Tin khắp nơi – 21/08/2020
Joe Biden chính thức trở thành ứng cử viên đối đầu với Tổng thống Trump
Cựu phó Tổng thống Joe Biden chính thức nhận đề cử của Đảng Dân chủ để thách thức Tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử vào ngày 3 tháng 11.
“Suốt 47 năm, Joe đã không làm những điều mà bây giờ ông ta đang nói. Ông ta sẽ không bao giờ thay đổi, toàn lời nói!” Tổng thống Trump chỉ trích ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ.
Ứng cử viên tổng thống Joe Biden và phu nhân Jill ngắm nhìn pháo bên ngoài hội trường hoa sau bài diễn văn nhận đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ.
Joe Biden: “Chúng ta, bạn và tôi, hãy bắt đầu cùng nhau, một quốc gia dưới quyền của Chúa. Hợp nhất trong tình yêu của chúng ta dành cho nước Mỹ. Hợp nhất trong tình yêu của chúng ta dành cho nhau, vì tình yêu mạnh hơn sự ghét bỏ, hi vọng mạnh hơn nỗi sợ hãi và ánh sáng mạnh hơn bóng tối.”
https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoi-dang-dan-chu-toan-quoc-2020-ngay-thu-tu/5552229.html
Bầu cử Mỹ 2020: Biden nói sẽ chấm dứt ‘thời kỳ đen tối’ của Trump
Joe Biden cho biết Donald Trump đã “che giấu nước Mỹ trong bóng tối quá lâu”, khi ông có bài phát biểu chấp nhận đề cử của đảng Dân chủ, trở thành ứng viên chính thức của đảng này tranh chức tổng thống.
Cựu phó tổng thống Mỹ cho biết đối thủ của ông đã giải phóng “quá nhiều tức giận, quá nhiều sợ hãi, quá nhiều chia rẽ”.
Bài phát biểu đầy ẩn ý của ông Biden là thành tựu lớn nhất của một sự nghiệp chính trị kéo dài gần nửa thế kỷ.
Kết quả thăm dò mới nhất về cuộc đua giữa Trump và Biden
Cử tri Lý Văn Quý: ‘Nếu tái đắc cử, TT Trump sẽ làm nước Mỹ hùng cường’
Jonathan London: ‘2020 là bầu cử quan trọng nhất lịch sử Hoa Kỳ’
Nhược điểm của Trump làm đối thủ yếu Biden trông mạnh
Ông Biden tiến vào chiến dịch tổng tuyển cử với vị trí dẫn đầu rõ rệt trong các cuộc thăm dò dư luận, vượt qua ông Trump, 74 tuổi.
Nhưng còn 75 ngày nữa là đến cuộc bầu cử, tổng thống Trump của đảng Cộng hòa có nhiều thời gian để thu hẹp khoảng cách.
Phát biểu từ một trung tâm tổ chức sự kiện ở quê hương Wilmington, Delaware, ông Biden, 77 tuổi, nói: “Tại đây và ngay lúc này, tôi xin hứa với quý vị, nếu qúy vị giao cho tôi chức vụ tổng thống, tôi sẽ dựa vào những gì tốt nhất của chúng ta, không phải là tồi tệ nhất.
“Tôi sẽ là đồng minh của ánh sáng, không phải bóng tối.
“Đã đến lúc chúng ta, những người dân chúng ta, đến với nhau và không mắc sai lầm, đoàn kết chúng ta có thể và sẽ vượt qua thời kỳ bóng tối này ở Mỹ.
“Chúng ta sẽ chọn hy vọng thay vì sợ hãi, sự thật hơn là hư cấu, công bằng hơn là đặc quyền.”
Ông Biden cho biết “những phẩm chất đó phụ thuộc vào lá phiếu” vào tháng 11 này.
Ông nói: “Chúng ta có thể chọn một con đường trở nên giận dữ hơn, ít hy vọng hơn, chia rẽ hơn, một con đường đầy bóng tối và nghi ngờ.
“Hoặc, chúng ta có thể chọn một con đường khác và cùng nhau tận dụng cơ hội này để hàn gắn, cải cách, đoàn kết. Con đường của hy vọng và ánh sáng.
“Đây là một cuộc bầu cử thay đổi cuộc đời. Điều này sẽ quyết định nước Mỹ sẽ như thế nào trong một thời gian dài.”
Ông tiếp tục: “Những gì chúng tôi biết về tổng thống này là nếu ông ấy có thêm bốn năm, ông ấy sẽ là như những gì ông ấy đã làm trong bốn năm qua.
“Một tổng thống không chịu trách nhiệm, không chịu lãnh đạo, đổ lỗi cho người khác, kết thân với những kẻ độc tài và thổi bùng ngọn lửa thù hận và chia rẽ.
“Ông ấy sẽ thức dậy mỗi ngày và tin rằng mọi việc đều là vì ông ta, không bao giờ là vì quý vị.
“Đó có phải là nước Mỹ quý vị muốn cho mình, gia đình mình và con cái của mình?”
Dẫn lời nhà thơ người Ireland Seamus Heaney, ông kết luận: “Đây là thời điểm của chúng ta để biến hy vọng và lịch sử thành vần điệu”.
Bài phát biểu trực tiếp của ông Biden đã đánh dấu đêm cuối của đại hội đảng Dân chủ kéo dài bốn đêm.
Nhưng không có bóng bay, đám đông cổ vũ, hoặc bất kỳ sự phô trương nào như các hội nghị đảng điển hình của Mỹ, vì đại dịch virus corona.
Thay vào đó, các nhà tổ chức đã chọn một loạt các bài phát biểu được thu âm trước, và phát dần trong trương chình kéo dài hai giờ mỗi buổi tối.
Cao trào của đêm thứ Năm được dẫn bởi nữ diễn viên Julia Louis-Dreyfus, ngôi sao của bộ phim châm biếm chính trị Hoa Kỳ Veep và là một nhà phê bình mạnh miệng về ông Trump.
Các diễn giả tại hội nghị trong ba đêm qua đã mô tả ông Trump là người bất tài, ích kỷ và là mối nguy hiểm cho nền dân chủ, kêu gọi người Mỹ bỏ phiếu loại ông ta – một giọng điệu mà ông Biden đã lặp lại nhiều lần.
Hôm thứ Tư, Thượng nghị sĩ California Kamala Harris, đã trở thành người phụ nữ da đen đầu tiên chấp nhận đề cử chức phó tổng thống của một đảng lớn.
Có cha mẹ là người nhập cư Ấn Độ và Jamaica, bà Kamala Harris đã công kích “sự thất bại trong vai trò lãnh đạo” của ông Trump và kêu gọi công bằng chủng tộc – vấn đề từ lâu gây chia rẽ nước Mỹ.
“Không có vaccine cho sự phân biệt chủng tộc. Chúng ta phải làm điều đó. Không ai trong chúng ta tự do cho đến khi tất cả chúng ta được tự do.”
Bài phát biểu của Biden
Đó là khẩu hiệu chiến dịch tranh cử của Warren G Harding khi ông tranh cử tổng thống năm 1920. Chiến dịch của Harding tập trung vào việc chữa lành và trấn an người Mỹ sau chấn thương của Thế chiến thứ nhất.
Trong cuộc tranh cử tổng thống giành chiến thắng của mình, ông đã thuyết giảng về sự chữa lành, thanh thản và phục hồi. Nói theo nghĩa hiện đại, đó là cái kết của mọi bộ phim.
Ông Biden coi chiến dịch tranh cử của mình là một “trận chiến cho linh hồn của quốc gia này”, nhưng thông điệp của ông vào tối thứ Năm – thông điệp của nhiều diễn giả đảng Dân chủ trong tuần này – không quá khác biệt với Harding.
Có rất nhiều áp lực đối với Biden khi thực hiện bài phát biểu này, đặc biệt là khi đảng Cộng hòa cho rằng người đàn ông 77 tuổi này đang bị “thất sủng”.
Ít nhất trong một đêm, cựu phó tổng thống, người đã từng có những bài phát biểu sôi nổi trong quá khứ, đã nói được mọi điều ông muốn. Ông tức giận khi ông phải làm thế, và trấn an khi cần làm vậy.
Ông Biden đã có một bài phát biểu mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục. Nếu ông ta thua vào tháng 11, sẽ không phải vì bất cứ điều gì xảy ra vào tối thứ Năm hoặc tại đại hội trong cả tuần này. Đây là điều mà một đảng hiện đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò mong muốn.
Trump phản ứng như thế nào?
Trước đó, hôm thứ Năm, ông Trump đã đến thăm nơi sinh thành của ông Biden ở Scranton ở bang Pennsylvania, Mỹ.
Ông Trump nói: “Biden không phải là bạn của Pennsylvania”, đồng thời cáo buộc đối thủ phá hủy công ăn việc làm của người Mỹ thông qua các thỏa thuận thương mại toàn cầu, hiệp định khí hậu Paris và các kế hoạch năng lượng sạch.
Ông nói: “Nếu bạn muốn có tầm nhìn về cuộc đời mình dưới thời tổng thống Biden, hãy nghĩ đến những tàn tích âm ỉ ở Minneapolis, tình trạng vô chính phủ bạo lực ở Portland, những vỉa hè đẫm máu ở Chicago và tưởng tượng tình trạng lộn xộn đang đến với thị trấn của chúng ta và mọi thị trấn ở Mỹ.”
Khi ông Biden đang phát biểu, chiến dịch Trump 2020 đã đưa ra một tuyên bố.
Người phát ngôn Tim Murtaugh nói: “Bằng việc chấp nhận đề cử của đảng mình vào tối nay, Joe Biden đã chính thức trở thành con tốt của phe cánh tả cấp tiến.
“Tên của ông ta có trên logo của chiến dịch, nhưng ý tưởng đến từ những người theo chủ nghĩa xã hội cực đoan.”
Joe Biden là ai?
Ông Biden trở thành thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Delaware năm 1973, làm việc với vị trí chủ tịch ủy ban tư pháp và quan hệ đối ngoại của Hạ viện.
Sau hai chiến dịch tranh cử ở Nhà Trắng không thành công, vào năm 1988 và 2008, ông trở thành phó tổng thống của Barack Obama – tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Ông Biden giữ chức phó tổng thống từ năm 2009-17.
Chỉ trong tháng Hai năm nay, cuộc chạy đua thứ ba của ông Biden để trở thành ứng viên tổng thống của đảng Dân chủ dường như đang trên đà sụp đổ.
Sau đó, các cử tri da đen ở tiểu bang South Carolina đã thưởng cho ông Biden một chiến thắng khiến cho việc ứng cử của ông dường như được phục hồi sau một đêm.
Ông Biden đã phải đối mặt với những câu hỏi về tuổi tác của mình – ông sẽ là tổng thống cao tuổi nhất từng được bầu. Và hồ sơ chính trị trung lập của ông đã bị giám sát chặt chẽ trong một đảng đang ngả dần về cánh tả.
Nhưng ông đã có thể tập hợp những cánh cấp tiến và ôn hòa trong đảng của mình bằng cách thuyết phục các cử tri Dân chủ rằng ông có cơ hội tốt nhất để đánh bại ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53858715
Bác sĩ riêng của cựu tổng thống Obama lo ngại sự suy giảm trí lực của ông Biden
Hương Thảo
Bác sĩ riêng của Cựu Tổng thống Barack Obama bày tỏ lo ngại trước tình trạng sức khỏe tinh thần và thể chất của cựu Phó Tổng thống Joe Biden. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, vị bác sĩ cho biết ông cảm thấy ông Biden có vẻ bị đãng trí và có điều gì đó không ổn ở ông, theo The BL ngày 19/8.
Trong một cuộc phỏng vấn, nội dung được đăng toàn bộ trong cuốn sách “Đặc quyền Tự do (Liberal Privilege)” sẽ xuất bản vào tháng 9 tới của con trai cả Donald Trump Junior – con trai cả Tổng thống Trump, bác sĩ Ronny Jackson, cựu bác sĩ Nhà Trắng của Obama, cho biết ấn tượng của ông về sức khỏe của ứng viên tổng thống Joe Biden.
“Điều phù hợp nhất tôi có thể mô tả về ông ấy mỗi khi tôi gặp là, ông ấy dường như bị đãng trí”.
Một số kênh truyền thông, ví như Just the News, đã đăng các đoạn trích từ cuộc phỏng vấn.
Bác sĩ Jackson, dù khá miễn cưỡng khi đưa ra một tuyên bố chắc chắn về việc ông Biden bị chứng mất trí nhớ do tuổi già, nhưng ông đã nói rằng có điều gì đó không ổn với sức khỏe của ông Biden.
Bác sĩ Jackson, trong thời gian làm bác sĩ của cựu Tổng thống Obama, cho biết ông đã tận mắt chứng kiến những thay đổi của cá nhân cựu Phó Tổng thống khi đó là Joe Biden qua nhiều năm. Ông nhận định ông Biden là người rất dễ mắc lỗi khi nói, và giờ đây ông ấy không chỉ là mắc lỗi mà còn khó khăn khi tạo thành câu hoàn chỉnh hoặc thậm chí hoàn thiện các suy nghĩ và giải quyết các tình huống gặp phải.
Bác sĩ Jackson nói với Trump Jr, con trai cả của tổng thống Trump rằng, mặc dù tuổi tác có thể là một yếu tố dẫn đến suy giảm trí lực, nhưng nó không phải là nhân tố phổ biến, và ông đã viện dẫn tổng thống đương nhiệm như một ví dụ. Ông Biden hiện 77 tuổi, và nếu đắc cử sẽ kết thúc nhiệm kỳ ở tuổi 81. “Tuổi tác của ông ấy đang biểu lộ ra, và lúc này nó đang biểu lộ ra một cách mạnh mẽ”, ông Jackson cho biết.
Mối quan ngại về ông Joe Biden không chỉ giới hạn ở tình trạng suy giảm trí lực, mà còn liên quan đến sức bền và độ dẻo dai. Làm tổng thống Mỹ là một công việc có rất nhiều áp lực. Chỉ cần nhìn vào số lượng các hội nghị, các chuyến đi và các buổi họp của Tổng thống Trump trong một tuần là sẽ biết được điều đó.
Với việc Tổng thống Trump thường làm việc 16 giờ một ngày, bác sĩ Jackson đã nói với con trai cả của ông rằng, “Cậu có thể nhìn thấy điều đó và hiểu vấn đề ngay. Không cách nào đâu. Ông ấy [Biden] không thể có được sức bền đó, theo quan điểm của tôi”.
Những lo ngại cũng lan rộng ra giới truyền thông. Theo một báo cáo của tờ Washington Examiner, người dẫn chương trình đài Fox News, bà Maria Bartiromo, đã thở dài trong một lần lên sóng: “Mỗi ngày đều có những sai lầm hớ hênh. Rõ ràng là [ông ấy] có vấn đề về trí lực. (…) Ông Joe Biden bị chứng phình mạch một bên não, và tôi nghĩ thực ra là hai”.
Tháng 12 năm ngoái, các bác sĩ của ông Biden đã đưa ra thông báo cho biết người đàn ông 77 tuổi này có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, trạng thái thường xuyên cáu gắt và sự khó khăn khi nói chuyện trước đám đông khiến cử tri băn khoăn liệu vị cựu phó tổng thống này có đủ điều kiện thể chất và tinh thần để đáp ứng vai trò của một tổng thống Mỹ hay không.
Bác sĩ Jackson nói: “Sự suy giảm trí lực của ông ấy đã đến mức mà tôi sẽ không cảm thấy thoải mái với tư cách một công dân Mỹ nếu ông ấy làm tổng tư lệnh của tôi”.
Ông Pompeo ‘vô cùng ngạc nhiên’ khi đảng Dân chủ phớt lờ mối đe dọa từ ĐCSTQ
Hải Lam
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 19/8 đã chỉ trích các nghị sĩ đảng Dân chủ trong Đại hội toàn quốc của Đảng này vì không đề cập đến ĐCSTQ mà ông cho là “thách thức lớn nhất đối với Hoa Kỳ trong những năm kế tiếp”.
“Tôi vô cùng ngạc nhiên vì đảng Dân chủ nói quá ít về chính sách đối ngoại và không đề cập đến Trung Quốc”, ông Pompeo nói với kênh Fox News.
“Mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ là ĐCSTQ. Tổng thống Donald Trump từ lâu đã chỉ ra điều này; ông ấy đã đề cập đến điều này trong chiến dịch tranh cử vào năm 2015 và nhắc lại vào năm 2016. Và đến giờ, trong ba năm rưỡi, chúng tôi đã áp đặt các chi phí (các đòn thuế quan) lên Trung Quốc để bảo vệ người dân Mỹ trước mối đe dọa này”, ông tiếp tục.
Thay vào đó, cách xử lý đại dịch Covid-19 của Tổng thống Trump đã trở thành trọng tâm trong hội nghị 3 ngày của đảng Dân chủ.
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm 19/8 đã lặp lại phát biểu của ông Pompeo, chỉ trích các thành viên đảng Dân chủ không nêu bật trách nhiệm của ĐCSTQ trong việc làm bùng phát đại dịch.
“Tôi cho rằng, những gì đang diễn ra trước mặt là đảng Dân chủ và ĐCSTQ đều có chung một mục tiêu, đó là đánh bại Donald J. Trump. Toàn bộ chiến lược của họ lấy trọng điểm là đổ lỗi cho chính quyền Trump về một đại dịch toàn cầu do ĐCSTQ gây ra”, ông Navarro nói.
Vị cố vấn Nhà Trắng nói thêm, đảng Dân Chủ không đề cập đến các chính sách khác, mà chỉ xoay quanh việc Tổng thống Trump “xấu” như thế nào.
“Đó là toàn bộ chiến lược của họ”, ông Navarro nhận định.
Tổng thống Trump: Ông Biden bán rẻ nước Mỹ
Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 20/8 nói rằng ứng cử viên Biden đã bán rẻ nước Mỹ và sẽ là ác mộng nếu ông Biden lên nắm quyền.
Biden là “cơn ác mộng tồi tệ nhất của các quý vị”, AFP dẫn lời ông Trump phát biểu trước các cử tri tại Old Forge, bang Pennsylvania, gần quê nhà của ông Biden. “Ông ấy đã dành nửa thế kỷ qua ở Washington để bán rẻ đất nước, cắt đứt công việc của chúng ta và để cho các nước khác đánh cắp công việc của chúng ta”.
Tổng thống Trump nói thêm rằng đảng Dân chủ sẽ tăng thuế, mở cửa biên giới để “cho phép đám đông bạo lực” và bỏ rơi công nhân Mỹ. Ông cho rằng, sự gia tăng tội phạm gần đây ở các thành phố lớn và các cuộc biểu tình bạo lực chống lại sự lạm dụng của cảnh sát sẽ nhấn chìm đất nước dưới thời Biden.
Tổng thống Trump phát biểu: “Nếu quý vị muốn biết viễn cảnh về cuộc đời mình dưới thời tổng thống Biden, hãy nghĩ đến những tàn tích âm ỉ ở Minneapolis, tình trạng vô chính phủ bạo lực ở Portland, những vỉa hè nhuốm máu ở Chicago và hãy tưởng tượng tình cảnh hỗn loạn đang ập đến thị trấn của quý vị”.
Ông Trump cũng đề cập đến các thành tựu trong nhiệm kỳ của mình như xây tường bao quanh một phần biên giới với Mexico, tài trợ quân sự và “sự tôn trọng quốc tế” lớn hơn dành cho Mỹ. Trong khi đó, ông Trump mô tả đảng Dân chủ như một cuốn tiểu thuyết lạc hậu.
“Họ quay lưng lại với gia đình của quý vị chỉ vì nói lên suy nghĩ của mình trong khi họ truyền cho con của quý vị những thế giới quan rất méo mó”, Tổng thống Trump nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-ong-biden-ban-re-nuoc-my.html
Mỹ sẽ bán 90 chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan, đối trọng Trung Quốc
Quý Khải
Hãng tin Pháp AFP xác nhận Mỹ đã chốt một thỏa thuận 10 năm trị giá 92 tỷ USD để bán 90 chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan. Những chiến đấu cơ này sẽ được trang bị radar và công nghệ vũ khí tối tân, trang Military.com đưa tin.
Do tính nhạy cảm của thỏa thuận, Lầu Năm Góc đã xác nhận giao dịch chính thức mà không tiết lộ người mua, nhưng một nguồn thạo tin xác nhận với hãng tin AFP rằng người mua là Đài Loan.
Hoa Kỳ đã đồng ý bán 60 máy bay cho Đài Loan vào năm ngoái, nhưng cuối cùng chính quyền Trump đã không chốt thỏa thuận.
Khi mối quan hệ với Bắc Kinh đang trải qua một giai đoạn khó khăn vì Tổng thống Trump quy trách nhiệm cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra đại dịch toàn cầu, thì thỏa thuận này không những không bị đóng lại, mà còn được thông qua với số lượng chiến đấu cơ tăng từ 60 lên 90.
Bất chấp thực tế Đài Loan không được đối xử như một quốc gia độc lập vì ĐCSTQ coi đây là một phần lãnh thổ của mình và từ lâu đã thúc đẩy các quốc gia trên toàn thế giới công nhận điều này, nhưng Hoa Kỳ vẫn luôn là đồng minh thân thiết của hòn đảo. Và khi ĐCSTQ trở nên hung hăng hơn trong khu vực với các cuộc tập trận quân sự liên tục gần đây ở Biển Đông, bên cạnh việc thực thi luật an ninh quốc gia mới ở Hồng Kông, đai dịch Covid cùng một số vấn đề khác, Hoa Kỳ đang xích lại gần hơn với Đài Loan.
Ngày 10/8, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar đã đến thăm Đài Loan để gặp gỡ tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong chuyến thăm chính thức cấp cao nhất của chính phủ Hoa Kỳ, theo AFP.
Trung Quốc đã phản đối phía Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, cho rằng việc này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc “Một Trung Quốc”.
Việc mua sắm 90 chiến đấu cơ F-16 do Lockheed Martin sản xuất cho Đài Loan sẽ hiện đại hóa đáng kể phi đội F-16 mà Đài Loan đã mua từ Mỹ vào năm 1992.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-se-ban-90-chien-dau-co-f-16-cho-dai-loan-doi-trong-trung-quoc.html
Nghị sĩ Mỹ trình dự luật
không gọi ông Tập là ‘Tổng thống Trung Hoa’
Hải Lam
Các nhà lập pháp Washington đã đề xuất một dự luật yêu cầu không gọi ông Tập Cận Bình là “Tổng thống (President)”.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 21/8 cho biết, Đạo luật Gọi tên đối thủ (The Name the Enemy Act) sẽ yêu cầu các tài liệu chính thức của chính phủ Mỹ khi đề cập đến người đứng đầu nhà
nước Trung Quốc phải dựa theo vai trò của vị này là Tổng Bí thứ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thay vì “Tổng thống” (President).
Nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại là Tập Cận Bình, nắm giữ ba chức danh chính thức, và không có chức danh nào là “president”: nguyên thủ quốc gia (guojia zhuxi, nghĩa đen là “chủ tịch nhà nước”); chủ tịch quân ủy trung ương; và tổng bí thư của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, trong cộng đồng nói tiếng Anh, bao gồm cả Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, thường dùng từ “president (Tổng thống)” khi nhắc đến Tập Cận Bình. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này là không phù hợp khi nói đến một nhà lãnh đạo không phải do dân bầu chọn.
“Việc đề cập đến nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “president” gây ra nhầm lẫn rằng người dân Hoa Lục, thông qua các phương tiện dân chủ, sẵn sàng hợp pháp hóa nhà lãnh đạo cai trị đất nước này”, dự luật nêu rõ.
Được đề xuất bởi nghị sĩ đảng Cộng hòa Scott Perry, dự luật của Hạ viện sẽ ngăn cấm sử dụng quỹ liên bang để “soạn thảo hoặc phổ biến” các tài liệu và thông tin chính thức đề cập đến nhà lãnh đạo Trung Quốc là “president”.
Dự luật này được đề xuất sau khi các quan chức Mỹ, trong đó có Ngoại trưởng Mike Pompeo trong các bài phát biểu gần đây thường xuyên gọi ông Tập Cận Bình là “Tổng bí thư”.
Một báo cáo của Nhà Trắng hồi tháng 5, khi đề cập đến chiến lược ứng phó của Washington đối với Trung Quốc, đã sử dụng chức danh nhà lãnh đạo đảng của Tập Cận Bình khi đề cập đến ông Tập.
Dự luật “chính thức hóa điều mà chúng tôi đã chỉ rõ ra trong các tuyên bố của chính phủ”, Anna Ashton, người đứng đầu các vấn đề chính phủ tại Hội đồng Kinh doanh Mỹ-Trung cho biết.
(Nguồn ảnh thumbnail: Foreign and Commonwealth Office/Flickr)
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-trinh-du-luat-khong-goi-ong-tap-la-tong-thong-trung-hoa.html
Cuộc chiến công nghệ số Mỹ – Trung,
nạn nhân không chỉ ở một phía
Anh Vũ
Cuộc đọ sức Mỹ – Trung từ thương mại lan sang lĩnh vực công nghệ số. Căng thẳng leo thang đang khiến nhiều công ty Mỹ không khỏi lo ngại về chiến lược của Washington.
Nhất định không để Trung Quốc chiếm thế thượng phong trong lĩnh vực công nghệ, tổng thống Mỹ, Donald Trump quyết loại bỏ các tập đoàn lớn của Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ. Bằng 2 sắc lệnh công bố đầu tháng 8 cấm cửa hai ứng dụng mạng xã hội của Trung Quốc, Tik Tok và WeChat trên đất Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đã dựng một bức tường trên internet. Giới quan sát đặt câu hỏi phải chăng ông Trump đã đánh giá thấp các hiệu ứng phụ có thể khiến các công ty Mỹ cũng phải hứng chịu thiệt hại ?
Cả hai ứng dụng trên đều có công ty mẹ là những người khổng lồ công nghệ thông tin Trung Quốc : Tik Tok thuộc ByteDance, WeChat thuộc Tencent. Có vẻ như đây mới là đích chính của 2 sắc lệnh của tổng thống Trump. Khác với Hoa Vi bị tấn công dồn dập từ hơn một năm trước, hai tập đoàn này cho đến giờ vẫn tạm yên ổn, nhưng đây cũng là hai tập đoàn đối tác làm ăn rất quan trọng của những công ty lớn của Mỹ.
Cả hai quyết định trên chỉ là bề nổi trong một chiến lược lớn hơn, có tên gọi là « mạng sạch – Clean Network ». Được ngoại trưởng Mike Pompeo giới thiệu hồi giữa tháng 8, chiến lược này nhằm vào toàn bộ hệ thống hạ tầng cơ sở và nội dung internet, từ mạng 5G đến các ứng dụng di động và cả hệ thống cáp ngầm dưới biển. Theo quan điểm của chính quyền Mỹ hiện nay, một mạng internet « sạch » là một mạng không có sự hiện diện của Trung Quốc trong đó. Ông Mike Pompeo đã tóm tắt mục tiêu là « xây dựng một pháo đài xung quanh hệ thống dữ liệu của các công dân chúng ta sẽ giúp bảo đảm an ninh quốc gia ».
