Tin khắp nơi – 20/07/2020
Mỹ: Thị trưởng Portland yêu cầu lực lượng liên bang rời thành phố
Thị trưởng Portland nói sự hiện diện của quân đội liên bang đã dẫn đến nhiều bạo lực hơn trong thành phố
Thị trưởng Portland, tiểu bang Oregon một lần nữa kêu gọi quân đội liên bang rời khỏi thành phố, tố cáo họ về các chiến thuật đàn áp người biểu tình.
“Họ đang leo thang tình hình một cách mạnh mẽ”, Thị trưởng Ted Wheeler nói với CNN hôm Chủ nhật.
Kể từ sau vụ George Floyd bị cảnh sát giết chết vào cuối tháng Năm, người dân Oregon đã biểu tình hàng đêm để chống lại sự tàn bạo của cảnh sát.
Chính phủ liên bang cho biết họ đang cố gắng khôi phục trật tự ở Portland.
Tiểu bang Oregon đệ đơn kiện chính phủ Hoa Kỳ
Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Mỹ: Một phụ nữ bị đuổi việc sau khi gọi cảnh sát vu cáo một ông da đen
Nói chuyện với CNN hôm Chủ Nhật, Thị trưởng Wheeler cho biết có “hàng chục nếu không phải hàng trăm binh lính liên bang” trong thành phố, nói thêm: “Sự hiện diện của họ ở đây thực sự dẫn đến nhiều bạo lực và phá hoại hơn”.
“Chúng tôi không muốn họ ở đây. Chúng tôi không yêu cầu họ đến đây. Thực ra, chúng tôi muốn họ rời đi”, ông nói.
Bình luận của ông lặp lại ý kiến của Thống đốc tiểu bang Oregon, bà Kate Brown, người mô tả sự hiện diện của quân đội liên bang trong thành phố là một “nhà hát chính trị thuần túy” từ chính quyền Donald Trump.
Bà Brown nói với MSNBC hôm thứ Ba rằng bà đã yêu cầu chính phủ liên bang mang quân đội khỏi thành phố, nói: “Quý vị đang leo thang một tình huống đã đầy thách thức.”
Biểu tình tại Portland hôm thứ Sáu. Tại đây hàng đêm có những cuộc biểu tình chống lại sự tàn bạo của cảnh sát
Bình luận của họ được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tư pháp tiểu bang Oregon đệ đơn kiện chính phủ liên bang, cáo buộc họ đã giam giữ người biểu tình một cách bất hợp pháp.
Trong đơn kiện, Bộ trưởng Tư pháp Ellen Rosenblum yêu cầu một lệnh cấm để ngăn chặn không cho đặc vụ từ Bộ An ninh Nội địa, cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cũng như Dịch vụ Bảo vệ Liên bang, thực hiện thêm bất kỳ vụ bắt giữ nào trong thành phố.
“Những chiến thuật này phải dừng lại,” bà Rosenblum nói trong một tuyên bố.
Đơn kiện cáo buộc là bằng cách bắt giữ và giam cầm người dân mà không có lệnh, hành động của nhân viên liên bang vi phạm quyền biểu tình ôn hòa mà Tu chính số 1 của Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép, và cũng vi phạm Tu chính Thứ tư và Thứ năm của Hiến pháp.
Trong khi đó, hôm Chủ Nhật, thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện kêu gọi cơ quan giám sát thuộc các bộ tư pháp và an ninh nội địa điều tra xem, hai cơ quan có “lạm dụng quyền hạn khẩn cấp để biện minh cho việc sử dụng vũ lực” chống người biểu tình hay không.
Bức thư, được ký bởi người đứng đầu của ba ủy ban Hạ viện, đặc biệt đề cập đến các báo cáo từ Portland cũng như việc dẹp người biểu tình tại Quảng trường Lafayette ở Washington DC, trong các cuộc biểu tình hồi tháng Sáu.
“Đây là một vấn đề hết sức cấp bách”, thư viết.
“Người dân lo ngại rằng Chính quyền đã triển khai một lực lượng cảnh sát bí mật, không phải để điều tra tội phạm, nhưng để đe dọa các cá nhân mà họ coi là đối thủ chính trị, và việc sử dụng các chiến thuật này sẽ sinh sôi nảy nở trên toàn quốc.”
Chuyện gì đang xảy ra ở Portland?
Nhân viên đặc vụ liên bang, do Tổng thống Trump triển khai, đã bắn hơi cay vào đám đông người biểu tình. Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf trước đây từng gọi những người biểu tình là một “đám đông bạo lực”.
Tối thứ Bảy, người biểu tình đã tháo dỡ một hàng rào xung quanh tòa án liên bang, vài giờ sau khi nó được dựng lên.
Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ tại Oregon cho biết trên Twitter rằng hàng rào nhằm làm “giảm căng thẳng” giữa người biểu tình và các quan chức thực thi pháp luật, và yêu cầu mọi người đừng động vào nó.
Cảnh sát đã tuyên bố một cuộc bạo loạn bên ngoài tòa nhà Hiệp hội Cảnh sát Portland. Tòa nhà đã bị đốt cháy.
Nhân viên liên bang bị buộc tội bắt giữ người biểu tình và đưa họ lên những chiếc xe tải không rõ nguồn gốc
Tuần trước tình trạng bạo động đã leo thang dữ dội giữa người biểu tình và đặc vụ liên bang, được ông Trump triển khai hai tuần trước để dập tắt tình trạng bất ổn dân sự.
Một báo cáo từ Oregon Public Broadcasting (OPB) đầu tuần này đưa chi tiết về các nhân chứng đã nhìn thấy nhân viên thực thi pháp luật liên bang mặc quần áo ngụy trang xuất hiện từ các xe không có dấu hiệu, bắt người biểu tình mà không giải thích, và lái xe đi.
Video do đài truyền hình kiểm tra cho thấy một người biểu tình, Mark Pettibone, mô tả vào hôm 15/7, rằng ông “cơ bản là bị ném vào” một chiếc xe tải chứa người có vũ trang và mặc áo giáp.
Ông Pettibone nói rằng ông đã bị đưa đến một phòng giam trong tòa án liên bang, nơi ông được đọc các quyền khi bị bắt giữ của mình. Sau khi từ chối trả lời các câu hỏi, ông được thả ra mà không có bất kỳ hồ sơ phạt hay bắt giữ nào.
Theo OPB, nhân viên đặc nhiệm quan liên bang đã buộc tội ít nhất 13 người với các tội ác liên quan đến các cuộc biểu tình cho đến nay.
Chính quyền Trump nói gì?
Trong một tweet gửi đi hôm Chủ Nhật, Tổng thống Donald Trump đã bào chữa cho hành động của chính phủ liên bang.
“Chúng tôi đang tìm cách giúp Portland, không làm tổn thương nó. Lãnh đạo của họ, trong nhiều tháng, đã mất quyền kiểm soát những kẻ vô chính phủ và những kẻ kích động,” ông Trump nói.
Đầu tuần, tổng thống cho biết lực lượng đặc nhiệm trong thành phố đã thực hiện một “công việc tuyệt vời”.
“Portland hoàn toàn mất kiểm soát, và họ đến, tôi đoán hiện nhiều người đang ở tù,” ông nói hôm thứ Hai. “Chúng tôi coi như đã dập tắt nó.”
Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf đến thành phố vào thứ Năm và bào chữa cho các đặc vụ chống lại sự tập hợp của “những kẻ vô chính phủ”.
Ông đổ lỗi cho chính quyền bang và thành phố vì đã không “vãn hồi trật tự”, nói rằng “thành phố Portland đã bị bao vây trong 47 ngày liên tiếp”.
Người dân Portland treo các biểu ngữ nhắm vào các nhân viên đặc vụ liên bang từ ban công
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53461862
Ba nhóm biểu tình tại bãi biển Huntington Beach
với 3 mục tiêu khác nhau
Tin từ Hungtington Beach – Vào hôm thứ bảy (18 tháng 7), hàng trăm người biểu tình tụ tập thành phố Huntington Beach để lên tiếng phản đối về nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tụ chung có thể chia làm 3 nhóm lý do như sau: biểu tình kêu gọi truất phế thống đốc Gavin Newsom, biểu tình ủng hộ Black Lives Matter, và biểu tình phản đối Cơ Quan Thực thi Di Trú và Hải Quan (ICE).
Một số người tham gia cuộc biểu tình phản đối thống đốc Newsom cho biết, họ tức giận trước các hạn chế về coronavirus do tiểu bang California ban hành khi số ca nhiễm virus và tử vong tiếp tục gia tăng. Họ cũng đổ lỗi cho thống đốc Newsom về các lệnh ở yên tại nhà và đóng cửa kinh doanh.
Nhóm biểu tình Black Lives Matter là một phần của các nhóm hiện đang tổ chức các cuộc tuần hành trên toàn quốc trong nhiều tuần nay sau cái chết của George Floyd, Tony McDade, Elijah McClain và những người Mỹ gốc Phi khác thiệt mạng dưới tay cảnh sát.
Nhóm biểu tình bãi bỏ ICE lại tập trung vào việc kêu gọi bãi bỏ Cơ Quan Thực thi Di Trú và Hải Quan vì trong quá khứ, cơ quan này đưa ra chính sách chia tách các gia đình di dân ở biên giới. Ngoài 3 nhóm kể trên, còn có một số người biểu tình cầm trên tay các bảng hiệu Trump 2020 và hô vang “USA”! (BBT)
https://www.sbtn.tv/ba-nhom-bieu-tinh-tai-bai-bien-huntington-beach-voi-3-muc-tieu-khac-nhau/
Hàng ngàn người Mỹ nghỉ làm
phản đối bất bình đẳng chủng tộc
Các nhà tổ chức một cuộc đình công của công nhân quốc gia nói rằng hàng chục ngàn người ở hơn 20 thành phố của Mỹ sẽ nghỉ việc hôm 20/7 để phản đối sự phân biệt chủng tộc có hệ thống và bất bình đẳng kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong đại dịch COVID-19, theo AP.
Với tên gọi “Cuộc đình công vì sinh mạng người da màu,” các nghiệp đoàn lao động, cùng với các tổ chức vì công bằng xã hội và chủng tộc từ thành phố New York đến Los Angeles, sẽ tham gia vào một loạt các sự kiện theo kế hoạch.
Trong trường hợp không thể dừng công việc cả ngày, những người tham gia sẽ chọn giờ nghỉ trưa hoặc tiến hành phút mặc niệm để tôn vinh những người da đen bị cảnh sát bạo hành, các nhà tổ chức cho biết.
Ông Ash-Lee Henderson, một nhà tổ chức Phong trào vì sinh mạng người da màu, một liên minh gồm hơn 150 tổ chức thiết lập nên phong trào Hãy coi trọng sinh mạng người da màu, nói: “Chúng tôi … xây dựng một quốc gia biết coi trọng sinh mạng người da màu trong mỗi khía cạnh của xã hội – bao gồm cả nơi làm việc.”
Trong số những người đình công sẽ có những công nhân thiết yếu: nhân viên nhà dưỡng lão, lao công và các nhân viên nam nữ giao hàng. Các nhân viên trong các ngành thức ăn nhanh, dịch vụ dùng chung xe và nhân viên sân bay cũng dự kiến sẽ tham gia vào các sự kiện theo kế hoạch.
Các nhà tổ chức cho biết nhiều người đình công đang nhắm mục tiêu đặc biệt vào các tập đoàn như Walmart và McDonald, những doanh nghiệp mà họ nói cần phải chịu trách nhiệm cho việc ngược đãi và khai thác lao động da màu hàng giờ.
Cảnh sát Portland tuyên bốnhững người biểu tình
là bạo loạn. Thị Trưởng Portland yêu cầu
cảnh sát liên bang rời khỏi thành phố
Vào tối thứ Bảy, những người biểu tình ở phía Bắc thành phố Portland đã đốt cháy tòa nhà Hiệp hội Cảnh sát Portland và cảnh sát tuyên bố đây là một cuộc bạo loạn. Cùng lúc những người biểu tình ở trung tâm thành phố Portland nhắm vào hàng rào trong đêm biểu tình thứ 52 liên tiếp tại thành phố.
Vào thứ sáu (ngày 17 tháng 7), lực lượng hành pháp liên bang đã sử dụng hơi cay đối với những người biểu tình tại Portland. Sau nhiều ngày xung đột giữa người biểu tình và chính quyền liên bang, cảnh sát Portland cho biết hôm thứ Bảy (ngày 18 tháng 7), rằng họ sẽ không cho phép chính quyền liên bang sử dụng trung tâm chỉ huy của họ.
Trước đó, các viên chức Oregon, và thị trưởng Porland đã kêu gọi chính quyền liên bang rời khỏi thành phố, với Thống đốc Kate Brown nói rằng “việc gửi lực lượng liên bang đến Portland không khác gì đổ thêm dầu vào lửa.” Thượng nghị sĩ Oregon, Jeff Merkley cho biết ông dự kiến sẽ công bố một sửa đổi cho dự luật quốc phòng tiếp theo để “ngăn chặn chính quyền Tổng thống Trump gửi các lực lượng bán quân sự đến các thành phố Hoa Kỳ.”
Tối thứ Sáu, hàng chục phụ nữ đã xuống đường biểu tình, dàn hàng tạo thành một rào cản giữa người biểu tình và các nhân viên thực thi pháp luật liên bang và địa phương ở Portland vào thứ Sáu (18 tháng 7). Các phụ nữ nói rằng họ không chấp nhận lực lượng liên bang được được xử dụng trên đường phố để trấn áp người biểu tình, vì trong đó có con của họ. Vào đầu tuần, Tổng thống Trump nói rằng ông điều động lực lượng đến Portland là vì thành phố “đã hoàn toàn mất kiểm soát.” (BBT)
l
Đại sứ Kritenbrink: Mỹ thượng tôn pháp luật
ở Biển Đông, sát cánh với Việt Nam
Những tuyên bố về chính sách của Washington vừa qua thể hiện rõ hơn cam kết của Mỹ về duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông, và Washington sát cánh với Hà Nội để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam nhất quán với luật pháp quốc tế, cũng như để bác bỏ tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh” tại Biển Đông.
Đó là quan điểm của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink thể hiện trong một bài viết đăng trên báo Thanh Niên hôm 20/7.
Đại diện ngoại giao của Mỹ tại Hà Nội nhắc lại sự kiện vào tháng 7/2016, một tòa trọng tài quốc tế ra phán quyết rằng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển (UNCLOS) 1982, không có cơ sở pháp lý cho bất cứ quyền lịch sử, quyền chủ quyền và quyền tài phán nào của Trung Quốc trong khu vực được gọi là “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh vẽ ra trên bản đồ về Biển Đông, ngoài những điều được quy định tại UNCLOS.
Nhưng trong 4 năm qua, Trung Quốc phớt lờ phán quyết, đẩy mạnh chiến dịch hăm dọa nhằm làm suy yếu quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam cũng như các nước ven biển khác ở Đông Nam Á, đại sứ Mỹ viết.
Hoa Kỳ ngày càng quan ngại khi Bắc Kinh lợi dụng việc thế giới tập trung đối phó đại dịch Covid-19 để đẩy các yêu sách của họ ở vùng biển đi xa hơn, thay thế luật pháp quốc tế bằng tư duy “chân lý thuộc về kẻ mạnh”, người đứng đầu phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam bày tỏ.
Trước những hành động của Trung Quốc nhằm bác bỏ luật pháp quốc tế và dần xóa bỏ quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/7 tuyên bố thay đổi chính sách của Washington đối với các yêu sách hàng hải, đại sứ Kritenbrink viết.
“Mỹ phản đối bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo nước này đưa ra yêu sách ở quần đảo Trường Sa hoặc từ bãi cạn Scarborough”, nhà ngoại giao Mỹ nêu rõ.
Điều này bao gồm cả sự bác bỏ rõ ràng yêu sách của Trung Quốc đối với bãi Tư Chính, nơi Bắc Kinh đã tiến hành “một chiến dịch cưỡng bức và quấy rối hoạt động dầu khí lâu nay của Việt Nam”, vẫn lời của Đại sứ Kritenbrink. Ông viết tiếp rằng Ngoại trưởng Pompeo và Mỹ coi sự bắt nạt này “không chỉ mang tính khiêu khích và gây bất ổn, mà còn là bất hợp pháp”.
Nhận xét về các quan điểm của Mỹ do các nhà ngoại giao hàng đầu nước này đưa ra gần đây, tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói với VOA:
“Tuyên bố của ngài Ngoại trưởng Mike Pompeo và ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội là lập trường có thể nói là rất rõ ràng, rất cương quyết, rất mạnh mẽ so với trước đây. Những nội dung đấy hoàn toàn phù hợp với những quan điểm của Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN. Một lần nữa, chứ không phải là lần đầu tiên, phía Hoa Kỳ lại ủng hộ, đứng về các nước trong khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam để mà đấu tranh chống lại các hành động sai trái để mà nhằm thượng tôn pháp luật”.
So sánh cách hành xử của hai cường quốc hàng đầu thế giới đối với UNCLOS, Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh trên tờ Thanh Niên hôm 20/7 rằng mặc dù Mỹ không phải thành viên của công ước này, nhưng mọi chính quyền Mỹ trước giờ đều “công nhận và tuân thủ” những điều khoản của công ước.
Trong khi đó, ngược lại, Trung Quốc đã ký và phê chuẩn UNCLOS, nhưng “ngang nhiên phớt lờ” các nghĩa vụ hiệp ước của mình được quy định tại công ước, nhà ngoại giao Mỹ viết.
“Những tuyên bố về chính sách của Mỹ vừa qua thể hiện rõ hơn cam kết duy trì thượng tôn pháp luật của chúng tôi ở Biển Đông qua việc ủng hộ luật pháp quốc tế được phản ánh trong UNCLOS. Đây là cam kết Mỹ chia sẻ với Việt Nam, một trong những thành viên chủ động nhất của UNCLOS”, lãnh đạo phái bộ ngoại giao Mỹ ở Việt Nam khẳng định.
Đề cập đến quan hệ ngoại giao song phương kéo dài 25 năm mà hai nước vừa kỷ niệm, và quan hệ Đối tác toàn diện có từ tháng 7/2013, Đại sứ Kritenbrink chỉ ra rằng những tuyên bố của Mỹ cũng là “minh chứng cho sức mạnh” của mối quan hệ này, đồng thời bình luận thêm:
“Lập trường của Mỹ về Biển Đông cho thấy Mỹ sát cánh với Việt Nam để bảo vệ quyền chủ quyền và lợi ích của các bạn nhất quán với luật pháp quốc tế – bao gồm cả quyền đối với các nguồn dầu khí ngoài
khơi, và quyền đánh bắt cá, là những điều sống còn cho sự thịnh vượng kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á”.
Đại sứ Mỹ Kritenbrink cũng khẳng định: “Mỹ sát cánh với Việt Nam để bác bỏ sự áp đặt tư duy ‘chân lý thuộc về kẻ mạnh’ tại Biển Đông”.
Tiến sĩ Trần Công Trục, người có hơn 30 năm gắn bó với công tác biên giới, lãnh thổ của Việt Nam, nhận định rằng tuy các tuyên bố của Mỹ có lợi cho Việt Nam và một số nước ASEAN song vẫn nhắm đến phục vụ lợi ích của Mỹ là trên hết.
Trong lúc nhiều người ở Việt Nam bày tỏ trên mạng xã hội sự phấn khích về các tuyên bố của Mỹ, cũng như mong muốn Việt Nam tiến xa hơn trong quan hệ với Mỹ, chuyên gia Trần Công Trục cho rằng vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc Mỹ liên minh với Việt Nam. Ông nói với VOA:
“Tôi không cho rằng Mỹ phát biểu như vậy và có những lời mạnh mẽ như vậy là để nhằm mục đích lôi kéo Việt Nam, không có nghĩa là làm như vậy để lôi kéo Việt Nam chống Trung Quốc. Bởi vì họ thừa biết là Việt Nam không bao giờ có chủ trương đứng về nước này để chống nước khác. Không liên minh liên kết, nhất là trong thời gian hiện tại. Còn sau này tình hình như thế nào là chuyện khác”.
Chuyên gia về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam nói đất nước này lâu nay cố gắng đạt được sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn để tránh xung đột, chiến tranh, và ông cho rằng cách tiếp cận này “đạt được hiệu quả nhất định” trong cuộc đấu tranh cho lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.
Mỹ thúc đẩy thượng tôn pháp luật, thực thi
phán quyết của Tòa Trọng tài La Haye ở Biển Đông
Thời gian gần đây, dư luận quan tâm nhiều tới sự cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung ở Biển Đông qua các hoạt động diễn tập quân sự dồn dập của cả hai bên. Tuy nhiên, nếu nhìn tất cả những động thái trong hơn 1 tháng qua của Mỹ liên quan ở Biển Đông, có thể thấy Mỹ đang thúc đẩy mạnh mẽ việc thực thi pháp luật, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông, thể hiện trên một số điểm sau:
Tòa án Trọng Tài Thường Trực La Haye (Permanent Court of Arbitration),
1. Ngày 01/6/2020, Mỹ gửi công thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phản đối các yêu sách và những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, công thư do bà Kelly Craft, Đại sứ của Mỹ tại Liên hợp quốc ký. Công thư nhấn mạnh “Đặc biệt, Mỹ phản đối yêu sách của Trung Quốc đối với “các quyền lịch sử” ở Biển Đông”, “Mỹ lưu ý rằng Tòa Trọng tài đã đồng thuận kết luận trong phán quyết cuối cùng có ràng buộc Trung Quốc và Philippines theo Điều 296 của UNCLOS rằng yêu sách của Trung Quốc về các quyền lịch sử không phù hợp UNCLOS”.
Trong công thư, “Mỹ tái khẳng định phản đối bất cứ yêu sách nào về vùng nội thủy giữa các đảo rải rác mà Trung Quốc đòi hỏi ở Biển Đông và bất cứ yêu sách nào về các vùng biển xuất phát từ việc coi các vùng các nhóm đảo ở Biển Đông như một thực thể”. Công thư nêu rõ “Điều 5 của UNCLOS được thể hiện bằng từ ngữ rõ ràng và toàn diện các hoàn cảnh mà theo đó các quốc gia ven biển có thể không áp dụng đường cơ sở thông thường” và “không có điều nào trong UNCLOS tạo ra một ngoại lệ” để Trung Quốc có thể vạch đường cơ sở thẳng xung quanh các nhóm đảo ở Biển Đông.
Công thư nhấn mạnh “Mỹ phản đối bất cứ quyền hưởng các vùng biển nào mà Trung Quốc yêu sách dựa trên các cấu trúc không phải là đảo theo Điều 121 của UNCLOS, do vậy không tạo ra các vùng biển riêng theo luật pháp quốc tế”; đồng thời khẳng định những bãi cạn lúc nổi lúc chìm nằm ngoài phạm vi lãnh hải được yêu sách hợp pháp” không thể là “các chủ thể có thể chiếm hữu và không thể tạo ra lãnh hải hoặc các vùng biển khác theo luật pháp quốc tế”.
Những quan điểm của Mỹ nêu trong công thư hoàn toàn phù hợp với những quyết định trong phán quyết của Tòa Trọng tài vụ kiện Biển Đông do Philippines khởi xướng. Đáng chú ý là công thư còn nhấn mạnh việc các nước Philippines, Indonesia, Việt Nam, Malaysia đã đưa ra các phản đối với yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông trong các công hàm gửi lên Liên hợp quốc. Trong công thư, một lần nữa Washington kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, và ngừng các hành động khiêu khích ở Biển Đông; đồng thời yêu cầu cho lưu hành văn bản này tới tất cả các quốc gia thành viên như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Các chuyên gia pháp lý cho rằng động thái này đánh dấu việc Mỹ chính thức tham gia vào cuộc chiến công hàm xung quan vấn đề Biển Đông và mục tiêu của Mỹ là nhằm khẳng định quan điểm rõ ràng ủng hộ phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài và khơi dậy cuộc chiến pháp lý xung quanh vấn đề Biển Đông nhân dịp 4 năm Tòa Trọng tài ra phán quyết, đồng thời là bước chuẩn bị cơ sở pháp lý cho những hành động tiếp theo của Mỹ trong việc bảo vệ trật tự dựa trên pháp lý ở Biển Đông.
2. Việc Mỹ thúc đẩy thượng tôn pháp luật ở Biển Đông tiếp tục được thể hiện trong Tuyên bố Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 27/6, khẳng định Washington hoan nghênh Tuyên bố của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36 về Biển Đông, phản đối âm mưu bá quyền của Trung Quốc. Trong đó, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh “Mỹ hoan nghênh lập trường của các nhà lãnh đạo ASEAN rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Trung Quốc không được phép xem Biển Đông thuộc đế chế biển của mình”. Phát biểu của ông Pompeo thể hiện rõ quyết tâm của Mỹ thúc đẩy trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông.
Tiếp đó, Mỹ tiếp tục thể hiện quan điểm pháp lý của mình trong những Tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 02/7/2020 phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đầu tháng 7 vừa rồi.Tuyên bố nêu rõ “Bộ Quốc phòng Mỹ quan ngại về quyết định của Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự xung quanh quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông từ ngày 01-05/7”; đồng thời nhấn mạnh “Khu vực tập trận dự kiến bao gồm các vùng biển và lãnh thổ tranh chấp. Tiến hành tập trận quân sự trên lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông là phản tác dụng đối với các nỗ lực xoa dịu căng thẳng và duy trì bình ổn. Hành động của Trung Quốc sẽ làm bất ổn thêm tình hình tại Biển Đông”. Nội dung này thể hiện sự chuyển biến về quan điểm pháp lý của Mỹ đối với vấn đề Hoàng Sa.
Trước hết, có thể thấy đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc lên tiếng bày tỏ quan ngại về một cuộc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Nếu như đối với cuộc tập trận lớn của Trung Quốc năm 2016 ở Hoàng Sa, Washington không lên tiếng thì đến cuộc tập trận của Trung Quốc vào tháng 7/2019 ở Biển Đông bao phủ một phần quần đảo Hoàng Sa vàkhu vực nằm ở giữa bãi Macclesfield và quần đảo Trường Sa, khi Trung Quốc tiến hành thử tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D thì phía Mỹ lên tiếng bày tỏ lo ngại, nhưng chỉ tập trung vào việc thử tên lửa và được thể hiện bằng các phát biểu ẩn danh qua tường thuật của truyền thông. Mãi về sau mới có một số quan chức công khai lên tiếng về vấn đề này và không nhắc gì đến Hoàng Sa.
Như vậy, việc lên tiếng về cuộc tập trận ở Hoàng Sa hôm 02/7 vừa qua có thể được xem là sự thay đổi thái độ của Mỹ theo hướng rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn.
Thứ hai, một điểm mới đáng chú ý là Mỹ tuyên bố Hoàng Sa là khu vực lãnh thổ tranh chấp. Lâu nay, Mỹ thường nói “giữ trung lập” không ủng hộ bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Một số nhà nghiên cứu cho rằng năm 1974, trong lúc chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam đang ở vào thế suy yếu, Mỹ đã làm ngơ để Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng việc gây ra cuộc chiến đấm máu cho các binh sĩ hải quân của Việt Nam Cộng hòa và từ đó đến nay Mỹ không bày tỏ quan điểm pháp lý về vấn đề chủ quyền đối với Hoàng Sa.
