Tin khắp nơi – 26/09/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 26/09/2020

Mỹ: Tổng thống Trump chỉ định một nữ thẩm phán vào Tối Cao Pháp Viện – Thanh Hà

Ngày 26/09/2020, tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức thông báo danh tính vị thẩm phán thay thế bà Ruth Bader Ginsburg tại Tối Cao Pháp Viện. Theo báo chí Hoa Kỳ, gần như chắc chắn người được chọn là nữ thẩm pháp Coney Barrett, người có lập trường bảo thủ.

Cho dù người được tổng thống Trump chọn là ai đi chăng nữa, trong mọi trường hợp đa số tại Tòa Án Tối Cao cũng sẽ thuộc về cánh bảo thủ với 6 vị thẩm phán. Sau cái chết của thẩm phán Ruth Bader Ginsburg hồi tuần trước, phe cấp tiến chỉ còn có 3 ghế trong định chế tư pháp này. Nhờ có sự đồng thuận của Thượng Viện, chủ nhân Nhà Trắng đã có thể gấp rút chỉ định một vị thẩm phán mới vào Tối Cao Pháp Viện. Quyết định này mang ý nghĩa chính trị rất lớn.

Thứ nhất, chỉ nội việc từ đầu nhiệm kỳ đã ba lần đề cử người vào Tòa Án Tối Cao cũng đủ là một thắng lợi đối với Donald Trump. Trong vòng bốn năm, tổng thống Trump đã thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng của cơ quan tư pháp quan trọng nhất này của đất nước. Đa số giờ đây thuộc về cánh bảo thủ.

Điểm thứ nhì là không còn có chuyện phải điều đình để tìm ra đồng thuận chung, trong khi có nhiều hồ sơ trọng yếu đang được đặt lên bàn cân, chẳng hạn vấn đề sử dụng súng, phá thai hay các quyền tự do tín ngưỡng.

Sau cùng, do các thẩm phán tại Tối Cao Pháp Viện được chỉ định mãn đời, sự thay đổi về tương quan lực lượng giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến lần này sẽ có những tác động lâu dài.

Do vậy, ngay cả những người thuộc cánh bảo thủ không hẳn là ủng hộ Donald Trump, chẳng hạn Mitt Romney, cũng đã tán đồng tổng thống Mỹ nhanh chóng chọn người thay thế thẩm phán Ruth Bader Ginsburg càng sớm càng tốt. Về phía đối lập, đảng Dân Chủ phẫn nộ và báo trước sẽ không ngần ngại cải tổ định chế tư pháp tối cao của Hoa Kỳ trong trường hợp giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử tổng thống và ở Thượng Viện sắp tới.

Vĩnh biệt RBG

Về phần cố thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Mỹ qua đời hôm 18/09/2020, bà Ruth Bader Ginsburg luôn là người mở đường. Không chỉ là một nhà đấu tranh vì nữ quyền, là một tiếng nói bảo vệ những người đồng giới tính, bà còn là phụ nữ đầu tiên linh cữu được quàn ngay tại Tối Cao Pháp Viện. Bà cũng là người phụ nữ đầu tiên người Do Thái được cử hành tang lễ tại trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-m%E1%BB%B9-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BB%8Bnh-m%E1%BB%99t-n%E1%BB%AF-th%E1%BA%A9m-ph%C3%A1n-v%C3%A0o-t%E1%BB%91i-cao-ph%C3%A1p-vi%E1%BB%87n

 

Thẩm phán Amy Coney Barrett là ai?

Bình luậnNguyễn Sơn

Amy Coney Barrett, người dự kiến được đề cử làm thẩm phán mới của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, có nhiều điểm đặc biệt như bà có đến 7 đứa con.

Tổng thống Donald Trump được cho là sẽ đề cử Thẩm phán Amy Coney Barrett vào Tối cao Pháp viện, sau sự ra đi của Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg.

Tổng thống Trump sẽ thông báo quyết định này vào chiều ngày 26/9 tại Nhà Trắng.

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (hay còn gọi là Tối cao Pháp viện) là cơ quan quyền lực nhất trong nhánh Tư pháp tại Mỹ, quyết định chiều hướng về chính sách và xã hội cho đất nước (theo hướng bảo hiến hay cấp tiến).

Chín thẩm phán của Tòa án Tối cao sẽ giữ chức vụ này trọn đời, và các phán quyết của họ có thể định hình chính sách công về mọi lĩnh vực, và có ảnh hưởng rất lâu với xã hội.

Thông tin chính về Thẩm phán Amy Coney Barrett

Bà Amy Coney Barrett, 48 tuổi (sinh năm 1972), từng là giáo sư luật tại Đại học danh tiếng Notre Dame ở bang Indiana.

Sinh ra ở New Orleans, bà kết hôn với một cựu công tố viên liên bang ở South Bend, Indiana và họ có với nhau 7 người con. Hai người trong số họ được nhận nuôi từ Haiti và con ruột út của họ mắc hội chứng Down.

Trước khi tham gia tòa phúc thẩm, Barrett đã làm việc trong một thời gian ngắn trong lĩnh vực hành nghề tư nhân sau đó giảng dạy 15 năm tại trường luật Notre Dame.

Nếu được chấp thuận, bà Barrett sẽ là thẩm phán trẻ nhất tại tòa án cấp cao. Sự hiện diện của bà cũng sẽ củng cố ghế đa số bảo hiến là 6-3.

Là một người theo Công giáo, cá nhân bà Barrett phản đối mạnh mẽ tình trạng nạo phá thai, một trong những vấn đề chủ chốt gây tranh cãi trong văn hóa Mỹ. Bà quan niệm “cuộc sống bắt đầu từ lúc thụ thai”.

Tại Tòa phúc thẩm liên bang ở Chicago, bà Barrett đã thông qua các quan điểm ủng hộ quyền sử dụng súng, phản đối người di cư, cũng như phản đối “Obamacare”.

Năm 2017, bà Barrett được Tổng thống Trump bổ nhiệm một vị trí trong Tòa phúc thẩm khu vực liên bang số 7. Bà cũng là một lựa chọn khi ông Trump cân nhắc cho vị trí thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ thay cho ông Anthony Kennedy vào năm 2018.

(Theo Fox News)

Nếu được Quốc hội Mỹ chấp thuận, Amy Coney Barrett sẽ trở thành thẩm phán nữ thứ ba tại Tối cao Pháp viện, bên cạnh 2 nữ thẩm phán Sonia Sotomayor và Elena Kagan do cựu Tổng thống đảng Dân chủ Barack Obama đề cử.

Bà Barrett là người được đánh giá là “sự kết hợp hoàn hảo” để trở thành thẩm phán Tòa án Tối cao với những quan điểm sắc bén, và có thể “đối trọng” với các nữ thẩm phán của đảng Dân chủ trong Tòa án Tối cao hiện nay.

Đảng Dân chủ gặp khó?

Một phân tích của hãng tin BBC cho thấy sự lựa chọn Thẩm phán Barrett đặt Đảng Dân chủ vào một tình thế khó khăn.

Đảng Dân chủ phải tìm cách làm suy yếu sự ủng hộ dành cho người được đề cử mà không được tấn vào công đức tin Công giáo hoặc lý lịch cá nhân của bà Barrett. Họ sẽ tìm cách trì hoãn quá trình này hết sức có thể, trong khi vẫn tập trung vào các vấn đề như chăm sóc sức khỏe và phá thai, vốn là trọng tâm tranh cử của đảng Dân chủ.

Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong số 53 thượng nghị sĩ trong ủy ban, nhưng dường như họ đã có 51 phiếu bầu cần thiết để thẩm phán Barrett được phê chuẩn.

Các bước để phê chuẩn Thẩm phán mới

Nhà Trắng đã bắt đầu liên hệ với các văn phòng Thượng viện của Đảng Cộng hòa để sắp xếp các cuộc gặp với người được đề cử vào tuần tới.

Ứng cử viên sau đó sẽ được Ủy ban Tư pháp Thượng viện – gồm 22 đảng viên Cộng hòa và Dân chủ – chất vấn. Các phiên điều trần thường kéo dài từ ba đến năm ngày.

Sau đó, các thành viên của ủy ban sẽ bỏ phiếu về việc có đưa người được đề cử ra toàn thể Thượng viện hay không. Nếu họ đồng ý, tất cả 100 thượng nghị sĩ sẽ bỏ phiếu để phê chuẩn hoặc phủ nhận bà.

Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu phê chuẩn trước cuộc bầu cử vào Nhà Trắng vào ngày 3/11.

Người phụ nữ 48 tuổi này sẽ là thẩm phán thứ ba được bổ nhiệm bởi Tổng thống Trump, sau ông Neil Gorsuch vào năm 2017 và ông Brett Kavanaugh vào năm 2018.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tham-phan-amy-coney-barrett-la-ai-76339.html

 

Ông Biden lấn át ông Trump

trong cuộc chiến quảng cáo nhờ lợi thế tài chính

Lợi thế gây quỹ tranh cử của ông Joe Biden dường như đang biến thành lợi thế trên sóng truyền hình, khi ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ đang lấn át Tổng thống Donald Trump với một loạt những quảng cáo truyền hình chưa đầy 40 ngày trước Ngày Bầu cử, Reuters đưa tin.

Ban vận động tranh cử của ông Biden đang chi 45,8 triệu đôla cho quảng cáo trên truyền hình, radio và quảng cáo kĩ thuật số trong tuần lễ từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 28 tháng 9, Reuters cho biết, dẫn số liệu do công ty theo dõi quảng cáo Advertising Analytics tổng hợp. Tổng số đó bao gồm hơn 35 triệu đôla tiền mua quảng cáo mới kể từ đầu tuần.

Trong khi đó, ban vận động tranh cử của ông Trump đã dành 17,8 triệu đôla tiền quảng cáo cho cùng khoảng thời gian, theo công ty này, sau khi hủy hàng triệu đôla tiền đặt trước ở các bang bao gồm Ohio, New Hampshire, Michigan, Wisconsin, Nevada, Iowa, Minnesota và Pennsylvania.

Sự khác biệt phản ánh mức độ mà ông Biden, người từng đối mặt với thiếu hụt tài chính to lớn, đã thu hẹp khoảng cách so với ông Trump.

Vào tháng 8, ông Biden và Đảng Dân chủ toàn quốc huy động được 364,5 triệu đôla, so với 210 triệu đôla của ông Trump và Đảng Cộng hòa. Đảng Dân chủ đang có 466 triệu đôla tiền mặt vào cuối tháng, trong khi Đảng Cộng hòa có 325 triệu đôla, theo Reuters.

Tổng số tiền quảng cáo cũng cho thấy tình hình tranh đua ở những bang chiến trường mà cả hai ban vận động đang nhắm mục tiêu trong những ngày gần đến cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11.

Ban vận động Biden đang chi hơn 10 triệu đôla ở Florida và những khoản tiến bảy chữ số ở Pennsylvania, Arizona, North Carolina, Michigan, Wisconsin, Minnesota và Nevada. Nhưng ngân quỹ dồi dào của họ cũng cho phép họ phát sóng quảng cáo ở một số bang nghiêng về phe Cộng hòa mà họ hi vọng có thể cạnh tranh vào tháng 11, bao gồm Ohio và Georgia.

Phát ngôn viên ban vận động Trump, Tim Murtaugh, nói chiến dịch tái đắc cử của tổng thống đang thận trọng với chi tiêu của mình, nhắm mục tiêu vào các quảng cáo truyền hình cho các bang đang bỏ phiếu sớm trong khi tận dụng sự chú ý của giới truyền thông cho lịch trình du hành của ông Trump.

“Chúng tôi đang vận hành một chiến dịch toàn diện, trong khi Biden không làm gì khác ngoài việc đăng quảng cáo trên TV,” ông Murtaugh nói trong một phát biểu, theo Reuters.

Người phát ngôn cho ban vận động Biden không bình luận ngay lập tức, Reuters cho biết.

Ban vận động của ông Trump sẽ chi 5,4 triệu đôla ở Florida trong tuần này, cũng như những khoản tiền bảy chữ số ở Pennsylvania, Arizona, North Carolina và Michigan. Ở Georgia, phe Cộng hòa đã dành 1,4 triệu đôla cho tiền quảng cáo.

Ông Biden cũng sẽ phát sóng gần 5 triệu đôla quảng cáo trên truyền hình quốc gia, bao gồm các đoạn quảng cáo trong lúc các trận đấu của Liên đoàn Bóng bầu dục Quốc gia được phát sóng vào Chủ nhật, so với 1,6 triệu đôla của ông Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-biden-lan-at-ong-trump-trong-cuoc-chien-quang-cao-nho-loi-the-tai-chinh/5598833.html

 

TT Trump: Sẽ mất mấy tháng

mới biết người chiến thắng bầu cử Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày thứ Sáu cho biết người Mỹ có thể sẽ không biết người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 trong vài tháng do tranh chấp về phiếu bầu gửi qua đường bưu điện, tiếp tục những chỉ trích của ông nhắm vào một phương thức bỏ phiếu mà có thể được một nửa số cử tri Mỹ sử dụng trong năm nay.

Các chuyên gia bầu cử cho biết có thể mất vài ngày sau cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 cho đến khi người chiến thắng được xác định vì các quan chức sẽ cần thời gian để đếm các lá phiếu gửi đến sau ngày bầu cử.

Phát biểu tại một cuộc tập hợp vận động tranh cử ở Newport News, bang Virginia, ông Trump nói ông muốn nhanh chóng biết được ông thắng hay thua, hơn là đợi các lá phiếu gửi đến qua bưu điện.

“Tôi thích xem truyền hình và biết luôn người chiến thắng là ai, phải không? Bạn có thể sẽ không biết được trong mấy tháng, bởi vì vụ này đang lộn xộn,” ông nói.

“Rất khó có khả năng bạn sẽ nghe thấy người chiến thắng được tuyên bố vào đêm đó,” ông nói. “Tôi có thể đang dẫn đầu và sau đó họ sẽ tiếp tục nhận được thêm phiếu bầu và thêm nữa và thêm nữa. Vì bây giờ họ đang nói là phiếu bầu có thể đến muộn.”

Các phán quyết của tòa án trong tháng này đã cho phép các quan chức ở các bang chiến trường như Michigan, Pennsylvania, Wisconsin và North Carolina đếm các lá phiếu đến sau ngày 3 tháng 11 miễn là chúng được gửi trước Ngày Bầu cử.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều người theo Đảng Dân chủ hơn Đảng Cộng hòa dự định bỏ phiếu qua đường bưu điện để tránh phơi nhiễm COVID-19 ở các điểm bỏ phiếu đông đúc. Ban vận động của ông Trump đã đệ đơn kiện ở một số bang để hạn chế việc bỏ phiếu qua thư.

Ông Trump trong những ngày gần đây đã từ chối cam kết chuyển giao quyền lực một cách ôn hòa nếu ông thua ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden và nói rằng ông hi vọng Tòa án Tối cao sẽ phải tuyên bố người chiến thắng.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-se-mat-may-thang-moi-biet-nguoi-chien-thang-bau-cu-my/5598799.html

 

Bầu cử Mỹ:

Đã thu được hơn nửa triệu phiếu bầu tổng thống

Phương Đình

Theo Uỷ ban Bầu cử Hoa Kỳ, tính tới sáng thứ Năm (24/9), đã có tổng cộng 516.334 người bỏ phiếu bầu tổng thống ở các tiểu bang được tổ chức bầu cử sớm, theo bản tin hôm thứ Sáu (25/9) của Fox News.

25 tiểu bang đã bắt đầu nhận phiếu bầu qua thư của những cử tri không thể đi bầu trực tiếp. North Carolina là tiểu bang đầu tiên thực hiện việc này vào ngày 3/9, 60 ngày trước Ngày bầu cử chính thức.

Cũng theo Ủy ban bầu cử Mỹ, tính đến thứ Năm, không có bang nào tổ chức bỏ phiếu trực tiếp tại các điểm bỏ phiếu.Do lo ngại dịch bệnh, việc bỏ phiếu trực tiếp có thể sẽ bị thu hẹp, điều đó đồng nghĩa với việc bỏ phiếu qua thư sẽ là hình thức chủ yếu trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần này. Đây là hình thức bầu cử được phía đảng Dân chủ ủng hộ.

Tuy nhiên phía đảng Cộng hòa tỏ ra lo ngại đối với cách bỏ phiếu qua thư vì dễ bị gian lận. Fox New hôm thứ Năm đưa tin, Bộ Tư pháp Mỹ đã yêu cầu chính quyền hạt Pennsylvania, bang Virginia, một trong những bang được bầu cử sớm, chấn chỉnh cách điều hành việc bầu cử khi nhiều phiếu bầu qua thư cho Tổng thống Trump bị thất lạc bất thường, bên cạnh cáo buộc nhiều bao thư chứa phiếu bầu bị mở.

https://www.dkn.tv/the-gioi/bau-cu-my-da-thu-duoc-hon-nua-trieu-phieu-bau-tong-thong.html

 

Tướng Mỹ đề xuất tái bố trí quân ở châu Á

để răn đe Trung Quốc

Bình luậnNguyễn Sơn

Tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ muốn tái cấu trúc, tăng cường phân bố lực lượng tại châu Á – Thái Bình Dương để răn đe Trung Quốc.

“Tôi biết chúng ta đang đánh giá lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương. Họ được bố trí và chuẩn bị rất kỹ lưỡng, giống như một mũi tên từ California đến Nhật Bản và nhắm vào bán đảo Triều Tiên để bảo đảm sẵn sàng ứng phó ngay khi xuất hiện vấn đề tại khu vực này”, tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ David Berger nói trong hội thảo trực tuyến của lực lượng này hôm 25/9.

Tướng Berger cho rằng thủy quân lục chiến Mỹ đã triển khai tại Nhật Bản và Hàn Quốc kể từ khi nổ ra Chiến tranh Triều Tiên vào năm 1950, nhưng mối đe dọa từ Trung Quốc khiến lực lượng này cần phải tái cấu trúc nhân lực và khí tài để duy trì khả năng răn đe.

“Tuy nhiên, đó không phải cấu trúc tốt trong 10-20 năm nữa, chúng ta cần đánh giá lại”, ông nhận định.

Tướng Berger đề xuất: “Chúng ta phải phân tán rộng hơn, đồng thời tính đến Guam. Chúng ta phải có lực lượng phân bổ đều trên Thái Bình Dương, cho phép phối hợp với đồng minh và đối tác nhằm răn đe

những quốc gia đang tìm cách thay đổi hiện trạng toàn cầu được thành lập từ hàng chục năm nay như Trung Quốc”, theo trang USNI.

Đề xuất này từng được tướng Berger đề cập trong tài liệu “Hướng dẫn Kế hoạch Tư lệnh năm 2019”, theo đó thủy quân lục chiến cần tăng cường hiệp đồng với hải quân Mỹ tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dường. Đồng thời ông đề xuất tái trang bị các loại vũ khí cho kịch bản xung đột với Trung Quốc.

Lực lượng Mỹ ở châu Á hiện tập trung chủ yếu ở Nhật Bản với nòng cốt là Hạm đội 7 thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương. Đây là hạm đội tiền phương lớn nhất của Mỹ, sở hữu 60-70 tàu chiến, 300 máy bay, cùng 40.000 binh sĩ hải quân và thủy quân lục chiến.

Chiến lược kiềm chế Trung Quốc

Báo cáo “Đánh giá Sức mạnh Trung Quốc” do Lầu Năm Góc công bố hồi đầu tháng cảnh báo về nguy cơ các căn cứ tại Nhật Bản và Guam bị tấn công. Trong khi đó, nhiều nhà phân tích cũng đặt dấu hỏi về tập trung lực lượng Mỹ tại một số căn cứ lớn ở Nhật và Hàn Quốc.

Song Zhongping, chuyên gia quân sự ở Hong Kong, cho biết việc đại tu lực lượng là một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Donald Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc, theo tờ Stars and Stripes.

“Mỹ muốn tăng cường khả năng tấn công của mình bằng cách tích hợp các hệ thống hỏa lực trên bộ, trên không, trên biển và ngoài vũ trụ, đồng thời kết hợp chúng với binh sĩ trong một hệ thống tác chiến chung mạnh mẽ”, ông Song nói.

Trong chuyến công du tới Nhật Bản vào tháng 7/2020, tướng Berger đã thảo luận với người đồng cấp Nhật Bản về khả năng triển khai các đơn vị thủy quân lục chiến cơ động ở Okinawa.

Những đơn vị này được trang bị tên lửa chống hạm và phòng không, đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng phòng vệ Nhật Bản để quân đội Trung Quốc không thể tiếp cận tây Thái Bình Dương dễ dàng.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tuong-my-de-xuat-tai-bo-tri-quan-o-chau-a-de-ran-de-trung-quoc-76333.html

 

Mỹ diễn tập đánh chiếm đảo

và tấn công tàu Trung Quốc

Hương Thảo

Quân đội Mỹ trong thế gươm tuốt vỏ nỏ giương cung, sẵn sàng cho kịch bản tấn công tàu Trung Quốc.

Trong khuôn khổ cuộc tập trận “Người bảo vệ Thái Bình Dương 2020” (Pacific Defender 2020) do quân đội Mỹ tiến hành vào trung tuần tháng 9, binh sĩ Mỹ đã diễn tập mô phỏng đánh chiếm đảo quy mô lớn, sử dụng tên lửa tầm xa, tấn công mục tiêu giả định tàu Trung Quốc, theo NTD.

Nhà báo quân sự người Mỹ David Axe đã có bài viết về cuộc tập trận này đăng trên Forbes hôm 17/9. Theo ông, các cuộc tập trận tháng 9, rải rác trên hàng triệu dặm vuông của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, dường như có vẻ riêng lẻ. Nhưng hãy cộng chúng lại với nhau thì thấy rõ ràng các cuộc tập trận này đang thực hành một chiến dịch tấn công đảo do quân đội dẫn đầu nhắm vào các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

“Người bảo vệ Thái Bình Dương 2020” là cuộc diễn tập phối hợp lục quân Mỹ làm chủ liên hợp tác chiến. Tình huống huấn luyện là một khi xảy ra sự cố ở Tây Thái Bình Dương, quân đội Mỹ có thể bị đặt vào tình trạng khẩn cấp, từ Mỹ quốc sẽ khẩn trương điều động một sư đoàn đến Thái Bình Dương, đổ bộ lên các đảo, kết hợp tác chiến chiếm đảo và kìm hãm kẻ địch.

