Ðại chiến lược của Trung quốc: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn (tt) – Hoàng Đình Khuê

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ðại chiến lược của Trung quốc: Khuynh hướng, hành trình và  cạnh tranh dài hạn (tt) – Hoàng Đình Khuê

(Tiếp theo)
Chương 6A: Kịch bản tương lai, Định hướng, Cạnh tranh và Ý nghĩa
Người dân Trung cộng phải nhìn thấy sự lãnh đạo của ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH để đặt tất cả niềm tin vào “Giấc mơ Trung Hoa”hoặc ít nhất gần như tất cả. Trung cộng sẽ là một xã hội ôn hòa, thịnh vượng vào năm 2021 khi ĐCSTQ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, và QĐGPND sẽ trở thành một quân đội mạnh mẽ vào năm 2027 đúng lúc kỷ niệm lần thứ 100 năm sinh nhật của nó. Trung cộng trở thành một xã hội hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa trong hai thập niên tới vào năm 2049 khi Trung cộng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Nhà nước CHNDTH. Mặc dù Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo quyền lực nhất kể từ Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình nhưng vẫn cởi mở hơn khi tranh luận: tuy nhiên không chối cãi Tập là người đầy tham vọng nhất, quyền lực tối cao nhất trong hai thập niên. Bao nhiêu chương trình nghị sự quan trọng của ông Tập có thể thực hiện trọn vẹn trong  nhiệm kỳ của mình vẫn còn được công nhận. Nhưng đến giữa thế kỷ 21 các sử gia có thể sẽ phán xét Tập và những người kế vị ông trên ba tiêu chuẩn căn bản:                                                                                                  

Đối đầu Mỹ-Trung bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Nhật.

                                                                        
 1) Làm thế nào mà họ khéo léo xếp đặt việc chuyển giao quyền lực cho các thế hệ kế tiếp của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ- QĐGPND-CHNDTH một cách suôn sẻ?
Điều này sẽ được đánh giá theo ít nhất hai cách:
– Thứ nhất, việc chuyển giao quyền lực có suôn sẻ hay trở ngại?
– Thứ hai các nhà lãnh đạo đã cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của họ?
 2) Liệu họ có kéo dài sự cai trị chế độ và duy trì sự thịnh vượng cho người dân Trung cộng trong vài thập niên nữa không?
 3) Liệu họ có nâng cao tầm vóc của Trung cộng trên phạm vi quốc tế hay không? Điều này sẽ được đánh giá ít nhất ở hai cấp độ:
– Thứ nhất liệu Trung cộng có phát triển mạnh hơn về kinh tế và quân sự liên quan với các nước láng giềng, các cường quốc khác và đặc biệt là với Hoa Kỳ?
– Thứ hai liệu Trung quốc có được nổi bật trong các vấn đề thế giới và được các cường quốc khác đối xử ngang hàng hay như một nhà lãnh đạo?
Sự cạnh tranh chiến lược giữa Trung cộng và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trong nhiều thập niên vì lợi ích cạnh tranh lâu dài, cũng như luôn luôn nghi ngờ lẫn nhau. Và mối quan hệ Hoa Kỳ -Trung cộng gần như chắc chắn sẽ tiếp tục cạnh tranh và đối đầu với nhau.Trước đó Bắc Kinh và Washington đã từng hợp tác trên một loạt các vấn đề kinh tế, ngoại giao và an ninh ngày càng chặt chẽ kể từ năm 1972, họ tiếp tục chia sẻ sự ngờ vực và nghi ngờ lẫn nhau trên mọi lĩnh vực cạnh tranh.
Mặc dù phạm vi và cường độ của cuộc cạnh tranh này có thể tăng hoặc giảm, nhưng gần như chắc chắn sẽ không chấm dứt hoàn toàn.
Vì vậy các câu hỏi chính như sau:
1- Loại Trung cộng nào và loại Hoa Kỳ nào sẽ tồn tại trong ba thập niên, từ đây?
2-Hai nước sẽ có mối quan hệ cạnh tranh như thế nào vào năm 2050?

Kịch bản Trung quốc năm 2050:
Trung cộng sẽ như thế nào  vào năm 2050?