Trong 2-3 năm trở lại đây, hải quân Mỹ nhiều lần tiến hành chiến dịch tự do hàng hải ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và nhiều lần Người Phát ngôn của Hạm đội 7 hải quân Mỹ nhắc đến khu vực tranh chấp, nhưng không công khai đề cập đến tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến Bắc Kinh luôn mồm khẳng định “Hoàng Sa là của Trung Quốc, không có tranh chấp”
Các nhà quan sát cho rằng, trước những hành động leo thang hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, chính quyền Mỹ thấy rằng cần phải thể hiện rõ quan điểm pháp lý rõ ràng đối với các vấn đề liên quan ở Biển Đông. Dường như đây là lần đầu tiên quan điểm về tranh chấp chủ quyền đối với Hoàng Sa được thể hiện trong một tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Mỹ. Các tuyên bố của Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ về vụ Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa vào đầu tháng 4/2020 cũng không nhắc trực tiếp đến tranh chấp lãnh thổ.
Trong cuộc họp báo ngày 08/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Từ các dãy núi của dãy Himalaya đến vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đến quần đảo Senkaku, và xa hơn nữa, Bắc Kinh có một mô hình kích động tranh chấp lãnh thổ. Thế giới không nên cho phép việc bắt nạt này diễn ra và cũng không nên cho phép nó tiếp diễn”. Phát biểu của ông Pompeo cho thấy Mỹ đang từng bước tạo khung pháp lý cho việc ngăn chặn những hành động bất chấp luật pháp của Bắc Kinh ở khu vực.
3. Trong những ngày qua, hải quân và không quân Mỹ có những hoạt động dồn dập ở Biển Đông nhưng đều trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, kể cả hoạt động tập trận rầm rộ của 2 tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của hải quân Mỹ đầu tháng 7/2020. Trong tất cả các chiến dịch tự do hàng hải của hải quân Mỹ ở Biển Đông hay các hoạt động của máy bay Mỹ trên bầu trời Biển Đông, Lầu Năm
Góc luôn khẳng định tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Tuyên bố của hải quân Mỹ về cuộc tập trận của 2 tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan viết: “Các nỗ lực này hỗ trợ các cam kết lâu dài của Mỹ nhằm ủng hộ quyền của tất cả quốc gia được hoạt động trên không, trên biển và bất kỳ nơi đâu luật quốc tế cho phép”. Rõ ràng các hoạt động trên thực địa của hải quân và không quân Mỹ đều nhắm tới một mục tiêu bảo đảm cho luật pháp quốc tế được thực thi ở Biển Đông.
Trước đây, ở những trường hợp khác nhau Wahington đã nhiều lần lên án các hành vi bắt nạt, phá quấy các hoạt động dầu khí lâu nay của Bắc Kinh. Gần đây, trong trả lời trực tuyến Vietnamnet nhân kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt – Mỹ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhấn mạnh, điều quan trọng là luật pháp quốc tế phải được tôn trọng và mọi quốc gia phải hành xử theo luật pháp quốc tế. Không nước nào được dùng vũ lực để cưỡng ép, bắt nạt các quốc gia khác và để thúc đẩy lợi ích riêng của họ. Mỹ phản đối việc một quốc gia nào đó tìm cách can thiệp vào hoạt động khai thác dầu khí vốn có từ lâu của các nước trong khu vực.
Ngày 13/7, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra Tuyên bố về các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, trong đó khẳng định, phán quyết của Tòa Trọng tài là cuối cùng và có giá trị pháp lý ràng buộc đối với cả Philippines và Trung Quốc; các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi ở hầu khắp Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc để giành quyền kiểm soát là hoàn toàn phi pháp. Mỹ bác bỏ toàn bộ các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng nước vượt quá lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền trong quần đảo Trường Sa. Đồng thời, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, Mỹ sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, đồng hành cùng cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và phản đối tất cả các nỗ lực nhằm áp đặt nguyên tắc “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hay ở các khu vực khác.
Tuyên bố này đã thể hiện rõ quan điểm của Mỹ về Biển Đông, cho thấy rõ ràng hơn sự hậu thuẫn của Mỹ đối với các hoạt động của các nước ven Biển Đông. Mỹ đang âm thầm thúc đẩy tinh thần thượng tôn pháp luật trong cuộc chiến pháp lý ở Biển Đông.
Bannon: Tổng thống Trump là đại tướng chống lại ‘chế độ độc tài giết người ở Trung Quốc’
Minh Hòa
Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng Steve Bannon và Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus phát biểu tại Hội nghị Hành động Chính trị Bảo thủ 2017 (CPAC) tại National Harbor, Maryland, Hoa Kỳ (ảnh: Gage Skidmore/Flickr).
Chiến lược gia Steve Bannon cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đang là “đại tướng”trong cuộc chiến chống lại “chế độ độc tài giết người ở Trung Quốc”.
Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News hôm Chủ nhật (19/7), cựu cố vấn Nhà Trắng Bannon nói rằng Tổng thống Trump đang là một “đại tướng” trong cuộc chiến thông tin và kinh tế với chính quyền Trung Quốc, trong đó có việc chỉ thẳng các phóng viên làm việc cho các tờ báo Trung Quốc thực chất là các đặc vụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Ông Bannon nói về Tổng thống Trump: “Hãy nhớ lấy điều này, đây là một người đàn ông rất thông minh”.
Tới nay, chính quyền Trump đã sử dụng “Đạo luật Đăng ký Cơ quan Đại diện nước ngoài” (FARA) để chỉnh định ít nhất 9 hãng tin Trung Quốc không phải là các tờ báo độc lập, mà thực chất là các kênh tuyên truyền của Bắc Kinh, và vì vậy phải đăng ký và bị giám sát như cơ quan nước ngoài ở Mỹ.
Ông Bannon cho rằng Hoa Kỳ cần phải chấm dứt “giỡn chơi” với chế độ độc tài giết người ở Trung Quốc. Ông nói: “Giờ chúng ta phải ngừng giỡn chơi với ĐCSTQ, phải ngừng làm bên nài nỉ trong đại dịch virus. Chúng ta phải nói với họ rằng, các ông phải giao nộp mọi thông tin, phải mở cửa phòng thí nghiệm P4 và cho phép các nhà khoa học Mỹ và các nước khác trên khắp thế giới vào bên trong và thẩm vấn mọi người, thu thập mọi tài liệu, nếu không chúng tôi sẽ cho các ông ‘xong đời’”.
Vị chiến lược gia nói tiếp: “Chúng tôi sẽ cắt quyền tiếp cận của các ông đối với đồng đô la Mỹ. Chúng tôi sẽ trừng phạt các ngân hàng của các ông. Và chúng tôi sẽ trừng phạt các đảng viên cấp cao nhất của ĐCSTQ, như Vương Kỳ Sơn và Tập Cận Bình”.
“Tổng thống Trump có một câu rất hay, đó là: Không chơi game”, ông Bannon cho biết. “Đã đến lúc ngừng chơi game với chế độ độc tài giết người này. Họ đã nói dối. Người dân Mỹ đã thiệt mạng. Người dân của chính đất nước họ cũng đã phải chịu thống khổ vô cùng. Nhân dân chính là những nạn nhân vô tội của chế độ độc tài này”.
Thắp nến thỉnh nguyện ở Washington: Bí mật tội ác bị che giấu suốt 21 năm ở Trung Quốc
Quý Khải
Ngày 17/7, các học viên Pháp Luân Công đã tập trung bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington (Mỹ) để thắp nến tưởng niệm những người đã khuất trong cuộc đàn áp tín ngưỡng của họ, và cũng để thể hiện sự kiên định đối với đức tin của họ bất chấp chính sách đàn áp tàn bạo kéo dài suốt 21 năm của Bắc Kinh. Sự kiện này nhằm đánh dấu ngày kỷ niệm khai mở cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc vào ngày 20/7/1999.
Trong một bãi đậu xe ngay bên ngoài lối vào Đại sứ quán, các học viên đã lắng nghe chia sẻ của những người từng bị bức hại ở Trung Quốc. Sau đó, khi ánh sáng mùa hè lắng dần, họ đã tổ chức một buổi thắp nến thỉnh nguyện. Ngồi thành những hàng dài, mỗi người trong họ cầm hai cây nến và di ảnh một học viên quá cố đã mất mạng trong cuộc đàn áp, khi dàn âm thanh phát ra những bản nhạc trang nghiêm do các học viên sáng tác và trình bày.
Falun Gong practitioners hold a candlelight vigil outside the Chinese Embassy in Washington on July 17, 2020. The Chinese character in the foreground is “memorial.” The sign held by those in the front row says, “Stop the Persecution of Falun Gong.” (Lisa Fan/The Epoch Times)
Một trong những người đó là bà Wang Chunying. Bà hồi tưởng lại thời điểm đó, với mức nhiệt độ bên ngoài thành phố Thẩm Dương ở phía cực bắc Trung Quốc tầm âm 2 chục độ C, bên trong phòng giam nhà tù lạnh cóng không ấm áp hơn là mấy, cơ thể bà lại đang ướt đẫm mồ hôi.
Bà Wang Chunying tham gia buổi thắp nến thỉnh nguyện bên ngoài Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington ngày 17/7/2020 (ảnh: Lisa Fan/The Epoch Times).
Có hai cái giường sắt trong phòng giam. Một tay bà bị còng vào lan can phía trên một chiếc giường, và tay kia bị còng vào lan can phía dưới chiếc còn lại. Sau khi bà bị còng tay, các lính canh sẽ đá vào giường để di chuyển chúng ra nhau càng xa nhau càng tốt.
Mô phỏng tra tấn: Treo chéo, một phương pháp tra tấn được các lính canh tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia áp dụng cho các học viên Pháp Luân Công (ảnh: Minh Huệ).
Cơ thể bà đã bị kéo đến cực hạn, đến nỗi bà cảm giác như “cơ thể mình bị xé toạc ra”. Bà không thể đứng hoặc quỳ để giảm nhẹ đau đớn. Còng tay cắt vào cổ tay, khiến tay bà sưng lên. Cứ một lúc lính canh sẽ rung lắc chiếc còng tay của bà, khiến cơn đau của bà càng thêm dữ dội.
Sau 16 giờ bị buộc vào tư thế này, lính canh mới chịu thả bà. Có lần nọ, bà đã bị còng tay như vậy suốt năm ngày năm đêm.
Các lính canh muốn “chuyển hóa” bà – buộc bà ký vào một tờ cam kết không tập Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp.
Mỗi tháng họ sẽ yêu cầu bà ký vào tờ cam kết; mỗi tháng họ sẽ hành hạ bà; và mỗi tháng bà đều sẽ từ chối.
Sự lạm dụng này đã diễn ra tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, tên của nó, đối với các học viên Pháp Luân Công, đồng nghĩa với sự tà ác. Bà bị giam ở đó tổng cộng năm năm và ba tháng.
Chunying là một trong ba chị em cùng tập Pháp Luân Công và đang phải hứng chịu sự đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Cả ba chị em đều là những người thành đạt. Chunying là một y tá tại Bệnh viện Trung ương Đại Liên. Wang Chunrong là chủ tịch hiệp hội Kế toán viên công chứng (CPA) Đại Liên và là một kế toán viên
có thâm niên 40 năm trong nghề. Wang Chunyan điều hành một doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát đạt ở Đại Liên. Cùng nhau, ba chị em đã ngồi tù hơn 16 năm vì đức tin vào Pháp Luân Đại Pháp.
Chunrong là nhân vật chủ chốt trong một hãng kế toán có tiếng trong cộng đồng. Bởi niềm tin của bà vào các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, bà đã rất chú trọng đến việc công ty cần hoạt động một cách trung thực.
Sau khi bà bị bắt, công ty trở nên suy sụp khiến 70 người mất việc.
Chồng bà Chunyan đã bị cảnh sát sách nhiễu vì tập luyện Pháp Luân Công và sau đó đã qua đời vào ngày 3/1/2002 sau khi bị phát hiện tại nhà riêng trong trạng thái bất tỉnh, trong một căn phòng đầy khí gas. Gia đình cho rằng cái chết của ông rất đáng ngờ, bởi cơ thể ông được phát hiện có một vết thương trên đầu.
Mười ngày sau bà Chunyan bị bắt. Một luật sư cho biết bà có thể được thả ra nếu từ bỏ việc tập luyện Pháp Luân Công. Bà đã từ chối, nên đã bị cầm tù, các thiết bị kinh doanh của bà đã bị tịch thu. Sau hai lần bắt giam kéo dài tổng cộng bảy năm, công ty của bà đã phải đóng cửa.
21 năm bức hại
Số phận của chị em nhà Wang chỉ là một ví dụ điển hình về một thảm họa quốc gia mà ĐCSTQ đã mang đến cho người dân Trung Quốc.
Pháp Luân Công là một môn tập luyện cổ xưa được truyền lại từ đời này qua đời khác trong nhiều thế kỷ. Môn tập được ông Lý Hồng Chí – người sáng lập pháp môn – lần đầu truyền ra công chúng vào tháng 5/1992 tại thành phố Trường Xuân ở miền bắc Trung Quốc.
Pháp Luân Công bao gồm 5 bài tập, bốn bài đứng và một bài ngồi thiền, cùng việc tuân theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn.
Chỉ trong thời gian ngắn ngủi người truyền người tâm truyền tâm, môn tập đã nhanh chóng lan truyền đến tất cả các địa khu của Trung Quốc và đến tất cả các giai tầng và nghề nghiệp. Những người tập Pháp Luân Công đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể về sức khỏe và đạo đức, cùng mối quan hệ tốt đẹp hơn với gia đình và đồng nghiệp. Nhiều người mắc bệnh nan y sau khi tập đã cho thấy dấu hiệu chuyển biến tích cực. Theo báo cáo của truyền thông nhà nước Trung Quốc năm 1999, có 100 triệu người theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc, tức cứ 13 người thì có 1 người theo tập.
Người đứng đầu ĐCSTQ khi đó là ông Giang Trạch Dân, đã đặt nền móng cho cuộc đàn áp mà ông sẽ phát động vài tháng sau đó khi gửi một lá thư lên Bộ Chính trị, cơ cấu cao nhất của Đảng – vào tối ngày 25/4/1999.
Giang đã tỏ ra lo lắng khi nói rằng “Pháp Luân Công là một loại hình tổ chức quốc gia, với nhiều tín đồ là thành viên Đảng Cộng sản, các quan chức chính quyền, học giả, binh sĩ, cũng như công nhân và nông dân”.
Ông ta sợ những gì ông ta coi là mối đe dọa từ các giáo lý đạo đức truyền thống của Pháp Luân Công đối với tính hợp pháp của hình thái ý thức của Đảng, vốn dựa trên chủ nghĩa vô thần, chủ nghĩa duy vật và triết học đấu tranh.
Giang đã viết: “Phải chăng chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần mà các đảng viên Đảng Cộng sản của chúng ta ủng hộ không thể chiến thắng trong trận chiến với những gì Pháp Luân Công tuyên truyền?
Bức thư nói tiếp: “Đây là điều hoàn toàn vô lý!”
Ngày 20/7, Giang đã huy động toàn bộ bộ máy quốc gia để phát động một cuộc đàn áp trên quy mô toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông được cho là đã ban hành chỉ thị “hủy hoại thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể” các học viên.
Giang tin rằng mình có thể nhổ tận gốc môn tập trong vòng ba tháng, và, dựa trên kinh nghiệm mà ĐCSTQ đã tích lũy được trong lịch sử trong việc đàn áp các nhóm khác, kỳ vọng này không phải là phi thực tế.
Và ĐCSTQ đã làm điều tồi tệ nhất có thể. Minh Huệ – trang web chính thức của Pháp Luân Công – chuyên cập nhật các thông tin chi tiết về cuộc bức hại, đã xác nhận có ít nhất 4.363 học viên tử vong do bị tra tấn và ngược đãi. Do khó khăn trong việc thu thập thông tin từ Trung Quốc, số ca tử vong thực sự chắc chắn cao hơn gấp nhiều lần.
Ngoài ra còn có một số lượng rất lớn nhưng chưa xác định các học viên bị sát hại thông qua hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống, mà một số nhà nghiên cứu đã gọi là một “cuộc diệt chủng máu lạnh”.
Tuy nhiên, 21 năm sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, tổ chức nhân quyền Freedom House đã ước tính có tới 20 triệu người vẫn đang tập luyện Pháp Luân Công tại Trung Quốc và môn tập này đã lan rộng đến 91 quốc gia.
Phản đối bức hại một cách ôn hòa
Học viên Pháp Luân Công Mindy Ge, một chuyên viên định phí bảo hiểm, đã giúp tổ chức sự kiện này. Cô đã giải thích trong bài phát biểu khai mạc sự kiện tại sao Giang đã thất bại trong việc trừ khử Pháp Luân Công:
“Trong vòng 21 năm qua, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và trên thế giới đã phát động một cuộc phản kháng hòa bình cuộc bức hại – bằng các hành động lý trí, trí huệ và hòa bình họ đã giảng rõ sự thật cho thế giới, phơi bày cuộc bức hại và truyền bá giá trị Chân-Thiện-Nhẫn”.
Trên thực tế, bà Ge giải thích rằng các học viên đã mạnh mẽ thay đổi tình hình ở Trung Quốc. Nhờ nỗ lực của các học viên, “những con người tốt bụng đã ngày càng nhận thức rõ hơn về bản chất xấu xa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đã tháo gỡ xiềng xích gông cùm”. Hơn 360 triệu người dân đã cắt đứt tất cả các mối liên hệ với ĐCSTQ, bao gồm thoái Đảng, Đoàn, Đội.
Bà Ge tin rằng ĐCSTQ và cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ sớm chấm dứt. Đây cũng là ý kiến chung của các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Đại sứ quán.
Erik Meltzer, một chuyên gia Công nghệ thông tin, đã phát biểu sau buổi thắp nến tưởng niệm về tầm quan trọng của ngày 20/7: “20 tháng 7 là ngày đã thay đổi Trung Quốc mãi mãi. Kể từ khi ĐCSTQ nắm quyền cai trị Trung Quốc vào năm 1949, đã có rất nhiều chiến dịch tàn bạo và rất nhiều sinh mạng vô tội bị mất, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử chúng ta từng thấy một cuộc đàn áp tàn bạo như vậy, khi không chỉ là mạng sống người dân bị tước đoạt mà như thể là linh hồn của Trung Hoa đang bị nghiền nát”.
Tuy nhiên, Meltzer nhận thấy phản ứng của các học viên Pháp Luân Công đang mang đến hy vọng cho Trung Quốc. “Tôi hy vọng [ngày 20 tháng 7] có thể là một ngày mà người dân Trung Quốc sẽ cất lên tiếng nói rằng tôi không tin vào những lời dối trá của ĐCSTQ và … [Tôi sẽ] đứng về phía lẽ phải để không phải hối tiếc khi mọi thứ thay đổi ở Trung Quốc”.
Bjorn Neumann, một chủ doanh nghiệp nhỏ, chia sẻ sau buổi thắp nến rằng ông tin sau khi ĐCSTQ kết thúc, “sự thật sẽ được phơi lộ về những gì các học viên thực sự đã làm và chịu đựng”.
Treo biểu ngữ phơi bày sự thật
Khi người ta hỏi Chunying về ý nghĩa của ngày 20/7, bà chỉ mỉm cười và thay vào đó kể lại một câu chuyện của chính bà thời còn trong trại giam, xoay quanh việc treo một tấm biểu ngữ.
Khi bản án của bà tại Mã Tam Gia sắp kết thúc, và trước khi rời khỏi nơi được mệnh danh địa ngục trần gian này, bà đã nảy sinh ý nghĩ muốn nói cho mọi người biết rằng Pháp Luân Công là tốt. Bà đã vạch ra một kế hoạch.
Các tù nhân không được phép viết lách trong tù, nhưng Chunying đã chia sẻ rất lâu về Pháp Luân Công, về việc môn tập bị bức hại như thế nào – điều mà các học viên thường gọi là “giảng chân tướng” – với một tù nhân không phải là học viên vốn sở hữu một cây bút lông. Bà ấy đã đồng ý đưa cho bà Chunying mượn cây bút lông và một ít mực đỏ.
Chunying cũng đã giảng chân tướng cho người tù nhân không phải học viên được giao nhiệm vụ giám sát nhất cử nhất động của bà. Bà đã trở thành “đồng phạm” của Chunying, trong việc tạo ra tấm biểu ngữ.
Chunying sau đó đã lấy một cuộn giấy màu vàng và xé nó thành một mảnh rộng 30 cm, dài 1,8 m. Nếu bị bắt gặp đang cầm mảnh giấy này, hoặc với cây bút lông hoặc mực, bản án của bà sẽ bị kéo dài. Vì thế bà đã phải tìm mọi cách để che giấu mọi thứ, cho dù bà chưa từng có bất kỳ sự riêng tư nào trong tù.
Và bà đã tiến hành kế hoạch này dưới áp lực bổ sung. Đứa con gái của bà đã mang thai sáu tháng. Cô ấy đã trì hoãn tổ chức lễ cưới vì muốn mẹ mình có thể góp mặt. Cô ấy muốn mẹ giúp chăm sóc con nhỏ sau khi sinh.
Với sự giúp đỡ của người bạn cùng phòng, bà Chunying, trong hơn 16 ngày, đã có thể vẽ một ký tự lên tấm biểu ngữ. Khi ngày 20/7 đến, tấm biểu ngữ đã hoàn thành, nhưng cả ngày trời lại đổ mưa rất to.
Chunying đã thức dậy vào sáng sớm ngày 21/7 thì mưa đã tạnh. Bầu không khí khi đó rất yên ắng. Bà đi lên phòng vệ sinh ở tầng bốn. Bà buộc tấm biểu ngữ của mình vào cửa sổ, và để nó thả rơi tự do.
Sau đó, trong hơn 30 phút trân quý tiếp theo, tất cả mọi người ở Mã Tam Gia đều có thể nhìn thấy, tấm biểu ngữ nền vàng in thông điệp rõ ràng bằng mực đỏ: “Pháp Luân Đại Pháp Hảo/Trời diệt Trung Cộng/Thoái Đảng bảo bình an”..
Các lính canh đã vội vã chạy đến giằng tấm biểu ngữ xuống, sau đó bắt đầu tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng, triệt để nhưng âm thầm. Dù cố gắng hết mức, họ không thể tìm ra ai làm ra tấm biểu ngữ này.
Chunying đã được thả ra đúng thời hạn. Bà đã tham dự đám cưới cô con gái, và đã có mặt ở đó để đón đứa cháu đầu lòng.
Phim “Lá thư từ Mã Tam Gia: Máu và Nước mắt đằng sau các sản phẩm “Made In China”
Theo Stephen Gregory, The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
Cảnh sát theo dõi tội phạm tình dục Cary Jay Smith
Tin từ Corona, California – Sở cảnh sát thành phố Corona đã ban hành một khuyến cáo công cộng sau khi một tội phạm tình dục dọn nhà từ Quận Cam đến Quận Riverside.
Trong một bài đăng trên Twitter vào 10 giờ sáng, Sở cảnh sát Corona cho biết Jay Smith, 59 tuổi, đang “có mặt” tại thành phố này, và cảnh sát đang theo dõi hành động của người đàn ông này để bảo đảm sự an toàn của cư dân thành phố. Sở cảnh sát này lưu ý rằng Smith, một cựu cư dân Costa Mesa đã được xuất viện từ một bệnh viện tâm thần tiểu bang hồi đầu tuần này, “không bị theo dõi bắt buộc và có thể tự do đi lại.”
Vào năm 1985, Smith đã nhận tội một tội danh xâm hại tình dục nhẹ liên quan đến một đứa trẻ và bị buộc phải ghi danh là một tội phạm tình dục; yêu cầu đó đã được tiểu bang loại bỏ vào năm 2005.
Smith đã được đưa đến một bệnh viện tâm thần vào năm 1999 sau khi vợ ông ta cung cấp một lá thư trong đó Smith mô tả các hành vi tình dục mà ông muốn thực hiện đối với một cậu bé 7 tuổi sống trong khu phố của họ. Trong những năm Smith bị tiểu bang giam giữ, ông ta tham gia điều trần mỗi 5 tháng để chứng minh cá nhân ông không còn là mối nguy hiểm cho xã hội.
Theo báo cáo của văn phòng biện lý quận, tại các phiên điều trần nói trên, Smith liên tục thú nhận những mơ tưởng về việc cưỡng hiếp và sau đó giết chết các cậu bé để tránh bị nhận dạng, đồng thời tuyên bố rằng đã giết chết 3 đứa trẻ và quấy rối hơn 200 đứa trẻ khác. Cho đến nay, vẫn không có bằng chứng cho thấy những tuyên bố này là thật. (BBT)
https://www.sbtn.tv/canh-sat-theo-doi-toi-pham-tinh-duc-cary-jay-smith/
Chính quyền Florida điều tra
cái chết bí ẩn của ba người đàn ông đi câu cá
tại thành phố Frostproof
Văn phòng cảnh sát trưởng địa phương cho biết chính quyền ở Florida đang ráo riết tìm kiếm nguyên nhân đằng sau cái chết thảm khốc của bà người đàn ông tại một hồ nước địa phương vào tối thứ sáu (ngày 17 tháng 7). Ngay trước khi chết, một trong số các nạn nhân đã gọi cho cha của ông để cầu cứu.
Theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Polk, ba nạn nhân, là Damion Tillman, 23 tuổi, Keven Springfield, 30 tuổi và Brandon Rollins, 27 tuổi, là bạn thân của nhau đã đến hồ Lake Streety ở Frostproof để câu cá trê, nhưng sau đó bị giết.
Theo văn phòng cảnh sát trưởng, anh Rollins gọi cho cha vào khoảng 10 giờ tối thứ sáu và chỉ kịp nói “cứu con.” Ông ngay lập tức lên xe và tìm đến vị trí con trai đang câu cá. Khi đến nơi, ông tìm thấy con trai đang sắp chết cùng Springfield và Tillman đã tử vong từ lâu. Cảnh sát trưởng Quận Polk Grady Judd cho biết anh Tillman đến Lake Streety trước tiên và bị tấn công.
Sau đó khi anh Rollins và Springfield đến nơi và cố gắng giúp đỡ, họ đã bị bắn. Ông Judd cho nghi ngờ rằng có nhiều nghi can liên quan đến vụ giết người này, và kêu gọi người dân giúp tìm ra thủ phạm. Bên cạnh đó, cảnh sát trưởng nhận định có thể các nghi can và nạn nhân đã quen biết nhau, vì khu vực Lake Streety thường không có người lui tới. Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Polk sẽ trao thưởng 5,000 mỹ kim cho bất kỳ ai có thông tin dẫn đến các nghi can. (BBT)
Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein cho biết
các tiểu bang không ban hành lệnh
đeo khẩu trang bắt buộc
sẽ không nhận được tiền hỗ trợ coronavirus
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein cho biết các tiểu bang từ chối ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc sẽ không nhận được tiền hỗ trợ coronavirus liên bang vì họ đang gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng của người dân Hoa Kỳ.
