Tin Việt Nam – 14/12/2020
Các TNLT Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hoà, Lê Thanh Tùng tuyệt thực, trại giam Nam Hà nói “đang xử lý”
Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh hôm 10-12-2020, trong buổi thăm gặp với người thân đã tiết lộ việc 3 người tù chính trị khác đang tuyệt thực trong trại giam Nam Hà gồm các ông Lê Đình Lượng, Hồ Đức Hòa và Lê Thanh Tùng.
Chị Phan Thị Trang, em gái ông Khánh vào chiều 14-12-2020 thuật lại sự việc với chúng tôi như sau:
“Anh em có dặn với bố mẹ em là: hiện tại trong trại có chú Lê Đình Lượng với cả anh Hồ Đức Hòa, nghe không nhầm thì có cả chú Lê Thanh Tùng nữa đang tuyệt thực, mấy ngày không ăn cơm rồi.
Lý do là vì ở xung quanh họ đốt rác các thứ, xong trong trại có mùi khét, hôi nên họ phản đối.
Anh em cũng có nói là cách đấy mấy hôm anh em cũng tuyệt thực mấy hôm, không ăn cơm vì trại cho ăn gạo có mùi hôi, trại đun lửa bằng rác nên cơm khét, hôi không ăn được.
Trong trại anh em cũng phản đối nên cải thiện được một ít rồi, vẫn đang cải thiện dần rồi”.
Theo người nhà, ông Khánh đã ăn cơm trở lại bình thường và trong lúc đang trò chuyện cán bộ trại giam đã can thiệp và dọa sẽ dừng cuộc thăm gặp nếu tiếp tục nói về chủ đề này.
Phóng viên gọi điện thoại trực tiếp cho Trung tá Đặng Thành Chiêm – Phó Giám thị Trại giam Nam Hà để hỏi về vụ việc các tù nhân đang tuyệt thực trong đây để phản đối cán bộ trại giam thì ông này cho hay “cơ quan đang giải quyết”.
“Rồi, cái vấn đề đó cơ quan tôi sẽ làm nhá. Anh là cái gì mà điều tra chúng tôi. Sự việc của cơ quan chúng tôi, chúng tôi sẽ có biện pháp giải quyết nhá!”
Hôm 9-12-2020, người thân của ông Lê Đình Lượng cũng bất ngờ bị cán bộ trại giam không cho thăm gặp mà không giải thích lý do, lúc đó, Phó Giám thị trại giam Nam Hà giải thích với RFA qua điện thoại cho rằng, có thể là do trục trặc giấy tờ và “không có phiền nhiễu gì” đối với tù nhân.
Bà Nguyễn Thị Huyền Trang hôm 13-12 thăm gặp chồng là tù chính trị Phạm Văn Trội tại trại giam Nam Hà cũng nghe ông này nói lại về vụ TNLT Hồ Đức Hòa đang tuyệt thực. Bà Trang nói qua điện thoại như sau:
“Trong buổi thăm gặp đó thì anh Trội có cho biết anh Hồ Đức Hòa đang tuyệt thực trong trại, đến ngày hôm nay là được 5 ngày rồi. Tôi nghe thái độ nói chuyện của anh Trội thì có vẻ tình hình rất căng thẳng ở phía trong trại giam.
Anh Hòa hiện giờ rất là yếu và cái tình trạng của anh ấy là trong người đang mắc bệnh mà lại tuyệt thực như thế, thì phải có cái gì đó trong đấy buộc anh ấy phải chọn phương pháp tuyệt thực để đấu tranh cho quyền tự do tín ngưỡng.”
Cuộc thăm gặp qua điện thoại, ngăn cách bị tấm kính dày cũng bị dừng đột ngột khi ông Trội kể với gia đình về chuyện tuyệt thực của ông Hồ Đức Hòa.
Ông Hồ Đức Hòa bị tuyên án 13 năm tù giam hồi năm 2013 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” trong cùng vụ án “14 Thanh niên Công giáo – Tin Lành”.
Hồi tháng 8-2019, gia đình ông Hòa báo động về tình trạng sức khỏe suy yếu của ông này trong tù gồm nhiều chứng bệnh như: trĩ nội, các chứng bệnh dạ dày, đau bụng dưới, huyết áp, cột sống, tê tay…
Dự án 88, một website chuyên lưu trữ những thông tin về những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm Việt Nam hồi tháng 12 năm ngoái cho biết, có thông tin rằng tù nhân chính trị Hồ Đức Hòa bị bệnh gan và có khả năng bị ung thư.
Theo dự án này, trước đó ông Hòa đã nói với gia đình rằng ông đã bị từ chối điều trị y tế vì các vấn đề khác trong tù.
Trại giam Nam Hà tỉnh Hà Nam là nơi mà các tù nhân lương tâm bị giam ở đây cho gia đình biết mình bị ngược đãi và đàn áp bởi cán bộ quản giáo.
Phú Yên: Các cựu lãnh đạo phường tham nhũng đất công bị tuyên án tù
Toà án Nhân dân thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên, hôm 14/12 đã tuyên án 3 năm tù đối với ông Huỳnh Lưu, cựu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường Phú Đông về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho nhà nước 262 triệu đồng.
Cùng bị tuyên án với ông Lưu còn có ông Huỳnh Quốc Trí – cựu Phó chủ tịch UBND phương Phú Đông, 2 năm 6 tháng tù.
4 cán bộ khác của thành phố Tuy Hoà cũng bị phạt tù trong vụ án này là Huỳnh Quốc Việt – cựu nhân viên chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Tuy Hoà – 2 năm tù; Lê Trọng Hậu, Biện Khắc Dũng, Nguyễn Thành Đạt – cựu cán bộ địa chính phường Phú Đông – mỗi người 1 năm 6 tháng tù.
Theo bản án sơ thẩm, ông Huỳnh Lưu, khi còn giữ chức Chủ tịch phường vào năm 2012, đã chỉ đạo cấp dưới lập khống, hợp thức các thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho vợ mình là bà Nguyễn Thị Ngọc tại khu đất do nhà nước quản lý.
Theo bản án sơ thẩm, bà Ngọc và ông Lưu đã chiếm một nửa khu đất trống do nhà nước quản lý vào năm 1997.
Theo báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh, vào tháng 10 – 2012, ông Nguyễn Ngọc Tứ – Phó chủ tịch UBND TP Tuy Hoà đã ký giấy chứng nhận cấp cho bà Ngọc 150m2 đất ở đô thị và 307 m2 đất hàng năm khác.
Y án 20 năm với Đinh Ngọc Hệ, giảm 6 tháng tù với cựu thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến
Bình luậnKhôi Nguyên
Tối qua 11/12, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên án phúc thẩm vụ án sai phạm tại các khu đất quốc phòng trên đường Tôn Đức Thắng (TP. HCM).
Cụ thể, theo trang ETime, sau 2 ngày xét xử, vào thời gian trên, Tòa án Quân sự Trung ương đã tuyên:
Ông Nguyễn Văn Hiến (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng) được giảm từ 4 năm xuống còn 3 năm 6 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, không chấp nhận kháng cáo cho được hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ.
Đinh Ngọc Hệ (Út “Trọc”, nguyên phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn) y án 20 năm tù (tổng hợp hình phạt chung với bản án trước đó, bị cáo phải chấp hành bản án 30 năm tù) vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; giữ nguyên hình phạt bổ sung 80 triệu đồng.
Phạm Văn Diệt (cựu tổng giám đốc điều hành Công ty Đức Bình) được giảm từ 15 năm xuống 14 năm tù về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Diệt chịu hình phạt bổ sung 60 triệu đồng.
Bùi Như Thiềm (cựu trưởng phòng kinh tế Quân chủng hải quân) được giảm từ 9 năm tù xuống 8 năm 3 tháng tù vì tội “vi phạm quy định sử dụng đất đai”.
Các bị cáo Đoàn Mạnh Thảo (trưởng phòng tài chính Quân chủng hải quân) 7 năm tù; Bùi Văn Nga (cựu giám đốc Công ty Hải Thành – Quân chủng hải quân) 8 năm tù; Trần Trọng Tuấn (cựu phó giám đốc Công ty Hải Thành) 4 năm tù vì tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Báo Lao Động đưa tin, theo cáo trạng, giai đoạn 2006-2010, các bị cáo thuộc Quân chủng Hải quân (QCHQ) và Công ty Hải Thành (thuộc QCHQ) đã chuyển đổi 3 khu đất quốc phòng ở đường Tôn Đức Thắng (TP. HCM) sang đất kinh tế trong 49 năm không đúng quy định, sai chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thời gian này, bị cáo Đinh Ngọc Hệ, nguyên Thượng tá, Phó Giám Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng đã lập Công ty Yên Khánh rồi đề nghị QCHQ cho Yên Khánh liên doanh với Hải Thành để xây cao ốc trên khu đất quốc phòng số 7-9 Tôn Đức Thắng.
Được đồng ý liên doanh, bị cáo Hệ chuyển khu đất trên từ sở hữu của hải quân sang liên doanh Yên Khánh Hải Thành, chỉ đạo nhân viên lấy sổ đỏ khu đất đem đi thế chấp tại ngân hàng BIDV để các doanh nghiệp của mình vay tiền. Việc này khiến QCHQ mất quyền quản lý khu đất, gây thất thoát cho nhà nước số tiền 939 tỷ đồng.
