Tin Việt Nam – 26/08/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 26/08/2020

Tiền đâu Đại biểu Quốc hội Việt Nam ‘chạy’ hộ chiếu nước ngoài?

Nhập tịch Cộng hòa Cyprus với giá ít nhất 2.5 triệu USD

Bản tin phóng sự điều tra của Al Jareeza loan đi vào ngày 24/8, phổ biến  một danh sách tên tuổi của hàng chục quan chức cấp cao và gia đình mua “hộ chiếu vàng” Cyprus từ năm 2017 đến năm 2019, với giá ít nhất 2.5 triệu USD.

Quốc gia Cyprus cho phép người nước ngoài nhập quốc tịch qua chương trình đầu tư vào nước này với mức đầu tư thấp nhất là 2.5 triệu USD. Công dân Cyprus có thể tự do đi lại, làm việc, giao dịch ngân hàng trong khối Liên minh Châu Âu và được miễn thị thực ở 174 quốc gia. Do đó, quyển “hộ chiếu vàng” của Cyprus được cho là một món hàng có giá trị đối với rất nhiều người mong muốn sở hữu được nó.

Chúng ta cũng biết trong thời gian vừa qua, bao nhiêu vụ việc bị phanh phui và đến khi bị báo chí vạch trần thì có người bị tống vào ‘lò’ của ông Trọng, còn có người phân trần rằng là họ bán chổi đót hay chạy xe ôm từ thuở hàn vi…Ở Việt Nam thì hầu như không có chương trình minh bạch tài chính và điều này tôi nghĩ rằng nằm trong chủ trương, đường lối của Đảng. Họ cố tình không muốn công khai minh bạch tài chính vì họ biết rõ tài sản của họ từ đâu mà ra

-Facebooker Phạm Minh Vũ

Tài liệu điều tra của Al Jareeza có tên “The Cyprus Papers” (tạm dịch là Hồ sơ Cyprus) vừa công bố cho thấy phần lớn là các quan chức, chính trị gia, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước đến từ Nga, Trung Quốc, Ukraine, một số nước Trung Đông và Đông Nam Á.

Trong Hồ sơ Cyprus này, xuất hiện 2 người Việt Nam bao gồm ông Phạm Nhật Vũ và ông Phạm Phú Quốc.

Bản tin của Al Jareeza ghi rõ ông Phạm Phú Quốc, Đại biểu Quốc hội Việt Nam, đại diện cho cử tri đoàn thành phố Hồ Chí Minh là quan chức đã mua “hộ chiếu vàng” của Cyprus.

Tuy nhiên, một ngày ngay sau Hồ sơ Cyprus tung ra, Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc, trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online, vào ngày 25/8, khẳng định rằng ông có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018 và do gia đình bảo lãnh.

Ông Phạm Phú Quốc giải thích thêm rằng vợ và con của ông là doanh nhân và đã có quốc tịch Cyprus trước đó. Đồng thời quả quyết rằng thông tin về việc ông mua quốc tịch Cyprus là không chính xác.

Về ông Phạm Nhật Vũ, hiện ông Vũ đang thụ án tù 3 năm vì tội đưa hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG, có hộ chiếu Cyprus ngày 6/5/2019 và vợ ông cũng được cấp quốc tịch Cyprus.

Dư luận nói gì?

Nhóm phóng viên thực hiện điều tra Hồ sơ Cyprus đưa ra vấn đề rằng làm thế nào mà các quan chức có thể có số tiền lớn lên đến hàng triệu USD để đầu tư vào Cyprus và tại sao những người được giao phó các vị trí quan trọng ở quốc gia của họ lại mua quốc tịch thứ hai cho bản thân và gia đình?

Để giải đáp cho hai câu hỏi quan trọng vừa nêu, Al Jareeza dẫn nhận định của tiến sĩ Nigel Gould-Davies, chuyên viên cấp cao tại Viện Chiến lược Quốc tế của Vương quốc Anh cho rằng ở nhiều quốc gia, chỉ có quan hệ và làm ăn bất chính mới có thể sở hữu khối tài sản lớn như vậy và một khi họ đã có khối tài sản lớn thông qua cách mà ông nghĩ là rất có vấn đề thì họ chắc chắn sẽ muốn được an toàn bằng cách chuyển tài sản sang nước ngoài, nơi mà tài sản đó trở thành hợp pháp.

Chuyên viên cao cấp của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bà Laure Brillaud, cũng được Al Jareeza dẫn lời rằng các quan chức có quyền kiểm soát tài nguyên quốc gia, có thể điều tiết các hợp đồng của chính phủ cũng như có quyền ra quyết định. Vì thế, việc này phản ánh rủi ro tài chính cao vì họ dễ tham nhũng và nhận hối lộ hơn bao giờ hết.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, vào ngày 25/8 lên tiếng với RFA rằng không phải chỉ một trường hợp của Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc vừa được nhắc tên tên trong Hồ sơ Cyprus mà đó là một xu hướng chung của giới quan chức tại Việt Nam trong những năm vừa qua.

Từ Đức quốc, luật sư Nguyễn Văn Đài nhấn mạnh thêm:

“Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là tôi thấy vào năm 2014 khi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông. Sau sự kiện đấy, báo chí đã đăng tải công khai lời phát biểu công khai của ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ trích rằng có một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, khi xảy ra sự kiện HD 981, đã vội vàng đề xuất mang tài sản và đưa vợ con ra nước ngoài. Ông Trọng đã phát biểu như thế. Hiện tượng đó không phải bây giờ mới xảy ra mà đã luôn luôn xảy ra từ trước rồi.”

Hồi năm 2016, truyền thông Nhà nước Việt Nam đồng loạt đưa tin Chính quyền Việt Nam nhanh chóng vào cuộc để tìm hiểu sự can dự của 189 cá nhân và 7 công ty Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama trong đợt công bố ngày 9/5/2016.

Những người có tên trong Hồ sơ Panama, được cho là dù họ đang sống ở quốc gia nào cũng bị nghi vấn là mở công ty vỏ bọc ở những thiên đường thuế, tức ở những lãnh thổ mà họ có thể né thuế, thậm chí rửa tiền hoặc che giấu tài sản.

Truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn số liệu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) ghi nhận tính đến thời điểm tháng 5/2016, người Việt gửi 7,3 tỷ USD ra nước ngoài hay theo hồ sơ Panama, Việt Nam có tổng cộng 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài.

Nhà quan sát tình hình Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói với RFA về ghi nhận của ông liên quan thông tin Hồ sơ Panama được Chính quyền Việt Nam xử lý như thế nào:

“Vụ Hồ sơ Panama thì hầu như không ai bị xử lý gì cả bởi vì có một số doanh nhân cụ thể đã giải thích rõ vì sao họ mở tài khoản đó. Ví dụ như chủ tịch hội đồng quản trị Công ty Sovico, đồng thời là tổng giám đốc của Hãng Hàng không Vietjet Air là bà Nguyễn Thị Phương Thảo có tài khoản ở đấy. Sau đó thì bà Hồ Thị Kim Thoa, thứ trưởng Bộ Công thương khi đó cũng nói là lúc còn là doanh nhân, chưa giữ chức thứ trưởng cũng có tài khoản như thế. Có một người làm ở khu công nghiệp và cũng là Đại biểu Quốc hội, ông Đặng Thành Tâm thì cũng nói là có tài khoản như thế. Bây giờ ông Tâm không còn là Đại biểu Quốc hội nữa. Có một vài trường hợp lên tiếng như vậy. Nhưng về sau thì tuyệt nhiên không có thông tin nào về việc xử lý gì cả.”

Đài RFA ghi nhận, liên quan thông tin Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc có tên trong Hồ sơ Cyprus, có ý kiến của những người quan tâm rằng ông Phạm Phú Quốc sẽ bị xử lý bởi vì theo khoản 1a, Điều 22 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội được thông qua ngày 19/6, quy định “Đại biểu Quốc hội có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng ông Phạm Phú Quốc không vi phạm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam là công dân không bị ngăn cấm có quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam.

“Tức là với công dân thì được làm mọi điều mà pháp luật không cấm. Thế còn đối với chính khách, là Đại biểu Quốc hội thì chỉ được phép làm những việc mà pháp luật và các quy định riêng cho phép. Hai việc đó cần phân biệt khác nhau. Cho nên đấy không phải là tội. Và ông này bị phát hiện như thế thì mai mốt Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ bãi nhiệm ông ấy thôi.”

Theo thiển ý của tiến sĩ Hà Hoàng Hợp thì có thể ông Phạm Phú Quốc và gia đình của ông sẽ bị điều tra liên quan về tài sản. Thế nhưng, đó lại là một vấn đề khác nữa đang tồn tại ở Việt Nam.

Một trong những biểu hiện rõ nét nhất là tôi thấy vào năm 2014 khi giàn khoan HD 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam ở Biển Đông. Sau sự kiện đấy, báo chí đã đăng tải công khai lời phát biểu công khai của ông Nguyễn Phú Trọng, chỉ trích rằng có một số cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước, khi xảy ra sự kiện HD 981, đã vội vàng đề xuất mang tài sản và đưa vợ con ra nước ngoài. Ông Trọng đã phát biểu như thế. Hiện tượng đó không phải bây giờ mới xảy ra mà đã luôn luôn xảy ra từ trước rồi

-Luật sư Nguyễn Văn Đài

“Việt Nam có rất nhiều luật, nhưng về mặt thu nhập và việc khai báo tài sản đối với quan chức và công dân đều không được thực hiện một cách chặt chẽ. Cho nên rất dễ có khả năng người ta khai báo tài sản mà chính quyền phải chấp nhận. Ví dụ như gần đây, có một trường hợp cựu thanh tra Chính phủ là ông Trần Văn Truyền. Ông Truyền về hưu ở Bến Tre và xây biệt thự to như lâu đài. Khi ông Truyền bị phát hiện thì ông lên tiếng là do cô em nuôi cho tiền. Và cô em nuôi cũng đã chứng nhận rằng biếu cho ông anh nuôi ‘một ít’ tiền đủ để xây ‘lâu đài’ đấy. Thế thì ai làm gì được?”

