Tối Cao Pháp Viện và Cuộc Chiến Pháp Lý Bầu Cử gian lận 2020
Tổng Tuyển Cử Bầu Tổng Thống Hoa Kỳ năm 2020 đã diễn biến bất thường, không giống những cuộc bầu cử tổng thống theo truyền thống. Trong đó sau khi các Phòng Bầu Phiếu trên toàn quốc đã đóng cửa và đêm kiểm phiếu bắt đầu cho tới khoảng hai giờ sáng ngày hôm sau (giờ Los Angeles, Miền Tây Nam California Hoa Kỳ) thì đã có kết quả thắng thua, được Ủy Ban Bầu Cử Toàn Quốc chính thức công bố. Và theo truyền thống thượng võ tốt đẹp của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, người thua sẽ lập tức lên tiếng chúc mừng người thắng ngay lúc thấy mình không thể thắng mặc dù đếm phiếu chưa xong, và truyền thông báo chí cũng chưa kịp loan báo liên danh nào thắng cử.
Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ tiên khởi thì bầu cử tổng thống và Phó Tổng Thống là đơn danh gián tiếp, có nghĩa là kết quả bầu cử phổ thông ngày 3/11 vừa qua chỉ là lần thứ nhất cử tri toàn quốc đi bầu chọn Đại Cử Tri Đoàn của mỗi tiểu bang trong tổng số 50 tiểu bang hiện có. Phải chờ tới ngày 14 tháng 12 theo hiến pháp quy định, các Đại Cử Tri của mỗi tiểu bang mới đi bầu tổng thống lần thứ hai, căn cứ theo kết quả bầu cử phổ thông bầu phiếu của tiểu bang mình ngày 3/11, các Đại Cử Tri Đoàn của mỗi tiểu bang đã thất cử sẽ không có quyền đi bầu phiếu lần thứ hai theo nguyên tắc “được ăn cả ngã về không”.
Thế nhưng muốn có ngày 14 tháng 12 thì ngày 8 tháng 12 các Đại Cử Tri Đoàn của 50 tiểu bang đều phải hoàn tất việc đếm phiếu, không còn tranh chấp kiện tụng gì nữa thì mới có ngày 14 tháng 12.
Vì thế chỉ còn vài ngày nữa là đã tới ngày 8 tháng 12 mà 8 tiểu bang còn lại là: Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona vẫn chưa giải quyết ổn thỏa tranh chấp thì có lẽ Chính Phủ Liên Bang sẽ phải gửi đơn lên Tòa Liên Bang xin giải quyết trường hợp đó và dĩ nhiên Toàn Liên Bang sẽ phải trình lên Tối Cao Pháp Viện xin giải quyết ngày 14 tháng 12 năm 2020 là ngày đã được quy định trong hiến pháp: “Các Đại Cử Tri tổng thống được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu vào ngày được gọi theo truyền thống là “ngày bầu cử”. Thực tế, đây mới chính là những người sẽ bầu trực tiếp ra Tổng thống và Phó Tổng thống chứ không phải là cử tri. Các Đại Cử Tri tổng thống họp tại các tòa nhà quốc hội tiểu bang của mình (hay tại Đặc Khu Columbia) vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12 và vì thế không phải là một cuộc họp toàn quốc” (Tu Chính Hiến Pháp số 23 năm 1961). Ngày “thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12” năm 2020 là ngày 14 tháng 12. Vì thế diễn tiến Tổng Truyển Cử Bầu Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 sẽ là:
-Ngày 3 tháng 11: Cử tri trên toàn liên bang đi phổ thông bầu phiếu chọn Đại Cử Tri Đoàn trong từng Tiểu Bang.