Những người giúp ‘Tuấn khỉ’ chạy trốn sẽ ra tòa ngày 15/12
Phạm Thanh Tâm (biệt danh Tý ‘Bà Dòm’) và 18 người liên quan vụ ‘Tuấn khỉ’ bắn chết 5 người ở Củ Chi sẽ bị đưa ra xét xử sơ thẩm ngày 15/12/2020.
Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 14/12.
Phiên tòa dự kiến diễn ra tới hết ngày 18/12, Tý ‘Bà Dòm’ bị xét xử về tội tàng trữ trái phép vũ khí và chứa chấp tài sản phạm tội mà có. Lê Quốc Minh cùng 17 người khác bị cáo buộc chứa chấp tài sản phạm tội mà có, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
Theo cáo trạng, Lê Quốc Tuấn, biệt danh ‘Tuấn khỉ’, 33 tuổi, do mâu thuẫn trong lúc chơi đánh bạc tại vườn nhãn ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, trong các ngày từ 29 đến 31 tháng 1 năm 2020, đã dùng súng AK bắn chết 5 người, làm bị thương 2 người khác. Tuấn đã cướp 3 xe máy và số tiền hơn 802 triệu đồng giao cho nhiều người cất giữ.
Sau đó Tuấn nhờ em họ là Thanh và Tý ‘Bà Dòm’ giúp đỡ. Dù biết Tuấn vừa gây tội ác nhưng 2 người này vẫn giúp tìm cách đưa Tuấn tới Vũng Tàu bằng xe taxi.
Đến ngày 13/2/2020, ‘Tuấn khỉ’bị Công an TP HCM phối hợp Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) và nhiều lực lượng vây bắt tại khu vực Cầu Xáng, xã Tân Thạnh Đông, Hóc Môn. Tuấn đã chống trả nên bị bắn chết.
Grab tái khẳng định Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định 126/2020 không hợp pháp
Công ty Grab Việt Nam khẳng định Tổng cục Thuế áp dụng Nghị định qui định và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đối với trường hợp thuế giá trị gia tăng với hình thức xe hai bánh là không hợp pháp.
Đó là nội dung trong văn bản phúc đáp lại văn bản của Tổng cục Thuế (TCT) gửi Công ty Grab (Grab) vào ngày 11/12 sau khi Grab lên tiếng về việc điều chỉnh tăng giá sau khi Nghị định 126/2020 chính thức có hiệu lực.
Công văn của Grab gửi TCT vào ngày 13/12 và được truyền thông Nhà nước loan tin cùng ngày.
Grab trong công văn phúc đáp một lần nữa khẳng định hiện nay chưa có qui định nào về điều kiện kinh doanh và cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách xe hai bành.
Do đó, Grab cho rằng trong thực tế hoạt động vận chuyển hành khách bằng xe hai bánh vẫn phải dựa trên các nguyên tắc của Bộ luật dân sự giữa tài xế và hành khách.
Grab cũng tái khẳng định họ chỉ là bên cung cấp dịch vụ kết nối cho các tài xế xe hai bánh theo mô hình kinh doanh ứng dụng thương mại điện tử mà Grab đã đăng ký với Bộ Công thương. Còn tài xế xe hai bánh là người trực tiếp cung cấp dịch vụ vận tải và hưởng phần lớn doanh thu. Grab được hưởng phí dịch vụ kết nối là 20% doanh thu cuốc xe.
Trước đó, hôm 10/12, bà Nguyễn Thái Hải Vân, Tổng giám đốc Grab Việt Nam trong buổi đối thoại với các tài xế Grab cho biết Grab tuân thủ Nghị định 126, tiếp tục giữ nguyên tỷ lệ khấu trừ 27,2%. Điều này khiến tăng giá cước mỗi cuốc xe GrabBike lên 8 – 18% và giảm 7% tỷ lệ chia cho tài xế.
Với mức điều chỉnh này, các tài xế Grab tại Hà Nội và TPHCM hôm 7/12 đã bất bình, đồng loạt tắt ứng dụng để biểu tình vì cho rằng với mức áp dụng mới của Grab thu nhập của tài xế Grab giảm hẳn.
TCT hôm 9/12 đã yêu cầu Grab điều chỉnh lại việc tăng cước phí để không ảnh hưởng đến người tiêu dùng và thu nhập của tài xế, đồng thời khẳng định Nghị định 126/2020 không phải là qui định mới về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT), do đó chính sách thuế GTGT với hoạt động vận tải không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất GTGT 10% như trước đến nay.
Thanh tra TP Hồ Chí Minh công bố nhiều sai phạm tại SAGRI
Thanh tra Thành Phố Hồ Chí Minh vào cuối tuần qua ra kết luận nêu rõ nhiều sai phạm của 2 công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI).
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin cho biết những sai phạm thuộc lĩnh vực chấp hành các qui định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất đai; quản lý và sử dụng vốn Nhà nước; thực hiện dự án tại Công ty TNHH MTV Bò Sữa Tp HCM và Công ty TNHH MTV Cây trồng Tp HCM hồi năm 2018.
Tin cho biết Công ty TNHH MTV Cây trồng Tp HCM được giao quản lý gần 2500 hecta đất để kinh doanh, sản xuất nhưng vẫn lỗ. Kết quả kinh doanh năm 2018 cho thấy công ty này lãi hơn 2,1 tỷ đồng chủ yếu từ tiền gửi ngân hàng, còn các ngành kinh doanh chính thì lỗ. Trong việc nộp thuế ngân sách, Công ty này còn nợ tiền thuê đất hơn 200 tỷ đồng.
Đối với Công ty TNHH MTV Bò Sữa Tp HCM, Thanh Tra Tp HCM nêu rõ công ty được giao gần 3400 hecta đất nông nghiệp và cũng sử dụng không hiệu quả. Công ty tiến hành dự án ‘chăn nuôi bò giống, bò thịt tại tỉnh Lâm Đồng và tính đến năm 2015 lỗ lũy kế hơn 11 tỷ đồng, nên phải bán dự án.
Trong quá trình thực hiện dự án, công ty này chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính chuyển mục đích sử dụng hơn 2.800 m2 đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng và xin phép thiết kế xây dựng mà tiến hành xây văn phòng làm việc, nhà kho, chuồng trại…
Liên quan đến Tổng Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Nông Nghiệp Sài Gòn (SAGRI), vào ngày 6 tháng 7 năm 2019, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an cho biết đang điều tra vụ án ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ xảy ra tại Tổng Công ty Nông Nghiệp Sài Gòn TNHH Một Thành Viên (SAGRI) dưới quyền quản lý của giám đốc Lê Tấn Hùng, em trai cựu Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Xử lý chậm dự án Bột giấy Phương Nam gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng
Việc xử lý chậm trễ dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam gây ra lãng phí nguồn lực rất lớn, với khoản tiền đầu tư trên 3.000 tỷ đồng và nguồn lực đất đai khoảng 43 ha.
Đó là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại buổi làm việc với các đơn vị liên quan về dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, được truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn lại hôm 14/12/2020.
Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam được Thủ tướng Chính phủ Hà Nội cho phép Công ty Đầu tư phát triển Giao thông vận tải (TRACODI) làm chủ đầu tư vào tháng 10/2003 với số vốn khoảng 1.500 tỷ đồng, quy mô 100.000 tấn bột giấy/năm. Tháng 11/2007, TRACODI điều chỉnh tổng mức đầu tư lên gần 2.300 tỷ đồng nhưng với lý do chủ đầu tư gặp khó khăn nên đến tháng 6/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển giao chủ đầu tư dự án từ TRACODI sang Tổng công ty Giấy Việt Nam (VINAPACO).
Tháng 6/2012, VINAPACO hoàn thành xây dựng, lắp đặt thiết bị và chạy thử không thành công. VINAPACO tiếp tục điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 3.400 tỷ đồng nhưng nhà máy không vận hành được.
Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề nghị của Bộ Công Thương về việc dừng đầu tư dự án, đồng thời giao Bộ Công Thương xây dựng phương án xử lý đối với dự án, như thanh lý, nhượng bán…
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, VINAPACO thực hiện cổ phần hóa trong năm 2020 nhưng đến nay cũng vẫn không thực hiện được.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho rằng, dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam được khởi công xây dựng cách đây 16 năm đến nay không thể cho sản phẩm. Việc xử lý chậm trễ dự án này gây ra lãng phí nguồn lực rất lớn, đồng thời, ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động của VINAPACO, ảnh hưởng đến công tác cơ cấu lại và cổ phần hóa tổng công ty này. Ông Trương Hòa Bình yêu cầu giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng báo cáo trình Chính phủ các phương án đối với dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, trước ngày 31/12/2020.
Cựu Uỷ viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng đi hầu tòa lần thứ 3
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Đinh La Thăng sáng 14-12-2020 đeo kín đen, bịt khẩu trang bị công an còng tay dẫn giải đến Tòa án Nhân dân TPHCM để ra tòa trong vụ án thứ 3 với cáo buộc “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo khoản 3 Điều 219 BLHS 2015.
