Ðại chiến lược của Trung Quốc Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn – Hoàng Đình Khuê
Kế hoạch “Made in China 2025”
(Tiếp theo)
Chương 4B: Tái cấu trúc Khoa học & Kỹ thuật.
Kinh tế Tương lai:
Phần này phân tích kinh tế tương lai ngắn hạn (5 năm tới), trung hạn (đến 2030), và dài hạn (đến 2050) và tiềm năng đạt được các mục tiêu kinh tế của Trung cộng. Nó thảo luận về tương lai tiềm năng kinh tế của CHNDTH mà không ảnh hưởng bất kỳ biến động kinh tế nào. Tuy nhiên điều này rất khó xảy ra. Kể từ Thế chiến thứ II, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua bốn cuộc suy thoái, hoặc cứ sau 18 năm một lần. Nền kinh tế Trung cộng có thể cảm nhận được tác động của ít nhất một cuộc suy thoái toàn cầu vào năm 2050. Trong thời kỳ suy thoái một số điều sau đây có thể xảy ra: Nhu cầu xuất khẩu có thể sụp đổ – làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập. Điều này sẽ đe dọa sự phát triển của các nhà sản xuất công nghiệp cao của Trung cộng, hoàn thành kế hoạch “Made in China 2025” và phát triển thành công “Một vành đai, một con đường”.
Nếu một cuộc suy thoái trong nước xảy ra, tiêu thụ có thể sụp đổ, đe dọa đến nỗ lực tái cân bằng. Như đã thấy trong thời kỳ suy thoái vừa qua, Trung cộng đã sử dụng đầu tư và cho vay nặng lãi từ các ngân hàng nhà nước để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, gây ra một số mất cân đối đã được đề cập trong phần trên. Mặc dù Trung cộng có các công cụ đối phó những sự kiện như vậy, nhưng các biện pháp này có thể đảo ngược sự tiến bộ trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung cộng. Do đó cách các nhà cầm quyền Trung cộng phản ứng với các cuộc khủng hoảng trong tương lai có thể quan trọng hơn đối với việc đạt được các mục tiêu dài hạn của Trung cộng hơn bất kỳ kế hoạch nào được mô tả ở đây. Một cuộc khủng hoảng xuất hiện vào giữa năm 2018 là Hoa Kỳ đã khởi xướng một cuộc chiến thương mại – hoặc ít nhất là những cuộc cạnh tranh mở đầu của một cuộc xung đột kinh tế với Trung cộng. Các nhà lãnh đạo Trung cộng vẫn lo lắng và không chắc chắn về phương pháp tiến hành.
Ngắn hạn (5 năm tới):
Nhìn chung nền kinh tế Trung cộng có thể sẽ tiếp tục con đường hiện tại và đạt được các mục tiêu tăng trưởng được nêu trong “Kế hoạch 5 năm”gần đây nhất.
Tuy nhiên Trung cộng khó có thể thay đổi đáng kể mô hình phát triển trong giai đoạn này. Trung cộng có thể sẽ tiếp tục trên quỹ đạo tăng trưởng của mình trong 5 năm tới và có thể đạt được nhiều mục tiêu cốt lõi là phát triển một nền kinh tế “thịnh vượng khiêm tốn”, như là một biện pháp tăng trưởng GDP. Tăng trưởng mục tiêu trong giai đoạn này trung bình hàng năm 6.5% và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) dự trù GDP trung bình hàng năm là 8.2% cho đến năm 2020. Tuy nhiên tăng trưởng có thể thấp ở mức 5% đến 6% nếu Trung cộng phải đối mặt với khủng hoảng tài chánh trong nước. Mô hình tăng trưởng của Trung cộng cũng sẽ không thay đổi nhiều và tiến bộ sẽ vẫn tăng lên, phần lớn là do thiếu cải cách thị trường. Nhiều cải cách được lên kế hoạch gần đây của Tập Cận Bình rất tham vọng nhưng vẫn khộng đạt được kỳ vọng vì các kế hoạch tập trung và quản lý vi mô cao.
Sự hiện diện của chính phủ trong nền kinh tế vẫn lan rộng và các nhà quản lý can thiệp nhanh chóng khi khủng hoảng bùng nổ như thị trường chứng khoán giảm vào năm 2015. Những cải cách tài chánh mà một số nhà quan sát hy vọng sẽ bao gồm tự do hóa lãi suất và tự do di chuyển vốn qua biên giới, đã giảm rất nhiều so với những kỳ vọng cao cả. Trong khi một loạt các thay đổi khác cũng đã được ban hành, hầu hết là phản ứng của Cộng hòa đối với các cuộc khủng hoảng hiện ra, thay vì các cải cách chủ động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Trung cộng, như đưa ra chính sách Một trẻ em vì lo ngại về sự thiếu hụt trong tương lai của công dân trong độ tuổi lao động.
Những thay đổi chậm chạp này có thể sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng cơ bản của nền kinh tế Trung cộng. Người tiêu thụ Trung cộng sẽ tăng chỉ tiêu đến năm 2020, chủ yếu nhờ tăng GDP bình quân đầu người, tăng từ $959 đô la năm 2000 lên $8,123 đô la trong năm 2016. Tuy nhiên tổng mức tiêu thụ GDP có thể sẽ tiếp tục tăng chậm vì tăng trưởng có thể tiếp tục tập trung đầu tư và xuất khẩu. Tăng trưởng dịch vụ cũng sẽ tiếp tục phát triển dựa trên sức mạnh trong lĩnh vực này và sẽ tiếp tục hoàn thành mục tiêu dịch vụ chiếm 60% GDP vào năm 2025.
