Tin Việt Nam – 07/07/2020
Nhà cầm quyền cộng sản ra luật cấm người dân đặt tên con quá dài
Tin Vietnam.- Báo Lao động loan tin, từ ngày 16 tháng 7 năm 2020, Thông tư 04/2020/TT-BTP của bộ Tư pháp Cộng sản Việt Nam về việc đặt tên cho trẻ em sơ sinh chính thức có hiệu lực.
Nội dung của Thông tư này cấm người dân Việt Nam không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng. Ngoài ra, việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với luật pháp Cộng sản, và đặt tên phải giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hoá Việt Nam mà nhà cầm quyền cho là tốt đẹp.
Trong trường hợp cha, mẹ của em bé không thoả thuận được họ, dân tộc, quê quán của con mình khi đi làm giấy khai sinh cho con thì viên chức Tư pháp sẽ căn cứ vào tập quán để bảo đảm cho em bé được theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ đứa trẻ.
Giải thích cho quy định này, phía bộ Tư pháp cho rằng, việc đặt tên cho trẻ quá dài khiến cho việc làm giấy tờ tuỳ thân, bằng lái xe buộc phải viết tắt các tên đệm vì không đủ chỗ viết; hoặc đặt tên quá dài sẽ khiến cho đứa trẻ không thể ghi danh một số dịch vụ của ngân hàng như là thẻ ATM.
Vì vậy, ngành Tư pháp Cộng sản cho rằng, việc cấm đặt tên quá dài là để giúp cho đứa trẻ sau này lớn lên không phải gặp những rắc rối về cái tên của mình.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/nha-cam-quyen-cong-san-ra-luat-cam-nguoi-dan-dat-ten-con-qua-dai/
Nguyễn Quốc Đức Vượng bị tám năm tù vì ‘chống phá nhà nước’
Tòa án tỉnh Lâm Đồng hôm thứ Ba ra án tù tám năm đối với một người bị kết tội đăng các tin chống phá nhà nước trên tài khoản Facebook cá nhân, Bộ Công an Việt Nam nói.
Nguyễn Quốc Đức Vượng, 29 tuổi, bị truy tố về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Bất đồng chính kiến VN: Góc nhìn qua các thế hệ
Giới đấu tranh nói hoãn luật biểu tình ‘đẩy dân vào thế rủi ro’
Nhà hoạt động Châu Văn Khảm bị cáo buộc tội ‘khủng bố’
Gia đình nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị bắt
Đăng tải trên Facebook cá nhân
Bị bắt hôm 23/9/2019, ông Vượng bị cáo buộc đã phát video trực tiếp (livestream) nhiều lần với tổng cộng 110 giờ đồng hồ, và đăng 336 bài viết (post) trên trang Facebook cá nhân của mình trong thời gian từ 28/6/2018 đến 3/9/2029 “có nội dung vi phạm pháp luật”.
Báo Hà Nội Mới dẫn nội dung bản cáo trạng, nói rằng các video và bài viết đó “phỉ báng chính quyền nhân dân; nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa, chống Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; nói xấu, nói không đúng sự thật, xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh, bôi nhọ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước”.
Bản cáo trạng cũng nêu việc ông Vượng “từng đi thành phố Hồ Chí Minh để tham gia biểu tình phản đối ‘Luật đặc khu’, ‘Luật An ninh mạng’ vào thời gian 6/2018”, và “đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh xử phạt vi phạm hành chính 750.000 đồng về hành vi ‘Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng'”.
Bên cạnh tám năm tù, bản án tuyên hôm 7/7 có thêm hình phạt ba năm quản chế sau khi ông Vượng mãn hạn tù.
‘Bày tỏ quan điểm khác với ĐCS không phải là tội hình sự’
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Á châu của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói việc kết án tù Nguyễn Quốc Đức Vượng là “quá mức, không thể chấp nhận được”.
Bản tin đăng trên trang của HRW hôm 7/10/2019, chỉ ít hôm sau khi ông Vượng bị bắt, viết rằng:
“Dù không rõ chính xác những bài nào trên Facebook của anh Vượng làm chính quyền bất bình nhất, nhưng tài khoản của anh thể hiện nhiều góc nhìn độc lập có thể khiến Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam phật ý.
“Tuy nhiên, không thấy tin bài nào liên quan tới kích động phạm tội, bạo lực, thù hằn hay các nội dung khác vi phạm luật hình sự, phù hợp với quyền tự do ngôn luận mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi tham gia Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị.”
“Việt Nam phải công nhận rằng việc bày tỏ những quan điểm chính trị khác với đường lối của Đảng Cộng sản không phải là tội hình sự,” ông Phil Robertson nói với Reuters sau phiên xử ông Nguyễn Quốc Đức Vượng.
Chỉ một ngày trước đó, tòa Lâm Đồng đã xét xử ba người khác và ra án tù nặng nhất là bảy năm với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Các ông Đặng Toàn Trung (68 tuổi), Đặng Quang Khánh (56 tuổi) và bà Trần Thị Ánh Hoa (57 tuổi), hôm 6/7/2020 bị cáo buộc tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản, nói xấu lãnh tụ, và có những hành động khác “chống phá nhà nước”, báo Thanh Niên nói.
Việc bắt giữ các nhà hoạt động chính trị tại Việt Nam đã diễn ra đều đặn, liên tục kể từ cuối năm ngoái tới nay, trong lúc Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức sự kiện quan trọng, Đại hội Đảng, vào 1/2021 tới đây.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53312358
Khởi tố Trưởng ban Thú y ở Hải Dương
ăn chặn tiền hỗ trợ dịch tả lợn
Bà Phạm Thị Phương – Trưởng ban Thú y phường Phú Thứ ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương vừa bị khởi tố về tội lập khống danh sách, chiếm đoạt 219 triệu tiền Nhà nước hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi.
Báo trong nước trích phát biểu của lãnh đạo Công an thị xã Kinh Môn ngày 7/7 loan tin trong cùng ngày.
Kết quả điều tra từ cơ quan công an cho biết từ ngày 2-4/6/2019, trong khi phường Phú Thứ xảy ra dịch tả lợn châu Phi, bà Phạm Thị Phương với tư cách Trưởng ban Thú y phường đã lập khống, chuyển loại lợn của 6 hộ dân, chiếm đoạt hơn 219 triệu đồng tiền hỗ trợ.
Trong đó, hơn 170,4 triệu do lập khống số lợn của 3 hộ dân và hơn 49,3 triệu còn lại do chuyển lợn loại lợn từ lợn nhỏ thành lợn sề của 3 hộ dân tại đây.
Theo báo trong nước ghi nhận, người dân tại đây vẫn cho rằng trong vụ việc này còn nhiều dấu hiệu bất thường mà một mình bà Phương không thể thực hiện trót lọt được.
Phía Công an thị xã Kinh Môn cho hay đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra.
Trước đó, Cơ quan công an đã vào cuộc điều tra sau khi nhận được tố cáo của người dân về việc hàng loạt cán bộ Trưởng khu, Bí thư khu và người nhà các cán bộ này cùng một số hộ dân dù không nuôi lợn nhưng vẫn có tên trong danh sách và được nhận tiền hỗ trợ.
“Đánh bóng” thanh danh
khi lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải?
“Đánh bóng” bằng cách “tát nước theo mưa”
Bài viết có tựa đề “Xin đừng tát nước theo mưa”, của tác giả Đào Minh Khoa, đăng tải trên Báo Công an Nhân dân Online hôm 5/7, khẳng định rằng rất là đáng tiếc khi một số người có danh vị xã hội, bao gồm cả cán bộ và đảng viên đã lên tiếng về vụ án Hồ Duy Hải.
Tác giả bài viết cho là “đáng tiếc” vì những cá nhân đó không nên “đánh bóng” mình bằng cách “tát nước theo mưa’. Tác giả Đào Minh Khoa lập luận rằng những cá nhân, nếu không tỉnh táo khi phát ngôn về vụ án Hồ Duy Hải, “đang vô tình trở thành công cụ cho một số thế lực phản động, lợi dụng vụ án để kích động, chia rẻ nhằm thực hiện mưu đồ chính trị của mình”.
Đài RFA ghi nhận một bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, đăng tải trên tài khoản Facebook cá nhân vào ngày 4/7, được cộng đồng cư dân mạng đặc biệt chú ý và lan tỏa trên mạng xã hội. Qua bài viết “Chuyện nực cười và chuyện ở nhà Hồ Duy Hải”, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ ông đã bị một chiến dịch tấn công ào ạt, sau khi viết một bài báo về vụ án Hồ Duy Hải.
Trong bài báo của mình, nhà thơ Trần Đăng Khoa ghi rằng ông nghi ngờ về biên bản khai nhận tội của Hồ Duy Hải, bút lục ngày 21/1/2008. Nhà thơ Trần Đăng Khoa nêu lên những phân tích của ông, dựa theo thông tin từ hồ sơ bản án và ông e ngại rằng 25 lần nhận tội của Hồ Duy Hải là do Hải đã bị giống như “ông Chấn, ông Nén, ông Long”.
Họ cứ nghĩ méo mó, lệch lạc là ‘đánh bóng tên tuổi’. Người ta có tên tuổi thì cần gì phải ‘đánh bóng’? Người ta nói vì lương tâm và trách nhiệm của con người. Họ cứ vu vạ, họ không chống chế được thì cứ đổ cho ‘thế lực thù địch’, ‘đánh bóng tên tuổi’…Đấy là luận điệu bậy bạ của họ thôi
-Nhà văn Phạm Đình Trọng
Qua truyền thông trong nước, dư luận biết đến cả 3 ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén và Hàn Đức Long đã bị án oan, nhận tội giết người vì bị bức cung, dùng nhục hình.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa cho biết rằng khi bài báo của ông được phổ biến, thì ông nhận được những lời nhục mạ, chửi bới rất thô tục, còn mang cái chết ra dọa ông, và cáo buộc ông “ăn tiền của bọn phản động, chống phá đất nước”.
Bài viết “Xin đừng tát nước theo mưa” của tác giả Đào Minh Khoa, đăng trên Báo mạng Công an Nhân dân một ngày sau bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa “Chuyện nực cười và chuyện ở nhà Hồ Duy Hải”. Không ít người thắc mắc hai bài viết của hai tác giả cùng tên Khoa có mắc xích liên quan gì với nhau hay không. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ ủng hộ bài viết của nhà thơ Trần Đăng Khoa bao nhiêu thì số người phản bác bài viết của tác giả bài báo Đào Minh Khoa cũng không kém.
Phản bác của những người “trong cuộc”
Nhà văn Phạm Đình Trọng, một cựu sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng chia sẻ các bài viết của ông trên trang Facebook cá nhân liên quan vụ án Hồ Duy Hải cũng như phiên tòa giám đốc thẩm của vụ án này.
Trong một bài viết đăng tải vào ngày 13/5 trên Facebook, nhà văn Phạm Đình Trọng đã khẳng khái tuyên bố rằng:
“Người dân cả nước vô cùng bất an và phẫn nộ khi phải chứng kiến mười bảy bàn tay của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao đồng phạm với cái ác thêm một lần nữa giết hai cô gái trẻ Bưu điện Cầu Voi, Long An. Hôm nay cả nền tư pháp mù lòa pháp luật, mù lòa công lý tuyên án tử hình Hồ Duy Hải. Ngày mai, ngày mốt, cả nền tư pháp mù lòa pháp luật, mù lòa công lý sẽ lần lượt tuyên án tử hình từng người, từng người dân Việt Nam lương thiện và yêu nước!”
Vào tối ngày 6/7, nhà văn Phạm Đình Trọng lên tiếng với RFA:
“Họ cứ nghĩ méo mó, lệch lạc là ‘đánh bóng tên tuổi’. Người ta có tên tuổi thì cần gì phải ‘đánh bóng’? Người ta nói vì lương tâm và trách nhiệm của con người. Họ cứ vu vạ, họ không chống chế được thì cứ đổ cho ‘thế lực thù địch’, ‘đánh bóng tên tuổi’…Đấy là luận điệu bậy bạ của họ thôi.”
