Tin khắp nơi – 11/11/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 11/11/2020

Ông Biden: Không gì có thể ngăn cản việc chuyển giao quyền hành

Tổng thống tân cử Joe Biden ngày 10/11 tuyên bố không gì có thể ngăn chặn việc chuyển giao quyền hành trong chính phủ Mỹ, dù cho Tổng thống Donald Trump tố cáo bầu cử gian lận và một số đồng minh Cộng hoà của ông ủng hộ việc điều tra.

Ông Biden chỉ cười khi được hỏi về bình luận của Ngoại trưởng Mike Pompeo dự báo một nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump.

Trong lúc này, một số lãnh đạo thế giới, trong đó có Thủ tướng Anh Boris Johnson, đã chúc mừng ông Biden và hứa hợp tác.

Ông Biden được hơn 270 phiếu Cử tri đoàn cần thiết để đắc cử Tổng thống khi chiến thắng ở bang Pennsylvania hôm 7/11 sau bốn ngày kiểm phiếu căng thẳng vốn bị trì hoãn vì phiếu bầu qua đường bưu điện tăng cao do đại dịch COVID.

Ông Trump tố cáo có gian lận bầu cử.

Bộ trưởng Tư pháp William Barr và Lãnh tụ khối đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell ra dấu hiệu ủng hộ quyền của Tổng thống phát động các vụ kiện kết quả bầu cử tại một vài tiểu bang chiến trường như Pennsylvania.

Trong một bài diễn văn tại Delaware, ông Biden nói dù xảy ra chuyện gì đi nữa, toán của ông cũng đang đẩy mạnh việc thành lập một chính quyền mới để đảm nhận trọng trách vào ngày tuyên thệ nhậm chức 20/1/2021.

“Chúng tôi sẽ tiến tới một cách bền vững, thành lập chính quyền của chúng tôi, Tòa Bạch Ốc, và duyệt xét việc người nào chúng tôi chọn vào chức vụ trong nội các, và không có gì có thể ngưng việc này,” ông nói. Ông Biden chỉ trích chuyện ông Trump chưa thừa nhận thua cuộc là đáng xấu hổ.

Ngoại trưởng Pompeo nói tại một cuộc họp báo ở Bộ Ngoại giao hôm 10/11 rằng một khi mỗi lá phiếu hợp lệ được đếm thì sẽ dẫn đến một chính quyền Trump nhiệm kỳ hai.

https://www.voatiengviet.com/a/%C3%B4ng-biden-kh%C3%B4ng-g%C3%AC-c%C3%B3-th%E1%BB%83-ng%C4%83n-c%E1%BA%A3n-vi%E1%BB%87c-chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-h%C3%A0nh-/5656304.html

Mỹ: Biden tuyên bố đã « khởi động »

tiến trình chuyển giao quyền lực

Thanh Hà

Tại Washington, vào lúc tổng thống mãn nhiệm Donald Trump vẫn chưa công nhận thất cử, ngoại trưởng Mike Pompeo nêu lên khả năng một chính quyền Trump nhiệm kỳ hai. Trong khi đó, họp báo ngày 10/11/2020 ở Wilmington, bang Delaware, tổng thống tân cử Joe Biden tuyên bố ông « nóng lòng trao đổi » với Donald Trump và lấy làm tiếc về thái độ của tổng thống Mỹ, nhưng theo ông, điều đó không ngăn cản việc khởi động tiến trình chuyển giao quyền lực.

 Thông tín viên đài RFI Anne Corpet từ thủ đô Washington tường trình:

« Sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực êm thắm hướng tới một chính quyền Trump thứ nhì. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tươi cười tuyên bố như trên. Ông nói như thế là nhằm phỉnh nịnh tổng thống Trump, hay ông thực sự tin chắc như vậy ? Trong mọi  trường hợp, trên mạng Twitter, Donald Trump hôm qua đã một lần nữa lập lại rằng ông đã đắc cử. Joe Biden bình luận như sau về tuyên bố này : « Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng tuyên bố đó sẽ gây rắc rối. Nói sao cho khéo bây giờ … Tôi nghĩ rằng lời lẽ này không tô điểm cho di sản tổng thống Trump để lại ». Tất cả bên đảng Cộng Hòa, ngoại trừ một số người, tới nay vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của tổng thống mãn nhiệm và tới nay chưa có bằng chứng nào củng cố cho những cáo buộc gian lận mà tổng thống hay ngoại trưởng Mike Pompeo từng nêu lên.

Joe Biden cho biết ông đã trao đổi với sáu nhà lãnh đạo quốc tế. Bình thường ra những cuộc trao đổi với tổng thống Mỹ tân cử phải đi qua kênh của bộ Ngoại Giao. Nhưng đây là một ngoại lệ trong tiến trình chuyển giao quyền lực khác thường này. Tổng thống đương nhiệm cấm chính phủ cộng tác với êkíp của tổng thống vừa đắc cử ».

Tình hình tại Quốc Hội lưỡng Viện

Vào lúc mọi chú ý dồn vào kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, các trận đấu ở Thượng và Hạ Viện cũng gay go không kém. Theo kết quả chính thức được công bố ngày 10/11/2020, đảng Dân Chủ chiếm được đa số tuyệt đối ở Hạ Viện, với 232 trên tổng số 435 dân biểu. Còn tại Thượng Viện, đảng Cộng Hòa vừa ghi được một bàn thắng quan trọng : thượng nghị sĩ Tom Tillis, bang Bắc Carolina, tái đắc cử. Như vậy, hiện tại Đảng Dân Chủ giành được 48 ghế, trong lúc bên đảng Cộng Hòa có đến 49 thượng nghị sĩ. Điều này báo trước khả năng hành động của chính quyền Biden trong tương lai sẽ khá hạn hẹp

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201111-m%E1%BB%B9-biden-tuy%C3%AAn-b%E1%BB%91-%C4%91%C3%A3-kh%E1%BB%9Fi-%C4%91%E1%BB%99ng-ti%E1%BA%BFn-tr%C3%ACnh-chuy%E1%BB%83n-giao-quy%E1%BB%81n-l%E1%BB%B1c

Biden! Ông đã hứa, giờ hãy thực hiện lời hứa

Phụng Minh

Ông đã hứa trong tháng 9, sẽ chỉ tuyên bố thắng cuộc khi có kết quả bầu cử tổng thống được chứng nhận độc lập. Hãy giữ lời, vì đó là tố chất cần thiết của một tổng thống tương lai.

Trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên giữa Tổng thống Donald Trump và ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden, người điều phối chương trình hôm đó Chris Wallace của Fox News đã hỏi Biden rằng, liệu ông có “cam kết không tuyên bố chiến thắng cho đến khi cuộc bầu cử được chứng nhận độc lập hay không”, cựu phó tổng thống đã trả lời “có”, theo Breitbart.

“Ông sẽ thúc giục những người ủng hộ của mình bình tĩnh trong khi phiếu được kiểm, và ông sẽ cam kết không tuyên bố chiến thắng cho đến khi cuộc bầu cử được chứng nhận độc lập chứ?”, Wallace đã hỏi Biden như vậy tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên ở Cleveland, Ohio.

“Có”, Biden trả lời.

“Và đây là thỏa thuận. Chúng tôi sẽ đếm các lá phiếu. Như ông đã chỉ ra, một số lá phiếu ở một số tiểu bang thậm chí không thể mở được trước Ngày bầu cử, và nếu có hàng nghìn lá phiếu, sẽ mất thời gian để làm việc đó”, cựu phó tổng thống nói thêm.

Tuy nhiên, Biden đã không làm đúng như lời ông ta đã nói, vì ông đã hành động như thể mình là tổng thống đắc cử. Ông đã hứa rằng “chúng ta sẽ làm việc đúng đắn”, nhưng sau đó dường như bỏ qua sự thật rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vẫn chưa được chứng nhận độc lập.

Cựu phó tổng thống cũng đã kêu gọi tất cả người Mỹ “đeo khẩu trang”, nhấn mạnh rằng “cuộc bầu cử đã kết thúc”.

“Cuộc bầu cử đã kết thúc”, Biden tuyên bố. Nhưng cũng đồng thời nói rằng: “Tôi sẽ không làm tổng thống cho đến ngày 20/1, nhưng thông điệp của tôi hôm nay là gửi đến tất cả mọi người – không quan trọng bạn đã bỏ phiếu cho ai… chúng ta có thể cứu hàng chục nghìn sinh mạng nếu mọi người đeo khẩu trang trong vài tháng tới”.

Biden đã kết thúc bài phát biểu chiến thắng của mình bốn ngày sau cuộc bầu cử. Trong khi đó, kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 vẫn chưa được xác nhận.

https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-thang-9-chinh-ong-da-hua-chi-tuyen-bo-chien-thang-khi-ket-qua-duoc-chung-nhan-doc-lap.html

Bầu cử 2020: Làm rõ những cáo buộc

gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Khi Tổng thống Trump tiếp tục tranh cãi về kết quả cuộc bầu cử Mỹ, các bài đăng sai lệch hoặc gây hiểu lầm đã lan truyền trên mạng xã hội về cuộc bỏ phiếu.

Một số những tin này đã được khuếch đại bởi chính Tổng thống Trump và đội ngũ của ông, những người đã kêu gọi mọi người phải đặt câu hỏi về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử mà không cung cấp bằng chứng.

BBC News – Reality Check đã kiểm tra một số tuyên bố chính.

Người chết không thể bỏ phiếu: Tin đồn Michigan bị lật tẩy

Một số tweets được truyền đi cáo buộc rằng nhiều người chết đang bỏ phiếu ở tiểu bang quan trọng Michigan, làm tăng thêm điệp khúc do ông Trump dẫn đầu về những tuyên bố “gian lận cử tri” chưa được chứng minh.

Giới chức tiểu bang Michigan phản ứng lại, gọi những tin đồn này là “thông tin sai lệch” – và lưu ý rằng phiếu bầu từ người chết bị từ chối.

Các tweet lan truyền được cho là đã xác định được những người bỏ phiếu vắng mặt, mặc dù được sinh ra vào thời điểm chuyển giao thế kỷ và đã qua đời.

Một trong những người đàn ông trong các bài viết dường như đã lẫn phiếu của mình với phiếu của cha ông, hiện đã qua đời. Ông và cha có cùng tên và địa chỉ, theo trang mạng web Politifact. Các quan chức địa phương ở Michigan nói với trang Politifact rằng lá phiếu của người con đã bị quy nhầm cho người cha trên hệ thống bỏ phiếu chính thức.

Chúng tôi đã thấy các trường hợp cá biệt khác về cáo buộc “người chết” bỏ phiếu – hầu hết cũng được giải thích là vì các thành viên gia đình có cùng tên hoặc các lý do kỹ thuật, chẳng hạn như cử tri được hướng dẫn tạm nhập một ngày sinh giả định, nếu ban đầu họ không thể tìm thấy hồ sơ đăng ký cử tri của họ trực tuyến.

Những tin đồn này được lặp đi lặp lại bởi các tài khoản có ảnh hưởng, gồm của cả con trai của tổng thống Don Jr. – người tất nhiên cũng có chung tên với cha mình – và lãnh đạo Đảng Brexit Nigel Farage.

Không có bằng chứng về sự cố phần mềm ở Michigan

Các bài đăng đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng cho thấy một trục trặc trong phần mềm kiểm phiếu được sử dụng ở Michigan đã dẫn đến việc hàng nghìn lá phiếu bầu cho Donald Trump được tính cho Joe Biden.

Các tuyên bố đã được đưa lên Twitter của tổng thống, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Ted Cruz đăng lại, cho thấy có thể có vấn đề với phần mềm được sử dụng trên toàn tiểu bang.

Có một vấn đề xảy ra ở một quận nơi các phiếu bầu ban đầu được báo cáo không chính xác cho ông Biden, mà Bộ trưởng Ngoại vụ Michigan Jocelyn Benson nói “đã nhanh chóng được xác định và sửa chữa”.

Bà nói thêm lỗi ban đầu là lỗi của con người, không phải lỗi do phần mềm tạo ra.

Các bài đăng trên mạng hiện đang lan truyền khẳng định có thể có vấn đề tương tự ở 47 quận khác ở Michigan, nơi cùng một phần mềm được sử dụng.

Bà Benson nói: “Không có bằng chứng cho thấy lỗi người dùng này xảy ra ở nơi khác trong tiểu bang.”

Phiếu ‘Sharpie’ vẫn được tính ở Arizona

Một tin đồn lan rộng khác xuất hiện trong cuộc đếm phiếu ở tiểu bang chiến trường Arizona.

Có những tweet cáo buộc có một kế hoạch làm giảm số phiếu ở các khu vực ủng hộ đảng Cộng hòa của tiểu bang bằng cách phân phát bút Sharpie – bút đánh dấu vĩnh viễn – để mọi người điền vào lá phiếu của họ.

Trong một video được lưu hành rộng rãi, một người phụ nữ mô tả cách máy bỏ phiếu được cho là không thể đọc được các lá phiếu được đánh dấu bằng loại bút này.

Người đứng sau camera nói rằng phiếu bầu không được tính và mọi người đang bị buộc phải sử dụng bút Sharpie để làm sai lệch tổng số phiếu bầu.

Điều này dẫn đến một loạt hoạt động trên mạng xã hội, và các tuyên bố về gian lận cử tri rằng số lượng lớn phiếu từ người ủng hộ Trump đã bị vô hiệu.

CNN đưa tin rằng một nhóm người biểu tình tập trung tại Quận Maricopa ở Arizona đã “la hét về thông tin sai lệch trên mạng xã hội về Sharpie”.

Nhưng những tuyên bố này sai.Giới chức Quận Maricopa nói Sharpies dkhông làm cho phiếu bị vô hiệu .

Bộ trưởng Ngoại vụ Arizona, Katie Hobbs, xác nhận trên Twitter rằng nếu bạn trực tiếp bỏ phiếu “lá phiếu của bạn sẽ được tính, bất kể bạn sử dụng loại bút nào (thậm chí là bút Sharpie)!”.

Bà Hobbs sau đó nói với CNN rằng ”ngay cả khi máy móc không thể đọc những lá phiếu này vì một lý do nào đó, như mực thấm qua mặt bên kia, chúng tôi có cách để đếm chúng. Chúng sẽ được đếm. Hoàn toàn không có căn cứ để nói rằng đây là một số âm mưu làm mất hiệu lực các lá phiếu của Đảng Cộng hòa. “

Bản đồ cập nhật phiếu Michigan bị lỗi

Một bản đồ bỏ phiếu ở Michigan từ đêm bầu cử – cho thấy sự gia tăng đột ngột khoảng 130.000 phiếu bầu cho Joe Biden, nhưng không tăng cho ông Trump – đã lan truyền trên mạng xã hội.

Tổng thống Trump đã tweet hình ảnh đang làm dấy lên đồn đoán về hành vi gian lận cử tri.

Việc các có thêm một lượng lớn phiếu bầu vào một cuộc kiểm phiếu cùng một lúc, khi phiếu đang được đếm là việc bình thường.

Nhưng người dùng mạng xã hội đặt câu hỏi tại sao ông Trump không có thêm bất kỳ phiếu bầu nào vào cuộc kiểm phiếu của mình trong bản cập nhật cụ thể này.

Lời giải thích rất đơn giản – đó là một lỗi nhập dữ liệu, sau đó đã được sửa chữa.

Decision Desk, trang web giám sát bầu cử đã tạo ra bản đồ, nói: “Đó là một lỗi đơn giản từ một tệp do tiểu bang tạo ra mà chúng tôi đã nhập vào … tiểu bang đã nhận thấy lỗi và đưa ra số lượng cập nhật.”

Người phát ngôn nói thêm: “Điều này có thể xảy ra trong đêm bầu cử và chúng tôi ngờ các nhà lập bảng phiếu bầu khác ở Michigan cũng có thể gặp lỗi này và sửa chữa trong thời gian thực như chúng tôi đã làm.”

Twitter đã dán nhãn cho các tweet đang làm dấy lên nghi ngờ này rằng: “Một số hoặc tất cả nội dung được chia sẻ trong tweet này bị tranh chấp và có thể gây hiểu lầm về một cuộc bầu cử hoặc quy trình dân sự khác.”

Matt Mackowiak, người dùng có bài đăng được ông Trump chọn tweet lại, đã xóa tweet đó đi và xin lỗi – mặc dù hình ảnh vẫn được chia sẻ rộng rãi ở những nơi khác.

Sáng sớm thứ Tư, bản đồ cập nhật này được những người QAnon ủng hộ thuyết âm mưu và ủng hộ Trump, truyền đi đến một lượng lớn khán giả do những người có ảnh hưởng bảo thủ trên mạng tiếp tay truyền tải.

Khi chúng tôi liên hệ với Văn phòng bầu cử của Michigan, họ không bình luận về sự khác biệt dữ liệu, nhưng cho biết kết quả ở giai đoạn này là “không chính thức” và không phải là con số cuối cùng.

Wisconsin không có nhiều phiếu bầu hơn số người ghi danh

Đã có nhiều tuyên bố sai sự thật rằng có nhiều người ở Wisconsin bỏ phiếu hơn số người ghi danh đi bầu.

Một người dùng đã tweet: “BREAKING: Wisconsin có nhiều phiếu bầu hơn những người đã ghi danh đi bầu. Tổng số cử tri đã ghi danh: 3.129.000. Tổng số phiếu bầu: 3.239.920. Đây là bằng chứng trực tiếp của gian lận.”

Tuy nhiên, số lượng cử tri ghi danh được Tweet này đưa ra đã lỗi thời – con số mới nhất tính đến ngày 1/11 là 3.684.726.

Dòng tweet đó hiện đã bị xóa đi, nhưng mọi người trên Facebook và Twitter vẫn tiếp tục chia sẻ ảnh chụp màn hình của bài đăng.

Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cho Wisconsin tại cuộc bầu cử này cao hơn đáng kể so với những năm trước.

Tiểu bang Wisconsin cũng cho phép mọi người ghi danh bỏ phiếu vào đúng ngày bầu cử 3/11, có nghĩa là tổng số cử tri đã ghi danh còn có thể cao hơn con số được báo cáo hiện tại.

Theo dõi BBC News – Reality Check trên Twitter

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54898708

Reuters: Gần 80% người Mỹ thừa nhận Biden thắng cử

Gần 80% người Mỹ, trong đó hơn một nửa là đảng viên Cộng hòa, công nhận Tổng thống đắc cử Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3/11 sau khi hầu hết các hãng truyền thông công bố tin này, dựa trên sự dẫn đầu của ông Biden ở các bang chiến trường quan trọng, theo một thăm dò của Reuters / Ipsos.

Biden – người cần 270 phiếu Đại cử tri để giành chiến thắng – đã có 279 phiếu so với 214 phiếu cho Trump, trong khi còn ba tiểu bang chưa có kết quả, theo Edison Research.

Trong cuộc bỏ phiếu phổ thông, Biden được 76,3 triệu, tương đương 50,7% tổng số. Trump được 71,6 triệu, tương đương 47,6%.

Bên cạnh TT Trump vào ngày ông ấy thua cuộc tranh cử

Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?

Mike Pompeo không công nhận Biden thắng, nói sẽ có ‘nhiệm kỳ Trump lần hai’

Những lãnh đạo quốc tế nào chưa chúc mừng Joe Biden?

Cuộc khảo sát ý kiến toàn quốc của Reuters / Ipsos, kéo dài từ chiều thứ Bảy đến thứ Ba, cho thấy 79% người trưởng thành ở Mỹ tin rằng Biden đã đắc cử. 13% khác nói kết quả cuộc bầu cử vẫn chưa được quyết định, 3% nói Trump thắng và 5% nói rằng họ không biết.

Kết quả có phần chia rẽ theo đảng phái: cứ 10 người của Đảng Cộng hòa thì có khoảng 6 người nói Biden thắng. Và hầu hết đảng viên Đảng Dân chủ đều nói Biden thắng.

