Về sự bất thường của những nhân vật trong truyện Kiều
Hầu như chúng ta ai cũng đã đọc truyện Kiều, thương xót cho thân phận một cô gái khuê các bị rơi vào lầu xanh vì chữ hiếu. Nhưng có lẽ chúng ta ít ai tìm hiểu sâu xa về các nhân vật trong truyện Kiều.
Hôm nay chúng tôi thử làm cái việc mà có thể bị những người tôn thờ Truyện Kiều cho là “bới bèo ra bọ”. Nhưng khi một cuốn sách được coi là đại tác phẩm thì cuốn sách đó phải chịu đựng được mọi cuộc thử lửa. Trong bài ngắn này, chúng tôi cũng chỉ muốn xem xét một số nhân vật quan trọng với những bất thường của họ.
(Tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ)
Trước hết, chúng tôi nhận xét hai nhân vật chính là Thúy Kiều và Kim Trọng. Sau đó chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm một vài nhân vật phụ.
Thúy Kiều
Về Thúy Kiều, Nguyễn Du đã tả như sau:
Như vậy, chúng ta biết rằng Thúy Kiều đẹp, thông minh và tài hoa. Theo quan niệm của cổ nhân, người đã đẹp lại có nhiều tài tất sẽ bị trời đất ghen, đầy đọa cho bõ ghét. Thúy Kiều vừa đẹp lại vừa tài hoa làm sao thoát khỏi kiếp đoạn trường. Có những điềm hoặc lời nói báo trước cho Kiều biết đời nàng sẽ nhiều gian truân. Năm nàng còn thơ ngây, một thầy tướng đã đoán :
Rồi sau khi dự hội Ðạp Thanh, nàng lại mơ thấy Ðạm Tiên cho biết nàng “cùng hội cùng thuyền” với Ðạm, nghĩa là cũng sẽ trở thành một kỹ nữ :
Những điềm báo trước và những lời nói ấy đã ảnh hưởng tới tâm lý của nàng rất nhiều. Lúc nào nàng cũng nghĩ rằng đời mình sẽ chẳng ra gì. Sau khi mơ thấy Ðạm Tiên, nàng đã:
Khi thấy Kim Trọng thuộc loại “chẳng sân ngọc bội, cũng phường kim môn”, nàng đã tự so sánh:
hoặc:
Nỗi buồn rầu và lo lắng cho tương lai đã ảnh hưởng tới tiếng đàn của Kiều. Chính Kim Trọng đã nhận xét:
Sau này, Hồ Tôn Hiến cũng phải thắc mắc:
Tiếng đàn bạc mệnh ấy chỉ hết buồn thảm khi nàng đã trải qua mười lăm năm luân lạc và đã được gặp lại gia đình, tái hồi cùng chàng Kim.
Ngoài tâm trạng đau buồn và bất an của Kiều, nhìn chung, nàng là một người tốt, có hiếu với cha mẹ, thủy chung với người tình. Nhưng trong cuộc đời luân lạc của nàng, người ta cũng nhận thấy có những lúc nàng xử sự không đúng hoặc tự mâu thuẫn. Khi mới gặp Từ Hải, nàng đã khen Từ như sau:
Nghĩa là nàng đoán Từ sẽ có ngày lên ngôi vua. Vậy mà khi Hồ Tôn Hiến dụ hàng, nàng đã khuyên Từ với lời lẽ khinh miệt:
Nàng đã coi Từ như một tướng giặc, không còn là một đấng anh hùng làm nên sự nghiệp đế vương nữa. Thật ra, Hoàng Sào cũng không phải là một tướng giặc tầm thường. Họ Hoàng muốn cướp ngôi nhà Ðường, chiêu binh mãi mã nổi lên, đã chiếm được Trường An, nhưng rồi bị thất bại. Cái lệ ở đời là “được làm vua, thua làm giặc”. Rõ ràng là Thúy Kiều đã tiền hậu bất nhất. Vì lời khuyên của nàng Từ đã bị họ Hồ phản bội và chết đứng giữa trận tiền.
Khi Kiều báo ân trả oán, người ta cũng nhận thấy có nhiếu điểm vô lý, thiếu sót. Có hai người đã giúp đỡ nàng khi nàng bị hành hạ, nàng chỉ trả ơn có một người. Ðó là Mã Kiều và mụ quản gia trong nhà Hoạn bà. Nàng đã quên Mã Kiều, chỉ nhớ có mụ quản gia. Thật ra, Mã Kiều mới đáng được trả ơn.
(Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai)
Khi Kiều mắc lận Sở Khanh, bị Tú Bà bắt về đánh đập rất tàn nhẫn:
Sau khi Kiều van xin và hứa hẹn: “Chút lòng trinh bạch từ sau cũng chừa”, Tú Bà mới nguôi và đòi phải có người bảo lĩnh. Mã Kiều vì thương Thúy Kiêu nên đã đứng ra bảo lĩnh:
Còn về mụ quản gia, chỉ sau khi Kiều bị mẹ Hoạn Thư đánh đòn phủ đầu và bắt làm thị tì, mụ mới tỏ lòng xót thương, rồi khuyên:
Có người cho rằng cả Mã Kiều lẫn mụ quản gia đều chỉ là “cò mồi”, làm nhiệm vụ được chủ giao phó, không thật sự có lòng thương xót Kiều. Nếu đúng như vậy, tại sao Kiều chỉ nhớ ơn mụ quản gia mà quên Mã Kiều?
Kim Trọng
Nhân vật thứ hai chúng tôi muốn nói tới là Kim Trọng. Tác giả tả chàng Kim như sau:
và:
Đó nghĩa là Kim Trọng rất đẹp trai, tính tình hào hoa và lịch sự. Nhưng có thật Kim Trọng “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như tác giả tả không? Chúng ta đọc đoạn thơ sau đây để có thể xác định rõ hơn:
Khi Kim Trọng đã phải “giơ tay với lấy” tức là chàng đã thò tay sang nhà hàng xóm để lấy kim thoa, vì kim thoa mắc trên cành đào trong vườn nhà Thúy Kiều, hơi xa hàng rào. Xuân Phúc, trong cuốn “KIM-VÂN-KIỀU” (nhà xuất bản Thanh Long ở Bruxelles, Bỉ, năm 1986) dịch sang chữ Pháp như sau: “Etendant le bras, il prit l’objet et le ramenant chez lui.” Còn giáo sư Huỳnh Sanh Thông dịch sang Anh ngữ là: “He reached for it and took it home.” (The Tale Of Kiều, trang 17). Như vậy, rõ ràng Kim Trọng thò tay sâu vào nhà hàng xóm để lấy kim thoa. Thế mà hôm sau chàng lại nói với Kiều:
“Bắt được hư không” có nghĩa là tình cờ mà nhặt được chứ không phải với tay sang nhà người ta mà lấy trộm. Ðã ăn cắp đồ lại nói dối nữa, có phải là tư cách của một người “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa” không? Cách đây khoảng nửa thế kỷ, tôi dạy một lớp đệ Tam C, một nam sinh đã nói đùa: “Chàng Kim con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi, chỉ có tội ăn cắp vặt thôi.”
Thúc Sinh
Nhân vật thứ ba chúng tôi nói tới là Thúc Sinh. Tác giả tả chàng Thúc như sau:
Thúc vừa là nhà buôn giàu vừa còn đi học. Có lẽ Thúc ông giàu lắm nên con trai mới được làm rể một quan Lại bộ và chàng Thúc mới có lối ăn chơi hoang phí:
Thúc là con nhà giàu, ham chơi hơn ham học nên lúc nào cũng chỉ là sinh viên. Trong khi đó, Kim Trọng và Vương Quan đều đỗ đạt, ra làm quan. Một sự tình cờ là mười mấy năm sau Kim Trọng được làm quan ở Lâm Truy. Thúy Vân bỗng mơ thấy Kiều, kể lại cho chồng nghe. Chàng Kim bèn mở cuộc điều tra. Viên lại già họ Ðô chỉ biết có một phần câu chuyện nên đề nghị quan hỏi “Thúc sinh viên”. Như vậy, đi học (sinh viên) là một nghề của Thúc, không phải là một phương tiện để tiến thân như mọi người.
Thúy Kiều chờ Thúc Sinh về nhà sắp xếp, nhưng Thúc Sinh lại không nghe lời Kiều để công khai chuyện muốn nhận vợ bé. (Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai)
Về tính tình, Thúc cũng không phải là người tốt. Khi dụ Kiều trốn khỏi thanh lâu, Thúc đã mạnh bạo hứa hẹn:
Vậy mà khi Kiều bị Hoạn Thư bắt về Vô Tích để hành hạ, Thúc không dám công khai bênh vực nàng, chỉ “khôn ngăn giọt ngọc, sụt sùi nhỏ sa”. Khi bị vợ hạch hỏi tại sao khóc lại nói dối là nhớ thương mẹ mới chết. Hình như, ngoài tiền bạc, chàng Thúc còn nhiều nước mắt nữa. Khi Kiều bị quan Phủ đánh đòn, chàng cũng chỉ biết khóc mà thôi. Chưa có người đàn ông nhiều nước mắt như chàng.
