Tin khắp nơi – 22/10/2020
Bầu cử 2020: Trump, Obama đả kích nhau trong các cuộc tranh cử đối đầu
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đã dồn dập tấn công nhau trong các cuộc vận động tranh cử của hai bên đối nghịch.
Trong cuộc vận động tranh cử cho ứng viên Nhà Trắng của đảng Dân chủ Joe Biden ở Pennsylvania, ông Obama ví ông Trump như một “ông chú điên” và nói rằng ông Trump cổ vũ cho những kẻ phân biệt chủng tộc.
Tại North Carolina, tổng thống đảng Cộng hòa chế nhạo ông Obama là đã sai về kết quả bầu cử năm 2016.
Còn 12 ngày nữa là đến cuộc bầu cử lần này, ông Biden đang nắm giữ vị trí dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc.
Nhưng tỷ lệ khít khao hơn ở một số tiểu bang Hoa Kỳ có thể nghiêng về bất cứ bên nào, và cuối cùng sẽ quyết định kết quả vào ngày 3/11.
Cử tri Mỹ đang bỏ phiếu sớm với tốc độ kỷ lục trong năm nay, cho đến giờ 42 triệu người đã bỏ phiếu qua đường bưu điện và trực tiếp.
Donald Trump nói gì?
Trong cuộc vận động tranh cử ở Gastonia tối thứ Tư, ông Trump đã dồn hết hỏa lực của mình vào đối thủ đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Ông nói sự lựa chọn cho các cử tri là giữa một “Trump siêu phục hồi” hoặc một “Dốc suy sụp Biden”.
Ông Biden đã tạm ngừng vận động tranh cử cả gần tuần nay để chuẩn bị cho cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng tối thứ Năm ở Nashville, Tennessee, trong khi ông Trump tổ chức các cuộc vận động trên khắp các tiểu bang chiến địa.
Tổng thống không thể cưỡng lại được việc châm chọc ông Obama, người đã lên đường cho chiến dịch tranh cử ủng hộ Joe Biden khoảng một giờ trước đó, lần đầu tiên kể từ Đại hội đảng Dân chủ vào tháng 8.
“Không có ai vận động cho Hillary Clinton vất vả hơn Obama, phải không?” Ông Trump nói với những người ủng hộ, những người đã la ó khi nhắc đến tên những đối thủ cũ của ông. “Ông ấy đã đi khắp nơi.”
Tổng thống nói thêm: “Tôi nghĩ người duy nhất không vui hơn Hillary Clinton trong đêm đó là Barack Hussein Obama.”
Ông Trump cũng chế nhạo việc ông Obama được báo cáo là ban đầu thiếu nhiệt tình với cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Biden, người từng là phó tổng thống của ông từ năm 2009-2017.
Năm 2016, ông Obama được cho là đã gây áp lực buộc ông Biden phải ở ngoài cuộc đua và để cho bà Hillary Clinton tranh cử, vì tin rằng bà có cơ hội tốt hơn để đánh bại ông Trump.
Năm ngoái, ông Obama nói rằng cần có “dòng máu mới” trong giới lãnh đạo đảng Dân chủ, phát biểu được nhiều người giải thích là chống lại ông Biden.
Barack Obama nói gì?
Sau khi công kích ông Trump về việc xử lý virus virus corona và nền kinh tế, ông Obama chuyển sang tweet của tổng thống tại một cuộc tranh cử ở Philadelphia.
Obama nói nếu ông Biden giành chiến thắng, “chúng ta sẽ không có một tổng thống đi lăng mạ bất kỳ ai không ủng hộ ông ấy, hoặc đe dọa bỏ tù họ. Đó không phải là hành vi bình thường của tổng thống”.
Ông Obama – người vẫn là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong đảng Dân chủ – cho biết cử tri sẽ không chấp nhận hành vi như vậy từ một người trong gia đình, “ngoại trừ có thể là một người chú điên ở đâu đó”.
“Tại sao mọi người lại bào chữa cho điều đó?” Obama đặt vấn đề. “Ồ, chỉ là, đó chỉ là cá tính của ấy. Không, không … không! Những hành động này gây ra hậu quả.”
“Những hành động đó khuyến khích người khác trở nên độc ác. Và chia rẽ. Và phân biệt chủng tộc. Và nó làm xơ xác xã hội của chúng ta.”
Obama nói thêm: “Hành vi đó quan trọng. Tính cách con người rất quan trọng.”
Về đại dịch, ông Obama ám chỉ vụ bị nhiễm Covid-19 gần đây của ông Trump: “Donald Trump không đột nhiên lại bảo vệ tất cả chúng ta. Ông ấy thậm chí không thể thực hiện các bước cơ bản để bảo vệ chính bản thân mình.”
Khoảng gần 280 chiếc xe hơi trải dài khắp bãi đậu xe, hú còi để tán thưởng những đường tấn công của ông Obama.
Ông Obama sẽ tiếp tục hành trình vận động tranh cử tại các tiểu bang chiến địa có tầm quan trọng trong cuộc bầu cử, đến Miami hôm thứ Bảy và Orlando vào tuần tới.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54642435
Bầu cử Mỹ : Cựu tổng thống Obama kêu gọi đi bầu đông đảo
Thu Hằng
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiếp tay cho ứng cử viên Dân Chủ ngày 21/10/2020, vào lúc ông Joe Biden tạm ngừng vận động từ đầu tuần để chuẩn bị cho cuộc tranh luận thứ hai với đương kim tổng thống Donald Trump vào tối 22/10 tại Nashville, bang Tennessee.
Địa điểm của buổi mit-tinh đầu tiên của cựu tổng thống Mỹ là Philadelphia, bang Pennsylvania, một trong những bang có tính chất quyết định cho việc tiến tới Nhà Trắng. Trước những người ủng hộ, ngồi dự trong xe hơi vì đại dịch, ông Obama đã tấn công mạnh mẽ tổng thống sắp mãn nhiệm Donald Trump và kêu gọi cử tri đi bỏ phiếu đông đảo.
Thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình từ Washington :
“Barack Obama đã không mất tài diễn thuyết, dù người nghe ngồi trong xe hơi và bóp còi thay vì vỗ tay hoan hô. Cựu tổng thống Mỹ đã tới để chiến đấu. Gay gắt, cứng rắn, đôi khi hài hước, ông Obama đã tấn công dữ dội ông Donald Trump trong vòng nửa tiếng.
Ông nói : “Tôi hiểu là tổng thống hiện nay muốn được khen ngợi về thành quả kinh tế mà ông ấy được thừa hưởng và không muốn có bất kỳ lời chỉ trích nào về đại dịch mà ông ấy phớt lờ. Nhưng các bạn biết đấy, mọi chuyện không diễn ra như thế được. Ngồi trước vô tuyến truyền hình đăng tin Twitter không giải quyết được vấn đề. Bịa chuyện cũng không cải thiện được đời sống của người dân”.
Và Barack Obama liệt kê những hậu quả kinh hoàng của đại dịch, nêu lên những khinh suất của tổng thống đương nhiệm và chế giễu những thuyết âm mưu mà chủ nhân Nhà Trắng tuyên truyền. Tiếp theo, ông nhắc đến một điều quan trọng : “Chúng ta phải đi bỏ phiếu đông đảo hơn bao giờ hết và đừng để có bất kỳ nghi ngờ gì cả !”
Cựu tổng thống Mỹ nhấn mạnh : Tỉ lệ tham gia bỏ phiếu là một yếu tố quan trọng dẫn đến chiến thắng của đảng Dân Chủ và để chiến thắng này không bị phản đối, thì cần phải có kết quả vang dội”.
Nga và Iran bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ
Trong khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, một lần nữa Nga và Iran bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử ngày 03/11. Trong buổi họp báo ngày 21/10, ông John Ratcliffe, giám đốc cục điều tra liên bang FBI, khẳng định : “Iran và Nga đã có được nhiều thông tin đăng ký trên các danh sách bầu cử” nhằm tác động đến một số cử tri. Cho dù đa số những thông tin này là công khai và có thể bán và trao đổi được, nhưng giám đốc FBI tỏ ra lo ngại về việc “Iran đã gửi nhiều thư điện tử giả mạo để đe dọa cử trị, kích động bất ổn xã hội và làm hại tổng thống Trump”.
Cụ thể, phía cử tri đảng Dân Chủ cho biết nhận được nhiều thư điện tử đe dọa, ký tên nhóm cực hữu “Proud Boys”, gửi đến địa chỉ riêng. Một số chuyên gia cho rằng nếu giám đốc FBI có lý, có nhiều khả năng Iran tìm cách phá hoại hình ảnh tổng thống Trump bằng cách mượn danh nhiều nhóm da trắng thượng đẳng ủng hộ chủ nhân Nhà Trắng để gửi thư đe dọa.
Chính sách tăng thuế của Biden sẽ ảnh hưởng đến 80% hộ gia đình có thu nhập của Mỹ
Hương Thảo
Kết qủa trên đã ngược lại so với lý lẽ truyền thông cánh tả liên tục nhấn mạnh, rằng chính sách tăng thuế của ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden chỉ áp dụng cho những người giàu có với thu nhập hơn 400.000 đô-la Mỹ một năm, theo Epoch Times.
Báo cáo mới nhất của các chuyên gia kinh tế chỉ ra rằng, nếu ông Joe Biden đắc cử thì thu nhập của 80% hộ gia đình có thu nhập ở Mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Thu nhập gia đình bình quân ở Mỹ vào năm 2021 sẽ ngay lập tức giảm 1.368 USD. Tới năm 2030, thu nhập bình quân hộ gia đình sẽ giảm 6.500 USD.
Một báo cáo dài 50 trang do Viện Hoover được công bố vào ngày 13/10 sau khi nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu tác động các chính sách của ông Biden đối với thuế, bảo hiểm y tế, luật pháp và năng lượng, đã đưa ra ba kết luận.
Trước hết, kế hoạch chính sách năng lượng “đầy tham vọng” của ông Joe Biden nhằm giảm lượng khí thải carbon quốc gia sẽ làm tăng đáng kể chi phí năng lượng. Ví dụ, cần thêm 1,3 triệu nhân lực tham gia vào ngành giao thông và năng lượng điện.
Ông Casey B. Mulligan, giáo sư kinh tế tại Đại học Chicago và là cựu cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, trong một báo cáo đã cho biết rằng kế hoạch này sẽ cắt giảm sản xuất điện từ dầu mỏ tới 70%, và năng lượng hạt nhân sẽ không đồng thời mở rộng.
“Trừ khi mọi người ngừng lái xe, việc điện khí hóa tất cả các phương tiện đi lại sẽ làm tăng 25% nhu cầu điện”. Đồng thời tổng năng suất xã hội sẽ giảm từ 1 đến 2%, tác động còn lớn hơn ở một số vùng.
Thứ hai, những thay đổi trong quy định của Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA) đã làm tăng gánh nặng chi phí làm việc của các bên thứ ba (người làm công ăn lương). Báo cáo cho thấy mức thuế cận biên trung bình đối với lao động sẽ tăng 2,4%. “Mức thuế ẩn cao, mới được áp dụng [để chi trả cho] bảo hiểm y tế hào phóng trong khuôn khổ ‘ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền (ACA)’ sẽ dẫn đến sự suy giảm lực lượng lao động”.
Thứ ba, “Kế hoạch tăng thuế thu nhập cá nhân và thuế trả lương của Biden sẽ làm tăng thuế suất liên bang từ dưới 40% lên 50%. Đây là mức cao hơn thuế thu nhập của tiểu bang”. Báo cáo cho rằng kế hoạch này sẽ gây tổn hại không nhỏ đối với doanh nghiệp nhỏ, nhân viên của họ và người tiêu dùng.
Bà Harris cho biết tại cuộc tranh luận phó tổng thống trên truyền hình rằng Biden “sẽ lật đổ luật thuế của Trump trong ngày đầu tiên nắm quyền”. Điều này có nghĩa là 80,4% người Mỹ hiện đang hưởng lợi từ chính sách giảm thuế sẽ bị ảnh hưởng, tất nhiên cũng bao gồm cả nhóm người có thu nhập hàng năm dưới 400.000 đô la mà nhóm Biden đã hứa hẹn sẽ “không bị ảnh hưởng”.
Tổ chức Cải cách Thuế của Mỹ (American Tax Reform) đã chỉ ra trong một bài báo vào tháng 8, rằng nếu ông Biden trúng cử và lật đổ luật thuế của Tổng thống Trump, khoản đầu tiên bị cắt là mức khấu trừ tiêu chuẩn cho các gia đình có thu nhập thấp và trung bình, và khoản khấu trừ thuế cho trẻ em 2.000 đô la bị giảm một nửa. Khoản khấu trừ trẻ em này, theo luật thuế của Tổng thống Trump đang mang lại lợi ích cho 22 triệu gia đình trên khắp nước Mỹ.
Ngoài ra, một báo cáo của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (American Enterprise Institue) phát hiện rằng, kế hoạch của ông Biden sẽ tăng thuế đối với “mọi” hộ gia đình có thu nhập, và 95% hộ gia đình trên khắp nước Mỹ sẽ phải trả trung bình 1.368 USD cho một khoản thuế nữa vào năm 2021.
Báo cáo của Hoover kết luận rằng, về lâu dài, kế hoạch tăng thuế của Biden sẽ có tác động tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế – nó sẽ làm giảm tỷ lệ việc làm toàn thời gian trung bình trên đầu người 3%; giảm dự trữ vốn trên đầu người 15%; bình quân đầu người GDP giảm 8%; tiêu dùng thực tế của hộ gia đình tăng 7%.
Nếu các yếu tố này được tính toán, đến năm 2030, số lượng việc làm của Hoa Kỳ sẽ giảm 4,9 triệu người; GDP sẽ giảm 2,6 nghìn tỷ USD; và thu nhập bình quân của hộ gia đình sẽ giảm 6.500 USD.
Cựu giám đốc điều hành cáo buộc Google can thiệp vào bầu cử Mỹ
Hương Thảo
Ông cho biết, thậm chí khi ông Trump trúng cử tổng thống vào năm 2016, các nhân viên của Google đã biểu tình, khóc lóc và phải điều trị tâm lý.
Một cựu quản lý cấp cao tại Google đã tố cáo gã công nghệ khổng lồ này thiên vị đảng Dân chủ Hoa Kỳ, gây bất lợi cho Đảng Cộng hòa trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
“Nếu [Tổng thống] Trump nói điều gì đó mà các công ty coi là ‘sai trái’, họ sẽ xóa với lý do vi phạm điều khoản nào đó, nhưng nếu một lãnh đạo đảng Dân chủ nói điều gì đó sai trái, thì họ cứ để như vậy”, ông Ritesh Lakhkar, cựu quản lý cấp cao tại Google cho biết trong cuộc phỏng vấn với trang Project Veritas ngày 19/10. Project Veritas là một tổ chức báo chí phi lợi nhuận hoạt động dựa vào các phóng viên chìm.
Lakhkar cho biết, về cả mặt đạo đức và nguyên tắc, ông không đồng ý việc Google áp dụng các quy tắc khác nhau đối với đảng Dân chủ và Cộng hoà.
“Tôi cảm thấy ngột ngạt ở Google”, ông nói thêm. “Bởi vì một mặt, bạn (chỉ Google) có thái độ chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, nhưng mặt khác, bạn lại có thái độ cực tả này, và toàn bộ sự tồn tại của bạn bị đặt dấu hỏi”.
Ông Lakhkar còn đề cập đến chủ nghĩa tự do cực đoan của những người sáng lập Google, dẫn ví dụ về động thái của họ khi Tổng thống Trump thắng cử vào năm 2016.
“Khi Trump giành chiến thắng, mọi người đã khóc trong hành lang của Google. Đã có biểu tình, có tuần hành. Tôi đoán đã có các buổi trị liệu tâm thần nhóm cho nhân viên do bộ phận nhân sự tổ chức”, ông nói.
Trước đó, Twitter và Facebook đã kiểm duyệt các tài khoản và tin nhắn có thể tác động tiêu cực đến chiến dịch của đảng Dân chủ, gây ra rất nhiều bất bình.
Twitter đã khoá tài khoản của New York Post sau khi trang báo này vào ngày 14/10 đã công bố các email tiết lộ bê bối của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và con trai ông, trong khi Facebook cũng bóp chặt việc chia sẻ những thông tin này. Ngay cả tài khoản tranh cử của Tổng thống Trump cũng bị kiểm duyệt.
Thượng nghị sĩ Josh Hawley đã đề nghị các giám đốc của Twitter và Facebook ra điều trần trước Thượng viện. Ông đăng một dòng tweet: “MỚI, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Josh Hawley đã chính thức yêu cầu Giám đốc điều hành @Twitter Jack Dorsey và Giám đốc điều hành @Facebook Mark Zuckerberg xuất hiện trước Tiểu ban Tư pháp Thượng viện về Tội phạm và Khủng bố trong một phiên điều trần sắp tới với chủ đề “Nền tảng kỹ thuật số và can thiệp bầu cử”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/cuu-giam-doc-dieu-hanh-cao-buoc-google-can-thiep-vao-bau-cu-my.html
Vì sao ngày càng có nhiều người Trung Quố theo chủ nghĩa tự do ủng hộ ông Trump?
Quý Khải
Mục lục bài viết
Nắm quyền được 4 năm, ông Trump ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của người châu Á
Thái độ của hai đảng đối với ĐCSTQ quyết định xu hướng bỏ phiếu của người Mỹ gốc Hoa
Đảng Dân chủ phản đối bạo loạn chậm 4 tháng
Với thành tích 4 năm hoạt động chính trị của Tổng thống Trump đã khiến nhóm người Trung Quốc theo trường phái tự do thay đổi lập trường của họ, theo tác giả Trọng Hiên trên tờ Sound of Hope.
Cô Nhậm Hoàn Hoa, nhân viên bất động sản gốc Hoa ở Manhattan, người đã khóc đau buồn vào ngày ông Trump đắc cử năm 2016, hiện nay đã ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc cử.
Cô cho biết: So với ông Trump, Đảng Dân chủ phá hủy nước Mỹ hơn.
Chứng kiến những chính sách đối với Trung Quốc, sự cứng rắn trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung của Tổng thống Trump, cùng việc ông ủng hộ duy trì luật pháp và trật tự, so sánh với các chính sách kém hiệu quả của ứng cử viên Tổng thống Joe Biden và Đảng Dân chủ, cũng như những lời nói và hành động yếu ớt của những người cấp tiến khi đối mặt với bạo loạn ở Hoa Kỳ, tất cả đã thay đổi thái độ của họ về ông Trump.
Nắm quyền được 4 năm, ông Trump ngày càng nhận được nhiều sự ủng hộ của người châu Á
Theo một cuộc thăm dò do Quỹ AAPI Civic Engagement Fund thực hiện trước thềm cuộc bầu cử dành cho người Mỹ gốc Á năm 2016: Người Mỹ gốc Á ủng hộ bà Hillary Clinton tới 75% và chỉ 19% dành sự ủng hộ cho ông Trump. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò mới nhất trong năm nay (Dữ liệu AAPI, Người Mỹ gốc Á ủng hộ Công lý và APIAVote chỉ ra dữ liệu chung) cho thấy 54% người Mỹ gốc Á ủng hộ ông Biden và 30% ủng hộ ông Trump. Cao hơn đáng kể so với 4 năm trước.
Người châu Á ngày càng ủng hộ Tổng thống Trump, hơn nữa, những thành viên của người hâm mộ ông Trump vẫn đang tiếp tục thay đổi lập trường của mình.
Trước đây từng có một nhóm những người Trung Quốc thân ĐCSTQ ủng hộ ông Trump, đó là “chiến dịch Trump của người Hoa ở Bắc Mỹ” với 6.000 thành viên. Họ đã làm việc với nhóm vận động tranh cử của Tổng thống Trump để hỗ trợ phiếu bầu cho ông ấy trong khu vực của mình.
Tháng 6/2016, ông Trump đã nói chuyện với đại diện của họ trong một biệt thự riêng ở California của mình. Nhưng, vì mối quan hệ không rõ ràng của họ với ĐCSTQ và sau khi mối quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, họ đã không còn lộ diện nữa.
Tuy nhiên, vẫn còn có một nhóm người ủng hộ ông Trump kiên quyết nhất, họ là những người Trung Quốc theo trường phái tự do với khuynh hướng tôn giáo hoặc bảo thủ. Kể từ cuộc bầu cử vừa qua, họ đã kiên quyết ủng hộ Tổng thống Trump: Tranh luận trên Internet, đồng thời liên tục công kích với nhóm “chống Trump” và đã trở thành tầm ngắm trong giới chính trị Trung Quốc.
Trong cuộc tranh luận đầy khói lửa, một nhóm người theo chủ nghĩa tự do cũng đã lặng lẽ thay đổi quan điểm của mình, từ ủng hộ Đảng Dân chủ sang ủng hộ Tổng thống Trump. Một số người cho rằng bản thân vẫn là “cánh tả”, nhưng đối mặt với cuộc bầu cử năm nay, họ nói rằng họ ủng hộ việc ông Trump tái đắc cử.
Thái độ của hai đảng đối với ĐCSTQ quyết định xu hướng bỏ phiếu của người Mỹ gốc Hoa
Trong cuộc tranh luận phó tổng thống, bà Kamala Harris trích dẫn báo cáo của Pew nói rằng, đồng minh của Hoa Kỳ tôn trọng ông Tập Cận Bình hơn so với ông Trump. Nhưng tuyên bố này lại khiến nhiều người Mỹ gốc Hoa muốn chuyển sang ủng hộ ông Trump hơn, bởi vì Đảng Dân chủ đã ca ngợi ông Tập Cận Bình.
Vương Đan, lãnh đạo phong trào sinh viên sự kiện Lục Tứ cho biết: “Nhóm Biden đã nhiều lần tuyên bố, một khi lên nắm quyền, họ sẽ quay trở lại chính sách từ hồi đầu là tiếp xúc, đối thoại và hợp tác từng phần với Trung Quốc”. Điều này thực sự rất đáng lo ngại.
Ông nói: “Trong chính sách đối với Trung Quốc của chính quyền Trump, bao gồm Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Tư pháp William Barr, Cố vấn Kinh tế Peter Navarro và một số nghị sĩ khác, đặc biệt là chính sách lớn tách bạch rõ ràng giữa ĐCSTQ và Trung Quốc, tôi cho rằng nó vô cùng chính xác, tôi hy vọng chính sách này sẽ tiếp tục được kéo dài”.
Vương Đan cho rằng, vì nhóm của ông Trump cứng rắn hơn đội của ông Biden nên có thể ngăn cản được sự bành trướng ĐCSTQ. Bởi vì “một khi sự chuyên chế của ĐCSTQ không được giải quyết, thì vấn đề nguy hiểm của Trung Quốc sẽ không thể được cải thiện”. Như chúng ta đều đã thấy, từ chính quyền Clinton đến chính quyền Obama, về cơ bản là né tránh vấn đề thống trị của ĐCSTQ”.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, thầy giáo Lương từ một trường đại học ở Bắc Kinh nói rằng, ông ủng hộ Tổng thống Trump vì “ông Trump đã có công lao lớn trong việc áp chế ĐCSTQ”. Ông cho rằng, Tổng thống Trump thông qua cuộc chiến thương mại, đã hạn chế rất nhiều sự phát triển kinh tế của ĐCSTQ. Bằng cách trừng phạt Huawei, đã ngăn chặn đáng kể việc ĐCSTQ đánh cắp công nghệ. Hành động cắt đứt nguồn tài trợ cho WHO đã làm suy yếu đáng kể sự thâm nhập của ĐCSTQ trong các tổ chức quốc tế. Đây là những điều mà Đảng Dân chủ không thể làm được.
Ông cho rằng, Tổng thống Trump không có hứng thú với các vấn đề quốc tế, nhưng đã bị tổn hại nặng nề vì những trò lưu manh trên chính trường quốc tế.
Trong vài thập kỷ qua, ĐCSTQ đã từng bước phát triển lớn mạnh dựa vào thặng dư thương mại và hành vi đánh cắp công nghệ từ Hoa Kỳ. Khái niệm ưu tiên Hoa Kỳ của Tổng thống Trump ban đầu có thể không nhằm mục đích kiềm chế ĐCSTQ, nhưng trên thực tế, nó đã mang lại hiệu quả ngăn chặn được ĐCSTQ.
Ông cũng nói rằng, điều làm ông ngạc nhiên là đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ một mặt lên án nhân quyền của ĐCSTQ, nhưng mặt khác họ lại thông đồng với ĐCSTQ.
Ông lấy ví dụ như Hollywood, nơi Đảng Dân chủ thống trị hơn 10 năm nay vẫn luôn “đi đêm” với ĐCSTQ, từ bộ phim bom tấn “2012” đến “Hoa Mộc Lan” hiện giờ, đã bộc lộ thái độ cúi đầu trước ĐCSTQ không cần phải che giấu. Sự bất đồng về giá trị quan của bản thân cho thấy rõ ràng họ là đạo đức giả.
Một doanh nhân Lu người California, luôn cho rằng mình là một người cánh tả, tuy nhiên, hiện tại cô lại có ý định bỏ phiếu cho Tổng thống Trump.
Cô cho biết, ĐCSTQ đã xuất khẩu ra thế giới một mô hình Trung Quốc với tham nhũng toàn trị làm cốt lõi, các mối đe dọa quân sự và thậm chí mở rộng vòng tay kiểm soát ngôn luận của mình lên Hoa Kỳ, thách thức trật tự thế giới. Đây tuyệt đối không phải là điều mà mọi người mong muốn.
Cô Lu cho rằng, chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump đã phá vỡ con đường phụ thuộc vào các nước độc tài, mặc dù quá trình thích ứng còn ngắn ngủi, nhưng sau khi ông Trump tái đắc cử, một chuỗi cung ứng an toàn hơn sẽ được thiết lập. Chỉ khi nào nền kinh tế của ĐCSTQ không còn thì toàn bộ sự xâm nhập của ĐCSTQ vào Hoa Kỳ mới có thể bị kiềm chế hoàn toàn. Nếu không, nhân quyền chỉ là một bộ từ ngữ sáo rỗng. Vì vậy, cô Lu hy vọng Tổng thống Trump sẽ tái đắc cử.
Đảng Dân chủ phản đối bạo loạn chậm 4 tháng
Sau 4 tháng kể từ khi cuộc bạo loạn xảy ra, đến ngày 17/9 chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi mới công khai nói rằng: “Chúng tôi ủng hộ các cuộc biểu tình ôn hòa và chúng tôi tham dự trong đó vì chúng là một phần bản chất của nền dân chủ của chúng tôi. Tất nhiên, điều này không bao gồm các hành vi cướp bóc, đốt phá hoặc bạo loạn, những hành động như vậy cần bị truy tố. Điều này là bất hợp pháp”.
Nhiều người theo trường phái tự do cho biết, họ không phản đối phong trào Black Lives Matter (BLM). Nhưng những người này đã đi quá xa và tính “đúng đắn chính trị” phổ biến khắp nơi đã khiến phần lớn mọi người cảm thấy bất an. Sự thiếu tự do ngôn luận của những người cực tả trong khuôn viên các trường đại học và sự thiên vị của giới truyền thông cánh tả vốn luôn nguyền rủa ông Trump, nhưng lại không đưa tin về mối liên hệ giữa con trai của ông Biden và ĐCSTQ, điều này cũng khiến mọi người thêm bất mãn.
Tầng lớp lao động và những người thất nghiệp ở Mỹ đã trở thành nạn nhân lớn nhất sau khi chính quyền tiềm nhiệm gửi việc làm của người Mỹ đến Trung Quốc, mà họ là “số đông thầm lặng”.
Cát Gia Bảo, du học sinh người Trung Quốc nói với Đài tiếng nói Hoa Kỳ rằng, một số hoạt động hiện tại của Đảng Dân chủ có hại cho nền dân chủ Hoa Kỳ, chẳng hạn như việc Đảng Dân chủ thao túng một số phương tiện truyền thông, khiến dư luận trở nên vô hiệu. Tại một số trường đại học, cơ quan chính phủ và các công ty thiên về cánh tả, rất khó để có được một bầu không khí thảo luận bình thường, bởi vì chúng đều bị tác động bởi “nền chính trị bản sắc” và “tính đúng đắn chính trị”, và hiện trạng này không có lợi cho nền dân chủ của Hoa Kỳ.
