Tin khắp nơi – 13/07/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 13/07/2020

Đánh giá sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc – Thủy Tiên

Khi Hoa Kỳ chuyển sang nhận thức Trung Quốc như là một kẻ thù thay vì là đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh giữa hai cường quốc này đáng để các chuyên gia địa kinh tế – chính trị đánh giá lại, và bởi thế cách thức cạnh tranh cũng được triển khai trên một bàn cờ mới với nguồn lực mới và tinh thần mới…

Ngày 24/6, Ủy ban Đánh giá An ninh và Kinh tế Mỹ – Trung đã lắng nghe những lời chứng của nhiều chuyên gia về “quan điểm về cạnh tranh chiến lược của Trung Quốc với Hoa Kỳ”. Các khuyến nghị của họ bao gồm việc bắt buộc các cơ quan truyền thông Trung Quốc tôn trọng nguyên tắc “có đi có lại”, tăng cường khả năng công nghệ của Hải quân Hoa Kỳ, và thách thức Trung Quốc trong các thể chế quốc tế nhằm làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc định hình nhân quyền và các giá trị phổ quát.

Tâm thái chiến tranh lạnh, có đi có lại

Nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình có “những quan điểm lệch lạc sâu sắc về Hoa Kỳ”, nhà báo kiêm tác giả John Pomfret cho biết.

Những quan điểm đó một phần cho thấy quyết tâm của ông Tập khi đưa Trung Quốc vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ”, ông nói.

Sự cạnh tranh đó, “trên một lĩnh vực rộng lớn”, là bằng chứng về tâm thái và hành vi Chiến tranh Lạnh mà chính phủ Trung Quốc đã thể hiện vào “nhiều năm trước khi một tỷ lệ lớn người Mỹ bắt đầu lo lắng về thách thức chiến lược do Trung Quốc đưa ra”.

Trớ trêu thay, Trung Quốc lại thường xuyên cáo buộc thế giới phương Tây về tư duy Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là người Mỹ, ông nói.

Ông khuyên chính phủ Hoa Kỳ “nên tìm kiếm nhiều hơn sự ‘có đi có lại’ trong mối quan hệ với Trung Quốc so với trước đây”. Và trong trường hợp ĐCSTQ không sẵn sàng đáp lại mối quan hệ này, Hoa Kỳ nên đơn giản là để những khía cạnh đó “thất bại”.

Một lĩnh vực quan trọng mà Hoa Kỳ phải yêu cầu Trung Quốc “đền đáp” quyền truy cập mà Hoa Kỳ đang cho Trung Quốc là phương tiện truyền thông, ông Pomfret nói.

“Nếu Trung Quốc không sẵn lòng cho phép các phóng viên Mỹ làm việc tại Trung Quốc, chính phủ Hoa Kỳ phải dự tính yêu cầu tất cả các phóng viên Trung Quốc ở Mỹ rời đi. Nếu Trung Quốc tiếp tục chặn các trang web của các công ty truyền thông Mỹ ở Trung Quốc, Hoa Kỳ nên xem xét việc đóng cửa các hoạt động của các cơ quan truyền thông do Trung Quốc trợ vốn ở Hoa Kỳ”, ông chia sẻ.

Giá trị phổ quát

Liên Hợp Quốc (LHQ) là một chiến trường mới nổi có thể gây ảnh hưởng tới thế giới. Bằng âm mưu “lèo lái LHQ khỏi các nguyên tắc thành lập của nó”, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng LHQ như một “phương tiện để thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại hạn hẹp của mình”, bà Kristine Lee thuộc Trung tâm An ninh Mỹ cho biết.

ĐCSTQ đang sử dụng LHQ để “làm cho thế giới phù hợp với ĐCSTQ”, bà nói thêm.

Tại LHQ và các tổ chức trong LHQ, Trung Quốc đang cố gắng “thắt chặt gọng kìm của mình đối với các quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và thậm chí cá nhân các nhà hoạt động chính trị đang gây thách thức” cho Trung Quốc, đồng thời quảng bá các GONGO của chính mình (các tổ chức phi chính phủ do chính phủ tổ chức) mà phù hợp với lợi ích của nó, bà Lee nói.

Theo bà Lee, một trong những chiến lược quan trọng của chế độ Trung Quốc là làm suy yếu khái niệm về nhân quyền phổ quát để biện minh cho sự coi thường của nước này đối với các yêu cầu của cá nhân hoặc các nhóm thiểu số. Điều này cho phép Trung Quốc biện minh cho việc đàn áp các nhóm thiểu số ở Tây Tạng và Tân Cương.

Khái niệm về các giá trị phổ quát, được gọi là “pushi jiazhi” trong tiếng Trung, đã bắt đầu được tranh luận công khai trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và trong giới hàn lâm Trung Quốc ngay sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008 đã giết chết hơn 80.000 người, theo một bài báo trên The Economist vào tháng 7/2010.

Ngay sau trận động đất đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã đến thực địa trong vòng vài giờ sau thảm họa, một động thái cá nhân hiếm thấy đối với một chính trị gia cao cấp của ĐCSTQ, một tờ báo ở Quảng Đông đã ca ngợi phản ứng của chính phủ, nói rằng chính phủ đã “thực hiện đúng các cam kết với chính người dân của mình và với toàn thế giới khi tôn trọng các giá trị phổ quát”, The Economist đã đưa tin lại bài báo của Trung Quốc nói về điều đó.

Bản thân ông Ôn có nhắc đến sự tồn tại của các giá trị phổ quát trong một bài tiểu luận được đăng tại Trung Quốc vào ngày 3/3/2007, trong nhiệm kỳ 10 năm làm thủ tướng của ông. Tờ China Daily bản dịch tiếng Anh trích dẫn lời ông Ôn nói rằng “khoa học, dân chủ, hệ thống luật pháp, tự do và nhân quyền không phải là một cái gì đó đặc biệt đối với chủ nghĩa tư bản. Thay vào đó, chúng là những giá trị chung được nhân loại theo đuổi trong quá trình lịch sử lâu dài và chúng là thành quả của nền văn minh nhân loại do con người tạo ra”.

Sự cho phép và phổ biến cuộc thảo luận về các giá trị phổ quát đã lan rộng ở Trung Quốc khi cựu chủ tịch của ngân hàng thương mại, Qin Xiao, trong phần mở đầu bài phát biểu với các sinh viên tốt nghiệp trường kinh doanh của Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh nói rằng “Giá trị phổ quát nói với chúng ta rằng chính phủ phục vụ người dân”, và rằng “tài sản thuộc về người dân”.

Ông tiếp tục khuyến khích các sinh viên tốt nghiệp chống lại những thứ vật chất và theo đuổi các giá trị phổ quát về tự do và dân chủ, các bài báo cho biết.

Tuy nhiên, 10 năm sau, Bắc Kinh đang sử dụng “hồ sơ tăng trưởng của mình” trong Hội đồng Nhân quyền LHQ để “làm cho các chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của nước này buộc phải im lặng” và để “xóa bỏ các khái niệm về nhân quyền phổ quát”, bà Lee nói.

Quan hệ đối ngoại

Các ủy viên nhất trí rằng mặc dù các quan hệ của Trung Quốc với châu Âu là một “thách thức đối với sự gắn kết nội bộ của Liên minh Châu Âu”, chúng cũng là một thách thức đối với mối quan hệ của EU và Hoa Kỳ.

Bà Janka Oertel thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu cũng tin rằng “việc tiếp cận thị trường châu Âu và hợp tác chính trị với khối kinh tế là rất quan trọng để hiện thực hóa các tham vọng bành trướng toàn cầu của Trung Quốc”.

Châu Âu là “chiến trường quan trọng” cho Trung Quốc trong cuộc chiến giành lấy “quyền lực tối cao về kinh tế và công nghệ” của mình đối với Hoa Kỳ, bà nói.

Tuy nhiên, Trung Quốc gần đây đang phải đối mặt với một EU, giống như Hoa Kỳ, đã trở nên cứng rắn hơn với Trung Quốc đối với các chính sách thương mại của mình và đòi hỏi nhiều hơn về sự có đi có lại trong các mối quan hệ của họ, bà Oertel thừa nhận.

Trở lại ngưỡng cửa Đông Nam Á, Trung Quốc phải đối mặt với một loạt các thách thức khác trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ.

Ông Satu Limaye thuộc Trung tâm Đông-Tây cho biết: lợi ích và động lực cốt lõi của Trung Quốc là hai phần đi đôi với nhau.

Đầu tiên, Trung Quốc tìm kiếm sự toàn vẹn lãnh thổ, và điều đó có nghĩa là vấn đề này đứng đầu trong các tranh chấp trên phạm vi rộng với các nước láng giềng, rất nhiều trong số các tranh chấp này là do

Trung Quốc khởi xướng. Mối quan tâm cốt lõi thứ hai và được nhiều người biết đến là “sự thống nhất quốc gia” với Đài Loan.

Nhiều vụ việc tranh chấp lãnh thổ có thể được tìm thấy ở vùng biển bao quanh Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông và Hoàng Hải (Biển Vàng).

Nhưng Trung Quốc cũng có một tranh chấp biên giới trên bộ đáng kể như các sự kiện gần đây ở biên giới Ấn – Trung đã cho thấy.

“Những động lực chiến lược và sức mạnh quân sự của Trung Quốc hiện đang chủ yếu hướng vào Đông Á hoặc phía tây Thái Bình Dương”, ông Limaye chia sẻ.

Bất chấp sự hung hăng của Trung Quốc trong toàn bộ vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, những quốc gia đó “có khả năng tính toán một cách điềm tĩnh cán cân địa chính trị toàn cầu và địa phương và điều hướng giữa và trong các nước với nhau… Họ là những nước có kinh nghiệm trong việc đến, đi và sự kình địch của các cường quốc. Các nước trong vùng Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nhiều cơ quan, phòng điều động và các công cụ hơn so với những gì chúng ta biết”, ông nói.

Ông Limaye tin rằng các nước láng giềng của Trung Quốc, một mình hoặc thông qua liên kết, “có thể làm Trung Quốc thất vọng trong việc đạt được sự toàn vẹn và thống nhất lãnh thổ”.

Ông cũng tin tưởng vào các liên minh của Mỹ trong khu vực, và thái độ của Trung Quốc trong khu vực đang làm vững mạnh hơn các mối quan hệ đối tác đó, ông nói.

“Những dòng tiêu đề ngắn gọn không nắm bắt được đầy đủ sức mạnh của các cơ chế, tập quán và mạng lưới hợp tác được liên minh thể chế hóa sâu sắc từ hàng thập kỷ qua hàng trăm trao đổi và cam kết mỗi năm giữa các quân đội đồng minh và các đối tác Mỹ (và giữa các quân đội đồng minh với nhau)”, ông cho biết.

Tại châu Mỹ Latinh, thương mại Trung Quốc đã “tăng trưởng từ 12 tỷ USD năm 2000 lên tới 278 tỷ USD năm 2017”, ông R. Evan Ellis thuộc Đại học Chiến tranh Quân đội Hoa Kỳ nói. “Các công ty Trung Quốc đã đầu tư hơn 122 tỷ USD vào khu vực này từ năm 2000 đến năm 2018”.

Thách thức về quân sự

Nhưng quan trọng hơn đối với sân sau của Mỹ, “sự cam kết an ninh của Trung Quốc trong khu vực này… bao gồm giúp CHND Trung Hoa hoạt động hiệu quả ở Tây bán cầu, nếu Trung Quốc quyết định làm như vậy, trong bối cảnh xung đột với Hoa Kỳ trong tương lai”.

“Hầu như mọi quốc gia Nam Mỹ đều gửi một số quân của họ đến trường quân sự ở Bắc Kinh”, ông Ellis nói.

“Ngày càng có nhiều công ty và người Trung Quốc đến Mỹ Latinh, vì vậy họ (Trung Quốc) muốn bảo vệ những đối tượng này”.

Nhưng bà Michèle Flournoy, cựu bộ trưởng bộ quốc phòng về chính sách, đã cảnh báo khi được hỏi liệu sức mạnh Hải quân Hoa Kỳ có đủ để chống lại Trung Quốc hay không, hoặc có đóng vai trò quan trọng như nó đã từng hay không.

“Xu hướng sắp tới rất đáng lo ngại”, bà nói.

“Ngày nay, Hải quân Hoa Kỳ là vô song và không có đối thủ. Nhưng Trung Quốc hiện có khả năng tấn công vào chuỗi đảo thứ nhất, và một số ở chuỗi đảo thứ hai [của Biển Đông]. Nếu Hải quân Hoa Kỳ không thay đổi, lợi thế của chúng ta sẽ bị suy giảm”.

Bà khuyên rằng Mỹ nên đầu tư vào công nghệ “giúp cho tàu của chúng ta tăng khả năng sống sót” và điều đó giúp tăng cường sức mạnh của Hải quân.

“Sức mạnh của Hải quân sẽ cực kỳ quan trọng trong tương lai”, bà cho biết.

Nhà phân tích Alison Kaufman, nhà nghiên cứu chính sách châu Á kỳ cựu tại nhóm chuyên gia cố vấn CNA, đã đưa ra một góc nhìn khác về thành phần quân sự trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung.

“Chúng ta cần phải chắc chắn rằng Trung Quốc không đánh giá thấp chúng ta. Tôi nghĩ rằng nguy cơ tính toán sai lầm là rất cao”, ông Kaufman nói.

Tách rời

Lần đầu tiên, các doanh nghiệp Mỹ đang dần nhận ra rằng họ đang làm việc “chống lại lợi ích cá nhân của chính họ”, ông Barry Naughton thuộc Đại học California–San Diego chia sẻ.

“Chúng ta đang chứng kiến một quan điểm chung cực kỳ phổ biến” trong việc tránh xa và chống lại Trung Quốc, ông nói.

Ông Limaye nói rằng khi đến lúc tách rời, cũng được gọi là “sự rời ra có quản lý”, thì nó rất quan trọng để nhận ra rằng “phần lớn châu Á nằm trong chuỗi cung ứng, vì vậy sự quan tâm và công bằng của các nước này là rất lớn trong cách chúng ta tách rời”.

Trong các ngành, ngành ô tô, điện tử và chip máy tính đều bị ảnh hưởng trên khắp châu Á, ông cho biết. Nhưng có một cơ hội để tạo ra dòng vốn đầu tư vào các quốc gia đó nhằm thoát khỏi Trung Quốc.

Nhật Bản và Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng, ông nói, nhưng “theo tính toán của tôi, tách rời sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt là đối với những người chơi trung gian trong chuỗi cung ứng vì họ a) không tạo ra luật lệ và b) thị phần tương quan của họ khá nhỏ và do đó, họ không thể quản lý kết quả và sẽ phải chịu dưới quyền của những người chơi lớn”, ông cho biết.

Thủy Tiên

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/kinh-te/danh-gia-su-canh-tranh-giua-my-va-trung-quoc-52644.html

 

Mỹ – Trung còn cách ‘Chiến tranh Nóng’ bao xa?

Chiến trường sẽ ở đâu?

Bình luậnĐông Phương

Gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận “khoe cơ bắp” ở Biển Đông. Căng thẳng giữa hai nước ngày một gia tăng do các vấn đề Hong Kong, đại dịch virus Corona Vũ hán và chiến tranh thương mại…, điều này khiến ngoại giới lo ngại rằng Chiến tranh Lạnh giữa hai bên sẽ biến thành “Chiến tranh Nóng”. Vậy nếu “Chiến tranh Nóng” xảy ra, chiến trường sẽ ở đâu?

Hoa Kỳ phát tín hiệu cho các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Trung Quốc không phải là không thể đối phó

Từ ngày 1 đến ngày 5/7, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa). Vào ngày 4/7, Lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm Nimitz (Nimitz Carrier Strike Force) của Hoa Kỳ gồm 2 nhóm là tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan cũng đã tiến vào khu vực Biển Đông để tập trận.

Mặc dù Mỹ phủ nhận cuộc tập trận lần này của quân đội Mỹ là nhằm đáp trả cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng động thái của quân đội Mỹ có liên quan đến hàng loạt hành động của Trung Quốc ở Biển Đông hồi đầu năm nay. Hoa Kỳ hy vọng thông qua các cuộc tập trận để nói với các đồng minh và đối tác trong khu vực rằng Hoa Kỳ vẫn là một lực lượng đáng tin cậy, và Trung Quốc không phải là không thể đối phó.

Rodger Baker, Phó Chủ tịch cao cấp phân tích chiến lược tại Stratfor, một cơ quan phân tích rủi ro địa chính trị của Mỹ, nói với tờ VOA của Mỹ rằng: “Thông qua các tổ hợp tàu sân bay, các đội máy bay chiến đấu mở rộng và các cơ sở quân sự trung gian, Hoa Kỳ đang cố gắng nhắc lại: Đây là vùng biển khai thác chung mà mọi người đều có thể sử dụng và Hoa Kỳ sẽ là người bảo vệ của khu vực này. Hoa Kỳ là một lực lượng đáng tin cậy mà các cường quốc và quốc gia trong khu vực có thể tin tưởng, và Trung Quốc thì không phải là không thể ngăn cản được. Trên cơ sở như vậy, các quốc gia trong khu vực có thể đưa ra quyết định của riêng mình về Trung Quốc. Hoa Kỳ sẽ ở đó và các quốc gia này có thể giữ vững các yêu cầu về chủ quyền của riêng họ”.

Hai nhóm tàu sân bay của Mỹ đều được trang bị 65 đến 70 máy bay chiến đấu và mỗi một nhóm lại gồm 4 đến 5 tàu ​​khu trục, tàu hộ vệ và ít nhất một tàu ngầm, tổng cộng mỗi nhóm tàu sân bay sẽ có trong khoảng 20 chiếc tàu. Hiện tại, Trung Quốc chỉ có 1 tàu sân bay có thể hoạt động toàn diện, và chiếc thứ hai đang tiến gần đến cấp độ này. Tuy nhiên, số lượng máy bay mà cả 2 hàng không mẫu hạm của Trung Quốc có khả năng mang theo đều không bằng của Mỹ. Điều này cho thấy quân đội Mỹ vẫn có lợi thế tuyệt đối về phương diện hàng không mẫu hạm.

Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã bày tỏ mục đích của họ trong một tuyên bố. Tuyên bố cho biết: “USS Ronald Reagan là nhóm tấn công duy nhất của hải quân Mỹ được bố trí ở tuyến đầu và đây cũng là biểu tượng rõ nhất cho quyết tâm của Hoa Kỳ … Dưới sự phối hợp giữa Không đoàn số 17, Không đoàn số 5 cùng hạm chiến trên mặt biển của USS Nimitz và USS Ronald Reagan, lực lượng chiến đấu cơ động nhất và hiệu quả nhất thế giới đã được thành lập. Việc này sẽ hỗ trợ cho thỏa thuận quốc phòng chung giữa Hoa Kỳ và các đồng minh cùng các nước đối tác trong khu vực, qua đó thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng trên khắp khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.

Đầu năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, các tàu sân bay Mỹ đã vắng mặt ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong khoảng 3 tháng. Ông Rodger Baker cho rằng Trung Quốc đã tận dụng triệt để cơ hội này để gây ồn ào, cường điệu rằng quân đội Mỹ đã suy yếu và không đủ năng lực ở khu vực

Thái Bình Dương, và Trung Quốc mới là lực lượng cần thiết ở đó. Ông nói: “Họ đã gửi đi rất nhiều tín hiệu, nhưng không phải là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà là nhắm vào các quốc gia khác trong khu vực, rằng Hoa Kỳ không còn đáng tin cậy”.

Năm nay, Trung Quốc đã tiến hành một loạt các hành động gây hấn ở Biển Đông. Vào đầu tháng 4, Trung Quốc đã đánh chìm một tàu đánh cá Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa; sau đó không lâu, các tàu hải quân và tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã bao vây một tàu thăm dò địa chất hải dương của Malaysia.

Vào ngày 18/4, Trung Quốc tuyên bố thành lập hai khu vực hành chính mới trong khu vực tranh chấp. Sau đó, Trung Quốc tuyên bố đặt tên cho các đảo và thực thể ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc có những hành động như vậy kể từ năm 1983.

Hôm 10/6, hai tàu của chính phủ Trung Quốc lại va chạm với một tàu đánh cá Việt Nam ở Quần đảo Hoàng Sa, khiến thuyền đánh cá bị chìm và ngư dân đã phải bỏ thuyền để thoát thân.

Kể từ đầu năm nay, các máy bay chiến đấu của Giải phóng quân Trung Quốc cũng đã bay vào không phận của Đài Loan 9 lần.

Rủi ro lớn nhất ở Biển Đông là Trung Quốc đã đánh giá thấp quyết tâm và sức mạnh của Hoa Kỳ

Ông Baker cho rằng, cuộc tập trận của 2 tàu sân bay thuộc quân đội Mỹ ở Biển Đông là một tín hiệu mạnh mẽ, điều này cũng báo hiệu rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự ở Tây Thái Bình Dương trong tương lai. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng Trung Quốc cũng sẽ không rút lui chỉ vì các hoạt động quân sự của Mỹ gia tăng. Cục diện này sẽ làm tăng nguy cơ xung đột bất ngờ giữa quân đội hai nước ở Biển Đông.

Ông Baker nói: “Cả hai bên đều rất cẩn trọng để tránh rơi vào “Chiến tranh Nóng”, nhưng bất ngờ có thể xảy ra. Bạn biết đấy, chưa đầy 20 năm trước, trong thế cục căng thẳng ban đầu, sự cố EP3 đã xảy ra gần đảo Hải Nam. Vào thời điểm đó, Trung Quốc rõ ràng không có đủ sức mạnh để tiến xa hơn và họ đã rút lui. Còn bây giờ, nếu sự cố tương tự xảy ra, tôi không chắc chắn liệu Trung Quốc có sẵn sàng lùi lại, bình tĩnh và đánh giá lại (tình hình) hay không”.

Vào ngày 1/4/2001, một máy bay trinh sát điện tử quân sự EP-3 của quân đội Hoa Kỳ đã va chạm với một chiếc J-8B của hải quân Trung Quốc ở một không phận cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 100 km. Máy bay chiến đấu Trung Quốc đã rơi xuống biển và phi công mất tích sau khi nhảy dù. Chiếc EP-3 của Mỹ đã buộc phải hạ cánh xuống sân bay Lăng Thuỷ (Lingshui) ở Hải Nam sau khi bị hư hại. Tai nạn đó đã gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

Gần đây, bà Michele Flournoy, cựu Phó bộ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã làm chứng trước Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ – Trung (USCC) thuộc Quốc hội Hoa Kỳ. Bà cho biết, bà lo ngại rằng cùng với việc sức mạnh của quân đội Trung Quốc, đặc biệt là lực lượng hải quân, đang không ngừng gia tăng, rất có khả năng họ sẽ có những hành động liều lĩnh, đặc biệt là khi Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đang suy yếu và đang bị phân tâm.

Bà Flournoy nói: “Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ hiện đang trong thời kỳ suy yếu không thể tránh khỏi và sẽ rút khỏi vũ đài thế giới. Nhưng tôi thì lại nghĩ rằng họ đang đánh giá thấp cam kết của chúng tôi với các đồng minh và đối tác trong khu vực, đặc biệt là Đài Loan. Tôi cho rằng đây là một rủi ro rất thực tế. Họ đang quan sát việc ​​Hoa Kỳ đang phải xoay sở để đối phó với virus Corona mới và các vấn đề trong nước, hoặc bị Trung Đông và các nơi khác làm xao lãng. Tôi nghĩ họ có thể đã đánh giá thấp việc cuộc khủng hoảng có khả năng trở thành cú hích cho sự quyết tâm của Hoa Kỳ”.

Hôm 21/5/2020, Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ đã công bố báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc” bản mới nhất. Báo cáo viết rằng việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc kể từ giữa những năm 1990 đã cho phép Trung Quốc phát triển thành một lực lượng quân sự hùng mạnh ở khu vực duyên hải Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ phải đối mặt với thách thức to lớn trong việc giành lấy và duy trì sự kiểm soát trong thời chiến đối với khu vực ngoài khơi Tây Thái Bình Dương. Báo cáo cho biết, hải quân Trung Quốc cũng là thách thức cho địa vị chủ đạo của quân đội Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương.

Báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ cũng kết luận rằng, Giải phóng quân Trung Quốc sẽ thua nếu khai chiến toàn diện với Quân đội Hoa Kỳ, nhưng hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc đã phát triển đến mức có thể giành được lợi thế tạm thời so với Quân đội Hoa Kỳ ở một số khu vực thuộc Tây Thái Bình Dương. Vì vậy, điều này có thể dẫn đến việc Giải phóng quân Trung Quốc sẽ làm liều, cho rằng có thể dùng vũ lực để thực hiện ý đồ thống trị Đài Loan, cũng như là không phải lo lắng quá nhiều về sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ.

Bà Michele Flournoy, cựu Phó bộ trưởng phụ trách chính sách của Bộ Quốc phòng Mỹ, đề xuất rằng những gì Hoa Kỳ cần làm là bảo đảm rằng Trung Quốc sẽ không có cơ hội đánh giá sai khả năng của Hoa Kỳ, ví dụ như phát huy lợi thế công nghệ tiên tiến của mình để duy trì ưu thế quân sự và khiến Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ có khả năng ngăn chặn những hành động mạo hiểm của Trung Quốc, hoặc Trung Quốc sẽ phải trả bằng một mức giá tương xứng.

Bà Janka Oertel, Giám đốc hạng mục châu Á của Viện nghiên cứu quan hệ ngoại giao châu Âu (European Council On Foreign Relations), cho rằng Trung Quốc cũng có khả năng đã đánh giá sai tình hình. Bà Oertel nói rằng trong đại dịch virus Corona mới, một số hành vi ngoại giao của Trung Quốc đối với châu Âu cũng là do đánh giá sai tình hình.

Đài Loan rất có thể sẽ là nguyên do khiến Mỹ – Trung rơi vào “Chiến tranh Nóng”

Ông Baker, Phó Chủ tịch cơ quan phân tích rủi ro địa chính trị Hoa Kỳ Stratford cũng nói rằng, ngay cả khi có biến động bất ngờ xảy ra ở Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để sự việc lắng xuống, nhưng vấn đề Đài Loan lại khác, vì Đài Loan là khu vực mà Trung Quốc không thể rút lui nhất. Trong trường hợp xảy ra sự vụ ở Đài Loan, rất có khả năng đây sẽ là nơi căng thẳng nhanh chóng leo thang và rơi vào một cuộc “Chiến tranh Nóng”.

Kể từ đầu năm nay, các hoạt động quân sự của Mỹ và Trung Quốc gần Đài Loan cũng tăng lên. Trong khi máy bay quân sự Trung Quốc tiếp tục bay vào không phận của Đài Loan, Hoa Kỳ cũng đã tăng cường các hoạt động quân sự gần Đài Loan. Trong nửa đầu năm nay, các tàu quân sự Mỹ đã đi vào eo biển Đài Loan 7 lần. Vào ngày 9/6, một chiếc máy bay vận tải C-40A của Hoa Kỳ cũng đã thi thoảng bay qua vùng đất trên bờ biển phía tây Đài Loan. Ông Baker cho rằng các hoạt động quân sự có tần suất như vậy của Hoa Kỳ và Trung Quốc chắc chắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra biến động giữa quân đội hai nước về vấn đề Đài Loan.

Tuy nhiên, ông cho rằng về vấn đề Đài Loan, trong thời gian ngắn Trung Quốc sẽ không có hành động liều lĩnh. Ông nói rằng thống nhất Đài Loan là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, nhưng trước khi giải quyết vấn đề Đài Loan, Trung Quốc phải bảo đảm chắc chắn rằng họ có năng lực gia tăng cực đại để đối phó với việc Mỹ can thiệp vào tình hình ở Đài Loan.

Ông Baker nói: “Thống nhất (Đài Loan) tất nhiên là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, nhưng trước khi họ tự tin làm như vậy, họ vẫn cần phải thực hiện một số bước. Họ phải bảo đảm chắc chắn rằng họ có khả năng tăng mức chi phí cực đại để đối phó với việc Mỹ can thiệp vào tình hình ở Đài Loan. Trong giai đoạn này, họ sẽ gây áp lực đủ lớn đối với Đài Loan để bảo đảm rằng Đài Loan sẽ không tích cực chuyển sang lập trường ủng hộ độc lập. Trung Quốc có thể trì hoãn hành động một chút. Họ vẫn luôn chú ý đến những thay đổi chính trị và xã hội ở Đài Loan… Bây giờ, việc Trung Quốc cần bảo đảm là Đài Loan sẽ không tích cực tìm kiếm sự độc lập. Nếu có bất cứ điều gì xảy ra, điều này có thể sẽ khởi phát các hoạt động quân sự của Trung Quốc”.

Thiếu tướng Kiều Lương (Qiao Liang), một nhà bình luận quân sự Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, gần đây cũng bày tỏ thái độ rằng, Trung Quốc không nên có hành động nhắm vào Đài Loan trong thời gian ngắn.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ South China Morning Post vào ngày 4/7, Thiếu tướng Kiều Lương nói rằng Bắc Kinh không nên coi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán là cơ hội để thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Vào thời điểm này, cái giá để thu hồi bằng vũ lực là quá đắt, và đó không phải là vấn đề cấp bách, sự nghiệp phục hưng dân tộc mới là trọng điểm.

Ông Kiều Lương nói: “Có thể đạt được (phục hưng dân tộc) bằng cách thu hồi Đài Loan không? Tất nhiên là không, đây không phải là ưu tiên hàng đầu của chúng ta. Nếu Bắc Kinh muốn thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, sẽ cần huy động tất cả các nguồn lực và sức mạnh. Bạn không nên bỏ tất cả trứng vào một giỏ, cái giá phải trả là quá đắt”.

Đông Phương

Theo secretchina.com

https://www.ntdvn.com/the-gioi/my-trung-con-cach-chien-tranh-nong-bao-xa-52538.html

 

McCaul: “Công nhận Đài Loan

là hình phạt khắc nghiệt nhất đối với ĐCSTQ”

Nhà lập pháp Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa trong Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul nói rằng điều ĐCSTQ sợ hãi nhất không phải là Mỹ, mà là mất khả năng kiểm soát người dân của chính mình.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA hồi đầu tuần, ông McCaul cho biết ông tin rằng việc công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập, có chủ quyền sẽ là “hình phạt khắc nghiệt nhất” mà Hoa Kỳ có thể gây ra cho Bắc Kinh.

Đại diện bang Texas cũng bày tỏ niềm tin rằng hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thất bại. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không phải là kẻ thù hàng đầu của Bắc Kinh, mà chính là các công dân Trung Quốc đã và đang bị chế độ độc tài áp bức sẽ một ngày nào đó nhận ra sự thật và đứng lên chống lại sự cai trị này.

“Việc không thể kiểm soát người dân chính là nỗi sợ hãi lớn nhất của Đảng,” ông nói.

Ông McCaul nhận định Mỹ không muốn tham gia vào một cuộc xung đột quân sự với ĐCSTQ nhưng họ sẽ không ngần ngại lên án các vi phạm nhân quyền cũng như tiếp tục ủng hộ dân chủ. Ông cũng kêu gọi công dân Trung Quốc hãy nhận thức ra rằng rằng tự do ngôn luận và quyền cơ bản của họ đã bị ĐCSTQ tước bỏ.

Liên quan đến lập trường của Mỹ về các vấn đề xuyên eo biển, ông McCaul nhấn mạnh rằng Washington sẽ không cho phép cuộc đàn áp của Bắc Kinh đối với Hồng Kông được lặp lại ở Đài Loan. Ông lưu ý rằng gần đây ĐCSTQ đã tăng cường đe dọa đối với Đài Loan khi một số nhân vật từ phía Trung Quốc tuyên bố Luật An ninh quốc gia Hồng Kông là một mô hình sẽ có thể được áp dụng cho quốc đảo này.

Ông McCaul cho biết Mỹ sẽ tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và sẽ không ngừng hỗ trợ cho đồng minh ở Đông Á. Ông nói thêm rằng việc công nhận ngoại giao Đài Loan sẽ là một quyết định lớn, nhưng chắc chắn điều này sẽ là một đòn trừng phạt nặng nề đối với ĐCSTQ.

Đồng thời, nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng lên án việc Bắc Kinh che giấu thông tin về đại dịch virus corona, gây ra thảm họa tồi tệ trên toàn thế giới. Ông nói rằng cả ĐCSTQ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng này vì đã cố tình bỏ qua các cảnh báo sớm, theo tờ Liberty Times.

http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/35769-mccaul-cong-nhan-dai-loan-la-hinh-phat-khac-nghiet-nhat-doi-voi-dcstq.html

 

Cố vấn Nhà Trắng: Mỹ sẽ có hành động mạnh mẽ

với WeChat và TikTok

Bình luậnĐông Phương

Hôm 12/7, ông Peter Navarro, Cố vấn Thương mại Nhà Trắng, cho biết Tổng thống Trump dự kiến ​​sẽ có “hành động mạnh mẽ” đối với TikTok và WeChat, để đáp trả những phần mềm ứng dụng này trong “cuộc chiến thông tin” chống lại Hoa Kỳ.

Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 12/7, ông Navarro nói rằng chính quyền Tổng thống Trump “vừa mới bắt đầu” xem xét các ứng dụng này. Ông cũng không loại trừ việc Hoa Kỳ có thể áp đặt lệnh cấm đối với TikTok và WeChat.

Ông Navarro đã không tiết lộ hành động cụ thể mà chính quyền Trump có thể thực hiện trong cuộc phỏng vấn vừa rồi.

TikTok là phiên bản hải ngoại của Douyin (phiên bản nội địa Trung Quốc), thuộc sở hữu công ty ByteDance của Trung Quốc và rất phổ biến trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở Mỹ; còn WeChat thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Tencent, đây không chỉ là ứng dụng giao tiếp chính ở Trung Quốc đại lục, mà nó còn được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Hoa ở nước ngoài.

Tuần trước, Tổng thống Trump cho biết rằng chính phủ của ông đang xem xét cấm ứng dụng video ngắn TikTok tại Hoa Kỳ.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 12/7, ông Navarro nói điều người dân Mỹ cần phải hiểu là tất cả dữ liệu nhập vào các ứng dụng di động trông có vẻ thuận tiện này sẽ được gửi trực tiếp đến máy chủ ở Trung

Quốc, nhập trực tiếp vào “các cơ quan thuộc quân đội Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc và những đơn vị muốn đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ”.

Ông Navarro cũng cho biết, các ứng dụng này ngoài việc được sử dụng để quản chế, giám sát và theo dõi công dân Mỹ, điều tồi tệ nhất là chúng còn tham gia vào “cuộc chiến thông tin” nhằm chống lại người dân Mỹ và Tổng thống Mỹ.

Ông nhấn mạnh rằng Douyin và WeChat “là hình thức kiểm duyệt lớn nhất ở Trung Quốc đại lục”. Do đó, Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ có “hành động mạnh mẽ” đối với các ứng dụng này và mong đợi các “hành động, hành động, hành động” từ Tổng thống.

Trước đó, Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) và Tổng công ty phát thanh truyền hình Canada CBC đã báo cáo rằng, giống như tất cả các nền tảng truyền thông mạng xã hội ở Trung Quốc, WeChat cần bảo đảm rằng tất cả nội dung được truyền phát qua ứng dụng đều phải tuân thủ các yêu cầu của chính phủ Trung Quốc. Như mọi người đã biết, phiên bản nội địa Trung Quốc của Wechat kết hợp kiểm duyệt tự động và kiểm duyệt thủ công, để xác định và loại bỏ mọi bình luận về các chính trị gia và các nội dung được coi là cấm kỵ ở Trung Quốc.

Trong một báo cáo được công bố hôm 7/5 bởi “Phòng nghiên cứu công dân” (Citizen Lab), một nhóm nghiên cứu bảo mật tại Đại học Toronto đã chỉ ra cách mà WeChat giám sát chặt chẽ các hoạt động của người dùng bên ngoài Trung Quốc đại lục.

Nghiên cứu của Citizen Lab cho thấy khi các tài liệu và hình ảnh được gửi giữa những người dùng WeChat đăng ký tài khoản bên ngoài Trung Quốc được gửi đến người dùng ở nội địa Trung Quốc, một hệ thống kiểm duyệt sẽ được kích hoạt ngay lập tức.

Bà Eva Galperin, Giám đốc an ninh mạng tại Electronic Frontier Foundation, một tổ chức tiên phong về bản quyền kỹ thuật số, nói với The Wall Street Journal rằng các phát hiện trong báo cáo trên cho thấy các tổ chức làm việc trong các khu vực nhạy cảm nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng WeChat.

Bà Galperin nói rằng, ví dụ, chính phủ Hoa Kỳ, hoặc các công ty lớn bị các doanh nghiệp gián điệp của Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm đến, cần phải thận trọng.

Đông Phương

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/co-van-nha-trang-my-se-co-hanh-dong-manh-me-voi-wechat-va-tiktok-52663.html

 

Hoa Kỳ cùng các đồng minh châu Âu họp bàn

về đối sách với Trung Quốc

Bình luậnĐông Phương

Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Nhà Trắng sẽ bắt đầu chuyến thăm Paris ba ngày kể từ ngày 13/7. Một quan chức chính phủ Hoa Kỳ nói rằng chuyến thăm của ông O’Brien chủ yếu là để thảo luận với các quan chức châu Âu về vấn đề Trung Quốc và các chính sách ngoại giao khác.

Theo trang web tin tức chính trị Hoa Kỳ POLITICO, ông O’Brien và ông Matt Pottinger, Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ sẽ gặp gỡ những người đồng cấp của Anh, Pháp, Đức và Ý tại Pháp.

Bài báo nói rằng, phần thảo luận về các vấn đề Trung Quốc có liên quan tới Mỹ sẽ do ông Pottinger phát biểu, tập trung vào cuộc cạnh tranh giữa phương Tây và Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) trong các lĩnh vực khác nhau như 5G và chuỗi cung ứng, cũng như các vấn đề đa phương khác. Khi các nước châu Âu xây dựng mạng 5G, Hoa Kỳ đã luôn gây sức ép lên các nước châu Âu để cảnh báo họ về những rủi ro khi cho phép gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei tham gia vào việc xây dựng mạng 5G.

Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng Huawei là một công cụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và thiết bị của nó có thể được ĐCSTQ sử dụng để làm gián điệp, mặc dù Huawei liên tục phủ nhận.

Sáng ngày 13/7, ông O’Brien sẽ đến Pháp và tham gia một cuộc họp song phương vào cuối ngày. Sau đó, ông O’Brien và Pottinger sẽ gặp các quan chức châu Âu trong một tòa nhà của chính phủ Pháp vào ngày 14 và 15/7. Ngoài ra, ông O’Brien cũng sẽ gặp một số quan chức chính phủ Pháp khác trong chuyến đi này.

Ông John Ullyot, Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết: “Đại sứ O’Brien hy vọng sẽ có được cuộc hội đàm chuyên sâu với các quan chức đồng cấp tại Pháp, Anh, Đức và Ý trong tuần

này tại Paris, để giải quyết một loạt các thách thức an ninh quốc gia, bao gồm Trung Quốc, 5G, Nga, Afghanistan, Trung Đông/Bắc Phi, cách ứng phó và phục hồi sau COVID”. Ông Juliot cũng sẽ tham gia chuyến thăm châu Âu lần này.

Khi được hỏi tại sao trong tình hình dịch bệnh hiện nay, ông O’Brien lại chọn cách đích thân đến Pháp thay vì mở một cuộc họp qua video, một quan chức chính phủ Mỹ nói rằng gặp gỡ trực tiếp để giải quyết công việc “hiệu quả hơn” và “ngoại giao cá nhân” là không thể thay thế, thông qua Skype không thể làm được điều này.

Cuối tháng 6 năm nay, ông O’Brien đã đến bang Arizona ở Hoa Kỳ và đã có một bài phát biểu cứng rắn đối với Trung Quốc.

Ông Robert O’Brien, Cố vấn An ninh Nhà Trắng, nói rằng: ĐCSTQ là một đảng chính trị cực quyền theo chủ nghĩa Marx – Lenin. Thời đại mà người Mỹ thụ động và ngây thơ trong cách đối đãi với ĐCSTQ đã qua. Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ cùng nhau chống lại sự thao túng của ĐCSTQ đối với người dân và chính phủ của chúng ta, gây tổn hại cho nền kinh tế của chúng ta, v.v. Việc vạch trần những giáo điều và âm mưu của ĐCSTQ không chỉ vì người dân Mỹ, mà còn vì người dân Trung Quốc cũng như hạnh phúc và lợi ích của mọi người dân trên toàn thế giới.

Ông O’Brien nói trong bài phát biểu ở Arizona: “Tôi muốn giải thích rõ: Chúng tôi rất tôn trọng và ngưỡng mộ người dân Trung Quốc. Hoa Kỳ và Trung Quốc có một lịch sử quan hệ hữu nghị lâu dài. Nhưng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc, và cũng không đại diện cho người dân Trung Quốc”.

Đông Phương

Theo Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/hoa-ky-cung-cac-dong-minh-hop-ban-ve-doi-sach-voi-trung-quoc-52683.html

 

Mỹ tăng áp lực lên ngành hàng hải,

chặn Venezuela xuất khẩu dầu

Một số công ty chứng nhận tàu có khả năng đi biển và các công ty bảo hiểm tàu đã ngưng cung cấp dịch của họ cho các tàu có vận chuyển dầu của Venezuela giữa lúc Hoa Kỳ thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với quốc gia Mỹ Latin này, theo Reuters.

Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã khiến sản lượng xuất khẩu dầu Venezuela xuống mức thấp nhất trong gần 80 năm qua, làm chính phủ của ông Nicolas Maduro mất đi nguồn thu chính và khiến chính quyền của ông thiếu tiền mặt để nhập khẩu các nhu yếu phẩm như thực phẩm và thuốc men.

Chính phủ Maduro nói rằng Hoa Kỳ đang cố gắng chiếm giữ dầu của Venezuela và cho rằng các biện pháp của Hoa Kỳ là đàn áp bất hợp pháp, gây ra đau khổ cho người dân Venezuela.

Ông Elliott Abrams, Đặc sứ Hoa Kỳ phụ trách Venezuela nói với Reuters rằng trong những tháng gần đây Washington đã gây áp lực ngành công nghiệp hàng hải trong nỗ lực thực thi tốt hơn các biện pháp trừng phạt đối với ngành thương mại dầu và cô lập Caracas.

“Những gì quý vị sẽ thấy là hầu hết các chủ tàu và công ty bảo hiểm và các thuyền trưởng sẽ quay lưng lại với Venezuela,” ông Abrams nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Ông cho biết thêm rằng Hoa Kỳ đang gây áp lực cho các công ty vận chuyển, công ty bảo hiểm, các nhà cấp chứng nhận và quốc gia đăng ký tàu biển.

Hoa Kỳ đang gây áp lực cho các nhà phân loại tàu để xác định xem các tàu có vi phạm các quy định trừng phạt hay không và rút chứng nhận nếu đó là một cách để thắt chặt các biện pháp trừng phạt hơn nữa, một quan chức Hoa Kỳ không nêu danh tính nói với Reuters.

Không có chứng nhận, một con tàu và hàng hóa trên tàu sẽ không được bảo hiểm. Và như vậy, chủ tàu cũng sẽ vi phạm hợp đồng thương mại vì hợp đồng đòi hỏi phải có giấy chứng nhận. Ngoài ra, chính quyền cảng có thể từ chối nhập cảnh hoặc giam giữ một con tàu.

https://www.voatiengviet.com/a/my-tang-ap-luc-len-nganh-hang-hai-chan-venezuela-xuat-khau-dau/5500597.html

 

Một thanh niên bắn chết hai cảnh sát

rồi sau đó tự sát

Vào tối thứ bảy (ngày 11 tháng 7), một thanh niên đã dùng súng bắn chết hai cảnh sát tại một ngôi nhà ở thành phố McAllen, Texas.

Cảnh sát trưởng Victor Rodriguez cho biết cảnh Edelmiro Garza, 45 tuổi, và Ismael Chavez, 39 tuổi, nhận được điện thoại từ ngôi nhà nói trên và bị bắn ngay khi tới nơi. Khi những cảnh sát khác đến hiện trường, họ đã yêu cầu nghi can bỏ súng xuống, nhưng anh ta đã tự sát. Cảnh sát Garza đã làm việc được 9 năm và cảnh sát Chavez công tác trong ngành được hai năm rưỡi.

Theo cảnh sát trưởng Rodriguez, nghi can, được xác định là Aldon Caramillo, 23 tuổi, đã từng bị bắt giữ vì nhiều tội danh trong quá khứ, bao gồm lái xe khi say rượu, chạy trốn khỏi cảnh sát, hành hung người khác, và tàng trữ cần sa.

Cảnh sát trưởng Rodriguez cho biết thêm rằng tại thời điểm xảy ra vụ nổ súng, hai cảnh sát thiệt mạng không mang theo bodycam, và máy quay trên xe tuần tra của họ khó lòng thu được những gì đã xảy ra bên trong ngôi nhà. Hiện vụ án vẫn đang được điều tra. (BBT)

https://www.sbtn.tv/mot-thanh-nien-ban-chet-hai-canh-sat-roi-sau-do-tu-sat/

 

Cảnh sát lục soát nhà

của cặp vợ chồng chĩa súng vào người biểu tình

Cảnh sát tại thành phố St. Louis, Missouri, đã lục soát căn biệt thự của cặp vợ chồng đã chĩa súng vào người biểu tình tuần hành bên ngoài nhà của họ vào tháng trước. Vào tối thứ sáu (ngày 10 tháng 7), cảnh sát đã đến nhà của hai người này, mang theo lệnh khám xét, và tịch thu một khẩu súng trường bán tự động cỡ nòng .223.  Đây là khẩu súng mà người chồng đã dùng trong đoạn video quay lại sự việc nói trên.

Người chồng, ông Mark McCloskey 63 tuổi và vợ ông, Patricia McCloskey, 61 tuổi, cho biết họ cảm thấy tính mạng bị đe dọa khi đoàn biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát diễn hành ngang qua căn biệt thự trên đường đến nhà của Thị trưởng St. Louis Lyda Krewson.

Cuộc biểu tình này là một phần của làn sóng diễn hành và biểu tình trên toàn quốc phản đối nạn bạo lực cảnh. Đoạn video quay lại sự việc vào ngày 28 tháng 6 cho thấy hai vợ chồng đã liên tục la hét yêu cầu người biểu tình tránh xa khỏi nhà của họ. Một số người trong đám đông quay lại cảnh tượng này. Sau đó, bà Patricia McCloskey đã chĩa một khẩu súng lục vào đám đông.

Sau khi sự việc xảy ra, bà Kimberly Gardner, công tố viên của thành phố, nói rằng văn phòng của bà đang điều tra xem liệu hành vi của ông bà McCloskey có xâm phạm quyền tự do biểu tình ôn hòa của người dân hay không, đồng thời nói rằng “hành động đe dọa bằng vũ khí nguy hiểm sẽ không được tha thứ.”

Cặp vợ chồng đã nói rằng họ có quyền để bảo vệ tài sản của họ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/canh-sat-luc-soat-nha-cua-cap-vo-chong-chia-sung-vao-nguoi-bieu-tinh/

 

Lần đầu tiên sau nhiều tháng đóng cửa,

du khách đeo khẩu trang khi đến Disney uWorld

Vào hôm thứ Bảy (11 tháng 7), Công viên giải trí Walt Disney tại Florida mở cửa lại cho công chúng lần đầu tiên sau bốn tháng, trong bối cảnh các ca nhiễm coronavirus ở tiểu bang này vẫn gia tăng. Một số lượng hạn chế các du khách đã ghé thăm Magic Kingdom và Animal Kingdom, hai công viên đầu tiên được mở cửa tại đây. Đi kèm với đó là một loạt các biện pháp an toàn được đưa ra nhằm mục đích trấn an du khách và giảm cơ hội lây nhiễm virus chết người.

Du khách và nhân viên đều phải đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt và được hướng dẫn về việc giữ khoảng cách an toàn ở mọi nơi, từ đường đi bộ cho đến chỗ vui chơi. Kiếng plexiglass cũng được bố trí nhằm phân tách những hàng khác nhau, và mốc chỉ thị cũng được đánh dấu để mọi người biết chỗ họ nên đứng.

