Thư Cho Con: Tội Ác Việt Cộng Trước Miệng Lò Nguyễn Phú Trọng Từ Nguyễn Đức Chung Đến Nguyễn Văn Bình – Giáo Già

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thư Cho Con: Tội Ác Việt Cộng Trước Miệng Lò Nguyễn Phú Trọng Từ Nguyễn Đức Chung Đến Nguyễn Văn Bình –  Giáo Già

Ngày 4 tháng 12 năm 2020

Tin được đài RFA phổ biến ngày 03-12-2020 cho biết: “Ông Nguyễn Đức Chung bị đề nghị khai trừ đảng; sức khoẻ bình thường”. Thông tin trên được truyền thông nhà nước Việt Nam loan, cùng ngày nói rằng: “Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam tại cuộc họp chiều 3/12 đã ra thông báo đề nghị Bộ Chính trị xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi đảng”.

Trước đó, trong ngày 2/12, tại cuộc họp báo chính phủ thường kỳ, Tướng Tô Ân Xô [xem hình], chánh văn phòng Bộ Công an cho truyền thông nhà nước VN biết tình hình sức khoẻ của ông Nguyễn Đức Chung hiện không có gì đặc biệt hay bệnh gì nghiêm trọng. Ông Tô Ân Xô cho biết thêm là đến ngày 11-12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử kín ông Chung và các đồng phạm trong vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước“. Còn 2 vụ án khác về buôn lậu, trốn thuế tại Công ty Nhật Cường và vụ mua độc quyền hóa chất Redoxy-3C cơ quan điều tra đang tiếp tục thu thập, điều tra thông tin, chứng cứ.

Ngoài ra, đài BBC cũng cho biết “Hôm 03/12/2020, một bản tin trên trang Báo điện tử của đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin cho hay tại một phiên họp của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, do Chủ nhiệm cơ quan quyền lực này, ông Trần Cẩm Tú, chủ trì trong hai ngày 01 và 02/12 tại Hà Nội, Ủy ban đã xem xét các hành vi sai phạm của ông Nguyễn Đức Chung”.

Theo đó:

Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy: ông Nguyễn Đức Chung đã vi phạm rất nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về bảo vệ bí mật nhà nước, vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân.

“Căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật đảng viên, UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.” [GG in đậm]

Tin của đài BBC cũng cho biết thêm: “Cựu Chủ tịch Hà Nội và ba đồng phạm sắp ra tòa về tội ‘chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước’.” Ra tòa cùng với ông Nguyễn Đức Chung còn có một cán bộ công an và hai người làm việc gần gũi với ông tại UBND Tp Hà Nội. Quyết định của tòa Hà Nội được đưa ra chưa đầy một tuần kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì một phiên họp với nội dung hối thúc điều tra và xét xử sơ thẩm các vụ án lớn và các vụ được “dư luận và quần chúng quan tâm“. Hiện chưa rõ vì sao có quyết định “xử kín” vụ án này và dường như đây là vụ chưa có tiền lệ liên quan tới giới chức cao cấp.

Báo chí Việt Nam đang tận tình khai thác Kết luận Điều tra (KLĐT) vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” mà theo đó, ông Nguyễn Đức Chung (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội) được xác định là chủ mưu, cầm đầu, nhà nước vi phạm như vậy.

Ngày tổ chức phiên xử 11/12/2020 cũng vừa đúng 4 tháng kể từ khi ông Chung bị đình chỉ công tác (11/08/2020), đình chỉ sinh hoạt Đảng, và chưa hết hạn tạm giam 4 tháng.

Theo KLĐT, sau khi công an Việt Nam khởi tố – tiến hành điều tra ba vụ án: “Buôn lậu -Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến Công ty Nhật Cường (sẽ gọi tắt là vụ án Nhật Cường), ông Chung đã móc nối với ông Phạm Quang Dũng – sĩ quan thuộc Cục Cảnh sát kinh tế của Bộ Công an – để thu thập thông tin liên quan đến tiến trình điều tra. Không những bí mật cung cấp thông tin điều tra, ông Dũng còn chụp trộm các văn bản liên quan đến vụ án Nhật Cường gửi cho ông Chung. Những văn bản này được xác định là tài liệu bí mật nhà nước… [Xem phụ đính 1].

KLĐT cho biết, ông Chung tiếp cận rồi cậy nhờ ông Dũng thông qua sự giới thiệu và sắp xếp của ông Phan Huy Lệ. Sau khi thu thập, cung cấp tài liệu bí mật nhà nước cho ông Chung, ông Dũng tự thú với các… đồng nghiệp, nộp lại cả tiền đã nhận từ ông Chung (10.000 Mỹ kim) lẫn các file ghi âm cuộc trò chuyện giữa cả hai…

Khi khai thác KLĐT, trừ Nhà Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài -VAFIE), đa số cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam bỏ qua tình tiết liên quan đến ông Phan Huy Lệ – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hà Thành Group – nhân vật môi giới cho ông Chung và ông Dũng… Đây là một công ty nhưng có dáng dấp một tập đoàn tư nhân, với nhiều doanh nghiệp thành viên có phạm vi hoạt động rất rộng: Từ sản xuất xi măng, khai thác thủy điện, đến xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, khách sạn, thiết bị ngân hàng, vận tải hành khách…

Cũng được biết thêm là: Từ thị xã Bỉm Sơn ở Thanh Hoá, Hà Thành Group mở rộng sự nghiệp bán sỉ máy móc, thiết bị và phụ tùng, sang khai thác thủy điện Thành Sơn (Quan Hóa, Thanh Hóa), rồi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu lao động, sau đó trở thành chủ đầu tư Khu Đô thị – Thương mại – Dịch vụ tổng hợp ở Diễn Châu (Nghệ An) – dở sống, dở chết suốt từ 2011 đến nay (2)… Tuy nhiên đáng chú ý nhất là Hà Thành Group chuyên thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hoá.

