Tin Việt Nam – 06/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam –  06/05/2020

VN: Ông Nguyễn Thanh Nghị trở lại làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng

Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký các quyết định điều động, bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

Theo đó, tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg, Thủ tướng điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

VN khai mạc Hội nghị Trung ương 13, bàn công tác nhân sự

Nguyễn Thành Tài: “Thiếu sót, sai lầm nhưng không đi ngược lại lợi ích của nhân dân”

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976, quê tại thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, trình độ tiến sĩ khoa học kỹ thuật xây dựng, cao cấp lý luận chính trị.

Hiện, ông Nguyễn Thanh Nghị là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2015 – 2020.

Tháng 10/2015, ông Nguyễn Thanh Nghị được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020. Ông cũng từng là Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất nước tại thời điểm được bầu.

Trước khi được luân chuyển về làm phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang từ tháng 3/2014, ông Nghị cũng từng giữ chức các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi mới 35 tuổi và phó hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc TP HCM.

Ở Quyết định số 1519/QĐ-TTg, ông Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Điện Biên được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ông Trần Văn Sơn sinh năm 1961, quê ở tỉnh Nam Định, là kỹ sư kinh tế xây dựng.

Trước khi được luân chuyển về làm Phó bí thư Tỉnh ủy Điện Biên vào tháng 3/2014 và làm Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên khóa XIII, nhiệm kỳ 2015 – 2020, ông Sơn cũng từng là Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

‘Quy hoạch bộ trưởng’

Các nguồn tin từ Hà Nội cho BBC biết việc điều động ông ra Bộ Xây dựng là chỉ dấu cho thấy ông Nghị có thể sẽ là Bộ trưởng Xây dựng trong tương lai gần.

Ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Trịnh Đình Dũng là Bí thư Vĩnh Phúc từ 2005 tới 2010. Tháng 5/2010, ông làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho tới tháng 8/2011 thì thành Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

Ông Phạm Hồng Hà làm Bí thư Nam Định 2010 tới 2015. Tháng 2/2015 ông làm Thứ trưởng Xây dựng, và lên Bộ trưởng Xây dựng tháng 4/2016.

Ông Nguyễn Chí Dũng làm Bí thư Ninh Thuận từ 2010 tới 2014. Tháng Giêng 2014, ông quay lại làm Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, rồi lên Bộ trưởng tháng Tư 2016.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện làm Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế từ 2010 tới 2015. Ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa từ tháng 9/2015, và tới tháng 4/2016 thì lên Bộ trưởng.

Các diễn biến nhân sự cấp cao đang diễn ra trong các tuần vừa qua, với việc nhiều tỉnh thành Việt Nam đã có bí thư mới được bầu.

Đáng chú ý là không ít lãnh đạo sinh vào thập niên 1970, đánh dấu bước đầu trưởng thành của một lớp lãnh đạo trẻ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Nghị sinh năm 1976.

Và hiện nay còn có Bí thư tỉnh ủy sinh năm 1976 là Bí thư tỉnh Hà Giang, Phú Yên và Nghệ An.

Đương kim Bí thư Quảng Bình sinh năm 1975.

Từng bị kiểm điểm

Vào tháng 8/2020, ông Nguyễn Thanh Nghị cùng hai cựu chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và 12 người nguyên là phó chủ tịch, thành viên UBND tỉnh giai đoạn 2011-2017 bị kiểm điểm vì liên quan sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017.

Theo đó, cuối tháng 4/2020, Thanh tra Chính phủ kết luận về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011-2017.

Ông Nguyễn Thanh Nghị nói về nước mắm

Đại hội Đảng 13 và ‘Cuộc đua Tam Mã’ vào ghế tổng bí thư

Theo Thanh tra Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, toàn bộ 145 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang không lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết do quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chậm được phê duyệt.

Zing.news đưa tin, tỉnh còn chậm triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch xây dựng phân khu chức năng trong Khu kinh tế Phú Quốc, dẫn đến Ban quản lý Khu kinh tế Phú Quốc giao đất, cho thuê đất đối với một số tổ chức để thực hiện dự án đầu tư chưa phù hợp hoặc vượt diện tích so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Thủ tướng phê duyệt.

Cụ thể, UBND tỉnh Kiên Giang ưu đãi, hỗ trợ đầu tư bổ sung cho Công ty TNHH Ngôi Sao chưa đúng quy định, dẫn đến phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước số tiền hơn 62 tỷ đồng.

Sở Tài chính tỉnh cũng xác định sai giá đất với Công ty Cổ phần Sài Gòn Sovico Phú Quốc – chủ đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái đảo Phú Quốc – và phải truy thu về cho ngân sách Nhà nước gần 18 tỷ đồng.

Đặc biệt, từ năm 2016 đến tháng 8/2018, UBND huyện Phú Quốc và các xã, thị trấn đã buông lỏng quản lý về đất đai nên nhiều tổ chức, cá nhân xây dựng hạ tầng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô để bán nền.

Từ ngày 1/1/2016 đến 9/6/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cho phép tách 17.808 thửa đất nông nghiệp tại Phú Quốc với diện tích nhỏ (dưới 500 m2) không vì mục đích sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn không có quy định về tách thửa đất nông nhiệp. Vi phạm này đã dẫn đến tình trạng chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Phú Quốc diễn ra rất phức tạp.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54430377

 

Lai Châu khai trừ đảng 5 công an sử dụng

văn bằng, chứng chỉ giả & ma tuý

Uỷ ban kiểm tra tỉnh Lai Châu mới đây đã ra quyết định khai trừ ra khỏi đảng với hàng loạt Công an cấp huyện do vi phạm qui định về sử dụng văn bằng, chứng chỉ và ma tuý. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin này vào ngày 6 tháng 10.

Cụ thể, Uỷ ban kiểm tra (UBKT) huyện uỷ Tam Đường đã ra quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phùng Quang Tuyến – Bí thư Chi bộ Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, Đảng bộ Công an huyện Tam Đường, do ông này đã vi phạm nghiêm trọng trong thực hiện quy định về sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

UBKT huyện Tân Uyên cũng đã thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ba công an huyện là ông Lê Văn Hồng, Phan Văn Luân, và ông Phạm Đức Hùng.

Trong đó, ông Hồng và ông Luân được xác định đã sử dụng bằng tốt nghiệp THPT không hợp pháp để tham gia xét tuyển, học tập và kê khai trong hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên. Ông Hùng được xác định đã sử dụng trái phép chất ma túy.

Cũng trong đợt này, ông Hoàng Mạnh Hà – Đảng viên chi bộ Cảnh sát hình sự, Đảng bộ Công an huyện Than Uyên cũng bị khai trừ đảng do vi phạm về sử dụng văn bằng, chứng chỉ.

Trước đó, trong tháng 5/2020, Ban Thường vụ Huyện ủy Than Uyên cũng thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Mùa A Khua – Phó Bí thư Chi bộ Điều tra – Tổng hợp, Đảng ủy viên Đảng ủy Công an vì có hành vi ăn hối lộ trong công tác điều tra giải quyết va chạm giao thông.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/five-policemen-in-lai-chau-expelled-from-party-because-of-using-fake-certificates-drug-10062020080122.html

 

Tỉnh Hoà Bình: 11 chữ tốn hơn 10 tỷ đồng bị tháo gỡ

Sau khi bị dư luận chỉ trích, lãnh đạo tỉnh Hoà Bình hôm 6/10 đã lên tiếng thừa nhận với báo chí trong nước việc tháo gỡ các chữ cái trong khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại” đang được lắp đặt trên đồi Ông Tượng ở tỉnh này.

Báo Dân Trí trích lời bà Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin và Du lịch Hoà Bình cho biết đơn vị thi công đã tháo dỡ các chữ cái và tạm ngừng thi công dự án. Tỉnh đang xem xét giãn tiến độ dự án lắp dựng khẩu hiệu.

Trước đó, báo chí nhà nước và mạng xã hội có các bài viết về việc tỉnh nghèo Hoà Bình đã phê duyệt việc lắp đặt khẩu hiệu 11 chữ tốn hơn 10 tỷ đồng.

Vào ngày 28/9, lãnh đạo tỉnh Hoà Bình đã có công văn chỉ đạo các sở ngành của địa phương làm rõ phản ảnh về dự án lắp khẩu hiệu 11 chữ tốn kém này.

Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, việc lắp đặt khẩu hiệu ở đồi Ông Tượng được thực hiện khi khu vực này vốn đã bị sạt lở nghiêm trọng trong đợt mưa kéo dài nhiều ngày hồi tháng 10/2017. Tỉnh đã xin Chính phủ phê duyệt thực hiện dự án xử lý khẩn cấp sạt lở với mức đầu tư gần 340 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất vào cuối năm nay. Tuy nhiên, dự án bị chậm tiến độ vì thiếu vốn.

