Tin Việt Nam – 31/10/2020
Từ thiện và phẩm giá người vùng lụt
Đây sẽ là một bài viết không có nhiều con số từ các nghiên cứu chính thức về bản chất của cứu trợ, công tác xã hội, tính bền vững của cứu trợ xã hội và phẩm giá của người được cứu trợ.
Vì tôi sẽ nói về cảm xúc của mình khi nhìn những đôi tay xòe ra, ánh mắt van vỉ, cử chỉ xin xỏ và thái độ nằn nì của khá nhiều người dân miền Trung, các vùng ngập lụt bão lũ, thể hiện qua các video live stream mà nhóm của ca sĩ Thủy Tiên đang trực tiếp đến phát tiền.
Tôi sẽ ăn gạch đá đủ cho bài viết này.
-Người ta đang đói còn đòi giữ thể diện à? Mất não.
-Người miền Trung chất phác như vậy thôi, không lẽ phải mặc đồ đẹp lên nhận tiền cứu trợ à?
-Nhà cửa tài sản cả đời người ta trôi hết mất rồi, quá khổ nên mới vậy. Thớt có cho được ngàn nào hay ngồi đó cào phím?
-ĐHS ( x hiểu sao) giờ này vẫn có thằng sân si dòm ngó từng cái chuyện nhỏ của người ta. Giỏi thì đi làm phụ chị Thủy Tiên đi không ai mượn làm thánh phán nha cha nội.
Đại loại phản ứng của đại đa số người đọc Việt Nam sẽ là như vậy.
…
Trên các video của ca sĩ Thủy Tiên, hôm qua đã bắt đầu có náo loạn. Người dân được phát tiền theo phiếu nhưng vẫn có nhiều người chen hàng, kéo theo người khác, trình bày kể khổ. Cô cũng dễ dàng rút thêm tiền đưa một số người có vẻ ngoài đáng thương. Trước đó, một ông cụ ở Hà Tĩnh vay ngân hàng 200 triệu đồng và bị nước cuốn mất gia súc cũng nằn nì xin thêm tiền, ngoài số 10 triệu Thủy Tiên phát cho mỗi hộ. Nghe xong ông cụ trình bày và hỏi vài câu với người dân địa phương, cô quay
người rút ngay 200 triệu đồng đưa lập tức.
“Chị Thủy Tiên tốt lắm. Cứ thấy người già là chị cho thêm tiền à”-fans của Thủy Tiên bắt đầu bùng nổ comments (cmt).
Vài lời cảnh báo, lo ngại sự cảm tính trong hành động này chìm nghỉm trong đại dương tung hô “Chị Thủy Tiên đúng là tiên giáng trần cứu giúp dân miền Trung” “Chị là Phật sống chị ơi”. Sự rộng lượng của dân mạng nhanh chóng lây qua chồng cô-cựu danh thủ Công Vinh: “Bàn thắng lớn nhất trong đời của Công Vinh chính là Thủy Tiên”.
Và vô số cmts bộc phát: “Chị ơi xin ghé nhà em, xóm em, đau lòng lắm, không còn gì ăn, sắp chết đói, 12 ngày rồi không một đoàn nào cứu trợ”…
Và cũng rất nhanh, có những cmts an ủi: “Bạn ơi chờ đi thế nào chị Tiên cũng đến mà”.
Rồi cũng bắt đầu có những cmts: “Gia đình tôi ở đây đóng đủ hết tiền mà xã không phát phiếu nhận tiền, thật sự không công bằng”.
Thực tế, ngay sau đó tại vài nơi Thủy Tiên đi phát tiền đã có những người dân sau khi nhận tiền thì quay lại thắc mắc tại sao người ít người nhiều.
Những người có chuyên môn về hoạt động xã hội đã lo lắng tình trạng này.
Phạm Trường Sơn, Giám đốc các chương trình NPO của Trung tâm LIN (một tổ chức phi chính phủ) viết một status được nhiều người trong nghề đồng tình.
“VÀI CÂN NHẮC KHI TRAO QUÀ TỪ THIỆN (hoạt động sau cứu trợ khẩn cấp)
Từ thiện là công việc của nhân đạo cần sự tử tế và bao dung, công việc sẽ chắc chắn nhiều nhóm làm hậu thiên tai. Số lượng hay chất lượng của món quà chỉ là phần nhỏ mà tấm lòng người trao mới là phần quan trọng. Vì vậy cần tránh:
1. Quy tụ một số đông người ở Ủy ban xã và mang tới một đống quà để bà con xếp hàng phát. Việc làm này hoàn toàn không đúng vì nó không thể hiện có giao tiếp và rất cao thấp. ĐÂY LÀ BỐ THÍ.
Cần làm: khi quy tụ nhiều người cần tổ chức như 1 buổi họp mặt bà con như hội chợ mua sắm, nếu được có văn nghệ phục vụ và phân nhiều quầy để bà con nhận nhiều loại quà. Nếu cẩn thận thì tìm hiểu trước xem bà con cần gì và chuẩn bị quà phù hợp.
2. Khi đến từng nhà trao thì không nên thực hiện cho nhanh để đi trao tiếp nhà khác vì ĐÓ LÀ ĐI CHO CÓ LỆ.
Cần làm: dành 5-10 phút vào nhà ngồi trò chuyện, hỏi thăm bà con. Xin phép được chụp hình hay quay phim và lễ phép trao chút tấm lòng, nhấn mạnh là quà này của nhiều người nhờ mình trao tặng lại và chúc sức khỏe bà con.
3. Cần dẹp bỏ THÁI ĐỘ BỀ TRÊN cao thấp hay trịch thượng xem mình là thánh nhân đến trao quà từ thiện. Việc như vậy rất thường xảy ra ở cả những người đi làm từ thiện nhiều hay ít gặp phải.
Cần làm: từ thiện sử dụng thêm lý trí và lòng bao dung, nếu tặng trẻ em, người già cần cúi chút người xuống để mình bằng với họ và nâng hai tay trao món quà của mình cũng là tấm lòng thành của nhiều người gởi gắm.
Nho nhỏ thế nhưng thực hành rất khó khăn, tuy nhiên khi đã làm được như vậy, bảo đảm người nhận và người trao đều cảm thấy ấm lòng.”
Chúng tôi từng đến khá nhiều ngôi nhà nuôi những người già bán vé số. Thoạt nhìn, ai cũng đáng thương đến tức tim. Cái gì họ cũng cần, cái gì cũng thiếu. Nhưng lân la qua lại một thời gian dài, cộng với tìm hiểu thêm ở những người xung quanh, chúng tôi vỡ ra một sự thật. Ngôi nhà bẩn thỉu, gãy vỡ từng được một người hảo tâm đề nghị sơn sửa cho sạch sẽ, nhưng chính các cụ không đồng ý. Tặng áo quần đã mặc qua nhưng còn mới đến 80%, các cụ không mặc. Tặng xe lăn, các cụ không dùng. Thậm chí chính quyền đã đề nghị mua lại chính ngôi nhà các cụ đang ở chung rồi giao cho họ quản lý, các cụ không đồng ý nốt. Vì khi mặc quần áo trông khổ sở, sống trong ngôi nhà tăm tối, chống nạng hay lê lết đi trên đôi tay hay chiếc ghế thì các cụ mới bán được nhiều vé số nhất, hay được nhiều nhóm từ thiện tặng nhất, mỗi lần tặng nhiều quà nhất. Đấy mới là nguồn lợi lâu dài và lớn nhất của các cụ.
