Lược sử Ðảng Tân Ðại Việt: Công cuộc tranh đấu cho Việt Nam Dân chủ Pháp trị – Hoàng Đình Khuê
I Lời mở đầu:
Một cá nhân muốn phụng sự đất nước thì phải gia nhập vào một đoàn thể hay một đảng phái chính trị có tổ chức chặt chẽ thì mới tranh đấu có hiệu quả được.Và cá nhân đó phải tự hào về đoàn thể hay đảng phải mình gia nhập qua hình ảnh của vị đảng trưởng lãnh đạo đảng, nhất là vị lãnh tụ đảng TĐV, đ/c Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy là người tài cao đức trọng, bác học uyên thâm lại có viễn kiến đứng đắn, đã được bao nhiêu chính khách trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Mục đích của bài này giúp tôi tăng thêm niềm hãnh diện và lòng tin vào đảng mà tôi đã dấn thân phục vụ trong hơn nửa đời người. Xin được thắp một nén hương lòng kính dâng lên Hương linh của Cố đ/c Hùng Nguyên Nguyễn Ngọc Huy.
II – Lịch sử Đại Việt Quốc Dân Đảng (ĐVQDĐ).
Nói về vai trò của Đảng Tân Đại Việt (TĐV), chúng tôi xin ngược dòng lịch sử của Đại Việt Quốc Dân Đảng. ĐVQDĐ do Đảng trưởng Trương Tử Anh thành lập năm 1939 tại Hà Nội, trước đó ông đã cho ra đời Chủ nghĩa “Dân tộc Sinh tồn” vào năm 1938.
Đảng trưởng tên thật là Trương Kháng, bí danh là Phương nhưng về sau được biết nhiều dưới tên Trương Tử Anh.
Sanh năm 1914 tại làng Mỹ Thanh, phủ Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, ông mất tích ngày 19 tháng 12 năm 1946.
ĐVQDĐ chủ trương chống Thực dân Pháp để giành độc lập và sau đó chống luôn cộng sản để xây dựng đất nước theo đường lối quốc gia. ĐVQDĐ đã kết hợp một số đảng viên thuộc thành phần trí thức có tinh thần cách mạng như BS Đặng Vũ Lạc, BS Nguyễn Đình Luyện, BS Ngô Gia Hy, BS Nguyễn Tiến Hỷ, BS Nguyễn Tôn Hoàn, BS Đặng Văn Sung, các ông Hà Thúc Ký, Bùi Diễm, Phạm Đăng Cảnh, Nguyễn Văn Hưởng, Nguyễn Văn Kiểu, Đặng Vũ Trứ…đa số là thành phần trẻ ngoại trừ BS Đăng Vũ Lạc và Nguyễn Đình Luyện. Đảng trưởng Trương Tử Anh hoạt động tích cực, phát triển Đảng rất nhanh, đặt nhiều cơ sở trên khắp ba miền đất nước Bắc Trung Nam.
– Xứ bộ miền Bắc: Trụ sở đặt tại Hà Nội do Đảng trưởng điều khiển cho đến ngày 19 tháng 12
năm 1946 Đảng trưởng bị thất tung. BS Đặng Vũ Lạc được đề cử thay thế lãnh đạo Đảng, nhưng đến giữa năm 1948, BS Đặng Vũ Lạc cũng mất vì bệnh phổi, và từ đó không ai có khả năng thay thế nên Xứ bộ miền Bắc yếu dần và rơi vào hỗn loạn.
Xứ bộ miền Trung: do BS Bửu Hiệp làm xử trưởng, phụ tá có đồng chí Hà Thúc KÝ và Bửu Viêm (bào đệ của BS Bửu Hiệp).
Ngày 19 tháng 11 năm 1950, cộng sản hạ sát BS Bửu Hiệp tại Huế và đồng chí Hà Thúc Ký thay thế lên làm Xứ trưởng miền Trung.