Chúng tôi xác định bốn kịch bản có thể xảy ra và các giả thuyết cơ bản cho mỗi kịch bản. Các tài liệu nghiên cứu các kịch bản có thể đặt Trung cộng trong phạm vi khu vực và toàn cầu trong tương lai và cung cấp một loạt các khả năng có thể. Mặc dù một số lượng kịch bản có thể được gia tăng để cung cấp nhiều sắc thái hơn trong tương lai, điều này có thể sẽ không phải là một bài tập hữu ích cho lắm. Các tác giả đã rút ra từ tài liệu này để xác định một số lượng nhỏ các tình huống có tính cách bao gồm một loạt các kết quả chiến lược dựa trên sự thay đổi các lĩnh vực đã được đề cập trong các chương trước của nghiên cứu này: sự ổn định nội bộ và thách thức nhân khẩu học, phát triển tiềm năng kinh tế, đổi mới Khoa học & Kỹ thuật, chính trị, ngọai giao và sức mạnh quân sự. Các khuynh hướng và sự kiện trong mỗi kịch bản đã được phát triển trên cơ sở mức độ thành công của Trung cộng trong việc thực hiện chiến lược trẻ trung hóa của mình (Chương 2) như đã được xác định bởi sự tiến bộ trên mọi tập hợp cấp chiến lược quốc gia CHNDTH vững mạnh. Các chiến lược được thiết kế bởi giới tinh hoa Trung cộng (Chương 3, 4 và 5). Những sự kiện này rõ ràng là có mức độ không chắc chắn khác  hẵn với sự không chắc chắn lớn ở các khu vực ổn định nhân khẩu học trong nước và các mô hình tăng trưởng kinh tế và suy thoái. Ngoài ra các khuynh hướng và sự kiện không phải ngang bằng hoàn toàn với sự mô tả về kết quả bao quát cho mỗi kịch bản mang tính minh họa và việc phân tích một hoặc nhiều biến số sẽ thay đổi kết quả dựa trên phân tích của các tác giả về tài liệu tương lai của Trung cộng và cách đánh giá của chúng tôi trong Chương 2 đến Chương 5 của tập nghiên cứu này. Bốn kịch bản như sau:
 1- Một Trung cộng Toàn thắng, trong đó Bắc Kinh đang thành công đáng kể trong việc hiện thực hóa Đại chiến lược.
 2-Một Trung cộng Trỗi dậy, trong đó Bắc Kinh thành công trong việc đạt được nhiều nhưng không phải tất cả về các mục tiêu Đại chiến lược của nó.
 3- Một Trung cộng Trì trệ, trong đó Bắc Kinh đã không đạt được các mục tiêu dài hạn.
 4- Một Trung cộng Thất bại, trong đó Bắc Kinh đang bị bao vây bởi vô số vấn đề, điều đó đe dọa đến sự tồn tại của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH.
Bốn yếu tố được phân tích cho mỗi kịch bản: dự báo chung cho sự phát triển và khả năng Trung cộng đạt được mục tiêu của nó, các điều kiện cụ thể trong và ngoài nước đòi hỏi cho kịch bản xảy ra, kết quả của kịch bản trong giai đoạn Trung cộng đang ảnh hưởng trên thế giới và hậu quả của kịch bản đối với Hoa Kỳ.
Chúng tôi đánh giá khả năng xảy ra cho cả bốn (có thể hoặc không thể) tùy theo định hướng hiện tại của sự tiến bộ của Trung cộng trên chiến lược cấp quốc gia được mô tả trong (Chương 2, 3 và 4) và về nỗ lực tái cấu trúc quân sự được mô tả trong Chương 5, cũng như trên thành phần của văn học liên quan đến các kịch bản trong tương lai được thảo luận ở trên. Phần cuối cùng của Chương này được cung cấp phân tích tổng quát về tất cả các kịch bản và xem xét các ý nghĩa đối với Bộ Quốc phòng và Quân đội.

Trung quốc Toàn thắng: Không chắc.
Trong kịch bản này, dự báo trong ba tập niên sắp tới là sáng sủa và nắng ấm cho Trung cộng, đó là sự lạc quan nhất trong bốn kịch bản. Kịch bản này dự đoán rằng vào năm 2050, Trung cộng có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới và là nhà lãnh đạo đổi mới có quyền sở hữu các lực lượng vũ trang hiện đại hóa, có khả năng cao trong phạm vi toàn cầu. ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH đã cung cấp lãnh đạo có năng lực và năng động, đã khéo léo thực hiện một loạt các chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia trong hơn ba thập niên. Đặc biệt điều này có nghĩa là ít nhất ba cấp lãnh đạo kế tiếp liên thế hệ tương đối liên tục giữa năm 2017 và 2050 (tức là mỗi thập niên một lần):
 – 2022 – 2023: từ thế hệ thứ năm đến thế hệ thứ sáu.
 – 2032 – 2033: từ thế hệ thứ sáu đến thế hệ thứ bảy.
 – 2042 – 2043: từ thế hệ thứ bảy đến thế hệ thứ tám. 
