Tin khắp nơi – 14/09/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 14/09/2020

Sự khác biệt giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ – Minh Dũng

Khi nói đến bầu cử tổng thống Mỹ, người ta thường nghĩ đến sự ganh đua của hai đảng là Cộng hòa và Dân chủ. Vậy sự khác nhau căn bản giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ trong chính trị Hoa Kỳ là như thế nào? Đặc biệt là các vấn đề đối nội của chính nước Mỹ. Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa hai đảng này.

Đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi những người theo chủ nghĩa bãi nô (bãi bỏ chế độ nô lệ) và một số thành viên cũ của đảng Whigs. Đảng nắm quyền lần đầu vào năm 1860 khi Abraham Lincoln đắc cử tổng thống và chiến thắng trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở Mỹ người ta còn gọi đảng Cộng hòa tên thân mật là GOP (Grand Old Party). Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu.

Trải qua nhiều tư tưởng chính trị từ lúc thành lập đến nay, nhìn chung tư tưởng chính trị của Đảng Cộng hòa có xu hướng truyền thống, xoay quanh việc gìn giữ và duy trì các giá trị truyền thống. Trong điều hành họ có chủ trương chính phủ nhỏ (small government) – tức là tối thiểu hóa việc can thiệp hay thành lập các cơ quan của chính phủ để điều hành. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, hạn chế tối thiểu sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế, mức thuế thấp, thắt chặt nhập cư bất hợp pháp, ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro-life) và chống nạo phá thai, chống hôn nhân đồng tính, chống kiểm soát súng.

Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu.

Biểu tượng của đảng Cộng hòa là con voi. Người theo đảng Cộng hòa có tư tưởng thiên về cánh hữu. (Pixabay)

Do có xu hướng truyền thống nên đa số những người theo đức tin thường ủng hộ đảng Cộng hòa. Các bang phía Nam thường có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa.

Hiện có 20 vị Tổng thống đến từ đảng Cộng hòa, nổi bật nhất là Abraham Lincoln. Ông là người có công lớn trong việc xóa bỏ chế độ nô lệ ở Mỹ vào thế kỷ 19. Ông phục vụ từ 1861 đến khi bị ám sát vào năm 1865 khi đang trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai. Tổng thống đương nhiệm hiện nay thuộc đảng Cộng hòa là Donald Trump.

Đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ được thành lập vào năm 1828 bởi Andrew Jackson. Đảng Dân chủ được coi là một trong những chính đảng lâu đời nhất thế giới. Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả.

Với ý thức hệ là tư tưởng tự do, đảng Dân chủ có chủ trương loại bỏ các ràng buộc về giá trị truyền thống lâu đời, loại bỏ các ước thúc đạo đức, thúc đẩy tự do cá nhân theo bản bản năng. Đảng Dân chủ muốn chính phủ can thiệp vào nền kinh tế, họ có chủ trương đánh thuế cao đối với những người có thu nhập cao, cũng như thúc đẩy phúc lợi xã hội, họ còn ủng hộ hôn nhân đồng tính, ủng hộ nạo phá thai, ủng hộ việc thắt chặt sở hữu súng, chính sách nhập cư thông thoáng.

Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả.

Biểu tượng của đảng Dân chủ là con lừa. Người theo đảng Dân chủ thường có tư tưởng theo cánh tả. (Pixabay)

Với ý thức hệ là thúc đẩy tự do cá nhân theo bản năng, ủng hộ nhập cư, ủng hộ phúc lợi xã hội nên đảng Dân chủ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người đồng tính, đa phần cộng đồng người Mỹ gốc Phi, người Mỹ nhập cư gốc Latinh (Latinos). Các tiểu bang phía bờ Tây và bờ Đông nước Mỹ là vùng có tỷ lệ cử tri ủng hộ đảng Dân chủ mạnh nhất.

Những năm gần đây, đảng Dân chủ càng thể hiện xu hướng cực tả cấp tiến. Nhiều thành viên chủ chốt trong đảng Dân chủ muốn nền kinh tế đi theo hướng xã hội chủ nghĩa, chống chủ nghĩa tư bản, thúc đẩy chủ nghĩa bảo vệ môi trường cực đoan (Green New Deal), bảo hiểm y tế cho người nhập cư bất hợp pháp.

Có 15 tổng thống Mỹ từ đảng Dân chủ, tổng thống đầu tiên là Andrew Jackson, nắm quyền từ 1829 đến 1837. Tổng thống gần nhất của đảng Dân chủ là Barack Obama, ông nắm quyền từ năm 2009 đến năm 2017.

Khác biệt cơ bản giữa hai đảng

Các vấn đề về xã hội

Vấn đề về xã hội thể hiện khác biệt rõ ràng nhất giữa hai Đảng.

1 – Nạo phá thai:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi (pro life), họ phản đối việc nạo phá thai. Họ cũng phản đối việc tài trợ cho các hoạt động phá thai. Họ cho rằng dựa trên quan điểm đạo đức thì phá thai là một hình thức sát nhân và rằng trẻ chưa sinh ra vẫn là trẻ em.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền được sống của thai nhi, phản đối việc nạo phá thai. Đảng Dân chủ có xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân. (Pixabay)

Ngược lại đảng Dân chủ do theo xu hướng tự do cá nhân nên coi việc nạo phá thai là vấn đề lựa chọn của cá nhân (pro-choice). Lập luận của họ là “cơ thể tôi, tôi có quyền” (my body, my rights) và gạt bỏ về ước thúc đạo đức trong vấn đề này. Họ cũng khuyến khích chính phủ hỗ trợ tài chính cho chương trình nạo phá thai thông qua các tổ chức như Planned Parenthood. Họ muốn giảm việc nạo phá thai thông qua các hình thức nâng cao nhận thức sức khỏe và giới tính.

2 – Nhập cư:

Nhập cư đây chủ yếu nói về những người nhập cư bất hợp pháp. Những người này đến nước Mỹ theo con đường bất hợp pháp nên không có giấy tờ tùy thân và cư trú cũng như làm việc bất hợp pháp tại đây. Hệ lụy của những người này gây cho xã hội Mỹ những vấn đề xã hội như mất việc làm của người Mỹ, gánh nặng chi phí y tế tại vùng biên giới, buôn bán ma túy với các băng đảng người Mexico… Cộng đồng gốc Mỹ Latinh chiếm đa số những người nhập cư này.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Họ ủng hộ nhập cư hợp pháp dưới hình thức thu hút người tài năng và lao động tay nghề cao. Tổng thống Donald Trump hiện đang cho xây bức tường giữa biên giới Mỹ và Mexico để hạn chế người nhập cư bất hợp pháp.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp.

Quan điểm của đảng Cộng hòa muốn thắt chặt nhập cư bất hợp pháp vì gây ra những hệ lụy xã hội. Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp. (Getty)

Đảng Dân chủ có cái nhìn thoáng hơn về nhập cư bất hợp pháp. Nhiều chính trị gia đảng Dân chủ kêu gọi cải tổ một cách hệ thống nhập cư của Mỹ nhằm giúp đỡ những người nhập cư bất hợp pháp này có một lộ trình thích hợp để trở thành cư dân hợp pháp của Mỹ. Những người gốc nhập cư Mỹ Latinh và gia đình họ là cơ sở phiếu bầu vững chắc của đảng Dân chủ, có đến 65% người Mỹ gốc Latinh (Latinos) bỏ phiếu cho Hillary Clinton năm 2016 và 71% bỏ phiếu cho Obama năm 2012.

Trong những năm gần đây phe cực tả cấp tiến trong đảng Dân chủ thậm chí còn đề xuất cho những người nhập cư bất hợp pháp được bảo hiểm y tế và thậm chí có quyền bầu cử.

3 – Hôn nhân đồng tính:

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Vào năm 2004 và 2006, đảng Cộng hòa đã từng đưa ra dự luật về hôn nhân, đề nghị sửa đổi bổ sung phần định nghĩa về hôn nhân chỉ là giữa người nam và nữ. Tuy nhiên đạo luật này không được thông qua. Với quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính vào năm 2015, đảng Cộng hòa mất đi một vấn đề chính trị quan trọng.

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới.

Đảng Cộng hòa phản đối hôn nhân đồng tính do điều này trái với truyền thống đạo đức, đặc biệt là những có đức tin. Đảng Dân chủ lại ủng hộ hôn nhân đồng giới. (Getty)

Ngược lại do theo đường lối tự do cá nhân, loại bỏ ước thúc về tín ngưỡng, đạo đức, truyền thống nên Đảng Dân chủ ủng hộ hôn nhân đồng giới. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi cộng đồng những người đồng tính, song tính, chuyển giới ủng hộ đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, có đến 78% người trong cộng đồng này ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton.

4 – Kiểm soát súng:

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Họ tôn trọng quyền sở hữu súng của người dân được ghi trong Hiến pháp. Người dân có quyền sở hữu vũ khí để bảo vệ mình và gia đình mình. Quyền được sở hữu vũ khí là một quyền quan trọng được ghi trong Tu chính án thứ 2 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên đảng Dân chủ với nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế như phải tăng cường kiểm tra sức khỏe tâm thần thường xuyên với người sở hữu súng, hay công dân chỉ được sở hữu vũ khí hạng nhẹ.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế.

Đảng Cộng hòa ủng hộ quyền sở hữu vũ khí và chống lại việc kiểm soát vũ khí. Tuy nhiên đảng Dân chủ nỗ lực kiểm soát bằng cách muốn đưa ra các đạo luật để hạn chế. (Getty)

5 – Điều hành chính phủ và chính sách kinh tế

Quan điểm của Đảng Cộng hòa:

Điều hành chính phủ: Đảng Cộng hòa có chủ trương tối thiểu hóa trong can thiệp hay điều hành của chính phủ vào các vấn đề liên quan đến chính sách công và khu vực tư. Vì vậy họ có chủ trương bãi bỏ nhiều quy định, giảm các thủ tục hành chính. Phương cách này được gọi là chính phủ nhỏ. Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD).

Kinh tế: Đảng Cộng hòa cho rằng, những thành tựu đạt được của từng cá nhân trong xã hội là nhân tố quan trọng cho việc đạt được thịnh vượng về kinh tế. Vì lẽ này mà họ khuyến khích trách nhiệm cá nhân của công dân, hạn chế trợ cấp của chính phủ. Đảng Cộng hòa tin rằng cá nhân nên tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Họ cho rằng khối doanh nghiệp tư nhân sẽ hiệu quả hơn chính phủ trong việc giúp đỡ những người lao động và những chính sách xã hội thường làm họ phụ thuộc vào chính phủ.

Vì lẽ đó mà Cộng hòa thì xét về một mặt nào đó sẽ công bằng hơn trong việc đánh thuế. Người thu nhập cao về cơ bản sẽ bị không bị đánh thuế suất cao như thuế lũy tiến của đảng Dân chủ. Họ cho rằng người có thu nhập cao thường chính là người tạo công ăn việc làm và của cải cho xã hội nên sẽ không công bằng khi đánh thuế cao vào nhóm người này. Thuế đánh thấp hơn để khuyến khích người dân làm việc thay vì dựa vào trợ cấp xã hội. Họ ít có chủ trương về trợ cấp vì không muốn người dân ỷ lại vào trợ cấp mà không tích cực làm việc.

Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD).

Tổng thống Trump thuộc đảng Cộng hòa từ khi nắm quyền đã giảm các thủ tục hành chính, gián tiếp đã tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình lên 3.100 USD (tổng cộng 380 tỷ USD). (The White House)

Quan điểm của Đảng Dân chủ:

Điều hành của chính phủ: Đảng Dân chủ cho rằng chính quyền cần phải đóng vai trò chính trong việc điều hành chính phủ, vì thế chính quyền nên được trao nhiều quyền hơn và thuế phải tăng nhiều hơn cho mục đích này. Đây gọi là phong cách chính phủ lớn. Vì vậy, đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính

sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường hơn là để tự nó giải quyết.

Kinh tế: Đảng dân chủ có chủ trương phân phối lại thu nhập xã hội, thúc đẩy chính sách phúc lợi xã hội là trọng tâm về vấn đề kinh tế của đảng Dân chủ. Do chính phủ lớn nên cần có thêm thuế để gành bộ máy chính phủ. Vì vậy họ ủng hộ thuế mức thuế cao, đặc biệt là với người giàu, tăng tiền lương tối thiểu, bảo hiểm y tế giá rẻ, ủng hộ nghiệp đoàn.

Đảng Dân chủ ủng hộ việc chi tiêu nhiều cho dịch vụ xã hội và chi tiêu ít cho quân sự. Họ phản đối việc cắt giảm trợ cấp xã hội như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Đảng Dân chủ tin rằng, những lợi ích của dịch vụ xã hội mang lại là nhiều hơn so với thuế thấp.

Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường.

Đảng Dân chủ muốn can thiệp vào các chính sách lớn nhỏ, muốn tăng vai trò trong việc giám sát người dân, can thiệp sâu vào các vấn đề của nhà nước, của nền kinh tế, của thị trường. (Getty)

6 – Chính sách đối ngoại

Nước Mỹ với vai trong siêu cường của mình, họ có sứ mệnh trở thành cảnh sát thế giới. Họ lên án hoặc can thiệp quân sự nhằm chấm dứt các chế độ độc tài bức hại người dân, và thúc đẩy mô hình dân chủ trên thế giới. Hoa Kỳ đã đưa quân tham dự vào Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai, giúp thế giới thoát khỏi chế độ phát xít. Họ gây ảnh hưởng khiến chế độ Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, kết thúc chiến tranh lạnh kéo dài hàng thập kỷ giữa phe chủ nghĩa Tư bản và XHCN. Họ cũng đưa quân tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố ở khu vực Trung Đông.

Hiện nay Mỹ theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp trường phái thực dụng, tức là theo lợi ích quốc gia là trên hết, bất chấp việc đó có thích hợp với các quốc gia khác hay không. Họ cố gắng theo đuổi chính sách ngoại giao kết hợp với sức mạnh quân sự để thực hiện những sứ mệnh mà họ cho là có ích cho thế giới.

Trong những nhiệm kỳ tổng thống gần đây, nhìn chung đảng Dân chủ có quan điểm ôn hòa về chính sách ngoại giao hơn là đảng Cộng hòa.

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy.

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. (Getty)

Do sự ôn hòa gần đây của đảng Dân chủ trong chính sách đối ngoại nên trong thời gian tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền, các quốc gia và chế độ độc tài thường trỗi dậy. Ví dụ rõ là ĐCSTQ đặc biệt đã trỗi dậy trong thời kỳ tổng thống thuộc đảng Dân chủ là Bill Clinton (1993-2001) hay dưới thời Obama (2009 – 2017). Trong thời gian này, ĐCSTQ đã cải tạo các đảo chiếm được phi pháp ở Biển Đông, bắt nạt các nước trong khu vực, thực hiện sáng kiến Một vành đai, Một con đường để khiến các quốc gia lâm vào bẫy nợ của Bắc Kinh, lợi dụng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cưỡng ép chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ từ Hoa Kỳ và thực hiện rất nhiều hoạt động bất hảo khác nhắm vào Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Nhưng những hành động mờ ám và đầy tham vọng này của ĐCSTQ đã không bị ngăn chặn.

Hoa Kỳ với lịch sử và nền dân chủ mới có hơn 200 năm đã trở thành siêu cường số một trên thế giới. Nền dân chủ này là mẫu hình cho các quốc gia khác noi theo. Và dẫu là Cộng hòa hay Dân chủ, thì khi trúng cử, chính quyền của họ đều phải phụng sự nhân dân, coi nhân dân là trên hết. Như trong câu nói nổi tiếng của Tổng thống Lincoln “chính phủ của dân, do dân và vì dân thì chính phủ đó sẽ không thể lụi tàn khỏi địa cầu này”.

Minh Dũng

https://www.ntdvn.com/the-gioi/su-khac-biet-giua-dang-cong-hoa-va-dang-dan-chu-trong-chinh-tri-hoa-ky-69756.html

 

Bầu cử 2020: Bloomberg góp 100 triệu đôla

 cho Biden tranh cử ở Florida

Joe Biden đang dẫn đầu các cuộc thăm dò trên toàn quốc mặc dù khoảng cách cuộc đua ở Florida đã thu hẹp trong tuần qua

Tỷ phú Mike Bloomberg vừa cam kết sẽ bỏ ra ít nhất 100 triệu đôla giúp chiến dịch tranh cử tổng thống của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden tại Florida.

Trong số các tiểu bang chiến địa, Florida cung ứng số phiếu đại cử tri đoàn lớn nhất cần thiết để giành chiến thắng.

Ông Bloomberg đã chi 1 tỷ đôla năm nay trong nỗ lực đánh bại ông Biden để trở thành ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ.

Donald Trump ám chỉ rằng ông sẽ tiêu tiền riêng của mình trước khi tiểu bang Florida khai mạc cuộc bỏ phiếu sớm vào ngày 24/9.

Cả hai chiến dịch tranh cử đều muốn thu hút những cử tri có thể bỏ phiếu sớm qua đường bưu điện và thiết lập giai điệu cho những tuần cuối cùng cho chiến dịch tranh cử của họ.

Bỏ phiếu qua đường bưu điện dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với năm 2016 vì đại dịch virus corona khiến cử tri tránh đến các địa điểm bỏ phiếu.

Tiểu bang Florida cung cấp 29 trong số 270 cử tri đại cử tri đoàn cần thiết để đắc cử. Chỉ hai tiểu bang California (55) và Texas (38) có nhiều phiếu đại cử tri hơn, nhưng những tiểu bang này được coi là lãnh thổ an toàn của đảng Dân chủ (California) và đảng Cộng hòa (Texas). Tổng thống Trump thắng ở Florida năm 2016, trong khi Barack Obama, đảng Dân chủ thắng ở Texas năm 2012.

Ứng cử viên Dân chủ Michael Bloomberg là ai?

Bầu cử 2020: Giải thích hệ thống chính trị Mỹ

Kevin Sheekey, cố vấn của Bloomberg, nói với Reuters: “Mike Bloomberg cam kết giúp đánh bại Trump, và điều đó sẽ xảy ra ở các tiểu bang chiến địa”.

Trong một dòng tweet, Donald Trump phản ứng bằng cách chỉ trích việc Bloomberg chạy đua thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, cuộc đua ông được cho là đã chi 409 triệu đôla.

“Tôi tưởng Mini Mike đã chấm dứt với chính trị của Đảng Dân chủ”, ông viết về cựu thị trưởng thành phố New York. “Thay vào đó hãy cứu lấy NYC.”

Đầu tuần này, khi được các nhà báo hỏi liệu ông có đang cân nhắc việc bỏ tiền túi ra để vận động tranh cử ở Florida hay không, ông Trump nói “Nếu phải làm như vậy, tôi sẽ làm. Làm bất kể điều gì, chúng tôi phải giành chiến thắng.”

Tổng thống Trump ban đầu có lợi thế đáng kể về mặt tài chánh so với đối thủ nhưng việc gây quỹ thành công của ông Biden đã thu hẹp khoảng cách.

Một cuộc thăm dò của Báo cáo Chính trị Cook tuần này cho thấy cuộc tranh cử ở Florida đang thu hẹp, qua việc ông Trump đang cải thiện vị thế của mình trong cuộc đua ở đó.

Trên toàn quốc, ông Biden đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò.

Ông Bloomberg đã tuyên bố ủng hộ ông Biden sau khi không giành được đề cử của đảng Dân chủ và phát biểu trong khung giờ vàng tại đại hội đảng Dân chủ vào tháng 8.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54143489

 

Tổng thống Trump: Đêm bầu cử

sẽ nhanh chóng ổn định nếu có bạo loạn xảy ra

Bình luậnNgọc Trân

Hôm 9/9, Tổng thống Trump đã đưa ra cảnh báo rằng nếu những kẻ cực đoan cánh tả tổ chức bạo loạn vào đêm bầu cử 3/11, ông sẽ nhanh chóng hành động và sử dụng lực lượng liên bang để dập tắt.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News vào hôm 10/9, Tổng thống Trump được hỏi: Nếu giành chiến thắng trong đêm bầu cử, ông sẽ ngăn chặn những vụ bạo loạn ngầm như thế nào?

Tổng thống Trump trả lời người dẫn chương trình của Fox News (đồng thời cũng là cựu thẩm phán) Jeanine Pirro rằng: “Nếu họ làm như vậy, chúng tôi sẽ nhanh chóng khống chế họ. Chúng tôi có quyền làm như vậy nếu muốn và có đủ năng lực để làm”.

Ông Trump nói: “Hãy xem, cái gọi là bạo động đó, nếu xảy ra thì chính quyền liên bang sẽ cử người nhanh chóng dập tắt, điều này rất đơn giản”. Nhưng ông sẽ không mong muốn phải làm vậy, bởi vì không có lý do để những sự việc như thế xảy ra. Còn nếu cần thiết thì, “Chúng tôi sẽ buộc phải tiến hành và tình hình sẽ ổn định chỉ trong vài phút đồng hồ”, Tổng thống nói.

Có vẻ như Tổng thống Trump đang lấy dẫn chứng từ “Luật Chống Nổi Loạn” năm 1807. Theo điều luật, Tổng thống Mỹ có thể triển khai binh lính tại ngũ dưới một điều kiện đặc biệt để thi hành pháp luật đối với các hành vi bạo lực, tụ tập bất hợp pháp và các cuộc bạo loạn ở liên bang hoặc tiểu bang. Trong hơn 200 năm qua, nước Mỹ đã sử dụng “Luật Chống Nổi Loạn” hàng chục lần, tuy nhiên chưa có tiền lệ nào trong gần 30 năm qua.

Lần cuối cùng Hoa Kỳ thông qua “Luật Chống Nổi Loạn” là vào năm 1992, dưới thời chính quyền Tổng thống George H. W. Bush. Theo yêu cầu của thống đốc California, ông Bush đã điều động gần 4.000 sĩ quan và binh lính đến dập tắt các cuộc biểu tình bạo lực ở Los Angeles.

Ngọc Trân

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/the-gioi/tong-thong-trump-canh-bao-tinh-hinh-dem-bau-cu-se-nhanh-chong-duoc-on-dinh-neu-co-bao-loan-xay-ra-70594.html

 

Oracle thắng thầu TikTok,

sau khi Microsoft bị từ chối

Quý Khải

ByteDance, chủ sở hữu Trung Quốc của ứng dụng video TikTok, đã chọn Oracle làm đối tác công nghệ của TikTok tại Hoa Kỳ, và Oracle sẽ được mua lại cổ phần đáng kể trong mảng hoạt động của TikTok sắp tới, một nguồn tin trong cuộc chia sẻ với CNBC. Đồng thời, hôm Chủ nhật, Microsoft cho biết ByteDance đã quyết định không bán tài sản của TikTok tại Mỹ cho hãng này.

Tổng thống Trump trước đó đã đặt ra thời hạn giữa tháng 9 để công ty mẹ ByteDance của TikTok bán lại các hoạt động tại Mỹ của ứng dụng này.

Microsoft hôm 13/9 đã xác nhận trong một tuyên bố rằng lời đề nghị của họ đã bị từ chối.

“ByteDance hôm nay vừa cho chúng tôi biết họ sẽ không bán các hoạt động của TikTok tại Hoa Kỳ cho Microsoft”, tuyên bố có đoạn.

“Chúng tôi tin tưởng đề xuất của mình sẽ mang lại lợi ích cho người dùng TikTok, đồng thời bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia Mỹ. Để làm được điều này, chúng tôi sẽ thực hiện những thay đổi đáng kể để đảm bảo dịch vụ của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về bảo mật, quyền riêng tư, mức độ an toàn trực tuyến và chống việc lan truyền thông tin sai lệch, và chúng tôi đã nêu rõ những nguyên tắc này trong tuyên bố tháng 8 của mình. Chúng tôi mong muốn quan sát xem dịch vụ này sẽ phát triển như thế nào trong những lĩnh vực quan trọng này”.

TikTok đã nhận được lời đề nghị mua lại từ Oracle, Microsoft và tập đoàn bán lẻ Walmart.

“Tôi đã bảo họ rằng họ phải chốt được một thỏa thuận chậm nhất vào ngày 15/9. Nếu không, chúng tôi sẽ chặn hoạt động của nó ở đất nước này”, ông Trump nói với các phóng viên vào ngày 1/9.

Mối đe dọa từ TikTok

Chính quyền Trump đã đưa ra quan ngại TikTok có thể bị buộc phải chuyển thông tin người dùng cho chính quyền Trung Quốc. Theo luật tình báo quốc gia năm 2017, các công ty Trung Quốc được yêu cầu cung cấp dữ liệu của mình cho ĐCSTQ, theo The Epoch Times.

“TikTok tự động thu thập rất nhiều thông tin từ người dùng, bao gồm các hoạt động trên Internet ví như dữ liệu vị trí, lịch sử duyệt web và tìm kiếm”, sắc lệnh hành pháp của ông Trump nêu rõ.

Việc thu thập dữ liệu này có thể cho phép “Trung Quốc theo dõi vị trí các nhân viên và nhà thầu Liên bang, xây dựng hồ sơ thông tin cá nhân để tống tiền và thực hiện hoạt động gián điệp đối với các doanh nghiệp”.

Bộ An ninh Nội địa, Cục Quản lý An ninh Vận tải và Lực lượng Vũ trang Mỹ đã cấm cài ứng dụng TikTok trên các thiết bị của chính phủ.

TikTok cũng đã vấp phải chỉ trích từ người dùng vì kiểm duyệt nội dung liên quan đến biểu tình Hồng Kông và việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Tờ The Epoch Times gần đây đã đưa tin rằng thống kê có đến hơn 130 nhân viên của ByteDance là thành viên của một ủy ban của ĐCSTQ. Nhiều người trong số này nắm giữ các vị trí quản lý, theo các tài liệu nội bộ.

Bên cạnh TikTok và WeChat, chính quyền Trump có thể bóp nghẹt các ứng dụng khác của Trung Quốc, theo Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro.

“Điều quan trọng là đất nước này không sử dụng các ứng dụng “made in China”, nếu không chúng có thể thu thập dữ liệu của chúng ta và chuyển chúng đến máy chủ ở Trung Quốc. Dữ liệu này sau đó sẽ được sử dụng để theo dõi và giám sát bạn”, ông Navarro chia sẻ với Fox Business hồi tháng trước.

https://www.dkn.tv/the-gioi/oracle-thang-thau-tiktok-sau-khi-microsoft-bi-tu-choi.html

 

Bắc Kinh lợi dụng các nhóm sinh viên Trung Quốc

 để kìm kẹp tự do ngôn luận ở đại học Mỹ

Duy Nghĩa

Ngay sau khi một nhân sĩ gốc Hoa cải cách để tổ chức sinh viên trở nên độc lập hơn, lãnh sự quán Trung Quốc đã cắt tài trợ.

Trong một bài bình luận đăng trên Epoch Times, nhà báo Cathy He đã phân tích về cách mà Bắc Kinh lợi dụng các nhóm sinh viên Trung Quốc, để ngăn chặn tự do ngôn luận tại các trường đại học Mỹ.

Là một nhà báo chuyên viết về đề tài Trung Quốc, bà Cathy cho hay các hoạt động bí mật của chính quyền Trung Quốc tại các trường đại học Mỹ, đã thu hút sự chú ý và quan ngại ngày càng tăng của chính quyền Trump, và họ hiện đang tiến hành một chiến dịch nhằm ngăn chặn sự phá hoại của Bắc Kinh đối với Mỹ.

Trong năm qua, chính quyền Mỹ đã tập trung ngăn chặn những nỗ lực đánh cắp công nghệ Mỹ của Bắc Kinh, bằng cách tiến hành các hành động như: (i) truy tố các học giả, những kẻ che giấu mối liên hệ với Trung Quốc, (ii) cấm nhập học đối với các nghiên cứu sinh có quan hệ với quân đội Trung Quốc, và (iii) nhắm mục tiêu vào các nhà khoa học quân sự bí mật của Trung Quốc, những người đang làm việc tại các trường đại học của Mỹ.

Đồng thời, lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Houston đã bị đóng cửa vào tháng 7/2020 khi chính quyền Trump khẳng định rằng cơ quan ngoại giao này là cơ sở cho các nỗ lực tuyển dụng các nhà khoa học địa phương, tham gia các chương trình nhân tài của Trung Quốc. Các quan chức Mỹ chỉ trích các chương trình này, khuyến khích người tham gia chuyển giao công nghệ và bí quyết của Mỹ cho Trung Quốc.

“Gần đây nhất, chính quyền [Trump] đã thúc giục các trường đại học Mỹ xem xét lại quan hệ đối tác với các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ, nói rằng họ truyền bá tuyên truyền của Trung Quốc và gây ảnh hưởng xấu đến các trường đại học”, Cathy lưu ý.

Nhưng theo Cathy, một khía cạnh của các hoạt động gây ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc, vốn ít được chú ý hơn, là “cách [Bắc Kinh] triển khai Hiệp hội Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA) để kiểm soát sinh viên Trung Quốc, ngăn chặn tự do ngôn luận tại các trường đại học [ở Mỹ]”.

Trong khi các nhóm sinh viên, với các chi hội tại hơn 100 trường đại học Mỹ, cung cấp một cơ hội xã hội cho sinh viên Trung Quốc thích nghi với cuộc sống ở nước ngoài, các nhà phân tích cho rằng các tổ chức này còn phục vụ một chức năng thâm hiểm hơn: “thúc đẩy lợi ích của chế độ cộng sản Trung Quốc trong giới học thuật Mỹ”.

Ông Jacob Kovalio, phó giáo sư lịch sử châu Á tại Đại học Carleton của Canada, nhận định CSSA là “nơi thu thập thông tin tình báo, hoạt động gián điệp, tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

CSSA bị lãnh sự quán Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ

CSSA được cho là thực hiện một phần các hoạt động gây ảnh hưởng rộng rãi ở nước ngoài của Bắc Kinh và thuộc sự điều hành của Ban Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) của ĐCSTQ.

“Theo các nhà phân tích, tổ chức này điều phối hàng nghìn nhóm, để thực hiện các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài, trấn áp các phong trào bất đồng chính kiến, thu thập thông tin tình báo, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc”, chuyên gia Cathy nhấn mạnh.

Trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã làm việc ở các nước phương Tây như Mỹ để “truyền bá về ‘sự tốt đẹp’ của chế độ đồng thời thiết lập các kênh tuyên truyền quan trọng trực tiếp từ một số người nhập cư Trung Quốc“, phó giáo sư Kovalio nhận định.

 

CSSA được giám sát bởi các lãnh sự quán Trung Quốc ở địa phương, ông Kovalio nhận xét, đồng thời nói thêm rằng các nhóm này là một “phương tiện chính”, mà qua đó Bắc Kinh tiến hành những tuyên truyền của họ tại các đại học Mỹ, đồng thời ngăn cản các cuộc thảo luận tự do, phát ngôn phê phán chế độ ĐCSTQ.

Lưu ý rằng có rất nhiều CSSA trước đây đã công khai tuyên bố rằng họ được các lãnh sự quán Trung Quốc ở địa phương, chỉ đạo, hỗ trợ hoặc tài trợ, bà Cathy đưa ra ví dụ:

Điều lệ của CSSA tại Đại học Saint Louis ở Missouri nêu rõ, tổ chức này chịu sự “lãnh đạo và hỗ trợ trực tiếp” của đại sứ quán Trung Quốc và lãnh sự quán Trung Quốc tại Chicago. CSSA tại Đại học Tennessee, trong điều lệ của mình, viết rằng tổ chức này đã nhận được tài trợ từ đại sứ quán Trung Quốc.

