Tin khắp nơi – 21/09/2020
Bầu cử 2020: Biden có 466 triệu đôla, vượt mặt Trump trong việc gây quỹ
Cựu phó tổng thống Biden và đảng Dân chủ, vào mùa xuân, có ít hơn Tổng thống Trump và đảng Cộng hòa 187 triệu đôla, nhưng đang bước vào giai đoạn cuối cùng của chiến dịch tranh cử với lợi thế 141 triệu đôla.
Chiến dịch tranh cử của Biden hôm Chủ nhật cho biết đã bước vào tháng 9 với 466 triệu đôla trong tay cùng với Đảng Dân chủ, mang lại cho ông một lợi thế tài chính lớn, trước khi Tổng thống Trump tiến vào giai đoạn cuối căng thẳng của cuộc đua.
Tình thế này hoàn toàn đảo ngược so với mùa xuân, khi Biden mới nổi là ứng cử viên của đảng Dân chủ, và thua Trump đến 187 triệu đôla. Ông Trump đã bắt đầu quyên tiền cho cuộc tái tranh cử ngay sau khi ông nhậm chức vào năm 2017.
Nhưng sự kết hợp của chiến dịch tranh cử ít tốn kém hơn, cộng với tiền gây quỹ kỷ lục trong mùa hè – đặc biệt là sau khi ông bổ nhiệm Thượng nghị sĩ Kamala Harris của California làm người đứng cùng liên danh – và việc ông Trump chi tiêu quá nhiều quá sớm, đã xóa sổ lợi thế tài chính đáng gờm một thời của tổng thống.
Theo lời Tim Murtaugh, giám đốc truyền thông của ông Trump, tổng thống và các hoạt động chung của ông với Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa bước vào tháng 9 với 325 triệu đôla trong tay, so với 466 triệu của Biden và đảng Dân chủ.
Theo New York Times, chiến dịch tranh cử của Trump đã rút bớt chi tiêu cho truyền hình trong tháng 8 để tiết kiệm, khi một số người trong chiến dịch lo lắng về tình trạng suy thoái tiền mặt trong giai đoạn cuối của cuộc đua. Nhưng các quan chức khác lập luận rằng chiến dịch của Trump sẽ tiếp tục huy động mạnh từ các nhà tài trợ nhỏ và việc cắt giảm trong mùa hè là thiển cận.
Trong bốn tuần lễ cuối cùng của tháng 8, chiến dịch tranh cử của Biden đã chi 65,5 triệu đôla cho quảng cáo truyền hình, so với 18,7 triệu đôla của chiến dịch Trump, theo dữ liệu của Advertising Analytics.
Ngay cả sau khi giảm chi tiêu cho quảng cáo trên truyền hình, hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang được công bố cuối ngày Chủ nhật cho thấy ủy ban tranh cử của ông Trump trong tháng 8 đã huy động được 61,7 triệu đôla và chi 61,2 triệu đôla, cùng với khoản nợ khoảng 900.000 đô la.
Tiền trong các ủy ban riêng của ứng cử viên, trái ngược với tài khoản của đảng chính trị, là tài khoản có giá trị nhất vì các quy tắc bầu cử yêu cầu các tài khoản đó phải trả cho một số chi phí, chẳng hạn như quảng cáo trên truyền hình.
Ủy ban vận động tranh cử của ông Biden báo cáo đã gây quỹ được 212 triệu đôla và chi 130,3 triệu đô la – để dành 80 triệu đôla trong tháng trước.
Các khoản quyên góp của đảng Dân chủ tăng mạnh hơn nữa vào cuối tuần.
Sau cái chết của cố Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, sự kiện đã mở ra một chỗ trống có thể khiến tư tưởng của Tối cao Pháp viện nghiêng hẳn về bên phải, những người đóng góp đã phá kỷ lục trên ActBlue, nền tảng xử lý trực tuyến lớn nhất cho cánh tả.
Người ủng hộ đã tặng hơn 100 triệu đôla cho quỹ tranh cử của Biden vào cuối tuần sau khi Thẩm phán Ruth Bader Ginsburg qua đời.
Trước khi các tiết lộ mới nhất được đệ trình, một số đảng viên Cộng hòa đã đặt câu hỏi là làm sao mà một chiến dịch vận động tranh cử đã huy động được 1,3 tỷ đôla kể từ đầu năm 2019 của Trump, và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa đã chi gần 1 tỷ đôla trong số tiền này trước khi cử tri bắt đầu bỏ phiếu.
Các quan chức của Trump đã nhiều lần chỉ ra khoản đầu tư lớn hơn của họ vào các hoạt động trên mặt đất (chẳng hạn đi vận động từng nhà), điều mà đảng Dân chủ đã không làm trong thời đại dịch, vì chi tiêu thận trọng sẽ mang lại lợi ích khi các cử tri bắt đầu đi bỏ phiếu tại một số tiểu bang.
Bill Stepien, người quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, nói với các phóng viên trong tháng này: “Khoản đầu tư ban đầu của chúng tôi vào các tiểu bang sẽ đi theo cách mà chiến dịch của Joe Biden không thể làm được, ngay cả khi họ bắt đầu đi gõ cửa từng nhà từ bây giờ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54230752
Bầu cử 2020: Cập nhật
kết quả thăm dò cuộc đua giữa Trump và Biden
BBC News
Cử tri Mỹ sẽ quyết định vào ngày 3/11 liệu Donald Trump có được ở lại Nhà Trắng thêm 4 năm nữa hay không.
Vị tổng thống đảng Cộng hòa đang bị thách thức bởi ứng cử viên Joe Biden, đảng Dân chủ, người được biết đến nhiều nhất với tư cách là phó tổng thống của Barack Obama, nhưng đã tham gia chính trường Hoa Kỳ từ thập niên 1970.
Ngày bầu cử lừng lững đến gần, và các công ty thăm dò ý kiến đang ráo riết tìm cách đánh giá tâm trạng của quốc gia, bằng cách hỏi cử tri xem họ thích ứng cử viên nào hơn.
Chúng tôi theo dõi những cuộc thăm dò này, và cố gắng tìm ra những gì thăm dò ý kiến có thể và không thể cho chúng ta biết ai sẽ là người đắc cử.
Kết quả thăm dò toàn quốc hiện giờ ra sao?
Thăm dò quốc gia là một hướng dẫn tốt về mức độ được ủng hộ của một ứng cử viên trên toàn quốc, nhưng không nhất thiết là cách tốt để dự đoán kết quả cuộc bầu cử.
Ví dụ, năm 2016, Hillary Clinton dẫn đầu trong các cuộc thăm dò toàn quốc và giành được hơn Donald Trump gần ba triệu phiếu bầu, nhưng bà vẫn thất cử – bởi vì Hoa Kỳ sử dụng hệ thống cử tri đoàn. Vì vậy việc giành được nhiều phiếu phổ thông nhất không phải lúc nào cũng giúp ứng cử viên đắc cử.
Bỏ cảnh báo này qua một bên, trong gần như hầu hết năm nay, Joe Biden luôn dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò quốc gia. Tỷ lệ ủng hộ của ông dao động quanh mức 50% trong những tuần gần đây, và có lần dẫn đầu Donald Trump đến 10 điểm.
Ngược lại, vào năm 2016, các cuộc thăm dò không rõ ràng hơn nhiều và hai ứng cử viên Donald Trump chỉ cách nhau một vài phần trăm ở một số thời điểm khi ngày bầu cử gần đến.
Đảng Cộng hòa của Trump: Không thể trì hoãn bầu cử 2020
Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ
Những tiểu bang nào sẽ quyết định cuộc bầu cử?
Như bà Clinton khám phá ra vào năm 2016, số phiếu ứng cử viên giành được ít quan trọng hơn việc giành những phiếu này ở đâu.
Hầu hết các tiểu bang gần như luôn luôn bỏ phiếu ủng hộ một đảng, có nghĩa là trên thực tế chỉ có một số tiểu bang mà cả hai ứng cử viên đều có cơ hội chiến thắng. Đây là những nơi diễn ra cuộc bầu cử quyết định ai thắng ai bại, và được biết đến như là những tiểu bang ”chiến địa”.
Theo hệ thống cử tri đoàn mà Hoa Kỳ dùng để bầu tổng thống, mỗi tiểu bang được cấp một số phiếu cử tri dựa trên dân số. Tổng cộng nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, vì vậy một ứng cử viên cần đạt được 270 phiếu để giành chiến thắng.
Như bản đồ trên cho thấy, một số tiểu bang ”chiến địa” có số phiếu đại cử tri đoàn hiều hơn những tiểu bang khác, vì vậy các ứng cử viên thường dành thời gian để vận động ở những nơi này nhiều hơn.
Ai đang dẫn đầu ở các tiểu bang ”chiến địa”?
Hiện tại, kết quả các cuộc thăm dò ở các tiểu bang ”chiến địa” có vẻ tốt cho Joe Biden, nhưng còn khá lâu mới đến ngày đi bầu, và mọi thứ có thể thay đổi rất nhanh chóng, đặc biệt khi liên quan đến Donald Trump.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Biden đang dẫn đầu ở Michigan, Pennsylvania và Wisconsin – ba tiểu bang công nghiệp mà đối thủ Đảng Cộng hòa của ông giành được với tỷ số hơn bà Clinton chỉ dưới 1% trong năm 2016.
Nhưng những tiểu bang chiến trường nơi ông Trump thắng lớn năm 2016 là nơi nhóm vận động tranh cử của ông lo lắng nhất. Tỷ lệ thắng của ông ở Iowa, Ohio và Texas ở vào khoảng từ 8-10% vào thời điểm đó, nhưng hiện tỷ lệ ủng hộ của Trump đang kề vai sát cánh với ông Biden trong cả tiểu bang kỳ bầu cử này.
Kết quả thăm dò này có thể giúp giải thích tại sao ông Trump quyết định thay thế người quản lý chiến dịch tái tranh cử vào tháng Bảy, và các lời bình thường xuyên của ông về “các cuộc thăm dò giả”.
Tuy nhiên, thị trường cá cược chắc chắn vẫn chưa hoàn toàn bỏ rơi ông Trump trong lúc này. Tỷ lệ cược mới nhất cho Trump cơ hội thắng là 50% vào ngày 3/11. Điều này cho thấy một số người nghĩ là tình hình sẽ thay đổi nhiều trong vài tuần tới.
Nhưng các nhà phân tích chính trị không mấy được thuyết phục về cơ hội tái đắc cử của ông Trump.
FiveThirtyEight, một trang web phân tích chính trị, nói rằng ông Biden được “yêu chuộng” để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, trong khi The Economist nói rằng ông “có khả năng” đánh bại ông Trump.
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Bầu cử 2020: Quan tâm hàng đầu của cử tri gốc Việt so với cử tri Mỹ
Covid có ảnh hưởng đến con số của Trump?
Đại dịch virus corona là đề tài thống trị các tờ báo ở Mỹ kể từ đầu năm và phản ứng trước các hành động của Tổng thống Trump thì như được dự đoán, theo đường lối của đảng.
Cách tiếp cận virus corona của Trump được ủng hộ đến đỉnh điểm vào giữa tháng Ba, sau khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cung cấp 50 tỷ đôla cho các bang để ngăn chặn sự lây lan của virus. Tại thời điểm này, 55% người Mỹ tán thành hành động của ông, theo dữ liệu từ Ipsos, công ty thăm dò ý kiến hàng đầu.
Nhưng bất kỳ sự ủng hộ nào dành cho ông từ đảng Dân chủ đã biến mất sau đó, trong khi đảng Cộng hòa tiếp tục ủng hộ tổng thống của họ.
Đến tháng 7, dữ liệu cho thấy những người ủng hộ Trump đã bắt đầu đặt câu hỏi về phản ứng của ông trước đại dịch – nhưng có một sự tăng nhẹ vào cuối tháng 8.
Đại dịch virus corona này có khả năng chiếm ưu thế trong tâm trí cử tri và một mô hình hàng đầu do các chuyên gia tại Đại học Washington đưa ra dự đoán số người chết sẽ tăng lên khoảng 260.000 người vào ngày bầu cử.
Ông Trump có thể hy vọng Chiến dịch Warp Speed, sáng kiến vaccine của chính quyền ông, có thể tạo ra một “bất ngờ tháng 10” – một sự kiện vào phút cuối có thể đảo ngược cuộc bầu cử.
Cố vấn khoa học chính của sáng kiến này nói rằng việc một loại vắc-xin có thể sẵn sàng được phân phối trước ngày 3 tháng 11 là “cực kỳ khó nhưng không phải là không thể”.
Có thể tin vào kết quả thăm dò?
Thật dễ dàng để bác bỏ kết quả các cuộc thăm dò và nói rằng thăm dò đã sai vào năm 2016, và đó là điều Tổng thống Trump thường xuyên làm. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng.
Hầu hết các cuộc thăm dò quốc gia năm 2016 đều cho thấy Hillary Clinton dẫn trước vài phần trăm, nhưng điều đó không có nghĩa là những cuộc thăm dò này sai, vì Hillary đã thực sự giành được nhiều hơn đối thủ ba triệu phiếu bầu.
Nhưng những cơ quan thăm dò ý kiến đã có một số vấn đề năm 2016 – đặc biệt là không đại diện được cho những cử tri không có bằng đại học – có nghĩa là lợi thế của ông Trump ở một số tiểu bang ”chiến địa” quan trọng đã không được phát hiện cho đến cuối cuộc đua. Hầu hết các cơ quan thăm dò ý kiến giờ đây đã điều chỉnh khiếm khuyết này.
Nhưng năm nay thậm chí còn có nhiều bất ổn hơn bình thường do đại dịch virus corona và ảnh hưởng của nó đối với cả nền kinh tế lẫn cách mọi người sẽ bỏ phiếu vào tháng 11, vì vậy tất cả kết quả các cuộc thăm dò nên được xem với một chút hoài nghi, đặc biệt là vì hiện giờ còn đang cách xa ngày bầu cử.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53674640
Thẩm phán Mỹ bác bỏ lệnh cấm WeChat tại Hoa Kỳ
Một thẩm phán đã chặn nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc cấm ứng dụng nhắn tin và thanh toán của Trung Quốc, WeChat.
Thẩm phán Laurel Beeler nói rằng lệnh cấm làm dấy lên những câu hỏi nghiêm trọng liên quan tới Tu chính án thứ nhất của hiến pháp, vốn đảm bảo quyền tự do ngôn luận.
Ông Trump ‘đồng ý về nguyên tắc’ vụ Oracle mua TikTok
Mỹ sẽ cấm TikTok và WeChat trong 48 giờ tới
Triển vọng gì cho việc tái đàm phán thương mại Mỹ-Trung?
Bộ Thương Mại đã công bố lệnh cấm đối với WeChat, theo đó ứng dụng này không được xuất hiện trên các cửa hàng App Store kể từ đêm Chủ Nhật. Điều này tương đương với việc đóng cửa hoạt động của WeChat tại thị trường Mỹ.
Chính quyền ông Trump cáo buộc WeChat đe dọa tới an ninh quốc gia và nói ứng dụng này có thể giao nộp dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc.
Cả Wechat và Trung Quốc đều mạnh mẽ bác bỏ.
Tencent, tập đoàn khổng lồ sở hữu WeChat, trước đó nói lệnh cấm của Mỹ là “đáng tiếc”.
Phán quyết được đưa ra sau khi TikTok, một ứng dụng cũng bị nêu danh trong lệnh cấm của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, đạt được thỏa thuận hợp tác với các hãng Oracle và Walmart của Hoa Kỳ, qua đó hy vọng sẽ tiếp tục duy trì được hoạt động của TikTok ở Mỹ.
Bộ Tư Pháp đã yêu cầu không được chặn lệnh cấm trên, sau khi một nhóm người dùng WeChat đệ đơn kiện.
Bộ Tư pháp nói rằng việc chặn lệnh cấm sẽ “gây xáo trộn và làm hỏng quyết tâm của Tổng thống trong việc xử lý tốt nhất các mối đe dọa an ninh quốc gia”.
Tuy nhiên, Thẩm phán Beeler từ San Francisco ghi nhận rằng “trong lúc có những bằng chứng tổng quan cho thấy mối đe dọa an ninh quốc gia liên quan tới Trung Quốc là đáng để cân nhắc, nhưng bằng chứng cụ thể liên quan tới WeChat là rất khiêm tốn.”
WeChat là gì?
WeChat ra đời năm 2011. Đây là ứng dụng đa chức năng, cho phép người dùng gửi tin nhắn, thực hiện các khoản thanh toán trên điện thoại di động và dùng các dịch vụ địa phương khác.
Trump ký lệnh cấm TikTok, WeChat
Ông Trump sẽ cấm các app nào nữa của TQ, ngoài TikTok?
WeChat của Trung Quốc chặn từ khóa liên quan đến virus
WeChat được miêu tả như “một ứng dụng cho mọi thứ” tại Trung Quốc và có hơn một tỷ người dùng hàng tháng.
Giống như tất cả các nền tảng truyền thông xã hội khác của Trung Quốc, WeChat phải kiểm duyệt nội dung mà chính phủ coi là bất hợp pháp.
Hồi tháng Ba, theo nội dung một bản báo cáo thì WeChat đã kiểm duyệt các từ khóa liên quan tới việc bùng phát virus corona từ thời điểm có thể là 1/1/2020.
Tuy nhiên, WeChat nói rằng dịch vụ này sử dụng mã hóa, có nghĩa là những người khác không thể để rình rập theo dõi tin nhắn của bạn, và dòng các nội dung văn bản dạng chữ, file âm thanh và hình ảnh đều không được lưu trữ trên máy chủ của hãng, đồng thời đều được xóa bỏ một khi toàn bộ những người được gửi thông tin đã xem nội dung.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54227904
Covid-19 : Mỹ trước ngưỡng 200.000 ca tử vong
Thanh Hà
Theo tổng kết của hãng tin Anh Reuters, nội trong ngày 21/09/2020 Mỹ sẽ đụng ngưỡng 200.000 nạn nhân Covid-19. Trung bình mỗi tuần, virus corona cướp đi sinh mạng của khoảng 800 người tại Mỹ.
