Tin Việt Nam – 13/08/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 13/08/2020

Dân oan mất đất tự tử trước khi chấp hành án tù

Một dân oan mất đất đã uống thuốc trừ sâu tự tử trước khi chấp hành án tù 9 tháng với cáo buộc “cố ý làm hư hỏng tài sản”. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 13/8.

Theo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hoàng Trung Kiên, 30 tuổi, ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ hiện đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được hồi sức tại Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ.

Ông Kiên được cho biết dự kiến sẽ phải thực hiện án tù vào ngày 13/8 nhưng đã uống thuốc trừ sâu tự tử vào tối ngày 12/8 vì không đồng tình với bản án của toà, theo Luật sư Lê Văn Phúc, người đại diện pháp lý của ông Kiên.

Ông Kiên là người đã có một thời gian khiếu nại công ty Hưng Thịnh Phát xây dựng nhà kho trên phần đất của gia đình ông trong khi gia đình ông chưa nhận bồi thường. Ông Kiên đã dùng máy ủi làm sập công trình nhà kho của công ty Hưng Thịnh Phát.

Gia đình ông Kiên bị thu hồi 3.000 mét vuông đất cho dự án Khu đô thị mới Thới Lai theo quyết định của UBND huyện Thới Lai vào tháng 12/2017. Công ty cổ phần đầu tư CADIF làm chủ đầu tư dự án này.

Gia đình ông Kiên không đồng tình với giá bồi hoàn được đưa ra nhưng đến đầu năm 2019, UBND huyện Thới Lai vẫn tiến hành cưỡng chế đất để giao cho Công ty CADIF. Công ty này sau đó ký hợp đồng để công ty Hưng Thịnh Phát dựng nhà kho để thi công hạng mục san lấp mặt bằng.

Sau phiên toà sơ thẩm, ông Kiên đã kháng cáo xin được hưởng án treo nhưng phiên phúc thẩm vào ngày 27/7 đã bác đơn kháng cáo của bị án. Sau đó ông Kiên lại xin hoãn thi hành án với lý do mình là lao động chính trong gia đình, vợ không có việc làm ổn định, con nhỏ, cha mẹ bị bệnh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/land-grabbing-victim-committed-suicide-to-protest-prison-sentence-08132020074115.html

 

Một người nữa bị khởi tố vì đưa tin về vụ Đồng Tâm

Một người dân vừa bị Cơ quan An Ninh tỉnh Nghệ An khởi tố với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân’ theo điều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Mạng báo Công an Nghệ An loan tin này vào ngày 6 tháng 8. Theo đó, ông Nguyễn Quang Vinh, sinh năm 1981, ngụ tại khối Bình Yên, phường Hưng Bình, Thành phố Vinh, đã chia sẻ trên trang blog cá nhân có tên chuyentrangoto 5 bài viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân ở xã Đồng Tâm hôm 9 tháng 1 vừa qua.

Cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An cho rằng những bài viết như vậy có nội dung sai lệch, gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, bất mãn, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bản tin trên Mạng báo Công an Nghệ An không nói rõ ông Nguyễn Quang Vinh có bị bắt giữ theo quyết định khởi tố đưa ra ngày 27 tháng 7 vừa qua vì chia sẽ những bài viết về vụ Đồng Tâm hay không.

Liên quan vụ việc này, hiện có 4 người đang bị giam giữ là bà Cấn Thị Thêu và hai con trai của bà là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, cùng một người dân Dương Nội khác là Nguyễn Thị Tâm.

Cả 4 người bị bắt vào ngày 24 tháng 6 vừa qua với cáo buộc ‘làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống nhà nước’. Trong thực tế họ là những người công khai lên tiếng phản đối việc thu hồi đất đai một cách bất công tại phường Dương Nội.

Khi xảy ra vụ việc Đồng Tâm vào ngày 9 tháng 1 năm nay, anh Trịnh Bá Phương là người trực tiếp đưa những thông tin về thực tế xảy ra qua tiếng nói của những người trong cuộc.

Trước đó vào ngày 27 tháng 4, ông Chung Hoàng Chương, 43 tuổi, chủ tài khoản Facebook ‘Chương May Mắn, bị tòa án quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tuyên án 18 tháng tù. Một trong những với cáo buộc đối với ông Chung Hoàng Chương là chia sẻ thông tin về vụ cả mấy ngàn cảnh sát, công an tấn công vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1, giết chết cụ Lê Đình Kình, người được cho là lãnh đạo tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất nông nghiệp không để bị thu hồi phi pháp để giao cho quân đội làm dự án kinh doanh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/another-person-indicted-for-disseminating-news-about-don-tam-clash-08132020073607.html

 

Tín đồ PGHH bị đàn áp, tra tấn trong trại giam,

gia đình kêu cứu

Giang Nguyễn

Gia đình Tù Nhân Lương Tâm, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Thâm, thông báo nguy cơ thân nhân của họ bị đàn áp, và kể cả bị tra tấn trong trại giam.

Ông Bùi Văn Thâm bị tuyên án 6 năm tù với tội “gây rối trật tự công cộng”, và tội “chống người thi hành công vụ” vào tháng 6 năm 2016, sau khi gia đình tổ chức lễ giỗ bị công an ngăn cản không cho tín đồ đến dự lễ.

Bà Bùi Kim Thoa, người chị của tín đồ Bùi Văn Thâm từ huyện An Phú, tỉnh An Giang, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào ngày 12/8:

“Em của em cũng gặp nhiều khó khăn tại trại giam Xuyên Mộc, mà không có thể thông tin đầy đủ cho gia đình được vì trại kiểm duyệt. Không được thăm nuôi từ tháng 10/2019 đến nay. Không nhận cơm, từ tháng 10/2019 đến nay. Việc cung cấp 6 kg thức ăn và tiền ký gửi qua đường bưu điện mỗi tháng bị gián đoạn trong thời gian COVID-19”.

Gia đình ông Thâm cho rằng ông Thâm bị đàn áp vì bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo. Ngay từ ban đầu, tại Trại giam Thạnh Hòa, họ nói ông Thâm đã bị “trả thù” vì tinh thần bất khuất.

“Về sự tra tấn tại Trại giam Thạnh Hòa, thì sự tra tấn trải ra với em của em, nó từ chối không chấp nhận lao động cưỡng bức ở Trại giam Thạnh Hòa, từ ngày 16/8/2018 đến ngày 31/8/2018, thì em của em bị cán bộ Trại giam Thạnh Hòa còng chân, không cho ăn trưa, bắt tiêu tiểu tại chỗ, sau đó đi biệt giam, cồng chân 10 ngày. Rồi em của em phản đối, em tuyệt thực, do đó là công an mới chuyển em sang Trại giam Xuyên Mộc vào ngày 1/9/2018.”

Bà Kim Thoa cho biết, gia đình đã lập tức làm đơn tố cáo hành vị cưỡng bức và vô nhân đạo này, không những vì nó vi phạm luật Việt Nam, mà cả công ước quốc tế. Năm 2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).

Thế nhưng trong suốt 1 năm rưỡi gửi 10 đơn tố cáo đến nhiều nơi, từ Cục Quản lý Trại Giam Thạnh Hòa đến Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, đến Bộ Công an, gia đình không được giải quyết hoặc trả lời thỏa đáng.

“Mới đây ngày 22/6/2020 gia đình em nhận thư của cơ quan Cục Quản lý Trại giam C10, từ chối không thụ lý đơn tố cáo, và cấm cũng không cho tố cáo khiếu nại tiếp”, bà Kim Thoa cho hay.

“Các đơn của em cũng bị đùn đẩy vô trách nhiệm, từ Cục Quản lý Trại giam C10, đến các cơ quan khác. Cục Quản lý Trại giam đã không trả lời cho gia đình em gần 1 năm rưỡi, cuối cùng gia đình em mới phải khiếu nại 2 lần lên Trưởng Bộ Công an, thì mới được C10 trả lời là đóng hồ sơ.”

Ông Bùi Văn Thâm, là một trong 6 người thuộc Đạo tràng Út Trung của Phật Giáo Hòa Hảo độc lập, bị tuyên án vào đầu năm 2018, trong đó có ông Bùi Văn Trung, người bố của ông Thâm, là người tự thành lập Đạo tràng Út Trung và từ chối gia nhập Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo của chính quyền lập ra.

Đây cũng không phải là lần đầu hai cha con bị giam tù. Ông Thâm đã chiu 2 năm rưỡi tù, còn ông Trung vừa được thả chỉ 7 tháng trước đó, sau khi mãn án 4 năm tù, cũng vì cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.

Trường hợp của tín đồ PGHH này được nêu trong báo cáo mới nhất về Việt Nam vào tháng 6 năm nay của Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF).

Ủy viên James Carr nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông Bùi Văn Thâm và Bùi Văn Trung bị chính quyền bắt và kết án vì họ không chịu đăng ký đạo tràng.

“Ông Trung từ chối đăng ký đạo tràng, và năm 2012 bị bắt, rồi bị kết án 4 năm tù. Rồi, rất lạ là năm 2017, công an lập ra một trạm kiểm soát gần nhà ông để ngăn chặn gia đình, con trai ông đến dự lễ giỗ của mẹ ông Trung. Khi gia đình phản đối, thì họ bị bắt. Cả hai cha con bị tuyên án 6 năm tù, thân nhân khác bị kết án nhẹ hơn. Thật sự tôi không thể tin rằng, Việt Nam yếu kém đến nỗi  thấy bị đe dọa chỉ vì một người không muốn đăng ký đạo tràng của mình”.

Ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành tổ chức Mạng Lưới Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!, gần đây cũng nhận định về bản án 2018 của ông Thâm:

“Ông Thâm bị tù vì cản trở nhân viên công ngăn cản trái pháp luật nhữngn tín đồ PGHH đến tham dự lễ giỗ ở đạo tràng của ông năm 2017. Tòa cho rằng ông đánh công an, dù là người công an đã khai tại tòa là ông không bị ông Thâm đánh công an. Do đó ông Thâm không chấp nhận bản án, mà tòa không chứng minh được tội của ông.”

Qua hai đợt thân nhân bị giam tù, bà Kim Thoa chia sẻ, gia đình thấy rõ nguy cơ đàn áp đối với những tù nhân lương tâm, và họ lo ngại về việc không có một cơ chế nào để bảo vệ cho tù nhân:

“Trong quá khứ và hiện tại, em cũng đã nghe nhiều lời kể lại của những tù nhân tôn giáo, và tù nhân lương tâm, cùng gia đình thân nhân em đi tù lần trước đi tù về, cũng có nói trong thời gian bị giam giữ, họ rất dễ bị tra tấn, như là bỏ đói, cùm, biệt giam, kỷ luật. Rồi bộ công an cùng các Viện Kiểm Sát đã bao che cho hành vi phạm pháp.

“Năm 1948 Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất quyết thông qua quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng cho mỗi con người. Thế nhưng vẫn còn 2-3 chục quốc gia chưa hoàn toàn có quyền đó, và tôi rất lấy làm tiếc là Việt Nam là một trong những quốc gia đó.” – Ủy viên James Carr, USCIRF

“Từ những lý do trên, em cho rằng là cái sự tra tấn là một mối nguy cơ thường trực đối với tù nhân. Họ không nhận sự bảo vệ từ các cơ quan hành chính và tư pháp.”

Ủy viên Jim Carr nói USCIRF sẽ tiếp tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) và ông cho rằng tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam rất tồi tệ.

“Năm 1948 Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất quyết thông qua quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng cho mỗi con người. Thế nhưng vẫn còn 2-3 chục quốc gia chưa hoàn toàn có quyền đó, và tôi rất lấy làm tiếc là Việt Nam là một trong những quốc gia đó.”

Đối với những gia đình TNLT, họ không có con đường nào khác để bảo vệ, che chở cho thân nhân của họ.

Bà Bùi Kim Thoa nói bà chỉ ước mong, những TNLT của Việt Nam được có tự do, được đối xử nhân đạo. Đối với người em, Bùi Văn Thâm, bà nói:

“Ý muốn của em, rất là mong muốn, là thăm em của em.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/family-of-hoa-hao-buddhist-oppressed-in-prison-seeks-help-08122020171800.html

 

5 cựu cán bộ TP Thanh Hóa

bị “phạt” 15 năm tù vì biến lúa thành hoa màu

Tòa án Nhân dân tỉnh Thanh Hóa ngày 13/8 tuyên án sơ thẩm đối với 5 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức thuộc UBND TP Thanh Hóa về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cụ thể Hội đồng Xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Đức 5 năm 6 tháng tù, Dương Văn Trung 5 năm tù, Phạm Tiến Độ 6 tháng tù, Tống Quang Thái 3 năm 6 tháng tù và Khâu Thị Phượng 12 tháng tù.

Theo cáo trạng, 3 cán bộ gồm Nguyễn Văn Đức; Dương Văn Trung, cựu cán bộ hợp đồng Ban giải phóng mặt bằng và Tái định cư (GPMB -TĐC) TP Thanh Hóa và Phạm Tiến Độ, trưởng khu phố Lễ Môn, phường Đông Hải bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Hai bị cáo là Tống Quang Thái, nguyên Phó giám đốc Ban GPMB –TĐC TP Thanh Hóa, và Khâu Thị Phượng, nguyên Phó chủ tịch UBND phường Đông Hải, bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Lợi dụng sự sơ hở, thiếu kiểm tra trong quá trình xét duyệt hồ sơ bồi thường GPMB, các bị cáo đã câu kết với nhau, thỏa thuận chuyển đổi hoa màu từ lúa, rau ngổ thành hoa ly đối với 49 hộ dân nhằm mục đích lấy tiền đền bù cao hơn.

Các bị cáo đã tẩy xóa biên bản kiểm kê và ghi đè lên phần hoa màu là hoa ly củ, ghi khống biên bản phần hoa màu là hoa ly, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỉ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/five-former-thanh-hoa-cadres-were-fined-for-15-years-in-prison-for-turning-rice-into-a-crop-08132020090642.html

 

Vụ Trương Duy Nhất

và nạn bắt cóc nhà hoạt động ở Đông Nam Á

Mỹ Hằng

Hiện tượng bắt cóc người bất đồng chính kiến ở các nước Đông Nam Á ‘không có dấu hiệu giảm’, ‘đặc biệt là khi chính quyền các nước độc tài cùng tồn tại cạnh nhau’, Alastair McCready, biên tập viên tạp chí Southeast Asia Globe, nhận định.