Sự kìm kẹp của lãnh sự quán Trung Quốc đối với CSSA Tây Nam nước Mỹ, một nhóm bảo trợ bao trùm 26 trường đại học trong khu vực, thậm chí còn trắng trợn hơn. Điều lệ của hiệp hội này qui định rằng

các ứng cử viên chủ tịch CSSA phải được lãnh sự quán Trung Quốc ở Los Angeles chấp thuận. Điều lệ này cũng qui định lãnh sự quán sẽ đưa ra các hướng dẫn và là đầu mối liên hệ được nêu trên trang web của hiệp hội.

Theo nhà bình luận Cathy, sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc đối với CSSA, không phải là hiện tượng mới có. Ví dụ như, ông Frank Tian Xie (Tạ Điền), phó giáo sư Khoa Quản trị Kinh doanh tại Đại học Nam Carolina – Aiken, là người đã đến Mỹ vào năm 1986 với tư cách là nghiên cứu sinh tiến sĩ hóa học tại Đại học Purdue ở Indiana. Ông Tạ đã bị sốc khi phát hiện ra rằng CSSA ở đó đã bị lãnh sự quán Trung Quốc ở Chicago “kiểm soát chặt chẽ”.

“Tôi không mong đợi điều đó trong một xã hội tự do. Bạn vẫn bị chế độ ở Trung Quốc kiểm soát quá chặt chẽ”, ông Tạ chỉ trích.

Không “hài lòng với điều này”, ông Tạ bắt đầu thúc đẩy cải cách tại CSSA và cuối cùng trở thành phó chủ tịch. Hai năm sau, ông dẫn đầu một cuộc “đảo chính” để chấm dứt sự kiểm soát của lãnh sự quán.

“Tuy nhiên, sau khi hiệp hội trở nên độc lập, lãnh sự quán đã ngừng tài trợ và các hỗ trợ khác”, ông Tạ cho biết.

Sau đó, ông Tạ nhận ra rằng lãnh sự quán đã phái sinh viên Trung Quốc đến theo dõi ông và những sinh viên có tư tưởng ủng hộ dân chủ khác, ở trường đại học.

“Họ đã báo cáo danh tính của chúng tôi, các hoạt động của chúng tôi cho lãnh sự quán”, ông Tạ tố cáo.

Vị phó giáo sư này nói rằng sau cuộc đàn áp đẫm máu của chính quyền Bắc Kinh đối với các sinh viên ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 6/1989, các sinh viên Trung Quốc ở Mỹ đã ủng hộ những người biểu tình, và giành quyền kiểm soát tất cả các CSSA trên khắp nước Mỹ. Họ trở nên độc lập với các lãnh sự quán [Trung Quốc].

“Tuy nhiên, khi nhóm sinh viên Trung Quốc đó tốt nghiệp, các nhóm khác lại rơi vào tay ĐCSTQ. Kể từ đó, chính quyền [Trung Quốc] đã ‘hoàn thiện việc kiểm soát và kế hoạch gây ảnh hưởng’ đối với sinh viên Trung Quốc ở trong nước [Mỹ]. Sinh viên Trung Quốc biết rằng họ đang bị CSSA và lãnh sự quán giám sát, và người thân của họ ở quê nhà có thể bị chính quyền đe dọa nếu họ công khai đưa ra quan điểm không phù hợp với quan điểm của Bắc Kinh. Họ liên tục có nỗi sợ hãi này”, ông Tạ cho biết.

Năm 2017, sinh viên Trung Quốc Dương Thư Bình (Yang Shuping) cảm thấy phẫn nộ với chính quyền Trung Quốc sau khi cô có bài phát biểu tại lễ khai giảng ở Đại học Maryland, trong đó cô ca ngợi “không khí tự do ngôn luận trong lành” được tìm thấy ở Mỹ nhưng không được hưởng ở quê nhà. Bài phát biểu này đã gây ra phản ứng dữ dội từ CSSA của trường, cũng như các sinh viên và cư dân mạng Trung Quốc khác, những người mô tả bình luận của cô Dương là “bội bạc”. Cô Dương đã buộc phải đưa ra lời xin lỗi công khai.

Năm 2018, tờ Epoch Times đưa tin rằng một nữ sinh viên Trung Quốc 20 tuổi, tại Đại học Carnegie Mellon ở Pennsylvania, đã bị triệu tập đến một cuộc họp với các thành viên của Hiệp hội Sinh viên Trung Quốc của trường đại học, sau khi nữ sinh viên chỉ trích nhóm này trên WeChat riêng tư [một nền tảng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc], vì nhóm đó đã quảng bá trò chơi điện tử bạo lực sau vụ xả súng chết chóc ở giáo đường Do Thái Pittsburgh.

Các thành viên đã cảnh báo nữ sinh viên không được “gây rối”, và yêu cầu cô xin lỗi vì những bình luận của mình.

“Mày không thể nói chuyện theo cách này với nhóm bạn của mày”, họ nói một cách thô bạo, với hàm ý đe dọa nữ sinh viên.

Theo Epoch Times

Duy Nghĩa biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-loi-dung-cac-nhom-sinh-vien-trung-quoc-de-kim-kep-tu-do-ngon-luan-tai-cac-dai-hoc-my.html

 

Đại sứ quán Mỹ đăng bản đồ Việt Nam

có Hoàng Sa và Trường Sa

Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội vừa công bố một bản đồ Việt Nam trong đó bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo mà Trung Quốc cùng có tuyên bố chủ quyền và nằm trọn trong đường lưỡi bò 9 đoạn do Bắc Kinh đơn phương đặt ra.

Mỹ chưa bao giờ công khai ủng hộ các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhưng trong một đăng tải trên trang Facebook chính thức của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội hôm 9/9 nhằm kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác giữa hai nước, một bản đồ Việt Nam với hai quần đảo này được đăng kèm theo các thông tin về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong 1/4 thế kỷ qua.

Tấm bản đồ này dường như nhất quán với các tấm bản đồ chính thống mà chính phủ Việt Nam công bố, trong đó luôn có hình ảnh của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tranh chấp lãnh thổ trên hai quần đảo này giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên căng thẳng vào tháng 4 vừa qua khi Bắc Kinh công bố thành lập quận Tây Sa và Nam Sa, mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa, để quản lý hai quần đảo mà cả hai quốc gia Cộng sản láng giềng đều có tranh chấp chủ quyền. Việt Nam đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối động thái được coi là giúp Trung Quốc đẩy mạnh hợp pháp hoá yêu sách đường lưỡi bò chín đoạn dù đã bị toà trọng tài quốc tế ở La Haye, Hà Lan, phủ nhận hồi tháng 7/2016.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định rằng “Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

Nhận thấy tấm bản đồ Việt Nam mà Sứ quán Mỹ đăng tải trên trang Facebook có hình ảnh một số đảo của Hoàng Sa và Trường Sa, nhiều người dùng mạng xã hội này đã bày tỏ cám ơn tới động thái mà họ cho là “sự ủng hộ” của Mỹ đối với Việt Nam.

Một người dùng Facebook có tên Nam Trường viết bằng tiếng Anh: “Chính phủ Mỹ công nhận: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Cám ơn rất nhiều. Đối tác tốt nhất từng có.”

Một người dùng mạng Facebook khác lấy tên Cơm Nguội bày tỏ “cảm ơn chính phủ Hoa Kỳ có quan điểm đúng đắn này, phù hợp với lịch sử và pháp luật quốc tế” và nói thêm rằng “uy tín của CP [chính phủ] Hoa Kỳ cũng được củng cố bởi những hành động như thế này.”

Nhận định về việc Sứ quán Mỹ đăng tải bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa, Khang Vu, một ứng viên tiến sỹ chuyên ngành an ninh Đông Á của Đại học Boston, đưa ra câu hỏi trên trang Twitter cá nhân rằng liệu đây có phải là một tín hiệu ngầm cho thấy Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo này không?

Derek Grossman, nhà nghiên cứu về an ninh quốc gia và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của viện nghiên cứu Rand Corporation của Mỹ cho rằng đúng như vậy khi dẫn lại đăng tải của Đại sứ quán Mỹ với bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa và Trường Sa trên trang Twitter cá nhân.

Mỹ trong những năm gần đây luôn phản đối các hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc trên Biển Đông và lần đầu tiên ra tuyên bố mạnh mẽ nhất về Biển Đông hồi giữa tháng 7 vừa qua, trong đó bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển đầy tranh chấp. Washington khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách “Đường chính đoạn” mà Trung Quốc tự đặt ra, trong đó bao gồm hầu hết Biển Đông chồng chéo lên các quần đảo và lãnh hải mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Lập trường của Chính phủ Mỹ, theo nhà nghiên cứu Greg Polling của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, là không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng gần đây Hoa Kỳ đã thể hiện sự ủng hộ kiên quyết hơn đối với phán quyết của Toà trọng tài quốc tế năm 2016, trong đó quy định hầu hết tài nguyên ở Biển Đông thuộc về các nước gần biển nhất, gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Indonesia.

Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ trong những tháng gần đây cũng mạnh mẽ phản đối việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam trên Biển Đông và cáo buộc Trung Quốc ngăn cản các hoạt động dầu khí của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực.

Hiện công ty ExxonMobil của Mỹ đang tham gia hợp tác với PetroVietnam trong dự án khai thác dầu khí lớn nhất của Việt Nam ở mỏ Cá Voi Xanh trên Biển Đông, một trụ cột trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ trong khu vực.

Tổng lãnh sự Mỹ Marie Damour ở TPHCM hồi tháng 7 nói: “Việt Nam đã mang đến cho Mỹ một đối tác ổn định, thịnh vượng và độc lập ở khu vực Đông Nam Á, đóng góp cho hoà bình và an ninh quốc tế, hỗ trợ luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như các quy tắc của hệ thống thương mại thế giới.”

https://www.voatiengviet.com/a/%C4%91%E1%BA%A1i-s%E1%BB%A9-qu%C3%A1n-my-dang-ban-do-viet-nam-co-hoang-sa-va-truong-sa/5582671.html

 

Mỹ thách thức thẩm quyền

của Tòa án Thế giới trong vụ trừng phạt Iran

Hôm 14/9, các luật sư của Hoa Kỳ dự kiến sẽ bác bỏ thẩm quyền của tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc trong vụ kiện của Iran nhằm tìm cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Washington đối với Tehran, theo Reuters.

Vào năm 2018, Iran đệ đơn kiện lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), còn được gọi là Tòa án Thế giới, yêu cầu tòa án ra lệnh cho Washington dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Iran vì cho rằng vi phạm hiệp ước hữu nghị hàng thập kỷ.

Từ trước đến nay Washington vẫn khẳng định rằng mục đích thực sự vụ kiện này của Iran là khôi phục hiệp ước hạt nhân năm 2015 bị chính quyền Tổng thống Donald Trump phản đối, theo Reuters.

Tehran lập luận rằng các biện pháp trừng phạt do Washington áp đặt khi nước này từ bỏ hiệp ước năm 2015 nhằm ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân, vi phạm “Hiệp ước thân hữu” năm 1955, hay thỏa thuận hữu nghị song phương.

Các phiên xử tuần này ở The Hague sẽ chỉ giải quyết vấn đề sơ bộ là liệu tòa án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp hay không.

ICJ là tòa án cao nhất của Liên Hợp Quốc để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Các phán quyết của tòa này là ràng buộc, nhưng nó không có quyền thực thi, và Hoa Kỳ và Iran đều nằm trong số ít các quốc gia đã phớt lờ các phán quyết của tòa này, theo Reuters.

https://www.voatiengviet.com/a/my-thach-thuc-tham-quyen-cua-toa-an-the-gioi-trong-vu-trung-phat-iran/5582567.html

 

Hai cảnh sát bị bắn trong một cuộc phục kích

 tại nhà ga xe lửa ở Los Angeles

Vào tối thứ bảy (ngày 12 tháng 9), hai cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Quận Los Angeles đã bị bắn trong một cuộc phục kích gần một trạm trung chuyển. Sở cảnh sát Quận Los Angeles cho biết hai cảnh sát này đang ngồi trên xe tuần tra thì bị bắn. Các viên chức cho biết họ đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện, và nghi can đã chạy thoát.

Trong đoạn video đăng tải trên Twitter, các viên chức cho biết tay súng đã tiến đến chiếc xe và nổ súng mà không có khuyến cáo hay bị khiêu khích. Các cảnh sát điều tra đang nghiên cứu đoạn video đáng lo ngại để tìm manh mối về nghi can, và họ cho biết chiếc xe mà nghi can sử dụng đã được ghi lại trong đoạn video.

Cảnh sát trưởng Alex Villanueva cho biết trong một cuộc họp báo đêm khuya rằng hai cảnh sát trúng đạn vừa tốt nghiệp học viện đào tạo cảnh sát khoảng 14 tháng trước. Cảnh sát thứ nhất là một bà mẹ 31 tuổi, và người còn lại là một nam cảnh sát 24 tuổi.

Đội trưởng Cơ quan Phụ trách các vụ giết người, ông Ken Wegener, cho biết một trong hai người họ đã cầu cứu sau khi bị bắn. Cơ quan điều tra liên bang cho biết họ đã cung cấp các nguồn lực Sở cảnh sát trưởng Quận Los Angeles vào tối thứ Bảy khi các viên chức tìm kiếm nghi can.

Ông Villanueva cho biết vụ án này là một lời cảnh tỉnh với người dân rằng làm cảnh sát nguy hiểm đến thế nào, và dù người dân có thích cơ quan hành pháp hay không thì công việc này cũng không dễ dàng hơn.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/hai-canh-sat-bi-ban-trong-mot-cuoc-phuc-kich-tai-nha-ga-xe-lua-o-los-angeles/

 

Hỏa hoạn ở Mỹ do đốt phá?

 4 nghi phạm bị bắt có liên quan đến Antifa?

Tâm Thanh

Cục khí tượng Quốc gia Hòa Kỳ (National Weather Service) cũng tiết lộ rằng, 87% các vụ cháy rừng ở Mỹ trong năm nay là do con người gây ra.

Mới đây, các vụ hỏa hoạn liên tiếp ở California và Oregon, miền tây Hoa Kỳ khiến ít nhất 29 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích, trong đó có một em bé vừa mới 1 tuổi đã chết đầu tuần này khi gia đình cậu tìm cách thoát khỏi vụ hỏa hoạn, cha mẹ cậu bé vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.

Cách đây vài ngày, nhà chức trách Mỹ đã bắt giữ 4 nghi phạm bị cáo buộc cố ý đốt phá gây hỏa hoạn ở khu vực bờ biển phía Tây nước Mỹ. Có thông tin cho rằng kẻ phóng hỏa có liên quan đến tổ chức Antifa, theo Fox News.

Cụ thể bốn nghi phạm này là: Michael Jarrod Bakkela, nam, 41 tuổi, đến từ bang Oregon; Anita Esquivel, nữ, 37 tuổi, đến từ bang California; Jeffrey Acord, 36 tuổi và Jacob Altona, 28 tuổi cùng đến từ bang Washington. Họ bị cáo buộc về hành vi phóng hỏa dẫn đến cháy rừng trên diện rộng, gây nên thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản của người dân nơi đây.

Bản đồ đám cháy cho thấy, hiện có 103 vụ cháy rừng ở miền tây Hoa Kỳ đã lan rộng thiêu trụi hơn 3,4 triệu mẫu Anh đất đai (tương đương 13.759,31 km²). Đây là đợt cháy rừng nghiêm trọng nhất trong lịch sử từ trước đến nay trên nước Mỹ.

Riêng đám cháy Almeda ở bang Oregon đã phá hủy mấy thị trấn và hàng nghìn ngôi nhà, buộc hơn 500.000 người (khoảng 10% dân số nơi đây) phải sơ tán, đồng thời 900.000 mẫu đất Anh (tương đương diện tích 3642.171 km²) đã bị thiêu rụi. Đây là một trong những đám cháy có tính tàn phá nặng nề nhất trên khắp các tiểu bang và là đám cháy để lại nhiều nghi vấn.

Trước đó, ông Tighe O’Meara – cảnh sát trưởng tại Ashland, bang Oregon đã tuyên bố rằng, cảnh sát đã triển khai điều tra về “Đám cháy Almeda”. Fox News dẫn lời ông O’Meara cho biết: “Chúng tôi có lý do chính đáng để tin rằng có yếu tố con người. Chúng tôi sẽ theo đuổi như một cuộc điều tra hình sự cho đến khi chúng tôi có lý do để tin rằng nó không phải như vậy“.

Cục khí tượng Quốc gia Hòa Kỳ (National Weather Service) cũng tiết lộ rằng, 87% các vụ cháy rừng ở Mỹ trong năm nay là do con người gây ra.

Hôm thứ Sáu (11/9), người đàn ông ở bang Oregon – Michael Jarrod Bakkela đã bị các nhà chức trách tố cáo với 2 tội danh đốt phá, 15 tội danh tấn công hình sự và 14 tội danh cố ý phóng hỏa. Đầu tuần này, ông ta bị bắt quả tang ​​đốt lửa ở phía sau một ngôi nhà ở thành phố Phoenix, tiểu bang Arizona, Hoa Kỳ.

Nghi phạm Michael Jarrod Bakkela (ảnh: Văn phòng cảnh sát trưởng quận Jackson, dẫn qua Dailymail).

Cảnh sát bang Oregon nói rằng, khi cảnh sát bang Oregon và cảnh sát trưởng quận Jackson đến hiện trường, Bakkela “đang đứng gần ngọn lửa lớn uy hiếp đến mấy căn nhà xung quanh”, mà ngọn lửa lớn này cuối cùng đã hợp nhất với đám cháy Almeda.

Mike Moran, một nhân viên báo chí tại Văn phòng Cảnh sát trưởng quận Jackson nói với công ty truyền thông Hoa Kỳ (ABC) rằng, hành động của Bakkela đã gây ra “thiệt hại nghiêm trọng”. “Nhiều ngôi nhà bị cháy rụi hoàn toàn, một số khác thì bị hư hỏng nặng”.

Bakkela hiện đang bị giam giữ tại nhà tù quận Jackson, dự kiến ​​sẽ bị xét xử vào thứ Hai tới (14/9).

Anita Esquivel, một phụ nữ 37 tuổi đến từ bang California cũng bị bắt hôm thứ Sáu (11/9) vì tội danh đốt phá nhiều nơi trên Quốc lộ 101 gần đường Boronda. Cô ta có thể bị buộc tội đốt phá và bị giam trong nhà tù ở quận Monterey.

Phía nhà chức trách cũng cho biết, hôm thứ Tư (9/9), Jeffrey Acord, 36 tuổi đến từ thành phố Covington, tiểu bang Washington đã bị bắt vì bị tình nghi đốt phá trên Quốc lộ 167, tại Meridian, Hoa Kỳ.

Acord đã chia sẻ một video trực tiếp trên Facebook về chính anh ta tại hiện trường vụ cháy trước khi bị bắt. Trong đoạn phim, anh ta nói rằng mình đã báo cáo vụ cháy cho nhà chức trách sau khi tình cờ bắt gặp nó trong lúc lái xe ngược chiều.

Ngày hôm sau, một người đàn ông khác đã bị bắt giữ sau một cuộc rượt đuổi ngắn của cảnh sát khi đi châm lửa ở Quốc lộ 512 và Quốc lộ 7. Jacob Altona, 28 tuổi, bị bắt vì cáo buộc phóng hỏa.

Cả Acord và Altona vẫn bị giam giữ tại Nhà tù Quận Pierce hôm thứ Bảy, Cơ quan Tuần tra Tiểu bang Washington nói với Dailymail.

Tại thời điểm ngày bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2020 đang đến gần, ngọn lửa ở miền Tây Hoa Kỳ vẫn đang hoành hành, và vẫn chưa có dấu hiệu yếu đi. Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Đường Tịnh Viễn (Tang Jingyuan) đã đặt câu hỏi trên Twitter: “Họ có thân phận gì? Tại sao họ lại đốt phá? Có hay không hành vi của tổ chức nào đó? Có hay không mục đích chính trị đằng sau? Và nó có liên quan đến tổng tuyển cử sắp tới hay không? Câu trả lời cho những câu hỏi này về cơ bản không thể mong đợi vào phương tiện truyền thông dòng chính. Cuộc bầu cử lần này sẽ quyết định sự sống còn của Hoa Kỳ, những lời này vốn không hề nói quá!”

Một số cư dân mạng cũng trích dẫn cuộc điều tra của cảnh sát và bầy tỏ sự hoài nghi của mình: “Bọn chúng không phải là những người đáng để chúng ta thương xót, bọn chúng là Antifa, là Black Lives Matter (BLM)!“

Theo Minh Hiên, NTDTV

Tâm Thanh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/hoa-hoan-o-my-do-dot-pha-4-nghi-pham-bi-bat-co-lien-quan-den-antifa.html

 

Mỹ: Ít nhất 33 người tử vong vì cháy rừng ở Bờ Tây

Hầu hết hàng chục người bị mất tích trong đợt cháy rừng ở miền nam Oregon đã được tìm thấy, theo AP.

Bà Kate Brown, Thống đốc tiểu bang này, nói trên chương trình “Face the Nation” của CBS hôm 13/9 rằng tình trạng hạn hán, thời tiết khắc nghiệt và gió mạnh đã khiến các đám cháy rừng lan rộng, theo Reuters.

Ít nhất 33 người đã thiệt mạng vì các đám cháy rừng ở tiểu bang Oregon, California và Washington.

Tin cho hay, đợt cháy này đã thiêu rụi hàng nghìn nhà cửa ở nhiều khu dân cư và khiến hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà.

Theo AP, cuộc khủng hoảng này xảy ra trong lúc COVID-19 bùng phát, kinh tế suy thoái cũng như các cuộc bạo loạn sắc tộc bùng lên trên toàn quốc, dẫn tới các cuộc biểu tình ở Portland trong hơn 100 ngày qua.

AP đưa tin, các thống đốc thuộc phe Dân chủ của tất cả ba tiểu bang trên cho rằng các đám cháy rừng là hệ quả của tình trạng ấm nóng toàn cầu.

Theo Reuters, Tổng thống Trump dự kiến sẽ tới California và gặp quan chức liên bang lẫn tiểu bang vào ngày 14/9.

Nguyên thủ Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa cho rằng các thống đốc ở Bờ Tây phải chịu trách nhiệm về mùa cháy rừng xấu đi trong những năm qua và cáo buộc họ yếu kém trong việc quản lý rừng.

https://www.voatiengviet.com/a/m%E1%BB%B9-%C3%ADt-nh%E1%BA%A5t-33-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-ch%C3%A1y-r%E1%BB%ABng-%E1%BB%9F-b%E1%BB%9D-t%C3%A2y/5581889.html

 

Ý kiến: Chính trường Canada

 bị Bắc Kinh thâm nhập tinh vi nhất

Hương Thảo

Clive Hamilton cho biết chính quyền Trung Quốc đã thâm nhập sâu vào thể chế Canada đến mức, nếu muốn trở nên độc lập hơn, Canada sẽ phải mất hơn 10 năm.

Đồng tác giả của cuốn sách Bàn tay hắc ám: Vạch trần cách Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới cho biết ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rất sâu rộng trong các tổ chức Canada.

Chiến lược lợi dụng các thành viên cộng đồng hải ngoại mà ĐCSTQ kiểm soát để tranh cử các chức vụ chính trị, thâm nhập vào thể chế ở Canada là tinh vi nhất, theo học giả người Úc Clive Hamilton, người có cuốn sách mới ghi lại cách thức Bắc Kinh lợi dụng giới tinh hoa ở các quốc gia mục tiêu để mở rộng ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc cho biết.

Hamilton, giáo sư đạo đức công vụ tại Đại học Charles Sturt ở Canberra, nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn: “ĐCSTQ luôn tiếp cận những nơi có quyền lực”.

Cuốn sách mới nhất của ông Bàn tay hắc ám: Vạch trần cách ĐCSTQ đang định hình lại thế giới (Hidden Hand: Exposing How the Chinese Communist Party is Reshaping the World), đồng tác giả với Mareike Ohlberg, thành viên cấp cao trong Chương trình Châu Á tại Quỹ Marshall của Đức, nghiên cứu ảnh hưởng của ĐCSTQ ở Bắc Mỹ và Châu Âu, cùng những chiến thuật cũ và mới mà nó sử dụng để củng cố quyền lực và định hình lại thế giới.

Hamilton nói rằng, ĐCSTQ đã dùng rất nhiều chiến lược để tăng cường ảnh hưởng ra nước ngoài trong hai thập kỷ qua, nhưng một số chiến thuật này đã nằm trong kho vũ khí của nó thậm chí cả trước khi nó giành quyền thống trị Trung Quốc vào năm 1949.

Chiến thuật “dùng nông thôn bao vây thành phố”

Một chiến thuật như vậy đã được phát triển khi ĐCSTQ rút lui khỏi các thành phố và tiếp tục cuộc chiến của nó ở vùng nông thôn Trung Quốc trong thời kỳ trước năm 1949, trong cuộc đấu tranh với đối thủ là Quốc Dân Đảng. Bài học rút ra từ chiến lược này, được gọi là “dùng nông thôn để bao vây các thành phố”, sau đó được ĐCSTQ sử dụng trong các lĩnh vực khác.

“Chiến lược này không nên chỉ được hiểu đơn giản theo nghĩa đen; ý tưởng của nó là đi đến những khu vực mà kẻ thù của ĐCSTQ lơi lỏng kiểm soát hoặc thiếu sự hiện diện, tuyên truyền sai lệch và tổ chức dân cư ở đó, và sau đó lợi dụng họ để bao vây thành trì của kẻ thù“, Hamilton và Ohlberg viết trong cuốn sách của họ.

Ông Hamilton cho biết chiến thuật này hiện đang được sử dụng ở Châu Âu, nơi ĐCSTQ đang củng cố ảnh hưởng của nó ở vùng ngoại vi của “thành trì” của Liên minh Châu Âu. Ông nói: “ĐCSTQ đã nỗ lực để thiết lập ảnh hưởng ở Nam Âu – Ý và Hy Lạp – và một số quốc gia Đông và Trung Âu“. “Nó đang vây quanh EU và gắng sức gây ảnh hưởng [lên EU] từ các bên“.

Ở một số quốc gia khác mà ĐCSTQ nhắm tới, chẳng hạn như Canada và Úc, chiến thuật này có thể được nhìn thấy trong cách ĐCSTQ nỗ lực phát triển ảnh hưởng đối với các chính trị gia cấp thành phố, cấp tỉnh hoặc cấp bang.

Theo cuốn sách Bàn tay Hắc ám, các mối liên hệ của ĐCSTQ với các chính trị gia địa phương Tây này được tận dụng triệt để để gây áp lực lên chính phủ quốc gia.

Trong cuộc phỏng vấn nổi tiếng với CBC vào năm 2010, người đứng đầu Cơ quan Tình báo An ninh Canada khi đó là Richard Fadden cho biết, các bộ trưởng nội các ở hai tỉnh, cũng như một số chính trị gia thành phố ở British Columbia, bị nghi ngờ chịu sự chi phối của các chính phủ nước ngoài. Ông ngụ ý rằng Trung Quốc là hiếu chiến nhất trong số các quốc gia đang cố gắng giành ảnh hưởng ở Canada.

Tờ Globe and Mail sau đó tiết lộ một trong những bộ trưởng nội các tỉnh mà Fadden đề cập đến là cựu bộ trưởng nội các bang Ontario, Michael Chan. Chan kể từ đó đã đệ đơn kiện Globe vì những báo cáo của họ.

Hàng năm, Bắc Kinh tổ chức tiệc chiêu đãi tại đại hội hàng năm của Liên minh các thành phố B.C. (UBCM). Năm ngoái, sự tài trợ của ĐCSTQ đã bị Thị trưởng Port Coquitlam Brad West chỉ trích nặng nề là không phù hợp. UBCM cuối cùng đã quyết định chấm dứt hoạt động này trong bối cảnh công chúng phản đối kịch liệt, bất chấp sự ủng hộ của một số thị trưởng.

Tinh vi nhất ở Canada

Ông Fadden cho biết trong cuộc phỏng vấn năm 2010 rằng sự can thiệp của nước ngoài trong nhiều trường hợp liên quan đến việc các chính phủ nước ngoài lùng theo các thành viên trong cộng đồng hải ngoại của họ, trong một số trường hợp là “người nào đó thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba”, do đó “có mối liên hệ cũ với quê hương”. Sau đó, chính phủ nước ngoài sẽ xây dựng một mối quan hệ với cá nhân đó, và cá nhân đó được mời chào các chuyến đi về thăm quê hương, ông giải thích.

Khi cá nhân đó sau này đảm nhận một vị trí quyền lực, thì “đột nhiên tất cả các quyết định không được đưa ra trên cơ sở lợi ích công cộng, mà dựa trên mối quan tâm của quốc gia khác“, ông nói.

Hamilton nói rằng mặc dù những người thuộc sắc tộc Trung Quốc ít được hiện diện trong chính trị ở phương Tây, nhưng ĐCSTQ đang lợi dụng quá trình dân chủ và lôi kéo các ứng cử viên từ cộng đồng mà nó có thể kiểm soát để tranh cử ở văn phòng địa phương. Nhưng những nỗ lực để phanh phui điều này đều bị bác bỏ với những cáo buộc về phân biệt chủng tộc, ông cho biết.

ĐCSTQ bắt đầu áp dụng chiến lược thúc đẩy người gốc Hoa ra tranh cử từ năm 2005, theo cuốn sách Bàn tay Hắc ám.

Cuốn sách bổ sung thêm rằng các tổ chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ, được ĐCSTQ ủy nhiệm tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài, “ngày càng tuân theo lời khuyên được đưa ra vào năm 2010 bởi một chiến lược gia của ĐCSTQ: Xây dựng các tổ chức chính trị dựa trên người gốc Hoa ở hải ngoại, thực hiện quyên góp chính trị, hỗ trợ các chính trị gia gốc Hoa và tác động nhằm xoay chuyển các cuộc bỏ phiếu“.

Ông Hamilton cho biết chương trình đang được sử dụng ở một số quốc gia như Úc, New Zealand và nhiều quốc gia ở Châu Âu, nhưng tinh vi nhất là ở Canada.

Ông nói, một phần lý do là các tổ chức Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ dường như cố thủ hơn ở Canada. Một yếu tố khác là vai trò của dòng tiền của cộng đồng hải ngoại đến Canada, điều này đã xảy ra sớm hơn những nơi khác như Úc, ông nói.

“Cộng đồng [người Hoa] hải ngoại đã mang theo rất nhiều tiền chảy vào Canada, đặc biệt là ở Vancouver và Toronto, và tiền mang lại ảnh hưởng chính trị“.

Ông Hamilton cho biết, một cách để biết một ứng cử viên có chịu ảnh hưởng của ĐCSTQ hay không, là xem họ có tránh nói bất cứ điều gì chỉ trích chế độ ĐCSTQ hay không. Một cách khác là xem ứng cử viên đó có là thành viên nổi bật của các nhóm Mặt trận Thống nhất phục vụ lợi ích của Bắc Kinh hay không.