Xuất khẩu như là một phần của GDP sẽ tiếp tục giảm mặc dù chậm, chủ yếu là do vai trò ngày càng mở rộng của tiêu thụ và dịch vụ trong nền kinh tế. “Một vành đai, một con đường” không có khả năng phát triển bất kỳ nhu cầu xuất khẩu đáng kể nào vì các dự án cơ sở hạ tầng “Một vành đai, một con đường” có thể giữ cho công ty xây dựng chính của Trung cộng làm việc và vốn của Trung cộng chảy vào các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường”. Trong khi quan hệ chính trị sẽ được tăng cường, lợi ích kinh tế vẫn có thể bị hạn chế.
Trong ngắn hạn việc sản xuất Tài sản trí tuệ (IP) của CHNDTH sẽ tiếp tục làm lu mờ các nhà lãnh đạo toàn cầu khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Nhật Bản, và Trung cộng có khả năng sẽ đạt được mục tiêu tự xác định về sản xuất bằng sáng chế.
CHNDTH sẽ vẫn là nước đứng đầu về Tài sản Trí tuệ (IP), nhưng không phải là Tài sản trí tuệ kinh tế.
Nhà cầm quyền Trung cộng đã khuyến khích các công ty Trung cộng trong giai đoạn tiếp theo chuyển đổi kiến thức sang thực tiễn kinh doanh.
Các nhà lãnh đạo Trung cộng đã trực tiếp giải quyết vấn đề “Thung lũng chết” của quốc gia – đề cập đến vùng chết giữa các phòng thí nghiệm Trung cộng và các ngành công nghiệp Trung cộng mà Tài sản trí tuệ (IP) Trung cộng thường thất bại khi vượt qua.
Không chắc những vấn đề này sẽ được giải quyết hoàn toàn trong vòng 5 năm tới. Việc kết hợp kỹ thuật chậm vào công nghiệp sẽ hạn chế xuất khẩu kỹ thuật cao và làm chậm tăng trưởng thu nhập, làm chậm tăng trưởng tiêu thụ.
Điều này làm trì hoãn sự chuyển đổi của mô hình tăng trưởng của Trung cộng.
Tuy nhiên các công ty Trung cộng sẽ tiếp tục thực hiện các cải tiến về giá cả và tốc độ tiếp thị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu ngày càng cao hơn. Các ví dụ trước đây bao gồm các nhà sản xuất tấm pin mặt trời. Mặc dù các công ty Trung cộng không phải là các chuyên viên kỹ thuật trong lĩnh vực này, họ đã có thể tận dụng chánh sách ưu đãi và tài trợ của nhà nước để chiếm thị trường lớn trên toàn cầu. Những nỗ lực tương tự của Trung cộng trong các ngành nêu trong kế hoạch “Made in China 2025”, đặc biệt là công nghệ thông tin và các phương tiện năng lượng mới, nơi Trung cộng đã có các công ty đa quốc gia lớn như Huawei (về viễn thông) và Geely (ô tô) hy vọng sẽ cạnh tranh trên trường quốc tế.
Trung hạn (đến 2030):
Tăng trưởng kinh tế chung của Trung cộng có thể sẽ tiếp tục chậm lại đến năm 2030. Sự chậm lại là do khả năng suy giảm của nền kinh tế Trung cộng tiếp tục hấp thụ một lượng lớn đầu tư. Với quỹ đạo tăng trưởng hiện tại của Trung cộng, tăng trưởng GDP trung bình hàng năm có thể sẽ chậm lại trong giai đoạn 2020-2030. Trung cộng có thể củng cố nền kinh tế thịnh vượng khiêm nhường của họ bằng cách tăng cường phát triển trên toàn khu vực nông thôn.
Trong trung hạn, Trung cộng sẽ tiếp tục chuyển đổi mô hình tăng trưởng của mình, mặc dù hơi chậm. Trung cộng có thể đạt được mục tiêu với dịch vụ chiếm 60% GDP vào năm 2025. Tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng khi GDP bình quân đầu người tăng, cùng với tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng chậm và do những thay đổi chính sách lớn, tiêu thụ khó có thể vượt qua được 50% GDP như kinh tế ở các nước lớn khác, bao gồm Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Khi tiêu thụ và dịch vụ tăng, xuát khẩu sẽ trở nên ít quan trọng hơn đối với tăng trưởng. Trung cộng có thể sẽ tạo ra thành công trong một danh sách các ngành công nghiệp chống lại các đối thủ xuất khẩu tiên tiến khác như Nhật Bản và Hàn quốc, vì mở rộng khả năng sáng tạo và hỗ trợ của nhà nước. Tuy nhiên Trung cộng cũng sẽ phải đối mặt với sự canh tranh mạnh mẽ hơn từ các nhà xuất khẩu kém tiến bộ ở Đông Nam Á vì giá nhân công trong nước tăng. Như các công ty Trung cộng đã từng làm, các công ty ở các quốc gia Đông Nam Á cũng có thể đổi mới về giá cả và tốc độ để tiếp thị và tận dụng tăng lương ở Trung cộng. Điều này sẽ khiến các nhà lãnh đạo thị trường chuyển đổi sản xuất giá trị thấp hơn sang các nước đang phát triển khác, chẳng hạn như Malaysia, Việt Nam và Bangladesh.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng tổng thể tương đối nhanh này, Trung cộng sẽ phải bắt đầu đạt được những tiến bộ đáng kể với những cải cách theo định hướng thị trường. Những cải cách này có thể thách thức bản chất chủ nghĩa vụ lợi của hệ thống kinh tế Trung cộng. Một cải cách kinh tế lớn khác cho phép các lực lượng thị trường xác định giá cả cung cấp dữ kiện sản xuất. Hiện tại, các mặt hàng chính bao gồm dầu, khí đốt tự nhiên, điện và nước, phải chịu sự kiểm soát giá cả của chính phủ. Kế hoạnh 5 năm lần thứ 13 đặt ra các mục tiêu để nâng cao hoặc cải thiện các biện pháp kiểm soát giá cả vào năm 2020; tuy nhiên việc loại bỏ các biện pháp kiểm soát này là điều đáng nghi ngờ. Các biện pháp kiểm soát giá cả có thể sẽ vẫn tồn tại vào những năm 2020, nhưng việc nới lỏng hoặc loại bỏ hơn nữa sẽ giúp quản lý tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn suy thoái môi trường.
