Tin khắp nơi – 03/11/2020
Số người bỏ phiếu ở Mỹ năm nay sẽ nhiều nhất kể từ năm 1900 – Tâm Thanh
“Hiện nay, gần 9,4 triệu người Mỹ đã tham gia bỏ phiếu sớm và có thể sẽ còn có hàng chục triệu người Mỹ sẽ tham gia bỏ phiếu trong ngày bầu cử 3/11”, ông Michael McDonald, người phụ trách Tổ chức U.S. Elections Project cho biết. Như vậy, có thể sẽ có khoảng 160 triệu cử tri Hoa Kỳ sẽ tham gia bầu cử trong năm nay, số lượng cử tri nhiều nhất kể từ năm 1900 đến nay.
Ông MacDonald, Phó Giáo sư khoa Khoa học Chính trị, Đại học Florida, Hoa Kỳ, Giám đốc Văn phòng nghiên cứu và giảng dạy về bầu cử Hoa Kỳ dự đoán rằng, sẽ có 160,2 triệu người Mỹ tham gia cuộc bầu cử năm nay, chiếm 67% số cử tri hợp pháp ở Hoa Kỳ, nhiều nhất kể từ năm 1900.
Năm 1900, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa William McKinley đã đánh bại ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ William Jennings Bryan trong cuộc tổng tuyển cử và được bầu làm tổng thống thứ 25 của Hoa Kỳ. Năm đó, gần 74% cử tri hợp pháp Mỹ đã bỏ phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống.
Ông MacDonald cho biết, số lượng cử tri đi bỏ phiếu sớm tại một số tiểu bang ở Mỹ năm nay đã vượt hoặc gần bằng với tổng số cử tri tham gia cuộc bầu cử năm 2016. Trong đó, tại tiểu bang Texas, số cử tri tham gia bỏ phiếu sớm cao hơn 8% so với tổng số cử tri tham dự bầu cử năm 2016. Tại tiểu bang Hawaii, con số này là 11%. Số cử tri đi bỏ phiếu sớm ở tiểu bang Montana gần bằng tổng số cử tri của bang năm 2016, chiếm 99%. Tiểu bang Washington chiếm 98%. Bắc Carolina, Georgia, Florida, New Mexico và Nevada chiếm gần 90%.
Tuy nhiên, ông MacDonald cho rằng, việc quá nhiều cử tri tham gia bỏ phiếu sớm có thể làm giảm số lượng người tham gia bầu cử vào ngày bầu cử.
Ông cũng nói rằng, vì Đảng Dân chủ lo lắng về dịch COVID-19 nên đang khuyến khích các cử tri Dân chủ gửi phiếu bầu qua đường bưu điện. Vì vậy, vào hồi tháng 9 năm nay, 2/3 số cử tri của đảng Dân chủ cho biết, họ đã tham gia bỏ phiếu sớm hoặc chuẩn bị bỏ phiếu sớm, cao hơn 44% so với năm 2016.
Ngược lại, đảng Cộng hòa ít lo lắng hơn về dịch bệnh, họ lo lắng hơn về độ tin cậy của việc bỏ phiếu qua thư. Do đó, chỉ 28% cử tri của Đảng Cộng hòa cho biết, họ đã bỏ phiếu hoặc sẵn sàng bỏ phiếu sớm, giảm 42% so với năm 2016. Một số lượng lớn cử tri Đảng Cộng hòa sẽ tham gia bỏ phiếu trong ngày bầu cử.
Theo kết quả của cuộc bỏ phiếu sớm, Macdonald ước tính rằng, Tổng thống Trump dự kiến sẽ giành được chiến thắng tại Bắc Carolina, Iowa và Arizona. Tại tiểu bang Florida, tỷ hệ giữa 2 ứng cử viên tổng thống là ngang nhau.
Trong cuộc bỏ phiếu sớm của Bắc Carolina, số phiếu của Đảng Cộng hòa kém 250.000 phiếu so với Đảng Dân chủ, nhưng ông MacDonald cho rằng, vì Bắc Carolina sẽ có một số lượng lớn cử tri Đảng Cộng hòa tham gia bỏ phiếu trong ngày bầu cử, nên Tổng thống Trump dự kiến sẽ giành được chiến thắng tại cả Bắc Carolina.
Tại Pennsylvania, có 1,6 triệu cử tri Đảng Dân chủ và 550.000 cử tri Đảng Cộng hòa đã gửi phiếu bầu của họ. Tuy nhiên, cử tri ở tiểu bang này có thói quen tự mình đi bỏ phiếu trực tiếp. Hầu hết các cử tri của Đảng Cộng hòa sẽ đi bỏ phiếu tại điểm bỏ phiếu vào ngày 3/11. Do Pennsylvania đã tiến hành cải cách quy tắc bầu cử lớn nhất kể từ năm 2016 trong năm nay, MacDonald nói rằng, rất khó để dự đoán kết quả bầu cử của tiểu bang này.
Ông cũng ước tính rằng, sẽ có một số lượng lớn cử tri trẻ thuộc các nhóm dân tộc khác không thuộc hai Đảng trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, lá phiếu của những cử tri này có thể quyết định kết quả của cuộc tổng tuyển cử.
Ông nói: “Những cử tri này đã không tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của 2 Đảng, họ cũng không coi mình là người vô đảng phái. Những cử tri này có độ tuổi tương đối trẻ và thường là người da màu, họ sẽ tích cực tham gia vào bầu cử năm nay hơn năm 2016. Do đó, ngoài những khác biệt về đảng phái đơn giản, số lượng lớn các lá phiếu bầu của họ sẽ quyết định phần lớn kết quả của cuộc bầu cử”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/so-nguoi-bo-phieu-o-my-nam-nay-se-nhieu-nhat-ke-tu-nam-1900.html
Bầu cử Mỹ 2020: Ba kịch bản có thể xảy ra
Jon Sopel
Cuối cùng thì chúng ta đã ở đây. Chặng cuối của cuộc đua Olympic marathon – nơi các vận động viên vào sân vận động để hoàn thành 400 mét cuối cùng trên đường đua, căng các bó cơ đau nhức và cơ thể mệt mỏi để chạy nước rút về đích.
Đó là một chiến dịch bầu cử phi thường, đôi khi gây bất an, chắc chắn không thể tưởng tượng được.
Có ba tình huống có thể xảy ra, và tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào nếu bất kỳ kịch bản nào trong số đó xảy ra (thực ra có kịch bản thứ tư, nhưng tôi sẽ nói sau).
Những điểm cần chú ý trong đêm bầu cử Mỹ
Ngày mai là bầu cử, hai ông Trump và Biden ai có triển vọng thắng?
Tôi đã từng đưa tin về nỗ lực của tổng thống để mua Greenland, và khi người Đan Mạch từ chối bán nó cho cựu nhà buôn bán bất động sản này, tôi đã chứng kiến tổng thống hủy chuyến thăm cấp nhà nước để trả thù; tôi đã được biết rằng ông Trump trả tiền cho một ngôi sao khiêu dâm ngay trước cuộc bầu cử cuối cùng; đã ở Helsinki và nghe ông ta nói rằng ông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đang đứng cạnh mình hơn là tin vào các cơ quan tình báo của mình; đã chứng kiến ông Trump bị điều tra, luận tội và sau đó được tha bổng; đã nhìn thấy ông ta lái xe ngang qua bên ngoài bệnh viện Walter Reed trong khi đang bị nhiễm virus corona; được gọi là “một người đẹp khác”, chỉ vì nói rằng tôi đến từ BBC… Tôi thực sự nhận ra rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra và thường xuyên xảy ra.
Còn bây giờ thì hãy đến với kịch bản có thể xảy ra.
1. Biden thắng dễ dàng
Đầu tiên là các cuộc thăm dò đúng và Joe Biden giành được chiến thắng dễ dàng vào đêm thứ Ba.
Phải nói, là một người tham gia bình chọn trong mùa bầu cử này là đã có tất cả sự phấn khích của một người dẫn dự báo thời tiết trên truyền hình Ả Rập Saudi: “Hôm nay sẽ nắng nóng, và ngày mai dự báo cũng sẽ nắng nóng.”
Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ
Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ
Đối với tất cả những xáo trộn và hỗn loạn của chiến dịch tranh cử này – và rất không giống như bốn năm trước – các cuộc thăm dò quốc gia và các cuộc thăm dò của tiểu bang quan trọng đã thống nhất một cách khó tin. Chẳng có gì xảy ra. Chẳng có gì thay đổi. Biden có lợi thế dẫn đầu cách biệt trên toàn quốc, và dẫn khoảng cách hẹp hơn tại các tiểu bang quan trọng như Florida, Arizona và North Carolina, và có khoảng cách tương tự ở các bang công nghiệp phía bắc – Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.
Nếu bạn truy cập blog FiveThirtyEight, nơi luôn cập nhật tấc cả các cuộc thăm dò chính, họ nói rằng khoảng cách của cuộc đua đã xích lại ở mức 0,1%.
Khi chúng tôi đưa tin về các cuộc thăm dò, chúng tôi thường nói rằng có sai số 3% +/-. Chỉ có 0,1% thay đổi trong vài tuần là không thể đong đếm được. Vì vậy, nếu vào tối thứ Ba, đây là kết quả cuối cùng, tôi sẽ không ngạc nhiên chút nào.
2. Chiến thắng gây sốc của Trump
Điều đó đưa tôi đến kịch bản khả dĩ thứ hai. Giống như năm 2016 (mặc dù tôi có thể tiếp tục nói thêm một chút lý do tại sao điều này không hoàn toàn đúng) các cuộc thăm dò sai và Donald Trump thắng nhiệm kỳ thứ hai. Chìa khóa thành công của ông ta là những gì xảy ra ở Pennsylvania và Florida.
Không ai tin các cuộc thăm dò cho thấy Biden dẫn trước 3 hoặc 4 điểm ở tiểu bang Sunshine – khoảng cách sát nút hơn thế nhiều ở Florida. Và vào năm 2020, Trump làm tốt hơn nhiều với cộng đồng người Latinh so với năm 2016.
Frank Snepp: ‘Ông Trump không hề chống cộng sản hay chống TQ’
Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump và chống Trung Quốc?
Tương tự như vậy, Pennsylvania, nơi mà ở phía tây của tiểu bang, các cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng có thể chính là những người giúp tổng thống vượt qua mức chiến thắng.
Trong cuộc bầu cử bị hạn chế bởi Covid này, tôi đã đến Florida, Ohio, Tennessee, Pennsylvania, North Carolina, Georgia và Virginia. Và bất cứ nơi nào bạn đi, bạn sẽ thấy những người ủng hộ Trump không chỉ thích vị tổng thống thứ 45 – họ tôn thờ ông ấy.
Và tính toán của chiến dịch tranh cử của Trump cũng giống như năm 2016 – khi họ đưa nhiều người ‘không được thống kê’ tới bỏ phiếu, do đó nằm ngoài vùng phủ sóng của của những người thăm dò ý kiến – năm nay họ sẽ lại làm như vậy.
Ngoài ra, tôi muốn nói một điều về những cuộc vận động tranh cử mà tổng thống đã tổ chức.
Các đảng viên Đảng Dân chủ lên tiếng rằng ông ấy vô trách nhiệm như thế nào khi tập trung hàng nghìn người mà không có giãn cách xã hội trong bối cảnh đại dịch. Tôi không muốn tham gia vào cuộc tranh cãi đó. Nhưng bạn nên tin rằng có một tính toán thông minh trong việc này.
Để tham dự các sự kiện này, bạn phải đăng ký trực tuyến, theo sau là một hoạt động khai thác dữ liệu phức tạp để xem liệu bạn có đăng ký bầu cử hay không – và nếu bạn không đăng ký, họ sẽ đăng ký cho bạn. Kết quả của việc này là hàng nghìn và hàng nghìn người đã đăng ký bỏ phiếu. Và trong một cuộc bầu cử chặt chẽ, việc loại bỏ rào cản đối với việc bỏ phiếu có thể tạo nên sự khác biệt.
Một lý do khác mà chiến thắng của Trump ít nhất sẽ không làm tôi ngạc nhiên là Joe Biden hầu như không phải là một nhà vận động chiến dịch truyền cảm hứng.
Nếu có ai đại diện cho một người bảo vệ già, thì đó chính là ông ấy. Quá trình lão hóa tàn nhẫn đối với tất cả mọi người, nhưng Tổng thống Trump dường như sôi nổi và mạnh mẽ hơn rất nhiều so với Biden, mặc dù họ chỉ cách nhau ba tuổi. Không phải là một Biden “hy vọng” – mượn khẩu hiệu Obama 2008. Tất cả những gì ông ấy đưa ra là “nope – không”, ông ấy không phải Donald Trump.
Nhưng “không” năm 2020 lại đầy quyền lực.
Tính “tiêu cực của đảng phái” ngày càng tăng – khiến nó trông có vẻ như là một yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử này. Không phải vì người ta muốn Biden, mà là họ đã trải qua nhiệm kỳ tổng thống ồn ào khiến nước Mỹ trở nên chia rẽ cay đắng đủ rồi.
3. Chiến thắng lở đất gây sốc của Biden
Điều này đưa chúng ta đến kịch bản thứ ba. Và nó cũng giống như kịch bản thứ hai – các cuộc thăm dò đều sai. Ngoại trừ lần này các cuộc thăm dò sai theo hướng ngược lại. Và đó là khả năng không chỉ Biden thắng mà còn thắng lớn; đó là một cuộc bầu cử bất khả chiến bại, giống như chiến thắng của Ronald Reagan trước Jimmy Carter năm 1980. Hay chiến thắng của George HW Bush trước Michael Dukakis năm 1988.
Tổng thống đã chứng kiến trong tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử, các ca nhiễm virus corona tăng lên mức cao nhất từ trước đến giờ, với số người nhập viện tăng lên, số tử vong lên tới một nghìn ca mỗi ngày. Ông cũng chứng kiến thị trường chứng khoán có tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3 – một phong vũ biểu về sức khỏe nền kinh tế mà vị tổng thống này rất quan tâm.
Không giống năm 2016, khi Donald Trump đưa ra một thông điệp rất rõ ràng cho người dân Mỹ – ông ấy muốn xây một bức tường, ông ấy muốn loại bỏ người Hồi giáo, ông ấy muốn đàm phán lại các thỏa thuận thương mại, ông ấy muốn đưa sản xuất trở lại – vào năm 2020, ông Trump giờ đây vật lộn để nói rõ ra được nhiệm kỳ thứ hai mình sẽ làm gì.
Vì vậy, nếu “cú nổ” xảy ra, Biden không chỉ giành chiến thắng ở các tiểu bang mà tôi đã liệt kê trong kịch bản đầu tiên, mà ông ấy sẽ giành được Texas (Texas!), Ohio, Iowa, Georgia, thậm chí có thể là South Carolina.
Có thể không, nhưng nếu bạn theo dõi tiền bạc, nhìn vào các cuộc thăm dò, nhìn vào các mô hình bỏ phiếu sớm, nhìn vào nơi đảng Dân chủ đã tăng cường vận động, nhìn vào số lượng cử tri mới bất thường, điều này không phải là không thể.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54790038
Pennsylvania nắm giữ chìa khóa Nhà Trắng ?
Thanh Hà
Với 20 đại cử tri, Pennsylvania là một trong 5 bang « then chốt » nắm giữ chìa khóa của Nhà Trắng. Donald Trump và Joe Biden cùng tin là như vậy cho nên, đến tận giờ chót chiến dịch vận động tranh cử , cả hai đã chọn nơi đây là chặng cuối cùng để chinh phục hơn 9 triệu cử tri.
Đảng Dân Chủ còn nhớ bốn năm trước đã « mất » Pennsylvania với 44.000 phiếu. Bên Cộng Hòa hy vọng phép lạ tái diễn thu phục được hai thành phố lớn tại bang này vốn có truyền thống ủng hộ bên Dân Chủ.
Không phải tình cờ mà ứng viên đảng Dân Chủ dừng lại bang có 13 triệu dân này trong 3 ngày cuối cuộc vận động. Chủ Nhật vừa qua tại thành phố Philadelphia, ứng viên Joe Biden, người sinh trưởng tại Scranton, Pensylvania quả quyết thắng lợi tùy thuộc vào « mỗi lá phiếu của cử tri » để « khép lại bốn năm hỗn độn dưới chính quyền Trump ».
Ở góc đài bên kia, ứng viên Donald Trump quả quyết hơn : giành được bang Pennsylvania cho phép khép lại mọi tranh luận Nhà Trắng thuộc về ai.
Trong cuộc đua tranh thủ lá phiếu của cử tri, Joe Biden dường như đang có hai lợi thế. Thứ nhất, như chính ứng viên đảng Dân Chủ này đã mỉa mai « Trump nhìn thế giới từ Park Avenue », một trong những con lộ sang trọng nhất của thành phố New York. Thế còn Biden, ông nhìn toàn cảnh chung quanh « từ nơi mình sinh ra đó là Scranton- Pennsylvania ». Lợi thế thứ nhì của Biden so với Trump là hơn một nửa dân cư Pensylvania tập trung tại hai thành phố lớn là Philadelphia và Pittsburgh. Cả hai vốn được xem là những thành trì của bên đảng Dân Chủ. Ngược lại đảng Cộng Hòa đã bắt rễ sâu vào những vùng nông thôn của bang này.
Dù vậy thăm dò gần đây nhất về ý định bỏ phiếu cho thấy ông Biden không hơn được đối thủ là bao. Khoảng cách giới hạn từ 4,3 đến 5 điểm, nghiêng về phía đảng Dân Chủ. Nhưng giới quan sát cho rằng cách biệt đó « quá mỏng » để có thể dự đoán được kết quả sau cùng. Vả lại bài học đau thương từ 2016 còn ám ảnh đảng Dân Chủ : 2016 ứng cử viên Dân Chủ Hillary Clinton dẫn đầu các cuộc thăm dò để rồi chính đối thủ của bà, chủ nhân tập đoàn Trump Organization mới là người gặt hái được toàn bộ lá phiếu của 20 đại cử tri Pennsylvania.
Vậy điều gì cho phép cán cân nghiêng về phía Biden hay Trump ? Donald Trump cho rằng đối thủ của mình sẽ « mất » bang then chốt này vì chống đối chính sách cho khai thác công nghiệp khí đá phiến, một nền công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng lại là chìa khóa giúp bang này trở thành một trong những nguồn cung cấp khí đốt quan trọng của nước Mỹ. Phe Cộng Hòa báo trước, với Biden ở Nhà Trắng « kinh tế Pennsylvania sẽ tiêu điều, dân cư tại đây sẽ thất nghiệp » khi không còn được phép khai thác khí đá phiến.
Đối lại, phía Joe Biden trông thấy tình cảnh tai hại của dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của gần 9.000 người dân Pennsylvania. Với đảng Dân Chủ điều này thể hiện sự kém cỏi và kém quan tâm của chính quyền tổng thống mãn nhiệm trước một vấn đề sinh tử.
Ngoài ra, bên đảng Dân Chủ cũng đang kỳ vọng nhiều vào tiếng nói của những cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Theo viện thăm dò US Election Project, tới nay đã có 2,4 trên tổng số 9 triệu cử tri Pensylvania bỏ phiếu qua thư. Con số này cao gấp 10 lần so với đợt bầu cử lần trước.
Hiềm nỗi, Pennsylvania là một trong những bang then chốt không thể công bố kết quả kiểm phiếu ngay tối Thứ Ba 03/11/2020. Có ít nhất 5 hạt tại bang này báo trước là việc kiểm phiếu sẽ chỉ được bắt đầu kể từ ngày Thứ Tư 04/11/2020 và đòi hỏi « nhiều ngày ».
Kiểm phiếu trễ chính là nhược điểm mà ứng cử viên Donald Trump không ngần ngại tấn công. Theo ông đây là « nguồn gốc có thể dẫn tới những vụ gian lận và những cuộc đấu về tư pháp sau ngày bầu cử ».
Các bang Pennsylvania, Michigan, Wisconsin, Georgia và Florida là 5 bang then chốt. Trong cuộc bầu cử 2016, ba trong số này đã bỏ phiếu cho ứng cử viên của đảng Cộng Hòa.
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201103-bau-cu-my-2020-pennsylvania
Bầu cử 2020: Lady Gaga nhập cuộc
khi chiến dịch tranh cử nóng lên
Chỉ còn một ngày nữa.
Donald Trump sẽ đến 4 tiểu bang trong một ngày. Joe Biden hiện đang tập trung vào Pennsylvania, và đó là cách Lady Gaga tham gia vào một cuộc tranh luận bất thường.
Tin tức trong bốn câu
1. Sau khi lướt qua năm tiểu bang hôm Chủ nhật, Donald Trump sẽ đến thêm bốn tiểu bang nữa hôm thứ Hai – đó là những tiểu bang dao động, hay những tiểu bang mà ông đã thắng lần trước nhưng các cuộc thăm dò hiện đang cho thấy một cuộc đua rất khít khao.
2. “Nếu tôi nói nghe không giống một chính trị gia điển hình của Washington, đó là bởi vì tôi không phải là một chính trị gia” – Ông Trump dùng một trong những câu nói yêu thích của mình khi nói với những người ủng hộ ở North Carolina, và nhiều người trong số họ thích nghĩ đến tổng thống của họ như một người ngoài cuộc.
3. Joe Biden đang tập trung vào Pennsylvania, một tiểu bang quan trọng trên con đường vào Nhà Trắng của ông, nhưng một tiểu bang sẽ chỉ bắt đầu kiểm phiếu qua bưu điện vào ngày bầu cử – điều mà ông Trump nói rằng ông có thể thách thức trước tòa.
4. “Sa thải Fauci” là một điệp khúc được nghe thấy tại một cuộc vận động tranh cử ở Florida của Trump hôm Chủ nhật và tổng thống ám chỉ rằng ông có thể muốn làm điều đó sau khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳsau khi chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ chỉ trích chiến lược xử lý đại dịch của Nhà Trắng khi số người bị nhiễm virus corona gia tăng ở Mỹ
‘Nhà hoạt động chống khai thác dầu đá phiến” Lady Gaga
Lady Gaga, “nhà hoạt động chống khai thác dầu đá phiến (fracking)” nổi tiếng, đã lọt vào tầm ngắm của Donald Trump.
Người phụ nữ 34 tuổi, còn được biết đến như một siêu sao nhạc pop đã đoạt một số giải Grammy và một giải Oscar, sẽ tham gia cuộc vận động tranh cử của Joe Biden và Kamala Harris ở Pittsburgh, Pennsylvania hôm thứ Hai.
Phải nói rõ hơn, Lady Gaga không nổi tiếng lắm như một nhà hoạt động chống khai thác dầu đá phiến nhưng đó là cách cô được mô tả trong tweet của Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông của Donald Trump.
“Không có gì thể hiện sự coi thường của Biden đối với những công nhân nam và nữ bị lãng quên của PA (Pennsylvania) như việc vận động tranh cử với nhà hoạt động chống khai thác dầu đá phiến Lady Gaga,” ông viết.
Tuyên bố của ban tranh cử của Trump về sự xuất hiện sắp tới của Lady Gaga với Joe Biden liên kết đến một bài đăng tháng 10 năm 2012 trên trang Facebook chính thức của Lady Gaga, bài đăng không có bình luận, liên kết đến trang mạng Artists Against Fracking. Ông Trump cũng đã tweet về sự phẫn nộ của mình.
Lady Gaga đáp lại rằng cô rất vui “được sống miễn phí không phải trả tiền thuê” trong đầu của họ và hỏi “ngoài ra, fracking là gì?”
Fracking là quá trình khoan sâu vào trái đất để hút khí tự nhiên và dầu. Chiến dịch tranh cử của Trump đã xác định đây là một vấn đề bầu cử quan trọng ở tiểu bang Pennsylvania, nơi có ngành công nghiệp khí đốt tự nhiên đang bùng nổ.
Chiến dịch tranh cử của Biden nói họ không có chính sách cấm khai thác mỏ nhưng sẽ tìm cách chấm dứt hợp đồng thuê tài sản trên đất liên bang. Đảng Dân chủ đã phải chịu áp lực đặc biệt về vấn đề này kể từ khi phát biểu về sự “chuyển đổi” khỏi dầu mỏ trong cuộc tranh luận cuối cùng trên truyền hình, điều mà nhóm của ông sau đó nói rằng ông không thực sự muốn nói.
Lady Gaga cũng viết trong bài đăng của mình: “Hãy giữ công việc của bạn PA!”
Nỗ lực cuối cùng để lấy phiếu Latino
Cả hai ứng cử viên đều muốn thu hút phiếu bầu của người gốc Latino trong một năm khi chỉ một nửa nói rằng họ “cực kỳ có động lực” đi bầu, so với 2/3 cử tri Hoa Kỳ nói chung.
Cuộc vận động tranh cử cuối cùng của ông Trump hôm Chủ nhật là ở Miami – và ban nhạc vallenato Colombia nói tiếng Tây Ban Nha mà ông mang đến để hâm nóng đám đông cho ta manh mối đây là một nhóm khán giả quan trọng.
Trong khi đó, chính trị gia Đảng Dân chủ Julian Castro đã vận động cho Joe Biden ở Arizona, nơi ông đến thăm bàn thờ Ngày của Người chết, trên đó đặt bức ảnh của người mẹ kế quá cố của ông, người gần đây chết vì Covid-19. Các đảng viên Đảng Dân chủ đang hy vọng rằng dân số Latino ngày càng tăng của tiểu bang có thể thay đổi cục diện Đảng Cộng hòa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54789941
Ứng cử viên Biden có lợi thế hơn
trong việc giành 270 phiếu đại cử tri
Tin Washington DC – Tổng Thống Trump và đối thủ Joe Biden mỗi người sẽ phải giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri để trở thành chủ nhân Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, ông Biden có vẻ như đang có lợi thế nhiều hơn.
Tỷ lệ ủng hộ cựu phó tổng thống đang tăng cao tại mọi tiểu bang chiến trường đã bỏ phiếu cho ông Trump vào năm 2016, và đặt một số tiểu bang truyền thống Cộng Hòa, như Georgia và Arizona, vào thế cạnh tranh khít khao. Tình hình này khiến tổng thống Trump phải nỗ lực phòng thủ tại nhiều tiểu bang, và phải đặt hy vọng tái đắc cử vào 2 tiểu bang nổi tiếng hay thay đổi là Florida và Pennsylvania. Ông Biden sẽ giành được đa số phiếu đại cử tri nếu chiến thắng tại 3 tiểu bang miền bắc Michigan, Pennsylvania, và Wisconsin, là những nơi đã bầu cho ông Trump năm 2016.
Vào trước cuộc bầu cử 2016, các tiểu bang này đã luôn bỏ phiếu cho Dân Chủ trong nhiều thập niên. Ba tiểu bang này sẽ giúp ông Biden giành được 279 phiếu đại cử tri, nếu ông cũng thắng tại mọi tiểu bang đã bầu cho bà Hillary Clinton trước đây.
Trong số 3 tiểu bang, sự cạnh tranh gắt gao nhất diễn ra tại Pennsylvania. Ông Biden đang tạm dẫn trước trong hầu hết các cuộc thăm dò tại đây, nhưng ông Trump vẫn có thể vượt lên bất cứ lúc nào. Nếu ông Biden thua tại Pennsylvania, ông sẽ cần phải giành được 11 phiếu đại cử tri ở những tiểu bang khác. Arizona với 11 phiếu, hay North Carolina với 15 phiếu, là những tiểu bang đã bầu cho ông Trump vào 4 năm trước, nhưng vẫn nằm trong tầm tay của ông Biden. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/ung-cu-vien-biden-co-loi-the-hon-trong-viec-gianh-270-phieu-dai-cu-tri/
Bằng chứng mới: Biden được nhờ vả
cho một giao dịch hàng tỷ đô la
Thiện Phong
Trong khi ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang đến gần, lại có ngày càng nhiều bê bối đến với gia đình ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden.
The National Pulse hôm thứ Sáu (30/10) đưa tin rằng, liên quan đến việc sửa chữa máy tính của Hunter Biden, đã phát hiện thêm một số email trong ổ cứng. Theo đó, Hunter và đối tác kinh doanh của mình có kế hoạch giới thiệu Phó tổng thống khi đó là ông Joe Biden và muốn ông ra mặt để giải quyết một giao dịch trị giá hàng chục tỷ đô la.
Trong một email có tựa đề “Tham gia” vào tháng 6/2011, đối tác kinh doanh của Hunter là Sean Conlon nói với Hunter rằng, anh ta muốn có được cuộc gặp với Biden để thúc đẩy một thỏa thuận.
Nội dung của email như sau:
“Chúng tôi có một lá thư hợp tác, nếu họ nhận được thêm 10 trái phiếu, mệnh giá của chúng sẽ lên tới 10 tỷ đô la. Mặc dù không dễ dàng nhưng Devon Archer nói rằng anh đã trao đổi với giáo sư của mình và nó đã được giao dịch. Chúng ta sẽ nhận được 10% hoa hồng. Chúng tôi cần đưa những người này tham gia vào một sự kiện nào đó để họ có thể chính thức gặp bố anh (Biden). Để thuận tiện hơn nữa, chúng tôi có thể liên hệ với phụ tá trưởng của bố anh. Hãy cho tôi biết khi nào chúng ta có thể thực hiện được việc này. Rất ngắn gọn. Nếu Nagi làm được điều này, chúng ta sẽ thu được nhiều trái phiếu hơn”.
Một thư điện tử gửi Hunter Biden nhờ thu xếp một cuộc gặp gỡ với ông Joe Biden liên quan đến giao dịch tiềm năng trị giá hàng tỷ đô la (ảnh: Chụp màn hình The National Pulse).
Trong email sau một đối tác tên Conlon nói thêm: “Mỗi trái phiếu trị giá hơn 2,1 tỷ đôla”. Ngoài ra, chưa đầy 30 phút trước khi email này được gửi đi, Hunter đã hỏi khi trả lời email về việc có liên quan đến phân chia lợi ích do Conlon gửi đến: “Chúng ta cần làm gì để thúc đẩy điều này?”
Hunter trả lời: “Ok, Chúng ta cần làm gì để thúc đẩy điều này?” (ảnh: Chụp màn hình The National Pulse).
Archer, đối tác kinh doanh lâu năm của Hunter, cũng đã trả lời một email do Conlon gửi đến. Nói rằng mặc dù anh ta thấy việc đạt được thỏa thuận là “khó tưởng tượng” nhưng anh vẫn “muốn tham gia”.
Tuy trước mắt chưa rõ liệu Biden và Phụ tá trưởng của ông có gặp người Trung Quốc hay không và các thỏa thuận tiếp theo có được thực hiện hay không, nhưng email mới được tiết lộ một lần nữa khẳng định mạnh mẽ rằng, Hunter luôn sử dụng cha của mình khi đó là Phó Tổng thống làm đòn bẩy kinh doanh ở Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bang-chung-moi-biden-duoc-nho-va-cho-mot-giao-dich-hang-ty-do-la.html
Chuyên gia: Joe Biden có thể đang bị ĐCSTQ uy hiếp
Tâm Thanh
Theo The Hill, giám đốc tình báo Quốc gia Hoa Kỳ, John Ratcliffe trong một cuộc họp báo trước các thành viên Quốc hội vào hồi tháng 9 cho biết: Mối đe dọa của thế lực nước ngoài đối với quốc hội Hoa Kỳ phổ biến hơn những gì đã biết trước đây và Bắc Kinh là kẻ tấn công chính.
The Hill đưa tin, John Ratcliffe đã dẫn theo các sĩ quan tình báo của mình và nói về mối đe dọa này trong cuộc họp kín của các đội tình báo của Hạ viện và Thượng viện, đồng thời thông báo cho các nhà lập pháp rằng, ước tính có khoảng 50 thành viên Lưỡng Viện đã trở thành mục tiêu đe dọa của các thế lực nước ngoài. Trong đó, các mối đe dọa đến từ ĐCSTQ, Nga và Iran đang gia tăng nhanh chóng. Các hành động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các thành viên Lưỡng Viện cao gấp 6 lần so với Nga và gấp 12 lần so với Iran.
Ratcliffe nói rằng, một số nhà lập pháp đã tiết lộ tóm tắt bí mật, bóp méo thông tin tình báo, phóng đại mối đe dọa từ Nga đối với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ và cố tình hạ thấp mối đe dọa từ ĐCSTQ.