Thâm nhập rất sâu trong các thể chế của Canada

Trong cuốn sách, Hamilton và Ohlberg viết rằng mạng lưới ảnh hưởng của ĐCSTQ cố thủ trong giới tinh hoa ở Anh đến mức mà đất nước này “đã đi qua điểm không thể quay lại, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm tách mình ra khỏi quỹ đạo của Bắc Kinh có thể sẽ thất bại”.

Trong trường hợp của Canada, Hamilton nói rằng đất nước này “đang gặp khó khăn sâu sắc vì giới tinh hoa“. Ông nói: “Có một sự tích tụ dần dần ở Canada theo cách mà tầng lớp tinh hoa chính trị và doanh nghiệp Canada bị cuốn vào giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp Trung Quốc, kết quả là các giao dịch ngoại giao của Canada với Trung Quốc đã phục tùng theo một cách đáng xấu hổ“.

“Loại đe dọa và bắt nạt mà Canada phải chịu từ Bắc Kinh là điều đáng xấu hổ đối với bất kỳ quốc gia nào có thái độ tự trọng“.

Bắc Kinh hiện đang giam giữ hai người Canada Michael Kovrig và Michael Spavor sau song sắt vì tội gián điệp, đồng thời đưa ra án tử hình đối với 4 người Canada về tội buôn ma túy — động thái xảy ra sau khi Canada bắt giữ nữ giám đốc điều hành Huawei Mạnh Vãn Châu theo yêu cầu dẫn độ từ Hoa Kỳ. Chế độ Trung Quốc cũng đã cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Canada và thường xuyên quở trách Canada vì đã không thả bà Mạnh.

Một cuộc thăm dò gần đây của Nanos Research cho thấy hơn một nửa số người Canada cho rằng Ottawa nên có những hành động uy hiếp hơn để gây áp lực buộc Trung Quốc thả Kovrig và Spavor, trong khi một cuộc thăm dò khác của Angus Reid cho thấy chỉ 14% người Canada có cái nhìn tích cực về Trung Quốc.

Trong môi trường như thế này và với “sự thay đổi mạnh mẽ trong tình cảm của công chúng”, cũng như sự xuất hiện ngày càng nhiều “dân phòng Trung Quốc” trên các phương tiện truyền thông, giới tinh hoa Canada đang ngày càng khó nhân nhượng Bắc Kinh, Hamilton nói.

Tuy nhiên, ông nói thêm rằng ông đã học được cách không đánh giá thấp sức mạnh của các lực lượng Bắc Kinh ở nước ngoài.

“Bây giờ nó có thể im lặng, nhưng nó sẽ trở lại“, ông nói. “Nếu Canada định khẳng định lại sự độc lập của mình, thì đây không phải là điều có thể hoàn thành trong một hoặc hai tháng. Đây là một cuộc đấu tranh kéo dài 10 năm, bởi vì ảnh hưởng của ĐCSTQ rất sâu trong các thể chế của Canada“.

Giới tinh hoa Canada

Hamilton cho biết ĐCSTQ sẽ cẩn thận kiểm tra và xác định đâu là nơi trung tâm của quyền lực chính trị, kinh tế và văn hóa, và ai là những người quyền lực nhất trong những lĩnh vực đó. Sau đó, ĐCSTQ sẽ tạo ra một hồ sơ cá nhân của từng người và tìm cách tiếp cận họ, đưa họ vào tầm ảnh hưởng của nó.

Ông nói: “ĐCSTQ rình rập những điểm yếu của họ, nó kêu gọi những mong muốn và hy vọng của họ. Họ sẽ trở thành một loại nạn nhân rất sẵn lòng của kiểu thao túng này”.

Hamilton nói rằng ĐCSTQ cũng rất giỏi trong việc “ngụy trang các hoạt động của mình”, vì vậy nó đã có thể tiếp tục các hoạt động gây ảnh hưởng của mình ở sau hậu trường trong nhiều năm.

Ông nói: “[Nó thực hiện chiến lược] bằng cách ẩn sau những ý tưởng như sự giao lưu giữa người với người, tham gia vào hợp tác và hòa hợp quốc tế, chẳng hạn như hợp tác cùng có lợi và xây dựng liên kết kinh tế“.

Hamilton cho biết bước đầu tiên trong việc tháo gỡ khỏi ảnh hưởng của ĐCSTQ là phơi bày và làm sáng tỏ các hoạt động của nó; thứ hai là quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh đóng vai trò là “những người xin lỗi Bắc Kinh”; và thứ ba là ban hành Luật về can thiệp của nước ngoài giống như Úc đã làm.

Luật về can thiệp nước ngoài, được Úc thông qua vào năm 2018, bao gồm các hình phạt khắc nghiệt hơn đối với các hoạt động gián điệp và yêu cầu các cơ quan thay mặt cho các thực thể chính trị nước ngoài phải đăng ký công khai tên của họ.

Ông nói: “Một luật về can thiệp nước ngoài sẽ khiến ĐCSTQ khó khăn hơn nhiều khi tham gia vào hoạt động này ở nước ngoài“. “Nó có nghĩa là ĐCSTQ phải tiến sâu hơn vào bóng tối, và rất nhiều các hoạt động của Mặt trận Thống nhất của nó sẽ trở thành phi pháp”.

Theo Omid Ghoreishi, The Epoch Times

Hương Thảo biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/y-kien-chinh-truong-canada-bi-bac-kinh-tham-nhap-tinh-vi-nhat.html

 

Virus corona: WHO ghi nhận số ca nhiễm mới

tăng kỷ lục trong ngày

Ấn Độ là nước có số ca nhiễm virus corona được ghi nhận cao thứ hai thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca nhiễm virus corona mới trong ngày tăng kỷ lục, 307.930 ca được báo cáo trong vòng 24 giờ.

WHO cho biết số người chết đã tăng hơn 5.500, nâng tổng số người chết trên toàn cầu lên 917.417

Các ca nhiễm virus tăng nhiều nhất ở Ấn Độ, Mỹ và Brazil.

Virus corona: Sự trở lại bí ẩn của Covid-19 ở Việt Nam

Covid-19: Tạm ngưng thử nghiệm vaccine Oxford

Trên toàn thế giới đã có hơn 28 triệu ca nhiễm được xác nhận, một nửa trong số đó là ở châu Mỹ.

Kỷ lục số ca mắc mới một ngày trước đó là vào 6/9, với 306.857 ca, theo báo cáo của WHO.

Nước nào có số ca nhiễm tăng mạnh nhất?

Theo WHO, Ấn Độ báo cáo 94.372 ca nhiễm mới hôm Chủ Nhật (13/9), tiếp theo là Mỹ với 45.523 và Brazil với 43.718.

Hơn 1.000 ca tử vong mới đã được ghi nhận ở Mỹ và Ấn Độ trong khi Brazil cho hay 874 người chết liên quan đến Covid-19 trong 24 giờ qua.

Ấn Độ có số ca mắc được xác nhận lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Tuần trước, nước này báo cáo gần hai triệu ca nhiễm Covid-19 trong tháng Tám, con số mắc hàng tháng cao nhất trên thế giới kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Theo dữ liệu chính thức, toàn Ấn Độ ghi nhận trung bình 64.000 ca mỗi ngày – tăng 84% so với trung bình hàng ngày trong tháng Bảy. Số người chết đã lên đến 1.000 người mỗi ngày kể từ đầu tháng Chín.

Brazil ghi nhận hơn bốn triệu ca mắc, cao thứ ba trên thế giới. Nước này có số người chết cao nhất ở Mỹ Latinh, khoảng 131.000 người cho đến nay.

Hoa Kỳ có số ca mắc virus chiếm một phần tư tổng số ca trên toàn thế giới – hơn sáu triệu. Nước này chứng kiến số ca mắc mới hàng ngày gia tăng trong tháng Bảy. Nhưng kể từ đó số ca mắc mới ở Mỹ đã giảm.

Hoa Kỳ có số người chết được ghi nhận cao nhất thế giới do Covid-19, hơn 194.000.

Tình hình nơi khác như thế nào?

Các quốc gia trên khắp châu Âu đang ghi nhận số ca mắc hàng ngày gia tăng trong bối cảnh lo ngại về sự bùng phát trở lại của virus.

Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất đã bị phong tỏa, và người dân được kêu gọi đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách xã hội.

Các quốc gia khác chứng kiến sự bùng phát trở lại của virus bao gồm Peru, Israel, Hàn Quốc và Australia.

Hôm Chủ nhật, cảnh sát ở bang Victoria, Úc đã bắt giữ hơn 70 người biểu tình vì bỏ lệnh cách ly tại nhà. Khoảng 250 người đã tham gia cuộc biểu tình ở thành phố Melbourne, được thúc đẩy bởi các nhóm mạng xã hội có chung mối quan tâm về các thuyết âm mưu liên quan đến đại dịch.

Bang Victoria là tâm chấn của đợt bùng phát dịch bệnh ở Úc, chiếm 75% số ca bệnh và 90% số ca tử vong.

Trong khi đó, Israel sẽ áp một lệnh cấm mới trên toàn quốc khi các ca nhiễm virus corona tại nước này tiếp tục gia tăng. Các luật giới nghiêm sẽ có hiệu lực vào thứ Sáu – năm mới của người Do Thái – và sẽ kéo dài ít nhất ba tuần, giới chức cho biết.

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, Israel đã chứng kiến hơn 153.000 ca mắc virus và 1.108 ca tử vong do Covid-19.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-54143265

 

Covid-19: WHO cảnh báo nguy cơ số ca tử vong

tăng vào mùa thu tại châu Âu

Minh Anh

Tháng 10-11/2020 sẽ là hai tháng đầy khó khăn cho châu Âu trước tình hình đại dịch vẫn lan rộng. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO/OMS) cảnh báo số ca tử vong có nguy cơ tăng trở lại tại châu Âu vào mùa thu này.

Trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng vọt tại châu lục già, số ca tử vong thường nhật hiện ở mức ổn định, ông Hans Kluge, giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới – chi nhánh châu Âu – trả lời AFP dự báo : « Tình hình sẽ trở nên khó khăn hơn. Vào tháng 10, tháng 11 này, chúng ta sẽ thấy một tỷ lệ tử vong cao hơn ». Theo tổ chức này, số ca tử vong tăng trở lại là do số ca nhiễm mới lại tăng lên vì dịch bệnh lại bùng lên tại châu Âu.

Dù vậy, lãnh đạo WHO tại châu Âu trấn an rằng « đến một lúc nào đó rồi đại dịch cũng sẽ ngừng lại.» nhưng ông cũng không quên cảnh báo những ai cho rằng đại dịch kết thúc một khi vac-xin ra đời. « Vac-xin sẽ là hồi kết cho trận dịch ? Chắc chắn là không ! », ông Hans Kluge khẳng định.

Theo AFP, trong hai ngày 14-15/09/2020, khoảng 50 quốc gia thành viên chi nhánh châu Âu có cuộc gặp để trao đổi về cách đối phó với đại dịch và tìm kiếm đồng thuận một chiến lược cho 5 năm tới.

Pháp: Các đô thị trong tình trạng báo động

Tình hình dịch bệnh tại Pháp cũng chưa mấy gì sáng sủa. Thủ tướng Pháp ngày 12/09/2020, sau cuộc họp Hội Đồng Quốc Phòng, yêu cầu các tỉnh trưởng xem xét một số biện pháp mới để ngăn chận dịch. Bordeaux, Marseille và Guadeloupe rất có thể sẽ phải siết chặt một số biện pháp phòng ngừa.

Theo Les Echos, kể từ giờ, chính các tỉnh trưởng, sau khi tham vấn chính quyền địa phương sẽ là cơ quan ra quyết định có siết chặt các quy định an toàn dịch tễ hay không tại những vùng được cho là « mầu đỏ ».

Tại những thành phố lớn như Marseille, Bordeaux hay đảo Guadeloupe nhiều biện pháp nghiêm ngặt hơn đang được xem xét như yêu cầu đóng cửa quán bar, nhà hàng từ 22 giờ các ngày trong tuần, đóng cửa các phòng tập thể dục, bể bơi… (Guadeloupe) ; đóng cửa các bãi biển từ 20 giờ, cấm tổ chức tiệc cưới và tổ chức tiêm ngừa chống cúm mùa cho những người trên 65 tuổi (Marseille)…

Chính phủ cảnh báo tình hình bắt đầu trở nên căng thẳng trở lại ở một số tỉnh. Dù hệ thống bệnh viện tại Pháp vẫn chưa bị quá tải, thủ tướng Pháp cảnh báo virus vẫn lan rộng trong số người trẻ tuổi, nhưng người cao tuổi và có bệnh nền là những người bị nhiễm nặng nhất.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200914-covid-19-who-c%E1%BA%A3nh-b%C3%A1o-nguy-c%C6%A1-s%E1%BB%91-ca-t%E1%BB%AD-vong-t%C4%83ng-v%C3%A0o-m%C3%B9a-thu-t%E1%BA%A1i-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Trung Quốc – châu Âu họp thượng đỉnh

về hợp tác kinh tếmặc dù căng thẳng ngoại giao

Anh Vũ

Hôm nay, 14/09/2020, Liên Hiệp Châu Âu (EU) và Trung Quốc họp thượng đỉnh qua cầu truyền hình với sự tham dự của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen, thủ tướng Đức Angela Merkel, chủ tịch luân phiên EU và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hồ sơ hợp tác kinh tế song phương là trọng tâm trong bối cảnh hai bên đang có những căng thẳng ngoại giao do các hồ sơ Hồng Kông, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và Đài Loan.

Ban đầu, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tính đến Leipzig để họp với lãnh đạo 27 nước trong Liên Hiệp Châu Âu, nhưng do dịch Covid-19, cuộc họp thượng đỉnh phải thay đổi, được tổ chức qua video. Mục tiêu đầu tiên của cuộc họp thượng đỉnh là hợp tác kinh tế. Các nước Liên Âu hy vọng thúc đẩy được những tiến bộ cho phép ký kết một thỏa thuận đầu tư đã được hai bên đàm phán từ 7 năm nay.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Pierre Benazet tường trình:

Hợp tác khi có thể và cứng rắn khi cần thiết, đó là đường hướng dưới dạng như khẩu hiệu của các nước Liên Hiệp Châu Âu cho cuộc họp qua video này. Phiên họp được các nước châu Âu đánh giá là trọng yếu, sau thượng đỉnh tương tự kéo dài 4 giờ hồi tháng 6 vừa qua.

Cuộc gặp thượng đỉnh từ xa này sẽ là dịp để ghi nhận một tiến bộ quan trọng, bởi vì một đại diện của Liên Hiệp Châu Âu sẽ ký tại Bắc Kinh một thỏa thuận theo đó, Trung Quốc thừa nhận việc bảo hộ xuất xứ địa lý các sản phẩm của châu Âu.

Với các nước Liên Hiệp Châu Âu, đó cũng là bằng chứng cho thấy trong những hồ sơ quan trọng, châu Âu vẫn có thể bảo vệ được các lợi ích của mình, đồng thời, đây cũng là một tín hiệu cho thấy vẫn có những lá bài mà châu Âu có thể khai thác trong quá trình đàm phán.

Nhưng hồ sơ kinh tế lớn nhất là hiệp định bảo hộ đầu tư nhằm giúp các doanh nghiệp châu Âu xâm nhập thị trường Trung Quốc với các quy định công bằng. Cuộc họp thượng đỉnh này tạo hy vọng là sẽ có một lộ trình rõ ràng cho phép ký kết được hiệp định từ nay đến cuối năm.

Các cuộc đàm phán diễn ra vào giai đoạn quan hệ giữa Bắc Kinh và Bruxelles đang có những căng thẳng về chính trị.

Trung cuộc họp thượng đỉnh trước hôm 22/06 vừa rồi, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von der Leyen đã phê phán Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia, bóp nghẹt các quyền tự do của người Hồng Kông.

Trước phiên họp thượng đỉnh này, trong các chuyến công du một loạt các nước châu Âu cuối tháng 8, ngoại trưởng Vương Nghị cũng như trưởng ban Đối Ngoại Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc  Dương Khiết Trì đã bị chính giới và dư luận chất vấn liên tục về các vấn đề Hồng Kông, nhân quyền ở Tân Cương và cả về những đe dọa dùng vũ lực đối với Đài Loan.

Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu nhìn từ Trung Quốc

Nhìn từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde đánh giá khí hậu là hồ sơ Bắc Kinh và Bruxelles dễ đàm phán với nhau hơn cả. Ngược lại Trung Quốc tiếp tục viện cớ “công việc nội bộ” để từ chối thảo luận với các đối tác châu Âu về tình hình Tân Cương, Hồng Kông hay Đài Loan:

“Phát biểu trực tiếp hay qua các kênh truyền thông trên mạng, Bắc Kinh luôn đưa ra một thông điệp : đó là Trung Quốc rất chú trọng tới việc châu Âu độc lập trong chính sách của mình. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo trong bài xã luận sáng nay nhắc lại điều này. Đồng thời Bắc Kinh kêu gọi Bruxelles tránh rơi vào cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ khơi mào. Điểm này đã từng được ngoại trưởng Vương Nghị lập đi lập lại từ cuối tháng 8.

Có điều thông điệp đó vẫn chưa đủ. Phía Trung Quốc biết rằng châu Âu đang chờ đợi nhiều ở Bắc Kinh về nguyên tắc có đi có lại. Trước thượng đỉnh, một lần nữa các doanh nghiệp châu Âu đã bối rối và cho rằng không được đối xử bình đẳng để tham gia thị trường của Trung Quốc. Do vậy ông Tập Cận Bình trên nguyên tắc sẽ phải đề xuất một số những thông báo về thỏa thuận đầu tư như phía châu Âu đã yêu cầu.

Trong khi chờ đợi, truyền thông Trung Quốc trong những giờ qua đưa ra hình ảnh của một cốc nước nửa đầy (về quan hệ kinh tế giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc) với những bài báo liên quan đến việc một tập đoàn mỹ phẩm lớn của Pháp khánh thành một nhà máy ở miền nam Trung Quốc, hay việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức trong quý 2 năm nay. Kèm theo là hình ảnh một đoàn tàu hỏa chở hàng xuất phát từ Tân Cương, miền Tây Trung Quốc, trực chỉ châu Âu.

Chính tình hình ở vùng tự trị Tân Cương với đa số dân là người Duy Ngô Nhĩ, cũng như vấn đề Hồng Kông và căng thẳng quân sự tại eo biển Đài Loan có thể sẽ là những hồ sơ Bắc Kinh lại viện lý do công việc nội bộ của Trung Quốc, từ chối để nước ngoài can thiệp. Ngược lại phía Trung Quốc có thể lắng nghe các lập luận của châu Âu về các mục tiêu chống biến đổi khí hậu, chẳng hạn như về ngưỡng thải khí carbone CO2, về cam kết ngừng xây dựng thêm các nhà máy điện sử dụng than.”

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200914-trung-qu%E1%BB%91c-%E2%80%93-ch%C3%A2u-%C3%A2u-h%E1%BB%8Dp-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-v%E1%BB%81-h%E1%BB%A3p-t%C3%A1c-kinh-t%E1%BA%BF-m%E1%BA%B7c-d%C3%B9-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-ngo%E1%BA%A1i-giao

 

Các nhà lập pháp EU: Vi phạm nhân quyền

ở Trung Quốc phải được bàn tại Hội nghị thượng đỉnh

Bình luậnNguyễn Minh

Hơn 60 thành viên của Nghị viện châu Âu và nhóm nhân quyền thuộc tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF) đang kêu gọi các nhà lãnh đạo hàng đầu của châu Âu giải quyết các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa EU và Trung Quốc dự kiến diễn ra vào ngày 14/9.

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đồng chủ trì cuộc họp với ông Charles Michel, chủ tịch Hội đồng châu Âu, cơ quan chịu trách nhiệm xác định các chính sách và ưu tiên chung của Liên minh châu Âu (EU). Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU và Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng sẽ tham gia cuộc họp. Đức hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của EU.

Cuộc họp ban đầu dự kiến ​​được tổ chức tại thành phố Leipzig của Đức, nhưng đã thay đổi sang tổ chức qua hội nghị trực tuyến do quan ngại về đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Theo thông tin từ trang web của Hội đồng Châu Âu, 4 lãnh đạo cấp cao sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, các vấn đề kinh tế và thương mại, cũng như cách ứng phó với đại dịch do virus Corona Vũ Hán gây ra.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến diễn ra vào thứ Hai (14/9) đang được soi xét chặt chẽ vì quan hệ giữa Trung Quốc và EU gần đây đã trở nên tồi tệ. Vào tháng 3/2019, Ủy ban châu Âu đã gọi Trung Quốc là “đối thủ có hệ thống” trong một báo cáo về mối quan hệ song phương. Tháng trước, Bộ trưởng Ngoại giao EU Joseph Borrell gọi Trung Quốc là “một đế chế mới” và yêu cầu các thành viên EU “sửa chữa” sự mất cân bằng kinh tế của họ với Trung Quốc, trong một bài báo đăng trên tờ Le Journal de Dimanche của Pháp.

Trong khi đó, 63 thành viên của Nghị viện châu Âu đã ký vào một bức thư chung gửi tới các lãnh đạo bao gồm ông Charles Michel – chủ tịch Hội đồng châu Âu, Ursula von der Leyen – chủ tịch Ủy ban châu Âu, và Thủ tướng Đức Angela Merkel để thúc giục họ “đảm bảo rằng sẽ có hậu quả nếu chính phủ Trung Quốc tiếp tục vi phạm nhân quyền. Chúng tôi kêu gọi EU đặt vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong chương trình nghị sự tại Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc và trong các cuộc thảo luận trong tương lai”.

Trong thư, các thành viên Nghị viện châu Âu chỉ ra những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với các nhà hoạt động và luật sư Trung Quốc, người Tây Tạng, việc tước quyền ngôn ngữ đối với người dân tộc Mông Cổ ở Nội Mông, và việc giam giữ hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại giam giữ. Đồng thời họ cũng kêu gọi sự chú ý đến việc các quyền tự do ở Hong Kong bị xói mòn sau khi Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia tại đặc khu hành chính này.

Vào cuối tháng Tám, học sinh ở Nội Mông bắt đầu tẩy chay các lớp học và người dân tổ chức các cuộc biểu tình ngoài trời, sau khi văn phòng giáo dục địa phương ban hành quy định mới yêu cầu các lớp học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở phải dạy bằng tiếng Quan Thoại (tiếng Trung Quốc phổ thông) và sử dụng sách giáo khoa tiếng Trung Quốc phổ thông. Khu vực Nội Mông là nơi sinh sống của nhiều dân tộc Mông Cổ; họ có ngôn ngữ và văn hóa khác biệt với dân tộc Hán đa số nói tiếng phổ thông.

Hôm thứ Bảy, Đài Á Châu Tự do đưa tin rằng chính quyền Trung Quốc ở tỉnh Thanh Hải, miền bắc Trung Quốc đóng cửa các trường tiểu học và buộc học sinh vào các trường nội trú do chính phủ chỉ định. Tại các trường nội trú, các tiết học sẽ được dạy bằng tiếng Trung Quốc phổ thông thay vì tiếng Tây Tạng. Tỉnh này là nơi sinh sống của khoảng 1,37 triệu người Tây Tạng, theo thống kê chính thức của chính phủ Trung Quốc.

Những nỗ lực nhằm giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ “đã không dẫn đến bất kỳ thay đổi có ý nghĩa nào trong hành vi từ chính phủ Trung Quốc, trích từ bức thư. “Hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc sắp tới là cơ hội lý tưởng để quan điểm của EU về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc thành hành động cụ thể”.

Hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày 14/9 là sự tiếp nối của hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đã diễn ra vào ngày 22/6, khi ông Tập và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gặp các nhà lãnh đạo Von der Leyen và Michel.

Sau cuộc họp vào tháng Sáu, hai bên đã ra một tuyên bố báo chí chung, bày tỏ “lo ngại nghiêm trọng về các bước mà Trung Quốc thực hiện” nhằm áp đặt luật an ninh cho Hong Kong vốn “không phù hợp với Luật cơ bản của Hong Kong [tiểu hiến pháp] và các cam kết quốc tế của Trung Quốc”.

Bất chấp những quan ngại rộng rãi của quốc tế, Bắc Kinh đã ban hành luật an ninh quốc gia ở Hong Kong vào ngày 30/6. Luật này cho phép hình sự hoá các hoạt động mà Bắc Kinh coi là ly khai và lật đổ, với mức phạt tối đa là tù chung thân.

Các nhà lập pháp EU kết luận rằng họ ủng hộ “các biện pháp trừng phạt có mục tiêu và đóng băng tài sản của  các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các chính sách vi phạm nhân quyền”.

RSF, trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 12/9, đã kêu gọi 3 nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra vấn đề vi phạm quyền tự do báo chí của chính quyền Trung Quốc.

“Nhân quyền là một giá trị cơ bản của Liên minh châu Âu, và nếu không đòi hỏi nó sẽ chỉ khuyến khích ĐCSTQ tiếp tục chính sách kiểm soát thông tin và đàn áp các tiếng nói độc lập”, Tổng thư ký RSF Christophe Deloire tuyên bố.

Ông nói thêm: “Bất kỳ điểm yếu nào cũng sẽ cho phép Trung Quốc tự do kiềm chế để áp đặt một trật tự thông tin thế giới mới, điều này có thể gây bất lợi cho công dân châu Âu hơn hiện nay”.

RSF chỉ ra rằng Trung Quốc là “kẻ bắt giữ các nhà báo lớn nhất thế giới”, với ít nhất 118 người bị giam giữ.

Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ngày 14/9 cũng diễn ra sau chuyến công du châu Âu gần đây của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, trong đó có Pháp và Đức. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã công khai khiển trách ông Vương sau khi ông Vương lên tiếng đe dọa rằng Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil sẽ “phải trả một giá đắt” vì đã đến thăm Đài Loan.

Ôn Maas nói trong cuộc họp báo chung với Vương vào ngày 1/9: “Chúng tôi với tư cách là những người châu Âu hợp tác chặt chẽ – chúng tôi dành cho các đối tác quốc tế sự tôn trọng và chúng tôi mong đợi điều tương tự từ họ”.

Ông Maas nói thêm: “Các lời đe dọa không phù hợp ở đây”.

ĐCSTQ vốn luôn tự coi Đài Loan là một tỉnh nổi loạn và là một phần lãnh thổ của mình, mặc dù quốc đảo tự trị này có chính phủ, quân đội và hệ thống tiền tệ riêng, đồng thời thực hiện bầu cử dân chủ. Bắc Kinh luôn phản đối các lời lẽ hoặc hành động của các quan chức chính phủ nước ngoài công nhận chủ quyền của Đài Loan – chẳng hạn như chuyến thăm của ông Vystrcil tới Đài Loan.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU cũng trở nên xấu đi do đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát từ Trung Quốc. Trong một cuộc thăm dò gần đây của Hội đồng quan hệ đối ngoại toàn châu Âu, 48%

người châu Âu được khảo sát nói rằng họ thấy Trung Quốc tồi tệ hơn kể từ cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/cac-nha-lap-phap-eu-vi-pham-nhan-quyen-o-trung-quoc-phai-duoc-ban-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-70726.html

 

Hậu Brexit :

Nghị Viện Anh xem xét một dự luật gây tranh cãi

Minh Anh

Nghị Viện Anh hôm nay 14/09/2020 bắt đầu thảo luận về một hồ sơ đang gây nhiều tranh cãi : Dự luật về thị trường nội địa hậu Brexit. Văn bản này được cho là làm sáng tỏ một số điểm trong thỏa thuận rời Liên Hiệp Châu Âu được ký kết trong năm 2019 giữa Luân Đôn và Bruxelles.

Dự luật này không chỉ làm dấy lên nhiều chỉ trích từ phía Liên Hiệp Châu Âu mà ngay cả trong nội bộ đảng cầm quyền của thủ tướng Boris Johnson.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Elodie Goulesque giải thích :

« Vi phạm luật quốc tế hay là không, đây chính là vấn đề sẽ được tranh luận trong vòng bốn ngày tại Westminster. Hồ sơ Bắc Ailen là nguyên nhân chính. Phần lãnh thổ này của Vương Quốc Anh là nơi duy nhất vẫn sẽ còn ở lại trong Liên minh thuế quan và thị trường chung sau ngày 31/12/2020.

Những điểm trong chuỗi dự luật đề xuất hôm nay đang gây tranh cãi liên quan đến những chính sách hỗ trợ của chính phủ đối với các doanh nghiệp Bắc Ailen cũng như là việc kê khai nhập khẩu một số sản phẩm sang phần còn lại của Vương Quốc Anh.

Chính phủ biện minh bước đi này như là một ʺcơ chế bảo đảmʺ, nhất là về những dàn xếp thuế quan được ký kết hồi năm 2019 trong thỏa thuận rời Liên Hiệp. Nhưng Liên Hiệp Châu Âu xem việc này như là một sự không tôn trọng một hiệp định quốc tế vốn dĩ đã được Luân Đôn và Bruxelles cùng thông qua cách nay chưa đầy một năm.

Ngay cả ở bên này bờ biển Manche, sáng kiến của ông Boris Johnson cũng bị chỉ trích. Theresa May, John Major hay như Tony Blair, tất cả đều là cựu thủ tướng của nước Anh đều lên tiếng phản đối. Ngay từ hôm nay, các nghị sĩ sẽ đưa ra những đề nghị sửa đổi nhằm ngăn chận một cuộc biểu quyết.

Nếu như dự luật về thị trường nội địa này được thông qua, thì những điểm có liên quan đến Bắc Ailen chỉ sẽ được áp dụng trong trường hợp châu Âu và Anh Quốc không đạt được thỏa thuận hậu Brexit (No Deal). Ông Boris Johnson không lo ngại nếu việc này xẩy ra. Trong tuần rồi, thủ tướng Anh đã thông báo là trong trường hợp không đạt được thỏa hiệp với châu Âu từ đây đến ngày 15/10, Brexit sẽ diễn ra mà không có thỏa thuận. »

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200914-h%E1%BA%ADu-brexit-ngh%E1%BB%8B-vi%E1%BB%87n-anh-xem-x%C3%A9t-m%E1%BB%99t-d%E1%BB%B1-lu%E1%BA%ADt-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i

 

Cố vấn Anh: Ông Tập Cận Bình bị áp lực phải từ chức

Lục Du

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình có thể đang bị áp lực phải trao lại quyền lực do những quyết định sai lầm trong xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán, ông Nicholas Drummond, cố vấn quốc phòng của chính phủ Anh đánh giá, theo The BL.

Theo tờ Express của Anh, ông Tập đang chịu áp lực mạnh mẽ không chỉ ở Trung Quốc mà còn từ cộng đồng quốc tế do những quyết định sai lầm khi xử lý đại dịch Covid trong bối cảnh ngày có thêm các bằng chứng cho thấy Bắc Kinh che giấu dịch.

Ông Drummond được Express dẫn lời cho biết: “Ngày càng rõ ràng rằng đại dịch đã bắt đầu từ rất lâu trước tháng 12 năm ngoái, nó thực sự xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10. Đến tháng 11, họ [chính quyền Trung Quốc] biết mình gặp vấn đề nghiêm trọng, nhưng họ quyết định không nói với chúng ta cho đến ngày 22/1″.