Disney cho biết họ đã huấn luyện cho một nhóm các nhân viên, những người mặc trang phục như những siêu anh hùng trong “The Incredibles”, nhằm nhắc nhở những vị khách không nghiêm chỉnh tuân thủ các quy tắc.

Disney World đã hoãn các cuộc diễn hành, những màn bắn pháo bông và các hoạt động thu hút đám đông khác. Những cuộc gặp gỡ gần gũi với Chuột Mickey, Nàng Lọ Lem và các nhân vật khác cũng tạm thời bị hủy bỏ. Thay vào đó, các nhân vật này xuất hiện trên phao nổi hoặc trên lưng ngựa. Florida hiện đang là tâm chấn của COVID-19.

Trong hai tuần qua, Florida ghi nhận 109,000 trường hợp nhiễm coronavirus mới, nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác ở Hoa Kỳ. Tuy vậy, nhiều du khách và nhân viên của Disney vẫn rất háo hức khi Disney World mở cổng. (BBT)

https://www.sbtn.tv/lan-dau-tien-sau-nhieu-thang-dong-cua-du-khach-deo-khau-trang-khi-den-disney-uworld/

 

Thống Đốc Maryland ủng hộ giải pháp dạy học

hỗn hợp.  Bộ Trưởng Giáo Dục Betsy Devos

buộc học sinh trở lại trường vào mùa Thu năm nay

Vào hôm Chủ nhật (12 tháng 7), người đứng đầu tổ chức các thống đốc đảng cộng hòa ủng hộ việc mở lại các trường học theo kế hoạch dạy hỗn hợp.

Thống đốc Maryland, ông Hog Hogan, cho biết văn phòng của ông đã tham khảo từ các bác sĩ, nhà khoa học, nhà dịch tễ học cùng với các viên chức trường học địa phương khi họ làm việc để xây dựng kế hoạch mở lại các trường học trong tiểu bang của mình. Ông cho rằng, trường nên áp dụng chương trình dạy hỗn hợp, vừa trực tuyến, và vừa trực tiếp tại trường.

Trong khi đó, bộ trưởng Bộ Giáo dục Betsy DeVos nói bà dự định sẽ mở lại các lớp học trực tiếp ở Hoa Kỳ vào mùa thu năm nay, và nhấn mạnh rằng điều này có thể được thực hiện một cách an toàn, bất chấp mối lo về đại dịch coronavirus. Bộ trưởng DeVos cho biết vấn đề không phải là “nếu điều này xảy ra”, mà là “xảy ra như thế nào”.

Bộ trưởng giáo dục cho hay Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) chưa bao giờ khuyên đóng cửa trường học, nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ đối với các điểm nóng của dịch coronavirus.

Theo và DeVos, học sinh đang chịu khổ sở vì không được học trong môi trường lớp học vào mùa xuân này, và trường học có khả năng giúp học sinh bắt kịp tiến trình học tập vào mùa thu. Bà DeVos cho rằng vì không được đến trường, những trẻ em gặp vấn đề về tinh thần, cảm xúc và vấn đề xã hội đang chịu khổ sở vì bị mắc kẹt ở nhà.

Trước đó, bà DeVos và tổng thống Trump đã đe dọa ngừng cấp ngân sách cho các trường học không chịu mở cửa trở lại vào mùa thu năm nay. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-maryland-ung-ho-giai-phap-day-hoc-hon-hop-bo-truong-giao-duc-betsy-devos-buoc-hoc-sinh-tro-lai-truong-vao-mua-thu-nam-nay/

 

Ông Trump thúc đẩy tái mở cửa trường học,

giới chức y tế và giáo dục hưởng ứng

Quý Khải

Tổng thống Trump gần đây thúc đẩy các trường học tái mở cửa trước sự hưởng ứng của giới chức y tế và giáo dục, theo The Epoch Times.

Lệnh đóng cửa là của thống đốc các bang chứ không phải của chính quyền liên bang. Hầu hết các trường học tại Mỹ vẫn còn đóng cửa giữa đại dịch Covid-19.

Các nghị sĩ Đảng Dân chủ tin rằng đây sẽ là “điều tồi tệ đối với họ về mặt chính trị nếu các trường học ở Mỹ mở cửa trở lại trước cuộc bầu cử tháng 11, nhưng điều đó rất quan trọng đối với mọi trẻ em & gia đình”, tổng thống Trump đã viết trên Twitter ngày 8/7.

“[Tôi] có thể cắt tài trợ nếu không mở cửa trở lại!”

Tổng thống lưu ý rằng trường học ở nhiều quốc gia, bao gồm Đức, Đan Mạch và Thụy Điển, đã mở cửa trở lại, và những quốc gia đó không gặp phải vấn đề gì [về sự bùng phát dịch] liên quan đến việc tái mở cửa. Một viện nghiên cứu của Hà Lan cho biết trong tuần này rằng, trẻ em đóng một vai trò rất nhỏ trong việc lây lan của Covid-19. Trẻ em có tỷ lệ lây nhiễm thấp hơn.

Một ngày trước đó, Tổng thống cho biết ông sẽ gây áp lực cho các thống đốc bang để tái mở cửa lại trường học.

Bộ trưởng Y tế Alex Azar cho biết tại một hội nghị bàn tròn tại Nhà Trắng ngày 7/7 với các sinh viên, quản trị viên, giáo viên và quan chức y tế rằng các trường học có thể mở cửa trở lại an toàn.

Quang cảnh nhìn từ trên không của một sân trường trống ở Trường tiểu học Tenderloin ở San Francisco ngày 18/3/2020 (ảnh chụp màn hình The Epoch Times dẫn từ Justin Sullivan / Getty Images).

“Đây là một việc rất dễ hiểu, và hợp lý. Chỉ cần giữ giãn cách xã hội. Và hãy đeo khẩu trang khi các em ở trong một bối cảnh mà không thể giữ giãn cách xã hội. Đồng thời hãy thực hành tốt việc vệ sinh cá nhân. Chúng ta có các công cụ để đưa trẻ em trở lại trường học an toàn, để bảo vệ giáo viên và nhân viên của chúng ta, và đã đến lúc phải làm điều đó ngay bây giờ”, ông nói.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Tiến sĩ Robert Redfield cho biết tất cả các trường học được khuyến khích làm những gì cần thiết để có thể tái mở cửa trở lại.

“CDC không bao giờ khuyến nghị đóng cửa trường phổ thông trong suốt đại dịch này. Chúng tôi thấy các trường học là một phần quan trọng của xã hội, và khi cân nhắc các rủi ro khác nhau [từ dịch bệnh], chúng ta thấy rủi ro của việc đóng cửa các trường học là lớn hơn đối với xã hội của chúng ta”, ông chia sẻ quan điểm với mọi người tại bàn tròn.

“Đây là một việc rất dễ hiểu, và hợp lý. Chỉ cần giữ giãn cách xã hội. Và hãy đeo khẩu trang khi các em ở trong một bối cảnh mà không thể giữ giãn cách xã hội. Đồng thời hãy thực hành tốt việc vệ sinh cá nhân. Chúng ta có các công cụ để đưa trẻ em trở lại trường học an toàn, để bảo vệ giáo viên và nhân viên của chúng ta, và đã đến lúc phải làm điều đó ngay bây giờ”.

Virus Vũ Hán chủ yếu lây lan qua các giọt dịch thoát ra khi người nhiễm bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, cơ quan y tế tuyên bố trên trang web của mình. Nó cũng được cho là lây lan khi ai đó chạm vào bề mặt bị ô nhiễm và sau đó chạm vào mũi hoặc miệng của họ.

Do đó, khuyến nghị đối với các trường học bao gồm cho học sinh đeo khẩu trang, hướng dẫn rửa tay đúng cách và kêu gọi học sinh và nhân viên trường nghỉ ở nhà nếu cảm thấy ốm, mệt, bệnh.

Một số chuyên gia y tế, bao gồm cả Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đang khuyến nghị các trường mở cửa trở lại việc dạy học trực tiếp.

Nhóm này cho biết trong một tuyên bố rằng họ “ủng hộ mạnh mẽ tất cả các đề xuất chính sách cho năm học sắp tới với mục tiêu học sinh phải có mặt ở trường”.

“CDC không bao giờ khuyến nghị đóng cửa trường phổ thông, trong suốt đại dịch này. Chúng tôi thấy các trường học là một phần quan trọng của xã hội, và khi cân nhắc các rủi ro khác nhau [từ dịch bệnh], chúng ta thấy rủi ro của việc đóng cửa các trường học là lớn hơn đối với xã hội của chúng ta”, ông chia sẻ quan điểm với mọi người tại bàn tròn.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), Tiến sĩ Robert Redfield

“Tầm quan trọng của việc học tập trực tiếp đã được ghi nhận khá rõ ràng, và đã có bằng chứng về tác động tiêu cực đối với trẻ em khi đóng cửa trường học vào mùa xuân vừa rồi”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Ban lãnh đạo các trường nói với tổng thống Trump trong hội nghị bàn tròn rằng họ đã sẵn sàng để mở cửa trở lại.

“Chúng tôi đã sẵn sàng”, Jeff Bearden, hiệu trưởng trường Forsyth ở bang Georgia cho biết. “Chúng tôi đã lên kế hoạch và chuẩn bị suốt mùa hè, [và] chúng tôi sẽ chuẩn bị sẵn các quy trình tái mở cửa. Học sinh của chúng ta cần phải trở lại trường học”.

Ủy viên Ủy ban Giáo dục bang Florida ông Richard Corcoran cũng cho biết trong tuần trước rằng các trường học Mỹ sẽ phải mở cửa trở lại vào tháng Tám.

(Nguồn ảnh thumbnail: Trái: (ảnh: The Epoch Times/Flickr), Phải: (ảnh: Bộ giáo dục Mỹ/Flickr))

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-thuc-day-cac-truong-hoc-tai-mo-cua-gioi-chuc-y-te-va-giao-duc-huong-ung.html

 

Tiểu bang Florida phá vỡ kỷ lục với hơn 15,000

ca nhiễm coronavirus trong một ngày

Vào hôm Chủ Nhật, ngày 12 tháng 07, 2020, tiểu bang Florida đã báo cáo 15,299 ca nhiễm coronavirus đã được xác nhận trong một ngày, vượt qua mức gần 4,000 của tiểu bang trước đó và lập kỷ lục mới trên toàn quốc.  Mức gia tăng các ca nhiễm đưa tổng số ca bệnh của tiểu bang lên tới 269,811. Hơn 18,000 người đã phải nhập viện kể từ khi đại dịch xảy ra tại tiểu bang này.

Bộ Y tế Florida cũng báo cáo rằng có thêm 45 trường hợp tử vong vì Covid-19, đưa số tử vong trên toàn tiểu bang lên 4,346. Gần 143,000 người đã được xét nghiệm vào thứ Bảy tại Florida với 11.25% kết quả dương tính với coronavirus. Đó là tỷ lệ kết quả xét nghiệm dương tính thấp nhất kể từ cuối tháng 6 khi nhiều người nhận được xét nghiệm.

Vào thứ Tư, tỷ lệ những người được xét nghiệm dương tính với virus này cao hơn nhiều ở mức 18.35%. Đô đốc Brett Giroir, người đứng đầu các nỗ lực xét nghiệm của chính quyền tổng thống Trump, cho biết tỷ lệ kết quả xét nghiệm dương tính đã chững lại trong tuần này ngay cả khi nó vẫn còn cao ở các tiểu bang có nhiểu ổ dịch.

Đô đốc Giroir cho biết ông dự đoán rằng con số nhập viện và tử vong sẽ tăng trong hai đến ba tuần tới trước khi đứng lại và sau đó giảm dần. Tiểu bang Florida, Arizona, California và Texas, là các  điểm nóng về coronavirus, với số người tử vong trung bình hàng ngày đạt mức cao kỷ lục trong những ngày gần đây, và các chuyên gia y tế cảnh báo rằng số tử vong sẽ tiếp tục tăng trong vài tuần tới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/tieu-bang-florida-pha-vo-ky-luc-voi-hon-15000-ca-nhiem-coronavirus-trong-mot-ngay/

 

Chuyên gia Mỹ cảnh báo Google có thể giúp Biden

 lấy 10% phiếu bầu từ Trump

trong cuộc bầu cử Tổng thống 2020

Thái Học

Một chuyên gia tâm lý học của Mỹ cho biết, Google đang hoạt động rất tích cực trong cuộc bầu cử năm 2020 và công ty này đang góp phần thao túng cử tri Mỹ nhằm giảm 10% số phiếu bầu của Tổng thống Donald Trump.

Vào hôm 10/7, trong một cuộc trò chuyện với Alex Marlow, tổng biên tập tờ Breitbart, ông Robert Epstein – nhà tâm lý học, giáo sư, tác giả và nhà báo người Mỹ cho biết, Google và Facebook là hai công ty lớn có tác động mạnh mẽ đến quan điểm của người Mỹ bằng cách thay đổi thông tin mà họ tiếp cận.

Theo ông Epstein, các kỹ thuật được sử dụng để tác động đến quan điểm của người dùng internet là rất khôn khéo và tỉ mỉ.

Ông cho biết: “Chỉ bằng cách đưa ra các gợi ý nội dung khi tìm kiếm, Google có khả năng thay đổi sự phân vân của những cử tri chưa biết nên bầu cho ai từ 50-50 thành việc họ đi đến quyết định 90-10 mà không ai biết rằng họ đang bị thao túng”.

Epstein lưu ý rằng, cuộc bầu cử năm 2020 là thời điểm để Google có thể giúp ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden vượt qua Tổng thống Trump.

Ông Epstein tiết lộ: “Một trong những giám đốc điều hành tại Google nói rằng: ‘Chúng ta sẽ sử dụng mọi nguồn lực và quyền lực của Google để đảm bảo Trump sẽ không được tái bầu cử’, vì vậy nếu họ đang sử dụng mọi nguồn lực theo mục đích của họ, thì có thể họ sẽ sử dụng tất cả các kỹ thuật mà tôi đã phát hiện ra và có lẽ còn nhiều hơn nữa”.

Ông Epstein đăng trên Twitter ảnh chụp khi ông gõ từ đã (was) trên google thì google gợi ý cụm từ đã luận tội Trump.

Epstein cho biết, tác động của những nỗ lực này là rất đáng kể. Đủ để thay đổi khoảng 10% cử tri Mỹ mà không ai biết rằng họ đã bị thao túng và không có dấu vết giấy tờ để các nhà chức trách truy tìm.

Epstein cho biết mục tiêu tiếp theo của ông là theo dõi và vạch trần cách người dùng internet bị thao túng.

“Khi các vị tìm kiếm bất cứ thứ gì mà có gợi ý tìm kiếm chính trị nào, thì câu trả lời, nguồn cấp tin tức đều bị nghiêng theo một hướng”, ông cho biết.

Ông Epstein đăng trên Twitter ảnh chụp khi ông gõ từ “Trump sẽ” thì google gợi ý cụm từ Trump sẽ thua; Trump sẽ thua trong cuộc bầu cử….

“Giờ đây mọi người đang bị giám sát 24/7, bao gồm cả những đứa trẻ của chúng ta tới mức mà chưa bao giờ xảy ra trước đây trong lịch sử loài người. Chúng ta phải thay đổi điều đó”, ông cho biết.

Epstein cảnh báo về sự kiểm duyệt trên phạm vi toàn cầu, trong đó hai công ty Mỹ là Google và Facebook đang đóng vai trò quyết định trong những gì mọi người có thể xem và không được xem.

Theo The Western Journal

Thái Học biên soạn

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-my-canh-bao-google-co-the-giup-biden-lay-10-phieu-bau-tu-trump-trong-cuoc-bau-cu-tong-thong-2020.html

 

Tòa Mỹ cho phép thực hiện

vụ hành quyết liên bang đầu tiên trong 17 năm

Vụ xử tử liên bang đầu tiên sau 17 năm dự kiến sẽ được tiến hành vào 13/7/2020 sau khi tòa phúc thẩm Hoa Kỳ đảo ngược lệnh cấm của tòa án cấp dưới, nói rằng một vụ kiện của gia đình nạn nhân đã khiến trì hoãn vụ xử tử không có cơ sở pháp lý, theo Reuters.

Tử tù Daniel Lewis Lee đã bị kết án trong vụ giết ba thành viên của một gia đình ở Arkansas vào năm 1996. Nhưng một số thân nhân của các nạn nhân đã phản đối bản án tử hình. Ông sẽ bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc tại phòng xử tử của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở thành phố Terre Haute, Indiana.

Hôm 10/7, vụ xử tử này đã bị một thẩm phán liên bang chặn lại sau khi một số thân nhân của nạn nhân kiện, cho rằng họ e rằng việc tham dự phiên xử tử có thể khiến họ bị nhiễm COVID-19.

Khi số ca nhiễm COVID-19 tăng lên ở khoảng 40 tiểu bang, Cục Nhà tù Hoa Kỳ cho biết hôm 12/07 rằng một nhân viên tham gia chuẩn bị cho việc nối lại các vụ hành quyết liên bang đã nhiễm bệnh.

Vụ kiện Bộ Tư pháp tại tòa án liên bang ở Indianapolis đã tìm cách ngăn chặn vụ hành quyết ông Lee cho đến khi hết dịch bệnh. Thẩm phán Hoa Kỳ Jane Magnus-Stinson thuộc tòa cấp quận đã ra lệnh cho Bộ Tư pháp trì hoãn việc xử tử này cho đến khi Bộ đưa ra các lý do cho thấy các nguyên đơn có thể tham dự vụ xử tử mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ.

Chính phủ đã kháng cáo và Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ khu vực 7 hôm 12/07 đã lật lại lệnh cấm, nói rằng không có đạo luật hay quy định liên bang nào cho phép thân nhân quyền tham dự vụ xử tử.

Bộ Trưởng Tư pháp Hoa Kỳ William Barr cho biết vào tháng 7 năm ngoái rằng Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục thực hiện các vụ hành quyết một số trong số 62 tử tù liên bang.

Các công tố viên cho biết ông Lee là thành viên của một nhóm thượng đẳng da trắng đã sát hại một người buôn bán súng ở Arkansas, cùng vợ và con gái 8 tuổi của người này, sau đó vứt xác họ xuống một đầm lầy. Ông đã bị kết án vào năm 1999 với nhiều tội danh, bao gồm tội giết người.

https://www.voatiengviet.com/a/toa-my-cho-phep-thuc-hien-vu-hanh-quyet-lien-bang-dau-tien/5500538.html

 

Hỏa hoạn trên tàu chiến Mỹ ở San Diego,

21 người bị thương

Hỏa hoạn kéo dài nhiều giờ hôm 12/07 trên tàu chiến Hoa Kỳ cập cảng tại Căn cứ Hải quân San Diego đã khiến 21 người nhập viện do bị thương nhẹ và khiến hai tàu Hải quân khác neo đậu gần đó phải di dời, các viên chức quân sự và cứu hỏa địa phương cho Reuters biết.

Sở Cứu hỏa San Diego cho biết một vụ nổ kèm với hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 8:30 sáng giờ địa phương hôm 12/07 trên tàu USS Bonhomme Richard, một tàu đổ bộ tấn công đang được bảo trì định kỳ tại cảng.

Vụ nổ được cho là do nhiệt tỏa ra từ một không gian hạn chế dưới áp lực, khác với vụ nổ do nhiên liệu hoặc vật liệu nổ, Chuẩn Đô đốc Philip Sobeck nói tại một cuộc họp báo vào tối ngày 12/07.

Mặc dù không rõ nguyên nhân chính xác của ngọn lửa, nhưng nơi phát hỏa bắt nguồn từ khoang để hàng hóa ở bên dưới, và lan lên các sàn phía trên, ông Sobeck cho biết.

Phát ngôn viên Hải quân Mike Raney nói với Reuters rằng hiện tại chưa có bằng chứng về hành vi phá hoại.

Các viên chức Hải quân cho biết đạn dược trên tàu thường được dỡ xuống như một biện pháp phòng ngừa an toàn theo tiêu chuẩn trước khi tàu được đưa vào bảo trì.

Chuẩn Đô đốc cho biết khoảng 1 triệu gallon nhiên liệu được cô lập “ở ngay bên dưới bất kỳ nơi phát nhiệt,” và đội cứu hỏa làm việc cả ngày để đảm “bảo rằng số nhiên liệu này không bị ảnh hưởng.”

Hải quân cho biết trong một tuyên bố rằng có 17 thủy thủ và 4 người khác đã được đưa đến bệnh viện địa phương để điều trị các vết thương nhẹ, và điểm danh tất cả các nhân sự trên tàu chiến – khoảng 160 người.

Chuẩn Đô đốc Sobeck cho biết các thủy thủ nhập viện đều trong tình trạng sức khỏe ổn định. Các viên chức hải quân cho biết các thương tích bao gồm phần lớn là do hít phải khói, kiệt sức vì nóng và bỏng nhẹ. Thông thường tàu chở theo khoảng 1.000 thủy thủ.

Tàu Bonhomme Richard, được ủy nhiệm vào năm 1998, được thiết kế để vận chuyển trực thăng tấn công của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và binh sĩ đánh bộ.

Ông Raney cho biết tàu Bonhomme Richard là một tàu đổ bộ lớp Wasp, được xếp hạng là tàu lớn thứ hai trong hạm đội của Hải quân, chỉ sau các tàu sân bay và là một trong bốn loại duy nhất ở Thái Bình Dương.

https://www.voatiengviet.com/a/hoa-hoan-tren-tau-chien-my-o-san-diego-21-nguoi-bi-thuong/5500477.html

 

WHO xác nhận

kỷ lục tăng hơn 230 nghìn ca COVID-19 trong 24 giờ

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 12/7 ghi nhận con số ca nhiễm COVID-19 tăng kỷ lục, với khoảng 230 nghìn 370 ca trong vòng 24 giờ, theo Reuters.

Tin cho hay, việc gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh được ghi nhận ở Hoa Kỳ, Brazil, Ấn Độ và Nam Phi.

Kỷ lục các ca nhiễm bệnh mới được WHO xác nhận hôm 10/7 là 228 nghìn 102 ca.

XEM THÊM:

Nhật: 61 lính Mỹ nhiễm Corona, tỉnh trưởng Okinawa yêu cầu ngăn lây lan

Con số tử vong vì virus xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc vẫn ở mức khoảng 5 nghìn ca một ngày.

Hôm 12/7, theo Reuters, các ca nhiễm virus Corona trên toàn cầu sắp tiến tới con số 13 triệu ca.

Đây là một cột mốc nữa trong quá trình lây lan của dịch bệnh mà tới nay đã làm hơn 565 nghìn người chết trên toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/who-x%C3%A1c-nh%E1%BA%ADn-k%E1%BB%B7-l%E1%BB%A5c-t%C4%83ng-h%C6%A1n-230-ngh%C3%ACn-ca-covid-19-trong-24-gi%E1%BB%9D/5499822.html

 

Covid-19: Dịch bệnh vẫn lan mạnh,

thêm 10 triệu trẻ em có nguy cơ thất học

Minh Anh

Dịch virus corona chủng mới chưa có dấu hiệu thuyên giảm trên thế giới. Châu Mỹ hiện vẫn là tâm dịch chính. Tổ chức Save the Children ngày 13/07/2020 báo động tác động của dịch bệnh đối với kinh tế có thể khiến gần 10 triệu trẻ em không thể đến trường học.

Báo cáo của tổ chức phi chính phủ Anh Quốc lưu ý là trước khi dịch bệnh bùng phát, đã có 258 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới không được đến trường.Theo thẩm định của Save the Children, gần 1,6 tỷ học sinh (bao gồm từ mẫu giáo cho đến đại học) có nguy cơ phải rời học đường vì dịch bệnh.

Báo cáo của Save the Children đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành dữ dội trên thế giới, đặc biệt là ở châu Mỹ. Số ca nhiễm mới thường nhật hôm qua đã đạt kỷ lục với 230.370 người trong vòng 24 giờ theo như số liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh trên thế giới lên gần 13 triệu người. Ít nhất đã có 566.075 người chết vì Covid-19 tại 196 quốc gia.