Nhà báo tự do Sương Huỳnh cũng phản bác bài viết của tác giả Đào Minh Khoa đăng trên Báo mạng Công an Nhân dân:
“Việc giám đốc thẩm mà ông Nguyễn Hòa Bình đã công bố y án thì ngay cả Quốc hội cũng đưa ra để yêu cầu xử lại vụ này. Điều đấy thì rất nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề cập. Thế thì, Đại biểu Quốc hội nói được thì những trí thức khác, thậm chí bây giờ có những nhà văn, nhà thơ như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Quốc Hải đã lên tiếng và đưa những dẫn chứng trong bản án để bác lại đối với các chứng cứ mà ông Bình đưa ra Quốc hội nhằm chứng minh rằng ông làm đúng. Các nhà văn này đã phản bác rằng đấy là sai phạm Luật Tố tụng, thì làm sao mà bảo là họ ‘tát nước theo mưa’?”
Nhà báo Sương Huỳnh còn nhấn mạnh:
Việc giám đốc thẩm mà ông Nguyễn Hòa Bình đã công bố y án thì ngay cả Quốc hội cũng đưa ra để yêu cầu xử lại vụ này. Điều đấy thì rất nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề cập. Thế thì, Đại biểu Quốc hội nói được thì những trí thức khác, thậm chí bây giờ có những nhà văn, nhà thơ như Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Quốc Hải đã lên tiếng và đưa những dẫn chứng trong bản án để bác lại đối với các chứng cứ mà ông Bình đưa ra Quốc hội nhằm chứng minh rằng ông làm đúng. Các nhà văn này đã phản bác rằng đấy là sai phạm Luật Tố tụng, thì làm sao mà bảo là họ ‘tát nước theo mưa’?
-Nhà báo Sương Huỳnh
“Chuyện đấy là Báo Công an viết bài để cho thấy nếu vi phạm tố tụng thì ngành công an vi phạm nhiều nhất. Xưa nay công an vẫn thường hay vu khống rồi. Khi không thể chứng minh được thì là vu khống cho ‘thế lực thù địch’. Vì họ luôn làm như thế để che giấu sự thật mà thôi.”
Liên quan bài viết “Xin đừng tát nước theo mưa” của tác giả Đào Minh Khoa, Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng, vào ngày 5/7, trên Facebook cá nhân đã viện dẫn Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Mới đây nhất, Ủy ban Tư pháp Quốc Hội vào trung tuần tháng 6 tổ chức phiên họp toàn thể thảo luận vụ án Hồ Duy Hải. Đồng thời, Ban Nội chính Trung ương cũng đang nghiên cứu vụ án này. Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng nêu vấn đề “Chẳng lẽ-tất cả những cơ quan quyền lực bậc nhất của Quốc gia kia giờ cũng thành phần tử phản động, thế lực thù địch chống phá và đang diễn biến hoà bình?”.
Nhiếp ảnh gia Lê Thế Thắng còn cho biết thêm rằng ngày 5/7 là tròn 2 tháng ông gặp gỡ với gia đình của tử tù Hồ Duy Hải khi họ ra Hà Nội dự phiên tòa giám đốc thẩm, mà họ đã kiên trì kêu oan hơn một thập niên dài.
Vì bất bình với kết quả phiên giám đốc thẩm, khi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình tuyên bố “có sai sót nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” mà hiếp ảnh gia Lê Thế Thắng cho đó là “khái niệm có một không hai trong lịch sử luật pháp nhân loại” và ông đã quyết định tham gia cùng với nhóm của nhà báo Trương Châu Hữu Danh tìm kiếm sự thật của vụ án Hồ Duy Hải còn quá nhiều khuất tất.
Tại nghị trường Quốc hội vào hôm 13/6 vừa qua, trong lúc vụ án Hồ Duy Hải được nhắc đến, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa đã phát biểu rằng “không nên mượn bóng ma ‘thế lực thù địch’ để công kích người góp ý”. Đại biểu Quốc hội, thuộc cử tri đoàn TP.HCM, ông Trương Trọng Nghĩa nói rằng đừng vội quy kết người dân là “thế lực thù địch” khi họ phản ứng với chính sách, hành động của chính quyền. Vì làm như thế là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía thế lực thù địch.
Một số những cá nhân như nhà văn Phạm Đình Trọng hay nhà báo tự do Sương Huỳnh mà Đài RFA được dịp trao đổi, đều xác quyết rằng cơ quan ngôn luận của Công an Việt Nam càng đăng tải những bài báo như “Xin đừng tát nước theo mưa” thì càng khiến cho dư luận đặt câu hỏi về những việc làm sai trái của phía công an trong quá trình điều tra vụ án Hồ Duy Hải, vì “Họ càng viết bài để bao che cho những việc làm sai trái đó mà không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để chứng mình họ làm đúng thì càng khiến cho xã hội và công luận phẫn uất hơn mà thôi.”
Vụ Hồ Duy Hải:
Cơ quan tố tụng Long An kết luận vụ án xảy ra 20h30,
nhưng nhân chứng thấy nạn nhân lúc 21h
Hiểu Minh
Trong đơn kêu oan và tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải gửi lên Chủ tịch nước ngày 3/7, luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn luật sư TP.HCM người hỗ trợ pháp lý cho bị án Hồ Duy Hải cho hay, nhiều bằng chứng được các cơ quan tố tụng Long An đưa ra gần đây cho thấy thời gian tử vong của hai nạn nhân không trùng khớp với thời gian đã kết luận.
Ngày 6/7, phóng viên báo Giao thông đã tìm gặp chị Nguyễn Thị Bích Ngân, người bán trái cây cho nạn nhân Nguyễn Thị Thu Vân vào tối 13/1/2008. Chị Ngân khẳng định đã bán các loại trái cây cho Vân vào lúc 21h với số tiền 40.000 đồng.
Theo nguồn tin trên, chị Ngân còn nhớ rõ các chi tiết về trang phục, lời thoại với nạn nhân Vân khi đó bởi cô là người thường xuyên mua trái cây nên chị Ngân nhớ mặt.
Ngoài ra, chồng chị Ngân là anh Nguyễn Thanh Long (đã mất cách đây 2 năm) cũng xác nhận lại với đồng nghiệp trực cùng ca khi đó là anh Nguyễn Văn Sơn (hiện vẫn là nhân viên cây xăng Cầu Voi) rằng nhìn thấy Vân mua trái cây của vợ anh lúc 21h.
Những chi tiết này trước đó cũng đã được luật sư Trần Hồng Phong và gia đình Hồ Duy Hải viết trong đơn kêu oan và tố giác làm sai lệch hồ sơ vụ án gửi lên Chủ tịch nước, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao hôm 3/7 vừa qua.
Cụ thể, trong biên bản lời khai ngày 14/1/2008, chị Nguyễn Thị Bích Ngân khai vào khoảng 20h45 – 21h ngày 13/1/2008 chị có bán trái cây cho 1 cô gái người gầy, cao, mặc áo sơ mi màu trắng, tóc ngang vai đi bộ và chị biết cô gái này làm ở bưu điện Cầu Voi (chính là nạn nhân Vân).
Trong bút lục 262 do cơ quan điều tra ghi lại ngày 16/1/2008, anh Long (chồng chị Ngân) khai rằng: Vào khoảng 20h50’ ngày 13/1/2008 anh ở tại nhà, lúc này có Vân – nhân viên Bưu điện Cầu Voi đến mua trái cây tại nhà anh (cách trạm xăng nơi anh làm việc khoảng 50m). Sau đó, anh đi bộ từ nhà đến trạm xăng để làm ca tối.
Điều này trùng khớp với hình ảnh ghi lại bằng camera tại trạm xăng cho thấy anh Long đi đến cây xăng Cầu Voi để bán xăng là lúc 21h1’40” ngày 13/1/2008.
Như vậy, theo luật sư Phong, nạn nhân Vân còn sống và đi mua trái cây lúc 20h45 – 21h ngày 13/1/2008. Mốc thời gian này không khớp với khoảng thời gian mà cơ quan tố tụng tỉnh Long An kết luận vụ án xảy ra lúc 20h30, và do đó Hồ Duy Hải có bằng chứng ngoại phạm.
Sai sót trong điều tra có vi phạm tố tụng?
Báo Tuổi Trẻ đưa tin, theo luật sư Trần Minh Hải (Đoàn luật sư TP. Hà Nội), hẳn HĐTP phải biết những sai sót trong quá trình điều tra trên có được xem xét là đúng pháp luật hay không?
Thứ nhất, sai sót trong khám nghiệm hiện trường về thu giữ vật chứng: vụ án giết người bằng dao nhưng không thu vật chứng dao, đập bằng thớt nhưng không thu giữ thớt, đánh người bằng ghế nhưng thu giữ nhầm chiếc ghế. Đối chiếu sai sót này với điều 75 Bộ luật tố tụng hình sự (TTHS) 2003 (áp dụng thời điểm xảy ra vụ án) về thu thập và bảo quản vật chứng: “Vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh và có thể ghi hình để đưa vào hồ sơ vụ án. Vật chứng phải được niêm phong, bảo quản; vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẫn lộn và hư hỏng…”.
Thứ hai, về việc chậm trưng cầu giám định các vết máu khả nghi tại hiện trường (hơn 4 tháng), khi máu đã bị phân hủy khiến không xác định được kết quả. Sai sót này hoàn toàn trái quy định tại điều 155 Bộ luật TTHS về trưng cầu giám định.
Sai sót khác về biên bản hỏi cung sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của người khai, biên bản nhận dạng không có người chứng kiến… Trong khi Bộ luật TTHS quy định rất cụ thể, mà nếu tuân thủ thì không được phép có các loại sai sót này.
Theo ông Hải, đối chiếu với các quy định của Bộ luật TTHS 2003, nếu cho rằng những sai sót trên là sai pháp luật thì HĐTP chắc chắn không có quyền bác kháng nghị.
“Bởi điều 389 Bộ luật TTHS chỉ cho phép bác kháng nghị khi HĐTP không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật”, ông Hải nói.
Ngược lại, nếu HĐTP cho rằng những sai sót trên là đúng pháp luật thì đây là một tiền lệ suy luận áp dụng cực kỳ đáng lo ngại cho Bộ luật TTHS hiện hành.
Rồi đây, hệ thống quy định về nhiệm vụ, hiệu lực cho tới hàng loạt nguyên tắc tối cao về suy đoán vô tội, bảo đảm quyền bình đẳng, xác định sự thật vụ án… tại 510 điều của bộ luật rồi sẽ ra sao?
Cùng ý kiến, luật sư Nguyễn Kiều Hưng (Đoàn luật sư TP.HCM) phân tích: “Những vi phạm về tố tụng, tức xảy ra trong quá trình điều tra, xét xử đã được Viện KSND tối cao chỉ ra trong bản kháng nghị được HĐTP thừa nhận là những vi phạm nghiêm trọng về pháp luật hình thức.
Khi pháp luật hình thức không đảm bảo thì tác động trở lại pháp luật nội dung và làm cho nó không còn đảm bảo tính khách quan, toàn diện nữa. Khi một vụ án được xem xét, đánh giá trong không gian chứng cứ thiếu khách quan, toàn diện thì khó có thể mang lại kết quả xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”.
Ông Hưng dẫn chứng: tuy lời khai (dù có rất nhiều mâu thuẫn) là Hồ Duy Hải nhận tội, nhưng những chứng cứ vật chất, thuộc trách nhiệm chứng minh của các cơ quan tiến hành tố tụng, lại không có.
Điển hình như: hung khí gây án không thu thập được (phải thay thế), dấu vết tội phạm là dấu vân tay, vết máu không thu thập kịp thời lại không trùng với dấu vết của người bị cáo buộc, nên việc buộc tội bằng lời khai và các chứng cứ gián tiếp khác là không đảm bảo thủ tục, trình tự của pháp luật, không đảm bảo nguyên tắc “suy đoán vô tội” quy định tại Bộ luật TTHS. Chưa nói những sự phù hợp về lời khai và chứng cứ gián tiếp đó liệu có khách quan?
Khả năng oan sai, dù rất nhỏ, không có nghĩa là nó không xảy ra. Kháng nghị của Viện KSND tối cao ngoài việc phòng chống khả năng oan sai thì còn có ý nghĩa để đảm bảo truy tố, xét xử đúng người, đúng tội đối với bị án Hồ Duy Hải một cách thuyết phục hơn.
Vi phạm tố tụng hay sai sót tố tụng?