Các chuyên gia và truyền thông quốc tế đều thống nhất một nhận định rằng, trong hai tháng dịch bị chính quyền Trung Quốc che đậy, virus Vũ Hán đã kịp lây lan ra toàn cầu. Trong trường hợp Bắc Kinh báo cáo sớm thì có thể thế giới đã tránh được một đại dịch nguy hiểm.

Vào năm 2018, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã thông qua luật xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức vụ chủ tịch nước, điều này cho phép ông Tập có thể duy trì quyền lực suốt đời.

Tuy nhiên, trong trường hợp có một báo cáo bất lợi cho ông Tập, ông Drummond tin rằng ĐCSTQ có thể vì áp lực mà yêu cầu ông Tập phải rời vị trí lãnh đạo.

Ông Drummond cho rằng nếu Bắc Kinh nhận thấy rằng hành vi của họ đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc cũng như vị thế của họ trong cộng đồng thế giới, họ có thể nhìn ra việc đến luc cần phải thay đổi.

“Điều này có thể có nghĩa là ĐCSTQ buộc Tập Cận Bình từ chức. Đây sẽ là một hành động gây tranh cãi [nhưng] sẽ giúp mối quan hệ Trung Quốc và phương Tây trở nên tích cực hơn”, ông Drummond nói.

Vị cố vấn quân sự Anh đưa thêm đánh giá rằng “Nếu ông Tập từ chối đi, có thể xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực và Trung Quốc có thể bất ổn từ bên trong, nhưng đây là một kịch bản khó xảy ra”.

“Nếu ông Tập [thực sự] có quyền lực như một số người nghĩ thì sẽ không có gì xảy ra. Nhưng điều này sẽ thúc đẩy một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-anh-ong-tap-bi-ap-luc-phai-tu-chuc.html

 

Quan hệ Pháp-Trung:

Paris hết kiên nhẫn với Bắc Kinh

Thanh Hà

Động lực nào thúc đẩy Paris ngày càng tỏ thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc bằng lời nói và hành động, từ hồ sơ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến các vấn đề nhậy cảm với Bắc Kinh là Hồng Kông hay Đài Loan và kể cả xung đột tại biên giới Ấn Trung ?

Vào lúc biên giới trên bộ giữa hai cường quốc châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc căng thẳng, ngày 27/07/2020 Pháp giao chiến đấu cơ Rafale cho New Delhi. Báo chí Ấn Độ khẳng định chiến đấu cơ Pháp góp phần tăng cường khả năng phòng thủ của nước này tại các vùng có tranh chấp lãnh thổ, trong đó có cao nguyên Ladakh.

Đầu tháng 7/2020, nhà báo Ursula Gauthier thông tín viên thường trực của báo L’Obs tại Bắc Kinh nhắc lại 5 năm trước đây, khi bà bị trục xuất khỏi Trung Quốc sau một loạt phóng sự về báo động về chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, bộ Ngoại Giao Pháp chỉ phản ứng “lấy lệ”, tránh để làm phật lòng một đối tác thương mại quan trọng của Paris.

Sau một thời gian dài im lặng về vụ Tân Cương, ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian kêu gọi Bắc Kinh cho phép quan sát viên quốc tế đến thị sát tình hình. Nhưng gần đây nhất, hôm 07/09/2020, tổng thống Macron mạnh mẽ lên án các “trại giam, các vụ cưỡng bức lao động, triệt sản” nhắm vào dân cư tại đây là điều “không thể chấp nhận được”.

Trễ còn hơn không

Cho đến rất gần đây, giới nghiên cứu và một số chính trị gia đối lập đã chỉ trích chính quyền Pháp kém mạch lạc trong đối sách với Bắc Kinh. Từ khi lên cầm quyền, tổng thống Emmanuel Macron tỏ ra thực tiễn, tuy có đề cao các giá trị dân chủ, nhân quyền, nhưng vị tổng thống trẻ tuổi của Pháp đã chú trọng nhiều hơn đến vế thương mại, kinh tế với Trung Quốc.

Theo chuyên gia Francois Godment, Viện Nghiên Cứu Montaigne- Paris, chủ nhân điện Elysée ý thức được về vị trí của Pháp trên bàn cờ quốc tế hiện nay. Về chiến lược và cả kinh tế Pháp không có được trọng lượng như Hoa Kỳ để gây sức ép với Trung Quốc. Trong con mắt của Bắc Kinh, Paris cũng không có được vị trí ưu tiên của Berlin. Do vậy trên tất cả những hồ sơ nhậy cảm khác, Pháp chỉ phát biểu với tư cách một thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu.

Thậm chí như ghi nhận của một chính khách Pháp thuộc hàng ngũ đối lập, nghị sĩ châu Âu Raphael Glucksmann, có một thỏa thuận ngầm giữa Pháp và Đức hai đầu tầu của Liên Âu, đó là tránh làm phật lòng giới lãnh đạo Bắc Kinh. Trung Quốc là đối tác thương mại ưu tiên của Đức.

Trung Quốc đánh mất một điểm tựa là Pháp ?

Thế nhưng, dường như gió đã xoay chiều. Ngay chính Berlin cũng hết kiên nhẫn với đối tác khó lường như Bắc Kinh. Châu Âu tuy nhìn nhận Trung Quốc là “đối tác quan trọng” nhưng đồng thời cũng là một “đối thủ có hệ thống” của toàn khối.

Việc Pháp đổi giọng với Trung Quốc một mặt nằm trong chính sách đối ngoại chung của Liên Âu, nhưng mặt khác Paris cũng đã phải lựa đường mà đi. Điển hình là nếu như ngoại trưởng Đức Heiko Maas trực tiếp đề cập đến vấn đề Tân Cương với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, thì thông cáo của bộ Ngoại Giao Pháp, cũng trên hồ sơ này, chỉ được đưa ra sau khi lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đã rời khỏi Paris để lên đường sang Berlin.

Dù vậy chuyên gia về Trung Quốc François Godment cho rằng, có lẽ đối sách của Paris với Trung Quốc đang bước vào một khúc quanh. Ông ghi nhận một “sự điều chỉnh quan trọng từ tháng 6, tháng 7 vừa qua”. Mọi chuyện bắt nguồn từ hai nguyên nhân:

Thứ nhất là về mặt chính trị, Paris đã luôn “đụng phải một bức tường” mỗi khi đề cập đến các vấn đề Hồng Kông và Tân Cương với phía Trung Quốc. Thêm vào đó từ nhiều tháng qua, Pháp cũng đã rất khó chịu với giọng điệu hung hăng của một số nhà ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích Paris từ hồ sơ giải quyết dịch Covid-19 đến hợp đồng quân sự giữa Pháp với Đài Loan. Gần đây hơn, đại sứ Trung Quốc tại Paris còn lên tiếng chỉ trích Pháp cho Đài Loan mở thêm một văn phòng đại diện tại thành phố Aix en Provence.

Vế thứ nhì có lẽ quan trọng hơn nữa đó là viễn cảnh hợp tác kinh tế với Bắc Kinh bế tắc. Hiệp định đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc còn xa vời, càng đẩy xa những hứa hẹn mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với nước đông dân nhất thế giới vốn rất được ông Emmanuel Macron trông đợi.

Tương tự như các vòng đàm phán không hồi kết về một thỏa thuận đầu tư chung giữa Bruxelles và Bắc Kinh, một dự án hợp tác song phương liên quan đến việc xử lý rác nguyên tử được đàm phán từ hơn một chục năm qua vẫn dậm chân tại chỗ. Pháp và Trung Quốc đang gặp bế tắc về hai điểm trong dự án này đó là chuyển giao công nghệ và những bảo đảm phân biệt về những ứng dụng trong lĩnh vực hạt nhân dân sự với các mục tiêu quân sự.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200914-quan-h%E1%BB%87-ph%C3%A1p-trung-paris-h%E1%BA%BFt-ki%C3%AAn-nh%E1%BA%ABn-v%E1%BB%9Bi-b%E1%BA%AFc-kinh

 

Paris cho phép tắm sông Seine vào năm 2024 ?

Tuấn Thảo

Đây là một trong những kế hoạch đầy tham vọng do Tòa Đô Chính Paris khởi động trong khuôn khổ chương trình Thế Vận Hội 2024. Mục tiêu đầu tiên của dự án là làm cho nước sông Seine đủ sạch để tổ chức các cuộc thi bơi lội, không đòi hỏi phải diễn ra trong hồ tắm. Về lâu về dài, các bể bơi ‘‘tự nhiên’’ này trên sông Seine có thể tiếp đón người dân thủ đô vào mùa hè.

Ý tưởng lọc nước cho thật sạch để rồi bơm vào các bể bơi trên dòng sông Seine thật ra gợi hứng từ các hồ tắm tự nhiên bằng nước mặn thường thấy ở hai thành phố ven biển Dinard và Saint Malo ở vùng Bretagne, miền tây nước Pháp. Kể từ năm 2017, trong khuôn khổ chương trình sinh hoạt mùa hè Paris Plages, ba bể bơi với sức chứa cho khoảng 200 người đã được xây trên kênh La Villette, gần trạm métro Jaurès ở Paris quận 10. Nước trong hồ bơi vẫn là nước sông Seine được lọc sạch. Dựa theo sáng kiến này, Paris muốn mở rộng thêm các bể bơi và xa hơn nữa, một số khúc sông sẽ đủ sạch để có thể tổ chức bơi lội tự do trên một khoảng cách lớn.

Kế hoạch đầy tham vọng này được giao cho một ủy ban do phó thị trưởng Pierre Aidenbaum đứng đầu và đặc biệt lo về các vấn đề liên quan đến sông Seine. Ông Pierre Aidenbaum từng chuyên trách về dự án trùng tu ngôi chợ Marché des Enfants-Rouges cũng như hội trường Carreau du Temple ở quận ba Paris. Lần này, công việc của ông sẽ càng khó khăn hơn vì việc ‘‘quy hoạch’’ sông Seine sẽ đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, hội đồng cấp vùng, đại diện của các đối tác kinh doanh và các công ty dịch vụ trên sông Seine.

Theo ông Pierre Aidenbaum, chỉ còn vài năm nữa là tới mùa Thế vận hội Olympic 2024 và thành phố Paris không nên để mất cơ hội này để thay đổi một cách sâu rộng, chứ không chỉ đơn thuần là tân trang diện mạo. Sông Seine có thể trở thành một trục giao thông quan trọng hơn, nhất là Tòa Đô Chính Paris từ nhiều năm qua đã có chủ trương làm giảm bớt khối lượng xe cộ chạy trong trung tâm thành phố, một kế hoạch dài hạn mà cho tới giờ vẫn còn ít nhiều gây tranh cãi.

Từ đây cho tới năm 2024, thành phố Paris sẽ phải thực hiện nhiều dự án ở ‘‘thượng nguồn’’ để có thể làm cho nước sông Seine sạch hơn, và như vậy Paris mới có thể tổ chức các cuộc thi đấu trong ba bộ môn:  bơi tự do, bơi đường trường 10km và triathlon phối hợp ba môn bơi lội, đạp xe và chạy bộ. Các cuộc tranh tài ở đây dự trù diễn ra ở bến cầu Iéna, tức là ngay dưới chân Tháp Eiffel. Để làm được điều

này, thành phố Paris trước mắt sẽ cấm các hộ gia đình sống trên thuyền bè tuyệt đối không được quyền xả nước thải từ trên thuyền ra sông. Hiện giờ, trong nội thành Paris có khoảng 250 hộ gia đình sống trên các thuyền bè, neo dọc hai bên sông Seine. Các hộ gia đình này sẽ phải làm việc với Tòa Đô Chính về việc xử lý nước thải.

Không chỉ riêng gì thành phần dân cư mà ngay cả các công ty có sơ hoat động trên bờ sông Seine, cũng sẽ phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt này, trong đó có các quán bar, nhà hàng cũng như các công ty cầu đường. Cách đây hai tuần, một vụ tai tiếng đã bùng lên sau khi công ty xây dựng Lafarge thải nước bùn trộn xi măng vào sông Seine, khiến cho chính quyền thành phố phải mở điều tra để làm sáng tỏ vụ việc. Sáu tháng trước đó, công ty xây cất Vinci đã bị toà án xử phạt 90.000 euros vì đã để cho nước bùn thất thoát vào sông Seine. Nếu tình hình không được cải thiện, Tòa Đô Chính Paris yêu cầu nhà nước rút giấy phép hoạt động đối với các công ty này.

Việc hạn chế các sinh hoạt dân cư hay các hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp là điều đáng ghi nhận nhưng vẫn chưa đủ để giúp cho nước sông Seine trở nên trong sạch. Thành phố Paris nếu muốn đạt được mục tiêu đề ra cho năm 2024, buộc phải trang bị thêm các bộ khử cặn thế hệ mới cho các nhà máy xử lý nước thải trong vùng Île de France, chuyên cung cấp nước sạch cho gần 11 triệu dân. Tại Paris và các vùng phụ cận, hiện có tổng cộng 530 nhà máy lớn nhỏ, quan trọng nhất vẫn là hai vùng Seine et Marne (vùng 77) và  Yvelines (vùng 78) với hơn 400 nhà máy xử lý nước thải, dọc dòng sông chính cũng các chi nhánh đổ vào sông Seine. Trong bước đầu, Paris phải hiện đại hóa ba trung tâm ‘‘lọc nước’’ thuộc vào hàng lớn nhất nước  Pháp trong đó có Seine Aval, Seine Amont và Seine Morée.

Kế hoạch làm sạch dòng sông Seine, nhất là khúc sông chảy qua thủ đô Paris, đã có từ lâu. Cách đây ba thập niên, việc tân trang các cơ sở hạ tầng đã giúp cho nước sông trở nên trong sạch hơn, so với nửa thế kỷ trước. Hiện giờ, các loài cá sinh sống tự nhiên trong dòng sông Seine đã tăng gấp đôi, từ 15 giống cá ban đầu nay nhân lên thành 30 loài khác nhau, phổ biến nhất vẫn là các giống cá chép, cá rô, cá mè…

Thông thường vào mùa hè, khi trời rất nóng, cảnh tượng các bạn trẻ nổi hứng nhảy ào xuống nước tắm sông cũng chẳng có gì là lạ, nhưng người ta vẫn khuyên rằng đừng dại gì mà uống nước, dù chỉ là một ngụm, chủ yếu cũng vì trong mắt người dân thủ đô, nước sông Seine vẫn chưa đủ sạch. Thế nhưng trong 4 năm gần đây, kể từ khi Paris mở ba hồ tắm nhân dịp hè trên kênh La Villette, đã không có một trường hợp nào gặp vấn đề sức khỏe.

Một cách tương tự, các cuộc thi bơi lội bền sức thường được tổ chức ở Montereau (vùng 77) trên một nhánh sông Seine dài hơn 2 cây số. Tất cả những yếu tố đó khiến cho giới chuyên ngành thể thao tin tưởng rằng, bơi lội trên sông Seine dù là để thi đấu hay chủ yếu để vui chơi, không còn là một kịch bản viễn vông xa vời.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200914-paris-cho-ph%C3%A9p-t%C4%83%CC%81m-s%C3%B4ng-seine-va%CC%80o-n%C4%83m-2024

 

Covid-19 gây xáo trộn ngày tựu trường tại Ý

Minh Anh

Hôm nay, 14/09/2020, tám triệu học sinh Ý trên nguyên tắc sẽ quay lại trường học. Chính phủ trước đó đã loan báo sẽ có những biện pháp đặc biệt để bảo đảm an toàn. Thế nhưng, trong ngày khai giảng quan trọng này, dường như có ít trường đã sẵn sàng để đón học sinh

Từ Roma, thông tín viên đài RFI, Anne Treca tường thuật :

« Bàn ghế như đã hứa chưa thấy tới, nhiều giáo viên vắng mặt và nhiều biện pháp dự phòng khi phát hiện Covid-19 vẫn không rõ ràng. Thế nên, nhiều vùng quyết định hoãn ngày nhập học. Hơn nữa, để giãn cách học sinh, nhiều hiệu trưởng phải tự xoay xở : giờ học bán phần, lớp học ngoài trời khi có thể, hay trên mạng khi thiếu giáo viên hay phòng học.

Trước ngày tựu trường, tại một khuôn viên công cộng, trong khi trẻ con nô đùa, các bậc phụ huynh trao đổi thông tin. Một ông bố phàn nàn: ʺHôm nay, họ mới gởi cho chúng tôi danh mục các loại vở phải mua, nhưng chúng tôi chẳng biết chút gì về việc chuẩn bị cả. Lớp học sẽ diễn ra như thế nào ? Bọn trẻ phải học ở trường trong bao lâu ? Chúng tôi chẳng biết gì cả. Chắc là họ sẽ phải hoãn ngày nhập học, và chúng tôi cũng chưa biết mọi việc ra saoʺ.

Một phụ huynh khác cho biết thêm: ʺCho tới thứ Bảy rồi (12/9), họ nói đến khả năng nhập học là ngày 24/9.ʺ Một bà mẹ than vãn: ʺPhức tạp quá, nhất là khi chúng tôi có hai đứa con nhưng lại không cùng giờ học, và chúng tôi phải đi làmʺ.

Năm học 2020 này tại Ý không chỉ là một bài toán đau đầu cho nhiều gia đình, cho giới giáo viên, mà những đứa trẻ cũng không biết sẽ đi học ra sao trong thời gian tới ».

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200914-covid-19-g%C3%A2y-x%C3%A1o-tr%E1%BB%99n-ng%C3%A0y-t%E1%BB%B1u-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-t%E1%BA%A1i-%C3%BD

 

Thụy Điển chống Covid-19 thành công nhờ…

không làm gì?

Đại Nghĩa

Vài tháng qua, khi nhiều nước chứng kiến số ca dương tính mới tăng trở lại thì tình hình tại Thụy Điển lại cơ bản đi vào ổn định. Trong khi mọi hoạt động tại đây chưa từng bị gián đoạn, thậm chí người Thụy Điển cũng hầu như không đeo khẩu trang.

Thụy Điển là một trong những quốc gia gây nhiều chú ý nhất kể từ khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát. Giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, Thụy Điển chịu nhiều áp lực vì chỉ áp dụng cách ly hạn chế trong khi số người nhiễm bệnh và tử vong theo ngày đều gia tăng.

Ngày có số người dương tính với Covid-19 cao nhất lên tới 1.698, trong khi dân số Thụy Điển chỉ có khoảng 10 triệu. Số người tử vong do Covid-19 tính đến ngày cuối tháng 6 đã là 5.498 người với tổng số 67.681 nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, ngay trong những ngày tháng 6 căng thẳng, nhà dịch tễ học Anders Tegnell, người phụ trách thiết kế chính sách chống dịch của Thụy Điển tiếp tục khẳng định quan điểm của ông và chiến lược tổng thể của Thụy Điển là đúng đắn.

Cách làm của Thụy Điển dựa trên quan điểm miễn dịch cộng đồng, đại ý là số người nhiễm bệnh sẽ đạt đến một điểm nào đó. Song song với nó là số người có miễn dịch cũng tăng lên đến mức mà dịch bệnh không còn khả năng lây lan.

Các trường mẫu giáo, tiểu học của Thụy Điển vẫn mở cửa. Ngoại trừ các cuộc tụ tâp nơi công cộng trên 50 người bị cấm, còn chính phủ chỉ khuyến cáo hạn chế chứ không bắt buộc người dân không được tới các quán cà phê, nhà hàng… Ngay cả việc đeo khẩu trang nơi công cộng cũng không bắt buộc.

Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde phát biểu: “Chúng tôi không tin rằng chúng tôi có thể giam chặt mọi người trong nhà trong vài tháng và có tỉ lệ người tuân thủ cao. Thật hoang đường khi nói “mọi chuyện sẽ đâu vào đấy”. Ngược lại, mọi chuyện sẽ không đâu vào đấy!”.

Kết quả cho đến nay

Theo dõi trên worldometers, có thể nhận thấy diễn biến số ca dương tính mới ở nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đan Mạch, Na Uy… đều tăng trở lại từ tháng 8 sau khi đã giảm đều ở giai đoạn tháng 5 đến tháng 7.

Cho đến ngày 14/9, Israel là quốc gia phát triển đầu tiên đã phải tái áp dụng phong tỏa toàn quốc lần 2, mặc dù tỏ ra rất thành công trong giai đoạn đầu. Trong khi đó nhiều thành phố châu Âu khác cũng phải áp dụng tái phong tỏa một phần, vì dịch bùng phát trở lại sau một thời gian dỡ bỏ phong tỏa.

Tuy nhiên, tình hình tại Thụy Điển lại diễn biến ngược lại. Sau giai đoạn căng thẳng vào tháng 4 đến tháng 6, số ca dương tính mới bắt đầu giảm dần từ tháng 7. Số ca dương tính mới gần như đi ngang như mức của tháng 3. Đặc biệt số ca tử vong từ cuối tháng 7 đến nay đã giảm chỉ còn vài trường hợp/ngày.

Đánh giá nguyên nhân

Ngày 4/7, bác sĩ Sebastian Rushworth tại một bệnh viện lớn ở Stockholm đã mô tả về tình trạng căng thẳng vào tháng 3: “Tất cả các bệnh nhân được xét nghiệm đều dương tính với COVID, bất kể họ đến với triệu chứng gì như chảy máu mũi hay đau dạ dày.”

Ông cho biết tiếp: “Rồi sau đó vài tháng, tất cả bệnh nhân COVID đều biến mất. Tôi không thấy một bệnh nhân COVID nào trong hơn một tháng qua. Tôi có làm xét nghiệm cho một số người bị ho hay sốt, nhưng kết quả đều âm tính.”

Ông phân tích: Có khoảng 100.000 người chết ở Thụy Điển mỗi năm. Trong số gần 6.000 ca tử vong ghi nhận do COVID, có 70% là trên 80 tuổi. Nó cho thấy tỷ lệ tử vong thực sự do COVID chỉ là một con số nhỏ.

Do đó vị bác sĩ này cho rằng, nếu không phải do có miễn dịch cộng đồng thì số ca mắc mới tại Thụy Điển sẽ phải tiếp tục tăng cao. Bởi vì người Thụy Điển không đeo khẩu trang, vẫn tiếp xúc cộng đồng, đi làm và sinh hoạt bình thường.

Sau khi số ca nhiễm mới đột ngột giảm từ tháng 7, ngày 9/8 nhà dịch tễ Anders Tegnell chia sẻ với tờ Observer rằng:

“Số ca mắc bệnh tại Thụy Điển giảm trong thời gian qua có nghĩa là mức miễn dịch cộng đồng đã đạt đến “20%, 30% hoặc cao hơn tại một số khu vực”.

Nhưng ông cũng nói thêm: “Vì sao nó lại xảy ra vào thời điểm đó và tại sao quá đột ngột như vậy, điều đó rất khó hiểu. Nhưng chúng tôi tin rằng việc tăng số người có miễn dịch trong cộng đồng phải có một tác dụng nào đó”.

Bác sĩ Sebastian Rushworth cho rằng, “Thực tế, kháng thể không phải là cơ quan bảo vệ chính của cơ thể chống lại sự lây nhiễm vi rút mà đó là tế bào T. Nhưng tế bào T khó đo hơn kháng thể, vì vậy chúng tôi không thực sự kiểm tra nó trên lâm sàng. Rất có thể có các tế bào T đặc hiệu cho COVID, do đó bạn có thể miễn dịch với căn bệnh này mà không có bất kỳ kháng thể nào”.

Bác sĩ Rushworth cho biết tiếp: “Nhưng covid đã kết thúc ở Thụy Điển. Mọi người đã trở lại cuộc sống bình thường của họ và hầu như không ai bị nhiễm bệnh nữa. Tôi sẵn sàng đặt cược rằng các quốc gia đã đóng cửa hoàn toàn sẽ thấy tỷ lệ tăng đột biến khi họ mở cửa”.

Vẫn còn nhiều điều chưa rõ về virus này, nhưng đúng như bác sĩ Sebastian Rushworth nói, thực tế cho thấy đa số các quốc gia châu Âu khi mở cửa trở lại thì số ca mắc mới đều đang tăng trở lại. Điều an ủi là dù số ca dương tính tăng trở lại, nhưng số người tử vong mỗi ngày không có dấu hiệu tăng theo.

Bài viết là góc nhìn của riêng tác giả và không nhất định phản ánh quan điểm của DKN.

(Nguồn ảnh: Jorge Láscar/Flickr)

https://www.dkn.tv/the-gioi/thuy-dien-chong-covid-19-thanh-cong-nho-khong-lam-gi.html

 

Các ngoại trưởng châu Á – Thái Bình Dương

 nói lên lo lắng về an ninh khu vực

Tin từ Hà Nội, Việt Nam – Tại cuộc họp trực tuyến do cộng sản Việt Nam chủ trì vào hôm thứ Bảy tuần này, các ngoại trưởng châu Á – Thái Bình Dương bày tỏ lo lắng về môi trường an ninh gần đây trong khu vực, đề cập đến tranh chấp Biển Đông, vấn đề Hồng Kông và vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.

Diễn đàn khu vực ASEAN gồm 27 thành viên, bao gồm 10 quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Trung Cộng, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Bắc và Nam Hàn, Ấn Độ, Pakistan, Úc, Tân Tây Lan, Canada, Liên minh châu Âu, Papua New Guinea, Bangladesh, Đông Timor, Mông Cổ và Sri Lanka. Diễn đàn này là một trong số rất ít sự kiện đa phương có sự tham dự của ngoại trưởng Bắc Hàn hầu như hàng năm.

Tuy nhiên, trong cuộc họp khu vực năm nay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Son Gwon đều vắng mặt. Với căng thẳng Mỹ-Trung leo thang ảnh hưởng đến an ninh và cấu trúc kinh tế trong khu vực, tại cuộc họp trên, nhiều ngoại trưởng đã nêu các vấn đề như các hoạt động quân sự của Trung Cộng ở các vùng biển gần đó và nhân quyền.

Ngay từ đầu diễn đàn, ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng cộng sản Việt Nam, nói rằng điều quan trọng là phải giảm thiểu rủi ro an ninh bằng cách tạo dựng sự tin cậy lẫn nhau trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng phức tạp.

Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Tun Hussein cho biết tại cuộc họp rằng Biển Đông phải là một vùng biển của hòa bình, và không bao giờ trở thành đấu trường để tranh chấp. Ngoài ra, tại cuộc họp, ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi đã bày tỏ những lo lắng nghiêm trọng về tình hình tại Hồng Kông. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-ngoai-truong-chau-a-thai-binh-duong-noi-len-lo-lang-ve-an-ninh-khu-vuc/

 

Cuộc họp của Hoa Kỳ với các ngoại trưởng

trong khu vực về các đập trên sông Mekong

Tin từ KABUL — Vào thứ Sáu (11/9), Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun và các ngoại trưởng từ 5 quốc gia Đông Nam Á dọc sông Mekong đã tổ chức cuộc họp đầu tiên, thảo luận về các cách để làm tốt hơn quan hệ đối tác của họ trong bối cảnh họ đang cạnh tranh với Trung Cộng về con sông dài 4,350 km.

Trong cuộc họp khai mạc của nhóm, ông Biegun tuyên bố rằng hạn hán hiện tại ở khu vực hạ lưu sông Mekong trong hai năm qua là vì các đập do Trung Cộng xây dựng ở khu vực thượng nguồn gây ra. Viên chức Hoa Kỳ này nói rằng 11 đập của Trung Cộng trên sông Mekong đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh lương thực, môi trường và sinh kế của người dân ở con sông này.

Ông cho biết, không giống như Trung Cộng đang áp đặt ý chí của họ lên các quốc gia khác, nỗ lực của Hoa Kỳ là trao quyền cho người dân địa phương và giúp các quốc gia trong khu vực trở thành các quốc gia độc lập và có chủ quyền.

Theo tờ South China Morning Post đưa tin, bắt nguồn từ Trung Cộng, sông Mekong kéo dài qua biên giới đã trở thành tuyến đường thủy quan trọng nhất ở Đông Nam Á, nuôi sống hơn 60 triệu người dọc theo dòng chảy của nó. Tuy nhiên, trong vài năm qua, mực nước sông ở mức thấp kỷ lục, gây ra hạn hán theo mùa, lũ lụt làm ngập lụt nhà cửa, rừng trồng bị tàn phá và lượng cá sụt giảm.

Một báo cáo do tổ chức Eyes on Earth có trụ sở tại Hoa Kỳ công bố vào tháng 4 năm nay cho thấy các đập ở thượng nguồn của Trung Cộng đã giữ lại 47 tỷ mét khối nước. (BBT)

https://www.sbtn.tv/cuoc-hop-cua-hoa-ky-voi-cac-ngoai-truong-trong-khu-vuc-ve-cac-dap-tren-song-mekong/

 

Hiểm họa ‘cuộc chiến nước’ từ các con đập thượng nguồn

của Trung Quốc đối với hạ lưu sông Mêkông

Tâm Tuệ

Dòng chảy sông Mêkông đã xuống tới mức thấp kỷ lục trong 2 năm do lượng mưa giảm và các con đập ở thượng nguồn do Trung Quốc xây dựng, đã và đang đe doạ sự sống còn của dòng sông và nguồn sống của 60 triệu người dân khu vực.

“Vũ khí vô hình”

Nhà báo David Hutt chuyên về chính trị châu Âu, các vấn đề quốc tế và quan hệ Á-Âu đã có bài viết trên báo Asia Times nói nguy cơ cuộc chiến về nước đang gia tăng trên dòng sông Mêkông. Khi Trung Quốc giờ đây có khả năng ngăn chặn hoàn toàn dòng chảy của sông Mêkông tới các quốc gia ở hạ lưu, và có thể sử dụng khả năng này để gây tổn thất cho các nền kinh tế chủ yếu dựa nông nghiệp, gây ra tình trạng khan hiếm lương thực trong trường hợp xảy ra xung đột.

Các học giả nhận định rằng sông Mêkông sẽ là “Biển Đông tiếp theo” xét về phương diện điểm nóng đang nổi.

Vào năm 2017, nhà phân tích độc lập Eugene Chow đã miêu tả các con đập của Trung Quốc là “vũ khí vô hình” vốn “cho phép Trung Quốc có thể giữ 1/4 dân số thế giới làm con tin mà không cần nổ súng”.

Ông Brahma Chellaney – một giáo sư về nghiên cứu chiến lược tại Trung tâm nghiên cứu chính sách ở New Delhi (Ấn Độ), nói rằng: “Khi các trận hạn hán ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng, mạng lưới đập của Trung Quốc cho phép nước ngày càng có sức nặng đối với các quốc gia ở hạ lưu”.

Hồi đầu năm 2019, giới chức Trung Quốc đã mở cửa đập Jinghong (Cảnh Hồng) để bảo dưỡng, gây ngập lụt ở Lào và Thái Lan, làm phá hủy các mùa màng và nghề cá.

Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, giới chức Trung Quốc lại đổ đầy nước cho các con đập trống rỗng, khiến mực nước ở hạ lưu giảm. Do công việc bảo dưỡng trên diễn ra đúng lúc hạn hán xảy ra tại các quốc gia Đông Nam Á hồi tháng 7, mực nước sông đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên, khiến một quốc gia Đông Nam Á lại phải yêu cầu Trung Quốc xả nước ở thượng lưu.

