Tin khắp nơi – 02/12/2020
Mỹ: Đàm phán với Bắc Triều Tiên bế tắc là do Bắc Kinh – Mai Vân
Hoa Kỳ ngày 01/12/2020 đã cực lực đổ lỗi cho Trung Quốc về các bế tắc trong đàm phán với Bắc Triều Tiên về hạt nhân, và hứa đưa ra các biện pháp trừng phạt ngăn chặn “mọi bước đột biến giờ chót” trên hồ sơ này vào cuối nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump.
Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu tại một cuộc hội thảo trực tuyến do Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tổ chức, phó đặc phái viên của Washington về Bắc Triều Tiên, Alex Wong đã tuyên bố: Bắc Triều Tiên đã không tham gia vào “các cuộc đàm phán nghiêm túc và thực chất” và cũng “không có biện pháp cụ thể nào về phi hạt nhân hóa”.
Ông cũng xem lễ duyệt binh của Bắc Triều Tiên vào ngày 10/10 vừa qua, với việc phô trương loại tên lửa khổng lồ mới, là bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng tiếp tục đăt “ưu tiên hàng đầu cho chương trình tên lửa đạn đạo của họ”.
Theo giới quan sát, ghi nhận này coi như là một sự thừa nhận thất bại. Tổng thống Donald Trump vẫn coi cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng là một thành công ngoại giao trong nhiệm kỳ của ông. Ông đã gặp Kim Jong Un trong cuộc họp thượng đỉnh lịch sử ở Singapore, và trong hai cuộc gặp sau đó.
Thế nhưng, các cuộc đàm phán đã nhanh chóng gặp bế tắc, Bình Nhưỡng yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, trong khi Washington yêu cầu phi hạt nhân hóa hoàn toàn trước khi giảm bớt áp lực.
Ông Alex Wong đã chỉ ra một kẻ chịu trách nhiêm bên ngoài: Trung Quốc, quốc gia hơn bao giờ hết đã trở thành đối thủ số một của Hoa Kỳ. Theo quan chức Mỹ, trong hai năm qua “chính phủ của một quốc gia cụ thể, Trung Quốc, đã áp dụng các ưu tiên liên quan đến bán đảo Triều Tiên ngày càng trái ngược với các mục tiêu mà chúng ta chia sẻ với phần còn lại của thế giới”.
Ông cáo buộc Trung Quốc là đã “nỗ lực phá vỡ các trừng phạt của Liên Hiệp Quốc mà chính họ đã bỏ phiếu thông qua” về các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, đồng thời “nối lại quan hệ thương mại và chuyển những khoản thu nhập cho Bắc Triều Tiên”.
Ông cáo buộc Trung Quốc đang lách các lệnh trừng phạt Bắc Triều Tiên, hoặc cố tình làm ngơ trước những vi phạm trong quá trình thực hiện, mang lại dưỡng khí cho nền kinh tế kiệt quệ của Bắc Triều Tiên.
Dường như đã hết hy vọng về tiến triển trong hồ sơ này trong 50 ngày cuối cùng của chính quyền Trump, đặc phái viên Mỹ cảnh báo rằng sắp tới đây, các biện pháp trừng phạt mới sẽ sớm nhắm vào “bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lách lệnh trừng phạt… kể cả ở Trung Quốc”.
Quan chức Mỹ còn loan báo thiết lập một trang web để bất kỳ ai cũng có thể cung cấp thông tin cho phép trừng phạt các cá nhân hoặc thực thể vi phạm, với tiền thưởng lên tới năm triệu đô la.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích Trung Cộng về hành vi đăng ảnh bị chỉnh sửa
Tin từ SYDNEY, Úc – Hoa Kỳ gọi việc Trung Cộng sử dụng hình ảnh được chỉnh sửa kỹ thuật số của một người lính Úc là một “sự hèn hạ mới”, can thiệp vào tranh chấp giữa Canberra và Bắc Kinh qua bài đăng trên Twitter.
Trung Cộng bác bỏ lời kêu gọi xin lỗi của Thủ tướng Úc Scott Morrison sau khi phát ngôn viên Zhao Lijian của Bộ Ngoại giao đăng tải hình ảnh một binh sĩ Úc kề con dao dính máu vào cổ một đứa trẻ Afghanistan vào hôm thứ Hai (30/11).
Tòa đại sứ Trung Cộng cho biết sự phẫn nộ từ các chính trị gia và cơ quan truyền thông Úc đối với hình ảnh này là một phản ứng thái quá. Nhưng các quốc gia khác, bao gồm Hoa Kỳ, New Zealand và Pháp, bày tỏ sự lo ngại trước việc Bộ Ngoại giao Trung Cộng sử dụng hình ảnh bị chỉnh sửa trên một tài khoản Twitter chính thức.
Phó phát ngôn viên của Bộ, ông Cale Brown cho biết hình ảnh bịa đặt về người lính là “một mức hèn hạ mới, kể cả đối với Đảng Cộng sản Trung Cộng”. Vào hôm thứ Ba (1/12), phát ngôn viên đối ngoại của Pháp cho biết hình ảnh được đăng tải “đặc biệt gây chấn động” và bình luận của ông Zhao “xúc phạm đối với tất cả các quốc gia có lực lượng vũ trang hiện đang tham chiến ở Afghanistan”.
Ông Morrison sử dụng nền tảng mạng xã hội WeChat của Trung Cộng để chỉ trích “hình ảnh sai lệch” này. Trong một tin nhắn WeChat vào tối hôm thứ Ba, ông Morrison viết rằng tranh chấp ngoại giao về hình ảnh người lính “không làm giảm sự tôn trọng và cảm kích đối với cộng đồng người Hoa Lục ở Úc”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/bo-ngoai-giao-hoa-ky-chi-trich-trung-cong-ve-hanh-vi-dang-anh-bi-chinh-sua/
Tổng chưởng lý Barr tiết lộ đã bí mật bổ nhiệm cố vấn đặc biệt điều tra vụ can thiệp bầu cử 2016
Triệu Hằng
Tổng chưởng lý Hoa Kỳ William Barr đã tăng cường bảo vệ công tố viên Durham, người mà ông đã bí mật chỉ định để tiếp tục điều tra Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ năm 2016, nhằm bảo vệ Durham khỏi viễn cảnh bị sa thải, theo Dailymail.
Breitbart đưa tin, William Barr tiết lộ hôm thứ Ba với tờ Associated Press rằng ông đã bổ nhiệm Công tố viên John Durham làm cố vấn đặc biệt vào tháng 10 để tiếp tục điều tra nguồn gốc cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2016.
Ông Barr nói cuộc điều tra của ông Durham đang được thu hẹp để tập trung nhiều hơn vào các hành vi của đặc vụ FBI, những người làm việc trong cuộc điều tra Nga, được gọi là chiến dịch “Crossfire Hurricane (Bão Lửa)”.
Theo Breitbart, FBI bắt đầu điều tra chiến dịch tranh cử của ông Trump vào mùa hè năm 2016, với cáo buộc có sự thông đồng giữa chiến dịch và chính phủ Nga, mặc dù không tìm thấy bằng chứng nào về sự thông đồng.
Cuộc điều tra đã được mở rộng, sử dụng một hồ sơ gian lận – được gọi là “hồ sơ Nga” – về Tổng thống Trump. Hồ sơ lừa đảo này do cựu điệp viên người Anh Christopher Steele biên soạn, sử dụng ít nhất một nguồn bị nghi ngờ là một gián điệp Nga.
Ông Steele được thuê bởi Fusion GPS, được chi trả bởi chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton và Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Sau đó, cuộc điều tra dẫn đến một cuộc điều tra của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, vụ việc kéo dài hai năm và không tìm thấy bất kỳ bằng chứng xác thực nào.
Vào tháng 9, theo New York Times, cuộc điều tra của ông Durham đã mở rộng hơn nữa, dẫn đến FBI can thiệp điều tra nhắm vào Quỹ Clinton. Tổng thanh tra Bộ Tư pháp không tìm thấy hành vi sai trái hình sự nào trong cuộc điều tra đó, nhưng ông Durham lại có quyền lớn hơn để điều tra những gì mà nhiều người cánh hữu cho rằng đây là một nỗ lực của chính quyền Obama nhằm che đậy việc vi phạm luật liên bang của bà Clinton liên quan đến việc xử lý thông tin mật và tài liệu chính phủ trên máy chủ email riêng của bà.
Theo Breitbart, ông Durham được cho là dễ bị sa thải nếu Joe Biden nhậm chức vào tháng Một.
William Barr: ‘Không có gian lận nào có thể lật ngược kết quả bầu cử’
Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr nói bộ tư pháp không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố có gian lận của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Ông nói: “Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy gian lận trên quy mô có thể dẫn đến một kết quả khác trong cuộc bầu cử.”
Bình luận của ông được coi là đòn giáng mạnh vào ông Trump, người không chấp nhận mình thất cử.
Ông Trump và chiến dịch tranh cử của ông đã nộp đơn kiện ở những tiểu bang ông thua cuộc, khi những tiểu bang này bắt đầu chứng nhận Joe Biden là người chiến thắng.
Tổng thống đắc cử Biden đánh bại ông Trump, tổng thống đương nhiệm với số phiếu đại cử tri 306 so với 232 phiếu của Trump. Và trong cuộc bỏ phiếu phổ thông, ông Biden đã giành được nhiều hơn ông Trump ít nhất 6,2 triệu phiếu.
Kể từ cuộc bầu cử ngày 3/11, ông Trump đã liên tục đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về gian lận cử tri trên diện rộng và các thành viên trong đội ngũ pháp lý của ông nói về một âm mưu quốc tế bị cáo buộc là giúp ông Biden giành chiến thắng. Hôm thứ Ba, sau khi tuyên bố của ông Barr được công bố, tổng thống tweet nhiều lần ám chỉ đến hành vi gian lận cử tri, một lần nữa không có bằng chứng.
“Có khẳng định rằng có gian lận có hệ thống và đó là tuyên bố rằng máy móc được lập trình về cơ bản để làm sai lệch kết quả bầu cử,” ông Barr, người được coi là đồng minh hàng đầu của Trump, nói với AP News hôm thứ Ba, ám chỉ khẳng định của đội ngũ Trump rằng máy bỏ phiếu đã bị điều chỉnh để đưa thêm phiếu cho ông Biden.
Đảng Cộng hòa không nhiệt tình ủng hộ các đơn kiện bầu cử của TT Trump?
Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?
Ông Barr nói rằng Bộ Tư pháp (DOJ) và Bộ An ninh Nội địa đã điều tra khẳng định này, “và cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất cứ điều gì để chứng minh điều đó”.
Người phát ngôn của DOJ sau đó nhấn mạnh rằng bộ vẫn chưa kết thúc cuộc điều tra và sẽ tiếp tục “tiếp nhận và theo đuổi mạnh mẽ tất cả các cáo buộc cụ thể và đáng tin cậy về gian lận càng nhanh càng tốt”.
Tháng trước, ông Barr đã ra lệnh cho các luật sư Hoa Kỳ, cho phép họ theo đuổi bất kỳ “cáo buộc đáng kể” nào về những bất thường trong việc bỏ phiếu, trước khi cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 được chứng nhận.
“Ngày càng có xu hướng sử dụng hệ thống tư pháp như một giải pháp sửa chữa tất cả mọi thứ, và khi không thích điều gì đó, người ta muốn Bộ Tư pháp vào cuộc và ‘điều tra’. Ông Barr nói thêm.
Ông cũng nói với AP rằng ông đã chỉ định một công tố viên kỳ cựu để tiếp tục điều tra nguồn gốc của cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về cáo buộc can thiệp bầu cử.
Phản ứng trước bình luận của ông, luật sư cho chiến dịch tranh cử của Trump là Rudy Giuliani và Jenna Ellis tuyên bố trong một văn bản chung:
“Với sự tôn trọng lớn nhất dành cho Bộ trưởng Tư pháp, ý kiến của ông ấy dường như không có bất kỳ sự hiểu biết hoặc điều tra nào về những bất thường đáng kể và bằng chứng về gian lận có hệ thống.”
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer nói về tuyên bố của ông Barr: “Tôi đoán ông ấy là người tiếp theo bị sa thải”.
Bầu cử Mỹ: Máy không xóa hàng triệu phiếu bỏ cho Trump
Nguồn gốc sâu xa của chiến lược ‘gian lận cử tri’ của Trump
Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất
Đã hơi trễ để Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra hành động gì đó nhằm giúp cho nỗ lực đảo ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 của Donald Trump. Tuy nhiên, hôm thứ Ba, Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr đã hoàn toàn chấm dứt ngay cả hy vọng nhỏ nhoi rằng các nhà điều tra liên bang sẽ tiếp máu cho cuộc chiến chính trị của tổng thống.
Việc bộ tư pháp không tìm thấy “gian lận trên quy mô có thể ảnh hưởng đến một kết quả khác trong cuộc bầu cử” không phải là một điều ngạc nhiên.
Các luật sư riêng của tổng thống vẫn chưa đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để chứng minh có gian lận quy mô trong các vụ kiện thách thức kết quả bỏ phiếu của họ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là ông Barr đã chọn lên tiếng bình luận công khai thay vì im lặng để cho việc thiếu bất kỳ phát hiện hoặc cáo buộc nào được công bố tự nói lên điều đó.
Theo các bản tin, Trump đã phàn nàn riêng về sự thiếu hỗ trợ mà ông nhận được từ Barr và FBI trong nỗ lực quy kết việc thất cử của ông là do gian lận. Ông Trump cũng đang gây gổ với các thống đốc Đảng
Cộng hòa ở Arizona và Georgia – hai tiểu bang theo truyền thống bảo thủ mà ông đã thua Joe Biden – vì họ không lặp lại những lo ngại về gian lận của ông.
Barr có thể là mục tiêu mới nhất của cơn giận dữ của tổng thống.
Trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình đầu tiên sau bầu cử hôm Chủ nhật, ông Trump nói với Fox News rằng ông sẽ tiếp tục theo đuổi mọi thách thức pháp lý hiện có.
“Tôi sẽ không đổi ý trong sáu tháng,” ông Trump khẳng định qua điện thoại và nói thêm: “Ở đây đã có sự gian lận khủng khiếp.”
Ông cũng đưa ra ý tưởng sẽ cử một công tố viên đặc biệt để điều tra cuộc bầu cử. Bất kỳ công tố viên đặc biệt nào như vậy đều phải được ông Barr chấp thuận.
Ông Barr không phải là quan chức cấp cao đầu tiên của Hoa Kỳ tuyên bố cuộc bầu cử không có sự can thiệp.
Chris Krebs, người đứng đầu Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, bị sa thải vào tháng trước sau khi phản bác cáo buộc gian lận của ông Trump. Ông nói, cuộc bầu cử năm 2020 “an toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ”.
Hôm thứ Hai, luật sư Joe DiGenova của Trump đã nhanh chóng bị lên án nặng nề sau khi kêu gọi những hành động bạo lực với ông Krebs.
“Bất kỳ ai nghĩ rằng cuộc bầu cử đã diễn ra tốt đẹp,” anh nói với podcast The Howie Carr Show, “giống như tên ngốc Krebs từng là người đứng đầu bộ phận an ninh mạng, gã đó là một kẻ ngu ngốc hạng A.”
“Ông ta phải bị chém chết và phân thây. Được đưa ra vào lúc bình minh và bắn bỏ.”
Những lời đe dọa này đã bị người quản lý hệ thống bỏ phiếu của tiểu bang Georgia lên án một cách thậm tệ hôm thứ Ba.
Gabriel Sterling, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói ông Trump sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng về bất kỳ bạo lực nào là kết quả của các cáo buộc gian lận bầu cử mà tổng thống đã gây ra.
Hoa Kỳ phát triển loại vaccine đầu tiên có khả năng tiêu diệt ung thư – hiệu quả hơn cả thuốc
Bình luậnThiện Đức
Trung tâm Ung thư của trường Đại học Ohio, Mỹ, đã bước đầu phát triển thành công một loại vaccine điều trị ung thư. Kết quả thí nghiệm trên động vật đã cho thấy khả năng loại bỏ tế bào ung thư với hiệu quả còn hơn các liệu pháp miễn dịch hiện tại…
Trong những năm gần đây, liệu pháp miễn dịch đã giúp cứu sống rất nhiều bệnh nhân ung thư, một trong những liệu pháp đó thậm chí đã giành được giải Nobel Y sinh vào năm 2018. Liệu pháp miễn dịch là một liệu pháp giúp tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua việc kích hoạt các tế bào bạch cầu, các cơ quan, mô của hệ thống bạch huyết để chống lại ung thư.
Liệu pháp miễn dịch có rất nhiều nhưng nổi bật nhất là liệu pháp dùng “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”. Điều đã giúp James Allison (Mỹ) và Tasuku Honjo (Nhật Bản) được xướng tên trong buổi lễ trao giải Nobel trong năm 2018.
Cơ chế hoạt động của “chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch”
Tế bào T trong hệ thống miễn dịch của con người có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên, trước khi tế bào T bắt đầu loại bỏ tế bào ung thư, chúng cần phải vượt qua “trạm kiểm soát miễn dịch” để tránh gây hại cho các tế bào vô tội. Các tế bào ung thư có thể giả vờ là người vô tội hoặc gây nhầm lẫn tại các trạm kiểm soát miễn dịch. Việc sử dụng các chất ức chế trạm kiểm soát miễn dịch tương đương với việc loại bỏ trạm kiểm soát để tế bào T có thể tiêu diệt tế bào ung thư một cách thuận lợi hơn.
Vaccine PD1-Vaxx được phát triển bởi Trung tâm Ung thư Đại học Bang Ohio hiện là vaccine ức chế trạm kiểm soát miễn dịch đầu tiên. PD-1 là một điểm kiểm tra miễn dịch chính. Nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch cũng được sử dụng để ức chế PD-1.
Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị miễn dịch thường là các kháng thể đơn dòng, một phương pháp khác trong liệu pháp miễn dịch. Mặc dù chúng rất hiệu quả đối với một số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và có thể chữa khỏi bệnh, nhưng tỷ lệ bệnh nhân kháng thuốc hoặc không đáp ứng thuốc lên tới 60% đến 70%, họ thậm chí còn có tái phát.
Vaccine PD1-Vaxx thì khác, chúng có thể kích hoạt phản ứng “kháng thể đa dòng”. Vì vậy, nó có thể ức chế điểm kiểm soát PD-1 từ nhiều nơi và hiệu quả hơn các loại thuốc kháng thể đơn dòng. Vaccine PD1-Vaxx cũng có thể ngăn cơ thể bệnh nhân ung thư xảy ra các phản ứng kháng thuốc.
Các thí nghiệm trên động vật cho thấy vaccine PD1-Vaxx có thể ức chế hiệu quả sự phát triển của khối u mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm sau khi tiêm.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, giáo sư Pravin Kaumaya của Đại học bang Ohio cho biết có hai điểm mấu chốt trong nghiên cứu này:
“Thứ nhất, vaccine có thể kích hoạt tế bào B lẫn tế bào T, hai loại tế bào của hệ miễn dịch, để tiêu diệt khối u. Thứ hai, nếu vaccine và thuốc điều trị miễn dịch được sử dụng cùng lúc, vaccine có thể ngăn chặn đường truyền tín hiệu của tế bào ung thư và ức chế sự phát triển và tồn tại của tế bào ung thư”.
Vaccine PD1-Vaxx sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người ở bệnh nhân ung thư phổi vào đầu năm 2021. Komaya cho biết: “Tôi rất vui mừng khi bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine này tại Hoa Kỳ, mang lại hy vọng mới cho những bệnh nhân ung thư phổi và các bệnh ung thư khác”.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Oncoimmunology.
Thiện Đức
– Theo NTD tiếng Trung.
Mỹ điều tra vụ ‘hối lộ để được ân xá’
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra khả năng xảy ra một vụ chuyển tiền tới Nhà Trắng để đổi lấy việc được tổng thống ân xá, Reuters đưa tin, dẫn hồ sơ tòa án.
Thẩm phán liên bang Beryl Howell hôm 1/12 công bố tài liệu dài 18 trang mà khoảng một nửa đã được che nhiều thông tin nhạy cảm về cuộc điều tra bà nói là “hối lộ để được ân xá”.
Theo hãng tin Anh, tài liệu công bố rộng rãi này tiết lộ ít chi tiết về vụ việc cũng như không nêu tên của những người bị nghi tham gia.
Tài liệu cho biết rằng các công tố viên liên bang ở Washington nói đã có bằng chứng về âm mưu hối lộ, “đề xuất khoản đóng góp chính trị lớn để đổi lấy việc được tổng thống ân xá hoặc được giảm án”.
Theo Reuters, các công tố viên cũng điều tra một “âm mưu vận động bí mật” mà hai cá nhân không nên tên “đóng vai trò người vận động hành lang cho các quan chức cấp cao của Nhà Trắng mà không tuân thủ yêu cầu đăng ký theo Đạo luật Tiết lộ Vận động hành lang”.
Hãng này cũng dẫn lời một quan chức Bộ Tư pháp nói rằng không có quan chức chính phủ nào là mục tiêu của cuộc điều tra.
Tin cho hay, Bộ Tư pháp đã yêu cầu bà Howell cho phép xem xét các email giữa một luật sư và các thân chủ không nêu tên, và nữ thẩm phán đã đồng ý hồi tháng Tám vì cho rằng đặc quyền luật sư và khách hàng không áp dụng trong trường hợp này.
Các công tố viên nói rằng họ có kế hoạch “đương đầu” với ba cá nhân không nêu tên về các trao đổi đó và kết thúc cuộc điều tra, theo Reuters.
