Tin Biển Đông – 06/07/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 06/07/2020

Biển Đông: TQ dồn dập tập trận trong khi Mỹ phô trương hỏa lực

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz đến Biển Đông để tập trận trong khi quân đội Trung Quốc cũng đang diễn tập nơi đây khiến tình hình khu vực ngày một căng thẳng.

Đây là một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Mỹ ở Biển Đông trong nhiều năm qua và bắt đầu đúng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7.

Động thái này của Mỹ được triển khai giữa lúc Trung Quốc cũng đang tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1/7 đến 5/7.

Quy mô lớn nhất từ trước đến nay

Tàu sân bay USS Ronald Regan và USS Nimitz đã bắt đầu tiến hành một trong những cuộc tập trận lớn nhất của Hải quân Mỹ trong những năm gần đây. Cuộc tập trận ở Biển Đông bao gồm các chuyến bay với cường độ cao, mô phỏng năng lực tác chiến ở mức độ cao nhằm đánh giá khả năng tác chiến của các máy bay trên 2 tàu sân bay này.

Trong các cuộc tập trận phòng không và tấn công, các máy bay từ USS Ronald Regan và USS Nimitz mô phỏng các cuộc tấn công của kẻ thù nhằm kiểm tra năng lực phát hiện, đánh chặn và đối phó các mối đe dọa của hải quân Mỹ. Các bài tập cũng nhằm nâng cao trình độ của phi công đồng thời cung cấp cho lực lượng trên tàu kinh nghiệm hiệp đồng tác chiến phòng thủ trong một môi trường thực tế.

Mỹ đưa tàu sân bay và nhiều tàu chiến đến Biển Đông

Việt Nam, Mỹ nói về nâng cấp quan hệ, phản đối Trung Quốc

Máy bay chiến đấu tấn công và máy bay phản lực chiến tranh điện tử đã cất cánh cả ngày lẫn đêm từ hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông để mô phỏng các cuộc tấn công vào căn cứ của kẻ địch.

Chuẩn Đô đốc George M. Wikoff cho biết “các chuyến bay diễn ra liên tục, hàng trăm chuyến mỗi ngày”, đồng thời khẳng định cuộc tập trận không nhằm đáp trả trực tiếp cuộc tập trận của Trung Quốc. Theo đài CNN, đợt huấn luyện này đã được lên kế hoạch từ lâu và nằm trong cam kết của Mỹ về đảm bảo tự do hàng hải.

Sĩ quan Todd Whalen, chỉ huy nhóm tàu khu trục hộ tống USS Nimitz, cho biết ngoài các loại vũ khí tấn công diệt hạm tầm xa, các vũ khí chống tàu ngầm cũng được bắn thử trong cuộc tập trận này.

Trong thời gian gần đây, Mỹ có lúc triển khai cùng lúc 3 tàu sân bay đến khu vực này. Riêng cuộc tập trận nói trên là một trong những cuộc tập trận lớn nhất của Hải quân Mỹ ở Biển Đông trong những năm gần đây.

Mỹ gửi tín hiệu gì trên Biển Đông?

Báo Wall Street Journal dẫn lời chuẩn đô đốc George Wikoff nói: “Mục đích của việc tập trận là để phát đi tín hiệu rõ ràng cho các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định khu vực”.

Theo The New York Times, việc triển khai một tàu sân bay Mỹ và một số tàu chiến thường được sử dụng như một tín hiệu để ngăn chặn kẻ địch. Triển khai hai nhóm tàu sân bay cùng lúc được xem là sự phô diễn binh lực nổi bật. Vào năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng lúc đó là Ashton B. Carter đã thăm hai tàu sân bay đang hoạt động tại Biển Đông như một lời nhắc nhở tới Bắc Kinh về cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh trong khu vực.