Anh Trần Sấm Sáng tại New York cho biết, mọi người đã bầu chọn ông Trump. Họ không nghĩ về vấn đề thực chất là tại sao trước đây cử tri không bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ. Họ nói rằng, cho dù nước Mỹ bị dịch bệnh, nhưng kết quả thì ông Trump sẽ tái đắc cử..
Một doanh nhân ở Thâm Quyến, Trung Quốc cho hay, anh chưa bao giờ sùng bái một ai cả, nhưng bây giờ anh ấy là một người ủng hộ ông Trump. Anh nói rằng, với những gì Tổng thống Trump đã làm trong 4 năm qua, thì Đảng Dân chủ không bao giờ làm được.
‘Chúng ta sẽ thắng’: Tổng thống Trump nhiệt huyết tiến hành 5 cuộc vận động mỗi ngày trước bầu cử
Hương Thảo
“Chúng ta sẽ giành chiến thắng”, Tổng thống Donald Trump nói với các nhân viên chiến dịch của ông và các quan chức khác, khi ông bày tỏ sự tin tưởng vào kết quả của cuộc bầu cử sẽ được tổ chức trong hai tuần tới, vào ngày 3/11, theo The BL.
“Hôm nay tôi phấn khích hơn hai tuần trước. Hai tuần trước, tôi đã ở trong bệnh viện, và mọi người đã rất sốc vì tôi đã xuất viện quá nhanh và quá khỏe mạnh”, Tổng thống Trump cho biết theo New York Post ngày 19/10.
Tổng thống Trump chia sẻ với nhóm tái tranh cử của mình rằng ông sẽ lên lịch mỗi ngày năm cuộc vận động cùng với những người ủng hộ, để khuyến khích cử tri bỏ phiếu cho ông ở lại Nhà Trắng thêm bốn năm nữa.
Năng lượng mà Tổng thống đã thể hiện trong các sự kiện tranh cử kể từ khi ông được xuất viện khỏi Walter Reed vì viêm phổi Vũ Hán (Covid-19) hồi đầu tháng đã khích lệ rất nhiều những người ủng hộ ông.
Hoạt động đầy nhiệt huyết này cùng sự nhiệt thành của hàng nghìn đảng viên Cộng hòa tham dự các sự kiện tranh cử của ông Trump là tài liệu tham khảo đáng tin cậy nhất về kết quả thuận lợi cho việc tái đắc cử của Tổng thống Trump.
Theo đó, Eric Trump, con trai của Tổng thống Trump, đã công bố danh sách 16 bang mà tổng thống, cùng hai anh trai của ông, và phó tổng thống sẽ đến thăm những người ủng hộ của họ, trong 48 giờ tới kể từ khi đăng tweet của mình, vào ngày 19/10.
Trong khi đó, hiếm có những hoạt động như vậy được quan sát thấy ở ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, người mà các chuyến thăm chiến dịch èo uột đã gây ra chỉ trích trong vài tháng qua, và bị Tổng thống Trump coi là một dấu hiệu yếu kém, bên cạnh những yếu tố khác.
“Joe Biden buồn ngủ vừa kết thúc chiến dịch trong ngày (một lần nữa). [Ông ta] muốn nghỉ ngơi! Ông ta là một CÁ NHÂN CÓ RẤT ÍT NĂNG LƯỢNG, và Đất nước chúng ta không thể tạo nên những thời khắc thú vị, nhưng phức tạp và rất cạnh tranh này, với một Tổng thống Ít Năng lượng !!!”, Tổng thống Trump nhấn mạnh trong một trong những tweet ngày 24/9 của mình.
Ông Biden đã nghỉ chiến dịch tổng cộng 11 ngày trong tháng 9, tương đương 36%, và riêng trong tháng này đã nghỉ 6 ngày, theo Daily Caller.
Tranh luận Trump-Biden lần cuối: cử tri gốc Việt muốn nghe điều gì?
Trước thềm cuộc tranh luận trực tiếp lần cuối giữa hai ứng viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, có cử tri Cộng hòa muốn nghe ông Biden nói ‘đã làm được gì trong 48 năm làm chính trị’ trong khi có cử tri Dân chủ muốn ông Trump nói rõ lập trường của ông về kỳ thị sắc tộc.
Sau cuộc tranh luận lần hai bị huỷ, cuộc tranh luận lần thứ ba và cũng là lần cuối giữa đương kim Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden sẽ diễn ra vào tối thứ Năm ngày 22/10 tại Nashville, bang Tennessee. Người điều hợp cuộc tranh luận này là nhà báo Kristen Welker của Đài NBC News.
Trước đó, bà Welker đã công bố các chủ đề tranh luận sẽ là dịch bệnh Covid-19, gia đình Mỹ, sắc tộc, biến đổi khí hậu, an ninh quốc gia và sự lãnh đạo. Tuy nhiên, hôm 19/10, ông Bill Stepien, quản lý ban vận động tranh cử của ông Trump, đã gửi thư đến ban tổ chức tranh luận than phiền về những chủ đề này.
Theo lập luận của ông Stepien, thì theo truyền thống chủ đề của cuộc tranh luận cuối cùng phải về chính sách đối ngoại. Ông cáo buộc ban tổ chức tranh luận là ‘thiên vị ông Biden’.
Ủy ban Tranh luận Tổng thống là một cơ quan phi đảng phái.
‘Sợ không công bằng’
Ông Nguyễn Thanh Thụy, một cử tri gốc Việt ở Orlando, bang Florida, bày tỏ lo ngại cuộc tranh luận ‘sẽ không công bằng cho ông Trump’ vì người điều hợp Kristen Welker ‘có khuynh hướng Dân chủ’ và thắc mắc tại sao phía Đảng Cộng hòa ‘quá dễ dãi, chấp nhận cho bà Kristen Welker làm người điều phối cuộc tranh luận’.
Ông Thụy e rằng lần này, ứng viên Trump sẽ không có cơ hội quảng bá ‘những kết quả tốt đẹp của ông trong ba năm đầu cầm quyền’ mà sẽ tập trung vào những nội dung gây bất lợi cho ông như bệnh dịch, thất nghiệp, kinh tế trì trệ…
“Trong khi đó, việc ông Trump đem việc làm về lại nước Mỹ, xây dựng bức tường biên giới ở Mexico ngăn chặn di dân bất hợp pháp, giúp các quốc gia Ả Rập và Do Thái xích lại gần nhau sẽ không có cơ hội được đề cập,” ông Thụy, chủ nhân một chuỗi nhà hàng và từng là chủ tịch cộng đồng người Việt ở Orlando, bức xúc.
Khi được hỏi muốn ứng viên Biden trình bày vấn đề gì, ông Thụy nói: “Tôi muốn hỏi ông ấy trong 40 năm là thượng nghị sĩ và 8 năm làm Phó Tổng thống đã làm được gì cho đất nước. Tôi muốn hỏi tại sao Đảng Dân chủ lại thực thi chính sách biên giới mở, dễ dãi với di dân. Tại sao họ chủ trương phá thai vi phạm đạo đức xã hội.”
‘Cần nói về sắc tộc’
Từ bang Virginia, anh Lý Bình, 30 tuổi, quản lý dự án cho một hãng xây dựng bất động sản, nói với VOA rằng anh mong ông Joe Biden ‘sẽ thể hiện lập trường một cách mạnh mẽ’.
“Ông Biden sẽ có cơ hội tốt hơn để truyền thông điệp của mình đến với khán giả vì ông ấy sẽ không còn sợ bị Trump cướp lời,” anh nói và đề cập tới việc cuộc tranh luận này sẽ cho phép tắt micro của ứng viên khi không tới lượt nói.
“Những điểm thuyết phục cử tri của ông ấy sẽ là về dịch bệnh, về chính quyền Trump đã thất bại như thế nào trong kiểm soát dịch bệnh và về hàng trăm ngàn sinh mạng người dân Mỹ đã mất một cách không đáng như thế nào,” anh Bình nói với VOA bằng tiếng Anh vì anh không nói được nhiều tiếng Việt.
Anh Bình cũng dự đoán rằng ông Trump sẽ ‘hung hăng’ (belligerent) hơn so với lần tranh luận thứ nhất vì ‘đang trong ở thế phòng vệ do đang theo sau trong các cuộc thăm dò dư luận’.
Anh Bình nói anh muốn ông Trump nói với cộng đồng người Mỹ gốc Á, trong đó có người Mỹ gốc Việt, về chủ đề kỳ thị sắc tộc.
“Trong đại dịch này người gốc Á phải chịu đựng rất nhiều. Ông Trump đã đổ lỗi cho Trung Quốc về dịch bệnh nhưng người Mỹ họ không phân biệt được người Việt, người Hàn với người Trung Quốc. Họ phải chịu sự kỳ thị,” anh lý giải.
Anh nói mặc dù các cử tri đều biết rõ lập trường của hai ứng viên về vấn đề sắc tộc nhưng ‘điều quan trọng là họ phải trình bày nó’.
Mặc dù đã đi bỏ phiếu rồi nhưng anh nói anh vẫn theo dõi cuộc tranh luận này vì anh muốn xem hai ứng viên thể hiện như thế nào. “Tôi theo dõi không phải vì lá phiếu của tôi, mà vì lá phiếu của những cử tri khác, vì tương lai của nước Mỹ, vì tương lai của thế giới,” anh nói.
Để giành đủ phiếu đại cử tri, ôngTrump tùy thuộc vào Florida, Pennsylvania
Tuy có nhiều hướng đi để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, ứng cử viên Donald Trump cần chú trọng nhất vào việc giành chiến thắng ở hai bang chiến trường quan trọng là Florida và Pennsylvania để có thể đảm bảo được 270 phiếu đại cử tri cần thiết và tái đắc cử, theo các nhà phân tích.
Nếu ông Trump, tổng thống đương nhiệm, có thể thắng ở cả hai bang này cũng như tiếp tục thắng ở North Carolina và Arizona, nơi ông đã thắng sít sao hồi năm 2016, đồng thời ‘chiến đấu’ trong thế phòng thủ ở Georgia và Ohio, nơi ông đã thắng một cách dễ dàng vào năm 2016, ông sẽ giành thắng lợi chung cuộc năm nay.
Ban vận động bầu cử của ông Trump cũng đang tiếp tục đầu tư thời gian và đổ tiền bạc vào Wisconsin và Michigan, những thành trì lâu đời của đảng Dân chủ, nơi ông đã lật ngược thế cờ với tỉ lệ thắng mỏng manh hồi 4 năm trước, trong khi cố gắng bảo vệ Iowa và Maine, cũng như cố giành được Nevada và Minnesota, hai tiểu bang mà vào năm 2016, đối thủ của ông lúc đó, bà Hillary Clinton, đã thắng chỉ hơn gang tấc.
Ban vận động của ông Trump chỉ ra các yếu tố khác có lợi cho họ: Ban vận động và đảng Cộng hòa đã dành nhiều năm đầu tư vào hoạt động tiếp cận cử tri mạnh mẽ và có 2,5 triệu tình nguyện viên gõ cửa hàng triệu nhà mỗi tuần. Họ đã thấy có sự gia tăng đột biến về lượng cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa đăng ký đi bầu ở một số tiểu bang quan trọng. Và cử tri ủng hộ ông Trump nhiệt tình hơn đối với ông so với mức độ nhiệt tình của cử tri bên đảng Dân chủ dành cho ông Biden.
Động lực của cử tri bên đảng Dân chủ chủ yếu là xuất phát từ cảm xúc của họ ghét ông Trump.
“Ở ngay thời điểm này, chúng tôi cảm thấy con đường dẫn đến chiến thắng đang tốt hơn so với bất kỳ thời điểm nào khác trong chiến dịch vận động năm nay”, người quản lý ban vận động của ông Trump, Bill Stepien, nói với nhân viên trong một cuộc họp qua điện thoại vào tuần này.
Nhưng các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang tụt lại phía sau hoặc ngang ngửa với đối thủ ở gần như mọi bang mà ông ấy cần giành chiến thắng để đạt được 270 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn.
Paul Maslin, một nhà thăm dò ý kiến lâu năm của đảng Dân chủ ở Wisconsin, cho rằng trừ khi có diễn biến bất thường nào đó, ông Trump cần phải giữ vững ít nhất một trong ba bang mà ông đã thắng hồi năm 2016, đó là Pennsylvania, Wisconsin hoặc Michigan.
Các cuộc thăm dò của Fox News công bố hôm thứ Tư 21/10 cho thấy ông Biden có lợi thế rõ ràng ở Michigan và đứng cao hơn một chút ở Wisconsin. Ở Pennsylvania, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Biden cũng dẫn trước.
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều đó, đội ngũ vận động bầu cử của ông Trump vẫn có thể cảm thấy yên tâm khi xem lại quá khứ: Ở cả ba bang đó, bà Clinton đã dẫn đầu trong các cuộc thăm dò vào những tuần cuối cùng của năm 2016.
Nhưng theo đánh giá của Whit Ayres, một nhà thăm dò ý kiến kỳ cựu của đảng Cộng hòa, vấn đề cơ bản của ông Trump là một số lượng lớn các bang mà ông ấy đã thắng dễ dàng lần trước thì giờ đây đang có mức độ cạnh tranh sít sao.
Trong khi chiến thắng gây phiền lòng của ông Trump hồi năm 2016 vẫn còn ám ảnh các đảng viên Dân chủ và khiến nhiều cử tri mất niềm tin sâu sắc vào các cuộc thăm dò công chúng, những người theo dõi chặt chẽ cuộc đua nhấn mạnh rằng năm 2020 không phải là năm 2016.
Ông Biden được yêu thích hơn bà Clinton, và các cuộc thăm dò cho thấy hiện có ít cử tri chưa quyết định hơn. Những cử tri dao động như vậy đã quay sang bỏ phiếu cho ông Trump trong tuần cuối cùng của cuộc đua hồi 4 năm trước.
Và bà Clinton đã gặp khó khăn trong những tuần cuối cùng bởi một loạt những chuyện không hay, bao gồm cả việc FBI mở lại cuộc điều tra muộn màng về các email của bà.
Nếu có thêm bất kỳ “chuyện bất ngờ tháng 10” nào lần này, tác động của nó sẽ bị hạn chế vì một số lượng kỷ lục cử tri đã đi bỏ phiếu rồi.
Với 29 phiếu đại cử tri, Florida được cho là bang quan trọng nhất đối với ông Trump. Một thất bại ở đó sẽ khiến ông gần như không thể giữ lại Nhà Trắng.
Florida được biết tiếng trong nhiều thập kỷ trước đây là ai giành thắng lợi ở bang này cũng sẽ thắng chung cuộc toàn liên bang để trở thành tổng thống, và bang này cũng nổi tiếng về mức độ chênh lệch phiếu bầu sít sao – nổi bật nhất nhất là vào năm 2000 khi ông George W. Bush của đảng Cộng hòa đánh bại ông Al Gore mà chỉ chênh 537 phiếu sau khi kiểm phiếu lại.
Hai cuộc thăm dò gần đây cho thấy hai ứng cử viên Trump và Biden bám sát nhau từng ly. Jennifer Krantz, chiến lược gia đảng Cộng hòa và người gốc vùng Tampa, bang Florida, người đã từng làm việc cho nhiều cuộc đua bầu cử ở bang, nói: “Từ mọi thứ tôi có thể thấy, thật là ngang ngửa về mặt thống kê”. Do đó, theo bà, các hoạt động trên thực địa có thể tạo ra sự khác biệt.
Tình hình cũng tương tự ở Pennsylvania, nơi hai cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông Biden duy trì vị trí dẫn đầu với cách biệt rõ ràng trong khi một cuộc thăm dò khác cho thấy khoảng cách giữa hai bên khá hẹp.
Lần trước, ông Trump đã giành chiến thắng ở bang Pennsylvania chỉ với mức chênh lệch là hơn 44.000 phiếu bầu, chủ yếu nhờ cử tri đi bỏ phiếu đông đảo ở các khu vực nông thôn, các thị trấn và thành phố nhỏ. Đội ngũ vận động của ông Trump đang dựa vào những xu hướng đó để duy trì chiến thắng trong lần này.
Bầu cử 2020: Liệu nước Mỹ còn giữ được tam quyền phân lập?
Nguyễn Quang Duy
Đã từ lâu người Việt thường xem tam quyền phân lập tại Mỹ như một mô hình kiểu mẫu cho một Việt Nam tự do, nhưng tiếc thay mô hình này đang bị chính những người Mỹ cấp tiến tìm mọi cách thay đổi và đã trở thành một đề tài tranh cử tổng thống 2020.
Bởi thế vào ngày 19/10/2020 Thượng nghị sĩ Ted Cruz (Texas) và năm Thượng nghị sĩ Cộng hòa khác đã đưa ra Thượng Viện một dự luật tu chính hiến pháp nhằm ngăn chặn đảng Dân chủ đưa thêm người vào Tối Cao Pháp Viện phá vỡ tính chuyên môn và độc lập của tư pháp, nếu lỡ ra ông Joe Biden thắng cử và đảng Dân chủ nắm được Thượng viện.
Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện
Tối cao Pháp viện Mỹ: Amy Barrett nói sẽ ‘áp dụng luật như văn bản’
Tam quyền phân lập…
Năm 1787 khi bản Hiến Pháp được soạn thảo và ban hành, những nhà lập quốc lo ngại nước Mỹ sẽ lọt vào tay những kẻ độc tài nên đã xây dựng mô hình với 3 nhánh hành pháp, lập pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập, kiểm soát và cân bằng quyền lực lẫn nhau.
Hành Pháp (Chính Phủ) và Lập Pháp (Quốc Hội) là hai nhánh do các đảng chính trị hay chính trị gia được dân chúng ủy quyền qua các cuộc bầu cử tự do.
Tư Pháp (Tối Cao Pháp Viện) là nhánh chuyên môn do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện cứu xét thông qua.
Vai trò của thẩm phán là bảo vệ rường mối mối quốc gia, phán xét những Đạo Luật Liên Bang hay Tiểu Bang và việc phân xử của các Tòa bên dưới có phù hợp với Hiến Pháp không.
Hiến Pháp cho phép thẩm phán được phục vụ trọn đời hay đến khi họ tình nguyện về hưu nhằm tránh cho họ bị các chính trị gia hay dân chúng làm áp lực chính trị mất đi tính chuyên môn và độc lập.
Nhưng Hiến pháp có lỗ hổng lớn là không quy định con số thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện. Đó chính là nguyên nhân gây tranh cãi về việc mở rộng con số thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, thách thức tam quyền phân lập và những quyền tự do đựơc Hiến Pháp bảo vệ.
Pack the court
Tạm dịch “lấp đầy tòa án” là một thuật ngữ liên quan đến việc mở rộng con số thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện bắt nguồn từ thời Tổng thống Franklin Roosevelt (1933-45) thuộc đảng Dân Chủ.
Nhiều chính sách trong Đối Sách Mới (New Deal) do ông Roosevelt đưa ra đã bị kiện lên Tối Cao Pháp Viện và bị xử là vi phạm Hiến Pháp.
Phản ứng lại ông đưa ra một dự luật trao cho tổng thống quyền đề cử một thẩm phán bổ sung cho mỗi thẩm phán trên 70 tuổi và 6 tháng, dự luật bị ngay chính các đảng viên đảng Dân Chủ trong Quốc Hội phản đối và bác bỏ.
Ngày nay ông Roosevelt được xem là Tổng thống Mỹ cấp tiến nhất vì đã khai sinh hệ thống an sinh xã hội tại Mỹ và nhiều cải cách xã hội khác.
Nhưng đồng thời ông cũng là người bị cho là coi thường Hiến Pháp và kỳ thị Á châu nhất vì trong Thế chiến thứ 2 vào tháng 2/1942 ông ra lệnh đưa 127,000 người Mỹ gốc Nhật vào các trại tập trung.
Vào tháng 7/1983, trong phiên điều trần của Ủy ban Tư pháp Thượng nghị sĩ Joe Biden cho biết ý tưởng “lấp đầy tòa án” của Tổng thống Roosevelt không có gì là sai trái với Hiến Pháp, nhưng theo ông:
“…Đó là một ý tưởng dại khờ (a bonehead idea), một sai lầm khủng khiếp, thật khủng khiếp nếu được thực hiện, nó đặt ra câu hỏi về sự độc lập của cơ quan quan trọng nhất ở đất nước này: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.”
Cuộc tranh cử Tổng thống 2020, ông Biden lại bị vướng mắc vào ý tưởng dại khờ “lấp đầy tòa án” của thành phần cấp tiến trong đảng Dân Chủ.
Từ cuộc tranh cử 2016…
Tháng 2/2016, thẩm phán bảo thủ Antonin Scalia qua đời, Tổng Thống Obama đề cử ông Merrick Garland, Chánh án tòa Phúc Thẩm D.C. lên thay.
Khi đó đảng Cộng Hòa đang nắm Thượng viện nên lấy lý do gần ngày bầu cử tổng thống không tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán cho ông Merrick Garland.
Khi ấy đảng Dân Chủ rất tự tin bà Clinton sẽ thắng lớn và chiếm luôn Thượng Viện sẽ tiến hành thủ tục điều trần phê chuẩn cho ông Garland.
Nào ngờ ông Trump thắng cử tiến hành đề cử thẩm phán Neil Gorsuch thay thế, đảng Dân Chủ bắt đầu tố cáo ông Trump đánh cắp ghế tổng thống của bà Clinton vì thua bà hơn 3 triệu phiếu, đồng thời đánh cắp ghế thẩm phán lẽ ra thuộc đảng Dân Chủ.
Vào tháng 7/2018 thẩm phán Anthony Kennedy từ chức, Tổng thống Trump đề cử ông Brett Kavanaugh một thẩm phán bảo thủ lên thay, mặc dù được Thượng Viện chấp thuận nhưng ông Kavanaugh gặp nhiều chống đối từ phía đảng Dân Chủ.
Ngày 18/9/2020, Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, đảng Cộng Hòa ngay sau đó tuyên bố sẽ tổ chức điều trần phê chuẩn thẩm phán nếu Tổng thống Trump đề cử người ra Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện.
Người Mỹ nghĩ gì?
Theo kết quả cuộc thăm dò ý kiến được hãng Gallup tiến hành khảo sát vài ngày trước khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời, thăm dò từ ngày 31/8 đến 13/9/2020, cho thấy đa số người Mỹ tin tưởng vào sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện.
Nói chung 42% người Mỹ tin rằng rằng hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là “đúng đắn”, chỉ 32% nói rằng quá bảo thủ và 23% cho rằng quá cấp tiến.
Điều khá lý thú là có đến 48% những người Mỹ độc lập không theo đảng nào lại tin tưởng vào hệ tư tưởng của Tối Cao Pháp Viện là “đúng đắn”, vẫn 32% nói rằng quá bảo thủ và chỉ 16% cho rằng quá cấp tiến.
Trong lần thăm dò mới nhất của hãng Gallup công bố hôm 20/10/2020 vừa qua, được tiến hành khảo sát 4 ngày sau khi Tổng thống Trump chính thức đề cử bà Amy Coney Barrett, thăm dò từ ngày 30/9 đến ngày 15/10/2020, lên đến 51% người Mỹ ủng hộ việc đề cử bà Barrett với chỉ 3% là chưa có ý kiến về việc đề cử.
Điều đáng nói là có đến 84% người theo đảng Dân Chủ không ủng hộ việc đề cử.
Ông Biden lâm vào thế kẹt…
Chính vì thế đại đa số đảng Dân Chủ không chấp nhận việc đề cử nên ngay khi đảng Cộng Hòa công khai kêu gọi Tổng thống đề cử thẩm phán mới thay thế, thì phía cấp tiến cũng công khai đòi hỏi ông Biden khi thắng cử phải “lấp đầy tòa án”.
Những người cấp tiến còn đề nghị sẽ đưa các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện vượt quá 70 tuổi 6 tháng xuống tòa dưới hay các thẩm phán chỉ được phục vụ 18 năm tại Tối Cao Pháp Viện rồi được đưa xuống tòa dưới, như thế không vi phạm Hiến Pháp thẩm phán vẫn được phục vụ trọn đời.
“Lấp đầy tòa án” sẽ gây đổ vỡ sự độc lập và chuyên môn của Tối Cao Pháp Viện, phá vỡ tam quyền phân lập, các quyền tự do cũng nhanh chóng tan biến dưới bàn tay của những kẻ cầm quyền và phá vỡ nền tảng chính trị nước Mỹ.
Dẫu biết rằng đó là những ý tưởng dại khờ thiếu suy nghĩ gây phân hóa ngay trong nội bộ đảng Dân Chủ và là một ý tưởng nguy hiểm nhưng rõ ràng ông Biden đang lâm vào thế kẹt do cánh cấp tiến đưa ra.
Ông Biden đến nay vẫn không chịu trả lời câu hỏi có “lấp đầy tòa án” không, nếu ông Biden ủng hộ thì sẽ bị cử tri ôn hòa phản đối, còn nếu trả lời không thì sẽ bị cánh tả cấp tiến tẩy chay, các chính trị gia đảng Cộng Hòa, truyền thông và cả cư tri thấy thế càng chất vấn ông.
Có lần ông Biden trả lời người Mỹ không xứng đáng (don’t deserve) nhận câu trả lời.
Có lúc ông cho biết ông không ái mộ việc “lấp đầy tòa án” (a fan of court packing) rồi đổ lỗi cho chính ông Trump là người đã “lấp đầy tòa án” khi tiến hành đề cử bà Barrett, thay vì để cho cử tri Mỹ quyết định vào ngày bầu cử sắp tới.
Câu trả lời thiếu thuyết phục vì thế ông Biden tiếp tục bị truyền thông gặn hỏi, gần nhất ông cho biết sẽ trả lời khi Thượng Viện thông qua đề cử bà Amy Coney Barrett vào Tối Cao Pháp Viện.
Diễn trình đề cử bà Barrett…
Bài viết trước: “Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện” (Bầu cử Mỹ 2020: Cuộc chiến giành Tối Cao Pháp Viện – BBC News Tiếng Việt) đã nói về bà Amy Coney Barrett nay chỉ xin cập nhật một ít thông tin về quá trình đề cử bà.
Bà đã trải qua một cuộc điều trần với nhiều câu hỏi nhưng câu trả lời chính là nếu được chấp nhận trở thành một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bà sẽ triệt để thượng tôn pháp luật, chỉ dựa vào Hiến Pháp Hoa Kỳ để xét xử những tố tụng từ tòa dưới đưa lên.
Bà cho biết rất vinh dự nếu được phục vụ trong Tối Cao Pháp Viện để bảo vệ Hiến Pháp, bảo vệ đất nước, giữ gìn những giá trị truyền thống mà những vị khai quốc công thần đã khai sinh nước Mỹ, truyền lại cho các thế hệ sau trong số có 7 người con của bà.
Theo đúng thủ tục ngày 22/10/2020, Ủy ban Tư pháp sẽ họp để quyết định đưa đề cử bà Barrett ra trước Thượng Viện bỏ phiếu biểu quyết.
Đấu tranh văn hóa tư tưởng
Càng gần ngày bầu cử cuộc đấu tranh văn hóa tư tưởng giữa cánh bảo thủ và bên cấp tiến càng trở nên dữ dội, một bên muốn gìn giữ những giá trị truyền thống cha ông để lại còn phía bên kia cấp tiến (progressive) muốn tiến về phía trước phá bỏ cái cũ thay bằng cái mới.
Phe cấp tiến luôn thúc đẩy ông Biden công khai các chính sách cấp tiến nhằm thu hút giới trẻ đi bầu tăng cơ hội giúp ông thắng cử.
Phía bảo thủ bày tỏ lo lắng, ứng cử viên Phó Tổng Thống Kamala Harris, một người bị họ xem là cực tả sẵn sàng thực hiện những điều như việc “lấp đầy tòa án” mà bà từng công khai ủng hộ.
Còn 2 tuần mới đến ngày chính thức bầu cử 3/11/2020 những đoàn người nối đuôi nhau trước phòng phiếu, với trên 30 triệu người đã bỏ phiếu, đủ thấy sự quan tâm của người Mỹ đến kết quả của cuộc bầu cử lần này.