Việc bãi bỏ quy định tài chánh có thể là cuộc cải cách thị trường đầy thách thức và rủi ro nhất mà Trung cộng tiếp tục giải quyết. Điều này liên quan đến nhiều cải cách nhỏ hơn, nhưng tự do hóa lãi suất và cho phép đồng Nhân dân tệ thả nổi so với những đồng tiền khác là cốt lõi của nỗ lực này. Tự do hóa lãi suất sẽ cho phép phân phối vốn hiệu quả hơn; tuy nhiên điều đó cũng sẽ hạn chế việc cho vay đối với các công ty ít hoạt động, trong số đó có cả các doanh nghiệp nhà nước. Việc cho phép thị trường xác định lãi xuất cũng sẽ tạo điều kiện cho việc phân phối tín dụng tiêu thụ hiệu quả, điều này rất quan trọng đối với việc gia tăng tiêu thụ. Thực hiện điều này sẽ phức tạp, nhưng các nhà lãnh đạo Trung cộng đã thể hiện sự sáng tạo trong việc kết hợp các phương pháp do thị trường và nhà nước kiểm soát trong quá khứ.
Trong khi sự lãnh đạo dưới thời Tập Cận Bình đã thực hiện những bước tiên khởi để bắt đầu bãi bỏ qui định lãi suất, vẫn còn đạt được những tiến bộ đáng kể. Việc thả nổi hoàn toàn và áp dụng rộng rãi đồng Nhân dân tệ là mục tiêu của Trung cộng và khó có thể xảy ra vào năm 2030. Với những cải cách gần đây đối với tiền tệ Trung cộng, sự nới lỏng dần dần của hệ thống cố định trong đó đồng Nhân dân tệ được trao đổi nhiều khả năng nhất.
Mặc dù tăng trưởng nhanh chóng và được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá như một loại tiền tệ dự trữ chiến lược, việc sử dụng Nhân dân tệ thực tế để tạo thuận lợi cho giao dịch tài chánh và thương mại quốc tế vẫn còn tương đối ít, chỉ chiếm 8.7% giao dịch toàn cầu trong năm 2013. Chặn các sự kiện không lường trước ảnh hưởng đến sự ổn định và niềm tin vào đồng đô la Mỹ, hầu hết các giao dịch đồng Nhân dân tệ có thể bị giới hạn trong giao dịch tài chính và giao dịch với các thực thể Trung cộng. “Một vành đai, một con đường” có thể bắt đầu đạt được một số các mục tiêu đã nói trong phần Trung hạn.
Nếu một số quốc gia hội viên có thu nhập cao bắt đầu thấy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, kết hợp với hiệu quả kinh tế tích cực từ cải thiện cơ sở hạ tầng, nhu cầu đủ có thể được tạo ra cho xuất khẩu của Trung cộng. Một vấn đề quan trọng sẽ cho phép thị trường Trung cộng tiếp cận hàng hóa được sản xuất tại các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường”, một lĩnh vực mà các cơ quan quản lý Trung cộng có truyền thống bảo vệ.
Bất kể thành công chung của “Made in China 2025”, sự đổi mới của Trung cộng sẽ tiến bộ. Trong khi Trung cộng sản xuất một số lượng lớn Tài sản trí tuệ, hầu hết sự đổi mới trong nền kinh tế Trung cộng rất khó đo lường và thường tập trung vào những cải tiến gia tăng về tốc độ đối với thị trường hoặc giá cả. Các công ty Trung cộng ngày càng có thể chuyển từ những đổi mới gia tăng sang đột phá hơn. Mục tiêu Made in China 2025 của các doanh nghiệp cở nhỏ và vừa (SMEs-small- and medium- sized enterprise), kỹ thuật cao vô địch vô hình sẽ có thể đạt được, nhưng không phải là những nỗ lực liên quan đến kế hoạch này. Trong lịch sử hầu hết sự đổi mới của Trung cộng xảy ra bên ngoài chương trình của chánh phủ, điển hình trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa này. Trong khi Trung cộng có thành tích vững vàng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cung cấp sự đổi mới nhanh chóng trong một số lãnh vực bao gồm cả thiết kế mạch tích hợp, các công ty này có thể đối mặt với áp lực thu hút các nguốn lực quan trọng và hỗ trợ của nhà nước, vốn trước đây đã là mục tiêu của các doanh nghiệp nhà nước.
Dài hạn (đến năm 2050):
Việc tiên liệu tăng trưởng dài hạn của bất kỳ nền kinh tế nào đều là khó đoán, nhưng một vài yếu tố chính có thể cho thấy nền kinh tế Trung cộng sẽ tiến triển trong năm 2050. Với xu hướng gần đây dịch vụ và tiêu thụ sẽ chiếm phần lớn GDP, và Trung cộng có thể đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tái cân bằng. Với mức tiêu thụ nhiều hơn, nhập khẩu cao hơn, có khả năng làm giảm thặng dư thương mại của Trung cộng với các quốc gia khác. Vấn đề đầu tư của nền kinh tế cũng sẽ giảm trong giai đoạn này vì mức đầu tư được quan sát trong những năm gần đây là không thể duy trì trong một thới gian dài như vậy.
Trung cộng có thể sẽ đạt được một nền kinh tế thịnh vượng vừa phải vào năm 2030, nhưng liệu có thể đạt được một nền kinh tế thịnh vượng vào năm 2050 không? Mặc dù không có mục tiêu ấn định rõ ràng nào liên quan đến vấn đề này, nhưng việc xem xét quỹ đạo tăng trưởng GDP bình quân đầu người giữa các quốc gia Châu Á khác có thể giúp cho việc đánh giá điều này. Phần lớn sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian 10 năm từ 1985 đến 1995, tăng gần gấp 4 lần từ $11,599 USD năm 1985 lên $43,440 USD năm 1995. GDP bình quân đầu người của Nhật Bản vẫn không ổn định nhưng tăng trưởng chậm kể từ đó. Trong thập niên phát triển nhanh nhất của Trung cộng từ năm 2005 đến 2015, GDP bình quân đầu người tăng từ $1,793 USD lên $8,069.93 USD.
