Đại dịch tàn phá nền kinh tế thế giới, 3 dấu hiệu cảnh báo cho cuộc khủng hoảng sắp tới
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán càn quét khắp thế giới đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và nhân mạng. Những người còn trụ vững tới thời điểm này cũng đang phải sống rất chật vật, các dấu hiệu cho một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dần manh nha…
Vào cuối năm 2006, giá bất động sản ở Hoa Kỳ đã đạt đỉnh, và Cục Dự trữ Liên bang (Fed) biết rõ rằng nền kinh tế và hệ thống tài chính đang bước vào giai đoạn khủng hoảng, ngày 18/9, ngày 31/10 và ngày 11/12 năm 2007, Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất lần lượt là 50, 25 và 25 điểm cơ bản, cuối cùng lãi suất sau ba lần cắt giảm là 4,25%.
Vào ngày 15/9/2008, Lehman Brothers công bố đơn xin Luật Bảo vệ Phá sản số 11, đánh dấu sự bùng phát hoàn toàn của cuộc khủng hoảng Cho vay thế chấp dưới chuẩn.
Khoảng gần hai năm, kể từ khi giá nhà đất tại Hoa Kỳ lập đỉnh vào cuối năm 2006 cho đến tháng 9 năm 2008, đã trở thành một giai đoạn cảm ứng và là giai đoạn mà thanh khoản của các công ty và tổ chức tài chính trong chuỗi ngành liên quan đến bất động sản của Hoa Kỳ đã cạn kiệt.
Sự suy thoái của mọi vấn đề kinh tế luôn có một quá trình cảm ứng như vậy, và đó cũng là một quá trình biến đổi từ “vực sâu” lên đến đỉnh cao, điều này không phụ thuộc vào ý chí của bất kỳ ai.
Dịch viêm phổi Vũ Hán ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới
Đợt bùng phát đại dịch toàn cầu của virus viêm phổi Vũ Hán này, cuối cùng sẽ chứng minh rằng tác động của nó đối với nền kinh tế thế giới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng Cho vay thế chấp dưới chuẩn ở Hoa Kỳ.
Bắt đầu từ tháng 3 và tháng 4 năm nay, khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng virus viêm phổi Vũ Hán đã gây ra đại dịch toàn cầu, đánh dấu một trận đại dịch trăm năm mới có một lần trên thế giới.
Căn cứ vào trình độ phát triển kinh tế khác nhau của các nước trên thế giới, có sự khác biệt lớn về khả năng ứng phó với dịch bệnh của các chính phủ và xã hội, Chính phủ các nước phát triển có nhiều khả năng trợ cấp hơn cho cuộc sống của người dân.
Gần như chỉ trong một đêm, các hoạt động kinh tế của hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới đi vào trạng thái trì trệ, bảng cân đối kế toán của các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình đã bắt đầu bị phá hủy, tức là họ đã bắt đầu bước vào giai đoạn tiêu dùng tiền mặt.
Ví dụ, theo một cuộc khảo sát chung do Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia Hoa Kỳ (NPR), Quỹ Robert Wood Johnson, và Trường Y tế Công cộng Chan Tseng-hsi của Đại học Harvard phát hành: Khoảng 46% số người được hỏi nói rằng kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ, ít nhất một người trưởng thành trong gia đình đang phải đối mặt với một trong các tình huống sau: Mất việc làm, mất việc kinh doanh, chậm trả lương, cắt giảm lương hoặc giờ làm việc.
Trong số các hộ gia đình có thu nhập hàng năm dưới 100.000 USD, 54% hộ gia đình gặp phải các vấn đề tài chính nghiêm trọng, trong khi con số này giảm xuống còn 20% đối với các hộ gia đình có thu nhập hàng năm trên 100.000 USD. Tỷ lệ các gia đình gốc Tây Ban Nha, châu Phi và thổ dân Mỹ gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng lần lượt là 72%, 60% và 55%, so với 37% và 36% của các gia đình châu Á và da trắng.