Thượng nghị sĩ cho biết tình hình đại dịch đang ngày càng trầm trọng, và nhiều tiểu bang như California, Alabama và Montana đã yêu cầu người dân đeo mặt nạ tại nơi công cộng. Bà đã hi vọng các tiểu bang khác cũng sẽ làm theo họ, nhưng đến nay chuyện này vẫn chưa xảy ra, và đã bà nhận định “đã đến lúc Quốc hội phải can thiệp. Đây là vấn đề sống còn, và chính trị đảng phái không còn quan trọng.”
Nhiểu tiểu bang, thành phố và các nhà bán lẻ lớn đã ủng hộ việc đeo khẩu trang trước tình hình các trường hợp nhiễm coronavirus mới tiếp tục tăng và các chuyên gia y tế khẳng định khẩu trang là một cách hiệu quả để giảm thiểu sự lây lan của đại dịch.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đề nghị mọi người nên che mặt trong môi trường công cộng vì COVID-19 lây lan chủ yếu từ người sang người qua các giọt hô hấp được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Tuy nhiên, cho đến nay, một số chính trị gia vẫn không đồng ý ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc, với lý do người dân có các quyền tự do cá nhân. Cho đến nay, 28 tiểu bang và Washington D.C. đã ban hành lệnh đeo khẩu trang bắt buộc tại những nơi công cộng. (BBT)
Quận Cam ghi nhận gần 500 trường hợp tử vong
và 30,000 ca nhiễm COVID-19
Vào sáng thứ bảy (ngày 18 tháng 7), Quận Cam đã báo cáo thêm 25 trường hợp tử vong liên quan đến coronavirus trong bối cảnh số ca nhiễm mới tiếp tục tăng vọt. Các viên chức y tế cho biết chỉ trong 2 tuần, quận đã ghi nhận 109 người tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 494 người kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Trong số 25 người nói trên, 7 người đang sinh sống tại những cơ sở như viện dưỡng lão. Tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Quận Cam đã tăng lên đến 29,011, với 702 ca nhiễm mới được ghi nhận vào hôm thứ bảy. Số ca nhiễm bệnh tại Quận Cam đã tăng mạnh trong tháng qua và hiện chỉ đứng thứ hai sau Quận Los Angeles. Trên khắp California, tốc độ lây lan của coronavirus tiếp tục tăng, với tổng số lên đến 375,000 người và 7,600 người đã tử vong.
Thống đốc Gavin Newsom đã thêm Quận Cam vào danh sách theo dõi coronavirus vì tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 dương tính và số người nhiễm bệnh trên 100,000 dân là quá cao so với tiêu chuẩn của tiểu bang. Trong thời gian bảy ngày, 13.9% xét nghiệm COVID-19 đã cho kết quả dương tính. Trong hai tuần qua, các viên chức đã xác nhận 12,531 ca nhiễm mới, trung bình cứ 100,000 người dân Quận Cam thì có 396 người xét nghiệm dương tính, một tỷ lệ tương đương với Quận L.A.
Quận Cam và Quận Riverside đã chứng kiến số bệnh nhân nhập viện do COVID-19 tăng gấp ba lần so với 2 tháng trước đó. Trong khi đó tại Quận San Bernadino, con số này lên gấp 4 lần. Tất cả ba quận nói trên đều đã cho phép nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại một tuần trước Quận Los Angeles. (BBT)
https://www.sbtn.tv/quan-cam-ghi-nhan-gan-500-truong-hop-tu-vong-va-30000-ca-nhiem-covid-19/
Học khu Mỹ lập kế hoạch tựu trường linh hoạt
Các nhà quản lý giáo dục tại học khu Parkway ở ngoại ô thành phố St. Louis, bang Missouri, dành kỳ nghỉ hè để xây dựng kế hoạch mở lại trường học một cách linh hoạt, với các lựa chọn bao gồm học tập tại trường toàn thời gian, học trực tuyến toàn thời gian và kết hợp cả hai phương án, theo AP.
Các nhà quản lý giáo dục của quận không biết trước diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ như thế nào, nên cũng không chắc chắn trong việc đưa ra một kế hoạch cụ thể cho mùa tựu trường mùa thu bắt đầu vào cuối tháng 8 này. Số các nhiễm virus Corona ở St. Louis, thành phố bị tác động nặng nề nhất, suy giảm hồi tháng 6, nhưng nay lại tái bùng phát, và số ca nhập viện cũng tăng trở lại.
Các trường học trên khắp Hoa Kỳ cũng phải đối mặt với tình trạng khó xử tương tự. Với số trường hợp COVID-19 được báo cáo và số ca tử vong vẫn tăng, các quận phải vật lộn với việc có nên đưa học sinh trở lại lớp học hay không, và làm thế nào để giữ cho học sinh và giáo viên được an toàn.
Việc mở cửa lại trường học đang chịu nhiều áp lực. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi các trường đưa học sinh trở lại lớp học vào mùa thu và còn nếu không, ông dọa sẽ cắt đứt nguồn tài trợ của liên bang. Tổng thống Trump còn đổ lỗi cho đảng Dân chủ đã thúc đẩy một số bang và trường học nên tiếp tục đóng cửa.
Hôm 19/7, Thống đốc bang Colorado Jared Polis, phe Dân chủ, phát biểu trên chương trình Meet the Press của đài NBC rằng nhiều khu học chánh trong bang của ông đang “quay lại với kế hoạch như đã định, trở lại bình thường, thực hiện các biện pháp phòng ngừa mà các chuyên gia y tế và các nhà khoa học khuyến nghị.”
Tại Missouri, Trợ lý Giám đốc Học khu Parkway Kevin Beckner nói với AP rằng quận Parkway dự kiến hôm 20/7 sẽ công bố kế hoạch cho mùa thu, nhưng giới chức quận sẽ sẵn sàng xoay chuyển nếu như tình hình dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn hoặc có cải thiện tốt hơn.
https://www.voatiengviet.com/a/hoc-khu-my-lap-ke-hoach-tuu-truong-linh-hoat/5509660.html
Rapper Kanye West khóc
trong buổi vận động tranh cử tổng thống Mỹ
Tại buổi vận động tranh cử đầu tiên trong cuộc đua vào Nhà Trắng, rapper Kanye West tuyên bố chống phá thai và chống khiêu dâm, tranh cãi chính sách với những người tham dự và có lúc ông đầm đìa trong nước mắt, theo Reuters.
Nam rapper Kanye West, 43 tuổi, người từng ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, khiến cử tri hoang mang về việc chiến dịch tranh cử của ông liệu có nghiêm túc hay không, hay đây chỉ là một chiêu quảng bá để ông bán album hoặc hàng hóa, khi mà ông đưa ra những nhận xét lan man tại một sự kiện ở thành Charleston, South Carolina hôm 19/7.
Trong những phát biểu kéo dài hơn một giờ, ông đã tố cáo việc phá thai, và kêu gọi các thành viên ngẫu nhiên phát biểu, dường như đang đưa ra các đề xuất chính sách một cách nhanh chóng và đưa ra những bình luận khiến ngay cả những người tham dự cũng hoang mang.
Trong một Twitter hôm 4/7, ông phát động chiến dịch tranh cử, dù thời hạn chót để xuất hiện trên lá phiếu chính của một số tiểu bang đã qua.
https://www.voatiengviet.com/a/5509682.html
Covid -19:
Tổng thống Trump bị bắt bẻ trên đài Fox News
Thụy My
Tại Hoa Kỳ, cho đến hôm qua, 19/07/2020, đã có trên 140.000 người thiệt mạng vì virus corona và 3,7 triệu người bị lây nhiễm. Tuy nhiên, tổng thống Donald Trump khi trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Fox News vẫn tiếp tục giảm nhẹ mức độ trầm trọng của tình hình, và một lần nữa tấn công đối thủ Joe Biden.
Thông tín viên Loubna Anaki tường trình từ Washington:
« Trước các nhà báo của Fox News, ông Donald Trump vẫn cố chấp : tuy Hoa Kỳ lại đạt những con số kỷ lục về các ca dương tính với virus corona, nhưng theo ông tình hình vẫn chưa có gì là nguy cấp.
Ông Trump nói : « Các ca dương tính tăng lên vì chúng ta xét nghiệm tốt nhất trên thế giới. Đa số các trường hợp này là người trẻ tuổi, họ sẽ khỏi bệnh trong vòng một ngày ; họ chỉ bị sổ mũi thôi mà đã bị coi là lây nhiễm ». Tổng thống Mỹ vẫn giữ ý định mở cửa lại các trường học, và theo ông, việc mang khẩu trang không phải là thiết yếu.
Khi được hỏi về các cuộc biểu tình chống bạo lực cảnh sát, Donald Trump đả kích Joe Biden, tố cáo ông này muốn cắt giảm ngân sách dành cho cảnh sát. Nhưng nhà báo lập tức cắt lời : « Thưa ông, điều đó là sai » – « Thế à ? Ông có đọc bản tuyên bố của ông Biden chưa ? » – « Trong đó không nói gì về việc cắt giảm ngân sách » – « Vậy sao, có nói mà ? Để xem… »
Donald Trump bèn yêu cầu ê-kíp của mình mang lại văn bản mà ông đã đọc một phần, nhưng nhà báo Chris Wallace sau đó nói rõ, trong văn bản này không nêu ra điều mà tổng thống cáo buộc. Phóng viên nhiều lần không ngần ngại phản bác lại tổng thống Trump, lâu nay vốn quen với những cuộc phỏng vấn dễ chịu hơn trên đài Fox News.
Và khi được hỏi về cuộc thăm dò mới nhất của đài, theo đó ông Donald Trump sẽ thua Joe Biden, ông trả lời như sau : « Trước hết, tôi sẽ không thua cuộc, vì các cuộc thăm dò đều sai lạc. Hồi năm 2016 đã sai rồi, và nay lại càng sai hơn nữa ». Trump khẳng định các cuộc thăm dò do ê-kíp của ông thực hiện cho thấy ông sẽ thắng cử vào tháng 11 tới ».
Tổng Thống Brazil, Bolsonaro nói các lệnh
hạn chế coronavirus đang giết chết nền kinh tế
Tin từ Sao Paulo – Hôm thứ Bảy (18/07/2020) tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp phong tỏa được áp đặt để hạn chế sự lây lan của coronavirus đang “giết chết” và “bóp nghẹt” nền kinh tế của quốc gia này.
Tổng thống đưa ra lời bình luận này sau khi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của Brazil được dự đoán sẽ giảm 6.4% trong năm nay do đại dịch tấn công. Sau khi tuyên bố đã dương tính với COVID-19 hôm 07/07/2020, tổng thống Bolsonaro đã gặp những người ủng hộ ông ở nơi cư trú chính thức của ông, cung điện Alvorada tại Brasilia. Tổng thống đã đeo khẩu trang và giữ khoảng cách vài mét với những người ủng hộ ông.
Tổng thống Bolsonaro cho biết ông cảm thấy khỏe mặc dù đã nhiễm virus, và một lần nữa tin rằng ông đạt được thể trạng hiện tại là nhờ sử dụng hydroxychloroquine để chống lại COVID-19, mặc dù không
có bằng chứng khoa học cho thấy điều này. Bên cạnh hydroxychloroquine, tổng thống cho hay ông cũng đang dùng một loại thuốc chống ký sinh trùng để chống lại coronavirus.
Hôm thứ Bảy (18/07/2020), Bộ Y tế Brazil đã báo cáo thêm 28,532 ca nhiễm coronavirus mới và 921 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm ở Brazil, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ, hiện đã tăng lên 2,074,860 ca, trong khi số ca tử vong là 78,772 ca. (BBT)
Virus corona: Bạn có thể bị nhiễm Covid-19 hai lần?
James Gallagher
Virus corona là một bệnh nhiễm trùng hoàn toàn mới ở người. Không ai có khả năng miễn dịch với virus khi bắt đầu đại dịch, nhưng miễn dịch là chìa khóa để đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Và hiểu được khả năng miễn dịch đối với virus cũng như thời gian tồn tại của nó là điều rất quan trọng để hiểu những gì xảy ra tiếp theo.
Làm sao để miễn dịch với virus corona?
Hệ thống miễn dịch của chúng ta là cách cơ thể chống lại việc bị nhiễm trùng và nó có hai phần.
Phần đầu tiên luôn ở vào vị thế sẵn sàng và hành động ngay khi phát hiện bất kỳ kẻ xâm lược nào từ ngoài vào trong cơ thể. Nó được gọi là phản ứng miễn dịch bẩm sinh và bao gồm việc toát ra các hóa chất gây viêm và các tế bào bạch cầu có thể phá hủy các tế bào bị nhiễm trùng.
Nhưng hệ thống này không đặc hiệu với virus corona. Nó sẽ không học và không cung cấp cho con người khả năng miễn dịch với virus corona.
Gián điệp Nga ‘tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19’
Covid-19: TNS Mỹ cáo buộc TQ cản trở phương Tây tìm vaccine
Virus corona: Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’
Chuyên gia vaccine bị sa thải cảnh báo Mỹ đối diện với ‘mùa đông đen tối nhất’
Thay vào đó, bạn cần đáp ứng miễn dịch thích nghi. Điều này bao gồm các tế bào tạo ra kháng thể nhắm vào mục tiêu, có thể dính vào virus để ngăn chặn nó, và các tế bào T có thể chỉ tấn công các tế bào bị nhiễm virus, được gọi là tế bào đáp ứng.
Điều này cần có thời gian – các nghiên cứu cho thấy phải mất khoảng 10 ngày để bắt đầu tạo ra các kháng thể có thể nhắm vào mục tiêu virus corona và những bệnh nhân mắc bệnh nặng nhất sẽ phát triển được miễn dịch đáp ứng mạnh nhất.
Nếu miễn dịch đáp ứng đủ mạnh, thì nó có thể để lại ký ức lâu dài về nhiễm trùng và sẽ bảo vệ được cơ thể trong tương lai.
Hiện không biết liệu những người chỉ có triệu chứng nhẹ, hoặc không có triệu chứng, có sẽ phát triển một phản ứng miễn dịch đáp ứng đủ để thích nghi hay không.
Tìm hiểu về vai trò của các tế bào T vẫn đang phát triển, nhưng một nghiên cứu gần đây cho thấy người thử nghiệm âm tính với kháng thể virus corona vẫn có thể có một số khả năng miễn dịch.
Miễn dịch kéo dài bao lâu?
Bộ nhớ của hệ thống miễn dịch khá giống với bộ nhớ của chúng ta – nó nhớ một số bệnh nhiễm trùng rất lâu, nhưng có thói quen quên một số khác.
Bệnh sởi rất đáng nhớ – một cơn lên sỡi sẽ mang lại khả năng miễn dịch suốt đời (như phiên bản suy yếu trong vaccine MMR). Tuy nhiên, có nhiều bệnh khác khá dễ quên. Trẻ em có thể bị RSV (virus hợp bào hô hấp) nhiều lần trong cùng một mùa đông.
Virus corona mới, Sars-CoV-2, đã không tồn tại đủ lâu để chúng ta biết khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu, nhưng có sáu loại virus corona khác ở người có thể đưa ra manh mối.
Bốn trong sáu loại virus corona này sản xuất các triệu chứng cảm lạnh thông thường và miễn dịch cho những virus này khá ngắn ngủi. Các nghiên cứu cho thấy một số bệnh nhân có thể bị tái nhiễm trong vòng một năm.
Nghiên cứu tại King College London cũng đề xuất là mức độ kháng thể tiêu diệt virus corona bị suy yếu trong nghiên cứu kéo dài ba tháng.
Nhưng ngay cả khi các kháng thể biến mất, thì các tế bào sản xuất chúng, được gọi là tế bào B, vẫn có thể tồn tại. Các tế bào B cho bệnh cúm Tây Ban Nha đã được tìm thấy ở người 90 năm sau đại dịch đó.
Nếu điều tương tự cũng đúng với Covid-19, thì lần nhiễm trùng thứ hai sẽ nhẹ hơn lần đầu tiên.
Cũng chưa ai hiểu được những gì xảy ra với các tế bào T trong dài hạn. Nhưng các tế bào T chống lại Sars ban đầu (Hội chứng hô hấp cấp tính nặng) đã được tìm thấy 17 năm sau đó.
Miễn dịch có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu vaccine
Cảm lạnh có sẽ tạo khả năng miễn dịch với virus corona?
Có thể.
Vẫn chưa có kết luận về lĩnh vực “phản ứng chéo” nhưng có thể có một số bệnh nhiễm trùng có tính cách tương tự như virus gây ra Covid mà mọi người có thể sẽ được bảo vệ.Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy tế bào T mà một số người tạo ra để chống lại Sars hoặc loại virus corona gây cảm lạnh thông thường cũng có thể tạo phản ứng chống lại virus corona mới.
Mức độ phổ biến và mức độ bảo vệ của nó vẫn chưa được biết rõ.
Có ai bị nhiễm trùng hai lần chưa?
Đã có báo cáo ban đầu về những người dường như bị nhiễm virus corona nhiều lần trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhưng sự đồng thuận khoa học hiện giờ là xét nghiệm chính là lý do, với những bệnh nhân được thông báo không chính xác rằng cơ thể họ không còn có virus.
Chưa ai đã cố tình tái nhiễm virus để kiểm tra khả năng miễn dịch, nhưng một cặp khỉ thì đã có.
Những con khỉ này đã bị nhiễm virus corona hai lần, một lần để xây dựng phản ứng miễn dịch và lần thứ hai khoảng ba tuần sau đó. Những thí nghiệm rất hạn chế đó cho thấy chúng không phát triển triệu chứng nữa sau khi tái nhiễm nhanh như vậy.
Nếu có kháng thể, tôi có miễn dịch không?
Điều này không được đảm bảo và đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới lo lắng về việc các quốc gia sử dụng hộ chiếu miễn dịch như một cách để thoát khỏi tình trạng phong tỏa.
Ý tưởng là nếu bạn vượt qua bài kiểm tra kháng thể thì bạn có thể an toàn trở lại làm việc. Điều này sẽ đặc biệt có giá trị đối với nhân viên tại các viện dưỡng lão hoặc bệnh viện, phải tiếp xúc với những người có nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng.
Nhưng trong khi bạn sẽ tìm thấy một số kháng thể ở gần như tất cả mọi bệnh nhân, không phải tất cả đều giống nhau. Kháng thể trung hòa là những kháng thể dính vào virus corona và có thể ngăn chặn nó lây nhiễm qua các tế bào khác. Một nghiên cứu trên 175 bệnh nhân hồi phục ở Trung Quốc cho thấy 30% có nồng độ kháng thể trung hòa rất thấp.
Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng “khả năng miễn dịch tế bào [phần khác của phản ứng thích nghi] cũng có thể rất quan trọng cho việc phục hồi”.
Một vấn đề khác là, chỉ vì bạn có thể được bảo vệ bởi các kháng thể của mình, điều đó không có nghĩa là bạn không chứa virus và truyền nó cho người khác.
Tại sao miễn dịch quan trọng?
Miễn dịch quan trọng hiển nhiên vì lý do sức khỏe cá nhân và liệu bạn sẽ có bị nhiễm Covid-19 nhiều lần và mức độ thường xuyên bị nhiễm.
Miễn dịch cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của virus. Nếu mọi người có được một số, thậm chí không hoàn hảo, kháng thể, thì nó sẽ làm cho bệnh ít nguy hiểm hơn.
Hiểu về khả năng miễn dịch có thể giúp cho chúng ta gỡ bỏ phong tỏa dễ dàng hơn, nếu rõ ràng là ai không có nguy cơ bị nhiễm hoặc làm cho virus lây lan.
Nếu rất khó để tạo ra khả năng miễn dịch lâu dài, thì điều này có thể làm cho vaccine khó phát triển hơn. Hoặc nó có thể thay đổi cách sử dụng vaccine – một lần trong đời hoặc mỗi năm một lần như tiêm phòng cúm.
Và thời gian miễn dịch, cho dù là do nhiễm trùng hay tiêm chủng, sẽ cho chúng ta biết khả năng chúng ta có thể ngăn chặn virus lây lan như thế nào.
Đây là tất cả những câu hỏi lớn mà chúng ta vẫn thiếu câu trả lời.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53468694
WHO phớt lờ các câu hỏi về Đài Loan trên Facebook
Hải Lam
Cộng đồng mạng hôm 19/7 phát hiện ra công cụ trò chuyện tự động (chatbot) trên Facebook của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phớt lờ tất cả các câu hỏi liên quan đến Đài Loan, theo Taiwan News.
Cô Claire Chu, một chuyên gia phân tích người Mỹ gốc Đài tại Tổ chức Tư vấn RWR, nói với Taiwan News rằng, hôm 19/7, cô biết một số bạn bè Đài Loan đề cập đến việc các phản hồi tự động trong hộp
tin nhắn trên Facebook của WHO bỏ qua mọi câu hỏi có từ khóa “Đài Loan”. Khi truy cập công cụ nhắn tin cho WHO qua tài khoản Facebook chính thức của tổ chức này, cô Chu chọn ngôn ngữ tiếng Anh và nhận được phản hồi: “Vui lòng nhập tên của bất kỳ quốc gia nào (ví dụ: “Ấn Độ”) để nhận được thông tin mới nhất và đăng ký để nhận được thông báo hoặc truy cập https://covid19.who.int/”.
Tuy nhiên, khi cô Chu thử gõ từ “Đài Loan” trong hộp tin nhắn, cô đã nhận được một phản hồi: “Tôi có thể giúp gì khác không?” Sau khi chuyên gia Chu gõ “Trung Quốc”, chatbot đã nhanh chóng đưa ra số liệu thống kê chính thức mới nhất của WHO về dịch COVID-19 tại Trung Quốc.
Khi cô Chu gõ “Republic of China” (Trung Hoa Dân quốc) – tên chính thức của Đài Loan, số liệu thống kê về Trung Quốc lại xuất hiện. Cô Chu tiếp tục gõ “TW”, cô nhận được câu trả lời “Hẹn gặp lại” cùng một biểu tượng mặt cười.
Tuy nhiên, khi gõ tiếp “UK” và “US”, dữ liệu về dịch COVID-19 tại hai quốc gia vẫn xuất hiện.
Sau đó, cô Chu đã thử gõ “Somaliland”, một quốc gia mà Đài Loan gần đây đã thiết lập quan hệ nhưng không được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận là “quốc gia”. Lúc này, chatbot phản hồi: “Xin lỗi. Tôi không hiểu câu hỏi của bạn. Tôi đã chuyển tiếp tin nhắn của bạn tới đội ngũ có nhiệm vụ phản hồi câu hỏi của bạn trong bản cập nhật ở tương lai. Tôi có thể giúp gì khác không?”.
Khi Taiwan News gõ tên của các quốc gia khác không được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận, như South Ossetia & Abkhazia, Nagorno-Karabakh và Transnistria, tờ báo cũng nhận được phản hồi giống với trường hợp “Somaliland”. Thế nhưng, khi gõ “Kosovo”, tin nhắn phản hồi dữ liệu COVID-19 của tiểu bang và dẫn tham chiếu đến nghị quyết 1244 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Khi Taiwan News cố gắng hỏi một câu cụ thể hơn liên quan đến Đài Loan, chẳng hạn như “Có bao nhiêu trường hợp nhiễm virus corona ở Đài Loan”, câu trả lời nhận được là: “Tôi có thể giúp gì khác không?”.
Nhập “Đài Bắc”, “Đài Bắc và các khu vực xung quanh”, câu trả lời nhận được tương tự như gõ “Somaliland”. Khi gõ “Khu vực Đài Loan” và “Đài Loan, Trung Quốc”, chatbot cùng cho một phản hồi: “Tôi có thể giúp gì khác?” Kết quả tương tự khi gõ “Hồng Kông” và “Ma Cao”.
Hôm 19/7, cô Chu đăng ảnh chụp màn hình các tin nhắn gửi cho WHO lên Twitter, và nhanh chóng nhận được 1.681 lượt thích, 617 lượt dẫn lại và 45 bình luận.
Khi được yêu cầu bình luận về các tin nhắn tự động của WHO, cô Chu nói với Taiwan News rằng việc WHO không công nhận kết quả phòng chống dịch của Đài Loan là “làm giảm uy tín và tính hợp pháp của tổ chức này với vai trò là một cơ quan toàn cầu khách quan”. Cô nói thêm rằng “Đại dịch không thừa nhận địa chính trị và với việc loại trừ Đài Loan, WHO đang gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng”.
Đài Loan được nhiều nước ca ngơi vì sự thành công trong công tác ứng phó với dịch Covid-19. Dù hòn đảo này ngay sát ổ dịch Trung Quốc, nơi khởi phát của dịch viêm phổi Vũ Hán, nhưng số ca bệnh ở Đài Loan ít hơn nhiều so với đại lục.
Đài Loan từng tham gia Đại hội đồng Y tế Thế giới với tư cách quan sát viên từ năm 2009 đến 2016 khi quan hệ hai bờ eo biển ấm lên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã ngăn Đài Loan tiếp tục vai trò này tại WHO từ năm 2016, sau khi bà Thái Anh Văn, người từ chối chính sách “Một Trung Quốc” lên nắm quyền. Hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Âu Giang An nói rằng Trung Quốc không thể đại diện cho hòn đảo tại WHO, đồng thời kêu gọi tổ chức này thoát khỏi sự kiểm soát của Bắc Kinh trong đại dịch.
https://www.dkn.tv/the-gioi/who-phot-lo-cac-cau-hoi-ve-dai-loan-tren-facebook.html
Thế giới ‘cảm lạnh’
khi Mỹ chịu tác động mạnh vì COVID-19?
Vào lúc tăng trưởng tốt năm 2018, tức sau một thập kỷ tăng trưởng kinh tế, chính Hoa Kỳ đã giúp kéo thế giới cùng tiến lên.
Nhưng nếu chính sách của Hoa Kỳ đã giúp đưa kinh tế thế giới lên cao hơn, thì chính nó cũng là nguy cơ kéo cả thế giới đi xuống khi nước này gặp khó khăn trong việc đối phó với đại dịch COVID-19, Reuters nhận định, dẫn câu: “Khi Mỹ hắt hơi, thế giới bị cảm lạnh”.
“Trên phương diện toàn cầu, sẽ có những tháng và những năm sắp tới khó khăn và điều đặc biệt đáng lo ngại là số lượng các ca nhiễm COVID-19 vẫn tăng lên,” theo một đánh giá kinh tế Hoa Kỳ của Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF). Báo cáo nói rằng “tình trạng bất ổn xã hội” do sự nghèo đói gia tăng là một trong những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế.
“Rủi ro trước mắt là một phần lớn dân số Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với sự suy giảm quan trọng về mức sống và khó khăn kinh tế đáng kể trong vài năm. Điều này có thể làm suy yếu thêm nhu cầu tiêu dùng và làm suy yếu động lực tăng trưởng,” báo cáo của IMF viết.
Tại Hoa Kỳ có hơn 3,6 triệu người bị nhiễm bệnh và 140.000 người thiệt mạng vì COVID-19.
Nền kinh tế Hoa Kỳ chiếm khoảng ¼ GDP thế giới.
Nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ cho đến tháng 5/2020 giảm hơn 13%, tương đương khoảng 176 tỷ đôla.