Tại Hà Nội là Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng, Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và xây dựng Thikeko, Công ty Cổ phần Xây dựng – Dịch vụ và Hợp tác lao động. Ở Nghệ An là Công ty Cổ phần Thuỷ điện TLT, Công ty Cổ phần Xi măng và Vật liệu Xây dựng Cầu Đường… Nhà Đầu tư ví thâu tóm các DNNN được cổ phần hóa là… “khẩu vị chính” của ông Phan Huy Lệ và theo mô tả, dường như ông Lệ mặn mà với món… cổ phần hóa là vì có đất đính kèm. Chẳng hạn giá trị của Thikeco chỉ mười tỉ nhưng sở hữu Thikeko đồng nghĩa với sở hữu 7.000 m2 đất ở đường Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Trong quá khứ, Hà Thành Group từng là đối tác của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong Dự án Khách sạn Thương mại Sài Gòn ở Hà Nội.

Tới đây, không thể không nói tới con đường tiến thân của Nguyễn Đức Chung.

Theo nhiều tài liệu được phổ biến trên các trang mạng điện tử thì Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông được phong hàm Thiếu tướng tháng 7/2013. Ông là Tiến sĩ Luật, Cử nhân Học viện Cảnh sát nhân dân chuyên ngành Điều tra tội phạm, Cử nhân ĐH Thương mại Hà Nội ngành Quản trị kinh doanh, điều tra viên cao cấp. Ông là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội, đại biểu QH khóa XIII, ủy viên UB Tư pháp QH. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Hà Nội tháng 9/2012, khi đang mang quân hàm Đại tá. Trước đó, ông giữ chức quyền Giám đốc Công an Hà Nội.

Ông Chung từng nhiều năm làm công tác điều tra hình sự, lần lượt giữ các chức vụ Phó phòng, rồi Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự, Phó giám đốc Công an TP, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội. Ông từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi 37 tuổi (năm 2004). Ảnh: Zing.

Từ 7/2013, ông được thăng cấp hàm Thiếu tướng [xem hình]. Tại Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội khóa 16 nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông được bầu làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông Nguyễn Đức Chung giữ chức chủ tịch UBND TP Hà Nội từ ngày 4-12-2015 đến ngày bị bắt.

Trước đó, ngày 16-7, thiếu tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, cho biết cơ quan an ninh điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” liên quan đến thành viên tổ thư ký, tài xế của chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung.

Đến ngày 11/8, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định 1223/QĐ-TTg tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông này trong một số vụ án theo quy định của pháp luật. Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng cao ông sẽ bị cho vào lò. Hiếm có một nhân vật nào gây nhiều tranh cãi như ông Chung trong chốn quan trường Việt Nam hiện tại.

Nhiều người đã lôi chuyện công ty sân trước sân sau, từ công ty tin học Nhật Cường đến nhà máy nước sông Đuống để hài tội ông. Trong thời gian này năm ngoái, chính ông Chung, trước báo giới, đã công khai cáo buộc cụ Kình ‘lợi dụng khiếu nại để trục lợi’. Đã thế, ông còn yêu cầu các cơ quan báo chí ‘vạch trần âm mưu này’, khác gì là chuẩn bị dư luận để chính quyền sau đó mạnh tay với Đồng Tâm. Bởi vậy, có thể không chỉ một mình ông Chung phải chịu trách nhiệm cho những gì xảy ra ở Đồng Tâm, ông không hề vô can

Sẽ coi như thiếu sót nếu không đề cập đến những thế lực muốn hạ bệ Nguyễn Đức Chung, vì những gì đã và đang diễn ra trên chính trường cho thấy rằng, ít nhất có 3 thế lực muốn triệt hạ Chung con trước thềm đại hội 13.

1.Thứ nhất: Chính cái kết quả bỏ phiếu tín nhiệm mà Chung con được phiếu cao và tham vọng vào BCT thay Tô Lâm đã làm hại anh ta. Nên biết rằng, thế lực phe Nghệ Tĩnh tại TƯ lần này đang rất mạnh (Hà Tĩnh có 16 vị, Nghệ An 13 vị), lại được sự hậu thuẫn của “Thái Thượng Hoàng” Tư “sâu” vốn gốc Đức Thọ-Hà Tĩnh, chưa nói đến “thầy dùi” Hồ Mẫu Ngoạt luôn cặp kè bên Tổng BT với vai trò trợ lý và Nguyễn Đắc Vinh mới về làm Phó Chánh văn phòng TƯ v.v… muốn đưa Phan Đình Trạc, đương kim Trưởng Ban Nội chính TƯ, vào BCT thay Tô Lâm.

2.Thứ 2: “Ân oán giang hồ” giữa Chung con và Thứ trưởng BCA, Thiếu tướng Nguyễn Duy Ngọc. Khi ông Ngọc còn làm phó cho Chung con tại CA Hà Nội, 2 người này đã không ưa nhau. Khi ông Ngọc về Bộ CA, và có tin sẽ được bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công an, đã có đơn tố cáo, quy trách nhiệm Nguyễn Duy Ngọc trong vụ Trần Bắc Hà chết tại trại giam 771-Bộ Quốc Phòng. Trớ trêu là Tướng Ngọc lại được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng, phụ trách điều tra vụ Nhật Cường, thì “trận chiến”giữa 2 người đạt đỉnh điểm.