Một « pháo đài » Mỹ và bức « trường thành » Trung Quốc.
Washington cũng có chiến lược giống như Bắc Kinh Kinh đã áp dụng từ hơn chục năm nay để kiểm soát mạng thông tin trong nước. Từ đầu những năm 2010, Trung Quốc đã dựng « tường lửa » để lọc các nội dung thông tin đưa vào Trung Quốc. Facebook bị cấm từ 2009. Google cũng rút khỏi Trung Quốc từ năm 2010. Trong điều kiện như vậy, Tencent và ByteBance đã phát triển được một mạng lưới thông tin số lớn mạnh như bây giờ. Cũng cần nói thêm là trong 10 ông lớn công nghệ số của thế giới hiện tại thì có tới 8 của Trung Quốc. Khi những con rồng mới trong ngành công nghệ số đó tấn công vào thị trường Mỹ, thì như một phản ứng tự vệ, thị trường này phải đóng cửa.
Washington tìm cách thuyết phục các nước khác cùng tham gia vào chiến dịch « làm sạcch mạng ». Ngoại trưởng Mỹ Pompeo đã từng tuyên bố : « Hoa Kỳ kêu gọi các đồng minh và các đối tác chính phủ, công nghiệp trên toàn thế giới gia nhập làn sóng triều dâng nhằm bảo vệ các dữ liệu thông tin của chúng ta trước sự theo dõi của đảng Cộng Sản Trung Quốc và của những thực thể có tâm địa xấu ».
Cuộc chiến công nghệ số với Trung Quốc khiến công ty Mỹ lo lắng
Trong một cuộc họp qua vidéo với các cố vấn của Donald Trump, đại diện các tập đoàn lớn của Mỹ đã cảnh báo nếu sắc lệnh nhằm loại WeChat, liên quan đến công ty mẹ Tencent, các tập đoàn Mỹ có thể sẽ phải bỏ thị trường Trung Quốc.
Apple sẽ không thể bán được iPhone ở Trung Quốc nếu không còn được cài đặt WeChat, ứng dụng được cả tỷ người Trung Quốc sử dụng. Trung Quốc là thị trường chiến lược của nhãn hiệu quả táo, chiếm từ 15% đến 20% số lượng hàng bán ra của Apple.
Nhiều công ty lớn không mấy liên quan đến công nghệ thông tin tham gia cuộc họp với các cố vấn như hãng xe Ford, tập đoàn bán lẻ Walmart hay giải bóng rổ nhà nghề Mỹ NBA cũng tỏ lo lắng. NBA có thể phát sóng các trận đấu của mình ở Trung Quốc là nhờ những hợp đồng béo bở ký với Tencent. Những thương hiệu lớn trong lĩnh vực giải trí như Warner Music Group, Disney hay Riot Games đều ít nhiều có dính tới Tencent trong các hoạt động làm ăn ở Trung Quốc.
Với người Trung Quốc, họ cũng lo lắng không kém. Kiều dân Trung Quốc sống ở Hoa Kỳ thực sự lo với lệnh cấm Wechat, liên lạc của họ với gia đình ở trong nước sẽ bị cắt….
Những khó khăn mà Tencent và ByteDance đang trải qua thì Hoa Vi, ông lớn trong lĩnh vực viễn thông của Trung Quốc, đã nếm trải từ nhiều năm nay. Từ năm 2012, Hoa Vi đã bị Washington coi là mối đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Những tháng gần đây, ngoại giao Mỹ đôn đáo thuyết phục các đồng minh gạt tập đoàn Trung Quốc ra khỏi các dự án triển khai mạng viễn thông 5G và Washington đã thành công với Luân Đôn.
Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, năm 2019 Hoa Vi đã buộc phải rút khỏi các điện thoại của họ một số ứng dụng của Google. Thế nhưng điều đó không ngăn được tập đoàn Trung Quốc vươn lên thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu thế giới, theo các số liệu được văn phòng chuyên theo dõi thị trường công nghệ cao và điện thoại thông minh Canalys công bố hôm 30/07/2020.
Từ khi các trừng phạt mới của Mỹ được đưa ra, Hoa Vị bị buộc không được sử dụng các linh kiện, phần mềm liên quan đến công nghệ Mỹ, đặc biệt là các chíp Kirin. Đây là một đòn đau đối với tập đoàn Trung Quốc, vì đó là linh kiện chủ chốt giúp điện thoại của Hoa Vi có thể cạnh tranh về tính năng sản phẩm với Samsung hay Apple.
Thế nhưng trong « chiến thắng » này của Mỹ, cả hai bên đều có nạn nhân. Nhà chế tạo linh kiên điện tử Qualcomm ý thức được rất rõ điều này. Hãng đã cố gắng thuyết phục Nhà Trắng để có thể tiếp tục được cộng tác với Hoa Vi. Lập luận của Qualcomm là các trừng phạt của Mỹ làm hãng bị thất thu không dưới 8 tỷ đô la.
Nhiều ông lớn trong ngành công nghệ khác của Mỹ cũng có lý do phải lo lắng : 25% đến 30% thu nhập của Intel hay Nvidia là từ các đơn hàng của Trung Quốc. Không công ty nào trong số này lại muốn thấy thị trường này bị đóng cửa. ST Microelectronics, một tập đoàn của châu Âu cũng không khá hơn, đã thừa nhận là các trừng phạt đối với Hoa Vi ảnh hưởng đến hoạt động của họ. Theo một thăm dò do Phòng Thương mại Mỹ-Trung hôm 11/08 gửi đến 100 công ty thành viên của hiệp hội, 86 % trong số này nhận thấy những căng thẳng Mỹ-Trung đã tác động xấu đến các hoạt động của họ.
(Tổng hợp từ le Monde và La Figaro)
Mỹ bán 32 tỷ USD vũ khí
cho nhiều nước ở Thái Bình Dương trong 1 tháng
Hãng thông tấn Nikkei ngày 21/8 có bài viết về việc Mỹ tăng cường bán vũ khí giúp tăng năng lực cho các nước khu vực.
Cụ thể, Nhật Bản đã chi 23 tỷ USD để mua 105 tiêm kích tàng hình F-35. Mỹ cũng bán 8 trực thăng Osprey cùng các thiết bị liên quan trị giá 2 tỷ USD cho Indonesia, và phê duyệt hợp đồng nâng cấp tên
lửa Patriot trị giá 620 triệu USD cho Đài Loan. Ngoài ra, Philippines mua trực thăng tấn công AH-64E Apache, AH-1Z Viper cùng các tàu hỗ trợ… với giá khoảng 2 tỷ USD.v.v..
Philippines được chấp thuận mua 6 chiếc Bell AH-1 Viper và Boeing AH-64 Apache, nhưng sẽ chỉ chọn một trong số các mẫu này. (Ảnh Bell / MBDA / chụp màn hình qua Verticalmag)
Philippines được chấp thuận mua 6 chiếc Bell AH-1 Viper và Boeing AH-64 Apache, nhưng sẽ chỉ chọn một trong số các mẫu này. (Ảnh Bell / MBDA / chụp màn hình qua Verticalmag)
Mỹ tăng cường bán vũ khí cho các nước trong khu vực diễn ra vào thời điểm Washington đã bác bỏ các yêu sách vô lý của Trung Quốc ở Biển Đông, tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và tập trận hải quân chung với các đối tác.
An Bình
https://etviet.com/us/my-ban-32-ty-usd-vu-khi-cho-nhieu-nuoc-o-thai-binh-duong-trong-1-thang.html
California yêu cầu chính quyền Tổng Thống Trump
cung cấp trợ cấp thất nghiệp 300 Mỹ kim/tuần
Vào thứ tư (ngày 19 tháng 8), Thống đốc California Gavin Newsom cho biết tiểu bang của ông đang yêu cầu chính phủ liên bang cung cấp khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung trị giá 300 mỹ kim/tuần.
Với khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung trị giá 600 mỹ kim hàng tuần đã hết hạn vào tháng trước, thống đốc Newsom cho biết chính quyền của ông đang đàm phán với các viên chức liên bang về đơn đề nghị về một khoản trợ cấp bổ sung mới trị giá 300 mỹ kim một tuần sau khi bảy tiểu bang khác đã được chấp thuận một yêu cầu tương tự.
Trước tình trạng thất nghiệp tiếp tục liên quan đến đại dịch COVID-19, Tổng thống Trump đã ký một lệnh hành pháp vào ngày 8 tháng 8 để cung cấp 400 mỹ kim/tuần cho người Hoa Kỳ thất nghiệp lấy từ ngân quỹ của cơ quan quản lý khẩn cấp liên bang FEMA, miễn là các tiểu bang chịu một phần tư chi phí – 100 mỹ kim. Nhưng vào tuần trước, thống đốc Newsom cho biết California sẽ phải tiêu tốn 700 triệu mỹ kim mỗi tuần để trả 100 mỹ kim mà liên bang yêu cầu, một con số mà tiểu bang không thể chi trả. (BBT)
Đại học Mỹ dạy online, sinh viên có được giảm học phí?
Quan niệm rằng học từ xa qua mạng ít tốn kém hơn nên sinh viên cần được giảm học phí là ‘sai lầm’, một vị giáo sư đại học ở Mỹ nói và cho biết đại dịch Covid-19 đã ‘gây thiệt hại lớn’ cho các trường đại học ở Mỹ.
Theo ước tính của Chronicle of Higher Education, trang chuyên về giáo dục đại học Mỹ, trong học kỳ mùa thu này có hơn 75% trên tổng số 5.000 trường đại học ở Mỹ sẽ học trực tuyến toàn phần hay bán phần.
Mặc dù một số trường chuyển qua học từ xa đã quyết định giảm học phí cho sinh viên như John Hopkins, Georgetown, Princeton… nhưng đại đa số các trường đại học ở Mỹ, trong đó có những trường lớn có tên tuổi như Harvard, Stanford hay Đại học Massachusetts, vẫn giữ nguyên học phí khiến nhiều sinh viên bất bình.
‘Bù đắp cho sinh viên’
“Phải nên giảm học phí cho sinh viên bởi vì các sinh viên đi học trường tư họ không muốn học trực tuyến. Nếu biết phải học trực tuyến hết thì có thể họ đã chọn trường khác,” Giáo sư-Tiến sĩ Charles Cường Nguyễn thuộc Đại học Công giáo Hoa Kỳ nói với VOA và thừa nhận việc học trực tuyến khiến sinh viên ‘mất quyền lợi’.
Ông cho biết trước tình hình dịch bệnh, trường của ông đã ‘quyết định giảm 10% học phí cho tất cả sinh viên cho dù là học hoàn toàn trực tuyến hay hỗn hợp’ ‘sau khi đã cân nhắc ngân quỹ’ và ‘tính đến khó khăn của sinh viên trong việc học online’.
“Cái 10% đó là một số tiền tối thiểu để bù đắp lại sự mất mát của các sinh viên,” Tiến sĩ Cường nói.
Tuy nhiên, vị giáo sư này cho biết chi phí các trường bỏ ra để tổ chức học trực tuyến ‘thật ra không hề rẻ hơn’ học trực tiếp trên lớp.
“Học online cũng phải trả tiền cho các giáo sư, các nhân viên vậy,” ông giải thích. “Chúng tôi phải bỏ tiền ra thêm để thiết lập hệ thống cho học online.”
“Điều này có nghĩa là một giáo sư đi vào phòng dạy online thì phòng học đó phải được lắp đặt nhiều camera để sinh viên ở nhà học có cảm tưởng như là đang học trên lớp,” ông giải thích về cách dạy ‘thực tế ảo’ (virtual reality) mà trường ông đang triển khai.
“Ngoài ra chúng tôi còn phải thuê các hãng bên ngoài để đi khử trùng tất cả các phòng học, phòng thí nghiệm, ký túc xá,” ông nói thêm.
‘Nguồn thu giảm sút’
Trong bối cảnh chi phí gia tăng mà lại phải giảm học phí cho sinh viên, trường ‘bị thiệt hại rất nhiều về tài chính mà sinh viên không biết,’ Giáo sư Cường cho biết.
Theo lời ông, do ký túc xá phải sắp xếp theo nguyên tắc ‘tuyệt đối không cho sinh viên ở gần nhau’ – biến phòng đôi thành phòng đơn và các phòng phải cách nhau một phòng trống – nên số sinh viên sử dụng ký túc xá của trường cũng giảm đi nhiều. Điều này ảnh hưởng đến nguồn thu của trường.
“Gần 100% sinh viên ngoại quốc năm nhất không thể tới trường học được tại vì họ không muốn tới Mỹ hoặc do vấn đề đi lại rất khó khăn nên họ quyết định ở lại trong nước của họ từ 6 tháng đến 1 năm chờ đến khi hết dịch mới qua Mỹ lại,” ông nói và cho biết sinh viên nước ngoài ‘chiếm khoảng 15% tổng số sinh viên’ trường ông.
“Các trường đại học dựa vào nguồn thu từ sinh viên nước ngoài đang rất lo lắng.”
“Nếu vấn đề dịch bệnh không giải quyết mau thì tất cả các đại học ở Mỹ sẽ gặp vấn đề tài chính tại vì trường đại học nào cũng dựa vào sinh viên ngoại quốc về nguồn thu,” Giáo sư Charles Cường Nguyễn nói.
Ngoài số tiền trợ giúp của chính phủ trong gói cứu trợ giai đoạn 1, các đại học ở Mỹ đang bị khủng hoảng vì dịch bệnh đang cầm cự bằng cách dựa vào số tiền mà họ có được từ sự quyên góp của các cựu sinh viên mà đã được bỏ vào các quỹ đầu tư để sinh lợi.
“Trong thời gian này phải lấy số tiền đó ra mà xài, nhưng không thể lâu dài được mà chỉ có thể cầm cự được trong 1-2 năm,” Giáo sư Cường cho biết.
Đơn cử như Đại học Công giáo Hoa Kỳ, ông nói, dù ‘chưa tính đến việc sa thải’ nhân viên nhưng trường đã ngưng đóng tiền vào quỹ hưu bổng cho các giáo sư và nhân viên giữa những khó khăn hiện nay.
Tại trường Đại học Rutgers ở bang New Jersey, một nữ sinh viên tên là Shreya Patel đã khởi xướng một thỉnh nguyện thư hồi tháng Bảy thu thập chữ ký của các sinh viên trong trường để yêu cầu nhà trường hoàn lại một phần học phí cho sinh viên học trực tuyến, theo CNN.
“Thật vô lý khi phải trả một số tiền nhiều như vậy cho một thứ mà không hề được sử dụng tối đa lợi ích,” cô Patel được CNN dẫn lời.
Thỉnh nguyện thư của cô thu thập được 31.000 chữ ký nhưng trường Rutgers chỉ giảm 15% phí sử dụng khuôn viên trường mà không đả động gì đến học phí. Trường này nói rằng ‘chi phí của họ gia tăng trong gần như hầu hết các hoạt động’.
J&J sắp thử vaccine ngừa COVID trên 60 ngàn người
Công ty Johnson & Johnson nhắm thử vaccine ngừa virus corona lên 60.000 người tình nguyện trong giai đoạn cuối dự trù bắt đầu vào tháng 9, theo dữ liệu của chính phủ về các cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Cuộc thử nghiệm của J&J sẽ được tiến hành tại gần 180 địa điểm trên toàn nước Mỹ và những nước khác, bao gồm Brazil và Mexico, theo tin đăng trên trang mạng của chính phủ clinicaltrials.gov hôm 10/8.
“Chúng tôi có thể xác nhận là công tác hoạch định và tuyển mộ đang được xúc tiến cho chương trình giai đoạn 3 của chúng tôi,” một phát ngôn viên của Johnson & Johnson cho biết.
“Chúng tôi dự định tiến hành chương trình Giai đọan 3 càng mạnh càng tốt, có thể bao gồm đến 60.000 người tham gia và sẽ được thực hiện tại những nơi có tỉ lệ lây nhiễm cao.”
Người phát ngôn này cho biết thêm J&J đang sử dụng dữ liệu kiểm soát dịch bệnh để quyết định nơi tiến hành và sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Giai đoạn 3 thử nghiệm có phần chắc sẽ kết thúc vào cuối tháng 9, những vaccine đầu tiên có thể được sử dụng vào đầu năm 2021, nguồn tin này nói.
Các công ty đối thủ như Moderna và Pfizer đang nhắm tuyển mộ đến 30.000 người tình nguyện cho những cuộc nghiên cứu giai đoạn cuối.
Tuần trước, Reuters đưa tin dự án vaccine ngừa COVID của chính quyền Trump đang tuyển dụng các nhà khoa học tại Nam Phi và Châu Mỹ Latin để giúp thử nghiệm các vaccine khả dĩ trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng do Mỹ hỗ trợ.
Steve Bannon bị cáo buộc
gian lận việc gây quỹ xây bức tường Mexico
Cựu cố vấn Steve Bannon của Trump bị bắt và bị buộc tội gian lận trong chiến dịch gây quỹ để xây dựng bức tường ở biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Ông Bannon và ba người khác đã lừa tiền hàng trăm nghìn nhà tài trợ liên quan đến chiến dịch “We Build the Wall” (Chúng ta dựng bức tường), vốn gây quỹ được 25 triệu USD, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết.
Cáo buộc cho rằng ông Bannon đã nhận được hơn 1 triệu USD, ít nhất ông đã dùng một phần để chi xài cá nhân.
Tại tòa, ông không nhận tội.
Ông Bannon, vừa được tại ngoại, là một kiến trúc sư chủ chốt mang đến chiến thắng quan trọng cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tư tưởng cánh hữu chống nhập cư của ông này đã thúc đẩy cho chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump.
Ông Bannon bị các đặc vụ của Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ, cơ quan chuyên điều tra các vụ gian lận, bắt giữ trên một chiếc du thuyền dài 150 foot (45m) có tên Lady May ở Connecticut. Du thuyền thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Guo Wengui (Quách Văn Quý), báo chí Mỹ đưa tin.
Ông Bannon là cựu trợ lý cấp cao thứ sáu của Donald Trump bị truy tố hình sự, theo sau cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump – Paul Manafort, cố vấn chính trị kỳ cựu – Roger Stone, luật sư cũ của Trump – Michael Cohen, cựu phó giám đốc chiến dịch – Rick Gates và cựu cố vấn an ninh quốc gia – Michael Flynn.
Trả lời về vụ bắt giữ ông Bannon, Tổng thống Trump cho biết ông cảm thấy “rất tệ” về việc này. Ông cũng khẳng định mình không liên quan đến chương trình “We Build the Wall”.
“Tôi đã nói, ‘Đây là việc của chính phủ; đây không phải dành cho tư nhân’ – và đối với tôi điều này nghe giống như sự khoe mẽ và tôi nghĩ tôi đã nêu quan điểm của mình rất mạnh mẽ vào thời điểm đó,” ông nói.
Cáo buộc chống lại Bannon là gì?
Chiến dịch “We Build the Wall” cam kết sử dụng tiền quyên góp để xây dựng các đoạn hàng rào biên giới trên đất tư nhân – việc xây dựng này là cam kết chính của Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.
Nhưng Audrey Strauss, quyền Chưởng lý Hoa Kỳ của khu vực Nam tiểu bang New York (SDNY), cho biết ông Bannon, Brian Kolfage, Andrew Badolato và Timothy Shea đã “lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ, trục lợi trên lòng tin của họ trong việc tài trợ cho một bức tường biên giới huy động hàng triệu đôla, với sự giả vờ rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi cho việc xây dựng”.
Ông Bannon nhận được hơn 1 triệu đôla thông qua một tổ chức phi lợi nhuận mà ông kiểm soát, ít nhất một phần trong số đó đã được ông sử dụng để chi trả “hàng trăm nghìn đôla chi phí cá nhân của Bannon”, DoJ cho biết.
Trong khi đó, ông Kolfage – người sáng lập “We Build the Wall” – đã lén lút lấy 350.000 USD để sử dụng cho mục đích cá nhân, cáo buộc ghi rõ.
“Trong khi liên tục bảo đảm với các nhà tài trợ rằng Brian Kolfage, người sáng lập và là gương mặt đại diện của We Build the Wall, sẽ không được trả một xu, các bị cáo đã bí mật lên kế hoạch chuyển hàng trăm nghìn đôla cho Kolfage, số tiền mà ông ta dùng để chi cho lối sống xa hoa”, bà Strauss nói.
Thanh tra phụ trách SDNY Philip R Bartlett cho biết bốn người này đã tạo “các hóa đơn và tài khoản giả để rửa tiền quyên góp và che đậy tội lỗi của họ, mà không quan tâm đến luật pháp hay sự thật”.
Chiến dịch kêu gọi từng cá nhân mua gạch để xây bức tường
Ông nói: “Vụ này sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những kẻ lừa đảo khác rằng không ai đứng trên luật pháp, dù đó có là một thương phế binh hay một chiến lược gia chính trị triệu phú”.
Ông Bannon và ba người khác đã khởi động dự án vào tháng 12 năm 2018, DoJ cho biết. Và trong chiến dịch, ông Kolfage nói rằng tất cả số tiền quyên góp sẽ được dành cho việc xây dựng còn ông Bannon đã phát biểu công khai: “Chúng tôi là một tổ chức tình nguyện.”
Cả bốn bị cáo đều bị truy tố một tội danh âm mưu lừa đảo qua đường điện tín và một tội danh âm mưu rửa tiền, mỗi tội danh bị phạt tối đa 20 năm tù.
Ông Bannon, 66 tuổi, đã trình diện tại tòa án liên bang qua video vài giờ sau khi bị bắt vào thứ Năm. Ông Kolfage và ông Badolato sẽ trình diện tại các tòa án khác nhau ở Florida và ông Shea sẽ trình diện ở Colorado.
Ông Bannon được tại ngoại với số tiền 5 triệu đôla, với 1,75 triệu đôla đóng trước bằng tiền mặt hoặc tài sản. Ông Bannon sẽ không được phép di chuyển bằng máy bay riêng, tàu thuyền riêng hoặc xuất ngoại trong khi chờ xét xử hình sự.
Ranh giới giữa gây quỹ chính trị trực tuyến hợp pháp và lừa đảo đôi khi là rất mong manh. Các công tố viên liên bang hiện đang cáo buộc rằng Steve Bannon, cựu cố vấn chính trị hàng đầu cho Donald Trump, đã vượt qua ranh giới đó.
Ông Bannon là một trong những nhân vật ngoài lề, nhờ vào việc giúp Trump đạt được vị trí tổng thống một cách bất ngờ để trở thành nhân vật có tiếng tăm của Mỹ. Tuy nhiên, thời gian ông tham gia vào guồng máy quyền lực tại Nhà Trắng rất ngắn ngủi.
Donald Trump được cho là đã phẫn nộ khi báo chí tô vẽ hình tượng ông Bannon là “bộ não” phía sau của tổng thống – điều này một phần do ông Bannon luôn sẵn lòng tiếp báo chí để truyền thông cho mình.
Kể từ đó, hoạt động của ông Bannon hầu như chỉ giới hạn trong việc vận động cho tổng thống từ bên lề – và tham gia vào các dự án ngoài rìa mà đôi khi bị nghi ngờ, chẳng hạn dự án bức tường Mexico.
Việc bản cáo trạng này được đưa ra từ khu vực Nam New York, văn phòng công tố liên bang đã xử lý các vụ án cấp cao khác liên quan đến các cộng sự của Trump, sẽ khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến bản cáo trạng. Chính khu vực này là nguồn gốc của cuộc tranh cãi gần đây khi Tổng chưởng lý Bill Barr đột ngột sa thải người đứng đầu Geoffrey Berman.
Sau khi bị chỉ trích, ông Barr buộc phải từ bỏ việc chọn người thay thế tạm thời, và thay vào đó, người phó của ông Berman đã được thuyên chuyển vào vị trí trên.
Chính người phụ nữ này, Audrey Strauss, là người đã công bố bản cáo trạng của ông Bannon.
Steve Bannon là ai?
Cựu giám đốc ngân hàng đầu tư này là một trong những người thúc đẩy trang web cánh hữu Breitbart News trước khi phục vụ tại Nhà Trắng của Trump với tư cách chiến lược gia trưởng. Ảnh hưởng của ông có thể thấy rõ trong các quyết định quan trọng như việc Mỹ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris vào giữa năm 2017.
Ông rời chức vụ vào tháng 8 năm 2017 và trở lại Breitbart, nhưng một lần nữa bị buộc phải từ chức sau khi chỉ trích các quyết định của ông Trump, khiến ông Trump nói “Steve Bannon không liên quan gì đến tôi hoặc nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Khi ông ấy bị sa thải, ông ấy không mất việc mà còn bị mất trí”.
Kể từ đó, ông Bannon đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng về một siêu nhóm cánh hữu gồm các đảng dân túy ở châu Âu và sự hiện diện của ông tại các sự kiện đã gây tranh cãi, với việc tạp chí New Yorker loại ông khỏi một lễ hội, Bộ trưởng thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon rút khỏi một sự kiện do BBC đồng tổ chức khi ông này xuất hiện, và một lần xuất hiện khác tại Oxford University Union đã gây ra các cuộc phản đối.
Năm ngoái, ông nói với BBC rằng “tình trạng hỗn loạn” xuất phát từ Brexit “mới chỉ bắt đầu” và cho rằng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico sẽ giúp ích cho các cộng đồng người da đen và gốc Tây Ban Nha.
Điều gì đang xảy ra với bức tường biên giới?
Bức tường với Mexico có lẽ là cam kết nổi bật đáng nhớ nhất của Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Ông đã nói rằng ông sẽ xây dựng bức tường và Mexico sẽ trả tiền cho việc đó.
Trước khi ông Trump nhậm chức, đã có 654 dặm (hơn 1.000 km) hàng rào dọc theo biên giới phía Nam. Ông hứa sẽ xây một bức tường dọc theo toàn bộ chiều dài biên giới 2.000 dặm. Sau đó, ông nói rằng bức tường sẽ chỉ dài bằng một nửa số đó – và thiên nhiên, chẳng hạn như núi và sông, là hàng rào cho phần còn lại.
Việc mở rộng hàng rào biên giới được bắt đầu vào năm ngoái.
Số tiền này được lấy từ nguồn tài trợ mà Quốc hội đã phê duyệt trước đó, và từ số tiền mặt mà ông Trump được phép sử dụng kể từ khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 2 năm 2019 trong bối cảnh số người di cư vào Mỹ tăng đột biến.
Ông đã có quyền tiếp cận các quỹ quốc phòng, nhưng vẫn còn thiếu so với ước tính ban đầu lên tới 12 tỷ đô la, thiếu rất nhiều so với ước tính trước đó vốn cao hơn nhiều về chi phí thực.
