Tin Việt Nam – 11/11/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 11/11/2020

Thêm một người bị bắt với cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước

Ông Nguyễn Văn Lâm, 50 tuổi,  ở Nghệ An là người mới nhất tại Việt Nam bị Công an bắt giữ với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam hiện nay.

Theo tin từ truyền thông Nhà nước, ông Nguyễn Văn Lâm bị bắt giữ vào ngày 6 tháng 11 vừa qua. Trước đó, vào ngày 21 tháng 9, Công an tỉnh Nghệ An nhận đề nghị của Sở Thông tin- Truyền thông tỉnh này về việc xác minh, điều tra đối với Facebook ‘Lâm Thời’ vì đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết bị cơ quan chức năng Nghệ An cho là ‘có nội dung vi phạm pháp luật’ Việt Nam.

Công an Nghệ An sau đó cho biết, qua điều tra xác định rằng từ năm 2017 đến nay, ông Nguyễn Văn Lâm thường xuyên sử dụng tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ để đăng tải các bài viết , hình ảnh, video. Trong số này có 3 video phát trực tiếp, 13 bài viết chia sẻ từ các trang mạng khác bị cho là ‘phản động’. Tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ có 5 ngàn bạn bè.

Cũng theo Công an Nghệ An, vào ngày 4 tháng 12 năm 2019 ông Nguyễn Văn Lâm bị triệu tập đến cơ quan Công an Thành Phố Vinh để làm việc về vấn đề liên quan đến tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’.

Cơ quan An ninh Điều Tra nói bản thân ông Nguyễn Văn Lâm thừa nhận tài khoản Facebook ‘Lâm Thời’ là của ông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/one-more-detained-on-the-charge-of-anti-state-propaganda-11112020062249.html

Tin tặc mạng Việt Nam nhắm

vào những người bất đồng chính kiến ở Đức

Những người bị nghi ngờ là tin tặc do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hậu thuẫn đang nhắm vào những người bất đồng chính kiến Việt Nam sinh sống tại Đức.

Một cuộc điều tra của đài truyền hình Đức BR và tuần báo Zeit Online đã tiết lộ cách thức nhóm OceanLotus (APT32) đang sử dụng trò lừa đảo trực tuyến, lỗ hổng mạng và các chiến thuật tương tự. Những câu chuyện về những nạn nhân đã đưa ra góc nhìn hiếm hoi về việc sử dụng gián điệp mạng nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền.

Theo tờ The Daily Swig đưa tin, nhóm OceanLotus trước đây cũng có liên quan đến các cuộc tấn công nhắm vào các cơ quan chính quyền Trung Cộng để có được thông tin về virus coronavirus, cũng như các cuộc tấn công riêng biệt nhắm vào các công ty ở khu vực Đông Nam Á.

Các hoạt động bị cáo buộc của nhóm này ở Đức bao gồm việc đánh cắp bí mật công nghiệp từ hãng xe hơi BMW. Theo thông tin từ cuộc điều tra, nhóm OceanLotus chủ yếu nhắm đến các thực thể có liên hệ với Việt Nam về lĩnh vực chính trị, các nhóm tôn giáo hoặc thậm chí là các cuộc biểu tình xung quanh sự việc tràn chất độc đã xảy ra trước đây.

Công ty CrowdStrike cho rằng, nhóm APT32 có thể là một đơn vị trong quân đội cộng sản Việt Nam có tên là Command86. Số lượng nhân sự của đơn vị này chưa được xác nhận nhưng hoạt động của nó rất rộng. (BBT)

Cáo trạng truy tố 3 lãnh đạo Hội Nhà báo Độc lập

với mức án lên đến 20 năm tù giam

Hôm 10-11-2020, Viện kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt cáo trạng dài 12 trang, truy tố 3 lãnh đạo của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam theo Khoản 2, Điều 117 Bộ Luật hình sự “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Chủ tịch Hội là ông Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch – ông Nguyễn Tường Thụy và biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn của Việt Nam Thời Báo – Diễn đàn tự do ngôn luận của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có thể đối diện với mức án từ 10 đến 20 năm tù nếu bị tòa xử là có tội.

Khoản 2 của tội danh này quy định: “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho 2 ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy cho hay, hôm 10-11 khi ông tiếp xúc với ông Dũng trong trại tạm giam của Cơ quan An ninh điều tra TPHCM thì đại diện Viện Kiểm sát là ông Đào Công Lữ đến để đưa cho các bị can bản cáo trạng.

Ông Dũng khi đó đã khẳng định rằng: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam!”

Luật sư Miếng nói qua điện thoại như sau:

“Khi mà nhận được cáo trạng như vậy thì anh Dũng cũng dửng dưng.

Sau đó thì ông Đào Công Lữ (Đại diện VKS TPHCM) đưa tờ giấy để xin xác nhận là đã nhận (cáo trạng) thì ông Dũng đã ghi vào đó là “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ông ấy ký vô trước mặt tôi.

Tôi có được xem cáo trạng đó tôi thấy họ truy vào khoản 2 điều 117, tôi có nói với anh Dũng rằng là anh bị truy vào khoản 2 điều 117 với mức án từ 10 đến 20 năm.

Ông Dũng có nói với tôi rằng là “Họ truy mình vào khoảng mấy mà chẳng được!”.

Ông ấy cũng có nói với tôi rằng là “Tất cả những lời khai ông không ký”. Tức là những bản cung là ông không ký hoặc ổng có ký thì sẽ ghi vào dòng chữ như vậy.”

Trong cùng ngày, luật sư Nguyễn Văn Miếng cũng có cuộc gặp mặt với Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập – ông Nguyễn Tường Thụy, đồng thời cũng là một blogger của Đài Á Châu Tự Do.

Ông Thụy cho biết là ông sẽ kháng cáo bản cáo trạng này vì theo ông là có nhiều sai sót.

Luật sư Miếng cho biết như sau:

“Tôi có hỏi lý do tại sao, thì ông ấy nói rằng là: Khi mà họ lấy những bài viết từ trang Việt Nam Thời Báo xuống bắt ông ấy ký nhận vào và họ đã mang 5 cái bài viết trong đó để đi giám định và nói rằng ông ấy vi phạm Điều 117.

Ông có ký nhận tất cả cái đấy tuy nhiên sau này ông nghĩ lại và bảo trước giờ tôi chỉ có sử dụng bút danh là Nguyễn Tường Thụy nhưng một số bài trong đó lại ghi bút danh là Tường Thụy, không phải là bút danh của ông.

Ông không thể nhớ được hết rằng 4 – 5 bài đó có phải là của ông hay không cho nên ông đứng ra khai lại, tuy nhiên bên điều tra viên Viện kiểm sát không cho ông khai lại.”

Người còn lại là ông Lê Hữu Minh Tuấn được luật sư Đặng Đình Mạnh thuộc đoàn luật sư TPHCM tham gia bào chữa, tuy nhiên khi RFA phỏng vấn, luật sư cho hay đang bận và sẽ liên lạc sau.

Theo cáo trạng số 543 của Viện Kiểm sát Nhân dân TPHCM mà đài RFA có được, Viện kiểm sát kết luận, hành vi của 3 nhà báo này là: “Đã tiếp tay cho các phần tử bất mãn cơ hội chính trị làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận quần chúng, gây chia rẽ mất đoàn kết trong nội bộ Đảng và Nhà nước do đó cần phải bị xử lý nghiêm mới có tác dụng giáo dục răn đe phòng ngừa chung.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/leaders-of-vn-independent-journalists-face-sentences-up-to-20-years-11112020080014.html

Bị kỷ luật cảnh cáo, sự nghiệp

của cựu thống đốc ngân hàng nhà nước kết thúc

Tin từ Hà Nội: Sự nghiệp chính trị của uỷ viên bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Bình dường như đã kết thúc sau khi bị chính bộ chính trị đưa ra mức kỷ luật cảnh cáo ngay trước thềm đại hội toàn quốc của đảng này dự kiến vào tháng 1 năm tới.

Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra hình thức kỷ luật ông Bình trong phiên họp ngày 06/11 vì các sai phạm của ông này trong thời gian làm thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ông Bình hiện là trưởng ban kinh tế trung ương của đảng.

Với hình thức kỷ luật này, cho dù là không quá mức nặng nề, thì sự nghiệp chính trị của ông Bình khó có thể tiếp tục. Ông ta được cho là một trong số ứng cử viên nặng ký cho chức vụ thủ tướng trong nhiệm kỳ tới. Vụ ngã ngựa này được cho là do phe cánh Nghệ An-Hà Tĩnh chủ mưu khi phe này đang thắng thế trong cuộc đấu đá nội bộ đảng.

Ông Bình là 1 trong 5 viên chức cao cấp của đảng bị kỷ luật trong năm nay và khó có cơ hội được bầu vào ban lãnh đạo nhiệm kỳ tới. 4 người còn lại là cựu phó thủ tướng uỷ viên bộ chính trị Hoàng Trung Hải, cựu chủ tịch Hà Nội uỷ viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung, bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi Lê Viết Chữ, và bí thư tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh.

Tuy cùng vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam, chỉ có cựu trung tướng công an Chung là đang bị bắt và điều tra. Bốn người còn lại có lẽ chỉ bị buộc về hưu và từ bỏ các chức vụ mà nhờ đó họ vơ vét được tài sản của quốc gia cũng như ăn hối lộ trong thời gian tại chức.

Quốc Tuấn 

https://www.sbtn.tv/bi-ky-luat-canh-cao-su-nghiep-cua-cuu-thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-ket-thuc/

Bắt cựu giám đốc Vetranco và Chủ tịch

Tập đoàn Đại Nam liên quan đến vụ án VEAM

Ông Đào Quốc Việt – Nguyên Giám đốc Vetranco và Trần Quang Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Nam, bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định có hành vi thông đồng để chiếm đoạt, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước với tổng số tiền gần 183 tỉ đồng.

Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 11/11, cho biết thêm quyết định nêu trên dựa theo căn cứ tài liệu, chứng cứ Bộ Công an thu thập được.

Tin cho biết, hai ông Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến bị xác định đã thông đồng ký kết, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa khống lòng vòng giữa các công ty, chuyển tiền thanh toán trái quy định sau đó chiếm đoạt tài sản Nhà nước.

