Vết Hằn Khôn Nguôi! – Trần Vĩnh Tam

Cac Bai Khac

No sub-categories

Vết Hằn Khôn Nguôi! –  Trần Vĩnh Tam

Thu đang ngon giấc sau một ngày làm việc vất vả, tay chân nàng đã rã rời vì suốt ngày hết xử dụng cái staple gun thì xoay qua xử dụng cái máy chà giấy nhám để chà láng từ góc cạnh cái tủ trang điểm cho thật kỷ trước khi nó được chuyển qua cho người thợ sơn thổi làm nhiệm vụ sau cùng cho bóng và đẹp trước khi tới tay người xử dụng. Mỗi ngày, từ lúc về nhà, mặc dù mệt lã, muốn đi nằm ngay sau khi tắm vội, nhưng chợt nhớ bửa cơm tối của gia đình mà lát nửa đây Quân chồng nàng đi delivery pizza buổi tối, lợi dụng lúc văng khách ghé tạt về nhà ăn cơm, mà cơm chưa nấu xong thì cũng trở ngại cho anh ấy. Thế là nàng choàng đở cái áo ngủ củ kỷ vào người cho đở lạnh, rồi ra bếp bắt nồi cơm và nấu miếng canh cải mua hôm đầu tuần, đã nấu một nửa, còn lại một nửa bỏ trong tủ lạnh, lá nó đã đổi màu vàng, để lát nửa Quân chồng nàng có tô canh để húp và cũng để giúp cho cái bao tử loét quanh năm của anh ấy dể tiêu hơn. 

Chuẫn bị bửa cơm cho chồng xong, nàng thu dọn gọn ghẽ cái bếp rồi lên giường nằm, có nhiều khi mệt quá, không ăn uống gì cả, nàng nằm mê man cho tới sáng dậy, xách hộp “lunch” bỏ lon mì ăn liền và chai nước lạnh, thế là xong cho ngày hôm đó.

Tối nay là tối thứ Năm, tức là đã bốn ngày đi làm, cơ thể nàng đã rã rời vì công việc quá bận rộn mà thằng chủ người Hungary keo kiệt, không muốn mướn thêm người và cũng chẳng muốn trả overtime cho nên nó cứ thúc đám công nhân làm cho kịp giao hàng, làm trối chết! Nàng chợt nhớ tới mai là Thứ Sáu, chỉ còn một ngày nửa là được nghỉ cuối tuần, được ngủ cho đã để lấy lại sức mà sau năm ngày mệt mõi mong đợi. Nàng lấy miếng giấy trắng ra ghi vội vài chử dặn chồng:”Anh ăn cơm với canh cải em để trong soong cho nóng, nếu cần lấy cục chao làm đồ mặn, hôm nay mệt quá, em nuốt không vô, em cần ngủ hơn.” Lên giường, chưa đọc hết một cột báo là Thu đã quẹo đầu ngủ một cách say sưa. Hơn nửa đêm, Quân đi làm mới về, vì thứ Sáu nào cũng về trể. 

Cầm miếng giấy note của vợ lên đọc mà đôi mắt Quân đã rơm rớm nước mắt. Từ ngày găp Thu ở trại Tỵ nạn trên đảo Pulau Bidong của Mã Lai, rồi cãm thông nhau trong cuộc đời tỵ nạn lẻ loi, hai người sống chung nhau, cùng chia sẻ cho nhau những vui buồn của thân phận, của kẻ ly Hương! Quân cũng đã thật lòng nói cho Thu nghe về người vợ đã chia tay với chàng trong những tháng năm chàng còn ở trại tù cộng sản…Sau khi ra tù, nhờ người Thím ở Cần Thơ thương tình cho Quân phụ trách lái chiếc tàu vượt biên với hai người sĩ quan khác cũng mới đi “cải tạo” về. Và may mắn thay, chuyến đi đó êm xuôi, cho nên Quân mới tới đảo Pulau Bidong nầy và gặp Thu trong ngày chàng được Phái Đoàn Canada phỏng vấn. Không ngờ, sau khi sang Canada thì cơn đau bao tử của chàng tái phát dử dội. Đó là cái hậu quả của năm tháng đi “cải tạo” lao động vất vã, ăn uống kham khổ, và quá nhiều ưu tư, tinh thần khủng hoảng….

