Tin Việt Nam – 13/10/2020
Nhịn ăn tiêu 7 năm người dân Việt sẽ mua được
xe hơi 400 triệu vì giá xe đắt gấp 3 lần thế giới
Các loại thuế, phí khi mua xe hơi ở Việt Nam- (Ảnh: Đại lý Mitsubishi Trung Thượng 3S)
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 12 tháng 10 năm 2020 loan tin, do bị đánh thuế, phí cao nên giá xe hơi ở Việt Nam đang cao gấp 2 đến 3 lần giá xe hơi trên thế giới. Vì vậy, một người dân Việt có thu nhập trung bình trong xã hội là 2,740 Mỹ kim/người/năm vào năm 2019, muốn mua được chiếc xe hơi với giá 400 triệu thì phải nhịn ăn tiêu trong vòng 7 năm.
Theo báo Vietnamnet, dân số hiện tại của Việt Nam là hơn 96 triệu người, nhưng cả nước mới chỉ có hơn 3 triệu chiếc xe hơi. Trong đó, xe hơi cá nhân chỉ chiếm 55% trong tổng số hơn 3 triệu chiếc, 45% lượng xe còn lại là xe công để phục vụ viên chức Cộng sản, và xe của các công ty tư nhân. Như vậy, khoảng 2% dân số Việt Nam có xe hơi riêng.
Nguyên nhân được báo Vietnamnet chỉ ra là do mặt hàng xe hơi tại Việt Nam bị đánh thuế rất cao. Thí dụ, một chiếc xe hơi được lắp ráp tại Việt Nam có giá bán cho khách hàng là 500 triệu đồng, nếu chiếc xe không phải chịu bất kỳ một đồng thuế nhập cảng nào, thì phải chịu 40% thuế tiêu thụ đặc biệt, và 10% thuế giá trị gia tăng do nhà cầm quyền đặt ra.
Như vậy, tiền thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế gía trị gia tăng mà nhà cầm quyền thu từ chiếc xe có giá bán 500 triệu là 270 triệu đồng. Theo dữ liệu của công ty Toyota Việt Nam, công ty này đã bán được tổng cộng 650,000 chiếc xe hơi và phải nộp 9.5 tỷ Mỹ kim tiền thuế cho nhà cầm quyền, như vậy trung bình một chiếc xe phải chịu 300 triệu đồng tiền thuế.
Theo báo Vietnamnet, hiện tại, loại xe hơi được đánh thuế, mức thuế cao nhất là những loại xe cá nhân có 9 chỗ ngồi trở xuống với các loại thuế chính như thuế nhập cảng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng. Đây là chưa kể các loại thuế khác như thuế bảo trì đường bộ, bảo hiểm bắt buộc, thuế lấy bảng số xe khoảng 20 triệu đồng, thuế kiểm định, thuế trước bạ.
An Nhiên
Thừa Thiên – Huế: Mất liên lạc
13 người cứu hộ dự án thủy điện
Truyền thông tại Việt Nam cho hay đã liên lạc được 40 công nhân Nhà máy Rào Trăng 3 và đang mất liên lạc với 13 người tham gia cứu hộ.
Tin ban đầu cho hay vào chiều 12/10 đất sạt lở tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3 vùi lấp khu vực nhà ở của công nhân vào thời điểm có hàng chục công nhân đang ở trong lán trại.
Chiều 13/10, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên – Huế cho biết 40 công nhân thủy điện Rào Trăng 3, trong đó có 3 chuyên gia Ấn Độ, đã “băng rừng thoát nạn về nhà máy thủy điện Rào Trăng 4” trong cùng xã Phong Xuân.
Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó chánh Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chiều 13/10 cho biết trong đêm 12/10, lực lượng Quân khu 4, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế và đoàn công tác của UBND tỉnh gồm 21 người “đi bộ để tiếp cận vị trí thủy điện trên, nhằm xác minh sự cố chiều 12/10 xảy ra với các công nhân Nhà máy Rào Trăng 3”.
Theo đánh giá ban đầu khi đoàn công tác đang nghỉ chân ở một trạm kiểm lâm thì quả đồi bên đường bất ngờ sạt lở vào giữa đêm tại vị trí hai căn phòng của lực lượng cứu hộ đang nghỉ.
Đoàn công tác này do Phó tư lệnh Quân khu 4, Thiếu tướng Nguyễn Văn Man cùng ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, dẫn đầu. Đại tá Ngô Nam Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng có mặt trong đoàn này.
“13 người đang mất tích, 8 người chúng tôi đã liên lạc lại được. Hiện các lực lượng đang tổ chức tìm kiếm”, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ cho hay.
Bão Haishen: Nhật sơ tán 200 ngàn dân tránh bão
Siêu bão Laura vào Louisiana gây lũ quét
Báo Tuổi Trẻ cho biết Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế tối 13/10 nói lực lượng cứu hộ đã dùng 2 canô ngược dòng hồ thủy điện Hương Điền lên thủy điện Rào Trăng 4 để tiếp thức ăn, thức uống, thuốc men… cho nhóm công nhân bị mắc kẹt tại đây và Lực lượng cũng đã đưa 5 công nhân bị thương trong nhóm này lên canô và chở về tới bệnh viện để cấp cứu.
Ông Nguyễn Văn Phương, phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, nói lực lượng cứu hộ đã lên phương án trong ngày 13/10 sẽ cố gắng đưa toàn bộ người đang mắc kẹt tại thủy điện Rào Trăng 4 về bằng canô.
Báo Thanh Niên đưa tin hiện cơ quan chức năng đang thành lập Sở Chỉ huy tiền phương để lên phương án cứu hộ, cứu nạn trong đó có sự tham gia của xe máy xúc, xe đặc chủng, cùng máy bay trực thăng.
Thiếu tướng Vũ Văn Kha, Quyền Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, được Vnxpress dẫn lời nói hiện nay việc cứu hộ, cứu nạn ở khu vực thủy điện Rào Trăng 3 là “nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng của Quân chủng”.
“Không quân vận tải và không quân trực thăng đã có mặt tại đây và đang thực hiện nhiệm vụ”, Thiếu tướng Kha nói thêm.
Truyền thông trong nước đưa tin do trời mưa lớn nên tuyến đường khoảng 20 km vào thủy điện Rào Trăng 3 có hơn 10 điểm sạt lở lớn với 4 con suối nước chảy siết.
Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế đã hoàn tất 90% hạng mục xây dựng.
Nhà máy có công suất lắp máy 11 MW, với tổng nguồn vốn đầu tư 290,8 tỉ đồng và diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1 ha.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54523778
Mưa lũ ở Quảng Trị: ‘có gì ăn nấy, nhiều nhà đói’
Mưa lớn kéo dài do cơn bão số 6 gây thiệt hại nặng nề ở 6 tỉnh miền Trung làm ít nhất 28 người chết và 12 người mất tích.
Ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Quảng Nam, ước tính đã có gần 150.000 ngôi nhà bị sập đổ, ngập, hư hỏng; gần 4500 hoa màu bị ngập, hơn 150.00 gia súc gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Linh mục Philippe Nguyễn Bá Thông ở Giáo xứ Nhà Thờ Thuận Nhơn, xã Hải Hưng (Hải Vĩnh cũ), huyện Hải Lăng, Quảng Trị cho biết điện và nước đã mất hơn một tuần ở khu vực này, hầu hết các gia đình bị cô lập và phải trèo lên gác xép, nơi thường để thóc lúa để ở tạm.
Họ đang thiếu thực phẩm nên ‘có gì ăn nấy’ và ‘nhiều nhà rất đói’.
Theo cơ quan khí tượng thuỷ văn Việt Nam, cơn bão số 7 đang chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam sẽ gây mưa lớn ở miền Bắc và miền Trung từ 14 -16/10.
Mức nước ở các khu vực như Thuận Nhơn có thể sẽ lại dâng lên.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-54526295
Ông Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực,
gia đình phát động chiến dịch pháp lý
đòi miễn hình phạt còn lại
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức hôm 8-10-2020 thông báo với gia đình rằng, ông đã tuyệt thực sang ngày thứ 3 trong Trại giam số 6 để yêu cầu Tòa án nhân dân tối cáo xem xét đơn yêu cầu miễn hình phạt còn lại cho ông căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015.
Gia đình ông Thức hôm 11-10-2020 phát động chiến dịch pháp lý trên mạng xã hội để đồng hành cùng ông.
Cụ thể, gia đình đề nghị gửi 2 lá đơn cho Chánh án tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình và Hội đồng thẩm phán để yêu cầu miễn 5 năm tù còn lại trong bản án 16 năm cho ông Thức, một lá đơn còn lại yêu cầu giải thích pháp luật về nguyên tắc áp dụng quy định có lợi cho người phạm tội và điều luật “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Thức vào chiều ngày 13-10-2020 cho biết qua điện thoại như sau:
“Cái vấn đề chính ở đây là do Bộ luật hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự mới) có quy định cái tội danh mà anh Thức bị kết án là “chuẩn bị phạm tội”.
Đối với tội danh đó thì cái Luật 2015 mức án tối đa thì chỉ 5 năm tù thôi nhưng mà anh Thức đã đã thụ án tới bữa nay đã là hơn 11 năm rồi.
Thì đúng ra là căn cứ theo luật đó thì anh Thức phải được trả tự do ngay cái luật của Việt Nam chứ không phải nói là luật gì.
Trong cái lần này cũng là lần mà gia đình cũng muốn cùng với bản thân anh Thức ở trong đó, hiện tại anh cũng đang ở trong giai đoạn khó khăn – bản thân của anh cũng đang yêu cầu Tòa án phải xem xét lại cái đơn yêu cầu của anh bằng cách là anh đang tuyệt thực ở trong đó.