GDP bình quân đầu người hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia phát triển như Nhật Bản và Hàn Quốc ($27,538 USD vào năm 2016) và tăng trưởng bình quân đầu người của Trung cộng bắt đầu chậm lại vào năm 2016. Với dân số đông và tăng trưởng kinh tế của Trung cộng chậm lại, nếu GDP bình quân đầu người tăng nhanh hơn nữa có thể gặp khó khăn.
Mặc dù có nhiều công dân thành thị Trung cộng có mức thu nhập bằng hoặc cao hơn người dân của các quốc gia láng giềng, nhưng muốn đạt được mức thịnh vượng tương tự cho tất cả người dân Trung cộng khác sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Tuy nhiên để đạt được mức này, nền kinh tế Trung cộng sẽ phải trải qua những cải cách đáng kể theo định hướng thị trường, phù hợp chặt chẽ với việc tăng trưởng tiêu thụ dài hạn. Những thay đổi chánh sách lớn khi trao quyền lực cho người tiêu thụ bao gồm gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng và mạng lưới an ninh xã hội phải mạnh mẽ hơn. Tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng của người tiêu thụ dựa trên việc thành lập pháp quyền để xóa bỏ khả năng thanh toán nợ và lãi suất do thị trường xác định là cần thiết để phân phối tín dụng hiệu quả. Sự tham gia của chánh quyền Trung cộng vào nền kinh tế vẫn sẽ duy trì, nhưng phải tinh vi hơn khi các nhà quản lý Trung cộng kết hợp các lực lượng thị trường với sự hướng dẫn của chính phủ. Việc nới lỏng các qui định gần đây cho thấy các ví dụ về điều này: mở rộng giao dịch cho phép áp dụng các loại tiền tệ, thiết lập các công cụ ngắt mạch điện tử, điều đó làm đóng băng thị trường chứng khoán khi chứng khoán sụt giảm và đặt giá bán tối đa cho một số mặt hàng nhất định. Các công ty Trung cộng cũng đang phát triển quyền sở hữu và liên kết với chính phủ.
Nhiều công ty tư nhân bề ngoài có liên kết với Nhà nước-Đảng hoặc Quân đội và có thể được mô tả là các công ty được nhà nước hậu thuẫn.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng đang trở nên định hướng thị trường hơn.
Cơ quan quản lý Trung cộng giám sát các doanh nghiệp nhà nước của Trung cộng đang áp dụng mô hình sở hữu hỗn hợp cho một số ít doanh nghiệp nhà nước ở cấp địa phương bao gồm cả việc bán cổ phiếu giao dịch công khai. Những bước tiến nhỏ này dưới thời Tập Cận Bình gợi ý hướng đi tương lai của nhiều công ty: như công ty Nhà nước-Tư nhân hỗn hợp.
Đánh giá chiến lược kinh tế của Trung cộng:
Các kế hoạch tăng trưởng kinh tế dài hạn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả xu hướng nhân khẩu học: số lượng nhân dân Trung cộng trong độ tuổi lao động sẽ giảm, năng lượng kinh tế giảm và tốc độ tăng trưởng giảm. Thị trường lao động với ít công nhân thường xảy ra các đợt giảm giá và tiền lương giảm khi số lượng người tiêu thụ mua hàng hóa giảm. Các nhà lãnh đạo CHNDTH có ý thức về các cuộc đấu tranh nhân khẩu học của Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu lao động trong ngành. Cũng có mối quan tâm là các vấn đề phúc lợi quan trọng vì số người trong độ tuổi lao động sẽ phải hỗ trợ cho số người già nhanh chóng.
Nhìn về phía trước, tỷ lệ dân số Trung cộng ở độ tuổi lao động sẽ giảm gần 10% từ năm 2015 đến năm 2050. Trung cộng có thể không tránh khỏi sự sụt giảm nhân khẩu học mạnh mẽ mà phải mất hàng thập niên để vạch ra. Số lượng thống kê ban đầu sau khi hủy bỏ chánh sách Một con và thực thi chánh sách Hai con cho thấy Trung cộng vẫn không thể đạt được mục tiêu tăng trưởng dân số vài triệu người mỗi năm. Trung cộng cũng phải đối mặt với một loạt các vấn đề môi trường nghiêm trọng như không khí ô nhiễm; nạn phá rừng; thiếu nước; và thách thức lâu dài sự hâm nóng toàn cầu, chưa kể khi mực nước biển dâng cao.
Hơn nữa người dân Trung cộng rất không tin tưởng vào thực phẩm sản xuất trong nước vì các vụ bê bối nhiễm độc và ô nhiễm trong những năm gần đây. Một trong những điều gây sốc nhất liên quan đến sữa bột trẻ em. Kết quả là nhiều người tiêu thụ ở Trung cộng tìm mua các nhãn hiệu nước ngoài đặc biệt là sữa bột. Trong thời gian còn lại của chính quyền, ông Tập Cận Bình có một loạt các ưu tiên đơn giản:
Đầu tiên ông đặt mục tiêu bảo đảm sự ổn định kinh tế và có thể sẽ sử dụng các công cụ chánh sách quen thuộc; kiểm soát thị trường vốn và bất động sản cùng với việc gia tăng sự tham gia của nhà nước vào nền kinh tế bình thường. Nếu sự ổn định này được duy trì, Tập sẽ bắt đầu thực hiện các hành động gia tăng đối với vai trò tăng trưởng của thị trường, nhưng luôn luôn có nhà nước Đảng hướng dẫn Trong những thập niên tới, “Một vành đai, một con đường” có thể hoặc không đạt được mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn với các quốc gia hội viên và phát triển thị trường xuất khẩu nước ngoài cho hàng hóa Trung cộng. Nhập khẩu từ các quốc gia trong “Một vành đai, một con đường” cũng có thể tăng lên nhờ sự tiếp cận của nền kinh tế Trung cộng với người tiêu thụ.