Bà Bùi Thị Niềm cho báo chí biết việc lắp đặt khẩu hiệu ở khu vực này là rất cần thiết vì đây là nơi tập trung nhiều công trình quan trọng bậc nhất của tỉnh. Bà Niềm giải thích việc chi phí đắt đỏ là do địa hình núi cao nên việc vận chuyển các vật liệu đều làm thủ công.

Theo Dân Trí, sau khi UBND tỉnh Hoà Bình có công văn yêu cầu làm rõ nội dung phản ảnh về dự án, Văn phòng Tỉnh uỷ Hoà Bình cũng có có công văn chỉ đạo, yêu cầu làm rõ các nội dung phản ánh của dư luận, xem xét giãn tiến độ dự án để kiểm tra, rà soát thủ dục đầu tư đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Văn phòng Tỉnh uỷ cũng yêu cầu tỉnh phải vận động xã hội hoá một phần nguồn vốn thực hiện dự án, để các tổ chức, cá nhân góp công, góp sức tham gia xây dựng công trình.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/11-words-worth-vnd-billions-were-removed-after-public-outcry-10062020075252.html

 

Công chúng Việt Nam bất bình

 về chi tiêu cho đại hội đảng ở một số tỉnh

Gần một tuần nay, dư luận Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội sự bất bình, bức xúc về việc nhiều tỉnh chi hàng tỉ đồng mua trang phục, quà lưu niệm hoặc phụ kiện để phục vụ các đại biểu dự đại hội đảng cấp địa phương.

Tiếng nói của dư luận vang lên khi truyền thông nhà nước bao gồm các báo như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Dân Trí, Bảo Vệ Pháp Luật, Nghean24h… liên tục đưa tin cho hay một loạt các tỉnh từ bắc chí nam chi hoặc lên kế hoạch chi từ 1 đến hơn 2 tỉ đồng mỗi tỉnh để cung cấp đồ dùng, quà cáp cho đại biểu.

Tin cho hay, Ninh Bình “đã chi 1 tỷ đồng mua cặp đựng tài liệu” cho đại biểu dự đại hội đảng bộ tỉnh Ninh Bình. Tương tự, Hà Tĩnh “đã chi hơn 2 tỉ đồng mua 700 chiếc cặp da đựng tài liệu” để phục vụ công tác tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh.

Lâm Đồng và Gia Lai cũng đã chi lần lượt mỗi tỉnh khoảng 1,2 tỉ đồng “để mua cặp và một số vật dụng khác” phục vụ cho đại hội đảng ở hai tỉnh, vẫn các báo trong nước tường thuật.

Bên cạnh đó, theo các báo, Tuyên Quang “dự kiến chi 2,5 tỉ đồng để may trang phục” cho các đại biểu dự đại hội đảng của tỉnh. Cũng để chuẩn bị cho đại hội đảng, Quảng Bình dự định mua “cặp đựng tài liệu trị giá hơn 2,2 tỉ đồng” thông qua đấu thầu. Còn tỉnh lân cận Quảng Trị mở gói thầu để mua quà tặng sử dụng cho đại hội đảng là “bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu” có trị giá gần 550 triệu đồng.

Ngoài ra, Cao Bằng, Đắk Lắk, Bình Dương, Sóc Trăng… cũng có các dự án với tính chất tương tự.

Khi các tin tức về việc mua sắm hoặc các kế hoạch chi tiêu nêu trên được đưa ra bàn luận trong các diễn đàn mạng xã hội có hàng trăm ngàn thành viên như Nhật Ký Yêu Nước, Bàn Luận Về Kinh Tế – Chính Trị, Góc Nhìn Báo Chí – Công Dân…, rất nhiều người chỉ trích, thậm chí lên án đầy giận dữ.

Ở mức độ ôn hòa, có người viết: “Lấy số tiền đó để phát triển đất nước, lo cho dân nghèo thì tốt biết mấy”.

Một số người khác đồng tình rằng sẽ có ích hơn nếu số tiền được dùng để “làm đường, xây trường học, xây nhà cho người nghèo”, và họ chê trách việc các tỉnh ủy “toàn mang tiền thuế của dân làm những việc đâu đâu”.

Gay gắt hơn, có người nhấn mạnh rằng “đất nước nghèo đói vì những lũ sĩ diện ăn hại của dân”, và đặt câu hỏi cho các đảng viên cao cấp là “sao các vị sống không suy nghĩ khi có những nơi không có cầu để đi, các trẻ em nghèo đói không có quần áo để mặc đủ ấm, nhân dân còn phải gánh nợ cho các vị”.

Thậm chí, không ít người gọi đại hội đảng ở các tỉnh là những “đại hội ký sinh trùng cấp tỉnh” và những người liên quan là “một lũ ký sinh trùng hút máu người dân đen”.

Các nhân vật có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội cũng lên tiếng về vấn đề này trong các trang Facebook cá nhân.

Luật sư Lê Luân viết: “Dân vẫn còm cõi từng đồng bạc trong khó khăn … những kẻ có quyền vẫn dựng lên những dự án tróc vào xương thịt của người dân”.

Tiến sĩ toán học Nguyễn Ngọc Chu đưa ra ước tính tổng chi phí liên quan đến Đại hội đảng các cấp trên toàn quốc lên đến 4.432 tỷ đồng. Ông lưu ý đến thực tế là đã 75 năm kể từ ngày Việt Nam giành được độc lập, nhưng vẫn còn nhiều đồng bào ‘không có cơm ăn áo mặc’.

Vì vậy, ông Chu bình luận rằng các quan chức của đảng không thể tự nhận là họ vì dân khi họ vẫn đang hoang phí mồ hôi nước mắt của dân. “Chống lãng phí phải bắt đầu từ Đại hội đảng”, tiến sĩ Chu viết.

Võ sư-nhà văn Đoàn Bảo Châu dùng cụm từ “hết sức trơ trẽn” để mô tả việc các tỉnh mua sắm quà tặng, vật dụng cho đại biểu đại hội đảng. Ông chê trách tình trạng những người nắm quyền từ năm này sang năm khác không ra được một quy định về cấm chi tiêu ngân sách vào những quà tặng vô bổ.

“Một việc sai sờ sờ ngồn ngộn trước mắt mà không sửa được thì làm được cái gì?”, ông Châu đặt câu hỏi.

Theo quan sát của VOA, sau một số ngày người dân và các Facebooker có nhiều ảnh hưởng đưa ra những tiếng nói chỉ trích, những tỉnh chưa thực hiện mua sắm đã đưa ra quyết định hủy bỏ các kế hoạch đó.

Báo chí nhà nước hôm 5/10 cho hay Tỉnh ủy Tuyên Quang “quyết định không ký hợp đồng” may trang phục cho đại biểu dự đại hội đảng. Một ngày trước, hôm 4/10, Tỉnh ủy Quảng Trị thông báo họ quyết định “không thực hiện mua quà tặng trong gói thầu ‘Bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu’”.

Trước đó, Tỉnh ủy Quảng Bình đã bị dư luận phản ứng nên hồi cuối tháng 8 đã hủy bỏ các quyết định về gói thầu mua “cặp đựng tài liệu” trị giá hơn 2,2 tỉ đồng.

https://www.voatiengviet.com/a/cong-chung-viet-nam-bat-binh-ve-chi-tieu-cho-dai-hoi-dang-o-mot-so-tinh/5610461.html

 

Nhiều địa phương rút kế hoạch tặng quà

 cho đại biểu đảng bộ  do bị công luận phản đối

Một số tỉnh, thành tại Việt Nam phải ra thông báo dừng các gói thầu mua sắm đồng phục, quà tặng đắt tiền cho các đại biểu tham dự đại hội đảng tại địa phương.

Biện pháp vừa nêu được đưa ra sau khi cư dân mạng lên tiếng chỉ trích về kế hoạch chi tiêu tốn kém dành cho các đại biểu dự đại hội đảng bộ địa phương.

Mạng báo VnExpress vào ngày 6 tháng 10 loan tin, dẫn xác nhận của ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang về quyết định ngưng ký hợp đồng may trang phục cho đại biểu dự đại hội đảng bộ. Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, trước đây Tỉnh ủy Tuyên Quang có ký hai quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu may trang phục đại biểu về dự đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 17. Tổng trị giá hai gói thầu hơn 2,5 tỷ đồng.