Cụ thể, ông Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến được nói có liên quan đến vụ án hình sự ‘Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ xảy ra tại Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại VEAM (Vetranco) – Công ty thành viên của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 04/CSKT ngày 10/01/2020.

Vào ngày 5/11 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với hai ông  Đào Quốc Việt và Trần Quang Tiến theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Trong cùng ngày 11/11, Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang xét xử vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn huyện U Minh Thượng, gây thất thoát tài sản Nhà nước gần 36 tỉ đồng.

Các bị cáo trong phiên tòa này bao gồm: Lê Thanh Đồng, cựu Giám đốc cùng 3 cựu cán bộ làm việc tại Ban quản lý dự án trung tâm hành chính huyện U Minh Thượng là Đặng Thanh Phong, Châu Văn Mừng, Huỳnh Hoàng Sơn.

Cụ thể, 4 bị cáo vừa nêu bị cho thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, bản vẽ thi công, dự toán công trình và nghiệm thu thanh toán dự án đầu tư xây dựng trung tâm hành chính huyện và công trình Tường kè giai đoạn 2 trong khoảng thời gian 2013-2017. Việc này gây thiệt hại gần 19,5 tỉ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/arrest-former-director-of-vetranco-and-chairman-of-dai-nam-group-in-connection-with-the-veam-case-11112020072716.html

Bão Vamco mạnh lên, giật cấp 14

trước khi vào Biển Đông

Trong hai ngày tới, bão Vamco được dự báo di chuyển theo hướng tây với tốc độ 20 đến 25 km/h và đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão thứ 13 của Việt Nam trong năm nay.

Sáng 11/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam cho biết cơn bão có tên Vamco đã mạnh lên cấp 11, giật cấp 14. Lúc 4 giờ sáng nay, tâm bão cách phía nam đảo Luzon của Philippines 480 km. Sức gió mạnh nhất 115 km/h, cấp 11, giật cấp 14. Trong ngày và đêm nay bão đi theo hướng tây tây bắc, tốc độ khoảng 20 km/h và có khả năng mạnh thêm.

Đến 1 giờ sáng ngày 12/11, tâm bão nằm trên vùng biển phía đông nam đảo Luzon, sức gió mạnh nhất 165 km/h, cấp 13-14, giật cấp 16. Với cường độ này, bão quét thẳng qua vùng đất liền Philippines.

Tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 630 km, sức gió mạnh nhất 135 km/h, cấp 12, giật tăng hai cấp vào khoảng 1 giờ sáng ngày 13/11.

Bão số 12 đổ bộ Khánh Hòa – Phú Yên

Bão số 9 liên tục tăng cấp, chuyên gia nói cần ‘sơ tán triệt để’

Đài khí tượng Nhật Bản cho biết hôm nay bão đổ bộ Philippines với sức gió 101 km/h, giật 148 km/h. Ngày 13/11, khi áp sát các tỉnh miền Trung Việt Nam, bão có thể duy trì sức gió 120 km/h, giật 176 km/h.

Cơ quan khí tượng Hong Kong lại dự báo rằng bão Vamco khả năng duy trì sức gió mạnh 120 km/h, tương đương cấp 12 từ chiều 11/11 đến chiều 13/11. Việc quét qua vùng với đất liền Philippines trong quá trình đổ bộ không làm bão suy giảm cường độ. Vì thế, có khả năng bão Vamco sẽ đổ bộ trực tiếp vào Quảng Trị ngày 15/11. Thời điểm tâm bão áp sát đất liền, sức gió mạnh nhất là 90 km/h, tương đương cấp 10, giật cấp 12.

Do ảnh hưởng của bão Etau – bão số 12, từ nay đến ngày 12/11, các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi có mưa to, tổng lượng mưa phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 250 mm; các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình và Bình Định mưa từ 50-100 mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.

Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?

Mưa lũ miền Trung: Thiên tai hay nhân tai?

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy – chuyên gia nghiên cứu Biển đổi khí hậu và Phòng tránh thiên tai cảnh báo hôm nay tâm mưa sẽ dịch chuyển về các địa phương ở trên nên dễ dẫn đến nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất.

Ông viết trên Facebook cá nhân: “Tôi chỉ có thể diễn tả là MƯA RẤT LỚN nên bà con cần chủ động CHẠY LỤT. Những vùng đã từng bị lụt trong các đợt vừa rồi hãy kê cao đồ đạc. Chuẩn bị phương án tự sơ tán nếu thấy nước có dấu hiệu lên. Đằng nào cũng phải kê cao đồ đạc vì phải đối diện với đợt mưa LỚN KHỦNG KHIẾP do hoàn lưu bão số 13 gây ra từ cuối ngày 14 đến ngày 16/11”.

Hôm qua, bão Etau đổ bộ vào Phú Yên – Khánh Hòa gây gió cấp 7 làm chết hai người. Đây là cơn bão thứ hai kể từ đầu tháng 11 đi vào Việt Nam. Trước đó trong tháng 10, miền Trung hứng chịu 4 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới. Ba đợt lũ cùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm tổng thiệt hại về người là 159 người chết, 71 người vẫn đang mất tích.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54898779

1 người chết do lở núi ở Quảng Nam, miền Trung

tiếp tục có mưa lớn do ảnh hưởng của bão Vamco

1 người chết và 3 người bị thương sau một vụ sạt lở đất ở gần thuỷ điện Sông Tranh 2, tỉnh Quảng Nam vào chiều ngày 11/11. Báo Zing trích lời ông Thái Hoàng Vũ – Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết như vậy vào cùng ngày.

Theo ông Vũ, nhóm 9 người dân đang đi bộ trên quốc lộ 40B, gần thuỷ điện Sông Tranh 2 thì bị núi sạt lở, vùi lấp. 5 người chạy thoát, 3 người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, 1 người bị núi vùi lấp và địa phương đang tổ chức tìm kiếm.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 12, từ ngày 10 đến 11/11, các tỉnh miền Trung Việt Nam từ Nam Hà Tĩnh đến Phú Yên và Bắc Tây Nguyên đã có mưa lớn, có nơi lên đến 176 mm.

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày trong tháng 10 do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới đã khiến nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam bị ngập lụt và sạt lở đất. Hiện vẫn còn gần 30 người mất tích do lũ và lở đất trong tháng 10 chưa được tìm thấy.

Trong khi đó, cũng trong ngày 11/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết cơn bão có tên quốc tế là Vamco sẽ vào Biển Đông vào ngày 12/11 và trở thành bão số 13. Bão có khả năng ảnh hưởng tới đất liền khu vực Trung Bộ, gây mưa lớn vào cuối tuần.

Vào lúc 13 giờ ngày 11/11, bão Vamco còn cách đảo Luzon của Philippines vào khoảng 200 km với sức gió gầm tâm bão mạnh cấp 12 (tức 115 – 135 km/ giờ), giật cấp 15.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đưa ra cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà và khu vực Tây Nguyên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/1-dead-in-landslide-central-region-braces-for-another-storm-11112020065954.html

TPHCM vay thêm gần 2400 tỷ đồng để chống ngập

Chính quyền TP.HCM quyết định vay thêm số tiền gần 2.400 tỷ đồng từ nguồn vốn nước ngoài của Chính phủ để hoàn thành dự án “Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hũ-Bến Nghé-kênh Đôi-kênh Tẻ giai đoạn 2”.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam vào ngày 10/11, cho biết Hội đồng Nhân dân TP.HCM vừa thông qua Nghị quyết về phương án huy động vốn như vừa nêu, tại kỳ họp thứ 22, diễn ra trong cùng ngày.

Dự án “Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé-kênh Đôi-kênh Tẻ, giai đoạn 2” được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư vào năm 2005 và chính thức được triển khai từ năm 2010. Dự án này được thực hiện nhằm để hoàn thiện hệ thống thoát nước mưa, chống ngập và giải quyết vệ sinh môi trường cho các khu vực trũng của thành phố và vùng lân cận thuộc lưu vực kênh Tàu Hũ-Bến Nghé-kênh Đôi-kênh Tẻ. Và, vệ sinh môi trường của lưu vực được cải thiện thông qua hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Công trình gồm 6 gói thầu xây lắp chính với tổng mức đầu tư hơn 11.280 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của Nhật Bản gần 9.830 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của TP.HCM với hơn 1.450 tỷ đồng.

Dự án được lên kế hoạch hoàn thành sau 4 năm thực hiện. Tuy nhiên thời gian dự kiến phải lùi lại đến năm 2022, do gặp nhiều vướng mắc.

Chính quyền TPHCM, trong phiên họp ngày 10/11, quyết định vay thêm số tiền 2.370 tỷ đồng từ nguồn vốn nước ngoài của Chính phủ cho dự án này. Số nợ vay kéo dài trong thời hạn 30 năm và sẽ trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcmc-authority-borrows-loan-up-to-2400-billion-vnd-for-anti-flooding-project-11102020140218.html

Ai đánh giá và bảo vệ cán bộ ‘dám nghĩ, dám làm’?

Thực trạng

Phát biểu tại buổi thảo luận ở tổ chiều 10/11 về các văn kiện trình Đại hội Đảng XIII, Đại biểu Quốc hội Đào Thanh Hải, Phó giám đốc Công an Hà Nội, cho biết sau một loạt vụ việc xảy ra thời gian qua, nhiều cán bộ đảng viên không dám đổi mới, sáng tạo. Vẫn theo ông Hải, tình trạng này không chỉ xảy ra ở một phạm vi nhỏ mà đang diễn ra ở tất cả cấp, ngành, địa phương.

Giáo sư Nguyễn Đình Cống, người có hơn 30 năm tuổi Đảng, đã từ bỏ Đảng vào năm 2016 đồng tình với phát biểu của người đại diện đoàn Hà Nội.

“Lời phát biểu ấy nói lên đúng sự thật. Nhiều người đảng viên, cán bộ không có khả năng sáng tạo, không có khả năng suy nghĩ mới và chỉ làm theo chỉ thị cấp trên. Còn một số ít có khả năng suy nghĩ vấn đề mới, vấn đề bất hợp lý nhưng người ta không dám nói, phải giữ kín trong lòng.”