Ủy ban Quốc hội quyết xem xét chặt chẽ đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc
Một ủy ban cố vấn lưỡng đảng Quốc hội Mỹ ngày 1/12 cho biết sẽ xem xét chặt chẽ hơn đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc, cảnh báo về nguy cơ các nhà đầu tư lẫn tiền bạc của Mỹ có thể tài trợ cho việc quân sự hóa Trung Quốc, đe dọa trực tiếp nước Mỹ.
Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC) cho biết sẽ xem xét kỹ càng trong năm tới về hoạt động đầu tư tại Trung Quốc của các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư tư nhân của Mỹ, gọi đây là một bước kế tiếp hợp lý vào lúc đất nước mở rộng thị trường tài chánh.
“Chúng ta cần nhìn vào những qui định giao dịch và làm thế nào- không chỉ là các nguồn quỹ mà cả các ngân hàng đầu tư-tìm cách hưởng lợi từ việc cởi mở trong việc theo đuổi lợi tức và lợi nhuận và đó là những gì có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư cá nhân, quỹ hưu bổng và những định chế lớn,” chủ tịch USCC Robin Cleveland nói.
Bà Cleveland và phó chủ tịch USCC Carolyn Bartholomew phát biểu khi trình làng phúc trình hàng năm của ủy ban vốn nêu rõ những tham vọng của Đảng Cộng sản cầm quyền Trung Quốc như là một mối đe dọa ngày càng tăng đối với những quyền lợi của Mỹ.
Quốc hội Mỹ và chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Donald Trump đã tìm cách ngăn chặn đầu tư của Mỹ vào các công ty Trung Quốc không tuân thủ các qui định về minh bạch.
Tháng rồi, ông Trump ban hành một sắc lệnh, có hiệu lực vào tháng 11/2021, cấm các nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu của các công ty có tên trong danh sách đen của Ngũ Giác Đài vì bị cáo buộc liên hệ đến quân đội Trung Quốc.
Khuyến cáo của USCC không mang tính ràng buộc cưỡng hành nhưng ngày càng trở nên có nhiều ảnh hưởng đối với các nhà hoạch định chính sách Mỹ. Những khuyến cáo ngày thường xuyên bị Bắc Kinh bác bỏ.
Khuyến cáo đầu tiên được USCC nhấn mạnh năm nay là Quốc hội Mỹ phải làm sao để chuyện đối xử hỗ tương trở thành nguyên tắc nền tảng của những luật lệ liên hệ đến Trung Quốc, để bảo đảm tiếp cận công bằng với thị trường, với tin tức và với việc đối xử với nhà báo, nhà ngoại giao và các tổ chức phi chính phủ.
USCC cũng kêu gọi mở rộng thẩm quyền của Ủy ban Thương mại Liên bang để theo dõi việc trợ cấp của nhà nước Trung Quốc và để chế tài các công ty Trung Quốc về kinh tế, an ninh hay trên căn bản nhân quyền.
Ủy ban còn khuyến cáo tăng cường các quan hệ với Đài Loan và kêu gọi hạn chế chặt chẽ visa để ngăn đánh cắp công nghệ, trong khi thúc đẩy việc bãi bỏ những rào cản nhập cảnh đối với cư dân Hong Kong sợ bị đàn áp.
Sau hơn 4 triệu ca COVID trong tháng 11, Mỹ đặt hy vọng vào vaccine
Hoa Kỳ bước vào tháng cuối cùng của năm với hy vọng những ứng viên vaccine đầy hứa hẹn sẽ sớm được chấp thuận để nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan của virus corona sau 4,2 triệu ca mới được báo cáo trong tháng 11.
Những ca nhiễm mới tăng hơn gấp đôi so với kỷ lục hàng tháng hồi tháng 10 trong lúc vẫn còn nhiều người Mỹ chưa chịu mang khẩu trang và tiếp tục tụ tập trong những ngày lễ, chống lại khuyến cáo của các chuyên gia.
Một ủy ban cố vấn bên ngoài Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA sẽ họp vào ngày 10/12 để thảo luận xem có nên đề nghị FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine do Pfizer bào chế hay không.
Các cố vấn sẽ cứu xét một ứng viên thứ hai của công ty Moderna, một tuần sau đó, các giới chức cho hay, nâng cao hy vọng là người Mỹ có thể bắt đầu được tiêm chủng vào cuối năm nay dù có thể mất vài tháng để chủng ngừa rộng rãi cho dân chúng trong nước.
Những công ty dược toàn cầu khác như AstraZeneca và Johnson &Johnson cũng có vaccine đang được bào chế.
Một thành viên hàng đầu trong chương trình vaccine chống COVID mang tên “Operation Warp Speed” của chính quyền Trump dự báo nước Mỹ có thể được chủng ngừa vào tháng 6 năm sau.
“Một trăm phần trăm người Mỹ muốn vaccine sẽ có vaccine vào tháng 6. Chúng ta sẽ có hơn 300 triệu liều cho công chúng Mỹ trước thời hạn này,” ông Paul Ostrowski, giám đốc cung cấp, sản xuất và phân phối của chương trình vaccine nói với đài truyền hình MSNBC ngày 30/11.
Hàng triệu người Mỹ đã bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia và du hành vào cuối tuần Lễ Tạ Ơn, thường theo truyền thống là thời gian bận bịu nhất của các chuyến bay tại Mỹ.
Con số khách du hành đi qua các phi trường Mỹ đạt mức 981.912 ngày 30/11, sụt giảm so với 1,18 triệu người hôm 28/11, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi những hạn chế của chính phủ bắt đầu làm các chuyến bay giảm sút mạnh vào tháng 3, cơ quan Quản trị An ninh Giao thông Vận tải TSA cho hay.
TSA cho biết thêm là cả hai con số này chưa đầy một nửa của mức hồi năm trước.
Quan chức bầu cử tiểu bang Georgia: ‘Ông Trump kích động bạo lực’
Một quan chức bầu cử tiểu bang Georgia nói Tổng thống Donald Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bạo lực nào phát sinh từ cáo buộc gian lận bầu cử không có căn cứ mà ông đã gây ra.
Trong một tuyên bố nảy lửa, Gabriel Sterling, một đảng viên Đảng Cộng hòa, nói: “Tất cả đã đi quá xa! Tất cả đều phải dừng lại!”
Tiểu bang Georgia đang kiểm phiếu lại lần thứ hai theo yêu cầu của chiến dịch tranh cử Trump.
Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ Joe Biden đã được tuyên bố là người chiến thắng sít sao ở đó.
Người phát ngôn chiến dịch tranh cử của Trump, Tim Murtaugh nói họ đang cố gắng đảm bảo rằng “tất cả các phiếu bầu hợp pháp đều được kiểm và tất cả các phiếu bầu không hợp pháp thì không”.
“Không ai nên tham gia vào các mối đe dọa hoặc bạo lực, và nếu điều đó đã xảy ra, chúng tôi hoàn toàn lên án.”
Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr nói bộ tư pháp cho đến nay không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh cho những tuyên bố gian lận của ông Trump trong cuộc bầu cử.
Ai đã bị đe dọa?
Giọng nói run lên vì giận dữ tại một cuộc họp báo ở Atlanta, ông Sterling, người quản lý việc thực hiện hệ thống bỏ phiếu của tiểu bang, đã khiển trách các thành viên đảng Cộng hòa của mình, bao gồm cả tổng thống.
Ông nói một nhà thầu 20 tuổi cho Hệ thống bỏ phiếu Dominion ở Quận Gwinnett, đã trở thành chủ đề của các thuyết âm mưu cánh hữu vô căn cứ, và nhận được nhiều lời dọa giết. Gia đình của người này cũng bị quấy rối. Ông Sterling nói thêm.
Đảng Cộng hòa không nhiệt tình ủng hộ các đơn kiện bầu cử của TT Trump?
Những thách thức pháp lý của ông Trump có triển vọng ra sao?
EU muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ thời Biden
Ông Sterling nói người đàn ông giấu tên đã bị dọa treo cổ bằng thòng lọng và bị buộc tội phản quốc sau khi chuyển báo cáo về các đợt bỏ phiếu đến một máy tính của quận để ông có thể đọc kết quả.
Ông Sterling nói bản thân ông cũng có một cảnh sát canh gác bên ngoài nhà, trong khi vợ của bộ trưởng nội vụ tiểu bang Georgia, Brad Raffensperger, “nhận được các mối đe dọa tình dục qua điện thoại di động”.
“Thưa Tổng thống, ông không lên án những hành động này hay ngôn ngữ này.” Ông Sterling nói thêm: ”Các Thượng nghị sĩ, quý vị đã không lên án những hành động này hay ngôn ngữ này.”
“Chúng tôi cần quý vị mạnh dạn tỏ thái độ, và nếu quý vị sắp nắm giữ vị trí lãnh đạo, hãy cho chúng tôi thấy một ít khả năng lãnh đạo!”
Ông nói thêm: “Đe dọa tánh mạng, đe dọa hành hung, những lời hăm dọa, đã đi quá xa, những điều đó không đúng, họ đã đánh mất nền tảng đạo đức cao để khẳng định điều đó.”
Ông Sterling cũng trích dẫn những đe dọa hành hung gửi đến Chris Krebs, người bị sa thải tháng trước với tư cách là người đứng đầu Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Hoa Kỳ sau khi ông phản bác cáo buộc gian lận bầu cử của ông Trump.
Ông Sterling lên án luật sư Joe DiGenova của Trump, người nói hôm thứ Hai rằng ông Krebs nên “bị đưa ra ngoài vào lúc bình minh và bắn bỏ”.
Nói thẳng với ông Trump, ông Sterling tiếp tục: “Ông có quyền ra tòa. Những gì ông không được làm, và ông cần phải bước lên và nói điều này, là ngừng truyền cảm hứng cho mọi người có những các hành vi bạo động.”
“Sẽ có người bị bị thương, sẽ có người bị bắn, sẽ có người bị giết, và điều đó không đúng.”
Ông nói thêm: “Hãy là người đàn ông có bản lãnh, và dừng lại, rút lui, nói với những người ủng hộ của ông, đừng dùng bạo lực, đừng hăm dọa. Tất cả điều đó sai, nó không phải là tinh thần của người Mỹ.”
Ông Trump phản ứng ra sao?
Tổng thống Trump phản ứng bằng cách đăng lại một đoạn video về bài phát biểu của ông Sterling, nhưng không đề cập đến những lo ngại về các mối đe dọa bạo lực.
Thay vào đó, ông lại nhân đôi cáo buộc gian lận bầu cử: “Cuộc bầu cử bị gian lận. Cần hiển thị chữ ký và phong bì. Vạch trần vụ gian lận cử tri lớn ở Georgia.”
Trước đó và kể từ đó, ông Trump đã đăng nhiều tweet khác về cùng chủ đề, tất cả đều không có bằng chứng đáng tin cậy.
Ông chia sẻ thuyết âm mưu về máy bỏ phiếu ở Georgia, tuyên bố chiến thắng của ông Biden ở Arizona là “không thể”, kết quả ở Nevada là “giả” và cũng tuyên bố không cần bằng chứng: “Chúng tôi đã thắng lớn ở Michigan!”
Thách thức pháp lý mới nhất của Trump là gì?
Hôm thứ Ba, chiến dịch tranh cử của tổng thống đệ đơn kiện lên tòa án tối cao của Wisconsin thách thức kết quả bỏ phiếu tổng thống của tiểu bang.
Đơn kiến nghị được đưa ra một ngày sau khi ông Biden được chứng nhận là người chiến thắng ở tiểu bang này với khoảng 20.000 phiếu.
Động thái pháp lý của Trump thách thức hơn 220.000 phiếu bầu ở Wisconsin chủ yếu dựa trên kỹ thuật.
Đơn kiện cáo buộc các thư ký phòng phiếu điền thông tin còn thiếu trên các lá phiếu gửi qua bưu điện và phản đối việc các quan chức bầu cử thu thập và kiểm tra phiếu trong một công viên ở thành phố Madison, thay vì các địa điểm bỏ phiếu.
Ông Trump và các đồng minh đã không đạt được bước tiến đáng kể trong nỗ lực thách thức kết quả ở Arizona, Pennsylvania, Georgia, Michigan và Nevada.
Bộ trưởng Tư pháp của ông, William Barr, nói Bộ trưởng Tư pháp của ông, William Barr, nói hôm thứ Ba rằng bộ tư pháp cho đến nay “không thấy gian lận trên quy mô có thể dẫn đến một kết quả khác trong cuộc bầu cử”.
Bình luận được coi là một cú giáng mạnh vào ông Trump, vì ông Barr là một đồng minh thân cận.
Người phát ngôn của DOJ sau đó nhấn mạnh rằng bộ vẫn chưa kết thúc cuộc điều tra.
Tân Chính phủ của Hoa Kỳ dự kiến sẽ hợp tác với Châu Âu để đối phó Trung Cộng
Tin Washington DC – Theo bình luận của đài NPR, việc Tổng Thống đắc cử Joe Biden chọn nhóm cố vấn an ninh quốc gia thân thiện với các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ đã đem lại sự nhẹ nhõm cho châu Âu, sau 4 năm đối mặt với mâu thuẫn từ Tổng Thống Trump.
Quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương chắc chắn sẽ thân thiết hơn nhiều dưới thời chính phủ Biden. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và châu Âu vẫn phải giải quyết một số khác biệt đã phát sinh dưới thời chính phủ Trump, như tranh chấp về việc tài trợ cho các hãng kỹ thuật hàng không, và việc một số thành viên NATO không hoàn thành trách nhiệm đóng góp ngân sách.
Ông Biden dự kiến cũng sẽ nhờ các đồng minh hỗ trợ để thực hiện các mục tiêu ưu tiên của Hoa Kỳ, bao gồm cả việc kềm chế Trung Cộng. Ông Anthony Gardner, phụ tá của ông Biden về vấn đề châu Âu, nói rằng EU và Hoa Kỳ cần hợp tác để chống lại các thủ đoạn cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Cộng. EU có vẻ đồng ý với việc này, và được cho là đang sắp kêu gọi Hoa Kỳ thành lập một liên minh toàn cầu để đối phó với thách thức từ Trung Cộng.
Chính phủ Biden cũng sẽ yêu cầu các quốc gia châu Âu nên làm nhiều hơn để bảo vệ lợi ích quốc gia của họ, trong lúc Hoa Kỳ tập trung chú ý vào Trung Cộng về mặt quân sự. Về tổ chức NATO, liên minh này được cho là sẽ giảm giá trị đối với Hoa Kỳ trong những năm tới, do khó có thể mở rộng phạm vi hoạt động đến châu Á, trong khi Washington muốn tập trung nhiều hơn vào khu vực này.
Theo giới phân tích, các quốc gia thành viên NATO tại châu Âu cần giảm phụ thuộc vào Hoa Kỳ, và tự hợp tác với nhau để giải quyết các thách thức an ninh trong khu vực. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tan-chinh-phu-cua-hoa-ky-du-kien-se-hop-tac-voi-chau-au-de-doi-pho-trung-cong/
Mỹ: Joe Biden cam kết giúp đỡ mọi người dân gặp khó khăn vì khủng
Mai Vân
Vào lúc 12 triệu người Mỹ sẽ không còn được nhận trợ cấp thất nghiệp kể từ cuối tháng, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành, ngày 1/12/2020, tổng thống tân cử Joe Biden đã giới thiệu ê kíp được ông chọn để điều hành kinh tế đất nước. Nhân dịp này, ông Biden đã kêu gọi Quốc Hội thông qua gói trợ cấp cho người dân ngay lập tức, đồng thời hứa sẽ giúp dân Mỹ chống lại cuộc khủng hoảng ngay khi ông đến Nhà Trắng.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình:
“Đối với những người Mỹ đang gặp khó khăn vào lúc này, thông điệp của chúng tôi là như sau: “Các khoản trợ giúp sắp đến”. Ông Joe Biden đã hứa như vậy, trong lúc bà Janet Yellen, người được đề cử vào chức bộ trưởng Tài Chính, nói thêm: “Đã có biết bao người phải chật vật mới có tiền mua thức ăn, có tiền thanh toán các hóa đơn và trả tiền thuê nhà của họ. Đây quả là một thảm kịch đối với nước Mỹ.”
Thế nhưng, trong một nhận định trái ngược hoàn toàn, trước Hạ Viện Mỹ, đương kim bộ trưởng Tài Chính Steve Mnuchin đã ca ngợi những thành công của nền kinh tế Hoa Kỳ và kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa chống dịch, vào lúc mà đại dịch Covid-19 tiếp tục tàn phá đất nước.
Ông nói: “Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn 6,9%, một tỷ lệ mà chúng tôi đã không hy vọng đạt được trước quý đầu của năm 2021. Tuy nhiên, các biện pháp phong tỏa chống dịch mới đang ngăn cản đà tiến đáng kể này và gây thiệt hại nghiêm trọng cho các công ty và công nhân Mỹ.”
Về phần mình, chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ Jerome Powell cho rằng đà gia tăng các ca nhiễm Covid-19 rất đáng lo ngại và ông kêu gọi nhanh chóng thông qua một kế hoạch cứu trợ mới.
Như để đáp ứng những lời kêu gọi kể trên, một nhóm nhỏ các nghị sĩ Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa hôm qua đã đề xuất một kế hoạch kích cầu trị giá 908 tỷ đô là để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đang bị đại dịch Covid-19 tác hại.
Được đưa ra vào lúc Hạ Viện Mỹ và Nhà Trắng bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán về gói trợ giúp kinh tế, kế hoạch này là tín hiệu tích cực, cho thấy là nghị sĩ của cả hai đảng đều muốn thúc đẩy hồ sơ vốn đã gặp bế tắc từ mùa hè vừa qua.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn còn rất căng thẳng. Theo số liệu của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, hôm qua, Mỹ đã bị trên 2.500 ca tử vong trong 24 giờ, một mức cao chưa từng thấy từ tháng Tư đến nay. Hãng tin Pháp AFP ghi nhận đến tối qua, toàn nước Mỹ có thêm 180.000 ca nhiễm.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden
Gần một tháng sau bầu cử tổng thống Mỹ, Việt Nam mới chính thức chúc mừng tổng thống tân cử Joe Biden. Ngày 30/11/2020, tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi điện chúc mừng và mời ông Joe Biden thăm Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến quan hệ đối tác Việt Nam – Mỹ được xây dựng từ 25 năm qua và tin tưởng mối quan hệ này sẽ « tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững ».
New York Times: Biden không hủy ngay thỏa thuận thương mại với TQ
Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết sẽ không ngay lập tức hủy bỏ giai đoạn một của thỏa thuận thuận thương mại mà Tổng thống Trump đạt được với Trung Quốc, hay sẽ không có các bước đi nhằm xóa bỏ việc áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, Reuters đưa tin, dẫn lại tờ New York Times.
Trong một cuộc phỏng vấn với cây bút Thomas Friedman của New York Times, mà hãng tin Anh nói là cho thấy chỉ dấu về cách thức tân chính quyền thực hiện chính sách đối ngoại, ông Biden cũng nói rằng ưu tiên hàng đầu của ông là đưa gói cứu trợ COVID-19 lớn được thông qua tại Quốc hội, thậm chí cả trước khi ông nhậm chức.
“Tôi sẽ không ngay lập tức có bất kỳ bước đi nào và điều đó cũng áp dụng với [vấn đề] thuế quan”, ông Biden trả lời ông Friedman, theo Reuters.
Tổng thống đắc cử Biden cho biết sẽ theo đuổi các chính sách nhắm vào “các hành vi lạm dụng” của Trung Quốc như “đánh cắp sở hữu trí tuệ, bán phá giá sản phẩm, trợ cấp bất hợp pháp cho các tập đoàn” và buộc “chuyển giao công nghệ” từ các công ty Hoa Kỳ sang các đối tác Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo Reuters, ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải phát triển sự đồng thuận lưỡng đảng ở Mỹ và tập trung nỗ lực của chính phủ vào đầu tư nghiên cứu và phát triển, cơ sở hạ tầng và giáo dục để các công ty Mỹ cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ Trung Quốc.
Theo thỏa thuận giai đoạn 1 được ký kết trong năm nay, Trung Quốc đồng ý gia tăng ít nhất 200 tỷ đôla để nhập khẩu các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ trong giai đoạn 2020 và 2021.
Nhân chứng: 280.000 lá phiếu ‘biến mất’ bí ẩn sau khi được chuyển từ New York đến Pennsylvania
Hương Thảo
Có tới 288.000 phiếu bầu trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020 đã “biến mất” ở thành phố Lancaster, tiểu bang Pennsylvania, sau khi được vận chuyển bằng xe tải từ thành phố New York, theo ông Phill Kline, người đứng đầu Dự án Amistad của hãng luật Thomas More Society.
Ông Kline, một cựu công tố viên quận và công tố viên tiểu bang Kansas, cho biết ông đã nhận được bằng chứng cho thấy khoảng 130.000 đến 280.000 lá phiếu được điền đầy đủ đã biến mất cùng chiếc rơ-mooc chứa phiếu khi đang trên đường vận chuyển từ Bethpage, New York [tới Pennsylvania] hôm 21/10. Ông Kline trích dẫn lời khai nhân chứng của một nhà thầu phụ cho Bưu điện Hoa Kỳ (USPS) – người được ông Kline gọi là một người tố giác, theo The Epoch Times ngày 1/12.
Ông Kline cũng khẳng định trong một tuyên bố rằng các nhân viên Bưu điện Hoa Kỳ đã tham gia vào “các nỗ lực bất hợp pháp trên diện rộng” để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Ít nhất một người tố cáo cho biết họ đã được yêu cầu vận chuyển hàng nghìn lá phiếu được điền đầy đủ dọc theo biên giới tiểu bang. Nếu điều này là đúng, thì sẽ cấu thành nên tội phạm liên bang. Nhóm của ông đã đưa ra “ước tính” về số lượng các lá phiếu đã biến mất.