Chính tinh thần yêu chuộng tự do bầu cử, tự do chính trị là giá trị cao quý nhất, là nền tảng bảo vệ hệ thống chính trị của nước Mỹ và là điều chúng ta cần học hỏi.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54643853
Hoa Kỳ tiếp tục siết chặt cơ quan “tuyên truyền” của Trung Quốc
Thu Hằng
Danh sách cơ quan truyền thông Trung Quốc bị Hoa Kỳ coi là tổ chức “tuyên truyền” của Bắc Kinh vừa được nối dài thêm. Trong đợt trừng phạt thứ ba, được bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo ngày 21/10/2020, có thêm 6 cơ quan truyền thông Trung Quốc bị liệt vào danh sách “phái bộ nước ngoài”.
Sáu cơ quan bị nhắm đến gồm Nhất tài Toàn cầu (Yicai Global), Giải phóng Nhật báo (Jiefang Daily), Tân Dân Vãn báo (Xinmin Evening News), Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc (Social Sciences in China Press), Bắc Kinh tuần báo (Beijing Review) và Economic Daily (Kinh tế Nhật báo). AFP nhắc lại, trước đó đã có 9 cơ quan truyền thông Trung Quốc bị Washington coi là “phái bộ nước ngoài”, trong đó có Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức của Trung Quốc và China Global Television Network.
Lý do được bộ Ngoại Giao Mỹ nêu lên trong một bản thông cáo là “trong khi những cơ quan truyền thông tự do trên khắp thế giới chỉ phản ánh sự thật, thì truyền thông Trung Quốc phục vụ cho đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
Trong buổi họp báo tại Washington ngày 21/10, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định nghiệp vụ báo chí của những cơ quan trên không phải là đối tượng của bất kỳ biện pháp hạn chế nào. Tuy nhiên, do bị coi là “phái bộ nước ngoài”, những cơ quan trên phải thông báo với bộ Ngoại Giao Mỹ mọi chi tiết về nhân viên và tài sản của họ có trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
Sau hai đợt siết chặt trước, Bắc Kinh lên án quyết định của Washington, đồng thời trả đũa bằng cách trục xuất nhiều nhà báo Mỹ làm việc cho nhiều tờ báo lớn như New York Times, Washington Post và The Wall Street Journal.
Ngoài truyền thông, Hoa Kỳ còn tố cáo Trung Quốc tìm mọi cách đánh cắp nghiên cứu về vac-xin ngừa Covid-19. Phát biểu trực tuyến ngày 21/10 tại Atlantic Future Forum và kết nối với chiến hạm Anh HMS Queen Elizabeeth, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông O’Brien, khẳng định mục tiêu mà gián điệp Trung Quốc nhắm đến là “các doanh nghiệp phát triển vac-xin châu Âu, Anh Quốc và Mỹ”.
Theo ông O’Brien, “đảng Cộng Sản Trung Quốc tìm cách thống trị trong mọi lĩnh vực… và mưu tính độc quyền trong mọi ngành công nghiệp quan trọng của thế kỷ 21”.
Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump: Trung Quốc là đe dọa của thế kỷ
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump ngày 21/10 tố cáo Trung Quốc nỗ lực đánh cắp nghiên cứu vaccine COVID-19 của phương Tây và xem Trung Quốc là đối thủ xấu xa tìm cách độc quyền các công nghiệp quan trọng của thế kỷ 21.
Ông Trump xem Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính của Mỹ và cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng thương mại và gian dối về dịch COVID mà ông gọi là ‘dịch bệnh Trung Quốc’.
Cố vấn Robert O’Brien nói với các chỉ huy quân sự và các giới chức tình báo cao cấp Anh, Mỹ rằng Trung Quốc đàn áp người dân trong nước và tìm cách hiếp đáp các nước láng giềng lẫn các cường quốc phương Tây.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách chế ngự tất cả các lãnh vực và có kế hoạch độc quyền tất cả công nghiệp quan trọng trong thế kỷ 21,” ông O’Brien nói với Diễn đàn Tương lai Đại Tây Dương qua video nối kết với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth.
“Gần đây nhất, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dùng gián điệp mạng để nhắm vào những công ty đang phát triển vaccine COVID-19 và thuốc chữa trị tại Châu Âu, Anh và Hoa Kỳ trong khi vẫn rêu rao là cần hợp tác quốc tế,” ông O’Brien nhấn mạnh.
Trung Quốc, dưới thời Tập Cận Bình, nói phương Tây và đặc biệt là Washington –điên cuồng chống Trung Quốc, có lối suy nghĩ thời thuộc địa và tức tối vì Trung Quốc hiện đã trở thành một trong hai nền kinh tế hàng đầu của thế giới.
Sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong 40 năm qua được xem là một trong những sự kiện địa chính trị quan trọng của thời đại hiện nay, cùng với sự sụp đổ vào năm 1991 của Liên bang Xô Viết chấm dứt Chiến tranh Lạnh.
Ông O’Brien nói trong nhiều thập niên, phương Tây đã nhượng bộ Trung Quốc, trong đó có việc để cho Trung Quốc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, tin rằng nước này sẽ mở cửa về kinh tế và chính trị trong khi nới lỏng các rào cản với các công ty nước ngoài.
“Đáng buồn thay đây chỉ là những lời hứa mà cho tới ngày nay nước này không giữ được,” cố vấn O’Brien nói. “Thay vào đó, lãnh dạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng gấp đôi khuynh hướng độc tài và lợi ích thương mại, kinh tế do nhà nước thống trị.”
Vào năm 1979, Trung Quốc có nền kinh tế nhỏ hơn Ý, nhưng sau khi mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài và đưa vào cải cách thị trường, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Hiện nay Trung Quốc là lãnh đạo toàn cầu về một loạt các công nghệ của thế kỷ 21 như trí tuệ nhân tạo, y học tái tạo và polymer dẫn điện.
Ông O’Brien nói việc đáp ứng của Trung Quốc đối với COVID ‘xóa bỏ bất cứ nghi ngờ lâu dài nào về ý đồ của họ.’
Ông nói dự án quốc tế chủ đạo của Trung Quốc, Sáng kiến Một Vành đai Một Con đường, liên hệ đến việc đề nghị cho những nước nghèo “những khoản vay không bền vững” để xây những dự án hạ tầng cơ sở đắt tiền không sử dụng được, dùng các công ty và công nhân Trung Quốc.
“Những nước này phụ thuộc vào nợ Trung Quốc làm chủ quyền của họ bị xói mòn và không có sự lựa chọn nào khác là phải theo Trung Quốc trong những cuộc bỏ phiếu tại Liên hiệp quốc và…những vấn đề khác,” ông O’Brien nói.
Hoa Kỳ liệt thêm 6 cơ quan truyền thông Trung Quốc là phái bộ nước ngoài
Bình luậnNguyễn Minh
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã liệt hoạt động của 6 cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Hoa Kỳ là phái bộ nước ngoài, Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo vào ngày 21/10.
Sáu cơ quan truyền thông này bao gồm: Yicai Global, Jiefang Daily, Xinmin Evening News, Social Sciences in China Press, Beijing Review và Economic Daily, cơ quan này cho biết trong một tuyên bố.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, những cơ quan truyền thông này do chính quyền Trung Quốc kiểm soát hoặc sở hữu phần lớn.
Hồi đầu năm 2020, 9 cơ quan truyền thông thuộc nhà nước Trung Quốc đã bị chỉ định là phái bộ nước ngoài. Việc phân loại này của Hoa Kỳ là để nhận diện vai trò tuyên truyền của các cơ quan này cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và để hạn chế quy mô hoạt động của các cơ quan này ở Hoa Kỳ, tuy nhiên không ảnh hưởng đến nội dung mà các cơ quan truyền thông này được xuất bản.
Các cơ quan truyền thông bị chỉ định là phái bộ nước ngoài sẽ được đối xử như các đại sứ quán nước ngoài hoặc các cơ quan đại diện ngoại giao khác. Theo đó, các cơ quan truyền thông này sẽ phải đăng ký nhân viên và tài sản của họ với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Trong cuộc họp báo vào ngày 21/10, ông Mike Pompeo nói: “Chúng tôi chỉ đơn giản muốn đảm bảo rằng người dân Mỹ, những người tiếp nhận thông tin, có thể phân biệt giữa tin tức do báo chí tự do viết và tin tức tuyên truyền do Đảng Cộng sản Trung Quốc phát tán. Hai loại tin tức này không giống nhau”.
Yicai Global là một ấn phẩm tài chính lớn thuộc sở hữu của Shanghai Media Group, một trong những tập đoàn truyền thông nhà nước lớn nhất Trung Quốc. Jiefang là nhật báo chính thức của ủy ban ĐCSTQ Thượng Hải. Xinmin Evening News thuộc sở hữu của Shanghai United Media Group – tập đoàn truyền thông do chính quyền Thượng Hải kiểm soát.
The China Social Sciences Press (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Trung Quốc) do Viện nghiên cứu xã hội Trung Quốc quản lý. The Beijing Review (Tạp chí Bắc Kinh) là một tạp chí tiếng Anh do Tập đoàn xuất bản quốc tế Trung Quốc, thuộc sở hữu của ĐCSTQ xuất bản. The Economic Daily (Nhật báo Kinh tế) là một ấn phẩm do Ủy ban Trung ương ĐCSTQ điều hành.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết: “Trong thập kỷ qua, và đặc biệt là dưới nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các cơ sở tuyên truyền mà nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn trong khi cố gắng ngụy trang họ thành các hãng thông tấn độc lập”.
Động thái này của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nằm trong một loạt các hành động của chính quyền Tổng thống Trump nhằm chống lại ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Hoa Kỳ. Vào tháng Tám, Bộ này đã chỉ định một trung tâm có trụ sở tại Washington hỗ trợ các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh hậu thuẫn là phái bộ nước ngoài.
Các viện Khổng Tử được tuyên truyền là các chương trình ngôn ngữ và văn hóa. Trong những tháng gần đây, các viện này đã thu hút sự giám sát chặt chẽ về vai trò của họ trong việc truyền bá tuyên truyền và đàn áp tự do ngôn luận tại các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ. Ông Pompeo cũng bày tỏ hy vọng rằng, tất cả các viện Khổng Tử ở Hoa Kỳ có thể đóng cửa vào cuối năm 2020. Theo Hiệp hội Học giả Quốc gia Hoa Kỳ, hiện có khoảng 67 viện Khổng Tử trong các trường đại học ở Mỹ.
Hồi tháng Chín, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Bộ này sẽ yêu cầu các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc phải xin phép trước khi đến thăm các khu học xá của trường đại học Hoa Kỳ hoặc tổ chức các sự kiện văn hóa với hơn 50 người không thuộc các cơ sở phái bộ. Vào thời điểm đó, ông Pompeo cho biết, quy định của Bộ Ngoại giao được đưa ra nhằm đáp trả lại “những hạn chế thái quá” mà Bắc Kinh đặt ra đối với các nhà ngoại giao Mỹ, chẳng hạn như phải xin phép khi tổ chức các sự kiện văn hóa hay các cuộc họp chính thức, cũng như thăm khuôn viên trường đại học.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Nguy cơ khi các trường đại học Mỹ nhận hàng tỷ USD từ Trung Quốc và nước khác
Bộ Giáo dục Hoa Kỳ hôm 20/10 công bố một phúc trình, tố cáo một số trường đại học hàng đầu của Mỹ không tuân thủ luật quy định rằng các trường đại học phải báo cáo tất cả các khoản tiền tặng hay hợp đồng với nước ngoài, nếu số tiền cao hơn 250.000 đô la.
Thông cáo báo chí của Bộ Giáo dục nói một số trường đại học hàng đầu nước Mỹ đã nhận 6,5 tỷ USD từ các nguồn tài trợ nước ngoài mà không báo cáo. Các nước ngoài được nêu trong báo cáo gồm Trung Quốc, Nga, Ả rập Xê út, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), và Qatar.
Điều 117 của Đạo luật Giáo dục Cấp Đại học Hoa Kỳ đòi hỏi các trường đại học và cao đẳng phải báo cáo minh bạch những khoản tiền tặng và hợp đồng với nước ngoài, nhưng trong năm qua, Bộ Giáo dục phát hiện nhiều trường đại học có liên hệ tài chính hàng tỷ USD với nước ngoài mà không báo cáo.
Phát biểu tại lễ công bố phúc trình, Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos nói:
“Mối đe dọa từ ảnh hưởng của nước ngoài đối với nền giáo dục bậc đại học của Mỹ là có thực. Hành động của chúng tôi hôm nay bảo đảm rằng sinh viên Mỹ, các nhà giáo và người đóng thuế Mỹ có thể theo dõi những món tiền này”.
Bà DeVos nói minh bạch các khoản tài trợ từ nước ngoài là luật, nhưng từ lâu, không được thực thi nghiêm túc. Bà nói từ nay, mọi sự sẽ đổi khác.
Kể từ năm 2019, Bộ Giáo dục đã mở các cuộc điều tra vào hàng chục trường đại học hàng đầu nước Mỹ, kể cả Đại học Harvard và Đại học Yale, và phát hiện các đại học Mỹ không báo cáo ít nhất 6,5 tỷ USD nhận được từ nước ngoài.
Phúc trình của Bộ Giáo dục đề cập tới thông tin liên quan tới các trường đại học Georgetown, Texas A&M, Cornell, Rutgers, Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), và Đại học Maryland.
Một số trường khác đang được điều tra và đang cung cấp thông tin, hoặc chưa cung cấp tài liệu, theo phúc trình.
Phúc trình dài 34 trang cập nhật tin về một cuộc điều tra do Bộ Giáo dục tiến hành từ năm ngoái để tìm hiểu liệu các trường đại học của Mỹ có báo cáo đầy đủ các hợp đồng với nước ngoài, hay các khoản tiền tặng cao hơn 250.000 USD trong một năm, hay không.
Nội dung chính của phúc trình
Hai trường đại học không báo cáo một cách chính xác nguồn tài trợ từ nước ngoài cho trường đại học của họ tại Doha, Qatar, một phần do chính phủ Qatar cung cấp. Hội Qatar đã dùng ảnh hưởng tài chính để hạn chế tự do ngôn luận..
Huawei, tập đoàn viễn thông khổng lồ được Đảng Cộng sản Trung Quốc hậu thuẫn, có liên hệ tài chính với hầu hết các trường đại học và cao đẳng bị điều tra. Huawei nhắm vào các vấn đề quan trọng cho an ninh quốc gia, như khoa học hạt nhân, nghiên cứu robot, và các dịch vụ ‘đám mây’trên mạng.
Hai công ty Trung Quốc hợp tác với một đại học Mỹ trong một dự án phát triển các thuật toán AI (trí tuệ thông minh) để tăng cường khả năng kiểm soát đám đông, và công nghệ dự đoán hành vi mà chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng vào các mục đích xấu.
Một khoản tiền tặng lớn của Hoàng tử Ả rập Xê út Alwaleed bin Talal cho Đại học Georgetown giúp nước này có tiếng nói trong chương trình giảng dạy các chủ đề liên quan tới Trung Đông.
Và một trường đại học đã nhận 25.000 USD để tài trợ cho một hội thảo về an ninh mạng từ công ty Kaspersky Security Solutions, tình nghi có liên hệ với chính quyền Nga.
Các bản tin của báo WSJ và Bloomberg tiết lộ thêm chi tiết về các trường đại học liên hệ.
Báo WSJ nói một trường đại học có thể xác định được là MIT, đã ký nhiều hợp đồng và thỏa thuận trị giá 11 triệu đôla với tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc từ năm 2013.
Một trường đại học, mà qua phúc trình có thể xác định là Đại học Georgetown, từng làm việc với Đảng Cộng sản Trung Quốc, “thu về 2.360.807 USD” qua một sự dàn xếp chứng minh “một mức độ tương tác đáng kể” với Trung Quốc, hậu thuẫn một chương trình trao đổi học thuật với các quan chức cộng sản thông qua Trường Đảng Trung ương của Trung Quốc.
Các trường đại học Mỹ nói chung vẫn bảo vệ các chương trình hợp tác quốc tế của họ, nói rằng những quy định hiện thời có nội dung không được rõ ràng về việc các trường đại học phải báo cáo tài chính.
Một người phát ngôn của Đại học Cornell thừa nhận một số sai lầm về vấn đề báo cáo tài chính trong quá khứ, và nói nhà trường đã có những nỗ lực đáng kể từ tháng 7/2019 để công bố chính xác các khoản tài trợ từ nước ngoài.
Một trường đại học, có thể được nhận diện là Cornell, thừa nhận đã không cung cấp tài liệu cho Bộ Giáo dục về hoạt động của nhà trường ở Qatar trong các phúc trình trước đây, nói rằng họ thật sự không biết giải thích sai lầm này như thế nào, theo phúc trình của Bộ Giáo dục.
Luật pháp hiện hành không cấm các trường đại học Mỹ nhận các khoản tài trợ từ nước ngoài, nhưng nhà trường có trách nhiệm báo cáo đầy đủ và minh bạch.
Chính phủ Mỹ lo ngại các ngân khoản đến từ nước ngoài ‘là những sợi dây thòng lọng’ có kèm theo điều kiện, cho phép các chính phủ nước ngoài tiếp cận kết quả nghiên cứu về những đề tài nhạy cảm, hoặc hạn chế tự do học thuật trong một số đề tài.
Phúc trình của Bộ Giáo dục viết:
“Các viện nghiên cứu của Mỹ là những kho báu công nghệ, dẫn đầu các lĩnh vực cạnh tranh với nước ngoài, chẳng hạn như khoa học nano. Từ quá lâu, các định chế này cho phép các chính phủ nước ngoài và các công cụ của họ tiếp cận kho báu đó ở mức chưa từng thấy trong một môi trường thiếu minh bạch và không qua sự kiểm soát của ngành, Bộ Giáo dục và các cơ quan đối tác của Bộ”.
Các nhà điều tra của Bộ Giáo dục kết luận rằng “nhiều định chế giáo dục của Mỹ chủ động kêu gọi và nhận tiền tài trợ nước ngoài”, và bày tỏ lo ngại rằng liên hệ tài chính này có thể ảnh hưởng tới tiến trình đưa ra quyết định của các trường này, và có thể phương hại tới ‘lợi ích quốc gia, và các giá trị Mỹ’”.
Đa phần các đại học Mỹ đã ngưng nhận tài trợ của Huawei từ năm 2018, nhưng nhiều trường đại học hàng đầu trước đây đã ký các hợp đồng lớn với Huawei, phúc trình cho biết.
Một ví dụ điển hình được WSJ đề cập tới là trường MIT, đã ký hợp đồng với Huawei trị giá 11 triệu USD từ năm 2013, bao gồm các thỏa thuận về nghiên cứu cho một số dự án hoặc chương trình cụ thể.
Một nữ phát ngôn nhân của đại học MIT nói nhà trường không có thỏa thuận nào đang thực hiện với Huawei. Người phát ngôn cho biết cách đây hơn 2 năm, đại học MIT đã xác định những phương cách để cải thiện và báo cáo các khoản tiền tặng và hợp đồng với nước ngoài, và đã áp dụng những biện pháp đó từ tháng 1/2019.
Phúc trình của Bộ Giáo dục nói nhiều chương trình được Huawei bảo trợ bao gồm các đề tài liên quan tới các công nghệ có tính cạnh tranh như công nghệ robot, công nghệ bán dẫn, và các ‘dịch vụ đám mây’ trên mạng. Người phát ngôn của Huawei không trả lời lập tức yêu cầu bình luận của WSJ.
Bộ Giáo dục nêu bật nhiều lĩnh vực nghiên cứu nhạy cảm khác trong đó các đại học Mỹ hợp tác với các đối tác nước ngoài, và nói rằng Bộ Giáo dục muốn khuyến khích các cuộc thảo luận công khai về các hoạt động đó.
Chẳng hạn như một hợp đồng giữa một trường đại học được nhận diện là Đại học Maryland với tập đoàn Alibaba của Trung Quốc để phát triển những thuật toán AI để tăng cường khả năng giám sát các đám đông.
Lo ngại về ý đồ của Trung Quốc tung tiền ra mua công nghệ và ảnh hưởng trên thế giới, chính phủ Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc điều tra đặc biệt về ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong hệ thống giáo dục cấp cao của Mỹ.
Tháng 2 năm nay (2020), một cuộc điều tra cho thấy 2 trường đại học danh giá nhất nước Mỹ, Đại học Harvard và Đại học Yale, bị phát hiện đã nhận ít nhất 6,5 tỉ USD từ Trung Quốc và Ả rập Xê út mà không báo cáo.
Bộ Giáo dục Mỹ yêu cầu đại học Harvard công bố các khoản tiền tặng đến từ các chính phủ nước Trung Quốc, Qatar, Ả rập Xê út, Iran, Nga, cũng như chi tiết các hợp đồng với nước ngoài.
Hãng tin Reuters lúc đó trích tuyên bố của Bộ Giáo dục nói rằng Đại học Yale trong 4 năm qua đã nhận ít nhất 375 triệu USD tiền tặng của nước ngoài mà không báo cáo. Bộ Giáo dục Mỹ yêu cầu Đại học Yale cung cấp hồ sơ các khoản tiền tặng của Ả rập Xê út, Trung Quốc – kể cả của Huawei, tập đoàn viễn thông lớn nhất nước, và Học viện Yenching của Đại học Bắc Kinh, Đại học Singapore và Qatar.
Mỹ phê duyệt bán lô vũ khí trị giá 1,8 tỷ USD cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán ba hệ thống vũ khí tiềm năng cho Đài Loan, bao gồm cảm biến, tên lửa và pháo có thể có tổng trị giá lên đến 1,8 tỷ USD, Lầu Năm Góc cho biết hôm thứ Tư (21/10), theo Reuters.
Reuters đưa tin hồi tuần trước rằng Nhà Trắng đang xúc tiến 5 đợt bán các thiết bị quân sự tinh vi riêng lẻ cho Đài Loan với tổng giá trị khoảng 5 tỷ USD khi chính quyền Trump gia tăng sức ép với Trung Quốc và lo ngại gia tăng về mưu đồ thâu tóm Đài Loan của Bắc Kinh.
Bên cạnh các hệ thống vũ khí khác, Bộ Ngoại giao đã có thông báo chính thức cho Quốc hội hôm thứ Tư về thỏa thuận chuyển giao 11 bệ phóng tên lửa trên bệ đỡ xe tải do Lockheed Martin Corp sản xuất được gọi là Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS), với chi phí ước tính lên đến 436,1 triệu USD.
Các thông báo cũng bao gồm 135 tên lửa phản ứng mở rộng tên lửa đất đối đất AGM-84H và các thiết bị liên quan do Boeing sản xuất, với giá trị ước tính lên đến 1,008 tỷ đô la Mỹ, cùng sáu vỏ cảm biến bên ngoài MS-110 Recce do hãng Collins Aerospace chế tạo cho máy bay, với chi phí ước tính là 367,2 triệu USD.
Các thông báo tiếp theo của Quốc hội dự kiến sẽ được đưa ra sau ngày thứ Tư, bao gồm việc chuyển giao máy bay không người lái do General Atomics chế tạo và tên lửa chống hạm Harpoon trên đất liền, do Boeing sản xuất, để dùng làm tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển.
Các nguồn tin cho biết 100 trạm tên lửa hành trình và 400 tên lửa sẽ có chi phí khoảng 2 tỷ USD.
Reuters lần đầu đưa tin vào tháng 9 rằng việc bán các hệ thống vũ khí chính cho Đài Loan đang được thực hiện thông qua quá trình xuất khẩu của Mỹ.
Thông báo chính thức cho phép Quốc hội 30 ngày để phản đối bất kỳ hoạt động mua bán nào, nhưng điều này khó có thể xảy ra khi lưỡng đảng ủng hộ rộng rãi việc bảo vệ Đài Loan.
Bộ quốc phòng và ngoại giao Đài Loan hoan nghênh thông tin này, nói rằng vũ khí này sẽ giúp cải thiện khả năng phòng thủ.
“Vụ mua bán vũ khí này cho thấy Hoa Kỳ coi trọng vị trí chiến lược của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan, và đang tích cực hỗ trợ đất nước chúng tôi tăng cường khả năng quốc phòng tổng thể”, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết.
Bắc Kinh coi Đài Loan là một tỉnh trực thuộc mà họ đã thề sẽ tái thống nhất với đại lục thậm chí bằng vũ lực nếu cần thiết. Washington coi đây là một tiền đồn dân chủ quan trọng và theo luật nó sẽ phải cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện cần thiết để tự vệ trước Bắc Kinh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuần trước cho biết rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc.
Chính quyền Mỹ đã tăng cường gây áp lực lên Bắc Kinh trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11, trong đó Tổng thống Donald Trump đã đưa cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc là chủ đề chính sách đối ngoại chính.
Washington đã rất muốn thấy Đài Loan tăng cường khả năng phòng thủ của mình trước những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc đối với hòn đảo này.
Tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Robert O’Brien, nói rằng mặc dù Trung Quốc có thể chưa sẵn sàng xâm lược Đài Loan vào lúc này, nhưng hòn đảo này cần phải “tự củng cố” để chống lại một cuộc tấn công trong tương lai hoặc bất kỳ nỗ lực nào nhằm cô lập nó thông qua các phương thức phi quân sự, ví như một lệnh cấm vận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-phe-duyet-ban-lo-vu-khi-tri-gia-18-ty-usd-cho-dai-loan.html
Mỹ sẽ bán cho Đài Loan loại tên lửa có tầm bắn tới Hoa Lục
Mai Vân
Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh nổi giận, Washington vào hôm qua 21/10/2020 đã loan báo quyết định bán cho Đài Loan 3 hệ thống vũ khí trong đó có loại tên lửa Slam-ER có khả năng bắn tới đất liền Trung Quốc. Phản ứng trước quyết định của Mỹ, chính quyền Đài Bắc khẳng định không muốn chạy đua võ trang với Bắc Kinh.
Trong một thông báo chính thức, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là ba hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan, trị giá tổng cộng hơn 1,8 tỷ đôla, đã được phê duyệt.
Trước hết là hợp đồng liên quan đến 135 tên lửa phòng thủ bờ biển AGM-84H, biến thể của loại tên lửa hành trình Slam-ER, có tầm bắn khoảng 270 cây số, dài hơn chiều rộng của eo biển Đài Loan, tức là đủ sức tấn công vào các vị trí của Trung Quốc nằm phía bên kia eo biển. Đây là hợp đồng lớn nhất, trị giá hơn 1 tỷ đôla.
Hợp đồng thứ hai là các hệ thống phóng pháo phản lực cơ động, cụ thể là loại xe phóng pháo phản lực HIMARS do hãng Lockheed Martin chế tạo. Sau cùng là các thiết bị trinh sát trên không, cụ thể là hệ thống cảm biến MS-110.
Theo bộ Ngoại Giao Mỹ, thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan “phục vụ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ bằng cách giúp (Đài Loan) hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và duy trì một năng lực phòng thủ vững chắc”.
Hoa Kỳ cho đến nay vẫn là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Đài Loan, và trong thời gian qua, chính quyền của tổng thống Donald Trump đã tăng đáng kể số vũ khí tối tân bán cho Đài Bắc, mà gần đây nhất là hợp đồng bán 66 chiến đấu cơ F-16 thế hệ mới, với khả năng cung cấp thêm 24 chiếc khác.
Theo hãng Reuters, sắp tới đây, Mỹ có thể bán thêm cho Đài Loan các loại phi cơ tự hành (drone) và tên lửa chống hạm Harpoon bắn đi từ đất liền để hình thành hệ thống tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển.
Dù năng lực quân sự được tăng cường đáng kể, chính quyền Đài Loan vào hôm nay, 22/10 vẫn đưa ra những tuyên bố hòa hoãn.
Theo Reuters, phát biểu với một số nhà báo vào hôm nay, tướng Nghiêm Đức Phát (Yen De Fa), bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan, khẳng định rằng Đài Bắc không hề muốn chạy đua vũ trang với Bắc Kinh, mà chỉ tìm cách xây dựng một năng lực phòng thủ vững chắc để chống lại các “mối đe dọa từ kẻ thù” và ứng phó với “tình hình mới”.
USAID hỗ trợ tức thời để đối phó với tình trạng lũ lụt ở Việt Nam và Cambodia
Thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Hoa Kỳ hiện cung cấp tổng cộng 200,000 mỹ kim tiền viện trợ nhân đạo tức thời để hỗ trợ các nỗ lực ứng phó với lũ lụt nghiêm trọng tại Việt Nam và Cambodia.