Mạng báo VnExpress dẫn cáo trạng cho biết, ông Thăng với vai trò Bộ trưởng GTVT đã chỉ đạo Dương Tuấn Minh (Tổng giám đốc Công ty Cửu Long) tạo điều kiện cho Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (đang kinh doanh thua lỗ, không có năng lực tài chính) mua được quyền thu phí Dự án Cao Tốc TPHM-Trung Lương.
Kết quả điều tra xác định, Hệ đã nhiều lần nhờ ông Thăng tác động Dương Tuấn Minh.
Do các công ty không có khả năng tài chính, kinh doanh thua lỗ, nên Hệ chỉ đạo cấp dưới làm báo cáo tài chính khống thành có lãi để làm hồ sơ đấu giá, trúng thầu.
Quá trình thu phí, ông này chỉ đạo Công ty Yên Khánh mua phần mềm khác thay thế phần mềm thu phí của Bộ GTVT để che giấu doanh thu, chiếm đoạt tiền thu phí của nhà nước.
Cơ quan điều tra cáo buộc, ông Thăng đã phớt lờ các quy định về quản lý tài sản nhà nước và chuyển giao quyền thu phí. Sai phạm của cựu bộ trưởng và các cấp dưới đã giúp Út Trọc chiếm đoạt 725 tỷ đồng.
Trước đó, ông Thăng bị tuyên 2 bản án 18 năm tù giam và 13 năm tù giam với tội danh “Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại công ty PVN và nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Thẩm phán Trương Việt Toàn giải thích việc bắt tay Tướng Chung
Truyền thông tại Việt Nam hôm Chủ nhật 13/12 dẫn lời Thẩm phán Trương Việt Toàn, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội, giải thích về việc ông đã “xuống khu vực các bị cáo, vỗ vai động viên và bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung và các đồng phạm trong vụ án”.
Thấy gì về chính trị VN qua vụ Tướng Chung bị truy tố?
Xử Tướng Chung và các vụ khác ‘trước Tết Nguyên Đán’
‘Cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi’
Báo VietnamNet của Bộ Thông tin Truyền thông dẫn lời ông Toàn, người chủ tọa nhiều phiên xử đại án, giải thích về việc mà báo này mô tả là “gây tranh cãi trong dư luận” như sau:
“Hôm đó, tuyên án xong, tôi đi về phòng làm việc của mình. Lúc đó, đương nhiên phải đi qua hàng bị cáo. Khi đi qua bị cáo Chung, ông Chung đưa tay ra bắt.
“Thực ra, trong giây phút đó tôi cũng suy nghĩ rất nhanh. Sau khi chững lại một chút, cuối cùng, tôi quyết định bắt tay, vỗ vào vai bị cáo một cái và có lời động viên:
“Cố gắng cải tạo cho tốt. 5 năm mà anh cải tạo tốt thì cũng nhanh thôi.”
Báo này mô tả rằng Thẩm phán Toàn, chủ tọa phiên xử kín này, đã “bắt tay tất cả các bị cáo khác” trong phiên xử này và rằng trong khi có ý kiến cho rằng việc làm của thẩm phán làm “mất tính trang nghiêm, công bằng” thì cũng có ý kiến coi, đây là “hành động nhân văn”.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung lãnh án 5 năm tù
Công an đề nghị truy tố ông Nguyễn Đức Chung về tội ‘chiếm đoạt tài liệu mật’
‘Thể hiện tình người’
VietnamNet mô tả đây không phải “lần đầu tiên” Thẩm phán Toàn bắt tay, động viên bị cáo sau khi xét xử.
“Trước đây, sau phiên xử Hà Văn Thắm tôi cũng từng bắt tay, động viên bị cáo Thắm cải tạo tốt. Thực ra điều đó đơn giản là thể hiện tình người với nhau thôi,” ông Toàn được báo này dẫn lời.
Thẩm phán Toàn cũng được báo Dân trí ngày 13/12 dẫn lời trả lời phóng viên báo này xác nhận việc ông đã bắt tay và động viên các bị cáo.
“Sau khi kết thúc phiên tòa, tôi có xuống bắt tay động viên các bị cáo là yên tâm cải tạo để sớm được về.
“Tôi xuống bắt tay các bị cáo khi phiên tòa đã kết thúc, HĐXX đã xong việc rồi, chứ có làm thế lúc đang xử đâu nên việc này có tính chất khác nhau, tùy thời điểm.
“Tuyên án xong là xong, ở góc độ nào đó, bị can, bị cáo cũng là con người, thẩm phán cũng là con người, không lẽ người ta giơ tay ra mình không bắt.
“Tôi nghĩ chuyện này diễn ra một cách bình thường, thể hiện tình người với nhau thôi,” Thẩm phán Toàn giải thích.
Hình ảnh Thẩm phán Toàn ”vỗ vai” bị cáo Chung đã và đang được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội tại trong và ngoài nước, với khá nhiều bình luận, từ “lố bịch”, đến “vỗ vai thân hữu”, tới “nghiêm minh ở đâu?”, và “còn bị cáo các vụ khác thì sao?”…
Một người viết trên Facebook của BBC News Tiếng Việt: “Ông Toàn bắt tay ai là quyền của ông Toàn nhưng không phải trong phỏng xử án và khi ông không khoác lên người áo choàng của thẩm phán”.
Một người khác cũng chia sẻ quan điểm này và viết: “Vâng tình người thì không sai nhưng sự trang nghiêm của phiên tòa dù trước hay sau cái bắt tay dễ gây hiểu lầm. Nhất là khi còn khoác áo công vụ mũ đội trên đầu”.
Và có người viết: “Xạo, thẩm phán có lối ra riêng, làm gì có vụ đi ngang qua tù nhân. Cố ý xuống bắt tay cố nhân thì nói toạc ra cho rồi”.
Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị tuyên phạt 5 năm tù trong phiên xử kín vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”.
Ba bị cáo còn lại, trong đó có lái xe và thư ký của ông Chung, và một cán bộ công an, bị tòa tuyên án từ 18 tháng tới 4 năm 6 tháng tù giam.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55294062
Hà Nội kéo dài dự án đường xe hỏa xa trên cao Cát Linh-Hà Đông kéo dài đến tháng 3 năm tới
Tin từ Hà Nội: Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đồng ý gia hạn thời gian thực hiện Dự án đường hỏa xa trên cao Cát Linh-Hà Đông đến tháng 3 năm tới, đồng thời cũng gia hạn thời hạn rút vốn của Hiệp định vay bổ sung trị giá gần 1,560 tỷ nhân dân tệ.
Trước đó, Bộ Giao thông-Vận tải đã đề nghị với thủ tướng cộng sản về gia hạn thời gian hoàn thành và rút vốn vay bổ sung 1,598 tỷ nhân dân tệ trong dự án này đến cuối tháng 3. Một trong những nguyên nhân chính của đề nghị gia hạn là do vướng mắc một số thủ tục.
Ban Quản lý dự án cho biết sẽ tiến hành chạy thử nghiệm toàn tuyến từ ngày 12 đến hết năm nay. Trong quá trình chạy thử, các đơn vị tổng thầu, cố vấn sẽ đánh giá, kiểm chứng mức độ an toàn, chính xác của hệ thống, đồng thời tổ chức thực tập các tình huống ứng phó khẩn cấp, nghiệm thu bảo vệ môi trường, hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Dự án được phê duyệt với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 500 triệu Mỹ kim, tương đương 18,000 tỷ đồng bằng vốn vay ODA của Trung Cộng theo Hiệp định giữa hai quốc gia ký kết hồi cuối tháng 5 năm 2008. Dự án này được khởi công tháng vào tháng 10 năm 2011 với chiều dài hơn 13 kilomet, và dự kiến hoàn thành vào tháng 6 năm 2015. Tuy nhiên, dự án đã bị kéo dài 8 lần và mức tổng mức đầu tư của dự án được điều chỉnh hơn 868 triệu Mỹ kim, trong đó vốn vay của Trung Cộng là 669.62 triệu.
Quốc Tuấn
Hội nghị TƯ14: Vẫn còn chờ “trường hợp đặc biệt”?
Hội nghị lần Trung ương 14 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII vừa khai mạc tại Hà Nội hôm 14/12/2020 với một nội dung quan trọng là giới thiệu nhân sự cao cấp ứng cử vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư của đảng này tại Đại hội 13 dự kiến nhóm vào đầu năm sau.
Từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Iseas Yusof-Ishak tại Singapore, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam, đưa ra một số bình luận và quan sát của mình với BBC News Tiếng Việt về thực chất của Hội nghị này.
“Theo quy trình, Hội nghị Trung ương 14 này sẽ bàn về nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề chủ chốt là nhân sự cho Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhiệm kỳ tới.
“Đây là một bước quan trọng để bước thiếp theo là xác định trường hợp đặc biệt, có bao nhiêu trường hợp và những trường hợp nào, và qua đó có thể xác định được các ứng cử viên cho bốn vị trí trong “tứ trụ”, nên kết quả Hội nghị 14 lần này sẽ có tính chất quan trọng đối với công tác nhân sự của Đại hội đảng CSVN trong nhiệm kỳ tới.”
Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản và căn bệnh thời đại
LS Trần Quốc Thuận: Vài điều muốn nói trước Đại hội đảng
Đại hội Đảng 13: “Nhân sự khó vì cố tìm theo lối cũ”
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Đại hội 13: Môi trường, ngoại lực quan trọng thế nào?
Về ác phương án nhân sự cấp cao liên quan điều mà một số ý kiến trong dư luận và giới quan sát thời sự, chính trị Việt Nam gọi là những cuộc đua “song mã”, “tam mã” hay “tứ mã”, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nhắc tới việc xét các trường hợp “đặc biệt”:
“Cái này chúng ta cũng phải chờ xem, bởi vì theo quy trình người ta sẽ phải xét hết cả các ứng viên, trước tiên là các ứng viên còn ở trong độ tuổi đủ tiểu chuẩn, sau đó mới xét tới các trường hợp đặc biệt.
“Và lúc xét tới trường hợp đặc biệt, cũng sẽ phải cân nhắc là sẽ có bao nhiêu trường hợp được cho là đặc biệt và sau đấy xác định đó là những ứng viên cụ thể nào, do hiện tại Hội nghị chưa kết thúc nên chúng ta chưa thể biết được, nhưng có thể nói đây là những quyết định rất quan trọng và nó sẽ định hình dàn lãnh đạo cấp cao tiếp theo của Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.”
Trường hợp đặc biệt và những phương án?
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho hay ông được biết trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn còn nhiều tranh luận và các ý kiến về các phương án nhân sự cấp cao khác nhau và do đó ông cho rằng thông tin từ Hội nghị Trung ương này sẽ giúp “giải tỏa” thêm phần nào các câu hỏi đặt ra từ đó, đặc biệt liên quan các “trường hợp đặc biệt.”
“Hiện còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ trong suốt thời gian vừa qua mà tôi được biết và rõ ràng nhất chúng ta biết là bây giờ sẽ có trường hợp đặc biệt.
“Nhưng theo tôi hiểu sẽ vẫn có nhiều phương án khác nhau và bây giờ câu hỏi quan trọng là xác định trước tiến có bao nhiêu trường hợp đặc biệt
“Theo và về nguyên tắc, đáng lẽ ra trường hợp đặc biệt chỉ dành cho vị trí Tổng Bí thư như chúng ta đã thấy, như trong nhiệm kỳ Đại hội 12 vừa rồi, ông Nguyễn Phú Trọng được xác định là trường hợp đặc biệt và không có trường hợp đặc biệt nào khác ngoài ông Trọng.
“Tuy nhiên, ở kỳ lần này lại có nhiều ý kiến khác nhau tại vì vị trí Tổng Bí thư được cho là dành cho ông Trần Quốc Vượng, tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể có những ứng cử viên khác mà có thể có sự cạnh tranh cho vị trí này.
“Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng có thể là người đang cần thiết cho dàn lãnh đạo của Việt Nam trong nhiệm kỳ tới và ở vị trí Tổng Bí thư có thể ông Trọng không thể ở lại, tại vì ông đã làm hai nhiệm kỳ liên tiếp.
“Nhưng ông giữ chức Chủ tịch nước là nhiệm kỳ đầu tiên, vậy nên về mặt nguyên tắc ông vẫn đủ điều kiện về mặt số lượng nhiệm kỳ để có thể giữ tiếp chức Chủ tịch nước và trong trường hợp ông Trọng được coi là trường hợp ngoại lệ về mặt độ tuổi, thì ông vẫn có thể nắm giữ tiếp vị trí này.”
Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, tiếp sau hai trường hợp được nhắc tới ở trên là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, đương kim Thủ tướng Chính phủ Việt Nam được cho là trường hợp thứ ba có thể xem xét như “ngoại lệ” và “đặc biệt”:
“Trường hợp thứ ba là ông Nguyễn Xuân Phúc, cũng có ý kiến cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc năm nay mới 66 tuổi và cũng mới nắm vị trí Thủ tướng một nhiệm kỳ, do đó ông cũng đủ điều kiện để xem xét là trường hợp đặc biệt, bởi vì ông vẫn còn sung sức và ông đã thể hiện khá tốt vừa rồi trong cương vị Thủ tướng ở nhiệm kỳ hiện nay.
“Vậy có hai trường hợp là nếu ông không được xem xét vị trí Tổng Bí thư, thì ông có thể được xem xét cho vị trí Chủ tịch nước hoặc ông có thể ở lại thêm một nhiệm kỳ trong cương vị là Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do đã quá 65 tuổi, nếu ông muốn được đề cử vào những vị trí ấy, ông phải được xem xét là trường hợp đặc biệt.
“Vì vậy có thể thấy là trong các trường hợp có thể xem xét là “trường hợp đặc biệt”, thì có tới ba trường hợp như vậy, tuy nhiên cũng có nhiều cho rằng nếu như thế thì không có sự đổi mới về lãnh đạo, cũng như là ý nghĩa của trường hợp đặc biệt sẽ không còn như trước nữa.
“Bởi vì nếu nhiều trường hợp đặc biệt quá, bản thân trường hợp ấy sẽ không còn được gọi là “đặc biệt” nữa, do đó mà vẫn còn những tranh luận, những đề xuất khác nhau và chúng ta cũng cần xem xét xem kết quả cuối cùng như thế nào.
“Nhưng tôi hy vọng là sau Hội nghị TƯ14 này, bức tranh cũng như hình dung về dàn nhân sự lãnh đạo cấp cao của Việt Nam về tứ trụ trong nhiệm kỳ mới sẽ trở nên rõ ràng hơn.”
Những gương mặt mới và ứng viên cho tứ trụ?
Khi được hỏi về những gương mặt mới có thể xuất hiện hay được bổ sung trong Bộ Chính trị và Ban Bí thư của đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đây tại Đại hội 13 của đảng này, nhà phân tích chính trị Việt Nam, đồng thời là chuyên gia về bang giao quốc tế từ Viện nghiên cứu Đông Nam Á từ Singapore nói:
“Tới thời điểm này, tôi được biết có khoảng hơn hai chục, chính xác hơn là hơn 25, 26 hoặc là 30 ứng cử viên cho Bộ Chính trị cũng như là Ban Bí thư, do đó họ sẽ phải cân nhắc xem gương mặt nào xứng đáng nhất.
“Hiện vẫn còn nhiều thông tin khác nhau, tuy nhiên như chúng ta đã biết, theo thông lệ, các Bí thư, thành viên Ban Bí thư mà chưa phải là Ủy viên Bộ Chính trị sẽ là những ứng cử viên hàng đầu cho Bộ Chính trị nhiệm kỳ tới và chúng ta đã biết trong diện này có khoảng 6-7 người như thế.
“Ngoài ra cũng có những vị trí khác trong Chính phủ, trong các cơ quan đảng, các bộ, ngành hay là các lãnh đạo địa phương mà vẫn có sự tín nhiệm để có thể được đề cử vào Bộ Chính trị, cũng như là Ban Bí thư nhiệm kỳ mới, tuy nhiên tôi cũng chưa có thông tin cuối cùng nên chưa thể bình luận về các ứng viên cụ thể đó.”
Theo Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, tại Đại hội 13 tới đây các ứng viên cấp cao nhất sẽ được chọn ra và điền đầy cơ cấu quyền lực lãnh đạo vẫn được gọi là “tứ trụ” và ông đưa ra các bình luận mang tính dự đoán tiếp theo về ứng viên cho bốn ghế lãnh đạo quyền lực này”
“Theo tôi, kịch bản về “tứ trụ” là rõ ràng và nhiều khả năng nhất, và hiện tại hầu như không ai nói tới kịch bản về “tam trụ” cả.
“Còn về cụ thể ai sẽ được giao cho vị trí nào, như trên đã nói vấn đề cốt lõi bây giờ phải xác định được có bao nhiêu trường hợp đặc biệt và những trường hợp đó là ai và hai vấn đề này hiện chưa được làm rõ.
“Còn về vấn đề được hỏi về nếu có một hay hơn một trường hợp đặc biệt, thì thời gian lưu lại là bao lâu, một phần hay toàn nhiệm kỳ, thì như tôi đã phân tích, nếu ông Nguyễn Phú Trọng ở lại, khả năng sẽ là ông có thể ở lại tiếp vị trí Chủ tịch nước.
“Còn vị trí Tổng Bí thư, tôi tin rằng ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư sẽ là ứng cử viên khả dĩ nhất.
“Còn ông Nguyễn Xuân Phúc, như tôi đã đề cập là có ba khả năng. Một là ông sẽ lên làm Chủ tịch nước, hai là ông sẽ giữ tiếp vị trí Thủ tướng Chính phủ và thứ ba, trong trường hợp ông không được xem xét làm trường hợp đặc biệt, thì ông sẽ phải về hưu. Thì đó là ba kịch bản cho ông Phúc.”
Không nhắc tới trường hợp của Ủy viên Bộ Chính trị, đương kim Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nhưng khi được hỏi ai có thể là ứng viên sáng giá và khả dĩ nhất đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trong nhiệm kỳ tới đây ở Đại hội 13, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói:
“Về Quốc hội, theo tôi khả năng bà Trương Thị Mai sẽ là ứng cử viên khả dĩ nhất cho vị trị này.”