Ông Kline cho biết nhóm của ông sẽ chia sẻ thông tin này với các cơ quan pháp luật, bao gồm FBI, các công tố viên ở các khu vực khác và các công tố viên địa phương.
Người đàn ông được ông Kline gọi là người tố giác, tên là Jesse Morgan, là tài xế xe tải cho một nhà thầu phụ của Bưu điện Hoa Kỳ. Ông Morgan cho biết tại cuộc họp báo rằng ông đã được giao lái một chiếc xe tải chứa tới 288.000 phiếu bầu vào ngày 21/10, theo Just The News. Chiếc xe tải — kèm các lá phiếu — đã biến mất khỏi kho chứa USPS ở Lancaster sau khi ông để xe lại ở đây.
Ông Morgan nói thêm rằng các nhân viên Bưu điện đã có “những hành vi kỳ lạ, khác biệt rất nhiều so với bình thường” vào hôm đó. Người lái xe tải này cho biết ông đang vận chuyển những lá phiếu đã được điền đầy đủ đến địa chỉ ở Harrisburg, nhưng ông lại được yêu cầu chuyển các lá phiếu đến Lancaster cách đó khoảng 60 km. Điều này khiến ông cảm thấy rất bất thường. Ông Morgan cho biết, yêu cầu này được đưa ra trước khi chiếc rơ-mooc chứa phiếu bầu “biến mất”.
Một người tố giác khác từ USPS, ông Ethan Pease từ thành phố Madison, tiểu bang Wisconsin, cho biết trong cuộc họp báo rằng ông là nhà thầu phụ của USPS. Ông tuyên bố rằng mình được cho biết là bưu điện đang có kế hoạch đề lùi ngày hàng chục nghìn lá phiếu gửi qua thư đến sau ngày bầu cử 3/11. Hai ông Pease và Kline khẳng định rằng đó là một nỗ lực để luồn lách qua hạn chót gửi phiếu bầu.
Công tố viên tiểu bang Wisconsin Josh Kaul, một đảng viên Dân chủ, cáo buộc USPS tước quyền bầu cử của cử tri trong một vụ kiện được ông Kline đệ trình trước đó. Theo đó, USPS đã triển khai tại tiểu bang này một nỗ lực có hệ thống nhằm luồn lách luật bỏ phiếu.
Trong một tuyên bố, Dự án Amistad cho biết họ đã tiếp nhận được lời khai tuyên thệ nhân chứng cho thấy “hơn 300.000 lá phiếu ở Arizona, 548.000 ở Michigan, 204.000 ở Georgia và hơn 121.000 ở Pennsylvania là có vấn đề”.
Có thể bạn quan tâm:
Những lời khai chấn động về gian lận bầu cử ở Arizona
Thiện Phong
Hôm thứ Hai (30/11) Nghị viện tiểu bang Arizona đã tiến hành phiên điều trần về bầu cử tại khách sạn Hyatt Regency, Thành phố Phoenix. Nhiều nhân chứng đã bước ra và các bằng chứng gian lận được trình bày khiến nhiều người không khỏi bất ngờ với cách thao túng bầu cử trắng trợn của phe thiên tả, theo Sound of Hope.
Trong phiên điều trần, một số nhân chứng tiết lộ rằng các trạm giám sát bỏ phiếu trong khu vực của tiểu bang đều do Đảng Dân chủ kiểm soát và chỉ cho phép một nhân viên giám sát phiếu của Đảng Cộng hòa
ở đó. Còn xuất hiện cả trường hợp người dân California và người tị nạn nhận được phiếu bầu trong tiểu bang.
Trước cuộc họp, Thượng nghị sĩ Kelly Townsend, đại diện khu vực bầu cử thứ 16 của quận Maricopa, nói: “Tôi ở đây hôm nay, điều quan trọng nhất đối với tôi là sự thật, tôi muốn biết những gì đang thực sự đã xảy ra ở Arizona, đây là điều quan trọng nhất”.
“Điều này nhắc tôi rằng, ngay từ khi mới thành lập đất nước của chúng ta, người cha sáng lập của chúng ta, Washington, đã được biết đến với sự trung thực”, ông Kelly nói, và nhắc lại lời của Washington rằng “sự thật cuối cùng sẽ chiến thắng”.
“Và hôm nay chúng tôi muốn công bố sự thật giữa thanh thiên bạch nhật này, chúng ta phải biết sự thật, cảm ơn tất cả các bạn”, ông Kelly Townsend nói.
Trong cuộc họp, luật sư riêng của TT Trump, ông Giuliani, đã chỉ ra, “Cho tới nay chúng tôi rất khó lên tiếng, nhưng chúng tôi phải dùng sự thật để bác bỏ hành động sai trái của họ”. Luật sư, cố vấn pháp lý cấp cao của TT Trump, bà Jenna Ellis nói, “Đây là thời khắc quan trọng, cơ quan lập pháp tiểu bang có quyền lợi đặc biệt để ngăn cuộc bầu cử không bị trở thành nạn nhân của gian lận”.
Trong phiên điều trần, một nhân chứng của Đảng Cộng hòa ở quận Pima, nói rằng cô ấy thấy chỉ có một nhân viên giám sát phiếu của Đảng Cộng hòa trong trung tâm kiểm phiếu, cô ấy chưa bao giờ thấy tình huống như vậy. “Tôi thấy rất nhiều bất hợp pháp tại nơi làm việc, nhiều hành vi khiến tôi cảm thấy bất an”.
Anna Orth, một giám sát viên của Đảng Cộng hòa ở Quận Pima, đã ký vào bản tuyên thệ trước khi đến phiên điều trần để làm chứng. Cô ấy nói, “Tôi là một giám sát viên tự nguyện và là một cử tri, về cuộc bỏ phiếu, tôi đã từng là người giám sát khu vực bầu cử của mình vào ngày 3/11. “Anna nói rằng năm nay hoàn toàn khác so với trước đây”.
Cô cho biết thêm, quá trình phát hành lá phiếu diễn ra hỗn loạn, người tị nạn và người dân California cũng đến đây Arizona để bỏ phiếu.
Người ngoài bang, tị nạn cũng bỏ phiếu
Anna nói: “Tôi từng là người điều phối các lá phiếu tạm thời vào tháng 10. Có nhiều người nói với tôi rằng họ không yêu cầu các lá phiếu gửi qua đường bưu điện, nhưng lại nhận được chúng, có ít nhất 40 phiếu bầu được gửi đến từ cùng một địa chỉ”.
Cô cho biết thêm, trong quá trình cô làm việc, có một người thuộc Đảng Dân chủ ở bang California mặc áo phông vàng nói rằng, anh ta sẽ đến Arizona bỏ phiếu để chuyển tiểu bang đó (Cộng hòa) thành xanh (Dân chủ).
Nhân viên phòng phiếu chỉ hỏi qua họ tên và ngày sinh của anh ta, sau đó nói rằng anh ta có thể bỏ phiếu.
Cô Anna còn cho biết: “Nếu những người này chuyển đến đây để bỏ phiếu, họ cần phải có bằng chứng, nhưng họ không cung cấp cho tôi bằng chứng chính thức. Những người này từ ngoài tiểu bang đến, họ chỉ có giấy chứng nhận ngoài tiểu bang và một số giấy tờ có địa chỉ ở tiểu bang của họ.
Tôi hỏi họ chuyển đến đây lúc nào (theo yêu cầu của địa phương, cử tri phải chuyển đến khu vực bầu cử ít nhất 29 ngày mới được bỏ phiếu), và tôi cũng nói với họ rằng cần đăng ký trước ngày 15/10 thì mới có quyền bầu cử, trong khi đó có người đến ngày 23 mới đăng ký”.
Đối với những người đến bỏ phiếu mà thuộc đảng Cộng hòa thì thái độ của nhân viên văn phòng rất khác, có biểu hiện gây khó dễ.
Anna nói: “Tôi đã hỏi rằng họ có thông tin để đảm bảo rằng họ là cư dân ở đây và liệu họ có được chứng nhận hay không. Họ nói rằng họ là người của Đảng Cộng hòa và cung cấp ID để lấy chứng nhận, tôi đã gọi điện cho văn phòng để chứng nhận, nhưng nhân viên văn phòng đều từ chối tất cả”.
Cô nói rằng những người thuộc Đảng Cộng hòa này rõ ràng đã bị đối xử bất công. Trong khi có rất nhiều những chuyện sai trái xảy ra sau đó ví dụ như:
Có nhiều người, mới chỉ chuyển đến hai hoặc ba tuần trước vẫn được bỏ phiếu sau thời hạn chót. Cũng có nhiều người vô gia cư không nói tiếng Anh, nói rằng họ sống trong các trại tị nạn, có ai đó đã đăng ký cho họ đến đây bỏ phiếu.
Quá nhiều sai phạm tại phòng phiếu
Anna kể: “Trước đó tôi đã được cấp chứng chỉ và đi giám sát việc kiểm phiếu của các giao dịch viên vào ngày 3/11. Tuy nhiên, một người phụ trách nói với tôi rằng tôi không được phép đứng gần giao dịch viên mà phải đứng xa. Toàn bộ trạm bỏ phiếu chỉ có 30-32 người làm việc, tôi là người giám sát duy nhất và tôi không thể chú ý đến tất cả họ cùng một lúc”.
Cô ấy chỉ ra rằng tại trạm kiểm phiếu, “tất cả các lá phiếu đã gửi qua đường bưu điện, đều được mở trong một phòng khác”.
“Tôi không thể nhìn thấy cách họ lấy các lá phiếu ra khỏi phong bì, trong khi có 14-17 bàn kiểm phiếu nhưng mỗi bàn chỉ có hai nhân viên kiểm phiếu, theo lý mà nói sẽ có hai nhân viên kiểm phiếu của Đảng Dân chủ và Cộng hòa trên mỗi bàn, nhưng ở đây mỗi bàn có hai đảng viên Dân chủ mà không có người của Đảng Cộng hòa nào tham gia, hơn nữa những nhân viên này có thể dễ dàng rời khỏi tòa nhà kiểm phiếu [điều này là bất hợp pháp]”.
“Không những vậy, quá trình kiểm phiếu của những người này còn nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó có việc rút phiếu không đúng quy định”. Anna nói, “họ không cho chúng tôi giám sát … Không ít phiếu bầu cho TT Trump đã bị gạch bỏ. Tôi rất lo về những vấn đề này, trước khi đuổi tôi ra khỏi phòng nhân viên phòng phiếu nói rằng tôi không thể nói chuyện với những người này [nhân viên kiểm sai phiếu] hoặc liên lạc với họ. Nên tôi chỉ có thể báo cáo với quản lý, nhưng lần nào quản lý cũng nói với tôi rằng, những gì tôi nhìn thấy không phải vấn đề gì lớn”.
“Theo quy định, trung tâm kiểm phiếu cần phải có nhân viên của Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, nhưng nhân viên kiểm phiếu ở đây họ đều là người của Đảng Dân chủ. Có lần tôi hỏi người quản lý, tại sao không có nhân viên Đảng Cộng hòa nào khác ở trạm kiểm phiếu để kiểm phiếu?”
“Quản lý nói, chúng tôi cũng muốn có người của Đảng Cộng hòa, nhưng không có cách nào, tình hình hiện tại là như thế”.
Anna cho biết, cô cũng nhiều lần đề cập những vấn đề sai trái với quản lý nhưng quản lý chỉ trả lời một cách mập mờ và né tránh.
Cô còn cho biết thêm rằng, khi cô đi bỏ phiếu, cô phát hiện rằng Thị trưởng địa phương đã yêu cầu tất cả cảnh sát có trách nhiệm bảo vệ điểm bỏ phiếu rời đi, chỉ có một nhân viên và một người đàn ông 85 tuổi phục vụ tại điểm bỏ phiếu.
Anna cho biết: “Tôi đã bỏ phiếu, nhưng tôi không biết lá phiếu của mình có thể được bầu cho ứng cử viên mà tôi muốn bầu hay không, chỉ có một nhân viên ở trạm bỏ phiếu, và một người đàn ông 85 tuổi. Nhìn họ yếu ớt như vậy, họ bảo vệ những lá phiếu này như thế nào đây?”.
Nhà toán học làm chứng ở phiên điều trần Arizona bị Twitter khóa tài khoản
Ngọc Mai
Tài khoản Twitter của ông Bobby Piton, một nhân chứng tại phiên điều trần gian lận bầu cử ở Arizona, đã bị khóa, theo Conservative Review.
Tại phiên điều trần, ông Bobby khẳng định ông “đánh cược bằng mạng sống của mình” rằng dữ liệu đã bị gian lận.
“Nếu tôi là giám đốc điều hành của một công ty thương mại công khai, tôi sẽ không bao giờ ký tên mình lên đó [giấy chứng nhận kết quả bầu cử] bởi vì tôi có nguy cơ ngồi tù và mất hết tiền trong các vụ kiện”, ông Bobby nói, “Tôi sẽ không bao giờ chứng nhận. Tôi thà từ chức còn hơn chứng nhận những kết quả đó. Tôi tin rằng họ đã dựa trên số liệu để lừa đảo, sáng nay chị tôi đã hỏi tôi một câu hỏi đơn giản, chị ấy nói “Em có chắc không?’… Và tôi trả lời, tôi sẵn sàng đặt (cược) mạng sống của mình vào đó”.
Ông Bobby khẳng định chắc chắn về khả năng gian lận bầu cử thông qua phân tích của mình, dựa vào những dữ liệu ông thu thập được.
Sau khi làm chứng tại buổi điều trần, tài khoản Twitter của ông Bobby đã bị khóa. Twitter chưa đưa ra bình luận nào về vấn đề này.
Twitter “nổi tiếng” trong việc kiểm duyệt tài khoản của Tổng thống Trump, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany và nhiều người khác ủng hộ Tổng thống. Twitter còn kiểm soát bất cứ thông tin nào trái ngược với “câu chuyện” rằng ứng cử viên Joe Biden đã thắng cử.
Chiến dịch TT Trump chỉ trích Tổng chưởng lý Barr ‘phớt lờ cuộc bầu cử bị đánh cắp’
Tâm Thanh
Tổng chưởng lý William Barr gần đây đã tuyên bố không có gian lận quy mô lớn trong cuộc bầu cử. Ngay lập tức, chiến dịch Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Bộ Tư pháp (DOJ) không có hành động gì đối với các cáo buộc gian lận bầu cử. Đặc biệt, luật sư Wood trong đội ngũ pháp lý TT Trump đã kêu gọi sa thải ông Barr vì “thái độ phớt lờ cuộc bầu cử bị đánh cắp”, theo Secret China.
Trao đổi với hãng tin AP ngày 1/12 (theo giờ miền Đông nước Mỹ), Tổng chưởng lý William Barr cho biết các công tố viên và đặc vụ FBI đã xem xét các khiếu nại và thông tin cụ thể mà họ nhận được, nhưng đều không tìm thấy bằng chứng nào để thay đổi kết quả cuộc bầu cử bị cáo buộc gian lận hiện nay.
“Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy gian lận trên quy mô [đủ lớn] để dẫn đến một kết quả khác trong cuộc bầu cử”, ông nói. “Ngày càng có nhiều người muốn viện đến hệ thống tư pháp hình sự như một giải pháp vạn năng. Nếu như mọi người không thích một điều gì đó, họ sẽ muốn Bộ Tư pháp can thiệp”.
Đáp lại tuyên bố của Tổng chưởng lý, luật sư Tổng thống Trump, ông Rudy Giuliani và cố vấn pháp lý cấp cao Jenna Ellis cho biết:
“Với đầy đủ sự tôn trọng đối với Tổng chưởng lý, kết luận điều tra của Bộ Tư pháp là không phù hợp. Chúng tôi đã thu thập đầy đủ bằng chứng để chứng minh tồn tại các trường hợp gian lận bầu cử ở ít nhất 6 tiểu bang. Chúng tôi có nhiều lời khai tuyên thệ của nhân chứng cho biết, họ đã nhìn thấy những hành vi phạm tội liên quan đến gian lận cử tri”.
“Theo chúng tôi biết, Bộ Tư pháp chưa hề phỏng vấn [dù chỉ] một nhân chứng, chưa điều tra bất kỳ máy bỏ phiếu nào và chưa sử dụng trát đòi hầu tòa để tìm kiếm sự thật … Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi sự thật thông qua hệ thống tư pháp và cơ quan lập pháp tiểu bang, đồng thời tiếp tục chiểu theo Hiến pháp để đảm bảo rằng mọi lá phiếu hợp pháp đều được tính và tất cả lá phiếu bất hợp pháp đều bị hủy bỏ. Một lần nữa, với đầy đủ sự tôn trọng đối với Tổng chưởng lý, ý kiến của ông ấy dường như được đưa ra dù chưa hiểu hoặc chưa điều tra các bằng chứng phạm tội và gian lận bầu cử có hệ thống”.
Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh Nghị viện tiểu bang Michigan bắt đầu phiên điều trần về gian lận bầu cử. Hàng chục nhân chứng – cử tri của cả hai đảng – đã tham gia và trình bày các hành vi gian lận khác nhau mà họ chứng kiến được.
Trước đó, một phiên điều trần tương tự đã được tổ chức bởi Nghị viện tiểu bang Arizona vào hôm thứ Hai (30/11). Buổi điều trần kéo dài hơn 9 giờ đồng hồ, có nhiều nhân chứng xuất hiện miêu tả các hành vi gian lận phiếu bầu.
Một tuần sau ngày bầu cử (3/11), một phần bản ghi nhớ được tiết lộ cho thấy, ông Barr đã chỉ thị các công tố viên xem xét các cáo buộc gian lận bầu cử trước khi xác nhận kết quả bầu cử trong khu vực quản lý của họ. Tuy nhiên, ông Barr đã không phát động một cuộc điều tra công khai.
Sau tuyên bố của ông Barr, ông Lin Wood, một luật sư trong nhóm pháp lý TT Trump, đã tweet hôm thứ Ba (1/12) rằng, ông Barr nên bị sa thải ngay lập tức.
“Đã đến lúc sa thải Tổng chưởng lý Barr. Ông ấy đang nói dối về hệ thống bỏ phiếu Dominion. Ông ấy đã không có hành động gì với máy tính xách tay của Epstein, Durham, Hunter Biden hay Wiener. Ông ấy hoàn toàn phớt lờ cuộc bầu cử bị đánh cắp. Nếu chúng ta muốn cứu nước Mỹ và tự do, chúng ta cần những người yêu nước giúp đỡ Tổng thống Trump”, ông Wood viết.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với WVW-TV ngày 28/11, Trung tướng Không quân Hoa Kỳ 3 sao McInerney tiết lộ rằng, đằng sau vụ gian lận bầu cử là âm mưu đảo chính do chính phủ ngầm (deep state) phát động. Họ lợi dụng các kênh truyền thông thiên tả lớn và các hãng công nghệ lớn để đánh bại nền Cộng hòa và lật đổ Hiến pháp Hoa Kỳ. Trung Quốc, Iran và Nga đang nhúng tay vào và kiểm soát cuộc bầu cử Mỹ.
“Bộ Tư pháp, FBI, hay CIA không đứng về phía công lý, mà đứng về phía chính phủ ngầm”, ông nói.
Ngày 30/11, luật sư Powell đã chỉ trích Bộ Tư pháp và FBI hủ bại nghiêm trọng và cho rằng toàn bộ FBI và Bộ Tư pháp cần được “thanh lọc bằng nước khử trùng”.
Tiết lộ chấn động trong phiên điều trần: Facebook theo dõi người dùng cả khi họ không dùng ứng dụng
An Liên
Nếu chính phủ Hoa Kỳ có nhu cầu can thiệp hoặc đánh sập các nền tảng công nghệ lớn vì vi phạm trắng trợn các biện pháp bảo vệ cơ bản của Hiến pháp nước này, thì đó là bây giờ. Đặc biệt là sau khi một công cụ được Facebook sử dụng đã được tiết lộ trong một phiên điều trần tại Thượng viện vào tuần trước, theo Natural News
Thượng nghị sĩ Josh Hawley đại diện cho tiểu bang Missouri được ví như ngôi sao đang lên của Đảng Cộng hòa khi nắm giữ các bằng chứng cáo buộc về việc các nền tảng công nghệ lớn phải chịu trách nhiệm cho những vi phạm trắng trợn và thường xuyên đối với quyền riêng tư của người dùng. Từ việc Google theo dõi người dùng trên tất cả các trang web không phải của Google để hiển thị quảng cáo, cho đến việc kiểm duyệt người dùng của các trang mạng xã hội như Twitter. Hawley đã thường xuyên vạch trần những gã khổng lồ công nghệ (Big Tech) về các hành vi sai trái của họ.
Vào thứ Ba (17/11), những ông lớn công nghệ đã tham gia phiên điều trần để trả lời các câu hỏi về việc can thiệp bầu cử khi có hành vi kiểm duyệt Tổng thống Donald Trump, tờ New York Post về vụ việc liên quan đến Hunter Biden và hạn chế phạm vi tiếp cận của người dùng trước cuộc bầu cử. Trong khi chất vấn người sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, Hawley đã có những động thái mạnh mẽ.
Mở đầu phiên điều trần, Hawley nói rằng một cựu nhân viên của Facebook “người có kiến thức trực tiếp về các phương pháp kiểm duyệt nội dung của công ty” đã liên hệ với văn phòng Thượng viện của ông và cho biết về một “nền tảng nội bộ có tên là Tasks mà Facebook sử dụng để điều phối các dự án, bao gồm cả kiểm duyệt”.
Hawley cho biết: “Nền tảng này cũng hỗ trợ đầu vào kiểm duyệt từ Google và Twitter, góp phần điều phối hiệu quả các nỗ lực kiểm duyệt của họ”.