Ở miền Trung, tính đến ngày 20/10/2020, tình trạng lũ lụt và sạt lở đất do 7 cơn bão nhiệt đới liên tiếp gây ra và lượng mưa vô cùng lớn khiến 105 người thiệt mạng; cuốn trôi nhà cửa, gia súc, cây trồng và cơ sở hạ tầng; đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến ít nhất 890,000 người trong toàn khu vực.
Trên khắp Cambodia, mưa lớn liên tục từ đầu tháng 10 gây ra lũ lụt tính đến ngày 19 tháng 10 khiến ít nhất 27 người thiệt mạng; ảnh hưởng xấu đến hơn 532,000 người; và dẫn đến thiệt hại trên diện rộng cắt đứt khả năng tiếp cận với nhiều cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề.
USAID đang phối hợp với Hội Hồng thập tự Việt Nam tại Việt Nam và Chương trình Lương thực Thế giới tại Cambodia để hỗ trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. USAID cũng tài trợ dài hạn cho các chương trình giảm thiểu rủi ro và tác động của thiên tai trên khắp Đông Nam Á.
Thông qua các khoản đầu tư này, các đối tác của USAID đi đầu trong việc ứng phó với tác động của thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam và Cambodia trong mùa bão lớn năm nay. Với thêm nhiều trận mưa lớn và bão được dự báo trong những ngày tới, các chuyên gia thảm họa của USAID tiếp tục theo dõi các nhu cầu nhân đạo trên khắp Đông Nam Á với sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tại địa phương và các đối tác tại chổ. (BBT)
Hoa Kỳ-Châu Âu : Bốn năm rạn nứt quan hệ
Thanh Phương
Trong lịch sử, chưa bao giờ quan hệ giữa Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu lại bị rạn nứt trầm trọng như dưới thời tổng thống Donald Trump.
Trump : Đức « không sòng phẳng với Mỹ »
Mục tiêu tấn công ưa thích của ông Donald Trump trong bốn năm ở Nhà Trắng chính là nước Đức, một trong những đồng minh truyền thống của Washington ở châu Âu.
Berlin luôn bị tổng thống Trump chỉ trích là một kẻ « chi trả không sòng phẳng », vì đã không đóng góp tài chính đúng mức cho việc Hoa Kỳ bảo vệ an ninh cho nước Đức. Đây chính là lý do mà tổng thống Trump đưa ra để biện minh cho quyết định rút gần 12 ngàn quân nhân Mỹ ra khỏi nước Đức.
Ngay cả trước khi lên làm tổng thống, ông Trump đã kịch liệt chỉ trích nước Đức và thủ tướng Angela Merkel, nhất là chính sách nhập cư quá hào phóng của bà, mức thặng dư mậu dịch của Đức đối với Mỹ, và mức chi tiêu quân sự bị xem là quá thấp.
Thật ra thì bất hòa giữa Mỹ dưới thời tổng thống Trump với nước Đức không chỉ thuần túy về mặt chính trị, mà giữa cá nhân ông Trump với nữ thủ tướng Angela Merkel cũng chưa bao giờ có sự đồng cảm. Như nhận xét của ông Bruce Stokes, nhà nghiên cứu của viện Chatham House, Merkel là một phụ nữ có cá tính rất mạnh, cho nên luôn làm cho ông Trump lúng túng. Còn theo ghi nhận của bà Sudha David-Wilp, nhà nghiên cứu thuộc tổ chức German Marshall Fund of the United States, bản thân thủ tướng Đức cũng không hề cố gắng kết thân với tổng thống Trump, khác với các lãnh đạo châu Âu khác như tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Trump xem thường Macron
Mặc dù trong những lần gặp đầu tiên, hai lãnh đạo Mỹ Pháp đã tỏ vẻ rất “tâm đầu ý hợp”, thế nhưng theo lời cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, tổng thống Donald Trump đánh giá rất thấp tổng thống Emmanuel Macron.
Ông Bolton đã tiết lộ như trên khi trả lời phỏng vấn đài phát thanh RTL nhân dịp xuất bản cuốn sách gây chấn động của ông « Căn phòng mà mọi chuyện đã xảy ra : 453 ngày trong Phòng bầu dục với Donald Trump ». Vào đầu tháng 10, trên đài phát thanh France Info, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ cũng đã từng nói : «Tôi không nghĩ là Trump thật sự tôn trọng Macron. Tôi tin là có rất nhiều lãnh đạo ngoại quốc mà ông Trump không tôn trọng »
Đúng là Trump xem thường tổng thống Pháp đến mức bây giờ quên cả chức vụ của ông. Cuối tuần qua, tổng thống Mỹ đã gọi nhầm (trừ phi ông cố tình làm thế) ông Macron là « thủ tướng »!
Quan hệ Mỹ- Châu Âu xấu đi
Nhưng không chỉ đối với Đức hay Pháp, mà toàn bộ quan hệ giữa Hoa Kỳ với châu Âu đã không ngừng xấu đi trong bốn năm qua.
Trả lời hãng tin AFP, nhà phân tích Sudha David-Wilp, German Marshall Fund of the United States, nhận xét: “ Vị tổng thống Cộng Hòa công khai tỏ thái độ coi thường Liên Hiệp Châu Âu. Chưa bao giờ một vị tổng thống Mỹ lại xem Liên Hiệp Châu Âu như đối thủ”.
Đã không biết bao nhiều lần các nước châu Âu bất bình vì những tin nhắn Twitter, những phát biểu và những quyết định của tổng thống Trump : chỉ trích khối NATO, rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định Paris về khí hậu, rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định về hạt nhân Iran, gây chiến tranh thương mại với châu Âu, ủng hộ Brexit.
Theo nhiều nhà quan sát, sự nghi kỵ giữa nước Mỹ của Donald Trump với châu Âu sẽ để lại nhiều hậu quả. Chưa bao giờ hình ảnh của Hoa Kỳ dưới con mắt của người dân châu Âu lại xấu như thế, theo kết quả một cuộc thăm dò của viện Pew Research Center : tại Anh Quốc, vốn vẫn là đồng minh « đặc biệt » của Washington, chỉ có 41% số người được hỏi là có ý kiến tích cực về nước Mỹ, một tỷ lệ thấp chưa từng có. Còn tại Pháp, tỷ lệ này thấp hơn 10 điểm, trong khi ở Đức chỉ có 26% đánh giá tốt nước Mỹ.
Trong nhiều hồ sơ, Washington thậm chí còn đe dọa sẽ dùng quyền phủ quyết hoặc đưa ra các nghị quyết đối chọi để áp đặt quan điểm của họ đối với các nước châu Âu, điều mà cho tới nay Hoa Kỳ chỉ làm với các đối thủ của mình.
Hạt nhân Iran : Bất đồng sâu đậm
Nếu như có một hồ sơ mà dưới thời tổng thống Trump, châu Âu và Hoa Kỳ bất đồng hoàn toàn với nhau, thì đó chính là Iran.
Giữa tháng 9 vừa qua, Hoa Kỳ đã đơn phương tuyên bố tái lập các biện pháp trừng phạt của quốc tế đối với Iran, vốn đã được bãi bỏ vào năm 2015, đổi lại việc Teheran cam kết không phát triển vũ khí hạt nhân. Nhưng không chỉ có Nga, mà cả các nước châu Âu ký kết hiệp định hạt nhân Iran cũng đã chỉ trích kịch liệt quyết định của Mỹ, bởi vì đối với họ Washington không còn là một bên ký kết nữa, sau khi vào năm 2018, tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran, vì cho rằng hiệp định được ký kết dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama là bất lợi cho nước Mỹ.
Trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Macron đã dõng dạc tuyên bố : Pháp và hai đồng minh châu Âu, Anh và Đức, dứt khoát không ủng hộ việc Hoa Kỳ tái lập các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Iran. Đối với tổng thống Pháp, “chiến lược áp lực tối đa” mà chính quyền Trump thi hành sau khi rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran đã không giúp ngăn chận những hoạt động gây mất ổn định của Teheran, cũng như không bảo đảm được là nước này sẽ không trang bị vũ khí nguyên tử. Có thể nói là trong quá khứ, chưa bao giờ hố sâu ngăn cách hai bờ Đại Tây Dương lại lớn như thế.
Ngay cả Anh Quốc, đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ, cũng chống đối “anh cả”. Như nhận xét của ông Pascal Boniface, giám đốc Viện nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược IFRI, « đây là lần đầu tiên mà Anh Quốc đối đầu với Mỹ trên một hồ sơ mà ngành ngoại giao Hoa Kỳ xem là thiết yếu ». Luân Đôn đã kiên quyết giữ nguyên lập trường bất chấp sự thúc ép ngày càng mạnh của Washington.
Bất hòa lên đến mức mà ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã từng chỉ trích các nước châu Âu là « không dám đụng đến móng tay của Iran » và đã « chọn ngả theo các giáo chủ ».
Vẫn cần đến liên minh với Mỹ
Thật ra thì đối với các nhà nghiên cứu, như giáo sư Bertrand Badie, Viện Nghiên cứu Chính trị Paris ( Sciences Po), về cơ bản, ưu tiên của toàn bộ các nước châu Âu là duy trì liên minh với Mỹ, vì họ cần đến liên minh này, do Liên Hiệp Châu Âu không thể có được một chính sách quốc phòng hay ngoại giao chung.
Giáo sư Badie cho biết nhiều nước châu Âu hy vọng chiến thắng của ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden sẽ đưa cường quốc hàng đầu thế giới trở lại với các cơ chế đa phương mà nước này đã rời bỏ và chiến thắng này sẽ giúp hàn gắn liên minh giữa các nước phương Tây.
Ông Pascal Boniface cũng cho rằng nếu Biden đắc cử, một trong những ưu tiên của ông sẽ là sửa chữa những mối quan hệ căng thẳng, thậm chí đã bị tổn hại giữa các nước Liên Hiệp Châu Âu với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, theo nhận định của bà David-Wilp, cho dù ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden có đắc cử, tình hình sẽ chỉ thay đổi một phần mà thôi. Lý do là vì, tuy Biden ý thức là cần phải khôi phục quan hệ tốt với các nước đồng minh châu Âu, trước mắt ông sẽ phải đối đầu với nhiều thách thức trong nước, mà trên hết là cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Còn đối với nhà nghiên cứu Bruce Stokes, Viện Chatham House, dù ai đắc cử tổng thống Hoa Kỳ lần này thì cũng sẽ không có chuyện quan hệ Mỹ-Âu trở lại như trước đây. Tuy nhiên, ông dự báo là có khả năng Washington và Bruxelles đề ra một mối quan hệ mới.
Dầu sao thì nếu ông Donald Trump có lại giành chiến thắng trái với dự báo qua các cuộc thăm dò, châu Âu sẽ không bị bất ngờ giống như cách đây 4 năm. Và ngay cả dưới nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Trump, vẫn có thể là Hoa Kỳ và châu Âu sát cánh với nhau, nếu đó là vì lợi ích chung của hai bên.
Trả lời AFP gần đây, quan chức Đức đặc trách quan hệ Mỹ-Âu Peter Beyer, cho rằng châu Âu và Hoa Kỳ sẽ phải đoàn kết với nhau để đối phó với thách thức to lớn nhất hiện nay, đó là Trung Quốc.
NY Times: Trump duy trì tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump có một tài khoản ngân hàng ở Trung Quốc và đã dành nhiều năm để theo đuổi các dự án kinh doanh tại nước này, New York Times đưa tin.
Tài khoản do Trump International Hotels Management kiểm soát, đã nộp thuế địa phương từ năm 2013 đến năm 2015.
Tài khoản này được lập để “khám phá tiềm năng cho các thương vụ về khách sạn ở châu Á”, theo một phát ngôn viên của Trump.
Ông Trump từng chỉ trích các công ty Mỹ kinh doanh ở Trung Quốc và châm ngòi cho cuộc chiến thương mại giữa hai nước.
Bầu cử Mỹ: Trung Quốc thực sự muốn ai đắc cử?
Bầu cử 2020: Thế giới muốn Trump hay Biden?
NY Times tiết lộ về tài khoản này sau khi được tiếp cận với hồ sơ thuế của ông Trump, trong đó có chi tiết tài chính cá nhân và công ty.
NY Times đưa tin rằng ông Trump đã trả 750 đôla thuế liên bang Hoa Kỳ năm 2016, và 2017 khi ông trở thành tổng thống.
Tài khoản ngân hàng Trung Quốc của ông Trump đã thanh toán 188.561 đôla tiền thuế địa phương.
Ông Trump từng chỉ trích đối thủ Joe Biden và các chính sách của ông này với Trung Quốc trước thềm cuộc bầu cử Mỹ diễn ra vào ngày 3/11.
Chính quyền Trump nhắm vào Hunter, con trai ông Biden, và đưa ra những tuyên bố không có cơ sở về các giao dịch của ông Biden với Trung Quốc. Tờ khai thuế thu nhập của Joe Biden và các tiết lộ tài chính công khai cho thấy không có giao dịch kinh doanh nào liên quan đến Trung Quốc.
Văn phòng ‘không hoạt động’
Alan Garten, một luật sư của Tổ chức Trump, mô tả rằng câu chuyện của NY Times chỉ đơn thuần là “suy đoán”, và nói rằng nó đưa ra “những giả định không chính xác”.
Ông nói với tờ báo rằng Trump International Hotels Management đã “mở một tài khoản với một ngân hàng Trung Quốc có văn phòng tại Hoa Kỳ để trả các khoản thuế địa phương”.
Ông Garten cho biết: “Không có giao dịch hay các hoạt động kinh doanh nào khác được thực hiện và kể từ năm 2015, văn phòng không hoạt động.”
“Mặc dù tài khoản ngân hàng vẫn mở, nó chưa bao giờ được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác”, ông nói với tờ NY Times.
Tổng thống Mỹ có nhiều lợi tức kinh doanh cả ở Mỹ và nước ngoài. Chúng bao gồm các sân gôn ở Scotland và Ireland và một chuỗi khách sạn sang trọng năm sao.
NY Times đưa tin ông Trump duy trì các tài khoản ngân hàng nước ngoài ở Trung Quốc, Anh và Ireland.
‘Chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc’
Vào tháng Tám, ông Trump nói ông muốn cung cấp các khoản tín dụng thuế để lôi kéo các công ty Mỹ chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc.
Ông cũng đe dọa tước hợp đồng chính phủ đối với các công ty tiếp tục thuê nhân công Trung Quốc.
Tâm tư một nữ cử tri Mỹ gốc Việt ủng hộ Trump
Hai tuần nữa là bầu cử, Trump và Biden ai có triển vọng thắng?
Trong một bài phát biểu, ông Trump thề sẽ tạo ra 10 triệu việc làm trong 10 tháng, đồng thời tuyên bố “chúng tôi sẽ chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Thế nhưng trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố của Trump, NY Times nêu chi tiết việc ông tìm cách kinh doanh ở Trung Quốc như thế nào. Những nỗ lực của ông tăng tốc vào năm 2012 với việc mở văn phòng tại Thượng Hải.
Hồ sơ thuế thu của ông Trump mà NY Times có được cho thấy ông đã đầu tư ít nhất 192.000 đôla vào năm công ty nhỏ được thành lập đặc biệt để theo đuổi các dự án ở Trung Quốc trong nhiều năm.
Các công ty này đã đòi ít nhất 97.400 đôla chi phí kinh doanh kể từ năm 2010, bao gồm một số khoản thanh toán nhỏ cho thuế và phí kế toán vào năm 2018.
Nhưng các kế hoạch của Tổng thống Mỹ ở Trung Quốc phần lớn được thúc đẩy bởi Trump International Hotels Management, thông qua quyền sở hữu trực tiếp của THC China Development, theo NY Times.
Trung Quốc nói đùa về ‘Đồng chí Trump’
Phân tích của Kerry Allen, BBC Newstiếng Trung
Các khoản thanh toán thuế của Donald Trump cho Trung Quốc đã làm những người dùng mạng xã hội ở đây sửng sốt và khoái chí. Họ đã theo dõi chặt chẽ các báo cáo về vấn đề thuế của ông.
Những bức ảnh chế và bình luận nhắc đến “Đồng chí Trump” đang làm dậy sóng mạng xã hội Sina Weibo. Người dùng mạng này đang nói đùa rằng ông Trump đã “trả phí đảng viên [Cộng sản] của mình” và “Tổ quốc sẽ không bao giờ quên” những đóng góp của ông.
Nhưng nhiều người vẫn sửng sốt về việc ông Trump dường như đã trả hàng trăm nghìn đô la tiền thuế cho Trung Quốc, nhưng lại trả rất ít ở Mỹ.
Một người dùng Weibo nói: “Ông ấy đã trả cho Trung Quốc gấp 250 lần số thuế trả cho đất nước xấu xí của mình”, và chỉ ra rằng báo cáo gần đây của New York Times cáo buộc ông Trump chỉ trả 750 đô la Mỹ (580 bảng Anh) thuế Mỹ trong năm 2016 và 2017.
Những người khác kinh ngạc về việc Tổng thống Mỹ dù tham gia vào một cuộc chiến thương mại nhưng lại dường như theo đuổi lợi ích cá nhân ở Trung Quốc. Tuy nhiên, không có thêm thông tin chi tiết nào được đưa ra trên truyền thông Trung Quốc về tài khoản ngân hàng của ông Trump được New York Times phát hiện.
Diễn biến mới của cuộc bầu cử Mỹ?
Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến cuộc bầu cử, ông Biden một lần nữa dẫn đầu hôm thứ Ba khi ông chuẩn bị cho cuộc tranh luận tổng thống cuối cùng vào thứ Năm. Ông đang duy trì vị trí dẫn đầu ổn định trong các cuộc thăm dò dư luận quốc gia.
Ông Trump, cố gắng thuyết phục người dân Mỹ, tiếp tục khẳng định rằng Mỹ đang vượt qua đại dịch tốt – bất chấp các số liệu cho thấy số ca bệnh và số người nhập viện gia tăng ở hầu hết các bang.
Đệ nhất phu nhân Melania Trump đã rút khỏi một cuộc vận động tranh cử theo kế hoạch ở Erie, Pennsylvania, với tổng thống Trump – vì các triệu chứng nhiễm Covid-19 kéo dài của bà.
Hôm thứ Tư, cựu Tổng thống Barack Obama xuất hiện lần đầu tiên trong chiến dịch tranh cử cho ông Biden. Ông Obma tổ chức một cuộc vận động ở Philadelphia. Tổng thống Trump cũng sẽ tổ chức một cuộc vận động riêng, lần này là ở Gastonia, North Carolina.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54640925
Kiểm duyệt vụ bê bối Biden: TNS Ted Cruz cảnh báo Twitter và Facebook đối mặt lệnh trừng phạt
Hương Thảo
Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói với giới truyền thông hôm thứ Hai (19/10) rằng các mạng xã hội Facebook và Twitter sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt vì “các vi phạm tài chính chiến dịch nghiêm trọng” bằng cách kiểm duyệt các câu chuyện tiêu cực chống lại Đảng Dân chủ trong khi cho phép các tin tức chỉ trích và thiên lệch về Đảng Cộng hòa, theo The BL.
Theo ông Cruz, “Các tập đoàn khổng lồ trị giá hàng tỷ đô la đang đóng góp hàng tỷ đô la để hỗ trợ [ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe] Biden… Đó là quy mô chưa từng thấy trong cuộc bầu cử của chúng tôi”, theo Daily Caller.
Tờ New York Post đã vạch trần các hoạt động tội phạm bị cáo buộc trong một bài báo về Joe Biden và con trai ông ta là Hunter ở Ukraine.
Twitter và Facebook đã kiểm duyệt mạnh mẽ câu chuyện này.
Thượng nghị sĩ Cruz cho biết những gã khổng lồ công nghệ “dám làm những điều tày trời mà trước đây họ thậm chí còn chưa từng mơ tới”.
Twitter đã chặn một số tài khoản cố gắng chia sẻ các báo cáo của New York Post vào thứ Tư, bao gồm cả thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany.
Nền tảng này tuyên bố rằng báo cáo này đã vi phạm Chính sách Hacking mà không cung cấp thông tin chi tiết hỗ trợ cho tuyên bố của mình.
Theo Cristina Tardaguila, phó giám đốc Mạng lưới Xác minh Dữ liệu Quốc tế (kiểm tra sự thực), việc kiểm duyệt vội vàng được thực hiện bởi các trang mạng xã hội mà không có việc xác thực đủ mức đối các sự kiện mà bài báo nhìn nhận là “nguy hiểm”.
Ông Cruz thông báo vào ngày 15/10 rằng Ủy ban Tư pháp Thượng viện đã gửi trát hầu tòa đến Giám đốc điều hành Twitter, Jack Dorsey.
Thượng nghị sĩ Cruz nói rằng Twitter đang can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới và cố gắng bịt miệng giới truyền thông, “việc bịt miệng truyền thông là vi phạm trực tiếp các nguyên tắc của Tu chính án thứ nhất”, tờ Fox News đưa tin.
Ông Cruz nói rằng Twitter đã không chặn các câu chuyện xuyên tạc về việc trốn thuế của Tổng thống Trump bất chấp hồ sơ thuế của ông Trump chưa được công khai, hay câu chuyện chưa thể kiểm chứng của Christopher Steele, cựu điệp viên Anh và là người cung cấp thông tin chính về cáo buộc Nga thông đồng với chiến dịch Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.
“Người ta cứ tweet về điều đó thoải mái, nhưng khi nói đến Joe Biden, Twitter đã quyết định rằng họ có thể sử dụng quyền lực độc quyền trị giá hàng tỷ đô la của mình để cố gắng bịt miệng mọi cuộc thảo luận và không cho phép cử tri được cập nhật thông tin”, ông Cruz nói, theo Fox News.
Đối với Cruz, các công ty công nghệ lớn cho rằng họ có quyền lực vô hạn trong việc kiểm duyệt các phương tiện truyền thông, ngăn cản người Mỹ tiếp cận sự thật và lên án những câu chuyện mà những hãng công nghệ này quảng bá.
“Điều này đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay,” thượng nghị sĩ Cruz nói thêm. “Nó đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nền dân chủ ở Mỹ ngày nay”.
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố hôm thứ Năm tuần trước trong một cuộc vận động tranh cử ở Greenville, Bắc Carolina, rằng các công ty công nghệ có thể bị tước bỏ các biện pháp bảo vệ theo Mục 230 nếu họ tiếp tục phối hợp với các phương tiện truyền thông chủ lưu để kiểm duyệt thông tin.
Theo One America News, Mục 230 bảo vệ hiệu quả các nền tảng như Twitter và Facebook khỏi việc phải chịu trách nhiệm về nội dung đã xuất bản; và nó cũng bảo vệ họ không bị quy vào trách nhiệm kiểm duyệt hoặc không kiểm duyệt một nội dung nhất định.
Thượng nghị sĩ Cruz cho biết ông hy vọng Giám đốc điều hành Facebook Mark Zuckerburg và Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey sẽ tham dự buổi điều trần về việc kiểm duyệt câu chuyện của tờ New York Post tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện trước cuộc bầu cử tháng 11.
Nguyên nhân sâu xa Twitter,Facebook chặn tài liệu đen của Biden
Phương Thảo
Tác giả Việt Danh chia sẻ bài phân tích trên SOH cho biết Twitter, Facebook phục vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc không phải chỉ vì thị trường khổng lồ theo cách hiểu thông thường.
Sau đây là nguyên văn bài viết:
Tôi có hiểu biết nhất định về AI. Tôi đã dành một năm để nghiên cứu và tìm hiểu các thuật toán trí tuệ nhân tạo AI, thực hiện một số thử nghiệm và có hiểu biết cơ bản về mô thức tư duy của AI. Vì vậy, tôi muốn nói về một lý do mà một người không hiểu về AI có thể không nghĩ ra.
Người quỳ gối trước ĐCSTQ rất nhiều, nhưng tại sao Google, Twitter và Facebook lại phải quỳ gối một cách đáng khinh bỉ trước ĐCSTQ như vậy? Hoặc ngược lại, ĐCSTQ có thể dựa vào điều gì để khiến các công ty công nghệ này phải phục tùng?
Một nguồn lực khổng lồ hái ra tiền
Trên thực tế, phương thức này cũng giống như việc Trung Quốc dùng chiêu bài chia sẻ thị trường để ép buộc các công ty đa quốc gia và chính phủ trên thế giới. Cũng là dùng thị trường để chiêu dụ các ông lớn công nghệ này, nhưng thị trường này khác với cái gọi là thị trường tiêu dùng. Thị trường này là thị trường “dữ liệu”! Không phải là một thị trường hàng hóa theo nghĩa thông thường.
Vì về cơ bản, trí tuệ nhân tạo AI bao gồm hai khía cạnh, một là thuật toán và hai là dữ liệu. Và khác với các chương trình máy tính thông thường trước đây, dữ liệu chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng, thậm chí mang tính quyết định trong AI. Có thể bởi vì bạn có một số phương diện của dữ liệu, nhưng những người khác thì không, khi đó độ chính xác của thuật toán của bạn có thể cao hơn nhiều so với những người khác.
Ví dụ: Nếu bạn dự đoán liệu một người tiêu dùng nhất định sẽ mua một sản phẩm nhất định hay không, nếu một thuật toán biết dữ liệu tiền lương của bạn và một thuật toán khác thì không, thì độ chính xác phán đoán của chúng là hoàn toàn khác nhau.
Trí tuệ nhân tạo cũng suy đoán theo logic giống như con người, nếu bạn quen thuộc với người này, tất nhiên bạn có thể dễ dàng xác định sở thích, mong muốn của họ và liệu họ có làm điều gì đó. Càng quen thuộc, bạn càng có thể phán đoán tốt hơn hành vi của một người. Điều này cũng đúng với AI. Càng có nhiều dữ liệu về mọi phương diện của bạn, nó càng có thể dự đoán tốt hơn hành vi của bạn.
Đây chính là khác biệt lớn nhất giữa Trung Quốc và các nước khác! Trong một xã hội do ĐCSTQ cai trị, ĐCSTQ có thể có nguồn dữ liệu quốc gia vô hạn! Mức lương của bạn, phạm vi hoạt động của bạn, nội dung các cuộc trò chuyện thông thường của bạn, những trang web bạn thường truy cập trực tuyến, mọi nơi bạn đến, mọi cuộc gọi bạn thực hiện và thậm chí mọi lời bạn nói, nó đều biết hết! Tất cả đều bị đánh cắp!
Bởi vì nó có thiết bị giám sát bạn trên toàn quốc: Tất cả người dùng đều phải đăng nhập bằng tên thật (bằng cách ràng buộc với số điện thoại di động của họ) trên toàn bộ mạng nội địa, vì vậy các hoạt động trực tuyến của bạn đều bị giám sát; Tiêu dùng của người Trung Quốc thông qua Alipay và WeChat, có nghĩa là, tất cả các hoạt động của người tiêu dùng đều bị giám sát; Năm 2020 Trung Quốc có kế hoạch lắp đặt 626 triệu camera trên toàn quốc, tức là các hành vi hàng ngày của người dân đều bị giám sát.
Ở các quốc gia bình thường, vì phần lớn dữ liệu này là quyền riêng tư của người dùng nên hành vi trộm cắp dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực này phải chịu rủi ro pháp lý rất lớn, khi bị phát hiện có thể khiến công ty phải chịu một đòn đau nên họ rất lo ngại. Nói cách khác, ở các quốc gia bình thường, thị trường “dữ liệu” này bị giới hạn, và số lượng dữ liệu thu thập được cũng có hạn.
Vì vậy hạn chế này được thể hiện ở hai khía cạnh: (1) Hạn chế của pháp luật và chính phủ như nêu trên. (2) So với một chính phủ tương đối dân chủ, chính phủ độc tài toàn trị không những không ngăn cấm mà còn thu thập dữ liệu quốc gia một cách tích cực, toàn diện và có hệ thống. Và nguồn dữ liệu này là
dữ liệu có thẩm quyền và chất lượng cao. Về phía Trung Quốc, do dân số Trung Quốc rất lớn nên tổng lượng dữ liệu cũng rất lớn.