Đầu năm 2020, một đơn tố cáo Chung con với khối tài sản “khủng” của gia đình, do vợ đứng sổ đỏ làm chủ 10 căn hộ cao cấp ở Riverside do Vingroup xây.

  • Chuỗi hệ thống siêu thị Minh Hoa cung cấp cây xanh cho Hà Nội, móc nối làm ăn với công ty Nhật Cường;
  • Gia đình Nguyễn Đức Chung đầu tư 258 tỷ đồng xây cao ốc 16 tầng trên khu đất 966 m2;
  • Chung con mua nhà cho con du học ở Mỹ;
  • Chung con nhờ VPBank chuyển 150 triệu đô la ra nước ngoài tháng 7 và tháng 8/2018 v.v…

Không nói thì ai cũng biết nguồn gốc tố cáo này từ đâu ra. Nếu Chung con vào BCT và thay Tô Lâm là điều không hay cho tướng Ngọc. Lúc này thì Tô Lâm buộc phải đứng về phe tướng Ngọc, vì Tô Lâm muốn lên thay Phạm Minh Chính làm Trưởng ban TCTƯ, để Chính làm Thường trực BBT thay Trần Quốc Vượng, sẽ lên TBT.

3.Thứ 3: là ghế Chủ tịch Hà Nội.

Ngoài 2 thế lực là Bộ CA (tướng Ngọc) và phe Nghệ Tĩnh ra, thì còn một số kẻ đang rất thèm chức Chủ tịch Hà Nội. Đó là những Ủy viên TƯ, đang là cấp phó và trong độ tuổi cơ cấu của các ban thế lực, vì lý do nào đó phải về đây, chủ yếu là “ngồi chơi xơi nước” và điếu đóm cho xếp. Nay đang dài cổ như tằm chờ dâu, chờ cơ hội được thoát cảnh lòn lụy, như: Ủy ban Kiểm tra TƯ có Mai Trực và Nguyễn Thanh Sơn. Ban Tổ chức TƯ có Nguyễn Quang Dương. Ban Tuyên giáo TƯ giáo có Nguyễn Hồng Diên. Ban Nội chính TƯ có Trần Quốc Cường, hàm Thiếu tướng. Ban Kinh tế TƯ có Trần Sỹ Thanh (Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), rất nhiều tiền).

Trong những nhân vật trên, Nguyễn Hồng Diên là đáng chú ý nhất. Từ Bí thư Thái Bình (bảo kê cho Đường Nhuệ) mới lên, Diên được đánh giá là kẻ nịnh thối nhất trong các kẻ nịnh thối. Diên đã phun ra những câu sặc mùi cống rãnh như sau: “Đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc. Đồng chí là trung tâm đoàn kết của Ban chấp hành TƯ để lãnh đạo tập thể Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quyết định nhiều vấn đề chỉ đạo điều hành của đất nước nên chúng ta đã gặt hái được những thành quả như vậy”.

Những đối tượng này “thèm rỏ dãi” chức Chủ tịch Hà Nội, tuy họ không có những cú đánh trực tiếp với Chung con, nhưng là “góp gió,” góp phần thổi bùng ngọn lửa đánh Chung con rớt đài để hy vọng ngồi vào ghế thay Chung con.

Tóm lại, “ghế thì ít đít thì nhiều, cho nên đấu đá là điều tất nhiên”.

Một điểm nữa là: Bệ đỡ của Chung con leo lên những nấc thang danh vọng là Lê Hồng Anh mà Chung con nhận làm con nuôi thì “hết thiêng”. Người thứ 2 là Trần Đại Quang thì đã thành người thiên cổ. Do đó khi bị đánh hội đồng thì Chung con chới với, chẳng biết dựa vào đâu nữa.

Việc Chung con bị lột sạch hết mọi chức vụ trong đảng và chính quyền, chứng tỏ họ muốn “đánh rắn phải đánh dập đầu” để trừ hậu họa. Nó chứng tỏ mối thâm thù đối với Chung con sâu sắc như thế nào.

Chưa biết lúc nào thì cái “lò Nguyễn Phú Trọng” sẽ đốt Nguyễn Đức Chung, cũng như cái lò này sẽ đốt cháy Nguyễn Văn Bình như thế nào.

“Truyền thông trong nước hôm 2/11 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Văn Bình, đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, bị đề nghị kỷ luật trong Phiên họp 49 của Uỷ ban Kiểm tra TƯ. Việc kỷ luật bất kỳ quan chức cấp cao nào cũng đều thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt đối với trường hợp này là “sự kiện”.

Từ Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Phó Giáo sư Phạm Quý Thọ bình luận:

“Giới am hiểu tình hình cho rằng đáng lẽ “sự kiện” này phải diễn ra từ lâu, từ đầu nhiệm kỳ 12, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục kéo dài thêm. Ngành ngân hàng có “vai trò” tiêu cực làm bất ổn kinh tế vĩ mô từ nhiệm kỳ trước, khi đó ông Bình là Thống đốc. Ngoài ra, sự đồn đoán rằng ông là “cánh tay phải” của nguyên thủ tướng Dũng, người đã đứng đầu Chính phủ điều hành nền kinh tế với chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Hậu quả đến nay vẫn còn rất nặng nề.”

Từ Berlin, CHLB Đức, nhà văn Võ Thị Hảo nêu quan điểm:

“Tôi nghĩ và đặt câu hỏi thế này: chỉ thi hành kỷ luật thôi ư?! Nếu việc đề nghị kỷ luật này là đúng như ban Kiểm tra của đảng CSVN nói, thì Việt Nam đúng là thiên đường của những người có chức, có quyền.