Bắc Kinh nói rằng các cáo buộc về việc vũ khí hóa dòng sông là không có thật và không công bằng khi khiến Trung Quốc bị xem như là một quốc gia bắt nạt trong khu vực.

Và ngày càng có nhiều hơn bằng chứng cáo buộc Trung Quốc là một quốc gia thật sự đang gây hiểm hoạ cho các nước vùng hạ lưu.

Khi một báo cáo vừa được công bố vào tháng 8/2020 chỉ ra rằng các đập thuỷ điện trên thượng nguồn – chủ yếu là ở Trung Quốc – đã chặn lại một lượng lớn nước chảy xuống hạ nguồn, với các phân lưu cuối cùng chảy qua các tỉnh Nam bộ Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.

Hiện có 11 con đập lớn đang hoạt động trên thượng nguồn sông Mêkông trước khi ra khỏi biên giới Trung Quốc và chảy vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, truyền thông quốc tế dẫn thống kê của Trung tâm nghiên cứu Stimson của Mỹ có trụ sở ở Washington, DC. Báo cáo của dự án Mêkông của Stimson ra hồi tháng 4 cho biết rằng Trung Quốc đã xây dựng các đập trên thượng lưu sông Mêkông trong 3 thập kỷ qua, làm các quốc gia ở hạ lưu lo ngại rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ “tắt nguồn nước.”

Các dữ liệu của Stimson cho thấy trong 6 của năm 2019, Trung Quốc nhận được một lượng mưa trên trung bình và các con đập của họ đã giữ lại một lượng nước lớn hơn bao giờ hết – trong khi các quốc gia ở hạ lưu đồng thời bị hạn hán nặng chưa từng có. Báo cáo của Stimson chỉ ra rằng Trung Quốc tích

trữ lượng nước nhiều hơn bao giờ hết và đang gây ra những thay đổi thất thường và tàn khốc đối với mực nước ở hạ lưu sông Mêkông.

Tháng 4 vừa qua, một báo cáo qua chương trình Sáng kiến Hạ vùng sông Mêkông (LMI) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho rằng có sự liên quan giữa mực nước thấp kỷ lục của sông Mêkông trong một nửa thế kỷ qua vào năm ngoái, với các hoạt động của đập thuỷ điện.

Trích dẫn báo cáo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell hôm 4/9 cáo buộc Trung Quốc “thao túng” dòng chảy sông Mêkông vì “lợi ích riêng” trong khi các nước hạ nguồn “phải trả giá đắt,” gây nên “một thách thức cấp bách” trong khu vực. Ông Stilwell nói rằng việc “thao túng dòng chảy dọc sông Mêkông” của Trung Quốc xảy ra trong 25 năm qua, trong đó “sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và vận hành các con đập lớn.”

Trung Quốc ngay lấp tức phủ nhận kết quả của báo cáo này và nói rằng khu vực thượng lưu cũng ghi nhận lượng mưa thấp.

Việt Nam chịu tác động nghiêm trọng

Theo báo cáo mới của Ủy hội sông Mêkông (MRC), lưu lượng nước thấp có thể gây ra những tác động nghiêm trọng do mất đi tiềm năng về thuỷ sản và thuỷ lợi.

“Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long,” báo cáo của MRC nhận định. Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long.

Báo cáo nghiên cứu tác động của các công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Mêkông của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố năm 2016 cũng cho rằng các bậc thang thuỷ điện dòng chính sẽ gây nhiều tác động bất lợi ở mức lớn nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực và môi trường ở Việt Nam, bao gồm nguy cơ mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng của tới 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Theo đánh giá này, ở Việt Nam, tổn thất hàng năm trong thuỷ sản và nông nghiệp do các đập thuỷ điện trên dòng chính gây ra có thể tới 15.800 tỷ đồng (khoảng 760 triệu USD).

Những người chỉ trích việc xây dựng đập trên sông Mêkông cho rằng các đập này sẽ tiếp tục là nguồn xung đột.

Theo MRC, tình trạng thiếu thông tin về những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của phát triển thủy điện thượng nguồn và biến đổi khí hậu sẽ khiến người dân sống ở vùng đồng bằng sông Mêkông có thể bị tổn thương do những tác động như gia tăng xâm nhập mặn, giảm phù sa bùn cát và dưỡng chất, ảnh hưởng nguồn cá di cư và thay đổi chế độ dòng chảy.

https://www.dkn.tv/thoi-su/hiem-hoa-cuoc-chien-nuoc-tu-cac-con-dap-thuong-nguon-cua-trung-quoc.html

 

Sông Mekong và hiểm hoạ

từ các con đập thượng nguồn của Trung Quốc

Dòng chảy sông Mekong đã xuống tới mức thấp kỷ lục do lượng mưa giảm và các con đập ở thượng nguồn do Trung Quốc xây dựng, đe doạ sự sống còn của dòng sông, nơi hàng chục triệu người dân Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang dựa vào để kiếm kế sinh nhai

Mekong là một trong những dòng sông quan trọng nhất ở châu Á và là nguồn sống của 60 triệu người dân, với Trung Quốc ở thượng nguồn và Việt Nam ở cuối nguồn. Nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp khu vực hạ lưu sông Mekong có lưu lượng nước xuống mức thấp kỷ lục, làm ảnh hưởng đến thuỷ lợi, sản lượng lúa và đánh bắt cá – tất cả đều trọng yếu đối với an ninh lương thực của khu vực.

Một báo cáo mới của Uỷ hội sông Mekong (MRC) cho biết lượng mưa giảm đã phần nào gây ra sự thiếu hụt nước trên dòng sông chảy xuyên qua 6 quốc gia trong khu vực. Nhưng báo cáo vừa được công bố vào tháng 8 cũng chỉ ra rằng các đập thuỷ điện trên thượng nguồn – chủ yếu là ở Trung Quốc – đã chặn lại một lượng lớn nước chảy xuống hạ nguồn, với các phân lưu cuối cùng chảy qua các tỉnh Nam bộ Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc.

Hiện có 11 con đập lớn hiện đang hoạt động trên thượng nguồn sông Mekong trước khi ra khỏi biên giới Trung Quốc và chảy vào Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu Stimson của Mỹ có trụ sở ở Washington, DC. Báo cáo của dự án Mekong của Stimson ra hồi tháng 4 cho biết rằng Trung Quốc đã xây dựng các đập trên thượng lưu sông Mekong trong 3 thập kỷ qua, làm các quốc gia ở hạ lưu lo ngại rằng Trung Quốc một ngày nào đó sẽ “tắt nguồn nước.” Các dữ liệu của Stimson cho thấy trong 6 tháng của năm 2019, Trung Quốc nhận được một lượng mưa trên trung bình và các con đập của họ đã giữ lại một lượng nước lớn hơn bao giờ hết – trong khi các quốc gia ở hạ lưu đồng thời bị hạn hán nặng chưa từng có. Báo cáo của Stimson chỉ ra rằng Trung Quốc tích trữ lượng nước nhiều hơn bao giờ hết và đang gây ra những thay đổi thất thường và tàn khốc đối với mực nước ở hạ lưu sông Mekong.

Tháng 4 vừa qua, một báo cáo qua chương trình Sáng kiến Hạ vùng sông Mekong (LMI) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho rằng có sự liên quan giữa mực nước thấp kỷ lục của sông Mekong trong một nửa thế kỷ qua vào năm ngoái, với các hoạt động của đập thuỷ điện.

Trích dẫn báo cáo này, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Stilwell hôm 4/9 cáo buộc Trung Quốc “thao túng” dòng chảy sông Mekong vì “lợi ích riêng” trong khi các nước hạ nguồn “phải trả giá đắt,” gây nên “một thách thức cấp bách” trong khu vực. Ông Stilwell nói rằng việc “thao túng dòng chảy dọc sông Mekong” của Trung Quốc xảy ra trong 25 năm qua, trong đó “sự gián đoạn dòng chảy tự nhiên nghiêm trọng nhất xảy ra đồng thời với việc xây dựng và vận hành các con đập lớn.”

Trung Quốc phủ nhận kết quả của báo cáo này và nói rằng khu vực thượng lưu cũng ghi nhận lượng mưa thấp.

Tác động nghiêm trọng tới Việt Nam

Sông Mekong chảy qua Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam và theo báo cáo mới của MRC, lưu lượng nước thấp có thể gây ra những tác động nghiêm trọng do mất đi tiềm năng về thuỷ sản và thuỷ lợi.

“Việt Nam có thể bị giảm năng suất tại vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long,” báo cáo của MRC nhận định. Hiện có khoảng 17 triệu người dân Việt Nam đang sinh sống tại lưu vực của hệ thống sông Cửu Long.

Báo cáo nghiên cứu tác động của các công trình thuỷ điện trên dòng chính sông Mekong của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam công bố năm 2016 cũng cho rằng các bậc thang thuỷ điện dòng chính sẽ gây nhiều tác động bất lợi ở mức lớn nghiêm trọng tới nhiều lĩnh vực và môi trường ở Việt Nam, bao gồm nguy cơ mất đi hoặc thậm chí tuyệt chủng của tới 10% các loài cá và thu nhập người dân có thể giảm tới 50%. Theo đánh giá này, ở Việt Nam, tổn thất hàng năm trong thuỷ sản và nông nghiệp do các đập thuỷ điện trên dòng chính gây ra có thể tới 15.800 tỷ đồng (khoảng 760 triệu USD).

Những người chỉ trích việc xây dựng đập trên sông Mekong cho rằng các đập này sẽ tiếp tục là nguồn xung đột trừ phi Trung Quốc chuyển sang các phương pháp sản xuất điện khác và sự hợp tác giữa các quốc gia được tăng cường.

Theo MRC, tình trạng thiếu thông tin về những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài của phát triển thủy điện thượng nguồn và biến đổi khí hậu sẽ khiến người dân sống ở vùng đồng bằng sông Mekong có thể bị tổn thương do những tác động như gia tăng xâm nhập mặn, giảm phù sa bùn cát và dưỡng chất, ảnh hưởng nguồn cá di cư và thay đổi chế độ dòng chảy.

Một trong những khuyến nghị nêu trong báo cáo mới của MRC là sự minh bạch về dữ liệu và chia sẻ thông tin. Và để tăng cường sự minh bạch về các hoạt động của các con đập ở thượng nguồn sông Mekong cũng như chứng minh sự hợp tác có tính thiện chí, MRC cho rằng Trung Quốc cần xem xét việc cung cấp dữ liệu cho các nước ở hạ lưu sông Mekong.

Trước áp lực này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cuối tháng trước khi phát biểu tại diễn đàn Lan Thương-Mekong, trong đó có Việt Nam, nói rằng Bắc Kinh sẽ bắt đầu chia sẻ dữ liệu thủy văn quanh năm của con sông này.

Bắc Kinh khởi động sáng kiên hợp tác nguồn nước Mekong, với tên gọi Khung Hợp tác Lan Thương-Mekong, vào năm 2016 với 5 quốc gia thành viên ở hạ lưu con sông này. Các nhà phê bình hoan nghênh tiềm năng hợp tác nhưng cũng cho rằng Trung Quốc có thể dùng sáng kiến này để “vũ khí hoá” nguồn nước cho các lợi ích kinh tế và địa chính trị.

Vấn đề sông Mekong được đưa ra thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tuần qua, trong đó Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun và Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đồng chủ tọa Hội nghị Bộ trưởng Đối tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP) lần đầu tiên, với mục tiêu nâng tầm Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI), để ứng phó với các tác động từ thượng nguồn do Trung Quốc gây ra. Hội nghị MUSP khẳng định cam kết của Washington đối với tương lai của LMI “như một phần của tầm nhìn chung cho một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từng lên tiếng kêu gọi các nước “cùng đoàn kết, hợp tác để sông Mekong mãi là dòng chảy của hoà bình, là kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng đến muôn đời của các quốc gia, người dân trong khu vực.”

https://www.voatiengviet.com/a/song-me-kong-va-hiem-hoa-cua-cac-con-dap-thuong-nguon-o-trung-quoc/5582322.html

 

Nhật Bản đã chọn được người thay thế Shinzo Abe

Anh Vũ

Hôm nay 14/09/2020, đảng cầm quyền Dân Chủ Tự Do (LPD) tại Nhật với đại đa số tán thành, đã chỉ định ông Yoshihide Suga, 71 tuổi, làm chủ tịch đảng thay ông Shinzo Abe, vừa từ chức vì lý do sức khỏe sau 8 năm cầm quyền. Vào ngày 16/09 này, ông Yoshihide Suga sẽ chính thức được Quốc Hội giao quyền lãnh đạo chính phủ phần còn lại của nhiệm kỳ này, kết thúc vào mùa thu năm 2021.

Thông tín viên Fréderic Charles từ Tokyo phân tích:

Hoàn toàn không có gì ngạc nhiên, trong chính trường Nhật rất hiếm khi xảy ra những bất ngờ đột biến. Yoshihide Suga không xuất thân từ gia đình làm chính trị lớn ở Nhật. Ông là con trai một nông dân trồng dâu ở miền bắc đất nước, vùng Akita.

Ông đã phải lao động vất vả để chi trả cho những năm học luật tại đại học. Là một nhà chiến thuật khôn khéo, trong chính quyền Shinzo Abe, ông đã biết cách đưa vào khuôn phép những thành phần quan liêu đầy quyền lực, vẫn thường làm lật đổ chính phủ mà họ không hài lòng.

Yoshihide Suga cam kết rằng những công chức cao cấp phải thực thi chính sách của chính phủ. Ngoài ra ông cũng đóng góp vào việc mở thị trường lao động cho người nước ngoài. Giờ đây ông Suga hứa sẽ mang lại niềm tin cho người dân rằng Nhật ngăn chặn đại dịch virus corona tốt hơn ở những nước khác.

Nhưng từ tháng 4 đến tháng 6, GDP của Nhật giảm 28%. Quả là rất lo lắng. Yoshihide muốn quy tụ các nhân vật cải cách để mang lại sức sống mới cho đất nước, trước khi cho tổ chức bầu cử lập pháp trước thời hạn để củng cố quyền lực.

Sự lựa chọn tiếp nối Shinzo Abe

Sau khi tốt nghiệp khoa luật, ông Yoshihide làm trợ lý cho một nghị sĩ của vùng Yokohama. Đó cũng là nơi, năm 1987 khi mới 28 tuổi, ông được bầu vào hội đồng thành phố. 9 năm sau, ông trở thành dân biểu của thành phố lớn nằm ở phía đông Nhật và liên tiếp tái đắc cử tại đây.

Làm một cộng sự thân tín của Shinzo Abe từ khi ông này trở lại nắm quyền năm 2012, Yoshihide Suga được chỉ định làm phát ngôn viên chính phủ và đặc biệt là chức chánh văn phòng nội các, một chức vụ quan trọng nắm bắt được mọi triển khai chính sách của chính phủ. Ông Suga cũng là nhân vật quan trọng trong sách lược kinh tế « Abenomics » nhằm chấn hưng kinh tế Nhật từ sau khi ông Shinzo Abe lên cầm quyền.

Nhìn chung theo giới quan sát, Yoshihide Suga là sự lựa chọn tiếp nối chính sách của Shinzo Abe: « Cứng rắn với Trung Quốc đồng thời cố gắng duy trì quan hệ vì lợi ích kinh tế, tuyệt đối giữ liên minh với Hoa Kỳ », theo bà Valérie Niquet, phụ trách mảng châu Á, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp. Người Nhật biết không nhiều về Yoshihide Suga, một người rất kín đáo về đời tư.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200914-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-%C4%91%C3%A3-ch%E1%BB%8Dn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thay-th%E1%BA%BF-shinzo-abe

 

Sự nghiệp chính trị ‘thần kỳ’ của ông Suga –

Tân lãnh đạo Đảng cầm quyền của Nhật Bản

Bình luậnDu Miên

Ngày 14/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng cầm quyền, mở đường cho ông thay thế Thủ tướng Abe trong tuần này.

Reuters cho biết, ông Suga (71 tuổi) vốn là một phụ tá trung thành của Thủ tướng Shinzo Abe. Trong cuộc bầu cử của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) với sự tham gia của các thành viên Quốc hội Nhật Bản cùng các đại diện địa phương, ông Suga đã giành được 377 trong tổng số 535 phiếu bầu. Vị tân lãnh đạo đảng LDP khẳng định, ông sẽ theo đuổi các chính sách kinh tế và đối ngoại quan trọng của Thủ tướng Abe.

Cũng trong cuộc bầu cử này, đối thủ của ông Suga gồm có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba giành được 68 phiếu bầu, và cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida nhận được 89 phiếu bầu.

Theo kết quả từ một cuộc bỏ phiếu của Quốc hội hôm 9/9, khả năng ông Suga được bầu làm thủ tướng là rất cao, vì số lượng đảng viên LDP chiếm đa số trong Hạ viện Nhật Bản. Nếu đắc cử, ông sẽ hoàn thành nhiệm kỳ lãnh đạo đảng của Abe cho đến tháng 9/2021.

Sau khi kết quả được công bố, ông Suga đã có bài phát biểu bày tỏ sự cảm kích với ông Abe, cũng như nhắc đến xuất thân và động lực khiến ông bước vào chính trường. Truyền thông quốc tế như các báo CNN và The Guardian cũng đề cập đến xuất thân của ông như một điều thần kỳ trong sự nghiệp của vị chính trị gia này, khi ông vốn là con trai của một người nông dân, không có kiến thức nền tảng, truyền thống gia đình hay quan hệ huyết thống để làm bệ đỡ trên con đường chính trị.

Bắt đầu mọi thứ từ con số 0 và cho đến nay trở thành lãnh đạo của LDP, ông Suga khẳng định “sẽ cống hiến hết mình để phục vụ cho Nhật Bản và người dân”.

Dù là cánh tay phải đắc lực cho ông Abe trong suốt thời gian tại vị gần 1 thập kỷ, ông Suga không phải là “con nhà tông” mà phải bươn trải, vào đời từ sớm, làm thêm nhiều công việc lặt vặt để chi trả học phí đại học và lo kế sinh nhai. Để bù đắp cho những thiếu hụt về kinh nghiệm và mối quan hệ chính trị, ông Suga đã đầu tư 100% sự cần mẫn chăm chỉ cho sự nghiệp của mình.

Một nguồn tin từ đảng LDP cho biết, để vận động cử tri bầu cử cho mình, ông Suga đã đi mòn 6 đôi giày để đến từng nhà vận động, mỗi ngày ông đi tới 300 nhà và đã vận động tổng cộng 30.000 người.

Đề cập đến những chính sách trong tương lai, ông Suga khẳng định sẽ kế thừa và tiếp tục theo đuổi chiến lược “Abenomics” của ông Abe, nới lỏng các quy định trong chính sách tiền tệ, quản lý chi tiêu của chính phủ và những cải cách trong việc giải quyết hệ lụy từ đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế cũng như các vấn đề dài hạn như dân số già và tỷ lệ sinh thấp ở Nhật Bản.

Du Miên

https://www.ntdvn.com/the-gioi/su-nghiep-chinh-tri-than-ky-cua-ong-suga-tan-lanh-dao-dang-cam-quyen-cua-nhat-ban-70574.html

 

Chiến lược tối hậu chống Trung Quốc

của Shinzo Abe: Phản công trên bộ

Trọng Nghĩa

Hôm nay, 14/09/2020, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã được bầu làm chủ tịch đảng Dân Chủ Tự Do, bước cần thiết để lên làm thủ tướng Nhật Bản, thay thế ông Shinzo Abe đã từ chức vì lý do sức khỏe.

Là người thân cận với ông Abe, thủ tướng tương lai của Nhật Bản được cho là sẽ tiếp tục những dự án mà người tiền nhiệm đã đề ra, trong đó có một kế hoạch phản công trên bộ khi đất nước bị tấn công, một sáng kiến có thể đánh dấu một khúc quanh quan trọng trong chủ thuyết quân sự Nhật Bản.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters ngày 11/09 vừa qua, vài tháng trước khi tuyên bố từ chức, thủ tướng Shinzo Abe đã khởi động một kế hoạch thay đổi chính sách quốc phòng, lần đầu tiên cho phép quân đội Nhật Bản lên kế hoạch tấn công các mục tiêu trên bộ ở Trung Quốc và các khu vực khác của châu Á.

Phản công vào các địa điểm của kẻ thù trên đất liền

Cho đến nay, quân đội Nhật chủ yếu lo việc ngăn chặn những cuộc tấn công từ trên không và trên biển. Thay đổi chính sách mà ông Abe đề nghị sẽ thúc đẩy lực lượng võ trang Nhật Bản tạo ra một học thuyết quân sự mới để hướng mục tiêu phản công vào các địa điểm của kẻ thù trên đất liền.

Nếu được chính phủ kế nhiệm tại Nhật Bản thông qua, chính sách này sẽ đánh dấu một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chủ thuyết quân sự của Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến Thứ Hai. Điều này  phản ánh nỗ lực bền bỉ của ông Abe trong việc trang bị cho Nhật Bản một quân đội mạnh mẽ hơn, trước những mối lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Mọi lựa chọn an ninh của Nhật Bản đều xuất phát từ yếu tố Trung Quốc

Theo Reuters, chính các hoạt động quân sự gia tăng của Trung Quốc, đặc biệt là xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông mà Tokyo kiểm soát nhưng bị Bắc Kinh tranh chấp là nguyên do thúc đẩy Nhật Bản thay đổi chủ thuyết quân sự.

Trong một bài phỏng vấn, ông Masahisa Sato, một nghị sĩ thuộc đảng Đảng Dân Chủ Tự Do của ông Abe, người từng giữ chức thứ trưởng Quốc Phòng và thứ trưởng Ngoại Giao xác nhận: “Lý do chính thúc đẩy chúng tôi hành động là Trung Quốc. Chúng tôi không nhấn mạnh quá nhiều trên điều đó, nhưng các lựa chọn an ninh mà chúng tôi đưa ra đều là xuất phát từ yếu tố Trung Quốc”.

Trên nguyên tắc, Nhật Bản đã từ bỏ quyền tiến hành chiến tranh sau Thế Chiến Thứ Hai, thành ra mỗi khi nước này gợi lên vấn đề tấn công vào các mục tiêu trên đất liền, tức là tấn công vào nước ngoài, tranh cãi đã lập tức nổi lên với các láng giềng châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

Bất chấp điều đó, theo Reuters, vào tháng 6 vừa qua, ông Abe đã yêu cầu giới hoạch định chính sách quốc phòng cao cấp của Nhật Bản thực hiện các đề xuất của đảng cầm quyền trong lãnh vực quân sự, trong đó có học thuyết tấn công trên bộ hay nói rộng ra là oanh kích.

Theo hai người trong cuộc, trong đó có quyền tổng thư ký đảng Dân Chủ Tự Do Tomomi Inada, thì đề xuất kể trên sẽ trở thành chính sách nếu được lồng vào trong một chiến lược quốc phòng sửa đổi.

Trả lời Reuters, ông Inada tỏ vẻ tin tưởng: “Tôi không nghĩ rằng sẽ có nhiều phản đối trong đảng… Hướng đi đó sẽ không thay đổi ngay cả đối với một thủ tướng mới.”

Tên lửa hành trình tầm xa: Nhân tố thiết yếu của học thuyết phản công trên bộ

Trong kế hoạch phản công bằng cách tấn công trên bộ, một trong những vấn đề quan trọng cần giải quyết là phải có các loại tên lửa tầm xa như tên lửa hành trình chẳng hạn.

Theo Reuters, sử dụng tên lửa tầm xa không phải là vấn đề. Hiện nay, Quân Đội Nhật Bản đã có quyền sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công các chiến hạm của kẻ thù, một khả năng được cho là hợp lý và hợp pháp vì mục tiêu là phá hủy những vũ khí đe dọa Nhật Bản.

Theo cựu bộ trưởng Quốc Phòng Nhật, ông Itsunori Onodera, đề xuất tấn công trên bộ cũng có thể viện đến những lý do tương tự, và như vậy, những người ủng hộ kế hoạch này cho luật pháp của Nhật Bản sẽ không cần phải sửa đổi.

Hôm thứ Sáu 11/09 vừa qua, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Nhật Bản, vẫn do ông Abe lãnh đạo và bao gồm các quan chức nội các chủ chốt, bao gồm cả ông Suga, đã họp lại và xác nhận trong một thông cáo là sẽ xây dựng một chiến lược an ninh quốc gia mới vào cuối năm nay.

Trong thông cáo có một câu dự báo cho việc thay đổi chiến lược: “Có một câu hỏi đã được đặt ra là liệu việc ngăn chặn đơn thuần các cuộc tấn công có đủ để bảo vệ hòa bình, cuộc sống và sinh kế của người dân hay không?”.

Mua Tomahawk của Mỹ

Đối với tướng Katsutoshi Kawano, người cho đến năm ngoái là chủ tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhật Bản, để có vũ khí tấn công trên bộ, Nhật Bản có thể mua loại tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109 do Mỹ chế tạo.

Tomahawk có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 2.500 km, do đó đặt được hầu hết Trung Quốc và phần lớn vùng Viễn Đông của Nga trong tầm bắn.

Tuy nhiên ông Kawano cũng nói rõ là Nhật Bản chỉ có thể có khả năng tấn công đó trong vòng 5 năm tới, còn để có “một hệ thống tấn công hoàn chỉnh bao gồm các vệ tinh nhắm mục tiêu và các thành phần tác chiến điện tử” thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều và cần đến hơn 10 năm để có được. Trong khi chờ đợi, Nhật Bản sẽ phải phụ thuộc vào Hoa Kỳ về tình báo và giám sát.

Để biến học thuyết quân sự mới thành hiện thực, tân chính phủ Nhật Bản sẽ phải hoàn tất kế hoạch mua sắm giữa kỳ cũng như chiến lược quốc phòng sửa đổi vào cuối tháng 12, trước khi Bộ Quốc Phòng đệ trình yêu cầu ngân sách hàng năm.

Các khó khăn tiềm tàng

Điều đó có thể vấp phải sự phản kháng từ đồng minh đang cầm quyền của đảng Dân Chủ Tự Do là đảng Phật Giáo Komeito, vốn lo ngại rằng động thái như vậy sẽ làm mích lòng Trung Quốc và đi ngược lại Hiến Pháp chủ hòa hiện hành.

Ngay cả một thành phần được cho là diều hâu trong nội bộ đảng Dân Chủ Tự Do, trong đó có đối thủ tranh chức thủ tướng Nhật với ông Suga là cựu bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba, cũng nhận thấy môt mặt trái tiềm tàng của việc mua tên lửa hành trình tầm xa.

Nhân vật này đã đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu Hoa Kỳ yêu cầu Nhật Bản phóng tên lửa trong lúc chúng ta không muốn?”.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200914-chi%C3%AA%CC%81n-l%C6%B0%C6%A1%CC%A3c-t%C3%B4%CC%81i-h%C3%A2%CC%A3u-ch%C3%B4%CC%81ng-trung-qu%C3%B4%CC%81c-cu%CC%89a-shinzo-abe-pha%CC%89n-c%C3%B4ng-tr%C3%AAn-b%C3%B4%CC%A3

 

Yoshihide Suga: Tạm thời không mời ông Tập

thăm Nhật Bản, ưu tiên chống dịch Covid-19

Bình luậnMinh Thanh

Ba ứng cử viên cho chức thủ tướng Nhật Bản đã công khai bày tỏ quan điểm của họ về vấn đề Trung Quốc, Hong Kong và Đài Loan. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga thừa nhận rằng có nhiều vấn

đề tồn tại chưa được giải quyết giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Ông nói rằng trong thời điểm hiện tại không bố trí cho ông Tập chuyến thăm tới Nhật, và Tokyo hiện đang ưu tiên cho công tác phòng chống dịch.

Vừa qua, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã từ chức vì vấn đề sức khỏe. Hiện nay, ngoại giới đang rất quan tâm ai sẽ là người thay thế và xu hướng tương lai trong quan hệ Nhật – Trung sẽ thế nào. Ngày 12/9, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga; Chủ tịch Ủy ban Điều tra Chính trị Fumio Kishida và cựu Chánh văn phòng Shigeru Ishiba, người đang tranh cử Lãnh đạo  Đảng Dân chủ Tự do, đã bày tỏ quan điểm về tình hình ngoại giao ở Đông Á.

Ông Yoshihide Suga cho rằng giữa Nhật Bản và Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết, và ông chủ trương tiếp tục tận dụng tốt các cơ hội trao đổi cấp cao. Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố rằng hiện tại không có bất kỳ sắp xếp nào cho ông Tập Cận Bình tới thăm Nhật. Ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản hiện nay là ngăn chặn và kiểm soát dịch viêm phổi Vũ Hán.

Ông Tập Cận Bình có kế hoạch thăm Nhật Bản trong năm nay, nhưng do dịch bệnh và vấn đề Hong Kong, khiến làn sóng ​​phản đối tại Nhật đối với chuyến thăm của ông Tập tăng cao.

Ông Yoshihide Suga hiện được đa số các phe phái trong Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ và có tiếng nói cao nhất trong đảng. Gần đây, ông tuyên bố rằng ông sẽ kế thừa các chính sách kinh tế của Thủ tướng Shinzo Abe và đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ thông qua các cải cách và đầu tư theo chiều sâu.

Ngoại giới cho rằng ông Yoshihide Suga giữ chức Chánh văn phòng Nội các trong thời gian lâu nhất, chủ yếu tập trung vào các vấn đề đối nội, nên ngoại giao có thể là điểm yếu của ông. Bản thân ông Yoshihide Suga đã ca ngợi những thành tựu ngoại giao của Thủ tướng Abe và thừa nhận rằng ông ấy là người khó gần, nhưng ông nói rằng ông ấy sẽ tìm ra phong cách ngoại giao của riêng mình.

Ông Shigeru Ishiba, người từng 4 lần tham gia tranh cử chủ tịch Đảng Dân chủ, hiện là người nổi tiếng nhất trong các cuộc thăm dò của Nhật Bản. Ông có lập trường cứng rắn hơn đối với ĐCSTQ. Ông thẳng thừng tuyên bố rằng quần đảo Senkaku (quần đảo Diaoyutai) là lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản, và ông chỉ trích việc chính quyền ĐCSTQ đàn áp Hong Kong. Ông hình dung việc Bắc Kinh “nghiêm trọng” phủ nhận “một quốc gia, hai chế độ” của Hong Kong, chắc chắn sẽ lan đến Đài Loan.

Ông Ishiba cho rằng Nhật Bản không thể phớt lờ tình hình quốc tế, và những gì chủ trương nhất định phải ủng hộ.

Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Fumio Kishida cũng cho rằng nếu hiện trạng ở Biển Hoa Đông, Biển Đông và Hong Kong thay đổi, Nhật Bản nên can đảm đưa ra các đề xuất của riêng mình.

Ông cho rằng không thể đóng cửa đối thoại Nhật – Trung, và Nhật Bản phải mạnh mẽ nắm chắc tình hình.

Vào ngày 16/9, Quốc hội lâm thời của Nhật Bản sẽ bầu ra một thủ tướng mới. Vừa qua, 3 ứng cử viên đã đề cập rằng chính sách đối ngoại của Nhật vẫn sẽ dựa trên liên minh Nhật – Mỹ.