Bài báo cho biết, cuộc tập trận này kéo dài từ đảo quốc Palau đến quần đảo Aleutian ở Alaska, tức là xuyên Thái Bình Dương từ chuỗi đảo thứ hai đến chuỗi đảo thứ 3. Toàn bộ khoảng cách diễn tập trải dài trong phạm vi 8.000 km. Ngoài hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao (HIMARS) được chuyển tới đảo Aleutian, hệ thống tên lửa tầm xa cũng được đưa tới khu vực.

Theo mô tả của Axe, đầu tiên, các máy bay không vận của Không quân Hoa Kỳ hạ cánh xuống một đường băng đơn giản trên một hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, từ trong bụng máy bay binh lính Mỹ túa ra với đầy đủ trang bị. Một tàu đổ bộ cập vào hòn đảo để chuyển xuống các bệ phóng tên lửa. Một tuần sau, lực lượng lính dù của Lục quân đã đổ bộ xuống quần đảo Aleutian ở Alaska. Các máy bay chiến đấu tàng hình của Không quân Hoa Kỳ bay trên đầu, và sau đó các máy bay vận tải gửi thêm vũ khí tới trận địa.

Cuộc tập trận “Những người bảo vệ Thái Bình Dương 2020” nằm trong chuỗi các cuộc tập trận quy mô lớn của quân đội Mỹ với chi phí khoảng 300 triệu USD mỗi năm với hàng chục nghìn binh lính Mỹ tham gia.

Bài báo cho biết, ngoài Đài Loan, Biển Đông là khu vực dễ xảy ra xung đột khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Vì thế, các cuộc tập trận hôm nay là để đáp ứng với các điều kiện trong tương lai, dự phòng trước cho các vấn đề có khả năng phát sinh. Hiện tại, có vẻ như kẻ thù trong tưởng tượng không không ai khác chính là ĐCSTQ, theo NTD.

Ngoài ra, cuộc tập trận Lá chắn dũng cảm (Valiant Shield) của quân đội Hoa Kỳ vào ngày 19/9 đã tiến hành diễn tập đánh chặn mục tiêu tên lửa chống hạm nhằm vô hiệu hóa đòn tấn công của đối phương. Cuộc tập trận này đã chứng kiến sự tham gia của nhiều tàu chiến, gồm tàu sân bay USS Ronald Reagan, tàu tấn công đổ bộ USS America, 100 máy bay và 11.000 quân nhân từ các lực lượng. Lá chắn dũng cảm là cuộc tập trận quy mô lớn được tổ chức 2 năm một lần bắt đầu từ năm 2006. Cuộc tập trận nhằm đánh giá khả năng phản ứng nhanh của quân đội Mỹ, bảo vệ lợi ích quốc gia và giành chiến thẳng trước bất kỳ kẻ thù nào. Lá chắn dũng cảm chính là cốt lõi của Học thuyết tác chiến Không – Biển (Air – Sea Battle Operational Concept) mà Mỹ đang triển khai đến châu Á –Thái Bình Dương.

Ngày 16/9, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã có bài phát biểu tại RAND Corp., nói rằng, trong thời đại cạnh tranh quyền lực lớn như hiện nay, Bộ Quốc phòng Mỹ đặt ĐCSTQ lên vị trí nguy cơ hàng đầu, sau đó là Nga, và khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là chiến trường chính. Ngoài ra, với việc Bắc Kinh gây hấn và coi thường các cam kết của họ ở trên Biển Đông và Hoa Đông, chẳng hạn như vụ đánh chìm tàu Việt Nam và các đội tàu cá Trung Quốc xâm nhập các vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia và Philippines là những ví dụ khác về những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm định hình lại và phá hoại trật tự quốc tế vốn mang lại lới ích cho các quốc gia lớn và nhỏ. Ông cũng đề cập rằng chiến lược quốc phòng của Mỹ bao gồm ba trụ cột chính: sẵn sàng chiến đấu, tăng cường quan hệ đồng minh và đối tác, và hiện đại hóa.

Ngày 14/9, trong khuôn khổ tập trận “Người bảo vệ Thái Bình Dương 2020”, quân đội Mỹ đã tiến hành tập trận nhảy dù tại Khu vực huấn luyện Donnelly, Alaska nhằm tăng cường khả năng đối phó với các nguy cơ an ninh tiềm tàng.

Trước đó, vào ngày 11/9, Quân đội Mỹ công bố ký thỏa thuận quân sự với Bộ trưởng Quốc phòng Maldives. Tuyên bố cho biết, hai bên tái khẳng định cam kết thiết lập một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở nhằm thúc đẩy an ninh và thịnh vượng của tất cả các quốc gia trong khu vực, động thái này được xem là và một lần nữa nhắm trực tiếp vào ĐCSTQ.

Lục quân Hoa Kỳ cũng có kế hoạch đầu tư cho quân đội ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong năm tài chính 2021. Dự kiến ngân sách cho khu vực này sẽ cao hơn kế hoạch cao hơn ngân sách cho tập trận “Những người bảo vệ châu Âu 2020”, lên tới 364 triệu đô la Mỹ. Ngân sách của “Những người bảo vệ châu Âu 2021” sẽ giảm xuống còn 150 triệu đô la Mỹ. Hiện tại, Quân đội Hoa Kỳ đã triển khai 85.000 quân thường trực ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương. Điều đó nêu bật tầm quan trọng của việc Quân đội Hoa Kỳ tập trung tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn mang tên “Người bảo vệ” lần lượt ở hai khu vực quan trọng.

https://www.dkn.tv/the-gioi/my-dien-tap-danh-chiem-dao-va-tan-cong-tau-trung-quoc.html

 

Hoa Kỳ ‘truy nã hacker Trung Quốc

 đánh mạng chính phủ Việt Nam’

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ mới đây cho biết đã bắt 2 nghi phạm người Malaysia và phát lệnh truy nã 5 hacker là công dân và sống ở Trung Quốc.

Bộ Tư pháp Mỹ mô tả hoạt động của hai gián điệp mạng Trung Quốc

FireEye: ‘Tin tặc VN tấn công chính phủ TQ để lấy thông tin có lợi cho VN’

Thông cáo ngày 16/9 của Mỹ cho hay 5 hacker Trung Quốc đã từng tấn công mạng liên quan 100 công ty ở Mỹ và nước ngoài.

Đáng quan tâm, các hacker này cũng bị cáo buộc từng xâm nhập được vào mạng vi tính thuộc chính phủ Việt Nam và Ấn Độ.

Nhóm này cũng đã tấn công nhưng không thể xâm nhập mạng của chính phủ Anh.

Hai doanh nhân người Malaysia bị bắt ngày 14/9 theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc thông đồng với các hacker Trung Quốc để thu lợi từ việc tấn công các công ty video game của Mỹ.

Tấn công mạng chính phủ Việt Nam?

Cáo trạng của Bộ Tư pháp Mỹ nói rằng các tin tặc Trung Quốc đã tấn công mạng lưới vi tính thuộc chính phủ Việt Nam, Ấn Độ và Anh.

Họ dùng các công cụ như Acunetix, SQLMap và Cobalt Strike.

Khoảng tháng Chín 2018, nhóm này đã xâm nhập được vào các máy tính của chính phủ Việt Nam.

Năm 2019, nhóm này cũng vào được các trang mạng và server thuộc chính phủ Ấn Độ.

Nhóm này cũng bị Mỹ cáo buộc tấn công các tài khoản của các nhà hoạt động đòi dân chủ ở Hong Kong.

Ngoài ra, nhóm tin tặc còn tìm cách tấn công các công ty làm video game, để kiếm tiền.

Tại một buổi họp báo công bố cáo trạng, điệp viên FBI James Dawson nói: “Các hoạt động tội phạm kiếm tiền này diễn ra với sự đồng tình ngầm của chính phủ Trung Quốc.”

Theo cáo buộc, nhóm hacker này sống ở Trung Quốc, làm việc cho một công ty có tên Chengdu 404.

Theo báo công nghệ Wired, có thể Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc bắt đầu sử dụng các nhóm hacker tư nhân theo sau thỏa thuận năm 2014, khi Mỹ và Trung Quốc cam kết ngừng hoạt động tin tặc nhắm vào các công ty tư nhân.

Adam Meyers, từ công ty CrowdStrike, bình luận: “Có thể các tin tặc tạo ra một công ty làm thuê cho Bộ An ninh Trung Quốc. Bằng cách đưa hợp đồng ra bên ngoài, người ta có thể kiếm cớ phủ nhận liên quan.”

Cả năm tin tặc Trung Quốc đều chưa bị Mỹ bắt giữ.

Bộ Tư pháp Mỹ nói cáo trạng vẫn gửi ra thông điệp cứng rắn cho tin tặc Trung Quốc và cho các cơ quan nhà nước Trung Quốc rằng Mỹ sẽ bắt họ chịu trách nhiệm.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-54310093

 

Mỹ trừng phạt hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc

Bình luận Nguyễn Sơn

SMIC là cái tên mới nhất trong “danh sách đen” hơn 275 công ty Trung Quốc bị chính phủ Mỹ trừng phạt.

Tờ Financial Times đưa tin hôm 26/7 rằng, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn Sản xuất Bán dẫn Quốc tế (Semiconductor Manufacturing International Corp hay SMIC) trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc về sở hữu trí tuệ và an ninh quốc gia.

Việc xuất khẩu của nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc gây ra “rủi ro không thể chấp nhận được”, đặc biệt là có “mục đích sử dụng cho quân sự”, tờ Financial Times trích dẫn một bức thư của Bộ Thương mại Hoa Kỳ gửi cho công ty SMIC. Tờ báo cho biết các công ty Mỹ sẽ cần giấy phép để xuất khẩu các sản phẩm công nghệ sang SMIC.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có đánh giá về việc liệu có nên bổ sung SMIC vào “danh sách đen” của Bộ Thương mại hay không. Đài CNBC đưa tin hôm 5/9 dẫn lời một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ: “Chúng tôi đang làm việc nhằm phân tích những thông tin trước khi có thể kết luận liệu các hành vi của SMIC có đủ để đưa công ty này vào danh sách của Bộ Thương mại Mỹ hay không”.

“Danh sách đen” của Bộ Thương mại Mỹ giờ đây đang có hơn 275 cái tên công ty đặt trụ sở tại Trung Quốc, theo hãng tin Reuters.

Đây là động thái tiếp theo theo lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Công ty Huawei từ năm ngoái. Điều này ngăn SMIC không được mua công nghệ của Mỹ, bao gồm cả chip. Đối tác của SMIC tại Mỹ bao gồm nhà sản xuất chip Qualcomm Inc và Broadcom Inc. , theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg.

Cổ phiếu SMIC đã giảm 23% trong ngày 7/9 sau khi có tin rằng Hoa Kỳ cân nhắc đưa công ty này vào danh sách đen. Sự lao dốc của cổ phiếu SMIC đã xóa sạch 31 tỷ đô la Hong Kong (tương ứng 4 tỷ USD) khỏi giá trị thị trường của hãng.

Lệnh trừng phạt đối với SMIC sẽ làm tổn hại đến tham vọng sản xuất chip của Trung Quốc. Ngoài ra, Tổng thống Trump gần đây còn cảnh báo cấm các ứng dụng phổ biến của Trung Quốc như TikTok và WeChat, hoạt động tại Hoa Kỳ.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-trung-phat-hang-san-xuat-chip-lon-nhat-trung-quoc-76368.html

 

Chính phủ Mỹ từ chối yêu cầu

trì hoãn lệnh cấm tải xuống TikTok

Đại Nghĩa

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết chính phủ Mỹ sẽ không trì hoãn lệnh cấm tải xuống TikTok tại Mỹ có hiệu lực vào Chủ nhật ngày mai (27/9), theo Nikkei Asian Review.

Một thẩm phán liên bang ở Washington hôm thứ Năm (24/9) đã yêu cầu chính quyền tổng thống Trump xem xét trì hoãn lệnh cấm, để tòa án có thêm thời gian quyết định vụ việc. Thẩm phán Carl J. Nichols

cho biết đến 2:30 hôm thứ Sáu (25/9), chính phủ Hoa Kỳ phải thông báo cho tòa án về việc họ sẽ di dời hạn chót lệnh cấm hay đệ trình một kiến ​​nghị phản đối yêu cầu trước đó của TikTok lên tòa án liên bang.

Yêu cầu trước đó của TikTok, được đệ trình lên tòa án quận ở Washington, cho rằng lệnh cấm tải xuống ứng dụng này từ hai cửa hàng ứng dụng Apple và Google “vượt quá” quyền lực của Bộ Thương mại và Tổng thống theo luật Mỹ.

Bộ Tư pháp đã đệ trình một phản đối đối với yêu cầu của TikTok vào sáng thứ Năm, khẳng định lệnh cấm  đối với TikTok vào Chủ nhật này vẫn duy trì hiệu lực.

Tòa án đã lên lịch một phiên điều trần khác vào lúc 9:30 sáng Chủ nhật theo giờ Washington để đưa ra phán quyết về việc liệu có ban hành lệnh phủ quyết lệnh cấm của chính phủ, vốn có hiệu lực vào nửa đêm cùng ngày hay không.

TikTok và chủ sở hữu ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, trước đó đã đệ đơn khiếu nại yêu cầu tòa án bác bỏ sắc lệnh hành pháp của Trump được ban hành vào tháng 8.

Lệnh cấm TikTok của Bộ Thương mại Mỹ trước đó dự kiến ​​có hiệu lực vào Chủ nhật tuần trước nhưng đã bị hoãn một tuần, sau khi hồi tuần trước tổng thống Trump gửi lời chúc thành công đến một thỏa thuận giữa ByteDance với hai công ty Mỹ là Oracle và Walmart.

Tuy nhiên, ByteDance và hai công ty Mỹ đã đưa ra những tuyên bố trái ngược về quyền sở hữu và quyền kiểm soát TikTok Global – một thực thể mới được tạo ra theo thỏa thuận. Công ty Trung Quốc cho biết họ sẽ giữ lại 80% cổ phần trong công ty mới, tuy nhiên, hôm thứ Hai (21/9) tổng thống Trump cho biết ông sẽ không thông qua một thỏa thuận nếu Oracle và Walmart không nắm “toàn quyền kiểm soát”.

Cùng ngày, Oracle lại cho biết rằng “các công ty Mỹ sẽ chiếm đa số và ByteDance sẽ không có quyền sở hữu trong TikTok Global”.

Trong khi đó, ByteDance cho biết hôm thứ Năm rằng họ đã đệ trình đề xuất hợp tác với Oracle và Walmart lên cơ quan thương mại Trung Quốc để chờ phê duyệt. Trung Quốc gần đây đã thắt chặt các hạn chế xuất khẩu đối với các công nghệ như thuật toán đề xuất nội dung, khiến ByteDance càng khó bán hoạt động của mình ở Mỹ hơn.

Tại phiên tòa hôm thứ Năm, một luật sư đại diện của TikTok cho biết ông không có thêm thông tin gì về tiến trình thỏa thuận.

John Hall, trường nhóm tranh tụng tại công ty luật Covington & Burling, cho biết: “Cho đến thời điểm hiện tại, tôi hiểu rằng chưa có giải pháp thương mại nào ổn thỏa”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-phu-my-tu-choi-yeu-cau-tri-hoan-lenh-cam-tai-xuong-tiktok.html

 

Khoảng 3.500 công ty Mỹ kiện chính quyền

TT Trump vì áp thuế hàng Trung Quốc

Các công ty này kiện chính quyền Tổng thống Trump vì việc áp mức phạt thuế với hơn 300 tỷ USD hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc. Trong số hãng này có thương hiệu nổi tiếng Tesla, Ford Motor, Target, Walgreen và Home Depot…

Hồ sơ kiện được đệ trình lên Tòa án Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ, nêu tên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ – ông Robert Lighthizer và cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới.

Các công ty khởi kiện không chấp nhận tình trạng mà theo họ là sự gia tăng phi pháp cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua việc thực hiện các đợt áp thuế thứ ba và thứ tư với hàng Trung Quốc.

Văn phòng của ông Lighthizer chưa trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận.

Trước đó vào ngày 15/9, Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO cho biết, Mỹ vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu khi áp đặt các mức thuế hàng tỷ đô la cho hàng hóa từ Trung Quốc.

Tổng thống Trump sau đó đã có những lời lẽ gay gắt đối với WTO. Ông cáo buộc tổ chức xuyên quốc gia này đã lợi dụng Hoa Kỳ để “hút tiền và việc làm ra khỏi nước Mỹ” vì lợi ích của Trung Quốc và các nước khác. Đồng thời cho rằng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc là hợp lý, vì Trung Quốc đang đánh cắp tài sản trí tuệ, và buộc các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ để tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Hoàng Kiên tổng hợp

https://etviet.com/us-china/khoang-3500-cong-ty-my-kien-chinh-quyen-tt-trump-vi-ap-thue-hang-trung-quoc.html

 

Vaccine của J&J cho đáp ứng miễn nhiễm mạnh

Một liều duy nhất vaccine thử nghiệm chống COVID của công ty Johnson & Johnson sản sinh đáp ứng miễn nhiễm mạnh mẽ chống lại virus corona chủng mới trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu tới giai đoạn giữa, theo kết quả tạm thời được công bố ngày 25/9.

Kết quả công bố trên trang mạng y khoa medRxiv, chưa được tái phối kiểm độc lập.

Kết quả cho thấy vaccine có tên là Ad26.COV2.S cũng không có phản ứng phụ với 2 liều. Một liều duy nhất có thể giúp đơn giản hoá việc phân phối vaccine.

Vaccine thử nghiệm của công ty Moderna và Pfizer thì theo phương thức hai liều.

Tuy nhiên, hiện chưa rõ với vaccine của J&J thì những người lớn tuổi có được bảo vệ cùng mức độ như người trẻ hay không.

Cuộc thử nghiệm trên gần 1.000 người trưởng thành khỏe mạnh, được chính phủ Mỹ hỗ trợ, bắt đầu sau khi vaccine J&J vào tháng 7 chứng tỏ cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ trên những con khỉ thí nghiệm, chỉ với một liều.

Căn cứ vào kết quả hiện hành, ngày 23/9, J&J đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối trên 60.000 người. Công ty nói hy vọng sẽ có kết quả của giai đoạn 3 vào cuối năm nay hay đầu năm tới.

Các nhà nghiên cứu nói sẽ có thêm chi tiết về tính an toàn và hiệu nghiệm một khi cuộc nghiên cứu hoàn tất.

https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-c%E1%BB%A7a-j-j-cho-%C4%91%C3%A1p-%E1%BB%A9ng-mi%E1%BB%85n-nhi%E1%BB%85m-m%E1%BA%A1nh-trong-giai-%C4%91o%E1%BA%A1n-%C4%91%E1%BA%A7u-th%E1%BB%AD-nghi%E1%BB%87m/5598528.html

 

Mỹ: Số ca nhiễm COVID vượt mốc 7 triệu

Số người nhiễm virus corona tại Mỹ vượt quá 7 triệu—chiếm hơn 20% tổng số ca trên thế giới—trong lúc các tiểu bang vùng Trung Tây báo cáo số ca nhiễm COVID tăng cao trong tháng 9, theo dữ liệu của Reuters.

Con số cột mốc mới nhất ngày 24/9 được đưa ra chỉ vài ngày sau khi nước Mỹ vượt mốc 200.000 người chết vì COVID-19, cao nhất thế giới. Mỗi ngày có hơn 700 người chết tại Mỹ vì COVID-19.

California đứng đầu nước Mỹ với 800.000 ca nhiễm, tiếp theo là Texas, Florida và New York.

Tất cả các tiểu bang vùng Trung Tây trừ Ohio, báo cáo tăng ca nhiễm trong 4 tuần qua so với 4 tuần trước, đứng đầu là South Dakota và North Dakota. South Dakota có tỷ lệ tăng cao nhất, ở mức 166%, với 8.129 ca mới, trong khi những ca mới tại North Dakota tăng gấp đôi lên thành 8.752 ca so với 4.243 vào tháng 8 năm ngoái.

Theo phân tích của Reuters, các ca dương tính tăng tại một nửa trong số 50 tiểu bang của Mỹ trong tháng này. Trong tháng 9 này có mười tiểu bang báo cáo số ca COVID-19 gia tăng kỷ lục trong một ngày, trong đó có Montana, South Dakota và Utah hôm 24/9.

Đà tăng trong tuần qua xuất hiện sau khi giảm trong 8 tuần liên tiếp. Các chuyên gia y tế tin sự gia tăng này là do các trường học và đại học tái mở cửa cũng như các buổi tiệc tùng trong Lễ Lao động đầu tháng 9.

Một cuộc nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Trường đại học North Carolina ở Greensboro, Trường đại học Indiana, Trường đại học Washington và Trường Cao đẳng Davidson nói việc mở cửa lại các giảng đường cao đẳng và đại học hồi cuối hè có thể liên hệ với trên 3.000 ca COVID thêm mỗi ngày tại Mỹ trong những tuần gần đây.

Số ca nhiễm được xác nhận tại Mỹ cao nhất trên thế giới. Tiếp theo là Ấn Độ với 5,7 triệu ca và Brazil với 4,6 triệu.

Hoa Kỳ hiện có trung bình là 40.000 ca nhiễm mới mỗi ngày.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-covid-v%C6%B0%E1%BB%A3t-m%E1%BB%91c-7-tri%E1%BB%87u-/5598226.html

 

Tổng thống Trump xác định Antifa và KKK

 là ‘Tổ chức khủng bố’

Bình luậnDu Miên

Tổng thống Donald Trump dự kiến ​​sẽ công bố một biện pháp xác định các phong trào cực tả Antifa và Ku Klux Klan (KKK) là các tổ chức khủng bố.

Ngày 25/9, Tổng thống Trump cho biết ông sẽ cung cấp chi tiết về kế hoạch của mình đối với những người Mỹ da đen, bao gồm cam kết để các cộng đồng da đen tiếp cận nguồn vốn trị giá khoảng 500 tỷ USD (gần 11,6 triệu tỷ VNĐ).

Động thái này có thể là một nỗ lực tiếp theo của ông để loại bỏ sự ủng hộ của các cử tri da đen đối với ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden.