Chính quyền Trump đặt mục tiêu xây xong hàng rào có độ dài khoảng 509 dặm (khoảng 820 km) vào cuối năm 2020.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53805126
Cựu cố vấn của Tổng thống Trump
không thừa nhận cáo buộc gian lận gây quỹ
Phụng Minh
York vào ngày 21/8 (ảnh: Reuters).
Steve Bannon, cựu cố vấn Nhà Trắng của Tổng thống Trump và là cựu tổng biên tập của Breitbart, đã không nhận tội gian lận liên quan đến một chiến dịch gây quỹ trực tuyến để xây dựng bức tường thuộc sở hữu tư nhân dọc biên giới Mỹ-Mexico.
Bannon xuất hiện trong cuộc họp qua video tại tòa án liên bang Manhattan vào thứ Năm (20/8), bị còng tay và đeo khẩu trang trắng, để phủ nhận cáo buộc tội gian lận gây quỹ với số tiền bảo lãnh là 5 triệu đô la, được bảo đảm bằng tài sản 1,75 triệu đô la.
Các cáo buộc trong bản cáo trạng chỉ là lời buộc tội. Các bị cáo được coi là vô tội trừ khi và cho đến khi được chứng minh là có tội.
“We Build The Wall” (Dự án Chúng tôi Xây dựng Bức tường) là một cuộc gây quỹ thu được hơn 25 triệu đô la và Bannon cùng với ba người khác, bao gồm cả nhà điều hành Brian Kolfage, đã bị buộc tội sử dụng các nền tảng trực tuyến như GoFundMe để lừa đảo các nhà tài trợ hàng trăm nghìn đô la.
Ngoài ra còn có Andrew Badolato và Timothy Shea, chủ sở hữu của một công ty nước tăng lực tên là Win Energy.
Các cáo buộc hình sự chống lại Bannon cho rằng ông đã chuyển hơn 1 triệu đô la, một phần trong số đó được chuyển cho người sáng lập dự án và đồng bị cáo, Brian Kolfage, và phần lớn số tiền đã không tới được quỹ xây dựng cho bức tường.
“Như bị cáo buộc, các bị cáo đã lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ, lợi dụng sự quan tâm của họ trong việc tài trợ cho bức tường biên giới để huy động hàng triệu đô la, với cái cớ giả rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi cho việc xây dựng”, Luật sư Hoa Kỳ cho miền Nam quận của New York Audrey Strauss cho biết trong một tuyên bố .
“Trong khi liên tục đảm bảo với các nhà tài trợ rằng Brian Kolfage, người sáng lập và là gương mặt đại chúng của We Build the Wall, sẽ không được trả một xu, các bị cáo đã bí mật lên kế hoạch chuyển hàng trăm nghìn đô la cho Kolfage, để anh ta ‘tài trợ’ cho lối sống xa hoa của mình”, bản cáo trạng tuyên bố.
Bannon đã bị bắt giữ trên du thuyền sang trọng mang tên Lady May, thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc lưu vong Quách Văn Quý (Guo Wengui), đang neo đậu ngoài khơi Connecticut, theo AP, Breitbart đưa tin.
Ông Quách có được sự ủng hộ của Bannon vào năm 2018, sau khi tuyên bố đã đầu tư 100 triệu đô la Mỹ để lột trần sự lạm dụng quyền lực của các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và cũng để thành lập một phong trào ủng hộ dân chủ gọi là Nhà nước Liên bang mới của Trung Quốc, Sydney Morning Herald đưa tin.
Bannon trở thành người gần đây nhất trong danh sách dài các thân tín của Tổng thống Trump bị bắt giữ, bao gồm cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông, Paul Manafort, người được Bannon thay thế, luật sư lâu năm của ông, Michael Cohen và cựu cố vấn an ninh quốc gia của ông, Michael Flynn.
Sau khi biết tin Bannon bị bắt, Tổng thốngTrump đã nói về “We Build The Wall”, “Khi tôi đọc về nó, tôi không thích nó. Tôi đã nói cái này là của chính phủ, cái này không phải của tư nhân. Và đối với tôi, nó giống như đang khoe khoang”, ông nói với các phóng viên tại Nhà Trắng và nói thêm rằng ông cảm thấy tình hình “rất tồi tệ”.
Bộ trưởng Tư pháp William Barr nói với Associated Press rằng ông đã được biết về cuộc điều tra Bannon vài tháng trước nhưng không cho biết liệu tổng thống đã được thông báo hay chưa.
Theo Chris Ford, The BL
Phụng Minh biên dịch
Tòa liên bang yêu cầu Tổng Thống Trump
phải giao bản thuế cho công tố viên New York
Tin New York City – Tòa liên bang tại New York đã bác bỏ đơn kiện lần 2 của Tổng Thống Trump nhằm ngăn công tố viên Manhattan tiếp cận hồ sơ thuế của ông, và yêu cầu tổng thống phải giao thông tin tài chính cho công tố viên liên bang.
Thẩm Phán Victor Marrero đã bác bỏ đơn kiện của thứ hai của Tổng Thống Trump, vốn cáo buộc rằng lệnh đòi giao nộp hồ sơ tài chính của công tố viên Manhattan là không hợp lệ. Công tố viên Cyrus Vance hiện đang yêu cầu Tổng Thống Trump cung cấp hồ sơ thuế và hồ sơ tài chính trong suốt 8 năm qua, để phục vụ cho cuộc điều tra việc kinh doanh của tổng thống, và việc trả tiền bịt miệng cho 2 phụ nữ tự nhận là có quan hệ tình ái với tổng thống trước khi ông đắc cử.
Quyết định của Thẩm Phán Marrero là thất bại mới nhất của Tổng Thống Trump trong nỗ lực ngăn công tố viên tiếp cận hồ sơ kinh doanh của ông. Vào năm ngoái, công tố Vance đã yêu cầu hãng kế toán Mazars USA cung cấp hồ sơ tài chính của tổng thống. Tuy nhiên, ông Trump khởi kiện chống lại lệnh này, nói rằng ông có quyền miễn trừ khỏi quá trình tư pháp của tiểu bang khi còn đang nhậm chức.
Tối Cao Pháp Viện đã bác bỏ lập luận về quyền miễn trừ của tổng thống, nhưng cho phép tổng thống Trump được khởi kiện về tính hợp lệ của lệnh đòi hồ sơ. Thẩm Phán Marrero nói, việc Tổng Thống Trump khởi kiện lần 2 sẽ kéo dài khả năng của tổng thống trong việc không tuân thủ lệnh đòi hồ sơ, và có khả năng khiến lệnh này hết hạn, giúp tổng thống tránh được việc bị điều tra.
Tổng Thống Trump đã kháng án chống lại quyết định của Thẩm Phán Marrero, và đang yêu cầu tòa án quận hoãn thi hành phán quyết, với lý do cần chờ kết quả kháng án. (Ngô Bảo)
Một số đài Mỹ đưa tin tiêu cực về ông Trump
nhiều hơn ông Biden 150 lần
Hải Lam
Một nghiên cứu cho thấy, trên các bản tin buổi tối, một số đài truyền hình ở Mỹ đã phát sóng rất nhiều tin tiêu cực chống lại Tổng thống Donald Trump trong khi hầu như bỏ qua ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Joe Biden.
NewsBusters, một dự án của Cơ quan giám sát thuộc Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông, đã phân tích các bản tin buổi tối của các hãng truyền thông gồm ABC, CBS, và NBC, từ ngày 1/6 đến ngày 31/7. Kết quả cho thấy, các chương trình của những đài này đã dành 512 phút thời lượng phát sóng về Tổng thống Trump, nhiều hơn 9 lần so với thời lượng phát sóng 58 phút về ứng cử viên tổng thống John Biden.
Tuy nhiên, thời lượng phát sóng nhiều hơn về Tổng thống Trump hầu như là những thông tin tiêu cực chống lại ông.
Các nhà phân tích cho biết, có 634 trong số 668 phát biểu đánh giá về ông Trump là tiêu cực, so với 4 trong số 12 nhận định có xu hướng tiêu cực về ông Biden.
Ông Rich Noyes, giám đốc nghiên cứu của trung tâm, nói với The Epoch Times: “Điều này cho thấy giới truyền thông đã mệt mỏi với vai trò trọng tài (đưa tin độc lập khách quan)”.
“Họ muốn trở thành người phản đối Donald Trump, chứ không để Joe Biden làm công việc đó”, ông Noyes nói thêm.
ABC News, NBC News và CBS News chưa đưa ra bình luận về nghiên cứu của NewsBusters.
Bà Courtney Parella, phó thư ký báo chí quốc gia cho chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, nói với The Epoch Times qua email: “Chúng tôi không cần một nghiên cứu để chứng minh những gì chúng tôi đã biết. Nhiều hãng truyền thông dòng chính đang công khai thể hiện thành kiến chống lại Tổng thống Trump, và họ đang tự lừa dối bản thân nếu họ nghĩ rằng người dân Mỹ không thể nhìn thấu điều đó”.
Thông thường trong mùa tranh cử, các chương trình sẽ dành thời gian cho cả 2 ứng cử viên tranh cử tổng thống. Ông Noyes nhận định, việc đối xử bất tương xứng đó một phần là vì ông Biden không tổ chức các sự kiện tranh cử trong nhiều tháng do dịch Covid-19, nhưng cựu phó tổng thống này hàng ngày vẫn nói về những gì ông sẽ thực hiện nếu được bầu làm tổng thống, cũng như phản ứng với các vụ bê bối bao gồm một cáo buộc tấn công tình dục.
Khoảng 40% thời lượng (23,5 phút) phát sóng về ông Biden tập trung vào việc truyền tải những lời chỉ trích của ông Biden đối với Tổng thống Trump, trong khi chỉ có 0,25% (88 giây) nội dung đưa tin về việc ông Trump chỉ trích đối thủ.
Ông Noyes nhận định: “Có vẻ như họ (các hãng truyền thông) không tin tưởng công chúng sẽ đưa ra quyết định đúng nếu họ đưa tin về cả 2 bên. Họ đang làm tổn hại uy tín mà họ có thể đã xây dựng được với tư cách là nhà báo và cho thấy rằng họ chỉ là những bên theo đảng phái”.
Nghiên cứu bao gồm những tuyên bố của các phóng viên với những đánh giá cụ thể về Tổng thống Trump và ứng cử viên Biden, người dẫn chương trình, hoặc từ các nguồn tin phi đảng phái như các chuyên gia hoặc cử tri. Nghiên cứu không bao gồm các đánh giá hoặc nhận xét từ các nhân vật theo đảng phái hoặc các tuyên bố trung lập.
Tổng thống Trump từng nói rằng nhiều phóng viên có thành kiến với ông.
“Đối thủ lớn nhất của tôi không phải là Biden, không phải là đảng Dân chủ, mà là giới truyền thông hủ bại. Chúng ta có một bộ máy truyền thông hủ bại ở đất nước này mà chưa ai từng thấy trước đây”, ông Trump nói với chương trình “Fox & Friends” vào ngày 17/8.
Ông Trump cũng nói rằng: “Chúng ta có một người còn không bước ra khỏi tầng hầm của mình, nhưng giới truyền thông vẫn đưa tin về ông ấy”. Tổng thống cho biết: “Họ đặt câu hỏi cho tôi và tôi thấy lửa đang bùng lên trong mắt họ. Và tôi nhìn vào một số người trong số họ – tôi nói, này cậu, làm sao cậu có thể có nhiều thù hận như vậy?”.
Ông Trump nói các phóng viên “ném bom” vào ông mỗi ngày trong khi ứng cử viên Biden từ chối trả lời các câu hỏi.
Ông Biden chỉ tổ chức vài cuộc họp báo kể từ khi ông ở nhà của mình vào tháng 3 cho đến hết mùa hè. Cựu phó tổng thống và người đồng hành mới của ông – Thượng nghị sĩ Kamala Harris – chỉ mới trả lời 2 câu hỏi trong các sự kiện kể từ khi ông bổ nhiệm bà làm ứng cử viên phó tổng thống của mình vào ngày 11/8.
Các thành viên trong chiến dịch của ông Biden đã không tập trung trả lời các câu hỏi, bao gồm cả thời điểm tổ chức một cuộc họp báo hợp pháp.
Theo The Epoch Times
Hải Lam dịch và biên tập
Covid-19 :
Châu Mỹ Latinh vượt ngưỡng 250.000 ca tử vong
Thùy Dương
Sáu tháng sau dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại châu Mỹ Latinh, số ca tử vong ở khu vực này hôm nay 21/08/2020 đã vượt ngưỡng 250.000 ca. Nạn nghèo đói và bất bình đẳng ngày càng được khoét sâu, đe dọa phá hủy những tiến bộ kinh tế – xã hội mà châu Mỹ Latinh đã phải mất nhiều thập niên mới đạt được.
AFP cho biết Colombia, nước bị dịch bệnh nghiêm trọng thứ 4 trong khu vực, sau Brazil, Mêhicô và Peru, đã vượt ngưỡng biểu tượng 500.000 ca nhiễm. Còn Achentina ghi nhận số người nhiễm thường nhật cao kỷ lục : 8.000 ca.
Tổ Chức Lao Động Quốc Tế nhận định gần 2/3 số người làm công ăn lương tại tại các nước châu Mỹ Latinh có nguy cơ mất việc, bị giảm giờ làm và thu nhập giảm sút. Còn theo một nghiên cứu mới đây của Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), tại 10 trên tổng số 16 quốc gia châu Mỹ Latinh, việc thu nhập giảm sút mạnh là nỗi lo chính của các gia đình. Nhiều người phải lựa chọn đói ăn hoặc bị lây nhiễm virus corona, thậm chí phải chịu đựng cả hai.
Trong khi đó, chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới David Malpass hôm qua cảnh báo cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể sẽ đẩy thêm 100 triệu người trên khắp thế giới vào cảnh đói nghèo cùng cực. Con số này cao hơn so với dự báo trước đây (60 triệu người).
WHO : Châu Âu không cần tái phong tỏa
Tại châu Âu, mặc dù số ca nhiễm virus corona đang tăng rất nhanh trong những ngày qua, nhất là ở Pháp, Ý, Đức và Tây Ban Nha, nhưng Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm qua nhận địch châu Âu có thể quản lý đại dịch mà không cần đến biện pháp tái phong tỏa toàn bộ đời sống xã hội, nhờ đã có chuẩn bị đối phó trong thời gian qua. Tại các nước nói trên, giới trẻ được coi là những người làm dịch lây lan nhanh chóng vì thường không có triệu chứng nhiễm bệnh.
Pháp : Gần 4.800 ca nhiễm mới
Riêng tại Pháp, hôm qua bộ Y Tế ghi nhận có tới 4.771 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ, so với 3.776 ca của ngày hôm trước. Đây là mức tăng nhanh chưa từng có kể từ tháng 05. Tổng cộng, trong vòng 7 ngày qua, Pháp có thêm 18.638 ca nhiễm mới, tăng 43% so với tuần trước.
Số ổ dịch mới được phát hiện trong ngày hôm qua là 33. Tỉ lệ xét nghiệm dương tính cũng tăng lên thành 3,3% so với con số 3,1% trước đó một hôm. Số người nhập viện điều trị và số bệnh nhân phải nằm khoa hồi sức tích cực cũng tăng nhẹ. Theo Cơ quan y tế công của Pháp, tình hình đặc biệt đáng lo ngại khi khả năng xét nghiệm tầm soát vẫn giữ nguyên, nhưng các chỉ số dịch bệnh đều tăng.
Trong bối cảnh này, bộ trưởng Giáo Dục Pháp, Jean-Michel Blanquer hôm qua phát biểu trên truyền hình là ngày khai giảng năm học 2020-2021 vẫn diễn ra theo dự kiến vào hôm 01/09, nhưng các biện pháp phòng dịch ở các trường học sẽ được đặt dưới sự kiểm soát cao độ : đeo khẩu trang là bắt buộc trong các không gian kín và lớp học ở cấp học phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Còn đối với việc đeo khẩu trang trong trường học, tại những nơi không khép kín, quyền quyết định thuộc về chính quyền địa phương.
Căng thẳng Mỹ – Châu Âu về trừng phạt Iran
Thanh Phương
Vốn đã có nhiều bất đồng trong hồ sơ hạt nhân Iran, Hoa Kỳ và châu Âu lại gặp thêm căng thẳng sau khi Washington khởi động một cơ chế nhằm tái lập các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran, một hành động bị cả ba nước Pháp, Đức và Anh cực lực phản đối.
Hôm qua, 20/08/2020, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đến trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York để chính thức khởi động một cơ chế được gọi là « snapback » nhằm tái lập trong vòng một tháng các biện pháp trừng phạt của quốc tế đối với chế độ Teheran, mà Washington cho là đã không tuân thủ các cam kết được nêu trong thỏa thuận hạt nhân Vienna 2015, nhằm ngăn chận Iran chế tạo vũ khí nguyên tử.
« Snapback » là một tiến trình rất phức tạp được dự trù trong nghi quyết Liên Hiệp Quốc năm 2015. Khi cơ chế này được khởi động, trong vòng 30 ngày, các biện pháp trừng phạt của quốc tế đối với Iran sẽ tự động được tái lập. Nhưng theo nhiều nhà quan sát, sau khi tham khảo ý kiến các thành viên khác của Hội Đồng Bảo An, đại sứ của Indonesia, nước giữ chức chủ tịch Hội Đồng trong tháng 8, có thể sẽ xếp qua một bên yêu cầu của Mỹ. Trong trường hợp đó, trong vòng 30 ngày, tức là đúng vào thời điểm họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Donald Trump có thể sẽ đòi tái lập trừng phạt quốc tế đối với Iran. Điều này chắc chắn sẽ gây thêm nhiều tranh cãi và tranh chấp pháp lý trong định chế quốc tế này.
Theo dự báo của hãng tin AFP, nếu các trừng phạt đó thật sự được tái lập, Iran có thể tuyên bố là thỏa thuận hạt nhân 2015 đã chết hẳn, hoặc có thể Teheran chờ xem kết quả bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào, tùy theo ông Trump có tái đắc cử hay không, rồi mới quyết định.
Trả lời hãng tin AFP, chuyên gia về Iran Ellie Geranmayeh, thuộc Hội đồng châu Âu về Quan hệ Đối ngoại, nhận định : « Chắc chắn là Trump sử dụng snapback như là một mưu toan vô vọng nhằm triệt tiêu thỏa thuận hạt nhân Iran trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ ». Theo chuyên gia này, cho dù kết quả như thế nào đi nữa, chiến lược của Mỹ « sẽ để lại những tác hại lâu dài trong Hội Đồng Bảo An và khiến Hoa Kỳ càng thêm bị cô lập trong hồ sơ Iran».
Washington cho biết họ khởi động cơ chế nói trên với tư cách một bên « tham gia » thỏa thuận Vienna. Nghị quyết 2231 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quy định các bên « tham gia » là những nước ký tên ban đầu vào thỏa thuận hạt nhân Iran, tức là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức và Iran.
Thế nhưng, do tổng thống Donald Trump vào năm 2018 đã rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận này, cho nên đối với các nước ký kết khác, kể cả đối với các nước đồng minh châu Âu, về mặt pháp lý, Hoa Kỳ đã mất đi tư cách một bên « tham gia ». Trong một thông cáo chung, các nhà ngoại giao của ba nước châu Âu đã nêu rõ : « Pháp, Đức và Anh ghi nhận là Hoa Kỳ đã không còn là một bên tham gia khi học rút ra khỏi thỏa thuận vào ngày 08/05/2018. Cho nên chúng tôi không thể ủng hộ sáng kiến này ( khởi động cơ chế « snapback ») ». Thông cáo nhấn mạnh là « mặc dù việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận đã đặt ra nhiều thách thức to lớn, ba nước châu Âu vẫn muốn duy trì thỏa thuận đã được ký kết cách đây 5 năm, thỏa thuận mà vào lúc đó đã được xem là cơ hội duy nhất để ngăn cản Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hiếm khi nào mà giọng điệu giữa hai bên bờ Đại Tây Dương lại gay gắt như thế. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thậm chí cáo buộc đích danh 3 nước Pháp, Anh, Đức là « đã chọn ngả theo các giáo chủ » đang nắm quyền ở nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Ông Pompeo còn chỉ trích việc Paris, Luân Đôn và Berlin vào tuần trước đã không bỏ phiếu thuận cho dự thảo nghị quyết do Mỹ đề nghị, nhằm triển hạn lệnh cấm vận vũ khí quy ước đối với Iran, sẽ hết hạn vào tháng 10 tới. Cuối cùng chỉ có 2 trong số 15 thành viên Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu thuận cho văn bản này.
Em của kẻ đánh bom tự sát ở Manchester
vào năm 2017 bị tù ít nhất 55 năm
Tin từ Luân Đôn, Anh Quốc – Vào hôm thứ Năm (20/8), người đàn ông từng giúp anh ruột của mình thực hiện một vụ đánh bom liều chết vào cuối buổi hòa nhạc của Ariana Grande ở thành phố Manchester, Anh Quốc vào ba năm trước khiến 22 người thiệt mạng bị tù ít nhất 55 năm.
Hashem Abedi, 23 tuổi, bị kết tội giết người vào tháng 3 vì khuyến khích và giúp anh ruột của mình là Salman đánh bom tự sát tại Manchester Arena khi các bậc phụ huynh đến đón con của họ vào buổi trình diễn cuối tháng 5 năm 2017 của ca sĩ nhạc pop Hoa Kỳ.
Trong số những người thiệt mạng có bảy trẻ em, trẻ nhất là 8 tuổi, trong khi 237 người bị thương. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Anh Quốc kể từ các vụ đánh bom liều chết hàng loạt ở Luân Đôn vào năm 2005 khiến 52 người thiệt mạng. Thẩm phán Jeremy Baker cho biết những người đàn ông này đều có tội như nhau và cố tình nhắm vào một buổi hòa nhạc có sự tham gia của những người trẻ tuổi, với gần một nửa trong số đó là trẻ em hoặc thanh thiếu niên bị giết.
Ông tuyên án Abedi chung thân vì tội giết người và âm mưu gây ra vụ nổ, đồng thời tuyên bố rằng nghi can sẽ thụ án ít nhất 55 năm sau song sắt. Abedi không có mặt tại tòa án cho phiên tòa, sau khi từ chối vào phòng xử án nơi các gia đình nạn nhân đưa ra những lời kể bi thảm về tác động tàn khốc của vụ đánh bom đối với cuộc sống của họ.
Anh em nhà Abedi, có cha mẹ là người Libya di dân sang Anh Quốc dưới thời cai trị của cố lãnh đạo Muammar Gaddafi, lên kế hoạch cho vụ tấn công này tại nhà của họ ở nam Manchester. (BBT)
https://www.sbtn.tv/em-cua-ke-danh-bom-tu-sat-o-manchester-vao-nam-2017-bi-tu-it-nhat-55-nam/
Pháp: Khu bảo tồn Ecrins,
xứ sở của những người yêu đá
Trọng Thành
Khu bảo tồn quốc gia Ecrins là một niềm tự hào của Pháp. Ecrins là xứ sở của hơn 150 đỉnh núi cao hơn 3.000 mét, của Briançon – thành phố núi cao nhất Liên Âu, của nhiều thung lũng với tiểu khí hậu khác biệt, nơi sinh sống của những loài thực vật hiếm có, trong đó có chardon bleur, được mệnh danh « nữ hoàng núi Alpes ». Khu bảo tồn Ecrins là địa điểm du lịch, thám hiểm hấp dẫn. Có nhiều nẻo đường đến với Ecrins: Tình yêu đá là một trong số đó.
Công viên Quốc gia Ecrins là trung tâm leo núi thứ hai của nước Pháp, sau Mont Blanc. Trước khi vùng Haute-Savoie cùng đỉnh Mont Blanc nhập vào Pháp giữa thế kỷ 19, Barre des Ecrins cao 4.102 mét từng là mái nhà của Pháp. Cùng các đỉnh Pelvoux và Meije (cao lần lượt 3.946 mét và 3.983 mét), Barre des Ecrins được coi như một biểu tượng của thiên nhiên hoang dã miền nam xứ Alpes.
Đá núi, phong cảnh thay đổi mỗi ngày
Vẻ đẹp của thiên nhiên Ecrins như biến mỗi người thành nghệ sĩ. Người tài xế xe khách, đưa chúng tôi đến cửa khu bảo tồn, giải thích vì sao ông chọn vùng núi này làm nơi sinh sống : « Tôi vốn là dân một thành phố lớn, tôi không chịu nổi bầu không khí bức bối ở đó. Ở đây ánh sáng thay đổi liên tục trong ngày. Mặt trời gần như quanh năm. Phong cảnh ở đây liên tục thay đổi sắc màu. Mỗi thung lũng một khác. Đá núi, cây cối, phong cảnh thay đổi mỗi ngày, thật là kỳ diệu: từ hè sang đông, từ xanh sang đỏ, rồi trắng. Thật là tuyệt vời ! Tôi thật khó lòng mà chia tay với vùng đất này…. ».
Khu bảo tồn rộng nhất nước Pháp này nổi tiếng với phong cảnh hoang sơ. « Vùng lõi » của Parc national des Ecrins, rộng 925 km2, không có đường xe cơ giới, hoàn toàn không có dân cư, ngoại trừ một xóm nhỏ lịch sử, nơi ẩn náu của những người chạy trốn chiến tranh, đàn áp tôn giáo thời xưa. Pars National des Ecrins (bao gồm « các vùng giáp ranh ký giao kết tham gia » khu bảo tồn quốc gia (l’aire d’adhésion)
rộng 1.784 km2) là nơi du khách có thể trải nghiệm nhiều môn thể thao của núi rừng : trượt tuyết, leo núi vào mùa đông ; mùa hè đa dạng hơn, với xe đạp địa hình, cưỡi ngựa, dù lượn, thuyền vượt suối, chạy bộ xuyên núi, thám hiểm hang động… Đi bộ trèo núi là môn được nhiều người thuộc mọi lứa tuổi tham gia nhất. Nhiều cha mẹ dẫn cả các em nhỏ mới ba, bốn tuổi làm quen với núi cao. Có người địu cả con trên lưng trèo núi.
Khu bảo tồn có tổng cộng khoảng 740 km đường đi bộ trèo núi được bảo trì và có biển báo, trong đó có tuyến đường chính GR 54 (tour de l’Oisans) vòng quanh khu. Những người leo núi, chinh phục các đỉnh núi, những ai muốn sống lâu hơn với núi non Ecrins, có thể trú chân, dùng bữa tại một trong khoảng 30 quán trọ, nằm rải rác trên các sườn núi cao ở « vùng lõi » khu bảo tồn.
