Tin khắp nơi – 07/11/2020
Bầu cử tổng thống: Tin vào chiến thắng,
Biden kêu gọi dân Mỹ đoàn kết
Thanh Phương
Tối hôm qua, 06/11/2020, ba ngày sau bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden đã tỏ vẻ tin chắc vào chiến thắng của ông, nhưng không chính thức tuyên bố thắng cử. Về phần tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, ông cho rằng Biden không nên khẳng định chiến thắng một cách « không chính đáng »
Hiện giờ, ứng cử viên Dân Chủ đang dẫn đầu, với gần 29.000 phiếu hơn ông Donald Trump, ở bang Pennsylvania, một bang mà nếu giành được, ông sẽ có thêm phiếu của 20 đại cử tri có thể đưa ông vào Nhà Trắng. Nhưng chưa có cơ quan truyền thông nào ở Mỹ dám tuyên bố ông Biden thắng cử.
Sau một ngày hồi hợp chờ kết quả chung cuộc nhưng vẫn chưa có, cựu phó tổng thống Mỹ Biden chỉ phát biểu ngắn ngọn trong 7 phút tại Wilmington, bang Delaware.
Từ Wilmington, thông tín viên Carrie Noteen tường trình :
« Ông Joe Biden đã phát biểu với tư cách « gần như là tổng thống ». Trước hết, một cách rất tế nhị, ông đã không chính thức tuyên bố thắng cử, tuy vẫn dứt khoát khẳng định là ông sắp đánh bại Donald Trump.
Tiếp đến ông đặt mình vào tư thế của một người bảo vệ các nguyên tắc dân chủ về bầu cử ở Mỹ, kêu gọi mọi người đừng quá quan tâm đến các số liệu, mà hãy đặt cử tri và quyền bầu cử của họ vào trọng tâm của tiến trình. Ông tái khẳng định là sẽ không để cho ai tấn công vào nền dân chủ.
Khác hẳn với những tuyên bố và những tin nhắn Twitter của Donald Trump, Joe Biden vẫn tỏ thái độ của một người ngày càng mang dáng vẻ của một tổng thống.
Ông và êkíp của ông đã bắt tay vào việc : Họ đã suy nghĩ về một kế hoạch chấn hưng kinh tế, cũng như một kế hoạch phòng chống đại dịch Covid-19, sẽ có hiệu lực ngay ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống. Ứng cử viên Biden tuyên bố : « Kế hoạch này sẽ không cứu được các mạng sống đã mất, nhưng sẽ cứu các mạng sống khác trong những tháng tới ».
Trong suốt bài phát biểu dài 7 phút, ông Biden không ngớt kêu gọi mọi người giữ bình tĩnh và tập hợp lại : « Chúng ta có thể là những đối thủ, nhưng chúng ta không phải là kẻ thù của nhau, chúng ta đều là công dân Mỹ ».
Theo dự báo mới nhất của Viện Edison Research hôm qua, ứng cử viên Dân Chủ hiện có 253 phiếu đại cử tri so với 214 phiếu của tổng thống Cộng Hòa mãn nhiệm Donald Trump. Để đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ứng cử viên phải thu được ít nhất 270 phiếu.
Trong khi đó, kênh truyền hình Mỹ Fox News và hãng tin Mỹ AP vẫn giữ nguyên dự báo là cựu phó tổng thống Biden đã có trong tay phiếu bầu của 264 đại cử tri.
Bầu cử Mỹ: Vì sao vẫn chưa thể tuyên bố ai thắng cử ?
Thanh Phương
Đã hơn ba ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, vì sao vẫn chưa thể tuyên bố ai thắng cử, mặc dù đến tối qua, ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden có vẻ coi như đã đánh bại tổng thống Cộng Hòa mãn nhiệm Donald Trump?
Từ nhiều tuần qua, chính quyền các bang, có thẩm quyền giám sát các cuộc bầu cử, đã báo trước là sẽ mất nhiều ngày mới biết được kết quả chung cuộc.
Thứ nhất, tỷ lệ phiếu giữa hai ứng cử viên rất sát sao tại những bang chủ chốt, còn gọi là các bang « chiến trường ». Tỷ lệ phiếu càng sát sao thì việc công bố kết quả chung cuộc càng bị chậm trễ, đặc biệt là ở những bang có sự chia rẽ sâu sắc giữa hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ.
Thứ hai, các bang ở Hoa Kỳ có những quy định khác nhau về hạn chót để tiếp nhận các phiếu bầu qua bưu điện, nhất là các phiếu bầu do các quân nhân và các công dân Mỹ sống ở nước ngoài gởi về. Bang North Carolina là một trong những bang đang có tính chất quyết định. Thế mà bang này đã tạm ngưng kiểm ít nhất 171.000 phiếu bầu « tạm thời », hoặc phiếu bầu gởi qua bưu điện, trong khi kết quả kiểm những phiếu này sẽ quyết định thắng bại giữa hai ứng cử viên.
Tại sao lại có quyết định như vậy ? Lý do là vì bang North Carolina nhận tất cả các phiếu bầu qua bưu điện cho đến ngày 12/11, với điều kiện các phiếu này được gởi không trễ hơn ngày 3/11. Chính quyền của một số địa phương ở bang này muốn đợi cho đến khi toàn bộ các phiếu bầu được gởi đến rồi mới bắt đầu kiểm !
Tại bang Nevada, một bang chủ chốt khác, mà kết quả cũng rất sát sao, các phiếu tới cho đến ngày 10/11 cũng sẽ được kiểm, với điều kiện các phiếu này được gởi không trễ hơn ngày 3/11.
Thứ ba là các phiếu bầu « tạm thời » cũng gây nhiều chậm trễ. Những phiếu này được cấp cho những cử tri mà người ta không chắc chắn về việc ghi danh. Các phiếu này như vậy sẽ phải được kiểm lại.
Thứ tư là do tình hình đại dịch Covid-19, năm nay có rất nhiều người ngại đến các phòng phiếu, cho nên số người bỏ phiếu qua bưu điện đạt mức kỷ lục : 65,2 triệu trên tổng số 160 triệu cử tri Mỹ đi bầu năm nay, theo thẩm định của US Elections Project. Nhiều bang không quen với việc xử lý một số lượng phiếu bầu qua bưu điện lớn như thế. Ấy là chưa kể tại bang Pennsylvania, phe Cộng Hòa, chiếm đa số ở Nghị Viện tiểu bang, đã bác bỏ một đề nghị là trước ngày bầu cử 3/11 cho phép bắt đầu kiểm các phiếu bầu qua bưu điện, trong khi những bang khác vẫn làm như vậy.
Lý do thứ năm khiến cho có sự chậm trễ trong việc tuyên bố người thắng cử, đó là những thủ tục pháp lý mà ê kíp của ông Donald Trump đang tiến hành, đòi ngưng kiểm phiếu tại những bang mà ứng cử viên Cộng Hòa đang bị ứng cử viên Dân Chủ Biden qua mặt, nhất là tại bang Pennsylvania, nơi đảng Cộng Hòa thậm chí đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện can thiệp. Ấy là chưa kể những tranh cãi giữa các nhóm đại diện cho hai đảng đến để giám sát việc kiểm phiếu tại các phòng phiếu.
Bầu cử Mỹ 2020: Bầu cử Thượng Viện
kéo dài đến ngày 05/01/2021
Minh Anh
Hãng tin Anh Reuters ngày 07/11/2020 cho biết cuộc chiến giành quyền kiểm soát Thượng Viện, một trận đồ khác của cuộc bầu cử ngày 03/11, rất có thể sẽ kéo dài đến ngày 05/01/2021.
Trong số 35 ghế phải bầu mới lại, đảng Cộng Hòa chiếm giữ được 23 ghế. Với kết quả này, phe đối lập Dân Chủ hy vọng có thể đe dọa được đa số ít ỏi của đảng Cộng Hòa có được dưới thời Donald Trump (53 thượng nghị sĩ Cộng Hòa so với 47 Dân chủ).
Căn cứ vào các kết quả tạm thời và theo các dự phóng, hai chính đảng dường như mỗi bên đã có được 48 trong số 100 ghế ở Thượng Viện.
Thách thức chính hiện nay nằm tại bang Georgia. Do đặc thù địa phương, một cuộc bỏ phiếu vòng hai dành hai ghế thượng nghị sĩ nhất thiết sẽ phải được tổ chức vào 05/01/2021. Nếu đảng Dân Chủ thắng cử, Thượng Viện sẽ rơi vào thế cân bằng giữa hai phe. Tiếng nói quyết định sẽ thuộc về phó tổng thống Mỹ, Kamala Harris hay Mike Pence, tùy thuộc vào việc ông Joe Biden hay Donald Trump đắc cử tổng thống.
Ngược lại, chỉ cần chiếm được một ghế ở bang Georgia, đảng Cộng Hòa có thể bảo toàn đa số ở Thượng Viện. Trong trường hợp Biden đắc cử, đây có thể sẽ là một trở ngại lớn, gây khó khăn cho nhiệm kỳ tổng thống của ông, nhất là trong các chính sách có liên quan đến vấn đề sức khỏe và cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bầu cử Mỹ: Bang nào có thể giúp
lật ngược thế cờ và khi nào có kết quả?
Ba ngày sau khi người Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, ứng cử viên Dân chủ Joe Biden, lần đầu tiên, đã dẫn đầu tại Pennsylvania và Georgia.
Để vào Tòa Bạch Ốc, ứng cử viên phải có được ít nhất 270 phiếu Cử tri đoàn. Đa số các mạng lưới truyền thông lớn loan tin ông Biden dẫn trước Tổng thống Cộng hòa Donald Trump với tỷ số là 253-214 phiếu Cử tri đoàn tính đến 6/11.
Kết quả tại Pennsylvania (20 phiếu cử tri đoàn), Georgia (16) North Carolina (15), Arizona (11) và Nevada (6) vẫn chưa chắc chắn, theo tổ chức Nghiên cứu Edison.
Pensylvania
Ông Biden hơn ông Trump 5.587 phiếu vào sáng 6/11. Với khoảng 95% phiếu đã đếm, ông Biden có được 49,4% phiếu so với ông Trump 49,3% phiếu, theo tổ chức Nghiên cứu Edison.
Thắng 20 phiếu cử tri đoàn tại Pennsylvania sẽ giúp cựu phó Tổng thống có hơn 270 phiếu Cử tri đoàn cần thiết để đảm bảo chiếc ghế Tổng thống, theo hầu hết các mạng lưới truyền hình.
Pennsylvania có thể chấp nhận phiếu gởi theo đường bưu điện ba ngày sau bầu cử nếu được đóng dấu bưu điện hạn chót là trong Ngày Bầu cử 3/11.
Georgia
Ông Biden hơn ông Trump 1.097 phiếu vào sáng 6/11, với 99% phiếu được báo cáo, theo tổ chức Nghiên cứu Edison. Ông Trump cần thắng cả hai tiểu bang Pennsylvania và Georgia để có thêm nhiệm kỳ thứ hai.
Arizona
Việc dẫn đầu của ông Biden thu hẹp lại sau khi có thêm 74.000 phiếu được ghi nhận từ quận Maricopa, bao gồm Phoenix đông dân. Trong số này ông Trump có được 42.276 phiếu và ông Biden 31.700 phiếu, giảm tỉ lệ dẫn đầu của ông Biden tại Arizona còn 50,1% so với ông Trump 48%, với khoảng 90% phiếu đã đếm xong.
Nevada
Ông Biden hơn ông Trump 11.438 phiếu, hay 0,9%, với khoảng 11% phiếu còn lại chưa đếm.
Bà Barbara Cegavke, người phụ trách bầu cử của tiểu bang Nevada nói khoảng 190.150 phiếu chưa đếm, với 123.544 phiếu gởi qua bưu điện hay từ các địa điểm đặt thùng phiếu. Bà cho hay 90% phiếu bầu đang được kiểm tại Quận Clark, quận lớn nhất tiểu bang.
Tất cả phiếu nhận được một cách thích ứng sẽ được đếm trong vòng 9 ngày sau bầu cử, nhưng con số chính xác phiếu chưa đếm chưa biết được, bà Cegavske nói.
Phần lớn phiếu chưa đếm là những phiếu gởi qua đường Bưu điện và những phiếu do những cử tri ghi danh tại các phòng phiếu ngay trong Ngày Bầu cử, bà nói.
North Carolina
Ông Trump dẫn trước 76.737 phiếu, hay 1,4% khi còn khoảng 5% số phiếu chưa đếm xong.
Các giới chức tiểu bang nói kết quả đầy đủ phải đến tuần sau mới biết được. Tiểu bang cho phép phiếu gởi qua Bưu điện đóng dấu ngày 3/11 được đếm nếu nhận được trước ngày 12/11.
Ứng viên Biden đang dẫn
tại bang Pennsylvania, Georgia
Ứng cử viên Dân chủ Joe Biden nới rộng khoảng cách dẫn đầu với Tổng thống Donald Trump tại hai tiểu bang chiến trường Pennsylvania và Georgia vào ngày thứ Sáu 6/11 đưa ông tiến gần hơn đến Tòa Bạch Ốc, 3 ngày sau khi các phòng phiếu đóng cửa.
Ông Biden có được 253 phiếu cử tri đoàn so với Tổng thống Donald Trump 214 phiếu, theo tổ chức Nghiên cứu Edison. Phiếu cử tri đoàn là phiếu quyết định người thắng cuộc.
Thắng được 20 phiếu cử tri đoàn ở Pennsylvania sẽ giúp cựu Phó Tổng thống có hơn 270 phiếu cần thiết để đảm bảo chiếc ghế Tổng thống.
Ông Biden cũng sẽ đắc cử nếu ông thắng tại 2 trong số 3 tiểu bang quan trọng khác, nơi ông dẫn đầu khít khao hôm 6/11 là Georgia, Arizona và Nevada. Giống như Pennsylvania, cả 3 tiểu bang này ngày 6/11 vẫn còn đếm phiếu.
Tại Pennsylvania và Georgia, ông Biden vượt qua ông Trump về số phiếu gởi qua Bưu Điện tại các cứ địa của Đảng Dân chủ như Philadelphia và Atlanta.
Đả kích kết quả kiểm phiếu, Tổng thống Trump xuất hiện tại Tòa Bạch Ốc tối thứ Năm 5/11 và tuyên bố là cuộc bầu cử bị ‘đánh cắp.’
Giữa lúc ông Biden tiến gần đến chiến thắng, hàng trăm đảng viên Dân chủ tụ tập nên ngoài địa điểm đếm phiếu ở trung tâm thành phố Philadelphia, mặc áo thun vàng có dòng chữ “Đếm từng lá phiếu.”
Tại Detroit, một đám đông ủng hộ ông Trump, có người có vũ trang, biểu tình bên ngoài địa điểm kiểm phiếu, vẫy cờ và la lớn, “Chiến đấu!”
Ban tranh cử của ông Trump đang theo đuổi một loạt các vụ kiện tại các tiểu bang chiến trường, nhưng các chuyên gia pháp lý mô tả những vụ kiện này sẽ không thành công làm thay đổi kết quả cuộc bầu cử.
Ông Matt Morgan, luật sư trưởng của ban vận động tranh cử của ông Trump, trong một tuyên bố ngày 6/11 tin rằng cuộc bầu cử tại Georgia, Nevada và Pennsylvania tất cả đều gánh chịu những điều không thích đáng và cuối cùng ông Trump sẽ thắng tại Arizona.
Ông cũng nói ban tranh cử sẽ theo đuổi vụ yêu cầu kiểm phiếu lại tại Georgia, cũng như đã nói sẽ làm việc này tại Wisconsin, nơi ông Biden thắng hơn 20.000 phiếu.
Các giới chức bầu cử trên toàn quốc nói họ không thấy có sự bất hợp pháp nào. Các giới chức Georgia ngày 6/11 nói họ dự kiến sẽ kiểm phiếu lại, có thể do một ứng cử viên yêu cầu nếu sự cách biệt cuối cùng dưới 0,5% như tình trạng hiện nay.
Ngày 5/11, ông Biden bày tỏ tin tưởng là ông sẽ thắng và yêu cầu ủng hộ viên kiên nhẫn khi phiếu được đếm. Để trả lời ý kiến cho rằng ông Trump sẽ không thừa nhận thua cuộc, phát ngôn viên của ông Biden, ông Andrew Bates, nói trong một tuyên bố ngày 6/11: “Chính phủ có khả năng hoàn hảo hộ tống những người xâm nhập bất hợp pháp ra khỏi Tòa Bạch ốc.”
Tại Pennsylvania, ông Biden vượt qua ông Trump lần đầu tiên và đã dẫn hơn 8.867 phiếu vào sáng thứ Sáu 6/11 trong khi tại Georgia ông hơn ông Trump 1.579 phiếu. Cả hai cách biệt này dự kiến sẽ tăng thêm khi có các phiếu bầu thêm nữa được đếm.
Tại Arizona, cơ hội dẫn trước của ông Biden tăng nhẹ vào ngày 6/11 với 43.779 phiếu, và tại Nevada cách biệt của ông tăng gần gấp đôi, với 22.209 phiếu.
Pennsylvania, một trong ba tiểu bang Dân chủ truyền thống cùng với Michigan và Wisconsin đã giúp ông Trump chiến thắng vào năm 2016, được xem là trọng yếu trong cuộc chạy đua 2020, và cả hai ứng cử viên đều bỏ ra những số tiền khổng lồ và thời gian vận động tại tiểu bang này.