Ở Đức, nơi những biện pháp ngăn chặn đại dịch được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong tháng 5/2020 giảm 36% so với năm ngoái.
Tại Nhật, ông Hideo Kumano, cựu viên chức của Ngân hàng Bank of Japan, hiện là nhà kinh tế trưởng thuộc Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nói: “Sự phục hồi của Nhật sẽ thực sự bị trì hoãn nếu sự lây lan của COVID-19 tại Hoa Kỳ không dừng lại và sản lượng xuất khẩu từ nhiều quốc gia châu Á sang Hoa Kỳ không tăng.”
https://www.voatiengviet.com/a/the-gioi-cam-lanh-khi-my-chiu-tac-dong-manh-vi-covid19/5509757.html
Covid-19: Thượng đỉnh EU sang ngày thứ tư
chưa đồng ý về gói cứu trợ
Đàm phán vẫn còn khó khăn trong lúc các lãnh đạo EU chưa đạt được sự đồng thuận
Emmanuel Macron ‘đập bàn’, lãnh đạo Bulgaria, Hungary chê Hà Lan ‘làm cảnh sát’ trong bất đồng về gói cứu trợ EU hàng trăm tỷ euro chống dịch Covid-19.
Sang ngày thứ tư của hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels, các lãnh đạo của khối vẫn chưa đồng ý được về gói cứu trợ và kích cầu kinh tế 26 nước thành viên bị ảnh hưởng bởi dịch virus corona.
Các nước bị Covid-19 nặng nhất như Ý, Tây Ban Nha phê phán nhóm bốn nước “cần kiệm” – Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển – là không đoàn kết với họ để thông qua khoản 500 tỷ euro cứu trợ.
Gián điệp Nga ‘tấn công nghiên cứu vaccine Covid-19’
Duyệt binh giữa đại dịch Covid -19, Belarus chơi trội hơn Nga
Trước đó, lãnh đạo Ủy ban châu Âu đề xuất chi ra 750 tỷ euro cho mục tiêu cứu trợ nhưng các nước Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch và cả Phần Lan nói họ không thể nào chấp nhận một khoản tiền to như vậy.
Theo chương trình cấp viện (grants) cho các nước bị Covid-19 nặng nhất, Ý sẽ nhận được 81 tỷ euro, Tây Ban Nha 77 tỷ, Pháp 39 tỷ, Ba Lan 38 tỷ, Hy Lạp 32 tỷ.
Hà Lan dẫn đầu cuộc phản đối
Thủ tướng Hà Lan, ông Mark Rutte, nói bốn nước ‘cần kiệm” chỉ có thể chấp nhận để quỹ EU chi ra 375 tỷ euro.
Ý, Tây Ban Nha và một số nước Đông Âu nói họ không thể nào chấp nhận khoản dưới 400 tỷ. Thủ tướng Ý, Giuseppe Conte thừa nhận bất đồng và nói châu Âu đang bị “các nước cần kiệm bắt chẹt”.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel, trái, cùng Thủ tướng Angela Merkel, Tổng thống Emmanuel Macron và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen
Bất đồng nội bộ EU khiến các nước lớn như Đức và Pháp bất lực.
Thủ tướng Pháp Emmanuel Macron “đập bàn” vào sáng thứ Hai mà không thuyết phục được phái đoàn Hà Lan.
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel xuất hiện với khẩu trang, ngồi cạnh các lãnh đạo khác không đeo khẩu trang, và nói bà “chưa thấy có giải pháp gì”.
Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte bị thủ tướng Bulgaria, Boyko Borissov gọi là “kẻ đang đóng vai cảnh sát viên của châu Âu”.
Thủ tướng Hungary Victor Orban công khai nói “hãy đổ lỗi cho gã Hà Lan” (Dutch guy).
Đây là lần đầu tiên từ nhiều tháng các lãnh đạo EU gặp mặt nhau trực tiếp ở Brussels.
Trước đó, nhiều cuộc họp của EU diễn ra qua kênh video.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53472194
Không tìm được tiếng nói chung,
nhược điểm lớn nhất của Liên Hiệp Châu Âu
Thanh Hà
Kế hoạch tái thiết kinh tế 750 tỷ euro hậu Covid-19 là bài toán trắc nghiệm về sự đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu. Khối này đang khẩn cấp cần một kế hoạch chấn hưng kinh tế, nhưng sau gần nửa năm thương lượng và bốn ngày đàm phán gay go tại thượng đỉnh Bruxelles lần này, các bên vẫn tiếp tục cãi vã về một gói kích cầu trị giá chưa đầy 5 % GDP của toàn khối.
Tê liệt về chính trị đó càng làm sứt mẻ thêm uy tín của khối Liên Âu. Nhìn từ bên ngoài liệu rằng Bruxelles có thể chung một tiếng nói khi đàm phán thương mại với Hoa Kỳ ? Liệu Liên Hiệp Châu Âu có thể cưỡng lại các đòn chia để trị của Trung Quốc ? Đó là chưa kể Nga cũng như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bỏ lỡ cơ hội khai thác những chia rẽ trong nội bộ Liên Âu vì những mục tiêu chiến lược, hay đơn giản là để mặc cả về chính sách nhập cư.
Ngay từ mùa xuân vừa qua, Nhật Bản đã ban hành gói kích cầu 1.000, rồi 2.000 tỷ đô la, bơm thêm gần 40 % GDP vào guồng máy kinh tế để khắc phục hậu quả của dịch Covid-19. Tại Hoa Kỳ, vài tuần sau khi dịch bệnh bùng phát, tổng thống Trump ngay từ cuối tháng 3/2020 đã ký sắc lệnh về một kế hoạch chấn hưng kinh tế 2.000 tỷ đô la (khoảng 10 % GDP của Mỹ). Ngay cả tâm dịch là Trung Quốc, không ồn ào, nhưng cũng đã can thiệp dưới nhiều hình thức để cứu vãn tình thế.
Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu mãi đến giữa mùa hè năm nay vẫn chưa thoát khỏi những vòng đàm phán triền miên. Các thống kê báo động là trong trường hợp khả quan nhất, GDP của Liên Âu sẽ giảm hơn 8 % trong năm nay, hàng chục triệu người có nguy cơ mất việc. Những thành tích kinh tế đạt được trong bảy năm qua phút chốc đã bị virus corona cuốn trôi. Thế nhưng, sau gần nửa năm dịch Covid-19 hoành hành, sau nhiều cuộc họp qua cầu truyền hình, lãnh đạo 27 nước trong khối mới trực tiếp gặp lại nhau tại Bruxelles trong phiên họp ban đầu dự trù trong hai ngày 17 và 18/07/2020. Nhưng bốn ngày sau, tương lai gói kích cầu 750 tỷ euro vẫn mịt mờ. Thượng đỉnh được kéo dài thêm 1 ngày, rồi 2 ngày.
Một nhà ngoại giao châu Âu xin giấu tên nhận định, cung hội nghị Bruxelles đang trở thành « đấu trường » giữa một bên là những nước chủ trương thắt lưng buộc bụng gồm Hà Lan, Áo, Thụy Điển, Đan Mạch và trong một chừng mực nào đó là Phần Lan, và bên kia là các quốc gia đang nóng lòng đợi được Liên Âu giúp đỡ. Trong số này có Ý, Tây Ban Nha và Pháp, những thành viên bị Covid-19 tấn công mạnh nhất trong khối. Một điểm đáng chú ý là khác với những đợt khủng hoảng trước đây, lần này nhóm cần được trợ giúp đã được sự ủng hộ quý giá của Đức, vốn là thành viên chặt chẽ nhất trong khối trong việc chi tiêu ngân sách chung, như ta đã thấy qua cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp 10 năm trước đây. Thủ tướng Luxembourg Xavier Bettel nhìn nhận trong 7 năm lui tới Bruxelles, ông chưa bao giờ « trông thấy nhiều điểm bất đồng như Mặt trăng với Mặt trời » mà mỗi phe đang quyết chí bảo vệ đến cùng như tại thượng đỉnh lần này.
Điều đáng tiếc thứ hai là Liên Âu lao vào một cuộc đấu huynh đệ tương tàn về số tiền 750 tỷ euro tái thiết kinh tế về khoản đóng góp vào ngân sách chung 1.075 tỷ euro cho giai đoạn 2021-2027, trong khi đó là những khoản tiền tương đối nhỏ so với tiềm lực tài chính của Mỹ, Nhật hay Trung Quốc. Nhưng nguy hiểm hơn nữa là trong lúc Liên Âu so găng thì các đối thủ và kể cả đối tác của Bruxelles không lãng phí thời gian để đi tiếp những nước cờ quan trọng. Chỉ riêng về thương mại và kinh tế, Bruxelles đang cần dồn nỗ lực để đàm phán với Anh về giai đoạn hậu Brexit; Liên Âu vẫn trong tầm ngắm của Nhà Trắng trên bàn cờ thương mại. Trung Quốc thì vẫn tiếp tục mở rộng ảnh hưởng trên Lục Địa Già bằng nhiều ngả.
Bài học sau cùng từ các cuộc đọ sức triền miên về ngân sách của châu Âu lần này có lẽ liên quan nhiều hơn đến vế chính trị của bản thân Liên Âu. Việc nhóm 4 hay 5 nước chủ trương thắt lưng buộc bụng đòi được quyền giám sát các số tiền viện trợ cho các thành viên trong khối khắc phục hậu quả Covid-19 đang khơi dậy kinh nghiệm đau thương của Hy Lạp, khi Athens phải ngửa tay xin Châu Âu giúp đỡ hồi đầu những năm 2010. Để đổi lấy hai gói hỗ trợ của châu Âu, Hy Lạp đã gần như mất quyền định đoạt về mọi biện pháp kinh tế, từ việc tăng lương hưu cho đến điều chỉnh các khoản trợ cấp xã hội … Hệ quả kèm theo là Hy Lạp đã ngả vào vòng tay của Nga và nhất là của Trung Quốc. Hy vọng rằng sự ích kỷ của một số thành viên Liên Âu 10 năm trước đây sẽ không bị lập lại lần này.
Liên Hiệp Châu Âu thời hậu Covid -19:
Mai Vân
định mở cửa biên giới bên trong khối, tái lập quyền tự do đi lại giữa các thành viên. Biên giới bên ngoài của Liên Âu cũng bắt đầu được mở lại, thoạt đầu là cho 15 nước trên thế giới, nhưng từ 16/07/2020, danh sách chỉ còn 13 nước. Vấn đề là mỗi quốc gia lại làm theo ý mình, gây rắc rối không ít cho vấn đề đi lại.
Dưới tựa đề hóm hỉnh “Covid-19: ‘Trống xuôi kèn ngược’ không biên giới”, nhật báo Pháp Libération ngày 14/07/2020 đã nêu bật những điều “không tưởng” đang chờ đón những ai – kể cả người dân Liên Âu – muốn đi nghỉ hè năm nay ở châu Âu.
Trên bình diện chính thức, biên giới bên trong, tức là giữa các thành viên Liên Hiệp Châu Âu và với 4 nước ngoài Liên Âu nhưng thuộc khối tự do đi lại Schengen (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) được mở lại từ ngày 15/06, và biên giới bên ngoài bắt đầu được mở kể từ ngày 01/07 cho hơn một chục quốc gia có mức rủi ro về Covid-19 thấp hơn hay ngang bằng với mức bình quân ở châu Âu.
Danh sách xanh từ 15 nước bị rút xuống còn 13
Điềm đáng chú ý đầu tiên là danh sách tạm gọi là “xanh” của các nước được Liên Âu chấp nhận không cố định, mà sẽ được xét lại hai tuần một lần. Chính vì vậy mà danh sách ban đầu có hiệu lực từ 01/07 bao gồm 15 nước, đã bị rút xuống chỉ còn 13 quốc gia kể từ ngày 16/07.
Hai nước vùng Balkan là Serbia và Montenegro bị loại, chỉ còn lại 1 nước châu Âu (Gruzia), 4 nước châu Phi (Algéri, Maroc, Rwanda et Tunisia), 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương (Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Úc, New Zealand) và 2 quốc gia châu Mỹ (Canada và Uruguay).
Trong danh sách 13 nước vừa kể, trường hợp đặc biệt là Trung Quốc: Công dân nước này chỉ được vào châu Âu một khi công dân châu Âu được quyền vào Trung Quốc, điều mà Bắc Kinh vẫn từ chối. Ngoài ra, trong danh sách không có Nga, Mỹ hay Brazil, những nước vẫn có nguy cơ cao về Covid-19.
Các thành viên có quyền mở cửa tùy theo lợi ích riêng tư
Quyết định mở cửa biên giới bên ngoài của Liên Hiệp Châu Âu kể trên tuy nhiên chỉ mang tính chất đề nghị. Các nước thành viên Liên Âu có quyền nhận hay không nhận công dân của những nước có tên trong danh sách nói trên. Và đây chính là nguyên nhân tạo ra tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngươc chưa từng thấy trong việc mở cửa biên giới Liên Âu trong những ngày qua.
Lý do gây nên xáo trộn chính là mối lo ngại dịch bệnh bùng lên trở lại và tâm lý nghi kỵ đối với những người nước ngoài bị tình nghi là mang virus. Ngoài ra, mỗi quốc gia thành viên lại có lịch trình riêng, tuân theo lợi ích riêng tư của mình, không lý gì đến những quyết định chung đưa ra ở Bruxelles, khiến cho việc đi lại vô cùng “trắc trở”, nhất là khi dùng máy bay.
Biên giới của một thành viên Liên Âu chẳng hạn, có thể bị đóng lại trong một sớm một chiều đối với khách đến từ một nước nào đó. Chế độ cách ly hay bắt xét nghiệm, cũng khác nhau tùy theo quốc tịch hay xứ định cư của khách đến, chưa kể tới yêu cầu khách đến nộp tờ khai quá trình du lịch mà một số quốc gia đòi hỏi.
Được đón nhận nhưng có rủi ro bị cách ly tại nơi đến
Một ví dụ được báo Libération nêu bật là trường hợp Hy Lạp, đã đòi hỏi là những ai muốn đến nước này phải điền trước vào một tờ khai có trên một website dành cho việc này. Trong tờ khai ngoài thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ thường trú, còn có những nước đã đi trong những tháng gần đây…
Mỗi người sẽ nhận được sau đó một mã QR, sẽ được scan khi đến nơi, cho biết người đó có thể nhập cảnh suôn sẻ hay còn phải chịu xét nghiệm dò tìm virus. Vấn đề là khách chỉ biết “số phận” của mình một khi đến nơi vì không biết được ý nghĩa của mã QR.
Chưa hết! Sau khi qua cửa khẩu, khách đến có thể về nơi ở của mình, nhưng phải tự cô lập 24 tiếng đồng hồ, thời gian đợi kết quả xét nghiệm. Nếu bị kết quả dương tính, người khách và thân nhân đi theo sẽ không bị đuổi về nước, mà “được” cách ly trong một phòng khách sạn dự kiến trong 14 ngày, với mọi chi phí do Hy Lạp đài thọ. Có điều mỗi người sẽ bị cô lập trong phòng, cơm nước được đưa đến tận cửa!
Tuy nhiên theo Libération, cách thức phòng ngừa kể trên cũng khá kỳ lạ, vì khi trong khi chờ đợi kết quả, thì du khách được tự do đi đến nơi đã dự trù và trong khoảng thời gian đó, có thể lây nhiễm cho không biết bao người nếu quả thật bị nhiễm virus…
Thủ tục Hy Lạp đề ra cũng không nêu rõ là khách sẽ được di chuyển như thế nào từ nơi cư trú, có thể là trên một đảo xa xôi, để đến nơi cách ly trong trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính.
Mỗi nước mỗi kiểu quy định
Điểm đáng nói, theo Libération, là những bất ngờ kiểu nói trên đâu chỉ được thấy ở Hy Lạp! Một số nước châu Âu đã có những quy định riêng nhắm vào những đối tượng cụ thể.
Tại Hungari chẳng hạn, người Anh, Bulgari, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Rumani sẽ phải chịu chế độ đón tiếp tương tự như tại Hy Lạp, và danh sách đó thay đổi từng ngày. Còn tại Slovenia, đối tượng bị nhắm không có người Anh, nhưng có thêm người Luxembourg.
Riêng tại Tây Ban Nha, do dịch bệnh bùng lên trở lại, khách đến phải điền vào bản theo dõi đi lại như ở Hy Lạp, nhưng công dân Liên Hiệp Châu Âu thì được miễn xét nghiệm.
Tại Đan Mạch, người Bồ Đào Nha bị cấm vào, cũng như người Thụy Điển, ngoại trừ cư dân hai vùng cụ thể. Biên giới của Ba Lan cũng vẫn còn đóng đối với người đến từ Anh Quốc, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Ireland. Danh sách các ngoại lệ này tiếp tục dài thêm.
Mở cửa không đồng loạt
Đối với các nước ngoài Châu Âu thì tình hình càng lộn xộn hơn. Dù quyết định mở cửa biên giới bên ngoài cho các nước trong danh sách xanh có hiệu lực từ 01/07, rất nhiều thành viên Liên Âu vẫn từ chối mở cửa cho một số nước cụ thể.
Theo Libération, vào hôm 01/07 chẳng hạn, chỉ có 7 quốc gia là đón lại các chuyến bay đến từ 14 nước trong danh sách xanh đợt 1. Đó là Ý, Hà Lan, Thụy Điển, Luxembourg và 3 quốc gia vùng Baltic. Bốn nước Rumani, Ireland, Áo và Bỉ thì vẫn hoàn toàn đóng cửa đối với các quốc gia ngoài Liên Hiệp.
Ngay cả Pháp cũng vẫn đóng cửa với Algeri, trong lúc Hy Lạp thì cấm người đến từ Serbia. Còn Hungari thì tẩy chay toàn bộ thế giới bên ngoài Châu Âu, ngoại trừ Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng áp đặt lệnh cách ly 14 ngày trong trường hợp phản ứng dương. Đức chỉ mở biên giới cho 10 quốc gia, nhưng loại trừ Algeri, Maroc, Rwanda và Serbia.
Vấn đề được Libération đặt ra là do việc kiểm soát ở biên giới nội bộ không được thống nhất, thì một người Rwanda chẳng hạn, có thể nhập cảnh Hà Lan rồi sau đó ung dung sang Bỉ vì biên giới nội bộ đã được mở. Tình hình phức tạp đến nỗi mà Ủy Ban Châu Âu phải lập riêng một site web (Reopen.europa.eu) để giúp cho khách muốn đến Châu Âu biết đường xoay sở trong cái mớ bòng bong của việc mở cửa biên giới.
Bất chấp danh sách xanh, Croatia vẫn mở cửa đón người Mỹ!
Một nhà ngoại giao Pháp công nhận là tình hình không mấy hợp lý, nhưng cũng cảm thấy an ủi là từ “tình trạng khóa chặt biên giới bên trong, bây giờ châu Âu đã chuyển sang việc mở cửa một phần. Đối với bên ngoài, tất cả các nước đều tôn trong danh sách “tiêu cực”, tức là không ai mở cửa cho các nước không nằm trong danh sách (quốc gia được chấp nhận), nếu không thì lại phải đóng cửa trở lại biên giới bên trong”.
Có điều là theo Libération, thực tế thì cũng không hẳn đúng như vậy: Từ ngày 10/07 vừa qua, thành viên Liên Âu là Croatia đã chấp nhận các chuyến bay đến từ Hoa Kỳ, không nằm trong danh sách xanh!
Hậu quả của tình trạng mở cửa biên giới lôn xộn là gì? Theo nhật báo Pháp, các du khách có lẽ đã hiểu là vào lúc này họ vẫn nên ở yên tại chỗ để tránh sự cố khi xuất ngoại.
Tình trạng các sân bay vắng hoe như đã cho thấy điều đó, và hiện nay, người ta cũng không đếm xuể những chuyến bị hủy bỏ vào giờ chót vì thiếu hành khách và những trung tâm du lịch thường lệ như Paris, Rôma, Lisboa hay Athens cho đến giờ này cũng vắng tanh.
Covid-19: Vắc-xin Đại học Oxford
tạo được phản ứng miễn dịch
James Gallagher
Một loại vắc-xin virus corona có tên ChAdOx1 nCoV-19 do Đại học Oxford nghiên cứu phát triển dường như an toàn và tạo được phản ứng miễn dịch.
Thử nghiệm liên quan đến khoảng 1.077 người cho thấy việc tiêm vắc-xin đã khiến họ tạo ra kháng thể và tế bào bạch cầu có thể chống lại virus corona.
Những phát hiện này rất hứa hẹn, nhưng vẫn còn quá sớm để biết liệu tiến bộ có đủ để ngăn chặn Covid-19 hay không và các thử nghiệm lớn hơn đang được tiến hành.
Vương quốc Anh đã đặt 100 triệu liều vắc-xin này.
Có an toàn?
Có, nhưng có tác dụng phụ.
Không có tác dụng phụ nguy hiểm từ việc tiêm vắc-xin, tuy nhiên, 70% số người tham gia thử nghiệm bị sốt hoặc đau đầu.
Các nhà nghiên cứu nói rằng điều này có thể được xử lý bằng paracetamol.
Giáo sư Sarah Gilbert, từ Đại học Oxford, Vương quốc Anh, nói: “Vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi chúng tôi có thể xác nhận liệu vắc-xin của chúng tôi có giúp khống đại dịch COVID-19 hay không, nhưng những kết quả ban đầu này là hứa hẹn.”
Trước đó có tin Chính phủ Anh đã ký thỏa thuận cho 90 triệu liều vắc-xin Covid-19 hiện đang được phát triển.
Các vắc-xin đang được nghiên cứu bởi một liên minh giữa công ty dược BioNtech và Pfizer cũng như công ty Valneva.
Thỏa thuận mới này nằm ngoài 100 triệu liều vắc-xin của Đại học Oxford đang được AstraZeneca nghiên cứu phát triển.
Tuy nhiên, vẫn chưa chắc loại vắc-xin được thử nghiệm nào có thể có kết quả.
Vắc-xin được coi là cách tốt nhất nhằm đưa cuộc sống của chúng ta trở lại bình thường.
Nghiên cứu đang diễn ra ở quy mô chưa từng có – Covid-19 bùng phát vào đầu năm nay, nhưng đã có hơn 20 loại vắc-xin đang được thử nghiệm lâm sàng.
Một số loại có thể tạo phản ứng miễn dịch, nhưng chưa có loại nào được chứng minh là chống được nhiễm trùng.
Chính phủ Anh hiện tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin theo ba phương pháp hoàn toàn khác nhau
Chính phủ Anh hiện tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin theo ba phương pháp hoàn toàn khác nhau:
100 triệu liều vắc-xin Oxford được chế tạo từ một loại vi-rút biến đổi gen
30 triệu liều vắc-xin BioNtech/Pfizer, tiêm một phần mã di truyền của virus corona
60 triệu liều Valneva, sử dụng phiên bản không hoạt động của virus corona
WHO báo cáo số ca nhiễm toàn cầu trong ngày tăng kỷ lục
Virus corona: Donald Trump thề sẽ không yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang
Kate Bingham, chủ tịch Ban chuyên trách vắc-xin của chính phủ, nói: “Việc chúng ta có rất nhiều cách thử nghiệm đầy triển vọng đã cho thấy tốc độ chưa từng có mà chúng ta đang thực hiện.
“Nhưng tôi thúc giục là không được tự mãn hay quá lạc quan.
“Thực tế là chúng ta có thể không bao giờ có vắc-xin và nếu chúng ta có đi nữa thì chúng ta phải chuẩn bị tinh thần rằng đó có thể không phải là vắc-xin ngăn virus mà chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng.”
Nếu một loại vắc-xin hiệu quả được phát triển thì nhân viên y tế và chăm sóc xã hội, cũng như những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là diện sẽ được ưu tiên.
Có thể một loại vắc-xin sẽ được chứng minh có tác dụng vào cuối năm 2020, nhưng việc tiêm vắc-xin trên diện rộng vẫn chưa được dự kiến cho đến năm sau.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục, ông Gavin Williamson, nói với BBC rằng việc phát triển vắc-xin là “một quá trình dài vô cùng và chúng tôi đang thực hiện nó với tốc độ chóng mặt” nhưng chúng ta nên mong đợi có vắc-xin Covid 19 “sau mùa đông”.
Trong khi đó, chính phủ đang hy vọng sẽ có được nửa triệu người đăng ký thử nghiệm vắc-xin ở Anh.
Ít nhất tám đợt thử vắc-xin coronavirus quy mô lớn dự kiến sẽ diễn ra ở Anh.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53472083
Anh quốc đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Anh sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong “ngay lập tức và vô thời hạn”, ông Dominic Raab nói.
Thông báo về động thái tại Hạ viện, Ngoại trưởng Raab cho biết Vương quốc Anh “muốn có mối quan hệ tích cực” với Trung Quốc.
Nhưng ông nói rằng việc Bắc Kinh “áp đặt” luật an ninh quốc gia mới ở Hong Kong là “vi phạm nghiêm trọng” nghĩa vụ quốc tế.
Đảng Lao động cho biết họ sẽ hậu thuẫn bước sửa đổi luật này, gọi đó là “bước đi đúng hướng”.
Ngoại trưởng Dominic Raab thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ của Anh với Hong Kong trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa London và Bắc Kinh.
Điều này diễn ra sau khi luật an ninh quốc gia gây tranh cãi được áp đặt tại Hong Kong và quyết định cấm sử dụng công nghệ Huawei trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng 5G của Anh.
Anh Quốc: Thiết bị 5G của Huawei phải gỡ bỏ hết vào 2027
Quyết định về Huawei của Anh cho thấy căng thẳng chiến lược với TQ
Vương quốc Anh cũng đề nghị cấp quyền cư trú cho ba triệu người Hong Kong.
Trong khi đó, Trung Quốc cáo buộc Vương quốc Anh can thiệp vào các vấn đề nội bộ của mình.
Bắc Kinh khẳng định họ cam kết duy trì luật pháp quốc tế đồng thời cáo buộc Vương quốc Anh và Hoa Kỳ tìm cách gây bất ổn tại Hong Kong.
Ông Raab dự định sẽ thông báo trước Quốc hội về “các thỏa thuận dẫn độ của chúng ta và một loạt các biện pháp khác mà chúng ta có thể muốn thực hiện” đối với thuộc địa cũ của Anh.
Những thỏa thuận trên đã được áp dụng trong suốt hơn 30 năm.
Hiệp ước dẫn độ là gì?
Thỏa thuận hiện tại đặt ra cơ sở pháp lý để những người bị cáo buộc phạm tội ở Hong Kong có thể bị bắt nếu họ ở Anh và trả về để xét xử theo thủ tục pháp lý và sự chấp thuận của các bộ trưởng.
Nhưng quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây, với việc Anh đảo ngược quyết định trao cho công ty Huawei của Trung Quốc vai trò then chốt trong cơ sở hạ tầng 5G của Anh.
Vương quốc Anh lên án luật an ninh mới được áp đặt tại Hong Kong là “cực kỳ gây quan ngại”, ngoại trưởng nước này gọi việc ban hành luật trên là “một bước đi nguy hiểm”.
Đã xuất hiện dấu hiệu rõ ràng nhất từ trước đến nay từ Ngoại trưởng về việc Vương quốc Anh sẽ hủy bỏ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong để đáp trả các hành động của Trung Quốc tại vùng lãnh thổ này.
