Tin khắp nơi – 26/07/2020
Thăm dò ý kiến bầu cử TT Mỹ: Donald Trump ngày càng bị Joe Biden vượt xa – Thùy Dương
Chỉ còn khoảng 100 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 03/11/2020. Theo kết quả tổng hợp từ nhiều cuộc khảo sát ý kiến cử tri, tổng thống đương nhiệm Donald Trump ngày càng bị đối thủ Joe Biden của đảng Dân Chủ vượt xa, số điểm cách biệt hiện giờ là hơn 8 điểm.
Từ Houston, thông tín viên RFI Thomas Harms giải thích:
“Chỉ còn 100 hôm là đến ngày bầu cử và ứng viên Joe Biden đang mỉm cười hài lòng. Theo nhiều cuộc thăm dò ý kiến, tính bình quân, ứng viên đảng Dân Chủ đang dẫn trước đối thủ Donald Trump khoảng 8,6 điểm. Khảo sát của đại học Quinnipiac thậm chí còn cho thấy Joe Biden được số người ủng hộ hơn 15% so với ông Trump.
Cần nói là trong 10 kỳ bầu cử tổng thống gần đây nhất, các ứng viên dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến 100 ngày trước hôm bỏ phiếu đều đắc cử tổng thống, trừ ứng viên Mikael Dukakis trong cuộc bầu cử năm 1988 (trước ứng viên George Bush cha).
Nhưng năm 2020 thì lại là một năm đặc biệt. Virus corona đã làm thay đổi sâu sắc cách tiến hành chiến dịch vận động tranh cử. Virus corona cũng khiến các cử tri muốn bỏ phiếu qua đường bưu điện, nhưng Donald Trump thẳng thừng phản đối bởi theo ông phương thức bỏ phiếu như vậy sẽ dẫn đến gian lận ồ ạt. Còn phe Dân Chủ lại lo ngại về khả năng có sự can thiệp của các thế lực nước ngoài, mà đứng đầu là Nga, Trung Quốc và Iran.
Vào lúc này, ngày càng có nhiều nhà bình luận bắt đầu nói về khả năng nổ ra những tranh cãi về kết quả bầu cử. Cách nay một tuần, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh Fox News, Donald Trump vẫn tiếp tục gieo rắc hoài nghi, nói rằng đến ngày 03/11 ông sẽ cho biết liệu có chấp nhận kết quả kiểm phiếu hay không.”
Dấu ấn tuần qua: Mỹ đang lột những lớp mặt nạ
cuối cùng của chính quyền Trung Quốc
Lục Du
Trong bài phát biểu tại bảo tàng Richard Nixon hôm thứ Năm (23/7), Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, nói rằng mối hiểm họa từ chính quyền Trung Quốc đã lộ rõ và Mỹ đang thức tỉnh. Bài phát biểu của ông Pompeo cho thấy, chính quyền Trump đã nhìn thấu tầng tầng mặt nạ mà Bắc Kinh đắp lên để lừa mị nhân loại, đồng thời đang từng bước ‘lột’ bỏ những lớp cuối cùng của thứ công cụ ngụy trang nguy hiểm này.
Ông Pompeo đề cập tới việc Hoa Kỳ trước kia đã không hiểu rõ bản chất của chính quyền Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản, nên Tổng thống Nixon vào những năm 70 của thế kỷ trước đã quyết định thiết lập bang giao với Bắc Kinh, với kỳ vọng lực lượng cầm quyền ở Trung Quốc có cơ hội “gần đèn” thì sẽ sớm “rạng”.
Nhưng người Mỹ khi đó không biết rằng bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là “đen”, tức từ trong vật chất vi quan nhất tạo ra sinh mệnh này là như vậy, thì không cách gì có thể khiến nó đổi màu. Điều này được phản ánh một phần qua các hành vi của Bắc Kinh xung quanh vụ việc lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bị đóng cửa hoạt động trong tuần qua.
Ổ gián điệp
Nói về lý do chính quyền Trump ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biết hành động này là “để bảo vệ tài sản trí tuệ và thông tin cá nhân của chính phủ và người Mỹ”, còn ông Pompeo và nghị sĩ Marco Rubio chỉ rõ lý do Mỹ ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc là vì đây là “ổ gián điệp” chuyên thực hiện các hoạt động tình báo và ăn cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ.
Một quan chức thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, được CNN dẫn lời, cho hay, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là một mắt xích trong mạng lưới gián điệp của Trung Nam Hải, hoạt động khắp 25 thành phố trên nước Mỹ.
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stillwel hôm thứ Tư cũng cho biết điều tương tự trong cuộc phỏng vấn với NYTimes, rằng: “Quân đội Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ”. Ông nhấn mạnh rằng tất cả hoạt động này được hỗ trợ bởi Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston.
Mờ ám và trơ trẽn
Vào tối thứ Ba, tại Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đã xảy ra một vụ hỏa hoạn. Cảnh sát và sở cứu hỏa Houston đã nhận được một cuộc gọi từ người dân nên vội vã đến hiện trường để cứu trợ. Tuy nhiên, điều lạ lùng là người của lãnh sự quán Trung Quốc không cho lực lượng cứu hộ của Mỹ vào trong dập lửa.
Theo video ghi lại sự việc tại hiện trường, đám cháy dường như xuất hiện ở văn phòng trung tâm của lãnh sự quán Trung Quốc. Christopher Burgess, một sĩ quan tình báo cao cấp đã làm việc cho CIA trong 30 năm cho rằng “ổ gián điệp” Hoa Nam đang “đốt bằng chứng” và tất cả các tài liệu bí mật, nhạy cảm.
Một video khác cho thấy, vào cuối ngày xảy ra vụ hỏa hoạn, nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc đã tự thu dọn mọi thứ sau khi đám cháy cơ bản hoàn tất. Ông Burgess tin rằng điều này chứng tỏ vụ cháy tại lãnh sự quán Trung Quốc đã được các nhân viên của cơ quan này cố tình thực hiện.
Đã lộ nguyên hình
Hôm thứ Năm, tại bảo tàng Richard Nixon, ông Pompeo nói rằng bài phát biểu về Trung Quốc lần này là bài phát biểu thứ tư trong chuỗi các bài nói chuyện của ông về chủ đề Trung Quốc. Ông cho biết, ông đã đề nghị Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc FBI Chris Wray và Tổng chưởng lý Barr cùng tham gia với ông để làm rõ mối đe dọa Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Đại sứ O’Brien đã nói về ý thức hệ. Giám đốc FBI Wray đã nói về gián điệp. Tổng chưởng lý Barr đã nói về kinh tế. Và mục tiêu của tôi hôm nay là cung cấp một báo cáo tổng hợp cho người dân Mỹ và nói chi tiết về mối đe dọa của Trung Quốc đối với nền kinh tế của chúng ta, đối với tự do của chúng ta, và tương lai của các nền dân chủ tự do trên toàn thế giới”.
Ở phần tiếp theo của báo cáo, ông Pompeo đã chỉ ra sự gian manh của chính quyền Trung Quốc khi không thực thi những lời hứa bảo vệ nhân quyền với cộng đồng thế giới, ăn cắp tài sản trí tuệ Mỹ, lạm dụng thương mại với Mỹ khiến người dân xứ cờ hoa mất việc làm, đẩy mạnh vũ trang đe dọa an ninh nhân loại.
Các lãnh đạo Hoa Kỳ trước đây tưởng rằng Bắc Kinh sẽ hướng tới tự do và dân chủ, nhưng nhiều chục năm sau điều đó vẫn không thành hiện thực. Niềm tin “ngây thơ” của các chính quyền tiền nhiệm đã bị ĐCSTQ lợi dụng và để lại hậu quả sâu sắc.
Ngoại trưởng Pompeo nói: “Sự thật là các chính sách của chúng ta, và của các quốc gia tự do khác, đã hồi sinh nền kinh tế thất bại của Trung Quốc, rồi chỉ để thấy rằng Bắc Kinh quay lại cắn tay của cộng đồng quốc tế, những người đã nuôi dưỡng nó”.
Ông Pompeo nói rằng Mỹ mở rộng tay chào đón công dân Trung Quốc để cuối cùng đối lấy việc “ĐCSTQ lợi dụng xã hội tự do và cởi mở của chúng ta. Trung Quốc đã cài cắm cán bộ tuyên giáo của họ vào các cuộc họp báo, trung tâm nghiên cứu, trường trung học, trường cao đẳng và thậm chí vào các cuộc họp phụ huynh của chúng ta” với mục tiêu tấn công nước Mỹ.
Phần tiếp theo của bài phát biểu, ông Pompeo đã dẫn lời của Bộ trưởng Tư pháp Barr để minh chứng cho sự nguy hiểm của chính quyền Trung Quốc. Theo ông Pompeo, ông Barr đã nói rằng: “Mục tiêu cuối cùng của giới cầm quyền Trung Quốc không phải là thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ, mà tìm cách ăn cướp của Hoa Kỳ”.
Chưa dừng lại, ông Pompeo tiếp tục lấy các dẫn chứng để “vạch mặt” thói dối trá và lươn lẹo của Bắc Kinh. Ông cho biết, Mỹ không phải không muốn nối lại quan hệ với Trung Quốc, cách đây ít tuần ông đã cuộc gặp với Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ Dương Khiết Trì tại Honolulu, nhưng “Cuộc gặp chỉ là những câu chuyện cũ buôn tẻ”, và “Dương đã hứa, giống như rất nhiều quan chức Trung cộng trước đó, những lời hứa rỗng tuếch”.
Trong bài phát biểu quan trọng này, ông Pompeo cũng chỉ mặt những thủ đoạn lừa mị người dân của Bắc Kinh. Ông nói rằng quân đội Trung Quốc lấy tên là “Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc”, nhưng đây không phải là quân đội bảo vệ nhân dân, mà là quân đội bảo vệ ĐCSTQ.
Ông Pompeo cho biết thêm, trò lừa bịp lớn nhất mà ĐCSTQ thực hiện là làm như thể họ đại diện cho 1,4 tỷ dân Trung Quốc, những người đang bị giám sát, áp bức và sợ hãi không dám nói ra sự thật. Bên cạnh đó, ông chỉ rõ Bắc Kinh rất “sợ sự thật”, sợ hơn bất cứ kẻ thù nào vì sự thật sẽ khiến lực lượng này mất đi quyền lực tuyệt đối.
Vì những điều đó, ông Pompeo cho rằng, nước Mỹ không thể tiếp tục “mù quáng” trong mối quan hệ với Bắc Kinh. Để chống lại lực lượng nguy hiểm này, ông đề nghị Hoa Kỳ và các đồng minh cần sử dụng “những cách sáng tạo và quyết đoán hơn” để gây sức ép buộc ĐCSTQ phải thay đổi hành vi xấu xa của nó.
Có thể nói trong bài phát biểu hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Pompeo đã phơi bày gần như toàn bộ những góc khuất bị che đậy bằng các lớp mặt nạ dày đặc trên mặt của chính quyền Trung Quốc, bắt nó hiện nguyên hình là một thế lực lưu manh, bạo lực, và phản nhân loại.
Quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là động thái tiếp theo trong chuỗi hành động của Washington nhằm buộc Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về các hành vi sai trái của mình. Hôm thứ Tư, Tổng thống Trump cảnh báo rằng Hoa Kỳ có thể sẽ còn đóng cửa thêm nhiều lãnh sự quán khác của Trung Quốc.
Các diễn biến quyết liệt hơn khả năng sẽ sớm diễn ra, khi chính quyền Trump đang kêu gọi hình thành một liên minh quốc tế để chống lại các mối nguy hại từ ĐCSTQ và nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các đồng minh và đối tác. Hôm thứ Ba (21/7), ông Nigel Farage, lãnh đạo đảng Brexit của Anh, cũng kêu gọi các quốc gia phương Tây phải đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc, vì sự khủng khiếp mà ĐCSTQ đang thực thi đối với người dân. Hôm thứ Năm, Australia đã gửi một công hàm tới Liên Hợp Quốc, bác bỏ hầu hết các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, một động thái rõ ràng noi theo quyết sách trước đó của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Tại sao quan hệ Mỹ-Trung
đang ở điểm thấp nhất trong nhiều thập niên
Barbara Plett Usher
Hoa Kỳ chủ yếu thúc đẩy chu kỳ đối đầu mới nhất này giữa hai nước
Chính quyền Trump đã tăng cường sự đối đầu với Bắc Kinh trong tuần này, yêu cầu lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đóng cửa vì lo ngại về gián điệp kinh tế.
Đây là bước mới nhất của một vòng xoáy xuống trong mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế, đang chìm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên.
Phóng viên Barbara Plett Usher của BBC xem xét động lực – và hậu quả tiềm tàng – của cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc này.
Leo thang căng thẳng nghiêm trọng thế nào?
Hoa Kỳ không phải là chưa từng đóng cửa một tòa lãnh sự nước ngoài, nhưng đó là một bước hiếm hoi và đầy kịch tính, một tình huống căng thẳng khó giãn ra. Bị đóng cửa à một lãnh sự quán, chứ không phải là một đại sứ quán, vì vậy cơ sở này không chịu trách nhiệm về chính sách. Nhưng tòa lãnh sự đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho thương mại và tiếp cận.
Động thái này gây ra sự trả đũa từ Bắc Kinh: họ ra lệnh cho Hoa Kỳ đóng cửa lãnh sự quán của Hoa Kỳ ở Thành Đô phía tây Trung Quốc, giáng một đòn mạnh vào cơ sở hạ tầng ngoại giao, kênh liên lạc giữa hai nước.
Đây có lẽ là phát triển quan trọng nhất trong suy giảm quan hệ trong những tháng qua, bao gồm hạn chế Visa, các quy tắc mới về du lịch ngoại giao và trục xuất phóng viên nước ngoài. Cả hai bên đã áp đặt các biện pháp ăn miếng trả miếng, nhưng chính Hoa Kỳ đã chủ yếu thúc đẩy chu kỳ đối đầu mới nhất này.
Một người Singapore thừa nhận là gián điệp Trung Quốc tại Mỹ
Trung Quốc yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô
Vì sao Mỹ ra lệnh cho TQ đóng cửa lãnh sự quán Houston?
Điều gì dẫn đến tình huống này?
Giới chức cao cấp chính quyền Hoa Kỳ mô tả lãnh sự quán Houston là “một trong những tội phạm tồi tệ nhất” trong các hoạt động gián điệp kinh tế và ảnh hưởng, mà họ nói đang xảy ra tại tất cả các cơ sở ngoại giao của Trung Quốc.
Ít nhiều thì hoạt động gián điệp nhất định được cho là xảy ra tại mọi lãnh sự nước ngoài, nhưng các quan chức Hoa Kỳ cho biết hoạt động ở Texas đã vượt qua mức có thể chấp nhận được, và họ muốn gửi một thông điệp mạnh mẽ rằng điều này sẽ không được dung thứ.
Quyết định đưa ra “hành động quyết liệt” hơn để chống Trung Quốc và “làm gián đoạn” hoạt động của nước này trùng với bài phát biểu đầu tháng của Giám đốc FBI Christopher Wray.
Ông Wray nói rằng mối đe dọa của Trung Quốc với lợi ích của Mỹ đã tăng tốc ồ ạt trong thập niên qua, lưu ý rằng ông phải mở một cuộc điều tra phản gián mới liên quan đến Trung Quốc cứ sau mỗi 10 giờ.
Bắc Kinh thường xuyên phủ nhận những cáo buộc này và trong trường hợp Houston, gọi chúng là “lời vu khống độc hại”.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đụng độ liên tục trong những tháng gần đây, về thương mại, virus corona và Hong Kong
Giới chỉ trích cách tiếp cận của chính quyền Trump tỏ ra nghi ngờ giá trị việc đóng cửa lãnh sự quán Houston và thời điểm của động thái này.
“Nó có cảm giác giống như một hành vi đánh lạc hướng,” ông Daniel Russel, người từng là quan chức hàng đầu châu Á của Bộ Ngoại giao dưới thời Tổng thống Barack Obama, cho rằng đây ít nhất là một phần của nỗ lực đánh lạc hướng quần chúng khỏi những rắc rối chính trị của Tổng thống Donald Trump trước cuộc bầu cử tháng 11.
Thương chiến Mỹ – Trung: TQ “Đàm thì đàm, chiến thì chiến”
Thương chiến Mỹ-Trung: ‘Chúng ta đều phải trả giá’
Động thái đối đầu này liên quan đến bầu cử?
Có và không.
“Có” bởi vì ông Trump chỉ gần đây mới hoàn toàn chấp nhận chiến dịch chống Trung Quốc mà các chiến lược gia của ông cảm thấy sẽ gây được tiếng vang với cử tri. Nó dựa trên quan điểm dân tộc chủ nghĩa năm 2016 của ông về việc trở nên cứng rắn với một Trung Quốc đã “xé toạc Hoa Kỳ”.
Nhưng nó cũng thêm một đổ lỗi nặng nề đối với cách Bắc Kinh xử lý sự bùng phát của virus corona khi tỷ tệ ủng hộ của tổng thống về phản ứng của chính mình trong việc quản lý đại dịch virus corona ở Mỹ. Thông điệp là Trung Quốc chịu trách nhiệm cho vụ lộn xộn Covid ở nước này chứ không phải ông ta.
“Không” bởi vì những người cứng rắn trong chính quyền của ông Trump, như ngoại trưởng Pompeo, đã nhiều lần thúc giục Washington cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh và đặt nền móng cho cách tiếp cận như vậy. Tổng thống đã dùng giằng giữa lời khuyên đó và mong muốn theo đuổi một thỏa thuận thương mại và phát triển một “tình bạn” với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình của riêng mình.
Việc đóng cửa lãnh sự quán cho thấy rằng những quan chức có khuyh hướng chống Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong, được hỗ trợ bởi sự tức giận thực sự ở Washington trước sự thiếu minh bạch của chính phủ Trung Quốc về một loại virus đã gây ra thảm họa toàn cầu.
Điều này nói gì về quan hệ Mỹ-Trung hiện nay?
Tình hình khá tệ – quan hệ đang ở điểm thấp nhất kể từ khi Tổng thống Richard Nixon chuyển sang bình thường hóa quan hệ với đất nước cộng sản vào năm 1972. Và cả hai đều phải nhận một phần lỗi.
Căng thẳng Mỹ-Trung bắt đầu kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2013 với một chính sách quyết đoán và độc đoán hơn nhiều so với những người tiền nhiệm. Trung Quốc gần đây đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa căng thẳng với luật an ninh quốc gia hà khắc tại Hong Kong và việc đàn áp người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) theo đạo Hồi, gây ra nhiều đợt trừng phạt của Mỹ.Nhưng cuộc đụng độ của Trung Quốc với chủ nghĩa dân tộc ”nước Mỹ trên hết” của chính quyền Trump ngày càng được định hình bởi một thế giới quan được truyền tải qua bài phát biểu về Trung Quốc do ông Pompeo đưa ra trong tuần này.
Trong phần hùng biện của mình về Chiến tranh Lạnh, ông Pompeo cáo buộc các nhà lãnh đạo Trung Quốc là bạo chúa trong công cuộc đi tìm sự thống trị toàn cầu, và đóng khung cuộc cạnh tranh của Mỹ với Bắc Kinh như một cuộc đấu tranh sinh tồn giữa tự do và áp bức.
Nhiều người trong chính phủ Trung Quốc tin rằng mục tiêu của chính quyền Hoa Kỳ là ngăn chặn Trung Quốc bắt kịp sức mạnh kinh tế của Mỹ và đặc biệt tức giận trước những động thái nhằm cắt đứt quyền truy cập vào công nghệ viễn thông Trung Quốc.
Nhưng Bắc Kinh có mối quan tâm và xáo trộn về sự gia tăng chóng mặt của các biện pháp trừng phạt. Ngoại trưởng Wang Yi gần đây đã xin Hoa Kỳ lùi lại và tìm các lãnh vực mà hai quốc gia có thể cùng nhau hợp tác.
Tình hình rồi sẽ ra sao?
Trong thời gian ngắn hạn, chúng ta có thể dự kiến một trạng thái căng thẳng bấp bênh cho đến cuộc bầu cử. Trung Quốc dường như không tìm cách leo thang sự căng thẳng và các nhà phân tích đồng ý rằng Tổng thống Trump cũng không muốn một cuộc đối đầu trầm trọng, chắc chắn không phải là một cuộc đối đầu quân sự.
Nhưng ông Russel, hiện đang là phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á, cảnh báo về xung đột ngoài ý muốn. “Bộ đệm lịch sử từng chặn giữa mối quan hệ Mỹ-Trung, giả định rằng mục tiêu là để giảm leo thang và giải quyết các vấn đề, đã bị tước bỏ,” ông nói.
Tình hình lâu dài phụ thuộc vào người đắc cử trong tháng 11. Nhưng ngay cả khi ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ có xu hướng hồi sinh các con đường hợp tác, ông cũng đang vận động tranh cử theo thông điệp cứng rắn với Trung Quốc. Đây là một chủ đề phản ánh sự đồng thuận cực kỳ hiếm hoi của hai đảng chính trị Hoa Kỳ vượt xa quyền hạn của người chiếm giữ Nhà Trắng.
Jim Carafano, một chuyên gia an ninh quốc gia tại nhóm chuyên gia tư tưởng bảo thủ, The Heritage Foundation, lập luận rằng thách thức hành vi “gây bất ổn” của Trung Quốc là con đường dẫn đến sự ổn định, chứ không phải leo thang căng thẳng. “Trước đây, chúng tôi chưa nói rõ Trung Quốc vi phạm lợi ích của chúng tôi ở đâu và họ đã cứ thế mà làm,” ông nói với BBC.
Nhưng William Cohen, một chính trị gia đảng Cộng hòa, từng là bộ trưởng quốc phòng dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton, cho rằng thật nguy hiểm khi Trung Quốc đang bị coi là một kẻ thù trên toàn phổ chính trị.
Những mở rộng về quân sự, kinh tế và công nghệ của Trung Quốc đã khiến Mỹ nói rằng “chúng ta không thể kinh doanh theo cách chúng ta từng kinh doanh”, ông nói.
“Nhưng chúng ta vẫn phải kinh doanh.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53541849
Bước ngoặt đẩy quan hệ Mỹ-Trung
vào thời kỳ khó lường nhất sau gần 50 năm
Việc Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán được xem là bước ngoặt đẩy quan hệ Mỹ-Trung bước vào thời kỳ khó lường nhất kể từ thập niên 1970.
Các thùng đồ được di chuyển ra khỏi lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston sau khi Mỹ yêu cầu đóng cửa cơ quan ngoại giao này.
Bước ngoặt sau 41 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
Năm 1972 đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Chuyến đi của Tổng thống Nixon khi đó đặt những nền móng đầu tiên cho việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước vào năm 1979.
Vài tuần sau khi quan hệ ngoại giao giữa 2 nước được thiết lập, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tới thăm Mỹ. Hình ảnh ông Đặng đội chiếc mũ cao bồi xem đua ngựa ở phía tây Houston, Texas trở thành điểm nhấn nổi bật trong lịch sử quan hệ 2 nước.
Không lâu sau đó, Trung Quốc đặt lãnh sự quán đầu tiên tại Mỹ ở Houston – nơi đang trở thành trung tâm trong cuộc tranh cãi giữa 2 quốc gia.
Gác lại những khác biệt về chính trị, Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy quan hệ về mặt kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, mối quan hệ này bị gián đoạn một thời gian ngắn sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989
Những năm tiếp theo, tăng trưởng kinh tế giữa 2 nước tăng theo cấp số nhân với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Mỹ vào Trung Quốc trong khi thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 350 tỷ USD mỗi năm.
Nhưng vài năm kế đó, mối quan hệ này bị chia rẽ bởi những cơn sóng ngầm. Mỹ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, chính quyền Tổng thống Clinton năm 1996 điều động tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan sau khi Trung Quốc bắn tên lửa về phía hòn đảo này.
Năm 2001, chiến cơ Trung Quốc va chạm với trinh sát cơ của Mỹ khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng.
Khi Trung Quốc phát triển thành nền kinh tế thứ 2 thế giới, Washington coi Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh cả về kinh tế và quân sự cũng như mối đe dọa hàng đầu của nước này như nhiều chính sách Mỹ tuyên bố.
Về mặt quân sự, tàu chiến Mỹ và Trung Quốc thay nhau xuất hiện ở Biển Đông. Về mặt kinh tế, Mỹ kêu gọi đồng minh loại bỏ gã viễn thông khổng lồ Trung Quốc – Huawei ra khỏi các mạng di động của họ.
Về nhân quyền, Mỹ áp đặt trừng phạt với các chính sách của Trung Quốc tại Hong Kong, Tây Tạng và Tân Cương.
Hàng loạt quan chức cấp cao Mỹ nhiều tháng, nhiều năm qua liên tục đưa ra các tuyên bố gay gắt nhắm vào Trung Quốc.
Với những rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện ảnh hưởng tới gần như mọi khía cạnh của quan hệ song phương, cuộc khủng hoảng lãnh sự quán tuần này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ Trung-Mỹ.
Tương lai mông lung
Trong tuyên bố đưa ra hôm 23/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng gần 50 năm cam kết về kinh tế và chính trị đã thất bại trong việc tạo ra một lời hứa tươi sáng về quan hệ hợp tác giữa 2 nước.
Thay vào đó, quan hệ Mỹ-Trung đang bước vào thời kỳ khó lường nhất kể từ thập niên 1970, sau khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston hôm 22/7.
Washington nói hành động này được thực hiện để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và thông tin cá nhân của người Mỹ. 2 ngày sau, Bắc Kinh trả đũa, yêu cầu Washington đóng cửa lãnh sự quán ở Thành Đô.
Các nhà quan sát nhận định vòng xoáy đi xuống này nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.
Sourabh Gupta, một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc-Mỹ ở Washington cho biết có thể lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston tham gia vào các hoạt động tấn công mạng có liên quan tới Bắc Kinh để đạt được các hoạt động thương mại và ảnh hưởng ở Mỹ.
“Nhưng tôi không hy vọng rạn nứt sẽ vượt ra ngoài lĩnh vực trao đổi thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và khoa học-công nghệ như vậy, để rồi bắt đầu nuốt chửng mối quan hệ song phương nói chung”, ông cho hay.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Trump yêu cầu đóng của cơ quan ngoại giao nước ngoài. Nhưng họ chưa từng làm vậy với lãnh sự quán Trung Quốc kể từ khi 2 nước thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 41 năm.
Theo Pang Zhongying, nhà phân tích các vấn đề quốc tế của Đại học Đại dương (Trung Quốc), việc đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco vào tháng 9/2017 là đỉnh điểm của một cuộc tranh chấp ngoại giao kéo dài về cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ. Nhưng nó theo sau các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng như việc Matxcơva cắt giảm hơn 700 nhà ngoại giao Mỹ.
Các nhà quan sát cũng đặt câu hỏi vì sao Mỹ leo thang tình trạng hiện tại bằng cách nhắm mục tiêu vào lãnh sự quán Trung Quốc thay vì các hành động khác như trục xuất các nhà ngoại giao, vốn được cho là có thể phục vụ cho mục đích tương tự nhưng với thiệt hại bớt nghiêm trọng hơn.
Một số chuyên gia, trong đó có Steve Tsang – Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc của trường SOAS cho rằng động thái mới đây của Mỹ là nhằm cứu vãn công cuộc tái tranh cử của Tổng thống Trump trong bối cảnh chính quyền đương nhiệm đang hứng chịu loạt chỉ trích về cách chống dịch.
Nhưng chuyên gia này cũng tin rằng kể cả ông Trump có tái đắc cử hay không, cấu trúc trong quan hệ giữa 2 cường quốc đã thay đổi.
Gal Luft, Giám đốc Viện phân tích an ninh toàn cầu ở Washington có chung quan điểm khi cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đã xấu đi tới mức ngay cả trong trường hợp ông Biden đắc cử cũng khó có thể sửa chữa nổi.
Ông Luft dự đoán nhiều chính sách của Mỹ có thể sẽ còn mạnh mẽ hơn thời gian tới, bởi chính quyền Trump đang cố gắng gắn kết tình cảm chống Trung Quốc đang sục sôi trong đại dịch.
Theo giới phân tích, việc Washington sẵn sàng khiêu khích Bắc Kinh có thể sẽ thách thức nỗ lực xây dựng một liên minh chống Trung Quốc, do các nước không muốn trở thành con tốt thí trong cuộc xung đột giữa các siêu cường.
“Căng thẳng gia tăng nhanh chóng với Mỹ cũng sẽ có tác động lâu dài đến tình hình trong nước của Trung Quốc”, Chen Daoyin – một học giả chính trị cho biết. Nhưng ông này cũng tin rằng Trung Quốc vẫn sẽ kiên quyết đáp trả, ăn miếng trả miếng với Mỹ.
Chu Yin, giáo sư tại Đại học Quan hệ Quốc tế ở Bắc Kinh phân tích, một số người Mỹ ủng hộ sự gắn kết giữa 2 nước đã rất thất vọng vì sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và sự xuất hiện của tầng lớp trung lưu vốn ngăn cản sự thay đổi theo hướng dân chủ mà họ kỳ vọng.
Về tương lai quan hệ 2 nước, ông Chu từ chối đưa ra dự báo và cho rằng cần kiên nhẫn hơn vào thời điểm hỗn loạn này.
Ngoại trưởng Mỹ: ‘Lịch sử cho thấy nếu không
làm gì, Trung Quốc sẽ chiếm thêm lãnh thổ’
Quý Khải
Trên Twitter, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm thứ Bảy (25/7) đã tái khẳng định lập trường cứng rắn của Mỹ đối với các yêu sách và tham vọng độc bá Biển Đông của Trung Quốc.
Tài khoản Twitter của vị Ngoại trưởng Mỹ có đăng một bức ảnh nhấn mạnh thông điệp viết hoa trên nền đỏ, ghi:
“Biển Đông không phải là đế chế hàng hải của Trung Quốc”.
Thông điệp này cũng từng được ông Pompeo đưa ra hồi tháng 6, vào thời điểm kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36.
Đáng chú ý, trong đoạn Tweet, vị ngoại trưởng Mỹ cũng có lời cảnh báo khá trực diện:
“Nếu Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế và các nước tự do không làm gì, lịch sử đã chứng minh Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ chiếm thêm lãnh thổ”.
Trước đó chỉ một hôm, Liên Hợp Quốc công bố công hàm của Úc, theo đó bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Giới quan sát nhận định, đây là động thái nối gót quyết định tương tự của đồng minh Mỹ trong vấn đề Biển Đông, trước khi hai bên tổ chức cuộc tham vấn ngoại giao-quốc phòng song phương.