Chưa đầy hai tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump liên tục bị chỉ trích chậm trễ và bất lực trong cuộc chiến chống Covid-19. Vào lúc Nhà Trắng kỳ vọng sớm có thuốc tiêm chủng, thì lãnh đạo Cơ Quan Kiểm Soát và Phòng Chống Dịch CDC, Robert Redfield đánh giá phải đợi ít nhất đến mùa thu 2021 mới hy vọng vac-xin được phổ biến rộng rãi. Cũng cơ quan này lo ngại từ nay đến đầu tháng 10/2020 thiệt hại nhân mạng tại Hoa Kỳ sẽ lên tới 218.000 ca.
Tại châu Âu tình hình cũng đáng lo ngại không kém. Hôm nay 13 % dân số Tây Ban Nha bị phong tỏa trở lại.
Bộ trưởng Y Tế Anh, Matt Hancock tuyên bố nước Anh ngay từ bây giờ cần tăng cường các biện pháp kiểm soát đà lây lan thì mới hy vọng đón Giáng Sinh năm nay « trong những điều kiện gần như bình thường ».
Tại Pháp trong 24 giờ qua vẫn có hơn 10.000 ca nhiễm mới.
Còn tại châu Á dịch bệnh càng lúc càng đe dọa Miến Điện. Riêng ngày 20/06/2020 nước này ghi nhận thêm 671 ca nhiễm Covid-19. Thành phố Rangoon, lá phổi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này, kể từ hôm nay gần như bị phong tỏa. Các sinh hoạt bị hạn chế tối đa. Các công trình xây dựng phải tạm dừng cho tới ngày 07/10/2020. Theo các thống kê chính thức Miến Điện ghi nhận hơn 5.500 ca dương tính với virus corona và 92 bệnh nhân tử vong vì Covid-19. Bộ Y Tế nước này cho biết « số ca nhiễm mới và tử vong tăng nhanh » trong những ngày qua. Dù vậy chính quyền Miến Điện vẫn không dời lại ngày bầu cử Quốc Hội được dự trù vào mồng 08/11/2020.
Mỹ : Đảng Dân Chủ cố gắng ngăn chận
đề cử thẩm phán mới ở Tối Cao Pháp Viện
Thụy My
Tại Hoa Kỳ hôm nay 21/09/2020 bắt đầu một tuần lễ gay cấn về việc kế nhiệm thẩm phán Ruth Bader Ginsburg ở Tối Cao Pháp Viện. Vào lúc tổng thống Donald Trump chuẩn bị loan báo đề cử người thay thế trong những ngày tới, đảng Dân Chủ chuẩn bị phản công, tố cáo ông Trump và đảng Cộng Hòa không tôn trọng ý nguyện người quá cố.
Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gởi về bài tường trình :
« Phe Dân Chủ rõ ràng đã chuyển sang thế tiến công, trên các mạng xã hội, trên truyền thông và qua các thông cáo…Mục đích là chiếm lĩnh sân khấu, nhằm gây áp lực với đảng Cộng Hòa và thúc giục các cử tri hành động tương tự.
Ông Joe Biden đang đi vận động ở Philadelphia, một lần nữa cáo buộc tổng thống không tôn trọng ý nguyện cuối cùng của bà Ruth Bader Ginsburg, là không chọn người thay thế bà trước cuộc bầu cử tháng 11. Ứng cử viên Dân Chủ cho rằng quyết định của ông Donald Trump là « lạm dụng quyền lực », và « một sự thực thi quyền hành chính trị thô bạo ».
Đối với Joe Biden, việc đề cử một thẩm phán mới cho Tối Cao Pháp Viện có thể đưa đất nước vào một cuộc khủng hoảng Hiến Pháp trầm trọng. Ông nhắc lại rằng Hoa Kỳ vẫn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng dịch tễ và kinh tế nặng nề.
Nhưng tất cả những điều đó hiện không làm ông Donald Trump phải lo âu, ông biết rõ đây là cơ hội cho đảng của mình để tăng cường sự ủng hộ của các cử tri bảo thủ. Tổng thống nói sẽ bổ nhiệm một phụ nữ, cho dù những người thân cận của ông tỏ ra dè dặt vì đã quen với việc Donald Trump đột ngột thay đổi ý kiến.
Tuy nhiên nếu ông Trump vẫn duy trì ý định, thì sẽ phải sớm lưu ý đến nhân vật mà tổng thống có thể chọn lựa ».
Hai khuôn mặt có nhiều triển vọng nhất hiện là bà Amy Coney Barrett, 48 tuổi, Công giáo bảo thủ, và bà Barbara 52 tuổi, thẩm phán gốc Cuba.
Sau khi bà Ginsburg qua đời, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ hiện có 5 thẩm phán được bổ nhiệm dưới thời các tổng thống Cộng Hòa và 3 thẩm phán dưới thời các tổng thống Dân Chủ. Sự kiện bổ nhiệm thẩm phán mới hết sức quan trọng, vì phán quyết của định chế này là quyết định tối hậu, và các thẩm phán tòa Tối Cao tại vị suốt đời, còn nhiệm kỳ tổng thống chỉ có 4 năm.
Biden nói dự định thay thế bà Ginsburg
của Trump là ‘lạm quyền’
Động thái của Donald Trump để thay thế cố Thẩm phán tối cao Ruth Bader Ginsburg trước cuộc bầu cử tổng thống là “lạm dụng quyền lực”, đối thủ tranh cử Joe Biden thuộc Đảng Dân chủ nói.
Ông Trump tuyên bố sẽ đề cử một phụ nữ vào tuần tới để thay thế nữ thẩm phán kỳ cựu theo khuynh hướng cấp tiến.
Ông Biden thúc giục các Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa trì hoãn cuộc bỏ phiếu thông qua.
Ginsburg, biểu tượng của tự do và là ngọn cờ đầu của nữ quyền, qua đời hôm thứ Sáu ở tuổi 87.
Đảng Dân chủ lo ngại Đảng Cộng hòa sẽ bỏ phiếu để phe bảo thủ tiếp tục giành đa số tại tòa án cao nhất trong nhiều thập niên.
Sự cân bằng ý thức hệ của tòa án chín thành viên mang tầm quan trọng đối với các phán quyết của tòa về các vấn đề quan trọng nhất trong luật pháp Hoa Kỳ.
Biden nói gì về quyết định của Trump?
Trong bài phát biểu tại Trung tâm Hiến pháp ở Philadelphia vào Chủ nhật, ông Biden nói rằng Tổng thống đã “cho thấy rõ đây là chuyện quyền lực, thuần túy và đơn giản là vậy”.
“Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép người Mỹ có cơ hội được lắng nghe – và tiếng nói của họ cần được lắng nghe… họ nên làm rõ điều đó, họ sẽ không ủng hộ sự lạm quyền này,” ông nói.
“Tôi kêu gọi những người theo đảng Cộng hòa ở Thượng viện – hãy làm theo lương tâm của mình, hãy để người dân lên tiếng, làm dịu đi ngọn lửa đang nhấn chìm đất nước chúng ta,” ông nói.
“Đừng bỏ phiếu xác nhận bất kỳ ai được đề cử trong cái hoàn cảnh mà Tổng thống Trump và Thượng nghị sĩ McConnell đã dựng nên. Đừng làm điều đó.”
Hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa, Lisa Murkowski và Susan Collins, đã ủng hộ việc trì hoãn việc bỏ phiếu cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Nếu có thêm hai thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nữa hưởng ứng, họ có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn một cuộc bỏ phiếu xác nhận, vì đảng Cộng hòa chỉ có đa số sáu người trong Thượng viện.
Trong trường hợp cuộc bỏ phiếu hòa, hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Phó Tổng thống Mike Pence bỏ phiếu quyết định.
Để tránh kết cục đó, ông McConnell đang tìm cách bảo đảm sự ủng hộ của các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa. Ông đã giành được sự ủng hộ của Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lamar Alexander, người vốn được coi là một lá phiếu có thể xoay chiều.
Hôm Chủ nhật, ông Alexander cho biết Hiến pháp Hoa Kỳ “trao cho các thượng nghị sĩ quyền” bỏ phiếu cho ứng viên được đề cử vào Tòa án Tối cao, ngay cả trong năm diễn ra bầu cử tổng thống.
Ông Biden nói rằng nếu ông thắng cử tổng thống, ứng cử viên của ông Trump nên bị loại. Ông cho biết sau đó sẽ tham vấn các thượng nghị sĩ của cả hai đảng trước khi đưa ra lựa chọn của mình.
Ông nói thêm rằng sẽ là sai lầm khi công bố danh sách các ứng cử viên tiềm năng của Tối cao Pháp viện ngay bây giờ, vì điều này có thể khiến một số thẩm phán bị tấn công chính trị.
Nhưng ông hé lộ sự lựa chọn đầu tiên của mình cho tòa án tối cao “sẽ làm nên lịch sử với tư cách là phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên của tòa án”.
Trump nói gì về người sẽ kế nhiệm Ginsburg?
Ông Trump đã tuyên bố sẽ đề cử người người kế nhiệm Ginsburg “không chút chậm trễ”.
“Tôi nghĩ người đó nên là phụ nữ vì tôi thực sự thích phụ nữ hơn nam giới”, ông nói tại một cuộc vận động tranh cử ở Fayetteville, Bắc Carolina, hôm thứ Bảy.
Trước đó, ông Trump đã ngợi ca hai nữ thẩm phán phục vụ tại các tòa phúc thẩm liên bang là những lựa chọn tiềm năng. Cả hai thẩm phán – Amy Coney Barrett và Barbara Lagoa – đều là những người bảo thủ, những người sẽ đưa cán cân của Tòa án Tối cao nghiêng hẳn về phía ủng hộ đảng Cộng hòa.
Các đảng viên Dân chủ đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ việc đề cử nào trước cuộc bầu cử vào tháng 11, viện dẫn việc đảng viên Cộng hòa ở Thượng viện đã ngăn sự lựa chọn của Tổng thống Dân chủ Barack Obama cho Tối cao pháp viện vào năm 2016.
Vào thời điểm đó, Lãnh đạo đa số tại Thượng viện Mitch McConnell biện minh cho động thái này với lý do đây là năm bầu cử. Nhưng hôm thứ Sáu, chính Thượng nghị sĩ McConnell cho biết ông dự định sẽ triển khai tiến trình dựa trên bất kỳ đề cử nào mà ông Trump đưa ra và sẽ đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện trước ngày bầu cử.
Mỹ: Kavanaugh tuyên thệ làm thẩm phán tòa Tối cao
Thẩm phán Mỹ bác bỏ lệnh cấm WeChat
Việc bổ nhiệm các thẩm phán ở Mỹ là một vấn đề tính chính trị, trong đó tổng tống được quyền đề cử người. Thượng viện sau đó sẽ bỏ phiếu chấp thuận – hoặc là bác bỏ – đề cử đó.
Ginsburg, là người phụ nữ thứ hai trong lịch sử từng ngồi vào Tối cao Pháp viện, đã qua đời vì ung thư tuyến tụy di căn tại nhà riêng ở Washington DC, trong vòng tay người thân.
Ginsburg, đã có 27 năm phục vụ, là một trong bốn người theo khuynh hướng cấp tiến trong hội đồng thẩm phán gồm chín thành viên. Sự ra đi của bà có nghĩa là, nếu đảng Cộng hòa thông qua ứng viên mới, cán cân quyền lực sẽ nghiêng hẳn sang phe bảo thủ.
Trong di ngôn gửi lại cháu gái nhiều ngày trước khi qua đời, bà Ginsburg bày tỏ “mong muốn tha thiết” là không bị thay thế vị trí cho đến khi có một tổng thống mới nhậm chức.
Người Mỹ tôn vinh Ginsburg như thế nào?
Niềm tiếc thương, lòng tri ân và nỗi lo ngại đã lan tỏa khắp nước Mỹ, giữa lúc cả nước cùng nhìn lại sự nghiệp pháp lý đột phá của Ginsburg và đường hướng tương lai của Tối cao Pháp viện.
Các buổi lễ tưởng niệm với sự tham dự của hàng nghìn người trên toàn quốc vào cuối tuần đã cho thấy vị trí trang trọng của Ginsburg trong lòng họ.
Ủng hộ viên của người phụ nữ được một số người trìu mến gọi là “RBG khét tiếng” đã tập trung bên ngoài Tối cao Pháp viện ở Washington DC kể từ tối thứ Sáu. Người đến viếng tại tòa án đã để lại hoa và các thông điệp tưởng nhớ, qua đó tạo nên một nơi tưởng niệm ngoài kế hoạch.
Tối cao Pháp viện thông báo các lá cờ trên quảng trường phía trước sẽ được treo rủ trong 30 ngày để vinh danh Ginsburg. Trong một tuyên bố hôm Chủ nhật, tòa án cho biết chiếc ghế của Ginsburg và băng ghế đối diện trực tiếp với nó cũng được bọc bằng len đen.
Tòa án cho biết điều này được thực hiện theo truyền thống kéo dài 147 năm khi có một thẩm phán đang tại vị qua đời.
Vai trò của Tối cao Pháp viện
Tòa án cấp cao nhất ở Hoa Kỳ thường là nơi có tiếng nói cuối cùng về các luật gây tranh cãi cao, tranh chấp giữa các bang và chính phủ liên bang, và là nơi kháng nghị cuối cùng để hoãn thi hành án tử hình.
Trong những năm gần đây, tòa án đã mở rộng cho phép hôn nhân đồng tính ở tất cả 50 bang, cho phép áp dụng lệnh cấm đi lại do Tổng thống Trump ban hành và trì hoãn kế hoạch cắt giảm lượng khí thải carbon của Mỹ trong khi kháng cáo đang được xem xét.
Tòa án cao nhất Hoa Kỳ cũng giải quyết các vấn đề như quyền sinh sản – một trong những lý do chính mà một số người bảo thủ chống phá thai muốn làm lệch cán cân so với người theo chủ nghĩa cấp tiến.
Các ứng cử viên hàng đầu là ai?
Barbara Lagoa: Một người Mỹ gốc Cuba của Tòa phúc thẩm Khu vực 11 có trụ sở tại Atlanta, bà là thẩm phán gốc Tây Ban Nha đầu tiên tại Tòa án tối cao Florida. Bà cũng là cựu công tố viên liên bang
Amy Coney Barrett: Thành viên của Tòa phúc thẩm Khu vực 7 có trụ sở tại Chicago, bà được những người bảo thủ theo tôn giáo ủng hộ và được biết đến với quan điểm chống phá thai. Bà là một học giả pháp lý tại Trường Luật Notre Dame ở Indiana
Kate Comerford Todd: Phó Cố vấn Nhà Trắng, được nhiều hỗ trợ bên trong Nhà Trắng. Từng là Phó chủ tịch cấp cao và Luật sư trưởng, Trung tâm Tranh tụng Phòng Thương mại Hoa Kỳ
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54201221
Obamacare có thể bị hủy bỏ nếu 8 thẩm phán
Tối Cao Pháp Viện thúc đẩy các vụ kiện trong mùa Thu
Tin từ Washington – Việc thẩm phán Ruth Bader Ginsburg đột ngột qua đời đang khiến Tối cao Pháp viện rơi vào thế lưng chừng khi chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ mới trong hai tuần nữa, với những câu hỏi về việc ai sẽ kế nhiệm bà, khi nào điều này xảy ra và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các vụ kiện tụng lớn, trong đó có số phận của chương trình y tế Obamacare.
Hiện tại Tối cao Pháp viện chỉ còn 8 thẩm phán, điều này làm tăng triển vọng có số phiếu hòa 4-4. Sau khi Thẩm phán Antonin Scalia qua đời vào năm 2016, các thẩm phán còn lại cuối cùng đã trì hoãn các vấn đề gây tranh cãi hoặc quyết định các vụ án mà không có phán quyết rõ ràng. Nhưng cái chết của ông cũng đã giúp lượng phiếu bầu cân bằng giữa những thẩm phán có tư tưởng tự do và bảo thủ.
Hiện tòa án đang có tỉ lệ 5-3 giữa các phe tư tưởng: thẩm phán John Roberts, Clarence Thomas, Samuel Alito, Neil Gorsuch và Brett Kavanaugh thuộc phe bảo thủ trong khi thẩm phán Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan thuộc phe tự do. Vì chỉ cần 5 phiếu để thắng, tòa án có thể thúc đẩy một số vụ kiện lớn trong nhiệm kỳ sắp tới.
Một tuần sau cuộc bầu cử tống thống tháng 11/2020, tòa án sẽ xem xét tương lai của Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá phải chăng Obamcare mà liên minh các tiểu bang Cộng hòa đang hy vọng sẽ bị hủy bỏ. Nếu ông Roberts, người trước đây đã bỏ phiếu ủng hộ Obamacare, đứng về phía những người tự do
lần này, thì tỉ số hòa 4-4 đó sẽ khiến phán quyết của tòa cấp dưới được áp dụng, khi đó luật y tế Obamcare sẽ không còn hợp lệ, và sẽ bị hủy bỏ. (BBT)
Hoa Kỳ triển khai Lực lượng Không gian ở Sa mạc Ả Rập
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ mới được thành lập đang triển khai quân đội đến Bán đảo Ả Rập, một mặt trận mới và rộng lớn, theo hãng tin AP.
Lực lượng Không gian hiện có một phi đội gồm 20 binh sĩ đóng tại Căn cứ Không quân Al-Udeid của Qatar trong lần triển khai đầu tiên ở nước ngoài.
Lực lượng Không gian Hoa Kỳ do Tổng thống Donald Trump thành lập, đại diện cho binh chủng thứ sáu của quân đội Hoa Kỳ và là lực lượng quân sự mới đầu tiên kể từ khi thành lập Lực lượng Không quân vào năm 1947, vẫn theo AP.
Sa mạc Ả Rập, nơi diễn ra chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991 nhằm đánh đuổi lực lượng Iraq ra khỏi Kuwait, chính là nơi mà các chuyên gia quân sự gọi là “cuộc chiến tranh không gian” đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, Mỹ phải đối mặt với các mối đe dọa mới trong khu vực này từ chương trình tên lửa và các nỗ lực của Iran nhằm gây nhiễu, hack và làm mù các vệ tinh.
XEM THÊM:
Ông Trump dự trù ký sắc lệnh trừng phạt những ai buôn bán vũ khí với Iran
Đại tá Todd Benson, Giám đốc Lực lượng Không gian Hoa Kỳ tại Al-Udeid, nói với AP: “Chúng tôi bắt đầu nhận thấy các quốc gia khác cực kỳ tích cực chuẩn bị mở rộng xung đột vào không gian.” Ông cho biết thêm: “Chúng ta phải có khả năng cạnh tranh và bảo vệ tất cả các lợi ích quốc gia của chúng ta.”