Có gì mới trong cách làm nhân sự và đường lối?
Ở phần cuối cuộc trao đổi hôm thứ Hai 14/2 với BBC News Tiếng Việt, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp `nêu nhận xét từ quan điểm riêng của ông về cách làm nhân sự và đường lối của đảng CSVN tới nay chuẩn bị cho Đại hội 13 của đảng này và bình luận xem liệu có gì đổi mới hay không, ông nói:
“Theo tôi, quy trình về làm nhân sự đã được đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định qua các nhiệm kỳ khác nhau bằng việc đưa ra các tiêu chuẩn cho các chức danh, các vị trí.
“Rồi quy trình cũng đã được làm khá chặt chẽ, từng bước, theo lớp lang để có thể chọn ra được những ứng cử viên phù hợp nhất, có năng lực nhất, đầy đủ phẩm chất để đảm nhiệm được những công việc, các trọng trách được giao.
“Theo tôi, về mặt quy trình đã có sự chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn có thể có những cái mà các quy định không thể bao quát hết tới như là những trường hợp đặc biệt mà bây giờ chúng ta vẫn còn phải chờ xem các trường hợp ấy sẽ được lựa chọn, được xác định cụ thể như thế nào.
“Tôi thấy rằng năm nay và kỳ này hơi khác biệt với các năm trước, đó là các ứng cử viên không có sự thực sự áp đảo so với ủy viên còn lại và các “trường hợp đặc biệt” có thể nhiều hơn một trường hợp.
“Do đó có sự phức tạp riêng mà chúng ta cần phải tiếp tục theo dõi thêm để xem lần này ban lãnh đạo của ĐCSVN, đặc biệt là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ xử lý các vấn đề này rao sao và liệu có thể sẽ tạo ra một tiền lệ nào cho các lần đại hội sau hay không.
“Còn về đường lối của đảng, về cách làm, tôi cho rằng người ta vẫn làm như lâu nay thôi, tức là xác định đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược thông qua quy trình về biên soạn các văn kiện đại hội đảng, rồi đưa ra cho nhân dân, cán bộ, đảng viên góp ý, do vậy về cơ bản, cách làm vẫn như các nhiệm kỳ trước thôi,” Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nói với BBC từ Singapore.
Báo chí, truyền thông Việt Nam và nước ngoài nói gì?
Hôm 14/12, đưa tin về Hội nghị Trung ương 14, khóa XII của đảng Cộng sản Việt Nam, báo Nhân dân của đảng này cho hay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì, phát biểu khai mạc Hội nghị dự kiến diễn ra trong bảy ngày và thay mặt Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc.
“Trung ương sẽ thảo luận, tiếp thu ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo các văn kiện trình Đại hội 13 của Đảng; giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII; thảo luận cho ý kiến về tổ chức Đại hội 13, gồm thời gian, chương trình, nội dung Đại hội; về Dự thảo Quy chế bầu cử, Quy chế làm việc tại Đại hội 13,” tờ báo là cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Việt Nam cho hay về một số nội dung chính của Hội nghị.
Về nội dung liên quan đến chuẩn bị nhân sự cấp cao cho Đại hội 13, báo Nhân dân cho hay thêm:
“Tại Hội nghị lần này, Bộ Chính trị báo cáo Trung ương về kết quả việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 (về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, cơ cấu, số lượng, quy trình phát hiện, giới thiệu và cách làm). Trung ương sẽ thảo luận và bỏ phiếu biểu quyết giới thiệu nhân sự tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13.
“Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, việc chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa 13 là công việc kế thừa, tiếp nối của công tác quy hoạch cán bộ, rất hệ trọng và liên quan đến thành công của Đại hội 13 của Đảng và sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới,” báo Nhân dân đưa tin.
Còn hãng tin Reuters từ Hà Nội trong một bài viết đưa tin về Hội nghị 14 cùng ngày 14/12, với tác giả James Pearson viết:
“Vào lúc đảng Cộng sản cầm quyền của Việt Nam bắt đầu cuộc họp kéo dài một tuần vào thứ Hai, các cuộc thảo luận đã được tăng cường về lãnh đạo cao nhất sẽ xuất hiện và thiết lập quan điểm cho năm năm tới ở quốc gia Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng này.
“Một tuyên bố của chính phủ cho biết hội nghị toàn thể mới nhất sẽ bao gồm thảo luận về “các văn kiện nhân sự” – một cách nói uyển ngữ để quyết định ai nắm giữ các chức vụ quan trọng nhất, sẽ chính thức được chỉ định tại Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng Giêng.
“Đại hội sẽ định hình chính sách sau 5 năm kể từ khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một người theo tư tưởng ý hệ đảng, nổi lên dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng sau khi loại bỏ một cựu lãnh đạo có quan hệ chặt chẽ hơn với doanh nghiệp.”
Về nhà lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng, bài viết trên hãng tin Anh bình luận:
“Riêng bản thân ông Trọng, một trong những chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam trong nhiều thập kỷ, có thể vẫn giữ một vai trò quan trọng, nhưng các câu hỏi đã được đặt ra về sức khỏe của nhân vật 76 tuổi này khi ông tỏ ra yếu ớt tại các sự kiện trong những tháng gần đây…
“Một số nhân vật nổi tiếng nhất từng được tuyên bố trong cuộc trấn áp chống tham nhũng của Trọng là đồng minh của cựu thủ tướng [khóa trước]. Hầu hết các nhà phân tích dự đoán cuộc đàn áp sẽ tiếp tục sau đại hội.”
Về thủ tướng đương kim của Việt, tác giả James Pearson trên Reuters viết:
“Một câu hỏi khác xoay quanh số phận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người có thể đấu tranh cho nhiệm kỳ thứ hai hay tìm cách thăng tiến trong hàng ngũ của Đảng.
“Người đàn ông 66 tuổi này đã đại diện cho Hà Nội trên trường thế giới với tư cách là gương mặt đại diện cho nhiều thỏa thuận thương mại của Việt Nam và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong khu vực với tư cách là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay.
“Là một người thân thiện với doanh nghiệp, ông Phúc đã nâng cao uy tín kinh tế của mình bằng cách giữ cho Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 2% -3% trong năm nay, bất chấp những tác động thảm khốc của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.
” Ông Phúc đã được đề nghị là một ứng cử viên tiềm năng cho chức vụ lãnh đạo đảng, nhưng các ứng cử viên khác có quan hệ chặt chẽ hơn với ông Trọng và bộ an ninh và quân đội quyền lực của Việt Nam cũng sẽ vận động hành lang cho vị trí này,” hãng tin Anh bình luận thêm hôm thứ 14/12.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-55303384
Đảng Cộng sản VN khai mạc hội nghị TW 14 để giới thiệu ứng viên lãnh đạo
Hôm 14-12-2020, Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam 14 khai mạc với dự kiến sẽ công bố kết quả bỏ phiếu giới thiệu nhân sự T.Ư khóa XIII.
Các cuộc thảo luận được nói đang nóng lên về vai trò lãnh đạo tương lai của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc họp vào tuần này trước thềm đại hội đại biểu toàn quốc theo kế hoạch sẽ được tiến hành vào tháng 1 năm 2021.
Việt Nam không có lãnh đạo tối cao và được lãnh đạo chính thức bởi tứ trụ gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Tổng bí thư đảng Cộng sản và Chủ tịch Quốc hội.
Theo hãng tin Reuters dưới đây là một số ứng cử viên có thể có cho các vị trí hàng đầu:
NGUYỄN PHÚ TRỌNG, 76
Ông Trọng, một người có nặng về ý thức hệ đảng cộng sản, là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và là người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng sau khi loại bỏ một lãnh đạo cũ có quan hệ chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp.
Kể từ khi kế thừa vị trí Chủ tịch nước khi ông Trần Đại Quang đột ngột qua đời vào năm 2018, ông đã trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất Việt Nam trong nhiều thập kỷ, nhưng luôn phải vật lộn với các vấn đề sức khỏe.
NGUYỄN XUÂN PHÚC, 66
Thủ tướng Phúc đã đại diện cho Hà Nội trên trường thế giới với tư cách là đại diện cho nhiều thỏa thuận thương mại của Việt Nam và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương khu vực với tư cách là Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm nay.
Phúc có thể đấu tranh cho nhiệm kỳ thứ hai hoặc tìm cách leo lên hàng ngũ của đảng Cộng sản.
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN, 66
Ngân hiện là Chủ tịch Quốc hội và được nhiều người kỳ vọng sẽ kế nhiệm bà Trương Thị Mai, Trưởng ban Dân vận. Chủ tịch Quốc hội là người ít quyền lực nhất trong tứ trụ, nhưng cũng chính ông Trọng đã giữ vai trò đó từ năm 2006-2011.
TRẦN QUỐC VƯỢNG, 67 tuổi
Là người cùng ý thức hệ đảng cộng sản, Vượng là cánh tay phải của Trọng và đã sát cánh trong chiến dịch chống tham nhũng của ông ta. Vẫn còn phải xem ông Vượng có được bao nhiêu sự ủng hộ với tư cách là người kế nhiệm tiềm năng từ các thành viên bên ngoài quỹ đạo của Trọng.