Thân hình chàng tiều tuỵ, người bạn thông dịch dẩn Quân đi khám bệnh, Bác Sĩ cho biết, Quân bị loét bao tử rất nặng, phải bỏ hút thuốc, tuyệt đối không được uống rượu, phải kiêng cử thức ăn nhiều thứ, trong đó có cà phê, không được suy nghỉ, buồn phiền vv…và vv…

Từ đó Quân là một gánh năng cho Thu, Thu phải thay chàng đi kiếm sống, những ngày cuối tuần Thu phải đi hái trái cây để kiếm thêm chút tiền cho hai đứa mua quà gởi về cho thân nhân ở Việt Nam, khi thì gởi về bên Thu, khi thì gởi về bên Quân vì má anh ấy bị bịnh phổi, cần thuốc trụ sinh. Mặc dù có thai, nhưng Thu vẫn đi làm đều, có nhiều khi đứa bé ở trong bụng nó chòi, nó đạp, Thu bị đau lói và rất khó chịu, nhưng nàng không dám hở môi cho Quân biết, nàng sợ Quân buồn lo làm ảnh hưởng đến căn bệnh. Có nhiều lần thèm ăn tô phở, nàng đi qua đi lại mấy lần tiệm phở định ghé ăn, nhưng chợt nghỉ: mình nhịn ăn tô phở cũng mua được món gì cho người thân bên đó. Thế là lần nầy rồi lần sau, Thu vẫn nhịn thèm cho đến ngày sinh nở. Quân nhất quyết đi làm, dù Thu cố tình ngăn cản. Cũng may, Quân xin chổ delivery pizza buổi tối, công việc cũng không có gì nặng nhọc, nên Thu cũng yên tâm để Quân đi làm để kiếm thêm chút tiền, vì mấy tháng nửa đây đứa con sinh ra thì Thu cũng phải nghỉ làm vài tháng. Hơn nửa, Thu cũng cần mua sắm nhiều thứ cho đứa con sắp sinh ra đời.

Chồng nàng đã về và nằm bên cạnh nàng lúc nào nàng cũng không hay biết. Bổng nàng giật mình hốt hoảng vì Quân chồng nàng đang cựa quậy, lăng lộn, mà miệng thì không ngớt kêu rên ú ớ, tiếng mất, tiếng còn: “Anh Tám ơi! đừng… đánh nửa…chết t..u..i..anh Tám ơi!!!

Thu chồm người đè lên mình chồng, một tay chỏi bên hông Quân, một tay vuốt trán chồng lay tỉnh:

-Anh, anh!…chuyện gì vậy? Em đang nằm bên cạnh anh đây mà!

Quân chợt tỉnh giấc, đôi mắt còn hiện lên nổi sợ sệt, tim chàng còn đập thình thịt. Mồ hôi trán và mồ hôi lưng còn ướt đẫm. Quân định thần nhìn kỷ, rõ ràng Thu vợ chàng đang choàng qua người mình. Giống như một đứa trẻ bị cha đánh, được người mẹ vỗ về an ủi.. Quân vòng tay ôm chầm lấy Thu:

-Xin lỗi em! Anh lại làm cho em giật mình và mất ngủ nửa rồi! 

– Bộ anh nằm mơ gặp ác  mộng nửa hả? Thu hỏi.

-Phải đó em. Anh thấy thằng Tám Bị nó xách cây Chà Là đập lên lưng, lên đầu anh, máu ra quá chừng!

-Thằng Tám Bị nào, nó là ai vậy?

Quân dằn cơn xúc động, từ từ đẩy nhẹ cho vợ nằm xuống chiếc gối bên cạnh và trả lời:

Tám Bị là thằng trưởng trại tù của anh, Nó nổi tiếng là “Hung Thần Láng Cháo”! Tụi anh đã từng điêu đứng, dở sống, dở chét vì nó trong những tháng ngày nó làm trưởng trại tù của tụi anh. Mà thôi, em ráng dỗ lại giấc ngủ đi để sáng còn dậy sớm đi làm. Vừa nói Quân vừa xoay qua đưa tay vuốt lên má của vợ và úp bàn tay lên hai mắt của vợ vỗ về:

-Ngủ đi em, mới có hai giờ sáng thôi, em ráng ngủ mới có sức đi làm. Công việc của em là công việc của đàn ông mà!

-Không sao đâu anh, em ngủ ít cũng quen rồi. Hơn nửa, mai thứ sáu, ngày chót mà. Rồi chợt nhớ lại hình ảnh run rẩy của chồng, Thu hỏi:

-Mà anh làm gì bị thằng Tám Bị, Tám Túi nào đó nó đánh vậy?

-Tám Bị là thằng Thượng Uý trưởng trại tù Láng Cháo. Thằng nầy nó ác dử lắm. Tối ngày nó xách cây Chà Là bằng bắp tay đi vòng vòng ngoài ruộng muối để đánh những người tù làm lao động khổ sai. 

Nó thường tuyên bố với đám tù binh rằng: “Ngày nào tao không oánh tụi bây, bửa đó tao ăn cơm hỏng ngon miệng”. Cho nên bọn tù tụi nầy lúc nào cũng để ý theo dõi xem hắn đứng ở khu vực nào , nếu thấy hắn tới gần là nói nhỏ với nhau để báo động: “Hồng Thất Công xuất hiện” Thế là cả bọn cắm đầu, cắm cổ làm, không dám lơ là dù rất mệt mõi! Khi hắn đi qua khỏi thì mới ngơi tay. Hôm đó bọn anh sáu đứa mệt quá, phần Trời nắng chang chang của vùng biển mặn, khó thở mà lại đói quá cho nên tụi anh ngồi đại xuống đất bùn nghỉ xả hơi. Thình lình thằng Tám Bị nó xuất hiện sau lưng anh, nó đánh túi bụi lên lưng anh, anh ngã ngang, cây tiếp sau đó nó đánh trượt qua đầu anh, thế là máu anh tuôn lênh láng xuống mặt, rồi đọng vũng trên nền ruộng muối! Anh la lên theo phản ứng tự nhiên của một con người còn khát khao sự sống, dù rằng một kiếp sống hết sức là khốn nạn: “ Anh Tám ơi! đừng đánh nửa…chết tui anh Tám ơi!!!” 