Du khách đến với núi lần đầu chắc không quên được những tháp đá xếp rải rác ven đường, cao thấp, to nhỏ khác nhau, hình thù đủ kiểu. Với người đi núi lâu năm, những tháp đá khá mong manh ấy như có linh hồn, như mang chứa một giao ước thầm kín giữa con người với núi non từ bao đời nay. Những tháp đá ở một khúc quanh, thường giúp du khách không bị lạc đường (thường chứ không phải luôn luôn, vì cũng có tháp đá chỉ sai đường). Ai thân thuộc với núi, trên đường đi, thường góp vài viên đá phần mình vào một tháp đá dẫn đường cho người đến sau. Trong tiếng Pháp, những tháp đá như vậy gọi là « cairn ». Từ cairn du nhập vào thời Cách mạng, trực tiếp từ tiếng Scotland, nhưng âm cairn / tháp đá cũng đã hiện diện trong nhiều địa danh xứ Bretagne, miền tây nước Pháp, xứ sở của dân Celtic thời cổ đại. Cũng có người cho rằng cairn có thể bắt nguồn từ các ngôn ngữ còn xa xưa hơn nhiều.
« VIA FERRATA » – lơ lửng giữa không trung cùng đá
Đến với Ecrins có nhiều con đường: Tình yêu đá là một trong số đó. Đối với những ai không đủ khả năng leo núi (Esclade hay Alpinisme) – môn thể thao mạo hiểm, đòi hỏi các kỹ thuật và thể lực của vận động viên -, thì Via ferrata là một lựa chọn an toàn, cho phép nếm trải cảm giác lơ lửng giữa trời và đất, cùng với đá.
Via ferrata là một hoạt động giải trí với 6 cấp độ, từ rất dễ đến rất khó. Ở mức độ dễ, Via ferrata cho phép cả gia đình tham gia cuộc chơi, kể cả các em nhỏ. Người thực hành Via ferrata luôn nối mình với một dây cáp – « sợi dây bảo mạng », được gắn dọc theo những cung đường, với các mốc bám được bố trí sẵn, chân bước theo từng bậc thép, gắn chặt vào vách núi. Một khi có đủ trang bị an toàn và nắm vững các nguyên tắc bảo hiểm, người thực hành Via ferrata có thể bắt đầu cuộc chơi men theo vách đá, hay vượt những đoạn núi dốc đứng, cũng có thể vượt cầu khỉ trên dòng nước siết, hay đi thang dây qua một vực sâu, thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên trên từng bước chân, từng khoảnh khắc.
Vách đá Freissinières, ở phía đông khu bảo tồn, nổi tiếng trong giới là nơi khai sinh ra bộ môn Via ferrata ở Pháp, nơi lắp đặt tuyến Via ferrata đầu tiên vào năm 1988. Tại khu bảo tồn Ecrins hiện nay, có nhiều người hướng dẫn Via ferrata chuyên nghiệp, được các cơ quan phụ trách phát triển du lịch địa phương giới thiệu với du khách.
Người leo núi và tình yêu đá
Gắn bó với núi non Ecrins có lẽ ít ai hơn những người leo núi. Chúng tôi may mắn gặp được Carine, một nhà leo núi nghiệp dư. Đại dịch Covid-19 khiến cô quyết định đến ở hẳn với khu bảo tồn Ecrins, nửa năm sớm hơn dự định. Chọn làm việc trong ngành khách sạn, Carine muốn có cơ hội được sống với núi, được thường xuyên đi núi, leo núi. Vì sao Carine thích leo núi ?
Cô tâm sự : « Khi tôi leo núi, tôi không còn cảm thấy gì khác nữa. Tôi hoàn toàn trong cung đường (cung đường hay « une voie » – theo cách gọi của giới leo núi) của mình. Tôi hoàn toàn tập trung vào các điểm bám, vào mục tiêu hướng đến. Tâm hồn tôi hoàn toàn được giải phóng, tôi thư giãn. Có thể hơi mệt mỏi, đau đớn ở chân ở tay, nhưng điều quan trọng là tôi hoàn toàn được giải phóng ».
Tại vùng Ecrins, Carine có rất nhiều quan tâm. Khi rảnh, cô thường đi dạo trong rừng, ngắm nhìn cây cỏ, chụp ảnh các hoạt động của thú trong đêm, phát hiện các loại sinh vật lạ, trao đổi thông tin với người phụ trách khu bảo tồn, hay trò chuyện với du khách, để hướng dẫn họ khi cần thiết. Nhưng, tiếp xúc với đá vẫn là niềm đam mê sâu thẳm của Carine. Cô chia sẻ :
« Đá ở mỗi nơi một khác. Tại khu Ailefroide (đông bắc khu bảo tồn), có một loại đá đặc biệt. Các vách đá ở đây không thật dốc. Đá ở đây có vẻ như rất nhẵn, nhưng thực ra lại dính. Khi di chuyển có lúc không cần chạm tay vào đá. Lúc đó ta như bò lên đá bằng chân, bàn tay gần như không chạm. Có cảm giác biết chắc là giày và đá gắn chặt với nhau. Leo được hay không lúc này vấn đề hoàn toàn là ở tâm trí. Tin tưởng ở bản thân, tin tưởng hoàn toàn rằng chân dính vào đá…. Cũng có những loại đá mang theo các tinh thể sắc cạnh… có loại đá thì lấm chấm những lỗ nhỏ, với cây cỏ, với hoa… Tôi sung sướng với những phát hiện… Mỗi lần tiếp xúc với một loại đá mới là một lần khám phá…. Tôi có cảm giác mình đang thực sự được sống trên mặt đất này, sống với thiên nhiên… Khi còn nhỏ, tôi cũng thường mê
cầm nắm, thu lượm sỏi đá… Thật khó lòng diễn tả cái cảm giác được tiếp xúc với khoáng chất như vậy… ».
« Mỗi cung đường »
Leo núi là một môn thể thao khắc nghiệt, đòi hỏi nhiều tố chất, về cơ bắp, về sự mềm dẻo, dai sức, khả năng cân bằng, khả năng phối hợp đồng bộ, cảm nhận chính xác. Nhưng leo núi cũng có thể là một môn nghệ thuật, người leo núi có thể là một nghệ sĩ. Câu chuyện của Carine khiến ta nhớ đến nhà leo núi Patrick Edlinger, một trong những người tiên phong của môn leo núi không phương tiện (Free solo climbing / Escalade en solo intégral). Patrick Edlinger được công chúng biết đến nhiều qua hai bộ phim: « Opéra vertical / Vũ điệu opéra theo chiều thẳng đứng » và « La vie au bout des doigts / Sự sống trên đầu những ngón tay ». Với Carine, điều quan trọng không phải là leo được nhiều cung đường, không phải là leo đến các đỉnh núi ngày một cao hơn, mà là phát hiện và tận hưởng mỗi cung đường núi cô đi, cùng với người bạn đồng hành mà cô hiểu và rất đỗi tin tưởng.
Kỳ quan Glacier Blanc
Ecrins là xứ sở của đá và băng. Trên các đỉnh núi, đá băng quyện vào nhau. Đến Khu bảo tồn Ecrins, khó mà bỏ qua Glacier Blanc – Băng hà Trắng. Những ai không có điều kiện lên cao, đứng ngay ở Pré de Madame Carle, cửa vào phía đông bắc khu bảo tồn, có thể nhìn thấy từ xa bằng mắt thường dòng sông băng trắng xám trên gần đỉnh núi. Băng hà Blanc được coi như một kỳ quan của vùng Ecrins.
Từ Pré de Madame Carle, ta có thể đi bộ trèo dần lên phía đỉnh núi. Đây cũng là con đường chính mà các nhà leo núi thường dùng để chinh phục những đỉnh cao huyền thoại của Ecrins. Con đường dẫn đến quán trọ đầu tiên, nằm sát Glacier Blanc, ở độ cao hơn 2.500 mét, gần như chỉ có đá và đá. Đá mênh mông, hùng vĩ, đủ hình đủ dạng. Đá lặng lẽ mà kì ảo, khắc khổ, lạnh lùng mà thi vị. Ánh sáng biến đổi khiến đá lung linh.
Bảo tàng sống về lịch sử Trái đất
Đứng ở giữa thung lũng đá, trên đường lên « Băng hà Trắng », du khách có dịp chiêm ngưỡng sự kỳ diệu của đá, vết tích của những biến động tạo thiên lập địa vĩ đại đã làm nên chính cái môi trường sống cho nhân loại chúng ta. « Địa chất » không chỉ là tác nhân lớn nhất với lịch sử địa phương, như ghi nhận tại thành Vauban, mà đá núi vùng Ecrins còn là chứng nhân cho những biến động địa chất mang tính châu lục và toàn cầu cách nay hàng chục, hàng trăm triệu năm.
Khu bảo tồn Ecrins là địa điểm tham quan, học tập ngoài trời quan trọng về lịch sử địa chất của Trái đất. Tổng cộng 79 địa điểm tiêu biểu được Khu bảo tồn Ecrins giới thiệu với công chúng (trang geologie.ecrins-parcnational.fr).
Trên vách đá vôi ở độ cao khoảng 2.250 mét thuộc xã Champsaur, phía tây khu bảo tồn, du khách có thể chứng kiến các hoá thạch cua biển, với các bộ phận gần như nguyên vẹn, dấu ấn của một đại dương tại nơi hiện nay là núi non. Tại xã Champcella, phía đông nam, có nhiều vết tích của quá trình tan vỡ của khối siêu lục địa (khi lục địa Á-Âu, châu Phi, châu Mỹ sau này vẫn còn là một khối), hình thành cách nay khoảng 300 triệu năm. Nhiều dấu tích về sự hình thành của dãy núi Alpes để lại trong vùng. Đá núi là sản phẩm của các quá trình biến động địa chất dữ dội, cũng là nhân chứng của các quá trình ấy. Qua các nhà chuyên môn, những tinh thể nằm trong đá kể với chúng ta về các điều kiện nhiệt độ và khí hậu cho phép chúng ra đời.
Khi băng hà tan chảy…
Trở lại với đường lên Băng hà Trắng, khoảng ba tiếng đồng hồ với khả năng đi lại bình thường (một tiếng rưỡi với người chuyên nghiệp), ta đến được chân dòng sông băng. Du khách trèo núi tụ tập nghỉ ngơi, dùng bữa tại khoảnh sân nhỏ trước cửa quán trọ Glacier Blanc, đối diện với băng hà. Ở đây có thể ngắm nhìn thỏa thích « băng hà vĩnh cửu », ngay dưới ánh mặt trời chói chang. Ngắm nhìn thỏa thích Glacier Blanc, mà một số người gọi là « Tháp Eiffel » của xứ Ecrins.
Tuy nhiên, ai biết rõ Glacier Blanc trong lòng không an. Nicolas, người phụ trách quán trọ, cho biết năm ngoái, lần đầu tiên quán trọ của anh bị thiếu nước, do băng hà thu hẹp. Trái đất bị hâm nóng, do các hoạt động của con người, với hậu quả nhiều mặt của nó là điều thấy ở khắp mọi nơi, nhưng ở xứ sở của băng tuyết, điều này diễn ra rõ rệt hơn rất nhiều. Nhiệt độ ở đây tăng nhanh hơn rất nhiều, băng hà thu hẹp ngay trước mắt, từ năm này qua năm khác.
Đọc thêm : “Con người” với “Tự nhiên” qua cái nhìn của nhà nhân chủng học
Nhưng khí hậu hâm nóng khiến băng tan chảy cũng đi kèm với một hệ quả ghê gớm khác, ít được biết đến hơn: Núi lở. Năm 2005, ngọn Bonatti, một kỳ quan của dãy Alpes, đột ngột tan vỡ, 700 mét chiều cao bị cắt cụt chỉ trong ít phút, cùng với cơn thác lũ 800.000 tấn đá. Mùa thu năm ngoái 2019, một phần phía dưới của ngọn Olan (ở Ecrins) (cao 3.564 mét) cũng đột ngột sụp xuống. Các nhà khoa học lo ngại tại nhiều nơi ở dãy Alpes, trong tương lai không xa, leo núi ở nhiều nơi vào mùa hè có thể sẽ không còn an toàn (*).
Tại xứ sở của băng đá, ở Khu bảo tồn Ecrins, du khách có cơ hội trở về nguồn, chiêm nghiệm về những biến đổi dữ dội của thế giới băng đá tưởng như vĩnh cửu : những gì mà thiên nhiên phải mất hàng triệu, hàng chục triệu năm mới tạo thành, nay có thể biến đổi chỉ trong một đời người, thậm chí trong thoáng chốc. Một số nhà khoa học nói đến một kỷ địa chất mới. Họ gọi đó là kỷ Nhân Sinh (Anthropocène), khi các hoạt động của con người làm biến đổi chính cái môi trường địa chất và khí hậu tương đối ổn định và thuận lợi trước đây, đã từng cho phép nhân loại sinh sôi, phát triển.
—
(*) Nhiều tuyến đường trong số « 100 tuyến đường đẹp nhất » dãy Alpes, do nhà leo núi Gaston Rébuffat giới thiệu nửa thế kỷ về trước, nay đã hoàn toàn biến mất do biến đổi địa chất (Gaston Rébuffat cũng là tác giả cuốn « 100 tuyến đường đẹp nhất » cho riêng vùng núi Ecrins – Les 100 plus belles courses – le massif des Écrins).
Lãnh đạo Pháp-Đức thể hiện quan điểm nhất trí
trên các vấn đề quốc tế
Mai Vân
Tổng thống Emmanuel Macron vào hôm qua 20/08/2020, đã tiếp đón thủ tướng Đức Angela Merkel tại Pháo đài Brégançon, miền nam nước Pháp, bên bờ Địa Trung Hải, nơi nghỉ hè của các nguyên thủ Pháp. Thông báo trước báo giới, lãnh đạo Pháp-Đức cho biết đã thảo luận và có cùng quan điểm trong nhiều hồ sơ quốc tế nóng bỏng hiện nay.
Tổng thống Pháp đã tóm lược kết quả cuộc hội đàm dài hơn hai tiếng đồng hồ và buổi ăn tối làm việc như sau: “Đức và Pháp hợp tác một cách hữu hiệu nhất một khi hai bên đã xác định mục tiêu chung”.
Hai nhà lãnh đạo cho biết muốn hợp tác thúc đẩy giải quyết các cuộc khủng hoảng hiện nay ở Liban, Mali hay Belarus, nơi mà cả Pháp và Đức đều đề nghị Châu Âu đứng ra làm trung gian hòa giải cùng với Nga. Hai bên cũng thông báo “sẵn sàng trợ giúp cần thiết” cho nhà đối lập Nga Alexeï Navalny, đang được cấp cứu tại một bệnh viên ở Siberi.
Về hồ sơ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ từng được cho là có thể gây bất đồng giữa Paris và Berlin, ông Emmanuel Macron và bà Angela Merkel cũng đã nỗ lực san bằng những quan điểm khác biệt về thái độ cần có đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nước đang gây căng thẳng ở miền đông Địa Trung Hải.
Tổng thống Pháp khẳng định: “Mục tiêu chiến lược của chúng tôi như nhau: Chủ quyền của châu Âu và sự ổn định”. Tuy nhiên, ông Macron cũng thừa nhận là cách tiếp cận của Paris và Berlin “không phải lúc nào cũng theo cùng một phương thức”.
Trên lãnh vực dịch tễ, Pháp và Đức cho rằng cần có sự hợp tác mạnh mẽ giữa các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu để đối phó với Covid-19 đang trên đà trỗi dậy. Paris và Berlin đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có “một cơ sở chung” về những biện pháp đóng-mở biên giới để tránh “những sai lầm như hồi đầu khủng hoảng”.
Trên các hồ sơ châu Âu, hai lãnh đạo dựa trên vai trò chủ tịch luân phiên của Đức cho đến cuối năm để thúc đẩy các hồ sơ nhạy cảm như khí hậu, di dân, cũng như Brexit.
Theo ghi nhận hóm hỉnh của hãng tin Pháp AFP, hai vị lãnh đạo đã cho thấy vẻ tâm đầu ý hợp, không khác gì hồi Thượng Đỉnh Châu Âu vào tháng 7, duy chỉ có bất đồng trong lãnh vực bóng đá: Thủ tướng Merkel muốn câu lạc bộ Đức Bayern Munich chiến thắng trong trận chung kết Cúp Châu Âu Champions League vào Chủ Nhật tới đây, trong lúc tổng thống Macron thì muốn đội PSG của Pháp đoạt Cúp.
Đức tăng ca nhiễm mới hàng ngày cao nhất
từ tháng 4, Thụy Điển ghi nhận
số người chết cao nhất trong 150 năm qua
Theo Worldometers, Đức ghi nhận thêm gần 1.600 ca nhiễm mới trên cả nước, mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ tháng 4, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 231.000 ca. Trong đó có hơn 9.300 ca tử vong.
Quốc gia châu Âu này đến nay được đánh giá ứng phó dịch tốt hơn so với các nước láng giềng. Chính quyền Thủ tướng Angela Merkel đầu tháng này cho xét nghiệm Covid-19 miễn phí và bắt buộc với bất kỳ ai trở về từ các khu vực có nguy cơ nhiễm cao.
Thụy Điển ghi nhận số người chết cao nhất trong 150 năm qua
Văn phòng Thống kê Quốc gia Thụy Điển hôm 19/8 cho hay, hơn 51.400 người Thụy Điển đã qua đời trong 6 tháng đầu năm, trong đó gần 6.000 người tử vong vì Covid-19, cao nhất trong vòng 150 năm qua.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tại Thụy Điển hiện cao hơn nhiều so với các nước Bắc Âu khác, gồm cả Anh và Tây Ban Nha.
Cảnh sát Anh phát hiện ra buổi tiệc gần 200 người giữa mùa dịch
Cảnh sát ở Anh đã công bố những hình ảnh chụp bằng máy ảnh nhiệt của máy bay cảnh sát về một bữa tiệc bất hợp pháp diễn ra vào tối ngày 15/8 với sự tham gia của khoảng 200 người ở một dinh thự ở ngoại ô Manchester.
Cảnh sát cho biết, đã thông báo cho người thuê nhà về khoản phạt cố định và một tòa án đã ban hành lệnh đóng cửa khu dinh thự 3 tháng cấm mọi người tiếp cận ngoại trừ chủ sở hữu và người thuê nhà. Manchester là nơi đang áp dụng nghiêm ngặt việc cấm tụ tập đông người sau khi các ca nhiễm mới tăng đột biến ở địa phương này từ đầu tháng.
Ủy viên hội đồng Nigel Murphy của Hội đồng thành phố Manchester, hoan nghênh “hành động cứng rắn” và nói rằng “những hành vi vi phạm ích kỷ đối với các quy tắc sẽ không được dung thứ”.
Belarus : TT Loukachenko
hình sự hóa hoạt động của phe đối lập
Thùy Dương
Tại Belarus, cuộc khủng hoảng vẫn chưa có lối thoát : Người dân vẫn tiếp tục phong trào biểu tình. Hôm qua 20/08/2020, chính quyền Minks thông báo khởi động thủ tục tố tụng hình sự về tội vi pham an ninh quốc gia nhắm vào “Hội đồng điều phối” về chuyển giao quyền lực do phe đối lập thành lập.
Luật sư của nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaïa, sáng hôm nay 21/08 phải đến gặp các nhà điều tra. Nếu bị kết tội, các thành viên của “Hội đồng điều phối” có thể phải lãnh tới 5 năm tù giam.
Còn bà Svetlana Tikhanovskaïa, từng là ứng viên trong kỳ bầu cử tổng thống Belarrus vừa qua, hiện đang phải sống tị nạn tại nước láng giềng Litva,
Theo Elena, một nhà hoạt động ở Minsk, việc chính quyền hình sự hóa các hoạt động của phe đối lập là nhằm làm suy giảm uy tín của phe này. Còn đối với giảng viên, nhà nghiên cứu Anna Colin Lebedev tại Đại học Nanterre, Pháp, tổng thống Loukachenko muốn làm mất tính hợp pháp của các nhà đối lập; làm mất uy tín của “Hội đồng điều phối” để tổ chức này không trở thành một diễn đàn đối thoại. Tình hình càng thêm căng thẳng khi bộ trưởng Quốc Phòng Belarus hôm qua tuyên bố với các sỹ quan : “Chúng ta có thể có một cuộc nội chiến”.
Tối hôm qua, nhiều người dân vẫn tập hợp biểu tình trước trụ sở Nghị Viện tại thủ đô Minks, cũng như ở nhiều thành phố khác đòi có sự thay đổi từ phía chính quyền. Cho đến nay, tổng cộng đã có 3 người biểu tình thiệt mạng, hàng chục, hàng trăm người bị thương, hơn 6.700 người bị bắt, nhiều người bị đánh đập, tra tấn khi bị tạm giam và hiện giờ vẫn còn khoảng 70 người mất tích.
Theo hãng tin Reuters, nhà đối lập Svetlana Tikhanovskaïa kêu gọi người ủng hộ duy trì và mở rộng phong trào đình công tại các nhà máy xí nghiệp để buộc tổng thống Alexandre Loukachenko tổ chức lại cuộc bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ ủng hộ nguyện vọng của người dân Belarus
Về phản ứng của Hoa Kỳ, hôm qua Washington bày tỏ thái độ ủng hộ đối với “nguyện vọng của người dân Belarus” trong việc lựa chọn các nhà lãnh đạo đất nước và con đường phát triển riêng mà không có sự can thiệp của nước ngoài. Trong một thông cáo, ngoại trưởng Mike Pompeo tái khẳng định cam kết ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Belarus nhưng đề nghị chính phủ Belarus đối thoại với Hội đồng điều phối quốc gia do phe đối lập thành lập để thúc đẩy một tiến trình chuyển tiếp chính trị.
Washington còn cứng rắn chỉ trích những hành vi bạo lực nhắm vào người biểu tình ôn hòa và giới nhà báo. Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi chính phủ Belarus trả tự do ngay lập tức cho những người bị bắt giữ phi pháp, lên danh sách những người bị coi là mất tích và để Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE làm trung gian hòa giải giữa tổng thống Loukachenko và người dân.
Mùa xuân Prague 1968
và cuộc chiếm đóng của Liên Xô
Rob Cameron
Người phụ nữ trẻ trong bức hình giờ hai tay ra sau gáy, trông như đầu hàng. Trán cô nhăn lại, cặp mắt tỏ vẻ mệt mỏi kiệt lực.
“Rất tiếc, đó là tất cả những gì tôi tìm được,” Ivana Dolezalova nói, vuốt cho phẳng tấm hình đen trắng trên bàn.
Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu
Bộ ba những nhà lãnh đạo khai tử Liên Xô
Cuba muốn trả nợ cho CH Czech bằng rượu rum
Bức hình chụp Ivana khi đó 19 tuổi, hồi 1968, khi xe tăng Liên Xô gầm rú tiến vào Tiệp Khắc trong đêm, tôi nghĩ. Tôi băn khoăn tự hỏi không rõ bức ảnh được chụp khi nào.
“À, nó không liên quan gì tới cuộc xâm chiếm,” bà nói như thể đọc được ý nghĩ của tôi. “Tôi có một số ảnh chụp hồi 8/1968, nhưng có người mượn và chẳng bao giờ đem trả lại cả.”
Chúng tôi ngồi tại Jungmannovo Namesti, một quảng trường nhỏ của Prague, được đặt tên theo nhà ngôn ngữ học hồi thế kỷ 19, người đã sáng tạo ra ngôn ngữ Czech.
Ivana, bản thân là một người phiên dịch, một học giả và là một phóng viên, vẫn nhớ một cách sống động những ký ức về sự kiện này.
“Trong ba ngày đầu tiên, tôi và các bạn học từ trường trung học và các giáo viên đã tới chỗ những chiếc xe tăng, nói chuyện với những người lính ngồi trên đó.”
“Chúng tôi cảm thấy rằng đó hẳn phải là sai sót nào đó, và chúng tôi muốn giải thích với họ như thế. Tất nhiên như thế thật là quá ngây thơ, nhưng anh biết đấy, khi đó chúng tôi mới 19 tuổi, lại hoàn toàn đang bị sốc nữa,” bà giải thích.
Những người lính ấy là một phần trong số 250 ngàn quân từ năm quốc gia ký Hiệp ước Warsaw tràn vào xâm chiếm Tiệp Khắc từ phía bắc, đông và nam.
Khi đó, họ được Moscow điều tới để đàn áp cái gọi là Mùa xuân Prague – phong trào cải cách tự do hóa của nhà lãnh đạo cộng sản Tiệp khi đó, Alexander Dubcek.
“Cho nên chúng tôi đi tới từng quảng trường và nói với họ ‘hãy về nhà đi, không có phản cách mạng, chúng tôi rất ôn hòa, không ai muốn làm điều gì gây hại cả’,” Ivana nói.
“Họ có vẻ như lắng nghe trong những ngày đầu tiên đó. Cũng không lạ, bởi chúng tôi chỉ có tay không, không vũ khí,” bà nói.
Mikhail Gorbachev có ân hận vì để mất Liên Xô?
Trận Ba Lan thắng Hồng quân năm 1920
Helmut Kohl, người ‘thống nhất nước Đức’ qua đời
Những cuộc trao đổi của họ với binh lính Xô-viết kết thúc bất ngờ khi một trong những người lính tưởng lầm một chiếc máy ảnh là khẩu súng, và bắt đầu bắn chỉ thiên.
Đóng cửa biên giới
Các sử gia nói 108 dân thường người Czech và Slovakia bị giết chết trong bốn tháng xâm chiếm; nhiều người trong số này bị xe tăng và xe tải Nga cán chết.
Đến 1969, khi các đoạn biên giới bị đóng, có chừng 100 ngàn người đã bỏ chạy khỏi đất nước, và nhiều người khác nữa đã ra đi cho tới khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, hồi 1989.
Những người ở lại phải có lựa chọn rõ ràng: hoặc là từ bỏ việc chống đối sự chiếm đóng của Liên Xô và chấp nhận “bình thường hóa” xã hội, hoặc sẽ bị mất việc, mất sự nghiệp, mất cơ hội cho con cái vào đại học.
Hàng ngàn số phận đã bị hủy hoại do việc ra những quyết định có tính đạo đức là điều khó khăn. Nhiều người chọn cách sống lưu vong ở ngay trong nước, chọn theo đuổi những thứ vô thưởng vô phạt như thể thao, đi bộ hay tìm đến các khu trang trại nông thôn dịp cuối tuần, nơi họ có thể tránh khỏi sự ngột ngạt đàn áp của xã hội sống theo kiểu xã hội chủ nghĩa thời thập niên 1970.
Dubcek – người bị còng tay đưa lên máy bay sang Moscow – trở về và trở thành một người ‘đàn ông gục ngã’. Ông giữ chức đại sứ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong một thời gian ngắn, trước khi được trao vị trí quan chức nhỏ trong ngành lâm nghiệp của Slovakia.
Nhà làm phim người Czech Filip Remunda đã tới thăm lại những nơi xảy ra chuyện hồi mùa hạ năm đó để làm bộ phim tài liệu mới, Cuộc chiếm đóng 1968, là phim giới thiệu về các phim do năm nhà đạo diễn từ năm quốc gia từng tham gia Hiệp ước Warsaw có can dự vào “Chiến dịch Danube” thực hiện.