Một sĩ quan tình báo cho rằng, những nỗ lực nhất định của các chính phủ nước ngoài nhằm bí mật ảnh hưởng đến các thành viên Lưỡng Viện bị coi là gây ảnh hưởng hoặc thậm chí can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Vị quan chức này cũng đưa ra một ví dụ: Một công ty Trung Quốc sử dụng hàng trăm hoặc hàng nghìn công nhân tại Hoa Kỳ, dưới sự chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc hoặc dưới áp lực, đe dọa hay hối lộ của chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các nhà lập pháp Hoa Kỳ chống đỡ những luật pháp “ủng hộ” ĐCSTQ trong Lưỡng Viện, nếu không họ có thể mất tất cả phiếu bầu của công nhân.
Bất kể quyết định của nhà lập pháp có bị ảnh hưởng hay không, kết quả bầu cử có thể đã bị ảnh hưởng, điều đó có nghĩa là chính phủ Trung Quốc không chỉ làm việc sau lưng để tác động đến chính sách của Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của các nhà lập pháp Hoa Kỳ.
Hiện nay, Joe Biden có thể bị ĐCSTQ đe dọa
Theo Fox News, nghị sĩ Dan Crenshaw của Đảng Cộng hòa ở Texas và là cựu sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ phục vụ cho Hạ viện Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, hôm thứ Tư (28/10) cho biết, Joe Biden cần phải trả lời câu hỏi rằng, ông có bị ĐCSTQ uy hiếp trước cuộc bầu cử ngày 3/11 hay không.
“Joe Biden thực sự có thể đã bị ĐCSTQ uy hiếp. Bởi vì con trai ông ta là Hunter Biden đã lợi dụng danh tiếng của cha mình (Phó Tổng thống Hoa Kỳ) để tìm kiếm lợi ích trên toàn thế giới”, ông nói. “Người dân Hoa Kỳ hoàn toàn có quyền được biết điều này. Chúng tôi sắp tổ chức bầu cử và có thể bầu phải một vị Tổng thống đã bị ĐCSTQ uy hiếp. Bởi vì, công ty năng lượng ở Ukraine có quan hệ trực tiếp với chính quyền ĐCSTQ”.
Đối tác cũ của Hunter Biden, Tony Bobulinski, người đứng ra làm chứng nói rằng, ông phát ngán trước lời nói nhảm nhí của Joe Biden và chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff.
“Tôi đã nhận được giấy phép tối mật từ cục An ninh Quốc gia (NSA) và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (DOE). Tôi đã phục vụ đất nước này 4 năm trong đội ngũ tinh anh nhất trên thế giới. Một nghị sĩ liên bang ở đó đã nói chuyện công khai rằng, đây là thông tin sai lệch do Nga lan truyền, hoặc ông Biden đã đề cập đến thông tin sai lệch của Nga trong một cuộc tranh luận công khai. Khi Adam Schiff biết Joe Biden đã đối mặt với tôi, lời nói này khiến tôi cảm thấy ngán ngẩm”.
ĐCSTQ không chỉ can thiệp vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ, mà còn có tham vọng lớn hơn
Thượng nghị sĩ Marco Rubio, quyền Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện, hôm 28/10 cho biết: Cho dù là trong ngày bầu cử hay sau ngày bầu cử, phía đối thủ đều sẽ cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ.
Ông Marco Rubio đăng trên Twiter: “Cảnh báo. Một số lượng lớn các cuộc tấn công thông tin sai lệch do đối thủ của chúng tôi chuẩn bị đã được thực hiện xung quanh ngày bầu cử. Họ có thể đến nhanh hơn tốc độ mà mọi người có thể phát hiện. Một lời khuyên nhỏ, cách nói càng kỳ quặc và khoa trương, thì càng có thể là sự can thiệp của nước ngoài”.
Phát ngôn viên của Thượng nghị sĩ Mark Warner, phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ, nói The Hill rằng, Warner “hoàn toàn đồng ý với dòng tweet của Thượng nghị sĩ Rubio”.
Giám đốc trung tâm phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC) William Evanina, cũng chỉ đích danh ĐCSTQ và Nga sẽ tiếp tục sử dụng các thủ đoạn bí mật và công khai để tác động đến sở thích và quan điểm của cử tri Mỹ, cũng như làm gia tăng bất hòa giữa người những dân Mỹ và làm suy yếu lòng tin của người dân Mỹ vào tiến trình dân chủ.
Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien từng tuyên bố rằng, trong số các quốc gia tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ, thì ĐCSTQ có kế hoạch lớn nhất và tích cực nhất. Ông cho biết, Hoa Kỳ đã nói rõ với phía Trung Quốc và Nga rằng, việc can thiệp vào cuộc bầu cử sẽ đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.
Sau 4 tháng điều tra và phỏng vấn hơn 20 nhà phân tích, quan chức chính phủ và chuyên gia về các vấn đề Mỹ-Trung, Newsweek đã đăng một bài báo điều tra vào ngày 26/10 công bố rằng, có 600 tổ chức ở Hoa Kỳ có liên quan đến các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ.
Các chuyên gia được phỏng vấn cũng cho biết, việc can thiệp vào cuộc bầu cử chỉ là một phần nhỏ trong quá trình thâm nhập ra nước ngoài của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã và đang mở ra nhiều “cửa ngõ” tại Hoa Kỳ thông qua cấp liên bang, tiểu bang và địa phương để tạo điều kiện, thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân và quốc tế nhằm thúc đẩy hơn nữa lợi ích kinh tế và chính trị của Bắc Kinh cũng như tham vọng kiểm soát thế giới.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-joe-biden-co-the-dang-bi-dcstq-uy-hiep.html
Bầu cử Mỹ: Trung Quốc, Iran và New York Times
cùng hy vọng Joe Biden thắng cử
Bình luậnNguyễn Minh
Bộ ba này tạo thành trục liên minh chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, theo hãng tin The Australian.
Hãng truyền thông The New York Times của Mỹ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và chế độ cai trị Iran đều hy vọng Tổng thống Donald Trump bị thua cuộc trong cuộc bầu cử 2020.
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ đã cáo buộc Bắc Kinh và Tehran cố gắng can thiệp vào chính trường Hoa Kỳ thông qua các bài đăng trên mạng xã hội và các cuộc tấn công tài khoản mạng.
William Evanina, người đứng đầu Trung tâm Tình báo và An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết “Trung Quốc mong Tổng thống Trump – người mà Bắc Kinh coi là không thể đoán được – không tái đắc cử”.
Nhà phân tích chính trị kỳ cựu về Trung Quốc Willy Lam của Đại học Hong Kong cho biết: “ĐCSTQ vẫn thích Joe Biden hơn tuy giữa lưỡng đảng Hoa Kỳ có sự đồng thuận rất vững chắc về việc kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc, về mặt công nghệ và địa chính trị, nhưng Biden sẽ dễ đoán hơn Trump và ông Biden có thể không gây sức ép [cho Trung Quốc] mạnh mẽ như ông Trump”.
Ông William Evanina cho biết, Iran tin rằng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump sẽ dẫn đến “việc Mỹ tiếp tục gây áp lực lên Iran trong nỗ lực thúc đẩy thay đổi chế độ [tại Iran]”.
Microsoft đã chỉ ra một nhóm người Iran có tên là Phosphorous, tìm cách tấn công tài khoản email của Nhà Trắng.
New York Times và các nhà phê bình phe tự do cấp tiến Hoa Kỳ cho rằng, nhiệm kỳ của Tổng thống Trump đã đẩy nhanh sự suy thoái của Mỹ. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là: Nếu đúng như lời cáo buộc ở trên là do ông Trump gây ra suy thoái, thì tại sao chỉ có 2 quốc gia trên thế giới là Trung Quốc và Iran được hưởng lợi nhiều nhất từ sự suy thoái của Mỹ lại mong muốn ông Trump thua cuộc?
Một số chế độ độc tài trên thế giới, chẳng hạn như Trung Quốc và Iran, không ưa ông Trump, nhưng một số lại yêu thích. Kim Jong-un của Triều Tiên chưa từng chỉ trích ông Trump. Người đứng đầu Triều Tiên đã đạt được một trong những mục tiêu ngoại giao lịch sử của Bình Nhưỡng trong loạt hội nghị thượng đỉnh khá gay cấn với Tổng thống Trump, kể từ khi hai lãnh đạo của Mỹ và Triều Tiên “quý mến nhau” theo cách nói của ông Trump.
Bắc Kinh và Tehran là những người chỉ chăm chăm vào lợi ích của chế độ riêng của mình và cho rằng Tổng thống Trump làm tổn hại quốc gia của họ.
Đối với Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân không hiệu quả với Tehran, và áp đặt lệnh trừng phạt tối đa với nước này. Lệnh trừng phạt của Washington có 2 mục đích: kiềm chế Iran trong ngắn hạn và tiến tới một thỏa thuận hữu ích hơn trong trung hạn.
Đối với Trung Quốc, chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ ra hành vi của ĐCSTQ trong thương mại, sở hữu trí tuệ, ở Hong Kong và động thái đe dọa Đài Loan, theo cách mà không nhà lãnh đạo Mỹ nào khác từng làm được.
Tổng thống Trump cũng đã tăng ngân sách quân sự của Mỹ khiến Bắc Kinh phải quan ngại. ĐCSTQ được cho là quan tâm đến quyền lực cứng của Mỹ hơn là quyền lực mềm của quốc gia này.
Nguyễn Minh
Theo The Australian
Những người ủng hộ Tổng Thống Trump gây cản trở
một số cử tri bỏ phiếu ở Temecula, California
Vào chiều chủ nhật (ngày 1 tháng 11), một đoàn xe khổng lồ gồm những người ủng hộ Tổng thống Trump đã diễn hành 60 dặm qua Quận Riverside trước khi tập hợp tại một công viên thể thao lớn ở Temecula, làm gián đoạn giao thông và khiến các cử tri khác khó chịu.
Đoàn xe gồm các xe bán tải và các xe cộ khác được trang trí bằng các bảng hiệu ủng hộ Tổng thống Trump và cờ Hoa Kỳ bắt đầu tại một nhà hàng ở Riverside sau đó di chuyển về phía tây dọc theo Xa lộ 91 rồi đi về phía nam trên Xa lộ xuyên bang I-15.
Điểm đến của đoàn xe là Ronald Reagan Sports Park ở Temecula, một trung tâm cộng đồng rộng lớn với các sân đá banh, công viên trượt băng và một địa điểm bỏ phiếu. Các viên chức cho biết, ước tính có khoảng 4,000 người đã tập trung tại cơ sở này vào khoảng 2 giờ chiều.
Đại úy Zach Hall thuộc Sở Cảnh sát trưởng Quận Riverside cho biết cảnh sát đã không bắt giữ ai nhưng đã nhận được một số khiếu nại từ những cử tri bị đe dọa. Các cảnh sát còn gặp khó khăn trong việc giải tỏa tắc đường lớn ở một khu vực không dành cho nhiều xe cộ tập trung cùng một lúc. (BBT)
Người Israel ủng hộ TT Trump
Đại Nghĩa
Bằng cách tiếp cận chưa có tiền lệ, Tổng thống Trump đã giúp kết nối Israel với các quốc gia Ả Rập vốn có hận thù bằng Hiệp định hòa bình Abraham lịch sử, vì vậy, nhiều người Do Thái đã diễu hành ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Breitbart đưa tin, một đoàn diễu hành với hàng chục phương tiện đã lăn bánh xuống các ngọn đồi ở Jerusalem ở Israel vào tối ngày 2/11 để mít-tinh ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Đoàn xe khoảng 60 ô tô đã rời Latrun, nơi có pháo đài chiến lược đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh giành độc lập năm 1948 của Israel. Họ hướng tới thị trấn vệ tinh Beit Shemesh của Jerusalem cho một cuộc biểu tình ủng hộ Tổng thống Trump, với khoảng 300 người tham dự, bao gồm Phó Thị trưởng Silverstein và người đứng đầu đảng Cộng hòa tại Israel Marc Zell.
Một người tên là Zell nói với Breitbart News rằng, cuộc mít-tinh “náo nhiệt và tưng bừng”, không khí này diễn ra trên nền ca khúc YMCA của nhóm nhạc Mỹ Village People được các diễn giả biểu diễn. Người ta nghe thấy trong đám đông những lời hô vang “bốn năm nữa” về một nhiệm kỳ kế tiếp dành cho Tổng thống Trump.
Trước đó vào thứ Hai (1/11), người Do Thái đã tổ chức các buổi cầu nguyện cho Tổng thống Trump tái đắc cử tại Lăng mộ các vị Tổ phụ ở Hebron, với sự tham gia của các nhà lãnh đạo chính trị địa phương.
Beitbart cho biết, Shlomo Ne’eman, người đứng đầu Hội đồng Khu vực Gush Etzion đã tham dự buổi lễ cầu nguyện, và gọi Tổng thống Trump là “người thân yêu của Israel.”
Shlomo Ne’eman nói rằng, trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump, người Israel đã nhận được sự ủng hộ chưa từng có từ chính quyền Washington, sau khi người Israel bị người tiền nhiệm [Barack Obama] bỏ quên.
“Ông Trump là một tổng thống quan tâm đến Nhà nước Israel và việc ông ấy sẽ tiếp tục cho một nhiệm kỳ nữa là điều quan trọng đối với chúng tôi,” ông nói thêm.
Zell đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của vị trí thánh địa Do Thái, đây là nơi chôn cất các Tổ phụ của người Do Thái như trong Kinh thánh là Abraham, Isaac và Jacob, và các Thánh mẫu Sarah, Rebecca và Leah (Rachel được chôn cất tại một thánh địa riêng biệt.)
“Hoạt động hôm nay rất cảm động đối với tôi. Được hiện diện tại đây với những người cha sáng lập và những người mẹ sáng lập của chúng tôi, những người được chôn cất trong [lăng mộ] ở Hebron, là điều rất đặc biệt, và cảm ơn Tổng thống Donald Trump vì đã mang lại rất nhiều phước lành cho Israel”, Zell nói với Breitbart News.
“Phước lành lớn nhất cho tất cả là với tinh thần của tổ phụ Abraham, lần đầu tiên ông ấy đã đưa các dân tộc ở Trung Đông đến với nhau trong một nền hòa bình ấm áp lâu dài có ý nghĩa,” Zell nói thêm, đề cập đến Hiệp định Abraham được ký kết gần đây giữa Israel, UAE và Bahrain do Tổng thống Trump bảo trợ.
“Đó là điều mà chỉ duy nhất Tổng thống Donald Trump mới có thể đạt được và tôi nghĩ rằng cách duy nhất để tiếp tục phát triển và thịnh vượng giữa người Ả Rập và người Do Thái trong khu vực đang trong xung đột của chúng tôi là Donald Trump vẫn là Tổng thống của Hoa Kỳ sau ngày mai.”
“Chúng tôi rất vui mừng được gửi lời cảm tạ đến Đấng Toàn năng và Tổng thống Donald Trump, vì tất cả những gì ông ấy đã làm cho tất cả các dân tộc ở Trung Đông. Đó là giấc mơ của cả cuộc đời”, Zell nói thêm.
Zell đã tổ chức một số đoàn xe và mô tô vòng quanh Israel để ủng hộ Tổng thống Trump và cho biết rằng nỗ lực này là một cách để cho “những cử tri ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới biết rằng những gì Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đã làm cho người Do Thái, cho Israel và cả thế giới, thực sự là những điều tuyệt vời và chúng tôi yêu mến điều đó.”
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-israel-ung-ho-tt-trump.html
Vụ cá cược chính trị lớn nhất: Doanh nhân người Anh
đặt cược 5 triệu đô la vào “cửa” TT Trump
Bình luậnMộc Trà
Một doanh nhân người Anh giấu tên đã tin chắc rằng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử và khoản tiền khổng lồ kia sẽ rơi vào tay anh ta. Nếu thắng, người đặt cược sẽ nhận được khoản thanh toán 15 triệu đô la.
Theo Foxnews.com, một cựu nhân viên ngân hàng đã đặt cược 5 triệu đô la thông qua các nhà cái tư nhân ở đảo Curacao. Đây được cho là vụ cá cược chính trị lớn nhất từ trước đến nay. Báo cáo cho biết người đàn ông này đã nghiên cứu kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến của những người ủng hộ ông Trump.
Ứng viên Joe Biden tiếp tục dẫn đầu trong các cuộc thăm dò quốc gia, nhưng chiến dịch của ông Trump tỏ ra khá lạc quan và các cuộc thăm dò vẫn đang thắt chặt ở các bang chiến trường quan trọng.
Tạp chí Fortune đưa tin rằng ông Thomas Miller, một nhà khoa học dữ liệu tại Đại học Northwestern, người thu thập dữ liệu từ địa điểm chơi game của Hoa Kỳ PredictIt.org, cho biết ông đang chứng kiến “sự biến động lớn nhất trong toàn bộ chiến dịch”.
Tờ USA Today đưa tin cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 dự kiến sẽ thu hút hơn 1 tỷ USD tiền đặt cược ở nước ngoài.
Betonline.ag đưa tin rằng có nhiều tiền được đánh bạc trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ hơn cả giải đấu Super Bowl trên trang web của họ.
Mộc Trà
Truyền thông đổi chiều, ủng hộ ông Trump đắc cử
Thiện Phong
Sau khi nội dung trong ổ cứng máy tính của Hunter Biden, con trai của ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ Mỹ Biden bị lộ, một số phương tiện truyền thông trung lập hoặc thậm chí phản đối ông Trump trước đây bắt đầu đăng tải các bài báo ủng hộ ông.
Diễn biến mới nhất là tờ Pittsburgh Post-Gazette của Pennsylvania, từng 6 lần đoạt giải Pulitzer, cũng đăng một bài báo ủng hộ ông Trump.
Vào ngày 31/10, theo giờ địa phương, tờ Pittsburgh Post đã đăng một bài báo dưới danh nghĩa ban biên tập, nói rằng tờ báo này ủng hộ quan điểm tái tranh cử của ông Trump. Đây là lần đầu tiên tờ báo ở bang chiến trường quan trọng là Pennsylvania ủng hộ ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa kể từ năm 1972.
Bài báo này khen ngợi Tổng thống (TT) Trump về những thành tựu to lớn trong việc phát triển nền kinh tế Mỹ trong 4 năm qua kể từ khi ông nhậm chức tổng thống Mỹ. Bài báo cho biết kể từ khi TT Trump nhậm chức, lời nói và việc làm của ông ấy đều nhất quán, và ông ấy thực sự đặt lợi ích quốc gia của Mỹ lên hàng đầu. Ông đã hành động dứt khoát và cam kết chuyển đổi “thương mại tự do hoàn toàn không bị hạn chế thành thương mại công bằng có trật tự”. Trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, dưới sự lãnh đạo của Trump, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phát triển vượt bậc, giống như thời kỳ hoàng kim của kinh tế Hoa Kỳ những năm 1950.
Bài báo viết, “Hãy nhìn lại khoản tiết kiệm 401 (k) tài khoản hưu trí của bạn trong ba năm qua. Tỷ lệ thất nghiệp của người Mỹ gốc Phi cũng thấp hơn bất kỳ tổng thống nào trước đây tại vị”.
Bài báo chỉ ra rằng nhờ những nỗ lực của chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã trở thành một quốc gia độc lập về năng lượng lần đầu tiên. “Nhờ Trump, miền trung Hoa Kỳ một lần nữa xuất hiện trên bản đồ. Appalachians và công nhân theo giờ đã có hy vọng”.
Pittsburgh Post tin rằng phản ứng của TT Trump đối với dịch bệnh viêm phổi của ĐCSTQ là “không hoàn hảo”, nhưng bài báo cũng nhấn mạnh rằng không ai có thể kiểm soát bệnh dịch và trên thực tế, các biện pháp trong quá khứ và hiện tại của TT Trump chống lại bệnh dịch tất cả đều đúng.
Bài báo cũng cảnh báo rằng nếu Biden và Harris lên nắm quyền, họ có khả năng khiến kinh tế Mỹ trở nên tồi tệ hơn. “Lá phiếu cho Biden và Harris sẽ mang lại cho chúng ta mức thuế cao hơn và một đất nước cúi đầu trước những kẻ bắt nạt, thay vì xây dựng nước Mỹ dựa trên lịch sử”.
Một khi Biden đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông chắc chắn sẽ yếu thế trước chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, và những “giấc mơ” điên rồ mà họ quảng bá sẽ chỉ khiến nền kinh tế Mỹ và những người cần việc làm phải trả giá.
Bài báo thẳng thừng chỉ ra rằng Biden “quá già” và “rất mỏng manh” để có thể đủ tiêu chuẩn cho công việc tổng thống. Nếu Biden đắc cử, ông thậm chí có thể “không hoàn thành nhiệm kỳ”. Và với tư cách là ứng cử viên phó tổng thống, Harris không đủ chín chắn để thấy rằng bà đã sẵn sàng trở thành tổng thống.
Trump thì khác, tuy lớn tuổi nhưng trông ông ấy rất mạnh mẽ và tràn đầy năng lượng. Là cấp phó của Trump, Pence cũng rất đáng tin cậy và có thể tiếp quản bất cứ lúc nào.
Cuối bài viết, “Chúng tôi tôn trọng và hiểu những người có quan điểm khác biệt”, và hy vọng rằng tổng thống có thể trở nên đàng hoàng và chính trị hơn. Bài báo cũng kêu gọi mọi người Mỹ hãy quyết tâm “làm những gì mình nghĩ là tốt nhất cho xã hội và nền Cộng hòa.”
Theo dữ liệu, Pittsburgh Post là nhật báo lớn nhất ở khu vực Greater Pittsburgh, lập trường chính trị cơ bản của nó là bảo thủ, nhưng nó có xu hướng cấp tiến trong những năm gần đây, và kể từ năm 1972, tờ báo này chưa bao giờ ủng hộ ứng cử viên cho chức tổng thống của Đảng Cộng hòa nào.
Thực tế, trong những ngày qua, một số phương tiện truyền thông vốn có quan điểm chính trị tương đối trung lập trước đây và thậm chí từng phản đối Trump đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch tái tranh cử của TT Trump. Tờ báo tiêu biểu nhất là tờ Boston Herald, đã 8 lần đoạt giải Pulitzer. Tờ báo này có lịch sử lâu đời và đã xuất bản được 174 năm. Mặc dù tờ báo là một phương tiện truyền thông bảo thủ, nó đã không ủng hộ bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào trong 16 năm qua. Trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016, tờ báo đã nói rõ rằng họ không công nhận Trump và Hillary Clinton.
Tuy nhiên, vào ngày 27/10, tờ Boston Herald đã đăng một bài xã luận chính thức bày tỏ sự ủng hộ đối với chiến dịch tái tranh cử của TT Trump. Bài xã luận chỉ trích lập trường và hành vi phi lý chống ông Trump của phe cánh tả, đồng thời chất vấn mạnh mẽ nền tảng chiến dịch của ông Biden, chỉ trích chính sách tăng thuế suất doanh nghiệp của Biden, tin rằng nếu làm như vậy, nó sẽ dẫn đến mức lương của tầng lớp lao động bình thường. Và sức tiêu thụ đã giảm mạnh, khiến các công ty phải chuyển ra khỏi nước Mỹ, đặc biệt là khi dịch bệnh vẫn đang hoành hành, việc thực hiện chính sách này chẳng khác nào làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bài xã luận nói rằng nền tảng chiến dịch của Biden là một “bức thư phiêu lưu” cho những người được gọi là “những người đấu tranh công bằng xã hội” và những người cấp tiến coi chủ nghĩa tư bản là gốc rễ của mọi tội ác.
Bài xã luận này cũng ca ngợi những kết quả rực rỡ của nền kinh tế Mỹ dưới sự lãnh đạo của Trump trước khi bùng phát: Tỷ lệ thất nghiệp năm 2019 giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm (3,5%). Chỉ số Dow Jones cũng tăng từ mức xấp xỉ 19.000 điểm khi ông Trump nhậm chức lên đến 26.000 điểm trước khi dịch bệnh bùng phát.
Bài xã luận cuối cùng cũng chỉ ra rằng, TT Trump phản đối việc cắt giảm quỹ cảnh sát và có thái độ mạnh mẽ yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những tội lỗi trong quá trình bùng phát dịch bệnh. Và lợi ích của Hoa Kỳ là đầu tiên cần cân nhắc các vấn đề thương mại, quốc phòng, lập pháp và kinh tế. Đây là những gì người dân Mỹ nên làm đó cũng là lý do để ủng hộ ông Trump.
Ngoài ra, các phương tiện truyền thông sau đây cũng đã đăng tải các báo cáo hoặc bài viết bình luận trong những ngày gần đây, bày tỏ sự ủng hộ đối với Trump, đó là: The Wall Street Journal, New York Post, St. Santa Barbara News-Press, Las Vegas Review-Journal, The Gazett… Tờ Washington Times ngày 27/10 cũng đăng bài: “8 lý do chúng tôi nhiệt tình tán thành Trump tái đắc cử”. Mùa bầu của năm 2016, Washington Times đã lần đầu tiên từ chối bày tỏ sự ủng hộ cho một ứng viên nào đó, kể từ khi thành lập vào năm 1982. Nhưng năm nay họ đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành.
https://www.dkn.tv/the-gioi/truyen-thong-doi-chieu-ung-ho-ong-trump-dac-cu.html
WT đổi quan điểm: ‘Thành tựu của TT Trump
không có tổng thống đương đại nào sánh kịp’
Tâm Thanh
Mùa bầu của năm 2016, Washington Times đã lần đầu tiên từ chối bày tỏ sự ủng hộ cho một ứng viên nào đó, kể từ khi thành lập vào năm 1982. Nhưng năm nay họ đã bày tỏ sự ủng hộ nhiệt thành.
Và hôm 27/10, Washington Times đã có bài viết “8 lý do chúng tôi nhiệt tình tán thành Trump tái đắc cử”. Theo đó, sau 4 năm cầm quyền, Tổng thống Trump đã trải qua sự hỗn loạn của thời đại chúng ta và thiết lập những kỷ lục rõ ràng trên các lĩnh vực chủ chốt. Sau đó tờ Pittsburgh Post-Gazette cũng đã bày tỏ sự tán thành với Tổng thống Trump, đây là lần đầu tiên tờ báo ở chiến trường quan trọng là Pennsylvania ủng hộ ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa kể từ năm 1972.
Sau đây là nội dung bài báo của Washington Times:
Kinh tế
Tổng thống Trump đã khai mở, khuyến khích và đặt nền tảng cần thiết để Hoa Kỳ đạt được một nền kinh tế tốt nhất trong 40 năm qua.
Năm 2019, việc làm của Hoa Kỳ đã đạt mức cao nhất trong lịch sử với 159 triệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ cũng đạt mức thấp nhất trong 50 năm qua với 3,5%. Tỷ lệ việc làm của người da đen, người gốc Tây Ban Nha, người châu Á, phụ nữ, học sinh tốt nghiệp trung học, người tàn tật và cựu chiến binh cũng đã đạt hoặc gần mức cao nhất trong lịch sử.
Năm 2019, thu nhập trung bình của các hộ gia đình ở Hoa Kỳ tăng 6,8%, mức tăng hàng năm lớn nhất kể từ năm 1967 và là mức cao kỷ lục với 68.700 đô la.
Thương mại và nhập cư
Khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, ông nhận thấy rõ ràng rằng, trong 40 năm qua, các chính sách thương mại và nhập cư đã phá hủy ngành sản xuất của Hoa Kỳ dẫn đến giảm bớt cơ hội việc làm ở nước ngoài cũng như làm giảm mức lương của công nhân Mỹ. Vì thế, ông đã hủy bỏ hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tạo ra Hiệp định mới giữa Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), đồng thời không ngần ngại đàm phán thuế quan với các nước khác (đặc biệt là Trung Quốc) khi cần thiết.
Về vấn đề nhập cư, có thể nói Tổng thống Trump là vị tổng thống đầu tiên thực hiện nghiêm túc luật nhập cư.
An ninh quốc gia
Tổng thống Trump đã điều chỉnh lại phương hướng chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ để đối phó với thách thức mà ĐCSTQ gây ra.
Tổng thống đã lựa chọn thu hẹp hơn là mở rộng sự can thiệp của Hoa Kỳ vào những cuộc xung đột vô nghĩa, phiền phức đó.
Tổng thống Trump đã có những hành động nhanh chóng và dứt khoát đối với những đối thủ như Qassim Soleimani và Abu Bakr Al-Baghdadi, những kẻ đã giết người Mỹ và gây bất ổn ở Trung Đông.
Sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đã đem đến một điều tốt đẹp, đó là bình thường hóa quan hệ giữa các nước Ả Rập và Israel, đây là bước đột phá quan trọng nhất ở Trung Đông kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
Tổng thống Trump lần nữa đã cân bằng lại liên minh quân sự phụ thuộc quá nhiều vào sức mạnh của Hoa Kỳ và những đóng góp của Hoa Kỳ.
Đồng thời, ông thực hiện tái thành lập cục Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA), một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của các nỗ lực không gian của Hoa Kỳ và thiết lập lực lượng không gian.
Thẩm phán Tòa án Tối cao
Tổng thống Trump đã định hình lại hệ thống tư pháp liên bang, bổ nhiệm các thẩm phán hiến pháp phù hợp và các thẩm phán hiểu rõ vai trò của họ trong cán cân quyền lực. Tổng thống Trump đã bổ nhiệm 215 thẩm phán đã được đề cử và xác nhận, trong đó có 3 thẩm phán của Tòa án Tối cao.
Hiện có đa số thẩm phán do đảng Cộng hòa bổ nhiệm ở 7 trong số 13 cơ quan phúc thẩm liên bang.
Nếu Tổng thống Trump tái đắc cử thêm 4 năm nữa, thì đến năm 2025, các thẩm phán do Đảng Cộng hòa bổ nhiệm sẽ chiếm đa số trong tất cả 13 tòa án phúc thẩm.
Cải cách thu thuế
Tổng thống Trump đã đạt được cải cách về thuế. Các quy định của cải cách này bao gồm: giảm thuế suất doanh nghiệp, chi tiêu và loại bỏ các hình phạt đối với việc hồi tiền mặt. Điều này rất quan trọng trong việc cải thiện nền kinh tế đất nước và sự giàu có cá nhân của công dân Hoa Kỳ.
Việc bãi bỏ các yêu cầu bắt buộc của Obamacare đối với cá nhân, cũng như miễn giảm thuế của tiểu bang và địa phương, đã giúp ích cho những người nộp thuế cá nhân. Điều này có nghĩa là cư dân từ các tiểu bang hoạt động tốt, thuế thấp sẽ không cần phải trợ cấp cho cư dân của các tiểu bang có thuế cao, kinh doanh kém nữa.
Quy định quản lý
Tổng thống Trump đã thay đổi hệ thống quản lý trong các lĩnh vực quan trọng khác nhau như ô tô, viễn thông và cải thiện môi trường.
Những nỗ lực của ông đã duy trì sự lựa chọn của người Mỹ trong việc quyết định điều gì là tốt nhất cho họ, tiết kiệm cho các gia đình hàng trăm đô la chi phí quản lý mỗi năm, đảm bảo độc lập về năng lượng và giảm sự can thiệp của chính phủ vào cuộc sống của công dân Mỹ.
Vấn đề chủng tộc
Tổng thống Trump đã đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng người da đen hơn bất kỳ tổng thống nào kể từ thời Tổng thống Johnson.
Cải cách tư pháp hình sự, tài trợ vĩnh viễn cho các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đen truyền thống và việc tạo ra các khu vực cơ hội, sẽ giúp đảm bảo rằng, Hoa Kỳ trở thành một quốc gia mà mọi người đều có cơ hội để phát triển.
Sự bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán
Chỉ trong gần 1 năm qua, Tổng thống Trump đã phải đối mặt với một loạt thảm họa chưa từng có, bất kỳ thảm họa nào cũng có thể khiến nhiệm kỳ tổng thống của ông biến mất, trong đó, không điều gì khủng khiếp hơn đại dịch toàn cầu này. Khi đại dịch bùng phát, Washington đang bị kéo xuống bởi một cuộc đấu tranh đảng phái khốc liệt và một phiên tòa luận tội bất công.
