Ðại chiến lược của Trung Quốc: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn – Báo Cáo của Tổ Chức RAND (Tiếp theo)
CHƯƠNG 2: Đại Chiến lược cho Trung quốc.
Các cường quốc đều được đánh giá là có Đại Chiến lược.
Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là một cường quốc đang trỗi dậy và do đó Bắc Kinh có Đại Chiến lược. Nhưng làm thế nào để biết Trung Hoa ở thế kỷ 21 có Đại chiến lược hay không? Và Đại Chiến lược của Trung Hoa được xây dựng như thế nào?
– Chương này định nghĩa về khái niệm Đại Chiến lược.
Sau khi kết luận nước Trung Hoa có Đại Chiến lược, các tác giả đã mô tả và giải thích tác động của nó đối với sự phát triển lâu dài của Trung quốc.
Đại Chiến lược cho Trung Quốc
Đại Chiến lược và sự đối đầu giữa các quốc gia:
Đầu tiên Đại Chiến lược được tiến triển dài hạn và được hình thành theo các thuật ngữ tổng quát. Báo cáo này được thông qua theo định nghĩa của một trong những tác giả đã hợp tác với một học giả Trung quốc. Đại chiến lược là quá trình kết thúc của một nhà nước qua quá trình dài hạn có nghĩa là dưới tầm nhìn bao quát và lâu dài để phát triển lợi ích quốc gia.
Ngoài ra để xác định mục tiêu dài hạn, Đại Chiến lược phải xem xét mục tiêu này cần đạt được bằng cách sử dụng nguồn lực nào. Đại Chiến lược có khuynh hướng xây dựng dựa trên đánh giá tổng quát về điểm mạnh và yếu của một quốc gia cũng như phân tích kỹ lưỡng về lãnh vực an ninh bao gồm cả việc xác định các mối đe dọa chính đối với nhà nước.
Một cuộc đối đầu tiến bộ giữa Hoa Kỳ và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa:
Kể từ khi thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự nhà nước đã bị thuyết phục rằng đất nước của họ phải đối mặt với nhiều mối đe dọa nghiêm trọng. Đồng thời những nhà lãnh đạo tương tự sở hữu những mục tiêu đầy tham vọng cho đất nước của họ.
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa bắt nguồn từ ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc vào tháng 7 năm 1921. ĐCSTQ đã phát triển qua nhiều năm như một phong trào cách mạng có tổ chức và kỷ luật. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nhận ra ngay từ đầu họ đang hoạt động trong một môi trường an ninh đối đầu và họ nhanh chóng nắm bắt họ cần có kỷ luật cao và phát triển một Quân đội trung thành có khả năng bảo vệ cho ĐCSTQ tồn tại.
Tổ chức và kế hoạch là đặc tính cốt lõi của cả ĐCSTQ và lực lượng quân sự được gọi là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA- People’s Liberation Army), chính thức được thành lập vào tháng 8 năm 1927.
ĐCSTQ và Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân đã có kinh nghiệm trong hơn 20 năm làm việc trong khuôn khổ xây dựng chặt chẽ và thực hiện các chiến lược để đạt được chiến thắng chính trị và quân sự. Do đó khi Quân đội trở thành một Nhà nước-Quân đội vào năm 1949; điều này là tất nhiên, là tinh hoa của ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH đã tìm cách thực hiện vô số kế hoạch và chiến lược bao gồm một Đại Chiến lược cho Trung quốc mới.
Khi những tinh hoa này khai thác môi trường an ninh xung quanh họ, họ xác định Hoa Kỳ là mối đe dọa chính đối với Nhà nước non trẻ của họ.
Hoa Kỳ không những hỗ trợ đối thủ chính của họ trong cuộc nội chiến Trung quốc mà Hoa Kỳ còn kiên quyết chống Cộng.
Theo quan điểm của ĐCSTQ, thế giới hình như chia thành hai phe: môt phe Xã Hội Chủ Nghĩa có trụ sở tại Moscow và một phe Tư bản có trụ sở tại Washington.
Đến giữa năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố ĐCSTQ đã quyết định ngã về một bên.
Một số ngã theo ĐCSTQ, một số ủng hộ Tưởng Giới Thạch, thuộc Quốc Dân Đảng đã rút về bán đảo ở Đài Loan.
