ nhằ̉m thay đổi Liên Xô đã được các nhân vật tiền nhiệm như Yuri Andropov tạo đà.
Nhưng Gorbachev đi vào lịch sử như vị tổng thống, “gây ra” sự tan rã của Liên Xô, còn Yeltsin lại là người đưa Nga trở về ‘bản lai diện mục’ của nó, cộng thêm thể chế dân chủ ‘không hoàn hảo’.
Theo Anders Aslund, nhà nghiên cứu về Liên Xô viết khi Boris Yelstin qua đời năm 2007 thì nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Nga hậu Liên Xô là con người mạnh mẽ.
“Ông như một con bò mộng, tự tin quá mức, đầy năng lượng, đầy vẻ hạnh phúc, thậm chí tới mức phát rồ.”
Vì nước Nga và chỉ có nước Nga!
Boris Yeltsin không tin vào Liên Xô nhưng yêu nước Nga, tổ quốc của ông.
Sinh ra ở làng Butka nhỏ bé bên rặng Ural, ông có truyền thống gia đình bị đầy ải thời Stalin.
Ông nội Ignaty Yeltsin bị quy là địa chủ (kulak) và đất đai, tài sản gia đình bị tịch thu.
Năm 1934, khi cậu bé Boris được ba tuổi thì cha đẻ là Nikolai bị bắt vì tội ‘tuyên truyền chống nhà nước XHCN” và phải vào trại lao cải (Gulag).
Năm Boris được 7 tuổi thì cha ra tù và cả nhà dọn về thị trấn Berezniki.
Những ký ức này không làm cho Yeltsin mặn nồng với hệ thống chính trị Xô Viết mà luôn hướng ông về cội nguồn nước Nga của những người nông dân thuần phác nhưng sẵn sàng nội loạn.
Hồi nhỏ, vốn tính hay nghịch ngợm, Boris Yeltsin chơi lựu đạn và bị tai nạn, cụt hai ngón tay.
Tốt nghiệp bách khoa ở Sverdlovsk, ông lấy vợ là Naina Iosifovna Girina, lập nghiệp tại thành phố đó và có hai con gái.
Nổi tiếng là nhân vật quyết liệt ở vị trí bí thư Sverdlovsk, Boris Yetlsin được Gorbachev mời về Moscow và lao vào công tác chống tham nhũng.
Ông làm cả Bộ Chính trị choáng váng khi sa thải hơn 500 quan chức Đảng, Nhà nước.
Sức ì trong bộ máy và số kẻ thù ngày càng tăng khiến Yeltsin bị mất chức hai lần, trong hai năm liền 1987 và 1988.
Mikhail Gorbachev đã không chỉ ra tay cứu Yeltsin, mà vốn là người không quyết đoán, đã bỏ rơi Yeltsin sau các lần bất đồng quan điểm.
Họ khác nhau về tính cách và về cách đánh giá nhịp độ của cải cách và điều này đã khiến hai ông đi theo hai con đường khác hẳn nhau.
Năm 1989, Yeltsin ra tranh cử vào Quốc hội Liên Xô và được 90% số phiếu.
Vị ngọt của chiến thắng từ lá phiếu cử tri đã thay đổi Yeltsin và ông dần đi đến kết luận rằng bộ máy đã quá mục nát, cần nhận sự ủy nhiệm từ người dân, kể cả từ đường phố nếu cần.
Cách làm chính trị của Yelstin từ đó khác hẳn cuộc chơi muốn êm đẹp mọi bề của Gorbachev.
Nhưng một sức mạnh khác của Yeltsin là nhìn thấy trước tinh thần dân tộc của người Nga.
Dù nhiều thập kỷ họ là nước to nhất liên bang, và gánh vác trong vinh dự trách nhiệm kinh tế, quân sự của toàn Liên Xô, đến cuối thập niên 1980, nhiều người Nga thấy mệt mỏi.
Cuộc phiêu lưu ý thức hệ cũng không còn hấp dẫn với người Nga.