Tweet của nhà ngoại giao hàng đầu chính quyền Mỹ được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Thời báo Hoàn Cầu – kênh phát ngôn của Bắc Kinh – đưa tin quân đội Trung Quốc đang diễn tập bắn đạn thật tại Vịnh Bắc Bộ, ngoài khơi bán đảo Lôi Châu. Trước đó, Hải quân Hoa Kỳ cũng đã thực hiện song song 2 cuộc tập trận ở Biển Philippines và Ấn Độ Dương, với sự tham gia của 3 quốc gia thành viên khác trong nhóm “Bộ Tứ” (Quad) gồm Úc, Nhật và Ấn Độ.
Tờ báo nói rằng vị trí tập trận ở ngay “ngưỡng cửa của Biển Đông”. Cuộc tập trận sẽ được phân thành hai giai đoạn, giai đoạn đầu từ thứ Bảy đến Thứ Hai (27/7), giai đoạn hai từ Thứ Ba (28/7) đến Chủ Nhật tới (2/8), theo thông báo của Cục Hải sự Bắc Hải.
Mỹ – Trung đang tiến đến cuộc chiến ý thức hệ
Việc đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là diễn biến mới nhất trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc để giành vị thế tối thượng về kinh tế và công nghệ, định hình cuộc Chiến tranh Lạnh mới mà trong đó có cả cuộc đua điều chế vắc-xin COVID-19.
Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc.
Mỹ yêu cầu đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở TP Houston, bang Texas, với lý do là vì hoạt động đánh cắp sở hữu trí tuệ.
Thông báo được đưa ra 1 ngày sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố cáo trạng với 2 công dân Trung Quốc bị buộc tội tấn công tin tặc hàng trăm công ty Mỹ và cố đánh cắp nghiên cứu về vắc-xin COVID-19.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio, quyền chủ tịch Uỷ ban tình báo Thượng viện Mỹ, viết trên Twitter rằng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston là “nút trung tâm trong mạng lưới do thám và gây ảnh hưởng rộng khắp của Trung Quốc tại Mỹ”.
Houston là một trong những trung tâm công nghệ sinh học và y tế của thế giới.
Các chuyên gia về đối ngoại cho rằng Bắc Kinh chắc chắn sẽ trả đũa.
“Các quốc gia không xem nhẹ quyết định như vậy, nên chắc chắn sẽ dẫn đến việc đóng cửa một trong những lãnh sự quán của Mỹ”, Molly Montgomery, một nhà ngoại giao nghỉ hưu đang công tác tại Viện Brookings, đánh giá.
Những cáo buộc Trung Quốc do thám có vẻ là động lực chính cho hành động của Mỹ lần này, nhưng diễn ra vào thời điểm quan hệ Mỹ – Trung đang căng thẳng trên nhiều mặt trận.
“Không nghi ngờ gì việc Trung Quốc trở thành mối đe doạ do thám to lớn đối với Mỹ. Nhưng câu hỏi không phải hành động của Trung Quốc, mà liệu việc đột ngột đóng cửa lãnh sự quán ở Houston có giải quyết được vấn đề hay không”, Abraham Denmark, giám đốc chương trình châu Á tại Viện Kissinger về Trung Quốc và Mỹ tại Trung tâm Wilson, nói.
Việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc triển khai chiến dịch đánh cắp các bí mật kinh doanh của Mỹ không phải điều gì mới. Nhưng Tổng thống Donald Trump đưa vấn đề này thành chủ đề của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và dùng chuyện gây sức ép lên Bắc Kinh làm trụ cột trong cuộc chạy đua bầu cử tổng thống năm 2016.
Ngoài thương mại, quan hệ Mỹ – Trung cũng căng thẳng vì đại dịch COVID-19, chính sách của Trung Quốc với Hong Kong, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và biển Đông.
Giám đốc FBI Christopher Wray đầu tháng này nói rằng số vụ do thám của Trung Quốc tăng 1.300% trong thập kỷ qua.
“Chúng ta giờ đã đến thời điểm mà FBI phải mở chiến dịch phản gián liên quan đến Trung Quốc với tần suất 10 giờ một lần”, ông Wray nói.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Bill Barr gần đây cáo buộc Trung Quốc dùng kiểu “chiến tranh kinh tế chớp nhoáng” trên các thị trường tự do toàn cầu và kêu gọi các công ty Mỹ chớ từ bỏ những nguyên tắc của mình để chiều lòng các lãnh đạo và quản lý Trung Quốc.
Ông Barr cảnh báo Trung Quốc không chỉ dùng “chiến tranh kinh tế” mà còn cố vượt Mỹ để trở thành siêu cường ưu việt của thế giới.
Gerard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ, cho rằng chính quyền Trump đang định hình một cuộc xung đột về ý thức hệ.
“Trong hầu hết các trường hợp, chính quyền Mỹ không sử dụng tên Trung Quốc mà gọi tên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là một cách để biến cuộc cạnh tranh quyền lực nước lớn thành một cuộc chiến về ý thức hệ”, ông Araud viết trên Twitter.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35984-my-trung-dang-tien-den-cuoc-chien-y-thuc-he.html
Nghi vấn Lãnh sự quán TQ ở Mỹ
bị đóng cửa là ‘điểm nóng’ gián điệp
Quyết định đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston được cho là có liên quan đến báo cáo của FBI cho thấy cơ sở này là “điểm nóng” gián điệp Trung Quốc tại Mỹ.
Điểm nóng gián điệp
Tờ NBC News hôm nay, 23/7, dẫn một số nguồn tin cho biết Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI đã dành nhiều năm thu thập thông tin tình báo về lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston (bang Texas) và phát hiện cơ sở này là “điểm nóng” gián điệp.
Thông tin trên đã được thông báo với Tổng thống Donald Trump ngay sau khi ông nhậm chức.
Theo NBC News, nhiều quan chức Mỹ tiết lộ lãnh sự quán Houston từ lâu đã được chính phủ Trung Quốc tận dụng để đánh cắp các nghiên cứu y học có giá trị, và xâm nhập ngành công nghiệp dầu khí của Mỹ.
Các quan chức an ninh của Mỹ cũng nói rằng lãnh sự quán được gia cố để ngăn chặn sự giám sát của Washington, đồng thời cho biết đây là trung tâm liên lạc công nghệ cao được dùng để điều phối các hoạt động gián điệp.
Trước đó, hôm 22/7, chính phủ Mỹ thông báo sẽ cho Trung Quốc 72 giờ để đóng cửa lãnh sự quán ở Houston.
Động thái này của Washington được các quan chức an ninh hoan nghênh, cho rằng đây là thông điệp mạnh mẽ mà chính quyền Mỹ đưa ra nhằm cảnh cáo Trung Quốc.
Tối thứ Ba, vài giờ trước khi quyết định đóng cửa cơ sở ngoại giao ở Houston được công bố, người dân sống gần đó đã phát hiện một số đám cháy nhỏ trong sân lãnh sự quán, nghi là do các nhân viên ngoại giao đốt tài liệu.
Sở Cứu hoả Houston đã có mặt tại hiện trường, nhưng không được vào trong lãnh sự quán.
Trước đó 3 năm, khi một sự cố tương tự xảy ra, các nhân viên cứu hoả đã được cho phép vào dập lửa và được các quan chức Trung Quốc khen ngợi.
Ngoài ra, cũng theo NBC News, lãnh sự quán ở Houston cùng các lãnh sự quán Trung Quốc khác và đại sứ quán ở Washington đã tham gia tích cực vào chiến dịch “ngoại giao khẩu trang” trong đại dịch COVID-19.
Giữa lúc Bắc Kinh phải đối mặt với những chỉ trích về đại dịch COVID-19, các cơ quan ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ đã liên tục tổ chức quyên góp vật tư y tế và thực phẩm cho các cộng đồng bị ảnh hưởng.
Chính sách mới
Theo PBS NewsHour, việc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston không chỉ liên quan đến cáo buộc gián điệp, mà còn là một phần chính sách ngoại giao mới của Washington.
Hồi tháng Một, do lo ngại dịch COVID-19, Mỹ đã sơ tán lãnh sự quán nước này ở Vũ Hán.
Lãnh sự quán sau đó không được mở cửa trở lại, vì tranh cãi về việc nhân viên ngoại giao Mỹ có phải cách ly và thực hiện các xét nghiệm COVID-19 khi đến sân bay Trung Quốc hay không.
Về lâu dài, các quan chức Mỹ cho biết Washington muốn giảm bớt sự hiện diện ngoại giao ở Trung Quốc.
Ngoài Đại sứ quán ở Bắc Kinh, Mỹ còn 5 lãnh sự quán khác trên khắp Trung Quốc đại lục và lãnh sự quán ở Hong Kong.
Các quan chức cấp cao cho biết Washington chấp nhận việc đóng cửa vĩnh viễn một lãnh sự quán, và có ý định lập một lãnh sự quán ở địa điểm khác thuộc châu Á.
Hành động liều lĩnh
Susan Thornton – chuyên gia ngoại giao Mỹ có 28 năm thâm niên cho biết việc đóng cửa một lãnh sự quán ở thời bình là một động thái cực kì hiếm gặp trong ngoại giao.
“Đây là lần đầu tiên Mỹ đơn phương yêu cầu đóng cửa một lãnh sự quán, ngoài vụ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở San Francisco năm 2017. Tuy nhiên, tình huống năm 2017 rất khác, và liên quan đến những cuộc thảo luận giữa Moscow với Washington”, bà Thornton nói.
Cũng theo nữ chuyên gia, không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia khác cũng rất quan ngại về Trung Quốc, về những thách thức mà Bắc Kinh đặt ra đối với luật pháp, trật tự quốc tế và khả năng cạnh tranh thương mại.
Bà Thornton cho rằng “hành động của Washington khá liều lĩnh”, nhưng vẫn là điều nên làm để bảo vệ các tài sản trí tuệ của Mỹ.
Lãnh sự quán TQ tại Houston có khả năng
đã đốt hết các tài liệu mật về hoạt động gián điệp
Bình luậnDu Miên
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston bị buộc đóng cửa gần đây rất có thể đã đốt sạch các tài liệu mật có chứa thông tin chi tiết về các hoạt động gián điệp và mật lệnh từ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), theo một cựu nhà ngoại giao Trung Quốc.
Trong tuần vừa qua, với một động thái chưa từng có tiền lệ, chính quyền Tổng thống Trump đã ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, kèm cáo buộc đây là “một trung tâm gián điệp và đánh cắp sở hữu trí tuệ”.
Tối ngày 21/7, lính cứu hỏa địa phương đã tiếp nhận các khiếu nại của quần chúng về một đám cháy tại sân lãnh sự quán Trung Quốc. Tại thời điểm xảy ra sự việc, trưởng phòng cứu hỏa của Houston Samuel Samuel Pena nói với hãng thông tấn địa phương KTRK rằng: “Dường như là [họ] đang đốt lửa trong một cái container trên sân của cơ quan lãnh sự quán Trung Quốc”.
Cựu nhà ngoại giao cấp cao tại lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney (Úc) Trần Dụng Lâm (Chen Yonglin), nói với tờ The Epoch Times rằng, các nhân viên của lãnh sự quán Trung Quốc rất có thể đã đốt hết các hồ sơ về một loạt các vấn đề nhạy cảm, từ hoạt động gián điệp đến chỉ thị của cơ quan trung ương ĐCSTQ. Ông Trần là người đã đào thoát khỏi Trung Quốc vào năm 2005.
Nhà cựu ngoại giao cho biết, họ sẽ hủy các tài liệu được phân loại là “bí mật” và “bảo mật”. Chúng có thể bao gồm các báo cáo từ các điệp viên trong cộng đồng người Trung Quốc; báo cáo tình báo về các cơ quan hải ngoại chỉ trích Bắc Kinh, bao gồm cả nhóm học viên Pháp Luân Công bị đàn áp; và các tài liệu về chính sách nội bộ từ chính quyền trung ương.
Đây là những dạng tài liệu mà ĐCSTQ “thực sự sẽ không hề muốn” để lọt ra ngoài, ông Trần khẳng định.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, chính quyền Trung Quốc có sự phân loại cao hơn về “bí mật hàng đầu”, nhưng việc lưu hành các tài liệu đó chỉ được giới hạn trong nội bộ các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ. Vì vậy, những tài liệu đó khó có thể được lưu giữ tại lãnh sự quán.
Khi ông Trần đào thoát khỏi Trung Quốc hơn một thập kỷ trước, ông tiết lộ rằng ĐCSTQ có khoảng 1.000 điệp viên ở Úc. Ông cho biết, các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc được ủy nhiệm để gây ảnh hưởng đến các quan chức và giới thượng lưu tại các nước sở tại. Họ cũng huy động các sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài và các thành viên của cộng đồng Trung Quốc để thúc đẩy chương trình nghị sự của ĐCSTQ.
Ông Trần đồng tình với Thượng nghị sĩ Marco Rubio khi ông Rubio nhận xét bản chất thật của lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là “một nút giao trung tâm của một mạng lưới rộng lớn bao gồm các điệp viên và các hoạt động ảnh hưởng ở Hoa Kỳ của ĐCSTQ”, sau khi chính phủ Hoa Kỳ ban hành lệnh đóng cửa.
Ông Trần nhận định, tòa Lãnh sự quán tại Houston có tầm quan trọng chiến lược cao đối với chính quyền Bắc Kinh, vì các lĩnh vực công nghệ cao của Hoa Kỳ có trụ sở tại khu vực Houston, bao gồm các ngành công nghiệp hàng không, y sinh và dầu khí. Ông mô tả ĐCSTQ như một loài “ký sinh trùng”, và cho biết ĐCSTQ dựa vào việc đánh cắp công nghệ của Mỹ trong các lĩnh vực tiên tiến này để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghệ.
Giám đốc FBI Christopher Wray gần đây cho biết cơ quan này có hơn 2.000 cuộc điều tra trên khắp Hoa Kỳ có liên đới tới Trung Quốc. Ông Wray mô tả hành vi trộm cắp công nghệ và bí mật thương mại của ĐCSTQ có “quy mô lớn đến mức nó đại diện cho một trong những vụ chuyển nhượng tài sản lớn nhất trong lịch sử loài người”.
Trong một cuộc họp ngắn hôm 24/7, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston đã tham gia vào các nỗ lực đánh cắp nghiên cứu của Hoa Kỳ về vaccine chống COVID-19.
Một quan chức của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) nói rằng, dù DOJ có chấp nhận rằng tất cả các cơ quan ngoại giao thực hiện một số hoạt động gián điệp ở một mức độ nhất định, thì các hoạt động của lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston đã diễn ra “vượt quá những gì [Hoa Kỳ] sẵn sàng chấp nhận”.
Theo tờ New York Times, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương là ông David R. Stilwell cho biết, lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston “có lịch sử tham gia vào các hành vi lật đổ”, và là “trung tâm” của những nỗ lực từ quân đội Trung Quốc hòng đánh cắp các nghiên cứu của Mỹ.
Trích dẫn một tài liệu hành pháp, báo New York Times đưa tin rằng, các cuộc điều tra của FBI về lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston có liên quan đến nỗ lực đánh cắp nghiên cứu y tế và thông tin nhạy cảm khác từ các tổ chức trong khu vực; nỗ lực thuyết phục hơn 50 nhà nghiên cứu và học giả để tham gia các chương trình tuyển dụng của Trung Quốc, vốn được thiết kế để tạo điều kiện chuyển giao nghiên cứu nhạy cảm cho các tổ chức Trung Quốc; và áp bức các công dân Trung Quốc bị ĐCSTQ truy nã hiện đang cư trú tại Hoa Kỳ.
Ông Stilwell cũng cho biết, Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston và 2 nhà ngoại giao khác gần đây đã bị bắt gặp sử dụng giấy tờ tùy thân giả để hộ tống du khách Trung Quốc đến một chuyến bay điều lệ tại Sân bay Liên lục địa George Bush ở Houston, Texas, theo New York Times đưa tin.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Căng thẳng Mỹ- Trung:
Nhân viên ngoại giao Mỹ sẵn sàng rời Thành Đô
Thanh Hà
Từ chiều 25/07/2020 nhân viên ngoại giao Mỹ tại Thành Đô ráo riết dọn dẹp để trao trả chìa khóa lại cho phía Trung Quốc. Đám đông đã tụ tập trước cửa văn phòng cơ quan đại diện ngoại giao này để chứng kiến sự kiện. Mọi chú ý nhắm vào phía lãnh sự Mỹ.
Sử dụng thành thạo tiếng Hoa, Jim Mullinax là một trong những nhà ngoại giao Mỹ có uy tín nhất tại Trung Quốc. Vợ ông là một người Đài Loan và bà nhận được nhiều tiếng khen trong cộng đồng người Hoa. Nhưng căng thẳng càng lúc càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ đã đảo ngược tình thế. Vợ chồng lãnh sự Mỹ tại Thành Đô đang trở thành mục tiêu tấn công của một phần dư luận Trung Quốc như giải thích của thông tín viên Simon Leplâtre từ Thượng Hải :
“Vị lãnh sự được lòng dân nhất tại Trung Quốc bỗng chốc trở thành kẻ thù số 1. Mới cách nay không lâu, lãnh sự Mỹ tại Thành Đô và phu nhân được biết đến nhiều qua các màn biểu diễn âm nhạc. Ông thường hay hát những ca khúc bằng tiếng Hoa. Vợ ông là người Đài Loan, cũng được biết đến nhiều qua các chương trình hướng dẫn nấu ăn có uy tín.
Nhưng đó là chuyện của quá khứ trước khi nổ ra những căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, làm tiêu tan những nỗ lực của giới ngoại giao tại chỗ để dân tộc hai nước xích lại gần nhau. Sau việc đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston bị Washington tố cáo là một ổ gián điệp, đến lượt Trung Quốc trả đũa, ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Mỹ tại Thành Đô.
Công chúng đã tập hợp trước cửa tòa lãnh sự Mỹ và hàng triệu người Trung Quốc sử dụng internet chiều qua trực tiếp theo dõi cảnh dỡ biển văn phòng đại diện ngoại giao này tại Thành Đô.
Trên mạng xã hội Vi Bác, tài khoản của phu nhân lãnh sự Mỹ trước đây tràn ngập những lời khen tặng, giờ thì bị thay thế bằng những lời thóa mạ mang đầy hơi hướm chủ nghĩa dân tộc”.
Hoa Kỳ và Nga sẽ tổ chức các cuộc đàm phán
an ninh không gian đầu tiên kể từ năm 2013
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (24/7), một viên chức Hoa Kỳ cho biết vào tuần tới, Hoa Kỳ và Nga sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương chính thức đầu tiên về an ninh không gian kể từ năm 2013, sau khi Hoa Kỳ cáo buộc rằng Nga thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh trên không gian trong tháng này.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về an ninh quốc tế, ông Christopher Ford, cho biết Washington hy vọng sẽ thúc đẩy các chuẩn mực về hành vi có trách nhiệm ngoài không gian, đồng thời kêu tăng cường sự ổn định, khả năng dự đoán và các phương cách giải quyết khủng hoảng.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết các cuộc đàm phán sẽ diễn ra vào hôm thứ Hai tại Vienna. Khi trò chuyện với các phóng viên, ông Ford cho biết Hoa Kỳ tin rằng Nga và Trung Cộng biến không gian thành “một lĩnh vực chiến tranh”, đồng thời lưu ý rằng Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cho biết họ có bằng chứng cho thấy Nga thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh trên không gian vào ngày 15 tháng 7.
Ông từ chối nêu tên người sẽ lãnh đạo phái đoàn Hoa Kỳ, hoặc đề cập đến việc liệu các viên chức Hoa Kỳ và Nga vào tuần tới có thảo luận về một phương án thay thế cho New START hay không. New
START, Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới năm 2010, giới hạn lượng đầu đạn vũ khí nguyên tử chiến lược của Hoa Kỳ và Nga ở mức 1,550 cho mỗi quốc gia. (BBT)
Các ngân hàng lớn của Mỹ dành ra hàng chục tỷ USD
để xử lý nợ xấu – dấu hiệu dòng tín dụng
chảy vào thị trường đầu cơ
Bình luậnThủy Tiên
Trong quý II, dự trữ của JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo dành riêng để chuẩn bị cho một làn sóng nợ không trả đúng hạn và phá sản lên tới 28 tỷ USD. Doanh thu từ hoạt động đầu tư và môi giới và doanh thu của các ngân hàng này đã tăng vọt – dấu hiệu dòng tiền tín dụng bị chảy vào thị trường đầu cơ. Wells Fargo thông báo lỗ ròng 2,4 tỷ USD.
Một số ngân hàng lớn của Mỹ, lo lắng về hậu quả của đại dịch đối với sức khỏe tài chính của khách hàng, đã dành ra hàng tỷ đô-la để xử lý các khoản nợ không trả đúng hạn, thậm chí một số ngân hàng còn tranh thủ sự biến động trên thị trường.
Tổng các khoản dự trữ mà JPMorgan Chase, Citigroup và Wells Fargo dành ra để chuẩn bị cho một làn sóng nợ không trả đúng hạn và phá sản lên tới 28 tỷ USD. Ba tổ chức này là những ngân hàng đầu tiên công bố kết quả của họ hôm thứ Ba (14/7), trước cả Goldman Sachs hôm thứ Tư (15/7) và Bank of America hôm thứ Năm (16/7).
JPMorgan Chase đã tăng các khoản dự phòng của mình lên 8,9 tỷ USD trong quý II vì ngân hàng này ước tính một sự phục hồi kinh tế 6 tháng cuối năm “lâu hơn dự kiến” ban đầu, giám đốc tài chính Jennifer Piepszak cho biết.
Tình hình chắc chắn đã được cải thiện vào tháng 5 và tháng 6 khi các nhà chức trách dỡ bỏ các hạn chế chặt chẽ nhất. Nhưng đây là “những tháng dễ dàng” do chính phủ đã hỗ trợ tài chính cho cả doanh nghiệp và cá nhân, bà Giám đốc tài chính đã ước tính trong một cuộc điện đàm với các nhà báo.
Một môi trường “ảm đạm hơn nhiều” sẽ đến – ngân hàng hạ tiêu chuẩn tín dụng
Các ngân hàng đã cho phép hàng triệu khách hàng bỏ qua các khoản thế chấp và thanh toán bằng thẻ tín dụng trong đại dịch. Nhưng sức khỏe tài chính của khách hàng có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều khi những nỗ lực kích thích lớn của chính phủ đã giúp nhiều người được ổn định, bao gồm cả trợ cấp thất nghiệp mở rộng, bắt đầu hết hạn.
Môi trường kinh tế sẽ trở nên “ảm đạm hơn nhiều” so với tháng 5 và tháng 6, giám đốc điều hành ngân hàng Jamie Dimon dự đoán trong một cuộc hội thảo với các nhà phân tích. JPMorgan đang chuẩn bị cho “kịch bản tồi tệ nhất” nhưng “chúng tôi chỉ đơn giản là không biết điều gì sẽ xảy ra”, ông nói thêm. “Cụm từ ‘chưa từng có’ hiếm khi được sử dụng đúng. Lần này thì đúng là như vậy”.
Câu chuyện tương tự với Charlie Scharf, giám đốc điều hành của Wells Fargo là ngân hàng đã dành ra thêm 8,4 tỷ đô-la để tránh những vỡ nợ thanh toán có thể xảy ra.
“Ý kiến của chúng tôi về độ dài và mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là đang xấu đi một cách đáng kể so với ước tính của chúng tôi vào cuối quý đầu tiên”, ông nhấn mạnh với các nhà phân tích.
Citigroup, ngân hàng lớn thứ ba của Mỹ đã công bố kết quả hàng quý hôm thứ Ba (14/7), về phần mình đã dự phòng thêm 7,9 tỷ USD. Ngân hàng này cho biết trong một tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị cho “một mức độ căng thẳng hơn và/hoặc sự phục hồi kinh tế có phần chậm hơn”. Lợi nhuận của Citigroup đã giảm hơn 70%, từ 4,8 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái xuống còn 1,32 tỷ USD trong quý II.
“Đại dịch hoàn toàn bao vây nền kinh tế và dường như sự kìm kẹp của nó ít có khả năng sẽ giảm bớt cho đến khi vaccin được phổ biến rộng rãi”, tổng giám đốc Michael Corbat đã dự đoán trong một cuộc điện đàm.
Kỷ lục doanh thu của JPMorgan Chase và Citigroup từ đầu tư và môi giới: dấu hiệu dòng tín dụng ngân hàng bị lợi dụng cho hoạt động đầu cơ
Các biện pháp được áp dụng trong quý để ngăn chặn sự lây lan của virus Corona Vũ Hán cũng cân nhắc đến tài chính của một số hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp nhảy vọt lên gần 15% trong tháng 4 cũng như dòng tiền của nhiều công ty
Triển vọng của các ngân hàng bi quan hơn khi hàng triệu người không có việc làm, hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ đóng cửa vĩnh viễn và một số bang bắt đầu đóng cửa lần thứ hai để ngăn chặn sự lây lan của virus corona chủng mới.
Trong khi một số tiểu bang như California vừa tái lập lại việc phong tỏa trước sự gia tăng các trường hợp nhiễm virus Corona, nhiều người đang tự hỏi về khả năng nền kinh tế sẽ hồi phục thẳng tiến.
Không có gì đáng ngạc nhiên trong bối cảnh này, doanh thu từ các hoạt động bán lẻ của 3 ngân hàng đã giảm trong quý II. Nhưng JPMorgan Chase và Citigroup đã có thể đặt niềm tin vào các hoạt động đầu tư và môi giới để giảm thiểu tác động của việc tăng vọt dự phòng.
Bị thúc đẩy bởi sự biến động cao đã làm rung chuyển thị trường tài chính kể từ đầu năm và bởi một khoản tiền khổng lồ do Ngân hàng Trung ương Mỹ bơm vào để đảm bảo sự ổn định, thu nhập từ hoạt động đầu cơ đã tăng đáng kể 79% tại JPMorgan Chase lên 9,7 tỷ USD trong khi doanh thu của Citigroup trên thị trường trái phiếu tăng 68%.
Kết quả: JPMorgan Chase đã công bố doanh thu quý II kỷ lục, tăng 15% lên 33,8 tỷ USD, trong khi Citigroup chứng kiến mức tăng 5% lên 19,8 tỷ USD.
Wells Fargo lỗ ròng 2,4 tỷ USD
Lợi nhuận theo quý của các ngân hàng giảm mạnh, từ 51% xuống 4,7 tỷ USD tại JPMorgan Chase và từ 73% xuống 1,3 tỷ USD tại Citigroup. Nhưng nhà phân tích cho rằng các ngân hàng này vẫn tốt hơn dự kiến.
Wells Fargo, ngân hàng không có các hoạt động môi giới hoặc đầu tư, cũng phát triển như các đối thủ của mình, đã ghi nhận một khoản lỗ ròng 2,4 tỷ USD trong hơn một thập kỷ về phần mình và cho biết doanh thu của họ đã giảm từ 21,6 tỷ USD trong cùng kỳ năm ngoái xuống còn 17,8 tỷ USD.
Wells Fargo đã phải vật lộn rất lâu trước khi xảy ra đại dịch, vẫn đang hồi phục sau các vụ bê bối lạm dụng người tiêu dùng, bao gồm việc mở hàng triệu tài khoản mà khách hàng không yêu cầu. Nhưng suy thoái kinh tế hiện nay đã làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Trên mỗi cổ phiếu, mức lỗ của nó cao hơn gấp 3 lần so với kỳ vọng của thị trường. Để bảo toàn thanh khoản của mình, ngân hàng này đã quyết định giảm cổ tức từ 51 cent mỗi cổ phiếu xuống còn 10 cent trong quý III. “Chúng tôi tin rằng cần phải cực kỳ thận trọng cho đến khi chúng tôi thấy một con đường rõ ràng để cải thiện kinh tế rộng rãi”, ông Scharf cho biết.
Tại Phố Wall, cổ phiếu của JPMorgan Chase đã giảm 0,1% vào giữa phiên trong khi của Citigroup mất 2,8% và của Wells Fargo mất 5,3%.
Thủy Tiên
Nguồn:
https://www.washingtonpost.com/business/2020/07/14/big-banks-prepare-protracted-recession-report-drastic-drop-profits/
https://www.latribune.fr/entreprises-finance/banques-finance/les-grandes-banques-americaines-mettent-des-milliards-de-cote-pour-se-preparer-aux-impayes-852828.html
Tổng Thống Trump cho phép các công ty quốc phòng
bán thêm phi cơ không người lái có trang bị vũ khí
cho quân đội ngoại quốc
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Sáu (24 tháng 7), một viên chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay trong tuần này, tổng thống Trump đã cho phép các công ty quốc phòng bán thêm nhiều phi cơ không người lái có trang bị vũ khí cho quân đội ngoại quốc.
Ba thập niên trước, 35 quốc gia thành viên ký kết chương trình Chế độ Kiểm soát Kỹ thuật Hỏa tiễn (MTCR) đã bị cấm không mua các phi cơ không người lái có trang bị vũ khí của Hoa Kỳ, cho đến khi chính sách mới được cập nhật.
MTCR phân loại phi cơ không người lái lớn tương tự hỏa tiễn hành trình, khiến cho loại vũ khí này bị hạn chế xuất cảng nghiêm ngặt. Nhưng theo chính sách mới cập nhật, loại phi cơ không người lái của Hoa Kỳ có vận tốc dưới 800 km/giờ, như Reaper do General Atomics chế tạo và Global Hawks do Northrop Grumman sản xuất, không còn nằm danh sách hạn chế nghiêm ngặt của MTCR.
Clarke Cooper, phụ tá bộ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị – quân sự của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết chính sách mới này sẽ giúp các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ đáp ứng các yêu cầu thương
mại và an ninh quốc gia cấp bách của họ. Chính sách xuất cảng phi cơ không người lái vừa được sửa đổi của Hoa Kỳ phần lớn được xem là nỗ lực bán thêm nhiều vũ khí cho ngoại quốc của chính quyền tổng thống Trump.
Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, Kayleigh McEnany nói rằng chương trình MTCR đã lỗi thời, làm tổn thương ngành công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ, và đã cản trở khả năng răn đe ngoại quốc khi buộc các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ sử dụng kỹ thuật lạc hậu. (BBT)
Người thuê nhà ở California
và nỗi sợ bị đuổi trong đại dịch coronavirus
Vì dịch coronavirus, hàng ngàn người thuê nhà ở California không thể trả các khoản thanh toán tiền thuê và đang sống trong nỗi lo sợ bị đuổi trong những tháng tới. Vào tháng 3 vừa qua, Thống đốc Gavin Newsom đã ban hành một lệnh hành pháp cấm đuổi người thuê nhà vì đại dịch đối với nhiều người mất việc làm.