Đây không phải là lần đầu Quân gặp cơn ác mộng, mà thĩnh thoảng những hình ảnh đau thương, buồn tủi…của những tháng năm dài “học tập”nó lại xảy ra trong giấc ngủ của Quân, mặc dù đã bao lần Thu khuyên chàng hãy cố quên đi quá khứ để cùng nhau xây dựng lại cuộc sống cho chính mình và tương lai của những đứa con sau nầy. Quân đưa mắt nhìn lên trần của căn chung cư củ kỷ như hồi tưởng lại giấc mơ kinh hoáng vừa qua. Cái hình ảnh nặng nề của chiếc “hũ lô 10” trên khu ruộng muối của vùng nước biển mặn Láng Cháo như hiện ra trước mặt chàng. Đó là chiếc hũ lô lớn nhất, năng nề nhất dùng để cáng ruộng muối nằm trong khuôn khổ của trại tù Láng Cháo. Theo đúng tiêu chuẫn thì chiếc hũ lô 10 nầy phải có mười người kéo. bởi vì nó là một khối xi măng khổng lồ được đúc theo hình bánh xe trước của chiếc hũ lô củ kỷ {thời Pháp thuộc}mục đích cáng cho đất dẻ như nền xi măng để cho nước biển không rút xuống đất {thật ra nó đã được  cáng rất nhiều lần từ hũ lô hai, bốn, sáu, tám rồi mới tối mười}.

 Sau khi cáng xong nhiều đợt, nhiều ngày thì mới cho nước biển vào. Khoản vài tuần sau qua những ngày nắng nóng nước được bốc hơi dần, cuối cùng là các tinh thể muối trắng xoá hiện ra sau đó là công đoạn cào gôm lại đống và gánh về vựa muối. Công đoạn nào cũng rất nặng nề, khó khăn mà mỗi tù nhân phải trả bằng mồ hôi, bằng máu thịt của mình vì những tai nạn rủi ro lúc làm việc và nhiều nhất là ngất xiễu vì đói, vì kiệt sức! 

Thật vậy, sau hơn hai mươi năm tôi định cư ở Canada mà cục chai trên vai phải của tôi vì gánh muối thời đó đến bây giờ vẫn chưa hết! Thực tế là có bao giờ mấy thằng cán bộ dẩn đi làm nó cho đủ mười người kéo đâu.. Thường thì nó lấy bớt ra hai người đi làm việc khác, lý do là không đủ người. Tôi không biết những trại tù khác thì sao? Riêng ở Vĩnh Long, Trà Vinh các trại tù: Cồn Cù, Bào Sen, Láng Cháo đều nằm trong những vùng mà bọn quản giáo gọi là “vùng giải phóng”tức là khu vực của họ kiểm soát từ lâu {trước khi họ chiếm trọn miền Nam}cho nên dân chúng trong vùng nầy phần lớn là người của họ, hoặc thân nhân của họ. Do đó, khi những người tù bị đưa về đây, thì họ mừng lắm, bởi vì, ngày nào, lúc nào, họ có những công việc nặng nề khó khăn…thì họ cứ đến gặp các cán bộ của trại tù hỏi mượn một số tù về làm công việc cho họ, mà họ không phải trả bất cứ chi phí nào, kể cả buổi ăn trưa của người tù! 

Có khi họ mượn liên tiếp nhiều ngày cho đến khi xong công việc, chớ không phải mượn chỉ một bửa mà thôi. Đó là lý do tại sao họ cắt bớt nhân sự của các công việc nặng nề. Hôm đó lại có một anh bạn tù bị kiết lị cả tuần lễ không có thuốc men gì cả, thì còn sức lực đâu mà kéo. Tụi cán bộ cũng bắt đi làm, bọn tôi thấy vậy cho nó ngồi ngoài bờ mẫu. Còn anh thứ hai thì bửa trước đạp miểng bom, bàn chân phải bị rọc một đường dài, sâu oắm, máu tuôn xối xả, bọn tôi phải cỏng nó vô trại rồi tìm mấy thứ lá cây đâm nhuyễn để cầm máu cho nó, suốt đêm nhức nhối, nó kêu la, bọn tôi ngủ không được. 

Tôi đề nghị anh Đại Diện nói với Ban Quản Giáo xin cho nó vài viên thuốc uống cho đỡ nhức, thì bị thằng cán bộ y tá trả lời: “Không có thuốc men gì cả, các anh về tự no nấy. Bom đạn đó của các anh, bây giờ các anh đạp nhằm thì ráng mà chịu”. Chưa đầy mười hôm sau, anh ấy bị phong đòn gánh, tay chân co quắp, giật liên hồi, bọt mép sùi hai bên…kêu la thãm thiết! 