Anh đang ngưng ăn để yêu cầu giải quyết cho anh cái đơn đó thì gia đình cũng kêu gọi mọi người cùng có hành động yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao và những cơ quan trả lời những cái đề nghị đó của gia đình.”
Năm 2010, chủ doanh nghiệp về công nghệ thông tin – ông Trần Huỳnh Duy Thức bị kết án 16 năm tù giam với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cùng với các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long và Nguyễn Tiến Trung.
Trong tù, ông từ chối đi Mỹ định cư, từ chối nhận tội để đổi lấy lệnh đặc xá và tuyệt thực nhiều lần để phản đối trong đó lần tuyệt thực dài ngày nhất diễn ra vào tháng 8 năm 2018 đến hơn 30 ngày ông mới đồng ý dừng tuyệt thực trước đề nghị của gia đình.
Liệu có nguy cơ án chồng án
trong vụ Phạm Đoan Trang?
Bùi Thư
Luật sư Đặng Đình Mạnh vừa làm thủ tục đăng ký bào chữa cho bà Phạm Đoan Trang tại Cơ quan An ninh Điều tra TP Hà Nội cùng với bản kiến nghị về thẩm quyền vụ án.
Theo thông tin của Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra TP Hà Nội khởi tố bà Trang tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự (BLHS) năm 1999 và tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Theo đánh giá của luật sư bào chữa cho bà Phạm Đoan Trang, đây là tội danh thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thường có chế tài rất nặng, mức hình phạt cao nhất có thể lên đến 20 năm tù giam kèm theo hình phạt bổ sung là chịu quản chế từ 1 – 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính.
Mỹ và Châu Âu kêu gọi thả bà Phạm Đoan Trang
Báo chí thế giới lên tiếng vụ Phạm Đoan Trang bị bắt
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 12/10, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Thông thường, theo quy định, trong vòng 24 giờ, luật sư sẽ được cấp giấy chứng nhận người bào chữa. Nhưng những vụ án như của Trang thuộc vào nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, cơ quan tiến hành tố tụng có thể căn cứ vào việc giữ bí mật công tác, chỉ chấp thuận để luật sư tham gia vụ án, tiếp xúc với thân chủ và tiếp cận hồ sơ khi đã kết thúc giai đoạn điều tra vụ án.”
Sáng 12/10, Facebook của Phạm Đoan Trang, được cho là do một người được bà ủy quyền quản lý, thông báo gia đình đã gửi được quà (đồ dùng cá nhân, quần áo và tiền) vào trại tạm giam số 1 ở Hà Nội cho bà Trang nhưng vẫn chưa được gặp mặt.
Bà Phạm Đoan Trang ký nhận gì trong hình?
Vài ngày sau khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt, trên một số trang thông tin xuất hiện hình ảnh bà làm việc tại cơ quan điều tra. Một vài người phỏng đoán rằng đây là hình ảnh chứng minh bà Trang đã ký nhận tội. Một luồng ý kiến khác nói rằng việc công bố hình ảnh bà Trang bị còng tay là sự răn đe đối với những người bất đồng chính kiến.
Về những bức hình được lan truyên trên mạng, ông Mạnh cho rằng đây có thể chỉ là ảnh bà Trang đang ký xác nhận biên bản niêm phong/hoặc mở niêm phong vật dụng bị thu giữ trong quá trình bắt giữ.
Lý giải thêm, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:
“Lúc này chưa thể biết nhiều về nội dung bức ảnh về cô Đoan Trang. Trong trường hợp cô ấy đã thừa nhận tội tại cơ quan điều tra, thì chúng ta tin rằng clip nhận tội sẽ sớm xuất hiện trên đài truyền hình chính thức của nhà nước. Nhưng đến nay đã là một tuần lễ sau ngày bị bắt giữ, vẫn chưa xuất hiện thông tin dạng đó, thì có lẽ cô Đoan Trang đã không cho rằng mình có hành vi phạm pháp để nhận tội.”
Trong lá thư để lại trước lúc bị bắt, bà Trang nói rằng mình sẽ không nhận tội mà chỉ thừa nhận hành vi, cụ thể là việc viết sách và việc muốn xóa bỏ chế độ độc tài tại Việt Nam.
Luật sư Mạnh phân tích với BBC:
“Về việc thừa nhận hành vi chứ không nhận tội trong lá thư để lại, Trang không nghĩ những hành vi đó là phạm pháp. Trong chừng mực nào đó, cô ấy nghĩ mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận theo Hiến pháp quy định. Vì vậy, lá thư Trang để lại đó không gây trở ngại hay khó khăn gì cho luật sư cả.”
Luật sư lý giải: “Cần phân biệt việc thừa nhận tội và thừa nhận hành vi. Cùng với việc thừa nhận hành vi, nhiều người cho rằng đã nhận tội. Trường hợp của Trang, cô ấy thừa nhận mình là tác giả của những cuốn sách như Phản kháng phi bạo lực, Chính trị bình dân hay mới đây là Báo cáo Đồng Tâm. Nhưng cô ấy cho đó là những quyền mà công dân được làm theo hiến pháp. Trong chừng mực đó, cô ấy cho rằng mình không vi phạm pháp luật mà Cơ quan điều tra đang truy tố.”
Bên cạnh đó, ông Mạnh cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận tội trong những vụ án liên quan đến tội danh xâm phạm an ninh quốc gia.
“Vụ án có sự quan tâm rộng rãi của công chúng thì việc nhận tội của những người bị bắt giữ, nhất là ở giai đoạn của những ngày đầu bị bắt giữ là hết sức quan trọng và có ý nghĩa. Vì lẽ, điều đó giúp cơ quan điều tra chứng minh việc bắt giữ và khởi tố vụ án là hoàn toàn đúng đắn. Thậm chí, chính bị can cũng đã phải tâm phục, khẩu phục qua việc thừa nhận tội”, ông Mạnh viết trên Facebook cá nhân.
‘Thú tội trên truyền hình’ là ‘ép cung’, ‘vi phạm pháp luật’
Nhà hoạt động Phạm Đoan Trang bị bắt
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói với BBC News Tiếng Việt hôm 15/1 rằng, chính quyền Việt Nam có thể đã học từ Trung Quốc hình thức thú tội trên truyền hình, và thời gian gần đây đã sử dụng chiêu thức này ngày càng nhiều hơn.
Với kịch bản này, trong vụ án Đồng Tâm, ngày 13/1, ba người dân thôn Hoành đã nhận tội sau biến cố cảnh sát đem quân vào làng Hoành hôm 9/1.
Năm 2018, Will Nguyễn – một nhà hoạt động người Mỹ gốc Việt – cũng ‘thú tội trên truyền hình’ sau khi bị bắt trong thời điểm nổ ra cuộc biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng TP HCM.
Năm 2017, ông Trịnh Xuân Thanh bỗng xuất hiện ‘thú tội’ trên truyền hình, liên quan tới vụ tham nhũng trong ngành dầu khí, sau khi có tin ông đang trốn ở Đức. Những nhà bất đồng chính kiến như luật sư Lê Văn Đài và luật sư Lê Công Định trước đó cũng nhận tội trên truyền hình.
Nguy cơ hai bản án cho cùng hành vi?
Cơ quan An ninh điều tra TP Hà Nội khởi tố về tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự năm 1999 và tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Trước hai tội danh này, không ít người băn khoăn, quan ngại vì tính chất phạm tội là một nhưng bà Trang có thể đối mặt nguy cơ lãnh án từ cả hai tội danh.
Về điều này, luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC News Tiếng Việt:
“Điều 88 BLHS 1999 và Điều 117 BLHS 2015 là hai điều luật của hai văn bản luật có trước và có sau. Nhưng thực ra nội dung của cả hai chỉ là một tội danh. Tuy khác nhau về tên gọi và một số điều nhưng nó vẫn là một. Hình phạt ở điều 117 BLHS năm 2015 có một khoản nặng hơn.”
“Về lý thuyết thì sẽ cộng từ hai tội. Thực tế sẽ không rõ vì tội danh này mơ hồ, chỉ có định tính mà không có định lượng. Các hành vi của Trang kéo dài từ trước ngày này cho đến nay. Trong khi đó, ngày 1/1/2018 thì luật mới mới có hiệu lực. Theo đó, những hành vi trước ngày 1/1/2018 phải áp dụng luật cũ. Những hành vi sau ngày 1/1/2018 phải áp dụng luật mới. Nếu luật mới và luật cũ hình phạt không thay đổi, thì áp dụng luật mới. Nhưng luật mới có khoản có hình phạt cao hơn luật cũ thì áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị can”, ông Mạnh giải thích.
Hồi tháng 6, gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương gồm ông và em trai là Trịnh Bá Tư cùng mẹ là Cấn Thị Thêu cũng bị bắt tạm giam để điều tra theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt
Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258
Ông Mạnh nói thêm, luật sư bào chữa cho các vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia thường không tán thành điều luật này.
“Phạm vi của việc thực hiện quyền tự do ngôn luận với việc vi phạm Điều 88 BLHS 1999 và Điều 117 BLHS 2015 hết sức mù mờ. Cơ quan điều tra chỉ ra đâu là ranh giới thì có thể nói đó là đánh giá hoàn toàn chủ quan. Ranh giới mù mờ này cũng là điều gây khó khăn trong quá trình bào chữa.”
“Tuy không tán thành và chúng tôi vẫn có kiến nghị nên sửa đổi hoặc hủy bỏ nó đi, nhưng trong trường hợp điều luật vẫn đang có hiệu lực pháp luật, trong chừng mực nào đó, điều luật này đi ngược lại quyền tự do ngôn luật của Hiến pháp. Cái lý của các luật sư trong trường hợp này là hành vi của những người như cô Trang là không vi phạm điều luật khi căn cứ vào Hiến pháp. Hiệu lực pháp lý của Hiến pháp cao hơn BLHS. Văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn thì phải nhường quyền ưu tiên cho Hiến pháp”, ông Mạnh lý luận.