Lượng lớn dữ liệu thô này là sức hút lớn nhất đối với các công ty công nghệ. Như thể mùi máu toát ra từ thịt sống đang thu hút những con ma cà rồng đói khát! Tại sao các công ty công nghệ lại quan tâm nhiều đến điều này? Bạn xem vì điều gì mà các công ty công nghệ này luôn tìm cách để đánh cắp quyền riêng tư của người dùng, bạn sẽ biết ngay! Ngay cả khi Nghị viện Hoa Kỳ nghe Mark Zuckerberg giải trình và hỏi ông ta hà cớ gì lấy trộm và tiết lộ dữ liệu riêng tư của người dùng, ông ta sẽ không trả lời bạn! Tại sao vậy? Vì thông tin là tiền!
Họ càng biết nhiều thông tin người dùng, thuật toán quảng cáo của họ càng chính xác. Quảng cáo của họ càng chính xác thì tỷ lệ người dùng mua sản phẩm được quảng cáo càng cao. Khi đó, các nhà quảng cáo càng có lợi nhuận và sẵn sàng đầu tư vào quảng cáo thì họ càng có nhiều tiền, và tiền là mạng sống của họ! Doanh thu từ quảng cáo của Google chiếm 70,4% tổng doanh thu năm 2018, doanh thu từ quảng cáo trên Twitter chiếm 82% và Facebook chiếm 98,5%! Tỷ trọng doanh thu quảng cáo càng cao, họ càng dựa vào AI, họ càng dựa vào độ chính xác của AI và họ càng hy vọng nhận được nhiều dữ liệu hơn! Bởi vì dữ liệu là nguồn sức mạnh thúc đẩy sự phát triển của các thuật toán!
Ngược lại, các công ty công nghệ cao khác, chẳng hạn như Apple, sẽ không quỳ gối trước ĐCSTQ về phương diện này, vì thu nhập chính của Apple đến từ việc bán phần cứng: iPhone, Mac, iPad, chứ không dựa vào quảng cáo. Nhưng ngành bán lẻ này cũng vẫn quỳ trước ĐCSTQ, vì thị trường tiêu dùng mà ĐCSTQ kiểm soát. Microsoft cũng tương tự, nhưng Amazon tốt hơn một chút. Nói cách khác, họ đều quỳ trước ĐCSTQ vì những lý do khác nhau. Nếu bạn nghĩ, người Trung Quốc không thể sử dụng Google, Facebook và Twitter, tại sao họ lại quỳ gối vì ĐCSTQ? Lý do là gì? Tại sao Google có thể nói không với ĐCSTQ trước đây, nhưng bây giờ không dám? Bởi vì trước đây, ngành dữ liệu lớn còn non nớt và trí tuệ nhân tạo chưa trưởng thành.
Quảng cáo thực ra chỉ là một lý do đơn giản và trực tiếp. Lý do sâu xa hơn là tất cả các công ty công nghệ đều rất rõ ràng về tương lai của mình và liệu họ có nắm bắt được trào lưu tiếp theo hay không! Có thể nói trào lưu chung trong những năm 1990 là máy tính cá nhân, trào lưu trong những năm 2000 là Internet, trào lưu trong những năm 2010 là dữ liệu lớn, trào lưu trong những năm 2020 là trí tuệ nhân tạo AI. Các công ty công nghệ này đều xuất hiện vào đúng thời điểm lịch sử bởi họ đã nổi lên để đón đầu trào lưu mới, phát triển theo trào lưu. Vì vậy, có thể nói, nắm bắt được trào lưu, xu thế thì sẽ nắm bắt được tương lai.
Thâu tóm con người, một viễn tưởng như tiểu thuyết sắp thành hiện thực
Một lý do quan trọng hơn là ĐCSTQ đã sắp xếp để thu thập dữ liệu cá nhân trên bình diện toàn cầu! Chính là 5G! Quan trọng nhất của 5G là Internet of Things, bất kỳ vật dụng nào cũng có thể kết nối Internet, từ tủ lạnh, đèn đường, ổ cắm, ô tô, mọi thứ bạn có đều được kết nối ở một thế giới ảo khác. Thử nghĩ xem, trong trường hợp này, dữ liệu thu thập được từ mọi người có thể so sánh với điện thoại di động đơn giản hiện nay không? Ngoài dữ liệu về con người, nó cũng có thể thu thập dữ liệu về môi trường xung quanh mọi người, và thu thập dữ liệu về những người khác nhau trong cùng hoặc khác môi trường! Đây là một sự biến hóa về chất!
Đương nhiên, bước đi này của ĐCSTQ đã bị Hoa Kỳ nhìn thấy, nó thực sự vô cùng kịch tính! ĐCSTQ gần như đã thành công. Nếu toàn cầu triển khai 5G, con người trên thế giới sẽ đều nằm dưới sự giám sát của ĐCSTQ. Lúc này, dữ liệu mà những gã khổng lồ công nghệ này có được từ mạng 5G toàn cầu của ĐCSTQ sẽ khiến người ta cực kỳ kinh ngạc! Nếu lượng dữ liệu trước đó chỉ là bể bơi trong sân sau nhà bạn, thì lượng dữ liệu theo bố cục 5G toàn cầu sẽ như biển lớn! Do đó, đây là lý do tại sao ĐCSTQ rất muốn tham gia vào 5G, và đây là lý do cơ bản cho kế hoạch phát triển quốc gia của nó. Nếu nó thực sự thực hiện được như vậy, nó sẽ đánh bại Hoa Kỳ 100%! Điều đó thực sự không có gì là huyễn hoặc! Vì tất cả các mạng thông tin của bạn đều thuộc về nó, bạn còn làm gì nữa? Vũ khí của bạn có hoạt động tốt không? Vũ khí của bạn sẽ không nghe lời bạn! Đây là một cuộc chiến bất đối xứng!
Làm thế nào để sử dụng dữ liệu khổng lồ như vậy? Các công ty như Google và Facebook, đương nhiên, không nghi ngờ gì khi họ muốn chia sẻ cái chén canh này! Do đó, ĐCSTQ hoàn toàn nắm được yếu tố quan trọng nhất trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo: Dữ liệu! So với việc nghiên cứu các thuật toán, việc lấy dữ liệu cơ bản không yêu cầu bất kỳ trí thông minh nào, chỉ cần quyền lực! Và đó là những gì ĐCSTQ có! Con người thường lặp đi lặp lại cùng một sai lầm, và những công ty công nghệ này đã lại lần nữa bị lừa dối bởi thị trường dữ liệu lừa phỉnh của ĐCSTQ.
Bây giờ, bạn có thể hiểu tại sao Twitter, Facebook và Google đang cố gắng tuyệt vọng để chặn tài liệu đen của nhà Biden, tuyệt vọng bôi nhọ Trump, thậm chí còn chặn phát ngôn của Trump về các nghị sĩ Đảng Dân chủ. Vì họ vẫn mơ về ngày phối hợp với ĐCSTQ kiểm soát khống chế thông tin toàn cầu. Họ vẫn chưa từ bỏ nó, dù 5G không còn nữa nhưng ít nhất vẫn còn cơ hội, có lẽ vấn đề chỉ là sớm muộn. Hoặc, ít nhất họ có thể sử dụng dữ liệu cá nhân ở Trung Quốc để tối ưu hóa AI của mình.
Hoặc họ vẫn đang cố gắng lấy lòng ĐCSTQ hoặc một chính quyền cực tả. Bởi vì ngay cả khi không có ĐCSTQ, nếu họ hợp tác với chính quyền Biden, họ cũng có thể có được nguồn dữ liệu lớn hơn. Vì mục tiêu của các chính phủ cánh tả là như nhau, nên sẽ có pháp luật khoan dung hơn đối với việc xâm phạm dữ liệu cá nhân của các công ty công nghệ. Vì vậy, họ coi đó chỉ là vấn đề thời gian. Đối với chính quyền Trump, ông bảo vệ quyền riêng tư của công dân nhiều hơn. Sau nhiều lần bị cảnh cáo, họ đã hiểu rằng chính quyền Trump không phải là đối tác tốt để hợp tác.
Đây là lý do tại sao những gã khổng lồ công nghệ cao này đang cố gắng ngăn chặn Trump từ quan điểm của trí tuệ nhân tạo!
Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của DKN.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguyen-nhan-sau-xa-twitter-facebook-chan-tai-lieu-den-cua-biden.html
Truyền thông chủ lưu cánh tả ở Mỹ né tránh vụ bê bối của nhà Biden
Hải Lam
Các phương tiện truyền thông chủ lưu cánh tả ở Mỹ tỏ ra không mấy quan tâm đến một số bài báo phanh phui vụ bê bối liên quan đến ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden cùng con trai ông – Hunter Biden, kể từ khi chúng được New York Post công bố lần đầu tiên vào sáng ngày 14/10.
Các dữ liệu mà New York Post tiết lộ nằm trong ổ cứng máy tính xách tay được cho là của Hunter Biden, cho thấy ông này đã lợi dụng sức ảnh hưởng của cha mình là Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ dưới thời Barack Obama, để thực hiện các giao dịch béo bở với các công ty lớn từ Ukraine và Trung Quốc.
The Epoch Times dẫn thống kê của NewsBusters cho biết, vào ngày 14/10 và 15/10, trong tổng số 92 giờ phát sóng các chương trình tin tức từ các đài ABC, CBS, NBC, CNN và MSNBC cộng lại, chỉ có 9 phút 47 giây là nói về vụ bê bối rúng động này. Như vậy, điều này có nghĩa là ít hơn 0,2% trong tổng số thời lượng phát sóng.
Hai nhà đài CNN và ABC hoàn toàn phớt lờ vụ việc trong 2 ngày đó, trong khi CBS và MSNBC chỉ dành ra khoảng 4,5 phút để nói về vụ bê bối của Hunter Biden.
Phó Giám đốc Nghiên cứu Geoffrey Dickens tại Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, cho biết ngay cả khi các phương tiện truyền thông đề cập đến vụ bê bối này, “họ đã dành hầu hết thời gian để bưng bít nó”.
Vài giờ sau khi tin tức đầu tiên về vụ việc được New York Post công bố, hai gã khổng lồ mạng xã hội là Facebook và Twitter đã thực hiện các bước chưa từng có để chặn hoặc hạn chế quyền truy cập vào bài báo. Kết quả là, Facebook và Twitter đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội.
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 22/10, để đưa ra trát triệu tập điều trần với Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey, sau khi tin tức của New York Post về ông Hunter Biden bị chặn. Ủy ban cho biết, hành động này có thể cấu thành tội danh can thiệp bầu cử.
Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows ngày 19/10 cũng lưu ý rằng, chính quyền Tổng thống Trump có thể sẽ khởi kiện các công ty mạng xã hội gần đây đã hạn chế và chặn các bản tin về cha con Biden.
Phản ứng với những động thái trên, New York Times và USA Today đã tập trung nhiều hơn vào các hành động bất thường của Facebook và Twitter, thay vì đặt trọng tâm vào vụ bê bối của nhà Biden. Một bài báo trên New York Times vào ngày 14/10 viết: “Facebook và Twitter nhận thấy thông tin đáng nghi ngờ nên hạn chế quyền truy cập vào nội dung này trên nền tảng của mình”.
Một bài báo từ USA Today vào ngày 16/10 có tiêu đề: “FBI đang thăm dò xem liệu các email trong câu chuyện của trang New York Post về Hunter Biden có liên quan đến chiến dịch phát tán thông tin sai lệch của Nga hay không”, lặp lại một tin bài của CNN từ đầu giờ chiều hôm đó.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 19/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã xác nhận: “Máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần trong các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch [để tác động đến bầu cử] của Nga”.
Tờ New York Times sau đó đã đăng một bài báo khác vào ngày 18/10, chỉ ra rằng các phóng viên của chính tờ New York Post bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của nội dung trong ổ cứng.
Một bài báo từ USA Today vào ngày 16/10 có tiêu đề: “FBI đang thăm dò xem liệu các email trong câu chuyện của tờ New York Post về Hunter Biden có liên quan đến chiến dịch phát tán thông tin sai lệch của Nga hay không”, lặp lại một tin bài của CNN từ đầu giờ chiều hôm đó.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 19/10, Giám đốc Tình báo Quốc gia John Ratcliffe đã nói rõ rằng: “Máy tính xách tay của Hunter Biden không phải là một phần của một số chiến dịch bóp méo thông tin sai lệch từ Nga”.
New York Times sau đó đã đăng một bài báo khác vào ngày 18/10, chỉ ra rằng các phóng viên của New York Post có nghi ngờ về tính xác thực của nội dung trong ổ cứng.
Đáp lại, New York Post đã xuất bản một bài xã luận vào cuối ngày hôm đó với tiêu đề: “’Chưa được xác minh’ là một cái cớ để phớt lờ tin sốt dẻo của New York Post về Hunter Biden”. Tờ báo này đã tố cáo New York Times và các tờ báo khác áp dụng một tiêu chuẩn kép khi đăng tải các tin tức tiêu cực về ông Trump, chẳng hạn như vụ bê bối giả “Russiagate” (vụ việc do bà Hillary Clinton dàn dựng để vu khống ông Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử 2016) và những thông tin khác.
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 18/10, chính đại diện Jenna Arnold của chiến dịch Biden thừa nhận rằng, không ai khẳng định rằng các email này không xác thực.
Tờ Politico cho biết, các cố vấn cấp cao của ông Joe Biden không thể loại trừ khả năng vị cựu Phó Tổng thống đã gặp riêng một giám đốc điều hành tập đoàn năng lượng hàng đầu của Ukraine, dù chiến dịch tranh cử của ông đã bác bỏ điều này.
Không có sự bùng nổ kinh tế nào dưới thời Obama – Biden
Hương Thảo
Bằng chứng sau đây của Stephen Moore rất đáng lưu tâm.
Nhà kinh tế trưởng của Viện Kinh tế Tự do và Cơ hội, cũng là đồng tác giả Stephen Moore của cuốn sách Trumponomics: Bên trong Kế hoạch Nước Mỹ Trên Hết để phục hưng nền kinh tế của chúng ta (“Trumponomics: Inside the America First Plan to Revive Our Economy) đã có bài phân tích, đáp tuyên bố của chiến dịch Biden về sự thịnh vượng dưới thời Obama.
Sau đây là nguyên văn bài viết của ông Moore:
Jackie Gleason vĩ đại từng nói: “Mọi người luôn tôn vinh quá khứ trong ký ức”. Hiển nhiên, điều này cũng đúng với giới phê bình của thời đại Obama.
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Kamala Harris luôn ảo tưởng trong ký ức, rằng không có sự “bùng nổ” kinh tế nào so với thời chính quyền Obama. Trên thực tế, nền kinh tế thời Obama đã bị kìm hãm trong khốn cảnh, chưa bao giờ phục hồi, mãi đến khi Donald Trump thắng cử vào tháng 11/2016, nền kinh tế mới lấy lại đà thịnh vượng nhanh chóng.
Quý vị có thể đánh dấu ngày kinh tế Mỹ thực sự phục hồi – là ngày sau kết quả bầu cử bất ngờ năm 2016, đó là bước ngoặt của nền kinh tế.
Mọi nhà dự báo tự do và hầu hết các nhà kinh tế học đều đảm bảo rằng, nếu Trump đắc cử, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ sụp đổ, người lao động sẽ bị nghiền nát; và như nhà kinh tế học nổi tiếng của New York Times, Paul Krugman dự đoán, thì nền kinh tế sẽ “không bao giờ” phục hồi.
Nhưng sự thật ngược lại, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng 257 điểm vào buổi sáng đầu tiên sau cuộc bầu cử (liệu đây có phải là một sự sụp đổ?), và nó đã tăng trong ba năm tiếp theo, nó cũng đã tăng trong vài tháng qua. Trong những ngày sau cuộc bầu cử, sự lạc quan trong các doanh nghiệp nhỏ đã tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay, kể từ nhiều thập kỷ trước.
Do việc bãi bỏ quy định và cắt giảm thuế đã thúc đẩy một động lực tăng trưởng mạnh mẽ, thu nhập hộ gia đình đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2017, 2018 và 2019. Trong ba năm này, mức tăng thu nhập của người dân bình thường đã vượt quá mức tăng trong tám năm của chính quyền Obama-Biden.
Nhưng bây giờ họ [giới truyền thông cánh tả] đang kể cho chúng ta một ‘câu chuyện hoài niệm giả dối’, đó là kinh tế phát triển vượt bậc dưới thời chính quyền Obama, Biden đã cứu nền kinh tế một cách thần kỳ, và Trump “đập tan” nền kinh tế.
Chúng ta hãy đối diện với sự thật! Trong nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama, nền kinh tế chỉ tăng trưởng 2%, và sự “phục hồi” này là quá đáng buồn. Những người đưa ra những nhận xét ngớ ngẩn rằng Obama đã cứu nền kinh tế hiện đang rao giảng rằng kế hoạch kinh tế của Biden sẽ tạo ra hàng triệu việc làm.
Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống của Obama, tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 1,6%, và mọi người lo ngại rằng có thể có một cuộc suy thoái khác. Phải chăng đó cũng là một loại thịnh vượng?
Nếu sự phục hồi kinh tế dưới thời Obama nhanh bằng tốc độ phục hồi trung bình, thì đến năm 2016, GDP của nước Mỹ sẽ tăng ít nhất 1 nghìn tỷ USD. Nếu chúng ta được trải nghiệm sự phục hồi kinh tế dưới thời của tổng thống Ronald Reagan, thì khi Obama từ chức, GDP sẽ tăng thêm 2,5 nghìn tỷ USD. Như vậy tương đương nước Mỹ đã mất gần như toàn bộ GDP của bang California.
Bốn năm đầu cầm quyền của Obama thật tồi tệ. Kế hoạch kích thích 800 tỷ đô la của Obama-Biden khiến tỷ lệ thất nghiệp hàng năm cao hơn dự đoán của các nhà kinh tế học của họ.
Điều trớ trêu là những cải cách về nhiên liệu hóa thạch và dầu khí đá phiến mà Obama-Biden ghét bỏ, lại vừa giải cứu nền kinh tế của Obama. Nó đã tạo thêm hàng triệu việc làm. Phần lớn tăng trưởng việc làm đến từ Texas và Oklahoma. Homer và North Dakota. Đồng thời, hầu hết các khoản trợ cấp năng lượng xanh đã đến tay các công ty đã thất bại và hiện đã phá sản, chẳng hạn như Solyndra New Energy.
Giờ đây, Biden đã cam kết cung cấp thêm 2 nghìn tỷ đô la Mỹ trợ cấp phúc lợi cho “năng lượng sạch” (đề cập đến năng lượng không tạo ra các chất ô nhiễm môi trường như nitơ oxit và oxit lưu huỳnh, chẳng hạn như địa nhiệt, năng lượng mặt trời và năng lượng hydro).
Trong gần như toàn bộ thời kỳ Biden-Obama, cứ 3 người Mỹ thì chỉ có 1 người (33%) đánh giá nền kinh tế là “tốt” hoặc “xuất sắc”. Hầu hết những người còn lại đánh giá nền kinh tế là “trung bình” hoặc “tồi tệ”. So với Trump, trong vòng một năm kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump, số người đánh giá nền kinh tế là “tốt” hoặc “xuất sắc” đã tăng vọt lên khoảng 65%.
Mọi người có thể tranh cãi về việc Trump xử lý virus và những sai lầm mà ông ấy đã mắc phải. Nhưng bây giờ có vẻ như trong mọi trường hợp, chúng ta đều sẽ thấy kết quả tương tự hoặc tệ hơn, ngoại trừ việc chúng ta đang phải cô lập khép kín những người trên 75 tuổi, người hút thuốc, bệnh nhân tiểu đường và người thừa cân nặng.
Câu hỏi đặt ra là loại chính sách kế hoạch nào có thể đưa nền kinh tế và việc làm Mỹ trở lại bình thường càng sớm càng tốt. Biden hứa sẽ tăng thuế thêm 4 nghìn tỷ USD đối với hầu hết các công ty và nhà đầu tư Mỹ. Con số này tương đương với khoảng 5% tổng sản phẩm quốc nội nước Mỹ sản xuất sẽ bị lấy đi khi tăng thuế. Nếu quý vị tin rằng điều này sẽ đưa Mỹ trở lại trên đà phát triển nhanh chóng, thì quý vị cũng có thể tin rằng Obama đã từng tạo ra sự thịnh vượng kinh tế.
Bài báo gốc “Không, Joe, Không có sự bùng nổ kinh tế nào dưới thời Obama được đăng trên The Epoch Times.
https://www.dkn.tv/the-gioi/khong-co-su-bung-no-kinh-te-nao-duoi-thoi-obama-biden.html
Một người tiêm thử vaccine của AstraZeneca tại Brazil tử vong
Giới hữu trách y tế Brazil ngày 21/10 loan báo một người tình nguyện trong cuộc thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 do AstraZeneca và Đại học Oxford phối hợp bào chế đã qua đời và cho biết nhận được dữ liệu từ một cuộc điều tra về vấn đề này.
Giới ban hành qui định nói cuộc thử nghiệm vaccine vẫn tiếp tục sau ca tử vong vừa kể. Chưa có thêm chi tiết nào được tiết lộ vì tính bảo mật y tế của những người tham gia thử nghiệm.
Trường đại học Liên bang Sao Paulo, đơn vị giúp phối hợp thử nghiệm giai đoạn 3 tại Brazil, cho hay tình nguyện viên ấy là người Brazil nhưng không cho biết người này cư ngụ tại đâu.
Cổ phiếu của AstraZeneca giảm 1,7%.
Chính phủ liên bang đã có kế hoạch mua vaccine này và sản xuất nó tại trung tâm nghiên cứu sinh y học FioCruz ở Rio de Janeiro, trong khi vaccine cạnh tranh từ Trung Quốc Sinovac đang được thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu Viện Butantan của tiểu bang Sao Paulo.
Brazil có số tử vong vì COVID đứng thứ nhì thế giới với hơn 154.000 người chết, chỉ sau Mỹ.
Brazil đứng hàng thứ ba về số ca nhiễm, với hơn 5,2 triệu người, sau Mỹ và Ấn Độ.
IMF: ‘Kinh tế châu Á suy thoái nhưng sẽ phục hồi’
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết Châu Á Thái Bình Dương sẽ phục hồi sau cuộc suy thoái tồi tệ nhất bấy lâu nay.
Dự báo tăng trưởng cho khu vực lại bị hạ thêm nữa, lần này là từ -1,6% xuống -2,2% cho năm nay.
Tuy nhiên, cũng có hy vọng là khu vực sẽ phục hồi gần 7% trong năm tới, theo IMF.
Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tăng trưởng của khu vực trong năm tới, với dữ liệu mới nhất của Bắc Kinh cho thấy sự phục hồi của nước này tiếp tục sau suy thoái do virus corona gây ra.
Nhưng vẫn còn nhiều “mây đen ở phía chân trời” khi các quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Philippines và Malaysia, tiếp tục phải chống chọi với đại dịch Covid-19.
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
WTO nói Mỹ đánh thuế hàng TQ là ‘phạm luật’
Thương chiến Mỹ Trung sẽ đi về đâu?
Căng thẳng Mỹ-Trung
Các nền kinh tế trong khu vực không những phải đối phó với thảm họa do đại dịch mà còn bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và lập trường thù địch ngày càng tăng giữa hai siêu cường kinh tế.
Trả lời chương trình Phóng sự Kinh doanh Châu Á của BBC hôm thứ Năm, Jonathan Ostry, quyền Giám đốc IMF khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, nói: “Đối với một khu vực dựa nhiều vào xuất khẩu thì đây sẽ là một rủi ro lớn trong tương lai.
“Chúng tôi lo lắng về việc tách rời các trung tâm công nghệ lớn – không chỉ ở Trung Quốc và Hoa Kỳ mà ở phạm vi rộng hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc giảm thương mại liên quan tới công nghệ cao và dẫn đến sản xuất kém hiệu quả.”
Đầu tuần này, Trung Quốc đã công bố dữ liệu của mình trong quý 3 cho thấy tăng trưởng kinh tế ở mức 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
IMF coi Trung Quốc là “tác nhân tích cực hiếm hoi trong một biển tiêu cực”.
Phục hồi cần thời gian
Tin vui là IMF dự kiến khu vực này sẽ tăng trưởng 6,9% vào năm 2021 nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả việc khống chế được dịch bệnh Covid-19.
“Với các chính sách phù hợp và sự hỗ trợ quốc tế khi cần, các động cơ kinh tế của châu Á có thể hoạt động cùng nhau và tạo sức mạnh cho khu vực hướng về phía trước, ông Ostry nói.
Một trong những thách thức sẽ là đa dạng hóa các nền kinh tế của châu Á khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu, điều mà IMF gọi là “một công việc đang dở dang”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54644573
COVID tăng tại Mỹ, Châu Âu
Các hệ thống bệnh viện Châu Âu có nguy cơ bị sụp đổ vì căng thẳng do lây nhiễm COVID-19 tăng mạnh khiến lục địa này một lần nữa là trung tâm của đại dịch toàn cầu vào ngày 21/10 trong khi gần hai phần ba các tiểu bang Mỹ đang trong ‘vùng nguy hiểm’ của virus corona.
Với số ca nhiễm tại Châu Âu, sau thời gian khống chế bằng những biện pháp đóng cửa chưa từng có vào tháng Ba và tháng Tư, hiện đang tăng liên tục, nhà chức trách các nước từ Ba Lan đến Bồ Đào Nha đã cho thấy báo động ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng trở lại mà hạ tầng cơ sở y tế của họ phải đối mặt.
Bỉ, đang vất vả đối phó với điều mà Bộ trưởng Y tế nước này gọi là “cơn sóng thần” lây nhiễm, đang hoãn lại những ca phẫu thuật không cần thiết tại bệnh viện, và những biện pháp tương tự đang dần được áp dụng tại các nước khác.
Theo dữ liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Châu Âu, châu lục này ghi nhận hơn 5 triệu ca nhiễm và 200.000 người chết, những ca mới bắt đầu gia tăng mạnh mẽ từ cuối tháng 9.
Tại Mỹ, 32 trong 50 tiểu bang đã bước vào vùng nguy hiểm với tỷ lệ 100 ca mới trên mỗi 100.000 người trong tuần qua, và trên toàn quốc có trung bình 120 ca mới trên mỗi 100.000 người, cao nhất kể từ đỉnh điểm vào tháng 7, theo phân tích của Reuters.
Một khối các tiểu bang tại trung tây và vùng núi từ Idaho đến Illinois là vùng đỏ cùng với Alaska, cho thấy lây nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Vùng trung tây gia tăng kỷ lục hôm 19/10 với hơn 27.000 ca nhiễm mới và số nhập viện cũng tăng kỷ lục, với 10.830 ca trong ngày thứ 5 liên tiếp hôm 20/10, theo dữ liệu của Reuters.
Tương tự như Châu Âu, việc này gây nên những lo ngại là các bệnh viện có thể trở nên quá tải như trong những tháng đầu đại dịch tại miền đông bắc nước Mỹ.
Nghị Viện Châu Âu trao giải thưởng nhân quyền Sakharov cho lãnh đạo đối lập Belarus
Trọng Thành
Hôm nay, 21/10/2020, Nghị Viện Châu Âu vinh danh lãnh đạo đối lập Belarus, bà Svetlana Tikhanovskaia, với giải thưởng nhân quyền mang tên nhà vật lý nguyên tử, nhà tranh đấu nhân quyền người Nga Andrei Sakharov.
Lãnh đạo Ngoại Giao Liên Âu, Josep Borrell, gửi thông điệp trên Twitter : « Liên Hiệp Châu Âu hoan nghênh lòng dũng cảm của bà, và hậu thuẫn hoàn toàn các mục tiêu mà bà hướng đến ». Nhân dịp Nghị Viện Châu Âu trao giải Sakharov cho nhà đối lập Belarus, ông Charles Michel, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, định chế đại diện cho 27 thành viên Liên Âu, « kêu gọi chính quyền Belarus trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, và tổ chức cuối đối thoại quốc gia mở rộng cho mọi thành phần tham gia ».
Phát biểu sau khi Nghị Viện Châu Âu công bố giải thưởng, tại Đan Mạch, lãnh đạo đối lập Belarus nhấn mạnh : « Đây không phải là phần thưởng cho cá nhân tôi, mà là để vinh danh mọi người dân Belarus ». Lãnh đạo đối lập Belarus hiện đang sống lưu vong, để tránh bị chính quyền trả thù.