Trong một sự kiện ở Florida, ông Trump nói: “Trong nhiều thập kỷ, các chính trị gia đảng Dân chủ như ông Joe Biden đã không thật sự coi trọng các cử tri da đen. Họ đã hứa với bạn những lời hứa lớn trước mỗi cuộc bầu cử — và sau đó khi họ đến Washington, họ đã bỏ rơi bạn và bán đứng bạn. Đảng Dân chủ sẽ luôn coi thường cử tri da đen, cho đến khi có nhiều người Mỹ da đen bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa”.

Từ bài phát biểu của ông, Fox News đưa tin Tổng thống Trump cũng sẽ coi ngày Juneteenth (Ngày Giải phóng Tự do) là ngày lễ quốc gia, hoặc lễ kỷ niệm giải phóng những người đã bị bắt làm nô lệ ở Hoa Kỳ.

Ông cũng sẽ phân loại Antifa – một phong trào cộng sản vô chính phủ – là một tổ chức khủng bố, bài báo cho biết. Đầu mùa hè này, trong bối cảnh những bất ổn và bạo loạn xuất phát từ chủ nghĩa cực tả, ông Trump đã tuyên bố trên Twitter rằng ông sẽ ra quyết định này, mặc dù chính quyền của ông vẫn chưa có hành động nào.

Tổng thống nói: “Thay vì đấu tranh vì sự an toàn công cộng cho những cộng đồng này, đảng Dân chủ đang tấn công cảnh sát của chúng tôi và trao quyền cho những kẻ bạo loạn, những kẻ cướp bóc và những kẻ vô chính phủ phe cực tả. Trong Đảng Cộng hòa, chúng tôi tin tưởng vào việc bảo vệ tất cả sinh mạng người da đen – bao gồm cả thai nhi”.

“Mọi đứa trẻ, thuộc mọi chủng tộc – dù đã sinh ra hay chưa – đều được tạo ra theo hình hài thần thánh của Đức Chúa Trời. Đảng Cộng hòa tin rằng sinh mệnh sống của mọi người đều thiêng liêng… chưa từng có sự lựa chọn rõ ràng hơn giữa 2 đảng, 2 tầm nhìn, 2 triết lý và 2 chương trình nghị sự cho tương lai”.

Tổng thống Trump cũng hứa sẽ tăng cường bảo an tại các cộng đồng da đen.

Động thái ông Trump về việc xác định Antifa là một tổ chức khủng bố được đưa ra sau khi Giám đốc FBI Christopher Wray nói với Quốc hội rằng những người tham gia vào các cuộc biểu tình bạo lực gần đây là mục tiêu của các cuộc điều tra nghiêm túc của FBI.

Giám đốc Wray cho biết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​việc những phần tử Antifa liên kết và hợp tác cùng nhau để tạo thành các nhóm nhỏ và các nút”. Ông cũng nói thêm rằng, văn phòng FBI đang tiến hành nhiều cuộc điều tra “về một số phần tử cực đoan bạo lực vô chính phủ, một số đang hoạt động thông qua các nút thắt này”.

Trước đó hồi tháng Tám, Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết, Antifa là một “nhóm cách mạng” có mục tiêu thiết lập chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa xã hội ở Hoa Kỳ.

“Họ là một nhóm cách mạng quan tâm đến một số hình thức chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Về cơ bản họ là những người [theo chủ nghĩa] Bolshevik. Chiến thuật của họ là theo chủ nghĩa phát xít”, ông Barr nói trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào ngày 9/8.

Trao đổi với The Epoch Times, Giám đốc và nhà phân tích cấp cao về An ninh Nội địa và Chống khủng bố Kyle Shideler tại Trung tâm Chính sách An ninh nói rằng, ông Barr và các quan chức liên bang khác cần phải “coi nhóm này là lực lượng [âm mưu] lật đổ [chính quyền] và chủ nghĩa nổi dậy”.

“Cấu trúc mạng phân tán và không phân cấp của Antifa đòi hỏi phải có thông tin tình báo tốt hơn để chống lại”, ông nói và nhấn mạnh rằng, chính phủ liên bang có trách nhiệm duy nhất là giải quyết mối đe dọa này.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-xac-dinh-antifa-va-kkk-la-to-chuc-khung-bo-76256.html

 

Đảng Dân Chủ chuẩn bị công bố dự luật hạn chế

nhiệm kỳ của Tối Cao Pháp Viện xuống còn 18 năm

Tin từ New York – Trong nỗ lực giảm bớt tranh đấu giữa các đảng phái cho các ghế trống và duy trì tính chính thống của Tối cao Pháp viện, vào tuần sau, đảng viên Dân chủ trong Hạ viện sẽ đưa ra một dự luật có tên Đạo luật Giới hạn nhiệm kỳ của Tối cao Pháp viện và Đạo luật Bổ nhiệm Thường xuyên, nhằm giới hạn nhiệm kỳ của các thẩm phán Tối cao Pháp viện xuống còn 18 năm so với quy định nhiệm kỳ trọn đời như hiện tại.

Theo Reuters, dự luật mới sẽ cho phép mọi tổng thống được đề cử hai thẩm phán trong mỗi nhiệm kỳ bốn năm, và được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng sau khi tổng thống Trump chuẩn bị công bố đề cử thẩm phán thứ ba của ông trong Tối cao Pháp viện, sau khi cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời hôm 18/09/2020. Một nguyên nhân là do tuổi thọ con người ngày càng tăng, vì thế các thẩm phán có nhiệm kỳ ngày càng dài, với trung bình hiện nay là hơn 25 năm.

Việc giới hạn nhiệm kỳ các thẩm phán tối cao pháp viện đã nhận được sự ủng hộ của một số học giả pháp lý ở cả phe bảo thủ và cấp tiến trong nhiều năm nay. Một số cuộc thăm dò những năm gần đây cũng cho thấy phần lớn người Mỹ ủng hộ giới hạn nhiệm kỳ.

Một số quan sát viên pháp lý, bao gồm cả những người ủng hộ giới hạn nhiệm kỳ, nói rằng việc này phải được hoàn thành thông qua một sửa đổi Hiến pháp Hoa Kỳ, vốn quy định nhiệm kỳ trọn đời đối với các thẩm phán liên bang.

Dự luật tránh gây ra mối lo vi phạm hiến pháp bằng cách tạo ngoại lệ cho các thẩm phán hiện tại. Những người được bổ nhiệm sau khi dự luật được áp dụng sẽ trở thành “thẩm phán thâm niên lâu năm” cho đến khi nghỉ hưu và luân chuyển đến các tòa án cấp thấp hơn. (BBT)

https://www.sbtn.tv/dang-dan-chu-chuan-bi-cong-bo-du-luat-han-che-nhiem-ky-cua-toi-cao-phap-vien-xuong-con-18-nam/

 

Dùng Không lực 2 và kinh doanh mờ ám,

con trai ông Biden đối diện với việc bị kiện

Tâm Thanh

Riêng việc ngồi trên chiếc Không lực 2 đi làm việc phi pháp đã là một trọng tội, Hunter Biden còn bị phát hiện có mối quan hệ mờ ám với vợ chính trị gia người Nga.

Hôm thứ Tư (23/9), hai ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo tạm thời về “vụ tham nhũng” của con trai ông Joe Biden. Thượng nghị sĩ Rand Paul tuyên bố sẽ gửi báo cáo này tới Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem xét để quyết định có nên tố tụng hình sự đối với Hunter Biden hay không, theo Fox News.

Báo cáo này do các thành viên của Ủy ban An ninh Nội địa Hoa Kỳ và Ủy ban Tài chính Thượng viện cùng khởi xướng nhằm điều tra hành vi tài chính “đáng ngờ” của Hunter Biden trong thời gian ông là thành viên hội đồng quản trị của công ty năng lượng Burisma của Ukraine. Và hôm thứ 4, hai ủy ban của Thượng viện Hoa Kỳ đã cho ra một báo cáo tạm thời: “Hunter Biden, Burisma và tham nhũng: Tác động đến Chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ cùng các vấn đề liên quan”.

Ông Rand Paul, thành viên của Ủy ban An ninh Nội địa của Thượng viện, hôm thứ Tư (23/9) đã nói với chương trình The Story của Fox News rằng: “Con trai của Biden đã ngồi Không lực 2- (chuyên cơ của Phó Tổng thống) để đi làm ăn bất hợp pháp, đây có thể là một trọng tội. Và việc cầm 3,5 triệu đô la từ vợ của một chính trị gia Nga là cũng là bất hợp pháp. Những chuyện này khi đó đã được báo cáo trung thực hay chưa? Ngày mai, tôi sẽ gửi báo cáo đến Bộ Tư Pháp”.

Trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống của Chính quyền tiền nhiệm Obama, Joe Biden từng phụ trách về các mối quan hệ và chính sách giữa Hoa Kỳ và Ukraine, bao gồm cả việc dẫn đầu quan sát của Mỹ về các cải cách chống tham nhũng ở Ukraine. Trong cùng thời gian, con trai ông cũng đã nhận được rất nhiều các khoản tiền từ các dự án và nhiều lần bị cáo buộc có dính líu đến tham nhũng.

Hunter Biden đã đến thăm Trung Quốc bằng “Không lực 2” ít nhất 6 lần

Báo cáo dài 87 trang chỉ ra rằng, trong thời gian cha ông đảm nhiệm chức vụ phó tổng thống Mỹ từ năm 2009 đến năm 2017, Hunter Biden đã đến thăm Trung Quốc bằng “Không lực 2” ít nhất 6 lần. Trong đó, có chuyến đi đến Bắc Kinh vào đêm trước khi gia nhập Hội đồng quản trị của Burisma vào tháng 5/2014.

Theo báo cáo, Hunter dường như bận điều hành công việc kinh doanh của riêng mình trong chuyến đi này và cố gắng để đạt được một thỏa thuận, hy vọng thành lập một quỹ chứng khoán Trung Quốc.

Ông cũng có mối quan hệ sâu sắc với nhiều doanh nhân Trung Quốc, bao gồm cả doanh nhân đến từ Hồng Kông, Diệp Giản Minh (Ye jianming – tên trước đây là Diệp Kiến Minh), là người sáng lập và cũng là chủ tịch công ty năng lượng Huaxin (CEFC China Energy).

Hunter Biden nhận số tiền lớn từ nước ngoài, có thể bị truy tố hình sự

Trước đây, Hunter từng bị phơi bày khi nhận 1,5 tỷ đô la Mỹ từ Trung Quốc và bị chỉ trích về nhiều phương diện, nhưng lần này ông ấy bị tiết lộ là nhận 3,5 triệu đô la Mỹ từ vợ góa của cựu thị trưởng Moscow.

Liệu mối quan hệ giữa Hunter và Burisma có liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực hay không, dù vẫn chưa bước vào quá trình điều tra, nhưng báo cáo này đã chỉ ra rằng, có một mạng lưới kết nối và trao đổi tài chính khổng lồ giữa gia đình Biden và Trung Quốc.

Ông Rand Paul nói rằng, họ đã thu thập được một số bằng chứng và ông ấy nghĩ nó nên được dùng để điều tra tội phạm hình sự. Các công tố viên tại Bộ Tư pháp sẽ quyết định có đệ đơn kiện Hunter Biden hay không.

https://www.dkn.tv/the-gioi/dung-khong-luc-2-va-kinh-doanh-mo-am-con-trai-ong-biden-co-the-bi-kien.html

 

Mỹ nói tới bệnh dịch tại Hội đồng Bảo an,

Trung Quốc phẫn nộ hét lên ‘Đủ rồi!’

Bình luậnMinh Thanh

Cuộc họp video của Hội đồng Bảo an vào ngày 24/9 đã xảy ra sự việc khiến ‘các cử tọa vô cùng sốc’.

Sau khi đại diện của Hoa Kỳ một lần nữa cáo buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu trách nhiệm về đại dịch toàn cầu, đại sứ của ĐCSTQ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Trương Quân (Zhang Jun) đã tức giận chỉ thẳng vào đại diện của Hoa Kỳ và hét lên: “Đủ rồi!”

Theo AFP đưa tin, ông Trương Quân đã buộc tội đại diện của Hoa Kỳ là “đủ rồi!”, trong khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres “không hề thay đổi sắc mặt”, và không lấy gì làm lạ.

Bài báo chỉ ra rằng phản ứng đó của quan chức ĐCSTQ khiến “mọi người tham gia cuộc họp đều bị sốc!”

Dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc năm ngoái, do ĐCSTQ che giấu thông tin đã khiến dịch bệnh lây lan ra toàn thế giới. Một loạt cách làm của ĐCSTQ liên tục bị phương Tây chỉ trích. Điều này đã trở thành chỗ đau nhất mà các nhà cầm quyền ĐCSTQ không muốn bị đụng chạm đến.

Hoa Kỳ đã liên tục chất vấn Trung Quốc tại sao lại che giấu dịch bệnh khi mới bùng phát? Tại sao lại tuyên bố với bên ngoài là có thể kiểm soát và ngăn ngừa được dịch, và dịch bệnh không lây truyền từ người sang người? Hoa Kỳ còn nghi ngờ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hùa theo Bắc Kinh, chậm trễ ban bố thông báo tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu, làm lỡ mất cơ hội toàn cầu ứng phó với dịch bệnh.

Trong cuộc họp lần này, Đại sứ của Hoa Kỳ tại LHQ, bà Kelly Craft đã nhấn mạnh sự đóng góp của Hoa Kỳ trong việc phòng chống dịch bệnh, đồng thời cáo buộc ĐCSTQ che đậy nguồn gốc của virus và cho rằng ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch vi rút toàn cầu.

Bà nói: “Hành động của ĐCSTQ chứng minh, không phải tất cả các nước đều dốc sức một cách bình đẳng cho y tế cộng đồng, độ minh bạch và nghĩa vụ quốc tế của họ.”

Ngay sau khi bà Kelly phát biểu, đại diện của phía Trung Quốc có phản ứng khiến “tất cả cử tọa bị sốc” khi ông này đột nhiên chỉ thẳng vào bà Kelly, rồi hét lên “Đủ rồi!”. Đồng thời, ông tuyên bố Hoa Kỳ có trên 200.000 ca tử vong, và Hoa Kỳ đã tuyên truyền thông tin giả.

Sau đó, ông Trương Quân đã dùng lại một câu từng lên án Hoa Kỳ vào ngày hôm trước: “Hãy ngừng gieo rắc virus chính trị!”,  cùng câu nói trong bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Đại hội đồng LHQ: “Một nước lớn phải cho giống như một nước lớn”.

Cuộc họp lần này của Hội đồng Bảo an do đại sứ Niger chủ trì và những người tham gia có Ngoại trưởng của Nga  Sergei Lavrov, Ngoại trưởng của Pháp Jean-Yvé Le Drian và Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Kelly Craft.

Khi bắt đầu cuộc tranh luận chung của Đại hội đồng LHQ, Tổng thống Mỹ Trump đã yêu cầu LHQ truy cứu trách nhiệm của ĐCSTQ trong việc lây lan đại dịch ra khắp toàn cầu.

Tại cuộc họp này, nhiều nước thành viên không tập trung vào vấn đề dịch bệnh, lại thêm vào biểu hiện thô lỗ của đại diện phía Trung Quốc. Bà Kelly Craft nói: “Mỗi người trong số các vị nên cảm thấy xấu hổ, tôi kinh ngạc và phẫn nộ vì nội dung cuộc thảo luận hôm nay”. “Tôi thật sự khá xấu hổ vì hội đồng này. Các thành viên của hội đồng đã tận dụng cơ hội này để tập trung vào các mối thù hận chính trị thay vì vấn đề nguy cấp hiện có… “

Đại diện của Hoa Kỳ trước đó đã tuyên bố rằng chính quyền ĐCSTQ đã quyết định che giấu nguồn gốc của virus, giảm bớt mức độ nguy hiểm của virus và cản trở sự hợp tác nghiên cứu khiến một dịch bệnh

mang tính địa phương biến thành đại dịch toàn cầu. Nghiêm trọng nhất là nó đã gây ra hàng trăm nghìn ca tử vong trên toàn thế giới.

Trong vài tháng qua, quan hệ Trung – Mỹ tiếp tục xấu đi. Chính quyền Tổng thống Trump đã liên tiếp trừng phạt ĐCSTQ. Từ ngày 21/7 đến ngày 7/8, trong vòng chưa đầy ba tuần, Nhà Trắng lần lượt nã đạn vào Bắc Kinh trong các vấn đề tài chính, công nghệ, an ninh quốc gia và nhân quyền.

Trong video cuộc hội đàm cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hợp quốc, ông Tập Cận Bình đã ngấm ngầm chỉ trích Mỹ rằng “không nghe lời ai” và kêu gọi Liên Hợp Quốc “giữ vững công lý”

Về bài phát biểu mới nhất của ông Tập, tờ Apple Daily dẫn lời ông Trần Gia Lạc (Chen Jialuo), phó giáo sư Khoa Chính trị và Quan hệ Quốc tế tại Đại học Baptist Hong Kong, nói rằng những năm gần đây ĐCSTQ đã cố chiếm nhiều vị trí quan trọng hơn trong Liên Hợp Quốc. Xuất phát điểm là du nhập hình thái ý thức và lật đổ giá trị phổ quát và hiểu biết về các vấn đề nhất định của cộng đồng quốc tế. Ở cấp độ LHQ, ngoại giới đã nhìn ra dã tâm cực lớn của Bắc Kinh.

Minh Thanh

Theo SOH & NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-noi-toi-benh-dich-tai-hoi-dong-bao-an-trung-quoc-phan-no-het-len-du-roi-75786.html

 

WHO: Tử vong COVID toàn cầu

có thể lên tới 2 triệu trước khi có vaccine

Số người chết toàn cầu vì COVID-19 có thể tăng gấp đôi, lên tới 2 triệu, trước khi có một vaccine hữu hiệu được dùng rộng rãi, và thậm chí có thể cao hơn nữa nếu không có những hành động phối hợp để chặn đứng đại dịch, một giới chức Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo ngày 25/9.

“Trừ phi chúng ta có những hành động phối hợp…con số 2 triêu người chết không chỉ là tưởng tượng mà tiếc là sẽ rất có thể,” bác sĩ Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO, nói tại một cuộc họp báo hôm 25/9.

Số người chết trong khoảng chín tháng kể từ khi virus corona chủng mới được phát hiện tại Trung Quốc đang lên gần 1 triệu người.

Ông Ryan nói không nên đổ lỗi cho giới trẻ vì số ca nhiễm gia tăng mới đây dù có những quan ngại ngày càng tăng là giới trẻ đẩy mạnh sự lây lan sau khi các hạn chế và lệnh phong toả được nới lỏng trên toàn thế giới.

“Tôi thực sự hy vọng là chúng ta không đổ lỗi: Tất cả vì giới trẻ,” ông Ryan nói.

WHO tiếp tục thảo luận với Trung Quốc về khả năng tham gia kế hoạch tài trợ COVAX nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng và nhanh chóng trên toàn cầu đối với vaccine COVID, một tuần sau khi hạn chót cam kết đã qua.

“Chúng tôi đang thảo luận với Trung Quốc về vai trò của nước này,” ông Bruce Aylward, cố vấn cao cấp của WHO và người đứng đầu chương trình ACT-Accelerator hỗ trợ vaccine, chữa trị và chẩn đoán chống COVID-19, nói.

Đàm phán với Trung Quốc cũng bao gồm thảo luận về triển vọng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể cung cấp vaccine cho chương trình COVAX, ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/who-t%E1%BB%AD-vong-covid-to%C3%A0n-c%E1%BA%A7u-c%C3%B3-th%E1%BB%83-l%C3%AAn-t%E1%BB%9Bi-2-tri%E1%BB%87u-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-khi-c%C3%B3-vaccine/5598237.html

 

64 dân biểu Châu Âu gửi kiến nghị thư

yêu cầu EU gây sức ép lên Việt Nam về nhân quyền

Ngày 25/9, 64 dân biểu Quốc hội Châu Âu đã ký một bức thỉnh nguyện thư chung gửi lên Valdis Dombrovskis, Cao ủy Thương mại EU; và ông  Josep Borrell Fontelles, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại và là Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), đề nghị EU có những biện pháp gây sức ép lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền.

Theo bức thư, mặc dù Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa EU và Việt Nam đã được quốc hội hai bên thông qua và đi vào hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay, nhưng tình hình vi

phạm nhân quyền ở Việt Nam vẫn gia tăng trong năm 2020, ngay trước khi diễn ra Đại hội Đảng 13 vào tháng 1 năm 2021.

Các dân biểu Châu Âu đề cập đến hai trường hợp nổi bật nhất là việc chính quyền Việt Nam cho bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng vì những khuyến nghị của ông lên EU lên quan đến nhân quyền Việt Nam, và vụ xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây liên quan đến tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền.

Bức thư có đoạn viết: “Việc bắt giữ các blogger, và nhà báo, những người chỉ trích chính phủ thậm chí đã gia tăng trong năm 2020…. Ông chỉ là một trong nhiều người cất tiếng nói chỉ trích thường xuyên bị sách nhiễu, bắt bớ, truy tố theo các điều luật mập mờ như điều 109, 117 và 331 của Bộ Luật hình sự vốn đã bị Quốc hội Châu Âu và các quốc gia thuộc EU lên án trong phiên kiểm điểm định kỳ với Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền UN”.

Nói về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nộ, các dân biểu EU viết trong thư: “Việc lấy đất thường xuyên là nguyên nhân gốc rẽ của bạo lực. Nó đã dẫn đến những sự kiện đau lòng ở Đồng Tâm vào tháng 1 vừa qua. Cảnh sát đã dùng bạo lực quá mức đối với xã này nơi những người dân phàn nàn việc thu hồi đất đai sai trái….”

Hôm 14/9 vừa qua, toà án Nhân dân Hà Nội đã kết án tử hình 2 người dân Đồng Tâm và tù chung thân 1 người dân Đồng Tâm khác về tội giết người. 26 người còn lại bị kết án từ 16 tháng tù treo đến 15 năm tù về các tội giết người và chống người thi hành công vụ. Tất cả họ đều bị bắt giữ sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020.

Các dân biểu Châu Âu nhận định những người dân Đồng Tâm đã phải chịu “bạo lực, tra tấn hoặc bị đối xử tàn tệ, và các phiên toà diễn ra nhanh chóng không đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản về công bằng và độc lập.”

Các dân biểu Châu Âu đề nghị EU cần gia tăng đối thoại với Việt Nam về vấn đề nhân quyền, thiết lập cơ chế giám sát độc lập về nhân quyền đối với Việt Nam, và lập các Nhóm Tư vấn Nội địa, cảnh báo giới chức Việt Nam không nên can thiệp vào hoạt động của các nhóm này.