Một chuyên gia tố tụng (đề nghị không nêu tên) cho rằng nếu vai trò của viện kiểm sát chỉ là bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật thì vai trò của cơ quan xét xử ngoài bảo vệ sự đúng đắn của pháp luật còn phải bảo vệ công lý. Do đó, với những sai sót mà Viện KSND tối cao chỉ ra trong quyết định kháng nghị cho thấy có vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Một số điểm này chỉ được HĐTP thừa nhận là sai sót, tuy nhiên theo thông tin tường thuật từ phiên tòa thì HĐTP đã hỏi đại diện viện kiểm sát câu hỏi “Những sai sót này điều tra lại thì có thu được kết quả không?”, và HĐTP lập luận rằng khi điều tra không ra được kết quả thì không cần phải điều tra lại. Đây là nhận định chủ quan, bởi chưa điều tra lại thì không thể xác định được kết quả sẽ thế nào.
Ví dụ như dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án vẫn chưa xác định được đó là vân tay của ai, trong khi kết quả giám định đó không phải là vân tay của Hồ Duy Hải thì việc truy xem dấu vân tay đó của ai, liên quan gì đến vụ án là cần thiết.
Ngoài ra, theo nguyên tắc đánh giá hồ sơ thì có hai nguồn tài liệu: một là tài liệu buộc tội, hai là tài liệu gỡ tội. Bởi vậy, cần đánh giá các tài liệu này dựa trên nguyên tắc suy đoán vô tội.
Cũng theo vị này, việc HĐTP bác kháng nghị của Viện KSND tối cao tuy thuộc thẩm quyền của HĐTP nhưng chưa phù hợp với pháp luật. Điều 389 Bộ luật TTHS (Tố tụng hình sự) cho phép HĐTP bác kháng nghị khi xét thấy bản án đã có hiệu lực “có căn cứ và đúng pháp luật”. Một bản án được xem là có căn cứ và đúng pháp luật phải đảm bảo cả pháp luật nội dung lẫn hình thức. Pháp luật nội dung và pháp luật hình thức là hai mặt của một vấn đề và có mối quan hệ biện chứng với nhau.
“Như đã phân tích ở trên, những vi phạm mà kháng nghị của Viện KSND tối cao chỉ ra là những vi phạm nghiêm trọng về tố tụng, chứ không thể gọi là ‘sai sót trong điều tra’ được. Vi phạm nghiêm trọng về tố tụng thì dẫn đến làm mất đi tính khách quan, toàn diện của vụ án. Đó cũng là một trong những căn cứ mà Bộ luật TTHS quy định là phải hủy án để điều tra, xét xử lại”, vị chuyên gia này nêu ý kiến.
Nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch TP Phan Thiết
bị truy tố vì những sai phạm liên quan đến đất đai
Nguyên Chủ tịch, Phó chủ tịch và 4 quan chức khác của thành phố Phan Thiết bị truy tố vì các vi phạm trong quản lý đất đai theo điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bình Thuận hôm 7 tháng 7.
Những người bị tuy tố bao gồm các ông: Trần Hoàng Khôi (nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết), Phạm Thanh Thái (nguyên Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường) và Lê Hồ Khải (nhân viên Phòng Tài nguyên và Môi trường), ông Đỗ Ngọc Điệp (nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết) và Lê Hoàng Anh Tân (chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường), ông Nguyễn Trí (chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Phan Thiết).
Theo cáo trạng, 4 người thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được Nhà nước giao trong lĩnh vực quản lý đất đai trên địa bàn thành phố Phan Thiết, từ tháng 2/2016 đến tháng 12/2018, lập hồ sơ, tham mưu cho phép chuyển mục đích đất trái pháp luật.
Ông Đỗ Ngọc Điệp và Trần Hoàng Khôi là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết đã ký quyết định cho phép chuyển mục đích trái với kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận phê duyệt. Tổng diện tích đất được chuyển mục đích trái luật lên đến hơn 170.000 m2.
Cũng tin liên quan đến những sai phạm trong quản lý, vào chiều ngày 6/7, Toà án Nhân dâ tỉnh Đồng Nai đã tuyên án 16 năm tù đối với nguyên Tổng giám đốc công ty Xổ số Đồng Nai về tội “Tham ô tài sản”, gây thất thoát 79 tỷ đồng.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Minh (63 tuổi, nguyên Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV) bị tuyên 16 năm tù; bà Nguyễn Thị Thuỳ Oanh (61 tuổi, nguyên kế toán trưởng công ty) bị tuyên 14 năm tù với cùng tội danh tham ô tài sản.
Ngoài ra, còn có 5 bị cáo khác là lãnh đạo công ty, Sở Lao động Thương binh tỉnh Đồng Nai và Sở Tài chính Đồng Nai cũng bị tuyên án tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo cáo trạng, Công ty Xổ số Đồng Nai là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Từ năm 2008 đến 2012, mặc dù biết Công ty Xổ số Đồng Nai không đủ điều kiện tăng quỹ lương theo quy định nhưng với mục đích muốn tăng quỹ lương của công ty để hưởng lợi trái phép nên ông Minh đã chỉ đạo bà Oanh thực hiện các quy trình sai với quy định pháp luật gây thất thoát gần 79 tỉ đồng ngân sách nhà nước.
Ông Minh bị cáo buộc đã chiếm đoạt hơn 4 tỷ đồng, bà Oanh chiếm đoạt hơn 3,7 tỷ đồng. Còn lại hơn 70 tỷ đồng được ông Minh chỉ đạo chi cho 72 người lao động của công ty.
Phát hiện gần 3600 xe đạp Trung Quốc
giả nguồn gốc Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ
Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 7/7 cho biết Cục Kiểm tra của cơ quan này phối hợp với Hải quan Bình Dương vừa phát hiện 3590 xe đạp điện có xuất xứ Trung Quốc nhưng được lắp ráp ở Việt Nam để xuất khẩu đi Mỹ.
Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày cho biết lượng xe đạp vi phạm có nguồn gốc Trung Quốc nói trên được phát hiện tại 4 doanh nghiệp lắp ráp xe đạp.
Các doanh nghiệp này bị nói đã nhập khẩu đầy đủ các bộ phận, linh kiện xe đạp ở dạng tháo rời từ Trung Quốc về Việt Nam để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh, dán mác Việt Nam rồi xuất khẩu đi Mỹ.
Tất cả các bộ phận, linh kiện xe đạp của Trung Quốc được xác định không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, sản xuất nào khác hoặc chỉ trải qua gia công không làm đổi bản chất hàng hóa như in tem nhãn cho sản phẩm.
Lực lượng chức năng định giá 3590 xe đạp và hơn 4000 bộ linh kiện có giá trị hơn 33 tỷ đồng.
Tình trạng sản phẩm Trung Quốc được tuồn vào Việt Nam, rồi dán mác Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ để trốn thuế đã từng xảy ra với các mặt hàng gỗ, nhôm.
Ông Trần Mạnh Cường – Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan nói với báo trong nước rằng 12/12 doanh nghiệp gỗ đều vi phạm xuất xứ sau khi bị kiểm tra. Các doanh nghiệp bị xác định nhập khẩu hoặc mua sản phẩm gỗ dưới dạng linh kiện rời, đồng bộ hoặc bán sản phẩm rồi về Việt Nam gia công đơn giản như khoan lỗ, chà nhám và sơn để lắp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Việt Nam nói ‘kiểm soát’ được
gian lận xuất xứ hàng hoá xuất sang Mỹ
Việt Nam cho biết đã kiểm soát được tình hình gian lận xuất xứ hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sau khi xác định được một danh sách các nhóm hàng hoá nước ngoài giả xuất xứ từ Việt Nam khiến kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến trong thời gian qua.
Tổng cục Hải quan Việt Nam hôm 6/7 cho biết trong thời gian qua đã nổi lên vấn đề lợi dụng xuất xứ Việt Nam để được hưởng ưu đãi đối với các hàng hoá xuất khẩu nhằm lợi dụng ưu đãi thuế quan của Việt Nam được hưởng đối với các nước ký kết hiệp định thương mại.
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan (FTA) với các nước trên thế giới trong đó có hiệp định quan trọng như Hiệp định quan hệ thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho Việt Nam, theo Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan Trần Mạnh Cường nói với phóng viên tại buổi họp báo của Tổng cục Hải quan tại Hà Nội hôm 6/7 về hoạt động kiểm tra xác minh chống gian lận, giả mạo xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp của cơ quan hải quan.
Với việc chính thức áp đặt bổ sung các mức thuế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nhiều mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra, ông Cường được trích dẫn nói trong đăng tải trên trang web của Tổng cục Hải quan Việt Nam, mức thuế bổ sung đánh vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ tăng từ 7,5-285% tùy theo từng mặt hàng dẫn đến sự chênh lệch về thuế giữa hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.
“Trong số các ngành hàng của Trung Quốc bị áp đặt bổ sung thuế có nhiều ngành hàng thuộc nhóm ngành hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có kim ngạch tăng đột biến như: đồ điện tử, hàng may mặc, da giày, xe đạp, đồ gỗ nội thất, mặt hàng sắt thép, tấm pin năng lượng mặt trời,” ông Cường cho biết.
Trong những tháng gần đây, Bộ Thương mại Mỹ đã nhiều lần mở các cuộc điều tra hàng hoá Việt Nam có dùng nguyên liệu nhập từ Trung Quốc, như sắt thép, gỗ dán hay lốp xe, trong lúc Việt Nam cũng phải điều tra các vụ hàng hoá Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam được xuất sang thị trường Mỹ.
Trang web của chính phủ Việt Nam từng dẫn lời các quan chức trong nước nói rằng các công ty Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam, sau đó hàng hóa được thay bao bì và ghi “Made in Vietnam” trước khi bán sang Mỹ, Nhật Bản hay châu Âu để tránh mức thuế cao đánh vào hàng hóa của Trung Quốc.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Việt Nam “lạm dụng” Hoa Kỳ về thương mại còn “tệ hơn cả Trung Quốc” hồi tháng 7/2019 và áp lực đòi Việt Nam điều chỉnh cán cân thương mại, chính phủ Hà Nội đã phải cam kết và khẳng định đang nỗ lực trấn áp những hành vi gian lận thương mại liên quan tới hàng xuất khẩu của mình.
Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan Nguyễn Tiến Lộc, Tổng cục Hải quan Việt Nam đã bước đầu “kịp thời ngăn chặn tình trạng lợi dụng các hiệp định thương mại ưu đãi thuế quan Việt Nam ký kết với các nước, đặc biệt là Mỹ, để thực hiện hành vi vi phạm xuất xứ Việt Nam làm ảnh hưởng đến các cam kết của Việt Nam với các nước.”
Thương mại giữa Việt Nam và Mỹ tăng trung bình 16,3% hàng năm trong thời gian từ 2010 đến 2019, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng hơn 16% mỗi năm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu
nhiệt điện Vĩnh Tân khắc phục bụi và tiếng ồn
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) vừa ra văn bản yêu cầu UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo khắc phục, kiểm soát tình trạng bụi và tiếng ồn tại Trung tâm điện lực Vĩnh Tân. Báo trong nước đưa tin ngày 7 tháng 7.
Tin cho biết kết quả kiểm tra các nhà máy nhiệt điện của Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân cho thấy bụi, tiếng ồn phát sinh ảnh hưởng đến các khu dân cư xung quanh. Trong đó, thông số bụi vượt 1,19 – 1,63 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng không khí xung quanh. Còn tiếng ồn vào ban đêm của các nhà máy vượt khoảng 1,05 lần so với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Bộ TN&MT đề nghị UBND Bình Thuận tăng cường giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường tại các nhà máy và đảm bảo không để phát sinh bụi, tiếng ồn. Ngoài ra, Bộ này còn đề nghị tỉnh Bình Thuận xem xét việc di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi bụi và tiếng ồn để tạo hành lang an toàn môi trường cho khu dân cư.
Trước đó, hôm 3 tháng 7, ông Lê Tuấn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký văn bản gởi Sở TN&MT yêu cầu phối hợp với các Sở Xây dựng, Công thương và UBND huyện Tuy Phong nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện việc kiểm soát bụi, tiếng ồn tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.
Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 622 MW, được Tập đoàn Điện lực VN khởi công xây dựng vào ngày 8 tháng 8 năm 2010 theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công.
Tổ máy 1 bắt đầu vận hành thương mại vào ngày 15 tháng 1 năm 2014. Tổ máy 2 bắt đầu vận hành thương mại vào ngày 21 tháng 3 năm 2015.
Vo tháng 4 năm 2015, người dân nơi đây đã chặn xe cộ lưu thông trên quốc lộ 1, đoạn qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận để phản đối nhà máy điện gây ô nhiễm.