Trong bài ‘Hoán đổi tù nhân: Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại các nước vùng Mekong”, ông Alastair McCready nhắc đến trường hợp của Blogger Trương Duy Nhất:

“Vào tháng 1/2019, nhà báo kiêm blogger nổi tiếng Việt Nam, Trương Duy Nhất, đã bị bắt và lôi ra khỏi trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok. Sự biến mất của Trương Duy Nhất diễn ra trong sự im lặng thường thấy của giới chức cả Việt Nam và Thái Lan.

“Chí ít, có vẻ như mỗi chính phủ đều hài lòng nhắm mắt làm ngơ trước các hành động tội phạm của các đặc vụ nước ngoài trên đất của họ, biết rằng sẽ đến lượt họ bắt những tiếng nói chỉ trích đang ẩn náu ở nước ngoài phải im lặng,” bài báo của Alastair McCready nhận xét.

Bài viết được phổ biến trước phiên xử phúc thẩm của ông Trương Duy Nhất vài ngày.

Tác giả cũng đề cập đến 11 vụ bắt cóc nhà hoạt động khác được biết đến từ 2016 tới nay ở Thái Lan, Lào, Campuchia, trong đó nhiều người đang tỵ nạn ở nước láng giềng.

Vụ ‘bắt cóc’ Trương Duy Nhất

Tuy chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ việc ông Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan, các luật sư bào chữa cho ông Nhất cho BBC hay rằng ông Nhất nói ông bị hai cảnh sát Hoàng Gia Thái Lan bắt ở Bangkok, sau đó họ giao ông cho một nhóm, có khả năng là cảnh sát mật vụ Việt Nam.

Giới chức Thái Lan sau đó giao ông Nhất cho giới chức Việt Nam. Sau vài ngày bị dẫn giải, ông Nhất về tới Việt Nam – nơi giới chức địa phương được cho là “hợp thức hóa vụ việc” bằng cách biên một lệnh bắt giữ với ông Nhất, theo thông tin từ luật sư Đặng Đình Mạnh, người hiện đang hỗ trợ pháp lý cho ông Nhất.

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt hôm 12/8, hai ngày trước phiên xử phúc thẩm ông Trương Duy Nhất, luật sư Đặng Đình Mạnh nói:

“Trong phiên tòa sơ thẩm, vấn đề này [ông Nhất bị bắt ở Thái Lan] đã được đặt ra dưới góc cạnh pháp lý. Bởi lẽ thế này: Ông Nhất bị bắt, sau đó mấy ngày – tôi không nhớ chính xác – giới chức Việt Nam mới hợp thức hóa việc này bằng một văn bản bắt giữ người tại trụ sở cơ quan công an một phường ở Hà Nội.

“Việc lập biên bản và bắt người như vậy khiến ông Nhất bị mất mấy ngày mà ông bị dẫn giải từ Thái Lan qua Lào về Việt Nam mà không được tính. Chúng tôi đặt ra vấn đề này trên cơ sở bảo vệ quyền lợi cho thân chủ rằng những ngày đó cũng phải được thừa nhận là thời gian ông Nhất bị mất tự do, để khi ông bị tuyên hình phạt thì lẽ ra những ngày đó phải bị trừ đi.

“Nhưng chúng ta cần phải biết rằng hồ sơ vụ án là do cơ quan công an lập. Trong suốt thời gian điều tra, họ giới hạn luật sư vào tham gia vụ án. Cho tới khi hồ sơ đã hoàn thành rồi, chuyển qua Viện Kiếm sát để lập cáo trạng thì luật sư mới được tiếp cận.

“Tiếng là được tiếp cận nhưng thật ra cũng rất khó khăn. Vì vậy chúng tôi không thể chứng minh được ông Nhất bị bắt ở Thái Lan. Trong khi đó là điều mà ai cũng hiểu và ai cũng biết. Tại tòa, khi chúng tôi đề cập đến việc này thì tòa nói không có chứng cứ. Nên đây là điểm chúng ta biết, chúng ta hiểu, nhưng không chứng minh được…

Luật sư Mạnh thừa nhận với BBC News Tiếng Việt rằng việc ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động đang xảy ra ở một số quốc gia không coi trọng những quy chuẩn quốc tế như Luật Dẫn độ.

“Việc bắt tội phạm vượt biên giới quốc gia, nhiều quốc gia đã có thông lệ, và khi họ ký các điều ước thì chúng trở thành luật. Chúng ta vẫn hay nghe dưới khái niệm Luật Dẫn độ.

“Lẽ ra các quốc gia nên hành xử với nhau trên cơ sở đó và dựa trên luật pháp quốc tế. Nhưng ở đây họ muốn vượt qua những điều đó.

“Tôi cho rằng điều này hết sức nguy hiểm, áp dụng cách hành xử tùy tiện. Điều này đi ngược lại cách hành xử văn minh của loài người, trong khi chúng ta đang tiến tới hành xử theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật,”

Mặc dù Việt Nam chưa từng thừa nhận vụ việc này, điều tra của BBC News Tiếng Việt năm 2019 cho thấy dấu vết của việc ông Nhất đi nộp đơn xin tỵ nạn ở cơ quan Cao ủy Liên Hiệp Quốc tại Bangkok và tại một khách sạn nhỏ vùng ngoại ô Thái Lan – nơi ông Nhất dường như đã lưu lại sáu ngày trước khi bị bắt.

‘Vấn nạn bắt cóc nhà hoạt động tại Đông Nam Á’

Trở lại với bài viết trên Southeast Asia Globe, tác giả Alastair McCready cho rằng việc bắt các các nhà hoạt động tại các nước Đông Nam Á, “chủ yếu là do sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhân vật quyền lực, hợp tác quân sự và các chính phủ độc tài cùng tồn tại cạnh nhau”.

Bài viết liệt kê một danh sách các nhà hoạt động bị bắt mới đây tại các nước khu vực sông Mekong như Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia.

Gần đây nhất là vụ bắt cóc nhà hoạt động người Thái Wanchalearm Satsaksit – người chỉ trích chính phủ Thái Lan của cựu tướng Prayut Chan-O-Cha.

Kịch bản khá giống với nhiều vụ bắt cóc khác từng được mô tả trên báo chí. Wanchalearm Satsaksit đang đi bộ gần nhà ở vùng ngoại ô Phnom Penh, Campuchia ngày 4/6/2020, thì bị đẩy lên một chiếc xe. Khi đó Wanchalearm Satsaksit đang nói chuyện với chị gái qua điện thoại. Và câu cuối mà chị gái anh nghe được từ em mình là ‘Tôi không thở được’.

Thời gian trôi qua, hi vọng tìm thấy Wanchalearm Satsaksit ‘còn sống’ ngày càng mong manh.

Năm 2016, Ittipon Sukpaen biến mất tại Lào, rồi bặt vô âm tín từ đó.

Năm 2017, Wuthipong Kachathamakul bị một nhóm nam giới vũ trang nói tiếng Thái bắt cóc bên ngoài nhà riêng tại Viêng Chăn, Lào, cùng vợ.

Năm 2019, ba nhà hoạt động Chucheep Chiwasut, Siam Theerawut và Kritsana Thapthai – bị chính quyền Việt Nam trao cho chính quyền Thái khi họ đang cố vượt biên giới sang Lào. Họ cũng bặt vô âm tín từ đó tới nay và giới chức Thái Lan phủ nhận đang giam giữ họ.

Cũng trong năm 2019, Surachai Danwattananusorn biến mất. Thi thể nhà hoạt động này hiện vẫn chưa được tìm thấy.

Cùng năm, thi thể hai phụ tá thân cận của Surachai là Chatcharn Buppawan và Kraidej Luelert được tìm thấy trôi trên sông Mekong đoạn chảy qua Vientiane, bị phanh thây và nhồi bằng bê tông.

Vào tháng 12/2019, hai người đàn ông đã tấn công Chamroeun Suon, một quan chức của Đảng Cứu hộ Quốc gia Campuchia đối lập trước đây, bằng một khẩu súng khi ông rời một cửa hàng ở Bangkok. Ông nằm trong số 18 chính trị gia bị thủ tướng Campuchia Hun Sen gán mác “phản bội” chỉ một năm trước đó.

“Tôi là cảnh sát,” một người nói bằng tiếng Thái, trước khi nhanh chóng tiết lộ danh tính thật của mình khi bằng tiếng Khmer rằng “ông chủ yêu cầu tôi tìm anh”. Những người này đem theo một chiếc xe tải đợi cách đó không xa năm mét – nếu không phải vì cuộc tấn công vụng về này, Chamroeun sẽ đơn giản được thêm vào danh sách dài và ngày càng tăng các nạn nhân bị bắt cóc của tiểu vùng sông Mekong.

Tháng 8/2020, Od Sayavong – một thành viên của mạng lưới Tự do cho Lào, gồm những người lao động và nhà hoạt động người Lào sống lưu vong ở Thái Lan, thi thoảng vẫn tổ chức các cuộc biểu tình ở Bangkok – đã biến mất ở thủ đô Thái Lan và hiện vẫn chưa rõ tung tích.

Sự hợp tác giữa các chính phủ đối với những vụ bắt cóc này hầu như không thể chứng minh được, bài báo trên Southeast Asia Globe nhận định.

Với việc các nước láng giềng trong khu vực ngày càng mất an toàn cho những người bất đồng chính kiến, nhiều người hiện đang phải tìm cách trốn chạy xa hơn để đảm bảo an toàn cho họ.

Các nhà hoạt động bị ‘bắt cóc’ tại Việt Nam

Trước vụ bắt cóc nhà báo Trương Duy Nhất, đã có một số vụ việc tương tự khác xảy ra với các nhà hoạt động ở Việt Nam khiến một số tổ chức quốc tế phải lên tiếng.

Ca sỹ, blogger Nguyễn Tín: Năm 2018, ca sỹ, blogger Nguyễn Tín bị đánh, bắt và thả ‘một cách tàn nhẫn’, theo lời của anh với BBC News Tiếng Việt tháng 8/2018.

Nguyễn Tín được biết tới với các livestream anh hát nhạc vàng và các bài viết bày tỏ quan điểm về quyền công dân trên trang blog cá nhân. Anh từng tham gia biểu tình phản đối Luật An ninh mạng và dự Luật Đặc khu vào hồi đầu tháng Sáu và bị đánh đập, bắt giam ba ngày.

Theo tường thuật của Nguyễn Tín, trong đêm nhạc mang tên ‘Sài Gòn kỷ niệm’ tại Cafe Casanova ở Sài Gòn đêm 15/8 do anh tổ chức, an ninh Việt Nam đã ập vào đánh đập khi anh đang biểu diễn, trói quặt tay ra sau, chụp túi nilon đen lên đầu và đưa anh đi.

“Họ đánh tôi một tiếng đồng hồ như vậy rồi đưa ra xe ô tô 7 chỗ, trong khi tay tôi vẫn bị trói.”

“Xe di chuyển quanh thành phố, đến rừng cao su thì dừng lại. Họ mở cửa, đạp tôi xuống một con kênh cạn nước.”

Nguyễn Tín nói anh phải lang thang trong tình trạng thương tích vài cây số dọc đường để tìm người nhờ gọi điện thoại về gia đình vì không còn tiền và giấy tờ trong người.

Bệnh viện sau đó chẩn đoán Nguyễn Tín bị chấn thương đầu, mũi, mặt, may mắn không bị tổn thương não.

Tổ chức Ân xá Quốc tế sau đó đã yêu cầu chính phủ VN điều tra ngay cáo buộc công an đánh đập tàn nhẫn ca sĩ Nguyễn Tín và nhiều nhà hoạt động ngày 15/8, trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang.

Nhà báo Phạm Đoan Trang: Một nhân chứng có mặt tại đêm nhạc của Nguyễn Tín, xưng tên là Bảo, nói với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại từ Sài Gòn rằng ông thấy nhiều người khác bị đánh đập tàn nhẫn, trong đó có nhà báo bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoan Trang.

Theo lời kể, bà Trang bị công an đạp xuống sàn, mặt mũi chảy máu, sau đó bị công an còng tay đưa lên xe chở đi. Bà Trang sau đó xác nhận trên Facebook cá nhân việc này. Bà Trang cho biết công an đánh vào đầu bà đến vỡ mũ bảo hiểm, chảy máu đầu. Sau đó họ chở bà đi và thả xuống một đoạn đường vắng.

Cũng trong năm 2018, bà Phạm Đoan Trang từng cáo buộc bị an ninh ‘bắt cóc’ vào ngày 24/2 khi bà trở về quê ăn Tết cùng gia đình, sau đó bị thẩm vấn trong suốt 23 giờ về cuốn Chính trị Bình Dân do bà viết. Tổ chức Phóng viên Không biên giới sau đó đã lên án chính quyền Việt Nam về vụ việc này.

Luật sư Nguyễn Văn Đài từng cho BBC News Tiếng Việt biết do ông dấn thân vào con đường đấu tranh dân chủ, ông từng bị an ninh Việt Nam bắt cóc, đánh đập, thẩm vấn, sau đó thả xuống một bãi biển hoang vắng vào một đêm lạnh giá.

Cần làm gì?

Luật sư Đặng Đình Mạnh cho rằng những vụ ‘bắt cóc’ các nhà hoạt động thường xuyên xảy tại Việt Nam và rằng cộng đồng cần phải được biết để cùng lên án hành động này.

Ông nói: “Tôi tin rằng việc bắt giữ người không thông qua những quy chuẩn như Hiệp định dẫn độ, mà bắt tùy tiện như một hành vi bắt cóc như vậy lẽ ra không nên có và không nên khuyến khích để thực hiện.

Vì sao phiên xử blogger Trương Duy Nhất bị hoãn?

Trương Duy Nhất là ai?

Ông Trương Duy Nhất: Những ngày trên đất Thái Lan

“Trước tiên phải nhìn nhận đây là cách hành xử cấp chính quyền và không phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế. Tôi tin rằng luật pháp quốc tế phải có những chế tài nhất định, qua đó mới có thể thể chấm dứt được tình trạng bắt cóc người tùy tiện như đã xảy ra.

“Chúng tôi chưa hình dung hết các khả năng mà quốc tế có thể áp đụng đối với các quốc gia có các hoạt động bắt cóc như vậy. Nhưng tôi không loại trừ các trừng phạt trong các ký kết về thương mại, như trong việc ký kết các Hiệp định thương mại vừa qua đều có đặt ra các điều kiện cho Việt Nam cam kết nhiều vấn đề như sửa đổi luật pháp hay vấn đề nhân quyền.

“Vấn đề bắt cóc các nhà hoạt động cần được thông tin rộng rãi để mọi người đều biết và lên án, từ đó giúp cho chính quyền nhìn nhận lại, đánh giá lại các hành vi như vậy và không nên thực hiện nữa.”