Chiến tranh lạnh giữa hai Khối thuộc các quốc gia đồng minh đã xuất hiện, đó là sự thù địch giữa Hoa Kỳ với Trung cộng.
Khi Quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng Trung cộng tham gia trực tiếp trận chiến trên bán đảo Triều Tiên, và Hoa Kỳ còn tham dự Nội chiến Trung quốc, ủng hộ Quốc Dân Đảng tại Đài Loan nên bị đổ tội đánh phá ĐCSTQ.
Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung cộng vẫn lạnh nhạt trong nhiều thập niên, nhưng họ bắt đầu tan băng sau chuyến thăm của Tổng Thống Hoa Kỳ Richard M. Nixon đến Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1972.
Sự hợp tác này được thực hiện bởi vì Mao Trạch Đông và các nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đánh giá lại môi trường an ninh của Trung quốc vào đầu những năm 1970 và xác định rằng Liên Xô chứ không phải Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Trung quốc.
Mối quan hệ giữa Trung quốc và Hoa Kỳ nhìn chung vẫn còn tích cực cho phần còn lại của Chiến tranh lạnh và mối quan hệ đã được mở rộng đáng kể đăc biệt là sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1979.
Nhưng tuần trăng mật đã kết thúc với sự kiện rất trầm trọng. Đó là cuộc đàn áp đẩm máu những cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ năm 1989, đã làm lạnh băng mối quan hệ Washington-Bắc Kinh.
Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây đã lên án sự đàn áp bạo lực và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế với Trung cộng. Nhà cầm quyền Trung cộng nghi ngờ Hoa Kỳ đã âm mưu hoặc ít nhất yểm trợ đáng kể cho các cuộc biểu tình qui mô với mục đích lật đổ ĐCSTQ khỏi quyền lực chính trị.
Sự sụp đổ của các chế độ Cộng sản Đông Âu vào năm 1989 và sau hai năm đưa đến sự tan rã của Liên Xô càng làm Bắc Kinh báo động về sự tồn tại của các mối đe dọa bên trong và bên ngoài Trung quốc. Những sự kiện này đã phóng đại mối đe dọa nhận thức và nêu bật những gì các nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được coi là nguồn chính của mối đe dọa này.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhà cầm quyền Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa đã coi quốc gia Hoa Kỳ là đối thủ chính của đất nước họ. Mặc dù được hưởng lợi rất nhiều kể từ cuối những năm 1970, nhà cầm quyền Trung quốc vẫn cảnh giác những ý đồ của Hoa Kỳ đối với đất nước của họ.
Washington và Bắc Kinh có một kỷ lục hợp tác lâu dài trên một loạt các vấn đề. Có lẻ bằng chứng quan trọng nhất về vấn đề này là những cải cách kinh tế cực kỳ thành công được thực hiện ở Trung quốc trong quá trình nhiều thập niên. Thật vậy sự thành công của chính sách cải cách kinh tế và việc Trung cộng mở cửa với thế giới bên ngoài không thể có được nếu không có sự yểm trợ tích cực của Hoa Kỳ. Giao dịch với Hoa Kỳ, đầu tư từ Hoa Kỳ và việc mở cửa các trường Đại học Hoa Kỳ đã giúp cho Sinh viên và giới trí thức Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa mở mang kiến thức hiện đại hóa kinh tế quốc gia họ.
Sự cần thiết để thay đổi trong Đại Chiến lược của Trung Hoa (PRC):
Trung cộng đã thực hiện bốn Đại Chiến lược liên tục kể từ năm 1949, đó là: – Cách mạng (1949-1977); -Phục hồi (1978-1989); -Xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia CNP (1990-2003); -Trẻ trung hóa (2004-đến hiện tại):
1) 1949-1977: Cách mạng:
Đại Chiến lược đầu tiên của nước Trung Hoa là thực hiện cuôc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời cố gắng cải tiến nền kinh tế và xã hội đã bị chiến tranh tàn phá trong nhiều thập niên trước.