Đáng chú ý là tình hình dịch bệnh tại châu Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Số ca tử vong tại Hoa Kỳ (hơn 135.000), Brazil (72.100), Mêhicô (hơn 35.000) tiếp tục tăng lên. Trong khi đó Achentina hôm qua cũng chính thức vượt ngưỡng 100 ngàn ca nhiễm Covid-19 bất chấp các biện pháp phong tỏa tại Buenos Aires, khu vực tập trung đến 95% ca nhiễm virus.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200713-covid-19-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-v%E1%BA%ABn-lan-m%E1%BA%A1nh-th%C3%AAm-10-tri%E1%BB%87u-tr%E1%BA%BB-em-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-th%E1%BA%A5t-h%E1%BB%8Dc

 

Quyết định về Huawei của Anh

cho thấy căng thẳng chiến lược với Trung Quốc

James LandalePhóng viên Ngoại giao

Thế giới ngoại giao có hai thứ là lời nói và hành động. Hai bên có thể thường xuyên lời qua tiếng lại mà không dẫn đến trận chiến. Nhưng những quyết định khó khăn mang đến hậu quả quan trọng thường tạo ra những phản ứng cụ thể.

Vì vậy, có thể khi Anh công bố các kế hoạch được dự trù trước, nhằm hạn chế thêm sự tham gia của Huawei, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, vào mạng viễn thông di động 5G của nước này, thì đây là thời điểm mà sự căng thẳng âm ỉ Trung-Anh có thể đi đến tình trạng sôi sục.

Cho đến nay, Trung Quốc đã buông những lời đe dọa chung chung mà không cụ thể. Đại sứ của nước này tại London, Lưu Hiểu Minh, cảnh báo rằng Anh sẽ phải “gánh chịu hậu quả” nếu coi Trung Quốc là một quốc gia thù địch.

Cấm Huawei, ông Lưu nói, sẽ làm tổn hại danh tiếng của Anh như một quốc gia thương mại mở. Anh sẽ không còn được tin tưởng là sẽ giữ cam kết của mình. Thế giới sẽ biết Vương quốc Anh đã “chịu thua áp lực nước ngoài” – ý ông là Mỹ – và không còn có chính sách đối ngoại độc lập.

Anh xem lại vai trò của Huawei trong việc xây mạng 5G

Phán quyết về Huawei 5G là một quyết định ‘có ít lựa chọn tốt’

Nhưng khi bị hỏi dồn, cả về quyết định liên quan đến Huawei và việc Vương quốc Anh đưa ra con đường trở thành công dân cho tối đa 3 triệu cư dân Hong Kong, sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia mới hà khắc lên thành phố này – Đại sứ Lưu Hiểu Minh từ chối cho biết Bắc Kinh có thể sẽ phản ứng như thế nào. “Hãy chờ xem,” ông nói với ánh mắt không hoàn toàn vui vẻ.

Ngoại giao với tầm nhìn dài?

Một phản ứng chậm không có gì là bất thường. Trung Quốc nổi tiếng là có quan điểm lâu dài về ngoại giao. Trong khi nhiều chính trị gia phương Tây khó có thể nhìn thấy xa quá tuần tới, các chính khách Trung Quốc thường nhìn lịch sử trong nhiều thập niên, nếu không nói là hàng thế kỷ.

Bắc Kinh biết rằng sự thay đổi của Anh đối với Huawei là một phần của nỗ lực rộng rãi đánh giá lại mối quan hệ của họ với Trung Quốc mà hiện vẫn chưa có kết luận. Một động thái gọi là “Đánh giá tích hợp” về chính sách đối ngoại của Anh đang được tiến hành, trong đó sức mạnh đang lên của Trung Quốc sẽ đóng vai trò tâm điểm.

Do hậu quả của đại dịch Covid-19, chính phủ Anh đang xét lại nguy cơ kinh tế của Anh trong việc giao thương với Trung Quốc, không chỉ về mặt dược phẩm hay thiết bị y tế, mà cả các chuỗi cung ứng khác. Chính phủ Anh đã nắm thêm quyền hạn để ngăn chặn sự tiếp quản các công ty của Anh bởi các tập đoàn Trung Quốc, và đang soạn thêm luật dưới dạng Dự luật Đầu tư & An ninh Quốc gia.

Thúc giục chính phủ ở mọi chặng đường là một quốc hội đang muốn đẩy mạnh một đường lối cứng rắn hơn về Trung Quốc. Có một sự hợp tác của các nhóm mới trong đảng Bảo thủ Anh – Nhóm nghiên cứu Trung Quốc, Nhóm lợi ích Huawei, Liên minh Nghị viện về Trung Quốc. Đảng Lao động cũng đang vất vả vận động hành lang, với Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ đối lập, Lisa Nandy, kêu gọi kiềm chế sự đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, như năng lượng hạt nhân. Đảng Dân chủ cấp tiến muốn Vương quốc Anh cấp quyền định cư cho tất cả người dân Hong Kong, không chỉ những người có hộ chiếu Anh.

Vì vậy, phản ứng chính sách đối ngoại của Anh với Trung Quốc đang thay đổi. Bắc Kinh có thể đang chờ xem họ giải quyết như thế nào trước khi quyết định mức giá mà Anh phải trả cho sự quyết đoán mới của mình.

Danh sách đối đầu ngày càng tăng

Bắc Kinh cũng đang phải dập tắt lửa trên nhiều mặt trận. Cuộc đối đầu kéo dài của nó với Hoa Kỳ cho thấy không có dấu hiệu kết thúc. Khuynh hướng chống Trung Quốc vẫn là một chủ đề của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Hoa Kỳ đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc liên quan đến việc đàn áp người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, nói về “những thách thức nghiêm trọng nhất trong 40 năm quan hệ ngoại giao” nhưng được lưu ý là nói lên sự cần thiết phải hòa giải.

Tổng thống Trump nói gần đạt được thỏa thuận thương mại với TQ

Còn có cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Úc, bắt đầu khi Canberra kêu gọi nên có cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý đại dịch virus corona của Bắc Kinh. Điều này đã kích động lệnh cấm của Trung Quốc lên một số mặt hàng như thịt bò và lúa mạch nhập khẩu của Úc. Hiện tại, Canberra đang nới lỏng các quy tắc nhập cư cho những người muốn rời khỏi Hong Kong, đồng thời đình chỉ luật dẫn độ với thuộc địa cũ của Anh.Úc cũng đã quyết định tăng 40% chi tiêu quốc phòng để chống lại những gì được xem là mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc ở Ấn Độ-Thái Bình Dương.

New Zealand cũng vậy, đang xét lại mối quan hệ của mình với Hong Kong vì luật an ninh mới, bao gồm các thỏa thuận dẫn độ và tư vấn du lịch.

Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống

Quan hệ của Trung Quốc với Canada vẫn ở trong tình trạng đóng băng sâu, lại cũng vì Huawei. Vào tháng 12 năm 2018, chính quyền Canada bắt giữ Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của công ty này, theo yêu cầu của Hoa Kỳ, về những cáo buộc đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran. Trong vài tuần sau đó, hai người Canada đã bị bắt ở Trung Quốc và bị giam giữ trong động tác được coi là “ngoại giao con tin“. Canada đang hạn chế xuất khẩu quân sự sang Hong Kong vì luật an ninh mới và cũng đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ.

Như thể tất cả những điều này chưa đủ các vấn ngoại giao toàn cầu mà Bắc Kinh đang phải đối phó, đừng quên cuộc đụng độ biên giới nghiêm trọng đầu tiên giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều thập niên. Và tất nhiên, còn những căng thẳng tiếp diễn với các nước xung quanh Biển Đông khi Trung Quốc mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực.

Nói tóm lại những khó khăn Huawei của Trung Quốc với Vương quốc Anh không phải là một tình huống riêng biệt, nó là một phần của danh sách các cuộc đối đầu toàn cầu mà Bắc Kinh đang phải đối mặt.

Chuyện gì sẽ xảy ra?

Vào một thời điểm nào đó, tất nhiên, Trung Quốc cũng có thể thực thi một số biện pháp đe dọa đối với Anh. Có nhiều lựa chọn. Bắc Kinh có thể khiến các công ty Anh khó hoạt động hơn ở các thị trường Trung Quốc. Nó có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt lên hàng hóa cụ thể. Nó có thể hạn chế – hoặc thậm chí đảo ngược – đầu tư của Trung Quốc vào Vương quốc Anh. Nó có thể giảm số lượng sinh viên và học sinh Trung Quốc ở Anh, gây ảnh hưởng tài chính cho các trường đại học và trường công đã trở nên quá phụ thuộc vào học phí nước ngoài.

Việc Trung Quốc phản ứng lại mạnh như thế nào có thể phụ thuộc vào các quyết định cụ thể, như họ có muốn biến Anh Quốc thành một thí dụ trong quyết định với về Hong Kong và Huawei để “làm gương cho người khác” hay không. Bắc Kinh biết rằng nó có khả năng trừng phạt nghiêm khắc Vương quốc Anh vào thời điểm London cần nhiều giao thương và đầu tư nhất có thể được trong thời kỳ suy thoái kinh tế sau Covid-19.

Hoặc có thể sẽ có một xem xét chiến lược rộng hơn. Trung Quốc thực sự muốn đối đầu bao nhiêu với các nước trên thế giới? Quyết đoán hơn ở nước ngoài để khuyến khích tinh thần dân tộc quốc nội là một chuyện. Bước vào một kỷ nguyên căng thẳng kéo dài ở mức độ thấp với phương Tây, trước nguy cơ leo thang liên tục ở thời điểm bất ổn kinh tế rất lớn, lại là một điều khác.

Mối nguy hiểm cho Trung Quốc là sự gây hấn của họ đã trở thành chất xúc tác đoàn kết các quốc gia chống lại nước này. Trong khi trước đây Bắc Kinh có thể bắn tỉa từng quốc gia, thì giờ đây họ có thể sẽ bị hạn chế hơn nếu nhóm các quốc gia được gọi là Five Eyes – Mỹ, Anh, Úc, Canada và New Zealand – nối kết với các nền dân chủ khác – như Ấn Độ, Nam Hàn Quốc, Nhật Bản – và các quốc gia khác – như Việt Nam hoặc Malaysia – để đẩy lùi Trung Quốc.

Thứ Năm tuần trước, các bộ trưởng ngoại giao của mạng lưới Five Eyes đã thảo luận về những hành động kế tiếp theo mà họ nên có, về tình hình Hong Kong. Trong khi cái gọi là ‘bộ tứ’ của Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ – đang tăng cường hợp tác quốc phòng của họ.

Cũng có cuộc nói chuyện giữa một nhóm các quốc gia được gọi là D10 – G7 cộng với Úc, Hàn Quốc và Ấn Độ – để tạo ra công nghệ phi Trung Quốc.

Quyết định chiến lược lớn đối với nhiều quốc gia trong Thế kỷ 21 là làm thế nào để có được sự cân bằng đúng đắn trong mối quan hệ với Trung Quốc giữa tương giao và độc lập, giữa bảo vệ các giá trị và bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia. Và trong khi Trung Quốc đang tham gia vào các cuộc giao tranh ngoại giao trên toàn cầu, thì quyết định lớn đối với Cộng hòa Nhân dân là họ muốn chiến đấu hăng đến mức nào.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53386268

 

Châu Âu khó đạt đồng thuận về Thổ Nhĩ Kỳ

Mai Vân

27 ngoại trưởng Liên Hiệp Châu Âu đến họp hôm nay, 13/07/2020, tại Bruxelles, với trọng tâm là mối quan hệ khó khăn với Thổ Nhĩ Kỳ.

Cho đến nay các thành viên Liên Âu vẫn không đạt được một quan điểm chung để đối phó với Ankara và nhất là để đưa ra được biện pháp thích ứng trước những tranh chấp ngày càng nhiều, từ vấn đề đảo Sýp, di dân, cho đến Libya. Đây là chủ đề khiến Pháp rất bực tức vì Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm lệnh cấm vận vũ khí đối với Libya. Chính Paris đã đề xuất cuộc họp và cho rằng có thể trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ.

Chủ đề tranh chấp gay gắt cuối cùng là thánh đường Hagia Sophia ở Istanbul sẽ được biến thành đền thờ Hồi Giáo. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử của thánh đường này.

Thông tín viên RFI tại Bruxelles, Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết:

Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu Joseph Borrell đã cố khẳng định một cách chính thức là quyết định biến nhà thờ Hagia Sophia thành đền thờ Hồi Giáo là điều rất đáng tiếc. Đây không hẳn là một lời lên án và đó có lẽ không phải là mối quan tâm lớn lao của châu Âu về Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng Hy Lạp rất xem trọng vấn đề này.

Việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục khoan khí đốt ngoài khơi đảo Sýp đã khiến châu Âu ban hành biện pháp trừng phạt kinh tế cách đây 9 tháng, nhưng trước mắt vẫn chưa có đồng thuận về những trừng phạt mới liên quan đến vấn đề Libya.

Vấn đề Libya được Ý xem là mấu chốt, nhưng những ưu tiên của Ý tại Libya lại khác với ưu tiên của Pháp. Và trong sự cố liên quan đến tàu Courbet, thì Pháp chỉ được hậu thuẫn của 8 nước trong NATO, trong lúc có đến 22 quốc gia Liên Âu là thành viên của NATO.

Hơn nữa, Đức, Hà Lan và Bỉ là các nước có một cộng đồng đông đảo người Thổ Nhĩ Kỳ, cho nên không mấy hứng thú trong việc trừng phạt Ankara, trong lúc mà Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa mở cửa cho hàng chục ngàn người di dân đang là mối đau đầu của châu Âu.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200713-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%C3%B3-%C4%91%E1%BA%A1t-%C4%91%E1%BB%93ng-thu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3

 

Tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi

ngày càng bị gạt ra bên lề thị trường 5G châu Âu

Trọng Nghĩa

Theo tiết lộ của báo chí Anh vào hôm qua, 12/07/2020, tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi vừa xin được gặp khẩn cấp thủ tướng Anh Boris Johnson để bàn về một thỏa thuận theo đó Luân Đôn sẽ dời ngày loại bỏ Hoa Vi ra khỏi mạng 5G của Anh Quốc qua sau cuộc bầu cử Quốc Hội… vào tháng 6 năm 2025.

Theo tuần báo Anh Sunday Times, Hoa Vi hy vọng là với một chính phủ mới hình thành sau cuộc bầu cử, Anh Quốc có thể đảo ngược quyết định chống tập đoàn Trung Quốc.

Cố gắng giờ chót trên đây của Hoa Vi được đưa ra hai hôm sau khi báo chí Anh ngày 10/07, tiết lộ là Luân Đôn sắp yêu cầu các doanh nghiệp loại bỏ hoàn toàn các thiết bị của Hoa Vi trong hệ thống mạng viễn thông 5G của Anh.

Trước đó, đã có tin là Hoa Vi có nguy cơ bị loại trong thực tế khỏi cuộc đua xây dựng mạng lưới 5G tại Pháp, cũng như việc tập đoàn Trung Quốc bị Telecom Italia (TIM), công ty viễn thông hàng đầu tại Ý, gạt ra khỏi cuộc đấu thầu cung cấp thiết bị cốt lõi cho mạng 5G mà TIM đang chuẩn bị xây dựng ở Ý và Brazil.

Luân Đôn sẽ cấm hoàn toàn các thiết bị của Hoa Vi?

Trong số các tin xấu dồn dập đổ ập lên đầu Hoa Vi, tệ hại nhất chính là thay đổi thái độ dứt khoát của Luân Đôn, sắp quyết định cấm hoàn toàn các thiết bị của Hoa Vi trong hệ thống 5G Anh Quốc.

Ấn bản Pháp của tờ báo Mỹ Forbes ngày 10/07/2020 đã tiết lộ nội dung một bản phúc trình được nhật báo Anh Telegraph tiết lộ, theo đó thì từ nay đến cuối năm, chính quyền Luân Đôn sẽ không chỉ không cho Hoa Vi tham gia vào mạng lưới 5G tại Vương Quốc Anh, mà còn cho dỡ bỏ toàn bộ các thiết bị Hoa Vi đã được cài đặt.

Đây là một thay đổi chính sách lớn của thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi cơ quan tình báo điện tử Anh Quốc GCHQ “điều chỉnh” đánh giá của họ trước đây vốn cho rằng nước Anh hoàn toàn có thể quản lý được mọi rủi ro về bảo mật liên quan đến các sản phẩm của Hoa Vi.

Theo một số nguồn tin được tờ Telegraph trích dẫn, thì báo cáo mới nhất của Trung Tâm An Ninh Mạng Quốc Gia NCSC, thuộc GCHQ đã kết luận rằng các lệnh trừng phạt của Washington cấm Hoa Vi sử dụng linh kiện do Mỹ sản xuất sẽ buộc tập đoàn Trung Quốc dùng đến những công nghệ thay thế “không đáng tin cậy”, khiến cho rủi ro mà Hoa Vi gây ra không thể quản lý được nữa.

Trong tình hình đó, chính quyền Anh đã chuẩn bị những đề nghị nhằm ngăn chặn việc cài đặt thêm thiết bị Hoa Vi trên mạng 5G ngay trong vòng sáu tháng tới đây, cũng như đề ra các kế hoạch tăng tốc việc loại bỏ thiết bị Hoa Vi đã được lắp đặt trên đất nước.

Các biện pháp dự kiến nói trên được cho là dứt khoát hơn hẳn so với quyết định hồi tháng 1/2020, chỉ giới hạn vai trò của Hoa Vi ở mức 35% hệ thống mạng 5G của Anh Quốc, và không sử dụng thiết bị Hoa Vi trong các bộ phận nhạy cảm nhất của hệ thống.

Pháp mặc nhiên loại Hoa Vi ra khỏi cuộc chơi

Không chỉ có Anh Quốc sẽ quyết định “tẩy chay” Hoa Vi, mà Pháp cũng đi theo chiều hướng này, trong một động thái rất được chú ý do vai trò quan trọng của Paris trong Liên Hiệp Châu Âu.

Trả lời phỏng vấn nhật báo kinh tế Pháp Les Echos ngày 06/07, ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc Cơ Quan An Ninh Quốc Gia về Các Hệ Thống Thông Tin Anssi, một mặt khẳng định Pháp “sẽ không cấm hoàn toàn” tập đoàn công nghệ Trung Quốc tham gia thị trường mạng 5G tại Pháp, nhưng một mặt khác lại nhấn mạnh là các nhà cung cấp viễn thông muốn dùng công nghệ Hoa Vi thì sẽ phải xin phép sử dụng với “thời hạn từ ba năm đến tám năm” tùy theo trường hợp.

Hiện nay, trong số 4 tập đoàn viễn thông lớn tại Pháp, chỉ có hai tập đoàn SFR và Bouygues Telecom là dùng công nghệ Hoa Vi, trong lúc Free, và nhất là Orange, tập đoàn lớn nhất nước Pháp, thì chọn Nokia hay Ericsson, hai đối thủ châu Âu của Hoa Vi.

Về lý thuyết, thiết bị 5G của Hoa Vi không bị cấm, nhưng giấy phép có hiệu lực từ 3 đến 8 năm là một trở ngại cho các nhà cung cấp viễn thông Pháp, vì phải cần đến khoảng 8 năm để có thể khấu hao đầu tư trang thiết bị. Và như vậy, theo nhật báo Tây Ban Nha ABC, được tuần báo Pháp Courrier International ngày 10/07 trích dẫn, hạn chế về thời gian khai thác sẽ khiến các nhà cung cấp viễn thông Pháp chùn bước và chuyển sang Ericsson hoặc Nokia, hai đối thủ của tập đoàn Trung Quốc.

Nỗi lo ngại lớn nhất: Hoa Vi phục vụ chế độ Bắc Kinh làm gián điệp

Dĩ nhiên là công nghệ Hoa Vi rẻ hơn công nghệ của các tập đoàn châu Âu, nhưng những cáo buộc và nghi ngờ về khả năng Hoa Vi làm gián điệp cho chế độ Bắc Kinh không làm cho các nước khác an tâm.

Đối với tờ báo Tây Ban Nha, trong tư thế là nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực sử dụng đồng Euro, lại có một vị trí chiến lược ở trung tâm quyền lực châu Âu, quyết định của Pháp trên vấn đề Hoa Vi có khả năng khiến cho toàn bộ các nước châu Âu loại bỏ Hoa Vi trong việc lắp mạng lưới 5G trên lãnh thổ của mình.

Tập đoàn viễn thông số một của Ý tẩy chay Hoa Vi

Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, hãng tin Anh Reuters ngày 09/07 đã trích dẫn hai nguồn thạo tin cho biết là tập đoàn viễn thông lớn nhất của Ý là Telecom Italia – tên tắt là TIM – đã quyết định loại bỏ tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi trong danh sách được quyền tham gia cuộc đấu thầu cung cấp thiết bị 5G cho phần mạng lõi mà họ đang chuẩn bị triển khai tại Ý và Brazil.

Hoa Vi hiện không tham gia vào việc xây dựng bộ phận cốt lõi trong mạng 5G của TIM ở Ý, nhưng việc bị loại có thể tác hại nặng đến công việc kinh doanh của Hoa Vi tại Brazil nơi mà tập đoàn TIM Participacoes chi nhánh của Telecom Italia đang dùng thiết bị Hoa Vi cho phần cốt lõi trong mạng 4G của họ.

Theo Reuters, tập đoàn viễn thông Ý đã có động thái như trên vào lúc chính quyền Rôma đang xem xét khả năng loại Hoa Vi ra khỏi danh sách các nhà thầu xây dựng mạng 5G tại Ý vì lo ngại thiết bị của tập đoàn Trung Quốc này có thể gián tiếp cho phép Trung Quốc do thám các cơ sở hạ tầng quan trọng của phương Tây.

Thái độ hù dọa các nước chống Hoa Vi của Bắc Kinh phản tác dụng

Theo giới quan sát, thái độ của chính quyền Trung Quốc trong những tháng gần đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến các động thái “tẩy chay” Hoa Vi từ phía các quốc gia phương Tây.

Nguyên nhân chính của các quyết định không dùng thiết bị Hoa Vi trong việc xây dựng các hạ tầng cơ sở cho mạng 5G là mối lo ngại là tập đoàn Trung Quốc có thể giúp Bắc Kinh “làm gián điệp”.

Hoa Vi luôn luôn tự nhận mình là một công ty thương mại đơn thuần, độc lập với chính quyền, và khẳng định là họ sẵn sàng từ chối các yêu cầu từ phía chế độ Bắc Kinh khi bị buộc phải giao nộp thông tin.

Vấn đề là trước các trở ngại mà Hoa Vi gặp phải, chính quyền Trung Quốc đã không ngần ngại đứng ra bênh vực tập đoàn của mình, thậm chí còn đe dọa các nước dám làm khó Hoa Vi, cho thấy đây không phải là một tập đoàn bình thường.

Ví dụ gần đây nhất là việc ông Lưu Hiểu Minh, đại sứ Trung Quốc tại Anh, ngày 06/07, đã không ngần ngại cho rằng, việc cấm Hoa Vi tham gia vào việc phát triển mạng 5G của Anh sẽ gây tổn hại cho quan hệ song phương, và Luân Đôn sẽ phải “gánh chịu hậu quả”.

Cùng ngày, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng lên tiếng bày tỏ thái độ bất bình trước ý định của Pháp đối với Hoa Vi cho dù Paris chưa có thông báo chính thức.

Vào cuối năm ngoái, 2019, đại sứ Trung Quốc tại Berlin cũng đã đe dọa là Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa đánh vào ngành ô tô Đức nếu nước này cấm các thiết bị mạng 5G của tập đoàn công nghệ Hoa Vi.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200713-t%C3%A2%CC%A3p-%C4%91oa%CC%80n-trung-qu%C3%B4%CC%81c-hoa-vi-nga%CC%80y-ca%CC%80ng-bi%CC%A3-ga%CC%A3t-ra-b%C3%AAn-l%C3%AA%CC%80-thi%CC%A3-tr%C6%B0%C6%A1%CC%80ng-5g-ch%C3%A2u-%C3%A2u

 

Covid-19: Mở trở lại,

tiệm nail người Việt ở Anh ‘vừa mừng vừa lo’

Các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, spar, xăm trổ và các tiệm làm móng tay tại xứ Anh (England) bắt đầu đón khách, lần đầu tiên sau gần bốn tháng đóng cửa, do các hạn chế về phong tỏa được tiếp tục nới lỏng.

Tuy nhiên, một số dịch vụ như tỉa lông mày vẫn đang bị cấm, khiến nhiều tiệm chưa thể tái mở cửa.