Với kinh nghiệm là một viên chức đang hoạt động trong ngành giáo dục, Thầy Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội nêu ra nguyên nhân vì sao cán bộ đảng viên không dám đổi mới, sáng tạo:

“Một chính quyền dựa trên sự bất nhất, bảo kê lẫn nhau để họ cùng chung mục đích là hưởng quyền lợi nhưng bên ngoài lại nói bảo vệ đảng, tức độc quyền. Nên sinh ra cán bộ, đảng viên nước nổi thì nổi theo chứ không bao giờ đi trước, sáng tạo, chiến đấu với những cái sai trong nội bộ đảng, hay đột phá khoa học kỹ thuật, công nghệ, xã hội, chính trị. Họ không bao giờ làm và có thể họ nhìn thấy cũng không làm. Đấy là chuyện tất yếu của bộ máy đã duy trì quá lâu thể chế một đảng, một chính quyền không có sự giám sát, đấu tranh thanh lọc của người dân.

Trong khi đó, triết học Marx-Lenin mà họ đưa vào Việt Nam và bảo rằng là kim chỉ nam của họ có nói rất rõ đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn là động lực để phát triển xã hội. Thực tế thì các quan chức đó tiêu diệt mọi cuộc đấu tranh, mọi sáng tạo, mọi thay đổi, ý kiến góp ý.”

Ranh giới đúng – sai

Đại biểu Đào Thanh Hải khi nói trước phiên thảo luận ngày 10/11 cho hay nghị quyết có nêu đổi mới sáng tạo, đột phá để hoàn thành mục tiêu yêu cầu của nghị quyết. Dù vậy, ông nhìn nhận trong đổi mới sáng tạo và đột phá, ranh giới giữa đúng và sai rất mong manh, thậm chí “vô cùng mong manh”.

Đồng tình với quan điểm nêu trên, GS. Nguyễn Đình Cống nhận định:

“Hiện nay giữa cái đúng cái sai mong manh, nói câu đó đúng nhưng ai đánh giá? Hiện nay chưa có lực lượng nào đánh giá. Muốn như thế thì phải đưa ra để đối thoại, tự do ngôn luận, trao đổi, anh viết báo này tôi viết báo kia rồi mọi người đến xem hoặc có đối thoại. Đằng này tự do ngôn luận không có, đối thoại không ai tổ chức thì việc đánh giá đúng sai là tùy quan điểm mỗi người, khó lắm. Người ta có câu sáng đúng chiều sai ngày mai lại đúng.”

Còn theo ông Vũ Minh Trí, trước đây từng là cán bộ Tổng cục Tình báo quốc phòng Tổng cục II lại có đề xuất như sau:

“Tôi nghĩ tự họ đánh giá với nhau thì sẽ không chính xác vì tất cả bọn họ, trên dưới trước sau đều cùng một giuộc. Tôi nghĩ tiêu chuẩn duy nhất và chính xác là phải để người dân chúng tôi đánh giá.”

Cơ chế bảo vệ?

Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin cho biết có nhiều ý kiến góp ý về cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới được đưa ra trong buổi hội thảo chiều ngày 10/11.

Cụ thể, theo Phó giám đốc Công an Hà Nội, nghị quyết Đại hội Đảng cần nhấn mạnh vấn đề bảo vệ cán bộ vì tình hình hiện nay cho thấy khi cán bộ đổi mới sáng tạo, nếu làm được thì khen, nhưng nếu không làm được thì quy trách nhiệm rất nặng nề, dù nguyên nhân không thành công có thể do khách quan đem lại.

Do đó, thiếu tướng Đào Thanh Hải cho rằng nếu không bảo vệ được cán bộ thì chắc chắn không ai sáng tạo, không ai dám đổi mới, đột phá.

Sau khi nghe trình bày, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ sau đó đã đề nghị thư ký nhấn mạnh nội dung có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm, đổi mới sáng tạo vì lợi ích chung.

Theo GS. Nguyễn Đình Cống, hiện tại chính phủ Hà Nội vẫn chưa có cơ chế, tổ chức, hay lực lượng nào bảo vệ cho người dám nghĩ, dám làm, dám ra ngoài khuôn khổ. Ông nêu lên thực tế:

“Nếu như đang ở trong Đảng thì bị kỷ luật Đảng, bị điều cấm đảng viên ràng buộc mà người ta phải theo. Còn nếu không thể chấp nhận những điều ấy thì tốt nhất là ra khỏi Đảng, khi đó có thể hành động như một công dân. Nếu còn ở trong tổ chức, còn ở trong Đảng, đang làm việc với nhà nước thì buộc lòng phải thực thi nghĩa vụ mà trong điều lệ của Đảng, kỷ luật của Đảng có nói cấm không được nói ngược lại điều lệ Đảng, Marx-Lenin, cấm không được làm việc này việc nọ, nếu làm thì bị kỷ luật.”

Ông Vũ Minh Trí lại có cách nhìn nhận khác:

“Tôi nghĩ tất cả những người dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm thì họ sẽ biết cách tự bảo vệ, chẳng ai làm gì được họ. Còn việc có người phát biểu như vừa nói chỉ chứng tỏ một điều rằng những người như vậy (dám nghĩ, dám làm) là thiểu số ít trong xã hội Việt Nam hiện nay. Vì vậy có một người như vậy thì lập tức sẽ có người tấn công, sẽ bị tẩy chay, bị trù dập… và họ có nhu cầu được bảo vệ. Tôi nói thật rằng trong toàn bộ số cán bộ hiện nay tôi nghĩ rằng có đốt đuốc tìm thì cũng chẳng có người cán bộ nào theo tiêu chuẩn người dân bình thường chúng tôi mong muốn.”

Kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm đang được nêu lên rộng rãi thời gian gần đây.

Ông Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trước đây cũng đã cho rằng “trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, thật sự năng động, sáng tạo, chú trọng tạo đột phá để phát triển; coi trọng chất lượng, hiệu quả thực tế của công việc và đề cao

trách nhiệm người đứng đầu” trong bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” của ông.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quan sát cho rằng trong tình hình hiện nay, có thể các cán bộ dám nghĩ, nhưng chuyện dám làm lại là vấn đề khó nói khác!

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/who-evaluates-and-protects-the-dare-to-think-dare-to-do-officers-11102020145807.html

Bộ trưởng công an thừa nhận

nhiều cán bộ dùng bằng giả – cách gì xóa bỏ?

Diễm Thi, RFA

Tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 9 tháng 11 về tình trạng mua bán giấy tờ giả trên mạng, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận rằng ngay trong đội ngũ cán bộ có nhiều người sử dụng giấy tờ giả.

Tình trạng mua bán giấy tờ giả và các website quảng bá dịch vụ làm giấy tờ giả, chứng chỉ giả diễn ra công khai trên mạng. Vì sao một dịch vụ bất hợp pháp như vậy lại diễn ra công khai dù Việt Nam đã có Luật An Ninh Mạng, là điều dư luận thắc mắc.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho biết, bản thân ông rất nhiều lần nhận được những lời chào mời làm các loại bằng cấp giả qua tin nhắn vào điện thoại di động. Ông nêu nhận xét về việc này:

“Việt Nam hiện nay có chính sách quản lý an ninh mạng, thế nhưng việc rao làm bằng giả trên mạng không bị xử lý vẫn tồn tại. Điều đó cho thấy hình như an ninh mạng ở Việt Nam chỉ tập trung vào một số điểm chứ không phải tập trung để xây dựng cái đạo đức xã hội.”

Luật An Ninh Mạng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Việt Nam hiện nay có chính sách quản lý an ninh mạng, thế nhưng việc rao làm bằng giả trên mạng không bị xử lý vẫn tồn tại. Điều đó cho thấy hình như an ninh mạng ở Việt Nam chỉ tập trung vào một số điểm chứ không phải tập trung để xây dựng cái đạo đức xã hội. – Giáo sư Đặng Hùng Võ

Luật sư Đặng Đình Mạnh khẳng định, về mặt pháp luật, Việt Nam không dung túng cho việc làm và sử dụng bằng cấp, giấy tờ giả. Nhưng sự thật thì việc làm giả vẫn tràn lan vì “có cầu thì có cung”. Ông giải thích:

Ở Việt Nam cũng không chấp nhận chuyện bằng giả. Vẫn có quy định để chế tài việc làm giả những giấy chứng nhận, tài liệu của Nhà nước. Đó là tội hình sự nặng chứ không nhẹ đâu.

Nhưng rõ ràng là có cầu thì mới có cung. Tức là phải có người cần thì những dịch vụ cung cấp bằng giả mới phát sinh. Điều đáng nói là không chỉ người dân có nhu cầu bằng giả mà chính cán bộ là đối tượng mua bằng cấp giả khá nhiều. Họ cần bằng cấp để thăng quan tiến chức hoặc hợp thức hóa cái chức vụ hiện hành của họ.”

Theo Bộ trưởng Tô Lâm thì tất cả các loại giấy tờ, chứng chỉ, kể cả bằng tốt nghiệp các trường đại học, bằng lái xe đều có thể làm giả một cách tinh vi, không thể phát hiện bằng mắt thường. Các cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều tổ chức, đường dây làm giấy tờ và chứng chỉ giả có quy mô rất lớn. Tuy vậy, tình trạng mua bán bằng đại học giả, chứng chỉ giả vẫn diễn ra công khai rất nhiều năm qua. Không ít người đã sử dụng những tấm bằng giả này để hoàn thiện hồ sơ xin việc, chứng minh trình độ học vấn.

Nhu cầu sử dụng bằng cấp giả

Chuyện học giả, bằng thật hay học giả, bằng giả là chuyện không hiếm trong xã hội ở mọi lĩnh vực nhưng lại không dễ phát hiện. Tiến sĩ – Bác sĩ Võ Xuân Sơn, từng công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, có những trường hợp dùng bằng cấp giả vẫn không bị phát hiện do lầm lẫn với những bác sĩ học thật, bằng cấp thật nhưng trình độ chuyên môn quá kém. Ông nói:

“Thường thì bằng giả trong ngành y dễ bị phát hiện vì người bác sĩ đưa ra những cái không đúng bài bản. Nhưng trên thực tế cũng có nhiều trường hợp dù được đạo tạo chính quy nhưng cũng xử lý không bài bản, không chất lượng nên nhiều khi những trường hợp bằng giả mình cũng khó biết, đôi khi không phát hiện ra được.”