Công ty EPI
với ứng dụng đọc báo Báo mới bị phạt hành chính
Công ty Cổ Phần Công Nghệ EPI và ứng dụng đọc báo Báo mới trên thiết bị di động bị phạt 25 triệu đồng với lý do được cơ quan chức năng nêu ra là ‘đưa tin sai sự thật về thứ trưởng Bộ Công An Lương Tam Quang’.
Truyền thông trong nước, vào ngày 7 tháng 7, dẫn thông tin từ Cục An ninh Chính trị Nội bộ rằng Chánh thanh tra Sở Thông tin & Truyền thông thành phố Hà Nội đã có quyết định như vừa nêu.
Theo quyết định xử phạt ký ngày 9 tháng 6 vừa qua, Công ty Cổ Phần Công nghệ EPI với bài đăng trên ứng dụng đọc báo Báo mới có tựa ‘Thứ trưởng Bộ Công An Lương Tam Quang nhận tội nâng khống máy xét nghiệm COVID-19, nộp lại tiền chênh lệch’ là sai sự thật.
Cơ quan chức năng Hà Nội cho rằng thông tin như thế gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của lãnh đạo Bộ Công an. Ngoài ra việc đưa tin như vậy còn vi phạm qui định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Song song với biện pháp phạt 25 triệu đồng, cơ quan chức năng còn áp dụng hình phạt bổ sung là ‘tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ứng dụng đọc báo Báo mới trên thiết bị di động’ và yêu cầu EPI gỡ bỏ thông tin bị cho là vi phạm’.
Vụ nâng khống giá máy xét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội được ông Thứ trưởng Công an Lương Tam Quang trả lời báo giới tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng tư hồi ngày 5 tháng 5. Theo đó, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, ra quyết định khởi tố 7 bị can, tạm giam 6 bị can và cho 1 bị can tại ngoại.
Ông Lương Tam Quan cho biết theo kết quả điều tra thì bước đầu xác định các đối tượng cùng các công ty cấu kết gian lận, nâng khống giá gói thầu hệ thống xét nghiệm COVID-19 lên gấp ba lần.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại Quận Cái Răng, Cần Thơ sau kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân cho rằng việc nâng khống giá máy xét nghiệm lên gấp ba lần thư thế là ‘ăn quá dày’.
Hàng ngàn người muốn
nhà nước xét lại dự án ‘Vingroup lấn biển Cần Giờ’
Đến ngày 7/7, hơn 4.000 người, bao gồm các chuyên gia môi trường, địa chất, kiến trúc sư, kinh tế gia, v.v… ký văn bản kiến nghị nhà nước Việt Nam xem xét lại dự án của Vingroup xây “khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ” ở vùng ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Bản kiến nghị, hiện đang tiếp tục thu thập thêm chữ ký trên mạng trước khi gửi đến thủ tướng và quốc hội của Việt Nam, cảnh báo rằng dự án của tập đoàn bất động sản lớn nhất Việt Nam chứa đựng nguy cơ gây tác động xấu lên rừng ngập mặn Cần Giờ, đồng thời cũng kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác lên khu vực đô thị Tp.HCM lẫn Đồng bằng Sông Cửu Long.
Những người viết kiến nghị chỉ ra rằng dự án lấn biển của Vingroup ở Cần Giờ – có diện tích 2.870 hectare, dân số dự kiến lên tới 230.000, ngoài ra còn đặt mục tiêu sẽ đón gần 9 triệu lượt khách du lịch/năm – là một đô thị lấn biển “quy mô khổng lồ”. Nhưng dự án lại đối mặt với rủi ro rất lớn về các vấn đề xói lở, ngập lụt, thoát nước, biến đổi hệ sinh thái, ảnh hưởng lớn đến môi trường và xã hội.
Một mối lo lớn khác về dự án mà những người ký kiến nghị nêu ra là việc san lấp biển sẽ cần tới lượng cát vô cùng lớn, lên đến 137,6 triệu m3.
Theo bản kiến nghị, đa số cát san lấp dự kiến sẽ được khai thác tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhưng hiện nay ĐBSCL đang phải đối mặt với hạn hán, nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở ngày càng nghiêm trọng, cùng nguy cơ bị “tan rã” do phù sa không về bởi các đập thủy điện trên dòng chính Mekong.
Bản kiến nghị của hơn 4.000 người, bao gồm một số nhân vật tên tuổi như tiến sĩ địa chất biển Lê Xuân Thuyên, tiến sĩ-kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư toán Ngô Bảo Châu…, đặt ra các câu hỏi rằng “Khai thác một lượng cát khổng lồ như dự tính sẽ tác động đến khu vực khai thác như thế nào? Có làm trầm trọng thêm nguy cơ tan rã của ĐBSCL hay không?”
VOA cố gắng liên lạc với Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như tập đoàn Vingroup để tìm hiểu phản ứng của họ về bản kiến nghị song không nhận được hồi đáp.
Dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ thuộc Tp.HCM được thủ tướng Việt Nam phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng từ 821 ha trước đây thành 2.870 ha vào hồi đầu tháng 6/2020.
Nằm trải dài và án ngữ trên toàn bộ bờ biển của xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, dự án có chiều dài 13 km trên tổng số 20km bờ biển Cần Giờ.
Một công ty con thuộc tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư và thực hiện dự án trong 11 năm, kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Kiến trúc sư Sơn Đặng, một trong những người đầu tiên ký kiến nghị, khẳng định với VOA rằng dự án này hầu như được vẽ ra một cách duy ý chí, hoàn toàn không dựa trên các khảo sát khoa học nghiêm túc và bài bản. Ông nói thêm:
“Riêng về mặt địa chất đã mang tính rủi ro cực cao. Các mũi khoan đến độ sâu 100 mét chỉ toàn bùn cát, bùn chảy và đất sét. Ở độ sâu 200 mét thì được cho là có 1 lớp đá trẻ. Với 1 nền địa chất mềm, yếu và có tính biến động cao, sẽ rất khó xử lý về mặt địa kỹ thuật và kỹ thuật hạ tầng đô thị. Và kể cả xử lý được thì sẽ cực kì tốn kém”.
Ông Sơn, có bằng thạc sĩ kiến trúc của trường Cornell danh tiếng ở Mỹ, giải thích rằng khi dồn tải trọng của 30-40 nhà cao tầng, hàng trăm chung cư, hàng nghìn biệt thự lên một nền đất sình lầy ven biển sẽ thúc đẩy cho tốc độ lún của toàn khu tăng nhanh.
“Với tốc độ lún tối thiểu 5-10 cm/năm, sau 10-20 năm, khu đô thị này dù có được tôn nền vẫn sẽ lún xuống ngang mặt nước biển. Chưa nói đến khả năng trượt ngang của lớp đất bùn sẽ mang lại nguy cơ cao cho toàn dự án”, kiến trúc sư từng làm việc cho các hãng lớn trên thế giới đặt tại New York, Philadelphia và Tokyo nói với VOA.
Điều cũng đáng lo ngại đặc biệt là dự án này hoàn toàn không tính đến yếu tố mực nước biển dâng cao, ông Sơn Đặng, hiện làm việc ở Việt Nam, nói.
Dẫn lại nghiên cứu của Climate Central, ông Sơn nói rằng đến 2030 toàn khu Cần Giờ được dự báo nằm dưới đỉnh lũ, đồng nghĩa là khi đó, nước mặn sẽ tràn vào xâm nhập và phá hủy hạ tầng đô thị.
Đến 2050, hầu như Cần Giờ chìm hẳn dưới mực nước biển, kiến trúc sư được nhiều người biết tiếng nói với VOA, trích dẫn kết quả nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu của các chuyên gia Hà Lan.
Theo kiến trúc sư Sơn Đặng, việc cố xây đô thị cao tầng trên một lớp bùn, tại một khu vực sẽ chìm dưới mực nước biển trong tương lai gần là một “sai lầm nghiêm trọng”, sẽ dẫn đến “những thiệt hại khủng khiếp về mặt tài chính đối với chủ đầu tư của dự án này”.
Bản kiến nghị – có sự tham gia của ông Sơn và hơn 4.000 người khác – đề nghị thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, chính quyền Tp.HCM “tính toán lại toàn diện bài toán hiệu quả kinh tế bao gồm các yếu tố chi phí xã hội, môi trường do các nguy cơ, rủi ro mang lại” đối với Cần Giờ.
Đồng thời, những người ký kiến nghị cũng đưa ra yêu cầu là Ủy ban Nhân dân Tp.HCM “tạm dừng việc đưa dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ 2.870 ha vào điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung thành phố đang thực hiện, cũng như tạm dừng đưa dự án vào Quy hoạch phân khu địa bàn huyện Cần Giờ”, cho đến khi có những đánh giá đầy đủ, khách quan và độc lập về dự án lấn biển này.
Một kiến nghị nữa được nêu lên là thủ tướng Việt Nam “chưa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung của Tp.HCM cho đến khi có những đánh giá đầy đủ, khách quan và độc lập về dự án khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.
Dưới góc nhìn của kiến trúc sư Sơn Đặng, phương án lý tưởng nhất cho khu vực Cần Giờ là chỉ nên phát triển một dự án khoảng 600 ha ven bờ theo quy hoạch cách đây 20 năm, bao gồm nhà trên cọc, nhà phao, resort nổi, với mật độ xây dựng cực thấp, tầm 5%. Phần còn lại, 95%, tiếp tục trồng thêm rừng ngập mặn.
“Các trung tâm thể thao mặt nước, các trung tâm giáo dục về sinh thái và môi trường, các chương trình liên quan đến hoạt động dã ngoại và thư giãn sẽ rất phù hợp với Cần Giờ, một điểm đến yên tĩnh cho người dân của Tp.HCM, đô thị năng động nhất Việt Nam”, ông Sơn nói với VOA.
Tuyên bố phản đối tư pháp Việt Nam
về vụ án Đồng Tâm
Diễm Thi, RFA
Không được gặp thân chủ và sao chụp hồ sơ
Đã 10 ngày trôi qua kể từ khi Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội ra cáo trạng truy tố 29 bị can trong vụ án ‘giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’, các luật sư vẫn chưa được gặp thân chủ của mình cũng như không được tiếp cận hồ sơ vụ án.
Nhận thấy Tư pháp Việt Nam có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng hình sự trong xét xử vụ án này, hôm 5 tháng 7, các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ra một bản tuyên bố với nội dung phản đối Tư pháp Việt Nam. Ngoài công bố trên mạng xã hội, bản tuyên bố còn được gửi tới chính phủ và các đại diện cơ quan tư pháp với một số yêu cầu cụ thể:
Thứ nhất là yêu cầu các ông Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương; Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ra lệnh cho các cơ quan hữu quan nhanh chóng chuyển giao hồ sơ vụ án cho các luật sư tham gia bào chữa vụ án Đồng Tâm, cho các luật sư tiếp xúc các bị can. Không cho Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử khi các luật sư chưa đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ và chưa đủ thời gian tiếp xúc với các bị can.
Thứ hai là yêu cầu phiên tòa xét xử diễn ra trong sự tranh tụng công khai dân chủ theo đúng tinh thần cải cách tư pháp, để việc xét xử đúng theo qui định của pháp luật.
Hiến pháp cũng chà đạp, luật pháp cũng chà đạp. Bất chấp tố tụng, bất chấp thủ tục, văn hóa, văn minh nhân loại cho nên phải lên tiếng. – Giáo sư Nguyễn Khắc Mai
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, đại diện tổ chức Lập Quyền Dân, nói với RFA hôm 6 tháng 7:
“Sở dĩ có bản tuyên bố này là vì Viện kiểm sát Nhân dân Hà Nội công bố một bản công tố từ báo cáo của công an Hà Nội sai luật. Tức là công an một mặt đi đàn áp, một mặt đi làm báo cáo, một mặt lại đi làm điều tra rồi kết tội. Viện kiểm sát theo đó mà ra công tố. Thế thì nó chẳng có luật lệ gì hết. Hiến pháp cũng chà đạp, luật pháp cũng chà đạp. Bất chấp tố tụng, bất chấp thủ tục, văn hóa, văn minh nhân loại cho nên phải lên tiếng.