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53747393

 

Xử phạt và trục xuất 7 người Trung Quốc

thuê khách sạn tổ chức đánh bạc

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế hôm 12/8 ra quyết định xử phạt 7 người Trung Quốc với 20 triệu đồng mỗi người vì vi phạm hành chính.

Truyền thông trong nước đưa tin như trên, một ngày sau khi nhóm người này bị phát hiện thuê khách sạn tại TP. Huế để tổ chức đánh bạc qua mạng, với tổng số tiền trên 35 tỷ đồng.

Những đối tượng này, từ độ 20 đến 43 tuổi, đã sử dụng máy tính và điện thoại di động, truy cập vào trang web ở Philippines để đánh bạc trực tuyến với người Trung Quốc. Việc thanh toán thắng thua được trả bằng tiền Nhân dân tệ qua các tài khoản điện tử mở tại ngân ở Trung Quốc.

Ngoài ra, một đối tượng trong nhóm cũng đã vi phạm quá hạn tạm trú và bị phạt thêm 4 triệu đồng.

Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tiến hành trục xuất nhóm người này về nước.

Tin liên quan, Bộ đội biên phòng Nghệ An đã khởi tố vụ án đưa người nhập cảnh trái phép qua biên giới đối với ông Lầu Bá Chù và tạm giữ đối tượng để điều tra. Ông Chù bị Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An, bắt khẩn cấp, sau khi cơ quan chức năng hôm 11/8 bắt giữ được một người Việt Nam đang có hành vị nhập cảnh trái phép tại bản Trường Sơn.

Đối tượng này đã khai được ông Lầu Bá Chù tổ chức nhập cảnh trái phép, lấy tiền công là 3,5 triệu đồng.

Thời gian gần đây, Việt Nam kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu trong lúc dịch COVID-19 bùng phát trở lại, và đã liên tục phát hiện nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép từ các nước láng giềng, chủ yếu là người Trung Quốc vào Việt Nam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/seven-chinese-nationals-fined-and-deported-for-online-gambling-08132020085118.html

 

4 cán bộ Sở Y tế Cà Mau

chiếm đoạt 9 tỉ học phí của sinh viên

Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau chiều ngày 12/8 ra quyết định xử phạt ông Huỳnh Quốc Việt – nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh và Trịnh Minh Khén – nguyên Phó phòng Tổ chức, mỗi người 2 năm tù về tội ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’, để hai thuộc cấp chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng tiền học phí của sinh viên ngành y.

Báo trong nước dẫn nội dung phiên tòa loan tin ngày 13/8.

Tin cho biết, 2 thuộc cấp chiếm đoạt học phí vừa nêu là Đỗ Thanh Chương – nguyên kế toán của Sở Y tế Cà Mau và Phan Ngọc Trâm – nguyên thủ quỹ Sở cũng bị tuyên với mức án lần lượt là 20 năm tù và 4 năm tù.

Bên cạnh đó, Hội đồng xét xử cũng buộc ông Chương trả lại hơn 8,6 tỷ đồng đã chiếm đoạt của các sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Trâm trả lại 260 triệu đồng.

Cáo trạng xác định từ năm 2011 đến cuối tháng 12/2017, ông Việt trực tiếp chỉ đạo thuộc cấp là Chương và Trâm thu tiền học phí của sinh viên để nộp về Đại học Y Dược Cần Thơ theo 9 hợp đồng và 34 phụ lục mà Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Sở Y tế Cà Mau đã ký kết về việc đào tạo cho Cà Mau 690 sinh viên theo địa chỉ.

Tuy nhiên, ông Việt bị quy trách nhiệm đã thiếu kiểm tra nên để Chương, Trâm chiếm đoạt hơn 8,7 tỷ đồng và làm thất thoát trên 589 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Việt còn bị Hội đồng xét xử nhận định đã chỉ đạo Chương, Trâm lấy hơn 5,4 tỷ đồng tiền học phí của sinh viên mang đi gửi ngân hàng lấy lãi.

Sự việc vừa nêu được phát hiện vào giữa năm 2017, khi nhiều sinh viên không mở được bảng điểm. Họ kiểm tra thì phát hiện Sở Y tế Cà Mau chưa chuyển học phí cho Đại học Y Dược Cần Thơ dù những người này đã nộp cho sở và giữ biên lai thu tiền.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/4-officials-from-the-health-department-of-ca-mau-province-appropriated-9-bil-of-student-tuition-fees-08132020082545.html

 

Đề nghị truy tố

18 người liên quan vụ Tuấn “Khỉ”

Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Công an thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị truy tố bị can đối với 18 người liên quan vụ thượng úy công an Lê Quốc Tuấn, xả súng giết 5 người tại một sới bạc, ở Củ Chi hồi cuối tháng 1/2020.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nêu vào ngày 13/8.

Tin cho biết, Công an TP.HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án xả súng giết người của Lê Quốc Tuấn, biệt danh Tuấn “Khỉ” và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM.

Theo đó, Công an TP.HCM đề nghị truy tố Phạm Thanh Tâm, tức Tý “Bà Dòm” và Lê Quốc Minh cùng 16 người khác liên can trong vụ việc này.

Tý “Bà Dòm” bị đề nghị truy tố tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”, “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Lê Quốc Minh cùng 16 người còn lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”, “Che giấu tội phạm và Không tố giác tội phạm”.

Vụ án xả súng gây chết người xảy ra vào ngày 29/1, khi nghi can Lê Quốc Tuấn cùng Lê Quốc Minh đến đánh bài tại một sới bạc ở Củ Chi. Trong lúc đánh bài đã xảy ra mâu thuẩn và Tuấn “Khỉ” về nhà lấy súng AK bắn chết 4 người và làm một người khác bị thương để cướp xe máy chạy trốn. Sau khi gây án, Tuấn “Khỉ” lấy khoảng 1 tỷ đồng và xe SH bỏ trốn khỏi hiện trường. Số tiền vừa nêu được Tuấn “Khỉ” đưa cho Tý “Bà Dòm” giữ, trước khi bị cảnh sát bắn chết vào tối ngày 13/2.

Lê Quốc Tuấn-Tuấn “Khỉ” là thượng úy công an quận 11 vào thời điểm gây án.

Trong cùng ngày 13/8, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tiền Giang cho báo giới biết là đã chuyển cáo trạng và hồ sơ vụ án cựu đại úy Lê Trần Duy Hữu Hạnh làm chết người trong lúc thi hành công vụ sang Tòa án Nhân dân thành phố Mỹ Tho để xét xử.

Theo cáo trạng, bị can Hữu Hạnh là trinh sát viên của Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố Mỹ Tho, cấp bậc đại úy.

Vào ngày 29/12/19, đại úy Hữu Hạnh cùng 7 trinh sát khác được phân công đi xử lý một tổ chức đá gà. Trong lúc rượt đuổi, đại úy Hạnh được nói là đã nổ súng chỉ thiên nhưng có 3 người bị trúng đạn, dẫn đến 1 người bị tử vong.

Bị can, cựu đại úy Lê Trần Duy Hữu Hạnh, bị đề nghị đã có hành vi “làm chết người trong khi thi hành công vụ”, với mức án từ 5-10 năm tù.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/eighteen-people-involving-in-monkey-tuan-case-proposed-to-be-prosecuted-08132020082048.html

 

Mương thuỷ lợi 119 tỷ đồng

chưa kịp bàn giao đã “tan nát”

Tin Vietnam.- Báo Người lao động ngày 12 tháng 8 năm 2020 loan tin, công trình thuỷ lợi Pleikeo tại xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai được đầu tư 119 tỷ đồng để thực hiện, tuy nhiên khi công trình vừa hoàn thành, chưa kịp bàn giao thì đã hư hỏng nặng.

Theo báo Người lao động, vào năm 2017, Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai đồng ý đầu tư dự án công trình thuỷ lợi Pleikeo với số tiền hơn 41.5 tỷ đồng. Đến năm 2018, tỉnh này lại tiếp tục bỏ ra 77.7 tỷ đồng để đầu tư xây dựng dự án hệ thống kênh dẫn của thuỷ lợi Pleikeo.

Như vậy, công trình này có tổng số vốn đầu tư là hơn 119 tỷ đồng với công năng dự trù là sẽ cung cấp nước tưới cho khoảng 500 ha cây trồng cho người dân 10 làng thuộc xã Ayun. Đến năm 2020, công trình đã hoàn thành nhưng chưa được nhà chức trách nhận, bàn giao đưa vào sử dụng thì đã hư hỏng nặng.

Dọc theo tuyến kênh chính dẫn nước có nhiều vết nứt, nhiều nơi bị gãy nứt, đất đá vùi lấp hết phần kênh. Vẫn theo báo Người lao động thì công trình này do Uỷ ban nhân dân huyện Chư Sê làm chủ đầu tư, và chịu trách nhiệm pháp luật về nội dung dự án, giải pháp kỹ thuật.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/muong-thuy-loi-119-ty-dong-chua-kip-ban-giao-da-tan-nat/

 

Phong trào tượng đài lan đến tỉnh nghèo Đắk Nông!

Tượng đài 167 tỷ đồng ở tỉnh Đắk Nông là tượng N’Trang Lơng, được xây dựng tại đồi Đắk Nur, phường Nghĩa Đức, thành phố Gia Nghĩa trên diện tích 5,9 hécta.

Theo thông tin từ Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Nông, công trình Tượng đài N’Trang Lơng, được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu khởi công vào tháng 5/2015, dự kiến làm hết 67 tỷ đồng, riêng phần tượng và phù điêu khoảng 47 tỷ đồng. Giai đoạn hai là hoàn thành toàn bộ cảnh quan, tổng số vốn đầu tư là 167 tỷ đồng.

Tuy nhiên, khi mới chỉ thực hiện phần san lấp và xây dựng móng tượng, đã xảy ra sai phạm. Do đó, công trình này đã phải tạm ngừng thi công suốt thời gian dài cho đến nay. Gần đây, chính quyền địa phương tiếp tục khởi động lại dự án, theo kế hoạch tháng 10 tới đây sẽ hoàn thành phần đặt tượng lên và cuối năm 2020 dự án sẽ hoàn thành.

Xây dựng tượng đài ở tỉnh Đắk Nông có cần thiết, khi tỉnh này liên tục nhận gạo cứu đói từ chính phủ, từ tháng 4 năm 2020 đến nay tỉnh Đắk Nông đã nhận hơn 300 tấn gạo… Vì sao lãnh đạo tỉnh lại quyết định tiếp tục chi cả trăm tỷ đồng trong lúc khó khăn vì dịch bệnh này?

Làm vô tội vạ, không căn cứ vào nhu cầu kinh tế, không biết chọn cái gì mình có thế mạnh để làm. Cách của Việt Nam từ xưa đến giờ là như thế, bây giờ còn loạn hơn nữa, càng ngày càng mạnh ai nấy làm.
-Lê Văn Triết

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 12 tháng 8 năm 2020 liên quan vấn đề này, Ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương Mại, cho biết ý kiến của mình:

“Cái này là cái mốt của thời đại. Từ xưa đến nay, mình nói mình làm có kế hoạch nhưng chẳng có. Trước đây thì có hiện tượng anh có cảng biển thì tôi cũng phải có cảnh biển, anh có nhà máy mía đường thì tôi cũng phải có, anh có nhà máy xi măng lò đứng mua của Trung Quốc thì tôi cũng phải có… nghĩa là người ta có gì mình cũng phải có cái nấy để không kém anh kém chị, chứ không cần biết có đem lại hiệu quả kinh tế hay không? Ví dụ cảnh biển đâu phải tỉnh nào cũng làm được, phải có nhu cầu thì mới có cảnh biển. Hay không có đất trồng mía mà cũng làm nhà máy đường rồi đi mua mía nơi khác… Nghĩa là làm vô tội vạ, không căn cứ vào nhu cầu kinh tế, không biết chọn cái gì mình có thế mạnh để làm. Cách của Việt Nam từ xưa đến giờ là như thế, bây giờ còn loạn hơn nữa, càng ngày càng mạnh ai nấy làm.”

Dự án xây dựng tượng đài ở tỉnh Đak Nông không phải là công trình đầu tiên bị lên án tại Việt Nam. Trước đây, thành phố Hải Phòng cũng bị phê phán về hình tượng hai con rồng 60 tỷ ở thành phố này. Hay dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trị giá 1.400 tỷ Đồng ở Sơn La cũng được báo chí trong nước cho rằng đây là sự tiêu xài lãng phí tiền thuế của dân.

Hay dự án Di tích Yên Trường, nằm trên địa bàn xã Thọ Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng bị lên án khi đầu tư đến 50 tỷ đồng. Trong khi theo báo cáo ngày 17 tháng 4 năm 2020, của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, toàn tỉnh này có 112.307 người nghèo, 426.854 người thuộc hộ cận nghèo. Sau rà soát lại vào ngày 7/5/2020, toàn tỉnh Thanh Hóa vẫn có 475.703 người thuộc hai nhóm vừa nêu.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển IDS, đã tự giải thể, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 12 tháng 8 năm 2020, nhận định:

“Tôi nghĩ việc xây dựng công viên, chỗ vui chơi cho trẻ em thì rất nên làm, và phải có quy hoạch cho tất cả khu đô thị cho những không gian công cộng như vậy. Còn việc xây dựng tượng đài thì thật sự nó là một công cụ tuyên truyền của đảng cộng sản, thì tôi nghĩ hoàn toàn không có ý nghĩa gì để xây dựng những công trình như vậy, nhất là lúc kinh tế đang khó khăn, đang phải lo chống dịch. Tôi nghĩ việc xây dựng những công trình không gian công cộng cho người dân thì nên có quy hoạch, nhưng ngay cả những cái đó trước mắt cũng không nên xây, còn những công trình mang tính tuyên truyền thì hoàn toàn là vô bổ.”

Ngoài những quảng trường, tượng đài vừa nêu, mới nhất là việc Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang đã bỏ ra đến 353 tỷ đồng xây quảng trường ở Phú Quốc. Quảng trường được xây dựng trên nền sân bay Phú Quốc cũ với diện tích hơn 8 ha, sức chứa 20.000 người, và sẽ đặt tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 18 m.

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nhận định:

“Chắc chắn lãng phí rồi vì đây là cơ hội để họ có thể tham nhũng, họ có thể xà xẻo tiền. Rất nhiều địa phương nhiều nơi thích xây quảng trường vì rõ ràng việc xây quảng trường mình nghĩ họ sẽ ăn được nhiều tiền từ đấy vì rất khó nghiệm thu đánh giá giá trị công trình, tiền chi ra chi vào thế nào, rất trừu tượng.”