Từ mọi góc độ, Tổng thống Trump đã phải chống chọi với nhiều thách thức nhất và hành động nhanh chóng để trì hoãn cuộc tấn công của virus. Ông đã đưa ra một quyết định khó khăn để làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh và cung cấp cho bệnh viện thời gian chuẩn bị vô cùng quan trọng. Ông đã sử dụng quyền lực và nguồn lực của liên bang để tăng cường kiểm tra, cung cấp thiết bị y tế cần thiết và phát triển các phương pháp điều trị, giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong do viêm phổi Vũ Hán gây ra.
Lý lịch của Tổng thống Trump không phải là điều duy nhất được xem xét trên lá phiếu bầu. Mà bên cạnh đó, còn có một số điều đáng chú ý về đối thủ của ông.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã ở Washington 47 năm. Hồ sơ của ông ấy thậm chí còn rõ ràng hơn Tổng thống Trump. Hồ sơ của ông Biden rất đáng lo ngại và chiến dịch tranh cử hiện tại của ông ấy còn đáng lo ngại hơn.
Ông Biden đã nói rõ rằng, ông có ý định từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên, điều đó sẽ làm cho các khu vực rộng lớn của Hoa Kỳ trở nên nghèo khó. Chiến lược này chắc chắn sẽ đe dọa toàn bộ nền kinh tế Mỹ.
Ông Biden cũng hứa không chỉ tăng thuế lên những người giàu có, mà các doanh nghiệp và hầu như tất cả những người có việc làm cũng đều phải chịu sự tăng thuế này.
Ông Biden từ chối giải thích với cử tri rằng, ông có ý định thực hiện lời đe dọa của Đảng Dân chủ hay không, tức là để tất cả các thành viên của Tòa án Tối cao cùng làm việc, xóa sổ mọi thành tựu của Tổng thống Trump trong lĩnh vực tư pháp liên bang.
Tổng thống Trump có hoàn hảo không? Không. Tuy nhiên, những thành tựu của ông trong nhiệm kỳ đầu tiên không có tổng thống đương thời nào sánh kịp. Nhiệm kỳ thứ hai có thể sẽ mang lại nhiều thành công hơn và một nước Mỹ cường đại hơn.
Vì những lý do này, Washington Times nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Ông Trump muốn ngăn gian lận
và kết thúc bỏ phiếu vào ngày 3/11
Lục Du
Để đối phó với nguy cơ gian lận bầu cử và các mối đe dọa bạo lực trên đường phố, Tổng thống Trump nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình ở Georgia vào Chủ nhật (1/11) rằng các phiếu bầu sau ngày 3/11 không thể tiếp nhận hoặc kiểm đếm, theo The BL.Theo Fox News, Tổng thống Trump vào tối Chủ nhật tại một cuộc vận động tranh cử ở Rome, Georgia, đã nhắc lại lập trường của mình rằng cuộc bầu cử sẽ kết thúc vào ngày 3/11 như đã quy định ngay từ đầu.
Trong bài phát biểu của mình, ông chỉ trích các phán quyết của Tòa án Tối cao vào tuần trước cho phép các bang Bắc Carolina và Pennsylvania kéo dài thời gian nhận và kiểm phiếu lần lượt là 9 và 3 ngày.
Chính quyền Trump cho rằng việc kéo dài thời hạn nhận phiếu bầu quá ngày đã thỏa thuận ban đầu là rủi ro đối với sự ổn định dân chủ và an ninh trên đường phố, cho rằng tình huống này có thể dẫn đến gian lận.
Tổng thống Trump trong bài phát biểu hôm Chủ nhật nói rằng quyết định của Tòa án tối cao có thể cho phép “những điều tồi tệ xảy ra ở những nơi như Pennsylvania và Nevada”.
“Bạn biết điều gì sẽ thực sự tốt đẹp không? Tòa án Tối cao của chúng ta có thể ra phán quyết rằng mọi thứ phải kết thúc vào buổi tối của Ngày bầu cử của chúng ta, thay vì chờ đợi khoảng sáu ngày, tám ngày, chín ngày, [rằng] hãy cho họ thêm thời gian”, ông Trump nói. “Nếu họ muốn có thêm thời gian, hãy để họ bỏ phiếu sớm. Họ không cần phải đợi cho đến khi kết thúc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-muon-ngan-gian-lan-va-ket-thuc-bo-phieu-vao-ngay-3-11.html
Bầu cử Mỹ 2020: Những điểm cần chú ý trong đêm 3/11
Vào ngày 3 tháng 11, người Mỹ sẽ đi bỏ phiếu và bầu cho Joe Biden hoặc Donald Trump được vào Nhà Trắng.
Đây là những gì chúng ta cần chú ý trong một đêm bầu cử không thể đoán trước kết quả, khi tình hình từng tiểu bang được công bố.
Một số chi tiết chính
• Để trở thành tổng thống Hoa Kỳ, các ứng cử viên không cần phải giành được số phiếu phổ thông. Thay vào đó, họ phải giành được đa số phiếu cử tri đoàn.
• Bầu cử 2020 có thêm hàng triệu người Mỹ bỏ phiếu qua bưu điện so với các cuộc bầu cử trước. Việc đếm phiếu bầu qua bưu điện có thể mất nhiều thời gian hơn và một số tiểu bang sẽ không bắt đầu đếm cho đến ngày 3/11, vì vậy hầu như chắc chắn sẽ có sự chậm trễ với một số kết quả.
• Và do số phiếu bầu qua bưu điện tăng chưa từng có này, một ứng cử viên dẫn đầu sớm có thể bị vượt mặt khi phiếu bầu qua bưu điện hoặc trực tiếp được đếm. Vì vậy, hãy cảnh giác với những con số.
Một số từ quan trọng
• Tiểu bang Bellwether: Những tiểu bang như Ohio và Missouri, nơi các cử tri đã chứng tỏ đáng tin cậy trong việc chọn ra người đắc cử tổng thống.
• Thăm dò khi rời phòng phiếu: Phỏng vấn trực tiếp cử tri khi họ rời khỏi địa điểm bỏ phiếu. Chỉ một số lượng nhỏ cử tri được phỏng vấn, do đó, kết quả cuộc thăm dò có thể rất khác với số phiếu bầu chính thức.
• Cử tri đoàn: Mỗi tiểu bang có một số đại cử tri, tương ứng với dân số tiểu bang. Trong hầu hết các trường hợp, bất kỳ ứng cử viên nào thắng một tiểu bang cũng sẽ giành tất cả các đại cử tri của tiểu bang đó. Những đại cử tri sau đó gặp nhau để chính thức bầu tổng thống và phó tổng thống. Bởi vì có 538 phiếu đại cử tri đoàn, mỗi ứng cử viên cần 270 để đắc cử. Xem giải thích đầy đủ về hệ thống chính trị và bầu cử Mỹ ở đây.
• Dự đoán và ”tính’‘: Trong đêm bầu cử, kết quả các cuộc kiểm phiếu sẽ được sử dụng để dự đoán (projection) – hoặc ”tính” (calling) cho người có khả năng chiến thắng ở mỗi tiểu bang và cuộc bỏ phiếu trên toàn quốc. Tuy nhiên, một tiểu bang sẽ không được “tính” cho đến khi thu thập đủ dữ liệu để tuyên bố người chiến thắng rõ ràng. Điều đó bao gồm các cuộc thăm dò kéo dài nhiều tháng, các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu trong ngày bầu cử và một số phiếu bầu thực tế đã được kiểm.
• Tiểu bang dao động và chiến địa: Những tiểu bang này không theo hẳn một đảng nào, có nghĩa là họ là những tiểu bang có thể ủng hộ cả ứng viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, tùy mùa bầu cử.
• Tiểu bang đỏ và xanh: Các tiểu bang này có xu hướng bỏ phiếu cho một đảng cụ thể – tiểu bang đỏ ủng hộ đảng Cộng hòa và tiểu bang xanh ủng hộ cho đảng Dân chủ.
Làm sao để biết ai là người thắng
Số lượng phiếu bầu qua bưu điện trong năm nay sẽ khiến cho việc xem ai là người dẫn đầu trở nên khó khăn.
Các tiểu bang có các quy định khác nhau về cách thức – và thời điểm – đếm các lá phiếu qua bưu điện, có nghĩa là sẽ có khoảng cách lớn giữa chúng về kết quả báo cáo.
Một số tiểu bang, như Florida và Arizona, bắt đầu xử lý sơ khởi các phiếu bầu hàng tuần trước ngày 3/11. Những tiểu bang khác, như Wisconsin và Pennsylvania, sẽ không chạm vào những phiếu bầu này cho đến đúng ngày bầu cử, có nghĩa là họ có thể sẽ được kiểm đếm chậm hơn.
Thêm vào đó, các tiểu bang có thời hạn chấp nhận phiếu gửi qua bưu điện khác nhau. Một số, như Georgia, sẽ chỉ tính các lá phiếu nhận được vào hoặc trước ngày 3/11, trong khi những tiểu bang khác, như Ohio, sẽ tính các lá phiếu đến muộn miễn là chúng được đóng dấu bưu điện trước ngày 3/11.
Chúng ta biết chắc chắn rằng ở một số tiểu bang sẽ mất nhiều tuần mới có được kết quả hoàn chỉnh, có nghĩa là gần như không thể đoán được khi nào chúng ta có thể chính thức quyết đoán ai sẽ là tổng thống tiếp theo.
Điều này đã không xảy ra trong các cuộc bầu cử trước đây, khi người ta thường có thể biết kết quả lúc 11 giờ đêm miền đông khi các phòng phiếu ở Bờ Tây đóng cửa. Năm 2008, kết quả đến đúng giờ và năm 2012, kết quả chỉ có sau đó 15 phút.
Tuy nhiên, lần gần đây nhất, phải đến khi Donald Trump thắng tiểu bang Pennsylvania trong đêm bầu cử – 01:35 giờ khuya giờ miền đông – thì việc ông đánh bại Hillary Clinton mới được xem là tất yếu.
Đừng rơi vào những bẫy này
Sẽ có thêm một số điều chúng ta cần để ý trong năm nay.
Trước hết, tổng số sơ khởi có thể không phản ảnh tình hình một cách chính xác. Điều này một phần là do có nhiều khác biệt hơn giữa các tiểu bang trong việc báo cáo.
Ở một số tiểu bang, phiếu bầu trực tiếp vào ngày bầu cử sẽ được đếm đầu tiên. Điều này dự kiến sẽ có lợi cho ông Trump, vì các cuộc thăm dò sớm cho thấy người ủng hộ ông có kế hoạch bỏ phiếu đúng vào ngày 3/11.
Nhưng ở những tiểu bang khác, phiếu qua bưu điện được bầu trước ngày 3/11 sẽ được báo cáo trước hoặc được đưa vào kiểm phiếu sớm cùng với số phiếu bầu trong ngày. Kết quả ban đầu từ các tiểu bang này có thể cho thấy ông Biden thắng thế, vì có nhiều cử tri đảng Dân chủ bỏ phiếu qua đường bưu điện hơn đảng viên Cộng hòa trong năm nay.
Ngoài ra còn có mối lo ngại về gian lận bầu cử – một thông điệp phổ biến trong các buổi vận động tranh cử của Trump. Điều quan trọng là, các trường hợp gian lận bầu cử cực kỳ hiếm và không có bằng chứng cho thấy lá phiếu qua bưu điện là đặc biệt dễ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, tỷ lệ gian lận bầu cử ở Mỹ là từ 0,00004% đến 0,0009%, theo một nghiên cứu năm 2017 của Trung tâm Công lý Brennan.
Chụp lại video,
Bầu cử Mỹ 2020: Cộng đồng gốc Việt và khác biệt thế hệ
Kết quả từng tiểu bang được dự đoán ra sao
Sau khi các phòng phiếu đóng cửa, các hãng truyền thông lớn của Hoa Kỳ sẽ sử dụng các mô hình bầu cử để dự đoán xem ai sẽ giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đua khác nhau. Các mô hình này dựa trên nhiều dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như các cuộc thăm dò khi rời phòng phiếu (phỏng vấn cử tri tại các điểm bỏ phiếu) và các phiếu bầu thực tế do các quan chức địa phương đếm và sau đó đưa vào cơ sở dữ liệu.
Các cơ quan truyền thông này sẽ “tính” một tiểu bang vào cột của ứng cử viên họ tin có vị trí dẫn đầu, dù kết quả chưa được công bố. Tương tự các cuộc đua tiểu bang và địa phương. Đây vẫn chỉ là dự đoán và không phải là kết quả cuối cùng.
Điều này cũng đúng khi kết quả bầu cử tổng thống được ”tính” cho một ứng cử viên. Sẽ mất hàng tuần để các tiểu bang đếm tất cả các lá phiếu và điều đó luôn xảy ra nhưng lần này thậm chí có khả năng cao hơn vì bỏ phiếu qua đường bưu điện.
Lần gần đây nhất, năm 2016, tỷ lệ dẫn đầu của Hillary Clinton về phiếu phổ thông đã mở rộng hơn một tháng sau ngày bầu cử khi các quan chức kiểm phiếu, nhiều phiếu từ California, mặc dù ông Trump đã thắng được đủ số tiểu bang để giành chức tổng thống.
Tại sao phiếu qua bưu điện gây chậm trễ?
Hàng chục triệu lá phiếu gửi qua bưu điện sẽ được bỏ trong cuộc bầu cử năm nay – có lẽ gấp đôi con số năm 2016.
Có lo ngại rằng số lượng lớn các lá phiếu gửi đến sẽ áp đảo dịch vụ bưu chính của nước này, làm chậm trễ việc giao nhận của các quan chức nhà nước. Nhưng sở bưu điện đã đảm bảo rằng không phải như vậy.
Một số tiểu bang sẽ chấp nhận các lá phiếu đến đúng ngày bầu cử – miễn là chúng được đóng dấu bưu điện vào hoặc trước ngày 3/11 – điều này sẽ làm chậm hơn nữa việc đếm phiếu.
Và một khi đã đến nơi, các phiếu bầu qua bưu điện sẽ mất nhiều thời gian hơn để đếm so với phiếu bầu trực tiếp. Các lá phiếu bưu điện phải được lấy ra khỏi phong bì từng cái một, và phải được xác minh là hợp lệ trước khi chúng có thể được đếm.
Điều gì xảy ra nếu không ai thắng rõ ràng?
Nếu không có kết quả rõ ràng vào ngày 3/11, chúng ta sẽ phải đợi vài ngày – hoặc vài tuần – để kết thúc việc kiểm phiếu.
Việc tất cả các phiếu bầu không được thống kê trong đêm bầu cử là điều bình thường nhưng năm nay có thể phải chờ lâu hơn.
Ngoài ra, có thể có các tranh chấp pháp lý sẽ làm tăng thêm sự không chắc chắn và có thể có nghĩa là các tòa án sẽ đóng một vai trò nào đó.
Những tiểu bang cần chú ý
Chúng ta biết rằng kết quả tối hậu sẽ chậm, nhưng vẫn có một số tiểu bang có thể cho ta manh mối sớm.
Các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở North Carolina lúc 19:30 giờ miền đông, nơi có một số lượng lớn cử tri bầu trực tiếp sớm, có nghĩa là các dự đoán có thể đến nhanh chóng. Donald Trump suýt thắng ở tiểu bang này năm 2016 và đây một lần nữa là một cuộc tranh giành giữa hai đảng. Một chiến thắng ở đây cho ông Trump hoặc ông Biden có thể có nghĩa là một đêm tốt lành trước mặt.
Ngay sau đó, vào lúc 20:00 giờ miền đông, các phòng phiếu cuối cùng sẽ đóng cửa tại Florida. Các cuộc bầu cử tổng thống đã phân thắng bại ở tiểu bang chiến địa này, và cũng có thể đúng như thế trong năm nay. Một lưu ý thận trọng: các cuộc bỏ phiếu trực tiếp và qua bưu điện sớm sẽ được báo cáo đầu tiên ở Florida và những lá phiếu này có thể sẽ có lợi cho ông Biden.
Và vào lúc 21:00 giờ miền đông, các phòng phiếu sẽ đóng cửa ở Arizona, nơi các quan chức đã bắt đầu kiểm phiếu từ ngày 20/10. Ông Trump đã thắng tại đây năm 2016, nhưng các cuộc thăm dò quốc gia hiện cho thấy ông Biden đang dẫn đầu. Ở Arizona, giống như Florida, các cuộc kiểm phiếu sớm có thể thấy lợi cho Biden, người mà cử tri ủng hộ có xu hướng bỏ phiếu sớm hoặc qua đường bưu điện.
Ở một số tiểu bang khác, các quan chức sẽ không đếm một lá phiếu nào cho đến ngày 3/11. Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ phải chờ một số tiểu bang dao động, nơi kết quả rất rất quan trọng để có bức tranh
rõ ràng về cuộc bầu cử.
Tại Ohio, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 19:30 miền đông. Các quan chức sẽ cung cấp kết quả sơ bộ vào ngày bầu cử nhưng sau đó sẽ không có thêm số lượng nào nữa cho đến khi tổng số cuối cùng được chứng nhận, việc này phải được thực hiện trước ngày 28/11. Ohio không chỉ là một tiểu bang dao động, nó còn là một nhà bói toán về tổng thống đắc cử. Tiểu bang này đã ủng hộ người đắc cử tại mọi cuộc tranh cử tổng thống kể từ Thế chiến Thứ Hai.
Các phòng phiếu ở Pennsylvania sẽ đóng cửa lúc 20:00 giờ miền đông. Con đường đến Nhà Trắng của cả hai ứng cử viên có khả năng sẽ chạy qua tiểu bang chiến địa này, nơi sinh ra ông Biden và ông Trump đã giành chiến thắng năm 2016 với chỉ 1%.
Ở cả Wisconsin và Michigan, các phòng phiếu sẽ đóng cửa lúc 21:00 giờ miền đông. Các đảng viên Đảng Dân chủ đã làm việc chăm chỉ ở Wisconsin sau khi Hillary Clinton thua cuộc ở đó năm 2016. Một số cuộc thăm dò hiện đưa ông Biden dẫn đầu, nhưng tiểu bang vẫn chưa nghiêng rõ ràng về ai. Tiểu bang láng giềng Michigan – một tiểu bang dao động khác – cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ, và được coi là rất quan trọng đối với chiến thắng của cả Biden và Trump.
Những cuộc bỏ phiếu khác
Biden và Trump không phải là hai người duy nhất có tên trong lá phiếu.
Cả hai đảng cũng sẽ chú ý đến cuộc bầu cử Thượng viện Hoa Kỳ – nơi đảng Cộng hòa hiện đang nắm giữ lợi thế ba ghế.
Đồng minh của Trump, Lindsay Graham đang trong cuộc chiến chính trị ở Nam Carolina, đối mặt với thách thức gay gắt từ ứng cử viên đảng Dân chủ Jaime Harrison. Ông Graham đã giữ ghế này từ năm 2003, nhưng ông đã làm phật lòng một số cử tri vì lòng trung thành của mình với tổng thống.
Tại Maine, đảng viên Cộng hòa Susan Collins có thể sớm mất ghế. Collins là một trong số ít thành viên ôn hòa trong đảng của bà hiện tại đang nắm quyền, nhưng vẫn có thể bị tẩy chay vì liên quan đến tổng thống ở một tiểu bang mà ông không được lòng dân tí nào.
Và đó không phải là tất cả. Người Mỹ cũng sẽ cân nhắc hơn 100 dự luật phải bỏ phiếu. Tại California, một cuộc trưng cầu dân ý đang tìm cách lật ngược luật loại bỏ hoàn toàn việc cho tại ngoại hầu tra bằng cách nộp tiền thế chân và thay thế bằng đánh giá rủi ro trước khi xét xử.Cần sa có trong lá phiếu ở Arizona, Montana, New Jersey và South Dakota, nơi các cử tri có thể hợp pháp hóa cần sa cho mục đích giải trí. Tương tự, ở Mississippi, cử tri có thể bỏ phiếu để phê duyệt cần sa cho mục đích y tế.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54776128
Bầu cử Mỹ 2020: Nhiều cửa hàng ở Mỹ
chuẩn bị cho sự bất ổn
Chủ nhân các cửa hàng ở nhiều thành phố trên khắp Hoa Kỳ đang cho đóng ván vào cửa sổ để chuẩn bị cho tình trạng bất ổn sau cuộc bầu cử Mỹ.
Việc chuẩn bị diễn ra chỉ vài tháng sau khi nhiều doanh nghiệp bị tấn công bởi những kẻ cướp bóc trong các cuộc biểu tình bạo động nổ ra sau cái chết dưới tay cảnh sát vì bị chèn cổ, của George Floyd, một người đàn ông da đen.
Các cửa hàng bán lẻ Saks 5th Avenue, Nordstrom và chuỗi hiệu thuốc tây CVS là một trong những công ty lớn nhất thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Lo ngại rằng kết quả cuộc bầu cử sẽ bị thách thức cũng đã đè nặng lên thị trường tài chính.
Tuy nhiên, các chỉ số chính của Mỹ kết thúc cao hơn hôm thứ Hai, đảo chiều sau khi giảm mạnh tuần trước.
Kết quả các cuộc thăm dò quốc gia cho thấy ứng cử viên thách thức Joe Biden có một dẫn đầu bền vững so với Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump trong cuộc bầu cử ngày mai.
Nhưng tỷ số dẫn đầu của ông Biden hẹp hơn trong số các tiểu bang có thể quyết định kết quả, được gọi là tiểu bang chiến địa. Các tranh chấp pháp lý về số phiếu sẽ được kiểm đếm cũng đã được xúc tiến tại nhiều tiểu bang.
Năm 2000, khi cuộc kiểm phiếu lại ở tiểu bang Florida làm gia tăng sự không chắc chắn về kết quả của cuộc bầu cử Mỹ, thị trường tài chính đã giảm khoảng 5%. Brian Gardner, trưởng chiến lược gia chính sách của Washington tại ngân hàng đầu tư Stifel, nói.
Ông Gardner dự đoán là Joe Biden sẽ đắc cử nhưng cảnh báo rằng các câu hỏi về kết quả và bất kỳ sự bùng phát bạo lực nào có thể gây ra sự sụt giảm mạnh hơn của thị trường tài chánh trong khoảng thời gian này.
Walmart tuần trước nói họ đang tạm thời loại bỏ súng và đạn dược khỏi quầy trưng bày trong hàng nghìn cửa hàng ở Hoa Kỳ, với lý do lo ngại về “tình trạng bất ổn dân sự”. Tuy nhiên, một ngày sau, công ty này đã đảo ngược quyết định.
Trong những ngày gần đây, Bộ Ngoại giao Australia đã cập nhật các khuyến cáo về du lịch, cảnh báo người dân không nên đến Mỹ du lịch một phần do bạo lực có thể xảy ra.
“Hãy đề phòng để giữ an toàn trong mùa bầu cử,” bộ này nói. “Tránh các khu vực đang xảy ra các cuộc biểu tình và diễu hành.”
Hơn 96 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu sớm, con số khiến quốc gia này có tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất trong suốt một thế kỷ.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54789829
Bầu cử tổng thống Mỹ:
Washington chuẩn bị đối phó với bạo động
Minh Anh
Thứ Ba, 03/11/2020, cử tri toàn nước Mỹ được kêu gọi bỏ phiếu bầu chọn tổng thống mới. Một kỳ bầu cử lịch sử theo như lời hô hào của hai ứng viên trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Nếu như tỷ lệ người dân tham gia bỏ phiếu lần này rất có thể phá mọi kỷ lục, nhưng nỗi lo bạo lực bùng nổ trong trường hợp kết quả sít sao hay bị phản đối không phải là nhỏ.
Tại thủ đô liên bang, nhiều cửa hiệu, hàng quán cho dựng các hàng rào, ốp ván gỗ che chắn, đề phòng xảy ra bạo động.
Từ Washington, thông tín viên RFI, Anne Corpet gởi bài phóng sự :
« Cách Nhà Trắng vài bước, nhiều công nhân đang dựng những ván gỗ trước cửa kính của một hiệu bán quần áo. Tất cả những cửa hàng khác trong khu phố đã được gia cố bảo vệ. Trước những quầy áo sơ mi, Sarah và Alin, hai nữ nhân viên tỏ chút lo lắng.
Cô Sarah nói : “Chúng tôi muốn chuẩn bị sẵn sàng, vì không biết điều gì có thể xảy ra.”
Ailin nói thêm : “Tôi nghĩ đó là do cái cách người ta nghĩ về tổng thống của chúng tôi. Nếu ông ấy tái đắc cử, thì sẽ có bạo động”.
Cô Ginger, làm việc trong một tiệm bán sô-cô-la đối diện, cũng lo ngại bao động: “Trong tòa nhà của chúng tôi, họ hỏi chúng tôi là ai sẽ làm việc thứ Ba này và họ còn hỏi tên những người cần phải liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Đất nước trong lúc này bị chia rẽ đến mức bất kể kết quả bầu cử như thế nào thì bạo động đều có thể xảy ra.”
Tại tiệm của Joy, doanh số bán hàng đã bị giảm nhiều, và giờ đây lối đi vào cửa hiệu lại bị những tấm ván che lấp, không dễ gì tìm ra và bầu không khí này còn làm cho cô thêm nản lòng.
Joy thổ lộ : “Tôi nghĩ là chúng tôi đang sống trong một nền dân chủ và sẽ không thể phải đối mặt với những chuyện như vậy, nhất là tại thủ đô của liên bang. Thế nhưng, tình hình hiện nay thật khiếp hãi”
Rất nhiều người dân Mỹ lần đầu tiên đi mua vũ khí nhân kỳ bầu cử. Đó là điều chưa từng thấy ! »
Bầu cử Mỹ : Texas triển khai
1.000 vệ binh quốc gia tại 5 thành phố
Thụy My
Texas rất được các ứng cử viên săn đón, và thống đốc bang này lo ngại tình hình sẽ căng thẳng trên các đường phố. Ông quyết định triển khai vệ binh quốc gia tại các thành phố chủ chốt để đề phòng hỗn loạn. Đích thân thống đốc Greg Abbott loan báo sẽ gởi 1.000 vệ binh quốc gia đến năm thành phố Houston, Dallas, Fort Worth, San Antonio và Austin.
Từ Houston, thông tín viên Thomas Harms tường thuật :
Thống đốc Abbott nói : « Chúng tôi muốn chắc chắn rằng trong trường hợp có những phong trào phản kháng sau bầu cử, sẽ có nhân sự thích ứng tại chỗ, sẵn sàng hành động nếu biểu tình phản đối biến thành nổi dậy ».
Các quân nhân này được triển khai hôm nay tại những địa điểm lịch sử như khu tượng đài Alamo ở San Antonio hay Capitol ở Austin, hoặc các dinh thự công như tòa án. Không có vệ binh quốc gia nào được bố trí bên trong hay phía trước các phòng phiếu.
Tuy nhiên Art Acevedo, cảnh sát trưởng Houston không thấy lợi ích gì trong việc triển khai này. Ông cho biết : « Chúng tôi chẳng thấy có lợi gì khi đưa lực lượng vệ binh đến đây. Nếu thống đốc đã ra lệnh, đó là quyền của ông ấy. Nhưng chúng tôi không thể giao nhiệm vụ gì cho vệ binh quốc gia, và nghĩ rằng cũng không cần đến lực lượng này ở Houston hay thành phố nào khác của Texas ».
Được biết các thị trưởng Houston, Dallas, Austin đều không được liên lạc trước.
Cơ quan cảnh sát của năm thành phố lớn đều chuẩn bị đối phó với các cuộc biểu tình sau bầu cử. Về phía FBI dự báo phe cực hữu có thể có những hành động bạo lực ở phía bắc Texas ».
Ngoại giao Hoa Kỳ ở Ấn Độ- Thái Bình Dương
thời Donald Trump và giai đoạn sau bầu cử
Nguyễn Xuân Vĩnh
Còn chưa đầy một ngày nữa thế giới sẽ biết là ai sẽ lãnh đạo nước Mỹ trong bốn năm tới, tổng thống đương nhiệm Donald Trump hay cựu phó tổng thống Joe Biden.
Nếu ông Biden thắng, ông ấy sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề nội bộ của Hoa Kỳ: Dân chúng bị chia rẽ, hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ chống nhau kịch liệt, kinh tế suy sụp vì Covid-19, nợ quốc gia đạt mức cao kỷ lục, số người thất nghiệp cũng đạt mức kỷ lục, nạn virus corona vẫn ngoài tầm kiểm soát.
Ông Biden cũng sẽ phải đương đầu với những thiệt hại đã bị gây ra trong bốn năm qua cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác trên thế giới.
Đầu năm 2017, khi tân tổng thống Trump đề xướng chủ đề của chính phủ ông, “Make America great again” và “America first”, ông đã công bố sự thay đổi căn bản trong đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ. Quốc gia này sẽ quan tâm ít hơn đến những vấn đề trên thế giới, sẽ giảm sự tham gia vào các tổ chức quốc tế, và sẽ ích kỷ hơn. Một loại chủ nghĩa Monroe mới.
Nhưng lúc đó có lẽ ít người đoán được là chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ sẽ biến đổi đến cỡ nào.
Di sản ngoại giao của chính phủ Obama
Công bằng mà nói, Hoa Kỳ không bắt đầu rút lui từ những chính trường trên thế giới dưới thời Trump, chiến lược đó đã bắt đầu dưới chính phủ Obama. Sau khi nhậm chức, ông Obama đã tiến hành việc rút quân ra khỏi các chiến trường Afghanistan và Iraq. Ông Obama cũng đã đòi hỏi các thành viên Âu Châu trong NATO phải tăng ngân sách quốc phòng lên hai phần trăm của tổng sản lượng quốc gia, để đỡ gánh nặng cho Hoa Kỳ tại vùng này. Hoa Kỳ cũng đã phản ứng rất e dè khi phong trào dân chủ tại bắc Phi Châu, cái được gọi là “mùa xuân Ả Rập” bùng nổ. Khi các độc tài tại Libya và Iraq dùng vũ lực để đàn áp phong trào dân chủ, chính phủ Mỹ đã nhường cho Pháp và Anh Quốc dẫn đầu NATO để can thiệp và hổ trợ cho phong trào dân chủ.
Nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nắm một vai trò quan trọng trên thế giới.
Năm 2015 chính phủ Obama đã cùng với các thành viên của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ký hợp đồng nguyên tử với Iran để ngăn chận quốc gia này sản xuất bom hạt nhân. Một trong những hiệp ước quan trọng nhất cho thế giới tương lai, hợp đồng về khí hậu của Paris, cũng đã thành hình dưới sự điều khiển của Hoa Kỳ. Chính phủ Obama cũng đã ký hợp đồng New-START với Nga để giảm số vũ khí hạt nhân. Dưới quyền Obama, nước Mỹ vẫn giữ những cam kết và gánh những trách nhiệm trong các tổ chức quốc tế.
Tư lệnh Mỹ: Quân đội có thể ‘tham chiến bảo vệ Senkaku’
Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’
Động thái đáng chú ý nhất dưới chính phủ Obama là việc Hoa Kỳ xoay trục chiến lược về Á Châu để đối phó với Trung Quốc là đối thủ chính trong thế kỷ 21.
Ngoài những biện pháp để chuyển thế quân sự sang Á Châu như lập căn cứ thủy quân lục chiến tại Úc hoặc đóng một chiến hạm thường trực tại Singapore, chính phủ Obama đã đàm phán hợp đồng TPP (Trans-Pacific Partnership) với 11 quốc gia ở ven bờ Thái Bình Dương. Mục đích của TPP là một vùng kinh tế tự do khổng lồ dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, và TPP đã có khả năng thành một “hàng rào” cho Hoa Kỳ để ngăn chận TQ tại Thái Bình Dương.
Để đối phó với Trung Quốc trên phương diện quân sự, Hoa Kỳ đã chuyển sáu mươi phần trăm của lực lượng hải quân về Thái Bình Dương.
Một liên minh chiến lược giữa bốn quốc gia lớn trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương – Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ – cũng đã bắt đầu thành hình. Chính phủ Mỹ đã có nhiều nổ lực để làm sâu thêm quan hệ với Ấn Độ, vốn cũng là một đối thủ chiến lược của Trung Quốc. Sự hiện diện của tổng thống Obama trong buổi lễ duyệt binh quốc khánh của Ấn Độ năm 2015 là một dấu hiệu sâu sắc cho quan hệ này. Tuy không phải là nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Ấn Độ, nhưng bắt đầu từ năm 2013 Hoa Kỳ đã bán vũ khí cho quân đội Ấn như máy bay vận tải chiến lược C-17 và trực thăng chiến đấu AH-64E Apache.