“Đây là lần đầu tiên từ trước tới nay chúng tôi có thể cho mọi người thấy cuộc chiếm đóng từ góc nhìn của những kẻ đi xâm chiếm,” ông nói.
“Điều thực sự khiến tôi ngạc nhiên là một trong những người lính Nga, nay là một vị tướng, nói với tôi rằng ông vẫn tin đó là chiến dịch quân sự thành công nhất trong lịch sử,” Remiunda nói với BBC.
“Ông ấy cũng tin rằng ông tới đó là bởi có phong trào phản cách mạng, rằng chúng tôi có những căn hầm chứa đầy vũ khí, rằng một sư đoàn Mỹ đã xâm nhập vào Tiệp Khắc và một sư đoàn Nga đã đẩy lui được họ. Họ tin rằng đó là khoảnh khắc mà họ đã chặn được sự bùng nổ của Đại chiến Thế giới thứ ba.”
“Đây là cách nhìn nhận của các vị tướng trong quân đội Nga. Đã 50 năm trôi qua và họ vẫn nghĩ theo lối Xô-viết cũ,” ông nói .
Quên đi lịch sử
Tiến sỹ Josef Skala, một thành viên có nhiều ảnh hưởng trong Đảng Cộng sản Czech thời hiện đại, nói rằng cuộc xâm chiếm cần phải được nhìn nhận trong bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn.
“Nó xảy ra trong giai đoạn thế giới lưỡng cực, cả hai siêu cường đều thúc đẩy cho quyền lợi của họ thông qua sức mạnh quân sự,” ông nói với BBC.
“Khi Liên Xô xâm lược, không có bom napalm. Không có Chất Da cam. Phụ nữ Czech không bị buộc phải làm gái mại dâm phục vụ binh lính Liên Xô,” ông nói, đưa ra so sánh với cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
“Hiển nhiên là không ai vui về việc cuộc khủng hoảng lại được xử lý theo cách đó. Nhưng nếu như quý vị hỏi về bối cảnh địa chính trị – thì nó là như vậy.”
Quá nhẹ nhàng nếu so với cách diễn giải của người Nga. Một bộ phim tài liệu gần đây được phát trên kênh truyền hình Nga mô tả những cải cách của ông Dubcek như một cuộc đảo chính mang màu sắc phát xít, và nói rằng Nato đang lăm le xâm chiếm.
Ivana Dolezalova không quá lo lắng về việc Nga đưa ra thông tin mà quan tâm nhiều hơn tới nguy cơ lãng quên lịch sử của người Czech.
Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy một nửa số người Séc trẻ tuổi không biết chuyện gì đã xảy ra vào năm 1968.
Bà cũng nhìn thấy những điểm tương đồng đáng lo ngại giữa việc “bình thường hóa” của cộng sản thời thập niên 1970 và nền chính trị Séc đương đại, vốn đã nghiêng về cánh hữu kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng di dân.
“Tất nhiên nó có hình dạng khác nhau, nhưng nó có thể trở thành một loại chế độ độc tài. Vấn đề mà tôi thấy ở đồng bào mình là rất nhiều người trong số họ không bận tâm về điều đó”, bà nói với tôi.
“Nhiều người, đặc biệt là ở nông thôn, sẽ nói với bạn rằng nếu Putin nắm vai trò lãnh đạo thì ít nhất mọi thứ cũng còn diễn ra trong trật tự,” Ivana nói.
“Biên giới sẽ bị đóng cửa. Và điều tồi tệ nhất là họ sẽ không bận tâm đến việc bị đóng cửa.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45252380
Quốc tế lên tiếng sẵn sàng giúp đỡ
nhà hoạt động Nga Navalny
Đức kiên quyết kêu gọi làm rõ nguyên nhân dẫn tới việc chính trị gia đối lập Nga Alexei Nalvany đột ngột ngã bệnh, Thủ tướng Angela Merkel tuyên bố hôm 20/8 và bình luận rằng những thông tin có được cho tới thời điểm này là không hay.
Bà nói Đức sẽ cung cấp hỗ trợ y tế kể cả bệnh viện, nếu được yêu cầu giúp ông Navalny, người lâm bệnh hôm 20/8 và đang trong tình trạng hôn mê tại Siberia, tình nghi bị đầu độc.
Điều đặc biệt quan trọng là những tình huống đằng sau việc này cần phải được làm sáng tỏ nhanh chóng,” bà Merkel nói. “Chúng tôi cương quyết về việc này vì cho tới nay điều chúng tôi nghe được rất không hay. Việc này cần phải làm một cách minh bạch.”
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng ngày nói Pháp sẵn sàng cung cấp mọi sự trợ giúp cần thiết, kể cả cho tị nạn chính trị, đối với ông Navalny, một tiếng nói chỉ trích Điện Kremlin.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay Washington đang xem xét tình hình liên quan đến ông Alexei Navalny.
Trong khi đó tổ chức Cinema for Peace cho biết đã phái một máy bay cứu thương đến đón ông Navalny.
“Vì lý do nhân đạo, theo yêu cầu của ca sĩ Pyotr Verzilow, ban nhạc Pussy Riots, đêm nay chúng tôi sẽ phái máy bay cứu thương với trang bị y khoa và chuyên viên để đưa ông Navalny sang Đức,” tổ chức này nói và cho biết thêm là bệnh viện Charite ở Berlin sẵn sàng cứu chữa ông.
Cách đây hai năm, tổ chức này từng đưa một nhà hoạt động Nga bị đầu độc đến Berlin chữa trị,
Nga : Các bác sĩ từ chối
chuyển nhà đối lập Navalny ra nước ngoài
Thanh Phương
Các bác sĩ điều trị nhà đối lập Nga Alexei Navalny, hiện đang nằm trong phòng hồi sức sau khi dường như bị đầu độc, đã từ chối chuyển ông ra nước ngoài, với lý do là tình trạng của bệnh nhân « không ổn định ». Theo AFP, khi thông báo tin trên hôm nay, 21/08/2020, những người thân cận của Navalny lên án một quyết định « đe dọa đến tính mạng » của nhà đối lập này.
Trên mạng xã hội Twitter, Kira Larmych, phát ngôn viên của Navalny, cho rằng « sẽ là nguy hiểm chết người nếu vẫn để ông trong một bệnh viện thiếu máy móc thiết bị tại Omsk (miền tây Siberi), trong khi bệnh tình của ông vẫn chưa được chẩn đoán đầy đủ ». Cũng trên mạng Twitter, Leonid Volkov, một nhân vật được xem là cánh tay phải của Navalny, lên án « một quyết định mang tính chính trị, chứ không phải vì lý do y tế ». Theo ông Volkov, « họ chỉ chờ chất độc được thải ra khỏi cơ thể đến mức không thể được phát hiện. Không hề có chẩn đoán hay phân tích. Tính mạng của Alexei đang bị đe dọa nghiêm trọng ».
Theo tin mới nhất, một trong những bác sĩ của bệnh viện ở Omsk vừa khẳng định là « không có chất độc nào » được tìm thấy trong cơ thể của nhà đối lập Nga.
Là một trong những người chống đối chính quyền tổng thống Putin quyết liệt nhất, nhà đối lập Navalny đã bị choáng váng khi đang trên máy bay từ Tomsk đến Matxcơva. Phi cơ đã phải đáp khẩn cấp xuống Osmk, miền tây Siberi. Ông đã được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện ở đây và hiện đang nằm trong phòng hồi sức, với máy trợ thở. Những người thân cận của Navalny khẳng định là nhà đối lập đã bị « cố tình đầu độc ».
Điện Kremlin đã ra thông cáo chúc ông Navlany, « như đối với bất kỳ công dân Nga nào », chóng bình phục, đồng thời khẳng định cáo buộc đầu độc hiện chỉ là một sự « suy đoán ».
Hãng tin AFP nhắc lại là nhiều nhà đối lập ở Nga đã là nạn nhân các vụ đầu độc trong những năm gần đây. Hôm qua (20/08), cả tổng thống Pháp Emmanuel Macron lẫn thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ quan ngại về vụ này, đồng thời yêu cầu minh bạch thông tin về tình trạng sức khỏe của ông Navalny. Paris và Berlin cũng đã đề nghị trợ giúp y tế để cứu chữa ông Navalny. Đêm qua, một chiếc máy bay có trang bị đầy đủ thiết bị y tế, do một tổ chức phi chính phủ thuê, đã bay từ Đức đến Omsk nhằm đưa nhà đối lập Nga về Đức để điều trị.
Việt Nam, Trung Quốc tham gia
Hội thao Quân sự Army Games 2020 tại Nga
Việt Nam và Trung Quốc sẽ tham gia Hội thao Quân sự Army Games 2020 và Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Army-2020 tại Nga, diễn ra từ ngày 23/8.
Trang Quân Đội Nhân Dân loan tin rằng vào tối 20/8, Trung tướng Ngô Minh Tiến, Phó tổng Tham mưu trưởng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã dẫn đầu một phái đoàn sang Nga để tham dự Hội thao Quân sự quốc tế (Army Games) 2020 và Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Army-2020 (Diễn đàn Army-2020).
Mục đích của việc tham gia hai sự kiện này là nhằm “duy trì trao đổi đoàn cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga”, cũng theo trang QĐND.
Tại Hội thao Army Games 2020, đội tuyển Việt Nam sẽ góp mặt trong 6 nội dung thi đấu, theo trang Thông tấn xã Việt Nam hôm 21/8.
Việt Nam không tham gia diễn tập hải quân ‘lớn nhất thế giới’
Theo trang Biên Phòng, các nội dung thi đấu của Việt Nam trong hai năm qua là: xe tăng hành tiến, bếp dã chiến, công binh, lộ trình an toàn, cứu hộ-cứu nạn, hóa học, bắn tỉa và quân y, và 3 nội dung lần đầu tham gia trong năm nay là: pháo binh, huấn luyện chó nghiệp vụ, thông tin liên lạc.
Trung Quốc, một đối tác quốc phòng quan trọng của Nga, tuyên bố rằng Bộ Quốc phòng nước này sẽ cử Giải phóng quân Nhân dân và Không quân tham gia Army Games 2020 với 6 nội dung thi đấu.
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Nhậm Quốc Cường (Ren Guoqiang), người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hôm 30/7 cho biết “việc quân đội Trung Quốc tham gia hội thao quân sự này là nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa quân đội Trung Quốc và Nga”.
Truyền thông Nga cho biết Army Games 2020 có hơn 150 đội tuyển đến từ trên 30 nước tham gia. Các nội dung thi đấu được tổ chức trên lãnh thổ năm quốc gia gồm Nga, Armenia, Azerbaijan, Uzbekistan và Belarus, trong đó chủ yếu là tại Nga. Hội thao năm nay diễn ra từ ngày 23/8 đến ngày 5/9.
Hội thao quân sự quốc tế Army Games, còn được biết như là Thế vận hội Quân sự (Military Olympics), là hoạt động do Bộ Quốc phòng Liên bang Nga sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 2015, với kỳ vọng sẽ “góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác về quân sự, quốc phòng giữa các quốc gia”, theo Bộ Quốc phòng Nga.
Truyền thông Nga cho biết song song với Army Games 2020, Diễn đàn Kỹ thuật Quân sự Army-2020 diễn ra từ ngày 23-29/8, quy tụ 1.500 công ty, tập đoàn quốc phòng hàng đầu thế giới với khoảng 28.000 sản phẩm quân sự trang bị cho hải-lục-không quân, sẽ cho ra mắt các khí tài, vũ khí mới nhất của Nga, cũng là dịp kỷ niệm 100 năm ngành chế tạo xe tăng của Liên Xô và Nga.
Kim Jong-un giao cho em gái Yo-jong
‘nhiều trách nhiệm hơn’
Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un đã giao nhiều trách nhiệm hơn cho các phụ tá của mình, bao gồm cả em gái Kim Yo-jong, cơ quan gián điệp của Hàn Quốc tuyên bố.
Cơ quan gián điệp cho biết ông Kim vẫn duy trì “quyền hành tuyệt đối”, nhưng đã giao nhiều lĩnh vực chính sách khác nhau cho người khác để giảm bớt mức độ căng thẳng của mình.
Bắc Hàn ‘làm nổ tung văn phòng liên lạc’ với Nam Hàn
Bắc Hàn: Vì sao Kim Yo-jong giận Hàn Quốc và VN giúp được gì?
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc cho biết thêm, bà Kim hiện đang “điều hành các công việc chung của nhà nước”.
Tuy nhiên, cơ quan gián điệp của Seoul đã có những nhận định sai lầm về Bắc Hàn trong quá khứ.
Các tuyên bố được cho là được đưa ra trong cuộc họp kín hôm thứ Năm trước Quốc hội Hàn Quốc.
Các nhà lập pháp sau đó đã thảo luận về các nhận định này với các nhà báo.
“Kim Jong-un vẫn đang duy trì quyền lực tuyệt đối của mình, nhưng một số nhiệm vụ đã được bàn giao từng bước cho người khác,” cơ quan này cho biết.
Bà Kim hiện chịu trách nhiệm về chính sách của Bình Nhưỡng đối với Mỹ và Hàn Quốc, trong số các vấn đề chính sách khác, và là “nhà lãnh đạo số hai trên thực tế”, dù ông Kim “chưa chọn được người kế nhiệm”, cơ quan gián điệp Hàn Quốc nhấn mạnh.
Quyết định ủy nhiệm của ông Kim một phần là để “giảm bớt căng thẳng cho ông khi nắm quyền và ngăn chặn việc bị chỉ trích trong trường hợp chính sách thất bại,” báo cáo của cơ quan gián điệp Hàn Quốc nói.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ về thông tin này. Trang web NKNews lưu ý rằng bà Kim dường như đã vắn mặt tại hai cuộc họp quan trọng trong tháng này, khiến một số nhà quan sát suy đoán rằng bà có thể đã bị giáng chức.
Kim Yo-jong là ai?
Bà Kim là em gái của Kim Jong-un và là người duy nhất trong số các anh chị em của ông được coi là đồng minh thân thiết và quyền lực.
Sinh năm 1987, bà Kim kém ông Kim 4 tuổi. Hai người sống và học tập tại Bern, Thụy Sĩ, cùng thời điểm.
Bà Kim lần đầu tiên được quốc tế chú ý vào năm 2018, khi bà là thành viên đầu tiên của triều đại Kim đến thăm Hàn Quốc. Bà cùng phái đoàn Bắc Hàn tham dự Thế vận hội mùa đông, nơi Bắc và Nam Hàn tranh tài như một đội chung.
Bà cũng đã làm việc cùng với anh trai mình tại các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, bao gồm các cuộc gặp của ông Kim với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Tập Cận Bình của Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phân tích của Laura Bicker
Không nghi ngờ gì nữa, bà Kim Yo-jong đang trên đà thăng tiến.
Một số nhà phân tích tin rằng cuộc khủng hoảng đầu năm nay giữa Bắc Hàn và Hàn Quốc dẫn đến việc văn phòng liên lạc liên Triều bị phá hủy thực ra chỉ là sự kiện được tạo ra làm bệ đỡ cho bà.
Bà Kim đã đưa ra tuyên bố công khai đầu tiên của mình vào tháng Ba. Đó là một cuộc tấn công bằng ngôn từ gay gắt lên án miền Nam. Sau đó, bà lưu ý rằng bà đã được “Lãnh đạo tối cao, đảng và nhà nước ủy quyền”.
Bà cũng viết về khả năng có cuộc gặp thượng đỉnh giữa Kim Jong-un và Tổng thống Trump vào cuối năm nay, nhấn mạnh rằng Bắc Hàn không có “ý định nào dù nhỏ nhất để gây ra mối đe dọa đối với Mỹ”.
Tất cả những điều đó cho thấy bà Kim có thể đã được giao trách nhiệm tác động đến các chính sách đối với Hoa Kỳ và Hàn Quốc.
Hãy lưu ý điều này một chút. Điều này không có nghĩa bà Kim sẽ kế vị anh trai mình làm lãnh đạo Bắc Hàn. Bà cũng không phải là người duy nhất được giao thêm trách nhiệm. Các trợ lý khác cũng đã được trao một số quyền lực.
Cũng cần lưu ý rằng bản tóm tắt tình báo nói rõ rằng Kim Jong Un vẫn nắm quyền kiểm soát chung – ông ấy chỉ đơn thuần là ủy nhiệm. Ông ấy vẫn sẽ là người quyết định.
Nhưng đó là một dấu hiệu khác cho thấy Kim Yo-jong từ việc trốn sau những cây cột tại các sự kiện công khai và mang theo gạt tàn cho anh trai, đã trở thành người đi đầu trong chính sách đối ngoại của Bắc Hàn.
Cơ quan tình báo Hàn Quốc đáng tin cậy đến mức nào?
Bắc Hàn là một trong những xã hội bí mật nhất thế giới.
Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc có thể có nhiều thông tin tình báo về miền Bắc hơn hầu hết các tổ chức khác, nhưng cơ quan này có một hồ sơ phức tạp.
Ví dụ, vào năm 2016, truyền thông Hàn Quốc đã trích dẫn một báo cáo tương tự của cơ quan gián điệp, trong đó nói rằng tham mưu trưởng quân đội Bắc Hàn, Ri Yong-gil, đã bị xử tử.
Ba tháng sau, chính phủ Hàn Quốc nói rằng ông này dường như vẫn còn sống, vì tên của ông xuất hiện trong danh sách các quan chức đảng.
Năm 2017, cơ quan gián điệp này cũng thừa nhận đã cố gắng thao túng kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2012 ở Nam Hàn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53858714
Đài Loan siết chặt đầu tư từ Trung Quốc
Theo tờ Nikkei đưa tin, Đài Loan ngày 20/8 công bố các quy định mới nhằm siết chặt rà soát hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại quốc đảo này trong lĩnh vực công nghệ nhạy cảm.
Các quy định mới được đưa ra để công chúng đóng góp ý kiến trong vòng 60 ngày, bắt đầu từ ngày 20/8. Những quy định này được đặt ra nhằm kiểm soát ảnh hưởng của các nhà đầu tư Trung Quốc khi có ý định đổ tiền vào kinh doanh ở Đài Loan.
Ông Su Chi-yen, người phát ngôn thuộc Cơ quan Quản lý đầu tư của Đài Loan, cho biết: “Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu đang tiến hành kiểm tra các khoản đầu tư từ nước ngoài. Chúng tôi cũng chọn cách tiếp cận tương tự”.
An Bình
https://etviet.com/indochina/dai-loan-siet-chat-dau-tu-tu-trung-quoc.html
Sợ Trump, Alibaba nói
họ luôn ủng hộ ‘thương hiệu và các nhà bán lẻ Mỹ’
Trong động thái nhằm làm giảm căng thẳng với chính quyền Hoa Kỳ, lãnh đạo tập đoàn Trung Quốc Alibaba nói hoạt động bán lẻ của họ “sẽ hỗ trợ các thương hiệu Mỹ, các cửa hiệu bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và nông dân Hoa Kỳ”.
Việt Nam tồn tại nhiều khoảng trống lãnh đạo?
Hoa Kỳ ký thỏa thuận quân sự mới với Ba Lan
CEO của Alibaba, ông Daniel Zhang ra tuyên bố hôm thứ Năm cùng thời gian Alibaba công bố tăng trưởng trong doanh thu một quý vừa qua.
Hoạt động của Alibaba có tầm toàn cầu và thị trường Hoa Kỳ với họ là rất quan trọng.
Tập đoàn 695 tỷ USD này ghi nhận tăng trưởng ở Trung Quốc trong thời gian diễn ra dịch Covid-19 vì người dân mua bán qua mạng nhiều hơn.
Nhưng sau khi kinh tế Trung Quốc dần ra khỏi các hạn chế giao tiếp và kinh doanh hậu Covid, Alibaba tiếp tục có doanh thu tăng trong mảng bán lẻ mỹ phẩm.
Mỹ đe dọa các đại gia công nghệ TQ
Mới đây nhất, Tổng thống Donald Trump tiếp tục đe dọa các công ty Mỹ “không chịu chuyển việc làm từ Trung Quốc về Hoa Kỳ”.
Sau Huawei, WeChat và TikTok, đến lượt nhà khổng lồ Alibaba của Trung Quốc lo ngại bị chính quyền Trump đưa vào tầm ngắm.
Tuy thế, cho đến nay vẫn chưa thấy Nhà Trắng nêu tên Alibaba trong danh sách bị trừng phạt.
Tuần này, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói với Fox Business News rằng không có thủ tục chính thức nào nhắm vào công ty kinh doanh này của Trung Quốc.
Nhưng lo ngại hiện vẫn có trong công ty Alibaba vì không khí chung của cuộc tranh cử tại Hoa Kỳ, khi Tổng thống Trump liên tiếp công kích Trung Quốc và doanh nghiệp nước này.
Ông Trump dọa sẽ đánh thuế nhập khẩu cả các công ty Mỹ không chịu “chuyển việc làm về nước” và công ty nào làm ăn với đối tác Trung Quốc ‘sẽ không được đấu thầu hợp đồng chính phủ” tại Hoa Kỳ.
Đầu tháng, Ngoại trưởng Mike Pompeo kêu gọi các công ty công nghệ Mỹ “cắt quan hệ với đối tác Trung Quốc”, kể cả Alibaba vốn cung cấp dịch vụ ‘cloud-computing’ (dữ liệu đám mây) cùng Tencent, Baidu.
Chính quyền Trump muốn doanh nghiệp Hoa Kỳ không dính liú gì đến các đại công ty công nghệ mạng của Trung Quốc trong kế hoạch gọi là ‘Mạng sạch’ (Clean Network).
Tổng thống Trump đã ký lệnh trừng phạt hai công ty TikTok và WeChat của Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-53862672
Bắc Kinh sắp gửi quân? Trung Quốc dậy sóng
vì bức thư ra trận của lữ đoàn Phúc Kiến
Phụng Minh
Bỗng nhiên quân sĩ một đội quân ở Phúc Kiến được yêu cầu viết thư từ biệt để đi vào chỗ sinh tử, làm dấy lên nghi vấn sắp có chiến tranh.
Vào thời điểm Trung Quốc đang lo lắng về những rắc rối đối ngoại và đối nội, một bài viết bỗng trở nên nóng hổi trên mạng Đại lục có tên là “Nếu ngày mai bạn ra chiến trường!” Đây là bức thư từ biệt sinh tử của chiến sĩ một quân đoàn nào đó đang đóng quân ở Phúc Kiến, nội dung nói rằng bộ đội đóng quân ở Phúc Kiến đang phát động chiến dịch “Tam tín nhất sách”, các chiến sĩ đã viết thư cho gia đình bày tỏ cảm xúc về việc ra quân.
Một số nhà bình luận chỉ ra rằng mặc dù không thể đoán trước được việc Bắc Kinh có gửi quân ra nước ngoài hay không, nhưng ít nhất điều đó cho thấy các nhà chức trách đang “cầm trên tay những cọng rơm cuối cùng”.
Gần đây, một lữ đoàn nào đó đang đóng quân tại phía Đông chiến khu Phúc Kiến đã phát động chiến dịch “Tam tín nhất sách” (ba bức thư một lá đơn) với chủ đề “truyền cảm hứng chiến đấu máu lửa”. Giả định là nếu ngày mai trận chiến bắt đầu, những người lính sẽ viết thư cho ai và sẽ nhận được thư từ ai?
Một bài báo trên Internet đại lục khiến dân tình hỗn loạn có tên “Nếu bạn đi đến chiến trường vào ngày mai!
Cái gọi là hoạt động “Ba bức thư một lá đơn”, theo thông tin trên truyền thông Trung Quốc, là bao gồm: bức thư từ biệt để lại cho gia đình, bức thư có lời dặn dò của gia đình và bức thư an ủi của địa phương; còn một lá đơn là đơn thỉnh cầu được ra trận của binh lính. Khi chuẩn bị ra chiến trường, lá thư tiễn biệt có thể là lời cuối cùng người lính để lại cho gia đình, bức thư dặn dò là lời tâm sự chân thành nhất mà người thân dành cho người lính, lá thư an ủi mang theo niềm tin yêu của nhân dân.
Đáp lại, tờ Apple Daily trích lời của nhà bình luận quân sự Hoàng Đông chỉ ra rằng, chiến dịch “Ba bức thư một lá đơn” là một tuyên bố chính thức. Tình hình hiện tại ở Trung Quốc đại lục đang gặp phải những rắc rối cả bên trong lẫn bên ngoài. Bên trong thì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán có nguy cơ bùng phát trở lại, lũ lụt vẫn chưa kết thúc, tình hình kinh tế ảnh hưởng đến sinh kế của người dân… những rắc rối bên ngoài là quan hệ với phương Tây xấu đi. “Mặc dù hiện tại không thể đoán được Trung Quốc có xuất binh không, đó là bí mật quân sự cấp cao, nhưng có thể thấy chủ đề cường điệu của phong trào viết thư dường như đã trở thành cọng rơm cuối cùng trong tay ĐCSTQ. Nó (ĐCSTQ) nắm trong tay số vốn rất lớn, chính là quân đội. Vô luận là có đánh nhau hay không, quân đội cũng phải có trách nhiệm duy trì sự ổn định”.
Đối với việc bày tỏ thái độ một cách cường điệu của quân đội Phúc Kiến, Hoàng Đông cho rằng có hai hàm ý, một là Tập Cận Bình đã từng cai quản Phúc Kiến, ông vẫn tin tưởng chiến khu phía Đông, đặc biệt là quân Phúc Kiến; Thứ hai, quan hệ hai bên eo biển Đài Loan đang trong tình trạng căng thẳng, củng cố quân tâm là một cách thể hiện thái độ đối với Đài Loan về quan hệ hai bờ eo biển: “Muốn nói với Đài Loan, chúng tôi đã chờ sẵn rồi”.
Trên thực tế, ĐCSTQ cảm thấy rất lo lắng trước tình hình Đài Loan ngày càng thân thiết với Hoa Kỳ, nên vào những thời điểm nhạy cảm, máy bay quân sự Trung Quốc sẽ bay sát Đài Loan.
Dựa trên dữ liệu của Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Bộ Quốc phòng Nhật Bản, các máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã 10 lần xâm nhập không phận xung quanh Đài Loan trong tháng 6 năm nay, 9 lần trong số đó là di chuyển vào góc Tây Nam của Vùng nhận dạng Phòng không Đài Loan, và lần khác là tiến vào không phận xung quanh phía đông Đài Loan qua eo biển Miyako. Trong tháng 7 cũng đã ghi nhận ít nhất 5 lần xâm phạm.
Ngoài ra, máy bay quân sự Trung Quốc đã nhanh chóng băng qua đường giữa eo biển vào ngày 10/8 và bay lại gần vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan vào ngày 13/8.