Facebooker Phạm Minh Vũ, chia sẻ ý kiến cá nhân về tình trạng giàu có không minh bạch của giới quan chức ở Việt Nam:

“Bỏ qua vấn đề chính trị và quan điểm lý tưởng thì khi họ vào Đảng và họ nắm quyền rồi, họ có thể từ một bần cố nông và kinh qua các chức vụ thì không biết ở đâu mà tiền từ trên trời rơi xuống và họ trở nên rất giàu có. Chúng ta cũng biết trong thời gian vừa qua, bao nhiêu vụ việc bị phanh phui và đến khi bị báo chí vạch trần thì có người bị tống vào ‘lò’ của ông Trọng, còn có người phân trần rằng là họ bán chổi đót hay chạy xe ôm từ thuở hàn vi…Ở Việt Nam thì hầu như không có chương trình minh bạch tài chính và điều này tôi nghĩ rằng nằm trong chủ trương, đường lối của Đảng. Họ cố tình không muốn công khai minh bạch tài chính vì họ biết rõ tài sản của họ từ đâu mà ra.”

Những người trao đổi với RFA như Luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp và facebooker Phạm Minh Vũ chia sẻ đồng quan điểm rằng những vụ việc như Hồ sơ Panama và Hồ sơ Cyprus càng làm cho người dân Việt Nam mất niềm tin vào giới quan chức và Đảng CSVN lãnh đạo.

Một số danh tính nổi bật được tiết lộ trong Hồ sơ Cyprus bao gồm Chủ tịch Hạ viện Afghanistan Mir Rahman Rahmani, Phó Thủ tướng Nga Igor Reva, cựu Đại biểu Quốc hội Ukraine-ông Volodymyr Zubky…và thân nhân của các giới chức lãnh đạo như tỷ phú Taha Mikati, em trai của cựu Thủ tướng Leban Najib Mikati hay bà Hun Kimleng, cháu gái của Thủ tướng Campuchia Hun Sen…

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-congressman-found-in-the-list-of-political-persons-bought-cyprus-passports-08252020165728.html

 

Con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

cùng hàng chục cán bộ Kiên Giang bị kỷ luật kiểm điểm

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cùng hàng chục cán bộ tỉnh này bị kỷ luật kiểm điểm rút kinh nghiệm do những sai phạm đất đai giai đoạn 2011-2017 theo kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Báo Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 26/8, dẫn báo cáo của Thanh tra tỉnh Kiên Giang dựa trên kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Tin cho biết, trong hàng chục lãnh đạo bị kỷ luật có hai nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang là ông Phạm Vũ Hồng và Lê Văn Thi.

Ngoài ra còn có 6 nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang là ông Nguyễn Thanh Nghị, hiện là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang; ông Mai Văn Huỳnh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc; bà Lê Thị Minh Phụng và các ông Mai Anh Nhịn, Lâm Hoàng Sa, Lê Khắc Ghi đã nghỉ hưu.

40 người còn lại được nói là công chức tại các sở, ngành, UBND huyện Hòn Đất, Kiên Lương, Châu Thành, Giồng Riềng. Riêng huyện Phú Quốc có 21 cán bộ bị kiểm điểm rút kinh nghiệm, 5 cá nhân kỷ luật cảnh cáo và 11 người nhận kỷ luật khiển trách.

Trong Thông báo Kết luận của Thanh tra Chính phủ đã xác định hàng loạt sai phạm trong công tác quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011 – 2017 về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.

Từ đó gây ra nguy cơ thất thoát hơn 12.930m3 gỗ, gây khó khăn trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra còn khiến tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc diễn ra hết sức phức tạp, gây khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

Báo mạng Zing vào ngày 25/8 dẫn lời bà Đặng Tuyết Em, Phó bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang cho biết hiện các cơ quan, đơn vị và địa phương bám vào kế hoạch tỉnh xây dựng dựa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ để kiểm điểm, xử cán bộ liên quan.

Vẫn theo lời bà Em, Thanh tra tỉnh sau khi tập hợp kết quả xử lý của các cơ quan, đơn vị sẽ báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban Thường vụ Tỉnh ủy. “Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chưa có báo cáo này. Nếu Thanh tra Chính phủ có báo cáo này thì tỉnh đợi Trung ương chỉ đạo thêm”.

Phó bí thư Kiên Giang được trích lời cho biết khi nhận được báo cáo của Thanh tra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang sẽ xem xét rồi “tính nữa”.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-prime-minister-nguyen-tan-dungs-son-and-dozens-of-kien-giang-officers-were-disciplined-08262020082954.html

 

Nam sinh gây sốc với điểm phúc khảo từ 0,5 thành 9,75

Hiểu Minh

Một thí sinh thi vào lớp 10 tại Thái Nguyên đạt 0,5 điểm môn Toán, nhưng sau khi phúc khảo điểm thi của em là 9,75.

Báo VnExpress đưa tin, ngày 26/8, Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên công bố danh sách thí sinh được thay đổi điểm sau phúc khảo ở kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập với một thí sinh có điểm thay đổi. Theo đó, em Mai Chiến Thắng, học sinh trường THCS Tích Lương, dự thi tại điểm trường THPT Gang Thép, được 9,75 điểm môn Toán sau phúc khảo, tăng 9,25 điểm so với công bố ban đầu.

Theo công bố ngày 2/8, Thắng đạt 0,5 điểm môn Toán, 5 điểm Ngữ văn và 3,5 điểm môn Tiếng Anh (tổng 14,5 điểm, trong đó Toán và Ngữ văn nhân hệ số 2). Kết quả này khiến em bị trượt trường THPT

Gang Thép bởi trường lấy điểm chuẩn là 26,7. Sau phúc khảo, Thắng đạt tổng điểm là 33, thừa tới 6,3 điểm để trúng tuyển vào trường theo nguyện vọng.

Giải thích về trường hợp này, đại diện phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên) cho rằng đây là “sai sót không đáng có”. “Cán bộ chấm thi viết ẩu khiến phần đuôi số 9 ngược lên như số 0 và dấu phẩy. Hai bộ phận nhập điểm độc lập chỉ nhìn vào phần điểm bằng số mà không đọc sang phần điểm viết bằng chữ nên nhập thành 0,5”, chuyên viên này nói.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên cũng đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh, đồng thời xem xét trách nhiệm của các bên liên quan và rút kinh nghiệm.

Như báo Thanh Niên đưa tin 30/7/2019, kết quả chấm phúc khảo của Sở GD-ĐT Tây Ninh cho thấy hàng loạt bài thi trắc nghiệm tăng điểm, cá biệt có môn tăng từ 0 lên gần 9 điểm.

Nguyên nhân của việc tăng điểm mạnh sau phúc khảo với bài thi trắc nghiệm một phần lỗi do thí sinh và một phần sơ suất trong quá trình thực hiện quy trình chấm thi của trường ĐH.

https://www.dkn.tv/thoi-su/nam-sinh-gay-soc-voi-diem-phuc-khao-tu-05-thanh-975.html

 

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

thừa nhận có quốc tịch Cyprus

Tâm Tuệ

Ông Phạm Phú Quốc đã thừa nhận: “Tôi có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018”, song phủ định việc mua hộ chiếu mà nói do được gia đình bảo lãnh.

Trước cáo buộc có tên trong danh sách mua hộ chiếu Cyprus (Cộng hòa Síp), đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc (đoàn TP.HCM) đã lên tiếng trả lời. Trao đổi với báo Tuổi trẻ ngày 25/8, ông Quốc thừa nhận năm 2018, ông được gia đình thực hiện các thủ tục bảo lãnh xin cấp quốc tịch Cyprus để thuận tiện đi lại, chăm sóc gia đình. Song, không có chuyện ông mua quốc tịch Cyprus với giá 2,5 triệu USD.

Ông Phạm Phú Quốc giải thích thêm rằng, “vợ và con trai tôi đều là những doanh nhân.

Năm 2017, vợ và con gái tôi có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai tôi nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus. Quốc gia này cho phép nhập quốc tịch không phải thôi quốc tịch Việt Nam.

Sau đó, giữa năm 2018 gia đình tôi đã làm thủ tục bảo lãnh xin quốc tịch cho tôi tại Cyprus”.

Trao đổi trên Zing, ông Trần Văn Túy, Trưởng ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) nói: “Việc trả lời trên báo chí là quyền cá nhân của ông Quốc. Chúng tôi làm việc bằng hồ sơ, căn cứ vào hồ sơ và qua quy trình xác minh để đưa ra kết luận”.

Trước đó, một bài báo điều tra của hãng thông tấn Al Jazeera hôm 24/8 dựa trên tài liệu mật của chính phủ Cyprus (Đảo Síp) bị rò rỉ cho thấy đảo quốc này tạo điều kiện cho các chính khách nước ngoài ‘dễ tham nhũng’ mua quốc tịch EU. Những người muốn “mua hộ chiếu” được mô tả là phải đầu tư tối thiểu 2.5 triệu đô la (khoảng 57 tỷ VND).

Al Jazeera nói rằng, họ là chính khách hoặc nằm trong ban lãnh đạo nhà nước và cũng có trường hợp mua hộ chiếu cho cả người nhà.

Bài báo này cho biết trong danh sách các chính trị gia “mua hộ chiếu vàng” đảo Síp có một thành viên Quốc hội Việt Nam đại diện TP.HCM tên Phạm Phú Quốc.

Hồi năm 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, ĐBQH khoá 13 trúng cử khoá 14 thuộc khối doanh nhân nhưng sau đó bị phát hiện mang 2 quốc tịch Việt Nam và Malta. Bà Hường sau đó bị bãi nhiệm.

Theo Luật Quốc tịch 2008, về nguyên tắc, công dân Việt Nam chỉ được mang một quốc tịch, nhưng một số trường hợp ngoại lệ vẫn được chấp nhận mang 2 quốc tịch. Các trường hợp ngoại lệ gồm: người được Chủ tịch nước cho phép; trường hợp xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn nhập quốc tịch Việt Nam; người nước ngoài nhập quốc tịch Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch cũ; trẻ em là con nuôi.

https://www.dkn.tv/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-pham-phu-quoc-thua-nhan-co-quoc-tich-cyprus.html

 

Tín đồ Việt Nam cầu nguyện cho các nạn nhân

bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin

Các tín đồ thuộc các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam vừa tổ chức buổi cầu nguyện cho các nạn nhân bị bạo hành vì tôn giáo hay niềm tin.