Zuckerberg tuyên bố rằng Facebook sử dụng hệ thống Task để “mọi người điều phối tất cả các hoạt động công việc trong toàn công ty”. Sau đó, anh ta nói thêm rằng công ty đã “điều phối và chia sẻ tín hiệu về các chủ đề liên quan đến bảo mật”, chẳng hạn như “một cuộc tấn công khủng bố hoặc hình ảnh bóc lột trẻ em hay một chính phủ nước ngoài đang tạo ra một hoạt động có ảnh hưởng”.
Sau đó, Hawley hỏi Zuckerberg rằng liệu các nhân viên của Facebook, Twitter và Google có phối hợp trong quyết định kiểm duyệt nội dung của họ liên quan đến “các cá nhân, trang web hay cụm từ bị cấm hay không”.
“Thượng nghị sĩ, chúng tôi không phối hợp các chính sách của mình“, Zuckerberg trả lời.
Hawley sau đó hỏi về công cụ theo dõi bị cáo buộc, Centra.
“Ông Zuckerberg, hãy cho tôi biết về ‘Centra’”, Hawley nói. “Công cụ nội bộ của Facebook có tên Centra là gì?”
“Thượng nghị sĩ, tôi không biết bất kỳ công cụ nào có tên như vậy”, Zuckerberg trả lời.
Hawley đưa ra những bức ảnh để dẫn chứng cho những gì ông nói, cho thấy công cụ này đang được sử dụng.
Đoạn video trong phiên điều trần được Mediaite dẫn lại có những nội dung chính như sau:
Ông Hawley lưu ý: “Hãy để tôi xem liệu điều này có làm anh nhớ lại không nhé”. “Centra là một công cụ mà Facebook sử dụng để theo dõi người dùng của mình không chỉ trên Facebook mà trên toàn bộ Internet. Centra theo dõi các hồ sơ khác nhau mà người dùng truy cập, người nhận tin nhắn, tài khoản được liên kết của họ, các trang họ truy cập trên web có nút Facebook. Centra cũng sử dụng dữ liệu hành vi để theo dõi tài khoản của người dùng, ngay cả khi những tài khoản đó được đăng ký dưới một tên khác”.
Hawley cho biết công cụ này cho phép Facebook lưu giữ một số thông tin cá nhân nhạy cảm, bao gồm tài khoản mà người dùng đã truy cập và ảnh họ đã tải lên.
Facebook đã gặp phải những cáo buộc trong nhiều năm qua vì hành vi theo dõi không chỉ người dùng của mình mà còn cả những người liên quan đến người dùng không sử dụng mạng xã hội này. Một cáo buộc gần đây tiết lộ rằng năm 2018 Facebook “đánh dấu” ảnh mà người dùng tải lên để tiếp tục theo dõi chúng bên ngoài nền tảng.
Tuy nhiên, Hawley cho rằng công cụ này có thể còn có nhiều tác vụ hơn những gì báo cáo đã tiết lộ và đề xuất công cụ này có thể được sử dụng nhưng phải có các biện pháp thực thi đi kèm.
Ông Hawley đã đăng trên Twitter một bức ảnh có thông tin về Centra.
Hawley nhấn mạnh: “Có bao nhiêu tài khoản ở Hoa Kỳ đã bị kiểm duyệt và khoá lại thông qua Centra?”
Như thường lệ, Zuckerberg đánh trống lảng và tuyên bố không biết gì nhiều về công cụ kiểm duyệt này. Nhưng Hawley thì không cho là như vậy.
“Tôi chắc chắn rằng chúng tôi có các công cụ giúp chúng tôi làm việc với nền tảng và liên kết với cộng đồng, nhưng tôi không biết cái tên đó”, Zuckerberg tuyên bố.
“Anh có một công cụ thực hiện chính xác những gì tôi đã mô tả… hay anh đang nói rằng nó không tồn tại?”, Hawley nhấn mạnh.
“Thượng nghị sĩ, tôi đang nói rằng tôi không biết về nó, và tôi rất vui lòng trả lời và cung cấp cho ông và nhóm của ông thông tin mà ông muốn về điều này, nhưng tôi, tôi, tôi ‘tôi bị hạn chế về những gì tôi có thể, uhm, những gì tôi biết và có thể chia sẻ ngày hôm nay”, CEO Zuckerberg lắp bắp.
“Tôi luôn luôn ngạc nhiên, thưa Chủ tịch, có bao nhiêu người trong ủy ban này đột nhiên bị mất trí nhớ. Có thể là có vấn đề gì đó với không khí trong phòng”, ông Hawley chế giễu.
EU – ASEAN nâng quan hệ lên cấp đối tác chiến lược
Mai Vân
Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN đã đồng ý nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược. Quyết định được thông qua nhân Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN – Liên Âu lần thứ 23 mở ra ngày 01/12/2020 theo hình thức trực tuyến.
Tuyên bố sau hội nghị, ngoại trưởng Heiko Maas của Đức, nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu xác nhận rằng: “Với tư cách là các đối tác kinh tế thân thiết, chúng tôi đứng ra bảo vệ các tuyến thương mại an toàn và mở rộng, cũng như quyền giao thương tự do và công bằng”.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết thêm: “Cùng nhau, hai khối chúng ta đại diện cho hơn một tỷ người và gần 25% sức mạnh kinh tế toàn cầu. Cùng nhau, chúng ta có tiếng nói mạnh mẽ trong thế giới này”. Tuy nhiên, ông Maas không cho biết chi tiết về nội dung quan hệ đối tác chiến lược mới giữa hai bên.
Theo bộ Ngoại Giao của Việt Nam, nước đang là chủ tịch luân phiên của ASEAN, hai khối cam kết tăng cường phối hợp và thúc đẩy hợp tác đa phương khu vực và quốc tế, trên cơ sở chia sẻ các giá trị và lợi ích chung về trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Vấn đề Biển Đông cũng được nêu lên. Theo báo chí Việt Nam, hai bên đã “khẳng định tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông”, đồng thời kêu gọi “tự kiềm chế, không tiến hành các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình hay gia tăng tranh chấp, không quân sự hóa”.
Hai bên cũng nhấn mạnh đến nhu cầu “giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982”, đồng thời “ủng hộ nỗ lực nối lại đàm phán nhằm đạt được Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông”.
ASEAN hiện có 10 thành viên Brunei, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Indonesia và Philippines., còn Liên Hiệp Châu Âu có đến 27 nước với hai quốc gia Đức và Pháp được công nhận là đầu tầu.
Tháng 9 vừa qua, Pháp cùng với Đức và Anh đã chính thức gởi đến Liên Hiệp Quốc một công hàm có nội dung bác bỏ các yêu sách chủ quyền trên biển “quá đáng” của Trung Quốc tại Biển Đông.
Châu Âu – Mỹ : Đối tác mới chống « đối thủ toàn diện Trung Quốc » ?
Tú Anh
Trong bối cảnh sắp thay đổi lãnh đạo tại Washington, quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương cũng có nhiều sôi động. Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO và Liên Hiệp Châu Âu đều muốn thắt chặt quan hệ với đồng minh Hoa Kỳ, nhưng trên một cơ sở đối tác mới để đối phó với sức mạnh và tham vọng của Trung Quốc. Mỹ cũng muốn kéo đồng minh Châu Âu vào mặt trận Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Đối diện với những chế độ độc tài ngày càng hung hăng trên thế giới, đứng đầu là Trung Quốc của Tập Cận Bình, Liên Hiệp Châu Âu và NATO không bỏ lỡ cơ hội thay đổi chính quyền ở Hoa Kỳ để xây dựng lại một cách cơ bản quan hệ đồng minh. Mục đích là lật qua trang sử Donald Trump nhiều sóng gió, để từ nay hai bờ Đại Tây Dương đoàn kết như một khối có cùng phương châm hành động, cùng mục tiêu đi tới.
Đối tượng Trung Quốc
Hy vọng này của Châu Âu sẽ thực hiện được đến đâu với Joe Biden, điều này sẽ được thời gian trả lời. Nhưng trước mắt, có một điều chắc chắn là tổng thống tân cử sẽ được các nhà lãnh đạo Châu Âu và NATO đón tiếp nồng nhiệt tại Bruxelles vào mùa xuân tới. Trong Hội Đồng Châu Âu, nơi quy tụ các thành viên, ở Ủy Ban Châu Âu, cũng như tại trụ sở NATO, tràn ngập những lời kêu gọi « xây dựng một đối tác mới » (Le Monde).
Ủy Ban Châu Âu đã chuẩn bị xong một hồ sơ chi tiết về những dự án cùng tiến hành với Washington. Để đối phó với « những thách thức chiến lược » của Trung Quốc, Bruxelles kêu goi khẩn cấp « tái xây dựng » đối tác xuyên Đại Tây Dương trên ít nhất 5 lãnh vực mà hai bên có cùng mẫu số chung: Chống đại dịch Covid-19, xu hướng đa phương, biến đổi khí hậu, hòa bình, an ninh và các giá trị chung, cũng như cùng nhau chấn hưng kinh tế.
Financial Times cho biết chi tiết cụ thể : Quản lý các công ty kỹ thuật số, theo dõi nguồn vốn nước ngoài, cải tổ Tổ Chức Thương mại Thế Giới và Tổ Chức Y Tế Thế Giới, phân phối vắc-xin.
Bên cạnh đó, Bruxelles đề nghị với Mỹ một chính sách chung đối phó với Trung Quốc. Tuy không chủ trương « thập tự chinh » chống Bắc Kinh và vẫn muốn duy trì kênh đối thoại, Châu Âu hy vọng được chính quyền Joe Biden hỗ trợ để đương đầu với Trung Quốc của Tập Cận Bình, từ « đối tác toàn diện » trở thành « đối thủ toàn diện ».
Theo chuyên gia Pháp Gabriel Gresillon (Les Echos), cho dù Mỹ và Châu Âu có một số bất đồng trên hồ sơ thương mại hay Iran, nhưng phía Châu Âu tin rằng Joe Biden sẽ không làm cao bồi xé lẻ như Donald Trump.
NATO cũng mong sớm tái lập quan hệ nồng ấm với Hoa Kỳ, không còn bị phê phán là một cơ cấu quân sự tốn kém và lỗi thời. Tuy nhiên, tương lai NATO và Châu Âu không chỉ tùy thuộc ở Mỹ. Đứng trước hai đại cường Nga, Trung, chia rẽ trong nội bộ liên minh mới là mối lo. Tranh cãi về Hoa Vi hay thái độ đối với Nga là một bằng chứng.
Về hợp tác quân sự, không nên quên một câu hỏi then chốt : Liệu Châu Âu có chấp thuận liên kết với Mỹ ngăn chận ảnh hưởng của Trung Quốc tại Ấn Độ-Thái Bình Dương và Châu Phi hay không ?.
Bản báo cáo mới nhất của Tiểu ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ cổ vũ cho hợp tác chung, mời gọi Châu Âu cùng với Mỹ xây dựng một chiến lược chung, quyết định mục tiêu và phương tiện hành động, không cho Trung Quốc khống chế hai địa bàn chiến lược này.
Covid-19: Sắp có vac-xin, dân Châu Âu lại e ngại tiêm chủng
Anh Vũ
Được chờ đợi lâu nay, giờ liều thuốc hy vọng vac-xin phòng Covid-19 sắp được lưu hành cho phép thế giới trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng không phải tất cả đều gửi gắm niềm tin vào các loại vac-xin phòng Covid, đặc biệt ở các nước châu Âu, nơi các chính phủ liên tục trấn an về độ an toàn của vac-xin và quảng bá cho chiến dịch tiêm chủng sắp tới.
Có tiêm chủng phòng Covid-19 hay không ? Câu trả lời ở châu Âu mỗi nước một khác. Có những nước đa số người dân trả lời có, nhưng cũng có những nước người dân lại hoài nghi, cho dù kế hoạch của chính phủ các nước chuẩn bị hầu hết đều giống nhau ở 2 điểm chủ chốt: Một mặt, không bắt buộc tiêm vac-xin; mặt khác trong giai đoạn đầu ưu tiên cho những người có nguy cơ nhiễm cao như người cao tuổi, mắc bệnh kinh niên và nhân viên y tế.
Theo một nghiên cứu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Viện thăm dò Ipsos (Pháp) thực hiện hồi tháng 9, trên 20 nghìn người trưởng thành tại 27 nước trên thế giới, Anh là quốc gia ở Châu Âu có tỷ lệ dân chúng sẵn sàng tham gia tiêm chủng phòng Covid-19 cao nhất, với tỷ lệ 85%, trong đó 52% cho biết không có do dự gì.
Trong nhiều năm nay, dân Anh vẫn tin vào tiêm chủng, nhưng lần này dư luận ngờ vực do một số thông tin sai lệch lan truyền trên mạng internet. Hôm 13/11, ủy ban y tế của hội đồng thành phố Luân Đôn đã công bố một nghiên cứu ghi nhận một phần tư dân thủ đô Anh không “hề muốn” hoặc “ có thể sẽ không” tiêm chủng . Ủy ban này đã báo động chính quyền thành phố phải có chiến dịch trấn an và quảng bá tiêm chủng khi mà ngay ngày đầu tháng 12 này, cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đã cấp phép cho vac-xin của Pfizer-BioNTech và chính phủ hy vọng bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 7/12.
Đẩy mạnh tuyên truyền tiêm chủng đại trà
Tại Tây Ban Nha là nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất Châu Âu (95%) mặc dù vẫn không bắt buộc tiêm phòng đối với bất kỳ loại vac-xin nào. Một thăm dò dư luận do viện y tế Carlos-III thực hiện hồi tháng 9 cho thấy 70% dân Tây Ban Nha sẵn sàng tiêm phòng Covid-19. Cho dù phong trào chống tiêm chủng ở đây rất nhỏ, chính phủ vẫn nhắc đi nhắc lại là vac-xin ngừa Covid-19 cũng sẽ an toàn như các loại vac-xin khác. Tây Ban Nha dự trù bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vào tháng Giêng, nhằm xóa đi hoài nghi vẫn còn tồn tại trong 40% người Tây Ban Nha không muốn tiêm chủng “ ngay lập tức” ngay sau khi vac-xin được lưu hành, theo một thăm dò dư luận thực hiện giữa tháng 10.
Nỗi lo của chính phủ Tây Ban Nha không phải là duy nhất. Ngay cả ở những nước mà đa số dân cư ngỏ ý sẵn sàng tiêm chủng, chính quyền vẫn phải liên tục trấn an những người còn hoài nghi.
Đó là trường hợp ở Đan Mạch. Một điều tra tại đây hồi tháng 9 do một viện nghiên cứu dư luận tiến hành cho thấy có 9 phần 10 dân Đan Mạch muốn tiêm phòng Covid-19. Các cơ quan y tế nước này vẫn phải thông báo sẽ theo dõi sát các hiệu ứng phụ, cũng như hiệu quả về lâu dài của vac-xin.
Đó cũng là trường hợp của Hà Lan. Nước này đã phát động chiến dịch thông tin toàn quốc để giải thích, giải tỏa do dự cho một bộ phận người dân về mối liên hệ giữa từ chối tiêm chủng với nguy cơ bị lây nhiễm. Tương tự như tại Bỉ, nơi có số người do dự còn nhiều hơn, chính phủ cũng phải mở chiến dịch tuyên truyền để thuyết phục khoảng 25% dân Bỉ khẳng định sẽ không tiêm phòng Covid-19 và thậm chí 37% bác sĩ đa khoa cũng từ chối vac-xin phòng Covid.
Tại Đức, vấn đề có khác chút ít. Tỷ lệ tiêm chủng ở nước này vẫn khá cao, khoảng 90% dân cho 14 loại vac-xin được khuyến cáo. Vào lúc mà các trung tâm tiêm chủng phòng Covid-19 giữa tháng 12 này phải được triển khai tại Đức, chính quyền vẫn rất chú ý tới diễn biến dư luận trong một đất nước đang có các cuộc biểu tình chống vac-xin đông đảo và dữ dội hơn những nơi khác và số người khẳng định sẽ không tiêm phòng Covid-19 vẫn tăng nhẹ trong những tháng qua, từ 24% lên 29%, trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 10, theo số liệu của ARD-Deutschland Trend.
Đông Âu đợi xem kết quả
Đông Âu mới là khu vực có phản ứng mạnh với vac-xin tương lai phòng Covid-19. Điển hình là Ba Lan, nơi mà phong trào chống vac-xin thường gần gũi với giới Công giáo cực đoan, nhưng lại có ảnh hưởng trong xã hội.
Dân Ba Lan bị chia rẽ sâu sắc thành hai nhóm tương đương về chuyện tiêm phòng Covid-19. Theo một nghiên cứu của UCE Research thực hiện từ 20 đến 23/11, 43% số người được hỏi cho biết muốn được tiêm chủng, tức là bằng đúng tỷ lệ những người không muốn tiêm chủng. Chính phủ vẫn đang chuẩn bị chiến dịch triển khai tiêm chủng bắt đầu cuối tháng Giêng và hy vọng đông đảo dân Ba Lan sẽ đi tiêm phòng.
Tại Rumani, theo một thăm dò dư luận công bố hôm 19/11, có 1/3 dân Rumani chấp nhận tiêm chủng phòng Covid, 1/3 thì chống, số còn lại cho biết muốn đợi xem hiệu quả lâu dài của vac-xin ra sao. Các giới chức y tế nước này khẳng định sẽ không có ai bị bắt buộc. Tiêm chủng sẽ là tự nguyện, nhưng ưu tiên cho các bác sĩ.
Hungary thích vac-xin Nga hoặc Trung Quốc
Trong số các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, trường hợp độc đáo nhất có lẽ là của Hungary. Nước này cũng có tỷ lệ tiêm chủng thuộc loại cao ở châu Âu, do được kế thừa từ thời Cộng Sản. Việc quảng bá rầm rộ cho vac-xin Nga Sputnik-V theo đề nghị của thủ tướng Viktor Orban đã khiến số người không tin vào vac-xin lên cao chưa từng thấy.
Theo một thăm dò dư luận công bố hôm 18/11, 47% dân Hungary khẳng định từ chối tiêm phòng Covid. Được hỏi riêng về vac-xin Nga, chỉ có 7% người Hungary cho biết sẽ tiêm chủng loại vac-xin này. « Thông thường, phong trào chống vac-xin ở Hungary không mạnh như ở một số nước khác, nhưng trong chính sách tiêm chủng, niềm tin vào chính phủ và vào những người sản xuất vac-xin là yếu tố chủ chốt », Dora Vargha, chuyên gia về tiêm chủng thuộc đại học Exter, Anh Quốc, giải thích.
Nhưng niềm tin này dường như không đúng hẹn từ khi mà ông Viktor Orban quyết định sẽ nhập khẩu vac-xin của Nga và Trung Quốc và dự tính cho bắt đầu chiến dịch tiêm chủng trong tháng 12 hay đầu tháng Giêng. Chủ tịch nghiệp đoàn bác sĩ Hungary, ông Zoltan Szabad giải thích : « Vac-xin Nga có thể hiệu quả, nhưng tôi vẫn muốn trước tiên phải có sự đồng ý của Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu ».
Thủ tướng Orban biện hộ rằng người Hungary có quyền tự do « quyết định dùng loại vac-xin nào mà họ tin cậy nhất », để né tránh những bó buộc của Châu Âu, theo đó trên lý thuyết vac-xin phải được cơ quan quản lý dược phẩm của Châu Âu kiểm tra trước, dù đó là các trường hợp khẩn cấp. Về mặt chính thức, tất cả các vac-xin đều phải được thử nghiệm trước khi cho tiêm. Nếu các vac-xin qua thử nghiệm, « tôi sẽ tiêm vac-xin Nga hoặc Trung Quốc », bộ trưởng Y Tế Hungary Miklos Kasler đã tuyên bố trước Nghị Viện Hung như vậy.
(Theo Le Monde)
Anh Quốc phê duyệt vaccine Pfizer cho sử dụng vào tuần tới
Michelle Roberts
Anh Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine ngừa virus cororna của Pfizer/BioNTech để đưa vào sử dụng rộng rãi.
Cơ quan quản lý của Anh, MHRA, nói mũi tiêm có thể có khả năng bảo vệ khỏi Covid-19 đến 95% an toàn để triển khai vào tuần tới.
Việc tiêm chủng có thể bắt đầu trong vòng vài ngày đối với những người cần đến vaccine nhất, như người già trong viện dưỡng lão.
Vương quốc Anh đã đặt hàng 40 triệu liều – đủ để chủng ngừa cho 20 triệu người.
Khoảng 10 triệu liều sẽ sớm có, với 800.000 liều đầu tiên sẽ đến Anh trong vài ngày tới.
Covid-19: Vaccine của Pfizer và BioNTech ‘hiệu quả trên 90%’
Vaccine của Đại học Oxford cho thấy hiệu quả 70%
Đây là vaccine ra đời nhanh nhất từ lúc còn là ý tưởng tới khi hoàn tất, chỉ mất 10 tháng và theo đúng các bước phát triển vốn dĩ có thể mất cả thập niên.
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock đã tweet “Việc hỗ trợ đang được tiến hành”, và nói với BBC Breakfast rằng mọi người sẽ được NHS liên hệ để tiêm phòng khi đến phiên họ.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tweet “Sự bảo vệ của vaccine cuối cùng sẽ cho phép chúng ta trở lại cuộc sống bình thường và khiến kinh tế phát triển trở lại.”
Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nói với BBC Breakfast rằng mọi người sẽ được NHS liên lạc khi đến lượt họ.
Ông nói: “Bây giờ tôi tự tin với tin tức hôm nay rằng từ mùa xuân, từ lễ Phục sinh trở đi, mọi thứ sẽ tốt hơn và năm tới chúng ta sẽ có một mùa hè mà mọi người có thể tận hưởng.”
Giám đốc điều hành NHS, Simon Stevens, nói rằng dịch vụ y tế đang chuẩn bị cho “đợt tiêm chủng quy mô lớn nhất trong lịch sử nước ta”.