Edison Research, công ty thực hiện cuộc thăm dò Reuters và các hãng truyền thông lớn, đã công bố Biden thắng vào thứ Bảy sau khi ông nới rộng vị trí dẫn đầu trước Trump ở Pennsylvania và thể hiện tốt trên đường giành được 270 phiếu đại cử tri.

Trump vẫn chưa công nhận kết quả của cuộc đua. Ông đã sớm tuyên bố chiến thắng trước khi số phiếu được kiểm và liên tục phàn nàn mà không có bằng chứng rằng mình là nạn nhân của nạn gian lận bầu cử.

Tuyên bố của ông Trump được các thành viên trong nội các của Trump lặp lại. Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr đã ủy quyền cho các cuộc điều tra liên bang về những cáo buộc gian lận bỏ phiếu. Trong khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói ông dự đoán “một chuyển giao suôn sẻ sang nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump.”

Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos là một phần của cuộc khảo sát rộng hơn được thực hiện từ thứ Sáu đến thứ Ba và bao gồm các câu trả lời trước khi cuộc đua tổng thống có kết quả cuối cùng.

Khảo sát này cho thấy 70% người Mỹ, bao gồm 83% đảng viên Dân chủ và 59% đảng viên đảng Cộng hòa, tin tưởng các quan chức bầu cử địa phương “làm việc một cách trung thực.”

Cuộc thăm dò cũng cho thấy 72% nghĩ rằng người thua cuộc trong cuộc bầu cử phải thừa nhận thất bại và 60% nghĩ rằng sẽ có một sự chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa khi nhiệm kỳ của ông Trump kết thúc vào tháng Giêng.

Cuộc thăm dò của Reuters / Ipsos được thực hiện trực tuyến, bằng tiếng Anh, trên toàn nước Mỹ. Nó thu thập câu trả lời từ 1.363 người trưởng thành ở Hoa Kỳ, gồm 469 người trả lời tham gia cuộc thăm dò từ chiều thứ Bảy đến thứ Ba. Cuộc thăm dò có khoảng tin cậy, thước đo độ chính xác, là 5%.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54898930

Khi không thể động vào TT Trump,

cánh tả khủng bố người hỗ trợ ông

Phụng Minh

Dự án Lincoln (The Lincoln Project) đang khiến dư luận phẫn nộ khi đăng tên và thông tin liên lạc của hai luật sư đang hỗ trợ các cuộc chiến pháp lý của ông Trump nhằm đảm bảo mọi cuộc bỏ phiếu hợp pháp ở Pennsylvania đều được tính.

Họ nêu tên hai luật sư, đăng ảnh, số điện thoại của họ và viết: “Đây là hai luật sư đang cố gắng giúp Trump lật ngược ý chí của người Pennsylvanian”.

“Hãy khiến họ nổi tiếng đi nào”, họ viết, cùng với biểu tượng cảm xúc đầu lâu và xương chéo.

Dự án Lincoln đã cho thấy, nếu họ không thể ngăn chặn các vụ kiện và không thể trực tiếp ngăn chặn các luật sư, dự án sẽ sử dụng sự ảnh hưởng của mình để đe dọa khách hàng của các luật sư này, nhắm thẳng vào sinh kế của họ.

Dự án Lincoln được thành lập như một nỗ lực chung giữa những người Cộng hòa và Dân chủ nhưng lại phát hành các quảng cáo phản đối Trump, trưng bày Hội chứng chống Trump của họ trên truyền hình quốc gia. Giờ đây, họ đang thực hiện cuộc “săn phù thủy” với những người đã làm việc với ông Trump và những người tiếp tục làm việc để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử Hoa Kỳ.

Mục đích trong việc tiết lộ tên các luật sư là làm tổn thương nhọ. Bằng cách phổ biến tên và thông tin liên hệ của họ trên Twitter, Dự án Lincoln muốn gây khó khăn cho cuộc sống của các luật sư, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè của họ.

Dự án Lincoln không thể chạm đến Trump — mặc dù họ đã cố gắng — vì vậy con đường duy nhất của họ để làm tổn thương tổng thống là làm tổn thương những người ủng hộ ông ấy, khiến họ phải lùi bước khỏi công việc của mình và để ông Trump không có bất kỳ ai sẵn sàng làm việc cùng.

Đây chỉ là nỗ lực mới nhất của những người bảo thủ chống Trump và đảng Dân chủ đồng minh của họ nhằm làm tổn thương những người đã từng làm việc với hoặc ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Một danh sách đen gồm những người làm việc trong chính quyền Trump đã được Dự án Trách nhiệm Giải trình của Trump biên soạn, và được quảng bá bởi Dân biểu New York Alexandria Ocasio-Cortez.

Jake Tapper của CNN cảnh báo rằng sẽ có những hậu quả đối với những người ủng hộ Trump và những người bảo vệ vụ kiện nên cẩn thận với những gì các nhà tuyển dụng trong tương lai có thể nghĩ.

Twitter đã xóa bài đăng của Dự án Lincoln vì nó vi phạm điều khoản dịch vụ của họ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/khi-khong-the-dong-vao-tt-trump-canh-ta-khung-bo-nguoi-ho-tro-ong.html

Bầu cử Mỹ: Tại sao

nhiều thành viên đảng Cộng hòa im tiếng? ‘

Đa số các thành viên nổi trội của đảng Cộng hòa im lặng trước tin Joe Biden được hầu hết các hãng truyền thông công nhận đắc cử, mặc dù cuộc khảo sát ý kiến toàn quốc mới đây của Reuters/Ipsos cho thấy gần 60% trong số họ cho là ông Biden đã thắng.

Trong khi đó, ông Trump đang phát động một cuộc chiến pháp lý ở nhiều tiểu bang và tweet rằng cuối cùng ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua mà tất cả các đài truyền hình lớn đều dự báo ông đã thua.

Im lặng là vàng

Phân tích của Anthony Zurcher

Rất ít đảng viên Cộng hòa muốn thu hút sự giận dữ của tổng thống bằng cách công khai chấp nhận là Joe Biden đã thắng. Những người lên tiếng, trong đó có các Thượng nghị sĩ Susan Collins, Ben Sasse và Mitt Romney, đã xung khắc với Trump từ lâu.

Đối với những người không lên tiếng, tổng thống vẫn có quyền lực to lớn trong cơ sở đảng, và ông có thể – và đã – sử dụng nó để chống lại những người mà ông tin rằng không đủ trung thành với mình.

Và vì vậy, từ lãnh đạo Đa số Thượng viện đảng Cộng hòa Mitch McConnell trở xuống, tên của trò chơi là kiên nhẫn và im lặng là vàng. Chấp nhận rằng tổng thống có quyền đưa ra sự thách thức của mình, cho ông ta thời gian để trút bỏ nỗi bực bội, nhưng hãy nghĩ rằng sẽ không có bằng chứng nào đủ tầm cỡ để thay đổi kết quả bầu cử.

Và họ ăn mừng chiến thắng của đảng Cộng hòa tại các cuộc tranh cử vào Thượng viện và Hạ viện mà không thừa nhận sự vô lý của cáo buộc có gian lận tầm cỡ lớn đủ để lật đổ một tổng thống nhưng lại không khiến đảng Dân chủ hoàn toàn chiếm được Quốc hội.

Nhưng thông qua hành động của họ, nếu không phải là lời nói, những người bạn đảng Cộng hòa của tổng thống đang thừa nhận rằng đến tháng Giêng, sẽ có một tổng thống mới. Ông Trump cũng sẽ thuộc về quá khứ.

Ông Joe Biden nói gì?

Tổng thống đắc cử đã được một phóng viên hỏi hôm thứ Ba rằng ông nghĩ gì về việc Tổng thống Trump từ chối thừa nhận thất bại.

“Thật tình mà nói, tôi chỉ nghĩ đó là một sự ngượng ngùng,” ông Biden, đảng viên Đảng Dân chủ, nói ở Wilmington, tiểu bang Delaware.

“Điều duy nhất là, làm sao để tôi có thể nói điều này một cách khéo léo nhỉ, tôi nghĩ nó sẽ không giúp ích cho di sản của tổng thống.”

“Cuối cùng thì, bạn biết đấy, tất cả sẽ thành hiện thực vào ngày 20/1,” ông nói thêm, đề cập đến ngày nhậm chức.

Tuy nhiên, tổng thống đắc cử của Mỹ – người thường xuyên tiếp xúc với các nhà lãnh đạo nước ngoài – khẳng định sẽ không có gì ngăn cản được việc chuyển giao quyền lực.

Reuters: Gần 80% người Mỹ thừa nhận Biden thắng cử

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn nhất

Ông Biden đã có những cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo nước ngoài trong khi chuẩn bị nhậm chức.

Thủ tướng Anh Boris Johnson, ông Taoiseach Micheál Martin của Ireland, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel nằm trong số những người đã trò chuyện với ông Biden qua điện thoại hôm thứ Ba.

Đề cập đến những cuộc điện đàm này, ông Biden nói: “Tôi cho họ biết rằng nước Mỹ đã trở lại. Chúng ta sẽ trở lại bàn cờ thế giới.”

Nhưng giữa lúc ông Biden và Phó Tổng thống đắc cử Kamala Harris đang tiến lên phía trước, một cơ quan chính phủ ít được biết đến, do một người được Trump bổ nhiệm lãnh đạo, đang đình trệ việc bàn giao.

Đó là cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp (General Service Administration – GSA), chuyên điều phối ngân sách và quyền truy cập vào các bộ phận liên bang cho nội các của chính phủ mới.

Cho đến nay cơ quan này từ chối chính thức công nhận ông Biden là tổng thống đắc cử.

Tuy nhiên, đảng Dân chủ nói: “Thẳng thắn mà nói, chúng tôi không thấy bất cứ điều gì làm chúng tôi bị chậm lại.”

Trump và các đồng minh nói gì?

Hôm thứ Ba, ông Trump lên Twitter để phóng đi một số tweet, viết toàn bằng chữ in hoa, về “lạm dụng kiểm phiếu lớn”, khẳng định: “Chúng tôi sẽ thắng!”

Các dòng tweets của ông đã bị mạng xã hội Twitter gán nhãn là ‘gây tranh cãi’.

Tổng thống đưa ra những tuyên bố không có cơ sở rằng ông Biden chỉ có thể thắng cử nhờ tham nhũng bầu cử, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc này của ông.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, một người trung thành với Trump, nói trong một cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao hôm thứ Ba rằng một khi mọi cuộc lá phiếu “hợp pháp” được đếm, “chính quyền Trump thứ hai” sẽ bắt đầu.

Các thành viên đảng Cộng hòa của ông Trump phần lớn đã kiềm chế không thừa nhận chiến thắng của ông Biden.

Được hỏi hôm thứ Ba tại sao ông không chúc mừng ứng cử viên đảng Dân chủ, Thượng nghị sĩ Ron Johnson của Wisconsin nói: “Không có gì để chúc mừng ông ấy cả.”

Thượng nghị sĩ bang Missouri Roy Blunt nói ông Trump “có thể chưa bị đánh bại”.

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Mitch McConnell, nói ông Trump có mọi quyền để đưa ra các thách thức pháp lý với kết quả ở một số tiểu bang chiến trường như Pennsylvania.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54898867

TT Trump thắng ở Alaska; Georgia kiểm lại phiếu

Theo hãng tin Anh, nguyên thủ thuộc Đảng Cộng hòa hiện vẫn chưa thừa nhận thất bại 4 ngày sau khi Edison Research dự đoán rằng ông Biden đã đạt được 270 phiếu đại cử tri cần thiết để đắc cử.

4 phiếu đại cử tri mà ông Trump giành ở Alaska được cho là không làm thay đổi cục diện kết quả bầu cử hôm 3/11.

Trong khi đó, Reuters dẫn lời một quan chức bầu cử hàng đầu của Georgia hôm 11/11 nói rằng tiểu bang này sẽ tiến hành đếm lại phiếu bầu.

“Xét về mặt toán học, bạn phải kiểm lại bằng tay toàn bộ phiếu bầu vì mức chênh lệch [phiếu] quá sát”, ông Brad Raffensperger nói tại một cuộc họp báo.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-th%E1%BA%AFng-%E1%BB%9F-alaska-georgia-ki%E1%BB%83m-l%E1%BA%A1i-phi%E1%BA%BFu/5656917.html

Bầu cử Mỹ: ‘Trump có thể thua,

 nhưng chủ nghĩa Trump chỉ mới bắt đầu’

“Ngay cả khi Donald Trump thua, chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại.”

Ý tưởng này đã xuất hiện trong một số bài bình luận hình dung ra chiến thắng của ứng cử viên Joe Biden của Đảng Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 3/11, theo SCMP.

Với việc Biden được xác nhận làm tổng thống thứ 46 của Mỹ – do đó đưa Trump vào vị trí tổng thống một nhiệm kỳ – ý nghĩa đầy đủ của “Chủ nghĩa Trump sẽ tồn tại” chỉ mới bắt đầu được cảm nhận.

Biden đã sẵn sàng tiếp quản Nhà Trắng khi giành được nhiều phiếu bầu nhất từng có cho một ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ; nhưng kết quả cũng cho thấy Trump đã mở rộng sự ủng hộ ở các khu vực nông thôn và có khả năng cứu được đa số thượng viện của đảng ông trong quá trình này.

Chủ nghĩa Trump, một học thuyết bao gồm sự pha trộn mạnh mẽ của sự thô lỗ, chủ nghĩa dân tộc kinh tế, chủ nghĩa chuyên chế – và theo nhiều nhà phê bình, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và ve vãn chủ nghĩa độc tài – tiếp tục được nhiều người ngưỡng mộ, theo bài báo của SCMP.

Tại sao thành viên đảng Cộng hòa im tiếng về kết quả bầu cử?

Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu của TT Donald Trump

Reuters: Gần 80% người Mỹ thừa nhận Biden thắng cử

Bầu cử Mỹ: Làm rõ những cáo buộc gian lận đang lan tràn mạnh nhất

Kết quả mới nhất cho thấy Trump giành được hơn 70 triệu phiếu, tương đương 48% tổng số phiếu bầu – bất chấp một số dự đoán có “làn sóng xanh” do cách xử lý tồi tệ của chính quyền Trump đối với đại dịch Covid-19.

Như nhà bình luận chính trị Edward Luce của Financial Times viết trong một bài báo trước cuộc bầu cử, các thành phần dẫn đến sự trỗi dậy của chủ nghĩa Trump ở Hoa Kỳ sẽ không sớm biến mất: tính đảng phái cuồng nhiệt trong nước, sự tuyệt vọng của tầng lớp lao động, sự trỗi dậy của Trung Quốc (“mối đe dọa Trung Quốc”), và sự bất an của tầng lớp trung lưu.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa Trump có nhiều khả năng sẽ hiện ra trong hành động của các cuộc họp kín tại quốc hội và thượng viện do đảng Cộng hòa nắm giữ.

Daniel Sneider, một học giả về chính sách đối ngoại của Mỹ ở châu Á tại Đại học Stanford, nói: “sức mạnh hiện nay của phong trào Chủ nghĩa Trump chủ yếu sẽ được cảm nhận trong chính Đảng Cộng hòa, nơi các nhà lập pháp sẽ miễn cưỡng phản đối Trump vì khả năng thống trị được khối cử tri ủng hộ then chốt của ông.”

Các nhà phân tích trên khắp thế giới cũng hoàn toàn nhận thức được thực tế chính trị này.

Thitinan Pongsudhirak, một học giả về khoa học chính trị từ Đại học Chulalongkorn của Thái Lan, nói rằng nếu Biden tha thiết muốn hàn gắn những rạn nứt giữa hai đảng phái với mục tiêu thúc đẩy cơ hội cho đảng của mình trước cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, “ông sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ lại một số sáng kiến và chương trình của Trump “.

TPP? Hãy cứ mơ tiếp đi

Vậy ảnh hưởng kéo dài của chủ nghĩa Trump sẽ có tác động gì đối với châu Á trong kỷ nguyên của một tổng thống Biden?

Các cuộc phỏng vấn với giới phân tích chính trị Hoa Kỳ, học giả và nhà ngoại giao về châu Á cho thấy dấu hiệu rõ ràng nhất về ảnh hưởng Trump sau ngày 20/1 (ngày nhiệm kỳ của Trump kết thúc) sẽ được nhìn thấy trong chính sách thương mại.

Những lãnh đạo quốc tế nào chưa chúc mừng Joe Biden?

Donald Trump và Joe Biden qua năm tháng

Các nền kinh tế thương mại của châu Á như Nhật Bản và Singapore – và những người ủng hộ thương mại tự do của Mỹ – nuôi hy vọng rằng nếu Biden chiến thắng, ông sẽ nhanh chóng đưa Mỹ trở lại bàn đàm phán để hồi sinh hiệp ước thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Trump đã bãi bỏ trong vòng vài tuần sau khi nhậm chức.

Frank Lavin, đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore từ năm 2001 đến năm 2005, nói với This Week in Asia trong đêm bầu cử rằng “dấu hỏi lớn nhất và duy nhất” đối với chính sách thương mại của Biden là lập trường của ông về TPP, đứa con tinh thần của cựu tổng thống Barack Obama – ông sếp cũ của Biden.

Deborah Elms, giám đốc điều hành công ty tư vấn Asian Trade Centre, đưa ra ba lý do tại sao các lực lượng ‘Trump học’ sẽ ngăn cản Biden thậm chí khỏi tơ tưởng đến tham gia vào hiệp ước đa phương.

Elms nói rằng ngay từ đầu, Biden sẽ gặp khó khăn để thượng viện phê chuẩn các quan chức bộ thương mại, và có khả năng bị đồng minh của Trump là Mitch McConnell kiểm soát.

Ông cũng sẽ phải đối mặt với những khó khăn với Thẩm quyền Quảng bá Thương mại (TPA) – một cơ chế cho phép chính quyền đương nhiệm gửi các thỏa thuận thương mại tới Quốc hội để lấy phiếu trực tiếp mà không cần sửa đổi – sẽ cần gia hạn vào cuối tháng 6.

Giấc mơ Mỹ và Lá cờ chói lọi ánh sao

Chuyện gì xảy ra nếu ông Trump không chịu rời Nhà Trắng?

Nếu Biden muốn có một thỏa thuận thương mại đa phương trong chương trình nghị sự của mình, ông ấy phải trình bày với Quốc hội sớm nhất là vào quý 2 năm 2021.

Thượng viện do McConnell lãnh đạo có khả năng không chấp thuận điều này cho Biden. Thật vậy, thượng viện có thể sẽ trao cho chính quyền mới rất ít không gian lập pháp.

Elms dự đoán sẽ thượng viện sẽ thông qua tất cả trừ TPP và TPA vào năm 2021 trước khi trở nên ngày càng ‘khó khăn hơn’.

“Không gian cho Biden xoay sở sau Trump sẽ luôn bị hạn chế,” chuyên gia thương mại kỳ cựu này nhận định.

”Thêm vào đó những trở ngại mà nhóm sắp mãn nhiệm của Trump đưa ra, cộng với những hỗn loạn về thương mại cho cả hai bên, thời hạn hành động gấp gáp, các chính sách kế thừa khó thoái lui, bạn sẽ có công thức của một chính phủ Mỹ có khả năng tập trung vào nhiều thứ, nhưng có lẽ không nhiều về thương mại.”

Chính sách đối ngoại ‘Trump học’

Di sản của Trump có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến Biden trong các khía cạnh khác của chính sách đối ngoại, đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc.

Trung Quốc là một tâm điểm trong các cuộc tranh luận tổng thống trước cuộc bầu cử, với việc Trump cáo buộc rằng Biden sẽ giảm bớt áp lực lên Bắc Kinh về thương mại và an ninh.