Kinh tế Anh ‘có thể suy thoái mạnh vì Covid-19’

Covid-19: ‘Đại dịch làm hại doanh nghiệp Anh’

Covid-19: Ngành nails của người Việt tại Anh gặp khó khăn

Tại Scotland, các trung tâm mua sắm trong nhà được phép hoạt động trở lại.

Tại xứ Wales, các quán pub, bar và nhà hàng có thể bắt đầu phục vụ khách hàng ngoài trời, và các tiệm cắt tóc cũng được bắt đầu mở lại.

Các cơ sở hoạt động cần đáp ứng yêu cầu để giảm thiểu việc lây lan virus corona, và mọi dịch vụ liên quan tới việc tiếp xúc trực tiếp với mặt khách hàng đều chưa được làm.

Theo hướng dẫn của chính phủ thì đó là các dịch vụ tẩy lông tơ trên mặt, nhổ lông mày, nối mi, trang điểm và các dịch vụ khác liên quan tới gương mặt, bởi đó là các hoạt động có nguy cơ cao gây lây lan Covid-19.

Dịch vụ cắt tỉa râu được phép làm, và thợ cạo đã được làm việc trở lại từ cuối tuần trước, nhưng chỉ ở mức độ xén tỉa gọn gàng hay tỉa cho mỏng bớt, là những thao tác có thể làm được từ vị trí đứng xế bên khách hàng, tránh được vùng nguy cơ lây nhiễm cao nhất là trong khoảng cách đối diện trực tiếp.

Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma nói: “Việc cho phép những doanh nghiệp này, thường là có quy mô nhỏ, hoạt động độc lập, mở cửa trở lại là một bước đi nữa trong kế hoạch của chúng tôi nhằm khởi động kinh tế, hỗ trợ công ăn việc làm và thu nhập trên toàn quốc.”

Người Việt làm nail ‘vừa mừng vừa lo’

Vừa mừng vừa lo là tâm lý chung của rất nhiều người trong cộng đồng nails Việt Nam ở Anh trước tin được mở cửa trở lại.

Anh Kiên, chủ tiệm nails ở North Maida Vale, London cho biết: “Mừng vì ở nhà lâu không có việc gì làm, thu nhập giảm đi đáng kể.”

“Từ khi nghỉ làm, ai cũng lo vì không biết đến bao giờ mới được đi làm trở lại, bây giờ chính phủ cho phép đi làm nails trở lại thì rất vui,” chị Huyền, một nhân viên làm nghề móng tay, nói với tâm trạng hào hứng.

Bên cạnh đó cũng có nỗi lo chung về vấn đề an toàn sức khỏe.

Nhiều thợ nails ở Anh cho biết họ vẫn chưa cho con cái quay trở lại trường học vì lý do an toàn, nhưng bây giờ bản thân bố, mẹ đi làm, phải tiếp xúc với nhiều khách hàng thì họ không biết liệu như vậy có an toàn cho con cái mình hay không.

“Hai tháng đầu lo lắng vì không biết đến bao giờ mới hết dịch, lo không có thu nhập, đến khi chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp và hỗ trợ 80% lương nhân viên thấy cũng ok, lại được nhiều thời gian gần con cái. Nhưng bây giờ đi làm thì phải cách ly nhiều,” anh Kiên nói. “Rồi không biết dịch bệnh đã giảm nhiều chưa, nếu nguy cơ lây nhiễm cao thì có lây nhiễm cho con cái không.”

Anh Tuấn, thợ làm nails ở London “chưa muốn đi làm trở lại thời điểm này vì thấy chưa thực sự an toàn”. Tuy nhiên, anh nói vẫn phải đi làm “vì còn nhiều khoản phải chi tiêu”.

Nhiều chủ tiệm nails nói họ cảm thấy chưa muốn mở cửa trở lại ngay, nhưng lại không thể tiếp tục nghỉ nữa.

“Tôi mong hết dịch sớm hơn là được đi làm sớm vì an toàn là trên hết. Nhưng bây giờ chính phủ cho đi làm lại thì phải làm thôi. Các tiệm khác mở cửa mà mình không mở thì khách của mình sẽ sang đó,” anh Kiên nói.

“Tôi chưa muốn mở cửa shop lại lúc này, thứ nhất là vì lý do an toàn, thứ hai vì chính phủ đưa ra thông báo quá gấp lại không có hướng dẫn cụ thể về biện pháp an toàn với nghề nails khiến nhiều shop không kịp chuẩn bị, và nếu lỡ không làm đúng theo quy định của chính phủ thì có bị phạt hay không?” chị Nguyên, chủ tiệm nails ở Eltham bày tỏ băn khoăn.

Tại Anh, yêu cầu về giãn cách xã hội vào lúc này tối thiểu 1m thay vì 2m như trước.

Tuy nhiên, với đặc thù một số nghề như cắt tóc và làm móng tay thì khoảng cách 1m giữa thợ làm móng và khách hàng dường như khó thực hiện.

Giảm việc làm, giảm thu nhập?

Nỗi lo vắng khách sẽ khiến các shop buộc phải cắt giảm thợ.

“Chắc chắn là phải cắt giảm nhân viên rồi. Vì thực hiện giãn cách, không thể làm như lúc không có dịch bệnh. Với lại một lượng lớn khách hàng cũng bị giảm thu nhập, không còn chi tiêu nhiều, một số thì lo sợ nhiễm bệnh không ra ngoài nhiều,” anh Kiên nói.

“Tôi có tham khảo bên Mỹ hay một số nước Tây Âu thì cũng đông khách được một tuần đầu tiên vì tâm lý khách muốn được làm móng ngay, nhưng các tuần sau đó lại vắng đi nhiều. Tôi nghĩ ở Anh, tình hình có thể cũng sẽ như vậy,” anh Kiên bổ sung.

Chị Nguyên thì cho biết shop chị hiện đã nhận khách hẹn gần kín tuần đầu, nhưng tuần sau thì chưa có mấy khách hẹn. Tuy nhiên, “lượng khách hẹn tầm này của năm nay ít hơn nhiều so với mấy năm trước,” chị cho biết thêm.

Các biện pháp an toàn

Dù bất ngờ trước thông báo của chính phủ, được đưa ra hôm 9/7, các tiệm nails ở Anh đã chuẩn bị từ trước các biện pháp an toàn vệ sinh cho cả nhân viên và khách hàng.

Bàn ghế được kê xa nhau hơn để đảm bảo khoảng cách an toàn 1m theo quy định của chính phủ.

Bàn làm móng tay được đặt thêm tấm chắn giữa thợ và khách hàng, nước rửa tay được đặt ngay trước cửa và trong shop, khẩu trang được phát cho cả nhân viên và khách, các bộ kit sử dụng làm móng một lần cho một khách để tránh lây nhiễm,…

“Chúng tôi không dám nhận nhiều khách như trước, không để khách ngồi đợi trong shop, chủ yếu nhận khách hẹn và thời gian làm cho mỗi khách phải rút ngắn lại,” chị Nguyên cho biết.

Nhiều tiệm nails ở Anh đã tăng giá dịch vụ sau khi mở cửa lại vì lý do họ phải chi thêm nhiều khoản để đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách hơn trước đây.

Không được nhận nhiều khách vì lý do an toàn, lượng khách hẹn cũng đã giảm so với trước, cuộc khủng hoảng hậu Covid-19 có lẽ cũng đang dần hiện ra với nghề nails của người Việt ở Anh.

Hôm Chủ Nhật, trên toàn Anh Quốc có thêm 650 ca nhiễm virus corona được xác nhận, theo Bộ Y tế, tuy cao hơn so với con số 516 ca hôm thứ Bảy nhưng đã là giảm đáng kể so với thời kỳ cao điểm hồi tháng Tư, khi mỗi ngày có khoảng 5.000 ca nhiễm mới.

Tổng số các ca tử vong liên quan tới Covid-19 tại nước này cho đến nay là 44.819.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53388889

 

Covid-19 : Pháp xét nghiệm có hệ thống

hành khách đến từ các nước trong danh sách đỏ

Minh Anh

Xét nghiệm tầm soát Covid-19 sẽ được thực hiện « có hệ thống » trong những ngày sắp tới tại các sân bay của Pháp đối với các hành khách đến từ các nước « thuộc diện mầu đỏ ». Phát ngôn viên chính phủ Pháp Gabriel Attal, trên kênh truyền hình BFMTV ngày Chủ Nhật 12/07/2020 cho biết như trên.

Theo giải thích của phát ngôn viên chính phủ Pháp, « đó là những quốc gia virus corona vẫn đang lây lan mạnh. Các cảng hàng không có thể thực hiện 2.000 xét nghiệp PCR mỗi ngày. Những ai đã làm xét nghiệm tại nước khởi hành thì sẽ không phải làm lại khi đến Pháp. Chỉ cần họ có thể đưa ra bằng chứng là đã làm xét nghiệm. Chương trình này sẽ được đưa vào thực hiện trong những ngày sắp tới ».

Một nguồn tin cảng hàng không khẳng định với AFP rằng các xét nghiệm tầm soát là miễn phí. Vẫn theo nguồn tin này, các nước trong « danh sách đỏ » không thuộc khối Liên Hiệp Châu Âu và cũng không nằm trong danh sách 13 quốc gia có công dân được phép đến châu Âu. Hiện các dụng cụ xét nghiệm nhanh này đang chờ được các cơ quan y tế cấp giấy phép sử dụng.

Liên quan đến việc bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian kín, ông Attal cho rằng « người dân Pháp có trách nhiệm, và khi được khuyến cáo, họ tuân thủ rất đông đảo ». Chính phủ sẽ thường xuyên có những khuyến nghị thích hợp tùy theo tình hình.

AFP nhắc lại, hôm thứ Bảy 11/7, khoảng 14 bác sĩ có tên tuổi tại Pháp trong một diễn đàn đăng trên tờ Le Parisien-Aujourd’hui en France kêu gọi bắt buộc đeo khẩu trang tại những điểm không gian kín nhằm tránh cho dịch Covid-19 tái bùng phát. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh người dân có xu hướng thả lỏng việc tuân thủ các biện pháp an toàn dịch tễ.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200713-covid-19-ph%C3%A1p-x%C3%A9t-nghi%E1%BB%87m-c%C3%B3-h%E1%BB%87-th%E1%BB%91ng-h%C3%A0nh-kh%C3%A1ch-%C4%91%E1%BA%BFn-t%E1%BB%AB-c%C3%A1c-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-trong-danh-s%C3%A1ch-%C4%91%E1%BB%8F

 

Ngành văn hóa Pháp bị Covid-19 tác hại lâu dài

Tuấn Thảo

Sau 3 tháng phong tỏa, cuối cùng giới chuyên ngành văn hóa cũng biết được mức độ thiệt hại của dịch Covid-19. Theo khảo sát do Cơ quan Nghiên cứu, Dự báo và Thống kê Deps (trực thuộc Bộ Văn hóa Pháp) công bố hồi đầu tuần, doanh thu năm 2020 của ngành văn hóa sẽ giảm ít nhất là 25%, so với năm trước. Biểu diễn sân khấu và nghệ thuật triển lãm là hai ngành bị thiệt hại nặng nhất. 

Bản phân tích của cơ quan Deps đã được thực hiện với sự cộng tác của nhiều cơ sở văn hóa và tổ chức chuyên nghiệp. Tính tổng cộng, 7.800 nhân viên hoạt động trong ngành văn hóa đã được thăm dò ý kiến để đo lường tác động của dịch Covid-19 đối với tất cả các ngành nghề nói chung. Tính tổng cộng, hơn 10 lĩnh vực chuyên môn đã được rà soát  và các số liệu được đem ra đối chiếu với cùng thời kỳ năm trước. Đó là các ngành xuất bản sách, báo chí, sân khấu âm nhạc, điện ảnh, thu thanh, quảng cáo, nghe nhìn, trò chơi video, biểu diễn trực tiếp, giáo dục văn hóa, di sản kiến trúc).

Bản nghiên cứu này xác nhận nỗi lo âu mà giới chuyên ngành đã có từ lâu. Văn hóa chẳng những là một trong những ngành kinh tế bị ảnh hưởng nặng nhất, mà còn ít có khả năng phục hồi nhanh chóng. Nếu như các ngành xuất bản, các tiệm sách, ngành phát hành phim hay đĩa hát có thể gỡ gạc thất thu bằng những hình thức kinh doanh khác, thì ngược lại các lãnh vực có liên hệ trực tiếp với khán giả hay khách tham quan như các viện bảo tàng hay sân khấu kịch nghệ phải chịu tác động lâu dài hơn.

Theo đánh giá của cơ quan Deps, một số bộ môn như phim ảnh hay băng đĩa bắt đầu hoạt động trở lại để có nguồn thu nhập, nhưng đáng lo ngại hơn là đà phục rất chậm của ngành sân khấu, các liên hoan và các đợt biểu diễn chuyên thu hút đông đảo khán giả. Các quy định về giãn cách xã hội cũng như các biện pháp ràng buộc về mặt tiếp đón, khiến cho việc tập hợp tại các nơi công cộng càng trở nên khó khăn hơn, trong cách tổ chức cũng như quản lý. Điều đó giải thích phần nào vì sao Đêm hoà nhạc cổ điển dưới chân tháp Eiffel vẫn được duy trì, nhưng chủ yếu là để thu hình và phát sóng trực tiếp nhân Lễ Quốc Khánh Pháp cho khán giả truyền hình, nhưng tuyệt đối không có người xem tại chỗ. Đối với các môn biểu diễn cũng như các ngành lệ thuộc vào khán giả, chừng nào các cuộc tụ họp lớn vẫn còn bị cấm thì hậu quả của dịch Covid-19 vẫn tiếp tục kéo dài, theo kịch bản tốt nhất là cho đến cuối năm 2020, xấu nhất là trong vòng hai năm tới, trước khi có thể tìm lại mức hoạt động bình thường.

Cũng cần biết rằng doanh thu của ngành văn hóa Pháp lên tới 97 tỷ euro hàng năm, tương đương với 2,3% GDP của Pháp. Ngành này tuyển dụng 635.700 nhân viên làm việc cho 79.800 công ty khác nhau. Dịch Covid-19 đã làm cho ngành này năm nay mất 22,3 tỷ euro, tương đương với 25% doanh thu của năm 2019. Một cách cụ thể, một số lãnh vực chuyên môn chịu thiệt hại nặng hơn so với các ngành khác, chẳng hạn lãnh vực nghệ thuật biểu diễn bị mất 72% doanh thu, tức là cao gấp đôi so với các viện bảo tàng và các di sản kiến trúc (-36%).

Họa người phúc ta. Các bộ môn văn hóa dễ dàng khai thác mô hình kinh doanh trực tuyến lại là những lãnh vực được hưởng lợi nhiều nhất trong thời kỳ phong tỏa vừa qua. Đó là trường hợp của các trò chơi video điện tử cũng như các nội dung phát hành trực tuyến : phim ảnh, ca nhạc, thể thao, thời trang trên mạng đã tăng thêm 15% doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2020.

Sau khi biện pháp phong tỏa được dỡ bỏ, nếu như các tiệm sách, các rạp chiếu phim, các cửa hàng văn hóa dần dần hoạt động trở lại, tức là nguồn doanh thu vẫn còn chậm, thì ngược lại nhiều người Pháp vẫn giữ thói quen tiêu dùng, mua sắm trực tuyến và như vậy các nội dung văn hóa trên mạng vẫn ăn khách, cho dù không còn lệnh phong tỏa.

Theo đánh giá của cơ quan Deps, các lãnh vực như sách báo, âm nhạc, quảng cáo, thời trang, thiết kế, kiến trúc, triển lãm nhằm mục đích bán đấu giá sẽ từng bước mở lại và theo dự kiến sẽ tìm lại với mức hoạt động gần như bình thường vào cuối năm nay. Điều đó có nghĩa là ngành kinh doanh văn hóa phẩm sẽ được chuẩn bị kịp thời cho những ngày lễ cuối năm, vốn là mùa mua sắm và tiêu thụ truyền thống.

Ngược lại, tác động của dịch Covid-19 sẽ kéo dài đối với ngành biểu diễn sân khấu, các phòng trưng bày, các viện bảo tàng, nghề sản xuất phim nhưng chủ yếu là phim trường và các khâu tiền kỳ nhiều hơn là các khâu hậu kỳ như thu thanh lồng tiếng, ngành trùng tu các công trình kiến trúc cũng như các di sản văn hóa. Các ngành này theo dự  kiến sẽ phục hồi chậm.

Theo phân tích của cơ quan Deps, một số cở sơ văn hóa là nạn nhân kép của dịch Covid-19. Chẳng hạn như các viện bảo tàng nhỏ có thể trông cậy vào khách tham quan là dân địa phương để khởi động lại các sinh hoạt, trong khi các viện bảo tàng lớn ở Paris như Louvre hay Orsay, do tiếp đón rất nhiều du khách nước ngoài, cho nên đà phục hồi sẽ rất chậm từ đây cho đến năm tới, bảo tàng Louvre chẳng hạn chỉ tiếp đón một phần năm lượng khách so với mức bình thường. Một cách tương tự, tiến độ thực hiện các dự án trùng tu di sản tại Pháp cũng sẽ gặp nhiều chậm trễ, vì cả hai ngành văn hóa và xây dựng đều là nạn nhân kinh tế trực tiếp của dịch Covid-19.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200713-ng%C3%A0nh-v%C4%83n-ho%CC%81a-pha%CC%81p-bi%CC%A3-covid-19-ta%CC%81c-ha%CC%A3i-l%C3%A2u-da%CC%80i

 

Bầu cử tổng thống Ba Lan:

Andrzej Duda tái đắc cử với 51,2% phiếu

Đương kim tổng thống Ba Lan Andrzej Duda theo quan điểm bảo thủ đã thắng điểm không nhiều trước đối thủ thuộc phái cởi mở hơn, Rafal Trzaskowski.

Ủy ban Bầu cử Quốc gia Ba Lan nói ông Duda, 48 tuổi, được 51,2% phiếu, với số cử tri đi bầu đạt con số khá cao: 68,2%, ở quốc gia 38 triệu dân.

Cử tri gốc Việt ở Ba Lan đi bầu tổng thống

‘Tôi vừa là người Ba Lan vừa là người Việt’

Bầu cử ở Ba Lan và tinh thần người Việt

Đối thủ của ông, Rafal Trzaskowski, cũng 48 tuổi, thuộc đảng Cương lĩnh Công dân (PO), đại diện cho xu hướng tự do hơn ở đô thị Ba Lan.

Cùng thế hệ nhưng hai cách nhìn

Cả hai ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai ở Ba Lan đều bằng tuổi nhau, sinh trưởng ở hai thành phố lớn của Ba Lan và thuộc thế hệ trưởng thành sau chuyển đổi thể chế từ xã hội chủ nghĩa sang dân chủ năm 1989-90.

Tổng thống Duda sinh năm 1972 ở Krakow, cố đô Ba Lan, và xuất thân là luật sư.

Ông thắng cử làm tổng thống năm 2015 nhờ là gương mặt trẻ, ôn hòa hơn của đảng bảo thủ Pháp luật và Công lý (PiS) vốn bị mất phiếu trong các kỳ bỏ phiếu trước, theo phóng viên BBC News Adam Easton từ Warsaw.

Chính sách của PiS mà ông Duda ủng hộ là cấp thẳng tiền mặt, 500 zloty (125 USD một tháng) cho mỗi trẻ em trong gia đình cho tới năm 18 tuổi.

Tuy vậy, ông Duda khi lên cầm quyền bị cho là chịu ảnh hưởng mạnh của lãnh tụ đảng PiS, Jaroslaw Kaczynski, người thuộc thế hệ đấu tranh của Công đoàn Đoàn kết nhưng giữ quan điểm dân tộc chủ nghĩa Thiên Chúa giáo khá nặng nề.

Nhiều quyết định của chính quyền Ba Lan do đảng PiS nắm, và chính sách của họ tìm cách kiểm soát truyền thông, tòa án, gây ra bất đồng nghiêm trọng với EU.

Xung khắc này có thể gia tăng sau khi ông Duda tái đắc cử, theo phóng viên Adam Easton.

Ông Trzaskowski, sinh cùng năm với tổng thống Duda, nhưng ở Warsaw, nơi ông lớn lên, tham gia chính trị và hiện làm thị trưởng thủ đô Ba Lan.

Trước đó, ông làm bộ trưởng trong chính phủ Ba Lan nhiệm kỳ 2007-2015 và đại diện cho xu hướng thân thiện hơn với EU.

Đảng của ông, và bản thân ông Trzaskowski thường giành được nhiều phiếu hơn tại các đô thị lớn trong khi PiS và ông Duda mà nay chính thức là người phi đảng phái, thu hút nhiều lá phiếu vùng nông thôn và thành phố nhỏ.

Người gốc Việt bỏ phiếu và bình luận

Công dân Ba Lan gốc Việt tại Warsaw và một số thành phố lớn đi bầu cử tích cực và chia sẻ nhiều hình ảnh, thông tin trên Facebook.

Ngoài niềm tự hào là công dân Ba Lan có quyền tự do bầu cử, một số người còn chia sẻ lo ngại về tâm lý bảo thủ, thiên vị chủ nghĩa dân tộc Ba Lan ở nước này mà người gốc Việt cho rằng có thể tác động xấu đến cuộc sống tinh thần của các nhóm cư dân gốc ngoại kiều.

Nhà báo Mạc Việt Hồng viết trên Facebook cá nhân từ Warsaw:

“Mặc dù đang bệnh dịch nhưng kỳ bầu cử này giữ kỉ lục về số lượng cử tri tham gia bỏ phiếu, gần 70%. Tất nhiên là so với 100% của bắc Triều Tiên, hay với 99% của Việt Nam thì thua xa.

Lần trước mình đã bầu cho Duda, nhưng lần này bỏ phiếu cho ứng viên mới, tức thị trưởng thành phố Warszawa, ông Rafał Trzaskowski. Với thời gian tranh cử rất ngắn ngủi – vì ông này ‘thế chỗ’ một người khác cùng đảng rút lui – thành tích mà Rafał đạt được là đáng nể lắm rồi. Tiếc là ông đã không giành được số phiếu bầu cao hơn để làm tươi mới bầu không khí chính trị ở Ba Lan.

Thực ra mình bầu cho ứng viên mới, cũng không hẳn vì ghét gì tổng thống đương nhiệm mà muốn dùng lá phiếu để làm phân tán bớt quyền lực của đảng cầm quyền, theo kiểu đảng này nắm thủ tướng thì đảng kia giữ ghế tổng thống.

Còn ông Ngô Hoàng Minh, làm nghề phiên dịch cho Bộ Tư pháp Ba Lan thì nói với BBC:

“Người dân Ba Lan cần những lời hứa cụ thể, như tiền trợ cấp, nên chỉ có xu hướng dân chủ và xây dựng quốc gia thoáng mở theo EU như ông Trzaskowski nêu ra thì không đủ để thắng cử.”

“Người dân Ba Lan ở nửa phía Đông đất nước chỉ nghe đài truyền hình quốc gia TVP, vẫn không ưa Tây Âu, vì nhiều người già về hưu vẫn không dùng internet, không theo kịp xu hướng thời đại, coi tổng thống đương nhiệm và chính phủ là của mình, cần ủng hộ, không cần thay đổi, vì sợ mất nước, như TVP tuyên truyền.”

Còn cây bút Thảo Nguyễn tại Warsaw thì kết luận rằng ai thắng hay thua cũng là bài học dân chủ của Ba Lan:

“Cuộc bầu cử tổng thống Balan ngày hôm qua không đơn thuần chỉ là bầu ra người đứng đầu quốc gia trong 5 năm tới mà đó là sự lựa chọn giữa khuynh hướng độc tài và nền dân chủ thực sự như ở các nước Tây Âu, Mỹ. Chưa bao giờ kể từ năm 1989, khi Ba Lan có sự chuyển đổi về thể chế chính trị, lại có một cuộc bầu cử mà gây xao động mạnh trong giới cử tri như lần này. Cuộc vận động bầu cử không chỉ trên truyền thông như TV, đài phát thanh và báo chí, mà rất sôi động trên mạng xã hội như Facebook.