Ngày 28/5/2019, Đại Hội đồng LHQ thông qua quyết định lấy ngày 22/8 hàng năm làm Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Lý do Tôn giáo hay Niềm tin.

Hòa thượng Thích Thiện Minh ở thành phố Hồ Chí Minh, thành viên của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, người từng bị chính quyền Việt Nam giam cầm 26 năm tù, chia sẻ với VOA về buổi lễ được tổ chức ở thiền thất tư gia:

“Chúng tôi và quý Phật tử rất nhiệt tình hưởng ứng cho Ngày tưởng niệm này, mặc dầu buổi lễ không được đông lắm vì dịch bệnh COVID-19.

“Chúng tôi cũng có nhã ý kêu gọi đồng bào Phật tử trong và ngoài nước cùng nhau hưởng ứng lời kêu gọi này, cũng như liên thông cùng với quý chức sắc của các tôn giáo khác để cầu nguyện chung trên khắp mọi miền đất nước.”

XEM THÊM:

Nghị sĩ Mỹ đề nghị trừng phạt quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền, giới hoạt động đồng tình

Hòa thượng Thích Thiện Minh nêu ước nguyện thông qua Ngày tưởng niệm năm nay:

“Chúng tôi có ước muốn kêu gọi các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới, những quốc gia cầm quyền độc tài, độc đoán, có hành động bạo ngược, áp bức, bách hại…hãy nên suy xét lại, để quay về với nẻo thiền, gột sạch tư tưởng bất lành để dân sinh có quyền tự do tôn giáo và niềm tin.”

Từ Thừa Thiên Huế, Linh mục Andrew Nguyễn An Dũng thuộc dòng Biển Đức phát biểu tại lễ cầu nguyện trực tuyến Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Lý do Tôn giáo hay Niềm tin hôm 23/8 do BPSOS tổ chức.

“Trên thế giới vẫn còn nhiều nước có các vị lãnh đạo sống trong ốc đảo của sự hận thù, độc tài và gian dối.

“Tại Việt Nam, chính quyền đã thuê côn đồ đánh chiếm đất đai thuộc sở hữu của Đan viện Thiên An, Huế. Họ đóng cọc, làm rào, chửi rủa, xúc phạm đến các đan sĩ.”

Từ thủ đô Washington DC, Tiến sĩ James Carr, Uỷ viên của Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF), góp lời cầu nguyện tại buổi cầu nguyện chung trực tuyến, dành lời cầu nguyện cho Đan Viện Thiên An, và các tù nhân lương tâm tôn giáo Việt Nam. Ông Carr phát biểu qua lời của người phiên dịch:

“Tôi muốn chúng ta dùng dịp này cùng nhấn mạnh một điều rằng cho dù chúng ta đến từ khắp nơi trên thế giới với nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng quyền tự do tôn giáo thuộc về tất cả mọi người.

“Tôi và đồng nghiệp của tôi cùng đang làm việc để củng cố quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam. Việt Nam có số tù nhân lương tâm vì tôn giáo cao.

“Chúng tôi cũng rất quan tâm đến sự việc xảy ra tại Đan viện Thiên An.”

Ông Carr và một ủy viên khác ở USCIRF đang bảo trợ cho tù nhân tôn giáo A Đảo và Nguyễn Bắc Truyển.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bà Bùi Thị Kim Phượng, một tín đồ Hòa Hảo và là vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, phát biểu:

“Chồng tôi là người bảo vệ quyền tự do tôn giáo, hỗ trợ cho các tôn giáo thiểu số bị bách hại. Chính vì vậy, vợ chồng tôi đã bị trả thù, nhiều lần bị tấn công, hành hung bằng bạo lực…Chồng tôi bị kết án 11 năm tù giam và 3 năm quản thúc với tội danh vu cáo.

“Nhân dịp Ngày tưởng niệm Nạn nhân bị bạo hành vì Tôn giáo và Niềm tin do LHQ khởi xướng, tôi kính mong mọi người cùng hiệp thông dâng lời cầu nguyện cho chồng tôi và các tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo như Bùi Văn Trung, Bùi Văn Thâm, Nguyễn Hoàng Nam, Lê Thị Hồng Hạnh và các nạn nhân tôn giáo khác.”

Từ Thành Phố Raleigh, North Carolina, mục sư Tin lành A Ga phát biểu tại lễ cầu nguyện chung:

“Xin dâng lời cầu nguyện cho những người anh em ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng Tây Nguyên đang ngày đêm đối diện với những khó khăn từ phía chính quyền Việt Nam: bắt bớ, tra tấn, tù đày…”

Linh mục Peter Trần Đình Lai, người đứng đầu Ủy ban Công lý và Hòa bình của Giáo phận Hà Tĩnh, nói với trang The Union of Catholic Asian News hôm 21/8 rằng tự do tín ngưỡng đang bị vi phạm nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Ông cho biết các tín đồ bị tước đoạt phương tiện kiếm sống, thực hành đức tin và truyền bá phúc âm, trong khi những người khác bị chỉ trích và bị gán ghép một cách hung hăng.

https://www.voatiengviet.com/a/tin-do-vietnam-cau-nguyen-cho-nan-nhan-bao-hanh-ton-giao/5558549.html

 

Công an Việt Nam phát hiện

đường dây làm giấy tờ giả giống như thật

Cục Cảnh sát Hình sự thuộc Bộ Công an Việt Nam cùng các cơ quan chức năng vừa triệt phá một đường dây làm giả giấy tờ được cho là siêu tinh vi, nhìn như thật.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói hôm 26/8 và cho biết thêm, đường dây này làm giả nhiều loại giấy tờ quan trọng như giấy tờ nhà đất, bằng lái xe, biển số xe, thẻ nhà báo và các loại bằng cấp…

Theo thông tin từ Bộ Công an Việt Nam qua nửa năm điều tra đường dây này, vào tối 25/8, công an đã bất ngờ khám xét 7 địa điểm ở thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Kết quả cuộc khám xét là phát hiện và thu giữ lượng lớn tang vật gồm máy móc, thiết bị, các loại giấy tờ giả và bắt tổng cộng 20 người liên quan đến đường dây này.

Theo Bộ Công an Việt Nam, đường dây này có nhà xưởng sản xuất nhiều loại giấy tờ làm giả các loại giấy tờ quan trọng, giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị cao.

Theo Phân viện Khoa học Hình sự phía Nam, các giấy tờ giả thành phẩm được cho là giống như thật, mắt thường nhìn rất khó phát hiện.

Tin cho biết, nhóm tội phạm này liên tục thay đổi địa điểm để tránh bị phát hiện và chủ yếu bán giấy tờ giả thông qua mạng xã hội, hoạt động đã nhiều tháng qua và có lượng khách hàng ở nhiều tỉnh thành từ Nam ra Bắc. Hiện Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-police-discovered-the-group-make-fake-papers-like-real-08262020090327.html

 

Việt Nam có ca thứ 28 tử vong do Covid-19,

Hà Nội thêm ca dương tính

Bệnh nhân 758: nam giới, 36 tuổi, địa chỉ tại Đông Phú, Quế Sơn, Quảng Nam; có tiền sử bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thẩm phân phúc mạc 12 năm, suy tim, tăng huyết áp.

Bệnh nhân tử vong vào tối ngày 25/8 tại Trung tâm y tế Hòa Vang với chẩn đoán viêm phổi do Covid-19, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, tăng huyết áp, suy tim, thẩm phân phúc mạc.

Trước đó, chiều 25/8 tại cuộc hội chẩn trực tuyến đánh giá về các bệnh nhân mắc Covid-19 nặng của Bộ Y tế, bệnh nhân 758 cũng được các chuyên gia đánh giá là 1 trong 15 ca mắc Covid-19 tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào.

Tại thời điểm hội chẩn, bệnh nhân có tiền sử suy thận mạn và có sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, viêm phổi, tình trạng sức khỏe suy kiệt, nguy cơ tử vong gần.

Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Gia Bình – Tổ trưởng Tổ hội chẩn, điều trị bệnh nhân nhiễm viêm phổi Vũ Hán nặng cho biết, hiện nay vẫn còn khoảng 30 bệnh nhân tiên lượng nặng, trong đó có đến 14 trường hợp rất nặng (ca 758 đã tử vong). Hiện các chuyên gia đang nỗ lực hết mình để cứu sinh mạng các bệnh nhân này.

Một thanh niên tại Hà Nội dương tính Covid-19

Liên quan đến tình hình dịch Vũ Hán, mới đây Hà Nội đã công bố thêm 1 ca dương tính với virus Vũ Hán là nam thanh niên 21 tuổi, nhập cảnh, hết thời gian cách ly tập trung tại Hải Dương về Hà Nội ngày 25/8.

Cụ thể, Vnexpress dẫn nguồn tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, người này từ Nga về Việt Nam ngày 10/8. Sau khi nhập cảnh, anh cách ly tập trung tại Trung đoàn 125 tại TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, kết quả xét nghiệm lần một âm tính.

Chuẩn bị kết thúc 14 ngày cách ly, ngày 24/8 CDC Hải Dương lấy mẫu xét nghiệm lần hai gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, ngày 25/8 kết quả dương tính. Tuy nhiên, sáng 25/8 người này đã được xuất viện, về nhà tại phố Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội, trưa cùng ngày.

Ca dương tính này chưa được Bộ Y tế ghi nhận, nên được xem là ca nghi nhiễm. CDC Hà Nội tiến hành các biện pháp khoanh vùng, truy vết cách ly ngay, như ca nhiễm.

Cũng theo Bộ Y tế, tính đến thời điểm này, Việt Nam có tổng 1.029 ca nhiễm viêm phổi Vũ Hán. Trong đó có 687 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Hiện có 592 bệnh nhân đã điều trị khỏi và 28 ca tử vong. Các ca tử vong đều liên quan đến vụ dịch khởi phát ở Đà Nẵng từ 25/7 đến nay, với các bệnh nhân tử vong đều là người có cao tuổi, người có bệnh lý nền nặng như suy thận mạn, ung thư, suy hô hấp, tăng huyết áp, đái tháo đường….