Cũng là luật sư bào chữa trong vụ án Đồng Tâm, luật sư Mạnh chia sẻ:
“Phiên tòa Đồng Tâm có rất nhiều vấn đề về thủ tục tố tụng thì các luật sư chúng tôi chưa tán thành. Tuy vậy, đối với từng vụ án chúng tôi nhận, vẫn phải làm hết sức mình theo những tiêu chuẩn do luật pháp quy định. Dựa trên cơ sở mình đánh giá thế nào thì mình đặt ra yêu cầu, kiến nghị để nó vừa phù hợp với những quy định của pháp luật và bảo vệ được thân chủ của mình.”
“Không phải vì một vài vụ án mình chưa hài lòng mà mình buông xuôi hay thỏa hiệp với những điều chưa đúng. Chúng tôi không có quan điểm như vậy trong việc bào chữa, và trường hợp cô Trang cũng như vậy”, ông Mạnh nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54519868
Vietnam Airlines lỗ hơn 10.700 tỷ đồng
trong 9 tháng đầu năm
Hãng Hàng không Quốc gia Vietnam Airlines hôm 13/10 cho biết trong vòng 9 tháng đầu năm 2020, hãng đã lỗ 10.750 tỷ đồng (chiếm 70% kế hoạch lỗ cả năm).
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin, trích lời ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines. Ông Hiền cho biết đến hết tháng 9 năm nay, hãng này vận chuyển 10,2 triệu lượt khách (chiếm 58,8% cùng kỳ năm ngoái).
Doanh thu của Vietnam Airlines trong 9 tháng đầu năm được nói đạt 24.000 tỷ đồng (chiếm 41,7% cùng kỳ năm 2019).
Theo lời kế toán trưởng Vietnam Airlines, doanh thu quý III năm 2020 công ty này giảm mạnh, chỉ bằng 32% năm ngoái vì ảnh hưởng làn sóng thứ hai dịch COVID-19 hồi tháng 7.
Do ảnh hưởng dịch COVID-19, Vietnam Airlines đã dừng 22 đường bay mới giai đoạn cao điểm hè. Đến nay, hãng này cho biết hãng đã khai thác lại được 11 đường bay và đánh giá quý IV sẽ là giai đoạn doanh thu thấp.
Người đại diện Vietnam Airlines cho biết hiện nay chỉ khai thác 60 đường bay nội địa với trung bình 300 chuyến bay mỗi ngày.
Để đảm bảo khả năng hoạt động, Hàng không Quốc gia Việt Nam nói sẽ tiếp tục thắt chặt các khoản chi, đàm phán giảm nợ, cân đối thanh toán với các khoản cần thiết, tăng vay ngắn hạn.
Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho hay nếu không thực hiện các biện pháp, doanh nghiệp này đã hết tiền từ lâu. Dư nợ ngắn hạn của mức hiện nay là 5.200 tỷ đồng, các khoản phải trả là 4.300 tỷ, lượng tiền còn lại là 1.900 tỷ đồng tính đến hết tháng 9.
Vietnam Airlines cho biết đã có 14 báo cáo gửi các cơ quan Nhà nước và có nhiều cuộc làm việc với chính phủ nhằm tháo dỡ khó khăn. Hãng này cũng xin gói trợ cấp 12.000 tỷ đồng và được nói đến khoảng tháng 11 mới có kết quả.
Lãnh đạo Vietnam Airlines dự báo đến hết năm 2021 mới có khả năng phục hồi thị trường nội địa, và đến năm 2023 đối với thị trường quốc tế.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Trường ĐH
Tôn Đức Thắng hoàn thiện bộ máy tổ chức
Hôm 10 tháng 10 năm 2020, sau cuộc họp tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có kết luận về Trường Đại học Tôn Đức Thắng, theo truyền thông Nhà nước hôm 13 tháng 10.
Kết luận của ông Đam nêu rõ, trường ĐH Tôn Đức Thắng không có hội đồng trường và nhiều vị trí lãnh đạo, quản lý của trường không được kiện toàn theo quy định. Do đó, Bộ GD-ĐT và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cần chỉ đạo trường khẩn trương hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý theo đúng quy định để đảm bảo và tạo điều kiện để trường tiếp tục phát triển.
Ông Đam giao Bộ GD-ĐT thành lập đoàn công tác do một Thứ trưởng Bộ GD-ĐT làm trưởng đoàn với sự tham gia của đại diện các cơ quan liên quan để rà soát việc thực hiện các quy định của Luật giáo dục đại học về thành lập hội đồng trường và kiện toàn các vị trí lãnh đạo, quản lý của trường, trên cơ sở đó có kết luận và hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Đại học Tôn Đức Thắng là đại học công lập, đào tạo đại học, sau đại học và hoạt động khoa học công nghệ hoạt động theo hình thức tự chủ. Đây cũng là trường nằm trong danh sách 800 trường đại học xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020. Là trường đại học duy nhất của Việt Nam được vào bảng xếp hạng Academic Ranking for World Universities (ARWU) và được xếp ở Top 701-800.
Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng là ông Lê Vinh Danh bị đình chỉ chức vụ vào chiều 31 tháng 7 vừa qua do có một số sai phạm trong công tác.
Ngày 1 tháng 10, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Tiến sĩ Phạm Đình Quý, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng để điều tra về hành vi vu khống. Ông Quý là người đã có bài viết đăng trên báo nhà nước tố cáo Bí thư Đăk Lăk Bùi Văn Cường “đạo văn” luận án tiến sĩ. Bài báo này sau đó đã bị gỡ xuống và báo đăng bị phạt.
USAID của Hoa Kỳ hỗ trợ
Việt Nam phát triển nền tảng chính phủ điện tử
Cơ quan Phát triển Quốc Tế Mỹ (USAID) cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam cải cách thủ tục hành chính, xây dựng nền tảng chính phủ điện tử.
Hôm 13/10 tại Hà Nội đã diễn ra buổi lễ ký bản ghi nhớ (MOU) với sự tham gia của Giám đốc USAID tại Việt Nam – Bradley Bessire, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, và Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink.
Cụ thể, theo thông báo đăng trên trang Facebook của Đại sứ quán Hoa Kỳ, USAID sẽ hỗ trợ Văn phòng Chính phủ thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, tăng cường sự phối hợp liên ngành tại Việt Nam, nâng cao tính minh bạch và tiếp tục phát triển Cổng Dịch vụ công Quốc gia, là nền tảng chính phủ điện tử để cải thiện tiếp cận thông tin.
Truyền thông trong nước trích dẫn Đại sứ Kritenbrink phát biểu tại buổi lễ rằng, “Bản ghi nhớ về hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực chính phủ điện tử được ký ngày hôm nay là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền chặt không ngừng giữa Việt Nam và Mỹ”.
Triển vọng mối quan hệ Việt – Ấn trong bối cảnh
chính sách Hướng Đông của Ấn Độ
Nguyễn Trường
Asian – Ấn Độ
Tháng 6-2019, ASEAN đưa ra “Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, thúc đẩy sự hợp tác giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ấn Độ hưởng ứng tích cực chủ trương này, công khai thừa nhận địa vị trung tâm của Đông Nam Á ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, hoan nghênh ASEAN đưa ra quan niệm chiến lược của mình ở khu vực này.
Ở cấp độ khu vực, Ấn Độ đã nâng cấp toàn diện quan hệ với ASEAN. Đó là việc tăng cường lòng tin chính trị, cộng với sự phụ thuộc chiến lược ngày càng sâu sắc hơn. Dự kiến trong 5 năm tới, Ấn Độ sẽ xây dựng kênh tài chính đặc biệt và mạng lưới thông tin nhanh chóng, mời các nước ASEAN tham gia vào quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế của Ấn Độ.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 ngày 3/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan, các nhà lãnh đạo ASEAN hoan nghênh Ấn Độ triển khai Chính sách Hành động hướng Đông, tích cực ủng hộ vai trò trung tâm cũng như nỗ lực liên kết khu vực, xây dựng cộng đồng của ASEAN.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN và nhấn mạnh ASEAN nằm ở trung tâm Chính sách Hành động hướng Đông và Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Ấn Độ, tích cực ủng hộ quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).
Quan hệ thương mại và đầu tư cũng được tăng cường. Tháng 1-2015, Hiệp định Thương mại tự do dịch vụ và đầu tư Ấn Độ – ASEAN chính thức có hiệu lực, thúc đẩy hiệu quả sự dịch chuyển tự do của nguồn nhân lực và dòng vốn, bù đắp cho những thiếu sót của hiệp định thương mại hàng hóa giữa hai bên.
Quan hệ kinh tế giữa ASEAN và Ấn Độ đang tiến triển rất tích cực những năm qua với kim ngạch thương mại 2 chiều năm 2018 đạt 80,8 tỷ USD và FDI từ Ấn Độ sang các nước ASEAN đạt 1,7 tỷ USD. Ấn Độ và ASEAN lập kế hoạch kim ngạch thương mại song phương năm 2022 sẽ đạt 200 tỷ USD.
Xem xét từ quan hệ song phương, từ khi đưa ra chính sách hướng Đông năm 1991 đến nay, quan hệ Ấn Độ – ASEAN đã gặt hái được thành quả mang tính giai đoạn, tạo ra nền tảng vững chắc cho hai bên đi sâu hợp tác kể từ năm 2014 đến nay.
Thứ nhất, ở cấp độ chính trị, lòng tin chiến lược giữa Ấn Độ và ASEAN không ngừng được tăng cường.