Từ lúc tố tụng cho đến bây giờ vẫn không cho các luật sư tham gia, không cho các luật sư tiếp cận hồ sơ văn bản. Đó là cái mình cần phải lên án. Một nhà nước văn minh không thể vô luật pháp được. Nửa đêm đem cả ngàn quân đến có thể nói là vừa giết người vừa cướp của.”
Luật sư Lê văn Hòa, một trong các luật sư tham gia bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm xác nhận với RFA tối ngày 6 tháng 7:
“Viện kiểm sát, là cơ quan truy tố, đã có cáo trạng từ ngày 25 tháng 6 năm 2020 truy tố các bị can ra Tòa án Tp. Hà Nội. Ngày 26 tháng 6 họ gửi cáo trạng đó và toàn bộ hồ sơ vụ án ra Tòa án Tp. Hà Nội. Đến hôm nay là 10 ngày rồi, chúng tôi yêu cầu được sao chụp hồ sơ mà họ không cho (yêu cầu Viện Kiểm sát từ lúc hổ sơ chưa chuyển sang tòa cho đến nay).
Sáng nay tôi cùng mấy luật sư nữa đến Tòa án Tp. Hà Nội để hỏi về đề nghị được sao chụp hồ sơ chúng tôi gửi từ ngày 2 tháng 7 nhưng họ vẫn không cho chúng tôi sao chụp hồ sơ.”
Theo vị luật sư này, ngay khi kết thúc giai đoạn điều tra và ra bản kết luận điều tra, các luật sư đã đề nghị được sao chụp hồ sơ nhưng bị từ chối. Khi vụ án được chuyển qua Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) thành phố Hà Nội, các luật sư tiếp tục yêu cầu được sao chụp hồ sơ nhưng cũng bị từ chối. Đến bây giờ, khi VKSND thành phố Hà Nội ban hành cáo trạng, các luật sư vẫn chưa được nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án.
Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự được ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 quy định người bào chữa được quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can; được xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình, quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; được quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra.
Cơ quan tư pháp vi phạm pháp luật?
Tư pháp Việt Nam tiếp tục bị người dân xem xét kỹ kể từ khi vụ án Hồ Duy Hải được xử theo trình tự giám đốc thẩm. Ngày 8 tháng 5, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gồm 17 người dưới sự chủ trì của ông chánh án Nguyễn Hòa Bình giơ tay biểu quyết không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Những ý kiến đóng góp, phản đối cách làm việc của các cơ quan tư pháp Việt Nam liên tục xuất hiện. Đặc biệt có bản kiến nghị của giới nhân sĩ trí thức được gửi đến đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế cũng như các vị đại sứ nước ngoài tại Việt Nam, không chỉ lên tiếng cho sinh mạng Hồ Duy Hải, mà còn lên tiếng cho cả nền tư pháp Việt Nam hiện nay.
Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội công khai ngày 25 tháng 6 năm 2020 nêu ra 29 bị can bị truy tố trong vụ án ‘giết người, chống người thi hành công vụ tại xã Đồng Tâm’. Trong đó, 25 người bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt từ 12 năm đến tử hình, và 4 người về tội chống người thi hành công vụ với khung hình phạt theo luật Việt Nam từ 2 đến 7 năm tù. Giáo sư Nguyễn Khắc Mai nhận xét:
“Họ không dựa trên luật pháp mà họ là một cái nhà nước cậy quyền. Đúng là nhà nước chuyên chính vô sản theo tư tưởng của Lê Nin là bất chấp luật pháp, không cần luật pháp. Từ cái chủ nghĩa Mác-Lê mà nó ra thế này.
Phải nói rõ là chính nghĩa không còn ở họ mà nó là sự bất nghĩa. Nó vô thiên vô pháp, man rợ giống cái thời ăn lông ở lỗ ngày xưa. Muốn chém ai thì chém, giết ai thì giết, bỏ tù ai thì bỏ không cần luật pháp. Nó là thứ chính quyền phong kiến man rợ cổ điển, trung cổ lạc hậu nối dài.”
Rạng sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chính quyền Hà Nội đã huy động hàng ngàn quân có trang bị vũ khí và chó nghiệp vụ đến thôn Hoành, xã Đồng Tâm để bắt giữ những người dân phản đối việc cưỡng chế đất nông nghiệp bị cho là phi pháp ở khu đồng Sênh. Họ giết chết ông Lê Đình Kình, người được xem là đại diện cho người dân thôn Hoành trong việc khiếu kiện giữ đất, và sau đó lần lượt cho bắt tổng cộng 29 người dân.
Chỉ mấy ngày sau, với gương mặt bầm tím và nhiều vết xước trên sống mũi, ông Lê Đình Công, con trai ông Lê Đình Kình, người bị chính quyền cáo buộc là chủ mưu tấn công lực lượng chức năng ở Đồng Tâm, thừa nhận những hành động sai trái của mình trên truyền hình Việt Nam. Cùng thú tội việc chế tạo bom xăng, đổ xăng đốt công an còn có những người họ hàng gần khác của ông Lê Đình Kình.
Như vậy nếu nói về luật thì cả cơ quan điều tra, cơ quan truy tố và cơ quan xét xử đều sai, không tôn trọng quy định của pháp luật và không tôn trọng luật sư. – Luật sư Lê văn Hòa
Từ ngày bị bắt đến nay, cả 29 người không được gặp gia đình, không được gặp luật sư bào chữa. Luật sư Lê Văn Hòa kết luận:
“Như vậy nếu nói về luật thì cả cơ quan điều tra, cơ quan truy tố và cơ quan xét xử đều sai, không tôn trọng quy định của pháp luật và không tôn trọng luật sư.
Bây giờ anh em luật sư chúng tôi phải gửi kiến nghị tiếp đến các cơ quan chức năng để đề nghị họ giải quyết theo quy định của pháp luật. Đề nghị các cấp có thẩm quyền cao hơn can thiệp. Cho đến giờ phút này, cá nhân tôi chưa hy vọng gì nhiều vào kết quả họ sẽ tạo điều kiện.”
Luật sư Ngô Anh Tuấn, một người trong nhóm các luật sư bào chữa cho các bị can trong vụ án Đồng Tâm, viết trên facebook cá nhân của ông, mà RFA đã xin phép trích sử dụng, rằng: “Dường như số phận những người dân Đồng Tâm trong vụ án này đã được định đoạt từ trước khi phiên toà diễn ra, khi mà tới thời điểm này, luật sư không có được bất cứ thứ gì từ các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo vệ cho họ, ngoại trừ những cáo buộc một chiều trong kết luận điều tra và cáo trạng.
Là người từng tham gia nhiều vụ án chính trị được xem là nhạy cảm do Bộ Công an là cơ quan thực hiện việc điều tra nhưng trong nhiều năm qua, chưa có bất kỳ vụ án nào mà tôi không sao chụp được hồ sơ vụ án cả!”
Biện pháp ngăn chặn như thế là một vi phạm rõ ràng Luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam khiến nhiều người quan tâm bức xúc, phải bày tỏ quan điểm qua việc ký tên vào Tuyên bố với nội dung vừa nêu.
Covid-19: Công ty CM Vietnam nói gì
về việc công nhân ở Guinea Xích Đạo kêu cứu
Bùi ThưBBC News Tiếng Việt
Sau khi nhiều công nhân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo kêu cứu, nói rằng họ đang trong tình cảnh khó khăn khi dịch Covid-19 hoành hành, công ty CM Vietnam đã có phản hồi về vụ việc.
Hôm 5/7, BBC News Tiếng Việt đăng bài viết nêu phản ánh của một số công nhân đang làm việc ở Guinea Xích Đạo bị nhiễm virus corona, nhưng gặp khó khăn trong chữa bệnh và điều kiện ăn uống. Công nhân Phạm Ngọc Hoài cho biết anh và các công nhân khác đã tìm cách liên hệ với đại diện công ty lao động Việt Nam nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, và “công ty nhiều lần làm mất lòng tin của công nhân”.
Covid-19: Công nhân VN ở Guinea Xích Đạo kêu cứu
Covid-19: ‘Tôi mắc kẹt giữa vòng xoáy dịch bệnh ở Chile’
Anh Hoài còn nói rằng công nhân ở đây phải làm việc đủ “30 công trên một tháng, mỗi ngày 9 giờ làm việc” và “không được nghỉ ngày nào, nếu nghỉ thì bị trừ tiền”.
BBC News Tiếng Việt đã liên hệ với CM Vietnam, công ty chịu trách nhiệm đưa các công nhân trên sang Guinea Xích Đạo làm việc, để tìm hiểu vụ việc.
Bao nhiêu người nhiễm Covid-19 tại dự án?
Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 6/7, đại diện CM Vietnam cho biết dự án mà công ty đang thực hiện tại nước Cộng hòa Guinea Xích Đạo là Dự án Thủy điện Sendje với ba nhà thầu của Việt Nam là CM Vietnam, Lilama10 và Tân Đại Lợi. Trong đó, CM Vietnam có 164 lao động, bao gồm 150 lao động trực tiếp và 14 lao động là cán bộ quản lý đang làm việc tại dự án.
Công ty CM Vietnam cũng cho biết giai đoạn 2 của dự án bắt đầu từ tháng 11/2018 và dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 11/2022.
Khi dự án đang được triển khai thì dịch Covid-19 xảy ra. Đêm 29/6, có 22 trường hợp bị nhiễm Covid-19 trong tổng số 24 mẫu xét nghiệm được lấy đối với các lao động có triệu chứng nghi nhiễm. Trong đó, có 15 ca nhiễm thuộc công nhân của CM Vietnam.
Trưởng Phòng nhân sự công ty CM Vietnam, ông Trần Minh Đức, khẳng định: “Ngay sau đó, vào ngày 1 và 2/7, CM Vietnam đã phối hợp cùng cơ quan y tế địa phương và thầu chính tiến hành xét nghiệm PCR toàn bộ cho cán bộ, công nhân viên tại công trường với 149 lao động còn lại là của CM Vietnam. Dự kiến tới ngày 9 và 10/7 sẽ có kết quả”.
Ông Đức nói đã cùng Tổng thầu triển khai các biện pháp phòng dịch khác trên công trường: “Chúng tôi đã xây dựng phương án cách ly cho lao động từ trước. Sàng lọc những người có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho được bố trí nghỉ ngơi tại các khu nhà riêng, tách khỏi những người khỏe. Hằng ngày có bác sĩ hiện
trường thăm khám và theo dõi với các chế độ hướng dẫn của WHO và cơ quan quản lý y tế nước sở tại. Những trường hợp nặng hơn được điều đi điều trị tại bệnh viện quốc tế La Paz ở Bata”.
Theo thông tin của công ty, tính tới ngày 5/6, có 5 lao động được đưa vào bệnh viện quốc tế La Paz, bao gồm ba lao động mới và hai lao động đã nằm viện từ trước, và 13 lao động được điều trị, cách ly tại khách sạn gần bệnh viện.
Công ty hỗ trợ gì cho người lao động?
Ông Trần Minh Đức cho biết trước khi người lao động được cơ quan quản lý y tế đưa đi cách ly, công ty hỗ trợ mỗi người 30.000 franc tiền địa phương (tương đương 1,7 triệu đồng Việt Nam) cùng thẻ điện thoại nhằm duy trì lên lạc và mua đồ ăn thức uống. Tuy nhiên, theo phản ánh của công nhân từ khu các ly, họ gặp khó khăn do ngôn ngữ bất đồng và về các điều kiện khám chữa bệnh, ăn uống khác.
Về việc này, anh Hoài nói: “Phiên dịch là không có, mà bọn tôi không hiểu ngôn ngữ của đất nước này. Nhiều khi cứ chỉ người ta, rồi nói được câu tiếng Anh nào mà họ hiểu được phần nào thì hiểu, chứ còn không biết nói tiếng Tây Ban Nha của họ. Phiền phức lắm.
“Việc khám chữa thì hôm trước tôi tức ngực, tôi phải nhắn tin cho cán bộ dự án, nói rằng tôi không biết là tôi có sống được không vì không thở được, tức ngực. Mãi rồi người ta mới gọi vào khám”.
Ông Đức lý giải: “Khó khăn lớn nhất tại nước sở tại là đối với những lao động đang được cách ly và điều trị tại bệnh viện và khách sạn tại thành phố Bata, dù cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tại bệnh viện quốc tế La Paz là tốt nhất khu vực nhưng anh em vẫn gặp chướng ngại về ngôn ngữ, chế độ thực phẩm ăn uống khác không hợp khẩu vị. Thêm vào đó, hiện tại bệnh viện cũng đang điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân nên việc thăm khám tại bệnh viện cũng chưa thật sự sát sao như trong điều kiện bình thường”.