Tác động của dịch bệnh đẩy nhanh cuộc khủng hoảng thanh khoản
Đừng chỉ giới hạn tầm nhìn của bạn vào các hộ gia đình ở Hoa Kỳ. Các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang rơi vào “cảnh ngộ” tương tự, tức là đang trong quá trình tiêu thụ dòng tiền liên tục.Dấu hiệu cho thấy chính phủ cạn kiệt tiền mặt và khủng hoảng nợ là đồng tiền quốc gia sẽ bị mất giá nhanh. Kể từ đầu năm nay, đồng Real của Brazil đã giảm giá 40% so với Đô la Mỹ, tỷ giá hối đoái chính thức của đồng Peso Argentina so với Đô la Mỹ đã mất giá khoảng 30% trong năm nay (Argentina đã bước vào giai đoạn kiểm soát ngoại hối, tỷ giá chợ đen thấp hơn nhiều so với tỷ giá hối đoái chính thức), còn lãi suất đồng Lira của Thổ Nhĩ Kỳ trong năm nay giảm khoảng 33%.
Có thể không ngần ngại mà khẳng định rằng, chính phủ các nước này đã bước một chân vào ngưỡng cửa của tòa án phá sản. Năm nay, giá vàng quốc tế tăng mạnh thể hiện sự sụt giảm mạnh giá trị của tất cả các loại tiền giấy trên thế giới, điều này cũng phản ánh rằng dòng tiền của chính phủ các nước và các vấn đề tài khóa đang xấu đi.
Các công ty khó khăn nhất trên thế giới chủ yếu tập trung vào hàng không, giao thông vận tải, năng lượng, sản xuất công nghiệp, giải trí và các ngành khác. Với đại dịch virus toàn cầu, khối lượng kinh doanh của các ngành này sụt giảm nghiêm trọng và họ bước vào giai đoạn tiêu tốn tiền mặt một cách thụ động (sa thải nhân viên là hiện tượng không thể tránh khỏi trong giai đoạn này), cùng với sự cạn kiệt tiền mặt, phá sản trong tương lai là không thể tránh khỏi.
Dòng tiền của chính phủ và các doanh nghiệp ngày càng “căng như dây đàn”, kết quả là thu nhập của các hộ gia đình bị thu hẹp, từ đó chỉ có thể tiêu dùng một cách thụ động, tình trạng khó khăn của các gia đình Mỹ là tình trạng khó khăn của hầu hết các gia đình trên thế giới, và làn sóng vỡ nợ chắc chắn sẽ tăng nhanh trong tương lai. Số lượng nhà ở đã qua sử dụng được rao bán tăng đột biến và sự bùng nổ về số lượng nhà bị tịch thu trên thị trường bất động sản Trung Quốc đã phản ánh cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực hộ gia đình.
Ba hiện tượng báo trước một cuộc khủng hoảng sắp tới
Khi quá trình cảm ứng tiếp tục khuếch tán sâu hơn, giai đoạn sụp đổ của các tổ chức tài chính quan trọng hoặc sự sụp đổ của giá trị tài sản sẽ đến, và mọi thứ sẽ dần đi vào giai đoạn cao trào.
Có một số dấu hiệu cho thấy thời khắc cuối cùng đang đến gần:
Đầu tiên, trước đây, chúng ta tự lạc quan rằng đại dịch toàn cầu do virus viêm phổi Vũ Hán gây ra sẽ có xu hướng giảm bớt vào mùa hè ở Âu-Á, tức là đặc điểm bùng phát theo mùa. Hiện tại có vẻ như ý kiến này là quá lạc quan, sau khi virus bùng phát trên toàn cầu vào tháng 3 và tháng 4 năm nay, nó đã có xu hướng gia tăng, hiện nay số ca mắc mới mỗi ngày đã vượt quá 400.000.
Vỡ mộng ảo tưởng, kèm theo đó là sự xuất hiện của mùa Thu Đông, tốc độ lây lan của virus ngày càng nhanh, mức độ nghiêm trọng của dịch ở nhiều nước châu Âu đã vượt xa mức của tháng 3 và tháng 4 năm nay.