Vài ngày trước cuộc bầu cử 3/11, các cố vấn của Biden nói với Reuters rằng về cuộc chiến thương mại – do Trump khởi xướng – đảng Dân chủ “sẽ không đưa ra quan điểm sớm nào trước khi thấy chính xác những gì chúng ta đang thừa hưởng”, nhưng sẽ tham khảo ý kiến các đồng minh.

Michael Vatikiotis, giám đốc khu vực châu Á của Trung tâm Đối thoại Chủ nghĩa Nhân đạo, nói: “Điều sẽ thay đổi là cách tiếp cận của Washington, sẽ mang tính ngoại giao hơn và ít khó đoán hơn. Một mức độ nhất quán và tập trung thực sự có thể làm cho các chính sách này hiệu quả và có tác động hơn, điều mà nhiều nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ hoan nghênh.”

Nhiều người cho rằng Biden sẽ giữ được sự cứng rắn của Trump với Bắc Kinh nhưng tránh cách tiếp cận hiếu chiến.

Tuy nhiên, Sneider cảnh báo các phe cánh của đảng Cộng hòa ủng hộ Trump có khả năng tấn công “bất kỳ bằng chứng nào họ thấy hoặc tạo ra, về việc Biden mềm mỏng với Trung Quốc”, do đó có thể buộc tổng thống mới phải thận trọng về việc thay đổi đường lối.

“Tôi vẫn nghĩ rằng ông ấy sẽ muốn thiết lập lại quan hệ với Bắc Kinh, mặc dù không rút lại một số chính sách như xử lý Huawei và cạnh tranh công nghệ,” Sneider nói. “Tất nhiên, nếu lãnh đạo Trung Quốc quyết định thách thức chính quyền Biden về Đài Loan, Biển Đông hoặc ở các khu vực khác, thì điều đó sẽ buộc Mỹ phải có một phản ứng cứng rắn.”

Tuy nhiên, nhìn chung, ngay khi có một thượng viện do Đảng Cộng hòa nắm giữ, chính sách của Biden ở châu Á vẫn có thể “mạch lạc và nhất quán”, Lee Morgenbesser, một học giả về quan hệ quốc tế tại Đại học Griffith của Úc, nói.

Một số học giả khác cho rằng chống lại Chủ nghĩa Trump yêu cầu cần phải có cái nhìn vượt xa ra khỏi cá nhân Trump.

“Mối nguy thực sự đối với nền dân chủ ở Hoa Kỳ là một ứng cử viên dân túy có sự hấp dẫn của Trump, nhưng không có tất cả các góc cạnh thô ráp của ông ấy. Một nhà lãnh đạo như vậy được dự đoán là sẽ xuất hiện từ [Đảng Cộng hòa],” Morgenbesser nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/54899758

Bộ Trưởng Tư Pháp yêu cầu công tố viên liên bang

điều tra các vụ kiện liên quan đến gian lận bầu cử

Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã ủy quyền cho các công tố viên liên bang trên khắp Hoa Kỳ theo đuổi các cáo buộc liên quan đến gian lận bầu cử, nếu có tồn tại, trước khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 được chứng nhận.

Hành động của ông Barr được đưa ra vài ngày sau khi ông Joe Biden đánh bại Tổng thống Trump và làm tăng nghi ngờ rằng Tổng thống Trump sẽ sử dụng Bộ Tư pháp để cố gắng thách thức kết quả. Việc này cung cấp cho các công tố viên khả năng thực hiện chính sách lâu nay của Bộ Tư pháp mà thông thường cấm các hành động công khai như vậy trước khi kết quả bầu cử được chứng nhận.

Tổng thống Trump đã không thừa nhận cuộc bầu cử và thay vào đó tuyên bố mà không đưa ra bằng chứng rằng đã có một âm mưu rộng rãi, đa tiểu bang của đảng Dân chủ để làm việc kiểm phiếu có lợi cho ông Biden. Ông Biden dẫn trước Tổng thống đương nhiệm khá xa trong nhiều tiểu bang chiến trường và không có dấu hiệu nào cho thấy có đủ số phiếu bất hợp lệ để làm thay đổi kết quả.

Trên thực tế, các viên chức bầu cử của cả hai đảng đã công khai tuyên bố rằng cuộc bầu cử đã diễn ra tốt đẹp, mặc dù có một số vấn đề nhỏ điển hình trong các cuộc bầu cử, bao gồm máy bỏ phiếu bị hỏng hay mất phiếu.

Trong một bản ghi nhớ gửi các luật sư Hoa Kỳ, ông Barr viết rằng các cuộc điều tra “có thể được tiến hành nếu có những cáo buộc rõ ràng và đáng tin cậy về những bất thường có thể ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc bầu cử liên bang ở một Tiểu bang riêng lẻ.” (BBT)

https://www.sbtn.tv/bo-truong-tu-phap-yeu-cau-cong-to-vien-lien-bang-dieu-tra-cac-vu-kien-lien-quan-den-gian-lan-bau-cu/

Lỗi phần mềm cũng được phát hiện ở Wisconsin,

cơ hội đảo ngược tình thế cho TT Trump

Quý Khải

Cục diện bầu cử đang biến đổi nhanh chóng từng ngày!

Đã có nhiều lỗi phần mềm máy tính kiểm đếm phiếu bầu được xác định ở các tiểu bang Michigan và Georgia. Theo đó, ít nhất hàng nghìn phiếu bầu cho ông Trump đã được “tính nhầm” cho ông Biden, những lỗi máy tính đáng ngờ mà Đảng Dân chủ gọi là các “trục trặc”. Lỗi phần mềm này lớn đến nỗi nếu quy mô của nó có thể giúp ông Trump lật ngược ván cờ ở tiểu bang chiến địa Michigan, nơi giới truyền thông đã tuyên bố ông Biden chiến thắng. Con số phiếu bầu bị sai lệch có thể lên đến 200.000 phiếu bầu.

Tình trạng tương tự có thể đang diễn ra tại tiểu bang Wisconsin, một tiểu bang ông Biden đã tuyến bố chiến thắng. Nếu điều này được xác nhận là thật, nó sẽ dẫn đến 19.500 lá phiếu gia tăng cho ông Trump, khiến cuộc đua Wisconsin trở nên càng gay cấn, theo tác giả Joe Hoft trên tờ The Gateway Pundit.

Ông Hoft cho biết hiện có một mô thức các sự kiện được phát hiện trên khắp nước Mỹ, trong đó các lá phiếu đang được lấy trộm từ cử tri Cộng hòa ở tất cả các cấp để chuyển cho các cử tri Dân chủ cạnh tranh hòng bù đắp số lượng phiếu chênh lệch. Những điều này không phải là ngẫu nhiên vì trong từng trường hợp phiếu bầu đều được chuyển từ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ.

Ông Hoft nhận định, điều này là một chiến lược được Đảng Dân chủ sử dụng để đánh cắp cuộc bầu cử này.

Lỗi trục trặc hệ thống đầu tiên là ở tiểu bang Michigan, theo đó 6.000 phiếu bầu đã được chuyển từ Tổng thống Trump cho ứng viên đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden.

Sau đó, một ví dụ khác đã được phát hiện ở hạt Oakland thuộc tiểu bang Michigan, nơi ông Trump đã giành chiến thắng ngược trong cuộc đua khi lỗi trục trặc này được sửa chữa.

Sau đó, ở Pennsylvania, một ‘trục trặc’ khác đã được phát hiện khi gần 20.000 phiếu bầu được chuyển từ Tổng thống Trump sang Biden.

Khi điều này được xác nhận, vị thế dẫn đầu của Biden sẽ bị giảm đi 40.000 phiếu bầu ở Pennsylvania, từ đó đưa cuộc đua này trở lại trạng thái sít sao và đồng đều.

Sau đó, lại có báo cáo về khoảng 6.000 phiếu bầu được chuyển từ TT Trump sang Biden ở tiểu bang Georgia cũng do lỗi phần mềm tương tự.

Và hôm 9/11 vừa rồi, tác giả Holf cho biết nhóm của ông đã xác định được khoảng 10.000 phiếu bầu nữa được chuyển từ Tổng thống Trump đến Biden chỉ tính riêng ở một Quận của tiểu bang Wisconsin.

Thông tin này đến từ một cá nhân đã chứng kiến ​​hiện tượng này xảy ra ở quận Rock thuộc tiểu bang Wisconsin.

Vào đêm bầu cử, kết quả của quận được trình bày vào buổi tối. Lúc 10:59 số phiếu đã đến và cuộc đua đã được đóng với cả hai ứng cử viên đều có khoảng 29.000 phiếu bầu. Sau đó vào lúc 11:12, Tổng thống Trump đã dẫn trước gần 1.000 phiếu bầu đối với Biden với 31.000 phiếu bầu so với 30.000 phiếu bầu của Biden.

Vào lúc 11:21 kết quả này không thay đổi nhiều. Sau đó, đến lúc 11:43 rất nhiều phiếu bầu bổ sung đã đến cho thấy TT Trump đã dẫn đầu cuộc đua với 46.649 phiếu so với 37.133 phiếu của Biden, tương đương 9,516 phiếu bầu dẫn trước cho ông Trump.

Nhưng đột nhiên vào lúc 11:57 số phiếu này đã bị đảo ngược. Biden được báo cáo có 46,649 phiếu và ông Trump đã thế vào số phiếu cũ của Biden là 37,133. Những phiếu bầu này đã được hoán đổi từ Tổng thống Trump sang Biden – một lần nữa là sự hoán đổi từ đảng Cộng hòa sang đảng Dân chủ.

Sự thay đổi là 19.032 phiếu bầu.

Chúng tôi đã kiểm tra lại những con số này vào tối nay từ một nguồn khác và những con số cuối cùng vẫn cho thấy Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump với cùng 9.516 phiếu bầu.

Hiện tại, cuộc đua ở Wisconsin đang cho thấy Biden đang dẫn trước 1.630.570 phiếu bầu so với 1.610.030 phiếu bầu của Tổng thống Trump. Khi việc điều chỉnh lại được tiến hành, Biden sẽ chỉ giữ vị trí dẫn đầu với cách biệt 1.508 phiếu bầu.

Tất nhiên, điều này xảy ra trước khi xác nhận được hàng trăm nghìn phiếu bầu nghi vấn cho Biden ở thành phố Milwaukee ngay trong đêm bầu cử.

Có lẽ đã đến lúc gọi tên những ‘trục trặc’ này vốn chỉ biến động theo một hướng – ủng hộ lợi ích của đảng Dân chủ – là một chiến lược để đánh cắp cuộc bầu cử, chứ không chỉ đơn thuần là một ‘trục trặc’.

Đây hiện đang là một vấn đề trên toàn nước Mỹ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/loi-phan-mem-cung-duoc-phat-hien-o-wisconsin-co-hoi-dao-nguoc-tinh-the-cho-tt-trump.html

Dữ liệu: Michigan có hơn 10.000 ‘phiếu ma’

Hải Lam

Theo một phân tích về dữ liệu bầu cử của tiểu bang Michigan, hơn 10.000 cử tri được xác nhận hoặc bị nghi ngờ là đã chết cũng tham gia bỏ phiếu qua thư ở khu vực này.

Thông qua Chỉ số Tử vong An sinh Xã hội (SSDI) được lưu trong cơ sở dữ liệu bỏ phiếu qua thư của tiểu bang Michigan, khoảng 9.500 cử tri được xác nhận đã chết đã thực hiện việc bỏ phiếu. Gần 2.000 người khác có tuổi từ 100 tuổi trở lên không có trong dữ liệu thống kê những người sống thọ từ 100 tuổi cũng tham gia bầu cử.

Phân tích này do ông Richard Baris, Giám đốc của tổ chức Big Data Poll (Thăm dò dữ liệu lớn) cung cấp.

Dữ liệu cho thấy, có người đã bỏ phiếu thay cho những người đã qua đời và trên 100 tuổi này.

“Cũng có thể là một số người trong số họ thậm chí không có thực”, ông Baris cho The Epoch Times biết trong một email. “Nếu ai đó sống thọ 110 tuổi hoặc thọ lâu hơn nữa, thì chúng tôi đáng lẽ phải có hồ sơ tử vong của họ, nhưng chúng tôi không có”.

Người Mỹ sống thọ trên 110 tuổi cực kỳ hiếm; chỉ một số ít người thọ đến tuổi này đang sống ở Michigan. Theo Điều tra dân số năm 2010, có 1.729 người thọ trăm tuổi ở Michigan.

Theo bà Tracy Wimmer, phát ngôn viên của Thư ký trưởng tiểu bang Michigan khẳng định, ngay cả khi một người nào đó đã bỏ phiếu thay cho một người đã qua đời, thì lá phiếu đó sẽ bị loại bỏ.

“Các lá phiếu của cử tri đã qua đời đều bị loại bỏ ở Michigan, ngay cả khi cử tri bỏ phiếu vắng mặt và sau đó qua đời ngay trước Ngày bầu cử”, bà Tracy Wimmer nói.

Tuy nhiên, ông Richard Baris không cho rằng tất cả lá phiếu đã bị loại ra.

“Tuy tôi đồng ý rằng một số trong số này đã bị loại, nhưng tôi không cho rằng tất cả các lá phiếu đã bị loại”, ông Baris đăng trên Twitter ngày 8/11.

Bà Tracy Wimmer cho biết vẫn chưa có dữ liệu về số lượng phiếu bầu đã bị loại bỏ.

Bà nói: “Một lá phiếu của cử tri còn sống có thể được ghi thông tin giống với thông tin của cử tri đã chết”. Tuy nhiên, theo bà, điều này xảy ra “rất hãn hữu”, bà nói.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden dẫn đầu ở Michigan với khoảng 150.000 phiếu bầu. Chiến dịch của ông Trump đã đệ đơn kiện ở Michigan để tạm dừng kiểm phiếu cho đến khi các quan sát viên của đảng Cộng hòa được tiếp cận và quan sát quá trình kiểm phiếu. Cơ quan lập pháp Michigan do đảng Cộng hoà lãnh đạo đang điều tra các cáo buộc về các bất thường bầu cử tại khu vực này.

Trong một vụ kiện vào ngày 9/11, một người theo dõi kiểm phiếu ở thành phố Detroit cáo buộc hàng nghìn lá phiếu gửi qua thư đã được chuyển đến ban kiểm phiếu là từ những cử tri không hợp lệ. Những nhân viên kiểm phiếu đã tự ý thêm tên và địa chỉ vào sổ bầu cử, gồm thông tin về ngày sinh tự tạo như 1/1/1900.

Giám đốc Richard Baris của Big Data Poll cho biết, dữ liệu về phiếu bầu qua thư bị loại bỏ mà ông thu thập được có thể không đầy đủ và chưa cập nhật để phát hiện thêm bất kỳ điều khác thường nào đã xảy ra vào Ngày bầu cử và sau đó.

“Nếu họ làm điều đó vào Ngày bầu cử ở tiểu bang Michigan, thì chúng tôi có thể sẽ không biết cho đến tháng 12”.

Tổng thống Donald Trump đang thách thức kết quả của cuộc bầu cử ở một số tiểu bang mà ông Biden đang giữ vị trí dẫn đầu. Chiến dịch tranh cử của ông Trump cáo buộc các lá phiếu không hợp lệ đã được tính cho đảng Dân chủ, trong khi các lá phiếu hợp lệ bầu cho đảng Cộng hòa bị loại bỏ. Những người theo dõi kiểm phiếu thuộc đảng Cộng hòa đã bị ngăn cản khi cố gắng theo dõi quy trình kiểm phiếu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/du-lieu-michigan-co-hon-10-000-phieu-ma.html

Mỹ: 500 người tuyên thệ, cáo buộc

11.000 vụ gian lận phiếu bầu

Phụng Minh

Bà Ronna McDaniel, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, người đã xuất hiện trên Fox News vào ngày 10/11 để nói về các bản tuyên thệ của nhân chứng, tố cáo gian lận phiếu bầu (ảnh: Reuters).

Vào tối thứ Ba (10/11 theo giờ Mỹ), bà Ronna McDaniel, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa, nói với nhà bình luận Sean Hannity của Fox News rằng bà đang có 234 trang chứa 500 bản tuyên thệ, cáo buộc 11.000 vụ gian lận cử tri khác nhau.

Liệt kê ngắn gọn các cáo buộc trên chương trình của Hannity, McDaniel nói rằng một người ở quận Wayne, tiểu bang Michigan cáo buộc rằng 60% trong số một lô phiếu bầu cử tri có cùng chữ ký, và một bản khai khác tuyên bố đã xem 35 lá phiếu được đếm mặc dù chúng không thuộc về những cử tri đã đăng ký. Còn nữa, bà cho biết, 50 lá phiếu được đếm nhiều lần trong một máy lập bảng ở nơi khác, và rằng con trai đã chết của một người phụ nữ bằng cách nào đó đã bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử và các đảng viên Đảng Dân chủ đã đưa ra các tài liệu về cách đánh lạc hướng những người định bầu cho Đảng Cộng hòa, theo Newsweek.

“Nó đã được gian lận ngay từ đầu”, McDaniel nói với Hannity, “gian lận từ các luật tiểu đang được thông qua với danh nghĩa COVID để tạo ra một ‘cuộc bầu cử rỗng’, gian lận từ việc loại bỏ quyền quan sát và giám sát của Đảng Cộng hòa… và bây giờ bạn có phương tiện truyền thông đang gian lận một lần nữa bằng cách nói rằng họ thậm chí sẽ không nghe những câu chuyện này”.

“Đó là lý do tại sao Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa sẽ theo đuổi điều này đến cùng”, McDaniel tiếp tục. “Chúng ta không bao giờ có thể để điều này xảy ra một lần nữa …. Những người đàn ông và phụ nữ có quyền được lắng nghe”.

McDaniel tuyên bố rằng các “nhóm dữ liệu” do Đảng Cộng hòa lãnh đạo vẫn cần thời gian để tiến hành các cuộc điều tra của họ về các cáo buộc khác nhau.

Chiến dịch tái tranh cử của Trump đã đệ đơn kiện ở một số tiểu bang cáo buộc rằng hàng nghìn phiếu bầu đã bị gian lận trong các cuộc kiểm phiếu cuối cùng và nên bị loại bỏ. Những thách thức pháp lý tìm cách giải quyết trước khi mỗi bang xác nhận kết quả bầu cử vào tháng 12.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-500-nguoi-tuyen-the-cao-buoc-11-000-vu-gian-lan-phieu-bau.html

Nhà Trắng đưa ra 234 trang tài liệu

 về gian lận bầu cử trong một hạt

Lục Du

Vào tối thứ Ba (10/11), Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đã đưa ra một tập tài liệu dài 234 trang với nội dung là các bằng chứng và lời khai của nhân chứng tiết lộ những hành vi gian lận trong kỳ bầu cử tổng thống 2020, theo Daily Mail.

“Đây là [tài liệu] 234 trang bao gồm những lời khai có tuyên thệ. Đó là người thật, cáo buộc thật, được các công chứng viên ký [xác nhận]”, bà McEnany nói trong một chương trình của người dẫn chương trình Sean Hannity trên kênh Fox News, và cho biết thêm, thông tin trong tài liệu này được thu thập từ hạt Wayne, bang chiến địa Michigan, nơi ông Biden được giới truyền thông cánh tả cho là đã giành chiến thắng.

“Ở hạt này, có tới 60% số phiếu trong một lô phiếu bầu có cùng chữ ký, 35 phiếu không có lịch sử cử tri nhưng vẫn được kiểm và 50 phiếu chạy qua máy nhiều lần”, bà McEnany cung cấp thêm thông tin. “Có một người phụ nữ nói rằng, con trai bà ấy đã chết nhưng vẫn tham gia bỏ phiếu”.

Nữ Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết thêm, Tổng thống Trump “muốn [đòi lại] công lý cho hơn 70 triệu người bị lãng quên ở đất nước này, những người đã bỏ phiếu cho ông ấy”.