Hoa Kỳ dưới chính phủ Obama đã chú tâm đến vùng Biển Đông nhiều hơn các chính phủ trước, và đã phủ nhận sự đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên toàn Biển Đông. Để phản ứng đối với các hành động quân sự hóa các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa tàu chiến đi tuần dưới hình thức gọi là “Freedom of navigation operation” (FONOP) đến gần những đảo do Trung Quốc chiếm đóng.
Hoa Kỳ cũng tỏ dấu hiệu muốn cộng tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và các quốc gia giáp Biển Đông trên lãnh vực quân sự. Trong những năm qua, sự qua lại của các phái đoàn quân sựViệt Nam và Hoa Kỳ đã được tăng cường. Hoa Kỳ đã có mờihải quân Việt Nam tham gia vào hai cuộc tập trận trên biển. Hơn nữa, năm 2011 chính phủ Obama đã đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia được Hoa Kỳ cung cấp vũ khí qua chương trình EDA (Excess Defense Articles). Qua đó, năm 2017 và cuối năm 2019, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã được chuyển giao hai chiếc hộ tống hạm hạng Hamilton. Hai chiếc thuyền này, tuy là cũ, nhưng sẽ là một tăng cường đáng kể cho việc kiểm soát biển của Việt Nam.
Như thế, tuy dè dặt và không muốn bị lôi cuốn vào những vùng có nhiều vấn đề trên thế giới, Hoa Kỳ vẫn theo đuổi một chính sách ngoại giao cho phép mình nắm quyền chủ động và lãnh đạo trên những lãnh vực quan trọng cho chiến lược quốc gia.
Thảm họa ngoại giao dưới chính phủ Trump – Make China great again?
Từ những ngày đầu trong tòa Bạch Ốc, ông Trump đã thẳng thừng chỉ trích sự chênh lệch thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhất là sự đối xử không công bằng trên thị trường Trung Quốc đối với các công ty Mỹ.
Ông Trump đã áp dụng nhiều biện pháp để gia tăng áp lực lên Trung Quốc như tăng thuế nhập cảng cho các sản phẩm từ Trung Quốc và giảm thuế cho các công ty Mỹ để khuyến khích đầu tư tại Mỹ thay vì ở Trung Quốc.
Ngoài ra, từ cuối năm 2019, chính phủ Trump đã mở cuộc tấn công rộng lớn nhắm vào Trung Quốc trên nhiều lãnh vực. Những phát biểu của tổng thống Trump và bộ trưởng ngoại giao Pompeo đã nhắm vào đảng cộng sản Trung Quốc, vào việc Trung Quốc ăn cắp công nghệ kỹ thuật của Mỹ, việc Trung Quốc lạm dụng các tổ chứcquốc tế Unicef, WHO. Một chuyện mới lạ là chính phủ Mỹ đã ra những biện pháp nhắm trực tiếp vào các công ty Trung Quốc Huawei và TikTok.
Những hành động đó cho thấy là chính phủ Trump có một sự cương quyết chống Trung Quốc. Nhưng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vẫn chưa đưa đến đâu hết. Sự thiếu hụt thương mại của Hoa Kỳ với TQ trong những năm 2016 đến 2019 dưới quyền Trump trung bình là 380 tỉ USD/năm, trong khi đó thâm thụt thương mại của những năm dưới chỉnh phủ Obama trung bình là 311 tỉ USD/năm. Vậy là ông Trump đã không cản được để gánh cân thương mại tiếp tục nghiêng về phía TQ. Và có dấu hiệu cho thấy rằng cuộc chiến thương mại này sẽ hại dân Mỹ không ít vì hàng nhập cảng sẽ đắt hơn, nông dân sẽ không xuất khẩu những sản phẩm sang TQ được…
Đặc biệt chính sách đối ngoại của Mỹ tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương đã phải chịu những lỗi lầm lớn nhất. Hợp đồng TPP đã bị chính phủ Trump bỏ ngay sau khi nhậm chức. Mặt khác chính phủ Trump không có một biện pháp nào để đối phó với việc TQ đẩy mạnh phát triển kế hoạch “một vành đai, một con đường”. Kết quả là TQ đã gia tăng ảnh hưởng của mình tại nhiều quốc gia có hải cảng chiến lược từ Biển Đông đến biển Địa Trung Hải. Một điểm mà chính phủ Trump cũng không quan tâm đến là Trung Quốc dốc trợ giúp kinh tế vào các vùng đảo thuộc Châu Đại Dương, qua đó đã mua được cảm tình của dân chúng và chính phủ của các đảo quốc này. Việc Hoa Kỳ ngày càng mất ảnh hưởng trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương về phía Trung Quốc đã được báo động trong một bản tường trình của US Naval War College cho Hạ Viện Hoa Kỳ năm 2018.
Tổng thống Trump cũng đã làm cho hai đồng minh thân cận nhất ở Đông Á là Nhật và Nam Hàn khó chịu khi ông chỉ trích hai nước này về việc chia xẻ không đủ gánh nặng quốc phòng. Cùng lúc thì ông ca ngợi những lãnh tụ độc đoán như Tập và Kim.
Ông Trump không ngừng chê bai các chính phủ trước ông là đã thất bại trong việc xử lý vấn đề vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Kết quả của nỗ lực của ông Trump là: Bắc Hàn vẫn còn vũ khí nguyên tử và Kim Jong Un thỉnh thoảng vẫn bắn hỏa tiển ra Thái Bình Dương.
Trong nạn dịch Covid-19 ông Trump muốn khi có thuốc ngừa sẽ độc quyền dùng cho dân Mỹ theo phương châm “America first” của ông. Trong khi đó Trung Quốc tuyên bố lập trường là thuốc ngừa sẽ được phân chia cho khắp thiên hạ. Và TQ cũng đã ký hợp đồng để cung cấp thuốc cho vài quốc gia, tỉ dụ Indonesia, cùng lúc thuốc này được cung cấp cho dân TQ.
Cách chính phủ Trump xử lý nạn dịch cũng không giúp cho niềm tin của các quốc gia khác vào khả năng của Hoa Kỳ tăng lên, khi so sánh với Trung Quốc.
Những hành động đó đã làm cho sự tin cậy vào Hoa Kỳ và khả năng lãnh đạo của nước này trong vùng Ấn Độ Thái Bình Dương bị suy sụp. Vì thế và vì mối quan hệ kinh tế ngày càng lớn giữa Bắc Kinh và các quốc gia trong vùng, ảnh hưởng của TQ ngày càng tăng lên.
Ông Trump thích ca ngợi sức mạnh quân sự của Mỹ. Nhưng chính phủ ông cũng không làm gì hơn hẳn các chính phủ trước trong việc trang bị quân đội. Bản báo cáo của Naval War College phỏng đoán rằng đến năm 2030 hải quân Trung Quốc sẽ có khoảng 550 chiến hạm và tàu ngầm đủ cỡ, trong khi đó hải quân Mỹ sẽ có khoảng 355 chiếc. Nếu Hoa Kỳ muốn giữ thế cân bằng với TQ thì phải tìm sự hổ trợ của các quốc gia trong vùng.
Tại sao nhiều người Việt ở Mỹ ủng hộ Tổng thống Donald Trump và chống Trung Quốc?
Biển Đông: Nhật tăng cường quan hệ an ninh với VN, thêm sức ép lên TQ
Đối với người Việt, thái độ cứng rắn của ông Trump đã gây ấn tượng là ông Trump cương quyết đương đầu với Trung Quốc. Người Việt ta, vốn đã bức xúc từ lâu vì những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông và những phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt Nam, thấy ông Trump “đánh” Trung Quốc như thế thì dĩ nhiên là tán thành và nuôi hy vọng ông sẽ chiến thắng.
Nhưng những biện pháp của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong những năm dưới quyền Trump đều nhắm vào việc tạo áp lực với Bắc Kinh để thương lượng cho một hợp đồng thương mại cho Hoa Kỳ. Chính phủ Trump đã để cho Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng trong vùng Châu Đại Dương, đến gần những vị trí chiến lược quan trọng như Hawaii, thì Biển Đông chắc sẽ không được ông quan tâm lắm. E rằng ông Trump sẽ “bỏ con tép để bắt con tôm” và bỏ Biển Đông nếu được một thỏa thuận kinh tế với Bắc Kinh thuận lợi cho Hoa Kỳ.
Sự tự cô lập của Hoa Kỳ
Cùng lúc với chiến tranh thương mại với Trung Quốc, ông Trump cũng gây cuộc chiến kinh tế với các quốc gia đồng minh tại Âu Châu qua việc tăng thuế cho các hàng hóa từ đây. Ông rầm rộ chỉ trích các thành viên NATO ở Châu Âu không tăng ngân quỹ quốc phòng lên mục tiêu hai phần trăm. Đặc biệt chính phủ Merkel tại Đức đã thành một tấm bia ông thường xuyên bắn trên Twitter. Trong một giai đoạn.
Hoa Kỳ cần có sự hổ trợ của các đồng minh tại Âu Châu để kềm Putin ở phía đông thì thái độ hung hăng của ông Trump đối với các quốc gia này đã làm cho khối NATO bị rạn nức nhiều hơn là tất cả những phá hoại của Liên Xô/ Nga trước đây.
Từ lúc vào Tòa Bạch Ốc, ông Trump liên tục đả kích các tổ chức và cơ quan quốc tế mà đa số là do Hoa Kỳ thiết lập sau Thế chiến thứ hai như WTO, World Bank, Unicef, WHO… Hành động mới nhất là từ bỏ WHO trong cao điểm của nạn Covid-19.
Hợp đồng nguyên tử với Iran, hợp đồng giảm vũ khí nguyên tử New-START, hợp đồng khí hậu của Paris cũng đã bị Trump bác bỏ sau khi nhậm chức. Với sự rút lui ra khỏi các tổ chức và hợp đồng quốc tế, Hoa Kỳ đã từ cường quốc lãnh đạo thế giới thành một khán giả bên lề và đã nhường chỗ cho Trung Quốc trên nhiều chính trường quốc tế.
Chính sách ngoại giao của chính phủ Biden tương lai
Ông Biden là một nhà chính trị gia lão luyện với nhiều kinh nghiệm trên chính trường ngoại giao. Chính ông đã nhận xét trong một bài ông mô tả đường lối của một chính phủ dưới quyền ông là Hoa Kỳ phải trở về vai trò lãnh đạo thế giới tự do (“Why America must lead again”).
Việc làm đầu tiên của một chính phủ Biden sẽ là hàn gắn lại những rạn nứt trong NATO. Ông Biden sẽ phãi thuyết phục các đồng minh tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ và để các quốc gia này hợp tác với chính sách của ông, đặc biệt là chính sách đối với Trung Quốc.
Ngoài ra, ông phải chứng minh cho các quốc gia trên thế giới là chính phủ và tổng thống Mỹ sẽ lại tôn trọng những tiêu chuẩn của xã hội tự do dân chủ. Hành động này sẽ biến chính phủ Biden thành một đối tác khó nuốt hơn chính phủ Trump.
Bầu cử Mỹ 2020: Lằn ranh chia đôi nước Mỹ
Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ
Ông Biden đã tiếp xúc nhiều với Xi Jinping và có lần đã nói rằng ông Xi là một người không biết tôn trọng tự do dân chủ. Vị cựu tổng thống đã viết rằng chính phủ Mỹ phải cứng rắn hơn trong cách đối xử với TQ. Theo ông, nước Mỹ và các đồng minh tốt nhất phải lập một mặt trận thống nhất để đương đầu với Trung Quốc. Điều này rất trùng hợp với những nhận định của các quốc gia Tây Âu vì họ bắt đầu nhận ra mối đe dọa từ TQ.
Nhưng ông cũng cho rằng Hoa Kỳ cần sự cộng tác của Trung Quốc để giải quyết nhiều vấn đề trên thế giới như việc giảm vũ khí hạt nhân, sự thay đổi khí hậu và việc bảo vệ sức khỏe trên toàn cầu.
Với một tổng thống Biden, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ không dễ dàng hơn cho Trung Quốc. Nhưng nó sẽ đi vào một trạng thái mới, đó là một quan hệ với hai cực: cạnh tranh và cộng tác.
Đối với Biển Đông, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ những quy luật của UNCLOS.
Như thế Hoa Kỳ sẽ gián tiếp giúp Việt Nam bảo vệ lập trường của mình về chủ quyền trên Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ tôn trọng chính sách “ba không” của Việt Nam, và sẽ không mong đợi sự hoan hô công khai của Việt Nam đối với những động tác tương phản với Trung Quốc như dưới thời Trump.
Nhưng Hoa Kỳ sẽ tìm cơ hội để đào sâu thêm mối quan hệ với Việt Nam, hướng đến một sự cộng tác chiến lược. Chính sách ngoại giao của Mỹ dưới một chính phủ Biden chắc chắn sẽ có lợi cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền hơn là dưới chính phủ Trump. Nhưng đối với chính quyền Việt Nam, cộng tác với Mỹ sẽ là con dao hai lưỡi vì chính phủ Biden sẽ chú trọng nhiều hơn đến vấn đề nhân quyền và dân chủ.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Nguyễn Xuân Vĩnh, kỹ sư hàng không (MSc) hiện sống tại Frankfurt, CHLB Đức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54789814
Mỹ lên án việc bắt giữ các nhà đối lập Hồng Kông
Thụy My
Hoa Kỳ hôm 02/11/2020 đã « cực lực lên án » việc bắt giữ nhiều thành viên phong trào dân chủ Hồng Kông, tố cáo chính quyền đặc khu « lạm dụng việc huy động lực lượng an ninh vì mục đích chính trị ».
Trong một thông cáo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Việc chính quyền Hồng Kông sách nhiễu và hăm dọa các đại diện của phong trào dân chủ, cũng như các mưu toan bóp nghẹt mọi phản kháng, là những minh chứng rõ ràng cho sự thông đồng giữa họ và đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Ông Pompeo nêu ra việc bắt giữ « tám đại diện của phong trào dân chủ » trong đó có « năm đại biểu đương nhiệm của Nghị Viện Hồng Kông ». Các nhà đối lập này bị bắt hôm Chủ nhật vì đã « đối đầu » và « ngăn trở » công việc của các thành viên Nghị Viện, theo phía cảnh sát.
Theo ngoại trưởng Mỹ, đảng độc tài cầm quyền ở Bắc Kinh « muốn hủy bỏ quyền tự trị đã cam kết dành cho Hồng Kông và chấm dứt tôn trọng nhân quyền ». Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh và chính quyền Hồng Kông tôn trọng quyền biểu lộ sự bất bình của người dân thông qua các đại diện được bầu lên của họ ».
Được biết tám đương kim và cựu đại biểu bị bắt gồm có Hứa Chí Phong (Ted Hui), Hồ Chí Vĩ (Wu Chi Wai), Doãn Triệu Kiên (Andrew Wan), Hoàng Bích Vân (Helena Wong), Chu Khải Địch (Eddie Chu), Trần Chí Toàn (Raymond Chan), Trương Siêu Hùng (Fernando Cheung), Quách Vĩnh Kiện (Kwok Wing Kin).
Tại Nghị Viện Hồng Kông, chỉ có phân nửa số dân biểu được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu, số còn lại được đề cử theo thể thức phức tạp nhằm bảo đảm đa số thân Trung Quốc.
TT Trump ký sắc lệnh hành pháp
thúc đẩy ‘Giáo dục Yêu nước’ trước ngày bầu cử
Hương Thảo
Chỉ một ngày trước Ngày bầu cử, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp để thúc đẩy “giáo dục lòng yêu nước” bằng cách thành lập Ủy ban 1776 liên bang, theo The Epoch Times ngày 2/11.
Tổng thống Trump đã viết trên Twitter cá nhân vào đêm trước Ngày bầu cử: “[Tôi] vừa ký lệnh thành lập Ủy ban 1776. Chúng ta sẽ ngăn chặn việc nhồi nhét tư tưởng cực tả cho học sinh của chúng ta, và khôi phục GIÁO DỤC LÒNG YÊU NƯỚC cho các trường học của chúng ta! ”
Tổng thống đã đề cập đến sắc lệnh hành pháp này trong cuộc vận động tranh cử của ông ở Scranton, Pennsylvania, vào thứ Hai (2/11).
“Tôi vừa ký sắc lệnh hành pháp đó để dạy sinh viên của chúng ta các giá trị thân thiện với nước Mỹ”, Tổng thống Trump nói với những người ủng hộ ông.
Tổng thống đã công bố ý tưởng về việc thành lập một Ủy ban giáo dục vào tháng 9, sau các nỗ lực dỡ bỏ các bức tượng của một số danh nhân trong cuộc Cách mạng Mỹ và các nhân vật thời thuộc địa trong bối cảnh bạo động do cái chết của George Floyd vào tháng 5.
Theo chi tiết của lệnh hành pháp được công bố trên trang web của Nhà Trắng vào thứ Hai, chính quyền Trump lưu ý: “Các cuộc tấn công gần đây vào nền tảng lập quốc của chúng ta đã nhắm mục tiêu vào lịch sử của nước Mỹ liên quan đến vấn đề chủng tộc”, chúng chứa đầy những lời bao biện “một chiều” và “gây chia rẽ”, mà “lờ đi hoặc không tôn vinh đúng mức, và nhớ lại những di sản vĩ đại của dân tộc Mỹ — những nỗ lực đầy dũng cảm và thành công của đất nước chúng ta để rũ bỏ lời nguyền nô lệ và sử dụng những bài học của cuộc đấu tranh đó để dẫn hướng công việc của chúng ta tới quyền bình đẳng cho tất cả công dân trong thời điểm hiện tại”.
“Trong những năm gần đây, một loạt các cuộc luận chiến dựa trên nền tảng học tập kém cỏi đã phỉ báng Nhà Lập quốc và những người đã xây dựng nên nền tảng của chúng ta”. “Bất chấp những phẩm hạnh và thành tựu của Quốc gia này, nhiều học sinh hiện được dạy trong trường phải căm thù đất nước của mình, và tin rằng những người đàn ông và phụ nữ đã gây dựng nên nó không phải là anh hùng, mà là những kẻ xấu xa”, sắc lệnh của Tòa Bạch Ốc nêu rõ.
Ủy ban Liên bang sẽ khích lệ một cái nhìn yêu nước về lịch sử Hoa Kỳ, nhưng họ lưu ý rằng một số trường học địa phương có quyền kiểm soát chương trình giảng dạy cho học sinh. Một số đảng viên Đảng Dân chủ cho biết họ sẽ chống lại sáng kiến liên bang.
“Việc khôi phục lại nền giáo dục Hoa Kỳ dựa trên các nguyên tắc lập quốc chính xác, trung thực, thống nhất, truyền cảm hứng và đầy tự hào của chúng ta, sau cùng phải thành công ở cấp địa phương. Phụ huynh và hội đồng trường học địa phương phải được trao quyền để đạt được nhiều lựa chọn hơn và đa dạng hơn trong chương trình giảng dạy ở cấp Tiểu bang và địa phương”, sắc lệnh nêu rõ.
Sắc lệnh được đưa ra sau khi Tổng thống Trump chỉ trích “Dự án 1619” gây tranh cãi của New York Times.
“Cánh tả đã làm cong vênh, bóp méo và làm ô uế câu chuyện nước Mỹ bằng những sự gian trá, lệch lạc và những lời nói dối”, Tổng thống Trump nói vào tháng 9. “Không có ví dụ nào rõ hơn Dự án 1619 hoàn toàn mất uy tín của New York Times”.
Tổng thống nói thêm: “Lý thuyết Chủng tộc Phê phán, Dự án 1619, và cuộc thập tự chinh chống lại lịch sử Hoa Kỳ là sự tuyên truyền độc hại — một chất độc ý thức hệ mà nếu không được loại bỏ, nó sẽ làm tan biến các mối liên kết công dân gắn kết chúng ta với nhau”.
Lý thuyết chủng tộc phê phán là một nhánh của triết học xã hội lý thuyết phê phán chịu ảnh hưởng của Karl Marx, được thúc đẩy bởi Trường phái tư tưởng Frankfurt. Một số người cánh hữu nhận ra rằng lý thuyết phê phán và lý thuyết chủng tộc phê phán là những nỗ lực lâu dài nhằm lật đổ chính thể Hoa Kỳ để mang lại chủ nghĩa xã hội hoặc chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ.
Dự án 1619 do New York Times thúc đẩy, đã cố gắng nhắm vào lịch sử Hoa Kỳ về khía cạnh ảnh hưởng của chế độ nô lệ và những đóng góp của các cá nhân da đen. Người tạo ra dự án đã được trao giải Pulitzer vào đầu năm nay. Nó tuyên bố lệch lạc rằng cuộc Cách mạng Hoa Kỳ được chiến đấu để bảo tồn thể chế nô lệ hơn là vì tự do cá nhân và quyền lợi bẩm sinh của con người. Vào ngày 6/9, Tổng thống cho biêt s rằngông sẽ không tài trợ cho các trường tiếp nhận dự án này.
Hiệp hội Học giả Quốc gia (NAS) vào tháng 10 đã kêu gọi Hội đồng Giải thưởng Pulitzer thu hồi giải thưởng được trao cho Nicole Hannah-Jones, tác giả chính của “Dự án 1619” về những tuyên bố của ông về chế độ nô lệ.
“Toàn bộ Dự án đã bị hủy hoại bởi những sai sót tương tự,” quỹ học bổng NAS viết, nhận định rằng các nhà sử học nổi tiếng đã chỉ ra “những sai sót lịch sử nghiêm trọng, những suy đoán kết luận phiến diện, và những diễn giải gượng ép” của dự án này kể từ tháng 9/2019. Tác giả của nó, bà Hannah-Jones đã “không bác bỏ những lời chỉ trích này, hoặc đã không trả lời chúng một cách tôn trọng hoặc có ý nghĩa. Thay vào đó, bà ta đã gạt bỏ chúng”, họ nói.
Cảng Hoàng Gia,
ổ cướp biển trụy lạc, tàn bạo của Jamaica
James March
Vào lúc 08:09 sáng ngày 20/1/2020, một sự kiện mà nhiều người Jamaica nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ được chứng kiến, đã diễn ra.
Lần đầu tiên trong 40 năm, một du thuyền chở khách cập Cảng Hoàng Gia (Port Royal) lịch sử ở Kingston.
Hồ Abbe, nơi tận cùng thế giới nứt thành đại dương
Thành phố Hy vọng ở thiên đường du lịch Maldives
Luxembourg, thành phố gây bất ngờ bậc nhất châu Âu
Chiếc cầu cảng nổi – dạng cầu phao – mới và hiện đại, bật mở chào đón 2.000 vị khách tươi cười đến thăm hòn đảo, và chiếc du thuyền Marella Discovery 2 khổng lồ khiến mọi thứ xung quanh trông trở nên nhỏ xíu khi đoàn người bước xuống.
Đó là khoảnh khắc tự hào với Kingston và người dân nơi đây, là sự kiện từng được bàn tán từ lâu nhưng chưa bao giờ trở thành hiện thực, phần lớn vì xung đột chính trị và sự thiếu phát triển ở Cảng Hoàng Gia.
Du thuyền cập bến đóng dấu son cho chương mới trong lịch sử sôi động của Cảng Hoàng Gia, một lịch sử nhiều người Jamaica biết nhưng hiếm khi nào được nhắc đến bên ngoài vùng biển nơi đây.
‘Thành phố tàn độc’
Cảng Hoàng Gia là ngôi làng đánh cá khá yên tĩnh nằm ở cuối dải cát dài 29km kéo dài từ Kingston, nhưng hồi thế kỷ 17 nơi này nổi tiếng vì tình trạng tội phạm đến mức được mệnh danh là “thành phố tàn độc nhất Trái Đất”.
Vốn nằm dưới sự cai trị của đế quốc Tây Ban Nha hơn 150 năm vì vị trí chiến lược, Jamaica bị quân viễn chinh Anh tấn công vào năm 1655 và sau đó trở thành vùng đất thuộc địa, tạo nhiều lợi nhuận cho Anh.
Tuy nhiên, do thiếu nhân lực để bảo vệ hòn đảo, thị trưởng thời đó là Edward D’Oyley buộc phải tuyển mộ cả hải tặc và tàu đánh thuê.
Điều này, cộng với tiền của thu được từ việc buôn nô lệ, đường và gỗ, khiến Cảng Hoàng Gia trở thành thiên đường mù của rượu cồn, tiền bạc và tình dục.
Nổi tiếng với khu phố gồm các ngôi nhà là quán bar hoặc nhà thổ, thị trấn nhanh chóng phát triển giàu có, và kiểu cách phàm tục cướp biển với lối sống trụy lạc, phóng túng đã trở thành huyền thoại nơi đây.
Nơi này thu hút những tên tuổi đi biển nổi tiếng thời đó như Thuyền trưởng Henry Morgan, những kẻ tấn công và cướp bóc nhiều cảng biển của đế quốc Tây Ban Nha có hệ thống phòng thủ kém trong vùng (bản thân Morgan cũng từng chỉ huy tấn công thành phố Panama City và Maracaibo), sau đó nhanh chóng tiêu xài hoang phí của cải với kiểu sống trụy lạc lố bịch.
“Những tay cướp biển này có thể làm bất cứ gì họ muốn, vì họ được coi như người bảo vệ cho Jamaica. Chính quyền không có lựa chọn nào khác ngooài việc để mặc bọn họ,” sử gia người địa phương Peter Gordon giải thích.
“Thử tưởng tượng một thành phố nơi có rất nhiều vàng với những người đàn ông có nhân cách đáng ngờ, và có thể tự do làm bất cứ gì chúng thích. Nhà thổ, quán bar và nhà thờ có số lượng tương đương nhau, vì vậy bạn có thể tưởng tượng ra không khí ở Cảng Hoàng Gia thô lậu tới mức nào.”
Luxembourg, thành phố gây bất ngờ bậc nhất châu Âu
Những mái nhà ‘trường tồn’ 40 tấn làm từ rong biển
Baiae, thành phố La Mã xa hoa chìm xuống biển
Tuy nhiên, vào ngày 7/6/1692, không khí và bản thân Cảng Hoàng Gia đã đổi thay vĩnh viễn. Một trận động đất xảy ra, làm hai ngàn người thiệt mạng và hủy diệt hầu hết thành phố. Cảng Hoàng Gia không bao giờ còn nguyên vẹn như cũ nữa.
“Trận động đất đã phá hủy Cảng Hoàng Gia và một vùng rộng lớn khoảng 52 acres,” Selvenious Walters, giám đốc kỹ thuật về khảo cổ học tại Quỹ Di sản Quốc gia Jamaica cho biết. “Khoảng 2/3 bị phá hủy và chìm xuống cảng Kingston. Trận động đất đã phá hủy nhiều tòa nhà và rất nhiều người chết vì tường sập. Ước tính, hơn nửa dân số thiệt mạng.”
Sự rùng rợn trong câu chuyện về Cảng Hoàng Gia khiến thế giới bên ngoài Jamaica cảm thấy câu chuyện thật đáng kinh ngạc.
Được bảo tồn nguyên vẹn
Tuy nhiên, tình trạng nguyên vẹn của di tích chìm dưới đáy biển của thành phố hải tặc khi xưa khiến khu vực này trở nên cực kỳ phi thường.
Dưới lòng nước sâu vài mét, trong tình trạng thiếu khí oxy, di tích bị nhấn chìm như một cỗ máy thời gian đưa người ta trở về với cuộc sống hồi thế kỷ thứ 17 của một thị trấn cảng thuộc địa.
“Người ta tin rằng nơi đây là một trong những di sản dưới nước được bảo tồn tốt nhất ở phần này bán cầu,” Walter giải thích. “Và có lẽ đó là di sản duy nhất thuộc kiểu này ở phần này của thế giới. Vì vậy, bảo vệ và bảo tồn di sản quý giá này không chỉ quan trọng với Jamaica mà còn với cả thế giới.”
“Thành Pompeii trên vùng biển Caribbe” này hiện đang trong quy trình xem xét để có tiềm năng được công nhận là Di sản Thế giới Unesco. Việc được trao danh hiệu đó sẽ được nơi đây, dẫu chưa được thế giới bên ngoài biết đến nhiều, nồng nhiệt đón nhận. Nhưng với câu chuyện đầy bê bối và những mối liên hệ với nghề buôn nô lệ, liệu có cảm xúc lẫn lộn nào với Cảng Hoàng Gia vào năm 2020 ở Jamaica?
“Người dân ở Cảng Hoàng Gia luôn tự hào về di sản của họ,” Gordon giải thích. “Hầu hết dân cư ở Jamaica là người Châu Phi bị bắt làm nô lệ và đã phát triển thành những thương buôn chuyên nghiệp, và số người chuyên nghiệp nhất thực ra xuất thân từ nơi đây, Cảng Hoàng Gia này. Chúng tôi đã phát triển vượt thoát khỏi kiếp nô lệ, nhưng chúng tôi thực sự đã tạo ra một trong số những nghệ nhân lành nghề nhất từng có ở quốc gia này. Cảng Hoàng Gia đầy những người như vậy, là hậu duệ của họ, chúng tôi tự hào về thành quả của mình.”
“Đó là phần rất lớn trong quá trình trưởng thành ở Jamaica,” Heather Pinnock, tổng giám đốc của Tập đoàn Phát triển Đô thị, một cơ quan chính phủ trông coi quá trình tái phát triển khu vực cho biết. “Mỗi người đều học về câu chuyện của Cảng Hoàng Gia. Tôi nghĩ hầu hết trẻ em ở Jamaica đều đến Cảng Hoàng Gia, giống như nghi lễ vượt qua vậy.”
Tương lai
“Tôn vinh quá khứ, tầm nhìn tương lai” là khẩu hiệu nằm ở trung tâm trang web dự án Cảng Hoàng Gia 2020. Và dù sự kiện du thuyền cập cảng là khoảnh khắc quan trọng, thị trấn này vẫn còn phải làm nhiều việc để trở thành “điểm đến văn hóa, môi trường và di sản tầm thế giới” mà dự án này hướng đến.
Vài con đường trong khu phố trầm lặng với một số quán bar, Cảng Hoàng Gia ngày nay chỉ là dư âm từ quá khứ điêu tàn.
Chuyện về khu rừng thiêng cô độc của New Zealand
‘Hoàng đế nước Mỹ’ xuất hiện ở San Francisco
Đảo Bruny, điểm cách ly kiểm dịch đầy quyến rũ ở Úc
Những bức tường hoen gỉ màu vàng cam và khẩu đại bác nhô ra từ Pháo đài Charles từ thời thuộc địa vẫn còn sức quyến rũ, trong khi nhà Giddy House duyên dáng, một di tích từ Trận Động Đất 1907 Kingston nằm ở góc nghiêng 45 độ, là một trong những điểm đến du lịch lạ lẫm ở vùng biển Caribbe.
Nhưng thị trấn hiện thời vẫn thiếu cơ sở vật chất để đón lượng du khách lớn mà du thuyền hứa hẹn sẽ đem đến.
Chính quyền Jamaica yêu cầu du khách phải có giấy phép đặc biệt mới có thể đi lặn biển để xem cận cảnh di tích thành phố chìm dưới đáy biển. Dù rằng việc này có thể sắp xếp được, nhưng thách thức đặt ra ở đây là làm sao để nơi đây trở thành điểm đến độc đáo, làm sống lại câu chuyện nổi tiếng về thị trấn khi xưa.
Tương lai bền vững của Cảng Hoàng Gia vẫn là một phần lớn trong công việc của Pinnock, và không chỉ có thành phố dưới biển là một phần của việc này.
“Ta có lịch sử nhưng đồng thời chúng tôi tôn vinh sự đa dạng và thực sự nhìn về tương lai,” bà giải thích. “Toàn bộ khu vực này được chỉ định là khu vực nhạy cảm về môi trường, vì vậy phải thực hiện rất nhiều thứ. Việc này đòi hỏi nhiều suy nghĩ và kế hoạch cẩn trọng.”
Cảng Hoàng Gia là nơi sinh sống của nhiều rặng san hô mỏng manh và những sinh vật biển bị đe dọa, mục tiêu phát triển bền vững của nơi đây bao gồm giảm thiểu chất thải ra biển, chấm dứt ngành đánh bắt phụ trộn dẫn đến tình trạng đánh bắt cá quá mức và giảm tình trạng axit hóa đại dương. Những mục tiêu đầy tham vọng đó hi vọng có thể đạt được vào năm 2030, một phần trong định hướng quốc gia bền vững, vì vậy từ giờ đến đó sẽ còn phải một thời gian trước khi ai đó có thể phán xét thành công của nơi này.