Còn một người dân sống ở Phú Quốc, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do cho biết về việc chính quyền chỉ lo làm các công trình lớn mà không lo các công trình phúc lợi cho dân:

“Số lượng thu ngân từ thuế của huyện là rất lớn, nhưng đáp ứng lại cho các công trình phúc lợi thì không đạt theo sự phát triển của Phú Quốc, như đường xá, cầu cống nghẹt hết, chỉ làm những công trình lớn thôi, còn những công trình nhỏ thì không làm như hệ thống thoát nước.”

Nó có nhiều động lực, nhưng theo tôi động lực chính là về sức mạnh biểu tượng và họ muốn tuyên truyền, rồi việc tham nhũng đi kèm vào tất cả công trình, mà tiêu tiền của nhà nước cũng là động lực tiếp nữa.

-TS Nguyễn Quang A

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc xây dựng tượng đài khắp nơi, là chủ trương ở trên chóp bu, là ở Ban văn hóa tư tưởng, bởi vì cái việc nêu những biểu tượng như thế, hình tượng như thế, rất là quan trọng đối với đảng cầm quyền, nên họ chú trọng chuyện đấy. Ông nói tiếp:

“Điểm thứ hai là mạng lưới tuyên truyền nó xuống đến tận tỉnh tận huyện, ông nào cũng tìm cách tiêu tiền của nhà nước, một mặt vì chủ trương như tôi đã nói, thuần túy phục vụ cho công tác tuyên truyền của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt khác, cứ xây cái gì từ tiền nhà nước, thật sự là tiền của dân, thì đằng nào các ông quan chức ấy cũng ‘xơ múi’. Nó có nhiều động lực, nhưng theo tôi động lực chính là về sức mạnh biểu tượng và họ muốn tuyên truyền, rồi việc tham nhũng đi kèm vào tất cả công trình, mà tiêu tiền của nhà nước cũng là động lực tiếp nữa.”

Hiện tượng phổ biến ở Việt Nam là xây những tượng đài hàng chục tỷ, cuối cùng là quá khả năng ngân sách. Trong khi, đáng lý tiền đó phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đầu tư vào nhà thương, trường học hay xóa đói giảm nghèo thì sẽ được người dân ủng hộ. Những việc này hoàn toàn không hợp với lòng dân, nhưng vì sao vẫn cứ liên tục diễn ra?

Nguyên Bộ trưởng Thương Mại Lê Văn Triết, nhận định thêm:

“Tôi thấy nó không phù hợp trên nhiều phương diện, chứ không phải chỉ tiền nong. Riêng tiền nong thì Việt Nam cũng đang khó khăn chứ cũng không dồi dào gì… nào là nhu cầu chống dịch, nhu cầu sản xuất, đặc biệt là nhu cầu cuộc sống nhân dân còn khó khăn… mà phần lớn nhân dân là thợ thuyền, lao động, công nhân… tất cả còn khó khăn mà đầu tư vào những chuyện đó. Nếu bình thường có tiền, có vốn thì còn nói, nhưng tượng đài ở Việt Nam cũng lắm rồi, cũng không có nhu cầu, người dân cũng không có nhu cầu. Nhưng những người muốn xây là họ muốn lấy le, tôi có tượng này tượng nọ để xưng hô với các địa phương khác, nhất là những người muốn có thế để nhảy vào cuộc, tham gia vào đại hội các cấp, đại hội toàn quốc… họ bất chấp tiền nong đó, họ cố bòn rút để làm chứ đâu phải họ tự bỏ tiền ra làm.”

Ông Lê Văn Triết cho rằng, việc xây dựng tượng đài khắp nơi là không hợp lý trên nhiều phương diện, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn chung vì ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ông cho biết, ông hoàn toàn không tán thành thực hiện những việc đó.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/another-poor-province-built-hundreds-of-billions-of-monuments-08122020142159.html

 

Hiệp sĩ đường phố: Làn ranh mong manh

giữa anh hùng và phạm pháp!

Ngợi khen và ủng hộ anh tài xế GrabBike

Truyền thông Nhà nước Việt Nam và mạng xã hội tại Việt Nam lan tỏa thông tin liên quan một video clip, dài gần 4 phút, ghi lại hình ảnh một tài xế xe GrabBike đã nhiệt tình mở đường cho xe cứu thương chạy trong dòng lưu thông trên đường phố Sài Gòn.

Bản tin của Báo mạng Thanh Niên, vào ngày 7/8, cho biết nhân vật trong clip video này là anh Đàm Đại Trà, làm công việc chạy xe GrabBike được 3 năm.

Thuật lại vụ việc xảy ra vào khoảng sau 5 giờ chiều ngày 5/8, trong lúc đang đi giao hàng cho khách trên đoạn đường Cộng Hòa thì anh Trà bỗng nghe tiếng còi hú của xe cứu thương. Và vì trong giờ cao điểm kẹt xe, nên anh Trà chủ động mở đường cho chiếc xe cứu thương chạy theo sau lưng mình.

Anh Trà tâm sự rằng đây không phải là lần đầu tiên, mà anh cũng đã từng ra tín hiệu cho xe cộ hai bên đường vào ban đêm, để cho xe cứu thương chạy đến bệnh viện ở quận Gò Vấp.

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage của báo chí chính thống lẫn trên mạng xã hội, hàng chục lời ca ngợi, khen tặng hành động hào hiệp của anh tài xế xe GrabBike, ngay từ khi xem được video clip và chẳng biết tên của anh là gì. Đối với họ, người anh hùng đường phố vô danh là một tấm gương sáng trong xã hội vốn bị dư luận phàn nàn là ngày càng có đông những người vô cảm.

Anh Nguyễn Thanh Hải, thành viên Đội Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải Bình Dương, vào tối ngày 12/8, chia sẻ với RFA về những việc làm của nhóm cũng như của anh tài xế xe GrabBike-Đàm Đại Trà:

“Trong xã hội ở đâu cũng có lòng tốt và cũng có người có lòng trắc ẩn. Những trường hợp người dân gặp khó khăn trên đường và ngay lúc đó không thể nào gọi kịp cho cơ quan chức năng, nên mới có những trường hợp như mấy anh chạy xe Grab mở đường cho xe cứu thương…Đó là những tấm lòng nhân ái ngoài xã hội và xã hội cần rất nhiều những tấm lòng như vậy. Nói chung, làm gì thì làm và pháp luật của Nhà nước vẫn là quan trọng nhất. Các cơ quan chức năng của các ban, ngành đều đi đầu. Còn những người như chúng tôi chỉ là hỗ trợ và quan trọng nhất vẫn là theo đúng pháp luật và làm đúng luật pháp.”

Có thể bị truy cứu do vi phạm pháp luật?

Thế nhưng, cũng có các ý kiến trái chiều qua trường hợp tài xế xe GrabBike, anh Đàm Đại Trà luôn sẵn lòng mở đường cho xe cứu thương.

Một độc giả bình luận trên Báo Thanh Niên Online rằng “Khoảng cách giữa anh hùng và gây rối trật tự cách nhau một chút xíu”.

Lời bình luận vừa rồi không phải là duy nhất. Một cư dân ở Sài Gòn, bà Nguyễn Thị Ba lên tiếng với RFA:

“Đối với những tấm gương mở đường cho xe cứu thương, hay hiệp sĩ đường phố thấy chuyện bất bình ra tay cứu trợ là đức tính tốt của tình người. Nhưng mọi sự đều có mặt trái của nó. Ví dụ như anh lái xe grab lấn tuyến để mở đường cho xe cứu thương chạy. Nếu bình yên thì cộng đồng khen ngợi, nhưng khi anh này lấn tuyến và một xe chạy đúng chiều tông vào khiến anh này bị ngã xuống, tử vong thì vợ con, gia đình của anh sẽ do ai chăm sóc và chịu trách nhiệm? Còn nếu như anh lấn đường, gây tai nạn cho người khác thì anh này sẽ bị phạt không, bị lấy bắt lái, bị mất việc làm chạy xe crab hay không? Đó là câu hỏi cần phải hỏi.”

Trước thắc mắc về việc anh Trà, tài xế xe GrabBike chạy lấn tuyến, ngược chiều, vượt đèn đỏ để mở đường cho xe cứu thương bị truy cứu trước pháp luật hay không, Báo mạng Soha.vn vào ngày 9/8 dẫn lời của bà Nguyễn Thị Thu Thủy, nguyên Phó Chánh tòa Hình sự Tòa án Nhân dân TP. HCM, cho biết anh Trà đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ về nhiều lỗi. Bà Thu Thủy nhấn mạnh rằng việc làm đó rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông, kể cả nguy hiểm cho xe cứu thương và cho chính bản thân của tài xế GrabBike. Nếu tai nạn xảy ra thì tài xế GrabBike phải chịu trách nhiệm cả về dân sự lẫn hình sự.

Luật sư Võ Đan Mạch, thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM, cũng được Soha.vn dẫn lời rằng pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào cấm một cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (như trường hợp của tài xế mở đường cho xe cứu thương) đối với một người đang rơi vào tình trạng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Tuy nhiên, hành vi của cá nhân khi mở đường cho xe cứu thương mà gây ra thiệt hại về sức khỏe cho người tham gia giao thông khác thì chủ thể vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, cũng đề cập đến vấn đề này trong lúc trò chuyện với RFA:

“Ví dụ như trong quá trình truy đuổi, đối tượng chạy và lỡ bị đụng xe, bị thương tích thì bên nhóm chúng tôi cũng có một phần trách nhiệm. Những đội khác thì không biết như thế nào. Nhưng bên đội của chúng tôi không truy đuổi như vậy đâu, và chỉ bắt đối tượng ở tại một điểm nào đó, tổ chức bắt nhằm giúp hỗ trợ an toàn cho người dân chứ không truy đuổi ngoài đường để hạn chế xảy ra những chuyện ngoài ý muốn. Đội hiệp sĩ Nguyễn Thanh hải không bao giờ đánh người, chỉ hỗ trợ người dân là người bị hại tìm ra đối tượng gây hại ngay tại hiện trường. Sau đó, gọi cho công an phường ở khu vực đó để họ đến di lý người đi, chứ chúng tôi không bắt người hay giải người đi.”

Luật sư Đặng Dũng tiếp lời với RFA qua ghi nhận của ông:

“Người dân thấy những việc như thế thì người ta nghĩ rằng chấp nhận những rủi ro, nguy hiểm, thiệt thòi và người ta tự phát làm. Khi người dân bộc phát làm những chuyện như vậy thì cần phải lưu ý là những tình huống luôn có sự kiện bất ngờ xảy đến. Thành ra, có thể mình vướng vào tình trạng pháp lý mà cũng hiểm nguy cho chính bản thân của họ. Nhưng tính cách của người miền Nam, theo như tôi biết thì giúp đỡ người dân thì mạnh hơn những suy nghĩ thiệt hơn đối với họ và họ chấp nhận những thiệt thòi, nếu có xảy ra. Đó là những hành động rất đáng hoan nghênh. Còn nếu xảy ra những sự kiện bất trắc đến với họ như thế nào thì luật pháp nhiều khi cũng nghiêm ngặt lắm, nghiêm khắc, không truy xét đến cần có các điều kiện bảo vệ đúng mức cho những người ra tay giúp đỡ đó. Chẳng hạn như đã xảy ra nhiều trường hợp các hiệp sĩ bị đâm chết người. Thế thì có luật điều chỉnh không? Người ta phải căn cứ xem người đó ở trong tình huống như thế nào để người ta điều tra, xử lý, giải quyết theo đúng pháp luật.”

Cảnh sát dù làm nhiệm vụ gì thì họ cũng có trách nhiệm giúp đỡ để tránh những vụ vi phạm pháp luật hay giúp đỡ cứu người, thì các cơ quan có nhiệm vụ giáo dục cán bộ, viên chức ngành công an. Người dân mong muốn như vậy! Thành ra, người dân rất mong muốn các cơ quan chức năng và cán bộ, chiến sĩ có mặt tại những địa điểm nóng, để giải quyết những tình huống đột xuất, bất ngờ

-Luật sư Đặng Dũng

Những chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp như nguyên chánh án Nguyễn Thị Thu Thủy, luật sư Võ Đan Mạch, luật sư Đặng Dũng đều đồng quan điểm những anh hùng đường phố như tài xế xe GrabBike, anh Đàm Đại Trà hay các nhóm hiệp sĩ bắt trộm cướp, như Đội Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải Bình Dương.

Thế nhưng luật sư Đặng Dũng bày tỏ rằng cá nhân ông và đông đảo người dân, đặc biệt tại TP.HCM trông chờ một chỉ thị hay văn bản được Chính phủ ban hành, theo đó quy định về trách nhiệm của các lực lượng chức năng chủ động và nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ của họ một cách thiết thực và hiệu quả hơn trong các tình huống đột xuất.

“Cảnh sát dù làm nhiệm vụ gì thì họ cũng có trách nhiệm giúp đỡ để tránh những vụ vi phạm pháp luật hay giúp đỡ cứu người, thì các cơ quan có nhiệm vụ giáo dục cán bộ, viên chức ngành công an. Người dân mong muốn như vậy! Thành ra, người dân rất mong muốn các cơ quan chức năng và cán bộ, chiến sĩ có mặt tại những địa điểm nóng, để giải quyết những tình huống đột xuất, bất ngờ.”

Một vài ý kiến của người dân thì cho rằng cảnh sát giao thông hay các chiến sĩ 113 được đào tạo chuyên môn để làm những công việc mở đường cho xe cứu thương hay săn bắt cướp và họ phải luôn túc trực, “có mặt trên từng cây số” biết đâu là điểm nóng qua phản ánh của người dân để bảo đảm an toàn cho xã hội. Đồng thời, họ cũng trông đợi các cấp chính quyền phổ biến nhiều chương trình nâng cao ý thức cộng đồng cùng góp phần duy trì an ninh, trật tự chứ không phải chờ đợi “phép màu” từ những anh hùng đường phố giúp cho.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/street-knights-the-fragile-line-between-hero-and-delinquent-08122020150501.html

 

Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca tử vong vì COVID-19

Bộ Y tế Việt Nam hôm 13/8 thông báo có thêm 3 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số người chết vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lên 20.

Tin cho hay, tất cả các nạn nhân mới nhất này đều liên quan tới tâm dịch bùng phát từ cuối tháng Bảy là Đà Nẵng và cả ba đều có bệnh nền.

Cơ quan y tế quốc gia cũng xác nhận thêm 25 ca nhiễm mới, đa phần ở miền Trung Việt Nam, tăng tổng số người mắc bệnh trên toàn quốc tới nay là 905 người.