Ngay sau cuộc bầu cử quốc hội năm 1989, Yeltsin công khai phê phán cơ chế quyền lực bên trên là Liên Xô, gồm Đảng Cộng sản trên toàn liên bang, và người đứng đầu là Gorbachev.
Sức ép của phong trào tự quyết tại Nga là có thật và chính quyền Liên Xô đã phải nhượng bộ, cho phép tổ chức bầu cử chức tổng thống nước Nga, thuộc liên bang.
Tháng 6/1991, Boris Yeltsin ra ứng cử và giành gần 60% phiếu.
Gorbachev không dám ra tranh cử mà để cựu thủ tướng Liên Xô Nikolai Ryzhkov ra thay, để nhận được 17% phiếu.
Tình hình diễn biến rất nhanh và các cuộc bỏ phiếu khá tự do, tuy vẫn trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô, khiến phe bảo thủ phải ra tay.
Yeltsin chống lại cuộc đảo chính
Ngày 18/08/1991, nhóm đảo chính của Chủ tịch KGB Vladimir Kryuchkov, Phó Tổng thống Gennady Yanayev, Bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Yazov bắt giam vợ chồng Gorbachev tại nhà nghỉ ở Crimea.
Tại Moscow, họ tuyên bố Yanayev lên thay Gorbachev.
Điều họ không ngờ là Boris Yeltsin, tân tổng thống Nga, đã đi thẳng từ dinh tự Arkhangelskoye tới ‘Nhà Trắng’, và kêu gọi mọi công dân Nga chống lại phe đảo chính.
Tòa nhà bị bao vây và hàng nghìn dân Moscow đã kéo đến bảo vệ chính quyền, đối mặt với xe tăng.
Khi một đơn vị tăng của sư đoàn Taman tuyên bố đứng về phía chính quyền hợp pháp, Yeltsin trèo lên tháp xe, ra lời hiệu triệu toàn dân, khiến đặc công của sư đoàn Tula cũng nghe theo.
Sư đoàn trưởng, tướng Alexander Rutskoi và tướng Konstantin Kobets, chủ tịch Ủy ban Cải cách của Xô Viết tối cao thuộc nước Nga lên tiếng bảo vệ Yeltsin.
Đêm ngày 20 sang sáng 21/08, cuộc đảo chính tan vỡ. Ngay sau đó, Boris Yeltsin ra sắc lệnh của tổng thống Nga cấm Đảng CS Liên Xô và tịch biên mọi tài sản của đảng này.
Ngày nay nhìn lại, các sử gia cho rằng nhóm gây ra đảo chính tháng 8/1991 là những người không có viễn kiến, không hiểu lòng dân nghĩ gì, thậm chí yếu kém về tinh thần, chao đảo.
Một nhân vật chính của cuộc lật đổ say khướt trong ba ngày ‘chiếm chính quyền’ vì sợ. Một người khác, Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nikolai Kruchina, đã tự sát khi thất bại.
Điều kỳ quái nhất là khi cuộc đảo chính tan rã, tướng Vladimir Kryuchkov, lãnh đạo KGB, đã bay tới Crimea để xin gặp Gorbachev, người bị họ cầm giữ.
Gorbachev từ chối và lên máy bay do Yeltsin cử tới để về Moscow. Cả nhóm đảo chính bị bắt và kết tội phản quốc.
Chia rẽ Yeltsin-Gorbachev
Thế nhưng con đường của Yeltsin và Gorbachev ngày càng tách ra.
Lực ly tâm và chủ nghĩa dân tộc dâng lên khiến cuối 1991 các nước cộng hòa tuyên bố tách Liên Xô: Belarus trong tháng 8, Ukraine tháng 12, theo sau là Kazakhstan và các nước khác.
Ngày 8/12, Yeltsin cùng lãnh đạo Ukraine, Belarus ký thỏa thuận Belavezha, lập Cộng đồng các nước Độc lập.
Mấy hôm sau Quốc hội Nga thông qua thỏa thuận, coi Nga không còn thuộc Liên Xô.