• Xứ bộ miền Nam: Những năm đầu, đảng trưởng ủy nhiệm cho các đồng chí Phạm Đăng Cảnh,
Nguyễn Văn Hưởng (Mười Hướng), Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn Văn Kiểu phụ trách. Đầu năm 1945 Xứ bộ miền Nam phát triển rất mạnh tại Cần Thơ, kết nạp được Nguyễn Ngọc Huy, Ung Ngọc Nghĩa, Nguyễn Văn Lâm, Phạm Văn Mười…và chi bộ đầu tiên được thành lập tại Cần Thơ do đồng chí Hùng Nguyên/Nguyễn Ngọc Huy làm Chi bộ trưởng. Trong vòng nửa năm, Chi bộ Cần Thơ phát triển rất nhanh và kết nạp được nhiều đảng viên sau này giữ những chức vụ quan trọng trong Đảng cũng như trong chính quyền và quân đội như: Phan Thông Thảo, Lê Văn Hiệp, Nguyễn Văn Tại, Nguyễn Văn Đạt, Vương Hoài Đức, Huỳnh Văn Tồn, Trần Quang Thái, Dương Quang Tiếp, Dương Quang Thừa, Dương Hiếu Nghĩa, Trần Văn Tự, Nguyễn Văn Tồn, Nguyễn Văn Phép, Trương Văn Thân…Và lần lượt những năm sau đảng kết nạp thêm các đảng viên như: Nguyễn Ngọc Tân, Trương Dụng Khả, Nguyễn Đình Huy, Nguyễn Văn Hữu, Nguyễn Văn Xanh, Nguyễn Công Vĩnh, Vương Từ Mỹ…
Lưu vong: Năm 1955 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Đảng bị chánh quyền đàn áp khủng bố, một số lớn đồng chí phải lưu vong ra nước ngoài.
Về nước: Cuối năm 1963, nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, các đồng chí lần lượt trở về nước trong đó có đồng chí Hùng Nguyên/ Nguyễn Ngọc Huy. Sau 8 năm ở hải ngoại, GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu sinh hoạt chính trị ở các nước Tây u và Bắc Mỹ. GS Huy nhận thấy các chánh đảng nắm một vai trò rất quan trọng trong đời sống chánh trị. Nước nào có những chánh đảng trưởng thành với sinh hoạt tổ chức qui cũ thì chính tình nước đó ổn định, còn nước nào chưa có chánh đảng hoặc các chánh đảng chưa sinh hoạt dân chủ thì chính tình nước đó hỗn loạn. GS Huy còn nhận thấy trong sinh hoạt chính trị, nước nào có đối lập và chánh quyền chấp nhận đối lập trong tinh thần dân chủ, thì chính tình nước đó rất ổn định và Dân chủ phát triển nhanh chóng. Trong tinh thần đó, GS Huy quyết định chủ trương xây dựng miền Nam thành một nước dân chủ pháp trị với chanh sách đa đảng và định chế đối lập.
III – Thành lập Đảng Tân Đại Việt.
Sau khi về nước, GS Nguyễn Ngọc Huy quyết định tranh đấu để biến miền Nam thành một nước dân chủ pháp trị như các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Muốn thế phải thay đổi hệ thống chánh đảng, chuyển các đảng cách mạng hoạt động bí mật thành các đảng chánh trị hoạt động công khai. Ông ra sức vận động Xứ bộ miền Nam để trở thành một đảng hoạt động công khai. Được sự chấp thuận của Xứ bộ miền Nam, ông vận động với Xứ bộ miền Bắc và xử bộ miền Trung, nhưng bị chống đối quyết liệt. Nhưng ông vẫn cương quyết và đến cuối năm 1964 ông cho tách Xứ bộ miền Nam ra khỏi ĐVQDĐ để thành lập một đảng mới lấy tên là Đảng Tân Đại Việt (TĐV) vào ngày 14 tháng 11 năm 1964.