Sau này, khi biết không còn hy vọng sống với Kiều nữa, chàng nhẫn tâm đuổi khéo nàng:
và:
Kiều không còn lối nào thoát nên đành phải trốn đi:
Sư Giác Duyên
Nhân vật thứ tư chúng tôi muốn nhận xét là sư Giác Duyên. Về vị sư này, chúng tôi cũng có một vài thắc mắc. Trước hết, chúng tôi nghĩ rằng bà là một nhà tu vô trách nhiệm. Trước khi trốn khỏi nhà Hoạn Thư, Kiều đã ăn cắp chuông vàng, khánh bạc để phòng thân. Nàng may mắn được gặp sư trụ trì chùa “Chiêu Ẩn Am” là Giác Duyên tiếp đón nồng hậu. Nàng liền trao cho sư những bảo vật đó. Sư không thắc mắc gì nhiều, cho nàng được trú chân trong chùa. Sư còn tỏ vẻ quý mến nàng vì thấy nàng thông tuệ khác thường. Cho đến một ngày, có một người “đàn việt” nhận ra nguồn gốc của chuông vàng khánh bạc thì sư hốt hoảng hỏi Kiều:
Sau đó, sư tìm cách đuổi Kiều ra khỏi chùa. Sư giao nàng cho một mụ chuyên môn buôn người không thua gì Tú Bà. Ðuổi Kiều xong, sư phủi tay, không còn nhớ đến nàng nữa. Mãi đến khi nàng trả ân, báo oán, cho rước mời sư tham dự sư mới gặp lại nàng. Trong thời gian đó, nàng đã bị Bạc Bà ép lấy Bạc Hạnh rồi đưa nàng sang châu Thai bán cho lầu xanh. Tu hành như vậy mà cuối cùng Giác Duyên cũng đắc đạo, “mây bay, hạc lánh”, cũng “hái thuốc phương xa” thì kể cũng lạ.
Ngoài tinh thần vô trách nhiệm của Giác Duyên, chúng tôi còn thấy tình cảm của nhà sư vẫn chưa thoát khỏi phàm tục. Khi biết chuông vàng khánh bạc do Kiều mang tới là bảo vật của nhà họ Hoạn, sư hốt hoảng, lo sợ, không bình tĩnh như người đã tu hành lâu năm. Ðã thí phát đi tu thì việc đời còn có gì đáng lo sợ nữa đâu.
Hồ Tôn Hiến
Cuối cùng, chúng tôi xin nói qua về Hồ Tôn Hiến, một quan Tổng đốc trọng thần của nhà Minh.
Hãy xin bỏ qua chuyện lừa gạt của họ Hồ trong vụ đầu hàng của Từ Hải, vì việc quân ngoài chiến trường có thể tùy cơ mà ứng biến, dù theo sử nhà Minh, họ Hồ bị các quan trong triều phản đối chuyện giết người đã đầu hàng. Chúng tôi chỉ muốn đề cập tới chuyện Hồ đối xử với Kiều. Nhờ Kiều, Hồ đã giết được Từ Hải, nên đã tỏ lòng biết ơn, nói với nàng rằng:
Lúc đó, Kiều chỉ xin chôn cất Từ một cách đàng hoàng. Nhưng về sau này, trong tiệc “hạ công”, Hồ nửa tỉnh nửa say ép nàng tấu đàn:
Trong cơn “ngây vì tình”, Hồ ngỏ ý muốn nạp Kiều làm thiếp, nhưng nàng từ chối:
Có lẽ vì lời từ chối đó nên khi tỉnh rượu Hồ đã để tâm thù, nghĩ rằng mình là “phương diện quốc gia” đâu phải phường trăng gió. Ðáng lẽ, nếu là một quân tử, Hồ phải cho Kiều về với gia đình. Nhưng ông là người tiểu tâm nên gả nàng cho một thổ quan, vừa chứng tỏ mình không có tình ý gì với nàng vừa muốn đầy đọa nàng cho bõ ghét. Ðường đường là một “quan tổng đốc trọng thần”, “kinh luân gồm tài” mà đối xử với một cô gái chân yếu tay mềm như vậy kể cũng là tiểu nhân.
Theo Dư Hoài trong “Ngu Sơ Tân chí”, ba nhân vật Hồ Tôn Hiến, Từ Hải và Thúy Kiều có thật. Từ Hải, hiệu là Minh Sơn, đã từng đi học, nhưng thi mấy khóa không đỗ, quay ra đi buôn, trở nên giầu có. Nhưng theo Phạm Quỳnh, Từ Hải đã từng đi tu, có đạo hiệu là Minh Sơn. Từ là người phóng khoáng, hào sảng, thích giao du với giới giang hồ, hiệp khách. Còn Thúy Kiều là một kỹ nữ, người Lâm Truy. Khi nàng nhảy xuống sông Tiền Ðường bị chết chìm, không được cứu sống như trong truyện.