Trong một buổi lễ tuyên thệ hồi đầu tháng này tại Al-Udeid, 20 binh sĩ Lực lượng Không quân, đứng bên cạnh quốc kỳ Hoa Kỳ và các vệ tinh khổng lồ, đã tiến vào căn cứ Lực lượng Không gian.
Quyết định triển khai các binh sĩ của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ tại Al-Udeid diễn ra sau nhiều tháng leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran.
Xung đột giữa hai quốc gia, bắt nguồn từ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran, lên đến đỉnh điểm vào tháng 1 khi lực lượng Mỹ giết chết một tướng hàng đầu của Iran. Iran đáp trả bằng cách phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào binh sĩ Mỹ ở Iraq.
https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-trien-khai-luc-luong-khong-gian-o-sa-mac-a-rap/5591483.html
Nghi phạm gửi thư tẩm độc ricin
đến Nhà Trắng bị bắt
Các nhà chức trách đã bắt giữ một nghi phạm gửi thư tẩm chất độc chết người ricin tới Nhà Trắng, Reuters dẫn một nguồn tin thực thi pháp luật cho biết hôm 20/09. Tin cho biết bức thư đã được phát hiện trước khi phát cho Tòa Bạch Ốc.
Trả lời câu hỏi của Reuters sau khi có tin một phụ nữ bị cáo buộc gửi bức thư nhiễm chất độc ricin đã bị bắt giữ tại biên giới Mỹ-Canada, văn phòng FBI tại Washington đã đưa ra một tuyên bố: “Một vụ bắt giữ đã được thực hiện đối với một cá nhân bị cáo buộc chịu trách nhiệm về việc gửi một bức thư đáng ngờ.”
Tuyên bố của FBI cho biết thêm: “Cuộc điều tra đang được tiến hành.”
Nguồn tin cũng cho Reuters biết nghi phạm là một phụ nữ quốc tịch Canada.
Theo hãng tin AP, các quan chức cho biết người phụ nữ này đã bị các nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ tại biên giới Peace Bridge gần thành phố Buffalo bắt giữ và dự kiến sẽ phải đối mặt với các cáo buộc liên bang.
Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP) cho biết hôm 18/09 rằng họ đã nhận được yêu cầu hỗ trợ từ FBI trong cuộc điều tra và bức thư đáng ngờ được đề cập dường như đã được gửi từ Canada.
RCMP cho biết thêm rằng một phân tích của FBI về một chất bên trong bao thư đã phát hiện ra “sự hiện diện của ricin”, một tác nhân có độc tính cao chiết xuất từ hạt thầu dầu.
Theo Reuters, chiếc phong bì này đã bị chặn tại một trung tâm thư tín của chính phủ Hoa Kỳ trước khi nó được chuyển đến Nhà Trắng.
https://www.voatiengviet.com/a/nghi-phamgui-thu-tam-doc-ricin-den-nha-trang-bi-bat/5591444.html
Kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc
bị xáo trộn vì đại dịch
Thụy My
Từ sáng nay 21/09/2020 đã bắt đầu các hoạt động chào mừng kỳ họp thứ 75 Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, sẽ diễn ra chính thức vào ngày mai. Kỳ họp kéo dài trong hai tuần lễ là sự kiện quan trọng nhất trong năm của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên đại dịch corona đã làm đảo lộn chương trình.
Thay cho việc các nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ bay đến New York, đọc diễn văn và tiếp xúc với nhau bên lề hội nghị, năm nay các bài diễn văn đều được ghi hình trước, các cuộc gặp gỡ hầu hết đều qua video.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :
« Các lễ hội bắt đầu từ hôm nay bằng một buổi lễ khiêm tốn để mừng 75 năm Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, với sự tham gia của các nhà ngoại giao ở New York. Dự kiến tổ chức sinh nhật một cách tưng bừng đã bị hủy bỏ hồi tháng Sáu. Kỳ họp này sẽ là dịp cho các chính khách đòi hỏi một Liên Hiệp Quốc mạnh mẽ hơn, và tăng cường chủ trương đa phương.
Ngày mai, tổng thư ký Antonio Guterres sẽ phát biểu trước Đại Hội Đồng. Rất có thể ông sẽ bày tỏ mong muốn vac-xin chống Covid-19 phải được phân phối một cách công bằng trên thế giới, và đòi hỏi ngưng bắn trên toàn cầu.
Tiếp theo là diễn văn của các nhà lãnh đạo các nước lần lượt được đọc lên. Việc tổ chức hội nghị qua video đã mang lại một lợi ích là chưa bao giờ có nhiều bài diễn văn như thế trong một kỳ đại hội. Tất cả các quốc gia thành viên đều tham gia, và phải mất đến năm ngày rưỡi để lắng nghe tất cả !
Cần chú ý ba thời điểm quan trọng : một hội nghị thượng đỉnh về đa dạng sinh học, các buổi thảo luận về những mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 – đã được đề ra cách đây 5 năm nhưng bị chậm trễ rất nhiều do đại dịch Covid-19. Và cuối cùng là hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh + 25, về bình đẳng giới và điều kiện sống của phụ nữ, tổ chức 25 năm sau hội nghị về đề tài này diễn ra ở Bắc Kinh.
Thêm vào đó, bên lề chương trình chính thức còn có các hội nghị đặc biệt về Liban do Pháp, Trung Phi và Libya đồng chủ trì ; tiếp theo hội nghị ở Berlin trước đây. »
Châu Âu: Cổ phiếu giảm
vì diễn biến Covid-19 và bê bối ngân hàng
Cổ phiếu hàng đầu trên khắp châu Âu giảm mạnh trong phiên giao dịch buổi sáng do lo ngại về sự gia tăng Covid-19 mới sẽ ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế.
Tại London, chỉ số chứng khoán FTSE 100 đã giảm hơn 3%, với các hãng hàng không, công ty du lịch, tập đoàn khách sạn và quán bar bị sụt giảm.
Hồ sơ FinCEN: Cộng sự của Putin rửa tiền qua ngân hàng Anh?
Anh chính thức rơi vào suy thoái kinh tế
Virus corona có thể đẩy nửa tỷ người vào cảnh đói nghèo
Bị ảnh hưởng nặng nề nhất là IAG, chủ sở hữu British Airways, giảm hơn 12%.
Chỉ số Cac 40 ở Paris, Dax ở Frankfurt và Ibex ở Madrid đều bị sụt giảm tương tự.
Cổ phiếu khối ngân hàng bị ảnh hưởng bởi một loạt lo ngại sau các cáo buộc rửa tiền xuất hiện trong những hồ sơ bí mật bị rò rỉ.
Cổ phiếu của HSBC, ngân hàng hiện nằm trong tâm điểm của vụ bê bối, đã bị sụt giảm hơn 5% tại London. Tuy nhiên những tiết lộ về vụ bê bối đã kéo toàn bộ cổ phiếu ngân hàng đi xuống, với Barclays, Lloyds và NatWest đều giảm ở mức tương tự.
Thương mại toàn cầu khó chia tay Trung Quốc?
Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?
Xu hướng giảm ảnh hưởng đến tất cả, trừ một số ít cổ phiếu trên chỉ số FTSE 100.
Chỉ số FTSE 250, được coi là phản ánh tốt hơn về sức khỏe của nền kinh tế Anh, đã giảm 4% vào giờ nghỉ trưa.
Đồng bảng Anh cũng mất giá so với đồng USD, giảm 0,47% xuống 1,2863 USD vào giờ trưa. Bảng giảm nhẹ so với đồng euro xuống 1,0910 €.
Lý do đằng sau sự ảm đạm có vẻ khá rõ ràng. Với số ca Covid-19 tăng lên nhanh chóng tại Anh và ở nhiều nước châu Âu, người ta thấy có một triển vọng thực sự về những qui định hạn chế mới đối với cuộc sống hàng ngày. Ở một số nơi – chẳng hạn như Madrid – đã bắt đầu áp dụng các hạn chế này.
Điều đáng lo ngại là mặc dù các biện pháp không có khả năng nghiêm trọng như lệnh phong tỏa vào mùa xuân, nhưng chúng vẫn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và có thể kìm hãm sự phục hồi sau phong tỏa.
Các hãng hàng không, công ty du lịch và khách sạn đã có một năm tồi tệ – và các nhà đầu tư cho biết rằng họ không thể chịu được những lực cản kinh tế tiếp theo.
Các ca nhiễm Covid-19 đã gia tăng ở nhiều quốc gia châu Âu, và các chính phủ cố gắng tránh một phong tỏa toàn quốc lần nữa.
Tại Anh, các nhà khoa học hàng đầu đang cảnh báo rằng nước này đang ở “ngưỡng nguy hiểm” của đại dịch và đang “đi chệch hướng”.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54239880
Châu Âu chưa thể trừng phạt Belarus,
người dân tiếp tục biểu tình
Thụy My
Khoảng mấy chục ngàn người tiếp tục xuống đường hôm qua 20/09/2020 tại Minsk để đòi tổng thống Alexandre Loukachenko phải ra đi, trên 100 người đã bị bắt giữ. Liên Hiệp Châu Âu tố cáo gian lận bầu cử nhưng chưa đưa ra được các trừng phạt do bất đồng.
Bất chấp áp lực của cảnh sát, xe bọc thép và vòi rồng, đoàn biểu tình diễu qua các đường phố thủ đô Minsk, đến trước dinh tổng thống. Họ giơ cao những lá cờ hai màu trắng đỏ của đối lập, hô to những khẩu hiệu đòi Loukachenko từ chức và phản đối sự can thiệp của Vladimir Putin.
Theo tổ chức phi chính phủ Viasna, có trên 100 người đã bị bắt. Trước đó một hôm, cảnh sát cũng đã giải tán thô bạo một cuộc biểu tình của phụ nữ, 415 người bị câu lưu. Theo bộ Nội Vụ Belarus, đa số các phụ nữ này đã được trả tự do.
Từ khi ông Alexandre Loukachenko tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 6, bị cáo buộc gian lận, cuối mỗi tuần người dân đều xuống đường ồ ạt để phản đối.
Liên Hiệp Châu Âu (EU) cho biết đang chuẩn bị trừng phạt những người có trách nhiệm trong gian lận bầu cử hôm 09/08 và đàn áp biểu tình. Tuy nhiên biện pháp trừng phạt Belarus đang bị ngăn trở bởi một trong những thành viên nhỏ nhất của EU là Chypre.
Nicosia từ chối bật đèn xanh một khi EU chưa trừng phạt nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ, do Ankara thăm dò khí đốt tại vùng đặc quyền kinh tế của Hy Lạp và Chypre. Tuy hai hồ sơ không liên quan, nhưng Chypre muốn gây tác động đến chương trình nghị sự của Hội Đồng Châu Âu ngày 24 và 25/09.
Sáng nay 21/09, nhà đối lập đang lưu vong Svetlana Tikhanovskaia gặp gỡ các ngoại trưởng EU ở Bruxelles để cố gắng xúc tiến việc trừng phạt. Bà cũng đề nghị một danh sách đen gồm các quan chức trong chính quyền và lực lượng an ninh Belarus phải chịu trách nhiệm về việc đàn áp người dân.
Cảnh sát đụng độ người biểu tình
phản đối lệnh phong tỏa ở London
Tin từ London – Vào hôm thứ Bảy (19 tháng 9), hơn 1,000 người đã tập trung ở trung tâm London để biểu tình phản đối lệnh phong tỏa coronavirus, trước khi bị cảnh sát buộc phải giải tán.
Cuộc biểu tình dẫn đến 32 người bị bắt giữ diễn ra khi thủ tướng Anh Boris Johnson đang xem xét liệu có nên áp dụng lại một số lệnh phong tỏa trên khắp nước Anh hay không. Cảnh sát cho biết những người biểu tình đã được lệnh rời khỏi Quảng trường Trafalgar với lý do cuộc biểu tình đang khiến những người tham gia và các thành viên khác trong cộng đồng gặp rủi ro.
Theo luật được ban hành để làm chậm sự lây lan của coronavirus, người dân ở Anh Quốc không được phép tụ tập thành nhóm hơn 6 người. Có những trường hợp ngoại lệ dành cho các cuộc biểu tình chính trị, nhưng chỉ khi những người tổ chức tuân theo các hướng dẫn để giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Những người tổ chức các cuộc biểu tình phản đối lệnh phong tỏa trước đây đã bị phạt tới 10,000 bảng Anh (12,914 Mỹ kim).
Một số người biểu tình tại sự kiện hôm thứ Bảy (19 tháng 9) đã phản đối quyết định buộc mọi người tiêm vaccine, cũng như thể hiện sự nghi ngờ đối với chính phủ, truyền thông và Tổ chức Y tế Thế giới. Theo thống kê của chính phủ, Anh Quốc là quốc gia có hơn 41,000 ca tử vong tử vong do coronavirus, cao nhất châu Âu.
Khả năng xét nghiệm coronavirus của Anh đã không theo kịp nhu cầu kể từ khi các trường học mở cửa trở lại trong tháng này. Việc số ca nhiễm gia tăng ở các khu vực của Scotland, xứ Wales và miền bắc nước Anh đã khiến chính quyền địa phương ra lệnh thời giảm thời gian mở cửa của quán rượu và nhà hàng. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-dung-do-nguoi-bieu-tinh-phan-doi-lenh-phong-toa-o-london/
Pháp và Đức sẽ không mua vắc-xin của WHO
Tâm Thanh
Bộ Y tế Pháp hôm 17/9 cho biết, đối với dự án vắc-xin toàn cầu (gọi tắt là COVAX) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, Pháp có thể cung cấp kinh phí, nhưng sẽ không mua loại vắc-xin này. Nguồn tin nội bộ chính phủ Đức hôm 18/9 nói với Reuters rằng Đức cũng sẽ không mua vắc-xin này.
Trong thời gian virus viêm phổi Vũ Hán, còn được gọi là Covid-19 bùng phát, WHO đã thông đồng với Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh khiến các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ cho đến cả thế giới đều cảm thấy thất vọng và tức giận, khiến uy tín của tổ chức này đã bị giảm sút đáng kể.
Reuters đưa tin, Pháp sẽ không mua loại vắc-xin do WHO điều chế, mà sẽ đảm bảo việc tiêm phòng thông qua một kế hoạch chung do Liên minh châu Âu sắp xếp. Quyết định của Pháp đã giáng một đòn mạnh vào WHO, vì quyết định của một nước lớn ở châu Âu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nước khác.
Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố rằng, kế hoạch này nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu, điều chế và có được cơ hội công bằng trong xét nghiệm và điều trị Covid-19 bằng vắc-xin, qua đó đoàn kết chính phủ các nước trên thế giới, hình thành chiến lược chung ứng phó đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành.
Tổng giám đốc tổ chức WHO Tedros Ghebreyesus cho biết hiện tại đã có hơn 170 quốc gia đã tham gia dự án, trong đó có 92 quốc gia thu nhập thấp đang tìm kiếm sự hỗ trợ, và khoảng 80 quốc gia thu nhập cao đã bày tỏ sự quan tâm đối với dự án này.
Tổ chức Y tế Thế giới ấn định ngày 18/9 vừa qua là thời hạn cuối cùng để tham gia chương trình, khoản chi trả tạm ứng đầu tiên được thực hiện trước ngày 9/10.
Trước đây, người đứng đầu của Liên minh châu Âu đã cảnh báo các nước thành viên không thông qua kế hoạch của WHO để mua vắc-xin, vì nó vừa chậm lại vừa đắt. Hơn nữa, việc này không phù hợp với kế hoạch thu mua song song của EU về mặt pháp lý.
Liên minh châu Âu đã đạt được thỏa thuận mua trước vắc-xin mới với công ty dược phẩm AstraZeneca và hiện đang đàm phán với Thủ tướng Anh – Boris Johnson cùng các công ty lớn như: Sanofi – công ty dược phẩm lớn thứ năm thế giới đặt tại Paris, Pháp; Moderna – công ty công nghệ sinh học có trụ sở tại thành phố Cambridge, tiểu bang Massachusetts, Hoa Kỳ và CureVac – công ty dược phẩm sinh học có trụ sở chính tại Tubingen, Đức.
AstraZeneca là một công ty dược phẩm lớn đa quốc gia Anh – Thụy Sĩ được thành lập thông qua việc sát nhập công ty dược phẩm quốc tế Astra AB của Thụy Điển và Tập đoàn Zeneca của Vương quốc Anh (Zeneca Group PLC) vào ngày 6/4/1999.
Công ty có trụ sở chính tại Cambridge, Anh và Tổng bộ nghiên cứu phát triển của nó nằm ở Södertälje, thành phố Stockholm ở Thụy Điển. Đây là một trong những công ty dược phẩm lớn nhất thế giới.
Theo An Na, Soundofhope
Tâm Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/phap-va-duc-cho-biet-se-khong-mua-vac-xin-cua-who.html
Vấn đề Trung Quốc là thất bại lớn nhất
trong thời đại của bà Angela Merkel
Đại Nghĩa
Thủ tướng Đức đã đặt các thỏa thuận thương mại tiềm năng cao hơn các giá trị đạo đức, nhưng bà không chỉ có một mình.
Tác giả Andreas Fulda, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Châu Á của Đại học Nottingham – Anh Quốc hôm 15/9 đã có bài bình luận đăng trên tờ Foreign Policy. Sau đây là bản lược dịch bài viết:
Thủ tướng Angela Merkel đã nói rõ rằng sẽ từ chức sau cuộc tổng tuyển cử tiếp theo của Đức vào mùa thu năm 2021. Khi đó, bà Merkel sẽ có số năm cầm quyền tương đương với cựu thủ tướng Helmut Kohl (16 năm), người mở đường cho việc thống nhất Tây Đức và Đông Đức.
Tương tự ông Kohl, bà Merkel muốn để lại một thành tựu ấn tượng không kém, lần này là ở phương diện quan hệ của Đức với Trung Quốc, nơi bà đã đến thăm 12 lần trong thời gian giữ chức thủ tướng của mình – nhưng các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại đang chống lại ý muốn của bà.
Nhiều thông tin cho rằng bà Merkel muốn rời khỏi chính trường với hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu-Trung Quốc mang tính bước ngoặt ở Leipzig, nơi bà theo học ngành vật lý tại Đại học Các Mác vào giữa những năm 1970. Bà Merkel đã đặt hy vọng vào việc ký kết một hiệp ước đầu tư lịch sử, sẽ làm công bằng sân chơi cho các doanh nghiệp châu Âu ở Trung Quốc. Nhưng chuyện lại không diễn ra theo ý muốn. Do đại dịch COVID-19, nó đã được rút gọn thành một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến kéo dài một ngày .