Đến khi tụi nó thấy quá tệ, cho tù võng ra bệnh viện Huyện thì anh ấy đã chết trước khi tới bến đò Long Toàn! Như vậy, thay vì mười người thì chúng tôi chỉ còn lại có sáu đứa. Lúc đầu còn ráng nổi, nhưng Trời càng trưa, mặt Trời lên cao, cái nắng chói chan phản chiếu xuống khu ruộng muối nước mặn nhầy nhụa, phần thì kiệt lực, phần thì bụng đói cồn cào, miệng đứa nào cũng đắng chát. Một phần cơm nhỏ nhoi của buổi chiều hôm trước không đầy hai chén dù rằng đỗ nước nhiều gần như nấu cháo, cộng thêm mấy cọng đọt khoai mì hái trộm của dân trên đường về, nó tan biến hết trong cơ thể ốm yếu, gầy gò từ tối hôm qua, thì còn sức lực đâu mà kéo! Bọn tôi kéo lê, kéo lết cái hũ lô nặng trich đó bằng những sợi dây thừng choàng xéo qua ngực của mỗi đứa. Ba đứa di đầu trong đó có tôi, và ba đứa đi sau, xếp thành hai hàng, còng lưng khom người về phia trước, thường thì có một đứa trong bọn đếm một….hai…ba để cho mọi người cùng khởi động một lượt thì cái hũ lô oan nghiệt kia mới chịu lăn, nếu không thì với sức nặng hàng nghìn kí lô đó nó vẫn nằm ì một chổ! 

Cả bọn chúng tôi dù không nói ra nhưng đứa nào cũng mong đợi tiếng kẻng ăn trưa. Thường đám tù bọn tôi làm việc theo tiếng kẻng, và ngủ cũng theo tiếng kẻng. Cũng tiếng kẽng đó mà cả bọn phải uễ oãi đứng lên dù cái mệt vẫn còn đè nặng lên người. Nhưng đừng chậm, coi chừng bị cây quất lên lưng của mấy thằng cán bộ đi kiểm soát! Rồi cũng tiếng kẽng đó, làm cho mình mừng rỡ, nhẹ nhàng khi biết nó báo hiệu nửa tiếng ăn trưa hay buổi chiều nghỉ việc sau một ngày vất vã! 

Dù bửa ăn trưa với một vắt cơm nhão kèm theo một miếng đường tán, hay một chút xíu muối mè, nhưng nó ngon làm sao. Ăn vội, ăn nhanh như sợ thằng bạn bên cạnh dành phần. Mở nắp lon guizgo hớp vài ngụm nước giếng, rồi bật ngữa ra bên bờ đất và quên hết sự đời, dù rằng nó đen còn hơn cái mõm chó!. Thật ra, lúc đầu còn buồn đau, suy nghỉ vớ vẫn, còn hy vọng vu vơ…Bời vì, lúc tập trung ở trường học Kỹ Thuật Vĩnh Long, tụi cán bộ nói với bọn nầy là: “Các anh đem cơm gạo theo đủ ăn mười ngày học tập, sau đó các anh được cho về sum họp gia đình no nàm ăn” 

Ai nấy cũng mừng rỡ nên “phấn khởi và hồ hỡi” đăng ký đi học tập. Mười ngày trôi qua, rồi một tháng, một năm trôi qua..ai cũng mòn mõi đợi chờ. Có lần tụi nầy hỏi thẳng anh cán bộ lên lớp thì được anh ta trả lời: “Đảng và nhà nước nuôn nuôn khoan hồng, nhưng vì các anh chưa thể hiện học tập tốt, nếu chúng tôi thả các anh về e rằng nhân zân sẽ không tha cho các anh, nên chúng tôi cần phải bảo quản các anh thêm một thời gian nửa!” Năm tháng trôi qua, thời gian nó làm cho lòng người chai đá, thét rồi, tất cả những cái chờ đợi, buồn lo ấy nó tan biến đi đâu hết, phó mặc cho định mệnh, phó mặc cho dòng đời…để thử xem con Tạo xoay dần đến đâu?!

Khu ruộng muối nầy trước kia là một khu rừng Mắm, Vẹt, Chà Là, Chùm Lé, Giá. Mà trong đó cây Chà Là và cây Giá là hai loại cây mà bọn tù của chúng tôi ai cũng khiép đãm. Bởi vì cây Chà Là {không phải cây cho ra trái Chà Là làm mức ở vùng Trung Đông mà loại cây nầy hình dáng nó giống như cây cau kiển vậy, thân nó khoản chừng cườm tay hay bắp tay, rắn chắc vô cùng, gai nó đầy ắp toàn thân, tàu lá nó cũng có gai, mỗi cây gai nó cứng và nhọn giống như gai cam, quít và dài hơn nhiều. Nó đâm vào người nhức nhối vô cùng, mà nếu không lễ ra được thì qua hôm sau nó càng đi sâu vào trong da thịt rất khó mà lấy ra, có khi nó làm độc ung mũ lên càng nhức nhối vô cùng., nếu nặng nửa thì chuyển qua phong đòn gánh, coi như không còn có cơ hội gặp lại thân nhân hoặc vợ con! 