Tôi từng đi tặng quà đêm Giáng sinh với các bạn trẻ trong nhà thờ. Trước khi đi trao quà, chúng tôi được dạy kỹ: Phải tìm đến những người vô gia cư, người lang thang vỉa hè thật sự. Khi trao, phải giữ cơ thể bằng độ cao với họ (ví dụ họ đứng thì mình đứng, họ đang ngồi hay nằm thì mình phải ngồi hẳn xuống), xin chào, tự giới thiệu và trao quà bằng hai tay. Trao xong phải gửi một lời chúc chân thành.
Khó thực hiện như thế lắm. Chúng tôi đi trao quà trong khi dòng thanh niên bằng tuổi lên quần áo lộng lẫy đi chơi. Khi tìm đến một người vô gia cư, ngồi xuống với họ là đối mặt với hàng chục, hàng trăm ánh mắt tò mò từ dòng người nhìn ngó. Mình cũng là thanh niên như họ thôi, không khỏi có chút e ngại, ngượng ngùng.
Nhưng sau khi gặp ba bốn người, tôi hiểu vì sao các tu sĩ dặn kỹ như vậy. Vì chỉ khi ngồi xuống ngang bằng với những người vô gia cư rách rưới nhem nhuốc, nhìn thẳng vào mắt họ và cuối cùng cũng có thể nói ra một câu chúc chân thành từ đáy lòng, chúng tôi đã thấu được thêm một tầng ý nghĩa của câu nói có trong kinh của tất cả các đạo “Chúng ta đều là anh chị em”.
Hôm qua ca sĩ Phương Thanh có một status gây bão dư luận.
Cô viết: “Sáng nay Chanh đi từ thiện 1 làng bị cô lập ở miền núi. Nhiều người dân trên bờ chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không nằm trong vùng lũ cũng canh me, đồn: đoàn Thuỷ Tiên tới cho tiền kìa 10 triệu.Toàn canh me 10 triệu. Không bị lũ lụt lắm cũng canh me tiền. Vô tình tính tham của con người cũng bắt đầu trỗi dậy.
Tiền đi trước có lợi trước, nhưng về hậu sẽ gây ra nhiễu loạn vì ai cũng nhắm vào tiền và đồ nhu yếu phẩm bị vứt bỏ (tấm lòng của biết bao người mua ngày thức làm đêm cực khổ). Người đang cần thì không có, người không cần thì bị phát dư thừa xong đem vứt bỏ”.
Nhà báo Nguyễn Thế Thịnh (báo Thanh Niên) cũng viết trên facebook:
“Mình đi phát quà từng nhà, theo khảo sát trước, mỗi nhà 500 ngàn. Định mức này do người tài trợ yêu cầu.
Phát cho ai phải ghi vào biên nhận, có họ tên, địa chỉ, số CMND, số điện thoại từng người.
Đang phát, tự nhiên mọi người bỏ chạy rần rật. Vừa chạy vừa la: Thủy Tiên, Thủy Tiên!
Chờ mãi rồi họ cũng về, mặt mày rạng rỡ, xòe tiền ra bảo: 3 triệu.”
Nên nghĩ gì đây?
***
Trong một nghiên cứu năm 2015 của Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt Nam mang tên “Nhận thức của người dân về hoạt động từ thiện”, 75% người được hỏi nói một trong những động cơ khiến họ làm từ thiện là để tích đức, tạo phúc cho chính mình và con cháu. Động cơ này khiến người làm từ thiện không cần biết về hoàn cảnh hay tương lai của người được nhận từ thiện. Và sẽ có cuộc tranh giành từ thiện, “từ thiện du lịch”, “từ thiện úp phây”, “từ thiện quảng cáo”, “từ thiện giải nghiệp”… chỉ làm hèn đớn người nhận từ thiện. Những người gặp hoàn cảnh khó khăn đang vô thức tự nguyện và bị biến thành ăn mày.
Sự không may mắn có thể đến với bất cứ ai trong chúng ta bất cứ khi nào. Nhưng nếu người được giúp đỡ có cảm nhận về sự thua thiệt vật chất càng sâu (dù vô thức), thì người trao tặng càng phải chân thành, trân trọng hơn để tránh cứa lên vết thương tinh thần đó.
Trao con cá hay cần câu đều quý giá, nhưng quý giá và bền vững hơn hết là khơi được sự tự tin vào chính bản thân của người đang trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Có như vậy họ mới có thể quật cường thực hiện tâm niệm “sau cơn mưa trời lại sáng”.
Dân miền Trung có một câu tục ngữ nói về từ thiện rất chính xác: “Được mùa thì siêng hơn nhác, mất mùa thì nhác lại hơn siêng”. Nhác là lười biếng. Ý nghĩa câu này là khi mất mùa, thiên tai thì những người lười biếng sẵn có cuộc sống khổ sở rách rưới sẽ được bố thí nhiều hơn những nhà chăm chỉ làm ăn, bình thường khá giả, sáng sủa hơn.
Do vậy, khi tình hình khẩn cấp không còn, việc cứu trợ phải được thực hiện bởi những người chuyên nghiệp, theo chiều sâu. Nếu không nó hoàn toàn trở thành phát chẩn. Nhưng tương lai của phát chẩn thì chỉ là sự tăng cấp của những căn nhà lụp xụp, những tấm lưng còng rạp, gương mặt khổ sở, hoàn cảnh bi đát.
Và sự xuống cấp thảm thương của ý thức xã hội.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Siêu bão Goni tăng tốc hướng vào Biển Đông
Vị trí và hướng di chuyển siêu bão Goni
Bão Goni, dự báo là siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020, đang tăng tốc tiến vào Biển Đông.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Việt Nam, vào 7 giờ sáng ngày 31/10, vị trí tâm siêu bão Goni ở cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17, giật trên cấp 17.
Hai chuyên gia gợi ý mô hình nhà chống lũ cho Thủy Tiên
Về cảnh báo nhiều đô thị VN ‘chìm xuống biển’
Vì sao thiên tai ở miền Trung VN ngày càng trầm trọng?
Bão Goni dự báo đổ bộ vào trung tâm đảo Luzon, phía tây bắc thủ đô Manila khoảng 20h ngày 1/11, và suy yếu dần khi di chuyển thêm về hướng Tây trên Biển Đông do ảnh hưởng của gió trên cao và không khí khô.
Siêu bão Goni dự báo có thể đổ bộ vào Việt Nam ngày 4/11.
Philippines đã phát báo động đỏ về siêu bão Goni, lệnh sơ tán hàng hàng loạt, cấm tàu phà và chuẩn bị lương thực dự trữ cùng phương án cứu hộ cứu nạn.
Nhiều tỉnh miền Trung Việt Nam mưa to
Trong khi đó ở Việt Nam, do ảnh hưởng của bão Goni, nhiều tỉnh miền Trung tiếp tục có mưa lớn.
Thủ tướng Phúc yêu cầu ‘không gây khó nhà hảo tâm’
Bão lũ VN: Tranh cãi việc dân bị thu lại toàn bộ tiền Thủy Tiên phát
Bão lụt miền Trung Việt Nam: Người dân chưa thấy dấu ấn các lãnh đạo?
Các chuyên gia khí tượng cho hay bão Goni tiến về khu vực miền Trung trùng với đợt không khí lạnh tăng cường tràn về. Không khí lạnh kết hợp bão và dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Trung Bộ sẽ khiến tình hình thời tiết tại đây càng phức tạp.