Cuộc họp báo trên truyền hình sau hội nghị thượng đỉnh kéo dài hai giờ đã cung cấp những góc nhìn đáng chú ý về cách tiếp cận của bà Merkel đối với Trung Quốc. Trong bài phát biểu dài 6 phút của mình, bà Merkel đã nói về Hồng Kông, người thiểu số [Duy Ngô Nhĩ] và nhân quyền chỉ trong 10 giây. Bà thủ tướng với sự nghiêm nghị đặc trưng đã tỏ ra sôi nổi hơn nhiều khi nói về cơ hội lớn trong việc bán rượu và bia của Đức tại thị trường Trung Quốc, theo sau thỏa thuận giữa EU và Trung Quốc về chỉ dẫn địa lý, vốn chiếm đến nửa phút trong tuyên bố của bà.
Không một ngày nào trôi qua mà không có báo cáo về cuộc diệt chủng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ. Điều này hẳn phải là quan trọng ở một quốc gia mà giá trị chủ đạo là “không bao giờ lặp lại” [sai lầm diệt chủng của phát xít]. Phong trào dân chủ can đảm của Hồng Kông đã bị đàn áp với sự hỗ trợ của cái gọi là luật an ninh quốc gia hà khắc. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đe dọa một Đài Loan dân chủ và tự do bằng việc thôn tính quân sự. Và bất chấp bằng chứng rõ ràng về sự tàn bạo độc tài của ĐCSTQ, bà Merkel không sẵn lòng thực hiện những thay đổi thậm chí mang tính thẩm mỹ đối với cách tiếp cận theo chủ nghĩa trọng thương của Đức đối với Trung Quốc .
Vấn đề không chỉ nằm ở bà Merkel. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Politico hồi giữa tháng 7, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier đã tái khẳng định niềm tin vào chính sách “thay đổi thông qua thương mại” của Đức khi nói:
“Tôi luôn bị thuyết phục và tôi vẫn tin rằng có thể đạt được sự thay đổi [đối với cách hành xử của Trung Quốc] thông qua thương mại”. Để chứng minh cho tuyên bố của mình, ông đề cập đến cách tiếp cận can dự trước đây của Tây Đức đối với Đông Âu.
Một thực tế dường như không quan trọng lắm đối với ông là một Liên Xô đang sa sút về kinh tế thời đó khó có thể so sánh với chủ nghĩa tư bản thân hữu do nhà nước lãnh đạo của Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Nhưng vì Altmaier trước đây là chánh văn phòng của Merkel, nên quan điểm của ông có sức nặng. Trong cuộc phỏng vấn đó, ông cũng bác bỏ những lời chỉ trích việc giao thương thương mại của Đức với một Trung Quốc ngày càng độc tài khi nói rằng, “Chúng tôi có quan hệ thương mại với nhiều khu vực trên toàn cầu, bao gồm trong nhiều trường hợp, với cả các quốc gia có nhận thức về nhân quyền khác biệt so với nước Đức chúng tôi”.
Tại sao phải mất quá nhiều thời gian để chính phủ Đức từ bỏ chính sách thay đổi Trung Quốc thông qua thương mại đã thất bại của bà Merkel? Khi nói đến Trung Quốc, chính phủ Đức đã chủ yếu tham gia vào xúc tiến thương mại nước ngoài, trong đó để khu vực tư nhân dẫn dắt. Điều đó giải thích cho các chính sách đối ngoại mang nặng tính chủ nghĩa nghiệp đoàn.
Điều này làm cho việc thay đổi chính sách đối ngoại thông qua các phương tiện lập pháp trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì chính phủ Đức về cơ bản đã để sách đối ngoại của mình cho khu vực tư nhân. Điều
đó cũng có nghĩa là tuyên truyền của doanh nghiệp luôn xuất hiện nhiều trong các bài diễn thuyết trước công chúng Đức về Trung Quốc.
Để biện minh cho thương mại và đầu tư với một Trung Quốc độc tài, các nhà vận động hành lang doanh nghiệp trong nhiều thập kỷ đã thổi phồng tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu truyền thống của Đức.
Trong các chuyến thăm thường xuyên của họ tới Trung Quốc, các chính trị gia cấp cao của Đức bao gồm cựu Thủ tướng Kohl, Gerhard Schröder và Merkel đã cung cấp các hình mẫu truyền thông cho những ngôn luận một chiều như vậy. Bằng cách ký kết các thỏa thuận thương mại và đầu tư trong chuyến thăm Bắc Kinh, họ đã tạo ra ấn tượng rằng Đức phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Thật là trớ trêu khi số liệu thống kê của chính phủ tiết lộ rằng trong năm 2018, Trung Quốc chỉ đứng thứ ba (7,1%), sau Hoa Kỳ (8,7%) và Châu Âu (68,5%) trong tổng xuất khẩu của Đức. Như thường lệ, lời hứa về một thị trường Trung Quốc phần lớn là ảo tưởng cách khá xa thực tế.
Truyền thông Đức thường khuếch đại một cách phi lý những tuyên truyền của doanh nghiệp như vậy. Gần đây tôi đã thảo luận vấn đề này với một chuyên gia truyền thông Đức. Trong cuộc trò chuyện, tôi thấy rõ rằng tư duy nhóm đã góp phần vào lối làm việc khá đáng tiếc của các nhà báo. Thay vì thách thức các ngôn luận chủ lưu, tất cả các nhà báo thường bổ sung một cách tùy tiện và thiếu cân nhắc lối nói kiểu như “thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức” vào các báo cáo liên quan đến Trung Quốc của họ. Như các số liệu thống kê của chính phủ đã đề cập trước đây cho thấy, châu Âu cho đến nay mới là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Đức.
Chính sách Trung Quốc đã lỗi thời của Đức sẽ chỉ thay đổi nếu các chính trị gia và nghị sĩ khẳng định lại vai trò trung tâm của nhà nước và củng cố cả an ninh dân chủ lẫn chính sách công nghiệp. Chuyên gia Didi Kirsten Tatlow từ Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức gần đây đã chỉ ra rằng:
“Châu Âu có thể bảo vệ lợi ích của mình bằng cách chống lại các thông tin sai lệch, kiểm toán và đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xây dựng các liên minh đáng tin cậy, sàng lọc các khoản đầu tư nước ngoài, dán nhãn minh bạch các nguồn thông tin mang tính tuyên truyền, chặn đứng hoạt động của Mặt trận Thống nhất [của chính quyền Trung Quốc], cấm công nghệ Trung Quốc và coi trọng vấn đề an ninh mạng”. Việc tuân theo những lời khuyên đúng đắn như vậy sẽ đòi hỏi ý chí chính trị, điều mà Berlin ngày nay rất tiếc là đang thiếu hụt.
Cũng cần phải điều chỉnh tốt hơn việc vận động hành lang của các doanh nghiệp. Đó là một bí mật mở trong nền kinh tế chính trị tập thể của Đức, rằng chính trị và công nghiệp gắn bó sâu sắc với nhau. Điều này càng làm cho việc tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn, ví dụ như dưới hình thức đăng ký vận động hành lang tại Quốc hội Đức. Nếu các tập đoàn tác động đến chính sách đối ngoại của Đức đối với Trung Quốc, thì công chúng có quyền biết tác giả của nó là ai.
Các học giả và nhà báo nên đóng vai trò của họ bằng cách vạch trần các tuyên truyền của chính phủ và doanh nghiệp vốn vẫn thường hay thổi phồng tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Đức.Và cuối cùng, công dân Đức nên lưu ý đến chính sách chuyển dịch sang chế độ toàn trị ở Trung Quốc của ông Tập, và yêu cầu chấm dứt chính sách “thay đổi Trung Quốc thông qua thương mại” đã thất bại của Đức hiện nay.
Hồ sơ FinCEN: Cộng sự của Putin
rửa tiền qua ngân hàng Barclays?
Một trong những người bạn thân nhất của ông Vladimir Putin có thể đã sử dụng Ngân hàng Barclays ở London để rửa tiền và né các lệnh trừng phạt, theo các tài liệu rò rỉ.
Tỷ phú Arkady Rotenberg quen biết Tổng thống Nga từ thuở nhỏ.
Đời tỷ phú Nga: Putin, tiền bạc và những lời dọa giết
Nhà giàu Việt và trào lưu mua hộ chiếu ngoại ‘vì tương lai con em’
Các hạn chế tài chính, tức là các biện pháp trừng phạt, đã được Hoa Kỳ và EU áp đặt đối với ông Rotenberg vào năm 2014, tức là các ngân hàng phương Tây có thể phải đối mặt với hệ lụy nghiêm trọng khi làm ăn với ông.
Ngân hàng Barclays cho biết họ đã đáp ứng tất cả các trách nhiệm pháp lý và quy định của mình.
Một vụ rò rỉ các hồ sơ mật hay “báo cáo về các hoạt động đáng ngờ” của các ngân hàng tiết lộ cách các công ty được cho là do ông Rotenberg kiểm soát đã nắm giữ các tài khoản bí mật.
Các tài liệu, được gọi là Hồ sơ FinCEN, đã được đưa cho chương trình truyền hình chuyên về phóng sự điều tra có tên BBC Panorama của BBC xem.
‘Vòng trong’
Vào tháng Ba năm 2014, Hoa Kỳ đã trừng phạt kinh tế với Nga sau khi Moscow sáp nhập Crimea thuộc Ukraine.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ khi đó đã đưa tên ông Rotenberg, 68 tuổi, và em trai là ông Boris, 63 tuổi, vào danh sách “người vòng trong của giới lãnh đạo Nga”.
Hai người này đã cùng nhau tập võ cùng một nơi tập judo với ông Putin khi họ còn trẻ.
Trong những năm gần đây, các công ty của Arkady Rotenberg đã xây dựng đường xá, đường ống dẫn khí đốt và một nhà máy điện thông qua các hợp đồng do nhà nước Nga chỉ định.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết hai anh em “đã hỗ trợ cho các dự án riêng của Putin” và “kiếm được hàng tỷ đô la trong các hợp đồng cho Gazprom và Thế vận hội mùa đông Sochi do Putin trao cho họ”.
Năm 2018, Hoa Kỳ đã bổ sung thêm Igor, con trai của Arkady Rotenberg, vào danh sách các cá nhân bị trừng phạt.
Mục đích của lệnh trừng phạt là cắt bỏ những người bị nêu tên khỏi toàn bộ hệ thống tài chính phương Tây.
Tuy nhiên, anh em Rotenberg dường như đã tiếp tục chuyển tiền mặt qua Anh và Mỹ.
Nghệ thuật và rửa tiền
Năm 2008, Barclays mở tài khoản cho một công ty có tên là Advantage Alliance.
Các tài liệu bị rò rỉ cho thấy công ty đã chuyển 60 triệu bảng từ năm 2012 đến năm 2016. Nhiều giao dịch xảy ra sau khi anh em Rotenberg bị đưa vào danh sách trừng phạt.
Vào tháng Bảy năm nay, một cuộc điều tra của Thượng viện Hoa Kỳ cáo buộc anh em Rotenberg đã bí mật mua các tác phẩm nghệ thuật đắt tiền để né các lệnh trừng phạt – Advantage Alliance là một trong những công ty tham gia vào các giao dịch này.
Giới điều tra Mỹ kết luận có bằng chứng chắc chắn rằng Advantage Alliance thuộc sở hữu của Arkady Rotenberg và công ty này đã sử dụng tài khoản Barclays của họ ở London để mua tác phẩm nghệ thuật hàng triệu đô la cho ông.
Một báo cáo nói rằng “tính bảo mật, ẩn danh và thiếu quy định đã tạo ra môi trường chín muồi cho việc rửa tiền và trốn tránh các lệnh trừng phạt”. Các nhà đấu giá ở Mỹ và Anh “không đưa ra được những câu hỏi cơ bản” về đối tượng mua tác phẩm nghệ thuật.
Bất chấp các lệnh trừng phạt, Arkady dường như đã trả 7,5 triệu đô la để mua bức tranh La Poitrine của René Magritte.
Vào ngày 17/6/2014, một công ty liên kết với Arkady đã gửi tiền từ Moscow đến tài khoản Barclays của Advantage Alliance ở London. Ngày hôm sau, Barclays chuyển tiền mặt cho người bán ở New York.
Tài khoản đã đóng
Vào tháng 4/2016, Barclays bắt đầu mở cuộc điều tra nội bộ về nhiều tài khoản mà họ nghi ngờ có liên quan đến anh em nhà Rotenberg.
Sáu tháng sau, ngân hàng đã đóng tài khoản của Advantage Alliance sau khi lo ngại rằng nó đã được sử dụng để chuyển các khoản tiền đáng ngờ.
Nhưng hồ sơ báo cáo hoạt động đáng ngờ bị rò rỉ cho thấy các tài khoản Barclays khác có liên kết bị nghi ngờ với anh em Rotenberg vẫn mở cho đến năm 2017.
Một trong những công ty như vậy là Ayrton Development Limited.
Theo hồ sơ, Barclays nghi ngờ các hoạt động của Ayrton và kết luận rằng “[Arkady] Rotenberg là chủ sở hữu thực sự của Ayrton”.
Barclays không bình luận khi được BBC Panorama hỏi về việc có bao nhiêu tài khoản mà họ nghi ngờ thuộc sở hữu của anh em Rotenberg.
Người phát ngôn của Barclays cho biết: “Chúng tôi tin rằng chúng tôi đã tuân thủ tất cả các nghĩa vụ pháp lý và quy định của mình, bao gồm cả nghĩa vụ liên quan đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.”
Anh em Rotenberg từ chối bình luận về vụ việc này.
Hồ sơ FinCen là tài liệu bí mật rò rỉ tiết lộ cách các ngân hàng lớn cho phép tiền bẩn vào ngân hàng trên khắp thế giới.
Hồ sơ này cũng cho thấy Vương quốc Anh thường là mắt xích yếu trong hệ thống tài chính và London đang ngập tràn tiền mặt của Nga như thế nào.
Thông tin này được BuzzFeed News thu thập được và đã chia sẻ với Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) và 400 nhà báo trên khắp thế giới.
Chương trình Panorama phụ trách phần nghiên cứu cho phóng sự của BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-54234661
Nga khởi động chiến dịch tập trận quy mô Kavkaz-2020
Thanh Hà
Bộ Quốc Phòng Nga thông báo cuộc tập trận Kavkaz-2020 được mở ra từ ngày 21 đến 26/09/2020 tại miền nam nước Nga, huy động gần 13.000 binh sĩ và hàng trăm chiếc xe tăng. Năm nay, Nga mời nhiều nước tham dự, trong đó có Trung Quốc, Pakistan hay Armenia.
Theo thông tín viên đài RFI Daniel Vallot tại Matxcơva, các cuộc tập trận hàng năm là cơ hội để tổng thống Vladimir Putin phô trương sức mạnh quân sự của Nga :
« Mỗi năm đến cùng thời điểm, quân đội Nga huy động hàng ngàn binh sĩ và nhất là rất nhiều các trang thiết bị quân sự để tập trận, qua đó gây ấn tượng mạnh đối với công luận Nga do những hình ảnh các cuộc tập trận này được chiếu đi chiếu lại trên các đài truyền hình. Đồng thời đây cũng là cơ hội để phô trương sức mạnh với cả các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Tuy nhiên lần này, khác với cuộc tập trận Zapad hồi năm 2017, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, không mấy tỏ ra lo ngại, ngoại trừ trường hợp của Ukraina. Mùa hè vừa qua, Kiev quan ngại trước việc Matxcơva đưa tàu chiến đến Hắc Hải để chuẩn bị cho đợt tập trận lần này.
Ngoài ra, từ một vài năm trở lại đây, Nga đã tận dụng các cuộc tập trận để thắt chặt quan hệ với một số quốc gia, trong đó đương nhiên có những nước từng thuộc Liên Xô cũ, và cả các nước châu Á. Cách nay hai năm, Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận chung.
Lần này, Matxcơva mời 9 nước tham dự nhưng đã vấp phải một số căng thẳng về địa chính trị và quân sự hiện tại. Vào giờ chót, Ấn Độ đã viện lý do chính thức là dịch Covid-19 để hủy chương trình tập trận chung, nhưng có lẽ nguyên nhân chính là sự hiện diện của Trung Quốc trong chiến dịch này.
Một quốc gia khác cũng đã phải vắng mặt vào giờ chót đó là Azerbaijan, do muốn tránh giáp mặt Armenia sau một loạt sự cố quân sự giữa đôi bên hồi mùa hè năm nay ».
Tân thủ tướng Nhật có cuộc điện đàm đầu tiên
với TT Mỹ Donald Trump
Đại Nghĩa
Ông Trump nói với ông Suga rằng hãy gọi vào bất kỳ giờ nào trong ngày nếu cần!
Tân thủ tướng Nhật Suga Yoshihide khẳng định tầm quan trọng của liên minh Mỹ-Nhật trong cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm Chủ nhật (20/9), theo Asian Nikkei Review.
Tân lãnh đạo Nhật Bản nói với Tổng thống Trump rằng liên minh Mỹ-Nhật là “nền tảng cho hòa bình và ổn định trong khu vực”, theo mô tả cuộc điện đàm kéo dài 25 phút của ông Suga cho phóng viên sau đó.
Tổng thống Trump đáp lại rằng hai nước nên tiếp tục thúc đẩy quan hệ đồng minh. Theo chính phủ Nhật Bản, hai người đã đồng ý hợp tác phát triển, phân phối vắc-xin và phương pháp điều trị virus corona.
Thủ tướng Suga kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ đối với một nghị quyết về công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc hàng chục năm trước.
“Chúng tôi sẽ có những nỗ lực mang tính quyết định để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng”, ông nói với tổng thống Trump.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về việc thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, cũng như tình trạng rạn nứt ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Ông Trump nói với ông Suga rằng có thể gọi vào bất kỳ giờ nào trong ngày nếu cần thiết.
“Chúng tôi đồng ý làm việc chặt chẽ với nhau”, Thủ tướng nói với các phóng viên. “Tôi cảm thấy đó là một cuộc trò chuyện cực kỳ hiệu quả”.