Thượng úy James Adams, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, cũng khẳng định chiến dịch này không nhằm đáp trả bất kỳ sự kiện chính trị nào. Nhưng vào đầu tuần này, Lầu Năm Góc cho biết họ đang theo dõi các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc tại vùng biển có nhiều tranh chấp gần quần đảo Hoàng Sa.

Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’

Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương

“Các cuộc tập trận (của Trung Quốc) là động thái mới nhất trong chuỗi hành động nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải phi pháp, gây bất lợi cho các nước Đông Nam Á ở Biển Đông”, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ nêu rõ.

“Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm phản ứng lại bất kỳ sự kiện chính trị hay sự kiện nào trên thế giới. Hoạt động này là một trong nhiều cách mà Hải quân Hoa Kỳ thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương”, CNN dẫn lời ông Joe Jeiley, phát ngôn viên Hạm đội 7.

Nội dung không có

Trong một động thái liên quan, máy bay ném bom chiến lược B-52 từ Louisiana đã thực hiện một nhiệm vụ kéo dài 28 giờ để huấn luyện với máy bay phản lực từ các hàng không mẫu hạm USS Ronald Regan và USS Nimitz ở Biển Đông, theo thông tin từ Không quân Hoa Kỳ.

Trung tá Christopher Duff, chỉ huy phi đội ném bom 96, nhấn mạnh việc tham gia của lực lượng ném bom B-52 cho thấy “khả năng của Mỹ trong việc triển khai nhanh chóng máy bay ném bom chiến lược tới tiền phương và thực hiện tấn công tầm xa”.

Trung Quốc phản ứng ra sao?

Đáp trả tuyên bố của Lầu Năm Góc rằng các cuộc tập trận của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa làm gia tăng căng thẳng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu rằng quần đảo Hoàng Sa là một phần của lãnh thổ vốn có và không thể chối cãi của Trung Quốc.

Ông Triệu Lập Kiên lưu ý rằng nguyên nhân cơ bản gây mất ổn định ở Biển Đông là do các hoạt động quân sự quy mô lớn và sự phô diễn sức mạnh của một số quốc gia ngoài khu vực với những lời dối trá hàng chục ngàn dặm, một thông điệp rõ ràng là nhằm thẳng về phía Mỹ.

Biển Đông: Bình luận về đối đầu Mỹ – Trung, và diễn tiến sau vụ Repsol

Biển Đông: TQ phản ứng trước ba nhóm mẫu hạm Mỹ

Theo Hoàn cầu Thời báo, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng xấu đi do một chuỗi sự kiện diễn ra bao gồm chiến tranh thương mại, đại dịch COVID-19, vấn đề Đài Loan và Hong Kong.

Tờ này dẫn lời chuyên gia cho rằng hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ không khác gì hơn là những con hổ giấy trước ngưỡng cửa của Trung Quốc, vì khu vực này hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) với những vũ khí đặc biệt có thể phá hủy tàu sân bay.

“Cuộc tập trận của Mỹ chỉ đơn thuần là một màn phô diễn để khỏa lấp sự mất mặt của mình trong việc kiểm soát đại dịch, và điều này cho thấy họ đã đánh mất lá bài Hong Kong sau khi Trung Quốc ban hành luật An ninh quốc gia nên phải chuyển trọng tâm sang Biển Đông và Đài Loan để ngăn chặn Trung Quốc”, theo chuyên gia phân tích.

Song Zhongping, một chuyên gia quân sự và bình luận viên truyền hình Trung Quốc, nói với Hoàn cầu Thời báo hôm Chủ nhật rằng động thái của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự ở Tây Thái Bình Dương, được thiết kế để thể hiện rằng quyền bá chủ trong khu vực là không thể lay chuyển, và tăng cường niềm tin cho các đồng minh khu vực của Hoa Kỳ.

Wang Ya’nan, một chuyên gia về máy bay và biên tập viên chính của tạp chí Tri thức Hàng không, nói với Hoàn cầu Thời báo vào Chủ Nhật rằng chuyện máy bay và tàu sân bay Mỹ cùng gặp nhau trên Biển Đông không phải là “ngẫu nhiên”.