TÔ Lâm, 63 tuổi
Ông Tô Lâm là Bộ trưởng Bộ Công an, vai trò mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang từng nắm giữ. Điều này khiến ông Tô Lâm trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vai trò Chủ tịch nước vốn chủ yếu là nghi lễ.
NGÔ XUÂN LỊCH, 66 tuổi
Cả quân đội và công an sẽ tranh giành ảnh hưởng trong Bộ Chính trị, với Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đứng đầu phụ trách quân đội.
PHẠM MINH CHÍNH, 62 tuổi
Ông Chính đứng đầu Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực và có ảnh hưởng của Đảng Cộng sản, giúp ông có thể vươn xa trong các cấp bậc của đảng. Ông là cựu Thứ trưởng Bộ Công an.
TRƯƠNG HÒA BÌNH, 65 tuổi
Việt Nam có 4 phó thủ tướng, nhưng ông Bình là Phó thủ tướng thường trực nên ông đứng đầu trong số các phó thủ tướng. Ông đã đảm nhận một số danh mục kinh tế của thủ tướng, khiến ông trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vai trò đó.
PHẠM BÌNH MINH, 61 tuổi
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh là một trong số ít các quan chức hàng đầu có thể nói thông thạo tiếng Anh. Trên cương vị Bộ trưởng Ngoại giao, ông là gương mặt đại diện cho động lực ngoại giao hướng ngoại của Việt Nam.
VƯƠNG ĐÌNH HUỆ, 63 tuổi
Huệ hiện là Bí thư Thành ủy Thành phố Hà Nội thay Hoàng Trung Hải. Từng là Bộ trưởng Tài chính và Giáo sư kinh tế, ông Huệ được coi là có một số trình độ cần thiết để hoàn thành vai trò Thủ tướng tập trung vào kinh tế.
Việt Nam trở thành đối tác kinh tế hàng đầu của Australia
Việt Nam và Australia đang soạn thảo chiến lược để trở thành một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của nhau và tăng số lượng đầu tư gấp đôi mỗi nước. Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 13/12 loan tin cho biết như vừa nêu.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Châu Á (Asia Society) và Trung tâm Nghiên cứu APEC thuộc trường Đại học RMIT của Úc, Việt Nam với dân số gần 100 triệu người là đối tác kinh tế hoàn hảo của Australia.
Việt Nam là một trong những thị trường được xem là nổi bật đối với Australia và khuyến khích các doanh nghiệp nước này mở rộng quan hệ thương mại với Việt Nam, xem xét như một thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư kinh doanh, sẽ giúp đa dạng hoá các mối quan hệ đối tác kinh tế và chuỗi cung ứng của Australia.
Báo cáo chỉ ra rằng, Việt Nam là một quốc gia có dân số đông, đang phát triển và đô thị hoá…đó sẽ là cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu thịt bò, ngũ cốc, bông, cây trồng, thực phẩm chế biến, dịch vụ y tế và giáo dục, thiết bị khai thác mỏ và các công nghệ tiên tiến của Australia.
Cựu Bộ trưởng Thương mại Australia ông Craig Emerson một trong số những người nghiên cứu về hợp tác thương mại này cho biết, nền kinh tế của Việt Nam và Australia thật sự phù hợp và đặc biệt là đối với lĩnh vực cung cấp các dịch vụ giáo dục.
Hiện Australia và Việt Nam đang soạn thảo chiến lược hợp tác kinh tế để trở thành là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của nhau.
HCL Technologies của Ấn Độ dự kiến tuyển dụng 3.000 người tại Việt Nam
HCL Technologies của Ấn Độ dự kiến tuyển dụng 3.000 người khi công ty tư vấn và công nghệ này bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng tới.
Truyền thông trong nước loan tin ngày 13 tháng 12, trích dẫn Phó Chủ tịch HCL Technologies Sanjay Gupta cho biết văn phòng đại diện của công ty đặt tại Hà Nội. Nhiệm vụ tiến hành mở rộng tìm kiếm nhân tài ở các địa bàn khác. Ông Gupta nói, HCL sẽ hợp tác với các trường đại học để “xây dựng các chương trình nâng cao kỹ năng cho sinh viên Việt Nam.”
HCL Việt Nam sẽ bán các giải pháp công nghệ tiên tiến cho các khách hàng trên toàn cầu trong các lãnh vực từ tài chính, ý tế, cơ sở hạ tầng, đến kỹ thuật an ninh mạng.
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu hoan nghênh hoạt động đầu tư của HCL tại Việt Nam đồng thời ông bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều công ty CNTT toàn cầu.
Ấn Độ và Việt Nam đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện từ năm 2016.
Việt Nam và Nhật Bản tăng cường hợp tác nông nghiệp
Đối thoại cấp cao Việt Nam – Nhật Bản lần thứ năm về hợp tác phát triển và Diễn đàn Hợp tác Công – Tư về Nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản được tổ chức trực tuyến vào ngày 12 tháng 12.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 13/12, cho biết thêm 2 sự kiện vừa nêu do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Nguyễn Xuân Cường cùng Bộ trưởng Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) Nogami Kotaro đồng chủ trì.
Diễn đàn Hợp tác Công – Tư về Nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản có sự tham gia của đại diện 100 doanh nghiệp hai nước.
Tại buổi đối thoại, hai bên đã đánh giá những kết quả đạt được trong nhiều năm qua và thông qua các nội dung, triển khai của Tầm nhìn trung hạn và dài hạn cho hợp tác nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn tới, từ năm 2020-2024.
Trong đó, tầm nhìn được nói bao gồm các vấn đề chính như cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghiệp, bao gồm các công trình thủy lợi và các công trình hỗ trợ chuỗi giá trị nông nghiệp; hỗ trợ bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; xúc tiến đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân, ứng dụng công nghệ tiên tiến.
Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng chính sách, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp đồng thời mở rộng các mô hình điểm, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Bộ trưởng NN-PTNT Việt Nam lưu ý rằng hai bên có thể thúc đẩy thương mại hai chiều hàng nông sản và thúc đẩy đầu tư FDI vì Nhật Bản là quốc gia có nguồn FDA lớn và quan trọng đối với Việt Nam.
Hai Bộ trưởng cũng đã chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ giữa hai bên về hợp tác công nghệ trong lĩnh vực tưới tiêu, bảo vệ nguồn lợi hải sản và quản lý có trách nhiệm ngành thủy sản.
Dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài Junin 2: Số tiền đầu tư hơn nửa tỷ USD liệu có mất trắng?
Bình luậnThủy Tiên
Với kỳ vọng khai thác hàng chục tỷ thùng dầu thô tại mỏ Junin 2 ở Vành đai Orinoco của Venezuela, một khu vực được cho là chứa trữ lượng dầu lớn nhất thế giới, một liên doanh tên là PetroMacareo – giữa công ty con của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Petroleos de Venezuela thuộc sở hữu nhà nước của Venezuela (PDVSA) – đã được thành lập.
Trữ lượng khai thác dầu thô tại mỏ Junin-2 khi đó được xác định khoảng 34,45 tỉ thùng, tổng vốn đầu tư dự án lên tới 12,34 tỷ USD, tương đương 211,37 nghìn tỷ đồng.
Được khởi động vào tháng 6 năm 2010, giai đoạn đầu tiên của dự án – mà công ty con của PVN là Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) tham dự – dự kiến có sản lượng 50.000 thùng hàng ngày, với 200.000 thùng trong giai đoạn thứ hai, và Việt Nam đang tính đến lợi nhuận trong vòng bảy năm tới.
Số tiền hơn nửa tỷ USD liệu có mất trắng?
Đối với dự án Junin-2, công ty Việt Nam đã đầu tư khoảng 1,241 tỷ USD từ năm 2010 đến năm 2015, trở thành một trong những dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, khoản tiền này không bao gồm ba khoản “thưởng hợp đồng” với tổng trị giá 584 triệu USD – mà phía Việt Nam đã phải trả cho chính phủ Venezuela để đảm bảo giấy phép đầu tư.
Gần đây, Bộ Tài chính Việt Nam cho biết khoản phí này không bao gồm hoặc được giải trình trong đề xuất dự án gửi chính phủ.
PVN chưa bao giờ cung cấp các tài liệu rõ ràng, đầy đủ về Junin-2, nhưng đã đề cập đến dự án trong các báo cáo tài chính từ năm 2010 đến năm 2016.
Trong báo cáo tài chính năm 2017 của mình, PVN đã đề cập rằng tổng vốn cung cấp cho Venezuela đã lên đến 10,7 nghìn tỷ đồng (462 triệu USD theo tỷ giá hiện tại) vào tháng 12 năm 2017. Điều này bao gồm hai khoản chuyển “thưởng hợp đồng” trị giá 442 triệu USD.
Số vốn góp này được huy động từ nguồn vốn kinh doanh của PVEP và vốn vay từ Standard Chartered Bank.
PVN đã yêu cầu chấm dứt dự án sau khi trì hoãn việc chuyển một khoản “thưởng hợp đồng” khác trị giá 142 triệu USD.
PVN giải thích rằng môi trường đầu tư của Venezuela không phù hợp, đặc biệt là do tỷ lệ lạm phát cực cao của đất nước này và hệ thống kiểm soát tiền tệ lỗi thời khiến việc thanh toán cho các công ty nước ngoài trở nên phức tạp.