Theo một số nhà quan sát thì chuyện sử dụng bằng cấp giả trong hàng ngũ cán bộ đa số là để thăng quan tiến chức, bởi hệ thống đề bạt cán bộ xưa nay vẫn chú trọng đến quy trình và tiêu chí hình thức. Nhiều thông tư, quyết định của các bộ ngành Nhà nước ghi rõ các tiêu chuẩn bắt buộc về giáo dục đối với cán bộ, công viên chức. Ví dụ trong Thông tư 1204/QĐ-BNV ban hành ngày 19/11/2012 của Bộ Nội vụ có ghi rõ tiêu chuẩn chức danh đối với các bậc lãnh đạo của bộ này phải có trình độ giáo dục từ cấp đại học trở lên. Hay cũng một quyết định khác của Bộ này yêu cầu tất cả các giám đốc sở tại các tỉnh thành phải có bằng đại học trở lên.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định:

“Trong tất cả mọi lĩnh vực thì thứ nhất, câu chuyện bằng giả nó gắn với việc lên chức. Ai cũng thủ một cái bằng để nói mình có trình độ thì sẽ thuận lợi hơn trong viêc chuyện cất nhắc cương vị, chức vụ. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp đặt ra tiêu chuẩn phải có bằng cấp loại này loại kia. Thứ ba, một số người cũng thích oai, chẳng hạn thích có chức danh tiến sĩ mà không học thì phải kiếm bằng giả.

Cuộc sống bây giờ nó cũng lung tung như thế nên giả hay thật thì người ta trông chờ vào đạo đức con người thôi. Chứ làm một cái bằng giả thì không khó trong thời buổi hiện nay. Tôi cho rằng pháp luật có tác động của nó nhưng cái gốc của vấn đề vẫn là đạo đức.”

Ông Đặng Hùng Võ kết luận rằng, những người sử dụng bằng giả chắc chắn là những người đạo đức kém, đạo đức tồi. Một người như thế mà vào cương vị lãnh đạo thì chắc chắn sẽ gây hại cho dân. Ông cho đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức.

Làm sao xóa nạn làm và sử dụng bằng giả?

Trong quy định của pháp luật hiện hành, không có định nghĩa cụ thể về việc thế nào là giấy tờ giả. Pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung đối với việc sử dụng các giấy tờ, bằng cấp giả. Người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng.

Theo tôi thì phải tổng thanh tra, kiểm tra toàn bộ bằng cấp của cán bộ. Nếu có bằng cấp giả thì phải xử lý. Khi họ thấy bằng cấp giả không còn che giấu được như lâu nay thì lúc đó cái “cầu” không còn dẫn đến cái “cung” cũng sẽ hết. Chỉ còn cách đó thôi. – Luật sư Đặng Đình Mạnh

Bộ trưởng Công an Tô Lâm thì cho rằng, trước nay người sử dụng giấy tờ giả chỉ bị xử lý hành chính, ít khi xử lý hình sự. Bây giờ đã đến lúc cần xử lý hình sự.

Theo ông Đặng Hùng Võ thì việc này không khó vì bằng cấp thật sẽ có hồ sơ lưu và được quản lý. Nếu làm mạnh tay và làm tới nơi tới chốn thì sẽ phát hiện hết những trường hợp sử dụng bằng cấp giả để thăng tiến. Vấn đề là có muốn làm hay không mà thôi.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng nêu quan điểm của ông về một giải pháp có thể làm:

“Theo tôi thì phải tổng thanh tra, kiểm tra toàn bộ bằng cấp của cán bộ. Nếu có bằng cấp giả thì phải xử lý. Khi họ thấy bằng cấp giả không còn che giấu được như lâu nay thì lúc đó cái “cầu” không còn dẫn đến cái “cung” cũng sẽ hết. Chỉ còn cách đó thôi.

Không thể nào cứ tiếp tục gian dối nhau, cứ xuê xoa cho nhau. Trong cơ quan Nhà nước họ thường có sự xuê xoa cho nhau. Nếu người sếp trong phòng có sử dụng bằng cấp giả thì đương nhiên họ cũng tránh né việc kiểm tra hay đưa vấn đề bằng giả ra với nhân viên của họ được.”

Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 quy định, các cá nhân có hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, bị phạt tiền từ 30 triệu đến 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 2 năm.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-minister-of-public-security-admitted-many-officers-used-fake-diplomas-how-remove-dt-11102020124537.html

Chính sách đối với sinh viên- học sinh

thiểu số vẫn còn xa vời

Thanh Trúc

Chính sách thu hút nhân tài đối với học sinh, sinh viên vùng dân tộc thiểu số, được Quốc Hội giao cho Bộ Giáo Dục Đào Tạo cách đây 4 năm, đến bao giờ mới được thực hiện, là câu hỏi của Đại biểu Quốc hội đoàn Bắc Kạn, bà Triệu Thị Thu Phương, tại phiên chất vấn hôm 9/11 vừa qua.

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay đã rà soát, nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội một nhóm chính sách, trong đó có 4 nội dung cụ thể.

Thứ nhất là tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giáo Dục năm 2019, trong đó có Điều 87 về cử tuyển. Sau đó, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trình ban hành Nghị định cử tuyển thay Nghị định 134.

Thứ hai, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 84, trong đó có  học bổng cho học sinh, sinh viên học lực khá đến giỏi .

Thứ ba, Bộ tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định 110, qua đó học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế mà nếu thắng thì mức thưởng gấp rưỡi, gấp đôi quy định chung.

Ông Phùng Xuân Nhạ nói là Bộ Giáo Dục- Đào Tạo còn phối hợp với Ủy Ban Dân Tộc rà soát tất cả các chính sách liên quan đến lĩnh vực này để xây dựng tiểu dự án số 2 thuộc Dự án số 5 trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nghe thì hay quá mà đâu có tới được con em dân tộc mình, là lời bà Ybet, dân tộc H’lang ở Kontum:

Tại vì làm trong ban ngành Nhà Nước là người Kinh hết, không có người đồng bào nữa, trước thì có mà bây giờ thì không. Người địa phương có tài giỏi đến đâu sau khi tốt nghiệp xong chỉ có thể về nhà làm nông thôi, cái bằng cấp không giúp gì cho họ hết. Có  giỏi đến đâu mà không có tiền cũng không có được công việc. Ngay cả việc giáo viên thôi, hoặc là bác sĩ cũng không được luôn, tiền là trước”.

“Ở Kontum thì rất nhiều người dân tộc, H’lang, Sedan, Jarai, B’nar… Nếu mình học Cấp 3 thì họ có trường Nội Trú Dân Tộc nhưng mà người dân tộc ít khi được học bên đó. Tại vì người ta nói mình không đủ điều kiện này nọ ấy, nên là phải xin vô học trường của người Kinh mà mình phải nộp phí rất là cao”.

Làm trong ban ngành Nhà Nước là người Kinh hết, không có người đồng bào nữa, trước thì có mà bây giờ thì không. Người địa phương có tài giỏi đến đâu sau khi tốt nghiệp xong chỉ có thể về nhà làm nông thôi, cái bằng cấp không giúp gì cho họ hết. Có  giỏi đến đâu mà không có tiền cũng không có được công việc. – Bà Ybet

Ông A Nình, người dân tộc ở Tây Nguyên nói:

Bà đại biểu rất là đúng, họ chỉ nói thôi chứ mà thực tế thì chưa thấy gì. Rất nhiều người tại xã R’Kơi của tôi, như vừa rồi cháu tôi xin học Anh văn  nhưng mà phía chính quyền không cho, nói là học Anh văn  không có tương lai. Cháu đi học ở Đà Nẵng thì họ ngăn trở, cuối cùng thì cháu không được học cái mình lựa chọn là Anh văn, không được vào học trong trường Nhà Nước”.

Từ vùng sâu vùng xa Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, phần lớn người thiểu số Mường (H’mông) và Thái, thầy giáo Phạm Đăng Dung cho biết học trò người dân tộc của ông có những em lên tới đại học nhưng phải tự túc trong điều kiện vô cùng khó khăn. Đây không phải là những học sinh trong diện cử tuyển của địa phương, thầy Phạm Đăng Dung giải thích:

Đã từng có chính sách cử tuyển,  cử đi học để về phục vụ cho những công tác của địa phương mà đến thời điểm hiện tại thì cái cử tuyển đó không còn nữa”.

“Chính sách thì cơ quan và Ủy Ban Nhân Dân huyện nắm và triển khai cho địa phương, còn thực tế thì trường ở đây chỉ được chính sách hỗ trợ là không phải đóng học phí đối với Mầm Non, hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh hộ nghèo, học sinh bán trú”.

“Thế còn chính sách liên quan đến vùng miền, chính sách thu hút người dân tộc thì bà con ở đây cũng mong muốn được đi các trường Cao Đẳng  hay Đại Học chuyên ngành. Nguyện vọng của đồng bào là con em ở đây cũng được ưu tiên hoặc là theo chế độ cử tuyển ngày trước, nghĩa là được học các ngành như Y, Dược để về phục vụ tại bệnh viện của huyện nhà. Hầu hết năng lực của học sinh ở trên vùng miền mà để vào được những trường đó thì rất hiếm”.

Những bất cập liên quan đến quyền lợi của học sinh người dân tộc thiểu số, dẫn đến câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Thu Phương là bao giờ chính sách thu hút nhân tài học sinh sinh viên thiểu số được ban hành.

Đây là câu chất vấn  quan trọng, bởi vì được nâng cao trình độ thì người dân tộc thiểu số có thể vượt trội, có thể phục vụ và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nhận định của giáo sư Hoàng Văn Phụ, nguyên phó chủ nhiệm khoa Quốc Tế, Đại Học Thái Nguyên.

Ở Đại Học Thái Nguyên thì tỷ lệ sinh viên người dân tộc khá cao, nhiều em thành đạt thí dụ như Bộ trưởng Đỗ Chiến người dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Miền Núi, hay bà Nông Thị Lương, dân tộc Tày ở Cao Bằng, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Việt Nam”.

“Thái  Nguyên có người dân tộc Tày, Nùng, H’mông. Những người như thế được hỗ trợ học phí, học bổng, đấy là chính sách ưu tiên. Tôi nghĩ chính sách chung cho toàn quốc đã có nhưng muốn ưu tiên hơn nữa cho người dân tộc vùng sâu vùng xa, cần chính sách mạnh hơn nữa để giúp cho họ. Tôi nghĩ ý kiến của đại biểu là như vậy”.