“Tôi hy vọng sẽ nhân cơ hội này để nói chuyện với các nhà lãnh đạo khác cũng như truyền đạt lập trường của Nhật Bản và tăng cường hợp tác quốc tế”, ông Suga nói.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản Kitamura Shigeru sẽ gặp người đồng cấp Mỹ Robert O’Brien và các quan chức khác tại Mỹ trong tuần này.
Thủ tướng Suga cũng đã nói chuyện với Thủ tướng Úc Scott Morrison vào cùng ngày.
Theo Asian Nikkei Review
Đại Nghĩa biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/tan-thu-tuong-nhat-co-cuoc-dien-dam-dau-tien-voi-tt-my-donald-trump.html
Lo ngại Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Nhật
đề nghị cấp mức ngân sách kỷ lục
Lục Du
Bộ Quốc phòng Nhật Bản (JMD) sẽ đề nghị được cấp khoản ngân sách cao kỷ lục, 5.4 nghìn tỷ yên (tương đương 51.6 tỷ USD), cho năm tài khóa 2021 để củng cố sức mạnh quốc phòng trong bối cảnh Bắc Kinh gia tăng các đe dọa trong khu vực.
JMD coi việc gia tăng tài khóa 2021 là cần thiết vì bối cảnh an ninh Đông Á diễn biến khó lường, Trung Quốc đang tỏ ra lấn lướt ở khu vực Biển Đông và Hoa Đông, trong khi Triều Tiên tiềm ẩm các nguy cờ từ chương trình hạt nhân của họ.
Tân Thủ tướng Yoshihide Suga đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tiếp tục những nỗ lực của chính phủ tiền nhiệm nhằm tăng cường khả năng phòng thủ và chiến lược ngoại giao cho Nhật Bản.
Ngoài việc Trung Quốc và các nước láng giềng tăng cường các động thái quân sự, JMD còn lo ngại về các mối đe dọa ngày càng tăng trong không gian và lĩnh vực mạng. Vì thế họ muốn được cấp một ngân sách lớn hơn để phát triển các công nghệ mới và đào tạo nhân lực đối phó với những mối đe dọa này, JMD cũng muốn có thêm kinh phí dùng khởi động một đơn vị tác chiến điện tử chuyên dụng sử dụng sóng điện từ ngăn chặn các cuộc tấn công của kẻ thù.
JMD cũng muốn đầu tư cho việc phát triển các động cơ phản lực mới cung cấp năng lượng cho máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo dự kiến triển khai vào năm 2035, thời điểm Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bắt đầu ngừng hoạt động F-2. JMD sẽ ký hợp đồng với Mitsubishi Heavy Industries mua máy bay chiến đấu mới vào đầu tháng 10.
Theo Nikkei
Quân đội Đài Loan khẳng định
quyền « tự vệ » và « đáp trả » Trung Quốc
Thanh Hà
Thông cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan ngày 21/09/2020 khẳng định quyền tự vệ đáp trả đối với các hành vi « sách nhiễu và đe dọa » của Trung Quốc. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh liên tục phô trương sức mạnh tại eo biển Đài Loan.
Văn bản nói trên cho biết đã « quy định rõ ràng » về những « phản ứng đầu tiên » của Đài Loan trong trường hợp bị tấn công. Chiến lược này được đưa ra trong bối cảnh Đài Bắc ghi nhận từ đầu năm tới nay « tàu chiến và chiến đấu cơ của kẻ thù có những hành động dồn dập sách nhiễu và gia tăng hù dọa » nhắm vào hòn đảo này.
Đài Loan nhắc lại nguyên tắc « không leo thang » và « không gây hấn trước » nhưng có quyền tự vệ, phản công và « không sợ kẻ thù ». Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng tài liệu của bộ Quốc Phòng Đài Loan đã nhiều lần sử dụng cụm từ « kẻ thù » trong thông cáo hôm nay. Lập trường cứng rắn của bộ Quốc Phòng Đài Loan được đưa ra một ngày sau phát biểu của tổng thống Thái Anh Văn, xem Trung Quốc là mối đe dọa đối với toàn khu vực.
Tại Bắc Kinh báo China Daily trong bài xã luận hôm 21/09/2020 trực tiếp lên án Hoa Kỳ dùng lá bài Đài Loan để kềm tỏa ảnh hưởng Trung Quốc đồng thời khẳng định quyết tâm của Bắc Kinh thống nhất Đài Loan.
Hãng tin Reuters nhắc lại Bắc Kinh phẫn nộ trước việc Mỹ ngày càng ủng hộ Đài Loan. Hai quan chức cao cấp trong chính quyền của tổng thống Trump liên tục đến thăm Đài Loan. Thêm vào đó Washington đang có kế hoạch bán thêm vũ khí cho Đài Bắc.
Thái Anh Văn: Các cuộc tập trận của Trung Quốc
bộc lộ rõ bản chất của Bắc Kinh
Quý Khải
Việc chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát Đài Loan trong hai ngày liên tiếp đã chứng tỏ Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với toàn bộ khu vực, đồng thời sẽ cho người Đài Loan càng ngày thấy rõ hơn bản chất thực sự của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết hôm Chủ nhật (20/9).
Nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến tại eo biển Đài Loan và tiến vào vùng nhận dạng phòng không của nước này liên tiếp vào hai hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước, khiến Đài Loan phải cử máy bay phản lực để đánh chặn. Trung Quốc vẫn luôn tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ của mình và sẵn sàng dùng vũ lực để chiếm đóng, theo Reuters.
Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Sáu xoay quanh việc thúc đẩy các nỗ lực giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã công bố triển khai các cuộc tập trận chiến đấu gần eo biển Đài Loan và tố cáo cái mà nước này gọi là sự thông đồng giữa hòn đảo này với Mỹ.
Các cuộc tập trận diễn ra khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đang có chuyến thăm chính thức Đài Bắc. Đây là chuyến thăm của một quan chức cao cấp nhất Bộ Ngoại giao Mỹ trong suốt 4 thập kỷ.
Trao đổi với các phóng viên, Tổng thống Thái đã phản bác các cuộc tập trận của Trung Quốc.
Bà Thái nói:
“Tôi tin rằng những hoạt động này không giúp ích gì cho hình tượng quốc tế của Trung Quốc. Những hoạt động này còn khiến người dân Đài Loan cảnh giác hơn nữa, hiểu rõ hơn bản chất thực sự của chính quyền cộng sản Trung Quốc”.
“Ngoài ra, các nước khác trong khu vực cũng hiểu rõ hơn về mối đe dọa từ Trung Quốc,” bà Thái nói thêm. “Những quan chức Trung Quốc phải tự kiềm chế bản thân, và không được có hành vi kích động”.
Lực lượng không quân Trung Quốc hôm thứ Bảy đã công bố một đoạn video ghi hình các cuộc tập trận của máy bay ném bom H-6 có khả năng mang tên lửa hạt nhân, vốn được bao hàm trong nhiều cuộc xâm lược của máy bay Trung Quốc vào không phận Đài Loan.
Một đoạn dựng phim mô phỏng một cuộc tấn công của oanh tạc cơ H-6 nhằm vào căn cứ không quân chính của Hoa Kỳ trên đảo Guam.
Khi được hỏi về quyết định công bố đoạn phim này của Trung Quốc khi Thứ tưởng Mỹ Krach đang ở thăm Đài Loan, bà Thái cho biết các hoạt động gần đây của Trung Quốc là một mối đe dọa rộng lớn hơn, không chỉ đối với Đài Loan.
“Sự tồn tại của Trung Quốc thực sự rất hung hăng và sẽ mang lại một mối đe dọa nhất định”.
Trong các bình luận của truyền thông nhà nước Trung Quốc từ một diễn đàn quan hệ với Đài Loan tổ chức ở thành phố Hạ Môn, miền đông nam Trung Quốc, Uông Dương, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, hôm Chủ nhật đã không đề cập trực tiếp đến các cuộc tập trận gần đây.
Ông Uông Dương đã tái khẳng định việc Đài Loan tìm kiếm một nền độc lập là đi vào ngõ cụt và rằng “việc dựa vào thế lực nước ngoài để tự nâng cao bản thân là hành động liều lĩnh trong bối cảnh tuyệt vọng”.
“Nó sẽ chỉ mang lại cho Đài Loan những rủi ro mà nước này không thể chịu đựng được. Chúng tôi sẽ không dung thứ cho bất kỳ tổn hại nào đến chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của đất nước”, ông Uông nói.
Có vẻ như sẽ có nhiều xích mích hơn nữa khi Đài Loan và Hoa Kỳ tiếp tục làm sâu sắc hơn mối quan hệ, trong đó Đài Loan đang mong muốn đạt được một hiệp định thương mại tự do.
Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Vương Mỹ Hoa hôm Chủ nhật cho biết hòn đảo này có kế hoạch tổ chức đối thoại kinh tế chính thức với Mỹ, sau khi đã có một cuộc đàm phán không chính thức với Thứ trưởng Krach và nhóm của ông về các vấn đề như tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Theo Ben Blanchard, Reuters
Quý Khải biên dịch
Thân nhân của 12 người Hồng Kông
bị Trung Cộng bắt giữ yêu cầu có luật sư riêng
Tin từ Hồng Kông – Thân nhân của một trong số 12 người Hồng Kông bị Trung Cộng bắt giữ trên biển vào tháng trước đã yêu cầu chính quyền thành phố kiểm tra tình trạng của họ và bảo đảm các luật sư do gia đình thuê chứ không phải do chính quyền Trung Cộng chỉ định.
12 người này bị bắt vào ngày 23/08/2020 vì tội xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của Trung Cộng sau khi khởi hành từ Hồng Kông trên một chiếc thuyền đi đến Đài Loan. Tất cả đều bị tình nghi phạm tội ở Hồng Kông liên quan đến cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra vào năm ngoái. 10 người đã bị buộc tội, được đóng thế chân tại ngoại và không được phép rời khỏi Hồng Kông, và hiện tất cả đang bị giam giữ ở Thẩm Quyến.
Hôm Chủ nhật (20 tháng 9), thân nhân của một số người bị giam giữ đã tổ chức một cuộc họp báo bên ngoài trụ sở cảnh sát Hồng Kông để bày tỏ sự bất mãn với chính quyền địa phương. Các thân nhân cũng yêu cầu cảnh sát “cho biết ngày, giờ, địa điểm và quá trình bắt giữ” và liệu có ai bị thương hay thương vong hay không, đồng thời yêu cầu Bộ Hàng hải công bố hồ sơ radar của ngày bắt giữ. Họ nói rằng chính phủ “chỉ trốn tránh trách nhiệm và khiến công chúng hoang mang chỉ với những lời bào chữa”.
Hôm thứ Ba tuần trước (15 tháng 9), đặc khu trưởng Hồng Kông Carrie Lam đã lên tiếng bất bình với việc nhóm người bị bắt giữ bị một số người gọi là “các nhà hoạt động dân chủ bị đàn áp”, nói rằng họ đang trốn chạy luật pháp. Bà Lam cho biết họ sẽ phải bị chính quyền đại lục “giải quyết”, nhưng cam kết cung cấp bất cứ hỗ trợ nào “khả thi”. (BBT)
https://www.sbtn.tv/than-nhan-cua-12-nguoi-hong-kong-bi-trung-cong-bat-giu-yeu-cau-co-luat-su-rieng/
TQ ‘mượn’ phim Hollywood để dọa Mỹ
ở vùng châu Á-Thái Bình Dương?
Không quân Trung Quốc mới đây đăng tải một đoạn video ngắn, với cảnh các máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân H-6 tấn công giả định vào nơi trông giống Căn cứ Không quân Andersen của Mỹ trên đảo Guam, Thái Bình Dương.
Đoạn video được đăng trên tài khoản Weibo của Lực lượng Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân hôm thứ Bảy 19/9, là ngày thứ hai Trung Quốc có cuộc diễn tập ở gần Đài Loan.
Trung Quốc tập trận giữa lúc quan chức Mỹ thăm Đài Loan
Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’
TQ thông báo tập trận lớn ở Hoàng Sa, VN quan ngại
Việc này nhằm tỏ ý giận dữ đối với chuyến thăm của một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tới Đài Bắc, Reuters tường thuật.
‘Mượn’ hình ảnh
Video dài 2 phút 15 giây, được trình bày theo kiểu giống như trailer giới thiệu của phim Hollywood, với phần nhạc nền trang nghiêm, gây xúc động.
Trong phim có cảnh các máy bay ném bom H-6 cất cánh từ một căn cứ ở sa mạc. Video này được đặt tên là “Thần chiến tranh H-6K tấn công”.
Bay được nửa đường, một viên phi công nhấn nút thả tên lửa xuống đường băng cạnh biển, không được xác định cụ thể là nơi nào.
Cảnh nơi bị ném bom trong đoạn phim do quân đội Trung Quốc đăng tải được cho là trông giống thiết kế của Căn cứ Không quân Andersen
Quả tên lửa rơi xuống đường băng, và hình ảnh vệ tinh cho thấy nơi này có thiết kế rất giống với Căn cứ Andersen.
Guam là nơi đặt các cơ sở quân sự lớn của Hoa Kỳ, trong đó có một căn cứ không quân nơi sẽ đóng vai trò then chốt trong việc ứng phó với bất kỳ cuộc xung đột nào ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Âm nhạc đột ngột dừng khi các hình ảnh hiện lên với cảnh mặt đất rung chuyển rồi tới cảnh vụ nổ, nhìn từ trên không xuống.
“Chúng tôi là những người bảo vệ an ninh cho bầu trời đất mẹ; chúng tôi có niềm tin, và có khả năng bảo vệ an ninh cho bầu trời quê hương,” không lực Trung Quốc viết trong một đoạn miêu tả ngắn về video.
Cả Bộ Quốc phòng Trung Quốc lẫn Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đều chưa bình luận gì về video này, Reuters nói.
Tuy nhiên, video “nhằm cảnh báo Mỹ rằng ngay cả ở những vị trí tưởng chừng an toàn, ở phía sau như Guam cũng có thể bị đe dọa khi cuộc xung đột liên quan tới các điểm nóng trong khu vực như Đài Loan hoặc Biển Đông bùng nổ”, theo nhận xét của Collin Koh, nhà nghiên cứu tại tại viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Singapore.
Báo South China Morning Post (SCMP) ở Hong Kong dẫn nguồn một số nhà quan sát, nói rằng một số cảnh trong đoạn video trông giống như được lấy trực tiếp từ bộ phim giành giải Oscar hồi năm 2008, The Hurt Locker, và bộ phim hành động ra hồi 1996, The Rock.
Báo này cũng dẫn nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc xác nhận việc ‘mượn’ hình ảnh.
Nguồn tin ẩn danh này nói với SCMP rằng việc cơ quan tuyên truyền của quân đội Trung Quốc ‘mượn’ các cảnh trong phim Hollywood để làm sản phẩm của mình trông huy hoàng hơn là điều khá phổ biến.
Tuy “mượn”, nhưng quân đội Trung Quốc khó có khả năng phải đối diện với các vấn đề về vi phạm bản quyền khi “chỉ dùng vài giây”, và “không nhằm mục đích thương mại”, nguồn tin này nói.
Người dân Trung Quốc không quan tâm tới việc có chuyện mượn cảnh phim Hollywood hay không, mà họ để ý nhiều hơn tới nội dung thông điệp mà phim tuyên truyền đưa ra: đó là quân đội Trung Quốc sẽ không bao giờ để bất kỳ thì lực lượng nước ngoài nào can thiệp vào vấn đề Đài Loan, theo một nhà bình luận quân sự từ Hong Kong.
“Quân đội Giải phóng Nhân dân không chỉ tập trung duy nhất tới Guam,” Song Zongping được SCMP dẫn lời. “Hoa Kỳ có các máy bay ném bom chiến lược triển khai ở một số căn cứ quân sự tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có cả các căn cứ ở Nhật Bản.”
Hôm thứ Hai, Bộ Tư lệnh Tác chiến miền Đông Trung Quốc, vốn chịu trách nhiệm đối với việc tấn công Đài Loan, cũng ra một video tuyên truyền của riêng mình – video có tên “sẽ thế nào nếu chiến tranh nổ ra ngày hôm?”.
Trong video này có cảnh binh lính chạy vào những ngọn đồi rậm rạp cây cối và có tên lửa đạn đạo được phóng ra.
“Đất mẹ, tôi thề sẽ chiến đấu vì người cho tới chết,” những dòng chữ Trung Quốc lớn màu vàng hiện lên vào cuối đoạn video, và hình ảnh các vụ nổ bùng lên ở phía hậu cảnh màn hình.
Máy bay ném bom H-6 đã thực hiện một số chuyến bay quanh và gần Đài Loan, theo thông tin từ không quân Đài Loan, bao gồm cả các chuyến bay hồi tuần trước.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54233576
Tranh chấp Trung – Mỹ:
Bắc Kinh đã thất bại ở châu Âu
Hương Thảo
Châu Âu không dễ mua chuộc như chính quyền Tập Cận Bình tưởng, bởi khi có mâu thuẫn, châu Âu sẽ đặt các giá trị an ninh và ý thức hệ lên trên lợi nhuận.
Phân tích của chuyên gia kinh tế và chính trị nổi tiếng về Trung Quốc, giáo sư Bùi Mẫn Hân của Trường Cao đẳng Claremont McKenna (CMC) trên truyền thông Nhật Bản vào ngày 14/9 cho biết, châu Âu đã trở thành chiến trường chính của các cuộc xung đột địa chính trị trong Chiến tranh Lạnh mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nhưng chính quyền Trung Quốc đã thất bại trong việc mua chuộc châu Âu và đang thua trận này.
Giáo sư Bùi Mẫn Hân viết trên Nikkei Asian Review rằng, mặc dù về mặt địa lý, xung đột chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn sẽ giới hạn ở Đông Á và Đông Nam Á, nhưng châu Âu sẽ trở thành chiến trường với những ưu thế về kinh tế, kỹ thuật và ngoại giao.
Ông cũng chỉ ra rằng, khi sự chia rẽ kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hoàn toàn mở ra, châu Âu sẽ trở thành kênh chính để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiến hành mậu dịch, đầu tư và chuyển nhượng công nghệ với các nền kinh tế tư bản phát đạt. EU (Liên minh châu Âu) là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2019, khi tổng kim ngạch thương mại hàng hóa hai chiều giữa Trung Quốc và châu Âu vượt 600 tỷ USD. Do ảnh hưởng toàn diện của các quy chế hạn chế chuyển nhượng công nghệ của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, nên đối với Bắc Kinh, châu Âu tương lai sẽ trở thành nguồn chuyển nhượng công nghệ chủ yếu nhất cho Trung Quốc trong những thập kỷ tới.