Kể từ khi dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp, ông ủy quyền cho chính quyền địa phương trì hoãn việc đuổi người thuê cho đến ngày 30 tháng 9 đối với những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Tuy nhiên, một người thuê nhà tên là Pea Nunez nói rằng chủ nhà của cô vẫn đang cố gắng buộc cô dọn ra ngoài.
Cô Nunez nói rằng lệnh của thống đốc Newsom không thể ngăn chủ nhà thu tiền thuê nhà. Cô tin rằng chính phủ đang cố gắng giúp đỡ mọi người, nhưng cách mà họ đang thực hiện cũng như kế hoạch mà họ có quá hạn chế, và cô cho rằng chính phủ nên làm nhiều hơn nữa. Kể từ khi họ ngừng trả tiền thuê nhà vào tháng Tư năm nay, Nunez và bạn cùng phòng của cô nợ 12,000 mỹ kim nhưng họ vẫn phải ưu tiên việc mua thức ăn lên hàng đầu.
Thứ Sáu tuần trước (17 tháng 7), những người biểu tình tập hợp bên ngoài nhà riêng của thượng nghị sĩ Bob Hertzberg, lãnh đạo phe đa số Thượng viện ở California, để yêu cầu thông qua dự luật Bill AB 1436. Dự luật này cho phép người thuê nhà không thể bị đuổi do tiền thuê chưa trả được tích lũy trong trường hợp khẩn cấp COVID-19 hoặc 90 ngày sau khi khẩn cấp. Dự luật không thay đổi trách nhiệm trả tiền thuê nhà sau thời gian khẩn cấp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nguoi-thue-nha-o-california-va-noi-so-bi-duoi-trong-dai-dich-coronavirus/
Thống Đốc Newsom hứa tăng cường bảo vệ lao động
các ngành thiết yếu khi tiểu bang California
có hơn 8,000 ca tử vong vì coronavirus
Vào hôm thứ Sáu (24 tháng 7), thống đốc Gavin Newsom tuyên bố sẽ tăng cường thêm biện pháp bảo vệ những người lao động thiết yếu, công bố cẩm nang giữ an toàn mới cho người sử dụng lao động và hứa sẽ soạn luật mới ở cấp tiểu bang.
Hôm thứ Năm (23 tháng 7), số ca nhiễm coronavirus trên toàn tiểu bang vượt quá 425,000 và 8,027 người đã tử vong vì bệnh dịch. Ở California, số ca nhiễm coronavirus xãy ra không đồng đều giữa các chủng tộc, đặc biệt là đối với người Latin, khi họ chiếm hầu hết số lao động trong các ngành thiết yếu như dịch vụ thực phẩm, xây dựng, làm việc ở nông trại và chân tay.
Theo thống kê của tiểu bang, 93% công nhân ở nông trại, 78% công nhân xây dựng và 69% đầu bếp là người Latinh, chiếm phần lớn trong một số ngành công nghiệp quan trọng. Thống đốc Newsom nói rằng chính quyền đang tiến hành cung cấp chỗ ở tạm thời trong khách sạn cho các lao động thiết yếu. Khi một số khoản trợ cấp ở cấp tiểu bang và liên bang sắp hết hạn như trợ cấp thất nghiệp 600 Mỹ kim/tuần, thống đốc Newsom cho rằng chính quyền cần phải tìm cách soạn thảo luật hay lệnh tiểu bang mới để bảo đảm nguồn tài chính cho người dân California.
Tiểu bang đã hợp tác với chính phủ Hoa Kỳ trong các nỗ lực hỗ trợ khác như dự án Roomkey, cung cấp chỗ ở cho người California vô gia cư có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc chết vì virus. Nhưng thống đốc Newsom nói ông muốn tập trung nhiều hơn vào biện pháp giúp đỡ lao động thiết yếu, khi cho rằng ngành nông nghiệp khổng lồ của tiểu bang đang gặp nhiều rủi ro.
Tòa Bạch Ốc tuyên bố học sinh nên trở lại trường
vào Học Kỳ mùa thu bất chấp các nghiên cứu
về nguy cơ học sinh lây lan coronavirus
Tin từ Washington, D.C. – Vào thứ sáu (ngày 24 tháng 7), phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany tuyên bố học sinh nên trở lại trường học, bất chấp các nghiên cứu cho thấy trẻ em cũng có thể truyền nhiễm coronavirus như người lớn.
Tổng thống Trump đang thúc đẩy việc mở cửa lại các trường học ở Hoa Kỳ, sau khi nhiều nơi phải đột ngột đóng cửa và chuyển sang học trực tuyến vào mùa xuân vừa qua khi coronavirus bắt đầu lan rộng trên toàn quốc. Tuy nhiên, các giáo viên và gia đình của các học sinh lo ngại rằng các em có thể mắc bệnh hoặc truyền bệnh khi quay lại lớp học.
Phát ngôn viên McEnany nói rằng “Tòa Bạch Ốc tin rằng học sinh nên quay lại trường học vì ảnh hưởng của coronavirus đối với các em khác với người lớn.” Tuyên bố của Tòa Bạch Ốc được đưa ra sau khi bác sĩ Deborah Birx, điều phối viên thuộc đội đặc nhiệm ứng phó COVID-19 tại Tòa Bạch Ốc, cho biết câu hỏi xoay quanh tốc độ truyền bệnh của trẻ em dưới 10 tuổi “vẫn là một câu hỏi mở.”
Vị bác sĩ sẽ đã trích dẫn một nghiên cứu của Nam Hàn nói rằng trẻ em dưới 10 tuổi truyền virus chậm hơn, trong khi những trẻ trên 10 tuổi có tỷ lệ lây truyền giống như người lớn. Birx cũng nói rằng những đứa trẻ mắc bệnh tiềm ẩn có thể phải chịu những “hậu quả khủng khiếp” nếu chúng mắc COVID-19. (BBT)
Florida ghi nhận
9.300 ca COVID-19 mới, vượt New York
Sau California, Florida hôm 26/7 trở thành tiểu bang thứ hai vượt New York, điểm nóng COVID-19 đầu tiên ở Mỹ, về số ca nhiễm virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, theo Reuters.
Tổng số ca COVID-19 tại Florida hôm 26/7 tăng 9.300 lên mức 423.855 ca, đứng sau California, vốn xác nhận nhiều ca nhất ở Mỹ với 448.497 người nhiễm.
Tin cho hay, New York hiện ở vị trí thứ ba với 415.827 ca nhiễm. Tuy nhiên, New York vẫn có số tử vong nhiều nhất ở Mỹ với hơn 32 nghìn người. Florida ở vị trí số 8 với gần 6 nghìn ca.
Theo Reuters, tính trung bình, Florida ghi nhận hơn 10 nghìn ca nhiễm mỗi ngày trong tháng Bảy, trong khi đó, California thêm 8.300 ca một ngày, còn New York là 700 ca.
Số nhiễm COVID-19 ở Florida tiếp tục tăng trong bối cảnh Thống đốc Ron DeSantis liên tiếp tuyên bố sẽ không bắt buộc người dân tiểu bang phải đeo khẩu trang và các trường học phải mở cửa vào tháng Tám.
Ngược lại, New York kiểm soát được số người nhiễm nhờ bắt buộc đeo khẩu trang và đóng cửa các cửa hàng cũng như quán ăn, theo Reuters.
Hơn 146 người Mỹ đã tử vong vì COVID-19, tức chiếm gần một phần tư tổng số người chết trên thế giới, và gần 4,2 triệu người nhiễm, tỷ lệ cao nhất thế giới.
Cảnh sát liên bang một lần nữa
đụng độ với người biểu tình tại Portland
Một đám đông người biểu tình kiên trì ở bên ngoài tòa án liên bang ở Portland, Oregon cho đến sáng sớm thứ bảy (ngày 25 tháng 7) trong khi cảnh sát liên bang Hoa Kỳ sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông.
Hàng ngàn người đã đổ xuống các con phố tại Portland sau khi một thẩm phán Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của tiểu bang Oregon về việc hạn chế hành động của các cảnh sát liên bang. Tổng thống Trump đã điều động cảnh sát liên bang đến Portland để đối phó với tình trạng bất ổn và bạo lực tại thành phố, với nhiều cảnh sát không mặc đồng phục bắt giữ người biểu tình vào những chiếc xe màu đen.
Đến 8 giờ tối thứ sáu (ngày 24 tháng 7), hàng trăm người biểu tình, hầu hết đeo khẩu trang và đội mũ bảo hiểm, đã tập trung gần đài phun nước trước khi diễn hành đến Tòa án Liên bang Hatfield. Đến 9 giờ
tối đám đông đã tăng lên vài ngàn, hô vang những khẩu hiệu như “Black Lives Matter” và “Cảnh sát liên bang về nhà đi.”
Bên cạnh đó, người biểu tình đã rung lắc hàng rào xung quanh tòa án, đồng thời bắn pháo hoa và ném chai thủy tinh về phía tòa nhà. Cảnh sát liên bang đã đáp trả bằng lựu đạn gây choáng và bình xịt hơi cay. Hơi cay đã khiến nhiều người biểu tình phải giải tán, nhưng nhiều người đã sử dụng máy thổi lá để thổi hơi cay về phía tòa án. Tuy nhiên, lực lượng cảnh sát cũng được trang bị máy thổi lá của riêng họ. Khi hơi cay phân tán, người biểu tình tiếp tục tập hợp xung quanh tòa nhà để hô vang khẩu hiệu và đẩy hàng rào. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-lien-bang-mot-lan-nua-dung-do-voi-nguoi-bieu-tinh-tai-portland/
Covid-19: Khẩu trang
biến thành vật bất ly thân tại Cuba
Thanh Hà
Tại Cuba, tới nay có chưa đầy 2.500 ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận trên toàn quốc và 87 bệnh nhân tử vong. Dù vậy ngay từ đầu mùa dịch, chính quyền La Habana đã chủ trương bắt mọi người, bất luận tuổi tác, đeo khẩu trang. Nhờ vậy mà đảo quốc này đã tránh được các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.
Đối với người dân Cuba, khẩu trang tất nhiên là công cụ chống dịch và đa số tán đồng giải pháp này như phóng sự dưới đây của thông tín viên Domitille Piron từ La Habana cho thấy:
“Một mảnh vải với 4 cái dây treo phất phới trên các giây phơi quần áo ở ban-công tại La Habana. Lệnh phong tỏa ở đây chưa bao giờ quá nghiêm ngặt, ngoại trừ trường hợp những đối tượng có rủi ro nhiễm bệnh cao. Điều bắt buộc duy nhất là mọi người phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Phần lớn dân chúng Cuba tán đồng biện pháp này, như bà Maiité Paz bán hàng trên đường phố. Người phụ nữ này cảm thấy an toàn hơn và cho biết: “Lúc nào cũng có những người kém kỷ luật, cho nên bắt buộc đeo khẩu trang theo tôi là điều rất tốt”.
“Kỷ luật” là từ ngữ được nhiều người ở đây nói tới. Trên đường người ta thường nhắc nhở nhau là phải mang khẩu trang, cho dù là ở đây chỉ có khẩu trang tự may bằng vải và hiệu quả chống virus corona thì cũng chưa được chứng minh. Thế nhưng trong cái nắng nóng ẩm và ngột ngạt, mọi người vẫn chịu khó dùng khẩu trang. Không đeo thì rất phiền.
Ngồi một mình trên băng ghế trong công viên, một cậu thanh niên tên William Mesa vừa hút xong một điếu thuốc là đã bị cảnh sát bắt về đồn và bắt nộp phạt. Anh nói: “Đôi khi cảnh sát cũng quá đáng, bắt tuân thủ quy định này một cách quá nghiêm ngặt như vây. Nhưng ở đây là thế. Không có tranh cãi gì hết. Tất cả mọi người phải thi hành luật pháp thôi ! Bạn phải tôn trọng luật, còn nếu không muốn bị khốn khổ”.
Không đeo khẩu trang hay đeo không đúng cách là bị buộc tội để cho dịch bệnh lây lan và sẽ phải nộp phạt, kèm theo là từ ba tháng đến một năm tù. Báo chí độc lập tại Cuba đã nêu bật hàng chục trường hợp những người bị tước đoạt quyền tự do”.
Sẽ ra sao nếu virus corona
và tất cả các loại virus biến mất?
Rachel Nuwer
Nếu tất cả virus đều biến mất, thế giới sẽ rất khác – không hẳn là tốt hơn. Nhưng cụ thể thì điều gì sẽ xảy ra?
Virus có vẻ như tồn tại duy nhất cho một mục đích là tàn phá xã hội và khiến con người phải lâm vào cảnh khốn khổ.
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Chúng đã tước đi vô số mạng sống qua hàng ngàn năm, thường tiêu diệt số lượng đáng kể dân số toàn cầu – từ đại dịch cúm năm 1918 khiến từ 50 đến 100 triệu người thiệt mạng, tới ước tính 200 triệu người chết vì bệnh đậu mùa chỉ trong thế kỷ 20.
Đại dịch Covid-19 hiện thời chỉ là một trong hàng loạt những cuộc tấn công chết người và không bao giờ kết thúc của virus đối với con người.
Nếu được có lựa chọn thần thông vẫy đũa phép khiến toàn bộ virus biến mất khỏi cõi đời, hầu hết mọi người có lẽ sẽ nhanh chóng bắt lấy cơ hội đó, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại.
Nhưng đây có thể là sai lầm chết người – trong thực tế là sẽ tai hại chết người hơn sức công phá của bất cứ loại virus nào từng tồn tại.
“Nếu tất cả mọi virus thình lình biến mất, thế giới sẽ là nơi tuyệt vời trong một ngày rưỡi, và sau đó tất cả chúng ta đều chết – vấn đề là thế,” Tony Goldberg, nhà dịch tễ học từ Đại học Wisconsin-Madison, nói. “Toàn bộ những điều thiết yếu mà chúng làm được cho thế giới thì lớn hơn nhiều so với những tác hại chúng gây ra.”
Đa số các loại virus không gây bệnh cho con người, và rất nhiều loại đóng vai trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ hệ sinh thái.
Những loại virus khác duy trì sức khỏe sinh vật – mọi thứ từ nấm cho đến cây xanh, côn trùng và con người.
“Ta sống trong sự cân bằng, trạng thái cân bằng hoàn hảo”, và virus là một phần của điều đó, Susana Lopez Charreton, nhà virus học từ Đại học Tự trị Quốc gia Mexico, nói. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã tiêu rồi nếu không có virus.”
Duy trì sự sống
Hầu hết mọi người không để ý tới vai trò của virus trong việc hỗ trợ sự sống trên Trái Đất, vì chúng ta có xu hướng chỉ tập trung vào các loại gây hại cho người.
Những đại dịch tàn khốc và bài học thời Covid-19
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Gần như tất cả các nhà virus học đều chỉ tập trung vào các loại virus gây bệnh; chỉ mãi đến gần đây mới có một số nhà khoa học gan dạ bắt đầu tìm hiểu về các loại virus giúp chúng ta và hành tinh sinh tồn, thay vì tiêu diệt con người.
“Chỉ có một nhóm nhỏ các nhà khoa học cố gắng đem lại cái nhìn cân bằng và công bằng về thế giới virus, và cho thấy những thứ đó là virus tốt,” Goldberg kể.
Điều mà các nhà khoa học biết chắc chắn, đó là nếu không có virus, cuộc sống và hành tinh như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại nữa. Và thậm chí nếu ta muốn, thì có lẽ cũng không thể nào tiêu diệt hết virus trên Trái Đất.
Nhưng bằng việc tưởng tượng ra thế giới sẽ ra sao nếu không có virus, ta sẽ hiểu tường tận hơn không chỉ về việc virus gắn bó chặt chẽ với sự sinh tồn của con người tới mức nào, mà còn cả khía cạnh chúng ta vẫn còn phải tìm hiểu nhiều về chúng nhiều tới mức nào.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu không biết có bao nhiêu loại virus tồn tại. Hàng ngàn loại đã được phân loại chính thức, nhưng vẫn còn hàng triệu loại virus có thể còn tồn tại mà chúng ta chưa biết đến.
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0’ là ai?
“Ta chỉ mới phát hiện một phần nhỏ vì người ta chưa xem xét nhiều đến chúng,” Marilyn Roossinck, nhà sinh thái học về virus tại Đại học Penn State cho biết. “Thật là thiên vị – khoa học vẫn luôn nghiêng về phía tìm hiểu mầm bệnh.”
Các nhà khoa học cũng không biết có bao nhiêu phần trăm trong tổng số các loại virus gây hại cho con người.
“Nếu bạn nhìn vào con số, thì về thống kê con số đó có thể gần ở mức số không,” Curtis Suttle, nhà nghiên cứu virus môi trường tại Đại học British Columbia cho biết. “Hầu hết virus ngoài kia không gây ra mầm bệnh với những thứ mà ta quan tâm.”
Vai trò thiết yếu đối với hệ sinh thái
Ta biết là thực khuẩn thể (phage), tức là các virus có thể gây nhiễm trùng cho vi khuẩn, là cực kỳ quan trọng. Tên của chúng đến từ tiếng Hy Lạp phagein, có nghĩa là “nuốt chửng” – và việc chúng làm là nuốt chửng.
“Chúng là kẻ ăn thịt chính trong thế giới vi khuẩn,” Goldberg giải thích. “Ta sẽ gặp rắc rối lớn nếu thiếu chúng.”
Thực khuẩn thể là tác nhân chính điều phối số lượng vi khuẩn trong đại dương và gần như trong mọi hệ sinh thái trên hành tinh này.
Nếu các loại virus đột nhiên biến mất, số lượng một số loại vi khuẩn có khả năng sẽ bùng nổ, một số khác có thể bị thua cuộc và ngừng phát triển hoàn toàn.
Điều này sẽ cực kỳ nguy hại cho đại dương, vốn là nơi mà 90% tất cả các sinh vật sống, tính bằng trọng lượng, là vi sinh vật. Những vi sinh vật này sản sinh ra khoảng một nửa lượng khí oxy trên Trái Đất – một quá trình diễn ra được là nhờ có virus.
Những virus này tiêu diệt khoảng 20% tổng số lượng vi sinh học trong đại dương, và tiêu diệt khoảng 50% tổng số vi khuẩn đại dương mỗi ngày.
Bằng cách loại bỏ vi sinh vật, virus đảm bảo rằng sinh vật phù du sản xuất oxy có đủ chất dinh dưỡng để có khả năng quang hợp mạnh mẽ, và cuối cùng là đảm bảo duy trì hầu hết sự sống trên Trái Đất.
“Nếu ta không có cái chết, ta cũng không có sự sống, vì sự sống hoàn toàn lệ thuộc vào quá trình tái tạo vật chất,” Suttle giải thích. “Virus cực kỳ quan trọng trong quá trình tái tạo đó.”
Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sâu bệnh cũng nhận thấy virus cực kỳ quan trọng trong quá trình kiểm soát số lượng của loài. Nếu một loài nào đó trở nên quá đông đúc, “virus sẽ đến và giết sạch chúng”, Roossinck cho biết. “Đó là quá trình rất tự nhiên của hệ sinh thái.”
Quá trình này, còn được gọi là “giết kẻ thắng cuộc”, cũng rất phổ biến ở nhiều loài khác, trong đó có cả con người – bằng chứng là từ các trận đại dịch.
“Khi dân số trở nên quá đông đúc, virus có xu hướng nhân bản rất nhanh và tiêu diệt số dân cư đó, tạo không gian cho những thứ khác sinh tồn,” Suttle nói. Nếu virus thình lình biến mất hết, thì các loài cạnh tranh có khả năng sẽ phát triển mạnh mẽ đến mức gây hại cho các loài khác.
“Ta nhanh chóng mất đi rất nhiều sự đa dạng sinh học trên hành tinh,” Suttle lý giải. “Ta sẽ có một số ít loài chiếm lĩnh và quét sạch mọi thứ khác.”
Một số sinh vật phụ thuộc vào virus mới có thể sinh tồn được, hoặc giúp chúng có được chỗ đứng trong thế giới cạnh tranh.
Chẳng hạn, các nhà khoa học nghi ngờ rằng virus đóng vai trò quan trọng giúp bò và các loài động vật nhai lại có thể biến cellulose trong cỏ thành đường và quá trình trao đổi chất diễn ra được, chuyển biến thành trọng lượng cơ thể và sữa.
Tương tự các nhà khoa học cũng cho rằng virus có vai trò quan trọng trong việc duy trì các vi sinh vật lành mạnh trong cơ thể con người và các loài động vật khác.
“Những thông tin này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng chúng tôi ngày càng tìm ra nhiều hơn ví dụ về tương tác gần gũi này của virus, trong vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, dù là trong hệ sinh thái cơ thể người hay môi trường,” Suttle giải thích.
Roossinck và đồng nghiệp của bà đã khám phá ra những bằng chứng vững chắc ủng hộ ý này.
Trong một nghiên cứu, họ tìm hiểu về loại nấm mọc trên loại cỏ đặc thù ở Vườn Quốc Gia Yellowstone. Họ nhận thấy virus lây nhiễm trên cây nấm đó giúp cho cỏ có thể thích nghi được với nhiệt độ của đất trên khu vực đất địa nhiệt.
“Khi ba thứ cùng hiện diện – virus, nấm và cỏ – thì cỏ có thể phát triển ngay trên khu vực đất rất nóng,” Roossinck nói. “Một mình nấm sẽ không thể làm được điều đó.”
Ở Vườn Quốc gia Yellowstone có một loại cỏ đặc thù, có khả năng chịu được nhiệt độ cao nhờ vào virus
Trong một trường hợp khác, Roossinck nhận thấy một virus lây lan trên hạt ớt jalapeno cũng giúp cây ớt bị nhiễm tránh được rệp tấn công. “Rệp bị thu hút với những cây không có virus, vì vậy rõ ràng điều này có ích,” Roossinck cho biết.
Bà và đồng sự đã khám phá ra nhiều loài cây và nấm cũng truyền lại virus từ thế này sang thế hệ khác. Dù vẫn chưa chỉ ra hết được chức năng của hầu hết các loại virus này, nhưng họ cho rằng bằng cách nào đó hẳn là virus có giúp đỡ vật chủ.
“Nếu không, tại sao cây cối lại cứ để chúng như vậy?” Roossinck nói. Nếu tất cả các loại virus có lợi trên biến mất, cây cối và sinh vật chủ sẽ có khả năng bị yếu đi và thậm chí bị chết.
Bảo vệ con người
Lây nhiễm với một số loại virus thậm chí có thể giúp tiêu diệt một số mầm bệnh ở người.
GB virus C, loại virus phổ biến sản sinh trong máu người là họ hàng xa và không gây bệnh với loại virus Miền Tây Sông Nile và bệnh sốt xuất huyết, thì có liên hệ với việc làm bệnh Aids chậm tiến triển ở người có nhiễm HIV.
Các nhà khoa học cũng nhận thấy GB virus C có vẻ như khiến người bị mắc bệnh Ebola ít nguy cơ tử vong hơn.
Tương tự, virus mụn rộp herpes cũng khiến chuột khó bị mẫn cảm hơn trước một số dạng nhiễm trùng, trong đó có bệnh dịch hạch và nhiễm khuẩn listeria (một dạng ngộ độc thực phẩm phổ biến).
Cố tình làm cho con người bị nhiễm virus herpes, bệnh dịch hạch và ngộ độc listeria để lặp lại thí nghiệm trên chuột là hành động không đạo đức, nhưng tác giả nghiên cứu cho rằng phát hiện của họ với loài gặm nhấm có thể áp dụng cho người.
Tuy tình trạng mang virus herpes suốt đời “thường được coi đơn giản là bị mang mầm bệnh”, họ viết, nhưng các dữ liệu của họ cho thấy trong thực tế herpes sẽ tiến tới bước có “quan hệ cộng sinh” với vật chủ bằng cách đem lại một số ích lợi miễn dịch. Không có virus, con người và nhiều loài khác có thể sẽ chết vì các bệnh khác nhiều hơn.
Virus cũng là một trong số phương thức trị liệu hứa hẹn nhất với một số loại bệnh.
Phương thức trị liệu bằng thực khuẩn thể (phage) – chủ đề trong một nghiên cứu đáng chú ý ở Liên Xô từ hồi thập niên 1920 – sử dụng virus để tấn công một số vi khuẩn gây bệnh.
Giờ đây, đó là lĩnh vực phát triển nhanh chóng, không chỉ vì tình trạng kháng kháng sinh ngày càng tăng lên mà còn vì khả năng có thể điều chỉnh phương thức điều trị để loại bỏ một số loại vi khuẩn đặc thù nào đó, thay vì quét sạch toàn bộ các loại vi khuẩn mà không chọn lọc gì theo cách mà thuốc kháng sinh thường làm.
“Nhiều người có thể được cứu sống nhờ sử dụng virus trong khi kháng sinh không làm được,” Suttle cho biết.
Như virus oncolytic, tức là các virus thường lây nhiễm và tiêu diệt một cách có chọn lọc tế bào ung thư, cũng đang được khám phá nhiều hơn và là cách điều trị ung thư hiệu quả và ít độc hại hơn.
Dù là tấn công vi khuẩn có hại hay tế bào ung thư, thì virus trị liệu đều hoạt động như “tên lửa tuần du siêu nhỏ đi vào cơ thể và nổ tung những tế bào mà ta không muốn,” Goldberg giải thích.
“Ta cần virus cho hàng loạt nghiên cứu và các nỗ lực phát triển công nghệ sẽ dẫn ta đến thế hệ phương pháp trị liệu kế tiếp.”
Vì liên tục nhân bản và biến hoá, virus cũng là kho lưu trữ khổng lồ về sáng tạo về gene.
Virus nhân bản bằng cách đưa bản thân chúng xâm nhập vào tế bào vật chủ và chiếm công cụ nhân bản của tế bào.
Nếu điều này xảy ra với tế bào sinh sản (trứng và tinh trùng), thì mã của virus có thể được truyền cho thế hệ kế tiếp và được tích hợp vĩnh viễn.
“Tất cả các sinh vật có thể bị nhiễm virus đều có cơ hội tiếp thụ những gene lây truyền từ virus này và tận dụng lợi thế từ chúng,” Goldberg giải thích. “Cài đặt DNA mới vào bộ gene là cách chính trong quá trình tiến hóa.”
Nói cách khác, việc virus biến mất sẽ ảnh hưởng đến tiềm năng tiến hóa của mọi loài trên hành tinh này – trong đó bao gồm cả người Homo sapiens.
Các nhân tố virus đóng vai trò trong khoảng 8% bộ gene người, và nói chung bộ gene của động vật có vú có xen lẫn khoảng 100.000 di sản gene bắt nguồn từ virus.
Mã virus thường thể hiện dưới dạng là các phần lạc lõng trong DNA, nhưng đôi khi nó cũng có đem lại những tính năng mới và hữu ích, thậm chí là cần thiết.
Ví dụ như năm 2018, hai nhóm nghiên cứu riêng biệt đã cùng tìm ra một phát hiện cực kỳ thú vị. Một gene có nguồn gốc từ virus giúp mã hóa một protein đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành trí nhớ dài hạn, bằng cách di chuyển thông tin giữa các tế bào trong hệ thần kinh.
Dù vậy, ví dụ đáng kinh ngạc nhất lại là về quá trình tiến hóa của nhau thai động vật có vú và thời gian thể hiện gene trong giai đoạn mang thai của con người.
Các bằng chứng cho thấy con người có được khả năng sinh con nhờ vào một đoạn mã gene có từ loại virus từ thời cổ xưa, đã lây nhiễm lên tổ tiên ta từ hơn 130 triệu năm trước.
Các tác giả của khám phá năm 2018 viết trên tạp chí PLOS Biology: “Thật hấp dẫn khi ta có thể suy đoán rằng quá trình mang thai của con người có thể sẽ rất khác đi – thậm chí có lẽ không tồn tại – nếu không nhờ vào các eon từ bệnh dịch do các virus cổ xưa lây nhiễm với những tổ tiên tiến hóa của ta.”
Các nhà nghiên cứu tin rằng những dấu ấn như vậy xảy ra xuyên suốt với tất cả các dạng thức sống đa bào. “Có lẽ rất nhiều tính năng vẫn còn chưa được biết đến,” Suttle cho biết.
Các nhà nghiên cứu chỉ mới bắt đầu khám phá ra cách mà virus giúp duy trì sự sống, vì họ mới chỉ bắt đầu tìm hiểu về chúng.
Dù vậy, rốt cuộc là khi ta càng biết nhiều hơn về tất cả các loại virus, không chỉ các virus gây bệnh, thì ta càng được trang bị tốt hơn để tận dụng một số loại virus nhất định cho việc tốt và phát triển khả năng kháng cự chống lại các loại khác, vốn có thể dẫn đến đại dịch kế tiếp.
Hơn thế nữa, hiểu rõ về sự đa dạng của hệ virus sẽ giúp ta hiểu biết sâu sắc hơn về cách mà hành tinh, hệ sinh thái và mỗi cơ thể vận hành.
Như Suttle nói, “chúng ta cần phải nỗ lực hơn, cố gắng tìm hiểu xem ngoài kia có gì, bởi điều đó sẽ tốt cho chúng ta.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-53518176
Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?
Abigail Beall
Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất gần kết thúc, một dịch cúm bắt đầu lan rộng toàn cầu.
Loại virus gây ra căn bệnh này, về sau này được đặt tên là cúm Tây Ban Nha, đã lan rộng đến một phần tư dân số thế giới.
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Nhân loại sẽ không tránh khỏi đại dịch cúm chết chóc?
Với số lượng người tử vong ước tính từ 50 đến 100 triệu, đây là một trong những dịch bệnh chết người nhất trong lịch sử loài người.
Giữa đại dịch đó, trong suốt tháng 9/1918, các thành phố khắp Hoa Kỳ đã lên kế hoạch cho những cuộc diễu hành cổ động mua trái phiếu tự do, bán ra để giúp cung cấp kinh phí cho hoạt động chiến tranh tại Châu Âu.
Ở Philadelphia, bang Pennsylvania, nơi 600 binh lính đã bị nhiễm virus từ dịch cúm này, lãnh đạo thành phố khi ấy quyết định vẫn cho phép tổ chức diễu hành.
Trong khi đó, thành phố Saint Louis, bang Missouri đã quyết định hủy diễu hành và đưa ra các biện pháp nhằm giới hạn đám đông tụ tập.
Một tháng sau, hơn 10.000 người ở Philadelphia chết vì cúm Tây Ban Nha, trong khi đó số người tử vong ở Saint Louis chỉ dừng ở dưới con số 700 người.
Diễu hành không phải là lý do duy nhất tạo ra sự khác biệt về tỷ lệ người chết, nhưng các con số cho thấy tầm quan trọng của biện pháp “giãn cách xã hội” trong thời điểm diễn ra đại dịch.