Đối với nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, thu hút người tài trong giới sinh viên học sinh vùng dân tộc không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo mà của cả hệ thống, bỏ sót con em thiểu số vùng sâu vùng xa là cả một vấn đề:

Tôi được biết rất nhiều con em vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh học xong Đại Học, xong Cao Đẳng mà cũng chưa có việc làm. Đồng bào dân tộc các địa phương đã kiến nghị rất nhiều lên trung ương. Mặc dù Nhà Nước hỗ trợ, học hành tốn kém nhưng xong ra lại không có việc. Đây là vấn đề không chỉ một mình Bộ Giáo Dục hay  một mình Ủy Ban Dân Tộc mà liên quan đến cả hệ thống giải quyết việc làm cho các em các cháu người dân tộc thiểu số đấy”.

Con em vùng dân tộc thiểu số thì rất muốn vào các cơ quan trên địa bàn, hoặc làm giáo viên, nhưng những vị trí đó hiện nay đã biên chế đủ rồi. Thế bây giờ vấn đề là phải chuyển dịch những em đó vào những ngành nghề khác, ví dụ doanh nghiệp hoặc dịch vụ, hoặc những ngành thu hút nhiêu lao động ở thành phố”

“Về đào tạo thì Bộ Giáo Dục và Ủy Ban Dân Tộc có đề nghị phải đào tạo theo nhu cầu địa phương, học xong là có thể bố trí công việc, không gây lãng phí và khó khăm cho các gia đình đồng bào dân tộc”.

Tìm kiếm hay cung ứng công việc cho sinh viên thiểu số sau khi học xong là trách nhiệm của địa phương, tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng khẳng định, còn đào tạo là công việc của Bộ Giáo Dục.  Ông nói địa phương phải rạch ròi ngân sách thu chi cũng như bảo đảm kết quả cử tuyển đúng người đúng việc.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/policies-for-ethnic-minority-people-far-from-reality-11112020064045.html

Việt Nam chỉ trích Netflix, Apple

trốn thuế, ‘vi phạm quy định pháp luật’

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam hôm 10/11 cáo buộc các công ty truyền hình trực tuyến nước ngoài như Netflix và Apple trốn tránh trách nhiệm đóng thuế, nói rằng điều này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng cho các công ty trong nước, Reuters đưa tin.

Theo tính toán của Bộ Thông tin và Truyền thông, với khoảng một triệu thuê bao, các công ty truyền thông nước ngoài có doanh thu gần một nghìn tỷ đồng (khoảng 43,15 triệu USD) nhưng chưa bao giờ nộp thuế tại Việt Nam.

“Các doanh nghiệp Việt Nam đang phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, luật pháp, trong khi một số nền tảng xuyên biên giới ‘không thuế, không luật pháp’. Đây là sự cạnh tranh không cân bằng”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.

“Netflix có nhiều nội dung vi phạm quy định pháp luật Việt Nam về báo chí, điện ảnh, trẻ em. Cụ thể, phản ánh sai trái lịch sử như loạt phim về chiến tranh Việt Nam; xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam như phim Madam Secretary; có nội dung bạo lực, sử dụng ma túy, khiêu dâm…”, người dẫn đầu cơ quan phụ trách về truyền thông nói thêm.

Năm 2018, Việt Nam ban hành luật an ninh mạng, trong đó yêu cầu tất cả các doanh nghiệp nước ngoài có thu nhập từ các hoạt động trực tuyến tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu ở Việt Nam.

Nhưng Netflix vẫn chưa chia sẻ bất kỳ kế hoạch đặt máy chủ nào tại địa phương hoặc mở văn phòng tại Việt Nam.

Công ty này cho biết trong một tuyên bố vào tháng trước rằng họ đang làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam để thiết lập một cơ chế đóng thuế.

Netflix chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của Reuters về những phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.

https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-ch%E1%BB%89-tr%C3%ADch-netflix-apple-tr%E1%BB%91n-thu%E1%BA%BF-vi-ph%E1%BA%A1m-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-ph%C3%A1p-lu%E1%BA%ADt-/5655616.html

Chính phủ Canada và Thuỵ Sỹ viện trợ khẩn cấp

cho dân vùng lũ miền Trung Việt Nam

Chính phủ Canada và Thuỵ Sỹ công bố những khoản viện trợ nhân đạo khẩn cập dành cho người dân các tỉnh miền Trung Việt Nam vừa bị ảnh hưởng kinh hoàng bởi liên tiếp các cơn bão, lũ vừa qua.

Cụ thể, theo nguồn Thông tấn xã Việt Nam loan vào ngày 11/11, Chính phủ Canada sẽ hỗ trợ 555.300 CAD cho CARE Canada và Oxfam Québec để hỗ trợ trực tiếp đến 32 nghìn người dân tại hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị nhằm đảm bảo lương thực, nơi ở, nguồn nước và hệ thống vệ sinh.

Trước đó, thông tin từ Đại sứ quán Thuỵ Sỹ tại Việt Nam được tờ Reliefweb loan vào ngày 10/11 cho hay Chính phủ Thuỵ Sỹ thông qua Cơ quan Hỗ trợ Phát triển và Hợp tác Thụy Sỹ, đã trao khoản cứu trợ khẩn cấp trị giá 300 nghìn Franc Thụy Sỹ (tương đương 7,6 tỉ đồng) tới những người bị ảnh hưởng bởi đợt lũ lụt kinh hoàng do các cơn bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Miền Trung Việt Nam từ đầu tháng 10 gây ra.

Động thái trên được nói nhằm hưởng ứng lời kêu gọi khẩn cấp của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (IFRC), theo đó khoản cứu trợ khẩn cấp của Thụy Sỹ sẽ giúp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam hỗ trợ ngay lập tức 160.000 người dân trong thời gian 12 tháng; tập trung chủ yếu vào những trợ giúp thiết thực như cung cấp nơi ở, sinh kế và các nhu cầu cơ bản, cải thiện sức khỏe, nguồn nước, làm sạch môi trường và vệ sinh.

Cũng liên quan thiệt hại do thiên tai, theo báo cáo mới nhất của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, mưa bão liên tiếp từ giữa tháng 10 đến nay đã khiến trên 6 người chết, 167 nghìn dân tại các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng và hơn 41 nghìn ngôi nhà bị ngập sâu.

Mưa, bão cũng khiến các thôn vùng ven biển xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh (thuộc vùng quy hoạch cảng biển, trung tâm logistic và các dịch vụ hậu cảng Vũng Áng) đã bị sạt lở nghiêm trọng gây mất an toàn đến một số hộ dân sát bờ biển; kinh phí dự kiến cần thiết để di dời gần 2.000 hộ dân, là 1.800 tỷ đồng.

Do đó, trước mắt, Hà Tĩnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 450 tỷ đồng để tái định cư, di dời cho các hộ dân có nguy cơ cao bị sạt lở nhằm đảm bảo an toàn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/Canada-switzerlands-provide-humanitarian-assistance-to-victims-in-floods-central-vn-11112020072312.html

Hải quân Malaysia nói đã đuổi tàu cá

Việt Nam ra khỏi vùng biển Sabah

Một tàu cá Việt Nam bị cho đã xâm phạm vào vùng biển của Malaysia hôm 6/11 bị hải quân nước này ra lệnh phải quay đầu ra khỏi lãnh hải của Malaysia.

Trung đội trưởng Nor Hisham Rahman, sĩ quan chỉ huy của tàu KD Paus, cho biết Hải quân Hoàng Gia Malaysia phát hiện tàu cá Việt Nam cách thủ phủ Kota Kinabalu, bang Sabah của đảo Borneo 149 hải lý.

Báo mạng Borneo Post đưa tin ngày 11/11 dẫn lời Trung đội trưởng Nor Hisham cho biết, “Tàu nước ngoài với 16 ngư dân trên tàu bị bắt quả tang khi đánh bắt trái phép trong vùng biển của Malaysia. Chúng tôi đã ra lệnh cho các thuyền viên quay tàu trở lại vùng biển khơi”.

Ông nói tiếp, Hải quân Hoàng gia Malaysia sẽ tiếp tục các hoạt động tuần tra dọc ranh giới biển Malaysia để ngăn chặn các hoạt động và xâm nhập bất hợp pháp từ các nước láng giềng.

Vào ngày 16/8, một vụ đụng độ đã xảy ra giữa Lực lượng quản lý bờ biển Malaysia và 2 tàu cá của Việt Nam làm 1 ngư dân Việt Nam thiệt mạng và một số người bị bắt giữ.

Sau đó hai hôm, Cơ quan thực thi pháp luật trên biển Malaysia thông báo  cơ quan này đã bắt tổng cộng 9 tàu cá cùng với 111 ngư dân Việt Nam chỉ trong 3 ngày bao gồm cả 2 chiếc vào ngày 16 và 17/8 trong vụ đụng độ.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/malaysian-navy-vietnamese-boat-ordered-out-of-sabah-waters-11112020065046.html

Ngân hàng Thế giới cảnh báo VN cần phải

hành động ngay trước những thảm họa thiên tai

Giang Nguyễn

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về rủi ro do thiên tai ở khu vực ven biển miền Trung cảnh báo rằng chính quyền Việt Nam phải hành động ngay “để đảm bảo tốc độ tăng trưởng trong tương lai trước các rủi ro thiên tai”. Cụ thể đâu là những rủi ro lớn nhất và nhà nước phải làm gì?

Giang Nguyễn tìm hiểu những vấn đề này và những biện pháp được Ngân hàng Thế giới đề nghị qua cuộc nói chuyện với ông Jun Rentschler, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, và là tác giả chính trong 6 tác giả của bản báo cáo có tựa đề “Tăng cường Khả năng chống chịu khu vực ven biển” được phổ biến ngày 21 tháng 10 vừa qua.

Giang Nguyễn: Báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới với tựa đề “Tăng cường Khả năng chống chịu khu vực ven biển” được phổ biến đúng vào thời điểm miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão, lũ lụt, sạt lở, gây thiệt hại về kinh tế và làm thiệt mạng hơn 200 người. Đây có phải là loại thiên tai mà ông đã nghĩ đến khi viết bản báo cáo này mà ông hy vọng có thể tránh được trong tương lai không?