Vũ Tuấn (t/h)

https://tinhhoa.net/ha-noi-them-ca-duong-tinh-benh-nhan-758-tu-vong-do-covid-19.html

 

Thêm hai bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại Đà Nẵng

Bộ Y tế Việt Nam ngày 26/8 thông báo Đà Nẵng có thêm hai bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 tại Việt Nam lên 29 người.

Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin cùng ngày dẫn thông tin từ Bộ Y tế cho biết, bệnh nhân thứ 28 là một người nữ 36 tuổi, trú tại địa chỉ Đông Phú, Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam và bệnh nhân tử vong tại Trung tâm y tế Hòa Vang.

Trong cùng ngày, đại diện Bộ y tế tại TP Đà Nẵng thông báo trường hợp bệnh nhân số 453 là nữ 56 tuổi sống tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã tử vong cho nhiễm COVID-19 và đây là bệnh nhân thứ 29 tử vong vì nhiễm bệnh tại Việt Nam.

Điểm đáng chú ý là bệnh nhân 29 đã được xét nghiệm chẩn đoán ba lần âm tính trước khi tử vong.

Tính đến chiều ngày 26/8, Việt Nam có tổng cộng 1.034 ca nhiễm COVID-19 và 29 người chết vì dịch bệnh này. Trong đó có 391 người nhiễm tại Đà Nẵng và 25 người chết vì COVID-19 tại thành phố này.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/update-covid-19-two-more-deaths-of-covid-19-in-vn-08262020084714.html

 

Thủ tướng Campuchia

yêu cầu làm rõ các vấn đề biên giới Việt Nam

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ ba 25/8/2020 yêu cầu Trưởng ban Biên giới Var Kimhong tiến hành gặp cư dân tỉnh Tbong Khmun về cáo buộc Việt Nam lấn đất ở tỉnh này.

Tờ Phnom Penh Post loan tin cùng ngày về việc Thủ tướng Hun Sen đưa ra lệnh vừa nêu trong một cuộc họp kín với Hội đồng Tối cao Tham vấn và Khuyến nghị tại Phnom Penh. Ông Hun Sen được dẫn lời cũng có yêu cầu các viên chức làm rõ các vấn đề về biên giới giữa Campuchia và Việt Nam.

Hội đồng Tối cao đã triệu tập một cuộc họp sau khi một số người tham gia biểu tình chống việc đóng mốc biên giới với Việt Nam đã bị bắt, trong đó có Rong Chhun, lãnh đạo Công đoàn, Suong Sophoan, chủ tịch Đảng Khmer Win, và những người ủng hộ đảng Cứu Quốc Campuchia (nay đã bị chính quyền Hun Sen giải tán).

Những người này đang bị giam với cáo buộc “gây bất ổn xã hội” và đang chờ phiên tòa sơ thẩm.

Thủ tướng Hun Sen yêu cầu các bộ trưởng tổ chức buổi gặp gỡ với người dân để làm sáng tỏ các vấn đề biên giới.

Năm 2019, Hiệp ước bổ sung Campuchia-Việt Nam đã được hai quốc gia thông qua và được cho là một bước tiến xây dựng đường biên giới hòa bình giữa hai nước. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, vẫn thường xuyên xảy ra những cuộc tranh chấp biên giới giữa hai bên.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/cambodia-pm-orders-border-chief-to-address-vietnam-border-concerns-08262020111432.html

 

Ấn Độ-Việt Nam thảo luận

 các hành động gây bất ổn của Trung Quốc

Hành động gây bất ổn của Trung Quốc trong khu vực thời gian qua đã được bàn luận trong cuộc họp về hợp tác kinh tế thương mại khoa học và công nghệ giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.

Tờ Hindustantimes loan tải thông tin về cuộc họp diễn ra trong ngày 25 tháng 8.

Trong cuộc họp ngoại trưởng hai nước Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý thắt chặt hơn nữa trong việc hợp tác các lĩnh vực mới như năng lượng hạt nhân dân dụng, không gian, khoa học biển và công nghệ mới.

Cũng tại cuộc họp, ngoại trường S Jaishankar của Ấn Độ và Phạm Bình Minh của Việt Nam cũng đã  thông báo những diễn biến mới nhất mà Trung Quốc đã và đang thực hiện ở Biển Đông và dọc theo tuyến đường kiểm soát thực tế.

Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh được tờ Hindustantimes trích dẫn, khẳng định“ Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng về hoà bình và an ninh ở Biển Đông”

Song song đó, hai bên đồng ý nâng cao hợp tác song phương phù hợp với Sáng kiến các Đại dương Ấn Độ -Thái Bình Dương của New Delhi (IPOI) và triển vọng của ASEAN về Ấn Độ -Thái Bình Dương nhằm mục đích chia sẻ an ninh, thịnh vượng và tăng trưởng chung trong khu vực.

Nhân dịp này, ngoại trưởng Ấn Độ đã mời Việt Nam tham gia vào một trong bảy trụ cột của IPOI.

Ấn Độ là một trong ba quốc gia duy nhất mà Việt Nam có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ -ONGC Videsh đang có hoạt động khai thác năng lượng ở vùng biển Việt Nam. Tập đoàn này chứng kiến ​​các vụ xâm phạm vùng biển Việt Nam của tàu Trung Quốc suốt năm qua.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/india-vietnam-meeting-discuss-china-destabilising-actions-08262020083654.html

 

Trung Quốc vẫn ‘nói một đàng,

làm một nẻo’ – lựa chọn nào cho Việt Nam?

Diễm Thi, RFA

Sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức thể hiện quan điểm cứng rắn ở Biển Đông, Trung Quốc tìm cách lôi kéo các nước ASEAN qua chiêu bài cùng thảo luận về vấn đề Biển Đông.

Theo thông tin từ South China Morning Post hôm 24 tháng 8, nhiều nhà ngoại giao ASEAN cho rằng mục đích của Trung Quốc là giữ các láng giềng châu Á bên mình và đẩy Mỹ ra khỏi vấn đề Biển Đông.

Trong buổi tiếp Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi hôm 20 tháng 8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói Bắc Kinh sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để đảm bảo sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Đồng thời với kêu gọi đàm phán với lãnh đạo 10 nước ASEAN, Bắc Kinh vẫn tiếp tục có những động thái bị cho là hung hăng trên Biển Đông, như quân đội nước này đang tổ chức cuộc tập trận ở phía bắc Biển Đông từ ngày 24 tháng 8 sang đến tháng 9, và đang chuẩn bị một cuộc tập trận khác ở khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Riêng với Việt Nam, vào dịp Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, tháng 7 năm 2020, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phiên bản tiếng Anh của Nhân Dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Trung Quốc – có bài viết nhan đề “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam” của tổng biên tập Hồ Tích Tiến. Tác giả ca ngợi chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung Quốc với Việt Nam và kết luận rằng, thể chế chính trị Việt Nam khó trường tồn lâu dài nếu chính trị Trung Quốc không ổn định.

Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc “nói một đằng làm một nẻo”. Điều này không có gì lạ vì đó là bản chất của lãnh đạo Bắc Kinh từ bao đời nay, như nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Quang A:

“Tôi nghĩ việc Trung Quốc nói một đằng làm một nẻo; nó vừa đấm vừa xoa là chuyện cổ như trái đất này. Từ thời cổ xưa, thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình nó vẫn thế. Không có gì lạ. Mà không chỉ với Việt Nam, với toàn thế giới nó đều như thế.”

Người Việt Nam từ nhiều năm nay không tin Trung Quốc là láng giềng tốt như phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt mà lãnh đạo hai nước tuyên bố. Điều này được thể hiện rõ hơn với các cuộc biểu tình phản đối rầm rộ khắp cả nước vào năm 2014, khi Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Kết quả thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Mỹ công bố hôm 14 tháng 7 năm 2015 cho thấy tại Việt Nam 60% những người được hỏi cho biết họ ‘hết sức lo ngại’ về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Mới hôm 20 tháng 8, Trung Quốc xả lũ trên sông Hồng nhưng không cho Việt Nam biết thông số cụ thể. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho Việt Nam trong việc ứng phó.

Theo nhận định chung của rất nhiều người dân Việt Nam, nếu Trung Quốc coi trọng mối quan hệ bạn bè, láng giềng với Việt Nam thì họ đã không có những cư xử trên biển như vậy. Một khi Trung Quốc cư xử với Việt Nam như vậy thì phía Việt Nam coi Trung Quốc là bạn hay là thù?

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng, vấn đề xác định bạn – thù của Việt Nam hiện nay so với trước đây thì phải nói rằng rất khó có câu trả lời. Ông giải thích:

“Trong Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1980 chỉ rõ kẻ thù trực tiếp trước mắt là bọn diệt chủng Pol Pot, Ieng Sary ở biên giới phía Tây Nam và bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc. Việt Nam xác định bạn-thù rất rõ ràng. Đến Hiến pháp năm 2013 thì không đặt ra vấn đề bạn-thù mà chỉ nói đến con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước CHXHCNVN.

Vấn đề bạn – thù về lý thuyết thì hiện nay Việt Nam không tuyên bố ai là kẻ thù của mình, vì Việt Nam vẫn muốn làm bạn với tất cả các nước. Nhưng nếu là bạn, là láng giềng như Trung Quốc thì không ức hiếp Việt Nam, không chiếm đảo của Việt Nam, không lấn biển của Việt Nam, không gây sức ép bằng giàn khoan, bằng Hải dương địa chất…

Vậy thì nhân dân đã phân biệt rất rõ Trung Quốc là kẻ thù. Trung Quốc không thể nào là bạn.”

Theo ông Đinh Kim Phúc, từ vài năm qua, những câu chữ như ‘láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai’ không còn xuất hiện trên mặt báo hay trong các phát biểu của lãnh đạo hai nước nữa. Không còn tập đoàn phản động Bắc Kinh, mà cũng không còn người bạn chí tình XHCN của Việt Nam nữa. Đối với Trung Quốc hiện nay, Việt Nam xác định vừa là đối tác, vừa là đối trọng.