“Nếu đúng như những thông tin đã nêu trên truyền thông Việt Nam thì vị Ủy viên Bộ Chính trị này và nhiều vị quan chức khác đã mắc những sai phạm nghiêm trọng, và như thế họ có thể đáng bị đứng trước vành móng ngựa từ nhiều năm trước đây rồi, cũng như thậm chí phải bị buộc dùng tài sản riêng để khắc phục hậu quả là những thiệt hại khủng khiếp mà họ và những người liên quan đã gây ra cho nền kinh tế, nhân dân và đất nước này.”

Từ Hà Nội, nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá An ninh Bộ Công an Việt Nam, nói:

“Mấy ngày trước khi có thông báo chính thức, tôi cũng đã thấy tin đưa bóng gió trên mạng về khả năng ông Nguyễn Văn Bình bị kỷ luật, gặp người quen nói chuyện, cũng nghe tương tự.

“Trong thời gian gần đây, có những phỏng đoán ông có thể là ứng viên tiềm năng cho vị trí Thủ tướng chính phủ sau Đại hội 13 của ĐCSVN. Về bề nổi thì có vẻ có lý, song suốt trong nhiều năm, dư luận không khỏi có những dấu hỏi không có lợi về ông ấy liên quan kinh tế, trách nhiệm với những rối loạn, thiệt hại ghê gớm trong hệ thống ngân hàng. Để một thời gian dài mới có được kết quả như trong Thông báo của Ủy ban kiểm tra trung ương như vậy thì hơi lạ.”

Điều gì chờ đợi ông Ủy viên Bộ Chính trị và Trưởng Ban Kinh tế này ư? Thật khó đoán biết. Pháp luật Việt Nam do đảng Cộng sản nắm giữ sẽ xử lý theo ý muốn của phe thắng thế trong đảng và cái giá tiền mà kẻ đang bị đưa ra xử lý sẵn sàng chi trả để mua sự an toàn của mình. Làm Thanh tra rồi Thống đốc Ngân hàng trong nhiều năm, với những vụ đại án gây phương hại đến nền kinh tế nếu được đánh giá đúng và đầy đủ mức độ thiệt hại, có vẻ tài sản của một quan chức nắm giữ chiếc ghế Thống đốc ngân hàng phải nặng đến cỡ nào?!

Một bài viết của Ngàn Hương (Danlambao) nói rằng “Việc Bình ruồi (hay Bình tẩy, tức Nguyễn Văn Bình) bị kỷ luật thì không làm ai ngạc nhiên. Vì lẽ ra NVB phải bị vào lò trước Đinh La Thăng mới đúng. Những sai phạm của Bình là từ lúc còn làm Thống đốc NHNH là chất cao như núi. Đến nỗi ông Trần Đại Quang lúc còn là Bộ trưởng CA đã nói, tội của thằng Bình xử bắn 5 lần vẫn chưa hết tội. Thế mà “sự tài tình và sáng suốt” của đảng đã để cho “con lạc đà chui qua lỗ kim”. Chẳng những NVB không bị kỷ luật, mà còn ung dung ngồi vào ghế BCT và giữ chức Trưởng ban Kinh tế TƯ. Và đến nay, khi đã gần hết nhiệm kỳ, thì Bình mới bị… lên thớt.”

Còn nhớtrước thềm ĐH11, khi NVB còn làm Phó Thống đốc NHNN, Bình không có tên trong danh sách nhân sự của Đại hội 11. Thế nhưng chỉ sau một đêm, Ba X [tức cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng], “bằng các biện pháp nghiệp vụ”, đã đưa NVB vào danh sách để bầu và trúng vào BCHTƯ, để sau đó Bình giữ chức Thống đốc NHNN.

Vụ án Vinashin là vụ án kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước ta. Hàng loạt quan chức đã phải tra tay vào còng. Lẽ ra người phải chịu trách nhiệm chính phải là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng lúc đó thế lực của Ba X còn rất mạnh, ông Trọng dù muốn kỷ luật Ba X mà cũng chịu thua. Đến nỗi tại phiên bế mạc HNTƯ 6 đầu tháng 10/2012, trong diễn văn bế mạc, ông Trọng đã phải khóc nếu máo, vì “BCHTƯ không kỷ luật một đồng chí UVBCT”.

Con số thất thoát của Vinashin không phải là 4 tỷ, mà là khoảng 6 tỷ USD. Nhưng NVB đã ép các ngân hàng phải khoanh nợ rồi xóa nợ cho Vinashin, với lời hăm dọa rằng, các anh mà không xóa nợ cho họ thì không sống nổi với tôi đâu. Và hơn 10 ngân hàng đã phải ngậm đắng nuốt cay, xóa nợ cho Vinashin hơn 20 ngàn tỷ. Trong đó có 3 ngân hàng đi đến khánh kiệt, cuối cùng bị bắt buộc NHNN mua lại với giá 0 đồng để “tái cơ cấu”. Đó là các Ngân hàng Xây dựng (VNCB); Ngân hàng Đại Dương (OceanBank); và Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).

Hai là vụ Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank) của ‘công chúa’ Nguyễn Thanh Phượng, con gái Ba X, với vốn điều lệ là 3000 tỷ VND.