Giải thưởng được trao cho bà Svetlana Tikhanovskaïa, đúng vào lúc phong trào đối lập đang phải liên tục đối mặt với các đàn áp của chính quyền tổng thống Loukachenko, từ nhiều tháng nay. Phong trào đối lập đòi bầu cử minh bạch và cải cách dân chủ tại Belarus đang bước vào giai đoạn đặc biệt căng thẳng.
Chủ Nhật 18/10 vừa qua, hàng chục nghìn người tiếp tục tuần hành, như từ nhiều tuần này, bất chấp đe dọa sử dụng đạn thật để giải tán biểu tình của cảnh sát.
Trong một thông điệp đưa ra hôm Chủ Nhật 18/10, lãnh đạo đối lập Belarus ra kỳ hạn cho tổng thống Alexandrei Loukachenko từ chức trước ngày 25/10, đồng thời kêu gọi dân chúng tiếp tục « cuộc tranh đấu ôn hòa và kiên định ».
Một phần châu Âu tái phong tỏa chống Covid-19
Thu Hằng
Virus corona đã khiến hơn 1,12 triệu người chết và gần 41 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. Hoa Kỳ vẫn là nước có số người chết vì Covid-19 cao nhất, gần 222.000 người, theo thống kê của AFP ngày 22/10/2020. Trước làn sóng dịch thứ hai, nhiều nước châu Âu phải áp dụng biện pháp tái phong tỏa bán phần để đối phó.
Mọi chỉ số trong vòng 24 giờ qua đều ở mức báo động tại nhiều nước châu Âu. Tây Ban Nha trở thành nước châu Âu đầu tiên có hơn 1 triệu ca nhiễm.
Pháp có thêm gần 27.000 ca nhiễm mới, 284 ca nhập viện trong vòng 24 giờ, theo các số liệu được công bố hôm qua. Hiện cả nước Pháp có 2.239 bệnh nhân điều trị tích cực hoặc trong phòng hồi sức, trong đó chỉ riêng vùng Ile-de-France đã chiếm đến 30% số ca. Trong buổi họp báo chiều 22/10, đích thân thủ tướng Pháp thông báo một số tỉnh mới thuộc diện “báo động tối đa”. Điều này có nghĩa nhiều biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, như giới nghiêm, sẽ được triển khai ở những tỉnh này.
Tình hình tại Đức cũng “rất nghiêm trọng” và “virus có thể lây lan không kiểm soát được”, theo cảnh báo ngày 22/10 của Viện theo dõi dịch tễ Robert Koch, do lần đầu tiên số ca lây nhiễm hàng ngày tại Đức lên đến mức kỷ lục, thêm 11.287 ca trong vòng 24 giờ. Chính quyền Berlin đã siết chặt các biện pháp phòng dịch : bắt buộc đeo khẩu trang ở một số khu phố sầm uất ở Berlin, cấm tụ tập, hạn chế tối đa tiếp xúc xã hội, một xã vùng núi Alpes gần như bị phong tỏa hoàn toàn.
Cộng Hòa Séc áp dụng phong tỏa bán phần. Người dân bị hạn chế đi lại, cửa hàng và dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa từ ngày 22/10 cho đến 03/11. Tương tự, Tây Ban Nha thêm vào danh sách phong tỏa bán phần thành phố Saragosse và vùng La Rioja. Như vậy hiện có tổng cộng 11 địa phương bị phong tỏa bán phần, tính từ đầu tháng 10.
Ailen là nước đầu tiên ở châu Âu quyết định áp dụng phong tỏa gần như hoàn toàn trong vòng 6 tuần kể từ đêm 21/10. Người dân chỉ được ra khỏi nhà tập thể thao trong phạm vi 5 km. Các cửa hiệu không thiết yếu phải đóng cửa, nhưng trường học vẫn hoạt động.
Pháp tưởng niệm long trọng nhà giáo bị khủng bố sát hại
Tú Anh
Nghi lễ tưởng niệm nhà giáo Samuel Paty, bị một tín đồ Hồi giáo cực đoan chặt đầu, đã được tổ chức trọng thể trong khuôn viên Đại học Sorbonne, Paris chiều 21/10/2020, năm ngày sau khi giáo viên sử-địa này bị giết. Tổng thống Emmanuel Macron đọc bài điếu văn như một lời cam kết « bảo vệ chế độ Cộng hoà » trước mọi đe dọa của khủng bố .
Ngay vào đầu bài phát biểu, tổng thống Pháp muốn ghi dấu ấn vào công luận với xác quyết ai là kẻ thù của chế độ Cộng hoà. Đó là « chủ thuyết Hồi giáo chính trị cực đoan, khủng bố, những kẻ hèn nhát gây tội ác và tạo điều kiện thực hiện vụ khủng bố này ».
Như để chứng tỏ cho dù là trong giờ phút thiêng liêng của buổi lễ tưởng niệm, vẫn có chổ đứng cho nỗi uất hờn, và với nỗi uất hờn này, nguyên thủ Pháp thề truy nã những kẻ có trách nhiệm và tất cả những ai tìm cách làm suy yếu nền Cộng hòa Pháp.
Cũng trong tinh thần này, tổng thống Emmanuel Macron vinh danh nhà giáo Samuel Paty, kể từ ngày thứ Sáu tuần trước, lúc nạn nhân chết dưới lưỡi dao của hung thủ, là « gương mặt của Cộng hoà Pháp, của quyết tâm đập tan khủng bố và diệt trừ những kẻ hoạt động tuyên truyền ».
Buổi lễ kết thúc lúc 20H15, không xa giờ giới nghiêm, được ban hành để ngăn chận dịch Covid-19.
Một ngày sau lễ tưởng niệm nhà giáo bị giết hại, tức là kể từ thứ Năm 22/10/2020, bộ Giáo Dục phát động một chiến dịch « tham vấn toàn thể giáo chức » kéo dài trong ba tháng. Mục tiêu là để tìm một giải pháp chung bảo vệ an ninh cho giáo chức, cải thiện điều kiện hành nghề, tăng lương cho giáo viên, mà tổng thống Pháp gọi là « những công bộc của chế độ Cộng hoà cần phải bảo vệ ».
Bảy người bị truy tố
Theo thông báo của biện lý chống khủng bố Jean-François Ricard trong cuộc họp báo hôm qua, không đầy một tuần sau vụ sát hại giáo sư sử-địa Samuel Paty, đã có 7 nghi can bị truy tố về tội đồng lõa, trong số này có một phụ huynh và hai học sinh 14 và 15 tuổi. Hai học sinh này đã nhận tiền của kẻ khủng bố để giúp nhận diện thầy giáo của trường, nhưng khai với cảnh sát là không biết ý đồ thật sự của hung thủ.
Covid-19: Pháp hủy bỏ nhiều ngôi chợ Giáng Sinh
Tuấn Thảo
Đáng lẽ ra đúng vào cuối tuần này, Hội chợ triển lãm về Chocolat lần thứ 25 khai mạc tại Paris. Thế nhưng dịch Covid-19 đã gây ra hiệu ứng domino, hàng loạt hội chợ, triển lãm hay liên hoan quốc tế đều lần lượt bị dời lại cho tới năm sau. Trong tuần này, đến phiên các chợ Giáng Sinh trở thành nạn nhân của virus corona.
Chợ Noël là một trong những sinh hoạt truyền thống nhân mùa lễ cuối năm tại Pháp. Đó cũng thường là mùa bội thu đối với giới kinh doanh, bắt đầu từ tháng 11 cho tới cuối tháng 12. Thế nhưng, năm nay, mặc dù đã có nhiều gia đình hay doanh nghiệp tư nhân đăng ký thuê quầy bán hàng từ nhiều tháng trước, các phiên chợ Noël rất khó thể nào được duy trì, nhất là trong bối cảnh nước Pháp vừa ban hành giới nghiêm tại Paris và các vùng phụ cận cũng như tại 8 thành phố lớn khác nhằm ngăn chận dịch Covid-19 bùng phát trở lại.
Lệnh giới nghiêm này có hiệu lực trong 4 tuần, nhưng có khả năng được triển hạn thành 6 tuần và điều đó dĩ nhiên tác động trực tiếp đến các chợ Giáng Sinh, thường trở nên náo nhiệt từ lúc chiều tối hay vào những ngày cuối tuần.
Nhiều thành phố đã bỏ chợ Giáng Sinh
Trước mắt, các thành phố như Lyon, Bordeaux, Lille, Arras, Clermont – Ferrand hay Strasbourg đều đã thông báo không tổ chức chợ Noël năm nay. Hai thành phố lớn Colmar và Metz ở vùng Alsace Lorraine (nay được gọi là vùng Grand Est) đều đang xem xét những giải pháp thay thế, nhưng các ban tổ chức cho biết là do các quy định giãn cách xã hội, hạn chế lượng người tham gia để tránh tình trạng đám đông tụ họp, các chợ Giáng Sinh truyền thống cho dù có được duy trì, cũng không thể nào xôm tụ, hoành tráng như những năm trước.
Riêng trong tuần này, hiệp hội Le Monde Festif do ông Marcel Campion thành lập cũng vừa thông báo hủy bỏ việc tổ chức Chợ Giáng sinh trong công viên Tuileries, mà đáng lẽ ra bắt đầu từ trung tuần tháng 11/2020 cho tới đầu tháng Giêng năm 2021. Phiên chợ lớn này được gọi là “La Magie de Noël” (Giáng Sinh kỳ diệu), ngoài các quần bán hàng, còn có nhiều trò chơi dành cho trẻ em. Trong năm 2019, Chợ Noël trong vườn Tuileries đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham quan. Dù là người dân thủ đô hay khách đến từ các tỉnh thành, khách đã ghé chợ Noël trong công viên Tuileries để đi mua sắm tại hơn một trăm gian hàng, trong khi trẻ em được xem biểu diễn, đeo giầy trượt băng hay vui đùa trên vòng đu quay.
Thế nhưng, dịch Covid-19 áp đặt việc hạn chế tất cả các cuộc tụ họp. Các sinh hoạt thể thao hay giải trí dành cho công chúng đều bị hạn chế ở mức tối đa hiện thời là một ngàn người tham gia. Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân đành phải hủy đăng ký việc thuê quầy bán hàng. Cho dù chợ Giáng Sinh có được duy trì đi chăng nữa, giới kinh doanh không thể tránh khỏi thua lỗ, vì số lượng người tham gia cũng như khách mua hàng đều bị hạn chế ngay từ ban đầu. Ban tổ chức Le Monde Festif đã đệ đơn khiếu nại lên ông Alain Griset, bộ trưởng chuyên trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, giải pháp khả thi tạm thời vẫn là xin trợ cấp từ quỹ ‘‘đoàn kết’’, để bù đắp phần nào các thiệt hại do dịch Covid-19 gây ra.
Tìm giải pháp thay thế
Các hội đồng thành phố đang đi tìm những giải pháp thay thế, để tránh cho giới kinh doanh tư nhân bị mất sạch doanh thu trong mùa lễ cuối năm. Theo ông Christian Baulme, chủ tịch của hiệp hội La Ronde des Quartiers, một đoàn thể bao gồm các chủ cửa hàng và các thương nhân ở trung tâm thành phố Bordeaux, trước mắt hiệp hội này giúp hoàn trả tiền thuê quầy bán hàng cho các doanh nghiệp nào đang gặp nhiều khó khăn tài chính. Sau phong trào áo vàng và lệnh phong tỏa trong hơn ba tháng kể từ tháng 03/2020, rất nhiều chủ doanh nghiệp không còn đủ khả năng để vực dậy.
Khoảng 160 doanh nhân thường thuê quầy bán hàng trong ngôi chợ Giáng Sinh trung tâm thành phố Bordeaux, trên dãy phố Allées de Tourny, gần nhà hát opéra. Chợ Noël ở Bordeaux thu hút từ đến 300.000 lượt khách mỗi năm và đối với giới doanh nhân địa phương, mùa bán hàng Noël trong 6 tuần lễ tương đương với một phần ba doanh thu của một năm.
Cũng như Paris, Lyon hay Lille, hội đồng thành phố Grenoble cũng vừa hủy bỏ việc tổ chức phiên chợ Giáng sinh năm nay. Năm ngoái, gần 100 doanh nhân đã thuê quầy bán hàng tại phiên chợ Giáng sinh Grenoble. Đây là một truyền thống khá lâu đời của người dân địa phương, trước kia được tổ chức thành nhiều phiên chợ nho nhỏ nhưng kể từ hai thập niên gần đây, được tập hợp về cùng một nơi và chủ yếu diễn ra tại hai quảng trường Victor-Hugo và Grenette.
Được tổ chức trong 5 tuần lễ, từ cuối tháng 11 cho đến cuối tháng 12, chợ Grenoble đã trở thành phiên chợ Giáng sinh quan trọng nhất vùng Isère. Điều đó cũng giải thích vì sao giá thuê quầy bán hàng cũng rất cao, lên tới 5 ngàn euros một tháng.
Để tránh cho các doanh nghiệp tư nhân bị quá nhiều thiệt thòi, hội đồng thành phố Grenoble đang nghiên cứu các giải pháp thay thế, trong đó có dự án thay vì tập trung về cùng một chỗ, các quầy bán hàng lại được dàn trải trên những con lộ lợp đầy ánh sáng. Các cửa hàng bị bỏ trống, những khuôn viên, sân thượng, hay mặt tiền của các cơ sở hành chính đều có thể được trưng dụng làm quầy bán hàng tạm thời trong mùa Giáng Sinh. Biện pháp này có thể đem lại một chút hy vọng cho những người lạc quan nhất, nhưng nhìn chung đối với giới kinh doanh ở Pháp, mùa Giáng sinh năm nay chẳng còn gì thật sự là kỳ diệu nhiệm mầu, ngoại trừ khi có phép lạ vào giờ chót.
Armenia gạt bỏ mọi giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột ở Thượng Karabakh
Hôm qua, 21/10/2020, vào lúc tổng thống Armenia Armen Sarkissian tới Bruxelles, Bỉ, để gặp tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel và lãnh đạo ngoại giao châu Âu Josep Borrell, thì thủ tướng Armenia Nikol Pachinian, qua mạng xã hội Facebook, thông báo với người dân rằng, xin trích : « Chúng ta phải chấp nhận là vấn đề Thượng Karabakh, vào lúc này và còn lâu nữa, không thể có được một giải pháp ngoại giao ».
Theo AFP, ông Pachinian giải thích rằng những gì mà Armenia sẽ đồng ý thì Azerbaijan lại không thể chấp nhận được. Do vậy, ít ra là vào thời điểm hiện tại, thật vô nghĩa khi nói đến giải pháp ngoại giao.
Xung đột ở Thượng Karabakh, giữa quân đội Azerbaijan và lực lượng ly khai được Armenia ủng hộ, đã diễn ra từ gần bốn tuần qua làm gần một ngàn người thiệt mạng, theo các tổng kết sơ bộ.
Vào lúc cộng đồng quốc tế cố gắng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, thái độ cứng rắn của thủ tướng Armenia dường như tương phản với những gì xẩy ra trên chiến trường, theo như tường trình của thông tín viên Emmanuel Grynszpan, từ Mingachevir, Azerbaijan :
« Hôm qua, thứ Tư, tổng thống Azerbaijan Iham Aliyev đã thông báo quân đội chiếm được 22 địa điểm mới mà trên thực tế, đó là những khu làng bị bỏ hoang. Do vậy, cần phải điềm tĩnh trước sự hồ hởi thắng lợi này để kiểm chứng lại những sự việc nói trên.
Thế nhưng đa số người dân Azerbaijan lại rất tự hào, phấn khởi đón nhận thông tin này. Cả nước theo dõi, sống theo nhịp độ chiến sự giành lại những vùng lãnh thổ. Bên cạnh tôi là một người đàn ông. Khi nghe thấy trên vô tuyến truyền hình tổng thống nhắc đến tên khu làng sinh quán của ông, ông cho biết : Chúng tôi đã bị xua đuổi khỏi làng năm 1994. Đương nhiên, người đàn ông này rất phấn khích và ngay sau đó, ông nhận được rất nhiều cuộc gọi điện thoại và tin nhắn chúc mừng.
Ngay cả khi rất khó biết được những gì thực sự xẩy ra trên chiến trường, nhưng rõ ràng là quân đội Azerbaijan có được lợi thế do quân số đông và ựu thế về công nghệ quân sự, so với lực lượng Armenia. Mục tiêu chiến thuật của Azerbaijan là cắt đứt con đường tiếp tế duy nhất cho Thượng Karabakh và khu vực này sắp tới sẽ nằm trong tầm bắn của pháo binh Azerbaijan.
Tình hình sắp tới sẽ như sau : hoặc là Armenia phải chặn đứng được cuộc tấn công của Azerbaijan hoặc là việc giải quyết cuộc xung đột sẽ dựa trên những cơ sở hoàn toàn mới ».
Trước sức mạnh của Trung Quốc, Nhật Bản củng cố vị thế ở Đông Nam Á
Tú Anh
Trong tuần này, Tokyo có một số động thái về ngoại giao và quân sự mở rộng hợp tác và quan hệ với một số nước trong khu vực Thái Bình Dương : Tokyo và Canberra thỏa thuận hợp tác quân sự ngay vào lúc tàu chiến Nhật, Úc tập trận với Mỹ tại Biển Đông.
Trong lúc đó, tân thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thăm Việt Nam và Indonesia, hai quốc gia then chốt trong chiến lược từng bước xây dựng thế liên hoàn đối phó với tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Biết người biết ta, Tokyo tính toán gì ?
Bộ tứ Kim cương
Động thái thứ nhất, thứ Hai vừa qua, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi và đồng nhiệm Úc Linda Reynolds đã thỏa thuận với nhau là hai bên sẽ phối hợp nỗ lực để Nhật Bản có thể tiếp viện cho tàu chiến của Úc mà thuật ngữ văn bia gọi là « bảo vệ trong tình huống không chiến đấu ». Nói rõ ra là từ nay, lực lượng quân sự Nhật Bản có quyền tiếp ứng cho hải thuyền Úc, nước thứ hai sau Hoa Kỳ được hưởng sự bảo vệ này và không xác định để chống ai.
Động thái thứ hai, là một khu trục hạm của Nhật, một của Úc cùng tham gia tập trận chung với hạm đội 7 của Mỹ tại Biển Đông. Đây là lần thứ năm trong năm nay tại Ấn Độ – Thái Bình Dương, vùng trách nhiệm của hạm đội 7 Mỹ với mục đích bảo đảm một vùng ổn định và tự do. (Không kể trước đó vài hôm, một đoàn hải thuyền Nhật Bản, gồm khu trục hạm và tầu ngầm, ghé Cam Ranh nhận tiếp tế, trước khi ra Biển Đông tập trận, cũng với Mỹ).
Chiến lược Đông nam Á từ 2013
Cùng ngày, thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, vừa nhậm chức, đi thăm Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam và Indonesia. Qua động thái thứ ba này, thủ tướng Nhật Bản khẳng định quyết tâm vai kề vai với Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN mà Hà Nội hiện là chủ tịch luân phiên đối mặt với Bắc Kinh và tham vọng biển đảo từ lâu nay gây lo âu cho cả khu vực. Bản thân Nhật Bản cũng có hai mối lo âu : con đường huyết mạch đi ngang Biển Đông và quần đảo Điếu Ngư/ Senakaku ở Hoa Đông đều bị Trung Quốc đe dọa.
Ba sự kiện trên đây, cùng với lời khẳng định của thủ tướng Nhật tại Hà Nội về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương bên cạnh đồng nhiệm Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cũng như thỏa thuận bán « máy bay tuần tra và ra-đa quân sự » cho Việt Nam cho thấy rõ ai là đồng minh với Đông Nam Á. Thủ tướng Việt Nam khen ngợi « vai trò chủ động » của Nhật Bản vì hòa bình ổn định cấp vùng và quốc tế.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, trong cuộc họp với bộ tứ Kim cương Mỹ, Nhật, Ấn, Úc hồi đầu tháng 10 tại Tokyo, kêu gọi phải thành lập một liên minh « bảo vệ nhân dân và các đối tác chống lại chính sách bốc lột, tham ô và áp bức của đảng Cộng sản Trung Quốc ». Bốn nước kể trên đã bị Bắc Kinh gọi là « chiến tuyến chống Trung Quốc » đang củng cố liên minh.
Vấn đề của Việt Nam là không dễ công khai chọn phe chống Trung Quốc.
Theo giới phân tích (l’Opinon, 21/10/2020), chiến lược tiệm tiến của Nhật Bản, khác với Mỹ xem Trung Quốc là đối tượng phải bao vây, dễ cho Việt Nam và Đông Nam Á chấp nhận hơn.
Thủ tướng Nhật đi đến đâu, Hà Nội và Djakarta sau đó, cũng khẳng định là ông chống lại mọi hành động làm căng thẳng ở Biển Đông, một cách để lên án Trung Quốc. Nhưng qua đó cũng cho thấy rõ Nhật Bản không đi gây hấn với Trung Quốc một cách vô ích, vừa tránh làm cho các đối tác Đông Nam Á ngại ngần.
Thật ra, thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đang từng bước tiếp nối chiến lược Đông Nam Á và bộ tứ Kim cương của người tiền nhiệm Shinzo Abe, từ 2013. Shinzo Abe khi trở lại chính quyền vào năm 2013 đã chọn Việt Nam và Indonesia công du đầu tiên. Tokyo chia Asean ra làm ba nhóm, mà nhóm cột trụ là Việt Nam, Indonesia và Philippines và đã ký các hiệp ước đối tác chiến lược.
Tính kế lâu dài
Theo phân tích của giáo sư Aizawa Nobuhiro, đại học Kyushu, chiến lược của Shinzo Abe gồm ba bước :
Thứ nhất, nỗ lực củng cố một không gian sinh tồn, giúp Đông Nam Á hùng mạnh để duy trì nguyên trạng tại Biển Đông, ngăn chận tham vọng Trung Quốc. Thứ hai, tạo được hình ảnh một người bạn tốt, đáng tin cậy. Thứ ba, trong bối cảnh dân số lão hóa, Nhật Bản nỗ lực tìm kiếm nhân tài trong khu vực để có đường tiến thủ về lâu về dài. (Japan’s New ASEAN Diplomacy, January 2016)
Thế nhưng, lực bất tòng tâm. Nguyên trạng Biển Đông đang bị Bắc Kinh làm thay đổi dần trong lúc ở Hoa Đông, Trung Quốc ngày càng táo bạo : lần đầu tiên cho tuần cảnh áp sát Senkaku/Điếu Ngư trong ba ngày.
Củng cố liên minh với Đông Nam Á, và nối kết với bộ tứ Kim cương là nhu cầu cấp bách hơn bao giờ hết đối với Tokyo.
3 tướng tá Đài Loan bị điều tra nghi làm gián điệp cho ĐCSTQ
Tâm Thanh
Truyền thông Đài Loan đưa tin, 3 sĩ quan kỳ cựu của Cục Tình báo Quân đội Đài Loan gồm: cựu thiếu tướng Nhạc Chí Trung, cựu thượng tá Trương Siêu Nhân và cựu thượng tá Châu Thiên Từ bị tình nghi cộng tác với nhân viên an ninh Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo cho Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Sáng sớm hôm thứ Tư (21/10), cả 3 người đã đến Viện kiểm sát tỉnh Đài Bắc để điều trần. Trương Siêu Nhân đã bị các công tố viên kết án tù và cấm không cho gặp bất kỳ ai. Ông Châu và ông Nhạc mỗi người nộp phạt 150.000 Đài tệ (khoảng 121 triệu đồng) để bảo lãnh, theo SOH.
Theo hãng thông tấn Trung ương Đài Loan, 3 cựu quan chức quân đội Đài Loan bị nghi ngờ giới thiệu các sĩ quan quân đội đã về hưu của Đài Loan cho các nhân viên an ninh quốc gia ĐCSTQ, đồng thời cung cấp tư vấn tình báo Đài Loan cho ĐCSTQ và đã bị chính phủ Đài Loan điều tra.
Về vấn đề này, nhà lập pháp Trần Đình Phi của Đảng Dân Tiến Đài Loan nhấn mạnh rằng, chúng ta nhất định phải xử lý nghiêm khắc và không thể buông lơi, “phải bắt cho ra tất cả các tướng lĩnh về hưu làm nhân viên giới thiệu cho các tổ chức tình báo liên quan”; “những điệp viên làm việc cho ĐCSTQ như thế này không được phép tồn tại ở Đài Loan”.
Công tố viên Đài Bắc cho biết, sau khi Trương Siêu Nhân và Châu Thiên Từ về hưu, họ bị nghi ngờ đã mời một đại tá nghỉ hưu họ Phó đến Trung Quốc vào năm 2013. Trong thời gian đó, Trương Siêu Nhân đã đích thân hộ tống ông Phó đến Trung Quốc và giao thiệp với nhân viên An ninh Quốc gia của ĐCSTQ.
Sau đó, trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2018, cả hai người họ đã mời cựu thiếu tướng Nhạc Chí Trung đến Trung Quốc và cả ba người đã đi cùng nhau. Nhạc Chí Trung bị cáo buộc được Châu Thiên Từ ủy thác chuyển giao tài liệu cho phía an ninh quốc gia của ĐCSTQ.
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2017, cựu thượng tá họ Vương của cục tình báo đã được ông Trương Siêu Nhân và ông Châu Thiên Từ mời đến Trung Quốc để gặp gỡ các nhân viên an ninh quốc gia của ĐCSTQ.
Các công tố viên Đài Loan cho biết, cả 3 người này đã bị nghi ngờ vi phạm Luật Công tác Tình báo Quốc gia, tham gia vào các hoạt động tiết lộ hoặc cung cấp thông tin liên quan đến các nguồn tình báo, tổ chức và hoạt động nhận dạng của nhân viên tình báo của Đài Loan.
Trong phiên điều trần sáng nay, ông Trương Siêu Nhân đã biện luận với giới truyền thông rằng, bản thân ông là một điệp viên Đài Loan làm việc tại Trung Quốc trong thời kỳ xảy ra sự kiện tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4/6 để bảo vệ an ninh quốc gia của Đài Loan. Ông tuyên bố rằng, mình là một điệp viên “nổi tiếng” làm việc cho Đài Loan, không thừa nhận sự xâm nhập của ĐCSTQ vào nền an ninh quốc gia.
Công tố viên chính phủ Đài Loan chỉ ra rằng, ông Trương Siêu Nhân phạm trọng tội thông đồng với ĐCSTQ, có khả năng cấu kết để chạy trốn đi nơi khác, yêu cầu tòa án tạm giam và cấm không cho gặp mặt bất cứ ai.
Hôm thứ Ba (20/10), trạm bảo vệ An ninh Quốc gia thuộc Cục Điều tra và văn phòng Công tố tỉnh Đài Bắc đã tiến hành lục soát nơi ở của 3 cựu tướng lĩnh và hẹn lịch thẩm vấn điều tra 3 ông (Trương, Châu và Nhạc) cùng 5 nhân chứng khác.
https://www.dkn.tv/the-gioi/3-tuong-ta-dai-loan-bi-dieu-tra-nghi-lam-gian-diep-cho-dcstq.html
Máy bay quân sự Trung Quốc quấy nhiễu không phận Đài Loan bốn lần trong hai ngày
Bình luậnNgọc Trân
Hôm 21/10, máy bay chống tàu ngầm Y-8 của Trung Quốc lại tiếp tục quấy nhiễu Đài Loan. Đây là lần thứ tư phi cơ quân sự Trung Quốc bay vào không phận Đài Loan chỉ trong vòng hai ngày và buộc Đài Loan phải điều máy bay xua đuổi.
Hôm 21/10, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã thông báo trên Twitter rằng, phi cơ quân sự Shaanxi Y-8 của ĐCSTQ đã tiến vào không phận phía tây nam của Đài Loan vào buổi chiều cùng ngày; Không quân Đài Loan đã điều động lực lượng tuần tra trên không để đối phó, phát đi thông báo xua đuổi, đồng thời dùng tên lửa phòng không để theo dõi và giám sát.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã viết trên Twitter hôm 20/10 rằng, ba máy bay quân sự của Trung Quốc bao gồm: máy bay cảnh báo KJ-500, máy bay liên lạc Y-9 và máy bay chống tàu ngầm Y-8 đã tiến vào không phận phía Tây Nam Đài Loan trong ngày hôm đó. Ba máy bay quân sự này Không quân Đài Loan đã điều động lực lượng tuần tra trên không để đối phó, phát đi thông báo xua đuổi và dùng tên lửa phòng không để theo dõi và giám sát.