Ngày 11/12/1991, Yeltsin mời các tướng lĩnh Bộ Quốc phòng Liên Xô đến gặp và thuyết phục họ rời bỏ bộ máy Liên Xô ‘về với dân tộc Nga’.
Một ngày trước đó, chính Gorbachev đã cố gắng khuyên các tướng lĩnh hãy ở lại với Liên Xô. Kết cục là họ nghe theo Yeltsin.
Ngày 24/12, Nga tuyên bố tiếp quản vị trí của Liên Xô tại Liên Hiệp Quốc.
Ngày hôm sau, Gorbachev từ chức khỏi vị trí chỉ còn là hình thức, chức Tổng thống Liên Xô.
Quốc gia này chính thức chấm dứt tồn tại.
Theo Archie Brown viết trong cuốn ‘The Rise and Fall of Communism’ (2009) thì các vấn đề dân tộc, gồm cả chủ nghĩa dân tộc Nga đã tồn tại từ lâu ở Liên Xô.
Các nhà lãnh đạo Liên Xô biết điều đó và “đổ rất nhiều công sức để quảng bá cho tính siêu dân tộc (supra-national) của Liên Xô”, nhưng đến Yeltsin thì vòng quay của lịch sử đã khác.
“Càng giành nhiều quyền cho nước Nga, Yeltsin càng dùng lá bài Nga để chống lại chính quyền Liên Xô và đặc biệt là chống Gorbachev.”
Trên thực tế, Yeltsin ngay từ tháng 5/1990 đã tuyên bố “luật Nga có quyền cao hơn luật Liên Xô”, và ông đã “đóng vai trò chủ chốt để phá vỡ Liên Xô”, theo sử gia Archie Brown.
Dù có công đưa nước Nga vào con đường dân chủ đại nghị, lần đầu trong lịch sử 1000 năm của nước này, Boris Yeltsin đã để lại di sản nhiều tranh cãi.
Theo Anders Aslund thì ông là ‘người anh hùng có khiếm khuyết’ (a flawed hero).
Các cải cách không được chuẩn bị kỹ của Yeltsin gây ra khủng hoảng kinh tế khủng khiếp cho Nga, và sinh ra tầng lớp siêu tài phiệt oligarch.
Có lúc đồng ruble đã mất giá từ 400 ăn một USD xuống gần 4,000/USD khiến Yeltsin phải ký sắc lệnh ‘phục hồi’ tiền tiết kiệm trong tài khoản của dân Nga để họ không bị đói.
Ngoài các vấn đề như lạm phát phi mã, mức sống xuống thấp, cuộc đấu tranh chính trị tại Nga đem tới thách thức trực diện cho Yeltsin bằng cuộc chính biến thứ nhì.
Tháng 10/1993 quân đội của Phó Tổng thống, tướng Alexander Rutskoi chiếm cơ quan chính quyền Moscow và đài truyền hình Ostankino, tuyên bố Yeltsin đã mất quyền.
Một lần nữa Yeltsin vượt qua nhờ sự ủng hộ của người dân và các đảng phái dân chủ, và phe nổi loạn bị bắt nhưng ông ngày càng đi vào đường lối độc đoán.
Không chỉ liên tục sa thải các thủ tướng, bộ trưởng để cứu vãn kinh tế, Yeltsin còn mắc bệnh nghiện rượu, gây xấu hổ cho nước Nga khi Yeltsin công du quốc tế.
Cuộc chiến tàn bạo ở Chechnya ṭừ 1994 chống lại chủ nghĩa dân tộc, thế lực tương tự đưa Yeltsin lên đỉnh cao quyền lực, đã gây ra cái chết của hàng vạn thường dân Chechnya.
Sự hy sinh không nhỏ của lính Nga khiến vợ chồng tổng thống Yeltsin bị dân chửi rủa công khai trong một chuyến thăm địa phương.
Năm 1995 ông bị nhồi máu cơ tim hai lần và đến năm 1996 đã phải mổ tim, không lâu sau khi tái đắc cử tổng thống.