Giáo sư Bùi Mẫn Hân tin rằng về mặt ngoại giao, EU cũng sẽ có ảnh hưởng quyết định đến các vấn đề chính như nhân quyền và cải cách các thể chế quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới, và hiện trạng tương lai của Đài Loan. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ gần đây đã cử Ngoại trưởng Vương Nghị tới 5 nước châu Âu gồm Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức trong 8 ngày.
Chuyến đi của Vương Nghị đã không thể giành thắng lợi
Chuyến chinh phạt châu Âu của Vương Nghị là một thất bại. Ông Bùi Mẫn Hân nói rằng đại sứ của Tập Cận Bình được tiếp đón lịch sự nhưng thờ ơ ở bất cứ nơi nào ông ta đến. Tại Đức, Vương Nghị đã bị Ngoại trưởng Đức Heiko Maas “cảnh cáo” vì đã đe dọa Chủ tịch Thượng viện Séc đang thăm Đài Loan.
Tờ Bloomberg đã đăng một bài phân tích tương tự vào ngày 5/9, nói rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc (ĐCSTQ) đã có một năm tồi tệ ở châu Âu, nhưng chuyến thăm của Vương Nghị còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Bài báo nêu rõ mục tiêu hàng đầu của Tập Cận Bình ở châu Âu là ngăn chặn EU và Hoa Kỳ thành lập liên minh chống lại Bắc Kinh. Ông ta đã hy vọng sẽ đạt được bước đột phá tại Hội nghị thượng đỉnh dự kiến tổ chức với các nhà lãnh đạo EU vào ngày 14/9. Tuy nhiên, do đại dịch, nó sẽ được đổi thành hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Vì nắm “cổ phần” rất cao trong hội nghị thượng đỉnh này, Tập Cận Bình lần đầu tiên cử Ngoại trưởng Vương Nghị tới 5 nước châu Âu để chuẩn bị “hành động điềm ngôn mật ngữ”, tìm cách nói lời đường mật với châu Âu. Bài báo viết, “đã có những cuộc đàm phán song phương, nhưng chẳng hề ngọt ngào”.
Bài báo chỉ ra rằng sau khi Vương Nghị đến châu Âu, ông ta hy vọng sẽ nhìn thấy vẻ mặt tươi cười đã thành tập quán của người châu Âu, bởi vì người châu Âu háo hức hơn người Mỹ trong việc duy trì thương mại và tiến hành kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng thay vào đó, ông ta ngạc nhiên trước sự phản đối mà ông nhận được, ngoài các chi tiết của nghi thức chính thức trong chuyến thăm châu Âu.
Ngoại trưởng Đức Maas bác bỏ lời đe dọa của Vương Nghị đối với Chủ tịch Thượng viện Séc đến thăm Đài Loan trong cuộc họp báo chung. Ông Maas nói, “Là người châu Âu, chúng tôi hành động hợp tác chặt chẽ” và yêu cầu sự tôn trọng. Ông nhấn mạnh rằng “Những lời đe dọa không phù hợp ở đây”. Đồng thời, đại diện Pháp, Slovakia và các nước Châu Âu khác cũng nhanh chóng bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ tuyên bố của Ngoại trưởng Mass.
Bài báo tin rằng trong một thế giới mà thuật ngữ ngoại giao mang tính lễ nghi như vậy, khoảnh khắc này không chỉ đánh dấu một giai điệu mới của châu Âu, mà còn là một hướng đi mới. Bài báo cho biết trong nhiều năm, nhiều nước châu Âu, đặc biệt là Đức, xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp, đã giả vờ không nhìn thấy bất cứ vi phạm nhân quyền nào của Trung Quốc, việc nó lợi dụng thị trường mở của Liên minh châu Âu và bắt nạt các lãnh thổ châu Á.
“Thời đại này dường như đã kết thúc”, bài báo nói rằng danh sách các nước châu Âu không hài lòng với Trung Quốc (ĐCSTQ) là “quá dài”, bao gồm cả việc đàn áp Hồng Kông, đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, vấn đề Biển Đông và hành vi cướp bóc thương mại của ĐCSTQ.
Chưa kể việc Vương Nghị bị tiếp đón lạnh nhạt ở châu Âu, để làm cho tình hình tệ hơn, Đức đã tuyên bố một chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương mới, một ngày sau khi Vương Nghị rời Berlin. Chính sách này tập trung vào việc thúc đẩy pháp quyền và mở rộng thị trường, và đã có một sự thay đổi lớn so với chiến lược ưu tiên quan hệ với Trung Quốc trước đây. Theo phân tích của giới truyền thông, điều này đồng nghĩa với việc Đức điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc: một mặt giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, mặt khác thông qua việc tạo ra mối quan hệ đa cực để gây áp lực lên ĐCSTQ.
Mua chuộc châu Âu không dễ, ĐCSTQ phải đối mặt với nhiều thách thức
Ông Bùi Mẫn Hân nhận định, khi ĐCSTQ khảo sát bất cứ hy vọng nào để EU không xích lại gần Hoa Kỳ trong cuộc tranh giành bá quyền Mỹ – Trung, họ lẽ ra phải nhận ra rằng châu Âu không dễ bị mua chuộc như vậy.
Bùi Mẫn Hân cho rằng, xét từ góc độ quan hệ kinh tế và an ninh lâu dài của châu Âu với Mỹ, cũng như mối quan hệ về ý thức hệ, trong cuộc Chiến tranh Lạnh mới, EU có nhiều khả năng đứng về phía Mỹ hơn là chỉ ngồi nhìn. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh sẽ phải trả giá đắt cho chiến lược tạo ra một EU trung lập.
Ông nói rằng các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ có thể nghĩ rằng lợi ích kinh tế khổng lồ của EU ở Trung Quốc sẽ đủ để đảm bảo xác lập ‘tính trung lập’ của họ (nghĩa là không dựa vào Hoa Kỳ). Nhưng họ nên suy nghĩ lại, bởi vì một bài học quan trọng của sự tách rời Mỹ-Trung là khi buộc phải lựa chọn, các nền dân chủ tư bản sẽ đặt các giá trị an ninh và ý thức hệ lên trên lợi nhuận. Để ngăn các nền dân chủ châu Âu đứng về phía Mỹ, Bắc Kinh cần nhiều hơn là sự cám dỗ của thị trường khổng lồ Trung Quốc.
Bùi Huệ Mẫn chỉ ra rằng ĐCSTQ phải đối mặt với một số thách thức trong việc thu hút châu Âu. Ông nói rằng EU, cũng như Hoa Kỳ, có những quan ngại hợp lý và sâu sắc về các chính sách và thực tiễn kinh tế của Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không đáp lại bằng những nhượng bộ và cải cách trong nước, nền tảng thương mại mà mối quan hệ EU-Trung Quốc sẽ suy yếu nhanh chóng cũng như mối quan hệ Mỹ-Trung. Ngoài các nhượng bộ về kinh tế, Bắc Kinh cũng nên tích cực hợp tác với EU về biến đổi khí hậu.
Giáo sư Bùi Huệ Mẫn cũng tuyên bố rằng thách thức khó khăn nhất đối với ĐCSTQ để đảm bảo rằng EU không nghiêng về Hoa Kỳ là vấn đề nhân quyền. EU vô cùng bất bình với việc ĐCSTQ giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương trên quy mô lớn, phiên bản Hồng Kông của Luật An ninh Quốc gia và các hành động đàn áp chính trị leo thang khác. Nếu chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục vi phạm các cam kết quốc tế và đối xử với công dân của mình bằng nắm đấm sắt, khó có thể tưởng tượng rằng các nước EU sẽ bảo trì vị trí trung lập về mặt chiến lược.
Hương Thảo tổng hợp
https://www.dkn.tv/the-gioi/tranh-chap-trung-my-bac-kinh-da-that-bai-o-chau-au.html
Trung Quốc vô tình tiết lộ số người
bị bắt giam trong các trại cải tạo ở Tân Cương
Hương Thảo
ĐCSTQ gián tiếp thừa nhận bắt giam 8 triệu người trong trại cải tạo ở Tân Cương
Một tài liệu được Bắc Kinh công bố đã gián tiếp phơi bày quy mô các trại tập trung ở Tân Cương, khi các quan chức cho biết có tới 8 triệu người đã trải qua các “khóa đào tạo” tại các “trại cải tạo” của nhà nước tại tỉnh tự trị phía Tây Bắc Trung Quốc này, theo tờ The Sun hôm 18/9.
Từ lâu, Trung Quốc đã bị cáo buộc sử dụng các trại tra tấn địa ngục để trấn áp những người bất đồng chính kiến và đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh Tân Cương.
Năm 2018, một phụ nữ may mắn đào thoát, cô Mihrigul Tursun, 29 tuổi, nói với các chính trị gia Hoa Kỳ rằng cô đã bị họ tra tấn bằng cách sốc điện.
“Tôi đã nghĩ tôi thà chết đi còn hơn phải trải qua cuộc tra tấn này. Tôi đã cầu xin họ giết tôi”, cô nói.
Một nạn nhân khác, anh Kayrat Samarkand đã kể lại việc các lính canh đã bắt anh mặc bộ đồ thiếu nữ làm bằng sắt lên người.
Anh nói với hãng tin NPR: “Họ bắt tôi mặc thứ mà họ gọi là ‘quần áo sắt’- một bộ đồ làm bằng kim loại nặng hơn 23kg.
“Bộ đồ này ép tay và chân của tôi ra thành một tư thế dang rộng. Tôi không thể cử động chút nào và lưng của tôi thì đau khủng khiếp”.
Simon Cheng, nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông nói rằng anh ta đã bị bắt cóc và tra tấn trong một trại như vậy. Anh nói rằng anh đã bị “bịt mắt, còng tay và cùm chân”, bị treo lên bằng cổ tay, bị buộc phải quỳ hoặc ngồi xổm trong những tư thế căng cứng, không được ngủ và bị đánh đập.
Nhưng các nhà lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các trại giam chỉ đơn giản là các “trung tâm dạy nghề”.
Một báo cáo của chính phủ Trung Quốc có ghi:
“Thông qua các chính sách chủ động về lao động và việc làm, Tân Cương đã không ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa cho người dân, đồng thời đảm bảo và phát triển quyền con người trong mọi lĩnh vực”.
Các số liệu trong báo cáo đã tiết lộ quy mô của chương trình “dạy nghề”.
Hơn một triệu công nhân – trong đó có 415.000 người từ miền nam Tân Cương – đã từng bị bắt vào trại hàng năm trong giai đoạn 2014 – 2019.
Con số này không chỉ rõ liệu có nhiều người bị bắt vào trại nhiều hơn một lần hay không. Nhưng tổng cộng, gần 8 triệu người trong tổng dân số khoảng 25 triệu người dân Tân Cương có thể đã phải trải qua chương trình này, số liệu mới cho thấy.
Và các nhà vận động nhân quyền nói rằng người dân ở Tân Cương đã phải chịu sự giám sát, hạn chế về tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa, bị cưỡng bức triệt sản đối với phụ nữ – những hành vi cấu thành nên chính sách “diệt chủng văn hóa”.
Trong tuần, một nghị sĩ Anh đã ví các trung tâm này như trại tập trung.
Nghị sĩ Đảng Bảo thủ Anh Tom Tugendhat nói với tờ Telegraph: “Việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm sắc tộc khác ở Tân Cương gợi lại những ký ức kinh hoàng mà chúng ta đã chứng kiến vào thời kỳ những năm 1930 [ở Đức Quốc xã]”.
“Đã có những hành động tàn bạo tương tự kể từ đó, và mỗi lần như vậy thế giới đều hứa sẽ không bao giờ cho phép những hành động như vậy tái diễn.
“Tuy nhiên, giờ đây chúng ta đã có bằng chứng rõ ràng và không thể phủ nhận về cuộc đàn áp hàng triệu người trong cái gọi là trại cải tạo, với những báo cáo đáng tin cậy về lạm dụng thể chất, cưỡng bức triệt sản, điều kiện sống bẩn thỉu và chương trình tẩy não do nhà nước chỉ đạo”.
Bắc Kinh phủ nhận các tuyên bố vi phạm nhân quyền – và nói rằng các chính sách dạy nghề này là cần thiết để trấn áp khủng bố và giúp đỡ những người nghèo.
Tuy nhiên, các nhà báo và các nhóm nhân quyền bị hạn chế tiếp cận các khu vực trại cải tạo.Chính phủ Mỹ đã có một loạt các biện pháp đối với vấn đề Tân Cương, bao gồm chế tài các quan chức đàn áp quyền tự do tín ngưỡng đối với nhóm dân tộc thiểu số theo sắc tộc Turk, cấm nhập bông và các sản phẩm sử dụng lao động cưỡng bức, cũng như trừng phạt một tập đoàn quân sự có dính líu đến vi phạm nhân quyền tại khu vực.
Trung Quốc bị tố cắt ghép phim Mỹ
khi chế tác phim phô trương ‘sức mạnh quân sự’
Tâm Thanh
“Bộ phim này thật đáng xấu hổ”.
Tài khoản Weibo chính thức của Không quân Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)“空军在线”ngày 19/9 đã đăng tải đoạn phim ngắn “Chiến thần oanh tạc – 6K, tấn công!” với nội dung mô phỏng một cuộc tập kích đường không của oanh tạc cơ – máy bay ném bom vào căn cứ quân sự trên hải đảo Guam của Mỹ.
Tuy nhiên, sau khi đoạn phim ra mắt đã bị cư dân mạng tinh mắt phát hiện, nhiều cảnh tượng, đoạn phim chính là được lấy từ phim điện ảnh Mỹ khiến cư dân mạng bàn tán xôn xao.
Theo tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, đoạn phim này là cảnh quay chân thật, những hình ảnh như: Máy bay ném bom cất cánh, phi công điều khiển và nhân viên hậu cần ở mặt đất,… đều do chính quân đội ĐCSTQ đứng ra thực hiện.
Trong phim, khán giả có thể thấy “oanh tạc cơ – 6K” cất cánh từ căn cứ. Sau khi phi công điều khiển máy bay đến gần mục tiêu, khóa chắc vị trí bắn rồi ném bom oanh tạc, còn căn cứ quân sự xuất hiện trong phim giống như căn cứ quân sự trên hải đảo Guam của Mỹ.
Sau khi video này được phát hành đã nhận được rất nhiều lời khen của cư dân mạng Trung Quốc về thước phim quay rất sống động. Nhưng không ngờ sau đó, đoạn phim đã bị cư dân mạng tinh mắt phát hiện có nhiều hình ảnh mô phỏng trong phim chính là được cắt ghép từ các bộ phim điện ảnh của Mỹ, hơn nữa không chỉ lấy từ một phim, mà trong đó có cả những đoạn trong phim “The Hurt Locker” và The Rock.
Về vấn đề này, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã chỉ trích:
“Có thể không dùng các bộ phim bom tấn của Hollywood để cắt ghép hay không?”.
“Hình ảnh được phối lấy từ phim “The Rock” (1996)…”
“Bộ phim này thật đáng xấu hổ”.
“Khi nào các cán bộ tuyên truyền có thể tự phối nhạc hoặc sử dụng nhạc phim trong nước, thêm nữa là các hình ảnh được mình tự quay và tự chế tác, thì đó mới thực sự là hùng mạnh. Sử dụng hình ảnh và nhạc phim nước ngoài để tuyên truyền như thế này…rất khó để người ta không nghĩ là có nội gián bên trong”.
Cũng có cư dân mạng chất vấn rằng hành vi quân đội ĐCSTQ sử dụng phim Mỹ là không phù hợp: “Bất kể nội dung phim bộ phim muốn truyền đạt, hay lập trường của phía quân đội, cắt ghép hình ảnh từ phim Mỹ vẫn là không phù hợp ”.
“Trước hết, đối với bộ phim được công bố ra ngoài không thể xuất hiện cảnh phim điện ảnh của Mỹ, trừ khi đã được sự cho phép. Thứ hai, bộ phim tuyên dương sức chiến đấu của quân đội ĐCSTQ lại xuất
hiện các thước phim điện ảnh của Mỹ thật sự không thỏa đáng. Mong phía chính phủ hãy mau chóng khắc phục!”.
Theo Thiên Bình, Vision Times
Tâm Thanh biên dịch
Không quân Trung Quốc đăng video
dường như mô phỏng tấn công căn cứ Mỹ ở Guam
Lực lượng không quân của Trung Quốc vừa công bố một đoạn video mô phỏng cho thấy máy bay ném bom H-6 có khả năng mang vũ khí hạt nhân thực hiện một cuộc tấn công vào một địa điểm dường như là Căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam của Hoa Kỳ, theo Reuters.
Đoạn video, được phát hành hôm 19/9 trên tài khoản Weibo của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân, được đưa ra khi Trung Quốc thực hiện cuộc tập trận ngày thứ hai gần Đài Loan, để bày tỏ sự tức giận trước chuyến thăm của một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tới Đài Bắc.
Guam là nơi có các cơ sở quân sự lớn của Hoa Kỳ, bao gồm cả căn cứ không quân, đây sẽ căn cứ trọng yếu để đối phó với bất kỳ cuộc xung đột nào ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đoạn video dài 2 phút 15 giây của không quân Trung Quốc, có nhạc nền trang trọng, kịch tính giống như trong đoạn giới thiệu phim Hollywood, cho thấy máy bay ném bom H-6 cất cánh từ một căn cứ trên sa mạc. Đoạn video có tên “Thần chiến tranh H-6K tấn công!”
Đến khoảng giữa video, một phi công nhấn nút và phóng tên lửa tại một đường băng ven biển không xác định.
Các tên lửa nằm trên đường băng, một hình ảnh vệ tinh cho thấy nó trông giống hệt như cách bố trí của căn cứ Andersen.
Nhạc nền đột ngột dừng lại khi hình ảnh mặt đất rung chuyển xuất hiện, sau đó là hình ảnh một vụ nổ trên không.
“Chúng tôi là những người bảo vệ an ninh trên không của đất mẹ; chúng tôi có sự tự tin và khả năng luôn bảo vệ an ninh cho bầu trời của tổ quốc,” lực lượng không quân Trung Quốc viết trong đoạn video.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ chưa phản hồi ngay yêu cầu bình luận của Reuters về đoạn video này.