Thống kê chính thức cho thấy, ít nhất 430 người trong số đó có liên hệ tới đợt bùng phát COVID-19 ở Đà Nẵng.

Theo cổng thông tin chính phủ, các chuyên gia y tế đầu ngành ở Việt Nam đã được cử vào khu vực miền Trung để tăng cường dập dịch, nhất là ở Đà Nẵng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 7/8 nói tại một cuộc họp phòng chống COVID-19 rằng 10 ngày tới là cao điểm dịch ở Việt Nam và các chính quyền địa phương cần phải “quyết liệt” ngăn chặn virus Corona lây lan trong cộng đồng, theo VGP News.

Trong một diễn biến liên quan, VnExpress đưa tin rằng Đà Nẵng thời gian qua đã xử phạt hơn 400 người vi phạm các quy định về phòng chống và ngăn chặn virus Corona lây lan, trong đó có tụ tập đông người và không đeo khẩu trang.

https://www.voatiengviet.com/a/vi%E1%BB%87t-nam-ghi-nh%E1%BA%ADn-th%C3%AAm-3-ca-t%E1%BB%AD-vong-v%C3%AC-covid-19/5542039.html

 

Cách ly 2 chung cư và 1 thôn ở Đà Nẵng vì COVID-19

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đà Nẵng hôm 13/8 quyết định cách ly y tế 14 ngày, đối với 2 toà chung cư tại phường Nại Hiên Đông thuộc quận Sơn Trà và thôn Yến Nê 2 ở xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang.

Truyền thông trong nước loan tin vừa nói cùng ngày và cho biết việc cách ly bắt đầu từ 10h ngày 13/8 đến 10h ngày 27/8/2020.

Cơ quan chức năng phường Nại Hiên Đông đã yêu cầu người dân ở hai chung cư khối B1 và A3 ở tại căn hộ, không ra ngoài, thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn, hạn chế giao tiếp với hàng xóm, nếu giao tiếp phải giữ khoảng cách 2 m, không hoang mang, lo sợ…

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đà Nẵng cũng nghiêm cấm mọi người dân trên địa bàn phường không có phận sự không đến các khu vực trên.

Trong cùng ngày, Ủy ban Nhân dân (UBND) Đà Nẵng yêu cầu UBND các địa phương cùng ngành y tế, hoàn thành việc truy vết và tổ chức xét nghiệm cho hết danh sách những người dân có liên quan đến bệnh viện Đà Nẵng.

Cũng trong ngày 13/8 Đà Nẵng đã yêu cầu đóng cửa chợ Nại Hiên Đông, vì có 3 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 từng đến nhiều lần để mua bán.

Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Đà Nẵng, trên địa bàn phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, đến nay đã phát hiện 10 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong số đó có 3 bệnh nhân từng đến chợ Nại Hiên Đông. Lực lượng y tế cũng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 450 tiểu thương và người dân tại đây.

Cũng tin liên quan, tỉnh Quảng Nam đã quyết định tiếp tục cách ly xã hội đối với thành phố Hội An từ 0 giờ ngày 14/8/2020 đến khi có thông báo mới.

Cụ quan chức năng yêu cầu người dân ở nhà, trừ khi thật sự cần thiết như mua lương thực, cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn…

Ngoài ra, Quảng Nam cũng yêu cầu tạm dừng các hoạt động giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, lễ hội, bãi tắm biển và dừng đón mới khách du lịch… Hiện Hội An đã có 23 ca mắc COVID-19.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/danang-medical-isolation-2-apartment-buildings-and-1-village-08132020073833.html

 

Việt Nam xác nhận

20 bệnh nhân nhiễm COVID-19 tử vong

Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng ngày 13 tháng 8 cho biết có thêm 3 ca tử vong thứ 18, 19 và 20 tại Việt Nam.

Thông tin trên được thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng cho truyền thông trong nước biết.

Theo đó, ca tử vong thứ 19 là bệnh nhân COVID-19 được đánh số 623, nữ, 83 tuổi ở Điện Bàn Quảng Nam. Nguyên nhân tử vong được xác định là biến chứng suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa tạng, u đại trạng Sigma và COVID-19. Bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế cơ sở 2.

Còn ca tử vong 20 được ghi nhận là bệnh nhân số 479, nam, 87 tuổi, ngụ Tư Nghĩa, Quảng Ngãi, qua đời tại bệnh viện dã chiến Hoà Vang do nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch máu 2 chi dưới, đái tháo đường, tăng huyết áp và COVID-19.

Trước đó, ca tử vong thứ 18 cũng được công bố. Đây là bệnh nhân COVID-19 được đánh số 485. Bệnh nhân ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng và chết sau thời gian điều trị tại Trung tâm Y tế Hòa Vang với bệnh nền suy thận mạn giai đoạn cuối.

Cũng trong ngày 13/8, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết Việt Nam đã ghi nhận thêm 22 ca mắc COVID-19 mới, trong đó 14 ca tại Đà Nẵng, 2 ca ở Quảng Nam, 1 ca ở Quảng Trị và 5 ca tại Khánh Hoà.

Như vậy, số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến cuối ngày 13/8 là 905; trong đó số lượng ca mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày dịch tái bùng phát đến nay là 438 ca.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viet-nam-reports-20-covid-19-deaths-08132020075158.html

 

Bất hợp lý trong khu cách ly COVID-19

do người trong cuộc nêu lên!

Trước những diễn biến lây lan phức tạp của dịch bệnh COVID-19, chính phủ Hà Nội đã ban hành lệnh cách ly tập trung đối với tất cả công dân Việt hồi hương và du khách nước ngoài đến Việt Nam.

Cụ thể, những người đi bằng đường hàng không hay đường bộ khi đến đất nước hình chữ S đều được đưa thẳng đến những khu cách ly tập trung nhà nước chỉ định và hoàn toàn không phải tốn chi phí.

Tuy vậy, truyền thông trong nước liên tục đưa tin về những bất cập tại các khu cách ly điển hình như những than phiền về vệ sinh, chỗ ở…

Trước đó, việc người nhà những người cách ly không lo ngại lây lan dịch bệnh, đứng xếp hàng dài để gửi đồ tiếp tế mà không giữ khoảng cách an toàn cũng từng gây xôn xao dư luận.

Theo thống kê từ Bộ Y tế được cập nhật vào 9h hàng ngày, mới nhất ngày 12/8, cả nước hiện đang có 134.248 người cách ly. Trong đó, số người cách ly tập trung tại bệnh viện là 5.365 người; cách ly tập trung tại cơ sở khác là 24.180 người và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 104.703 người.

RFA vào tối 12/8 có liên lạc với một người lao động nước ngoài về nước hiện đang ở tại khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội đến nay được 12 ngày, để hỏi về tình hình cách ly và được nghe anh than phiền tình trạng bất hợp lý, không đảm bảo an toàn tại đây.

“Đưa một đoàn mới về, là chuyến bay từ Mỹ về thì có khả năng bị COVID-19 nhiều hơn nhưng tại sao lại đưa vào chung khu cách ly của tụi em. Lúc sáng đưa vào thì những người đó đi tới đi lui, thay vì thời gian đưa phải thông báo cho tụi em phải ở trong phòng, đưa những người đó đi lên phòng trên thì em đồng ý. Còn đằng này đang ở ngoài sinh hoạt bình thường thì đưa những người đó vào như vậy lỡ có người nào bị COVID-19 thì những người như em sẽ thế nào?”

Anh cho rằng anh và những người trong cùng chuyến bay đã cách ly được 12 ngày, chỉ còn 2 ngày nữa là hoàn thành thời gian cách ly và trở về nhà. Nhưng ban quản lý lại đưa một đoàn mới vô chưa xác định bên đoàn đó có ai bị dương tính với SARS-CoV-2 hay không để hòa nhập với người cũ như vậy là nguy hiểm. Anh lo ngại:

“Lỡ đoàn mới có nguời bị thì tụi em phải cách ly tiếp hả? Tụi em còn có gia đình, công việc mà không hiểu sao khu cách ly này lại làm việc như vây. Bà con muốn phản ánh nhưng cũng không biết phản ánh từ đâu.”

Trước sự việc vừa nêu, anh và những người trong khu cách ly thống nhất gọi điện thoại lên đường dây nóng của Bộ Y tế Việt Nam để hỏi rõ về chuyện này nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng:

“Bên đó lại nói đường dây nóng đó chỉ dành cho công dân nào bị nhiễm virus COVID mới tiếp nhận, chứ không tiếp nhận trường hợp như em. Em hỏi cái này liên quan đến sức khỏe công dân mà sao đường dây nóng mà tiếp chuyện lại nói vây? Em có xin tên anh tiếp chuyện, anh ấy không cho, rồi em xin mã số để biết người nào đang tiếp nhận cuộc gọi của em thì anh đó không chịu. Anh đó kêu em nếu có thắc mắc gì thì tự liên hệ với chính quyền địa phương, liên hệ với quan chức của tỉnh chứ Bộ Y tế không can thiệp. Em thấy cái đó hơi bị quá vì đường dây nóng lập ra để làm gì, để chơi hay sao? Những trường

hợp này công dân cần Bộ Y tế vào cuộc tại sao phải làm như vậy mà Bộ Y tế lại từ chối, không tiếp nhận thông tin của em. Em thấy vô lý.”

Chúng tôi có liên lạc với đường dây nóng của Bộ Y tế Việt Nam nhưng không ai bắt máy.

Giải thích rõ hơn về lý do vì sao lại đưa những người mới vào nhưng không thông báo cho những người cách ly lâu ngày được biết để không có tiếp xúc gần, ông Tạ Quang Trung, Quản lý khu cách ly Thanh Trì, Hà Nội cho hay:

“Mình giải thích rất đơn giản vì họ có ở cùng nhau đâu. Vào thì người ta ở riêng tầng trên cùng, đội này ở dưới, đi cầu thang riêng chứ không cùng cầu thang, chẳng ai gặp ai cả. Có phải xếp người cũ, người mới lẫn nhau đâu. Nhóm người mới rất đơn giản thế này, thôi thì họ cũng là chỗ quen biết hết, họ cách ly từ Sơn Tây đã âm tính rồi nhưng vất vả quá, ở đấy tắm chung tập thể nên họ xin về đây. Có thể họ cũng chuyến bay đó nhưng họ bị điều về Sơn Tây, một số được điều về đây. Khi ở Sơn Tây họ đã thử âm tính nhưng bên đó vất vả, chật quá nên đẩy về sang bên này. Thật ra họ về Việt Nam cùng một ngày nhưng ở trên Sơn Tây 2 ngày, chứ không phải là chuyến bay lẻ về đây được 1, 2 người.”

Sau gần 100 ngày không có ca nhiễm mới COVID-19 nào trong cộng đồng tại Việt Nam, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Nha Trang vào sáng ngày 24/7/2020 đã thông báo kết quả xét nghiệm của một người đàn ông 58 tuổi tại thành phố Đà Nẵng dương tính với SARS-CoV-2.

Ngay lập tức cơ quan chức năng Việt Nam đã nỗ lực đưa 80.000 người, chủ yếu là khách du lịch nội địa, đến Đà Nẵng kể từ ngày 1/7 phải ra khỏi thành phố này sau khi phát hiện 3 ca dương tính với COVID-19 tại đây.

Đến ngày 28/7, toàn Thành phố Đà Nẵng tiến hành cách ly trong hai tuần. AP dẫn nguồn từ chính phủ Việt Nam cho biết biện pháp vừa nêu được áp dụng sau khi phát hiện 15 trường hợp nhiễm COVID-19 tại một bệnh viện ở địa phương.

Tờ The Diplomat trong ngày 5/8 vừa qua có bài viết cho rằng người dân tại Đà Nẵng hoan nghênh phản ứng tích cực của chính phủ Hà Nội đối với sự hồi sinh đáng kinh ngạc của COVID-19.

Bài viết dẫn lời một người dân địa phương và những du khách nước ngoài đang bị kẹt lại Đà Nẵng cho biết họ hài lòng vì chính phủ Hà Nội đang rất coi trọng vấn đề này khi chính quyền địa phương đã có kế hoạch kiểm tra toàn bộ dân số Đà Nẵng, khoảng 1,1 triệu người, tìm loại coronavirus mới.

Bên ngoài tâm dịch, những người dân, du khách từ Đà Nẵng được đưa đến các địa phương khác đều bị cách ly tập trung trong 14 ngày.

Báo chí trong nước cũng đăng tải đầy đủ thông tin về ngày giờ, địa điểm, họ tên những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đã đến, yêu cầu người dân nếu có tiếp xúc thì tự khai báo.

Tuy nhiên, theo lời chị P.T.N.T tại Sài Gòn, từng có mặt tại Đà Nẵng trong thời gian báo chí đăng tải cho biết đường dây nóng Bộ Y tế thời gian đó gần như quá tải nên không thể liên lạc. Chị viết qua Facebook Messenger cho chúng tôi như sau:

“Chị về Sài Gòn lại ngày 14/7, lúc báo đăng thông tin là chị về được 13 ngày rồi. Chị có gọi số hotline của Bộ Y tế mà không ai bắt máy, còn cúp máy ngang, chắc tại đông người gọi. Gọi vài lần không được thì chị có khai báo online, cũng dễ dàng gồm những câu như đi đâu ngày nào, có biểu hiện của COVID-19 không, có tiếp xúc với những người mắc bệnh không, có đi đến những nơi có dịch không. Khai xong nhưng vẫn không có ai liên lạc lại chắc tại mấy chục ngàn người, đông quá nên làm không kịp. Chiều nay chị mới đi ra y tế phường khai báo vì đọc báo thấy hết ngày 14/8 không đi khai thì bị truy tố trách nhiệm hình sự.”

Nhằm giúp người dân chủ động hơn trong việc cập nhật thông tin COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị mọi người dân có điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng Bluezone, một ứng dụng để quét và cảnh báo nguy cơ tiếp xúc người nhiễm SARS-CoV-2.

Việt Nam trong ngày 12/8 vừa ghi nhận thêm ca tử vong thứ 17 do COVID-19 là một bệnh nhân ở Đà Nẵng, ổ dịch lớn nhất của Việt Nam trong đợt dịch COVID-19 lần thứ hai.

Đến chiều cùng ngày, Bộ Y tế Việt Nam cho biết đã có thêm 14 ca mắc mới, đưa tổng số người nhiễm bệnh lên 880 ca.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/inconsistency-in-the-covid-19-quarantine-area-raised-by-an-insider-08122020151818.html

 

1 ngư dân Việt Nam biệt vô âm tín hơn nửa tháng qua

vì tàu hải cảnh Trung Cộng bắt

Tin Vietnam.- Báo thanh niên ngày 11 tháng 8 năm 2020 loan tin, 11 ngư dân Việt Nam ở tỉnh Ninh Thuận cùng chiếc tàu cá NT-91567, đã bị Hải cảnh Trung Cộng bắt cóc vào tháng 7 trong lúc các ngư dân đang đánh bắt hải sản tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ.