Ông Trump, 74 tuổi, mô tả tiến trình đếm phiếu khiếm diện chậm chạp là gian lận. Vì đại dịch COVID, số người bỏ phiếu khiếm diện đã tăng cao.
Bầu cử khít khao chứng tỏ nước Mỹ chia rẽ sâu sắc về chính trị, và nếu thắng ông Biden sẽ chắc chắn gặp khó khăn trong việc điều hành đất nước trong khung cảnh phân cực sâu rộng tại Washington.
Đảng Cộng Hòa cũng có thể vẫn giữ quyền kiểm soát Thượng viện trong khi chờ đợi kết quả 4 cuộc chạy đua vào Thượng viện chưa quyết định trong đó có 2 tại Georgia, và họ sẽ chặn đứng nghị trình lập pháp của ông Biden, trong đó có mở rộng bảo hiểm sức khỏe và chống biến đổi khí hậu.
Người thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống sẽ đối đầu với đại dịch đã giết chết hơn 235.000 người tại Mỹ và làm hàng triệu người mất việc, trong khi nước Mỹ vẫn còn vất vả sau nhiều tháng xáo trộn về quan hệ chủng tộc và nạn bạo lực của cảnh sát.
Ông Trump tấn công bằng một vài dòng tin trên Twitter vào sáng sớm 6/11, nhắc lại tuyên bố gian lận bầu cử vô căn cứ của ông. “Tôi dễ dàng thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với phiếu bầu hợp lệ,” ông nói trên Twitter, nhưng không trưng bằng cớ về bất cứ phiếu bất hợp pháp nào đã được bỏ.
Trong một lời đả kích khác thường về tiến trình dân chủ, ông Trump ngày 5/11 chỉ trích mạnh mẽ các nhân viên bầu cử và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về việc đếm phiếu gian lận. Một vài mạng lưới truyền hình đã cắt ngang nhận xét của ông và sửa lại tuyên bố sai lầm của ông ngay tức thì.
Ông Biden, đáp trả bình luận của ông Trump trên Twitter: “Không ai lấy nền dân chủ khỏi tay chúng ta. Không phải hiện nay. Không bao giờ.”
Tại Arizona, ủng hộ viên của cả ông Trump và ông Biden xung đột một lúc bên ngoài Sở Bầu cử Quận Maricopa ở Phoenix.
Tại Philadelphia, cảnh sát nói đã bắt một người đàn ông và tịch thu một vũ khí trong khuôn khổ cuộc điều tra về âm mưu tấn công Trung tâm Hội nghị Pennsylvania của thành phố, nơi đang kiểm phiếu.
Bầu cử Mỹ: Kiểm chứng bài phát biểu
của TT Donald Trump
Tổng thống Trump đã phát biểu vào đầu ngày thứ Sáu về cuộc bầu cử Mỹ, đưa ra một số cáo buộc gian lận mà không có bằng chứng.
Chúng tôi đã kiểm chứng một số tuyên bố của ông Trump.
Trump: “Tôi đã nói về việc bỏ phiếu qua bưu điện trong một thời gian dài. Nó thực sự đã phá hủy hệ thống của chúng ta. Đó là một hệ thống tham nhũng và nó khiến mọi người tham nhũng.”
Ông Trump đã đăng hơn 70 tweet nghi ngờ về bỏ phiếu qua bưu điện, ám chỉ hành vi gian lận cử tri hoặc các cuộc bầu cử “gian lận” kể từ tháng Tư.
Nhưng không có bằng chứng cho thấy hệ thống này gian lận.
Bầu cử Mỹ: Ai dẫn đầu ở các tiểu bang đang tiếp tục kiểm phiếu?
Bầu cử Mỹ 2020: Ai sẽ chiến thắng dễ dàng hơn?
Gian lận bầu cử là rất hiếm ở Hoa Kỳ – tỷ lệ dưới 0,0009%, theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Tư pháp Brennan. Không có bằng chứng nào cho thấy đây là một vấn đề lớn trong cuộc bầu cử này.
Bản thân tổng thống đã bỏ phiếu qua bưu điện trong quá khứ. Ông sống bên ngoài tiểu bang mà ông đã đăng ký, Florida, và yêu cầu bỏ phiếu qua bưu điện.
Đây được gọi lá phiếu vắng mặt, mà ông Trump nói rằng ông ủng hộ vì tin rằng nó có các biện pháp bảo đảm tốt hơn.
Nhưng ông đã tạo ra sự khác biệt với các hình thức bỏ phiếu qua thư khác, chẳng hạn như khi các bang tự động gửi phiếu bầu cho tất cả các cử tri đã đăng ký.
Oregon và Utah đã thực hiện rất thành công trong các cuộc bầu cử trước đây.
Trump: “Họ đã gửi hàng chục triệu lá phiếu không được yêu cầu mà không có bất kỳ biện pháp xác minh nào.”
Các cử tri đăng ký ở chín tiểu bang (cộng với Washington DC) được tự động gửi phiếu bầu qua thư mà không cần phải yêu cầu. Năm trong số các bang này đã áp dụng biện pháp này vì đại dịch virus corona.
TT Trump khởi kiện khi con đường chiến thắng thu hẹp
Bầu cử Mỹ: Khi nào chúng ta biết được ai thắng cử?
Nhưng tám trong số chín tiểu bang – Colorado, Hawaii, Oregon, Utah, Washington, California, New Jersey và Vermont – hiện không có tranh chấp.
Tất cả các hình thức bỏ phiếu qua bưu điện đều có các biện pháp bảo đảm – chẳng hạn như cơ quan chức năng kiểm tra xem các lá phiếu có đến từ địa chỉ đã đăng ký của cử tri hay không và yêu cầu chữ ký trên phong bì.
Bỏ phiếu qua bưu điện không phải là mới – nó đã được thực hiện cho nhiều cuộc bầu cử.
Trump: “Thật ngạc nhiên khi những lá phiếu gửi qua đường bưu điện đó quá một chiều.”
Tổng thống Trump đã nhiều lần chỉ trích kế hoạch mở rộng bỏ phiếu qua bưu điện, nói – mà không có bằng chứng thực tế – rằng nó gây ra “gian lận khủng khiếp.”
Ông kêu gọi các cử tri Đảng Cộng hòa đi bỏ phiếu, thay vì sử dụng các lá phiếu gửi qua bưu điện.
Các bằng chứng từ việc kiểm phiếu cho thấy điều này đã diễn ra – các cử tri Dân chủ ủng hộ bỏ phiếu qua đường bưu điện và các cử tri Cộng hòa bỏ phiếu trực tiếp trong ngày.
Việc kiểm phiếu vẫn chưa kết thúc nhưng ở Pennsylvania, một bang mà trong số hơn 2,5 triệu phiếu bầu nhận được qua bưu điện, số phiếu đến từ các đảng viên Dân chủ đã đăng ký nhiều gấp ba lân so với các đảng viên Cộng hòa.
Trump: “Ở Georgia, một đường ống đã nổ ở một vị trí rất xa, hoàn toàn không liên quan đến vị trí của những gì đang diễn ra và họ đã ngừng đếm trong bốn giờ.”
Đo không phải sự thật.
Vụ nổ đường ống xảy ra tại State Farm Arena và ảnh hưởng đến một căn phòng nơi các lá phiếu vắng mặt đang được đếm.
Đây là thông cáo báo chí được đưa ra bởi các nhân viên tại State Farm Arena.
Trump: “Hiện chỉ còn một số bang chưa quyết định trong cuộc đua tổng thống. Bộ máy bầu cử của các bang đó ở mọi vị trí đều do đảng Dân chủ điều hành.”
“Ở mọi vị trí” là không đúng
Ở Georgia, nơi kết quả vẫn chưa được quyết định, thống đốc và cả hai viện của cơ quan lập pháp đều do đảng Cộng hòa kiểm soát.
Ngoại trưởng của bang, người chịu trách nhiệm điều hành cuộc bầu cử, là Brad Raffensperger, một người thuộc đảng Cộng hòa.
Trong một tweet từ năm 2018, nơi Donald Trump ủng hộ ông Brad Raffensperger.
Trump: “Họ sẽ không cho phép các quan sát viên hợp pháp.”
Tổng thống Trump đang nói về những người theo dõi cuộc thăm dò ý kiến. Đây là những người bên trong các điểm bỏ phiếu, những người quan sát việc kiểm phiếu, với mục đích đảm bảo sự minh bạch.
Những người này được cho phép ở hầu hết các bang, nhưng họ cần phải được đăng ký trước ngày bầu cử, thường liên kết với một đảng hoặc một ứng cử viên, mặc dù các quy tắc khác nhau giữa các bang.
Tổng thống Trump đã đặt ra vấn đề về việc các quan sát viên của Đảng Cộng hòa ở một số thành phố do Đảng Dân chủ điều hành, chẳng hạn như Philadelphia và Detroit, được cho là không được tiếp cận với việc kiểm phiếu.
Số lượng người theo dõi cuộc thăm dò được phép tại một cơ sở đếm phiếu khác nhau tùy thuộc vào quy mô của nó. Các giới hạn này được đặt ra trước ngày bầu cử.
Nhưng những người theo dõi cuộc bỏ phiếu đã được phép quan sát việc kiểm phiếu ở cả hai thành phố.
Ở một số khu vực, số lượng bị hạn chế, một phần là để tránh lây nhiễm virus corona. Cũng có những giới hạn được đặt ra để tránh bị đe dọa.
Tại Detroit, hơn 130 quan sát viên đại diện cho cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã được phép vào trong địa điểm kiểm phiếu.
Một quan chức thành phố, bà Janice Winfrey, cho biết bà không biết về việc các quan sát viên của Đảng Cộng hòa bị loại.
Ở Philadelphia, có một video lan truyền cho thấy một người theo dõi cuộc thăm dò được chứng nhận phải rời điểm bỏ phiếu, nhưng như chúng tôi đã thông tin, điều này là do nhầm lẫn về các quy tắc và sau đó anh ta đã được phép tham gia trở lại.
Ngoại trưởng Pennsylvania Kathy Boockvar đã nói: “Mọi ứng cử viên và mọi đảng phái chính trị đều được phép có một đại diện được ủy quyền trong phòng để quan sát quá trình kiểm phiếu. Một số nơi bao gồm cả Philly còn tường thuật trực tiếp, vì vậy bạn có thể theo dõi quá trình kiểm phiếu của họ theo đúng nghĩa đen.”
Trump: “Nếu bạn đếm số phiếu bất hợp pháp, họ có thể cố gắng đánh cắp cuộc bầu cử từ chúng tôi. Nếu bạn đếm số phiếu đến muộn, chúng tôi đang rất chờ đợi chúng, rất nhiều phiếu đã đến muộn.”
Tổng thống Trump cho rằng kiểm phiếu qua đường bưu điện đến sau ngày bầu cử là “bất hợp pháp”.
Nhưng những lá phiếu qua bưu điện đến muộn có thể được tính ở khoảng một nửa số bang của Hoa Kỳ – miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11.
Điều này bao gồm các bang quan trọng là Pennsylvania, Nevada và Bắc Carolina, nơi người chiến thắng vẫn chưa được dự đoán. Thời hạn để một lá phiếu qua bưu điện đến các quận trễ mà vẫn được tính khác nhau giữa các tiểu bang.
Georgia và Arizona không tính phiếu bầu qua bưu điện đến sau ngày bầu cử.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Trump nói rằng tại Pennsylvania, các lá phiếu gửi qua bưu điện tới các quận muộn đã được đếm “thậm chí không có dấu bưu điện hoặc bất kỳ chứng minh nhân thân nào”.
Tòa án tiểu bang phán quyết những lá phiếu đến trễ thiếu hoặc không đọc được dấu bưu điện sẽ được tính trừ khi có đủ bằng chứng “chứng minh rằng nó đã được gửi qua đường bưu điện sau ngày bầu cử”.
Mỗi lá phiếu qua bưu điện đều trải qua một số bước để được xác minh, chẳng hạn như kiểm tra chữ ký và địa chỉ.
Trump: “Một trung tâm kiểm phiếu lớn ở Detroit đã che cửa sổ lại bằng những mảnh bìa cứng lớn, và vì vậy họ muốn bảo vệ và chặn khu vực kiểm phiếu.”
Ông Trump đang đề cập đến Trung tâm TFC ở Detroit, Michigan – một bang chiến trường.
Vào thứ Tư, đã có những cảnh hỗn loạn khi những người theo dõi cuộc thăm dò cho rằng họ đang bị chặn khỏi phòng kiểm phiếu do các cửa sổ bị che.
Luật sư chính của Thành phố Detroit, Lawrence Garcia, cho biết trong một tuyên bố: “Một số – nhưng không phải tất cả – cửa sổ bị che, bởi vì các nhân viên kiểm phiếu ngồi ngay bên trong những cửa sổ đó bày tỏ lo ngại về việc những người bên ngoài chụp ảnh và quay phim công việc của họ.”
Trên thực tế, đã có hàng trăm người theo dõi cuộc thăm dò – từ cả hai bên – bên trong phòng kiểm phiếu. Giới chức đã ngăn không cho nhiều người theo dõi vào phòng vì nó đã quá tải.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54836187
Cựu Thống đốc Illnois: gian dối
là ‘truyền thống lâu đời’ của đảng Dân chủ
Lục Du
Sau khi Tổng thống Trump lên tiếng báo động về khả năng gian lận trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, cựu Thống đốc Illinois Rod Blagojevich, một thành viên đảng Dân chủ, hôm thứ Sáu (6/11) đã cáo buộc đảng của ông đánh cắp cuộc bầu cử này trong một thời gian dài, theo Breitbart.
Ông Blagojevich nói với Newsmax TV rằng, các thành phố thành trì của đảng Dân chủ thay đổi số phiếu bầu chỉ một qua đêm và kiểm soát các địa điểm bỏ phiếu là một “truyền thống lâu đời”. Ông tiếp tục nói rằng đảng Dân chủ “đánh cắp chức vụ tổng thống” là “cực kỳ nguy hiểm đối với nền dân chủ của chúng ta”.
“Nếu câu hỏi đặt ra là đảng Dân chủ có ăn cắp phiếu bầu ở Philadelphia (bang chiến địa Pennsylvania) không, thì cũng giống như hỏi ‘Giáo hoàng có phải là người Công giáo không?’. Đó là một truyền thống lâu đời”, ông Blagojevich nhấn mạnh.
“Cần làm rõ những gì họ đang làm ở các thành phố lớn do Đảng Dân chủ kiểm soát như Chicago, quê hương của tôi, hay Philadelphia.Tôi chưa bao giờ thấy sự trầm trọng như vậy, điều này là một dấu hiệu cho thấy mức độ sâu và rộng của nó [việc gian lận]. Và tôi không nghĩ nó chỉ giới hạn ở Philadelphia. Bản năng của tôi mách bảo có vấn đề ở Chicago, bản năng của tôi cho tôi biết nó đang diễn ra ở Atlanta, nó đang diễn ra ở Detroit, nó đang diễn ra ở Milwaukee, nó đang diễn ra ở Las Vegas. Nó giống như những gì Thẩm phán Powell đã nói về nội dung khiêu dâm: Bạn không thể định nghĩa nó, nhưng bạn biết khi bạn xem nó. Tôi biết cách đảng Dân chủ làm ở Chicago. Họ kiểm soát các địa điểm bỏ phiếu, họ dừng kiểm phiếu khi ứng viên của họ ở phía sau, và sau đó vào sáng sớm, trong đêm tối, hành vi trộm cắp bắt đầu”, ông Blagojevich nói.
“Và chúng tôi đã thấy điều đó [gian lận] với số lượng lớn, con số chưa từng có trong cuộc bầu cử lần này ở Michigan và Philadelphia. Điều đó thật thái quá, và họ làm điều đó vì [tin rằng sẽ] không bị trừng phạt, họ đang làm là bởi vì các phương tiện truyền thông chỉ đơn giản là quay đi hướng khác. Bởi vì họ sở hữu các phương tiện truyền thông lớn [làm những việc] tồi tệ, không quan tâm đến việc bảo vệ Hiến pháp hoặc pháp quyền của chúng ta. Họ chỉ muốn hạ bệ Donald Trump bằng mọi giá, và họ không chỉ ăn cắp của Donald Trump. Còn tệ hơn thế. Họ đang ăn cắp [cuộc bầu cử] của chúng ta – những người dân Mỹ”.
Lỗi phần mềm bị phát hiện,
ông Trump có thể thắng ngược ở Michigan
Đại Nghĩa
Theo Chủ tịch Đảng Cộng hòa bang Michigan, bà Laura Cox, hàng nghìn lá phiếu dành cho Tổng thống Trump đã bị chuyển sang cho ông Biden ở ít nhất một quận của bang, và có tất cả 47 quận sử dụng cùng một phần mềm “trục trặc” làm sai lệch kế quả như vậy, Breitbart đưa tin.
Theo bà Cox, ở quận Antrim của Michigan đã có hàng nghìn lá phiếu được chuyển từ ứng viên Cộng hòa sang ứng viên đảng Dân chủ.