Đó là một quyết định chính trị được thiết kế để gửi một thông điệp nữa đến Bắc Kinh.
Các biện pháp trừng phạt – có thể nhắm vào các quan chức cấp cao Trung Quốc – cũng là một lựa chọn. Nhưng chúng phức tạp hơn và có thể mất nhiều thời gian hơn.
Đồng thời, căng thẳng với Nga cũng đang lại nổi lên về vấn đề tin tặc và can thiệp vào hệ thống chính trị của Anh.
Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống
Hong Kong: Anh quốc mở cửa, hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch
Vào thứ Ba hoặc thứ Tư, báo cáo về vấn đề nước Nga có thể được công bố, trong đó có lẽ sẽ bao gồm đánh giá toàn diện về những phương cách mà Nga bị cáo buộc đã tìm cách sử dụng để gây ảnh hưởng tới hệ thống chính trị Anh, bao gồm cuộc trưng cầu dân ý về Brexit và trưng cầu dân ý về độc lập Scotland năm 2014. Tuần trước, các bộ trưởng đã cáo buộc Nga tìm cách ăn cắp nghiên cứu vaccine của Vương quốc Anh.
Tất cả những điều này cho thấy căng thẳng leo thang với cả hai nước trong những tháng tới, đúng vào thời điểm Vương quốc Anh đang cố gắng thiết lập vị trí của mình trên trường quốc tế thời hậu Brexit.
Anh, Mỹ và EU đã cáo buộc Bắc Kinh phá hoại nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ” vốn đảm bảo quyền tự trị cao cho Hong Kong dưới sự quản lý của Trung Quốc kể từ khi chuyển giao chủ quyền vào năm 1997.
Những nước này cho rằng luật an ninh mới có hiệu lực vào tháng trước – trong đó quy định các hành vi lật đổ bị trừng phạt bằng án chung thân – vi phạm các điều khoản của Tuyên bố chung năm 1984 bảo vệ các quyền tự do chính trị và kinh tế.
Trong một biện pháp đáp trả, Vương quốc Anh đã đồng ý cấp cho 350.000 cư dân Hong Kong đang mang hộ chiếu hải ngoại của Anh – và hơn 2,6 triệu người đủ điều kiện – quyền cư trú nếu họ muốn đến Vương quốc Anh và một lộ trình để có thể nhập tịch.
Nhưng Trung Quốc đã cảnh báo rằng họ sẽ trả đũa nếu Anh áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ quan chức hàng đầu nào liên quan đến các vi phạm nhân quyền và các cáo buộc về sự tàn bạo của cảnh sát ở Hong Kong.
Đồn đoán về việc ngưng thỏa thuận dẫn độ đã dấy lên sau khi các thẩm phán cấp cao ở Anh bày tỏ lo ngại về tính độc lập của hệ thống tư pháp Hong Kong.
Nam tước Robert Reed, chủ tịch Tòa án Tối cao Vương quốc Anh, cảnh báo rằng các quy tắc làm việc của các thẩm phán Vương quốc Anh tại Tòa chung thẩm Hong Kong đang bị đe dọa và nhấn mạnh hoạt động của tòa này vẫn phải “tương thích với sự độc lập tư pháp và pháp quyền”.
Các đề xuất cho một hiệp ước dẫn độ giữa Hong Kong và Trung Quốc đã gây ra các cuộc biểu tình rộng rãi vào năm ngoái trong bối cảnh lo ngại về sự can thiệp chính trị vào hệ thống tư pháp Trung Quốc và quyền được xét xử công bằng.
Ngược đãi ‘thô bạo và nghiêm trọng’ với người Uighurs
Vương quốc Anh cũng gia tăng những chỉ trích nhằm vào hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh ngược đãi “thô bạo và nghiêm trọng” với người dân Uighurs (Duy Ngô Nhĩ) ở Tân Cương.
Ông Raab nói với BBC rằng các báo cáo về triệt sản bắt buộc và đàn áp rộng rãi hơn đối với cộng đồng Hồi giáo ở đây là “sự gợi nhắc đến một thứ vốn tưởng như đã biến mất từ lâu”.
Anh cáo buộc TQ đối xử ‘quá đáng’ với người Uighurs
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Đảng Lao động cũng đã kêu gọi áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến ngược đãi người Hồi giáo Uighur.
Các cảnh quay từ thiết bị bay không người lái được lưu hành rộng rãi cho thấy người Uighur bị bịt mắt và đưa lên tàu hỏa, và những hình ảnh này đã được cơ quan an ninh Úc kiểm tra tính xác thực.
Đại sứ Trung Quốc tại Vương quốc Anh, ông Lưu Hiểu Minh, nói rằng thông tin về các trại tập trung là “giả mạo”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53303868
Chính quyền Anh tố cáo Bắc Kinh
đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương
Hải Lam
Chính phủ Anh hôm 19/7 khẳng định chính quyền Trung Quốc đã đàn áp người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
“Rõ ràng là có những hoạt động đàn áp trắng trợn và nghiêm trọng đang diễn ra. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã nêu vấn đề này với 27 đối tác tại cuộc họp của Liên Hợp Quốc ở Geneva. Lần đầu tiên, điều này được nêu ra để khẳng định chính quyền Trung Quốc vi phạm nhân quyền với người Duy Ngô Nhĩ, cũng như người Hồng Kông”, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nói trong chương trình The Andrew Marr Show của đài BBC phát sóng ngày 19/7.
“Điều này gây ra sự lo ngại rất sâu sắc”, ông Rabb nói thêm. “Xét về nhân quyền, từ việc cưỡng ép triệt sản cho đến giam giữ tại trại cải tạo, giờ đây lại xuất hiện sau một thời gian dài”.
“Trên thực tế, chúng tôi muốn có một mối quan hệ tích cực nhưng chúng tôi không thể, chúng tôi không thể chứng kiến những hành vi như vậy mà không lên tiếng với các đối tác của chúng tôi, tất nhiên là bằng những cách thích hợp”, Ngoại trưởng Anh nhấn mạnh.
Các nhà lập pháp Đảng Lao động và Đảng Bảo thủ ủng hộ việc trừng phạt các quan chức ĐCSTQ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và tham gia thúc đẩy luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông.
Cũng trong chương trình The Andrew Marr Show của BBC, bà Lisa Nandy, phát ngôn đối ngoại của Công đảng đối lập, cho rằng những vi phạm nhân quyền ở Tân Cương là “rất chấn động” và Vương quốc Anh cần ngăn chặn việc này.
“Một việc rất nhanh chóng và đơn giản mà chính phủ Anh có thể và nên làm đó là áp đặt các biện pháp trừng phạt với các quan chức Trung Quốc có liên quan đến việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và có thể thực hiện điều đó ngay ngày mai”, bà Nandy nói.
Ông Lưu Hiểu Minh, Đại sứ Trung Quốc tại Anh hôm 19/7 cảnh báo sẽ phản ứng cứng rắn nếu London trừng phạt bất kỳ quan chức nào của nước này, theo yêu cầu từ một số nghị sĩ thuộc đảng của Thủ tướng Johnson.
Phản ứng với phát ngôn của ông Lưu, Ngoại trưởng Raab khẳng định nước Anh sẽ không “yếu đuối” đến mức không dám thách thức Trung Quốc bằng những biện pháp này.
Liên Hợp Quốc ước tính rằng hơn 1 triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ trong các trại tập trung ở Tân Cương. Những người Duy Ngô Nhĩ từng bị giam giữ trước đây nói với The Epoch Times rằng, họ đã bị tra tấn, bị ép buộc từ bỏ đức tin và bị buộc phải trung thành với ĐCSTQ.
Hôm 29/6, hãng tin AP công bố một báo cáo điều tra gây chấn động, trong đó cho biết chính quyền Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp hà khắc để cắt giảm tỷ lệ sinh của người Duy Ngô Nhĩ cũng như các dân tộc thiểu số theo đạo Hồi khác.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 17/6 đã ký ban hành luật trừng phạt các quan chức Trung Quốc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Ngày 9/7, Washington thông báo trừng phạt 4 quan chức, trong đó bao gồm ông Trần Toàn Quốc – bí thư Đảng ủy Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương.
Trung Quốc kêu gọi Anh tránh sai lầm về Hong Kong
Hôm 20/7, Trung Quốc kêu gọi Anh tránh thực hiện những bước đi sai lầm sau khi có tin loan báo rằng London đã sẵn sàng đình chỉ một hiệp ước dẫn độ đối với Hong Kong, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin đã đưa ra lời kêu gọi như trên tại một cuộc họp báo hàng ngày, nói thêm rằng Trung Quốc sẽ phản ứng kiên quyết với các hành động ở Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh, trước sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Anh sẽ đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong hôm 20/7, một hành động leo thang trong tranh chấp với Trung Quốc về việc đưa ra luật an ninh quốc gia cho Hong Kong, cũng theo Reuters.
Hôm 19/7, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cáo buộc Trung Quốc vi phạm nhân quyền “thô bạo,” nói rằng sẽ tuyên bố đình chỉ hiệp ước trước quốc hội, báo Times và Daily Telegraph dẫn các nguồn tin cho biết.
Anh cho biết luật an ninh mới này vi phạm các quyền tự do, bao gồm cả nền tư pháp độc lập, điều đã giúp Hong Kong trở thành một trong những trung tâm thương mại và tài chính quan trọng nhất thế giới kể từ năm 1997.
Các viên chức Hong Kong và Bắc Kinh nói rằng luật này rất quan trọng để lấp lỗ hổng trong phòng thủ an ninh quốc gia trước các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ và chống Trung Quốc gần đây. Trung Quốc nhiều lần nói với các cường quốc phương Tây chớ can thiệp vào các vấn đề Hong Kong.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-keu-goi-anh-tranh-sai-lam-ve-hong-kong/5509561.html
Vac-xin ngừa Covid-19:
Anh Quốc tố cáo Nga tấn công tin tặc
Minh Anh
Ngoại trưởng Anh Quốc ngày 18/07/2020 khẳng định chính phủ Nga có can dự vào một cuộc tấn công tin học xảy ra hôm thứ Năm 16/7, nhằm mục đích đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu về một loại vac-xin ngừa virus corona chủng mới. Những tin tặc này đã nhắm vào các hãng dược phẩm và các phòng nghiên cứu của Anh, Canada và Mỹ… Trên truyền thông Anh Quốc, ông Dominic Raab tố cáo đây là một hành động đáng chê trách.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Chloé Goudenhooft giải thích :
« Vào lúc thế giới cần phải hợp tác để chống virus corona, ông Dominic Raab đánh giá các hoạt động của chính phủ Nga là tai hại. Đối với lãnh đạo ngành ngoại giao Anh Quốc, chẳng còn chút nghi ngờ gì nữa: vụ tấn công tin học nhắm vào các nghiên cứu của quốc tế về vac-xin ngừa virus có liên quan đến những quyết định từ điện Kremlin.
Ông nói : ʺChúng tôi tin chắc rằng các cơ quan tình báo Nga có tham gia vào một vụ tin tặc chống nhằm đánh cắp các kết quả nghiên cứu và phát triển của các tổ chức của nước Anh và cũng như ở cấp độ thế giới, nhằm mục đích hoặc là để phá hoại, hoặc là để trục lợi từ các nghiên cứu và phát triển đang được thực hiện.ʺ
Ngoại trưởng Anh không cho biết cụ thể là các dữ liệu có bị đánh cắp hay không. Về phía Matxcơva, họ phủ nhận mọi sự can dự của điện Kremlin trong vụ tấn công tin học này. Nhưng một điều chắc chắn là vụ việc này sẽ làm cho quan hệ giữa Nga và Anh còn trở nên tồi tệ hơn.
Tuần này, một báo cáo rất được trông đợi sẽ được công bố, chủ yếu có liên quan đến sự can dự có thể từ các nhóm của Nga vào cuộc bầu cử năm 2019. Cuộc điều tra này đã được tiến hành ngay sau vụ đầu độc cựu nhân viên tình báo Sergei Skripal tại Anh năm 2018. »
Pháp : Quy định đeo khẩu trang nơi công cộng
bắt đầu có hiệu lực
Minh Anh
Tại Pháp, quy định đeo khẩu trang tại những nơi công cộng khép kín bắt đầu có hiệu lực ngày 20/07/2020. Những ai vi phạm có thể bị xử phạt 135 euro.
Theo AFP, quy định này đã được bộ trưởng Y Tế Olivier Véran cho thực thi sớm hơn 10 ngày so với thông báo của tổng thống Pháp. Chủ nhân điện Elysée Emmanuel Macron trước đó cho biết việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng sẽ là bắt buộc kể từ ngày 01/08/2020.
Vẫn theo hãng tin Pháp, việc áp dụng sớm hơn quy định này một phần là do có nhiều dấu hiệu cho thấy nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát đang tăng lên. Tại nhiều vùng nước Pháp, tình hình dịch tễ bắt đầu khiến các cơ quan y tế lo lắng. Ít nhất 8 vùng trong số này có tốc độ sản sinh virus lại cao hơn mức 1, có nghĩa là mỗi một bệnh nhân lây cho hơn một người.
Chỉ số này cho thấy dịch bệnh rõ ràng đang bùng phát trở lại, nhất là tại vùng Bretagne, nơi có tỷ lệ sản sinh virus lên đến 2,62, tương tự như tại Nouvelle Aquitaine và Provence-Alpes-Côte d’Azur, những vùng trước đây ít bị dịch bệnh tác động.
Paris và Liên hoan phim miễn phí
CinéClub Paradiso
Tuấn Thảo
Gợi hứng từ bộ phim cùng tên của đạo diễn Ý Giuseppe Tornatore, liên hoan chiếu phim ngoài trời ‘‘Cinéclub Paradiso’’ đã trở nên khá quen thuộc với khách yêu chuộng nghệ thuật thứ bảy. Năm trước, liên hoan đã diễn ra trong khuôn viên bảo tàng Louvre. Mùa hè năm nay, ‘‘CinéClub Paradiso’’ được tổ chức tại nhà hát La Seine Musicale.
Được thành lập vào tháng 04/2017, La Seine Musicale đã trở thành một sân khấu thích hợp với các đợt biểu diễn có quy mô lớn: Bob Dylan, Sting hay Harry Connick Jr từng là khách mời của nhà hát này. Tuy hiện giờ sân khấu La Seine Musicale vẫn còn phải đóng cửa và chỉ dự trù hoạt động trở lại vào cuối tháng 09/2020, nhưng ban quản lý vẫn tổ chức một số sinh hoạt văn hóa trong mùa hè này, kết hợp việc chiếu phim với các buổi hoà nhạc, cũng như triển lãm các nghệ thuật đương đại. Riêng liên hoan chiếu phim miễn phí ngoài trời ‘‘Cinéclub Paradiso’’ sẽ diễn ra từ ngày 24/07 cho đến 27/07/2020.
Do các quy định giãn cách xã hội trong thời hậu phong tỏa, chương trình của liên hoan chiếu phim đã được rút gọn lại, chỉ diễn ra trong ba ngày, thay vì một tuần như trước đây. Đổi lại, chương trình sinh hoạt lại dồi dào phong phú hơn. Trước hết, xung quanh màn ảnh khổng lồ dành cho việc chiếu phim, ban tổ chức đã cho bố trí nhiều tác phẩm nghệ thuật đương đại. Tính tổng cộng, có khoảng 20 pho tượng, bức điêu khắc và nghệ thuật sắp đặt trong số 69 tác phẩm được trưng bày trong khuôn khổ cuộc triển lãm theo chủ đề ‘‘Les Extatiques’’.
Cuộc triển lãm ngay giữa thành phố, khi các tác phẩm được lồng vào khung cảnh đô thị thường ngày, diễn ra cùng lúc tại quảng trường La Défense và trong khuôn viên nhà hát La Seine Musicale cho tới đầu tháng 10/2020. Ông Fabrice Bousteau, chủ bút của tờ nguyệt san chuyên ngành Mỹ thuật ‘‘Beaux Arts’’ là giám đốc nghệ thuật triển lãm và ông đã mời hàng chục nghệ sĩ đương đại trưng bày các tác phẩm của họ trong chương trình năm nay. Khán giả được mời đến sớm hơn (khoảng 6 giờ tối) để chụp hình selfie với các tác phẩm khổ lớn này.
Chương trình ‘‘CinéClub Paradiso’’ chỉ thật sự khai mạc vào lúc 7 giờ tối trở đi, mở màn với một buổi trình diễn âm nhạc và cho đến khi trời đã thật sự tối hẳn, suất chiếu phim mới bắt đầu kể từ sau 9 giờ tối. Năm trước, liên hoan chiếu phim miễn phí đã chọn những nhân vật nổi tiếng của các bộ phim phiêu lưu, như nhà khảo cổ học vung roi Indiana Jones, thám tử hóa giải mật mã Da Vinci hay anh hùng Gô Loa Astérix thám hiểm xứ sở các vị vua Ai Cập.
Năm nay, ‘‘CinéClub Paradiso’’ chọn chủ đề các bộ phim ca nhạc nổi tiếng. Đêm 24/07 được dành cho bộ phim ‘‘Dancer in the Dark’’ của đạo diễn Lars von Trier, với ca sĩ Bjork và ngôi sao màn bạc Catherine Deneuve trong vai chính. Đêm 25/07 chiếu phim ‘‘Amadeus’’ của Milos Forman kể lại cuộc đời và sự nghiệp của thiên tài Mozart. Cuối cùng, đêm 26/07 được dành cho bộ phim tiểu sử ‘‘Ray’’ của đạo diễn Taylor Hackford với Jamie Foxx trong vai nam danh ca Ray Charles.
Điểm đáng chú ý là trước mỗi suất chiếu phim, các buổi hòa nhạc đều được sắp đặt sao cho hợp với chuyên đề. Đêm nhạc kịch được minh họa với nhạc jazz qua phần biến tấu của một dàn nhạc big band. Đêm Mozart càng lộng lẫy ngời sáng với phần trình diễn nhạc cổ điển thính phòng của một dàn nhạc giao hưởng. Đêm Ray Charles thì nổi bật nhờ tài nghệ ca hát và chơi đàn của một ban nhạc soul.
Tọa lạc giữa lòng sông Seine trên đảo Séguin ở Boulogne Billancourt (vùng 92), nhà hát La Seine Musicale có thể được nhìn thấy từ xa, khi bạn rời khỏi trạm xe điện ngầm Pont de Sèvres, trạm cuối cùng của đường métro số 9. Nếu đi bằng tramway T2, thì nên xuống bến ‘‘Brimborion’’ hay gần hơn nữa là bến ‘‘Musée de Sèvres’’, nằm trước mặt Viện bảo tàng chuyên trưng bày gốm sứ, rồi đi bộ dọc bờ sông Seine vài phút đến tận nhà hát La Seine Musicale.
Khác với năm trước, liên hoan chiếu phim miễn phí ngoài trời CinéClub Paradiso đã có phần thay đổi do các quy định giãn cách xã hội. Tuy diễn ra trong một không gian rộng mở, chứ không hề bị khép kín, nhưng liên hoan vẫn hạn chế lượng người tham gia ở mức tối đa là 300 khán giả trong mỗi đêm. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp đón, và khán giả có thể chọn chỗ xem phim thoải mái, không sợ ngồi quá gần nhau. Tuy nhiên, biện pháp này cũng bắt buộc người tham gia phải đăng ký trước, nhất là những khán giả nào muốn đi với bạn bè hay với gia đình. Đổi lại, cả ba sự kiện trong cùng một đêm giải trí : triển lãm, hoà nhạc, chiếu phim đều hoàn toàn miễn phí.
Vụ Boeing Ukraina bị bắn hạ tại Iran:
Pháp bắt đầu phân tích hộp đen
Minh Anh
Ngày 20/07/2020, Pháp bắt đầu phân tích các dữ liệu hộp đen của chiếc máy bay hãng hàng không Ukraina bị bắn hạ tại Iran hôm 08/01/2020. Hộp đen đã được trao cho Cơ quan Điều tra và Phân tích của Pháp để phân tích.
Thảm họa hàng không này xảy ra vài giờ sau chiến dịch thủ tiêu tướng Iran Qassem Soleimani do Hoa Kỳ tiến hành, tình hình trong khu vực gia tăng thẳng thêm một nấc. Chiếc Boeing của hãng hàng không Ukraina vừa cất cánh từ phi trường Téhéran thì đã bị trúng hai tên lửa của Vệ Binh Cộng Hòa. Toàn bộ 176 người, bao gồm hành khách và phi hành đoàn, đều thiệt mạng.
Tai nạn xảy ra đã gây ra những căng thẳng ngoại giao gay gắt giữa Iran và Ukraina. Kiev cáo buộc Iran che giấu sự thật. Việc Teheran chấp nhận gởi những chiếc hộp đen đến Pháp, một trong số các nước hiếm hoi có khả năng kỹ thuật để trích lại các mẫu ghi âm bị hư hại, đã được chính quyền Kiev tán đồng.
Trả lời RFI, ông Jean Serrat, cựu cơ trưởng và chuyên gia trong lĩnh vực hàng không, cho biết việc xem xét các chiếc hộp đen trước hết cho biết rõ hoàn cảnh chính xác xảy ra sự cố:
« Cần phải nói rõ là có hai chiếc hộp đen trong máy bay. Chiếc thứ nhất lưu giữ tất cả các thông số kỹ thuật: vận hành động cơ, áp suất dầu, điều áp khoang, độ cao của máy bay, vận tốc của máy bay hay vị trí của máy bay. Hộp thứ hai, cực kỳ quan trọng, mà người ta còn gọi là hộp ghi âm, ghi tất cả các âm thanh ở bên trong buồng lái. Hộp đen này cho phép biết những gì phi công và cơ trưởng nói với nhau, hay là giữa phi công và phi hành đoàn, cũng như là những trao đổi vô tuyến với đài kiểm soát không lưu ».
Đối với vị chuyên gia này, việc Iran chấp nhận gởi đến Pháp các chiếc hộp đen để làm phân tích còn là một sự cam kết về tính độc lập cho cuộc điều tra. Ông giải thích :
« Tại Iran, không có các thiết bị để đọc hộp đen, do vậy cần gởi chúng đến một nước có những thiết bị cần thiết, lần này chính là nước Pháp. Điều này mang lại một tính khách quan cho cuộc điều tra, bởi vì cần phải biết rằng, để đọc những chiếc hộp đen, bắt buộc phải có sự hiện của một hội đồng giám sát. Thứ nhất là một hội đồng giám sát đại diện cho nước xảy ra tai nạn, đó là Iran. Thứ hai, hội đồng giám sát đại diện cho nơi cấp số đăng ký của máy bay, ở đây là Ukraina. Thứ ba, hội đồng giám sát của nước sản xuất máy bay và vì đây là một chiếc Boeing 737, do vậy đó là Hoa Kỳ. Cuối cùng, cần phải có một hội đồng giám sát đại diện cho nước được chọn để đọc hộp đen, nghĩa là nước Pháp. Sự có mặt
của nhiều đại diện khác nhau sẽ cho phép bảo đảm một sự minh bạch tuyệt đối và tính xác thực của vụ việc được ghi lại trong hộp đen. »
Thủ hiến Đức kêu gọi
Quốc hội Mỹ chặn kế hoạch rút quân
Thủ hiến bốn tiểu bang của Đức đã kêu gọi các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ chặn kế hoạch rút quân Mỹ khỏi Đức, theo Reuters.
Tháng trước, Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cắt giảm 9.500 binh sĩ ở Mỹ ở Đức xuống còn 15 nghìn lính, cáo buộc nước này không đáp ứng mục tiêu chi tiêu quốc phòng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mà Hoa Kỳ cũng là thành viên và lợi dụng Mỹ về thương mại.
Thủ hiến của bốn tiểu bang ở miền nam, nơi có đặt các căn cứ Mỹ, gửi thư tới 13 thành viên quốc hội, trong đó có thượng nghị sĩ Mitt Romney và Jim Inhofe.
“Vì thế, chúng tôi kêu gọi quý vị ủng hộ chúng tôi trong khi chúng tôi tìm cách không cắt đứt mối quan hệ hữu nghị mà củng cố nó và bảo đảm sự hiện diện của Mỹ ở Đức và châu Âu trong tương lai”, thủ hiến của Bavaria, Hesse, Baden-Wuerttemberg và Rhineland-Palatinate viết, theo Reuters.
Theo hãng tin này, một phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ ở Berlin từ chối bình luận.
Tháng trước, Washington nói rằng động thái trên nhằm để tái triển khai binh sĩ và sẽ “củng cố khả năng ngăn chặn Nga, tăng cường NATO và trấn an các đồng minh”, theo Reuters.
Nhưng các thủ hiến viết rằng các lực lượng Mỹ tại các tiểu bang của họ “tạo thành xương sống cho sự hiện diện của Mỹ ở châu Âu và khả năng hành động của NATO”.
Lý do khiến người Phần Lan luôn trung thực
Srishti Chaudhary
Đó là tháng 12, khi tôi vừa mới đến Helsinki. Tuyết còn mới phủ dài trên những con đường và tôi hối hả mặc đồ để giữ ấm trước cái lạnh; găng, mũ, khăn choàng.
Tôi hướng đến ga xe lửa để tìm mua một thẻ SIM Phần Lan, và ghé vào một số cửa hàng và quầy để tìm thẻ SIM tốt nhất.
Ngôi làng đẹp nhất nước Áo hóa ‘làng ma’ vì Covid-19
Nhà hàng chỉ phục vụ một thực khách thời Covid-19
Xây nhà vào lớp băng vĩnh cửu ở cực Bắc thế giới
Rồi tôi chợt nhận ra rằng mình đã để quên mũ ở đâu đó và bực bội dò ngược lại đoạn đường. Tôi nhìn vào trong các cửa hàng, làm ra vẻ đội mũ, hỏi xem có ai nhìn thấy nó không. Cuối cùng tôi cũng nhìn thấy nó, treo trên một cây thông Noel nhỏ nằm trên một quầy hàng và cười bắt lấy nó.
Không sợ mất đồ
Điều đó đưa đến một trong những quan sát đầu tiên của tôi về Phần Lan: rằng người Phần Lan là những người rất trung thực. Trong chuyến đi của mình, tôi dần phát hiện ra rằng lòng trung thực được trân trọng trong xã hội ở đây và là nền tảng của mọi giao tiếp: mọi người được mặc định là luôn trung thực, và lòng tin lẫn nhau được ngầm hiểu trừ khi được chứng minh ngược lại.
Trong thử nghiệm ‘Mất Ví’ do Reader’s Digest thực hiện, Helsinki là thành phố trung thực nhất trong số các thành phố được làm phép thử
“Thành thật là một đặc điểm của văn hóa Phần Lan – ít nhất là nếu chúng ta so sánh với các nền văn hóa khác,” Johannes Kananen, giảng viên tại Khoa Khoa học Thụy Điển, Đại học Helsinki, nói. “Trong tiếng Anh có một thành ngữ rằng sự thật có giá trị đến nỗi nó nên được sử dụng nhỏ giọt. Nhưng ở Phần Lan, mọi người nói thật mọi lúc.”
Người phương Tây ‘không biết dùng nghệ’?