Xuất hiện cùng với bà McEnany trên Fox News, Chủ tịch Ủy ban quốc gia đảng Cộng hòa Ronna McDaniel nói rằng, chiến dịch Trump đã được cung cấp thông tin về 11.000 vụ gian lận bầu cử từ các nhân chứng và đã tổng hợp được khoảng 500 tờ khai có tuyên thệ từ họ. Và các trợ thủ của Tổng thống Trump vẫn đang tiếp tục tiến trình thu thập thêm chứng cử về các hành vi gian lận phiếu bầu của phe Dân chủ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-trang-dua-ra-234-trang-tai-lieu-ve-gian-lan-bau-cu-trong-mot-hat.html

TT Trump thu hẹp khoảng cách

dưới 1% với Biden ở Arizona

Hải Lam

Số phiếu bầu cho Tổng thống Donald Trump chỉ kém hơn chưa tới 1% so với ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden ở Arizona, theo kết quả chưa chính thức mới nhất.

Theo luật của tiểu bang Arizona, một cuộc kiểm phiếu nghiễm nhiên phải được thực hiện nếu tỷ lệ chênh lệch phiếu bầu giữa 2 ứng cử viên là 0,1% sau khi kiểm đếm toàn bộ các lá phiếu.

Theo The Epoch Times, tính đến cuối ngày 10/11 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã nhận được 1,63 triệu phiếu bầu so với 1,64 triệu phiếu bầu của ông Biden. Như vậy, tỷ lệ chênh lệch là 0,45%.

Lượng phiếu dẫn trước của ông Biden đang dần giảm xuống, trong khi các phiếu bầu mới đang được bổ sung trong quá trình kiểm đếm.

Ngay trong đêm bầu cử 3/11, kênh Fox News đã vội vã tuyên bố ông Biden là người chiến thắng tại tiểu bang Arizona, sau đó là trang The Associated Press, mặc dù hàng trăm nghìn phiếu bầu chưa được kiểm đếm.

Chiến dịch của Tổng thống Trump dự đoán, với kết quả chung cuộc, đương kim Tổng thống sẽ là người chiến thắng đích thực tại bang này, như ông đã từng làm được vào năm 2016.

Bày tỏ niềm tin trên mạng xã hội hồi tuần trước, cố vấn cấp cao Jason Miller của chiến dịch Tổng thống Trump tuyên bố: “Chúng tôi đang đi đúng hướng. Kết quả sẽ rất, rất sít sao, nhưng chúng tôi vẫn tin tưởng ông DonaldTrump sẽ chiến thắng ở Arizona”.

Chiến thắng tại bang Arizona sẽ mang lại cho ứng cử viên 11 phiếu Đại cử tri đoàn.

Ngày 7/11, Joe Biden đã tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, Tổng thống Trump khẳng định cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc. Chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng đã thúc đẩy các vụ kiện pháp lý để đảm bảo cuộc bầu cử được công bằng, minh bạch.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tt-trump-thu-hep-khoang-cach-duoi-1-voi-biden-o-arizona.html

Chiến dịch TT Trump tuyên bố có đủ bằng chứng

để thay đổi tình thế ở Pennsylvania

An Liên

Luật sư của Tổng thống Donald Trump, Rudy Giuliani, tiết lộ rằng ông có khoảng 60 hoặc 70 nhân chứng đã chứng kiến ​​các trường hợp gian lận cử tri ở Pennsylvania trong cuộc bầu cử tổng thống và họ đã đề nghị được làm chứng. Ông nói rằng bằng chứng này có thể thay đổi hoàn toàn cục diện bầu cử tổng thống hiện nay, theo The BL.

Trong một cuộc đối thoại với người dẫn chương trình Fox News Maria Bartiromo, cựu thị trưởng thành phố New York nói rằng mặc dù ông không thể tiết lộ tất cả thông tin mà nhóm pháp lý của ông có, nhưng ông nói rằng chiến dịch của TT Trump có thể khởi động tới 10 vụ kiện liên quan đến việc kiểm phiếu trong bang.

“Hiện tại, chúng tôi có một [vụ kiện]” đang được tiến hành, ông tiết lộ. “Ở Philadelphia, nơi chúng tôi đang tiến xa nhất, chúng tôi có khoảng 60 hoặc 70 nhân chứng ở Pennsylvania, Philadelphia và ở Pittsburgh”, ông nói.

Giuliani giải thích những gì đã xảy ra ở Pittsburgh, thành phố do đảng Dân chủ quản lý, nơi các quan sát viên của đảng Cộng hòa không được tiếp cận hoặc phải đứng bên ngoài căn phòng nơi diễn ra cuộc kiểm phiếu qua đường bưu điện trong 24 giờ.

“Tất nhiên là những lá phiếu rất đáng ngờ,” ông nói thêm và lưu ý, “Trong khoảng thời gian đó, ít nhất 135.000 lá phiếu đã được kiểm đếm, không có lá phiếu nào trong số đó được quan sát viên Đảng Cộng hòa quan sát như theo luật yêu cầu”.

Ông cũng giải thích rằng các gói phiếu bầu qua thư đã được chuyển đến muộn.

“Có vẻ như họ đang cố gắng bổ khuyết vào 700.000 lá phiếu mà họ thiếu vào đêm bầu cử,” Giuliani nói, khi đề cập đến số phiếu bầu mà tổng thống Trump dẫn trước so với Biden vào đêm ngày 3 tháng 11.

Ông cũng tuyên bố rằng 300.000 lá phiếu khác đã được kiểm đếm trong khi không có quan sát viên Đảng Cộng hòa nào có mặt trong quá trình.

“Mặc dù chúng tôi đã đưa sự việc ra tòa và nhận được phán quyết cho phép tiến lại gần hơn 6 feet (1,8 m), nhưng những người thuộc bộ máy đảng Dân chủ sau đó lại di chuyển khu vực đếm ra xa hơn 6 feet,” ông nói, lưu ý rằng sự bất thường như vậy là rất đáng ngờ.

Ông giải thích rằng có hơn 50 nhân chứng cho vụ việc này và vào thứ Ba ở Mỹ, họ sẽ đệ đơn kiện vì hành vi vi phạm quyền công dân, vì tiến hành một cuộc bầu cử không công bằng, vi phạm luật pháp của bang và vì đã đối xử với Pittsburgh và Philadelphia khác với phần còn lại của đất nước.

Với số lượng lớn các sự việc bất thường được quan sát thấy, Giuliani cho biết không có cách nào để xác định tính hợp lệ của hàng nghìn phiếu bầu.

Ông than thở:

“Hiện tại chúng tôi có 450.000 lá phiếu gửi qua thư mà họ đã lấy ra khỏi phong bì, rồi ném phong bì đi. Chúng tôi không bao giờ có thể biết liệu chúng có hợp lệ hay không”.

Giuliani cũng cho biết họ sẽ xem xét liệu các lá phiếu có được bầu thay cho những người đã qua đời hay không và sẽ kiểm tra số lượng phiếu bầu còn tồn đọng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chien-dich-tt-trump-tuyen-bo-co-du-bang-chung-de-thay-doi-tinh-the-o-pennsylvania.html

DDHQ cập nhật: Ông Trump đã thắng ở Bắc Carolina

Phụng Minh

Tổng thống Donald Trump và Thượng nghị sĩ Thom Tillis đã chiến thắng ở tiểu bang Bắc Carolina trong cuộc bầu cử năm 2020, theo một cập nhật mới.

Decision Desk HQ hôm thứ Ba (10/11 theo giờ Mỹ) đưa ra cập nhật dự đoán (dựa trên tình hình dẫn đầu hiện tại của số liệu chưa chốt để ra dự đoán) ông Trump đã giành chiến thắng tại tiểu bang Bắc Carolina và được 15 phiếu đại cử tri.

Tổ chức này cũng dự đoán Thượng nghị sĩ Thom Tillis đã đánh bại người thách thức từ đảng Dân chủ là Cal Cunningham.

Theo Thegatewaypundit, “luật sư của Hillary Clinton, ông Marc Elias thuộc hãng luật Perkins Coie đã dẫn đầu nỗ lực pháp lý nhằm thay đổi các quy tắc bỏ phiếu ở Bắc Carolina bằng cách kéo dài Ngày bầu cử đến ngày 12/11. Ủy ban bầu cử tiểu bang, không phải cơ quan lập pháp tiểu bang đã kéo dài Ngày bầu cử đến ngày 12/11”.

“Tất nhiên điều này là vi hiến và với tất cả các gian lận cử tri và thu hoạch phiếu bầu, Tổng thống Trump vẫn thắng Bắc Carolina”.

Theo số phiếu không chính thức hiện tại ở tiểu bang này, ông Trump đã nhận được 2,73 triệu phiếu bầu, so với 2,65 triệu phiếu bầu của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, Epoch Times đưa tin.

Rất ít phiếu bầu đã được kiểm ở Bắc Carolina trong những ngày gần đây. Karen Brinson Bell, giám đốc điều hành của Ủy ban Bầu cử Bắc Carolina, cho biết lý do việc kiểm phiếu kéo dài quá lâu là do việc kiểm phiếu dừng lại trước ngày họp của hội đồng quận.

“Có thể an toàn khi nói rằng các con số của Bắc Carolina sẽ không thay đổi cho đến ngày 13/11,” cô nói với các phóng viên vào tuần trước, lưu ý rằng hầu hết các cuộc họp của hội đồng quận đã được lên lịch vào ngày 12/11 hoặc ngày 13/11.

Tiểu bang cho biết, 9 trong số hơn 100 hội đồng của tiểu bang hôm thứ Sáu (6/11) đã tổ chức các cuộc họp để xem xét ít nhất 4.300 phiếu bầu bổ sung vắng mặt. Thêm 7 hội đồng đã họp vào thứ Hai để xem xét ít nhất 3.200 phiếu bầu bổ sung.

Ông Trump đã giành chiến thắng ở Bắc Carolina vào năm 2016 trước đảng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton với khoảng 173.000 phiếu bầu.

https://www.dkn.tv/the-gioi/ddhq-cap-nhat-ong-trump-da-thang-o-bac-carolina.html

Phe Cộng hòa ủng hộ ông Trump

thách thức thắng lợi của ông Biden

Tổng thống Donald Trump ngày 10/11 xúc tiến các vụ kiện kéo dài về cuộc bầu cử 2020 trong khi các nhà lập pháp và các giới chức tiểu bang thuộc đảng Cộng hòa bênh vực quyền của Tổng thống được làm như vậy.

Các nhà lập pháp Cộng hòa ở tiểu bang Pennsylvania kêu gọi thanh tra kết quả bỏ phiếu của tiểu bang hôm 7/11 vốn đưa ông Joe Biden đảng Dân chủ vượt qua mốc 270 phiếu Cử tri đoàn cần thiết để đắc cử Tổng thống.

Ông Biden, Tổng thống tân cử sẽ nhậm chức vào ngày 20/1/2021, cũng hơn ông Trump trên 4,6 triệu phiếu phổ thông, tính tới lần kiểm phiếu gần đây nhất.

Ông Trump tố cáo cuộc bầu cử có gian lận. Công tác kiểm phiếu bị trì trệ vì số phiếu qua đường bưu điện tăng mạnh do cử tri muốn tránh lây nhiễm Covid từ những đám đông.

Thẩm phán đã bác các vụ kiện của phía ông Trump tại Michigan và Georgia, và các chuyên gia cho rằng những nỗ lực pháp lý của ông Trump ít hy vọng làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử.

Lãnh tụ Khối đa số ở Thượng viện, thượng nghị sĩ Mitch McConnell, ngày 9/11, cẩn trọng hậu thuẫn ông Trump, nói rằng Tổng thống hoàn toàn có quyền “nhìn vào những cáo buộc về bất hợp lệ,” mà không nêu bằng chứng.

Bình luận của ông McConnell phản ánh ý kiến của hầu hết các thượng nghị sĩ Cộng hòa hiện nay, một phụ tá Cộng hòa ở Thượng viện nói.

Tranh chấp này khiến cho việc chuẩn bị điều hành của ông Biden bị chậm lại.

Một người do ông Trump bổ nhiệm đứng đầu văn phòng phụ trách công nhận kết quả bầu cử chưa công nhận kết quả, khiến toán chuyển tiếp của ông Biden không thể vào văn phòng chính phủ liên bang hay tiếp cận các nguồn quỹ để thuê nhân viên.

Quản trị viên Emily Murphy, do ông Trump bổ nhiệm vào năm 2017, chưa xác nhận đã có người thắng cử rõ ràng, một nữ phát ngôn viên nói. Đội ngũ của ông Biden đang cân nhắc có hành động pháp lý.

Ngày 9/11, Bộ trưởng Tư pháp William Barr yêu cầu các công tố viên liên bang “theo đuổi những cáo buộc quan trọng” về những bất hợp lệ trong việc bỏ phiếu và kiểm phiếu.

Ông đồng thời lưu ý chớ xem những cáo buộc “hảo huyền” là căn cứ để điều tra.

Bức thư của Bộ trưởng Tư pháp không cho thấy Bộ đã phát hiện những bất hợp lệ nào trong cuộc bỏ phiếu ảnh hưởng đến kế quả bầu cử.

Ông Richard Pilger, trong nhiều năm giữ chức giám đốc Nhánh Tội phạm Bầu cử tại Bộ Tư pháp , nói trong một email nội bộ rằng ông từ chức sau khi đọc thấy “chính sách mới và những hệ quả”.

Chính sách trước đây của Bộ Tư pháp, được làm ra để tránh đưa chính phủ liên bang vào chiến dịch vận động tranh cử, không khuyến khích điều tra công khai “cho đến khi nào cuộc bầu cử đã được kết thúc, kết quả được phê chuẩn, và tất cả việc kiểm phiếu lại và những tranh chấp bầu cử đã kết thúc.”

Ban tranh cử của ông Biden nói Bộ trưởng Barr đã châm ngòi cho những cáo buộc gian lận bầu cử khó tin.

“Đây là những tuyên bố mà Tổng thống và luật sư của ông đưa ra hàng ngày nhưng không thành công, giữa lúc những vụ kiện của họ bị bác bỏ từ tòa này sang tòa khác,” ông Bob Bauer, một cố vấn cao cấp của ông Biden nói.

Một nhóm 6 cựu giới chức Bộ Tư pháp thuộc cả hai đảng chỉ trích động thái của ông Barr.

“Cử tri quyết định người thắng cử, chớ không phải Tổng thống, và không phải Bộ trưởng Tư pháp,” nhóm này viết, trong đó có ông Don Ayer, một Thứ trưởng Tư pháp dưới thời cựu Tổng thống George H.W. Bush.

“Chúng tôi tuyệt đối không thấy bằng chứng nào có thể cản trở việc phê chuẩn kết quả, vốn là việc do các tiểu bang xử lý chứ không phải chính phủ liên bang.”

Đảng Cộng hòa vẫn trung thành

Dù một số ít đảng viên Cộng hòa thúc đẩy ông Trump thừa nhận thất cử, Tổng thống vẫn được sự ủng hộ của các lãnh đạo đảng có uy tín, những người chưa chúc mừng ông Biden.

Ban tranh cử của ông Trump ngày 9/11 đệ đơn kiện chặn các giới chức bầu cử Pennsylvania xác nhận chiến thắng của ông Biden tại tiểu bang chiến trường này, nơi ứng cử viên đảng Dân chủ dẫn đầu hơn 45.000 phiếu, tức gần 0,7%, với 98% số phiếu được kiểm vào sáng 10/11.

Ban tranh cử của ông Trump cáo buộc là hệ thống bỏ phiếu qua đường bưu điện tại tiểu bang này vi phạm Hiến pháp Mỹ bằng cách tạo ra “một hệ thống bỏ phiếu hai tầng bất hợp pháp”.

“Đơn kiện mới nhất của ban tranh cử cho ông Trump là một nỗ lực khác nữa phủ nhận những phiếu bầu hợp pháp,” Tổng chưởng lý Pennsylvania, Josh Shapiro, một đảng viên Dân chủ, viết trên Twitter.

Dân biểu tiểu bang Pennsylvania Dawn Keefer lãnh đạo một nhóm các nhà lập pháp tiểu bang Pennsylvania ngày 10/11 kêu gọi một cuộc điều tra lưỡng đảng có quyền ra trát đòi để xem “cuộc bầu cử được thực hiện công bằng và hợp pháp hay không.”

https://www.voatiengviet.com/a/phe-c%E1%BB%99ng-h%C3%B2a-%E1%BB%A7ng-h%E1%BB%99-%C3%B4ng-trump-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-th%E1%BA%AFng-l%E1%BB%A3i-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-biden/5656280.html

Covid-19 : Số ca nhiễm mới tăng kỷ lục tại Mỹ

Thu Hằng

Lần đầu tiên kể từ đầu mùa dịch, Hoa Kỳ ghi nhận gần 202.000 ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm lên hơn 10 triệu, theo số liệu của đại học Johns Hopkins tối 10/11/2020. 

Ngoài ra, cường quốc số 1 thế giới đã có gần 240.000 bệnh nhân tử vong vì Covid-19, tăng thêm hơn 1.500 ca trong vòng một ngày. Tình hình tại miền bắc và các bang miền trung Hoa Kỳ là nghiêm trọng hơn cả.

Theo AFP, con số kỷ lục này là do tính thêm số liệu của cuối tuần vừa qua, nhưng vẫn phản ánh xu hướng gia tăng ca nhiễm mới tại Mỹ.

Thông tin vac-xin của Pfizer và BioNTech đạt hiệu quả đến 90% khiến Mỹ và nhiều nước phương Tây kỳ vọng. Tổng thống Donald Trump luôn giảm nhẹ tầm mức nguy hiểm của Covid-19, nhưng chính quyền của ông đã ký hợp đồng trị giá 1,95 tỉ đô la với Pfizer để mua 100 triệu liều vac-xin, ưu tiên từ nay đến cuối năm cho công dân Mỹ có sức khỏe yếu.

Châu Âu vượt ngưỡng 300.000 ca tử vong 

Tương tự, các nước châu Âu vẫn phải đối mặt với đà lây lan mạnh của Covid-19. Châu lục này đã vượt ngưỡng 300.000 ca tử vong vào ngày 10/11, theo thống kê của Reuters. Chỉ trong vòng một ngày, tính đến tối 10/11, Anh có thêm hơn 500 người chết, Tây Ban Nha hơn 411, Ý có thêm 580, mức cao nhất kể từ ngày 14/04. Tình hình tại Ý dường như vượt ngoài tầm kiểm soát, vùng Lombardia (miền bắc) vẫn là khu vực bị dịch nặng nhất.

Tại Pháp, cơ quan Y Tế cho biết vẫn đang chờ mức đỉnh điểm trong những ngày tới và hôm qua đã ghi nhận thêm 472 ca tử vong trong vòng 24 giờ và 22.180 ca nhiễm mới. Đến tối 10/11, Pháp có 31.477 bệnh nhân nhập viện vì Covid-19, tăng thêm 3.168 ca. Số ca nhiễm mới có chiều hướng giảm, nhưng chưa đủ để ngăn tình trạng quá tải sắp tới ở các bệnh viện.

Bộ trưởng Nội Vụ Pháp đã yêu cầu tăng cường kiểm tra tuân thủ phong tỏa, giờ đến lúc « mỗi người dân Pháp phải ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ chặt chẽ các biện pháp phong tỏa ». Theo AFP, từ khi tái lập phong tỏa 29/10, đã có 65.000 trường hợp bị phạt tại Pháp, trong đó 1/3 giấy phạt là ở 8 tỉnh ở vùng Ile-de-France.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201111-covid-19-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BB%9Bi-t%C4%83ng-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9

Texas dẫn đầu Hoa Kỳ

với hơn 1 triệu ca nhiễm COVID-19

Texas đã thống kê trường hợp COVID-19 thứ một triệu của tiểu bang vào cuối tuần, một cột mốc quan trọng đưa Texas vượt lên trên bất kỳ tiểu bang nào tại Hoa Kỳ.