Theo Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Tổ chức trực tuyến
Hội nghị Hợp tác sông Mekong-Lan Thương
Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan Thương lần thứ 3 với chủ đề “Tăng cường hợp tác vì sự thịnh vượng chung” đánh giá về kết quả hợp tác giữa 5 nước có dòng sông Mekong chảy ngang với Trung Quốc, đồng thời thảo luận và thông qua một số văn kiện hợp tác mới sẽ diễn ra vào ngày 24/8 tới theo hình thức trực tuyến.
Báo Nhà nước Việt Nam và cả quốc tế loan tin ngày 21/8.
Tin cho biết hội nghị lần này do Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith và người đồng cấp Trung Quốc Lý Khắc Cường cùng chủ trì, với sự tham gia của lãnh đạo các nước gồm Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chương trình nghị sự được cho biết 6 nước sẽ cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, cũng như văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân.
Hội nghị cấp cao Hợp tác sông Mekong-Lan Thương được tổ chức lần đầu tiên tại Trung Quốc vào tháng 3/2016 với chủ đề “Cùng chung dòng sông, cùng chung tương lai.”
Tại hội nghị lần thứ ba này, Lào sẽ chuyển giao chức đồng chủ tịch cho Myanmar để thay mặt cho các nước sông Mekong cùng chủ trì hội nghị với phía Trung Quốc trong 2 năm tiếp theo.
Trung Quốc bị cáo buộc gây hại cho các nước hạ nguồn Mekong khi xây dựng chuỗi đập lớn trên dòng chính sông này. Tiếp đến Lào cũng xây đập thủy điện trên dòng chính Mekong. Giới chuyên gia môi trường cho rằng những chuỗi đập như thế gây hại cho môi trường, giữ nước, chặn dòng phù sa, nguồn cá. Những quốc gia hạ nguồn phải hứng chịu tác hại.
Đại sứ Trung Cộng gây tranh cãi
vì bước đi trên lưng người dân Kiribati
Tin Sydney, Úc – Trong tuần này, nhiều viên chức Hoa Kỳ và Úc đã công bố một bức hình khá lạ, cho thấy đại sứ Trung Cộng Tang Songgen đang bước đi trên lưng khoảng 30 thiếu niên, khi ông vừa đến một hòn đảo thuộc đảo quốc Kiribati ở trung Thái Bình Dương.
Đối với một số người, bức hình này là biểu tượng cho chiến lược ngoại giao Chiến Lang của Trung Cộng, trong đó, Bắc Kinh dùng cách tiếp cận áp đảo để mở rộng ảnh hưởng nhanh chóng tại những quốc gia nhỏ hơn. Tuy nhiên, đối với những người khác, bao gồm cả người dân tại Kiribati, vị đại sứ Trung Cộng chỉ đang tham gia một nghi thức chào đón của người địa phương. Tuy nhiên, bất kể ý nghĩa như thế nào, sự tranh cãi về bức hình cho thấy một thực tế hiện nay, khi các đảo quốc Thái Bình Dương đột nhiên có tầm quan trọng chiến lược, khiến Trung Cộng và Hoa Kỳ phải chạy đua để tranh giành ảnh hưởng.
Bắc Kinh đã âm thầm xây dựng ảnh hưởng tại các đảo quốc Thái Bình Dương trong thời gian dài, và kết quả của chiến lược này đang dần dần xuất hiện. Vào tháng trước, Papua New Guinea đã cùng Iran và Venezuela bỏ phiếu thuận cho một nghị quyết Liên Hiệp Quốc, có nội dung ủng hộ đạo luật an ninh vừa được Trung Cộng ban hành tại Hong Kong.
Vào đầu năm nay, các đảo quốc Solomon Islands và Kiribati cũng lần lượt quay lưng với Đài Loan để lập quan hệ ngoại giao với Trung Cộng. Bức hình chụp đại sứ Tang bước trên lưng người dân Kiribati được chụp khi ông đang thăm một đảo nhỏ của quốc gia này.
Vào đầu tuần, Tòa đại sứ Trung Cộng tại Kiribati cho biết chuyến đi của đại sứ Tang là nhằm phát triển sự hiểu biết song phương, và không giải thích gì về nghi thức đón tiếp của người địa phương hay bức hình gây tranh cãi. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/dai-su-trung-cong-gay-tranh-cai-vi-buoc-di-tren-lung-nguoi-dan-kiribati/
Gậy ông đập lưng ông: Trung Quốc chế tài thịt bò Úc,
giá trong nước lại tăng cao ngất ngưởng
Hương Thảo
Không những thế, trước đó việc hạn chế nhập thịt lợn Mỹ trong cuộc chiến thương mại cũng đã đẩy giá thịt lớn tăng rất mạnh trong khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành.
Năm ngoái, Trung Quốc chế tài thịt lợn Mỹ khiến giá thịt lợn tăng mạnh, năm nay họ lại tiếp tục mắc sai lầm tương tự. Sau khi hạn chế nhập khẩu thịt bò Úc, giá thịt bò đã tăng bất ngờ. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn, giá thịt bò không ngừng tăng trong hai tháng qua. Các phương tiện truyền thông chính thức tin rằng điều này có liên quan đến tình hình dịch bệnh tốt lên dẫn đến việc tiêu thụ thực phẩm dần trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do lệnh cấm nhập khẩu thịt bò Úc, và do giá lợn cũng tăng rất cao trong thời gian qua nên người dân phải chuẩn bị tâm lý “ăn thịt đắt” trong tương lai gần, theo Secretchina ngày 20/8.
Ông Lưu là giám đốc mua hàng của một siêu thị lớn ở Bắc Kinh. Ông nói rằng giá thịt bò địa phương đã tăng tới 50% trong năm qua. Ông Lưu nói: “Thịt nạm bò là 32 nhân dân tệ mỗi cân (khoảng 107.000 đồng) vào năm ngoái, và năm nay sẽ là khoảng 39 nhân dân tệ mỗi cân. Thăn và dẻ sườn tăng từ 40 đến 50% so với năm ngoái. Mỗi cân là khoảng 70 nhân dân tệ (khoảng 234.000 đồng)”.
Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc đã tiến hành kiểm tra 500 chợ trên cả nước. Người phát ngôn của bộ, Vương Minh Lợi cho biết, kể từ tháng 6, giá thịt bò đã tăng trong 9 tuần liên tiếp và hiện đang ở mức cao lịch sử.
Vương Minh Lợi nói: “Giá thịt bò đã lên tới 83 nhân dân tệ / cân trong tuần qua. Nó cũng tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường thịt bò cho thấy trạng thái thời vụ không nhỏ”.
Các phương tiện truyền thông chính thức đã liên hệ giá thịt bò tăng vọt với chuyển biến tốt lên của dịch bệnh ở Trung Quốc, và sự gia tăng nhu cầu trong ngành công nghiệp ăn uống. Tốc độ nhập khẩu thịt bò cũng đang chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh toàn cầu, nhưng yếu tố chính là lệnh cấm nhập khẩu thịt bò gần đây của chính quyền đối với Úc, thì tuyệt nhiên không dám đả động.
Vì Úc đứng cùng trận tuyến với Hoa Kỳ lên tiếng phản đối ĐCSTQ về vấn đề phòng dịch và đàn áp nhân quyền, nên ĐCSTQ đã dùng đến các biện pháp kinh tế để trả đũa. Vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc đã ngay lập tức đình chỉ nhập khẩu thịt từ ít nhất 4 lò mổ của Úc, chiếm khoảng 35% tổng lượng thịt bò xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc.
Nhà bình luận kinh tế Kim Sơn tin rằng các lệnh cấm nhập khẩu là yếu tố chính khiến giá thịt tăng.
Ông Kim Sơn nói: “Như chúng ta đều biết, những lý do này chắc chắn sẽ đẩy giá thịt bò lên cao. Đặc biệt là vì Trung Quốc phát động cuộc chiến thương mại. Thủ đoạn đình chỉ nhập khẩu thịt bò, khiến giá cả tăng vọt sau đó, là sự trả giá phi thường minh hiển”.
Ngoài thịt bò, giá thịt lợn, nguồn thịt chủ lực thời gian gần đây cũng tăng phi mã. Ông Lưu Mạnh Tuấn cho biết: “Giá thịt lợn tăng và mọi người chuyển sang tiêu thụ nhiều thịt bò hơn. Nếu việc nhập khẩu thịt bò diễn ra không tốt do dịch bệnh, áp lực về lương thực sẽ tăng lên. Có 600 triệu người ở Trung Quốc có thu nhập bình quân tháng khoảng dưới 1.000 nhân dân tệ. Giá tăng đương nhiên sẽ gây áp lực cho họ”.
Tình trạng khan hiếm thịt bò nhập khẩu cũng đã ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Đông, miền nam nước này. Lương Nhất Minh, sống tại một thị trấn nhỏ ở Giang Môn, nói rằng một số quầy hàng thịt bò ở địa phương gần đây đã đóng cửa. Ngành ăn uống cũng phải ứng biến linh hoạt.
Ông Lương Nhất Minh nói: “Không có thịt bò nữa. Không còn quầy thịt bò. Trước đây có hai ba quầy, nhưng bây giờ không còn nữa. Cơm bò sốt cũng có thể làm được, nhưng có thể làm ít thịt hơn, giá tiến chắc chắn sẽ phải điều chỉnh, hoặc chỉ giữ giá được vài ngày”.
Thịt bò ngày càng trở nên có giá trị ở Trung Quốc, và chắc chắn nó sẽ thu hút nhiều người chăn nuôi gia súc hơn. Tuy nhiên, phân tích cho rằng với các yếu tố như lương cao và giá thức ăn chăn nuôi cao, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài để đạt được khả năng tự cung tự cấp về thịt bò.
Các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc đối với nhập khẩu thực phẩm nước ngoài đã khiến người dân phải hứng chịu. Đây không phải là lần đầu tiên. Chính phủ Trung Quốc cũng đã từng hạn chế nhập khẩu thịt lợn Mỹ trong cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung vào năm 2019, điều này cuối cùng đã thúc đẩy giá thịt lợn vốn bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi tăng phi mã, và trực tiếp làm tăng lạm phát.
Theo Secretchina
Hương Thảo biên dịch
48 công nhân Trung Quốc dương tính với virus Vũ Hán
gây kinh động quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương
Tâm Thanh
Phía Trung Quốc đã giải thích nhưng Papua New Guinea vẫn yêu cầu giải trình cụ thể hơn.
Theo Agence France-Presse, ngày 20/8, chính quyền Papua New Guinea đã yêu cầu Trung Quốc giải thích lý do tại sao hàng chục công nhân Trung Quốc trở lại khu mỏ ở Papua New Guinea làm việc đã dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán.
Tập đoàn công ty Công nghiệp luyện kim Trung Quốc (MCC) nói với chính quyền địa phương ở Papua New Guinea rằng, 48 công nhân trở lại từ Trung Quốc trong tháng này, qua kiểm tra xét nghiệm có thể đã dương tính với virus, là do họ đã được tiêm vắc-xin trước đó.
Đáp lại điều này, nhà chức trách Papua New Guinea kêu gọi Bắc Kinh “cung cấp thông tin làm rõ ngay lập tức”, đồng thời đã hủy một máy bay thuê chở các nhân viên Trung Quốc dự kiến hạ cánh ở nước này vào hôm thứ Năm (ngày 20/8).
Papua New Guinea là một trong những quốc gia nghèo nhất ở Thái Bình Dương, chuyên khai thác quặng niken, một kim loại quý được sử dụng rộng rãi trong pin dùng cho xe điện. Đại dịch đã làm mất đi một phần doanh thu lợi nhuận dựa vào hoạt động kinh doanh các khu mỏ của quốc gia này.
Phía Trung Quốc nói với nhà chức trách Papua New Guinea rằng: Kết quả xét nghiệm dương tính với virus là “phản ứng bình thường của việc tiêm vắc-xin, không phải do nhiễm bệnh”.
Trước đó, chính quyền Trung Quốc đã tuyên bố rằng, họ sẽ tiến hành thử nghiệm vắc-xin đối với quân nhân và nhân viên của các công ty quốc doanh. Tuy nhiên, không rõ liệu các thử nghiệm vắc-xin này có áp dụng cho các nhân viên Trung Quốc làm việc ở nước ngoài hay không.
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố: “Sau khi tiêm vắc-xin, cần khoảng 7 ngày để cơ thể người được tiêm chủng sản sinh ra kháng thể”. “Nếu họ cần được xét nghiệm lại COVID-19, thì phải thực hiện ít nhất 7 ngày sau ngày tiêm chủng”.
David Manning, quan chức phụ trách về tình hình dịch bệnh ở Papua New Guinea nói với AFP rằng, ông hy vọng nhận được câu trả lời từ Trung Quốc. Phía chính phủ Papua New Guinea cũng đã cho dừng chuyến bay chở khoảng 150 công nhân Trung Quốc đến nước này.
Ông Manning nói: “Tôi yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc giải thích về vấn đề này”. “Tôi đã viết thư cho chính phủ Trung Quốc thông qua Đại sứ Quán, yêu cầu giải thích việc 48 nhân viên Trung Quốc của công ty quốc doanh này đã được tiêm chủng như thế nào”.
Ngày càng có nhiều người lo lắng rằng, những người đến làm việc ở Papua New Guinea có thể đã bỏ qua thủ tục kiểm dịch, cách ly và bọn họ đã tiến hành tiêm vắc-xin bất hợp pháp hoặc đã thử nghiệm trên các công dân của Papua New Guinea.
Trên thực tế, những người đến Papua New Guinea phải được xét nghiệm virus trước khi lên máy bay và được cách ly khi đến.
Manning đã yêu cầu “làm rõ ngay lập tức” trong một bức thư gửi cho đại sứ Trung Quốc, đồng thời nói rằng Papua New Guinea “hiện không công nhận vắc-xin virus Vũ Hán”, trừ khi nó được cơ quan quản lý quốc gia và Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận.
Manning cũng đã ban hành một sắc lệnh cấm chỉ tiến hành khảo sát, thử nghiệm vắc-xin virus Vũ Hán và các phương pháp điều trị bằng vắc-xin không được phê duyệt ở Papua New Guinea.
Quan chức của đại sứ Trung Quốc nói với AFP: “Trước mắt, chúng tôi chưa có bất cứ bình luận gì. Tuy nhiên, chắc chắn rằng Trung Quốc đã không tiến hành thử nghiệm vắc-xin ở Papua New Guinea”.
Papua New Guinea có nguồn lực y tế hạn chế, nhưng cũng đã tránh được đợt bùng phát virus Vũ Hán tồi tệ nhất. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp nhiễm virus cũng đã tăng lên trong những tuần gần đây.
Quốc gia này đã phát hiện thêm 12 ca nhiễm mới vào thứ Năm (ngày 20/8), trong tình huống tỷ lệ kiểm tra còn thấp, tổng số ca nhiễm đã lên tới 359 trường hợp và ít nhất ba người đã tử vong vì virus.
Theo Lộ Khắc, Secretchina
Tâm Thanh biên dịch
Chuyên gia: Trung Quốc hút cát trái phép
của Đài Loan và Philippines,
quốc tế nên hợp tác ngăn chặn
Tâm Thanh
Tình hình gây tổn hại nghiêm trọng cho Đài Loan, đến mức các tổ chức đã đề xuất chính phủ cho phép nổ tàu hút cát của Trung Quốc.
Lý Vấn (Li Wen), Chủ tịch Đảng bộ Đảng Dân tiến Đài Loan tại huyện Liên Giang đã có bài đăng trên “tạp chí nhà ngoại giao” (The Diplomat) với tiêu đề “Từ Đài Loan đến Philippines, các tàu bơm cát trái phép của Trung Quốc đã gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường – vào một ngày đẹp trời, có thể tìm thấy hàng trăm máy bơm cát Trung Quốc hút cát trái phép trên quần đảo Mã Tổ của Đài Loan”.
Nội dung chỉ ra rằng tại các vùng biển gần các đảo xa của Đài Loan như Mã Tổ, có một số lượng lớn tàu hút cát trái phép từ Trung Quốc đại lục gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời, kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng nhau ngăn chặn việc bơm cát bất hợp pháp và yêu cầu chính quyền ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm.
Lý Vấn chỉ ra rằng, hoạt động bơm cát trái phép ĐCSTQ đang diễn ra tràn lan, không chỉ trải rộng qua eo biển Đài Loan, hoành hành ở các đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ và các vùng biển đảo xa xôi thuộc quyền quản lý của Đài Loan, mà còn hút cát đá trái phép khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hủy hoại nghiêm trọng môi trường sinh thái biển. Đây là vấn đề môi trường xuyên biên giới, không chỉ giới hạn ở Đài Loan mà còn thu hút sự chú ý của Philippines, Mỹ và các nước khác.
Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ không loại trừ các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp bơm cát trái phép ở Biển Đông. Lý Vấn gợi ý rằng trong tương lai, Đài Loan nên tăng cường lệnh cấm của chính phủ, đồng thời liên kết dư luận quốc tế để gây sức ép, hai biện pháp này không thể thiếu một. Ông nói
rằng mục đích của thư khởi kiện mà ông viết trên The Diplomat là kêu gọi cộng đồng quốc tế đối mặt với vấn nạn bơm cát trái phép ngày càng phổ biến của Trung Quốc đại lục và để bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về tình trạng đảo Mã Tổ đang bị bao vây bởi các tàu khai thác và bơm cát trái phép.
Việc hút cát bất hợp pháp khiến các đảo xa của Đài Loan bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Theo những bức ảnh do Li Wen cung cấp, có thể thấy rõ ràng bằng mắt thường, có ít nhất hơn chục máy bơm cát của Trung Quốc ở đảo Mã Tổ. Chúng vẫn chưa bị kiểm tra và ngăn cấm, một số đang tạm trú trên biển, một số đang hoạt động và hầu hết đã đi vào vùng biển giới hạn 6000m ngoài khơi bờ biển Mã Tổ.
Bài báo chỉ ra việc tàu Trung Quốc hút cát đã xâm hại nghiêm trọng môi trường biển, quá trình bơm cát đã bơm một lượng lớn nước biển và cát lên tàu, hủy hoại môi trường sinh vật đáy, cát biển bơm lên chứa đầy vỏ sò vỡ vụn và xác sinh vật biển.
Ngoài ra, các tàu hút cát trái phép cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân khu vực đảo Mã Tổ, tiếng ồn ào vào ban đêm khiến người dân bị ô nhiễm tiếng ồn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là, việc hút cát biển quá mức sẽ gây xói mòn bờ biển và đường ven biển sẽ ngày càng thu hẹp lại. Một số người cũng nói rằng việc bơm cát quá nhiều sẽ khiến cáp ngầm không đủ lực chống đỡ, dẫn đến đứt cáp, gây nguy hiểm cho an ninh đường truyền mạng ở đảo xa và liên qua điện thoại.
Không chỉ đảo Mã Tổ, Kim Môn, mà bãi cạn Đài Loan ở phía tây nam Bành Hồ cũng bị tàu bơm hút cát xâm chiếm, thậm chí còn có hàng nghìn tàu hút cát trái phép hút trộm cát sỏi ở nơi đây. Nhóm bảo vệ môi trường của Đài Loan hồi tháng 5 đã chỉ ra rằng, các tàu bơm cát trái phép của Trung Quốc đã lấy cắp tới 100.000 tấn cát biển mỗi ngày, gây ra một mối nguy hại vô cùng nghiêm trọng.
Chính phủ Đài Loan hiện đang cân nhắc các biện pháp quyết đoán hơn để ngăn chặn hoạt động nạo vét của Trung Quốc
Đầu tháng 8, nhà lập pháp Hong Shen Han đã tổ chức một cuộc họp phối hợp ở Mã Tổ. Ủy ban Hàng hải, Cơ quan Tuần tra Hàng hải, Cơ quan Bảo vệ Biển và các cơ quan chính phủ khác đã đạt được sự thống nhất rằng chính phủ nên đánh giá càng sớm càng tốt việc bắt giữ, thậm chí gây nổ làm chìm tàu hút cát trái phép của Trung Quốc để làm rạn san hô nhân tạo, hoặc cung cấp cho quân đội như một tàu mục tiêu tập trận. Điều này thể hiện quyết tâm của chính phủ Đài Loan trong việc bảo vệ tài nguyên biển và ngăn chặn sự xâm nhập của các tàu bơm cát.
Lý Vấn nói với phóng viên NTD rằng, đội tuần tra biển thường phản ánh rằng: Thân tàu hút cát rất lớn, các tàu tuần tra đóng tại Mã Tổ chỉ nặng 100 tấn, 35 tấn là loại nhỏ. Tuy nhiên, do vẫn còn những lo ngại về an toàn trong khi cấm thi hành công vụ, vì vậy, trước mắt thì một tháng sẽ đưa tàu lớn đến hỗ trợ một lần, ít nhiều thì cũng khiến những con tàu trái phép kia biết sợ hãi mà thực thi pháp luật. Vì vậy, họ hy vọng sẽ tiếp tục phấn đấu để các tàu lớn có thể đến hỗ trợ vùng biển Mã Tổ thường xuyên hơn. Đồng thời, Cục tuần tra biển cũng được yêu cầu đánh giá xem có cần thiết phải tăng số lượng nhân lực hay tàu tới Mã Tổ hay không, đồng thời, sẽ phối hợp đầy đủ để có được nguồn lực cân đối trong tương lai.
Ông Lý cho biết, trước đây, việc bắt giữ tàu hút cát trái phép được xử lý bằng hình thức đấu giá, nhưng họ thường bị những người khai thác vô đạo đức mua lại, họ tiếp tục bơm cát để kiếm tiền nên không có tác dụng răn đe.
Philippines quan tâm sâu sắc, Mỹ không loại trừ các biện pháp trừng phạt
ĐCSTQ bơm cát trái phép, gây lo ngại nghiêm trọng cho Philippines, Hoa Kỳ và các nước khác. Dư luận Philippines lo lắng ĐCSTQ trộm cát đá ở bờ biển phía Bắc Philippines, cùng với kế hoạch lấp biển tạo đất liền ở kế cận phía trong bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham), nó có thể liên quan đến các đảo nhân tạo và rạn san hô để quân sự hóa.
Trong vài năm qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phản đối mạnh mẽ kế hoạch bơm cát và lấp biển tạo đất liền của ĐCSTQ ở biển Đông. Cảnh báo công khai đã được đưa ra vào đầu tháng 7 và các biện pháp trừng phạt đối với các doanh nghiệp nhà nước của ĐCSTQ bơm cát trái phép sẽ không bị loại trừ trong tương lai.
Bài báo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đại lục có ngành công nghiệp bơm cát khổng lồ, ranh giới giữa kế hoạch bộ phận công và tư nhân thường bị xóa nhòa. Để đối phó với vấn đề này, đòi hỏi các quốc gia phải đầu tư thêm nhiều nguồn lực và cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để giải quyết.
Theo Vương Du Duyệt, Epochtimes
Tâm Thanh biên dịch
Dùng người đóng giả dân trong các chuyến thị sát
của lãnh đạo Trung Quốc đã trở thành thông lệ?
Vũ Dương
Ông Ngô Cường, cựu giảng viên đại học Thanh Hoa nói rằng sự việc loại này vô cùng phổ biến. Người dân đã để lại nhiều bình luận phẫn nộ đối với sự việc này.
Năm nay, lũ lụt ở lưu vực sông Dương Tử kéo dài gần ba tháng, lúc gây cấn nhất không có lãnh đạo cấp cao nào của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đến vùng thảm họa để an ủi người dân. Hiện, nhiều nơi ở Tứ Xuyên vẫn đang ngập lụt. Tỉnh An Huy sau khi nước lũ đã rút bớt thì lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình lại bất ngờ xuất hiện, hành động này bị chỉ trích là “mã hậu phá” (thuật ngữ trong cờ tướng, ví với hành động không kịp thời, chẳng giúp ích được gì). Ngày trước, có cư dân mạng tiết lộ một “nữ nạn nhân” được ông Tập Cận Bình đặc biệt “ghé thăm” trong chuyến thị sát lần này chính là đội phó đội công an đóng giả, càng khiến dư luận một phen dậy sóng.
Hai video trái ngược hẳn nhau về chuyến thị sát của ông Tập Cận Bình với những “dân làng” được cho là quan chức địa phương đóng giả và tình cảnh thê thảm với tiếng khóc xé lòng của người dân vùng lũ bị buộc phải di tản.
Phương tiện truyền thông chính thức của ĐCSTQ hôm thứ Ba (18/8) đã tung loạt ảnh về chuyến thăm đặc biệt các nạn nhân vùng lũ tỉnh An Huy của ông Tập Cận Bình, đồng thời đăng tải lời trò chuyện của ông Tập với các nạn nhân vùng lũ. Ông Tập nói: “Trước giờ tôi vẫn luôn lo lắng đến người dân vùng lũ, giờ thấy đời sống sản xuất của bà con dân làng nơi đây đều đã có chỗ trông cậy, có được hy vọng, lòng tôi đã thấy yên tâm”.
Hình ảnh cho thấy khi ông Tập Cận Bình đến thăm nhà riêng của một hộ dân, chào đón ông là một phụ nữ đang bế cô con gái trên tay. Tấm ảnh cho thấy người phụ nữ rất hạnh phúc với nụ cười rạng rỡ trên gương mặt khi được lãnh đạo ghé thăm. Các quan chức đã cố gắng tạo ra bầu không khí cho thấy ông Tập Cận Bình yêu dân như con, còn người dân cũng rất quý trọng lãnh đạo.
Tuy nhiên, có cư dân mạng “tinh mắt” đã phát hiện ra “nữ nạn nhân vùng lũ” này rất giống với cô Diêm Tĩnh – đội phó đội an ninh huyện Phụ Nam, tỉnh An Huy.
Cư dân mạng không khỏi đặt nghi vấn rằng “nạn nhân vùng lũ” này căn bản chỉ là một diễn viên tạm thời đã được sắp đặt trước.
Trên thực tế, mỗi khi các quan chức ĐCSTQ cần đến những “bức ảnh tuyên truyền” tương tự, họ đều sẽ bố trí các quan chức và công chức đến từ nhiều vùng khác nhau đóng giả “dân làng”, theo Secretchina.
Tất nhiên, điều này rất có thể cũng liên quan đến vấn đề an toàn. Trước đó đã có bài viết phân tích rằng ông Tập Cận Bình mãi không đến vùng lũ dọc sông Dương Tử khảo sát chính vì lo sợ tình hình hỗn loạn và công tác an ninh khó đảm bảo, sự an toàn của Tập rất dễ gặp vấn đề.
Cư dân mạng đã mạnh mẽ chỉ trích cách làm của ĐCSTQ căn bản là “lừa mình dối người”. Cư dân mạng nhao nhao để lại bình luận, sau đây là tổng hợp của Secretchina:
“Mỗi lần Bí thư tỉnh ủy đi thị sát, hầu như các lãnh đạo mà ông ấy tiếp xúc đều là giới chức từ cấp trung trở lên, bản thân tôi cũng từng trải qua”.