Nhiều cư dân mạng tiết lộ chất liệu vải để mang trang phục là của Nhật và của Ý, còn phụ liệu là của Đức.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn được dẫn lời rằng ‘qua thông tin đại chúng, chúng tôi nhận thấy một số địa phương có lùm xùm về việc mua quà tặng đại biểu nên không ký hợp đồng với bên cung ứng.

Tại tỉnh Quảng Trị ở miền Trung, tin cho biết vào ngày 3 tháng 10, Văn phòng Tỉnh ủy cũng hủy gói thầu mua sắm bình hút tài lộc cao cấp và các loại phù hiệu đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ 17. Trị giá gói thầu được nói tổng cộng 544 triệu đồng.

Ông Lê Quang Chiến, Chánh văn phòng Tỉnh ủy Quảng Trị được dẫn lời, thừa nhận do có nhiều ý kiến đóng góp nên thống nhất hủy gói thầu.

Tỉnh lân cận Quảng Bình tại miền Trung, vào cuối tháng 8 vừa qua cũng phải hủy kế hoạch chi hơn 2,2 tỷ đồng mua cặp da cho đại biểu và khách mời đại hội đảng bộ tỉnh.

Tỉnh ủy Bắc Giang vào ngày 6 tháng 10 thông báo sẽ không mùa quà tặng các đại biểu tham dự đại hội đảng bộ tỉnh để tiết kiệm chi phí tổ chức.

Đà Nẵng cũng có thông báo đại hội đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần này sẽ không có quà đặc biệt.

Trong khi đó tỉnh Hà Tĩnh cho biết đã ký duyệt gói thầu trị giá hơn 2,1 tỷ đồng để mua cặp da, huy hiệu cờ đảng, phù hiệu đại biểu và thẻ đeo cho ban tổ chức. Một lãnh đạo Hà Tỉnh cho rằng đây là việc nên làm, rất khó hủy gói thầu vì sẽ vi phạm hợp đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/a-number-of-provinces-withdrew-gift-biddings-for-communist-party-representatives-after-public-outcry-10062020074328.html

 

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai

cấp cứu bằng ca nô, trực thăng

Trung tâm Cấp cứu 115 sẽ phối hợp với Trung tâm Cấp cứu Bệnh viện Quân y 175 tại thành phố Hồ Chí Minh để triển khai cấp cứu bằng trực thăng, ca nô.

Báo nhà nước Việt Nam loan tin ngày 6 tháng 10, dẫn lời Phó Giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh như vừa nêu.

Tin cho biết, giải pháp sử dụng trực thăng, ca nô trong cấp cứu người bệnh được thực hiện theo định hướng của thành phố để khắc phục nhược điểm đường bộ bị quá tải lượng phương tiện tham gia giao thông, luôn ùn tắc, kẹt xe…

Cụ thể, theo lời Bác sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc Bệnh viện quận 8, địa bàn quận 8 có địa hình trải dài với hệ thống kênh rạch chằng chịt, giao thông đường bộ đi lại khá khó khăn, nên thời gian qua có nhiều hạn chế trong việc tiếp cận hiện trường đối với những ca bệnh cần cấp cứu.

Do đó, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/10 đã đưa trạm cấp cứu vệ tinh thứ 33 vào sử dụng tại quận 8. Đồng thời sẽ hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị phục vụ chuyên môn ưu tiên cho lĩnh vực cấp cứu. Thêm vào đó, các bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Phục hồi chức năng sẽ phối hợp toàn diện trong hỗ trợ chuyên môn cho Bệnh viện quận 8 trong cấp cứu, chăm sóc, điều trị cho người dân.

Theo lời Phó giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay mạng lưới cấp cứu vệ tinh đã phủ khắp thành phố lớn nhất miền nam, Việt Nam này rồi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcmc-will-deploy-first-aid-by-canoe-and-helicopter-10062020083018.html

 

Công ty 3M truy quét mặt nạ N95 giả ở Việt Nam

Công ty 3M của Mỹ tiếp tục truy quét mặt nạ phòng độc N95 giả trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo tin từ Tạp chí Star Tribune hôm 5 tháng 10 năm 2020, công ty 3M đã làm việc với các cơ quan thực thi pháp luật trên toàn thế giới. Kết quả phát hiện hơn 1.200 vụ sản xuất và tiêu thụ mặt nạ N95 giả. Số mặt nạ N95 giả bị thu giữ ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Việt Nam và Nam Phi là hơn 850.000 cái. Công ty 3M cho biết đã điều tra hơn 7.700 báo cáo gian lận trên toàn cầu, tăng từ 4.000 trường hợp vào giữa tháng Bảy và đã nộp đơn kiện 19 vụ.

Tại Việt Nam, Công ty 3M đã phối hợp điều tra và bố ráp một xưởng sản xuất, thu giữ hơn 150.000 mặt nạ phòng độc giả. Cơ quan chức năng thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng thu giữ các máy móc, thiết bị dùng để sản xuất mặt nạ phòng độc giả này.

Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, 3M đã làm việc với cảnh sát và Bộ Phát triển Kinh tế Dubai để thu giữ hơn 600.000 mặt nạ N95 giả. Ở Nam Phi, 3M đang điều tra nhiều vụ gian lận và hải quan đã thu giữ hơn 100.000 mặt nạ N95 giả.

Ngoài ra, 3M cũng đã làm việc với các cơ quan hải quan ở châu Mỹ Latinh, phát hiện 15 trường hợp nhập khẩu trang N95 giả và thu giữ hơn  10.000 chiếc được nhập khẩu từ nhiều nơi trên thế giới.

3M cũng đang làm việc với cơ quan thực thi pháp luật ở Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu về việc này.

Công ty 3M có trụ sở tại Maplewood, là nhà sản xuất mặt nạ phòng độc N95 hàng đầu tại Hoa Kỳ và là một trong những nhà sản xuất lớn nhất trên toàn cầu.

Với đại dịch COVID-19, nhu cầu mặt nạ phòng độc đã vượt xa nguồn cung, kéo theo đó là việc sản xuất hàng giả tràn lan. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, hơn 3,5 triệu chiếc mặt nạ N95 giả bị tịch thu trên toàn cầu.

Liên quan hoạt động buôn bán trực tuyến mặt nạ N95, công ty 3M đã xóa hơn 13.500 bài đăng sai sự thật hoặc lừa đảo trên mạng xã hội; hơn 11.500 dịch vụ thương mại điện tử gian lận; và ít nhất 235 tên miền lừa đảo.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/3m-company-raid-for-fake-n95-masks-in-vietnam-10062020081154.html

 

Hải Phòng phong toả nơi ở

liên quan trường hợp người Nhật nhiễm COVID-19

Sở Y tế Hải Phòng ngày 6/10 thông báo trường hợp một người Nhật Bản sống tại Việt Nam hơn 2 năm vừa trở về Nhật bị phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2.

Truyền thông nhà nước loan tin, dẫn thông tin từ Sở Y tế Hải Phòng cho biết, sau khi nhận được thông báo của công ty KCVN về một trường hợp nghi nhiễm COVID-19 là một người Nhật, Sở Y tế Hải Phòng đã phối hợp các quận Lê Châu và Thuỷ Nguyên tiến hành phong tỏa và thực hiện xử lý ổ dịch liên quan đến trường hợp này.

Theo báo cáo, trường hợp nghi ngờ nhiễm là anh T.K (1987), quốc tịch Nhật, người này đã đến Việt Nam làm việc từ năm 2018 và đến ngày 5/10/2020 trở về Nhật. Đuợc biết, từ khi sang Việt Nam đến nay, người này chưa về Nhật bao giờ.

Trong thời gian ở Việt Nam, người này không đi đâu khỏi Hải Phòng và hàng ngày chỉ từ nhà đến nơi làm việc và trở về. Anh đã tổ chức buổi liên hoan chia tay trước khi về Nhật và có kết quả dương tính sau khi hạ cánh xuống sân bay Osaka.

Ngay sau khi nhận được thông tin về trường hợp nghi nhiễm này, Sở Y tế Hải phòng đã thực hiện phong toả, phun khử khuẩn nơi làm việc và toà nhà nơi ở của anh T.K, tiến hành xử lý, rà soát được 162 trường hợp F1.

Sở Y tế Hải Phòng đã lấy mẫu xét nghiệm gửi về Trung tâm Y tế dự phòng thành phố và hiện đang tiếp tục rà soát các trường hợp F2.

Được biết, trước đó một nam thanh niên 23 tuổi ở Hà Nội đi Nhật ngày 30/9/2020 cũng có kết quả xét nghiệm dương tính tại sân bay Narita, Nhật Bản.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hai-phong-blockade-a-building-with-a-japanese-suspected-covid-19-infection-10062020083543.html

 

31,8 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng

dịch COVID-19 trong 9 tháng/2020

Tính đến tháng 9/2020, Việt Nam có 31,8 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch COVID-19. Và, mặc dù công ăn việc làm của người lao động trong quý III năm nay được cải thiện, tuy nhiên trong cả 3 quý công việc cho người lao động vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 6/10 dẫn thông tin vừa nêu từ cuộc họp báo của Tổng cục Thống kê, diễn ra trong cùng ngày.

Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, bà Vũ Thị Thu Thủy, tại buổi họp báo hôm 6/10, cho biết trong 9 tháng năm 2020, có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam bị tác động bởi dịch COIVID-19 bao gồm mất việc làm, nghỉ giãn việc, giảm giờ làm việc, giảm thu nhập…Trong đó, có 14% bị tạm nghỉ việc và tương đương 70% người lao động bị giảm thu nhập.

Các khu vực lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19 là khu vực dịch vụ bị nặng nề nhất – chiếm xấp xỉ 69% lao động; kế đến là khu vực công nghiệp và xây dựng -chiếm gần 66,5% và khu vực nông-lâm-thủy sản – chiếm 27%.

Số người lao động được ghi nhận gia tăng trở lại trong quý III năm 2020, với 1,4 triệu người. Trong đó, số người làm việc ở khu vực phi chính thức tăng 1,2 triệu so với quý II.

Bà Vũ Thị Thu Thủy cho hay do chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động ở Việt Nam còn bị hạn chế, nên họ phải tìm kiếm việc làm mới trong khu vực lao động phi chính thức. Do đó, thị trường lao động Việt Nam có dấu hiệu phục hồi, nhưng thiếu tính bền vững.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp tại thành thị trong 9 tháng năm 2020 là cao nhất so với cùng kỳ của 10 năm qua. Điển hình, thành phố Hà Nội, trong 9 tháng đầu năm 2020, có hơn 165 ngàn người bị mất hoặc thiếu việc làm, do dịch COVID-19.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-says-more-than-31-million-citizens-economically-hurt-by-virus-10062020081645.html

 

Hội nghị Trung ương 13: ‘Đảng lo nhân sự,

dân chỉ mong thay đổi đường lối’

Hội nghị Trung ương 13 của Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đang diễn ra ở Hà Nội từ ngày 05/10 và dự kiến bế mạc ngày 10/10/2020.

Các bình luận ‘mong Đảng Cộng sản dân chủ hóa, thậm chí đa đảng’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ở lại: Một giải pháp giữ ổn định?

Việt Nam: Tiêu chuẩn mới cho Tổng Bí thư ‘được hạ bớt’

Tại Hội nghị này, Trung ương ĐCSVN thảo luận, cho ý kiến và xem xét về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021 của Việt Nam, cũng như tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của đảng dự kiến họp vào đầu năm sau.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bài phát biểu khai mạc hội nghị được truyền thông Việt Nam loan tải rộng rãi, kêu gọi các đại biểu tập trung nghiên cứu, góp ý kiến sâu sắc về phát triển kinh tế – xã hội và công tác nhân sự, chuẩn bị cho Đại hội XIII của Đảng.

Đặc biệt, công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII được xác định tại Hội nghị là một nội dung trọng yếu bên cạnh một số vấn đề khác, tuy nhiên, ý kiến từ trong giới quan sát chính trị Việt Nam trong dịp này đặt câu hỏi với BBC rằng ‘nhân sự mạnh, nhưng đường lối vẫn yếu’ thì sẽ ra sao.

Ba nhà quan sát từ Hà Nội và Sài Gòn chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cái nhìn tổng quan ban đầu của họ về đâu là câu hỏi mà người dân và các giới có thể chờ đợi từ Hội nghị 13 của đảng cầm quyền.

Kỳ vọng, mong đợi thực sự là gì?

Tiến sỹ Mai Thanh Sơn (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, từ Hà Nội) chỉ ra 4 nội dung mà Hội nghị 13, khóa XII của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN sẽ thảo luận:

Nội dung văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng;

Công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII;

Đánh giá về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020;

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021.

“Theo thông lệ Việt Nam, văn kiện mỗi kỳ đại hội đảng đều là “kim chỉ nam” cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm tiếp theo. Vì thế, đây luôn là nội dung được đông đảo người dân quan tâm nhiều nhất.”

“Và câu hỏi mà tôi đang rất nóng lòng muốn biết: trong 5 năm tới, “các đột phá chiến lược” sẽ là gì?”

Còn từ Sài Gòn, Phó Giáo sư Mạc Văn Trang muốn xem liệu Đảng có đưa ra chủ trương, thay đổi gì về chính sách đối nội, đối ngoại không.

“Chứ còn về nhân sự, như Hội nghị này và có thể sau Hội nghị này có thể bàn và còn bàn tiếp nếu chưa xong.”

“Nhiều vị lão thành cách mạng thì quan tâm, còn người dân, như tôi nghe thấy, họ nói ‘anh nào lên thì cũng như thế thôi, ông bà nào cũng thế cả’.”

Phó Giáo sư Mạc Văn Trang nói dân đang mong đợi thay đổi thực sự và có ý nghĩa về mặt chủ trương, chính sách, đường lối từ dân chủ hóa cho đến thuế, khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước v.v…

“Hiện nay, người ta thấy còn rất nhiều người dân, đồng bào khó khăn, nhất là ở những vùng yếu kém, yếu thế, họ còn rất khổ. Do đó người ta hy vọng có những cải thiện cụ thể, kể cả về y tế, giáo dục nữa.”

Từ Hà Nội, nhà nghiên cứu Lê Văn Sinh (nguyên Giảng viên khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì muốn biết liệu Đảng có bàn luận và đưa ra được một bản dự thảo kinh tế – chính trị “sáng suốt”.

“Việt Nam liệu có trở thành một quốc gia vừa phát triển kinh tế, vừa ổn định chính trị, dân chúng tin vào đảng, chính quyền. Đó là con đường tốt nhất từng bước thoát Trung và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia,” ông Sinh xác định.

“Thế nhưng, điều này tùy thuộc vào việc Ban lãnh đạo Đảng có nhận ra họ cần phải, nhất định phải thực thi chế độ dân chủ trong đảng và tiến tới dân chủ hóa nền chính trị đất nước.”

Nhân sự ‘mạnh’ nhưng đường lối ‘yếu’?

Khi được hỏi đâu là điều được quan tâm nhất trong bài phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng trong phiên khai mạc Hội nghị TƯ này, các nhà quan sát nói với BBC.

Ông Mạc Văn Trang thì nói “chả có gì mới”.

“Vẫn là những loay hoay về đường lối chính sách đối nội, đối ngoại và đặc biệt là vấn đề nhân sự. Xem ra họ đang lo lắng nhất về vấn đề nhân sự, nhưng thực ra đó dù thế nào vẫn chỉ là lo lắng ở trong đảng, còn dân người ta chẳng quan tâm mấy.”

“Các vị đó đang lo lắng làm sao cân đối giữa các phe phái, giữa các vùng miền, giữa các lứa tuổi, rồi giữa các nhánh quyền lực dọc, ngang, trung ương, địa phương, rồi răn đe nhau về chạy chức, chạy quyền, phe phái.”

“Xem ra trong nội bộ họ rất lo lắng chuyện nhân sự vì nếu không dàn xếp, mặc cả khéo, có thể đổ vỡ, bất ổn, lộ ra nhiều thứ, còn đối với người dân, tôi thấy họ chẳng quan tâm tới chuyện nhân sự đó.”

Ông Lê Văn Sinh lại quan tâm hai vấn đề:

“Thứ nhất là liệu trong 5 ngày làm việc, BCHTW Khóa XII có chọn ra được một ban lãnh đạo mới (hơn 200 người ) thực sự là tinh hoa không chỉ của đảng, mà của dân tộc Việt Nam? Liệu các vị có phát hiện và loại bỏ những kẻ cơ hội, chạy chức chạy quyền, chạy cơ cấu?”

“Và thứ hai, liệu Hội nghị 13 có đưa ra được các dự thảo văn kiện chính trị tiến bộ, thoát khỏi sự giáo điều, cũ kỹ, lạc hậu và lạc điệu?”

Nếu không đạt kết quả, sẽ có thêm hoài nghi?

Trước câu hỏi liệu những câu hỏi đặt ra và điều được quan tâm trên có thể được đáp ứng với kết quả thỏa đáng hay không ở Hội nghị này hay còn phải đợi tiếp đến hội nghị sau, hoặc tới khai mạc Đại hội, các ý kiến bình luận.

Ông Mai Thanh Sơn không quan tâm nhiều đến việc Hội nghị này có thể giải quyết được cả 4 vấn đề mà Tổng Bí thư nêu ra hay không.