Jun Rentschler: Đúng vậy. Khi đưa ra báo cáo chúng tôi đã hy vọng rằng thiên tai loại như thế này không xảy ra sớm như vậy, nhưng đây thực sự là một nhắc nhở bi thảm rằng những sự kiện này không phải riêng lẻ mà chúng thực sự là một phần của một mô hình thảm họa thời tiết lớn hơn xảy ra thường xuyên hơn, bởi nhiều yếu tố khác nhau. Rõ ràng khí hậu đang biến đổi, nhưng thêm vào đó là con số người dân sống ở các khu vực duyên hải ngày càng nhiều hơn. Sự phát triển đang diễn ra trong các khu vực có rủi ro cao và nó diễn ra rất nhanh. Vì vậy, có rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau và cùng nhau tạo ra những loại thảm họa này.

Giang Nguyễn: Trong báo cáo này, quý vị đang gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng “Dù đã có tiến bộ đáng kể, nhưng các biện pháp quản lý rủi ro thiên tai hiện tại của Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu”. Ông có thể trình bày chi tiết bối cảnh dẫn đến sự đánh giá này?

Jun Rentschler: Tôi nghĩ có hai phần cần xem xét. Một là rủi ro hiện tại. Các biện pháp hiện tại mà Chính phủ đang thực hiện khá ấn tượng và đưa Việt Nam trở thành nước dẫn đầu trong khu vực về quản lý rủi ro thiên tai. Nhưng đồng thời, các biện pháp hiện tại chưa đầy đủ để ứng phó trước những rủi ro hiện tại. Ví dụ, chúng tôi đã khảo sát hệ thống đê biển Việt Nam, trải dài hơn 2000 km và chúng tôi thấy rằng khoảng 2/3 của toàn bộ hệ thống đê biển không đạt tiêu chuẩn an toàn mà chính phủ đề ra.

Đó là tình hình hiện tại. Chúng tôi cũng cần phải nhìn về phía trước. Thực tế của vấn đề là khí hậu đang thay đổi. Những thảm họa này, chẳng hạn như lũ lụt hiện nay, ngày càng xảy ra thường xuyên hơn. Đồng thời, ngày càng có nhiều người đến định cư ở các khu vực có rủi ro cao, có nhiều hoạt động kinh tế diễn ra ở các khu vực duyên hải hơn, ví dụ như du lịch ven biển. Vì vậy tỷ lệ của nền kinh tế phải chịu tác động từ rủi ro này sẽ cao hơn. Vì vậy cần có hành động khẩn cấp để bảo vệ những phát triển đã có, và còn để bảo đảm sự phát triển trong tương lai trước những cú sốc thiên tai.

Giang Nguyễn: Ông đã đề cập rằng 2/3 của hệ thống đê biển không đủ khả năng chống chịu loại thời tiết này. Với tình hình hiện nay, nếu chúng ta không hành động, thì sẽ ảnh hưởng bao nhiêu người dân và tác động lên nền kinh tế như thế nào?

June Rentschler: Ước tính của chúng tôi là ngay bây giờ, ngay cả với tất cả các biện pháp mà chính phủ đã áp dụng để bảo vệ người dân, thì khoảng 12 triệu người đang phải đối diện trực tiếp với mối đe dọa từ lũ lụt dữ dội. Tương tự như đối với sạt lở bờ biển, chúng tôi ước tính rằng khoảng 35% các khu định cư ven biển chịu ảnh hưởng từ sạt lở. Hành động có nghĩa là bảo vệ con người và các thành phố, làng xã ven biển. Đó thực sự là động lực chính để đầu tư vào.

Nhưng khi chúng ta nhìn về phía trước, chúng ta nghĩ về biến đổi khí hậu và biết rằng rất nhiều thành tựu trong thời gian qua có thể bị xoá đi. Ví dụ, 1,2 triệu người có thể bị đẩy vào cảnh đói nghèo trong 10 năm tới do tác động của biến đổi khí hậu. Tôi đã đề cập rằng 12 triệu người hiện đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ lụt. Chúng tôi ước tính con số đó có thể tăng thêm 4-5 triệu người do biến đổi khí hậu.

Giang Nguyễn: Báo cáo có đề cập đến ba lý do dẫn đến những rủi ro này. Một là tốc độ đô thị hóa nhanh, hai là kinh tế phát triển và thứ ba là biến đổi khí hậu. Đối với tôi, có lẽ biến đổi khí hậu là vấn đề khó giải quyết hơn. Nhưng chúng ta có thể giảm thiểu tác hại của quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế. Chính phủ đã làm gì và có thể làm gì nhiều hơn nữa để bớt rủi ro từ hai lãnh vực này?

June Rentschler: Vâng, tôi đã đề cập ở phần đầu khi nói về lũ lụt hiện nay rằng có nhiều yếu tố cùng tạo nên những loại thảm họa này và như thế đồng nghĩa có nhiều dạng thức cơ hội khác nhau để giải quyết. Dĩ nhiên biến đối khí hậu là một dạng. Tuy vậy cũng phải nghĩ cách thông minh hơn, đơn cử như tại các khu vực ven biển nơi nào cần phát triển, nơi nào cần đầu tư, nơi nào cần xây dựng cơ sở hạ tầng, nơi nào cần xây dựng các thành phố và mở rộng chúng như thế nào để đảm bảo loại hình phát triển này trong tương lai ít phải chịu rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Một phát hiện quan trọng mà chúng tôi trình bày trong báo cáo là rất nhiều khu vực ven biển an toàn đã được phát triển, buộc các hoạt động phát triển mới phải tiến hành ở các khu vực có mức độ rủi ro cao. Chúng tôi thấy rằng các phát triển trong 5 năm trở lại có xu hướng chịu rủi ro lũ lụt cao gấp đôi so với tất cả các phát triển trước đây. Thực sự điều đó có nghĩa là sự phát triển trong tương lai sẽ phải chịu rủi ro khí hậu nhiều hơn trước.

Để đảm bảo Việt Nam có thể tiếp tục phát triển thành công như trong quá khứ chúng ta cần suy nghĩ về khả năng phục hồi một cách có hệ thống hơn, trên tất cả các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, thành phố, các dịch vụ công, trường học và bệnh viện, v.v.

Giang Nguyễn: Vậy thì kế hoạch hành động của quý vị đề nghị phải làm như thế nào để giảm thiểu đe dọa của thiên tai trong khi vẫn phát triển kinh tế?

June Rentschler: Việt Nam đã đưa ra những mục tiêu phát triển rất cao. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chính quyền có thể đảm bảo sự phát triển đó mà không bị đe dọa bởi các cú sốc thiên nhiên.

Để làm được điều đó, chúng tôi khuyến nghị chính phủ thực hiện kế hoạch hành động trong năm lĩnh vực sau:

Trước hết là tăng cường dữ liệu và các công cụ ra quyết định mà chính phủ đã có để đưa ra các quyết định thông minh hơn, với sự cân nhắc rủi ro thiên tai và ưu tiên các nỗ lực của mình trong những vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất, có rủi ro lớn nhất.

Thứ hai là tập trung thực thi triệt để quy hoạch không gian có cân nhắc về rủi ro để những phát triển trong tương lai không thực hiện ở các khu vực có rủi ro cao, ví dụ đảm bảo rằng các đầu tư không nằm trong các khu vực có nguy cơ lũ lụt.

Lĩnh vực thứ ba là khả năng chống chịu của hệ thống hạ tầng cơ sở và các dịch vụ công, vì hệ thống đường xá, điện, nước, bệnh viện, giáo dục v.v.  là nền tảng cho sự phát triển bền vững, chống chịu của các cộng đồng ở Việt Nam. Vì vậy, điều quan trọng là các hệ thống này hoạt động tốt, ngay cả khi bị cú sốc thiên nhiên.

Lĩnh vực thứ tư là giải pháp dựa trên thiên nhiên. Lý do là các hệ sinh thái như rừng ngập mặn và cồn cát ven biển đã bị suy giảm khá nhiều vì phát triển thành công của Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế ven biển, các hệ sinh thái này đã phải nhường không gian cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở. Nếu khôi phục và bảo tồn được những loại hệ sinh thái này, chúng có thể giúp bổ sung hệ thống đê biển chẳng hạn, để giảm thiểu rủi ro do bão lụt.

Lĩnh vực thứ năm là hành động về năng lực phòng ngừa và ứng phó. Bởi vì ngay cả khi việc giảm thiểu rủi ro thiên tai cực kỳ thành công, sẽ luôn có một số rủi ro không thể tránh khỏi. Thiên tai xảy ra là chuyện đương nhiên, vì vậy chính phủ cần tăng cường năng lực ứng phó tốt để đảm bảo rằng cộng đồng, doanh nghiệp và cả nước có thể phục hồi nhanh chóng sau những loại thiên tai này. Để có được điều này thì phải có hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, năng lực ứng phó khẩn cấp của địa phương, cơ chế an sinh xã hội, cũng như chiến lược tài chính quản lý rủi ro thiên tai toàn diện.

Giang Nguyễn: Tất nhiên tất cả những hành động này rất tốn kém. Khoản tiền sẽ đến từ đâu? Ông có nhận định rằng chính quyền Việt Nam có thực hiện thành công kế hoạch hành động mà Ngân hàng Thế giới đề xuất?

Jun Rentschler: Chắc chắn là vậy. Đó là điều mà chúng tôi khẳng định trong phân tích của chúng tôi, rằng đây là một cơ hội thực sự để thực hiện những hành động có ý nghĩa và có thể gia tăng khả năng phục hồi một cách thực tế.

Tôi đã đề cập đến hệ thống đê biển chưa đạt tiêu chuẩn ở Việt Nam. Chúng tôi ước tính rằng cần khoảng 2,2 tỷ đô la để nâng cấp hệ thống hiện tại lên các tiêu chuẩn an toàn hiện nay. Tất nhiên điều đó tốn rất nhiều tiền và không nhất thiết thực tế khi ngay cả ngân sách bảo trì cho hệ thống đê biển còn không đủ.