“Ở quận Antrim, các lá phiếu bầu cho ứng viên Cộng hòa đã được chuyển sang cho ứng viên Dân chủ, làm cho 6.000 phiếu bầu [như thế] chuyển thành chống lại ứng cử viên của chúng tôi”, bà Cox nói trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu (6/11) cùng với chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) Ronna McDaniel. Các quan chức bầu cử địa phương đã “xác định” và “xem xét” vấn đề vào thứ Tư (4/11).
“Thư ký quận đến và nói rằng phần mềm lập bảng bị trục trặc và gây ra tính toán sai các phiếu bầu. Kể từ đó, chúng tôi đã phát hiện ra rằng 47 quận đã sử dụng cùng một phần mềm như vậy”, bà Cox tiếp tục.
Kết quả là, Quận Antrim đã phải đếm tay tất cả các lá phiếu của mình. Bà Cox hiện đang kêu gọi hàng chục quận đã sử dụng cùng một phần mềm nói trên cần “kiểm tra chặt chẽ kết quả của họ để tìm ra sự sai lệch tương tự”.
“Người dân Michigan xứng đáng được hưởng một quy trình minh bạch và cởi mở”, bà Cox nói.
Hãng tin AP tuyên bố phần thắng tại tiểu bang chiến trường Michigan cho ông Biden với số phiếu vượt trên đối thủ ước tính 146.123 phiếu. Nếu “trục trặc” phần mềm làm giảm 6.000 phiếu bầu cho ông Trump ở mỗi quận của Michigan, thì với 47 quận có tình trạng này ông Trump mất đi 282.000 phiếu, cao hơn nhiều so với số phiếu mà ông Biden thắng như báo cáo của AP.
https://www.dkn.tv/the-gioi/loi-phan-mem-bi-phat-hien-ong-trump-co-the-thang-nguoc-o-michigan.html
Bất chấp cáo buộc gian lận,
Biden nói nhận được ‘ủy thác’ của người Mỹ
Lục Du
Joe Biden đã xuất hiện vào tối thứ Sáu (6/11) và tuyên bố rằng ông đã nhận được “sự ủy thác” từ các cử tri Mỹ, nhưng chưa tuyên bố chiến thắng. Ông đã đưa ra “huấn thị” về việc cải biến nước Mỹ và khoe rằng đang có kế hoạch “xây dựng lại bức tường xanh” ở nhiều bang chiến địa, theo Breitbart.
“Chúng tôi chưa tuyên bố chiến thắng cuối cùng”, ông Biden nói, nhưng cho rằng các con số nói lên “một câu chuyện rõ ràng và thuyết phục: Chúng tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua này”.
Ông Biden đang có lợi thế ở Georgia và Pennsylvania. Bất chấp các báo cáo chỉ ra phe đảng của ông đã gian lận phiếu ở hầu hết các bang chiến địa, cựu phó của Obama cho biết ông đang thắng Arizona, và có thể là ứng viên Đảng Dân chủ đầu tiên thắng ở bang này sau 24 năm, và cũng là đảng viên Dân chủ đầu tiên có thể vươn tới chiến thắng ở Georgia sau 28 năm.
Ông cho biết ông đang trên đường đạt được “hơn 300 phiếu bầu của Đại cử tri”.
Trước khi nói rằng mình sẽ trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ, ông Biden khoe khoang về việc “xây dựng lại bức tường xanh” ở các bang miền Trung Tây như Pennsylvania, Michigan và Wisconsin.
Tiếp theo bài phát biểu, ông đưa ra “chỉ thị hành động” đối với việc chống dịch viêm phổi Vũ Hán, cải thiện nên kinh tế, chống biến đổi khí hậu và phân biệt chủng tộc, dẫn chứng rằng những điều này chưa được làm tốt.
Ông khẳng định, các cử tri “đã nói rõ: Họ muốn đất nước xích lại gần nhau, không tiếp tục chưa rẽ” nữa.
Ông Biden cho biết vẫn đang đợi kết quả cuối cùng, nhưng “Chúng tôi sẽ không chờ kết thúc việc và bắt đầu ngày tiến trình”.
Biden kêu gọi những người ủng hộ ông hãy “bình tĩnh và kiên nhẫn” vì “tất cả các phiếu bầu” đều được kiểm đếm. Ông nói rằng đất nước “không còn thời gian để lãng phí cho chiến tranh đảng phái”.
Biden phát biểu trong khoảng tám phút và rời sân khấu trong tiếng vỗ tay. Ông hứa sẽ tiếp tục có bài phát biểu vào ngày mai.
https://www.dkn.tv/the-gioi/biden-co-phat-bieu-chua-do-ong-nghe-da-de-hang-tong.html
Học tập ĐCSTQ, Đảng Dân chủ Mỹ chuẩn bị
chiến dịch ‘thanh trừng’ người ủng hộ ông Trump
Phụng Minh
Các đảng viên đảng Dân chủ cánh tả đã kêu gọi hôm thứ Sáu (6/11 theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ) mọi người cung cấp thông tin để tổng hợp danh sách những người ủng hộ ông Trump, từ đó họ có thể bị quy trách nhiệm “giải trình” vì đã ủng hộ Tổng thống Donald Trump sau cuộc bầu cử, theo Breitbart.
Hạ nghị sĩ Alexandria Ocasio-Cortez của đảng Dân chủ Hoa Kỳ đã tweet: “Có ai đang lưu trữ thông tin những người ủng hộ Trump này khi họ cố gắng hạ thấp hoặc phủ nhận sự đồng lõa của họ trong tương lai không? Tôi thấy trước khả năng rất nhiều Tweet, bài viết, ảnh bị xóa trong tương lai”.
Dòng Tweet này ám chỉ việc những người ủng hộ ông Trump có thể bị truy cứu trách nhiệm trước chính phủ mới của đảng Dân chủ trong tương lai, và vì thế nhiều người lo sợ sẽ bắt đầu xóa các thông tin ủng hộ ông Trump. Đây không chỉ là một chiến dịch “săn phù thủy” tiêu diệt tự do ngôn luận mà còn công khai thủ tiêu dân chủ và làm xói mòn các giá trị của nước Mỹ.
Michael Simon, người tự mô tả mình là một cựu nhân viên trong chính quyền của Barack Obama, đã trả lời khẳng định, liên kết với cái mà ông gọi là “Dự án trách nhiệm giải trình Trump”:
“Vâng chúng tôi.
Dự án trách nhiệm giải trình Trump (@trumpaccproject).
Mọi nhân viên hành chính, nhân viên chiến dịch, người đóng góp, luật sư đại diện cho họ – tất cả mọi người. https://t.co/PHx8v8GxOp”.
Cơ sở dữ liệu tại trang web mà ông này đưa lên bao gồm danh sách các thẩm phán liên bang do tổng thống Trump bổ nhiệm.
Jennifer Rubin, một nhà báo chuyên mục của Washington Post và là một người chống Trump cũng đã tweet rằng bất kỳ ai thách thức kết quả bầu cử năm 2020 sẽ không chỉ bị truất quyền nắm giữ chức vụ công mà còn bị xã hội tẩy chay.
“Bất kỳ người đảng Cộng hòa nào hiện đang cổ súy việc từ chối một cuộc bầu cử hoặc kêu gọi không làm theo ý muốn của cử tri hoặc đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về gian lận sẽ không bao giờ được phục vụ tại chức, tham gia hội đồng quản trị công ty, tìm một vị trí giảng viên hoặc được chấp nhận vào xã hội ‘lịch sự’,” cô ấy đã tweet. “Chúng tôi có một danh sách.”
Những người “cực tả” của đảng Dân chủ đang cho thấy một tư duy không khác gì Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi huy động toàn xã hội tẩy chay một nhóm người mà họ không ưa, kích động thù hằn và bôi nhọ, vu khống vô lối. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hơn 70 nằm cầm quyền của mình liên tục đưa ra các đợt chỉnh đốn, thanh trừng nhắm vào một nhóm người nào đó trong xã hội theo chu kỳ. Gần đây nhất, họ đang tuyên truyền sai lệch kích động thù hận đối với người biểu tình Hồng Kông giống như họ đã làm với các học viên Pháp Luân Công, các người theo tôn giáo ở đại lục, người Duy Ngô Nhĩ, hay các phần tử trí thức trong thời Cách mạng Văn hóa…
Breitbart đã bình luận dưới thông tin kêu gọi “thanh trừng” này của các thành viên đảng Dân chủ rằng: “Ủy ban Sự thật và Hòa giải ban đầu đã chết vì sự vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, chủ yếu bởi chế độ phân biệt chủng tộc, áp đặt sự phân biệt chủng tộc và tra tấn và sát hại những người bất đồng chính kiến bị giam giữ”.
Nếu đảng Dân chủ thực sự làm cái gọi là “Dự án trách nhiệm giải trình Trump” như trên, thì đó là sự chấm hết của nền dân chủ và tự do của người dân Mỹ.
Chiến dịch TT Trump tuyên bố: cuộc bầu cử
chưa kết thúc, Biden thắng là tin không chính xác
Tâm Thanh
Những người ủng hộ ông Trump mang theo biển “Dừng đánh cắp cuộc bầu cử” sau khi ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden vượt qua Tổng thống Donald Trump trong cuộc kiểm phiếu tổng tuyển cử ở Pennsylvania trên đường phố nơi lá phiếu đang được kiểm , ba ngày sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2020, tại Philadelphia, Pennsylvania, Hoa Kỳ ngày 6/11/2020 (ảnh: Reuters).
Dự đoán ông Joe Biden là người chiến thắng dựa trên kết quả của 4 tiểu bang là không chính xác, vẫn còn cách rất xa so với kết quả cuối cùng.
Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump đã đưa ra một tuyên bố bằng văn bản vào sáng thứ Sáu (6/11) nêu rõ, cuộc bầu cử vẫn chưa kết thúc, dự đoán chiến thắng của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là tin không chính xác. Khi cuộc bầu cử thực sự kết thúc, Tổng thống Trump sẽ thắng cử. Tổng cố vấn chiến dịch năm 2020 của Tổng thống Trump Matt Morgan cho biết trong một tuyên bố: “Cuộc bầu cử này vẫn chưa kết thúc. Dự đoán Joe Biden là người chiến thắng dựa trên kết quả của 4 tiểu bang là không chính xác, vẫn còn cách rất xa so với kết quả cuối cùng”.
4 tiểu bang này là Georgia, Pennsylvania, Nevada và Arizona, các phương tiện truyền thông chính thống Hoa Kỳ và đảng Dân chủ đã nghiễm nhiên ‘ghi danh’ 4 tiểu bang này vào chiến thắng của ông Biden chỉ thông qua số liệu trước mắt trong khi cuộc bầu cử chưa kết thúc.
Đối với Biden hay Tổng thống Trump, 4 tiểu bang này là những tiểu bang then chốt quyết định ai sẽ là vị Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ.
Ông Matt Morgan cho biết trong một tuyên bố về tình hình kiểm phiếu hiện tại của 4 tiểu bang:
Tiểu bang Georgia: “Tiểu bang Georgia sắp kiểm lại các lá phiếu. Ở đây chúng tôi tin chắc rằng, chúng tôi sẽ tìm thấy những lá phiếu bầu đã được thu hoạch không đúng cách và cuối cùng Tổng thống Trump sẽ giành chiến thắng tại đây”.
Tiểu bang Pennsylvania: “Pennsylvania có nhiều hành vi vi phạm luật bầu cử, bao gồm cả việc quan chức bầu cử ngăn cản các quan sát viên hợp pháp tình nguyện của chúng tôi vào địa điểm kiểm phiếu một cách có ý nghĩa. Chúng tôi đã chiến thắng trong thử thách pháp lý, nhưng chúng tôi đã bị tước đi thời gian quý giá và bị từ chối sự minh bạch mà chúng tôi đáng được hưởng theo luật tiểu bang”.
Tiểu bang Nevada: “Ở Nevada, có hàng ngàn cá nhân đã bỏ phiếu không đúng luật”.
Tiểu bang Arizona: “Mặc dù Fox News và Associated Press không chịu trách nhiệm [quyết định về kết quả bầu cử], nhưng lại ‘ghi danh’ tiểu bang này cho Biden. Tuy nhiên, Tổng thống Trump vẫn có hy vọng thắng ở Arizona”.
Cuối tuyên bố, Matt Morgan nói: “Ứng cử viên Joe Biden dựa vào những tiểu bang này để đưa ra những tuyên bố sai sự thật rằng, ông ấy sẽ làm chủ Tòa Bạch Ốc. Nhưng, một khi cuộc bầu cử kết thúc, Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử”.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã khởi động các thủ tục pháp lý ở 4 tiểu bang quan trọng này và cả Michigan vì nghi ngờ gian lận cử tri và gian lận bầu cử của phe Dân chủ. Ngoài ra, chiến dịch cũng yêu cầu một cuộc kiểm phiếu lại tại Wisconsin.
Thẩm phán cho phép Pennsylvania tách riêng
số phiếu đến muộn nhận sau ngày bầu cử
Nam Minh
Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Samuel Alito đã ban hành lệnh tạm thời vào cuối ngày thứ Sáu, yêu cầu tiểu bang Pennsylvania tách riêng các lá phiếu đến muộn sau ngày bầu cử, theo Epoch Times.
Lệnh nêu rằng, “tất cả các lá phiếu nhận được bởi thư sau 8 giờ tối ngày 3/11 (theo giờ Mỹ) sẽ được tách biệt và giữ ‘trong một hộp kín, an toàn và được niêm phong riêng biệt với các lá phiếu đã bỏ phiếu khác” và rằng “tất cả các lá phiếu đó, nếu được đếm, sẽ được đếm riêng”.
Đây là động thái mới nhất của toà án Mỹ sau khi chiến dịch Tổng thống Trump gửi đơn kiện vì có bằng chứng phe Dân chủ gian lận ở Pennsylvania.
Theo AP, Pennsylvania được coi là tiểu bang chiến trường quan trọng mà Tổng thống Donald Trump đã giành được vào năm 2016. Tính đến 9 giờ tối thứ Sáu, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Trump với tỉ lệ sít sao trong khi việc kiểm phiếu đã hoàn thành 98%.
Theo Fox News, trong 5 tiểu bang còn lại, Tổng thống Trump chỉ còn chiếm ưu thế ở 2 tiểu bang là Bắc Carolina (15 phiếu đại cử tri) và Alaska (3 phiếu đại cử tri).
Đối sách Trung Quốc của Joe Biden:
Ác mộng cho Bắc Kinh?
Trọng Nghĩa
Tiêu điểm thời sự không thể bỏ qua trong tuần dĩ nhiên là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 03/11/2020 với kết quả cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Bên cạnh đó, đà hoành hành càng lúc càng dữ dội của dịch Covid-19 cũng là một chủ đề không kém phần quan trong. Trong tạp chí Thế Giới Đó Đây hôm nay, sau khi điểm qua một số sự kiện nổi bật trong cuộc bầu cử Mỹ, RFI sẽ tìm hiểu thêm về một số tác hại từ Âu sang Á mà con virus corona đang gây ra.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 này quả thực là gay cấn và hồi hộp cho đến giờ phút cuối. Tuy nhiên có một thực tế mà không ai có thể tranh cãi là người dân Mỹ xứng đáng được vinh danh, với một tỷ lệ đi bầu cao ngất ngưởng.
Kỷ lục về phiếu bầu từ 120 năm nay
Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Le Monde ngày 06/11/2020, nếu tính theo tỷ lệ so với dân số, thì từ năm 1900 đến nay, chưa bao giờ người Mỹ lại đi bầu đông như vậy, với tỷ lệ cử tri tham gia lên đến 66,9%, tăng vọt so với 59,2% so với lần bầu cử năm 2016. Về số liệu tuyệt đối thì đã có khoảng 160 triệu cử tri Mỹ tham gia bầu cử lần này dưới hai hình thức trực tiếp đến phòng phiếu, hay bầu qua bưu điện.
Về phần ứng cử viên đảng Dân Chủ, ông Joe Biden đã vượt xa kỷ lục số phiếu mà một ứng viên tổng thống giành được mà cựu tổng thống Barack Obama từng nắm giữ.
Theo thống kê của nhật báo Mỹ The New York Times, tính đến 9.00 giờ sáng 06/11, ông Biden đã nhận được hơn 73,8 triệu phiếu bầu, vượt qua kỷ lục 69,5 triệu phiếu mà tổng thống Obama thiết lập vào năm 2008 khi ông tranh đua với đối thủ John McCain.
Về phía đối diện, tổng thống Trump cũng phá kỷ lục của ông Obama, với hơn 69,6 triệu phiếu, một con số cũng tăng vọt so với 65,8 triệu mà ông giành được vào năm 2016.
Bắc Kinh bắn tin muốn hòa hoãn với Washington
Vào lúc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang tiến dần đến giai đoạn ngã ngũ, với ông Biden chiếm thượng phong, ngày 05/11, một cách gián tiếp, Bắc Kinh đã bày tỏ hy vọng là quan hệ với Mỹ sẽ bớt căng thẳng.
Trong một tin nhắn Twitter, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), tổng biên tập tờ báo diều hâu Global Times của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chia sẻ ảnh chụp màn hình tin nhắn của một người được ông mệnh danh là một cư dân mạng “thông minh” cho rằng ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ có thể “bình thường hóa” quan hệ Mỹ-Trung.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, với ông Biden, chưa chắc là một chính quyền Biden sẽ mềm mỏng với Trung Quốc. Đây chính là ý kiến trong một phân tích ngày 29/10 vừa qua trên mạng thông tin Mỹ Axios, cho rằng ông Joe Biden sẽ đối đầu với Trung Quốc ở mọi nơi trên thế giới, tiếp tục thực hiện một mục tiêu của tổng thống Trump nhưng với phương cách khác.