Bắc Kinh và Liên Xô đã chia tay nhau một cách dứt khoát từ năm 1960. Trong thời đại Maoist, nhà cầm quyền Trung Hoa (PRC) nhận xét mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Hoa là siêu cường Liên Xô chứ không phải Hoa Kỳ. Mặc dầu trong hai thập niên đầu 1950 và 1960, Bắc Kinh cho rằng Washington là mối đe dọa an ninh cho Trung Hoa (PRC) nên đã đưa đến một quyết định phát triển chương trình hạt nhân bản địa vào giữa những năm 1950. Nhưng đến năm 1969, các cuộc đụng độ nghiêm trọng xảy ra ở biên giới Trung-Xô và Bắc Kinh đã kết luận Liên Xô mới chính là mối đe dọa nguy hiểm hiện hữu đối với Trung Hoa và căng thẳng kéo dài cho đến những năm 1980.
2) 1978-1989: Phục hồi:
Sau cái chết của Chủ tịch Mao Trạch Đông vào năm 1976, nhiều giới chức Trung Hoa và người dân đã bị tâm thần và kiệt quệ về thể xác do tranh đấu chính trị không ngừng nghỉ. Mặc dầu có những nhà lãnh đạo kể cả người dân thường vẫn còn ủng hộ chủ nghĩa Maoist, một liên minh gồm các thành phần cấp tiến đã thu hút sự ủng hộ thành hình Đại chiến lược phục hồi đất nước và thực hiện phát triển kinh tế, hiện đại hóa công nghiệp, nông nghiệp và an ninh quốc gia.
Chủ tịch Đặng Tiểu Bình cũng nhận ra rằng mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Hoa là sự trì trệ kinh tế và lạc hậu về công nghệ so với các nước láng giềng nhỏ hơn ở Châu Á như Bốn con Cọp là Hàn quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore và các nước phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Điểm nổi bật rõ ràng là hiện đại hóa kinh tế, một phần quan trọng trong giai đoạn Phục hồi thiết lập một môi trường ít mang tính ý thức hệ mà người dân có nhiều thời gian hơn để hoạt động theo sở thích kinh doanh của họ và theo đuổi lợi ích cá nhân của riêng họ. Cuộc sống hàng ngày có nhu cầu ít hơn và cá nhân được tự do hơn. Từ đó sản lượng nông nghiệp gia tăng và nông dân có cơ hội bán một phần hoa màu ở các thị trường tự do và các doanh nghiệp tư nhân phát triển theo nhu cầu của người tiêu dùng.
Nền kinh tế Trung Hoa đã được phát triển khi đất nước được mở cửa đầu tư với thế giới bên ngoài và thương mại quốc tế. Ngoài ra Bắc Kinh còn có lợi là gởi sinh viên và chuyên viên ra nước ngoài để cập nhật kiến thức về Khoa học kỹ thuật (S&T).
3) 1990-2003: Xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia:
Đại Chiến lược của giai đoạn Phục hồi đã ngừng lại với các biến cố hỗn loạn của năm 1989 và hai năm sau đó là sự sụp đổ của Liên Xô.
Nhà cầm quyền Trung Hoa đã tích lũy ảnh hưởng những biến động “phản cách mạng” và chứng kiến đầy đủ làn sóng nổi dậy trên thế giới được sự yểm trợ của Hoa Kỳ chống lại chế độ cộng sản trên khắp Âu Á. Các cuộc nổi dậy ở Đông Âu thành công rực rỡ và Trung cộng chỉ có thể sống sót nhờ hành động kiên quyết của các thành phần cốt lõi là những nhà cách mạng kỳ cựu được hậu thuẩn bởi quân đội trung thành đã đàn áp sự hỗn loạn của một số nhà lãnh đạo dao động. Nhưng cú sốc lớn nhất với Bắc Kinh là sự kiện 1991 đã làm nhà cầm quyền Trung Hoa choáng váng với sự sụp đổ của siêu cường xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới.
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân sự sụp đổ của các chế độ cộng sản đã rút ra bài học cho Trung Hoa và Bắc Kinh đã áp dụng Đại Chiến lược tập trung “xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia”, cho phép Trung Hoa đứng vững trước các mối đe dọa bên ngoài.
Nển kinh tế Trung Hoa được phục hồi hoàn toàn sau sự suy thoái của vụ thảm sát Thiên An Môn với sự trừng phạt của quốc tế.