Thứ hai, hợp tác kinh tế tiểu vùng và khu vực được tăng cường toàn diện, nền tảng kinh tế để tăng cường hợp tác giữa hai bên đã được thiết lập vững chắc. Và cuối cùng, từ khi Trung Quốc đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường” với những ảnh hưởng kinh tế, chính trị không ngừng được thúc đẩy, cơ hội của Ấn Độ đối với Đông Nam Á trở nên tích cực hơn rất nhiều, là cơ sở cho sự hợp tác giữa hai bên.
Quan hệ Việt Nam – Ấn Độ trước mối đe doạ Trung Quốc
Ngày 21/8, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã gặp Bí thư Đối ngoại Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla và thông báo tóm tắt cho ông Shringla tình hình liên quan đến sự quyết đoán gia tăng và phô trương vũ lực của Trung Quốc ở Biển Đông. Vài ngày sau, Ấn Độ và Việt Nam đã nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế và quốc phòng hơn nữa trong một cuộc họp trực tuyến của Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Việt Nam về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ, được đồng chủ trì bởi Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar và người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh. Bằng cách phát triển đáng kể hợp tác với Việt Nam, Ấn Độ có thể sẽ thu hút được các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á để phát triển quan hệ đối tác trong bối cảnh chính sách đối ngoại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc.
Quan hệ Việt Nam- Ấn Độ là một trong những quan hệ song phương quan trọng nhất mà Ấn Độ có được ở khu vực Đông Nam Á. Ấn Độ và Việt Nam đã nâng tầm quan hệ giữa hai bên từ Đối tác chiến lược năm 2007 lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2016. Điều này có nghĩa rằng, cả hai quốc gia đã đầu tư nhiều hơn vào việc thúc đẩy quan hệ song phương của họ trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Cả hai quốc gia đều cảnh giác trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và đã xây dựng mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn xung quanh vấn đề đó. Thực tế, Việt Nam đã rất nhiều lần hoan nghênh sự can dự của Ấn Độ tại Biển Đông. Hà Nội đã gia hạn cho công ty dầu lửa ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ tiếp tục thăm dò Lô dầu khí 128, là khu vực tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hơn nữa, vào năm 2019 OVL đã tìm cách gia hạn thêm hai năm để thăm dò lô dầu khí của Việt Nam. Cần phải thấy rằng, lô dầu khí này không có lợi ích kinh tế đáng kể với Ấn Độ, tuy nhiên, việc gia hạn diễn ra trong bối cảnh New Delhi muốn duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ trước các động thái quyết đoán của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp. Hơn nữa, Hải quân Ấn Độ cũng được phép sử dụng cảng Nha Trang, phía Nam của Việt Nam, để sử dụng các dịch vụ nghỉ ngơi và hồi phục (R&R), ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng.
Hợp tác quốc phòng được coi là khía cạnh cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ song phương. Ấn Độ đã thể hiện sự sẵn sàng tăng cường khả năng quân sự của Việt Nam. Năm 2014, New Delhi thông báo mở rộng hạn mức tín dụng (LOC) trị giá 100 triệu USD cho Việt Nam để đóng 12 tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam và chiếc đầu tiên dự kiến sẽ được bàn giao trong năm 2020.
Năm 2016, Ấn Độ đã công bố thêm LOC trị giá 500 triệu USD cho Việt Nam để hỗ trợ mua các thiết bị quân sự từ Ấn Độ. Một lĩnh vực hợp tác chiến lược khác là khả năng của Ấn Độ cung cấp đào tạo và bảo dưỡng các thiết bị quân sự, đặc biệt khi Ấn Độ đã phát triển một trình độ cao trong việc xử lý các thiết bị quân sự của Nga. Phạm vi đối tác chiến lược này dự kiến sẽ phát triển khi mà các thương vụ quốc phòng của Nga dự kiến sẽ gia tăng ở Đông Nam Á.
Các thách thức trong quan hệ hai bên
Tuy nhiên, bất chấp những bước phát triển này, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ vẫn thiếu động lực do không đạt được kết quả đáng kể nào liên quan đến các vụ mua bán tên lửa hành trình BrahMos và tên lửa đất đối không Akash. Hơn nữa, việc Ấn Độ miễn cưỡng tối đa hóa sự hợp tác chiến lược với Việt Nam dường như đi ngược lại với chính sách “xoa dịu” của New Delhi với Bắc Kinh. Tuy nhiên, các xu hướng gần đây cho thấy Ấn Độ sẵn sàng điều chỉnh định hướng chính sách đó do sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc dọc theo biên giới với Ấn Độ cũng như khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Các bước đi được tính toán đã được thực hiện theo hướng đi này với việc Ấn Độ thể hiện sự sẵn sàng để đóng một vai trò tích cực hơn tại Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava phát biểu trong một cuộc họp báo hàng tuần rằng, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và thương mại hợp pháp trên các tuyến đường biển quốc tế. Ông Srivastava nói: “Biển Đông là một bộ phận của chung toàn cầu. Ấn Độ có lợi ích lâu dài với hòa bình và ổn định ở khu vực. Chúng tôi kiên quyết ủng hộ tự do hàng hải, hàng không và thương mại hợp pháp không bị cản trở ở những tuyến đường biển quốc tế này, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS)”.
Những triển vọng cho quan hệ Việt – Ấn
Đó chính là lợi ích tốt nhất của Ấn Độ khi thiết lập các quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn với các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, những mối quan hệ này hầu như chỉ bó hẹp trong phạm vi khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN); do đó, mức độ hợp tác song phương chiến lược vẫn còn thấp. Hơn nữa, bằng cách tăng cường mức độ quan hệ với Việt Nam, Ấn Độ có thể kết hợp khuôn mẫu tương tự trong việc hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á khác như là Philippines, cũng là một quốc gia có yêu sách chính trong tranh chấp ở Biển Đông. Mục tiêu chính của Ấn Độ là duy trì mối quan hệ với Hà Nội và sử dụng nó như một hình mẫu cho các quốc gia khác trong khu vực để thiết lập các quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ hơn. Ấn Độ có thể hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á bằng cách sử dụng các nhân tố tương tự tạo nên mối quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam, như là mở rộng LOC cho việc mua sắm quốc phòng cũng như đào tạo và bảo dưỡng các thiết bị quốc phòng. Các dấu hiệu tích cực có thể nhận thấy giữa Ấn Độ và Philippines, khi cả hai quốc gia đang tăng cường mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn trong bối cảnh sự cưỡng ép gia tăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Tương tự, Ấn Độ và Indonesia gần đây đã nhất trí mở rộng mối quan hệ chiến lược giữa hai bên trong các lĩnh vực quốc phòng và công nghệ.
Tuy nhiên, con đường phía trước có hai hướng đi: Thứ nhất, Ấn Độ phải thể hiện cam kết lớn hơn trong khu vực nếu như nước này tìm cách tăng cường vị thế chiến lược của mình ở đó. Bằng cách thể hiện mong muốn và sự sẵn sàng quan tâm đến các vấn đề an ninh mà các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt, Ấn Độ có thể thể hiện các ý định tích cực của mình. Thứ hai, Ấn Độ phải điều chỉnh đáng kể chính sách xoa dịu của mình với Trung Quốc. Lịch sử đã chỉ ra rằng, sự xoa dịu liên tục hầu như luôn dẫn đến việc phương hại các lợi ích an ninh và quốc gia của Ấn Độ. Với tư cách là một cường quốc ở châu Á, Ấn Độ sẽ phải đưa ra các quyết định phản ánh các lợi ích an ninh và quốc gia đang phát triển của mình.
Ngày 14/8/2020, trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Đại sứ Ấn Độ Pranay Verma đã nhận định “Ấn Độ và Việt Nam có truyền thống gắn bó với nhau trong các diễn đàn đa phương. Việt Nam đã là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Ấn Độ cũng sẽ tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với tư cách là thành viên không thường trực vào tháng 1/2021. Sự hiện diện đồng thời của chúng ta trong Hội đồng Bảo an tạo cơ sở mới để hai quốc gia chúng ta hợp tác cùng nhau trong nhiều vấn đề toàn cầu. Nếu nhìn vào thế giới quan của hai nước, cách tiếp cận tổng thể của chúng ta đối với quan hệ quốc tế thì đều có một số điểm chung. Việt Nam và Ấn Độ có quan điểm tương đồng về hầu hết các vấn đề khu vực và quốc tế. Cả hai nước đều ủng hộ chủ nghĩa đa phương. Ngoài ra, cả Ấn Độ và Việt Nam đều mang lại tiếng nói ôn hòa, hòa nhập và bình đẳng trong diễn ngôn toàn cầu, điều quan trọng đối với ứng xử quốc tế trong thế giới ngày nay. Cả hai quốc gia đều đề cao tôn trọng luật pháp quốc tế và trật tự dựa trên quy tắc. Cả hai quốc gia chúng ta ngày nay đang đóng góp vào hòa bình và phát triển khu vực và toàn cầu thông qua hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hành động và cam kết nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững và đối phó với Biến đổi khí hậu”.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Đại hội 13: Ý thức hệ của Đảng Cộng sản
và căn bệnh thời đại
Bùi Kiến Thành
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) tóm tắt lý thuyết của Marx và Engels về bản chất của xã hội và chính trị, cụ thể rằng: lịch sử của xã hội từ trước đến nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp.
Vị trí Tổng Bí thư 2021: ‘Triển vọng lớn’ của ông Trần Quốc Vượng
Tổng Bí thư và nhiều lãnh đạo tham dự Đại hội Đảng bộ Hà Nội
Tứ trụ Việt Nam: ‘Cần lưu ý tuổi tác đi liền với sức khỏe’
Xã hội luôn vận hành dưới hình thức của một nhóm đa số bị áp bức bị bóc lột dưới ách của một nhóm thiếu số áp bức.