“Giãn cách xã hội là cách tạo ra khoảng cách vật lý làm hàng rào giữa hai hoặc nhiều người, từ đó giúp tránh hoặc tạm dừng quá trình lây lan virus,” Arindam Basu, phó giáo sư về dịch tễ học và sức khỏe môi trường tại Đại học Canterbury, New Zealand, cho biết.
Một phân tích về phương pháp can thiệp thực hiện tại nhiều thành phố vòng quanh Hoa Kỳ trong năm 1918 cho thấy những nơi cấm tụ tập đông người, đóng cửa rạp chiếu phim, trường học và nhà thờ từ sớm có tỷ lệ chết người thấp hơn rất nhiều.
Chỉ hơn 100 năm sau đó, thế giới một lần nữa lại đối diện với đại dịch, lần này là từ một loại virus khác – virus corona với tên gọi Covid-19.
Ngày nay, dân số thế giới đông hơn so với thời 1918 hơn sáu tỷ người.
Dù Covid-19 khác nhiều so với cúm Tây Ban Nha, đặc biệt là về nhóm người bị ảnh hưởng và tỷ lệ chết người, nhưng vẫn còn một bài học quan trọng, đó là phương pháp giãn cách xã hội có thể tạo ra sự khác biệt. Đó có thể là một trong những cách tốt nhất để chống lại đại dịch lần này
“Lần này, chúng ta không biết đến loại vaccine hiệu quả và an toàn nào, và ta cũng không biết liệu một loại thuốc an toàn và hiệu quả sẽ có tác dụng loại trừ được việc lây lan virus Covid-19 hay không,” Basu cho biết. “Không có những yếu tố trên, thứ tốt nhất mà ta có thể đánh cược là phòng tránh.”
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Covid-19: Kinh nghiệm từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha
Covid-19: ‘Bệnh nhân số 0’ là ai?
Nhiều quốc gia trên thế giới giờ đây đang trải qua các biện pháp khác nhau trong nỗ lực áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để làm giảm sự lây lan của Covid-19.
Các biện pháp này có từ việc ngăn cản đám đông tụ tập, đóng cửa không gian công cộng như các trung tâm giải trí, quán rượu và sàn nhảy, đến việc đóng cửa trường học. Một số nơi còn áp dụng tình trạng giới nghiêm hoàn toàn, buộc mọi người phải ở nhà.
Tuy tự cách ly cũng được coi là một hình thức giãn cách xã hội, nhưng có sự khác biệt quan trọng ở đây.
Tự cách ly và cách ly nhằm mục đích tránh không để người đã nhiễm bệnh hoặc người đã có liên hệ với người nhiễm bệnh có thể truyền virus cho người khác.
Giãn cách xã hội là biện pháp rộng hơn, nhằm mục đích tránh tình trạng mọi người lẫn lộn vào nhau khiến tình trạng lây nhiễm lan rộng trong dân chúng.
Và ta có thể sẽ cần giữ khoảng cách với người khác trong một khoảng thời gian nữa.
Một nghiên cứu do máy tính lập mô hình từ Đại học Havard, dù vẫn chưa được xuất bản trên tạp chí khoa học, đã cảnh báo rằng biện pháp giãn cách xã hội tùy giai đoạn có thể sẽ tiếp tục được duy trì đến năm 2022 ở Hoa Kỳ, nếu không có những phương pháp can thiệp khác như vaccine, có thuốc điều trị và các biện pháp cách ly nghiêm ngặt.
Đó là vì dù cách ly xã hội một lần có thể trì hoãn đỉnh dịch bệnh cho đến cuối năm nay, nhưng nhiều khả năng là số ca nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại lần nữa nếu virus có một số biến thể theo mùa.
Nhưng có lý do tốt để lý giải vì sao giãn cách xã hội lại là chiến lược quan trọng để kiềm chế đại dịch Covid-19.
Ngăn chặn việc lây nhiễm cấp số nhân
Mỗi người bị nhiễm coronavirus Covid-19 được cho là có thể lây truyền cho trung bình từ hai đến ba người trong giai đoạn đầu của bệnh dịch. Sự lây lan này được các nhà dịch tễ học sử dụng làm “con số lây lan”.
Để so sánh, thì bệnh cúm mùa có tỷ lệ lây lan là từ 1,06-3,4 tùy thuộc vào chủng. Cúm Tây Ban Nha được cho là có tỷ lệ lây lan khoảng 1,8 do một nghiên cứu thực hiện. Rhinovirus, là loại virus gây ra bệnh cảm phổ biến, có tỷ lệ lây lan là 1,2-1,83. Đa số ước tính là Covid-19 có tỷ lệ lây lan khoảng 1,4-3,9.
Giai đoạn ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm bệnh cho đến khi triệu chứng xuất hiện, với Covid-19 là khoảng năm ngày, dù có thể mãi đến 14 ngày sau triệu chứng bệnh mới xuất hiện, theo một nghiên cứu từ Trung Quốc.
Nếu bạn bị nhiễm và vẫn tiếp tục giao tiếp xã hội như thông thường, khả năng cao là bạn sẽ truyền virus cho hai đến ba người bạn hoặc người thân trong gia đình, và mỗi người trong số họ sẽ tiếp tục có thể lây nhiễm cho 2 -3 người khác.
Trong vòng một tháng, một ca bệnh có thể dẫn đến 244 ca bệnh khác theo cách lây truyền này, và trong hai tháng, số người nhiễm bệnh sẽ tăng vọt lên con số 59.604 người.
Tình hình còn phức tạp hơn nữa do virus này được cho là có thể lây truyền từ người đã nhiễm bệnh nhưng không có bất cứ triệu chứng gì.
Một nghiên cứu do Lauren Ancel Meyers từ Đại học Texas ở Austin ước tí rằng sự lây truyền trong âm thầm này có thể xảy ra với khoảng 10% số ca bệnh.
Ước tính có khoảng 1-3% người nhiễm bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng gì.
Những người này có thể không biết để mà tự cách ly, nhưng nếu họ thực hiện tốt những yêu cầu giãn cách xã hội, họ sẽ giúp tránh tình trạng vô ý khiến virus lây lan đi.
Có một số bằng chứng cho thấy việc ở nhà, và duy trì khoảng cách an toàn với người khác có thể giúp làm giảm tốc độ lây lan và ngăn chặn hiệu ứng domino.
Nghiên cứu tìm hiểu về tình trạng lây nhiễm tại Vũ Hán cho thấy rằng khi áp dụng biện pháp kiểm soát trên quy mô lớn, người ta thấy tỷ lệ lây lan trong thành phố giảm từ 2.35 xuống còn gần 1.
Khi tỷ lệ lây nhiễm tiến đến 1, số ca mắc bệnh sẽ ngừng tăng thấy rõ vì mỗi người nhiễm bệnh chỉ lây virus cho một người khác mà thôi.
Mô hình mà Trung Quốc thực hiện cho thấy mức độ giãn cách xã hội ở quy mô lớn chính là then chốt làm giảm con số lây lan ở Vũ Hán và rộng hơn là ở vùng Hồ Bắc.
Điều này kết luận rằng biện pháp phong tỏa được áp dụng ở trung tâm dịch bệnh càng sớm bao nhiêu thì dịch bệnh sẽ càng thu hẹp lại bấy nhiêu.
Một trong những mục đích chính của giãn cách xã hội là “đè thấp đường cong”, nghĩa là làm chậm lại quá trình lây lan của virus đến người.
Đây là việc kéo dài thời gian virus lây lan trong một cộng đồng dân cư, và đẩy lùi đỉnh dịch khiến số ca nhiễm bệnh trong cùng một thời điểm ở mức cao nhất sẽ chậm xuất hiện.
Một bảng biểu cho thấy số người nhiễm sẽ lên tới đỉnh nhanh hơn rất nhiều nếu không có giãn cách xã hội.
Với giãn cách xã hội, đường cong tăng trên biểu đồ thấp hơn nhiều, điều đó có nghĩa là vào bất cứ thời điểm nào thì số người nhiễm, và từ đó dẫn đến số người cần chăm sóc cấp cứu và cần sử dụng tài nguyên, sẽ thấp hơn.
Nhưng cách này nếu thực hiện trong thực tế sẽ thế nào?
Các quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong biện pháp phòng tránh.
Anh Quốc là một trong số những quốc gia tăng cường nỗ lực phản ứng theo một báo cáo bằng cách sử dụng mô hình máy tính dự đoán xem virus có thể lây lan ra sao, do các nhà nghiên cứu từ Đại học Imperial College London thực hiện và được công bố vào ngày 16/3.
Các nhà nghiên cứu này tìm hiểu hai phương pháp tiềm năng có thể chống lại đại dịch trên mô hình dân số Anh Quốc và Hoa Kỳ.
Đầu tiên là mô hình giảm nhẹ, chỉ tập trung vào nỗ lực cô lập những người dễ có nguy cơ nhiễm bệnh nhất và cách ly người có triệu chứng bệnh.
Tiếp đến là ngăn chặn triệt để, theo đó toàn bộ dân chúng cùng tự thực hiện giãn cách xã hội, trong khi đó những người có triệu chứng và những người khác trong gia đình sẽ tự cách ly tại nhà.
Nghiên cứu này nhận thấy nếu không có bất cứ biện pháp nào, Anh Quốc có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng có 510.000 người chết, trong khi Hoa Kỳ con số này có thể là 2,2 triệu chết vì Covid-19.
Dù họ ước tính chiến lược giảm nhẹ ban đầu có tiềm năng sẽ giúp giảm nhu cầu với bệnh viện xuống còn hai phần ba và giảm nửa số người chết, thì vẫn sẽ dẫn đến hàng trăm ngàn người chết.
Chiến lược này cũng vẫn có thể làm quá tải bệnh viện, đặc biệt là ở mảng cấp cứu, “nhiều lần”.
Trước khi báo cáo này được công bố, Anh Quốc định áp dụng biện pháp “miễn dịch cộng đồng”, là tình huống khi số lượng đáng kể dân cư trong xã hội trở nên miễn dịch, nhờ việc họ được tiêm vaccine hoặc do họ đã và khỏi bệnh. Bằng cách làm cho xã hội tràn ngập người nhiễm bệnh, cách miễn dịch cộng đồng này có thể tạm dừng tình trạng lây lan nhanh hơn của virus một cách hiệu quả và nhanh hơn nhiều.
“Khi miễn dịch cộng đồng được dùng làm chiến lược, những người sử dụng cách này sẽ cho phép một số hành vi diễn ra, dù biết chắc là nó có thể gây lan rộng sự lây nhiễm,” Basu giải thích.
“Những việc như tụ tập đông người vẫn được phép, với quan điểm cho rằng những người tham dự đám đông khỏe mạnh hơn và ‘kiên cường’ hơn, sẽ hồi phục và trong quá trình đó sẽ đem lại cả sự miễn dịch cho người khác.”
Basu cho biết, khi nói đến Covid-19, ta vẫn còn biết rất ít về hệ quả ngắn hạn và dài hạn của việc lây nhiễm. Người ta cũng chưa rõ liệu người bị nhiễm sẽ phát triển miễn dịch tới đâu sau khi họ hồi phục (mặc dù một số thí nghiệm trên khỉ cho thấy khỉ có thể phát triển miễn dịch sau khi bị nhiễm bệnh).
“Việc cố ý để những người khỏe mạnh bị phơi nhiễm và để tình trạng lây nhiễm lan rộng, trong khi việc áp dụng biện pháp tự cách ly hoặc phong tỏa có tác dụng, là điều có thể gây nguy hiểm,” Basu cho biết. “Nếu người bị nhiễm bệnh lây nhiễm cho người dễ bị tổn thương sống gần họ, thì tình hình có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng.”
Để phản hồi với nghiên cứu của trường Imperial, chính phủ Anh thay đổi lời khuyên, đưa ra các biện pháp kiểm soát và lệnh cấm ngày càng nghiêm khắc với doanh nghiệp và công chúng.
Vẫn hiệu quả dù dân số già
Tuổi tác của dân cư cũng như lối sống của mọi người trong xã hội có tác động to lớn đến cách mà Covid-19 lây truyền, theo nhiều nghiên cứu từ Đại học Oxford và Trường Nuffield College.
Jennifer Dowd và đồng nghiệp đã tìm hiểu về nhân khẩu học và quá trình lây lan của căn bệnh ở nhiều nơi trên thế giới.
Ở Ý, nơi dân số già và gia đình nhiều thế hệ có xu hướng sống gần nhau, Covid-19 khiến nhiều người chết hơn.
Đó là vì tỷ lệ chết của người trên 80 tuổi ước tính vào khoảng 14,8%, so với chỉ 0,4% ở người từ 40-49 tuổi, theo nghiên cứu về số ca bệnh và ca chết tính đến ngày 13/3.
Nhưng thậm chí dù ở Ý, thì giãn cách xã hội có vẻ như cũng có tác dụng. Những chiến lược khác nhau được áp dụng ở hai thành phố – Bergamo và Lodi – đã dẫn đến số ca lây nhiễm hoàn toàn khác biệt.
Ở Lodi, ca nhiễm virus corona đầu tiên được phát hiện vào ngày 21/2, và sau đó hai ngày lệnh cấm đi lại đã được ban hành. “Vào ngày 24/2, tất cả trường học, đại học, các sự kiện thể thao, giải trí và văn hóa đã bị hủy,” Dowd cho biết.
“Các ca nhiễm bắt đầu được phát hiện tại Bergamo vào ngày 23/2 ở một vài đô thị, và báo chí đã thảo luận về lệnh cấm tương tự, nhưng lệnh cấm này không được áp dụng mãi đến khi lệnh phong tỏa rộng hơn được ban hành vào ngày 8/3.”
Vào ngày 7/3 cả hai thành phố đều có khoảng 800 ca nhiễm bệnh, nhưng đến ngày 13/3, số ca nhiễm tại Bergamo đã lên tới 2.300 ca, trong khi Lodi chỉ có số lượng ca nhiễm ít hơn một nửa con số trên, là 1.100 người.
Cả hai tỉnh đều có cấu trúc tuổi tác dân cư tương tự nhau, với khoảng 21% dân số trên 65 tuổi, Dowd cho biết.
“Dù nói chung Bergamo có dân số đông hơn Lodi, nhưng các cụm đô thị có số ca bệnh khởi nhiễm có kích cỡ tương tự và vì vậy có thể so sánh với nhau khi tìm hiểu về giai đoạn diễn tiến ban đầu của dịch bệnh,” Dowd giải thích.
Tình huống có vẻ như cực kỳ tương tự với những gì đã xảy ra tại Philadelphia và Saint Louis, nhưng vẫn còn quá sớm để nói liệu lịch sử có lặp lại hay không, các nhà nghiên cứu cho biết.
Một khác biệt lớn là con số người ta đang so sánh ở các thị trấn tại Ý là số ca nhiễm bệnh chứ không phải số người chết.
“Cũng có thể có những điều khác nhau trong các bối cảnh trên như những sự kiện siêu lây nhiễm, mạng lưới xã hội khác nhau,” Dowd chia sẻ.
“Nhưng nói về sự tương tự về nền tảng và biện pháp can thiệp quyết liệt diễn ra tại Lodi, chúng tôi cho rằng những biện pháp này cực kỳ có tác dụng.”
Dowd cho biết, nói chung nói biện pháp giãn cách xã hội có hiệu quả là khá an toàn. “Chúng ta đã thấy bằng chứng thực tế về hiệu quả của các biện pháp này.”
Một nghiên cứu khác ở Bang Washington State tìm hiểu về tình trạng lây nhiễm của các loại virus gây bệnh hô hấp nói chung – nhưng không đề cập đến Covid-19 – cho thấy giãn cách xã hội có thể làm giảm thiểu tình trạng lây bệnh về lâu dài.
Đợt tuyết rơi kéo dài bất thường vào tháng 2/2019 dẫn đến nhiều trường học và nơi làm việc phải đóng cửa, và điều này khiến người ta thấy số lượng ca nhiễm giảm từ 3-9% trong thời gian còn lại của mùa.
Rắc rối là, khi mọi người bắt đầu gặp gỡ nhau trở lại, thì virus cũng bắt đầu lan rộng và số lượng ca nhiễm có vẻ sẽ tăng.
Đó là lý do mà ta thấy các nước có thể áp dụng rồi nới lỏng rồi lại áp dụng quy định giãn cách xã hội hoặc các biện pháp kiểm soát khác, cho phép số ca bệnh tăng lên rồi lại áp dụng lại biện pháp nghiêm ngặt hơn để mức độ lây nhiễm chỉ xảy ra trong phạm vi mà hệ thống y tế đối phó được. Điều này giống như bật và tắt vòi đại dịch Covid-19 để đảm bảo bệnh viện và nhân viên y tế không bị quá tải.
Tất nhiên, phải xa cách bạn bè và gia đình la điều không dễ chút nào, đặc biệt là trong tình huống đại dịch toàn cầu.
Có thể một số hậu quả không lường trước được sẽ xảy ra khi tránh gặp gỡ mọi người. Về lâu dài, tình trạng cô độc trong các nhóm xã hội sẽ dẫn đến bệnh tim, trầm cảm và mất trí nhớ.
Nhưng giãn cách xã hội không hẳn là ngưng mọi liên hệ. Không giống như năm 1918, ngày nay có rất nhiều cách mà mọi người có thể giữ liên lạc với người thân yêu.
Công nghệ đã đem đến cho ta mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin và gọi điện thoại video trên mạng.
Và nếu như việc đó giúp người ta yêu quý được an toàn, thì rốt cuộc đó là việc đáng làm.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52168732
EU hạn chế xuất khẩu công nghệ giám sát
hoặc đàn áp sang Hong Kong
Bình luậnVăn Thiện
Trong phản ứng cụ thể đầu tiên của khối đối với việc áp dụng Luật An ninh Quốc gia của Trung Quốc tại Hong Kong, Liên minh châu Âu (EU) đưa ra một dự thảo nhằm hạn chế xuất khẩu các công nghệ có thể được sử dụng để đàn áp hoặc giám sát sang thành phố này, theo Reuters.
Hôm thứ Sáu, để thể hiện “sự lo ngại nghiêm trọng” về Luật An ninh Quốc gia do Bắc Kinh áp đặt đối với thuộc địa cũ của Anh, 27 quốc gia EU đã đồng ý về dự thảo mà trong đó nêu ra một loạt các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, bao gồm hạn chế thương mại và xem xét các thỏa thuận thị thực với Hong Kong.
Theo Reuters, dự thảo nói rằng khối sẽ “xem xét kỹ lưỡng và hạn chế xuất khẩu các thiết bị và công nghệ nhạy cảm cụ thể được sử dụng cuối cùng ở Hong Kong, đặc biệt là những nơi có cơ sở để nghi ngờ sử dụng không mong muốn liên quan đến việc đàn áp nội bộ, ngăn chặn của truyền thông nội bộ hoặc giám sát mạng”.
Dự thảo dự kiến sẽ có hiệu lực vào thứ Ba.
Luật An ninh Quốc gia do Bắc Kinh soạn thảo để trừng phạt những hành động của người dân Hong Kong mà Trung Quốc định nghĩa một cách mù mờ là lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài.
Những người chỉ trích luật này sợ rằng nó sẽ đè bẹp các quyền tự do trên phạm vi rộng từng được hứa hẹn cho lãnh thổ khi nó trở lại sự cai trị của Trung Quốc vào năm 1997, bao gồm quyền phản kháng và một hệ thống pháp lý độc lập.
Phe thân Bắc Kinh thì cho rằng luật sẽ mang lại sự ổn định cho Hong Kong sau khi các cuộc biểu tình chống chính phủ và Trung Quốc thường xuyên xảy ra trong năm ngoái.
Liên minh châu Âu cũng cam kết với việc xem xét các tác động của Luật An ninh Quốc gia Hong Kong đối với chính sách tị nạn, di cư, thị thực và chính sách cư trú.
Khối sẽ không khởi động bất kỳ cuộc đàm phán mới nào với Hong Kong trong thời gian hiện tại và sẽ xem xét ý nghĩa của luật an ninh mới đối với các thỏa thuận hiện có với đặc khu hành chính.
Theo dự thảo này, các biện pháp đã được thống nhất có thể được Liên minh châu Âu hoặc các quốc gia thành viên của nó áp dụng “do được xem là phù hợp”.
Liên minh châu Âu nhắc lại sự ủng hộ đối với quyền tự trị của Hong Kong và công dân của họ, cam kết tiếp tục gắn kết với xã hội dân sự ở đó.
Tác động của các biện pháp được thông qua sẽ được xem xét trước cuối năm nay.
Trong một diễn biến khác, Luật An ninh Quốc gia đã khiến các công ty công nghệ Hong Kong hiện phải đối mặt với một làn sóng lo ngại từ các khách hàng và nhà cung cấp ở nước ngoài về tác động của việc chạy dữ liệu và dịch vụ Internet khi quyền lực kiểm soát trực tuyến của chính quyền tại đây được mở rộng.
Kết quả là, một loạt các công ty công nghệ phải xem xét lại sự hiện diện của họ tại Hong Kong. Những công ty khởi nghiệp của thành phố đã chuyển dữ liệu và nhân công đi nơi khác hoặc đang nghĩ ra kế hoạch để làm điều đó.
Văn Thiện
Theo Reuters
Anh: Đã đến lúc phương Tây
phải đứng lên chống chính quyền TQ
Một chính trị gia người Anh nói rằng đã đến lúc các quốc gia phương Tây phải đứng lên chống lại chính quyền Trung Quốc vì sự khủng khiếp mà chính quyền này đang thực thi đối với người dân.
Theo tờ Breitbart hôm 21/7, ông Nigel Farage, lãnh đạo đảng Brexit của Anh nói rằng ông cùng với nhiều người có thể đã tập trung quá nhiều vào các rủi ro kinh tế và an ninh do chính quyền Trung Quốc mang đến, thay vì các hành động tàn bạo nhắm vào người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương và Pháp Luân Công-môn khí công tu luyện cổ truyền theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
“Đây là lần đầu tiên tôi nói rằng tất cả chúng ta bây giờ cần phải dành nhiều thời gian hơn đối với các hành vi tà ác đang được thực hiện bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đó là một chính quyền thực sự độc ác mà không ai trong số chúng ta, cực tả hay cực hữu nên tin tưởng”, ông Farage viết trên tờ Newsweek hôm 20/7.
“Không có gì quá đáng khi nói rằng chính quyền Trung Quốc đã tiến hành giết người trên quy mô rộng lớn”, ông cho biết.
Ông thừa nhận rằng trong nhiệm kỳ của mình tại Nghị viện châu Âu, ông đã lờ những người tập Pháp Luân Công khi họ ở bên ngoài văn phòng của ông ở Thủ đô Brussels của Bỉ, để kêu gọi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu chú ý đến việc các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang phải chịu cảnh bắt bớ, tra tấn, mổ cướp nội tạng và những hành vi lạm dụng khác.
Ông Farage thú nhận rằng, vào thời điểm đó, ông đã thực sự không coi trọng việc kêu gọi của các học viên Pháp Luân Công.
“Tôi không phải là một ngoại lệ. Trong vài thập niên qua, thế giới phương Tây và các phương tiện truyền thông đã chú ý rất ít đến hành vi vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Do đó, hầu hết nhiều người khá hài lòng khi mua được hàng hóa có giá cạnh tranh từ quốc gia này, mà đơn giản là không nhận ra bề rộng của tội ác chống lại loài người mà chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm”, ông Farage viết.
Nói về việc hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi đang bị giam giữ trong các trại tập trung, ông Farage nói: “Không gì có thể bào chữa cho những hành vi mà chính quyền Trung Quốc đã thực thi với những người này”.
Tuyên bố của ông Farage diễn ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Anh hôm 20/7 thông báo Anh sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông ngay lập tức và vô thời hạn. Ngoài việc đình chỉ hiệp ước dẫn độ, chính phủ Anh còn áp lệnh cấm vũ khí đối với Trung Quốc, bao gồm cả Hồng Kông. Cụ thể, Anh sẽ không xuất khẩu sang Trung Quốc và Hồng Kông vũ khí hoặc đạn dược, hay bất kỳ thiết bị nào có thể được sử dụng để đàn áp người dân, như còng tay và lựu đạn khói.
Vào hôm 19/7, trong cuộc phỏng vấn với BBC, một quan chức Trung Quốc đã trả lời vòng vo khi được hỏi về một video quay cảnh người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương bị bịt mắt và được đưa lên tàu, cuối cùng nói rằng ông không biết đoạn phim đó xuất phát từ đâu.
Ông Andrew Marr, phóng viên của BBC đã cho ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh xem một video và hỏi ông Lưu: “Chúng ta hãy xem một vài cảnh quay rất đáng lo ngại hiện đang được chia sẻ rộng rãi trên toàn thế giới mà máy bay không người lái thu được. Cảnh quay này, gần như chắc chắn, là ở phía bắc Trung Quốc, ở Tân Cương. Ông có thể cho chúng tôi biết những gì đang xảy ra ở đây không?”.
Sau sáu giây im lặng, ông Lưu trả lời: “Tôi không thể thấy rõ video này”.
Sau đó ông Andrew Marr tiếp tục hỏi: “Tôi có thể hỏi ông tại sao người dân lại quỳ gối, bị bịt mắt, cạo râu và bị dẫn lên các chuyến tàu-đã được đưa sẵn tới miền bắc Trung Quốc? Chuyện gì đang xảy ra ở đó vậy?”.
Tôi không biết ông lấy băng video này ở đâu ra. Đôi khi có sự di chuyển tù nhân ở các nhà tù”, ông Lưu trả lời.
Ông Andrew Marr nói: “Những hình ảnh này đã được chia sẻ trên khắp thế giới. Chúng đã được kiểm chứng bởi các cơ quan tình báo phương Tây, và các chuyên gia Úc. Họ nói đây là người Duy Ngô Nhĩ bị tống lên tàu và đưa đi”.
Pháp: Nghi phạm vụ cháy nhà thờ lớn Nantes thú tội
Thùy Dương
Một tuần sau khi nhà thờ lớn ở thành phố Nantes của Pháp bị hỏa hoạn hôm thứ Bảy 18/07/2020, nghi phạm – một người tị nạn Rwanda và cũng là thiện nguyện viên hoạt động cho nhà thờ – đã thú tội tối hôm qua 25/07.
Theo AFP, nghi phạm người Rwanda, 39 tuổi, tị nạn tại Pháp từ vài năm nay, chính là người làm nhiệm vụ đóng cửa nhà thờ tối hôm trước khi xảy ra vụ hỏa hoạn. Người này hoạt động tình nguyện trong nhà thờ từ 4-5 năm nay.
Sau đám cháy đã phá hủy các cửa sổ kính màu và làm hỏng cây đại phong cầm của nhà thờ, cơ quan chức năng ưu tiên hướng điều tra là có người cố ý phóng hỏa. Vài giờ sau khi nhà chức trách mở điều tra ngay sau lúc hỏa hoạn, nghi phạm đã bị cảnh sát câu lưu nhưng rồi lại được thả vào tối Chủ Nhật 19/07.
Tối hôm qua, trong một thông cáo, chưởng lý Nantes, Pierre Sennès cho biết Viện Công Tố Nantes đã huy động khoảng 20 nhân viên điều tra vụ việc. Có hơn 30 người đã bị thẩm vấn. Sáng hôm qua, nghi phạm người Rwanda lại bị cảnh sát thẩm vấn và tạm giam về tội cố ý phóng hỏa để phá hủy nhà thờ.
Theo AFP, luật sư của người này cho biết nghi phạm đã thú tội với cơ quan điều tra. Nếu bị kết tội, người này có thể chịu án tù giam 10 năm và phải nộp phạt 150.000 euro.
Vụ hỏa hoạn nhà thờ lớn Nantes gợi nhắc lại nỗi đau của nước Pháp do đám cháy kinh hoàng phá hủy nhà thờ Đức Bà Paris hồi tháng Tư 2019, đã làm sụp đổ chóp nhọn hình mũi tên và làm sập phần mái nhà thờ.
Rượu Prosecco của Ý soán ngôi Champagne Pháp
Tuấn Thảo
Theo truyền thống, mùa thu là mùa hái nho ở Pháp. Ngành sản xuất rượu vang đã tuyển dụng thêm nhiều nhân viên để chuẩn bị cho kịp vụ mùa thu hoạch. Nhưng nhiều nhà sản xuất năm nay đang ở trong tâm trạng nửa vui nửa buồn.Tạp chí phát lần đầu 18/09/2015
Vui là vì các địa danh Bourgogne và Champagne gần đây đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Buồn là vì thời tiết năm nay không mấy thuận lợi, thêm vào đó là sự cạnh tranh khá dữ dội của các hiệu rượu nho nước ngoài, điển hình nhất là rượu Prosecco, một loại vang trắng có sủi bọt của Ý.
Nhờ vào mức giá hấp dẫn, một vị ngọt dễ uống hợp với khẩu vị của đa số khách hàng, rượu vang sủi bọt Prosecco đã tăng 35% mức doanh thu tại Hoa Kỳ trong năm qua. Còn tại Anh, rượu Prosecco của Ý đã tăng vọt doanh số bán hàng một cách ngoạn mục, thêm 72% chỉ trong vòng một năm. Không những thành công trên thị trường Anh Mỹ, Prosecco giờ đây cũng bắt đầu trở nên hấp dẫn trong mắt thực khách châu Á, đặc biệt là khách Trung Quốc.
Theo một cuộc khảo sát gần đây của công ty Mỹ IRI chuyên thăm dò thị trường, vừa được công bố hồi trung tuần tháng Tám năm 2015, riêng tại Anh, rượu vang Ý Prosecco đã qua mặt rượu Champagne của Pháp về mặt doanh thu cũng như khối lượng. So với năm trước, doanh thu của Prosecco đã tăng hơn 70%, lên tới gần 480 triệu € (338 triệu £ tương đương với 37 triệu lít). Còn doanh thu tại Anh của rượu Champagne thì vẫn nguyên vị trí, dao động ở mức 353 triệu € (250 triệu £ tương đương với gần 10 triệu lít).
Theo ông Toby Magill, chuyên viên phân tích thị trường rượu, làm việc cho công ty Mỹ IRI, hiện giờ các nước Âu Mỹ đang có cái mốt uống rượu prosecco, và sở dĩ loại rượu này trở nên thịnh hành, trước hết là vì rượu ngon mà giá vẫn mềm. Các quán bar chuyên dọn Prosecco vì rượu có thể pha với nhiều thức khác : chẳng hạn như là loại cocktail có tên là Spritz, pha trộn rượu trắng Prosecco, với một chút nước suối sủi bọt Seltz cộng thêm với rượu khai vị có mùi hương vỏ cam như Aperol hay là Campari (Spritz Bitter),
Theo lời ông Giancarlo Vettorello, chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất rượu vang vùng Asolo, phía tây bắc Veneto (cách thủ phủ Venezia / Venise khoảng 70 cây số) Prosecco là một loại rượu vang dễ uống, có thể dùng bất cứ lúc nào, uống thay thế cho bia, uống để khai vị hay trong suốt bữa ăn, đơn giản chứ không cầu kỳ, không nhất thiết phải có tiệc tùng, lễ hội mới uống ….