Lễ Quốc khánh của một quốc gia không tồn tại
Đâu là nơi phát minh ra đồng đô la?
Tình huống tìm lại mũ bỏ quên của tôi không hề là duy nhất, vì ở Phần Lan tài sản bị mất dường như luôn tìm đường trở về với chủ sở hữu.
“Đó là một thói quen rất lạ lùng ở xung quanh đây, việc đem treo những đôi găng tay bị thất lạc lên cành cây,” Natalie Gaudet, làm việc tại Đại học Aalto, giải thích rằng việc này giúp người ta dễ dàng nhìn thấy chúng từ xa. “Trẻ em luôn làm mất găng tay và mọi người thường treo chúng lên một cái cây gần đó để người mất có thể tìm thấy trên đường trở về.”
Trong một xã hội nơi sự trung thực được hiểu ngầm, mọi người hiểu rằng chỉ có chủ sở hữu đến nhận đồ bị mất.
Một vài năm trước, tạp chí Reader’s Digest đã làm ‘Thử nghiệm mất ví’, theo đó các phóng viên của họ ‘đánh mất’ 192 chiếc ví ở các thành phố trên khắp thế giới.
Trong mỗi ví có 50 đô la Mỹ cùng với thông tin liên lạc, ảnh gia đình và danh thiếp. Mười một trong số chiếc 12 ví đánh mất ở thủ đô Phần Lan đã được trả lại cho chủ sở hữu, khiến Helsinki trở thành thành phố ‘trung thực’ nhất trong số những nơi được thử nghiệm.
Nhưng điều gì làm cho Phần Lan trở thành một đất nước trung thực đến vậy?
Phần Lan được bầu là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong ba năm liên tiếp
Nguồn gốc lịch sử
Nhà nước Phần Lan không có lịch sử quá lâu đời; trong hàng thế kỷ, đất nước Phần Lan ngày nay thuộc vương quốc Thụy Điển. Trong khi tiếng Thụy Điển là ngôn ngữ của tầng lớp thượng lưu, thì tiếng Phần Lan trở nên gắn liền với tầng lớp thấp, nông dân và giới tăng lữ.
Chỉ đến năm 1809, Phần Lan mới có được quy chế tự trị do Sa hoàng Alexander Đệ nhất của Nga trao cho trong Chiến tranh Phần Lan, và trở thành Đại Công quốc Phần Lan, tiền thân hiện đại của đất nước Phần Lan ngày nay. Đó là khi bản sắc Phần Lan rõ rệt bắt đầu định hình và ngôn ngữ Phần Lan bắt đầu phổ biến.
Nói như Urpu Strellman, nhà môi giới xuất bản ở Helsinki, thì “Một hình ảnh đã được tạo ra, một hình ảnh rập khuôn về người Phần Lan như những người nghiêm khắc, khiêm tốn, chăm chỉ, biết vâng lời Chúa vốn vượt qua những thời khắc khó khăn, sẵn sàng đón nhận mọi thứ định mệnh đem đến cho họ. Đây là những đặc tính liên quan chặt chẽ đến sự trung thực.”
Cảnh quan phần lớn là thôn quê, cộng với mùa đông Bắc cực âm u, đòi hỏi phải đón nhận những thái độ này nếu Phần Lan muốn xây dựng đất nước. Từ ‘sisu’ trong tiếng Phần Lan mô tả khái niệm về sự kiên cường, bền bỉ và cứng cỏi vốn đã đi vào bản sắc dân tộc và đặc điểm văn hóa.
Những mùa đông khắc nghiệt một phần tạo nên tính cách bền bỉ và vững vàng vượt khăn của người Phần Lan
Thêm vào đó, một khi Phần Lan tách ra khỏi vương quốc Thụy Điển, họ đã có thể thành lập Giáo hội Phúc âm Luther và đạo đức Tin lành.
Trong cuốn sách ‘Bàn về di sản của Giáo hội Luther ở Phần Lan’, Klaus Helkama và Anneli Portman đã xem xét về cội rễ Tin lành trong giá trị về tính trung thực ở Phần Lan.
Họ cho rằng điều này đã được các hoạt động truyền giáo Tin lành vốn tập trung vào giáo dục và in ấn đại chúng đem tới; và đến lượt nó, những thứ này dẫn đến sự tự vấn và kích hoạt tính trung thực.
Giáo hội Luther ở Phần Lan là một trong những giáo hội lớn nhất thế giới.
Những phẩm chất đó giờ đã bắt rễ ăn sâu vào văn hóa Phần Lan, Kananen nói. “Sự thành thật và trung thực được đánh giá cao và được tôn trọng.”
Ông nhắc đến ví dụ về vụ bê bối đã xảy ra với các vận động viên trượt tuyết Phần Lan khi nước này đăng cai Giải Vô địch Trượt tuyết Bắc Âu FIS năm 2001. Sáu vận động viên hàng đầu Phần Lan đã bị phát hiện dùng doping và bị loại. Vụ bê bối được báo chí trong nước đưa tin như là nỗi tủi hổ của công chúng, và ở trong nước có một cảm giác mất mặt tập thể.
Thánh đường Lutheran Cathedral của Helsinki là biểu tượng cho gốc rễ Tân giáo của nước này
“Đối với người Phần Lan, điều tệ nhất về vụ tai tiếng này không phải là bản thân vụ tai tiếng,” một bài báo đăng trên Tạp chí Lịch sử Thể thao Quốc tế viết. “Điều tồi tệ nhất là, cùng với vẻ ngoài về sự trung thực trong thể thao nói chung, huyền thoại về người Phần Lan trung thực, chăm chỉ đã sụp đổ.”
‘Tự hào dân tộc’
“Tất cả chỉ vì niềm tự hào dân tộc,” Kananen nói. “Trái lại, ở Na Uy khi một trong những nữ vận động viên trượt tuyết của họ bị phát hiện doping, cả nước bảo vệ cô ấy và muốn hình phạt đối với cô ấy càng nhẹ càng tốt.”
Thật vậy, phần lớn niềm tự hào của người Phần Lan đến từ mức độ lòng tin cao trong xã hội, điều này đến lượt nó là chỉ dấu cho thấy tâm lý chung là mọi người đều được tin tưởng rằng họ hành động trung thực.
“Ở Phần Lan, nhà nước là bạn chứ không phải thù,” Kananen nói. “Nhà nước được nhìn nhận là hành động vì lợi ích chung – vì vậy các quan chức nhà nước hành động vì lợi ích chung của mọi người. Có lòng tin rất lớn vào những người đồng bào và những người phục vụ người dân, trong đó có cảnh sát. Người dân Phần Lan cũng là những người rất vui lòng đóng thuế. Họ biết rằng tiền thuế được sử dụng cho lợi ích chung và họ cũng biết rằng không ai gian lận khi đi thu thuế.”
Tuy nhiên, thông thường, mọi thứ có thể chỉ đơn giản là bởi quy mô cộng đồng.
Gokul Srinivasan, kỹ sư ngành robotic tự động và là doanh nhân sống ở Helsinki, giải thích rằng trong một cộng đồng nhỏ nếu ai đó bị bắt gặp nói dối một lần, họ sẽ không được coi là đáng tin cậy nữa.
Mặc dù Phần Lan lớn hơn gần ba lần so nước Anh, nhưng dân số của họ chỉ bằng một phần mười – với phần lớn trong số 5,5 triệu dân tập trung ở các trung tâm đô thị ở phía nam. Do vậy, nhiều khả năng là những người hoạt động trong cùng một lĩnh vực nào đó thì đều biết nhau.
Các nghiên cứu xác định rằng có những mối liên hệ giữa việc cải thiện sức khỏe tinh thần và thể lực với việc nói năng thành thật
“Nếu một người Phần Lan xem bạn là người không đáng tin cậy, bạn nên xem rằng đó là cây cầu đã bị đốt cháy, và nó sẽ dẫn đến những cây cầu khác cũng bị cháy,” Srinivasan nói. “Họ không có thói quen nói sau lưng, nhưng nếu có ai đó yêu cầu thư giới thiệu thì đó sẽ là một vấn đề.”
Tôi nghĩ rằng những điều này nghe có vẻ rất nặng nề đối với một quốc gia mới đây đã được bầu chọn là ‘quốc gia hạnh phúc nhất thế giới’ năm thứ ba liên tiếp.
Khi tôi đến Phần Lan, tôi rất háo hức muốn xem mức độ ‘hạnh phúc’ này được thể hiện như thế nào. Hạnh phúc, suy cho cùng, là liên hệ với sự trung thực: trong một phúc trình được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ công bố có một nghiên cứu đã xác định được mối liên hệ giữa việc cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần với việc nói sự thật.
‘Thẳng ruột ngựa’
Nếu đặt sự thành thật sang một bên, mức độ hạnh phúc được cho là của nước này chắc chắn sẽ không hiển nhiên.
Trong mắt tôi, người dân Phần Lan rất giúp ích nhưng không xen vào chuyện người khác, ấm áp nhưng khắc kỷ, rõ ràng nhưng không biểu cảm quá mức.
Tuy nhiên, điều hiển nhiên là phong cách giao tiếp trực tiếp của họ, điều mà Strellman cho là xuất phát từ các giá trị cốt lõi của họ là sự trung thực và thẳng thắn.
Sự trung thực được đánh giá cao trong xã hội Phần Lan, và là nền tảng cho mọi giao tiếp xã hội
“Chúng tôi rất dở trong việc trò chuyện phiếm – luôn im lặng tốt hơn là nói về cái gì đó không đi đến đâu,” bà nói. “Có một ý nghĩ mạnh mẽ là cần phải nói mọi việc đúng như bản chất của nó, không đưa ra những lời hứa suông và không cố gắng đánh bóng mọi thứ. Người Phần Lan đánh giá cao sự thẳng thắn hơn là mồm miệng giỏi.”
Người Phần Lan xem những lời họ nói rất nghiêm túc, vì vậy mỗi từ thực sự nói ra đúng nghĩa của nó.
Trong một nghiên cứu của nhà dân tộc học Donal Carbaugh, ông giải thích lý do vì sao những cách nói so sánh theo mức cao nhất sẽ bị người Hà Lan cho là quá tự phụ. Một nguyên tắc trong giao tiếp của người Phần Lan, ông viết, là phải tập trung vào những gì bạn nói.
Kananen đồng ý: “Người Phần Lan có xu hướng hiểu các câu nói theo nghĩa đen. Vì vậy, nếu bạn nói rằng bạn ăn chiếc burger ngon nhất trước giờ thì điều đó có thể dẫn đến cuộc trò chuyện mà bạn phải nói về tất cả các loại burger bạn đã từng ăn và tiêu chí chính xác để đánh giá burger nào là tốt nhất. Trừ phi bạn có thể chứng minh đó là chiếc burger ngon nhất từ trước đến nay một cách khách quan, nếu không thì người ta sẽ hơi nghi ngờ bạn, và, vâng, chắc chắn là bạn đã quá tự phụ.”
Dân số Phần Lan hầu hết tấp trung ở vùng miền nam, nhưng Lapland, nơi cực bắc của Phần Lan, vẫn có cư dân sống rải rác
Tất nhiên, có những lỗ hổng trong việc này. “Mặt trái của nền văn hóa này là xu hướng chỉ cho phép một ‘sự thật’ tồn tại vào thời điểm đang xảy ra quá nhiều thứ, từ kinh tế, y tế cho đến công nghệ ,” ông nói.
“Đây là sự thật mà chúng tôi có thể đọc được từ các tờ báo và những gì các chuyên gia nói với chúng tôi. Chúng tôi không giỏi chấp nhận sự đa dạng ý kiến vì có một niềm tin sâu sắc rằng chỉ có một sự thật.”
Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, trung thực hóa ra lại là điều tốt nhất, như người Phần Lan có thể nói với bạn – mặc dù bạn phải mất một chút thời gian để quen.
Sau đó trong tuần, tôi cùng một người bạn Phần Lan tới Turku, một thành phố ở nam nước này và lang thang khắp trung tâm để tìm bia ngon.
Chúng tôi đến nhiều quán bar, để áo khoác trên móc áo ở lối vào. Khi chúng tôi uống bia và tán gẫu, tôi không thể không liếc nhìn chiếc áo khoác của mình. Không có khóa an ninh và không ai coi chừng chúng cả.
“Đừng lo,” bạn tôi nhắc, có thể đã là lần thứ 100 rồi. “Không ai lấy đâu.”
Cuối cùng tôi cũng bắt đầu tin vào điều đó.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-tra-53463988
Nhật Bản chi hơn nửa tỉ USD cho các công ty rời TQ
Nhật Bản bắt đầu trả tiền để những công ty của nước này rút nhà máy khỏi Trung Quốc và quay về nước, hoặc đến Đông Nam Á, theo chương trình nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng và giảm sự phụ thuộc sản xuất vào Trung Quốc.
Tổng cộng 57 công ty, bao gồm các hãng tư nhân như Iris Ohyama và Sharp, sẽ nhận được 57,4 tỉ yen (536 triệu USD) tiền trợ cấp từ chính phủ Nhật Bản, theo Hãng Bloomberg hôm 18.7 dẫn thông tin từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp nước này.
Thêm 30 công ty được hỗ trợ tài chính để chuyển hoạt động sản xuất đến Việt Nam, Myanmar, Thái Lan và các nước Đông Nam Á khác, nhưng chưa rõ số tiền là bao nhiêu.
Trong khi đó, báo Nikkei đưa tin chính quyền Tokyo sẽ chi tổng cộng 70 tỉ yen trong đợt này. Đây là khoản tiền chi từ gói ngân sách 243,5 tỉ yen được chính phủ phân bổ từ tháng 4, nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung xấu dần, chiến tranh thương mại song phương vẫn còn đó và nhất là sau khi dịch Covid-19 bùng phát, hiện Mỹ và các nước khác đang tìm cách chuyển các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc.
Chính sách được Nhật Bản đang triển khai tương tự như chính sách của Đài Loan vào năm 2019.
Trung Quốc lâu nay vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và các công ty Nhật Bản đầu tư mạnh mẽ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã gây tổn hại quan hệ kinh tế song phương, cũng như làm ảnh hưởng hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản.
Chính quyền Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong nhiều năm qua nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc, nhưng dịch bệnh và các tranh chấp chủ quyền tại Hoa Đông đã tác động lớn đến các nỗ lực đó, theo Nikkei.
http://biendong.net/doc-bao-viet/35883-nhat-ban-chi-hon-nua-ti-usd-cho-cac-cong-ty-roi-tq.html
Đài Loan muốn
tham gia các cuộc đàm phán về biển Đông
Tin từ Đài Bắc, Đài Loan – Vào hôm thứ Bảy (18 tháng 7), một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Đài Loan cho hay nước này muốn tham gia vào các cuộc đàm phán đa phương về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Đài Loan đưa ra tuyên bố sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo bác bỏ yêu sách “bất hợp pháp” của Trung Cộng về việc tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng Biển Đông, vùng biển giàu tài nguyên biển và khoáng sản. Trung Cộng đã xây dựng các hòn đảo nhân tạo với các căn cứ quân sự đối ở các rạn san hô và vùng tranh chấp trong khu vực được Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.
Trong khi đó, vào hôm thứ Bảy (18 tháng 7), cộng sản Việt Nam đã hoan nghênh bình luận của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, người cho rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Cộng ở Biển Đông trái với pháp luật. Ngoài ra, ông Pompeo còn nói thêm rằng bất kỳ hành động nào Trung Cộng thực hiện ở vùng biển ngoài lãnh thổ 12 hải lý của nước này, bao gồm cả việc đánh bắt cá hoặc phát triển hydrocarbon, đều bất hợp pháp.
Hôm thứ Ba (14 tháng 7), David Stilwell, phụ tá bộ Ngoại trưởng Hoa Kỳ ở khu vực Đông Á, thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng Hoa Kỳ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Cộng vì các hành động bất hợp pháp trong khu vực. Đáp lại, Trung Cộng tuyên bố không sợ Hoa Kỳ. Phát ngôn viên
Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng ủng hộ lập trường của Hoa Kỳ khi căng thẳng leo thang. (BBT)
https://www.sbtn.tv/dai-loan-muon-tham-gia-cac-cuoc-dam-phan-ve-bien-dong/
Người Hồng Kông: Pháp Luân Công
là tấm gương phản bức hại bền bỉ và lý trí
Trương Thanh
Nhân sĩ phong trào dân chủ Hồng Kông đã nhận ra, những người kiên trì hòa ái nói lên sự thật suốt 21 năm đã đúng về bản chất của chính quyền Trung Quốc. Tội ác đã lặp lại, phương thức y hệt và kẻ chủ mưu chỉ có một.
Ngày 20/7 hàng năm đối với cộng đồng các học viên Pháp Luân Công đã trở thành ngày “phản bức hại” với nhiều hoạt động tưởng niệm các học viên bị bức hại vô lý. Câu chuyện bắt đầu từ cách đây 21 năm, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân đã chú ý tới môn thiền định Pháp Luân Công vì sự phổ biến không ngừng của nó. Ngày 19/7/1999, Giang Trạch Dân chính thức tuyên bố trong hội nghị cấp cao rằng Bộ Dân chính phải đứng ra “cấm chỉ” hoàn toàn Pháp Luân Công vốn theo Chân-Thiện-Nhẫn. Sớm ngày 20/7/1999, hành động bắt giữ và lục soát quy mô lớn các phụ đạo viên Pháp Luân Công đã bắt đầu. Báo chí, phát thanh và truyền hình bắt đầu phê phán công kích Pháp Luân Công và người sáng lập 24/24. Tổng bí thư Giang Trạch Dân tuyên bố sẽ tiêu diệt Pháp Luân Công chỉ trong 3 tháng.
Từ ngày 20/7/1999 đến nay đã 21 năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn lợi dụng bộ máy quốc gia để điên cuồng bức hại và giết hại các học viên Pháp Luân Công. Theo thống kê của Minghui.org, tính đến ngày 10/7/2019, đã có ít nhất 2,5 – 3 triệu lượt học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ (bao gồm những người bị bắt giữ nhiều lần).
Báo cáo Nhân quyền Minh Huệ ghi dấu 20 năm bức hại mô tả đầy đủ dựa trên chứng cứ xác thực về toàn cảnh cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong đó đã liệt kê những phương pháp tàn ác mà bộ máy chính quyền Trung Quốc đã thực hiện lên những người tu tập Chân-Thiện-Nhẫn. Bao gồm: Tuyên truyền kích động hận thù đẩy Pháp Luân Công về phía đối địch với người dân; Giam giữ bất hợp pháp học viên tại các trung tâm tẩy não, trại lao động cưỡng bức, bệnh viên tâm thần…; Tước đoạt cơ hội việc làm, giáo dục, cư trú và thu nhập ổn định của người tập; Phá hoại gia đình khiến nhiều trẻ em trở thành nạn nhân; Tra tấn man rợ (đánh đập, bức thực, thực hiện các tư thế gây đau đớn, tra tấn các giác quan, hạn chế nhu cầu cơ bản, sốc điện, trấn nước và gây ngạt, biệt giam, cưỡng hiếp, làm nhục và tấn công tình dục); Thu hoạch nội tạng; Mở rộng bức hại ra ngoài Trung Quốc…
Chỉ riêng tại các trung tâm tẩy não, từ 1999-2014, đã có 3.653 trường hợp học viên tử vong, trong đó 20,4% trường hợp bị tra tấn và 10% trường hợp chết ngay tại các cơ sở này. Từ năm 2006, tội ác mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công và vụ hỏa thiêu giả để vu khống Pháp Luân Công của ĐCSTQ đã bị phơi bày trên diễn đàn quốc tế.
Dù bị đàn áp đẫm máu phi lý trong suốt 21 năm, Pháp Luân Công không những không bị tiêu diệt mà còn ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Để lật tẩy tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ, không để nhiều người hơn nữa bị lừa dối mà không nhận ra bản chất của thể chế này, các học viên Pháp Luân Công để sử dụng nhiều biện pháp phản đối bức hại một cách có lý trí, an hòa.
Bởi mọi kênh kiến nghị hợp pháp đều bị chặn và các nguồn tin độc lập bị kiểm duyệt, nên các học viên đã nghĩ ra nhiều phương thức sáng tạo. Những cuộc diễu hành quy mô lớn ở Hồng Kông, cửa ngõ tự do ngay sát Trung Quốc với khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng” đã khiến rất nhiều người Hồng Kông và nhân dân Đại lục sang đó du lịch thấy được bản chất tà ác, gian trá, ích kỷ của ĐCSTQ.
Trong cuộc đấu tranh dân chủ ngoan cường của người dân Hồng Kông và đỉnh điểm là phong trào Phản Tống Trung (chống luật dẫn độ về Trung Quốc), họ đã tiếp tục dương cao và lan tỏa khẩu hiệu “Trời diệt Trung Cộng”.
Ông Albert Hà (Hà Tuấn Nhân), chủ tịch đương nhiệm của Liên minh Ủng hộ các Phong trào Dân chủ Yêu nước ở Trung Quốc của Hồng Kông, nhận định rằng các hành động tàn bạo của ĐCSTQ dùng bức hại Pháp Luân Công là man rợ và vô nhân đạo. Ông nói bản thân khâm phục sự bền bỉ của các học viên trong hoàn cảnh khó khăn như vậy. Ông hy vọng họ sẽ tiếp tục và không bao giờ từ bỏ.
Ông Lương Diệu Trung, ủy viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông kiêm ủy viên Hội đồng Quận Quỳ Thanh cũng bày tỏ thái độ khâm phục các học viên không cúi đầu trước trước sự nạt nộ không ngừng của các nhóm thân ĐCSTQ. Ông nói các học viên chưa bao giờ ngừng đấu tranh vì quyền theo đuổi tín ngưỡng của họ. Tinh thần bền bỉ của họ xứng đáng có được sự tôn trọng của người dân Hồng Kông.
Ông Lô Tuấn Vũ, ủy viên Hội đồng Quận Truân Môn cho biết: “Sự bền bỉ của họ là một hình mẫu tuyệt vời cho người Hồng Kông. Nhờ các học viên, chúng tôi biết chính quyền ĐCSTQ tà ác ra sao, chúng tôi phải giữ vững lập trường và tiếp tục phản đối ĐCSTQ như thế nào”.
Ông cũng nhận thấy sau cuộc thỉnh nguyện ở Bắc Kinh năm 1999, không có mẩu rác nào còn sót lại. Đây không phải là việc dễ dàng. “Điều này cho thấy các học viên có chuẩn mực đạo đức cao. Ngược lại, các nhóm thân ĐCSTQ thì cầm biểu ngữ lăng mạ Pháp Luân Công. Hành động ác ý, thô bạo của họ còn độc hơn cả virus Vũ Hán. Ai đã mang những nhân tố bất hảo này vào xã hội Hồng Kông vậy – nào là bạo lực, phỉ báng, đấu tố kiểu cách mạng văn hóa? Tôi đoan chắc rằng công chúng đều phân biệt được”.
Bà Lưu, thành viên của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Hồng Kông cho biết: “Trước đây, công dân Hồng Kông cho rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công không liên quan gì đến họ. Nhưng sau các cuộc biểu tình mùa hè nhằm phản đối luật dẫn độ vừa rồi, họ đã nhận ra rằng ĐCSTQ đang dùng chiêu thức tương tự (trong cuộc bức hại Pháp Luân Công) để bức hại người Hồng Kông. Họ bắt đầu lắng nghe chúng tôi và nhận ra nạn thu hoạch nội tạng là có thật”.
Không chỉ người dân yêu tự do của Hồng Kông đã nhận ra bản chất của ĐCSTQ thông qua những gì họ đang làm đối với phong trào dân chủ ở Hương Cảng, nhiều quốc gia văn minh trên thế giới cũng đã bắt đầu nhận ra và phẫn nộ trước sự bưng bít của ĐCSTQ về virus Vũ Hán. Từ đó, thế giới bắt đầu nhìn nhận lại một cách cẩn thận và có lý trí hơn đối với lịch sử gian dối, bạo lực, phương thức ngoại giao nhăm nhe trục lợi cho mình, ý đồ bành trướng, thủ đoạn lừa lọc, ăn cắp, thấp hèn trái ngược với thế giới văn minh của ĐCSTQ.
Nhận ra bản chất của ĐCSTQ thông qua các vụ bức hại chính nhân dân của mình, lựa chọn không đứng về cùng một phe với tà ác, hoặc minh bạch không ủng hộ hay im lặng trước cái ác, đó là hành động thể hiện lương tâm cũng lại là trách nhiệm của người chính nghĩa.
Virus corona : Đợt dịch thứ ba dữ dội hơn tại Hồng Kông
Thụy My
Hồng Kông đang phải đối mặt với một đợt dịch virus corona thứ ba, dữ dội hơn những đợt trước. Hôm qua, 19/07/2020, đã có thêm 108 ca nhiễm mới, con số cao nhất kể từ khi phát hiện bệnh nhân đầu tiên tại đặc khu vào cuối tháng Giêng.
Các ổ dịch xuất hiện tại nhiều địa điểm khác nhau. Cho dù Hồng Kông chưa bao giờ bị phong tỏa, chính quyền đã phải áp dụng các biện pháp mới nghiêm ngặt hơn.
Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy cho biết thêm chi tiết :
« Trong số 108 ca dương tính mới hôm qua, có 83 ca là do lây nhiễm tại chỗ chứ không phải từ bên ngoài mang vào, chứng tỏ Hồng Kông có nhiều ổ dịch đang hoành hành. Một lý do khác gây lo ngại là có đến phân nửa số ca nhiễm mới mà chính quyền không thể truy xuất được nguồn gốc từ đâu, ai lây cho và lây như thế nào.
Đối với những ca tìm được nguồn lây, tất cả đều có liên quan đến các tiếp xúc gần như chơi mạt chược hoặc bóng bàn, hoặc cùng dùng bữa chung. Tuy nhiên, trên cơ sở các vụ lây nhiễm do tiếp xúc không đeo khẩu trang trong thời gian rất ngắn chỉ vài phút đồng hồ, bác sĩ Chuang của trung tâm y tế dự phòng cho rằng virus lần này dường như mạnh hơn nhiều, hoặc lây lan nhanh hơn so với đợt dịch hồi tháng Ba.
Chính quyền nhắc nhở cần phải gia tăng cảnh giác, nhất là sau khi đụng chạm đến tiền bạc. Công chức lại phải làm việc từ nhà, và các nhà hàng phải đóng cửa từ 6 giờ chiều cho đến 5 giờ sáng. Chính quyền Hồng Kông cũng loan báo lập thêm 2.000 địa điểm cách ly mới, chuẩn bị đối phó với virus khi bước vào mùa đông. »
Nhật cho mở lại các trận đấu vật sumo
Những người hâm mộ sumo từ hôm qua 19/07/2020 đã có thể dự khán môn đấu vật truyền thống của Nhật Bản, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng, mặc dù các ca dương tính với virus corona vẫn đang tăng. Chỉ riêng hôm qua, Tokyo có thêm 190 ca.
Vòng thi đấu này kéo dài đến ngày 02/08, khoảng 2.500 khán giả được phép vào tại trung tâm thể thao Ryogoku Kokugikan có 11.000 chỗ. Họ được yêu cầu mang khẩu trang, và không đến gần các đấu sĩ xin chữ ký. Các sân vận động bóng đá, bóng chày ở Nhật cũng vừa mở cửa trở lại.