Về đại thể, Axios ghi nhận là khi khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, ông Trump đã thay đổi về cơ bản mối quan hệ Mỹ-Trung – và buộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ phải chấp nhận một cách tiếp cận cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc sẽ bị cảnh “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”
Ông Biden hầu như đã chấp nhận đi theo sự đồng thuận mới đó, nhưng khẳng định rằng ông sẽ thách thức Trung Quốc một cách hiệu quả hơn khi phối hợp hành động với các đồng minh, thay vì đơn thương độc mã.
Theo Jeffrey Prescott, một cố vấn của ông Biden, việc ông Biden phối hợp với đồng minh là điều sẽ khiến Trung Quốc lo lắng.
Trong thời gian vận động tranh cử, ông Biden đã gọi chủ tịch Tập Cận Bình là một kẻ “côn đồ”, trong lúc các cộng sự viên của ông đã cáo buộc Trung Quốc “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, một thuật ngữ mà chính quyền Trump đã tránh sử dụng.
Thậm chí, theo Axios, ông Biden còn chỉ trích ông Trump là “tổng thống Mỹ đầu tiên trong ba thập kỷ đã không tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma”. Ứng cử viên đảng Dân Chủ còn cam kết là sẽ gặp lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng với tư cách là tổng thống.
Riêng về Biển Đông, bà Michèle Flournoy, một người nhiều triển vọng lên nắm Lầu Năm Góc, hồi tháng 6 vừa qua đã cho rằng Mỹ nên trang bị khả năng “đánh chìm tất cả các tàu quân sự, tàu ngầm và tàu buôn của Trung Quốc ở Biển Đông trong vòng 72 giờ”.
Về phía ông Biden, trong cuộc tranh luận truyền hình với ông Trump tại Nashville (bang Tennessee) ngày 22/10 vừa qua, ông tuyên bố sẵn sàng điều oanh tạc cơ B-52 của Mỹ xẻ dọc Biển Đông nếu Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên khu vực.
Nhìn chung, theo Axios, “nếu ông Trump nhìn Trung Quốc chủ yếu qua lăng kính thương mại và virus corona, thì Biden coi mối quan hệ này như một cuộc cạnh tranh nhiều mặt, từ công nghệ, quân sự, kinh tế, cho đến ý thức hệ và ngoại giao, có tác dụng quyết định trật tự quốc tế trong nhiều thế hệ.
Covid-19 đẩy Indonesia vào suy thoái
Về dịch Covid-19, trong tuần sự kiện đáng chú ý nhất tại Đông Nam Á liên quan đến Indonesia, nước đông dân thứ 4 trên thế giới, đã chính thức bước vào suy thoái. Nguyên nhân cũng dễ hiểu: Với 493.139 ca nhiễm được xác nhận và 14.442 người chết tính đến hết ngày 06/11, Indonesia là nước bị Covid-19 tác hại nặng nề nhất Đông Nam Á.
Theo thống kê chính thức công bố ngày 05/11, GDP của Indonesia đã bị giảm 3,49% trong quý III, sau khi tuột giảm 5,3% trong quý II trước đó, và như vậy kinh tế nước này bị coi là đã lâm vào suy thoái.
Tổng thống Joko Widodo đã chứng kiến kinh tế của mình đi xuống trong sáu tháng qua. Tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á giảm 3,49% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi giảm 5,3% trong quý 2.
Từ Kuala Lumpur, thông tín viên RFI tại Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux, giải thích thêm về điều được cho là thất bại trong chính sách chống dịch của tổng thống Indonesia:
Các hành động của tổng thống Indonesia nhằm ngăn không cho nền kinh tế của đất nước bị Covid-19 tác hại quá nhiều đã bị thực tế chứng minh là chưa đủ. Ông đã từ chối không áp dụng biên pháp phong tỏa để khỏi phải dừng các hoạt động kinh tế, ông đã cung cấp hỗ trợ tài chính đáng kể để cho phép người Indonesia mua vé máy bay và khuyến khích họ du lịch trong nước… Thế nhưng virus corona rốt cuộc cũng đã đánh gục nền kinh tế nước này.
Và chính những kế hoạch của ông Joko Widodo đã tan thành mây khói. Ông được bầu với lời hứa sẽ tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 5% của nhiệm kỳ trước, bất chấp một số thiên tai.
Ngày nay, tình trạng suy thoái kinh tế cũng gợi lại những ký ức tồi tệ cho nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, vì lần cuối cùng đất nước này trải qua kịch bản như vậy là vào năm 1998, năm nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á.
Các biện pháp thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt được thực hiện vào thời điểm đó, đã khiến 5 triệu trẻ em phải nghỉ học và cuộc khủng hoảng xã hội đã dẫn đến sự cáo chung của chế độ độc tài Suharto.
Trung Quốc bế quan tỏa cảng chống Covid-19 “hồi hương”
Riêng tại Trung Quốc, là nước từng lớn tiếng đả kích việc đóng cửa biên giới với người Trung Quốc khi dịch bệnh Covid-19 bùng lên tại Vũ Hán, trong tuần, Bắc Kinh đã loan báo quyết đinh tạm thời cấm nhập cảnh đối với những người nước ngoài đến từ Bỉ, Anh Quốc, Ấn Độ và Philippines, một danh sách có thể dài thêm.
Theo ghi nhận của thông tín viên RFI tại Bắc Kinh, Stéphane Lagarde, giới chức Trung Quốc đã biện minh rằng việc ngưng cấp visa là một biện pháp tạm thời bắt nguồn từ tình hình dịch bệnh hiện nay:
Trung Quốc, nơi xuất xứ của dịch Covid-19 vào mùa đông năm ngoái, dù đã ngăn chặn được đà lây nhiễm của virus corona trên lãnh thổ của mình, nhưng vẫn không ngơi cảnh giác.
Tại các phi trường Trung Quốc, các viên chức bộ phận xuất nhập cảnh trong trang phục bảo hộ y tế hiện diện ngay tại đường băng ở chân di dân mặc y phục bảo hộ đứng ngay ở đường bay (tarmac), hành khách vừa xuống máy bay có khả năng bị cách ly bắt buộc và một cách nghiêm ngặt tại những khách sạn được chỉ định, các xét nghiêm PCR được thực hiện cho mỗi người trước phi cơ cất cánh và ngay sau khi máy bay hạ cánh.
Trung Quốc quả là đã biến thành một quả bong bóng y tế và có ý định sẽ tiếp tục như vậy. Bắc Kinh rất lo ngại trước nguy cơ bị hàng loạt ca lây nhiễm ngoại nhập.
Trước việc dịch bệnh bùng phát trở lại, chính quyền Trung Quốc đã tái lập biện pháp tạm thời đình chỉ việc cấp thị thực, từng được áp dụng từ ngày 28/03 vừa qua và được bãi bỏ một phần vào mùa hè, kể cả đối với những người có giấy phép cư trú. Quyết định này chỉ áp dụng cho người nước ngoài – không áp dụng đối với công dân Trung Quốc – đến từ Bỉ, Anh Quốc, Ấn Độ và Philippines, nhưng danh sách có thể dài ra trong những ngày sắp tới.
42 đại sứ quán Trung Quốc, đặc biệt là ở 13 quốc gia Châu Âu, trong đó có Pháp, Đức và Ý, cũng như tại Hoa Kỳ, Nga, Brazil, Nam Phi, Ai Cặp hay Pakistan, đều đã thông báo là kể từ bây giờ, khách đến Trung Quốc phải làm hai xét nghiêm Covid-19 trong khoảng thời gian 48 tiếng đồng hồ trước khi lên máy bay, một xét nghiêm PCR và một xét nghiệm huyết thanh.
Đối với Phòng Thương Mại Châu Âu ở Bắc Kinh, biện pháp này không khác gì việc “cấm bất kỳ ai trở lại Trung Quốc để làm việc hay gặp lại gia đình”. Còn các trang mạng xã hội thì lại rất hoan nghênh.
Các hạn chế nêu trên đã phát sinh tác dụng cùng với tình trạng ngành hàng không đã không hoạt động trở lại bình thường và việc visa nhập cảnh được cấp nhỏ giọt.
Một nhà xuất khẩu Châu Phi có trụ sở tại Nghĩa Ô (Yiwu), tỉnh Chiết Giang, miền nam Trung Quốc, cho biết: “Chúng tội đã không còn thấy doanh nhân nước ngoài tại đây. Giờ đây cả Trung Quốc đang bị phong tỏa.”
Ba Lan: Chính quyền lùi bước trên việc hạn chế quyền phá thai
Sau nhiều ngày phụ nữ biểu tình rầm rộ trên toàn quốc đòi lại quyền được phá thai đang bị chính quyền bảo thủ tìm cách hạn chế, chính phủ Ba Lan ngày 03/11 đã quyết định không công bố phán quyết của Tòa Án Hiến Pháp – nằm trong tay đảng cầm quyền – đã cấm phá thai trong trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng, trong khi Ba Lan đã có luật rất hạn chế về vấn đề này.
Theo thông tín viên RFI tại Vacxava Sarah Bakaloglou. đây là một bước lùi của chính phủ, nhưng rất có thể chỉ mang tính tạm thời:
Chỉ mới cách nay vài hôm, thủ tướng Ba Lan còn kêu gọi chấm dứt các cuộc biểu tình “man rợ” đòi quyền phá thai, và lãnh đạo của đảng bảo thủ cực đoan đang cầm quyền, ông Jaroslaw Kaczyński, đã tố cáo một cuộc vận động quần chúng nhằm hủy hoại đất nước Ba Lan.
Nhưng bây giờ giọng điệu đã thay đổi, ít nhất là trên mặt chính thức. Quyết định cấm phá thai trong những trường hợp thai nhi bị dị tật nghiêm trọng đã bị đình chỉ, và cơ quan hành pháp đang tìm cách thoát khỏi khủng hoảng.
Lý do là vì chính phủ Ba Lan đã không ngờ được là phong trào phản đối lại được ủng hộ mạnh mẽ như vậy. Và nhất là, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng Công Lý và Pháp Luật đang cầm quyền đã mất mười điểm tín nhiệm trong dân chúng. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda chưa bao giờ bị phản đối như vậy trong các cuộc thăm dò kể từ khi nhậm chức, trong lúc đa số người Ba Lan ủng hộ phong trào chống lệnh cấm phá thai hiện nay.
Điều cần phải xem là chính phủ sẽ áp dụng chiến lược gì. Những người biểu tình từ chối bất kỳ thỏa hiệp nào và kêu gọi tiếp tục xuống đường, trong khi những người bảo thủ hơn trong đảng cầm quyền và trong liên minh thì lại muốn là quyết định của Tòa Án Hiến Pháp rốt cuộc phải được công bố.
Nhân chứng Michigan: Một tối đếm 10.000 phiếu,
sáng ra thông báo đã đếm 50.000 phiếu bầu cử
Tâm Thanh
Gary Yang, một cử tri của Đảng Cộng hòa gốc Hoa, người đã giám sát các lá phiếu vào đêm hôm đó, cũng nhìn thấy và nghe thấy rất nhiều điều kỳ lạ.
Đêm ngày 3/1, tại Trung tâm TCF, một trong những trung tâm kiểm phiếu lớn nhất ở thành phố Detroit, tiểu bang Michigan, các tình nguyện viên của Đảng Cộng hòa đã có mặt để giám sát các lá phiếu và đã phát hiện ra rằng, số phiếu được đếm bởi nhân viên kiểm phiếu trong một ca từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau lẽ ra là từ 7.000 đến 10.000. Tuy nhiên, khi kết thúc, người này đã thông báo trên chương trình phát thanh rằng: “Tối nay chúng tôi đã đếm được 50.000 phiếu bầu”, theo Epoch Times.
Gary Yang, một cử tri của Đảng Cộng hòa gốc Hoa, người đã giám sát các lá phiếu vào đêm hôm đó, cũng nhìn thấy và nghe thấy rất nhiều điều kỳ lạ. Anh đoán rằng, Đảng Dân chủ tại Michigan đang sử dụng cái gọi là “lá phiếu được gửi qua hòm thư” năm nay để gian lận “một cách vô đạo đức” và biến cuộc bầu cử Mỹ thành một “trò hề”.
Video phỏng vấn độc quyền Gary Yang của Epoch Times:
“Liên minh Bảo thủ gốc Hoa Michigan” (Michigan Chinese Conservatives Alliance – MICCA), một tổ chức chính trị ủng hộ Tổng thống Trump và Đảng Cộng hòa gốc Hoa được thành lập sau năm 2016, ngày 3/11, đã cử 14 người đảm nhận công tác giám sát phiếu bầu ca đêm gian khổ nhất, tức là từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau.
Nơi Gary làm nhiệm vụ là trung tâm hội nghị TCF Center ở thành phố Detroit, nơi tất cả các lá phiếu đều được gửi qua đường bưu điện. Điểm đầu tiên, anh phát hiện nhân viên kiểm phiếu tại bàn mà anh phụ trách đếm phiếu chậm chạp một cách đáng ngạc nhiên.
“Họ chỉ đơn giản là đang kéo dài công việc của mình, đây là một hiện tượng bất thường”, Gary nói, “mãi đến 11 giờ đêm họ mới bắt đầu chính thức đếm phiếu, và trong một buổi tối mới đếm được 150 lá phiếu”.
Gary nhìn quanh các bàn đếm phiếu khác, tốc độ cũng tương tự, nếu tính theo tốc độ này, với hơn 130 bàn đếm phiếu trong khu vực này thì chỉ có khoảng hơn 10.000 lá phiếu được đếm trong đêm hôm đó.
Một người thuộc đảng Cộng hòa giám sát máy quét tại phòng thu thập nói rằng, số phiếu ông đếm ra được cũng chỉ xấp xỉ hơn 7.000 lá phiếu bầu.
Tuy nhiên, khi phòng ban này gần kết thúc buổi kiểm phiếu, trong phát thanh lại tuyên bố rằng: “Tối nay chúng tôi đã đếm được 50.000 lá phiếu bầu!”
Gary cảm thấy kỳ lạ rằng, con số 50.000 lá phiếu này từ đâu ra? Gary đã xem TV, vào thời điểm đó, Biden dẫn đầu với hơn 60.000 phiếu bầu ở quận Wayne County, nơi sở tại của thành phố Detroit và Tổng thống Trump dẫn đầu với 300.000 phiếu bầu ở Michigan.
Lúc Gary về đến nhà đã là 6 giờ sáng. Anh liếc nhìn TV trước khi nghỉ ngơi, và giật mình phát hiện rằng, số phiếu dẫn đầu của Tổng thống Trump đã giảm từ 300.000 xuống còn mấy chục nghìn, trong khi tại quận Wayne County, ông Biden đã dẫn đầu với hơn 200.000 phiếu.
Đảng Dân chủ ngăn không cho những người giám sát vào phòng kiểm phiếu
“Điều kỳ lạ hơn nữa là sáng ngày 4/11, tôi nghe nói không có đủ người giám sát. Tôi đã huy động hơn chục người đến giúp, nhưng Đảng Dân chủ đã ngăn không cho người của chúng tôi vào phòng kiểm phiếu. Cuối cùng, chúng tôi thậm chí không thể vào tòa nhà. Họ chặn cửa sổ bằng tấm ván trắng và hộp
bánh pizza với lý do là: dịch bệnh có yêu cầu cần dãn cách xã hội, nhưng thực tế có rất ít người ở bên trong”.
Gary làm rõ rằng, nơi mà anh giám sát phiếu bầu không phải ở quận Shiawassee County, nơi có một số 0 được thêm vào số phiếu bầu đã đếm. “Tôi không nghĩ loại chuyện như vậy là một lỗi kỹ thuật nhỏ, nó thực sự là một thao tác có tính hệ thống”.
Gary đã nói rằng, có nhiều hình thức gian lận ở thành phố Detroit. Ví dụ, làm giả tỷ lệ bỏ phiếu, đảng Dân chủ cử người đi gõ cửa nhà những cử tri không đi bỏ phiếu và trả cho những người gõ cửa này 1 giờ 27 đô-la tiền công. Về việc những người gõ cửa này yêu cầu cử tri tự đi bầu hay để họ điền vào các lá phiếu bầu qua hòm thư thì anh không rõ.
“Ngay từ đầu đã không có khâu giám sát trong trình tự này nên có thể tồn tại khả năng gian lận”, Gary nói
Nhiều “lá phiếu ma” xuất hiện ở Michigan
Ngoài ra, ở Michigan cũng có rất nhiều cái gọi là “lá phiếu ma”. Ví dụ như, một người tên là William Bradley sinh năm 1894 và mất năm 1984, nhưng một người nào đó đã nộp đơn xin vắng mặt với William Bradley, và lá phiếu này được gửi đến cục tổng tuyển cử ngày 2/10.
Gary có một người bạn Trung Quốc, gia đình của họ từng sống với một du học sinh, gia đình anh ấy không phải là những người nhận được thẻ xanh, cũng không phải là công dân Hoa Kỳ, họ đã rời Hoa Kỳ vào năm 2006. Tuy nhiên, họ lại nhận được phiếu bầu qua thư có thẩm quyền từ Văn phòng Ngoại trưởng.