Đối tác tức là hợp tác làm ăn, buôn bán, hữu nghị. Đối trọng là đấu tranh trên tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế và vấn đề Biển Đông.

Cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, vào năm 2014 cũng phát biểu rằng, quan điểm của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông và Trung Quốc là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A phân tích mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc hiện nay với lãnh đạo Hà Nội:

“Tôi không biết lãnh đạo Việt Nam bây giờ họ nghĩ gì và họ đánh giá thế nào. Nhưng từ những việc làm của họ thì mình có thể suy ra rằng họ cũng đánh giá không khác nhiều người Việt Nam bình thường lắm đâu. Cái thế của họ rất là khó khăn bới mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc (cũng như mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước khác) là một mối quan hệ rất là tế nhị và khó. Trong một mớ bòng bong và một mạng lưới như thế thì họ cố làm sao để giữa cho được sự cân bằng tốt nhất.

Nhưng theo tôi, trong thâm tâm của họ thì họ cũng coi Trung Quốc là kẻ thù số một của Việt Nam.”

Ông Nguyễn Quang A nói thêm rằng, đối với một kẻ thù có chung đường biên giới trên bộ và trên biển lớn như Trung Quốc, thêm vào đó là mối quan hệ gần như bị Trung Quốc mua chuộc của Lào và Campuchia, thì Việt Nam bị bao vây tứ bề. Nếu lãnh đạo Việt Nam không khôn khéo có thể dẫn đến sự tổn hại rất nguy hiểm.

Hồi tháng 4 năm  nay, Chính phủ Trung Quốc thông qua quyết định thành lập cái gọi là huyện đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa. Đây là đơn vị hành chính mà Trung Quốc đã ngang nhiên thành lập vào năm 2012 để quản lý “Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa” – cách Bắc Kinh gọi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trụ sở của cái gọi là huyện đảo Tây Sa sẽ đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trụ sở của cái gọi là huyện đảo Nam Sa sẽ đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc từ hàng ngàn năm qua trải qua nhiều thăng trầm. Trung Quốc luôn muốn Việt Nam phải thần phục mình và coi Việt Nam là một nước chư hầu. Việt Nam có lúc thần phục, nhưng cũng có lúc lại liên minh với Liên Xô để đối đầu lại Trung Quốc.

Chính sách đối ngoại của lãnh đạo Việt Nam hiện nay được công khai là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-s-words-and-actions-contradict-to-one-another-and-how-does-vn-choose-dt-08252020152558.html

 

Lời hứa chia sẻ thông tin của Trung Quốc

về nguồn nước sông Mekong: đáng tin cậy?

Thanh Trúc

Các chuyên gia trong và ngoài Việt Nam bày tỏ sự nghi ngờ về lời hứa mới đây của Bắc Kinh về việc chia sẻ thông tin dữ liệu liên quan đến sông Mekong.

Tại Thượng đỉnh Hợp tác Lan Thương – Mekong bao gồm Trung Quốc và 5 nước thuộc khu vực sông Mekong diễn ra hôm 24/8 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã tuyên bố Bắc Kinh sẽ chia sẻ thêm thông tin và dữ liệu về trữ lượng nước tại các con đập lớn của Trung Quốc trên thượng nguồn dòng Mekong.

Hợp Tác Lan Thương Mekong là tổ chức do Bắc Kinh lập ra, bao gồm Lào, Thái Lan, Cambodia, Myanmar, Việt Nam và Trung Quốc.

Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Lý Khắc Cường trong hội nghị rằng Trung Quốc, trong khả năng của mình, mong muốn giúp các quốc gia thành viên của Hợp Tác Lan Thương –Mekong sử dụng nguồn nước trên con sông này sao cho tốt hơn.

Tin cũng được Reuters loan đi hôm thứ Hai, nói rằng đây là hứa hẹn của Trung Quốc sau khi bị Hoa Kỳ chỉ trích hồi gần đây là đã thao túng nguồn nước của dòng Mekong, phương hại cuộc sống của người dân ở các nước vùng hạ lưu.

Vẫn theo Reuters, chi tiết về lời tuyên bố của Thủ tướng Lý Khắc Cường chưa được công bố, cũng chưa rõ Trung Quốc sẽ làm việc với Ủy Hội Sông Mekong – MRC đã 25 năm tuổi hay chỉ quanh quẩn trong nội bộ LMC tức Hợp Tác Lan Thương- Mekong mà Bắc Kinh lập ra từ 2016.

Trước mắt thì khó có thể tin tưởng vào lời hứa của Bắc Kinh, là ý kiến của chuyên gia Witoon Permpongsacharoen thuộc Mạng Lưới Năng Lượng Và Sinh Thái Sông Mekong, trụ sở tại Bangkok, Thái Lan:

Không có gì mới cũng như khó có thể tin được lời hứa này. Việc chia sẻ thông tin và kỹ thuật sử dụng nguồn nước sông Mekong với các nước ở hạ lưu đã là vấn đề từ khi Trung Quốc xây hàng loạt  đập lớn trên phần đất của họ”.

Trung Quốc xưa giờ không nhìn nhận dòng Mekong chảy qua nội địa  của họ là một phần trong tổng thể một con sông quốc tế , họ nhìn Mekong như con sông riêng của mình. Mỗi năm Trung Quốc thâu tóm trên 80% lượng nước của dòng Mekong vào chuỗi các đập thủy điện của họ, các nước hạ nguồn chỉ còn trên dưới 10% nguồn tài nguyên nước này. Trung Quốc biết rõ như thế mà không làm gì. Đây là vấn đề mà MRC Ủy Hội Sông Mekong phải đương đầu, trong lúc với LMC Hợp Tác Lan Thương Mekong Trung Quốc muốn nói gì thì nói, bàn gì thì bàn và mọi chuyện vẫn như cũ”.

Tất cả những lời hứa của Trung Quốc không đáng tin, nó chỉ phục vụ  cho đối sách của Trung Quốc trong tình hình bị Mỹ và các nước trên thế giới lên án về Biển Đông và về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung – Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc

Theo ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và Trung Quốc, lời hứa chia sẻ thông tin về sử dụng nguồn nước sông Mekong từng được Trung Quốc đưa ra nhiều lần trong những kỳ họp LMC Hợp Tác Lan Thương- Mekong trước đây:

Tại sao lời hứa của ông Lý Khắc Cường xảy ra trong tình hình này? Trên bàn cờ chính trị, kinh tế với Mỹ Trung Quốc đang muốn tranh thủ các nước ở hạ lưu sông Mekong, muốn tranh thủ các nước khu vực Đông Nam Á  ủng hộ chiêu bài hòa bình, ổn định và phát triển của Trung Quốc. Tất cả những lời hứa của Trung Quốc không đáng tin, nó chỉ phục vụ  cho đối sách của Trung Quốc trong tình hình bị Mỹ và các nước trên thế giới lên án về Biển Đông và về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung”.

Trường hợp Bắc Kinh thực sự muốn công khai dữ liệu về việc tích nước từ dòng Lan Thương, tên Trung Quốc đặt cho đoạn sông Mekong chảy qua phần đất của họ, thì quan trọng là những thông số đó phải chính xác và nhất là phải đúng thời gian tính, là nhận định tiếp của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc:

Nên nhớ ở thượng nguồn Mekong thì Trung Quốc tích lũy khoảng 70 tỷ mét khối nước. Cách đây 4 năm, có lần thủ tướng Trung Quốc hứa sẽ mở dòng Mekong để cứu Đồng Bằng Sông Cửu Long không bị hạn hán. Nếu Trung Quốc xả đập với lưu lượng từ 3.000 đến 3.500 mét khối/ giây thì 15 ngày sau lượng nước đó mới đổ về Đồng Bằng Sông Cửu Long. Theo tính toán của các nhà khoa học thì lượng nước về Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ bằng không nếu Trung Quốc không xả lũ trên 7.000 mét khối/giây”.

Theo báo cáo năm 2020 của Chương Trình Đông Nam Á, Trung Tâm Stimson ở Hoa Kỳ, Trung Quốc thâu tóm hầu như gần hết nước từ dòng Mekong vào 11 con đập của họ trên thượng nguồn, gây tình trạng khô kiệt liên tục trên 4.350 Km tại tiểu vùng Mekong.

Báo cáo dẫn tới những chỉ trích mạnh mẽ của các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và Thái Lan hồi đầu 2020, nói rằng Trung Quốc là tác nhân chính gây ảnh hưởng khó khăn đến mưu sinh của hơn 60 triệu nông dân và ngư dân sống tùy thuộc vào nguồn tài nguyên sông Mekong.

Phúc trình còn cho biết Trung Quốc chẳng những dấu nhẹm thông tin về việc sử dụng nguồn nước mà còn cố tình chi phối công việc của Ủy Hội Sông Mekong MRC cũng như cung cấp thông tin lệch lạc cho các nước trong tổ chức Hợp Tác Lan Thương- Mekong LMC do Bắc Kinh lập ra.

Trao đổi qua điện thư với RFA, ông Brian Eyler, giám đốc Chương Trình Đông Nam Á trong Trung Tâm Stimson, khẳng định trong ba thập niên qua Trung Quốc đã xây rất nhiều đập thủy điện nhưng lại chia sẻ rất giới hạn việc họ sử dụng nguồn nước sông Mekong ra sao.

Chính vì thế, vẫn lời ông Eyler, hứa hẹn của Trung Quốc chỉ được coi là hứa suông cho tới khi nào Bắc Kinh chịu công khai chi tiết về kế hoạch tích trữ nước vào tất cả các hồ đập thủy điện của họ.

Số liệu hàng năm về lượng nước đổ vào đập Cảnh  Hồng (Jinghong) mà Trung Quốc đưa ra, ông Eyler nhấn mạnh, không ích lợi gì bởi lượng nước khổng lồ đổ vào các hồ chứa cả 2 đập Nọa Trác Độ (Nuozhaodu)  và Tiểu Loan (Xiaowan) mới thực sự  quan trọng và cần thiết.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, nhà nghiên cứu độc lập về Đồng Bằng Sông Cửu Long ở Việt Nam, thì cho rằng sự kiện thủ tướng Trung Quốc hứa chia sẻ nhiều hơn dữ liệu về việc sử dụng  nguồn nước sông Mekong hãy nên coi là tín hiệu tốt trong lúc này.