Hoạn Thư và Thúy Vân
Sau khi nhận xét qua một số nhân vật, chúng tôi thấy trong Truyện Kiều, chỉ có Hoạn Thư và Thúy Vân là những người có những hành động hợp lý và đáng khen nhất.
Hoạn Thư không đánh ghen một cách ồn ào, mù quáng và tàn ác như nhiều người lầm tưởng. Chúng tôi đã có một bài riêng để minh oan cho Hoạn Thư về chuyện đánh ghen nên trong bài này chỉ xin nói vắn tắt.
Hoạn Thư sẵn sàng chấp nhận chồng có vợ nhỏ, miễn chàng Thúc phải thông báo cho đúng phép tắc. Nàng đã ướm lời trước để chồng thú nhận, nhưng Thúc ngu dốt tưởng giấu được vợ nên làm lơ:
Nếu là người khôn, Thúc đã nhân cơ hội này mà thú thật, chắc Hoạn Thư cũng phải tha thứ và chấp nhận. Nhưng Thúc lại tưởng Hoạn không biết chuyện mình có vợ nhỏ nên đã bỏ lỡ cơ hội.
Thúy Kiều hầu rượu cho Thúc Sinh và Hoạn Thư. (Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai)
Sau khi sai Khuyển Ưng bắt cóc Kiều về, Hoạn cũng tỏ ra có cảm tình với Kiều. Nàng chỉ hành hạ Kiều để dằn mặt chồng cho bõ tức. Khi đã hả cơn giận, nàng cho Kiều ra Quan Âm Các để tu. Không những thế, nàng còn khen Kiều viết chữ đẹp:
Như vậy, Hoạn Thư là người có lòng nhân từ. Nàng không đánh đập, đầy đọa Kiều như nhiều người đàn bà khác đánh ghen. Nàng cũng không cho người truy lùng, bắt Kiều lại khi Kiều ăn cắp chuông vàng khánh bạc trốn đi. Vì thế, sau này, trong cuộc báo ân trả oán, Kiều đã phải tha Hoạn Thư dù coi Hoạn là “chính danh thủ phạm”.
Cuối cùng, chúng tôi xin nói tới Thúy Vân. Có người cho rằng Vân đã giả dối khi nhường lại Kim Trọng cho chị trong bữa tiệc đoàn viên. Chúng ta thử đọc lại đoạn văn đó để xét tình ý của Thúy Vân xem như thế nào?
Thúy Vân đã rất thành thật khi đề nghị Kim Trọng và Thúy Kiều nối lại tình xưa, với những lý do sau đây:
1. Nàng chỉ là một người đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó. Sau khi bán mình để lấy tiền chuộc cha và em ra khỏi lao tù, Kiều nhớ đến mối tình của Kim Trọng nên đã năn nỉ Thúy Vân thay mình mà trả nghĩa cho tình lang:
Thúy Vân là người phúc hậu, hiền lành (khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang) nên khi đã nhận lời giúp chị thì cố gắng làm tròn bổn phận. Thật ra, trong cuộc gia biến ấy, mọi người phải cố gắng góp sức giải quyết những khó khăn.
Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân. (Tranh của nữ họa sĩ Ngọc Mai)
2. Tục lệ cổ của người Trung Hoa xưa, người đàn ông có quyền “năm thê, bảy thiếp”. Có những trường hợp chưa chọn được chính thê, người đàn ông có thể cứ lấy vợ, nhưng đều là vợ nhỏ (thiếp). Thúy Vân tự coi mình là một thiếp của Kim Trọng.
3. Thúy Vân lúc nào cũng thương nhớ người chị đã hy sinh cả cuộc đời mình cho gia đình. Ðó là một hy sinh quá lớn đối với một thiếu nữ khuê các vừa đến tuổi cập kê. Vì thế, khi Kim Trọng đến trấn nhậm Lâm Truy, nàng bỗng nằm mơ thấy Kiều. Tỉnh dậy, nàng nói ngay cho chồng biết để thăm dò tin tức Kiều. Ðiều này chứng tỏ lòng thành thật biết ơn của nàng với người chị can đảm và xấu số.
Vậy, khi gia đình đã được đoàn tụ trở lại sau mười lăm năm luân lạc của Kiều, Thúy Vân đã thành thật nhường lại Kim Trọng cho chị và sẵn sàng lui xuống hàng thiếp thì có gì là giả dối đâu vì đó cũng là một cách trả ơn chị.
Chúng tôi hy vọng bài nhận xét ngắn này sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về một cuốn truyện vẫn được coi là đại tác phẩm của nền văn học Việt Nam.