Dự báo bão Goni sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa. Tuy nhiên nhiều chuyên gia dự báo bão Goni sẽ ‘chết yểu’ trên đường đi do không khí lạnh tăng cường.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh và bão Goni, từ Nghệ An đến Hà Tĩnh có mưa từ 50-100mm, có nơi trên 200mm, các tỉnh khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Nam có mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Tranh cãi về phóng sự của VTV và nỗi lòng người cứu trợ vùng lũ
Khó, dễ trong chuyện cứu trợ miền Trung VN
Riêng tại khu vực huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, nơi vừa có vụ sạt lở đất làm nhiều người thiệt mạng, lại có mưa lớn cho tới đêm 31/10.
Giới chức cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và sạt lở đất vùng núi tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Tĩnh hiện đang bị ngập sâu từ 0,5 – 1m, nhiều chỗ nước chảy xiết.
Quốc lộ 15A từ ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc đến ngã ba Phúc Đồng, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh có nhiều đoạn bị sạt mái ta luy dương.
Đường liên xã ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh vạt đồi lở, hàng nghìn khối đất đá tràn xuống đường.
Mưa lớn ba hôm nay khiến thành phố Hà Tĩnh, huyện Can Lộc, Thạch Hà, Hương Sơn, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, thị xã Hồng Lĩnh ngập nặng từ 0,5 m đến 2 m, nhiều xã bị cô lập, nước tràn vào hàng trăm nhà dân.
Sáng 31/10, Việt Nam cho máy bay quân sự chở lương thực tiếp tế cho 3000 dân bị bị cô lập ở Phước Sơn.
Hôm 28/10, thôn 6, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn xảy ra sạt lở đất vùi lấp 11 người, đến nay còn 6 nạn nhân mất tích.
Chiều 28/10, một quả núi ở thôn 1, xã Trà Leng, Nam Trà My, Quảng Nam sạt xuống khiến 53 người bị vùi lấp, trong đó 33 người sống sót và bị thương, 8 thi thể được tìm thấy, còn 12 nạn nhân mất tích.
Hiện công tác cứu hộ cứu nạn vẫn đang được tiến hành.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54758897
Thủy Tiên ngưng phát tiền ở Hải Lăng Quảng Trị:
Hộ khó khăn không có phiếu nhưng trưởng xóm lại có
Hiểu Minh
Sáng 31/10, Thủy Tiên thông báo lên facebook cá nhân rằng đã ngừng trao hỗ trợ tại Hải Lăng Quảng Trị vì phát hiện rất nhiều hộ khó khăn nước ngập sâu lại không có tên trong danh sách nhận hỗ trợ mà phiếu lại ưu tiên suất cho trưởng xóm.
“Thông báo ngừng trao hỗ trợ tại Hải Lăng Quảng Trị. Sáng nay phát quà Tiên phát hiện hầu như có rất nhiều người khá giả đến nhận quà, rất nhiều người đeo vàng và sơn móng chân đến nhận, Nên Tiên đã cho ngừng lại và đi trực tiếp kiểm tra lại danh sách mà team dã duyệt.
Thì phát hiện ra có nhiều hộ có tên trong danh sách khảo sát nhưng lại không có được phiếu để nhận quà, mà phiếu do người khác đi nhận. Điển hình như chị trong video clip này có tên trong danh sách nhận quà nhưng lại không nhận được phiếu, vậy thì phiếu đến nhận đủ suất đâu ra? Ngoài ra rất nhiều hộ khó khăn nước ngập sâu lại không có tên trong danh sách nhận hỗ trợ mà phiếu lại ưu tiên suất cho trưởng xóm như trong clip ở đây.
Vì vấn đề này bất cập nên mong bà con 12 Xã Tiên đã thông báo tại Hải Lăng Quảng Trị thông cảm Tiên sẽ ngừng phát tại đây cho đến khi nào Huyện, Xã sắp xếp lại danh sách đúng người cần giúp thì tụi Tiên sẽ quay lại.
Rất xin lỗi bà con Hải Lăng, Quảng Trị Tiên đã chờ Tiên trong ngày hôm nay, Tiên đã phải thức từ 4h30 để đi vào đây nhưng mà vì vấn đề này phải buộc lòng tạm hoãn, rất mong bà con thông cảm ạ”
Trước đó, ngày 28/10, ca sĩ Thủy Tiên về xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) trao quà ủng hộ cho đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ.
Xã Cảnh Hóa có 703 hộ nhận hỗ trợ, mỗi hộ được 6 triệu đồng; riêng thôn Ngọa Cương có 69 hộ ngập lũ nên được nhận hỗ trợ.
Sau khi người dân thôn Ngọa Cương nhận số tiền nói trên thì Ban cán sự thôn đã đến thu lại toàn bộ số tiền hơn 400 triệu đồng.
Việc làm này của cán bộ thôn bị nhiều dân mạng trên cả nước lên án và nhiều người dân trong thôn phản ứng. Nói về vấn đề này, Thủy Tiên chia sẻ: “Việc cán bộ thôn thu tiền của dân Tiên đã làm việc, xác minh và sau khi xử lý thôn đã trả tiền lại hết cho dân rồi ạ. Mọi người đừng lo nhé ạ”.
Liên Hiệp Quốc hỗ trợ CSVN đối phó với bão
Tin từ Geneva: Dẫn nguồn tin từ Liên Hiệp Quốc, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin tổ chức quốc tế lớn nhất này đang cùng với các đối tác hỗ trợ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối phó bão lụt bằng cách phân phối dụng cụ sửa nhà, vật dụng dùng trong nhà bếp, nhu yếu phẩm, phẩm vật cứu trợ, thức ăn cũng như trợ cấp tiền mặt.
Phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết cơ quan đại diện Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cũng đang phát triển Kế hoạch đáp ứng và cung cấp hỗ trợ về thông tin, phúc trình và động viên nguồn lực cho cộng sản Việt Nam.
Bão Molave đổ vào đất liền hôm 28/10 tại miền Trung Việt Nam khiến 15 người chết và 40 người mất tích. Gần 375,000 người di tản và hàng triệu người bị mất điện. Ước tính có khoảng 7.7 triệu người ở miền trung Việt Nam bị ảnh hưởng vì lũ lụt kể từ đầu tháng này.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết cơn bão mới nhất này sẽ gia tăng số trẻ em gặp nguy cơ lên hơn 2.5 triệu tại Việt Nam. Nhiều trường học tại miền Trung Việt Nam đóng cửa trong nhiều tuần, một tình trạng vốn đã căng thẳng vì đại dịch COVID-19. UNICEF đang cung cấp trợ giúp khẩn cấp bao gồm nước uống, thực phẩm dinh dưỡng, vệ sinh, cùng hỗ trợ giáo dục cho người dân vùng lũ.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/lien-hiep-quoc-ho-tro-csvn-doi-pho-voi-bao/
Việt Nam : 2,5 triệu trẻ em bị ảnh hưởng
vì thiên tai liên tiếp
Thu Hằng
Chỉ trong một tháng, miền Trung Việt Nam đón ba cơn bão nhiệt đới lớn, gây ra lũ lụt nghiêm trọng và khiến ít nhất 174 người thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời. Theo UNICEF Việt Nam ngày 30/10/2020, có khoảng 2,5 triệu trẻ em bị tác động trực tiếp vì đợt thiên tai chưa từng có này.