-Ngày 8 tháng 12: Các Đại Cử Tri Đoàn của 50 Tiểu Bang bầu chọn xong Đại Cử Tri Đoàn và không còn những tranh chấp khiếu kiện gì nữa. Hôm nay 4 tháng 12, chỉ còn 4 ngày nữa là tới ngày 8/12 mà vẫn còn 6 bang chưa đếm xong phiếu nên rất có thể sẽ không có ngày 14 tháng 12 vì thế có lẽ Tối Cao Pháp Viện sẽ phải có quyết định nào đó về ngày 14 tháng 12! Thí dụ di dời nó như đã trình bày ở trên. Chúng ta hãy chờ xem Tối Cao Pháp Viện sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào!
-Ngày 14 tháng 12: Các Đại Cử Tri đi bầu phiếu lần thứ hai để bầu chọn Tổng Thống và Phó Tổng Thống. Các Đại Cử Tri là những người có uy tín, ân nhân của đảng thắng cử nhưng không phải là những viên chức chính quyền đang lãnh lương, được đảng thắng cử tuyển chọn; trước khi đi bầu họ phải viết “Giấy cam kết” sẽ bầu cho Liên Danh thắng cử của đảng họ. Vì thế những Đại Cử Tri bất trung, nổ sảng vì thích được truyền thông loan tin chứ trên thực tế họ không thay đổi được gì vì “Giấy Cam Kết” của họ có giá trị trước tòa hơn tuyên bố bất tín của họ.
Người viết dự đoán rất có thể Tối Cao Pháp Viện sẽ cho di dời ngày 14 tháng 12 tới một ngày khác khi các Tiểu Bang hoàn tất đếm phiếu và không còn tranh chấp thưa kiện như hiện tại nữa! Điều này chưa bao giờ xảy ra trong hiến pháp nhưng khi xảy ra thì 9 Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện có quyền thẩm định di dời ngày 14/12 đó!
-Ngày 23 tháng 12: Đại Cử Tri Đoàn Liên Bang tổng kết Phiếu Đại Cử Tri của 50 Tiểu Bang + 3 Đại Cử Tri của Đặc Khu Washington D.C., và trình kết quả lên Chính Phủ Liên Bang và Thượng Viện Liên Bang.
-Ngày 3 tháng 1 năm 2021: Thượng Viện, có mặt Hạ Viện mới đắc cử (Họp khóa đầu tiên) tuyên bố Liên Danh đắc cử Tổng Thống 2020. Nhưng trên thực tế thì đó chỉ mới là tổng thống tương lai của nước Mỹ, chưa có thực quyền, vẫn chỉ là công dân được bảo vệ an ninh tối đa như Tổng Thống đương nhiệm và được quyền truy cập vào mạng lưới “an ninh tối mật quốc gia” như tổng thống, như các viên chức cao cấp, các dân biểu nghị sỹ chủ tịch và phó chủ tịch các ủy ban an ninh, quốc phòng thượng hạ viện vv… đó cũng là giải đáp thắc mắc cho những ai không hiểu tại sao Kamala Harris, thành viên Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện được quyền truy cập vào mạng lưới an ninh quốc gia mà “tổng thống tự phong Joe Biden” chưa được phép “sờ mó tới”. Cũng trong mục này Tu Chính Hiến Pháp XX Khoản 2 quy định:
“Quốc hội sẽ họp ít nhất mỗi năm một lần và kỳ họp sẽ bắt đầu vào giữa trưa ngày 3 tháng giêng, trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác”.
[Xin lưu ý: Khoản 1: “nhiệm kỳ của các nghị sĩ và Dân Biểu Liên Bang sẽ kết thúc vào đúng trưa của ngày 3 tháng giêng” có nghĩa là 1/3 cựu nghị sỹ mãn nhiệm và 435 Dân Biểu Liên Bang được bầu năm 2018 đã mãn nhiệm. Chỉ còn Thượng Viện với 2/3 số nghị sỹ hiện hữu là còn có thực quyền lúc đó. 435 Dân Biểu mới đắc cử chưa có thực quyền nếu chưa dược Thượng Viện mở khóa họp khai mạc chuẩn thuận. Vậy: “trừ trường hợp họ có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác” tức là Thượng Viện do Cộng Hòa đang nắm đa số “có thể căn cứ vào luật để xác định một ngày khác” thí dụ họ có thể căn cứ vào hiện tình đất nước còn có từ 6 tới 8 Tiểu Bang chưa xác nhận kết quả bầu cử như hiện nay, nên Nghị Sỹ Dân Biểu Liên Bang trong 8 bang đó còn chưa có mặt nên hoãn lại một ngày khác… là chuyện có thể xảy ra theo quyền hạn Tu Chính Hiến Pháp XX Khoản 2 dành cho họ].