Ngoài ra, các dân biểu cũng kiến nghị một báo cáo gửi Quốc hội EU về vấn đề nhân quyền Việt Nam và nhắc nhở Việt Nam về điều khoản nhân quyền trong EVFTA và IPA mà theo đó EU có thể ngưng thực hiện các hiệp định nếu giới chức Việt Nam tiếp tục không có những cải thiện trong tình hình nhân quyền.

Hiện EU là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch thương mại hai chiều năm 2019 đạt hơn 56 tỷ đô la, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 41 tỷ đô la.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/64-eu-parliament-represnetative-signed-petition-urging-eu-pressure-vn-on-human-rights-issues-09252020151322.html

 

Sẽ khó có người chịu thử vaccine

của Oxford-AstraZeneca nữa?

Nếu sự cố xảy ra đối với những người đã tiêm thử vaccine của Oxford và AstraZeneca không có gì nghiêm trọng thì việc thử nghiệm nên được nối lại, một chuyên gia gốc Việt ở Florida cho biết, nhưng cũng nói rằng ông nghi ngờ sẽ có người tình nguyện thử vaccine này nữa.

Trước đó, đầu tháng này, vaccine ngừa virus corona do hãng dược AstraZeneca và Đại học Oxford hợp tác phát triển đã bị tạm ngưng thử nghiệm lâm sàng sau khi tình nguyện viên tiêm vaccine có các triệu chứng thần kinh chưa được xác định rõ.

Hiện tại giới hữu trách đang cố gắng tìm hiểu xem những triệu chứng đó là ngẫu nhiên và không liên quan gì đến vaccine hay do vaccine mà ra. Cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 vaccine của Oxford-AstraZeneca được loan báo tái tục tại Anh hôm 12/9 sau vài ngày tạm ngưng, nhưng thử nghiệm tại Mỹ tới 25/9 vẫn chưa được nối lại.

‘Không nhất quán’

Hãng dược AstraZeneca và đối tác nghiên cứu vaccine, Đại học Oxford, đã tường thuật khác nhau về các trường hợp tiêm vaccine gặp vấn đề.

AstraZeneca nói với giới truyền thông rằng tình nguyện viên đầu tiên mắc bệnh được xác định là ‘bị đa xơ cứng (multiple sclerosis) chưa được chẩn đoán trước đó’, nhưng thông tin trên trang chủ của Đại học Oxford cho biết tình nguyện viên này đã ‘nảy sinh các triệu chứng thần kinh không giải thích được’. AstraZeneca cũng cho biết người thứ hai mắc ‘một chứng bệnh không rõ nguyên nhân’ nhưng một tài liệu nội bộ của công ty mà CNN có được cho biết tình nguyện viên đó đã mắc một chứng bệnh thần kinh hiếm gặp gọi là viêm tủy cắt ngang (transverse myelitis).

“Đó là những tuyên bố khác nhau hoàn toàn,” Tiến sĩ Harlan Krumholz, giáo sư tại Trường Y Đại học Yale, nói với CNN. “Thông tin họ đưa ra phải nhất quán và khi nó không nhất quán, điều đó đặt ra câu hỏi.”

Krumholz và các nhà khoa học khác cho biết bản chất căn bệnh thần kinh của những người tham gia chích vaccine là quan trọng. Nếu họ đều mắc chứng bệnh giống nhau, điều đó sẽ đặt ra nhiều câu hỏi về việc liệu vaccine có phải là nguyên nhân không. Còn nếu tình trạng của họ khác nhau, nó có thể cho thấy rằng họ mắc bệnh như thế là ngẫu nhiên chứ không phải do vaccine.

Mark Slifka, một nhà miễn dịch học tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon, cho biết điều đặc biệt đáng lo ngại làthông tin đăng trên trang nhà của Đại học Oxford nói cả hai tình nguyện viên đều bị bệnh thần kinh.

Đại học Oxford cho rằng bệnh của các tình nguyện viên ‘được cho là không có khả năng liên quan đến vaccine hoặc không đủ bằng chứng để khẳng định chắc chắn có hoặc không liên quan đến vaccine’.

Tiến sĩ Paul Offit, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Pennsylvania, được CNN dẫn lời nói rằngAstraZeneca và Oxford nên giải thích lý do tại sao họ kết luận rằng các triệu chứng bệnh thần kinh này không liên quan đến vaccine của họ.

Tiến sĩ Harlan Krumholz, giáo sư tại Trường Y Đại học Yale, cho rằng hàng trăm triệu người có thể sẽ dùng vaccinenày và thông tin không đầy đủ về bệnh của tình nguyện viên chỉ càng gieo rắc sự nghi ngờ.

‘Không nghiêm trọng’

Trao đổi với VOA, bác sĩ đa khoa nhiều chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Đỗ Văn Hội, từ bang Florida, giải thích rằng đa xơ cứng (multiple sclerosis) là chứng ‘dây thần kinh bị teo lại khiến bệnh nhân bị liệt hẳn không làm ăn gì được’.

Ông cho biết nạn nhân này ‘hiện đã được ra viện rồi’ và việc vaccine đã được nối lại thử nghiệm ở các nước khác ngoài Mỹ cho thấy ‘không có gì nghiêm trọng’ vì ‘nếu nghiêm trọng họ phải ngưng luôn’.

Ông nói Mỹ và các nước phương Tây ‘rất xem trọng sinh mạng con người’ nên họ đang điều tra xem ‘bệnh nặng nhẹ đến mức nào’ và ‘có những trường hợp tiềm tàng khác mà chưa bị phát hiện hay không’.

“Nếu chỉ là bệnh nhẹ không ảnh hưởng đến suốt đời thì có thể cho nối lại thử nghiệm được,” ông nói. Còn nếu gây liệt đến suốt đời thì dù chỉ có 1-2 ca thì cũng phải bỏ luôn vaccine này.”

“Bất cứ thuốc gì cũng vậy. Người ta chấp nhận một mức độ nào đó về phản ứng phụ như nhức đầu, ói nhưng chỉ vừa phải thôi. Nếu nặng quá thì đó là vấn đề,” bác sĩ Hội tiếp lời.

Tuy nhiên, nếu vaccine của Oxford-AstraZeneca được cho thử nghiệm lại ở Mỹ thì bác sĩ Hội ‘sợ rằng sẽ không có ai tình nguyện đi thử nữa’.

“Dù nguy cơ là một phần triệu đi nữa nhưng nếu ảnh hưởng nặng thì ai cũng sợ chứ,” ông lập luận và cho rằng giả sử vaccine này có được đưa ra thị trường trong tương lại ‘chưa chắc nhiều người đã chịu chích’.

Đang chờ FDA cho phép

Giám đốc điều hành của AstraZeneca, ông Pascal Soriot, nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm 24/9 rằng ‘chúng ta nên đặt an toàn lên trên hết mọi việc’.

AstraZeneca đã tiếp tục thử nghiệm lâm sàng ở các quốc gia khác, bao gồm cả ở Anh, trong khi ở Mỹ phát ngôn nhâncủa công ty cho biết họ đang làm việc với các cơ quan quản lý của Mỹ để xin phép được nối lại thử nghiệm.

“Chúng tôi đang tiếp tục làm việc với FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) để giúp đỡ xem xét thông tin và FDA sẽ quyết định khi nào có thể nối lại thử nghiệm ở Mỹ,” phát ngôn nhân của hãng cho biết.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Mỹ hôm 21/9 nói với CNN rằng AstraZeneca và Oxford sẽ phải theo dõi cẩn thận xem có bất kỳ tình nguyện viên nào khác đã được tiêm vaccine có các triệu chứng tương tự hay không.

Giáo sư Slifka và các nhà khoa học khác cho biết họ hài lòng khi FDA cần thêm thời gian để xem xét liệu thử nghiệmvaccine của AstraZeneca có được cho phép tiếp tục ở Hoa Kỳ hay không.

Trên trang nhà của mình, Đại học Oxford lưu ý rằng tính đến ngày 12 tháng 9, ‘tính trên toàn cầu có khoảng 18.000 người tình nguyện đã được tiêm vaccine trong khuôn khổ thử nghiệm. Trong những thử nghiệm lớn như thế này, sẽ xảy ra việc một số người tham gia sẽ mắc bệnh và mọi trường hợp phải được đánh giá cẩn thận’.

https://www.voatiengviet.com/a/s%E1%BA%BD-kh%C3%B3-c%C3%B3-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BB%8Bu-th%E1%BB%AD-vaccine-c%E1%BB%A7a-oxford-astrazeneca-n%E1%BB%AFa-/5598201.html

 

Các quán bar của Pháp phẫn nộ

trước lệnh đóng cửa COVID

Tin từ MARSEILLE, Pháp – Vào hôm thứ Năm (24/9), các nhà lãnh đạo dân sự và chủ doanh nghiệp ở Marseille phẫn nộ về việc đóng cửa các quán bar và nhà hàng, đồng thời tuyên bố rằng họ không được tham vấn bởi chính phủ Pháp, những người ra lệnh áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế Olivier Veran ra lệnh cho các quán bar và nhà hàng trong thành phố đóng cửa trong hai tuần kể từ cuối tuần này, sau khi đặt Marseille và các khu vực lân cận trên bờ biển Địa Trung Hải vào mức khuyến cáo tối đa về sự lây lan của virus.

Các chính trị gia địa phương cho biết hành động này không tương xứng với rủi ro và sẽ tàn phá nền kinh tế của họ. Tòa thị chính thành phố Marseille yêu cầu trì hoãn 10 ngày trước khi áp đặt các biện pháp mới. Tại quán bar 13 Coins gần Old Port của Marseille, vào những thời điểm bình thường là một điểm nóng du lịch, chủ nhân Jean Pierre Cotens cho biết ông có một tủ lạnh chứa đầy sản phẩm phục vụ cho việc buôn bán vào cuối tuần mà giờ đây có thể sẽ bị bỏ đi.

Đáp lại những lời chỉ trích từ các chính trị gia Marseille, ông Veran đăng tải trên Twitter rằng việc đóng cửa quán bar và nhà hàng là để bảo vệ người dân ở Marseille khỏi dịch bệnh và ông thông báo trước cho các viên chức địa phương. Các viên chức y tế thành phố khuyến cáo rằng sức chứa chăm sóc đặc biệt đang tiến gần đến mức tràn ngập. Trên toàn quốc, vào hôm thứ Tư, các cơ quan y tế Pháp báo cáo 13,072 trường hợp COVID-19 mới được xác nhận trong 24 giờ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-quan-bar-cua-phap-phan-no-truoc-lenh-dong-cua-covid/

 

Vụ tấn công bằng dao ở Paris : 7 người bị câu lưu,

cảnh sát Pháp mở điều tra khủng bố

Thanh Hà

Chỉ vài giờ sau vụ tấn công bằng dao ở Paris gần tòa soạn cũ của báo trào phúng Charlie Hebdo trong ngày thứ Sáu 25/09/2020, nghi phạm chính đã bị bắt giữ, 6 người khác bị câu lưu. Giới điều tra không loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công khủng bố.

Theo các nguồn tin cảnh sát, hai người đã bị câu lưu ngay chiều hôm qua 25/09. Một thanh niên 18 tuổi bị nghi là “tác giả vụ tấn công” đã bị bắt gần quảng trường Bastille. Báo chí cho hay nghi can người gốc Pakistan đến Pháp cách nay ba năm. Theo lãnh đạo cơ quan tư pháp đặc trách về các hồ sơ khủng bố, Jean-François Ricard, nghi can thứ nhì, gốc Algeri, 33 tuổi, bị câu lưu với lý do “có liên hệ với nghi can chính” nhưng đã được thả vào nửa đêm hôm qua.

Ngoài ra, còn có 5 người khác bị câu lưu trong đêm 25/09 tại một căn hộ ở Pantin, ngoại ô phía bắc Paris, trong lúc cảnh sát khám xét nhà của nghi can chính người Pakistan.

Vụ tấn công bằng dao làm 2 người bị thương, nhưng tính mạng của họ không bị đe dọa. Mục tiêu hung thủ nhắm tới là tòa nhà số số 10 đường Nicolas Appert, quận 11, Paris, từng là trụ sở của báo Charlie Hebdo. Gần như toàn bộ ban biên tập tờ báo trào phúng này bị sát hại trong vụ  khủng bố vào tháng Giêng 2015. Vụ tấn công hôm qua khơi lại vết thương của những người sống trong khu vực. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp, Gérald Darmanin, khẳng định có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đây là “một hành vi khủng bố Hồi giáo cực đoan”.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200926-v%E1%BB%A5-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-b%E1%BA%B1ng-dao-%E1%BB%9F-paris-7-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-b%E1%BB%8B-c%C3%A2u-l%C6%B0u-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-ph%C3%A1p-m%E1%BB%9F-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-kh%E1%BB%A7ng-b%E1%BB%91

 

Pháp: Tổng số ca COVID vượt quá 500.000

Pháp báo cáo tổng số ca COVID tại nước này lần đầu tiên vượt quá 500.000 trong lúc ghi nhận thêm 15.797 ca hôm 25/9, gần với kỷ lục 16.096 ca trong một ngày hôm 24/9.

Tổng số các ca COVID tại Pháp hiện giờ là 513.034, theo dữ liệu Bộ Y tế.

Số ca tử vong vì COVID tăng 150 người, tăng gấp ba lần mức hàng ngày trong tuần qua-lên đến 31.661 trường hợp.

https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%A1p-t%E1%BB%95ng-s%E1%BB%91-ca-covid-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qu%C3%A1-500-000-/5598247.html

 

Hồ sơ Libya : Đức hoài công

kêu gọi Nga và Trung Quốc minh bạch

Minh Anh

Nỗ lực của Đức trong việc đề nghị Nga và Trung Quốc cho công bố một báo cáo sơ bộ của Liên Hiệp Quốc về những vụ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí ở Libya đã thất bại. Trong khi đó, việc bổ nhiệm một đặc sứ mới về Libya vẫn bị chậm trễ do không có được sự đồng thuận từ châu Phi.

Phó đại diện ngoại giao của Đức bên cạnh Liên Hiệp Quốc, ông Gunter Sautter, trước khi bước vào cuộc họp kín tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc phát biểu với giới báo chí là ông « hy vọng hai phái đoàn có vấn đề trong hồ sơ này sẽ bật đèn xanh » cho việc công bố bản báo cáo.

Trên cương vị là chủ tịch Ủy ban trừng phạt Libya, nước Đức « muốn bảo đảm có một sự minh bạch » về các vụ vi phạm này. Vẫn theo ông Gunter Sautter, Liên Hiệp Quốc nên « nêu tên những người có trách nhiệm, khiển trách họ và làm cho cảm thấy xấu hổ khi vi phạm một cách hiển nhiên lệnh cấm vận vũ khí ».

Tuy nhiên, theo những nguồn tin ngoại giao ẩn danh được AFP trích dẫn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã không đạt được một đồng thuận cần thiết từ 15 nước thành viên để công bố bản báo cáo. Một nhà ngoại giao xin ẩn danh giải thích : « Nga và Trung Quốc nhắc lại quan điểm của họ » là phản đối việc công bố tài liệu này. Theo một nhà ngoại giao khác, « Nga còn đả kích nhóm chuyên gia thực hiện báo cáo. Cả hai nước vẫn kiên định trong lập trường ngăn cản mà không đưa ra được một lập luận để giải thích ».

Được đệ trình lên Liên Hiệp Quốc hồi tháng 8/2020, báo cáo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc giám sát lệnh cấm vận khẳng định rằng « các hoạt động của lính đánh thuê nhất là đối với nhóm Wagner vẫn tiếp tục và gia tăng cường độ ».

Báo cáo này còn xác nhận những hành động vi phạm khác nhau từ các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Jordani, Ai Cập, Syria, Nga, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ. Bị AFP chất vấn, trưởng đoàn đại diện ngoại giao Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Anwar Gargash, đã bác bỏ các cáo buộc, nói rõ là từ chối bình luận một bản báo cáo mà nước ông chưa được đọc.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-h%E1%BB%93-s%C6%A1-libya-%C4%91%E1%BB%A9c-ho%C3%A0i-c%C3%B4ng-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-nga-v%C3%A0-trung-qu%E1%BB%91c-minh-b%E1%BA%A1ch

 

Covid-19 : 8 khu phốngoại ô

Madrid, Tây Ban Nha, bị tăng cường giám sát

Thùy Dương

Tại Madrid, thủ đô Tây Ban Nha, để kiềm chế đà lây lan mạnh mẽ của dịch bệnh Covid-19, nhà chức trách áp dụng thêm các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt ở 8 khu phố ven đô. Đây là những khu vực có tỉ lệ nhiễm virus rất cao : 1.000 ca nhiễm virus /100.000 dân. Biện pháp này sẽ kéo dài ít nhất 14 ngày.

Từ Madrid, thông tín viên Diane Cambon cho biết chi tiết :

« Trung tâm thủ đô Madrid vẫn còn dễ thở, bởi các biện pháp hạn chế chỉ liên quan đến 8 khu vực mới ở ngoại vi phía nam. Thế nhưng, đối với bộ Y Tế Tây Ban Nha, những biện pháp mới này không đủ để kìm hãm dịch bệnh. Theo chính quyền trung ương, toàn bộ thủ đô Madrid phải thuộc diện vùng được giám sát.

Kể từ thứ Hai, các cửa hàng, quán bar và nhà hàng trong khu vực được giám sát sẽ chỉ được đón tối đa 50% lượng khách như thường lệ và phải đóng cửa muộn nhất là vào 22 giờ. Nhưng biện pháp hạn chế liên quan chủ yếu đến việc đi lại. Chỉ những người chứng minh được là họ làm việc bên ngoài hoặc họ có con đi học ở các khu phố khác mới có thể rời khỏi khu vực được giám sát.

Dân chúng không thấy thoải mái với những biện pháp hạn chế chặt chẽ này. Họ coi đó là một hành vi phân biệt đối xử. Người dân đặc biệt yêu cầu tiếp viện cho các trung tâm y tế vốn đã hoàn toàn quá tải bệnh nhân Covid-19. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-covid-19-8-khu-ph%E1%BB%91-ngo%E1%BA%A1i-%C3%B4-madrid-t%C3%A2y-ban-nha-b%E1%BB%8B-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-gi%C3%A1m-s%C3%A1t

 

Ba Lan : Thỏa thuận lịch sử đóng cửa các mỏ than

Minh Anh

Tại Ba lan, mỏ khai thác than cuối cùng sẽ đóng cửa vào năm 2049. Thỏa thuận này đã được chính phủ và các nghiệp đoàn thợ mỏ ký kết ngày 25/09/2020. Cam kết này mang tính lịch sử đối với đất nước mà ngành sản xuất điện lệ thuộc đến 80% nguồn than khai thác.

Từ Vacxava, thông tín viên đài RFI Damien Simonart giải thích :

« Với những khoản thất thu lớn năm 2019, rồi đại dịch virus corona năm 2020, chưa nói đến mục tiêu giảm khí thải các-bon mà Liên Hiệp Châu Âu đang hướng tới, ngành khai thác than của Ban Lan biết rằng phán quyết này cuối cùng rồi cũng sẽ đến.

Từ vài ngày qua, gần 400 công nhân mỏ phản đối trong những hầm khai thác. Các nghiệp đoàn muốn đẩy lui việc đóng các mỏ than đến năm 2060 nhưng cuối cùng đành phải chấp nhận thời hạn năm 2049. Phải nói rằng đa số các mỏ than đang hoạt động tại Ba Lan sẽ không có đủ vỉa than đá để duy trì khai thác đến thời điểm đó.

Đổi lại, các nghiệp đoàn có được cam kết là từ đây đến năm 2049, sẽ không có một công nhân nào bị mất việc và một chế độ an sinh xã hội sẽ được thiết lập. Thỏa thuận này là một bước ngoặt lịch sử cho Silesie, vùng mỏ than đá của Ba Lan từ nhiều thế kỷ nay, nơi có đông gia đình làm việc trong các hầm mỏ, từ đời cha nối sang đời con.

Ba Lan kể từ giờ có ba thập niên để tiến hành chuyển đổi năng lượng thành công. Trong khi chờ đợi, nước này sẽ phải tiếp tục duy trì sự sống của lĩnh vực hiện đang thua lỗ. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-ba-lan-th%E1%BB%8Fa-thu%E1%BA%ADn-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-%C4%91%C3%B3ng-c%E1%BB%ADa-c%C3%A1c-m%E1%BB%8F-than

 

TT Nga Putin đề nghị với Mỹ

« hiệp ước không can thiệp vào bầu cử »

Thanh Hà

Nga liên tục bị tố cáo đã can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ cách nay 4 năm. Ngày 25/09/2020, tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị một cuộc “trao đổi có qua có lại” với Washington : “Hiệp ước không can thiệp vào bầu cử”. Đề xuất này được đưa ra vài tuần trước ngày cử tri Mỹ bầu lại tổng thống.

Thông tín viên Daniel Vallot từ Matxcơva cho biết thêm :

« Thông báo được đăng tải trên trang mạng internet của điện Kremlin. Tổng thống Nga đề nghị một hiệp ước không can thiệp về mặt kỹ thuật số, kể cả trong lĩnh vực bầu cử. Đề xuất này được đưa ra với Mỹ nhưng cũng có thể áp dụng với phần còn lại của thế giới. Ông Putin giải thích : “Một trong những thách thức lớn trong thế giới đương đại là nguy cơ xảy ra một cuộc đối đầu ở quy mô lớn trong lĩnh vực công nghệ số”. Tránh để xảy ra kịch bản này, tổng thống Nga đề nghị một “thỏa thuận quốc tế” mà ở đó các quốc gia cam kết không mở màn tấn công trước.

