Chính quyền Trump có động thái nhân sự để ‘trị’ Twitter, Facebook.
Thiện Phong | DKN 12 giờ tới 1,067 lượt xem
Hôm thứ Tư (2/12), Ủy ban Thương mại Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu phê chuẩn ông Nathan Simington giữ chức Ủy viên Ủy ban Truyền thông Liên bang với tỷ lệ phiếu tán thành 14-12. Đây được xem là một động thái nhân sự của chính quyền Trump nhằm điều chỉnh hành vi của các nền tảng xã hội như Twitter, Facebook, theo Epoch Times.
Hiện ông Simington còn phải đợi Thượng viện bỏ phiếu thông qua. Nếu được các thượng nghị sĩ chấp thuận, ông sẽ có nhiệm kỳ kéo dài 5 năm ở vị trí mới.
Trước đây, ông Simington đã từng là cố vấn cấp cao cho Cục Quản lý Thông tin và Viễn thông Quốc gia, một tổ chức truyền thông xã hội, tham gia vào nỗ lực của chính quyền TT Trump nhằm thiết lập các quy tắc truyền thông xã hội mới.
TT Trump đã đề cử ông Simington làm thành viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang vào tháng 9 năm nay.
TT Trump gần đây đã đề cập nhiều về hệ thống kiểm duyệt của các công ty truyền thông mạng xã hội và nhấn mạnh rằng ông sẽ thúc giục chấm dứt Điều 230 của Đạo luật Quy định Truyền thông, quy định miễn trừ truy tố đối với các phương tiện truyền thông xã hội như Twitter và Facebook.
TT Trump đã tweet vào 26/11 lên án Twitter đã tạo ra một “xu hướng” hoàn toàn sai lệch, không liên quan gì đến xu hướng thực sự và cáo buộc phương tiện truyền thông xã hội này đang tạo ra “những sản phẩm sai trái”.
TT Trump cũng lên án Twitter vì sự phân biệt đối xử quá lớn đối với những người muốn bảo vệ truyền thống văn hóa, ông viết trên Twitter: “Vì an ninh quốc gia, Điều 230 phải được chấm dứt ngay lập tức !!!”
TT Trump đã chỉ thị cho Bộ Thương mại đệ trình một bản kiến nghị lên Ủy ban Truyền thông Liên bang vào tháng 5 năm nay, nhằm tìm cách hạn chế sự bảo vệ hợp pháp các công ty truyền thông xã hội theo Mục 230 của Đạo luật Truyền thông năm 1996.
Vào thứ Ba (1/12), TT Trump đã nhắc lại tầm quan trọng của việc bãi bỏ Mục 230. Ông viết trên Twitter rằng nếu Quốc hội không bãi bỏ Mục 230, ông sẽ buộc phải phủ quyết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) (điều 230 là một phần của đạo luật này). NDAA được Nghị viện Mỹ thông qua hàng năm và chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho quân đội.
Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) ông Ajit Pai cho biết vào ngày 15/10 rằng FCC sẽ bắt đầu xây dựng các quy tắc mới để làm rõ ý nghĩa của Điều 230. Tuy nhiên, cho đến nay, ông vẫn chưa đưa ra bất kỳ đề xuất chính thức nào, có thông tin cho rằng ông Pai sẽ từ chức vào ngày 20/1 tới.