Chuyện hợp tác sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, theo nhà nghiên cứu này, gần như hội nghị cấp cao LMC nào cũng nhắc tới song cụ thể và thực tế thì chưa thấy rõ:

Việc Trung Quốc xây dựng xong các đập ở phía Lan Thương mà không có tham vấn các nước bên dưới đã đặt tất cả các quốc gia vào thế đã rồi (fait accompli). Tôi nghĩ một khi Trung Quốc đã hứa thì họ sẽ cung cấp”.

“Vấn đề còn lại, một là  làm sao tăng cường độ tin cậy của các số liệu Trung Quốc cung cấp. Tôi nghĩ việc này cần có sự tham gia của Ủy hội Mekong (MRC) để kiểm chứng, hai là  dựa trên tiền đề này thì tất cả các nước trong lưu vực Mekong cũng phải làm tương tự, nhất là tình hình lưu trữ nước của hàng trăm đập ở các chi lưu dọc sông Mekong để từ đó có được bài toán cân bằng nước cho suốt chiều dọc sông Mekong. Hiện nay chúng ta không có thông tin về các đập chi lưu, nhất là ở Lào, trong khi đối với Đồng bằng Sông Cửu Long thì lượng mưa ở Lào quan trọng hơn kể cả trong mùa lũ và tình hình hạn trong mùa khô”.

Từ năm 2002, Trung Quốc khởi sự loan báo với các quốc gia hạ lưu về lịch trình xả đập mà có thể gây lũ lụt.

Thế nhưng theo Reuters, thông tin liên quan được Trung Quốc công bố rất ít, các quốc gia hạ nguồn khó mà xoay sở cũng như khó đề kế hoạch ứng phó kịp thời.

Nay với hứa hẹn mới nhất của Trung Quốc, thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện  nói tiếp, Việt Nam và các nước cần yêu cầu  làm rõ nội hàm của hợp tác, tài nguyên nước, bền vững … là như thế nào.

Bởi nếu không, nhà nghiên cứu kết luận, các quốc gia tiểu vùng nói riêng rồi cũng chỉ nghe Trung Quốc lập tới lập lui những cụm từ sáo mòn đã nghe nhiều năm qua mà thôi.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/china-pledges-mekong-river-data-sharing-true-or-not-true-08252020192647.html

 

Việt Nam sẽ buộc Facebook, Google

tuân thủ pháp luật nước này

Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Việt Nam đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều luật quảng cáo, đặc biệt là với các hoạt động quảng cáo trên Facebook và Google.

Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin hôm 26 tháng 8 nói rõ, Bộ TT&TT đề xuất các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội có phát sinh doanh thu tại Việt Nam phải nộp thuế và tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam. Trong số đó, có luật về quảng cáo, luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Để quản lý, Bộ TT&TT yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thông báo thông tin liên hệ với bộ này khi cung cấp dịch vụ quảng cáo trên Facebook, Google. Việc báo cáo được thực hiện định kỳ 12 tháng/lần hoặc theo yêu cầu đột xuất của Cục Phát thanh, truyền hình & thông tin điện tử (Bộ TT&TT). Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ quảng cáo cũng phải tuân thủ quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Luật An ninh mạng.

Cũng theo dự thảo nghị định sửa đổi, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên internet có trách nhiệm phải kiểm tra nội dung sản phẩm quảng cáo, bảo đảm không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Quảng cáo.

Với người có nhu cầu quảng cáo, họ sẽ không được đăng, phát sản phẩm quảng cáo trên các nền tảng quảng cáo vi phạm pháp luật. Những người này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo khi ký kết hợp đồng với các nền tảng, dịch vụ xuyên biên giới.

Tại buổi làm việc do Bộ TT&TT tổ chức hôm 25 tháng 6 năm 2019 nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tuyên bố, doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đều phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Các nền tảng xuyên biên giới khi hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-ministry-of-info-n-communication-will-force-fb-google-to-comply-with-the-laws-of-vn-08262020082919.html

 

Chính phủ và Phát triển Khoa học – Công nghệ

ở Việt Nam

Minh Hải

Việt Nam (VN) chào đón thập kỷ mới 2020 với một thất bại: Giấc mơ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đã không thành hiện thực sau 20 năm ấp ủ.

Gần 45 năm kể từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với mặt hàng xuất khẩu chính vẫn là nông sản, khoáng sản thô, và hàng gia công.

Chúng ta chưa có sản phẩm công nghệ cao, các công ty khởi nghiệp (start-up) đa phần chỉ làm dịch vụ.

Thiết nghĩ nếu chúng ta thực sự mong muốn phát triển một nền Khoa học – Công nghệ (KHCN) tiên tiến thì đây là lúc cần nghiêm túc cân nhắc và lựa chọn những giải pháp hữu hiệu, thay vì chỉ hô hào những sáo ngữ như khởi nghiệp hay sáng tạo.

Đây là một đề tài lớn, cần sự hợp tác của nhiều chuyên gia. Trong phạm vi loạt bài viết này tôi chỉ nhấn mạnh vai trò quyết định của chính phủ trong xây dựng KHCN thông qua việc tạo điều kiện để doanh nghiệp kỹ nghệ phát triển và cạnh tranh lành mạnh, và đầu tư nghiên cứu đúng cách để nâng cao hiệu quả.

Chim én và Mùa xuân

Câu hỏi thường gặp khi nhắc đến nguồn nhân lực của VN là “Vì sao VN luôn đứng hàng đầu các cuộc thi Toán, Lý, Hóa quốc tế, mà KHCN chậm phát triển như vậy?”

Theo thói quen, người ta đổ lỗi do các nhân tài ấy bỏ xứ ra đi, ăn cháo đá bát. Khi Giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải Field, người người ồn ào lẫn thầm lặng mong giáo sư trở về phục vụ đất nước. Một dịp khác, cả cộng đồng mạng tranh cãi “Du học sinh nên ở hay về?” suốt nhiều tháng.

Tôi cho rằng, việc họ đi đâu ở đâu là quyền mưu cầu hạnh phúc của họ (dù nước ta có công nhận quyền ấy hay không), và chẳng ảnh hưởng gì nhiều đến sự phát triển KHCN ở tầm vĩ mô. Một con én không làm nên mùa Xuân.

Thực ra, một bầy én cũng không làm nên mùa Xuân, mà vì mùa Xuân đến nên én mới về. Nếu làng quê có nhiều công ăn việc làm và tiện nghi thì những người con xa xứ sẽ tự nguyện trở về sinh sống và phụng dưỡng cha mẹ già, chứ không phải các cụ dù muốn hay không vẫn phải khăn gói theo con cái lên thành thị như hiện nay. Dù các văn sĩ có luôn miệng ca ngợi cuộc sống ở làng quê bình yên chân chất nghĩa tình thế nào đi chăng nữa, sự nghèo khó và lạc hậu hàng ngày vẫn đẩy dòng người vào thành thị. Chim én có về mà mùa Xuân không đến thì én sẽ lại bay đi tìm nơi khác làm tổ.

Vậy làm sao để tạo nên mùa Xuân?

Vai trò của Chính phủ

Việc chính phủ can thiệp quá sâu vào nền kinh tế thông qua các doanh nghiệp nhà nước cồng kềnh rất dễ tạo nên tình trạng ì ạch, cạnh tranh kém công bằng, giết chết hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân tuy nhỏ nhưng nhạy bén hơn với thị trường.

Ngược lại, buông thả cho nền kinh tế tự vận hành bừa bãi sẽ dẫn đến tranh chấp, gian lận, vi phạm quyền lợi của người dân. Khoa học công nghệ (KHCN) cũng như tất cả khác khía cạnh khác của nền kinh tế cần sự điều tiết hợp lý và hiệu quả của chính phủ. Bằng những chính sách hợp lý, chính phủ có thể tạo nên một môi trường phát triển và cạnh tranh lành mạnh cho các công ty kỹ nghệ, đặc biệt các công ty mới và nhỏ; đầu tư nghiên cứu hiệu quả và có tính chiến lược giúp thúc đẩy nền kỹ nghệ chung, số lượng và trình độ của nhân công kỹ thuật cao. Đó là những tiền đề cần thiết để tạo nên một mùa Xuân về KHCN.

Tiêu chí cơ bản của chính phủ khi điều tiết kinh tế nói chung và KHCN nói riêng là đảm bảo tính công bằng.

Một sân chơi công bằng, cạnh tranh lành mạnh là nền tảng cơ bản để tận dụng khả năng của mọi người; bất công sẽ gây ra độc quyền và bóp nghẹt sự sáng tạo. Điều đó đòi hỏi sự minh bạch trong các chính sách của chính phủ, trong quy trình duyệt và cấp kinh phí cho các dự án công. Sau cùng, cần có những chiến lực đầu tư một số dự án trọng yếu giúp tạo đà cho sự phát triển KHCN của đất nước.

Luật Sở hữu trí tuệ

Mãi đến giữa thập kỷ đầu của thế kỷ 21, năm 2005, Việt Nam mới ban hành Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho phép cá nhân và doanh nghiệp đăng ký sản phẩm trí tuệ dưới hình thức bản quyền, thương hiệu và bằng sáng chế.

Tuy nhiên, một trí thức bình thường (chứ chưa nói đến luật sư) đọc lướt qua sẽ thấy ngay luật này sơ sài tới mức nào. Chuyện kiện tụng tranh chấp về sở hữu trí tuệ càng không xảy ra, không phải vì không hề có tranh chấp hay vi phạm mà vì hệ thống tòa án của chúng ta gần như vô dụng.

Hậu quả của sự yếu kém của Luật SHTT này như thế nào?

Luật SHTT lỏng lẻo dẫn đến nền kinh tế “mì ăn liền” dựa vào dịch vụ hơn là sản phẩm trí tuệ.