Năm 1998, tài chính công của Nga hoàn toàn sụp đổ cùng khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Sức khoẻ Yeltsin tiếp tục đi xuống.
Tuy thế, Yeltsin lên truyền hình nói thẳng rằng ông sẽ không từ chức, và “không ai đẩy được ông đi”, vì “với tính cách của tôi thì đó là điều không ai làm nổi,” ông nói.
Nhưng vào ngày cuối cùng của năm 1999, ông lên truyền hình bất ngờ tuyên bố từ chức và chỉ định Vladimir Putin làm quyền tổng thống.
Nước Nga bước sang một thời kỳ khác.
Một ngày tháng 4/2007, Boris Yeltsin qua đời vì bệnh tim và được Tổng thống Vladimir Putin cho tổ chức quốc tang.
Người Nga ngày nay vẫn còn chia rẽ trong đánh giá về di sản của Yelstin.
Còn sách báo Phương Tây gọi ông là chính trị gia ‘không hoàn hảo’ nhưng đã đem nền dân chủ cũng chưa hoàn hảo đến cho dân Nga lần đầu trong lịch sử 1000 năm của họ.
Xem thêm cùng chủ đề 30 năm Liên Xô tan rã:
Vì sao KGB không cứu được Liên Xô?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55246487
Nhà lý luận LX Alexander Yakovlev:
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54892003
Nước Nga và định mệnh Á-Âu:
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53991606
Trước Gorbachev, lãnh đạo an ninh Liên Xô Andropov ‘từng muốn cải cách’
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54599027
https://www.bbc.com/vietnamese/world-55336238
Covid-19: Châu Á tăng cường đối phó với đợt dịch mới
Tú Anh
Cùng số phận với phần còn lại của thế giới, nhiều nước ở Châu Á Thái Bình Dương tái lập biện pháp hạn chế sinh hoạt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại. Một năm từ khi xuất hiện tại Vũ Hán, siêu vi corona chủng mới lây lan một cách nghiêm trọng hơn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan cho đến Úc.
Theo báo cáo dịch tễ ngày 20/12/2020, Hàn Quốc ghi nhận hơn 1.093 ca nhiễm mới, vượt ngưỡng 1.000 ca trong năm ngày liên tiếp, không kể 14 ca tử vong, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt được huy động để chống lây nhiễm.
Đợt tấn công thứ ba của Covid-19 bùng phát mạnh trên toàn quốc, hơn 70% trường hợp lây nhiễm mới xảy ra ở thủ đô và các thành phố lớn.Tuy nhiên, theo Yonhap, chính quyền Hàn Quốc còn cân nhắc, chưa tiến hành báo động cấp ba, được dự trù khi số ca lây nhiễm mỗi ngày từ 800 đến 1.000 và trong một tuần liên tiếp, vì sợ tác hại đến sinh hoạt kinh tế.
Tại Bắc Triều Tiên, chính quyền vẫn xác quyết không có một ca nào. Tuy vậy, nhật báo Rodong, cơ quan tuyên truyền của đảng Lao Động loan báo là nhà nước đang huy động các biện pháp lớn để diệt trừ siêu vi corona chủng mới trên lãnh thổ, để chuẩn bị đại hội đảng.
Tại Úc, Sydney ban hành tình trạng hạn chế sinh hoạt và tự do đi lại kể từ ngày 19/12/2020. Dân cư dọc theo bờ biển phía bắc Sydney được khuyến cáo ở nhà cho đến tối Giáng Sinh. Hàng quán, khách sạn, bãi biển đóng cửa. Người dân được yêu cầu đeo khẩu trang. Các biện pháp trói buộc này nhằm ngăn chận siêu vi sau khi một ổ dịch mới và nhiều ca dương tính xuất hiện ở Sydney hôm 17/12/2020.