Ông Collin Koh, một thành viên nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng của Singapore, cho biết đoạn video này nhằm làm nổi bật sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc tập trung vào sức mạnh vũ khí tầm xa.
Ông nói: “Đoạn video nhằm cảnh báo người Mỹ rằng ngay cả những vị trí được cho là an toàn, hậu cứ như đảo Guam cũng có thể bị đe dọa khi nổ ra xung đột về các điểm chớp nhoáng trong khu vực, có thể là Đài Loan hoặc Biển Đông.”
Lính Trung Quốc khóc thảm thiết
trên đường đến biên giới Ấn Độ?
Vũ Dương
Gần đây, một đoạn video ghi lại cảnh các binh lính PLA (Trung Quốc) khóc lóc thảm thiết được cho là đang trên đường đến biên giới Trung-Ấn được truyền rộng trên mạng, khiến cư dân mạng bàn luận sôi nổi, theo Sound of Hope.
Ngày 19/9, tài khoản Twitter “林才竣Michael” đã đăng một video các binh sĩ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa ca hát vừa khóc lóc thảm thiết, kèm lời dẫn rằng: “Giải phóng quân ĐCSTQ được cử đến biên giới Trung-Ấn, lúc ca hát trên xe đã không thể kìm được nước mắt. Nghĩ ra cũng đúng, đổ biết bao nhiêu tiền để gia nhập quân đội với mong muốn sẽ được đổi đời, sống cảnh giàu sang như vua chúa, giờ đây lại bị mang đi làm bia đỡ đạn”.
Video: https://twitter.com/i/status/1307355729775353859
Trong video có người lính vẫn đang cầm khẩu trang trên tay, chứng tỏ video này mới được quay gần đây. Tuy nhiên, vẫn chưa xác nhận được liệu đó có phải là binh đoàn được cử đến biên giới Trung-Ấn hay không.
Đáp lại, cư dân mạng nói:
“Những người lính của Giải phóng quân đều bởi gia cảnh nghèo khó mới nhập ngũ, chỉ mong sau khi nhập ngũ rồi có thể tìm được công việc khác. Không ngờ Tập Cận Bình lại gây hấn khắp nơi, đến nỗi khiến những người vốn không muốn đánh trận cũng buộc phải cắn răng ra chiến trường ”.
“Một khi chiến tranh nổ ra, người chết đều là những binh lính được mang ra làm bia đỡ bạn, còn con cháu các quan chức cấp cao đều đang tận hưởng cuộc sống giàu sang ở nước ngoài, lái những chiếc xe hơi sang trọng và thưởng thức cao lương mỹ vị của thế giới”.
“Hoàn cầu Thời báo”, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đưa tin rằng ĐCSTQ đã triển khai khoảng 270 máy bay ném bom H-6 và nhiều loại tên lửa hành trình ngoài khu vực phòng thủ như tên lửa hành trình Changjian-20 mới và tên lửa hành trình YJ-63, lượng lớn trong đó nằm gần bờ biển Hoa Đông, tương lai khi mà khu vực Ladakh, Ấn Độ phát sinh xung đột, nó có thể mang lại cho quân đội Trung Quốc một lợi thế to lớn.
Một người dùng Twitter khác có tài khoản “草祭” bình luận: “Hãy nhìn những người lính Trung Quốc ở Ladakh. Họ thiếu thiết bị phòng hộ cơ bản nơi vùng cao. Hầu hết khuôn mặt của họ đã bị bỏng nặng bởi tia cực tím của cao nguyên. Khi tuần tra trên núi tuyết, ngay cả kính bảo hộ cũng không có. Trái lại, quân đội Ấn Độ lại được trang bị rất đầy đủ, tình trạng sức khỏe được bảo vệ tốt. Họ tràn đầy tự tin và cảm thấy vinh dự lớn lao vì được bảo vệ đất nước. Quân nhân Ấn Độ có phẩm giá của một người lính, trong khi lính Trung Quốc không chỉ không có phẩm giá của một người lính, thậm chí sống không bằng một con chó ở nước ngoài ”.
Trước đó, vào ngày 15/6, đã xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu giữa quân đội ĐCSTQ và Ấn Độ, cả hai bên đều xảy ra thương vong. Ngay sau đó, Ấn Độ báo cáo rằng 20 binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột. Những người lính này được chính phủ và người dân Ấn Độ vinh danh anh hùng.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gửi lời chia buồn tới các gia đình binh sĩ thiệt mạng trong cuộc xung đột ở thung lũng Galwan, ông cũng nói rằng sự hy sinh của các gia đình này là đáng được “tôn kính”.
Ngược lại, một tháng sau cuộc xung đột bạo lực Trung – Ấn, bên phía ĐCSTQ vẫn không tiết lộ có bao nhiêu binh sĩ của họ đã chết trong vụ đụng độ. Truyền thông Ấn Độ tiết lộ, 43 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng hoặc bị thương nặng, tình báo Mỹ cũng tin rằng 35 binh sĩ Trung Quốc đã thiệt mạng.
Bộ Nội vụ ĐCSTQ đã thông báo cho các gia đình binh sĩ thiệt mạng trong cuộc xung đột Trung – Ấn, họ không được phép thực hiện các nghi thức tang lễ truyền thống, mà phải hỏa táng hài cốt từ xa, các gia đình không được trực tiếp đến nơi tiến hành mai táng.
Tờ Breitbart của Mỹ đưa tin, các gia đình Trung Quốc có người thân mất trong xung đột Trung – Ấn đang rất đau đớn, họ đã muốn trút giận và bày tỏ thất vọng lên Weibo và các trang mạng khác, nhưng đều bị chính phủ Trung Quốc dập tắt.
Tài khoản Twiiter “羽寒” ngày 7/9 chia sẻ một video kèm bình luận: Tang lễ của đại đội trưởng người Tây Tạng Nyima Tenzin, một người lính Ấn Độ đã thiệt mạng trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn ngày 29/8, được tổ chức trên ngọn núi Himalaya. Các đồng đội cũ của Nyima Tenzin đã đến tiễn đưa ông. Các nhà sư tụng kinh trong tang lễ của ông, linh hồn của người lính Ấn Độ anh hùng sẽ mãi ở trên ngọn núi Himalayas.
Cái chết của người lính “đảng vệ quân” ĐCSTQ so ra còn bi thảm hơn nhiều, cái chết của họ không những không được công khai mà người nhà còn bị chính quyền uy hiếp và dọa nạt.
Một điều khiến thế giới bên ngoài quan tâm hơn chính là quân đội ĐCSTQ được gọi là “đảng vệ quân”, tức quân đội bảo vệ chính quyền ĐCSTQ, khét tiếng với sự tham nhũng và hủ bại. Hơn nữa, do chính sách một con của ĐCSTQ, hầu hết thanh niên ở Trung Quốc hiện nay đều được nuông chiều từ bé, không chịu được vất vả bên ngoài, thế nên thường xuyên có những trường hợp từ chối tham gia nghĩa vụ quân sự.
Ngày 18/9, thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây chính thức thông báo về việc một thanh niên bị phạt 20.000 Nhân dân tệ (khoảng 68 triệu VNĐ) vì từ chối thực hiện nghĩa vụ quân sự, phải chịu 8 mức phạt nặng, gồm: không được tuyển dụng làm công chức trong 2 năm, không thể làm thủ tục ra nước ngoài và không thể làm thủ tục kinh doanh trong vòng 3 năm…
Ông Du Minh Lỗi (You Minglei), một nhà hoạt động nhân quyền dân chủ ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến cho hay, mục đích của quân đội ĐCSTQ không phải để bảo vệ người dân, mà để bảo vệ lợi ích của chính quyền ĐCSTQ, Vậy nên có rất nhiều thanh niên không muốn đi lính.
Phơi bày trình độ sản xuất chip Trung Quốc:
Chỉ có thể dùng cho điện thoại nắp gập
Tâm Thanh
Bằng lệnh cấm của mình, chính quyền Tổng thống Trump có thể khiến Huawei điêu đứng khi Trung Quốc không thể tự sản xuất chip có trình độ kỹ thuật cao.
Hôm thứ Ba (15/9), Hoa Kỳ đã chính thức cắt bỏ khả năng thu mua chip của Huawei từ các kênh thương mại, điều này đã cắt đứt “đường sống” của Huawei. Các quan chức Trung Quốc từng tự hào về khởi đầu ngành công nghiệp sản xuất chip của Trung Quốc, và kết quả của cuộc chiến này cần phải được đánh giá trong thời gian mười năm, hoặc thậm chí lâu hơn. Nhưng so sánh trình độ công nghệ của Trung Quốc và Mỹ, có thể thấy sự khác biệt rất lớn trong lĩnh vực chip bán dẫn giữa hai nước này.
Lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với Huawei khiến tất cả các công ty gần như không thể bán chip cho Huawei nếu không được phép của chính phủ Mỹ. BBC cho rằng, lệnh cấm đối với Huawei nếu không phải là án tử hình thì nó cũng tương đương với “án tử hình treo”.
Hiện tại, Huawei đã thừa nhận dự trữ chip của họ còn rất ít và thế hệ điện thoại di động mới Huawei Mate 40 được trang bị chip Kirin sẽ không thể sản xuất được nữa do các vấn đề về chip. Các nhân viên của Huawei cũng lo lắng, nếu không có con chip này thì “chúng tôi còn có thể sản xuất được gì nữa?”
Tờ New York Times tiết lộ rằng, do lo ngại về các lệnh trừng phạt tiếp theo của Hoa Kỳ, các nhân viên Huawei không thấy được hy vọng cho tương lai của Huawei nên đã rời khỏi công ty.
Điều đáng chú ý là Huawei chỉ là một ví dụ về sự phụ thuộc quá lớn về công nghệ của Trung Quốc vào Hoa Kỳ.
Bài viết của New York Times ngày 18/9 chỉ ra rằng, mặc dù trong các lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt, trí tuệ nhân tạo, công nghệ viễn thông 5G, Trung Quốc dường như đã trở thành siêu cường quốc công nghệ của thế giới. Tuy nhiên, công nghệ của Trung Quốc trong ngành bán dẫn trên lĩnh vực then chốt như công nghệ kỹ thuật số lại thua xa trình độ hàng đầu quốc tế của Hoa Kỳ, và sự khác biệt là vô cùng lớn.
Bài báo cũng cho biết: “Nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc – SMIC đang nỗ lực để chế tạo ra chip 40 nm mà không sử dụng công nghệ của Mỹ. Điều này nghe có vẻ khá hay, nhưng công nghệ tiên tiến hiện nay của Trung Quốc chỉ có thể chế tạo được chip 5 nm. Ngay cả khi Trung Quốc thông qua ‘Mỹ hóa’ công nghệ và thành công trong cuộc đua sản xuất chip 40 nm thì những con chip mà Trung Quốc sản xuất sẽ chỉ đạt đến trình độ dùng cho điện thoại nắp gập”.
Hoa Kỳ nắm trong tay công nghệ thiết kế và sản xuất chip tiên tiến nhất hiện nay. Sản phẩm của các công ty Mỹ như Cadence Design Systems và Lam Research gần như không thể thay thế được.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể khiến hầu hết các công ty công nghệ trên thế giới ngừng hoạt động thông qua việc ngừng cung cấp các sản phẩm mà họ sản xuất.
Những người am hiểu vấn đề này đã tiết lộ với Bloomberg rằng, trước những hạn chế của chính phủ Mỹ, các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc sẽ họp vào tháng sau để đưa ra chiến lược kinh tế trong 5 năm tới nhằm phát triển toàn diện ngành công nghiệp bán dẫn thế hệ thứ ba. Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một loạt chính sách mới và sẽ đầu tư 9,5 nghìn tỷ nhân dân tệ để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn vào năm 2025. Ưu tiên của nhiệm vụ này là “giống như chế tạo bom nguyên tử”.
Tuy nhiên, tờ New York Times nhận xét rằng, các nhà phân tích trong ngành công nghiệp này đều dự tính rằng, Trung Quốc sẽ không thể nhanh chóng thoát khỏi sự phụ thuộc vào công nghệ của Mỹ. Bởi vì các ngành công nghiệp chế tạo trên quy mô siêu nhỏ như nanomet về cơ bản không thể được tạo ra từ con số không. Chính phủ Trung Quốc không có lựa chọn nào khác, Trung Quốc phải chi tiền cho việc nhập khẩu chip nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Tâm Thanh biên dịch
Vụ nổ liên hoàn trước ngày Quốc khánh
ở Bắc Kinh, nguyên nhân đằng sau?
Tâm Thanh
“Có điều gì đó đã xảy ra với Bắc Kinh? Tin tức mới nhất xác nhận, đó là một vụ nổ liên hoàn tại một kho vũ khí quân đội nào đó ở Bắc Kinh. Theo lời của người lính trực ca, đó là một vụ tấn công bằng tên lửa. Quân ủy ĐCSTQ hiện đang điều tra”.
Sáng sớm ngày 19/9, một loạt vụ nổ liên hoàn đã xảy ra ở Bắc Kinh. Ngọn lửa sáng rực cả một vùng trời, làn khói dày đặc xông thẳng lên không trung. Điều kỳ lạ là, truyền thông nhà nước lại không hề đưa bất kỳ tin tức gì về vụ nổ, chỉ có những hình ảnh liên quan được cư dân mạng đăng tải trên mạng.
Mãi cho đến trưa cùng ngày (19/9), chính quyền Bắc Kinh mới ra thông báo, một nơi ở Thông Châu có chứa nhiều gas đã dẫn đến vụ nổ liên hoàn này. Bởi sự việc xảy ra chỉ cách ngày Quốc Khánh (1/10) chưa đến 11 ngày nên điều này cũng khiến giới quan sát chú ý.
Cư dân mạng đăng tải thông tin đầu tiên là khoảng 12 giờ trưa ngày 19/9, cho biết một vụ nổ liên hoàn với âm thanh cực lớn đã xảy ra ở thủ đô Bắc Kinh. Ngọn lửa cao ngút chiếu sáng cả một góc trời.
Sau đó, cư dân mạng nhiều nơi tiếp tục cập nhật tình hình sự việc trên Weibo, họ suy đoán rằng, địa điểm phát nổ nằm ở ranh giới giữa quận Thông Châu và quận Thuận Nghĩa, có thể gần sân bay quốc tế Thuận Nghĩa. Tại hiện trường còn có xe cứu hỏa, xe cứu thương và trực thăng bay lòng vòng trên bầu trời.
Toàn bộ thông tin liên quan đã ngay lập tức bị nhà mạng xóa đi, đồng thời đoạn video cũng bị chặn ngay sau đó.
Khoảng 12 giờ đồng hồ sau khi xảy ra vụ việc, phía quan chức Bắc Kinh mới đưa ra một thông báo cho biết: Theo nguồn tin của chính quyền ở Thông Châu, vụ nổ xảy ra vào lúc 11:46 đêm ngày 18/9 tại một kho hàng cho thuê dự trữ bình gas ở thôn Cảng Bắc, thị trấn Tống Trang, quận Thông Châu.
Bên phía chính quyền quận Thông Châu thông báo rằng, ngọn lửa bùng phát tại hiện trường nhanh chóng được dập tắt, hiện trường “không có thương vong” và nguyên nhân của vụ tai nạn đang được điều tra.
Theo báo cáo, kho cho thuê để dự trữ bình gas là một cái sân có tường bao quanh với diện tích khoảng 20 mẫu, tổng cộng có 6 xe chở các bình gas dạng lỏng, ước chừng có khoảng 2.300 bình ở đây.
Khu vực xảy ra vụ nổ chủ yếu nằm ở giữa sân, ở góc đông nam của sân còn có một nghĩa trang. Toàn bộ sân là mảnh đất tập thể của làng và đã cho thuê từ lâu. Người thuê hiện tại là người quản lý số lượng bình gas này và đã bị công an đưa đi để điều tra. Nơi đây bị tình nghi là một cơ sở phân phối gas cỡ nhỏ đang hoạt động chui.
Điều đáng nói là, trùng hợp với thời điểm xảy ra vụ nổ, giới chức Bắc Kinh mới đây đã đưa ra thông báo về các biện pháp kiểm soát giao thông trong thời gian ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10 đang gần kề.
Theo thông báo, kể từ ngày 22/9, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu thực hiện thắt chặt kiểm soát, các phương tiện khác nhau đi vào Bắc Kinh sẽ lần lượt bị kiểm tra mỗi khi đi qua các chốt. Từ ngày 27/9 đến ngày 10/10 là thời điểm thắt chặt kiểm soát trên quy mô lớn.
Tin tức liên quan vụ nổ lớn này đã dấy lến rất nhiều cuộc thảo luận từ giới quan sát bên ngoài. Có cư dân mạng cho rằng, vụ nổ ở Thuận Nghĩa, Bắc Kinh lần này khiến người ta không khỏi suy nghĩ và tò mò. Một số cư dân mạng đã để lại bình luận:
“Không lẽ bị tập kích”.
“Ngọn lửa cao ngút trời như vậy, rốt cuộc nhà máy nào đã nổ?“
“Có rất nhiều máy bay trực thăng bay lòng vòng trên bầu trời“.
“Tin tức về vụ nổ vụt lóe lên rồi biến mất, giống như chưa từng xảy ra, không để lại chút dấu vết”.
“Phía chính phủ đã bắt đầu chặn video của tôi, tôi đã bị cảnh báo, than ôi …“.
Một cư dân mạng khác cho hay: “Có điều gì đó đã xảy ra với Bắc Kinh? Tin tức mới nhất đã xác nhận rằng, đó là một vụ nổ liên hoàn tại một kho vũ khí quân đội nào đó ở Bắc Kinh. Theo lời của người lính trực ca, đó là một vụ tấn công bằng tên lửa. Quân ủy ĐCSTQ hiện đang điều tra”.
Thông tin này sẽ rất khó được phía chính phủ xác nhận.
Theo Lê Tiểu Quỳ, Vision Times
Tâm Thanh biên dịch
Nhặt được mục tiêu tập bắn tên lửa ở bãi biển,
dân Trung Quốc suy đoán ‘lại bắn trượt rồi!’
Tâm Thanh
Mới đây, trên mạng lan truyền một đoạn video ghi lại cảnh nhặt được mục tiêu thử tên lửa trôi dạt vào bờ biển. Cư dân mạng nói, chắc lại bắn trượt mục tiêu rồi đây!