Một người bạn khác là công dân Hoa Kỳ đã rời Michigan vào đầu năm 2005 nhưng người này cũng nhận được một lá phiếu qua thư tại địa chỉ trước đây của anh ấy.
Gary nói: “Dựa trên những sự việc đáng ngờ này, tôi nghĩ rằng, Đảng Dân chủ đã chuẩn bị một số lượng lớn phiếu bầu bất hợp pháp. Khi họ thấy Tổng thống Trump dẫn trước 300.000 lá phiếu, họ cảm thấy cần phải sử dụng chúng. Tại sao họ không dám để đảng Cộng hòa vào cuộc kiểm tra? Đó chỉ là để che đậy và gian lận một cách vô đạo đức. Đây là sự phá hoại đối với chế độ dân chủ”.
“Nếu cuộc bầu cử thắng lợi bằng kiểu gian lận này, thế thì cuộc bầu cử sẽ trở thành một trò cười!”, anh nói.
Vụ tố giác tại bưu điện Pennsylvania:
Cựu thẩm phán nói Thống đốc vi hiến
Thuần Dương
Tổng thống Trump đã tweet lại và nói rằng Philadelphia có kỷ lục lịch sử rất tệ về tính liêm chính trong bầu cử!
Sáng 6/11 (theo giờ miền Đông, Hoa Kỳ), Tổng thống Trump liên tục đăng một loạt dòng tweet trên Twitter.
Tổng thống chuyển tiếp lời của cựu Luật sư Hoa Kỳ Ken Starr rằng, thống đốc và Tòa án tối cao tiểu bang Pennsylvania đã vi phạm trắng trợn Hiến pháp Hoa Kỳ và hy vọng rằng, Tòa án tối cao sẽ giải quyết vấn đề này trong vòng vài ngày.
Nhân viên tố giác bưu điện nói rằng, khu vực Erie của Pennsylvania sẽ đóng dấu các lá phiếu đến vào các ngày 4, 5 và 6/11 thành ngày 3/11.
Ken Starr từng là Thẩm phán phúc thẩm Hoa Kỳ và phó bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (Solicitor General). Ông được bổ nhiệm làm công tố viên độc lập vào năm 1994.
Tổng thống Trump tweet: “Với cuộc tấn công của phe cực tả vào Thượng viện của Đảng Cộng hòa, nhiệm kỳ tổng thống đã trở nên quan trọng hơn!”
Sau đó, Tổng thống Trump dẫn lời cựu công tố viên Starr: “Đây là những gì chúng tôi biết, chúng tôi phải quay trở lại cấp tiểu bang – nơi mà mớ hỗn độn này bắt đầu, để giải quyết. Thống đốc Wolf và Tòa án tối cao của tiểu bang Pennsylvania đã vi phạm một cách trắng trợn Hiến pháp Hoa Kỳ”.
Starr nói: “Quyền đưa ra các quy tắc và quy định này thuộc về cơ quan lập pháp Hoa Kỳ, nhưng họ đã phớt lờ điều này, họ đã bất chấp hiến pháp. Bây giờ chúng tôi đang ở trung tâm kiểm phiếu, và điều gây sốc là các thanh tra viên chân thực và minh bạch đã bị buộc phải ra ngoài”.
“Pennsylvania đã làm việc vi phạm pháp luật một cách đáng sợ và hy vọng rằng những điều này sẽ được sửa chữa tại Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Tương tự, như Tổng thống đã nói, tất cả các phiếu bầu sau ngày
bầu cử đều là phiếu bất hợp pháp … Trong tình huống đặc thù, Tòa án Tối cao có thể đưa ra quyết định trong vòng vài ngày ”.
Tổng thống Trump nói rằng, Philadelphia có kỷ lục lịch sử rất tệ về tính liêm chính trong bầu cử!
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany nói rằng, đã có rất nhiều gian lận phiếu bầu ở Pennsylvania, đặc biệt là ở Philadelphia. “Năm 2012, Mitt Romney không có phiếu bầu nào ở 59 quận khác nhau. Không thể nào. Còn có một người thuộc đảng Dân chủ khác đã bị lên án vào năm 2014, 2015 và 2016 vì bỏ phiếu sai, vì vậy chúng ta cần phải cảnh giác”. Sau đó, cô cũng chuyển tiếp một cuộc khảo sát truyền thông trên twitter vào ngày 5/11.
Ngày 5/11, một nhân viên bưu điện ở Erie, Pennsylvania nói với James O’Keefe rằng, người phụ trách bưu điện đã đưa cấp trên của anh ấy sang một bên và nói rằng, hôm qua (4/11) họ đã đóng dấu sai ngày một đống phiếu, lẽ ra là ngày 4/11, nhưng họ đã đóng về ngày 3/11. Ông ấy yêu cầu tất cả các lá phiếu nhận được sau đó phải được đóng dấu bưu điện vào ngày 3/11. “Những bức thư này đều mới đến hôm qua (4/11) hoặc hôm nay (5/11) và có thể là chưa đóng dấu được chuyển tới từ thành phố Pittsburgh (nằm ở tiểu bang Pennsylvania)”.
Bầu cử Mỹ: Trump tiếp tục gieo rắc
nghi ngờ gian lận, phe Cộng Hòa bị chia rẽ
Minh Anh
Ngày 06/11/2020, tin chắc rằng chiến thắng trong tầm tay, ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden có bài phát biểu ngắn kêu gọi toàn dân đoàn kết. Tổng thống sắp mãn nhiệm, Donald Trump, trong một tin nhắn trên mạng xã hội Twitter, cho rằng Joe Biden không nên tuyên bố chiến thắng một cách « không chính đáng », và cảnh báo rằng « thủ tục pháp lý cũng chỉ mới bắt đầu ».
Anne Corpet, thông tín viên thường trực của RFI tại Washington tường thuật :
« Suốt cả ngày thứ Sáu, 06/11, tổng thống Mỹ phát tán trên mạng những tin đồn gian lận và nói đến sự biến mất của nhiều phiếu bầu, nhưng ông không còn công khai tuyên bố chiến thắng như những ngày trước.
Donald Trump đã kêu gọi các đồng minh ủng hộ ông một cách rõ ràng hơn trong cuộc chiến chống sự gian lận mà không hề có bằng chứng.
Tuy nhiên, lời kêu gọi này đã không mấy được hưởng ứng: Rất hiếm nghị sĩ trong phe của ông bày tỏ công khai mối nghi kị của họ đối với quy trình bầu cử.
Lãnh đạo phe Cộng Hòa chiếm đa số ở Thượng Viện, theo như những gì cho thấy, sẽ phải dàn xếp với chính quyền thuộc đảng Dân Chủ, tuyệt nhiên không tham gia vào việc tố cáo những bất thường của cuộc bỏ phiếu.
Ban vận động tranh cử của ông Donald Trump đã bố trí các luật sư đến những bang vẫn còn đang tiến hành kiểm phiếu. Những người ủng hộ tổng thống Mỹ thì bị những tin nhắn kêu gọi họ đóng góp cho quỹ bào chữa tràn ngập. Tuy nhiên, một nửa số tiền quyên góp được trên thực tế được dùng để trả nợ cho chiến dịch tranh cử của tổng thống.
Như một điềm xấu, virus corona tiếp tục lan rộng ở Nhà Trắng. Mark Meadows, chánh văn phòng của Donald Trump, bị xét nghiệm dương tính với Covid-19. »
Pennsylvania : Một chiến thắng nửa vời cho Trump
Một thẩm phán Tòa Án Tối Cao Mỹ, ngày hôm qua, 06/11/2020 ra phán quyết những lá phiếu gởi qua đường bưu điện đến sau ngày 03/11 phải được xử lý riêng biệt so với những lá phiếu khác.
Như vậy, chánh án Samuel Alito, một người theo xu hướng bảo thủ, đã không ra lệnh ngừng đếm những lá phiếu bị tách riêng theo như mong muốn của phe Cộng Hòa ủng hộ tổng thống Mỹ. AFP lưu ý, thắng lợi ở bang Pennsylvania sẽ là chiếc chìa khóa cho phép Donald Trump tiếp tục ở lại Nhà Trắng.
Cơ hội thành công trên con đường
kiện tụng bầu cử của ông Trump
Nếu muốn làm thay đổi kết quả bầu cử ở các bang thông qua tòa án, ban vận động của ông Donald Trump phải đưa ra lập luận rất vững chắc và bằng chứng xác thực vì tòa án ‘đòi hỏi rất cao’, một luật sư gốc Việt ở California nhận định với VOA.
Trong lúc đang bị ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ có những hành động pháp lý để lấy lại cuộc bầu cử mà ông cáo buộc là ‘đã bị đánh cắp’.
Hôm 5/11, các thẩm phán đã bác bỏ cả hai vụ kiện của ông Trump ở các bang Georgia và Michigan trong khi ban vận động bầu cử của ông Trump cũng đã khởi sự một vụ kiện về điều mà họ gọi là những bất thường về bỏ phiếu ở Nevada.
Ở Georgia, phía ông Trump cáo buộc rằng 53 lá phiếu đến muộn đã bị trộn lẫn với các lá phiếu đúng hạn. Còn ởMichigan, họ tìm cách ngăn chặn kiểm phiếu và đòi quyền tiếp cận nhiều hơn với kết quả thống kê.
James Bass, thẩm phán Tòa Thượng thẩm Georgia, nói ‘không có bằng chứng’ cho thấy các lá phiếu bị nêu ra là không hợp lệ.
Còn ở Michigan, thẩm phán Cynthia Stephens nói: “Tôi không có cơ sở để cho rằng có khả năng đáng kể để yêu cầu đó dựa vào các bằng chứng và lập luận được đưa ra.”
Các đồng minh của Trump cũng cáo buộc rằng đã có những bất thường về bỏ phiếu ở Hạt Clark đông dân của Nevada, vốn bao gồm cả Las Vegas.
Lập luận và bằng chứng
Trao đổi với VOA, Luật sư Nguyễn Quốc Lân, người có trên 30 năm kinh nghiệm về luật tổng quát thường vận động cho các ửng cử viên gốc Việt trong các vị trí dân cử ở quận Cam, bang California, nhận định rằng cơ hội đảo ngược thế cờ của phe ông Trump ‘là rất thấp’.
Thứ nhất, ông giải thích rằng các cơ quan bầu cử địa phương đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và thận trọng phương hướng tiến hành bầu cử và kiểm phiếu.
Thứ hai, khi xem xét các sai sót mà bên nguyên đơn cáo buộc, tòa án phải xác định ba vấn đề: có phải cố ý nhằm đổi kết quả bầu cử hay không; có thay đổi được kết quả tại địa phương đó hay không; có nằm trong một âm mưu chung của một thành phần nào đó hay không.
“Họ phải chứng minh rằng các biện pháp đưa ra trong thời gian bầu cử, ghi danh bầu cử và đếm phiếu là những phương thức phạm luật để chèn ép hay ém phiếu dành cho ứng cử viên nào đó,” luật sư Lân, người từng tranh cử vào các chức vụ dân cử ở địa phương và tham gia tranh tụng nhiều về bầu cử, nói.
Thứ ba, bên nguyên phải đưa ra bằng chứng xác thực và chấp nhận được (admissable). Chẳng hạn như một tấm hình chụp cảnh mà họ cho là gian lận thì phải tìm được người chụp tấm ảnh đó để xác thực là chụp vào lúc nào, ở đâu, đứng ở vị trí nào và xác nhận là có các chi tiết như trong ảnh, ông Lân đưa ra ví dụ.
Còn đối với cáo buộc là ‘có thêm 100.000 phiếu không rõ nguồn gốc bầu cho ông Joe Biden’ chẳng hạn, thì tòa sẽ xem là xảy ra ở phòng phiếu nào và xem lại tiến trình đếm phiếu từ hồ sơ kiểm phiếu cho đến từng lá phiếu được kiểm trong khoảng thời điểm bị cáo buộc.
“Họ rà soát rõ ràng như vậy chứ không thể căn cứ vào tin tức người này nói có gian lận hay video, hình ảnh lan truyền trên mạng,” ông nói. “Những cái đó tòa xem là nhảm nhí chứ không phải là bằng chứng trình bày trước tòa.”
“Tiêu chuẩn rất là cao, rất là khó chứ không phải như người thường chúng ta nghĩ là có hay không có, nghi ngờ hay không nghi ngờ,” ông giải thích về yêu cầu khắt khe của tòa án.
Tối cao Pháp viện có giúp cho Trump?
Về khả năng Tối cao Pháp viện, trong đó có ba thẩm phán do ông Trump đề cử, sẽ ra phán quyết có lợi cho ông Trump, vị luật sư này không cho rằng các thẩm phán sẽ ra phán quyết theo tình cảm đảng phái.
“Mặc dù trong lòng họ có thể có tình cảm đảng phái nhưng các vị thẩm phán của Tòa án Tối cao không thể quyết định một cách bâng quơ, không có bằng chứng, không có lập luận,” ông giải thích.
Nếu họ quyết định mà không có căn cứ luật pháp thì uy tín và danh dự của vị thẩm phán, cũng như danh dự của Tối cao Pháp viện sẽ ‘tan theo mây khói’, luật sư Lân nói và khẳng định hệ thống tư pháp Mỹ làm việc một cách độc lập chứ không phải tuân theo bất cứ chính quyền nào.
Ông nhận định rằng mặc dù ông Trump có một hệ thống luật sư đồ sộ cùng bao nhiêu tiền của ông đổ vào cho việc kiện tụng đi nữa thì vẫn có những luật lệ căn bản, lý lẽ và bằng chứng mà ông phải vượt qua.
Tòa án sẽ phán quyết dựa trên diễn giải về luật lệ và diễn giải ý muốn của cử tri. Chẳng hạn khi xem xét lá phiếu có hợp lệ hay không, đã có tiền lệ tòa tuyên những lá phiếu viết vẽ thêm bên ngoài những ô đánh dấu là vẫn có hiệu lực mặc dù luật tiểu bang những lá phiếu này phạm quy và không được tính.
Mỹ rút tên một nhóm Hồi Giáo Tân Cương
ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố
Mai Vân
Hoa Kỳ ngày hôm qua, 06/11/2020 loan báo quyết định xóa tên một nhóm Hồi Giáo ở Tân Cương trong danh sách đen của Mỹ về các tổ chức khủng bố. Nhóm Hồi Giáo này thường xuyên bị Bắc Kinh nêu tên để biện minh cho chính sách đàn áp thô bạo mà họ đang tiến hành ở miền Tây Trung Quốc.
Trong một thông cáo đăng trên Công Báo Liên Bang, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ không còn coi Phong Trào Hồi Giáo Đông Turkestan (Etim) là một “tổ chức khủng bố”. Một phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ giải thích: “Etim được rút ra khỏi danh sách vì đã hơn 10 năm rồi không có bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nhóm này còn tồn tại”.
Chính quyền của tổng thống George W. Bush đã ghi tên nhóm này vào danh sách đen của Mỹ vào năm 2004, vào thời điểm Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo Trung Quốc vào “cuộc chiến chống khủng bố” do Mỹ khỏi xướng.
Bắc Kinh thường xuyên cáo buộc phong trào Etim tiến hành các cuộc tấn công ở khu tự trị Tân Cương, nơi tập trung chủ yếu người Duy Ngô Nhĩ, một sắc tộc Hồi Giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo các tổ chức nhân quyền, một triệu người Hồi Giáo đang hoặc đã bị giam giữ trong các trại được gọi là trại cải tạo chính trị ở Tân Cương. Bắc Kinh phản bác số liệu này và biện minh rằng đó là “các trung tâm dạy nghề” nhằm mục đích ngăn không cho người dân địa phương rơi vào vòng cám dỗ của chủ nghĩa cực đoan.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc chưa bao giờ chứng minh được rằng phong trào Etim là một nhóm có tổ chức hay là tác giả các vụ tấn công ở khu vực mà phe ly khai gọi là Đông Turkestan.
Nhóm bảo vệ nhân quyền mang tên Dự Án Nhân Quyền Duy Ngô Nhĩ, trụ sở chính tại Washington, đã hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ. Theo ông Omer Kanat, giám đốc dự án: “Những tác động tiêu cực của việc Trung Quốc khai thác mối đe dọa tưởng tượng mà nhóm Etim gây ra là điều có thật: Đó là 20 năm chính sách khủng bố nhà nước nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ”.
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ, thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, đã đề nghị một dự luật tuyên bố Trung Quốc phạm tội “diệt chủng” người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồi Giáo nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Tây Trung Quốc. Đệ trình vào cuối tháng 10, dự luật đang chờ Quốc Hội mở lại để được thảo luận.
Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc phát hành
báo cáo nhân quyền, 7 lần đề cập đến Pháp Luân Công
Hương Thảo
Mục lục bài viết
Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong cái gọi là trung tâm ‘giáo dục pháp chế’
Báo cáo lưu ý đến một số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ
ĐCSTQ giam giữ luật sư nhân quyền đại diện cho các vụ án Pháp Luân Công và thu hồi giấy phép luật sư
Pháp Luân Công và các nhà hoạt động khác bị buộc phải lưu vong hải ngoại
Trang web của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã phát hành phiên bản tiếng Trung của “Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc 2019” hôm 26/10. Báo cáo tập trung vào tình hình cuộc bức hại Pháp Luân Công và các đoàn thể tôn giáo khác, trong đó đề cập đến Pháp Luân Công 7 lần, đồng thời bày tỏ quan ngại về các cáo buộc việc các học viên Pháp Luân Công và các tù nhân lương tâm khác đã đang bị ĐCSTQ cưỡng bức mổ lấy nội tạng.