A- Tổ chức cơ sở:
Mặc dù muốn biến thành một đảng chính trị nhưng lúc bấy giờ miền Nam chưa có qui chế chánh đảng, nên tất cả đảng phái đều hoạt động một cách mập mờ, công khai không ra công khai, bí mật chẳng ra bí mật, hợp pháp cũng chẳng ra hợp pháp và chánh quyền cũng không làm khó dễ. Trong tình trạng không rõ rệt này, đảng TĐV phát triển rất nhanh trong mọi lĩnh vực. Ngoài ra, với bộ óc sáng tạo và cái nhìn chiến lược, GS Huy dự đoán nếu trong tương lai đảng TĐV nắm chánh quyền thì Đảng phải có nhiều cán bộ giỏi để điều khiển guồng máy chánh quyền đó. Những cán bộ TĐV này phải có đạo đức, phải có trình độ hiểu biết về chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục…cho nên GS Huy đã cho thành lập 5 phân bộ đặc biệt, đó là PB/Bùi Hữu Phiệt, PB/Lê Trí Vị, PB/Trần Văn Mạnh, PB/Đặng Vũ Trứ và PB/Huỳnh Thị Cải
1- Phân bộ Bùi Hữu Phiệt (PB/BHP): là phân bộ quân nhân trong QLVNCH gồm các sĩ quan cấp Tướng, cấp Tá, cấp Ủy của Hải, Lục, Không quân. (Bùi Hữu Phiệt là tên một đ/c đã chỉ huy Bộ đội An Điền, kháng chiến chống Pháp rất anh dũng và chống luôn Việt minh trong chiến khu An Điền ở Thủ Đức năm 1945. Khí thế của bộ đội rất mạnh và gây nhiều tiếng vang vì thằng Pháp nhiều trận rất lẫy lừng ở Dốc 47 gần Long Thành, Tân Uyên, Củ Chi). Năm 1947 đ/c Bùi Hữu Phiệt bị Cộng sản do Nguyễn Bình huy động các Trung đoàn Việt minh bao vây và tiêu diệt. Đ/c Bùi Hữu Phiệt tử trận và Bộ đội An Điền tan rả. Đảng tôn vinh Đ/c Bùi Hữu Phiệt là liệt sĩ và lấy tên đặt cho Phân bộ Quân nhân.)
Không Quân:
a/ Khu bộ Dương Văn Sơng 1: gồm Vùng 1, Vùng 2 và Tân Sơn Nhất do đ/c Đinh Thạch on làm Khu bộ trưởng
b/ Khu bộ Dương Văn Sang 2: gồm Vùng 3, vùng 4 do đ/c Nguyễn Hữu Hoài làm Khu bộ trưởng và sau đó đ/c Đan Hoài Bữu thay thế. (Dương Văn Sang là tên một đ/c thuộc quân chủng Không quân đang theo học khóa huấn luyện phi công Pháp thì bị tử nạn. Đảng vinh danh đ/c Sang là liệt sĩ và lấy tên của đ/c đặt cho Khu bộ Không quân.) |
Hải quân:
gồm Khu bộ Hoàng Diệu do Đ/c Dương (NVT) làm Khu bộ trưởng. (Hoàng Diệu là bí danh của một đồng chí tên thật là Nguyễn Trọng Đệ (Đệ Râu). Trước đây đ/c Đệ là sĩ quan Không quân. Sau ngày Biểu dương lực lượng thất bại thì đ/c Đệ bị chảnh quyền Nguyễn Khánh cho giải ngũ cùng với đ/c Huỳnh Văn Tồn và Vũ Hoài Nam. Sau đ/c Đệ chuyển qua lái Cessna cho Air Việt Nam cùng với đ/c Huỳnh Hữu Hiền (nguyên Tư lệnh Không quân của QLVNCH thời Đệ 1 Cộng Hòa.) Đ/c Đệ rất năng nổ, đảng tính cao, phục vụ cho Đảng rất đắc lực. Đ/c thường lợi dụng công việc chở khách bằng Cessng để phục vụ cho Đảng qua việc chở các đảng viên đi công tác hay chở tài liệu của Đảng đến các cơ sở miền Trung. Đ/c Đệ bị Việt Cộng bắn hỏa tiễn SA-7 khi đang bay từ Châu Đốc về Sàigòn và tử nạn lúc 11:00 sáng trong một ngày của tháng 4/1974. Đảng vinh danh đ/c Đệ là liệt sĩ và đặt tên cho Khu bộ Hải quân.)