Vùng đất màu mỡ phì nhiêu (nằm giữa hai ngọn đồi “Valdobbiadene” và “Conigliano”) sản xuất hàng năm 300 triệu trên tổng số 380 triệu chai Prosecco, loại có mang nhãn hiệu kiểm định nguồn gốc DOC (tương đương với AOC ở Pháp). Trong đó có tới 70%, tức là cứ trên 10 chai là có tới 7 chai được dành để bán ra nước ngoài, đặc biệt là cho thị trường Anh Mỹ.
Việc xuất khẩu thương hiệu Prosecco là một hiện tượng mới xuất hiện trong những năm gần đây. Cách đây một thập niên, rượu Prosecco chỉ được bày bán tại Ý, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên thị trường quốc nội. Mãi tới năm 2010, nước Ý mới xuất khẩu mạnh Prosecco ban đầu là sang các nước láng giềng là Đức và Thụy Sĩ, và sau đó mới chinh phục hai thị trường Anh quốc và Hoa Kỳ.
Ông Luca Giavi, giám đốc nghiệp đoàn các nhà sản xuất Prosecco DOC không ngớt lời quảng cáo rượu vang sủi bọt Prosecco của Ý có vị ngòn ngọt, thmư ngon và tươi mát như ‘’trái cây vừa hái’’, vì thế mà hợp gu của nhiều đối tượng khách hàng. Thế nhưng, theo lời bà Angela Lynas, giám đốc một công ty ở Scotland chuyên nhập khẩu rượu vang nước ngoài, thì Prosecco thành công là nhờ vào một yếu tố hết sức đơn giản : thời buổi càng khó khăn thì người tiêu dùng càng cân nhắc tính toán.
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm giảm sức mua của người dân châu Âu. Giá trung bình của một chai Prosecco là từ 10€ đến 15€ (chai đắt nhất là 22€, hiệu Cartizze, chủ yếu vì khối lượng sản xuất hạn chế trên khoảng 105 hécta, cho nên khan hiếm hơn). Trong khi đó, rượu Champagne (gam trung bình) thì đắt hơn gấp đôi. Các nhãn hiệu Champagne nổi tiếng là thượng hạng (gam cao cấp) có thể cao hơn đến gấp ba lần. Bài toán vì thế càng trở nên đơn giản, nhất là dân châu Âu có xu hướng tiết kiệm khâu ăn uống, hầu để dành tiền đi du lịch.
Sau thị trường Anh Mỹ, Prosecco của Ý cũng bắt đầu cạnh tranh với rượu sâm banh của Pháp trên thị trường Trung Quốc. Nhân kỳ hội chợ rượu VinItaly, tổ chức tại thành phố Verona cuối tháng Tư vừa qua, các công ty nhập khẩu của châu Á, trong đó có Trung Quốc thật sự quan tâm tới rượu Prosecco của Ý.
Người tiêu dùng Trung Quốc vốn không có truyền thống uống rượu nho, cho nên mỗi lần dùng rượu vang, họ có xu hướng chọn những loại rượu rất dễ uống, có vị ngọt và thơm, có giá thật mềm thì càng tốt. Tại Hoa lục, giới trung lưu bắt đầu uống rượu vang đỏ, còn hình ảnh sang trọng của Champagne thì vẫn được gắn liền với giới thượng lưu, giàu sang có tiền.
Theo anh Clinton Ang, làm việc cho công ty Corner Stone, trụ sở đặt tại Singapore và chuyên nhập khẩu rượu vang để phục vụ thị trường Trung Quốc, công ty này vừa ký hợp đồng liên doanh với một nhà sản xuất Prosecco, để chế biến ra một loại rượu ngọt hơn và thơm hơn, sao cho vừa với khẩu vị của đại đa số khách hàng châu Á.
Rõ ràng là rượu sâm banh của Pháp đang bị cạnh tranh dữ dội, trên cả hai phương diện : doanh thu sản xuất và đối tượng khách hàng. Trong năm qua, ngành Champagne của Pháp đã sản xuất 337 triệu chai, trong đó có gần 45% (tương đương với 145 triệu chai) dành cho xuất khẩu trên toàn thế giới. Trong khi ngành Prosecco của Ý sản xuất 300 triệu chai Prosecco DO, trong đó có tới 70% (tương đương với 210 triệu chai) được bán ra nước ngoài.
Trước những thành quả ngoạn mục như vậy, câu hỏi đặt ra là liệu Prosecco sẽ trở thành một thương hiệu lâu đời, hay do bối cảnh kinh tế chỉ là một thức uống ‘’thịnh hành’’ nhất thời ? Về điểm này, cô Delysia Grewal chuyên nghiên cứu thị trường xuất nhập khẩu rượu vang ở Anh, tin chắc rằng Prosecco của Ý có rất nhiều khả năng đứng vững và bám trụ trên thị trường quốc tế trong một thời gian dài. Cho dù giá prosecco của Ý có thể tăng thêm, nhưng vẫn chưa đắt bằng Champagne của Pháp.
Bà Angela Lynas, giám đốc công ty chuyên nhập khẩu rượu vang ở Scotland thì cân nhắc chừng mực hơn. Theo bà, nếu muốn thành công lâu dài, Prosecco phải đảm bảo chất lượng, từ năm này qua năm nọ. Những năm trước đây, người Anh có cái mốt yêu chuộng rượu vang Cava đến từ Tây Ban Nha. Thế nhưng do chất lượng không đồng đều, cho nên sau một thời gian bán chạy, rượu cava không còn được dân Anh yêu thích vì họ cho là loại rượu này có chất lượng quá đỗi thất thường, lúc ngon lúc dở, thực khách không cảm thấy hợp gu hay khoái khẩu.
Theo lời cô Sarah Serena, giám đốc điều hành công ty Montelvini, chuyên sản xuất Prosecco ở vùng Asolo, giới sản xuất Ý hy vọng duy trì xuất khẩu ở mức hơn 200 triệu chai trong năm tới, cho dù giá thành sẽ đăt hơn mọi khi, phần lớn cũng vì vụ mùa thu hoạch không mấy khả quan, trong hai năm liên tiếp (2014 & 2015), do thời tiết trở xấu, khí hậu thất thường.
Dù gì đi nữa, Prosecco đang soán ngôi bá chủ của Champagne trên thế giới. Tuy nhiên, giới chuyên gia ẩm thực lưu ý rằng hai loại rượu này tuy có thể phục vụ cho cùng một đối tượng khách hàng, nhưng theo phong tục tập quán, cách thưởng thức thường diễn ra trong những tình huống khác nhau. Chẳng hạn như bạn ngồi một mình ở quán cà phê, bạn có thể gọi một ly prosecco để nhâm nhi thưởng thức, chuyện đó chẳng có gì lạ. Nhưng uống sâm banh thì ít có ai mà lại đi uống một mình, bởi vì tiếng động của nút chai, khi ta khui sâm banh là một cách để ăn mừng, để chia sẻ và chung vui với nhau.
Loại Prosecco, hay bất cứ loại rượu vang trắng có sủi bọt nào bạn có thể uống nguyên chất hay dưới dạng pha cocktail. Nhưng champagne thì nên tránh pha chế hay hòa trộn với thứ khác. Champagne loại ngon (loại millésimé thì phải cất trong vòng ba năm) cũng giống như là whisky thượng hạng (loại từ 12 năm trở lên). Thời gian cất rượu chính là cái yếu tố giúp cho hương vị càng thêm tinh tế, phức hợp, vì thế mà giới sành điệu không khỏi thở dài nếu như ta đi pha rượu champagne thượng hạng với một chút cassiss (loại kir royal), hay pha whisky với soda, và thậm chí cũng tránh cho thêm vào whisky một chút nước đá ….
Về mặt khẩu vị, thì ngon hay dở là còn tùy theo cảm quan của thực khách, nhưng khó thể chối cãi là cách chế biến Champagne công phu và cầu kỳ hơn so với Prosecco. Loại Prosecco của Ý cũng như đa số các loại rượu vang trắng có sủi bọt của Pháp (theo dạng mousseux hay pétillant) trong suốt quá trình lên men, thường được trữ trong thùng. Đến khi cho Prosecco vào chai, thì có thể được dùng khoảng hai tuần sau.
Còn Champagne (cũng như các loại rượu vang trắng chế biến theo công thức gọi là méthode champenoisie) thì phải qua hai lần lên men, lần thứ nhất trong thùng gỗ, lần thứ nhì trong chai thủy tinh một khi lớp rượu đầu tiên được cho vào chai. Cái công thức ấy khiến cho việc cất rượu Champagne tốn nhiều thời gian hơn so với Prosecco, trong trường hợp của các loại thượng hạng millésimé, thời gian cất rượu phải nhân lên gấp ba lần.
Công thức chế biến công phu cầu kỳ giải thích phần nào vì sao Champagne của Pháp có giá thành cao hơn Prosecco của Ý hay là rượu Cava của Tây Ban Nha. Lẽ dĩ nhiên ở dòng gản phẩm giá thấp, giữa một chai Prosecco có vị ngòn ngọt và một chai Champagne có vị chua hơn thì nên nên chọn cái đầu tiên. Nhưng khi lên gam trung bình, hay là dòng sản phẩm thượng hạng thì Champagne lúc nào cũng có hương vị tinh tế hơn.
Trường hợp này cũng như hai trường phái rượu vang đỏ của hai vùng Bordeaux và Bourgogne. Ở gam đầu Bordeaux thường dễ uống hơn, vì thế mà hợp gu khoái khẩu đối với đa số thực khách. Nhưng càng
lên hạng cao, Bourgogne do khối lượng sản xuất rất hạn chế, loại rượu này nổi tiếng có hương vị thanh tao hơn nhiều.
Sự kiện Prosecco soán ngôi bá chủ của Champagne có lẽ là do thời thế và bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Nhà phê bình ẩm thực Richard Juhlin, nổi tiếng là chuyên gia số một trên thế giới về Champagne, người đã từng nếm thử và chấm điểm hàng ngàn loại rượu sủi bọt khác nhau để viết thành quyển : Mùi hương của Champagne ‘‘A Scent of Champagne’’ từng nhận xét rằng, thế giới có thể khao khát nếm thử mọi thức uống trên đời, nhưng đố ai mà có thể định nghĩa chính xác hương vị của Champagne.
Mùi hương của Champagne không chỉ khơi gợi giác quan, mời gọi tính hiếu kỳ, mà còn đánh vào tiềm thức, nơi cất giữ kỷ niệm cuộc sống con người. Có lẽ cũng vì thế mà người xưa từng nói rằng Champagne là một chút thi vị hữu tình cất giấu trong bình thủy tinh. Nói như vậy, thì phải chăng chuyện uống Prosecco hay Champagne là còn tùy theo nhu cầu cá nhân. Đó cũng là sự chọn lựa giữa một bên là ‘’bài toán’’ và bên kia là ‘’bài thơ’’.
Lãnh đạo phe đối lập Belarus trốn ra nước ngoài
cùng hai người con trai trước cuộc bầu cử
Tin từ MINSK, Belarus – Một ứng cử viên phe đối lập muốn đối đầu với nhà lãnh đạo Belarus Alexander Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng tới đã trốn sang Nga cùng hai người con trai, vì lo sợ rằng các con của ông có thể bị bắt.
Ông Valery Tsepkalo, cựu đại sứ của nước này ở Washington và sau đó là người sáng lập một khu văn phòng cho các công ty kỹ thuật, lo sợ rằng chính quyền bắt đầu các thủ tục tố tụng để tước quyền làm cha của ông. Ông Lukashenko đã bắt giam hai trong số các đối thủ bầu cử chính và giam giữ hàng trăm người biểu tình trong một cuộc đàn áp bất đồng chính kiến chống lại 26 năm cai trị của ông. Hành động này thu hút sự chỉ trích của phương Tây.
Chiến dịch vận động của ông Tsepkalo, cho biết các viên chức của Văn phòng Công tố viên đến trường học của hai cậu bé để yêu cầu các tuyên bố bằng văn bản rằng gia đình ông không chăm sóc tốt cho con cái. Phía Văn phòng Công tố viên bác bỏ việc các nhà chức trách đến thăm trường. Gia đình Tsepkalos vẫn chưa tiết lộ tuổi của hai người con.
Ông Valery Tsepkalo trốn sang nước ngoài vài ngày sau khi một ứng cử viên phe đối lập khác, bà Svetlana Tikhanouskaya, chuyển hai đứa con của bà đến một địa điểm không được tiết lộ trong Liên minh châu Âu. Bà nhận được những lời đe dọa nặc danh về việc con bà bị bắt đi. Bà Veronika Tsepkalo, vợ của ông Valery Tsepkalo, hợp tác với bà Tikhanouskaya và một người phụ nữ thứ ba đại diện cho một ứng cử viên khác, hiện đang ở trong tù, để cùng nhau vận động chống lại ông Lukashenko. (BBT)
Nga: Phong trào chống Vladimir Putin lan rộng
Thanh Hà
Ngày 25/07/2020 hơn 10.000 người biểu tình tại Khabarovsk, vùng Viễn Đông Nga, để phản đối việc cựu thống đốc bang này bị bắt giữ. Tổng thống Vladimir Putin đã chỉ định người thay thế nhưng cử chỉ hòa hoãn của điện Kremlin chưa đủ để xoa dịu công luận. Làn sóng phản kháng chống Putin lan rộng ra nhiều nơi trên toàn lãnh thổ.
Thông tín viên Jean-Didier Revoin từ Matxcơva cho biết thêm :
“Phẫn nộ vẫn chưa ngớt ở Vùng Viễn Đông Nga. Từ hôm 11/07 vừa qua dân cư tại thành phố Khabarovsk xuống đường phản đối vụ cựu thống đốc Sergueï Furgal bị bắt giữ. Thành viên đảng LDPR theo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa này đã đánh bại ứng cử viên của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử hồi tháng 9 năm 2019.
Việc thống đốc Furgal bị bắt khiến công luận cảm thấy chính quyền Nga cướp đoạt lá phiếu của dân cư trong vùng. Một sự kiện hiếm thấy là số người biểu tình tại đây đông hơn hẳn so với ở Matxcơva hay Saint Petersbourg.
Đây là hình thức phản đối sự can thiệp của chính quyền trung ương và nhất là việc tổng thống Vladimir Putin chỉ định một thống đốc mới. Nhân vật này cũng xuất thân từ hàng ngũ của đảng LDPR, nhưng
điều đó chưa đủ để xoa dịu công luận tại vùng Viễn Đông Nga. Trái lại, các cuộc biểu tình ủng hộ Sergueï Furgal lan rộng ra nhiều vùng khác, chẳng hạn như là ở Siberia và khu vực thuộc dẫy núi Oural, miền nam nước Nga, và cả ở thủ đô Matxcơva.
Người biểu tình tố cáo trung ương gia tăng kiểm soát các chính phủ cấp vùng và lo ngại rằng không chắc quyền lợi của cư dân địa phương được bảo đảm. Theo tổ chức phi chính phủ ODV- INFO, khoảng 60 người bị câu lưu hôm qua sau loạt biểu tình trên toàn quốc”.
Covid-19: Bắc Hàn cảnh báo
‘có ca nghi nhiễm virus đầu tiên’
Tại Bắc Hàn, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng
Bắc Hàn nói họ vừa ghi nhận có một ca nghi nhiễm virus corona đầu tiên.
Thông tấn xã Bắc Hàn KCNA nói một người đào tẩu sang Nam Hàn ba năm trước đã vượt giới tuyến quay trở lại Bắc Hàn và có triệu chứng Covid-19.
Trung Quốc lo ngại về dịch Covid-19 ở Bắc Hàn
Covid-19: Chuyến bay đầu tiên rời Bắc Hàn sau nhiều tuần
Lãnh tụ Kim Jong-un triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với các quan chức hàng đầu, ra lệnh phong tỏa thành phố biên giới Kaesong.
Bắc Hàn, một quốc gia bí mật, trước đó nói họ không có ca Covid-19 nào. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khó có khả năng này.
“Một vụ việc khẩn cấp xảy ra ở thành phố Kaesong, nơi một kẻ đào tẩu sang miền Nam cách đây ba năm, một người được nghi là đã nhiễm virus độc, đã trở lại hôm 19 tháng Bảy sau khi vượt ranh giới trái phép,” KCNA đưa tin.
Tại cuộc họp của bộ chính trị hôm thứ Bảy, ông Kim ra lệnh lập “một hệ thống khẩn cấp mức tối đa” để dập dịch Covid-19.
KCNA cho biết thêm rằng ông Kim cũng mở một cuộc điều tra về việc người này đã làm cách nào vượt qua đường biên giới được kiểm soát chặt chẽ.
Ông cảnh báo những ai chịu trách nhiệm để xảy ra chuyện này sẽ phải chịu “trừng phạt nặng nề”.
Cũng trong thời gian này, Nam Hàn không ghi nhận bất kỳ trường hợp vượt biên trái phép nào ở khu phi quân sự trong những ngày gần đây.
Bắc Hàn đóng cửa đường biên và đưa hàng hàng người đi cách ly sáu tháng trước, khi đại dịch bắt đầu lan rộng trên thế giới.
Hồi đầu tháng, ông Kim ca ngợi “thành công chói lọi” của nước mình trong việc đương đầu với dịch Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53543871
Phát hiện 1 ca nghi nhiễm Covid-19, Triều Tiên
ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc
Triệu Hằng
Hai hôm sau khi thị sát một trang trại gà, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un triệu tập họp Bộ chính trị đảng Lao động, ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia do dịch virus corona.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA hôm nay (26/7) cho biết, trong cuộc họp ngày 25/7, ông Kim Jong Un tuyên bố đã thực hiện “biện pháp phòng ngừa phủ đầu để phong toả hoàn toàn Kaesong”. Động thái này diễn ra sau khi một “kẻ đào tẩu” vượt biên trái phép quay trở lại thành phố biên giới vào ngày 19/7 và mang các dấu hiệu nghi nhiễm virus corona. Tờ báo cho biết người này đã bỏ trốn sang Hàn Quốc ba năm trước.
KCNA cho biết, ông Kim Jong Un đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở khu vực liên quan, chuyển từ hệ thống chống dịch khẩn cấp nhà nước sang hệ thống khẩn cấp tối đa, đồng thời đưa ra cảnh báo mức cao nhất. Bệnh nhân nghi mắc Covid-19 đã được cách ly nghiêm ngặt sau khi các bước khám hệ hô hấp và xét nghiệm máu cho thấy “kết quả không chắc chắn”. Tất cả những người ở thành phố Kaesong đã tiếp xúc với bệnh nhân nghi nhiễm này, và những người đã đến thành phố Kaesong trong 5 ngày qua đang được điều tra, kiểm tra y tế và đưa vào khu cách ly.
“Bất chấp các biện pháp phòng chống dịch bệnh mạnh mẽ được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực trên cả nước trong sáu tháng qua, vẫn xảy ra một tình huống nghiêm trọng, đó là virus độc hại vẫn có thể thâm nhập vào đất nước”, KCNA dẫn lời ông Kim Jong Un phát biểu.
Triều Tiên vào cuối tháng 1/2020 đã tuyên bố khởi động hệ thống khẩn cấp quốc gia để phòng chống Covid-19. Nước này đóng cửa biên giới và thắt chặt các biện pháp kiểm dịch. Giới lãnh đạo gọi cuộc chiến chống lại virus là “vấn đề chính trị” sẽ quyết định vận mệnh của quốc gia. Đến nay Triều Tiên vẫn chưa báo cáo ca mắc Covid-19 nào nhưng nhiều người nghi ngờ điều này.
Cặp vợ chồng mới cưới Hồng Kông
bị buộc tội bạo loạn được tuyên bố vô tội
Tin từ HỒNG KÔNG – Vào hôm thứ Sáu (24/7), một cặp vợ chồng mới cưới ở Hồng Kông được phát hiện vô tội đối với hành vi bạo loạn trong các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ hồi năm ngoái, trong một phán quyết có thể giúp hàng trăm người khác tránh được án tù.
Theo tin từ AFP, hơn 9,000 người bị bắt trong nhiều tháng biểu tình rầm rộ và đôi khi bạo lực tại trung tâm tài chính, ban đầu được châm ngòi bởi một kế hoạch cho phép dẫn độ vào Trung Cộng. Ông Henry Tong và bà Elaine To bị cáo buộc về hành vi bạo loạn và phải đối mặt với án tù 7 năm sau khi họ bị cảnh sát bắt giữ vào tháng 7 năm ngoái. Nhưng tòa án quận nhận thấy rằng họ không có bằng chứng để chứng minh cặp vợ chồng này tham gia vào cuộc biểu tình ngày hôm đó.
Chánh án Anthony Kwok cho rằng việc giả định các bị cáo tham gia biểu tình chỉ vì họ mặc trang phục tối màu giống như những người biểu tình là vô cùng phi lý. Những người ủng hộ vỗ tay và cặp vợ chồng mới cưới bật khóc khi bản án được đọc.
Ông Tong và bà To được đóng tiền thế chân tại ngoại vào tháng 8 và tiến hành đám cưới theo kế hoạch trong khi chờ ngày ra tòa. Vụ án của họ đặt ra một tiền lệ có thể khiến bên công tố gặp nhiều khó khăn hơn trong việc bảo đảm các bản án đối với một phần trong số khoảng 600 người khác bị cáo buộc gây bạo loạn trong các cuộc biểu tình hồi năm ngoái. (BBT)
https://www.sbtn.tv/cap-vo-chong-moi-cuoi-hong-kong-bi-buoc-toi-bao-loan-duoc-tuyen-bo-vo-toi/
HSBC phủ nhận cáo buộc ‘gài bẫy’ Huawei
Bình luậnDu Miên
Ngày 25/7, Tập đoàn HSBC đã bác bỏ các tin tức của truyền thông Trung Quốc cáo buộc họ đã “gài bẫy” công ty Huawei Technologies và có vai trò nhất định trong vụ bắt giữ giám đốc tài chính (CFO) của nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới này.
Trong một tuyên bố được đăng thông qua tài khoản chính thức của HSBC trên WeChat, ngân hàng có trụ sở tại London cho biết họ không hề tham gia vào quyết định của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ) để điều tra Huawei.
Tuyên bố của HSBC được đưa ra một ngày sau khi tờ báo chính thức của Trung Quốc là Nhân dân Nhật báo đăng tải một bài viết cáo buộc HSBC là đồng phạm của Hoa Kỳ và nói dối về Huawei, dẫn đến việc chính phủ Canada bắt giữ CFO của Huawei là bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou).
Bà Mạnh đã bị bắt vào tháng 12/2018 tại Sân bay Quốc tế Vancouver theo lệnh từ Hoa Kỳ.
Bà bị chính quyền Hoa Kỳ cáo buộc gian lận ngân hàng vì đã lừa dối HSBC về mối quan hệ của Huawei với một công ty hoạt động ở Iran, khiến HSBC có nguy cơ bị xử phạt vì vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Tehran.
Cụ thể bài đăng trên WeChat của HSBC cho biết: “Về sự phát triển của sự cố Huawei cho thấy rõ rằng cuộc điều tra của Hoa Kỳ về Huawei không phải do HSBC thúc đẩy”. Phía ngân hàng không đề cập trực tiếp đến bài báo của tờ Nhân dân Nhật báo.
“HSBC không hề có ác ý hay ‘gài bẫy’ Huawei”, ngân hàng này khẳng định.
HSBC cũng bổ sung thêm rằng: “Để đáp lại các yêu cầu thông tin từ DOJ, HSBC chỉ cung cấp các thông tin thực tế. HSBC đã không ‘tạo ra’ bằng chứng hay sự thật ‘bị che giấu’, cũng như sẽ không làm sai lệch sự thật hoặc gây tổn hại cho bất kỳ khách hàng nào vì lợi ích của chúng tôi”.
Bài viết do Nhân dân Nhật báo phát hành hôm thứ Sáu (24/7) đã cáo buộc HSBC nhận thức rõ về hoạt động kinh doanh của Huawei tại Iran và đã “đặt bẫy” cho ông trùm công nghệ Trung Quốc kể từ năm 2012.
Các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc, bao gồm Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN), đã đưa ra cáo buộc tương tự đối với HSBC.
Bà Mạnh Vãn Châu đang đấu tranh phản đối lệnh dẫn độ về Hoa Kỳ và khẳng định mình vô tội. Hiện bà đang bị quản thúc tại Vancouver kể từ khi bị bắt giữ.
Du Miên
Theo The Epoch Times
https://www.ntdvn.com/the-gioi/hsbc-phu-nhan-cao-buoc-gai-bay-huawei-55983.html
TQ tìm cách củng cố quan hệ với Việt Nam và ASEAN
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung trên bờ vực Chiến tranh lạnh, Bắc Kinh đang tìm cách củng cố lại mối quan hệ với Việt Nam và các nước láng giềng Đông Nam Á, theo SCMP.
Theo SCMP, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đang tìm cách xoa dịu một Hà Nội dường như đang có lập trường ngày càng cứng rắn hơn với Bắc Kinh liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Việt Nam được cho là nước gay gắt nhất với Trung Quốc trong yêu sách của Bắc Kinh về “đường lưỡi bò” gần như bao trọn toàn bộ biển Đông.
Hôm 21/7, ông Vương Nghị đã trò chuyện trực tuyến với người đồng cấp Việt Nam Phạm Bình Minh. Động thái này diễn ra chỉ 1 ngày sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy (Luo Zhaohui) cố gắng trấn an Việt Nam rằng họ chỉ muốn hoà bình và ổn định trong khu vực.
Đề xoa dịu Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Bắc Kinh hậu thuẫn cho biết hôm thứ Sáu (17/7) rằng họ sẽ cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam vay 100 triệu USD để giúp ngân hàng mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp tư nhân bị đình trệ hoạt động do đại dịch virus Vũ Hán, theo SCMP.
“Trong đại dịch COVID-19, Việt Nam và Trung Quốc đã tăng cường tình hữu nghị để hỗ trợ lẫn nhau,” ông Vương Nghị nói với ông Phạm Bình Minh qua điện thoại, trích lại lời cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào 6 tháng trước.
“Cả hai nước chúng ta đều đã kiểm soát thành công dịch bệnh và chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại,” ông Vương Nghị nói.
Đáp lại, Bộ trưởng Ngoại giao và Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết Việt Nam cam kết quyên góp 100.000 USD để giúp Trung Quốc chống lại trận lụt tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ đã tấn công 27 tỉnh thành và ảnh hưởng đến hơn 38 triệu người như “một biểu tượng của tình hữu nghị.”
Bắc Kinh cũng cho biết nước này đã hoàn tất các cuộc đàm phán vào thứ Hai (20/7) về Hiệp ước Thương mại tự do với Campuchia, đồng minh thân cận nhất trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên và là đối trọng của Việt Nam. Mặc dù Hiệp ước này chủ yếu mang tính biểu tượng vì khối lượng giao dịch thương mại giữa hai nước rất hạn chế, nhưng nó cho thấy chiến lược của Bắc Kinh nhằm lôi kéo các nước rời xa Hoa Kỳ bằng các ưu đãi kinh tế, theo các nhà phân tích.
Ông Xu Liping, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định cuộc họp trực tuyến giữa Việt Nam và Trung Quốc dự kiến bao trùm nhiều vấn đề, gồm cả các tranh chấp trên biển
“Cuộc trao đổi diễn ra trong bối cảnh các bên liên quan tăng cường lập trường của mình khi các cuộc đàm phán về quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa Trung Quốc và [Asean] đang bước vào giai đoạn quan trọng,” ông nói.
Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á đã thảo luận về tài liệu thiết lập quy tắc trên biển Đông trong nhiều năm. Theo SCMP, Trung Quốc hy vọng công việc sẽ hoàn tất vào năm 2021, nhưng các cuộc đàm phán đã bị trì hoãn vì đại dịch virus corona, trong khi đó các nước liên quan vẫn chia rẽ sâu sắc về việc phân định rõ những yêu sách của họ cũng như cách giải quyết tranh chấp trong tương lai.
Theo ông Xu, bởi không chắc về cuộc đàm phán này, Việt Nam rất muốn sử dụng cương vị của mình trong năm nay là Chủ tịch ASEAN và tận dụng đường lối cứng rắn của Mỹ trên Biển Đông để đối đầu lại Bắc Kinh.
Hà Nội đã cáo buộc Bắc Kinh về “hành vi bắt nạt” trong các vụ tranh chấp trên biển, gần đây nhất là vào tháng Tư khi một tàu đánh cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm.
Trong cuộc thảo luận về các vấn đề Biển Đông với người đồng cấp Việt Nam Lê Hoài Trung vào thứ Năm (16/7), Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Triệu Huy đã đả kích lập trường của Washington về tranh chấp Biển Đông và cho biết hải quân của họ đã gửi hai tàu sân bay qua khu vực này để đối chọi lại chiến lược kiềm chế Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Chúng tôi tin rằng các thành viên của ASEAN sẽ có thể nhìn thấy âm mưu sử dụng biển Đông làm quân bài của Mỹ và tiếp tục áp dụng cách tiếp cận độc lập về chính sách đối ngoại, đồng thời hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy sớm hoàn thành bộ quy tắc đàm phán,” ông La Triệu Huy nói trong một cuộc họp với đại diện của ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ông Zhu Feng, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu hợp tác Trung Quốc về Biển Đông tại Đại học Nam Kinh, cho biết các nước ASEAN đã bị cuốn vào cuộc chiến giữa Trung Quốc và Mỹ.
“Chúng ta đang chứng kiến những căng thẳng trầm trọng trong khu vực và ưu tiên hàng đầu là làm thế nào để quản lý khủng hoảng và ngăn chặn các cuộc đối đầu quân sự nguy hiểm,” ông nói.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35993-tq-tim-cach-cung-co-quan-he-voi-viet-nam-va-asean.html
Hai cội nguồn của chế độ toàn trị TQ:
Cơ hội nào cho dân chủ?
Chế độ “cộng sản” Trung Quốc đang ngày càng trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với nhiều xã hội. Từ dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán, dự án “Con đường tơ lụa mới”, đến bành trướng quân sự trên biển… Nhưng với nhiều chuyên gia, đe dọa lớn nhất đến từ chế độ toàn trị Trung Quốc. Theo quan điểm này, chế độ toàn trị Trung Quốc là gốc rễ của vô số các hiểm họa đe dọa phần còn lại của thế giới, và đối với chính xã hội Trung Quốc.