Nó cũng tóm tắt nét đặc trưng những ý tưởng của họ về việc làm thế nào xã hội tư bản của thời đại sẽ cuối cùng bị thay thế bằng xã hội chủ nghĩa.
Trong đoạn kết của Tuyên ngôn, các tác giả kêu gọi việc dùng bạo lực lật đổ toàn bộ tình trạng xã hội hiện hành, và đoạn văn này đã trở thành một lời kêu gọi thực hiện cách mạng cộng sản khắp thế giới.
Từ đó đến nay, bao nhiêu đổi thay trong lịch sử, và những khẳng định trong “Tuyên Ngôn” đã được thực tế phủ nhận, cốt lõi như là “xã hội tư bản của thời đại sẽ cuối cùng bị thay thế bằng xã hội chủ nghĩa.” Các lý thuyết căn bản của chủ nghĩa Cộng Sản đều bị “phá sản”, như “Kinh tế kế hoạch tập trung”, “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”, “Thiết lập một xã hội … không giai cấp, tự do, bình đẳng, dựa trên sự sở hữu chung và điều khiển chung đối với các phương tiện sản xuất “.
Căn bản lý thuyết không còn, vậy thì Đảng Công Sản Việt Nam dựa trên cơ sở gì để khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong sự nghiệp xây dựng một thể chế “dân chủ, tư do, phát triển, công bằng, hạnh phúc, văn minh”?
Trong một đất nước gồm có gần 100 triệu dân, với đa số có trình độ trí thức căn bản và it ra cũng vài chục triệu người được đào tạo cấp cao, thành phần đảng viên của Đảng Cộng Sản là bao nhiêu mà dành quyền “chỉ đạo” cho cả một đân tộc?
Biết rằng, vì hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, Đảng Cộng Sản đã góp phần đáng kể cho sự nghiệp giải phóng ách nô lệ đối với ngoại bang, nhưng sau 30 năm chống ngoại xâm, Đảng Cộng Sản đã làm được gì trong 45 năm tiếp theo?
Đảng Cộng Sản có còn là “Cộng Sản” không? Ngày hôm nay đất nước có đạt đến một “Nhà nước Pháp quyền” và một “Thể chế dân chủ, công bằng, văn minh” hay chưa? Và vì đâu mà nhân dân ta “bức xúc” như bị “kèm kẹp” trong khi xung quanh ta các quốc gia khác đang mạnh tiến trên con đường phát triển?
‘Không phải là không biết?’
Không phải là lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam không biết căn bệnh của thời đại, các lý do làm cản trở bước tiến của dân tộc.
Một nghị quyết của Đảng đã nói: “Để tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác xây dựng đảng trong thời gian tới, cần… kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.”
Người cộng sản cùng bao nhiêu người yêu nước khác đã hy sinh, chiến đấu giành độc lập cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, sao lại để đến nỗi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đến mức như được nêu thẳng thắn trong Nghị quyết Trung ương 4 nói trên?
Biết là như thế nhưng lãnh đạo Đảng Cộng Sản đã làm gì từ 8 năm qua từ ngày có Nghị Quyết này?
Năm 2016 Nghị quyết Trung ương 4 – Khóa XII (còn được biết với tên gọi 27 biểu hiện suy thoái) là nội dung Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30-10-2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Thêm 4 năm đã trôi qua, những gì đã được thực hiện để ngăn trừ, xóa bỏ căn bệnh trầm kha đang ăn sâu vào xương tủy của Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Thời gian không thể kéo dài để cho Đảng Cộng Sản Việt Nam “phê bình, tự phê bình, cảnh cáo” các đảng viên của mình.
Những người cộng sản chân chính phải biết lắng nghe tiếng nói của nhân dân, chứ không thể tiếp tục lạm dụng quyền lực để làm những việc hại nước hại dân.
Phải biết lắng nghe lời nhắn nhủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, để làm hết trách nhiệm của mình là “đầy tớ” của nhân dân. Phải luôn luôn tâm niệm rằng nhân dân có quyền đuổi “đầy tớ” nếu mình không tôn trọng nhân dân và làm hại đất nước nhân dân.
Trên đời này không có gì là vĩnh viễn, mặt trời mọc rồi mặt trời lặn là quy luật tự nhiên của tạo hóa.
Nhà Hán trị vì hơn 400 năm rồi cũng bị diệt vong vì không giữ kỷ cương phép nước. Nhà Trần, nhà Lê oai hùng chống ngoại xâm, rồi cũng tàn lụy vì “gian thần, nghịch tử”.
Những người có chức có quyền hôm nay đừng chủ quan nghĩ rằng sẽ trụ qua những cơn bão của thời đại. Liên Xô hay Đông Đức đều bị quét sạch trong môt vài ngày hay vài tuần.
Nhân dân như sông nước, nâng thuyền lên… nhưng cũng có quyền năng lật thuyền. Thuận theo lòng dân thì còn, nghịch với lòng dân thì mất, đấy là nguyên lý muôn đời mà tập thể lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam cần khắc ghi, tâm niệm.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-54523183
Ban bí thư CSVN yêu cầu phải ngăn chặn các
thế lực thù địch gây nhiễu loạn tư tưởng người dân
Tin Vietnam.- Với mục tiêu biến người dân Việt Nam thành những cổ máy chỉ biết nghe lời nhà cầm quyền Cộng sản, và xem những hành động khai dân trí cho người dân Việt là thế lực thù địch nên nhiều năm qua, nhà cầm quyền Cộng sản luôn tìm mọi cách dập tắt mọi tiếng nói trái chiều.
Quyết tâm này một lần nữa được ông Trần Quốc Vượng, thường trực ban bí thư đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố trên báo Thanh niên vào ngày 11 tháng 10 năm 2020, tại cuộc gặp mặt, tuyên dương điển hình Dân vận khéo toàn quốc ở Hà Nội.
Ông Vượng nói, không để các thế lực thù địch gây ảnh hưởng đến tư tưởng dân chúng, chống phá nhà cầm quyền, gây ra sự thay đổi trong xã hội. Để ngăn chặn điều này xảy ra, ông Vượng yêu cầu cần phải đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, hay còn được dư luận Việt Nam gọi là phong trào mị dân.
Ông Vượng thông báo, chỉ trong vòng hơn 10 năm qua, nhà cầm quyền đã tổ chức được hơn 900,000 mô hình, điển hình tập thể, cá nhân có thành tích trong phong trào mị dân ở các cấp cầm quyền.
Dù đã có một lực lượng hùng hậu chuyên làm công tác mị dân, nhưng ông Vượng vẫn lo lắng vì trình độ dân trí ngành càng cao, khoa học- kỹ thuật, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này sẽ tác động lớn đến nhận thức của người dân, và đến công tác mị dân của nhà cầm quyền. Vì vậy, ông Vượng yêu cầu cấp dưới phải đổi mới hoạt động mị dân nhiều hơn.
An Nhiên
Vì sao nhiều lãnh đạo Hà Nội
không còn trong Ban Chấp hành Đảng bộ?
Tại Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã bầu xong 71 người vào Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy HN với 100% số phiếu
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Danh sách này bao gồm những cán bộ chủ chốt của thủ đô trong 5 năm tới.
Nhiều lãnh đạo còn đương nhiệm của thành phố lại không có trong danh sách vừa bầu ra.
Trong số vắng mặt có bà Ngô Thị Thanh Hằng (sinh ngày 27 tháng 4 năm 1960), hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hà Nội.
Dường như nguyên do chủ chốt và quan trọng nhất là Quy định về độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2020 – 2025, báo hiệu những ai sẽ nghỉ do đến tuổi.
Cụ thể, điều này dựa theo Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị Việt Nam ban hành về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Theo đó, những đảng viên lần đầu tham gia cấp ủy, ở cấp tỉnh, ít nhất nam sinh từ tháng 9/1965 và nữ sinh từ tháng 9/1970 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như đối với nam).
Đối với cấp tỉnh: Nam sinh từ tháng 3/1963 và nữ sinh từ tháng 3/1968 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như nam).
Riêng các đảng viên có dự kiến giới thiệu tái ứng cử các chức danh lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2021 – 2026: Nam sinh từ tháng 9/1963 và nữ sinh từ tháng 9/1968 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như đối với nam).
Riêng đối với các ủy viên Trung ương Đảng sẽ do Bộ Chính trị nghiên cứu, xem xét trình Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Như vậy có thể thấy với những đảng viên muốn tái cử, nam sinh 1963 và nữ sinh 1968 về trước là ít khả năng.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (sinh 1961), hiện là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, đã không còn trong danh sách.
Danh sách Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020 – 2025 chỉ có hai nam đảng viên sinh năm 1963 còn trong danh sách là:
Nguyễn Hữu Chính (1963), Thành uỷ viên, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Lê Tiến Nhật (1963), Thành uỷ viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Trì
Ngoài ra bà Nguyễn Lan Hương (1968), Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cũng được tái cử.
Một số phó chủ tịch thành phố đã không còn trong danh sách, có vẻ vì sắp nghỉ hưu.
Trong đó có ông Nguyễn Văn Sửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, sinh năm 1961.
Các phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng và Nguyễn Thế Hùng, đều sinh năm 1961, vắng mặt.
Phó chủ tịch thành phố Ngô Văn Quý, sinh năm 1963, cũng không còn trong danh sách.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54523184
Ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Thành ủy Hà Nội
với 100% số phiếu
Sau khi được phân công làm Bí thư Thành ủy Hà Nội vào đầu năm 2020, ông Vương Đình Huệ vừa chính thức được bầu vào chức danh này.
Phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội đã bầu ông Vương Đình Huệ giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2020- 2025.
Thông tin trên được Ban Tổ chức Đảng bộ TP Hà Nội công bố vào sáng 13/10.
Theo đó, trong một sự kiện “Đảng cử, Đảng bầu” vào tối 12/10, ông Vương Đình Huệ đã nhận được 100% số phiếu (71/71 phiếu). Trước đó, ông Huệ được 100% số đại biểu dự Đại hội (497/497) giới thiệu để bầu chức danh Bí thư Thành ủy và là “ứng cử viên” duy nhất cho vị trí này.
Vị trí nhiều thách thức
Trước khi chính thức được bầu, ông Vương Đình Huệ đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội từ tháng 2/2020, thay ông Hoàng Trung Hải lúc đó vừa bị Bộ Chính trị kỷ luật và thuyên chuyển sang vị trí mới.
Thời gian ông Huệ giữ chức Bí thư Thành ủy “tạm quyền” được coi là một giai đoạn khó khăn, với dịch Covid-19 hoành hành tại thủ đô, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị bắt với cáo buộc sai phạm, vụ căng thẳng liên quan đến đất đai tại Đồng Tâm có kết cục đẫm máu, các vụ tham nhũng liên quan tới thiết bị y tế, công trình đường sát Cát Linh – Hà Đông vẫn chậm tiến độ…
Hàng loạt vấn đề này cùng với một xã hội dân sự không ngừng trưởng thành dự báo nhiệm kỳ trước mắt của ông Huệ sẽ còn nhiều thách thức nữa.
Cũng tại Đại hội Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh, người mới đây được phân công làm Phó Bí thư Thành ủy thay ông Nguyễn Đức Chung vừa bị bắt, đã tái đắc cử chức danh Phó Bí thư Thành ủy. Ông Chu Ngọc Anh đồng thời là Chủ tịch UBND TP Hà Nội, vị trí mà ông Chung để lại.
Chiếc ghế Bí thư Thành ủy Hà Nội ‘liệu có yên ả?’
Tổng Bí thư và nhiều lãnh đạo tham dự Đại hội Đảng bộ Hà Nội
Đại hội 13: Đâu là thách thức chờ đợi dàn lãnh đạo mới của ĐCSVN?
Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư
Ba tân phó bí thư còn lại là bà Nguyễn Thị Tuyến – trưởng Ban Dân vận, ông Nguyễn Văn Phong – trưởng Ban Tuyên giáo và ông Nguyễn Ngọc Tuấn – phó chủ tịch HĐND TP Hà Nội.
Với việc chính thức được bầu vào chức vụ Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, ông Huệ coi như là người đầu tiên có được một ghế trong Bộ Chính trị khóa tới.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam có khoảng 17-19 thành viên, là những người nắm các vị trí quyền lực nhất nước.
Bộ Chính trị khóa hiện tại có số lượng thành viên “hao hụt” trong thời gian qua với việc ông Đinh La Thăng đi tù, Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, ông Đinh Thế Huynh lâm trọng bệnh không còn hoạt động chính trị, ông Hoàng Trung Hải vẫn còn ghế nhưng đã bị kỷ luật. Thêm vào đó, với việc có nhiều người quá tuổi quy định để tái cử (65 tuổi), gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Thiện Nhân,… nên thành phần cho nhiệm kỳ sắp tới được đánh giá là khó dự báo.
Việc ông Huệ được bầu vào ghế lãnh đạo đảng tại Hà Nội cũng đồng thời loại trừ khả năng ông được bầu vào một vị trí quan trọng trong Chính phủ, chẳng hạn ghế Thủ tướng kế nhiệm ông Nguyễn Xuân Phúc.
Vương Đình Huệ là ai?
Ông Vương Đình Huệ năm nay 63 tuổi, quê ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông học tiến sĩ kinh tế tại Slovakia.
Ông Vương Đình Huệ là Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, XI, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV.
Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Huệ công tác 22 năm ở Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội với nhiều cương vị khác nhau. Tháng 7/2001, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng Kiểm toán Nhà nước; năm năm sau, ông làm Tổng kiểm toán Nhà nước.
Lưu lại audio,
Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội?
Tháng 8/2011, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đến tháng 12/2012 được Bộ Chính trị phân công làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương, kiêm nhiệm Bộ trưởng Tài chính đến tháng 5/2013.
Ông giữ cương vị Phó Thủ tướng từ tháng 4/2016.
Từ tháng 2/2020, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội và tháng 6/2020 Quốc hội miễn nhiệm chức danh Phó Thủ tướng để ông tập trung cho công tác đảng tại thủ đô.
Phu nhân ông Huệ là bà Nguyễn Vân Chi, sinh năm 1966, là tiến sĩ chuyên ngành kinh tế ngoại thương tại Đại học Kinh tế Prague (Czech). Bà cũng là đại biểu Quốc hội và đảm nhiệm vai trò Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Quốc hội.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54519869
Thử thách nào chờ đợi ông Nguyễn Văn Nên
ở TPHCM?
Quốc Phương
Ông Nguyễn Văn Nên, Chánh văn Phòng Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa được giới thiệu làm ứng viên cho ghế Bí thư Thành Ủy TP. Hồ Chí Minh thay cho ông Nguyễn Thiện Nhân, ngay sau khi Hội nghị Trung ương 13 BCHTW đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc.
Từ Sài Gòn hôm 12/10/2020, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc Hội Việt Nam, đưa ra một số bình luận với BBC News Tiếng Việt.
Ông Nguyễn Văn Nên được giới thiệu làm Bí thư Thành ủy TP HCM
Đại hội 13: Đâu là thách thức chờ đợi dàn lãnh đạo mới của ĐCSVN?
GS Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy?
Ông Thăng và chiếc ghế bí thư thành ủy TP HCM
“Qua theo dõi việc chuẩn bị cho kỳ Đại hội đảng 13, nhất là qua thời gian và các hội nghị trung ương gần đây, tôi thấy diễn tiến có hơi khác các kỳ trước qua một số nét.
“Cụ thể là nhiều người từ Trung ương điều về địa phương và nói rằng sẽ ứng cử, nhưng gần như là chỉ định sẽ làm bí thư tỉnh này, thành phố kia, đến bây giờ cũng có khoảng một chục địa phương như thế.
“Với Thành phố Hồ Chí Minh, việc ông Nguyễn Văn Nên được điều về thành phố này cũng nằm trong diện bố trí lực lượng ấy.
“Về việc bố trí này, thì theo dự kiến, cũng như thông lệ từ trước, những nơi quan trọng như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, hay một số tỉnh, thành phố khác, kể cả công an, quân đội, nếu là địa bàn, địa hạt quan trọng, thì Bộ Chính trị sẽ chỉ định.
“Do vậy việc ông Nên về Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong kế hoạch chung như thế thôi, vì ở thành phố này hiện nay, người mà có khả năng tiến lên ứng cử làm bí thư và sẽ làm ủy viên Bộ Chính trị. Có lẽ chưa có nhân vật nào, cho nên ông Nên được chỉ định về, theo bố trí của mấy vị lãnh đạo ở trên Trung ương, cấp Bộ Chính trị đã xem xét và quyết như thế.”
Đảng viên, người dân nghĩ gì về ông Nên?
Khi được hỏi cán bộ, đảng viên và người dân ở Sài Gòn hiện nay nghĩ gì về ông Nguyễn Văn Nên, người được ‘chỉ định’ tiếp quản chiếc ghế Bí thư Thành ủy của ông Nguyễn Thiện Nhân, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
Ông Trần Quốc Vượng khen ‘Dân vận khéo’
Tổng Bí thư và nhiều lãnh đạo tham dự Đại hội Đảng bộ Hà Nội
Đại hội Đảng: Nghịch lý ‘đảng họp – dân chi tiền’?
“Việc mà ông Nên về đây, người ta đã nhìn thấy và đã có tin đồn từ lâu rồi. Hồi trước, người ta cũng đã điều ông Đinh La Thăng về Thành Ủy TPHCM, sau đó thì ông Thăng bị điều ra rồi lại bị đi tù.
“Còn ông Nên, có lẽ là nhân vật ‘sáng sủa’ hơn, không có tai tiếng gì, về đây có lẽ là ông trụ vững, ông Nên quê Tây Ninh.
“Tuy nhiên, lại có một chi tiết là khi ông về đây ngồi vào ghế Bí thư Thành Ủy, thì hiện nay tại đây cũng đang có ông Trần Lưu Quang cũng là người quê Tây Ninh. Ông Quang được điều về từ trước làm Phó Bí thư thường trực, thành ra người ta nói là không hiểu tại sao hay là do tình cờ người ta điều ‘người Tây Ninh’ về lãnh đạo đảng bộ của thành phố, mà Tây Ninh thì là một tỉnh vừa đồng bằng, vừa miền núi, khác xa TP. Hồ Chí Minh. Đó cũng là một nhận xét trong dân.
“Nhưng có một thực tế là Thành phố Hồ Chí Minh hiện giờ người ta cũng đã quá mệt mỏi với những xáo trộn với ban lãnh đạo của thành phố rồi, người thì bị kỷ luật, người thì bị tù tội, kể cả thường trực Ủy ban Nhân dân, rồi trong ban lãnh đạo Thành Ủy, thường vụ Thành Ủy cũng bị kỷ luật hết.
“Do đó, nhân vật tại chỗ mà phát triển lên hiện nay gần như không có. Cho nên việc ông Nguyễn Văn Nên được điều về thì người ta cũng chấp nhận và chấp nhận khá cao, không có bàn tán gì xôn xao lắm.”
Thử thách lớn gì chờ đợi tân Bí thư?