Chủ tịch PB/BHP đầu tiên là đ/c Nhơn (Đại tá HVT), sau đó đ/c Đỗ Hùng (Chuẩn tướng ĐKN) thay thế. PB/BHP phát triển rộng rãi khắp 4 vùng chiến thuật, kết nạp được nhiều quân nhân có cấp bậc cao do công của đ/c HVT và đ/c Nguyễn Văn Chỉnh (NVH).
Ghi nhận PB/BHP có 2 Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn, 2 Thiếu tướng Tư lệnh Sư đoàn Tổng Trừ bị, 1 Chuẩn tướng CHT/ Phân khu Đô thành và 1 Chuẩn tướng CT/ Ủy ban Liên Hiệp Hai bên và 1 Phó Đề Đốc Tham mưu trưởng BTL/Hải quân. Chưa kể khoảng 40 Đại tá nắm giữ những chức vụ quan trọng như Tư lệnh Phó Sư đoàn, Trung Đoàn trưởng, Tỉnh trưởng, Quân trấn trưởng Quân Vụ Thị Trấn, Chỉ huy trưởng Cảnh sát cấp Vùng… và 7 Đặc Khu trưởng Đô thành.
Đặc biệt trong các biến cố ở miền Nam vào thập niên 1960: Chính biến 11/11/1960, Đảo chánh 1/11/1963, Chỉnh lý 30/4/1964 và biểu dương lực lượng ngày 13/9/1964 đều do PB/BHP chủ động hoặc trực tiếp tham dự.
Sau đây là thành phần BLĐ của PB/BHP trước năm 1975:
– Chủ tịch : Đ/c Đỗ Hùng (Đ.K.N) Đệ 1 Phó CT: Đ/c Lê Bình (C.T.T.C.) . Đệ II Phó CT: Đ/c Long Vân( N.C.V.). Đệ | Thư ký: Đ/c Võ Văn (V.TM) | Đệ II Thư ký : Đ/c Hoàng Kim (H.Đ.K.)
2- Phân bộ Lê Trí Vị (PB/LTV):
là phân bộ công chức hành chánh gồm các Đốc sự tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. (Lê Trí Vị là tên của một đ/c đốc sự QGHC, cựu Quận trưởng Hốc Môn. Đ/c vị bị Việt cộng phục kích sát hại vào Tết Mậu Thân (1968) lúc đi thị sát mặt trận. Đảng vinh danh Đ/c Vị là liệt sĩ và đặt tên cho Phân bộ Hành chánh.)
Sau khi thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (1969) do GS Nguyễn Văn Bông làm chủ tịch, GS Nguyễn Ngọc Huy làm Tổng thư ký, công tác phát triển cơ sở và nhân sự rất nhanh. GS Huy đã kết nạp được nhiều thành viên đủ mọi thành phần, tổ chức, tôn giáo, đảng phái, trong đó có 130 cán bộ xuất thân từ Học Viện Quốc Gia Hành Chánh mà GS Nguyễn Văn Bông làm Viện trưởng. GS Huy dự trù:
– Mục tiêu 1: Nếu chưa nắm chính quyền, PB sử dụng các cán bộ có chân trong chính quyền để phát triển Đảng.