Cụ thể, theo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam, khoảng 2,5 triệu trẻ em có nguy cơ mắc bệnh do không được tiếp cận với nước uống và môi trường ô nhiễm, kể cả tại những trung tâm sơ tán do khu vực này vẫn bị ngập lụt và điều kiện vệ sinh vô cùng khó khăn.
Nhiều trung tâm y tế bị phá hủy khiến bà mẹ và trẻ em không được hỗ trợ phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe cơ bản, chăm sóc sức khỏe định kỳ (tiêm chủng, tư vấn dinh dưỡng) trong thời điểm nguy cơ dịch bệnh gia tăng. Về giáo dục, học sinh vùng thiên tai phải nghỉ học do trường học bị hư hỏng và như vậy sẽ bị thiệt hơn sau khi đã phải nghỉ học một thời gian chung với học sinh cả nước để chống dịch Covid-19.
UNICEF đã nhận được hơn 180.000 đô la hỗ trợ từ nhiều cơ quan của Liên Hiệp Quốc và các đối tác nhân đạo để cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh cho người dân vùng bị ảnh hưởng.
Trong chuyến công du Việt Nam ngày 30/10, ngoại trưởng Pompeo chia buồn với Việt Nam về thiệt hại nhân mạng do lũ lụt gây ra trong các trận bão, đồng thời thông báo hỗ trợ thêm 2 triệu đô la để khắc phục hậu quả lũ lụt. Trước đó ngày 17/10, Mỹ đã quyết định viện trợ cho Việt Nam 100.000 đô la.
Chỉ trong tháng 10, miền Trung Việt Nam chịu ba cơn bão nhiệt đới lớn (Linfa, Nangka và Molave, bão số 7, 8, 9) gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hơn 7 ,7 triệu người sống ở 9 tỉnh miền Trung Việt Nam bị ảnh hưởng. Mực nước ở một số khu vực đã đạt mức cao nhất trong hơn hai thập kỷ. Chỉ riêng bão Molave (bão số 9) đã khiến 27 người chết, 50 người mất tích và 67 người bị thương, theo thông báo ngày 31/10 của Tổng cục Phòng chống thiên tai.
Nhà tù ở Nghệ An nơi giam giữ tù nhân lương tâm
Trần Huỳnh Duy Thức bị ngập cao 1 mét
Tin Vietnam.- Ngày 30 tháng 10 năm 2020, cựu tù nhân lương tâm Lê Thăng Long bày tỏ lo lắng trên Facebook cá nhân rằng, trại giam số 6, tại xã Hạnh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã bị nước lũ ngập cao đến 1 mét. Đây là nơi đang giam giữ nhiều tù nhân lương tâm, trong đó có ông Trần Huỳnh Duy Thức, một người đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền nổi tiếng ở Việt Nam vì sự can trường và luôn kiên định con đường đã chọn.
Ông Thức đã bị Công an Cộng sản bắt giam từ năm 2009 đến nay với điều kiện giam giữ khắc nghiệt, khiến sức khoẻ của ông bị sa sút, nhưng ông Thức vẫn nhiều lần từ chối cơ hội được phóng thích bằng con đường ra ngoại quốc định cư. Dù tình trạng ngập lụt đang khá nguy hiểm cho các tù nhân lương tâm vốn bị nhà cầm quyền xem là kẻ thù, cần phải đàn áp, tiêu diệt nhưng ông Lê Thăng Long nói rằng, nguồn tin ông nhận được là các tù nhân vẫn chưa được đưa đi tránh bão lụt.
Theo báo Vnexpress, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 gây mưa lớn, cộng với việc nhiều nhà máy thuỷ điện, và hồ thuỷ lợi xả nước lũ với cường độ lớn nên nhiều địa phương ở tỉnh Nghệ An, và Hà Tĩnh đã xảy ra tình trạng ngập lụt nặng, trong đó có huyện Thanh Chương, nơi đang giam giữ các tù nhân lương tâm. Thông tin từ người dân sống tại Nghệ An và Hà Tĩnh cho biết, đến 4 giờ chiều 30 tháng 10, mưa lớn vẫn tiếp diễn trên địa bàn họ đang sống và nước thì càng ngày càng dâng cao, có nơi nước dâng ngập nhà hơn 2 mét.
An Nhiên
CSVN yên tâm hơn nếu Biden thắng cử
Tin Hà Nội, Việt Nam – Theo bài phân tích của tờ Asia Times, vào đầu tuần này, Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Tổng Thống Trump không trừng phạt Việt Nam vì thao túng tiền tệ, vốn là cáo buộc được chính phủ Trump khẳng định từ nhiều năm qua nhắm vào Việt Nam.
Ông Phúc đề nghị chính phủ Trump đánh giá khách quan hơn về tình hình Việt Nam, sau khi Cơ quan Đại diện thương mại Hoa Kỳ trong tháng này thông báo rằng Việt Nam sẽ bị điều tra về việc thao túng tiền tệ. Hà Nội đang chuẩn bị để đàm phán với Washington trong trường hợp ông Trump thắng cử nhiệm kỳ 2, hoặc muốn trừng phạt Việt Nam trước khi ông hết nhiệm kỳ.
Đồng thời, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cũng đưa ám hiệu với ban tranh cử của ông Biden rằng, Hà Nội muốn chấm dứt sự giằng co về cáo buộc thao túng tiền tệ, vốn đã kéo dài từ năm 2017 đến nay. Tuy nhiên, cũng như mọi quốc gia khác trên thế giới, Hà Nội không bao giờ để lộ rằng nước này ủng hộ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ.
Nếu ông Biden thắng cử, ông được cho là sẽ không thay đổi nhiều về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ hiện nay, bao gồm cả việc cứng rắn với Trung Cộng và phát triển quan hệ với các quốc gia châu Á khác, và cả 2 chiến lược này đều có lợi cho Hà Nội.
Trong khi đó, nếu ông Trump chiến thắng, ông có thể mạnh tay hơn nữa với Bắc Kinh, và làm tăng căng thẳng giữa Trung Cộng và Việt Nam, điều mà Hà Nội muốn tránh. So giữa 2 ứng cử viên, Hà Nội có lẽ thích đàm phán ngoại giao với ông Biden nhiều hơn, do ông được coi là người ôn hòa và dễ đoán, so với tính tình nóng nảy và hay thay đổi của Tổng Thống Trump. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/csvn-yen-tam-hon-neu-biden-thang-cu/
Việt Nam đang hưởng lợi
từ chính sách ‘thoát Trung’ do Mỹ khởi xướng
Đại Nghĩa
Theo Nikkei Asia, khi Việt Nam đang có sự bùng nổ sản lượng xuất khẩu do ngày càng nhiều công ty rời khỏi Trung Quốc, Hà Nội có thể cảm ơn sự giúp đỡ một phần từ một nơi: Washington.
Có rất nhiều ví dụ về điều này. Năm nay, hai công ty Việt Nam đã cung cấp linh kiện cho một nhà sản xuất Canada, trong khi một loạt công ty dệt may đã có thể xuất khẩu thiết bị bảo hộ cá nhân sang Mỹ, Tây Ban Nha, Ghana và Nhật Bản. Điểm chung giữa họ là tất cả các công ty này đều nhận được sự hậu thuẫn – dưới hình thức này hoặc hình thức khác – từ chính phủ Hoa Kỳ.
Khi các công ty rút khỏi Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khiến họ chuyển dịch sản xuất sang Mỹ. Nhưng thay vào đó, họ lại tập trung vào các nước thứ ba để phân tán rủi ro. Việt Nam đã được hưởng lợi từ sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng này, trong một số trường hợp là với sự hỗ trợ của Mỹ.
