Ðại chiến lược của Trung Quốc: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn – Báo Cáo của Tổ Chức RAND
Lời Mở Đầu: Tổ Chức RAND (Rand Corporation) là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, là một tổ chức Think Tank phi lợi nhuận, phi đảng phái toàn cầu, có trụ sở ở Santa Monica, California, HK.
Năm 1948 Công ty sản xuất máy bay Douglas thành lập Tổ chức RAND nhằm hỗ trợ nghiên cứu và phân tích cho Quân đội Hoa Kỳ.
Ngày nay Rand được tài trợ bởi chánh phủ Hoa Kỳ, quỹ tài trợ tư nhân, các tập đoàn, trường Đại học, cá nhân …Tổ chức RAND còn mở rộng vai trò để hỗ trợ chính phủ các nước khác, các tổ chức quốc tế, các công ty tư nhân …
Nhóm biên soạn gồm: Andrew Scobell, Edmund J Burke, Cortez A Cooper III, Sale Lilly, Chad Jr. Ohlandt, Eric Warner, JD Williams.
Đại Chiến Lược của Trung Quốc
Tập sách Báo cáo “Đại Chiến lược của Trung Quốc: Khuynh hướng, Hành Trình và Cạnh Tranh Dài Hạn”đánh giá khả năng Trung Quốc trong việc đề ra các mục tiêu trong vòng ba thập niên sắp tới.
Để khám phá những gì cạnh tranh dài hạn giữa Hoa Kỳ và Trung cộng có thể kéo dài đến năm 2050, các tác giả đã xác định và mô tả Đại chiến lược của Trung quốc,
phân tích các chiến lược quốc gia: ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật (S & T), các vấn đề quân sự, và đánh giá Trung cộng thành công như thế nào để thực hiện những điều này trong ba thập niên sắp tới. Mục đích chính của Trung cộng là sản xuất một Trung quốc được điều hành tốt, ổn định xã hội, phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và sức mạnh về quân sự vào năm 2050.
Trung cộng đã phân tích các mục tiêu cụ thể liên quan đến tăng trưởng kinh tế, lãnh đạo khu vực và toàn cầu trong việc phát triển các kiến trúc kinh tế và an ninh.
Trong một số trường hợp, các mục tiêu này là động lực làm Trung cộng cạnh tranh, tạo khủng hoảng và thậm chí xung đột tiềm tàng với Hoa Kỳ và các đồng minh. Nhà cầm quyền Trung cộng nhận rõ điều này và đã phân định ưu tiên nhân sự và hành động cụ thể là mối đe dọa để đạt được các mục tiêu trên.
Với Hoa Kỳ, Trung cộng duy trì mối quan hệ nhưng giành ưu thế cạnh tranh và giải quyết các mối đe dọa phát sinh từ cuộc cạnh tranh đó mà vẫn không làm mất đi các mục tiêu chiến lược khác.
Bốn kịch bản của Trung cộng:
Tổ chức Rand đã phân tích bốn kịch bản của Trung cộng trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ trong tương lai:
1- Kịch bản Toàn thắng:Trung cộng đạt được thành công tất cả các mục tiêu đề ra.
2- Kịch bản Trỗi dậy: Trung cộng chỉ đạt được vài mục tiêu trong tất cả mục tiêu
đã đề ra.
3- Kịch bản Trì trệ: Trung cộng không đạt được mục tiêu nào cả.
4- Kịch bản Thất bại: Trung cộng bị kiệt quệ và đứng trước nguy cơ xuống dốc.
Báo cáo này đưa ra là một khôn ngoan để quân đội Mỹ chuẩn bị đối phó trong tương lai. Sau khi phân tích Báo cáo trên kết luận:
– Kịch bản 1 (Toàn thắng) của Trung cộng ít có khả năng xảy ra bởi vì muốn đạt được kết quả như vậy đòi hỏi phải hoàn hảo, không một sai sót hoặc thất bại nào từ đây cho đến năm 2050.
– Kịch bản 4 (Thất bại) cũng không có khả năng xảy ra bởi vì cho đến nay nhà cầm quyền Trung cộng đã tỏ ra có kinh nghiệm tổ chức và đưa ra nhiều kế hoạch hợp lý, đã từng vượt qua các cuộc khủng hoảng và khéo léo thích nghi với các điều kiện thay đổi.
– Riêng Kịch bản 2 (Trỗi dậy) và Kịch bản 3 (Trì trệ) có khả năng hợp lý nhất đối với Trung cộng. Đến năm 2050, Trung cộng có thể trải qua một số thành công cũng như thất bại.Trong kịch bản đầu Trung cộng sẽ đạt được thành công qua các mục tiêu dài hạn và trong kịch bản sau Trung cộng sẽ đối đầu với những thách thức lớn và sẽ không thành công trong việc thực hiện Đại chiến lược của mình.