Theo các số liệu thống kê thì đây là cuộc bầu cử mà nhiều cử tri trẻ tham gia nhất Các nhà bình luận chính trị coi đó là biểu hiện rất tốt cho nền dân chủ ở Balan. Vận mệnh của nền dân chủ nằm trong tay lứa tuổi trẻ hứa hẹn nhiều triển vọng.

Cuộc bầu cử sôi động cả trong cuộc sống hàng ngày của người dân Balan. Có những người xưa nay không quan tâm gì đến chính trị, nay đã cãi vã với những người không đồng quan điểm. Trong lần thu thập chữ ký ủng hộ ứng cử viên Rafal Trzaskowski suýt xảy ra xô xát giữa những “con chiên” của các phe đối lập.

Lần đầu tiên tôi thấy sự quan tâm rất lớn của người Việt có quốc tịch Balan đến cuộc bầu cử ở Tổ quốc thứ hai. Nhiều cuộc tranh luận nảy lửa đã bùng nổ trên mạng giữa những người Việt ủng hộ phe đối lập. Tổng thống đương nhiệm Andrzej Duda thắng ứng cử viên của phe đối lập Rafal Trzaskowski với sự chênh lệch rất thấp, chứng tỏ đã có “làn sóng từ đáy hồ” đầy hy vọng cho nên dân chủ Balan tưởng chừng đang ngắc ngoải.

Nhiều người hôm nay tuy thất vọng khi Rafal Trzaskowski thua nhưng an ủi nhau: “không ai xây thành Krakow một lúc được”(“Nie od razu Kraków zbudowano”). Nghĩa là từ từ rồi sẽ đến đích. Ông Duda thắng. Phải chấp nhận. Dân chủ là vậy.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53388804

 

Hàng ngàn người tham gia biểu tình

chống chính phủ ở thủ đô của Serbia

Tin từ Belgrade – Vào hôm thứ Bảy (11 tháng 7), hàng ngàn người đã tập trung trước tòa nhà quốc hội Serbia ở Belgrade để biểu tình phản đối chính sách của chính phủ ngày thứ 5 liên tiếp, trong đó phản đối biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus. Hầu hết người biểu tình đều đeo khẩu trang đã diễn hành trước tòa nhà quốc hội ở thủ đô của Serbia và thỉnh thoảng kêu gọi tổng thống Aleksandar Vucic từ chức.

Các cuộc biểu tình ôn hòa tương tự đã được tổ chức tại các thành phố Novi Sad, Zrenjanin, Cacak và Nis. Tối thứ Sáu (10 tháng 7), cảnh sát đã đụng độ với những người biểu tình ném pháo sáng và đá. 14 cảnh sát đã bị thương và 71 người biểu tình bị bắt.

Các cuộc biểu tình trong tuần này ban đầu được châm ngòi bởi sự bất mãn về các biện pháp kìm hãm kinh tế để ngăn chặn sự lây lan của coronavirus, nhưng sau đó đã phát triển thành các cuộc biểu tình chống chính phủ yêu cầu tổng thống Vucic từ chức.

Việc chính phủ cho phép các trận đấu đá banh, lễ hội tôn giáo, tiệc tùng và các cuộc tụ họp tư nhân diễn ra từ tháng 05/2020 và cuộc bầu cử quốc hội diễn ra hôm 21/06/2020 là nguyên nhân khiến số ca nhiễm gia tăng.

Nhiều người cho rằng chính phủ đã coi thường khả năng dịch bùng phát để tiến hành các cuộc bầu cử. Tổng thống Vucic đã bác bỏ những tuyên bố đó và cho rằng các cuộc biểu tình này là hành động vô nghĩa. Cho đến nay, quốc gia có 7 triệu người đã xác nhận 18,073 ca nhiễm COVID-19 và 382 ca tử vong. Đây là quốc gia đầu tiên ở Châu Âu tổ chức bầu cử kể từ khi đại dịch được tuyên bố. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hang-ngan-nguoi-tham-gia-bieu-tinh-chong-chinh-phu-o-thu-do-cua-serbia/

 

Vùng Viễn Đông Nga tổ chức biểu tình

kêu gọi Tổng Thống Putin từ chức

Tin từ Moscow – Vào hôm thứ Bảy (11 tháng 7), hàng chục ngàn người ở vùng Viễn Đông Nga biểu tình kêu gọi tổng thống Putin từ chức và yêu cầu thả một thống đốc của khu vực, người đã bị bắt hồi tuần trước với nghi ngờ gây ra nhiều vụ án mạng.

Các cuộc biểu tình ở các thị trấn trên khắp Khabarovsk Krai, sau khi thống đốc nổi tiếng của khu vực, Sergei Furgal bị bắt giữ hồi thứ Năm tuần trước (2 tháng 7). Ông là một trong số ít các nhà lãnh đạo tỉnh của Nga không liên kết với các lực lượng chính trị do Kremlin kiểm soát hoàn toàn.

Là thành viên của Đảng Dân chủ Tự do, ông Furgal nhậm chức năm 2018 sau khi đánh bại một ứng cử viên được Kremlin ủng hộ. Mặc dù bị các nhà tự do Nga khinh miệt là thành viên của nhóm kẻ gian lừa đảo, giờ đây nhiều nhà phê bình Kremlin cho rằng ông Furgal là nạn nhân đàn áp chính trị của tổng thống Putin.

Bộ Nội vụ Nga ước tính có khoảng 10,000  đến 12,000 người biểu tình ở Khabarovsk, trong khi hãng tin địa phương ước tính có hơn 40,000 người biểu tình ôn hòa. Cuộc biểu tình cũng kêu gọi tổng thống Putin từ chức.

Hình ảnh một nhà lãnh đạo kiên cường mà ông Putin cố xây dựng đã bị đả kích nặng nề bởi những phản ứng của ông đối với đại dịch coronavirus, và bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng. Cuộc biểu tình ở Khabarovsk thể hiện sự bất mãn trên khắp đất nước vì khó khăn kinh tế ngày càng tăng cho thấy tổng thống Putin đã mất hào quang của một nhà lãnh đạo bất khả chiến bại. (BBT)

https://www.sbtn.tv/vung-vien-dong-nga-to-chuc-bieu-tinh-keu-goi-tong-thong-putin-tu-chuc/

 

Nhật: 61 lính Mỹ nhiễm Corona,

tỉnh trưởng Okinawa yêu cầu ngăn lây lan

Người đứng đầu hòn đảo Okinawa của Nhật Bản đã yêu cầu chỉ huy quân sự cấp cao của Mỹ phải tăng cường thực thi các biện pháp ngăn chặn COVID-19 lây lan, sau khi hơn 60 lính thủy quân lục chiến bị nhiễm virus Corona tại hai căn cứ của Mỹ trên hòn đảo trong vòng vài ngày qua, theo AP.

Theo quan chức Okinawa hôm 12/7, kể từ ngày 7/7, đã có tổng cộng 61 ca bệnh tại hai căn cứ của Mỹ có tên gọi Futenma và Camp Hansen.

Họ nói thêm rằng các quan chức quân sự Mỹ thông báo cho họ biết rằng hai căn cứ này đã bị cách ly.

Trong một cuộc điện đàn với một quan chức hàng đầu thuộc lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ, tỉnh trưởng Denny Tamaki yêu cầu phía Hoa Kỳ gia tăng các biện pháp phòng chống dịch bệnh lên mức cao nhất, ngừng đưa người từ lãnh thổ Mỹ tới Okinawa, cô lập toàn bộ hai căn cứ và minh bạch thêm nữa.
Theo AP, các quan chức Okinawa cũng yêu cầu chính phủ Nhật gây áp lực lên phía Mỹ để cung cấp thêm chi tiết về các ca bệnh, việc cô lập các căn cứ và gia tăng các biện pháp phòng ngừa.
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ hôm 10/7 cho biết rằng các binh sĩ đã thực hiện thêm các biện pháp bảo vệ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 và hạn chế các hoạt động ở bên ngoài căn cứ.
Theo AP, tuyên bố nói rằng các biện pháp nhằm “bảo vệ các lực lượng của chúng tôi, gia đình họ và cộng đồng địa phương”.

https://www.voatiengviet.com/a/nh%E1%BA%ADt-61-l%C3%ADnh-m%E1%BB%B9-nhi%E1%BB%85m-corona-t%E1%BB%89nh-tr%C6%B0%E1%BB%9Fng-okinawa-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-ng%C4%83n-l%C3%A2y-lan/5499679.html

 

Động lực nào cho quan hệ Mỹ – Triều Tiên

Quan hệ Mỹ – Triệu Tiên giờ đây bắt đầu có thêm động lực để xích lại gần nhau, nhưng cũng đừng sớm kỳ vọng.

Những ngày qua, CHDCND Triều Tiên có một số thông điệp bác bỏ việc nối lại đàm phán với Mỹ.

Thực sự, từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai đến nay, chưa có thêm động lực nào để Washington và Bình Nhưỡng giải quyết bất đồng. Giờ đây, hai bên đang thử nghiệm các góc độ khác để có thể lại tiếp cận với nhau.

Nền kinh tế của Triều Tiên gặp nhiều khó khăn do các lệnh trừng phạt, gần đây càng khó khăn hơn khi bị tác động mạnh bởi đại dịch Covid-19 vì phải đóng cửa biên giới với Trung Quốc – vốn là một kênh giao thương quan trọng của Bình Nhưỡng. Như thế, tình hình nội bộ của Triều Tiên có thể gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến vị thế của chế độ.

Chính vì thế, thông qua những động thái ngoại giao nhằm vào Mỹ, Bình Nhưỡng có lẽ muốn nhận được những khoản viện trợ kinh tế để xử lý những vấn đề nội bộ, đồng thời có những bước tiến cần thiết nhằm phát triển kinh tế lâu dài.

Trong khi đó, về phía Mỹ thì Tổng thống Donald Trump cũng muốn có được một dấu ấn chính trị nào đó để tranh thủ phiếu bầu trong đợt bầu cử sắp tới, bởi kết quả kiểm soát dịch bệnh đã quá ảm đạm

Từ những thực tế trên, hai bên giờ đây bắt đầu có thêm động lực để xích lại gần nhau, cùng giải quyết các vấn đề khác biệt giữa hai bên. Nhưng cũng đừng sớm kỳ vọng bất cứ bước tiến đáng kể nào trong quan hệ Mỹ – Triều.

http://biendong.net/bien-dong/35761-dong-luc-nao-cho-quan-he-my-trieu-tien.html

 

Cử tri Hong Kong đi bầu ứng viên đối lập

 bất chấp luật an ninh mới

Hàng trăm ngàn người tại Hong Kong đã đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử sơ bộ đòi dân chủ, bất chấp những cảnh cáo rằng làm vậy có thể sẽ bị coi là vi phạm luật an ninh mới.

Kỳ bỏ phiếu hai ngày sẽ xác định các ứng viên đối lập tham gia cuộc bầu cử thành viên hội đồng lập pháp.

Nhiều cư dân Hong Kong sẵn sàng qua Anh sinh sống

Úc tạm ngưng thỏa thuận dẫn độ với Hong Kong

Hong Kong: Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực

Hong Kong, nơi Đông – Tây hội ngộ

Tuy nhiên, việc này được nhìn nhận rộng rãi như một phép thử đối với việc phản đối luật an ninh mới gây nhiều tranh cãi, vừa có hiệu lực hồi tháng trước.

Luật mới cho phép Trung Quốc có quyền lực mới đối với thành phố, và bị quốc tế lên án rộng khắp.

Trung Quốc nói luật này là cần thiết để ngăn cản những cuộc biểu tình vốn đã diễn ra tại Hong Kong trong hầu như suốt cả năm 2019, nhưng những người chỉ trích nói nó tước đoạt nghiêm trọng quyền tự do vốn đã đươc cam kết dành cho người Hong Kong trong vòng 50 năm sau khi Anh trao trả nơi này cho Bắc Kinh, hồi 1997.

Hong Kong: vẫy cờ Mỹ có là tội thông đồng với các thế lực nước ngoài?

Tỷ lệ đi bầu cao hơn dự kiến

Hôm Chủ Nhật, hàng ngàn cử tri xếp hàng trong ngày thứ hai tại hơn 250 địa điểm bỏ phiếu trên thành phố.

Các nhà hoạt động đối lập trước đó hy vọng là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu sẽ cao, và các ước tính ban đầu cho thấy con số thực tế còn cao hơn mong đợi của họ.

Các nhà tổ chức đặt mục tiêu có 170.000 cử tri đi bầu, nhưng giới chức nói tính đến chiều Chủ Nhật đã có tổng số hơn 500.000 người bỏ phiếu.

Cử tri đi bỏ phiếu đông đảo bất chấp việc một quan chức cao cấp Trung Quốc hồi tuần trước nói việc đó có thể là vi phạm luật an ninh mới.

Sunny Cheung, một trong các ứng viên, nói với hãng tin Reuters rằng tỷ lệ đi bầu cao “gửi ra một tín hiệu rất mạnh mẽ cho cộng đồng quốc tế rằng chúng tôi, người Hong Kong, không bao giờ bỏ cuộc.”

Eddie Chu, một chính trị gia đối lập ủng hộ dân chủ, nói rằng kỳ bỏ phiếu là “một hình thức trưng cầu dân ý trong việc chống lại luật an ninh”.

Tỷ lệ đi bầu thực sự được trông đợi là sẽ công bố vào đầu ngày thứ Hai, và kết quả sẽ nhanh được thông báo sau đó. Nhưng các nhà hoạt động đối lập lo sợ rằng giới chức sẽ tìm cách ngăn cản một số ứng viên tranh cử trong tháng Chín.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53383567

 

Dân Hồng Kông

tham gia đông đảo bầu cử sơ bộ của đối lập

Thanh Phương

Bất chấp cảnh cáo của chính quyền, dân Hồng Kông tham gia đông đảo bầu cử sơ bộ của đối lập nhằm chọn ứng cử viên Hội đồng Lập pháp.

Theo các nhà tổ chức, đã có hơn 600.000 người đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập Hồng Kông hôm qua 12/07/2020, nhằm chỉ định các ứng cử viên cho cuộc bầu cử lập pháp vào tháng 9 năm nay.

Như vậy là người dân Hồng Kông đã tham gia đông hơn dự kiến rất nhiều vào cuộc bầu cử không chính thức này, bất chấp những lời cảnh cáo của chính quyền rằng hành động này có thể bị xem là vi phạm luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc vừa áp đặt tại cựu thuộc địa Anh Quốc.

Một trong những người tổ chức, cựu dân biểu thuộc phe dân chủ, Au Nok Hin, được hãng tin AFP trích dẫn, tuyên bố : « Dưới cái bóng của luật an ninh quốc gia, hơn 600.000 người đã đến bỏ phiếu, chính trong hành động này mà chúng ta thấy sự can đảm của người dân Hồng Kông ». Ông nói thêm : « Người dân Hồng Kông đã một lần nữa làm nên các phép lạ và đã cho cả thế giới thấy rằng phe ủng hộ dân chủ có thể thu hút nhiều người đi bỏ phiếu như thế ».

Cuộc bầu cử sơ bộ đã diễn ra bất chấp những hành động hù dọa của chính quyền. Hôm thứ Bảy tuần trước, cảnh sát Hồng Kông đã khám xét trụ sở của một viện thăm dò đã giúp tổ chức cuộc bầu cử này. Cuộc bầu cử sơ bộ của phe đối lập diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh ban hành đạo luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, nhằm trừng trị những người bị xem là có hành động nhằm lật đổ chính quyền, ly khai, khủng bố và cấu kết với các thế lực bên ngoài. Việc ban hành luật an ninh quốc gia thật ra chính là nhằm đáp lại phong trào biểu tình rầm rộ chống chế độ vào năm ngoái tại đặc khu hành chính Hồng Kông.

Các ứng cử viên được chọn trong cuộc bầu cử sơ bộ hôm qua sẽ đại diện phe đối lập ra tranh cử Hội đồng Lập pháp ( LEGCO ), gồm 70 nghị viên, trong cuộc bầu cử vào tháng 9.

Trong khi đó, chính quyền Hồng Kông tiếp tục trấn áp phe dân chủ. Hôm nay, 13 nhà hoạt động dân chủ hàng đầu ra tòa với cáo buộc tổ chức một cuộc tập hợp trái phép nhằm tưởng niệm các nạn nhân vụ đàn áp Thiên An Môn ngày 04/06/1989.

Viện lý do đang có dịch Covid-19, năm nay, lần đầu tiên chính quyền Hồng Kông đã ra lệnh cấm tổ chức đêm canh thức đốt nến để tưởng niệm các nạn nhân của phong trào Mùa Xuân Bắc Kinh. Nhưng bất chấp lệnh cấm đó, hàng chục ngàn dân Hồng Kông đã tham gia cuộc tập hợp này.

https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200713-d%C3%A2n-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-tham-gia-%C4%91%C3%B4ng-%C4%91%E1%BA%A3o-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-s%C6%A1-b%E1%BB%99-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BB%91i-l%E1%BA%ADp

 

Hồng Kông : Hiệu quả trừng phạt của Mỹ

 đối với Trung Quốc rất hạn chế

Thanh Phương

Đáp lại việc Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông, Hoa Kỳ đang dự trù nhiều biện pháp trả đũa, nhưng khả năng trừng phạt của Mỹ rất giới hạn, bởi vì đánh vào Hồng Kông, một trong những trung tâm tài chính lớn của thế giới, sẽ gây tác hại cho các công ty và người tiêu dùng của cả Hoa Kỳ, phương Tây lẫn Hồng Kông, theo các quan chức và các nhà phân tích được hãng tin AP trích dẫn ngày 12/07/2020.

Chỉ vài ngày sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc Hội Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 02/07/2020 đã thông qua một đạo luật dự trù trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông nào thi hành các quy định mới về an ninh để trấn áp dân Hồng Kông, vi phạm nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ». Luật này cho phép tổng thống Mỹ phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với các quan chức nói trên. Hiện tổng thống Donald Trump chưa cho biết rõ là ông sẽ ký ban hành hay không, nhưng Bắc Kinh đã dọa là sẽ có “các biện pháp trả đũa rất mạnh” nếu luật được ban hành.

Ngoài luật nói trên, Washington còn dự trù nhiều biện pháp khác để đáp trả việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia. Hãng tin AP cho biết các quan chức chính quyền Donald Trump hôm thứ Năm tuần trước đã họp tại Nhà Trắng để bàn về các biện pháp trừng phạt về vấn đề Hồng Kông và có thể sẽ công bố các biện pháp đó trong tuần này.

Trước đó, theo hãng tin Bloomberg News ngày 08/07, các cố vấn của Nhà Trắng đang nghiên cứu khả năng đánh vào tỷ giá cố định của đồng đôla Hồng Kông. Đồng tiền của Hồng Kông vẫn được neo với đôla Mỹ từ năm 1983 để bảo đảm sự ổn định tiền tệ của vùng lãnh thổ này trong bối cảnh Bắc Kinh và Luân Đôn lúc đó đang thương lượng về việc trao trả thuộc địa của Anh Quốc cho Trung Quốc. Cơ quan quản lý tiền tệ của Hồng Kông cho tới nay vẫn buộc phải giữ một tỷ giá cố định là khoảng 7,8 đôla Hồng Kông/1 đôla Mỹ. Để phá bỏ tỷ giá đôla Hồng Kông/đôla Mỹ, các cố vấn của Nhà Trắng đề nghị hạn chế khả năng của các ngân hàng Hồng Kông tiếp cận đồng đôla Mỹ.

Nhưng theo các nhà phân tích được Bloomberg News trích dẫn, chính quyền Donald Trump chắc sẽ khó mà ban hành biện pháp như vậy, bởi vì nó sẽ gây rất nhiều xáo trộn trên các thị trường tài chính thế giới, chủ yếu dựa trên đôla Mỹ. Đặc biệt, biện pháp này sẽ ảnh hưởng đến các công trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ rất nhiều. Ấy là chưa kể nó sẽ gây mất ổn định các đơn vị tiền tệ khác cũng neo với đồng đôla Mỹ, nhất là đồng tiền của nhiều đồng minh của Hoa Kỳ.

Hãng tin AP trích lời ông Wendy Cutler, phó chủ tịch Viện Chính Sách Hội Á Châu ( Asia Society Policy Institute ), và cũng là một cựu quan chức thương mại Mỹ: “ Tìm các biện pháp trừng phạt để đánh vào những kẻ thi hành luật mà không tự bắn vào chân mình, không phải là chuyện dễ. Có rất nhiều phương án, nhưng không có phương án nào thật sự hiệu quả.”

Thay cho những biện pháp gây xáo trộn thị trường tài chính thế giới, có thể là chính quyền Trump sẽ ban hành các trừng phạt khác, chẳng hạn như đình chỉ hiệp định dẫn độ Mỹ-Hồng Kông, hay chấm dứt hợp tác với cảnh sát Hồng Kông.

Nói chung, đối với các nhà phân tích được AP trích dẫn, việc ban hành thêm các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc hoặc các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Hồng Kông đều sẽ không có tác động nhiều đối với ý đồ của Bắc Kinh dần dần đưa đặc khu hành chính này vào hệ thống chính trị và an ninh của Hoa lục.

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200713-kh%E1%BA%A3-n%C4%83ng-m%E1%BB%B9-tr%E1%BB%ABng-ph%E1%BA%A1t-trung-qu%E1%BB%91c-v%E1%BB%81-h%E1%BB%93ng-k%C3%B4ng-r%E1%BA%A5t-gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n

 

Trung Quốc cảnh báo Mỹ dung túng Việt Nam

đối trọng với Trung Quốc

Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mới đây có bài viết chỉ trích Hoa Kỳ đang lợi dụng Việt Nam để ly gián Việt Nam với Trung Quốc và dung túng cho các hành động của Việt Nam chống Trung Quốc trên biển.

Bài viết của ông Hồ Tích Tiến đăng trên trang Facebook của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam hôm 13/7 có tựa “Nói vài lời thật lòng với người Việt Nam”, vào dịp Mỹ và Việt Nam kỷ niệm 25 năm bình thường hoá quan hệ.

Trong bài viết ngày, người đứng đầu tờ báo tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc tố Mỹ là nước đã ném hàng ngàn, hàng vạn tấn bom xuống miền Bắc Việt Nam thời chiến tranh.

Ông Hồ Tích Tiến ví quan hệ Mỹ Việt “như trò trẻ con, thích dở mặt thì dở mặt. Mỹ hiện dành muôn vàn cưng chiều cho Việt Nam, mục đích chỉ có một, đó là ly gián quan hệ Trung– Việt, dung túng Việt Nam đối trọng với Trung Quốc trong vấn đề trên biển khiến Việt Nam cũng trở thành con cờ phục vụ cho chiến lược Mỹ chèn ép Trung Quốc.”

Trong bài viết của mình, ông Hồ Tích Tiến nhìn nhận giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại những tranh chấp trong vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển. Tuy nhiên ông cho rằng: “so sánh với việc hai nước duy trì hoà bình, hữu nghị và tăng cường hợp tác lớn, việc nào nặng việc nào nhẹ là điều hết sức rõ ràng.”

Người đứng đầu Hoàn Cầu Thời Báo nói mặc dù Trung Quốc không phản đối quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ nhưng cảnh báo một số người Việt trong nước “đang theo đuổi chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc”.

Để chứng minh cho luận điểm của mình, ông Hồ Tích Tiến đã đưa ra 5 điểm cho thấy việc duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc và cảnh giác trong quan hệ với Mỹ là cần thiết. Đó là các đặc điểm như cả hai nước đều là láng giềng, đều duy trì chế độ XHCN với đảng cộng sản cầm quyền. “Trong khi Mỹ Mỹ không thể nào thật lòng mong tốt cho Việt Nam, mục đích lớn nhất của Mỹ khi phát triển quan hệ với Việt Nam là lợi dụng Việt Nam”, thì “dốc sức phát triển quan hệ tốt đẹp với Việt Nam là một phần trong chính sách láng giềng hữu nghị lâu dài của Trung Quốc”.

Ông Hồ Tích Tiến cho rằng “Việt Nam có thể duy trì cục diện chính trị ổn định, sự nâng đỡ chiến lược tiềm tàng lớn nhất là đến từ ổn định chính trị của Trung Quốc. Thể chế chính trị của Việt Nam rất khó trường tồn lâu dài một mình.”