Tại Trung Quốc, số ca lây nhiễm mới cũng gia tăng: 19 người trong ngày Thứ Bảy
Nhật Bản thông báo có thêm 2.893 trường hợp mới với 45 nạn nhân từ trần. Quốc Hội Nhật Bản khẩn cấp biểu quyết luật tiêm ngừa miễn phí cho dân chúng. Ngoài ra, một võ sĩ Karaté, kỳ vọng của Nhật đoạt huy chương vàng Thế Vận 2021, bị nhiễm siêu vi, sau vòng đấu vô địch quốc gia cuối tuần trước. Ryo Kiyuna, đương kim vô địch Karaté thế giới, vừa chiếm kỷ lục 9 lần vô địch quốc gia. Ba mươi đấu thủ tranh tài chưa thấy có triệu chứng.
Thái Lan, một trong những nước từng được xem là gương tốt chống dịch hiệu quả, sau khi phát hiện 548 ca mới trong ngày 19/12/2020, ra lệnh phỏng tỏa ngôi chợ Mahachai, cách Bangkok 40 phút đường xe.
Trung Quốc siết chặt luật đầu tư nước ngoài
Thanh Hà
Vào lúc Bắc Kinh hy vọng nhanh chóng hoàn tất hiệp định bảo vệ đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu trước cuối năm 2020, cơ quan đặc trách về các kế hoạch kinh tế NDRC của Trung Quốc thông báo chuẩn bị công bố các điều lệ giới hạn đầu tư ngoại quốc trong các lĩnh vực « nhậy cảm ».
Thông báo hôm 19/12/2020 của cơ quan NDRC nói rõ các điều khoản mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 18/01/2021. Theo quy định mới, mọi dự án đầu tư nước ngoài vào công nghiệp Trung Quốc sẽ phải trải qua nhiều cuộc « kiểm tra thấu đáo » và phải có sự chấp thuận của chính quyền. Bắc Kinh quy định các lĩnh vực từ nông nghiệp đến năng lượng giao thông, internet và các ngành dịch vụ tài chính đều thuộc diện « nhậy cảm ».
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, tại Trung Quốc từ đầu năm tới nay đã có một đạo luật bảo đảm « đối xử công bằng » với các nhà đầu tư nước ngoài và Trung Quốc hoạt động. Giới quan sát cũng ngạc nhiên cho rằng Bắc Kinh đưa ra các quy định mới nhằm tăng cường kiểm soát các luồng vốn đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đang ráo riết chạy nước rút để hoàn tất về hiệp định đầu tư giữa Trung Quốc và Liên Âu.
Tới nay Bruxelles luôn đòi Bắc Kinh tôn trọng các thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ, mở cửa thị trường Trung Quốc cho các doanh nghiệp châu Âu và chấm dứt chính sách trợ giá, một biện pháp bảo hộ trá hình.
Eo biển Đài Loan: Bắc Kinh lên án Mỹ khiêu khích
Tú Anh
Chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc “theo dõi và giám sát” một khu trục hạm Mỹ, hôm 19/12/2020, lúc đi ngang eo biển Đài Loan. Washington gọi đây là một chuyến hải hành bình thường nhưng Bắc Kinh lên án Mỹ khiêu khích.
Theo Reuters, khu trục hạm Mỹ USS Mustin đi ngang qua eo biển Đài Loan ngày 19/12/2020. Thông báo tin này, Hải quân Mỹ gọi đây là một cuộc di chuyển bình thường trong eo biển Đài Loan “theo luật quốc tế và chứng minh lời cam kết của Mỹ ủng hộ một vùng Ấn độ- Thái Bình Dương tự do và rộng mở”.
Đây là lần thứ 12 trong năm nay, chiến hạm Mỹ sử dụng eo biển Đài Loan để ra vào Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh tố cáo Washington khiêu khích và đã cho tàu chiến, máy bay quân sự theo dõi khu trục hạm Mỹ. Thông cáo của Quân Đội Trung Quốc lên án Mỹ “cố tình làm vấn đề Đài Loan nóng lên và bắn tiếng khuyến khích thành phần chủ trương độc lập Đài Loan, đe dọa hòa bình khu vực”.
Tại Đài Bắc, bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết cũng theo dõi các động thái của khu trục hạm Mustin nhưng thấy “tình hình bình thường”.