Ba Hành trình:
Bốn kịch bản này có thể tạo ra bất kỳ một trong ba Hành trình tiềm năng trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng: Hành trình đối đầu song song; Hành trình cạnh tranh thù địch và Hành trình chuyển hướng.
1) Hành trình Đối đầu song song là sự nối tiếp của tình trạng quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng trong năm 2018. Đây là Hành trình có thể xảy ra trong bối cảnh một Trung quốc Trì trệ và cũng có thể của một Trung quốc Trỗi dậy.
2) Hành trình Cạnh tranh thù địch có khả năng xảy ra nhất, biểu hiện cho một Trung quốc Toàn thắng, trong đó Bắc Kinh trở nên tự tin hơn và quyết đoán hơn.
3) Hành trình Chuyển hướng có nhiều khả năng xảy ra trong một kịch bản
Trung quốc Thất bại vì Bắc Kinh sẽ bận tâm đối phó với các vấn đề trong nước.
Đề nghị thiết thực:
– Các kịch bản có ý nhắc nhở nhiều hơn để cải thiện khả năng của Lực lượng Liên hiệp. Đối với Quân đội Hoa Kỳ phải nổ lực tối ưu hóa các đơn vị và có khả năng phản ứng nhanh về Không vận để đưa binh sĩ nhanh chóng đến một điểm nóng trước khi cuộc chiến nổ ra.
– Trung cộng có thể gây chiến tất cả lãnh vực xung đột trên khắp khu vực vào giữa những năm 2030. Quân đội Hoa Kỳ là một phần của Lực lương Liên hiệp cần phải có khả năng ứng phó tức thời với các cuộc khủng hoảng hoặc các tình huống khác.
– Quân đội Hoa Kỳ và các lực lượng đồng minh cũng phải khai thác và huấn luyện các khái niệm để củng cố tính răn đe mở rộng và giữ cho sự cạnh tranh không trở thành xung đột.
– Báo cáo cho bết Bắc Kinh dù kiệt quệ kinh tế đi nữa nhưng vẫn ưu tiên đầu tư phát triển quân đội trong 10-15 năm tới.
– Báo cáo còn nhận định Trung cộng có ý đồ phát triển quân đội nhờ vào các khoa học kỹ thuật tiên tiến.
Báo cáo này được chia làm sáu Chương và được tóm lược dưới đây:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu
Sự xuất hiện của một cường quốc, đó là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (PRC- People’s Republic of China) đã được Hoa Kỳ khuyến khích và thực sự giúp đỡ trong suốt bốn thập niên vừa qua. Trong thời gian này quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh có khuynh hướng tích cực nhưng cũng có phần nghi ngờ và đề phòng rủi ro.
Bất chấp sự kiện này, năm 2020 hai nước nghi ngờ lẫn nhau. Nhiều người Mỹ cho rằng Trung cộng là đối thủ lớn của Hoa Kỳ và nhiều người Trung quốc cũng nhận thức được Hoa Kỳ là đối thủ chính của Trung cộng.
Quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng sẽ ra sao? – Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ phát triển trong ba thập niên tới? – Hành trình của Hoa Kỳ sẽ như thế nào?
Phương Pháp và Tiếp xúc: Chúng tôi sử dụng cách tiếp xúc gồm ba thành phần để đánh giá hành trình của Trung cộng trong ba thập niên tới dựa trên kế hoạch và mục tiêu an ninh quốc gia của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Phần đầu tiên chúng tôi thực hiện đánh giá văn học của Trung quốc và phương Tây trong việc phát triển an ninh dài hạn để biết định nghĩa Đại chiến lược của Trung quốc là gì?
Phần thứ hai của cách tiếp xúc liên quan đến việc tìm kiếm tài liệu bổ sung cung cấp dữ liệu quan trọng cần thiết để áp dụng trong khuôn khổ của Trung quốc trong suốt quá trình vài thập niên tới.
Chúng tôi đề cập đến sáu loại nguồn tổng thể trong hai phần đầu cuộc tiếp xúc.
Các nguồn này cho phép chúng tôi hiểu được cách các nhà cầm quyền Trung cộng thực hiện Đại chiến lược của quốc gia họ để phát triển an ninh đến năm 2049 (một trăm năm thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa).
Hy vọng sẽ đạt được:
1- Tuyên bố chính thức của các nhà cầm quyền Trung cộng.
2- Các bài phát biểu của cán bộ lãnh đạo sẽ cung cấp tầm nhìn sắc bén vào các triết lý và bối cảnh chi phối các nguồn khác.
3- Bạch thư Quốc phòng được xuất bản cứ hai, ba năm một lần của Bộ Quốc phòng (Ministry of National Defense) giúp đánh giá thẩm quyền về lãnh vực an ninh của Trung cộng.