Có nhiều khả năng Mỹ và nhiều nước châu Âu đón nhận đề xuất này của Vladimir Putin với rất nhiều hoài nghi. Trong những năm gần đây, Nga đã nhiều lần bị cáo buộc can thiệp vào các cuộc bầu cử của nhiều nước trên thế giới. Thí dụ tiêu biểu nhất là kỳ bầu cử hồi năm 2016 với Donald Trump. Tây phương rất có thể sẽ thận trọng trước đề nghị của tổng thống Putin trong bối cảnh quan hệ với Matxcơva trong những tuần qua càng lúc càng căng thẳng từ sau vụ nhà đối lập Nga, Alexandre Navalny, bị đầu độc. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-tt-nga-putin-%C4%91%E1%BB%81-ngh%E1%BB%8B-v%E1%BB%9Bi-m%E1%BB%B9-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-kh%C3%B4ng-can-thi%E1%BB%87p-v%C3%A0o-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD

 

Lễ tưởng niệm ‘‘Cha đẻ nền dân chủ Đài Loan’’

khiến Bắc Kinh tức giận

Trọng Thành

Căng thẳng ở eo biển Đài Loan tăng thêm một nấc, cùng với chuyến công du của lãnh đạo ngoại giao cao cấp nhất Hoa Kỳ từ 40 năm qua, Bắc Kinh dồn dập tập trận. Nguy cơ chiến tranh cận kề ở biên giới Ấn – Trung bất chấp thỏa thuận xuống thang. Ngòi nổ xung đột Thổ Nhĩ Kỳ – Hy Lạp ở Địa Trung Hải tạm thời được tháo gỡ. Lo ngại bạo lực hậu bầu cử Mỹ, sau khi TT Trump từ chối bảo đảm chuyển giao quyền lực ôn hòa nếu thất cử.

Trên đây là một số chủ đề thời sự nổi bật tháng 9/2020.

Eo biển Đài Loan ngày càng như một thùng thuốc súng. Căng thẳng giữa Mỹ và Đài Loan một bên và Trung Quốc một bên dễ bùng phát thành chiến tranh. Đỉnh điểm căng thẳng là chuyến công du của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Keith Krach, quan chức ngoại giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ đến hòn đảo kể từ năm 1979, tức từ khi Wahington chính thức ngừng công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao. Trong thời gian thứ trưởng Mỹ có mặt tại Đài Loan, Bắc Kinh hai ngày liên tiếp cho chiến đấu cơ vượt qua « đường trung tuyến » tại eo biển, ranh giới ngầm định giữa hai bên, chưa từng bị xâm phạm trong vòng 20 năm, cho đến đầu năm 2020.

Vì sao Bắc Kinh phản ứng dữ dội ? Mục tiêu chính chuyến đi của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ là để tham gia lễ tưởng niệm cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy (Lee Teng Hui), qua đời ngày 30/07/2020. Trong một thông cáo ra ngày 16/09, một ngày trước chuyến công du của thứ trưởng Keith Krach, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khẳng định rõ, chuyến công du tưởng niệm cố tổng thống Lý Đăng Huy là nhằm « tiếp tục các quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ với Đài Loan, với nền dân chủ đầy sức sống của Đài Loan, thông qua việc chia sẻ các giá trị chính trị và kinh tế ».

Washington dường như đã chạm đến « lằn ranh đỏ » trong quan hệ Mỹ – Trung, bởi hơn ai hết tổng thống Lý Đăng Huy chính là cha đẻ của nền dân chủ Đài Loan, người đặt nền móng cho công cuộc hướng đến nền độc lập. Ngay vào hôm cựu tổng thống Lý Đăng Huy qua đời, ở tuổi 97, báo chí Nhà nước Trung Quốc đã không tiếc lời lên án người quá cố, dùng nhiều lời lẽ thậm tệ để gọi ông : « kẻ tội đồ dân tộc » hay « kẻ đỡ đầu cho chủ nghĩa ly khai Đài Loan ». 

Tường trình của thông tín viên Adrian Simorre từ Đài Bắc :

« Tổng thống Lý Đăng Huy với dáng hình oai nghiêm và nụ cười rộng mở vốn rất thân thuộc với dân chúng Đài Loan. Lý Đăng Huy là tổng thống đầu tiên của Đài Loan lên nắm quyền qua con đường bầu cử, vào năm 1996. Vị tổng thống họ Lý chính là người chủ trì tiến trình dân chủ hóa Đài Loan, sau 40 năm cai trị của Quốc Dân Đảng, đảng chính trị độc quyền lãnh đạo Đài Loan cho đến thời điểm đó.

Nữ dân biểu Phạm Vân (Fan Yun), nguyên là một nhà tranh đấu dân chủ, đã từng tiếp xúc với ông Lý Đăng Huy vào ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống, nhận định : ‘‘Ông ấy là con người rất độ lượng, ông ấy đã cố gắng thuyết phục chúng tôi hãy bảo vệ các cải cách chính trị. Khi nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng ông ấy đã giữ lời. Các cải cách đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn’’.

Ông Lý Đăng Huy cũng là tổng thống Đài Loan đầu tiên sinh tại Đài Loan. Ý thức về bản sắc này đã thúc đẩy ông dần dần hướng sang lập trường bảo vệ nền độc lập của Đài Loan trước Trung Quốc. Nhà địa chính trị học Pháp Stéphan Corcuff, chuyên gia về thế giới Trung Hoa, bày tỏ : ‘‘Tôi coi ông ấy là cha đẻ của dân tộc Đài Loan, người đã kiến thiết nên bản sắc quốc gia, người đã giúp cho mọi người thừa nhận bản sắc này, cho phép làm trỗi dậy cuộc thảo luận về vấn đề này. Chính ông ấy là tác giả !’’.

Đây là điều mà chính quyền Bắc Kinh không bao giờ tiêu hóa nổi. Hôm qua, truyền thông Trung Quốc đồng loạt gọi Lý Đăng Huy là ‘‘kẻ đỡ đầu cho chủ nghĩa ly khai Đài Loan’’. Về phần mình, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, khẳng định : ‘‘Di sản tinh thần của vị tổng thống quá cố sẽ soi đường cho nhiều thế hệ người Đài Loan’’. Tổng thống Thái Anh Văn vốn là người rất thân cận với cố tổng thống họ Lý ».

Cảnh giác với Bắc Kinh: Ấn Độ khẩn trương làm xa lộ biên giới trước mùa đông

Căng thẳng biên giới Ấn – Trung có chiều hướng tạm lắng với thỏa thuận sơ bộ giữa ngoại trưởng hai nước ngày 11/09/2020, bên lề hội nghị Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải tại Matxcơva. Từ đó đến nay, đã diễn ra nhiều cuộc đàm phán nhằm thực thi thỏa thuận triệt thoái quân đội ra khỏi vùng biên giới. Tuy nhiên, New Delhi hết sức cảnh giác trước tham vọng lãnh thổ và chiến thuật tấn công bất ngờ của Bắc Kinh.

Theo AFP, Ấn Độ đang gấp rút xây dựng xong nhiều xa lộ trước mùa đông năm nay, khi nhiệt độ tại nhiều nơi xuống đến âm 40°C. Các công nhân đang hoàn thiện tuyến đường 250 km của xa lộ chiến lược Darbuk-Shyok, nối liền thủ phủ Leh (vùng Ladakh) đến vùng biên giới tranh chấp với Trung Quốc. Báo chí Ấn Độ cho biết, từ đây đến tháng 10, toàn bộ cầu trên tuyến đường này sẽ được hoàn tất. Cầu có thể chịu được tải trọng của các xe tăng T-90, nặng 70 tấn. Tuyến đường này cũng cho phép vận chuyển các tên lửa đất đối không ra biên giới.

Trong hệ thống cơ sở hạ tầng tại vùng chân Himalaya, đặc biệt đáng chú ý là một xa lộ ngầm trên độ cao 3.000 mét, tại bang biên giới vùng cực bắc Himachal Pradesh, giáp với Ladakh, trị giá 400 triệu đô la, dự kiến phải hoàn tất cuối tháng 9 này. Thủ tướng Narendra Modi sẽ dự lễ khánh thành tuyến đường chiến lược. Một khi đường được thông, thời gian di chuyển sẽ rút từ bốn giờ hiện nay xuống chỉ còn mươi phút.

Tại vùng biên giới giáp với các  khu Tân Cương, Tây Tạng (Trung Quốc), Ấn Độ sẽ phải hoàn tất tổng cộng 125 cây cầu và nhiều xa lộ ngầm tại các bang Arunachal Pradesh, Himachal Pradesh, Sikkim và vùng Ladakh. Tổng cộng 15 xa lộ chiến lược phải hoàn thành trước cuối  năm tới.

Ngoài ý nghĩa quân sự, kế hoạch xây dựng hạ tầng đường xá này sẽ mang lại thay đổi lớn cho đời sống dân cư tại khu vực này, vốn bị tách rời với phần còn lại của đất nước trong nhiều tháng mùa đông. Việc cải thiện giao thông cũng gắn liền với việc nâng cao năng lực tự vệ của dân chúng địa phương. Lãnh đạo cảnh sát Himachal Prades cho AFP biết là tại vùng biên giới và hậu phương, dân chúng sẽ được huấn luyện sử dụng vũ khí, như trước đây, để tự vệ trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công. Dân địa phương cũng được khuyến khích theo dõi những phần tử tình nghi là gián điệp Trung Quốc, hay sự xuất hiện của các phương tiện bay lạ, như trực thăng hay máy bay không người lái.

Căng thẳng Địa Trung Hải : Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp chọn hòa dịu

Đối đầu giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, do tranh chấp quyền khai thác dầu khí tại vùng biển đông Địa Trung Hải, kéo dài từ tháng 8 đến nay, tạm lắng với việc hai bên chấp nhận ngồi vào bàn đối thoại. Cuộc đối đầu giữa hai thành viên của NATO, liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, vốn có nguy cơ bùng phát thành đụng độ vũ trang. Căng thẳng không chỉ giữa Ankara và Athens.

Trong tranh chấp này, Pháp đứng hẳn về phía Hy Lạp, điều tầu chiến đến khu vực đông Địa Trung Hải, không chấp nhận việc Thổ Nhĩ Kỳ dùng sức mạnh quân sự để gây áp lực. Có thể nói Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ là hai bên đối đầu chính trong hồ sơ tranh chấp đông Địa Trung Hải.

Sau nhiều tuần lễ lời qua tiếng lại, hôm 22/09 vừa qua, nguyên thủ hai nước đã có các phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hướng đến hòa dịu. Trong phát biểu được thu âm trước, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recip Erdogan đề nghị tổ chức một hội nghị khu vực về đông Địa Trung Hải : « Ưu tiên của chúng tôi là giải quyết các bất đồng qua việc đối thoại chân thành dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và trên cơ sở bình đẳng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không khoan thứ bất cứ biện pháp mang tính áp đặt nào, bất cứ một hành động quấy rối, một cuộc tấn công nào ».

Về phần mình, nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron khẳng định con đường tốt nhất để giải quyết tranh chấp là đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế : « Chúng tôi, phía châu Âu chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhằm xây dựng một thỏa thuận cho việc thiết lập một nền hòa bình ở Địa Trung Hải, rất cần có. Tuy nhiên, không thể có một nền hòa bình như vậy, bằng các dọa nạt, bằng việc chấp nhận lô-gíc của kẻ mạnh.  Nền hòa bình này phải là hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, hợp tác và tôn trọng giữa các đồng minh. Các nguyên tắc này là không thể thương lượng ». Cùng ngày, nguyên thủ Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đã có cuộc điện đàm.

Xung đột đông Địa Trung Hải có ý nghĩa rất hệ trọng đối với tinh thần đoàn kết của phương Tây. Do tranh chấp tại đây, mà Liên Âu hiện không đạt được một thỏa thuận trừng phạt các quan chức Belarus đàn áp phong trào đòi dân chủ, do quốc đảo Chypre – một trong 27 thành viên Liên Âu, cũng là một bên tranh chấp – đặt điều kiện gắn liền việc trừng phạt chính quyền Belarus với trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên, nhiều nước châu Âu lại hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có thái độ xuống thang đối thoại. Đức và NATO đóng vai trò chủ chốt trong các môi giới đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến công du đảo Chypre, ngày 13/09, kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ xuống thang căng thẳng. Rút cục, nỗ lực phối hợp với nhiều hình thức khác nhau của phương Tây đã khiến đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ quyết định chọn con đường thương lượng.

TT Trump không bảo đảm chuyển giao quyền lực ôn hòa, nếu thất cử

Nước Mỹ gần 6 tuần lễ trước bầu cử tổng thống. Thái độ của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump khiến viễn cảnh chính trị của nước Mỹ ngày càng trở nên bất trắc. Trong một cuộc trả lời báo giới ngày 23/09, ông Donald Trump từ chối bảo đảm chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, nếu thất cử. Lý do ông đưa ra là có thể có gian lận quy mô lớn, đặc biệt trong việc bỏ phiếu qua bưu điện. Lập luận của tổng thống Mỹ ngay lập tức bị phản đối, ngay trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa.

Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ New York :

« Quý vị có cam kết sẽ chuyển giao quyền lực một cách hòa bình trong trường hợp thất bại hay không ? Trong một nền dân chủ, việc đặt ra một câu hỏi như vậy dường như là một chuyện phi lý, nhưng chính câu hỏi đó đã được đặt ra. 

Ông Donald Trump thay vì cam kết tôn trọng kết quả bầu cử, lại lẩn tránh vấn đề này và một lần nữa tuyên bố ông cho là sẽ có nhiều giả mạo. Thái độ lấn lướt nói trên của tổng thống mãn nhiệm đã buộc nhiều chính trị gia đảng Cộng Hòa phản ứng lại. Trong một phát biểu trên Twitter sáng thứ Năm 24/09, lãnh đạo phe Cộng Hòa tại Thượng Viện Mitch McConnell viết : ‘‘Người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 20/01 tới, việc bàn giao quyền lực sẽ diễn ra trong trật tự như đã từng diễn ra cứ bốn năm một lần’’. Một số dân biểu phe tổng thống như  Liz Cheney, Marco Rubio hay Mitt Romney cũng cố trấn an cử tri.

Tuy nhiên, trong hàng ngũ đảng Dân Chủ, nhận định của ông Donald Trump đã làm dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ. Trên kênh truyền hình MSNBC, thượng nghị sĩ Cory Booker của New York lên án tổng thống mãn nhiệm :

‘‘Tổng thống hiện nay là mối đe dọa với nền dân chủ. Nếu ông không thể cam kết tôn trọng Hiến pháp và nguyên tắc bàn giao quyền lực một cách hòa bình, thì ông phải từ chức. Nước Mỹ chúng ta không phải là Zimbabwe hay Belarus. Chúng ta là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ’’.

Ngay từ năm 2016, trước cuộc bầu cử tổng thống, ứng cử viên Donald Trump đã từ chối cam kết tôn trọng kết quả bầu cử. Ông Trump cũng chưa bao giờ công nhận đã được ít phiếu bầu của cử tri Mỹ hơn so với đối thủ Hillary Clinton ».

Do đại dịch Covid, ước tính sẽ có khoảng 50 đến 70 triệu người Mỹ bỏ phiếu qua bưu điện. Trong cuộc bầu cử năm 2016, có gần một phần tư cử tri (33 triệu) chọn bỏ phiếu bằng bưu điện. Ngược hẳn với quan điểm của tổng thống mãn nhiệm Donald Trump, cho đến nay, không một nghiên cứu nghiêm túc nào cho thấy việc giả mạo phiếu bầu có thể tác động đến kết quả bầu cử.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI), ông Christopher Wray, khẳng định, trong lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ FBI ghi nhận « một nỗ lực phối hợp ở quy mô quốc gia nhằm giả mạo phiếu bầu, trong một cuộc bầu cử quan trọng ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200926-dailoan-lydanghuy-trungquoc

 

Các nhà lập pháp dân chủ Hồng Kông

biểu tình trong cơ quan lập pháp

để phản đối các vụ bắt giữ của Trung Cộng

Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Sáu (25/9), các chính trị gia ủng hộ dân chủ Hồng Kông tổ chức một cuộc biểu tình ngắn tại cơ quan lập pháp của thành phố, để kêu gọi thả 12 nhà hoạt động bị chính quyền Trung Cộng bắt giữ trên biển vào tháng trước khi họ cố gắng chạy trốn sang Đài Loan bằng thuyền.

Cảnh sát Trung Cộng cho biết 12 người, tất cả đều bị tình nghi phạm tội ở Hồng Kông liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào năm ngoái, bị tình nghi vượt biên trái phép. Bộ ngoại giao Trung Cộng gọi họ là “những kẻ ly khai”.

Việc giam giữ họ tại thành phố Thẩm Quyến, miền nam Trung Cộng kích động những lời chỉ trích đối với chính quyền của Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn. Khoảng một chục thành viên đối lập của cơ quan lập pháp thành phố bao vây Chánh văn phòng Matthew Cheung trước một cuộc họp về việc giảm thiểu tác động kinh tế của coronavirus, và yêu cầu ông gặp gia đình của những người bị giam giữ và cố gắng đưa họ trở lại.

Nỗ lực trốn chạy bất thành của 12 người này sang Đài Loan tự trị làm nổi bật nỗi sợ hãi mà nhiều người cảm thấy ở Hồng Kông bán tự trị về quyết tâm của Trung Cộng trong việc chấm dứt bất kỳ nỗ lực yêu cầu dân chủ nào ở trung tâm tài chính.

Chính phủ Hồng Kông cho biết họ không thể can thiệp thay cho 12 người này, và họ phải đối mặt với các thủ tục pháp lý ở Trung Cộng trước khi có thể về nhà, mặc dù họ tuyên bố rằng họ sẵn sàng hỗ trợ cho gia đình của những người bị bắt. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-nha-lap-phap-dan-chu-hong-kong-bieu-tinh-trong-co-quan-lap-phap-de-phan-doi-cac-vu-bat-giu-cua-trung-cong/

 

Trung Quốc bác bỏ

cáo buộc phá hủy đền thờ Hồi Giáo

Minh Anh

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 25/09/2020 mạnh mẽ khẳng định tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ Hồi Giáo, trái với những cáo buộc từ một nhóm cố vấn Úc cho rằng Bắc Kinh đã phá hủy hàng ngàn đền thờ Hồi Giáo ở Tân Cương.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), gọi những cáo buộc từ nhóm chuyên gia Úc là « những tin đồn vu khống » và cho rằng Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) đã nhận quỹ tài trợ nước ngoài để « củng cố những lời bịa đặt dối trá chống lại Trung Quốc ».

Ông Uông khẳng định « tại Tân Cương vẫn còn hơn 24.000 đền thờ, nhiều hơn gấp 10 lần tại Mỹ » và « điều đó có nghĩa là tại Tân Cương cứ có 530 người là có một đền thờ Hồi Giáo, số đền thờ tính theo đầu người cao hơn tại nhiều nước khác ».

Reuters nhắc lại hôm thứ Năm 24/09/2020, Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo ước tính có khoảng 16.000 đền thờ Hồi Giáo tại Tân Cương bị phá hủy hay hư hại do những chính sách chính phủ Trung Quốc đưa ra chủ yếu kể từ năm 2017.

Báo cáo của ASPI cho rằng chính phủ Trung Quốc gia tăng các nỗ lực nhằm làm biến đổi hay xóa bỏ đời sống văn hóa – xã hội của người Duy Ngô Nhĩ, chẳng hạn về ngôn ngữ, âm nhạc, cách thức xây dựng nhà cửa và thậm chí cả trong ẩm thực.

Trung Quốc thời gian gần đây liên tục bị tố cáo đối xử tệ với người Duy Ngô Nhĩ, bị cáo buộc lạm dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương hay giam giữ khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong nhiều trại mà Trung Quốc gọi là « trung tâm đào tạo nghề ».

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200926-trung-qu%E1%BB%91c-b%C3%A1c-b%E1%BB%8F-c%C3%A1o-bu%E1%BB%99c-ph%C3%A1-h%E1%BB%A7y-%C4%91%E1%BB%81n-th%E1%BB%9D-h%E1%BB%93i-gi%C3%A1o

 

Bố trí lại hay di dời nhà xưởng?

Khi các công ty nước ngoài rời khỏi Trung Quốc

Bình luậnTâm An

Khi thương chiến Mỹ-Trung ngày càng leo thang, và Bắc Kinh ngày càng bành trướng, hung hăng trên trường quốc tế, các công ty đang được kêu gọi “thoát Trung”. Mục tiêu của động thái này là việc chuyển các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đó về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Việc các công ty Mỹ và Nhật Bản di dời nhà xưởng có thể được giải thích theo hai động thái. Động thái thứ nhất xuất phát từ việc Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với một số sản phẩm được sản xuất tại Trung Quốc.

Động thái thứ hai đã được khởi động bởi các thông báo từ chính quyền Trump kêu gọi tách rời hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ. Ngoài ra, nó còn được củng cố bởi đại dịch, khi cho thấy sự phụ thuộc nặng nề của nhiều lĩnh vực sản xuất vào nguồn cung của Trung Quốc.

Mục tiêu của việc di dời các nhà xưởng này có thể có hai hướng: hoặc là việc chuyển các nhà xưởng sản xuất tại Trung Quốc về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á.

Việc di dời khỏi Trung Quốc diễn ra thế nào trước đại dịch?

Vào những năm 1990, các sản phẩm chế biến của Indonesia chiếm hơn một nửa xuất khẩu của nước này và tỷ trọng của công nghiệp chế biến trong GDP đã tăng từ 15% lên gần 30%.

Mười tám tháng sau, nền kinh tế của Indonesia, nạn nhân chính của cuộc khủng hoảng châu Á, sụp đổ, khiến rất nhiều công ty nước ngoài phải bỏ chạy.

Sau đó, việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và việc Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết hiệp ước thương mại đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam.

Vị trí của ngành sản xuất trong nền kinh tế Indonesia. (Nguồn: Ngân hàng Thế giới / Đại học Groningen)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã quay trở lại trong thập kỷ 2010: Indonesia là quốc gia thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư FDI ở Đông Nam Á. Các nguồn vốn đầu tư FDI đó đến từ đâu?

Theo Ủy ban điều phối đầu tư Indonesia (BKPM), chỉ có 7 tỷ USD đến từ Hoa Kỳ trong giai đoạn 2013-2017, (không tính các nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực dầu mỏ). Tuy thế, từ năm 2013 đến năm 2017, Hoa Kỳ đã là một trong những nhà đầu tư đầu tiên, với 35 tỷ USD, vượt xa Nhật Bản (20 tỷ USD) và Trung Quốc (7 tỷ USD). Phòng thương mại Mỹ dự đoán các công ty Mỹ sẽ đầu tư 65 tỷ USD trong năm năm tới.