Theo báo Thanh niên, vào ngày 23 tháng 7 năm 2020, tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam tại Trung Cộng đã gửi thông báo về tỉnh Ninh Thuận với nội dung như sau, vào ngày 21 tháng 7, Hải cảnh Trung Cộng đã bắt giữ 11 ngư dân và tàu cá NT-91567 do ngư dân Nguyễn Hữu Mỹ, 27 tuổi, ở thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận làm thuyền trưởng. Sau khi bắt 11 ngư dân Việt, phía Hải cảnh Trung Cộng đã đưa họ về thành phố Cảng Phong Thành, tỉnh Quảng Tây.

Tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam ghi nguyên nhân của sự việc là do những ngư dân Việt đánh bắt trái phép tại vùng biển phía Trung Cộng, là khu vực ranh giới trên biển Việt Nam và Trung Cộng tại vịnh Bắc Bộ. Đến ngày 27 tháng 7, Uỷ ban tỉnh Ninh Thuận nhận được bức điện thư trên của phía Tòa đại sứ Cộng sản Việt Nam ở Trung Cộng, nhưng đã làm ngơ.

Mãi đến nay, sau khi thân nhân các ngư dân kêu cứu thì Văn phòng Uỷ ban tỉnh Ninh Thuận mới có thông báo ý kiến của Chủ tịch Uỷ ban tỉnh này đến các ngành liên quan để xác minh thông tin thân nhân của 11 ngư dân bị bắt. Đồng thời, tham mưu, đề nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh để có hướng giải quyết. Bà Phạm Thị Thử, mẹ của một ngư dân bị bắt cho biết, con bà đi biển mấy tháng mà không thấy về, đến giờ nghe tin con bị phía Trung Cộng bắt khiến vợ chồng bà ngày đêm buồn khóc.

Tương tự và Thử, bà Trần Thị Phẻ có con bị bắt cho biết, vợ chồng bà mới nghe tin từ bạn thuyền của con thông báo con mình bị bắt nên mới biết. Từ lúc nhận tin, cả hai vợ chồng lo lắng cho con không còn nghĩ ngợi được gì.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/11-ngu-dan-viet-nam-biet-vo-am-tin-hon-nua-thang-qua-vi-tau-hai-canh-trung-cong-bat/

 

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng

về phiên xử nhóm Hiến pháp

Chính phủ Hoa Kỳ hết sức quan ngại về việc Việt Nam kết tội và tuyên án hơn 40 năm tù đối với tám thành viên của tổ chức xã hội dân sự Hiển Pháp.

Thông cáo báo chí từ Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 13 tháng 8 năm 2020 nêu rõ, mặc dù hính phủ Việt Nam đã có một số bước đi tích cực về nhân quyền trong một số lĩnh vực nhất định vài năm qua, nhưng Hoa Kỳ lo ngại về xu hướng ngày càng tăng các vụ bắt giữ và các bản án khắc nghiệt đối với những nhà hoạt động ôn hòa kể từ đầu năm 2016. Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ vô cớ và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được tự do bày tỏ quan điểm của mình, không sợ bị trả thù.

Các xã hội tự do và cởi mở trên thế giới được củng cố khi từng cá nhân được thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình. Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam hành động phù hợp với các quy định về quyền con người trong hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.

Vào ngày 31 tháng 7 năm 2020, Tòa án nhân dân TPHCM đã tuyên phạt 8 người trong nhóm Hiến Pháp tổng cộng 40 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc tội danh “phá rối an ninh” theo khoản 1, Điều 118 Bộ luật Hình sự 2015.

Cụ thể mức án đối với từng người là: bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh – 8 năm tù giam và Hoàng Thị Thu Vang – 7 năm tù giam. Các ông Đỗ Thế Hóa, Lê Quý Lộc và Ngô Văn Dũng mỗi người bị tuyên 5 năm tù giam. Ông Trần Thanh Phương có mức án 5 năm 6 tháng tù, ông Hồ Đình Cương là 4 năm 6 tháng tù giam, riêng bà Đoàn Thị Hồng mặc dù có con nhỏ dưới 3 tuổi vẫn bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam.

Mỗi người đều sẽ bị quản chế tại nhà từ 2-3 năm sau khi trả xong án.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-us-state-department-spoke-up-about-the-constitutional-group-hearing-08132020112124.html

 

Dân biểu Hoa Kỳ Lowenthal

bảo trợ cho nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa

Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal vừa cho biết rằng ông đang thực hiện việc bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động vì môi trường đang thụ án tù 7 năm tại Việt Nam.

Phát biểu tại một hội luận trực tuyến về nhân quyền Việt Nam hôm 7/8, Dân biểu Alan Lowenthal, đại diện Địa hạt 47 ở California, nói:

“Hiện có hơn 200 tù nhân lương tâm và tôn giáo và việc chính quyền Việt Nam trấn áp ngày càng mạnh tay đối với giới bất đồng chính kiến là điều đáng báo động. Hiện tôi đang thực hiện việc bảo trợ cho một tù nhân lương tâm nữa, đó là anh Nguyễn Văn Hóa.”

Ông Lowenthal nói rằng Nguyễn Văn Hóa chỉ là một thanh niên Công giáo viết blog và lên tiếng hỗ trợ cho các gia đình ngư dân trong việc yêu cầu đền bù thiệt hại do công ty Formosa gây ra ở khu vực biển miền Trung của Việt Nam.

Phát biểu tại Hội luận Ngày Vận động cho Việt Nam do BPSOS tổ chức, ông Lowenthal nói:

“Anh ấy bị bắt chỉ vì đứng lên bênh vực cho người dân và hiện nay đang thụ án tù 7 năm sau một phiên tòa kéo dài chỉ một ngày vào hồi tháng 11/2017 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.”

Từ Hà Tĩnh, bà Nguyễn Thị Huệ, chị của anh Nguyễn Văn Hóa, nói với VOA:

“Rất vui và xin cảm ơn Nghị sĩ Mỹ, người đứng ra bảo hộ em Hóa. Trước đây, gia đình có làm đơn xin bảo trợ cho Hóa.

“Trong xã hội này, mà một người trẻ như Hóa dám đứng lên để lên tiếng và nêu sự bất công ra xã hội là một điều rất cảm phục.

“Chính quyền Hà Tĩnh ra bản án như thế là rất nặng nề.”

Dân biểu Lowenthal, thành viên của Uỷ ban Nhân quyền Tom Lantos, và là ủy viên điều hành của Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện, cho biết tù nhân Nguyễn Văn Hóa là người mới nhất mà ông bảo trợ, sau khi đã bảo trợ thành công cho ba tù nhân lương tâm trước đó là Mục sư Nguyễn Công Chính, nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung, và luật sư Nguyễn Văn Đài, cũng như liên tục vận động trả tự do cho cố Hòa thượng Thích Quảng Độ.

Liên quan đến công dân Hoa Kỳ Michael Nguyễn đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm 12 năm tù với cáo buộc “Lật độ chính quyền,” Dân biểu Lowenthal cho biết rằng ông sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với Dân biểu Katie Porter để vận động Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-hoa-ky-lowenthal-bao-tro-cho-nha-hoat-dong-nguyen-van-hoa/5541943.html

 

Cơ hội cho Việt Nam còn kéo dài được bao lâu?

Trần Nam Đồng

Các đề xuất song phương dẫu có mạnh mẽ bao nhiêu nhưng nếu không có các hành động tương thích trên thực địa và trong khuôn khổ đa phương thì cũng khó có sức cảnh cáo Trung cộng. Cơ hội để Việt Nam nâng cấp quan hệ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược” với Hoa Kỳ là lúc nào nếu không phải là lúc này? Liệu còn phải chờ đợi bao lâu nữa khi mọi chuyện vẫn phải phụ thuộc vào Đại hội 13 và bị ràng buộc bởi chính sách quốc phòng “4 không”? Cơ hội nếu không được tận dụng trúng thời điểm, nó sẽ trở thành thách thức!

Ngoài những tin nóng về đại dịch COVID-19, những tin tức đối ngoại khác đáng quan tâm: Phạm Bình Minh và Mike Pompeo điện đàm nhân một phần tư thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ hôm 6/8; Lễ thượng cờ ASEAN trước Bộ Ngoại giao sáng 7/8; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra thông điệp nhân 25 năm tham gia ASEAN ngày 8/8. Và đến 20/8 tới đây sẽ biết được Mỹ thực hiện thế nào đối với đề nghị của Việt Nam chuyển giao 3 tàu tuần tra lớp Hamilton loại biên. Với việc giao thêm 2 tàu tuần tra cỡ lớn, Mỹ đã cung cấp cho Cảnh sát Biển 6 tàu tuần tiễu, nâng tổng số tàu viện trợ lên con số 12. Trước đó, ngày 7/7, Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua 12 máy bay đời mới của Nga.

Các đề xuất mạnh mẽ

Đại sứ Daniel Kritenbrink hôm 22/7 cũng khẳng định, Mỹ sẽ hỗ trợ ngư dân Việt Nam trước những đe dọa bất hợp pháp trên biển. Từ đầu tháng 8 này, Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hy vọng, con tàu kinh tế Việt Nam có thể chạy lên cao tốc để xuất hàng sang Châu Âu và ra thị trường thế giới. Trong khi Trung cộng, bất chấp các tuyên bố cứng rắn mới đây của Ngoại trưởng Pompeo và các thành viên cộm cán trong nội các của nước Mỹ, vẫn hung hăng “múa gậy vườn hoang” trên Biển Đông. Bang giao Mỹ – Trung có nguy cơ chạm đáy thì hai bộ trưởng Quốc phòng lại vừa điện đàm với nhau 90 phút ngày 7/8. Mark Esper hứa sẽ sang thăm Nguỵ Phượng Hoà cuối năm nay…

Hỗ trợ ngư dân Việt Nam là thoả thuận đầu tiên ở cấp chính phủ, trong đó Mỹ cam kết tăng cường năng lực thực thi pháp luật thủy sản và quản lý nghề cá. Như vậy sau các tuyên bố lịch sử 24/7 về chiến lược mới của Mỹ đối với Trung Quốc và trước đó là 13/7 về chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông của Ngoại trưởng Pompeo, chính quyền của Tổng thống Trump đã bắt tay ngay vào hành động. Môi trường quốc

tế chuyển sang một khúc quanh mới đòi hỏi Việt Nam, ngoài xây dựng sức mạnh tự vệ, phải gấp rút củng cố nội lực bên trong, cả về bản lĩnh lẫn năng lực tự cường, trong một khuôn khổ đa phương, để có thể ứng phó với mọi bất trắc của thời cuộc.

Phải chăng cũng chính xuất phát từ tinh thần ấy mà tuần báo do Bộ Ngoại giao sản xuất và quan lý, tờ “Thế giới và Việt Nam” vừa cho đăng bài “Quan hệ Việt – Mỹ và vấn đề Biển Đông”. Bài viết đề xuất Hoa Kỳ và Việt Nam nên tổ chức Hội nghị Cấp cao hàng năm để bàn thảo những biến cố mới trên Biển Đông. Tiến thêm một bước bất ngờ hơn, tác giả bài báo, TS. Lại Thái Bình, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông trực thuộc Học viện Ngoại giao, còn mạnh dạn kiến nghị giữa hai nước nên có các cuộc tập trận và trao đổi thông tin về các hoạt động hàng hải.

Liên quan đến đề xuất thứ nhất: Phải chăng Việt Nam muốn đẩy “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông lên một tầm mức cao hơn, tức là tổ chức hội nghị quốc tế hàng năm để cập nhật tình hình. Điều này chắc chắn Trung cộng không tán thành. Lập trường của Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp biển đảo “song phương” với từng nước có xung đột, gồm Việt Nam, Phillipines, Indonesia, Malaysia và Brunei. Trung cộng không bao giờ muốn nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối 10 quốc gia, vì có 5 nước không có quyền lợi ở Biển Đông và không có tranh chấp chủ quyền với Trung cộng gồm Thái Lan, Singapore, Myanmar, Lào và Campuchia.

Trên đây là nguyên nhân tại sao các thành viên ASEAN không thể đoàn kết và thống nhất quan điểm khi thảo luận tìm giải pháp cho xung đột Biển Đông với Trung cộng. Xem vậy để thấy COC không dễ thành tựu trong một sớm một chiều. Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng đứng mũi chịu sào đứng ra làm đầu tàu để tổ chức một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên với khối ASEAN và các nước lớn khác để giải quyết vấn đề Biển Đông? Hay liệu Trung Quốc có từ bỏ lập trường chỉ thảo luận song phương với nước nào có tranh chấp để chuyển sang chấp nhận tham gia diễn đàn đa phương về Biển Đông?

Liên quan đến đề xuất thứ hai: Việt Nam không chỉ mong Mỹ tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, mà còn muốn hai nước “diễn tập chung” và “ trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông”. Rõ ràng sáng kiến này liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam lại khẳng định “4 không” và “một nếu”. Đây vẫn là một cản trở đáng kể, vì cái “không” thứ tư phải chăng là để bắn tin với Trung Quốc về chính sách thần phục của mình, một khi Việt Nam chưa buộc phải quyết định xích lại gần hơn trong quan hệ với Mỹ.

Thời gian kiểm chứng hành động

Trong tình huống cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ do những khủng hoảng trong nước mà cả hai đều muốn chuyển lửa ra ngoài biên giới, Việt Nam liệu có tính đến nhiều kịch bản có thể xảy ra trong một tương lai gần? Vẫn biết các cường quốc chẳng dại gì gây chiến tranh lớn, nhưng liệu do một động cơ nào đó, họ đụng độ trên Biển Đông thì sao? Chẳng nhẽ Việt Nam tuyên bố trung lập? Hay một viễn cảnh thực tế hơn: Mỹ Trung chưa bắn nhau nhưng Trung Quốc sẽ tiến hành bao vây dài ngày một số đảo của Việt Nam ở Trường Sa. Lúc ấy liệu Việt Nam có được Mỹ “tự động yểm trợ và bảo vệ” như Washington từng cam kết bảo vệ Manila theo Thỏa ước Quốc phòng Mỹ – Phi ký ngày 30/08/1951?