4- Các tài liệu của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân (PLA-People’s Liberation Army) bao gồm các bài giảng của hai tổ chức giáo dục hàng đầu:
Quân đội Giải phóng Nhân Dân Trung quốc
-Học viên Khoa học Quân sự (AMS- Academy of Military Sciences) và Đại Học Quốc phòng Quốc gia (NDU- National Defense University)
5- Các tài liệu trắng khác bao gồm các giấy tờ được phát hành bởi cơ quan chính phủ Trung cộng.
Phần thứ ba của cách tiếp xúc liên quan đến việc phân tích để xác định tầm nhìn Đại chiến lược của Trung quốc và những lợi ích cũng như mục tiêu của nó. Phân tích tập trung vào các đặc điểm chiến lược, kinh tế, khoa học kỹ thuật cũng như quân sự để đánh giá khả năng thay thế cho Trung cộng và ý nghĩa trong việc cạnh tranh cũng như hợp tác với Hoa Kỳ.
Để đánh giá hành trình cho tương lai của Trung cộng và ý nghĩa trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Trung cộng, các tác giả đã rút ra từ văn học của bốn kịch bản có đặc tính bao gồm một loạt các kết quả chiến lược dựa trên các diễn biến xảy ra.
Các khuynh hướng và sự kiện trong mỗi kịch bản đã được phát hiện trên cơ sở mức độ thành công của Trung cộng trong việc thực hiện chiến lược trẻ trung hóa (được xác định trong Chương 2), như được xác định bởi tiến bộ trên một loạt chiến lược cấp quốc gia của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thực hiện bởi giới tinh hoa Trung cộng (được mô tả trong Chương 3, 4, 5).
Bốn kịch bản này có thể tạo ra một số chỉ dẫn cho Hoa Kỳ. Quan hệ Trung cộng chủ yếu dựa trên cường độ xung đột và mức độ hợp tác nằm trong các điều kiện và kết quả của các kịch bản đã xác định qua ba hành trình tượng trưng cho các hình tượng lý tưởng trong quan hệ tương lai Hoa Kỳ-Trung cộng.
Cũng như các kịch bản trong tương lai cần xem xét các yếu tố không rõ ràng trong việc phân tích các hành trình.
Sự phát triển kinh tế, ngoại giao cũng như quân sự giữa một Trung cộng đang trỗi dậy và phía Hoa Kỳ rất khó đoán trong trung hạn đến dài hạn. Như vậy việc đánh giá các yếu tố có thể dẫn đến ít nhiều đụng chạm với Hoa Kỳ và trong những môi trường này cần sử dụng nghệ thuật khéo léo hơn là khoa học máy móc.
Các nhà lãnh đạo Trung quốc, các kế hoạch và chiến lược gia bắt đầu thực hiện Đại Chiến lược của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, điều này được xác định và phân tích trong Chương 2.
Đại Chiến lược của Trung cộng là kế hoạch dài hạn phát triển tổng thể được trình bày rõ ràng với mối quan tâm đặc biệt cho sự đe dọa môi trường của Trung quốc. Báo cáo này kết luận hình ảnh nước Mỹ sẽ được ghi nhận qua phép tính của địa chiến lược Bắc Kinh.
Thành công Đại Chiến lược của Trung cộng phụ thuộc vào một loạt các động lực chính trong các giai đoạn thời gian.
Trong thời gian ngắn bối cảnh chính trị trong nước có thể phù hợp nhất.
Trong trung hạn, khuynh hướng trong lãnh vực quân sự, ngoại giao và kinh tế sẽ là điểm nổi bật đáng kể.
Trong dài hạn các động lực khác như Khoa học kỹ thuật, nhân khẩu học, và các yếu tố về môi trường ô nhiễm khí hậu sẽ ảnh hưởng nhiều hơn.
Trung quốc đã áp dụng một loạt các chiến lược và kế hoạch ở cấp quốc gia cho mỗi khu vực.
Chương 3 nghiên cứu cấu trúc chính trị của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và đánh giá khả năng của Bắc Kinh để duy trì sự ổn định an ninh xã hội.
Chương 4 nghiên cứu các chiến lược của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về ngoại giao, kinh tế và khoa học kỹ thuật bao gồm các rào cản và thách thức để hoàn thành các mục tiêu trong mỗi trường hợp.
Chương 5 nghiên cứu chiến lược quân sự của Trung quốc trong một số chi tiết.
Và cuối cùng, Chương 6 đánh giá các kịch bản của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa cùng một loạt hành trình cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung cộng mà còn trêu chọc thách thức Bộ Quốc phòng và Quân đội Hoa Kỳ.
(Xem tiếp phần sau)
Hoàng Đình Khuê
Ngày 08/08/2020