Nhưng có nhiều cách để giảm loại chi phí này và chúng ta đã phân tích các phương pháp đó trong báo cáo. Điều quan trọng là phải xem xét việc bảo vệ và phục hồi các hệ sinh thái vì chúng có thể bổ sung cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, và nó rẻ hơn nhiều. Như một lợi ích phụ, nó cũng tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, ví dụ như qua du lịch sinh thái đến rừng ngập mặn, v.v. Cơ hội khác để giảm chi phí là đầu tư vào dữ liệu và các công cụ ra quyết định, bởi vì khi bạn biết chính xác nơi nào có rủi ro cao nhất, bạn có thể nhắm mục tiêu đầu tư và hành động của mình vào những lĩnh vực đó thay vì phải nâng cấp toàn bộ hệ thống đê biển.

“Để đảm bảo Việt Nam có thể tiếp tục phát triển thành công như trong quá khứ chúng ta cần suy nghĩ về khả năng phục hồi một cách có hệ thống hơn, trên tất cả các lĩnh vực khác nhau từ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, thành phố, các dịch vụ công, trường học và bệnh viện, v.v.”. – Ông Jun Rentschler

Trong báo cáo này, chúng tôi đề xuất kế hoạch hành động trong 5 năm tới mà chính phủ có thể thực hiện cho một chiến lược tăng cường khả năng chống chịu. Chúng tôi ước tính chi phí đó có thể là 500 triệu đô la với một loạt các dự án thí điểm ở các tỉnh khác nhau.

Giang Nguyễn: Chúng ta đang nói về rủi ro, nhưng đây cũng là cơ hội. Khu vực miền Trung là khu vực kinh tế quan trọng. Nếu chính quyền có thể thực hiện đúng đắn kế hoạch hành động này thì cơ hội kinh tế là gì?

June Rentschler: Đúng vậy, những khu vực duyên hải của Việt Nam thực sự đáng chú ý vì chúng đang phát triển rất nhanh và năng động và là động lực của sự thịnh vượng và phát triển ở Việt Nam trong vài năm nay.

Ví dụ, chúng tôi ước tính rằng nếu bạn hành động ngay bây giờ để tăng cường khả năng chống chịu các cú sốc thiên nhiên, thì sẽ không bị mất khoảng 4,3 tỷ đô la trong tăng trưởng kinh tế của 10 năm tới. Nên đây là một cơ hội. Bạn đã hỏi tôi tổn phí của hành động là gì? Tất nhiên cũng có một tổn phí lớn nếu không thực hiện những hành động này.

Giang Nguyễn: Chắc chắn là vậy. Cảm ơn ông Jun Rentschler rất nhiều.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/world-bank-warns-vietnam-must-act-immediately-against-natural-disasters-11112020073939.html

Xã hội dân sự có cho ĐCSVN “sáng mắt sáng lòng”?

Y Trang

Đảng/Nhà nước Việt Nam chưa bao giờ công nhận, thậm chí, còn dựng lên xã hội dân sự giả để “dìm hàng” là các tổ chức dân sự thật. Dầu vậy, các tổ chức, hội đoàn phi-lợi nhuận vẫn tồn tại một cách không chính thức dưới chế độ toàn trị. Tồn tại nhưng sống lay lắt, các tổ chức dân sự là những mục tiêu theo dõi, săn lùng, thậm chí đối tượng đàn áp của Công an. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, xã hội dân sự đôi khi vẫn lấp lánh và toả sáng tại một số nơi.

Miệng thế gian…

Một số cá nhân, tổ chức thiện nguyện và hội đoàn phi-lợi nhuận trở thành hiện tượng vào thời điểm nước sôi lửa bỏng như các đợt lũ chồng lũ, lụt chồng lụt, mưa bão chồng mưa bão vừa qua trên cái “rốn” miền Trung thảm thương. Có thể nói các cá nhân và tổ chức ấy đã bùng nổ thành những hiện tượng xã hội. Trong cơn đại hồng thủy càn quét, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt được phát lộ, đó là lòng trắc ẩn, tình nhân ái.

Trong những tấm lòng nhân hậu ấy, nổi bật lên một khuôn mặt điển hình, đó là ca sĩ Thủy Tiên và chuyến hành trình gian khó của hai vợ chồng cô đến với bà con vùng lũ. Công Vinh mới đây cho biết, Thuỷ Tiên vừa qua bị lao lực, suy nhược cơ thể nặng sau nhiều đợt liên tục đi cứu trợ tại miền Trung. Cô đã sụt 6 kg, bị kiệt sức và suy nhược cơ thể do nhiều ngày nay không ăn uống được gì. Là một người chồng, chàng trai xứ Nghệ xót xa và gần như không thể chịu đựng nổi khi nhìn thấy cảnh vợ mình như vậy.

Cho đến gần đây, Thủy Tiên đã quyên góp được hơn 150 tỷ đồng cứu trợ. Thủy Tiên trực tiếp mang quà đến cho những nạn nhân của lũ lụt mà không qua bất cứ một tổ chức trung gian nào. Ấy vậy hay chính vì vậy mà đã có bao nhiêu “lời ong tiếng ve” trên các trang mạng đủ mọi loại lề. Đúng như đại thi hào Nga Aleksandr Puskin từng ca thán, miệng thế gian như làn sóng bể: “Có mấy chục tỷ mà chỉ trao được thùng mì gói”, “Sao hỗ trợ nhà này tận 20 triệu, nhiều vậy?”, “Làm từ thiện bằng tiền người khác thì ai chẳng làm được. Vừa không mất một xu vừa được tiếng”, “Cho cần câu, đừng cho con cá”, “Bớt khoe mẽ đi”, “Diễn sâu quá”, “Làm từ thiện với động cơ gì?”… Chưa hết, có những bài báo nói Thủy Tiên có thể bị truy tố theo Nghị định 64.

Thậm chí, báo Phụ nữ TP.HCM ra ngày 16/10/2020 còn ra đòn: “Thủy Tiên à, cô nhiễu sự vừa thôi!”. Vẫn theo bài báo ấy: “Thôi Thủy Tiên ạ, trót lần này thôi nhé. Lần sau đừng “nhảy nhỏm” như vậy nữa. Có làm, cô nhớ thuê một ê-kíp lên “pờ lan” thật chỉn chu, kẻ ô thật đẹp, bôi viền đậm đà, đợi bố cáo thiên hạ xong hẵng đi nhé”. Một tờ báo chuyên về phụ nữ sao nỡ nghe theo sự chỉ đạo từ trên, buông ra những lời độc địa đến như vậy?

Vì theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định 64/2008, ngoài các tổ chức được chính quyền cho phép, thì không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ. Do đó, việc ca sĩ Thủy Tiên nhận tiền từ thiện của người dân để ủng hộ đồng bào miền Trung, theo các trang mạng của hệ thống “dư luận viên”, cô ca sỹ đã vi phạm pháp luật.

Nhưng Thủy Tiên không lẻ loi, cô độc. Vẫn có những tiếng nói của những người có lương tri lên tiếng bảo vệ cô ca sỹ. Họ cho rằng, Nghị định 64/2008 là “rào cản” lòng tốt. Ngay đến bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ cũng phải phát biểu: “Không nên quá khắt khe khi một người có tấm lòng nhân hậu như ca sĩ Thủy Tiên đứng ra giúp đỡ đồng bào. Về mặt pháp luật, việc này không vi phạm”.

Thủ tướng có nghĩ thế thật không?

Được biết hôm 24/10/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ thị: “Không để người dân đói rét, không gây khó khăn cho nhà hảo tâm”. Theo đó, Thủ tướng đồng thời “lưu ý các địa phương không gây khó khăn cho các nhà hảo tâm khi cứu trợ”. Điều gì đã làm cho Thủ tướng chỉ trong 3 ngày mà đã quay ngoắt 180 độ? Từ chỗ ban đầu, ông Phúc yêu cầu giám sát việc vận động quyên góp hỗ trợ, bảo đảm theo Nghị định 64/2008, nay bỗng chốc lệnh cho sửa lại cái Nghị định “quá đát” và chỉ thị cho các địa phương không gây khó khăn cho các nhà hảo tâm khi cứu trợ?

Thật ra trong thiên tai, khi chính quyền bất lực, rất nhiều người trong bộ máy nhà nước vẫn không thoát khỏi ám ảnh phải độc chiếm mọi không gian sinh hoạt trong ngôi nhà chung. Nhưng rõ ràng, đó là tham vọng không tưởng. Bất kể chính quyền có cố gắng đến đâu, người dân vẫn sẽ luôn tìm mọi cách để lên tiếng và đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.

Chính phủ, trước áp lực của xã hội, cho biết sẽ xây dựng nghị định thay thế Nghị định số 64 vốn bị nhiều phản ứng. Đó là dấu hiệu cho thấy sức mạnh của xã hội dân sự bất chấp nhiều thập niên bị đè nén. Sách “Chính trị bình dân” của Đoan Trang (tác giả vừa mới bị bắt giam) đã ghi lại các khuyến nghị để “xây dựng không gian cho xã hội dân sự”, trích từ báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc ra ngày 11/4/2016. Trong đó, khuyến nghị đầu tiên trong phần “tạo sự hỗ trợ và nguồn lực dài hạn cho các tổ chức xã hội dân sự”. Mục này đã ghi rõ như sau:

“Thừa nhận rằng hạn chế một cách vô lý việc tài trợ là một sự vi phạm quyền tự do hiệp hội, đảm bảo rằng những người làm xã hội dân sự có thể tìm kiếm, tiếp nhận và sử dụng tiền tài trợ và các nguồn lực khác, dù là trong nước hay nước ngoài, mà không cần được sự cho phép trước và không có các cản trở vô lý khác”. Cho nên: “Nếu không có những hạn chế đối với việc tiếp nhận tài trợ nước ngoài ở các cơ quan nhà nước hay cơ sở kinh doanh, thì cũng không được có hạn chế ở các tổ chức xã hội dân sự”.

Việc chính quyền, trước áp lực dư luận, đánh tiếng xem xét thay đổi yêu cầu về vận động tiền cho công tác thiện nguyện chỉ là một phần rất nhỏ trong số những thay đổi đã, đang và sẽ phải diễn ra. Xã hội dân sự sẽ không chấp nhận bị “dìm đầu trấn nước” từ ngày này qua tháng khác, chỉ được ngoi lên thở mỗi khi chính quyền cần miếng tóp mỡ.