Thành công trong việc xây dựng toàn diện sức mạnh quốc gia đòi hỏi Bắc Kinh duy trì và mở rộng với thế giới bên ngoài. Nhưng nếu Trung Hoa đóng cửa và áp dụng chánh sách tự trị đơn phương không phải là sự lựa chọn đúng đắn nếu Bắc Kinh muốn tiếp thêm sinh lực cho kinh tế và cải thiện chất lượng của ngành Khoa học kỹ thuật Trung Hoa. Trung cộng ngày càng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, Bắc Kinh càng tập trung sự vững mạnh của quân đội và kinh tế đối với các mối đe dọa từ bên ngoài.
4) 2004-Hiên tại: Trẻ trung hóa:
Sau nhiều năm Cách mạng, Phục hồi, Xây dựng Toàn diện sức mạnh quốc gia vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, nhà cầm quyền Trung Hoa (PRC) đã chuẩn bị tăng cường tham vọng và hành động quyết đoán nhiều hơn, đặc biệt là các quốc gia lân bang của Trung Hoa.
Nhưng vào cuối những năm 2000, nhà cầm quyền Trung Hoa lo ngại về mối đe dọa phi truyền thống đáng chú ý là vấn đề khủng bố Hồi giáo cực đoan. Vấn đề Hồi giáo trở thành vấn đề an ninh nội bộ. Nhà cầm quyền Trung Hoa xác nhận mối đe dọa lớn nhất hiện nay nhắm vào trung tâm nhà nước, một mối đe dọa mà siêu cường thế giới đặt để cho ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH. Mối đe dọa từ Hoa Kỳ được xác nhận là gấp đôi phát xuất từ sức mạnh cứng và mềm của Hoa Kỳ. Không chỉ ba cơ cấu ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH có nguy cơ về sức mạnh quân sự Hoa Kỳ và ảnh hưởng kinh tế mà chế độ cũng bị đe dọa bởi tư tưởng Dân chủ và Nhân quyền từ Hoa Kỳ, chưa kể các làn sóng trên khắp thế giới bao gồm các cuộc cách mạng màu ở Bắc Phi và Á Rập …
Khi Tập Cận Bình nhận chức vụ Tổng Bí thư và Quân Ủy Trung Ương vào tháng 11 năm 2012 và bốn tháng sau ông đảm nhận luôn chức vụ Chủ tịch nước CHNDTH, ông đã quảng bá khẩu hiệu “Giấc Mơ Trung Hoa” và ủng hộ bằng một loạt sáng kiến đầy tham vọng.
Mục tiêu của Đại Chiến lược của Bắc Kinh là đạt được sự trẻ trung hóa quốc gia và từ đó thực hiện “Giấc Mơ Trung Hoa”. Để hiện thực hóa Giấc Mơ này, theo Nghị quyết chính thức của Hội nghị Trung Ương ĐCSTQ ban hành lần thứ nhất vào năm 2017, Tập Cận Bình đã vạch ra một kế hoạch phát triển hai giai đoạn:
– Giai đoạn đầu tiên kéo dài đến năm 2035, là ngày Trung Hoa sẽ trở thành một nước lãnh đạo toàn cầu, sẽ sở hữu sức mạnh mềm của uy quyền pháp luật.
– Giai đoạn hai sẽ kéo dài đến năm 2050, là ngày Trung Hoa sẽ trở thành môt nước thịnh vượng, dân chủ, tiến bộ về văn hóa, hài hòa và tốt đẹp.
Hiến pháp của ĐCSTQ bao gồm những mục tiêu này và bảo tồn tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tập. Các ưu tiên Đại Chiến lược là:
1- Kiểm soát chính trị và bảo đảm an ninh xã hội.
2- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế liên tục.
3- Thúc đẩy Khoa học kỹ thuật.
4- Tăng cường và hiện đại hóa Quốc phòng.
Thật vậy bốn ưu tiên này đã được nêu rõ ít nhất từ những năm 1970.
Ba trong số này là sự phát triển về Kinh tế, Khoa học kỹ thuật và Quốc phòng, đã bị Đặng Tiểu Bình phủ nhận ngay từ đầu trong thời kỳ cải cách được mệnh danh là “Bốn hiện đại hóa” (nền Kinh tế được chia làm hai Công nghiệp và Nông nghiệp).
Theo phương pháp các qui trình quan trọng trong công việc là Tái cân bằng và Tái cấu trúc.