Nhận diện cho đúng chế độ toàn trị hiện nay tại Trung Quốc là cơ sở cho phép các nền dân chủ có được đối sách đúng. Tuy nhiên, nhận diện đúng không phải là điều dễ. Do tính chất khép kín của chế độ này, do những đặc thù của nền văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Khó nhận diện cũng có phần do thế đối đầu Mỹ – Trung hiện nay có xu hướng thổi bùng lên những mâu thuẫn mang tính quốc gia, vô hình chung đẩy lùi vấn đề mô hình xã hội – toàn trị, dân chủ hay độc tài – vào tuyến hai. Vấn đề chế độ chính trị có xu hướng được đơn giản hóa, để đáp ứng nhu cầu tuyên truyền trước mắt. Chỉ trích của nhiều chính trị gia các nước dân chủ tập trung vào tính chất « cộng sản » của chế độ chính trị hiện hành, mà coi nhẹ những gốc rễ của chế độ toàn trị trong chính truyền thống Trung Hoa nghìn năm.
Tuy nhiên, giới chuyên gia về Trung Quốc, về chính trị quốc tế, vẫn tiếp tục có các nghiên cứu. Học giả Mỹ Francis Fukuyama tháng 5/2020 vừa qua công bố bài phân tích : “What Kind of Regime Does China Have?” – tạm dịch : ”Trung Quốc có chế độ kiểu gì?” (1), tìm cách giải mã các cội nguồn của chế độ toàn trị Trung Quốc, một số đặc điểm căn bản của mô hình chính trị Trung Quốc thời cộng sản, từ thời Mao, Đặng… cho đến Tập Cận Bình (2). Tác giả cũng đề xuất một triển vọng được coi là khả thi hơn cả cho sự trỗi dậy của dân chủ tại Trung Quốc. Sau đây, RFI tiếng Việt xin giới thiệu một số nét chính của bài phân tích.
Chế độ toàn trị là gì ?
Thuật ngữ « toàn trị » do hai nhà chính trị học Mỹ, Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski, chế tác ra vào những năm 1950, để chỉ các xã hội theo “mô hình Liên Xô” và “phát xít”. Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski phân biệt các chế độ “toàn trị” với các chế độ gọi là “độc đoán”. “Toàn trị” là các chế độ do một đảng duy nhất lãnh đạo, với một ý thức hệ bao trùm, sử dụng quyền lực công an trị để buộc mọi người dân trong xã hội phải trung thành tuyệt đối với ý thức hệ chính thống, với việc “kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh riêng tư nhất của các thành viên trong xã hội”. Các chế độ này hy vọng “cắt đứt toàn bộ các liên hệ xã hội trước đó, để buộc tất cả mọi người phụ thuộc trực tiếp vào chính quyền”. Đảng thực thi vai trò “tẩy não” dân chúng một cách triệt để, “đến mức họ không còn nhận ra những xiềng xích cột họ vào Đảng”. Một hình tượng tiêu biểu cho thành công của chế độ toàn trị Xô Viết là nhân vật người thiếu niên Pavel Morozov, được lãnh tụ Staline nhiệt liệt biểu dương, do đã có công tố cáo cha mẹ mình với công an mật.
Đâu là các cội rễ của chế độ toàn trị tại Trung Quốc hiện nay ?
Học giả Mỹ Francis Fukuyama nhấn mạnh : xã hội Trung Quốc là “một trong những xã hội có lịch sử liên tục dài nhất thế giới, và có rất nhiều sự tiếp nối xuyên qua các triều đại, cho đến chế độ hiện nay”. Trung Quốc là “nền văn minh đầu tiên trên thế giới tạo lập ra một bộ máy Nhà nước mang tính hiện đại”, tức một bộ máy Nhà nước được coi như vận hành độc lập với các quan hệ cá nhân, dù là với hoàng đế, với gia tộc hoàng đế hay với các thân hữu của hoàng đế. Một bộ máy Nhà nước vận hành theo các quy tắc riêng, tập quyền cao độ. Bộ máy này ra đời vào dưới triều đại nhà Tần, triều đại đầu tiên thống
nhất các vương quốc tại khu vực trung tâm lãnh thổ Trung Quốc hiện nay (vào năm 221, trước Công nguyên). Thời Tần Thủy Hoàng chỉ tồn tại chưa đầy 20 năm, nhưng để lại các hệ quả vô cùng lớn trong xã hội Trung Hoa suốt hơn 2.000 năm sau. Triều đại nhà Hán, kéo dài hơn 4 thế kỷ sau đó, đã kế thừa phương thức tổ chức Nhà nước tập quyền của Tần Thủy Hoàng, và bổ sung vào đó vai trò hàng đầu của Khổng giáo, của tầng lớp quan lại theo Nho giáo, được phó thác sứ mạng lãnh đạo một trong các đế chế lớn nhất thế giới thời đó. Một đặc điểm tiêu biểu khác của chế độ chính trị thời Tần, rồi đến thời Hán, là : trong các đế chế hùng mạnh này tại Trung Hoa chưa bao giờ có các định chế chính trị mang tính đối trọng, như Nhà nước pháp quyền, hay trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ (democratic accountability), mà chủ yếu dựa vào tầng lớp lãnh đạo điều hành đất nước, thông qua con đường “giáo dục”.
Bộ máy Nhà nước tập quyền và không có đối trọng, do một tầng lớp quan lại được tuyển chọn thông qua học vấn vận hành, đó là các đặc điểm tiêu biểu của nền chính trị Trung Hoa suốt 2.000 năm. Thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực là thách thức mà chính quyền Trung Hoa liên tục gặp phải. Hoàng đế phải sử dụng tầng lớp quan lại để điều hành bộ máy Nhà nước, nhưng ai kiểm soát bộ máy này, khi bộ máy bị hư hỏng? Tầng lớp hoạn quan đã được sử dụng làm nhiệm vụ này. Đến đời nhà Minh, lại phải lập ra cả một bộ phận riêng để kiểm soát các hoạn quan, do sự lộng hành của nhóm này. Vấn đề tương tự cũng đặt ra hiện nay, khi đảng Cộng Sản kiểm soát chính quyền, Ban Tổ Chức của Đảng kiểm soát Đảng. Và dưới thời Tập Cận Bình, đến lượt Ủy Ban Kỷ Luật Trung Ương được giao nhiệm vụ kiểm soát Ban Tổ Chức…
Tuy nhiên, nếu như có những điểm kế tục giữa phương thức cai trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay với các triều đại trước đây, thì cần phải nhấn mạnh là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã kế tục truyền thống toàn trị thời Liên Xô của Staline, nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử Trung Hoa trước đó. Phương thức toàn trị Xô Viết, với hệ thống tuyên huấn, dân vận, trại cải tạo, trại tập trung, mạng lưới những tay chân của chế độ có mặt khắp nơi theo dõi dân chúng…, rút cục đã phá sản. Tuy nhiên, “tham vọng toàn trị không chết, tham vọng kiểm soát hoàn toàn người dân, từ tinh thần đến thể xác, đã được truyền từ đảng Cộng Sản Liên Xô sang đảng Cộng Sản Trung Quốc”.
Mao Trạch Đông đã tái tạo mô hình toàn trị Liên Xô bằng các phương tiện tương tự, với đỉnh điểm là cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Tuy nhiên, nỗ lực này rốt cục đã thất bại, buộc giới tinh hoa trong Đảng, chuyển hướng sang con đường hiện đại hoá theo kiểu tư bản. Theo Francis Fukuyama, lãnh đạo kế nhiệm Đặng Tiểu Bình đã bắt đầu giải thể Nhà nước toàn trị, để thay bằng “Nhà nước độc tài”.
Chế độ chính trị Trung Quốc dưới các thời Mao, Đặng và Tập Cận Bình có những gì giống, gì khác?
Theo Francis Fukuyama, giai đoạn 1978 đến 2012, tức là từ khi Đặng Tiểu Bình khởi động “hiện đại hoá”, cho đến khi Tập Cận Bình lên cầm quyền, là một giai đoạn mà người dân Trung Quốc được hưởng nhiều quyền tự do cá nhân, kinh doanh, đi lại tự do, bày tỏ quan điểm tự do… khác hẳn trước. Đảng giảm nhẹ sự can thiệp vào kinh tế và bộ máy Nhà nước… Nhiệm kỳ lãnh đạo cao cấp được giới hạn. Với việc Tập Cận Bình lên cầm quyền, bộ máy chính trị Trung Quốc có xu thế làm sống lại mô hình toàn trị thời Mao. Chủ nghĩa Mác-Lê theo tư tưởng Tập Cận Bình đã được đưa vào Hiến Pháp, được giảng dạy trong trường học. Bộ máy công an có thêm nhiều quyền lực chưa từng có. Đảng xâm nhập trở lại mọi mặt của đời sống. Nhiều bài hát của Hồng vệ binh thời Cách Mạng Văn Hoá được phổ biến trở lại. Đàn áp ở quy mô lớn, với hơn một triệu người Duy Ngô Nhĩ bị đưa vào các trại cải tạo….
Tuy nhiên, Francis Fukuyama cũng nhấn mạnh là, cho dù tham vọng kiểm soát trở lại theo kiểu toàn trị, “tư tưởng Tập Cận Bình” cũng chỉ là một bản sao mờ nhạt của tư tưởng Mao, với cuốn Sách Đỏ nổi tiếng. Tập Cận Bình đã không đủ sức đưa ra một ý thức hệ mang tính nhất quán như Mao, đủ sức dấy lên niềm tin cuồng tín của hàng triệu người Trung Quốc. Nhưng ngược lại, chính quyền Tập Cận Bình lại có được các phương tiện công nghệ tinh vi, hùng hậu của kỷ nguyên công nghệ số, cho phép dễ dàng kiểm soát dân chúng, khác hẳn thời Mao hay Staline. Cũng khác với thời Mao, chủ yếu dựa vào đàn áp, đe dọa, giờ đây chính quyền thời Tập dựa nhiều hơn vào việc chiêu dụ được một tầng lớp trung lưu, dễ bảo nhờ các món lợi vật chất…
So sánh để nhìn ra các điểm giống giữa Mao, Đặng và Tập, học giả Mỹ Francis Fukuyama vừa lưu ý đến tính nối tiếp của nhiều truyền thống toàn trị trong xã hội Trung Hoa với chế độ toàn trị cộng sản hiện nay, nhưng cũng vừa nhấn mạnh đến tính mâu thuẫn giữa các truyền thống Trung Hoa. Chế độ cai trị tàn bạo thời Tần, đặt cơ sở cho các chế độ toàn trị sau này, chỉ tồn tại được ít năm. Các triều đại Trung Hoa sau này trị nước một cách tinh vi hơn.
Francis Fukuyama chia ra hai mạch cai trị trong truyền thống Trung Quốc, gọi là “toàn trị” và “độc đoán” (như định nghĩa của Carl Friedrich và Zbigniew Brzezinski). Về toàn trị, Mao Trạch Đông và Tần
Thủy Hoàng là trên cùng một mạch. Về chế độ “độc đoán”, theo tác giả, chính quyền Đặng Tiểu Bình hay Giang Trạch Dân gần với các triều đại Trung Quốc sau này hơn nhiều. Nhìn chung, theo Francis Fukuyama, di sản Mác-Lê thời Xô Viết (theo kiểu Staline), được đảng Cộng Sản Trung Quốc vận dụng, nằm trong thế xung đột sâu sắc với nhiều truyền thống bắt rễ tại Trung Quốc, trong đó có Khổng giáo, vốn nhấn mạnh nhiều đến các quan hệ con người.
Phải chăng nền chính trị do đảng Cộng Sản lãnh đạo tại Trung Quốc tất yếu sẽ dẫn đến một chế độ mà mọi quyền lực thâu tóm trong tay một lãnh đạo duy nhất, như Tập Cận Bình?
Theo Francis Fukuyama, thì việc Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo Trung Quốc, với xu thế ngả sang toàn trị “không phải là điều không thể tránh khỏ”. Vào thời điểm Tập Cận Bình chưa trở thành lãnh đạo, trong giới tinh hoa Trung Quốc đã có nhiều người hy vọng là chế độ Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập sẽ vừa chống được nạn tham nhũng, vừa xác lập các cơ sở cho một xã hội Trung Quốc tự do hơn, trước khi họ hiểu ra.
Dù sao, chế độ Tập Cận Bình chưa phải đã áp đặt được lý tưởng toàn trị lên toàn bộ xã hội. Xã hội Trung Quốc hiện nay khác xa Bắc Triều Tiên. Lịch sử Trung Quốc cho thấy hai nỗ lực xây dựng xã hội toàn trị một cách tàn bạo dưới thời Tần Thủy Hoàng và Mao Trạch Đông không kéo dài. Việc dân chúng tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng hiện nay xuất phát từ “tự nguyện” do lợi ích được thỏa mãn, hơn là “do bị đe dọa”. Khả năng các công nghệ số kiểm soát dân chúng đến đâu cũng còn là vấn đề để ngỏ. ”Tư tưởng Tập Cận Bình”hay “chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung Hoa” cũng không hấp dẫn đến mức có nhiều người sẵn sàng chết cho lý tưởng, như thời Mao.
Trung Quốc có cơ hội dân chủ hoá hay không? Nếu có, con đường nào khả thi hơn cả?
Theo Francis Fukuyama, trước hết các nền dân chủ phương Tây phải nhận thức được là tại Trung Quốc, “có một chế độ toàn trị mới đang hình thành”, giống như Liên Xô giữa thế kỷ XX, chứ không phải là “một chế độ tư bản theo phong cách độc đoán”, như giai đoạn trước đó. Bởi tại Trung Quốc hiện nay, Nhà nước gần kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, kể cả với các doanh nghiệp được gọi là “tư nhân”, như Tencent hay Alibaba. Về mặt kinh tế, Hoa Kỳ và các nền dân chủ tự do cần phải dần dần rút các cơ sở kinh tế khỏi Trung Quốc. Đại dịch Covid-19 cho thấy sự nguy hiểm của việc phụ thuộc vào Trung Quốc.
Riêng đối với Trung Quốc, trong tình hình hiện nay, khi bộ máy đàn áp của chế độ hiện hành là rất lớn, “rất ít có khả năng thay đổi sẽ diễn ra từ bên dưới, với một phong trào quần chúng rộng khắp”. Nếu như xảy ra, thay đổi chỉ có thể đến từ “bộ phận thượng tầng của ban lãnh đạo Đảng’. Cụ thể là những người bị ảnh hưởng do việc Tập lên nắm quyền. Cả một hệ thống vận hành từ hơn 30 năm, bị Tập Cận Bình thay thế, để về phần mình, trở thành lãnh đạo trọn đời.
Chế độ đa đảng, theo Francisco Fukuyama, sẽ không đến sớm với Trung Quốc, như tại Hàn Quốc và Đài Loan trong những 1980, “con đường thay đổi tối ưu tại Trung Quốc hiện nay là thông qua hệ thống pháp lý, giống như nhiều nước châu Âu trong thế kỷ XIX và XX”. Chuyển từ một Nhà nước pháp trị (rule by law) sang Nhà nước pháp quyền (rule of law), một Nhà nước chịu sự kiểm soát của luật pháp. Cần thiết lập các quy định rõ ràng áp dụng cho người dân thường, cho đến các quan chức cấp thấp hơn, rồi với cả chính bản thân Đảng. Việc thực thi quyền lực cần phải được khống chế, kiểm soát thực sự về mặt Hiến Pháp. Tư pháp phải có quyền tự trị rộng rãi. Người dân phải được có thêm quyền tự do, ít nhất là cũng giống như so với thời trước Tập Cận Bình.
Về phía Hoa Kỳ, học giả Francisco Fukuyama lưu ý là, cần nhớ rằng đối thủ của Mỹ hiện nay không phải là Trung Quốc, mà là đảng Cộng Sản Trung Quốc đang trên đường toàn trị hóa, hoàn toàn khác so với giai đoạn trước năm 2012. Và trước khi toan tính giúp Trung Quốc thay đổi, người Mỹ phải thay đổi chính nước Mỹ để xác lập trở lại vị trí của Hoa Kỳ, như “ngọn hải đăng của các giá trị dân chủ, tự do”.
‘Gần như toàn bộ’ ngành thời trang toàn cầu
đang dùng lao động khổ sai Duy Ngô Nhĩ
Quý Khải
Nhiều thương hiệu thời trang và hãng bán lẻ lớn nhất thế giới đang tiếp tay cho vấn nạn lao động cưỡng bức và vi phạm nhân quyền đối với hàng triệu người dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc, theo báo cáo của một liên minh gồm hơn 180 tổ chức nhân quyền.
Toàn thế giới đã rất sốc khi các hành vi tàn bạo đối với dân tộc thiểu số Duy Ngô Nhĩ trong khu vực, bao gồm tra tấn, cưỡng ép ly hôn và triệt sản bắt buộc đối với phụ nữ Duy Ngô Nhĩ được tiết lộ.
Bất chấp thực trạng này, một liên minh các tổ chức nhân quyền đã nói rằng rất nhiều thương hiệu quần áo hàng đầu thế giới vẫn tiếp tục nhập nguồn cung bông và sợi được sản xuất thông qua một hệ thống giam giữ và cưỡng bức lao động do nhà nước bảo trợ liên quan đến gần 1,8 triệu người Duy Ngô Nhĩ, người Turk và người theo đạo Hồi khác ở trong các trại tù, nhà máy, trang trại và trại tập trung ở Tân Cương. Liên minh này cho biết hệ thống trại lao động cưỡng bức trên toàn khu vực là trại tập trung lớn nhất một nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo kể từ sau Thế chiến 2, theo The Guardian.
Các thương hiệu thời trang toàn cầu có nguồn cung đáng kể từ Tân Cương, nhiều đến mức liên minh này ước tính rằng cứ 5 sản phẩm làm từ sợi côt-tông (sợi bông) được bày bán trên thế giới thì “gần như chắc chắn” có 1 sản phẩm dính mồ hôi và nước mắt của những lao động cưỡng bức và vi phạm nhân quyền ở đây.
Trung Quốc là nhà sản xuất sợi bông lớn nhất thế giới, với 84% nguồn cung bông đến từ khu vực Tân Cương. Bông và sợi được sản xuất tại Tân Cương được sử dụng rộng rãi ở các nước sản xuất hàng may mặc quan trọng khác như Bangladesh, Campuchia và Việt Nam. Bông và sợi Tân Cương cũng được dùng trong dệt may và đồ nội thất gia đình. Trong tuần qua tờ New York Times của Mỹ cũng đưa tin rằng các nhà máy trong khu vực cũng đang cung ứng mặt nạ và đồ bảo hộ y tế khác đến nhiều nước trên thế giới.
Liên minh này đã công bố một danh sách dài các thương hiệu thời trang mà họ cáo buộc tiếp tục lấy nguồn cung sợi bông từ khu vực này, hoặc từ các nhà máy sử dụng lao động cưỡng bức là người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm Gap, C&A, Adidas, Muji, Tommy Hilfiger và Calvin Klein.
“Hầu như toàn bộ ngành công nghiệp hàng may mặc [toàn cầu] đều bị thấm đẫm máu và nước mắt của những người lao động cưỡng bức Duy Ngô Nhĩ và người Turk theo đạo Hồi”, Liên minh này tuyên bố.
Liên minh các nhóm tôn giáo này cũng cho biết rất nhiều thương hiệu quần áo hàng đầu khác cũng tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác chiến lược sinh lời với các doanh nghiệp Trung Quốc, khi chấp nhận trợ cấp từ chính phủ của họ để mở rộng sản xuất dệt may trong khu vực hoặc hưởng lợi từ nguồn lao động cưỡng bức là người Duy Ngô Nhĩ được vận chuyển từ Tân Cương đến các nhà máy trên khắp Trung Quốc”.
“Rất có khả năng mọi thương hiệu cao cấp và xa xỉ đều có nguy cơ có liên hệ đến những gì đang xảy ra với người Duy Ngô Nhĩ”, Chloe Cranston, giám đốc kinh doanh và nhân quyền tại tổ chức nhân quyền Anti-Slavery International, nhận định.
Trong một lời kêu gọi hành động, liên minh này, vốn bao gồm hơn 70 nhóm bảo vệ nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ, các tổ chức chống nô lệ và các nhà vận động cho quyền lợi người lao động, đã nói rằng ngành may mặc toàn cầu phải xóa bỏ tất cả các sản phẩm và vật liệu liên quan đến lao động cưỡng bức ở Tân Cương trong vòng một năm.
“Các thương hiệu toàn cầu cần tự hỏi bản thân rằng họ có cảm thấy thoải mái không khi góp phần vào chính sách diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ’, Omer Kanat, giám đốc điều hành của Dự án Nhân quyền Uyghur chất vấn. “Các công ty này bằng cách nào đó đã tránh được sự giám sát đối với việc đồng lõa trong chính sách này – điều này phải chấm dứt ngay hôm nay”.
Kỷ lục chà đạp nhân quyền của Trung Quốc tại Tân Cương đã làm dấy lên sự chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng. Đầu tháng này, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc nhằm phản đối việc đối xử thô bạo với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác, bao gồm cả người Kazakhstan.
Tuần trước, đại sứ Trung Quốc tại Anh đã phủ nhận việc chính phủ của ông có hành vi vi phạm nhân quyền sau khi các video xuất hiện trên mạng dường như cho thấy các tù nhân Duy Ngô Nhĩ bị trói và bịt mắt đang được đưa lên các toa tàu ở Tân Cương.
Hôm 19/7, chính phủ Anh đã khẳng định chính quyền Trung Quốc đang đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, rằng đang có những hành vi đàn áp trắng trợn và nghiêm trọng đang diễn ra tại nơi đây.
Hồi tháng trước, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
An ninh thắt chặt bên ngoài
tòa lãnh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô
Tin từ Thành Đô, Trung Cộng — Vào thứ Bảy tuần này, an ninh được thắt chặt bên ngoài tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Thành Đô của Trung Cộng, và các nhân viên bên trong chuẩn bị rời đi. Sự việc này diễn ra một ngày sau khi Trung Cộng ra lệnh đóng cửa để đáp lại lệnh của Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa tòa lãnh sự của họ ở Houston.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho rằng tòa lãnh sự này của Trung Cộng là một trung tâm gián điệp và trộm cắp tài sản trí tuệ. Sự trả đũa qua lại này dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng trong quan hệ giữa hai quốc gia có hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ngay sau khi lệnh đóng cửa ở Houston có hiệu lực vào thứ Sáu (24/7), một nhóm người đàn ông có vẻ là viên chức Hoa Kỳ được nhìn thấy mở cửa sau cho cơ sở này. Bộ Ngoại giao Trung Cộng nói vào hôm thứ Bảy rằng Hoa Kỳ đã vi phạm các hiệp định quốc tế và song phương nên Trung Cộng sẽ đáp trả mà không cần giải thích bất kỳ điều gì.
Tại Thành Đô, một biểu tượng tòa lãnh sự Hoa Kỳ bên trong khu nhà đã bị gỡ xuống, và nhân viên đang rời đi. Sau đó ba chiếc xe vận tải chuyển nhà tiến vào khu nhà này. Cảnh sát tập trung bên ngoài và phong tỏa giao thông trên đường. Trong suốt cả ngày thứ bảy, mọi người phải đi thành dòng dọc theo con đường đối diện lối vào.
Nhiều người dừng lại để chụp ảnh hoặc quay video trước khi cảnh sát di chuyển họ. Các cảnh sát mặc thường phục bắt giữ một người đàn ông cố gắng thực hiện một dấu hiệu, nhưng không rõ ý nghĩa của dấu hiệu này. (BBT)
https://www.sbtn.tv/an-ninh-that-chat-ben-ngoai-toa-lanh-su-hoa-ky-o-thanh-do/
Vây quanh Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô,
cảnh sát Trung Quốc lại bắt được ‘tiểu phấn hồng’
Phụng Minh
Truyền hình trực tiếp quay trong nhiều giờ liền, nhưng vụ việc ồn ào nhất bên ngoài Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô là việc bắt người đốt pháo sáng, chứ không có nhân viên nào đốt tài liệu.
Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, Hoa Kỳ đã đóng cửa vào hôm thứ Sáu (23/7, theo giờ địa phương). Cùng ngày, Trung Quốc đã yêu cầu Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô phải đóng cửa. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV phát sóng cảnh quan bên ngoài Lãnh sự quán Mỹ trong vài giờ đồng hồ, chính quyền Trung Quốc cũng đã cử một số lượng lớn sĩ quan cảnh sát đến bao vây lãnh sự quán Hoa Kỳ. Không có cảnh đốt tài liệu nào và cuối cùng cảnh sát lại bắt được một công dân đại lục vì đốt pháo ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Sau khi chính quyền Trump yêu cầu Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston phải đóng cửa trong vòng 72 giờ đồng hồ, để trả đũa, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố cùng ngày rằng họ sẽ thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô và đưa ra yêu cầu cơ quan này phải dừng mọi hoạt động.
Theo Apple Daily của Hồng Kông, sáng sớm thứ Sáu (23/7), chính quyền Trung Quốc đã cử một số lượng lớn cảnh sát, cảnh sát vũ trang và cảnh sát mặc thường phục bao vây lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô. Các lực lượng chức năng đã thiết lập một vòng phong tỏa bên ngoài lãnh sự quán để cấm xe hơi hoặc người dân đến gần. Tòa nhà cao tầng bên cạnh lãnh sự quán cũng chịu sự giám sát của cảnh sát và bầu không khí khá căng thẳng.
ETtoday của Đài Loan đã đưa tin, một công dân địa phương tò mò đã đi tới phía bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ để quay chụp lại cảnh đó, nhưng bị bao vây bởi ba hoặc bốn người mặc thường phục, và anh ta không được phép ở lại chụp ảnh. Còn có người dân ở hiện trường ghi lại được cảnh một người đốt pháo trước cửa Lãnh sự quán, thu hút rất nhiều người đến xem. Cảnh sát nhanh chóng phát hiện, tịch thu pháo và đưa người kia đi.
Mặc dù đương cục không cho phép người khác quay phim, nhưng phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đã lắp đặt một máy quay video gần Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành Đô ngay sau khi Bộ Ngoại giao công bố quyết định và bắt đầu một webcast (*). Được biết, CCTV đã liên tục phát sóng các sự kiện trực tiếp trong và ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ trong vài giờ. Vì lối vào chính của lãnh sự quán Hoa Kỳ luôn đóng cửa và không có ai vào hay ra, nên truyền thông nhà nước Trung Quốc đã chĩa máy quay từ góc cao hơn để thu hình bên trong Lãnh sự quán.
Secretchina tổng hợp các nguồn tin khác, cho biết chính quyền cũng đã gửi xe cứu hỏa đến khu vực chờ bên ngoài lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô, nhưng truyền hình trực tiếp của CCTV không thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc nhân viên Mỹ đốt đồ đạc trong lãnh sự quán. Sau khi Hoa Kỳ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa lãnh sự quán ở Houston vào thứ Ba (20/7), một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại lãnh sự quán Trung Quốc. Thông tin mà các quan chức chính phủ Hoa Kỳ nhận được cho thấy lãnh sự quán Trung Quốc đang đốt tài liệu.
(*): Webcast là một hình thức truyền thông qua Internet bằng cách sử dụng công nghệ truyền phát trực tuyến để phân phối một nguồn nội dung cho nhiều người nghe, xem cùng một lúc.
Theo Đoan Mộc San, Secretchina
Phụng Minh biên dịch
Sai lầm của chính quyền Trung Quốc,
hay ‘Trời muốn kẻ nào diệt vong
thì trước tiên làm kẻ đó phát điên’
Đại Nghĩa
Chính quyền Trung Quốc thường xuyên hô hào “ổn định quan trọng hơn hết thảy”, nhưng ổn định mà họ nói thực chất là ổn định cho ai? chứ không phải là yên bình thật sự cho người dân.
Vì mục tiêu ổn định quyền lực, chính quyền Trung Quốc liên tiếp gây bất ổn trong dân chúng thông qua hàng loạt cuộc đàn áp suốt hơn 70 năm, từ các cuộc cải cách ruộng đất và chống “các phần tử phản cách mạng” vào những năm 1948-1950, các vụ đấu tố kinh hoàng thời Cách mạng Văn hóa 1966-1976, vụ thảm sát hàng ngàn sinh viên kêu gọi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989… và gần đây là bóp nghẹt các quyền tự trị cuối cùng của người dân Hồng Kông thông qua luật an ninh.
Các cuộc đàn áp liên miên khiến người Trung Quốc vừa bất mãn, vừa khiếp sợ và phục tùng, dẫn đến xã hội Trung Quốc duy trì vẻ ngoài ổn định một cách giả tạo, nhưng thực chất luôn bất ổn từ bên trong.
Ở trong nước, lòng dân bất ổn
Cũng như các dân tộc khác, văn hóa truyền thống của người Trung Hoa đề cao đạo đức và tín ngưỡng Thần Phật. Nhưng sau hàng chục năm trải qua các cuộc vận động của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tâm hồn người Trung Quốc đã trở nên gần như trống rỗng.
Khi Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn được phổ truyền từ năm 1992, hàng chục triệu người Trung Quốc đã đón nhận một cách nồng nhiệt, không chỉ vì lợi ích sức khỏe của môn tập, mà còn vì các bài giảng đã khơi dậy những giá trị truyền thống và thiện lương. Pháp Luân Công không phải tôn giáo, nhưng cũng đề cập đến tín ngưỡng Thần Phật, niềm tin vào thiện ác hữu báo và việc thăng hoa cảnh giới sinh mệnh thông qua việc tu dưỡng theo Chân – Thiện – Nhẫn.
Cách trình bày Pháp lý tu luyện của Pháp Luân Công rất giản dị, kết hợp với giải thích từ góc độ khoa học hiện đại, nên con người hiện đại có thể dễ dàng tiếp thu. Bên cạnh đó, tác dụng kỳ diệu về sức khỏe và tinh thần của Pháp Luân Công đã khiến số lượng người tập phát triển nhanh chóng, ước tính lên tới 70-100 triệu người tại Trung Quốc vào năm 1999.
Mỗi học viên Pháp Luân Công sống theo Chân – Thiện – Nhẫn, cố gắng làm người tốt trong mọi hoàn cảnh, trong gia đình, công việc và xã hội, từ đó có tác động tích cực đến những người xung quanh. Nhờ vậy, sự cải biến nhân tâm đạo đức tại Trung Quốc vào những năm cuối thế kỷ 20 đã bắt đầu lan tỏa rộng khắp, tâm lý xã hội dần dần đi vào ổn định thực chất.