Giải thích về vụ tiêm ‘sai liều’ vaccine Oxford/AstraZeneca
Virus corona: Vaccine Moderna đạt hiệu quả đến 95%
Khoảng 50 bệnh viện đang trong chế độ chờ sẵn và các trung tâm tiêm chủng ở các địa điểm như trung tâm hội nghị đang được thiết lập.
Mặc dù việc tiêm phòng có thể bắt đầu, nhưng mọi người vẫn cần phải duy trì cảnh giác và tuân thủ các quy tắc về virus corona để ngăn chặn sự lây lan, các chuyên gia nói.
Điều đó đồng nghĩa với việc kiên trì giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, đồng thời xét nghiệm những người có thể nhiễm virus và yêu cầu họ cách ly.
Điều đó có nghĩa là gắn bó với quy tắc giãn cách xã hội và khẩu trang, đồng thời xét nghiệm những người có thể nhiễm virus và yêu cầu họ cách ly.
Giám đốc Y tế của Anh, Giáo sư Chris Whitty nói: “Chúng ta chưa thể hạ thấp cảnh giác.”
Giáo sư Danny Altman, Giáo sư Miễn dịch học tại Đại học Hoàng gia London, nói tin tức về việc phê duyệt là “quan trọng”.
“Chúng tôi có sự phê duyệt khẩn cấp đầu tiên cho việc sử dụng một loại vaccine thực sự hiệu quả. Thực sự là anh hùng.”
Pfizer nói rằng đó là một chiến thắng cho khoa học.
Vaccine này là gì?
Đó là một loại vaccine mRNA mới, sử dụng một đoạn mã di truyền cực nhỏ từ virus gây ra đại dịch để luyện cho cơ thể cách chống lại Covid-19 và xây dựng khả năng miễn dịch.
Trước đây, chưa từng có loại vaccine mRNA nào được phê duyệt sử dụng trên người, mặc dù nó đã được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh khác.
Vaccine này phải được bảo quản ở nhiệt độ khoảng -70C và sẽ được vận chuyển trong các hộp đặc biệt, đóng gói trong đá khô. Sau khi được giao, vaccine có thể được bảo quản trong tủ lạnh đến 5 ngày.
Ai và khi nào sẽ được tiêm vaccine?
Giới chuyên gia đã lập một danh sách ưu tiên tạm thời, nhắm đến những người có nguy cơ cao nhất. Đứng đầu là người sống trong viện chăm sóc và nhân viên ở đó, tiếp theo là những người trên 80 tuổi và nhân viên chăm sóc sức khỏe và nhân viên xã hội khác.
Họ sẽ nhận được lô vaccine đầu tiên – ngay trong tuần tới. Việc tiêm chủng hàng loạt cho tất cả mọi người trên 50 tuổi, cũng như những người trẻ hơn có sẵn các bệnh nền, có thể diễn ra ngày khi có nhiều nguồn cung hơn vào năm 2021. Vaccine này được tiêm hai lần, cách nhau 21 ngày, với liều thứ hai như liều tăng cường.
Còn các vaccine Covid khác?
Có một số loại vaccine đầy hứa hẹn khác cũng có thể sớm được phê duyệt.
Một loại là từ Moderna – sử dụng phương pháp tiếp cận mRNA giống như vaccine Pfizer và cung cấp khả năng bảo vệ tương tự. Vương quốc Anh đã đặt hàng trước 7 triệu liều, khẳ năng sẽ có vào mùa xuân.
Anh Quốc đã đặt 100 triệu liều vaccine Covid khác từ Đại học Oxford và AstraZeneca. Loại vaccine này sử dụng một loại virus vô hại, được biến đổi để trông giống virus gây ra Covid-19 hơn.
Nga đã và đang sử dụng một loại vaccine khác có tên Sputnik và quân đội Trung Quốc đã phê duyệt một loại vaccine do CanSino Biologics sản xuất. Cả hai loại này đều hoạt động theo cách tương tự như vaccine của Oxford.
Anh là nước đầu tiên cấp phép vac-xin ngừa Covid-19
Thu Hằng
Một năm sau khi virus corona xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, Anh Quốc là nước đầu tiên cấp phép cho vac-xin ngừa Covid-19 của tập đoàn Pfizer và BioNTech. Quyết định được Cơ quan Dược phẩm Anh đưa ra ngày 02/12/2020 và vac-xin sẽ có trên khắp lãnh thổ « ngay từ tuần tới ».
Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường trình từ Luân Đôn :
Nhẹ nhõm vì cuối cùng đã có thể thông báo được tin vui, sáng nay, bộ trưởng Y Tế Anh Matt Mancock đã không che giấu hài lòng và nói rằng ông hy vọng đất nước bắt đầu thấy được ánh sáng cuối đường hầm vào mùa Xuân.
Về phía thủ tướng Boris Johnson, ông viết trên Twitter một dòng tin rất dè dặt : « Bảo vệ nhờ vac-xin có lẽ là điều cho phép người dân Anh trở lại cuộc sống bình thường và tái khởi động nền kinh tế ».
Cơ quan Dịch vụ Y Tế Quốc gia Anh (NHS) sẵn sàng bắt đầu tiêm chủng ngay từ đầu tuần tới. Anh Quốc đã đặt mua 40 triệu liều, đủ để tiêm cho 20 triệu người. Trước mắt, 800.000 liều đầu tiên sẽ được chuyển từ Bỉ đến Anh trong những ngày tới, sau đó 10 triệu liều sẽ được giao kể từ tháng 01/2021.
Tuy nhiên, còn có một vài khó khăn về hậu cần cần được giải quyết. Do vac-xin phải được bảo quản ở -70°C và -80°C, nên các liều vac-xin sẽ được cất giữ ở các bệnh viện, như vậy nhân viên y tế, cũng như bệnh nhân sẽ được tiêm chủng đầu tiên. Những người khác thuộc diện ưu tiên, như người cao tuổi và những người dễ bị tổn thương nhất, sẽ được sắp xếp tiêm chủng trong đợt tiếp theo.
Khoảng 50 bệnh viện đã sẵn sàng và rất nhiều cơ sở như các trung tâm hội nghị đang được khẩn trương cải tạo thành những trung tâm chích ngừa. Cơ quan Dịch vụ Y Tế Quốc gia Anh đã chuẩn bị cho đợt tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, nhưng các bác sĩ vẫn nhắc nhở người dân Anh tiếp tục thận trọng và kiên nhẫn trước khi trở lại cuộc sống bình thường, có thể là vào mùa hè tới.
Anh chính thức cấm sử dụng thiết bị 5G của Huawei từ năm 2021
Thái Học
Chính phủ Anh hôm thứ Hai (30/11) tuyên bố, bắt đầu từ tháng 9/2021 các nhà mạng tại Anh không được sử dụng thiết bị 5G của Huawei, theo Reuters.
Đây được coi hành động chính thức của nước Anh sau khi London xem xét việc không sử dụng thiết bị của Huawei để xây dựng mạng 5G hồi tháng 7. Nguyên nhân dẫn đến quyết định này được dựa trên các thông tin tình báo, và mối lo ngại thiết bị của Huawei có nguy cơ tiềm ẩn trở thành công cụ do thám.
Theo đó, các công ty viễn thông Anh sẽ không được phép mua các thiết bị mạng 5G của Huawei khi bước sang 2021. Tuy vậy, chính quyền Anh lo rằng các nhà mạng sẽ mua dự trữ thiết bị cho đến tận năm 2027, hạn chót để chính phủ loại bỏ hoàn toàn Huawei.
Điều đó dẫn đến việc quốc hội Anh đã thông qua dự luật mới về mạng viễn thông. Theo dự luật này, các công ty không chấp hành sẽ bị phạt 100,000 bảng Anh.
“Tôi đang vạch ra một lộ trình rõ ràng để loại bỏ hoàn toàn các nhà cung cấp có rủi ro cao ra khỏi mạng 5G của chúng tôi. Điều này được thực hiện dựa trên các dự luật mới để xác định và cấm các thiết bị viễn thông có thể gây ra mối đe dọa cho an ninh quốc gia”, Bộ trưởng thông tin và truyền thông Anh Oliver Dowden tuyên bố.
Chính phủ Anh cũng công bố chiến lược mới để đa dạng hóa chuỗi cung ứng thiết bị 5G, bao gồm cả khoản đầu tư 250 triệu bảng dành cho các cơ sở nghiên cứu mạng viễn thông.
Trước đó, các nhà mạng của Anh là BT, Vodafone và Three đã triển khai hệ thống mạng 5G của mình, nhưng trong đó đều có thiết bị của Huawei. Sau đó, họ đã chuyển sang dùng thiết bị của các nhà cung cấp thay thế như Ericsson và Nokia.
ĐCSTQ khi biết tin đã chỉ trích London, trong khi đại diện của Huawei cho biết họ rất thất vọng khi Anh tìm cách loại mình ra khỏi việc xây dựng mạng 5G.
Đảng của Tổng Thống Macron hủy bỏ kế hoạch hạn chế quay phim cảnh sát
Tin từ PARIS, Pháp – Vào hôm thứ Hai (30/11), đảng cầm quyền của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đồng ý viết lại hoàn toàn một kế hoạch dự thảo mà lẽ ra sẽ hạn chế quyền tự do chia sẻ hình ảnh nhận dạng các cảnh sát, sau các cuộc biểu tình lớn vào cuối tuần phản đối tình trạng bạo lực của cảnh sát.
Hơn 133,000 người, trong đó có 46,000 người chỉ riêng ở Paris, biểu tình chống lại dự luật và ủng hộ quyền tự do ngôn luận vào hôm thứ Bảy (28/11). Các cuộc biểu tình diễn ra sau khi đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông Da đen bị ba cảnh sát đánh đập trong phòng thu âm nhạc của chính ông vào đầu tháng này được công bố.
Ông Macron tuyên bố rằng sự việc này khiến nước Pháp “hổ thẹn”. Một điều khoản trong dự thảo luật được gọi là điều 24, một phần quan trọng trong kế hoạch của ông Macron nhằm thu hút các cử tri cánh hữu bằng cách cứng rắn hơn về luật pháp và trật tự trước nỗ lực tái tranh cử vào năm 2022 của ông, gây ra sự phẫn nộ trên các cơ quan truyền thông và ở cánh tả trong đảng của chính ông. Điều 24 không cấm hoàn toàn việc chia sẻ hình ảnh của cảnh sát, nhưng xem việc chia sẻ chúng với “ý định gây hại rõ ràng” là một tội ác – bị phạt một năm tù và phạt 45,000 euro (54,000 mỹ kim).
Các nhà báo Pháp và thậm chí là cơ quan thanh tra độc lập của chính phủ về nhân quyền cho rằng điều khoản này quá mơ hồ và có thể khiến những người muốn vạch trần sự tàn bạo của cảnh sát phải chùn tay. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dang-cua-tong-thong-macron-huy-bo-ke-hoach-han-che-quay-phim-canh-sat/
Nga triển khai hệ thống tên lửa S-300 trên quần đảo tranh chấp với Nhật
Thu Hằng
Ngày 01/12/2020, quân đội Nga đã tiến hành tập trận với giàn tên lửa địa đối không S-300V4 tại một trong bốn đảo mà Nga kiểm soát gọi là quần đảo Kuril, nhưng Nhật Bản đòi chủ quyền và đặt tên là Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Theo kênh truyền hình Zvezda của bộ Quốc Phòng Nga được Reuters trích dẫn, hệ thống phòng thủ tên lửa di động S-300V4 được thiết kế nhằm ngăn chặn những vụ tấn công tên lửa đạn đạo đã được đưa đến đảo Iturup.
Đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa tầm trung được triển khai ở quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản. Kế hoạch này đã được Nga thông báo vào tháng 10/2020, với giải thích rằng hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai chỉ nhằm mục đích huấn luyện.
Theo trang NHK, hệ thống S-300 có thể bắn hạ máy bay cũng như tên lửa và có tầm bắn 400 km. Ngoài trang bị S-300 cho đảo Iturup, Nga cũng triển khai tên lửa địa đối hải trên đảo này và đảo Kunashiri, một hòn đảo khác trong quần đảo Kuril.
Nhật Bản luôn phản đối hoạt động quân sự của Nga trên quần đảo chiến lược, trải dài từ Kamtchatka, vùng Viễn Đông của Nga đến đông bắc Hokkaido của Nhật Bản, bị Liên Xô chiếm vào cuối Thế Chiến II. Tranh chấp chủ quyền quần đảo này đã khiến Nga và Nhật Bản chưa chính thức ký hiệp định hòa bình.
Covid-19 : Bệnh viện quá tải, Nga đặt cược vào tiêm chủng
Thu Hằng
Số ca tử vong vì virus corona trong vòng 24 giờ tại Nga đã đạt mức kỷ lục, với 589 ca, theo số liệu ngày 02/11/2020. Số ca nhiễm mới tiếp tục tăng : thêm 25.345 ca mới trong vòng 24 giờ, khiến bệnh viện tại nhiều vùng bị quá tải. Tổng thống Putin cũng phải thừa nhận tình hình « đáng báo động ».
Nga là nước bị dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng thứ 4 trên thế giới, với hơn 2,3 triệu ca nhiễm và 41.053 bệnh nhân tử vong, tính từ đầu mùa dịch. Tuy nhiên, theo báo Le Figaro, con số này không chính xác, vì Nga thống kê có thêm hơn 116.000 ca tử vong từ tháng 4 đến tháng 9/2020 so với cùng kỳ năm 2019. Phần lớn trong số này là do virus corona, nhưng chính quyền không đưa vào thống kê, nếu không có kết quả khám nghiệm.
Làn sóng lây nhiễm gia tăng được cho là do Nga không triển khai biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, mà tùy theo quyết định của chính quyền mỗi vùng. Nga kỳ vọng vào vac-xin Sputnik V, được cho là hiệu quả đến 95%, để khống chế dịch Covid-19. Đợt tiêm chủng đại trà đầu tiên sẽ bắt đầu vào đầu năm 2021. Tuy nhiên, theo Reuters ngày 30/11, lô vac-xin đầu tiên dành cho công chúng đã được giao cho bệnh viện Domodedovo, phía nam Matxcơva, và người dân địa phương đã được tiêm chủng vào tuần trước.
Pháp tiêm chủng đại trà vào mùa Xuân 2021
Còn tại Pháp, đợt tiêm chủng đại trà sẽ được tiến hành vào mùa Xuân 2021 sau khi chích ưu tiên ba nhóm đối tượng. Những số liệu về Covid-19 trong vòng 24 giờ tính đến tối 01/12 có nhiều dấu hiệu khích lệ. Pháp có thêm 8.083 ca nhiễm mới và 365 người chết vì Covid-19, tuy nhiên, số ca được điều trị hồi sức đã giảm 145, hiện còn 3.594 người.
Với chiều hướng giảm như hiện nay, cơ quan y tế Pháp hy vọng số ca được điều trị tích cực sẽ giảm xuống dưới ngưỡng 2.000 vào giữa tháng 12. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào ý thức của người dân. Theo dự kiến, sau khi dỡ phong tỏa, Pháp sẽ lại ban hành giới nghiêm ban đêm kể từ ngày 15/12.
Nhà lãnh đạo Iran cam kết trả đũa vụ ám sát nhà khoa học nguyên tử
Tin từ DUBAI – Vào hôm thứ Bảy (28/11), nhà lãnh đạo tối cao của Iran cam kết sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học nguyên tử hàng đầu của Cộng hòa Hồi giáo, đặt ra mối đe dọa về một cuộc đối đầu mới với phương Tây và Israel trong những tuần còn lại trong nhiệm kỳ của tổng thống Trump.
Ông Ayatollah Ali Khamenei cam kết tiếp tục công việc của ông Mohsen Fakhrizadeh, người mà chính phủ phương Tây và Israel xem là đầu não trong một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật của Iran. Vụ ám sát vào hôm thứ Sáu, mà tổng thống Iran nhanh chóng đổ lỗi cho Israel, có thể làm phức tạp thêm bất kỳ nỗ lực nào của Tổng thống đắc cử Joe Biden hồi sinh tình hình xoa dịu căng thẳng với Tehran được hình thành khi ông còn trong chính quyền cựu tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Trump rút Washington ra khỏi hiệp ước nguyên tử quốc tế năm 2015 được thỏa thuận giữa Tehran và các cường quốc. Ông Khamenei, người có thẩm quyền hàng đầu của Iran tuyên bố rằng nước này chưa bao giờ tìm kiếm vũ khí nguyên tử, và cho biết trên Twitter rằng các viên chức Iran phải đảm nhận trọng trách “theo đuổi tội ác này và trừng phạt những kẻ thực hiện cùng những kẻ ra lệnh”.
Ông Fakhrizadeh, người không nổi tiếng ở Iran nhưng được Israel gọi là người giữ nhiệm vụ hàng đầu trong chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran, bị giết vào hôm thứ Sáu khi ông bị phục kích gần Tehran và chiếc xe của ông bị nã đạn. Ông nhanh chóng được đưa đến bệnh viện nơi ông qua đời. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nha-lanh-dao-iran-cam-ket-tra-dua-vu-am-sat-nha-khoa-hoc-nguyen-tu/
Nam Hàn và Trung Cộng xung đột trên mạng xã hội vì món Kimchi
Những nỗ lực của Trung Cộng để giành được chứng nhận quốc tế cho món Pao Cai, một món rau muối từ Tứ Xuyên, đang trở thành một cuộc tranh cãi trên mạng xã hội giữa cư dân mạng Trung Cộng và Nam Hàn về nguồn gốc của Kimchi, một món ăn chính trong ẩm thực của Nam Hàn được làm từ bắp cải.
Gần đây, Bắc Kinh giành được chứng nhận từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) cho Pao Cai, một thành tích mà Thời báo Hoàn cầu do nhà nước điều hành đưa tin là “tiêu chuẩn quốc tế cho ngành công nghiệp Kimchi do Trung Cộng dẫn đầu”.
Truyền thông Nam Hàn nhanh chóng bác bỏ tuyên bố này và cáo buộc nước láng giềng lớn hơn đang cố gắng biến Kimchi thành một loại Pao Cai do Trung Cộng sản xuất. Sự việc này gây phẫn nộ trên mạng xã hội Nam Hàn. Một số cơ quan truyền thông Nam Hàn thậm chí còn mô tả sự việc này là “nỗ lực thống trị thế giới” của Trung Cộng, trong khi một số bình luận trên mạng xã hội nêu lên nỗi lo rằng Bắc Kinh đang thực hiện “hành vi cưỡng bức kinh tế”.
Trên trang Weibo của Trung Cộng, cư dân mạng Trung Cộng tuyên bố Kimchi là món ăn truyền thống của đất nước họ, vì hầu hết Kimchi được tiêu thụ ở Nam Hàn đều được sản xuất tại Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nam-han-va-trung-cong-xung-dot-tren-mang-xa-hoi-vi-mon-kimchi/
Hong Kong bỏ tù ba nhà hoạt động Joshua Wong, Agnes Chow và Ivan Lam
Các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), Châu Đình (Agnes Chow) và Ivan Lam vừa bị kết án tù do liên quan tới các cuộc biểu tình rộng lớn hồi năm ngoái.
Ba người bị kết tội tụ tập trái phép.
Joshua Wong nhận tội trong phiên tòa ở Hong Kong
Luật an ninh: TQ được bắt bất kỳ ai tới Hong Kong
Về ‘số phận long đong’ của Hoa Mộc Lan mùa Covid-19
Phong trào dân chủ đã bị chững lại kể từ khi Bắc Kinh ra luật an ninh gây tranh cãi với những mức trừng phạt nặng nề.
Tuy nhiên, do hành động của họ xảy ra trước khi luật có hiệu lực nên các nhà hoạt động này đã tránh được nguy cơ bị án tù chung thân.
Hoàng Chi Phong bị án 13 ba tháng rưỡi tù giam, trong lúc Châu và Lam bị tù 10 tháng và 7 tháng mỗi người.
Các nhà hoạt động đã bị tạm giam cho tới khi phán quyết được đưa ra ngày hôm nay, trong đó Hoàng Chi Phong bị giam cấm cố.
Cả ba bị kết tội tổ chức và tham dự vào một cuộc tụ tập trái phép ở gần trụ sở cảnh sát vào thời gian đầu nổ ra các cuộc biểu tình đòi dân chủ, hồi tháng 6 năm ngoái.
“Các bị cáo đã kêu gọi người biểu tình bao vây trụ sở và hô vang các khẩu hiệu làm xói mòn uy tín của lực lượng cảnh sát,” Wong Sze-lai từ tòa án nói với hãng tin AFP.
“Việc bỏ tù ngay lập tức là lựa chọn phù hợp duy nhất.”
Được biết cô Châu đã bật rơi lệ khi nghe tuyên án. Hoàng Chi Phong thì hét to, “những ngày tới sẽ khó khăn, nhưng chúng tôi sẽ trụ vững” trong lúc bị đưa đi, các tường thuật nói.
Nhà hoạt động nữ Hong Kong được ca ngợi là ‘Mộc Lan đời thực’
Luật an ninh Hong Kong: Bốn sinh viên bị bắt vì tội ‘xúi giục’
Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
“Việc bỏ tù ba nhà hoạt động này là vi phạm quyền tự do biểu đạt và tụ tập trong ôn hòa,” giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức Amnesty International, Yamini Mishra, nói.
“Bản án dành cho họ cần phải bị đảo ngược ngay, không chậm trễ, và họ cần phải được thả ngay lập tức, vô điều kiện.”
Trước khi bị tuyên án, Hoàng Chi Phong đã viết một lá thư ở trong tù, trong đó anh nói: “Thực sự là rất khó khăn để duy trì, nhưng với nhiều người biểu tình Hong Kong đang phải đối diện với những vụ án / bị cầm tù như tôi, thì tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục để họ biết rằng họ không cô đơn… những chiếc lồng không thể khóa nhốt được linh hồn.”