Chế độ đã duy trì mạnh mẽ sự ổn định xã hội không chỉ trong vùng trung tâm nhà Hán của Trung cộng mà còn ở các vùng biên giới với dân cư yên tĩnh không phải người Hán hoặc vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH trong thời gian lâu dài.
Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là Bắc Kinh đã bình định Tân Cương và Tây Tạng bằng cách đàn áp tàn nhẫn những bất đồng chính kiến và chống đối giữa người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng và bằng cách thực hiện các đường lối giác ngộ và linh hoạt hơn. Tương tự như ở Hồng Kông, Bắc Kinh đã không ngừng nỗ lực để dẹp tan các cuộc xuống đường biểu tình kéo dài biểu hiện của xáo trộn chính trị và bất ổn công khai trong lãnh thổ, Trung cộng quyết tâm xác định chứng cớ từ giữa năm 2020 của luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông, báo hiệu các hình phạt hà khắc cho bất kỳ lời nói và hành động nào được coi là phá hoại sự thống nhất quốc gia của CHNDTH hoặc đe dọa nền cai trị của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH. Trung cộng cũng từ từ ép buộc Đài Loan nhập vào Đại lục dưới thể chế chính trị thông qua các biện pháp hòa bình. Điều này có nghĩa là hải đảo Đài Loan đã trở thành một tỉnh pháp lý (de jure) và thực tế (de facto) của CHNDTH hoặc có sự liên kết xuyên qua eo biển lỏng lẻo hơn, chẳng hạn như một liên minh của Trung cộng.
Về mặt ngoại giao Bắc Kinh đã trở thành thủ đô địa chính trị của thế giới, vì thế Bắc Kinh đã thay thế Washington trở thành một thành phố có uy thế lớn nhất thế giới. Điều này xảy ra qua một loạt nhiều sự kiện đáng chú ý.
Sự kiện đầu tiên xảy ra là ở Đông Bắc Á. Sự Toàn thắng của Trung cộng vào năm 2050 không chỉ là loại bỏ vấn đề Đài Loan từ chính sách đối ngoại của CHNDTH nhưng cũng là một sự giảm thiểu đáng kể những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Từ những năm 1990, Hàn quốc là tâm điểm của sự bất ổn trong khu vực ngoại vi Trung cộng và cũng là nguồn căng thẳng lâu năm với các nước láng giềng Đông Bắc Á khác của Trung cộng là Nhật Bản và Hàn Quốc và kể cả Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã thành công giải tỏa căng thẳng trên Bán đảo bằng cách thuyết phục Bình Nhưỡng và Seoul ký một hiệp ước hòa bình, đạt được một món lợi lớn: Hậu Kim Yong Un –
Bắc Triều tiên từ bỏ vũ khí nguyên tử và đồng ý từ bỏ toàn bộ chương trình nguyên tử và hai phần ba kho vũ khí hỏa tiễn đạn đạo của mình để đổi lấy việc rút hoàn toàn các lực lượng Hoa Kỳ khỏi bán đảo và chấm dứt liên minh Hàn quốc với Hoa Kỳ. Quan hệ Bắc Kinh với Tokyo cũng được cải thiện và bình thường hóa. Một loạt các sự kiện thứ hai đã xảy ra ở Châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn hơn để mở đường cho Trung cộng toàn thắng vào năm 2050. Các quốc gia khác trong khu vực hoặc ngầm công nhận hoặc công khai Trung cộng là bá chủ. Trong khi điều kiện này là cần thiết, nhưng vẫn không đủ cho kịch bản này được thực hiện. Nhưng quan trọng không kém, Bắc Kinh chấp nhận mở rộng tư duy về lợi ích bản thân giác ngộ và thể hiện sẵn sàng làm việc cho lợi ích tập thể bằng cách đảm nhận trách nhiệm quan trọng nhiều hơn trong việc quản lý chung toàn cầu.
Một loạt các sự kiện thứ ba xảy ra trên toàn cầu. Trung cộng thừa nhận phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với quốc tế là hợp tác làm việc với các cường quốc khác để giải quyết những rắc rối trên toàn cầu và các vấn đề xuyên quốc gia trong các đấu trường như Liên Hiệp Quốc. Điều này bao gồm nâng cao mối quan hệ làm việc với Hoa Kỳ. Ngoài ra Trung cộng đã thành công trong việc đạt được các mục tiêu kinh tế và Khoa học & Kỹ thuật. Bắc king giải quyết đầy đủ các vấn đề môi trường nghiêm trọng của đất nước và điều hành thách thức nhân khẩu học. Với sự chú ý tập trung vào tia laser để thay đổi nền kinh tế Trung cộng xanh hơn, một phần bằng cách chọc thủng kỹ thuật ĐCSTQ, QĐGPND, CHNDTH đã chứng minh kết quả rất ấn tượng.