Các quan chức Mỹ đã sớm nhận ra rằng không phải tất cả các khoản đầu tư đều sẽ về nước.
“Trong số các mục tiêu của Tổng thống Trump trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là gây áp lực buộc các công ty Mỹ chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, điều mà ông cho rằng sẽ đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ và bảo vệ việc làm của người dân Mỹ”, Barbara Weisel, trợ lý đại diện thương mại Mỹ đầu nhiệm kỳ của tổng thống Trump và hiện là giám đốc điều hành hãng tư vấn Rock Creek Global Advisors cho biết. “Các quan chức Mỹ đã biết rằng nhiều công ty sẽ chọn không chuyển đến Mỹ mà chuyển sang các nước khác.”
Ngày càng có nhiều công ty Mỹ như Apple hay Nike mua hàng từ các nhà cung cấp tại Việt Nam, khiến nước này trở thành một ví dụ điển hình trong những “quốc gia khác [ngoài Trung Quốc]”.
Một số khía cạnh trong chính sách của Mỹ cũng có lợi cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Ví dụ, có một chương trình trị giá 22 triệu đô la do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ điều hành hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Nó được biết đến với tên gọi LinkSME, chương trình kết nối họ với các công ty toàn cầu, nhiều công ty trong số đó muốn tìm nguồn hàng tại Việt Nam khi họ đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Đó là cách mà công ty sản xuất linh kiện máy Metosak của Canada, đã ký kết các thỏa thuận với các nhà cung cấp Việt Nam như JAT. Chương trình LinkSME cũng đã làm việc với Dệt may Trường Sơn Thịnh và các công ty khác của Việt Nam để xuất khẩu PPE trong thời kỳ đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nó cũng đồng tổ chức sự kiện kết hợp 60 nhà cung cấp của Mỹ với các tập đoàn như Mitsubishi Motors (VN), Ford Motor (VN) và Thaco Trường Hải của Việt Nam.
Robert Greenan, Phó Giám đốc Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố HCM, cho biết tại một sự kiện vừa diễn ra, tập trung vào đa dạng hóa và khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng: “Việt Nam là một nút quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.”
Curtis Chin, cựu đại sứ Mỹ tại Ngân hàng Phát triển Châu Á, cho biết các doanh nghiệp rời Trung Quốc để cắt giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, thay vì dựa vào một quốc gia duy nhất và đối mặt với rủi ro thương mại, địa chính trị và an ninh.
Fred Burke, đối tác quản lý của công ty luật Baker & McKenzie (Việt Nam), cho biết các quan chức Mỹ hiểu tại sao các doanh nghiệp nước ngoài chọn di cư đến Việt Nam hơn là sang Mỹ. Burke thường nói chuyện với các quan chức khi họ tìm kiếm đầu vào của khu vực tư nhân.
Burke nói với Nikkei: “Tôi nghĩ rằng họ đủ thực tế để biết rằng khoản đầu tư sẽ đi đến nơi mà nó sẽ được sử dụng tốt nhất.
Việt Nam được nhiều người coi là bên thắng cuộc trong cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, nhờ lương thấp hơn, giao dịch thương mại đa dạng và vị trí dọc các tuyến vận tải biển.
Ông Chin, hiện là thành viên châu Á tại Viện Milken, một tổ chức tư vấn kinh tế ở Santa Monica, California, cho biết rằng ngay cả khi Việt Nam chiếm được thị phần lớn hơn trong xuất khẩu thế giới, đa dạng hóa dòng chảy thương mại thì đó cũng là lợi ích của Mỹ.
Ông nói: “Đại dịch đang diễn ra đã cho thấy rõ những rủi ro của việc phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng và nguồn cung ứng từ Trung Quốc.”
Mỹ và Việt Nam ngày càng thân thiết. Hôm thứ Tư (28/10) đánh dấu sự bắt đầu của Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương thường niên, mà Mỹ gọi là một trong những sự kiện thương mại tầm cỡ ở châu Á. Năm nay chủ nhà là Hà Nội.
Ngày 30/10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ. Ông đã cho biết một số thông tin trên Twitter về chuyến thăm này:
“Hôm nay tôi đã có một số cuộc họp tuyệt vời ở Hà Nội. Tôi rất vui được gặp lại những người bạn Việt Nam của chúng ta và tiếp tục cam kết của Hoa Kỳ đối với một Việt Nam độc lập và mạnh mẽ.”
Trước đó, ông cho biết: “Hôm nay, tôi sẽ công bố thêm 2 triệu đô la trong khoản hỗ trợ @USAIDSaveLives để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng ở miền Trung Việt Nam. Hoa Kỳ sát cánh với tất cả những người Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa thương tâm này.”
Theo thông tin từ Cơ quan Hỗ trợ Hoa Kỳ (USAID), trong 20 năm qua, nước Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 1.8 tỷ USD, trong đó có hơn 700 triệu USD cho y tế.
https://www.dkn.tv/the-gioi/viet-nam-dang-huong-loi-tu-chinh-sach-thoat-trung-do-my-khoi-xuong.html
Mục tiêu tối hậu: vào Đảng Cộng sản để thăng quan tiến chức?
Diễm Thi, RFA
Hôm 29 tháng 10 vừa qua, một số báo mạng nhà nước Việt Nam có đăng bài viết cảnh báo tình trạng đảng viên nghỉ hưu, thôi việc là nghỉ hẳn sinh hoạt đảng đang diễn ra tại một số tỉnh miền núi Tây Bắc. Trong bài viết có dẫn lời ông Đỗ Trường Sơn, Bí thư Thành ủy Lào Cai rằng: Nếu đồng chí nào khi nghỉ hưu nghỉ luôn sinh hoạt đảng đó là người cơ hội, vào Đảng chỉ vì chức vụ quyền hạn, chỉ phục vụ công việc của mình.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng, chuyện bỏ sinh hoạt đảng sau khi về hưu hay nghỉ việc xảy ra với rất nhiều đảng viên. Ông phân tích:
“Cái chuyện người ta về hưu người ta bỏ sinh hoạt đảng thì nó rất phổ biến, trừ những người phải làm chức gì đấy như tổ trưởng dân phố hay chức gì đấy thì họ còn sinh hoạt thôi. Còn đa số thì cứ lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng. Số ấy đông lắm.
Có người chán Đảng, bỏ Đảng một cách đường hoàng. Có thể công khai, có thể không công khai. Mỗi người có một hoàn cảnh. Người ta lặng lẽ bỏ. Cũng có những người thì về hưu rồi không còn có gì ‘chấm mút’ được nữa thì thôi, không sinh hoạt đảng nữa. Đấy cũng là một kiểu bỏ đảng. Thực sự có rất nhiều kiểu bỏ Đảng.”
Trong sáu năm qua, người ta nhận thấy có hai đợt bỏ Đảng. Đợt thứ nhất vào năm 2014. Những người bỏ Đảng lúc đó có một viên chức ngoại giao Việt Nam tại Thụy Sĩ là ông Đặng Xương Hùng; một đảng viên Cộng sản lão thành là ông Lê Hiếu Đằng; một người từng làm việc cho cơ quan an ninh Việt Nam là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng; một Trung tá Quân đội là Tiến sĩ- Bác sĩ Đinh Đức Long.