Mà kiếp tù đày thì đầu đội Trời, chân đạp đất, và gai gốc thì nằm lễnh khễnh biết đâu mà tránh? Phó mặc cho Trời. Loại cây độc thứ hai là cây Giá. Nói đến cây Giá thì chắc các bạn tù của tôi không thể nào quên được chất mũ của cây Giá thuộc xã Bến Giá huyện Long Toàn tỉnh Trà Vinh. Mũ của cây nầy giống hệt như mũ của cây cao su ở vùng Bà Rịa, Biên Hoà  Thủ Đức, màu trắng đục mà độc hại vô cùng. Mỗi một nhát búa chém vào cây là mũ nó bắn ra, không cần trúng vào người, chỉ cần hơi nóng của nó cũng đủ làm cho đôi mắt của mình bị sưng húp lên và đỏ hoe, còn nếu văng vô mắt thì coi như mấy ngày sau không thấy đường, và mở mắt không ra vì nóng và sưng. 

Vậy mà kẻ viết bài nầy đã có một thời nằm trong toán đốn củi Giá về cho trại xử dụng hàng ngày với chỉ tiêu là một trăm hai mươi cây cho mỗi người trong ngày làm, vừa vô rừng đốn cây, vừa bó cây vác ra cái Láng {con rạch nhỏ}gần đó để bè về. Sau khi tới địa điểm, đoạn ra từng khúc, rồi chẽ ra phơi. Tất cả xử dụng bằng búa {rìu} chớ không có cưa hay bất cứ dụng cụ nào khác. 

Trước khi về trại, bó củi khô phơi từ mấy hôm trước, gánh về giao cho ban quản giáo và nhà bếp. Công việc nói nghe thì mau lám, nhưng anh em tù của chúng tôi phải cật lực suốt ngày mới đủ tiêu chuẫn. Mồ hôi và máu thịt của mình thì ngày nào cũng đỗ ra mà phần ăn của mỗi trại viên {tù viên} là một lon sửa bò gạo mốc, lưng {chớ không phải lon gạt miệng}, mang về trước khhi nấu lựa ra sạn và thóc cả bụm tay! Cho nên, mỗi ngày đi làm trên đường về gặp lá gì ăn được là cứ thế mà bức, mà tuốt nhét vào túi. Lúc đầu còn cọng non, sau đó tới cọng già. Có những loại lá lạ thì bỏ vào miệng nhăn thử, nếu không đắng là dùng được. Cũng có khi bị tiêu chảy, ói mữa là chuyện thường tình của tù nhân! Hôm nào đào đất mà bắt được mấy con Cóng Gió, hay Thòi Lòi Biển là hôm đó bửa ăn có chất lượng cao. Tôi còn nhớ một đoạn thơ {con cóc} mà tôi đã đặt ở trong đầu của thời ấy:

Có những người tù trong khung cửa,

Ngắm áng mây Trời…lơ lửng bay,

Ví mà ta được như mây nhỉ,

Bay đến chân Trời….lánh thế nhân!

Có những người tù trong ruộng muối,

Nắng cháy da người, mặt nám đen

Nước ơi! Ngươi mặn làm chi nhĩ?

Để xác thân nầy, nức nẻ ra!

Có những người tù đi đốn củi,

Chặt bó từng cây, khuân vác về

Củi ơi! Có thấu lòng ta nhỉ?

Chạt đốn mi rồi, ai nấu nung?

Có những ngươi tù vung nhát búa,

Chém cho cuộc đời …vỡ vụng ra!

Cây ơi! Sao khó làm chi nhỉ?

Vướng mắc cho nhiều…buốc thân ta!

Có những người tù đi cuốc đất

Đào xới cho mầy những luống khoai

Khoai ơi! Có thấu lòng ta nhỉ?

Vung xới công ta…ai đó nhờ!

Có những người tù ngăn biển mặn

Khai phá rừng hoang, tôm cá nhiều,

Cá Tôm…đem nộp Ban Quản Giáo

Gạo mốc, đọt non…để cho tù!

Có những người tù đi thuỷ lợi

Sáng sớm, canh thâu…nước ngập đầu

Tay chân run rẩy vì đói lạnh…

Thân xác rã rời…muổi bu quanh!

Có những người tù, không muốn sống,

Chui rào, thắt cổ…lúc Trời Đông

Chết đi cho khỏi nhìn nhân thế…

Gặm mối căm hờn…xuống chín sông!!!