“Việc cung cấp thực phẩm cho các lao động tại khu cách ly khách sạn do cơ quan quản lý địa phương thực hiện, vì vậy có trường hợp thực phẩm không hợp khẩu phần, khẩu vị và thời gian cung cấp cũng chưa được kịp thời. Các vướng mắc này gây nhiều bức xúc cho người bệnh, tạo tâm lý hoang mang lo lắng”, ông Đức giải thích.
Anh Hoài nói với BBC: “Ăn uống ở đây khó khăn lắm. Anh em bọn tôi đói, không được bữa nào no. Công ty nhắn tin hỏi sức khỏe bọn tôi , bọn tôi có trả lời là sức khỏe đã tạm ổn hơn rồi, nhưng sợ là không chết vì Covid mà chết vì đói.”
Ông Đức cho biết, thông qua tổng thầu của dự án, phía công ty cũng đã đề nghị bệnh viện tăng thêm tần suất thăm khám cho lao động Việt Nam và đề nghị điều chỉnh chế độ thực phẩm phù hợp hơn. “Tuy nhiên, tổng thầu trả lời đã làm việc và đều được phía y tế địa phương giải thích rằng toàn bộ quy trình chăm sóc tại bệnh viện đều tuân thủ theo quy tắc của WHO. Các cơ quan y tế nước sở tại áp dụng chung cho tất cả người bệnh không phân biệt quốc tịch và rất khó điều chỉnh trong thời điểm này. Chúng tôi cũng hiểu rằng họ không thể đáp ứng hoặc ngay lập tức đáp ứng các yêu cầu đó”, người phụ trách nhân sự của công ty CM Vietnam trả lời.
‘Công ty sẽ chịu toàn bộ chi phí đưa công nhân về nước’
Trao đổi với BBC hôm 5/7, anh Hoài nói anh và các công nhân khác đã tìm cách liên hệ với đại diện công ty lao động Việt Nam, nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đáng, và “công ty nhiều lần làm mất lòng tin của công nhân”.
“Bọn tôi có nghe thông tin nói là đang làm mọi thủ tục… hôm trước có một anh làm về nhân sự ở bên này nhắn tin cho tôi, bảo là xin được chuyến bay, có máy bay rồi, chỉ chờ bên phía Duglas [công ty thực hiện dự án của Ukraine] và cơ quan bản địa đồng ý cho qua đón. Lúc lại bảo không xin được máy bay. Hiện giờ thì nghe nói máy bay thì thuê được, nhưng không cho người dương tính ngồi.
Đại diện công ty CM Vietnam nói: “Việc đưa công nhân về nước là trách nhiệm của CM Vietnam. Hiện công ty đã làm việc nhiều lần với Đại sứ quán Việt Nam tại Angola kiêm nhiệm vùng Guinea Xích Đạo. Đại sứ quán dã báo cáo với Cục lãnh sự Bộ ngoại giao về đề nghị của công ty về việc đưa toàn bộ anh em về nước”.
“Ngoài ra, chúng tôi đang làm việc với Vietnam Airlines về việc bố trí chuyến bay. Công ty đã đề nghị hãng sắp xếp chuyến bay sớm nhất có thể trong tháng 7 hoặc đầu tháng 8. Chúng tôi đang chờ Vietnam Airlines xác nhận để có cơ sở báo cáo Cục lãnh sự Bộ ngoại giao để trình Chính phủ”.
“Chúng tôi dự tính sẽ chịu toàn bộ chi phí”, ông Đức cho hay.
Đại diện CM Vietnam cũng phản hồi rằng ban quản lý dự án của công ty tại Guinea Xích Đạo cũng như công ty tại Việt Nam đang tạm dừng các công việc để tính toán kế hoạch cho công nhân đang mắc kẹt tại quốc gia Trung Phi này.
Vợ Ba Lan buộc xa chồng VN: ‘Tôi xem mình là người Việt, xin cho tôi về nhà’
Người Việt và virus corona tại Nga
Ông cho biết hôm 4/7, ban lãnh đạo công ty đã có cuộc đối thoại trực tiếp với toàn bộ công nhân tại công trường. “Chúng tôi lập nhóm trên Zalo gồm các công nhân của công ty và ban quản lý do ông Nguyễn Ngọc Tú là Phó tổng đốc kiêm Giám đốc dự án cùng với 14 nhân viên quản lý”.
“Tôi hoàn toàn chia sẻ với bức xúc của anh em công nhân vốn đang trong tâm trạng hoảng sợ và chúng tôi đang cố gắng kiệt sức để lo cho anh em”, ông Đức bộc bạch.
Vì sao công nhân phải tiếp tục làm việc?
Anh Phạm Ngọc Hoài nói với BBC hôm 5/7 rằng những công nhân chưa có kết quả xét nghiệm vẫn phải ra công trường làm.
Anh Hoài phản ánh: “Bọn tôi đi làm ở đây, bị bệnh như thế mà người ta bắt anh em còn lại ở công trường. Nếu không đi làm là họ không cho ăn cơm.”
Trả lời BBC về vấn đề này, Trưởng bộ phận nhân sự của công ty CM Vietnam lý giải:
“Trên cơ sở các biện pháp phòng chống dịch đã áp dụng tại Việt Nam, ngay khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi đã có công văn khẩn và họp trực tuyến với tổng thầu để đưa ra 3 yêu cầu. Trong đó có yêu cầu tạm thời ngừng công việc tại dự án cho đến khi có kết quả xét nghiệm toàn bộ nhân sự nhằm sàng lọc người ốm để cách ly điều trị, phòng tránh lây nhiễm cho người khác. Tuy nhiên, tổng thầu không chấp thuận ngừng công việc tại công trường vì họ nói rằng chính phủ Guinea Xích Đạo đã gỡ bỏ lệnh phong tỏa quốc gia từ ngày 16/6/2020 và các hoạt động sản xuất kinh tế diễn ra bình thường. Không có yêu cầu đặc biệt dừng công trường từ chính phủ”.
“Chúng tôi cũng biết có nhiều sự khác biệt trong quan điểm về bệnh Covid-19 giữa người dân phương Tây và Việt Nam. Điều này cũng thể hiện trong quan điểm giữa công ty và tổng thầu. Người phương Tây cho rằng corona đơn thuần là bệnh như bệnh cúm thông thường khác, nhiễm bệnh thì điều trị và họ đang thực hiện như vậy đối với các lao động. Thực tế trên công trường, lao động các nước khác khi ốm được nghỉ điều trị, những người khỏe vẫn làm việc bình thường”.
Tuy nhiên, anh Hoài lại cho rằng tổng thầu coi thường tính mạng công nhân: “Đang dịch bệnh như thế mà họ ép anh em đi làm, không đi làm thì không cho ăn, không cho nghỉ để bảo vệ tính mạng. Người ta còn đưa cả quân đội vào dọa, bảo nếu không làm thì đuổi đi. Họ vác súng vào dọa mấy anh em ở trong công trường”.
Ông Đức phía công ty CM Vietnam nói:
“Chúng tôi đang gặp sức ép rất lớn từ phía tổng thầu trong việc yêu cầu những lao động khỏe mạnh quay trở lại làm việc ngay lập tức. Tổng thầu cam kết sẽ điều trị và chăm sóc cho những người bị ốm với điều kiện tốt nhất có thể tại dự án và bệnh viện. Trong trường hợp ngược lại, tức CM Vietnam vi phạm dẫn đến chấm dứt hợp đồng, tổng thầu sẽ không chịu trách nhiệm về việc cung cấp chỗ ăn ở, phải di chuyển toàn bộ người lao động ra khỏi công trường và không chịu trách nhiệm về các dịch vụ y tế, bao gồm cả các dịch vụ y tế hiện tại, cho những lao động đang nằm viện”.
Bên cạnh đó, về việc công nhân phải làm việc 30 ngày/tháng và 9 tiếng/ngày, ông Đức nói rằng trong hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên, chỉ có thỏa thuận làm việc 9 tiếng/ngày, không có nội dung 30 ngày/tháng và trong hợp đồng nêu rõ theo quy định của nhà nước.
Đồng thời, ông cũng nói thêm, sau khi nhận được những phản hồi của công nhân đang bị kẹt ở Guinea Xích Đạo, công ty đã có Thông cáo báo chí trả lời về tình trạng sinh hoạt như ăn uống, bị cắt internet và việc tạm dừng hoạt động của nhà ăn.
Với phản ánh của hai bên về sự việc, có vẻ Tổng thầu của dự án Dự án Thủy điện Sendje tại Guinea Xích Đạo là bên có ảnh hưởng trực tiếp đến những chính sách đối với công nhân và cả phía công ty CM Vietnam.
BBC News Tiếng Việt đang tìm cách liên hệ với công ty Tổng thầu Duglas Alliance của dự án và các bên liên quan để tìm hiểu thêm thông tin.
https://www.bbc.com/vietnamese/53303861
Vì sao có hỗ trợ, nhưng kinh tế VN vẫn bị COVID-19
thổi bay nỗ lực tăng trưởng suốt 30 năm?
Tăng trưởng GDP giảm kỷ lục
Thông tin từ ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống Tài khoản Quốc gia – Tổng cục Thống kê, tại một cuộc cuộc họp báo mới đây cho thấy từ năm 1991 đến nay, chưa bao giờ tăng trưởng GDP của Việt Nam quý 2 chỉ đạt 0,36%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 7 năm 2020 về việc này cho biết, khi Việt Nam đã đặt ưu tiên hàng đầu lên chống dịch và hạn chế các hoạt động kinh tế, nhất là giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với nước ngoài, thì rõ ràng ảnh hường đến kinh tế là không thể tránh khỏi. Theo bà, trong trường hợp này chính phủ đã xác định phải hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế hoặc những lợi ích kinh tế, cho việc phòng chống dịch. Phải đánh đổi, phải có sự lựa chọn, chứ không thể được cả hai, vừa phòng chống dịch mà vừa vẫn tăng trưởng kính tế bình thường. Bà nói tiếp:
“Sau khi đã khắc phục được dịch và dần dần mở cửa như thế nào, phát triển kinh tế như thế nào thì đây còn là điều Việt Nam phải cố gắng thêm. Vì việc mở cửa chỉ mới diễn ra chứ chưa lâu, nhất là dù Việt Nam muốn mở cửa trở lại mạnh hơn nữa, rộng hơn nữa, nhưng các nước đối tác của Việt Nam chưa khắc phục được dịch, vẫn còn phải hạn chế giao thương, kể cả con người lẫn hàng hóa, thì điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến Việt Nam, vì các hoạt động kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào các thị
trường bên ngoài.”
Không chỉ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm của Việt Nam xuống thấp như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp hiện nay của Việt Nam cũng cao nhất trong 10 năm qua.
Thất nghiệp tăng cao
Tính đến tháng 6 năm 2020, có đến 7,8 triệu lao động tại Việt Nam bị mất việc làm hoặc nghỉ việc luân phiên, giãn việc… vì đại dịch Covid-19. Ngoài ra còn có đến gần 40 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19.
Những quy định để có thể nhận trợ cấp đối với các doanh nghiệp theo tôi là quá ngặt nghèo, cho nên cho tới bây giờ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào nhận được gói hỗ trợ này.
-TS. Lê Đăng Doanh
Người lao động mất việc do đã có 35.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, và có đến 75% số doanh nghiệp đăng ký phải thu hẹp quy mô lao động, chỉ trong quý I năm 2020.
Trong số đó, doanh nghiệp cho nhiều lao động nghỉ nhất là Công tyPouYuen Việt Nam dự kiến từ nay đến hết tháng 8 năm 2020 sẽ chấm dứt hợp đồng lao động 2.786 người; Công ty Dệt may Huê Phong sẽ cắt giảm hơn 2.000 lao động; Công ty gỗ Woodworth Wooden dự kiến cắt giảm hơn 2.000 lao động…
Đơn cử tại TPHCM, nền kinh tế lớn nhất Việt Nam, chưa lúc nào lao động ở địa phương này mất việc nhiều như hiện nay. Theo Cục Thống kê, sáu tháng đầu năm 2020 đã có hơn 327.000 lao động bị thôi việc, gần 14.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Do thiếu nguyên liêu, đơn hàng, khoảng 8.400 doanh nghiệp có khả năng dừng hoạt động phải cắt giảm lượng lớn lao động.