Đến năm 2050 nhiều khả năng Trung cộng sẽ phối hợp kỹ thuật vào nhiều lãnh vực chủ chốt của mình và thậm chí có thể đứng đầu thế giới trong một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định. Ngành công nghiệp Trung cộng có thể chuyển từ cải tiến đột phá sang đổi mới đột phá và phát triển các lĩnh vực sản xuất có giá trị gia tăng cao có thể thách thức các nhà lãnh đạo xuất khẩu thế giới truyền thống, như Đức và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp cụ thể mà Trung cộng được coi là dẫn đầu bao gồm “gen” (genomic), siêu máy tính và thậm chí là các công nghệ tiên tiến chẳng hạn như điện toán lượng tử. Đây là tất cả lĩnh vực mà Trung cộng đã cho thấy những tiến bộ gần đây hoặc các kỹ thuật hàng đầu thế giới. Trung cộng cũng đặt ra các mục tiêu quốc gia đầy tham vọng trong Khoa học & Kỹ thuật, đây là chủ đề của phần tiếp theo.
Tái cấu trúc Khoa học & Kỹ thuật (S &T):
Củng cố thành công cạnh tranh cả về kinh tế và quân sự. Trong vài thập niên qua, Trung cộng đã gia tăng đáng kể đầu tư vào Khoa học & Kỹ thuật và Trung cộng có kế hoạch tiếp tục đầu tư cơ sở Khoa học & Kỹ thuật trong những thập niên tới. Những khoản đầu tư đó sẽ tiếp tục nâng cao năng lực Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng. Tuy nhiên những hạn chế vẫn nằm ở chất lượng, hiệu quả và tính sáng tạo của năng lực Khoa học & Kỹ thuật đó. Việc đạt được các mục tiêu Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng phụ thuộc vào ba trụ cột căn bản: lực lượng lao động được đào tạo tốt- cơ sở công nghiệp hỗ trợ và các chuyên gia đổi mới.
Lực lượng lao động được huấn luyện tốt:
Những nỗ lực Khoa học & Kỹ thuật của lực lượng lao động được đào tạo tốt chỉ có thể mở rộng quy mô với lực lượng lao động đã có sẵn, cả về số lượng và chất lượng. Một phần đáng kể của lực lượng lao động Khoa học & Kỹ thuật đòi hỏi phải học thêm sau Đại học, nghĩa là 5 đến 7 năm sau Trung học. Ngay cả các kỹ thuật viên không có bằng tốt nghiệp đòi hỏi phải có 3 đến 5 năm kinh nghiệm để thành thạo trong ngành học của họ. Có thể ít nhất từ 5 đến 10 năm để hình thành đội ngũ công nhân ban đầu trong một lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật mới; sẽ mất từ 10 đến 20 năm nữa để phát triển một lực lượng lao động với đầy đủ kinh nghiệm quản lý và kiến thức kỹ thuật.
Cơ sở công nghiệp hỗ trợ:
Khoa học & Kỹ thuật tiến bộ cần có sự hỗ trợ của cơ sở công nghiệp. Ít nhất người ta cần có siêu hệ thống thích hợp, thành phần cũng như khả năng sản xuất trên lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật mà họ phụ thuộc vào. Những cơ sở hạ tầng thử nghiệm cũng như những thí nghiệm đáng kể, chẳng hạn như: siêu máy tính, đường hầm gió, phạm vi thử nghiệm, máy gia tốc hạt v…v có thể được chia sẻ bởi cộng đồng Khoa học & Kỹ thuật. Cơ sở hạ tầng này thường được chánh phủ trợ cấp nhưng có thể được điều hành bởi chánh phủ, bởi các tổ chức tư nhân hoặc tập đoàn. Nếu không có các cơ sở chung như vậy, người ta không thể đạt được hiệu quả quy mô để cạnh tranh toàn cầu. Hiệu quả lớn nhất đạt được khi cơ sở công nghiệp trở nên cạnh tranh toàn cầu trong lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật. Các nguồn hỗ trợ cơ sở công nghiệp sau đó có thể được thực hiện từ cả hai hoạt động của chính phủ và thương mại
Sự hỗ trợ đổi mới:
Các vấn đề xã hội rộng lớn hơn cũng tác động đến khả năng cạnh tranh của Khoa học & Kỹ thuật. Luật Tài sản trí tuệ, các tổ chức và mạng lưới Khoa học & Kỹ thuật, các quyền tự do học thuật đều đóng vai trò quan trọng. Nếu không có hiến pháp bảo vệ quyền Tài sản trí tuệ, các nhà cải cách có khuynh hướng không chia sẻ tiến bộ Khoa học & Kỹ thuật của họ hoặc cộng tác làm việc. Các tổ chức Khoa học & Kỹ thuật cho dù là trường đại học, phòng thí nghiệm của chánh phủ hay ngành công nghiệp, thường được kết nối với nhau thông qua các tổ chức nghề nghiệp hoặc mạng lưới cá nhân để tạo ra hiệu quả hoặc đổi mới. Cuối cùng nghiên cứu tiên tiến ban đầu thường không được cơ sở đánh giá đầy đủ; quyền tự do học thuật thường rất cần thiết cho phép phát triển Khoa học & Kỹ thuật đột phá, ngay cả khi tỷ lệ thất bại cao.