Có người hỏi rằng, Nguyễn Thanh Phượng lấy tiền đâu cả ngàn tỷ mà đầu tư vào ngân hàng này. Một số kẻ cho rằng, chồng Phượng là Nguyễn Bảo Hoàng, Việt kiều Mỹ, mang tiền về đầu tư. Nhưng việc đưa gần nửa tỷ đô từ Mỹ về VN đâu phải chuyện đơn giản, cá nhân không thể làm được. Để cho Nguyễn Thanh Phượng có ngân hàng này, NVB đã ép các bồ già như Trần Bắc Hà, Nguyễn Đức Kiên (Kiên đầu bạc) và Phạm Huy Hùng rót tiền vào, sau đó NVB và Ba X đã “linh động giải quyết” cho những ngân hàng này bằng cách định giá một số tài sản công cho họ được mua lại với giá rẻ như bèo.

Sợ thấp phiếu trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ, vào tháng 5/2013, NVB bắt các ngân hàng các cấp, kể cả ngân hàng tư nhân, đóng góp cả ngàn tỷ, với lý do lo cho cái gọi là “an sinh xã hội”, để lo lót cho các lãnh đạo các tỉnh, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ. Với tội trạng tày trời, nhưng nhờ có lo lót, NVB chỉ số phiếu tín nhiệm trung bình 3 loại là 56,63%, quá bán. Nếu không có “đồng tiền đi trước” thì NVB nguy lúc đó rồi.

Về lý do NVB “sống sót” cho đến hôm nay, người ta nhắc đến câu nói nổi tiếng của ông Trọng là “Đánh chuột đừng làm vỡ bình”. Phải chăng câu nói này ẩn ý là NVB đã được bảo kê?

Một điều lạ là án đã treo trên đầu Bình ruồi, vậy mà Đảng lại cử ông này vào mấy tỉnh Tây Nguyên để chỉ đạo đại hội Đảng và chém gió tưng bừng.

Vậy việc NVB bị kỷ luật nói lên điều gì?

  1. Một là nó cho thấy, bất kể quan chức nào trong bộ máy cầm quyền, từ UVBCT cho đến BCHTƯ, đều có thể vào lò bất cứ lúc nào, vì chẳng có ai là sạch cả. Chỉ có điều là họ thuộc phe nào, và “sức khỏe”của những kẻ chống lưng ra sao.
  2. Hai là chứng tỏ cuộc đấu đá giành ghế tại ĐH13 đã đến hồi rất quyết liệt. Giờ này không biết ông Trọng ở đâu mà để cho đàn em thân thiết của mình bị đập tơi tả như vậy. Chúng nó đang cố ý đập cho vỡ Bình đó ngài Tổng-Tịch ạ. Chẳng lẽ lò tôn của ông vốn chỉ quen đốt củi phe địch, nay NVB đã quy hàng rồi mà nó chẳng tha, hóa ra nó đang đốt… phe ta?

Cũng nên biết thêm là trước ông Bình một chút có bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Công Thương… Nhìn chung, khó mà đếm xuể, kể hết những trường hợp rõ ràng là không ra gì nhưng vẫn… không liên quan nên không ngừng thăng tiến, rồi đột nhiên lại trở thành… có liên quan, vào thời điểm mà nhân sự cần… sắp đặt lại! [Xem phụ đính 2].

Không liên quan hay có liên quan rõ ràng không phải là có phạm pháp hay không. Vụ án Nguyễn Đức Chung và Nguyễn Văn Bình thêm một lần nữa cho thấy, không liên quan hay có liên quan đều liên quan mật thiết đến những yếu tố nằm ngoài phạm vi luật pháp.

Hẹn con thư sau,

Giáo Già

(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Phụ đính 1

Vụ án Nguyễn Đức Chung và giai điệu… ‘không liên quan’!

24/11/2020

Trân Văn

Ông Nguyễn Đức Chung thời còn là Chủ Tịch Hà Nội.

Báo chí Việt Nam đang tận tình khai thác Kết luận Điều tra (KLĐT) vụ án “Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” mà theo đó, ông Nguyễn Đức Chung (Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN, Chủ tịch kiêm Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội) được xác định là chủ mưu, cầm đầu, do vậy sẽ gọi tắt là vụ án Nguyễn Đức Chung.

Theo KLĐT, sau khi công an Việt Nam khởi tố – tiến hành điều tra ba vụ án: “Buôn lậu -Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến Công ty Nhật Cường (sẽ gọi tắt là vụ án Nhật Cường), ông Chung đã móc nối với ông Phạm Quang Dũng – sĩ quan thuộc Cục Cảnh sát kinh tế của Bộ Công an – để thu thập thông tin liên quan đến tiến trình điều tra. Không những bí mật cung cấp thông tin điều tra, ông Dũng còn chụp trộm các văn bản liên quan đến vụ án Nhật Cường gửi cho ông Chung. Những văn bản này được xác định là tài liệu bí mật nhà nước…

KLĐT cho biết, ông Chung tiếp cận rồi cậy nhờ ông Dũng thông qua sự giới thiệu và sắp xếp của ông Phan Huy Lệ. Sau khi thu thập, cung cấp tài liệu bí mật nhà nước cho ông Chung, ông Dũng tự thú với các… đồng nghiệp, nộp lại cả tiền đã nhận từ ông Chung (10.000 Mỹ kim) lẫn các file ghi âm cuộc trò chuyện giữa cả hai…

Vụ án có bốn bị can, cả bốn đều đã nhận tội và trong KLĐT, cơ quan điều tra đề nghị các cơ quan thực thi những công đoạn còn lại cùa tiến trình tố tụng (Viện Kiểm sát, Tòa án) xem xét giảm nhẹ hình phạt cho cả bốn bị can: Ông Chung vì có nhiều công trạng và mang bạo bệnh, ba bị can còn lại vì hợp tác tích cực và khai báo thành khẩn (1)…

Khi khai thác KLĐT, trừ Nhà Đầu tư (cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài -VAFIE), đa số cơ quan truyền thong chính thức tại Việt Nam bỏ qua tình tiết liên quan đến ông Phan Huy Lệ – Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hà Thành Group – nhân vật môi giới cho ông Chung và ông Dũng…

***

Nhà Đầu tư cho biết, trên danh nghĩa, Hà Thành Group là một công ty nhưng có dáng dấp một tập đoàn tư nhân, với nhiều doanh nghiệp thành viên có phạm vi hoạt động rất rộng: Từ sản xuất xi măng, khai thác thủy điện, đến xuất khẩu lao động, kinh doanh bất động sản, khách sạn thiết bị ngân hàng, vận tải hành khách.