Thành phố chìm sống chung với rặng san hô, và người ta hy vọng du khách sẽ tương tác với di tích bị nhấn chìm trong một phần hành trình lịch sử được đề xuất sẽ gồm có bảo tàng, triển lãm tương tác và các khu vực đào xới khảo cổ.
Dù dịch Covid-19 đồng nghĩa với tình trạng lượng khách du lịch trong năm 2020 sẽ thấp, nhưng sự phát triển vẫn đang tiếp tục.
Và với sự hứa hẹn của du thuyền đến trong năm 2021, nhiều du khách sẽ dần biết về câu chuyện thú vị của nơi này, và vẫn còn cơ hội để Cảng Hoàng Gia thể hiện mình trên bản đồ. Một cơ hội đã được chờ đợi từ lâu.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-54770861
Dân Brazil phản đối việc bắt buộc tiêm chủng
vaccine COVID-19 của Trung Cộng
Tin từ SAO PAULO, Brazil – Vào hôm Chủ nhật (1/11), hơn 300 người Brazil tụ tập trên tuyến đường thương mại chính của São Paulo để phản đối sự ủng hộ của Thống đốc João Doria đối với việc tiêm chủng bắt buộc COVID-19 và thử nghiệm loại vaccine tiềm năng được phát triển bởi Sinovac của Trung Cộng.
Trước đây, ông Doria lên tiếng ủng hộ việc bắt buộc tiêm chủng, một khi có vaccine, gây ra một cuộc tranh cãi với Tổng thống Jair Bolsonaro, người cam kết rằng việc tiêm chủng sẽ là tự nguyện. Chánh án Tòa án Tối cao cho biết tòa án sẽ đưa ra quyết định về vấn đề này.
Một số loại vaccine là bắt buộc ở Brazil, bao gồm cả vaccine viêm gan B được tiêm cho trẻ sơ sinh. Brazil đạt được thành công lớn với các chiến dịch tiêm chủng lớn trong quá khứ, chẳng hạn như xóa sổ bệnh bại liệt vào những năm 1980.
Tại São Paulo, vaccine của Sinovac đang được thử nghiệm như một phần của thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III với sự hỗ trợ từ chính quyền của ông Doria. Hồi tháng trước, Bộ Y tế liên bang của Brazil thông báo rằng họ sẽ mua 46 triệu liều vaccine này, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cơ quan quản trị, trong một thỏa thuận được hỗ trợ bởi các thống đốc tiểu bang. Nhưng một ngày sau, Tổng thống cánh hữu Jair Bolsonaro tuyên bố rằng Brazil sẽ không mua vaccine này.
Ông Bolsonaro liên tục chỉ trích Trung Cộng kể từ sau chiến dịch tranh cử năm 2018, về việc quốc gia châu Á này tăng cường đầu tư và mở rộng sức ảnh hưởng ở Brazil. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dan-brazil-phan-doi-viec-bat-buoc-tiem-chung-vaccine-covid-19-cua-trung-cong/
Liên Hiệp Quốc tố cáo tội ác chiến tranh ở Thượng Karabakh
Thụy My
Từ ngày 27/09 đến nay, những cuộc giao tranh dữ dội đã nổ ra giữa lực lượng Azerbaijan và phe ly khai ở vùng Thượng Karabakh. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm qua 02/11/2020 đã nêu vấn đề tội ác chiến tranh và tố cáo cả hai phe sử dụng bom bi nhắm vào thường dân.
Thông tín viên Emmanuel Grynszpan ở Mingetchevir gởi về bài tường trình :
« Liên Hiệp Quốc hôm qua nhận ra một thực tế vốn đã có đầy đủ thông tin kể từ khi nổ ra cuộc xung đột cách đây hơn một tháng. Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc Michelle Bachelet tin rằng lực lượng Azerbaijan đã hành quyết tùy tiện một số tù binh chiến tranh Armenia vào tháng trước. Các vụ hành quyết này đã được những thủ phạm ghi hình và đăng lên mạng xã hội.
Số lượng ít ỏi tù binh chiến tranh của cả hai bên khiến người ta cho rằng các vụ vi phạm nghiêm trọng luật lệ trong thời chiến như trên không phải là ngoại lệ.
Trầm trọng hơn nữa, bà Michelle Bachelet tố cáo cả hai phe đã sử dụng bom bi, loại vũ khí đặc biệt sát thương khi dùng để tấn công thường dân. Hôm 28/10, nhiều quả rốc-kết loại này đã nổ tung ở ngay trung tâm Barda thuộc Azerbaijan làm 21 người thiệt mạng.
Cũng có nhiều chứng cứ cho thấy pháo binh Azerbaijan đã dùng bom chùm đánh vào các thành phố Thượng Karabakh. Vấn đề là cả Armenia lẫn Azerbaijan đều không ký Công ước về đạn dược thứ cấp, và có thể làm ngơ trước những chỉ trích của Liên Hiệp Quốc ».
Cũng trong hôm qua, Armenia lên tiếng phản đối quân đội Azerbaijan đã pháo kích vào lãnh thổ nước mình làm một thường dân chết và hai người khác bị thương, đồng thời bày tỏ lo ngại về nguy cơ leo thang xung đột tại Thượng Karabakh.
Các chính trị gia Châu Âu phản đối phiên toà Đồng Tâm
Giang Nguyễn
Bức thư với chữ ký của hơn 100 chính trị gia và đại diện tổ chức, trong đó có vài chục Nghị viện Dân biểu Châu Âu, nhằm lên tiếng với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về phiên xét xử 29 người dân Đồng Tâm vào tuần qua được trao đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Geneva.
“Với số người ở Geneva đã ký vào bức thư này, chúng tôi có trách nhiệm đối với họ và chúng tôi phải đảm bảo rằng lá thư này sẽ được chuyển đến lãnh sự quán một cách đúng đắn. Việc chỉ gửi thư qua email hoặc bưu điện là không đủ. Chúng tôi muốn đảm bảo rằng bức thư này được trao đúng cách.”
Đó là trình bày của ông Sébastine Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva của Quốc Hội Thụy Sĩ và cũng là tân Chủ tịch của Cosunam, một tổ chức Thụy Sĩ về nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam với Đài Á Châu Tự Do hôm ngày 30 tháng 10 vừa qua. Trước đó, vào thứ Ba, ngày 27 tháng 10, ông và hai người khác, là ông Jean Marc-Comte, cựu Thị trưởng Quận Grand Saconnex, nơi đặt lãnh sự quán Việt Nam, và bà Pascale Wavre, góa phụ của cựu Chủ tịch Cosunam, đã được cử đến tận sứ quán Việt Nam tại Geneva để trao lá thư.
“Chúng tôi đến lãnh sự quán vào sáng thứ Ba. Chúng tôi đã nói chuyện với một viên chức của lãnh sự quán. Viên chức này đầu tiên nói với chúng tôi rằng chúng tôi sẽ gặp những người phụ trách về nhân quyền và chúng tôi đã đợi hơn 20 phút. Sau đó cũng chính công chức này quay lại và nói với chúng tôi rằng những người này không có mặt vào lúc này. Vì vậy chúng tôi yêu cầu gặp Đại sứ hoặc Lãnh sự ở Geneva. Chúng tôi được cho biết rằng cả hai người đó cũng không có mặt tại lãnh sự quán. Nên chúng tôi đã yêu cầu viên chức này ký vào biên nhận lá thư của chúng tôi. Anh ta đã làm theo yêu cầu và chúng tôi rời khỏi Lãnh sự quán”.
Ông Desfayes cho biết ngày hôm sau ông đã gửi lá thư đến Đại sứ Việt Nam tại Geneva để xác nhận nhân viên này đã đích thân trao lá thư cho Đại sứ cũng như là lá thư được chuyển đến Thủ tướng Việt
Nam Nguyễn Xuân Phúc, nhưng cho đến nay ông chưa được hồi âm. Đài Á Châu Tự Do cũng đã liên lạc với lãnh sự quán Việt Nam về việc này nhưng cũng không nhận được câu trả lời.
Lá thư đề ngày 8 tháng 10 năm 2020 gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được 114 chính trị gia và đại diện các tổ chức nhân quyền và dân sự đồng ký tên. Trong đó có hơn 30 Dân biểu Nghị viện Quốc Hội Châu Âu, Quốc hội Canada và Úc Châu, như bà Maria Arena, Dân biểu Nghị viện Châu Âu, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Nghị viện Âu Châu; ông Martin Patzelt, Dân biểu Quốc Hội Đức; và Ông François Longchamp, cựu thành viên hội đồng quốc gia Geneva, Thụy Sĩ.
“Chúng tôi có hơn 100 người, bao gồm cả cựu Chủ tịch Hội đồng bang Geneva. Chúng tôi vô cùng tự hào về những người đã chấp nhận ký vào lá thư này.” Ông Sebastien Desfayes chia sẻ với Đài Á Châu Tự do qua điện thoại hôm 30 tháng 10.
Trong lá thư, các vị ký tên cho rằng, trong phiên xử Đồng Tâm, quyền hạn của các bị cáo, bao gồm luôn cả quyền hạn và đặc quyền của luật sư bào chữa, đã không được tôn trọng theo Điều 14 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết vào năm 1982.
Tòa án Nhân dân Hà Nội hôm ngày 7-14 tháng 9 đã xét xử sơ thẩm 29 người dân thuộc xã Đồng Tâm trong vụ lực lượng cảnh sát tấn công dân vào làng hôm ngày 9 tháng Một năm nay. Hai bị cáo, ông Lê Đình Công và ông Lê Đình Chức đã nhận 2 bản án tử hình vì bị cáo buộc đã đổ xăng đốt cháy 3 công an.
Tuy nhiên những chính trị gia và đại diện các tổ chức cho rằng nói có nhiều điều sai quy tắc xảy ra trong phiên xử, và họ kêu gọi Thủ tướng Việt Nam tôn trọng quyền hạn của các bị cáo trước, trong, và sau khi việc kháng án diễn ra. Lý do mà họ nêu ra là “kết án con người tội tử hình trong những điều kiện thế này là điều không chấp nhận được”.
Ông Sébastien Desfayes, Dân biểu Nghị viện Geneva nói, người Thụy Sĩ cho rằng vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đang trong tình trạng rất nghiêm trọng. Vì vậy ông và một số dân biểu đã không yên tâm với việc chỉ ký và gửi lá thư mà thôi.
Luật sư Đặng Đình Mạnh, một trong những luật sư được gia đình bị cáo vụ án Đồng Tâm mời bào chữa, nhận định về sự lên tiếng của giới chính trị gia và giới hoạt động ngoại quốc:
“Tôi nghĩ rằng trong sinh hoạt pháp đình hiện nay của Việt Nam, mặc dù luật quy định rằng tòa án xét xử độc lập, chỉ tuân theo luật pháp, nhưng theo dõi và đồng thời là một phần trong quá trình xét xử tại Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng những người giữ cương vị chính trị ví dụ như Thủ tướng, hoặc thậm chí là Chủ tịch nước, hoặc Tổng bí thư, v.v., đều có những tiếng nói trọng lượng nhất định đối với những vụ án. Nếu như có sự tác động của cộng đồng quốc tế đối với những người này, tôi nghĩ cũng sẽ giúp có sự thay đổi về phương hướng xét xử một vụ án, cụ thể trong trường hợp này chúng ta đang nói đến vụ án Đồng Tâm”.
“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mang lại tự do thực sự và dân chủ thực sự cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm”. -Ông Sébastien Desfayes
Luật sự Mạnh vào ngày 30 tháng 10 cho Đài Á Châu Tự Do biết ông đã thực hiện thủ tục chuẩn bị cho phiên tòa phúc thẩm:
“Cách đây 10 ngày thì chúng tôi có làm thủ tục để bào chữa vụ án này theo thủ tục phúc thẩm, mà sắp tới đây thủ tục phúc thẩm sẽ do tòa án cấp cao tại Tp Hà Nội xét xử. Cách đây độ 5 ngày chúng tôi có nhận được điện thoại của cán bộ tòa án, họ bảo rằng là họ chưa nhận được hồ sơ chuyển lên một cách chính thức. Do vậy cho nên họ chưa có thể giải quyết đơn đăng ký của chúng tôi”.
Tuy nhiên ông ước lượng rằng phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra vào khoảng thời gian trước hoặc sau Tết Âm Lịch.
Luật sư Nguyễn Văn Đài qua status trên trang Facebook của ông đăng ngày 1 tháng 11 cho biết người thân của ông Lê Đình Công, người bị tuyên án tử hình, quan ngại liệu ông có đang tuyệt thực trong trại giam hay không, vì không thấy ông dùng khoản tiền lưu ký gia đình gửi hàng tháng.
Luật sư Đài, không phải là luật sư đại diện bị cáo trong vụ việc Đồng Tâm, nhận định rằng: “Sau khi ông Lê Đình Công chống án kêu oan không đúng với ý của Bộ Công An là chỉ được chống án xin ân giảm hình phạt thì Bộ Công An yêu cầu trại tạm giam không cho ông Lê Đình Công mua thực phẩm ở căng tin”.
Ông Sébastien Desfayes nhận định, trước đây vài chục năm, người dân Châu Âu có cái nhìn rất lãng mạng về đất nước nhỏ bé ở Đông Nam Á, vì đã chiến thắng Hoa Kỳ khổng lồ. Nhưng hôm nay không còn ai mơ hồ về thực tế ở Việt Nam. Ông nói:
“Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là mang lại tự do thực sự và dân chủ thực sự cho Việt Nam, vì vậy chúng tôi vẫn còn rất nhiều việc phải làm”.
Hơn 100 chính trị gia từ 7 nước châu Âu
ủng hộ Đài Loan tham gia WHO
Tâm Thanh
Kỳ họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) sẽ được tiếp tục từ ngày 9/11 đến 14/11.
Kỳ họp này được chỉ đạo bởi một nhóm các quan chức đến từ 7 nước gồm Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia, Hungary, Latvia, Lithuania và Estonia. Gần đây kỳ họp kêu gọi tổng cộng 106 nghị sĩ quốc hội và chính trị gia châu Âu tham gia ký tên vào một bức thư chung gửi đến Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhất trí bày tỏ sự ủng hộ cao độ đối với việc Đài Loan tham dự WHO, theo Sound of Hope.
Đại hội đồng Y tế Thế giới là cơ quan ra quyết định cao nhất của WHO. Hồi tháng 5 năm nay, 14 quốc gia đã đề xuất việc đưa Đài Loan tham gia Tổ chức Y tế Thế giới” trong chương trình nghị sự, nhưng chương trình nghị sự đã bị hoãn do bùng phát dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. Vì vậy, chủ tọa hội nghị đã ra phán quyết rằng, đề xuất này sẽ được trì hoãn cho đến khi cuộc họp được nối lại vào tháng 11.
Kể từ khi đại dịch lây lan ra toàn cầu, các quốc gia trên thế giới đã thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn đối với việc Đài Loan tham dự WHO.
Đại sứ các nước Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, Anh, Pháp, Đức, Úc, New Zealand và các nước khác tại trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva đã kêu gọi WHO chấp nhận Đài Loan dưới hình thức công hàm ngoại giao.
Vào trước ngày khai mạc Đại hội đồng Y tế Thế giới hồi tháng 5, tổng cộng 303 nhân vật quan trọng trong giới chính trị và khoa học y tế của Pháp, Anh, Ý, Đức, Tây Ban Nha, Phần Lan, Ba Lan và Đài Loan đã ký tên gửi thư ủng hộ Đài Loan tới giám đốc WHO Tedros.
Các cơ quan hành pháp và lập pháp, các chính trị gia và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia cũng đã công khai ủng hộ việc Đài Loan tham gia WHA với tư cách là quan sát viên. Do đó, nhân dịp hội nghị được nối lại, các chính trị gia châu Âu gần đây đã mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ Đài Loan một lần nữa.
Ngày 22/10, 4 chính trị gia đứng đầu nhóm hữu nghị Đài Loan thuộc quốc hội Trung Âu: Ba Lan, Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc, đã cùng nhau ký tên vào bức thư gửi đến Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi tầm quan trọng của việc Đài Loan tham gia WHO.
Từ ngày 22/10 đến ngày 29/10, 3 vị chủ tịch nhóm hữu nghị Đài Loan thuộc quốc hội của 3 quốc gia Baltic: Latvia, Estonia và Lithuania, đã lần lượt kêu gọi tổng cộng 102 nghị sĩ quốc hội và chính trị gia của 3 nước Baltic cùng nhau ký tên, liên tiếp gửi thư lên Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus để ủng hộ Đài Loan tham dự WHO.
Các chính trị gia châu Âu đã chỉ ra trong bức thư rằng, Đài Loan đã khá thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc Đài Loan trở thành thành viên của WHO.
Việc loại bỏ Đài Loan ra khỏi các tổ chức của thế giới không những vi phạm nhân quyền, mà còn không giúp ích gì cho công tác phòng chống dịch trên toàn cầu.
Về vấn đề này, Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng đã ra tuyên bố vào ngày 1/10, bày tỏ lòng biết ơn tới 106 chính trị gia châu Âu đã ủng hộ Đài Loan tham gia WHO, đồng thời cho biết họ sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác có cùng ý tưởng để thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của Đài Loan vào tổ chức WHO.
Trong bài báo chuyên đề của mình, ông Trần Thời Trung kêu gọi WHO và các bên liên quan nghiêm chỉnh nhìn thẳng vào những đóng góp lâu dài của Đài Loan đối với sức khỏe toàn cầu, phòng chống dịch bệnh và nhân quyền, đồng thời ủng hộ kiên quyết việc đưa Đài Loan vào WHO, để Đài Loan có thể tham gia đầy đủ vào các cuộc họp, cơ chế và hoạt động khác nhau của WHO, chung tay cùng các nước trên thế giới thực hiện tầm nhìn của hiến chương Tổ chức Y tế thế giới “Sức khỏe là quyền cơ bản của con người” và mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc “Không bỏ sót một ai”.
Nước Mỹ bầu tổng thống, châu Âu nín thở chờ kết quả
Trọng Nghĩa
Nếu có một sự kiện thú hút sư chú ý của cả thế giới, thì đó là cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, cường quốc số một thế giới, đang diễn ra vào hôm nay, 03/11/2020. Từ lâu nay, do ảnh hưởng quá lớn của nước Mỹ về kinh tế, văn hóa và quân sự, cuộc bầu cử tại quốc gia này luôn luôn được cả hành tinh theo dõi.
Tuy nhiên, sau những cú sốc mà tổng thống Mỹ mãn nhiệm Donald Trump tạo ra trong 4 năm cầm quyền vừa qua, và với khả năng ông có thể bị thay thế trong lần bầu cử này, mối quan tâm của quốc tế, đặc biệt là của các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại châu Âu, đã tăng lên gấp bội.
Mối quan tâm đầu tiên của cả đồng minh lẫn đối thủ của Mỹ dĩ nhiên là muốn sớm biết xem ai là tác nhân đối thoại của họ trong 4 năm sắp đến. Và trên vấn đề này, khác biệt giữa hai ông Donald Trump và Joe Biden cực kỳ to lớn.
Về ông Trump, mọi nước hầu như đều đã trải nghiệm qua cách làm việc “không bình thường” của chủ nhân Nhà Trắng, sẵn sàng bỏ qua các phương thức ngoại giao truyền thống, xóa bỏ các hiệp ước mà nước Mỹ đã ký kết, và không ngần ngại “tấn công” vào các đồng minh để giành lại lợi ích cho nước Mỹ.
Còn về ông Biden, thông qua những gì ông đã tuyên bố trong cuộc vận động tranh cử, các chuyên gia cho rằng một chính quyền của ông có khả năng sẽ nối lại với một chính sách đối ngoại “bình thường” hơn, quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền, hợp tác toàn cầu và duy trì các khía cạnh khác nhau của trật tự chung của thế giới Mỹ đã từng bảo vệ trong nhiều thập kỷ trước đây.
Đại đa số các nước mong đợi Joe Biden
Theo các nhà quan sát, ngoại trừ một vài trường hợp cá biệt, xu hướng chung tại châu Âu là mong muốn Joe Biden đắc cử để khép lại 4 năm quan hệ không mấy thuận thảo giữa hai đồng minh truyền thống.
Nhật báo Mỹ USA Today trong số ra ngày hôm qua, 02/11 đã trích dẫn giới chuyên gia phân tích tại Rabobank, một công ty dịch vụ tài chính Hà Lan, cho rằng “chiến thắng của Biden có thể mở đường cho một sự hợp tác quốc tế mang tính xây dựng hơn về nhiều chủ đề khác nhau giữa Hoa Kỳ và châu Âu”.
Theo các chuyên gia Rabobank, chính quyền Biden sẽ bớt “hung hăng” hơn về thương mại, đàm phán xây dựng hơn về chi phí quốc phòng chung và tăng cường hợp tác toàn cầu về cách đối phó với một Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế và quân sự.
USA Today nhắc lại kết quả một cuộc thăm dò dư luận của YouGov, một hãng nghiên cứu thị trường trực tuyến của Anh, công bố giữa tháng 10 vừa qua, cho thấy là đại đa số các nước châu Âu hoàn toàn muốn Biden đánh bại Trump, và chỉ có một vài nước châu Âu nghĩ rằng tổng thống Mỹ đương nhiệm đã làm tốt vai trò của mình, từ cách xử lý dịch Covid-19, vấn đề nhập cư, cho đến việc xây dựng lòng tin hoặc bất kỳ chủ đề nào khác.
Ở Đan Mạch, 82% những người được hỏi cho rằng ông Trump là một tổng thống “kém cỏi”. Ngay cả tại Ý, nơi người dân có thiện cảm nhiều nhất với ông Trump, tỷ lệ chê bai cũng lên đến 61%.
Những nước ủng hộ Donald Trump
Bên cạnh đại đa số các nước mong đợi ông Biden thắng cử, một vài nước châu Âu, lại ngấm ngầm hy vọng ông Trump tái đắc cử. Những nước này thường tránh bộc lộ suy nghĩ của mình vì sợ bị phản ứng nếu chẳng may người mình ủng hộ bị thất bại.
Theo tuần báo Mỹ Newsweek ngày 01/11, hai quốc gia Liên Âu tiêu biểu cho thiểu số ủng hộ nhiệm kỳ hai của tổng thống Trump là Ba Lan và Hungary, hai nước có chính quyền trong tay các thành phần dân tộc chủ nghĩa cánh hữu, đang chống lại xu hướng liên kết chặt chẽ hơn trong Liên Hiệp Châu Âu.
Trong một phát biểu hiếm hoi liên quan đến quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và chính quyền Donald Trump, thủ tướng Hungary Viktor Orban hồi tháng 9 vừa qua cho rằng ông Trump là một lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn có một “Liên Hiệp Châu Âu chỉ là một cộng đồng các quốc gia thành viên” – điều mà ông Orban mong đợi.
Đối với các thành phần dân túy cánh hữu đang cầm quyền ở Ba Lan, khả năng ông Biden, một “đồng minh” của thủ tướng Đức Merkel và tổng thống Pháp Macron, hai người chủ trương xây dựng một châu Âu hợp nhất – lên làm tổng thống Mỹ sẽ là một vố đau cho xu hướng dân tộc chủ nghĩa mà họ muốn thúc đẩy, nhất là khi chính quyền Biden sẽ mở ra cánh cửa cho một hiệp định thương mại tự do Mỹ-Liên Âu, điều rất khó thực hiện với một chính quyền Donald Trump.
Tại Anh, chính quyền bầu Trump, dân chúng bầu Biden
Cùng một suy nghĩ thiên về Donald Trump còn có Anh Quốc, đã rời khỏi Liên Hiêp Châu Âu và đang đau đầu tìm giải pháp cho các vấn đề hậu Brexit.
Theo Newsweek, trong lúc người dân Anh ủng hộ Joe Biden một cách áp đảo với tỷ lệ 61% so với vỏn vẹn 13% cho Trump, theo kết quả thăm dò dư luận YouGov, thì giới lãnh đạo Anh lại hy vọng ông Trump chiến thắng.
Lý do có thể tóm gọn trong một từ: Brexit. Nếu ông Trump tiếp tục nắm quyền, Luân Đôn có thể đàm phán một thỏa thuận tốt hơn với Liên Hiệp Châu Âu. Cho dù các nhà đàm phán Anh kiên quyết phủ nhận, nhưng nhiều quan chức chính phủ Anh cho rằng sở dĩ thương thuyết Luân Đôn – Bruxelles về thỏa thuận Brexit bị trì hoãn cho đến nay, đó là vì ông Johnson muốn chờ cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có kết quả ngã ngũ.
Anh Quốc rất bực bội trước những tuyên bố của ông Biden, bà Nancy Pelosi hay nhiều thượng nghị sĩ Dân Chủ khác đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng yên nếu hòa bình ở Ireland bị đe dọa, mà nguy cơ lại đang đến từ lập trường của Luân Đôn trong đàm phán Brexit. Trên vấn đề này, tổng thống Trump lại có quan điểm nhẹ nhàng hơn.
Mặt khác, Luân Đôn đang kỳ vọng vào một hiệp định tự do thương mại tốt với Hoa Kỳ mà ông Trump từng hứa hẹn, trong lúc quan hệ của một chính quyền Biden với Anh sẽ không phải là ưu tiên so với Liên Âu.
Theo Newsweek, chính phủ Anh háo hức trước khả năng ông Trump làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa đến mức mà họ chỉ bắt đầu liên lạc với ban vận động tranh cử của ông Biden rất muộn. Đó là lựa chọn nói lên sự ngưỡng mộ của thủ tướng Boris Johnson đối với ông Trump nhưng có thể khiến Vương Quốc Anh phải trả giá đắt trong ngắn hạn nếu Biden giành chiến thắng.
Ukraina trung lập
Ngoài những nước nói trên, nhật báo Mỹ USA Today còn ghi nhận sự tồn tại của một vài nước hoàn toàn trung lập, mà điển hình là Ukraina.
Ông Olexiy Haran, một nhà khoa học chính trị tại Học Viện Đại Học Quốc Gia Kiev-Mohyla, cho biết: Người Ukraina, từ lâu đã lo sợ về một cuộc xung đột leo thang với Nga, đã “biết ơn” về quyết định gần đây nhất của ông Trump khi bật đèn xanh bán vũ khí cho Ukraina để có thêm khả năng chống lại Nga.
Tuy nhiên, theo ông Haran, người Ukraina cũng công nhận rằng Biden sẽ là một nhà lãnh đạo “dễ đoán” hơn. Do vậy “điều quan trọng đối với Ukraina là không đứng về phía nào” trong cuộc bầu cử Mỹ.
Sáu người bị giam giữ
vì vụ tấn công nhà thờ Nice ở Pháp
Tin từ PARIS, Pháp – Một nguồn tin cảnh sát Pháp cho biết thêm hai người đàn ông bị bắt liên quan đến vụ tấn công bằng dao khiến ba người thiệt mạng tại một nhà thờ ở Nice, nâng số người bị giam giữ lên sáu người khi các nhà điều tra xem xét các liên hệ cuối cùng của nghi can tấn công.
Nguồn tin này cho biết vụ bắt giữ mới nhất diễn ra vào hôm thứ Bảy (31/10). Một kẻ tấn công hét lên “Allahu Akbar”, chặt đầu một phụ nữ và sát hại hai người khác trong một nhà thờ ở Nice vào hôm thứ Năm, trong vụ tấn công bằng dao chết người thứ hai ở Pháp trong hai tuần với động cơ Hồi giáo. Nghi can tấn công là một thanh niên 21 tuổi đến từ Tunisia, bị cảnh sát bắn và hiện đang trong tình trạng nguy kịch trong bệnh viện.
BFM TV đưa tin rằng các vụ bắt giữ mới nhất trong vụ án liên quan đến hai người đàn ông đến từ thị trấn Grasse, gần bờ biển miền nam nước Pháp gần Nice. Trưởng công tố viên chống khủng bố của Pháp cho biết người đàn ông bị tình nghi thực hiện vụ tấn công ở Nice đến châu Âu vào ngày 20 tháng 9 tại Lampedusa, hòn đảo của Ý ngoài khơi Tunisia.
Các nhà điều tra ở Ý cũng đang tăng cường điều tra về các chuyển động và những liên lạc của nghi can trên đảo Sicily. Các nguồn tư pháp cho biết họ tin rằng hung thủ có thể dành thời gian ở đó sau khi đi từ Lampedusa đến Bari vào đầu tháng 10 trên một con tàu dùng để cách ly di dân. (BBT)
https://www.sbtn.tv/sau-nguoi-bi-giam-giu-vi-vu-tan-cong-nha-tho-nice-o-phap/
Pháp sẽ tổ chức tưởng niệm toàn quốc
các nạn nhân khủng bố ở Nice
Thụy My
Theo báo Nice-Matin hôm nay 03/11/2020, một buổi lễ tưởng niệm toàn quốc sẽ được dành cho các nạn nhân vụ khủng bố tại giáo đường Đức Mẹ Thăng Thiên vào tuần trước.
Buổi lễ sẽ diễn ra tại Nice, và việc tổ chức phải đáp ứng yêu cầu an ninh cũng như giãn cách xã hội trong hoàn cảnh phong tỏa toàn quốc. Song song đó, cảnh sát vẫn đang tiến hành điều tra.
Một nguồn tin cho AFP biết sáng nay có thêm bốn nghi can ở Val-d’Oise (ngoại ô Paris) bị câu lưu. Một nghi can 29 tuổi bị cho là đã liên lạc với hung thủ Brahim Issaoui, ba người khác tuổi từ 23 đến 45 hiện diện tại nhà của nghi can này.
Kẻ sát nhân người Tunisia 21 tuổi vẫn đang nằm viện, bị cảnh sát bắn trọng thương do dùng dao đe dọa sau khi đã giết chết ba nạn nhân. Tình trạng của hung thủ vẫn trầm trọng nên chưa thể thẩm vấn. Le Figaro cho biết do Issaoui bị phát hiện dương tính với virus corona, nên các nhân viên cứu cấp đã chăm sóc hung thủ sau khi bị cảnh sát bắn, hôm nay đều bị cách ly.
Brahim Issaoui từng có nhiều tiền sự về bạo lực và ma túy ở Tunisia, đã nhập cảnh trái phép vào đảo Lampedusa của Ý hôm 20/09, và đến Pháp một ngày trước vụ tấn công hôm thứ Năm 25/09. Hung thủ đã sát hại dã man hai phụ nữ đi lễ và người phục dịch nhà thờ Đức Mẹ Thăng Thiên ở Nice. Theo bộ trưởng Nội Vụ Gérard Darmanin, kẻ khủng bố này rõ ràng đến Pháp chỉ với mục đích giết người.
Trong khi đó AQMI (nhóm thánh chiến Al Qaida ở Bắc Phi) hôm qua kêu gọi người ủng hộ giết chết tất cả những ai phỉ báng tiên tri Mahomet, đồng thời đe dọa sẽ trả thù tổng thống Pháp Emmanuel Macron vì đã bênh vực các tác giả biếm họa. Về phía thủ tướng Canada Justin Trudeau đang bị chỉ trích sau khi tuyên bố « tự do ngôn luận không phải là không có giới hạn ».
Cũng trong hôm qua, nhiều giáo sĩ của ba đền thờ lớn và các liên đoàn Hồi giáo họp tại Paris đã ra thông cáo chung lên án « những lời kêu gọi phi lý về việc tẩy chay hàng Pháp » và « lợi dụng Hồi giáo vào mục đích chính trị ».
https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20201103-ph%C3%A1p-s%E1%BA%BD-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-t%C6%B0%E1%BB%9Fng-ni%E1%BB%87m-to%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-c%C3%A1c-n%E1%BA%A1n-nh%C3%A2n-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91-%E1%BB%9F-nice
Covid-19 tại Pháp:
Số ca nhiễm mới và tử vong phá kỷ lục
Thanh Phương
Theo các số liệu do cơ quan Y Tế Công Cộng Pháp công bố tối qua, 02/11/2020, số ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ tại Pháp đã lên đến 52.518 người, mức cao kỷ lục. Trong khi đó, số ca tử vong trong vòng 24 giờ qua cũng đã lần đầu tiên đã vượt qua ngưỡng 400, cụ thể là đã có 412 người chết do virus corona, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên thành 37.435 người.