Hôm 21/10, Thời báo Tự do Đài Loan đưa tin, máy bay quân sự của ĐCSTQ tiếp tục sách nhiễu và xâm phạm vào không phận của Đài Loan, buộc Không quân Đài Loan phải tiến hành phát đi 55 lần thông báo xua đuổi từ đầu tháng Mười.
Kể từ đầu năm nay, lợi dụng tình hình dịch bệnh bùng phát trên thế giới, ĐCSTQ đã liên tiếp tăng cường các hoạt động quân sự của mình. Trong đó, bao gồm việc diễn tập quân sự tại Eo biển Đài Loan và nhiều lần điều động máy bay quân sự quấy rối không phận của Đài Loan.
Máy bay quân sự của ĐCSTQ đã quấy nhiễu không phận phía tây nam Đài Loan 217 lần từ đầu năm đến nay, khiến Đài Loan phải điều động ít nhất 2.972 lần bay để giám sát và ngăn chặn, tiêu tốn chi phí lên đến 25,5 tỷ Đài tệ (khoảng 20,5 nghìn tỷ VNĐ).
Ngọc Trân
Theo Epoch Times tiếng Trung
Trung Cộng dọa đáp trả Thụy Điển vì lệnh cấm Huawei
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào thứ Tư, 21 tháng 10, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã yêu cầu Thụy Điển hủy lệnh cấm các hãng kỹ thuật Trung Cộng tham gia mạng 5G, đồng thời cảnh báo rằng lệnh cấm có thể sẽ dẫn đến các hậu quả xấu.
Trước đó vào thứ Ba, các nhà lập pháp Thụy Điển đã ban hành một lệnh cấm mới liên quan đến an ninh quốc gia, buộc các hãng viễn thông nước này phải loại bỏ thiết bị của các hãng Huawei và ZTE từ nay đến năm 2025. Trong những tháng gần đây, các hãng công nghệ Trung Cộng đã đối mặt nhiều lệnh cấm và bị kiểm tra kỹ lưỡng hơn, do mối lo ngại rằng Bắc Kinh có thể lợi dụng các hãng này để do thám công dân nước ngoài.
Bắc Kinh đã bác bỏ mọi cáo buộc, và cho rằng nước ngoài đang sử dụng lý do an ninh để cản trở sự thành công của các hãng kỹ thuật Trung Cộng. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói quốc gia này hết sức bất bình trước quyết định của Thụy Điển, đồng thời cáo buộc chính phủ Stockholm cố tình đàn áp các hãng viễn thông Trung Cộng, và chính trị hóa sự hợp tác thương mại thông thường.
Phát ngôn viên Triệu Lập Kiên của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng kêu gọi Thụy Điển nên sửa sai, để tránh gây ảnh hưởng đến quan hệ song phương và cả các công ty Thụy Điển đang làm ăn tại Trung Cộng. Lời đe dọa của ông Triệu dẫn đến lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sẽ đáp trả nhắm vào hãng sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson của Thụy Điển, vốn đang có hợp đồng 5G với 3 hãng điện thoại lớn của Trung Cộng. (Ngô Bảo)
Nhà văn Anh: Hãy nói cho mọi người về tội ác của ĐCSTQ
Lục Du
Bitter Winter gần đây đã đăng một bài viết của nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Mal Mitchell trong đó ông Mitchell chỉ trích Bắc Kinh dung túng cho nạn mổ cướp nội tạng, đồng thời chỉ ra rằng vì lợi ích kinh tế nhiều thực thể quốc tế đã nhắm mắt làm ngơ trước tội ác của ĐCSTQ, đồng thời kêu gọi đưa ra ánh sáng hành vi dã man này.
Theo Bitter Winter, đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm để bán là một công việc kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận cho lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc. Vì thế các nước dân chủ không nên giữ im lặng đối với việc này.
Ông Mitchell cho hay, hiện tại có một hành vi tàn bạo đang diễn ra nhưng không được nhiều người biết đến là hành vi giết người hàng loạt, tra tấn và kiếm tiền từ cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Nhà hoạt động người Anh cho rằng, điều cấp thiết là thực tế này cần phải được đông đảo công chúng biết tới và cần có các hành động quốc tế một cách hiệu quả để chấm dứt hành vi dã man này.
Nạn nhân chính của nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc là các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Tiếp theo là những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Cũng có bằng chứng cho thấy các Phật tử Tây Tạng và một số nhóm Cơ đốc giáo cũng nằm trong số các nạn nhân.
Ông Mitchell nói rằng, thủ phạm của những hành vi tàn bạo này là bộ máy mổ cướp nội tạng hoạt động trên quy mô công nghiệp được ĐCSTQ tiếp tay.
Ông cho hay, có thể có khoảng 60.000 tới 100.000 ca cấy ghép tạng mỗi năm ở Trung Quốc. Thị trường tạng ở nước này với tim, phổi, thận, gan và giác mạc người được bán ra thu về cho những kẻ mất nhân tính hàng tỷ đô la.
Các báo cáo cho biết, không có nước nào trên thế giới có thị trường tạng phát triển nhanh chóng như ở Trung Quốc. Ở quốc gia có chính quyền tồn thờ chủ nghĩa vô Thần, người có nhu cầu ghép tạng chỉ phải chờ trong vòng vài ngày để có được mẫu tãng phù hợp. Trong khi ở những nước khác trên thế giới, người ta phải chờ nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới tìm được nguồn tạng theo yêu cầu.
Thị trường tạng ở Trung Quốc bắt đầu bùng nổ sau khi Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, vào tháng 7/1999, ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công, môn tu luyện theo trường phái Phật Gia trước đó đã nhận được nhiều lời khen ngợi của chính quyền và người dân vì giúp lan tỏa những điều tốt đẹp trong công chúng.
Nhà văn Mitchell cho hay, những người mua tạng chủ yếu là những người giàu Trung Quốc, hoặc những người giàu từ các nước trên thế giới. Một số “khách hàng” của thị trường tạng Trung Quốc chắc chắn biết nguồn tạng đó tới từ đâu, nhưng cũng có một số không nắm được đầy đủ thông tin.
Diệt chủng?
Công ước về Diệt chủng của Liên hợp quốc năm 1948 định nghĩa tội diệt chủng là “các hành động được thực hiện với mục đích tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo”.
Năm ngoái, Tòa án về Trung Quốc, một tòa án độc lập do Sir Geoffrey Nice QC đứng đầu, đã kết luận rằng cưỡng bức thu hoạch nội tạng đang diễn ra ở Trung Quốc và đã diễn ra trên quy mô hàng loạt trong nhiều năm.
Phán quyết của tòa lưu ý: “Những người có quyền tiến hành các cuộc điều tra và tố tụng tại các tòa án quốc tế hoặc tại Liên Hợp Quốc cần xác minh hành vi diệt chủng đã được thực hiện hay chưa [ở Trung Quốc]. Họ nên hành động ngay lập tức để xác định trách nhiệm giải trình cho bất kỳ hành vi nào trái với các quy định của Công ước về Diệt chủng ”.
Theo ông Mitchell, bản thân Tòa án về Trung Quốc đã tạm dừng việc đi đến kết luận rằng “nạn diệt chủng” đang diễn ra ở Đại lục, vì mục đích của hành vi mổ cướp nội tạng ở đó không đơn giản như vậy, nó không chỉ là việc ĐCSTQ muốn xóa sổ các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và những sắc dân khác, mà nó còn được thúc đẩy bởi những khoản tiền khổng lồ thu về từ hành vi vô nhân tính này.
Đồng lõa với tối ác
Việc mong muốn tiếp tục và mở rộng thương mại với Trung Quốc có xu hướng khiến các chính phủ và khu vực tư nhân không muốn xác minh các bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng mà Bắc Kinh đang dung túng.
Liệu họ có thể hành động khác đi nếu họ tin rằng lịch sử sẽ khiến họ phải xấu hổ về vấn đề này? Nhưng có vẻ như họ vẫn tiếp tục hi vọng họ không tìm thấy bằng chứng hoặc cố tình phớt lờ bằng chứng, ông Mitchell viết.
Theo nhà hoạt động này, thái độ bàng quan với hành vi mổ cướp nội tạng cũng giống như việc rất nhiều chính phủ đã từng coi Nelson Mandela là một kẻ khủng bố và vui vẻ tiếp tục làm ăn với chính phủ Nam Phi, lực lượng đàn áp ông Mandela, và qua đó ủng hộ chế độ phân biệt chủng tộc.
Những phong cách tư lợi vô đạo đức như vậy của những chính phủ và doanh nghiệp đương nhiên tạo điều kiện cho những bất công và cuối cùng là những hành động tàn bạo hàng loạt mặc sức hoành hành, ông Mitchell đánh giá.
Với việc thiếu vắng sự lãnh đạo từ các khu vực chính trị về mặt đạo đức đối với vấn đề này, liệu một sự phản đối kịch liệt của công chúng quốc tế có thể lật ngược tình thế gây ra do sự cám dỗ của lợi ích kinh tế và qua đó thay đổi tiến trình của tình huống đáng xấu hổ này? Chắc chắn là như vậy, ông Mitchell viết.
Nhưng ai biết được tiếng kêu như vậy lớn đến mức nào, hiệu quả ra sao. Vào lúc này, khi thế giới đang dồn sự chú ý vào những mối quan tâm khác, chúng ta chỉ có thể bắt đầu bằng việc tự mình ghi nhớ vấn đề này và nói với bất kỳ ai sẵn sàng lắng nghe, ông Mitchell chia sẻ ở phần cuối bài viết của mình.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nha-van-anh-hay-noi-cho-moi-nguoi-ve-toi-ac-cua-dcstq.html
Trung Quốc: Kinh tế phát triển nhưng 2/3 sinh viên tốt nghiệp xong thất nghiệp
Phụng Minh
Số liệu do Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố dường như cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, vấn đề việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học tại Trung Quốc vẫn là một bài toán nan giải, theo SOH.
Thống kê cho thấy có gần 9 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc trong năm nay, nhưng đến nay vẫn có gần 6 triệu người đang thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp chiếm tới 2/3.
Gần đây, số liệu do Tổng cục thống kê Trung Quốc công bố tăng trưởng mạnh, dường như để chứng minh Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đầu tiên phục hồi sau đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc tăng nhanh lên 4,9% trong quý III, cao hơn quý II với 3,2%, tuy nhiên, giảm so với con số 6,8% của quý I.
Tờ “Tin tức khoa học và công nghệ” (TechNews) của Đài Loan ngày 21/10 đưa tin, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên mới ra trường ở Trung Quốc đang nói lên một câu chuyện khác với con số thống kê của chính phủ Trung Quốc.
Vào tháng 9/2020, tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên đại học Trung Quốc ở độ tuổi từ 20-24 tuổi cao hơn 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo một cuộc khảo sát riêng do Đại học Nhân dân Trung Quốc công bố, số lượng vị trí tuyển dụng người trẻ tuổi trong quý III đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng số lượng người tìm việc tăng khoảng 20%.
Mặc dù triển vọng việc làm của sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự chính sách của Bắc Kinh, nhưng trong số khoảng 25 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học mà Trung Quốc đã đào tạo trong vòng 3 năm qua, vẫn có khoảng 5 triệu người thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 20%.
Năm nay, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Một cuộc khảo sát cho thấy tính đến cuối tháng 6 năm nay, trong số 8,74 triệu sinh viên đại học tốt nghiệp trong năm 2020, có tới 5,9 triệu sinh viên tốt nghiệp vẫn đang thất nghiệp.
Nhưng như một lời tự trấn an bản thân của chính phủ Trung Quốc, số liệu về tình hình việc làm ở thành thị tại Trung Quốc đã ổn định cùng với sự phát triển kinh tế chung. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị do cục thống kê Trung Quốc khảo sát đã giảm từ 5,6% trong tháng 8 xuống 5,4% vào tháng 9. Mức này thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp đỉnh điểm 6,2% vào hồi tháng Hai.
Ý kiến: Bảo vệ tôn giáo là yếu tố then chốt chống âm mưu đen tối của Bắc Kinh
Duy Nghĩa
Trong một bài báo gần đây đăng trên tờ National Review, các tác giả đã kêu gọi chính phủ Mỹ và thế giới lên án cuộc đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc.
Theo các nữ tác giả, bao gồm Olivia Enos, chuyên gia phân tích chính sách cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Châu Á Olivia Enos và giám đốc của Trung tâm Tôn giáo và Xã hội Dân sự Emilie Kao, khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và những sắc dân khác, Hoa Kỳ phải tiếp tục đi đầu trong việc duy trì tự do tôn giáo trên thế giới.
Về vấn đề tự do tôn giáo ở Trung Quốc, các tác giả cho rằng “Bắc Kinh đã khiến cho một điều trở nên hoàn toàn rõ ràng. Đó là không có nhóm tôn giáo nào, nằm ngoài tầm kiểm soát của ĐCSTQ”.
Cuối tháng trước, Quỹ Jamestown đã báo cáo về một chương trình mới về tập thể hóa và cải tạo của ĐCSTQ ở Tây Tạng, tương tự như chiến dịch cưỡng bức lao động đang được thực hiện, nhằm chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương.
“Chỉ riêng trong năm 2020, có gần 600.000 người Tây Tạng ở vùng nông thôn, đã phải chịu nhận tuyên truyền và đào tạo lại nghề, thông qua nhiều hình thức lao động chân tay”, các tác giả nhấn mạnh.
“Chương trình đào tạo theo kiểu quân đội, đi kèm với chương trình luân chuyển lao động, nhằm phân bố lại người lao động đến những nơi, không phải là quê hương của họ, thường là những nơi bên ngoài Tây Tạng. Tập thể hóa với tốc độ nhanh, tách con người ra khỏi địa phương, buộc các cá nhân phải rời bỏ cơ nghiệp của họ, thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ của họ bằng tiếng Quan thoại, định hướng lại và trần tục hóa các truyền thống tôn giáo của họ, để phù hợp với các giáo lý và mục tiêu của ĐCSTQ”, các tác giả chỉ rõ.
“Chúng ta đã nghe câu chuyện này trước đây. Chúng ta chắc chắn sẽ nghe thấy nó một lần nữa. Không bao giờ nó có một kết thúc có hậu”, các tác giả khẳng định.
Theo các tác giả, trong năm 2017, xuất hiện những tin đồn rằng ĐCSTQ đã tập thể hóa và giam giữ những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vào các cơ sở cải tạo chính trị ở Trung Quốc. Nhưng, ước tính ban đầu này, trong đó có khoảng vài trăm nghìn người bị đưa vào các trại tập trung, đã nhanh chóng được sửa đổi, để phản ánh bức tranh chân thực hơn. Đó là các trại cải tạo đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Một số ít người may mắn được trả tự do, sau đó đã chia sẻ việc họ nghe thấy những tiếng la hét của những người đồng hương ở cuối dãy hành lang trại giam, khi bị tra tấn, bị ép tiêm thuốc triệt sản và những nỗi kinh hoàng khác.
Giống như người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ cũng bị cưỡng bức lao động. Trong số những người chưa bị đưa đến các trại cải tạo chính trị, có một bộ phận đang bị bắt buộc từ bỏ công việc văn phòng của mình để chuyển sang lao động phổ thông. Họ cũng phải chịu sự luân chuyển lao động có hệ thống.
“Các biện pháp cưỡng chế của ĐCSTQ nhằm hạn chế quy mô gia đình của những người Duy Ngô Nhĩ, đã làm dấy lên lo ngại rằng mục tiêu cuối cùng của Bắc Kinh là hạn chế đáng kể, hoặc có thể là loại bỏ hoàn toàn, thế hệ tiếp theo [của người Duy Ngô Nhĩ]. Chính sách nhắm tới của ĐCSTQ, về cưỡng bức triệt sản và cưỡng bức cấy vòng tránh thai, kết hợp với thực hành tàn bạo về phá thai cưỡng bức và lạm dụng tình dục, đã đi theo hướng đó”, các tác giả chỉ trích.
Cũng có những báo cáo về việc trẻ em Duy Ngô Nhĩ bị ép buộc rời khỏi gia đình, đến các trường nội trú do nhà nước quản lý. Về vấn đề này, các tác giả cho rằng “việc cưỡng chế giới hạn sinh sản và chuyển giao trẻ em từ nhóm này sang nhóm khác, có thể cấu thành tội ác diệt chủng hoặc tội ác chống lại loài người”.
Theo các tác giả, “ĐCSTQ từ lâu đã coi việc thực hành tôn giáo độc lập là một mối đe dọa đối với sự cai trị của mình. ĐCSTQ không tìm cách loại bỏ tôn giáo, mà nó tìm cách thay đổi niềm tin vào tôn giáo của các tín đồ. Và nếu ĐCSTQ không thể làm điều đó, ít nhất nó sẽ kiểm soát tôn giáo”.
Việc đàn áp những người có đức tin, đã gia tăng dưới chính sách Hán hóa của ông Tập Cận Bình, nhằm mục đích trần tục hóa tôn giáo, để đảm bảo tôn giáo phải đi theo con đường của ĐCSTQ. Để thực hiện mục tiêu này, ĐCSTQ tiến hành thiết lập các hệ thống tôn giáo nhằm ước chế và thậm chí sửa đổi cách thức mà các thành viên tôn giáo thực hành đức tin của mình.
Dưới chính sách Hán hóa, những qui định và can thiệp triệt để vào việc thực hành tôn giáo đã được tăng cường. Những người theo đạo Cơ đốc đã chứng kiến những cây thánh giá bị kéo xuống khỏi đỉnh các nhà thờ, và các nhà thờ bị phá hủy. Các mục sư, như Mục sư Vương Nghị [Wang Yi] của Giáo hội Giao ước Mưa sớm, đã bị bỏ tù.
Vào tuần đầu tháng 10, có thông tin cho rằng sách giáo khoa trung học do chính quyền Trung Quốc phát hành, đã sửa đổi một câu chuyện trong Kinh thánh, để thay đổi hoàn toàn một trong những lời dạy quan trọng của Chúa Giê-su. Đó là sau khi khuyên người khác đừng ném đá vào người phụ nữ đã phạm tội, “chính Chúa Giê-su đã ném đá cô ấy”.
Ngoài ra, theo các tác giả, các phong trào tôn giáo khác cũng lâm vào tình trạng không hề khá hơn. Có rất nhiều báo cáo cho biết các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tinh thần theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, được phổ truyền vào những năm 1990, đã bị mổ cướp nội tạng và bị bỏ tù một cách phi pháp ở Trung Quốc.
Mặc dù không bị đàn áp khốc liệt như người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, nhưng những người Hồi theo Hồi giáo, vẫn không thoát khỏi sự ngược đãi. Họ cũng đã chứng kiến các nhà thờ Hồi giáo của mình bị đóng cửa, và các hoạt động tôn giáo bị hạn chế.
Mặc dù ĐCSTQ có thể nhắm mục tiêu vào mỗi nhóm tôn giáo vì những lý do riêng biệt, nhưng điều thúc đẩy thế lực này đàn áp tôn giáo là bởi niềm tin rằng tôn giáo đe dọa quyền lực của nó. Do đó, ĐCSTQ coi việc bóp nghẹt tôn giáo là điều cần thiết để duy trì sự tồn tại của mình.
Theo các tác giả, chính phủ Mỹ và cộng đồng quốc tế cần nhận ra tính chất nghiêm trọng của việc ĐCSTQ hạn chế thực hành tôn giáo, qua đó để có hành động đáp trả.
Trung Quốc là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng nhất các quyền con người được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, vào mùa xuân năm ngoái, Trung Quốc lại được bổ nhiệm vào một trong 5 ghế của ban hội thẩm nhân quyền Liên Hợp Quốc. Ban này có nhiệm vụ lựa chọn các chuyên gia để báo cáo về những nơi như Tân Cương và Tây Tạng. Và với sự bổ nhiệm đó, Bắc Kinh hiện đã sẵn sàng chiếm một trong số 47 ghế tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
“Những vi phạm quyền tự do tôn giáo của Trung Quốc ở trong nước, là hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực nhân quyền quốc tế mà Liên hợp quốc tán thành. Nếu Trung Quốc nắm quyền lãnh đạo Hội đồng Nhân quyền, những tiêu chuẩn đó có thể bị thay đổi mà không nhận ra được”, các tác giả cảnh báo.
Các tác giả đề nghị, bất kể ai chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 này, tự do tôn giáo tiếp tục phải là ưu tiên cốt lõi trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Vào đầu tháng 10, 39 quốc gia đã ký một tuyên bố tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, lên án sự ngược đãi của Trung Quốc ở Tân Cương.
Cho rằng đó là “thành quả của những công việc mà Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nỗ lực thực hiện”, các tác giả kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ cần “tiếp tục đi đầu trong nỗ lực này, và kêu gọi trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị, bao gồm cả những người bị cầm tù vì đức tin của mình”.
Nhận thấy “duy trì quyền của tất cả mọi người được sống theo đức tin mạnh mẽ của mình, là điều cần thiết để bảo tồn sự tự do, hòa bình và an toàn”, các tác giả khẳng định ở cuối bài viết: “Bảo vệ tự do tôn giáo cũng là một yếu tố then chốt trong việc chống lại các âm mưu mà Trung Quốc và các chính phủ cùng khuynh hướng, vạch ra để củng cố và gia tăng quyền lực của họ, vốn dẫn đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như diệt chủng và tội ác chống lại loài người”.
Bốn con ‘chim hải âu’ đang đè nặng Tập Cận Bình
Mục lục bài viết
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Tập Cận Bình có thể không chịu thừa nhận, nhưng ngày càng thấy rõ rằng những vụ đánh cược liều lĩnh của ông đã đẩy đất nước vào một hố sâu địa chính trị.
Kể từ khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối năm 2012, ông Tập đã phát động một số sáng kiến lớn ở nước ngoài và leo thang đàn áp chính trị trong nước.
Kết quả là bây giờ ông Tập thấy mình bị đè nặng bởi bốn con “chim hải âu” kềnh càng, bao gồm tranh chấp Biển Đông, Sáng kiến Vành đai và Con đường, Tân Cương và Hồng Kông.
Trong bài viết của mình đăng trên tờ Nikkei Asia, giáo sư Minxin Pei đã sử dụng một từ tiếng Anh là “albatross” (tên gọi của một loài chim hải âu lớn và hiếm) để mô tả 4 vấn đề đang đè nặng ông Tập. “Albatross”, còn được dùng như một thuật ngữ riêng trong golf, môn thể thao mà người chơi sử dụng gậy để đánh bóng vào một lỗ nhỏ trên sân golf. “Albatross” được dùng để miêu tả một điểm số rất khó xác lập nhất trong các trận thi đấu gofl, và “albatross” thách thức cả những golfer chuyên nghiệp.
Giáo sư Minxin Pei, đại học Claremont McKenna bình luận rằng: “Trừ khi đổi hướng, nếu không ông Tập sẽ phải đối mặt với một liên minh phương Tây ngày càng thống nhất đe dọa sự tồn vong cho chế độ của ông”.
Cách đây ít tháng, hình ảnh ông Tập Cận Bình đứng trước một cái hố lớn trong chuyến đi thị sát Ninh Hạ của ông đã khiến dư luận dấy lên nhiều suy đoán. Và điều này phần nào có thể lý giải cách sử dụng từ của giáo sư Minxin Pei.
Những “điểm số khó xác lập” liệu đang đưa ông Tập “xuống hố”?
Tranh chấp Biển Đông
Giáo sư Minxin Pei khẳng định, cả BRI (Sáng kiến vành đai, con đường) và Biển Đông đều là những ví dụ kinh điển của chiến lược xâm phạm “mưu sâu kế hiểm” có thể đã bắt nguồn kể từ khi ông Tập đảm nhận vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ vào cuối năm 2012. Quan điểm thịnh hành ở Bắc Kinh khi đó là Trung Quốc nên nắm bắt cơ hội để khẳng định sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của mình trong khi phương Tây vẫn đang quay cuồng với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Mặc dù Trung Quốc ngày càng tỏ ra quyết đoán hơn trước sự trỗi dậy của ông Tập, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, Bắc Kinh không chỉ áp dụng nhiều chiến thuật đối đầu hơn nữa, chẳng hạn như quân sự hóa một chuỗi đảo nhân tạo ở Biển Đông, và tìm cách xây dựng một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm như một đối thủ cạnh tranh đáng tin cậy với trật tự hiện có do Hoa Kỳ lãnh đạo. Như lời ông Tập, thế giới nên “lựa chọn Trung Quốc”.
Các đảo nhân tạo đã được quân sự hóa ở Biển Đông, và BRI nhanh chóng biến thành các khoản nợ chiến lược thay vì tài sản. Các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với hơn 80% Biển Đông đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ phía Washington, điều vốn được xem là một phép thử về độ tin cậy của Hoa Kỳ. Nó đã giúp Hoa Kỳ tập hợp các đồng minh và bạn bè chủ chốt như Úc, Anh, Nhật Bản và Ấn Độ, đứng sau nguyên nhân chung là kiểm soát chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ngày nay, tuyến đường thủy yên tĩnh một thời trở thành một điểm bắt cháy nơi Trung Quốc đối mặt với với sức mạnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Giáo sư Minxin Pei đoán rằng, ông Tập và các cố vấn của ông có thể đã loại trừ khả năng xảy ra sự phản công như vậy từ Hoa Kỳ khi họ xây dựng các đảo nhân tạo này vào năm 2014. Rõ ràng Trung Quốc đã tính toán sai.
Sáng kiến Vành đai và Con đường
Giáo sư Minxin Pei cho rằng, BRI vừa là sản phẩm của những tính toán sai lầm trong chiến lược gây “tầm ảnh hưởng đế quốc dàn trải quá rộng”.
Được hình thành vào năm 2013 khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng ở mức lạm phát một con số và kho bạc của Bắc Kinh đang phình to với hơn 4 nghìn tỷ đô la dự trữ đồng tiền mạnh, BRI được cho là một chương trình cơ sở hạ tầng mang tính chuyển đổi mà qua đó Trung Quốc có thể thể hiện ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của mình.
Mặc dù khái niệm này có vẻ khéo léo, nhưng tính khả thi của BRI đã bị nghi ngờ ngay từ đầu vì số tiền đầu tư cần thiết để biến nó thành hiện thực sẽ vượt quá cam kết đầu tư 1 nghìn tỷ USD ban đầu của Trung Quốc. Điều mà ông Tập không mong đợi là phản ứng tiêu cực từ phương Tây, vốn coi BRI là một âm mưu phá hoại trật tự quốc tế hiện có.
Mặc dù ông Tập không thể lường trước được rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhanh chóng bốc hơi, hoặc rằng Hoa Kỳ sẽ dùng đến biện pháp tách rời kinh tế để kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc, thì chính BRI hiện đang phải cạnh tranh với các ưu tiên chiến lược khác của ông để chia sẻ nguồn tài nguyên đang cạn kiệt của đất nước.
Tân Cương và Hồng Kông
Nếu BRI và Biển Đông là những ví dụ về sự tiếp cận quá mức, thì Tân Cương và Hồng Kông rõ ràng là những trường hợp quá mức cần thiết. Chắc chắn, thách thức đối với Bắc Kinh là thật và khó khăn ở cả hai khu vực. Nhưng phản ứng của Trung Quốc đã biến hai vấn đề có thể kiểm soát được thành thảm họa quan hệ công chúng đó sẽ vẫn là những trở ngại bất di bất dịch đối với việc cải thiện quan hệ phương Tây cho đến khi có một sự thay đổi chính sách.
Giáo sư Minxin Pei đưa ra các giải pháp: Trong trường hợp của Tân Cương, tình trạng bất ổn sắc tộc âm ỉ có thể được giảm nhẹ với các biện pháp phù hợp như bảo vệ nhiều hơn các quyền văn hóa của người Duy Ngô Nhĩ, đây là nhóm dân tộc Hồi giáo lớn nhất trong khu vực và các chính sách kinh tế ưu đãi. Cải thiện các biện pháp an ninh đủ để đối phó với các cuộc tấn công bạo lực không thường xuyên của các cư dân địa phương cực đoan. Đối với các cuộc biểu tình ở Hồng Kông về dự luật dẫn độ gây tranh cãi, Bắc Kinh có thể dễ dàng kiên nhẫn chờ đợi các cuộc biểu tình tự đuối sức, cho phép cảnh sát Hồng Kông ngăn chặn bạo lực, như cách họ đã làm trong Phong trào Ô dù năm 2014.
Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp Hồng Kông và Tân Cương, ông Tập đều chọn biện pháp dùng vũ lực quá mức. Bằng cách giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo vô tội trong các “trại cải tạo” ở Tân Cương, và áp đặt luật an ninh quốc gia đơn phương đối với Hồng Kông vi phạm cam kết duy trì quyền tự chủ của thành phố, hành động của Trung Quốc đã khiến phương Tây liên kết với nhau hơn.
Niềm an ủi duy nhất của ông Tập là vụ nổ lõi của nền dân chủ Hoa Kỳ trong chiến dịch bầu cử tổng thống hiện tại. Chìm trong rối loạn chính trị, Bắc Kinh tin rằng Mỹ khó có thể tận dụng được những sai lầm của Trung Quốc.
Nhưng hả hê trước những tai ương của nước Mỹ sẽ không giúp ông Tập thoát khỏi 4 gánh nặng đang làm suy yếu vai trò lãnh đạo của ông. Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa có thể là những kẻ thù không đội trời chung trên sân nhà, nhưng họ thống nhất trong việc đối đầu với Trung Quốc – và quyết tâm khiến Trung Quốc phải trả giá đắt cho hành động quá đà và quá mức cần thiết của mình, giáo sư Minxin Pei kết luận.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bon-con-chim-hai-au-dang-de-nang-tap-can-binh.html
‘Dù đầy tác dụng phụ’, Trung Quốc vẫn tiêm phòng vắc-xin Covid diện rộng cho người dân
Tâm Thanh
Việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin Covid-19 của Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và tồn tại nhiều tác dụng phụ, nhưng đã đưa vào sử dụng trên diện rộng, theo Sound of Hope.
Theo cơ chế chung về phòng ngừa và kiểm soát của hội đồng nhà nước Trung Quốc công bố trong cuộc họp báo ngày 20/10, cho đến nay, khoảng 60.000 người ở Trung Quốc đã được tiêm chủng và phạm vi tiêm chủng sẽ còn được mở rộng hơn nữa trong tương lai.
Tại cuộc họp báo, ông Điền Bảo Quốc, phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ Phát triển Xã hội thuộc Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc tuyên bố rằng, hiện tại, 4 loại vắc-xin bao gồm vắc-xin bất hoạt và vắc-xin Ad5-nCoV đã bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, có khoảng 60.000 người trên cả nước đã đồng ý tiêm thử 4 loại vắc-xin này.
Trước đó, có thông tin cho rằng tại Trung Quốc, các “đối tượng thử nghiệm” sau khi được tiêm vắc-xin xuất hiện các triệu chứng như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, sốt…
Về điều này, ông Điền Bảo Quốc nói rằng, các phản ứng bất lợi của bất kỳ loại vắc xin nào sau khi thử nghiệm nghiên cứu hoặc đưa ra thị trường đều có thể xảy ra. Hiện các báo cáo nhận được đều ở mức độ nhẹ, “bước đầu cho thấy độ an toàn đáng lạc quan”.
Trước đó, vắc-xin viêm phổi Vũ Hán do AstraZeneca, một công ty dược phẩm hàng đầu của Anh hợp tác với đại học Oxford phát triển, đã tạm ngừng thử nghiệm do nghi ngờ có tác dụng phụ gây viêm tủy.
Công ty công nghệ sinh học Moderna trụ sở tại Massachusetts, Mỹ cũng đã thận trọng giảm tốc độ nghiên cứu phát triển vắc-xin sau khi phát hiện ra 5 tình nguyện viên xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt và đau đầu kéo dài một ngày sau khi tiêm thử vắc-xin. Người phụ trách của công ty này nói với giới truyền thông rằng, vắc-xin của họ sẽ không thể đáp ứng nhu cầu tiêm chủng rộng rãi của công chúng cho đến mùa xuân năm sau.
Trong khi các nước phương Tây thận trọng từng bước một đối với việc nghiên cứu và phát triển vắc-xin, thì Trung Quốc lại nôn nóng muốn chiếm lĩnh thị trường toàn cầu mà mạo hiểm đâm đầu vào sóng giữ.
Bốn loại vắc-xin nói trên vừa mới bước vào thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, nhưng chúng lại đã được tiêm chủng cho hơn 60.000 người.
Tập san y khoa quốc tế “The Lancet” đã từng tiết lộ rằng, vắc-xin Ad5-nCoV, một trong bốn loại vắc-xin của Trung Quốc, do công ty CanSino Biologics và nhóm của viện sĩ Trần Vi thuộc học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc hợp tác phát triển, đã được đưa vào sử dụng cho quân đội, 108 quân nhân đã được tiêm loại vắc-xin này.
Trong số đó, 70% đến 80% người thử nghiệm có phản ứng bất lợi; 54% bị đau tại chỗ tiêm; 46% có triệu chứng bị sốt; 44% cảm thấy mệt mỏi, mất sức; 39% bị nhức đầu và 17% bị đau cơ bắp. Vì vậy, báo cáo kết luận hiệu quả việc sử dụng vắc-xin Ad5-nCoV làm vắc-xin tái tổ hợp virus viêm phổi Vũ Hán cần được nghiên cứu thêm.
Vắc-xin do Trung Quốc sản xuất đã gây ra một loạt phản ứng phụ trên quy mô lớn nhưng lại bị xem nhẹ. Thậm chí, ông Điền Bảo Quốc còn tuyên bố rằng, bất kỳ loại vắc-xin nào cũng đều có thể có các phản ứng bất lợi.
Hơn nữa, vào hồi cuối tháng 8, phương tiện truyền thông trong nước CBN (China Business News) dẫn lời một chuyên gia từ Trung tâm Lâm sàng Y tế Công cộng Thượng Hải tiết lộ rằng, nghiên cứu mới nhất cho thấy loại virus Corona mới (COVID-19) có hiện tượng “tăng cường phụ thuộc vào kháng thể” (Antibody-dependent enhancement – ADE), chính xác hơn là tăng cường miễn dịch hoặc tăng cường bệnh tật.
Điều này không chỉ khiến vắc-xin không hiệu quả, mà việc vắc-xin có thể tăng cường sản xuất kháng thể, nhưng thông qua cơ chế ADE thì người được tiêm chủng nếu bị nhiễm virus, triệu chứng sẽ còn tồi tệ hơn.
Về vấn đề này, phản ứng chính thức của ĐCSTQ là gỡ bỏ toàn bộ các báo cáo liên quan, một chữ cũng không nhắc đến.
Nguy cơ từ vaccine COVID-19 của Trung Quốc, 60.000 nghìn người dân trở thành ‘chuột bạch’
Bình luậnNgọc Trân
Truyền thông Đài Loan đưa tin, sau khi tiêm xong vaccine COVID-19 do chính quyền sản xuất, có ít nhất 60.000 người Trung Quốc xuất hiện các triệu chứng sốt, chóng mặt… Tuy nhiên, phía quan chức Trung Quốc lại nói đây chỉ là một hiện tượng bình thường.
Mặc dù vẫn đang trong quá trình phát triển, nhưng đã có hàng trăm nghìn người Trung Quốc được tiêm chủng vaccine COVID-19 thử nghiệm nghiệm lâm sàng giai đoạn III.
Cơ quan Phối hợp Phòng ngừa và Kiểm soát thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc đã mở một cuộc họp báo hôm 20/10. Những người phụ trách có liên quan và các chuyên gia của Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Y tế và Cục Quản lý Dược của Trung Quốc đã giới thiệu các thông tin liên quan đến vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán do nước này sản xuất.
Ông Điền Bảo Quốc – Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Phát triển Xã hội thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ Trung Quốc cho biết, có 4 loại vaccine đã bước vào thời kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III và tới nay có khoảng 60.000 người đã được tiêm thử nghiệm.
Ông Điền cũng thừa nhận rằng, vaccine ngừa virus Corona Vũ Hán đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng từ giai đoạn I đến giai đoạn III, sau đó là được tiêm cho người. Trong quá trình này, một số người sau khi tiêm chủng đã gặp phải các phản ứng phụ nhẹ như đau đầu, mẩn đỏ và sưng tấy, sốt…
Tại buổi họp báo, ông Lưu Kính Trinh – Bí thư Đảng ủy của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) cho biết, vaccine do Công ty Sinh học Quốc gia Trung Quốc (China National Biotec Group Company) sản xuất đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III tại 10 quốc gia, bao gồm Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Bahrain v.v. và đã được tiêm chủng cho 50.000 người.
Hãng Thông tấn Trung ương (CNA) của Đài Loan đưa tin, chính quyền bang São Paulo, Brazil đã thông báo hôm 19/10 rằng, có 35% trong tổng số 9000 tình nguyện viên Brazil xuất hiện tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, sưng tấy tại vị trí tiêm v.v. sau khi tham gia tiêm thử nghiệm vaccine CoronaVac giai đoạn III trên người – loại vaccine do Công ty Công nghệ Sinh học Kexing Bắc Kinh và Viện nghiên cứu Butantan São Paulo hợp tác phát triển.
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn tiếp tục lây lan, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ loại vaccine nào được thông qua kiểm chứng khoa học cuối cùng.
Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành tiêm chủng vaccine thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III cho hàng trăm nghìn người dân từ hồi tháng Chín. Chuyên gia các nước tỏ ra quan ngại trước cách làm của ĐCSTQ và cho rằng: Vaccine chưa được kiểm chứng lâm sàng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Ngoài ra, người được tiêm chủng có thể nhầm tưởng rằng họ đã có khả năng miễn dịch, từ đó mất cảnh giác, tạo thành nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh trên quy mô lớn trong tương lai.
Ngọc Trân
Theo NTDTV tiếng Trung
Trung Quốc phát triển hạm đội hàng hải lớn nhất thế giới, Anh – Mỹ cần hợp tác để đối phó
Bình luậnNguyễn Minh
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, ông Ben Wallace, đã nêu bật các mối đe dọa toàn cầu mới mà chính quyền Trung Quốc gây ra, đồng thời cho biết, Vương quốc Anh cam kết hỗ trợ Hoa Kỳ đối phó với những mối đe doạ này.
Ngày 21/10, Bộ Trưởng Ben Wallace nói: “Chúng tôi biết Trung Quốc đang phát triển các hạm đội tàu trên mặt nước và tàu ngầm lớn nhất trên thế giới. Các đối thủ của chúng tôi tiếp tục thách thức chúng tôi trong vùng xám giữa chiến tranh và hòa bình, đặc biệt là trong lĩnh vực không gian và mạng internet”.
Ông cũng cảnh báo rằng, việc băng ở cực đang tan “mở ra các tuyến đường hàng hải thế giới, giúp giảm một nửa thời gian vận chuyển giữa châu Âu và châu Á nhưng có thể dễ gây tổn hại đến chúng ta”.
Ông Wallace đưa ra bình luận trên tại Diễn đàn Tương lai Đại Tây Dương. Diễn đàn này được chính phủ Anh hậu thuẫn, hiện đang được tổ chức trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tại cảng Portsmouth, Anh Quốc.
Bộ trưởng Wallace cho biết cần phải có một “phản ứng tổng hợp” để đối phó với những mối đe dọa về mặt quân sự, kinh tế và ý thức hệ.
Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác toàn cầu, vì “không ai trong chúng ta một mình có thể đảm bảo tính đại chúng và bền vững”.
Mối đe dọa từ Trung Quốc
Khi chính phủ Anh Quốc đã tiến hành đánh giá toàn diện chính sách đối ngoại, an ninh và quốc phòng của mình, trong khi một số quan chức an ninh Anh Quốc gần đây đã xác định chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một mối đe dọa chính.
Trung tướng Jim Hockenhull là Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Anh Quốc, nói với truyền thông Anh vào tháng trước rằng, ĐCSTQ “gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự thế giới”.
Tướng Sir Nick Carter là Tham mưu Trưởng quốc phòng của Anh Quốc, cho biết, Trung Quốc đang tìm cách “đạt được sự thống trị trong lĩnh vực không gian và mạng internet” và đánh bại phương Tây thông qua các cuộc tấn công “dưới ngưỡng chiến tranh”.
Đầu tháng Mười, người đứng đầu Cơ quan An Ninh của Anh Quốc là ông Ken McCallum, cho biết, các thách thức an ninh quốc gia do Trung Quốc và các quốc gia thù địch khác gây ra đang “ngày càng nghiêm trọng và phức tạp”.
Đô đốc Tony Radakin cảnh báo rằng, khi vùng biển Bắc Cực mở rộng, hải quân Trung Quốc có thể tiếp cận Bắc Đại Tây Dương thông qua tuyến đường biển Bắc Cực và gây ra mối đe dọa chiến lược đối với Anh Quốc.
Chia sẻ gánh nặng
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Quốc đã khen ngợi Hoa Kỳ là “quốc gia bảo đảm vĩ đại” cho nền dân chủ, vốn luôn gánh vác gánh nặng an ninh tập thể của phương Tây. Ông cũng cam kết rằng “Vương quốc Anh sẵn sàng và có thể chia sẻ gánh nặng đó – trong NATO và trên toàn thế giới”.
Tuy phần lớn nội dung bài phát biểu là về vai trò của Anh Quốc trong việc bảo vệ NATO và châu Âu trước mối đe dọa từ Nga, nhưng ông Wallace nhấn mạnh rằng Anh Quốc không hạn chế tầm nhìn của mình đối với châu Âu.
Ông nói: “Các đối thủ của chúng ta đang hành động trên quy mô toàn cầu. Chẳng hạn, không chỉ đe dọa tự do hàng hải ở Đại Tây Dương hoặc Biển Đông mà còn thách thức hệ thống quốc tế của chúng ta và các giá trị nền tảng”.
Ông Wallace cho biết, Vương quốc Anh sẽ “áp dụng cách tiếp cận chiến dịch trên toàn thế giới” và sẽ “hiện diện nhiều hơn, triển khai nhiều hơn và năng động hơn”.
Bộ trưởng Wallace không phải là quan chức an ninh đầu tiên của Vương quốc Anh kêu gọi một thế trận quân sự tích cực hơn. Tướng Mark Carleton-Smith là Tham mưu trưởng cho biết vào tháng trước rằng, quân đội Anh Quốc sẽ có “sự hiện diện kiên cường hơn” ở châu Á.
Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh
Biểu tình Thái Lan: Giới hoạt động trẻ áp dụng chiến thuật của Hong Kong
Preeti Jha
Các nhà hoạt động dân chủ Thái Lan đang áp dụng ngày càng nhiều các chiến thuật mà người biểu tình ở Hong Kong đã sử dụng, như việc họ bất chấp lệnh cấm tụ tập sau khi các cuộc biểu tình nhắm đến thủ tướng và nhà vua kéo dài nhiều tháng.
Việc người biểu tình ở Bangkok bung dù để che chắn khỏi hơi cay được bắn đầu tiên vào hôm thứ Sáu tuần trước đã khiến nhiều người nhớ đến các cuộc biểu tình chống chính phủ làm rung chuyển lãnh thổ Trung Quốc vào năm ngoái.
Từ mũ bảo hiểm và mặt nạ phòng độc đến những cuộc huy động nhanh chóng và ký hiệu tay, phong trào do sinh viên lãnh đạo ở Thái Lan đang rút kinh nghiệm từ các nhà hoạt động trẻ Hong Kong trong cuộc chiến vì sự thay đổi.
Dưới đây là ba điểm tương đồng của các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Thái Lan và Hong Kong vào năm ngoái.
Phong trào phi lãnh đạo: ‘Hôm nay tất cả chúng ta đều là thủ lĩnh’
Sau vụ bắt giữ nhiều nhà lãnh đạo biểu tình của Thái Lan vào tuần trước, các nhà hoạt động đã thay đổi chiến lược.
Pla, một người biểu tình 24 tuổi, nói với hàng nghìn người biểu tình tại Đài tưởng niệm Chiến thắng ở Bangkok vào Chủ nhật: “Họ nghĩ rằng việc bắt giữ các nhà lãnh đạo sẽ ngăn cản chúng ta. “Điều đó là vô nghĩa. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta đều là những nhà lãnh đạo”.
Việc thiếu vắng sự lãnh đạo tập trung là đặc điểm nổi bật của các cuộc biểu tình kéo dài liên tiếp 7 tháng đã làm rung chuyển Hong Kong – và đây là điều nhiều người cho rằng đã giúp duy trì phong trào trong suốt thời gian dài.
Trong khi không có lãnh đạo thực quyền, việc ra quyết định được giao cho những người biểu tình sử dụng các diễn đàn trực tuyến và ứng dụng nhắn tin an toàn Telegram để tổ chức – và tập hợp với số lượng lớn người một cách nhanh chóng.
Ở Thái Lan, việc sử dụng Telegram đã tăng vọt trong những ngày gần đây. Những người biểu tình đã sử dụng Telegram để điều phối các cuộc biểu tình kể từ khi lệnh cấm của chính phủ đối với các cuộc tụ tập chính trị từ hơn 4 người trở lên, được ban hành vào tuần trước.
Một nhóm do Free Youth khởi xướng – một tập thể phản đối chủ chốt, đã đạt đến 200.000 người tham gia sau khi lập ra. Chính quyền Thái Lan đã phản ứng bằng cách ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ internet chặn ứng dụng này.
Biểu tình Thái Lan: Sự trỗi dậy của thế hệ tranh đấu cho dân chủ
Thái Lan: Hàng chục nghìn người biểu tình bất chấp lệnh cấm
Thái Lan chặn app nhắn tin để đối phó biểu tình
Trong khi nhiều người Thái tham gia Telegram với tư cách là những người quan sát chứ không biểu tình, những thành viên tích cực đã sử dụng các nhóm để lập chiến lược – từ việc chọn địa điểm để biểu tình đến việc cập nhật về nơi chốn của cảnh sát.
Giống như những người biểu tình Hong Kong, các nhà hoạt động Thái Lan đã đưa ra quyết định thông qua việc bình chọn. Vào thứ Hai, trang Facebook chính của Free Youth đã hỏi những người ủng hộ liệu họ có nên nghỉ ngơi hay không bằng cách nhấn vào biểu tượng cảm xúc “care” để chọn nghỉ ngơi và biểu tượng cảm xúc “wow” để chọn tiếp tục biểu tình. Và họ đã quyết định tiếp tục xuống đường.
Aim Sinpeng, nhà khoa học chính trị tại Đại học Sydney, cho biết, những người biểu tình Thái Lan hiện đang cố gắng “giữ thái độ bình ổn nhất có thể, để việc lãnh đạo trở nên cởi mở và có thể thay thế được”. “Điều này rất khác với các cuộc biểu tình trước đây tại Thái Lan, vốn có xu hướng cá nhân hóa xoay quanh những nhà lãnh đạo thường là người có sức ảnh hưởng.”
Tiến sĩ Aim, người có nghiên cứu tập trung vào chính trị kỹ thuật số ở Đông Nam Á, cho biết việc sử dụng hashtag #everybodyisaleader đang gia tăng trên phương tiện truyền thông xã hội những ngày gần đây, một nỗ lực nhằm “tái xoay quanh phong trào…để bảo vệ phong trào khỏi sự đàn áp của nhà nước”.
Ngôn ngữ mới cho biểu tình: Ký hiệu tay và ‘điện thoại rừng’
Cuối tuần qua, một ngôn ngữ mới đã phát triển trên đường phố Bangkok. Những ký hiệu cơ bản được vay mượn từ Hong Kong.
Để báo hiệu họ cần mũ bảo hiểm, các nhà hoạt động đã giơ tay thành hình tam giác trên đầu. Bằng cách bắt chéo ngón tay, họ cho biết có người bị thương. Xoay ngón trỏ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ là một cảnh báo để đám đông giải tán.
Hong Kong là nơi việc sử dụng thông thạo các ký hiệu tay được chứng kiến đầu tiên, trở thành thứ thiết yếu đối với những người biểu tình để giao tiếp với nhau giữa đám đông lớn. Các nhà hoạt động Thái Lan đã kết hợp ngôn ngữ ký hiệu này cũng như các ký hiệu cây nhà lá vườn được chia sẻ qua các đồ họa trên mạng xã hội.
Wasana Wongsurawat, phó giáo sư môn lịch sử tại Đại học Chulalongkorn, cho biết kể từ khi loa của những nhà hoạt động bị tịch thu, họ cũng đã sử dụng các phương pháp giao tiếp sáng tạo khác.
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Vua Thái chạm trán người biểu tình ở thủ đô Bangkok
Tại một cuộc biểu tình ở Bangkok hôm thứ Bảy, bà đã theo dõi các nhà hoạt động triển khai cái mà bà mô tả là “điện thoại trong rừng” để báo hiệu cảnh sát đang đến hoặc yêu cầu các vật dụng như dù cho những người ở vị trí tiền tuyến trong cuộc biểu tình.
“Ai đó sẽ hét lên ‘vòi rồng đang đến’. Sau đó, những người trong đám đông bắt đầu lặp lại cụm từ. Trong vòng hai phút, thông điệp được truyền từ đầu này đến đầu kia của cuộc biểu tình”, Tiến sĩ Wasana nói với BBC cuộc biểu tình đã được giải tán trước khi thiết bị đáng nghi đến nơi.
Vượt biên giới: #StandWithThailand
Trong khi các cuộc biểu tình ở Thái Lan và Hong Kong đều bắt nguồn từ những bất bình riêng ở nơi họ sống, các nhà hoạt động hai bên đều thấy những điểm tương đồng về hoàn cảnh của nhau.
Ở Thái Lan, những người biểu tình đang yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức. Ông là cựu lãnh đạo cuộc đảo chính, người đã trở thành thủ tướng vào năm ngoái sau cuộc bầu cử gây tranh cãi. Họ cũng thúc giục việc cải cách chế độ quân chủ vốn hùng mạnh của đất nước – đây là một thách thức chưa từng có đối với một thiết chế được luật pháp bảo vệ trước những lời chỉ trích.
Ở Hong Kong, các nhà hoạt động cũng đã yêu cầu lãnh đạo của họ, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga từ chức, vì họ yêu cầu phổ thông đầu phiếu và phản đối sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trong các vấn đề của lãnh thổ bán tự trị này.
Cả hai nơi, các nhà vận động dân chủ đã xem các cuộc tranh đấu chính trị là một giá trị được chia sẻ trong kỷ nguyên mới của các cuộc biểu tình.
Đầu năm nay, họ tự xưng là Liên minh Trà sữa – một liên minh trực tuyến lỏng lẻo của các nhà hoạt động từ Thái Lan, Hong Kong và Đài Loan – đề cập đến các thức uống truyền thống phổ biến ở cả ba nơi.
Các nhà lãnh đạo biểu tình Thái Lan thường nói rằng phong trào ở Hong Kong đã truyền cảm hứng cho họ. Và các nhà hoạt động Hong Kong đã bày tỏ sự đoàn kết của mình, đưa ra lời khuyên về các trang thiết bị bảo hộ, an ninh mạng và sơ cứu trong việc biểu tình.
Joshua Wong của Hong Kong đã giơ bản thể hiện sự đoàn kết với Thái Lan.
Nhà hoạt động nổi tiếng Hong Kong Joshua Wong thường xuyên đăng tweet ủng hộ phong trào Thái Lan với hashtag #StandWithThailand. Tuần trước, anh viết: “Người dân không nên sợ chính phủ của mình. Chỉ có chính phủ mới nên sợ người dân”.
Những người biểu tình thuộc thế hệ mới ở Thái Lan và Hong Kong đều nổi bật về độ tuổi trẻ của họ cùng các kỹ năng khai thác công nghệ hiện đại.
Tiến sĩ Wasana nói: “Văn hóa biểu tình ở Thái Lan vào năm 2020 là văn hóa biểu tình của những người sinh ra cùng với internet,” chỉ ra sự tinh thông, lão luyện của các nhà hoạt động trong việc truyền bá thông điệp của họ trên mạng xã hội.
Bằng cách vay mượn bài học từ Hong Kong, các nhà hoạt động hy vọng sẽ duy trì được phong trào.
“Không có ví dụ nào khác trong lịch sử về việc những đứa trẻ trung học và đại học đối đầu với vòi rồng và hơi cay trong một thời gian dài như vậy”, nhà sử học nói thêm.
Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng
Bridget Welsh, một nghiên cứu viên danh dự tại Đại học Nottingham ở Malaysia, nói toàn bộ bản chất của các cuộc biểu tình đang dần thay đổi khắp Đông Nam Á.
Các nhà hoạt động dân chủ ở Thái Lan và Hong Kong, cũng như các quốc gia như Indonesia và Malaysia, đang “thích ứng với chủ nghĩa độc tài ngày càng tăng trong một thế giới toàn cầu hóa” bằng các chiến thuật thay đổi nhanh chóng giúp khai thác sức mạnh của công nghệ và hình ảnh.
Bài viết được bổ sung từ tường thuật của Thanyarat Doksone và Grace Tsoi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54640755
Thái Lan : Chan-O-Cha bãi bỏ « tình trạng khẩn cấp »
Tú Anh
Tại Thái Lan, « tình trạng khẩn cấp tăng cường », cấm mọi cuộc tập hợp chính trị quá bốn người, chấm dứt kể từ hôm nay, 22/10/2020. Thủ tướng Prayut Chan-O-Cha thông báo quyết định này như là một cử chỉ thiện chí nhượng bộ phong trào dân chủ.
Thủ tướng Thái Lan Chan-O-Cha quyết định rút sắc lệnh « khẩn cấp » kể từ trưa hôm nay: « Tất cả các biện pháp đặc biệt trói buộc trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp tăng cường bị bãi bỏ ».
Trong thông điệp toàn quốc được truyền hình chiều 21/10/2020, thủ tướng Thái Lan giải thích đây là một cử chỉ thiện chí nhằm « xoa dịu tình hình », trước khi kêu gọi phong trào phản kháng giải quyết bất đồng qua con đường Quốc Hội thay vì ngoài đường phố. Quốc Hội Thái được triệu tập phiên bất thường vào thứ Hai tới.
Tình trạng « khẩn cấp tăng cường » được ban hành cách nay một tuần, vào ngày 15/10/2020, sau vụ đoàn xe của hoàng hậu Suthida bị một nhóm sinh viên biểu tình đưa ba ngón tay lên thách thức. Sắc luật cấm mọi cuộc tập hợp chính trị quá bốn người, cho phép cảnh sát toàn quyền muốn bắt bất kỳ ai, cũng như xóa các thông điệp trên mạng bị xem là có nội dung « đe dọa an ninh quốc gia ».
Tuy nhiên, phong trào dân chủ, với đa số là thanh niên sinh viên, vẫn tiếp tục xuống đường mỗi ngày để đòi thủ tướng Chan-O-Cha từ chức, yêu cầu tu chính Hiến Pháp bị xem là quá ưu đãi quân đội và tiến xa hơn nữa là cải cách chế độ quân chủ.
Theo AFP, không có gì bảo đảm là thủ tướng Thái, lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính, thuyết phục được phong trào dân chủ.
Chiều hôm qua, khoảng 7000 người đã tập họp gần trụ sở chính phủ, bất chấp tình trạng khẩn cấp còn hiệu lực. Một người biểu tình cho biết phong trào sẽ tiếp diễn.
Ấn Độ trao trả binh sĩ Trung Cộng bị bắt do vượt biên
Vào hôm thứ Tư (21/10), một nguồn tin chính phủ Ấn Độ ở New Delhi cho biết một binh sĩ Trung Cộng bị quân đội Ấn Độ bắt hồi đầu tuần này sau khi anh đi lạc qua biên giới được trao trả cho Trung Cộng vào tối hôm thứ Ba.
Theo một tuyên bố từ quân đội Ấn Độ, người lính thuộc Giải phóng quân Trung Cộng bị bắt vào hôm thứ Hai tại khu vực Demchok ở phía đông Ladakh.
Các nước láng giềng có vũ khí nguyên tử này đối đầu nhau vì vấn đề biên giới trong nhiều tháng ở khu vực Ladakh, tích lũy hàng nghìn binh sĩ ở đó sau một cuộc đụng độ chết người vào tháng Sáu. (BB)T
https://www.sbtn.tv/an-do-trao-tra-binh-si-trung-cong-bi-bat-do-vuot-bien/