“Tuy nhiên, theo tôi biết, các tiểu ban đã có thời gian khá dài để chuẩn bị cho văn kiện cũng như nhân sự để trình đại hội. Thời gian từ nay đến ngày khai mạc Đại hội XIII không còn nhiều, sự thống nhất trong BCHTW đảng lúc này là cần thiết.”

“Nếu Hội nghị 13, khóa XII không đạt được kết quả như ông Tổng bí thư chỉ đạo và mong đợi, tôi e rằng dư luận sẽ có những câu hỏi hoài nghi về sự đoàn kết trong Ban chấp hành.”

Ông Mạc Văn Trang tin rằng chắc phải họp độ hai lần nữa trước Đại hội.

“Đặc biệt với các đảng Cộng sản, về vấn đề nhân sự họ rất sợ hãi, vì về bản chất họ không có tự do, dân chủ, không có tự do ứng cử, tự do bầu cử, mà thay vào đó là những dàn xếp, sắp đặt, cò kè, mặc cả nội bộ, nên ra Đại hội chỉ là ‘diễn’ lại thôi.”

Ông Lê Văn Sinh e rằng những vấn đề được nêu ra ở trên như kỳ vọng, hay quan tâm, không thể được giải quyết rốt ráo trong Hội nghị 13 này.

“Đơn giản là vì chưa thấy một triệu chứng nào phản ánh sự đổi mới trong đường lối chính trị và tư duy cầm quyền của những người nắm giữ quyền lực của Đảng, tương tự như đêm trước của đổi mới kinh tế ở Đại hội VI.”

Những tháng cận kề Đại hội, ngay trước và giữa các Hội nghị cuối khóa XII, Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đã có một số bài viết trình bày quan điểm của ông, trên tư cách nhà lãnh đạo cao cấp nhất của đảng cầm quyền.

Trong các bài viết, Tổng Bí thư đã thể hiện một số ‘trăn trở’ theo truyền thông nhà nước, khi ông đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu, trách nhiệm của ban lãnh đạo đảng CS, Trung ương đảng và Đại hội 13 là “chúng ta phải xây dựng được một BCHTW, một Bộ Chính trị và một Ban Bí thư mạnh, thực sự đoàn kết”.

Khi được hỏi liệu phát biểu hay thông điệp này có hàm nghĩa, ẩn ngữ gì không và liệu có thực hiện được không như ‘trăn trở’ của nhà lãnh đạo ĐCSVN, cũng như có thể và đạt được như thế nào, các nhà quan sát nói với BBC.

Ông Mai Thanh Sơn cho rằng ông Tổng Bí thư đã “rất chân thành và thẳng thắn khi ngụ ý rằng Bộ Chính trị và BCHTW khóa XII không thực sự mạnh và đoàn kết”.

“Các thành phần cơ hội thời nào cũng có. Bên cạnh đó là tình trạng bè phái/lợi ích nhóm, địa phương chủ nghĩa, diễn biến tâm lý theo chiều hướng tiêu cực của một số cá nhân khi được ngồi lên chiếc ghế quyền lực.”

“Tất cả các yếu tố đó đều có thể tạo nên những thách thức rất lớn trong công tác cán bộ đảng. Thay vì chỉ “đốt lò”, tức là xử lý các cán bộ khi “tội trạng đã hoàn thành” như những năm qua, đảng CSVN cần tăng cường công tác theo dõi/giám sát, mở rộng dân chủ trong dân (chứ không chỉ trong đảng), có cơ chế phản hồi và trách nhiệm giải trình linh hoạt, nhạy bén, và kịp thời hơn nữa.”

Cuối cùng, các nhà bình luận thời sự và chính trị từ Hà Nội và Sài Gòn chia sẻ với BBC News Tiếng Việt dự phóng của mình về kết quả của kỳ Hội nghị TƯ 13, khóa XII.

Ông Mai Thanh Sơn không kỳ vọng gì nhiều ở điều căn cốt nhất.

“Hội nghị có thể chốt được một chủ trương mang tính đột phá trong tư duy hay tư tưởng và mô hình phát triển kinh tế-xã hội hợp lý hơn trong tương lai gần.”

Ông Mạc Văn Trang nghĩ là Hội nghị này vẫn chưa xác định được.

“Hội nghị này vẫn chỉ là thảo luận, cân nhắc thôi và trong quá trình thảo luận, thì vẫn còn phải nghe ngóng rất nhiều dư luận, cũng như nhiều chiều hướng, cho nên chắc là vẫn chưa thể rõ ràng hết được.”

“Tôi nhấn mạnh là đảng cộng sản làm Đại hội, thì họ thường nhắm vào mục tiêu là thật chắc ăn, khi đã đưa ra thì coi như phương án đã đóng khung rồi, chỉ bỏ phiếu hình thức thôi, không thể thay đổi, hoặc rất ít thay đổi.”

Ông Lê Văn Sinh nghĩ Hội nghị Trung ương 13 rồi cũng đạt những kết quả mà TBT Nguyễn Phú Trọng mong muốn.

“Nhưng tôi không hy vọng một cuộc thay đổi tích cực về công tác chuẩn bị văn kiện chính trị có tính đột phá sẽ được trình Đại hội ĐCSVN XIII, kể cả một Ban lãnh đạo mạnh mẽ, đoàn kết, trí tuệ để kết thúc một trường đoạn trong lịch sử Việt Nam.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54437732

 

Liệu dân có ‘dám’ đóng góp ý kiến cho đảng?

Diễm Thi, RFA

Trang tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam – Đại hội 13 được Ban Bí thư giao Ban Tuyên giáo Tung ương chỉ đạo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng, vận hành, ra đời hôm 3 tháng 10 năm 2020.

Trang tin có sáu thứ tiếng bao gồm Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Tây Ban Nha và Nga. Mục đích được nói nhằm giới thiệu nội dung văn kiện Đại hội 13 của đảng giúp người dân hiểu đúng hơn đường lối, quan điểm xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển đất nước. Đồng thời là nơi trao đổi, tiếp nhận và phản hồi ý kiến của các tổ chức chính trị – xã hội, các cán bộ lão thành, các nhà khoa học, văn nghệ sĩ, kiều bào, các tầng lớp nhân dân đóng góp vào dự thảo văn kiện đại hội 13 của đảng.

Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Thanh Hóa, cho biết những nhiệm kỳ gần đây đảng tổ chức lấy ý kiến của nhân dân tham gia vào văn kiện đại hội đảng để hoàn thiện báo cáo. Nếu chỉ lấy ý kiến trong đảng thì các thông tin bị hạn chế, không đầy đủ.

Ông giải thích thêm vì sao cần lấy ý kiến của dân:

Đảng lãnh đạo toàn dân và nhân dân có trách nhiệm xây dựng đảng. Cho nên thông qua ý kiến của người dân thì đảng mới nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của dân. Trong cương lĩnh cũng như trong chương trình hành đông phải gắn với tiếng nói của nhân dân. Mục đích cuối cùng của đảng là phục vụ nhân dân, cho nên giữa đảng với dân phải có sự gắn bó mật thiết. Đảng lấy dân làm gốc để xây dựng chính sách phục vụ nhân dân. Vì vậy nên trong quá trình tổ chức đại hội đảng các cấp từ cơ sở cho đến trung ương, đảng đều trưng cầu ý kiến nhân dân tham gia đóng góp. Trên cơ sở đó, trước đại hội, đảng sẽ hoàn thiện dự thảo báo cáo chính trị.”

Luật sư Vũ Đức Khanh, một nhà quan sát tình hình Việt Nam, cho rằng điều này không có gì là mới mẻ. Xưa nay Đảng Cộng sản vẫn có những kênh tuyên truyền cho đường lối, chủ trương của đảng. Ông nhận định:

“Thật sự họ làm là làm cho họ chứ họ không quan trọng vấn đề kiều bào có đóng góp ý kiến hay không. Lúc nào họ cũng có một lực lượng kiều bào thân với Đảng Cộng sản Việt Nam, thân với chính trường Việt Nam để làm công tác dân vận cho họ.”

Ai sẽ đóng góp ý kiến?

Ngay trong ngày khai trương trang tin điện tử trên, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đề nghị từ ngày 15 tháng 10, các cơ quan báo chí tập trung cao độ tuyên truyền, giới thiệu nội dung dự thảo các văn kiện đại hội đảng để tạo điều kiện cho người dân tham gia góp ý với đảng.