Con số bệnh nhân phải nằm phòng hồi sức cũng tiếp tục tăng nhanh, với thêm 430 người trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên thành 3.721 người.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh như vậy, hôm qua, 12 triệu học sinh tại Pháp đã trở lại trường sau kỳ nghỉ lễ Các Thánh. Khác với đợt phong tỏa đầu tiên, trong đợt phong tỏa lần này, các trường từ tiểu học đến trung học vẫn được mở cửa, nhưng với các biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chận dịch, đặc biệt là kể từ nay, các em nhỏ từ 6 tuổi cũng phải đeo khẩu trang, trong khi cho tới nay việc đeo khẩu trang chỉ bắt buộc đối với trẻ em từ 11 tuổi.
Còn tại Đức, hôm qua, thủ tướng Angela Merkel đã báo trước là trong những ngày lễ cuối năm, nhất là Noel, chỉ có các cuộc họp mặt gia đình với số người hạn chế là được phép. Từ hôm qua, toàn bộ các nhà hàng, quán bar, quán cà phê, cũng như toàn bộ các cơ sở văn hóa và thể thao đều phải đóng cửa trong một tháng.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, theo số liệu do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh ( CDC ) công bố hôm qua, tính đến 16 giờ ngày 1/11, số người chết vì Covid-19 đã vượt qua ngưỡng 230.000, cụ thể nay đã có tổng cộng, 230.383 ca tử vong.
Pháp: Cộng đồng châu Á
lại bị kỳ thị và hành hung vì Covid-19
Mai Vân
Ngành Tư Pháp nước Pháp vừa cho mở một cuộc điều tra về những lời kêu gọi bạo lực chống người châu Á. Theo hãng tin Pháp AFP, Viện Công Tố Paris đã xác nhận tin trên hôm 01/11/2020 sau khi trên mạng xã hội Pháp đã xuất hiện những thông điệp tấn công vào người châu Á bị cho là đã mang virus corona vào Pháp.
Theo AFP, những lời kêu gọi đầy hằn học nói trên đã xuất hiện trên mạng xã hội trong những ngày gần đây, từ khi nước Pháp phải tái lập tình trạng phong tỏa để chống dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội trở lại.
Trên trang mạng của Hiệp Hội Thanh Niên Người Hoa tại Pháp AJCF chẳng hạn, từ hôm 28/10 đã xuất hiện những thông điệp như: “Đã đến lúc ngưng đọc manga (truyện tranh Nhật Bản rất được thanh thiếu niên Pháp ưa thích). Giờ đây là săn đuổi người châu Á, bọn mắt hí ăn thịt chó mà chúng ta không bao giờ tha thứ”. Một tin nhắn khác xác định “Hãy vào Quận 13 (khu phố châu Á của Paris) để đi săn bọn Tàu”.
Nghiêm trọng hơn cả là lời kêu gọi “tất cả người da đen, người Ả Rập ở Pháp là hãy tấn công mỗi người Tàu mà họ gặp ngoài đường”, vì có nguy cơ làm dấy lên những vụ xung đột giữa các cộng đồng.
Bà Mai Lam Nguyen-Conan, một tác giả chuyên theo dõi vấn đề kỳ thị tại Pháp đã tiết lộ rằng trong cộng đồng người châu Á có một thực tế mà họ cố tránh không nói ra: Đó là thủ phạm đa số các vụ bạo hành nhắm vào người châu Á không phải là người da trắng.
Những thông điệp kích động hận thù như trên đã thúc đẩy chính quyền Pháp cho mở cuộc điều tra với lý do: “công khai kích động hành vi gây thương tích cho người khác vì nguyên nhân kỳ thị chủng tộc”. Cuộc điều tra được giao cho bộ phận BRDP của cảnh sát chuyên trách việc Trấn Áp Tình Trạng Phạm Tội Nhắm Vào Con Người.
Một nguồn tin từ cảnh sát Paris cho biết một đơn kiện đã được đệ trình, và tình trạng đã được báo cáo trên trang web Pharos, chuyên phát hiện những nội dung phi pháp lưu hành trên mạng.
Hiệp hội AJCF đã kêu gọi cộng đồng người châu Á tại Pháp “đề cao cảnh giác” và khuyến khích mọi người – dù là nạn nhân hay chứng nhân của một hành vi hay lời nói kỳ thị – là nên khai báo ngay để chính quyền có biện pháp nghiêm trị.
Lời khuyên này rất quan trọng vì lẽ người châu Á tại Pháp nổi tiếng là không thích kiện cáo.
Theo ông Sun Lay Tan, phát ngôn viên của hiệp hội Sécurité Pour Tous, tập hợp hơn 60 hội đoàn, chủ yếu là người châu Á tại Pháp, thì sau một đợt đầu vào tháng Giêng và Tháng Hai vừa qua, các hành vi bài châu Á lại có dấu hiệu gia tăng trở lại từ khi có thông báo tái phong tỏa, với những lời đe dọa và thậm chí là hành động tấn công cụ thể.
Hiệp hội quốc tế chống kỳ thị chủng tộc và bài Do Thái Licra hôm 29 tháng 11 cho biết là đã nhờ đến ngành Tư Pháp để chặn đứng những “lời lẽ hận thù nhắm vào người châu Á”, đồng thời yêu cầu Twitter “khẩn cấp” đóng cửa tài khoản những người đưa ra các lời kêu gọi kể trên.
Tính đến sáng ngày 29/10, những tin nhắn twitter đã biến mất, và nhiều tài khoản đã bị đình chỉ.
Những bộ phim nhiều tập
được người Pháp yêu chuộng nhất
Tuấn Thảo
‘‘Game of Thrones’’ (Trò chơi Vương quyền), ‘‘La casa de papel’’ (Phi vụ triệu đô), ‘‘Un Gars, Une Fille’’ (Một trai, một gái), theo thứ tự đó là những bộ phim truyền hình nhiều tập được yêu thích nhất trong ba thập niên qua, theo bình chọn của khán giả Pháp. Ba loạt phim này có thể được xem trên các mạng HBO Max, Netflix của Mỹ hay là mạng Salto của Pháp.
Cuộc thăm dò ý kiến đã được cơ quan Ipsos-Sopra Steria thực hiện, nhân sinh nhật 30 năm ngày thành lập tuần báo chuyên đề Télécâble Sat Hebdo. Khán giả Pháp được hỏi ý kiến về những séries xuất sắc của từng thập niên 1990, 2000 và 2010. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là bản xếp hạng của những bộ phim truyền hình nhiều tập được người Pháp đánh giá là hay nhất trong vòng ba thập niên liền.
Rốt cuộc theo kết quả thăm dò được công bố hồi cuối tháng 10/2020, loạt phim ‘‘Trò chơi Vương quyền’’ (Game of Thrones) của kênh truyền hình Mỹ HBO đã được đông đảo khán giả Pháp bình chọn, đứng hạng nhất trên bản xếp hạng các séries được yêu thích nhất. Tại Pháp, 8 mùa phim ‘‘Game of Thrones’’ được chiếu trên kênh OCS hầu như cùng lúc với HBO và giờ đây có thể được xem theo yêu cầu trên mạng streaming trực tuyến.
‘‘Game of Thrones’’ sẽ được tiếp nối ?
Sự kiện ‘‘Game of Thrones’’ dẫn đầu cuộc thăm dò, cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Mặc dù mùa thứ 8 đã kết thúc một cách hơi ‘‘vô duyên’’ khiến cho nhiều khách hâm mộ cảm thấy bị hụt hẫng, thế nhưng ‘‘Game of Thrones’’ vẫn là loạt phim truyền hình phá mọi kỷ lục, với ít nhất 1 tỷ đô la doanh thu mỗi năm trong gần một thập niên, theo đánh giá của báo New York Times. Ngoài ra còn có hàng trăm triệu người hâm mộ tại 186 quốc gia trên thế giới, tạo ra những cộng đồng fan tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa của ‘‘Trò chơi Vương quyền’’.
Điều đó thúc đẩy giới làm phim nghĩ tới kế hoạch sản xuất các tuyến tiền truyện (prequel), hậu truyện (sequel) và ngoại truyện (spin of). Tuy vậy, với tình hình hiện nay, giới hâm mộ phải chờ đợi thêm ba hoặc 4 năm nữa mới hy vọng thấy xuất hiện trở lại thế giới của ‘‘Game of Thrones’’ trên màn ảnh nhỏ dưới dạng phim nhiều tập, hay biết đâu chừng, trên màn ảnh lớn dưới dạng phim lẻ, nhưng tuyến truyện sẽ phải được trải dài một cách trọn vẹn hơn trên ba tập.
Về hạng nhì là 4 mùa phim truyền hình ‘‘La casa de papel’’ (Phi vụ triệu đô) của Tây Ban Nha, do đạo diễn Alex Pina khởi quay. Đây là loạt phim không được quay bằng tiếng Anh, được xem nhiều nhất trên mạng Netflix. Sau 4 mùa phim, La casa de papel (Phi vụ triệu đô) vẫn nằm trong số 10 séries ăn khách nhất của mạng này, mỗi mùa thu hút hàng chục triệu lượt người xem, phim từng đoạt giải Emmy 2018 dành cho hạng mục chính kịch xuất sắc nhất, tất cả những yếu tố đó cũng đủ để cho giới làm phim lên kế hoạch sản xuất mùa thứ 5 cộng thêm một tuyến ngoại truyện.
‘‘La casa de papel’’ thành công ngoạn mục
So với tựa gốc (La Casa de Papel), tựa đề tiếng Anh ‘‘Money Heist’’ giải thích rõ hơn về nội dung của loạt phim này, kể về hoạt động bí mật của một ‘‘băng cướp thế kỷ’’, lên kế hoạch tấn công trực tiếp vào xưởng in tiền của hoàng gia Tây Ban Nha để đánh cắp hơn 1 tỷ euro. Đằng sau âm mưu động trời này là El Profesor, một đầu não băng đảng tội phạm với bộ óc xuất chúng.
Dựa theo một kịch bản được gói ghém rất chặt, hầu hết các chi tiết đều là những mắt xích quan trọng của vụ cướp, khiến cho người xem phải dán mắt theo dõi bộ phim, vì chỉ cần bỏ qua một tình tiết nhỏ cũng có thể khiến cho khán giả mất đi hứng thú với diễn biến câu chuyện.
Ngoài phần cốt truyện, nhóm viết kịch bản còn đầu tư rất nhiều vào việc xây dựng các nhân vật. Vỏ quýt dày móng tay nhọn: để đối phó với băng cướp, phe cảnh sát điều tra cũng là những đối thủ tính toán đòn phản công đáng gờm, tạo ra được thế giằng co, không chỉ giữa hai phe mà đôi khi còn có thêm nhiều yếu tố khó lường như một ‘‘phe thứ ba’’ hẳn hoi.
Tất cả những yếu tố đó khiến cho ‘‘La casa de papel’’ (Phi vụ triệu đô) trở nên hấp dẫn gay cấn không kém gì các bộ phim truyện như ‘‘Heat’’ của Michael Mann hay là ‘‘Infernal Affairs’’ (Vô Gian Đạo) của đạo diễn Hồng Kông Lưu Vĩ Cường.
‘‘Un Gars, Une Fille’’ bất ngờ ăn khách
Ở hạng thứ ba và đây cũng là điều đáng ngạc nhiên là sự thành công của loạt phim truyền hình ‘‘Un Gars, Une Fille’’ (Một trai, một gái) của Pháp, phóng tác từ séries cùng tên của Canada. Được khởi quay vào năm 1999, bộ phim này thuộc vào dạng phim ngắn, mỗi tập chỉ khoảng từ 5 đến 7 phút và xoay quanh các tình huống đời thường nhưng đáng buồn cười của cuộc sống ‘‘lứa đôi’’, dựa theo ý tưởng các cặp uyên ương sẽ hạnh phúc bên nhau hơn, khi họ ngưng đeo đuổi hình ảnh của một tình yêu hoàn hảo.
Được thực hiện trong vòng 5 năm, loạt phim ngắn này (gồm hơn 450 tập) trên kênh truyền hình France 2, đã làm nên tên tuổi của hai diễn viên chính là Alexandra Lamy và Jean Dujardin. Tuy đã kết thúc cách đây gần hai thập niên, nhưng rốt cuộc séries này vẫn được khán giả Pháp bình chọn làm một trong ba loạt phim yêu chuộng nhất, có lẽ cũng nhờ vào lượng fan khá đông đảo tiếp tục trao đổi về phim này qua các mạng xã hội hay trên kênh video chính thức.
Cuộc thăm dò ý kiến của cơ quan Ipsos-Sopra Steria cũng cho thấy là gu xem phim truyền hình thường rất khác biệt, tùy theo đối tượng và lứa tuổi. Nếu như giới phê bình tán thưởng các loạt phim như ‘‘Breaking Bad’’hay ‘‘The Sopranos’’ hay là ‘‘The Wire’’, thì khán giả Pháp nhìn chung lại ít hưởng ứng các séries này. Giới trẻ từ 16 đến 30 tuổi đặc biệt yêu chuộng phim hành động nhiều tập nước ngoài, trong khi giới khán giả cao niên, từ 60 tuổi trở lên lại thích xem phim truyền hình 100% của Pháp như ‘‘Capitaine Marleau’’ hay ‘‘Julie Lescaut’’.
Hai loạt phim khác của Pháp cũng rất đáng được chú ý là vua ‘‘Kaamelott’’ dưới dạng phim ngắn, ngoài ra còn có ‘‘Dix pour cent’’ (Mười phần trăm/Call My Agent) hiện đang lập kỷ lục về số lượng khán giả vì các tập phim được chiếu vào ngày mai (04/11) là những tập phim cuối cùng. Mùa thứ tư cũng là mùa chót sắp sửa buông màn, ‘‘Dix pour cent’’ được đánh giá là đã thành công mỹ mãn.
Tấn công khủng bố tại thủ đô Áo, ít nhất 4 người chết
Thanh Phương
Ít nhất 4 người đã thiệt mạng trong một vụ tấn công thủ đô Vienna của Áo hôm qua, 02/11/2020 và từ đêm qua cảnh sát đã mở cuộc truy lùng các nghi can trốn thoát được. Đối với thủ tướng Sebastien Kurz, đây rõ ràng là một « cuộc tấn công khủng bố ».
Các vụ nổ súng đã bắt đầu vào đầu buổi tối, vài giờ trước khi nước Áo bị phong tỏa trở lại để ngăn chận dịch Covid-19. Bộ Nội Vụ Áo cho biết có 4 người bị bắn chết và khoảng 15 người bị thương, trong đó có một người bị thương nặng.
Từ Vienna, thông tín viên Isaure Hiace tường trình :
Vào khoảng 20 giờ, những tiến súng vang lên ở Innere Stadt, khu trung tâm lịch sử của Vienna. Cảnh sát xác định 6 nơi có nổ súng, tất cả đều nằm gần nhau. Sống gần một trong những nơi bị tấn công, Daniel Kapp kể lại với đài truyền hình công của Áo: « Mở cửa sổ ra, chúng ta có thể nghe tiếng súng bắn về hướng Rotenturmstrasse và từ cửa sổ tôi thấy có nhiều người bỏ chạy. Khoảng 10 đến 15 phút sau, rất đông cảnh sát đã đến can thiệp.»
Nhà chức trách cho biết ngay là có nhiều kẻ tấn công, trong đó có một người bị cảnh sát bắn hạ, ít nhất một người đang lẫn trốn.
Thủ tướng Sebastien Kurz tối qua cung cấp một số chi tiết : « Họ được trang bị rất nhiều vũ khí, gồm cả súng tự động. Họ đã được chuẩn bị một cách rất chuyên nghiệp. Đây rõ ràng là một vụ tấn công khủng bố ».
Vụ tấn công xảy ra trong một bối cảnh đặc biệt, ngay giữa lúc đang có đại dịch: nhiều biện pháp mới, trong đó có lệnh giới nghiêm ban đêm, bắt đầu có hiệu lực đêm qua. Các trường vẫn được mở cửa, nhưng sáng nay, bộ trưởng Nội Vụ Áo cho biết học sinh ở Vienna không bắt buộc phải đến trường hôm nay.
Dựa trên kết quả điều tra đầu tiên, chính phủ Áo cho biết một trong những kẻ tấn công bị cảnh sát bắn hạ là một « cảm tình viên » của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech) và ít nhất một nghi can đã trốn thoát được.
Vào sáng sớm hôm nay, lúc 6 giờ, bộ trưởng Nội Vụ Áo mở một cuộc họp báo mới. Ông nói : « Các yếu tố thu thập được cho thấy rõ ràng đây là một người có tư tưởng cực đoan, thân cận với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Ông Karl Nehammer cho biết cuộc điều tra đang tiến rất nhanh. Theo lời bộ trưởng Nội Vụ Áo, sáng nay, cảnh sát đã phá cửa để vào khám nhà của hung thủ bị bắn chết. Người này được trang bị nhiều vũ khí, đặc biệt là súng trường tấn công, nhưng đeo thắt lưng chất nổ giả. Nhiều cuộc khám xét khác đã được tiến hành. Ngay từ đêm qua, nhà chức trách đã tăng cường kiểm soát biên giới nước Áo.
Quân đội Áo đã được triển khai để canh gác những địa điểm trọng yếu. Cư dân thủ đô Áo vẫn còn bị sốc. Thật vậy, đây là lần đầu tiên mà nước này bị khủng bố Hồi Giáo tấn công với quy mô như vậy.
Sau vụ tấn công tại Vienna, nước Đức đã tăng cường kiểm soát được biên giới với Áo. Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố khủng bố Hồi Giáo là « kẻ thù chung của chúng ta » và chống khủng bố này là « cuộc chiến chung của chúng ta ». Về phần tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ông khẳng định : « Chúng ta dứt khoát sẽ không lùi bước ». Tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã lên án vụ tấn công ở Vienna.
Truy tìm ‘nghi phạm Hồi giáo
tấn công khủng bố’ ở Vienna
Cảnh sát Áo đang truy lùng ít nhất là một nghi phạm sau các vụ tấn công bằng súng ở thủ đô Vienna khiến bốn người thiệt mạng.
17 người khác bị thương, trong đó có một số người bị thương nghiêm trọng, sau khi các tay súng nã đạn tại sáu địa điểm khác nhau trong trung tâm thành phố tối thứ Hai.
Anh phong tỏa bốn tuần, châu Âu áp lệnh hạn chế mới
Một kẻ tấn công đã bị cảnh sát bắn chết, giới chức cho biết.
Bộ trưởng Nội vụ Karl Nehammer miêu tả kẻ này là “một kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan”.
Những người thiệt mạng gồm hai phụ nữ và hai đàn ông.
Một người nữ là nhân viên phục vụ chạy bàn. Người thứ hai tử vong trong bệnh viện hồi đêm do bị thương quá nặng, tin tức nói.
Các nạn nhân khi đó đang có mặt ở một khu vực tấp nập, nơi có đông người tới các quán bar, nhà hàng, ở gần thánh đường Do Thái giáo ở trung tâm Vienna.
Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu đó có phải là mục tiêu tấn công hay không.
Ông Nehammer khuyến cáo mọi người tránh tới trung tâm. Cảnh sát đã phong tỏa một số con phố và tăng hiện diện tại khu vực. Phụ huynh được yêu cầu giữ con cái tại nhà trong hôm thứ Ba, nếu có thể.
Bảy nạn nhân trong số những người bị thương đang trong tình trạng nguy kịch, nguy hiểm đến tính mạng, truyền thông Áo tường thuật.
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Nehammer miêu tả tay súng được trang bị đầy đủ vũ khí mà cảnh sát đã hạ gục là một kẻ ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).
Nhà riêng của người này đã bị lục soát và giới chức thu được những tư liệu video, ông Bộ trưởng nói. Người này có đeo một băng chất nổ giả trên người, cảnh sát viết trên Twitter.
Trước đó, ông Nehammer nói người ta tin rằng ít nhất có một kẻ tấn công “được trang bị vũ khí rất đầy đủ và nguy hiểm” vẫn đang lẩn trốn.
Các quan chức được dẫn lời nói có thể có tới bốn kẻ tấn công.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz gọi đây là một “vụ tấn công khủng bố ghê tởm”. Chính phủ nói đây là “một vụ tấn công nhằm vào tự do và dân chủ”.
Vụ việc xảy ra chỉ vài giờ trước khi Áo áp lệnh hạn chế mới trên toàn quốc nhằm khống chế tình trạng gia tăng lây nhiễm virus corona.
Nhiều người đang đi ăn uống trước khi lệnh giới nghiêm vào lúc nửa đêm có hiệu lực.
Chính phủ đã tuyên bố ba ngày quốc tang, bắt đầu ngay lập tức, với việc treo cờ rủ và một phút mặc niệm vào giữa ngày. Các trường học cũng để một phút tưởng niệm các nạn nhân trong sáng thứ Tư.
Giới lãnh đạo châu Âu mạnh mẽ lên án vụ nổ súng.
Thủ tướng Boris Johnson nói ông “cực kỳ sốc về các vụ tấn công kinh khủng này”.
Diễn biến vụ việc
Vụ nổ súng tại Vienna diễn ra sau khi có các vụ tấn công của các đối tượng Hồi giáo cực đoan tại Pháp.
Cảnh sát nói vụ việc xảy ra vào lúc khoảng 20:00 giờ địa phương (19:00 GMT) ở địa điểm gần thánh đường Do Thái giáo Seitenstettengasse. Một người đàn ông trang bị vũ khí đầy đủ nã đạn vào những người đang ngồi tại các quán cà phê và nhà hàng ngoài trời.
Lực lượng đặc nhiệm nhanh chóng tới hiện trường. Một cảnh sát bị bắn và bị thương nặng trước khi thủ phạm, kẻ mang một súng trường tự động, một súng lục và một mã tấu, bị “vô hiệu hóa” vào lúc 20:09.
Nghi phạm được xác định là người gốc Bắc Macedonia, 20 tuổi, từng bị kết án về tội liên quan đến khủng bố, ông Nehammer nói với hãng tin Áo APA.
Người này mang song tịch, Áo và Bắc Macedonia.
Cảnh sát nói sáu điểm nổ súng đều ở trung tâm Vienna, gồm Seitenstette, Morzinplatz, Salzgries, Fleischmarkt, Bauernmarkt và Graben.
Nghi phạm bị bắn chết gần St Rupert’s Church.
Lãnh đạo cộng đồng Do Thái Oskar Deutsch nói rằng thánh đường Do Thái giáo đóng cửa vào thời điểm xảy ra vụ tấn công.
Một chiến dịch chống khủng bố lớn đã được triển khai. Cảnh sát đang chặn các con phố quanh khu trung tâm thành phố. Người dân được yêu cầu không tới khu vực và không sử dụng giao thông công cộng.
Cảnh sát tại Cộng hòa Czech láng giềng nói họ đang tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên tại biên giới với Áo để phòng ngừa việc tay súng tẩu thoát theo hướng này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54794388
Vì sao phụ nữ Ba Lan biểu tình giữa mùa dịch Covid?
Ngô Hoàng Minh
Từ đầu năm nay, chính phủ Ba Lan tự hào là có những đường lối rất đúng đắn, ban hành chính sách giãn cách xã hội, cố gắng làm giảm sự lây lan của loại virus corona từ Vũ Hán, mới và quá nguy hiểm này. Nhờ vậy có rất ít người nhiểm bệnh và tử vong.
Bầu cử tổng thống Ba Lan: Andrzej Duda tái đắc cử với 51,2% phiếu
Đức tố cáo Nga ra lệnh ám sát ngay tại Berlin
Thành triệu phú VN thời ‘lấy xẻng xúc vàng’ ở Đông Âu
Nhưng sau dịp nghỉ hè, chính phủ lại cho phép học sinh được hàng ngày cắp sách tới trường, không phải học online nữa, thì dịch bệnh lại bùng phát mạnh, số người có kết quả xét nghiệm dương tính hàng ngày ở Ba Lan đã không chỉ là con số vài trăm nữa, mà đã lên tới hàng ngàn, thậm chí hơn chục ngàn, rồi hơn hai chục ngàn, gây lo lắng khắp nơi và các biện pháp hạn chế giao lưu và tiếp xúc được đưa ra.
Vậy mà suốt hơn một tuần nay, phụ nữ Ba Lan kêu gọi nhau rầm rộ xuống đường biểu tình.
Phong trào có khẩu hiệu ‘Strajk Kobiet’ (Phụ nữ Đình công), với cả trăm nghìn người, nam, nữ tham gia, nổ ra ở các thành phố lớn trên cả nước, và lan sang cả Anh Quốc, với người Ba Lan và thân hữu của họ tham gia ngay tại London hôm vừa qua.
Có phải phụ nữ Ba Lan không sợ Covid-19, bất chấp nguy hiểm dịch bệnh lan tràn?
Theo tâm lý chung, sức khỏe của mỗi cá nhân, của gia đình mình và của xã hội bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc sống, ai cũng quan tâm và gìn giữ. Tức là người dân Ba Lan cũng rất lo lắng về tình hình bùng phát dịch bệnh đợt hai này, nhưng theo tôi nhận thấy, có điều họ còn quan tâm nhiều hơn: vấn đề nhân quyền, cụ thể là quyền tự do quyết định của mỗi cá nhân.
Thế hệ trẻ gốc Việt ở Ba Lan cũng ngày càng ý thức được là vấn đề chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Vậy là cũng đã có rất nhiều các cháu gốc Việt cùng người Ba Lan xuống đường, không chỉ là ủng hộ phụ nữ Ba Lan, mà còn đấu tranh cho chính mình một tương lai tốt đẹp hơn. Nhiều phụ huynh của các cháu cũng lên tiếng ủng hộ, không hề cấm đoán con em mình tham gia, mặc dù tâm lý nói chung của người Việt ở đây là rất lo sợ virus Vũ Hán.
Xu hướng bảo thủ bắt đầu từ năm 2015
Những ai quan tâm chính trị ở Ba Lan thì đã biết là từ năm 2015 đảng Luật pháp và Công lý (PiS) đã thắng cử, có đa số ghế trong Quốc hội và lập chính phủ. Ngay lập tức, đảng cánh hữu này đã tìm mọi cách chiếm lĩnh ngành tư pháp vốn phải độc lập với chính phủ, theo nguyên tắc Tam quyền phân lập. PiS nói cần “thanh lọc” tất cả vì tư pháp còn nhiều “tàn dư của chế độ cộng sản cũ”, vốn đã chấm dứt 30 năm trước.
Bằng cách đổi luật và lợi dụng các thủ tục kỳ lạ, có khi là nhóm họp Quốc hội vào nửa đêm, không mời phe đối lập, họ đã thay dần các thẩm phán trong Tòa án Hiến pháp và mọi tòa án các cấp, thậm chí đưa những người dù không có trình độ cao hay là không được nhiều uy tín vào các cơ quan tư pháp, miễn là có tư tưởng ủng hộ đảng cầm quyền. Liên hiệp châu Âu đã nhắc nhở Ba Lan về nguy cơ đánh mất tính pháp quyền của hệ thống chính trị và tư pháp.
Sống tại Ba Lan tôi thấy có những ví dụ của chuyện bổ nhiệm bị dư luận cho là “qua quan hệ thân hữu”. Thí dụ như bà Chủ tịch Tòa án Hiến pháp Julia Przylebska cũng chỉ có bằng cử nhân luật, không hề có học hàm học vị gì cao siêu như các giáo sư hay tiến sỹ khác, nhưng có quan hệ tốt với Chủ tịch đảng cầm quyền. Báo chí đưa tin là bà này có chăm sóc Chủ tịch đảng PiS Jaroslaw Kaczynski, thường xuyên nấu ăn cho ông ấy, bởi vì ông này sống độc thân, trong nhà chỉ nuôi một con mèo.
Sau những biến đổi ở Đông Âu, Ba Lan đã trở thành quốc gia tự do, theo Phương Tây (gia nhập NATO và EU), do vậy nhiều bộ luật đã được thay đổi. Thí dụ như luật cấm phá thai. Nhiều người biết là ở Ba Lan có nhiều người dân theo Công giáo (đa số), do vậy ở quốc gia này đã có bộ luật nói chung cấm phụ nữ phá thai tại mọi thời điểm. Vào năm 1993 Quốc hội đã cho ra một bộ luật được gọi nôm na là “thỏa hiệp” giữa phe bảo thủ (theo Giáo hội Công giáo – cấm đoán hoàn toàn) và phe tiến bộ (đối phương gọi là phe cánh tả).
Phe tiến bộ này muốn phụ nữ có quyền phá thai tự do trước 12 tuần tuổi, bởi vì người ta cho là khi chưa được 3 tháng thì người mẹ có quyền chưa cho là mình có em bé trong bụng, mà mới chỉ có phôi, chưa hề có nhận thức gì, vậy hoàn toàn có quyền quyết định.
Quan điểm thoáng mở này không được ủng hộ. Do vậy người ta đã cho ra một bộ luật cấm phá thai trong mọi thời điểm, chỉ có ba trường hợp duy nhất được phá thai mà không bị pháp luật trừng trị: đó là khi thai nhi được các bác sỹ phát hiện có dị tật nặng không thể tồn tại lâu dài, hoặc có thai vì phụ nữ bị hiếp dâm, hoặc là khi tính mạng của người phụ nữ bị đe dọa, không thể mang thai, cần được cấp cứu ngay.
Không hiểu sao trong bối cảnh dịch bệnh lan tràn như hiện nay, mà ông chủ tịch đảng PiS Kaczynski, người vừa vào chính phủ nắm một chức Phó Thủ tướng, lại bật đèn xanh cho Tòa án Hiến pháp, vậy khi có một số đại biểu Quốc hội viết đơn kiến nghị thì Tòa án Hiến pháp đã cho ra tuyên án là việc cho phép phá thai khi phát hiện thai nhi bị tàn tật nặng là vi hiến.
Có vẻ Quốc hội Ba Lan không dám thảo luận đại chúng về vấn đề này, mà đã nhờ vào giải pháp của Tòa án Hiến pháp, khiến một số người chỉ trích gọi Tòa nay “chỉ còn là cơ quan bù nhìn của đảng cẩm quyền” sau khi nhiều thẩm phám được bầu chọn không đúng thủ tục pháp lý. Tòa cho ra quyết định quan trọng như vậy, liên quan đến cuốc sống và tính mạng của nhiều người dân, không chỉ đối với phụ nữ đã khiến người ta kêu gọi nhau xuống đường biểu tình.
Người Ba Lan có một câu rất hay “được uống rượu nhưng không nhất thiết ai cũng phải say xỉn”, ý nói là luật cấm nói chung, nhưng cho phép phá thai trong 3 trường hợp đó. Bởi vì không nhất thiết ai cũng phải chọn con đường phá thai, mà cứ cư xử tùy theo lương tâm của mình. Tất nhiên là ai cũng có quyền lựa chọn, không nhất thiết phải tận dụng những điểm này của bộ luật, tức là có thể cứ sinh ra những đứa trẻ kém may mắn của mình (tàn tật, nhiều khi rất nặng).
Nhưng rất tiếc là Ba Lan vẫn chưa phải là một quốc gia giàu có, chỉ trẻ em được nhà nước hỗ trợ một khoản tiền, gọi là tiền nuôi con dưới 18 tuổi. Khi người phụ nữ không có bảo hiểm thì không có các tiêu chuẩn trợ cấp hay hưu trí gì.
Báo chí nêu trường hợp của một phụ nữ Ba Lan quyết định sinh con tàn tật nặng. Người chồng không chịu được vất vả đã bỏ ra nước ngoài sống, biệt tăm từ đó. Nhà nước Ba Lan hàng tháng hỗ trợ cho đứa trẻ một khoản tiền nhỏ, chỉ đủ cho hai mẹ con có cuộc sống nghèo nàn cả đời, vì mẹ suốt ngày phải chăm sóc con, nên không thể đi làm. Đáng buồn là người con qua đời trước, bà mẹ còn lại một mình và mất ngay tiền trợ cấp nuôi con, rút cục là rơi vào cảnh sinh kế khó khăn.
Ở Ba Lan hiện nay có một tổ chức pro-life (chống phá thai) với tên gọi là Ordo Iuris đang hoạt động mạnh. Họ cho xe treo panô rất kích động và bắc loa tuyên truyền “người đồng tính thường hay hiếp dâm trẻ em”, người ủng hộ nạo thai là “bọn sát nhân”.