Các mục tiêu ngắn hạn (5 năm tới) trong tương lai:
Cam kết của Trung cộng trong việc xây dựng cơ sở Khoa học & Kỹ thuật rất rõ ràng. Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 đề cập đến sự đổi mới là “động lực chính để phát triển”và kêu gọi đổi mới được đặt ở trọng tâm của sự phát triển và tiến bộ của Trung cộng trong mọi lĩnh vực, từ lý thuyết đến thể chế, khoa học , công nghệ và văn hóa. Đổi mới phải thấm nhuần công việc của Đảng và Nhà nước và trở thành một bộ phận cơ hữu của xã hội. Nó bao gồm các chương về bảo đảm đổi mới trong khoa học và công nghệ hàng đầu. Phát triển nguồn nhân lực, và phát triển các ngành công nghiệp chiến lược mới “để hướng dẫn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục và công nghiệp. Thậm chí còn liên kết tăng trưởng Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng với việc phát triển quốc phòng, nêu rõ mục tiêu Trung cộng là phát triển các khả năng chiến đấu mới, tăng cường phát triển Khoa học & Kỹ thuật liên quan đến quốc phòng, thiết bị và hậu cần hiện đại, thực hiện huấn luyện chiến đấu và tăng cường khả năng chiến đấu chung dựa trên hệ thống thông tin mạng của quân đội.
Trung cộng đã nhanh chóng phát triển hệ thống Đại học của mình, có các kế hoạch phát triển công nghiệp do chánh phủ ban hành tập trung vào các lĩnh vực công nghệ cao và đã cam kết nguồn lực quân sự đáng kể cho các ưu tiên Khoa học & Kỹ thuật. Một mặt những sáng kiến này được chánh phủ Trung cộng lên kế hoạch tập trung và có nguồn lực tốt; mặt khác số lượng không bao hàm chất lượng.
Đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển tính theo tỷ lệ phần trăm GDP đã tăng gấp ba lần trong 20 năm, điều này thậm chí còn ấn tượng hơn nếu xét đến tốc độ tăng trưởng GDP của Trung cộng trong những năm đó.
Trung cộng vẫn đứng sau Hoa Kỳ và các nước phát triển khác về đầu tư trong Nghiên cứu & Phát triển. Tuy nhiên vì nền kinh tế của Trung cộng lớn hơn tất cả-chỉ thua Hoa Kỳ, cho nên tổng số tiêu thụ của Trung cộng trong việc Nghiên cứu & Phát triển rất đáng kể.
Chuyển sang cơ sở công nghiệp vào năm 2010 và 2012, Quốc Vụ Viện CHNDTH đã ban hành hai văn kiện chính về các ngành “Công nghiệp chiến lược nổi bật” (SEI- Strategic Emerging Industries). Quyết định đẩy nhanh việc trồng và phát triển các ngành công nghiệp chiến lược của Kế hoạch 5 năm lần thứ 12.
Các tài liệu này ưu tiên 7 ngành:
* công nghiêp sinh học * năng lượng mới * sản xuấtt thiết bị tiên tiến .
* vật liệu mới * tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
* phương tiện năng lượng mới * công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo.
Trong khi Trung cộng đã đầu tư và đạt được tiến bộ đáng kể trong các ngành này, nhưng vẫn chưa được coi là có tính cạnh tranh toàn cầu trong các lĩnh vực này. Một vài trường hợp ngoại lệ có thể là cổ phần đáng kể trong thị trường của bảng năng lượng mặt trời toàn cầu và các nền tảng Internet đang cạnh tranh ở Trung cộng.
(ND: Một số sơ đồ không copy được)
Các mục tiêu trung hạn (đến năm 2030):
Một bảng đánh giá gần đây về các kế hoạch và siêu dự án Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng đã xác định được hơn một trăm dự án. Các kế hoạch này được xây dựng dựa trên các tài liệu Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI – Strategic Emerging Industries) và các kế hoạch Made in China 2025 gần đây hơn.
Kế hoạch Made in China 2025 xác định 10 lĩnh vực:
* công nghệ thông tin thế hệ tiếp theo * máy công cụ và Robot điều khiển số bằng
máy tính cao cấp.(CNC- Computer Numerical Control)
* thiết bị hàng không và vũ trụ * thiết bị kỹ thuật hàng hải và tàu kỹ thuật cao.
* thiết bị vận tải đường sắt tiên tiến * phương tiện tiết kiệm năng lượng và năng
lượng mới.
* thiết bị điện sản xuất * máy móc và thiết bị nông nghiệp.
* vật liệu tiên tiến * thiết bị y sinh và y tế hiệu suất cao.
Cuối cùng những kế hoạch gần đây nhất là sự sàng lọc của những kế hoạch trong quá khứ. So sánh các kế hoạch Made in China 2025 với các ưu tiên của
Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI) cho thấy sự chồng chéo đáng kể. Mặc dù Trung cộng có những mục tiêu rất tham vọng và đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng việc đạt được năng lực cạnh tranh toàn cầu vẫn chưa đạt được trong tất cả, ngoại trừ một số lĩnh vực công nghiệp
Các mục tiêu dài hạn (đến năm 2050):
Học viện khoa học Trung cộng đã phát triển một lộ trình Khoa học & Kỹ thuật cho năm 2050. Nó mô tả 8 chủ đề bao quát và 22 sáng kiến cụ thể mà phần lớn là phép ngoại suy tính tuyến đường của các chủ đề được mô tả ở trên.
Tám chủ đề là:
* năng lượng và tài nguyên bền vững * hệ thống xanh bằng vật liệu tiên tiến và sản xuất thông minh.
* mạng thông tin phổ biến * công nghiệp sinh thái và nông nghiệp có giá trị cao.
* hệ thống bảo đảm sức khỏe áp dụng chung. * hệ thống phát triển bảo tồn sinh thái và môi trường.
* mở rộng hệ thống khám phá không gian và đại dương.
* an ninh quốc gia và công cộng.