– Mục tiêu 2: Nếu nắm được chánh quyền, PB đề cử cán bộ nắm các chức vụ hành chánh từ phó Quận đến cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng…và từ đó có thể thanh lọc từ cách đảng viên lúc hành xử quyền hành. Khi mới thành lập, GS Huy giao cho đ/c Nguyễn Bá Lộc phụ trách PB/LTV, nhưng đ/c Lộc đang giữ trọng trách ở miền Tây, mới giao cho đ/c Huỳnh Kim Thoại giữ chức Chủ tịch PB/LTV Cũng thời gian đó đ/c Đỗ Hùng làm Đô trưởng Saigon-Chợ Lớn nên lần lượt bổ nhiệm các đồng chí thuộc Học Viện QGHC nắm các chức vụ Quận trưởng ở Đô thành.
– Đ/c Nguyễn Văn Phỉ: Quận trưởng Q. 1
– Đ/c Trần Tấn Mẫn: Quận trưởng Q. 3
– Đ/c Lê Ngọc Diệp: Quận trưởng Q. 4.
– Đ/c Nguyễn Văn Bon: Quận trưởng Q. 5
– Đ/c Huỳnh Kim Thoại: Quận trưởng Q.6
– Đ/c Nguyễn Văn Sang: Quận trưởng Q. 7
– Đ/c Nguyễn Xuân Dư:Quận trưởng Q.8 |
– Đ/c Trần Quang Trí: Quận trưởng Q.10
– Đ/c Lê Hiếu Nghĩa: Quận trưởng Q. 11.
Sau đây là thành phần BLĐ của PB LêTrí Vị trước năm 1975:
– Chủ tịch: Đ/c Lê Ngọc Diệp.
– Tổng thư ký: Đ/c Trần Văn Nếp.
3. Phân bộ Trần Văn Mạnh (PB/TVM):
là Phân bộ Cảnh sát. Phần lớn các sĩ quan cảnh sát tập trung ở Saigon, phần còn lại rải rác ở các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Nha Trang, Đà Nẵng. (Trần Văn Mạnh là tên của một đ/c học cùng khóa với ông Dương Văn Minh ở trường Võ bị Pháp tại Sơn Tây vào năm 1944-1945.
Đầu năm 1948 giải pháp Bảo Đại thành hình, đ/c Nguyễn Tôn Hoàn được đề cử Bộ trưởng Thanh niên và đ/c Trần Văn Mạnh được bổ nhiệm làm Giám đốc Công an Cảnh sát Trung phần từ năm 1950-1954. Năm 1954 đ/c Mạnh hy sinh vì công vụ tại Nha Trang. Đảng vinh danh đ/c Mạnh là liệt sĩ và đặt tên cho PB Cảnh sát.) Chức vụ Chủ tịch PB/TVM được giao cho đ/c Lê Đức (LPM) từ cuối năm 1966 đến 30/4/1975.
4- Phân bộ Đặng Vũ Trứ (PB/ĐVT):
là phân bộ Thanh niên Sinh viên, qui tụ các thành phần Sinh viên trẻ ở các trường Luật, Quốc Gia Nghĩa Tử. (Đặng Vũ Trứ là con trai duy nhất của BS Đặng Vũ Lạc, nguyên đảng trưởng ĐVQDĐ thay thế đảng trưởng Trương Tử Anh. Đ/c Đặng Vũ Trứ là một đảng viên trẻ, đầy tâm huyết và rất năng nổ, được đảng trưởng Trương Tử Anh tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng. Năm 1946, đ/c Trứ bị Cộng sản phục kích và bắt làm con tin. Việt Minh dùng đồng chỉ làm áp lực Đảng và bắt phải bỏ Đảng nhưng đ/c quyết liệt chống lại và bị chúng dùng cực hình tra khảo cho đến chết vào năm 1946. Đảng đã vinh danh đc Trứ là liệt sĩ đầu tiên của Đảng và đặt tên cho Phân bộ Sinh viên.)