Đã có nhiều vụ xung đột đường phố vì lý do này. Một nữ đại diện của Ordo Iuris vừa nói họ sẽ tiếp tục đấu tranh để xóa bỏ thêm cả điểm hai trong luật đã mang tính thỏa hiệp nói trên, tức là các nạn nhân hiếp dâm cũng phải sinh con, thậm chí khi người mẹ chưa đủ tuổi thành niên. Điểm ba thì nói về khả năng được phá thai nếu thai nhi và sinh sản đe dọa tính mạng của phụ nữ. Nếu xóa nốt thì sẽ có phụ nữ Ba Lan phải chịu nguy hiểm tính mạng để dưỡng thai bất chấp khuyến cáo y tế.
Có lo ngại xung khắc tôn giáo
Theo tôi quan sát, các điều luật mới nhất này tước quyền lựa chọn của phụ nữ Ba Lan, và theo một số người thì chính quyền với đầu óc Công giáo bảo thủ này coi phụ nữ chỉ là… máy đẻ. Người Việt có câu “tức nước vỡ bờ”, và nhiều người Ba Lan có lẽ cũng có cách nghĩ giống người Việt.
Con số đông phụ nữ đi biểu tình, hô khẩu hiệu rất mạnh, như “Cút mẹ chúng mày đi!”, ý nói là đa số đã sai lầm ủng hộ đảng cầm quyền, bây giờ muốn đuổi đi hết.
Những người biểu tình cho là trước đây mình quá hiền lành và nhẹ nhàng đối với chính quyền, nhưng sau một thời gian nắm quyền dài, chính quyền thỉnh thoảng có những phát biểu gây chia rẽ, nhiều chính trị gia dùng các ngôn từ không hề lịch sự, thì người Ba Lan đã quyết định cũng phải mạnh mẽ hơn, kể cả trong lời nói.
Có khẩu hiệu “Đuổi hết, con mèo thì được ở lại!” nhằm nhắc đến sinh hoạt của chủ tịch Đảng PiS Kaczynski, sống độc thân với mèo. Có gia đình đưa cả trẻ em đi biểu tình, nêu khẩu hiệu “Thậm chí trẻ con cũng biết là khi mẹ mà bực mình thì sẽ thế nào”. Có rất nhiều khẩu hiệu dí dỏm mà tôi thấy khó mà dịch nguyên văn và đủ ý sang tiếng Việt.
Ông Kaczynski, 71 tuổi, đổ thêm dầu vào lửa bằng tuyên bố là các đảng viên và những người ủng hộ đảng này phải bảo vệ chính quyền bằng mọi cách, thậm chí có thể dùng vũ lực.
Bộ Tư pháp Ba Lan lên tiếng là sẽ có những biện pháp cứng rắn đối với những người kêu gọi biệu tình, đe dọa bỏ tù đến 8 năm.
Có người hỏi phải chăng ai đó muốn biến các xung đột này thành cuộc chiến tranh tôn giáo?
Quân cảnh đã nhận được lệnh của thủ tướng Ba Lan là phải hỗ trợ cảnh sát. Hy vọng là người ta chỉ dùng sự hỗ trợ này ở mức độ nhỏ, với lý do là chỉ trong cuộc chiến với dịch bệnh, chứ thực ra quân đội Ba Lan chưa bao giờ chống lại người dân, kể cả trong những năm 80 thế kỷ trước, khi Công đoàn Đoàn kết đình công và toàn quốc được tướng Wojciech Jaruzelski đặt vào tình trạng Thiết quân luật.
Ông Kaczynski nói là cần bảo vệ Giáo hội và dân tộc Ba Lan, không để cho các thế lực thù địch đứng đằng sau những người biểu tình.
Nhưng như chính tôi quan sát ở Warsaw, những người biểu tình không hề có ý định phá nhà thờ nào, ngoài mấy dòng chữ khẩu hiệu mà họ đã trót viết lên tường. Sau đó họ đã biết rút kinh nghiệm, chỉ đi tuần hành ở đường phố và ở trước các trụ sở đảng cầm quyền, tránh xa các nhà thờ và những nơi mang tính chất tôn giáo, các cuộc biểu tình nói chung rất ôn hòa. Một số thanh thiếu niên gốc Việt tham gia biểu tình đã đăng ảnh cầm biểu ngữ tiếng Ba Lan trên mạng xã hội cùng bạn bè. Không thấy cảnh người biểu tình đập phá gì cả.
Cuối cùng, tôi vẫn hy vọng nước Ba Lan sẽ tìm ra một giải pháp tháo gỡ khủng hoảng, lắng nghe các bên và làm sao để xã hội phát triển tốt, người dân luôn có được mọi an toàn về cả phương diện y tế và các quyền chính trị hết sức chính đáng của họ.
Bài viết thể hiện quan điểm của ông Ngô Hoàng Minh, phiên dịch viên tuyên thệ cho Bộ Tư pháp Ba Lan, hiện sống ở Warsaw.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54798769
Iran: ‘Ai đắc cử cũng chẳng ảnh hưởng gì’
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 3/11 nói kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến chính sách của Tehran đối với Washington.
“Chính sách của chúng tôi đối với Hoa Kỳ được làm ra rõ ràng và không thay đổi theo sự thay đổi nhân sự. Ai đến và ai đi không quan trọng đối với chúng tôi”, Reuters dẫn lời ông Khamenei nói trong một bài phát biểu được truyền trực tiếp trên truyền hình nhà nước Iran.
Phát biểu của lãnh tụ Iran được đưa ra vào ngày kỷ niệm sự kiện chiếm đại sứ quán Hoa Kỳ vào năm 1979 ở Tehran, trùng với ngày sinh của Nhà tiên tri Mohammad của Hồi giáo.
Năm nay, Iran hủy bỏ các cuộc tuần hành đánh dấu sự kiện vì lo ngại virus corona lây lan. Đại dịch COVID-19 hiện đã giết chết khoảng 36.000 người ở nước này, khiến Iran trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Trung Đông.
Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cam kết tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran với sáu cường quốc nếu Iran quay trở lại tuân thủ thỏa thuận đó.
Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, mà theo đó, các lệnh trừng phạt tài chính quốc tế đối với Iran được dỡ bỏ để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Sau quyết định của Washington, Iran cũng giảm bớt việc tuân thủ của mình.
Trong khi đó, cử viên đảng Dân chủ Joe Biden cam kết tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân nếu Iran quay trở lại tuân thủ thỏa thuận.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif hôm 2/11 nói với hệ thống truyền thông CBS của Mỹ rằng ông muốn Hoa Kỳ tham gia lại hiệp định, nhưng “tái cam kết không có nghĩa là tái đàm phán” bởi vì “nếu chúng tôi muốn làm điều đó [thương lượng lại], chúng tôi đã làm với Tổng thống Trump bốn năm trước”.
Bộ trưởng Zarif nói với CBS rằng “các tuyên bố của chiến dịch Biden có nhiều hứa hẹn hơn, nhưng chúng ta sẽ phải chờ xem”.
Bắc Triều Tiên đóng hai tàu ngầm,
một tàu có khả năng bắn tên lửa đạn đạo
Hôm 3/11, một nghị sĩ Hàn Quốc cho biết Bắc Triều Tiên đang đóng hai tàu ngầm mới, trong đó có một tàu có khả năng bắn tên lửa đạn đạo, theo Reuters.
Tin cho biết Bắc Triều Tiên có một hạm đội tàu ngầm lớn nhưng chỉ có một tàu ngầm đang trong giai đoạn thử nghiệm được biết có khả năng mang tên lửa đạn đạo.
Ông Ha Tae-keung, một nhà lập pháp của đảng đối lập trong Ủy ban Tình báo của Quốc hội Hàn Quốc, nói với Reuters sau một cuộc họp kín của Ủy ban này: “Một trong những tàu ngầm mà Triều Tiên đang đóng có thể mang tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).”
“Một chiếc là lớp Romeo đã được sửa đổi và chiếc còn lại là chiếc mới với cỡ vừa-lớn,” ông Ha cho biết.
Triều Tiên trưng phi đạn xuyên lục địa mới tại cuộc diễu hành quân sự
Bắc Triều Tiên đã phải chịu các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ kể từ năm 2006 vì các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của nước này.
Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gặp nhau ba lần kể từ năm 2018, nhưng không đạt được tiến bộ trước những lời kêu gọi của Mỹ yêu cầu Bắc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và yêu cầu của Bình Nhưỡng đối với Washington về việc chấm dứt các lệnh trừng phạt.
Ant Group của Jack Ma
tạm ngưng kế hoạch bán cổ phiếu
Kế hoạch lần đầu bán cổ phiếu ra thị trường chứng khoán của hãng công nghệ khổng lồ Ant Group của Trung Quốc đã bị tạm ngưng sau khi việc niêm yết trên thị trường chứng khoán Thượng Hải bị dừng lại.
Giới chức Thượng Hải nói tập đoàn đã báo cáo có “những thay đổi trong môi trường quản lý công nghệ tài chính”, dẫn đến việc bị tạm ngưng.
Ant Group của tỷ phú Jack Ma lên sàn chứng khoán TQ
Sợ Trump, Alibaba nói họ luôn ủng hộ ‘thương hiệu và các nhà bán lẻ Mỹ’
Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
Việc chào bán cổ phiếu theo kế hoạch lẽ ra sẽ diễn ra tại Thượng Hải và Hong Kong trong hôm thứ Năm.
Ant, tập đoàn với Jack Ma, tỷ phú, sáng lập viên của nền tảng thương mại điện tử Alibaba đứng đằng sau, dự kiến bán ra lượng cổ phiếu trị giá khoảng 34,4 tỷ đô la Mỹ.
Ant điều hành Alipay, hệ thống thanh toán trực tuyến chính ở Trung Quốc nơi tiền mặt, séc và thẻ tín dụng từ lâu nay đã bị lấn át bởi thanh toán điện tử bằng các thiết bị và app.
Alipay nói tổng giá trị các khoản thanh toán trong thời gian một năm, tính đến tháng 6, là 17,6 nghìn tỷ đô la.
Hãng trực tuyến có kế hoạch lần đầu niêm yết đồng thời tại hai thị trường chứng khoán trong tuần này.
Tuy nhiên, Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải hôm thứ Ba nói rằng “các vấn đề lớn”, trong đó có báo cáo của Ant về các thay đổi trong môi trường quản trị, khiến tập đoàn không còn đáp ứng được các điều kiện niêm yết hoặc các yêu cầu về tiết lộ thông tin nữa.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hong Kong sau đó nói rằng Ant đã quyết định ngưng việc niêm yết trên thị trường này.
Giá cổ phiếu được định hôm thứ Hai, giữa lúc có các tường thuật nói có nhu cầu cao đối với cổ phiếu của Ant từ các nhà đầu tư lớn.
Ant được trông đợi sẽ bán ra khoảng 11% cổ phần của mình. Tổng giá trị của tập đoàn được định giá vào khoảng 313 tỷ đô la.
Lần ra mắt chào bán cổ phiếu lớn nhất trước đây là của hãng Saudi Aramco, với giá trị 29,4 tỷ đô la Mỹ hồi tháng 12.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54794399
Trung Cộng áp đặt quy định mới đối với
tôm hùm Úc nhập cảng, làm tăng xung đột thương mại
Tin Canberra, Úc – Các hãng xuất cảng tại Úc đã ngừng gởi tôm hùm đá sang thị trường lớn nhất của họ là Trung Cộng, sau khi Bắc Kinh áp đặt các quy định kiểm tra quan thuế mới đối với hàng hải sản tươi sống. Quy định mới được ban hành giữa lúc căng thẳng ngoại giao đang tăng cao giữa Bắc Kinh và Canberra, khiến giới kinh doanh tại Úc lo ngại rằng hải sản sẽ ngành kinh doanh kế tiếp bị chọn làm mục tiêu cho sự trả thù thương mại của Bắc Kinh.
Bộ Trưởng Nông Nghiệp Úc David Littleproud nói Canberra rất lo ngại trước quy định mới của Trung Cộng, vốn có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10, và viên chức Úc đang liên lạc với Bắc Kinh để tìm hiểu việc này. Phía Trung Cộng nói tôm hùm nhập cảng từ Úc cần phải được kiểm tra lượng nguyên tố khoáng vật và kim loại trong sản phẩm này.
Trong khi đó, theo Bộ Trưởng Littleproud, tôm hùm đã được kiểm tra từ trước khi rời nước Úc. Tổ chức thương mại hải sản của Úc vào Chủ Nhật, 1 tháng 11, nói rằng hầu hết các nhà xuất cảng Úc đều đã ngừng gởi tôm hùm sang Trung Cộng, do lo ngại hàng hóa sẽ bị kẹt tại cảng vì quy định kiểm tra mới.
Trong năm 2018-2019, Trung Cộng là thị trường mua gần 94% trong tổng số 529 triệu Mỹ kim lượng tôm hùm đá xuất cảng của Úc. Trung Cộng hồi đầu năm nay tức giận vì Úc kêu gọi quốc tế điều tra nguồn gốc của coronavirus, và đã ban hành một loạt các lệnh trả thù thương mại nhắm vào Úc, như tăng thuế nhập cảng lúa mạch, ngừng nhập cảng thịt bò, điều tra bán phá giá rượu nho, và đổi điều kiện nhập cảng bông vải từ Úc. (Ngô Bảo)
Ứng dụng AI kiểu Trung Quốc:
Rò rỉ hàng ngàn ảnh khuôn mặt với giá bèo
Thiện Phong
Với sự phát triển của công nghệ nhận dạng khuôn mặt AI, ngày càng nhiều thứ có thể được giải quyết bằng cách “quét khuôn mặt”, như để thanh toán khi mua sắm, để được vào tòa nhà chung cư, để mở khóa, thậm chí cả để được dùng nhà vệ sinh công cộng…
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, và câu hỏi về sự an toàn của thông tin sinh học cũng ngày càng tăng. Gần đây, trên một sàn giao dịch trực tuyến ở Trung Quốc đại lục, người ta có thể mua hàng nghìn bức ảnh khuôn mặt với giá chỉ 2 nhân dân tệ. Điều này có nghĩa là nguy cơ thông tin cá nhân bị thu thập bất hợp pháp và sử dụng sai mục đích ngày càng tăng, theo Vision Times.
Một báo cáo ngày 26 của kênh truyền thông nhà nước CCTV cho biết, trên một số nền tảng giao dịch trực tuyến ở đại lục, bạn có thể mua hàng nghìn bức ảnh khuôn mặt chỉ với 2 nhân dân tệ. Nếu những bức ảnh này rơi vào tay bọn tội phạm, chủ nhân của những bức ảnh không chỉ có thể gặp phải nguy cơ lừa đảo mà còn có thể bị tố tụng hình sự vì thông tin khuôn mặt được sử dụng để hack, rửa tiền…
Theo báo cáo, trong hai vụ lấy trộm thông tin công dân bị cảnh sát Chiết Giang bắt giam trong năm nay, các nghi phạm đã sử dụng “công nghệ nhận diện khuôn mặt AI” để lấy ảnh công dân một cách bất hợp pháp và thực hiện một số xử lý trước, sau đó tạo video động thông qua phần mềm “kích hoạt ảnh”. Ngoài ra trong quá trình thử nghiệm mở khóa điện thoại di động, chiếc mặt nạ được in bằng công nghệ 3D đã được sử dụng, cùng với việc điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ màu và góc độ, sau nhiều lần so sánh, điện thoại di động đã được mở khóa thành công.
Theo “Báo cáo khảo sát công khai về ứng dụng nhận dạng khuôn mặt (2020)” mới nhất, hơn 90% số người được hỏi đã sử dụng nhận dạng khuôn mặt, 60% số người được hỏi tin rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt bị lạm dụng và 30% số người được hỏi cho biết họ đã bị thiệt hại về quyền riêng tư hoặc tài sản do rò rỉ và lạm dụng thông tin khuôn mặt.
Liên quan đến vấn đề làm sao để lọt thông tin khuôn mặt, một số chuyên gia cho rằng, nguy cơ công nghệ nhận diện khuôn mặt hiện nay tập trung nhiều hơn ở liên kết lưu trữ. Do sự đa dạng của các ứng dụng nhận dạng khuôn mặt và không có tiêu chuẩn công nghiệp thống nhất, một lượng lớn dữ liệu khuôn mặt được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu tập trung của mỗi nhà điều hành ứng dụng hoặc nhà cung cấp công nghệ. Tuy nhiên thế giới bên ngoài không biết liệu bảo mật dữ liệu có được đặt ra hay không. Ngoài ra nếu máy chủ bị xâm nhập, dữ liệu trên khuôn mặt rất nhạy cảm sẽ có nguy cơ bị rò rỉ.
Ngoài ra, trong thư viện tư liệu của doanh nghiệp, tất cả các bức ảnh đều có đầy đủ nội dung riêng tư cá nhân, chẳng hạn như ảnh đời thực và ảnh tự chụp.
Trên thực tế, những rủi ro về bảo mật thông tin của công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã liên tục bộc lộ trong những năm gần đây. Vào tháng 12/2019, có thông tin cho rằng trên mạng đại lục đã bán dữ liệu khuôn mặt cá nhân. Họ tuyên bố rằng 8 nhân dân tệ có thể mua được 30.000 tấm ảnh khuôn mặt. Một số người bán thậm chí còn nói rằng họ có thể cung cấp “nhiều kênh” hơn về hình ảnh khuôn mặt.
Trung Quốc là quốc gia sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt rộng rãi nhất. Cho dù đó là đầu mối giao thông, trung tâm mua sắm, ngân hàng, khuôn viên, khu dân cư, nhà vệ sinh và giấy tờ, thì “quét khuôn mặt ” là phương tiện nhận dạng được sử dụng phổ biến nhất. Điều này dẫn đến việc rò rỉ thông tin sinh học cá nhân, và kết quả là mọi người đều phải đối mặt với rủi ro bảo mật, và nó cũng giúp chính quyền kiểm soát những người bất đồng chính kiến trong tầm tay.
Liên quan đến việc này, cư dân mạng để lại lời nhắn rằng: “Trong xã hội ngày nay, chỉ cần bạn kết nối mạng Internet là dường như không có quyền riêng tư nào cả. Tôi đã rất tức tối khi bị nhận diện khuôn mặt, cảm giác riêng tư mất hết và bị lộ 100%. Chứng minh thư lúc đầu đã bị lộ, giờ lại còn bị lộ mặt mũi”;
“Thời đại dữ liệu lớn, việc rò rỉ thông tin đơn giản là quá nghiêm trọng”;
“Vậy 2 tệ là mua được hàng ngàn tấm ảnh, bộ phận liên quan có kiểm tra được không? Hay cứ mặc kệ. Đừng để nó trôi đi”;
“Có quyền riêng tư không đây? Bạn còn sống, thì còn không có cách nào [bảo vệ quyền riêng tư]”;
“Khi tôi muốn mua nhà, vô số công ty trang trí gọi điện cho tôi, khi tôi đang mang thai, có người gọi đến bán sữa bột. Thật nhanh”;
“Người khác biết tôi hơn tôi, và tôi bị theo dõi hàng ngày”;
“Lần nào cũng vậy, CCTV sẽ cho chúng ta biết rằng mình đang bị lừa bịp. Nhưng sẽ không bao giờ nói cho bạn biết cách giải quyết hay ngăn chặn nó”.
Đập Tam Hiệp nghiệm thu muộn sau 26 khởi công,
không lãnh đạo nào chịu trách nhiệm
Tâm Thanh
Vào mùa hè năm nay, sông Dương Tử liên tiếp đón những trận mưa lũ khiến Trùng Khánh ở thượng lưu Tam Hiệp bị ngập lụt và Vũ Hán ở hạ lưu cũng bị nước nhấn chìm. Điều này đã dấy lên sự nghi ngờ về chức năng xả lũ của hồ chứa Tam Hiệp, cũng như sự an toàn của con đập, theo Secret China.
Mặc dù đập Tam Hiệp đã đi vào hoạt động được một thời gian khá dài, nhưng hôm 1/11, chính phủ Trung Quốc mới thông báo hoàn thành công tác nghiệm thu tổng thể dự án Tam Hiệp khởi công cách đây 26 năm. Điều kỳ lạ là không thấy ai là người chịu trách nhiệm nghiệm thu dự án lớn này.
“Lãnh đạo” của đập Tam Hiệp biến mất
Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc đăng tải báo cáo của Tân Hoa xã vào sáng 1/11 rằng, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc ngày 1/11 thông báo: Dự án Tam Hiệp chỉ mới hoàn thành các thủ tục nghiệm thu hoàn thiện tổng thể cách đây vài ngày. “Căn cứ vào phán quyết nghiệm thu, nhiệm vụ xây dựng của Dự án Tam Hiệp đã hoàn thành toàn diện, chất lượng công trình đạt yêu cầu kỹ thuật và thiết kế, chất lượng tổng thể tuyệt vời, vận hành lâu dài tốt, phát huy toàn diện hiệu quả và lợi ích của công tác phòng chống lũ, phát điện, vận tải đường thủy và sử dụng tài nguyên nước”.
Trả lời với thế giới bên ngoài về khả năng trữ nước và thoát nước của Đập Tam Hiệp, các báo cáo của chính phủ đặc biệt nhấn mạnh rằng, mùa lũ năm nay, hồ chứa Tam Hiệp có lưu lượng dòng chảy vào cao nhất là 75.000 mét khối mỗi giây kể từ khi xây dựng hồ chứa, cùng với các hồ chứa khác ở trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử, các con đập được xây dựng “tường đồng và tường sắt” để ngăn chặn và giảm lưu lượng đỉnh lũ, “khiến cho khả năng chống lũ của vùng trung và hạ lưu sông Dương Tử được giảm bớt gánh nặng đáng kể”.
Tờ Secret China nhận định, rõ ràng các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã mô tả “bức tường đồng và bức tường sắt” của Hồ chứa Tam Hiệp để đáp lại những thông tin lan truyền rằng, “Đập Tam Hiệp bị biến dạng”.
Cuối tháng 6 năm nay, sông Dương Tử xảy ra trận lũ kinh hoàng, mực nước đập Tam Hiệp dâng lên rất cao, để giải phóng dung tích hồ chứa và đón những trận lũ mới, đập Tam Hiệp đã mở hai cửa xả lũ vào sáng 29/6 để tăng lưu lượng xả, đây là đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp trong năm 2020.
Ngày 2/7, trận lũ số 1 sông Dương Tử hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử, khiến dòng chảy vào Hồ chứa Tam Hiệp dâng lên 53.000 mét khối mỗi giây.
Đến ngày 17/7, trận lũ thứ hai của sông Dương Tử được hình thành, với lưu lượng dòng chảy vào tối đa là 55.000 mét khối mỗi giây. Ngày 26/7, trận lũ thứ ba của sông Dương Tử tiếp tục hình thành và lưu lượng đỉnh lũ đạt 60.000 mét khối mỗi giây vào ngày 27/7.
Trong khoảng thời gian này, hơn 700 con sông ở Trung Quốc đã có mực nước vượt mức báo động, một số con sông đồng thời phát sinh lũ lụt, lũ quét xảy ra ở nhiều tỉnh, các khu đô thị bị nước lũ bao phủ, gây ra trận lũ lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1998 đến nay.
Tính đến ngày 3/7, chính phủ Trung Quốc thống kê có ít nhất 17.000 ngôi nhà đã bị sập do lũ lụt trong năm nay.
Chính vì vậy, nhiều người đã thảo luận và đặt câu hỏi rằng, việc xả lũ của đập Tam Hiệp có làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt của toàn bộ lưu vực sông Dương Tử không?
Ngoài vấn đề tác dụng phòng chống lũ của con đập đầy những lo ngại, điều đáng chú ý nữa là, hôm 1/11, Tân Hoa xã đưa tin Dự án Tam Hiệp đã hoàn tất các thủ tục nghiệm thu hoàn thành tổng thể, nhưng lại chỉ đề cập đến Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc thông báo mà không hề đề cập đến việc ai chịu trách nhiệm nghiệm thu dự án Tam Hiệp.
Về vấn đề này, đài phát thanh của Pháp (Radio France Internationale – RFI) đã đặt câu hỏi rằng, tại sao đập Tam Hiệp, liên quan đến nhiều công trình xây dựng hồ chứa và trạm điện, sau 26 năm khởi công, bây giờ mới tuyên bố “việc xây dựng Dự án Tam Hiệp hoàn thành toàn bộ?”
Bài viết cũng chỉ ra rằng, đập Tam Hiệp được khởi công xây dựng từ năm 1994 với đầy khoa trương, nhưng đến nay “công trình thế kỷ” này đã âm thầm “nghiệm thu”, thậm chí không thấy bóng dáng “người đứng đầu”.
Bài báo dẫn lời Vương Duy Lạc, một chuyên gia về bảo tồn nước, sống ở Đức cho biết: Uông Dương, hiện là thành viên ủy ban Thường vụ cục Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), sau đó là Phó tổng lý Quốc vụ viện kiêm giám đốc ủy ban nghiệm thu hoàn thành toàn thể Dự án Tam Hiệp sông Dương Tử của Quốc vụ viện, đã chủ trì cuộc họp toàn thể đầu tiên của Ủy ban hoàn thành tổng thể Tam Hiệp vào năm 2014.
Tuy nhiên, cho đến năm 2018, ủy ban nghiệm thu do Uông Dương chủ trì không đưa ra được biên bản nghiệm thu. Điều này cho thấy “Uông Dương không muốn ký vào biên bản nghiệm thu tổng thể của Dự án Tam Hiệp. Bởi vì, khi Uông Dương làm bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông đã biết rằng hồ chứa Tam Hiệp là một hồ nước dốc, công trình thủy lợi có độ nghiêng. Mà độ nghiêng của hồ chứa thay đổi theo dòng chảy lớn nhỏ của sông Dương Tử, Trùng Khánh ở thượng nguồn sông Dương Tử sẽ có nguy cơ bị nhấn chìm”. Vì vậy, “Uông Dương đã do dự khi ký vào biên bản nghiệm thu hoàn thành tổng thể của Dự án Tam Hiệp năm đó”.
Nhà quan sát chương trình “Bình luận kinh tế và tài chính” chỉ trích rằng, Dự án Tam Hiệp được coi là “công trình chính trị lớn nhất”, dù là khởi công hay không, Giang Trạch Dân và Lý Bằng đều đích thân tham dự. Tuy nhiên, khi con đập được xây lên đến đỉnh vào năm 2006 thì không thấy Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo xuất hiện. Sau khi hoàn thành đập Tam Hiệp, các đơn vị nghiệm thu chỉ có Bộ Thủy lợi, Ủy ban Cải cách và Phát triển, không có một vị lãnh đạo nào như Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường tham gia.
Thông tin công khai cho thấy, đập Tam Hiệp là nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới về tổng công suất lắp đặt, nằm trên dòng chính sông Dương Tử từ thành phố Trùng Khánh đến thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc.
Đập Tam Hiệp nằm ở Tam Đẩu Bình, huyện Nghi Xương, trong hẻm núi Tây Lăng của vùng Tam Hiệp, cùng với đập thủy điện Cát Châu Bá ở phía hạ lưu tạo thành hệ thống trạm phát điện bậc thang.
Công trình đập thủy điện Tam Hiệp chính thức được khởi công xây dựng vào năm 1994 và hoàn thành vào năm 2009. Tính đến cuối tháng 8 năm nay, Dự án Tam Hiệp đã tạo ra 1.354,1 tỷ KW điện.
Đập Tam Hiệp có thể tồn tại bao lâu?
Trên thực tế, độ an toàn của đập Tam Hiệp đã gây tranh cãi trong một thời gian dài. Đặc biệt là từ năm 2003 đến năm 2010, các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc liên tục đưa ra những thông số khác nhau về khả năng kiểm soát lũ lụt của đập Tam Hiệp.
Năm 2003, khi Tân Hoa Xã đưa tin về đập Tam Hiệp, họ đã lấy tiêu đề là “Đập Tam Hiệp vô cùng kiên cố và có thể chống lũ trong 10.000 năm”. Bài viết thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng hoàn hảo của con đập, đồng thời nhấn mạnh rằng, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng của dự án đập Tam Hiệp là 100%.
Đến năm 2007, Tân Hoa Xã đưa tin về đập Tam Hiệp với tiêu đề “Kể từ năm nay, đập Tam Hiệp có thể phòng lũ trong 1000 năm”. Bài báo nhấn mạnh rằng, đập Tam Hiệp “có thể phòng ngừa lũ lụt trong 1000 năm”, giảm 10 lần từ 10.000 xuống còn 1.000.
Tuy nhiên, đến năm 2008, Tân Hoa Xã đã thay đổi lời lẽ và đăng một bài báo với tiêu đề “Đập Tam Hiệp có thể chống lũ lớn trong 100 năm”. Bài viết nói rằng, việc hoàn thành đập Tam Hiệp là một cột mốc vô cùng quan trọng, “nó có thể chịu được lũ lụt trong 100 năm”, lại giảm thêm 10 lần nữa so với 1 năm trước đó.
Năm 2010, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng dẫn lời Thái Kỳ Hoa, giám đốc Ủy ban bảo tồn nguồn nước sông Dương Tử nhấn mạnh rằng, “chúng ta không thể đặt toàn bộ hy vọng vào đập Tam Hiệp”.
Với những trận mưa lớn liên tục ở Trung Quốc kể từ hồi tháng 6 năm nay, đập Tam Hiệp đã phải chịu áp lực liên tục và mực nước không ngừng dâng cao sau khi đã vượt quá mức cảnh báo.
Ngày 12/7 năm nay, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin về tình hình lũ lụt ở Tam Hiệp rằng, “Đập Tam Hiệp đã làm hết sức mình rồi, xin đừng chỉ trích nó nữa”.
Tuy nhiên, sau khi đề cập đến tình hình lũ lụt của đập Tam Hiệp trong bài báo, hiếm thấy ai thừa nhận rằng, đập Tam Hiệp bị “dịch chuyển, thấm, biến dạng” cùng các tình huống khác, trong khi số liệu chi tiết của từng hạng mục đều không được tiết lộ.
Ngay sau đó, một đoạn video “Mô phỏng thử tình huống vỡ đập Tam Hiệp” đã được đăng tải trên mạng vào ngày 23/7.
Theo như video giới thiệu, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, nước lũ cao tới gần 100 mét sẽ được xả nhanh với tốc độ hơn 100 km/h, trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu Bá và tràn đến thành phố Nghi Xương với tốc độ 70 km/h, chỉ trong vòng 5 giờ đồng hồ, mực nước ở thành phố Nghi Xương sẽ cao tới 10m. Toàn thành phố bị nhấn chìm trong nước lũ.
Những nội dung liên quan khiến người dân xôn xao nhưng ĐCSTQ đã không chính thức phản hồi về việc này.
Nhân viên phòng chống lũ lụt tuyến đầu ở tỉnh An Huy sau khi xem video mô phỏng đó đã bày tỏ với Đài Tiếng nói Hy vọng rằng, Anh ấy nghĩ video về sự cố vỡ đập Tam Hiệp là do một cơ quan “bán chính phủ” làm ra, bởi vì người bình thường không thể suy đoán chuyên nghiệp như vậy được. Về việc vì sao chính phủ lại cho phát hành video để mọi người lan truyền nhau xem, thì anh ấy không biết lý do.
Nhật ký quan chức cao cấp ĐCSTQ:
‘Làm quan cũng giống như làm kỹ nữ’
Thanh Ngọc
Nhật ký của ông quan này đúc kết: “Kỹ nữ và quan chức là hai nghề nghiệp giống nhau như đúc, chỉ bất quá làm quan là bán nước miếng…”
Theo Minh Huệ Net đưa tin, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc dưới trướng của Chu Vĩnh Khang là Chu Bản Thuận bị “ngã ngựa” vào ngày 16 tháng 10 năm 2015, cơ quan thẩm quyền đã tìm được cuốn nhật ký trong phòng làm việc của ông ta. Nhật ký ghi chép lại “cảm ngộ” suốt 40 năm, vén mở bức màn đen tối và sự thật chốn quan trường của Trung Cộng khiến người ta trông thấy liền chết lặng.