“Nước da của người ‘dân làng bị nạn’ này vừa trắng nõn vừa căng mịn, thật khiến nhiều chị em sống ở thành thị cũng phải ghen tị”.
“Chế độ này thật sự quá thối nát! Thật là ghê tởm! Rõ ràng trong lòng họ thừa biết hai bên đang dối gạt lẫn nhau, một bên gắng sức dối gạt, một bên thoải mái giả vờ như không có gì, thậm chí còn tận hưởng một cách thích thú, chỉ có thể nói rõ đều là một phường thối nát”.
“Mấy lần trước, diễn viên tìm được thường đều rất chuyên nghiệp đến nỗi khiến người xem cảm động không thôi, sao lần này lại bất cẩn như vậy, chưa chi đã lộ tẩy rồi?”
“Tìm người dân phổ thông đến trình diễn thật sự quá mạo hiểm, chẳng may trong gia đình một người nào đó có thân nhân đã bị viêm phổi Vũ Hán hoặc bị nạn do chính quyền xả lũ, như vậy khả năng liều chết với Tập sẽ rất cao”.
“Thật sự không biết đã tạo bao nhiêu ác nghiệp rồi, đến cả gặp một thôn nữ bình thường cũng phải tìm đến một nữ phó đội trưởng công an đóng giả!”
Trong một cuộc phỏng vấn với đài nước ngoài, ông Ngô Cường – cựu giảng viên khoa Chính trị học của trường đại học Thanh Hoa nói rằng sự việc loại này vô cùng phổ biến, ngay dưới thời của ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo cũng như vậy. Ông nói: “Các quan chức địa phương dựng lên nhiều màn kịch để ứng phó hoạt động thị sát của giới lãnh đạo như vậy. Màn diễn như vậy thường được áp dụng với thị
sát từ trung ương hoặc các cấp cao hơn, kỳ thực đó đã là thông lệ của địa phương. Hầu hết trong mỗi chuyến thị sát của người lãnh đạo trong suốt 8 năm qua, chúng ta đều có thể bắt gặp tình cảnh tương tự sau thời điểm hoặc ngay trong thời điểm sự việc diễn ra”.
Miền nam Trung Quốc từ tháng 6 đến nay lũ lụt hoành hành, đến cuối tháng 7 thì thảm họa đã lan từ miền nam lên miền bắc. Giờ đây, trận lũ số 5 trên sông Dương Tử ập đến, các tỉnh Tứ Xuyên và Trùng Khánh nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử đang trong tình trạng nguy kịch. Trước đó chưa bao giờ thấy ông Tập Cận Bình thị sát vùng lũ mà chỉ đưa ra chỉ thị, hành động này vấp phải rất nhiều lời chỉ trích.
Gần đây, giới lãnh đạo của ĐCSTQ đã liên lục xuất hiện trước truyền thông, có nghĩa là Hội nghị Bắc Đới Hà đã kết thúc. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, vào ngày 18/8 ông Tập Cận Bình đã xuất hiện tại tỉnh An Huy để thị sát vùng lũ ở sông Hoài, xem xét về công tác phòng chống lũ và cứu trợ thiên tai cũng như việc khôi phục hoạt động sản xuất.
Mùa lũ năm nay dường như An Huy không phải nơi bị lũ nặng nề nhất, nhưng đã hứng chịu thảm họa lũ lụt do con người gây ra. Để bảo vệ các thành phố như Bạng Phụ ở hạ lưu sông Hoài, vào ngày 20/7 chính quyền tỉnh An Huy đã ra lệnh cho mở cửa cống xả lũ tại đập Vương Gia ở huyện Phù Nam thành phố Phụ Dương, xả nước vào khu trữ nước Mông Oa khiến 4 thị trấn nhỏ nơi đây bị nạn, 200.000 ngôi nhà bị ngập trong nước lũ.
Nhưng khi ông Tập Cận Bình đến An Huy thì lũ đã rút, vậy nên Tập bị giới bình luận hải ngoại chế giễu là “mã hậu pháo”, ý chỉ hành động không kịp thời, chẳng giúp ích được gì. Qua những bức ảnh chụp và tin tức mà truyền thông ĐCSTQ rầm rộ đưa tin có thể thấy trong suốt chuyến đi của ông Tập, hết thảy những gì ông thấy được đều là hình thế tốt đẹp, chứ không thấy cảnh người dân phải oằn mình trong mưa lũ, cho đến nỗi đau đớn thống khổ khi bị mất người thân mất nhà cửa, mùa màng mất trắng, nguồn sống không còn, thậm chí không biết phải đi đâu về đâu, bởi đơn giản trong suốt chuyến thị sát của ông Tập, đâu đâu cũng đều là hình thế tốt đẹp do những “diễn viên quần chúng” mang đến.
Theo Lin Zhongyu, Secretchina
Vũ Dương biên dịch
Tín hiệu quan trọng: Thâm Quyến, Trung Quốc
đột nhiên hạn chế sử dụng tiền mặt
Tam Thanh
Chuyên gia phân tích đây không chỉ là một bước để giảm lưu thông tiền mặt, mà ẩn sau là phương pháp giám sát rất tinh vi.
Trong bài viết trước đó về tiền kỹ thuật số đăng trên Secretchina, tác giả Vũ Chân cho rằng chính phủ Trung Quốc thúc đẩy tiền kỹ thuật số ngoài việc nhằm loại bỏ tiền mặt, còn có mục đích sử dụng tiền kỹ thuật số như một phương tiện giám sát người dân. Cuối cùng, tiền kỹ thuật số sẽ thống trị thế giới và nó sẽ được kết nối hoàn hảo với dự án Skynet, Skyeye. Suy đoán của tác giả vài ngày trước về cơ bản đã bắt đầu chính thức được thực hiện ở Trung Quốc.
Dùng tiền mặt phải đăng ký thông tin cá nhân
Gần đây, theo yêu cầu của chính phủ, siêu thị ở Thâm Quyến yêu cầu khách hàng phải đăng ký nếu họ sử dụng tiền mặt. Ngay sau khi thông tin được đưa ra, đã nhanh chóng gây chấn động, khiến người dân lo lắng và đặt câu hỏi: “Sử dụng tiền mặt không chính đáng ư? Trong nhiều thập kỷ qua chẳng phải vẫn luôn sử dụng tiền mặt hay sao? Bây giờ đang cưỡng ép đề xuất không sử dụng chi trả bằng tiền mặt. Nhân danh dịch bệnh, phải chăng Thâm Quyến đang thực hiện sử dụng tiền kỹ thuật số quy mô lớn để chuẩn bị giám sát và điều khiển người dân?” Chúng ta hãy nhìn vào những gì đang xảy ra.
Theo tin tức ngày 17/8, siêu thị ở quận Phúc Điền, Thâm Quyến dán thông báo: “Kể từ ngày 15/8, do yêu cầu của chính phủ, sử dụng tiền mặt cần phải đăng ký với nhân viên”, “khách hàng giao dịch tiền mặt tại cửa hàng phải đăng ký”. Việc đăng ký ở đây bao gồm: tên, số điện thoại, số CMND, địa chỉ và một số thông tin khác.
Thông thường, việc đăng ký như vậy chủ yếu đề cập đến hành động truy cứu trách nhiệm sau một sự việc nào đó. Ví dụ, bạn vào một đơn vị hoặc công ty lớn, bảo vệ thường yêu cầu bạn điền thông tin ở cổng ra vào, nhằm phòng ngừa các vấn đề an ninh, nếu có chuyện gì xảy ra, người ta có thể dựa vào thông tin đã đăng ký để truy tìm được manh mối. Nhưng bây giờ những người bình thường phải đăng
ký thông tin cá nhân khi họ sử dụng tiền mặt đến siêu thị để mua đồ, điều này thực sự quá vô lý. Nhiều người đã lo ngại rằng, có phải vì việc sử dụng tiền mặt đã bắt đầu bị hạn chế? Hay những người sử dụng tiền mặt sẽ bị trả đũa và truy cứu trách nhiệm?
Cục Quản lý và Giám sát Thị trường Phúc Điền của thành phố Thâm Quyến đã gọi đây là một “đề xuất trên miệng” và đề nghị nên sử dụng Alipay và WeChat để thanh toán tiền. Đây là một quy định không mang tính cưỡng chế, nhưng thông báo dán trên siêu thị ở Thâm Quyến quy định rõ ràng là “phải đăng ký”, điều này chính là bắt buộc.
Cục Giám sát Phúc Điền cho biết, cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm quận Phúc Điền đã ban hành các quy định liên quan về việc “sử dụng tiền mặt bắt buộc phải đăng ký”.
Các quan chức nói rằng, đăng ký khi sử dụng tiền mặt là để ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Nhưng Trung Quốc đã không hủy thanh toán bằng tiền mặt trong thời kỳ tồi tệ nhất của dịch bệnh. Sự việc này khiến dư luận chú ý, một số cư dân mạng cho rằng “điều này thật đáng sợ”. Có người nghi ngờ dịch bệnh đã nằm ngoài tầm kiểm soát; có người cho rằng chính phủ Trung Quốc lấy tình hình dịch bệnh như một cái cớ, thông qua việc ngăn cấm sử dụng tiền mặt để nâng cao giám sát người dân, đồng thời chuẩn bị cho sự thúc đẩy của tiền kỹ thuật số trong tương lai. Cũng giống như chính phủ Trung Quốc đã sử dụng dịch bệnh này để hạn chế người dân xin hộ chiếu và hạn chế họ ra nước ngoài.
Chỉ một ngày trước khi thông báo trên được dán tại siêu thị ở Phúc Điền, Thâm Quyến, tức ngày 14/8, Bộ Thương mại Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) một lần nữa ban hành văn bản về tiền kỹ thuật số, mở rộng địa bàn thí điểm từ 4 thành phố lên 28 tỉnh thành. Nghĩa là, đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được thử nghiệm tại nhiều thành phố ở khu vực Bắc Kinh – ThiênTân – Hà Bắc, đồng bằng sông Dương Tử, khu vực vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Macao và nhiều thành phố ở miền Trung và miền Tây.
Trước đây, Thâm Quyến là một trong 4 thành phố thí điểm chính về tiền kỹ thuật số của ĐCSTQ, ba thành phố còn lại là Tô Châu, Tân khu Hùng An và Thành Đô. Tháng 4/2020, 4 thành phố này đã bắt đầu phân phối tiền lương và trợ cấp cho một số cơ quan, tổ chức chính phủ dưới dạng tiền kỹ thuật số. Do đó, việc mở rộng chương trình thí điểm tiền kỹ thuật số của ĐCSTQ và lệnh cấm sử dụng tiền mặt của Thâm Quyến chắc chắn không phải là ngẫu nhiên mà có mối tương quan chặt chẽ.
Tiền kỹ thuật số của Trung Quốc khác với tiền kỹ thuật số của thế giới
Trên thực tế, cái gọi là tiền kỹ thuật số của ĐCSTQ không phải là một loại tiền kỹ thuật số thực, nó đúng ra nên được gọi là “tiền điện tử”. Về cơ bản nó khác với tiền kỹ thuật số của các nước dân chủ phương Tây – Tiền kỹ thuật số của các nền dân chủ là phi tập trung, trong khi tiền kỹ thuật số của ĐCSTQ là tập trung. Tiền tệ của một quốc gia dân chủ là ẩn danh, nhưng tiền tệ kỹ thuật số của ĐCSTQ không có ẩn danh. Điều này có nghĩa là, nó sẽ xâm phạm đến lợi ích và quyền riêng tư của mọi người. Hầu hết những người dùng chỉ nhìn vào tuyên truyền mà không hiểu sự xâm phạm đời tư cá nhân của nó. Đồng tiền kỹ thuật số của ĐCSTQ là quay trở lại thời đại của các hóa đơn, đó là sự chuẩn bị trước khi quay trở lại nền kinh tế kế hoạch.
Việc đăng ký tiền mặt chỉ là bước đầu tiên trong việc triển khai tiền kỹ thuật số, bước tiếp theo sẽ là loại bỏ tiền mặt và trong vòng 2 năm sẽ hoàn toàn sử dụng tiền kỹ thuật số. Khi đó, Thâm Quyến là đội tiên phong trong công cuộc cải cách và mở cửa, đi đầu cả nước.
Hiện tại, Thâm Quyến là một mô hình kinh tế lưu thông nội bộ và nó sẽ dẫn đầu trong việc thúc đẩy đến một xã hội đáng sợ nói không với tiền mặt.
Thời gian trước, phía chuyên gia chính phủ Trung Quốc đã giải thích, tiền kỹ thuật số hợp pháp của Trung Quốc sẽ không liên quan đến vàng, nó cũng sẽ không kết nối với đô la Mỹ, điều này sẽ khiến cho thị trường tài chính vô cùng chấn động.
Trên thị trường sẽ hiểu rằng tiền kỹ thuật số hợp pháp của Trung Quốc trong tương lai sẽ không được chuyển đổi thành đô la Mỹ và vàng. Đây chính là một chuyện đại sự.
Theo Vũ Chân, Secretchina
Tâm Thanh biên dịch
Bác sĩ sản khoa Tân Cương
tiết lộ tội ác kinh hoàng của ĐCSTQ
Hương Thảo
Một bác sĩ từng làm việc ở Tân Cương nhiều năm mới đây đã tiết lộ về cách mà ĐCSTQ chỉ đạo thực hiện nghị quyết về kế hoạch hóa gia đình. Để đảm bảo nghị quyết không sai chạy, ĐCSTQ yêu cầu cấp dưới thực hiện những hành vi tà ác nhất.
Đài Á Châu Tự Do đã phỏng vấn bác sĩ Hasiyet Abdulla, một bác sĩ sản khoa người Duy Ngô Nhĩ làm việc 15 năm tại bệnh viện ở Tân Cương, Trung Quốc, và hiện tại đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vị nữ bác sĩ tiết lộ rằng các bệnh viện ở Tân Cương được cấp trên yêu cầu thực hiện phá thai cưỡng bức và thậm chí giết cả trẻ sơ sinh nếu chúng nằm ngoài tiêu chuẩn “kế hoạch hóa gia đình”.
Theo bác sĩ từng làm việc tại Bệnh viện Y học cổ truyền Duy Ngô Nhĩ, khoa sản của mỗi bệnh viện trong khu tự trị Tân Cương đều phải thi hành chính sách ‘kế hoạch hóa gia đình’ của ĐCSTQ. Chính sách này quy định rằng phụ nữ ở nông thôn có thể có tối đa ba con, còn ở khu vực thành thị tối đa hai con, với khoảng cách ba năm giữa mỗi lần sinh.
Đối với những đứa trẻ được sinh ra tại bệnh viện mà nằm ngoài quy định kế hoạch hóa gia đình, bà Abdulla cho biết, “bệnh viện sẽ giết chúng và vứt xác. Họ sẽ không giao đứa bé cho cha mẹ, họ giết những đứa trẻ khi chúng vừa được sinh ra”.
The BL dẫn thông tin chia sẻ từ các bác sĩ sản khoa, cho biết, mỗi bệnh viện ở Trung Quốc đều có một đơn vị chuyên lưu trữ hồ sơ về tất cả các ca sinh, bên cạnh một đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện những ca phá thai bị vỡ kế hoạch, hoặc có khoảng cách dưới 3 năm. Ngoài ra còn có một bộ phận chuyên cấy dụng cụ tử cung hoặc vòng tránh thai cho phụ nữ sau khi sinh.
“Mỗi bệnh viện đều có một đơn vị phụ trách kế hoạch hóa gia đình, họ lưu tất cả các thông tin về số con của mỗi gia đình và năm sinh của những đứa trẻ”, Bác sĩ Abdulla cho biết. “Các quy định này rất nghiêm ngặt: các đứa trẻ phải sinh cách nhau ba hoặc bốn tuổi. Có những đứa trẻ lớn tới tháng thứ chín vẫn bị chúng tôi giết. Họ phải làm điều đó trong các khu hộ sinh vì đó là lệnh”, bà Abdulla cho biết thêm sự thật.
Giải thích về cái gọi là chính sách “kế hoạch hóa gia đình”, bác sĩ Abdulla cho biết: “Đó là một mệnh lệnh được đưa ra từ cấp trên, là một mệnh lệnh đã được in thành văn bản và phân phát như tài liệu chính thức. Các bệnh viện sẽ bị phạt nếu họ không tuân thủ, vì vậy tất nhiên, họ phải thực thi điều này”.
Đài Á Châu Tự do đã liên lạc được với một nhân chứng khác tên là Shahide Yarmuhemmet, người đã làm việc tại một cơ quan nhà nước ở thành phố Urumqi từ năm 1996 đến năm 2011 và hiện sống ở Hà Lan. Nhân chứng này đã cung cấp thêm chi tiết về cách chế độ cầm quyền ở Trung Quốc thực hiện ‘kế hoạch hóa gia đình’ .
“Cán bộ thôn đến từng nhà [để kiểm tra phụ nữ] – thậm chí các khu chung cư riêng lẻ đều có nhân viên kế hoạch hóa gia đình phụ trách. Họ luôn biết rõ ai đang mang thai và báo cáo lên cấp trên. Nếu có thai vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình, họ sẽ thực hiện một cuộc điều tra và sau đó ép thai phụ phải từ bỏ đứa con của mình”, nhân chứng Yarmuhemmet nói.
Trước những bằng chứng mới này, vào thứ Ba (18/8), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus đã lên án các hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người dân ở Tân Cương.
“Chúng tôi vô cùng lo ngại trước các báo cáo về việc cưỡng bức phá thai và triệt sản ở Tân Cương”, bà Ortagus nói. “Chúng tôi nhắc lại lời kêu gọi đối với chính phủ Trung Quốc rằng hãy dừng ngay cuộc đàn áp ở Tân Cương, thả tất cả những ai bị giam giữ tùy tiện, và chấm dứt các chính sách hà khắc và tàn bạo nhằm ép buộc và đe dọa công dân của mình”.
Tháng Bảy năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thực thi các biện pháp trừng phạt đối với Tập đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương cùng với 3 quan chức hàng đầu của khu tự trị này vì vi phạm nhân quyền, Fox News đưa tin.
“Hoa Kỳ sẽ không đứng yên khi ĐCSTQ thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ, người Kazakhstan, và các thành viên của các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương, bao gồm [các hành vi liên quan tới] lao động cưỡng bức, giam giữ hàng loạt tùy tiện, kiểm soát dân số cưỡng bức, nỗ lực xóa bỏ văn hóa của và đức tin Hồi giáo của họ”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-si-san-khoa-tan-cuong-tiet-lo-toi-ac-kinh-hoang-cua-dcstq.html
Nghi đấu đá, danh sách gần 2 triệu đảng viên
ĐCSTQ bị lộ sau khi có tin Mỹ cấm nhập cảnh
Lục Du
Epoch Times cho hay, một danh sách gần 2 triệu đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở đảng bộ thành phố Thượng Hải đã bị rò rỉ, những thông tin chi tiết về những đảng viên này như họ tên, số CMND, giới tính, nơi sinh, địa chỉ nhà và số điện thoại đều được hiển thị rõ.
Một cư dân mạng đã thử gọi đến những số điện thoại có trong danh sách rò rỉ và xác nhận rằng thông tin hiển thị trong danh sách là chính xác. Vì thế nhiều người đánh giá rằng bản danh sách này đúng là tài liệu nội bộ bị rò rỉ của ĐCSTQ.
Một người có nick “Trưởng ban trọng tài” cho biết đây là tài liệu mật cấp độ 2 của ĐCSTQ, bao gồm 1.957.239 đảng viên thuộc đảng bộ Thượng Hải. Cư dân mạng này cũng cung cấp đường link để tải xuống danh sách được chứa trong một file excel.
Nhiều người cho rằng danh sách này rất khó bị tin tặc đánh cắp vì ĐCSTQ có cơ chế bảo mật rất kỹ các tài liệu nội bộ của họ, do vậy có suy đoán rằng đây là một tài liệu do chính người trong ĐCSTQ tung ra với mục đích triệt hạ lẫn nhau.
Có một điều trùng hợp là bản danh sách này bị tung ra chỉ ít ngày sau khi New York Times, vào ngày 15/7, dẫn nguồn tin cho hay, chính phủ Mỹ đang cân nhắc việc cấm các đảng viên ĐCSTQ và người thân của họ nhập cảnh, thậm chí những đảng viên ĐCSTQ và người nhà đang ở Mỹ cũng sẽ bị trục xuất.
Một cư dân mạng đã đưa ra bình luận rằng, trong tương lai, một quốc gia nào đó áp lệnh cấm nhập cảnh với các đảng viên ĐCSTQ và người thân, thì những người trong danh sách này sẽ bị nhắm mục tiêu.
Theo Epoch Times, một số phương tiện truyền thông Hồng Kông đã dự báo rằng làn sóng trừng phạt thứ hai của Hoa Kỳ đối với Hồng Kông sẽ sớm đến, bao gồm cả các lệnh trừng phạt đối với con cháu của của các quan chức ĐCSTQ.
Theo bản tin ngày 15/8 của Apple Dailly, ông Solomon Yue, phó chủ tịch Tổ chức các vấn đề hải ngoại của Đảng Cộng hòa Mỹ, tiết lộ trên Twitter rằng, do vụ bắt giữ ông trùm truyền thông Lê Trí Anh, vòng trừng phạt thứ hai của Mỹ sẽ sớm đến, và sẽ nhắm vào thế hệ thứ hai và thứ ba của các quan chức trong chế độ đỏ.
Ngày 7/8, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức ĐCSTQ vì đã “phá hoại quyền tự trị và tự do của Hồng Kông”.
Nhà bình luận Vương Hữu Quân nói rằng, các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã đánh vào “điểm yếu” của tổ chức này.
Trong 41 năm qua, gia đình và con cái của các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đã di cư đến Hoa Kỳ và các nước phương Tây phát triển khác với số lượng lớn, đồng thời họ cũng đã mang theo một lượng tài sản tham nhũng khổng lồ của cha ông họ sang những nước này.
Theo chuyên gia Viên Cung Di, số tiền mà các gia đình quyền lực trong ĐCSTQ chuyển ra nước ngoài có thể lên tới 10 nghìn tỷ đô la Mỹ. Trong đó, phần lớn nhất thuộc về các thành viên trong gia đình cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân, khoảng 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Đối mặt với việc Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực, hủy bỏ thị thực, từ chối nhập cảnh, hủy bỏ tình trạng thường trú nhân (thẻ xanh), hủy bỏ quốc tịch, trục xuất, đóng băng tài sản, ngừng giao dịch, xóa khỏi hệ thống tài chính toàn cầu do Hoa Kỳ lãnh đạo và các biện pháp trừng phạt khác, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ, cho dù họ hiện vẫn đang đương nhiệm hay đã nghỉ hưu, cũng như gia đình và con cái của họ, liệu có thể không sợ hãi không?, Epoch Times đặt câu hỏi.
Trung Quốc: Đập Tam Hiệp lần đầu
mở 11 cửa xả lũ, Trùng Khánh hứng chịu
lũ lớn nhất trong 2 thập kỷ
Thứ Sáu, 21/08/2020 • 26 Lượt Xem
Hiện tại lũ ở thượng nguồn sông Trường Giang đang đổ dồn về hạ lưu, đỉnh lũ đã bắt đầu đổ vào hồ chứa Tam Hiệp, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa lên đến 75.000 m3/s. Ngày 20/8, Đập Tam Hiệp đã mở 11 cửa xả lũ lần đầu tiên trong lịch sử, lưu lượng xả đạt 49.200 m3/s.
Vào ngày 19/8, đỉnh lũ số 5 sông Trường Giang và trận lũ số 2 trên sông Gia Lăng đã đồng loạt đi qua khu đô thị chính của Trùng Khánh. Đây là trận lụt lớn nhất mà Trùng Khánh gặp phải trong 2 thập kỷ qua, và đã gây thiệt hại nghiêm trọng, nhiều điểm tham quan nổi tiếng như Triều Thiên Môn, Hồng Nhai Động và Từ Khí Khẩu bị ngập lụt.
Đêm 19/8, Trùng Khánh đã ra thông báo khẩn cấp yêu cầu tất cả cư dân cư trú từ tầng 3 trở xuống trong khu vực phố cổ phải đi sơ tán. Cục Thủy lợi Trùng Khánh đưa ra cảnh báo lũ, cho biết mực nước cao nhất sẽ xuất hiện trên đoạn sông Trường Giang đi qua Trùng Khánh vào ngày 20/8.
Bảo Trân tổng hợp
Video: Thảm cảnh người dân vùng lũ ở Trung Quốc
Tâm Thanh
Thảm họa lũ lụt ở kéo dài liên tục hơn 2 tháng đến nay ở Trung Quốc vẫn còn đang tiếp diễn với những hậu quả thảm khốc. Tuy vậy, thảm cảnh người dân vùng lũ đang phải chịu đựng lại không được phương tiện truyền thông nhà nước công bố, mọi người chỉ có thể biết đến tình cảnh thê thảm này qua các video được cư dân mạng vùng lũ đăng tải.
Dưới đây là những video đăng tải ghi lại sự tàn phá nặng nề của thảm họa lũ lụt tại Trung Quốc. Tình cảnh bi thảm mà các nạn nhân vùng lũ phải đối mặt hiện tại là rất lớn: người thì mất đi người thân; người thì mất đi nhà cửa; người thì không còn nguồn sống; còn có những ngôi nhà bị ngâm trong nước lũ suốt hơn 2 tháng qua…
Video :
https://twitter.com/i/status/1296255777271734275
https://twitter.com/i/status/1296416692495499264
https://twitter.com/i/status/1296255775430516737
https://twitter.com/i/status/1296255777271734275
https://twitter.com/i/status/1296083869163118592
https://twitter.com/i/status/1296405808603963401
https://twitter.com/i/status/1296404792760295424
https://twitter.com/i/status/1296310199884509184
https://twitter.com/i/status/1296340942522396673
https://twitter.com/i/status/1296101749283987457
https://twitter.com/i/status/1296083497589694465
Theo Hách Diên, Sound of Hope
Tâm Thanh biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/video-tham-canh-nguoi-dan-vung-lu-o-trung-quoc.html
Mực nước ở Trùng Khánh đang cao nhất
kể từ năm 1981, lấp đầy Tây Hồ trong 3 phút
Tâm Thanh
Với lưu lượng nước hơn 74.000 mét khối một giây, con lũ có thể lấp đầy diện tích hơn 14 triệu mét khối của Tây Hồ trong 3 phút.