Báo cáo cũng tiếp tục cáo buộc ĐCSTQ giả mạo dữ liệu hiến tạng từ các tù nhân lương tâm như Pháp Luân Công, theo Epoch Times ngày 3/11.
Phiên bản tiếng Anh của báo cáo được phát hành vào ngày 11/3/2020 tại Washington DC, Hoa Kỳ.
Báo cáo cho biết, “Một số nhà hoạt động và các đoàn thể tôn giáo tiếp tục cáo buộc chính phủ cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các thành viên của Pháp Luân Công. Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục phủ nhận điều này và tuyên bố rằng đã chính thức chấm dứt việc thu hoạch nội tạng tử tù để cấy ghép kể từ năm 2015”.
“Một nghiên cứu do Đại học Quốc gia Úc thực hiện về số liệu thống kê chính thức về hiến tạng ở Trung Quốc đã tuyên bố, rằng dựa trên bằng chứng thống kê, có “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy dữ liệu bị “làm sai lệch”.
“Ngoài ra, bài báo nghiên cứu cũng chỉ ra, rằng chương trình ghép tạng của chính phủ liên quan đến ‘nguồn tạng phi tự nguyện từ những người hiến không tự nguyện, và những người hiến tặng không tự nguyện này bị đánh dấu là công dân quyên trợ tự nguyện”.
“Vào tháng 6, tổ chức phi chính phủ Tòa án độc lập về cưỡng bức thu hoạch nội tạng của tù nhân lương tâm Trung Quốc (gọi tắt là Tòa án Nhân dân Độc lập của Vương quốc Anh) đã đưa ra một báo cáo nói rằng ĐCSTQ “có bằng chứng trực tiếp và gián tiếp về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng”. Nguyên nhân là do “thời gian chờ đợi rất ngắn”, “việc xây dựng cơ sở y tế và đào tạo nhân lực ghép tạng quy mô lớn”.
“Một số người sống sót trong trại cải tạo Tân Cương báo cáo rằng những người trẻ, khỏe mạnh sẽ không bị lạm dụng thân thể như những người bị giam giữ khác, được kiểm tra sức khỏe bao gồm cả lấy mẫu DNA, và sau đó bỗng dưng biến mất. Sự biến mất sau đó của họ khiến những người sống sót này lo lắng rằng nội tạng của những người bị giam giữ đang bị thu hoạch trong các trại cải tạo”.
Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ trong cái gọi là trung tâm ‘giáo dục pháp chế’
Báo cáo cho biết, “Các nhà chức trách sử dụng các biện pháp giam giữ hành chính để công khai thị uy các nhà hoạt động chính trị và tôn giáo, và ngăn cản các cuộc biểu tình của công chúng. Các biện pháp giam giữ hành chính bao gồm cai nghiện bắt buộc (đối với người sử dụng ma túy), “giam giữ và giáo dục” (đối với tội phạm vị thành niên), còn Trung tâm “Giáo dục pháp chế” dùng để giam giữ các nhà hoạt động chính trị và các tín đồ tôn giáo, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công.
(Trung tâm “Giáo dục Pháp luật” của ĐCSTQ thực chất là một “lớp tẩy não” buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của họ. “Lớp tẩy não” không chịu sự giám sát của pháp luật, vô đạo đức, tra tấn và thậm chí bức hại các học viên Pháp Luân Công đến chết).
Báo cáo lưu ý đến một số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ
Báo cáo đề cập đến hai học viên Pháp Luân Công bị giam giữ là Biện Lệ Triều và Mã Trấn Vũ.
Báo cáo cho biết, “Cho đến cuối năm nay, nhiều tù nhân chính trị vẫn đang thi hành án trong tù hoặc vẫn bị các hình thức giam giữ khác sau khi được trả tự do, trong đó có nhà văn Dương Mậu Đông (bút danh: Quách Phi Hùng), các học giả người Duy Ngô Nhĩ Ilham Tohti và Reyi. La Dawuti, nhà hoạt động Vương Bính Chương, nhà hoạt động Lưu Hiền Bân, nhà hoạt động dân chủ Đài Loan Lý Minh Triết, mục sư Trương Thiểu Kiệt, các học viên Pháp Luân Công Biện Lệ Triều và Mã Trấn Vũ, giám mục phụ tá của Giáo phận Thượng Hải Mã Đạt Khâm, luật sư nhân quyền Vương Quán Chương, Hạ Lâm, Cao
Trí Thịnh, Dư Văn Sinh và Giang Thiên Dũng, blogger Ngô Cam, và nhà hoạt động phong trào lao động ở Thượng Hải Tưởng Tồn Đức”.
ĐCSTQ giam giữ luật sư nhân quyền đại diện cho các vụ án Pháp Luân Công và thu hồi giấy phép luật sư
Báo cáo nêu rõ, “(2019), cảnh sát mật Quảng Tây đã bắt giam Đàm Vĩnh Phái (một luật sư nhân quyền) với tội danh“ kích động lật đổ quyền lực nhà nước” và sau đó chính thức bắt giữ ông vào tháng 12. Ông Đàm vẫn bị giam tại Trại giam số 1 Nam Ninh cho đến cuối năm, không cách nào liên lạc được với luật sư của ông ấy”.
“Luật sư Đàm đã tham gia nhiều vụ bảo vệ quyền lợi bao gồm ‘709’ luật sư và các học viên Pháp Luân Công, giúp đỡ nhiều người từ các nhóm nghèo và thiệt thòi, đồng thời tuyên bố các hành vi không thỏa đáng của chính quyền cấp cao và các quan chức ĐCSTQ”.
Báo cáo cũng cho biết, “Chính phủ đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép luật sư của một số luật sư thụ lý các vụ án nhạy cảm; các bên trong các vụ án nhạy cảm bao gồm các nhà bất đồng chính kiến dân chủ, nhà hoạt động giáo hội tại gia, học viên Pháp Luân Công hoặc những người chỉ trích chính phủ”.
“(2019) Vào tháng 1, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Đông đã thu hồi giấy phép của luật sư Quảng Đông Lưu Chính Thanh; Ông Lưu được biết đến là người bảo vệ nhân quyền và các học viên Pháp Luân Công”.
Pháp Luân Công và các nhà hoạt động khác bị buộc phải lưu vong hải ngoại
Báo cáo cho biết, “Chính phủ (ĐCSTQ) tiếp tục từ chối việc tái nhập cảnh của nhiều công dân bị coi là bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động Pháp Luân Công hoặc ‘những phần tử đảo loạn”.
“Mặc dù chính quyền cho phép một số nhà bất đồng chính kiến đã di cư ra nước ngoài trở về Trung Quốc, nhưng những người bất đồng chính kiến được phép ra nước ngoài để chữa bệnh thường tương đương với việc phải lưu vong”.
Ngoài Pháp Luân Công, báo cáo cũng đặc biệt chú ý đến sự vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở người Duy Ngô Nhĩ, người theo đạo Thiên chúa và người Tây Tạng ở Tân Cương.
Chính quyền Tổng Thống Trump xúc tiến thỏa thuận
bán máy bay không người lái trị giá 2.9 tỷ Mỹ kim cho UAE
Tin từ WASHINGTON, DC – Các nguồn tin trong cuộc cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo với Quốc hội rằng họ có kế hoạch bán 18 máy bay không người lái MQ-9B được trang bị vũ khí tinh vi cho Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) trong một thỏa thuận trị giá tới 2.9 tỷ mỹ kim.
Hành động này diễn ra sau thông báo vào tuần trước về việc bán các chiến đấu cơ F-35 cho quốc gia Trung Đông. Đây sẽ là lần xuất cảng máy bay không người lái có vũ trang đầu tiên kể từ khi chính quyền tổng thống Trump diễn giải lại thỏa thuận vũ khí thời Chiến tranh Lạnh giữa 34 quốc gia để cho phép các nhà thầu quốc phòng của Hoa Kỳ bán nhiều máy bay không người lái hơn cho các đồng minh.
Reuters đưa tin rằng UAE từ lâu thể hiện sự quan tâm đến việc mua máy bay không người lái từ Hoa Kỳ, và sẽ là một trong những khách hàng đầu tiên sau khi chính sách xuất cảng của Hoa Kỳ thay đổi vào mùa hè này.
Thỏa thuận trị giá 600 triệu mỹ kim về việc bán 4 máy bay không người lái MQ-9B SeaGuardian không trang bị vũ khí cho Đài Loan là thỏa thuận đầu tiên được chính thức thông báo với Quốc hội vào hôm thứ Ba (3/11). Thông báo không chính thức dành cho máy bay không người lái kiểu Reaper báo hiệu một thông báo chính thức và công khai của Bộ Ngoại giao.
Các ủy ban Đối ngoại của Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ – có các thành viên chỉ trích vai trò của UAE trong các vụ dân thường thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Yemen – có khả năng xem xét và ngăn chặn việc bán vũ khí theo một tiến trình xem xét không chính thức trước khi Bộ Ngoại giao gửi thông báo chính thức tới chi nhánh lập pháp. (BBT)
Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định khí hậu Paris
Tâm Thanh
Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo chính thức rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vào hôm 4/11. Hiện tại, vẫn còn 189 quốc gia trên thế giới đang ký kết hiệp định này, theo Sound of Hope.
Theo báo cáo, “Hiệp định Khí hậu Paris” chính thức có hiệu lực tại Hoa Kỳ vào ngày 4/11/2016. Mặc dù Tổng thống Trump đã tuyên bố vào ngày 1/6/2017 rằng, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp định này, nhưng theo quy định, nếu Hoa Kỳ muốn đơn phương rút khỏi hiệp định khí hậu Paris thì phải 3 năm sau kể từ ngày gia nhập mới có hiệu lực.
Căn cứ vào quy định đó, ngày 4/11/2019 (tròn 3 năm kể từ 4/11/2016), Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã chính thức thông báo cho Liên Hợp Quốc: “Bởi vì thỏa thuận khí hậu Paris đã mang lại gánh nặng kinh tế không công bằng cho Hoa Kỳ”, Hoa Kỳ sẽ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris và bắt đầu các thủ tục để rút khỏi hiệp định đó.
Động thái này được coi là bước đầu tiên để Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris. Sẽ phải mất khoảng thời gian 1 năm để hoàn toàn rút khỏi hiệp định này. Đến ngày 4/11/2020 Hoa Kỳ chính thức rút khỏi hiệp định khí hậu Paris.
Chính quyền tiền nhiệm Obama đã ký Hiệp định Khí hậu Paris vào tháng 4/2016 và đồng ý bị ràng buộc bởi hiệp định vào tháng 9 năm đó. Theo thỏa thuận này, Hoa Kỳ cam kết giảm phát thải khí nhà kính của Hoa Kỳ xuống 28% so với mức năm 2005 vào năm 2025.
Hiệp định cũng quy định rằng, trước năm 2025, các nước phát triển trên thế giới sẽ cung cấp cho các nước đang phát triển khoảng 100 tỷ USD viện trợ mỗi năm để giúp các nước này cải thiện cơ cấu năng lượng và phát triển công nghệ công nghiệp hóa.
Trong số hơn 100 quốc gia tham gia vào hiệp định này, Hoa Kỳ phải gánh 75% chi phí mỗi năm, tức khoảng 75 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra, hiệp định này cũng coi Trung Quốc và Ấn Độ là các nước đang phát triển, cho phép Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng lượng khí thải carbon trong 13 năm. Điều này có nghĩa là, Trung Quốc và Ấn Độ không bị ràng buộc phải cắt giảm khí thải trong 13 năm.
Tổng thống Trump cho rằng, điều này là rất không công bằng và sẽ mang lại gánh nặng kinh tế nặng nề cho Hoa Kỳ, đồng thời làm Hoa Kỳ mất đi khả năng cạnh tranh.
Tổng thống Trump nói với các nhân viên năng lượng Mỹ trong một bài phát biểu ở Pittsburgh vào tháng 10/2010: “Mọi người chọn tôi là người đại diện cho công dân của Pittsburgh, không phải công dân của Paris. Tôi hứa sẽ rút khỏi bất kỳ thỏa thuận nào không có lợi cho Hoa Kỳ hoặc đàm phán lại các thỏa thuận này”.
Hơn nữa, để phát triển nền kinh tế Mỹ, chính quyền Trump đã hứa sẽ đưa nước Mỹ trở thành siêu cường quốc năng lượng và dỡ bỏ một loạt các quy định chống ô nhiễm, từ đó giảm chi phí sản xuất khí đốt tự nhiên, dầu và than đá.
Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích rằng, kế hoạch làm sạch môi trường của cựu Tổng thống Obama là “một cuộc chiến chống lại ngành năng lượng Hoa Kỳ”.
Tất cả những lý do này đã góp phần khiến chính phủ Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris vào ngày 4/11.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-chinh-thuc-rut-khoi-hiep-dinh-khi-hau-paris.html
Các vụ sạt lở ở Guatemala
nâng số người chết trong bão Eta lên gần 150
Tin từ GUATEMALA CITY/TEGUCIGALPA – Vào hôm thứ Sáu (6/11), số người thiệt mạng vì những trận mưa như trút nước do cơn bão Eta gây ra gia tăng khi các binh sĩ Guatemala đến một ngôi làng miền núi nơi có khoảng 100 người thiệt mạng do một trận lở đất.
Phát ngôn viên quân đội Ruben Tellez cho biết nhiều người trong số những người thiệt mạng tại ngôi làng Queja thuộc vùng Alta Verapaz miền trung Guatemala bị chôn vùi trong nhà của họ, sau khi trận lở đất nuốt chửng khoảng 150 ngôi nhà. Điều kiện thời tiết tàn khốc kéo theo sự tàn phá từ Panama đến Honduras và Mexico, với tổng số hơn 50 người được ghi nhận thiệt mạng vì lũ lụt.
Ông Tellez cho biết đây không phải là lần đầu tiên thảm họa ập đến với góc hẻo lánh của Alta Verapaz. Ông cho biết khu vực xung quanh Queja dường như là nơi xảy ra một vụ lở đất lớn trên đường đèo cách đây một thập niên, khiến hàng chục người thiệt mạng. Các bức ảnh về vụ lở đất ở Queja cho thấy một dải bùn nâu kéo dài bị bong tróc từ sườn đồi xanh tươi.
Một đoạn video do quân đội chia sẻ cho thấy những người lính đang cố gắng đến Queja phải tự lội qua một đống bùn với sự hỗ trợ của một sợi dây thừng dẫn đường. Quân đội cho biết khoảng 100 người được cho là thiệt mạng chỉ riêng ở Queja, mặc dù các cuộc tìm kiếm những người sống sót vẫn đang tiếp diễn. Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei ám chỉ rằng số người thiệt mạng có thể cao hơn, với số người chết và mất tích được ước tính ở Queja là khoảng 150 người.
https://www.sbtn.tv/cac-vu-sat-lo-o-guatemala-nang-so-nguoi-chet-trong-bao-eta-len-gan-150/
EU trừng phạt lãnh đạo Belarus Lukashenko
vì đàn áp đối lập
Liên minh châu Âu (EU) đã đưa tên lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko và con trai Viktor vào danh sách đen trừng phạt, đưa tổng số lên 59 người.
Putin ‘cam kết hỗ trợ’ cho tổng thống Belarus
Đối lập Belarus: ‘Tiếc là TT Putin chọn ông Lukashenko’
15 người mới bị đưa vào danh sách hôm thứ Sáu có cả trùm cảnh sát mật Ivan Tertel.
EU bác bỏ tuyên bố của ông Lukashenko rằng ông tái đắc cử hôm 9/8 và EU lên án việc ông đàn áp người biểu tình.
Con trai ông, Viktor, 44 tuổi, là cố vấn an ninh quốc gia.
Lãnh đạo đối lập chính, Svetlana Tikhanovskaya, nói bà thu được 60 tới 70% phiếu trong bầu cử. Bà đã phải chạy sang Lithuania ngay sau bầu cử.
Tổ chức theo dõi bầu cử OSCE hôm thứ Năm nói vi phạm nhân quyền kể từ sau bầu cử “rất lớn, mang tính hệ thống”.
OSCE kêu gọi hủy bỏ kết quả bầu cử vì các gian lận.
Trừng phạt mới nhất của EU có nghĩa là các quan chức trong danh sách bị cấm visa vào EU. Nếu họ có tài sản nào trong EU, chúng sẽ bị đóng băng.
Đối lập đã tổ chức biểu tình lớn mỗi Chủ nhật kể từ sau bầu cử, thường là có hơn 100.000 người có mặt tại thủ đô Minsk.
EU và Mỹ đồng ý với phe đối lập rằng bầu cử tháng Tám là gian lận.