PB/ĐVT gồm có:
Khu bộ Luật khoa với đ/c Lê Minh Nguyên, Hoàng Đình Tạo, Vũ Hữu Trường, Trần Ngọc Châu… Khu bộ Quốc gia Nghĩa tử với đ/c Phạm Hữu Thừa, Nguyễn Duy Tín, Vũ Văn Khá, Nguyễn Văn Hải.
5- Phân bộ Huỳnh Thị Cải (PB/HTC):
là phân bộ phụ nữ được thành lập để hàng ngũ hóa phong trào phụ nữ. PB/HTC phát huy truyền thống Bà Trưng, Bà Triệu, hoạt động trong nhiều lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục…vận động biểu tình. (Huỳnh Thị Cải Là tên của một nữ đồng chí kỳ cựu gia nhập đảng từ năm 1964. Bà là phụ nữ đầu tiên làm Trưởng ty Thanh niên tỉnh Tuyên Đức/Đà Lạt dưới thời nữ Thị trưởng Nguyễn Thị Hậu vào cuối thập niên 1960. Bà cũng là phu nhân của Đ/c Đỗ Như Thân, Chánh Sở Thông tin Tòa Đô chảnh.
Tư thất của đ/c Đỗ Như Thân và Huỳnh Thị Cải ( số 6 Bà Triệu/Q.5 ) được coi là trụ sở của đảng TĐV, phần lớn các Phân bộ như PB/BHP, PB/LTV, PB/TVM đều mượn nơi đây để hội họp hàng tuần, hàng tháng.
Một điểm đáng lưu ý là Đảng còn có một tổ chức ngoại vi tên là “Tổ Tiên Chánh Giáo Đại Đạo Sinh Tồn” (TCGĐĐST) do đ/c Phạm Thái Nguyễn Ngọc Tân (Bảy Bớp) và đ/c Đỗ Quang Tế sáng lập. Tổng hội trưởng lúc bấy giờ là đ/c Nguyễn Văn Viên, đặc biệt có Đồng tử Sơn Tùng phụ trách Tổ đình Đàlạt. Theo đ/c Nguyễn Ngọc Tân, mục đích của tổ chức là vận dụng tâm linh, nhắm vào tinh thần đạo giáo thiêng liêng để phát triển tổ chức. Trên thế giới có nhiều tôn giáo khác nhau và mỗi tôn giáo có một hướng đi riêng, nhưng tất cả đều hướng về cội nguồn Tổ Tiên và gia đình nào cũng có bàn thờ Tổ Tiên trong nhà. Do sự tổ chức khoa học và thuyết giảng đạo pháp rất hấp dẫn của đ/c Phạm Thái, CGĐĐST đã phát triển rộng rãi nhiều nơi, thành lập nhiều cơ sở gọi là Tổ đình nhất là ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nha Trang, Đà Lạt, Sài gòn…
Đ/c Đỗ Như Thân cũng là một trong các đạo sư phụ trách Tổ đình Sài Gòn và dùng tự thất làm trụ sở Tổ đình.
Đ/c Huỳnh Thị Cải mất vào cuối năm 1968. Do có nhiều đóng góp công sức và của cải vào việc phát triển Đảng nên Đảng vinh danh đ/c Huỳnh Thị cải là nữ liệt sĩ của Đảng và đặt tên cho Phân bộ Phụ nữ.)
Tóm lại 5 Phân bộ trên được tổ chức rất chặt chẽ và kỹ luật trong phạm vi bí mật. Có những đảng viên trong cùng Phân bộ hoàn toàn không biết nhau cho đến khi có buổi họp chung mới nhận ra nhau.
B- Đường lối tranh đấu của Đảng TĐV:
Đảng TĐV thay đổi hoàn toàn về đường lối tranh đấu. Trước kia ĐVQDĐ chủ trương hoạt động bí mật bất hợp pháp, nhưng ngày nay TĐV chủ trương hoạt động công khai hợp pháp, dùng lá phiếu để nắm chánh quyền.