Minh Thanh

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/the-gioi/yoshihide-suga-tam-thoi-khong-moi-ong-tap-tham-nhat-ban-uu-tien-chong-dich-covid-19-70703.html

 

Thêm nhiều quan chức quốc tế

muốn thăm Đài Loan

Hải Lam

Một số nhân vật chính trị quốc tế bày tỏ quan tâm đến việc tới thăm Đài Loan, trong đó có cựu Thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen và Bộ trưởng Thương mại Thụy Điển Anna Hallberg, theo Taiwan News.

Theo Up Media, một số quốc gia đã liên hệ với chính phủ Đài Loan để sắp xếp các chuyến thăm tiềm năng sau khi gần đây Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar và Chủ tịch Thượng viện Séc Milos Vystrcil dẫn đầu phái đoàn hai nước tới hòn đảo. Thông tin về việc Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Keith Krach có kế hoạch tổ chức các cuộc đàm phán kinh tế trực tiếp với Đài Loan vào ngày 18/9 cũng được lan truyền kể từ khi ông tham gia một hội nghị trực tuyến với các quan chức Đài Loan vào tháng 8.

Một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói với Up Media rằng các quan chức chính phủ tiền nhiệm và hiện tại của Nhật Bản và các nước châu Á khác đã bày tỏ mong muốn tiếp bước phái đoàn Séc. Tuy nhiên, MOFA đã khuyên họ hoãn các chuyến đi sang năm sau do lo ngại về khối lượng công việc cần xử lý từ đại dịch Covid-19.

Vị quan chức giấu tên chia sẻ MOFA đã phải chịu áp lực lớn trong việc đảm bảo an toàn cho các quan chức cũng như các công dân của họ. Người này giải thích, trong bối cảnh đại dịch, MOFA lo ngại rằng nhiều chuyến thăm cấp cao từ các chính phủ nước ngoài sẽ khiến các nhân viên phòng chống dịch cũng như các quan chức chính phủ bị quá tải.

Quan chức MOFA cho biết Bộ rất vui mừng trước các cơ hội hợp tác từ cộng đồng quốc tế, nhưng cũng nhận thức được trách nhiệm trong việc tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của đất nước. Bộ cũng cho rằng các vị khách nước ngoài sẽ có nhiều thời gian để thưởng thức văn hóa và ẩm thực Đài Loan khi tình hình đại dịch bớt căng thẳng hơn vào năm tới.

Theo Taiwan News

Hải Lam dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/them-nhieu-quan-chuc-quoc-te-muon-tham-dai-loan.html

 

Trung Cộng gọi những người Hong Kong

bị bắt trên biển là ‘quân ly khai’

Tin từ Bắc Kinh, Trung Cộng – Vào hôm Chủ nhật (13/9), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết, 12 người Hồng Kông bị chính quyền Hoa Lục bắt giữ trên biển vào tháng trước là những người ly khai.

Tuyên bố này của phát ngôn viên Trung Cộng nhằm mục đích đáp lại việc người đồng cấp Hoa Kỳ mô tả vụ bắt giữ trên là sự suy giảm nhân quyền. Bình luận này được đưa ra một ngày sau khi thân nhân của những người bị bắt giữ tổ chức một cuộc họp báo ở Hồng Kông, yêu cầu trao trả khẩn cấp 12 người bị lực lượng bảo vệ bờ biển Quảng Đông chặn vào ngày 23 tháng 8 trên một chiếc thuyền đến Đài Loan.

Đeo khẩu trang và mũ để che chắn danh tính, họ lần đầu tiên công khai kêu gọi sự giúp đỡ và cung cấp thông tin về hoàn cảnh của người thân, yêu cầu cho họ được phép tham vấn luật sư do gia đình họ chỉ định chứ không phải do chính phủ Trung Cộng, và được phép gọi cho người thân ở Hongkong.

Vào hôm thứ Bảy vừa rồi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus đã tweet rằng vụ bắt giữ trên là một ví dụ khác về sự suy thoái nhân quyền ở Hồng Kông, đồng thời kêu gọi các nhà chức trách Hoa Lục bảo đảm thực hiện đúng thủ tục. Vụ bắt giữ diễn ra khoảng hai tháng sau khi chính quyền Trung Cộng áp đặt luật an ninh đối với khu hành chính đặc biệt này.

Vào hôm Chủ nhật, cảnh sát thành phố Thẩm Quyến đưa ra thông báo đầu tiên kể từ khi vụ bắt giữ này xảy ra, cho biết 12 công dân Hong Kong đang bị tạm giữ hình sự vì bị tình nghi vượt biên trái phép. (BBT)

https://www.sbtn.tv/trung-cong-goi-nhung-nguoi-hong-kong-bi-bat-tren-bien-la-quan-ly-khai/

 

Quyết định ‘bom tấn’: Tập Cận Bình

có thể bị buộc ‘rời ngai vàng’ hoặc bị đảo chính

Bình luậnTrần Đức

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẽ phải đi đến quyết định từ chức, trong bối cảnh các cuộc điều tra về nguồn gốc cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán đang được thúc đẩy trên toàn cầu, theo một cố vấn quốc phòng của chính phủ Anh. Liệu“quyết định bom tấn” của chính quyền nước này có khả năng thành hiện thực?

Quyền lực ‘tối thượng’ của chủ tịch Tập

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngày càng lo lắng về một cuộc đảo chính tiềm năng và hiện đang củng cố quyền lực bằng cách thâu tóm thêm nhiều quyền lực.

Phát biểu với Express.co.uk, Tahir Imin, người sáng lập Cơ quan Thời báo Duy Ngô Nhĩ ở Washington DC, cho biết: “Ông Tập là nhà lãnh đạo duy nhất trên hành tinh đã đảm nhiệm hơn 11 vị trí hàng đầu trong chính quyền trung ương”.

Cai Xia, một cựu giáo sư trường Đảng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì những lời chỉ trích của bà đối với ông Tập, cho biết: “Có một thách thức rất mạnh đối với ông Tập trong nội bộ ĐCSTQ, ông ấy biết điều đó và nếu Mỹ tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế Trung Quốc, Ủy ban trung ương ĐCSTQ có thể xem xét thay thế ông ấy”.

Chủ tịch Tập muốn củng cố bộ máy an ninh của chính quyền dưới sự kiểm soát của mình trước thềm đại hội toàn quốc năm 2022.

Các quan chức ít thể hiện lòng “trung thành hoàn toàn” với Chủ tịch Tập sẽ cần “giáo dục và chấn chỉnh” nhanh chóng. Câu thần chú mới cho tất cả các cơ quan là “tuân theo Tập trong mọi việc”.

Vào tháng 7/2020, Chen Yixin, “cận thần” của ông Tập Cận Bình, đã công bố một chiến dịch “loại bỏ tận gốc ‘những kẻ hai mặt’ không trung thành và không trung thực với ĐCSTQ”.

Bà Cai Xia cho rằng ĐCSTQ không khác gì một “thây ma chính trị”.

Vào năm 2018, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc đã thông qua luật xóa bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ đối với chức vụ chủ tịch, cho phép ông Tập có thể duy trì quyền lực suốt đời.

Đại dịch thiết lập lại quan hệ của thế giới với ĐCSTQ

Các lãnh đạo ĐCSTQ đang phải chịu áp lực trên “sân khấu toàn cầu” liên quan đến việc che đậy sự bùng nổ dịch viêm phổi Vũ Hán. Úc là một trong những nước ủng hộ mạnh mẽ nhất việc tiến hành một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch bệnh, một lập trường đã gây ra sự phẫn nộ cho Bắc Kinh.

Nhưng tin tốt lành là thế giới đã đoàn kết ngay sau động thái này, với 137 quốc gia đồng tán thành một nghị quyết tại Đại hội đồng Y tế Thế giới cho một cuộc điều tra về đại dịch.

Một hội đồng độc lập, do cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đứng đầu, sẽ đưa ra một báo cáo tạm thời vào tháng 11/2020.

Cố vấn công nghiệp quốc phòng và cựu sĩ quan quân đội Anh Nicholas Drummond tin rằng điều này có thể gây ra “thảm họa” cho ông Tập.

Trao đổi với Express.co.uk, ông nói: “Một trong những điều về đại dịch là nó sẽ thiết lập lại mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc – nó sẽ thiết lập lại mối quan hệ của thế giới với họ”.

Ông cho rằng đại dịch đã bắt đầu từ rất lâu trước tháng 12 năm ngoái, nó thực sự bùng phát vào tháng 9 hoặc tháng 10. ĐCSTQ quyết định không nói cho thế giới cho đến ngày 22/1. Đó là hơn hai tháng, nếu ông Tập nói rằng “việc này nghiêm trọng, các bạn cần phải phong tỏa ngay, chúng tôi đã làm như vậy”.

“ĐCSTQ đã cố tình làm điều đó để có thể vươn lên khỏi đại dịch với một vị thế kinh tế mạnh mẽ hơn”, ông Drummond tuyên bố.

Tuy nhiên, trong trường hợp có một báo cáo bất lợi, ông Drummond tin rằng chính quyền này có thể bị áp lực để bãi nhiệm ông Tập.

Ông nói thêm: “Tôi không nghĩ rằng chúng ta muốn đối đầu với đất nước Trung Quốc, đó là một đất nước tuyệt vời với đầy những con người tuyệt vời. Tôi nghĩ chúng ta có thể thấy ông Tập bị thay thế bởi một nhà lãnh đạo mới và điều đó sẽ cải thiện quan hệ”.

Nếu ông Tập ‘từ chối ra đi’, ĐCSTQ có thể ‘vỡ từ bên trong’

“Điều cuối cùng chúng tôi muốn làm ngay bây giờ là kích hoạt một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc, nó sẽ khiến chúng tôi thiệt hại hàng nghìn tỷ USD và chúng tôi không muốn làm điều đó ngay bây giờ”, ông Drummond cho biết.

Ông cho rằng nếu ĐCSTQ nhận thấy rằng hành vi của họ đã gây thiệt hại cho nền kinh tế cũng như vị thế của họ trong cộng đồng thế giới, họ có thể cảm thấy cần phải đáp trả.

“Điều này có nghĩa là ĐCSTQ sẽ buộc Tập Cận Bình phải từ chức”, ông nói.

Tuy nhiên, nếu thế lực Tập Cận Bình hùng mạnh và ông Tập “từ chối ra đi”, ĐCSTQ có thể sẽ có đấu tranh nội bộ và chính quyền này có thể đổ vỡ từ bên trong”.

Ông tiếp tục: “Mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đối tác ‘liên minh Five Eyes’ (Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, Canada và New Zealand) của chúng tôi rất có ý nghĩa”. Điều này giúp phương Tây tạo thế đối trọng với một ĐCSTQ đang ngày càng táo bạo, hung hăng trên trường quốc tê.

Ngoài ra, vào thứ Hai (ngày 14/9), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ gặp ông Tập Cận Bình để thảo luận về các hoạt động thương mại và mối đe dọa an ninh do các công ty công nghệ Trung Quốc như Huawei gây ra.

Mục đích ban đầu của hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14/9 là để chính thức hóa mối quan hệ tốt hơn về đầu tư giữa EU và Trung Quốc. Nhưng sau nhiều năm đàm phán, châu Âu đã chán ngấy với sự bất minh của Trung Quốc về nhiều cách; chẳng hạn như việc các công ty nhà nước Trung Quốc bóp méo cạnh tranh hoặc chiếm đoạt công nghệ tại thị trường châu Âu.

Do đó, thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, EU đang bắt đầu hạn chế điều này.

Trần Đức

https://www.ntdvn.com/kinh-te/quyet-dinh-bom-tan-tap-can-binh-co-the-bi-buoc-roi-ngai-vang-hoac-bi-dao-chinh-70719.html

 

Lòng quân phân tán, Trung Nam Hải nguy cấp,

ông Tập ra công văn nhấn mạnh chuẩn bị chiến tranh

Bình luậnĐông Phương

Vào thời điểm nhạy cảm khi mà Trung Quốc đang bị cô lập tứ phía trên trường quốc tế, ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Quân ủy của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã ban hành các quy định mới, nhấn mạnh sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội và tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh. Phân tích cho rằng hành động này cho thấy quân đội của ĐCSTQ đang bị phân tán và đang xảy ra một cuộc khủng hoảng chính trị trong quân đội.

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, ĐCSTQ gần đây đã ban hành và thực hiện quy chế xây dựng đảng trong quân đội, nhấn mạnh việc tăng cường xây dựng đảng trong nội bộ quân đội ĐCSTQ, thực hiện tư tưởng của Tập Cận Bình về củng cố quân đội, giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ đối với quân đội và nhấn mạnh tập trung vào việc chuẩn bị cho chiến tranh.

Ngoài các quy định mới do Quân ủy ĐCSTQ ban hành nhấn mạnh việc chuẩn bị cho chiến tranh, hồi cuối tháng 8, các trang web cổng thông tin ở đại lục như Tencent, Sina và các kênh truyền thông khác đã nhiệt tình đăng lại bài viết có tiêu đề “Nếu ngày mai chúng ta ra chiến trường”.

Bài báo cho biết, một lữ đoàn đóng tại Phúc Kiến của chiến khu Đông Bộ ĐCSTQ đã thực hiện một hoạt động “ba lá thư và một lá đơn” với chủ đề “truyền cảm hứng chiến đấu máu lửa”. Mục đích của hoạt động này là nếu trận chiến bắt đầu vào ngày mai, những người lính sẽ viết thư cho ai và họ sẽ được nhận lại thư từ ai?

“Ba lá thư” là chỉ bức thư từ biệt gửi cho gia đình, bức thư di chúc cho gia đình, và bức thư thăm hỏi địa phương. “Một lá đơn” là lá đơn xin xung trận của người lính.

Bài báo mô tả rằng, lá đơn xung trận là sự giác ngộ về lòng trung thành, về sự hy sinh và cống hiến của những người lính. Thông qua lá đơn này, những người lính sẽ trực tiếp đối mặt với chiến trường, suy tư về cuộc chiến, viết ra sứ mệnh của họ. Lá đơn xung trận là để kích thích tinh thần chiến sĩ. Ngoại giới chỉ trích ĐCSTQ sử dụng kỹ thuật tẩy não để đẩy những người lính trẻ ra tiền tuyến làm bia đỡ đạn.

Quân đội của ĐCSTQ đang bị phân tán

Nhà bình luận quân sự Hong Kong Hoàng Đông (Huang Dong) đã phân tích với giới truyền thông Hong Kong rằng, đứng trước những rắc rối bên trong và bên ngoài hiện nay, việc chính quyền ĐCSTQ chuyển hướng sự chú ý là việc làm thực sự cần thiết. Ông Hoàng cho rằng, việc các kênh truyền thông ĐCSTQ xào đi xào lại chủ đề này phần nào cho thấy rằng, ĐCSTQ đang duy trì phao cứu sinh cuối cùng trong tay. Hiện tại, chỗ dựa duy nhất của ĐCSTQ là quân đội. Việc chiến đấu và duy trì sự ổn định đều cần quân đội tham gia phụ trách.

Về việc ĐCSTQ sẽ xuất binh vào bất cứ lúc nào, ông Hoàng Đông nói rằng đây là “bí mật quân sự hàng đầu” không thể đoán trước được của ĐCSTQ.

Cựu sĩ quan quân đội ĐCSTQ Diêu Thành (Yao Cheng) cho biết trên Facebook vào ngày 20/8 rằng, cái mà ĐCSTQ từng nhấn mạnh rằng không nổ súng trước hoàn toàn là “lừa dối [mang tính] chiến lược”. Đó là vì nó chưa chắc đã thắng được Đài Loan, nếu thất bại thì có khả năng đảng sẽ tiêu vong, nhưng cũng không loại trừ việc họ sẽ cứng đầu đâm lao để chuyển hướng cuộc khủng hoảng.

Về việc ĐCSTQ ban hành các quy định mới nhấn mạnh việc chuẩn bị cho chiến tranh trong thời điểm này. Ông Diêu phân tích rằng, chủ yếu là để ứng phó với màn đấu sức nguy cơ mà ĐCSTQ đang phải đối mặt hiện nay. Ông nói rằng, việc chính quyền Trung Quốc xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ xảy ra chiến tranh, Biển Đông có thể sẽ là trận địa tuyến đầu, Hoa Kỳ rất có khả năng sẽ hành động.

Ông Diêu Thành phục vụ trong bộ đội Biển Đông của Trung Quốc vào những năm 1980 và là Trung tá trong Bộ Tư lệnh Hải quân. Ông nói rằng, việc Quân ủy Trung ương ban hành quy định mới vào thời điểm này cho thấy nội bộ ĐCSTQ đang phân tán lực lượng và đang xảy ra khủng hoảng chính trị.

Ông Diêu nói rằng, một khi ĐCSTQ gửi đi hoặc yêu cầu một thứ gì đó, điều đó chứng tỏ rằng họ đang thiếu thứ đó. “Theo hiểu biết của tôi, nội bộ quân đội ĐCSTQ, đặc biệt là các sĩ quan cấp cao, luôn có thái độ chờ đợi và không một lòng với ông Tập Cận Bình. Nhiều người trong quân đội không hài lòng với cải cách quân đội của ông Tập”.

Ông Diêu cho biết, toàn bộ lực lượng hải quân hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, người thì đang bị thẩm tra, người thì bị đóng băng tiền chi tiêu, người thì nhảy lầu tự tử, người thì đang bị giam giữ và thẩm vấn, có một lượng lớn người đang trong tình trạng như vậy.

Ông Diêu Thành tiết lộ rằng, các binh sĩ ĐCSTQ không muốn ra chiến trường chút nào, vấn đề nội bộ rất nghiêm trọng và họ căn bản là không có khả năng chiến đấu. Vì đa số họ là con một nên sẽ có nhiều người đào ngũ.

Ông Sebastian Gorka, ủy viên của Ủy ban Giáo dục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSEP), nói rằng ĐCSTQ là một con hổ giấy, một khi Mỹ và Trung Quốc khai chiến, quân đội ĐCSTQ sẽ bị đánh bại nhanh chóng. Họ biết điều này.

ĐCSTQ khiêu khích và gây thù chuốc oán ở khắp mọi nơi

Kể từ khi virus Viêm phổi Vũ Hán hoành hành khắp thế giới vào đầu năm 2020, ĐCSTQ đã lợi dụng dịch bệnh để khiêu khích tứ phía: điều máy bay quân sự và tàu chiến đến các vùng biển Đài Loan, Biển Đông và Biển Hoa Đông để “phô trương sức mạnh”; để tàu Trung Quốc nhiều lần đụng độ tàu Việt Nam, Nhật Bản, Philippines và Đài Loan; hay xung đột biên giới lớn nhất với Ấn Độ trong 45 năm qua, khiến các nước láng giềng không yên.

Đồng thời, cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan cũng tiếp tục nóng lên, tình thế như một mũi tên đã lên dây, chỉ thả tay ra là bùng phát.

Vào ngày 9/9, khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á lần thứ 10, ông nói rằng Hoa Kỳ đã điều gần 3.000 máy bay quân sự và hơn 60 tàu chiến đến Biển Đông trong nửa đầu năm nay.

Hiện tại, đảo Guam có 4 máy bay ném bom Rockwell B-1B Lancer. Quân đội Mỹ đã tiến hành một số cuộc tập trận ở biển Hoa Đông và Biển Đông vào tháng 7 và tháng 8. Các máy bay ném bom của Mỹ đã bay thẳng từ đất liền đến biển Nhật Bản, máy bay trinh sát của Mỹ đã nhiều lần tiếp cận bờ biển của Trung Quốc để răn đe ĐCSTQ.

Còn ở biên giới phía tây, cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng triển khai binh lính dày đặc ở khu vực biên giới. Gần 50.000 binh sĩ và 150 máy bay chiến đấu của ĐCSTQ được điều động để đe dọa quân đội Ấn Độ, trong khi đó máy bay quân sự Ấn Độ cũng thực hiện các cuộc tuần tra cường độ cao trên biên giới giữa hai nước mỗi giờ một lần.

Nhà bình luận quân sự Thẩm Chu (Shen Zhou) đã có bài viết trên tờ Epoch Times nói rằng, ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với hoàn cảnh vô cùng quẫn bách, họ không dám dễ dàng để xảy ra chiến tranh. Nơi duy nhất mà ĐCSTQ có thể chuyển hướng chú ý là eo biển Đài Loan. Vào ngày 9 và 10/9, máy bay quân sự của ĐCSTQ đã liên tục quấy rối eo biển Đài Loan để che đậy thất bại ở biên giới Trung – Ấn.

Ông Thẩm Chu nói rằng, ĐCSTQ luôn đe dọa tấn công Đài Loan và cũng nói rằng trận chiến đầu tiên là cũng là trận cuối cùng. Nếu ĐCSTQ thực sự dám khơi mào xung đột ở eo biển Đài Loan, tình huống trận chiến đầu tiên trở thành trận cuối cùng rất có thể sẽ xảy ra với chính quân đội ĐCSTQ. Quân đội Mỹ sẽ phát động một cuộc phản công toàn diện, và một cuộc chiến tranh mới nổ ở Thái Bình Dương sẽ nhanh chóng kết thúc. Một khi quân đội ĐCSTQ nhanh chóng bị tê liệt, có thể hình dung ra sự kết thúc của chính quyền ĐCSTQ.

Hành động phô trương thanh thế một cách phù phiếm của ĐCSTQ ở eo biển Đài Loan nhiều khả năng là do nhu cầu chuyển dịch sự chú ý khỏi mâu thuẫn nội bộ, và nó cũng là một sự phản ánh cho thấy cuộc đấu đá nội bộ khốc liệt của ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/long-quan-phan-tan-trung-nam-hai-nguy-cap-ong-tap-ra-cong-van-nhan-manh-chuan-bi-chien-tranh-70789.html

 

Ai ai ở Trung Nam Hải cũng bất an,

tài sản nghìn tỷ USD ở nước ngoài không ai dám nhận

Bình luậnĐông Phương

Có tin tức rằng Hoa Kỳ đang cùng nhiều nước điều tra tài sản trị giá 10 nghìn tỷ USD của giới lãnh đạo ĐCSTQ ở nước ngoài để bồi thường cho đại dịch.

Hoa Kỳ gần đây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt toàn diện đối với chính quyền Trung Quốc. Có thông tin rằng các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến các quan chức cấp cao và nguyên lão của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất an, có hàng nghìn tỷ USD tài sản ở nước ngoài nhưng không ai dám nhận.

Gia tộc Hàn Chính không dám nhận tài sản 3,1 tỷ USD ở nước ngoài

Ngày 12/9, China News đưa tin, trong cuộc đối đầu Trung – Mỹ, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ chạy đi đâu cũng không an toàn, nay lại không dám thừa nhận tài sản ở nước ngoài của mình. Hiện tại, các quan chức ĐCSTQ có tài sản hàng nghìn tỷ USD ở nước ngoài nhưng không ai dám lãnh nhận, trong đó có cả 3,1 tỷ USD tài sản ở nước ngoài của gia đình ông Hàn Chính (Han Zheng) – 1 trong 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ.

Hồi tháng 6, truyền thông Đài Loan cho rằng số tài sản che giấu tại Mỹ của ông Hàn Chính lên tới 3,1 tỷ USD. Ngoài ra, thông tin chi tiết về nhân tình và con ngoài giá thú của ông Hàn cũng bị phanh phui.

Cũng theo nguồn tin, ông Uông Dương (Wang Yang) – 1 trong 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, cũng có hàng tỷ đô-la tiền gửi và tài sản ở Mỹ. Các quan chức cấp cao khác như Hạ Bảo Long (Xia Baolong), Lạc Huệ Ninh (Luo Huining), Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo), Ngô Anh Kiệt (Wu Yingjie), Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi), v.v. đều nằm trong danh sách thành viên câu lạc bộ 100 triệu USD ở Hoa Kỳ.

Đồng thời, còn có một danh sách được lưu hành trên Internet, trong đó có danh sách tên và tài sản của nhiều quan chức cấp cao ĐCSTQ cùng thân nhân tại Hoa Kỳ. Theo tin tức, chỉ tính trong danh sách này – xếp loại “thông tin đen”, tổng tài sản của các quan chức cấp cao ĐCSTQ ở Hoa Kỳ lên tới 500 tỷ USD.

Quan chức cấp cao ai ai cũng bất an, không dám nhận tài sản ở nước ngoài

Ông Viên Cung Di (Yuan Gongyi), tài phiệt Hong Kong, cũng tiết lộ trên chương trình “Trân Ngôn Chân Ngữ” (珍言真語) của Epoch Times rằng, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ hiện đang rất đau đầu. Một người bạn luật sư của ông tiết lộ, những người giàu có ở Trung Quốc bây giờ rất thê thảm, họ không dám nhận tiền của họ ở nước ngoài, không dám nói rằng chúng thuộc về họ. Ví dụ, Hàn Chính nói rằng ông ta không có tiền ở bên ngoài.

Nhiều quan chức cấp cao của ĐCSTQ có nhiều tài sản ở nước ngoài mà chưa ai khai nhận, đặc biệt là những tài sản liên quan đến đại gia tộc. Hết thảy đều phủ nhận, trên thực tế, ai ai cũng có, gia tộc nào cũng có.

Ông Viên nói: “Bây giờ các quan chức ấy, một khi thấy rằng không an toàn thì họ sẽ cần rút hết tiền mặt ra và cũng cần phải chạy trốn, nhưng ra ngoài cũng nguy hiểm nên bây giờ những người đó rất khốn đốn, cũng lại sợ bị đóng băng, rút tiền ra thì ở Trung Quốc cũng không an toàn, rút ra rồi thì mang đi đâu đây? Mang đến Hong Kong cũng không an toàn”.

Ông Viên cho biết: “Sau khi thi hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, ông Tập Cận Bình có thể kiểm tra tiền gửi ngân hàng và kiểm tra tài sản của họ bất cứ lúc nào. Không nơi nào là an toàn và Singapore cũng không chào đón họ. Thụy Sĩ cũng yêu cầu họ rời đi, vì một cuộc trưng cầu dân ý sắp được tổ chức ở đó, [họ nói] xin hãy mang tiền của các bạn đi đi. Rất nhiều nơi đều không an toàn, vì vậy tôi không biết là họ sẽ phải chạy đi đâu đây”.

Ông Viên Cung Di nói rằng, Hoa Kỳ có thể kiểm tra tài sản ở nước ngoài của những người này. Hoa Kỳ nắm rất rõ mỗi một giao dịch trên 10.000 USD. Hoa Kỳ đang theo dõi mọi thứ, nhưng họ chưa có bất kỳ hành động nào.

Ông tiết lộ rằng, việc làm ăn của các luật sư hiện nay rất tốt, những người đã giúp người thân của các quan chức cấp cao ĐCSTQ mua nhiều tài sản ở nước ngoài, nay phải giúp họ trả lại, phải xử lý rất nhiều vụ kiện, rất phức tạp.

Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ khiến các quan chức ĐCSTQ và các nguyên lão chính trị lo sợ

Kể từ khi virus viêm phổi Vũ Hán lây lan trên toàn thế giới và Bắc Kinh thực thi mạnh mẽ Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, cộng đồng quốc tế do Hoa Kỳ lãnh đạo đã trừng phạt và bao vây chính quyền Trung Quốc từ mọi phía.

Sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt hôm 9/7 đóng băng tài sản và cấm các quan chức ĐCSTQ bao gồm Bí thư Tân Cương Trần Toàn Quốc và 3 người khác nhập cảnh vào Mỹ với lý do vi phạm nhân quyền, thì đến ngày 7/8, Bộ Tài chính Mỹ đã công bố lệnh trừng phạt đối với Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cùng 10 quan chức Trung Quốc và Hong Kong khác.

Các biện pháp trừng phạt của chính quyền Tổng thống Trump đối với cá nhân các quan chức Trung Quốc và Hong Kong đã khiến ai ai trong chính quyền ĐCSTQ cũng bất an, đồng thời tăng cường đấu tranh nội bộ giữa các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ. Tài liệu đen của các đối thủ chính trị bị tung ra, vì vậy bất cứ chuyện xấu của ai cũng có thể bị lộ và trở thành mục tiêu của đối thủ.

Nhà bình luận Lý Chính Khoan (Li Zhengkuan) viết rằng, các biện pháp “tăng tốc” của ông Tập Cận Bình không chỉ khiến ĐCSTQ “rơi tự do” và trở thành tâm điểm bao vây của quốc tế, mà còn khiến tập đoàn quyền lực và giàu có của ĐCSTQ bị ảnh hưởng và chấn động bởi các đòn giáng từ lệnh trừng phạt quốc tế.

Các quan chức ĐCSTQ và các nguyên lão chính trị, ai mà không có tài sản khổng lồ ở nước ngoài chứ?

Nhà bình luận các vấn đề thời sự Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang) ước tính sơ bộ rằng, tài sản mà tập đoàn quyền lực ĐCSTQ chuyển ra nước ngoài có thể lên tới 10 nghìn tỷ USD, tương đương với 70 nghìn tỷ nhân dân tệ!

Hôm 12/8, ông Viên Cung Di cũng tiết lộ rằng Hoa Kỳ đang cùng với nhiều quốc gia điều tra về tài sản 10 nghìn tỷ USD ở nước ngoài của các quan chức cấp cao ĐCSTQ để bồi thường cho đại dịch.

Ông Viên cho biết trong số tài sản xấp xỉ 10 nghìn tỷ USD này, gia đình cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân có khoảng 1 nghìn tỷ USD ở nước ngoài.

Các quan chức ĐCSTQ và nguyên lão chính trị, ai mà không có người thân và con cái di cư ra nước ngoài?

Theo thống kê của cơ quan có thẩm quyền trong nội bộ ĐCSTQ, tính đến cuối tháng 3/2012, trong số 204 Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 17, có tới 187 người là có gia quyến trực hệ đang cư trú, sinh sống, làm việc tại các nước phương Tây như Châu Âu, Hoa Kỳ hoặc đã nhập quốc tịch nước sở tại, tỉ lệ lên tới 91%. Trong số 127 thành viên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, 113 người có người thân đã đi cư ra nước ngoài.

Nhà bình luận Lý Chính Khoan nói rằng, trước việc Hoa Kỳ hủy thẻ xanh, từ chối nhập cảnh, đóng băng khối tài sản khổng lồ và ban hành các biện pháp trừng phạt theo kiểu “lăng trì”, liệu các quan chức ĐCSTQ và nguyên lão chính trị có thể không giật mình kinh sợ không?

Tác gia Trịnh Trung Nguyên (Zheng Zhongyuan), người viết chuyên đề cho tờ Vision Times, nói rằng, các biện pháp trừng phạt của Mỹ chỉ là bước đầu tiên và các đồng minh của họ cũng sẽ tiếp tục theo sát. Nếu Vương quốc Anh và cả Châu Âu làm theo Mỹ, Úc cũng như vậy, thì sẽ không còn nơi nào có thể che giấu tài sản của các quan chức ĐCSTQ và Hong Kong được nữa. Họ chỉ có thể gửi vào ngân hàng của ĐCSTQ, tức là giao cho ông Tập Cận Bình. Trước cục diện đang biến đổi của ĐCSTQ, số tài sản ấy sẽ bị chính quyền cưỡng chế tịch thu bất cứ lúc nào.

Thụy Sĩ, trung tâm tài chính lớn nhất thế giới ở Trung Âu, hiện đang chuẩn bị một hành động “bom tấn” chống lại ĐCSTQ. Hôm 2/8, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sĩ Ignazio Cassis tuyên bố rằng, ĐCSTQ ngày càng vi phạm nhân quyền và đang “quay lưng lại với con đường mở cửa”, “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong” đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách “Một quốc gia, hai chế độ”. Nếu chính quyền ĐCSTQ tiếp tục cứng đầu, các nước phương Tây thề rằng sẽ đáp trả một cách dứt khoát.