Theo giới phân tích, xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Asia News trích dẫn nhận dịnh của giáo sư Graham Allison, Đại Học Harvard.
Truyền hình Hoa Lục liên tục quảng cáo sức mạnh quân đội và các cuộc tập trận thiết giáp đổ bộ.
Lầu Năm Góc loan báo chiến lược mới, tăng cường hải thuyền tại Biển Đông, Đài Loan đóng thêm 8 tàu ngầm và một chục chiến hạm đa năng, Nhật Bản, hôm 18/12, thông báo phát triển tên lửa mới diệt hạm có khả năng đánh trúng mục tiêu thật xa.
Covid: Sau nhiều tháng yên ổn, Thái Lan lại có ổ dịch mới
Hôm nay, 20/12 Thái Lan báo cáo 2 trường hợp nhiễm Covid mới tại địa phương, một ở Ayutthaya và một ở Bangkok, truyền thông địa phương cho hay.
Trước đó, sau sự gia tăng mới của hơn 500 trường hợp nhiễm Covid-19, tỉnh Samut Sakhon, cách Bangkok khoảng 40km hiện đã bị phong tỏa, với lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, có hiệu lực từ đêm qua cho đến ngày 3/1.
Trường hợp bị nhiễm đầu tiên bên ngoài Samut Sakhon là một phụ nữ Thái Lan 29 tuổi đến từ Ayutthaya, đang đi làm về nhà ở Chiang Mai. Phụ nữ này đã xét nghiệm Covid tại Bệnh viện Bang Pa vào ngày 18/12 và hiện đang được cách ly tại bệnh viện mà không có triệu chứng.
Được biết, người phụ nữ đi trên xe buýt hai tầng cùng 3 người bạn từ Chiang Mai đến Bangkok ngày 16/12 và luôn đeo khẩu trang. Bà cho biết đã bắt xe ôm từ bến xe về nhà vào khoảng 5 giờ sáng.
Sau khi xét nghiệm Covid, người phụ nữ được cho là đã đi mua hàng tạp hóa tại Chợ Làng Srithong ở quận Bang Pa-in ngày 19/12, cũng là ngày bà nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với Covid.
Sydney ban hành hạn chế mới khi Covid bùng phát nhanh
Giám đốc vaccine Covid của Trump thừa nhận lỗi phân phối
Cơ quan Điều tra Các bệnh Truyền nhiễm và các cơ quan khác của Thái Lan hiện đang tìm những hành khách đi cùng chuyến xe buýt với bà và những người đã làm việc hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân ở quận Mae Si, Chiang Mai. Theo báo cáo, có 10 người được xếp vào nhóm có nguy cơ cao.
Trường hợp khác là của một phụ nữ 78 tuổi có kết quả xét nghiệm dương tính đêm qua, sau khi bà đi chợ tôm tươi ở Samut Sakhon, nơi hiện có 576 công nhân và thương nhân xét bị nghiệm dương tính với virus corona cuối tuần qua.
Bệnh nhân 78 tuổi ở khu vực Bang Sue, đến quận Mahachai cùng con trai mỗi ngày từ ngày 1 đến ngày 11/12 bằng ô tô riêng để mua đồ tươi cho khách hàng của bà. Bà cũng đi chợ tôm để mua hải sản tại quầy hàng của một phụ nữ Thái Lan từ ngày 1 đến ngày 16/12. Người phụ nữ Thái Lan điều hành quầy hàng cũng bị phát hiện nhiễm virus.
Bà cụ có các triệu chứng như nóng rát mũi và đau ngực và đã uống thuốc vào ngày 12/12. Từ đó bà có thêm các triệu chứng nhức đầu, chảy nước mũi, mất vị giác, đau họng và khó thở vào ngày 15 và 16/12.
Sau khi nghe tin nhiều người nuôi tôm bị nhiễm virus corona ở Samut Sakhon, bà đã ngay lập tức làm xét nghiệm Covid tại một bệnh viện địa phương ở khu vực Prachachuen vào ngày 18/12.