Trong kịch bản này, Bắc kinh nắm chắc quyền kiểm soát xã hội Trung cộng và khẳng định sự thống trị trên hầu hết các lĩnh vực quyền lực cả cứng lẫn mềm. Với sự chứng minh thành tính đáng kể của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH qua nhiều thập niên trên các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, và kỹ thuật, danh tiếng của mô hình Trung cộng chưa bao giờ tột đỉnh năm 2050. Do đó Trung cộng được các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và trên thế giới tôn sùng và kính trọng trên toàn thế giới.
Đến năm 2050, Trung cộng đã vượt Mỹ trong mọi lĩnh vực quyền lực ngoại trừ lĩnh vực quân sự. Trong các lĩnh vực ngoại giao kinh tế và Khoa học & Kỹ thuật, Trung cộng đều đi trước Hoa Kỳ. Chỉ trong lĩnh vực phòng thủ quốc gia, Trung cộng đã không thể vượt lên trước Hoa Kỳ vì những trở ngại về cấu trúc và văn hóa đối với sự đổi mới kỹ thuật ở CHNDTH. Tuy nhiên hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt giữa QĐGPND và quân đội Hoa Kỳ, và Bắc Kinh đã thiết lập bổ sung các căn cứ ở nước ngoài như ở Pakistan, Campuchia và Tanzania. Các quốc gia này và những quốc gia khác đã trở thành đồng minh của Trung cộng trên thực tế, trong khi Hoa Kỳ đã giảm số lượng đồng minh của mình đặc biệt là ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản. Trung cộng đã tiến bộ về mặt quân sự từ một đối thủ cạnh tranh gần ngang hàng trở thành một đối thủ ngang hàng thực sự đối với các lực lương vũ trang Hoa Kỳ. Bất chấp sự thay đổi cán cân quyền lực liên minh và dấu ấn lớn hơn ở nước ngoài, quân đội Trung cộng vẫn tiếp tục bị kìm hãm bởi “lực cản trong nước”- xét về mối quan tâm an ninh của Bắc Kinh với sự ổn định trong nước và gánh nặng liên tục của các khoản chi ngân sách lớn để kiểm soát bộ máy an ninh nội bộ của chế độ.

Trung quốc Trỗi dậy: Có thể.
Trong kịch bản này, dự báo trong ba thập niên tới là nắng ấm, nhưng có những đám mây trên bầu trời.
Đến năm 2050, Bắc Kinh đã khá thành công và đạt được hầu hết nhưng không phải tất cả các mục tiêu vào giữa thế kỷ. Trong khi Trung cộng đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng vẫn tiếp tục tụt hậu một bước so với Hoa Kỳ và các nước khác trong lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật. QĐGPND là lực lương quân sự thống trị ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và hoạt động khá tích cực bên ngoài khu dân cư của Trung cộng. Tuy nhiên, QĐGPND vẫn chưa đạt được ngang hàng với quân đội Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã chứng tỏ phần lớn có thẩm quyền và lão luyện trong việc thực thi hầu hết chiến lược và kế hoạch cấp quốc gia. Những thành viên nối tiếp lãnh đạo của liên thế hệ một lần trong một thập niên đã chứng tỏ nhiều thách thức hơn so với những thập niên thứ nhất và thứ hai của Thế kỷ 21, được tạo nên một phần do sự cởi mở của ông Tập Cận Bình trong nhiệm kỳ lãnh đạo của ông thông lệ là hai nhiệm kỳ 5 năm, nhưng mặc dù các cuộc đấu tranh tinh hoa định kỳ, nhiều cơ chế và tiêu chuẩn thể chế chính trị và doanh thu, lãnh đạo Trung cộng vẫn gặp nhiều thử thách với thời gian. ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH đã duy trì hiệu quả sự ổn định xã hội giữa người Hán vùng trung tâm, nhưng khả năng phục hồi ở viễn tây Trung cộng trở nên thương lượng khó khăn hơn. Tuy nhiên Tây Tạng và Tân Cương vẫn ổn định chỉ thỉnh thoảng có những bất ổn nội bộ. Tình hình giống như ở Hồng Kông, nơi xảy ra những bất đồng quan điểm thường xuyên, nhưng không có sự tái diễn của các cuộc biểu tình trên quy mô rộng lớn như phong trào Ô Dù năm 2014 và hầu hết cư dân đã phấn khởi khi Bắc Kinh tuyên bố rằng vào năm 2038 Đặc khu Hành chánh sẽ được mở rộng thêm 50 năm nữa sau năm 2047.