Theo phân tích của tờ Houston Chronicle, đã có 20,311 trường hợp mới được bổ sung vào cuối tuần, nâng tổng số trường hợp mới lên 1,005,629 trường hợp kể từ khi bắt đầu đại dịch.  Con số này đưa Texas trở thành tiểu bang đầu tiên vượt mốc 1 triệu người, mặc dù dân số ít dân hơn California.

Số tử vong vì Covid-19 trên khắp Texas vào cuối tuần đã tăng 176 người lên tổng số mới là 19,132 người chết vì virus. Tại thành phố Houston, số ca nhiễm tăng gần 2,500 vào cuối tuần nâng tổng số lên 232,378 ca.

Chỉ riêng tại Quận Harris, gần 2,000 trường hợp mới đã được thêm vào, nâng tổng số mới lên 167,956 ca. Số người tử vong ở  Houston đã tăng 17 người lên 3,826 người trong tổng số người chết vào cuối tuần. Có hơn 6,100 người nhập viện vì Covid-19 trên toàn tiểu bang. (BBT)

https://www.sbtn.tv/texas-dan-dau-hoa-ky-voi-hon-1-trieu-ca-nhiem-covid-19/

Thống Đốc Gavin Newsom cho biết sẽ tiếp tục

áp đặt các hạn chế COVID-19 khi số ca nhiễm

tăng trở lại trong tiểu bang

Vào trưa thứ hai (ngày 9 tháng 11), trong một cuộc họp báo, Thống đốc California Gavin Newsom cho biết ông sẽ một lần nữa áp đặt các hạn chế COVID-19 khi số ca nhiễm trong tiểu bang tăng cao. Hoa Kỳ đang chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc về số ca nhiễm COVID-19, đạt mức cao kỷ lục trong cuối tuần qua về số ca nhiễm coronavirus trong một ngày là 126,000.

Số ca nhiễm ở California hiện không đạt cao điểm, nhưng có những dấu hiệu cho thấy coronavirus đang bắt đầu lây lan nhanh hơn trong tiểu bang. 7,212 ca nhiễm mới khác đã được báo cáo trong 24 giờ qua. Tỷ lệ xét nghiệm dương tính cũng đang tăng lên, với mức trung bình trong bảy ngày là 3.7%. Dưới 4% có vẻ không phải là một con số lớn, nhưng với việc California xét nghiệm 200,000 người mỗi ngày, mỗi phần trăm cho thấy có thêm rất nhiều người đang được chẩn đoán nhiễm virus.

Do số lượng ca nhiễm tăng cao, thống đốc Newsom ám chỉ tiểu bang sẽ hạn chế các quy tắc mở cửa trở lại vào thứ ba (ngày 10 tháng 11). Cùng ngày, ông Newsom cho biết các Quận Mono, Kings, Alpine và Shasta đều là những khu vực được quan tâm đặc biệt. Có vẻ như không có bất kỳ hạn chế bổ sung nào trên toàn tiểu bang sẽ được áp dụng, nhưng thay vào đó, California đang sử dụng bản đồ mở cửa lại theo từng cấp để xác định những vị trí cần áp đặt hạn chế. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-gavin-newsom-cho-biet-se-tiep-tuc-ap-dat-cac-han-che-covid-19-khi-so-ca-nhiem-tang-tro-lai-trong-tieu-bang/

Thống Đốc Utah ban hành lệnh

đeo khẩu trang bắt buộc trên toàn tiểu bang

Tin từ Salt Lake – Hôm Chủ nhật (8/11), thống đốc tiểu bang Utah Gary Herbert đã ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc trên toàn tiểu bang. Đây là một phần của lệnh hạn chế khẩn cấp để giảm thiểu sự lây lan của COVID-19 trong tiểu bang.

Ba ngày sau khi ông Herbert tiết lộ đã gặp gỡ các viên chức y tế và cơ quan lập pháp để thảo luận về tình trạng đại dịch coronavirus, ông đã ban hành lệnh hạn chế nhằm giảm sự lây lan của COVID-19 đồng thời tăng cường xét nghiệm trước ngày lễ Tạ ơn.

Các lệnh hạn chế sẽ duy trì ít nhất cho đến hôm Thứ Hai (23/11). Đây là các luật hạn chế lớn nhất chưa từng có ở Utah trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh. Thống đốc Herbert kêu gọi sự đồng lòng và đoàn kết của người dân Utah để cùng nhau chống lại đại dịch.

Các viên chức tiểu bang cho biết theo điều luật, người dân bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Điều luật này có hiệu lực đối với tất cả các cơ sở kinh doanh, yêu cầu nhân viên phải đeo khẩu trang và dán bảng báo yêu cầu đeo khẩu trang. Bất kỳ doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị phạt.

Các hoạt động xã hội tập trung đông người như thường lệ sẽ chỉ được giới hạn trong gia đình trong thời gian điều luật có hiệu lực. Ngoài ra, tất cả các hoạt động ngoại khóa đều phải tạm dừng. Tiểu bang sẽ tiến hành xét nghiệm bắt buộc hàng tuần đối tất cả sinh viên đại học trong và ngoài khuôn viên trường học hoặc có tham gia ít nhất một lớp học trực tiếp mỗi tuần.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-utah-ban-hanh-lenh-deo-khau-trang-bat-buoc-tren-toan-tieu-bang-2/

Mỹ kêu gọi cuộc điều tra quốc tế ‘minh bạch’

về nguồn gốc COVID

Mỹ, vốn cáo buộc Trung Quốc che giấu quy mô bùng phát COVID, hôm 10/11 kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế do WHO lãnh đạo về nguồn gốc của đại dịch một cách “minh bạch và toàn diện”, chỉ trích những điều khoản hiện hành.

Chính quyền ông Trump cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới “quá chú trọng đến Trung Quốc” và là bù nhìn của nước này, điều mà Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phủ nhận.

Ông Tedros ngày 10/11 tiết lộ thành phần của toán điều tra và phát biểu trước cuộc họp bộ trưởng thường niên của WHO rằng: “Những người này là những cá nhân rất được tôn trọng trong lãnh vực của họ.”

Thành viên của nhóm bao gồm các chuyên gia từ Nga, Úc, Sudan, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Nhật, Việt Nam, Anh và Mỹ, ông nói.

Người ta tin rằng virus corona chủng mới phát xuất từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm ngoái, có thể là từ loài dơi tại một chợ động vật sống.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đang nghiên cứu nguồn gốc virus và làm cách nào virus có thể từ động vật lây sang người. Toán quốc tế do WHO lãnh đạo được thành lập vào tháng 9 năm nay để đưa ra kế hoạch nghiên cứu lâu dài xây dựng trên những phát hiện của Trung Quốc, theo những điều khoản tham khảo được công bố.

Ông Garrett Grigsby, thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, nói tại cuộc họp của WHO rằng các nước thành viên được thông báo về những điều khoản này chỉ cách đây ít ngày.

Các điều khoản “không được thương thuyết một cách minh bạch với tất cả thành viên WHO” và “bản thân cuộc điều tra dường như không nhất quán” với sự uỷ nhiệm, ông nói nhưng không cho biết thêm chi tiết.

“Hiểu nguồn gốc của COVID-19 qua cuộc điều tra minh bạch và toàn diện là những điều cần phải làm để đáp ứng với sự uỷ nhiệm,” ông Grigsby nói.

Anh kêu gọi ưu tiên cuộc điều tra, nói thêm: “Chúng tôi hy vọng cuộc điều tra và kết quả căn cứ vào khoa học vững chắc.”

Ông Sun Yang thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, không đề cập đến cuộc điều tra trong bài diễn văn ngày 10/11 nhưng nói rằng Trung Quốc ủng hộ “vai trò lãnh đạo tiếp tục của WHO.”

Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, phát biểu nhân danh Liên hiệp Châu Âu ngày 9/11, kêu gọi “minh bạch và hợp tác đầy đủ” trong tất cả các giai đoạn của cuộc điều tra.

Cuối tháng 10, chuyên gia khẩn cấp hàng đầu của WHO, ông Mike Ryan, nói toán do WHO lãnh đạo và đối tác Trung Quốc đã có cuộc họp trực tuyến đầu tiên liên hệ đến cuộc điều tra chung và sẽ điều động đến thực địa đúng lúc.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 4 loan báo tạm ngưng tài trợ WHO, khiến nhiều nhà lãnh đạo thế giới lên án. Liên hiệp quốc hồi tháng 7 cho biết đã nhận thông báo chính thức về quyết định của Mỹ rút khỏi WHO vào tháng 7 sang năm.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-cu%E1%BB%99c-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF-minh-b%E1%BA%A1ch-v%E1%BB%81-ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-covid-/5656298.html

Covid-19 : Từ vac-xin đến tiêm chủng,

 thách thức lớn cho khâu hậu cần

Anh Vũ

Thông báo vac-xin phòng Covid-19 của hãng dược Mỹ Pfizer và BioNTech của Đức có công hiệu 90% là một tin vui lớn giữa lúc cả thế giới đang chìm trong đại dịch. Nhưng từ nay đến khi liều thuốc hy vọng này được chính thức đưa vào tiêm chủng đại trà cho mọi người vẫn còn cả một tiến trình dài, với nhiều thách thức lớn.

Một trong những vấn đề lớn đặt ra cho vac-xin của Pfizer và BioNTech sẽ là về hậu cần. Toàn bộ dây chuyền từ cất giữ, vận tải cần phải được trang bị sao cho vac-xin luôn được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ đông lạnh như trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó là thách thức quan trọng làm sao để sản phẩm có thể được vận chuyển nhanh chóng tới khắp thế giới.

Nếu như thế giới đã quen với nhiều chiến dịch tiêm chủng đại trà phòng chống các loại bệnh như lao, sởi hay cúm, thì với các loại vac-xin ngừa Covid, đặc biệt là của Pfizer và BioNTech sắp được phổ biến, việc triển khai tiêm chủng sẽ diễn ra hoàn toàn khác bởi vac-xin phải được bảo quản ở nhiệt độ -70°C  và nhu cầu được tiêm chủng là trên phạm vi rộng lớn và khẩn cấp chưa từng có.

Lấy thí dụ như Hoa Kỳ, có thể sẽ là nước đầu tiên tiến hành chiến dịch tiêm chủng vac xin Pfizer, việc phân phối và chủng 600 triệu liều vac xin ngừa Covid-19 trong vài tháng  quả là một bài toán không hề đơn giản.

Các phương án hậu cần đã được tính đến

Ngay từ giờ các hãng dược đang bào chế vac-xin cũng như các chuyên gia y tế hay vận tải đã phải nghĩ tới các phương án hậu cần cho chiến dịch tiêm chủng rộng rãi một khi vac-xin được đưa vào sử dụng.

Tại Mỹ, sản phẩm của Pfizer sẽ đi ra từ nhà máy đóng gói cuối cùng đặt tại Kalamzoo, bang Michigan (Hãng còn một nhà máy khác đặt tại Puur, Bỉ). Pfizer cho AFP biết về phương án vận chuyển vac-xin đã được chuẩn bị :  Hãng đã thiết kế một loại hộp đặc biệt có kích thước 40x40x56 cm, bên trong có chứa nước đá khô làm lạnh. Mỗi hộp chứa được 4875 liều thuốc chủng. Mỗi ngày sẽ có 6 xe tải đi ra từ nhà máy để chuyển hàng cho các hãng chuyển phát nhanh bằng đường hàng không ( Fedex, UPS, DHL…), để bảo đảm hàng được giao trong vòng 2 ngày ở Hoa Kỳ và 3 ngày đến các nước khác trên thế giới. Sẽ có 20 chuyến bay vận tải mỗi ngày để chuyển các liều vac-xin tương lai đến khắp thế giới.

Hãng Fedex cho biết thêm đã được cơ quan hàng không dân dụng cấp phép cho vận chuyển nước đá khô khối lượng lớn trên các máy bay Boeing 767 và 777 của hãng. Lý do phải xin phép là vì nước đá khô làm từ các-bon đông cứng, quá trình rã đông có thể gây nguy hiểm cho tổ lái.

Đến nơi nhận cuối cùng, mỗi hộp vac-xin nói trên sẽ chỉ được mở hai lần mỗi ngày. Theo Julie Swan, chuyên gia thuộc đại học NC State, Mỹ, các loại vac-xin này phù hợp với các trung tâm tiêm chủng lớn, hơn là cho các phòng mạch tư hay nhà thuốc.

Dự kiến, giai đoạn đầu, người Mỹ có thể phải đến các bệnh viện hoặc đến các bãi đỗ xe lớn đển tiêm chủng, giống như họ đang làm với các xét nghiệm Covid.

Một chi tiết quan trọng : Các liều vac xin có thể giữ được 2 tuần trong các hộp đông lạnh. Như vậy các bệnh viện có thể không cần đến các tủ đông đặc biệt, tránh phải mua các loại tủ đông cực lạnh, tốn kém.

Còn một loại vac-xin thứ 2 đang được hãng dược Mỹ Moderna bào chế, đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối.

Ưu thế của loại vac-xin này là có thể bảo quản ở nhiệt độ -20°C, như vậy các tủ đông bình thường hiện nay có thể đáp ứng được và việc phân phối cũng trở nên đơn giản hơn. Vac-xin có thể được giao cho các bệnh viện, nhà thuốc, bác sĩ tư hay các trường đại học, công ty … quản lý triển khai tiêm chủng.

Các nước nghèo xếp sau

Pfizer dự trù sản xuất 50 triệu liều thuốc chủng ngừa Covid-19 trong năm nay và 1,3 tỷ trong năm 2021. Các đơn đặt hàng của nhiều nước đã có : từ 20 đến 30 triệu liều dành cho Hoa Kỳ trước khi hết tháng 12, 200 triệu triệu cho Liên Hiệp Châu Âu, 120 triệu liều cho Nhật Bản, 30 triệu cho Anh và 20 triệu cho Canada.

Trong cuộc chạy đua vac-xin hiện còn có các hãng Moderna, AstraZeneca, Johnson & Johnson, Sanofi và nhiều tập đoàn dược phẩm khác cũng hy vọng sớm cho ra đời sản phẩm của mình. Khi đó sẽ lại nảy sinh vấn đề là quy mô vận tải vac-xin toàn cầu sẽ rất lớn.

Tập đoàn vận tải DHL ước tính trong hai năm cần có 15 nghìn chuyến bay và 15 triệu kiện hàng đông lạnh được chuyển đi khắp thế giới

Theo ông Prashant Yadav, chuyên gia hậu cần vân chuyển y tế thuộc Trung tâm vì Phát triển Toàn cầu ( Center for Global Development), các nước nghèo sẽ không hy vọng có được những lô hàng vac-xin đông lạnh đầu tiên. Những nước này khó có thể trang bị được những kho cất giữ số lượng lớn vac-xin trong các thùng đông lạnh trong một thời gian giới hạn. Trong khi đó các tủ đông ở – 80 độ có giá thánh đắt gấp 5 lần tủ đông bình thường và phải đặt sản xuất.

Đến lúc này vac-xin phòng Covid-19 vẫn là sản phẩm trong tương lai, nhưng từ nhiều tháng qua, nhiều nước đã chuẩn bị phương tiện cất giữ, các hãng công nghiệp đã bắt đầu cho triển khai sản xuất các tủ đông đặc biệt.

Nhà vận chuyển hàng UPS đang cho xây dựng hai kho chứa tại Louisville, bang Kentucky và ở Hà Lan, gần các sân bay, có sức chứa mỗi kho 600 tủ đông, tức 48 nghìn lọ vacxin, trước khi được phân phối.

Trên thực tế, các nước trên thế giới vẫn trông chờ vào nhiều ứng viên vac-xin đang cạnh tranh. Hiện tại một số loại vac-xin đang được nghiên cứu bào chế như của tập đoàn AstraZeneca, Moderna hay Sanofi, đang chiếm ưu thế, bởi sản phẩm của họ có thể được bảo quản theo cách truyền thống và như vậy sẽ dễ dàng đưa vào sử dụng hơn.

(Theo AFP)

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201111-covid-19-t%E1%BB%AB-vac-xin-%C4%91%E1%BA%BFn-ti%C3%AAm-ch%E1%BB%A7ng-th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-l%E1%BB%9Bn-cho-kh%C3%A2u-h%E1%BA%ADu-c%E1%BA%A7n

Tổng thống Trump kiện toàn

các vị trí trọng yếu tại Lầu Năm Góc

Lục Du

Một ngày sau khi ông Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, một số quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc cũng đã từ chức và được thay thế bằng những người trung thành với tổng thống đương nhiệm, theo ABC News.

“Hôm nay, Thứ trưởng phụ trách về Chính sách, Tiến sĩ James Anderson, Thứ trưởng phụ trách Tình báo và An ninh, ông Joseph Kernan, và Tham mưu trưởng Bộ Quốc phòng, Jen Stewart đã đệ đơn từ chức”, một tuyên bố của Lầu Năm Góc đưa ra vào chiều Thứ Ba (10/11) cho biết.

“Tiến sĩ Anderson đã nộp đơn từ chức cho Tổng thống vào sáng nay, [và] nghỉ việc từ hôm nay”, tuyên bố cho hay. Vị trí này đã được chuyển sang cho ông Anthony Tata.

Tuyên bố cho biết thêm rằng ông Kernan đã đệ đơn từ chức hôm thứ Ba, và ông sẽ được kế nhiệm bởi Ezra Cohen-Watnick, trợ lý hiện tại của Bộ trưởng Quốc phòng về hoạt động đặc biệt và xung đột cường độ thấp.

Người thay thế ông Stewart là ông Kash Patel, người từng là quan chức hàng đầu tại Hội đồng An ninh Quốc gia.

Một cựu quan chức đương nhiệm và một cựu quan chức nghỉ hưu của Lầu Năm Góc nói với ABC News rằng Anderson, Kernan và Stewart đã được yêu cầu từ chức. Các quan chức thay thế họ đều là những người trung thành với Trump.

Vào sáng thứ Ba, ông Christopher Miller, người mới được Tổng thống Trump bổ nhiệm làm quyền Bộ trưởng Quốc phòng, đã tổ chức một cuộc họp video với Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, các chỉ huy chiến đấu hàng đầu của Lầu Năm Góc để vạch ra kế hoạch hoạt động cho 71 ngày tới.

Chuyên gia tư vấn của ABC News và từng là Phó trợ lý Bộ trưởng quốc phòng về vấn đề Trung Đông, ông Mulroy, mô tả ông Miller là “một chuyên gia giỏi, thông minh, có năng lực và [có tinh thần] hoàn toàn cống hiến cho quốc gia”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-kien-toan-cac-vi-tri-trong-yeu-tai-lau-nam-goc.html

Đảng Cộng hòa bất ngờ

thắng ghế thứ 9 Hạ viện từ đảng Dân chủ

Hương Thảo

Giám đốc truyền thông của tổ chức Chiến thắng cho Phụ nữ, bà Olivia Perez-Cubas nói rằng ‘không phải ngẫu nhiên’ khi mà nhiều phụ nữ đảng Cộng hòa hơn bao giờ hết sẽ giành được các ghế tại Nghị viện vào năm tới, theo Fox News.

Đảng Cộng hòa đã giành được ghế thứ chín tại Hạ viện hôm thứ Ba từ tay Đảng Dân chủ sau khi Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Harley Rouda, bang California, nhượng bộ trước ứng viên đảng Cộng hòa Michelle Steel trong một cuộc đua cạnh tranh gay gắt để đại diện cho Quận 48 của bang.

Bà Steel sinh ra ở Hàn Quốc trước khi nhập cư sang Mỹ, đã tuyên bố chiến thắng vào thứ Ba.

“Chiến thắng này giành được một cách khó khăn và gian khổ, và tôi không thể không biết ơn khi nhận được sự ủng hộ của các bạn cũng như không thể vinh dự hơn khi được phục vụ cộng đồng của chúng ta tại Nghị viện”, bà nói trong một tweet. “Bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu vào công việc”.