Vào thời điểm đó, khoản đầu tư của PVEP vào liên doanh đã lên tới 1,825 tỷ USD, bao gồm cả khoản 584 triệu USD tiền “thưởng hợp đồng” đang được đề cập.
Vào tháng 12/2013, Thủ tướng Chính phủ khi đó đã yêu cầu PVEP tạm dừng đầu tư cho đến khi xem xét thêm, sau khi thấy dự án lớn này ít tiến triển.
Như vậy, số tiền hơn 584 triệu USD mà PVEP/PVN đã đầu tư vào mỏ dầu thô Junin 2 – Venezuela có nguy cơ mất trắng.
Không phải là ‘tiền hoa hồng’ mà là một khoản tiền nhà thầu phải trả
Giải thích cho các khoản thanh toán tiền thưởng theo hợp đồng với tổng trị giá lên đến 584 triệu USD – trong dự án thua lỗ ở quốc gia Nam Mỹ này – PVN đã tuyên bố rằng khoản tiền thưởng tham gia vào lĩnh vực dầu khí mà họ trả cho Venezuela không phải là “tiền hoa hồng”, mà thực tế là một khoản tiền nhà thầu phải trả cho nước sở tại khi ký hợp đồng.
“Số tiền này phù hợp với số tiền cần mua hồ sơ mời thầu. Số tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào giá trị chung của gói hợp đồng. Điều này có nghĩa là khi công ty dầu khí nước sở tại giao các giấy tờ liên quan thì chúng tôi phải thanh toán tiền. Khoản tiền này cũng là tiền đặt cọc để tham gia dự án. Đây là một thông lệ quốc tế tiêu chuẩn”, PVN cho biết.
Theo PVN, các công ty nước ngoài đầu tư vào khai thác dầu khí tại Việt Nam cũng phải trả khoản tiền này.
“Việc thanh toán phí này cũng phù hợp với luật dầu khí của từng quốc gia. Đối với dự án Junin-2, phí tham gia là 584 triệu USD, trong đó 300 triệu USD phải được chuyển ngay lập tức, phù hợp với các quy định của Venezuela”, PVN cho biết.
Cơ quan an ninh thuộc Bộ Công an và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Nhà nước Việt Nam “cung cấp tất cả các tài liệu liên quan đến việc thực hiện dự án” khai thác và nâng cấp mỏ dầu Junin-2.
Không phải lần đầu thua lỗ
Được biết gần chục dự án ở nước ngoài do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và công ty con PVEP đầu tư tại nước ngoài đang thua lỗ hoặc có nguy cơ lỗ hàng tỷ USD, một báo cáo gần đây của Bộ Công Thương cho biết.
Là một trong những công ty tiên phong của đất nước trong việc đầu tư vào các dự án dầu khí ở nước ngoài, với 13 dự án nước ngoài ở Nam Mỹ, Châu Âu, Châu Phi, Tây Á và Đông Nam Á, PVN có 11 khoản đầu tư hiện đang có nguy cơ thua lỗ, theo báo cáo của Bộ Thương mại.
PVN cũng đã đóng góp 1,29 triệu USD vào khoản đầu tư chung với Gazpromviet có trụ sở tại Moscow để nghiên cứu và khởi động các dự án khai thác và thăm dò dầu khí ở Nga, nhưng cho đến nay nỗ lực của dự án vẫn chưa có kết quả.
Năm 2017, PVN đã xin phép chính phủ rút tiền khỏi khoản đầu tư, nhưng đã bị từ chối. Chính phủ Việt Nam vào thời điểm đó đã yêu cầu PVN đàm phán lại các điều khoản với đối tác Nga để tránh phát sinh thêm chi phí.
PVEP cũng đầu tư 8,5% tổng vốn đầu tư vào một dự án thăm dò dầu khí tại Cộng hòa Congo, được biết đến với tên ‘Marine XI’. Tháng 6/2017, PVEP đã xin chuyển nhượng toàn bộ vốn chủ sở hữu cho bên khác sau khi nhận thấy đây là khoản đầu tư không tốt.
Tại Iran, PVEP đã rót hơn 82 triệu USD để phát triển Dự án Lô Danan, hiện đang bị đình chỉ do một số vấn đề.
Vào đầu năm 2018, PVN đã xin phép chính phủ chuyển 100% cổ phần đầu tư vào lô PM304 ở Malaysia, đồng thời chấm dứt các dự án khác trên lô XV và lô SK305 ngoài khơi Malaysia.
Tại Myanmar, PVEP đã thực hiện ba khoản đầu tư vào lô M2, lô MD2 và lô MD4, tất cả đều đang được xem xét lại do nghi ngờ về hiệu quả của chúng.
Sau khi đầu tư 72,4 triệu USD vào dự án thăm dò các mỏ dầu ở vùng biển Campuchia, PVEP đã không triển khai bất kỳ dự án khai thác nào và hiện buộc phải chuyển giao quyền khai thác cho một đối tác nước ngoài.
PVN được xem là trụ cột chính của mô hình kinh tế Việt Nam trong bốn thập kỷ qua, nhưng gần đây, các cơ quan chức năng đang làm sáng tỏ những cáo buộc tham nhũng tại PVN và các doanh nghiệp nhà nước khác.
Thủy Tiên
Nguồn tham khảo
https://asia.nikkei.com/Business/Companies/Vietnam-s-graft-hunters-zero-in-on-Venezuela-oil-project
Facebook, YouTube tăng mạnh gỡ bài, xoá tài khoản ‘chống Đảng, nhà nước’ Việt Nam
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) Việt Nam vừa cho biết các mạng xã hội Facebook và YouTube từ đầu năm đến nay đã gỡ bỏ hàng ngàn bài viết bị cho là “vi phạm luật pháp” và xoá hàng trăm tài khoản, fanpage và các kênh chứa thông tin “tuyên truyền chống Nhà nước”, “chống Đảng” , theo yêu cầu của Bộ này.
Trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng về các biện pháp phòng chống “luận điệu xuyên tạc” từ các “thế lực thù địch, chống Cộng cực đoan” trên không gian mạng, Bộ TTTT cho biết sau khi Bộ này triển khai nhiều giải pháp “đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật” để buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook, Google, Apple tuân thủ yêu cầu kiểm soát, ngăn chặn và gỡ bỏ các thông tin bị cho là “xấu, độc”, chỉ riêng Facebook đã gỡ đến 2.311 bài viết, tăng 400% so với cả năm ngoái, tính đến ngày 10/11.
290 tài khoản bị cho là “giả mạo cá nhân, tổ chức tuyên truyền chống phá Nhà nước Việt Nam” cũng đã bị xoá bỏ cùng với 154 fanpage đăng thông tin “sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm, gây mất uy tín nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân”, văn bản của Bộ TTTT cho biết thêm.
Riêng với Google, tính đến ngày 10/11, trang YouTube của tập đoàn này đã ngăn chặn và gỡ bỏ đến 29.009 video clip bị cho là vi phạm luật pháp Việt Nam và xoá 24 kênh YouTube “phản động” thường đăng nội dung “chống phá chế độ, chống phá Đảng, Nhà nước”. Theo Bộ TTTT Việt Nam, mỗi kênh trong số này có hàng nghìn video và tỷ lệ gỡ chặn của YouTube là 87%.
Ngoài ra, cơ quan quản lý truyền thông trong năm qua cũng “chủ động chặn kỹ thuật” trên không gian mạng. Số trang web và blog đã bị chặn lên đến 1.714 trang “với hàng chục ngàn bài viết”, vẫn theo văn bản của Bộ.
Facebook và YouTube là hai trang mạng xã hội có số lượng người sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Mỗi nền tảng hiện có trên 60 triệu người sử dụng, chiếm khoảng 2/3 dân số. Chính vì vậy, việc kiểm soát các trang mạng xã hội có trụ sở tại Mỹ này vẫn là mục tiêu nhiều năm nay của chính quyền Việt Nam.
Tại “Hội thảo đánh giá hoạt động Thông tin Điện tử năm 2020” vào cuối tháng trước, ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin & Truyền thông, nói rằng trong năm 2020, do các mạng xã hội xuyên biên giới có ảnh hưởng lớn đến truyền thông xã hội trong nước, nên các cơ quan chức năng đã phải tăng cường làm việc với các nền tảng này để chặn, gỡ các tài khoản.
Cục phó Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ TTTT, ông Lê Quang Tự Do, còn khẳng định “Việt Nam đứng số một thế giới về số lượng tài khoản và bài viết bị Facebook xử lý trong năm qua”.
Hôm 2/12, Tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo dài 78 trang, trong đó cáo buộc Facebook và Google đã thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam trong việc kiểm duyệt tiếng nói bất đồng để có thể được tiếp tục hoạt động tại thị trường tiềm năng này.
Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng, ngay ngày hôm sau lên tiếng bác bỏ báo cáo và nói rằng Việt Nam “hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi” cho các doanh nghiệp nước ngoài “trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật của Việt Nam”.