Sự thất vọng lớn nhất của Bắc Kinh trong việc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước CHNDTH là vấn đề Đài Loan vẫn chưa được giải quyết.
Mặc dù mối liên hệ xuyên eo biển rất tốt và một loạt các liên kết thương mại và giao thông kết nối đất liền với hải đảo, nhưng không có thỏa thuận chánh thức nào về liên minh chính trị đã đạt được. Bắc Kinh cũng thất vọng vì mặc dù hoạt động ngoại giao toàn cầu ảnh hưởng lớn hơn bất cứ lúc nào trong suốt thời gian tồn tại hàng trăm năm của CHNDTH về vấn đề Đài Loan, tiếp tục duy trì quan hệ ngoại giao với một số ít các quốc gia nhỏ rải rác khắp thế giới, trong đó đáng chú ý nhất là Vatican. Điều này chỉ kích thích nhẹ, nhưng vẫn là nguồn thất vọng đáng kể cho ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH.
Căng thẳng trên bán đảo Triều tiên đã tan biến và Bình Nhưỡng đã chấp nhận cải cách kinh tế và trở nên hòa đồng hơn với Trung cộng và cộng đồng quốc tế.
Hậu Kim Jong-Un Bắc Triều tiên đã đồng ý trên nguyên tắc từ bỏ dần dần chương trình vũ khí nguyên tử và đang bước vào thập niên thứ hai của quá trình phi nguyên tử hóa. Việc loại bỏ điểm chớp sáng (flashpoint) này đã tạo điều kiện  quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo chậm nồng ấm lại. Tất cả Châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Ấn Độ, đã chấp nhận Trung cộng là nước lãnh đạo chính của khu vực an ninh và là động cơ cốt lõi của sự năng động kinh tế trong khu vực. Trong khi quan hệ của Bắc Kinh và New Delhi vào năm 2050 là thân mật, nhưng không có bất kỳ giải pháp nào về tranh chấp biên giới cố hữu của họ cản trở việc cải thiện quan hệ. Trung cộng có ảnh hưởng đáng kể trên toàn cầu nhưng quyền lực quan trọng nhất chỉ còn ở một vài địa điểm. Ngoài Châu Á – Thái Bình Dương, Bắc Kinh còn ảnh hưởng rất lớn ở Trung Đông và Châu Phi, nhiều hơn so với Washington hay bất kỳ thủ đô Châu Âu nào. Khi Trỗi dậy, Trung cộng vẫn chưa làm lu mờ Hoa Kỳ và do đó vẫn còn phần nào bảo vệ lợi ích của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Tây bán cầu.
Trung cộng đã thành công lớn trong việc đạt được các mục tiêu đầy tham vọng của mình cho nền kinh tế và Khoa học & Kỹ thuật. Bắc Kinh cũng khá giỏi trong việc giải quyết nhiều vấn đề nghiêm trọng như vấn đề môi trường của đất nước mặc dù tình trạng thiếu nước định kỳ ở miền Bắc Trung cộng vẫn tồn tại. Áp lực kinh tế tạo ra bởi sự suy giảm dân số trong độ tuổi lao động của Trung cộng và sự gia tăng các đoàn thể lão hóa đã được giảm nhẹ bằng cách sử dụng lực lượng lao động nước ngoài từ Đông Nam Á. Trung cộng hiện là cường quốc mạnh nhất ở Châu Á nhưng không hẵn hoàn toàn thống trị lục địa này: Ấn Độ và Indonesia đã từng có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn định và ghi nhận sự phát triển đáng kể về ảnh hưởng của họ ở Châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản vẫn là một sức mạnh chính của khu vực nhưng đã mất đi vị thế so với Trung cộng, Ấn Độ  và Indonesia. QĐGPND làm chủ những khu vực mạnh mẽ, nhưng quân đội Ấn Độ cũng đã hiện đại hóa và sở hữu một lực lượng Hải quân tiến bộ, đặc biệt ở Ấn Độ Dương. Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng tiếp tục nâng cấp khả năng tác chiến của mình và luôn giữ liên minh với Washington. Úc vẫn là một đồng minh trung thành của Hoa Kỳ ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Mặc dù cả Tokyo và Canberra đều cảnh giác đối đầu với Bắc Kinh nhưng vẫn có khuynh hướng giữ liên minh với Hoa Kỳ ở mức độ càng thấp càng tốt.

Trung quốc Trì trệ: Có thể.