Các nhà hoạt động này là ai?
Cả ba người đều nổi lên lần đầu tiên từ phong trào biểu tình đòi dân chủ “Phong trào Dù” 2014. Hoàng Chi Phong và Châu Đình vẫn đang trong tuổi teen khi họ trở thành các gương mặt lãnh đạo sinh viên.
Là một trong những nhà bất đồng chính kiến được biết đến nhiều nhất của thành phố, Hoàng là một gương mặt then chốt trong các nỗ lực đòi dân chủ cho Hong Kong trong nhiều năm và trước đó đã có một số lần phải chịu các án tù ngắn.
Hoàng Chi Phong cũng ủng hộ phong trào biểu tình mới, là làn sóng đã làm rung chuyển vùng lãnh thổ này hồi 2019 và liên tục dẫn tới các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình với cảnh sát.
Bắc Kinh ra luật an ninh mới cho Hong Kong, theo đó đưa ra mức trừng phạt nặng nề với các hành động đòi ly khai, lật đổ và cấu kết với các lực lượng nước ngoài.
Hoàng Chi Phong đáp lại với việc giải tán tổ chức chính trị của mình, Demosisto, là tổ chức mà anh cùng cô Châu đồng sáng lập. Lam là chủ tịch của nhóm này.
Châu Đình, người được đặt biệt danh “nữ thần dân chủ”, hồi tháng Tám năm nay cũng bị bắt theo luật an ninh mới, nhưng được cho tại ngoại hầu tra. Cô đối diện với một số cáo buộc riêng rẽ về tội xúi giục ly khai.
Cô đã được vinh danh trong danh sách 100 Phụ Nữ của BBC năm nay.
Mạng xã hội TQ sẽ tái định hình công nghệ toàn cầu thế nào
Chris Stokel-Walker
Một trong những ứng dụng chiếm lĩnh thế giới nhanh nhất, TikTok, có thể sẽ tiến vào một kỷ nguyên mới, nơi mà châu Á chứ không phải Thung lũng Silicon sẽ dẫn đầu lĩnh vực công nghệ.
Trong hơn 30 năm qua, một vùng đất nhỏ, chỉ khoảng 116 cây số vuông, đã có tác động to lớn vượt bậc tới cách thức chúng ta làm việc, sinh hoạt và vui chơi.
Chiếc bút bi, tuyệt tác thần kỳ của thế kỷ 20
Thảm cảnh khi độc tài kiểm soát trí tuệ nhân tạo
Có thể tạo ra máy ‘đọc’ ý nghĩ người khác?
Thung lũng Silicon của California đã định hình cuộc sống của chúng ta. Từ những trang web để ta mua đồ, cho tới các dịch vụ phát video trực tuyến, cho tới những công ty cung cấp dịch vụ thư điện tử, hầu như tất cả đều dựa vào nơi này của nước Mỹ.
Đó là chuyện xảy ra cho tới gần đây.
Sự trỗi dậy của TikTok, một ứng dụng của công ty mẹ, hãng ByteDance của Trung Quốc, đã đánh trúng vào trọng tâm siêu đẳng của Thung lũng Silicon.
Cùng với các sản phẩm kỹ thuật số được đưa ra từ Trung Quốc, TikTok có tiềm năng tái định hình công nghệ trong tương lai – một tương lai trong đó văn hóa và lợi ích của Thượng Hải hoặc Bắc Kinh có thể sẽ tạo khuôn mẫu cho ngành công nghiệp này ở tầm mức lớn hơn so với những gì mà vùng Vịnh San Francisco đã tạo ra.
Khó để nói quá về tầm mức ghê gớm của sự thay đổi này.
“Quan điểm trước đây là Trung Quốc thường đưa ra những phiên bản của riêng mình, dựa trên việc sao chép các sản phẩm kỹ thuật số của phương Tây,” Elaine Jing Zhao, giảng viên cao cấp từ trường nghệ thuật và truyền thông thuộc Đại học New South Wales, Australia, nói.
“Ngày nay, ta thấy sự dịch chuyển đang diễn ra theo hướng các mạng xã hội của phương Tây đang học hỏi các mạng xã hội Trung Quốc.”
Và các ứng dụng, nền tảng và dịch vụ của Trung Quốc hiện đang rất khác so với những thứ của phương Tây.
Sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc
Nổi tiếng nhất đương nhiên là TikTok, ứng dụng có 690 triệu người dùng tích cực mỗi tháng trên toàn cầu, trong đó có 100 triệu từ Hoa Kỳ và 100 triệu từ châu Âu.
Giống như các ứng dụng khác có nguồn gốc Trung Quốc, chủ sở hữu TikTok đã tìm cách làm giảm bớt tầm quan trọng xuất xứ của ứng dụng này.
Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao
Ô nhiễm trong nhà: Kẻ thù vô hình ít ai biết
Siêu chiến đấu cơ Arrow và giấc mơ dang dở của Canada
“Họ muốn người dùng quốc tế có cảm giác rằng đây không phải là các nền tảng của Trung Quốc mà là nền tảng toàn cầu,” Jian Lin, Phó giáo sư từ Đại học Groningen, Hà Lan, tác giả của nhiều cuốn sách nói về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với các nền tảng công nghệ và ngành công nghiệp kỹ thuật số, nói.
“Họ thực sự muốn công chúng cảm nhận rằng đó không nhất thiết phải là hàng Trung Quốc, mà cũng giống như các sản phẩm khác, đó là sản phẩm toàn cầu.”
Nỗi sợ hãi của họ về việc bị phản tác dụng phát sinh từ quan điểm cứng rắn của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với ứng dụng này.
Ông Trump đã tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng vững chắc nào rằng đây là một mối đe dọa tới an ninh quốc gia.
Trong số các nước khác phản đối TikTok còn có Ấn Độ, nơi ứng dụng này đã bị cấm kể từ tháng 6/2020, và Pakistan, nơi đã cấm trong 10 ngày hồi tháng Mười.
Nhưng những trở ngại này có vẻ như không làm chùn bước các công ty công nghệ khác của Trung Quốc trong việc theo chân TikTok, Lin nói. “Tôi tin rằng các công ty Trung Quốc sẽ trở nên thậm chí là tham vọng hơn, mạnh mẽ hơn trong những năm tới,” ông nói.
Ông cũng trông đợi rằng các công ty này sẽ bành trướng tham vọng toàn cầu của mình: do thị trường công nghệ nội địa của Trung Quốc đã trở nên bão hòa với quá nhiều cạnh tranh, các công ty sẽ muốn tìm kiếm cơ hội ở các thị trường hải ngoại.
Làm thay đổi công nghệ phương Tây
Cách thức mà các ứng dụng của Trung Quốc tương tác với người dùng, và các dịch vụ được chào mời từ các ứng dụng này đã và đang ảnh hưởng tới các nền tảng kỹ thuật số của phương Tây.
Một ví dụ, đó là “siêu ứng dụng” (“superapp”).
“Tại Trung Quốc, việc trở thành một siêu ứng dụng là rất phổ biến, nơi bạn có thể làm được rất nhiều thứ khác nhau mà chỉ cần dùng một ứng dụng,” Fabian Ouwehand nói. Ông là sáng lập viên của Many, một công ty marketing Hà Lan chuyên tư vấn cho các công ty và những người có nhiều ảnh hưởng cách sử dụng TikTok và phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, Douyin (Đẩu Âm).
Việc kết hợp phổ biến nhất có thể là gì? Chính là kết hợp mạng xã hội với hoạt động thương mại.
“Tại Trung Quốc, mọi người đã quen với việc sử dụng phiên bản thương mại hóa của hoạt động giải trí trên mạng xã hội, và thực hiện rất nhiều giao dịch thương mại điện tử và kinh doanh thông qua các ứng dụng,” Lin nói.
Chẳng hạn như trên Douyin, người dùng có thể mua các sản phẩm trực tiếp từ ứng dụng này trong lúc xem các video ngắn mà những người làm video đăng tải lên, điều mà TikTok ở phương Tây đang bắt chước, với việc tích hợp nền tảng mua sắm trực tuyến Shopify vào TikTok hồi tháng 10/2020.
WeChat, vốn thường được miêu tả như một ứng dụng trò chuyện thuần tuý, còn đi xa hơn: nó hoạt động như một nền tảng thanh toán, và là cách để giữ liên lạc, cập nhật thường xuyên với bạn bè.
Lý do khiến những siêu ứng dụng trở nên phổ biến như vậy tại Trung Quốc thì thật đơn giản, theo Zhao.
“Mọi người cảm thấy thật là tiện dụng khi mọi thứ trong cuộc sống đều được tổ chức, sắp xếp bằng các nền tảng mạng xã hội và các siêu ứng dụng,” bà nói. “Từ việc mua sắm trực tuyến cho tới việc gọi taxi, hay giao lưu với bạn bè, gặp gỡ người lạ, bạn đều có thể thực hiện trên cùng một ứng dụng.”
Cách tiếp cận này đòi hỏi việc phải trao nộp nhiều dữ liệu để kết nối các hệ thống khác nhau vào một cổng đơn lẻ, thuận tiện cho người dùng, điều mà không phải ai cũng thoải mái chấp nhận.
Nhưng các chuyên gia tin rằng công tác nhân khẩu học hỗ trợ rất tốt cho các nhà phát triển ứng dụng. “Người dùng trẻ tuổi sẽ chấp nhận nhanh chóng hơn so với các thế hệ trước, những người vốn hay lo lắng,” Ouwehand nói. “Họ đề cao sự tiện lợi hơn so với sự riêng tư.”
Các công ty phương Tây đang ghi nhận điều này. Những nền tảng như Facebook đã bắt đầu đem tới các tính năng và dịch vụ khác nhau cùng về một chỗ: trong những năm gần đây, Facebook đã tích hợp việc xem video trực tuyến (Facebook Watch) và việc mua sắm (Facebook MarketPlace) vào cùng mạng xã hội cốt lõi của mình.
Instagram thuộc sở hữu của Facebook trong những tháng gần đây cũng đã đưa thêm dạng thức video ngắn phát đi phát lại giống như của TikTok, gọi là Instagram Reels, và cũng kết nối với Shopify để ủng hộ viên của những người có nhiều ảnh hưởng có thể mua trực tiếp trên ứng dụng các sản phẩm mà thần tượng của họ ưa dùng.
“Tôi đang thấy ngày càng có nhiều công ty tìm cách bổ sung thêm các tính năng vào ứng dụng của mình,” Rui Ma, chuyên gia công nghệ Trung Quốc làm việc tại Thung lũng Silicon, đồng ý. “Điều đó có lẽ là bước đi công khai lớn nhất, hướng tới việc thay đổi để trở nên giống công nghệ Trung Quốc hơn.”
Tăng cường kiểm soát
Tuy nhiên, phía sau hậu trường đang có những khác biệt khác, vốn cũng tạo nên sự thay đổi đầy ý nghĩa.
TikTok đã bị chỉ trích về cách tiếp cận của họ đối với những người sáng tạo video là người khuyết tật hoặc quá cân. Video của những người này bị cho là không được ưu tiên, di sản của chính sách kiểm soát mà các nhân viên của hãng tại Trung Quốc đưa ra.
Ứng dụng này nói kể từ đó họ đã soạn lại chính sách kiểm duyệt, nhằm phù hợp với thị hiếu và văn hóa phương Tây, vốn cởi mở và ít bị kiểm soát hơn.
“Điều chúng ta biết dựa trên các tường thuật, là TikTok đã có những chỉ dẫn rất rõ ràng trong nội bộ công ty về việc những loại nội dung nào sẽ được quảng bá và những loại nội dung nào sẽ cần phải bị xóa bỏ hoặc không để cho người dùng khác xem,” Lin nói.
Tuy nhiên, bất chấp việc địa phương hóa chính sách kiểm soát đối với các nội dung đăng tải trên nền tảng của mình, TikTok vẫn chủ động hơn nhiều so với các mạng xã hội phương Tây trong việc can thiệp vào điều gì hãng coi là những nội dung có thể sẽ gây rắc rối.
Bản phúc trình về mức độ minh bạch ra hồi tháng 9/2020 của hãng cho thấy trong số 104 triệu video bị xóa khỏi TikTok trong nửa đầu năm 2020, có 90,3% bị xóa trước khi được bất kỳ người dùng nào xem, và 96,4% bị gỡ bỏ bởi chính ứng dụng này trước khi bị người dùng khiếu nại là có nội dung vi phạm.
Hãy so sánh những số liệu này với chính sách kiểm soát nội dung của các mạng khác, như YouTube chẳng hạn. Cho tới khi xảy ra đại dịch Covid-19, YouTube chủ yếu dựa vào chính sách kiểm soát tự động thay vì có sự can thiệp của con người, và YouTube đi sau chút ít so với TikTok trong việc chủ động xóa gỡ video.
Trong thời gian ba tháng, từ tháng Tư đến tháng Sáu 2020, là thời gian mới nhất đã có các số liệu được báo cáo, 95% video bị gỡ bỏ do chức năng “tuýt còi tự động” (“automated flagging”), và chỉ có 42% là chưa được bất kỳ ai xem đã bị gỡ bỏ.
Khuyến nghị theo thuật toán
Một cách khác mà các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc đang gây ảnh hưởng lên trên các mạng xã hội phương Tây, đó là cách thức chúng cho hiện và sàng lọc thông tin.
Trong khi Facebook và Twitter gợi ý các post dựa trên những gì bạn bè của bạn đăng tải hoặc chia sẻ trên dòng tin tức của bạn thì TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc lại thích tìm hiểu về bạn tới mức tối đa, rồi sau đó gửi tới cho bạn những nội dung mà ứng dụng này nghĩ rằng bạn sẽ thích.
“Tại Trung Quốc, bạn thấy có rất nhiều nền tảng khác nhau mọc ra như nấm, và đó là những cách giúp chúng tập trung vào việc khám phá, mà ở đây, đó là tập trung rất nhiều vào vòng quan hệ xã hội của bạn,” Ouwehand nói.
Mô hình này tìm hiểu sở thích của chúng ta dựa trên cách ta phản ứng thế nào đối với những video mà chúng ta đã xem trước đó, thay vì đoán ý mối quan tâm của chúng ta dựa trên những gì chúng ta tương tác với hoặc dựa trên những từ khoá mà chúng ta dùng trong những lần tìm kiếm trước đó.
Đây là sự khác biệt đầy ý nghĩa, làm định hình lại cách thức chúng ta tiêu thụ thông tin, và làm thay đổi kinh tế cho những người sáng tạo nội dung.
Theo mô hình của Trung Quốc, trong đó sự khám phá và và giới thiệu được dựa trên thuật toán, người dùng ít bị hút vào những nội dung đơn lẻ mà những người sáng tạo đăng tải và họ đăng ký theo dõi.
Chẳng hạn như trên YouTube, những người có tính cách mạnh mẽ trở nên nổi tiếng bởi họ có khả năng xây dựng được một hệ thống người theo dõi trung thành hùng hậu.
Nhưng trên TikTok, bất kỳ ai cũng có thể trở thành ngôi sao chỉ sau một đêm, nhờ vào một video đơn lẻ trở nên phổ biến do thuật toán của ứng dụng này – và sự nổi tiếng đó có thể biến mất cũng nhanh không kém khi có một video nổi tiếng khác nổi lên.
Do chiến lược này rất được ưa chuộng, nó cũng có thể là một tín hiệu cho thấy sự thay đổi rộng lớn hơn giữa các nền tảng mạng xã hội khác.
Công nghệ trong tương lai
Nếu các hãng Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò gây ảnh hưởng ngày càng lớn trong lĩnh vực công nghệ, thế giới trực tuyến của chúng ta có thể sẽ khác đi rất nhiều vào khoảng thời gian 2030.
Một trong những thay đổi là nó có thể trở nên đa dạng hơn nhiều so với tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon mà chúng ta vẫn đang chứng kiến vào lúc này.
Và tuy các ứng dụng Trung Quốc đang làm mưa làm gió nhiều nhất vào lúc này, nhưng điều đó cũng có thể thay đổi.
“Không chỉ là các công ty Trung Quốc mà cả các công ty khác ở Châu Á,” Zhao nói. “Những gã khổng lồ trong khu vực có thể cũng sẽ muốn chiếm được một phần trong miếng bánh thị trường toàn cầu. Chúng ta đang chứng kiến cuộc cạnh tranh giữa Facebook và Google để giành thị phần ở thị trường châu Á, nhưng đồng thời các gã khổng lồ địa phương cũng đang tiến vào thị trường Hoa Kỳ.”
Chúng ta cũng có thể sẽ chứng kiến việc các ứng dụng ngày càng tập trung nhiều hơn vào việc địa phương hóa, điều mà chúng ta đã thấy ở TikTok. “Nếu bạn muốn trở thành một công ty toàn cầu, bạn phải phục vụ các khách hàng khác nhau với những những khẩu vị văn hóa khác nhau,” Zhao nói.
Và chúng ta có thể sẽ chứng kiến việc các sản phẩm phương Tây chiếm vị thế đi đầu nhiều hơn nữa, từ việc áp dụng các chiến lược hoặc các dịch vụ thành công nằm bên ngoài Trung Quốc và nằm ở phần còn lại của châu Á.
“Đó là nơi phương Tây sẽ sao chép rất nhiều,” Ouwehand nói. “Nói về các chức năng và về việc mở rộng chính mình thì các ứng dụng cần phải làm rất nhiều hơn nữa.”
Tương lai của công nghệ trong thập niên tới đương nhiên sẽ khác rất nhiều so với ý tưởng được đưa ra từ Thung lũng Silicon mà chúng ta đã quen thuộc trong vòng 20 năm qua.
Thế nhưng nó nhiều khả năng sẽ phát triển tiến hóa thông qua những bước đi nhỏ và những ảnh hưởng nhỏ, như đã được chứng minh thông qua cách thức TikTok được triển khai khác với Douyin; việc không kịp đưa ra những thay đổi đã có trong phiên bản Trung Quốc đã mở đường cho TikTok tiến vào thị trường phương Tây.
Rốt cuộc, đây chính là điều mà một thế giới toàn cầu hóa hoạt động, Zhao nói. “Đây là một ví dụ về việc thụ phấn chéo. Hoạt động kinh doanh luôn là cách lấy cảm hứng từ người khác,” bà nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Trung Quốc từ chối xin lỗi vì bức ảnh giả về lính Úc
Trung Quốc cáo buộc Úc đang cố gắng làm “lệch hướng sự chú ý của công chúng” khỏi các cáo buộc tội ác chiến tranh của binh sĩ nước này ở Afghanistan, sau khi Canberra bày tỏ sự phẫn nộ vì một dòng tweet “đáng kinh tởm”.
Úc muốn Trung Quốc xin lỗi vì đã chia sẻ bức ảnh giả mạo về người lính Úc giết một đứa trẻ Afghanistan.
Hiện Bắc Kinh nói rằng Úc đang cố gắng “đổ lỗi cho Trung Quốc về việc làm xấu đi mối quan hệ song phương”.
Quan hệ giữa hai nước đã lao thẳng xuống một mức thấp mới trong những ngày gần đây.
Úc yêu cầu Trung Quốc xin lỗi vì bài đăng ‘kinh tởm’
Úc sẽ mua hỏa tiễn tầm xa, lo xung đột xảy ra
Dòng tweet đăng kèm bức ảnh giả là phản ứng trước một báo cáo kết tội hồi tháng trước về tội ác chiến tranh của Úc.
Lực lượng Quốc phòng Úc nói họ đã tìm thấy “thông tin đáng tin cậy” rằng 25 binh lính Úc có liên quan đến vụ sát hại 39 thường dân và tù nhân Afghanistan từ năm 2009 đến 2013.
Hôm thứ Hai, Trung Quốc tham gia vào việc lên án rộng rãi về phát hiện này – hiện đang được cảnh sát điều tra – nhưng bức ảnh được làm giả mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên chia sẻ đã gây ra sự giận dữ ở Canberra và vượt xa hơn nữa.
Thủ tướng Úc Scott Morrison nói rằng Bắc Kinh nên cảm thấy “cực kỳ xấu hổ” vì đã chia sẻ hình ảnh “kinh tởm” và ông yêu cầu lời xin lỗi.
Dòng tweet cũng đã thúc đẩy Jacinda Ardern, thủ tướng của nước láng giềng New Zealand, nêu lên quan ngại với Bắc Kinh.
Dòng tweet của Trung Quốc được bào chữa thế nào?
Phản pháo lại hôm thứ Ba, Đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã công kích những lời phê bình của ông Morrison và không đưa ra lời xin lỗi nào.
“Các cáo buộc được đưa ra chỉ đơn thuần nhằm phục vụ hai mục đích. Một là lệch hướng sự chú ý của công chúng ra khỏi những hành động hung ác kinh khủng của một số binh sĩ Úc. Hai là đổ lỗi cho Trung Quốc về việc làm xấu đi mối quan hệ song phương. Có thể đây là một nỗ lực khác nhằm khơi dậy chủ nghĩa dân tộc trong nước”, tuyên bố viết.
“Lời khuyên của chúng tôi là phía Úc phải đối mặt với những tội ác mà binh sĩ Úc đã gây ra ở Afghanistan, bắt những kẻ thủ ác đã phải chịu trách nhiệm và mang công lý về cho các nạn nhân”, tuyên bố nói thêm.
Quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Úc đã trở nên cực kỳ căng thẳng trong năm nay sau khi Úc dẫn đầu cuộc kêu gọi điều tra về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Phóng viên Úc rời Trung Quốc ‘trong bế tắc ngoại giao’
Trung Quốc áp thuế tới 200% với rượu vang Úc
Cách đây vài tháng, hai phóng viên cuối cùng làm việc cho truyền thông Úc tại Trung Quốc đã được được điều đi khỏi nước này theo lời khuyên của các nhà ngoại giao.