Bởi vì hành động có ý nghĩa hơn mọi lời tuyên bố. Rõ ràng, sau hàng loạt các động thái ngoại giao giữa Hà Nội và Washington, giờ đây dường như dư luận muốn kiểm chứng các hành động trên thực tế. Bởi vì thông qua chương trình Tài trợ quân sự nước ngoài (FMF), Hoa Kỳ đã hỗ trợ 58 triệu USD trong việc chuyển giao 2 tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton của Tuần duyên Mỹ cho Cảnh sát biển Việt Nam. Đồng thời FMF còn hỗ trợ việc cung cấp 24 xuồng tuần tra cao tốc loại Metal Shark, trong đó 6 chiếc cuối cùng đã được bàn giao từ hồi tháng 5/2020.

Nhưng để góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, Việt Mỹ không thể lảng tránh khuôn khổ “đối tác chiến lược”. Danh có chính ngôn mới thuận! Hai bên cần tiếp tục nỗ lực xây dựng và duy trì một trật tự tại khu vực dựa trên luật lệ. Đó chính là sáng kiến “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP), một trong những ví dụ điển hình về tính sáng tạo và chủ động của các nước lớn có trách nhiệm: Mỹ, Nhật, Ấn và Úc, liên quan đến phát triển và thịnh vượng trong khu vực. Từ nay, như tuyên bố mới đây của Hoa Kỳ, Biển Đông là một bộ phận của FOIP, phải được giải quyết theo các nguyên tắc chung của UNCLOS-1982. Đã đến lúc, Bộ Ngoại giao Việt Nam nên dẫn dắt ASEAN và vận động các nước trên thế giới đòi Bắc Kinh phải tuân thủ UNCLOS-1982.

Tuy nhiên, điều khiến Hoa Kỳ có thể thất vọng là cả bài phát biểu của Phạm Bình Minh lẫn thông điệp của Nguyễn Xuân Phúc ngày 7 – 8/8 đều chẳng đả động gì đến FOIP cả. Đáng thất vọng hơn nữa, cả “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (AOIP) cũng bị bỏ qua trong cả hai tuyên bố liên quan đến ASEAN từ nước đang ngồi ghế Chủ tịch (?) Trong khi đó, chính nhờ khái niệm

ấy mà Jakarta đã đưa được “Indo-Pacific” vào từ điển thuật ngữ chính thức của ASEAN. Và cũng nhờ cái danh pháp này mà FOIP phù hợp và gắn liền với nguyên tắc lấy ASEAN làm trung tâm, thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, dựa trên đối thoại và hợp tác, nhằm mục tiêu xây dựng một trật tự khu vực cởi mở và bao trùm.

Việc đẩy lùi nâng cấp “đối tác chiến lược” với Mỹ có thể hiểu được, dù nguyên nhân đưa ra hơi khiên cưỡng. Bộ Chính trị chưa lấy được quyết định, vì bận lo công việc chuẩn bị Đại hội 13. Sau Đại hội, lại phải mất một quảng thời gian nữa để ổn định tổ chức, nên câu chuyện với Hoa Kỳ chưa phải là ưu tiên lúc này (!) Còn AOIP? Phải chăng bị bỏ qua, vì đấy không phải là sáng kiến của nước Chủ tịch, dẫu rằng Việt Nam đang hô rất to phải “gắn kết và chủ động thích ứng”. Đã mất hơn 1 tỷ USD để đền bù cho các đối tác nước ngoài sau khi bị Trung Quốc ép phải rời khỏi các dàn khoan nằm ngay trong vùng EEZ của mình. Đau mà không dám kêu, Việt Nam tính bài nhân nhượng tiếp – lờ chuyện chiến lược với Hoa Kỳ và không gian FOIP với Bộ tứ – để yên ổn tiến hành Đại hội 13.

Cuối cùng, chuyện “hợp tác chiến lược” với Mỹ chưa xuôi, có thể vì đôi bên chưa thoả thuận xong về cảng Cam Ranh (?) Có ý kiến cho rằng, Việt Nam rất “cao thủ võ lâm”, dùng con bài Cam Ranh để ép cả hai ông lớn. Một mặt mong làm giá với Mỹ trước khi ngả bài, mặt khác, muốn dền dứ Trung Quốc, nếu “thiên triều” quá tay, “chư hầu” có thể tiến tới những bước đi mạnh bạo hơn, không chỉ trong vấn đề Cam Ranh, mà sẽ thực thi cả các đề xuất trong bài báo nói trên, từ ấn phẩm của Bộ Ngoại giao. Điều vừa phân tích nếu không phải là một sản phẩm của hoang tưởng, mà là tính toán của Lãnh đạo Ba Đình thì đấy mới thực sự là hồng phúc lớn cho dân tộc./.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/how-long-can-vn-drag-out-this-opportunity-08122020190807.html

 

Hé lộ các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam

sau Đại hội Đảng XIII

Một nhà nghiên cứu và hai người nắm thông tin hậu trường chính trị ở Việt Nam mới đây hé lộ với VOA về những nhân vật nhiều khả năng sẽ nắm các vị trí lãnh đạo hàng đầu sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 vào đầu năm 2021.

Những tên tuổi được xem là sáng giá nhất và được nêu ra gồm các ông Trần Quốc Vượng, Phạm Bình Minh, Vương Đình Huệ, Lương Cường, Phan Đình Trạc và bà Trương Thị Mai.

Ông Vượng lên, ông Phúc chống

Từ Australia, giáo sư Carl Thayer thuộc Đại học New South Wales, đưa ra phân tích rằng ông Trần Quốc Vượng là ứng cử viên nổi bật nhất cho chức Tổng Bí thư Đảng.

“Ông ấy có bề dày kinh nghiệm qua thời gian công tác ở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan đảng, gồm Chánh văn phòng Trung ương Đảng (2011), Ủy viên Ban Bí thư (tháng 5/2013) và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (2016). Việc ông được bổ nhiệm làm Thường trực Ban Bí thư vào tháng 3/2018 đã đưa ông trở thành nhân vật cấp cao trong hệ thống tôn ti trật tự của đảng”, giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam, viết cho VOA qua email.

Nhắc đến truyền thống bất thành văn trong chính trị Việt Nam là vị trí lãnh đạo cao nhất của đảng thường giao cho người miền bắc, vị giáo sư của Học viện Quốc phòng Hoàng gia Úc, Đại học New South Wales, đề cập đến yếu tố ông Vượng có quê ở Thái Bình và gọi đó là “một điểm cộng”.

Về lý thuyết, ông Trần Quốc Vượng, năm nay 67 tuổi, đã quá tuổi để tiếp tục đứng trong Bộ Chính trị có vai trò đầu não của đảng trong khóa tới. Mặc dù vậy, giáo sư Thayer chỉ ra rằng ông Vượng có phần chắc sẽ được Trung ương Đảng công nhận là trường hợp “ngoại lệ đặc biệt” theo một quy định hồi tháng 2/2020 của đảng.

“Theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng … Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính …

Nguồn tin riêng của VOA

Lưu ý đến các điểm mấu chốt gồm “kế thừa”, “phát triển”, “đảm bảo sự bền vững” trong công tác nhân sự của đảng, ông Nguyễn Như Phong, một cựu đại tá an ninh, nói với VOA từ Hà Nội rằng việc ông Trần Quốc Vượng được chọn làm ứng cử viên cho chức Tổng Bí thư là “điều logic”.

Tuy nhiên, ông Phong, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Công An Nhân Dân và nguyên Tổng Biên tập báo mạng PetroTimes, thận trọng nói thêm rằng vấn đề nhân sự cấp cao hiện vẫn đang là “bài toán khó” trong đảng, mà có thể phải chờ đến Hội nghị Trung ương sắp tới mới sáng tỏ hơn.

Trong khi đó, một nguồn tin thân cận với lãnh đạo Việt Nam cho VOA hay quá trình chuyển giao quyền lực có thể không êm thấm như dự báo của giáo sư Carl Thayer và cựu đại tá an ninh Nguyễn Như Phong.

Nguồn tin đề nghị ẩn danh tiết lộ với VOA rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ vẫn tại vị thêm một nửa nhiệm kỳ, khoảng 2 năm, để phòng ngừa xung đột quyền lực trong nội bộ đảng. Nguồn tin đưa ra lý giải:

“Theo kế hoạch trước Đại hội thì ông Nguyễn Phú Trọng sẽ nhường ghế cho ông Trần Quốc Vượng, đồng thời giao Quân ủy Trung ương và Đảng ủy Công an cho ông Vượng. Nhưng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không chấp nhận điều này. Do đó, ông Phúc đã chiêu dụ nhiều tướng lĩnh công an nhằm làm yếu thế ông Vượng trước Đại hội. Do đó, ông Trọng sẽ phải ngồi lại để tránh cho việc ông Vượng bị thôn tính mà như vậy sẽ ảnh hưởng đến an toàn của ông Trọng sau khi rời chức”.

Phạm Bình Minh và ‘tứ trụ’

Về bức tranh chính trị rộng hơn, nguồn tin nói phe cánh lãnh đạo gốc miền nam sắp tới sẽ gặp “nhiều bất lợi” khi Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình sẽ rời ghế, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh sẽ đến tuổi hưu, tương tự đối với Thứ trưởng Quốc phòng Trần Đơn, và trước đó Trung tướng Phan Văn Việt đã rời ghế Tổng cục phó Tổng cục 2 nhiều quyền lực thuộc Bộ Quốc phòng.

Ông Phạm Bình Minh được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế, nói tiếng Anh lưu loát, có bằng thạc sĩ của Đại học Tufts ở Mỹ. Tất cả những yếu tố này đều phục vụ tốt cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược.

Giáo sư Carl Thayer

Lâu nay, ở Việt Nam, tồn tại “luật bất thành văn” rằng người đứng đầu Đảng Cộng sản, có thực quyền quyết định chiến lược cao nhất, phải là người miền bắc; chức chủ tịch nước có tính nghi lễ là chính có thể giao qua lại cho người miền bắc hoặc miền nam, và chức thủ tướng điều hành hoạt động hàng ngày của các bộ, ngành thường được giao cho người miền nam.

Kể từ khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì bạo bệnh năm 2018, chức vụ này đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp quản và đảm nhiệm luôn cho đến nay.

Liệu Việt Nam có trở lại cơ cấu “tứ trụ” gồm 4 người khác nhau nắm 4 chức vụ riêng rẽ – tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội – hay không, được giáo sư Carl Thayer ở Australia cho là điều “khó dự báo nhất”.

“Nếu cơ cấu ‘tam trụ’ được duy trì, ông Vượng mặc nhiên đồng thời nắm hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Nếu cơ cấu ‘tứ trụ’ được khôi phục, ông Phạm Bình Minh sẽ là một ứng cứ viên mạnh cho chức chủ tịch nước, vì ông ấy có bề dày kinh nghiệm trong chính phủ ở cương vị phó thủ tướng, và đến Đại hội Đảng ông ấy cũng đã có hai nhiệm kỳ làm bộ trưởng ngoại giao”, giáo sư Thayer trao đổi với VOA qua email.

“Bề dày kinh nghiệm trong chính phủ là một trong những tiêu chí chính đối với chức chủ tịch nước”, giáo sư nhấn mạnh, đồng thời nhắc đến các phẩm chất khác của ông Phạm Bình Minh, gồm “được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế, nói tiếng Anh lưu loát, có bằng thạc sĩ của Đại học Tufts ở Mỹ”.

“Tất cả những yếu tố này đều phục vụ tốt cho Việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược”, giáo sư Thayer nhận định.

Cựu đại tá an ninh-nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong ở Hà Nội cho rằng cơ cấu “tứ trụ” sẽ quay trở lại. Ông cũng nhận xét rằng ông Phạm Bình Minh là ứng cử viên “rất tốt” cho chức chủ tịch nước.

Ẩn số Vương Đình Huệ; 2 bộ trưởng ‘sức mạnh’

Về nhân vật có thể trở thành thủ tướng, giáo sư Carl Thayer đặt cược vào ông Vương Đình Huệ, hiện là Bí thư Thành ủy Hà Nội.

“Ông Huệ dường như là người hội đủ các tiêu chuẩn nhất trong số các ứng cử viên. Trước khi làm lãnh đạo đảng ở Hà Nội, ông Huệ từng là Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính và Trưởng ban Kinh tế Trung ương. Ông có quê ở Nghệ An”, giáo sư Thayer nói.

Tuy nhiên, nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong nhận xét với VOA rằng trong chính giới ở Hà Nội, ông Vương Đình Huệ bị xem là một “ẩn số” và đang nhận những đánh giá trái chiều. Cá nhân ông Phong “không thấy ấn tượng” về ứng cử viên cho chức thủ tướng này.

Trong nền chính trị Việt Nam, hai bộ Quốc phòng và Công an nắm vai trò then chốt bảo vệ chế độ.

Nguồn tin ẩn danh của VOA không chỉ tiết lộ về nguy cơ xung đột quyền lực giữa phe của Tổng Bí thư Trọng với phe của Thủ tướng Phúc, mà còn cho biết “Bộ trưởng Quốc phòng khóa tới gần như sẽ là Đại tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục 1, tức Tổng cục Chính trị”.

Hiện có những mối “ngờ vực” rằng ông Cường có lợi thế vì được thế lực nước ngoài hỗ trợ, và được xem là “mắt xích quan trọng” để thế lực đó gây ảnh hưởng đến chính sách chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn tin được tiếp cận với các quan chức cấp cao nói với VOA.

Theo thông tin của quân đội Việt Nam, Đại tướng Lương Cường, 63 tuổi, người Phú Thọ, đã tham gia cuộc chiến tranh biên giới phía bắc giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông từng là Chính ủy Quân đoàn 2, Chính ủy Quân khu 3. Năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Giáo sư Carl Thayer cũng dự báo với VOA rằng ông Lương Cường sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng.

Vẫn nguồn tin đề nghị ẩn danh nói thêm với VOA rằng Trung tướng quân đội Võ Minh Lương “gần như sẽ trở thành thứ trưởng quốc phòng và cơ cấu để tiếp tục thăng tiến đến chức bộ trưởng”.

Nói về Bộ Công an, nguồn tin nói rằng hầu như có phần chắc là ông Phan Đình Trạc sẽ là bộ trưởng.

“Ông này có lợi thế là đã từng kiêm chức vụ đại tá công an trước khi làm Trưởng ban Nội chính. Đây cũng là mắt xích quan trọng mà Tổng Bí thư Trọng kỳ vọng sẽ hỗ trợ cho ông Vượng, do ông Trạc này là người gốc Nghệ An, được xem là dạng trung thành với đảng nhất”, nguồn tin cung cấp thêm với VOA.