Đảng chủ trương ôn hòa, khoan nhượng với các đoàn thể bạn để tạo hòa khí đấu tranh. Mục tiêu của Đảng là xây dựng miền Nam theo thể chế dân chủ pháp trị. Muốn vậy Đảng phải tranh đấu trong tinh thần xây dựng và dân chủ qua việc vận động lá phiếu hoặc đóng vai trò đối lập.
Trong tinh thần dân chủ và lợi ích chung cho dân tộc, Đảng luôn cộng tác với chánh quyền và các đoàn thể bạn để chống độc tài cộng sản. Đảng tham gia sinh hoạt dân chủ chẳng hạn như đề cử đảng viên tranh cử các chức vụ dân cử trong Quốc hội và tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ 1967-1971. Nhiều dân biểu trong Quốc hội gia nhập Đảng, thành lập khối Dân quyền ở Hạ viện do đ/c Nhan Minh Trang (thuộc PB/BHP) làm Trưởng khối, gồm các đ/c Nhan Minh Trang, Mã Xái, Nguyễn Ngọc Tân, Trương Vị Trí, Trần Minh Nhựt, Nguyễn Văn Quý, Nguyễn Văn Tiết, Lê Tấn Trang, Phạm Văn Trọng.
Đảng cũng tranh cử Tổng Thống, đưa liên danh LS Trương Đình Dzu – Trần Văn Chiêu ra ứng cử.
Tình hình miền Nam lúc bấy giờ bất ổn. Cộng sản miền Bắc lợi dụng “khoảng trống an toàn” để xâm nhập vũ khí và người vào miền Nam qua dãy Trường sơn và dọc theo miền duyên hải. Trong khi đó chế độ miền Nam ngày càng độc tài, dân chúng chán ghét chống đối. Đảng cũng đóng vai trò đối lập và thành lập “Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến”.
C- Thành lập Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT)
Sau khi đăng TĐV thành lập ít lâu, GS Huy nhận thấy đảng TĐV chưa thể nào trở thành một đảng quần chúng hoạt động công khai vì 2 lý do:
– Thứ nhất, phần đông đảng viên đều muốn hoạt động bí mật, không ra Công khai.
– Thứ hai, chính quyền chưa có qui chế chánh đảng cho phép các đảng phái hoạt động công khai. Vì thế các đảng phái đều bị xem là những hội kín bất hợp pháp.
Cho đến năm 1969 nền đệ nhị Cộng hòa mới ban hành qui chếchánh đảng, qui định sự hợp thức hóa của các đảng phái. Nhận thấy đây là cơ hội tốt để các đảng phái chính trị ra hoạt động công khai, và trong nước có một hệ thống chánh đảng rõ ràng. Đảng cầm quyền biết tôn trọng đối lập, và đối lập biết “giám sát” đảng cầm quyền để chánh tình trong nước hoàn hảo hơn, cho nên GS Huy liền vận động triệu tập một hội nghị gồm nhiều cá nhân, đoàn thể, tôn giáo trong nước để thành lập một tổ chức lấy tên là Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT).
Đây là phong trào quần chúng qui tụ được rất nhiều thành phần dân cử, chuyên viên, trí thức, tôn giáo, đảng phái… Phong trào gồm Chủ tịch đoàn và Ban chấp hành trung ương với thành phần lãnh đạo: (trụ Sở: 242Ter Phan Đình Phùng/Q.3)
– GS Nguyễn Văn Bông được bầu làm Chủ tịch Chủ tịch đoàn
– GS Nguyễn Ngọc Huy được bầu làm Tổng thư ký Ban chấp hành trung ương
– Lê Văn Hiệp, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Tổ chức
– Nguyễn Ngọc Tân, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Tuyên huấn.
– Trần Văn Chiêu, Phó chủ nhiệm Tổng bộ Tài chánh …
• Chủ trương của PTQGCT là xây dựng một nền dân chủ pháp trị tại miền Nam VN
• Mục đích tranh đấu của PTQGCT là chống Cộng sản để giữ miền Nam được tự do dân chủ, dân chúng sống ấm no hạnh phúc. Phong trào hoạt động theo tinh thần dân chủ, thiểu số phục tùng đa số nhưng đa số vẫn tôn trọng thiểu số.