Khó tiếp cận hỗ trợ
Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng được nhà nước Việt Nam ban hành theo Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15 của Chính phủ, nhằm giúp đỡ các đối tượng bị mất nhiều thu nhập, mất việc, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Tuy nhiên, tính đến ngày 2/7/2020, tổng kinh phí hỗ trợ người dân khó khăn do đại dịch COVID-19 hiện chỉ mới đạt 17.500 tỷ đồng, tương đương gần 30% gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của chính phủ Hà Nội.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 6 tháng 7 năm 2020 liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng nguyên nhân một phần do những quy định để nhận hỗ trợ quá ngặt nghèo:
“Covid-19 gây ra các tác động rất tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam, số người bị thất nghiệp lên đến 8 triệu người có hợp động lao động. Ngoài ra còn 13 triệu người nữa bị giảm thời gian làm việc, cũng cần trợ giúp. Ngoài ra cũng cần lưu ý số hộ gia đình và lao động tự do, của khu vực kinh tế phi chính thức, bị mất việc cũng tăng thêm. Chính phủ có gói hỗ trợ cho những lao động có hợp đồng chứng minh được mình bị mất việc… do đó TPHCM có yêu cầu bổ sung thêm những lao động tự do vào diện được hưởng trợ cấp. Ngoài ra, chính phủ cũng có gói hỗ trợ cho doanh nghiệp nếu như chứng minh được đã ngừng việc 3 tháng, gặp khó khăn. Những quy định để có thể nhận trợ cấp đối với các doanh nghiệp theo tôi là quá ngặt nghèo, cho nên cho tới bây giờ, hầu như chưa có doanh nghiệp nào nhận được gói hỗ trợ này.”
Tại Hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) hôm 29/6/2020, đại diện các Doanh nghiệp cho biết khó tiếp cận và thụ hưởng gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng
của chính phủ. Ví dụ như doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như không có doanh thu, bị cắt giảm 50% lao động… Ngoài ra, điều kiện tài chính bằng 0 mới được vay là rất khó tiếp cận.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng chính phủ phải xem xét thêm, để làm sao tăng cường hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ người dân bị dịch bệnh làm ảnh hưởng cuộc sống, và hỗ trợ các doanh nghiệp sớm khắc phục tình trạng bị đình trệ do Covid-19. Vì khi doanh nghiệp phục hồi thì nền kinh tế mới có khả năng phục hồi. Theo Bà, có hai mặt hạn chế cần khắc phục:
“Thứ nhất, toàn bộ gói tiền ngân sách sẵn sàng bỏ ra để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch là khá lớn, nhưng trong quá trình thực hiện không kịp thời và đủ mức để giúp cho sự hồi phục của người dân, cũng như các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Về việc này chính phủ cần có những hệ thống để kiểm tra giám sát và thúc đẩy thực hiện tiếp những chính sách đã đề ra về lĩnh vực này. Những chính sách này là đúng, nếu thực hiện tốt thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tình trạng hiện nay.”
Thứ hai theo Bà Phạm Chi Lan, hiện nay không chỉ Việt Nam, các nước trong khu vực cũng đều đang cố gắng thu hút đầu tư mới, tận dụng cơ hội các nước phương Tây dịch chuyển chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu từ Trung Quốc về nước họ một phần, và một phần chuyển sang nước khác. Các nước gần Trung Quốc đang có lợi thế về việc này. Tuy nhiên Bà nói tiếp:
Chính phủ cần có những hệ thống để kiểm tra giám sát và thúc đẩy thực hiện tiếp những chính sách đã đề ra về lĩnh vực này. Những chính sách này là đúng, nếu thực hiện tốt thì sẽ hiệu quả hơn nhiều so với tình trạng hiện nay.
-Bà Phạm Chi Lan
“Để giành được sự đầu tư đó thì các nước cũng phải có sự cố gắng nhất định. Riêng Việt Nam cần phải có nỗ lực liên quan như: cải cách thể chế, môi trường kinh doanh, cải cách những điều kiện về hạ tầng, để làm sao tăng thu hút đầu tư nước ngoài hơn. Nhất là chất lượng nguồn nhân lực, làm sao có thể có nguồn lao động đáp ứng được chuỗi giá trị mới. Nhưng đào tạo kỹ năng người lao động trong một thời gian ngắn là việc hết sức khó khăn. Tiếc rằng lâu nay Việt Nam nói nhiều về việc này, nhưng thực sự chưa làm được nhiều lắm, để có thể đáp ứng những yêu cầu mới. Ngay cả nội lực đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước cũng cần những yếu tố tôi vừa nói là thể chế, môi trường kinh doanh và nguồn nhân lực…”
Kinh tế Việt Nam: Nhiệm vụ khả thi?
Trước những khó khăn vừa nêu, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam – Anh Quốc tại Đại học Lincoln, Vương quốc Anh tuần qua có bài phân tích cho rằng, dù đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát nhưng cũng lo ngại về làn sóng bùng phát dịch lần 2, rất có thể làm cho tình trạng sụt giảm tăng trưởng kéo dài.
Do đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 là từ 3% đến 4%, dù có giảm so với mức 6,8% đưa ra trước đó, song theo Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế Việt Nam – Anh Quốc, đây vẫn là nhiệm vụ bất khả thi.
Liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nhận định:
“Quỹ tiền tệ quốc tế IMF dự báo năm nay chỉ tăng trưởng 2,9%, nhưng Việt Nam đặt mục tiêu cao hơn là từ 3% đến 4%. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đang yêu cầu các tỉnh cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu đó. Tôi rất mong, các Bộ, các tỉnh sẽ có giải pháp cải cách, giảm bớt các điều kiện kinh doanh, các giấy phép con, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình có thể vương lên, tạo công ăn việc làm, giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng từ 3% đến 4% mà chính phủ đặt ra.”
Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, mục tiêu GDP đó là mong muốn, nếu tính toán theo các điều kiện của Việt Nam thì bà cho rằng có thể đạt được. Tuy nhiên cũng có những yếu tố ngoài vòng kiểm soát của Việt Nam, nên khó có thể lường trước. Bà nói tiếp:
“Ví dụ như dịch bùng phát lần thứ hai ở những nước là đối tác quan trọng của Việt Nam, thì nó sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Nhưng ngoài ra còn có những nhân tố mới, ví dụ như gần đây Trung Quốc đưa ra cảnh báo về dịch cúm trên heo, từ heo có thể lây sang người và con vật khác, thì đấy sẽ là đe dọa rất lớn cho một nước ngay cạnh Trung Quốc như Việt Nam. Thì những tính toán mục tiêu GDP lúc bấy giờ chưa có yếu tố dịch heo có thể xảy ra.”
Nhưng Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, vẫn có thể hy vọng tăng trưởng, nếu có thêm một số điều kiện khác từ bên ngoài, ví dụ EU sớm đưa vào thực hiện EVFTA, hay những quốc gia đối tác thúc đẩy phát triển kinh tế của nước họ, thì cũng có thể thúc đẩy được phần nào kinh tế Việt Nam, giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP từ 3% đến 4% của mình.
Việt Nam: Bình luận về kế hoạch
liên quan 750 nghìn dân phòng, bảo vệ
Việt Nam sẽ tổ chức gần 750.000 dân phòng, bảo vệ dân phố, công an bán chuyên trách thành một lực lượng mới, theo báo chí chính thống của nhà nước hôm 07/7/2020, trong lúc có ý kiến từ giới phản biện xã hội và xã hội dân sự cho rằng cần xem xét lại nhu cầu thực sự đối với các lực lượng này lâu nay.
Việt Nam: ‘Xu hướng chuyên chế làm tổn hại cải cách’
Hôm thứ Ba, báo Thanh Niên phiên bản điện tử đưa tin:
“Gần 750.000 dân phòng, bảo vệ dân phố và công an bán chuyên trách sẽ được tổ chức thành lực lượng mới có tên là Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự, theo đề xuất của Bộ Công an.
“Đó là nội dung đáng chú ý của dự án luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, vừa được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến.”
Tờ báo là diễn đàn của Hội thanh niên Việt nam dẫn trích nội dung tờ trình của Bộ Công an Việt Nam cho biết thêm:
“Hiện nay, về bố trí 3 lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách) tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đang có tình trạng không thống nhất.
“Trên một địa bàn cấp xã cùng tồn tại các lực lượng quần chúng với tên gọi khác nhau và đều do Ủy ban Nhân dân cấp xã thành lập, cùng thực hiện một nhiệm vụ nên dễ dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, chồng lấn.
“Do đó, theo Bộ Công an, việc tổ chức lại các lực lượng này thành lực lượng với tên gọi chung sẽ góp phần kiện toàn, tinh gọn bộ máy; kiện toàn lực lượng. Việc điều chỉnh thống nhất 3 lực lượng này sẽ khắc phục hạn chế, bất cập hiện nay khi người dân rất khó phân biệt tên gọi, nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, địa bàn, phạm vi hoạt động… của các lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.”
‘Đang lấy ý kiến’
Một nguồn khác, trang mạng “Luật sư Việt Nam”, cơ quan thuộc Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong bài viết có tựa đề “từ hôm 01/7 cho biết thêm chi tiết:
“Bộ Công an đề xuất gộp chung 73.000 bảo vệ tổ dân phố, 550.000 dân phòng và trên 126.000 công an xã, thị trấn không chính quy thành ‘lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở’…
“Về lực lượng bảo vệ dân phố: Đã thành lập được 1.882 ban bảo vệ dân phố, 15.656 tổ bảo vệ dân phố, với tổng số là 72.456 thành viên.
“Về lực lượng dân phòng: Đã thành lập được 42.476 đội dân phòng với trên 543.095 đội viên. Về lực lượng Công an xã: Toàn quốc có 126.084 Công an xã, thị trấn không phải là Công an chính quy đã kết thúc vụ Công an xã và tiếp tục tham bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn xã.
“Dự thảo đang được lấy ý kiến công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công an (hết hạn ngày 24/8/2020), dự kiến có hiệu lực vào năm 2022.
“Từ năm 2018, Bộ Công an bắt đầu thực hiện đề án đưa 25.000 công an chính quy về xã. Đến hết tháng 6, toàn quốc có trên 80% số xã được bố trí công an chính quy với gần 20.000 người, thay thế cho gần 14.000 phó trưởng công an xã, thị trấn và 113.000 công an viên.”
‘Bước đi nguy hiểm’?
Hôm 07/7, hai nhà phản biện độc lập và hoạt động dân sự từ Việt Nam đã cho BBC News Tiếng Việt biết bình luận trên quan điểm riêng của mình về động thái trên của Bộ Công an Việt Nam, sau đây là nội dung hỏi đáp được thực hiện qua bút đàm:
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A (nguyên Viện trưởng Viện phản biện độc lập IDS đã tự giải thể): Tôi cho đây là một bước đi rất nguy hiểm vì nó chính thức hóa các lực lượng có quân số ¾ triệu người mà lẽ ra đã phải giải thể từ lâu vì vài lý do sau đây:
Tăng bộ máy do Bộ Công An chỉ huy lên quá cao có thể là một cố gắng tăng quyền lực của Bộ CA, sẽ làm cho ảnh hưởng của bộ này tăng quá đáng so với các bộ khác và làm méo mó bản thân chính quyền;
Báo Thanh niên nói để tinh gọn bộ máy v.v…, nhưng tôi nghĩ ngược lại và chắc chắn sẽ tăng chi phí ngân sách cho lực lượng của Bộ Công an;
Theo báo Thanh niên, ông Bộ trưởng nói là để đảm bảo các quyền con người nhưng chính bài báo nói các nội dung thì thật ra để đàn áp nhân quyền và chắc chắn bị thế giới lên án.
Theo tôi, hoàn toàn không cần lực lượng này và nên giải thể chúng chứ không phải nâng cấp như ý định của Bộ Công an.
Nhà báo tự do, blogger Nguyễn Hữu Vinh (Cựu Thiếu tá An ninh, từng làm việc tại Cục bảo vệ chính trị 1, Bộ Công an): Theo báo chí đưa tin, thì đây mới là nội dung dự án “luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở” vừa được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến.
Đây có vẻ như một bước “luật hóa”, “chính quy hóa” các lực lượng như “bảo vệ dân phố”, “dân phòng”… Về tổng quát thì nên làm.