Cái chuyện người ta về hưu người ta bỏ sinh hoạt đảng thì nó rất phổ biến, trừ những người phải làm chức gì đấy như tổ trưởng dân phố hay chức gì đấy thì họ còn sinh hoạt thôi. Còn đa số thì cứ lặng lẽ bỏ sinh hoạt đảng. Số ấy đông lắm. – Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Đến năm 2018, 14 đảng viên tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trong 10 ngày sau khi ông Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học- Công nghệ, Giám đốc kiêm Tổng Biên Tập Nhà xuất bản Tri thức bị Ban Kiểm Tra Trung ương Đảng Cộng sản đề nghị kỷ luật.
Nghệ sĩ Kim Chi là một người trong số đó. Bà chính thức tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản vào ngày 4 tháng 11 năm 2018. Bà cho biết đã quyết định bỏ Đảng một cách lặng lẽ từ năm 2013. Nhưng cũng như Giáo sư Mạc Văn Trang, bà thấy rằng sự kiện Chu Hảo là giọt nước tràn ly. Bà không thể khi nhắm mắt mà vẫn còn mang danh hiệu đảng viên Cộng sản. Bà kể:
“Tôi rất thân với anh Lê Hiếu Đằng. Lúc ngồi nói chuyện với ảnh tôi có nói chắc là đã đến lúc anh em mình ra khỏi Đảng. Anh Đằng nói rằng chuyện này phải tính toán kỹ. Ít lâu sau thì anh Đằng mất. Tôi không thể lỗi hẹn với người đã mất. Tôi nói chuyện với anh Chu Hảo, cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, tôi đã viết tuyên bố, nhưng mọi người khuyên là ở lại có thể làm được điều gì đó. Tôi cũng nghĩ thế, vì trong Đảng cũng có những người tốt, không phải ai là đảng viên đều khốn nạn cả.”
Theo ông Nguyễn Quang A, việc bỏ Đảng hay bỏ sinh hoạt đảng là quyền của đảng viên. Nếu không sinh hoạt ba tháng thì về nguyên tắc là sẽ bị loại trừ ra khỏi Đảng. Nhưng vì Đảng thích con số nên vẫn để nguyên để cho thấy vẫn có nhiều đảng viên.
Theo con số được đưa ra tại kỳ Đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 1 năm 2016 thì toàn Đảng có hơn 4,5 triệu đảng viên.
Ông Đặng Hùng Võ, một đảng viên Đảng Cộng sản cho rằng, điều lệ Đảng cho phép khi về hưu hoặc là ở trong trạng thái không còn hoạt động gì nữa thì có thể làm đơn xin không sinh hoạt. Tuy vậy, cũng có người lơ luôn chuyện làm đơn. Ông nói:
“Nói chung là khi về hưu rồi hoặc khi không còn hoạt động gì nữa thì về mặt quy định là phải có đơn xin thôi sinh hoạt đảng. Còn nếu ai không có đơn mà cứ lờ đi không sinh hoạt đảng là không thực hiện đúng quy định.
Thường thì ai mà còn hoạt động cho xã hội thì vẫn buộc phải sinh hoạt đảng. Còn những người về hưu rồi thì họ có thể làm đơn xin miễn sinh hoạt đảng. Tôi cũng biết có mấy người làm cho Ngân hàng Thế giới lơ sinh hoạt đảng sau khi về hưu. Họ cho rằng về hưu rồi thì không làm gì nữa cho nên sinh hoạt đảng cũng không thiết thực lắm. Cũng có những người về hưu rồi nhưng vẫn rất hăng hái sinh hoạt với phường, sinh hoạt với địa phương.”
Ông Đặng Hùng Võ cho biết ông vẫn tham gia sinh hoạt đảng bình thường, nhưng vì không còn làm cho nhà nước nữa nên nội dung sinh hoạt cũng chỉ là phổ biến chủ trương, đường lối bây giờ. Thế thôi. Ông giải thích thêm chuyện sinh hoạt đảng của ông sau khi về hưu:
“Thường thì chi bộ họp mỗi tháng một lần. Trong lần họp đó thường là thỏa luận về chủ trương, đường lối của Đảng, thảo luận về công việc; ai làm tốt ai làm chưa tốt; công việc có vướng mắc gì chẳng hạn…
Theo tôi thì những sinh hoạt đảng có khoảng 60% là giống như chính quyền. Còn 40% là có các nghị quyết của Đảng hoặc chủ trương, đường lối. Rồi đến kỳ kiểm điểm cuối năm thì có phần phê bình và tự phê bình. Khi không sinh hoạt nữa thì thôi.”
Nói chung là khi về hưu rồi hoặc khi không còn hoạt động gì nữa thì về mặt quy định là phải có đơn xin thôi sinh hoạt đảng. Còn nếu ai không có đơn mà cứ lờ đi không sinh hoạt đảng là không thực hiện đúng quy định. – Ông Đặng Hùng Võ
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam, được đảm bảo bằng Điều 4 Hiến pháp 1980. Đảng lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động.
Ông Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Đảng không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để phát tài. Vào đảng là để phục vụ nhân dân, phục vụ giai cấp, đảng viên phải trở thành người con hiếu thảo của tổ quốc, của giai cấp”; “Đảng ta là đảng lãnh đạo cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân Đảng ta không có lợi ích nào khác. Vì vậy, cán bộ và đảng viên phải một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phải là người đầy tớ hết sức trung thành của nhân dân.”
Dư luận cho rằng, không phải đảng viên nào cũng có lý tưởng như rao giảng của ông Hồ Chí Minh. Họ vào Đảng vì nhiều đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng. Cũng từ đó mà nhiều đảng viên bị kỷ luật. Tính đến nay, Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM và cấp ủy các cấp đã xử lý gần 2.850 đảng viên trong nhiệm kỳ 2015-2020, trong đó 270 người bị khai trừ đảng.
Nhiều đảng viên cấp cao bị kỷ luật hoặc bị truy tố hình sự, vào tù. Chẳng hạn như Phó Đô đốc Nguyễn Văn Tình – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên Ủy viên Đảng uỷ Quân sự TƯ, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chính uỷ Quân chủng Hải quân bị xác định trong thời gian từ tháng 11/2005 đến tháng 1/2008, chịu trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ về những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng của Ban Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng Hải quân nhiệm kỳ 2005 – 2010. Ông Nguyễn Văn Tình bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Đô đốc Nguyễn Văn Hiến – nguyên Ủy viên TƯ Đảng, nguyên ủy viên Đảng ủy Quân sự TƯ, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tư lệnh Quân chủng Hải quân được xác định mắc vi phạm trong quản lý và sử dụng đất quốc phòng. Ông Nguyễn Văn Hiến bị 4 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Điểm tin trong nước sáng 31/10: Xã lý giải
việc cán bộ thôn thu lại 400 triệu
Thủy Tiên trao cho người dân
Mạnh Đức
Mục lục bài viết
Dân phản ứng thủy điện xả lũ dồn dập trong đêm và rạng sáng, cán bộ nói ‘đúng quy trình’
Mỹ viện trợ Việt Nam thêm 2 triệu USD khắc phục hậu quả thiên tai
Quảng Nam xin tiếp tế lương thực cho hai xã bị cô lập
Xã lý giải việc cán bộ thôn thu lại tiền Thủy Tiên trao cho người dân?
Vụ 2 tàu cá Bình Định chìm: Sống sót sau khi đu trên cây tre 2 ngày 2 đêm
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ bảy (31/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Dân phản ứng thủy điện xả lũ dồn dập trong đêm và rạng sáng, cán bộ nói ‘đúng quy trình’
Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Nghệ An cho biết, trong chiều tối 29/10 và rạng sáng 30/10, có 5 nhà máy thuỷ điện, 1 hồ thủy lợi tại Nghệ An cùng xả lũ.