-Ngày 20 tháng 1 năm 2021: Tổng Thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức đúng lúc 12 trưa. Và ngay sau khi Tổng Thống đắc cử tuyên thệ xong thì Tổng Thống đương nhiệm lập tức mãn nhiệm và trở thành thường dân, trở thành Cựu Tổng Thống. Nước Mỹ không thể một phút, một giây không có Tổng Thống, vì thế tuy hiến pháp không nói rõ chi tiết nhưng phải hiểu là bao lâu Tổng Thống đắc cử chưa tuyên thệ nhậm chức xong thì Tổng Thống đương nhiệm chưa mãn nhiệm. Vì thế, ngay sau lời tuyên thệ của Tổng Thống đắc cử chấm dứt, Tổng Thống đắc cử mới có thực quyền Tổng Thống và Tổng Thống đương nhiệm sẽ lập tức mất hết quyền lực tổng thống và trở thành công dân, thành cựu Tổng Thống (Hiến pháp không quy định lễ bàn giao giữ người cũ với người mới!).
Vậy người viết xin phép lạm bàn “phỏng đoán”, chỉ phỏng đoán thôi, xem Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ sẽ nghị án cuộc chiến pháp lý mà Tổng Thống Donald Trump đã chính thức khởi kiện ngày thứ hai 9 tháng 11 năm 2020 sẽ được nghị án và xét xử như thế nào?
Trước hết Tổng Thống Donald Trump qua các luật sư sẽ phải khởi kiện từ các Tòa Án cấp Quận Hạt, Tiểu Bang mà Tổng Thống nghi là có gian lận bầu cử. Các tòa án này tùy theo chánh án là bảo thủ (bảo hiến) hay cấp tiến sẽ phán quyết vụ kiện là thua hay thắng. Nhưng điều đó không quan trọng vì bên thua sẽ có quyền kháng án lên tòa cấp cao hơn và cứ như thế cho tới khi vụ án lên tới Tối Cao Pháp Viện thì bên thua mới thúc thủ, không còn chỗ kháng án nữa!
Tối Cao Pháp Viện sẽ phán quyết theo hiến pháp:
1-Tám (8) Tiểu Bang: Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona cho ngưng đếm phiếu giữa chừng là vi hiến vì đã không áp dụng đúng luật lệ bầu cử của Liên Bang là phải đếm xong phiếu và phải tuyên bố kết quả bầu cử như 42 Tiểu Bang khác đã làm trong bầu cử 2020.
2-Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Wisconsin đã tự ý cho phép ngành hành pháp Tiểu bang gia hạn tuyên bố kết quả bầu cử sau 3 ngày; và tương tự như thế Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Pennsylvania đã cho phép hoãn 6 ngày là vi hiến! Vì Tối Cao Pháp Viện đã dành quyền cho Quốc Hội Liên Bang và Chính Phủ Liên Bang quán xuyến ban hành luật lệ bầu cử chứ không trao quyền đó cho các Tiểu Bang. Vì thế Tối Cao Pháp Viện các Tiểu Bang không có quyền nới rộng “luật lệ bầu cử của Liên Bang”. Nới rộng là vi hiến!