Nguyên tắc của Pháp Luân Công không cho phép học viên lợi dụng môn tập để tham dự chính trị. Nhiều cuộc điều tra của các bộ, cơ quan và lãnh đạo cao cấp Trung Quốc đều nhận thấy Pháp Luân Công không có điều gì gây quan ngại. Nói như ông Kiều Thạch, Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc đương thời: “Pháp Luân Công đối với đất nước, đối với nhân dân chỉ có trăm điều lợi chứ không có một điều hại”.
Nếu Pháp Luân Công tiếp tục phát triển bình thường tại Trung Quốc thì sức khỏe của người dân được cải thiện, giảm bớt chi phí y tế cho chính phủ. Hơn nữa, ai cũng muốn làm người tốt, sống theo Chân – Thiện – Nhẫn, thì toàn xã hội sẽ thực sự trở nên an định, và chính quyền Trung Quốc được hưởng lợi trực tiếp từ điều đó.
Tuy nhiên, Tổng Bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân đã phát sinh lòng nỗi sợ hoang tưởng khi thấy số người tập Pháp Luân Công vượt quá số lượng đảng viên (khi đó khoảng 65 triệu người). Vì vậy, Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, sẵn sàng vứt bỏ những lợi ích cho chính phủ và nhân dân, cũng như cơ hội đắc được lòng dân và gây dựng một xã
hội ổn định thật sự. Giang tuyên bố sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công trong 3 tháng. Quả thực với sức mạnh khống chế toàn diện và kinh nghiệm đàn áp, ĐCSTQ chỉ cần 3 ngày là có thể tiêu diệt một nhóm người. Nhưng vì đại diện cho lực lượng vô thần nên ĐCSTQ đã không hiểu được sức mạnh của chính tín, chính nghĩa.
Ở ngoài nước, thế giới phản đối
Cuộc bức hại Pháp Luân Công là một trong những cuộc đàn áp tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại, cả về quy mô và mức độ tàn ác. Không chỉ nhắm vào người tập tại Trung Quốc, ĐCSTQ còn âm mưu mở rộng cuộc đàn áp ra toàn thế giới.
Báo cáo ngày 7/2/2002 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết, Trung Quốc đã tìm cách kiềm chế sự phát triển của Pháp Luân Công trên trường quốc tế bằng cách cảnh báo các nước rằng việc chấp nhận môn tập này có thể đe dọa đến mối quan hệ song phương.
Các xã hội bình thường đều coi tự do tín ngưỡng là giá trị cơ bản nhất của con người. Do đó cuộc bức hại của ĐCSTQ nhắm vào Pháp Luân Công ít nhiều đã đánh động đến tâm can của người dân các nước. Hơn nữa trong thể chế chính trị bình thường, mỗi công dân đều có quyền lên tiếng với chính quyền, trực tiếp là các đại biểu của họ trong hệ thống chính trị. Do vậy tiếng nói phản đối cuộc bức hại của cộng đồng học viên khắp thế giới đã ngày càng tác động đến các tầng lớp nhân dân và chính quyền các quốc gia.
Động thái quốc tế gây chú ý gần đây là vào ngày 01/03/2020, một tòa án độc lập ở Luân Đôn, Anh Quốc, đã đưa ra phán quyết kết luận chính quyền Trung Quốc phạm tội ác chống lại loài người với việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Đây là căn cứ quan trọng để thế giới hiểu rõ bản chất của ĐCSTQ trong các mối quan hệ với Trung Quốc.
Gần đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra thông cáo yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp kéo dài 21 năm đối với Pháp Luân Công. Như vậy, chính phủ Mỹ đã chính thức đưa cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào danh sách các vấn đề cần chống lại ĐCSTQ, bên cạnh nhiều vấn đề khác như Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền cho người Duy Ngô Nhĩ và trách nhiệm trong đại dịch viêm phổi COVID-19.
Sợ sự thật, thập tử nhất sinh
Gây ra hàng loạt tội ác trong suốt hơn 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ có nỗi sợ thường trực về việc người dân biết sự thật, vì vậy nó vận dụng toàn bộ hệ thống quyền lực để tuyên truyền, bóp méo thông tin và kiểm duyệt bất kỳ chủ đề nào nó xếp vào loại “nhạy cảm”. Nhưng giờ đây, nỗi sợ này đã trở thành hiện thực.
Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc và trên thế giới 21 năm qua đã kiên trì nói với công chúng về sự thật đằng sau cuộc đàn áp. Kết quả là cho dù chính quyền Trung Quốc đã sử dụng tất cả sức mạnh tuyên truyền và sức ép về kinh tế, chính trị, ngoại giao và các thủ đoạn để vu khống Pháp Luân Công, nhưng công chúng và chính phủ các quốc gia toàn thế giới đã hiểu rõ sự ôn hòa, thiện lương của Pháp Luân Công, đồng thời cũng hiểu rõ được bản chất tàn ác của chính quyền ĐCSTQ.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán cũng đã phơi bày bản chất của ĐCSTQ ra toàn thế giới. “Thật bi thương khi phải cần đến một trận đại dịch toàn cầu như vậy mới phơi bày được bản chất của chính quyền Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc là một tổ chức tội phạm không hề tôn trọng bất kỳ ai ngoài chính bản thân nó”, nghị sỹ Úc Bernie Finn bình luận trên Facebook của ông hôm 4/4.
Các diễn biến cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang xây dựng một liên minh quốc tế để chống lại ĐCSTQ và nhận được sự hưởng ứng từ nhiều quốc gia, không chỉ các nước đồng minh, mà còn nhiều nước khác đã nhận ra sự giả dối và lưu manh của ĐCSTQ.
Lúc này ĐCSTQ đang ở trong áp lực tứ bề, có nguy cơ không thể kéo dài quyền lực hơn 70 năm qua của mình, tựa như thời khắc thập tử nhất sinh.
Nhưng cũng chính lúc này, ĐCSTQ đang bộc lộ thái độ hung hăng đúng bản chất, không chỉ trên Biển Đông, mà còn ở biên giới với Ấn Độ, thành phố Hồng Kông, và cả trong những lời phát ngôn đối với chính quyền Trump.
Người Trung Quốc xưa có câu nói rằng: “Trời muốn kẻ nào diệt vong thì trước tiên sẽ làm cho kẻ đó phát điên”. Sự ngông cuồng của bản thân chính quyền ĐCSTQ đã và đang thúc đẩy làn sóng phản kháng trên thế giới. Từ việc che giấu thông tin đại dịch đến bóp nghẹt Hong Kong, gây hấn với hầu hết các nước láng giềng, ĐCSTQ đang tự mình đưa mình vào tuyệt lộ khi trở nên đối địch với toàn thế giới.
Những diễn biến gần đây như đại dịch phát sinh, thiên tai lũ lụt liên tiếp đi kèm với nhiều dị tượng tại Trung Quốc có lẽ cũng là một phần của con đường suy vong mà ĐCSTQ đang trải qua. Đó cũng là lời
cảnh tỉnh cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới về sự lựa chọn giữa thiện ác, trong cuộc chiến chính tà lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Viêm phổi Vũ Hán tái phát ở Đại Liên,
Trung Quốc khiến người dân lo lắng
Bình luậnNguyễn Minh
Thành phố Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh ở phía đông bắc Trung Quốc mới đây công bố thêm một đợt bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán. Ngày 23/7, giới chức khu vực này xác nhận 3 người nhiễm bệnh và 12 người nhiễm virus Corona Vũ Hán nhưng không biểu hiện triệu chứng.
Do giới chức Trung Quốc vốn luôn che đậy số ca nhiễm bệnh thực tế, nên rất khó để đánh giá quy mô thực sự của đợt bùng phát dịch mới nhất ở Đại Liên.
Thành phố Đại Liên đã đưa bệnh nhân và những người có tiếp xúc gần với bệnh nhân đến một số khách sạn để cách ly, tổ chức xét nghiệm axit nucleic trên 190.000 người, đồng thời phong tỏa một số khu chợ và ga tàu điện ngầm.
Bầu không khí căng thẳng khiến người dân hoảng loạn. Nhiều người đóng cửa các kệ hàng siêu thị và hiệu thuốc.
Chính quyền Đại Liên tuyên bố rằng họ phát hiện virus trên các bao bì hải sản đông lạnh trong kho lạnh của công ty hải sản Đại Liên Kaiyang. Chính quyền thành phố hiện công bố, công ty thủy sản là nguồn gốc của đợt bùng phát dịch lần này.
Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền đổ lỗi cho hải sản bị hỏng là nguyên nhân gây ra một vụ bùng phát dịch. Khi làn sóng tái bùng phát dịch lần 2 mới bắt đầu ở Bắc Kinh, giới chức Trung Quốc khẳng định cá hồi nhập khẩu tại một khu chợ địa phương là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của virus Corona Vũ Hán ở thủ đô Trung Quốc Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế nhấn mạnh rằng không có bằng chứng nào về việc virus này có khả năng lây lan qua thực phẩm bị hỏng. Bắc Kinh sau đó tiếp tục có những tuyên bố trái ngược với những tuyên bố ban đầu.
The Epoch Times đã phỏng vấn một số người thân và đồng nghiệp của những bệnh nhân mới được xác định nhiễm virus ở Đại Liên, họ cũng không biết tại sao những người này lại bị nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Ba bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán
Theo thống kê chính thức, Đại Liên thuộc tỉnh Liêu Ninh có khoảng 6,9 triệu dân.
Chính quyền thành phố đã công bố thông tin về bệnh nhân đầu tiên của đợt bùng phát mới nhất vào sáng ngày 23/7, sau đó công bố thêm 2 trường hợp được chẩn đoán cùng ngày. Cả 3 bệnh nhân đã không rời khỏi khu vực đô thị Đại Liên trong những tháng gần đây, theo các nhà chức trách.
Trường hợp đầu tiên là ông Shi, một công nhân chế biến hải sản 58 tuổi tại xưởng hải sản Kaiyang Seafood ở vịnh Đại Liên. Ông Shi bị sốt và cảm thấy mệt vào ngày 16/7, sau đó ông đi xét nghiệm và có kết quả dương tính với virus Corona Vũ Hán vào ngày 22/7. Trước khi có xác nhận bị nhiễm bệnh, ông Shi đã đi tàu điện ngầm để tới chỗ làm việc rồi đi chơi tại một trung tâm chơi mạt chược và poker sau giờ làm.
Theo thông báo chính thức, tất cả những người nhiễm virus nhưng không biểu hiện triệu chứng mà các nhà chức trách công bố đều là đồng nghiệp của ông Shi. Họ cùng làm công việc chế biến hải sản tại cùng một xưởng. Chính quyền Trung Quốc kiểm tra những người mang mầm bệnh không triệu chứng tách riêng với những người có triệu chứng lâm sàng.
Trường hợp thứ hai là cô Leng, 39 tuổi, là một nhân viên tại công ty sản phẩm kim loại Đại Liên Jinwen. Ban đầu, cô Leng cảm thấy đau đầu, sốt và đau nhức các cơ vào ngày 14/7, sau đó đã đến bệnh viện vào ngày 21/7. Tuy có các triệu chứng bị bệnh, nhưng cô Leng vẫn tiếp tục làm các công việc hàng ngày của mình bao gồm thăm cha mẹ ruột và bố mẹ chồng ở thành phố Zhuanghe gần đó bằng xe buýt, tham dự tiệc sinh nhật của một thành viên trong gia đình, v.v.
Trường hợp thứ ba là cô Wang, 50 tuổi, là một thợ may. Cô Wang có các triệu chứng bệnh vào ngày 16/7, sau đó đã đến khám ở một bệnh viện vào ngày 22/7. Cô Wang làm công việc may quần áo tại nhà. Một công nhân tại một nhà máy may mặc địa phương cứ 2 ngày lại đến chỗ cô Wang một lần để đưa nguyên liệu thô và sau đó lấy các bộ quần áo đã may xong. Cô Wang cũng đã đi mua sắm tại các chợ địa phương.
Từ đâu mà dịch viêm phổi Vũ Hán tái bùng phát?
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm thứ Năm (23/7), một người họ hàng của ông Shi cho biết, ông Shi sống một mình tại nhà và hiện đang bị cách ly điều trị tại Bệnh viện số 6 Đại Liên.
Ông Shi đã ở nhà để chăm sóc cha mẹ trong những năm gần đây, và chỉ mới bắt đầu làm việc cho Kaiyang Seafood từ cuối tháng 5/2020 sau khi bố mẹ của ông đều qua đời, người họ hàng của ông Shi cho biết.
“Chúng tôi cho rằng ông Shi đã bị nhiễm virus từ hải sản ở Nga, xưởng Kaiyang Seafood đã thu mua một mẻ cá tuyết và cá thu từ một thuyền của Nga. Tất cả thủy thủ đoàn trên thuyền đều bị nhiễm bệnh [viêm phổi Vũ Hán]”.
Uỷ ban Y tế tỉnh Liêu Ninh cho biết, một chiếc thuyền của Nga đã cập cảng ở Đại Liên vào ngày 2/7 với 7 thuyền viên. Vào ngày 8/7 và 9/7, 3 trong số các thuyền viên có kết quả xét nghiệm dương tính với virus và 4 người còn lại được xác định là nhiễm virus nhưng không có triệu chứng.
Ông Yang là đồng nghiệp của ông Shi, không đồng tình với nhận định của họ hàng ông Shi. Theo ông Yang, tất cả thuyền viên từ thuyền đánh cá của Nga đã bị cách ly ngay sau khi họ rời khỏi Đại Liên. Ngoài ra, virus không có khả năng lây truyền qua hải sản.
“Có rất nhiều người mang bệnh nhưng không có triệu chứng ở các thành phố Trung Quốc. Ông Shi đã già và vốn không khoẻ mạnh”, ông Yang cho biết, phỏng đoán rằng ông Shi có thể đã nhiễm virus từ một người không có triệu chứng.
Một nhân viên thu ngân tại một nhà tắm công cộng mà ông Shi thường đến cho biết, ông Shi đã nói với anh ấy rằng ông đã đến bệnh viện vào ngày 16/7, nhưng bác sĩ ở đó đã không cho ông xét nghiệm virus viêm phổi Vũ Hán và chẩn đoán các triệu chứng của ông là sốt thông thường.
Trong khi đó, chủ doanh nghiệp của trung tâm mạt chược và poker mà ông Shi đã đến chơi cho biết, cô và nhiều khách hàng của mình hiện đang bị cách ly tại một khách sạn. Cô đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus vào ngày 23/7. Trước đó, ông Shi thường đến chơi ở trung tâm này hầu như mỗi ngày.
Tất cả những người mà The Epoch Times phỏng vấn đều cho biết, chính quyền đang đưa họ đi cách ly do họ được chỉ định là có tiếp xúc gần với ông Shi.
Lệnh phong toả
Ngày 22/7, một cư dân sống ở khu vực Vịnh Đại Liên tên là Xiao Han cho biết, khu dân cư của cô đã bị phong tỏa hoàn toàn sau khi một người dân bị xác định là có tiếp xúc gần với một trường hợp được chẩn đoán là nhiễm bệnh.
Các chủ doanh nghiệp tại 2 khu chợ lớn ở Vịnh Đại Liên tên là Lijia và Liaoyu cho biết, chính quyền đã phong tỏa các chợ này.
Trạm tàu điện ngầm vịnh Đại Liên cũng đã bị đóng cửa từ ngày 22/7.
Lo lắng cả thành phố sẽ sớm bị phong tỏa, người dân Đại Liên đã chen nhau mua đồ trong siêu thị và hiệu thuốc, như thực phẩm, khẩu trang bảo vệ, thuốc khử trùng và các sản phẩm khác để ngăn chặn sự lây lan của virus.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Dự ngôn về nửa cuối 2020: Đập Tam Hiệp vỡ,
nạn đói hoành hành, bệnh dịch trở lại
Năm Canh Tý 2020 đã trôi qua được một nửa cùng với sự lây lan của virus Vũ Hán trên khắp thế giới khiến người dân toàn cầu đều phải trải qua cảm giác khiếp vía kinh hồn. Trong đó người dân Trung Quốc Đại lục đã càng thấm thía rằng muốn sống sót trong thời điểm này quả không dễ dàng chút nào.
Trong tháng Tư, tình hình dịch bệnh có xu hướng giảm dần. Nhưng các nhà tiên tri, nhà chiêm tinh, thầy bói v..v… rất nhiều người đều có thể dự đoán trước chuyện của tương lai lại đang tiết lộ một thông tin gây sốc: Nửa cuối năm Canh Tý 2020 đợt bệnh dịch thứ hai sẽ bùng phát trở lại. Cộng thêm nạn đói, lũ lụt, chiến tranh, cuối năm nay sẽ là thời gian khó khăn nhất. Đó cũng là lúc dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, kinh hoàng nhất và một lượng người đông đảo có thể sẽ gặp phải kiếp nạn này, có thể nói là nếm trải cảm giác địa ngục trần gian.
Nạn đói được dự ngôn trong “Địa Mẫu Kinh”
Trong ca dao tục ngữ có câu: “Mùa đông sấm đánh đồi mộ chất đống”. Đầu năm 2020, tiếng sấm ầm ầm vang trời khiến những người hiểu câu tục ngữ này đều phải sởn gai ốc, không biết năm nay câu nói “đồi mộ chất đống” sẽ ứng nghiệm ở nơi nào.
Ngay sau đó, virus viêm phổi được truyền ra từ Vũ Hán. Đó là một trận chiến không có mùi thuốc súng. Nhà cầm quyền lại dùng phương thức phong tỏa thành để quét sạch Vũ Hán. Đến nay chính quyền Trung Quốc vẫn còn che giấu con số tử vong thực sự. Nhưng sự xuất hiện một lượng xác chết quá lớn chỉ trong một thời gian ngắn đã gây ra phản ứng về chuỗi thức ăn, xuất hiện rất nhiều quạ tụ tập bay vòng tròn tại thành phố gần Hồ Bắc. Việc hỏa táng quá nhiều xác chết cũng dẫn đến lưu huỳnh đioxit vượt mức nghiêm trọng.
Tuy nhiên mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đây.
Trong “Địa Mẫu Kinh” chỉ dạy nông dân trồng trọt thời xưa có những dự đoán về năm Canh Tý như sau:
Thái tuế Canh Tý niên, nhân dân đa bạo tốt
Xuân Hạ thủy yêm lưu, Thu Đông tần cơ khát
Cao điền do cập bán, vãn đạo vô khả cát
Tần Hoài túc lưu đãng, Ngô Sở đa kiếp đoạt
Tang diệp tu hậu tiễn, tàm nương tình bất duyệt
Kiến tàm bất kiến ti, đồ lao dụng tâm thiết.
Năm con chuột hoành hành, cao thấp chênh lệch nhiều
Quan sát ba tháng đông, đỉnh núi mọc nghĩa trang.
Trong “Địa Mẫu Kinh” phần nói về năm Canh Tý, ngay phần đầu đã nói đến từ “bạo tốt” nghĩa là “cái chết đột ngột”. Những người bị nhiễm virus Vũ Hán không có triệu chứng ngã xuống đất là chết, điều này gần như là một loại “bạo tốt”. Nhưng trong nửa năm tiếp theo còn hình thức “bạo tốt” nào khác nữa không thì chúng ta chưa thể biết được.
Câu thứ hai “Xuân Hạ thủy yêm lưu, Thu Đông tần cơ khát”, chúng ta đang ở trong thời tiết cực đoan của mùa hè và mùa xuân. Cao nguyên Vân Quý xuất hiện mưa đá đập nát hết hoa quả đã chín. Mưa bão ở khu vực đồng bằng phá hủy đi mùa màng. Gió mùa đông bắc tràn về khiến những mầm non đã nhú khỏi mặt đất bị phủ lên một lớp bông tuyết trong suốt.
Sau khi vào hè rồi, thì mưa bão làm cho nước của lưu vực sông Trường Giang dâng cao, sạt lở núi liên tiếp diễn ra. Vào 11 giờ 50 ngày 22 tháng 6, trạm khí tượng thủy văn thành phố Trùng Khánh lần đầu tiên trong lịch sử đưa ra báo động đỏ về nước lũ sông Kỳ Giang, còi báo động phòng thủ vang khắp thành phố. Chịu ảnh hưởng của mưa lớn, lưu vực sông Kỳ Giang – Trùng Khánh xuất hiện trận lũ vượt kỷ lục trong vòng 80 năm qua, mực nước cao nhất tại khu vực Giang Tân vượt quá mức nước an toàn từ khoảng 5,7 đến 6,3 mét, tăng lên khoảng 10 đến 11 mét.
Đại lục rộng lớn, có lẽ có một số ít khu vực đã may mắn thoát được những trận mưa đá và lũ lụt. Nhưng đến mùa thu, liệu những đàn châu chấu ở biên giới Trung Quốc có bỏ qua cây cối mùa màng đã trưởng thành không?
Nếu đúng như vậy thì mùa thu năm Canh Tý này người nông dân sẽ thu hoạch ra sao? Nếu như không có đủ lương thực dữ trữ, thì nạn đói chắc chắn sẽ xảy ra trong nửa năm sắp tới.
Dựa đoán lũ lụt và vỡ đập Tâm Hiệp trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn”
Trong “Địa Mẫu Kinh” có nhắc đến thời điểm giao mùa giữa xuân và hè xảy ra lũ lụt. Lũ lụt có thể cuốn trôi hết các cây lúa non ở ruộng, điều này không có gì lạ cả. Nhưng nước lũ của năm Canh Tý lại không đơn giản như vậy.
Trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn” của Lưu Bá Ôn, còn có một đoạn miêu tả rằng: “Một khí giết người hàng nghìn vạn, dê lớn tàn bạo hơn lang sói”. Hai câu này được các nhà tiên tri lý giải thành: virus Vũ Hán là loại dịch bệnh thông qua không khí, cướp đi hàng trăm hàng ngàn sinh mạng con người. Còn câu “Khí nhẹ chấn động núi cao” được lý giải thành: Động đất và núi lửa đều là luồng khí ở vỏ trái đất gây ra.
Từ giữa tháng 6 đến nay, nhiều khu vực bao gồm Vân Nam, Triết Giang, Cát Lâm, xuất hiện hiện tượng cá nhảy khỏi mặt nước, hoặc là các động vật trên núi có tình huống lạ thường, rất nhiều người cho rằng đây là điềm báo sắp có động đất.
“Một sợi dây thép khó chống đỡ”, câu này ngụ ý là: Khi đập Tam Hiệp đối mặt với những thảm họa động đất hoặc núi lửa nó sẽ vô cùng yếu ớt, không đủ sức để chống chọi với sức mạnh của thiên nhiên.
Trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn còn viết: “Người gặp hổ dữ khó né tránh, người có phúc sống nơi sơn trang”, “Đô thị phồn hoa thành biển nước. Nhà lầu cao biến thành bùn lầy”. Các nhà tiên tri cho rằng, đây là lời miêu tả cảnh tưởng thảm khốc sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả phồn hoa đều bị nhấn chìm trong bùn đất.
“Cha mẹ chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu vác. Vạn vật chịu chung kiếp nạn, sâu bọ côn trùng cũng tai ương”. Có lẽ đây là ý nói những người may mắn sống sót, gào khóc kêu trời kêu đất, không tìm được người thân của mình, hoặc có tìm được cũng chỉ là xác chết, đành phải đem xác chết đi chôn cất. Vạn vật trong đất trời, bao gồm con sâu con kiến cũng khó mà tránh được kiếp nạn này.
Tiên đoán về đập Tam Hiệp sẽ bị vỡ trong mùa hè không chỉ có ở trong “Kim Lăng Tháp Bi Văn”. Trên mạng đang lan truyền rằng một thầy phong thủy người Hồng Kông đã dự đoán trong năm nay, Tây Nam Trung Quốc sẽ có một trận động đất lớn vượt cấp 8,3 hoặc hơn. Trận động đất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến đập Tam Hiệp khiến nó bị sụp đổ, tạo thành lũ lụt nghiêm trọng, sẽ gây ra ảnh hưởng diện rộng đối với Trung Quốc. Ông còn nói năm nay Trung Quốc sẽ xảy ra nạn đói nghiêm trọng, chết rất nhiều người.
Điều đáng nói là, chính phủ Trung Quốc trước giờ không bao giờ thừa nhận sai lầm của mình nhưng lại công khai thừa nhận công trình kiến trúc của đập Tam Hiệp có vấn đề. Cư dân mạng cho rằng đây là Trung Quốc đang tìm sẵn lý do cho tương lai đập Tam Hiệp bị vỡ vì nguyên nhân nào đó.
Ngày 18 tháng 6, một tài khoản Weibo tên Hoàng Tiểu Khôn đăng bài viết: “Người dân ở dưới hạ lưu Nghi Xương trở xuống hãy chạy thật nhanh, nói một lần cuối cùng”. Tìm kiếm các thông tin liên quan mới biết thì ra Hoàng Tiểu Khôn là nhân viên nghiên cứu của viện nghiên cứu kiến trúc Trung Quốc.
Còn có dân mạng vẽ ra phạm vi dân cư dọc theo sông Trường Giang cần phải chuẩn bị vật dụng cứu hộ lũ lụt hoặc là bỏ chạy.
Bệnh dịch lần thứ hai: “Người nghèo một vạn lưu một ngàn, người giàu một vạn lưu hai ba“
Ngày 22 tháng 8 năm 2019, nhà chiêm tinh 14 tuổi Abhigya Anand nổi tiếng tại Ấn Độ có đăng tải lên Youtube một đoạn video với tiêu đề: “Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020 thế giới sẽ đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng”.
Cậu nói trong video là: “Một thảm hỏa đe dọa các nước trên thế giới sẽ bắt đầu từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 3, tháng 4 năm 2020 sẽ đi vào đỉnh điểm, gây ra thời kỳ vô cùng khó khăn cho thế giới. Trong sáu tháng đó, thảm họa sẽ ảnh hưởng từ nền kinh tế đến ngành hàng không, khiến thế giới chịu nhiều khó khăn”. Abhigya Anand còn nói trong đoạn video là: Dịch bệnh bùng phát đến cuối tháng 5 thì sẽ có xu hướng thuyên giảm đi.
Cho đến hiện nay, chúng ta thực sự cảm nhận được là trong tháng 5 các nước trên thế giới đã dần dần giải trừ cách ly, từng bước khôi phục lại cuộc sống bình thường. Nếu bạn cảm thấy những gì nhà chiêm tinh trẻ tuổi này nói là đúng, vậy thì chuyện tiếp theo sẽ làm bạn sởn gai ốc hơn nữa.
Abhigya Anand nói trong video mới nhất của cậu là: “Chúng ta có thể sẽ tìm được vắc-xin cho loại virus này, nhưng vẫn còn có nhiều virus khác nữa, còn có siêu vi khuẩn (Superbugs) sẽ xuất hiện.”
Nếu bạn cảm thấy đây là những lời hù dọa vô căn cứ, hoặc là bạn không muốn tin. Vậy thì Abhigya Anand có đưa ra thời gian chính xác là từ ngày 20 tháng 12 năm 2020 đến ngày 31 tháng 3 năm 2021. Chúng ta cùng nhau chờ xem thế nào.
Thật ra giới y học đã sớm biết là con người có thể dùng kháng sinh để giết chết vi khuẩn, nhưng lại không cách nào giết chết được virus. Điều bác sĩ có thể làm được là sử dụng thuốc để làm virus dừng hoạt động trong cơ thể người, nhưng không thể giết chết virus. Vì vậy một khi đã nhiễm phải virus, vào một thời điểm nào đó thích hợp virus sẽ tỉnh dậy và bùng phát trở lại.
Trong “Thiểm Tây Thái Bạch Sơn Lưu Bá Ôn Bi Ký” viết rằng: “Người nghèo một vạn còn một ngàn, người giàu một vạn còn hai ba, giàu nghèo nếu không hồi chuyển tâm, nhìn thấy ngày chết ngay trước mắt. Đất bằng không có ngũ cốc trồng, tứ phương hoang dã không bóng người, nếu hỏi dịch bệnh khi nào hiện, phải xem mùa đông tháng mười âm. Những ai hành thiện sẽ được gặp, còn người làm ác không được thấy, trên đời có người hành đại thiện, miễn kiếp nạn này không được tính”.
Thảm họa từ đâu mà đến, làm sao để giải thoát?
Câu mở đầu của ngũ hành biến cứu trong “Xuân Thu Phồn Lộ” là: Ngũ hành biến chí, đương cứu chi dĩ đức, thí chi thiên hạ, tắc cữu trừ. Bất cứu dĩ đức, bất xuất tam niên, thiên đương vũ thạch”.
Nếu như xảy ra thảm họa lớn, theo như cách nói trong phần ngũ hành biến cứu của “Xuân Thu Phồn Lộ”, thì nên dùng đạo đức để cứu giúp chúng sinh, như vậy tai họa sẽ nhanh chóng biến mất. Nếu như khăng khăng không chịu tu sửa đạo đức, vậy thì trong vòng ba năm, trên trời sẽ mưa xuống sỏi đá.
Các hiện tượng xảy ra sau khi ngũ hành hỗn loạn được giải thích trong sách rất trùng khớp với tình hình xã hội hiện nay của Trung Quốc, ví dụ như khói bụi nghiêm trọng, gió mùa đông bắc, mùa hè có mưa đá…
Một quốc gia bình thường nếu xuất hiện bất cứ hành vi nào không hợp thiên đạo, Thần đều dùng thiên tai để cảnh báo con người. Đó là trường hợp một đất nước hoặc là một quận huyện xảy ra thiên tai. Còn trường hợp cả thế giới cùng chịu chung kiếp nạn như hiện nay thì trong lịch sử không có nhiều.
Trung cộng không có nhân tính, toàn cầu gặp kiếp nạn – “Oan Đậu Nga”
Trong truyện “Oan Đậu Nga”, quan tri phủ giết oan nàng Đậu Nga, toàn bộ quận đô bị hạn hán ba năm. Rất nhiều người không thể lý giải, giết oan Đậu Nga là không đúng, nhưng đó là tội ác của một mình tri phủ, có báo ứng thì cũng chỉ một mình tri phủ gánh chịu, đâu cần thiết làm cả huyện bị vạ lây chứ?
Hãy thử nghĩ kĩ lại, mọi người trong làng có ai không biết Đậu Nga là người như thế nào chứ! Rõ ràng biết là nàng bị đổ oan, tại sao không có ai dám nói một câu công bằng? Ra đường gặp chuyện bất bình hô một tiếng, đó là đạo nghĩa cơ bản nhất mà con người nên có. Rất nhiều người lại nói mình thế cô sức yếu, đành chọn cách giả vờ không biết. Nhưng im lặng chính là bao che cho kẻ xấu.