Thêm vào đó, gần đây, hai học giả Úc đã bị cấm nhập cảnh vào Trung Quốc.
Đồng minh của Úc phản ứng như thế nào?
Thảo luận về những cáo buộc việc Bắc Kinh can thiệp vào các vấn đề của Úc vẫn tiếp diễn trong khi căng thẳng kinh tế gia tăng với các lệnh cấm vận các hoạt động kinh doanh và thuế quan do Trung Quốc áp đặt, bao gồm việc áp thuế 200% đối với rượu vang của Úc.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Ardern nói New Zealand đã ngay lập tức nêu quan ngại với chính quyền Trung Quốc.
“Đó là một bài đăng không có thật và tất nhiên điều đó khiến chúng tôi quan ngại. Vì vậy, đó là điều mà chúng tôi trực tiếp nêu lên, theo cách mà New Zealand hành xử khi có những lo ngại như vậy”, bà nói với các phóng viên tại quốc hội ở thủ đô Wellington.
Thuế quan của Trung Quốc đã thúc đẩy một nhóm quốc tế gồm các nghị sĩ vận động mọi người mua rượu vang Úc trong tháng này.
Tổ chức Liên minh Nghị sĩ về vấn đề Trung Quốc này vừa tweet một video về các thành viên của nhóm đang kêu gọi mọi người uống “một hai chai” để bày tỏ tinh thần đoàn kết.
Covid-19 : Lộ tài liệu Trung Quốc đã che giấu thông tin về dịch
Thu Hằng
Trong khi Trung Quốc đang tìm cách viết lại nguồn gốc virus corona trong những đợt tuyên truyền gần đây, một tài liệu gồm 117 trang, được chuyển cho đài truyền hình CNN (Mỹ), cho thấy chính quyền tỉnh Hồ Bắc đã im lặng về số ca nhiễm cúm vào tháng 12/2019 cao hơn 20 lần so với năm trước tại nhiều thành phố của tỉnh, trong đó có Vũ Hán.
Đài truyền hình Mỹ CNN và báo Wall Street Journal cùng đăng những tiết lộ mới vào ngày 01/12/2020, đúng một năm ca nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được chẩn đoán ở Vũ Hán, trong khi phải chờ đến ngày 30/12/2019, chính quyền Trung Quốc mới nêu nhiều ca viêm phổi bất thường.
Theo báo cáo do Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch tỉnh Hồ Bắc soạn thảo, chính quyền Trung Quốc dường như đã đánh giá quá thấp số bệnh nhân. Ví dụ ngày 10/02, Bắc Kinh thông báo có 2.478 ca nhiễm mới được xác nhận, ít hơn một nửa so với con số 5.918 được chính quyền tỉnh Hồ Bắc thông báo cùng ngày, gồm cả những ca được xác nhận, những ca được chẩn đoán và nghi nhiễm.
Dựa theo tài liệu này, CNN cho rằng chính quyền Trung Quốc đã chần chừ trong suốt tháng 12/2019, và sau đó chỉ thống kê số ca nhiễm ở mức tối thiểu. Một tài liệu khác cho thấy một bệnh nhân phải đợi trung bình đến 23 ngày sau khi có những triệu chứng đầu tiên mới được biết có nhiễm virus corona hay không. Đây là khoảng thời gian quý báu bị mất để có thể ngăn ngừa lây lan.
Việc chuyển tài liệu, được đóng dấu « lưu hành nội bộ », ra nước ngoài cho thấy là rất may có nhiều nhân viên y tế ở Hồ Bắc bất bình về những thông tin chính thức, cách quản lý dịch thiếu minh bạch và đã bất chấp nguy hiểm để thế giới biết được sự thật.
Đội ngũ chuyên gia của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sẵn sàng đến Trung Quốc tìm hiểu nguồn gốc virus corona chủng mới, nhưng Bắc Kinh vẫn chưa cho phép.
Trung Quốc và Pakistan ký thỏa thuận quốc phòng mới
Mai Vân
Trong bối cảnh cả hai nước đều có căng thẳng với Ấn Độ, Trung Quốc và Pakistan vào hôm qua 01/12/2020, đã ký kết thỏa thuận mới nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa hai bên, nhân chuyến thăm của bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa.
Theo báo chí Ấn Độ và Pakistan, tướng Ngụy Phượng Hòa đã hội đàm với người đồng cấp, tướng Bajwa, tại tổng hành dinh quân đội Pakistan ở Rawalpindi, đề cập đến những vấn đề an ninh khu vực và tăng cường hợp tác quốc phòng song phương.
Hai bên cũng thảo luận về các dự án đang được thực hiện trong khuôn khổ Hành Lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan đầy tham vọng, trong khuôn khổ Sáng Kiến Một Vành Đai Một Con Đường của Bắc Kinh và chạy qua vùng Gilgit-Baltistan mà Ấn Độ khẳng định chủ quyền.
Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc cũng đã họp với chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Trưởng Liên Quân của Pakistan, tướng Nadeem Raza, và hai bên nhắc lại “tình hữu nghị bất di bất dịch” giữa hai bên. Trong thời gian qua, hai quân đội đã hợp tác với nhau một cách rất chặt chẽ.
Hai bên đã ký một Biên Bản Ghi Nhớ mới về hợp tác quốc phòng, nhưng không tiết lộ nội dung. Một thỏa thuận tương tự đã được ký kết vào năm ngoái, nhân chuyến thăm Pakistan của phó Chủ Tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, liên quan đến việc “nâng cao năng lực của quân đội Pakistan”.
Việc Trung Quốc và Pakistan tăng cường hợp tác quân sự được nhiều người xem là một nỗ lực thị uy với Ấn Độ, mới đây đã kết thúc cuộc tập trận Malabar-2020, rất quan trọng về mặt chiến lược, với Hải quân Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản.
Ngoài ra, hôm 30/11, New Delhi cũng từ chối hỗ trợ dự án Một Vành Đai – Một Con Đường của Trung Quốc nhân hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, do Ấn Độ tổ chức.
Gần đây, các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn tại đường ranh giới giữa Ấn Độ và Pakistan ở Jammu và Kashmir, đã dẫn đến thiệt hại về nhân mạng cho cả hai bên. Ngoài ra, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn liên tục đối đầu nhau tại vùng biên giới ở Đông Ladakh.
Hôm qua, tướng Ngụy Phượng Hòa đã tiếp xúc với tổng thống Pakistan Arif Alvi và thủ tướng Imran Khan. Theo truyền thông Trung Quốc, tổng thống Pakistan đã cho biết là nước ông “kiên quyết ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng…”.
Phi thuyền không gian Trung Cộng đáp xuống mặt trăng để mang đá trở về trái đất
Tin từ BẮC KINH, Trung Cộng – Vào hôm thứ Tư (2/12), chính phủ Trung Cộng tuyên bố một phi thuyền không gian của Trung Cộng được phóng đi để lấy đá mặt trăng mang về Trái đất đã thu thập các mẫu đầu tiên sau khi hạ cánh xuống mặt trăng, bổ sung vào chuỗi thành công cho chương trình không gian ngày càng tham vọng của Bắc Kinh.
Theo tin từ AP, Cơ quan Không gian Quốc gia Trung Cộng cho biết phi thuyền thăm dò Chang’e 5 chặm đất ngay sau 11 giờ đêm (15:00 GMT) hôm thứ Ba sau khi bay xuống từ một phi thuyền quỹ đạo. Phi thuyền này phát hành những hình ảnh về khung cảnh cằn cỗi tại bãi đáp, cho thấy bóng của phi thuyền đổ bộ.
Phi thuyền thăm dò, được phóng vào ngày 24 tháng 11 từ hòn đảo nhiệt đới Hải Nam, là dự án mới nhất của một chương trình không gian của Trung Cộng đưa phi hành gia đầu tiên của họ lên quỹ đạo vào năm 2003, và có một phi thuyền không gian trên đường đến sao Hỏa.
Các kế hoạch yêu cầu phi thuyền đổ bộ dành khoảng hai ngày để khoan vào bề mặt Mặt Trăng và thu thập 2 kg (4.4 pound) đá và mảnh vụn. Tầng trên cùng của phi thuyền thăm dò sẽ được phóng trở lại quỹ đạo Mặt Trăng để chuyển các mẫu vào một phi thuyền để quay trở lại Trái đất, nơi nó sẽ hạ cánh xuống đồng cỏ phía bắc của Trung Cộng vào giữa tháng 12.
Nếu thành công, đây sẽ là lần đầu tiên các nhà khoa học thu được mẫu đá Mặt Trăng mới kể từ khi phi thuyền Luna 24 thăm dò của Liên Xô vào năm 1976. Những mẫu vật này dự kiến sẽ được cung cấp cho các nhà khoa học từ các quốc gia khác, mặc dù hiện vẫn chưa rõ NASA sẽ có quyền truy cập bao nhiêu, do chính phủ Hoa Kỳ hạn chế chặt chẽ việc hợp tác không gian với Trung Cộng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/phi-thuyen-khong-gian-trung-cong-dap-xuong-mat-trang-de-mang-da-tro-ve-trai-dat/
Trung Quốc: Chính quyền cưỡng chế đất thô bạo, uất ức, chủ nhà nổ bình gas tấn công
Thiện Phong
Cách đây ít ngày, trên Internet xôn xao về vụ việc chủ lô đất ở khu số 3 Đổng Gia Độ, quận Hoàng Phố, Thượng Hải, bị chính quyền Trung Quốc cưỡng chế một cách thô bạo. Uất ức, chủ lô đất đã châm lửa đốt bình gas từ đó dẫn tới vụ nổ, và chủ hộ đã tử vong sau đó, theo Vision Times.
Vụ nổ cũng khiến một số nhân viên tham gia đội cưỡng chế bị thương nặng, cho đến nay, các phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn giữ im lặng và không đưa bất kỳ báo cáo nào về vụ việc này.
Ngày 30/11, một số cư dân mạng đã tải lên một video trên các nền tảng xã hội ở nước ngoài, kèm theo chú thích: Trưa ngày 29/11, tại địa điểm cưỡng chế phá dỡ lô đất khu số 3 Đổng Gia Độ, Thượng Hải, chủ hộ đã đốt bình gas nhằm bảo vệ ngôi nhà và tử vong tại chỗ, một số nhân viên phá dỡ bị thương nặng và được đưa đến bệnh viện Thụy Kim để điều trị.
Xem video có thể thấy, khói bốc nghi ngút trong một tòa nhà, tại hiện trường có nhiều phương tiện thi công và công nhân, ngoại trừ ngôi nhà này chưa bị phá bỏ, còn lại tất cả những ngôi nhà trên mảnh đất rộng lớn này đã bị tháo dỡ, trở thành một công trường đang xây dựng.
Một cư dân mạng khác đã chia sẻ một đoạn video do chủ ngôi nhà quay vào ngày 2/11, người chủ cho biết trong video: “Khu đất số 3 Đổng Gia Độ, đã được chính quyền bán cho Greentown Group( tập đoàn bất động sản lớn).
Trong video chủ nhà nói, đây là khu đất tôi đã khai hoang nó trong 20 năm, giờ đây chính quyền quận Hoàng Phố hành động như những tên côn đồ, cướp tài sản riêng của gia đình tôi, di chuyển trái phép, vi phạm Hiến pháp và Luật tài sản. Tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ ngôi nhà của chúng tôi, tôi sẵn sàng quyết tử với những kẻ cướp bóc”.
Dưới đây là những bình luận của cư dân mạng về vụ cưỡng chế đất này:
“Mảnh đất này đầy ma quỷ [ý nói ĐCSTQ]”.
“Tất cả những thảm kịch này đã bị che đậy ở Trung Quốc mà không có bất kỳ báo cáo nào, không ai biết về chúng ngoại trừ những người xung quanh”.
“Nó đã bức người dân vào tuyệt lộ, nếu không nó sẽ không đến bước đường cùng này”.
“Trên mảnh đất của Trung Quốc, chỉ cần ĐCSTQ nhìn thấy thứ nó thích, nó sẽ làm mọi cách để có được”.
“Tổng thống Trump, đã bắn phát súng đầu tiên nhắm vào nó [ĐCSTQ], và bây giờ thế giới hãy dốc hết sức để cùng Trump xua đuổi nó”.
“Người Trung Quốc đã học được bài học xương máu, họ dần dần thức tỉnh, chỉ khi đó, họ mới có thể nhận ra con quỷ ĐCSTQ”.
Tình hình nguy cấp? Tập Cận Bình nhấn mạnh chuẩn bị cho chiến tranh 2 lần trong 6 ngày
Thiện Phong
Ngày 30/11, ông Tập Cận Bình đã triệu tập cuộc họp Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhấn mạnh rằng quân đội phải tập trung chuẩn bị cho chiến tranh. Đây là lần thứ hai ông Tập nhấn mạnh việc chuẩn bị cho chiến tranh trong vòng 6 ngày qua, điều này làm dấy lên sự chú ý của thế giới bên ngoài, theo Sound of Hope.
Cách ngày phát biểu lần này 5 ngày, khi ông Tập tham dự cuộc họp huấn luyện quân sự của Quân ủy Trung ương tại khách sạn Cảnh Tây ở Bắc Kinh, ông cũng yêu cầu tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh.
Một số nhà phân tích cho rằng bài phát biểu của ông Tập, bộc lộ việc ông Tập có thể đang lo lắng do môi trường quốc tế hiện tại.
Trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng bành trướng ra nước ngoài, nhưng thường xuyên xảy ra xung đột với các nước láng giềng như Đài Loan, Biển Đông và Ấn Độ.
Ngoài ra, việc che giấu dịch bệnh đã khiến viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hoành hành khắp thế giới, đồng thời ĐCSTQ còn lợi dụng các nước đang bận rộn đối phó với dịch bệnh để thực hiện nhưng giao dịch khẩu trang lớn. Ngoài ra họ dùng “Ngoại giao sói chiến”, nhằm cố gắng mở rộng ảnh hưởng đối với quốc tế. Đặc biệt, còn lợi dụng trong thời kỳ dịch bệnh, đưa ra Luật an ninh quốc gia Hồng Kông vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông và Tân Cương, khiến phương Tây tức giận.
Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ và Ấn Độ đang cố gắng đoàn kết các nước Đông Nam Á và các nước khác để tạo ra một “NATO châu Á” nhằm đối trọng với ĐCSTQ.
Phóng viên Jamie của hãng truyền thông Úc từng nói trong một bài báo rằng, Tập Cận Bình đã bị các tướng lĩnh quan trọng trong quân đội ĐCSTQ lên án, cáo buộc rằng ông Tập đã phá hủy cơ hội “thống trị thế giới”.
Bùi Mẫn Hân, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, cũng tiết lộ tại Diễn đàn An ninh Aspen rằng những chỉ trích về Tập Cận Bình đã lan rộng trong nội bộ ĐCSTQ, cho rằng ông Tập đã sớm chọc giận Hoa Kỳ và thậm chí Hoa Kỳ đã tạo ra một liên minh chống lại ĐCSTQ trên phạm vi quốc tế.
Trong khi chính quyền của TT Trump đang thống nhất các quốc gia trên thế giới để kiềm chế ĐCSTQ, thì ông cũng tiếp tục giáng những đòn nặng nề để chống lại tham vọng bành trướng quân sự toàn cầu của ĐCSTQ.
Tin tức mới nhất là Reuters tiết lộ vào ngày 30/11 rằng chính quyền TT Trump đang chuẩn bị đưa các nhà sản xuất chip SMIC của Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc vào danh sách đen công nghiệp quân sự, hạn chế quyền tiếp cận đầu tư của Mỹ.
31 công ty Trung Quốc đã được đưa vào danh sách trước đó.
Vào tuần trước, Reuters cũng đưa tin rằng, chính quyền TT Trump sắp thông báo rằng 89 công ty hàng không vũ trụ Trung Quốc có quan hệ quân sự với các công ty khác, sẽ bị hạn chế mua một loạt sản phẩm và công nghệ của Mỹ.
Ngoài ra, TT Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp vào ngày 12/11, cấm các công ty và cá nhân Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát từ 11/1 năm sau và hạn chế rút tiền đầu tư trước 11/11 năm sau.
TT Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên khắp đất nước để đối phó với các mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Đồng thời, TT Trump cũng loại bỏ 11 nhà tư vấn cấp cao, trong đó có Henry Kissinger, khỏi Ban Chính sách Quốc phòng.
Chuyên gia phân tích Châu Hiếu Huy tin rằng, động thái đầu tiên của Trump là “tuyên chiến” với tầng sâu trong chính phủ Hoa Kỳ và ĐCSTQ, cho thấy rằng ông ấy sẽ không bao giờ thỏa hiệp. Thứ hai là ông sẽ làm sạch Bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan để đảm bảo rằng các thành viên thực hiện mệnh lệnh, đồng thời ngăn cản những chuyên gia tư vấn bị sa thải này lấy được bí mật quân sự và tránh can thiệp vào các hành động trong tương lai của ông.
Ông Châu Hiếu Huy còn chỉ ra rằng, đối với quyết tâm và hành động của TT Trump, Trung Nam Hải có thể đã cảm thấy được ngày tàn sắp đến.
Mỹ thẩm vấn phi hành đoàn thuộc tàu và máy bay Trung Quốc về tư cách đảng viên ĐCSTQ
Bình luậnNguyễn Minh
Chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng, “Nhân viên thực thi pháp luật của Mỹ” đang thẩm vấn phi hành đoàn của các tàu dân sự và hãng hàng không Trung Quốc về tư cách đảng viên Đảng Cộng sản của họ, và đe dọa sẽ trả đũa Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo ngày 30/11, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, các nhân viên thực thi pháp luật của Hoa Kỳ đang kiểm tra các phương tiện vận tải của Trung Quốc đến các cảng nhập cảnh của Mỹ và hỏi các thành viên phi hành đoàn về tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của họ.
Bà Oánh nói: “Đó là một sự khiêu khích chính trị nghiêm trọng đối với Trung Quốc”.
Bà tuyên bố rằng, chính quyền Bắc Kinh đã khiếu nại lên chính phủ Hoa Kỳ và rằng Trung Quốc sẽ hành động nếu nước này tiếp tục các cuộc điều tra như vậy. Bà Oánh không cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc sẽ trả đũa như thế nào.
Tờ China Daily thuộc nhà nước Trung Quốc đã đưa tin vào ngày 30/11 rằng, các đảng viên ĐCSTQ gần đây đã phải đối mặt với nhiều lần bị thẩm vấn khi đến Hoa Kỳ.
Theo bài báo, tính đến ngày 11/11/2020, thủy thủ đoàn từ 21 tàu Trung Quốc đã bị chính quyền Hoa Kỳ điều tra khi tàu của họ neo đậu tại các cảng của Mỹ. Trong khi đó, các thành viên phi hành đoàn của 16 máy bay Trung Quốc đã bị điều tra kể từ tháng Chín.
“Có khi, cuộc thẩm tra kéo dài vài giờ và lực lượng [thực thi pháp luật] của Hoa Kỳ thậm chí còn hỏi các thành viên phi hành đoàn tại sao họ gia nhập ĐCSTQ”, theo thông tin từ Daily China.
Xem thêm: Hoa Kỳ yêu cầu ĐCS Trung Quốc phải chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công ngay lập tức
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Bà Oánh cũng cho biết rằng, giới chức Hoa Kỳ đã hỏi từng thành viên phi hành đoàn rằng họ có phải là đảng viên ĐCSTQ hay không và nếu họ trả lời là có, thì các quan chức Hoa Kỳ sẽ hỏi thêm thông tin về tư cách đảng viên của họ.
Trong bối cảnh chính quyền Hoa Kỳ ngày càng giám sát chặt chẽ các mối đe dọa do ĐCSTQ gây ra đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ, vào tháng Bảy, tờ New York Times, trích dẫn các nguồn ẩn danh, đã đưa tin rằng Tổng thống Donald Trump đang xem xét cấm các đảng viên ĐCSTQ nhập cảnh vào nước này.
Vào thời điểm đó, Mike Pillsbury, Giám đốc Trung tâm Chiến lược về Trung Quốc tại Viện Hudson có trụ sở tại Washington, nói với tờ Wall Street Journal rằng, lệnh cấm này sẽ là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump “để không công nhận tính hợp pháp của ĐCSTQ và 90 triệu đảng viên của nó”.
Ông Pillsbury phân tích rằng, chế độ ĐCSTQ khó có thể trả đũa bằng các biện pháp trừng phạt thực sự. “Trung Quốc sẽ không thể trả đũa bằng cách cấm tất cả các thành viên đảng Cộng hòa đến thăm Trung Quốc, điều này sẽ là vô lý”.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
‘Hãy xây dựng con đường tơ lụa kỹ thuật số’: Tập Cận Bình mong muốn dùng công nghệ để tăng cường kiểm soát ASEAN
Bình luậnLê Minh
Trong bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, ông Tập tuyên bố khu vực ASEAN là ưu tiên của Bắc Kinh. Đây được cho là lời tuyên bố nhằm chống lại “sự quan tâm” của Tổng thống Trump đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa và thúc đẩy “Con đường tơ lụa kỹ thuật số” với Đông Nam Á khi Bắc Kinh tiến tới củng cố ảnh hưởng của mình ở châu Á-Thái Bình Dương.
Trong một thông điệp được ghi lại vào thứ Sáu (ngày 28/11), ông Tập cũng tìm cách đảm bảo với các nhà lãnh đạo châu Á rằng Trung Quốc sẽ dành ưu tiên hàng đầu trong mối quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – một khối khu vực gồm 10 quốc gia thành viên, và là nền kinh tế đang phát triển lớn duy nhất.