Bà Steel đặt mục tiêu giảm thuế, cải thiện nỗ lực chống dịch Covid-19 ở tiểu bang, đảm bảo an toàn biên giới đất nước và giúp người Mỹ tiếp cận tốt hơn với dịch vụ chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, trong số các mục tiêu khác được liệt kê trên trang web của bà.

Bà Steel phục vụ trong Ủy ban Bình đẳng của Tiểu bang California và hiện là chủ tịch Hội đồng Giám sát Quận Cam, nơi bà đã giúp trả lại hơn 400 triệu đô la cho những người đóng thuế ở California, theo trang web của bà.

“Tại Nghị viện, tôi sẽ đấu tranh để giảm thuế và cho phép người Mỹ giữ nhiều hơn những đồng tiền khó kiếm được của họ, đặc biệt là trong những thời điểm bấp bênh này”, trang web của bà nói.

“Tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến để làm chậm sự lây lan của COVID-19, bảo vệ người dân Quận Cam và tăng cường nguồn lực cho bệnh viện. Tôi cũng sẽ làm việc để sửa chữa hệ thống chăm sóc sức khỏe đã bị hư hỏng của chúng ta để trang trải cho những người bệnh, giảm giá thuốc theo toa và đảm bảo người Mỹ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, với giá cả phải chăng”.

Đảng Cộng hòa hiện nắm giữ 201 ghế Hạ viện, trong khi đảng Dân chủ hiện nắm giữ 215 ghế.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dang-cong-hoa-bat-ngo-thang-ghe-thu-9-ha-vien-tu-dang-dan-chu.html

Thượng nghị sĩ Hawley đệ trình

dự luật ngăn chặn vấn nạn ‘bỏ phiếu hộ’

Tâm Thanh

Trước những cáo buộc quy mô lớn về các hành vi gian lận xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tuần trước, hôm thứ Ba (10/11), Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley đã đưa ra đề xuất cải cách bầu cử tại Thượng viện nhằm duy trì tính chân thực của cuộc bầu cử.

Theo bài viết trên trang The Epoch Times, đề xuất được Thượng nghị sĩ Josh Hawley đưa ra nhằm mục đích cải thiện quyền lợi của các phe bầu cử trong việc giám sát quá trình kiểm phiếu, đồng thời yêu cầu không được dừng việc kiểm phiếu giữa chừng khi các lá phiếu chưa được kiểm đếm xong. Đề án này cũng nhằm ngăn chặn phát sinh tình huống thu thập phiếu bầu quy mô lớn của các bên thứ ba (ballot harvesting – gặt hái phiếu).

Ballot Harvesting là chính sách nhằm khuyến khích người dân tham gia bầu cử tối đa, nếu một cử tri vì lý do nào đó không đi bỏ phiếu ngày bầu cử được, có thể gửi phiếu bầu qua bưu điện, hay đưa phiếu bầu của mình cho một thân nhân trong gia đình, có giấy phép đi bỏ phiếu dùm. Tuy nhiên chính sách này tiềm ẩn nhiều rủi ro gian lận bầu cử.

Lấy ví dụ, Đảng Dân chủ tại California từng khai thác thể thức này, tung cả ngàn tình nguyện viên đi lại từng nhà có tuyển lựa trước, lựa những người có nhiều triển vọng bầu cho đảng Dân chủ. Họ sẽ thuyết phục những người không đi bầu (người già, khuyết tật hoặc không quan tâm đến chính trị), chịu điền và ký vào phiếu bầu, rồi họ mang những lá phiếu đó đến phòng đầu phiếu. Vấn đề là rất khó để đảm bảo các ‘tình nguyện viên” này đi thu thập phiếu bầu tận nhà như thế nào: dụ dỗ, tuyên truyền sai sự thật, hay hối lộ mua phiếu vài chục đô, thậm chí hăm dọa, hay gây áp lực cho cử tri.

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 lẽ ra đã sớm kết thúc vào tuần trước (ngày 3/11). Tuy nhiên, theo tin tức từ các tiểu bang như: Arizona, Alaska, North Carolina và Georgia, công việc kiểm phiếu ở những nơi đó đến nay vẫn chưa hoàn tất. Tại các tiểu bang này xuất hiện ​​một số lượng lớn lá phiếu bầu gửi qua đường bưu điện và các lá phiếu vắng mặt do lo ngại tình hình dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Khi đưa ra đề xuất này, Thượng nghị sĩ Hawley nói: “Kết quả bầu cử hỗn loạn và gây tranh cãi xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử tuần trước là không thể chấp nhận được đối với chúng ta, nghị viện phải hành động vì điều đó. Việc phá hủy hệ thống tổng tuyển cử năm 2020 cho thấy rõ ràng rằng, để bảo vệ tính chân thực của cuộc bầu cử, các thủ tục bầu cử của chúng ta phải được cải cách một cách nghiêm túc”.

“Người dân Mỹ xứng đáng có được cuộc bầu cử minh bạch. Điều này có nghĩa là: chúng ta cần phải ngăn chặn các bên thứ ba thu thập phiếu bầu, cấp cho người giám sát quyền thực hiện tốt vai trò của mình để đảm bảo rằng tất cả các phiếu bầu được gửi hợp pháp đều được kiểm đếm”.

Đề xuất này cũng yêu cầu kiểm tra hệ thống bỏ phiếu của Hoa Kỳ và báo cáo về tình hình chuẩn bị của các tiểu bang cho cuộc bầu cử sắp tới. Đây là tất cả các quy định được điều chỉnh lại từ luật hiện hành của tiểu bang Florida.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, một lượng lớn hành vi gian lận đã xảy ra ở các tiểu bang do đảng Dân chủ kiểm soát. Ví dụ như ở Michigan và Wisconsin vào sáng sớm ngày 4/11, bất ngờ xuất hiện một lượng lớn phiếu bầu không rõ lai lịch bầu cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. Trong số những lá phiếu được gửi qua đường bưu điện ở các tiểu bang này, còn có lượng lớn lá phiếu được gửi bởi “những người đã khuất”.

Hiện chiến dịch Trump đã kiện các tiểu bang như: Michigan, Pennsylvania, Wisconsin, Arizona ra tòa vì hành vi gian lận bầu cử, đồng thời yêu cầu kiểm đếm lại các lá phiếu bầu hợp pháp ở những tiểu bang này.

Hôm qua (10/11), đảng Cộng hòa đã tổ chức một cuộc họp báo và tuyên bố rằng, có 2.800 vụ vi phạm trong cuộc bầu cử năm 2020 này.

Tối ngày 9/11, chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, Lindsey Graham, đã nêu một ví dụ rằng, mặc dù tiểu bang Pennsylvania không cho phép các bên thứ ba thu thập phiếu bầu, nhưng trong tổng tuyển cử lần này, hơn 25.000 cụ già ở các viện dưỡng lão khác nhau đã đăng ký nhận các lá phiếu qua thư vào cùng một thời điểm. Xác suất để 25.000 người có cùng độ tuổi, ở các địa điểm khác nhau cùng yêu cầu một loại phiếu bầu là bao nhiêu? Ông nhận định chắc chắn có ai đó không có mục đích tốt trong những trại dưỡng lão này.

Ông Graham nói rằng, ủy ban Tư pháp Thượng viện đang điều tra vấn đề này. “Lượng lớn người Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tổng thống Trump và toàn bộ nước Mỹ đang thách đấu kết quả của cuộc bầu cử năm nay, chúng tôi cần phải thực hiện cuộc điều tra vì họ. Nếu chúng tôi không xử lý các hiện tượng

gian lận của các lá phiếu được gửi qua hòm thư năm 2020 này, chúng tôi (đảng Cộng hòa) sẽ không thể giành được Tòa Bạch Ốc thêm một lần nào nữa”, ông Graham cho biết.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố đã thắng trong cuộc bầu cử hôm 7/11, tuy nhiên, Tổng thống Trump nói rằng, cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc và chiến dịch của ông đang thực hiện các thủ tục pháp lý khởi kiện hành vi gian lận nhằm đánh cắp bầu cử năm nay.

Hiện tại, việc kiểm phiếu tại nhiều tiểu bang ở Hoa Kỳ chưa kết thúc và việc Tổng thống Trump đệ đơn kiện các hành vi gian lận trong cuộc bầu cử vẫn chưa nhận được phán quyết của tòa án. Hơn nữa, các tiểu bang của Hoa Kỳ cũng chưa chứng nhận kết quả tổng tuyển cử ở tiểu bang của mình.

Kết quả tổng tuyển cử Hoa Kỳ phải được các cử tri đoàn của Hoa Kỳ bỏ phiếu biểu quyết sau khi mỗi tiểu bang đã chứng nhận người chiến thắng ở bang đó.

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-hoa-ky-he-thong-tuyen-cu-2020-da-bi-pha-huy.html

Đảng Cộng Hòa giành lại

ghế Hạ Viện Hoa Kỳ ở Nam California

Giám sát viên quận Cam thuộc đảng Cộng Hòa Michelle Steel đã đánh bại dân biểu nhiệm kỳ đầu tiên Harley Rouda vào thứ Ba tại Nam California, đây chỉ là lần thứ hai trong hơn hai thập niên mà một ứng cử viên đảng cộng hòa ở tiểu bang này đánh bại một đảng viên Dân chủ đương nhiệm.

Cách đây 2 năm, ông Rouda đã đánh bại dân biểu Đảng Cộng hòa lâu năm Dana Rohrabacher tại  hạt 48 của Quận Cam vào năm 2018.

Bà Michelle Steel sẽ cùng bà Marilyn Strickland của tiểu bang Washington với tư cách là những phụ nữ Mỹ gốc Nam Hàn đầu tiên được bầu vào Quốc hội.

Bà Strickland, một đảng viên Dân chủ, tuần trước đã giành thắng cử tại hạt thứ 10 ở phía tây nam Seattle. Giám sát viên Michelle Steel đã giành được khoảng 51% số phiếu trong cuộc tranh cử. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dang-cong-hoa-gianh-lai-ghe-ha-vien-hoa-ky-o-nam-california/

Nhân sĩ nhắc nhở truyền thông Hoa Kỳ

đừng như ban tuyên giáo Trung Quốc

Tâm Thanh

Không những tiêu chuẩn kép, họ còn đang bóp méo sự thật, tùy ý chặn đứng các ý kiến trái với nhận thức của họ.

Trần Quang Thành, một nhà hoạt động nhân quyền khiếm thị nổi tiếng sống lưu vong ở Hoa Kỳ cho biết trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên của đài Sound of Hope hôm 10/11: “Ván cờ giữa thiện và ác trong cuộc tổng tuyển cử ở Hoa Kỳ đang rơi vào bế tắc. Trước khi cơn bão lắng xuống, các báo cáo một chiều của cái gọi là phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ về các vấn đề lưỡng đảng đạt tới trình độ không cần che giấu”.

Trần Quang Thành cho rằng, đưa sự thật là trách nhiệm của giới truyền thông và giới truyền thông không thể đánh mất nguyên tắc đưa tin khách quan, công bằng, trung thực và kịp thời. Thật đáng tiếc khi nhiều phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ kể từ đầu cuộc bầu cử tổng thống đến nay đã đứng về cùng cánh với tà ác đối với các vấn đề lưỡng đảng ở Hoa Kỳ. Ông Trần đã bày tỏ kinh nghiệm cá nhân của mình để nói rõ sự thật này.

 [Ghi âm]: “Mọi người đều biết rằng, hai tháng trước, tôi đã có một bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa (RNC), chương trình đã được CNN, MSN, NBC truyền hình trực tiếp.

Tuy nhiên, khi tôi đang phát biểu thì họ đã tắt camera, bạn nói xem, là một phương tiện truyền thông, chẳng phải các bạn cần phải truyền tải sự thật đến cho mọi người hay sao? Tại sao lại tùy tiện chặn lại những gì tôi muốn nói? Khi nào thì bật camera, khi nào thì tắt camera, điều này thật khó tin đúng không? Nếu bạn chọn làm điều này, tôi thấy rằng ít nhất là bạn đang vi phạm nguyên tắc báo cáo khách quan và nguyên tắc cung cấp thông tin trung thực cho người dân.

Về phương diện này, các bạn nói xem, xét về mức độ, chẳng phải rất giống với Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay sao? Những gì có thể báo cáo và không được báo cáo là do họ quyết định. Nếu như những người dân bình thường không có các kênh thông tin khác hoặc chỉ quen xem phương tiện truyền thông của bạn, thì chẳng phải bạn đang lừa dối những người dân này sao? Bạn chẳng phải đang đùa giỡn với sự tin tưởng của họ đặt vào bạn hay sao?”

Trần Quang Thành nói rằng, địa vị của các phương tiện truyền thông là rất quan trọng, các chính trị gia trong quá khứ không dám thờ ơ với các phương tiện truyền thông chính thống ngày xưa.

Mặc dù với sự phát triển của các nền tảng xã hội trực tuyến, sức ảnh hưởng của họ không bằng những kênh truyền thông trước kia, nhưng họ vẫn chiếm ưu thế. Tổng thống Trump đã thường xuyên phát ngôn thông qua mạng xã hội theo phong cách maverick (không tuân theo chuẩn mực nào cả), điều này khiến các phương tiện truyền thông chính thống trước đây mất đi vị thế độc quyền tuyệt đối ban đầu trong việc truyền tải tin tức cho công chúng. Trên thực tế, những công kích cá nhân của họ nhằm vào Tổng thống Trump, phỉ báng và vu khống, khó có thể biện minh cho việc họ đã mất quyền lực vì cách ông Trump thông tin.

 [Ghi âm]: “Mặc dù tại thời điểm khi nói về hệ thống dân chủ Mỹ, họ đã nói rằng, Tổng thống Trump đang ‘phá hoại hệ thống dân chủ Mỹ’ trong hơn ba năm cầm quyền, khiến cho mọi người có cảm giác như hệ thống dân chủ của Mỹ dễ bị tổn thương và đã hoặc đang bị Trump phá hủy. Họ nói rằng, Tổng thống Trump là một ‘kẻ phân biệt chủng tộc’, một ‘kẻ cuồng chính trị’, hay một ‘kẻ kích động thù hận’… những cái mũ này đều được chụp lên ông ấy.

Tuy nhiên, khi cuộc bầu cử trở nên bế tắc, họ lại quay ra nói lại rằng, bạn phải tin vào hệ thống bầu cử ‘dân chủ’ của Hoa Kỳ! Đã hơn 200 năm, không thể xảy ra tình huống có nhiều gian lận như vậy, không thể làm giả, không thể như vậy… Chính là loại cảm giác này, các phương tiện truyền thông cho người ta cảm giác hệ thống dân chủ là vững như bàn thạch, không thể nào xảy ra vấn đề gì.

Hệ thống dân chủ ở Hoa Kỳ cũng giống như vậy, khi họ muốn nói nó không thể phá hủy được thì nó trở nên không thể phá hủy, nếu họ muốn nói nó mong manh như thủy tinh, thì nó cũng dễ vỡ như thủy tinh. Vậy thì, chúng tôi muốn hỏi, đó rốt cuộc là gì? Nếu thứ này là không thể phá hủy, thì khi họ nói rằng, Tổng thống Trump đang phá hủy hệ thống dân chủ của Mỹ, thì chính là đang nói điều giật gân”.

Ông Trần Quang Thành đã nhắc nhở các phương tiện truyền thông chính thống ở Hoa Kỳ rằng, một số thông tin không được chuyển tải, hoặc không được cung cấp đến những người dân bình thường một cách khách quan khiến cho người dân không biết tình hình thực sự, không biết được sự việc đã diễn ra như thế nào. Điều này sẽ đặt ra rào cản cho sự phát triển trong tương lai. Hiện tại, giới truyền thông phải xem xét làm thế nào đảo ngược định hướng giá trị đã đi chệch hướng. Nếu không, các vị sẽ phải đối mặt với những rắc rối lớn hơn trong tương lai.

[Ghi âm]: “Vì vậy, từ góc độ này, tôi nghĩ rằng, cho dù là phương tiện truyền thông hay trên các phương diện cá nhân, chúng ta nhất định phải nghĩ rằng, tất cả những gì chúng ta làm hôm nay là nguyên nhân của ngày mai. Kết quả mà chúng ta phải đối mặt ngày nay, bao gồm cả sự sụp đổ của nhân loại, cũng là kết quả của những gì chúng ta đã làm. Khi tự mình đưa ra quyết định, chúng ta phải cân nhắc, chúng ta có nói trên lập trường công bằng và chính trực hay không? Có phải khi đối mặt với cái ác, chúng ta đã thực sự lãnh đạm hay không? Khi đối mặt với công lý, chúng ta có thực sự dám đứng lên hay không? Vì vậy, trong trường hợp này, nói một cách đơn giản nhất, tức là khi đối mặt với kẻ hành hung và làm điều ác, chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn nạn nhân, càng không thể làm ngơ khi nạn nhân đang chảy máu và than khóc. Đây là loại đạo đức cơ bản nhất trong cuộc sống.

Tất nhiên, mỗi người có mức độ hiểu biết khác nhau về các quy luật của vũ trụ và có thể đưa ra nhiều lựa chọn, cũng như quyết định lâu dài hơn dựa trên sự hiểu biết của mình. Chúng ta phải tin chắc rằng, quy luật của vũ trụ là bạn phải phù hợp với Đạo của Trời, nếu không bạn sẽ phải chịu hậu quả nghiêm trọng”.

Trần Quang Thành nói rằng, đừng đợi đến khi thảm họa thực sự ập đến mới biết rằng, những việc mình đã làm trước đây là có vấn đề. Mọi người phải đứng lên và hành động để tiếp thêm sức mạnh cho công lý và chống lại sự kiêu ngạo của cái ác. Chế độ độc tài luôn thay đổi, dân chủ tự do cũng vậy, nếu bị lợi ích mê hoặc thì sẽ gặp vô vàn rắc rối.

[Ghi âm]: “Bằng cách này, chúng ta không chỉ có thể duy trì không gian tự do trong cuộc sống của mình và giữ nó trong tương lai, mà còn có thể đưa chế độ độc tài này đến nơi mà nó nên đến. Chỉ sau khi đạt được bước này, chúng ta mới có thể có được hòa bình và ổn định lâu dài.

Đừng nghĩ rằng, nếu bạn đánh bật được nanh vuốt của chế độ ĐCSTQ khỏi Hoa Kỳ, hoặc thậm chí khỏi toàn bộ đất nước dân chủ, bạn sẽ được an toàn. Nó hoàn toàn không phải như vậy. Nó có thể chuyển sang dạng khác, khoác lên một bộ quần áo mới và tiếp tục phá vỡ các quy tắc tự do của bạn. Bởi vì chuyên chế và dân chủ là không tương thích với nhau, điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Bạn nói thế nào về bản chất tà ác của ĐCSTQ? mong rằng mọi người đừng vì lợi ích trước mắt mà bị lừa dối nữa, nếu không có tầm nhìn xa thì chuyện buồn sẽ ở ngay trước mắt!”

https://www.dkn.tv/the-gioi/nhan-si-nhac-nho-truyen-thong-hoa-ky-dung-nhu-ban-tuyen-giao-trung-quoc.html

FAA đang trong giai đoạn xem xét cuối cùng

cho máy bay Boeing 737 MAX

Tin từ Washington, D.C./Seattle – Vào thứ hai (ngày 9 tháng 11), Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) cho biết họ đang trong giai đoạn xem xét cuối cùng những thay đổi mà công ty Boeing đề ra cho máy bay 737 MAX của họ và dự kiến sẽ hoàn tất quá trình này “sớm.”

Reuters dẫn lời ba nguồn thạo tin cho biết FAA sẽ dỡ bỏ lệnh cấm bay sớm nhất là vào ngày 18 tháng 11. Quản trị viên FAA Steve Dickson cho biết ông hy vọng rằng “quá trình này sẽ hoàn tất trong những ngày tới, ngay khi cơ quan bảo đẳm rằng Boeing đã giải quyết” các vấn đề an toàn liên quan đến hai tai nạn rơi máy bay khiến 346 người thiệt mạng.