Trước câu hỏi ông Nguyễn Văn Nên, nếu ngồi vào chiếc ghế Bí thư Thành Ủy TPHCM và đảm nhiệm nguyên cả một nhiệm kỳ, thì có thể sẽ phải đương đầu với những thách thức chính yếu gì, Luật sư Thuận đáp:
“Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, nó cũng là thành phố đặc biệt nên trước kia Bộ Chính trị đã họp và ra nhiều nghị quyết về thành phố, khẳng định thành phố là trung tâm kinh tế, đầu tàu kinh tế, rồi trung tâm thương mại, tài chánh của cả nước, đây là nơi đóng góp lớn nhất của cả nước vào ngân sách trung ương, ngân sách quốc gia.
“Thực vậy, 1/3 ngân sách Trung ương lấy từ nguồn của thành phố này và đây cũng là thành phố đông dân nhất nước, với sự đa dạng về thành phần, lĩnh vực kinh tế, năng động, sáng tạo bậc nhất nước, thế nhưng nó cũng rất phức tạp với quy mô này.
“Mặt khác, nhiều người lãnh đạo từ thành phố này đã từng được điều về Trung ương làm các chức vụ như đến thủ tướng chính phủ, như là các ông Võ Văn Kiệt, rồi Phan Văn Khải, kể cả tổng bí thư. Có thể nói là thành phố lớn đã đào tạo nên những nhà lãnh đạo, quản trị tầm vóc như thế, cho nên việc về làm việc ở thành phố này của tân Bí thư cũng phải đáp ứng những kỳ vọng.
“Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Nên đã có thời gian dài ở Trung ương, ông từng làm Chánh văn phòng Chính phủ, rồi hiện nay là Chánh văn phòng Trung ương đảng, trước đó, Bí thư Trung ương Đảng, có lẽ ông biết được và học được nhiều việc, cho nên tôi cho rằng ông về thành phố cũng không có gì bỡ ngỡ.
“Tôi cho rằng thử thách lớn chờ đợi ông Nên ngay bây giờ là vụ Thủ Thiêm, phải làm sao giải quyết dứt điểm và hợp lý vụ Thủ Thiêm, hiện tại lại có thêm việc lập thành phố Thủ Đức nữa, rồi các yêu cầu về một thành phố thông minh đối với TP Hồ Chí Minh, bên cạnh đó phải đảm bảo đời sống của nhân dân và trật tự an ninh, đặc biệt là tiếp tục đóng góp ngân sách cho Trung ương bên cạnh nhiều vấn đề người dân quan tâm, kỳ vọng khác, kể cả giải quyết những vấn đề từ trước lưu lại, thì cái đó thực ra là nặng nề, chứ không đơn giản.
“Nhưng tôi thấy ông Nên là người có phát biểu tỏ ra khiêm tốn, biết lắng nghe, thì tôi hy vọng những vụ việc, sự việc phức tạp trong quá khứ để lại vừa qua sẽ dần dần được khắc phục.”
‘Xử lý chưa nghiêm, dân chưa phục’
Nhân dịp này, Luật sư Trần Quốc Thuận bình luận về những gì là hậu quả và vấn đề mà các nhiệm kỳ trước của các ban lãnh đạo thành ủy, UBND thành phố để lại, cũng như cách thức xử lý đối với những vụ việc, cá nhân hữu trách, gây hậu quả.
Ông nói:
“Bây giờ nhìn lại, kiểm lại và nhìn một cách chung nhất, rõ ràng là trong dàn lãnh đạo cao cấp nhất của thành phố, trong đảng, mà được hiểu là cấp Thường vụ Thành Ủy, cấp Thường trực Ủy ban Nhân dân, cấp Phó Chủ tịch UBND… đều có nhiều người đã bị kỷ luật hết.
“Kỷ luật nhẹ nhất là cảnh cáo, còn kỷ luật cao nhất là bị ở tù, hai phó chủ tịch đã bị ở tù rồi, bị xét xử, không biết tới đây còn xử ai nữa không, còn ông Bí thư Thành ủy, Ủy viên Bộ Chính trị trong mấy nhiệm kỳ có vấn đề đó của thành phố thì cũng bị cách cái chức mà ông đã nghỉ rồi của khóa XI.
“Người ta cũng nói nhiều là trong dàn lãnh đạo bị kỷ luật, rồi bị tù tội như thế, mà người cao nhất lãnh đạo thành phố khi đó, mà chỉ bị kỷ luật như thế, là chưa thỏa đáng với những việc làm sai trái của ông ấy và những lãnh đạo cấp phó, cấp dưới của ông ấy, mà đã làm cho thành phố gần như là tan nát hết cả như thế, để lại những hậu quả rất nặng nề cho bộ máy, làm cho nhiều người, nhiều cán bộ cấp cao của thành phố cũng bị dính líu, mắc sai lầm đến như thế.
“Xử lý như thế chưa nghiêm, dân chưa phục, dư luận rất xôn xao, cũng có nhiều người đặt vấn đề là đã cách chức, thì phải cách sâu hơn, vì ông lãnh đạo Thành ủy đó nắm tới hai khóa Ủy viên Bộ Chính trị, hai khóa là Bí thư Thành Ủy, và trước đó ông ấy còn là Chủ tịch UBND Thành phố nữa.
“Ông ấy cũng là người có bàn tay trong việc lập nên bộ máy đó, các dàn cán bộ đó, mà để xảy ra như thế với chính ông ấy và những người khác thì có lẽ phải xem xét trách nhiệm đó và phải xử lý hết rốt ráo những trách nhiệm đó, như thế mới thỏa đáng hơn.
“Nhưng nhìn từ trên mặt bằng mà từ đó, từ lãnh đạo thành phố này mà suy ngược lên, thì ở trên cũng có thể có nhiều người lãnh đạo mà có hay từng có nhiều sai lầm như thế, có người đặt vấn đề là có bao che không, có chống lưng không, tôi cho rằng có lẽ ở đây trước mắt người ta hạn chế kỷ luật tới hàng Ủy viên Bộ chính trị, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, dù vừa qua, vụ việc xảy ra với ông Đinh La Thăng cũng có thể coi là cá biệt.
“Theo dõi các Hội nghị vừa rồi, người dân cũng thấy có nhiều người có tai tiếng chuyện nọ, chuyện kia, vẫn xuất hiện ngồi ở các sự kiện và họ vẫn thấy ‘cười vui vẻ’, do vậy người dân nghĩ phải chăng người ta vẫn như thế để giữ cân bằng, ổn định cho Đại hội 13?”
Mời quý vị đón theo dõi tiếp ý kiến của Luật sư Trần Quốc Thuận trong bài tiếp theo, trong đó ông bình luận thêm về Hội nghị 13 và công tác nhân sự, cùng một số diễn biến thời sự tiền Đại hội 13 của ĐCSVN.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54513122
Điểm tin trong nước sáng 13/10:
Bão Nangka tăng cấp; Thủy điện Sông Tranh
bị yêu cầu cắt, giảm lũ cho hạ du
Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Bão Nangka tăng cấp
Trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Thủy điện Sông Tranh bị yêu cầu cắt, giảm lũ cho hạ du
Thêm 1 ca mắc Covid-19 là chuyên gia nhập cảnh từ Ấn Độ
Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Ba (13/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Bão Nangka tăng cấp
Rạng sáng 13/10, tâm bão số 7 (Nangka) trên Biển Đông đang cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên trong khoảng 170 km tính từ tâm bão.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong chưa đầy 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc với vận tốc 20 km/h và có khả năng mạnh thêm. 4h ngày 14/10, tâm bão nằm ngay trên khu vực phía tây nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất cấp 9-10, giật cấp 12 và đi vào vịnh Bắc Bộ. Rạng sáng 14/10, tâm bão nằm ngay trên vịnh với sức gió mạnh nhất cấp 9-10 (75-100 km/h), giật cấp 12.
Sau đó, bão giữ nguyên hướng đi và vận tốc, tiến vào vùng biển các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta chiều 14/10. Lúc này, bão có thể đạt cường độ cực đại là cấp 10, giật cấp 12.
Trong 2 ngày tới, bão tiếp tục di chuyển hướng tây tây bắc và đi vào đất liền các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Tối 14/10, bão đổ bộ với sức gió mạnh cấp 8, rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và một vùng áp thấp.
Trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viêm gan B
Theo báo Zing, sau 8 tiếng tiêm vaccine viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên (Vĩnh Phúc), trẻ có dấu hiệu bất ổn và tử vong dù được chuyển tuyến để cấp cứu.
Thông tin được ông Hoàng Văn Chiến, giám đốc bệnh viện này xác nhận. Trước đó, bé chào đời lúc 6h ngày 10/10 bằng phương pháp đẻ thường, sức khỏe ổn định, hồng hào.
13h cùng ngày, các bác sĩ tiêm vaccine viêm gan B cho bé cùng khoảng 12-13 trẻ sơ sinh khác. Sau 8 tiếng, trẻ có dấu hiệu hạ thân nhiệt, tím tái, diễn biến nặng dần và nhanh chóng được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Tuy nhiên, bé đã tử vong khi đến nơi.
Ông Chiến cho biết: “Về chuyên môn, chúng tôi nghĩ tới giả thuyết trẻ thiếu men tiêu hóa. Tuy nhiên, để xác định nguyên nhân chính xác, chúng ta vẫn phải đợi kết quả từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Việc xét nghiệm có thể mất vài ngày”.