Hôm 8/8, chính phủ Thụy Sĩ đã chính thức ban hành thông báo tổ chức trưng cầu dân ý và sẽ được tiến hành vào tháng 11 để quyết định xem có hạn chế các công ty Thụy Sĩ, bao gồm các ngân hàng Thụy Sĩ, làm ăn với những kẻ vi phạm nhân quyền ở nước ngoài hay không.

Nhà bình luận tài chính “Tài Kinh Lãnh Nhãn” (Caijing Lengyan) cho biết trong buổi phát sóng trực tiếp rằng, các lệnh trừng phạt mà Thụy Sĩ áp đặt sẽ nghiêm khắc hơn 10.000 lần so với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Nếu cuộc trưng cầu dân ý của Thụy Sĩ được thông qua, khoản tiền gửi khoảng 7,8 nghìn tỷ nhân dân tệ trong UBS của gia đình 100 quan chức cấp cao của ĐCSTQ có thể sẽ bị đóng băng! Số tiền khoảng 20 nghìn tỷ nhân dân tệ trong 5.000 tài khoản của giới quyền quý ĐCSTQ cũng sẽ bị đóng băng! Động thái này nghiêm khắc hơn một vạn lần so với lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Hong Kong! Các chức sắc của ĐCSTQ đang run bần bật!

Đông Phương

Theo NTD tiếng Trung

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/ai-ai-o-trung-nam-hai-cung-bat-an-tai-san-nghin-ty-usd-o-nuoc-ngoai-khong-ai-dam-nhan-70769.html

 

Chính quyền Trung Quốc nghiên cứu công nghệ

 ‘khống chế não bộ’ hơn 2 thập kỷ

Bình luậnĐông Phương

Theo một nguồn tin bán công khai, chính quyền Trung Quốc đã và đang tiến hành nghiên cứu về công nghệ “khống chế não bộ” trong hơn 20 năm qua, với sự tham gia của quân đội, viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học. Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người Trung Quốc dùng tên thật của mình tiết lộ rằng họ là nạn nhân của các thí nghiệm “điều khiển não”, họ bị quấy rối bằng các thủ đoạn như “truyền âm thanh nhồi sọ” 24 giờ mỗi ngày, và bị tổn hại lớn về thể chất và tâm lý.

Dự án “Kiểm soát trí não” của chính quyền Trung Quốc

Kể từ thế kỷ 21, nhiều quốc gia trên thế giới đã coi nghiên cứu khoa học não bộ là một lĩnh vực phát triển quan trọng và liên tiếp xây dựng các kế hoạch khoa học não bộ, tích hợp chúng vào các lĩnh vực công nghệ như nano, sinh học, thông tin và nhận thức, v.v. Theo đó, họ sản xuất các kỹ thuật tương tác hiệu quả cao như tương tác não-máy tính, tương tác não-não; các kỹ thuật khống chế và truyền tín hiệu từ não sang máy tính và từ não sang não, từ đó làm thay đổi cách thức cũng như hiệu quả của chiến tranh và kỹ thuật chiến đấu truyền thống.

Về việc ứng dụng hình thức khoa học kĩ thuật này trong quân sự, cổng thông tin chính thức của Quân đội Giải phóng Nhân dân “Mạng Quân sự Trung Quốc” (China Military Online) đã đăng một bài báo với tiêu đề “Khống chế não: ‘Vương miện’ khống chế quyền lực trong chiến tranh” vào tháng 2/2017. Bài báo nói rằng: “Con người là nhân tố mang tính quyết định, quyết định kết quả thành – bại của chiến tranh. Nếu như kiểm soát được ‘bộ não’ của con người và nắm quyền điều khiển bộ não, thì có thể không cần chiến đấu mà vẫn thu phục được binh lính của đối phương… Chúng ta nhất định phải thiết lập một chiến lược quân sự và hệ thống an ninh quốc gia dựa trên yếu tố cốt lõi của bộ não, phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Vào ngày 15/1/2019, Tân Hoa Xã – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đăng lại bài báo “Con đường giành chiến thắng bằng vũ khí điều khiển não” của tờ Báo Quốc phòng Trung Quốc, và khẳng định rằng “khoa học và công nghệ não tiềm tàng giá trị quân sự to lớn… Mục đích của vũ khí điều khiển não không phải là tiêu diệt xác thịt của kẻ thù, mà là chinh phục ý chí của kẻ thù, điều này có nghĩa là con đường giành chiến thắng trong một cuộc chiến là chuyển từ ‘sát thương’ sang ‘thao túng’”. Hơn nữa, công nghệ điều khiển não mới không yêu cầu cấy chip vào não người, mà sóng điện từ, ánh sáng, sóng âm thanh, mùi vị, v.v. đều có thể trở thành phương tiện truyền tải.

Vậy thì, ĐCSTQ bắt đầu ra sức phát triển công nghệ “điều khiển não bộ” từ khi nào?

Theo thông tin và báo cáo công khai chính thức, các nhà khoa học Trung Quốc đã đến Thụy Điển để tham gia cuộc họp làm việc lần thứ 4 của Dự án não người vào tháng 10/2001 và trở thành thành viên thứ 20 của dự án. Tại thời điểm đó, các đơn vị bao gồm Bệnh viện Giải phóng quân 301, Đại học Công nghệ Đại Liên, Đại học Chiết Giang, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc… đã tham gia Dự án Não người Trung Quốc và nghiên cứu ngành thông tin học thần kinh (Neuroinformatics). Họ đã đạt được không ít kết quả nghiên cứu khoa học trên phương diện nghiên cứu cơ bản và lâm sàng, đạt được trình độ tiên tiến quốc tế trong một số lĩnh vực.

Năm 2012, Sở nghiên cứu phóng xạ và bức xạ y học thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc (AMMS) đã công bố luận án “Vũ khí kiểm soát ý thức và thiết lập cơ sở dữ liệu hình ảnh hành vi học”.

Báo cáo luận án này giới thiệu rằng đối tượng thử nghiệm vũ khí điều khiển ý thức (còn gọi là vũ khí điều khiển tư tưởng) là con người, có thể khống chế con người từ các góc độ như thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác, cảm xúc, tiềm thức, giấc mơ, v.v., khiến con người sinh ra các cảm xúc như tức giận, sợ hãi và xấu hổ, hối hận… cuối cùng khiến nạn nhân suốt ngày rơi vào trạng thái tinh thần tồi tệ, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tự sát. Vũ khí kiểm soát ý thức có thể được triển khai thông qua các phương pháp vật lý, hóa học và không gian – thời gian, trong đó phương pháp không gian – thời gian có thể tác động trực tiếp đến ý thức con người.

Bài viết cũng nói rằng, trước tiên phải chọn một nhóm người cụ thể để tiến hành thí nghiệm kiểm soát ý thức, sau đó thông qua phân tích hành vi, thiết lập cơ sở dữ liệu hành vi của thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác… Tiếp đó là chiểu theo kho cơ sở dữ liệu của vũ khí khống chế ý thức để phân chia các thông tin đã thu thập được nói trên thành kho số liệu mang tính tấn công hay tính phòng thủ. Từ đó triển khai nghiên cứu nghiên cứu về tính sát thương của vũ khí và cách thức bảo vệ y tế.

Năm 2015, “Dự án bộ não Trung Quốc” đã được Quốc vụ viện ĐCSTQ phê duyệt và được xếp vào danh sách “các dự án khoa học và công nghệ lớn liên quan đến sự phát triển của Trung Quốc trong tương lai”. Năm 2016, “khoa học não bộ và nghiên cứu não bộ” được xác định trong cương yếu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 13” là một trong những đề tài, dự án trọng đại, sáng tạo của khoa học và công nghệ. Đầu năm 2017, “khoa học não bộ và nghiên cứu não bộ” được coi là một trong những dự án thí điểm được khởi động trong “Đề án trọng đại về đổi mới khoa học và công nghệ 2030”, từ đó bước vào giai đoạn chuẩn bị kế hoạch và triển khai dự án.

Tháng 6/2018, “Mạng quân sự Trung Quốc” đăng lại bài viết “Bạn có biết về loại vũ khí sẽ khai hỏa bằng ‘vỏ não’ trong chiến tranh tương lai – vũ khí điều khiển não?”. Bài báo cho biết rằng, giống như dấu vân tay, sóng não của mỗi người cũng là duy nhất không trùng lặp. Vì vậy, khi lợi dụng tính chất độc nhất đó, trước tiên là thu thập và lưu trữ vào máy tính các mã đặc trưng của sóng não, sau đó thông

qua phần mềm “phiên dịch” chuyên biệt để đọc hiểu các tín hiệu hoạt động thần kinh như thị giác, thính giác, ngôn ngữ và cảm xúc của con người. Trên thực tế đây chính là “đọc suy nghĩ” của người khác.

Bài báo cho biết, việc nghiên cứu và chế tạo vũ khí điều khiển não cũng đòi hỏi phải phân tích dữ liệu lớn của hàng nghìn hàng vạn mẫu sóng não trong cơ sở dữ liệu, thì mới có được sự tương ứng giữa đặc điểm tâm lý và hình dạng sóng não. Sau đó, các nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp sử dụng các phương thức truyền tải gián tiếp như sóng điện từ… để truyền tín hiệu cụ thể đến cơ thể con người. Vũ khí điều khiển não có thể âm thầm lặng lẽ thay đổi trạng thái cảm xúc của con người, cuối cùng đạt được các mục tiêu quân sự cụ thể.

Dữ liệu thông tin não bộ con người đến từ đâu?

Vậy thì, làm thế nào mà các cơ quan nghiên cứu khoa học của ĐCSTQ có được số lượng mẫu sóng não khổng lồ để xây dựng cơ sở dữ liệu lớn?

Theo thông tin trên trang web chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, vào tháng 9/2002, hơn 40 chuyên gia có liên quan ở Trung Quốc đã họp mặt ở ở Hương Sơn (Bắc Kinh). Họ thảo luận về tình hình nghiên cứu não bộ trong và ngoài nước và cách đối phó với hình thế quốc tế, sau đó đề xuất phải tham gia Dự án não người quốc tế mang “đặc sắc Trung Quốc” để “phát huy thế mạnh của bản thân”. Mà “thế mạnh” được họ liệt kê ra là “chúng ta có nguồn não bộ phong phú”.

Vào tháng 3/2017, Nhật báo Khoa học và Công nghệ (Science and Technology Daily) – tờ báo chính thức của Bộ Khoa học và Công nghệ ĐCSTQ đã đăng một bài báo với tiêu đề “Chờ bạn lên mạng – ‘Dự án não bộ’ của Trung Quốc”. Bài báo đã phỏng vấn bà Mã Lan (Ma Lan), đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc và là Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học Não của Đại học Phúc Đán. Bà Mã Lan giới thiệu rằng, Trung Quốc có rất nhiều ưu thế trong việc triển khai nghiên cứu khoa học não bộ, trong đó có đề cập rằng “Trung Quốc có dân số đông và số lượng bệnh nhân mắc bệnh về não rất lớn, là nơi cung cấp nguồn lực dồi dào cho nghiên cứu não bộ”.

Tuy nhiên, liệu những bệnh nhân mắc bệnh về não đang phải tìm cách để điều trị có thể thỏa mãn những cảm xúc tiêu cực cần được thu thập trong nghiên cứu như tức giận, sợ hãi, xấu hổ và hối hận… và đủ để xây dựng một cơ sở dữ liệu lớn hay không? Hiện ngoại giới vẫn chưa tìm được câu trả lời.

Ngoài ra, một bài viết do Sở nghiên cứu phóng xạ và bức xạ y học thuộc Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc (AMMS) công bố, có đề cập đến việc kiểm soát ý thức trước hết phải lựa chọn những nhóm người đặc định để kiểm soát. Chúng ta không biết rằng cá nhân nào sẽ trở thành đối tượng thí nghiệm, họ có biết rõ về nghiên cứu này và có đồng ý tham gia hay không.

Những nạn nhân của ‘kiểm soát não bộ’ phản kháng bức hại

Trong những năm gần đây, một lượng lớn những người tự xưng là nạn nhân của thí nghiệm điều khiển não đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc. Nhiều người trong số họ cho biết là họ đã bị điều khiển não thông qua “truyền âm thanh nhồi sọ”.

Theo thống kê của nạn nhân Diêu Đa Kiệt (Yao Duojie), “những người bạn chung hoạn nạn” của anh ít nhất đến từ 19 tỉnh và 3 thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn Trung Quốc. Khoảng thời gian bị bức hại bắt đầu từ năm 2000 cho đến những năm gần đây không giống nhau, độ tuổi cũng khác nhau, từ trẻ em đến người già đều có và họ làm việc trong các ngành nghề khác nhau. Tình huống bị bức hại mà các nạn nhân mô tả đều có những điểm chung sau đây, và cũng phù hợp với trạng thái xuất hiện sau khi bị điều khiển:

Đầu tiên, họ sẽ tiếp nhận được tiếng nói trong não của mình, sẽ bị sỉ nhục, chửi rủa hoặc nhận được các chỉ lệnh như tự làm hại bản thân trong vòng 24 giờ;

Thứ hai, bị cưỡng chế rơi vào cảm giác đau khổ, bi thương, sợ hãi, tuyệt vọng, v.v.;

Thứ ba, sẽ nhớ lại nhiều lần những điều sai trái, việc làm xấu, những việc liên quan đến sắc tình mà bản thân đã từng phạm phải theo cách không thể giải thích được;

Thứ tư, bị buộc rơi vào một “giấc mơ nhân tạo” tiêu cực và hơn nữa là có thể phân biệt rõ ràng nó với những giấc mơ bình thường;

Thứ năm, các cơ thịt co giật không rõ nguyên nhân, không tập trung được, không định hướng được, thường xuyên cảm thấy ngột ngạt và đau tức ngực, luôn nghe thấy tiếng ồn như tiếng ve kêu, tiếng chập điện… và da có cảm giác nóng như kim châm, có chỗ thì tê bì.

Ngoài ra, do mọi cảm giác chỉ xảy ra trên thân thể nạn nhân, nên những người xung quanh không thể hiểu được, thậm chí còn lầm tưởng họ có vấn đề về tâm thần nên hầu hết nạn nhân đều bị cô lập, bơ vơ.

Trong những năm gần đây, các nạn nhân của thí nghiệm kiểm soát não bộ đã liên tục xuất hiện theo từng nhóm, liên tục xuất hiện các vụ báo án tập thể lên các cơ quan công an. Ngoài ra, họ cũng phản ánh vấn đề này lên các cơ quan khiếu nại các cấp, yêu cầu lập án phá án, yêu cầu các thí nghiệm kiểm

soát não phải được giám sát bởi pháp luật, giúp họ sớm được “giải thoát”. Tuy nhiên, xét từ những phản hồi hiện tại, việc bảo vệ quyền lợi cho họ vẫn là vấn đề nan giải.

Đông Phương

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/chinh-quyen-trung-quoc-nghien-cuu-cong-nghe-khong-che-nao-bo-hon-2-thap-ky-70630.html

 

Chiến lược ‘Made in China’ hỏng 4 lần trong 1 năm –

Sứ mệnh phóng vệ tinh của Trung Quốc lại thất bại

Bình luậnĐức Duy

Vệ tinh viễn thám quang học Jilin-1 Gaofen 02C của Trung Quốc đã không thể đi vào quỹ đạo định sẵn hôm thứ Bảy (ngày 12/9). Sứ mệnh này là thất bại thứ tư của Trung Quốc trong năm 2020.

Truyền thông chính thức của Bắc Kinh đưa tin, vệ tinh viễn thám quang học Jilin-1 Gaofen 02C của Trung Quốc đã không thể đi vào quỹ đạo định sẵn hôm thứ Bảy (ngày 12/9).

Vệ tinh được phóng lên tàu sân bay Kuaizhou-1A từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan lúc 1:02 chiều (giờ địa phương). Trung tâm phóng cho biết sứ mệnh đã thất bại vì hoạt động bất thường, theo Global Times đưa tin.

Lý do thất bại đang được điều tra

Lý do cụ thể cho sự thất bại lần này đang được điều tra. Một đoạn video về vụ phóng được công bố ngay sau sứ mệnh cho thấy tên lửa cất cánh từ Jiuquan; và Kuaizhou 11 dường như bay bình thường trong giai đoạn đầu.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông, hai giai đoạn chạy bằng nhiên liệu rắn nữa dự kiến ​​sẽ khai hỏa để đưa hai vệ tinh của sứ mệnh vào quỹ đạo. Các quan chức Trung Quốc không cho biết tên lửa bị trục trặc ở thời điểm nào trong chuyến bay.

Chòm các vệ tinh Jilin-1 là vệ tinh viễn thám tự phát triển đầu tiên của nước này để sử dụng cho mục đích thương mại. Với độ phân giải cao, độ rộng lớn và truyền dữ liệu tốc độ cao, vệ tinh mới sẽ được sử dụng trong lĩnh vực dò tìm tài nguyên thiên nhiên, giám sát môi trường sinh thái, xây dựng đô thị, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai và các lĩnh vực khác.

Thất bại lần thứ tư của Trung Quốc năm 2020

Thông báo đầu tiên về sứ mệnh được đưa ra vào ngày 24/8/2020 khi Công ty Công nghệ vệ tinh Trường Quảng giới thiệu ba vệ tinh trong loạt Jilin-1 Gaofen-02, đề cập rằng các vệ tinh sẽ được phóng vào ba sứ mệnh khác nhau bằng phương tiện phóng Kuaizhou-1A.

Vệ tinh Gaofen-02D và Gaofen-02F cho chòm sao Cát Lâm-1 sẽ được phóng vào ngày 17/9 và ngày 22/9, với lịch phóng của cả hai sẽ diễn ra vào khoảng 06:20 UTC (giờ phối hợp quốc tế). Tuy nhiên, thất bại hôm thứ Bảy có khả năng làm trì hoãn những lần ra mắt đó, theo NASASpaceFlight.com.

Chuyến bay đầu tiên của tên lửa Kuaizhou 11 được cho là sẽ diễn ra vào đầu năm nay, nhưng việc phóng đã bị trì hoãn sau khi đóng cửa Vũ Hán.

Các phương tiện truyền thông cho biết nhiệm vụ hôm thứ Bảy là thất bại thứ tư trong năm 2020 của Trung Quốc sau 26 lần phóng. Có bình luận cho rằng chiến lược “Made in China” của Trung Quốc đã hỏng đến 4 lần trong năm.

Đức Duy

https://www.ntdvn.com/kinh-te/chien-luoc-made-in-china-hong-4-lan-trong-1-nam-su-menh-phong-ve-tinh-cua-trung-quoc-lai-that-bai-70547.html

 

Tài liệu mật ở Nội Mông cho thấy

Trung Quốc đang chuẩn bị cho chiến tranh?

Phụng Minh

Động thái tổng kiểm tra các dự án phòng không của chính quyền Trung Quốc khiến ngoại giới nghi ngờ về việc ĐCSTQ đang âm thầm chuẩn bị chiến tranh.

Liệu Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có biến thành chiến tranh nóng hay không và liệu người dân ở Nội Mông có chiến đấu chống lại sự tuyệt chủng văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(ĐCSTQ) cùng các sự kiện nóng bỏng khác đã thu hút sự chú ý toàn cầu trong một thời gian. Các tài liệu nội bộ của Nội Mông mà Epoch Times thu thập được cho thấy ĐCSTQ có thể đang bí mật chuẩn bị cho chiến tranh, hơn nữa, hàng chục tấn tài liệu mật không kịp tiêu hủy đã bị rò rỉ cho thấy ĐCSTQ đã che đậy vô số bí mật trong thời kỳ đại dịch.

Thanh tra Hô Luân Bối báo cáo hàng chục tấn tài liệu mật chưa kịp tiêu hủy bị rò rỉ

Từ ngày 27/3 đến ngày 28/5/2020, đoàn kiểm tra thứ 3 của Ủy ban thành phố Hô Luân Bối, Nội Mông đã tiến hành điều tra Cục cơ yếu thành phố, Ủy ban Giám sát và Quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước của chính quyền nhân dân thành phố, Cục Thống kê Thành phố và Phòng Tài chính của chính quyền nhân dân thành phố.

Đoàn kiểm tra thứ 3 đã chỉ ra trong “Báo cáo hiện trạng” vấn đề chính được phát hiện là “có lỗ hổng trong việc thực hiện quyết định và triển khai của cấp ủy cấp trên”, bao gồm: “Cục cơ yếu không đáp ứng yêu cầu tiêu hủy tài liệu mật” và “Trong dịch phổi Tân Mão, hàng chục tấn tài liệu mật được lưu trữ trong thư viện và không được tiêu hủy kịp thời”. Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước thay mặt chính quyền thành phố không thực hiện đúng trách nhiệm của người cấp vốn; Cục Thống kê không quan tâm đúng mức đến các mắt xích yếu kém trong công việc; Văn phòng Tài chính không hiệu quả trong việc giải quyết các rủi ro tài chính địa phương. (Đọc báo cáo bằng tiếng Trung tại đây).

Nhà bình luận chính trị Lý Lâm Nhất đã phân tích rằng chỉ trong vòng vài tháng mà số tài liệu mật tồn đọng lên tới hơn mười tấn, điều đó cho thấy có bao nhiêu điều mờ ám bên trong ĐCSTQ.

Kiểm tra kỹ lưỡng “hệ thống phòng không dân dụng”

Những căng thẳng do vụ phóng tên lửa của ĐCSTQ ở Biển Đông và các biện pháp đối phó của Hoa Kỳ đã trở thành tâm điểm của dư luận. Mặc dù lập luận của phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ về chiến tranh với Hoa Kỳ gần đây đã chuyển từ nóng sang lạnh, các tài liệu kiểm tra Nội Mông mà Epoch Times thu thập được lại cho thấy rằng ĐCSTQ có thể đang bí mật chuẩn bị cho chiến tranh.

Bốn tháng trước, Ủy ban thành phố Hô Luân Bối của ĐCSTQ đã cử một số đoàn thanh tra đến kiểm tra hệ thống phòng không dân dụng trong phạm vi quyền hạn của mình. Hệ thống phòng không dân dụng là hệ thống phòng không do ĐCSTQ xây dựng để ngăn chặn các cuộc tấn công đường không.

Hô Luân Bối đã cử 10 đoàn thanh tra và ban hành tổng cộng 11 báo cáo thanh tra, trong đó 3 báo cáo dành cho các dự án phòng không dân dụng.

Đoàn kiểm tra lần thứ 8 của Thành ủy Hô Luân Bối đã kiểm tra Cục Nhà ở và Xây dựng thuộc khu tự trị Ngạc Ôn Khắc và nhận thấy rằng “tổng số lượng các dự án phòng không dân dụng ngầm thiếu hụt nghiêm trọng và hệ thống hỗ trợ bảo vệ còn yếu”. Không có công trình phòng không dân dụng cấp thành phố và cũng không có công trình phòng không ngầm nào ở 5 thành phố ở Ngạc Ôn Khắc.

Đoàn kiểm tra thứ 8 chỉ ra rằng từ năm 2013, Hô Luân Bối đã thông qua nghiệm thu “3 dự án phòng không dân dụng 11.700 mét vuông”, quá ít so với quy hoạch “354.000 mét vuông dự án phòng không dân dụng”.

Điểm đặc trưng của ĐCSTQ là dự án phòng không dân dụng, được ĐCSTQ coi là sự nghiệp quốc phòng, nhưng lại bị Cục Nhà ở và Xây dựng của chính quyền địa phương biến thành giao dịch để kiếm tiền.

Đoàn thanh tra phát hiện 75% số dự án phòng không dân dụng từ năm 2013 đến năm 2019 là hạng mục đã nộp tiền, và Cục Nhà ở Xây dựng đã “biến nhiều công trình phòng không dân dụng thành khoản thu nhập”. Đoàn kiểm tra cũng chỉ ra rằng Cục Nhà ở Xây dựng của thành phố đã tự ý phê duyệt giảm hoặc miễn thuế xây dựng 101.380.800 nhân dân tệ vì nhiều lý do khác nhau cho chủ đầu tư.

Ngoài ra, phát hiện ra rằng 9 thành phố “rõ ràng không thể theo kịp nhu cầu của thời đại”, chẳng hạn như “Yakeshi kể từ năm 2010, diện tích các công trình phòng không dân dụng được xây mới chỉ bằng 4,6% trong tổng số 16.000 mét vuông”.

Tham nhũng nặng ở nhiều lĩnh vực

Đại dịch năm nay cũng đưa vấn đề tham nhũng và uy tín của Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ ra thế giới bên ngoài một lần nữa.

Đoàn kiểm tra nhận thấy rằng uy tín của Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ “cần được cải thiện khẩn cấp”. Ví dụ: trong thời gian xảy ra dịch bệnh, tài khoản chính thức WeChat của “Hội Chữ thập đỏ Hô Luân Bối” chỉ nhận được tiền khuyên góp của 86 người. Báo cáo của đoàn thanh tra đã tiết lộ một phần lý do khiến Hội Chữ thập đỏ của ĐCSTQ mất uy tín.

Đoàn thanh tra thứ 10 phát hiện ra rằng Hội Chữ thập đỏ Hô Luân Bối đã “hỗ trợ 3.297 người có nhu cầu kể từ năm 2013, bao gồm 2.619 nhân viên trong các cơ quan và tổ chức chính phủ, chiếm 79,4% số người được cứu trợ”, và 373 người gặp khó khăn có thu nhập thấp thực sự, “chiếm 11,3% số người được cứu trợ”.

Điều đáng nói là các quan chức ĐCSTQ đã sử dụng phần lớn số tiền quyên góp được của Hội Chữ thập đỏ để “giải cứu” các công nhân viên chức của đảng và chính phủ.

Đồng thời tài liệu mật cũng cho thấy tình trạng tham nhũng nghiêm trọng và quản lý kém cỏi ở các bộ phận quản lý khai thác than của Hô Luân Bối. Trong báo cáo, đoàn thanh tra đặc biệt chỉ rõ các đơn vị đầu mối liên quan đến than đã “dàn dựng, làm thất thoát tài liệu quan trọng có chọn lọc”.

Ví dụ, Cục khai thác than thô bị mất tài liệu quan trọng trước năm 2002, Cục bảo vệ môi trường bị mất tài liệu quan trọng trước năm 2006, và tài liệu lưu trữ gốc của Cục kinh tế bị mất từ năm 2002 đến năm 2006.

Lý Lâm Nhất phân tích rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ, các nguồn tài nguyên công cộng và hồ sơ liên quan thuộc về người dân Trung Quốc thường sẽ bị hư hỏng hoặc biến mất một cách bí ẩn. Các tài liệu do Epoch Times tiết lộ cho thấy điều này cũng đúng đối với các mỏ than thuộc quyền quản lý của ĐCSTQ.

Lý Lâm Nhất cho rằng đoàn thanh tra đã đi đến kết luận là “mất có chọn lọc các tài liệu quan trọng theo từng giai đoạn”, ngụ ý rằng phải có một số mánh khóe đằng sau việc “mất có chọn lọc”.

Đoàn thanh tra thứ 6 cũng phát hiện các đơn vị liên quan đến khai thác than không thực hiện các quy định về an toàn sản xuất tại chỗ, dẫn đến việc 54 người chết trong các vụ tai nạn an toàn mỏ than kể từ năm 2000.

Theo He Jian, Epoch Times

Phụng Minh biên dịch

https://www.dkn.tv/the-gioi/tai-lieu-mat-o-noi-mong-cho-thay-trung-quoc-dang-chuan-bi-cho-chien-tranh.html

 

Trung Quốc lại tung đòn

‘ngoại giao cưỡng chế’, cấm nhập thịt lợn Đức

Đại Nghĩa

Các nhà phân tích cho rằng động thái này có động cơ chính trị nhiều hơn là mối lo ngại thực sự trước khả năng bùng phát dịch tả lợn.

Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt lợn từ Đức trước thềm các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư quan trọng, một động thái mà các nhà phân tích mô tả là một lời cảnh báo châu Âu không nên thách thức Bắc Kinh trong một loạt vấn đề, theo Financial Times.

Ngày 12/09, Bộ Nông nghiệp và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ ngừng chấp nhận thịt lợn và các sản phẩm liên quan từ Đức. Với lý do “bảo vệ ngành chăn nuôi và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”, sau khi Đức báo cáo trường hợp đầu tiên bị dịch tả lợn châu Phi.

Lệnh cấm được đưa ra chỉ hai ngày trước khi tổng bí thư Tập Cận Bình ​​thảo luận về các vấn đề thương mại trong một cuộc họp video với thủ tướng Đức Angela Merkel, chủ tịch Hội đồng châu Âu và Ủy ban châu Âu Charles Michel và Ursula von der Leyen hôm nay (14/9).

Các nhà phân tích cho biết lệnh cấm nhập khẩu liên quan nhiều đến các tính toán chính trị hơn là lo ngại về ngành chăn nuôi lợn của Trung Quốc. Zhuang Bo, nhà phân tích tại TS Lombard, cho biết: “Bắc Kinh muốn cảnh báo Berlin rằng chúng tôi có khả năng làm suy yếu các vị nếu các vị không lắng nghe chúng tôi”.

Đức đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán đầu tư đang diễn ra với EU, mà Trung Quốc hy vọng có thể kết thúc vào cuối năm nay. Hồi tháng 6, EU cảnh báo có thể áp đặt những hạn chế mới đối với đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, trừ khi Bắc Kinh đồng ý thiết lập một sân chơi công bằng về thương mại và giảm bớt một loạt trở ngại cho các công ty châu Âu tại Trung Quốc.

Lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn phản ánh mô hình “ngoại giao cưỡng chế”, trong đó Bắc Kinh áp đặt các hạn chế thương mại và đầu tư đối với các quốc gia mà họ có bất đồng ngoại giao.

Động thái này diễn ra ngay sau chuyến thăm châu Âu của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị với sự tiếp đón nhiệt tình, đặc biệt là ở Berlin. Trong chuyến đi đó, ông Vương cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo châu Âu công khai phản đối cách tiếp cận ngày càng đối đầu của Mỹ với Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp Đức cho biết họ đang đàm phán với chính phủ Trung Quốc, cố gắng thuyết phục nước này giảm quy mô lệnh cấm nhập khẩu và chỉ chặn thịt lợn được sản xuất tại các khu vực thực sự bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn. Tức là tương tự như một thỏa thuận đã được thực hiện trong EU.

Joachim Rukwied, chủ tịch hiệp hội nông dân Đức, nói với hãng thông tấn Đức DPA rằng nông dân Đức “rất lo ngại” về động thái của Trung Quốc, mà ông gọi là “quá đáng và không thể chấp nhận được”.

Lệnh cấm nhập khẩu sẽ giáng một đòn mạnh vào các nhà xuất khẩu thịt lợn của Đức, hiện đang phụ thuộc vào Trung Quốc với gần 2/3 hoạt động kinh doanh của họ.

Đức là nhà cung cấp sản phẩm thịt lợn lớn thứ ba của Trung Quốc sau Mỹ và Tây Ban Nha. Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc từ Đức đã tăng hơn gấp đôi trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước. Tính đến nửa đầu năm nay đã đạt 835 triệu euro, so với 1,2 tỷ euro của cả năm ngoái.