Quyết định của FAA được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan quản trị ngoại quốc cũng đang tiến gần hơn đến quyết định cho phép 737 MAX tiếp tục các chuyến bay và có thể phê duyệt máy bay này cùng lúc với các cơ quan của Hoa Kỳ.

Việc cho phép 737 MAX bay trở lại sẽ là một bước quan trọng trong con đường phục hồi còn nhiều gian nan của Boeing. Công ty này đã rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ trước đến nay bởi các vụ rơi máy bay và việc 737 MAX bị cấm bay vào tháng 3 năm 2019. Sau khi FAA bật đèn xanh, các hãng hàng không phải hoàn thành cập nhật phần mềm và đào tạo phi công trở lại, một quá trình sẽ mất ít nhất 30 ngày, trước khi máy bay có thể quay trở lại bầu trời.

Southwest Airlines, hãng hàng không mua nhiều 737 MAX nhất trên thế giới, cho biết họ sẽ mất vài tháng để tuân thủ các yêu cầu của FAA và hãng không có kế hoạch lên lịch các chuyến bay cho đến tam cá nguyệt thứ 2 năm 2021.

Việc cấm bay đã khiến Boeing tiêu tốn hàng tỷ mỹ kim, gây khó khăn cho chuỗi cung ứng và gây ra các cuộc điều tra quy trách nhiệm cho Boeing và FAA về sự thiếu minh bạch và giám sát yếu kém trong quá trình phát triển máy bay cùng một số vấn đề khác. (BBT)

Thủ tướng Canada muốn làm việc

với ông Biden về biến đổi khí hậu

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 11/11 nói rằng ông kỳ vọng sẽ làm việc với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về biến đổi khí hậu và các vấn đề kinh tế cùng quan tâm khác, theo Reuters.
Hãng tin Anh dẫn lời ông Trudeau nói thêm rằng trọng tâm tức thời của họ sẽ là đối phó với đại dịch COVID-19.
Nói tại một cuộc hội thảo do tờ Financial Times tổ chức, ông Trudeau cho biết rằng trong vòng bốn năm qua, Canada đã có thể gia hạn hiệp định thương mại tự do với Hoa Kỳ “kể cả với một tổng thống Mỹ có đôi chút khó đoán định và theo chủ nghĩa bảo hộ”.

Reuters dẫn lời ông Trudeau nói thêm rằng ông “kỳ vọng sẽ có thể thảo luận với tân tổng thống về vấn đề biến đổi khí hậu, về một trong số các ưu tiên của chúng tôi, nhưng nhiệm vụ của tôi là làm việc với bất kỳ người nào mà nhân dân Mỹ bầu lên”.

Thủ tướng Canada được trích lời nói tiếp rằng “chúng tôi đã có thể làm điều đó trong vòng bốn năm qua” và “chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó trong những năm tới”.

Theo Reuters, ông Trudeau cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tiến trình bầu cử ở Mỹ.

Viết trên Twitter hôm 9/11, ông Trudeau cho biết đã “trao đổi với ông Joe Biden” và “chúc mừng ông lần nữa vì đã thắng cử”.

https://www.voatiengviet.com/a/th%E1%BB%A7-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-canada-mu%E1%BB%91n-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%E1%BB%9Bi-%C3%B4ng-biden-v%E1%BB%81-bi%E1%BA%BFn-%C4%91%E1%BB%95i-kh%C3%AD-h%E1%BA%ADu/5656541.html

Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Anh (FA) từ chức

vì câu nói về người da đen

Greg Clarke đã từ chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Anh (FA) vì ngôn ngữ “không thể chấp nhận” khi nói về cầu thủ da đen.

‘Đừng gọi tôi là BAME’: Vì sao một số người bác bỏ từ này

Ông Clarke nói ông “rất buồn” vì đã dùng chữ “coloured footballers” (cầu thủ da màu).

Ông dùng chữ này khi phát biểu trước ủy ban về Truyền thông, Thể thao Anh qua mạng video.

Ông cũng gây ra chỉ trích khi nói cầu thủ đồng tính là “có lựa chọn trong cuộc sống”.

Sau khi từ chức, ông Clarke nói: “Ngôn ngữ không thể chấp nhận của tôi trước quốc hội là sự thất vọng cho bóng đá, cho những người xem, chơi bóng, trọng tài và quản trị.”

Tại buổi nói với quốc hội, ông Clarke đã xin lỗi sau khi nghị sĩ Kevin Brennan nhắc nhở.

Tổ chức chống phân biệt sắc tộc Show Racism the Red Card nói ngôn từ của ông Clarke “cho thấy sức mạnh của ngôn ngữ và gây hại khi đặt các nhóm sắc dân vào những nhãn hiệu có sẵn”.

Sau vụ từ chức, đã có lời kêu gọi FA phải có thay đổi cơ bản về vấn đề đa dạng sắc tộc.

Cựu tiền đạo Manchester United Andy Cole nói FA phải chứng tỏ có “tiến bộ”.

Sự ra đi của ông Clarke xảy ra chỉ hai tuần sau khi FA giới thiệu Football Leadership Diversity Code, được gọi là tài liệu lịch sử kêu gọi câu lạc bộ giúp nhiều hơn để thăng chức cho người gốc châu Á, da đen và thiểu số.

Một cựu chủ tịch FA, David Bernstein, nói ngôn ngữ của ông Clarke “tiêu biểu cho một tổ chức quá chậm chạp cải cách”.

https://www.bbc.com/vietnamese/sport-54903308

Lãnh đạo Pháp, Đức gọi điện thoại

chúc mừng tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden

Mai Vân

Vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn không công nhận thất cử, hôm qua, 10/11/2020, lãnh đạo của hai nước đầu tàu châu Âu là tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đã gọi điện chúc mừng tổng thống tân cử Mỹ Joe Biden. Ba nước đã cam kết thúc đẩy mạnh mẽ trở lại quan hệ song phương, cũng như quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương.

Trong một thông báo, điện Elysée ( phủ tổng thống Pháp ) cho biết “nguyên thủ quốc gia Pháp đã chúc mừng ông Joe Biden cùng phó tổng thống tân cử Kamala Harris và bảo đảm sẵn sàng làm việc cùng nhau để giải quyết các vấn đề hiện nay: Khí hậu, y tế, chống khủng bố và bảo vệ các quyền cơ bản”.

Cuộc điện đàm dài 10 phút này diễn ra bốn ngày sau tuyên bố chiến thắng của ửng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ trước ông Donald Trump hôm thứ Bảy 07/11 vừa qua.

Về phần mình, tổng thống tân cử Joe Biden cũng xác định rằng ông muốn “khôi phục các mối quan hệ song phương và xuyên Đại Tây Dương, đặc biệt là thông qua NATO và Liên Hiệp Châu Âu”, đã thường bị tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump lạm dụng.

Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm qua cũng đã gọi điện cho ông Joe Biden để chúc mừng chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và bày tỏ “mong muốn hợp tác chặt chẽ và dựa trên sự tin cậy lẫn nhau”.

Trong một thông cáo ngắn gọn, phát ngôn viên của thủ tướng Đức cho biết thêm là bà Merkel và ông Biden đã nhất trí rằng quan hệ hợp tác Châu Âu-Hoa Kỳ mang “tầm quan trọng to lớn trước nhiều thách thức toàn cầu”.

Về phần Anh Quốc, nước đã rời khỏi Liên Âu, theo tiết lộ của nhật báo Anh Financial Times, trong cuộc điện đàm với thủ tướng Anh Boris Johnson, ông Joe Biden đã cảnh báo rằng Luân Đôn không nên để cho tiến trình Brexit gây mất ổn định cho hòa bình tại Bắc Ireland.

Theo một quan chức Anh, trong cuộc nói chuyện, hai ông Johnson và Biden đã đề cập đến tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch Brexit theo tinh thần Thỏa Thuận Thứ Sáu Tuần Thánh năm 1998, đã giúp tái lập hòa bình giữa các cộng đồng tại Ireland.

Cũng tại châu Âu, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, dù không mấy thích ông Joe Biden, hôm qua cũng đã gửi điện mừng tới tổng thống tân cử Mỹ và bày tỏ hy vọng rằng quan hệ Ankara-Washington sẽ được củng cố. Tuy nhiên, ngay sau những lời chúc mừng ông Biden, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi thông điệp tới tổng thống Mỹ Donald Trump để cảm ơn ông về “tầm nhìn chân thành và kiên quyết” cũng như “tình bạn nồng ấm” giữa hai bên.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201111-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%A9c-ch%C3%BAc-m%E1%BB%ABng-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-t%C3%A2n-c%E1%BB%AD-m%E1%BB%B9-joe-biden

Dân Armenia nổi giận sau thỏa thuận

ngưng bắn ở Thượng Karabakh

Mai Vân|Thu Hằng

Chiến sự ở vùng Thượng Karabakh hầu như chính thức chấm dứt trong hơn 24 tiếng đồng hồ qua, với thỏa thuận ngưng bắn giữa Armenia và Azerbaijan bắt đầu có hiệu lực từ hôm qua, 10/11/2020. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã khiến người dân Armenia vô cùng tức giận. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, văn phòng thủ tướng, trụ sở nghị viện bị dân chúng ào vào đập phá, người phát ngôn của Quốc Hội bị đánh đập. Phe đối lập tăng sức ép đòi thủ tướng Nikol Pashinyan, người đã ký thỏa thuận, phải trả lời.

Theo thông tín viên Anissa El Jabri, tại Erevan, thủ đô Armenia, vị thủ tướng lên cầm quyền cách đây 2 năm sau một cuộc cách mạng không bạo lực giờ đây đang chịu sức ép dữ dội.

« Thế ông Nikol Pashinyan hiện đang ở đâu?” Không ai biết, nhưng thủ tướng bảo đảm là ông không hề rời Armenia. Để nói chuyện với một đất nước đang trong cơn thịnh nộ, thủ tướng được bảo vệ cẩn mật đã tạm lánh mặt và đến một cơ sở không ai biết, sử dụng phương tiện thông tin mà ông quen dùng: video trên mạng xã hội. Đã có khoảng một chục video như vậy từ lúc thông báo chiến tranh kết thúc.

Và cũng trên các mạng xã hội này, còn có cuộc thăm dò dư luận trên mạng với một câu hỏi duy nhất “thủ tướng có nên từ chức hay không?”

Tình hình rất bất ổn, dễ bùng nổ, theo nhận định của bà Nazénie Garibian, cựu thứ trưởng Văn Hóa của ông Nikol Pashinyan:

“Tình hình rất nguy cấp. Phải hết sức bình tĩnh, phải duy trì được ổn định trong nước. Không thể đảo chính lúc này, vì điều đó sẽ làm cho Armenia rơi vào tình huống tồi tệ hơn nữa. Nguy hiểm đấy!”.

Do lúc nào cũng loan tin chiến thắng trong cuộc chiến vừa qua, thủ tướng Nikol Pashinyan đã không hề chuẩn bị cho dân chúng tâm lý chấp nhận thất bại, khiến họ bàng hoàng và giận dữ khi biết thực tế.

Phe đối lập đề nghị thay đổi lãnh đạo và kêu gọi biểu tình hôm nay ở thủ đô, trong khi biểu tình vẫn bị cấm do lệnh thiết quân luật vẫn đang có hiệu lực ».

Nga củng cố vị trí trong vùng

Sau thỏa thuận ngừng bắn ngày 10/11/2020 giữa Armenia và Azerbaijan nhờ trung gian của Matxcơva, Nga trở thành một đối tác không thể thiếu được tại vùng Kavkaz.

Thông tín viên RFI Daniel Vallot tại Matxcơva phân tích :

« Nga sẽ đóng vai trò quan trọng vì quân nhân Nga sẽ bảo đảm việc tôn trọng lệnh ngừng bắn trên thực địa và theo dõi lực lượng Armenia rút khỏi những vùng đất mà Azerbaijan đã chiếm lại được. Trong giai đoạn 5 năm,có thể được triển hạn, gần 2.000 lính Nga sẽ được triển khai dọc theo đường tiếp xúc giữa quân ly khai Armenia và Azerbaijan, cũng như dọc theo hành lang Latchine nối vùng Thượng Karabakh với Armenia. 

Nga cũng sẽ giữ vai trò quan trọng về mặt ngoại giao. Matxcơva là bên duy nhất tham gia đàm phán và áp dụng lệnh ngừng bắn này, mà không cần sự can thiệp chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh chính của Azerbaijan, hay của Pháp và Mỹ, hai nước đồng chủ tịch nhóm Minsk, vẫn là những nhà trung gian lịch sử về xung đột ở Thượng Karabakh.

Với thỏa thuận này, tổng tống Vladimir Putin giành được chiến thắng trên cả hai mặt : vừa đóng vai trò nhà trung gian và hòa giải tái tạo lại khu vực, vừa thiết lập được sự hiện diện lâu dài của quân đội Nga trong vùng.

Điện Kremlin còn có được một lợi thế tiềm tàng khác, đó là thủ tướng Nikol Pachinian, không được lòng Matxcơva lắm, có lẽ sẽ phải đối mặt với khả năng quyền lực bị lung lay sau cuộc khủng hoảng và sau thất nặng nề của phía Armenia ».

Thổ Nhĩ Kỳ được lợi nhờ thỏa thuận ngừng bắn

Thổ Nhĩ Kỳ đã hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn giữa Armenia và Azerbaijan và cũng được cho là bên được lợi. Theo nhiều nhà quan sát, được thông tín viên RFI Anne Andlauer trích dẫn, lợi ích chính của Ankara nằm trong điều 9 của thỏa thuận, buộc Armenia chấp nhận một trục đường trực tiếp nối Thổ Nhĩ Kỳ, đi qua lãnh thổ Armenia đến Baku, thủ đô của Azerbaijan và biển Caspi.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201111-d%C3%A2n-armenia-n%E1%BB%95i-gi%E1%BA%ADn-sau-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-ng%C6%B0ng-b%E1%BA%AFn-%E1%BB%9F-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-karabakh

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN :

Đoàn kết để đối phó với tình hình Biển Đông

Thu Hằng

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/11/2020 trong khuôn khổ chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 diễn ra từ 12-15/11. Ông Phạm Bình Minh cho rằng ASEAN đang trải qua giai đoạn « lửa thử vàng, gian nan thử sức » trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung và Hoa Kỳ sắp có chính quyền mới.

Tại hội nghị, vấn đề Biển Đông được nêu lên với nhận định « nhiều hành động đơn phương, trong đó có quân sự hóa, đòi hỏi chủ quyền thiếu căn cứ, hành xử áp đặt vẫn tiếp diễn gây lo ngại đến hòa bình ổn định trên Biển Đông nói riêng, khu vực nói chung ». Không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng ngoại trưởng các nước ASEAN kêu gọi « thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố DOC »« đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, vai trò của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật BiểnUNCLOS ». 

Theo trang ASEAN2020, ông Phạm Bình Minh nhấn mạnh đến đoàn kết của ASEAN, vì đó là « nhân tố then chốt trong bảo đảm ASEAN hòa bình, ổn định, đọc lập và tự chủ trong môi trường thế giới có nhiều bất ổn, bất định hiện nay ».

Đây cũng là nhận định của ngoại trưởng Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein, được trang The Malaysia Reserve trích dẫn ngày 11/11. Theo ngoại trưởng Malaysia, toàn khối ASEAN phải có được tiếng nói chung về Biển Đông trước khi đối mặt với các cường quốc (Trung Quốc và Hoa Kỳ), trong đó việc đầu tiên là các nước thành viên có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cần đàm phán với nhau để giải quyết các yêu sách chồng lấn nhau.

Liên quan đến dự luật của Trung Quốc cho phép lực lượng hải cảnh sử dụng vũ khí chống lại tàu nước ngoài ở những vùng biển tranh chấp, trong đó có Biển Đông, ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã bày tỏ quan ngại ngày 10/11, với « hy vọng dự luật của Trung Quốc không ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông ». Trước đó, ngày 05/11, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã có phản ứng quan ngại về vấn đề này.

Cũng trong ngày 10/11, tại Hội nghị lần thứ 28 Hội đồng Điều phối ASEAN, các ngoại trưởng ASEAN đã dự lễ ký Văn kiện mở rộng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á (TAC) thâu nhận thêm 3 nước Colombia, Nam Phi và Cuba. Hiện có 43 nước và tổ chức trên thế giới tham gia TAC.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20201111-h%E1%BB%99i-ngh%E1%BB%8B-ngo%E1%BA%A1i-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-asean-%C4%91o%C3%A0n-k%E1%BA%BFt-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%E1%BB%91i-ph%C3%B3-v%E1%BB%9Bi-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

Lãnh đạo ASEAN chuẩn bị ký kết Hiệp định RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được dự kiến ký kết ngay sau thời gian 4 ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN trực tuyến từ ngày 11 đến ngày 14/11/2020.

Reuters vào ngày 11/11 cho biết giới chức lãnh đạo Hiệp hội ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand sẽ ký kết Hiệp định RCEP vào ngày Chủ nhật, 15/11.

RCEP được nói là sẽ mất nhiều năm để hoàn thành sau khi được ký kết, tuy nhiên sẽ giảm dần thuế quan trên nhiều lĩnh vực và có thể trở thành hiệp định thương mại lớn nhất thế giới.

15 quốc gia tham gia RCEP với gần 1/3 dân số thế giới và chiếm 29% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Đồng thời, Trung Quốc được cho là nguồn nhập khẩu và nơi xuất khẩu nhiều nhất của RCEP.

Reuters dẫn lời của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, chủ trì các hội nghị ASEAN năm 2020 nhận định rằng việc ký kết RCEP sẽ tạo động lực cho thương mại khu vực, đặc biệt là giữa các bên ký kết.

RCEP được ghi nhận là thỏa thuận quan trọng nhất tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm 2020. Qua đó, Trung Quốc cũng được đánh giá có thể củng cố vị thế vững chắc hơn với tư thế là đối tác kinh tế của ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc, đồng thời tạo được vị trí tốt hơn để định hình các quy tắc thương mại trong khu vực Châu Á.

RCEP được bắt đầu đàm phán vào năm 2012. Thế nhưng quá trình đàm phán được nói là tiến triển rất chậm chạp. Giới quan sát cho rằng cuộc chiến thương mại tăng thuế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã tạo thêm động lực trong những năm gần đây để thúc đẩy cho việc ký kết Hiệp định RCEP vào ngày 15/11 tới đây.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/asian-leaders-to-sign-china-backed-trade-deal-amid-us-election-uncertainty-11112020071541.html

Bắc Triều Tiên: Với chính quyền Biden,

bài toán hạt nhân thêm nan giải

Thanh Hà

Joe Biden là một ẩn số trong tính toán chiến lược của Bình Nhưỡng. Bắc Triều Tiên chờ đợi những gì ở chính quyền Mỹ sắp tới trên hồ sơ nguyên tử và có thể làm được những gì tránh để tiến trình giải trừ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên chìm vào quên lãng giữa rất nhiều ưu tiên mà tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 cần giải quyết cấp bách ?

Có lẽ Bắc Triều Tiên là quốc gia thất vọng hơn cả trước viễn cảnh Nhà Trắng sắp đổi chủ. Tổng thống tân cử Joe Biden tuy vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại, nhưng đòi Bình Nhưỡng phải có một số cam kết cụ thể. Trong cuộc vận động tranh cử, ông Biden liên tục chỉ trích đối thủ Donald Trump quá vồ vập với Kim Jong Un.  

Giáo sư Park Won Gon, chuyên gia về quan hệ quốc tế đại học Hàn Quốc Handong Global University ở Pohang, được hãng tin Pháp AFP trích dẫn, lưu ý cho tới nay Bình Nhưỡng không quên rằng khi còn là phó tổng thống dưới thời Obama (2008-2016) , Joe Biden đã chủ trương « kiên nhẫn đợi chờ », dứt khoát từ chối đàm phán, để buộc Bắc Triều Tiên phải lùi bước trước.  