Ta thấy mục đích, chủ trương, đường lối của Phong trào giống y như của Đảng TĐV, tuy hai mà một. GS Huy đã xử sự trong tinh thần dân chủ, nhân nhượng. Mọi vấn đề quan trọng GS Huy và GS Bông đều triệu tập Đại hội lấy ý kiến của đa số làm quyết định.
Lúc này Đảng và PTQGCT chủ trương đối lập nhưng khi chánh quyền cần sự hỗ trợ của các đảng phái hay tổ chức trong công cuộc chống Cộng Đảng và Phong trào vẫn tích cực ủng hộ chánh quyền. Chẳng hạn khi chánh quyền mời GS Huy tham gia vào phái đoàn VNCH tham dự Hội nghị Balê, GS Huy đều trình lên Chủ tịch đoàn chấp thuận GS Huy mới nhận lời tham gia. Hoặc lúc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái tranh cử Tổng thống lần thứ hai đối đầu với Đại tướng Dương Văn Minh, GS Huy và GS Bông nhận thấy ông Thiệu chủ trương chống Cộng dứt khoát, còn ông Minh lập trường mù mờ nên đã triệu tập Đại hội giải thích giữa hai cái hại thì chọn cái hại ít hơn và mọi người đồng ý ủng hộ ông Thiệu.
Bên cạnh đó các đảng viên TĐV thoát ly làm việc thường xuyên tại trụ sở Trung ương và đi sinh hoạt ở các cơ sở địa phương. Nhờ có sự tham gia tích cực của đảng TĐV, Phong trào phát triển rất nhanh khắp
mọi nơi từ cấp Tỉnh xuống đến Quận, Xã, Ấp.
Cuộc biểu dương lớn nhất của Phong trào là cuộc Rước Đuốc vĩ đại từ Bến hải đến Kiên Giang, Rach giá vào năm 1972.
Đoàn Rước Đuốc đi đến Tỉnh nào đều được Tỉnh bộ Phong trào mà nòng cốt là đảng TĐV tiếp đón rầm rộ và tổ chức Lửa trại với sự tham dự đông đảo của quần chúng.
Sự hợp tác đoàn kết và thuận thảo giữa GS Huy và GS Bông đáp ứng được nguyện vọng của những người quan tâm đến vận nước nên Phong trào phát triển rất mạnh và rất nhanh khiến cho Cộng sản lo ngại và chúng đã hạ sát GS Bông vào năm 1971.
Cái chết của GS Bông là một thiệt hại lớn cho Phong trào, nhưng nhờ nỗ lực của GS Huy và tất cả đảng viên TĐV, Phong trào vẫn tiếp tục lớn mạnh cho đến ngày miền Nam hoàn toàn sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của Phong trào.
Nhưng đảng TĐV vẫn tồn tại và phân tán thành 3 thành phần: thành phần thứ nhất thoát được ra nước ngoài, thành phần thứ hai vào tù, thành phần còn lại rút vào bóng tối. Thành phần thoát ra nước ngoài gồm có GS Nguyễn Ngọc Huy và đa số các đảng viên nòng cốt. Cho đến năm 1977, GS Huy liên lạc được với các đồng chí của mình và tái lập Đảng TĐV tại hải ngoại. Tuy nhiên điều kiện chưa cho phép, mãi đến năm 1982 mới triệu tập được Đại hội TĐV vào ngày 3 tháng 7 năm 1982.
Đây là Đại hội đầu tiên của Đảng TĐV ở hải ngoại nhằm tu chỉnh lại Hiến chương 1974, sắp xếp lại nhân sự và hoạch định đường lối hoạt động cho tương lai.
Hoàng Đình Khuê