Là con người có chút máu văn nghệ, khi gặp nghịch cảnh khó khăn, đau buồn thì những dòng thơ cũng tuôn trào theo từng giọt nước mắt! Thảo nào, người tù Nguyễn Chí Thiện có những dòng thơ bất hủ và đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng. Có rất nhiều người muốn gào thét thành thơ trong lúc họ đau khổ cùng cực. Họ cũng là một tù nhân như Nguyễn Chi Thiện, họ cũng có cái khổ đau riêng của họ, dù rằng hai hoàn cảnh không gian và thời gian khác nhau, nhưng rất tiếc họ không có khả năng, không có môi trường, mà trí nhớ thì cũng bị oxyt hoá soi mòn (làm rất nhiều mà chẳng nhớ được bao nhiêu). Xin lỗi, tôi lại đi lạc đề mất rồi! Cứ mỗi lần nhớ tới là bao nhiêu hình ảnh tan thương nó hiện ra trong đầu tôi, khiến lòng tôi sôi sục…giống như một người uống rượu xỉnh lái xe, không còn kềm hãm được lòng mình! Tôi xin tạm  ngưng câu chuyện buồn của tù ở đây để cho tâm tư tôi trở về với thực tế.

Thu hiểu Quân hơn ai hết, nàng cãm thông cho cuộc đời của Quân lắm truân chuyên. Quân mồ côi cha từ thuở mới tập đi chập chững, mẹ của Quân rất vất vã để nuôi đàn con năm đứa còn nhỏ dại. Sau đó, bà làm lại cuộc đời với một người đàn ông khác. Quân càng khó khăn hơn trong những năm bậc Trung Học. Lấy Tú Tài xong, Quân định nhảy vào ẩn núp trong Sư Phạm với hy vọng giúp được gì cho mẹ lúc tuổi xế chiều, và cái điều quan trọng nữa là hy vọng khỏi đi quân dịch để ở nhà với mẹ. Nhưng định mệnh đã an bày, Quân bị gọi đi nhập ngủ ở Trường Bộ Binh Thủ Đức sau trận Tổng Tấn Công Mậu Thân của phe cộng sản miền Bắc, để rồi Quân phải bốc gần bốn cuốn lịch từ khám Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Trại Cầu Mới, Cồn Cù, Bào Sen, Láng Cháo vv..Mặc dù thời gian có ngắn, khí hậu đở khắc nghiệt hơn những người tù bị chuyển ra miền Bắc. Nhưng đã là tù, thì trại tù nào cũng có cái dã man riêng của nó, mong có dịp tôi sẽ trở lại với những mẫu chuyện vui buồn, lý thú khác nhau về cuộc sống tù, những lần viết thư tình mướn cho cán bộ, những mẫu chuyện kiếm hiệp, tiếu lâm…để bắt tụi cán bộ lao động thay cho mình, những cuộc tình tay ba của tác giả và hai chị em ruột con của một bộ đội cao cấp đi tập kết miền Bắc (địch vận và phản tình báo). Tôi làm Lang Y bất đắc dĩ, đi cua con gái cho cán ngố, ủa lộn, cán bộ mà mình được hưởng phần trước. Trốn trại cua đào, làm cách nào để được an toàn lúc xuất trại, cũng như lúc về trại? Quan trọng hơn là làm thế nào để chinh phục cãm tình của những người dân sống trong vùng gọi là giải phóng để thay đổi họ từ chổ ném đá, oán ghét, thù hằn những người lính và Sĩ Quan “Nguỵ”, sau đó họ yêu thương, đùm bọc và che chở cho mình vv….

Thu hiểu Quân muốn đóng góp con tim, khối óc và tấm thân tàn ma dại của mình cho lý tưởng Tự Do, cho nên hơn hai mươi năm qua, nàng cố gắng hy sinh gánh vác mọi công việc từ dấn thân cật lực, làm lụng vất vã để lo cho gia đình có cuộc sống tạm đủ, đến công việc chăm sóc gia đình, lo cho hai đứa con, dạy dỗ ăn học, đứa nào cũng ngoan ngoãn, học giõi, nói tiếng Việt rành rẽ…Còn Quân thì cuối tuần nào cũng họp hội, vận động đóng góp, tổ chức gây quỷ vv..ít khi được ở nhà với con trong lúc tuổi nó còn thơ ấu. Quân hăng hái dấn thân trong suốt hơn hai mươi năm hoạt động không biết mệt mõi, dù có nhiều lần nhìn thấy Thu gian nan cực khổ và già đi trước tuổi, một mặt vì kế sinh nhai, gánh vác cho chồng, một mặt vỗ về bảo bộc con cái…

Quân rất xót xa nhưng lúc nào chàng cũng hăng say hoạt động cho Đoàn Thể nhất là trong công cuộc đấu tranh Dân Chủ và nhân quyền  cho Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam. Đó cũng là lý do làm cho kinh tế gia đình chàng gặp khó khăn hơn. Có nhiều weekend Thu ở nhà chờ Quân đem chiếc xe về để chợ búa, mua sắm cho những ngày sắp tới, nhưng chờ mãi tới khuya lơ, khuya lắc Quân mới mò về. Chẳng những Quân bỏ phế gia đình, mà chàng bỏ rơi luôn bà mẹ già bệnh hoạn, đng mòn mõi đợi chờ ngày con trở về thăm viếng để gặp mặt con lần sau cuối: Ao ước nhỏ, chỉ gặp mặt con lần cuối,

Nói đôi lời…rồi vĩnh biệt ngàn năm!