Tờ Sound of Hope cho hay, một video được đăng tải cho thấy một mục tiêu tên lửa hình bầu dục màu hồng cao khoảng 2m đã bị sóng đánh dạt vào gần bờ biển và được 2 thiếu niên kéo vào bờ. Trên phao mục tiêu còn được ghi dòng chữ màu đỏ: “Mục tiêu lên lửa, lập tức tránh xa”.
video: https://twitter.com/i/status/1307658283625467910
Cư dân mạng để lại bình luận: “Mục tiêu tên lửa, phỏng chừng lại bắn không trung bia rồi, phóng lên làm chi, cũng vô dụng cả”.
“Nó không chỉ bắn trượt mục tiêu mà còn đi chệch hướng và ngay cả cái chốt đạn đạo cũng cài không chắc”.
Theo báo cáo tổng hợp của các phương tiện truyền thông, bắt đầu từ cuối tháng 8, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận quân sự trong vòng 1 tháng ở Biển Bột Hải, Hoàng Hải và biển Đông, bao gồm cả các cuộc tập trận bắn đạn thật.
Theo Hách Diên, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch
Giáo sư Leng: ĐCSTQ không còn lối thoát
khi đối mặt với các khủng hoảng hiện tại
Lục Du
Giáo sư Leng Jiefu, cựu giảng viên của Đại học danh tiếng Renmin, trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times nêu ra nhận định rằng đã quá muộn để Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vãn hồi các sai lầm dù cho Bắc Kinh có xoay sở bằng bất cứ cách nào.
Vào tháng Tư, Giáo sư Leng đã viết một bứ thư gửi gửi ông Wang Yang, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đưa ra đề nghị rằng Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình nên từ chức vì yếu kém trong cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
Trong thư, ông cũng thúc giục Bắc Kinh áp dụng một hệ thống liên bang dân chủ, xây dựng một “Hợp chủng quốc Trung Quốc” để giải quyết các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.
Bức thư bắt đầu lan truyền trên mạng vào đầu tháng Chín, thu hút sự chú ý rộng rãi của cư dân mạng Trung Quốc.
Giáo sư Leng đã xác nhận với Epoch Times rằng bức thư đó là của ông nhưng than thở rằng các khuyến nghị trong bức thư hiện đã “lỗi thời” trước một loạt các diễn biến đáng lo ngại trong những tháng gần đây.
“Bây giờ đã quá muộn! Có lẽ ngay cả chủ nghĩa liên bang và chế độ của ông Tập cũng không thể giải quyết các vấn đề”, ông Leng nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Giáo sư Leng đã chỉ ra một loạt cá hệ lụy mà Bắc Kinh đang phải đối mặt xuất phát từ cách cư xử sai lầm của chính quyền Trung Quốc đối với Hồng Kông và Đài Loan, sự đàn áp đối với các dân tộc thiểu số và mối quan hệ xấu đi với các nước khác.
Đối với Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng luật an ninh quốc gia có hiệu lực vào tháng Bảy, khiến quốc tế lên án, và phải hứng lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ và sự phản ứng dữ dội của người dân đảo, Giáo sư Leng nói.
Chế độ cầm quyền ở Trung Quốc cũng đã tăng cường hoạt động quân sự ở eo biển Đài Loan, thúc đẩy Mỹ gia tăng các hoạt động quân sự trong khu vực.
Ở Nội Mông, ĐCSTQ gần đây đã đưa ra chính sách loại bỏ việc dạy tiếng Mông Cổ trong các lớp học, làm dấy lên những cuộc tẩy chay rộng rãi trong người dân địa phương và khiến người Mông Cổ trên thế giới tức giận.
Ở nước ngoài, Giáo sư Leng nói rằng Bắc Kinh đã chứng kiến mối quan hệ ngày càng xấu đi với một loạt quốc gia phương Tây bao gồm Hoa Kỳ, Úc, Canada và Cộng hòa Séc.
Và với những gì đang phải đối mặt, theo vị giáo sư từng làm giám đốc khoa chính trị của Đại học Renmin thì đã đủ để khiến ĐCSTQ không thể thoát ra được. Mọi chuyện đã trở nên quá muộn.
102 thành phố của Trung Quốc có doanh thu tài chính
tăng trưởng âm, cá biệt có nơi giảm 47,2%
Tâm Thanh
Thêm vào đó, tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng đã cao hơn ngưỡng an toàn.Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, dịch bệnh, thảm họa lũ lụt và các yếu tố khác, ngân sách tài chính trên khắp Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực rất lớn. Dữ liệu khảo sát cho thấy trong 7 tháng đầu năm nay, 60% trong số 176 tỉnh và thành phố của Trung Quốc có doanh thu tài chính tăng trưởng âm, trong đó Tương Dương, thành phố công nghiệp lớn thứ hai tỉnh Hồ Bắc giảm 47,2% so với cùng kỳ năm ngoái, thep Epoch Times.
Tăng trưởng âm
Theo một báo cáo tài chính vào ngày 20/9 của truyền thông đại lục, số liệu cho thấy, trong số 176 thành phố, có 74 thành phố đạt được mức tăng trưởng dương chủ yếu tập trung ở Phòng Thành Cảng cùng một số nơi khác ở Quảng Tây và Vân Phù cùng một số nơi khác ở Quảng Đông. 102 thành phố có tăng trưởng âm.
Những số liệu trên chỉ hạn cuộc trong 176 thành phố trong tổng số 684 thành phố của Trung Quốc. Có sự khác biệt lớn giữa các thành phố ở Trung Quốc, ví như thành phố trực thuộc trung ương với cấp hành chính cao nhất không thể so sánh với thành phố cấp địa phương, nên một số khu vực không được thống kê vào dữ liệu được thông báo.
Trong số 102 thành phố có mức tăng trưởng âm, 20 thành phố đã có biên độ giảm nhiều hơn 10%. Ví dụ các thành phố ở trung tâm của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán hồi đầu năm như: Tương Dương, Thập Yến, Kinh Châu và Vũ Hán được xếp ở bốn vị trí cuối. Trong đó, Tương Dương giảm 47,2%, Thập Yến giảm 36,3% và Vũ Hán giảm 30,5%.
Tương Dương là thành phố nơi tập trung các xí nghiệp quân đội cấp ba của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố này đứng sau Vũ Hán.
Ngành công nghiệp ở Vũ Hán chủ yếu là luyện kim, ô tô và các ngành công nghiệp khác. Giá trị sản lượng công nghiệp của thành phố Vũ Hán gần bằng Thượng Hải và Trùng Khánh.
Ngoài ra, một số thành phố ở tỉnh Hồ Bắc, bao gồm Đại Liên, Cáp Nhĩ Tân cũng bị ảnh hưởng khá lớn do dịch bệnh. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, dự tính doanh thu của toàn thành phố Cáp Nhĩ Tân đã giảm 20,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giáo sư tại Đại học Chính trị và Pháp luật Trung Quốc Thi Chính Văn (Shi zhengwen) cho rằng, trước mắt việc mua bán đất ở địa phương đã hiện ra trạng thái “băng hỏa lưỡng trọng thiên” (để tả hoàn cảnh có tương phản lớn trong một thời gian ngắn). Để bù đắp cho khoản doanh thu bị giảm sút, một số nơi đã đẩy mạnh việc bán đất, do đó doanh thu từ việc bán đất cũng tăng lên đáng kể. Tại các khu vực kém phát triển khác, thị trường bất động sản ảm đạm hơn và đất không dễ bán.
Tỷ lệ thâm hụt tài chính vượt xa ngưỡng an toàn
Vào tháng 4 năm nay, ĐCSTQ đã chính thức thông báo rằng, GDP trong quý đầu tiên đã giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 20,65 nghìn tỷ nhân dân tệ. Cùng kỳ, ngân sách công quốc gia thâm hụt 930 tỷ nhân dân tệ. Dựa trên cơ sở này, tỷ lệ thâm hụt ngân sách ước tính vào khoảng 4,5%, đây là mức thâm hụt cao kỷ lục và cao hơn 3% so với mức an toàn.
Nếu tính cả quỹ chính phủ quốc gia có mức thâm hụt khoảng 710 tỷ nhân dân tệ (doanh thu 1,26 nghìn tỷ – chi 1,97 nghìn tỷ) thì tổng quy mô thâm hụt lên tới 1,64 nghìn tỷ, và tỷ lệ thâm hụt tài chính trong quý là gần 8%. Số tiền thâm hụt trong một quý này đã bằng hơn một nửa tổng số thâm hụt 2,76 nghìn tỷ trong cả năm 2019.
Đấy là các khoản nợ nước khác của ĐCSTQ và khoản nợ các dự án của địa phương đều không được tính vào thâm hụt tài chính.
Vương Kiếm (Wang Jian), một nhân viên truyền thông tài chính cấp cao của Trung Quốc phân tích rằng, mặc dù ĐCSTQ tuyên bố sẽ khởi động lại nền kinh tế vào đầu tháng 3, nhưng xem ra kết quả rất kém. Ban đầu kỳ vọng nền kinh tế sẽ được phục hồi, nhưng không ngờ đó lại sụt giảm ngoài dự tính.
Từ dữ liệu tài chính mới nhất, ông Vương ước tính rằng, GDP của Trung Quốc trong quý đầu tiên giảm hơn 10%.
Theo Lý Tịnh, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch
Bảng kêu gọi cải cách hoàng gia
của sinh viên Thái Lan biến mất
Một tấm bảng do những người biểu tình chống chính phủ đặt xuống, tuyên bố Thái Lan “thuộc về người dân chứ không phải của vua” đã bị dỡ bỏ.
Được đặt xuống chỉ một ngày trước đó, bảng này được coi là một hành động táo bạo ở một quốc gia nơi chỉ trích chế độ quân chủ có thể đồng nghĩa với các án tù dài hạn.
Sự kiện này xảy ra sau nhiều tuần có các cuộc biểu tình chưa từng có, kêu gọi cải cách hoàng gia và sự từ chức của thủ tướng.
Cảnh sát cho biết họ đang điều tra việc tấm bảng mất tích, theo các hãng thông tấn.
Phó cảnh sát trưởng Bangkok Piya Tawichai cũng cảnh báo rằng họ có thể buộc tội những người biểu tình đã đặt tấm bảng xuống, theo Reuters.
Sinh viên Thái Lan đặt ‘Bảng Người dân’, thách thức chế độ quân chủ
Cô sinh viên dám thách thức chế độ quân chủ Thái Lan
Hôm thứ Bảy, Bangkok đã có một cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều năm gần Cung điện Hoàng gia, với hàng nghìn người thách thức chính quyền, yêu cầu cải tổ chính trị.
Tấm bảng được đặt trên cánh đồng Sanam Luang lịch sử giữa âm thanh của tiếng hò reo sáng Chủ nhật, tuyên bố bằng tiếng Thái: “Người dân bày tỏ ý định rằng đất nước này thuộc về người dân, chứ không phải của vua.”
Các nhà đấu tranh nói tấm bảng này thay thế cho một tấm bảng khác đánh dấu sự kết thúc của chế độ quân chủ tuyệt đối vào thập niên 1930, đã biến mất năm 2017.
Các cuộc biểu tình chống lại chính phủ Thái Lan do sinh viên lãnh đạo lần đầu tiên, bắt đầu vào tháng 7.
Những người này kêu gọi Tướng Prayuth Chan-ocha, người đã nắm quyền vào năm 2014 và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái, từ chức.
Nhưng các cuộc biểu tình đã diễn biến một cách đáng kinh ngạc một tháng sau, khi họ bắt đầu bao gồm các lời kêu gọi cải cách chế độ quân chủ.
Hoàng gia Thái Lan từ lâu đã được bảo vệ khỏi những lời chỉ trích của dân, theo bộ luật Khi quân hà khắc, có thể khiến những người bị buộc tội bị phạt tới 15 năm tù.
Vào tháng 8, những người biểu tình đã phá vỡ điều cấm kỵ và tại một cuộc biểu tình, một lời kêu gọi 10 điểm cải cách chế độ quân chủ đã được đọc lên.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-54232090
Tại sao thanh niên Thái Lan lại bạo dạn
đòi cải tổ chế độ quân chủ ?
Trọng Nghĩa
Vào hôm qua, 20/09/2020, trong một cử chỉ đầy tính chất biểu tượng, phong trào thanh niên, sinh viên Thái Lan biểu tình đã gắn một tấm biển đồng hình tròn tại khu Sanam Luang – Cánh Đồng Hoàng Gia – gần Hoàng Cung ở Bangkok.
Tấm biển với hàng chữ “Đất nước thuộc về nhân dân” chứ không phải thuộc về nhà vua sau đó ít lâu đã bị gỡ mang đi, nhưng riêng sự kiện tấm biển được gắn đã cho thấy thái độ bất bình hiện nay của phong trào biểu tình đối với chế độ quân chủ Thái Lan.
Tấm bảng giống như tấm bia kỷ niệm việc chế độ quân chủ chuyên chế chấm dứt đặt ở trước Hoàng Cung và đã bị lấy đi, không một lời giải thích, vào năm 2017, tức một năm sau khi thái tử Vajiralongkorn kế vị ngai vàng. Một tấm bảng khác đã thay thế với khẩu hiệu ca ngợi chế độ quân chủ.
Phải nói là thoạt đầu, lúc mới bùng lên vào năm ngoái, phong trào biểu tình chỉ nhắm vào chính quyền của thủ tướng Prayuth Chan-ocha, trước đây lãnh đạo chính quyền quân phiệt. Sau một thời gian tạm lắng vì Covid-19, các cuộc xuống đường đã được tái lập từ giữa tháng 7, cũng với các yêu sách như đòi ông Prayuth từ chức, soạn thảo một Hiến Pháp mới và chấm dứt sách nhiễu những người đấu tranh.
Tuy nhiên, nhiều người đã đi xa hơn, đánh vào một điều cấm kỵ tại Thái Lan là hoàng gia và đưa ra một danh sách gồm 10 điều cải tổ chế độ quân chủ.
Người biểu tình cho rằng họ không đòi chấm dứt mà chỉ muổn cải tổ chế độ quân chủ, điều mà chính quyền của thủ tướng Prayuth cho là đã đi quá xa.
Một cách cụ thể, những người biểu tình muốn bãi bỏ Hiến Pháp 2017 vốn tăng cường quyền hạn của nhà vua, được đưa ra một năm sau khi tân vương kế vị người cha Bhumibol Adulyadej rất được dân Thái kính mến.
Những nhà hoạt động dân chủ cho rằng Thái Lan đã thụt lùi kể từ khi chế độ quân chủ lập hiến ra đời, và cũng muốn xóa bỏ luật khi quân, phạt người chỉ trích nhà vua.
Điều khiến người biểu tình hết sức bất mãn là việc tân vương Thái Lan hết sức ủng hộ tướng Prayuth, lãnh đạo quân đội đã lật đổ chính quyền dân sự năm 2014.
Họ đặc biệt than phiền là nhà vua sống quá nhiều ở nước ngoài, cụ thể là ở Đức, trong lúc hoàng cung lại có lối sống xa hoa, vua đã 4 lần cưới vợ và vừa cưới thêm một phi tần.
Về luật khi quân rất bị phản đối, điều khoản 112 trong bộ luật Hình Sự Thái xác định rằng nền quân chủ Thái Lan được bảo vệ, và bất kỳ ai vu khống, miệt thị hay đe dọa quốc vương, hoàng hậu, thái tử hay nhiếp chính sẽ bị từ 3 đến 15 năm tù.
Vào tháng Sáu vừa qua, thủ tướng Prayuth nói rằng luật này sẽ không còn áp dụng nữa do quan điểm “khoan hồng của đức vua”. Nhưng Hoàng Gia chưa bao giờ bình luận về điều này.
Các nhóm bảo vệ nhân quyền cho biết những nhà đối lập với chính quyền, trong đó có hơn một chục lãnh đạo biểu tình, gần đây đã bị truy tố dưới nhiều tội danh khác như quy định chống bạo loạn hay tội ác tin học.
Chính quyền cho rằng họ không nhắm vào đối lập, mà đó là trách nhiệm của cảnh sát phải thực thi luật lệ.
Nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Nam Á,
Ấn Độ cho Maldives vay 250 triệu USD
Lục Du
Ấn Độ hôm Chủ nhật (20/9) đã công bố khoản vay 250 triệu USD cho Maldives nhằm giúp nước này phục hồi nền kinh tế bị thiệt hại nặng bởi dịch Covid. Khoản vay này cũng là một nỗ lực của New Delhi nhằm ngăn Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng tại khu vực Nam Á.
Là quốc gia nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng sang trọng, Maldives phụ thuộc khá nhiều vào nguồn thu từ du lịch, lượng khách du lịch giảm mạnh do đại dịch Covid đã khiến quốc đảo ở Ấn Độ Dương rơi vào khó khăn.
Đại sứ quán Ấn Độ tại Maldives cho biết khoản vay đã được phê duyệt sau khi Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih đề nghị New Delhi “hỗ trợ tài chính để khắc phục tình hình kinh tế khó khăn”.
“Maldives có quyền tự do sử dụng khoản tiền này để khắc phục tình hình kinh tế trong nước phù hợp với các ưu tiên của họ”, Đại sứ quán Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố.
Khoản hỗ trợ này theo sau cam kết vào tháng Tám của New Delhi cho Maldivies vay 500 triệu USD để giúp xây dựng các cây cầu và con đường tại quốc gia có 1.192 hòn đảo nằm trên các tuyến vận tải huyết mạch Đông-Tây.
Ấn Độ cung cấp khoản vay này cho Maldivies diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia đang lo ngại rằng nhiều nước châu Á có nguy cơ sập các bẫy nợ của chính quyền Trung Quốc.
Theo Bộ Ngoại giao Ấn Độ, New Delhi cam kết cho Maldives vay lên tới hơn 2 tỷ USD kể từ khi ông Solih nắm quyền tổng thống ở quốc đảo.
Maldivies vẫn đang áp lệnh giới nghiêm vào ban đêm để chống lại virus Vũ Hán. Hiện quốc đảo nằm ở khu vực Ấn Đô Dương ghi nhận hơn 9.600 ca nhiễm và 33 ca tử vong vì Covid-19.
Ngân hàng Phát triển Châu Á dự báo nền kinh tế Maldives sẽ suy giảm 20,5% trong năm nay, trong khi vào năm ngoái nền kinh tế của nước này tăng trưởng ở mức 5,9%.
Theo AFP