Một đấu sĩ 28 tuổi đã tử vong vì Covid-19 vào tháng Năm, và nhiều vận động viên khác cũng đã nhiễm bệnh. Một cuộc thi đấu vào tháng Ba đã diễn ra không có khán giả.
Những ngọn nến phơi bày cuộc đàn áp tàn bạo
suốt hơn 20 năm của ĐCSTQ
Ngọc Mai
Đã hơn hai thập niên, cứ vào dịp trung tuần tháng 7, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) khắp thế giới lại tổ chức các hoạt động thắp nến tưởng niệm những người vô tội đã và đang bị đàn áp bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây cũng là hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về một “tội ác phản nhân loại” vẫn đang tiếp diễn tại Trung Quốc.
Sự kiện 20/7/1999
21 năm trước, vào ngày 20/7/1999, người đứng đầu của ĐCSTQ khi đó là Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc bức hại tàn khốc nhắm vào những người tu luyện Pháp Luân Công (một môn khí công thuộc trường phái Phật gia) ở Trung Quốc. Các học viên đã bị cầm tù phi pháp, bắt cóc, cưỡng chế lao động, bị đuổi việc, tra tấn và nhiều người đã bị giết hại để lấy nội tạng. Tuy nhiên họ vẫn kiên định vào đức tin Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công bất chấp khó khăn, nguy hiểm vì bị đàn áp từ một chính quyền tàn bạo.
Trong hơn 20 năm, cứ đến ngày 20/7, các học viên khắp nơi trên thế giới lại tổ chức các hoạt động thắp nến tưởng niệm những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại tại Trung Quốc.
Trong 20 năm, sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công đã giúp nhiều người thấy rõ sự tàn khốc của cuộc đàn áp và những độc hại mà ĐCSTQ gieo rắc, từ đó nhận ra bản chất của chính quyền Trung Quốc đương đại và những lời dối trá họ dùng để bức hại người dân của chính mình.
Nguyên nhân cuộc đàn áp
Câu chuyện trở lại với bối cảnh của 3 thập niên trước. Năm 1992, Pháp Luân Công, môn khí công Phật gia theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, được ông Lý Hồng Chí truyền ra xã hội. Vì những lợi ích về đạo đức, sức khỏe cho cộng đồng, pháp môn này nhanh chóng phổ biến khắp toàn Trung Quốc. Chỉ trong 6 năm ngắn ngủi, số học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 đến 100 triệu người.
Sau khi Pháp Luân Công được giới thiệu ra công chúng, chính quyền Bắc Kinh đã không chỉ chấp nhận sự phát triển nhanh chóng của môn tập, mà còn mời ông Lý tới giảng dạy tại các cơ sở của chính phủ và khen ngợi những lợi ích về đạo đức sức khỏe mà nó đã mang đến cho cộng đồng. Ngày 21/9/1993, tờ Nhật báo Công an Nhân dân, một ấn phẩm của Bộ Công an, đăng một câu chuyện ca ngợi ông Lý vì những đóng góp của ông “trong việc đẩy mạnh đạo đức truyền thống của người Trung Hoa chống lại tội ác, bảo vệ an ninh và trật tự xã hội, đẩy mạnh sự chính trực trong xã hội”.
Tuy nhiên đến ngày 20/7/1999, người đứng đầu ĐCSTQ đương thời đã phát động một cuộc đàn áp trên toàn quốc nhằm “nhổ tận gốc” Pháp Luân Công. Căn nguyên dẫn tới cuộc đàn áp có thể được giải thích theo nhiều khía cạnh. Dưới đây là một số nguyên nhân nổi bật:
Giải thích về mặt số lượng: Chỉ trong 6 năm, số người theo học Pháp Luân Công đã vượt quá số đảng viên ĐCSTQ (khoảng 65 triệu người). Cơ chế độc đảng cầm quyền khiến ĐCSTQ tự mường tượng ra rằng, họ sẽ chịu áp lực từ những người tu luyện Pháp Luân Công, dù thực tế những người tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn được ông Lý Hồng Chí yêu cầu không tham gia chính trị.
Giải thích về mặt kiểm soát:
Pháp Luân Công phát triển theo hình thức “người truyền người, tâm truyền tâm”, không có tổ chức đoàn thể ghi danh, ai thấy tốt thì học, nếu không thích thì tự động rút lui. Điều này khác biệt với cách quản lý của chính quyền ĐCSTQ, đó là nắm lấy các tổ chức, đưa người thọc sâu vào nội bộ các đoàn thể để nghe ngóng rò la tin tức, có các động thái chi phối và khống chế quan điểm chính trị.
“Nếu tìm hiểu điều gì đang diễn ra với các nhà thờ Công giáo ở Trung Quốc, bạn sẽ thấy ĐCSTQ bổ nhiệm giám mục; với Phật giáo [Tây Tạng], Đảng chọn ra Ban Thiền Lạt Ma; với Hồi giáo, Đảng cử cả lãnh tụ Hồi giáo”, luật sư nhân quyền David Matas cho biết tại Hội nghị Bàn tròn 2017.
Tuy nhiên, Pháp Luân Công không có cơ cấu tổ chức, ai muốn học thì học, không có lãnh đạo, không có quản lý, nên chính quyền Trung Quốc không thể kiểm soát bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu.
Luật sư Matas nói: “Họ không thể làm thế với Pháp Luân Công, và vì họ không thể kiểm soát bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu Pháp Luân Công nên họ chỉ còn cách đàn áp. Điều này phần nào lý giải vì sao có cuộc bức hại, nhưng nó cũng cho thấy sức mạnh của pháp môn này, vì Pháp Luân Công không thể bị hủy hoại bằng cách bổ nhiệm người đứng đầu do Đảng chỉ định, bởi vì Pháp Luân Công không có người đứng đầu”.
Giải thích theo nhân tố cá nhân: Nhiều bằng chứng cho thấy Giang Trạch Dân, bấy giờ là Tổng bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch nước, đã ghen tị sâu sắc với sự phổ biến của Pháp Luân Công. Những năm đương quyền, học thuyết “Ba đại diện” của ông Giang được đưa vào điều lệ Đảng, ép mọi đảng viên phải học, nhưng thực tế lại không như ông ta muốn. Trong khi đó gần 100 triệu người Trung Quốc sẵn sàng đón chào nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Công.
Giải thích bằng lịch sử của ĐCSTQ: Qua hơn 70 nắm quyền lực, ĐCSTQ đã thực hiện hết chiến dịch này đến chiến dịch kia để đàn áp người dân, như vụ thảm sát các sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, đàn áp Phật giáo Tây Tạng và các nhóm tôn giáo… để duy trì sự tồn tại và quyền kiểm soát tuyệt đối của mình đối với nhân dân.
“Cứ khoảng 10 năm, ĐCSTQ lại tiến hành đàn áp một nhóm người thiểu số, tôi nghĩ mục đích chính là để gieo rắc nỗi sợ hãi cho phần đông dân chúng”, nguyên Quốc vụ khanh Canada David Kilgour cho biết tại diễn đàn TEDxMünchen 2015.
Sự đàn áp “quen tay” đã khiến họ phát động một chiến dịch bức hại đối với Pháp Luân Công vào năm 1999, đúng 10 năm kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn.
Những hậu quả đau lòng của cuộc bức hại kéo dài suốt hơn 20 năm
Ngày 20/7/1999, các lực lượng an ninh tràn ra khắp Trung Quốc, bắt bớ hàng chục ngàn người tu luyện Pháp Luân Công, theo một tờ báo của Hồng Kông, số người bị bắt lên đến 50.000 trong một tuần. Liên tục một thời gian dài sau đó, các phương tiện truyền thông, trong đó có hơn 2000 tờ báo, hơn 1000 quyển tạp chí, và hàng trăm đài phát thanh và truyền hình địa phương phát liên tục thông tin vu khống Pháp Luân Công.
Các chiến lược chính của ông Giang trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”. Ông Giang và vây cánh đã lập ra phòng 610 khét tiếng tàn bạo ở khắp các địa phương, với mục đích là tận diệt Pháp Luân Công.
Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, hàng trăm ngàn người tập đã bị bắt giữ và đàn áp. Nhà điều tra độc lập, nhà báo Ethan Gutmann ước tính rằng có ít nhất 15% người bị giam giữ trong các trại lao động cải tạo là người tập Pháp Luân Công. Theo các tổ chức nhân quyền, người tập Pháp Luân Công bị tù lao động cải tạo, bị bắt bớ, tra tấn, thậm chí kinh hoàng hơn là bị giết để cướp nội tạng.
Đầu tháng 3/2006, một nhân chứng đã tiết lộ thông tin về trại lao động tập trung Tô Gia Đồn ở Trung Quốc, nơi này giam giữ 6.000 học viên Pháp Luân Công để thu hoạch nội tạng, kể từ đó, tội ác mổ cướp nội tạng sống của chính quyền ĐCSTQ đã bị vạch trần trên các kênh truyền thông nước ngoài.
Đến nay bộ máy bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn diễn ra, khiến nhiều người bị giam giữ phi pháp, chịu tra tấn và qua đời. Theo báo cáo của trang minghui.org, đã có 27 học viên Pháp Luân Công đã qua đời trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 5 năm 2020 do bị bức hại vì kiên định đức tin của mình.
Nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Trong nhiều năm qua, các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài vẫn luôn sát cánh cùng các học viên tại Trung Quốc đại lục. Họ lên tiếng bảo vệ công lý và lẽ phải, giúp người dân thế giới nhận thức sự tàn khốc của cuộc đàn áp, hoạt động mổ cướp nội tạng tại Trung Quốc, chấm dứt cuộc bức hại phi lý đã diễn ra suốt hơn 20 năm qua.
Trong quá trình này, các học viên cũng đã nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động nhân quyền và giới chính khách ở khắp nơi. Ví dụ như, tháng 10/2009, hai nhà điều tra độc lập, ông David Kilgour và ông David Matas, đã xuất bản cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” trình bày các bằng chứng cướp mổ nội tạng học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Và tháng 6/2016, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 343, lên án hoạt động thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.
Bất kể cuộc bức hại tàn khốc đã diễn ra 21 năm, Pháp Luân Đai Pháp vẫn không ngừng phát triển và phổ truyền trên 80 quốc gia với hơn 100 triệu người theo học trên thế giới.
Như hoa mai trên tuyết vươn mình mạnh mẽ, chịu đủ gian nan để đón nắng xuân, những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp dù ở đâu, họ cũng kiên định một niềm tin để nói với thế nhân “Pháp Luân Đại Pháp là tốt, Chân Thiện Nhẫn là tốt”.
Ông Tập Cận Bình lặp đi lặp lại
về ‘vai trò trọng tâm của Đảng Cộng sản’
Lúc Trung Quốc gặp khó khăn, Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc đi nhắc lại rằng Đảng Cộng sản lãnh đạo ở ‘Đông, Tây, Nam, Bắc và cả Trung tâm’.
Một bài viết quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đăng trên tạp chí của Đảng Cộng sản hôm 15/07/2020 nhắc lại định hướng “Đảng lãnh đạo tổng thị toàn cục” cho đất nước và xã hội Trung Quốc.
Thế nhưng bài trên tạp chí Cầu Thực (Qiushi – Tìm Sự thật), của Trung ương Đảng CS TQ bị các học giả Phương Tây cho là “nhàm chán, lặp lại” (monotony), và chỉ có mục tiêu khẳng định quyền lực cá nhân của ông Tập.
Tuy thế, giới quan sát cho rằng điều đáng nói chính là sự xuất hiện của bài báo vào lúc Trung Quốc đang gặp khó khăn bên trong: lụt lội lớn, dịch Covid-19 chưa dứt, và bên ngoài: va chạm với Hoa Kỳ, vấn đề Huawei, Hong Kong.
Anh quốc chuẩn bị đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong
Anh Quốc: Thiết bị 5G của Huawei phải gỡ bỏ hết vào 2027
Quyết định về Huawei của Anh cho thấy căng thẳng chiến lược với TQ
Theo James Palmer viết trên Foreign Policy (17/07) thì bài của ông Tập không có gì mới, chỉ là sự nhắc lại 18 đoạn trích dẫn đã cũ của chính ông.
Phần dẫn nhập thậm chí còn dùng một đoạn trích lời ông Tập từ 2013.
Đây là dấu hiệu mục đích duy nhất của việc đăng bài là nhằm xác tín lại quyền lực của Tập Cận Bình, bài trên Foreign Policy trích chuyên gia về TQ, ông Carl Minzer cho biết.
Việc kiểm soát này gồm hai phần: Đảng nắm tất cả, và ông Tập Cận Bình là hạt nhân, nắm trọn quyền trong Đảng.
‘Đặc sắc Tập Cận Bình’
Bản tiếng Anh của bài có tựa đề nói rõ rằng: “Sự lãnh đạo của Đảng chính là nét đặc sắc trọng yếu nhất của Chủ nghĩa xã hội mang đặc tính Trung Hoa”.
“Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc là sự lựa chọn của toàn thể nhân dân Trung Quốc, gồm các đảng phái dân chủ, tổ chức xã hội, dân tộc, các gia tầng và tất cả mọi người.”
Cụm từ quen thuộc “Đông, Tây, Nam, Bắc, và Trung tâm, mọi nơi đều do Đảng lãnh đạo”, được nhắc lại năm lần trong bài.
James Palmer viết trên trang Foreign Policy, gọi đây là “Bài báo Đỏ nhỏ xíu”, (Xi’s Little Red Article), gợi lại hình ảnh cuốn Mao Tuyển (Mao’s Little Red Book), để cho rằng tư duy nhàm chán của ông Tập tuy thế rấ̃t nguy hiểm.
Còn Richard McGregor, cựu phóng viên báo Anh, tờ Financial Times tại Trung Quốc, hiện là học giả ở Viện Lowy Institute ở Sydney, Úc thì cho rằng ông Tập Cận Bình đang tìm cách nhấn mạnh, để lỡ có ai quên, về vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
McGregor cũng viết trên tờ The Sunday Times hôm Chủ nhật 19/7 rằng nhân dịp vụ Anh loại Huawei, truyền thông Trung Quốc, và cả một số nhà ngoại giao Trung Quốc công khai đe dọa Anh
Tuy thế, ông McGregor, tác giả cuốn sách hồi 2010 về Đảng Cộng sản Trung Quốc, “The Party: The Secret World of China’s Communist Rulers” tin rằng với nước Anh, lời đe dọa của Trung Quốc không hiệu quả với Anh, vì trên thực tế, chỉ có 4% hàng xuất khẩu từ Anh là sang Trung Quốc, năm 2019.
Kinh tế Anh vì thế, không lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc như kinh tế Úc, vì Úc xuất đi 40% hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ngoài ra, Anh vẫn đang nắm trong tay lá bài quyết định hay không về số phận của công ty Trung Quốc trong hợp đồng xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Bradwell-on-Sea, Essex.
Tuần trước, một tác giả khác, Ambrose Evans-Richard viết trên tờ The Telegraph rằng Anh Quốc không việc gì phải sợ Trung Quốc, vì theo ông, kinh tế Trung Quốc “đã lên tới đỉnh (peaked), và sẽ chỉ đi vào đình trệ”. Điều quan trọng nhất, theo Evans-Richard, là chế độ của Tập Cận Bình không có một đồng minh kinh tế nào nữa.
Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng
Gần đây, giới ngoại giao Trung Quốc lên tiếng mạnh mẽ phản đối ‘sự bao vây” của Phương Tây và lên án các hoạt động của Mỹ, Anh ở châu Á.
Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh gần đây nhất xuất hiện trên chương trình phỏng vấn của phóng viên BBC Andrew Marr bác bỏ các cáo buộc về việc Trung Quốc giam giữ người Hồi giáo ở Tân Cương trong các trại cải tạo.
Ông Lưu Hiểu Minh nói với Andrew Marr rằng người Uighurs được đối xử giống như bất kỳ các nhóm sắc tộc nào khác ở Trung Quốc.
Trong một động thái khác thường, tuần trước, trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đăng bài của Tổng biên tập Hoàn cầu Thời báo, ông Hồ Tích Tiến, cảnh báo Việt Nam không đứng về phía Hoa Kỳ.
“Quan hệ quốc tế như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung– Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc.”
Ông giải thích về các lý do vì sao quan hệ Trung – Việt quan trọng, gồm cả câu về ý thức hệ chung: xã hội chủ nghĩa”, và “thực lực giữa Trung Quốc và Việt Nam là không sao thay đổi”.
Điểm quan trọng hơn cả, theo ông Hồ Tích Tiến, là Việt Nam cần trách bị Hoa Kỳ “lợi dụng”.
Vài hôm sau, nội dung bài của ông Hồ Tích Tiến bằng tiếng Việt đăng tải nhân dịp Mỹ – Việt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao đã bị bỏ khỏi trang Facebook của Đại sứ quán TQ tại Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53470894
TQ coi Anh điều tàu sân bay đến gần
là hành động “cực kỳ nguy hiểm”
Đại sứ Trung Quốc tại London cảnh báo Anh không điều tàu sân bay đến đồn trú ở Thái Bình Dương, cho rằng đây là “hành động rất nguy hiểm”.
Quan hệ Trung Quốc – Anh đã trở nên căng thẳng trong những tháng qua về vấn đề Hong Kong, tập đoàn Huawei và cách Trung Quốc đối phó dịch Covid-19.
Trả lời phỏng vấn trên tờ The Times của Anh, Đại sứ Trung Quốc tại London, Lưu Hiểu Minh cảnh báo Anh đưa tàu sân bay đến sát Trung Quốc sẽ là hành động rất nguy hiểm.
Ông Lưu khuyên Anh không nên “kéo bè kéo cánh với Mỹ để chống Trung Quốc” bằng các hành động quân sự.
Ông Lưu cũng nhắc đến việc Anh cắt quan hệ thương mại với Liên minh châu Âu vào cuối năm nay. “Hậu Brexit, tôi nghĩ rằng Anh vẫn muốn đóng vai trò quan trọng trên thế giới”, ông Lưu nói. “Đó không phải là cách để đóng vai trò quan trọng”.
Năm 2018, Anh từng đưa tàu tàu đổ bộ HMS Albion đến Biển Đông tuần tra tự do hàng hải. Động thái này khi đó đã khiến Trung Quốc hết sức tức giận.
Truyền thông Anh hồi tuần này đưa tin, giới lãnh đạo quân sự Anh muốn đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trị giá 3,9 tỉ USD đến đồn trú ở vùng biển sát Trung Quốc, có thể là Thái Bình Dương.
Con tàu cũng có thể tham gia tuần tra tự do hàng hải ở Biển Bông, cũng như các cuộc tập trận quân sự cùng Mỹ và Nhật Bản.
Quan hệ giữa Anh và Trung Quốc đang xấu đi nhanh chóng. Anh hôm 13.7 ra lệnh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G ở nước này, bất chấp cảnh báo trả đũa từ Bắc Kinh.
Đại sứ Lưu gọi động thái này là “đáng thất vọng và sai lầm”. Ông Lưu cho rằng, các công ty Anh sẽ mất hàng tỷ bảng đầu tư từ Trung Quốc.
Bà Hoa Xuân Oánh nói bậy về chủ quyền biển Đông
Bà Hoa Xuân Oánh – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – đã đăng ý kiến trên Twitter nói về chủ quyền biển Đông một cách vô chứng, vô pháp. Sau tuyên bố ngày 13-7-2020 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ về vấn đề biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hoa Xuân Oánh đã đăng trên tài khoản Twitter của mình một số phát ngôn như sau:
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chiều 16-7 đã phản ứng về các ý kiến trên Twitter của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh về biển Đông
Đường chín đoạn của Trung Quốc không phải thông báo vào năm 2009. Bản đồ chính thức biển Đông với đường đứt đoạn đã được xuất bản năm 1948 bởi chính quyền Trung Quốc và sau đó chính quyền ngày nay được thừa kế lại và không có bên nào phản đối gì.
Người dân Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động trên biển Đông từ 2000 năm trước. Chủ quyền và các quyền và lợi ích liên quan khác của Trung Quốc ở biển Đông đã được thiết lập bởi chiều dài lịch sử với sự liên hệ vững chắc giữa lịch sử và luật pháp.
Hơn 70 năm trước, Trung Quốc đã giành lại một cách hợp pháp Hoàng Sa và Trường Sa mà đã bị Nhật Bản chiếm đóng bất hợp pháp trước đó.
Nói thẳng, cần phải trao đổi lại với bà Xuân Oánh những điều này, cho dù nhiều người đã nói nhiều lần trước đây, nhưng bà vẫn không chịu hiểu.
Về vấn đề thứ nhất, bà cần phân biệt rõ việc xuất bản một bản đồ của một cá nhân nào đó trong nội bộ Trung Quốc với việc thông báo một cách chính thức trước cộng đồng quốc tế. Không biết vì không hiểu hay cố tình đánh tráo khái niệm như vậy. Ngay cả các học giả đáng kính nhất của Đài Loan – nơi cho xuất bản cái bản đồ đó cũng phải thừa nhận là bản đồ này chính thức được thông báo với cộng đồng quốc tế năm 2009. Từ đó đến nay, đã bao nhiêu công hàm/công thư của bao nhiêu quốc gia đã gửi đến LHQ và gửi đến chính phủ của bà để phản đối cái “đường lưỡi bò” vô lý đó. Ngay cả phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài đã thẳng thắn bác bỏ cái gọi là yêu sách quyền lịch sử của chính phủ Trung Quốc tại đường lưỡi bò này, vậy mà bà vẫn có thể nói được là không có quốc gia nào phản đối gì? Sao lạ vậy?
Vấn đề thứ hai, ngay trong phán quyết của Toà trọng tài cũng xác định rõ là không có bằng chứng để chứng minh người Trung Quốc là người đầu tiên đến vùng biển này. Chưa kể nhiều người Nhật Bản, Philippines, Việt Nam … cũng đã đến vùng biển này từ lâu, chứ đâu chỉ là người Trung Quốc. Về mặt lịch sử, các nhà khảo cổ học tìm thấy các tàu đắm của người Trung Quốc tại biển Đông sớm nhất là ở thế kỷ 12, còn các tàu đắm của người dân Đông Nam Á được tìm thấy ở biển Đông sớm nhất từ thế kỷ thứ 4. Vậy ai mới là người đến biển Đông sớm nhất? Không lẽ người Trung Quốc chỉ bơi tới biển Đông mà thôi, chứ không dùng tàu?
Nói thẳng, cả lịch sử và luật pháp đều không ủng hộ cho phát ngôn này của bà đâu, bà Hoa Xuân Oánh ạ!
Vấn đề thứ ba, xin nhắc lại cho bà rõ, trong Tuyên bố Cairo ngày 27-11-1943, hoàn toàn không có câu chữ nào đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội nghị San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951, với sự tham dự của đại diện 51 nước để trao đổi nội dung của Dự thảo Hòa ước sẽ được ký với Nhật Bản.
Trong quá trình thảo luận có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung sau: “Nhật Bản công nhận chủ quyền hoàn toàn của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đối với Manchuria (Mãn Châu), đảo Đài Loan (Formosa) cùng với tất cả các đảo kế cận đảo này, quần đảo Penlinletao (Pescadores tức Bành Hồ), quần đảo Tunshatsuntao (quần đảo Pratas), cũng như đối với hai quần đảo Sishatuntao và Chunshatsuntao (quần đảo Hoàng Sa, nhóm đảo Amphitrites, bãi cát ngầm Maxfield) và quần đảo Nanshatsuntao, kể cả quần đảo Trường Sa, và Nhật từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với các vùng lãnh thổ nêu trong điểm này”.
Tuy nhiên, tại phiên họp toàn thể ngày 05 tháng 9 năm 1951 hầu hết đại diện các nước tham gia Hội nghị đã nhất trí không chấp thuận đề nghị bổ sung này (Quyết định này đã được thông qua với 46 phiếu thuận, 03 phiếu chống, 01 phiếu trắng).
Đáng chú ý là cũng trong quá trình thảo luận, Trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại của Việt Nam là Trần Văn Hữu đã tuyên bố rằng từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam và “cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi khẳng định chủ quyền của chúng tôi đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về Việt Nam”.
Không có bất cứ một đại diện nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị San Francisco có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên của đại diện Việt Nam.
Quá trình thảo luận tại Hội nghị và nội dung của Hòa ước San Francisco cho thấy: Các nước tham gia Hội nghị đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa vì không có nước nào phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố của đại diện Việt Nam khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo này luôn luôn thuộc về Việt Nam.
Có tài liệu, bản đồ chính thống nào được quốc tế công nhận có đường lưỡi bò không thưa bà Hoa Xuân Oánh? Bà đừng tự huyễn hoặc vẽ ra luật vu vơ nữa!
Bắc Kinh lại chuẩn bị đưa thêm
tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông
Tâm Tuệ
Trung Quốc cuối tuần qua đã hạ thuỷ Shiyan-6, con tàu khảo sát hiện đại đầu tiên của nước này chuyên về thăm dò, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông.
Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện việc khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông, theo Tờ Hoàn Cầu Thời Báo loan tin hôm 19/7.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, tàu được đóng có vốn đầu tư là 74 triệu USD, chiều dài là 90,6 mét, rộng 17 mét, cao là 8 mét và có thể mang theo 60 thuyền viên.
Tốc độ tối đa của nó là 16,5 hải lý/giờ, với độ bền 12.000 hải lý và khả năng tự duy trì là 60 ngày. Dự kiến, Shiyan – 6 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021.
Cũng theo tờ báo này, Trung Quốc hiện có khoảng hơn 60 tàu khảo sát hải dương đang hoạt động. Trong số này 37 tàu đã tham gia vào đội tàu nghiên cứu hải dương quốc gia và hiện là quốc gia có nhiều tàu khảo sát hải dương nhất thế giới.
Những năm qua, Bắc Kinh không ngừng gia tăng các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông (nơi Trung Quốc không có chủ quyền) bằng cách điều các tàu khảo sát hải dương vào vùng nước của các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia bất chấp những phản đối của các nước trong khu vực và Hoa Kỳ.
Lũ lụt kéo dài, vì sao Tập Cận Bình
không đến thăm hỏi người dân?
Vũ Dương
Chuyên gia bình luận chính trị người Hoa đã đưa ra những đánh giá bất ngờ cho thấy sự phức tạp trong nội bộ chính quyền Trung Quốc.
Miền nam Trung Quốc mưa lũ kéo dài gần 2 tháng nay, 27 tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề. Tuy nhiên, mãi cho đến nay các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn không một ai đặt chân đến các khu vực gánh chịu thảm họa nghiêm trọng, dấy lên sự bất mãn mạnh mẽ của người dân.
Một vài động thái “thấy tiếng không thấy hình”
Ngày 17/7, các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho hay, cùng ngày Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ đã tổ chức hội nghị thảo luận về tình hình lũ lụt ở miền nam. Tập Cận Bình nói tại cuộc họp rằng hiện giờ công tác phòng chống lũ đã bước vào giai đoạn “nước sôi lửa bỏng”, và chỉ ra 5 khu vực sông có nhiều khả năng xảy ra “tình hình lũ lụt đặc biệt nghiêm trọng”. Đồng thời lại chỉ ra rằng, năm nay cũng là năm xây dựng thành công mô hình xã hội thịnh vượng, xóa đói giảm nghèo một cách toàn diện, vậy nên làm tốt công tác phòng chống lũ và cứu trợ thiên tai là vô cùng trọng yếu.
