Đài Loan làm thế nào để bảo vệ mình trong xung đột Mỹ – Trung?
Tờ Apple Daily hôm 30/8 có bài viết bàn về cách Đài Loan có thể chọn còn đường để tồn tại và phát triển trong khi quốc đảo có vị trí địa lý đặc biệt và lại nằm giữa mối quan hệ Mỹ-Trung đang hết sức căng thẳng. Dưới đây là nội dung bài viết.
Cựu Tổng thống (TT) Đài Loan Mã Anh Cửu tại “Diễn đàn An ninh Quốc gia” vào ngày 22/7 đã cáo buộc TT Thái Anh Văn “đứng về phía Mỹ chống lại Trung Quốc và biến mối quan hệ căng thẳng xuyên eo biển thành một cuộc khủng hoảng”.
Tại diễn đàn này, ông Mã một lần nữa bày tỏ sự ủng hộ đối với “đồng thuận năm 1992”, một hiệp ước được ký kết giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc thống nhất rằng chỉ có “một Trung Quốc”. Bên cạnh đó, ông Mã cũng nhấn mạnh rằng vì lợi ích tốt nhất của Đài Loan hãy không nên chọn bên nào để tránh rắc rối.
Apple Daily từng mô tả ông Mã và chính quyền của ông như một “Nhóm Nghiên cứu Kinh thánh về Đồng thuận năm 1992”, chủ trương “tìm kiếm hòa bình thông qua việc tin vào Đồng thuận năm 1992”. Và bị mê mờ bởi “niềm tin” của mình, không nhận thức được sự căng thẳng đang gia tăng trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ và sự hình thành của Chiến tranh Lạnh mới giữa hai nước này, vì thế ông Mã đã nhầm lẫn khi tin rằng vẫn còn chỗ cho Đài Loan đứng trung lập giữa hai bên.
Dạng thức của Chiến tranh Lạnh giống như Bức tường chia cắt thành phố Berlin và ở đó người dân chọn theo phía Đông hoặc phía Tây. Hồng Kông là Berlin của Chiến tranh Lạnh mới. Chiến lược của Trung Quốc là biến Hồng Kông thành Trung Quốc đại lục và coi hòn đảo này như phần phía đông của Bức tường Berlin, tức phần sẽ bị “đồng hóa”.
Đài Loan chắc chắn không muốn mình ở tình huống của Hồng Kông. Thực sự có sự khác biệt giữa hai cuộc chiến tranh lạnh. Trong Chiến tranh Lạnh cũ, phe Đông và Tây ít có sự phụ thuộc lẫn nhau về về kinh tế và thương mại. Trong khi Chiến tranh Lạnh mới diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa. Mặc dù cuộc chiến kinh tế và thương mại Mỹ – Trung đã kéo dài hai năm nhưng kim ngạch thương mại song phương vẫn ở mức cao, đạt 55 tỷ USD vào tháng Bảy năm nay.
Điểm khác biệt thứ hai là các nước trung lập trong Chiến tranh Lạnh chủ yếu là các nước thuộc Thế giới thứ ba với tiềm lực quốc gia yếu. Ngày nay, do các mối quan hệ địa chính trị, Trung Quốc gây ra mối đe dọa cho các nước châu Âu ít hơn Liên Xô trong quá khứ. Vì thế, trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, châu Âu ít có động lực ủng hộ Mỹ hoàn toàn.
Trong cuộc chiến kinh tế và thương mại với Trung Quốc, chiến lược của Mỹ rất rõ ràng: “tách” nước này khỏi lĩnh vực công nghệ là vấn đề trọng tâm đồng thời tìm cách ngăn Huawei vươn ra thế giới. Trước sức ép mạnh mẽ từ Washington, các quốc gia EU đang từng bước tham gia cùng với Hoa Kỳ đối đầu với Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ.
Về địa chiến lược, khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là chiến trường chính trong cuộc đối đầu giữa Mỹ – Trung. Đài Loan khó tránh khỏi vị trí tuyến đầu của chiến trường này. Vì thế việc ông Mã nỗ lực duy trì sự trung lập giữa hai bên, ông đã bị coi như “đứa trẻ bị bỏ rơi”.
Ngoài đối đầu địa chính trị, Chiến tranh Lạnh mới còn bao gồm cả cuộc xung đột về ý thức hệ. Mặc dù ông Trump có những khác biệt quan điểm với các đồng minh châu Âu, nhưng sự tương đồng trong các giá trị cơ bản giữa châu Âu và Mỹ lớn hơn nhiều so với điểm chung tìm được giữa châu Âu và Trung Quốc. Vì thế Đài Loan dân chủ càng không thể đầu hàng ý thức hệ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Gần đây, các nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc là Dương Khiết Trì và Vương Nghị đều đã lên tiếng về mối quan hệ Mỹ-Trung. Cách tiếp cận ôn hòa mềm mỏng của họ là chỉ dấu cho thấy Bắc Kinh đã phải nén sự tự phụ lại và cúi đầu trước Tổng thống Trump.
Điều tồi tệ lớn nhất tới khi Mỹ-Trung xảy ra đụng độ quân sự. Eo biển Đài Loan và Biển Đông được coi là những địa điểm có nguy cơ cao làm bùng phát cuộc xung đột này. Sự cạnh tranh quân sự giữa hai nước gần đây đã leo thang.
Quân đội Trung Quốc (PLA) đã và đang tiến hành các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn trên khắp các vùng biển bao gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông, Hoàng Hải và Biển Bột Hải. Một máy bay trinh sát tầm cao U-2 của Mỹ đã tiến vào vùng giới hạn cấm bay của cuộc tập trận quân sự của PLA ở Biển Bột Hải vào ngày 25/8.
Ngày hôm sau, Trung Quốc ngay lập tức phóng ít nhất hai tên lửa “sát thủ đối với tàu sân bay” vào Biển Đông để trả đũa. Đây là một động thái chưa từng có tiền lệ và cũng khiến cuộc đối đầu quân sự Trung-Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thêm căng thẳng.
Kh Trung – Mỹ tiếp tục gia tăng căng thẳng, ở vị trí nhạy cảm, nguy cơ đối với Đài Loan chắc chắn cũng đang gia tăng. Shi Yinhong chỉ ra rằng, điều đáng phải cảnh giác là ở giai đoạn này, sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc không thể được giải quyết một cách toàn diện.
Cảnh báo của cựu Tổng thống Mã về an ninh của Đài Loan là đúng nhưng cơ chế là sai. Vì trong thực tế, không có lựa chọn nào cho việc “không chọn bên” hoặc “thân Mỹ trong khi vẫn hòa hợp với Trung Quốc”. Nếu không muốn “Hồng Kông hôm nay, Đài Loan ngày mai” thì không thể chọn Trung Quốc.
Tất nhiên, có những rủi ro khi chọn Mỹ. Do đó, làm thế nào để Đài Loan tránh bị Mỹ phản bội khi Trung Quốc đưa ra các điều kiện về vấn đề Đài Loan với Mỹ? Việc quỳ gối trước Trung Quốc sẽ không giúp ích được gì, thay vào đó hãy dựa vào sức mạnh toàn diện của Đài Loan về kinh tế, công nghệ, văn hóa và quốc phòng để chứng minh cho thế giới tự do thấy tầm quan trọng của Đài Loan.
Lục Du