Vậy thì hơn 70 ngày trước khi ông Biden bước vào Nhà Trắng, Kim Jong Un đang toan tính những gì ?

Trên trang mạng The Diplomat của Nhật (10/11/2020), nhà nghiên cứu Liang Tuang Nah, Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược thuộc đại học công nghệ NTU Singapore, chờ đợi trong những tháng tới Bắc Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích để buộc chính quyền Biden phải quan tâm đến quốc gia này. Vấn đề còn lại là mức độ của các hành vi khiêu khích đó.

Chuyên gia này nêu lên bốn kịch bản như sau : một là Kim Jong Un cho thử đầu đạn hạt nhân, hai là Bắc Triều Tiên khiêu khích đồng minh của Mỹ là Hàn Quốc, ba là thử nghiệm tên lửa liên lục địa có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ và sau cùng là đều đặn thử nghiệm tên lửa tầm ngắn.

Theo tác giả bài viết, khả năng thứ nhất có nguy cơ khiến cộng đồng quốc tế gia tăng các biện pháp trừng phạt, và kể cả điểm tựa của Bình Nhưỡng là Bắc Kinh cũng sẽ không hài lòng. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, Bắc Triều Tiên đóng cửa biên giới với cả Nga và Trung Quốc, kinh tế càng thêm kiệt quệ, đây không chắc là một sự chọn lựa khôn ngoan. Thử nghiệm tên lửa liên lục địa có thể bắn tới lãnh thổ Mỹ sẽ phản tác dụng, do hành động này sẽ càng tạo cơ hội cho chính quyền Biden cứng rắn hơn nữa với Bắc Triều Tiên. Còn việc thử nghiệm tên lửa tầm ngắn là điều mà chính quyền Kim Jong Un vẫn thường làm sau ba lần trực tiếp đối thoại với tổng thống Trump, mà Hoa Kỳ vẫn không giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.

Do vậy chuyên gia quân sự Liang Tuang Nah, trường đại học Singapore, thiên về kịch bản Bắc Triều Tiên gây sự với nước láng giềng sát cạnh để Mỹ phải can thiệp. Tác giả bài viết trên The Diplomat giải thích thêm : Bình Nhưỡng biết rằng nếu gây sự với Hàn Quốc, với sức mạnh quân sự lớn hơn so với phía Bắc Triều Tiên, Seoul chắc chắn sẽ đáp trả đích đáng. Hơn nữa, do Hàn Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ, chắc chắn Washignton sẽ can thiệp. Nhưng Mỹ sẽ chỉ can thiệp một cách chừng mực, do vũ khí của Bắc Triều Tiên không gây thương tích cho bất kỳ một công dân Mỹ nào và trong bối cảnh hiện nay, gần như chắc chắn chính quyền Biden sẽ không điều động thêm quân đội sang bán đảo Triều Tiên.

Khả năng Bắc Triều Tiên chĩa ống ngắm vào Hàn Quốc để gây áp lực với chính quyền tương lai của Mỹ cũng là quan điểm của một cựu nhân viên tình báo Mỹ CIA, Soo Kim, được AFP trích dẫn. Hồi năm 2009, chế độ họ Kim đã đợi đến 4 tháng sau ngày tổng thống Obama lên cầm quyền mới tiến hành vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử, vụ thử thứ nhì của Bắc Triều Tiên. Lần này với Joe Biden, có thể là ông Kim Jong Un sẽ còn « kiên nhẫn hơn nữa », để đợi xem Washington tính toán những gì trước khi ra tay. Vẫn theo chuyên gia này, lãnh tụ Bắc Triều Tiên ý thức được rằng đi sai một nước cờ có thể đẩy « Mỹ và các nước đồng minh phản ứng một cách tiêu cực », và điều đó không giúp ích gì cho Bắc Triều Tiên. Do vậy, vẫn theo cựu nhân viên tình báo CIA Soo Kim, rất có thể là Bình Nhưỡng sẽ chọn một giải pháp « kín đáo hơn », vừa đủ để thu hút chú ý của chủ nhân Nhà Trắng sắp tới. Mục tiêu nhắm tới có thể là Hàn Quốc, bởi vì khuấy động căng thẳng với nước láng giềng sát cạnh cũng chỉ là một vấn đề liên quan đến an ninh khu vực.

Có một điều chắc chắn, như ghi nhận của Evans Revere, một cựu quan chức trong bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, với báo Time: chính quyền Biden sẽ không vồ vập với Bình Nhưỡng như dưới thời tổng thống Donald Trump.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20201111-b%E1%BA%AFc-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-ch%C3%ADnh-quy%E1%BB%81n-biden-b%C3%A0i-to%C3%A1n-h%E1%BA%A1t-nh%C3%A2n-th%C3%AAm-nan-gi%E1%BA%A3i

Hàn Quốc: Biden thắng là ‘tin tốt’

đối với bất đồng chia sẻ chi phí quân sự

Với chiến thắng dự kiến của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, các quan chức Hàn Quốc đang mong đợi một chiến thắng riêng trong cuộc tranh chấp kéo dài với hàng tỷ đô la chi phí cho hàng nghìn lính Mỹ có mặt trên bán đảo mà Washington yêu cầu Seoul phải chia sẻ.

Theo Reuters, các quan chức và chuyên gia ở Seoul không hy vọng ông Biden sẽ hoàn toàn từ bỏ yêu cầu Hàn Quốc phải trả nhiều hơn để duy trì khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đang trú đóng tại Hàn Quốc như một di sản của Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 vốn chưa được xem là đã kết thúc về mặt kỹ thuật.

Nhưng ông Biden từng hứa sẽ không sử dụng sự hiện diện của quân đội để “tống tiền” Hàn Quốc, và các nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết họ dự đoán chính quyền của ông Biden sẽ đồng ý với một thỏa thuận gần với đề xuất của Seoul là Hàn Quốc trả thêm 13%, tương đương khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, vẫn theo Reuters.

Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đã yêu cầu 5 tỷ USD như một phần trong nỗ lực lớn nhằm kêu gọi các đồng minh đóng góp nhiều hơn cho quốc phòng.

Một phát ngôn viên của chiến dịch Biden từ chối bình luận với Reuters. Còn các quan chức Hàn Quốc nói rằng không rõ nhóm của ông đã suy nghĩ tới đâu về những phác thảo của Thỏa thuận các biện pháp đặc biệt (SMA) mới.

“Nhưng mức tăng 13% đã được thảo luận trong các cuộc đàm phán trước đây có thể coi là hợp lý”, Reuters dẫn lời một quan chức chính phủ Hàn Quốc giấu tên nói.

“Chúng ta sẽ biết nhiều hơn khi chúng tôi thực sự ngồi lại với nhóm của họ sau khi tân chính quyền chỉ định một nhà đàm phán mới hoặc bổ nhiệm lại người đương nhiệm, nhưng ít nhất là có nhiều khả năng dự đoán hơn bây giờ, và Nhà Trắng của ông Biden sẽ không phủ quyết vào phút chót một thỏa thuận gần như đã hoàn tất”, Reuters dẫn lời quan chức Hàn Quốc nói thêm.

Vào tháng 4, Reuters đưa tin Tổng thống Trump đã từ chối đề xuất 13% này, và đây có lẽ được coi là đề nghị tốt nhất của Seoul trước cuộc bầu cử quốc hội Hàn Quốc vào tháng đó.

Theo các chuyên gia, tình trạng bế tắc đã khiến liên minh trở nên căng thẳng gần như chưa từng có, giữa lúc Triều Tiên tăng mạnh các chương trình vũ khí, bao gồm những vũ khí tối tân được thiết kế để nhắm vào Hàn Quốc, cũng như các tên lửa tầm xa có khả năng hạt nhân có thể nhắm vào toàn bộ Hoa Kỳ.

Đầu năm 2019, Hàn Quốc và Hoa Kỳ buộc phải ký kết một thoả thuận chỉ trong một năm thay vì 5 năm như thông thường trong bối cảnh bất đồng vẫn tiếp diễn.

Với thỏa thuận ngắn hạn này, Hàn Quốc đồng ý trả thêm 8,2%, tương đương khoảng 1.0389 nghìn tỷ won (920 triệu USD) mỗi năm. Thoả thuận hết hạn vào đầu năm nay mà không có thỏa thuận mới.

Trước cuộc bầu cử ngày 3/11, Biden tuyên bố sẽ không sử dụng lời đe dọa giảm quân số của Mỹ tại Hàn Quốc như một con bài thương lượng.

“Với tư cách là tổng thống, tôi sẽ sát cánh cùng Hàn Quốc, củng cố liên minh chúng ta để bảo vệ hòa bình ở Đông Á và hơn thế nữa, thay vì tống tiền Seoul bằng những lời đe dọa liều lĩnh trong việc rút quân”, Reuters dẫn lời ông Biden viết trong một bài bình luận mà hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đăng vào ngày 30/10.

Cựu phó cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Cho Tae-yong, người từng làm việc với nhiều phụ tá của ông Biden, nói các vấn đề liên quan đến quân đội Mỹ và chi phí của họ sẽ được giải quyết “về cơ bản” dưới thời Biden.

“Chiến thắng của Biden là một sự giải tỏa khi nói đến vấn đề liên minh”, Reuters dẫn lời ông Cho nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-biden-th%E1%BA%AFng-l%C3%A0-tin-t%E1%BB%91t-%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%93ng-chia-s%E1%BA%BB-chi-ph%C3%AD-qu%C3%A2n-s%E1%BB%B1/5655515.html

Hàn Quốc muốn Tổng thống đắc cử Biden

chú tâm tới vấn đề Triều Tiên

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm 10/11 cho biết rằng trong các cuộc họp ở Mỹ tuần này, bà đã nêu lên sự cần thiết của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden phải chú tâm tới việc nối lại các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Triều Tiên, theo Reuters.

Bà Kang gặp một số đồng minh của ông Biden ở Washington, trong đó có các thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Coons and Chris Murphy, sau khi tới thủ đô Mỹ để hội đàm với Ngoại trưởng Mike Pompeo.

Reuters dẫn lời nữ ngoại trưởng cho biết thêm rằng bà đã truyền đạt cam kết của chính phủ Hàn Quốc về việc tăng cường đồng minh và hợp tác về vấn đề Triều Tiên, trong khi lắng nghe quan điểm của ông Biden về chính sách đối ngoại trong các cuộc gặp trên.

Bà Kang cho biết đã “nêu bật sự cần thiết phải củng cố nỗ lực ngoại giao để đạt được mục tiêu hoàn toàn phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên”, cũng như “đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhanh chóng tái khởi động cuộc đối thoại Mỹ – Triều Tiên” mà bà nói là cần “ưu tiên và quan tâm ở cấp độ thượng đỉnh”.

Ngoại trưởng Hàn Quốc nói rằng bà kỳ vọng sẽ sớm có các cuộc trao đổi chính thức sau khi ông Biden nhậm chức, theo Reuters.

Hôm 11/11, văn phòng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết đang sắp xếp một cuộc điện đàm giữa ông Moon và ông Biden vào ngày 12/11.

https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-%C4%91%E1%BA%AFc-c%E1%BB%AD-biden-ch%C3%BA-t%C3%A2m-t%E1%BB%9Bi-v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-tri%E1%BB%81u-ti%C3%AAn/5656562.html

Hong Kong: Toàn bộ nghị sĩ đối lập từ chức,

tuyên bố ‘nhất quốc lưỡng chế đã chết’

Toàn bộ nghị sĩ đối lập ở Hong Kong đã từ chức để phản đối việc bốn đồng nghiệp của họ bị bãi nhiệm.

Mỹ áp dụng trừng phạt đối với trưởng đặc khu Hong Kong

Biểu tình Mỹ, biểu tình Hong Kong – và những bế tắc chưa lối thoát

Hôm thứ Tư, Bắc Kinh thông qua “Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc về vấn đề tư cách của nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Đặc khu Hành chính Hong Kong”.

Quyết định này nói những nghị sĩ Hội đồng Lập pháp Hong Kong có các hành vi ủng hộ chủ trương của “thế lực thúc đẩy Hong Kong độc lập”; từ chối công nhận Trung Quốc có và thi hành quyền chủ quyền đối với Hong Kong; tìm kiếm thế lực nước ngoài hoặc ngoài Trung Quốc can thiệp vào công việc của Hong Kong; hoặc các hành vi khác làm tổn hại an ninh quốc gia, sẽ lập tức mất đi tư cách nghị sĩ Hội đồng Lập pháp.

Vì nghị quyết này, bốn nghị sĩ – Alvin Yeung, Kwok Ka-ki and Dennis Kwok và Kenneth Leung – đã mất tư cách ngay.

Ngay sau đó, các nghị sĩ đối lập nói họ sẽ từ nhiệm để bày tỏ đoàn kết.

Đây là lần đầu tiên kể từ 1997, Hội đồng lập pháp Hong Kong gần như không còn tiếng nói đối lập nữa.

Lãnh đạo Hong Kong, bà Carrie Lam, thân Bắc Kinh và được chính phủ Trung Quốc ủng hộ.

Tháng Sáu, Trung Quốc đã đưa vào Hong Kong luật an ninh quốc gia.

Các nghị sĩ được gọi là “thân dân chủ” có 19 ghế trong Hội đồng gồm 70 ghế.

Nhưng 15 người còn lại nay đã từ chức đồng loạt để phản đối.

Chủ tịch đảng Dân chủ Hong Kong Wu Chi-wai nói: “Chúng tôi không còn có thể nói rằng vẫn có ‘nhất quốc lưỡng chế’, diễn tiến này xác định cái chết chính thức.”

‘Luật Hong Kong nay ‘Made in China’

Bình luận tức thời của Yang Duan trên trang DW của Đức cho rằng với việc ra đi của toàn bộ các nghị sĩ đối lập trong Viện Lập pháp (LegCo), “nước sơn tự trị” của Hong Kong coi như bị xóa.

Từ nay, thực chất Hong Kong không còn gì là ‘dân chủ’ và người Hong Kong phải sống với luật ‘Made in China’ – do Bắc Kinh soạn thảo.

Nhà báo người Trung Quốc cũng nhắc rằng Điều 79 Luật Cơ bản – hiến pháp mini của Hong Kong – theo thỏa thuận quốc tế với Anh Quốc, bắt buộc phải có 2/3 đa số phiếu trong LegCo mới có thể bãi nhiệm một dân biểu.

Tranh chấp về việc để một nghị sĩ giữ ghế hay không sẽ cần tòa phán xét.

Nhưng Bắc Kinh nay có thể dùng quyết định trực tiếp của Quốc hội Trung Quốc để bãi miễn các nghị sĩ Hong Kong.

Không cần đợi tới lúc đó, nay tất cả những vị dân cử không ủng hộ Bắc Kinh đã ra đi.

Theo các báo Anh, chính quyền Bắc Kinh cũng không còn “giả vờ’ để chế độ dân chủ hạn chế của Hong Kong vận hành.

The Guardian 11/11 trích văn bản của Văn phòng Liên lạc Hong Kong – Macau của Bắc Kinh xác nhận “Hong Kong phải được quản trị bởi những người yêu nước”.

Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab vừa lên tiếng nói việc “đẩy các nghị sĩ đối lập khỏi Viện Lập pháp là cú tấn công thêm nữa vào mức độ tự trị của Hong Kong và nền tự do mà Tuyên bố chung Anh – Trung đã ghi”.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54906773

Trung Quốc tăng kiểm soát

các công ty internet khổng lồ

Trung Quốc đã đề xuất các quy định mới nhằm hạn chế sức mạnh của các công ty internet lớn nhất của họ.

Các quy định cho thấy sự bất an ngày càng tăng ở Bắc Kinh trước những ảnh hưởng ngày càng tăng của các nền tảng kỹ thuật số.

Các quy định mới có thể ảnh hưởng đến những công ty công nghệ khổng lồ trong nước như Alibaba, Ant Group và Tencent, cũng như nền tảng giao đồ ăn Meituan.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh EU và Mỹ cũng đang tìm cách kiềm chế sức mạnh của những công ty internet khổng lồ.

Cổ phiếu các công ty công nghệ Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi những quy định theo đề xuất được công bố vào thứ Ba 10/11.

Tin tức được đưa ra khi JD.com và Alibaba chuẩn bị cho Ngày Độc thân, ngày bán hàng giảm giá trực tuyến lớn nhất trong năm của họ.

Ant Group của Jack Ma tạm ngưng kế hoạch bán cổ phiếu

Sợ Trump, Alibaba nói họ luôn ủng hộ ‘thương hiệu và các nhà bán lẻ Mỹ’

Hoa Kỳ ‘hụt hơi’ về đổi mới công nghệ?

Đợt bán tháo cổ phiếu tiếp tục vào thứ Tư, với Alibaba, JD.com, Tencent, Xiaomi và Meituan đều sụt giá, giảm hơn 200 tỷ đô la so với giá trị kết hợp của những hãng này.

Các quy định mới nói gì?

Dự thảo dài 22 trang của Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường (SAMR) sẽ là nỗ lực đầu tiên để xác định hành vi chống cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ.

Các quy định mới sẽ cố gắng ngăn các công ty chia sẻ dữ liệu nhạy cảm của người tiêu dùng, hợp tác với nhau để loại bỏ các đối thủ nhỏ hơn và bán hàng thậm chí phát sinh lỗ để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Các qui định mới cũng sẽ kìm hãm các nền tảng vốn buộc các doanh nghiệp phải có thỏa thuận độc quyền, điều mà Alibaba đã bị các thương gia và đối thủ bị cáo buộc.

Các quy định cũng sẽ nhằm vào các công ty đối xử khác biệt với khách hàng dựa trên dữ liệu và thói quen chi tiêu của họ.

SAMR đang thu thập các đánh giá và phản hồi từ công chúng về các nguyên tắc chống độc quyền cho đến cuối tháng này.

Các công ty này chiếm ưu thế như thế nào?

Alibaba và JD.com thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc, cùng nhau chiếm khoảng 3/4 giao dịch thương mại điện tử Trung Quốc.

Tính đến tháng 9, Alibaba tự hào có 881 triệu người dùng thường tham g hàng tháng trên thiết bị di động – hơn một nửa dân số Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng có những lo ngại riêng về việc công ty con của Alibaba là Ant Group, công ty đã ngừng niêm yết trên thị trường chứng khoán vào tuần trước sau khi các nhà quản lý nêu quan ngại về quyền lực ngày càng tăng của các tổ chức tính d tụngực tuyến và cách họ có thể ảnh hưởng đến hệ thống tài chính qui mô hơn.

Đợt khai trương chào bán cổ phiếu (IPO) được cho là lớn nhất thế giới.

Ant có khoảng 1,3 tỷ người dùng, chủ yếu ở Trung Quốc, nơi công ty này điều hành Alipay, hệ thống thanh toán kỹ thuật số chính tại Trung Quốc.

Tencent, công ty có hệ thống thanh toán cạnh tranh và cũng là công ty game lớn nhất thế giới, cũng có thể bị soi xét xét kỹ.

Một xu hướng toàn cầu?

Nếu các nhà chức trách Trung Quốc lo ngại về sự phát triển bùng nổ của một số nền tảng internet, thì lo ngại của họ không phải là duy nhất.

Liên minh châu Âu (EU) đã công bố cáo buộc chống độc quyền chống lại Amazon, mà họ cáo buộc lạm dụng quyền lực thị trường của mình ở Đức và Pháp.

Trong khi đó, nhà chức trách Hoa Kỳ đang có hành động chống lại sự thống khuynh đảo thị trường của Google như một công cụ tìm khiếm trên internet

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mô tả Google như một “người gác cổng Internet độc quyền”.

Đây là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất ở Hoa Kỳ kể từ vụ kiện chống lại Microsoft vào cuối những năm 1990.

https://www.bbc.com/vietnamese/business-54903918