Truyền thông cũng nhấn mạnh rằng từ sớm ngày 19/5, Tập Cận Bình đã yêu cầu các bên liên quan đặc biệt chú trọng đến tình hình lũ lụt ở giữa và hạ lưu sông Dương Tử trong mùa lũ năm nay, cần gấp rút tranh thủ sửa chữa các công trình thủy lợi, tăng cường dự trữ vật tư, triển khai huấn luyện và diễn tập cứu nạn cứu hộ… Đây như một lời “minh oan” cho việc ông Tập vẫn chưa tới thăm vùng lũ lụt.
Trang RFI ngày 18/7 cho hay, tình hình lũ lụt miền nam Trung Quốc lần này đã trở nên nghiêm trọng kể từ đầu tháng 6 năm nay, gây ra nạn lụt lớn trên khắp 27 tỉnh thành. Ngoại giới đều so sánh lũ lụt lần này với trận lũ trên sông Dương Tử năm 1998. Tuy nhiên, phải đến ngày 7-8/7, thủ tướng Lý Khắc Cường mới đến Quý Châu thị sát, mà đây cũng không phải là khu vực thảm họa chính, nhưng các phương tiện truyền thông chính thức đã đưa tin mờ nhạt về cách thức xử lý thiên tai từ phía chính phủ. Tập Cận Bình đến nay vẫn án binh bất động.
Có bài báo chất vấn rằng, truyền thông ĐCSTQ bây giờ nhấn mạnh rằng Tập Cận Bình đã mạnh mẽ triển khai công tác kiểm soát lũ lụt và cứu trợ thảm họa ngay từ tháng 5. Tại sao mãi cho đến bây giờ mới báo cáo?
Có kênh truyền thông Hồng Kông cho rằng báo cáo được đưa ra tại thời điểm này nhằm đáp lại những nghi ngờ chất vấn của người dân Trung Quốc về việc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ vì sao đến nay vẫn không đến nơi xảy ra thảm họa để an ủi người dân bị nạn. Cũng chính là “minh oan” thay cho Tập Cận Bình về việc không đến nơi xảy ra thảm họa.
Theo báo cáo của truyền thông ĐCSTQ, Tập Cận Bình đã từng đưa ra “chỉ thị quan trọng” vào ngày 28/6, nói rằng một số nơi tình hình lũ lụt khá là nghiêm trọng, nhưng lại tuyên bố rằng “các địa phương đều đã thu được kết quả tích cực trong công tác phòng chống lũ và cứu trợ người dân”. Tuy nhiên, ngày 12/7, ông Tập Cận Bình lại thừa nhận: “Tình hình kiểm soát lũ vô cùng gay go”. Nhưng vẫn chỉ nghe thấy tiếng chứ không thấy người.
Kể từ đầu tháng 6 đến nay, lũ lụt ở miền nam Trung Quốc lan rộng, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Trên mạng không ngừng chất vấn tại sao Tập Cận Bình và những lãnh đạo cấp cao khác không đến khu vực thảm họa thị sát tình hình và thăm hỏi các nạn nhân.
Nguyên nhân Tập Cận Bình không đến khu vực thảm họa
Liên quan đến nguyên nhân ông Tập Cận Bình không đến khu vực thảm họa, có người cho rằng là để tránh dịch bệnh, có người cho rằng ông Tập thực sự “quá bận” với các mối lo “thù trong giặc ngoài”, đến nỗi liên tiếp đưa ra những quyết sách quá sai lầm, cũng có người chỉ ra rằng có lẽ bởi ông cân nhắc vấn đề an toàn.
Nhà bình luận chính trị thời sự Trịnh Trung Nguyên cho rằng quan điểm cuối cùng là đáng tin cậy nhất. Nói một cách thẳng thắn chính là tránh việc bản thân bị ám sát.
Ông Trịnh Trung Nguyên nói, sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát vào cuối năm ngoái, ông Tập Cận Bình cũng đã trù trừ không đến Vũ Hán, nơi bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất thị sát. Mãi đến ngày 10/3, ông Tập mới đáp chuyến bay đến Vũ Hán, nơi đó được phòng bị nghiêm ngặt như đang đối đầu với kẻ thù. Nghe nói các tay súng bắn tỉa do Tập mang theo đã nhắm vào các nhân viên canh gác địa phương ở Vũ Hán.
Nếu lần này Tập Cận Bình đặt chân đến vùng lũ ở miền nam, tất nhiên, các cân nhắc về an toàn sẽ được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, dưới tình hình lũ lụt rợp trời dậy đất, hiện trường cứu trợ thiên tai hỗn loạn như vậy, vấn đề đảm bảo an toàn sẽ càng khó triển khai hơn. Trong tình huống không có chuẩn bị chu đáo, ông Tập đương nhiên không dám mạo hiểm như vậy.
Liên quan đến việc ngăn chặn các vụ ám sát của Tập Cận Bình, mấy năm trước khi giai đoạn “đả hổ diệt ruồi” đang trong cao trào, xuất hiện khá nhiều những lời đồn đại về việc ông Tập Cận Bình bị ám sát, bao gồm vụ phá thành công âm mư ám sát và đảo chính do Chu Vĩnh Khang lên kế hoạch… Thậm chí mãi cho đến khi Tôn Lực Quân – Thứ trưởng Bộ Công an, ngã ngựa vào tháng 4 năm nay, ông này vẫn bị buộc tội có liên quan đến đảo chính lật đổ ông Tập.
Ông Trịnh Trung Nguyên cho biết, gần hai năm nay, dưới sự lộng quyền nhóm nịnh thần Vương Hộ Ninh, Tập Cận Bình đã bỏ qua cơ hội trả lại quyền lực cho người dân, toàn lực đi sang cánh tả, gắng sức bảo vệ ĐCSTQ khỏi kiếp số diệt vong. ĐCSTQ dường như trở nên càng tà ác hơn, phạm vi bức hại càng được mở rộng hơn. Kể từ đầu năm đến nay, nhiều người thuộc mọi tầng lớp công khai đứng lên chỉ trích Tập Cận Bình, tiếng nói đòi lật đổ ĐCSTQ, lật đổ Tập Cận Bình cũng dâng cao trước nay chưa từng có.
Hiện giờ Tập Cận Bình không chỉ phải bảo vệ bản thân khỏi những ám toán của lực lượng chống Tập trong đảng, mà còn phải đề phòng dân gian có người ra tay, mà động thái đến từ người dân thật khó mà phòng bị cho được. Có thể đây chính là nỗi niềm khó nói vì sao Tập Cận Bình không nguyện ý đến khu vực đang phải gánh chịu thảm họa nghiêm trọng.
Theo Li Quan, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/lu-lut-keo-dai-vi-sao-tap-can-binh-khong-den-tham-hoi-nguoi-dan.html
Mưa lũ như dồn hết vào Dương Tử và Tam Hiệp,
Quảng Đông hạn hán nghiêm trọng
Phụng Minh
Lượng mưa ở vùng hạn giảm tới hơn một nửa so với năm trước, khiến người dân phải xếp hàng mua nước từ các xe tải chở ở vùng khác về.
Vào ngày 19/7, một đoạn video cho thấy hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở quận Yết Đông của thành phố Yết Dương, tỉnh Quảng Đông, với lượng mưa trong ba tháng qua giảm đáng kể so với năm ngoái. Các hồ chứa nước đã khô cạn, người dân gặp nhiều khó khăn và họ phải sử dụng xe tải để chở nước từ nơi khác về phục vụ sinh hoạt.
Theo báo cáo phương tiện truyền thông chính thức, kể từ tháng Tư, lượng mưa trung bình ở Yết Đông là 407 mm, thấp hơn 54% so với con số 890 mm cùng kỳ năm ngoái. Nguồn nước hiện có của hồ chứa nước ở quận Yết Đông đang bị thiếu hụt trầm trọng. Chính quyền đã bắt đầu một phản ứng hạn hán cấp 4.
Đoạn video được người sử dụng mạng công bố cho thấy cư dân của Yết Đông đang xếp hàng trước xe tải chở nước, mang theo các thùng chứa với nhiều kích cỡ khác nhau.
Soundofhope đưa tin, người dân địa phương đã mua nước với giá 100 nhân dân tệ (khoảng 33.000 VND) một mét khối. Dân Trung Quốc nói, đúng là “Thủy hỏa lưỡng trọng Thiên”, vừa lũ lụt vừa hạn hán xảy ra khắp Đại lục. Trong khi cư dân của toàn bộ cùng hạ lưu sông Dương Tử đang phải vật lộn để sống sót trong những cơn lũ hỗn loạn, thì cư dân của thành phố Yết Dương ở Quảng Đông lại phải bận rộn kiếm từng ngụm nước.
Theo báo cáo của Cục Khí tượng thành phố Yết Dương, trong 10 ngày tới, phần lớn thời gian trong ngày sẽ có nắng và nắng nóng, không có dự báo mưa lớn. Do đó, hạn hán sẽ còn tiếp tục.
Theo Fu Ming, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
Đỉnh lũ số 3 mạnh hơn lại sắp tới Tam Hiệp,
gấp rút mở 7 cửa xả bất chấp sống còn của hạ du
Thuần Dương
Đỉnh lũ số 2 có lưu lượng 61.000 mét khối/giây, đỉnh số 3 còn lớn hơn nữa, dự báo đạt 70.000 mét khối/giây, trong khi đập chỉ xả với lưu lượng khoảng 55.000 mét khối/giây theo thông tin chính thức.
Vào lúc 8h20 sáng ngày 20/7, đập Tam Hiệp đã mở 7 cửa xả lũ để đối phó với đỉnh lũ lớn hơn sắp tới. Để bảo vệ đập Tam Hiệp, chính quyền Trung Quốc đã không bận tâm tính đến tình huống thảm họa ở vùng hạ lưu sông Dương Tử.
Trong 3 ngày qua, đỉnh lũ số 2 đã tới hồ chứa Tam Hiệp. Mặc dù đập Tam Hiệp đã mở 5 cửa xả lũ từ ngày 17, và thậm chí đã mở 6 cửa xả lũ vào ngày 19, mực nước trong khu vực hồ chứa Tam Hiệp vẫn tăng hơn 8 mét trong ba ngày và đã đạt 164,51 mét. Như vậy so với mức nước cao nhất có thể của đập (175 mét) là chỉ còn cách 10,5 mét và khả năng lưu trữ còn lại khiến hồ chứa Tam Hiệp khó có thể đối phó với lũ lớn. Do đó, đập Tam Hiệp phải tăng lưu lượng xả lũ để làm chậm mực nước dâng.
Tài khoản Twitter có tên “Hồng triều mạt niên quan sát” (quan sát những năm cuối cùng của triều đại đỏ) đã đăng 2 đoạn video, một cho thấy đập Tam Hiệp mở 6 cửa xả lũ vào 10h ngày 19/7, và một video cho thấy đập mở 7 cửa xả lũ vào 8h ngày 20/7.
Tân Hoa Xã, phương tiện truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng công nhận Tam Hiệp đã mở 7 cửa để xả lũ. Tờ báo này cho đăng bức hình cho thấy 7 cửa đang mở với thông tin: “Vào ngày 19/7, Dự án Tam Hiệp đã mở cửa lớn để xả lũ. Vào lúc 20h ngày 19, dòng chảy của hồ chứa Tam Hiệp là 46.000 mét khối mỗi giây, cao hơn mức 61.000 mét khối mỗi giây của nước lũ đầu vào hồ chứa”.
Theo dự báo mới nhất của Cục Thủy văn sông Dương Tử, một trận lũ lớn đang hình thành ở thượng nguồn sông Dương Tử, và lưu lượng đỉnh sẽ đạt tới 70.000 mét khối mỗi giây. Con số này lớn hơn nhiều so với lưu lượng tối đa của trận lũ số 2 là 61.000 mét khối mỗi giây. Dự kiến, đỉnh lũ siêu lớn mới sẽ đến Hồ chứa Tam Hiệp vào khoảng ngày 21.
Theo Phó Minh, Soundofhope
Phụng Minh biên dịch
[Video]: Trung Quốc cho nổ đê xả lũ
trong bối cảnh nhiều nơi có mức nước kỷ lục
Vũ Dương
Một loạt các trạm thủy văn và thành phố dọc hạ lưu Dương Tử có mực nước vượt quá cột mộc lịch sử, chính quyền tỉnh An Huy đã cho nổ tung đê xả lũ.
Vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử ở Trung Quốc đang phải hứng chịu thêm một đợt mưa lũ mới, tình hình phòng chống lũ trở nên cấp bách. Ngày 18/7, mực nước tại ga Nam Kinh trên sông Dương Tử đã xlên mức cao nhất lịch sử. Sáng ngày 19/7, chính quyền tỉnh An Huy đã cho nổ đoạn đê trên sông Trừ để xả lũ.
Theo ThePaper.cn đưa tin, do mực nước sông Trừ tại tỉnh An Huy dâng cao với tốc độ nhanh, vào lúc 2h49 và 3h27 sáng ngày 19/7, liên tiếp có 2 tiếng nổ lớn, sau đó đoạn đê sông Trừ tỉnh An Huy xuất hiện 2 chỗ hở, nước sông tràn vào đê bao Cỏ Hoang số 2 và đê bao Cỏ Hoang số 3, vốn là khu vực tích giữ nước lũ tạm thời, cánh đồng xanh trong thời gian ngắn trở thành biển nước. Sau khu vực tích lũ đê bao Đông Đại được bắt đầu sử dụng vào ngày 18/7, chính quyền tỉnh An Huy lại dùng thêm hai khu vực trữ nước lũ.
Theo trang Chinanews đưa tin, từ ngày 17/7, vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử hứng chịu thêm trận mưa to mới. Tình hình phòng chống lũ trên các sông hồ lớn như sông Dương Tử, Thái Hồ, sông Hoài, trở nên gay go và cấp bách.
Vào lúc 1h chiều ngày 19/7, Cục Khảo sát Thủy văn và Tài nguyên Nước của thành phố Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc đã đưa ra cảnh báo lũ đỏ, được xem là mức cảnh báo cao nhất, cho biết do chịu ảnh hưởng của mưa lớn trên lưu vực sông, mực nước Trường Hồ đã đạt 32,84 mét, mực nước Hồng Hồ đạt 26,99 mét, đều đang cao hơn so với mức an toàn, mực nước sẽ tiếp tục tăng và mực nước cao sẽ tiếp tục kéo dài trong một đoạn thời gian.
Mực nước tại ga Trung Miếu, thành phố Sào Hồ tỉnh An Huy đã đạt 12,83 mét vào sáng ngày 19/7, vượt mức cao lịch sử là 12,80 mét vào năm 1991, và mực nước dọc theo sông thành phố Sào Hồ đều vượt quá ngưỡng an toàn.
Trước đó, đê bao Cỏ Hoang số 2 và số 3 đã từng được sử dụng 4 lần vào năm 1991, năm 2003, năm 2008 và năm 2015.
Báo cáo cho biết, áp lực phòng chống lũ trên sông Trường Giang, sông Hoài tiếp tục gia tăng. Mực nước trên sông Trường Giang vào ngày 18/7 đã phá vỡ kỷ lục cao nhất của trạm thủy văn Nam Kinh trước đó, mực nước đã vượt qua mốc “10,22 mét, năm 1954” được khắc trên tấm bia trên sông Hạ Quan, đạt mức 10,26 mét.
Do ảnh hưởng của dòng chảy chính ở thượng nguồn và lượng nước khu vực Tam Hiệp đổ về tăng nhanh, lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp và mực nước hồ chứa vẫn tiếp tục tăng. Trạm thủy văn Ân Thi thượng lưu sông Thanh (một nhánh sông Trường Giang) ngày 17/7 xuất hiện đỉnh lũ mới, cao hơn so với mức cao nhất trong lịch sử vào tháng 7/1989.
Do mực nước trên sông Thanh thuộc nhánh sông Trường Giang tiếp tục dâng cao, thành phố Ân Thi hầu như đều bị ngập trong nước. Ngày 17/7, chính quyền quyết định nâng mức ứng phó phòng chống lũ khẩn cấp tại thành phố Ân Thi lên cấp 1, được xem là mức cao nhất.
Theo thông tin của Đài dự báo khí tượng Trung ương, trong vài ngày tới, lưu vực sông Hoài và thượng lưu sông Trường Giang sẽ trong quá trình mưa lớn đợt mới, cần tiếp tục chú ý đến ảnh hưởng của mưa lớn đến tình hình lũ lụt, có thể dẫn đến ngập nặng, lũ quét, và thảm họa địa chất.
Theo Secretchin
Vũ Dương biên dịch
Sứ quán Mỹ – Trung ở Myanmar khẩu chiến
Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar cáo buộc Mỹ bôi nhọ nước này, sau khi sứ quán Mỹ nói Bắc Kinh “phá hoại chủ quyền các nước láng giềng”.
Đại sứ quán Mỹ tại Yangon hôm 18/7 ra tuyên bố gọi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông là một phần của chiến dịch “lớn nhằm phá hoại chủ quyền của các nước láng giềng”. Họ cũng chỉ trích việc Trung Quốc ban hành luật an ninh ở Hong Kong.
Họ nói rằng có sự tương đồng giữa các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và Hong Kong với các dự án đầu tư quy mô lớn của Trung Quốc vào Myanmar mà Mỹ cảnh báo có thể trở thành bẫy nợ, cùng với việc buôn bán phụ nữ từ Myanmar sang Trung Quốc làm cô dâu và buôn ma túy từ Trung Quốc vào Myanmar.
“Đây là cách chủ quyền hiện đại thường bị mất, không phải thông qua những hành động kịch tính, công khai, mà qua một loạt hành động nhỏ hơn dẫn đến xói mòn theo thời gian”, đại sứ quán Mỹ nói trong tuyên bố.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Yangon hôm nay ra tuyên bố đáp trả, nói rằng các cơ quan Mỹ ở nước ngoài đang làm “những điều đáng ghê tởm” để kiềm chế Trung Quốc và đã thể hiện “bộ mặt ích kỷ, đạo đức giả, đáng khinh và xấu xí”.
Sứ quán Trung Quốc nói thêm rằng tuyên bố của Mỹ thể hiện thái độ đố kỵ đối với “mối quan hệ Trung Quốc – Myanmar ngày một tốt đẹp” và “lại là một trò hề của giới chức Mỹ nhằm lái sự chú ý khỏi các vấn đề trong nước, tìm kiếm lợi ích chính trị ích kỷ”.
“Trước tiên, Mỹ nên soi mình vào gương xem giờ họ có còn ra dáng nước lớn hay không”, tuyên bố của sứ quán Trung Quốc có đoạn.
Myanmar ngày càng trở thành chiến trường ảnh hưởng Mỹ – Trung, kể từ khi mối quan hệ giữa chính quyền Aung San Suu Kyi và phương Tây trở nên căng thẳng vì cách Myanmar đối xử với cộng đồng người Hồi giáo Rohingya.
Nhà sử học Thant Myint-U cho biết mặc dù Myanmar có giá trị kinh tế không đáng kể đối với Mỹ – Trung, họ có tầm quan trọng chiến lược là cầu nối giữa Trung Quốc đại lục và Vịnh Bengal ở đông bắc Ấn Độ Dương.
“Kể từ khi độc lập năm 1948, Myanmar cố gắng làm bạn với tất cả mọi bên, nhưng không rõ liệu có thể duy trì điều đó khi cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường ngày càng dữ dội hay không”, ông nói.
Căng thẳng Mỹ – Trung sục sôi vì một loạt vấn đề. Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/7 đăng tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Washington khẳng định Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý nào cho yêu sách “đường chín đoạn”, cho rằng thế giới quan kiểu ức hiếp của Trung Quốc sẽ không có chỗ trong thế kỷ 21.
Tổng thống Mỹ Trump hôm 15/7 cho biết ông không loại trừ biện pháp trừng phạt bổ sung đối với quan chức Trung Quốc sau khi ký ban hành Đạo luật Tự trị Hong Kong. Ngoại trưởng Mike Pompeo thông báo Mỹ cũng sẽ hạn chế thị thực đối với một số nhân viên các công ty Trung Quốc, bao gồm Huawei.
Bắc Kinh phản đối các lệnh trừng phạt của Washington xoay quanh luật an ninh Hong Kong và chỉ trích quan chức Mỹ “can thiệp thô bạo” các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, đồng thời cảnh báo sẽ thực hiện các phản ứng cần thiết đối với “hành động sai trái” này.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 17/7 chỉ trích Mỹ “một mực theo đuổi chính sách ‘nước Mỹ trước tiên’, đẩy chủ nghĩa vị kỷ, chủ nghĩa đơn phương và hành vi bắt nạt đến giới hạn”. Ông nói rằng Mỹ “thực sự mất trí, đạo đức và cả uy tín” khi “sử dụng đến những biện pháp cực đoan và thậm chí tạo ra các điểm nóng đối đầu trong các mối quan hệ quốc tế”.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35881-su-quan-my-trung-o-myanmar-khau-chien.html
Singapore kêu gọi
ASEAN quan tâm đến vấn đề sông Mekong
Tin từ Singapore: Ông Bilahari Kausikan, cựu quốc vụ khanh Bộ ngoại giao của Singapore kêu gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) quan tâm hơn đến vấn đề sông Mekong vì con sông này có tầm quan trọng của khu vực.
Sông Mekong, bắt nguồn từ Trung Cộng, có vai trò quan trọng trong an ninh lương thực của thế giới và khu vực, là nguồn cung cấp nước và lương thực cùng thuỷ sản cho hàng trăm triệu người của 4 nước thành viên của ASEAN là Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Nhờ có sông Mekong mà Việt Nam xuất cảng 5 đến 7 triệu tấn gạo hàng năm, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
Với hàng chục đập thuỷ điện của Trung Cộng ở trên sông Lan Thương, là thượng nguồn của sông Mekong, cũng như nhiều thuỷ điện của Lào trên sông này, lượng nước và phù sa chảy về hạ nguồn sông đang bị suy giảm trầm trọng, gây hạn hán nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Hiện
ASEAN và thế giới đang quan tâm đến Biển Đông, nơi Trung Cộng đang ngày càng hung hăng nhằm biến thành ao nhà.
Theo nhà ngoại giao kỳ cựu Kausikan thì vấn đề sông Mekong cũng quan trọng không kém nhưng không được quan tâm đúng mức vì chỉ có 5 quốc gia của ASEAN có quyền lợi trực tiếp từ con sông này còn Trung Cộng thì phớt lờ mọi phàn nàn từ 4 quốc gia nằm dọc sông này. Có một số quốc gia quan tâm đến Mekong như Hoa Kỳ, Nam Hàn, Úc, Nhật và Ấn Độ, tuy nhiên, họ chỉ đóng vai trò thứ yếu so với Trung Cộng. Họ sẽ không thể trợ giúp nhiều nếu ASEAN im lặng.
Quốc Tuấn
https://www.sbtn.tv/singapore-keu-goi-asean-quan-tam-den-van-de-song-mekong/
Gần bốn triệu người phải di tản, ít nhất
189 người thiệt mạng vì lũ lụt ở Ấn Độ và Nepal
Tin từ GUWAHATI, Ấn Độ/KATHMANDU, Nepal – Các viên chức chính phủ cho biết vào hôm Chủ nhật(19/7), gần bốn triệu người ở Nepal và tiểu bang Assam thuộc Ấn Độ đã phải di tản do lũ lụt nặng nề vì những trận mưa gió mùa, với hàng chục người mất tích và con số tử vong tăng lên ít nhất là 189 người.
Dòng sông Brahmaputra River chảy qua Ấn Độ đã bị tràn, làm phá hủy mùa màng và gây ra lở bùn, khiến hàng triệu người phải di tản. Một viên chức chính phủ tiểu bang cho biết, hơn 2.75 triệu người ở Assam đã phải di tản bởi ba đợt lũ kể từ cuối tháng 5 năm nay.
Các đợt lũ cướp đi 79 sinh mạng ở Assam. Bộ trưởng tài nguyên nước Assam Keshab Mahanta nói với Reuters rằng tình hình lũ lụt vẫn còn nghiêm trọng với hầu hết các dòng sông có dòng chảy mạnh trên mức nguy hiểm. Assam đang đối mặt với khó khăn gấp đôi khi vừa phải chống lũ lụt lại vừa phải chống đại dịch coronavirus.
Vào Chủ nhật, tại nước láng giềng Nepal, chính phủ yêu cầu người dân dọc theo đồng bằng phía nam phải cảnh giác vì những cơn mưa lớn dự kiến sẽ làm ngập lụt quốc gia này. Các viên chức cho biết, tại Nepal, có khoảng 110 người thiệt mạng và 100 người khác bị thương trong các trận lũ lụt và lở đất kể từ tháng 6 vừa qua. (BBT)
Covid-19 : Đảng cầm quyền tại Ấn Độ
bị cáo buộc biển thủ công quỹ
Minh Anh
Trong khi số ca nhiễm mới thường nhật tại Ấn Độ tiếp tục ở mức kỷ lục : 40.425 người nhiễm bệnh theo như số liệu mới nhất ngày 20/07/2020, những nghi ngờ tham nhũng trong việc mua sắm trang thiết bị y tế ngày một nhiều. Chính quyền bang Karnataka bị tố cáo nâng khống giá máy trợ thở, trong khi Quỹ Quốc gia Phòng chống Covid-19 bị chỉ trích là không minh bạch.
Thông tín viên trong khu vực, Côme Bastin cho biết thêm :
« Trong khi bang Karnataka trở thành một tâm dịch mới, chính phủ bị chỉ trích nặng nề. Cho đấy là một vụ ʺtai tiếngʺ, chủ tịch đảng Quốc Đại của bang cáo buộc đảng BJP cầm quyền đã biển thủ công quỹ trong việc mua sắm một số máy trợ thở. Bang Karnataka dường như đã chi ra 20.000 euro cho mỗi chiếc máy thay vì là 5.000.
Vẫn theo phe đối lập, những cáo buộc này còn làm tăng thêm những nghi ngờ về việc nâng khống chi phí đối với 260 triệu euro cho y tế. Chính phủ cam kết minh bạnh hơn, nhưng tố cáo phe đối lập gây chia rẽ một cách vô ích người dân trong thời điểm khủng hoảng.
Tranh cãi xảy ra trong một bầu không khí nghi kỵ nhắm vào Quỹ Quốc gia chống Covid-19 do thủ tướng Narendra Modi thành lập, sau khi đã quyên góp được 1,2 tỷ euro tiền đóng góp của người dân. Chính quyền trung ương còn bị cáo buộc đã mua các máy trợ thở với giá cắt cổ.
Rất nhiều đòi hỏi cung cấp thông tin và kiểm toán đã được đệ trình, yêu cầu một sự minh bạch về số tiền quyên góp được và cách thức sử dụng. Đảng BJP từ chối cung cấp chi tiết với lý do đây là quỹ tư nhân. »