3-Theo Luật Lệ Bầu Cử Liên Bang hàng năm vẫn cho phép những ai muốn bầu phiếu gián tiếp bằng thư phải xin được quyền bầu phiếu vắng mặt. Và trong bì thư gửi phiếu bầu khiếm diện cho người nhận có ghi các chi tiết hướng dẫn rõ ràng từng mục, có chữ ký tuyên thệ dưới mẫu phiếu bầu. Và chữ ký, địa chỉ trên bì thư gửi bưu điện, cùng ngày trễ nhất phải gửi.
Năm nay (2020) đảng Dân Chủ vin vào giãn cách xã hội do cúm Vũ Hán gây ra nên muốn cho người dân trong các tiểu bang thống thuộc của họ bầu phiếu bằng thư thì lẽ ra Chủ Tịch hạ Viện Nancy Pelosi phải biểu quyết Dự Thảo Luật Bầu Phiếu Bằng Thư rồi trình lên Thượng Viện biểu quyết, rồi chuyển tới văn phòng Tổng Thống ký thành luật mới hợp hiến!
Đàng này đảng Dân Chủ tự biên tự diễn: In phiếu, phát phiếu khiếm diện tràn làn; có cử tri nhận được hàng chục lá phiếu, đi bầu nhiều lần; hơn 21 ngàn người chết tại Pennsylvania cũng nhận được phiếu bầu và đã phải đội mồ chỗi dậy đi bầu cho Joe Biden; chó mèo trong Quận Hạt Bầu Cử cũng có địa chỉ, có phiếu bầu cho Joe Biden-Kamala Harris; Có quận hạt bầu cử đang đếm phiếu thì vỡ ống nước, mọi nhân viên bị đuổi về nhà, còn lại 9 nhân viên Dân Chủ nòng cốt ở lại làm trò gian lận tráo đổi phiếu bầu bằng hệ thống Dominion đếm phiếu, scan phiếu gian lận phi pháp tới sáng hôm sau thì phiếu bầu của Trump đang vượt trội hơn Joe Biden mấy trăm ngàn phiếu bỗng nhiên đã đảo ngược thành Joe Biden hơn Donald Trump mấy chục ngàn phiếu và đã thắng cử, bể ống nước ngoài sân vườn thì có liên quan gì tới đếm phiếu trong phòng phiếu?! Quan sát viên đối lập, trung lập và cả Dân Chủ lương thiện phải đứng xa 20 feet thì quan sát thấy gì khi so sánh chữ ký trên tờ phiếu? Cửa kiếng phòng đếm phiếu bị nhân viên Dân Chủ trắng trợn lấy tấm bìa cứng giấy trắng bọc kín lại như ổ điếm, không cho quan sát viên nhìn vào; dùng các hệ thống máy đếm phiếu, scan phiếu Dominion gian lận, tráo đổi phiếu tinh vi đến mức nếu không phải là chuyên viên cũng khó phát hiện vv…
Liên Bang có 50 Tiểu Bang thì đã có 42 Tiểu Bang đếm phiếu xong, kể cả Tiểu Bang California Dân Chủ có hơn 37 triệu dân và Tiểu Bang Texas Cộng Hòa có hơn 25 triệu dân mà họ cũng đã đếm phiếu xong và có kết quả đếm phiếu. Tại sao 8 Tiểu Bang còn lại là Nevada, Wisconsin, Michigan, Alaska, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Arizona chỉ có số dân cao nhất là 12 triệu, rồi tới 9 triệu, 5 triệu, 2 triệu, thậm chí Tiểu Bang Alaska chỉ có 683 ngàn 478 người dân trong một quận hạt bầu cử mà vẫn chưa đếm xong phiếu vì lý do gì?! Xin xem sơ đồ dẫn chứng dưới đây:
Tiểu Bang | Phiếu Đại Cử Tri | Dân Số | Dân Số Mỗi Hạt Bầu Cử | Ghi chú |
California (DC) | 55 | 37,253,956 | 677,345 | Đếm xong phiếu |
Texas (CH) | 38 | 25,145,561 | 661,725 | Đếm xong phiếu |
8 Tiểu Bang | Chưa đếm | Xong phiếu: | ||
1-Nevada | 6 | 2,700,551 | 675,137 | Chưa đếm xong |
2-Wisconsin | 5,686,986 | 568,699 | Chưa đếm xong | |
3-Michigan | 16 | 9,883,640 | 617,728 | Chưa đếm xong |
4-Alaska | 1 | 683.478 | Chưa đếm xong | |
5-Pennsylvania | 20 | 12,702,379 | 635,119 | Chưa đếm xong |
6-North Carolina | 15 | 9,535,483 | 635,699 | Chưa đếm xong |
7-Georgia | 16 | 9,687,653 | 605,478 | Chưa đếm xong |
8-Arizona | 11 | 6,392,017 | 581,092 | Chưa đếm xong |
85 |
85 = 16 nghĩ sỹ + 69 Dân Biểu Liên Bang
Trong khi 8 Tiểu bang đó Liên Danh Ứng Cử Cộng Hòa Donald Trump-Mike Pence đã hơn Liên Danh Ứng Cử Dân Chủ Joe Biden-Kamala Harris hàng mấy trăm ngàn phiếu và vẫn còn đang màu hồng có lợi cho Cộng Hòa, nếu lương thiện thì những bộ phận đếm phiếu của đảng Dân Chủ thiên tả đó đã phải công bố Liên Danh Ứng Cử Cộng Hòa Donald Trump-Mike Pence đã thắng 270 Phiếu Đại Cử Tri! Và nếu đếm tiếp thì sẽ thấy số Phiếu Đại Cử Tri của Donald Trump lên tới 290 hoặc hơn 300 nữa! Vì thế, nếu không vì gian lận có hệ thống thì tại sao cùng một lúc cả 8 Tiểu Bang đều ngưng đếm phiếu? Giống như cả 8 Tiểu Bang cùng bị tắt điện cùng một một lúc nên các hệ thống máy đếm phiếu Dominion mới ngưng cùng lúc như vậy!
Ngày 29 tháng 11: Tổng Thống Brazil Bolsonaro vẫn chưa nhìn nhận ông Joe Biden là Tổng Thống đắc cử theo hiến pháp và luật lệ bầu cử Hoa Kỳ và còn tuyên bố theo ông nhận định thì hệ thống Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 có rất nhiều gian lận cần phải được làm sáng tỏ.
Ngày 30 tháng 11 và những ngày kế tiếp, Đoàn luật sư của Tổng Thống Donald Trump gồm hàng trăm luật sư thượng thặng đứng đầu là Rudy Giuliani, Jenna Ellis, Gay Sekulow và Nhóm luật sư độc lập “We The People” gồm các luật sư danh tiếng Sidney Powell, Lin Wood, Michael Flynn đã mở các cuộc thuyết trình tại các Tiểu Bang đang có tranh chấp và đã nêu ra rất nhiều nhân chứng có tuyên thệ hết sức quý giá chứng minh bầu cử gian lận làm chấn động nước Mỹ và cả thế giới nhưng giới truyền thông thiên tả thổ tả vẫn cố tình làm ngơ, không hề loan báo tin tức cho dân chúng Mỹ và thế giới biết.