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/global-times-editor-in-chief-said-us-placate-vn-to-oppose-china-07132020073601.html

 

Huawei kêu gọi Vương Quốc Anh

hoãn việc loại bỏ công ty ra khỏi mạng 5G

Theo bản tin vào hôm Chủ Nhật (12 tháng 7) của tờ Sunday Times, công ty Trung Cộng Huawei Technologies đã đề nghị một cuộc họp với Thủ tướng Anh Boris Johnson nhằm tìm thỏa thuận trì hoãn việc loại bỏ Huawei ra khỏi mạng điện thoại 5G của Anh Quốc.

Theo tờ Sunday Times, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Cộng hiện đang tìm cách trì hoãn việc bị loại bỏ khỏi mạng viễn thông 5G của Anh Quốc cho đến sau cuộc bầu cử vào tháng 6 năm 2025, với hy vọng chính phủ mới có thể đảo ngược quyết định của ông Johnson. Đổi lại, Huawei cam kết sẽ giữ thiết bị của họ ở Anh, những thiết bị cũng được sử dụng trong các mạng 2G, 3G và 4G.

Hồi tháng 1, Anh Quốc trao cho Huawei một vai trò hạn chế trong dự án mạng 5G sử dụng trong tương lai, nhưng các bộ trưởng đã trích dẫn các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei và lo ngại công ty này không phải là nhà cung cấp đáng tin cậy.

Ông Johnson đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ phía Hoa Kỳ và một số nhà lập pháp Anh Quốc, yêu cầu cấm nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Cộng vì lý do an ninh. Vào tuần trước, đại sứ Trung Cộng tại Luân Đôn, Liu Xiaoming, khuyến cáo rằng việc loại bỏ Huawei sẽ gửi đi một thông điệp rất xấu đến việc hợp tác kinh doanh với Trung Cộng.

Theo một viên chức và bộ trưởng chính phủ Anh, một bản cập nhật về công ty Huawei sẽ được chính quyền Anh công bố trước ngày 22 tháng 7 tới. (BBT)

https://www.sbtn.tv/huawei-keu-goi-vuong-quoc-anh-hoan-viec-loai-bo-cong-ty-ra-khoi-mang-5g/

 

Logic trong những sai lầm chiến lược của TQ

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc phải đối mặt với một mối đe dọa hiện sinh thực sự, chủ yếu là do suy nghĩ của họ đã khiến họ phạm phải một loạt sai lầm chiến lược thảm khốc.

Học giả Mỹ gốc Hoa Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) đã nhận định như thế về điều mà ông gọi là các sai lầm chiến lược của giới tinh hoa Trung Quốc (*) trong bài viết đăng trên Project Syndicate.

Hong Kong tương lai với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế hiện đang trong tình trạng nguy hiểm, trong khi sự phản kháng của cư dân khiến thành phố trở nên kém ổn định hơn.

Hơn nữa, động thái mới nhất của Trung Quốc sẽ giúp Mỹ thuyết phục các đồng minh châu Âu đang dao động tham gia liên minh chống Trung Quốc. Hậu quả lâu dài đối với Trung Quốc có thể sẽ rất khó đoán.

Người ta dễ đi đến suy nghĩ rằng những tính toán chính sách lớn của Trung Quốc là do: các quy định ngăn chặn tranh luận nội bộ, dẫn đến một số quyết định tồi. Lập luận này không hẳn là sai, nhưng nó bỏ qua một lý do quan trọng hơn đối với các chính sách tự hủy hoại của chính phủ: tư duy của giới cầm quyền.

Họ nhìn thế giới, trước hết và trên hết, là một khu rừng rậm. Được định hình bởi cuộc đấu tranh giai đoạn 1921-49, họ tin chắc rằng thế giới là nơi sự tồn tại lâu dài chỉ phụ thuộc vào sức mạnh. Khi cán cân sức mạnh chống lại mình, giới lãnh đạo phải dựa vào sự khôn ngoan và thận trọng để tồn tại. Nhà lãnh đạo Trung Quốc quá cố Đặng Tiểu Bình đã khéo léo tóm tắt chủ nghĩa hiện thực chiến lược này với câu châm ngôn: Thao quang, dưỡng hối (ẩn mình, chờ thời).

Vì vậy, khi Trung Quốc cam kết trong Tuyên bố chung năm 1984 với Anh để duy trì quyền tự trị của Hong Kong trong 50 năm sau khi bàn giao năm 1997, họ đã hành động vì ở thế yếu kém hơn là tin vào sức mạnh của luật pháp quốc tế. Do cán cân quyền lực đã thay đổi theo hướng có lợi, Trung Quốc luôn sẵn sàng phá vỡ các cam kết trước đây nếu điều đó để phục vụ lợi ích của mình. Ví dụ, ngoài Hong Kong, Trung Quốc đang cố gắng củng cố các yêu sách phi lý tại biển Đông bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở đó.

Thế giới quan của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng được tô điểm bởi một niềm tin hoài nghi về sức mạnh của lòng tham. Ngay cả trước khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước này đã bị thuyết phục rằng các chính phủ phương Tây chỉ là những kẻ lừa đảo vì lợi ích tư bản và tin rằng họ không dám từ bỏ quyền truy cập vào thị trường Trung Quốc.

Sự hoài nghi như vậy giờ đây đã thấm vào chiến lược của Trung Quốc trong việc khẳng định toàn quyền kiểm soát Hong Kong. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sự tức giận của phương Tây sẽ giảm đi nhanh chóng, tính toán rằng các công ty phương Tây đã được ưu đãi rất lớn ở đây vì lợi ích béo bở mà sẵn sàng chấp nhận tình hình mới.

Nhưng thật không may cho Trung Quốc, giờ đây nước này phải đối mặt với một đối thủ kiên quyết hơn nhiều. Tệ hơn nữa, Mỹ sẵn sàng chịu đựng nỗi đau kinh tế ngắn hạn to lớn để đạt được lợi thế chiến lược lâu dài đối với Trung Quốc, cho thấy lòng tham đã mất đi tính ưu việt.

Cụ thể, chiến lược của Mỹ về việc cắt đứt mạng lưới quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đã khiến Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, bởi vì không có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào tưởng tượng rằng chính phủ Mỹ sẽ sẵn sàng loại bỏ thị trường Trung Quốc để theo đuổi của các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn.

(*) Quan điểm trong bài viết là của ông Minxin Pei

http://biendong.net/bien-dong/35768-logic-trong-nhung-sai-lam-chien-luoc-cua-tq.html

 

Từ ‘chiến lang’ thành gấu trúc,Vương Nghị xoa dịu Mỹ,

vẫn không quên đánh bóng Bắc Kinh

An Hòa

Ông Vương nhấn mạnh Trung Quốc không có ý định thách thức Mỹ, và người dân rất ủng hộ chính quyền Đại lục, đáp lại, cư dân mạng ví ĐCSTQ như “một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”.

Gần đây, quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi do Bắc Kinh che giấu dịch bệnh (COVID-19) và cưỡng chế thi hành “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”. Trong bài phát biểu tại “Diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ” hôm mùng 9/7, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng quan hệ Trung-Mỹ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao. Mỹ không nên tìm cách thay đổi chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”.

Theo truyền thông của ĐCSTQ, trong diễn đàn truyền thông qua video về chính sách Trung – Mỹ ngày 9/7, Ông Vương Nghị đã tuyên bố, Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ không sao chép mô hình nước ngoài và cũng không xuất khẩu mô hình Đại lục. Trung Quốc sẽ không và không thể biến thành một nước Mỹ khác. Con đường thành công của Trung Quốc sẽ không tạo ra xung kích hay uy hiếp đối với phương Tây, Mỹ không nên tìm cách thay đổi các chính sách của ĐCSTQ.

Ông Vương Nghị đặc biệt nhấn mạnh, “Các cuộc thăm dò dân ý do cơ quan bỏ phiếu quốc tế thực hiện cho thấy, sự ủng hộ của người dân Trung Quốc đối với đảng và chính phủ Trung Quốc đứng hàng đầu trên thế giới”.

Ngoài ra, Ông Vương Nghị cũng chỉ ra rằng chính sách của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ không thay đổi. Trung Quốc vẫn sẵn sàng thiện chí và chân thành phát triển quan hệ Trung-Mỹ. Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thách thức hoặc thay thế Mỹ, cũng không có ý định đối đầu hoàn toàn với Mỹ.

Tiếp đó, Ông Vương Nghị kêu gọi kinh nghiệm lịch sử về sự phát triển quan hệ Trung-Mỹ nên được xem xét một cách chính xác, kiên trì theo con đường hợp tác đối thoại. Quan hệ Trung – Mỹ từng là đồng minh trong Thế chiến II. Trong 40 năm thiết lập ngoại giao song phương đã phát huy được ưu thế của 2 bên. Trung Quốc có được lợi ích là do hợp tác mở cửa với các nước trên thế giới trong đó có Mỹ, mặt khác sự phát triển của Trung Quốc cũng cung cấp cho Mỹ động lực tăng trưởng bền vững và thị trường rộng lớn.

Trong việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao Trung – Mỹ, Ông Vương Nghị đề xuất “mở tất cả các kênh đối thoại”, “tổ chức và đàm phán trao đổi, lập ba danh mục: hợp tác, đối thoại và kiểm soát song phương”, đồng thời “tập trung triển khai hợp tác chống dịch” để tái thiết quan hệ Trung-Mỹ.

Đồng thời Vương Nghị có gắn văn minh 5.000 năm của Trung Hoa với mục đích quảng bá ĐCSTQ không có ý đồ bành trướng.

Cư dân mạng sôi nổi để lại lời nhắn: “Trung Quốc là quốc gia tự do nhất thế giới …, nó thực sự rất mạnh, có thể lừa dối được chính người dân của nó, một tập đoàn lừa đảo lợi hại nhất thế giới”; “Đảng của chúng tôi rất mạnh, có thể xâu cả chuỗi lời nói dối thành một câu chân lý lừa mình dối người, lại có thể diễn thuyết hùng hồn mặt không biến sắc!”

“Mở to mắt nói xằng là kỹ năng giỏi nhất của đảng ta! ĐCSTQ có năm nghìn năm rồi ư?”; “Nền văn minh Trung Quốc 5.000 năm sau khi bị Đảng Cộng sản cai trị dưới thời Cách mạng Văn hóa, nó gần như bị phá hủy. Có thể nói rằng sự kế thừa thực sự 5.000 năm văn hóa, chỉ ở Đài Loan được Tưởng Giới Thạch lưu giữ! Suy nghĩ một cách nghiêm túc, chữ giản thể đó không xứng đáng là hậu duệ của Diên Hoàng!”

“Cái thứ không có văn hoá này thật đáng sợ! Chủ nghĩa Marx coi là văn hoá Trung Quốc sao?”

https://www.dkn.tv/the-gioi/tu-chien-lang-thanh-gau-truc-vuong-nghi-xoa-diu-my-van-khong-quen-danh-bong-bac-kinh.html

 

TQ khiến “bộ tam” nổi giận

Cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tuyên bố mạnh mẽ của ngoại trưởng Mỹ – ông Mike Pompeo:“Bắc Kinh có xu hướng châm ngòi các vụ tranh chấp lãnh thổ. Thế giới không nên dung thứ cho các hành động ức hiếp cũng như cho phép việc này tiếp diễn”.

Sử dụng tàu hải cảnh và dân quân biển uy hiếp hoạt động thăm dò dầu khí của các nước láng giềng tại biển Đông, Trung Quốc đang thực hiện những “hành vi cưỡng chế và nguy hiểm” – Thông điệp nêu trên

của “bộ Tam” gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận quốc tế trong những ngày qua.

Ba quốc gia đồng minh trên đưa ra tuyên bố chung sau khi các bộ trưởng quốc phòng của họ gặp nhau tại Washington vào ngày 7/7 để thảo luận về an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Cuộc gặp lẽ ra không cần tổ chức gấp gáp đến thế trong thời điểm cả Mỹ, Nhật Bản, Australia đều tiếp tục bị dịch Covid-19 hoành hành, gây thiệt hại nặng nề.

Tuy nhiên, những hành động gây hấn ngang ngược, uy hiếp hoạt động dầu khí của các quốc gia láng giềng trên biển Đông cũng như việc Bắc Kinh ngày càng nói xa, nói gần nhiều hơn đến việc thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại khu vực này, khiến Mỹ, Nhật Bản, Australia sốt ruột, không thể ngồi im nhìn quốc gia tự xưng là “trỗi dậy hòa bình” tác oai, tác quái.

Bộ trưởng Quốc phòng Australia, bà Linda Reynold, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – ông Kono Taro, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – ông Mark Esper, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, cởi mở trong tuyên bố chung nêu trên, rằng: “Các Bộ trưởng đã bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các sự cố gần đây, bao gồm việc tiếp tục quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp, sử dụng các tàu bảo vệ bờ biển và dân quân hàng hải một cách nguy hiểm với mục đích cưỡng ép và mưu toan nhằm phá vỡ các hoạt động khai thác tài nguyên của các quốc gia khác”.

Không đề cập quốc gia cụ thể, nhưng rõ ràng, với việc liệt kê một chuỗi các hành động của Trung Quốc khiến các nước láng giềng bất bình, trong đó có việc triển khai các tàu khảo sát gần đây vào vùng biển của Malaysia và Việt Nam – hành động bị dư luận coi là một mưu toan hòng gây áp lực buộc các quốc gia này ngừng khai thác dầu khí với các đối tác quốc tế, thì có thể coi như Mỹ và hai đồng minh thân cận đã “điểm mặt, chỉ tên” Trung Quốc là kẻ phá bĩnh, khiến sóng gió mỗi lúc một dữ dội thêm trên biển Đông.

Và khi tuyên bố như thế, cùng với các chuỗi hành động được liệt kê, hẳn ba người đứng đầu quốc phòng các nước trên cũng biết quá rõ gần đây, Trung Quốc đã cho tàu cảnh sát biển 5402 lảng vảng ở nơi chỉ cách giàn khoan dầu đang hoạt động của Việt Nam ở khu vực Bãi Tư Chính chưa đến 3 hải lý, gần lô dầu khí 06.1 mà Việt Nam cấp phép cho công ty dầu mỏ Rosneft của Nga khai thác.

Sự ngông nghênh của Trung Quốc cho thấy, họ không hề che dấu ý định tiếp tục thách thức sự kiểm soát của Việt Nam đối với khu vực này, cho dù phán quyết của Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục 7 Công ước LHQ về Luật biển 1982 (mà Trung Quốc là một thành viên) đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc từ năm 2016; cho dù Bãi Tư Chính là cấu trúc chìm hoàn toàn dưới nước, nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam đã dựng lên một số tiền đồn phía trên thực thể này.

Cũng vì thế, có cơ sở để dư luận lo ngại sẽ tái diễn một “vụ Tư Chính” nóng bỏng như năm 2019 giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Về phần mình, Australia đã công bố chiến lược phòng thủ mới vào ngày 1/7, nêu rõ ràng rằng: Các hoạt động của Trung Quốc tại vùng xám ở biển Đông khiến Australia lo ngại. Và do đó, vấn đề biển Đông là một trọng tâm trong kế hoạch quân sự của Australia. Cũng Australia, không quản tốn kém, đang tiến hành một cuộc tập trận với Brunei, một trong 6 bên có yêu sách chủ quyền trên biển Đông, với tên gọi “Cuộc tập trận chim cánh cụt”, dự kiến kéo dài tới giữa tháng 7 này.

Cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tuyên bố “đanh thép” của Ngoại trưởng Mỹ – ông Mike Pompeo. Chỉ ra mối liên hệ giữa các vụ căng thẳng tại nhiều vùng đất đang có tranh chấp cả trên biển và trên bộ giữa Trung Quốc với các nước khác, bao gồm vụ đụng độ mới đây giữa lực lượng quân đội Ấn Độ và quân đội Trung Quốc tại một khu vực biên giới hai nước, ông Mike Pompeo nhấn mạnh như một sự thách thức rằng: “Từ dãy núi Himalaya cho tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quần đảo Senkaku, và hơn thế nữa, Bắc Kinh có xu hướng châm ngòi các vụ tranh chấp lãnh thổ. Thế giới không nên dung thứ cho các hành động ức hiếp cũng như cho phép việc này tiếp diễn”.

Như vậy, rõ thêm một điều là, trong vấn đề biển Đông, căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng từng ngày thì đã hẳn. Nay, với sự hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa của Nhật Bản, Australia, Bắc Kinh dẫu “nói cứng” rằng tàu sân bay của Mỹ chỉ là “những con hổ giấy”, hoặc khoe khoang có trong tay các tên lửa được mệnh danh là “những sát thủ tàu sân bay”…, chỉ trích các nước không có yêu sách chủ quyền trên biển Đông hãy “tránh ra”, thì thâm tâm cũng không thể không dè chừng và buộc phải tính toán lại các chiến lược, trong đó có việc thiết lập vùng nhận diện phòng không mà họ đã đề ra mục tiêu và lên kế hoạch từ cách đây 10 năm về trước.

http://biendong.net/dam-luan/35772-tq-khien-bo-tam-noi-gian.html

 

Phải cảnh giác với TQ

Quan hệ Mỹ – Trung đang có những diễn biến đầy kịch tính. Một bộ phận quan chức và cựu quan chức Trung Quốc đang tìm cách hạ nhiệt bầu không khí dân tộc chủ nghĩa, diều hâu và “Chiến lang” ở nước này.

Thuật ngữ “Chiến lang” có nghĩa là gì? Theo một tờ tạp chí của Pháp,  từ này ám chỉ thành phần “Hồng vệ binh mới của ngành ngoại giao Trung Quốc”. Những Hồng vệ binh mới này được mệnh danh là “bầy sói”- tiếng Hoa là “Chiến lang”, lấy tên từ hai bộ phim hành động rất hot là Chiến lang I và Chiến lang II (công chiếu vào năm 2015 và 2017).

Từ “Chiến lang” còn được dùng để chỉ các nhà báo, các nhà nghiên cứu đại học có lời lẽ cứng rắn và mang nặng tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Bầy sói ngoại giao không chấp nhận ẩn mình chờ thời mà ngày càng tỏ ra hiếu chiến, hung hăng, nhất là trong việc thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông.

Trong một bài viết của Chu Lực – Cựu Phó ban liên lạc Đối ngoại Đảng Cộng sản trên trang web của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Chu bộc lộ rõ tư tưởng, phẩm chất của “sói” già. Cụ thể ông ta nêu lên 6 thay đổi mà Trung Quốc phải chuẩn bị để ứng phó.

Một, chuẩn bị cho sự xấu đi trong quan hệ Mỹ – Trung và sự leo thang toàn diện của cuộc đấu tranh.

Hai, đối phó với sự sụt giảm nhu cầu bên ngoài và sự đứt gãy chuỗi cung.

Ba, chuẩn bị cho sự bình thường mới trong việc chung sống với đại dịch vi rút corona trong thời gian dài.

Bốn, thoát khỏi sự thống trị bá quyền của đồng đô la và dần dần hiện thực hóa việc phân ly đồng nhân dân tệ với đồng đô la.

Năm, chuẩn bị cho sự bùng nổ cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu.

Sáu, chuẩn bị cho sự ngóc đầu dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Chu Lực cũng vẽ ra bức trảnh ảm đạm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 mà nền kinh tế Trung Quốc tụt dốc thảm hại và sẽ còn phải đối mặt dài dài.

Khác với các nhà ngoại giao, những sĩ quan diều hâu về hưu của Trung Quốc thể hiện rõ sự kiên định của mình, về hưu nhưng vẫn tiếp tục “chiến đấu” bảo vệ “lý tưởng”. Họ đã có những bài viết thái độ khác hẳn so với phong cách thường thấy khi đang tại chức. Trong hai bài viết gần đây, Thiếu tướng Kiều Lương và Đại tá Đới Húc cùng nêu những nhận định vượt ra ngoài dòng chủ lưu của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Hai tác giả cho rằng, Trung Quốc chưa đủ thực lực để đối đầu với Mỹ. Bởi vậy, tư duy “chiến lang” chỉ mang đến thảm họa cho Trung Quốc.

Trong tình hình đó, các bài phát biểu của các nhà lãnh đạo cao cấp Bắc Kinh tỏ ra khôn khéo hơn để dung hòa quan điểm của các nhà quân sự và ngoại giao. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành và Ngoại trưởng Vương Nghị trong tuần qua đã có những tuyên bố mềm mỏng. Thông điệp chủ đạo trong các bài phát biểu này là Trung Quốc không phải kẻ thù của Mỹ; không bao giờ ôm mộng thay thế vị trí của Mỹ (!).

Dấu hiệu này cho thấy, Bắc Kinh nhận ra họ đã đi quá xa và đang nỗ lực vạch ra đáy mới để ngăn đà rơi xuống thấp hơn nữa trong quan hệ Mỹ – Trung.  Cũng có thể đó là tín hiệu Trung Quốc giơ cành ô liu ra với Mỹ, đồng thời tìm cách hạ hỏa những cái đầu “Chiến lang”.

Chưa có đủ căn cứ để nhận định rằng gió đã đổi chiều trong cuộc đối đầu giữa phái “Chiến lang” và những thành phần ôn hòa ở Trung Quốc. Song sự xuống thang với Wasinghton là điều dễ thấy. Việc mới nhất là phản ứng yếu ớt của Bắc Kinh về lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến vấn đề lợi ích cốt lõi là Tân Cương.  Cụ thể, hôm 9/7, Mỹ đã thông báo trừng phạt nhiều quan chức Trung Quốc “vi phạm nhân quyền” với dân tộc thiểu số ở Khu tự trị Tân Cương, gồm bí thư đảng ủy Trần Toàn Quốc và ba quan chức cấp cao khác.

Đó là với Mỹ, đối thủ đáng gờm nhất của Trung Quốc – kẻ đang phô trương sức mạnh trên Biển Đông. Còn “Chiến lang” thì vẫn xưng hùng xưng bá với những lời lẽ đầy ngạo mạn mang tính đe dọa đối với các nước, nhất là các nước yếu thế hơn đang có tranh chấp biển đảo ở Biển Đông. Mà không có tranh chấp thì Bắc Kinh cũng tung ra những quả tù mù có khói độc để đánh lừa dư luận quốc tế.

Mới đây Hải quân Trung Quốc thông báo  sẽ tổ tập trận chung với hải quân  Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Các cuộc tập trận có thể diễn ra ở vịnh Bengal vào cuối năm 2020. Đây cũng là một  hướng làm dịu không khí căng thẳng với các “Ông lớn”.

Dẫu rằng ngoại giao theo kiểu “Chiến lang” hay hạ mình ve vuốt, dường như Trung Quốc đang lúng túng, đang phạm phải những sai lầm cả về ngoại giao và quân sự. Khi luôn nuôi giấc mộng bá quyền, bất chấp luật pháp quốc tế, thì chính cái “vành đai” có thể siết cổ chính họ.

H.Đ

http://biendong.net/dam-luan/35773-phai-canh-giac-voi-tq.html

 

Bắc Kinh không sợ TSB, Mỹ có thuốc trị tên lửa TQ

Bài viết trên báo Trung Quốc về những diễn biến mới liên quan đến hai cuộc tập trận của Trung Quốc và Mỹ trên Biển Đông. Bài đăng trên “Bình luận quân sự” (Nga) ngày 8/7/2020.

Tờ báo Sohu của Trung Quốc mới rút ra một kết luận sau: các tàu sân bay Mỹ không thể khiến Trung Quốc phải sợ hãi, nhưng các tên lửa của Trung Quốc cũng không phải là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Mỹ.

Tác giả bài báo trên Sohu nói trên viết: “Như đã biết, tàu sân bay là sức mạnh tác chiến chủ yếu của Hải quân Hoa Kỳ.

Nếu tính tới sự xa cách về địa lý giữa nước Mỹ lục địa Mỹ với Trung Quốc thì trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột Mỹ-Trung, chính Hải quân Mỹ sẽ đóng vai trò chính trong việc tấn công các mục tiêu quân sự của Trung Quốc.

Các tàu sân bay Mỹ hoạt động liên tục trên Thái Bình Dương và chúng mang một số lượng rất lớn các máy bay tiêm kích.