Việc dồn dập xả lũ trong đêm, đặc biệt nhà máy thủy điện Khe Bố xả lũ lúc rạng sáng 30/10 làm hàng loạt ngôi nhà ngập tới nóc, dân không kịp trở tay khiến người dân tỉnh này bức xúc.
Trước phản ứng của người dân, một cán bộ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Nghệ An nói với VTC rằng: “Tất cả 5 nhà máy thủy điện trên địa bàn đều gửi thông báo đến chi cục trước 8 tiếng trước khi xả lũ. Theo quy định thì chỉ cần báo trước 4 tiếng đồng hồ, do vậy các nhà máy thủy điện nói trên đều xả đúng quy trình”.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ ra việc bất hợp lý khi nhà máy thủy điện Khe Bố gửi thông báo lần 1 lúc 20h ngày 29/10 xin xả lũ lúc 4h ngày 30/10, nhưng sau đó, lúc 0h10 nhà máy thủy điện Khe Bố làm thông báo xin thay đổi thời gian xả lũ sớm hơn từ 4h sang 0h30 ngày 30/10.
Trả lời vấn đề này, vị cán bộ Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Nghệ An cho rằng: “Họ vẫn xả đúng quy trình vì vẫn báo trước 4 tiếng đồng hồ”.
Mỹ viện trợ Việt Nam thêm 2 triệu USD khắc phục hậu quả thiên tai
Truyền thông trong nước đưa tin, Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 30/10 tuyên bố chính phủ Mỹ sẽ viện trợ Việt Nam 2 triệu đô la để khắc phục hậu quả của bão lũ tại miền Trung, đưa tổng số tiền chính phủ Mỹ hỗ trợ Việt Nam lên 2,1 triệu đô la.
Tuyên bố được đưa ra nhân cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội hôm 30/10 trong chuyến thăm đột ngột của ông tới Việt Nam từ ngày 29/10 đến 30/10.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã gửi lời chia buồn tới người dân Việt Nam do những mất mát gây ra bởi bão lũ tại miền Trung trong các tuần qua.
Trước đó, Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cũng đã tuyên bố một gói hỗ trợ khẩn cấp trị giá 100.000 đô la giúp miền Trung.
Lãnh đạo 2 nước nhân dịp này cũng tái khẳng định mối quan hệ đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam, nhấn mạnh cam kết chung về một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do cởi mở và phồn thịnh.
Quảng Nam xin tiếp tế lương thực cho hai xã bị cô lập
VnExpress đưa tin, ngày 30/10, UBND tỉnh gửi văn bản đề nghị Thủ tướng và Bộ quốc phòng tiếp tế lương thực, thực phẩm bằng đường không cho 3.000 hộ dân.
Do ảnh hưởng của bão Molave, từ ngày 28/10, huyện Phước Sơn bị sạt lở núi chia cắt giao thông, gây cô lập khoảng 3.000 hộ dân tại xã Phước Lộc, Phước Thành.
Nhiều nhà dân tại hai xã này bị hư hại toàn phần, lương thực, gia súc, nhu yếu phẩm bị cuốn trôi. Đoạn đường hơn 50 km từ trung tâm huyện đến hai xã bị sạt lở, chia cắt. Trong khi đó việc khắc phục các tuyến đường, cầu cống cần thời gian dài trong khi thời tiết thường xuyên mưa, lũ, nhất là bão số 10 sắp đến.
UBND tỉnh vì thế đề nghị Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, Sư đoàn phòng không 372, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương khảo sát, xây dựng phương án tiếp tế ngay lương thực, nước uống, y tế, nhu yếu phẩm thiết yếu khác đảm bảo trong thời gian 30 ngày cho những người tại hai xã trên bằng đường không nhằm đảm bảo kịp thời và an toàn nhất.
Xã lý giải việc cán bộ thôn thu lại tiền Thủy Tiên trao cho người dân?
Trao đổi với Dân Việt chiều 30/10, ông Hoàng Anh Dũng – Bí thư xã Cảnh Hoá (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, sáng cùng ngày chính quyền thôn Ngọa Cương đã mời đại diện 69 hộ dân được Thuỷ Tiên hỗ trợ tiền đến họp và quyết định trả lại 413 triệu đồng cho bà con.
Theo ông Dũng, nguyên nhân dẫn đến sự việc cán bộ thôn thu lại tiền của người dân là do thôn này có hơn 150 hộ dân nhưng có 69 hộ dân bị ngập lụt.
Khi các hộ dân này bị ngập lụt sẽ lên cư trú tại những hộ không bị ngập. Do đó, cán bộ thôn và người dân thôn Ngọa Cương đã bàn bạc, thống nhất khi có hoạt động cứu trợ bão lũ, đối với hàng hoá người dân được sử dụng, còn tiền mặt thôn sẽ thu lại.
Sau đó, cuối đợt, thôn sẽ họp bàn với người dân bình xét, cân đối và phân chia lại cho từng hộ, trong đó ưu tiên cho những hộ gia đình bị thiệt hại nặng.
“Tuy nhiên, sự việc trên một số người dân không đồng tình nên đã đưa lên Facebook. Qua nắm bắt tình hình chính quyền xã đã chỉ đạo thôn thu hồi, trả lại 100% cho người dân vào sáng nay có sự chứng kiến của các phòng, ban của huyện Quảng Trạch”, ông Dũng nói.
Ngoài ra, ông Dũng cũng cho biết, sự việc này là do thôn tự làm, chính quyền xã cũng không nắm được. Khi Thuỷ Tiên về trao quà cho người dân có thông qua chính quyền địa phương.
Vụ 2 tàu cá Bình Định chìm: Sống sót sau khi đu trên cây tre 2 ngày 2 đêm
Những ngày qua, làng chài Kim Giao Thiện phường Hoài Hải, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định chìm trong nỗi buồn vô vọng. Hôm nay (30/10), cả làng vỡ òa niềm vui khi biết 3 ngư dân trên tàu cá bị chìm được cứu sống.
Theo ghi nhận của VOV, lúc 17 giờ chiều cùng ngày, tại gia đình ông Lê Văn Tiếp, thôn Kim Giao Thiện, vẫn còn đông người vào ra, chúc mừng. Những lời thăm hỏi, động viên anh Tiếp vì con trai anh, Lê Minh Don, 20 tuổi, 1 trong 14 thuyền viên đi trên tàu cá BĐ 97649 vừa được 1 tàu hàng quốc tịch Hông Kong cứu sống.
Don là 1 trong 3 người vừa được tàu hàng Foutuner IRIS cứu sống. Ông Lê Văn Tiếp bố của Don nghẹn ngào nói, gia đình không dám hy vọng con mình còn sống, vì sóng gió to như vậy.
Thế nhưng, tối qua khi nhận điện thoại anh Hoài là cậu ruột gọi điện báo về báo cháu còn sống và kể lại câu chuyện sống sót của 3 người, cả gia đình ôm nhau khóc và không tin là sự thật. Ông Tiếp nói tiếp, việc 3 người được cứu sống như 1 phép màu, vì khi đó tàu chìm, 2 ngư dân mất tích, còn lại 12 anh em bám vào 2 thuyền thúng.