“Bằng cách tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông, Mỹ rõ ràng đang muốn cho Trung Quốc thấy họ đang có gì tại khu vực”, Wang lập luận.

Về phía Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm 2/7 cũng đã lên tiếng phản đối: “Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần tuyên bố DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”.

Bà Hằng cho biết Việt Nam đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Trung Quốc không lặp lại vi phạm tương tự trong tương lai.

https://www.bbc.com/vietnamese/53303860

 

Những con sóng dữ phía sau những cuộc tập trận

Những ngày đầu tháng 7 Biển Đông hầm hập nóng. Nhưng nóng nhất là chuyện Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ ngày 1 đến 5/7. Để dằn mặt Trung Quốc, Mỹ lập tức tập trận quy mô lớn nhất trên Biển Đông từ trước đến nay. Cuộc tập trận của Hải quân Mỹ bắt đầu đúng vào ngày Quốc khánh Mỹ, 4/7.

Các nhà bình luận đang tập trung theo dõi. Những ý kiến đầu tiên cho rằng: Bắc Kinh muốn tỏ rõ thái độ cảnh cáo Mỹ đã “quấy rối” và “lộng hành” trên biển, đồng thời khẳng định “quyền bất khả xâm phạm đối với Tây Sa” (Hoàng Sa của Việt Nam). Đây cũng là thái độ của Bắc Kinh không tán thành quan điểm về giải quyết các bất đồng trên biển Đông của nhiều quốc gia tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa họp trực tuyến hôm 26/6, do Hà Nội chủ trì.

Việc Trung Quốc bất ngờ tổ chức các cuộc tập trận của tại vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, là động thái “gây khiêu khích cao độ”, gây bất lợi cho quan hệ Bắc Kinh với ASEAN.  Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã khẳng định, cuộc tập trận của Bắc Kinh vi phạm chủ quyền của Việt Nam.  Hà Nội đã giao thiệp, trao công hàm phản đối và yêu cầu Bắc Kinh không lặp lại hành động này trong tương lai. Có thể nói, Trung Quốc có nững hành động trơ tráo, vượt quá giới hạn tại Biển Đông, không tôn trọng các đường biên giới được quy định theo luật pháp quốc tế.

Có câu ngạn ngữ của chính người Hán, đại ý, những ngọn sóng dữ sẽ nhấn chìm anh nếu anh bơi trên mặt nước bình yên quá dễ. Giờ đây sóng biển Đông đã nổi. Mỹ đã phô diễn sức mạnh quân sự của một quốc gia đứng đầu thế giới. Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Regan và USS Nimitz của Mỹ ập tới biển Đông đúng lúc. Mặc dù Mỹ tuyên bố: Mục đích của cuộc tập trận là cải thiện năng lực phòng không và các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa, nhưng ai cũng hiểu, đây là đòn cảnh cáo Bắc Kinh.

Trong thông báo ngày 5-7, Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định, Mỹ và các nước khác có quyền tự do đi lại, bay qua và hoạt động ở bất kỳ khu vực nào luật quốc tế cho phép trên Biển Đông.Tình huống giả định là, kẻ thù tấn công nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, đồng thời xuyên thủng lá chắn phòng thủ kiên cố. Phản công lại, các tàu chiến Mỹ hiệp đồng, tạo hệ thống phòng thủ nhiều lớp trước khi đáp trả bằng tên lửa tầm xa. Đây là tình huống đặc biệt gay cấn xảy ra từtrước đến nay.

Cuộc diễn tập của Mỹ diễn ra vào cả ban đêm, có những lúc thời tiết sắp mưa lớn. Các bài huấn luyện “cơ bản” như cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay được tiến hành liên tục trong lúc hạm đội di chuyển.Các lực lượng tấn công đã tiến hành một loạt bài tập chiến thuật để tăng cường tối đa năng lực phòng không và mở rộng hết mức khả năng không kích chính xác tầm xa của các chiến đấu cơ trên tàu sân bay.