Có một câu tục ngữ có ý nói rằng: ngọn lửa nóng nhất trong địa ngục được chuẩn bị cho người giữ thái độ trung lập trước chuyện sai trái. Nếu như dựa theo quan hệ đối ứng giữa ngũ hành và ngũ tạng của Trung Quốc mà nói, “Kim” trong ngũ hành đối ứng với “phổi” trong ngũ tạng, đối ứng với “nghĩa” trong ngũ thường (Nhân, nghĩa lễ, trí, tín). Điều này có phải đã được sắp đặt sẵn rồi không?
Nếu như nói người Trung Quốc đánh mất chữ “nghĩa”, dẫn đến sự hoành hành của viêm phổi Vũ Hán, vậy thì virus Vũ Hán có thể lây lan rộng rãi trên toàn thế giới, chẳng lẽ cả thế giới đều mất đi chữ “nghĩa” hay sao? Cả thế giới đều làm ngơ chuyện gì để Thần tức giận, dẫn đến trận thảm hỏa này?
Lũ lụt qua, hạn hán tới? Bắc Kinh ghi nhận
mức nhiệt cao kỷ lục trên 40 độ C
Tâm Thanh
Hôm thứ Sáu (24/7), Bắc Kinh ghi nhận mức nhiệt cao kỷ lục. Đài quan sát khí tượng Bắc Kinh tuyên bố rằng do ảnh hưởng của vùng nhiệt áp suất cao, phần lớn các khu vực đồng bằng sẽ duy trì ở mức nhiệt 37°C, một số khu vực có thể vượt quá 40°C.
Tính đến 4h30 chiều cùng ngày, 30 trong số 354 trạm thời tiết ở Bắc Kinh có nhiệt độ cao nhất đạt 40°C, thậm chí cao hơn, theo Secret China.
Theo thông tin từ Cục khí tượng Trung ương, tính đến 4h30 chiều ngày 27, nhiệt độ cao nhất của 354 trạm thời tiết (chiếm 66,7% tổng số trạm) trong toàn thành phố đạt 37°C hoặc cao hơn. 30 trạm có mức nhiệt cao nhất (chiếm 5,6%) đạt 40°C hoặc hơn. Nhiệt độ cao nhất trong đài quan sát vùng ngoại ô phía Nam là 37,3°C.
Theo dự báo thời tiết, nhiệt độ cao sẽ tiếp tục vào ngày 25, nhiệt độ cao nhất ở hầu hết các vùng đồng bằng sẽ vào khoảng 36°C và cảnh báo nhiệt độ cao màu xanh sẽ tiếp tục có hiệu lực.
Giới khí tượng học Trung Quốc gọi những ngày mà nhiệt độ tối đa hàng ngày đạt 35°C hoặc cao hơn là “ngày nhiệt độ cao”. Tín hiệu cảnh báo nhiệt độ cao được chia thành 4 mức từ thấp đến cao: xanh, vàng, cam và đỏ. Trong đó “cảnh báo nhiệt độ cao màu xanh” được áp dụng khi nhiệt độ cao nhất trong một ngày tăng lên trên 37°C, hoặc nhiệt độ tối đa hàng ngày trên 35°C kéo dài trong hai ngày liên tiếp.
Đối với Giang Nam và miền Nam Trung Quốc, nhiệt độ cao không chỉ kéo dài mà cường độ sẽ còn lớn hơn nữa. Nhiệt độ cao nhất ở hầu hết Phúc Kiến, miền trung nam bộ Giang Tây, miền nam Chiết Giang, đông bắc và tây nam Quảng Đông là 37°C đến 39°C, một số địa phương lên tới trên 40°C.
Theo Tin tức báo chiều Bắc Kinh, do nhiệt độ cao liên tục tại Bắc Kinh, tải làm mát của lưới điện địa phương đã tăng lên. Công ty Điện lực Bắc Kinh cho biết tính đến 3h chiều ngày 24/7, tải tối đa của lưới điện Bắc Kinh là 19.468.800 kilowatt, đạt mức tải cao nhất kể từ đầu mùa hè năm nay, trong đó tải làm mát chiếm khoảng 41,96% so với ước tính.
Nhiều cư dân mạng Bắc Kinh đã để lại lời nhắn: “Bắc Kinh thực sự quá nóng”, “Dù bật điều hòa nhưng cơ thể tôi vẫn không thấy thoải mái”. “Đầu tôi cả ngày choáng váng”, “Bắc Kinh đã bước thời kỳ nóng như thiêu như đốt rồi”, “Năm nay thật kỳ lạ, kể từ tháng 7, nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc chìm ngập trong lũ lụt, thảm họa sạt lở núi cùng nhiều tai họa khác. Hiện nay, lại xuất hiện nhiệt độ cao bất thường, sức nóng tiếp tục duy trì ở Giang Nam, miền Nam Trung Quốc, Tân Cương và những nơi khác trong hôm nay và ngày mai. Bắc Kinh và Thiên Tân cũng nằm trong vùng có nhiệt độ cao”.
Theo Thiên Bình, Secret China
Tâm Thanh biên dịch
Vì sao video mô phỏng vỡ đập Tam Hiệp
xuất hiện vào thời điểm này?
Vũ Dương
Mức độ chuyên nghiệp của sản phẩm cùng một loạt thông tin truyền thông Trung Quốc về việc đập Tam Hiệp “đã làm hết sức mình” có thể khiến người ta có chút liên tưởng.
Ngày 23/7, một đoạn video có tiêu đề “Diễn thử sự cố vỡ đập Tam Hiệp” đã được lan truyền rộng rãi trên Internet. Theo giới thiệu của video, dựa theo dữ liệu phân tích, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, mực nước lũ cao gần 100 m nhanh chóng được giải phóng. Do hai bên bờ sông chỗ cửa xả có núi cao, nước không thể tràn ra xung quanh ngay được, tạo thành sức ép, khiến vận tốc lũ được xả ra có thể vượt quá 100 km/h.
Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, nước lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu và tràn đến khu vực đô thị Nghi Xương, nơi chỉ cách Tam Hiệp 50 km đường sông. Nước lũ cao 20 m sẽ phá hủy Nghi Xương với tốc độ dòng chảy 70 km/h. Trong vòng 5 giờ, mực nước ở thành phố Nghi Xương sẽ cao tới 10 m.
Sau khi lũ qua Nghi Xương, nó sẽ tiếp tục tiến dọc theo dòng sông, làm ngập các thành phố và thị trấn dọc theo con đường với tốc độ trên 60 km/h. Chiều cao của lũ là khoảng 15 đến 20 m. Sau khi lũ lụt làm ngập huyện Nghi Đô, nó sẽ tràn tới vùng núi, đến vùng đồng bằng rộng lớn và tiến tiếp tới theo hình quạt, khu vực bị ảnh hưởng sẽ tăng lên rất nhiều.
Video này khiến cư dân mạng không khỏi chấn động.
Một nhân viên phòng chống lũ ở tuyến đầu của tỉnh An Huy sau khi xem xong video này đã bày tỏ với trang Sound of Hope (SOH) trong một cuộc phỏng vấn, rằng ông không chắc nó do một tổ chức chính thức hay cá nhân nào làm. Ông cho rằng đây có thể là một mô phỏng của một tổ chức chuyên nghiệp. Một video diễn thử chuyên nghiệp như vậy không thể do người bình thường thực hiện được.
Nhưng tại sao nó lại được đưa ra và lưu hành trên mạng Internet vào thời điểm này? Ông cảm thấy điều này là có mục đích và không biết liệu có phải đập xảy ra chuyện không?
Trước đó, hôm 12/7, trang NetEase Trung Quốc đã đưa tin về tình hình lũ lụt ở khu vực đập Tam Hiệp rằng “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, xin vui lòng ngừng lên án nó”, mạng QQ Trung Quốc cũng có bài “Xin lỗi, Đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”, nội dung hai bài về cơ bản giống nhau, đều chỉ ra rằng: Tình cảnh Đập Tam Hiệp lần này quá khó khăn! Bất lực! Có tới 52 con sông ở 8 tỉnh trong cảnh lũ lụt trên mức báo động!
Bài viết cũng chỉ ra vài tuần qua đã có những trận mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhờ có đập Tam Hiệp ngăn chặn nước lũ nên giữ được cho vùng hạ lưu. “Nhưng gần đây, lượng mưa ở Giang Tây, An Huy và vài nơi khác lớn hiếm thấy trong cả thế kỷ qua! Vì lần này lượng mưa tập trung ở vùng hạ du nên dù đập Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, cũng không ngăn cản nổi”.
Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ mét khối nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.
Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa hàng chục tỷ mét khối sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!
Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình này. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi.
Bài viết này ngay lập tức đã vấp phải phẫn nộ và chế giễu của cư dân mạng. Có người bày tỏ, truyền thông ĐCSTQ đã đưa ra bản án tử hình cho đập Tâm Hiệp rồi.
Cư dân mạng có tài khoản “Quân Tử Lan” nói, “nếu có người nói với một người bệnh tình đang trong nguy kịch rằng bác sĩ đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách họ nữa, thế hậu quả sẽ là sao đây, chỉ cần nghĩ thôi cũng đủ biết rồi, người bệnh đó chỉ còn một con đường chết. Hiện giờ họ lại nói đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách nó nữa, thế hậu quả sẽ là gì đây? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy sợ rồi!”.
Điều này cùng với video mô phỏng đập Tam Hiệp vỡ được tung ra dễ làm người ta liên tưởng tới việc ai đó muốn cảnh báo tình trạng thảm họa khủng khiếp sắp xảy ra, người dân hãy mau tự lo cho thân mình vậy.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-video-mo-phong-vo-dap-tam-hiep-xuat-hien-vao-thoi-diem-nay.html
‘Cha đẻ’ đập Tam Hiệp vừa mất,
còn con đập có thể gắng gượng được bao lâu?
Vũ Dương
“Người cha đẻ của đập Tam Hiệp” ngày 24/7 đã qua đời vì bệnh nặng, còn đập Tam Hiệp, di sản do ông để lại vẫn là chủ đề gây tranh cãi không thôi.
Trịnh Thủ Nhân (Zheng Shouren), kỹ sư thiết kế đập Tam Hiệp và là viện sĩ của học viện Kỹ thuật Trung Quốc (Chinese Academy of Engineering), người được mệnh danh là “Người cha đẻ của đập Tam Hiệp”, ngày 24/7 đã qua đời vì bệnh nặng, còn đập Tam Hiệp, di sản do ông để lại vẫn là chủ đề gây tranh cãi không thôi.
Theo tin tổng hợp từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, ông Trịnh Thủ Nhân ngày 24/7 đã qua đời vì bệnh nặng tại Vũ Hán, tuy nhiên trong báo cáo lại không chỉ ra ông đã qua đời vì căn bệnh gì.
Ông Trịnh Thủ Nhân sinh vào tháng 1/1940 tại huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy, bắt đầu chịu trách nhiệm thiết kế Dự án đập Tam Hiệp vào năm 1994. Từ năm 1994 đến 2017, ông Trịnh Thủ Nhân từng đảm nhiệm kỹ sư trưởng của Ủy ban tài nguyên nước sông Dương Tử và giám đốc của Văn phòng đại diện Thiết kế Dự án Tam Hiệp.
Thời điểm ông Trịnh Thủ Nhân qua đời lại trùng thời điểm miền đông nam Trung Quốc lũ lụt lan tràn, và “trận lũ thứ ba” trên sông Dương Tử đang gần kề.
Theo báo cáo từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc, Cục Thủy văn thuộc Ủy ban tài nguyên nước sông Dương Tử dự đoán rằng từ ngày 24 đến ngày 28/7 sẽ có mưa lớn rõ rệt từ Tây sang Đông trong lưu vực sông Dương Tử.
Cơ quan phòng chống lụt bão và hạn hán tỉnh Hồ Bắc và Cục kiểm soát lũ Hồ Bắc sau khi tổng hợp tình thế trước mắt nhận định rằng trận mưa lớn gần đây ở thượng nguồn sông Dương Tử đang hình thành trận lũ số 3 trên sông Dương Tử. Theo nguồn tin từ phía chính quyền địa phương, đập Tam Hiệp dự kiến sẽ đón trận lũ số 3 trên sông Dương Tử vào ngày 27/7, lưu lượng đỉnh lũ dự kiến sẽ vượt quá 60.000 m3/s.
Từ trước đến nay, tính an toàn của đập Tam Hiệp, một thiết kế do ông Trịnh Thủ Nhân để lại luôn là vấn đề gây tranh cãi của các chuyên gia cả trong và ngoài nước. Chỉ một tuần trước cái chết của viện sĩ Trịnh, truyền thông chính thức của ĐCSTQ đã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã có hiện tượng dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng. Báo cáo không tiết lộ dữ liệu chi tiết của các mục một cách cụ thể, mà chỉ gói gọn rằng “con đập vẫn đang trong phạm vi an toàn”, đồng thời nhấn mạnh rằng “các cấu trúc giữ nước của con đập vẫn đang ở mức ổn định và an toàn”.
Vào ngày 23/7, một đoạn video có tiêu đề “diễn thử sự cố vỡ đập Tam Hiệp” đã được lan truyền rộng rãi trên Internet. Theo giới thiệu của video, dựa theo dữ liệu phân tích, nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, mực nước lũ cao gần 100 m nhanh chóng được xả. Do sự ngăn chặn của các ngọn núi ở hai bên bờ sông, nên không thể phân tán lũ được, lũ được xả ra sẽ vượt quá 100 km/h. Trong vòng 30 phút sau khi vỡ đập, trận lũ sẽ phá hủy đập Cát Châu và đến khu vực đô thị Nghi Xương chỉ cách 50 km đường sông với đập Tam Hiệp. Trận lũ cao 20 m sẽ phá hủy Nghi Xương với tốc độ dòng chảy 70 km/h. Trong vòng 5 giờ, mực nước ở Nghi Xương sẽ cao tới 10 m.
Sau khi lũ qua Nghi Xương, nó sẽ tiếp tục tiến dọc theo dòng sông, làm ngập các thành phố và thị trấn dọc theo con đường với tốc độ trên 60 km/h. Chiều cao của lũ là khoảng 15 đến 20 m. Sau khi lũ lụt làm ngập huyện Nghi Đô, nó sẽ tràn tới vùng núi, đến vùng đồng bằng rộng lớn và tiến tiếp tới theo hình quạt, khu vực bị ảnh hưởng sẽ tăng lên rất nhiều.
Video này khiến cư dân mạng không khỏi chấn động. Một nhân viên phòng chống lũ ở tuyến đầu của tỉnh An Huy sau khi xem xong video này đã bày tỏ với trang Sound of Hope (SOH) trong một cuộc phỏng vấn, rằng video này đang được lưu truyền trên mạng Internet. Sau khi xem video này, ông không chắc rằng nó do một tổ chức chính thức hay cá nhân nào làm. Tuy nhiên, ông cho rằng đây có thể là một mô phỏng của một tổ chức bán chính thức. Một video diễn thử chuyên nghiệp như vậy không thể do người bình thường thực hiện được. Nhưng tại sao nó lại được đưa ra và lưu hành trên mạng Internet vào thời điểm này? Ông cảm thấy điều này là có mục đích và không biết liệu có phải đập đã xảy ra chuyện không?
Trước đó, hôm 12/7, trang NetEase Trung Quốc đã đưa tin về tình hình lũ lụt ở khu vực đập Tam Hiệp rằng “Đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức, xin vui lòng ngừng lên án nó”, mạng QQ Trung Quốc cũng có bài “Xin lỗi, Đập Tam Hiệp đã làm hết sức!”, nội dung hai bài về cơ bản giống nhau, đều chỉ ra rằng: Tình cảnh Đập Tam Hiệp lần này quá khó khăn! Bất lực! Có tới 52 con sông ở 8 tỉnh trong cảnh lũ lụt trên mức báo động!
Bài viết cũng chỉ ra vài tuần qua đã có những trận mưa lớn ở thượng nguồn sông Dương Tử, nhờ có đập Tam Hiệp ngăn chặn nước lũ nên giữ được cho vùng hạ lưu. “Nhưng gần đây, lượng mưa ở Giang Tây, An Huy và vài nơi khác lớn hiếm thấy trong cả thế kỷ qua! Vì lần này lượng mưa tập trung ở vùng hạ du nên dù đập Tam Hiệp có vĩ đại đến đâu, cũng không ngăn cản nổi”.
Các bài báo nói rằng đập Tam Hiệp có thể lưu trữ hàng chục tỷ mét khối nước. Đồng thời, nó cũng gây ra một số lo ngại về lũ lụt ở khu vực hạ lưu, tất cả chúng ta đều biết rằng nếu đập bị vỡ, nhiều thành phố ở hạ lưu sẽ bị chìm trong nước.
Nếu toàn tuyến đập Tam Hiệp bị sập, hồ chứa hàng chục tỷ mét khối sẽ trôi theo dòng lũ và tốc độ dòng nước sẽ cao tới 100 km/h. Như vậy, sau 5 tiếng, đồng bằng Giang Hán, Hồ Bắc, Kinh Châu, Nghi Xương và các khu vực khác sẽ bị ngập; sau 10 tiếng, lũ sẽ có thể đổ vào Vũ Hán, trong 24 tiếng sẽ đổ vào Nam Kinh. Lúc đó tổn thất sẽ không thể ước đoán được!
Bài báo nói rằng không thể chỉ đổ lỗi cho một mình công trình này. Đập Tam Hiệp đã làm hết sức rồi.
Bài viết này ngay lập tức đã vấp phải phẫn nộ và chế giễu của cư dân mạng. Có người bày tỏ, truyền thông ĐCSTQ đã đưa ra bản án tử hình cho đập Tâm Hiệp rồi.
Cư dân mạng có tài khoản “Quân Tử Lan” nói, “nếu có người nói với một người bệnh tình đang trong nguy kịch rằng bác sĩ đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách họ nữa, thế hậu quả sẽ là sao đây, chỉ cần nghĩ thôi cũng đủ biết rồi, người bệnh đó chỉ còn một con đường chết. Hiện giờ họ lại nói đập Tam Hiệp đã cố gắng hết sức rồi, xin đừng oán trách nó nữa, thế hậu quả sẽ là gì đây? Chỉ nghĩ thôi cũng thấy sợ rồi!”.
Theo Duan Mushan, Secretchina
Vũ Dương biên dịch
Đỉnh lũ số 2 còn chưa rút,
sông Dương Tử lại chuẩn bị đón một đợt mưa lớn
Tâm Thanh
Kể từ tháng 6 tới nay, lưu vực sông Dương Tử liên tục hứng chịu những cơn mưa lớn không ngừng. Trong khi tỉnh Hồ Bắc phải chịu đỉnh lũ số 2 của sông Dương Tử thì trên vùng thượng du, lũ số 3 đang hình thành.
Báo cáo từ Trung tâm Khí hậu quốc gia Trung Quốc vào ngày 22/7 cho biết, kể từ tháng 6, lượng mưa trong lưu vực sông Dương Tử là 486,8 mm, cao hơn 54% so với cùng kỳ những năm bình thường và lớn nhất trong 59 năm (kể từ năm 1961).
Trận lũ số 2 của sông Dương Tử trong năm 2020 đang tiến vào tỉnh Hồ Bắc. Đồng thời, gần đây ở thượng nguồn sông Dương Tử lại phát sinh mưa lớn khiến trận lũ số 3 của sông Dương Tử đang được hình thành.
Mực nước ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử đã vượt quá mức cảnh báo. Cụ thể, mực nước ở Sa Thành vượt quá mức nước đề phòng. Đến 20 giờ ngày 23/7, mực nước ở Thành Lăng Cơ là 34,49m, vượt quá giới hạn cho phép 1,99m. Mực nước ở Hồ Khẩu là 21,54m, vượt quá mức cảnh báo 2,04m. Mực nước của hồ chứa nước Đan Giang Khẩu là 161,68m, tại trạm Hoàng Gia Cảng, lưu lượng dòng chảy vào là 3.450 m3 mỗi giây và lưu lượng xả ra là 2.570 m3 mỗi giây. Mực nước của Hồ chứa Tam Hiệp là 160,15m, lưu lượng dòng chảy vào là 33.000 m3 mỗi giây và lưu lượng xả ra là 43.300 mét khối mỗi giây.
Mức nước tại hồ Hồng, hồ Phủ Đầu vượt quá mực nước đảm bảo. Hồ Trường, hồ Lương Tử, hồ Điêu Xá vượt quá mức báo động. Trạm Dương Tân trên sông Phú Thủy vượt quá mực nước đảm bảo của các sông vừa và nhỏ. Sông Phủ Hoàn, sông Tùng Tư, sông Ngẫu Trì, sông Hán Bắc, Hoàn Thủy, Nhiếp Thủy…đều đã vượt quá mức cảnh báo. Mực nước tại sông Đại Phú Thủy vừa thoát tình trạng vượt mức cảnh báo. Hiện tại, có 18 hồ chứa lớn ở tỉnh Hồ Bắc vượt quá giới hạn lũ lụt.
Ngoài ra, do dòng nước liên tục từ thượng nguồn đổ về cùng với mực nước hạ lưu sông Dương Tử dâng cao liên tục không giảm khiến hồ Sào, tỉnh An Huy nhiều ngày liên tiếp vượt quá mực nước được ghi nhận trong lịch sử.
Ngày 21/7, Tào Nguyên Diệu, phó chỉ huy Bộ Tư lệnh quốc phòng thành phố Sào Hồ của tỉnh An Huy tuyên bố rằng, mực nước được bảo đảm tiêu chuẩn quốc phòng tại thành phố Sào Hồ là 12m, nhưng hiện tại mực nước trong hồ đã đạt 13,41m.
Ngày 22/7, do mực nước hồ Sào dâng cao không ngừng, đoạn đê trên sông Bạch Thạch Thiên ở khu chợ Thạch Đại, thị trấn Đại Đồng, huyện Lư Giang, tỉnh An Huy đã bị sụp đổ khiến lũ lụt tràn vào nhiều thôn làng.
Khu vực Sào Hồ sắp tới sẽ tiếp tục hứng chịu thêm 2 đợt mưa lớn. Cục Khí tượng Trung Quốc dự đoán từ ngày 24 đến ngày 26/7, lượng mưa tại Sào Hồ khá lớn, từ 30-50 mm. Dự kiến mực nước tại trạm Trung Miếu sẽ đạt 13,6m vào ngày 24/7 dẫn đến áp lực kiểm soát lũ sẽ rất lớn.
Không chỉ khu vực Sào Hồ có mưa lớn, theo dự báo thời tiết, từ tối ngày 23 đến ngày 24/7, sẽ có mưa rào hoặc mưa dông ở phía tây và phía bắc của tỉnh Hồ Bắc và mưa vừa ở một số nơi. Ngày 25/7, mưa ở tỉnh Hồ Bắc sẽ kéo dài đến phía tây nam Hồ Bắc, khu vực đồng bằng Giang Hán và đông bắc Hồ Bắc sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Một số khu vực khác sẽ có mưa vừa và mưa nhỏ.
Theo dự đoán của Cục khí tượng Trung Quốc, từ ngày 24 đến ngày 26/7, lưu vực Tứ Xuyên đến giữa và hạ lưu của sông Dương Tử sẽ có mưa rất to. Trong đó, khu vực trung bộ Trùng Khánh, tây bắc bộ Hồ Nam, đông bắc bộ Hồ Bắc, nam bộ An Huy và các địa khu khác có mưa rất lớn, tổng cộng lượng mưa có thể lên tới 100-200mm. Riêng Tứ Xuyên lượng mưa có thể đạt 250-300 mm. Lượng mưa tối đa hàng giờ là 30-50 mm, khu vực địa phương vượt quá 70 mm, đồng thời sẽ có giông bão và gió lớn.
Các chuyên gia khí tượng Trung Quốc cho biết, tại vùng trung lưu, hạ lưu của sông Dương Tử, mực nước của hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái hồ đã dâng cao trong một thời gian dài. Lượng mưa lớn từ ngày 24 đến ngày 26/7 có thể khiến mực nước của các nhánh chính sông Dương Tử tăng trở lại.
Theo epochtimes.com
Tâm Thanh biên soạn
Giới hoạt động đồng tính Thái Lan
giương cờ Pride ở Bangkok
Hàng trăm nhà hoạt động đồng tính Thái Lan đã giương cờ cầu vồng ở Bangkok trong một cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở thủ đô.
Họ nhảy múa và ca hát tại trung tâm thành phố, nơi cảnh sát được triển khai. Không có báo cáo về bất kỳ hành vi bạo động nào.
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy là sự kiện gần đây nhất trong một loạt các cuộc biểu tình do thanh niên lãnh đạo, kêu gọi chính phủ từ chức.
Tướng Prayuth Chan-ocha nắm quyền trong một cuộc đảo chính vào năm 2014, và sau đó được bầu làm Thủ Tướng bởi một quốc hội do quân đội nắm quyền.
Cuộc biểu tình hôm thứ Bảy là một sự kiện đầy màu sắc
“Chúng tôi ở đây hôm nay chủ yếu để kêu gọi dân chủ. Một khi chúng tôi đạt được dân chủ, quyền bình đẳng sẽ theo sau”, một người biểu tình trẻ nói với Reuters.
Ông nói rằng các nhóm LGBT ở Thái Lan “chưa có quyền bình đẳng trong xã hội, vì vậy chúng tôi đang kêu gọi cả dân chủ lẫn bình đẳng”.
Trong những ngày gần đây, các nhà hoạt động dân chủ Thái Lan đã bất chấp lệnh cấm tụ họp công cộng của chính phủ, trong bối cảnh dịch virus corona đang diễn ra ở đất nước Đông Nam Á này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53468914
Philippines từ chối đưa phán quyết
về Biển Đôn ra LHQ “vì đã thắng kiện”
Ngoại trưởng Philippines bác bỏ lời kêu gọi đưa phán quyết về Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực ra thảo luận tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jnr ngày 22/7 nói rằng, việc đưa phán quyết về Biển Đông năm 2016 ra cuộc họp của Liên Hợp Quốc là “vô nghĩa” bởi Philippines đã thắng kiện.
“Tại sao chúng ta phải lật lại một vụ kiện mà chúng ta đã giành chiến thắng. Quý vị không muốn chiến thắng hay sao”, Ngoại trưởng Locsin nói khi đề cập đến đề xuất của cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario rằng Manila nên đưa phán quyết này ra cuộc họp của Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới nhằm gây sức ép buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết.
Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực quốc tế là chiến thắng dành cho Philippines sau khi theo đuổi vụ kiện Trung Quốc vì yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò” (hay đường chín đoạn) phi lý của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo đó, Trung Quốc không có “quyền lịch sử” ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý cho cái gọi là “đường chín đoạn”.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố không công nhận phán quyết. Chính quyền của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cũng từng phát tín hiệu gác phán quyết sang một bên khi ông muốn Philippines xích lại gần Trung Quốc trong khi xa rời dần đồng minh truyền thống, Mỹ.
Giới chuyên gia cho rằng, việc Mỹ mới đây đưa ra quan điểm cứng rắn hơn, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, gọi các yêu sách này là “phi pháp”, sẽ là cơ hội cho Philippines gợi lại phán quyết và gây sức ép với Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Locsin nói, Philippines đã thắng kiện và dù Trung Quốc không công nhận thì luật pháp vẫn đứng về phía Manila. Trước đó, ông cũng nhấn mạnh, phán quyết về Biển Đông năm 2016 là “không thể thương lượng”.
Sau bác bỏ yêu sách về Biển Đông,
hai Bộ trưởng Úc bay đến Mỹ thảo luận về Trung Quốc
Hương Thảo
Hai Bộ trưởng Úc sẽ có chuyến thăm Washington vào tuần tới để thảo luận các nội dung liên quan đến Trung Quốc.
Theo tờ The Sydney Morning Herald, bà Marise Payne, Ngoại trưởng Úc và bà Linda Reynolds, Bộ trưởng Quốc phòng Úc sẽ có chuyến bay vào ngày 26/7 và tới Washington vào sáng 27/7 (theo giờ địa phương) để hội đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, trong bối cảnh Úc và Mỹ đang có mối quan hệ căng thẳng với Trung Quốc.
Bà Payne cho biết, các cuộc đàm phán sắp xảy ra là “quan trọng bậc nhất trong nhiệm kỳ của tôi về các lợi ích ngắn hạn, trung và dài hạn của Úc”.
“Hợp tác Liên minh của Hoa Kỳ và Úc là điều cần thiết vì lợi ích của tất cả người dân Úc, nhằm thúc đẩy và hiện thực hóa một khu vực ổn định, cởi mở và kiên cường”, Ngoại trưởng Marise Payne cho biết.
Úc và Mỹ sẽ có cuộc thảo luận về việc chống lại tin giả đến từ các quốc gia độc tài trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó đặc biệt quan tâm đến cách Trung Quốc sử dụng mạng xã hội để lan truyền tin giả. Vào tháng trước, mạng xã hội Twitter tiết lộ, họ đã xóa hơn 30.000 tài khoản sau khi các nhà điều tra phát hiện chúng có quan hệ với các hoạt động lan truyền tin giả của Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoài việc hợp tác chống tin giả, hai nước có thể sẽ tăng cường hợp tác về các dự án cơ sở hạ tầng cùng viện trợ nước ngoài trên khắp Thái Bình Dương và Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng trong những năm gần đây thông qua các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).
Bắc Kinh nói rằng các dự án BRI của mình là cơ hội giúp các quốc gia đang phát triển mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng và từ đó góp phần phát triển kinh tế. Trên thực tế, BRI là một bẫy nợ, khiến các quốc gia tham gia BRI phải phụ thuộc vào Bắc Kinh, từ đó nâng tầm ảnh hưởng và quyền lực của Trung Quốc trên toàn thế giới.
Trước đó, vào hôm 24/7, nối tiếp động thái của Mỹ trong việc bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, Úc đã gửi một công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ mọi yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông.
“Chính phủ Úc bác bỏ tất cả yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là những yêu sách trên biển không tuân thủ các quy tắc của công ước về đường cơ sở, các khu vực trên biển và việc phân loại thực thể”, nội dung trong công hàm của phái đoàn Úc tại Liên Hợp Quốc ngày 24/7 nêu rõ, theo Bloomberg.
Công hàm nhấn mạnh thêm: “Không có cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các thực thể trên biển hoặc nhóm đảo ở Biển Đông. Úc phản đối yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông”.
Căng thẳng giữa Úc và Trung Quốc leo thang từ hồi đầu năm nay khi Canberra thúc đẩy một cuộc điều tra về nguồn gốc của dịch Covid-19. Đáp trả, tờ Hoàn Cầu thời báo-một trong những cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc, đã ví nước Úc giống “bã kẹo cao su dính trên đế giày của Trung Quốc” và “phải chà vào đá mới gỡ được”.