Sau đó, sóng đánh vỡ thúng, 8 người bám vào 1 cây tre dài, 4 người bám vào nắp hầm bảo quản lạnh bằng xốp, cứ thế trôi dạt trên biển. Trải qua 2 ngày 2 đêm chống chọi với cái lạnh, đói, khát, từng người cứ lịm dần. Trên cây tre dài ban đầu có 8 người bám vào, đến khi tàu hàng Foutuner IRIS đến cứu chỉ còn lại 3 người là Lê Minh Don, Võ Văn Hoài và Huỳnh Xuân Phi.
Trước đó truyền thông trong nước đưa tin, hai tàu cá của Bình Định mang số hiệu BĐ 96388 TS với 12 ngư dân, và tàu BĐ 97469 với 14 ngư dân đang trên đường tránh trú bão số 9 thì bị chìm trên vùng biển cách phía đông bắc thành phố Nha Trang khoảng 135-170 hải lý.
Quảng Bình: Đã chuẩn bị lo hậu sự, chàng trai bất ngờ khỏi bệnh ung thư máu
Mưa lũ kỷ lục, người dân miền Trung cần hỗ trợ thì có thể gọi cho ai?
Vụ Thuỷ Tiên trao tiền từ thiện: Huyện xác nhận thôn đã thu lại 400 triệu đồng của dân
Điểm tin trong nước tối 31/10: Dân Quảng Ngãi
‘khóc ròng’ vì giá ngói tăng chóng mặt sau bão
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Dân Quảng Ngãi ‘khóc ròng’ vì giá ngói tăng chóng mặt sau bão
Siêu bão Goni giật trên cấp 17 đang vào Biển Đông
Việt Nam hưởng lợi từ xung đột Mỹ – Trung
Hai tình huống pháp lý trong vụ thôn thu lại tiền Thuỷ Tiên cứu trợ người dân
Mục Điểm tin trong nước tối thứ bảy (31/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Dân Quảng Ngãi ‘khóc ròng’ vì giá ngói tăng chóng mặt sau bão
Báo Người lao động đưa tin, biết được nhu cầu sửa chữa nhà cửa sau bão là rất lớn, một số cửa hàng vật liệu xây dựng ở miền Trung đã nâng giá bán vật liệu xây dựng lên gấp nhiều lần khiến người dân nơi đây đã khổ càng thêm khổ!
Theo phản ánh trên Báo Người Lao Động, sáng 31/10 hàng ngàn người dân tỉnh Quảng Ngãi đổ xô đi mua ngói lợp lại mái nhà bị hư hỏng do bão số 9 vừa qua. Dù giá ngói bị đẩy lên rất cao nhưng người dân vẫn cắn răng mua cho bằng được bởi họ không muốn tiếp tục sống trong cảnh màn trời chiếu đất.
Tại một đại lý vật liệu xây trên Quốc Lộ 1, đoạn qua xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa, giá 1 viên ngói là 20.000 đồng, trong khi ngày thường chỉ 6.000 đồng.
Ông Nguyễn Bảy bày tỏ bức xúc: “Sau bão, người dân đã khốn khổ, nhiều người nhà bị sập, không có tiền phải chạy vạy đi mượn tiền mua ngói. Họ bán giá thế này chẳng khác nào nhẫn tâm với đồng bào mình trong cơn hoạn nạn?”.
Theo Báo Pháp luật TP. HCM, dù giá mái lợp bị đẩy lên cao gấp nhiều lần nhưng tại nhiều tiệm kinh doanh ở Quảng Ngãi cũng không có đủ để bán cho người dân.
Anh Trần Văn Thành cho biết: “Tôn xi măng bình thường 70 ngàn một tấm mà bây giờ 200 ngàn một tấm cũng không có. Những người bị thiệt hại nhẹ thì có thể bỏ ra đôi triệu để lợp lại chứ như nhà tôi gió thổi hết mái nhà thì chắc phải đợi, che bạt thôi, tiền đâu mà mua bây giờ!”.
Trước bức xúc của người dân, một quan chức quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi hứa sẽ đi kiểm tra và ‘xử lý nghiêm’ những cơ sở lợi dụng mưa bão để tăng giá trục lợi.
Siêu bão Goni giật trên cấp 17 đang vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 7h ngày hôm nay 31/10, vị trí tâm siêu bão Goni ở cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 810km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7h ngày 1/11, vị trí tâm bão ở trên khu vực miền Trung Philippines. Trong 24 – 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km, đi vào Biển Đông.
Cũng trong hôm nay, giới chức Philippines đã ra lệnh sơ tán hàng nghìn người dân sinh sống ở phía Nam đảo Luzon. Bão sẽ đổ bộ Philippines ngày 1/11 và sẽ là cơn bão mạnh nhất hoành hành tại quốc gia này kể từ sau bão Haiyan tháng 11/2013 khiến hơn 6.300 người thiệt mạng.
Trong khi đó, bão Goni dự kiến sẽ đổ bộ Việt Nam trong ngày 4/11.
Việt Nam hưởng lợi từ xung đột Mỹ – Trung
Theo hãng tin Nikkei Asian Review, xuất khẩu của Việt Nam đang hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khi nhiều doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc.
Cựu cố vấn thương mại Barbara Weisel của Tổng thống Trump nhận định: “Một trong những mục tiêu của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là ép các công ty dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump cho rằng các doanh nghiệp này sẽ quay trở về Mỹ và tạo việc làm cho người dân. Thế nhưng nhiều quan chức nhận ra rằng một số công ty sẽ đổi nguồn nhập hàng sang thị trường khác thay vì trở về Mỹ”.
Hiện Việt Nam đang được coi là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Lợi thế chi phí nhân công thấp, nhiều thỏa thuận thương mại đã được ký kết cùng vị trí địa lý thuận tiện cho các tuyến đường hàng hải đã giúp Việt Nam ghi điểm.
Theo Nikkei, mối quan hệ Mỹ – Việt đang ngày càng khăng khít hơn. Số liệu chính thức cho thấy xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng 36% trong khoảng 2018-2019.
Hai tình huống pháp lý trong vụ thôn thu lại tiền Thuỷ Tiên cứu trợ người dân
Liên quan đến vụ cán bộ thôn Ngọa Cương, xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thu lại hơn 400 triệu đồng từ những hộ dân được ca sĩ Thuỷ Tiên trao tặng, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật Chính pháp, hôm nay 31/10 nói với báo VTC News rằng, có 2 tình huống pháp lý trong trường hợp này.
Thứ nhất, nếu 69 hộ dân không tự nguyện bàn giao tiền mà cán bộ thôn vẫn thu tiền của họ để chia đều cho những hộ dân khác thì hành vi đó là không phù hợp với quy định pháp luật, thôn phải trả lại số tiền này cho người dân. Nếu như có hành vi thu tiền để chiếm đoạt, sử dụng trái phép số tiền đó thì có thể xem xét xử lý hình sự.
Còn nếu trong trường hợp những người dân này đều đồng ý, tự nguyện góp tiền về cho thôn để chia đều cho những hộ gia đình khác cũng gặp khó khăn, bị thiệt hại do lũ lụt, có nội dung thống nhất giữa cán bộ thôn và những hộ gia đình này thì việc thu tiền có thể là phù hợp.
Trước đó, vào 28/10, ca sĩ Thuỷ Tiên đã về thôn Ngọa Cương cứu trợ cho 69 hộ dân với tổng số tiền 413 triệu đồng. Sau khi đoàn ca sĩ Thủy Tiên rời khỏi, Ban cán sự thôn Ngọa Cương đã bàn bạc và thu lại toàn bộ số tiền trên.