Nhưng con ơi! Sao con vẫn biệt tăm?

Con nở để mẹ ngậm ngùi trong thương nhớ!

Con có biết những đêm dài trăn trở…

Bóng tử thần như lảng vãng đâu đây

Nếu ra đi, mẹ chẳng tiếc tấm thân gầy,

Thương con trẻ, vẫn lạc loài nơi xứ lạ.

Thôi con nhé, kể từ đây đôi ngả…

Mẹ chờ con, mẹ vẫn chờ con,

Nhưng tim gan mẹ đã héo mòn

Và hơi thở…chỉ là ngọn đèn dầu trước gió!

Hồn mẹ sẽ theo mây bay về bên đó

Tìm thăm con cho đở nhớ thương,

Nếu mai nầy, con trở lại cố Hương

Tìm thăm mẹ, qua khói hương ảo ảnh!

(Lời trăn trối của mẹ)

Hai mươi năm, ba mươi năm, rồi bốn mươi năm trôi qua, Thu cảm thấy sự cố gắng của Quân và các bạn bè gần như “Dã Tràng xe cát biển Đông”. Từ các Đoàn Thể lớn, lực lượng hùng hậu, đi tới đâu cũng được ủng hộ ì xèo, nồng nhiệt, “nhất hô, bá ứng”. Các Hội Đoàn bạn thì phối hợp yễm trợ, biểu tình rầm rộ, cờ quạt rợp Trời…Bây giờ nhìn lại hầu như tan rã! Chí khí của con người đã thay đổi? Các Đoàn Thể xã Hội, Chánh Trị, Văn hoá đều hoạt động một cách yếu ớt, có khi đánh phá lẫn nhau, tranh giành địa vị…Đôi khi còn tệ hại hơn tiếp tay cho kẻ thù, chống cộng thì ít, mà chống phe ta thì nhiều. Những người có lòng lên tiếng thì bị cho là quá khích, là bảo thủ vv…Thu biết Quân buồn lắm, đau lòng lám! Cái hoài bảo mà Quân đã ôm ấp từ lúc mới ra tù, tìm đường vượt biên sang đây. Quân bỏ phế cả mái ấm gia đình, bỏ mặc hai đứa con thơ dại cho Thu lo để Quân dày công vung xới, phối hợp với một số bạn bè cùng chung lý tưởng mong sao cho cây Dân Chủ được đơm hoa kết trái trên mãnh đất Quê Hương khô cằn Nhân Bản  .Buồn lòng thay, cây Dân Chủ được trồng mà lại thiếu người chăm sóc, giờ đây sâu bọ đục khoét, cành lá xác xơ!…

Đã hơn bốn mươi năm rồi, Đất Nước lọt vào tay những người cộng sản, từ những trại giam trong rừng sâu nước độc, ngậm đắng tủi hờn…Rồi trên con tàu mong manh nhỏ bé, chuyên chở bao nhiêu sinh mạng con người, phó mặc cho sóng gió, cho biển cả mênh mong, cho Hải Tặc hoành hành, cướp giật…để tìm lấy Tự Do. Ôi! Hai tiếng Tự Do tuy nó đơn giản, sao mà nó đắt giá vô cùng! Nó đã đổi lấy biết bao nhiêu sinh mạng con người, biết bao tan thương mất mát của cả Dân Tộc Miền Nam Việt Nam! Bất chợt, tôi nhớ tới mấy câu mà tôi đã ghi trên trang lịch treo trên tường đúng vào ngày kỷ niệm bốn mươi ba năm mất Nước:

Trời hôm nay buồn quá,

Mây xám phủ giăng đầy,

Từng hạt mưa tơi tả…

Như khơi dậy nổi lòng ta…

Ngày nầy bốn mươi ba năm trước

Khắp Quê Hương, nước mắt chan hoà!!!

Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ” nó vẫn vô tình gậm nhấm và bào mòn một số đông ý chí của người Việt lưu vong, mới hôm nào, ngày nào họ ra đi với mớ hành trang đơn sơ, nhưng mang nặng lời thề cùng Non Nước…Rồi bây giờ, những ý chí đó bị phôi pha, những mối căm hờn bị quên lãng nơi cái xứ nhiều tiện nghi nầy!

Đã bao Thu rồi…lá đổi thay,

Mà sao Non Nước cứ u hoài?!

Người đi sao vẫn ngàn cách biệt?

Nước nhũ cùng Non: “ráng đợi chờ”

Chốn ấy xa xăm… người lữ thứ

Có còn vọng tưởng đến Non xưa?

Nơi nầy, Nước vẫn còn cau mặt!

Mong khách đừng quên Nước với Non!