Chính sự xuất hiện những căng thẳng trên thị trường lao động kể từ năm 2005 đã dẫn đến những vụ di dời nhà xưởng đầu tiên khỏi Trung Quốc. Bị gián đoạn bởi cuộc khủng hoảng năm 2008, động thái này đã khởi động lại từ năm 2010.

Việc tìm ra một giải pháp thay thế cho Trung Quốc đã biện minh cho sự ra đi của các công ty, đến Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Bangladesh để hoạt động, vì những nước có chi phí đơn vị sản xuất (chi phí lao động/năng suất) thấp hơn ở Trung Quốc. Từ những vụ ra đi đó, thị phần các sản phẩm giá rẻ (trong đó có các sản phẩm may mặc và giày dép) của Trung Quốc đã giảm trên thị trường thế giới.

Các công ty nước ngoài đang trong giai đoạn gấp rút ‘thoát Trung’

Giờ đây, việc Hoa Kỳ tăng thuế quan đối với các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, là một động thái (được kích hoạt bởi các tuyên bố của chính quyền Trump) kêu gọi chia tách hai nền kinh tế Trung Quốc và Mỹ.

Động thái này còn được củng cố bởi đại dịch, cho thấy nhiều ngành sản xuất (ô-tô, điện tử, thiết bị y tế) của Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, phụ thuộc mạnh vào nguồn cung của Trung Quốc, đã khiến chính phủ các nước này phải áp dụng các biện pháp (Tokyo đã lên kế hoạch hỗ trợ 2 tỷ USD) khuyến khích các công ty rút khỏi Trung Quốc.

Mục tiêu của động thái này là việc chuyển các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đó về lại Hoa Kỳ hoặc Nhật Bản, hoặc là tổ chức lại các chuỗi sản xuất toàn cầu ở Đông Nam Á, nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Các cuộc điều tra của công ty Kearney cho thấy cho đến năm 2018, mức chênh lệch chi phí là tiêu chí duy nhất được các nhà sản xuất Mỹ xem xét khi quyết định sản xuất tại Trung Quốc. Từ đó đến nay, cuộc xung đột giữa Bắc Kinh và Washington đã đưa vào một biến số mới: nguy cơ tăng thuế quan.

Và kể từ đại dịch, các công ty còn tích hợp thêm nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung. Do đó, không phải chỉ có các công ty Mỹ, mà còn có các công ty của châu Á hoặc châu Âu, đã quyết định tìm các nguồn cung mới.

Tiêu chí lựa chọn không chỉ là chi phí đơn vị sản xuất (như trong trường hợp sản xuất các sản phẩm giá rẻ). Các công ty lựa chọn những quốc gia nào có chi phí sản xuất thấp hơn ở Trung Quốc, và có một thị trường trong nước có thể trở thành một tiêu trường đối với một phần sản phẩm được sản xuất.

Trong số 33 công ty Mỹ, trong đó có Microsoft, Google và Apple, đã rút khỏi Trung Quốc vào tháng 10 năm 2019, thì có 23 công ty đã đến Việt Nam và 10 công ty đến Malaysia, Thái Lan và Campuchia.

Tổng thống Indonesia cho biết tiếp theo “sẽ có 119 công ty di dời nhà xưởng khỏi Trung Quốc”. Khu vực Batang tiếp nhận 7 công ty đã rời Trung Quốc, trong đó có công ty điện tử LG của Hàn Quốc, Denso của Nhật Bản (phụ tùng ô tô), Panasonic (điện tử) và các công ty sản xuất lốp vỏ. Mặt khác, công ty hóa chất LG cũng đang lên kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất pin và một nhà máy luyện niken ở Batang.

Trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước thu hút nhiều nhất nguồn vốn đầu tư FDI (so với GDP). Ấn Độ cũng đã thấy rằng đây cơ hội để đạt được các mục tiêu của kế hoạch “Sản xuất tại Ấn Độ”, và cả với Mexico, đang dần cởi mở hơn với các nguồn vốn đầu tư FDI so với các nước châu Á.

Tác giả: Jean-Raphaël Chaponnière là nhà kinh tế tại Cơ quan Phát triển của Pháp, Cố vấn kinh tế của Đại sứ quán Pháp tại Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, và là kỹ sư nghiên cứu tại CNRS trong 25 năm.

Tâm An

https://www.ntdvn.com/kinh-te/bo-tri-lai-hay-di-doi-nha-xuong-khi-cac-cong-ty-nuoc-ngoai-roi-khoi-trung-quoc-75952.html

 

Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang –

Các vụ vỡ nợ bằng USD của Trung Quốc tăng cao

Bình luậnTrần Đức

Các khoản vỡ nợ trái phiếu USD của các công ty Trung Quốc đã tăng gấp ba lần, lên đến 12 tỷ USD cho đến thời điểm này trong năm 2020 (từ mức 4 tỷ USD cho cả năm 2019). Niềm tin thị trường đã bị lung lay… liệu nền kinh tế Trung Quốc có thể “cầm cự” đến bao lâu?

Niềm tin thị trường bị lung lay, gây ra tình trạng thiếu thanh khoản bằng đồng USD và hạn chế khả năng trả nợ cũng như khả năng vay USD của một số công ty

Các vụ vỡ nợ của các công ty Trung Quốc đối với khoản nợ bằng USD của họ đã tăng đáng kể trong năm nay do đại dịch viêm phổi Vũ Hán, giá dầu sụt giảm và quan hệ Mỹ-Trung xấu đi đã làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và giảm khả năng trả nợ của họ.

Theo dữ liệu từ công ty tài chính Natixis của Pháp, số nợ trái phiếu bằng USD của các công ty Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 12 tỷ USD trong năm nay (từ mức 4 tỷ USD của cả năm ngoái).

Khi các ngân hàng trung ương thế giới triển khai các chính sách nới lỏng tiền tệ quy mô lớn, thị trường trái phiếu doanh nghiệp châu Á đang ổn định trở lại. Các nhà đầu tư vào đầu năm nay đã bán phá giá trái phiếu bằng USD với khối lượng lớn do sự thắt chặt về tài chính bằng USD (tạo ra những thách thức để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán).

‘Nội lực’ yếu khiến các công ty Trung Quốc gặp áp lực thanh khoản nội bộ

Khối lượng nợ USD vỡ nợ của các công ty Trung Quốc đang tăng chủ yếu do các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp yếu hơn, gây áp lực thanh khoản nội bộ.

Nhưng trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung xấu đi nhanh chóng và trái phiếu USD đáo hạn vào năm tới, tình trạng vỡ nợ trái phiếu có thể tăng lên, Zhang Guo, giám đốc điều hành tại China Chengxin (Châu Á-Thái Bình Dương) cho biết.

Theo dữ liệu từ Refinitiv, các công ty Trung Quốc nắm giữ số trái phiếu USD trị giá 101,8 tỷ USD sẽ đáo hạn trong năm nay, con số này sẽ tăng 10% vào năm 2021 và tăng thêm 19% vào năm 2022.

Mối quan tâm của thị trường về các công ty Trung Quốc yếu kém, mắc nợ cao cũng tương tự như tháng 3/2020, khi sự thiếu hụt đồng USD lớn dẫn đến sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, Zhang nói.

Ông Zhang cho biết: “Chúng ta cần xem xét các yếu tố kinh tế vĩ mô vì đại dịch ở nước ngoài vẫn chưa được kiểm soát, trong khi căng thẳng Mỹ-Trung cũng sẽ ảnh hưởng đến khoản nợ USD của Trung Quốc”.

Các nhà đầu tư không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao

Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản vào tháng 3/2020, các nhà đầu tư nói chung đã không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao mặc dù lợi nhuận của chúng cao hơn.

Dữ liệu của Refinitiv cho thấy, các công ty Trung Quốc đã bán 40 tỷ USD trái phiếu trong quý này, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh nhu cầu của doanh nghiệp đối với trái phiếu bằng USD.

Mặc dù tâm lý thị trường đã được cải thiện, nhưng nó vẫn chưa quay trở lại mức trước năm 2019. Sophia Chen Yi-ling, giám đốc điều hành của Guotai Junan International, cho biết các nhà đầu tư đang đặc biệt chú ý đến mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành, cũng như tính thanh khoản của một trái phiếu cụ thể – khả năng bán nó nhanh chóng – do tình trạng vỡ nợ trái phiếu gia tăng.

Trước đây, các nhà đầu tư ưa thích trái phiếu USD do các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành, mặc dù được coi là rủi ro hơn nhưng có lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, kể từ khi thị trường tài chính toàn cầu hỗn loạn vào tháng 3/2020, nhiều nhà đầu tư đã chuyển sang mua trái phiếu USD chất lượng cao hơn do các ngân hàng và các công ty tài chính khác phát hành, bà Chen nói.

“Sau cuộc khủng hoảng thanh khoản vào tháng 3, các nhà đầu tư thường không theo đuổi trái phiếu lợi suất cao mặc dù lợi nhuận của chúng cao hơn. Sự không chắc chắn của thị trường về căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung có thể mang lại sự biến động cho thị trường”, bà Chen nói.

Một vụ vỡ nợ làm lung lay niềm tin của các nhà đầu tư vào trái phiếu nước ngoài của Trung Quốc là sự phá sản của một tập đoàn được hậu thuẫn bởi trường đại học danh tiếng nhất quốc gia. Tập đoàn sáng lập Đại học Bắc Kinh gần đây đã đưa ra thông báo chính thức xác nhận 5 trái phiếu ở nước ngoài trị giá tổng cộng 1,7 tỷ USD không được công nhận là chủ nợ thông thường khi phá sản, đặt ra câu hỏi về khả năng thực thi của các yêu cầu nước ngoài đối với khoản nợ nước ngoài của Trung Quốc.

Jim Veneau, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định châu Á tại AXA Investment Managers, cho biết có sự phân định rõ ràng, khi trái phiếu do các công ty mạnh phát hành đã tận dụng được nguồn tài trợ bằng đồng USD rẻ và phục hồi nhanh chóng, trong khi các công ty yếu kém tiếp tục đối mặt với rủi ro cao từ đại dịch.

“Đối với những công ty chưa phục hồi, về cơ bản họ đang gặp khó khăn và có thể sẽ không quay trở lại thị trường. Các phân khúc và tên tuổi [này] đang chịu áp lực và sắp vỡ nợ vì họ không thể trả nợ khi thị trường về cơ bản đóng cửa với họ”, chuyên gia Veneau nói.

‘Ranh giới đỏ’ về tỷ lệ tài chính được đặt ra cho các nhà phát triển bất động sản

Đồng thời, các chính sách mới nhất của Trung Quốc nhằm kiểm soát nợ thuộc sở hữu của các nhà phát triển bất động sản – những người vay chính của nguồn tài chính nước ngoài – đang đè nặng lên lĩnh vực bất động sản.

Tháng trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị-Nông thôn Trung Quốc đã đặt ra ba “ranh giới đỏ” về tỷ lệ tài chính cho các nhà phát triển bất động sản trong nước.

Tổng nợ không được vượt quá 70% giá trị tài sản của một công ty hoặc hơn 100% vốn chủ sở hữu của một công ty. Nợ ngắn hạn được giới hạn bằng 100% dự trữ tiền mặt của một công ty, trong khi tăng trưởng dư nợ trả lãi cũng được giới hạn.

Ngoài ra, Gary Ng, nhà kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tại Ngân hàng Natixis, cho rằng các nhà phát hành trái phiếu USD của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và bán dẫn có thể bị áp lực nhiều hơn, do chiến tranh thương mại làm gián đoạn chuỗi cung ứng của họ. Các công ty này có mức độ tiếp xúc với thị trường nước ngoài cao nhất, với doanh thu nước ngoài lần lượt là 49% và 37% doanh thu.

“Tỷ lệ vỡ nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước trên thị trường nợ bằng USD đã lần đầu tiên cao hơn tỷ lệ của các doanh nghiệp tư nhân”, nhà kinh tế Gary Ng nói.

Doanh nghiệp nhà nước Tewoo Group đã trở thành nhà phá sản lớn nhất đối với trái phiếu USD trong lịch sử Trung Quốc, bao gồm 5 trái phiếu USD với tổng giá trị 1,75 tỷ USD.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/kinh-te/cang-thang-my-trung-leo-thang-cac-vu-vo-no-bang-usd-cua-trung-quoc-tang-cao-76190.html

 

Trung Quốc tăng cường chương trình

‘lao động cưỡng bức’

ở Tây Tạng – Khu tự trị hay ‘bị trị’? phần I

Bình luậnĐức Duy

Chính quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp ác độc với người Tây Tạng tương tự như Tân Cương; đưa người dân ra khỏi Tây Tạng, biến họ thành nguồn cưỡng bức lao động rẻ mạt cho các công xưởng sản xuất, là đội quân dự bị cho chiến tranh tương lai; tẩy não, cải tạo, giáo dục họ phù hợp với khuôn mẫu, yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trung Quốc đang đẩy ngày càng nhiều lao động nông thôn Tây Tạng ra khỏi nơi sinh sống và đến các trung tâm huấn luyện kiểu quân đội được xây dựng gần đây, nơi họ bị biến thành công nhân nhà máy. Điều này phản ánh một chương trình ở khu vực phía tây Tân Cương mà các nhóm nhân quyền đã gán nhãn hiệu là “lao động cưỡng bức”.

Theo hơn một trăm báo cáo trên phương tiện truyền thông nhà nước, các văn bản chính sách từ các cơ quan chính phủ ở Tây Tạng và các yêu cầu mua sắm được đưa ra từ năm 2016-2020, Bắc Kinh đã đặt

ra hạn ngạch cho việc di chuyển hàng loạt lao động nông thôn trong Tây Tạng và các vùng khác của Trung Quốc.

Lực lượng lao động trung thành hay cưỡng bức?

Nỗ lực này đánh dấu sự mở rộng nhanh chóng của một sáng kiến nhằm cung cấp “những người lao động trung thành” cho ngành công nghiệp Trung Quốc.

Một thông báo đăng trên trang web của chính quyền khu vực Tây Tạng vào tháng trước cho biết hơn nửa triệu người đã được đào tạo như một phần của dự án này trong 7 tháng đầu năm 2020 – khoảng 15% dân số khu vực.

Trong tổng số này, gần 50.000 người đã được chuyển sang làm việc ở Tây Tạng, và vài nghìn người đã được gửi đến các vùng khác của Trung Quốc. Nhiều công việc được trả lương thấp, bao gồm sản xuất dệt may, xây dựng và nông nghiệp.

Adrian Zenz, một nhà nghiên cứu độc lập về Tây Tạng và Tân Cương, cho biết: “Theo ý kiến ​​của tôi, đây là cuộc tấn công mạnh nhất, rõ ràng nhất và có mục tiêu vào sinh kế truyền thống của người Tây Tạng mà chúng ta đã thấy kể từ sau Cách mạng Văn hóa” (từ năm 1966 đến năm 1976).

Những điều này được trình bày chi tiết trong một báo cáo do Jamestown Foundation – một viện có trụ sở tại Washington, DC, công bố trong tuần này, tập trung vào các vấn đề chính sách có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ: “Đó là một sự thay đổi mang tính cưỡng bức, người dân từ sống du mục và làm nông sang lao động làm công ăn lương”.

Reuters đã chứng thực những phát hiện của nhà nghiên cứu Zenz và tìm thấy các tài liệu chính sách bổ sung, báo cáo của công ty, hồ sơ mua sắm và báo cáo truyền thông nhà nước mô tả chương trình.

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Trung Quốc mạnh mẽ phủ nhận liên quan đến lao động cưỡng bức, đồng thời cho biết Trung Quốc là một quốc gia có pháp quyền và người lao động tự nguyện và được bồi thường thích đáng.

“Cái mà những người có động cơ thầm kín này gọi là ‘lao động cưỡng bức’ đơn giản là không tồn tại. Chúng tôi hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ phân biệt đúng sai, tôn trọng sự thật và không bị lừa bởi những lời nói dối”, chính quyền Trung Quốc tuyên bố.

Chuyển lao động dư thừa ở nông thôn sang ngành công nghiệp là một phần quan trọng trong động lực thúc đẩy nền kinh tế và xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc. Nhưng ở các khu vực như Tân Cương và Tây Tạng, với dân số dân tộc lớn, các nhóm nhân quyền nói rằng các chương trình bao gồm đào tạo tư tưởng, hạn ngạch của chính phủ và quản lý theo kiểu quân đội… cho thấy việc chuyển giao nàng có các yếu tố cưỡng chế.

Trung Quốc giành quyền kiểm soát Tây Tạng sau khi quân đội Trung Quốc tiến vào khu vực này vào năm 1950, theo cái mà Bắc Kinh gọi là “giải phóng hòa bình”. Tây Tạng kể từ đó đã trở thành một trong những khu vực bị hạn chế và nhạy cảm nhất trong cả nước.

Chương trình Tây Tạng đang được mở rộng, bất chấp áp lực quốc tế đang gia tăng đối với các dự án tương tự ở Tân Cương với các trung tâm giam giữ hàng loạt. Một báo cáo của Liên Hợp Quốc đã ước tính rằng khoảng một triệu người ở Tân Cương, chủ yếu là người Duy Ngô Nhĩ, đã bị giam giữ trong các trại và bị giáo dục tư tưởng. Ban đầu Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các trại này, nhưng sau đó nói rằng chúng là các trung tâm dạy nghề và giáo dục, và tất cả mọi người đều đã “tốt nghiệp”.

Không thể xác định điều kiện của các công nhân Tây Tạng bị chuyển đi. Các nhà báo nước ngoài không được phép vào khu vực này và các công dân nước ngoài khác chỉ được phép tham gia các chuyến tham quan được chính phủ phê duyệt.

Trong những năm gần đây, Tân Cương và Tây Tạng là mục tiêu của các chính sách khắc nghiệt nhằm theo đuổi cái mà chính quyền Trung Quốc gọi là “duy trì ổn định”. Các chính sách này nói chung nhằm mục đích dập tắt bất đồng chính kiến, bất ổn hoặc chủ nghĩa ly khai; bao gồm cả hạn chế việc đi lại của công dân dân tộc thiểu số đến các khu vực khác của Trung Quốc và nước ngoài, đồng thời thắt chặt kiểm soát các hoạt động tôn giáo.

Vào tháng 8/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ một lần nữa tăng cường các nỗ lực chống lại chủ nghĩa ly khai ở Tây Tạng, nơi người Tây Tạng chiếm khoảng 90% dân số, theo số liệu điều tra dân số.

Các nhà phê bình, dẫn đầu bởi nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, cáo buộc chính quyền Trung Quốc thực hiện “cuộc diệt chủng văn hóa” trong khu vực. Người đoạt giải Nobel 85 tuổi này đã từng sống ở Dharamsala, Ấn Độ, kể từ khi ông rời khỏi Trung Quốc vào năm 1959 sau một cuộc đàn áp đẫm máu Tây Tạng của chính quyền Trung Quốc.

Loại bỏ ‘người lười’ – Khu tự trị hay ‘bị trị’?

Mặc dù đã có một số bằng chứng về việc huấn luyện theo kiểu quân đội và chuyển giao lao động ở Tây Tạng trong quá khứ, nhưng chương trình mở rộng mới này là chương trình đầu tiên trên quy mô đại chúng và là chương trình đầu tiên công khai đặt hạn ngạch cho việc thuyên chuyển ra ngoài khu vực.

Một yếu tố chính, được mô tả trong nhiều văn bản chính sách vùng, liên quan đến việc cử cán bộ đến các làng và thị trấn để thu thập dữ liệu về lao động nông thôn và tiến hành các hoạt động giáo dục nhằm xây dựng lòng trung thành.

Truyền thông nhà nước đã mô tả một hoạt động như vậy ở những ngôi làng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng. Các quan chức đã thực hiện hơn một nghìn buổi giáo dục chống chủ nghĩa ly khai, theo báo cáo của phương tiện truyền thông nhà nước, “cho phép người dân các dân tộc cảm nhận được sự quan tâm và chăm sóc của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ.

Báo cáo cho biết các buổi học bao gồm các bài hát, điệu múa và bản phác thảo bằng “ngôn ngữ dễ hiểu”. Công việc “giáo dục” như vậy đã diễn ra trước khi triển khai các đợt chuyển giao rộng rãi hơn trong năm nay.

Mô hình này tương tự như ở Tân Cương, và các nhà nghiên cứu cho rằng mối liên hệ chính giữa hai bên là cựu Bí thư Đảng Cộng sản Tây Tạng Chen Quanguo, người đã đảm nhiệm chức vụ tương tự ở Tân Cương vào năm 2016 và là người dẫn đầu sự phát triển của hệ thống trại ở Tân Cương.

Allen Carlson, Phó giáo sư tại Phòng Chính phủ của Đại học Cornell, cho biết: “Ở Tây Tạng, ông ta đang làm theo phiên bản của những gì được thực hiện ở Tân Cương”.

Theo số liệu năm 2018 từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, khoảng 70% dân số Tây Tạng được phân loại là nông thôn. Điều này bao gồm một tỷ lệ lớn nông dân tự cung tự cấp, đặt ra một thách thức đối với chương trình xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc, vốn đo lường mức độ thành công của nó dựa trên mức thu nhập cơ bản. Trung Quốc đã cam kết xóa đói giảm nghèo ở nông thôn vào cuối năm 2020.

“Để đối phó với áp lực kinh tế ngày càng đi xuống đối với thu nhập việc làm của lao động nông thôn, chúng tôi hiện sẽ tăng cường đào tạo kỹ năng chính xác… và thực hiện chuyển dịch việc làm có tổ chức và quy mô lớn giữa các tỉnh, vùng và thành phố”, Phòng Nhân sự và An sinh Xã hội của Tây Tạng đưa ra vào tháng 7/2020. Kế hoạch bao gồm hạn ngạch năm 2020 cho chương trình trong các lĩnh vực khác nhau.

Một số tài liệu chính sách và báo cáo truyền thông nhà nước được có liên quan đến các hình phạt không cụ thể đối với các quan chức không đáp ứng hạn ngạch của họ. Một kế hoạch thực hiện cấp tỉnh đã kêu gọi “các biện pháp thưởng phạt nghiêm khắc” đối với các quan chức.

Như ở Tân Cương, các trung gian tư nhân, chẳng hạn như các đại lý và công ty, có thể nhận được trợ cấp 500 nhân dân tệ (74 USD) cho mỗi lao động chuyển ra khỏi khu vực và 300 nhân dân tệ (44 USD) cho những người tham gia lực lượng lao động ngay tại Tây Tạng, theo khu vực và thông báo cấp tỉnh.