Trong kịch bản này, dự báo là mặt trời nắng ấm vào giữa những năm 2020, sau đó là khí hậu mát mẻ đáng kể và tiếp theo là một đợt lạnh kéo dài. Từ năm 2030 đến năm 2050, nền kinh tế Trung cộng bị đình trệ và bây giờ tụt hậu so với các cường quốc khác. Nền kinh tế không phát triển rõ nét. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 1% đến 2%, những số liệu chính thức này bị bác bỏ là không đáng tin cậy. Tham nhũng chính thức vẫn còn phổ biến và CHNDTH đã thoái lui trong nội bộ, tăng gấp đôi khi có gợi ý nhỏ nhất về bất đồng quan điểm hoặc tin đồn về tình trạng bất ổn phổ biến. Những thành công của cấp lãnh đạo liên thế hệ một lần trong một thập niên đã chứng tỏ thách thức và đấu đá tinh hoa thường xuyên xảy ra là điều hiển nhiên. Bất chấp những thách thức này, ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH đã cố gắng duy trì một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý (bạo loạn ở Trùng Khánh năm 2034 và tình trạng bất ổn dân sự toàn Tỉnh ở An Huy năm (2041, 2043) ổn định trong trung tâm nhà Hán. Nhưng tình hình Tân Cương tỏ ra vô cùng rắc rối, và năm 2039 những xáo trộn mghiêm trọng lan rộng ở vùng viễn Tây Trung cộng trùng hợp kỷ niệm 30 năm cuộc bạo loạn cộng đồng vào tháng 7 năm 2009 tại Urumqi. Hồng Kông cũng tương tự như vậy và tình hình tỏ ra khó khăn, đặc biệt trở ngược lại tháng 7 năm 2047, khi tình trạng lãnh thổ Đặc khu Hành Chánh ( SAR – Special Administration Region) đã hết hạn.
Bắt đầu từ cuối những năm 2030, hàng ngàn người dân Hồng Kong giàu nhất, gồm cả những công dân nổi tiếng của nước CHNDTH cầm hộ chiếu không phải của nước CHNDTH, rời khỏi thành phố mang theo tài sản của họ.  Cuộc di cư tài chánh lên cao vào những năm 2040, khi nhiều ngân hàng đầu tư và quỹ đầu tư mạo hiểm rút ra khỏi lãnh thổ kết hợp với nền kinh tế tai ương của Đại lục. Phần lớn cư dân còn lại ở Hồng Kông không lựa chọn đào thoát đã tỏ ra tức giận với Bắc Kinh, nơi họ đổ lỗi làm cho kinh tế suy thoái. Kinh tế trì trệ trên Đại lục cùng với tình trạng xã hội bất ổn đã khiến Đài Loan hoãn vô thời hạn mọi động thái có thể nhằm tăng cường quan hệ qua eo biển. Các doanh nghiệp Đài Loan đã tìm cách định hướng lại quan hệ của họ và chuỗi cung ứng cho Đông Nam và Nam Á. Trong trường hợp không đạt được hoàn thành thống nhất quốc gia, CHNDTH tổ chức 100 năm vào năm 2049 trong không khí đơn giản nhẹ nhàng. Về mặt địa chính trị, đến năm 2050, Bắc Kinh đã nhìn thấy tầm ảnh hưởng của mình trôi dạt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Sự thất vọng đặc biệt khi khả năng phục hồi của Đài Loan trên sân khấu thế giới, Đài Loan duy trì liên hệ ngoại giao rộng rãi với hàng tá các nước nhỏ và tiếp tục có quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. Căng thẳng trên bán đảo Triều tiên vẫn còn, và Bình Nhưỡng tiếp tục giơ ngón tay cái với Bắc Kinh, đồng thời cải thiện mối quan hệ với Seoul và duy trì mối quan hệ ngoại giao với Washington. Hậu Kim Jong-Un Bắc Triều tiên chính thức cam kết phi nguyên tử hóa cuối cùng và đã thực hiện lời hứa sẽ đóng băng chương trình hỏa tiễn đạn đạo và nguyên tử. Tất cả điều này đã đạt được mà không có bất kỳ sự tham gia có ý nghĩa nào của Trung cộng vốn đã được tiêu thụ với những thách thức kinh tế của chính nó. Quan hệ của Bắc Kinh với cả Seoul và Tokyo rất lạnh nhạt, một phần vì Trung