Thủy điện Sông Tranh bị yêu cầu cắt, giảm lũ cho hạ du
Báo Thanh Niên đưa tin, UBND tỉnh Quảng Nam đã gửi công văn yêu cầu Công ty thủy điện Sông Tranh vận hành điều tiết hồ thủy điện. Yêu cầu đặt ra là phải “vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du”, không gây dòng chảy đột biến, bất thường…
Theo ông Phan Thanh Hùng, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Thừa Thiên-Huế, những ngày qua, cùng với lượng mưa lớn trên diện rộng toàn tỉnh, hồ thủy lợi Tả Trạch và 2 hồ thủy điện lớn (Hương Điền, Bình Điền) của Thừa Thiên-Huế đã “điều tiết” nước về hạ du với những mức độ khác nhau.
Đến chiều qua 12/10, lưu lượng đến và đi của hồ này đã giảm, “đi” 366 m3/giây, “đến” 630 m3/giây. Còn đối với hồ thủy điện Bình Điền, hôm 11/10 lưu lượng nước “đến bao nhiêu đi bấy nhiêu” (1.809/1.809 m3/giây), hôm qua có giảm bớt (710/693 m3/giây).
Mặc dù vậy, vùng hạ du Thừa Thiên-Huế vẫn đang ngập lớn. Chiều qua, mực nước trên các sông tại Thừa Thiên-Huế xuống chậm.
Khi mưa lớn sau đó và bão số 6, áp thấp nhiệt đới “uy hiếp”, hồ Tả Trạch cũng phải xả lũ dồn dập. Vì vậy, theo ông Phan Thanh Hùng, việc điều tiết nước từ các hồ về hạ nguồn với lưu lượng lớn đã gây áp lực cho hạ nguồn và khiến nước lũ dâng.
Sáng qua 12/10, các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn Quảng Nam tiếp tục xả tràn để vận hành đưa nước về dưới mực nước đón lũ mới. Ở thời điểm 5 giờ, thủy điện A Vương đang xả tràn, chạy máy với lưu lượng 484,91 m3/giây, thủy điện Đăk Mi 4 là 333,12 m3/giây, thủy điện Sông Bung 4 là 1.317,70 m3/giây. Đến 14 giờ, mực nước về hồ thủy điện A Vương 548 m3/giây nhưng chỉ xả qua tràn 33 m3/giây; tương tự với thủy điện Sông Bung 4 (458/211 m3/giây), thủy điện Đăk Mi 4 (246/176 m3/giây), riêng thủy điện Sông Tranh 2 mực nước về hồ 418 m3/giây nhưng chỉ xả qua tràn 5 m3/giây…
Thêm 1 ca mắc Covid-19 là chuyên gia nhập cảnh từ Ấn Độ
Ca mắc mới được công bố chiều 12/10, là bệnh nhân Covid-19 thứ 1110 (nam, 35 tuổi, quốc tịch Ấn Độ), là chuyên gia, vào Việt Nam làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 6/10, bệnh nhân từ Ấn Độ nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), được chuyển đến cách ly tập trung tại TP.HCM.
Ngày 7/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 1, kết quả âm tính với virus SAR-CoV-2. Ngày 10/10, bệnh nhân khởi phát bệnh với triệu chứng sốt, đau đầu.
Ngày 11/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm lần 2, kết quả xét nghiệm dương tính SAR-CoV-2. Bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM.
Điểm tin trong nước tối 13/10- Vụ bé gái tử vong
sau tiêm vắc-xin: Thêm nhiều trẻ nhập viện-
Vụ SGK lớp 1 ‘đầy sạn’:
Người dân bức xúc muốn thu hồi
Tâm Minh – Hiểu Minh
Mục lục bài viết
Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc-xin: Thêm nhiều trẻ nhập viện
Vụ SGK lớp 1 ‘đầy sạn’: Người dân bức xúc muốn thu hồi
Bốn tỉnh miền Trung đề nghị cứu trợ khẩn cấp
Thêm 3 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có 1.113 ca bệnh
Mục Điểm tin trong nước tối thứ Ba (13/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:
Vụ bé gái tử vong sau tiêm vắc-xin: Thêm nhiều trẻ nhập viện
Sáng 13/10, bà Mai Lan Hương, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La, cho báo Người lao động biết: Trong 2 ngày 12 và 13-10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La đã tiếp nhận 5 trẻ có độ tuổi từ 2 đến 7 tháng tuổi thuộc xã Chiềng Xôm và phường Chiềng An, TP. Sơn La sau khi tiêm vắc-xin 5 trong 1 (mũi 1 – 2 – 3) tại Trạm y tế xã, phường. Trong đó có, 1 trường hợp sốc phản vệ độ 4 (mức độ nặng), 2 trẻ sốc phản vệ độ 3 và 2 trẻ có phản ứng sốt cao sau tiêm chủng.
Riêng trường hợp sốc phản vệ độ 4, sau cấp cứu 4 tiếng, cháu bé đã tử vong. Bốn trường hợp còn lại đang được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sơn La tiếp tục theo dõi, điều trị. Hiện tại cả 4 trẻ đang được theo dõi tích cực tại Khoa nhi của Bệnh viện và điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế.
Vụ SGK lớp 1 ‘đầy sạn’: Người dân bức xúc muốn thu hồi
Những ngày qua dư luận đang dậy sóng với vụ sách Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo Dục Việt Nam dù đầy ‘sạn’ nhưng vẫn được đưa vào giảng dạy. Theo truyền thông trong nước dẫn ý kiến của các chuyên gia cho rằng, những câu chuyện được dẫn trong sách không chỉ vô nghĩa, nhảm nhí mà nguy hiểm hơn còn dạy cho các em cách nói dối cũng như tính khôn lỏi.
Trên báo Người Lao Động ngày 13/10, nhiều bạn đọc đã nêu ý kiến yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo nên thu hồi sách càng sớm càng tốt nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến hồn của các em nhỏ vốn được ví như trang giấy trắng này.
Một bạn đọc bức xúc: ‘Giáo dục là tương lai của đất nước, cớ sao Bộ Giáo dục và Đào tạo lại xem như chuyện bình thường – chỉ cần rà soát và chỉnh sửa. Những sai sót này đâu có thể sửa sai một cách đơn giản như vậy. Sách mà đầy sạn thì không nên sử dụng’.
Một bạn đọc khác thì thẳng thắn: “Đã thẩm định xong rồi, bây giờ còn rà với soát gì nữa. Việc này là việc quốc gia, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai mà như thế, cả một hội đồng thành lập ra để làm gì? Những người có trách nhiệm xin đừng bao biện nữa. Và sách giáo khoa chi chít sạn này không cần phải rà với soát gì mà tốt nhất là nên thu hồi”.
Còn bạn Công Thành thì chia sẻ: ‘Thời của chúng tôi ca dao, tục ngữ mẹ ru thuở còn thơ đã ngấm vào máu thịt, nhân sinh quan đặc biệt là tình yêu quê hương, ông bà, cha mẹ. Dạy cho con nít biết lẽ phải, lòng nhân từ, bao dung và không được có thói côn đồ, hiếu thắng, bạc nghĩa.
Dạy làm người tốt… Chẳng lẽ những điều này không còn phù hợp sao?’
Bốn tỉnh miền Trung đề nghị cứu trợ khẩn cấp
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam đề nghị hỗ trợ khẩn cấp 6.500 tấn gạo, 5,5 tấn lương khô, 20.000 thùng mì tôm, các loại thuốc, hóa chất khử trùng và vật tư, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn để ứng phó với mưa lũ.
Thông tin này được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai cho biết tại cuộc họp ứng phó với bão số 7 và mưa lũ tại miền Trung diễn ra sáng 13-10.
Theo báo cáo nhanh, đến hết ngày 12/10, mưa lũ tại các tỉnh miền Trung làm 28 người chết, (tăng 10 người so với ngày 11/10), hiện vẫn còn 12 người mất tích.
Mưa lũ cũng khiến 415 nhà bị sập đổ, hư hỏng, 131.077 nhà bị ngập. 592ha lúa, 4.179ha hoa màu bị ngập, vùi lấp, 3.588ha thủy sản bị thiệt hại, 293 con gia súc, 155.997 con gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Đến sáng nay vẫn còn có 217 xã, phường/111.329 hộ bị ngập sâu từ 0,3m-1,5m (Quảng Bình 15 xã; Quảng Trị 81 xã; Thừa Thiên Huế 115 xã/phường; Đà Nẵng 6 xã/phường).
Ngày 13-10, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với UBND hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh tổ chức lễ hợp long công trình cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam, nối hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Dự án cầu Cửa Hội có tổng mức đầu tư 950 tỉ đồng, trong đó 450 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ, 250 tỉ đồng vốn ngân sách tỉnh Nghệ An và 250 tỉ đồng vốn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.
Dự án có tổng chiều dài 5,271km, trong đó phần cầu chính Cửa Hội dài 1,728km, còn lại là phần đường dẫn phía Nghệ An và Hà Tĩnh.
Thêm 3 ca mắc Covid-19 mới, Việt Nam có 1.113 ca bệnh
Bộ Y tế chiều 13-10 cho biết vừa phát hiện thêm 3 ca mắc Covid-19 mới ở nước ta, đều là ca bệnh nhập cảnh được cách ly ngay. Cụ thể:
Ca bệnh 1111 (BN1111) tại tỉnh Bạc Liêu: nữ, 20 tuổi, có địa chỉ tại xã thành Thọ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
Ca bệnh 1112 (BN1112) tại tỉnh Bạc Liêu: nữ, 26 tuổi, có địa chỉ tại xã Nam Thanh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Hiện 2 bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Ca bệnh 1113 (BN1113) tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: nam, 37 tuổi, quốc tịch Malaysia, là chuyên gia dầu khí. Bệnh nhân cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.
Trước đó trên chuyến bay này đã ghi nhận 20 ca dương tính với SARS-CoV-2, được cách ly ngay tại tỉnh Bạc Liêu. Đến nay, chuyến bay này hiện đã ghi nhận 22 ca bệnh Covid-19.