Song song đó, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng cảnh báo kiên quyết đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và làm thất bại mọi thủ đoạn lợi dụng việc góp ý cho đại hội để chống phá đảng, chống phá nhà nước, chống phá chế độ.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nêu quan điểm của ông về phát ngôn của ông Trần Quốc Vượng:

“Về luật học thì tất cả các Nhà nước đều do dân bầu ra. Do đó, việc người dân góp ý, chỉ trích, đưa ra những khuyết, nhược điểm là điều rất bình thường mà bổn phận của nhà cầm quyền là phải biết lắng nghe. Vì vậy, việc ông Trần Quốc Vượng nói là một phát ngôn rất là sai trái. Tôi đề nghị Bộ chính trị phải chấn chỉnh lại tư tưởng sai lệch, cái lý luận yếu kém, phản khoa học và phản động của ông Trần Quốc Vượng.

Chuyện họ mở trang web để cho dân góp ý chỉ là một thủ đoạn mị dân thôi bởi dân có góp ý thì họ cũng không nghe. Họ không bao giờ lắng nghe dân bởi vì bất cứ nhà nước cộng sản nào cũng là một nhà nước tiếm quyền dân. Họ nhìn dân ở góc độ xấu cũng như coi đó là sự đối đầu.”

Ông Nguyễn Ngọc Già cho biết bản thân ông sẽ không góp ý trên trang web họ mới mở, bởi nếu góp ý thì ông phải đưa những khuyết điểm, những nhược điểm, cái phản khoa học và cái sai trái ra cho họ thấy. Ông đã từng góp ý và kết quả là họ vu cho ông tội tuyên truyền chống nhà nước. Họ bỏ tù ông ba năm và ba năm quản chế.

Trong khi đó, cựu đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông lại cho rằng, những ý kiến khác nhau, quan điểm khác nhau là bình thường, không chỉ trên mạng xã hội mà trong các hội nghị, hội thảo cũng vậy. Đó là phản biện xã hội của một cơ chế dân chủ. Ông cho rằng, đa số nhân dân góp ý mang tính chất xây dựng rất tốt và đảng rất trân trọng.  Tuy vậy, ông Cuông cũng cho rằng bên cạnh đó có những ‘thế lực thù địch’ luôn có ý đồ không tốt với chế độ cũng như với đảng.

Coi dân là thế lực thù địch

“Thế lực thù địch” là cụm từ thường được các vị lãnh đạo dùng để nói về những ai bất đồng chính kiến hay khác quan điểm với đảng, với chính quyền.

Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội lần thứ 17 đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2020-2025, tổ chức sáng 23 tháng 6 năm 2020, Trung tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, nói rằng thế lực thù địch không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá Việt Nam, muốn lật đổ, bôi nhọ chế độ Hà Nội.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già giải thích khái niệm “thế lực thù địch”:

“Về khái niệm chính trị, họ hay gọi ‘thế lực thù địch’. Thế lực là phải có tổ chức, có lực lượng, có mục tiêu và nhiều điều kiện khác. Thù địch là tổ chức đó phải có mưu đồ và thực hiện hành vi rõ ràng. Trong tình hình hiện nay, cái thế lực thù địch mà đầy đủ hết tất cả các yếu tố không ai khác hơn tổ chức đảng cộng sản Trung Quốc.”

Không chỉ Trung tướng Lương Tam Quang, hôm 28 tháng 9 năm 2020, tại Hội nghị sơ kết công tác công an tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương phát biểu rằng, “Đại hội 13 là điều kiện để các thế lực thù địch, phản động gia tăng chống phá”.

Cùng ngày, trong một bài viết đăng trên báo Nhân Dân, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nhận định, “Thế lực thù địch chống phá ngày càng công khai, quyết liệt và trực diện hơn.”

Luật sư Vũ Đức Khanh lên tiếng với RFA về khái niệm này:

“Ngày 25 tháng 12 năm 2019, ông Vượng đã nêu ra một vấn đề mà chúng ta có hiểu rằng thế lực thù địch của chính quyền, của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là những người trong đảng cộng sản chứ không phải là ai hết. Ông ấy từng nói không có thế lực nào mang đại bác, mang súng ống, tàu bè tới đây để lật đổ chính quyền Việt Nam, mà lực lượng duy nhất có thể làm điều đó là sự thoái hóa của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đó là điểm vô cùng quan trọng. Lần đầu tiên họ nhìn nhận trong nội bộ của đảng đã có sự rạn nứt đến điểm mà khó có thể quay ngược trở lại.”

Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội, ngân sách chiều 15 tháng 6 năm 2020, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa có phát biểu một câu được dư luận đồng tình, đó là “không nên mượn bóng ma của chúng (tức thế lực thù địch) để công kích những người góp ý cho mình, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/will-the-people-dare-contribute-ideas-to-the-party-dt-10052020140142.html

 

Lãnh đạo Việt Nam có dám nghĩ, dám làm,

dám chịu trách nhiệm như hô hào?

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mới đây đưa ra bài viết “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới” đã cho rằng “trong lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, phải có quyết tâm rất cao, nỗ lực rất lớn, thật sự năng động, sáng tạo, chú trọng tạo đột phá để phát triển; coi trọng chất lượng, hiệu quả thực tế của công việc và đề cao trách nhiệm người đứng đầu”.

Báo VietnamNet vào ngày 5/10 khi phân tích bài viết của người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam đã tham khảo ý kiến Giáo sư – Tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dẫn lời GS. TS. Phùng Hữu Phú rằng cán bộ chính phủ Hà Nội, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo phải có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, phải quyết tâm đổi mới, có năng lực đổi mới.

Trao đổi với RFA tối 5/10, Chuẩn Đô đốc, Thiếu tướng Lê Kế Lâm – nguyên Phó Tham mưu trưởng tác chiến Hải quân, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam nhận xét về phát biểu vừa nêu của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương như sau:

“Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là đúng và nếu làm được như vậy thì rất tốt cho dân.”

Từ Hà Nội, Nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, từng công tác ở Tạp chí Cộng sản lại cho rằng lời ông GS. TS. Phùng Hữu Phú nói với báo VietNamNet chỉ là lời nói cho có. Ông lập luận:

“Bây giờ mới phát hiện ra càng quan chức cao cấp, càng nói này nói nọ thì càng đi ngược lại với những cái người ta với những cái người ta phủ nhận. Ví dụ như những người tham nhũng vào tù ngồi như Trung tướng Phạm Văn Vỹ, Nguyễn Đức Chung, thầy thuốc Giám đốc bệnh viện Bạch Mai… Đấy là một loại tuyên truyền, những biểu tượng của họ, để phục vụ họ hay dùng như thầy thuốc nhân dân, nhà báo nhân dân… từ những biểu tượng như thế càng nói, càng tuyên truyền, càng thổi lên thì bản chất càng ngược lại. Căn cứ vào thực tiễn hiện nay thì tôi đánh giá câu nói của ông đó càng vô cùng sáo rỗng.”

Đồng quan điểm nêu trên, ông Vũ Minh Trí, trước đây từng là cán bộ Tổng cục Tình báo quân đội – Tổng cục II, nhận định:

“Tôi cũng đã từng 21 năm làm đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì tôi thấy một điều là nói để cho hay, cho đẹp thì không ai hơn cộng sản. Tuyên truyền thì cộng sản là số một nên những lời của Phùng Hữu Phú thì tôi nghĩ chẳng có giá trị gì và hoàn toàn không đáng tin cây, đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai thì dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm nghe thì có vẻ hay nhưng tất cả đều nằm trong vòng kim cô của đảng cộng sản nên không thể có người nào làm được như vậy, thực tế không thể có. Những người chưa nói đến làm, đến chịu trách nhiệm mà chỉ cần phản biện trái ý của họ là họ đã cho vào tù, thậm chí rất lâu, điển hình như trường hợp ông Trần Huỳnh Duy Thức và nhiều nhân sĩ trí thức, người có trình độ, tâm huyết với đất nước.”

Theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, thực tế trong thành công chống dịch COVID-19 của Việt Nam vừa qua đã thể hiện rất rõ vai trò chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn:

“Vừa qua chúng ta thấy đảng yêu cầu trong chống COVID thì rõ ràng đảng có chỉ thị, yêu cầu trước thì cán bộ, chính phủ, cơ quan nhà nước mới triển khai thực hiện sau. Trả lời một cách công bằng và công tâm thì rất khó nhưng phần lớn cán bộ Việt Nam bây giờ thực hiện được dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân. Tất nhiên cũng có những người chưa làm được như vậy. Những ai chưa làm được như vậy thì dân sẽ có ý kiến, phản ảnh và thanh tra của lãnh đạo nhà nước sẽ thanh tra và sẽ phê bình những người đó. Nếu những ai không làm được những việc như vậy và có sai phạm khuyết điểm nữa thì có thể bị kỷ luật.”