cộng đình trệ kinh tế đã ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Hàn Quốc và Nhật Bản. Quan hệ của Bắc Kinh và New Delhi năm 2050 trở nên căng thẳng và Ấn Độ lợi dụng các vấn đề nội bộ của Trung cộng, làm suy yếu ngoại giao và nguyên nhân làm kinh tế suy giảm. Năm 2048 mô hình ASEAN +3 trở thành ASEAN +4 với sự gia nhập của Ấn Độ. Mặc dù Bắc Kinh vẫn là một thành viên có chân trong diễn đàn, nhưng vai trò của nó trong ASEAN +4 đã giảm cùng lúc với ảnh hưởng diễn đàn khu vực đang lên cao. Trung cộng cũng đã mất chỗ đứng với Hoa Kỳ và ngày càng tìm sự giúp đỡ của Washington và các nước Châu Á – Thái Bình Dương khác trong những nỗ lực để duy trì liên quan đến địa chính trị và tái tạo nền kinh tế đang bị đình trệ. Tuy nhiên Bắc Kinh thỉnh thoảng tạo ra các cuộc khủng hoảng chính trị- quân sự với các nước láng giềng nhỏ để đánh lạc hướng sự bất mãn trong nước – chế độ cố tình chọn một cuộc chiến với một kẻ thù mà nó biết có thể đánh bại hoặc uy hiếp dễ dàng . Khả năng của QĐGPND tiếp tục phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn. Cạnh tranh quân sự khu vực được tăng cường khi QĐGPND đấu tranh để duy trì ngang bằng với các lực lượng vũ trang của các cường quốc khác ở Châu Á. Các vấn đề môi trường nghiêm trọng của Bắc Kinh là cố hữu và có vẻ thách thức các giải pháp. Dân số lớn tuổi Trung cộng đã là một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh tế.

Trung quốc Thất bại: Không chắc.
Trong kịch bản này, bầu trời u ám thường trực với những thác nước tạo ra lũ lụt kinh niên và xói mòn lan rộng. Trung cộng dường như đang ở trong một trạng thái khủng hoảng gần như liên tục. Những thất bại về chính trị, xã hội, kinh tế và quân sự dẫn đến một cuộc khủng hoảng kéo dài vào những năm 2040. Dự đoán về bất ổn trong nước sắp xảy ra và sự sụp đổ của chế độ ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH đã được đón chờ định kỳ đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng năm 1989, sự sụp đổ giống như domino của chế độ cộng sản Đông Âu và Liên xô cũ, và sự sụp đổ của chế độ cộng sản, chẳng hạn ở Cuba, Bắc Triều tiên và Việt Nam vào những năm 2030.
Trong những năm 2010, một chuyên viên nổi tiếng chuyên nghiên cứu về Trung cộng đã lường trước sự sụp đổ dần dần của chế độ. Hệ thống Duy trì Ổn định (SMS) và các tổ chức của ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH đã được sử dụng để duy trì trật tự xã hội trong nước. Điều này bao gồm các nỗ lực  chủ động nhằm kiềm chế và ngăn chận các biểu hiện của sự chống đối chính trị và sự bất mãn xã hội cũng như ngăn chận và ngăn chận bất đồng chính trị cùng với phản kháng xã hội ngay cả trước khi nó nổi lên. Nhưng nhiều thất bại cùng với các cuộc khủng hoảng xảy tới xảy lui bên trong và bên ngoài trong một khoảng thời gian kéo dài 15 năm, đã tạo ra căng thẳng chưa từng thấy đối với Hệ thống Duy trì Ổn định (SMS).
Chế độ không có khả năng giải quyết và sẵn sàng bỏ qua các vấn đề tiềm ẩn đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và hệ thống tài chánh của Trung cộng kể từ đầu thế kỷ 21, cuối cùng đã bùng nổ làm cho người dân Trung cộng lo lắng và rất giận dữ chế độ. Những cảnh báo nghiêm trọng mà các nhà kinh tế Trung cộng đưa ra cho các  lãnh đạo của ĐCSTC – QĐGPND – CHNDTH trong nhiều thập niên qua đã bị phớt lờ trước nguy cơ của chế độ.