Đã hơn bốn mươi năm rồi dân tộc Việt Nam sống trong một chế độ ưu việt của “đĩnh cao trí tuệ” của Đảng cộng sản, cho nên Đất Nước và biển cả… thì bị chia cắt cho đàn anh phương Bắc, xã hội thì tan nát, đạo đức suy đồi, mầm non và tinh hoa của thế hệ trẻ hoàn toàn bị huỷ diệt vì sa đoạ. Có phải đây là âm mưu tàn độc của bọn Tàu cộng lẫn Việt cộng     để thôn tính Việt Nam. Họ cố tình sơn phết cái vẻ hào nhoáng bên ngoài để che đậy cái thối nát bên trong:

Anh chiến thắng nhưng lòng dân hận oán,

Anh thành công nhưng đói rách lầm than

Anh gieo đau thương từ khắp xóm làng

Anh huỷ diệt những mầm non Tổ Quốc

Rồi một ngày nào đó…

Khi ta trở về trong lòng đất,

Ta để lại gì, ngoài chất ngất hờn câm…

Muôn đời sau còn vang mãi dư âm

Ông cha họ, đã nhận nhầm một Chủ Thuyết

Để rồi, mấy mươi năm dài lưu huyết

Cùng giống nòi…mà chèm giết lẫn nhau!

Anh ới! Anh sẽ nghỉ sao?

Non Sông, Tổ Quốc, Đồng Bào…đợi anh.

Về phía dân chúng, ngoại trừ những thân nhân, dòng họ của các quan chức, cán bộ thì có một đời sống sung túc, vật chất đầy đủ, tiền rừng, bạc biển, còn đa số người dân bình thường thì đói khổ, đạp lên nhau mà sống, mạnh được yếu thua. Chánh quyền lúc nào cũng dở nhửng thủ đoạn, những mánh khoé để gạt gẫm dân, bắt dân đút lót hối lộ từ chuyện lớn tới chuyện nhỏ, thậm chí họ dùng bạo lực để trấn áp dân nhất là cướp đất đai của dân từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng đầy ắp tiếng gào thét của dân oan! Một thành phần khốn đốn nhất, bất hạnh nhất là những thương phế binh của Việt Nam Cộng Hoà. Họ là những người đau khổ, có cuộc sống nghèo khổ nhất trong xã hội VN bây giờ. Ai đó có dịp về thăm Quê Hương, đã từng chứng kiến những người hành khất cụt tay, cụt chân, thương tích đầy mình, mặt mày đen đúa, tay chân dơ bẫn, quần áo rách rưới…lê lết trên các vĩa hè, trong các quán ăn để ngửa tay xin sự thi ân bố thí của khách qua đường. 

Họ là ai? Phải chăng họ là những người trai thời loạn, vì hoàn cảnh của Đất Nước bắt buộc họ phải dấn thân cấm súng, xông pha nơi chiến trường, lằn tên mủi đạn. Họ là những người đem máu xương mình cho mọi người được an vui, cho cấp chỉ huy họ được thăng tiến. Ngày tàn cuộc chiến, một số người có địa vị, có quyền cao chức trọng, có phương tiện, họ ra đi mang theo cả gia đình và thân tộc, tiền bạc và tài sản, một số khác còn nguyên vẹn nhưng không có phương tiện thì chịu cảnh lao ly, đày ải, một số có ngày về, một số vùi thây nơi rừng thiêng nước độc!

“Tuy công nghiệp không ghi công sử sách, 

tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên. 

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới Trời quên. 

Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật. 

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất. 

Thịt cùng xương hoà lẫn với Non Sông. 

Và anh hồn chung với tấm tình trung. 

Đã hoà hợp làm linh hồn giống Việt!. 

(Anh Hùng Vô Danh/ Thơ Đằng Phương/ Nguyễn Ngọc Huy)

Mùa Thu đã về trên Quê Hương tạm dung, lá cây đã đổi màu vàng úa và rơi rụng khá nhiều.Dăm ba tháng nửa đây mùa xuân sẽ trở lại, cây lá sẽ đâm chồi, muôn hoa tươi sẽ nở lộc. Đó là định luật tuần hoàn của Tạo Hoá. Thế hệ của tôi và những người bạn đồng hành cũng đã bắt đầu lác đác rơi rụng! Biết đến bao giờ mùa xuân sẽ trở lại trên Quê Hương Đất Việt, cho hoa Dân Chủ ngát hương, cho những bạo lực, đàn áp, bất công, tham nhũng…không còn đè nặng lên đầu, lên cổ người dân, cho những kẻ lữ hành được yên tâm đi về miền cô tịch! Lá Thu vàng úa trên cây. Thân ta nay cũng hèo gầy xác xơ…Thương người lữ  khách bơ vơ…Quê xưa còn đó, bây giờ ra sao? Tóc ta nay cũng bạc màu. Còn bao Thu nửa, xin chào biệt ly! Thu ới có biết người đi, Lòng ta héo hắt…cũng vì nhớ Quê!?

Trần Vĩnh Tam