Theo một số thông tin rò rỉ từ nội bộ, ngay đối với những điều được cho là tích cực “đã, đang và sẽ phải diễn ra” thì vẫn còn đó, “mặt trái của tấm huân chương”. Nghĩa là nói vậy nhưng không phải vậy. Tuy ngoài miệng, giờ đây, nhà nước không dám đe nẹt những việc làm tự phát như của Thuỷ Tiên và một số cá nhân hay đội nhóm đi làm thiện nguyện, nhưng trong thâm tâm chính quyền vẫn muốn “be bờ” xu hướng này.

Ngày 27/5/2020, Học viện Chính trị Công an nhân dân (CAND) đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phòng, chống hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề “xã hội dân sự” để chuyển hóa chính trị ở Việt Nam hiện nay”. Trong tinh thần của Hội thảo này, không biết vợ chồng Công Vinh, Thuỷ tiên, MC Phan Anh… có bị coi là những “đối tượng” phải theo dõi?

Được biết, trong quá trình chuẩn bị Báo cáo cho Đại hội 12 cách đây gần 5 năm, cụm từ “xã hội dân sự” ban đầu có được ghi vào dự thảo, nhưng sau đó đã bị gạt ra. Trong Báo cáo chuẩn bị cho Đại hội 13, đến dự thảo cũng không được đưa vào. Quả là một bước thụt lùi về tư duy! Có lẽ phải chờ đến 2030, “xã hội dân sự” mới được đưa vào chương trình nghiên cứu của ĐCSVN theo tinh thần của Nghị quyết 37 (NQTW/2015)?

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/civil-society-organizations-and-the-communist-party-11102020125258.html

Điểm tin trong nước sáng 11/11: Bộ Công an

thừa nhận nhiều cán bộ dùng bằng giả;

‘Vụ Thủ Thiêm hứa mãi không làm,

một sự bất tín vạn sự bất tin’

Mạnh Đức

Mục lục bài viết          

Bộ trưởng Bộ Công an thừa nhận ‘trong đội ngũ cán bộ, nhiều người sử dụng giấy tờ giả’

Thêm 10 ca nhiễm virus Vũ Hán mới, 5 người là chuyên gia nước ngoài

Bão Vamco sắp vào Biển Đông là cơn bão mạnh!

Cần Thơ chi gần 4.000 tỷ đồng làm đường vành đai dài gần 20 km

‘Vụ Thủ Thiêm hứa mãi không làm, một sự bất tín vạn sự bất tin’

Vụ nhà hàng bị “bùng” 150 mâm cỗ cưới: Không khởi tố, cũng như xử phạt hành chính

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ 4 (ngày 11/11) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Bộ trưởng Bộ Công an thừa nhận ‘trong đội ngũ cán bộ, nhiều người sử dụng giấy tờ giả’Truyền thông trong nước dẫn tin, tại phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội hôm 9/11 về tình trạng mua bán giấy tờ giả trên website, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận rằng ngay trong đội ngũ cán bộ cũng có nhiều người sử dụng giấy tờ giả, bằng giả.

Ông Tô Lâm cho biết cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều tổ chức, đường dây làm giấy tờ và chứng chỉ giả có quy mô rất lớn. Tất cả các loại giấy tờ, chứng chỉ, kể cả bằng tốt nghiệp các trường đại học, bằng lái xe đều có thể làm giả.

Ông Lâm nói: “Trước nay với người sử dụng giấy tờ giả chỉ nặng về xử lý hành chính, ít khi xử lý hình sự, đã đến lúc cần phải xử lý hình sự”.

Trước đó, hồi tháng 6, Ủy ban kiểm tra huyện ủy các huyện Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên tỉnh Lai Châu, vừa có quyết định khai trừ khỏi Đảng, 5 cán bộ, công an đang công tác thuộc Công an tỉnh này vì sử dụng bằng giả và ma túy.

Thêm 10 ca nhiễm virus Vũ Hán mới, 5 người là chuyên gia nước ngoài

Bộ Y tế, chiều 10/11 Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca mắc virus cúm Vũ Hán mới đều là ca nhập cảnh được cách ly ngay. Trong số này có 5 ca là chuyên gia Nga và Đức sang Việt Nam làm việc.

Như vậy, tính đến ngày 10/11, Việt Nam ghi nhận tổng số nhiễm lên 1.226, số khỏi 1.087. Số người tử vong là 35, bốn người tử vong sau ba đến bốn lần xét nghiệm âm tính.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly hơn 15.000. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện hơn 200; cách ly tập trung hơn 14.000, còn lại ở nhà hoặc nơi lưu trú.

Bão Vamco sắp vào Biển Đông là cơn bão mạnh!

Theo cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, vào hồi 01 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,5 độ Vĩ Bắc; 125,8 độ Kinh Đông, cách phía Nam đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) khoảng 480km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh thêm. Đến 01 giờ ngày 12/11, vị trí tâm bão ở khoảng 14,9 độ Vĩ Bắc; 121,8 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông Nam đảo Lu-dông (Phi-líp-pin). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 16.

Cần Thơ chi gần 4.000 tỷ đồng làm đường vành đai dài gần 20 km

Theo VnExpress, dự án đường vành đai phía Tây TP Cần Thơ đi qua 5 quận huyện, kết nối quốc lộ 91 và 61C, tổng kinh phí xây dựng gần 4.000 tỷ đồng.

Chi phí chuẩn bị đầu tư tuyến đường là 3.837 tỷ đồng, được UBND TP Cần Thơ phê duyệt ngày 10/11. Dự án được xây dựng theo hình thức đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách địa phương giai đoạn 2020-2025 và các nguồn vốn hỗ trợ khác của Trung ương.

Theo thiết kế, công trình dài 19,4 km; điểm đầu nối với quốc lộ 91 tại quận Ô Môn rồi đi qua quận Bình Thủy, huyện Phong Điền, quận Ninh Kiều, quận Cái Răng trước khi đấu nối với quốc lộ 61C.

Tổng bề rộng mặt đường 80 m; trong đó phần đường xe chạy 30 m, vận tốc 60-80 km/h, đường gom 22 m, hè đường 16 m, dải phân cách 3 m, đất dự trữ 9 m.

‘Vụ Thủ Thiêm hứa mãi không làm, một sự bất tín vạn sự bất tin’

Thảo luận ở tổ về các dự thảo Văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, chiều 10/11, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) thảo luận, nếu dân không tin vào hệ thống chính trị thì không thể xây dựng được nhà nước pháp quyền.

Theo ông Nhưỡng, thời gian qua có sự suy thoái, xuống cấp, mà nguy hiểm nhất là suy thoái về phẩm chất chính trị (của cán bộ, Đảng viên), “Có thể nói là vừa qua có trường hợp ung thư về mặt chính trị”, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng ví von.

“Nhiều địa phương cán bộ như cường hào, từ ăn mặc đến lời nói đều phản cảm, cán bộ tiếp dân chỉ tay vào mặt dân, nói một đằng làm một nẻo”, ông Nhưỡng nhận xét, và cho rằng cán bộ phải giữ được danh dự của mình, cũng là giữ danh dự cho đảng. Văn kiện cần bổ sung giải pháp để củng cố và nâng cao lòng tin của dân, biện pháp dân vận phải rõ ràng, không mị dân, lừa dân.

“Như vụ Thủ Thiêm hứa mãi không làm. Một sự bất tín vạn sự bất tin”, ông Nhưỡng nêu ví dụ.

Bày tỏ suy nghĩ rất nhiều về chuyện ở Nhật, võ sĩ đạo được dân tôn như thánh, vì họ sẵn sàng chứng minh sự trog sạch bằng cái chết, đại biểu Nhưỡng cho rằng đảng viên phải có lòng dũng cảm. “Không dám bỏ ghế khi đã sai lầm, không sẵn sàng tự xử thì dân khó tin. Thủ tướng vừa rồi đã nhận câu chất vấn về văn hoá từ chức, nhưng ít cán bộ của chúng ta làm được điều ấy”, ông Nhưỡng phát biểu.

Vụ nhà hàng bị “bùng” 150 mâm cỗ cưới: Không khởi tố, cũng như xử phạt hành chính

Trưa 10/11, trao đổi với Dân Việt, thượng tá Vũ Xuân Dương – Trưởng Công an TP.Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) cho biết, đơn vị không khởi tố vụ án cũng như xử phạt hành chính Cà Thị Út (SN 1996, ở xã Pá Khoang, TP.Điện Biên) về việc “bùng” 150 mâm cỗ cưới và 156kg gà sống, 40kg giò, 180 hộp mía.

Theo thượng tá Dương, đơn vị đã làm đúng theo quy trình tố giác tội phạm của anh Vũ Thế Long (chủ nhà hàng). Tuy nhiên, sau quá trình điều tra, làm rõ giải quyết vụ việc theo quy trình tố giác tội phạm, cơ quan công an nhận thấy không có dấu hiệu hình sự trong vụ việc này nên đã không ra quyết định khởi tố. Nhận thấy đây là vấn đề dân sự, nên công an đã hướng dẫn chủ nhà hàng làm các thủ tục để khởi kiện Cà Thị Út ra tòa.

Trước đó, tại cơ quan điều tra, Út khai nhận, do thường xuyên qua lại nhà hàng Tâm Phúc ăn nhậu nên quen biết anh Vũ Thế Long (chủ nhà hàng). Khoảng tháng 8/2020, Út đặt anh Long làm 7 mâm cơm (trị giá 7 triệu đồng) để tiếp khách cơ quan và yêu cầu anh Long gửi đến địa chỉ do Út cung cấp. 7 mâm cỗ này Út nợ chưa trả tiền.

Ngày 22/9, Út gọi điện thoại cho anh Long yêu cầu cung cấp 156kg gà sống, 40kg giò, 180 hộp mía (trị giá gần 23 triệu đồng) để tổ chức báo hỷ tại nhà gái. Đồng thời Út đặt anh Long dựng phông, rạp và 150 mâm cỗ cưới tại nhà hàng của anh.

Theo hợp đồng miệng giữa đôi bên, từ ngày 24 – 26/9, anh Long đã chuyển đủ số thực phẩm trên cho Út, ngày 30/9, chuẩn bị đầy đủ 150 mâm cỗ cưới theo yêu cầu. Toàn bộ số tiền hàng Út chưa thanh toán cho anh Long.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-11-11-bo-cong-an-thua-nhan-nhieu-can-bo-dung-bang-gia-vu-thu-thiem-hua-mai-khong-lam-mot-su-bat-tin-van-su-bat-tin.html