Ông Lukashenko bác bỏ kêu gọi của đối lập muốn tổ chức lại bầu cử trong điều kiện tự do, công bằng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54853452
Covid-19: Pháp lại phá kỷ lục về số ca nhiễm mới
Thanh Phương
Tình hình dịch Covid-19 tại Pháp ngày càng nghiêm trọng, với số ca nhiễm mới trong 24 giờ đã vượt ngưỡng 60.000 ca và tổng số ca tử vong tiến gần đến ngưỡng 40.000, theo số liệu do Cơ Quan Y Tế Công Cộng Pháp công bố hôm qua, 06/11/2020.
Cơ quan này cho biết thêm là con số 60.486 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua thật ra chỉ là con số « tối thiểu », bởi vì việc tính số ca nhiễm mới bị xáo trộn do hệ thống tin học bị trục trặc từ mấy ngày qua. Nguyên nhân là vì các máy chủ phải tiếp nhận và xử lý quá nhiều dữ liệu xét nghiệm Covid-19 do các phòng xét nghiệm gởi đến, cho nên không nhận kịp các dữ liệu xét nghiệm từ các bệnh viện gởi đến.
Trong 24 giờ tính đến hôm qua, đã có thêm 828 người chết vì virus corona ở Pháp, tính cả ở bệnh viện lẫn các viện dưỡng lão. Như vậy là tổng số ca tử vong để từ đầu mùa dịch Covid-19 nay đã lên tới 39.865.
Trước tình hình dịch bệnh ngày càng trầm trọng, thủ tướng Jean Castex hôm qua đã kêu gọi dân Pháp « hơn bao giờ hết » phải tuân thủ lệnh phong tỏa « một cách nghiêm chỉnh nhất có thể được ». Tuy cho rằng dân Pháp « nói chung » tuân thủ các biện pháp hạn chế, ông Castex chỉ trích « một số người vẫn muốn đến chổ làm (trong khi có thể làm việc từ nhà) và một số công ty không làm theo đúng quy định ». Bộ trưởng Lao Động Elisabeth Borne đã báo trước là các chủ công ty phạm luật sẽ bị « trừng trị ».
Hiện giờ chính phủ Pháp chưa ban hành các biện pháp nào mới, như đóng cửa các trường trung học, theo yêu cầu của một số người trong giới y khoa. Khi đi thăm một viện dưỡng lão ở Clamart, ngoại ô Paris, thủ tướng Castex cũng đã loại trừ khả năng ban hành phong tỏa riêng đối với những người dễ bị tổn thương, như những người lớn tuổi.
Trước nguy cơ bị quá tải, nhiều bệnh viện ở vùng Grand-Est trong hai ngày thứ 5 và thứ 6 đã chuyển các bệnh nhân Covid-19 sang Đức. Đây là những bệnh nhân đầu tiên được chuyển ra nước ngoài kể từ đầu đợt dịch thứ hai.
Covid-19: Ý lập ba vùng giới nghiêm để chống dịch
Minh Anh
Làm thế nào đối phó với đợt sóng dịch bệnh Covid-19 thứ hai mỗi lúc mỗi dữ dội ? Chính quyền Ý ngày 06/11/2020 đã ban hành một biện pháp chưa từng có : Chia đất nước thành ba vùng Đỏ, Cam và Vàng, tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch tễ.
Từ Roma, thông tín viên đài RFI, Anne Le Nir giải thích :
« Đối với những vùng thuộc mầu Đỏ như Calabria, Lombardia, Piemont và Valle d’Aosta, đây chắc chắn là một lệnh phong tỏa mới. Người dân ở những vùng này sẽ phải trình giấy phép đi lại tạm thời cho mọi sự di chuyển.
Tại những vùng mầu Cam như Puglia (Pouilles) và Sicilia, giấy chứng nhận là bắt buộc để có thể đi ra khỏi xã sinh sống. Tại hai vùng này, nhà hàng và các quán bar không còn được phép mở cửa.
Ở 14 vùng khác mầu Vàng, quy định được nới lỏng hơn. Nhưng, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, không một ai thoát được lệnh giới nghiêm áp đặt ngay sau 22 giờ.
Stefano, một người làm công ăn lương, khoảng 40 tuổi không mấy tin tưởng vào tính hữu ích của những biện pháp này : “Tất cả đều mơ hồ, tôi không nghĩ rằng virus trở nên nguy hiểm hơn kể từ 22 giờ. Tôi cảm thấy không rõ ràng.”
Về phần minh, Elvio, một chủ doanh nghiệp trẻ, thì có nhận thức rõ ràng hơn. Anh nói : “Điều này là tốt để kềm hãm sự lây lan. Những vùng mà bệnh viện không bị áp lực và ít bị lây nhiễm không nên trở thành vùng mầu Đỏ. Lệnh giới nghiêm là một điều tốt nhưng cũng phải kiểm soát nhiều hơn nếu không sẽ chẳng có ích gì.”
Những biện pháp nghiêm ngặt này sẽ có hiệu lực ít nhất đến ngày 03/12/2020. »
Covid-19 : Anh thí điểm tầm soát đại trà ở Liverpool
Tại Anh Quốc, một chiến dịch tầm soát đại trà đã được tiến hành ở thành phố Liverpool ngày 06/11/2020 nhằm tìm cách kềm hãm đà lây nhiễm của Covid-19. Theo tường thuật của thông tín viên RFI, Muriel Delcroix tại Luân Đôn, trong vòng hai tuần, khoảng 500 ngàn người dân thành phố được kêu gọi tham gia xét nghiệm với một nhịp độ giãn cách đều đặn.
Áo đóng cửa hai đền thờ Hồi Giáo cực đoan
Minh Anh
Bốn ngày sau vụ tấn công khủng bố ở Vienna, thủ đô nước Áo, bộ trưởng Hội Nhập, Susanne Raab ngày 06/11/2020 thông báo đóng cửa hai đền thờ Hồi Giáo cực đoan.
Theo Reuters, trong buổi họp báo, bà bộ trưởng giải thích rằng một trong hai đền thờ này là nơi kẻ tấn công thường xuyên lui tới, góp phần vào quá trình cực đoan hóa của hung thủ.
Vẫn theo lời bà Susanne Raab, các nhà điều tra đã cho bắt giữ 15 người, có liên quan đến Hồi Giáo cực đoan trong khuôn khổ cuộc điều tra. Và tám trong số những người bị bắt, tuổi từ 16 đến 24 đã bị tạm giam theo lệnh của một tòa án ở thủ đô Áo.
Cảnh sát Đức ngày hôm qua đã tiến hành lục soát nhà bốn người, bị tình nghi có liên hệ với hung thủ ở Áo.
Vụ sát hại Samuel Paty: Pháp truy tố ba nghi can mới
Tại Pháp, hôm qua, 06/11/2020, có thêm ba nghi can mới bị truy tố với các tội danh « cấu kết với những thành phần khủng bố tội phạm » trong khuôn khổ cuộc điều tra vụ sát hại giáo viên môn sử-địa Samuel Paty hôm 16/10/2020.
Theo một nguồn tin tư pháp được AFP trích dẫn, hai thanh niên, khoảng 18 tuổi, một người Pháp và người Nga, gốc Tchetchenia, bị nghi ngờ đã có những mối liên hệ với hung thủ Abdoullakh Anzorov đã bị đưa vào tạm giam. Một thiếu nữ 17 tuổi cũng bị đặt dưới sự kiểm soát của tư pháp.
Tính đến hôm nay, 07/11/2020, tổng cộng đã có 10 người bị truy tố trong khuôn khổ cuộc điều tra này.
Viên Cung Di: Thế lực chống ông Trump
đang lên kế hoạch đảo chính và hơn thế nữa
Tâm Thanh
Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đã diễn ra không mấy suôn sẻ, và có vẻ như rất khó đưa ra kết luận sớm. Một số tiểu bang chiến trường mà Tổng thống Trump đang dẫn trước đã bị ông Biden vượt qua vì những phiếu bầu qua thư.
Tại tiểu bang Arizona, Biden dẫn đầu với cách biệt 30.000 phiếu bầu (tính đến 10h22 giờ VN, ngày 7/11), nhưng vẫn còn 10% số lượng phiếu bầu chưa được kiểm đếm. Tuy nhiên, trước đó, khi khoảng cách phiếu bầu của 2 bên còn xa hơn thế, Associated Press, Fox News và các phương tiện truyền thông
chính thống khác của Mỹ đã không chờ đợi cho tới khi việc kiểm đếm được kết thúc mà đã vội thông báo chiến thắng cho Biden tại tiểu bang này.
Tổng thống Trump nói rằng, nếu chỉ đếm số phiếu hợp pháp, ông ấy sẽ giành chiến thắng dễ dàng. Tình hình hiện tại dường như là Đảng Dân chủ và các phương tiện truyền thông chính thống đã sử dụng các biện pháp bất hợp pháp để đánh bại Đảng Cộng hòa và Tổng thống Trump, theo Vision Times.
Viên Cung Di, một nhà công nghiệp Hồng Kông ở Hoa Kỳ, tin rằng có một âm mưu lớn hơn đằng sau nó. Ông cho rằng, phản đối Tổng thống Trump là một thế lực đang lên kế hoạch đảo chính, đây mới chỉ là một phần của “trò chơi lớn”.
Tổng thống Trump đã đến nhiều nơi khác nhau để vận động trước ngày bầu cử và giành được một số lượng lớn người ủng hộ. Khung cảnh thật ấm áp và cảm động.
Điều này hoàn toàn trái ngược với cảnh tan hoang trong chiến dịch tranh cử của Biden. Thế giới bên ngoài nhìn chung đều lạc quan về Tổng thống Trump, ông Viên Cung Di cũng tin rằng, Tổng thống Trump sẽ thắng lớn, thậm chí có cơ hội giành được ba thứ quan trọng, tức là tái đắc cử Tổng thống, đồng thời Đảng Cộng hòa cũng sẽ giành được đa số ghế ở Thượng viện và Hạ viện.
Trong buổi livestream gần đây, Viên Cung Di cho biết, ông sẽ chịu trách nhiệm về những lời nói của mình, đồng thời chỉ ra rằng, kết quả cuộc kiểm phiếu này quả thực ngoài mong đợi khiến ông phải suy nghĩ sâu sắc hơn.
Ông cho biết, hiện tại phe đối lập với Tổng thống Trump đang nổi lên, ngoài Đảng Dân chủ còn có những “ông trùm” công nghệ Bờ Tây, truyền thông chính thống và Wall Street.
Ông cho rằng, những người phản đối mạnh mẽ nhất việc Tổng thống Trump tái đắc cử là những gã khổng lồ công nghệ ở Thung lũng Silicon. Những công ty này rất giàu và có năng lực, họ phân tích dữ liệu lớn bằng trí tuệ nhân tạo và biết cách sử dụng mạng xã hội để thay đổi suy nghĩ của con người.
“Những công ty này không hài lòng với ‘lập luận’ của chính phủ bảo thủ của Tổng thống Trump. Họ ủng hộ toàn cầu hóa và có kế hoạch bắt đầu kiểm soát thế giới”, ông Viên cho biết. Họ cũng không đồng ý với Tuyên ngôn Độc lập và Hiến pháp Hoa Kỳ, họ cho đây là những lý thuyết cũ và nên bị phá bỏ.
Những gã khổng lồ công nghệ của Mỹ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất thân thiết. Ông Viên cho biết, trong số những đối tác của các công ty này, không thể thiếu “hồng nhị đại” (thế hệ đỏ thứ hai của ĐCSTQ) và “quan nhị đại” (thế hệ thứ hai của các quan chức ĐCSTQ) đã chuyển tiền từ Trung Quốc ra nước ngoài để đầu tư vào các ông lớn công nghệ này, bao gồm Google, Apple, Facebook, Amazon, Twitter và Microsoft.
Ngoài ra, ông cũng cho biết chỉ cần có một số công ty có chút danh tiếng, cũng đều bị ĐCSTQ thu nạp. Những công ty này đã lên kế hoạch đảo chính để ngăn Tổng thống Trump tái đắc cử, đồng thời đẩy Biden đến chiến thắng. Nếu như kế hoạch thành công, quyền kiểm soát thực sự của nước Mỹ trong tương lai sẽ không phải là Đảng Dân chủ, mà là ĐCSTQ và những gã khổng lồ công nghệ này.
Ông cũng chỉ ra rằng, Tổng thống Trump cũng hiểu điều này, vì vậy ông đã ký văn bản (Lệnh hành pháp về việc thành lập Ủy ban cố vấn của Tổng thống 1776) vào ngày 2/11 trước Ngày bầu cử để tăng cường giáo dục của trường học về khái niệm và tư tưởng dựng nước của Hoa Kỳ, bao gồm đức tin, tự do, dân chủ và pháp trị…
“Tôi đã điều hành 4 hoặc 5 đại hội trong một ngày. Tại sao tôi phải ký sắc lệnh của tổng thống trong khi tôi đang rất bận rộn? Tại sao không đợi đến sau cuộc bầu cử rồi ký? Tới lúc đó có rất nhiều thời gian?”, ông trích lời ông Trump.
Ông Viên phân tích rằng, Trump có thể tính đến trường hợp, nếu ông gặp bất trắc trong các hoạt động vận động bầu cử, Phó Tổng thống Mike Pence hoặc Ngoại trưởng Mike Pompeo có thể tiếp tục phát huy ý tưởng của mình theo các văn bản đã ký.
Hiện tại, đảng Cộng hòa đã đệ đơn ra tòa vì những tranh chấp liên quan đến cuộc tổng tuyển cử. Ông Viên chỉ ra rằng, thế lực chống Trump không ngại kiện tụng, không những vậy, họ có một kế hoạch toàn diện, nếu Tổng thống Trump đắc cử, họ sẽ tổ chức bạo loạn, và không loại trừ kế hoạch giành độc lập của họ, tách một số bang màu xanh, chẳng hạn như California khỏi Hoa Kỳ và “hợp tác với ĐCSTQ cùng kiểm soát thế giới”.
Tại sao Twitter có thể chặn ngay cả những dòng tweet của Tổng thống Trump?
Ông Viên Cung Di nói rằng, vì họ nghĩ rằng họ sẽ có một chính phủ của riêng mình trong tương lai, họ không cần ông Trump, “đây là suy nghĩ của họ”.
Ông nói thêm rằng, trên thực tế, đây là một hành động phản quốc. Là một người Mỹ, bạn phải tôn trọng các giá trị truyền thống của Mỹ. “Từ góc độ tự do mà nói, nó có vẻ như không quan trọng, nhưng nó thực sự là phản quốc”.
Cuộc bầu cử hiện tại đang đi vào bế tắc, khó để chúng ta có thể nhìn thấy kết quả trong ngắn hạn. Viên Cung Di cho hay, Tổng thống Trump có sự hỗ trợ của quân đội và cảnh sát, điều này rất quan trọng, nhưng ông sẽ phải đối mặt với sự chèn ép của dư luận từ nhiều phương tiện truyền thông cánh tả.
“Chuyện này là mang tính lịch sử… Chúng tôi đứng về phía công lý và ủng hộ Tổng thống Trump… Nhưng thế giới này khó nói trước được điều gì, có những việc xảy ra ngoài ý muốn, nhưng Tổng thống Trump sẽ không cúi đầu dễ dàng, ông ấy sẽ sử dụng tinh thần chiến đấu và lòng dũng cảm để cùng những người ủng hộ ông ấy tiếp tục chiến đấu”.
Ngoài ra, Viên Cung Di cũng nói rằng, trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ này, ĐCSTQ đã gửi một tuyên truyền lớn ra nước ngoài để ủng hộ Biden. Nhiều phương tiện truyền thông thân cộng sản đều nổi lên để quảng bá cho sự chiến thắng sẵn sàng làm Tổng thống của Biden. Lý do rất đơn giản, “Bởi vì ĐCSTQ đã tham gia vào cuộc đảo chính này, nó chính là đang ở phía sau và tham gia rất tích cực vào cuộc đảo chính này”. Vì vậy, phương thức đàn áp tự do ngôn luận của các phương tiện truyền thông chính thống của Hoa Kỳ, cũng như phương tiện truyền thông xã hội và ĐCSTQ là giống nhau như đúc.
Cuối cùng, Viên Cung Di hy vọng mọi người sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn về vụ việc này: “Đây không đơn giản là gian lận bầu cử, đây mới chỉ là một trong một loạt chuỗi hành động”.
Bài báo hiếm có ở đại lục: Bầu cử Hoa Kỳ
là giao phong cuối cùng của chính – tà
Thiện Phong
Mục lục bài viết
Giao phong chính-tà trong bầu cử Mỹ nhận được cộng hưởng của người dân Trung Quốc
Kẻ thua cuộc lớn nhất là giới truyền thông dòng chính
Bầu cử Mỹ quan hệ đến toàn thế giới, càng quan hệ đến Trung Quốc
Không phải là chỉ là những màn cung đấu, bầu cử Mỹ năm 2020 đặc biệt quan trọng…
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 không chỉ thu hút sự quan tâm theo dõi của người dân Mỹ, mà nó cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân trên khắp thế giới, gồm cả người dân Trung Quốc.
Trong tình huống hầu như toàn bộ các kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đưa tin phiến diện bêu xấu cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, cũng có một vài kênh truyền thông hiếm hoi đưa ra những bình luận tích cực, chỉ thẳng ra rằng đây là “cuộc chiến của giá trị quan, giao phong cuối cùng giữa chính tà”. Bài viết này nhận được cộng hưởng và đánh giá cao của nhiều cư dân mạng Trung Quốc, theo Epoch Times.