ASEAN là ‘ưu tiên của Bắc Kinh’
Ông Tập cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược mở cửa để thúc đẩy sự phục hồi toàn cầu sau đại dịch Covid-19 – một động thái mà theo ông là sẽ có lợi cho ASEAN.
“Trung Quốc sẽ không ngừng mở rộng cửa với thế giới bên ngoài, tăng cường liên kết kinh tế trong nước và quốc tế, thúc đẩy sự phục hồi chung của thế giới thông qua sự phục hồi của chính mình, từ đó tất cả các nước trên thế giới, bao gồm cả ASEAN, sẽ được hưởng lợi”, ông Tập nói trong hội nghị trực tuyến ở thành phố Nam Ninh, Trung Quốc.
Một dấu hiệu khác cho thấy Bắc Kinh đang tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị kết thúc chuyến thăm của mình đến các đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ là Nhật Bản và Hàn Quốc, với cam kết rằng Trung Quốc sẽ tham gia cùng hai quốc gia này để vực dậy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Nhiều chuyên gia cho rằng trong khi Washington theo đuổi chủ nghĩa đơn phương “đôi bên cùng có lợi”, thì Bắc Kinh lại mong muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương “cá lớn nuốt cá bé”. Ông Tập tuyên bố rằng trong khi thế giới đang đối mặt với sự bất ổn và không chắc chắn do sự gia tăng của chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, thì Trung Quốc đã ưu tiên mối quan hệ với ASEAN.
“Trung Quốc coi ASEAN là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng và là khu vực quan trọng để xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường”, ông Tập đề cập đến một trong những dự án “cưng” để phát triển thương mại, đầu tư và cơ sở hạ tầng dọc theo “Con đường Tơ lụa mới” của Trung Quốc – cả trên biển và trên bộ.
Ông cũng cho biết Trung Quốc sẽ “tích cực xem xét nhu cầu của các nước ASEAN” đối với vaccine Covid-19.
Sau APEC, RCEP, Bắc Kinh lại tung ra ‘cổng kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN’
Ông Tập cho biết Trung Quốc có thể làm việc với các nước ASEAN để thiết lập “cổng kỹ thuật số Trung Quốc-ASEAN” nhằm thúc đẩy kết nối kỹ thuật số và xây dựng “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.
Bắc Kinh đã tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với ASEAN nhằm cố gắng giảm bớt áp lực từ cuộc chiến thương mại kéo dài do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động vào năm 2018.
Năm nay, khối ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, cũng đã vượt qua Mỹ vào năm ngoái trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung.
Hôm thứ Sáu, ông Tập hoan nghênh việc ký kết RCEP – một hiệp định bao gồm khoảng 30% dân số và tổng sản phẩm quốc nội của thế giới – và cho biết nhiều biện pháp dự kiến sẽ giúp giảm bớt việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực khi đại dịch được cải thiện.
Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, cho biết nhu cầu Trung Quốc cải thiện quan hệ với ASEAN và các nước thành viên trở nên cấp thiết hơn khi căng thẳng chính trị, an ninh và ý thức hệ gia tăng với các nước tiên tiến.
Tuy nhiên, các tranh chấp dai dẳng trên Biển Đông vẫn là một vấn đề lớn giữa Bắc Kinh và các nước ASEAN, ông Shi nói.
“Không có gì thay đổi lập trường của họ trên Biển Đông”. Ông nói khi ám chỉ về Trung Quốc và nói thêm rằng các thành viên ASEAN có quan điểm khác nhau trong việc chấp nhận đề xuất Con đường Tơ lụa kỹ thuật số của Bắc Kinh.
“Chính quyền tiếm danh Biden” đã tuyên bố sẽ quay trở lại chủ nghĩa đa phương, điều này sẽ mở ra nhiều kênh đối thoại hơn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nếu Biden thật sự “chiếm được Nhà Trắng” – với
quan hệ song phương được kỳ vọng sẽ đi theo con đường “cạnh tranh hợp tác”.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bất ngờ tham dự hội nghị trực tuyến Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 20/11, đây là lần đầu tiên kể từ khi ông tham dự diễn đàn này vào năm 2017 tại Việt Nam.
Theo ABCNews, sự tham gia của ông Trump vào diễn đàn trực tuyến APEC gây bất ngờ, khi ông đang trong quá trình tranh chấp kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, mà Joe Biden “được truyền thông tuyên bố” là người giành chiến thắng.
Nhà Trắng cho biết trong bài phát biểu, tổng thống Mỹ “tái khẳng định cam kết của Mỹ trong tiến trình phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 cũng như thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ”.
Việc Tổng thống Trump bất ngờ tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC qua video do Malaysia tổ chức vào tối ngày 20/11, đã thể hiện dấu hiệu quan tâm đến khu vực châu Á của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng tiếp tục không công nhận kết quả cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Lê Minh
Chiêu bài kinh tế của chủ tịch Tập để phá hoại an ninh quốc gia của Mỹ
Bình luậnTrần Đức
Nền kinh tế mới của ông Tập không phải là nền kinh tế Trung Quốc của Thế vận hội mùa hè 2008, với tốc độ tăng trưởng nhanh và một không gian nhất định cho phép khác biệt về quan điểm chính sách. ĐCSTQ đã trở thành nền tảng và nó là kiểu kinh tế nhà nước xin-cho.
Các chuyên gia khu vực đôi khi gọi nền kinh tế Trung Quốc là mô hình tư bản nhà nước, đôi khi họ gọi nó là trọng thương kiểu mới, đôi khi họ gọi đó là “chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”. Chủ đề chung liên quan đến một sự pha trộn giữa chính trị độc tài với kinh tế thị trường.
Sự kết hợp của chính trị độc tài và kinh tế thị trường
Kể từ khi củng cố quyền lực, ông Tập đã sửa sang lại bộ máy hành chính. Những thay đổi của ông, cùng với những áp lực từ bên ngoài như tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ, đã tạo ra một nền kinh tế nội địa Trung Quốc mới tách biệt với phần lớn phần còn lại của thế giới.
Nó gần giống với một cửa hàng ứng dụng hoặc một nền tảng bán hàng trực tuyến: Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đóng vai trò là người gác cổng và tổng hợp thị trường nội địa Trung Quốc.
Các công ty phương Tây biết rằng để vào thị trường Trung Quốc, họ phải liên doanh hoặc chia sẻ tài sản trí tuệ với các doanh nghiệp Trung Quốc, vốn thường thuộc sở hữu nhà nước. Yêu cầu này của ĐCSTQ tương tự như cách nhiều nền tảng trực tuyến (Apple, Google, Amazon) cho phép người bán trên trang web của họ, nhưng sau đó thu thập dữ liệu để sử dụng và tự bán lại.
Thông lệ này đã từng được thực hiện bởi các công ty tư nhân sản xuất hàng hóa có giá trị thấp. Nhưng trong những năm gần đây, nó dường như đã trở nên có mục đích và chiến lược hơn, được điều hành bởi các công ty nhà nước và trực thuộc nhà nước dưới sự chỉ đạo của ĐCSTQ.
ĐCSTQ thường xuyên can thiệp qua hoạt động của các “gã khổng lồ” thuộc sở hữu nhà nước và ưu tiên các công ty tư nhân trong nước; tạo ra một sân chơi không công bằng và cho phép các công ty được nhà nước hậu thuẫn giành được lợi thế “không thể vượt qua” mà không cần phải đầu tư quá nhiều vào nghiên cứu và phát triển.
Các Báo cáo của Ủy ban sở hữu trí tuệ thấy rằng việc “rò rỉ” tài sản sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho các công ty Mỹ hơn 225 tỷ USD mỗi năm. Dưới chính quyền của ông Tập, yêu cầu chia sẻ công nghệ và những rào cản khác được dựng lên cao hơn bao giờ hết.
Các nhà chuyên gia thể hiện quan ngại rằng nếu Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới do người Trung Quốc đứng đầu, Bắc Kinh sẽ có thể truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới.
Nếu bất tuân, sẽ bị trừng phạt
Việc bất tuân theo quy tắc của ông Tập sẽ không được bỏ qua và các điều khoản của thỏa thuận có thể nhanh chóng bị hủy bỏ. Bất kỳ lời chỉ trích nào đối với ĐCSTQ chắc chắn sẽ không được dung thứ.
Những bình luận sắc bén gần đây của Jack Ma liên quan đến quy định tài chính – được nhiều người cho là nguyên nhân khiến chính quyền Tập “ra tay” phá hủy đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Ant Group – vốn được coi là niêm yết lớn nhất thế giới.
Hơn nữa, nếu một doanh nghiệp cố gắng tổ chức và bảo vệ quyền lợi của mình, như Sun Dawu đã làm, thì nhà nước Trung Quốc có thể can thiệp và tước quyền kinh doanh của doanh nghiệp và thậm chí buộc tội hình sự. Việc chỉ trích cơ quan quản lý sẽ không được dung thứ, cho dù việc trừng phạt có gây tổn hại cho cơ quan quản lý hay các doanh nghiệp và nhân viên liên quan. ĐCSTQ sở hữu nền tảng và họ sẽ cho bất kỳ doanh nghiệp nào thấy ai mới là ông chủ thật sự.
Mặc dù ĐCSTQ có thể hủy bỏ bất kỳ công ty nào chỉ trích chính quyền hoặc cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình, nhưng ĐCSTQ cũng có một lượng ổn định các sản phẩm và dịch vụ nội bộ để bán. Giống như bất kỳ doanh nghiệp trực tuyến nào sở hữu nền tảng, ĐCSTQ hướng khách hàng đến các lựa chọn ưu tiên của mình.
Hệ sinh thái khép kín của ông Tập
Các công ty thuộc sở hữu nhà nước của ĐCSTQ, đặc biệt là các ngân hàng – ủng hộ các ứng dụng được ưu tiên hoặc quảng cáo do nhà nước trợ cấp. Các doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc có quyền lựa chọn giữa các công ty của nhà nước và các công ty được nhà nước ưu tiên, đặc biệt là ở cấp địa phương, nơi cạnh tranh có thể gay gắt. Tuy nhiên, ngay cả các công ty tư nhân cũng có mối liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, điều này làm cho ranh giới giữa quốc doanh và tư nhân trở nên mờ nhạt.
Trung Quốc dưới thời ông Tập đang xây dựng các bức tường – cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngoài đã bị suy yếu trong từng ngành, và chính quyền ngày càng tham gia nhiều hơn vào các công việc nội bộ của doanh nghiệp tư nhân. Khi một công ty khu vực tư nhân cố gắng bảo vệ quyền lợi của mình, nó sẽ nhanh chóng bị trừng phạt.
Nền kinh tế mới của ông Tập không phải là nền kinh tế Trung Quốc của Thế vận hội mùa hè 2008, với tốc độ tăng trưởng nhanh và một không gian nhất định cho sự khác biệt về quan điểm chính sách. ĐCSTQ đã trở thành nền tảng và đó là trò chơi xin-cho.
Các doanh nghiệp từ các quốc gia dân chủ phải hiểu những gì họ đang từ bỏ để tham gia vào hệ sinh thái khép kín của ông Tập. Âm nhạc đã thay đổi và ĐCSTQ đang chơi một điệu nhảy hoàn toàn mới .
Tác giả: Eric Hontz là Phó Giám đốc Khu vực Châu Âu và Âu Á tại Trung tâm Doanh nghiệp Tư nhân Quốc tế .
Trần Đức
Theo nationalinterest
Truyền thông Ấn Độ: Xác định ĐCSTQ là tổ chức khủng bố là một yêu cầu cấp thiết
Vương Anh | Minh Huệ Net
Trong một bài báo ngày 24 tháng 11 có tựa đề “Trung Quốc đang trả giá đắt vì tình hữu nghị với Pakistan? Xác định Đảng Cộng sản Trung Quốc là ‘tổ chức khủng bố’ ngày càng trở nên cấp thiết” (China paying dearly for its friendship with Pakistan? Demands to designate Chinese Communist Party as ‘terror outfit’ grow), trang tin tức trực tuyến Zee News của Ấn Độ cho hay việc xác định Đảng Cộng sản Trung Quốc là ‘tổ chức khủng bố’ là một yêu cầu cấp thiết vì những vi phạm nhân quyền tràn lan và sự bành trướng quyền lực riết ráo hơn bao giờ hết của nó trên phạm vi toàn cầu.
Bài báo của Zee News cho rằng nhiều nước ngày càng lo ngại về các hoạt động gián điệp và bành trướng của ĐCSTQ trên toàn thế giới. Điều khiến Hoa Kỳ quan ngại nhất là “các hoạt động trá hình của ĐCSTQ như mạng lưới Viện Khổng Tử, gian lận thương mại, đánh cắp sở hữu trí tuệ, bưng bít đợt bùng phát COVID-19 Vũ Hán gần đây”, cũng như “tin tặc, xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, gây hấn ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và khu vực Đông và Nam Biển Đông.”
Bài báo ghi nhận rằng nhiều học giả và nhà hoạt động dân sự phái tự do ở Hoa Kỳ đã đề xuất xác định ĐCSTQ là một Tổ chức Khủng bố Nước ngoài (Foreign Terrorist Organization, FTO).
Bài báo chỉ ra rằng, ở Trung Quốc, ĐCSTQ đang tiến hành một “cuộc thanh trừng” nhằm tiêu diệt những người bất đồng chính kiến và các nhóm thiểu số trên toàn quốc, trong đó đề cập cụ thể tình trạng tùy tiện giam giữ và thu hoạch nội tạng của vô số học viên Pháp Luân Công.
Bài báo cho hay, “Một số báo cáo của Quốc hội, lời chứng của các lãnh đạo ĐCSTQ, và các báo cáo của các tổ chức dân sự đã phơi bày các hoạt động đẫm máu của Đảng. Các học viên [Pháp Luân Công] bị giam giữ trong các ‘bệnh viện tâm thần’ hay ‘nhà tù đen’, bị tiêm các loại thuốc tâm thần, và bị tra tấn dã man nhằm cưỡng chế họ từ bỏ đức tin và bản sắc của mình.”
Không chỉ các học viên Pháp Luân Công, mà cả người Tây Tạng, phật tử Phật giáo, và người Duy Ngô Nhĩ cũng trở thành mục tiêu bức hại và giam giữ trong các trại tập trung.
Bài báo còn cho biết ĐCSTQ sử dụng các kênh tuyên truyền và truyền thông nhà nước để khiến công chúng coi những nhóm tín ngưỡng này là tà và kích động công chúng thù ghét họ. Hầu hết các vụ tra tấn và bức hại là do cảnh sát tiến hành theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ. Nhiều nạn nhân bị giám sát 24/7 và “cưỡng chế chuyển hóa”.
Bài báo còn cho hay “Các vụ sát hại và ám sát nhắm vào những người bất đồng chính kiến là những thực tế thuyết phục cho thấy rõ hơn ĐCSTQ mang đầy đủ tính chất để gọi là một tổ chức khủng bố. Các học giả lập luận rằng các hoạt động của ĐCSTQ cũng tương tự như của Đảng Cộng sản Philippines, mà năm 2002 bị gọi là Tổ chức Khủng bố Nước ngoài. Những hành động này cũng tương tự như hành động của Triều Tiên dưới thời Kim Jong Un và Syria. Vậy tại sao không thể gọi ĐCSTQ là tổ chức khủng bố?”
Bài báo cũng cho rằng gọi như vậy có thể khiến các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ sẽ bị trừng phạt, chặn người của ĐCSTQ nhập cảnh vào các quốc gia khác, và hỗ trợ việc trục xuất đặc vụ của nó.
Bài báo kết luận, “Việc các quốc gia dân chủ xác định ĐCSTQ là một tổ chức khủng bố nguy hiểm ở nước mình cũng như trên các diễn đàn quốc tế là yêu cầu cấp thiết.”
“Cần phải định danh như vậy để có thể bảo vệ một số cộng đồng yếu thế khỏi bị diệt chủng và tiêu diệt, đồng thời cổ xúy tự do dân sự và quyền dân chủ trên thế giới. Trên hết, việc định danh này là thiết yếu để thiết lập một nền hòa bình, ổn định, và trật tự thế giới dựa trên pháp quyền.”
Theo Minh Huệ Net
19 quốc gia đã phát động ‘Chiến dịch mua rượu vang của Úc’ để chống lại sự bắt nạt của ĐCSTQ
An Liên
Động thái hạn chế nhập khẩu rượu vang Úc của chính quyền Trung Quốc với danh nghĩa chống bán phá giá đã gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế. Hôm thứ Ba (1/12), “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC), bao gồm hơn 200 nghị sĩ từ 19 quốc gia đã phát động “Chiến dịch toàn cầu mua rượu vang của Úc”, tuyên bố nhất trí bác bỏ quyền bá chủ của ĐCSTQ, theo Vision Times.
Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, ĐCSTQ đã áp hơn 200% thuế chống bán phá giá đối với rượu vang Úc. Để chống lại việc ĐCSTQ sử dụng các biện pháp kinh tế để ép buộc Australia, “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” (IPAC) do các nghị sĩ của 19 quốc gia thành lập đã phát động một chiến dịch toàn cầu ủng hộ rượu vang Úc, tuyên bố đoàn kết toàn cầu chống lại hành vi bá quyền của ĐCSTQ.
Úc đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của vi rút viêm phổi Vũ Hán vào mùa xuân này, điều này đã gây ra sự bất mãn với ĐCSTQ và bắt đầu một loạt các biện pháp đối phó thương mại. Trung Quốc đánh thuế chống bán phá giá từ 107,1% đến 212,1% đối với rượu vang Úc. Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham chỉ ra rằng mức thuế chống bán phá giá này đã khiến ngành rượu vang Úc gặp khó khăn lớn.
Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc (IPAC) đã phát hành một video vào ngày 1/12, kêu gọi mọi người mua và uống rượu vang Úc trong tháng 12.
Thượng nghị sĩ Úc Kimberley Kitching cho biết trong video rằng vài ngày trước, chính quyền Trung Quốc đã đệ trình ít nhất 14 danh sách khiếu nại Úc, yêu cầu chúng tôi ngừng bày tỏ ý kiến về bảo vệ nhân quyền và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Để buộc chúng tôi từ bỏ lòng kiên quyết, chính quyền ĐCSTQ đã công bố cấm đối với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Úc, ngành công nghiệp rượu của chúng tôi vì thế đã phải chịu áp lực lớn. Đây không chỉ là một cuộc tấn công vào nước Úc, mà còn là một cuộc tấn công vào tất cả các nước tự do.
Trong video, thành viên Nghị viện châu Âu người Slovakia, Miriam Lexmann nói: “Vào tháng 12 năm nay, chúng tôi kêu gọi tất cả mọi người đấu tranh chống lại sự bắt nạt của Tập Cận Bình”.
Thành viên của Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Thụy Điển, Elisabet Lann, cầm một ly Penfolds, nói: “Bằng cách uống một hoặc hai chai rượu vang Úc, hãy cho ĐCSTQ biết rằng chúng ta sẽ không khuất phục trước quyền lực”.
Người phát ngôn của “Liên minh Nghị viện Đa Quốc gia về Trung Quốc” Samuel Armstrong nói rằng Úc không đơn độc, việc ĐCSTQ cưỡng chế nước Úc cũng giống như cưỡng chế tất cả chúng ta. Để đứng lên bảo vệ đồng minh và những giá trị mà chúng ta chia sẻ, dù có gặp phải khó khăn tại thời điểm này, thì chúng ta cũng phải giúp đỡ những người bạn Úc, nếu không chúng ta sẽ không thể bảo vệ được những người dân lương thiện.
Người phụ trách chuyên mục Edward Lucas của tờ Times cũng đưa ra lời kêu gọi “Mua rượu vang Úc và chống lại chế độ chuyên quyền của ĐCSTQ” trên Twitter, mời cư dân mạng toàn thế giới mua một chai rượu vang Úc mỗi tuần. Hãy để ĐCSTQ nhìn thấy một thế giới tự do không bị bắt nạt.
New Zealand phản đối Trung Cộng về hình ảnh người lính Úc
Tin từ WELLINGTON, New Zealand – Vào hôm thứ Ba (1/12), thủ tướng Jacinda Ardern của New Zealand cho biết rằng chính phủ của bà lo ngại về việc Trung Cộng sử dụng hình ảnh một người lính Úc đang kề dao vào cổ một đứa trẻ Afghanistan.
Úc yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi và gỡ bỏ hình ảnh giả mạo do một viên chức cao cấp Trung Cộng đăng trên Twitter vào hôm thứ Hai, đánh dấu một đợt suy thoái khác trong quan hệ đang xấu đi giữa hai quốc gia. Trong thời gian qua, quốc đảo Thái Bình Dương nhỏ bé, tập trung vào thương mại này không can thiệp vào cuộc tranh chấp ngày càng trầm trọng hóa giữa Trung Cộng và Úc, và có lợi ích ngoại giao, thương mại và chính trị lâu dài với cả hai quốc gia.
New Zealand có lịch sử chung, quan hệ văn hóa chặt chẽ, lân cận về mặt địa lý và mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Úc. Trung Cộng là đối tác thương mại lớn nhất của nước này, với thương mại hai chiều vượt mức 33 tỷ New Zealand kim.
New Zealand, một phần của nhóm chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes với Úc, Anh Quốc, Canada và Hoa Kỳ, tham gia một tuyên bố kêu gọi Bắc Kinh đảo ngược quyết định loại bỏ các nhà lập pháp được bầu ở Hồng Kông.
Chính phủ của bà Ardern cũng ủng hộ sự tham gia của Đài Loan tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bất chấp lời khuyến cáo từ Bắc Kinh. New Zealand sẽ đăng cai Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào năm tới, tiếp quản từ Malaysia, nơi tổ chức sự kiện toàn cầu năm nay. (BBT)
https://www.sbtn.tv/new-zealand-phan-doi-trung-cong-ve-hinh-anh-nguoi-linh-uc/