Từ thị xã Bỉm Sơn ở Thanh Hoá, Hà Thành Group mở rộng sự nghiệp bán sỉ máy móc, thiết bị và phụ tùng sang khai thác thủy điện Thành Sơn (Quan Hóa, Thanh Hóa), rồi thâm nhập vào thị trường xuất khẩu lao động, sau đó trở thành chủ đầu tư Khu Đô thị – Thương mại – Dịch vụ tổng hợp ở Diễn Châu (Nghệ An) – dở sống, dở chết suốt từ 2011 đến nay (2)… Tuy nhiên đáng chú ý nhất là Hà Thành Group chuyên thâu tóm các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được cổ phần hoá.

Tại Hà Nội là Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng, Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây, Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Phát triển và xây dựng Thikeko, Công ty Cổ phần Xây dựng – Dịch vụ và Hợp tác lao động. Ở Nghệ An là Công ty Cổ phần Thuỷ điện TLT, Công ty Cổ phần Xi măng và Vật liệu Xây dựng Cầu Đước…

Nhà Đầu tư ví thâu tóm các DNNN được cổ phần hóa là… “khẩu vị chính” của ông Phan Huy Lệ và theo mô tả, dường như ông Lệ mặn mà với món… cổ phần hóa là vì có đất đính kèm. Chẳng hạn giá trị của Thikeco chỉ mười tỉ nhưng sở hữu Thikeko đồng nghĩa với sở hữu 7.000 m2 đất ở đường Lương Thế Vinh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (3).

Trong quá khứ, Hà Thành Group từng là đối tác của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) trong Dự án Khách sạn Thương mại Sài Gòn ở Hà Nội. Đầu năm 2013, VNR đem công thự và công thổ có diện tích khoảng 1.000 m2 tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội liên doanh với Hà Thành Group để thực hiện dự án vừa kể…

Chuyện chẳng có gì để nói nếu VNR không ráo riết chuyển quyền thuê đất, rút vốn nhượng toàn bộ dự án cho… Hà Thành Group khiến Bộ GTVT phải gửi công văn hỏa tốc, yêu cầu VNR dừng ngay việc rút vốn (4). Năm 2016, Thanh tra Chính phủ chính thức xác định: VNR đã xem thường lợi ích của nhà nước, của doanh nghiệp, lợi dụng thủ tục góp vốn và thực hiện việc góp vốn trái chủ trương, quy định để hợp thức hóa việc chuyển nhượng tài sản, cơ sở kinh doanh có giá trị lớn không qua đấu giá, đấu thầu (5)…

***

Từ khi Thanh tra Chính phủ công bố Kết luận Thanh tra đến nay đã bốn năm nhưng VNR vẫn chưa xử lý xong Dự án Khách sạn Thương mại Sài Gòn ở Hà Nội. Cách nay khoảng bốn tháng, Bộ GTVT tiếp tục hối thúc VNR xử lý dứt điểm dự án này theo chỉ đạo của chính phủ. Tuy nhiên, phạm vi trách nhiệm đối với những khuất tất, cũng như thiệt hại đã được khoanh lại, chỉ còn trong giới hạn giữa VNR với Bộ GTVT, giữa Bộ GTVT với Bộ Tài chính và chính phủ (6). Hà Thành Group hoàn toàn… không liên quan.

Điều đó dường như cũng chẳng khác gì chuyện Bộ Công an vừa xác định trong Kết luận Điều tra vụ án Nguyễn Đức Chung: Tuy ông Phan Huy Lệ là cầu nối giữa ông Chung với ông Dũng nhưng ông Lệ… không liên quan đến việc khai mào cho họat động “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước” được đánh giá là… hết sức tinh vi!

Trước khi trở thành bị can, ông Chung cũng… không liên quan đến chuyện Công ty Nhật Cường đột nhiên được chọn làm nhà thầu cung cấp các giải pháp kỹ thuật, công nghệ cho việc thực hiện kế hoạch quản trị – điều hành ở Hà Nội bằng mạng máy tính, hay chuyện Công ty Arktic của gia đình ông Chung trở thành doanh nghiệp độc quyền cung cấp RedOxy-3C (sản phẩm xử lý ô nhiễm nguồn nước) cho Hà Nội… Đó là lý do ông Chung thăng tiến như… diều gặp gió.

Thế rồi gió chuyển thành… bão, ông Chung trở thành bị can của ba vụ án. Ngoài việc trở thành chủ mưu, cầm đầu trong vụ án “chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước”, ông còn… liên quan đến vụ án Nhật Cường và vụ án “vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại UBND TP Hà Nội

Chẳng riêng ông Chung, ông Nguyễn Văn Bình cũng… không liên quan đến những vấn nạn của hệ thống tín dụng – ngân hàng trong thời gian ông làm Thống đốc NHNN, nên được qui hoạch làm Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế của BCH TƯ đảng CSVN. Mãi đến gần đây, đảng mới phát hiện ông… có liên quan, phải kỷ luật!