Tái cân bằng:
Vào cuối những năm 1990, nhà cầm quyền Trung Hoa đã nhận ra rằng có sự mất cân bằng nghiêm trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Theo đó tăng trưởng và thịnh vượng nghiêng nhiều về phía Đông của Trung quốc và các vùng ven biển (Chương 4 nói về mất cân bằng kinh tế).
Ngược lại phía Tây Trung quốc (Các tỉnh nội địa) thì nghèo nàn và phát triển chậm. Để giải quyết sự mất cân bằng này, Bắc Kinh đã phát động phong trào “Hướng về phía Tây” (Go West) đã được phân phối ngân sách để cải thiện cơ sở hạ tầng ở khu vực nội địa Trung quốc. Trước khi có sáng kiến về khu vực nội địa này, Bắc Kinh đã cam kết với các nước láng giềng vừa tách ra sau khi Liên Xô sụp đổ bằng cách Trung cộng tập trung vào việc cải thiện mối quan hệ với các nước láng giềng là Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan bằng cách giải quyết tranh chấp lãnh thổ và phi quân sự hóa biên giới chung. Quá trình này đã thành công đáng kể và dẫn đến việc thành lập một nhóm các quốc gia không chính thức vào năm 1996 được gọi là “Shanghai Five”. Đến năm 2001 nhóm này được chính thức với tên gọi
“Tổ chức Hợp Tác Thượng Hải” (SCO-Shanghai Cooperation Organization).
SOC trở thành một cơ chế đa phương, qua đó Trung quốc có thể tăng cường vai trò và ảnh hưởng của mình ở Trung Á về mặt quân sự, ngoại giao và kinh tế. Trung cộng đã giúp xây dựng đường bộ, đường sắt và đường ống trong khu vực để cuối cùng chuẩn bị cho sáng kiến “Một vành đai, một con đường”.
Do đó sự Tái cân bằng của Bắc Kinh là sự điều chỉnh hợp lý cho chính sách đối ngoại và đối nội của Trung Hoa. Nước CHNDTH không quay lại Thái Bình Dương mà thay vào đó đang tìm sự cân bằng tốt hơn giữa hoạt động hướng ra biển và Lục địa. Đây là một sự cân bằng địa chiến lược bao gồm các thành phần bên trong và bên ngoài cùng những lãnh vực an ninh và kinh tế.
Tái cấu trúc:
Nhà cầm quyền CHNDTH cũng có ý định Tái cấu trúc các bộ máy hành chánh. Việc Tái cơ cấu đòi hỏi những biện pháp tăng cường kỷ luật trong Đảng, Nhà nước và Quân đội (ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH)
Kết Luận:
Chương này đã xác đinh Đại Chiến lược của Trung quốc qua quá trình lập biểu đồ phát triển từ năm 1949 đến năm 2017 và mô tả tầm nhìn chiến lược đầy tham vọng của Tập Cận Bình trong ba thập niên tới. Chắc chắn trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã công khai tiến hành tham vọng hơn và táo bạo hơn trong việc theo đuổi Đại Chiến lược của mình với sự chú ý nhiều hơn đến bối cảnh toàn cầu, nhưng mục tiêu chính của thành phần tinh hoa ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH vẫn tập trung ở đấu trường trong nước và Châu Á-Thái Bình Dương. Nói cách khác ưu tiên chính của Trung cộng vẫn là Châu Á-Thái bình Dương.
Tập Cận Bình với Đại Chiến lược
Bắc Kinh đang tìm cách thành lập các phạm vi ảnh hưởng và tạo ra các khu vực “cấm địa” mà lực lượng quân sự của các cường quốc khác – (đặc biệt là các lực lượng vũ trang của Mỹ) – không thể triển khai mà không lộ diện (xem Chương 5).
Trung cộng không tìm cách xâm lược hay chiếm đóng hoàn toàn các khu vực ở Châu Á-Thái Bình Dương (ngoại trừ Đài Loan và các hải đảo ở biển Hoa Nam và Hoa Đông) mà để thiết lập một khu vực trật tự Trung khu Trung Hoa (Sinocentric) tận dụng cả sức mạnh cứng đang phát triển và sức mạnh mềm phát triển.
(Xem tiếp: Chương 3 phân tích hệ thống kiểm soát chính trị và duy trì an ninh xã hội – cả hai đều là cơ sở Đại Chiến lược của CHNDTH)
Hoàng Đình Khuê
Ngày 15/8/2020