Với góc nhìn cá nhân và quá trình quan sát từ thực tế, nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng việc cán bộ lãnh đạo ‘dám nghĩ, dám làm’ không khả thi trong tình hình hiện nay. Ông cũng đưa ra ví dụ điển hình:

“Bây giờ chẳng ai dại dám nghĩ dám làm nữa. Trường hợp cụ thể nhất, người dám làm là ông Đoàn Ngọc Hải, phó quận trong Sài Gòn, người đập vỉa hè, dám nghĩ dám làm nhưng có làm được đâu. Tư tưởng của ông là đúng, tốt, mà có làm nổi đâu.”

Ông Đoàn Ngọc Hải, sinh năm 1969, nguyên Phó Chủ tịch quận 1, thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người biết đến với chiến dịch giành lại vỉa hè cho người đi bộ tại địa bàn quận 1 vào những tháng đầu năm 2017, cùng phát biểu ‘Nếu không làm được tôi sẽ cởi áo về vườn, không làm nữa’.

Tuy nhiên, truyền thông nhà nước Việt Nam vào ngày 19/5/2017 đồng loạt đăng tin dẫn lời ông Đoàn Ngọc Hải cho biết chiến dịch này bị ngừng lại theo yêu cầu của Quận ủy quận 1.

Trên các diễn đàn và các trang mạng xã hội, nhiều ý kiến khi bàn luận đến vụ việc cán bộ ‘dám nghĩ, dám làm’ cũng nhắc đến ông Kim Ngọc, cố Bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, người được báo chí nhà nước nhắc đến là một nhà lãnh đạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của nhân dân.

Cụ thể, ông Kim Ngọc được coi là ‘cha đẻ của khoán hộ, hay còn gọi là ‘khoán mười’, với quan điểm được đánh giá cao trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20 là “xã viên không coi ruộng đất là của mình nên họ chẳng thiết tha gì với đồng ruộng, phải để nông dân làm chủ mảnh đất của mình”.

Nhiều thông tin cho rằng với chủ trương ‘khoán hộ’ nêu trên, ông Kim Ngọc đã bị kỷ luật kiểm điểm vào cuối năm 1968.

Tuy nhiên, khẳng định với RFA tối 5/10, ông Nguyễn Minh Trí cho biết việc đảng chấp thuận ý kiến của ông Kim Ngọc là do tình thế bắt buộc:

“Lúc bấy giờ nếu không tổ chức khoán hộ, khoán đến nhóm người lao động như người xưa hay nói, thì chết đói, cả nước chết đói, cả miền bắc chết đói, không có gạo mà ăn nên đó là việc chẳng đặng đừng. Nếu ngân sách có nhiều hoặc được viện trợ nhiều thì chắc chắn ông Kim Ngọc sẽ bị kỷ luật, thậm chí bị đi tù. Tương tự, cái mà ta vẫn gọi sau đấy hơn khoảng một chục năm, vào Đại hội V, Đại hội VI của đảng vào năm 86 thì ta gọi là đổi mới, suy cho cùng cũng chỉ là nếu không đổi mới thì đảng này cũng sập, đổi mới chẳng qua để duy trì tiếp sự tồn tại. Người dân bị siết cổ gần chết thì nó (đảng) chỉ mở dây trói đó ra tí chút cho họ đủ sống thôi, hoàn toàn không có nghĩa cho họ quyền tự do, kể cả về mặt kinh doanh sản xuất hay sở hữu, như những quyền mà nước khác có.”

Với những nguyên nhân nêu trên, ông Vũ Minh Trí khẳng định ông hoàn toàn không tin tưởng vào cải cách, đổi mới của chính phủ Hà Nội:

“Chẳng qua đấy là bước đường cùng họ phải làm như vậy. Nếu họ không làm thì bản thân họ cũng sụp đổ, cũng sẽ chết.”

Nhân sự Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, nhất là trong lúc đại hội đảng cận kề. Trong thời gian này, truyền thông nhà nước cũng liên tục đưa tin về những biện pháp cải thiện chất lượng nhân sự từ các vị lãnh đạo với mục đích được nói để góp phần xây dựng đảng hùng mạnh, đất nước phát triển.

Dù vậy, nhiều ý kiến từ các nhà quan sát xã hội cho rằng việc những ý kiến đưa ra thực chất chỉ mang tính tuyên truyền và không thiết thực trong tình hình hiện nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/do-vietnamese-leaders-dare-to-think-to-do-to-take-responsibility-as-their-appeal-10052020161338.html

 

Điểm tin trong nước sáng 6/10:

Hà Tĩnh chi hơn 2 tỷ đồng

mua cặp da Trung Quốc phục vụ tổ chức đại hội

Tâm Tuệ

Mục lục bài viết

Thêm 1 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán

Vùng áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to và kéo dài ở Trung Bộ

Hà Tĩnh chi hơn 2 tỷ đồng mua cặp da Trung Quốc phục vụ tổ chức đại hội

Ninh Bình chi 1 tỷ đồng mua cặp cho đại biểu

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Ba (6/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Thêm 1 ca nhập cảnh nhiễm virus Vũ Hán

Trang tin của Bộ Y tế đăng tải, chiều hôm 5/10 Việt Nam ghi nhận thêm một trường hợp mắc virus Vũ Hán mới, là chuyên gia từ Pháp nhập cảnh được cách ly ngay. Hiện số ca nhiễm ở Việt Nam là 1.097, 35 ca đã tử vong, số trường hợp hồi phục là 1.022 ca.

Đến hôm 5/10, là ngày thứ 34 Việt Nam không ghi nhận ca bệnh ngoài cộng đồng. Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly theo dõi sức khỏe là 16.363 người. Trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện 263 người, cách ly tập trung tại cơ sở khác là 11.551 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 4.549 người.

Vùng áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to và kéo dài ở Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vùng áp thấp ở giữa Biển Đông hiện đang di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10km và có khả năng sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Vào hồi 13h ngày 6/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 13,8 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Do ảnh hưởng của áp thấp nên từ ngày 7-11/10, khu vực Trung Bộ khả năng có mưa rất to, với lượng mưa từ 300-500mm/đợt.

Riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt; các tỉnh Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt; các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt.

Sau ngày 11/10, mưa lũ ở các tỉnh Trung Bộ có diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.

Hà Tĩnh chi hơn 2 tỷ đồng mua cặp da Trung Quốc phục vụ tổ chức đại hội

Ngày 5/10 báo Tuổi trẻ đưa tin để phục vụ công tác tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã chi hơn 2 tỷ đồng mua 700 chiếc cặp da đựng tài liệu, giá mỗi chiếc cặp gần 3 triệu đồng, xuất xứ Trung Quốc.

Giới chức tỉnh này còn mua huy hiệu cờ Đảng (3.000 chiếc); phù hiệu đại biểu màu đỏ (390 cái); phù hiệu đại biểu màu xanh (310 cái); thẻ đeo cho ban tổ chức (300 cái); bình nước thủy tinh đặt bàn (200 cái).

Trao đổi với phóng viên, một quan chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh xác nhận có việc tỉnh chi hơn 2 tỷ đồng để mua cặp da phục vụ Đại hội. Tuy nhiên, việc mua sắm vật tư phục vụ cho Đại hội Đảng bộ tỉnh được thực hiện theo đúng quy định, quy trình chặt chẽ, minh bạch và khách quan.

Vị quan chức nói rằng: “Quan điểm của địa phương tổ chức trên tinh thần tiết kiệm nhất, lựa chọn nhà thầu khách quan và không phô trương hình thức”.

Việc Hà Tĩnh mua sắm cặp da tặng đại biểu khiến nhiều người cho rằng quá lãng phí, nhưng lãnh đạo tỉnh ủy Hà Tĩnh lại khẳng định việc mua một món quà giá trị để tri ân đối với những đại biểu tham dự đại hội là việc rất đáng làm.

“Quan trọng là chất lượng của những chiếc cặp da đó như thế nào, có đúng với giá trị tiền bỏ ra mua không? Có việc nâng giá hay không? Còn lại với nhiệm kỳ 5 năm và những đóng góp của các đại biểu cho tỉnh nhà thì món quà là chiếc cặp da phục vụ công việc, gắn logo tỉnh để tặng cho các đại biểu tham dự đại hội là việc rất ý nghĩa, đáng làm. Nếu nhìn tổng thể số tiền 2 tỷ đồng là lớn nhưng với số lượng là 700 chiếc cặp da thì số tiền trên cũng là hợp lý. Tất nhiên, khi báo chí phản ánh chúng tôi sẽ ghi nhận và rút kinh nghiệm. Nhưng để rút lại gói thầu như các tỉnh khác là không nên bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp trúng thầu. Tất cả số lượng cặp này doanh nghiệp họ đã đặt may, hoàn tất hết rồi”, tờ Người đưa tin dẫn lời.