Các quan chức trước đây đã nói rằng các chương trình chuyển giao lao động ở các khu vực khác của Trung Quốc là tự nguyện và nhiều tài liệu của chính phủ Tây Tạng cũng đề cập đến các cơ chế đảm bảo quyền của người lao động, nhưng họ không cung cấp chi tiết. Các nhà vận động, các nhóm bảo vệ quyền lợi và các nhà nghiên cứu cho biết, không có khả năng người lao động từ chối vị trí làm việc, mặc dù họ thừa nhận rằng một số người có thể tự nguyện.

Matteo Mecacci, chủ tịch của nhóm vận động Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết: “Những thông báo gần đây đã mở rộng đáng kể và nguy hiểm cho các chương trình này, bao gồm cả ‘huấn luyện tư tưởng’ với sự phối hợp của chính phủ, và thể hiện sự leo thang nguy hiểm”.

Các tài liệu của chính phủ đều nhấn mạnh vào việc giáo dục tư tưởng để điều chỉnh “khái niệm tư duy” của người lao động. Zenz, nhà nghiên cứu Tây Tạng-Tân Cương có trụ sở tại Minnesota, cho biết: “Có một khẳng định rằng tâm trí của họ phải được thay đổi, rằng họ phải bị thuyết phục để tham gia”.

Một tài liệu chính sách, được đăng trên trang web của chính quyền Thành phố Nagqu ở phía đông Tây Tạng vào tháng 12/2018, mô tả cách các quan chức đến thăm các làng để thu thập dữ liệu về 57.800 lao động. Mục đích của họ là giải quyết các thái độ “không thể làm, không muốn làm và không dám làm” đối với công việc, tài liệu cho biết. Nó kêu gọi áp dụng các biện pháp để loại bỏ hiệu quả “những người lười biếng”.

Một báo cáo được công bố vào tháng 1/2020 bởi chi nhánh Tây Tạng của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một cơ quan tư vấn cấp cao cho chính phủ, mô tả các cuộc thảo luận nội bộ về các chiến lược để giải quyết “tình trạng nghèo tinh thần” của lao động nông thôn, bao gồm cả việc cử các nhóm cán bộ đến các làng, thực hiện giáo dục và “hướng dẫn quần chúng tạo ra cuộc sống hạnh phúc bằng bàn tay chăm chỉ của họ”.

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-tang-cuong-chuong-trinh-lao-dong-cuong-buc-o-tay-tang-khu-tu-tri-hay-bi-tri-76102.html

 

 

Trung Quốc tăng cường chương trình

‘lao động cưỡng bức’

 ở Tây Tạng – Khu tự trị hay ‘bị trị’? phần II

Bình luậnĐức Duy

Chính quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp ác độc với người Tây Tạng tương tự như Tân Cương; đưa người dân ra khỏi Tây Tạng, biến họ thành nguồn cưỡng bức lao động rẻ mạt cho các công xưởng sản xuất, là đội quân dự bị cho chiến tranh tương lai; tẩy não, cải tạo, giáo dục họ phù hợp với khuôn mẫu, yêu cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Giáo dục tư tưởng, rèn luyện và đồng phục quân sự

Những người lao động nông thôn được chuyển đến các trung tâm đào tạo nghề sẽ được giáo dục tư tưởng – mà ĐCSTQ gọi là đào tạo “kiểu quân đội” – theo nhiều tài liệu chính sách cấp khu vực và cấp huyện của Tây Tạng mô tả chương trình này vào cuối năm 2019 và năm 2020. Việc đào tạo nhấn mạnh kỷ luật nghiêm ngặt và những người tham gia được yêu cầu thực hiện các cuộc diễn tập quân sự và mặc đồng phục.

Không rõ tỷ lệ người tham gia chương trình chuyển giao lao động được đào tạo theo kiểu này là bao nhiêu. Nhưng các văn bản chính sách từ Ngari, Xigatze và Shannan, ba huyện chiếm khoảng 1/3 dân số Tây Tạng, kêu gọi “thúc đẩy mạnh mẽ việc huấn luyện kiểu quân đội”. Các thông báo chính sách trên toàn khu vực cũng đề cập đến phương pháp đào tạo này.

Các phiên bản quy mô nhỏ của các sáng kiến ​​huấn luyện kiểu quân sự tương tự đã tồn tại trong khu vực hơn một thập kỷ, nhưng việc xây dựng các cơ sở mới đã tăng mạnh vào năm 2016 và các văn bản chính sách gần đây kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào các địa điểm như vậy. Qua việc xem xét hình ảnh vệ tinh và tài liệu liên quan, cho thấy có đến hơn một chục cơ sở ở các quận khác nhau ở Tây Tạng được xây dựng gần hoặc trong các trung tâm dạy nghề hiện có.

Các văn bản chính sách mô tả một chương trình giảng dạy kết hợp giáo dục kỹ năng, giáo dục pháp luật và “giáo dục lòng biết ơn”, được thiết kế để nâng cao lòng trung thành với ĐCSTQ.

James Leibold, giáo sư tại Đại học La Trobe của Australia, chuyên về Tây Tạng và Tân Cương, cho biết có các cấp độ đào tạo kiểu quân đội khác nhau, với một số ít hạn chế hơn các cấp khác, nhưng tập trung vào sự chuyển đổi.

“Người Tây Tạng bị coi là lười biếng, lạc hậu, chậm chạp hoặc bẩn thỉu, và vì vậy những gì ĐCSTQ muốn làm là khiến họ hành quân theo cùng một nhịp đập… Đó là một phần quan trọng của kiểu giáo dục quân đội này”.

Tại quận Chamdo phía đông Tây Tạng, nơi xuất hiện một số chương trình huấn luyện kiểu quân sự sớm nhất, các hình ảnh trên phương tiện truyền thông nhà nước từ năm 2016 cho thấy những người lao động đang xếp hàng trong đội hình diễn tập trong lễ hội quân sự. Trong những hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải vào tháng 7 năm nay, những nữ tiếp viên trong trang phục quân đội đang đào tạo tại một cơ sở dạy nghề ở cùng quận.

Các hình ảnh được đăng trực tuyến từ “Trường dạy nghề Chamdo Golden Sunshine” cho thấy các dãy nhà trọ cơ bản giống nhà kho màu trắng với mái nhà màu xanh lam. Trong một hình ảnh, các biểu ngữ treo trên tường phía sau một dãy sinh viên tốt nghiệp nói rằng dự án chuyển giao lao động được giám sát bởi Phòng Nhân sự và An sinh xã hội địa phương.

Các kỹ năng nghề mà học viên học được bao gồm dệt may, xây dựng, nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ dân tộc. Một trung tâm dạy nghề mô tả các yếu tố đào tạo bao gồm “tiếng phổ thông, đào tạo pháp luật và giáo dục chính trị”. Một tài liệu chính sách khu vực riêng biệt cho biết mục tiêu là “dần dần nhận ra sự chuyển đổi từ “Tôi phải làm việc” sang “Tôi muốn làm việc”.

Các văn bản chính sách cấp khu vực và cấp tỉnh đặt trọng tâm vào việc đào tạo hàng loạt công nhân cho các công ty hoặc dự án cụ thể. Các nhóm nhân quyền cho rằng cách tiếp cận theo yêu cầu này làm tăng khả năng các chương trình bị cưỡng chế.

Chuỗi cung ứng

Công nhân được chuyển đến theo chương trình có thể khó theo dõi, đặc biệt là những người được đưa đến các vùng khác của Trung Quốc. Theo một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI), trong các đợt chuyển hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ từ Tân Cương, người ta đã phát hiện ra công nhân nằm trong chuỗi cung ứng của 83 thương hiệu toàn cầu.

Các báo cáo của truyền thông nhà nước Tây Tạng vào tháng Bảy nói rằng vào năm 2020, một số công nhân được chuyển ra ngoài Tây Tạng đã được gửi đến các dự án xây dựng ở Thanh Hải và Tứ Xuyên. Những người khác được chuyển đến Tây Tạng được đào tạo về dệt may, an ninh và công việc sản xuất nông nghiệp.

Thông báo chính sách khu vực của chính phủ Tây Tạng và kế hoạch thực hiện của tỉnh cung cấp cho các văn phòng chính quyền địa phương hạn ngạch cho năm 2020, bao gồm cả đối với lao động Tây Tạng được gửi đến các vùng khác của Trung Quốc. Các quận lớn hơn dự kiến ​​sẽ cung cấp nhiều lao động hơn cho các khu vực khác của đất nước – 1.000 từ thủ đô Lhasa của Tây Tạng, 1.400 từ Xigaze và 800 từ Shannan.

Các tài liệu này tiết lộ rằng người lao động thường di chuyển theo nhóm và ở trong các khu nhà trọ tập thể. Các tài liệu của chính quyền địa phương bên trong Tây Tạng và ở ba tỉnh khác cho biết các công nhân vẫn ở trong các chỗ ở tập trung sau khi họ được chuyển đi, tách khỏi các công nhân khác và chịu sự giám sát.

Một tài liệu trên phương tiện truyền thông nhà nước, mô tả việc chuyển giao trong khu vực, gọi đó là dịch vụ di chuyển từ điểm này đến điểm kia.

Bộ Nhân sự và An sinh Xã hội Tây Tạng vào tháng 7/2020 đã lưu ý rằng mọi người được nhóm thành các nhóm từ 10 đến 30 người. Họ đi cùng các trưởng nhóm và được quản lý bởi “các dịch vụ liên lạc việc làm”.

Bộ cho biết các nhóm được quản lý chặt chẽ, đặc biệt là khi di chuyển ra ngoài Tây Tạng, nơi các sĩ quan liên lạc chịu trách nhiệm thực hiện “các hoạt động giáo dục thêm và giảm bớt nỗi nhớ nhà”. Họ cho biết chính phủ có trách nhiệm chăm sóc “phụ nữ, trẻ em và người già bị bỏ lại phía sau”.

Đức Duy

Theo reuters

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-tang-cuong-chuong-trinh-lao-dong-cuong-buc-o-tay-tang-khu-tu-tri-hay-bi-tri-76102.html/page/2

 

380 trại giam ở Tân Cương bị phát hiện,

giới chức Trung Quốc vẫn phủ nhận hoàn toàn

Bình luậnNguyễn Minh

Dựa trên hình ảnh vệ tinh và các tài liệu thầu xây dựng chính thức, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã phát hiện được hơn 380 cơ sở giam giữ bị nghi ngờ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc.

Mới đây một tổ chức nghiên cứu của Úc đã phát hiện, Trung Quốc đang bí mật mở rộng mạng lưới trung tâm giam giữ ở Tân Cương, với nhiều cơ sở giống như nhà tù. Tân Cương có dân số chủ yếu là người Hồi giáo bị nhắm mục tiêu trong một chiến dịch cưỡng bức đồng hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Dựa trên hình ảnh vệ tinh và các tài liệu tái dựng lập chính thức, Viện Chính sách Chiến lược Úc đã phát hiện được hơn 380 cơ sở giam giữ bị nghi ngờ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc. Các cơ sở này được cho là các trại tạm giam và nhà tù được xây mới hoặc mở rộng kể từ năm 2017.

Báo cáo của Úc cho thấy, Trung Quốc đã thay đổi chính sách từ giam giữ người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác trong các tòa nhà công cộng tạm bợ, sang xây dựng các cơ sở giam giữ hàng loạt kiên cố.

Điều này xảy ra khi hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa xã đưa tin vào cuối năm ngoái rằng, “các học viên” đang tham dự “các trung tâm giáo dục và đào tạo nghề”.

Người đứng đầu khu vực Tân Cương, ông Shohrat Zakir từng nói rằng, báo chí nước ngoài đưa tin về 1 triệu hoặc 2 triệu người theo học tại các trung tâm này là bịa đặt, nhưng ông này không cung cấp được bất kỳ số liệu chứng minh nào.

Ngày 25/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã bác bỏ báo cáo của Úc, nói rằng đó là “thông tin sai lệch và vu khống thuần túy”, và viện nghiên cứu của Úc “không có uy tín về học thuật”. Ông Vương nói với các phóng viên tại một cuộc họp giao ban hàng ngày, Trung Quốc không vận hành “cái gọi là trại tạm giam” ở Tân Cương.

Trích dẫn các bản tin từ các hãng truyền thông và các cuộc điều tra của người dùng internet, ông Vương nói, một trong những địa điểm trong báo cáo đã được xác định là một công viên sản xuất điện tử và một địa điểm khác là một khu dân cư phức hợp 5 sao.

“Vì vậy, chúng tôi cũng hy vọng rằng tất cả các nhóm có thể phân biệt giữa sự thật và giả dối, cùng nhau chống lại những khẳng định vô lý như vậy do các tổ chức chống Trung Quốc tạo ra”, ông Vương nói.

Hầu hết các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi sinh sống ở vùng Tân Cương đã bị nhốt trong các trại giam này, như một phần trong chiến dịch đồng hóa của chính phủ Trung Quốc. Chiến dịch này nhằm giải quyết sự đấu tranh trong nhiều thập kỷ chống lại sự cai trị của ĐCSTQ. Tuy các quan chức mô tả các trại này là các cơ sở “giống như trường nội trú” nhằm cung cấp các chương trình đào tạo nghề miễn phí, nhưng những người bị giam giữ trước đây đã trốn thoát nói rằng, họ phải chịu những sự tra tấn tàn bạo bao gồm: giáo huấn chính trị, đánh đập và đôi khi bị tra tấn về tâm lý và thể chất.

Theo một cuộc điều tra của Associated Press (AP), nhà nước Trung Quốc đã buộc người Duy Ngô Nhĩ phải triệt sản và phá thai. Trong những tháng gần đây, ĐCSTQ đã bắt họ uống các loại thuốc ngừa virus Corona của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu của Viện Chính sách Chiến lược Úc, Nathan Ruser, đã viết trong báo cáo được công bố vào cuối ngày 24/9 rằng: “Bằng chứng hiện có cho thấy nhiều người bị giam giữ trái phép trong mạng lưới ‘cải tạo’ rộng lớn ở Tân Cương. Họ bị buộc tội và bị nhốt trong các cơ sở có mức độ bảo mật an ninh cao, bao gồm cả các cơ sở mới được xây dựng hoặc được cải tạo thành nhà tù, hoặc bị đưa đến các khu nhà máy có tường bao quanh để cưỡng chế lao động”.

Báo cáo cho biết, ít nhất 61 khu giam giữ đã được xây mới và mở rộng trong năm tính đến tháng 7/2020. Trong số này có ít nhất 14 cơ sở vẫn đang được xây dựng trong năm nay.

Ông Ruser viết: “Trong số này, khoảng 50% là các cơ sở có mức độ an ninh bảo mật cao, điều này có thể cho thấy sự thay đổi trong cách [ĐCSTQ] sử dụng, [thay đổi] từ các ‘trung tâm cải tạo’ có mức độ an ninh bảo mật thấp hơn sang các cơ sở kiểu nhà tù có mức độ an ninh bảo mật cao hơn”.

Ít nhất 70 cơ sở dường như có mức độ an ninh bảo mật kém hơn sau khi các hàng rào bên trong hoặc các bức tường bao quanh cơ sở này bị dỡ bỏ, theo báo cáo.

Trong số đó, có 8 trại có dấu hiệu ngừng hoạt động và có thể đã bị đóng cửa. Trong số các trại có hàng rào và tường bị dỡ bỏ, 90% là các cơ sở có mức độ an ninh bảo mật thấp hơn, báo cáo cho biết.

Phát hiện của viện nghiên cứu của Úc phù hợp với các thông tin mà những người từng bị giam giữ và người thân của họ đã nói với hãng tin AP. Họ cho biết, nhiều người trong trại giam đã bị kết án trong các phiên tòa bí mật, và quy trình xét xử không tuân theo pháp luật. Sau đó, họ bị chuyển đến các nhà tù có mức độ an ninh bảo mật cao. Những người này bị kết tội chỉ vì họ đã tiếp xúc với người nước ngoài, hoặc có nhiều con, hay theo đạo Hồi. Nhiều người khác được coi là ít rủi ro hơn, như phụ nữ hoặc người già, thì bị chuyển sang hình thức quản thúc tại gia hoặc lao động cưỡng bức trong các nhà máy.

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/380-trai-giam-o-tan-cuong-bi-phat-hien-gioi-chuc-trung-quoc-van-phu-nhan-hoan-toan-76086.html

 

Bộ ngoại giao TQ phủ nhận

việc phá hủy nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương

Bộ ngoại giao Trung Quốc bác bỏ những tuyên bố từ một viện nghiên cứu của Úc rằng hàng ngàn nhà thờ Hồi giáo trong vùng Tân Cương ở miền tây Trung Quốc đã bị phá hủy, và nói có hơn 24.000 nhà thờ Hồi giáo ở đó, “nhiều nhà thờ Hồi giáo theo bình quân đầu người hơn nhiều nước Hồi giáo.”

Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) công bố một báo cáo hôm thứ Năm ước tính rằng khoảng 16.000 nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương đã bị phá hủy hoặc làm hư hại do các chính sách của chính phủ, chủ yếu kể từ năm 2017.

Ước tính được đưa ra dựa trên hình ảnh vệ tinh và dựa trên một tập hợp gồm 900 địa điểm tôn giáo trước năm 2017, bao gồm các nhà thờ Hồi giáo, đền thờ và các địa điểm linh thiêng.

“Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành một chiến dịch có hệ thống và có chủ đích để viết lại di sản văn hóa của Khu tự trị Uighur Tân Cương… nhằm làm cho những truyền thống văn hóa bản địa đó phải khuất phục ‘quốc gia Trung Hoa,’” báo cáo của ASPI nói.

“Cùng với những nỗ lực cưỡng chế khác nhằm tái thiết đời sống xã hội và văn hóa của người Uighur bằng cách biến đổi hoặc loại bỏ ngôn ngữ, âm nhạc, nhà cửa và thậm chí đồ ăn thức uống của người Uighur, các chính sách của Chính phủ Trung Quốc đang tích cực xóa bỏ và thay đổi các yếu tố chính yếu trong di sản văn hóa vật thể của họ.”

Đáp lại báo cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân gọi báo cáo “không có gì ngoài những tin đồn vu khống” trong cuộc họp báo vào ngày thứ Sáu và nói ASPI nhận ngân quỹ của nước ngoài để “hỗ trợ cho họ thêu dệt những lời dối trá chống lại Trung Quốc.”

“Chúng ta nhìn vào các con số, có hơn 24.000 nhà thờ Hồi giáo ở Tân Cương, hơn gấp 10 lần so với ở Mỹ,” ông Uông nói. “Điều đó có nghĩa là cứ 530 người Hồi giáo ở Tân Cương thì có một nhà thờ Hồi giáo, tức là có nhiều nhà thờ Hồi giáo theo bình quân đầu người hơn nhiều nước Hồi giáo.”

Trung Quốc đã bị săm soi về cách nước này đối xử với người Hồi giáo Uighur và những tuyên bố về những vụ việc bị cho là lao động cưỡng bức ở Tân Cương, nơi mà Liên Hiệp Quốc trích dẫn các báo cáo đáng tin cậy cho biết một triệu người Hồi giáo bị giam giữ trong các trại đã bị bắt phải làm việc.

Trung Quốc phủ nhận ngược đãi người Uighur và nói rằng các trại này là các trung tâm đào tạo nghề cần thiết để ứng phó với chủ nghĩa cực đoan.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-trung-quoc-phu-nhan-viec-pha-huy-nha-tho-hoi-giao-o-tan-cuong/5598868.html

 

Phòng thí nghiệm Huawei bị cháy lớn,

ít nhất 3 người chết

Bình luậnĐông Phương

Chiều ngày 25/9, một đám cháy đã bùng phát tại phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Huawei trên đường Alishan, thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. Chính quyền cho biết có ít nhất 3 người đã tử vong.

Theo Sina Technology, các quan chức Huawei nói rằng thực sự đã xảy ra hỏa hoạn tại khu công nghiệp Hồ Tùng Sơn ở Đông Quản và khói bốc lên dày đặc, xe cứu hỏa đã đến hiện trường.

Bà Vương – một tiểu thương ở gần đó nói với Epoch Times rằng, từ lúc 3 đến 4 giờ chiều lửa to lắm, cột khói nghi ngút, còn nguyên nhân cháy thì bà không rõ. Một cư dân khác ở gần đó cũng cho biết, lửa cháy ngùn ngụt khoảng 2-3 tiếng đồng hồ, từ lúc hơn 2 giờ đến khoảng 5 giờ.

Theo kênh truyền thông đại lục Tây An Thương Báo, Đội cứu hỏa Đông Quản cho biết họ nhận được báo động vào khoảng 2 giờ chiều ngày 25/9. Cho đến lúc 4 giờ chiều, các nhân viên cảnh sát vẫn đang giải quyết vụ việc tại hiện trường.

Ủy ban quản lý khu công nghệ cao Hồ Tùng Sơn Đông Quản đã đưa ra thông báo cho biết tính đến 16h50, đám cháy tại hiện trường đã được dập tắt. Vụ việc sẽ tiếp tục được xử lý để điều tra nguyên nhân.

Theo tài khoản WeChat của Đội cứu hỏa Đông Quản, trong quá trình dọn dẹp và xử lý hiện trường, lính cứu hỏa đã phát hiện trong tòa nhà có 3 người đã tử vong, qua xác minh cho thấy họ là nhân viên của công ty quản lý tài sản thuộc khu công nghiệp.

Tuy nhiên, một đoạn video khác được cư dân mạng đăng tải cho thấy, khi đám cháy xảy ra, có nhiều người chạy ra khỏi tòa nhà và vẫn mặc áo khoác trắng trong phòng thí nghiệm, có lẽ họ là những nhà nghiên cứu hoặc vận hành dây chuyền sản xuất.

Báo cáo của Đội cứu hỏa Đông Quản nói rằng, tòa nhà bị cháy là tòa nhà kết cấu thép đang trong quá trình thi công, đám cháy đã lan ra 850 m2 và vật liệu bị cháy chủ yếu là bông tiêu âm. Tuy nhiên, loại bông tiêu âm được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay lại là vật liệu chống cháy. Cư dân mạng nói rằng, họ không nhìn thấy bất kỳ giàn giáo hay bất kỳ dấu hiệu nào của công trình xây dựng trong video. Có phải họ đang cố che giấu điều gì đó?