Thế nhưng, xem qua một số nội dung về quyền hạn, tổ chức bộ máy, quản lý, huấn luyên v.v.., thấy quy mô quá khác thường, song lại bị chống chéo về quản lý. Ví dụ: “Bộ Công an sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước” lực lượng này, tuy nhiên nó lại “chịu sự lãnh đạo, điều hành, quản lý về tổ chức và chỉ đạo chung về công tác của Đảng ủy, UBND xã, phường, thị trấn.”
Về các điều kiện làm việc có vẻ được tăng thêm, nhưng chưa rõ về các khâu tuyển dụng, huấn luyện, quyền hạn v.v… khi thi hành nhiệm vụ.
BBC: So với đề án tái cấu trúc mô hình, tổ chức, bộ máy đã hiện thực hóa mới đây trong Bộ Công an, trong đó có xóa bỏ cấp Tổng cục, kể cả Tổng cục Tình báo cũng bị ảnh hưởng, thì động thái mới này mà hiện nay đag là dự luật, đề xuất xin ý kiến, có thể được hiểu như thế nào?
TS. Nguyễn Quang A: Theo tôi, chỉ có thể suy ra sự tham quyền lực, sự tham bành trướng nhân sự và đi kèm là ảnh hưởng, quyền lực của Bộ Công an.
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Về hình thức, nó như thể “đánh bùn sang ao”. Cụ thể hơn: việc thay đổi tổ chức bộ máy Bộ Công an vừa qua chỉ là “trở lại như xưa” thôi, chẳng có gì mới mẻ. Nay nó lại có chiều hướng “phình” là chỗ khác. Trong khi thực tế bao năm nay thấy rõ cần có một sự cải tổ toàn bộ bộ máy công an trong cả nước (như tôi đã có những bài viết nêu một số ý kiến liên quan).
BBC: Về tính thời điểm của đề xuất dự luật và chủ trương này, các ông thấy thế nào?
TS. Nguyễn Quang A: Tôi nghĩ có lẽ họ muốn siết chặt bộ máy kiểm soát toàn dân, bộ máy đàn áp nhân danh ‘AN NINH’ vì an ninh luôn được họ diễn giải một cách tù mù để đàn áp những người có ý kiến không giống họ. Có lẽ họ học Trung Quốc để tăng cường kiểm soát nhân dân và đàn áp bất đồng chính kiến, đi ngược lại sự tiến bộ của đất nước, có lẽ họ đang sợ vụ Đồng Tâm và muốn siết chặt hơn sự kìm kẹp.
Ông Nguyễn Hữu Vinh: Trước hết, Bộ Công an cần phổ biến rộng rãi, chi tiết nội dung dự án; không chỉ đưa lên trang mạng của Bộ, mà còn cần có nhiều hình thức giải trình thật sáng rõ, nêu ra những mặt lợi/ không lợi trong việc tổ chức lực lượng này. Cần có thời gian dài, có nhiều hình thức lấy ý kiến phản biện.
Đồng thời, một yêu cầu quan trọng, cần có song hành (lẽ ra phải có trước), là phải tổng kết toàn bộ kinh nghiệm thực tế của việc tồn tại lực lượng dân phòng, bảo vệ dân phố từ khi nó ra đời đến nay. Trên cơ sở đó mới có thể đánh giá được thấu đáo mọi khía cạnh của dự án này.
Biết đâu, nếu có sự tổng kết nghiêm túc, công luận sẽ thấy là nên giải tán toàn bộ các lực lượng đó?
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53324522
Điểm tin trong nước sáng 7/7: Tây Nguyên
đã có 50 người nhiễm và 3 ca tử vong do dịch bạch hầu
Tâm Tuệ
Mục điểm tin trong nước sáng thứ Ba (7/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
Tây Nguyên đã có 50 người nhiễm và 3 ca tử vong do dịch bạch hầu
Theo nguồn tin từ Tuổi Trẻ, từ đầu năm 2020 đến nay đã ghi nhận 53 ca bệnh bạch hầu tại khu vực Tây Nguyên, trong đó 3 ca đã tử vong.
Tỉnh Đắk Nông có 21 bệnh nhân, Kon Tum 22 bệnh nhân và Gia Lai 10 bệnh nhân. Hiện ổ dịch tại Gia Lai vẫn đang hoạt động.
Cơ quan y tế đã xác định tại Đắk Nông có gần 880 người có tiếp xúc gần với bệnh nhân. Tỉnh Kon Tum đã cách ly 3 ổ dịch từ ngày 30/6 và điều trị dự phòng cho gần 2.500 người.
Núi rác Cam Ly sạt lở lần 2
Bãi rác Cam Ly lớn nhất TP. Đà Lạt vừa bị sạt lở vào sáng 6/7. Theo thông tin từ báo Tuổi trẻ thì hàng trăm tấn rác thải và nước thải phát sinh đổ xuống gần khu vực nhà dân.
Đợt sạt lở lần này có vị trí trùng với đợt sạt lở vào tháng 8/2019. Như vậy, trong chưa đầy 1 năm nhưng bãi rác đã bị sạt lở hai lần.
Vụ sạt lở mới không gây ảnh hưởng nhà kính và hoa màu của người dân. Tuy nhiên, tại vị trí núi rác sạt lở, xuất hiện nhiều dòng chảy có màu nước đen kịt bốc mùi hôi rất khó chịu bắt đầu áp sát vào khu vực sinh sống và canh tác nông nghiệp của người dân với khoảng cách chừng 50m.
Phía đơn vị quản lý bãi rác Cam Ly, Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt đã tới khảo sát, kiểm tra hiện trường tại địa điểm sạt lở sáng ngày 6/7.
Cảnh báo mưa lớn gây sạt lở ở các tỉnh phía Bắc
Theo dự báo của cơ quan khí tượng thủy văn, các tỉnh phía Bắc chịu mưa lớn cục bộ gây sạt lở. Từ cuối tháng Sáu đến ngày 4/7, nhiều tỉnh miền bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La… phải hứng chịu nhiều đợt mưa lớn, gây lũ quét, sạt lở đất và thiệt hại về người. Dự báo tình hình mưa lớn cục bộ có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong những ngày tới.
Giá vàng chạm mốc 50 triệu đồng/lượng, cao hơn vàng thế giới
Theo ghi nhận của Tuổi trẻ, cuối ngày 6/7, giá vàng miếng SJC tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay khi chạm mốc 50,02 triệu đồng/lượng, phá vỡ đỉnh đã lập trước đó là 49,95 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng thế giới cuối ngày 6/7 lại giảm nhẹ, chỉ còn 1.773,4 USD/ounce. Quy đổi theo tỉ giá niêm yết tại ngân hàng tương đương 49,78 triệu đồng/lượng. Như vậy giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 240.000 đồng/lượng.
Điểm tin trong nước tối 7/7:
‘100% công dân không hài lòng thái độ công vụ’:
Sở Công thương Đà Nẵng nói gì?
Tâm Minh – Hiểu MinhMục điểm tin trong nước tối thứ Ba (7/7) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:
‘100% công dân không hài lòng thái độ công vụ’: Sở Công thương Đà Nẵng nói gì?
Ngày 7/7, ông Nguyễn Hà Bắc, Giám đốc Sở Công thương TP. Đà Nẵng cho Thanh Niên biết, vừa có công văn gửi Ban Pháp chế HĐND TP. Đà Nẵng phản hồi nội dung 100% công dân không hài lòng với thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức tại bộ phận tiếp nhận của Sở (tại báo cáo thẩm tra của Ban này tại kỳ họp HĐND TP. Đà Nẵng khai mạc ngày 6/7).
“Số liệu tỷ lệ 100% không hài lòng về thái độ phục vụ, hướng dẫn của công chức tại bộ phận tiếp nhận của Sở Công thương tại báo cáo thẩm tra số 629/BC-HĐND về kết quả khảo sát mức độ hài lòng đối với dịch vụ hành chính công là chưa chính xác”, ông Bắc thông tin.
Theo ông Bắc, Ban Pháp chế HĐND TP. Đà Nẵng sử dụng kết quả tại phần mềm khảo sát trực tuyến www.cchc.danang.gov.vn từ ngày 1/1 – 25/6, giai đoạn này Sở Công thương chỉ có 1 công dân tiến hành đánh giá mức độ hài lòng vào ngày 3.3.2020 và đánh giá kết quả là “chưa hài lòng”.
Ông Bắc cho rằng việc chỉ căn cứ vào 1 đánh giá của công dân trên phần mềm khảo sát để xác định tỷ lệ 1 đánh giá chưa hài lòng/tổng số 1 đánh giá (tương đương với 100% đánh giá) là số liệu chưa đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, chưa khách quan, chưa mang tính đại diện và chưa phản ánh thực tế hoạt động của Sở theo đúng các quy định liên quan đến việc khảo sát mức độ hài lòng của UBND TP.
Bãi rác Cam Ly, Đà Lạt sạt lở lần 2
Bãi rác Cam Ly lớn nhất TP. Đà Lạt tiếp tục sạt lở vào sáng 6/7.
Truyền thông trong nước cho hay vụ sạt lở khiến hàng trăm tấn rác thải và nước thải phát sinh đổ xuống gần khu vực nhà dân. Đợt sạt lở lần này có vị trí trùng với đợt sạt lở vào tháng 8/2019. Như vậy, chưa đầy 1 năm nhưng bãi rác đã bị sạt lở hai lần.
Tại vị trí núi rác sạt lở, xuất hiện nhiều dòng chảy có màu nước đen kịt bốc mùi hôi rất khó chịu bắt đầu áp sát vào khu vực sinh sống và canh tác nông nghiệp của người dân với khoảng cách chừng 50m.
Phía đơn vị quản lý bãi rác Cam Ly, Công ty Dịch vụ đô thị Đà Lạt đã tới khảo sát, kiểm tra hiện trường tại địa điểm sạt lở sáng ngày 6/7.
Bãi rác Cam Ly nằm trên đỉnh một quả đồi cao khoảng 60m, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 3 km.
Theo phản ánh của người dân, bãi rác này nhiều năm qua thường xuyên gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
Nguyên phó phòng VKS bị bắt
Trịnh Minh Châu, nguyên phó phòng kiểm sát, khiếu tố của VKSND tỉnh Đồng Nai bị bắt với cáo buộc lừa nhiều người mua dự án “ma”, công an Đồng Nai cho VnExpress biết ngày 7/7.
Trước đó, nhiều người trình báo, hai năm trước ông Châu lợi dụng mối quan hệ kêu gọi góp vốn mua bán đất dự án. Tin tưởng ông này làm ở VKS, họ đã đưa tiền để đặt cọc hoặc góp vốn nhưng sau đó không được cung cấp giấy tờ pháp lý hay vị trí các thửa đất đã mua.
Vào cuộc điều tra, Công an Đồng Nai xác định ông Châu có dấu hiệu lừa đảo hơn 5 tỷ đồng của các nạn nhân.
Trả lời VnExpress, ông Nguyễn Mạnh Thắng (Viện phó VKSND Đồng Nai) nói, ông Châu đã nghỉ việc hơn hai năm nay. Hành vi bị cho là lừa đảo xảy ra trong thời gian ông này đã nghỉ việc. Cơ quan điều tra đang mở rộng vụ án.
Cán bộ thú y khai chiếm đoạt tiền hỗ trợ dịch tả lợn châu Phi
Sáng 7/7, lãnh đạo UBND TX. Kinh Môn, tỉnh Hải Dương cho Thanh Niên biết, đã khởi tố bà Phạm Thị Phương (36 tuổi, ngụ khu dân cư số 4, P.Phú Thứ, TX.Kinh Môn) vì hành vi chiếm đoạt tiền nhà nước hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi.
Theo cơ quan công an, trong thời gian P. Phú Thứ xảy ra dịch tả lợn châu Phi, bà Phạm Thị Phương là Trưởng ban Thú y P. Phú Thứ, đã lập khống số lợn của 3 hộ dân để hưởng số tiền 170,4 triệu đồng.
Ngoài ra, bà Phạm Thị Phương cũng đã chuyển số lợn nhỏ bị tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi của 3 hộ dân thành lợn to để hưởng 49,3 triệu đồng. Tổng số tiền mà bà Phạm Thị Phương chiếm đoạt từ ngân sách là 219,7 triệu đồng.
Công an TX. Kinh Môn đang làm rõ vụ việc.