Hôm qua, sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính, người phụ nữ này đã được nhập viện trên đường Chaengwattana ở Bangkok. Tính đến thời điểm hiện tại, 18 người được coi là có nguy cơ cao, trong đó 13 người là thành viên gia đình của bà và 5 người là khách hàng trung thành của bà. 33 thành viên trong gia đình bà được coi là có nguy cơ mắc bệnh thấp.
Samut Sakhon hiện đã bị phong tỏa với lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng, có hiệu lực từ đêm qua cho đến ngày 3/1 sau sự gia tăng mới của hơn 500 trường hợp nhiễm Covid-19.
Việc di chuyển của người dân ra khỏi tỉnh Samut Sakhon cũng bị cấm.
Thông báo phong tỏa được công bố lúc 9 giờ tối hôm 19/12.
Opas Karnkawinpong, Tổng giám đốc Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan nói 13 trường hợp nhiễm trùng địa phương được báo cáo ban đầu trước đó hôm thứ Bảy, sau đó đã nhanh chóng tăng lên 548 trường hợp sau khi chính phủ xét nghiệm 1.192 người trong tỉnh. Phần lớn là lao động nhập cư.
Tiến sĩ Opas nói chính quyền Thái Lan tin tưởng rằng tình hình có thể kiểm soát được vì nguồn lây truyền đã được xác định và ngăn chặn. Ảnh hưởng sẽ rất ít vì nhiễm trùng xảy ra ở những người lao động nhập cư trẻ và khỏe.
Ông cũng yêu cầu những người bán hàng và người mua đến chợ hải sản kể từ ngày 1/12 phải tự kiểm dịch và theo dõi sức khỏe của chính họ trong 14 ngày vì họ có thể có nguy cơ nhiễm bệnh.
Thị trưởng Samut Sakhon Verasak Vichitsangsri, với tư cách là chủ tịch ủy ban các bệnh truyền nhiễm của tỉnh, cho biết sự gia tăng mới của các ca nhiễm trùng nằm ngoài dự kiến.
https://www.bbc.com/vietnamese/55383769
Virus corona: Sydney ban hành hạn chế mới khi Covid bùng phát nhanh
Tiểu bang đông dân nhất của Úc vừa công bố những hạn chế mới với khu vực Greater Sydney trong nỗ lực ngăn chặn sự bùng phát ngày càng tăng của Covid-19.
Các cuộc họp mặt gia đình sẽ được giới hạn ở mức 10 người và các địa điểm chiêu đãi có giới hạn 300 người cho đến thứ Tư. Cư dân đã được yêu cầu ở nhà.
Các ca nhiễm được tìm thấy ở khu vực Bãi biển phía Bắc của thành phố, nơi đã bị phong tỏa năm ngày, hôm thứ Bảy.
Kể từ đó, người dân Sydney đã vội vã rời khỏi thành phố trước Giáng sinh.
Hàng ngàn người đã đi từ các thành phố ở New South Wales (NSW) đến tiểu bang lân cận Victoria. Đáp lại, Victoria sẽ đóng cửa biên giới với cư dân của Greater Sydney và Bờ biển Trung tâm NSW từ nửa đêm. Mọi người sau đó sẽ phải đối mặt với một đợt cách ly 14 ngày.
Giám đốc vaccine Covid của Trump thừa nhận lỗi phân phối
Covid-19: Mỹ phê chuẩn vaccine Moderna
Thoát hiểm, một người Little Sài Gòn kể kinh nghiệm chống chọi Covid
Tiểu Bang Nam Úc cũng nói tất cả những người đến từ khu vực Greater Sydney sẽ phải cách ly trong 14 ngày kể từ nửa đêm. Những người đã ở trong khu vực Northern Beaches sẽ bị cấm hoàn toàn khỏi tiểu bang.
Sự bùng phát cũng buộc các nhà tổ chức cuộc đua du thuyền Sydney đến Hobart lần đầu tiên trong lịch sử phải hủy bỏ sự kiện này.