Trước đó, tỉnh Quảng Bình quyết định chi hơn 2,2 tỷ đồng để mua cặp đựng tài liệu cho khách mời và đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII dư luận cũng có nhiều ý kiến trái chiều.

Ngày 27/8, sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, ông Vũ Đại Thắng – bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình – đã chỉ đạo dừng việc chi 2,2 tỷ đồng mua cặp da.

Ninh Bình chi 1 tỷ đồng mua cặp cho đại biểu

Tối hôm 5/10 báo Dân Trí đưa tin, tỉnh Ninh Bình vừa chi 1 tỷ đồng mua cặp đựng tài liệu cho đại biểu dự đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII.

Tại cuộc họp báo chiều hôm 5/10, ông Lê Văn Cường, Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ Ninh Bình cho biết nhà nước không cấm việc này. Đây là chi phí được phép chi, đúng các quy định của nhà nước nên văn phòng đã đấu thầu công khai.

Ông Cường nói: “Việc mua cặp đựng tài liệu cho các đại biểu để thực hiện hiệu quả công tác tổ chức đại hội”.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-6-10-ha-tinh-chi-hon-2-ty-dong-mua-cap-da-trung-quoc-phuc-vu-to-chuc-dai-hoi.html

 

Điểm tin trong nước tối 6/10:

Miền Trung đối mặt với 2 áp thấp nhiệt đới liên tiếp;

Choáng với hóa đơn tiền nước gần 40 triệu đồng

Tâm Minh – Hiểu Minh

Mục lục bài viết

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Ba (6/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Choáng với hóa đơn tiền nước gần 40 triệu đồng

Miền Trung đối mặt với 2 áp thấp nhiệt đới liên tiếp

Lào Cai: Mưa kỷ lục trong 63 năm, một bé 3 tuổi tử vong

Gần 32 triệu lao động ảnh hưởng tiêu cực bởi viêm phổi Vũ Hán

Mục Điểm tin trong nước tối thứ Ba (6/10) của DKN xin gửi đến quý độc giả những tin sau:

Choáng với hóa đơn tiền nước gần 40 triệu đồng

Theo thông tin báo Thanh Niên nhận được, đơn khiếu nại của bà T.T.N.H. (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP.HCM) về việc chỉ số nước tăng bất thường lên gần 40 triệu đồng trong kỳ giãn cách xã hội.

Theo thông tin báo Thanh Niên nhận được, trong đơn khiếu nại, bà H. cho biết đầu năm 2020, bà cho anh H.M.T thuê mặt bằng kế bên số nhà 32C1 Chu Văn An (phường 26, quận Bình Thạnh) để mở quán ăn bình dân. Đồng hồ nước được gắn mới vào tháng 12/2019, nghiệm thu lắp đặt ngày 17/12/2019. Số nước tiêu thụ mỗi tháng hơn 100m3 cho kỳ 2 và kỳ 3. Quán ăn sử dụng nước bình thường cho đến kỳ 4 và kỳ 5 (từ ngày 9/4 – 11/5) thì đại dịch Covid-19 bùng phát. Chấp hành theo chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện giãn cách xã hội, quán ăn của anh T. cũng như các cơ sở kinh doanh hàng ăn khác phải đóng cửa ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, số nước tiêu thụ trong kỳ 4 và kỳ 5 lại tăng bất thường. Nhà hàng đóng cửa, không sử dụng nhưng chỉ số nước tiêu thụ tăng vọt lên 128m3.

“Nhận thấy có bất thường, tôi điện thoại lên Công ty cổ phần cấp nước Gia Định yêu cầu kiểm tra và xem xét lại thì nhận được câu trả lời “đây là số tạm tính, không sao đâu ?!”. Tôi vẫn phải đóng tiền theo hóa đơn là hơn 3,7 triệu đồng. Đến khoảng 19 ngày sau, Công ty cấp nước lại đưa thêm hóa đơn với chỉ số tăng vọt lên 1.800 m3, thành tiền hơn 36,8 triệu đồng. Tôi lập tức liên hệ lại Công ty Gia Định yêu cầu kiểm tra. Ngày 13/5, có 2 nhân viên công ty xuống lập biên bản ghi nhận “đường nước đi nổi, không phát hiện rò rỉ, không bị thất thoát nước”. Đồng thời, tôi có cung cấp hình ảnh, chứng minh đồng hồ chạy từ ngày 24/4 – 10/5 chưa đến 100m3″, bà H kể với báo Thanh Niên..

Miền Trung đối mặt với 2 áp thấp nhiệt đới liên tiếp

Miền Trung Việt Nam sẽ đối mặt với 2 áp thấp nhiệt đới liên tiếp và có nguy cơ hứng chịu một đợt mưa lũ lớn. Đó là cảnh báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia được phát đi trong sáng ngày 6/10 dựa trên đường đi của các vùng áp thấp đang hoạt động trên Biển Đông.

Cụ thể, vào ngày 7/10, một áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Nam Trung Bộ. Áp thấp kết hợp với không khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, tạo thành một tổ hợp xấu tác động đến thời tiết toàn Trung Bộ.

Đến ngày 11/10, một áp thấp nhiệt đới khác có khả năng xuất hiện trên Biển Đông khiến mưa lũ ở Trung Bộ tiếp diễn và phức tạp hơn. Đợt mưa thứ 2 xuất hiện, nối liền với đợt mưa lớn trước đó, có khả năng gây ra đợt lũ lớn trên các sông.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, lượng mưa từ 1.000 đến 1.500mm và kéo dài sẽ gây ra nhiều tình huống phức tạp cho những vùng bị ảnh hưởng. Đáng lưu ý, đây là thời điểm dịch bệnh ở Việt Nam đã tạm thời lắng xuống nên người dân đi du lịch nhiều. Do đó, các địa phương cần chủ động lên phương án ứng phó nhằm đảm bảo an toàn cho nhóm đối tượng này.

Lào Cai: Mưa kỷ lục trong 63 năm, một bé 3 tuổi tử vong

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai, đến 10h sáng nay, 6/10, mưa lớn tại một số địa phương như TP Lào Cai, huyện Bát Xát gây ra lũ, ngập lụt và sạt lở đất gây nhiều thiệt hại về tài sản của người dân.

Tại huyện Bát Xát, mưa lớn cục bộ làm vỡ bờ ao gây sập đổ hai gian nhà và cuốn tử vong bé gái 3 tuổi ở thôn Bản Vai, xã Bản Qua.

Mưa lớn cũng làm ngập hàng chục hécta hoa màu, cây trồng, ao nuôi thủy sản của người dân thôn Bản Vai, xã Bản Qua. Các cánh đồng rộng hàng trăm hécta của làng Quang, xã Quang Kim, thị trấn Bát Xát ngập sâu trong nước, có chỗ lên tới gần 1m. Tỉnh lộ 156A, 156B bị sạt lở với khối lượng đất đá lớn, gây ách tắc giao thông.

Tại thành phố Lào Cai, đoạn quốc lộ 4D đi qua địa bàn tổ 1, phường Kim Tân, lũ suối Cốc San lên cao khiến nhiều phương tiện đi Sa Pa không thể qua được. Theo thống kê ban đầu, mưa lũ đã làm 28 hộ dân bị ngập và bị đất sạt vào nhà.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 63 năm qua tại huyện Bát Xát.

Gần 32 triệu lao động ảnh hưởng tiêu cực bởi viêm phổi Vũ Hán

Báo Tuổi trẻ dẫn nguồn từ Tổng cục thống kê ngày 6/10 cho biết trong 9 tháng qua, có gần 32 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch viêm phổi Vũ Hán.

Cụ thể trong 9 tháng đầu năm 2020, có gần 70% người lao động từ 15 tuổi trở lên bị giảm thu nhập; gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 14% buộc phải tạm nghỉ việc do doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động.

Trong 3 khu vực của nền kinh tế, khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, với gần 70% lao động bị ảnh hưởng. Tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 66% lao động bị ảnh hưởng.

Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng qua là gần 1,2 triệu người, tăng hơn 132.000 người so với cùng kỳ năm trước.

Điểm tin trong nước tối 3/10: Bộ Xây dựng chỉ rõ nguyên nhân 600 cột điện gãy đổ

Cô gái thoát khỏi bệnh ung thư và trở thành một y tá sau trải nghiệm tại bệnh viện

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-6-10-mien-trung-doi-mat-voi-2-ap-thap-nhiet-doi-lien-tiep-choang-voi-hoa-don-tien-nuoc-gan-40-trieu-dong.html