Ngày 3/11 là ngày bầu cử Tổng thống Mỹ, bởi bầu cử lần này thu hút được nhiều sự quan tâm của cử tri và số người tham gia nhiều hơn các cuộc bầu cử tổng thống trước đó. Do vậy, các điểm bỏ phiếu đã mở cửa cho cử tri từ 6 giờ sáng, rất nhiều Hoa kiều cũng đã tham gia bỏ phiếu từ rất sớm để chứng kiến thời khắc lịch sử đặc thù này.
Trước cuộc bầu cử, một trang web nổi tiếng của Trung Quốc đã đăng tải một bài viết có tiêu đề: “Bầu cử Hoa Kỳ năm 2020: không phải phim cung đấu, mà là một trận chiến của giá trị quan, giao phong cuối cùng của chính và tà”.
Phần mở đầu của bài viết này đã nhắm thẳng vào các phương tiện truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ, nói rằng Tổng thống Trump sau khi tái đắc cử sẽ “chấn chỉnh” các kênh truyền thông cánh tả như thế nào, gồm cả Twitter, Facebook… và chỉ rõ rằng các kênh truyền thông dòng chính “hành xử sai trái nghiêm trọng, đi ngược lại tinh thần của nước Mỹ”.
Tác giả hồi tưởng lại rằng, ngày trước ông đã đọc rất nhiều các tác phẩm đoạt giải và nhiều bài viết khác nhau của truyền thông Mỹ, ông bày tỏ “đã từng rất ngưỡng mộ và tán thưởng về tự do báo chí, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên nghiệp của nước Mỹ”, bởi vì giới truyền thông Mỹ không chỉ đưa tin một cách khách quan, truy tìm sự thật đối với sự việc được đưa tin, đồng thời cũng đã khởi được tác dụng giám sát rất tốt đối với công tác của chính phủ, đây chính là “quyền lực thứ tư” bên cạnh cái gọi là “tam quyền phân lập”.
Nhưng tác giả cũng bày tỏ bất ngờ đến nỗi không dám tin đây là sự thật đối với sự biến chất của giới truyền thông sau này: “Ai biết được rằng chỉ mấy năm thôi, truyền thông dòng chính của Mỹ đã biến chất như vậy, ‘tin giả tràn lan từng ngóc ngách’”.Tác giả thậm chí còn cho rằng, những ai còn chút liêm sỉ cũng sẽ không làm như vậy.
Tác giả cho rằng vụ “bê bối ổ cứng” của Hunter Biden là vụ án hủ bại lớn nhất kể từ nước Mỹ lập quốc đến nay, nó xen lẫn với các vụ bê bối tình dục, ma túy và nhiều quan chức cấp cao liên quan đến tham nhũng. Tuy nhiên “các kênh truyền thông chính thống hầu như không thể hiện sự công bằng chính trực tối thiểu”. Họ biểu hiện ra “thiên vị và chậm chạp, khiến độ tin cậy của các kênh truyền thông này thậm chí không bằng các trang web hạng hai hạng ba hay những tờ báo lá cải”.
Tác giả cũng chỉ trích rằng, “các kênh truyền thông dòng chính đã hoàn toàn mất đi sự kính sợ đối với sự thật, dân ý và đạo đức nghề nghiệp, uy tín đã mất sạch sành sanh”.
Tác giả còn chỉ trích một loạt các chính sách của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, bao gồm hợp pháp hóa ma túy, nam nữ dùng chung nhà vệ sinh, phá thai… đồng thời tác giả cũng cho rằng “chủ nghĩa truyền thống” rốt cuộc mới là huyết mạch của nước Mỹ. Tác giả khen ngợi các con của Tổng thống Trump, còn có đệ nhất phu nhân đã lặn lội các bang trong nhiều ngày để vận động phiếu bầu cho ông Trump.
Tác giả nhấn mạnh rằng “bầu cử Mỹ 2020 đã không phải là màn đấu đá cung đình hoang đường nữa, mà là thánh chiến của giá trị quan, cuộc giao phong giữa chính tà, là đường ranh giới của vận mệnh quốc gia”.
Giao phong chính-tà trong bầu cử Mỹ nhận được cộng hưởng của người dân Trung Quốc
Phía dưới bài viết này kèm theo lời bình của độc giả, trong đó bình luận “Đây là giao phong giữa chính và tà trong nhân tính, cũng là giao phong của giá trị quan. Nói rất đúng” đã nhận được hơn 5.000 lượt like của cư dân mạng.
Một bình luận khác: “Xác thực là giao phong của giá trị quan, bài viết hay” cũng nhận được hơn 2.000 lượt like của cư dân mạng.
Cư dân mạng Trung Quốc đang sôi nổi bàn luận về cuộc bầu cử Mỹ, kèm theo bình luận bày tỏ sự đồng tình với bài viết.
Kẻ thua cuộc lớn nhất là giới truyền thông dòng chính
Thái Thận Khôn, một học giả nổi tiếng ở Trung Quốc, cũng bày tỏ sự bất mãn với giới truyền thông dòng chính của Mỹ trên các trang mạng xã hội: “Dù ai thắng ai thua khi kết thúc cuộc tổng tuyển cử, kẻ thua cuộc lớn nhất sẽ là giới truyền thông dòng chính.
Hoa Kỳ từ trước đến nay đặc biệt quan tâm đến những vụ án tham nhũng xen lẫn với bê bối tình dục, ma túy, và nhiều chính trị gia có liên quan đến tham nhũng, nguyên là chủ đề nổi bật nhất trong lịch sử truyền thông đã bị chôn vùi bởi các kênh truyền thông dòng chính làm ngơ.
Thiên kiến vô sỉ của các kênh truyền thông dòng chính đã khiến danh dự của những kênh này mất sạch, uy tín cơ bản nhất của kênh truyền thông cũng không còn, mà kẻ khiến uy tín của các kênh truyền thông này mất sạch không phải công chúng, mà chính là thói quen nói dối của tự thân họ.
Ông Tần Tấn – tiến sĩ xã hội học của trường đại học Sydney Australia, và là chủ tịch Mặt trận Dân chủ Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng truyền thông dòng chính của Mỹ sẽ đóng vai trò là kẻ thua cuộc và đối mặt với xã hội Mỹ một lần nữa, nhưng các phương tiện truyền thông sẽ không vì như thế mà tiến hành thay đổi.
Ông Tần nhấn mạnh, “Lần này họ không thăm dò ý kiến dư luận, mà thuần túy là đang định hướng dư luận, mong lật đổ Tổng thống Trump. Lần này nếu không lật đổ được ông Trump, họ sẽ gặp phải đối diện với tình huống tồi tệ, vô cùng quẫn bách”.
Ông cũng nói rằng, sự thất bại của giới truyền thông dòng chính lần này cũng sẽ vì vậy làm mất lòng tin của rất nhiều độc giả. Điều này sẽ khiến các kênh truyền thông dòng chính ở Hoa Kỳ phải cải tổ lại mới, nó dẫn đến các phương tiện truyền thông khác chia sẻ thị phần với họ.
Bầu cử Mỹ quan hệ đến toàn thế giới, càng quan hệ đến Trung Quốc
Tiến sĩ Dương Cảnh – bác sĩ tâm thần nổi tiếng người Hoa ở Philadelphia, Hoa Kỳ, trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times nói rằng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này không phải là một cuộc bầu cử đơn giản, nó là một loại vận động, mà vận động này trên thực tế đã bắt đầu cách đây 4 năm sau khi ông Trump đắc cử, chính là khôi phục các giá trị truyền thống của Mỹ, bảo vệ “Hiến pháp” nước Mỹ, bảo vệ quan niệm giá trị và lối sống của người dân Mỹ.
“Vì vậy, cuộc bầu cử lần này cũng là sự tuyển trạch của hai hình thái ý thức, vậy nên có lựa chọn ông Trump không phải chỉ chọn ông Trump mà thôi, mà là lựa chọn một lý niệm, một tinh thần mà ông đại diện, vậy nên đây là chỗ khác biệt trong cuộc bầu cử lần này. Đó không phải là một cuộc bỏ phiếu đơn giản, mà là một lựa chọn thực sự cho tương lai của Hoa Kỳ và thế giới”.
Tiến sĩ Tần Tấn cho rằng, bầu cử Mỹ lần này có liên quan đến hướng đi tương lai của nước Mỹ. Quay về con đường truyền thống, hay tiếp tục đi theo tự do hóa toàn diện cũng chính là trào lưu tư tưởng của
cánh tả, sẽ khiến nước Mỹ đi vào con đường khó khăn hơn. Vì vậy, kết quả của cuộc bầu cử cũng sẽ ảnh hưởng đến hướng đi trong tương lai của cả thế giới, càng liên quan hơn đối với Trung Quốc.
Ông cho rằng, bởi vì Hoa Kỳ dưới ảnh hưởng của chính sách cánh tả trong những năm qua đã đi đến bờ vực của bóng tối. Do vậy nếu cuộc bầu cử lần này được đặt lên một tầm cao hơn, nó sẽ là cuộc đối đầu giữa ánh sáng và bóng tối, cuộc đối đầu giữa chính nghĩa và tà ác. Đây cũng là nguyên do khiến bầu cử Mỹ lần này thu hút sự quan tâm rất lớn của quốc tế.
Tăng Kiến Nguyên, tiến sĩ Luật thuộc viện Nghiên cứu Phát triển Quốc gia của đại học Đài Loan, tin rằng Tổng thống Trump đã nâng các vấn đề của Trung Quốc lên thành đề tài thảo luận mang tính then chốt liên quan đến sự phát triển hoặc tồn vong của Hoa Kỳ.
Điều này cũng khiến ĐCSTQ rất quan tâm đến bầu cử Mỹ, và họ cũng đã thử các phương thức khác nhau để làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử Mỹ.
Ông Tăng còn nhận định rằng, cuốn sách mới “Trump bàn về Trung Quốc” được Tổng thống Trump ra mắt một ngày trước cuộc bầu cử cho thấy chủ đề về Trung Quốc có thể là một đề tài thảo luận quan trọng trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ. Nó cũng cho thấy Trump không “cẩu thả trong việc giải quyết các vấn đề Trung Quốc” như chỉ trích của rất nhiều người, trên thực tế ông ấy có tư duy chiến lược sâu sắc.
Ông còn nhấn mạnh rằng, các chính sách ứng phó với ĐCSTQ của phe cánh ông Trump thực sự có thể nhắm trúng những thiếu sót hiện tại trong các vấn đề Trung Quốc. Cuộc bầu cử lần này có thể nói là bước ngoặt quan trọng trong việc xác định chính sách trong quan hệ Mỹ – Trung của Mỹ trong tương lai.
Quy chế nội bộ mới, Tập Cận Bình quyết ‘nắm đằng chuôi’
Thiện Phong
Tập Cận Bình đã bắt tay làm trong sạch hệ thống chính trị và luật pháp trong thời gian qua.
Gần đây, Đảng cộng sản Trung Quốc( ĐCSTQ) đã cử một đoàn kiểm tra trung ương đến 6 tỉnh, thành phố địa phương để giám sát việc thực hiện “Quy định về công tác chính trị và pháp luật của ĐCSTQ”. Điều đầu tiên là đảm bảo rằng “ý chí của Trung ương Đảng” ở các nơi, các bộ ngành phải được thực hiện được một cách cụ thể, theo Sound of Hope.
Theo thông báo trên trang web chính thức của Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, lần dẫn đầu này là Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương ĐCSTQ, các Vụ, Tổ chức, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và các đơn vị chính trị pháp luật khác nhau, thành lập 6 đoàn kiểm tra trung ương đi các tỉnh: Sơn Tây, Liêu Ninh, Giang Tô, Hồ Nam, Quý Châu và Cam Túc, để tiến hành thanh tra.
Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Quy định về công tác chính trị và pháp luật của ĐCSTQ” vào tháng 1/2019, trở thành quy chế nội bộ đầu tiên về công tác chính trị và pháp luật kể từ ngày thành lập ĐCSTQ.
Thông tấn xã Trung ương cũng cho biết, căn cứ theo “Điều lệ”, nguyên tắc đầu tiên mà hệ thống chính trị và pháp luật cần tuân thủ chính là, tin tưởng vào sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng. Thực hiện theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ về mọi mặt và toàn bộ quy trình công tác chính trị, pháp luật.
Có một quy củ trong ngôn ngữ ở trước mặt ĐCSTQ, là phải tuân thủ sự lãnh đạo tuyệt đối của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ, có nghĩa là tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của đồng chí Tập Cận Bình. Do đó, những việc làm trên được coi là một bước để Tập Cận Bình làm trong sạch và chấn chỉnh hệ thống chính trị và pháp luật, đây gọi là “nắm đằng chuôi” cũng chính là một bước thâu tóm chính trị và pháp luật.
Gần tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, phải đối mặt với tình hình loạn trong loạn ngoài, bắt đầu từ năm nay Bắc Kinh đã mạnh mẽ chấn chỉnh hệ thống chính trị và pháp luật của mình. Trần nhất Tân, Tổng thư ký ủy ban Chính trị và Pháp luật ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã chủ trì cuộc họp vận động và triển khai giám sát việc thực hiện “Quy định về công tác Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ” vào ngày 30/10.
Cuộc họp nêu rõ cần chú ý kiểm tra xem tất cả các địa phương, ban ngành đã coi trọng sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đối với công tác chính trị và pháp luật hay chưa, đồng thời phải“ đảm bảo công tác chính trị và pháp luật luôn đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Ban Chấp hành Trung ương đảng và lấy đồng chí Tập Cận Bình làm nòng cốt”.
Trong thời gian trước đây có nhiều quan chức ngã ngựa, chẳng hạn như Tôn Lập Quân, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ, Đặng khôi Lâm, nguyên Phó thị trưởng và Giám đốc Công an thành phố Trùng Khánh, Cung đạo An, nguyên Phó thị trưởng Thành phố Thượng Hải kiêm Giám đốc sở công an… Nhiều người trong số họ bị cáo buộc là tín đồ thân cận của Mạnh Kiến Trụ, cựu bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ.
Khâu Kiến Văn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế của Đại học quốc gia Chính trị ở Đài Loan, gần đây đã phân tích với Thông tấn xã Trung ương Đài Loan rằng, Tập Cận Bình muốn đảm bảo rằng, ông ta sẽ nắm vững hệ thống chính trị và luật pháp, trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ, “Nắm đằng chuôi” và “xóa sạch làn sóng và vị trí trống”, để những người sau này được thăng quan tiến chức và được hưởng lợi phải phụ thuộc vào Tập Cận Bình.
Khâu Kiến Văn cho rằng, dù Tập Cận Bình có nắm chắc quân đội và cảnh sát cũng như các tổ chức hệ thống chính trị và pháp luật, không đồng nghĩa với việc địa vị của ông có thể được đảm bảo. Mặc dù nội bộ không có tiếng nói không hài lòng nào, nhưng việc kiểm soát “nắm đằng chuôi” là chìa khóa cho việc liệu Tập Cận Bình có thể nắm quyền hay không.
https://www.dkn.tv/the-gioi/quy-che-noi-bo-moi-tap-can-binh-quyet-nam-dang-chuoi.html
Úc lo ngại về các báo cáo trong ngành
về việc giao thương với Trung Cộng
Tin từ SYDNEY/Bắc Kinh – Úc cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ lượng thương mại sang Trung Cộng trong bối cảnh các báo cáo “gây lo ngại” từ ngành công nghiệp rằng giới tiêu thụ Trung Cộng được yêu cầu không mua bảy loại sản phẩm và hàng hóa của Úc từ hôm thứ Sáu (6/11).
Truyền thông Úc cho biết các nhà nhập cảng Trung Cộng bị các viên chức quan thuế Trung Cộng khuyến cáo không chính thức rằng rượu vang, quặng đồng, lúa mạch, than, đường, gỗ và tôm hùm của Úc sẽ là mục tiêu bị tăng cường kiểm tra từ ngày 6 tháng 11.
Bộ trưởng Bộ Thương mại Simon Birmingham của Úc cho biết các viên chức Trung Cộng công khai và riêng tư phủ nhận bất kỳ nỗ lực phối hợp nào đang được thực hiện nhằm chống lại Úc, và ông hy vọng Bắc Kinh “hành động đúng với lời nói”.
Một nhà nhập cảng và phân phối rượu có trụ sở tại Bắc Kinh thông báo với Reuters rằng nhân viên quan thuế của ông ở Thượng Hải được gọi đến một cuộc họp vào tuần trước và được khuyến cáo rằng rượu vang Úc sẽ không còn được quan thuế giải quyết sau ngày 6 tháng 11.
Ông cho biết một nhân viên tại công ty của ông cũng được gọi đến một cuộc họp ở Bắc Kinh vào hôm thứ Hai và nhận được hướng dẫn bằng lời nói tương tự, rằng từ ngày 6 tháng 11 trở đi “rượu vang Úc sẽ không thể được giải quyết cho đến khi các vấn đề khác được giải quyết”. Ông cho biết thêm rằng các vấn đề khác không được nêu rõ, đồng thời từ chối nêu tên vì tính nhạy cảm của vấn đề. (BBT)
https://www.sbtn.tv/uc-lo-ngai-ve-cac-bao-cao-trong-nganh-ve-viec-giao-thuong-voi-trung-cong/