Đầu tư của Trung cộng vào Khoa học & Kỹ thuật đang tăng nhanh nhưng tốc độ không duy trì được. Đồng thời số lượng Khoa học & Kỹ thuật tăng lên nhưng chất lượng vẫn chưa đủ sức cạnh tranh trên toàn cầu. Trung cộng đã mở rộng hệ thống Đại học và tăng cường đào tạo các chuyên gia về khoa học kỹ thuật. Chính phủ Trung cộng tiếp tục đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển phù hợp với nhiều kế hoạch phát triển công nghiệp chiến lược. Tuy nhiên lợi tức đầu tư vẫn còn kém, một phần là kết quả của hệ thống Khoa học & Kỹ thuật mở rộng quá nhanh chóng. Tuy nhiên đó cũng là do những rào cản tổ chức còn lại đã được đề cập. Để cải thiện hơn nữa chất lượng đó,đòi hỏi phải có pháp quyền đối với Tài sản trí tuệ,
quyền tự do học thuật và thị trường tự do, những thứ có thể không thích hợp với hệ thống cộng sản của Trung cộng.
Đánh giá chiến lược Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng:
Trung cộng có khả năng sẽ trở nên cạnh tranh toàn cầu trong một số lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật do tập trung đầu tư nguồn lực đáng kể và nỗ lực sáng tạo để xây dựng quan hệ hợp tác và hệ thống đổi mới. Tuy nhiên nếu không có những thay đổi như quyền Tài sản trí tuệ và quyền tự do học thuật hiệu quả, hệ thống có khả năng vẫn kém hiệu quả so với hệ thống Khoa học & Kỹ thuật của Hoa Kỳ và các đồng minh.Trung cộng có thể sẽ tiếp tục bị giới hạn trong “túi của sự xuất sắc”: trong phần lớn các lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật, CHNDTH sẽ không đứng đầu trên toàn cầu. So sánh nhanh các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho thấy sự tương đồng rộng rãi. Công nghiệp chiến lược nổi bật (SEI) ngắn hạn của “ngành công nghiệp thông tin mới” được theo sau bởi kế hoạch Made in China 2025 với kỹ thuật thông tin thế hệ tiếp theo, dẫn đến hệ thống lộ trình kỹ thuật năm 2050 là “mạng thông tin phổ biến”.
Các chủ đề này bao gồm phần cứng mạng, vừa cố định và di động, điện toán đám mây, siêu máy tính, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo. Đơn giản là Trung cộng không có bề dày về tài năng hay môi trường năng động, tự do về trí tuệ để trở thành những người đứng đầu thế giới trong tất cả các lĩnh vực này. Tuy nhiên Trung cộng có các nguồn lực để phát triển các khả năng thích hợp, chẳng hạn như truyến thông lượng tử và điểm tín dụng xã hội. Cả hai ứng dụng kỹ thuật cung cấp thông tin liên lạc bí mật và giám sát công cộng đều có ý nghĩa đối với việc kiểm soát chính trị và ổn định xã hội, đã được thảo luận trong Chương 3. Ngoài ra hãy xem xét các kỹ thuật hàng không vũ trụ – từ SEI ngắn hạn “sản xuất thiết bị cao cấp”, bao gồm hàng không, cho đến giữa giai đoạn Made in China 2025, “sản xuất hàng không và vũ trụ” cho mục tiêu dài hạn là “Hệ thống mở rộng khả năng thám hiểm không gian và đại dương” của năm 2050. Các “kỹ thuật đẩy” chẳng hạn như động cơ tên lửa rắn chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng quân sự, tên lửa hóa chất lỏng để phóng và thăm dò trong không gian, và động cơ máy bay với độ tin cậy và hiệu quả cao, phần lớn dựa trên các lĩnh vực kỹ thuật giống nhau.
Đơn giản là Trung cộng không có đủ nguồn nhân lực để đứng đầu hoặc so sánh ngang hàng với thế giới trong tất cả các lĩnh vực này. Vì các yếu tố quân sự và uy tín, từ trước đến nay Trung cộng ưu tiên sở hữu động cơ tên lửa rắn cho tên lửa đạn đạo và động cơ tên lửa để phóng vào vũ trụ trong khi vẫn tiếp tục mua động cơ nước ngoài cho máy bay thương mại và quân sự. Với những hạn chế đã được mô tả ở trên, mô hình này có thể sẽ lặp lại một lần nữa và một lần nữa cho đến năm 2050.
Bất cứ nơi nào CHNDTH cam kết nguồn lực của chính phủ, trực tiếp thông qua các chương trình đầu tư của chính phủ hoặc quân đội hoặc thông qua các Doanh nghiệp nhà nước được hỗ trợ bởi các ngân hàng nhà nước và các phương tiện đầu tư. Trung cộng có thể đạt được năng lực Khoa học & Kỹ thuật đẳng cấp thế giới. Tuy nhiên tiến bộ tổng thể sẽ vẫn bị hạn chế bởi nguồn nhân lực sẵn có, mất từ 10 đến 20 năm để phát triển trong bất kỳ lĩnh vực cụ thể nào và do thiếu các yếu tố hỗ trợ đổi mới, chẳng hạn như kiểm soát Tài sản trí tuệ.
Mặc dù Trung cộng duy trì khả năng cạnh tranh toàn cầu với một khu vực Khoa học & Kỹ thuật năng động, các quốc gia khác đặc biệt là Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản, rất có thể sẽ tiếp tục là các nhà lãnh đạo đổi mới kỹ thuật.
Kết luận:
Trung cộng đang trong giai đoạn nỗ lực bền vững và đầy tham vọng nhằm tái cân bằng ngoại giao và kinh tế cũng như tái cơ cấu lĩnh vực Khoa học & Kỹ thuật của mình, khác xa với chánh sách ngoại giao cô lập, kế hoạch hóa kinh tế tập trung và chủ nghĩa chống trí thức của thời Mao trong vài thập niên qua. Trung cộng đã đạt được những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao với thế giới, phát triển kinh tế chưa từng có, và xây dựng khu liên hợp Khoa học & Kỹ thuật do nhà nước quản lý và học tập để có quy mô phù hợp với Trung cộng.