Các quốc gia bao gồm Vương quốc Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Cộng hòa Séc đã thắt chặt trở lại các biện pháp chống dịch, bao gồm hạn chế dân chúng tụ tập, đóng cửa các tụ điểm giải trí và hạn chế đi lại… Một loạt các biện pháp này chắc chắn sẽ dẫn đến một sự sụt giảm khác về mặt cầu của nền kinh tế toàn cầu. Nó có khả năng giáng đòn cuối cùng vào chuỗi vốn vốn đã bấp bênh của các chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình ở nhiều nước trên thế giới.
Thứ hai, sau khi dịch bùng phát thành đại dịch toàn cầu, các nước lớn trên thế giới về cơ bản đã sử dụng việc in tiền để đối phó với tác động của virus đối với xã hội, nhưng những biện pháp chống dịch như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả nghiêm trọng, đó là sản xuất liên tục bị gián đoạn và khả năng cung ứng nguyên liệu suy giảm, nhưng lượng tiền dự trữ trên thị trường đang tăng lên nhanh chóng, và kết quả cuối cùng chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc bùng nổ lạm phát dữ dội trong một sớm một chiều.
Tự thân của trận đại dịch toàn cầu này, đã chứng tỏ sự thay đổi bất thường của các thiên thể.
Trong chu kỳ cực tiểu vết đen mặt trời, hoạt động của mặt trời cực kỳ yếu, là điều kiện thuận lợi để virus đẩy nhanh tốc độ lây lan, đồng thời đây cũng là đặc điểm cơ bản của tất cả các thời kỳ đại dịch trong lịch sử. Tại sao các trận đại dịch trong lịch sử luôn đi kèm với nạn đói?
Nguyên nhân sâu xa là do hoạt động của mặt trời rất yếu trong chu kỳ cực tiểu của vết đen mặt trời, và trứng của sâu bọ sẽ đẩy nhanh quá trình sinh sản, dẫn đến dịch bệnh và nạn côn trùng gây hại thêm trầm trọng. Kể từ đầu năm nay, dịch châu chấu bùng phát liên tục trên khắp thế giới là một đặc điểm điển hình của chu kỳ cực tiểu của vết đen mặt trời. Chu kỳ cực tiểu của vết đen mặt trời sẽ gây ra nhiệt độ thấp trên toàn cầu và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
Vết đen mặt trời vẫn ở trạng thái cực tiểu; nhiều tháng có khả năng là những tháng thủy triều mạnh; hiện tại vẫn đang trong giai đoạn lạnh giá của pha lạnh La Nina; độ lệch của mặt trăng vẫn đang tăng; và các tổ chức nghiên cứu có thẩm quyền đã dự đoán La Nina sẽ xảy ra vào mùa Đông này, và sự chồng chất của nhiều yếu tố sẽ dẫn đến một đợt bùng phát giá lạnh cực độ.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Dương Học Tường thuộc trường Đại học Cát Lâm, các điều kiện thiên văn trong mùa Đông năm 2020 – 2021 cũng giống như mùa Đông năm 1675-1676. Mà năm 1676 được ông Trúc Khả Trinh gọi là thời kỳ nhiệt độ thấp thứ ba trong một nghìn năm qua, thảm họa tuyết trong năm đó còn nghiêm trọng hơn nhiều so với tháng 1/2008.
Điều này có nghĩa là trái đất có thể sẽ gặp phải khí hậu nhiệt độ thấp nghiêm trọng trong một đến hai năm tới. Nhiệt độ xuống thấp nghiêm trọng sẽ tác động mạnh hơn đến các hoạt động sản xuất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu, dẫn đến nguồn cung sụt giảm.
Sự đình trệ của các hoạt động sản xuất, sự gia tăng của sâu bệnh và sự xuất hiện của khí hậu nhiệt độ thấp sẽ hạn chế nghiêm trọng nguồn cung, đẩy giá lương thực rồi kéo theo sự tăng mạnh của lãi suất tiền tệ, và đẩy nhanh sự phá vỡ chuỗi vốn của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình.
Thứ ba, trong thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, các nước đang và kém phát triển đã tích lũy được một lượng dự trữ ngoại hối nhất định, trong thời kỳ nhu cầu tăng cao, các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân các nước đều muốn đầu tư. Chính điều này có khả năng sẽ dẫn đến vấn đề nghiêm trọng nhất.