Chu Bản Thuận cho rằng làm quan cũng giống như làm kỹ nữ, tất phải học cách nói dối: “Kỹ nữ và quan chức là hai nghề nghiệp giống nhau như đúc, chỉ bất quá làm quan là bán nước miếng. Hãy nhớ cho kỹ, kể từ lúc làm quan trở đi, miệng lưỡi của bạn không chỉ đơn giản là thuộc về bản thân bạn, nói chuyện gì cũng phải dựa theo nhu cầu”.
Chu Bản Thuận vén mở trong nhật ký về “luật rừng” ở chốn quan trường của ĐCSTQ, lấy quyền lực làm hạch tâm: “Cách nhìn của lãnh đạo chính là cách làm của bạn”. Chu Bản Thuận đặc biệt nhắc nhở: Bọn họ thà dùng người ngu hèn còn hơn sử dụng người tài. Kết quả là, chốn quan trường Trung Cộng chỉ toàn tiểu nhân như cá gặp nước, còn người ngay thẳng chính trực lại phải đối mặt với tình cảnh khốn khó.
Chu Bản Thuận nhục nhã bày tỏ “8 luật ngầm trong chốn quan trường” như sau: “Không thể đi truy cầu chân lý, cũng không thể đi tìm hiểu bản lai diện mục (mặt mũi thật sự) của sự vật”; “Có chút văn chương nhưng cũng không thể thực sự có được tri thức, nếu thật sự có tri thức thì nó sẽ làm tổn hại đến bạn”; “Có được tri thức thì bạn sẽ suy nghĩ độc lập, mà suy nghĩ độc lập lại chính là điều tối kỵ trong sự nghiệp chính trị”.
Chu Bản Thuận dựa vào sự tinh ranh và vô liêm sỉ này để tranh giành lợi ích, bức hại bách tính, leo lên vị trí cao. Trong thời gian Chu Bản Thuận còn tại chức, ông ta đã hùa theo Chu Vĩnh Khang bức hại những học viên Pháp Luân Công tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn, cuối cùng đã gặp phải báo ứng ngồi tù 15 năm.
Không biết có phải vì cuốn nhật ký đáng cười này của Chu Bản Thuận đã ‘bôi tro trát trấu’ vào khuôn mặt tô vẽ của ĐCSTQ hay không, mà gần đây một Trường Đảng Trung Cộng đã đưa ra điều răn liên quan đến việc không được viết nhật ký. Theo Sound Of Hope đưa tin, mạng xã hội đang lan truyền một bức ảnh chụp lớp học Trường Đảng Tỉnh ủy Quảng Đông, trong đó các cán bộ lãnh đạo đều đang tham gia khóa đào tạo, trên màn hình chiếu nội dung khóa đào tạo là: “Mười điều răn đối với lãnh đạo”. Nội dung cụ thể như sau:
1, Khi phỏng vấn không nói những lời hàm hồ, không nói nhảm, nói đùa.
2, Không hút thuốc đắt tiền ở những nơi công khai.
3, Không đeo đồng hồ đắt tiền khi bàn chuyện làm ăn hoặc xã giao.
4, Không uống rượu đắt tiền trong các cuộc tiếp đãi thường nhật.
5, Không dùng ô dù trong các chuyến thị sát cơ sở.
6, Đối với các tác phẩm đã được đăng tải không được sao chép lung tung.
7, Không được cười ở những nơi xảy ra thảm họa thiên tai.
8, Không đăng Weibo về các cuộc hẹn cá nhân.
9, Không viết nhật ký về thói ăn chơi trác táng của bản thân.
10, Không làm người phát ngôn của giới tin tức trong các sự việc phát sinh bất ngờ.
Một người dùng mạng bình luận: “Không được cười ở những nơi xảy ra thảm họa thiên tai, chỉ cần có lòng thương người thì đứng trước cảnh ấy chẳng ai có thể cười nổi, vậy mà lại phải đưa vào điều răn, còn chẳng bằng một đứa trẻ, chẳng nhẽ đạo đức của các vị lãnh đạo này thấp kém vậy sao!”.
Những người khác thì nói: “Nói trắng ra là làm chuyện xấu thì đừng để người dân bắt thóp. Trừ những chuyện này ra thì họ có thể được hưởng những đặc quyền và ưu đãi mà ĐCSTQ ban cho”; hay đơn giản là: “Nhận hối lộ không giữ sổ”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nhat-ky-quan-chuc-cao-cap-dcstq-lam-quan-cung-giong-nhu-lam-ky-nu.html
Hai quan chức cấp cao của ĐCSTQ bị sa thải
ngay sau phiên họp toàn thể lần thứ 5
Bình luậnNguyễn Minh
Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc đã đạt được các mục tiêu lớn đầu tiên sau khi cuộc họp chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc, phiên họp toàn thể lần thứ 5, kết thúc vào tuần trước.
Vào ngày 1/11, hai cơ quan giám sát chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) và Ủy ban Giám sát Quốc gia, thông báo rằng, Tong Daochi, thành viên Ban Thường vụ tỉnh Hải Nam và Chánh văn phòng thành ủy Tam Á, đã bị điều tra vì nghi ngờ “vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và luật kỷ luật của đảng”. Vi phạm này thường được sử dụng để cáo buộc liên quan đến tham nhũng.
Tong Daochi là thành viên Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc trong 14 năm, giữ nhiều chức vụ khác nhau.
Vào ngày 2/11, CCDI Cát Lâm cho biết Gao Cailin, phó bí thư chính quyền tỉnh Cát Lâm, đang bị điều tra.
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Gao Cailin bắt đầu làm việc tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc vào năm 1997. Ông Gao thăng tiến và cuối cùng làm việc tại chi nhánh Thượng Hải của ngân hàng này. Năm 2010, ông Gao được chuyển đến Cát Lâm, làm giám đốc phòng Lãnh đạo Công tác Tài chính của tỉnh trong 5 năm.
Theo báo cáo của các cơ quan chống tham nhũng địa phương vào tháng Mười, ít nhất 11 giám đốc điều hành và quan chức trong lĩnh vực tài chính đã bị điều tra, bao gồm: chủ tịch của các ngân hàng tư nhân và nhà nước như Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Thương mại Nông thôn Bo’ai và Ngân hàng CITIC. Tất cả những quan chức này đều là người đứng đầu chi bộ ĐCSTQ tại ngân hàng nơi họ làm việc.
Tại Trung Quốc, gần như tất cả các công ty lớn, dù công ty nhà nước hay tư nhân, đều phải thành lập các chi bộ ĐCSTQ.
Qiushi là tạp chí về hệ tư tưởng của ĐCSTQ được xuất bản 2 tháng 1 lần. Đầu năm nay, tạp chí này xuất bản 1 bài báo, trong đó giải thích tại sao ĐCSTQ lại nhắm vào các thành viên liên quan đến tài chính.
Vào ngày 16/8, người đứng đầu Ủy ban quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm của Trung Quốc, tên là Guo Shuqing, đã viết một bài báo có tiêu đề “Một nhiệm vụ khó khăn: Đối mặt với rủi ro tài chính của Trung Quốc”.
Ông Guo thừa nhận rằng, cung và cầu của Trung Quốc, cũng như thị trường trong và ngoài nước, sẽ phải đối mặt với áp lực trong một thời gian dài. Ông tin rằng hệ thống tài chính của Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức lớn.
Ông Guo dự đoán, nợ xấu tại các tổ chức tài chính có thể tăng lên đáng kể.
Ông cảnh báo, việc chất lượng tài sản (các khoản cho vay và cho thuê) xấu đi gấp đôi là điều không thể tránh khỏi do khoản nợ xấu 2,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (403,5 tỷ USD) của ngành ngân hàng mới phát sinh vào năm 2019, cùng với sự suy thoái kinh tế do đại dịch virus Corona Vũ Hán.
Theo nhà bình luận Tang Jingyuan, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã biến chiến dịch chống tham nhũng thành công cụ để củng cố quyền lực và kiểm soát hệ thống tài chính. Ông Tập gần đây nhấn mạnh hơn vào lĩnh vực tài chính.
Ông Tang Jingyuan cũng cho biết, các cơ quan quản lý Trung Quốc mới đây thông báo rằng họ đã triệu tập Jack Ma, người sáng lập công ty công nghệ tài chính Ant Group, trước đợt IPO (Phát hành công khai chứng khoán lần đầu) dự kiến tại Hong Kong và Thượng Hải.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Ông Tập đang sợ hãi?
Từ này xuất hiện 22 lần trong hội nghị
Tâm Thanh
Mới đây, thông cáo của Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đề cập đến “tiêu dùng” 1 lần và đề cập đến từ “an toàn” tới 22 lần. Cư dân mạng cho rằng, ông Tập Cận Bình lo lắng nhất về an toàn trong chính quyền của mình, theo SOH.
Theo thông báo của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, Hội nghị toàn thể lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 đã không đề cập đến các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cụ thể của “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”.
Đối với “mục tiêu dài hạn 2035”, công bố của hội nghị chỉ nói sơ sài như: Sức mạnh kinh tế, sức mạnh khoa học và công nghệ, sức mạnh tổng thể của cả nước tăng mạnh, tổng sản lượng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người của dân cư thành thị và nông thôn đạt mức mới, GDP bình quân đầu người đạt mức phát triển trung bình.
Đối với bước phát triển kinh tế tiếp theo của Trung Quốc, thông cáo của hội nghị chỉ ra rằng, phải hình thành một thị trường nội địa mạnh mẽ, duy trì mở rộng nhu cầu trong nước và phải xây dựng một hệ thống nhu cầu trong nước hoàn chỉnh. Cần khơi thông tuần hoàn quốc nội, thúc đẩy chu trình kép trong nước và quốc tế, thúc đẩy toàn diện tiêu dùng, phát triển đầu tư không gian.
Tuy nhiên, bản thông cáo hội nghị dài hơn 6.000 từ trong phiên họp, không có nhiều từ vựng liên quan chặt chẽ đến kinh tế: Đề cập “tiêu dùng” 1 lần, “tăng trưởng kinh tế” 2 lần, “đầu tư” 3 lần, “việc làm” 3 lần, “nhu cầu trong nước” 4 lần… Còn “an toàn” được nhắc đến 22 lần, “đổi mới” 15 lần, “cởi mở” 11 lần… Người dùng Caolei1 đăng tải thống kê các từ được lặp lại của ông Tập trong bài phát biểu lên Twitter:
Ngoại giới cho rằng, điều này có thể phản ánh sự sợ hãi của ông Tập Cận Bình trước những khó khăn trong và ngoài nước của ĐCSTQ.
Trong gần 1 năm qua, hoàn cảnh quốc tế của Trung Quốc đã phải chịu những thay đổi lớn nhất kể từ khi bắt đầu cải cách và mở cửa vào năm 1980, thậm chí kể từ khi ĐCSTQ được thành lập. Quan hệ Mỹ – Trung xấu đi một cách toàn diện, ngoài chiến tranh thương mại giữa hai bên, hai nước còn có những cuộc đối đầu nghiêm trọng trên nhiều lĩnh vực như ngoại giao, quân sự, kinh tế, công nghệ, tài chính, truyền thông.
Sau khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán lan rộng trên toàn cầu, quan hệ của Trung Quốc với hầu hết các nước trên thế giới trở nên căng thẳng hơn. Dưới chính sách “ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc nhanh chóng chuyển sang tiêu cực.
Theo báo cáo của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, nhiều học giả cho rằng, nếu Trung Quốc không tích cực cải thiện quan hệ đối ngoại, tình hình khó khăn kinh tế Trung Quốc sẽ không thay đổi.
Về tuyên bố của ĐCSTQ trong việc tuân thủ “tuần hoàn kép”, “tuần hoàn quốc nội” và “nhu cầu trong nước mở rộng”, Trần Chi Vũ, giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu Châu Á tại Đại học Hồng Kông, cho biết: “Nếu ngành công nghệ của Trung Quốc đạt được tuần hoàn quốc nội 100% thì đó sẽ là ngày mà khả năng cạnh tranh của nó chạm đáy”.
Trần Chi Vũ cho rằng, lấy lịch sử làm tấm gương soi, dù là Liên Xô trước đây hay Trung Quốc theo hệ thống kinh tế kế hoạch, thì khởi đầu của 100% việc tự lưu thông là khi sự đổi mới và khả năng cạnh
tranh còn rất yếu. Ông chỉ ra rằng, mặc dù Trung Quốc có dân số 1,4 tỷ người nhưng chỉ dựa vào các nhà khoa học và kỹ sư trong nước để xây dựng sức mạnh công nghệ là chưa đủ.
Ông cho rằng, môi trường đổi mới công nghệ và tình hình bùng nổ mà Trung Quốc đã tạo ra trong 20 năm qua là nhờ sự khích lệ đầu tư vốn và hỗ trợ kỹ thuật từ Hoa Kỳ. Do đó, ông tin rằng, nếu Trung Quốc bắt đầu đi theo con đường tuần hoàn nội bộ, nó sẽ triệt tiêu năng lượng đổi mới tích lũy trong quá khứ.
Lưu Mạnh Tuấn, giám đốc Viện Nghiên cứu Đại lục thuộc Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung Hoa ở Đài Bắc cho biết: Năng lực kỹ thuật trong ngành bán dẫn của Trung Quốc tụt hậu xa so với Hoa Kỳ, đây cũng là một trở ngại cho sự cải tiến công nghệ của nước này trong tương lai. Nếu không có sự trợ giúp của Hoa Kỳ, đây sẽ là “cú bóp nghẹt” lớn nhất đối với Trung Quốc trong thời gian tới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, một giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh xin giấu tên cũng cho biết: Nếu Trung Quốc cam kết giải quyết các mâu thuẫn nội bộ về cấu trúc kinh tế dưới tiền đề hòa hoãn quan hệ Mỹ-Trung, thì Trung Quốc có thể sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế lành mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay mối quan hệ giữa hai nước đang gặp nhiều bất ổn và việc hoạch định tuần hoàn trong nước không mấy hiệu quả.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-tap-dang-so-hai-tu-nay-xuat-hien-22-lan-trong-hoi-nghi.html
Doanh số Huawei giảm mạnh,
bước vào thời khắc sống còn
Hương Thảo
Các lệnh chế tài của Mỹ đã khiến Huawei bị bao vây và đàn áp chưa từng có. Người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi thừa nhận rằng, Huawei đang ở trong thời khắc sinh tử.
Doanh số bán điện thoại di động của Huawei trong quý 3 cũng là bằng chứng cho sự sụt giảm của Huawei, theo Vision Times.
Theo dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường Canalys công bố hôm thứ Năm (29/10), Huawei chỉ bán được 51,7 triệu điện thoại di động trong quý 3, giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái và mất vị trí dẫn đầu về doanh số điện thoại thông minh toàn cầu. Đối thủ của Huawei, Samsung, đã giành lại vị trí dẫn đầu trên thị trường điện thoại thông minh toàn cầu với đơn hàng 80,2 triệu chiếc và chiếm thị phần 22,7%.
Một tổ chức nghiên cứu thị trường khác, Counterpoint Research, đã công bố một cuộc khảo sát cùng ngày, cho thấy rằng các lô hàng điện thoại thông minh của Huawei trong quý 3 là 50,9 triệu chiếc, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái và thị phần của nó giảm xuống 14%.
Các lệnh chế tài của Mỹ đối với Huawei đã khống chế phần mềm và phần cứng của điện thoại di động Huawei. Truyền thông Mỹ đưa tin rằng, trên các thị trường quốc tế theo kế hoạch mở rộng quan trọng của Huawei, người tiêu dùng đã quen với việc sử dụng các ứng dụng của Google, và việc Huawei không thể sử dụng hệ điều hành Android của Google đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất bán hàng của công ty.
Dữ liệu do công ty nghiên cứu thị trường IDC công bố hôm 29/10 cho thấy, Huawei không chỉ đối mặt với suy thoái trên thị trường quốc tế, mà còn có triển vọng kém ở Hoa lục. Trong quý 3, các lô hàng của Huawei tại Trung Quốc đã giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhậm Chính Phi, người sáng lập Huawei, thừa nhận trong một bài phát biểu nhân chuyến thăm Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh và Học viện Khoa học Trung Quốc vào ngày 14-18/9 rằng, Huawei đã “bị đàn áp và bao vây chưa từng có trong một thế kỷ”. 200.000 nhân viên của Huawei đang “cứu vãn sự sống còn của công ty”.
Liên quan đến lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với tấm wafer (tấm silicon mỏng để sản xuất chip bán dẫn) của Huawei, Nhậm Chính Phi cũng thừa nhận rằng “những tấm wafer tiên tiến mà chúng tôi thiết kế không thể được sản xuất bởi các ngành công nghiệp cơ bản trong nước. Chúng tôi không thể vừa sản xuất sản phẩm, vừa sản xuất tấm wafer”.
Nhậm Chính Phi cho rằng các ngành công nghiệp cơ bản của Trung Quốc không mạnh, và không có gì lạ khi chỉ một giọt keo nhỏ có thể hạn chế một quốc gia. “Đây là kỹ thuật phân tử. Đó là công nghệ cao trong số các công nghệ cao. Và hàng nghìn loại keo, chất mài mòn, khí đặc biệt … này đều là công nghệ cao trong số các công nghệ cao, và đất nước chúng ta vẫn chưa thể tiếp cận được”.
Sau khi doanh số bán điện thoại di động của Huawei giảm mạnh trong quý thứ ba, Huawei đã ra mắt điện thoại di động dòng Mate40 thế hệ mới vào ngày 22/10, khẳng định đây là chiếc Mate mạnh nhất
trong lịch sử. Vào cuối hội nghị này, Giám đốc điều hành kinh doanh tiêu dùng của Huawei, Dư Thừa Đông cho biết, “Huawei hiện đang ở một thời điểm rất khó khăn. Chúng tôi đang trải qua vòng chế tài thứ ba của chính phủ Hoa Kỳ”. Vào tháng 8 năm nay, Dư Thừa Đông cũng nói rằng, dưới ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của Mỹ, việc sản xuất Kirin Epistar có thể sẽ dừng vào giữa tháng 9, và chiếc điện thoại di động Mate40 được trang bị Kirin 5G Epistar của Huawei cũng sẽ trở thành “tuyệt bản” cuối cùng.
https://www.dkn.tv/the-gioi/doanh-so-huawei-giam-manh-buoc-vao-thoi-khac-song-con.html
Khu vực tái phát dịch viêm phổi Vũ Hán
ở Trung Quốc mùa thu đông 2020
Bình luậnĐông Phương
Trung Quốc đại lục đang bước vào mùa thu-đông nên nhiệt độ giảm mạnh. Nhiều chuyên gia phòng chống dịch ở Đại lục đều dự đoán rằng, Trung Quốc có nguy cơ sẽ xảy ra làn sóng bùng phát dịch COVID-19 lần 2 vào mùa thu-đông năm nay. Từ giữa tháng Mười tới nay, một số tỉnh ở Trung Quốc đã liên tiếp xuất hiện các ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Tứ Xuyên
Hôm 30/10, trên mạng Trung Quốc xuất hiện thông tin khách sạn Jinyuan Zhangfei International Hotel ở thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên bất ngờ bị cảnh sát phong tỏa. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa (CDC) địa phương đã cử nhân viên phòng chống dịch đến điều tra những người trong khách sạn.
Một đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy cửa khách sạn bị chặn và hàng chục nhân viên chống dịch trong trang phục bảo hộ đang bận rộn kiểm tra trong sảnh. Người phụ nữ quay video cho biết: “Tất cả đều phải xét nghiệm. Bất kỳ ai ăn uống trong khách sạn đều không được phép ra ngoài. Thật đáng sợ!”.
Hôm 31/10, phóng viên của tờ Epoch Times đã gọi điện thoại đến quầy lễ tân của Jinyuan Zhangfei International Hotel, nhân viên khách sạn cho biết: “Hôm qua (30/10) họ mới chỉ kiểm tra thôi, tất cả nhân viên khách sạn đều phải làm xét nghiệm axit nucleic, kể cả khách mời đến tham dự tiệc cưới cũng phải làm xét nghiệm, không có vấn đề gì hết, nếu như có gì chúng tôi đã đóng cửa rồi”.
Nhân viên này cho biết, nguyên nhân khách sạn bị điều tra là do có một vị khách đến từ Hạ Môn đến họp và trú tại khách sạn bị nghi ngờ nhiễm bệnh: “Vị khách đó đã không ở chỗ chúng tôi nữa, ông ấy chỉ là người tiếp xúc gần với một bệnh nhân được xác chẩn, ông ấy đã đi đến những chỗ nào thì chúng tôi cũng không rõ, ông ấy chỉ ở chỗ chúng tôi 2 ngày, hôm qua (30/10) ông ấy đã bị đưa đi rồi”.
Nhân viên ở hai khách sạn gần đó cũng xác nhận tin tức trên với Epoch Times. Nhân viên khách sạn Langzhong Impression Hotel cho biết: “Hôm qua (30/10) khách sạn Jinyuan có một vị khách bị nghi nhiễm coronavirus mới, là người tiếp xúc gần với một bệnh nhân đã được xác chẩn, sau đó khách sạn đó đã bị cách ly, vị khách ấy đến từ Hạ Môn, đến 5h chiều qua thì khách sạn đã không bị phong tỏa nữa, sự việc được phát hiện lúc sáng qua, kiểm tra đến chiều mới xong”.
Tuy nhiên, chính quyền và truyền thông Đại lục đều không đưa ra bất kỳ thông báo nào về vụ việc này, cũng như là không có bất kỳ thông tin gì về tình trạng của bệnh nhân bị nghi ngờ nói trên, ông ấy đã đi những đâu, tình hình những hành khách ngồi cùng chuyến bay với ông ấy ra làm sao.
Giang Tây
Hôm 29/10, thành phố Quý Khê thuộc tỉnh Giang Tây phát hiện một ca tái dương tính. Theo truyền thông địa phương, nam bệnh nhân họ Liễu (47 tuổi) từng có kết quả xét nghiệm axit nucleic dương tính hôm 22/8, sau khi được cách ly đến ngày 10/10 thì cho kết quả âm tính. Hôm 27/10, CDC Quý Khê lại tiến hành xét nghiệm một lượt toàn thành phố và phát hiện người đàn ông này lại dương tính. Đêm hôm đó, bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện được chỉ định để tiến hành theo dõi và điều trị.
Hôm 31/10, một người dân Quý Khê nói với phóng viên Epoch Times rằng, trước kia ông Liễu làm việc và sinh sống tại một xưởng tinh luyện kim loại ở Quý Khê, sau khi nghỉ việc ở đó, ông Liễu đã đến vùng khác để làm việc nhưng đã quay trở về, hiện giờ ông ấy đang bị cách ly, tòa nhà 30 tầng mà ông ấy ở cũng bị phong tỏa rồi”.
Trên mạng cũng xuất hiện một video cho thấy, một khu dân cư nào đó ở Quý Khê cũng xuất hiện các nhân viên mặc quần áo bảo hộ đang điều tra và lấy thông tin của người dân, có một tòa nhà đã bị phong tỏa, người nhiễm bệnh đã được đưa tới Bệnh viện Nhân dân Quý Khê để cách ly và điều trị. Sau đó, người đăng video cho biết, bệnh nhân ở khu phía nam của xưởng tinh luyện kim loại thanh phố Quý Khê đã được xác chẩn.
Hà Nam
Hôm 28/10, huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam xuất hiện 1 ca nhiễm không triệu chứng. Chính quyền huyện Bộc Dương thông báo, hai người đã tiếp xúc với bệnh nhân này là người huyện khác, đang trong quá trình điều tra.
Một đoạn video được đăng tải lên mạng hôm 28/10 cho thấy, khu dân cư Fuxie Garden ở huyện Bộc Dương đã bị phong tỏa, có một chiếc xe cấp cứu 120 đỗ gần đó. Ban đêm còn có người phòng chống và kiểm soát dịch đứng gác ở cổng. Người quay video nói rằng, Fuxie Garden bị chặn cửa vì phát hiện trong khu dân cư có vấn đề về dịch bệnh, xe ô tô không được phép ra vào nữa. Còn cư dân mạng đăng video này cho biết, bắt đầu phát hiện có ca bị lây nhiễm là người Hà Nam, người này vừa trở về quê nhà sau khi chạy thoát khỏi Tân Cương (khu vực đang tái bùng phát dịch bệnh).
Chiết Giang
Cùng ngày 28/10, trên mạng xuất hiện thông tin thôn Yangdibian thuộc trấn Cự Tự, huyện Văn Thành, thành phố Văn Châu của tỉnh Chiết Giang đã bị phong tỏa.
Từ đoạn video đăng tải lên mạng có thể thấy nhân viên kiểm dịch đang kiểm tra thực phẩm đông lạnh tại chợ rau. Theo thông tin thì do thực phẩm đông lạnh có phản ứng với virus (Corona Vũ Hán) nên khu chợ này ngay lập tức bị phong tỏa. Nhiều người đã phải xếp hàng qua đêm để xét nghiệm axit nucleic. Các phương tiện truyền thông đại lục không đưa tin về vấn đề này.
Tân Cương
Hôm 24/10, địa khu Kashgar thuộc Khu tự trị Tân Cương xuất hiện 1 ca nhiễm không triệu chứng là nữ bệnh nhân 17 tuổi. Chỉ sau một đêm đã có thêm 137 ca nhiễm mới, họ đều có tiếp xúc hoặc tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân trên.
Tin tức về đợt bùng phát mới nhất chỉ được công khai sau khi người dân địa phương ở Kashgar chia sẻ thông tin trên mạng xã hội Trung Quốc. Người dân nơi đây nhận thấy có những dấu hiệu bất thường từ việc các chuyến bay bị hủy đột ngột và lối vào đường cao tốc bị đóng cửa.
Ngay sau khi có tuyên bố chính thức, giới chức Trung Quốc đã lập tức tiến hành các biện pháp khắc nghiệt để xét nghiệm tất cả 4,75 triệu cư dân của địa khu Kashgar trong vòng 2 ngày.
Trong đoạn video được cư dân mạng đăng tải hôm 26/10 cho thấy, trong một tòa chung cư ở một khu vực nào đó thuộc Kashgar, trên cửa của tất cả các căn hộ đều bị dán giấy niêm phong, cấm người ra vào căn hộ.
Tính đến 6h tối ngày 31/10, Tân Cương đã có tổng cộng 51 ca được xác chẩn và 222 ca nhiễm không có triệu chứng. Số bệnh nhân này đều đến từ huyện Sơ Phụ và huyện Akto (A Khắc Đào).
Thượng Hải
Vào khoảng ngày 20/10, một khu dân cư thuộc khu phố Hoa Mộc, quận mới Phố Đông, Thượng Hải xuất hiện ca nhiễm. Theo thông tin từ nhóm WeChat địa phương, một hộ gia đình ở khu phố Hoa Mộc sau khi cách li đã được xác chẩn, có 30 hộ gia đình khác đã tiếp xúc gần với hộ nói trên và đã được đưa đến điểm cách li tập trung. Đã phát hiện được 5 ca nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, tài khoản Weibo chính thức của quận mới Phố Đông cho biết hôm 26/10 rằng, khu dân cư đó chỉ có 1 ca nhiễm bệnh, người này từ khu vực khác đến và trong thời gian cách ly đã được xác chẩn, tất cả những người tiếp xúc gần “đều có kết quả âm tính” sau khi xét nghiệm axit nucleic. Do đó, cư dân trong khu dân cư nghi ngờ rằng đã xuất hiện trường hợp nhiễm bệnh mới.
Quảng Đông
Hôm 16/10, một trường hợp khả nghi xuất hiện ở Khu nghỉ dưỡng Phù Dung thuộc quận Hoa Đô, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông. Các thôn thuộc thị trấn Sư Lĩnh và thị trấn Hoa Sơn nằm sát đó đã bị xét nghiệm axit nucleic hàng loạt.
Video cư dân mạng tải lên cho thấy, Khu nghỉ dưỡng Phù Dung đã bị đóng cửa, thôn Kỳ Lĩnh thuộc thị trấn Sư Lĩnh đã tiến hành xét nghiệm axit nucleic toàn thôn. Người quay video nói rằng, không có việc gì thì đừng ra ngoài, có mấy nghìn người đang xếp hàng chờ xét nghiệm axit nucleic.
Sơn Đông
Thành phố Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông đã thông báo xuất hiện dịch bệnh sau kỳ nghỉ lễ dài ngày từ mùng 1 đến mùng 8/10. Hôm 11/10, giới chức Thanh Đảo cho biết, các ca nhiễm mới đều liên quan đến Bệnh viện chuyên khoa Ngực Thanh Đảo, bao gồm một bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện này, một nữ y tá của bệnh viện và chồng của nữ y tá này. Hiện tại bệnh viện chuyên khoa Ngực Thanh Đảo đã bị phong toả.
Vài giờ sau khi ban hành thông báo, chính quyền đã ra lệnh xét nghiệm axit nucleic khẩn cấp cho toàn bộ nhân khẩu trong thành phố, và nhiều tỉnh đã cảnh báo rõ người dân địa phương mình là không nên đến Thanh Đảo.
Theo nguồn tin, dịch bệnh ở Thanh Đảo đã xuất hiện từ trước ngày 1/10, nhưng phía quan chức địa phương lại che giấu dịch bệnh để thu lợi từ các hoạt động du lịch nhân ngày nghỉ lễ, điều này có khả năng khiến dịch lây lan ra toàn quốc theo dòng khách du lịch trong khoảng thời gian này.
Hơn 9 triệu dân Thanh Đảo đã được xét nghiệm axit nucleic trong vòng 5 ngày, thông báo chính thức hôm 16/10 cho biết trong đó “không có một ca nào dương tính”. Kết quả này khiến ngoại giới đều nghi ngờ.
Ông Trần Thời Trung – Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy Phòng dịch Trung ương Đài Loan, đồng thời là Bộ trưởng Bộ Y tế và Phúc Lợi Đài Loan, cho biết không thể nào có kết quả như vậy, xét nghiệm nhất định sẽ xuất hiện kết quả dương tính giả và âm tính giả.
Tuy nhiên, hôm 29/10 vừa rồi lại có thông tin là y tá bệnh viện ở Thanh Đảo đã bị lây nhiễm.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung
Biểu tình Thái Lan: 4 nhà họat động được tự do,
tuyên bố tiếp tục đấu tranh
Lục Du
Bốn nhà hoạt động Thái Lan, bao gồm lãnh đạo cuộc biểu tình và luật sư nhân quyền Arnon Nampa, đã được trả tự do vào sáng sớm hôm thứ Ba (3/11). Họ tuyên bố sẽ tiếp tục đấu tranh để lật đổ Thủ tướng Prayuth Chan-ocha và cải cách chế độ quân chủ ở Thái Lan, theo Reuters.
Các nhà hoạt động này nằm trong số hàng chục người bị bắt sau những biện pháp khẩn cấp mà chính phủ Thái Lan áp dụng vào tháng trước nhằm cố gắng chấm dứt các cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng, nhưng bị phản tác dụng khi nó thúc đẩy hàng chục nghìn người xuống đường ở Bangkok.
Bốn người đã được trả tự do sau khi một tòa án phán quyết rằng cảnh sát đã không thể tiếp tục giam giữ họ. Tuy nhiên, những nhà hoạt động này vẫn phải đối mặt với cáo buộc phá vỡ trật tự công cộng và các cáo buộc khác liên quan đến các cuộc biểu tình.
“Chúng tôi đã ra ngoài và sẵn sàng chiến đấu trở lại”, ông Arnon nói sau khi được phóng thích khỏi nhà tù Bangkok Remand, nơi có hàng trăm người ủng hộ chờ đón ông.
Vào tháng Tám, Arnon đã phá bỏ điều cấm kỵ lâu đời về việc chỉ trích chế độ quân chủ ở Thái Lan khi ông là người đầu tiên công khai kêu gọi cải cách nhằm kiềm chế quyền lực của Vua Maha Vajiralongkorn.
Trong số những người được phóng thích còn có Ekachai Hongkangwan và Suranat Paenprasert, những người bị buộc tội có hành động chống lại vương hậu khi đoàn xe hoàng gia của bà Suthida, vợ của vua Vajiralongkorn, bị chế nhạo khi bất ngờ đi ngang qua những người biểu tình.
Các cáo buộc đối với hai nhà hoạt động có thể dẫn tới án tử hình nếu tính mạng của vương hậu được cho là đã bị đe dọa, và trong các trường hợp khác là từ 16 năm đến tù chung thân đối với những người bị kết tội.