Tuy nhiên dù có tiến bộ cũng không bắt kịp thế giới trong những lĩnh vực này mà thay vào đó là học cách đứng đầu về mặt ngoại giao, kinh tế và kỹ thuật. Trong mỗi lĩnh vực, Trung cộng đều gặp những rào cản và hạn chế bên trong để đạt được vị trí lãnh đạo như vậy, và việc giải quyết những rào cản và hạn chế đó thường mâu thuẫn với các ưu tiên về ổn định xã hội và kiểm soát chính trị.
Về mặt ngoại giao, Bắc Kinh đang nỗ lực cải thiện vị trí địa chiến lược của mình so với Hoa Ký, các cường quốc khác, các nước láng giềng của Trung cộng và các nước trong thế giới đang phát triển. Trung cộng trên thực tế là một cường quốc ngoại giao toàn cầu và đang tìm cách áp dụng một chiến lược cân bằng sẽ cho phép hoạt động hiệu quả hơn trên nhiều lĩnh vực và khu vực. Điều này bao gồm có sự khéo léo hơn tại Hội nghị thượng đỉnh và thúc đẩy hiệu quả hơn lợi ích của Trung cộng trong các môi trường đa phương. Mặc dù Trung cộng đã tung ra nhiều quả bóng ngoại giao cùng một lúc một cách ấn tượng, nhưng căng thẳng và căng thẳng càng thể hiện rõ. Thật vậy các mục tiêu ngoại giao đầy tham vọng của Trung cộng có thể bị kìm hãm bởi trên thực tế Bộ Ngoại giao chỉ là một cơ quan chính trị nhẹ ở Bắc Kinh so với các tổ chức quan liêu khác chẳng hạn như QĐGPND (PLA) và Bộ Thương mại. Do đó các giới hạn về ảnh hưởng, nguồn lực và kinh phí sẽ hạn chế hiệu quả của các nhà ngoại giao CHNDTH. Hơn nữa hợp tác liên ngành ở Trung cộng là một thách thức lớn vì tình trạng quan liêu bao cấp rất trầm trọng.
Những thách thức như vậy đặt ra câu hỏi về mức độ hiệu quả của Trung cộng trong việc thực hiện các dự án có tham vọng cao, chẳng hạn như “Một vành đai, một con đường”. Trung cộng cũng đã khởi xướng các nỗ lực tái cân bằng nền kinh tế trong nước, tái cơ cấu lại các cơ chế quan liêu và quản lý các nỗ lực đẩu tư và thương mại ở nước ngoài của Trung cộng. Trong nước Trung cộng đang chuyển từ tăng trưởng dựa vào đầu tư sang tiêu thụ và chuyển từ nền kinh tế thời đại công nghiệp sang nền kinh tế thời đại thông tin. Hơn nữa Trung cộng đang tìm cách biến mình thành một trung tâm vận tải và hậu cần trong khu vực và toàn cầu. Mục đích là tạo ra sự phụ thuộc kinh tế khu vực và kích thích tăng trưởng kinh tế Trung cộng.
Các nhà quy hoạch của CHNDTH tập trung vào các sáng kiến quy mô lớn, bao gồm cả quy hoạch đô thị. Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng đã giảm nhưng vẫn tiếp trục duy trì trên mức trung bình toàn cầu. Những kế hoạch đầy tham vọng này đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm thay đổi nhân khẩu học và một loạt các vấn đề môi trường. Nền kinh tế Trung cộng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi sự hỗn loạn của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên Trung cộng dự kiến sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng sau năm 2030. Chiến lược Khoa học & Kỹ thuật bao trùm của Trung cộng là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự đổi mới. Những nỗ lực gần đây đã tập trung vào việc giải quyết những hạn chế, chẳng hạn như chất lượng của lực lượng lao động Khoa học & Kỹ thuật, bằng cách cải thiện hệ thống giáo dục Đại học và tái cơ cấu bộ máy Nghiên cứu & Phát triển để nâng cao hiệu quả của tổ chức. Đặc thù của kỹ thuật quốc phòng là nỗ lực kết hợp dân sự – quân sự nhằm tìm kiếm sức mạnh tổng hợp giữa Khoa học & Kỹ thuật, thương mại và quốc phòng. Trong trung hạn, Trung cộng có nhiều kế hoạch phát triển công nghiệp và kỹ thuật xác định các lĩnh vực chính để chính phủ đầu tư, từ hàng không, năng lượng đến công nghệ sinh học. Dựa trên các kế hoạch đó, các bộ ngành khác nhau của chính phủ sẽ hoạch định chính sách và phân phối các nguồn lực để khuyến khích các Doanh nghiệp nhà nước đầu tư.
Về lâu dài, sự chú ý tập trung vào nỗ lực đột phá kỹ thuật trong các lĩnh vực như tin sinh học, điện toán lượng tử, phân cách và dung hợp nguyên tử. Chiến lược Khoa học & Kỹ thuật đầy tham vọng này phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng. Ngay cả các nguồn lực Khoa học & Kỹ thuật của Trung cộng cũng không phải là vô hạn và cạnh tranh toàn cầu đang khốc liệt hơn bao giờ hết. CHNDTH sẽ phải lựa chọn khía cạnh Khoa học & Kỹ thuật nào mà mình sẽ cạnh tranh. Ngoài ra văn hóa, chính trị và tổ chức của Trung cộng tạo ra các rào cản đối với việc phát triển các yếu tố hỗ trợ đổi mới, chẳng hạn như cải thiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và nuôi dưỡng một môi trường tự do trí tuệ thật sự.
(Hết Chương 4).
(Xem tiếp Chương 5: Tái cấu trúc Quốc phòng)
Hoàng Đình Khuê
Ngày 4 /10/2020