Trước đó, trả lời tại buổi điều trần ở Quốc hội Hoa Kỳ hôm 17/11, người sáng lập và là CEO của Facebook, ông Mark Zuckerberg, cũng nói rằng mạng xã hội này “không kiểm duyệt” mà chỉ “tuân thủ theo luật pháp địa phương của các quốc gia” mà họ hoạt động.
Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết Facebook, Google đang chịu áp lực rất lớn tại Việt Nam. Hà Nội thậm chí đe dọa đóng cửa Facebook nếu tập đoàn này không tuân theo yêu cầu siết chặt hơn nữa việc kiểm duyệt các nội dung chính trị.
Tuy nhiên, theo văn bản mới công bố của Bộ TTTT, thì Hà Nội có vẻ vẫn “cân nhắc” với giải pháp mạnh tay, vì lý do “nếu áp dụng việc chặn triệt để sẽ gây phản ứng của dư luận trong nước do nước ta chưa có dịch vụ tương tự thay thế được Facebook, Google”.
Trong những năm qua, bất chấp nhiều nỗ lực thúc đẩy phát triển mạng xã hội trong nước, cho tới nay, chỉ có vài trang mạng của Việt Nam có thể tồn tại và phát triển như Zalo với khoảng 60 triệu người dùng, kế đó là Mocha với 12 triệu thành viên, Gapo 6 triệu thành viên và Lotus 2,5 triệu thành viên, theo thống kê của Vietnamnet. Nhưng để các trang mạng này thay thế được Facebook và Google thì không thể ngày một ngày hai, theo nhận định của một số chuyên gia.
Điểm tin trong nước 14/12: Ông Đinh La Thăng khai có 2 tiền án; CSGT Hà Nội dán phiếu phạt nguội trên kính ôtô
Mạnh Đức
Mục lục bài viết
Đinh La Thăng cho Út ‘Trọc’ trúng thầu thu phí cao tốc ra sao?
Đại biểu Quốc hội: Chủ tọa bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung là phản cảm
Ông Đinh La Thăng khai có 2 tiền án
Cảnh sát giao thông Hà Nội dán thông báo phạt nguội trên kính ôtô
Tài xế uống rượu, lái ôtô tông sập cửa nhà dân
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Hai (ngày 14/12) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Đinh La Thăng cho Út ‘Trọc’ trúng thầu thu phí cao tốc ra sao?
Sáng nay, tòa án tại Tp.HCM đã đưa ra xét xử vụ cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng và đồng bọn về tội tham nhũng ở trạm thu phí tuyến đường cao tốc Tp.HCM – Trung Lương.
Theo đó, lợi dụng chức vụ của mình ở thời điểm năm 2012, Đinh La Thăng đã cho công ty của Đinh Văn Hệ (tức Út Trọc) trúng thầu thu phí tuyến đường cao tốc Tp. HCM – Trung Lương vừa được đưa vào sử dụng. Sau đó, Út Trọc chỉ đạo cấp dưới sử dụng phần mềm can thiệp vào hệ thống quản lý doanh thu của Bộ GTVT.
Cáo trạng xác định tổng doanh thu thu phí thực tế của 4 trạm trên tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương từ tháng 1/2014 đến hết tháng 12/2018 là hơn 3.266 tỷ đồng, tuy nhiên doanh thu đã bị các bị cáo điều chỉnh giảm còn 2.541 tỷ. Như vậy, hơn 725 tỷ đồng không đưa vào báo cáo tài chính bị Đinh Ngọc Hệ chiếm đoạt.
Riêng với ông Đinh La Thăng, đây là vụ án thứ tư ông bị đưa ra xét xử. Trước đó ông bị tuyên 30 năm tù trong 2 vụ tham nhũng có liên quan đến Oceanbank và Tổng công ty Xây lắp dầu khí. Mới đây, ông Thăng tiếp tục bị truy tố trong vụ án Ethanol Phú Thọ.
Đại biểu Quốc hội: Chủ tọa bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung là phản cảm
Liên quan đến việc thẩm phán toà án Hà Nội Trương Việt Toàn xuống bắt tay bị cáo Nguyễn Đức Chung sau buổi xét xử hôm 12/12, nhiều ý kiến cho rằng hành động này diễn ra trước tòa là thiếu tính nghiêm minh và phản cảm.
Báo Người Lao Động hôm nay dẫn ý kiến của đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau Lê Thanh Vân cho biết, việc thẩm phán vỗ vai, bắt tay bị cáo dưới góc độ pháp lý tại pháp đình, là không hợp lệ. Bởi, vị trí của thẩm phán chủ tọa đang ngồi là phán quan khi đưa ra pháp luật cần xem xét tất cả các yếu tố của một vụ án dựa trên căn cứ pháp luật, chứ không dựa trên cảm xúc được.
Tương tự, ông Phạm Văn Hòa, Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Tôi cho rằng sau khi xét xử vụ án mà thẩm phán xuống bắt tay với bị cáo thì rất là phản cảm. Việc này chưa từng xảy ra tại một phiên tòa”.
Theo ông Hoà, nếu thẩm phán có tình cảm với bị cáo thì có thể đến thăm tại trại giam để thể hiện. Tuy nhiên, việc này lại diễn ra giữa chốn “công đường” mà thể hiện thái độ niềm nở, thân mật với một bị cáo thì người dân có quyền nghi ngờ về tính công bằng, nghiêm minh, vô tư, khách quan của vụ án.
Ông Đinh La Thăng khai có 2 tiền án
Sáng 14/12, TAND TP.HCM đã xét xử vụ án sai phạm trong dự án cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Trong phần xét hỏi lý lịch, bị cáo Đinh La Thăng khai bản thân ông có 2 tiền án…
Theo báo Dân Việt, trả lời phần xét hỏi lý lịch của Hội đồng xét xử (HĐXX), bị cáo Đinh La Thăng khai nghề nghiệp làm kế toán, sau làm cán bộ quản lý. Ông Thăng khai đã bị khai trừ Đảng, nhưng không nắm rõ bị khai trừ khi nào.
“Tôi học 10/10. Tôi có 2 tiền án. Vụ thứ nhất là vi phạm đầu tư tại ngân hàng OceanBank và vụ chỉ định thầu dự án nhiệt điện Thái Bình 2. Vụ thứ nhất bị xử 18 năm, vụ thứ 2 bị xử 13 năm vì vi phạm quy định đấu thầu”, ông Thăng nói.
Sau đó, Tòa tiếp tục phần xét hỏi lý lịch các bị cáo khác. Được biết, phiên xét xử do thẩm phán Huỳnh Văn Trực (Phó Chánh tòa Hình sự – TAND TP.HCM) làm chủ tọa. Phiên xét xử dự kiến kéo dài đến ngày 25/12.
Cảnh sát giao thông Hà Nội dán thông báo phạt nguội trên kính ôtô
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày mai 15/12, CSGT Hà Nội ra quân đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cuối năm 2020. Theo đó, cảnh sát thay đổi biện pháp xử phạt các ôtô dừng, đỗ trái phép bằng việc dán thông báo phạt nguội trên kính xe.
Theo Phòng CSGT Công an TP Hà Nội, các tổ tuần tra kiểm soát trên đường khi phát hiện ôtô đỗ dừng không đúng nơi quy định, tài xế không có trên xe, cảnh sát sẽ ghi lại hình ảnh và dán thông báo vi phạm trên kính xe, sau đó xác minh chủ phương tiện, gửi thông báo xử phạt nguội.
Trước đây, khi phát hiện xe dừng, đỗ sai quy định, CSGT sẽ cẩu xe về bãi và yêu cầu chủ xe đến trụ sở để xử lý. Ngoài ra đơn vị cũng đã áp dụng việc dán niêm phong và cẩu xe vi phạm, tuy nhiên chưa áp dụng biện pháp ghi hình và gửi giấy mời phạt nguội.
Các phiếu thông báo sẽ có đầy đủ nội dung, thời gian, địa điểm vi phạm kèm xác nhận của lực lượng chức năng và người làm chứng. Quá thời hạn, nếu tài xế không đến giải quyết, CSGT sẽ gửi thông tin tới cơ quan đăng kiểm để cảnh báo.
Phiếu thông báo được cài vào những vị trí chắc chắn như cần gạt nước hoặc dán trực tiếp lên kính ôtô để tránh thất lạc
Tài xế uống rượu, lái ôtô tông sập cửa nhà dân
Zing đưa tin, ngày 14/12, Công an quận Hải Châu (TP Đà Nẵng) phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý vụ tài xế vi phạm nồng độ cồn, lái ôtô tông sập cửa nhà dân.
Theo xác minh ban đầu, khoảng 22h30 hôm qua, ông Nguyễn Trung Tuyên (trú phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng) lái ôtô bán tải biển số Đà Nẵng chạy trên đường Tiểu La.
Khi đến trước địa chỉ 311 Tiểu La, chiếc xe lao thẳng vào căn nhà này, tông sập cửa sắt. Vụ việc khiến tài xế Tuyên bị thương, xe bán tải hư hỏng nặng.
Theo thông tin ban đầu, tài xế Tuyên có nồng độ cồn hơn 0,4 mg/1 lít khí thở. Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt đối với trường hợp này là 30-40 triệu đồng và ông Tuyên có thể bị tước bằng lái 22-24 tháng.