Về bản chất, tàu sân bay là một sân bay di động. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc- đây hoàn toàn cũng chỉ là những con tàu, và trong mọi trường hợp những tàu này đều có thể bị đánh chìm cùng với tất cả những máy bay trên đó.

Một tàu sân bay Mỹ không thể khiến Trung Quốc phải sợ hãi, bởi vì Trung Quốc có loại vũ khí có thể đánh chìm tàu sân bay, và thêm nữa, những vũ khí này lại có giá khá rẻ”.(hết trích từ Sohu)

Căn cứ vào những gì ta được biết, có lẽ Trung Quốc đã lên kế hoạch sử dụng các tên lửa “Dongfeng” (“Đông phong”) để chống lại các tàu sân bay Mỹ.

Các tên lửa “Dongfeng-21D”, “Dongfeng-26” và “Dongfeng-17” có tầm bắn đủ để cho phép chúng tấn công các tàu sân bay và tàu tuần dương lớn của đối phương đang hoạt động trên Thái Bình Dương gần vùng lãnh hải Trung Quốc.

Những tên lửa này có khả năng tấn công các mục tiêu di động, và như vậy, các tàu sân bay Mỹ đã không còn là bất khả xâm phạm nữa.

Tuy nhiên, tờ Sohu Trung Quốc này cũng nhấn mạnh: “Một cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là ít có khả năng xảy ra. (Bởi vì) Trước hết, cả Trung Quốc và Mỹ đều là các cường quốc hạt nhân.

Tên lửa “Dongfeng-41” của Trung Quốc có tầm bắn hơn 10.000 km và có thể tấn công nhiều thành phố của Mỹ cùng lúc. Nhưng Mỹ lại có nhiều vũ khí hạt nhân hơn Trung Quốc.

Và cho dù các tàu ngầm Trung Quốc có khả năng phá hủy nhiều thành phố của Mỹ bằng cách phóng tên lửa nhằm vào các thành phố đó, Mỹ lại có một hệ thống phòng thủ chống tên lửa rất hiện đại.

Thứ hai, trong một cuộc chiến tranh thông thường không sử dụng vũ khí hạt nhân, các khả năng của Trung Quốc và Mỹ sẽ tương đương nhau: mặc dù có những ưu thế về kỹ thuật, nhưng Quân đội Mỹ lại thua Trung Quốc về (khả năng huy động) lực lượng dự bị động viên, và vũ khí của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa cũng đang được phát triển và hoàn thiện.

Thứ ba, vì cả Trung Quốc và Mỹ đều là ủy viên (thường trực) Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nên một cuộc xung đột giữa hai nước cũng khó có khả năng xảy ra. Trung Quốc- đó không phải là Iraq hay Venezuela để (Mỹ) có thể áp dụng các biện pháp tống tiền chính trị và kinh tế.

Nếu Mỹ cố tình phát động một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc, những hành động như vậy sẽ không được cộng đồng quốc tế ủng hộ”. (hết trích)

Với nhận xét trên của Sohu (thứ ba) , có lẽ nên bổ sung thêm một ý là Nga có thể cũng sẽ phản đối một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.

Có vẻ như hiện giờ Trung Quốc đang là một quốc gia thân thiện đối với Nga và một cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào Trung Quốc sẽ gây ra phản ứng rất tiêu cực từ phía Matxcova.

Nếu tính rằng Nga cũng là một cường quốc hạt nhân, Mỹ chắc gì đã muốn hành động như một kẻ khiêu khích châm ngòi cho một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ từ bỏ các hành động chống Trung Quốc. Cuộc chiến tranh (Mỹ- Trung) sẽ mang tính chất phức hợp:

không phải tên lửa và tàu sân bay- các tin tặc, những người biểu tình trên đường phố và các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ trở thành loại vũ khí thực thụ của cả hai bên.

http://biendong.net/doc-bao-viet/35755-bac-kinh-khong-so-tsb-my-co-thuoc-tri-ten-lua-tq.html

 

Trả đũa chính quyền Trump, Trung Quốc

tuyên bố ‘trừng phạt’ 4 quan chức Mỹ

Minh Hòa

Trung Quốc hôm thứ Hai (13/7) tuyên bố họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ba nhà lập pháp Hoa Kỳ và một đại sứ, nhằm đáp trả các hành động tương tự của chính quyền Tổng thống Donald Trump vào tuần trước.

Hôm 10/7, chính quyền Trump đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền đối với người dân tộc Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. Một trong số các quan chức bị trừng phạt là ông Trần Toàn Quốc, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Tân Cương.

Trả đũa Washington, Bắc Kinh tuyên bố “trừng phạt” 3 nghị sỹ thường chỉ trích ĐCSTQ, gồm Thượng nghị sỹ Marco Rubio, Thượng nghị sỹ Ted Cruz và Hạ nghị sỹ Chris Smith. Bên cạnh đó, chính quyền Trung Quốc cũng tuyên bố “trừng phạt” Đại sứ lưu động về Tự do Tôn giáo Sam Brownback, người cũng nhiều lần lên án các cuộc đàn áp tín ngưỡng của ĐCSTQ.

Theo hãng tin AP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đã “làm tổn hại nghiêm trọng mối quan hệ Trung-Mỹ” và Bắc Kinh quyết tâm giữ vững chủ quyền quốc gia trước cái mà họ gọi là sự “can thiệp vào vấn đề nội bộ” của Trung Quốc.

Bà Oánh công bố danh sách 4 quan chức Mỹ “bị trừng phạt” bằng cách cấm nhập cảnh vào Trung Quốc. Tuy nhiên, không có dấu hiệu nào cho thấy 4 quan chức này có ý muốn vào Trung Quốc.

Bà Oánh không cho biết biện pháp trừng phạt nào khác, nhưng tuyên bố: “Trung Quốc sẽ phản ứng hơn nữa theo diễn biến của tình hình”.

Thượng nghị sỹ Rubio, người từng đề xuất luật trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông, chia sẻ trên Twitter sau khi biết tin: “ĐCSTQ đã cấm tôi nhập cảnh vào nước họ. Tôi đoán chắc là họ không thích tôi?”

Theo lệnh trừng phạt của chính quyền Trump, các quan chức Trung Quốc bị cấm nhập cảnh vào Mỹ, và bị đóng băng toàn bộ tài sản của họ ở Hoa Kỳ.

Ngoài ông Trần Toàn Quốc, chính phủ Mỹ cũng xử phạt Zhu Hailun, cựu phó bí thư Đảng ủy Tân Cương; Wang Mingshan, giám đốc Phòng Công an Tân Cương; Hyuo Liujun, cựu bí thư Phòng Công an Tân Cương; và chính toàn bộ Phòng Công an Tân Cương.

Đại sứ Brownback đã ca ngợi biện pháp trừng phạt của Nhà Trắng, rằng điều đó cho thấy chính quyền Trump “sẽ bảo vệ tự do tín ngưỡng bằng mọi giá”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tra-dua-chinh-quyen-trump-trung-quoc-tuyen-bo-trung-phat-4-quan-chuc-my.html

 

Trung Quốc muốn cướp trắng 440 tỷ đô-la Mỹ

của Hong Kong, đô-la Hong Kong sẽ biến mất?

Bình luậnThiện Nhân

Hong Kong giống như Tây Berlin trong Chiến tranh Lạnh, theo thời gian, nó sẽ trở thành Đông Berlin. Một thành phố nhỏ liệu có cần đồng tiền riêng?

Trung Quốc sẽ rút ruột Ngân hàng Trung ương Hong Kong: Mục đích thực sự của Luật An ninh quốc gia?

Elmer Yuen, nhà tài phiệt Hong Kong (Tổng giám đốc của Goldbridge Technology) vừa cho biết trên Twitter về mục đích thực sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đằng sau việc ban hành Luật An Ninh Quốc gia – mục đích của nó không phải là chiếm đóng, cai trị hay thay thế người Hong Kong dân chủ bằng người đại lục, mà là chiếm đoạt 438 tỷ đô-la Mỹ dự trữ ngoại hối của thành phố này. Trung Quốc đang dần cạn kiệt nguồn đô-la thanh khoản, tương lai kinh tế chính trị của quốc gia này đang bị đe dọa bởi cuộc thương chiến với Mỹ và các nước đồng minh, cũng như toàn thể thế giới dân chủ yêu hòa bình.

Liệu ai sẽ đứng ra bảo đảm cho đồng đô-la Hong Kong ổn định tỷ giá?

Hong Kong đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, điều đó có nghĩa là hệ thống tỷ giá hối đoái được liên kết tại chỗ trong vài thập kỷ qua – neo cố định tỷ giá đồng đô-la địa phương vào đồng đô-la Mỹ – cũng đang được chú ý. Các nhà đầu cơ bao gồm Kyle Bass đã nói về sự sụp đổ của tiền tệ Hong Kong dưới áp lực từ dòng chảy lớn. Nhưng nếu Eddie Yue lo lắng về một sự cố, ông đã không thể hiện điều đó. Người đứng đầu Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA), ngân hàng trung ương của thành phố, nói với tờ Financial Times gần đây rằng nhiệm vụ bảo vệ đồng đô-la Hong Kong đã trở nên dễ dàng hơn trong một thế giới lãi suất thấp.

“Nếu có một dòng chảy mạnh, tăng lãi suất là cơ chế quan trọng nhất của chúng tôi”, ông Yue nói với Financial Times. “Đây chỉ là một sự điều chỉnh nhẹ nhàng cho dòng vốn quay trở lại”.

Ông lập luận rằng hoàn cảnh ngày nay khác xa so với hơn 20 năm trước, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bao gồm sự điều chỉnh mạnh mẽ về đồng baht của Thái Lan và đồng rupiah của Indonesia, cũng như đồng won của Hàn Quốc, đồng ringgit của Malaysia và đồng đô-la Đài Loan. Đồng đô-la Hong Kong cũng chịu áp lực dữ dội.

Hiện tại, tỷ lệ này rất thấp, “người dùng sẽ chỉ mất 10 đến 15% phí bảo hiểm để mọi người quay trở lại”, ông Yue nói, lưu ý rằng cơ sở này cao hơn nhiều vào năm 1997. Vào ngày Thứ Năm Đen tối vào tháng 10 năm đó, lãi suất qua đêm tăng vọt lên tới 280% khi các ngân hàng tranh giành nhau để có được đô-la Hong Kong để tránh số dư âm trong tài khoản thanh toán bù trừ của họ.

Những ngày này, khoảng cách giữa lãi suất ba tháng của Mỹ và Hong Kong là khoảng một nửa điểm phần trăm, điều đó có nghĩa là sự khuyến khích để nắm giữ đồng nội tệ là nhỏ. Mặc dù vậy, đồng đô-la Hong Kong đang giao dịch ở mức đắt nhất có thể trong biên độ, phần lớn nhờ vào dòng tiền vào từ danh sách các ông lớn Trung Quốc như JD.com và NetEase, cùng với các khoản thanh toán cổ tức cuối quý từ doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc niêm yết tại Hong Kong.

Dĩ nhiên, tuyến phòng thủ đầu tiên của HKMA là dự trữ ngoại hối trị giá 438 tỷ USD – một khoản tiền gần gấp đôi lượng cung tiền tệ cơ sở. Ông Yue cũng lưu ý rằng các kỹ thuật “giám sát” của chính quyền đã tiến bộ hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, do đó, họ có đầy đủ thông tin nhạy bén về rủi ro “khi các ngân hàng đang cho các nhà đầu cơ vay tiền”.

Tuy nhiên, nếu liên kết phải chịu áp lực liên tục và lãi suất cao hơn cũng không đủ khả năng ngăn dòng vốn tháo chạy, HKMA có thể cũng sẽ không mong chờ Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) sẽ cung cấp một dòng đô-la Mỹ.

Một người gần gũi với HKMA nói rằng nó có thể nhờ cậy Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Quốc (PBoC), chứ không phải Fed, nếu hệ thống thực sự cần một nguồn đô-la Mỹ bên ngoài.

Việc Hong Kong sẽ dựa vào Trung Quốc thay vì Mỹ để hỗ trợ duy trì vị thế của đồng đô-la Hong Kong là một dấu hiệu tiến đến chính trị hóa các ngân hàng trung ương, trong bối cảnh sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang tồn tại.

Khai thác PBoC chứ không phải Fed sẽ là “một dấu hiệu rõ ràng cho thấy các mối quan hệ đã trở nên chính trị hơn bao giờ hết”, ông Zhiwu Chen, người đứng đầu Viện Châu Á Toàn cầu tại Đại học Hong Kong cho biết. HKMA sẽ làm điều đó chỉ khi thiện chí với Hoa Kỳ đã “hoàn toàn cạn kiệt”, ông nói thêm.

Dino Kos, cựu giám đốc thị trường của Fed New York, nói rằng “trong suy nghĩ của các quan chức Fed, có một ranh giới rõ ràng giữa chính sách tiền tệ và chính sách đối ngoại và Fed luôn ý thức về điều đó”. Trong bối cảnh đó, ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ không dại gì mà cho phép chuyển tiền đô-la Mỹ cho HKMA “mà không có sự cho phép của Kho bạc Hoa Kỳ”, ông Kos, hiện là giám đốc điều hành cao cấp của CLS, một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ngoại hối cho biết.

Liệu tất cả hỏa lực đó có đủ để bảo vệ liên kết? Lần này bối cảnh rất khác, có nghĩa là sự tự tin trong hệ thống không phụ thuộc đơn giản vào vũ khí mà HKMA có thể triển khai.

Thành phố nhỏ này liệu có còn cần đồng tiền riêng?

Như vậy, vì chính trị, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ không ra tay cứu đô-la Hong Kong khi có sức ép tỷ giá quá mạnh, còn PBoC thì lăm le cướp lấy dự trữ ngoại hối gần 440 tỷ đô-la Mỹ tại HKMA và đương nhiên sẽ không đủ sức giúp đỡ HKMA bảo vệ tỷ giá vì chính Trung Quốc cũng cần sử dụng nguồn đô-la quý giá này trong bối cảnh chiến tranh kép tiền tệ và thương mại… Một khả năng rất cao là đồng đô-la Hong Kong sẽ không còn bền vững và có thể cũng không còn lý do tồn tại.

Trong quá khứ, sức mạnh của hệ thống tỷ giá hối đoái cuối cùng là về niềm tin vào tương lai của Hong Kong khi là nơi gặp gỡ giữa thế giới của chủ nghĩa tư bản phương Tây và cái gọi là chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Nhưng như đã được chứng minh bởi luật an ninh quốc gia mới đối với Hong Kong, do Bắc Kinh vội vàng phê duyệt, giờ đây nó rất giống một thành phố thông thường của Trung

Quốc. Một số người nhận định nếu đúng như vậy thì có phải chăng sự tồn tại của hệ thống cũ tại Hong Kong chỉ còn tính theo ngày?

Nếu chỉ là một thành phố như bao thành phố khác của Trung Quốc đại lục, liệu Trung Quốc có nhất thiết phải duy trì đồng đô-la Hong Kong hay không? Hủy bỏ đồng đô-la Hong Kong sẽ giúp Trung Quốc đạt được 2 mục đích, vừa thống nhất đồng tiền, xóa bỏ hệ thống một nước 2 đồng tiền, vừa thu về gần 440 tỷ đô-la Mỹ bù đắp vào dự trữ ngoại hối của mình.

Brad Setser một chuyên gia tiền tệ hàng đầu tại Ủy ban Ngoại Giao CFR Mỹ cho biết trên Twitter rằng ông ngờ rằng “Trung Quốc sẽ không theo đuổi chính sách 1 quốc gia 2 đồng tiền trong dài hạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào”; và về thông tin rò rỉ cho rằng Chính quyền Tổng thống Trump đang nghiên cứu các giải pháp nhằm phá vỡ tỷ giá hối đoái cố định của đồng đô-la Hong Kong (trên tờ Bloomberg), ông viết “thật kỳ lạ khi ‘trừng phạt’ Trung Quốc bằng cách giúp Trung Quốc thực hiện mục tiêu dài hạn của mình”.

“Hong Kong giống như Tây Berlin trong Chiến tranh Lạnh”, Kevin Lai, người đứng đầu nghiên cứu kinh tế của Daiwa Capital Market ở Hong Kong cho biết. Theo thời gian, ông nói, “nó sẽ trở thành Đông Berlin”.

Thiện Nhân

https://www.ntdvn.com/kinh-te/trung-quoc-muon-cuop-trang-440-ty-do-la-my-cua-hong-kong-do-la-hong-kong-se-bien-mat-52684.html

 

Lũ lụt tại Trung Cộng

gây ảnh hưởng nặng nề cho 34 triệu người

Ông Wu Shengsong, một viên chức tại làng Wanli, gần Poyang Lake, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Cộng, đã phải thức nhiều đêm liên tiếp tuần tra bên bờ sông do lo ngại lũ lụt. Tính đến sáng chủ nhật (ngày 12 tháng 7), sau trận mưa lớn và xả nước lũ từ thượng nguồn Yangtze River, mực nước tại Poyang Lake đã dâng lên mức 22.5 mét, cao nhất từ trước đến nay, đặt nhiều thị trấn và làng mạc nằm ngoài con đê xung quanh hồ nước này gặp nguy hiểm.

Wanli chỉ là một trong nhiều ngôi làng đang phải đối mặt với trận lụt mới nhất tại Trung Cộng, hiện đã lan đến 27 trong số 31 tỉnh của đại lục. Theo dữ kiện chính thức, tính đến thứ Bảy, (ngày 11 tháng 7), gần 34 triệu người đã bị ảnh hưởng và ít nhất 140 người đã chết hoặc mất tích. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực dọc theo Yangtze River.

Theo Xinhua, tại tỉnh Jiangxi có 2,545km đê, nhưng 2,243km trong đó đang đối mặt với một “tình huống vô cùng nghiệt ngã” liên quan đến kiểm soát lũ. Nhiều con đê được người dân địa phương theo dõi, như ông Wu.

Trước đó vào hôm thứ Tư (ngày 8 tháng 7), nước lũ đã tràn vào bờ sông gần đê của ông Wu, làm ngập một số ngôi làng vùng thấp và khiến 20,000 người rơi vào cảnh mất điện và thiếu nước ngọt. Khi lũ đến, những ngôi là tại làng Wanli ngay lập tức bị nhấn chìm trong biển nước, trong lúc người dân tìm cách chạy hoặc leo lên mái nhà. Ông Wu cho biết cánh đồng của ông đều bị ngập lụt. Ông nói rằng nếu nước rút nhanh, số nông sản đó vẫn có thể được cứu, nhưng với tình hình này, lũ lụt có khả năng sẽ kéo dài từ 2 đến 3 tháng nữa.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/lu-lut-tai-trung-cong-gay-anh-huong-nang-ne-cho-34-trieu-nguoi/

 

Ông Tập Cận Bình thừa nhận

lũ lụt ở Trung Quốc là ‘nghiệt ngã’

Băng Thanh

Sau sự im lặng trong hơn một tháng, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cuối cùng đã lên tiếng nói về lũ lụt đang hoành hành trên khắp miền trung và miền nam Trung Quốc và mô tả nó là “nghiệt ngã”.

Vào hôm 12/7, tờ China Daily, cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc đã dẫn lời ông Tập nói rằng “tình hình phòng chống lũ hiện tại là nghiệt ngã”. Sau đó, ông kêu gọi “những nỗ lực nghiêm túc” trong việc hỗ trợ cho những người nghèo bị ảnh hưởng bởi lũ lụt để họ không “rơi vào cảnh nghèo đói vì những thảm họa”.

Theo CCTV News, ông Tập cho biết mực nước của sông Dương Tử, sông Hoài, hồ Động Đình, hồ Bà Dương và Thái Hồ gần đây đã vượt quá mức cảnh báo. Ông Tập cũng thừa nhận tình hình lũ lụt ở Trùng Khánh, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Chiết Giang là rất nghiêm trọng

Ông Tập cảnh báo đất nước đang bước vào “giai đoạn quan trọng trong việc kiểm soát lũ” và nói rằng chính quyền các cấp phải “chịu trách nhiệm” trong việc này. Ông nói rằng, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên Nước, Bộ Quản lý Khẩn cấp và các bộ phận khác nên tăng cường phối hợp và triển khai lực lượng cứu hộ cùng vật liệu cứu trợ theo cách “khoa học hơn”. Ông Tập cũng kêu gọi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và lực lượng cảnh sát vũ trang tham gia công tác cứu hộ và cứu trợ tại các khu vực bị lũ lụt.

Hiện tại, văn phòng kiểm soát lũ của chính phủ Trung Quốc đã nâng mức ứng phó khẩn cấp quốc gia từ mức 3 lên mức 2 trong hệ thống cảnh báo có 4 mức. Các nhà lãnh đạo ở cấp bộ trưởng đã dẫn các đội đến Giang Tây và những nơi khác để hướng dẫn cứu trợ thảm họa.

Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, kể từ đầu tháng 6, lũ lụt bất ngờ bùng phát trên khắp 27 tỉnh khiến 141 người thiệt mạng và 37,89 triệu người bị ảnh hưởng, 433 con sông có mực nước đã vượt quá mức nguy hiểm.

Mạng truyền hình CGTN, cơ quan ngôn luận của chính phủ Trung Quốc đưa tin rằng, lũ lụt ở nước này đã khiến 22.000 ngôi nhà sụp đổ, buộc 1,721 triệu người phải di dời, gây thiệt hại lên tới 61,79 tỷ nhân dân tệ (8,82 tỷ USD).

https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-tap-can-binh-thua-nhan-lu-lut-o-trung-quoc-la-nghiet-nga.html

 

[Video]: Tháp Thượng Hải dột, mưa từ trần nhà

 đổ ào xuống, dân Trung Quốc nói công trình

đậu phụ, còn liên tưởng tới Tôn Ngộ Không

Triệu Hằng

Tháp Thượng Hải, tòa nhà “chọc trời” ở Trung Quốc gần đây đã bị dột khiến cư dân mạng ví von: “Vốn trên biển nay lại thành dưới biển”.

Vụ việc tòa tháp Thượng Hải bị dột đã nổi lên trên mạng Internet vào hôm 6/7, sau khi những người thuê nhà và văn phòng từ tầng 9 đến tầng 60 của tòa tháp cao nhất Trung Quốc hứng chịu cảnh tượng trong nhà đột nhiên có mưa xối xả.

Nhiều video cho thấy những dòng nước bỗng phun như thác từ trần nhà, nước xuyên qua các đèn chiếu sáng ốp trần nhỏ tong tong xuống ghế sô pha lẫn sàn nhà, làm hư hại thiết bị văn phòng và khiến người thuê phải dùng xô để hứng nước.

https://twitter.com/i/status/1280145987806228480

Có cảnh quay cho thấy một mảng trần nhà bất ngờ sập khiến nhiều người hốt hoảng la hét chạy toán loạn.

Vụ việc nhận được nhiều bình luận của cư dân mạng Trung Quốc trên cả You Tube và Twitter, vừa chỉ trích những gì họ coi là một dấu hiệu tiêu biểu của chất lượng tay nghề yếu kém ở Trung Quốc, vừa đưa ra những so sánh ví von có phần hài hước.

Người thì nói: “Không thể tưởng tượng nổi, cứ như bã đậu phụ”, người thắc mắc: “Các báo cáo địa phương nói vụ rò rỉ này chẳng liên quan gì tới mưa bão nên tôi tự hỏi là nước ở đâu ra?”.

https://youtu.be/dyrIP6knTGs

Có người vì nước nhỏ từ trần nhà xuống giống như cái rèm nên liên tưởng tới Thạch hầu từ trong thác nước nhảy ra, mà ví rằng: “Giống cái động có mành nước lúc Mỹ Hầu vương xuất hiện”.

https://youtu.be/jze74zp0rX0

Tài khoản ‘cỏ xanh xanh’ trên Twitter thì cho rằng: “Tòa nhà Phương Đông ở bên cạnh tốt hơn nhiều so với tòa nhà cao nhất!… Trong 10 năm qua các dự án xây dựng như vậy đã quá nhiều! Vốn trên biển nay lại thành dưới biển”.

Tài khoản ‘bức tranh’ thì khen: “Nó cho thấy rõ độ thấm của sàn nhà từng tầng là rất tốt, đó là một tòa nhà có thể đứng vững trong thử thách mang tính lịch sử”, và chèn thêm biểu tượng cảm xúc mặt cười đảo ngược