Một nhân chứng đã quay phim được cảnh Dân Chủ thiên tả lấy 4 vali chứa phiếu bất hợp pháp dấu dưới gầm bàn có phủ khăn bàn màu đen trùm kín trong phòng đếm phiếu đem ra đếm phiếu cho Joe Biden. Một nhà toán học gốc Ấn có nhiều bằng tiến sỹ giải thích khi ông dùng những con số toán học do hệ thống máy Dominion đếm phiếu thì ông thấy có những con số thập phân ½ phiếu, 2/3 phiếu thay vì nó phải là con số nguyên 1, 2, 3, 4 phiếu giống như con người thì phải là số nguyên 1, 2, 3, 4 người chứ không thể là 1/3 người hay 2/3 người được. Từ đó ông theo dõi và chứng minh được rằng: cứ một tờ phiếu có tên Donald Trump cho vào máy Dominion thì Donald Trump chỉ được 2/3 phiếu chứ không được tính chẵn là 1 phiếu. Ngược lại nếu là phiếu bầu có tên Joe Biden thì máy Dominion tính cho Joe Biden 1 phiếu + 1/3 phiếu nữa. Như vậy có nghĩa nếu 100 phiếu bầu cho Donald Trump thì máy đếm phiếu Dominion chỉ tính cho Donald Trump có 66,66 phiếu trong khi nếu 100 phiếu bầu có tên Joe Biden thì máy Dominion sẽ tính cho Joe Biden là 100 phiếu và cộng thêm cho Joe Biden 33,33 phiếu nữa!
Như vậy nếu nhân con số 100 phiếu này với 80 triệu phiếu bầu gian lận cho Joe Biden thì Joe Biden thắng cử là cái chắc! Nhưng thắng vì cái dàn máy Dominion thiên tả thổ tả gian lận, tráo đổi phiếu bất lương quỷ quái này đã được điều khiển từ máy chủ (máy mẹ) bởi những con người thiên tả thổ tả “bất lương không còn tính người” ở tận Frankfurt nước Đức -bên ngoài nước Mỹ- mà Rudy Giuliani và Sidney Powell tuyên bố là “đã tóm được nó”! Những ai nghi ngờ không tin thì hãy tự hỏi tại sao nước Đức cho tới bây giờ vẫn không lên tiếng phủ nhận tin đó!
Tổng Thống Donald Trump trong bài diễn văn dài 46 phút mà ông cho là quan trọng nhất trong các diễn văn từ trước tới nay đã tóm tắt và vạch trần hết những mưu mô mánh khóe gian lận bầu cử của các lãnh đạo chóp bu đảng Dân Chủ và khẳng quyết ông sẽ chiến đấu với cuộc chiến pháp lý gian lận bầu cử tới cùng để bảo vệ hiến pháp, đảm bảo bầu cử công bằng chân thật!
Nói tới chân thật, người viết nhớ lại thánh kinh, Đức Giê-su đã nói với quan trấn thủ La Mã Philatô: “Tôi đến thế gian là để làm chứng cho chân lý, ai yêu mến chân lý thì nghe tiếng tôi”. Như thế có nghĩa những ai không yêu mến chân lý thì không thể nghe tiếng chân lý của Ngài được! Đức Chúa Giêsu còn nói với các môn đồ: “Sự thật sẽ giải phóng các con”. Và chúng ta cùng hy vọng “sự thật” sẽ giải phóng nước Mỹ khỏi cuộc chiến pháp lý bầu cử gian lận 2020 làm ô nhục nước Mỹ tại Tối Cao Pháp Viện!
Hiến Pháp quy định: “Chính Quyền mà Hiến pháp thành lập là một Chính Phủ Liên Bang. Những quyền được nêu ra và được trao cho Chính Phủ Liên Bang, còn các quyền không nêu ra được giữ lại cho các bang và người dân của các bang đó”. Điều này được ghi rõ trong Tu chính Hiến Pháp thứ 10. Chính vì thế mà Hiến Pháp Hoa Kỳ đã trao cho Chính Phủ Liên Bang và Quốc Hội Liên Bang quyền ban hành luật lệ bầu cử. Vì thế những gì hiến pháp đã minh thị ban quyền cho Chính Phủ Liên Bang thì luật lệ các Tiểu Bang không được xâm phạm tới! Xâm phạm tới là vi hiến, trong trường hợp này chính quyền 2 Tiểu Bang Wisconsin và Pennsylvania có thể vô tội vì họ làm theo hiến pháp của họ nhưng 6 chính quyền còn lại đã tự ý ngưng đếm phiếu, có thể sẽ bị truy cứu hình sự, bị tù tội.
Nguyễn Xuân Tùng