Trước ông Bình một chút là bà Hồ Thị Kim Thoa, cựu Thứ trưởng Công Thương… Nhìn chung, khó mà đếm xuể, kể hết những trường hợp rõ ràng là không ra gì nhưng vẫn… không liên quan nên không ngừng thăng tiến, rồi đột nhiên lại trở thành… có liên quan vào thời điểm mà nhân sự cần… sắp đặt lại!

Không liên quan hay có liên quan rõ ràng không phải là có phạm pháp hay không. Vụ án Nguyễn Đức Chung thêm một lần nữa cho thấy, không liên quan hay có liên quan đều liên quan mật thiết đến những yếu tố nằm ngoài phạm vi luật pháp. Xác định có/không chỉ dựa trên thứ mà công an vẫn gọi nôm na là… biện pháp nghiệp vụ!

Chú thích

(1) https://zingnews.vn/cuu-canh-sat-tu-thu-sau-khi-tuon-tai-lieu-mat-cho-ong-nguyen-duc-chung-post1155441.html

(2) https://tapchitoaan.vn/bai-viet/kinh-doanh/du-an-khu-do-thi-thuong-mai-va-dich-vu-tong-hop-dien-chau-rao-ban-khi-chua-du-dieu-kien

(3) https://nhadautu.vn/doanh-nhan-phan-huy-le-lien-quan-gi-trong-vu-an-ong-nguyen-duc-chung-d45392.html

(4) https://baodautu.vn/hoa-toc-dung-thoai-von-tai-khach-san-thuong-mai-sai-gon-vi-dinh-gia-thap-dat-vang-d27408.html

(5) https://nhadautu.vn/ha-thanh-group–chan-dung-dai-gia-thau-tom-dat-vang-nganh-duong-sat-d24113.html

(6) https://baodautu.vn/bo-giao-thong-yeu-cau-vnr-xu-ly-dut-diem-vu-2-lo-dat-vang-khach-san-sai-gon-d125288.html

Phụ đính 2

Tới lượt Nguyễn Văn Bình nhưng lẽ nào chỉ như thế đã đủ?

05/11/2020

Trân Văn

Nguyễn Văn Bình, 2016.

Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng CSVN vừa đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế BCH TƯ đảng CSVN (1) vì những vi phạm nghiêm trọng khi còn là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Tuy nhiên bất kể hình thức xử lý thế nào, thậm chí có tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Bình thì câu hỏi thế nào là thích đáng cũng sẽ không có câu trả lời!..

***

Ông Bình trở thành trụ cột của NHNN (Phó Thống đốc) từ năm 2008. Tới 2011 thì trở thành Thống đốc NHNN và sau khi thôi làm Thống đốc NHNN (2016), ông Bình là thành viên Bộ Chính trị, kiêm Trưởng Ban Kinh tế của BCH TƯ đảng.

Theo UBKT của BCH TƯ đảng CSVN thì cần kỷ luật ông Bình vì trong thời gian là Thống đốc NHNN (2011 – 2016) ông đã: Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc. Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong việc ban hành và tổ chức thực hiện một số nghị quyết, quy định, quyết định về hoạt động tín dụng – ngân hàng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục.

“Cáo trạng” của UBKT BCH TƯ đảng CSVN khiến người ta buồn cười vì lẽ nào… đảng có mặt như mù, tới bây giờ mới thấy sai phạm của ông Bình gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, của NHNNN và cá nhân ông Bình?

***

Khoảng một năm sau khi ông Bình trở thành Thống đốc NHNN, tháng 8 năm 2012, Global Finance đã “bầu” ông là 1/20 Thống đốc NHNN kém cỏi nhất trên thế giới (2). Còn NHNN thì được xếp vào nhóm mười ngân hàng trung ương tệ nhất thế giới (3).

Sau khi trở thành Thống đốc NHNN, ông Bình trở thành người chỉ đạo thực hiện đợt “tái cơ cấu ngân hàng” lần thứ ba (đợt một 2000 – 2003 vì tác động của khủng hoảng tài chính châu Á, đợt hai 2005 – 2008 vì gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO).

Trong đợt “tái cơ cấu ngân hàng” lần thứ ba (2012 – 2015), NHNN xóa sổ một số ngân hàng thương mại (NHTM), cho ngân hàng này mua lại ngân hàng khác, hợp nhất NHTM nông thôn với công ty tài chính cổ phần hay chuyển thành NHTM đô thị, sáp nhập các NHTM vào với nhau. So với hai đợt “tái cơ cấu ngân hàng” trước đó, đợt thứ ba không có gì mới. Chín ngân hàng được xếp vào loại cần “tái cơ cấu” lần này đều đã từng được “tái cơ cấu” trong hai đợt trước chỉ khác ở chỗ quy mô tài sản lớn hơn và phức tạp hơn.

Năm 2012, NHNN dưới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình loan báo, tỉ lệ nợ xấu (nợ không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi) lên tới 8,82% chứ không phải chỉ khoảng 4,47% như… NHNN thời tiền nhiệm của ông Bình từng công bố. Ông Bình được xem là người có… công giảm nợ xấu xuống còn 2,46% tính trên tổng số tiền mà hệ thống tín dụng tại Việt Nam đã cho vay. Tuy nhiên, một năm sau khi ông Bình thôi làm Thống đốc, tháng 6 năm 2017, NHNN thú thật, tỉ lệ nợ xấu là… 17,21%.