Cho đến hôm thứ Tư, Úc chỉ ghi nhận một ca nhiễm trùng lây truyền tại địa phương trong hai tuần qua. Đất nước Úc, được coi là một câu chuyện tương đối thành công của đại dịch, ghi nhận khoảng 28.000 ca nhiễm trùng và 908 tử vong, theo một cuộc kiểm kê của Đại học Johns Hopkins.
Các hạn chế ở Greater Sydney – gồm Central Coast và Blue Mountains – có thể được dỡ bỏ nếu không có trường hợp lây truyền trong cộng đồng được báo cáo. Những hạn chế gồm:
• Quy tắc một người trên 4 mét vuông sẽ trở lại với tất cả các khung cảnh trong nhà gồm các địa điểm tiếp đãi và nơi thờ cúng
• Giới hạn tối đa 300 người ở những nơi đó
• Không được phép hát và tụng kinh tại các địa điểm trong nhà
• Sàn khiêu vũ sẽ không được phép, ngoại trừ đám cưới khi tối đa 20 người từ đoàn cô dâu sẽ được phép
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian kêu gọi người dân ở khu vực Sydney đeo khẩu trang nơi công cộng mặc dù điều đó không bắt buộc. Trước đó Gladys Berejiklian đã cầu xin tất cả cư dân hạn chế hoạt động của họ trong vài ngày tới và ở nhà “trừ khi bạn thực sự phải” ra ngoài.
Điểm bùng phát mới của Sydney
Đợt bùng phát ở các Bãi biển phía Bắc, Sydney đã tăng lên 68 trường hợp hôm Chủ nhật, với 30 trường hợp mới được ghi nhận trong 24 giờ trước đó. Điểm bùng phát mới xuất hiện chỉ vài ngày trước kỳ Giáng sinh, gây lo ngại rằng hạn chế đi lại có thể ảnh hưởng đến các kế hoạch nghỉ lễ của mọi người.
Hơn 250.000 cư dân đã bị cấm rời khỏi nhà, ngoại trừ để đi làm, tập thể dục, mua sắm nhu liệu thiết yếu và các lý do từ bi cho đến thứ Tư.
Những người sống ở các khu vực khác của Sydney được yêu cầu tránh đến khu vực này. Chính quyền NSW kêu gọi tất cả người dân địa phương đeo khẩu trang ở các nơi công cộng như siêu thị và nhà thờ, và luôn trong tình trạng “cảnh giác cao độ”.
Năm ngày tiếp theo được nhà dịch tễ học Mary-Louise McLaws mô tả là “then chốt”. “Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng nó [bệnh dịch] vẫn tập trung ở các Bãi biển phía Bắc, nhưng nếu nó đi qua toàn bộ nước Úc thì chúng ta sẽ cần thắt chặt hơn.” Bà nói.
Các cuộc xét nghiệm cho thấy đợt bùng phát tương tự như một chủng Covid-19 được tìm thấy gần đây ở những du khách bị cách ly, giới chức tiểu bang nói. Nhưng các nhà chức trách vẫn không biết làm thế nào nó xâm nhập vào cộng đồng.
Họ cho biết lây lan xảy ra sau khi một cặp vợ chồng không tuân lệnh cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả xét nghiệm virus corona. Chuyến thăm ngày 11/12 của họ đến một câu lạc bộ chơi bowling và quán rượu nổi tiếng ở vùng ngoại ô Avalon của Northern Beaches hiện đã được xác định là sự kiện “siêu lây lan”.
Tuy nhiên, không rõ bằng cách nào mà cặp vợ chồng này – hai người chưa bao giờ đi du lịch nước ngoài – bị nhiễm bệnh.
Kể từ khi Australia đóng cửa biên giới vào tháng 3, sự bùng phát ở đây phần lớn bắt đầu do vi phạm hệ thống kiểm dịch khách sạn với những du khách quốc tế trở về. Những trường hợp như vậy đã dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh lớn nhất ở Úc ở Melbourne.