Tổng lượng nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc và giá thịt lợn đều tăng vọt do đàn lợn của nước này bị tàn phá bởi dịch tả lợn châu Phi trong hai năm qua. Sublime China Information (SCI), một công ty tư vấn, ước tính số lượng lợn của Trung Quốc đã giảm ít nhất một phần ba so với trước khi dịch tả châu Phi bùng phát tại đây năm 2018. Do đó, giá thịt lợn trung bình ở 22 thành phố lớn đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua .

Một nhà phân tích tại SCI giấu tên cho biết: “Việc hạn chế nhập khẩu sẽ vừa ảnh hưởng đến các trang trại chăn nuôi lợn của Đức, vừa ảnh hưởng tới người tiêu dùng bình dân của Trung Quốc, vốn đang phải vật lộn với giá thịt lợn cao ngất trời”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đang chịu áp lực khi có thái độ quá thân thiện với chính quyền Bắc Kinh. Động thái “ngoại giao cưỡng chế” này từ Trung Quốc, đánh trực tiếp vào người nông dân Đức là một đòn cảnh tỉnh. Rằng chính quyền Bắc Kinh sẵn sàng trở mặt, kể cả với những bên được gọi là “đối tác thân thiện”.

Giáo sư Gordon Chang, chuyên gia về Trung Quốc tại Mỹ phát biểu trên Twitter:“Lệnh cấm của Trung Quốc  đối với thịt lợn Đức là một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nghĩ rằng họ có thể khiến cả thế giới – kẻ thù, đối thủ, đối tác và bạn bè – phải phục tùng. Chúng ta phải chú ý đến những gì Bắc Kinh có thể làm tiếp theo”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-lai-tung-don-ngoai-giao-cuong-che-cam-nhap-thit-lon-duc.html

 

Đe dọa cắt xuất khẩu thuốc sang Hoa Kỳ,

Washington cho rằng Bắc Kinh tung ra ‘đòn tự sát’

Bình luậnThủy Tiên

Khi Hoa Kỳ tăng cường tấn công các công ty công nghệ Trung Quốc, các cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh bắt đầu tranh luận về “lựa chọn hạt nhân”: Ngăn Washington tiếp cận nguồn dược phẩm của nước này. Trớ trêu thay, Washington lại cho rằng Bắc Kinh đang tung ra “đòn tự sát”.

Gần đây, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng cường ngăn chặn ngành bán dẫn của Trung Quốc có được công nghệ của Mỹ, nguyên nhân là vì Washington cho rằng các công ty bị trừng phạt, trong đó có Huawei, liên kết với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong việc hỗ trợ, giám sát người dùng toàn cầu, đánh cắp dữ liệu kinh doanh và cá nhân.

Đây là sáng kiến ​​”Mạng lưới sạch” của Washington để loại trừ các công ty công nghệ Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Các giám đốc điều hành của Huawei gần đây cũng đã thừa nhận rằng lệnh trừng phạt của Mỹ là một “đòn chí mạng” đối với Huawei. Công nghệ chip của Trung Quốc còn cách biệt quá xa so với trình độ quốc tế, chủ yếu phụ thuộc vào Mỹ, sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu.

 Đòn trả đũa của Bắc Kinh trong lĩnh vực dược phẩm

Khi Mỹ gia tăng đòn tấn công nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc và nguy cơ hai nước tách rời nền kinh tế ngày một lớn dần, những cố vấn chính phủ ở Bắc Kinh đã bắt đầu tranh luận về một lựa chọn trả đũa mang tính “hạt nhân”: Cắt đứt việc xuất khẩu dược phẩm sang Hoa Kỳ.

Ý tưởng được đưa ra bởi Li Daokui, một cố vấn chính phủ Trung Quốc, người đã trả lời truyền thông địa phương rằng việc hạn chế xuất khẩu thuốc sang Mỹ có thể là đòn trả đũa hợp pháp đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Washington liên quan đến công nghệ và phần mềm Mỹ.

Vào năm 2019, ông Li cũng đã gợi ý Trung Quốc có thể hạn chế xuất khẩu thuốc kháng sinh sang Mỹ để trả đũa cuộc chiến thương mại do Washington phát động.

Sự phục thuộc về dược phẩm của các nước vào Trung Quốc

Trên thực tế, trong chưa đầy 30 năm, Trung Quốc đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới các loại vitamin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống nhiễm trùng và corticosteroid. Ngay cả Ấn Độ, nước đứng hàng thứ hai sau Bắc Kinh về sản xuất các loại thuốc, cũng phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc để có được các hoạt chất cần thiết.

Học viện Dược phẩm Quốc gia tại Pháp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo từ 10 năm nay. Sự thay đổi lớn đã diễn ra vào những năm 1990. Trước thời điểm đó, ngành dược phẩm châu Âu đã sản xuất 80% lượng thuốc được các nước châu Âu tiêu thụ. Ngày nay, tình hình hoàn toàn ngược lại: 80% lượng thuốc được người châu Âu tiêu thụ do Trung Quốc sản xuất. Đến nỗi Châu Âu không còn sản xuất nổi một gram paracetamol nào nữa!

Ngành công nghiệp thuốc generic Ấn Độ, cung cấp khoảng 40% khối lượng thuốc generic cho Mỹ, cũng phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Họ nhập khẩu đến 75% lượng API từ Trung Quốc với lý do duy nhất là chúng rẻ hơn, theo một báo cáo được đăng trên tạp chí eHealth Online.

Tình hình hầu như cũng không sáng sủa hơn đối với Hoa Kỳ. Từ thuốc giảm đau đến thuốc điều trị HIV, Mỹ đều phụ thuộc vào nguồn dược phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nhờ hoạt động gia công quy mô lớn từ những năm 1990.

Trong khi các hãng dược phẩm Mỹ vẫn duy trì các cơ sở nghiên cứu trong nước, những nhà máy sản xuất các loại thuốc generic giá rẻ đang dần biến mất.

Nhiều thành phần chính của thuốc kháng sinh không còn được sản xuất trong nước. Nhà sản xuất nguyên liệu penicillin cuối cùng có trụ sở tại Mỹ đã đóng cửa vào năm 2004.

Trung Quốc là nhà sản xuất dược phẩm hoạt tính (API) lớn nhất thế giới. Đây là những thành phần tiền chất được sử dụng trong các loại thuốc generic. Họ sở hữu hơn 11.000 nhà sản xuất cung cấp dược phẩm, trong đó Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản là ba thị trường xuất khẩu hàng đầu.

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) vào năm ngoái, khoảng 40% lượng thuốc kháng sinh nhập khẩu vào Mỹ đến từ Trung Quốc, bao gồm 90% là chloramphenicol, 93% tetracyclines; 52% penicillin.

 Ý tưởng phi đạo đức

Các chuyên gia khác cho rằng việc hạn chế xuất khẩu thuốc sang Mỹ là ý tưởng vô đạo đức, trong bối cảnh Mỹ gần như không thể ngay lập tức chuyển hoạt động sản xuất thuốc về nước hay tìm nguồn cung thay thế, Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin, cố vấn chính phủ Trung Quốc nhận định.

Theo Zhang Weiwei, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phục Đán, việc Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc trong việc cung cấp một số loại thuốc cơ bản thực sự là điểm yếu chết người với Washington và là lợi thế lớn cho Bắc Kinh. Hồi đầu năm, ông Zhang cho rằng “tất cả các bệnh viện ở Mỹ đều sẽ phải đóng cửa nếu không có nguồn cung từ Trung Quốc”, do Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào thuốc kháng sinh Trung Quốc.

Với 97% các loại thuốc kháng sinh đến từ đối thủ châu Á, giữa cuộc khủng hoảng Trung-Mỹ, Bắc Kinh cho rằng Washington có lý do để “rùng mình”. Trên thực tế, hàng ngàn loại thuốc được tiêu thụ ở Hoa Kỳ đều phụ thuộc vào Trung Quốc về nguồn cung ứng các hoạt chất.

Hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã vào tháng 4/2019 châm chọc rằng: “Nếu bạn là người Trung Quốc và muốn tiêu diệt chúng tôi, thì chỉ cần không gửi thuốc kháng sinh cho chúng tôi nữa”.

Tuy nhiên, ý tưởng này không thực tế.

‘Con dao hai lưỡi’ dành cho Bắc Kinh khi Washington luôn có nhiều ‘quân bài’ hơn

“Ý tưởng này không hề thực tế. Nó chỉ càng khiến Mỹ giáng đòn mạnh hơn nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc”, Shi Yinhong cho biết.

Ông Shi nói thêm rằng bản thân các công ty Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại bởi nhiều công ty phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu thuốc sang Mỹ và họ “sẽ chết” nếu đánh mất các khách hàng Mỹ.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) không có thông tin cụ thể về khối lượng API được sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng trong một bức thư gửi FDA hồi tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Chuck Grassley ước tính khoảng 80% lượng API được dùng tại Mỹ là do Trung Quốc và Ấn Độ sản xuất.

Năm ngoái, Trung Quốc xuất khẩu 9,8 tỷ USD vật tư y tế và 7,4 tỷ USD hóa chất hữu cơ, bao gồm cả các thành phần dược phẩm hoạt tính và thuốc kháng sinh sang Mỹ, theo số liệu từ Hải quan Trung Quốc.

“Nếu Trung Quốc cắt đứt nguồn cung dược phẩm, hành động đó sẽ khiến Mỹ thêm phẫn nộ”, Shi nói. “Nếu cả hai quốc gia đều chọn cách phản ứng ăn miếng trả miếng, Mỹ luôn là bên có nhiều quân bài hơn so với Trung Quốc”.

Việc hạn chế xuất khẩu y tế gần như chắc chắn sẽ khiến các công ty dược phẩm nước ngoài giảm mạnh hoặc chuyển hoàn toàn hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giáo sư Zhao Daojiong từ Trường Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Bắc Kinh nhận xét.

“Chặn đường tiếp cận nguồn cung dược phẩm là một đề xuất sẽ khiến chúng ta tự chuốc lấy thất bại”, ông nhấn mạnh. “Việc tách rời ngành công nghiệp dược phẩm một cách vô cớ và với động cơ chính trị sẽ chỉ gây tổn hại cho bên khởi xướng vì nó đồng nghĩa với việc mất đi các nguyên liệu và bí quyết của nước ngoài đã được chuyển giao”.

“Một khi Trung Quốc ngừng xuất khẩu thuốc sang Mỹ, các công ty dược sẽ phải chuyển dịch hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Đó là con dao hai lưỡi”, ông chia sẻ.

Washington cho rằng Bắc Kinh muốn ra ‘đòn tự sát’

An ninh chuỗi cung ứng dược phẩm đã nổi lên như một chủ đề được quan tâm lớn trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Cả Tổng thống Donald Trump và ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden đều hứa sẽ giải quyết vấn đề này sau khi đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán làm lộ ra các lỗ hổng trong ngành dược phẩm và thiết bị y tế của Mỹ.

Mỹ từ lâu đã ý thức được việc họ phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu dược phẩm từ Trung Quốc. Năm ngoái, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung coi đây là một “rủi ro an ninh”.

Hồi tháng 7/2020, Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Elizabeth Warren đề xuất một dự luật lưỡng đảng mang tên Đạo luật Đánh giá Chuỗi cung ứng Dược phẩm Mỹ, yêu cầu nghiên cứu về sự phụ thuộc của Mỹ đối với các nguồn cung dược phẩm nước ngoài, cảnh báo nó có thể “làm giảm” năng lực trong nước và “làm trầm trọng thêm” tình trạng phụ thuộc quá mức vào các quốc gia khác.

Rachna Shah, giáo sư công tác tại Đại học Minnesota, Mỹ, nói: “Nếu Trung Quốc quyết ‘chơi rắn’ thì Mỹ có thể tự mình sản xuất dược phẩm. Sẽ mất thời gian để bắt đầu lại từ con số 0 nhưng cũng không vấn đề gì, vì Mỹ có năng lực nghiên cứu”.

Bà Shah nhắc đến việc Mỹ có thể thay thế Trung Quốc để trở thành nhà sản xuất dược phẩm hoạt tính (API) lớn nhất thế giới. “Đó là cách duy nhất để hạn chế lệ thuộc vào thuốc men nhập khẩu từ Trung Quốc”, bà Shah nói.

“Mỹ nắm được cách sản xuất các nguyên liệu cho thuốc men, xây dựng các nhà máy sản xuất ngay trên đất Mỹ sẽ không mất nhiều thời gian”, bà Shah nhận định.

Ngoài ra, kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán lây lan ra khắp thế giới sau mấy tháng, Mỹ đã nỗ lực tổ chức lại chuỗi cung ứng trong nước và Trung Quốc đã không thể khống chế được Mỹ về lĩnh vực dược phẩm.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có y dược. Đầu tiên, Mỹ thông qua “Đạo luật sản xuất quốc phòng” để tăng cường sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế của đất nước, đồng thời ký một lệnh hành pháp vào đầu tháng 8/2020 để giúp tăng cường việc sản xuất thuốc, thiết bị y tế, đồ bảo hộ và các sản phẩm y tế khác trong nước.

Xem ra, “lựa chọn hạt nhân” của Bắc Kinh bằng cách “vũ khí hóa” việc xuất khẩu dược phẩm sang Hoa Kỳ cũng lại là một “giấc mộng Trung Hoa” khác, vốn khó có thể thành hiện thực

Thủy Tiên

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-de-doa-cat-xuat-khau-thuoc-sang-hoa-ky-washington-cho-rang-bac-kinh-tung-ra-don-tu-sat-70676.html

 

Vương Nghị chỉ trích Mỹ tại Hội nghị ASEAN,

nhưng bị ông Phạm Bình Minh làm mất mặt

Bình luậnMinh Thanh

Sau khi chuyến thăm sang châu Âu kết thúc trong thất bại, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN vừa qua, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Vương Nghị lại một lần nữa chỉ trích Hoa Kỳ về vấn đề Biển Đông. Tuy nhiên, ông đã bị bị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam làm mất mặt ngay tại chỗ. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh, đã hoan nghênh và cảm ơn những nỗ lực, đóng góp tích cực của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ an toàn Biển Đông.

Theo truyền thông đưa tin, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 53 đã khai mạc vào ngày 9/9. Hội nghị được tổ chức qua video trực tuyến.

Cuộc họp kéo dài 4 ngày, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc – ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc; Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Khu vực ASEAN cùng các cuộc họp khác.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh. Đây là lần đầu tiên ông Pompeo và ông Vương Nghị có cuộc hội đàm kể từ cuối tháng 8 khi Washington đưa 24 công ty bao gồm các công ty con của China Communications Construction

Corporation vào danh sách đen xuất khẩu. Cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến tình hình ở Biển Đông và Hong Kong, cũng như việc đối phó với đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đã trở thành trọng tâm của hội nghị.

Ông Nguyễn Xuân Phúc, là Thủ tướng Việt Nam kiêm Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã phát biểu tại lễ khai mạc: “Tình hình khu vực có nhiều thay đổi lớn, trong đó có vấn đề Biển Đông, gây ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định”.

Báo Bloomberg đưa tin, tại Hội nghị ông Pompeo đã kêu gọi Đông Nam Á giảm thiểu tiếp xúc với các công ty Trung Quốc xây dựng các đảo và đá ngầm ở Biển Đông. “Chúng ta không chỉ phải lên tiếng mà còn phải hành động. Đừng giao dịch với những doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bắt nạt các nước ASEAN, và đừng để Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chà đạp lên đất nước và người dân của họ”.

Tờ Nikkei đưa tin rằng ông Pompeo bày tỏ mối quan ngại về các hành động gây hấn của ĐCSTQ ở Biển Đông.

Tại cuộc họp một ngày trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ là “động lực lớn nhất thúc đẩy quá trình quân sự hóa ở Biển Đông”.

Bloomberg đưa tin, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam – ông Phạm Bình Minh cho biết tại cuộc họp trực tuyến ngoại trưởng: “Chúng tôi hoan nghênh Hoa Kỳ đến Biển Đông để giúp đỡ các nước ASEAN, có những cống hiến mang tính xây dựng, xử lý  nhanh chóng trong việc duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực”.

Phân tích của ngoại giới chỉ ra rằng bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh đã khiến ông Vương Nghị khó xử – làm ông này bị bẽ mặt ngay tại chỗ.

Ngoài ra, ông Phạm Bình Minh cũng đề cập đến việc Việt Nam quan tâm nghiêm túc đến tình hình hiện nay ở Biển Đông, bao gồm các sự cố nghiêm trọng liên quan đến ĐCSTQ, việc ĐCSTQ tiếp tục quân sự hóa, vi phạm quyền lợi của các nước nhỏ. “Tất cả các việc này đều vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc”. Ông Phạm Bình Mình cũng nói thẳng: “Điều này đã làm suy yếu sự tín nhiệm và niềm tin của người dân ven biển, gia tăng căng thẳng, phá hoại hòa bình, an ninh và pháp quyền trong khu vực”.

Ông Phạm Bình Minh từng là đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ và hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Truyền thông của ĐCSTQ không đề cập đến những phát biểu của ông Phạm Bình Minh, mà chỉ nói rằng tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã nói tại lễ khai mạc rằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN sẽ tìm hiểu cách thúc đẩy hơn nữa hợp tác và hội nhập khu vực để vượt qua Những khó khăn và thách thức liên quan để đạt được các mục tiêu đã thiết lập của ASEAN.

Ngoài các nước ASEAN, ngoại trưởng các nước Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga cũng tham gia cuộc họp.

Vào ngày 26/8, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố các lệnh trừng phạt đối với công ty con China Communications Construction của ĐCSTQ, ông đã chỉ trích Bắc Kinh gây bất ổn khu vực và chà đạp lên chủ quyền của các nước láng giềng, đồng thời cáo buộc các công ty bị trừng phạt của Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng và cướp đoạt tài nguyên ở Biển Đông.

Lúc đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng họ dự định “chia sẻ chi tiết về nỗ lực của chúng tôi nhằm hỗ trợ các khu vực tự do mở cửa” tại Hội nghị cấp cao Đông Á và thiết lập quan hệ đối tác với các nước trong khu vực Mekong.

Từ ngày 25/8, ông Vương Nghị bắt đầu chuyến thăm châu Âu với nỗ lực nhằm thu phục các nước châu Âu và nâng cao dư luận ủng hộ của châu Âu cho Bắc Kinh, vốn đã xuống mức đóng băng. Nhưng ông Vương Nghị đi đến đâu cũng ‘như đi vào tường’ khi ông không những liên tục bị phản đối mà còn đối mặt với những phản ứng từ các chính trị gia nhiều nước về cuộc đàn áp nhân quyền ở Trung Quốc. Truyền thông Pháp đưa tin rằng chuyến đi lôi kéo ngoại giao lần này của ông Vương Nghị khá thất bại, và sau đó còn kéo theo các cuộc biểu tình của các nhóm nhân quyền.

Minh Thanh

Theo Epoch Times

Xem thêm:

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/vuong-nghi-chi-trich-my-tai-hoi-nghi-asean-bi-ong-pham-binh-minh-lam-mat-mat-70684.html

 

Quân đội Trung Quốc

chỉ trích báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ

Hôm 13/9, Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích một báo cáo quan trọng của Mỹ về tham vọng quân sự của Bắc Kinh, nói rằng Hoa Kỳ là mối đe dọa lớn nhất đối với trật tự quốc tế và hòa bình thế giới, theo AP.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 2/9 công bố báo cáo thường niên trình cho Quốc hội về những phát triển và mục tiêu quân sự của Trung Quốc, trong đó cho rằng những yếu tố này sẽ có “tác động nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ và an ninh trật tự dựa trên luật lệ quốc tế.”

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Đại tá Ngô Khiêm (Wu Qian), gọi báo cáo này là một “sự xuyên tạc có chủ ý” về các mục tiêu của Trung Quốc và mối quan hệ giữa Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) và 1,4 tỷ dân của Trung Quốc.

AP dẫn lời ông Ngô nói: “Bằng chứng nhiều năm cho thấy rằng chính Hoa Kỳ là kẻ gây ra bất ổn khu vực, kẻ vi phạm trật tự quốc tế và kẻ hủy diệt hòa bình thế giới.”

XEM THÊM:

Quân đội Mỹ: Trung Quốc tăng cường quân sự hóa Biển Đông

Ông Ngô nói thêm rằng các hành động của Mỹ ở Iraq, Syria, Libya và các nước khác trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến cái chết của hơn 800.000 người và hàng triệu người phải dời cư.

Theo AP, ông Ngô nói trong tuyên bố: “Thay vì phản ánh chính mình, Hoa Kỳ đã đưa ra những bình luận sai lệch về hoạt động xây dựng quân sự và quốc phòng bình thường của Trung Quốc.” Ông nói: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ nhìn nhận quốc phòng và việc xây dựng quân sự của Trung Quốc một cách khách quan và hợp lý, hãy dừng đưa ra các tuyên bố sai lệch và các báo cáo liên quan, đồng thời thực hiện các hành động cụ thể để bảo vệ sự phát triển lành mạnh của quan hệ quân sự song phương.”

Dài hơn 150 trang, báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ xem xét khả năng kỹ thuật, học thuyết của PLA và mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng quân đội của Trung Quốc.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng xem xét các khía cạnh mà PLA với 2 triệu binh sĩ, quân đội thường trực lớn nhất thế giới, đã vượt qua Hoa Kỳ, kể cả về quy mô hải quân của Trung Quốc, hiện dẫn đầu thế giới với khoảng 350 tàu và tàu ngầm so với con số khoảng 293 của Hoa Kỳ, theo AP.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-trung-quoc-chi-trich-bao-cao-cua-bo-phong-my/5582546.html

 

Ngang ngược xâm lấn lãnh thổ,

Bắc Kinh đang gia tăng ‘bắt nạt’ Bhutan

Lục Du

Sau Ladakh và Biển Đông, quân đội Trung Quốc (PLA) đang chuẩn bị mở thêm một chiến dịch xâm lấn biên giới khác hướng vào Bhutan trong bối cảnh Bắc Kinh đang cố gắng giành lợi thế trong lần đàm phán thứ 25 về đường ranh giới với Vương quốc láng giềng.

Một nguồn tin giấu tên của Hindustan Times cho biết, khu vực Thimpu đang là địa điểm nhạy cảm bị PLA nhòm ngó. Bắc Kinh có thể sẽ chỉ đạo PLA sử dụng các hành vi xâm lấn ở đường biên giới thuộc miền trung Bhutan sau đó dùng các vùng đất này để đánh đổi các khu vực mà họ đã chiếm được ở phía tây của vương quốc trong các cuộc đàm phán tới đây.

Bhutan có ảnh hưởng lớn tới vấn đề an ninh của Ấn Độ. Vì Vương quốc này nằm cạnh hành lang Siliguri (vùng đất nằm sát Ấn Đô) nên bất kỳ thỏa hiệp lãnh thổ nào của Bhutan với Trung Quôc sẽ có tác động tiêu cực tới hệ thống phòng thủ của Ấn Độ trong khu vực.

Mặc dù vào năm 2017, Ấn Độ đã giúp Bhutan chống chọi lại PLA trong 73 ngày, nhưng quân đội Trung Quốc vẫn không ngừng thăm dò và kiểm tra năng lực của quân đội Bhutan và Ấn Độ trong khu vực, nguồn tin cho biết.

Các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với Bhutan bao gồm 318 km vuông ở khu vực phía tây và 495 km vuông ở khu vực miền trung Bhutan. Nguồn tin cho biết, PLA đang tiếp tục xây dựng đường xá, xây dựng và cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự, đồng thời đe dọa Quân đội Hoàng gia Bhutan nhỏ bé bằng cách tích cực tuần tra các vùng đất mà họ chiếm được, đồng thời từ chối đối thoại.

Theo các nhà ngoại giao ở Thimpu và New Delhi, kể từ khi xảy ra sự cố Doklam năm 2017, PLA đã xâm nhập vào 5 khu vực phía tây Bhutan và đưa ra yêu sách đối với một ranh giới mới kéo dài khoảng 40 km nằm bên trong lãnh thổ Bhutan.

PLA đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi chiếm được theo một kế hoạch căn cơ nhằm cải thiện khả năng phòng thủ, bao gồm việc xây dựng đường xá, đường ray, sân bay trực thăng để chuyển quân và phục vụ công tác hậu cần.

Trong các cuộc tuần tra vào ngày 13 và 24/8, PLA đã băng qua dòng chảy chính của sông Torsa nullah (Dolong Chu) vào phía nam Doklam và yêu cầu những người nông dân Bhutan di dời khỏi khu vực gần hồ Raja Rani, nơi họ đang chăn thả gia súc.

Ý tưởng cơ bản đằng sau động thái này của PLA là buộc cả Ấn Độ và Bhutan phải đồng ý rằng ranh giới của Trung Quốc kéo dài đến Gyemochen trên sườn núi Jhampheri chứ không phải trên trục Sinche la -Batang La, hướng thẳng hàng thực sự của giao lộ. Đây chính xác là những gì PLA đã cố gắng thực hiện vào năm 2017 và đã bị Quân đội Ấn Độ ngăn chặn.

Các kế hoạch bành trướng của PLA không chỉ giới hạn ở miền tây Bhutan. Vào tháng Sáu Trung Quốc đã lên tiếng phản đối Dự án Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Sakteng (SWS) của Bhutan với lập luận rằng nó nằm trong khu vực biên giới tranh chấp. Trải dài khoảng 750 km vuông, khu bảo tồn nằm ở phía đông Trashigang Dzongkhag của Bhutan, giáp với Ấn Độ và Trung Quốc.

Tuyên bố của Bắc Kinh khiến Bhutan bất ngờ. Các nhà phân tích cho biết trước đây Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố chủ quyền đối với Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Sakteng hay bất kỳ vùng đất nào ở phía đông Bhutan. Khó hiểu hơn nữa, Bắc Kinh đã không đề cập đến khu vực này trong suốt 36 năm đàm phán ngoại giao mà hai bên đã tổ chức để giải quyết những khác biệt ranh giới của họ.

Đáng chú ý là lập trường của chính quyền Trung Quốc xuất hiện vào đầu tháng Sáu, thời điểm Bắc Kinh gặp khó khi đối đầu quân sự với Ấn Độ dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Ladakh.

Theo Hindustan Times

https://www.dkn.tv/the-gioi/ngang-nguoc-xam-lan-lanh-tho-bac-kinh-dang-gia-tang-bat-nat-bhutan.html

 

Chính phủ Úc chống lại các hoạt động

tuyên truyền lừa đảo ở nước ngoài của Bắc Kinh

Bình luậnNguyễn Minh

“Nếu mọi người giả mạo là nhà báo hoặc lãnh đạo doanh nghiệp hoặc dù họ có thể là ai và có bằng chứng cho thấy họ đang hành động trái với luật pháp Úc, thì ASIO và Cảnh sát Liên bang Úc cũng như các cơ quan khác sẽ có hành động”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Peter Dutton nói.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Peter Dutton cảnh báo rằng, các nhà báo nước ngoài ở Úc sẽ phải đối mặt với sự giám sát của các cơ quan liên bang nếu họ đưa ra “quan điểm nghiêng về một cộng đồng cụ thể”.

“Nếu mọi người ở đây [Úc] với tư cách là nhà báo và họ đưa tin công bằng về tin tức thì điều đó không sao cả”, ông Dutton nói với chương trình Insiders của Đài truyền hình quốc gia Úc ABC vào ngày 13/9.

“Nếu mọi người giả mạo là nhà báo hoặc lãnh đạo doanh nghiệp hoặc dù họ có thể là ai và có bằng chứng cho thấy họ đang hành động trái với luật pháp Úc, thì ASIO và Cảnh sát Liên bang Úc cũng như các cơ quan khác sẽ có hành động”, ông nói thêm.

Bình luận của ông được đưa ra sau khi có thông tin vào ngày 10/9 rằng 4 công dân Trung Quốc đã bị cấm tái nhập cảnh vào Úc sau các cáo buộc của Cảnh sát Liên bang Úc và Tổ chức An ninh và Tình báo Úc (ASIO) về sự can thiệp và gián điệp của nước ngoài.

Tao Shelan, một trong những công dân Trung Quốc không được nhập cảnh, là giám đốc văn phòng tại Úc của China News Service  – cơ quan truyền thông nhà nước lớn thứ hai của Bắc Kinh sau Tân Hoa xã.

China News Service là một trong 9 tổ chức truyền thông trực thuộc Bắc Kinh mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã chỉ định là phái bộ nước ngoài. Phái bộ nước ngoài có nghĩa là “thuộc sở hữu đáng kể hoặc được kiểm soát trực tiếp” bởi một chính phủ.

Phán quyết của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cuối cùng đã xóa bỏ mọi quan điểm cho rằng China News Service là một thực thể độc lập.

Hãng truyền thông này do Phòng Công tác Mặt trận Thống nhất (UFWD) kiểm soát. UFWD là cơ quan chuyên thực hiện các hoạt động xâm nhập ra nước ngoài hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). UFWD bị tai tiếng khi liên quan đến sự thất bại của cựu Thượng nghị sĩ Lao động Sam Dastyari.

China News Service là chi nhánh truyền thông của UFWD và giữ vai trò không thể thiếu trong việc xây dựng quan hệ đối tác với các hãng truyền thông nước ngoài để cung cấp nội dung miễn phí cho các kênh truyền thông ở nước ngoài, bao gồm tài liệu đã được phê duyệt trước từ Bắc Kinh.

Hiện tại, China News Service hỗ trợ hơn 200 ấn phẩm bằng tiếng Trung trên toàn cầu. Tại Úc, hãng này điều hành Tập đoàn Truyền thông Thái Bình Dương ngoài Melbourne.

Các nhà lãnh đạo từ China News Service và UFWD cũng đã chủ trì Diễn đàn Truyền thông Tiếng Trung Toàn cầu hai năm một lần. The Epoch Times đưa tin rằng, Diễn đàn này là một sự kiện lớn, với sự tham dự của các ứng cử viên nặng ký của ĐCSTQ muốn kết hợp và hòa nhập với hàng trăm chủ sở hữu các kênh truyền thông và những nhà quản lý cấp cao từ khắp nơi trên thế giới.

Tao đã tham dự các Diễn đàn hai lần. Vào năm 2019, cô là một phần của phái đoàn 37 thành viên đến từ Úc.

Hôm 28/8, quyền Bộ trưởng Nhập cư Alan Tudge cảnh báo rằng các tác nhân nước ngoài đang tìm cách “gây chia rẽ” ở Úc và “gieo rắc sự ngờ vực” vào chính phủ và các tổ chức.

Ông Tudge đặc biệt lo ngại về khả năng tiếp cận của các tác nhân nước ngoài trong các cộng đồng đa văn hóa và cảnh báo rằng “thông tin hoặc tuyên truyền ác ý” có thể được lan truyền thông qua các kênh truyền thông riêng của 1 sắc dân, bao gồm các kênh do các công ty nhà nước “kiểm soát hoặc tài trợ”.

Các thành viên cộng đồng có trình độ tiếng Anh kém được coi là rất dễ bị tác động.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/chinh-phu-uc-chong-lai-cac-hoat-dong-tuyen-truyen-lua-dao-o-nuoc-ngoai-cua-bac-kinh-70735.html