Các cuộc biểu tình phổ biến chống lạm phát gia tăng, tham nhũng trắng trợn trong các quan chức địa phương và tình trạng thất nghiệp tồi tệ ở một thủ phủ của tỉnh lan sang các thành phố trên khắp Trung cộng. Những khối hình ảnh lớn này cho thấy sự chia rẽ giữa các tầng lớp chế độ, không chỉ trong ĐCSTQ mà cả trong QĐGPND và Hệ thống Duy trì Ổn định (SMS) và tuần tự đến tất cả nơi hội họp của các sự kiện phát sinh trong mùa xuân của năm 1989 với cuộc thảm sát Thiên An Môn vào cuối ngày 3 tháng 6. Nhưng không giống như năm 1989, cuộc khủng hoảng Sáu thập niên sau, vào thập niên 2040 kéo dài lâu hơn, lên đến vài năm chứ không phải vài tháng. Áp lực thường xuyên tuôn ra từ thủ đô, đưa đến sụp đổ có hệ thống, làm cho nhiều ngân hàng phá sản trên khắp Trung cộng, và thị trường chứng khoán sụp đổ ở Hồng Kông, Thượng Hải, Thẩm Quyến và Vũ Hán, lần lượt lan rộng làm  xáo trộn xã hội. Sự mất niềm tin kinh doanh quốc tế ở Trung cộng đã tạo ra một dòng vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment) bao gồm cả việc tháo chạy khỏi Hồng Kông. Sự hỗn loạn và nhận thức về quản lý kém cỏi và bất tài của nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Hồng Kông và những nơi khác đã gây ra thiệt hại rất lớn cho danh tiếng của Trung cộng trên trường quốc tế. Vào giữa những năm 2030, Trung cộng đang gặp phải tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, đặc biệt là ở miền Bắc. Trong một nỗ lực để giải quyết vấn đề kinh niên, Bắc Kinh đã thực hiện một nỗ lực lớn là chuyển hướng các dòng sông chảy về phía Nam từ cao nguyên Tây Tạng về phía Nam và Đông Nam Châu Á vào Trung cộng. Mặc dù điều này đã giúp cải thiện tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nỗ lực này đã gây ra tranh chấp với các nước láng giềng phía Nam Trung cộng. Các tranh chấp căng thẳng nhất đã xảy ra với Ấn Độ và Bangladesh.
Đây là sự tồi tệ nghiêm trọng nhất trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi vì việc làm của Trung cộng đã làm giảm nguồn nước của các con sông từ Trung cộng vào Ấn Độ, trong vài trường hợp đã thay đổi nguồn nước xối xả thành dòng nước nhỏ giọt dưới lòng sông khô cạn.
Năm 2039, việc này đã gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn giữa hai cường quốc khi các lực lượng Ấn Độ tiến hành một cuộc xâm nhập vũ trang vào lãnh thổ Trung cộng trong nỗ lực đưa các dòng sông được chuyển hướng trở về môi trường nguyên thủy. QĐGPND đã thua trong cuộc chiến này, với sự lãnh đạo kém cỏi và cấp lãnh đạo tham nhũng, đã phải chịu thất bại nhục nhã ở phía Tây tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Tây Tạng. Trong một số khu vực, lực lượng Ấn Độ đã rút lui, trong khi ở những nơi khác, các lực lượng vẫn còn. Tình trạng này đã thúc đẩy người Tây Tạng được New Delhi hỗ trợ để ra mắt một Intifada (ND: Phong trào chiến đấu
Á
Rập-Khởi thủy là Phong trào nổi dậy của người Palestine chống Israel) phong cách Tây Tạng cùng với phe đối lập cứng rắn chống lại ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH. Những cuộc khủng hoảng gia tăng đã gây phẫn nộ cho nhiều người Trung cộng, nhiều người đổ lỗi cho chế độ cho đất nước, nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế và quân sự. Giống như năm 1989, các cuộc biểu tình phổ biến với đấu tranh nội bộ ưu tú. Nhưng không giống như cuộc khủng hoảng Thiên An Môn, cuộc khủng hoảng 2042 diễn ra trên toàn quốc trong phạm vi và tác đông cũng giống như cuộc cách mạng văn hóa (1966 – 1976) chứng kiến những biến động xã hội và chính trị trên khắp Trung cộng, các cuộc khủng hoảng đầu những năm 2040 đã ảnh hưởng đến gần như toàn bộ khắp đất nước. Và giống như thời kỳ hỗn loạn kéo dài trước đó. Trung cộng vẫn không bị chia rẽ. Tuy nhiên không giống như Cách mạng Văn hóa, các cuộc bạo động quân sự thực sự xảy ra và thực tế điều kiện nội chiến tồn tại ít nhất ở bốn thủ đô của tỉnh. Trong khi chế độ không sụp đổ, Hệ thống Duy trì Ổn định (SMS) ngừng hoạt động ở nhiều khu vực khiến QĐGPND bị tiêu hao trong các vai trò an ninh nội bộ. Ảnh hưởng với những thách thức trong nước, các lực lượng vũ trang Trung cộng tìm cách ngừng bắn với các lực lượng Ấn Độ và tìm cách đối đầu với quân đội của các quốc gia khác, kể cả Hoa Kỳ.

(Xem tiếp Chương 6B: Kịch bản tương lai, Định hướng, Cạnh tranh và Ý nghĩa)

Hoàng Đình Khuê
Ngày 26/11/2020