Cư dân mạng cũng chỉ ra rằng, tòa nhà bốc cháy là Phòng thí nghiệm Tuanbowa của Huawei nằm ở khu công nghệ cao Hồ Tùng Sơn. Theo thông tin được cung cấp từ trang web của phòng thí nghiệm này, đây là phòng thí nghiệm vật liệu và chủ yếu tập trung nghiên cứu vật liệu chip. Ngoài ra, phòng thí nghiệm này cũng tham gia vào việc nghiên cứu và chế tạo điện thoại di động Huawei, thiết bị đầu cuối khác, các thiết bị và linh kiện chính xác.

Theo các kênh truyền thông địa phương, Dự án Công nghiệp Tuanbowa Huawei bắt đầu được xây dựng vào năm 2019, có kế hoạch đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ để xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối. Dự kiến mỗi năm sẽ sản xuất 120 triệu sản phẩm gồm điện thoại thông minh, thiết bị đầu cuối, thiết bị và linh kiện chính xác. Trong tương lai nó sẽ giúp Huawei duy trì quy mô tiêu thụ sản phẩm đầu cuối.

Giai đoạn đầu của kế hoạch đầu tư là hơn 5 tỷ nhân dân tệ, và tổng ngân sách của Phòng thí nghiệm là khoảng 12 tỷ nhân dân tệ. Phòng thí nghiệm này chủ yếu tham gia vào việc nghiên cứu, phát triển và công nghiệp hóa chip bán dẫn.

Về vụ hỏa hoạn này, cư dân mạng bình luận như sau:

“Tôi tin rằng sẽ có nhiều phòng thí nghiệm bị đốt cháy hơn nữa trước khi đống tiền của Đảng Cộng sản Trung Quốc cạn kiệt”.

“Đốt xong kho thóc giờ lại đốt Huawei phải không?”.

“Thiết bị có bị thiệt hại nặng không nhỉ, một số bây giờ là không mua được do lệnh cấm vận của Mỹ rồi”.

“Đoán xem! Có phải người dân phẫn nộ nên làm ra chuyện này? Hay là do Huawei không làm ra được thành tích gì nên tự đốt để viện cớ? Tôi không tin đây là tai nạn”.

“Cứ ở đâu có vấn đề thì camera ở đó cũng hỏng luôn. Lúc trước là kho thóc, vụ này liệu có thế không nhỉ?”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung & SOH

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/phong-thi-nghiem-huawei-bi-chay-lon-it-nhat-3-nguoi-chet-76002.html

 

Sinh viên Trung Quốc không còn thờ ơ, dùng

khẩu hiệu của người Hồng Kông để phản kháng

Tâm Thanh

Chính quyền Trung Quốc đã nâng mức độ vụ việc lên thành vấn đề chính trị, thông tin rằng sự phản kháng của sinh viên thời gian gần đây là do thế lực thù địch nước ngoài làm ra.

Trung Quốc đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh viêm phổi Vũ hán, nên các trường đại học trên toàn quốc đã mở cửa trở lại, khai giảng từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục ra lệnh cho tất cả các trường đại học thực hiện quản lý hoàn toàn khép kín, điều này khiến sinh viên nhiều nơi vô cùng bất mãn, đồng loạt phản kháng bằng cách “hò hét trên lầu ký túc xá”, hô vang “bỏ phong tỏa” và “thả chúng tôi ra”.

Nhiều sinh viên viết khẩu hiệu “5 yêu cầu, không thể thiếu 1” trên vách tường ở khuôn viên trường như được lấy cảm hứng từ phong trào “Phản tống Trung” của người Hồng Kông, yêu cầu nhà trường đối thoại trực tiếp với đại diện sinh viên được bầu cử dân chủ. Sự việc đã khiến các nhà chức trách nâng lên mức an ninh quốc gia, theo Vision Times.

Hiện tại, hầu hết các cơ sở đại học vẫn duy trì nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như quản lý khép kín sinh viên. Thời gian bị quản lý khép kín lâu dài đã dẫn đến sự bất tiện, mệt mỏi và giá cả sinh hoạt tăng cao đã khiến một số sinh viên bức xúc và không thể hiểu được. Thời gian gần đây liên tục xảy ra các cuộc biểu tình, kháng nghị của sinh viên các trường tại Trung Quốc.

Đại học Ngoại ngữ Tây An ở Thiểm Tây, Trung Quốc, một số sinh viên phàn nàn về việc giá cả tăng cao trong siêu thị trường, xếp hàng dài để tắm và ban giám hiệu đối xử thô bạo với sinh viên. Khoảng 11h30 tối 20/9, nhiều sinh viên trong ký túc xá của trường đã mở cửa sổ và la hét yêu cầu nhà trường bỏ phong tỏa kéo dài gần nửa tiếng đồng hồ, theo Soundofhope.

Đoạn video quay cảnh sinh viên Đại học Ngoại ngữ Tây An hò hét đòi bỏ phong tỏa trên ban công của tòa nhà ký túc xá vào buổi tối đã lan truyền trên Internet trong vài ngày qua. Những tiếng la hét kéo dài gần 30 phút phản ánh cuộc khủng hoảng tâm lý của sinh viên trong khuôn viên trường.

Một sinh viên đại học họ Chu, học luật ở Bắc Kinh nói với đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI): “Chúng tôi bước vào khuôn viên trường ngày 12/9 và đã bị giam giữ hơn một tuần, không được phép ra ngoài. Nhưng nhân viên căng tin, cư dân trong trường cùng các vị khách đều có thể ra vào trường tự do, mà sinh viên thì không thể”.

Theo báo cáo, các hạn chế đối với sinh viên không áp dụng cho giảng viên và nhân viên khác.

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi China News Weekly, 93% số người được hỏi nói rằng họ không hiểu tại những nhân viên khác thì được tự do hoạt động, còn sinh viên thì bị hạn chế. Một số học sinh cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải kiểm tra sức khỏe nhiều lần. Lưu Tử Hữu (Liu Ziyou), một sinh viên tại Học viện Y khoa Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang cho biết, “Chúng tôi phải báo cáo tình hình sức khỏe của mình hàng ngày, bởi vì chúng tôi không thể ra ngoài, chúng tôi chỉ có thể gọi đồ ăn từ bên ngoài mang đến, nhưng cậu bé giao hàng không thể vào trường, vì vậy đã để đồ ăn ở trước cổng ký túc xá”.

Ngoài ra, các trường cao đẳng và đại học Trung Quốc đã thiết lập rào chắn và tia hồng ngoại kiểm tra nhiệt độ cơ thể ở lối vào của khuôn viên trường, và có các nhân viên an ninh mặc đồng phục ra vào, đặc biệt là nhân viên giao hàng thường bị cấm vào trường.

Theo Epoch Times, rác sinh hoạt đã chất thành những đống lớn, bốc mùi hôi thối khó chịu, chuột chạy tứ tung, nhà ăn và căng tin của trường học tăng giá tự do, học sinh bị mắc kẹt trong khuôn viên trường… nhiều vấn đề đã khiến sự bất mãn của Học viện Công nghệ Quảng Châu ngày càng gia tăng. Vào tối ngày 23/9, sinh viên đại học kêu gào trong ký túc xá để tố cáo những bất mãn mà sinh viên gặp phải.

Trên mạng xã hội, một số sinh viên phàn nàn về tình trạng nhà ăn chật chội, tăng giá, có người để lại lời nhắn: “Giá đồ ăn trong căng tin đã tăng, cửa hàng tạp hóa trong khuôn viên trường cũng tăng giá, nhất là trái cây, rất đắt”; “Giá cả thì tăng vụt, nhưng chất lượng lại giảm sút”.

“Nghiêm trọng nhất là nhà trường bán thực phẩm mốc đã hết hạn sử dụng, siêu thị trong trường của sinh viên đại học hơi một tí là đóng cửa khiến cho chúng em không có nơi nào để mua đồ, không có cách nào để đáp ứng nhu cầu hàng ngày. 4 phòng tắm của sinh viên nữ thì chỉ có một phòng là sử dụng được, vì vậy tất cả nữ sinh trong trường đều phải chờ nhau để tắm một phòng tắm đó”. Học sinh của trường cho biết.

Sinh viên trường học viện Hoa Thương, Đại học Kinh tế Tài chính Quảng Đông bất mãn với việc nhà trường không cho thảo luận về việc có cho sinh viên nghỉ học trong kỳ nghỉ tháng 11 hay không, và đã lên kế hoạch biểu tình phản đối trong ký túc xá.

Ngoài ra, một bộ ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy các học sinh ở Đông Quản, Quảng Đông bị nghi chịu ảnh hưởng của các cuộc biểu tình Hồng Kông, đưa ra 5 yêu cầu chính đối với nhà trường. Những yêu cầu này bao gồm: Công khai tiến trình theo dõi giá điện nước cao ngất trời; Công khai chi tiết đấu thầu bán hàng trong nhà trường; Giải trình “lệnh cấm mua hàng ở ngoài”; Thông báo về việc sắp xếp kỳ nghỉ Tết Trung thu và chi tiết thực hiện việc phong tỏa tiếp theo; Bầu cử dân chủ đại diện học sinh và đối thoại trực tiếp với nhà trường.

Sau khi nhiều sinh viên đại học nổi dậy kháng nghị, có thông tin cho rằng, chính quyền đã coi cuộc biểu tình của sinh viên đại học là một sự kiện chính trị.

Sau khi sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ Tây An la hét tập thể trong tòa nhà ký túc xá vào ban đêm, yêu cầu nhà trường bỏ phong tỏa nằm trong danh sách tìm kiếm trên Weibo đại lục, thì đến ngày 23/9, vụ việc đã tăng lên cấp độ chính trị. Cuộc điều tra của bộ phận an ninh của ĐCSTQ cho rằng, vụ việc là do thế lực nước ngoài xúi giục.

Trước sự việc này, cư dân mạng đã nói rằng: “Thế lực đối địch bên ngoài ở khắp nơi lại trở thành tội phạm!”

Dòng tweet trên đính kèm một thông báo của một lớp học tại một trường cao đẳng nào đó. Thông báo nêu rõ, “Theo điều tra của bộ an ninh quốc gia, những sự việc ở trường Đại Ngoại ngữ Tây An là do thế lực nước ngoài xúi giục gây ra. Bây giờ báo chí nước ngoài đưa tin rất nhiều, hôm nay tỉnh Thiểm Tây đã họp từ trên xuống dưới từng lớp một. Sự việc đã lên đến mức độ chính trị. Xin mọi người hãy nghiêm túc đối đãi. Tối nay, tất cả giáo viên trong trường sẽ tiến hành kiểm tra các phòng của các tòa nhà ký túc xá và bắt giữ những sinh viên đã hò hét ở trên lầu tối nay. Xin các bạn sinh viên hãy lý trí, lý tính, và thận trọng đối đãi”.

Cư dân mạng ở nước ngoài bình luận: “Đánh đổi mạng sống của người khác để lấy cái gọi là thành công trong việc chống lại đại dịch”; “Các sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ Tây An cũng la hét? Chẳng phải Tây An nói rằng không có dịch bệnh sao? Tại sao trường học lại quản lý khép kín?”

Video về các cuộc biểu tình của sinh viên từ các trường cao đẳng và đại học khắp nơi trên cả nước vẫn tiếp tục được lan truyền. Các vụ việc tương tự đã được báo cáo tại các trường cao đẳng và đại học bao gồm Thiên Tân, Hợp Phì, Quảng Châu, Trạm Giang và Đông Quản.

Theo Soundofhope

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/sinh-vien-trung-quoc-khong-con-tho-o-dung-khau-hieu-cua-nguoi-hong-kong-de-phan-khang.html

 

Vì sao 10.000 công ty Trung Quốc

chuyển sang sản xuất chất bán dẫn?

Bình luận Đông Phương

Trong năm 2020, Trung Quốc có gần 10.000 công ty đã chuyển sang sản xuất chất bán dẫn, do mất nguồn cung từ Mỹ.

Chính quyền Trung Quốc dự định chi một khoản tiền khổng lồ để đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước, nhằm đối phó với tình trạng thiếu chip do các lệnh trừng phạt của Mỹ

gây ra. Có quan điểm cho rằng, chiến dịch chế tạo chip quy mô lớn đã bắt đầu nhưng các công ty tham gia cuộc chơi chủ yếu là để lừa đảo các khoản trợ cấp khổng lồ của chính phủ.

Trong những năm gần đây, từ trung ương cho đến địa phương, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng khuyến khích các công ty đầu tư vào sản xuất chip. Tháng trước, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành một chính sách mới để thúc đẩy ngành công nghiệp chip, hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghiệp chip và công nghiệp phần mềm trên 8 phương diện bao gồm tài chính, thuế và tiền vốn, v.v. Họ đang bật đèn xanh để khởi công xây dựng các công ty sản xuất chip ở khắp mọi nơi.

Bloomberg dẫn lời nguồn tin cho biết, ĐCSTQ có kế hoạch đầu tư 9,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 32.289 tỷ VNĐ) trước năm 2025 để phát triển toàn diện ngành công nghiệp bán dẫn thế hệ thứ ba (chip là tên gọi chung của các sản phẩm linh kiện bán dẫn). Các biện pháp liên quan đã được đưa vào “Đề cương Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia – Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Mức độ ưu tiên của nhiệm vụ này không kém gì vụ chế tạo bom nguyên tử năm 1964.

Dưới sự thúc đẩy của chính sách này, một lượng lớn các công ty Trung Quốc đã chuyển sang sản xuất chất bán dẫn để được chính phủ trợ cấp. Theo thống kê từ “Qixinbao” – một phần mềm truy vấn thông tin dữ liệu của các công ty, tính đến ngày 1/9/2020, toàn Trung Quốc có 9.335 công ty đã thay đổi phạm vi kinh doanh và bổ sung chất bán dẫn và mạch tích hợp vào lĩnh vực kinh doanh của họ.

Các công ty này có mặt tại 32 tỉnh, thành phố và khu tự trị trên cả nước Trung Quốc, trong đó các tỉnh có số lượng công ty tham gia vào sản xuất chất bán dẫn nhiều nhất là: tỉnh Thiểm Tây (905 công ty), tỉnh Chiết Giang (1.230 công ty), tỉnh Giang Tô (1.262 công ty) và tỉnh Quảng Đông (2.401 công ty).

Trình độ đầu vào của các doanh nghiệp khác nhau

Theo tin tức của tờ 21 Century Business Herald, hơn 70% các công ty đổ vào ngành bán dẫn tập trung ở các lĩnh vực hạ nguồn như thiết kế chip. Một lượng lớn quỹ được đầu tư vào thiết kế mạch tích hợp, trong khi có quá ít đầu tư vào lĩnh vực chip cao cấp và bảng mạch ngắn.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do lĩnh vực thiết kế có ngưỡng yêu cầu thấp nhất, một số doanh nghiệp chỉ cần tuyển một vài người là có thể thành lập công ty; trong khi ngưỡng yêu cầu trong lĩnh vực thượng nguồn cao hơn rất nhiều, đó là yêu cầu cao về quá trình nghiên cứu, phát triển và đầu tư vốn dài hạn, ngoài ra thì rủi ro thị trường cũng lớn hơn.

Hoạt động kinh doanh chính của một số công ty mới gia nhập ngành này không liên quan gì đến chất bán dẫn. Ví dụ: vào ngày 23/5, *ST Chenxin – một công ty niêm yết đã từng kinh doanh trò chơi Internet và sản phẩm thủy sản, thông báo rằng họ sẽ mua lại các công ty chip với giá 230 triệu nhân dân tệ bằng tiền mặt; Roshow Technology là công ty kinh doanh dây điện từ, vào ngày 8/8, họ thông báo rằng họ đã ký một thỏa thuận khung hợp tác chiến lược với chính quyền huyện Trường Phong, thành phố Hợp Phì để cùng đầu tư xây dựng khu công nghiệp bán dẫn thế hệ thứ ba (SiC) với tổng vốn đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ; ngày 8/9 , Công ty Xi măng Thượng Phong thông báo sẽ đầu tư 550 triệu nhân dân tệ vào lĩnh vực bán dẫn, chip và các ngành công nghiệp khác.

Ngoài ra, hoạt động kinh doanh chính của các công ty khác mới tham gia vào lĩnh vực này bao gồm: xây dựng và lắp đặt, bán buôn vật liệu xây dựng, vải không dệt, nhựa, kinh doanh chế phẩm đường, thiết bị sưởi, blockchain, y tế làm đẹp, quản lý sức khỏe, tư vấn tài chính và thuế vụ, thương mại điện tử xuyên biên giới, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ xe hơi, văn hóa giao tiếp, quảng cáo và tiếp thị, nguồn nhân lực, v.v.

Về vấn đề này, tài khoản Twitter “Tài Kinh Chân Tướng” (财经真相) cho biết: “Một đợt gian lận trợ cấp mới đã bắt đầu!”. Tài khoản Weibo của một blogger tài chính nổi tiếng “波浪正宗—投资生涯007” nói rằng: “Cũng giống như ngành năng lượng mặt trời 10 năm trước, hầu hết các [công ty chuyển sang] sản xuất chất bán dẫn đều không phải vì số tiền [trợ cấp của chính phủ] sao”.

Có cư dân mạng chế giễu đây là một “con chip lớn”, “tất cả đều là những kẻ dối trá từ trên xuống dưới”, “cuối cùng thì quỹ sẽ cạn kiệt và sụp đổ ngày càng nhanh”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/vi-sao-10000-cong-ty-trung-quoc-chuyen-sang-san-xuat-chat-ban-dan-76044.html

 

Bắc Kinh và Huawei có danh sách

30 lãnh đạo vận động hành lang của Canada

Tâm Thanh

Tài liệu mật của Huawei liệt kê danh sách 30 lãnh đạo cấp cao ở Canada có thể vận động hành lang cho Huawei, danh sách cũng được gửi đến ĐCSTQ.

Truyền thông Canada gần đây đã tiết lộ một tài liệu mật nội bộ của công ty Huawei ở Canada với danh sách của 30 “nhà lãnh đạo quan trọng” trong giới chính trị, kinh doanh và giáo dục của đất nước này. Những người này có thể đã giúp Huawei tham gia mạng 5G của Canada và ngăn chặn việc dẫn độ Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou). Danh sách này không chỉ được gửi đến trụ sở Huawei, mà còn được chia sẻ với chính phủ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tài liệu mật này do Globe and Mail của Canada thu thập được, liệt kê danh sách các nhà lãnh đạo Canada và “quan điểm chính” của họ. Bao gồm Pascale Massot, hiện là cố vấn cấp cao về các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada; cựu Thủ hiến Quebec, Jean Charest; cựu bộ trưởng nội các của Chính phủ Đảng Bảo thủ Liên bang, Stockwell Day; cựu trợ lý của Thủ tướng Canand, Eddie Goldenberg; cựu Ủy ban Cố vấn An ninh Quốc gia Canada, Wesley Wark; giáo sư Đại học British Columbia, Paul Evans…

Những tuyên bố công khai của những người này luôn tỏ ra “thân thiện và gần gũi” với Bắc Kinh. Trong số đó, Jean Charest đã được thuê làm cố vấn pháp luật của Huawei trong vụ dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu. Một số người trong danh sách đã công khai phủ nhận việc giúp đỡ Huawei trong công việc vận động hành lang.

Báo cáo cho biết, danh sách những người này không chỉ được gửi đến trụ sở Huawei của Trung Quốc mà còn được chia sẻ với ĐCSTQ, điều này khiến mối quan hệ giữa Huawei và chính quyền ĐCSTQ càng trở nên đáng ngờ.

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Canada Quách Nhất Bình (Guo Yiping) cho rằng, Huawei Canada nói cho cùng vẫn là một “Công ty Viễn thông Trung Quốc”, vì vấn đề an ninh quốc gia, chính phủ Canada không thể không đề phòng, theo NTDTV.

Để loại bỏ sự cảnh giác của Canada, công ty Huawei Canada đã soạn thảo một thỏa thuận pháp lý cam kết “không có cửa sau và không có gián điệp”. Nhưng cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc David Mulroney cho rằng, điều đó không đáng tin cậy. Bởi vì “Luật Tình báo Quốc gia” của ĐCSTQ quy định rằng, tất cả các công ty hoặc cá nhân phải hợp tác với “công tác tình báo”. Do đó, Ottawa phải ngăn chặn Huawei xâm nhập vào mạng 5G của Canada.

Theo NTDTV

Tâm Thanh biên dịch

 

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-va-huawei-co-danh-sach-30-lanh-dao-van-dong-hanh-lang-cua-canada.html

 

Ấn Độ – Nhật Bản tập trận chung trên biển Ả Rập

Thanh Hà

Hải Quân Nhật Bản và Ấn Độ khởi động đợt tập trận quy mô trong ba ngày kể từ hôm nay 26/09/2020 ở phía bắc biển Ả Rập. Cuộc thao diễn được mở ra trong bối cảnh Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự trong vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Hãng tin Ấn Độ PTI nhắc lại đây là cuộc tập trận chung đầu tiên giữa hai nước sau khi Tokyo và New Delhi hôm 09/09/2020 ký kết một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự và là lần thứ tư Hải Quân Ấn Độ – Nhật Bản phối hợp hành động trong khuôn khổ chương trình JIMEX. Theo phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ, đợt thao diễn lần này bao gồm nhiều bài tập tăng cường khả năng phối hợp vì một “thế giới an toàn và rộng mở hơn chiểu theo luận pháp quốc tế”.

New Delhi huy động trực thăng, máy bay, tàu ngầm, tàu khu trục Chennai, trục hạm lớp Teg Tarkash và cả tàu chở dầu Deepark. Về phía Nhật Bản, chiến dịch lần này có sự tham gia của tàu chiến Kagga, tàu sân bay lớp Izumo và Ikazuchi, cũng như tàu khu trục có trang bị tên lửa dẫn đường.

Ngoài ra, trong tuần Hải Quân Ấn Độ cũng đã tham gia một cuộc thao diễn với Úc trong vùng Ấn Độ Dương. Hai tháng trước đó, New Delhi có chương trình tập trận chung với Hải Quân Mỹ trên biển Andaman và Nicobar. Theo giới quan sát, các cuộc tập trận dồn dập của Ấn Độ là một tín hiệu mạnh gửi đến Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng tại đường biên giới trên bộ Ấn – Trung.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200926-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-chung-tr%C3%AAn-bi%E1%BB%83n-%E1%BA%A3-r%E1%BA%ADp