Trong những ngày gần đây, tỉnh Tứ Xuyên ở thượng nguồn sông Dương Tử liên tục có mưa kéo dài, chỉ sau 8 ngày chính quyền đã phải ban hành ứng phó khẩn cấp về kiểm soát lũ lụt cấp I – cấp cao nhất. Đồng thời, sông Mân Giang, Đà Giang, dòng chính của sông Gia Lăng và nhánh sông Bồi Giang ở lưu vực sông Dương cũng hứng chịu những trận mưa lớn kéo dài. Nước sông lần lượt đổ vào sông Dương Tử và sông Gia Lăng, sự hợp dòng của hai con sông này tại Trùng Khánh đã gây ra thảm họa lũ lụt. Ngày 20/8, mực nước tại trạm thủy văn Thốn Than trên sông Dương Tử đạt 191,62 m, đây mực nước cao nhất kể từ khi trạm được thành lập năm 1939, phá kỷ lục lũ năm 1981 là 191,41 mét.
Ngày 19, trận lũ sông Dương Tử số 5 và trận lũ sông Gia Lăng số 2 đồng thời đi qua khu vực trung tâm của Trùng Khánh và Trùng Khánh bước vào giai đoạn kiểm soát lũ khẩn cấp cấp độ I. (Ảnh: Chụp màn hình Weibo).
Theo báo cáo của China News Service, kể từ ngày 11/8, lũ lụt đã lần lượt xảy ra trên sông Dương Tử, sông Gia Lăng và sông Bồi Giang. Năm 2020, lũ số 1 và số 2 hình thành trên sông Gia Lăng, lũ số 4 và số 5 hình thành trên sông Dương Tử.
Theo thông tin từ Cục quản lý nguồn nước Trùng Khánh, từ 8h ngày 19 đến 8h ngày 20, do ảnh hưởng bởi nước thượng nguồn, 6 trạm bao gồm trạm Thốn Than, trạm Chu Đà, trạm Triều Thiên Môn, trạm Thái Viên Bá thuộc sông Dương Tử; trạm Đông Tân Đà; trạm Từ Khí Khẩu và trạm Bắc Bội thuộc sông Gia Lăng đã vượt quá mực nước đảm bảo.
Người ta hiểu rằng, một khi đạt đến mực nước đảm bảo theo quy định chính phủ của Trung Quốc, những nguy hiểm lớn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Về vấn đề này, Vương Thế Bình, một nhân viên phòng chống lũ lụt và cứu trợ hạn hán của Cục Quản lý Khẩn cấp Trùng Khánh chỉ ra rằng, mặc dù không có mưa lớn trong khu vực nhưng mưa lớn ở vùng lân cận như Tứ Xuyên vẫn tiếp diễn. Sau khi Tứ Xuyên đưa ra phản ứng khẩn cấp về kiểm soát lũ lụt cấp III vào ngày 11, chỉ trong vòng 8 ngày sau đã nâng cấp lên mức ứng phó khẩn cấp cấp cao nhất – cấp I để kiểm soát lũ lụt. Điều này cho thấy những vấn đề nghiêm trọng do mưa lớn gây ra rất đáng quan ngại. Ngoài ra, các sông Mân Giang, Đà Giang, Gia Lăng và phụ lưu của sông Bồi Giang trên lưu vực sông Dương Tử vẫn tiếp tục có mưa cục bộ; mưa to và mưa rất to. Đỉnh lũ sông Mân Giang, Đà Giang và Bồi Giang đều đạt mốc lịch sử. Hai trận lũ ở sông Dương Tử và sông Gia Lăng “lũ sau chồng lũ trước” khiến mực nước trạm thủy văn Thốn Than tăng nhanh.
Vương Thế Bình cũng đề cập rằng lũ lụt ở Trùng Khánh là do nhiều con sông trong khu vực hội tụ lại.
Theo số liệu thực do Cục Khảo sát Thủy văn và Tài nguyên nước thượng nguồn sông Dương Tử công bố, vào lúc 8h15 ngày 20/8, mực nước cao nhất của trạm thủy văn Thốn Than trên sông Dương Tử đạt 191,62 m, vượt quá mức kỷ lục ghi chép trong lịch sử năm 1981 (191,42 m.)
Vào lúc 4h sáng ngày 20/8, lưu lượng nước cao nhất tại trạm thủy văn Thốn Than lên tới 74.600 m3/giây. Dung tích lưu trữ của Tây Hồ, Hàng Châu là 14,29 triệu mét khối, dựa trên tính toán này, đỉnh lũ có thể lấp đầy gần như toàn bộ Hồ Tây trong 3 phút.
Theo thống kê chính thức chưa đầy đủ của Trung Quốc, lũ lụt hiện tại đã khiến hơn 120.000 người ở Giang Bắc, Ba Nam, Giang Tân, Đồng Nam, Đồng Lương và các quận, huyện khác bị ảnh hưởng, hơn 60.000 người buộc phải rời bỏ nhà cửa.
Hiện tại, mực nước sông Dương Tử và sông Gia Lăng ở trung tâm Trùng Khánh vẫn đang dâng cao, các công viên, chợ, cửa hàng và đường phố ở địa phương đều bị ngập lụt.
Theo Lê Tiểu Quy, Secretchina
Tâm Thanh biên dịch
[Video]: Nước lũ dâng tới ngón chân tượng
Lạc Sơn Đại Phật khiến người Trung Quốc kinh hãi
Thanh Tâm
Lần đầu tiên kể từ năm 1949, tượng Lạc Sơn Đại Phật cao 71 m được tạc trên vách núi ở tỉnh Tứ Xuyên đang bị dòng nước đục ngầu dâng đến các ngón chân tượng. Năm 1949 là năm Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đến nay chính quyền này đã tồn tại 71 năm.
Kể từ ngày 10/8, tỉnh Tứ Xuyên liên tục hứng chịu những trận mưa lớn, theo đó, nhiều nhánh của sông Dương Tử cũng phải trải qua trận lũ lụt trăm năm mới gặp một lần. Xu hướng phát triển của lũ ngày càng đáng lo ngại. Trước tình hình này, khu thắng cảnh Lạc Sơn Đại Phật thông báo khẩn cấp đóng cửa khu vực, theo trang tin Secret China.
Đối với hầu hết người Trung Quốc, tượng Lạc Sơn Đại Phật còn mang nhiều tầng ý nghĩa tâm linh. Vì vậy, việc hội tụ dòng chảy của sông Mân Giang, sông Thanh Y và sông Đại Độ khiến bàn chân của tượng Phật Lạc Sơn bị ngâm trong nước lũ đã khiến nhiều người Trung Quốc kinh hãi.
Theo các dữ liệu công khai, tượng Lạc Sơn Đại Phật, còn được gọi là Phật khổng lồ Lăng Vân, nằm bên cạnh chùa Lăng Vân trên bờ đông sông Nam Mân, thành phố Lạc Sơn. Đây là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Công việc tạc bức tượng này bắt đầu vào những năm Khai Nguyên đầu tiên thời nhà Đường (năm 713) và hoàn thành vào năm Trinh Nguyên thứ 19 (năm 803). Tượng Phật này là một di sản kép của văn hóa nhân loại và thiên nhiên. Chính quyền địa phương đã cho tráng xi măng lên bàn chân tượng Phật để bảo vệ di sản nhưng hành vi này đã khiến người đời thấy kì dị.
Giới chức địa phương cho biết, sau trận mưa lớn mực nước sông Mân Giang dâng cao làm ngập các ngón chân của tượng Phật, hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trong 70 năm qua, theo Secret China.
Dòng chảy sông Thanh Y sau khi giao hội với dòng chảy ở Lạc Sơn khiến lưu lượng nước tăng mạnh và đạt hơn 30.000 m3/s. Đây là mực nước cao thứ hai kể từ khi ĐCSTQ thành lập nhà nước.
Ngày 19/8, đỉnh lũ số 5 năm 2020 của Trung Quốc bắt đầu tràn vào hồ Tam Hiệp, sức nước của hồ chứa đạt 73.800 m3/s, gần đạt lượng dòng chảy tối đa 76.000 m3/s.
Đập Tam Hiệp đã mở 11 cửa xả lũ, lưu lượng xả đạt 49.400 m3/s. Đây là mức xả lớn nhất và lập kỷ lục lịch sử kể từ khi xây dựng hồ chứa Tam Hiệp.
Philippines gửi công hàm
phản đối hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông
Philippines hôm 20 tháng 8 gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc tịch thu ngư cụ của ngư dân nước này tại Biển Đông.
Reuters loan tin ngày 21 tháng 8 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao của chính phủ Manila. Theo đó sự việc xảy ra cách đây ba tháng vào tháng 5 tại khu vực bãi cạn Scarborough. Khi ngư dân Philippines đánh cá tại khu vực này đã bị phía Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh, bắt cá.
Bên cạnh đó, Manila cũng mạnh mẽ phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục đưa ra các thách thức qua vô tuyến đối với máy bay của Philippines tuần tra ở Biển Đông.
Hồi tháng 4 năm nay, Philippines cũng đã gửi hai công hàm phản đối Trung Quốc về việc phía lực lượng Bắc Kinh chĩa súng đe dọa tàu hải quân Philippines.
Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough sau một cuộc tranh chấp căng thẳng trên biển vào năm 2012. Năm sau, Philippines đưa tranh chấp ra tòa trọng tài quốc tế. Theo phán quyết Tòa trọng tài năm 2016, vùng biển quanh bãi cạn Scarborough được coi là vùng đánh bắt chung của các nước, và yêu sách của Trung Quốc đối với bãi cạn này là bất hợp pháp và không có cơ sở.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh chưa bao giờ công nhận phán quyết này và gọi phán quyết này là bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Vào ngày 13 tháng 7 năm 2020, Đại sứ quán Trung Quốc một lần nữa nhắc lại, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cùng các quyền về hàng hải và lợi ích khác trên Biển Đông sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết. Trung Quốc kiên quyết phản đối và nói sẽ không bao giờ chấp nhận các yêu sách hoặc hành động dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.
Cùng ngày, phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế được ngoại trưởng Hoa Kỳ nhắc lại trong tuyên bố lập trường về Biển Đông ngày 13 tháng 7 vừa qua, theo đó Washington cho rằng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực là chung cuộc và có tính ràng buộc.
Thái Lan:
Biểu tình đòi dân chủ nhắm vào Vua Rama X
Sinh viên Thái Lan đã tổ chức biểu tình hầu như hàng ngày trong suốt một tháng qua, nhưng cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 16/8, là một trong các cuộc biểu tình chống chính phủ rầm rộ nhất kể từ khi Thủ tướng Prayuth Chan-ocha lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014.
Ông Prayuth Chan-ocha mới tái đắc cử hồi năm ngoái trong các điều kiện nhằm bảo đảm ông duy trì được vị thế quyền lực. Phe đối lập cáo buộc đây là một cuộc bầu cử gian lận, gây nhiều tranh cãi và phẫn nộ trong công chúng.
Tờ Dominion trích lời một nữ sinh 15 tuổi tham gia biểu tình, xin giấu tên vì sợ bị trả thù và đã trốn cha mẹ đi biểu tình, nói:
“Tôi muốn một nền dân chủ. Ngay lúc này, dưới quyền cai trị của quân đội, đất nước chúng tôi không được cải tiến. Rất nhiều người trẻ bị bắt giữ, bị đe dọa chỉ vì nói lên ý kiến của mình. Chúng tôi muốn nhà độc tài (Thủ Tướng Prayuth Chan-o cha) phải ra đi”!
Trong tuần này, lần đầu tiên giới sinh viên nhắm vào nền quân chủ, nêu lên sự can thiệp của hoàng gia vào các vấn đề chính trị, và tài sản kếch sù của Quốc vương Vaijiralongkorn, cũng như ảnh hưởng của ông đối với tập đoàn quân nhân nắm quyền cai trị tại Thái Lan.
“Chúng tôi muốn cải cách nền quân chủ Thái Lan, tương tự như ở Anh, nơi mà gia đình hoàng gia không can thiệp trực tiếp vào các vấn đề chính trị,” cô Panusaya Sithijirawattanakul, sinh viên năm thứ 3 của Đại học Thammasat, một lãnh đạo biểu tình, nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Dominion.
“Thái Lan có thể thành công và trở thành một quốc gia phát triển, nếu đất nước này không bị chôn chân trong các truyền thống xưa cũ đang cản trở tiến bộ.”
Theo luật hiện hành ở Thái Lan, lời phát biểu đó có thể đưa cô vào tù tới 15 năm. Thái Lan là nước có luật gắt gao nhất chống bất cứ ai chỉ trích nhà vua hoặc hoàng gia.
Trong cuộc biểu tình vào chiều tối Chủ nhật, tia laser chiếu bên hông Tượng đài Dân chủ đặt một câu hỏi vẫn bị cấm kỵ:
“Tại sao chúng ta cần một ông vua?”
Báo The Age của Úc tường trình rằng cuộc biểu tình kéo dài 8 tiếng có sự tham gia của ít nhất 10.000 người, đa số là sinh viên, luật sư và các nhà hoạt động. Họ chất vấn chế độ độc tài của Thái Lan và kêu gọi chính phủ từ nhiệm.
Họ đòi một hiến pháp mới, giải tán quốc hội và bảo vệ nhân quyền vào lúc mà nhiều người chỉ trích quân đội và nền quân chủ bị ‘sát hại hay mất tích’.
Bất chấp đã bị chính quyền cấm bàn về chế độ quân chủ, luật sư nhân quyền trẻ tuổi Arnon Nampa đã bước lên sân khấu và lần thứ 3 trong tháng này, phát biểu về đề tài nhạy cảm thường chỉ được nói sau những cánh cửa đóng kín.
Luật sư Arnon nhắc tới “ước mơ lớn nhất là được thấy hoàng gia đồng hành với xã hội Thái Lan, thay vì ngự trị trên xã hội, không hề bị giới hạn bởi luật pháp hay hiến pháp”.
Anh nói: “Nhà chức trách bảo chúng ta hãy thôi mơ ước, tôi xin tuyên bố ở đây rằng chúng ta sẽ tiếp tục ước mơ.”
Hôm 10/8 một cuộc biểu tình khác tại Đại học Thammasat đã đưa ra một tuyên ngôn 10 điểm để cải cách Thái Lan, nhằm bảo đảm một nền quân chủ lập hiến, đặt nhà vua dưới Hiến pháp.
Trong khi đó, một cuộc tuần hành ủng hộ nền quân chủ chỉ thu hút được có 60 người, theo báo Bangkok Post.
Luật phạm thượng
Mặc dù Thái Lan đã chuyển từ một chế độ quân chủ chuyên chế sang thành một chế độ quân chủ lập hiến trong cuộc cách mạng không đổ máu năm 1932, nhưng hoàng gia Thái Lan vẫn duy trì nhiều quyền hạn rộng rãi, và nắm một vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế và văn hóa.
Theo luật cấm phạm thượng hiện hành ở Thái Lan, xúc phạm hoặc phỉ báng hoàng gia có thể bị phạt án tù, từ 3 tới 15 năm. Những người phê bình tố cáo chính quyền là ngày càng dùng luật này như một ‘công cụ chính trị’.
Trong một phiên họp nội các hôm thứ Ba tuần trước, Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha cảnh báo các sinh viên biểu tình có thể đã phạm luật, và cần điều tra xem ai là người tài trợ và khích động biểu tình.
Một cuộc biểu tình như thế là điều không thể tưởng tượng được dưới triều Quốc vương Bhumibol Adulyadej, cha của Vua Vajiralongkorn, một vị vua được thần dân yêu kính đã ngự trị trên ngai vàng Thái Lan trong suốt 70 năm. Ông được coi như một vị cha già, giúp ổn định đất nước qua nhiều thăng trầm, xáo trộn chính trị, và luôn cố gắng cải thiện đời sống của thần dân. Vua Bhumibol nắm trong tay quyền lực tuyệt đối, nhất là về mặt tinh thần, cho phép ông đứng lên trên chính trị, Nhờ đó nhà vua có thể dẹp một cuộc đảo chính chỉ bằng một lời nói, các tướng lãnh đã phải quỳ lạy vâng phục.
Nhưng vua Vajiralongkorn không có những đức tính của vua cha và không được thừa kế uy tín của cha, mà ngược lại là một nhân vật có nhiều tai tiếng.
Vua Varijalongkorn là ai?
Quốc vương Vajiralongkorn lên ngôi năm 2016 sau khi vua Bhumibol băng hà, lễ đăng quang được cử hành sau thời kỳ để tang 3 năm, vào tháng Năm năm 2019.
Ra đời ngày 28/7/1952, ông là con trai duy nhất và là con thứ nhì của Quốc vương Bhumibol Adulyadej và Hoàng hậu Sirikit. Năm lên 20 tuổi, ông chính thức được vua cha phong làm Hoàng Thái tử.
Lễ đăng quang cử hành trọng thể từ ngày 4-6/5/2019, nhưng chính phủ Thái Lan điều chỉnh ngày lên ngôi là ngày vua Bhumibol băng hà, 13/10/2016. Trở thành vị vua thứ 10 của triều đại Chakri, ông lấy hiệu là Rama X.
Từ thuở bé thái tử đã được gửi sang Anh du học. Tốt nghiệp trung học vào tháng 7/1970, ông được gửi sang Úc để dự khóa huấn luyện quân sự 5 tuần ở The King’s School ở Sydney. Năm 1972, ông ghi danh tại Trường Quân sự Hoàng gia Duntroon ở Canberra. Chương trình học gồm 2 phần: huấn luyện quân sự, và song song là chương trình cử nhân văn chương tại Đại học NSW. Ông tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự với bằng cử nhân Văn chương.
Năm 1982, ông lấy thêm bằng cử nhân luật.
Quân đội
Sau khi hoàn tất học vấn, Thái tử Vajiralongkorn phục vụ trong Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Ông từng trải qua nhiều khoa huấn luyện với quân lực Hoa Kỳ, Anh và Úc.
Quốc vương Thái Lan giữ danh vị Lãnh đạo tối cao của các lực lượng vũ trang, và mặc nhiên mang cấp bậc Thống chế Hải Lục Không quân khi đăng quang.
Ngoài ra, ông Vajiralongkorn còn có bằng lái máy bay chiến đấu F-5, F-16 và máy bay Boeing 737-400.
Đời tư
Đời tư của Vua Varijalongkorn là một đề tài vô cùng nhạy cảm vì luật cấm phạm thượng gắt gao của Thái Lan. Luật này nghiêm cấm mọi chỉ trích, châm biếm đối với nhà vua, hoàng hậu, thái tử, gia đình hoàng gia, còn sống hay quá cố, và ngay cả các ‘thú cưng hoàng gia’.
Mặc dù vậy trong vòng riêng tư, đời tư của Thái tử và sau này, Vua Vajiralongkorn là đề tài đàm tiếu. Tin đồn về cuộc sống xa hoa với nhiều chuyện tình gay cấn, vẫn được truyền miệng ở Thái Lan và trên báo chí nước ngoài.
Truyền thông Tây phương cũng bị chi phối bởi luật cấm phỉ báng hoàng gia. Phóng viên Shawn Crispin và Rodney Tasker của tạp chí Far Eastern Economic Review (FEER) bị thu hồi visa vì đề cập tới những liên hệ làm ăn của Thái tử với Thủ Tướng lúc bấy giờ là Thaksin Shinawatra.
Năm 2002, tạp chí The Economist bị cấm phát hành ở Thái Lan chỉ vì bài báo đánh giá Thái tử Vajiralongkorn là không thể nào sánh với vua cha, và rằng Thái tử ‘không được yêu kính như Vua Bhumibol’.
Một bài báo khác của The Economist viết Thái tử Vajiralongkorn bị nhiều người ‘vừa ghét vừa sợ’, ‘tính khí bất thường tới lập dị’ trong khi báo Asia Sentinel nói ông được coi là ‘bất nhất, không có khả năng để lên trị vì’.
Trong một công hàm ngoại giao bị Wikileaks tiết lộ, một quan chức ngoại giao cấp cao của Singapore nói ông Vajiralongkorn ham mê cờ bạc.
Là vua Thái Lan, nhưng phần lớn thời gian ông vẫn sống ở Đức.
Một số nhà hoạt động và học giả nói nhiều người trong công chúng coi ông là một ông vua ‘vắng mặt’, phần lớn cư ngụ ở nước ngoài, và có một cuộc sống xa hoa hưởng thụ.
Thời chưa lên ngôi, Vajiralongkorn phong hàm chó cưng của ông tên Foo-Foo, làm Thượng tướng Không quân. Năm 2009, một đoạn video được tung ra trên Wikileaks chiếu cảnh Thái tử Vajiralongkorn và Công chúa Srirasmi Suwadee ăn mặc không mấy kín đáo, được người hầu phục vụ khi ăn mừng sinh nhật ‘Thượng tướng Foo-Foo’. Một đoạn trong video này đã được chiếu trong chương trình “Foreign Correspondent” của Hệ thống truyền thông ABC của Úc trong một bộ phim tài liệu 30 phút về hoàng gia Thái Lan.
Gia đạo
Vua Vajiralongkorn có ít nhất 4 vợ, chưa kể vợ bé.
Người vợ đầu tiên là Công nương Soamsawali Kitiyakara (sinh 1957). Họ có một con gái sinh năm 1978.
Thái tử Vajiralongkorn sống chung với nữ diễn viên Yuvadhida Polpraserth và có 5 người con với bà. Bất chấp sự chống đối của Hoàng hậu Sirikit, đám cưới được cử hành tại cung điện hoàng gia vào tháng 2/1994, với sự đồng lòng của Vua cha và Hoàng Thái Hậu.
Nhưng chỉ 2 năm sau đám cưới, Công nương Yuvadhida mang tất cả con cái chạy sang Anh, Thái tử Vajiralongkorn ra lệnh cho người hầu dán bố cáo khắp dinh thự nơi ông cư ngụ, tố cáo Công nương về tội ngoại tình. Sau cùng, ông bắt cóc được cô con gái duy nhất mang về Thái Lan phong chức công chúa, nhưng ông từ bỏ tất cả 4 hoàng tử ở lại với mẹ, và tước hết huy hiệu của cả mẹ lẫn con. Bà Sujarinee và các con trai sau này di dân sang Hoa Kỳ.
Thái tử Vajiralongkorn lập gia đình lần thứ 3 vào năm 2001 với một thường dân, bà Srirasmi Suwadee, nhưng không công bố cho công chúng biết cho tới đầu năm 2005, khi bà hạ sinh một con trai, Hoàng tử Dipangkorn Rasmijoti, bà được phong tước hiệu Công nương. Hai vợ chồng hoàng gia ly dị vào năm 2014.
Ba ngày trước lễ đăng quang vào tháng 5/2019, Vajiralongkorn làm lễ thành hôn với bà Suthida Tidjai, bà nghiễm nhiên trở thành Hoàng hậu Thái Lan.
Hai tháng sau, ngày 28/7/2019, ông chính thức trao tước hiệu cho vợ thứ, Trung tướng Sineenat Wongvajirapakdi. Đây là lần đầu tiên trong gần 1 thế kỷ, một phụ nữ được chính thức công nhận là thứ phi của vua Thái Lan. Nhưng chỉ 3 tháng sau, Hoàng gia tước bỏ mọi tước hiệu của thứ phi Sineenat, viện lẽ bà bất kính với Hoàng hậu Suthida và bất trung với Vua.
Vua Rama X lên ngôi nhưng lòng dân bất an
Từ khi lên ngôi, Vua Maha Vajiralongkorn lấy hiệu Rama X, đã có những bước để củng cố quyền hành và cương vị nguyên thủ quốc gia.
Vua đòi nắm quyền chỉ huy trực tiếp một số đơn vị quân đội, phê chuẩn các sửa đổi luật pháp cho phép ông sở hữu toàn bộ tài sản của Hoàng gia, kể cả Ngân hàng Thương mại Siam, và Siam Cement tổng trị giá khoảng 6,7 tỉ USD, theo trang web của các công ty này và các tính toán của Bloomberg.
Dân chúng, vốn đã bất mãn vì chế độ quân phiệt chuyên chế, lại càng bất bình vì vua không đứng trên chính trị mà dường như ngả hẳn về tập đoàn quân phiệt cai trị Thái Lan sau cuộc đảo chính.
Báo Melbourne Age dẫn lời Paul Handley, người viết tiểu sử Vua Bhumibol, nói rằng nỗi bất mãn âm ỉ từ lâu, đặc biệt trong giới trẻ, gần đây đã leo thang để trở thành ‘phong trào chống đối ngai vàng mạnh mẽ nhất từ khi chế độ quân chủ chuyến chế kết thúc vào năm 1932’.
Trong khi đó, Vua Vajiralongkorn phần lớn thời gian vần tiếp tục sinh sống ở Đức.
Dưới triều Vua Bhumibol, đại đa số dân chúng Thái Lan ủng hộ nền quân chủ. Ngay cả những người không thích chế độ quân chủ, cũng coi đây là một định chế và chấp nhận nó. Nhưng thời thế nay đã khác.
Ông Handley nói:
“Những người chống đối bây giờ trực tiếp chỉ trích hoàng gia. Họ ghét bỏ vua Vajiralongkorn và các quan chức hậu thuẫn nhà vua.”
Nhà hoạt động dân chủ Nuttaa Mahattana nói với báo New York Times:
“Có rất nhiều chia rẽ chính trị ở trong nước, nhưng bây giờ rất nhiều người chúng tôi đoàn kết trong việc chất vấn tính chính đáng của chính quyền hiện nay.
Lãnh đạo sinh viên Parit Chiwarak bị bắt giữ hồi gần đây về nhiều tội danh, kể cả tội xúi giục nổi loạn. Sau khi được cho tại ngoại hầu tra hôm thứ Bảy 16/8, anh tuyên bố sẽ tiếp tục phản đối chính quyền.
Anh viết trên trang Facebook:
“Chúng tôi không chỉ đấu tranh chống chế độ độc tài quân phiệt, mà còn đấu tranh để giải quyết các vấn đề với hoàng gia.”
Ông Handley nói phong trào chống đối đã lan rộng tới mức chính phủ khó có thể ngăn chặn bằng cách tống giam một vài người.
“Không mấy ai thích vua Vajiralongkorn. Nhưng làm sao thay đổi vai trò của nhà vua, có nên truất phế ông?
Cuộc biểu tình do nhiều nhóm sinh viên học sinh lãnh đạo hôm Chủ nhật 16/8, thu hút ước lượng 10.000 người, đám đông hô to “đả đảo nhà nước độc tài”, đòi Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha từ chức, chấm dứt các hành động sách nhiễu và sửa đổi hiến pháp.
Các cuộc biểu tình đã diễn ra gần như mỗi ngày trong tháng qua, đối với một thành phần tham gia biểu tình, giờ tập trung vào lời kêu gọi hãy từ bỏ chế độ quân chủ, một định chế từ lâu được coi là “bất khả xâm phạm”, hoặc ít ra hạn chế các quyền hạn của nhà vua, và đòi chính quyền quân nhân của Thủ Tướng Prayuth Chan-ocha từ nhiệm.
https://www.voatiengviet.com/a/thai-lan-bieu-tinh-doi-dan-chu-nham-vao-vua-rama-x/5551721.html