Ngoài các loại vũ khí tấn công diệt hạm tầm xa, các vũ khí chống tàu ngầm cũng được thử lửa trong cuộc tập trận lần này.

Sau khi Mỹ tiến hành lập trận, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên trơ trẽn nói trong cuộc họp báo thường kỳ rằng: quần đảo Tây Sa là một phần của lãnh thổ vốn có của Trung Quốctừ thời thượng cổ, đây là không thể chối cãi.Ông Triệu không ngại ngần nói trắng ra rằng, nguyên nhân cơ bản gây mất ổn định ở Biển Đông là do Mỹ. Các hoạt động quân sự quy mô lớn và sự phô diễn sức mạnh của một số quốc gia ngoài khu vực với những lời dối trá hàng chục ngàn dặm là âm mưu rất thâm độc của tư tưởng bành trướng.

Tờ Hoàn Cầu của Trung Quốc – tên lính xung kích trong các hành động tuyên truyền dối trá, kích động- dẫn lời chuyên gia: hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ không khác gì hơn là những con hổ giấy trước ngưỡng cửa của Trung Quốc, bởi khu vực này hoàn toàn nằm trong lòng bàn tay của Quân độiTrung Quốc. Mỹ quên một điều rằng, Hải quân Trung Quốc giờ đây đã lớn mạnh, có những vũ khí đặc biệt có thể “bóp nát” tàu sân bay.

Những con sóng dữ đã nổi lên ở biển Đông. Dư luận thế giới cho rằng, sự phản ứng kịp thời, cứng rắn của Mỹ lúc này là cần thiết. Bởi cuộc tập trận quy mô lớn của Hải quân Trung Quốc trong mấy ngày qua là vi phạm trắng trợn chủ quyền trên biển của Việt Nam, Philippines và các nước liên quan. Nếu Mỹ “cho qua” lần này thì Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động ngông cuồng khác, theo con bài mà bao năm nay các thế hệ đại bá đã từng làm.

H.Đ

http://biendong.net/dam-luan/35670-nhung-con-song-du-phia-sau-nhung-cuoc-tap-tran.html

 

Thông điệp ‘nắn gân’ TQ

Trong thông báo được phát đi ngày 4-7, hải quân Mỹ khẳng định cuộc tập trận của hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz “đã được lên kế hoạch từ lâu” và sẽ không diễn ra gần thực thể tranh chấp nào trên Biển Đông, theo Đài CNN.

Đây là một trong những cuộc tập trận hải quân lớn nhất của Mỹ ở Biển Đông trong nhiều năm qua và bắt đầu đúng Quốc khánh Mỹ 4-7, diễn ra đúng thời điểm Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn từ ngày 1 đến 5-7 ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Động thái mạnh mẽ

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 3-7 biện minh ngang ngược rằng nước này có quyền làm bất kỳ điều gì trong lãnh thổ của mình, khi trả lời câu hỏi về cuộc tập trận ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Ông này cũng đáp trả lại các chỉ trích của Mỹ và ám chỉ chính các cuộc tập trận của Washington mới là nguyên nhân gây bất ổn – một luận điệu khác cũng đã được Bắc Kinh sử dụng nhuần nhuyễn để biến Biển Đông thành vấn đề của riêng Trung Quốc và các nước nhỏ.

Do vậy, thông tin Mỹ đưa hai tàu sân bay cùng ít nhất 4 tàu chiến khác, trong đó có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, tập trận được giới quan sát xem như một thông điệp mang tính cảnh báo mạnh mẽ tới Bắc Kinh.

“Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm đáp lại sự kiện chính trị quốc tế nào mà chỉ là một trong nhiều cách hải quân Mỹ sử dụng để thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” – sĩ quan Joe Jeiley, người phát ngôn Hạm đội 7, đưa ra tuyên bố chừng mực về việc lần đầu tiên kể từ năm 2014 có hai tàu sân bay Mỹ cùng xuất hiện trên Biển Đông và hiệp đồng chỉ huy diễn tập, theo Đài CNN.

Trong khi đó, Sean Brophy – người phát ngôn của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan – nhấn mạnh sự hiện diện này chứng minh cho “các cam kết lâu dài của Mỹ trong việc bảo vệ quyền của các quốc gia được tự do đi lại trên biển, trên không và hoạt động ở những khu vực được luật quốc tế cho phép”.

Trước đó, hôm 2-7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố lên án cuộc tập trận của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa chiếm đóng phi pháp của Việt Nam và nhấn mạnh “hành động của Trung Quốc chỉ làm bất ổn hơn nữa tình hình Biển Đông”.

Đừng hòng làm bá chủ!

Các tuyên bố trên của Mỹ cho thấy rõ quan điểm nhất quán của Washington lâu nay: Biển Đông không phải vùng biển của Trung Quốc. Mỹ và các nước khác có quyền tiến hành các hoạt động đi lại, phát triển kinh tế và làm những điều khác tại các khu vực được luật quốc tế cho phép trên Biển Đông.

Hôm 28-6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một thông điệp đáng chú ý trên Twitter. Ông cảnh báo Bắc Kinh không được xem Biển Đông là vùng chịu ảnh hưởng của mình.

Từ gốc ngoại trưởng Mỹ sử dụng là “maritime empire”, vốn được dùng để chỉ những vùng biển chịu sự thống trị và chi phối của một cường quốc hàng hải sau một loạt các hành động quân sự, chẳng hạn như Ấn Độ Dương và phía nam Đại Tây Dương đã từng bị người Anh kiểm soát.

Trong cuộc điều trần tại Hạ viện Mỹ ngày 1-7, ông Gregory B. Poling – giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải (Mỹ) – nhận định Trung Quốc sẽ không dễ dàng từ bỏ Biển Đông.

“Ông Tập Cận Bình đã đặt Biển Đông cùng những vấn đề khác vào trọng tâm của “Trung Hoa mộng”, thứ sẽ giúp ông ấy đảm bảo được tính chính danh của mình. Do đó trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy (các hành động hung hăng) tại Biển Đông”.

Tham vọng biến Biển Đông thành cái ao riêng bằng cách bất tuân luật pháp quốc tế của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối lớn từ cộng đồng quốc tế, dẫn đầu là Mỹ.

Nói như Ngoại trưởng Pompeo trên Twitter hôm 4-7, dù là ở Biển Đông hay bất kỳ nơi nào khác, các quốc gia phải ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ, tôn trọng quyền của các nước bất kể lớn hay nhỏ, quyền lực và khả năng quân sự ra sao.

ASEAN “đồng lòng” về UNCLOS 1982

Trong bài đăng trên báo South China Morning Post ngày 4-7, nhà nghiên cứu Collin Koh (Singapore) lưu ý một điểm đặc biệt trong tuyên bố chủ tịch Việt Nam thay mặt 10 nước ASEAN phát sau hội nghị cấp cao thứ 36.

Theo đó, lần đầu tiên sau nhiều năm và chỉ đến khi Việt Nam giữ vai trò chủ tịch, ASEAN đã tuyên bố Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) “là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các khu vực hàng hải. Mọi hoạt động ở các vùng biển và đại dương phải được thực hiện theo các khuôn khổ pháp lý được vạch ra trong UNCLOS 1982”.

Việc những dòng trên xuất hiện trong một văn bản có tính chất như tuyên bố chung đã cho thấy sự nhất trí của các nhà lãnh đạo ASEAN về tầm quan trọng của UNCLOS và thực thi nó, theo ông Collin.

http://biendong.net/bi-n-nong/35637-thong-diep-nan-gan-tq.html