Trước đây, ông Phan Đình Trạc đã nắm các chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An, trước khi trở thành Trưởng Ban Nội chính Trung ương vào cuối tháng 2/2016.

Nguồn tin riêng của VOA nói ông Trạc “rất giàu” và theo một tài liệu mật mà nguồn tin đươc xem, quan chức này không ngần ngại kê khai tài sản cá nhân với đảng là ông có lượng tiền mặt rất lớn, chưa kể tài sản chìm nổi.

Lại một nữ Chủ tịch Quốc hội

Trong cơ cấu chính trị Việt Nam, vai trò lãnh đạo quốc hội ít được chú ý đến nhất trong số “tứ trụ”, do cơ quan lập pháp này bị xem là “con dấu củ khoai”, dù trong những năm gần đây quốc hội gây được một số tiếng vang trong cử tri với các phiên chất vấn một số bộ trưởng hay tranh luận về soạn thảo luật.

Giáo sư Carl Thayer dự đoán bà Trương Thị Mai sẽ là Chủ tịch Quốc hội vào năm sau dựa trên hai cơ sở.

“Thứ nhất, bà Mai được xem là có đủ phẩm chất nhất trong số các ứng cử viên đạt tiêu chuẩn. Bà có bằng cử nhân luật và bằng thạc sĩ quản trị công, là đại biểu quốc hội từ khóa 10 (năm 1997) cho đến khóa 13 (2016) và được bầu vào Trung ương Đảng năm 2011. Thứ hai, bà là phụ nữ duy nhất còn lại trong số các ủy viên Bộ Chính trị đương nhiệm”, giáo sư Thayer nói với VOA.

Đánh giá chung về công tác chuẩn bị cho Đại hội Đảng và vấn đề nhân sự, cựu đại tá an ninh-nhà báo kỳ cựu Nguyễn Như Phong đưa ra bình luận rằng mọi việc đang diễn ra “bài bản”, “chỉnh chu”.

Song ông lưu ý rằng còn hơn 5 tháng nữa mới đến Đại hội và mọi dự báo từ nay đến đó vẫn chỉ là những dự báo.

https://www.voatiengviet.com/a/he-lo-cac-nhan-vat-lanh-dao-hang-dau-cua-viet-nam-sau-dai-hoi-dang-13/5541998.html

 

Điểm tin trong nước sáng 13/8: Thêm 3 ca nhiễm mới;

Lời mời dễ thương của cụ bà 100 tuổi

nhiễm virus Vũ Hán gửi đến bác sĩ

Tâm Tuệ

Mục điểm tin trong nước sáng thứ Năm (13/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

Thêm 3 ca nhiễm mới

Tin cập nhật lúc 6h ngày 13/8 từ Bộ Y tế, thêm 3 ca mắc viêm phổi Vũ Hán, gồm 2 bệnh nhân mới ở Quảng Nam và một trường hợp được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bạc Liêu.

Như vậy, tính đến sáng 13/8, Việt Nam có tổng cộng 883 bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Số trường hợp mắc mới liên quan đến Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay là 421 ca. 403 người được công bố khỏi bệnh. 17 trường hợp tử vong.

2 ca dương tính với virus Vũ Hán chưa rõ nguồn lây

“Bệnh nhân 867” và một trường hợp nhập cảnh vào Nhật Bản được phát hiện dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán là 2 trường hợp đều chưa phát hiện được nguồn lây nhiễm.

Thông tin trên được Phó chủ tịch Hà Nội Ngô Văn Quý đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm phổi Vũ Hán thành phố chiều 12/8, báo VnExpress trích dẫn.

“Bệnh nhân 867”, 63 tuổi, ở xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, được ghi nhận bệnh ở Thanh Trì, Hà Nội. Ông này không có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng.

Ngoài ra, một phụ nữ nhập cảnh vào Nhật Bản ngày 8/8, được phía bạn thông báo dương tính với virus Vũ Hán. Ca bệnh này trước khi bay từ Hà Nội đến Nhật đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với 22 người.

Trong bối cảnh hầu hết ca lây nhiễm tại 15 tỉnh, thành từ ngày 25/7 đến nay đều có yếu tố dịch tễ liên quan đến Đà Nẵng, việc không phát hiện nguồn lây 2 ca bệnh trên được ông Quý đánh giá “rất đáng lo ngại”.

Lời mời dễ thương của cụ bà 100 tuổi nhiễm virus Vũ Hán gửi đến bác sĩ

Sức khỏe cụ bà 100 tuổi ở tỉnh Quảng Nam, người lớn tuổi nhất Việt Nam mắc viêm phổi Vũ Hán đang tiến triển tốt. Không những đi lại được mà bà còn làm ấm lòng đội ngũ bác sĩ với lời mời dễ thương.

Báo Người Lao Động cho biết, ngày 12/8, bác sĩ Nguyễn Đình Hùng – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, cho biết sức khỏe của bệnh nhân  592 là cụ bà 100 tuổi đang tiến triển tốt lên từng ngày. Hiện tại, cụ bà đã có thể ngồi dậy, đi lại được.

Dù kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân này vẫn còn dương tính với virus viêm phổi Vũ Hán nhưng bà cụ vẫn rất lạc quan. Theo Huỳnh Quang Đại, đội trưởng Đội phản ứng nhanh Bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ chống dịch tại Quảng Nam, cụ bà 100 tuổi còn mời các bác sĩ đến nhà cụ chơi khi bà khỏi bệnh.

“Mai mốt tui hết bịnh, mời bác sĩ ghé nhà tui uống nước chè”- cụ bà chân tình nói.

Giá vàng giảm mạnh, có người bán hơn 900 lượng

Giá vàng giảm nhanh chưa từng có dẫn đến việc các công ty vàng kéo giãn chênh lệch giá mua – bán lên mức cao chưa từng có, 4,68 triệu đồng/lượng. Với mức chênh lệch này, người bán vàng chịu thiệt gần 10% trên mỗi lượng vàng.

Sau nhiều ngày tăng liên tục, giá vàng đã bắt đầu lao dốc từ ngày 11 cho đến  ngày 12/8. Báo Tuổi trẻ cho biết, lúc 12h ngày 12/8, giá bán vàng miếng SJC ở mức 52,22 triệu đồng/lượng, chênh lệch giá mua – bán là 4,68 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó giá vàng thế giới tiếp tục giảm sâu, còn 1.887,6 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng, giá vàng thế giới tương đương 52,96 triệu đồng/lượng. Với mức giá này, giá bàn vàng miếng SJC đang thấp hơn giá vàng thế giới quy đổi 740.000 đồng/lượng.

Tại Công ty SJC giao dịch rất nhộn nhịp, trong đó đa phần người dân bán ra. Cũng theo thông tin từ Tuổi Trẻ, có một người đã bán ra đến hơn 900 lượng vàng khi giá vàng liên tục lao dốc.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-13-8-them-3-ca-nhiem-moi-loi-moi-de-thuong-cua-cu-ba-100-tuoi-nhiem-virus-vu-han-gui-den-bac-si.html

 

Điểm tin trong nước tối 13/8: Việt Nam hoàn thiện

quy trình sản xuất vắc xin Covid-19, Thanh niên

35 tuổi tử vong do loại ngộ độc chưa từng thấy

Hiểu Minh

Mục điểm tin trong nước tối thứ Năm (13/8) của DKN xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

Việt Nam hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin Covid-19, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người

TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH – Bộ Y tế) – đơn vị đã nghiên cứu vắc xin Covid-19 ngay từ đầu dịch, cho biết vừa qua VABIOTECH đã thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên động vật. Kết quả cho thấy kháng nguyên của vắc xin đáp ứng miễn dịch, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, phòng được Covid-19 do vi rút SARS-CoV-2, theo Thanh Niên.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết hiện các nhà khoa học đang trong giai đoạn tối ưu hóa quy trình sản xuất. Đối với vắc xin cần phải xây dựng được tiêu chuẩn chất lượng mà mình mong muốn; phải tối ưu hóa ở quy mô sản xuất lớn để có thể sản xuất với số lượng nhiều nhất, trong thời gian ngắn, vì đây là vắc xin đại dịch. Tất cả hướng đến mục tiêu sản xuất được số lượng lớn trong một thời gian ngắn.

Các nhà khoa học lưu ý, bản chất của vi rút SARS-CoV-2 là có khả năng biến đổi. Và mức độ lây lan mạnh của đại dịch lại càng làm tăng mức độ biến đổi của vi rút đó hơn lên. Vì càng nhiều người nhiễm thì mức độ đột biến cũng dễ xảy ra hơn, tương tự như vi rút cúm vậy.

‘‘Vì vậy, để có thể đem lại hiệu quả bảo vệ, ứng phó với sự đa dạng của SARS-CoV-2 có các biến chủng, với vắc xin Covid-19, chúng ta đã chọn những vùng gien của vi rút (kháng nguyên cho sản xuất vắc xin) biến đổi ít nhất. Do đó, kháng nguyên của vi rút SARS-CoV-2 trong vắc xin sẽ có bản chất di truyền ổn định nhất của vi rút đó. Điều đó giúp cho vắc xin khi lưu hành có tính ổn định, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh. Vắc xin đó có thể có miễn dịch chéo với các dạng đột biến khác nhau của vi rút’’, TS Đạt cho biết.

Thanh niên 35 tuổi tử vong do loại ngộ độc chưa từng thấy

VnExpress đưa tin Bệnh nhân 35 tuổi, rối loạn tâm thần, kích động, hôn mê và tử vong do ngộ độc thiếc – loại bệnh chưa từng được ghi nhận. 5 đồng nghiệp của anh mắc chứng tương tự.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, vừa tiếp nhận điều trị 6 bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc, phần lớn nhiễm độc nặng. Tất cả trường hợp đều có nồng độ thiếc trong máu cao gấp chục lần ngưỡng cho phép. Đây là những trường hợp nhiễm độc thiếc cấp tính đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện.

Đặc điểm chung của các bệnh nhân trên là cùng làm việc tại bộ phận nghiền nhựa tái chế của một công ty sản xuất mành rèm ở Thanh Miện, Hải Dương. Trước khi vào làm việc, tất cả đều khỏe mạnh, hoàn toàn bình thường. Chỉ sau một thời gian ngắn, từ bốn ngày đến một tháng, các công nhân có chung biểu hiện: rối loạn tâm thần, đặc biệt là mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, hành vi bất thường.

Chuỗi phát hiện bệnh nhân bắt đầu từ một người 35 tuổi, nhập viện ngày 9/7 với biểu hiện rối loạn tâm thần, kích động, lẫn lộn, sau đó hôn mê. Trên phim cộng hưởng từ, não bệnh nhân có hiện tượng tổn thương chất trắng lan tỏa nặng nề, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu nặng. Bố bệnh nhân mới mất được 49 ngày và bản thân anh trục trặc trong tình cảm. Do đó khi xuất hiện các triệu chứng trên mọi người trong gia đình và người thân chỉ nghĩ đến yếu tố tâm thần. Bệnh nhân được đưa đến viện muộn khi các yếu tố bệnh chưa rõ ràng, diễn biến nặng, gia đình xin đưa về nhà, đã tử vong.

Trước khi xin về, gia đình cho biết một số công nhân khác cũng có biểu hiện bất thường.

Bệnh nhân tiếp theo trong nhóm là công nhân 42 tuổi, vào viện trong tình trạng rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, ở nhà lái xe đi lang thang quanh làng. Kết quả xét nghiệm máu có rối loạn nặng. Các bác sĩ ở Trung tâm Chống độc tìm mọi cách để xét nghiệm, chẩn đoán, cấp cứu bệnh nhân. Tuy nhiên quá trình tìm kiếm và chẩn đoán gần như bế tắc trong khi cần phải chạy đua với các triệu chứng để giữ sự sống bệnh nhân.

Bác sĩ Nguyên cho biết, các bác sĩ đã truy tìm tất cả nguồn thông tin y học, hỏi ý kiến của chuyên gia, đồng nghiệp thế giới về chống độc. Rất may, họ đã tìm thấy trên y văn thế giới có một vài trường hợp bị bệnh khi làm việc trong hoàn cảnh gần tương tự. Với sự giúp đỡ của Viện Hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bệnh nhân được chỉ định và làm xét nghiệm định lượng kim loại thiếc. Kết quả cho thấy nồng độ thiếc trong máu hơn 200 microgam/lít, gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép.

Bệnh nhân được lọc máu, giải độc thiếc. Chỉ sau một tuần điều trị tích cực, tình trạng của bệnh nhân đã cải thiện, trí nhớ dần hồi phục.

Bác sĩ lấy mẫu máu lưu của bệnh nhân 35 tuổi đã tử vong nói trên đi xét nghiệm, kết quả nồng độ thiếc trong máu cao gấp 50 lần ngưỡng cho phép.

Hà Giang: 2 anh em tử vong vì bị đất đá vùi lấp khi đang ngủ

Lãnh đạo UBND huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) cho Tiền Phong biết, vào khoảng 2h ngày 13/8, 2 cháu N. và M. ngủ ở căn phòng sát tường sau của căn nhà, bất ngờ đất đá đổ ập xuống sập tường khiến 2 cháu nhỏ tử vong thương tâm.

Được biết, trước đó bố mẹ 2 cháu đi làm ăn xa nên gửi các cháu sang ở cùng chú ruột là anh Ly Seo Sử (26 tuổi).

Thời điểm xảy ra sự việc, vợ chồng anh Sử và các con ngủ ở phòng phía trước của căn nhà nên thoát chết. Hai cháu nhỏ trước đó cũng ngủ ở phòng ngoài nhưng vì nóng bức nên đã vào phòng trong ngủ và gặp nạn thương tâm.

1.600 y bác sĩ, bệnh nhân bệnh viện Quảng Trị âm tính nCoV

1.600 mẫu bệnh phẩm của y bác sĩ và bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, kết quả xét nghiệm ngày 13/8 âm tính nCoV, theo VnExpress.

Ông Đỗ Văn Hùng, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị, chiều nay cho biết với kết quả xét nghiệm toàn bộ mẫu âm tính, Sở có kế hoạch mở cửa trở lại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, tiếp nhận bệnh nhân khám, điều trị.

Ông Hùng nói việc hoàn thành 1.600 mẫu xét nghiệm Covid-19 chỉ trong bốn ngày là một nỗ lực lớn của ngành y tế tỉnh. “May mắn là không có ca nào dương tính”, ông Hùng nói.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-13-8-viet-nam-hoan-thien-quy-trinh-san-xuat-vac-xin-covid-19-thanh-nien-35-tuoi-tu-vong-do-loai-ngo-doc-chua-tung-thay.html