Khoảng 15 năm trước khi máy vi tính phổ biến nhanh đến chóng mặt ở VN, một anh bạn rủ tôi viết phần mềm.

Chúng tôi suy đi tính lại, thấy không khả thi. Ở VN không thể kiếm sống bằng viết phần mềm được, và điều đó đúng mãi đến ngày hôm nay.

Hãy nhìn Từ điển Lạc Việt. Ở một nước dân số đông và trẻ, đồng thời phong trào học tiếng Anh rất mạnh mẽ, thì một phần mềm từ điển phổ biến như Lạc Việt lẽ ra sẽ đủ biến công ty cổ phần Lạc Việt thành một tập đoàn phần mềm hùng mạnh như FPT, chứ không phải chỉ 500 nhân viên như hiện nay.

Nguyên nhân vì sao thì ai cũng rõ rồi: Phần mềm từ điển được bán rộng rãi ở các tiệm đĩa với giá 8000đ (giá năm 2005), và công ty Lạc Việt không nhận được xu nào cả. Công ty Lạc Việt, cũng như đa số các công ty phần mềm khác như BKAV hay cả FPT, đều sống sót dựa vào dịch vụ gia công phần mềm. Trong khi đó ở trời Tây, Microsoft bành trướng khắp thế giới nhờ bán phần mềm Windows và MS Office.

Đa số người dân VN, từ cấp quản lý đến dân thường, lề phải lẫn lề trái, đều né tránh vấn đề sở hữu trí tuệ. Họ lập luận rằng dân ta còn nghèo, tiền đâu mà cung phụng cho tụi tư bản (mà quên rằng ông bà ta dạy “Nghèo cho sạch, rách cho thơm”), thực ra là biện minh cho bàn tay lỡ nhúng chàm của họ.

Ít ai nhận thấy rằng chính sự thiếu thốn của luật SHTT đã dẫn tới sự nghèo nàn trong nền kỹ nghệ và cuộc sống của chúng ta hiện nay, dù được bù đắp phần lớn bởi sản phẩm nước ngoài. Vì chúng ta không mua phần mềm nên lập trình viên Việt chủ yếu gia công phần mềm cho công ty nước ngoài, hoặc thiết kế web. Làm sao chúng ta dám sáng tạo, đặc biệt ở lĩnh vực KHCN sự sáng tạo rất tốn kém, khi sản phẩm trí tuệ luôn có nguy cơ bị đánh cắp một cách ngang nhiên?

Sẽ là một thiếu sót to lớn nếu chúng ta nói đến việc xây dựng “Thung lũng Silicon” ở VN mà không nhắc đến việc cải thiện luật SHTT, vốn là nền tảng cho sự vận hành của thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ. Có thể nói, luật SHTT chặt chẽ của Mỹ là một nhân tố lớn thu hút các chuyên gia KHCN trên thế giới. Điển hình là Giáo sư Shuji Nakamura người Nhật Bản, giải Nobel Vật Lý năm 2014, nhấn mạnh rằng một nguyên nhân lớn khiến ông rời bỏ Nhật sang Mỹ là ở luật SHTT còn thiếu chặt chẽ của Nhật (so với Mỹ).

Một thí dụ nữa minh họa cho tác dụng to lớn của luật SHTT chặt chẽ của Mỹ trong việc thúc đẩy nền kỹ nghệ của họ: Năm 1995, Apple đã thoát cảnh phá sản và “hóa rồng” như ngày nay nhờ vào vụ kiện với Intel và Microsoft về bằng sáng chế kỹ thuật xử lý video.

Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển khác có một loại hình kinh doanh, có thể nói là nền tảng cho các công ty công nghệ mới, gọi là IP business (IP: Intellectual Properties, sở hữu trí tuệ).

Các công ty công nghệ mới, thường nhỏ và ít vốn, không thể tạo sản phẩm cạnh tranh nổi với các tập đoàn lớn. Cách làm của họ là sử dụng đội ngũ nhân viên trẻ và tài năng cùng phát triển một ý tưởng mới, và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ. Họ tồn tại, mở rộng kinh doanh, hoặc gia nhập vào các tập đoàn lớn, là nhờ vào số bằng sáng chế đó.

Những cá nhân và công ty có ý tưởng sản phẩm mới và chất lượng đều đổ dồn vào những quốc gia có luật pháp chặt chẽ để sản phẩm trí tuệ, và miếng cơm, của họ được bảo vệ. (Ngược lại, hàng hóa dịch vụ dỏm thường tìm sang các nền luật pháp yếu kém để tránh bị buộc phải bồi thường cho nạn nhân.)

Nếu không có luật sở hữu trí tuệ công bằng, minh bạch và thực thi hiệu quả thì sẽ không bao giờ có Thung lũng Silicon, dù ở Mỹ hay Việt Nam.

Bài viết trình bày quan điểm riêng của tác giả, một nhà nghiên cứu điện toán từ Boston, Hoa Kỳ.

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53920089

 

Điểm tin trong nước sáng 26/8:

15 ca nguy cơ tử vong cao; Bản đồ Việt Nam

 không có Hoàng Sa, Trường Sa ‘lọt’ vào hội thảo

Tâm Tuệ

Mục Điểm tin trong nước sáng thứ Tư (26/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

15 ca nguy cơ tử vong cao

Tin cập nhật lúc 6h ngày 26/8 từ Bộ Y tế, sáng nay ngày 26/8 không có ca mắc virus viêm phổi Vũ Hán mới nào được ghi nhận, 592 bệnh nhân đã khỏi bệnh.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết, hiện trong số các bệnh nhân Covid-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế có 30 trường hợp tiên lượng nặng. Trong số này có 15 bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao.

Hôm qua (25/8), Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Vũ Hán cho biết Đà Nẵng ghi nhận thêm 7 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm tại Việt Nam lên 1.029 ca.

Bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa ‘lọt’ vào hội thảo

VTC đưa tin, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện của tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2020. Tại hội thảo “Phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam” tổ chức ở Hà Nội sáng 25/8, ban tổ chức đã chia sẻ tài liệu có bản đồ Việt Nam song không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Cùng ngày báo Tuổi Trẻ đưa tin, tại hội thảo, Bà Ngụy Thị Khanh – giám đốc Trung tâm phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), đã thông báo “có sai sót ở tài liệu truyền thông khi sử dụng bản đồ cũ” và xin lỗi đại biểu để thu hồi tài liệu.

Cũng trong chiều cùng ngày, ban tổ chức chương trình đã chính thức xin lỗi về ‘sự cố’ này.

Tuần lễ Năng lượng tái tạo Việt Nam 2020 do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam cùng Liên hiệp Các hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam và các đối tác tổ chức.

Thanh Hoá: Châu chấu lưng vàng xuất hiện dày đặc vùng biên

Báo VnExpress dẫn tin từ chính quyền huyện Quan Sơn, đàn châu chấu xuất hiện vào cuối tháng 7, tập trung ở hai xã Tam Thanh và Na Mèo. Ở xã Tam Thanh, nơi có đường vành đai biên giới tiếp giáp với Lào, châu chấu bám dày đặc trên cây.

Đàn châu chấu tập trung ở hai xã Tam Thanh và Na Mèo với mật độ từ 600-2.000 con trưởng thành trên mỗi bụi cây. Mỗi khi đậu xuống cánh rừng tre, luồng hay vầu, nứa, những con chấu chấu này sẽ ăn từ 25% đến 90% lá cây.

Hiện việc tiêu diệt châu chấu chủ yếu dựa vào biện pháp thủ công nên hiệu quả không cao, do chúng liên tục di chuyển.

TP.HCM cảnh báo về dịch bệnh Chikungunyađang bùng phát tại Campuchia

Truyền thông trong nước đưa tin, hôm 25/8, giới chức TP.HCM đã phát đi cảnh báo về dịch bệnh Chikungunya đang hoành hành tại nước láng giềng Campuchia với hơn 1.700 ca mắc.

Dịch Chikungunya là bệnh nhiễm do muỗi vằn gây ra. Người mắc có các triệu chứng giống với bệnh sốt xuất huyết như sốt cao đột ngột, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, buồn nôn…

Vì nguyên nhân truyền bệnh do muỗi cho nên cách phòng ngừa dịch Chikungunya là không tạo điều kiện cho muỗi sinh sống và đốt.

Hơn 4.000 người tử vong vì tai nạn giao thông trong 8 tháng

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hôm 25/8 công bố thống kê cho thấy tám tháng của năm 2020 (tính từ ngày 15/12/2019 đến 14/8/2020), toàn quốc xảy ra 9.170 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.342 người, bị thương 6.727 người.

So với 8 tháng đầu năm 2019, số vụ TNGT giảm 2.161 vụ (giảm 19,07%), số người chết giảm 754 người (giảm 14,8%), số người bị thương giảm 1.860 người (giảm 21,66%).

Trong số đó, đường bộ xảy ra 5.153 vụ tai nạn giao thông, làm chết 4.244 người, bị thương 2.730 người; Đường sắt xảy ra 66 vụ, làm chết 53 người, bị thương 15 người; Đường thuỷ xảy ra 5 vụ, làm chết 3 người, bị thương 1 người; Và hàng hải xảy ra 2 vụ, làm chết 1 người, không có người bị thương.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-26-8-15-ca-nhiem-nguy-co-tu-vong-cao-ban-do-viet-nam-khong-co-hoang-sa-truong-sa-lot-vao-hoi-thao.html

 

Điểm tin trong nước tối 26/8: Đẩy đuổi tàu cá

Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam;

Điểm thi tăng từ 0,5 lên 9,75 sau phúc khảo

Mạnh Đức

Mục điểm tin trong nước tối ngày 26/8 của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

Vây bắt đường dây làm giả giấy tờ

Bắt giữ hơn 10 tấn bánh kẹo, trà sữa không rõ nguồn gốc phục vụ Trung thu

Đề nghị điều tra vụ dân quân xã giết nhiều mèo rừng quý hiếm

Quảng Trị: Xuất hiện hàng loạt hố sụt lún trong vườn nhà dân

Đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

Việt Nam lần thứ 2 phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa trong 2 tháng

Điểm thi tăng từ 0,5 lên 9,75 sau khi phúc khảo

Cách ly 15 nhân viên sân bay Nội Bài do 2 khách đi Hàn Quốc dương tính với SARS-CoV-2

Bệnh nhân thứ 28 mắc Covid-19 tử vong sau 3 lần âm tính

Và sau đây là nội dung chi tiết

Vây bắt đường dây làm giả giấy tờ

(VnExpress) – Tối 25/8, Phòng 6 Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) phối hợp Phân Viện khoa học Hình sự, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2… đồng loạt khám xét 7 địa điểm, bắt hơn 20 người làm giả sổ đỏ, thẻ nhà báo, biển số xe, bằng lái…

Động thái này được C02 đưa ra sau 5 tháng theo dõi, phát hiện các “xưởng” sản xuất giấy tờ giả được đánh giá là có quy mô cực lớn. Đường dây này liên tục thay đổi địa điểm, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại.