Nhu cầu toàn cầu giảm mạnh và cán cân thanh toán của nhiều quốc gia sẽ bị phá vỡ. Vào thời điểm này, các nước đang phát triển và các nước kém phát triển có khả năng vỡ nợ nước ngoài. Đây là nguyên nhân sâu xa khiến Argentina vỡ nợ trong năm nay.
Khi cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục bị tác động, thanh khoản ngoại hối của mỗi quốc gia sẽ ngày càng thắt chặt hơn, một khi bất kỳ nền kinh tế tương đối lớn nào (như Brazil) vỡ nợ nước ngoài, nó sẽ tạo ra một hiệu ứng dây chuyền trên khắp thế giới, kéo theo nhiều quốc gia bị vỡ nợ, giống như cuộc khủng hoảng Mỹ Latinh những năm 1980, nhanh chóng lan rộng ra hàng chục quốc gia.
Tại thời điểm này, không chỉ các quốc gia đã trải qua khủng hoảng nợ sẽ mất khả năng thanh khoản ngoại hối, mà các quốc gia liên tục sử dụng dự trữ ngoại hối của mình để đầu tư ra nước ngoài cũng sẽ mất khả năng thanh khoản ngoại hối, dẫn đến khả năng nhập khẩu của các quốc gia này nhanh chóng bị suy yếu.
Sau khi toàn cầu hóa kinh tế, cung của các nước trên thế giới đều có mức độ phụ thuộc vào bên ngoài, một khi thanh khoản ngoại hối thiếu hụt và mất phần lớn khả năng nhập khẩu thì lạm phát trong nước sẽ trầm trọng hơn. Các nước xuất khẩu hàng hóa không thể xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế sẽ xấu đi, đồng thời đồng tiền của họ sẽ mất giá nhanh chóng, điều này cũng sẽ làm lạm phát trở nên tồi tệ hơn. Lạm phát nghiêm trọng sẽ dẫn đến việc tăng lãi suất thị trường, và chuỗi tài chính của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ chẳng mấy chốc mà bị phá vỡ.
Sự cạn kiệt nhanh chóng của thanh khoản ngoại hối trên thị trường quốc tế này chắc chắn sẽ là mối đe dọa lớn nhất trong tương lai. Kết quả của việc này là thúc đẩy hơn nữa lãi suất ở các quốc gia khác nhau, khiến các khu vực tài chính quốc gia, doanh nghiệp và hộ gia đình đẩy nhanh các khoản vỡ nợ.
Ba vấn đề trên đang không ngừng được “đào sâu”, đẩy nhanh sự xuất hiện của thời điểm cuối cùng. Sự xuất hiện của thời điểm cuối cùng đồng nghĩa với việc “đôi giày” sẽ nhanh chóng chạm đất.
Năm 2020 chỉ là phần nổi của tảng băng chìm
Bây giờ, một số “đôi giày” đang bắt đầu di chuyển:
Theo báo cáo của “Economist”, giá nhà đất tại các khu vực thuộc bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha đã tụt dốc trong quý II, dao động từ 7% đến 9%;
Trong tháng 9, giá nhà đất ở các thành phố phía Bắc Trung Quốc đã có sự sụt giảm chung;
Giá nhà ở Úc và những nơi khác đã cho thấy sự sụt giảm kể từ giữa năm…
Đây đều là những hiệu ứng ban đầu được bộc lộ ra sau khi chuỗi vốn bị thắt chặt, điều này chứng tỏ “đôi giày” đang trong giai đoạn chuẩn bị chạm đất.
Vào năm 2020, chúng ta đã phải đối mặt với đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán “trăm năm mới gặp một lần”, tác động đối với nền kinh tế của nó như những gì chúng ta thấy cho đến nay có khả năng chỉ là “phần khởi đầu”.
Trong tương lai, thị trường cung ứng hàng hóa, thị trường lãi suất, thị trường nợ, thị trường giá cả tài sản sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn, kèm theo đó là thời tiết lạnh giá.
Minh Huy – Theo secretchina.com – 31/10/20