Giữa năm 2017, lúc đề nghị Quốc hội Việt Nam thông qua “Nghị quyết về xử lý nợ xấu” (ấn định các giải pháp hỗ trợ hệ thống ngân hàng, kể cả sử dụng công quỹ để bù đắp những khoản từng cho vay, giờ gần như không thể thu hồi), chính phủ Việt Nam mới tiết lộ, tỉ lệ nợ xấu như vừa kể (17,21%) tương đương… 600.000 tỉ đồng và 90% là tiền của dân (4)! Không chỉ có chừng đó. “Tái cơ cấu ngân hàng” dưới sự điều hành của Thống đốc Nguyễn Văn Bình còn tạo ra hàng loạt đại án liên quan tới hệ thống ngân hàng!

Đáng chú ý là đại án ngân hàng nào cũng gây thiệt hại ở mức hàng ngàn tỉ: Đại án Chi nhánh Nam Hà Nội của Agribank thiệt hại 2.500 tỉ. Đại án ACB – Nguyễn Đức Kiên thiệt hại khoảng 3.000 tỉ. Đại án Vietin Bank – Huỳnh Thị Huyền Như thiệt hại 4.911 tỉ. Đại án Ocean Bank – Hà Văn Thắm thiệt hại hơn 5.300 tỉ. Đại án Ngân hàng Phương Nam – Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank) – Trầm Bê thiệt hại khoảng 15.000 tỉ. Đại án Ngân hàng Xây dựng (VNCB) – Phạm Công Danh thiệt hại 18.000 tỉ,…

Dưới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình, NHNN còn có… sáng kiến mua lại ba NHTM (VNCB, Ocean Bank, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu – GP Bank) với giá… 0 đồng. Tuy NHNN giải thích, quyết định mua lại ba ngân hàng với giá… 0 đồng nhằm tiếp tục “tái cơ cấu hệ thống ngân hàng”, bảo vệ an ninh kinh tế – tài chính quốc gia nhưng hai năm sau (10/2017), KTNN cảnh báo: Cả ba vẫn thế, tiếp tục thua lỗ lớn, chủ sở hữu tiếp tục phải rót thêm vốn, nếu không có biện pháp hữu hiệu sẽ lỗ thêm nhiều ngàn tỉ đồng (5).

***

Chưa ai tính xem nợ xấu của hệ thống ngân hàng làm bao nhiêu công trình phúc lợi liên quan tới dân sinh bị đình trệ? Nợ xấu tương ứng thế nào với tình trạng tận thu thuế và phí vắt kiệt sức dân? Tại sao hàng trăm triệu người phải chia nhau gánh chịu hậu quả?

Bởi tạo ra nợ xấu, các “đại gia” đã phải trả giá bằng tự do, thậm chí bằng sinh mạng của họ, song còn trách nhiệm của những cá nhân ban hành các chủ trương, phê duyệt các quyết định, biến những cá nhân vốn hết sức bình thường thành “đại gia” tung hoành ngang dọc một thời thì sao? Chẳng lẽ chỉ có ông Bình chịu trách nhiệm? Chẳng lẽ các cá nhân nhất trí đưa ông vào BCH TƯ đảng, qui hoạch ông làm Thống đốc, khi trách nhiệm của ông đã rõ như ban ngày, còn tiếp tục “thổi” ông vào Bộ Chính trị vẫn vô can?

Cứ vài tháng, UBKT của BCH TƯ đảng lại công bố kết quả một đợt… kiểm tra. Hết viên chức này tới viên chức khác hoặc bị UBKT của BCH TƯ đảng trực tiếp xử lý kỷ luật hoặc bị cơ quan này đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét – kỷ luật. Kết quả các đợt kiểm tra ấy chỉ mới cho thấy một điều, tổ chức đảng ở cấp nào, ngành nào cũng gây họa nghiêm trọng, cũng đã từng làm dư luận xôn xao nhưng không ai thèm xem, chẳng nơi nào thèm xét cho tới khi… đột nhiên đảng cảm thấy… hứng thú không rõ lý do!

Kết quả các đợt kiểm tra ấy còn chỉ ra thêm một điều nữa là “tự chỉnh đốn” giống như “bới bèo”. Có thể cứ “bới” thì sẽ ra vô số “bọ” nên đảng chọn cả lúc để “bới” và “điểm” để “bới”.

“Tự chỉnh đốn” là chuyện của đảng, đảng muốn tự “chỉnh”, tự “đốn” thế nào cũng được nhưng đảng nên trả lời cho rõ ràng, sòng phẳng, tại sao khăng khăng giành – giữ quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mà đảng không đả động gì tới trách nhiệm khi thất thoát công thổ, công sản, công quỹ tính bằng trăm tỉ này, đến ngàn tỉ khác, khi không ngừng vay mượn, không ngừng chi tiêu cho hết dự án này đến công trình khác nhưng cuối cùng chỉ có nợ nần liên tục gia tăng?

Khẳng định “tự chỉnh đốn”, thề chống tham nhũng nhưng không chặn ngay, xử liền, thậm chí đã có đầy đủ dấu hiệu cho thấy các “đồng chí” ấy đang nhũng lạm mà vẫn lựa chọn – sắp đặt làm lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền thì ai tin?

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/de-nghi-xem-xet-ky-luat-uy-vien-bo-chinh-tri-nguyen-van-binh-20201103173026077.htm

(2) https://www.gfmag.com/awards-rankings/best-banks-and-financial-rankings/worlds-top-central-bankers2012

(3) https://www.businessinsider.com/the-10-worst-central-bankers-in-the-world-2012-8

(4) http://vietnambiz.vn/600000-ty-dong-no-xau-90-la-tien-cua-dan-10-la-cua-ngan-hang-23297.html (5) http://plo.vn/thoi-su/sau-khi-duoc-mua-lai-0-dong-ca-3-ngan-hang-van-lo-nang-735619.html