C02 đang mở rộng điều tra vụ án.

Bắt giữ hơn 10 tấn bánh kẹo, trà sữa không rõ nguồn gốc phục vụ Trung thu

(Tuổi Trẻ) – Ngày 26/8, Đội 4, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP. Hà Nội phối hợp Đội quản lý thị trường số 13, Cục Quản lý thị trường Hà Nội bắt giữ hơn 10 tấn bánh kẹo, trà sữa phục vụ Trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ chuẩn bị phục vụ thị trường dịp Tết Trung thu.

Theo cơ quan chức năng, số bánh kẹo, trà sữa này không có bất cứ giấy tờ của cơ quan quản lý chuyên ngành nào chứng minh đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hay nguồn gốc, xuất xứ.

Thời điểm bị bắt giữ, lái xe khai nhận vận chuyển số hàng này từ Lào Cai về Hà Nội để tiêu thụ cho các cửa hàng tại Hà Nội. Hiện chủ hàng vẫn chưa xuất trình được bất cứ giấy tờ gì liên quan đến số bánh kẹo trên.

Đề nghị điều tra vụ dân quân xã giết nhiều mèo rừng quý hiếm

(Thanh Niên) – Sáng nay, 26/8, thông tin từ ENV cho biết, Phó giám đốc ENV Bùi Thị Hà đã ký công văn gửi Công an H.Cái Bè (Tiền Giang), đề nghị cơ quan này điều tra, xử lý hành vi của ông Huỳnh Hữu Cường (trú tại xã Tân Thanh, H.Cái Bè) về hành vi giết hại động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm và đăng tải nhiều ảnh trên trang Facebook cá nhân.

Trước đó, tổng đài 18001522 của ENV đã tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi, tin báo của người dân thông báo về hành vi giết hại động vật hoang dã của ông Cường, cho thấy người dân rất bức xúc, phẫn nộ về những hình ảnh phản cảm ông Cường đăng trên Facebook.

Sau khi vào cuộc xác minh, ENV khẳng định, cá thể động vật hoang dã bị giết hại đăng trên Facebook cá nhân của ông Cường là mèo rừng, một loài thuộc nhóm động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, quy định tại Nghị định 06/2019 của Chính phủ.

Đáng lưu ý, đây không phải lần đầu tiên ông Cường giết hại động vật hoang dã. Trước đó, ngày 20/11/2018, trên trang Facebook cá nhân, người này cũng đăng tải nhiều hình ảnh giết hại mèo rừng.

Quảng Trị: Hàng loạt hố sụt xuất hiện trong vườn nhà dân

(Tuổi Trẻ) – Nhiều hộ dân ở Quảng Trị đang lo lắng vì trong vườn nhà bỗng nhiên xuất hiện hàng chục hố sụt.

Cụ thể, vườn nhà ông Nguyễn Hy (61 tuổi, trú thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận) là nơi có nhiều hố sụt nhất với 16  hố. Ông Hy nói những hố này bắt đầu xuất hiện cách đây khoảng 5 tháng. Ban đầu hố có đường kính khoảng 1m, sâu 0,6m, sau đó mở rộng ra, đến nay đường kính lên tới 3m.

Khoảng hai tháng trở lại đây, các hố xuất hiện hàng loạt với kích thước lớn dần khiến gia đình ông vô cùng lo lắng.

Vườn nhà ông Nguyễn Tuấn Anh (62 tuổi, cùng thôn) cũng xảy ra tình trạng sụt lún tương tự. Theo ông Anh, đây là lần đầu tiên xuất hiện tình trạng hố sụt lún tại địa bàn. Hiện chính quyền địa phương chỉ biết khuyến cáo người dân hạn chế tiếp cận các hố sụt để đảm bảo an toàn.

Đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam

(Thanh Niên) – Ngày 26/8, Chi cục Thủy sản Quảng Trị (thuộc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị) cho biết vào sáng 25/8, trong lúc đang thực hiện kế hoạch tuần tra chung giữa Chi cục Thủy sản và Đồn Biên phòng Cửa Tùng, lực lượng chức năng trên tàu kiểm ngư VN 0099KN nhận được tin báo của Đồn Biên phòng Cồn Cỏ phát hiện có một tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt thủy sản trái phép tại vùng biển Quảng Trị, vị trí cách đảo Cồn Cỏ khoảng 7 hải lý về hướng Đông Nam.

Lập tức, tàu kiểm ngư VN 0099KN cơ động cùng biên phòng Cồn Cỏ tiến hành truy đuổi. Đến 14 giờ 30 phút cùng ngày, tàu kiểm ngư VN 0099KN đã tiếp cận được tàu cá Trung Quốc mang số hiệu Quỳnh Đam 05086 gồm 4 thuyền viên, do ông Lý Vũ Tài ở tại đảo Hải Nam làm thuyền trưởng.

Lực lượng chức năng đã kiểm tra hành chính, lập biên bản vi phạm hành chính và đẩy đuổi tàu cá Trung Quốc này ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.

Việt Nam lần thứ 2 phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa trong 2 tháng

(Thanh Niên) – Ngày 26/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự tại vùng biển phía bắc đông bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:

“Việc Trung Quốc liên tiếp tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

“Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, huỷ bỏ và không tái diễn vi phạm tương tự”, bà Hằng nhấn mạnh.

Trước đó, tối 21/8, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) phát đi thông báo cho biết Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông từ ngày 24 đến ngày 29/8, với khu diễn ra tập trận rộng khoảng gần 49.000 km2, yêu cầu tàu bè không đi vào khu vực nói trên trong thời gian diễn ra tập trận. Đây là cuộc tập trận thứ 2 tại khu vực Biển Đông từ đầu tháng 7 đến nay.

Điểm thi tăng từ 0,5 lên 9,75 sau khi phúc khảo

(VnExpress) – Điểm Toán của thí sinh Mai Chiến Thắng, trường THCS Tích Lương, tăng từ 0,5 lên 9,75 sau phúc khảo, khiến em từ trượt thành đỗ lớp 10.

Giải thích về trường hợp này, đại diện phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên) cho rằng đây là “sai sót không đáng có”. “Cán bộ chấm thi viết ẩu khiến phần đuôi số 9 ngược lên như số 0 và dấu phẩy. Hai bộ phận nhập điểm độc lập chỉ nhìn vào phần điểm bằng số mà không đọc sang phần điểm viết bằng chữ nên nhập thành 0,5”, chuyên viên này nói.

Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên cũng đang làm báo cáo gửi UBND tỉnh, đồng thời xem xét trách nhiệm của các bên liên quan và rút kinh nghiệm.

Cách ly 15 nhân viên sân bay Nội Bài do 2 khách đi Hàn Quốc dương tính với SARS-CoV-2

(Thanh Niên) – Hai hành khách N.N.C (24 tuổi, thường trú tại Hà Nam) và H.T.T.A (22 tuổi, thường trú tại Hải Phòng) đi chuyến bay VN416, chặng bay Hà Nội – Incheon (Seoul, Hàn Quốc) cất cánh lúc 20 giờ 35 ngày 20/8.

Trong đó, hành khách N.N.C ngồi ghế 24G và hành khách H.T.T.A ngồi ghế 42E trên máy bay. Khi nhập cảnh Hàn Quốc, 2 hành khách này được xét nghiệm Realtime PCR, kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.

Qua xác định 15 nhân viên phục vụ chuyến bay, an ninh hàng không, công an cửa khẩu… có tiếp xúc gần với 2 hành khách N.N.C và H.T.T.A. Các nhân viên này đã được cho nghỉ làm, cách ly tại nhà 14 ngày theo quy định.

Hành khách H.T.T.A là du học sinh tại Hàn Quốc, Sở Y tế Hải Phòng đã ra thông báo khẩn tìm kiếm những người đã đến nhà du học sinh này, sau khi được phía Hàn Quốc xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Đến nay, cơ quan chức năng TP.Hải Phòng đã điều tra được 25 F1 và 197 F2 của H.T.T.A để thực hiện cách ly y tế. Kết quả xét nghiệm lần đầu của 25 F1 đã cho kết quả âm tính.

Bệnh nhân thứ 28 mắc Covid-19 tử vong sau 3 lần âm tính

(CAND) – Chiều 26/8, Việt Nam tiếp tục ghi nhận ca bệnh COVID-19 tử vong thứ 2 trong ngày. Đó là bệnh nhân 453, ở Đà Nẵng, bị suy thận mạn giai đoạn cuối, mắc Covid-19, đã có 3 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 453, nữ, SN 1964, trú tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng;  có tiền sử tăng huyết áp, suy thận mạn giai đoạn cuối, chạy thận chu kỳ, tai biến mạch máu não.

Sau khi mắc Covid-19, bệnh nhân tăng nặng nhanh. Bệnh nhân được chuyển đến điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang và thở máy 1 tháng liên tục. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân đã được xét nghiệm âm tính 3 lần với SARS-CoV-2 vào ngày 19/8, 21/8, 23/8.

Trung Quốc cấm tàu cá hoạt động ở Hoàng Sa để tập trận trái phép

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-26-8-day-duoi-tau-ca-trung-quoc-xam-pham-lanh-hai-viet-nam-diem-thi-tang-tu-05-len-975-sau-phuc-khao.html