Tin khắp nơi – 06/07/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/07/2020

Tổng thống Trump sẽ tổ chức mít tinh ngoài trời ở New Hampshire ngày 11/7 – Minh Hòa

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tổ chức một cuộc mít tinh ngoài trời vào ngày 11/7, tại sân bay quốc tế Portsmouth ở tiểu bang New Hamshire.

Chiến dịch tái tranh cử của ông đưa ra thông báo này hôm Chủ nhật (5/7). Đây là cuộc mít tinh thứ hai của ông Trump kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện tại Mỹ vào tháng 3.

Hãng tin Fox News trích lời thư ký báo chí của chiến dịch Trump, ông Hogan Gidley, cho biết: “Chúng tôi mong muốn có rất nhiều người yêu nước, yêu tự do đến với cuộc mít tinh và tôn vinh Hoa Kỳ, quốc gia vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”.

Fox News cho biết New Hampshire là khu vực có vị thế đặc biệt trong lịch sử chính trị của Tổng thống Trump. Bốn năm trước, ông Trump đã giành chiến thắng quan trọng tại cuộc bỏ phiếu sơ bộ ở New Hampshire, giành được đề cử làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, và cuối cùng là thắng lợi trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Boston Herald cho biết cuộc mít tinh “Make America Great Again” (tạm dịch: Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) sẽ bắt đầu từ lúc 8 giờ tối, tại sân bay quốc tế Portsmouth.

Chiến dịch tranh cử của ông Trump cho biết họ sẽ cung cấp các máy khử trùng tay và “tất cả những người tham dự sẽ được cung cấp khẩu trang và được khuyến khích đeo”.

Cuộc mít tinh gần đây nhất của chiến dịch Trump được tổ chức tại thành phố Tulsa, tiểu bang Oklahoma hôm 20/6. Ước tính có hơn 6.000 người tham gia cuộc mít tinh này, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Nghị sỹ Đảng Dân chủ Alexandria Ocasio-Cortez hoan hỉ tuyên bố những thanh niên dùng TikTok (mạng xã hội của Trung Quốc) đã giả mạo đăng ký nhận vé mít tinh nhưng không tham dự nhằm phá hoại sự kiện tranh cử của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, chiến dịch Trump đã bác bỏ thông tin này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-se-to-chuc-mit-tinh-ngoai-troi-o-new-hampshire-ngay-11-7.html

 

Tổng thống Trump: Hoa Kỳ là quốc gia xuất chúng

và đạo đức nhất trong lịch sử thế giới

Băng Thanh

Vào hôm 4/7, trong bài phát biểu tại buổi lễ mừng Quốc khánh ở thủ đô Washington, D.C., Tổng thống Trump nói rằng, Hoa Kỳ là quốc gia xuất chúng và đạo đức nhất trong lịch sử thế giới.

“Hai trăm bốn mươi bốn năm trước ở Philadelphia, 56 người ký Tuyên ngôn độc lập của chúng ta đã cam kết sinh mệnh, tài sản và danh dự thiêng liêng của họ để tuyên bố một cách dũng cảm về một sự thật vĩnh hằng rằng, tất cả chúng ta đều được tạo ra một cách công bình bởi Chúa”, Tổng thống Trump phát biểu.

“Nhờ có sự dũng cảm của những người yêu nước đó vào ngày 4/7/1776, nền cộng hòa Hoa Kỳ đứng vững ngày hôm nay là một quốc gia vĩ đại nhất, xuất chúng nhất và đạo đức nhất trong lịch sử thế giới”, Tổng thống nói.

Tổng thống tiếp tục: “Những nhà phát minh của ta, khoa học gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu, đã cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người trên toàn thế giới. Những phi hành gia gan dạ của ta đã cắm quốc kỳ Mỹ trên mặt trăng và nước Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên đặt chân lên Sao Hỏa. Tất cả người Mỹ đang sống hôm nay là hậu duệ của nền di sản hùng vĩ này. Chúng ta là con cháu của thế hệ những người dũng cảm nhất và quả cảm nhất từng bước chân trên mặt đất”.

Nói về những cuộc biểu tình phá hủy các bức tượng anh hùng dân tộc gần đây ở Hoa Kỳ, Tổng thống cho biết: “Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép một nhóm côn đồ giận dữ giật đổ các bức tượng và xóa sạch lịch sử của ta, nhồi sọ con cháu ta và giẫm nát nền tự do của ta. Chúng ta sẽ canh gác các giá trị quý báu, truyền thống, phong tục và tín ngưỡng của ta. Chúng ta sẽ dạy con cháu mình tôn trọng và yêu thương đất nước này, để chúng có thể xây dựng tương lai. Cùng với nhau, chúng ta sẽ chiến đấu vì giấc mơ Mỹ và chúng ta sẽ bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn lối sống Mỹ vốn bắt đầu từ năm 1492, khi Columbus tìm ra nước Mỹ”.

Nói về tương lai của nước Mỹ, Tổng thống cho biết: “Việc làm và công ty đang trở lại Hoa Kỳ như chưa từng thấy trước đây. Sức mạnh của thuế áp đặt lên các vùng đất nước ngoài mà từng lợi dụng nước ta trong hàng thập niên qua đã giúp chúng ta có thể tạo ra các thỏa thuận thương mại tuyệt vời mà trong quá khứ chưa từng có. Hàng chục tỷ đô la đang chảy về kho bạc Hoa Kỳ từ chính những quốc gia đó”.

“Chúng ta đã sản xuất máy thở, bắt đầu từ con số 0 vọt lên hàng chục nghìn, tới mức mà có quá thừa mức ta cần và nay đang phân phối nó tới nhiều nước khác như một cử chỉ thiện chí. Xét nghiệm cũng như vậy. Không có bộ xét nghiệm cho virus mới, nhưng nay chúng ta đã xét nghiệm cho gần 40 triệu người”.

“Và nay, giống như mọi điều khác, chúng ta đang trở thành nhà sản xuất kỷ lục các máy thở, chúng ta có nhiều xét nghiệm nhất, với chất lượng tốt nhất thế giới. Và chúng ta đang tự sản xuất quần áo y tế và khẩu trang, thiết bị phẫu thuật từ trong nước. Trước đây, những thiết bị này gần như là toàn bộ được làm từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, nơi, mỉa mai thay lại chính là nơi con virus này và các thứ khác bắt nguồn”.

Cuối cùng, Tổng thống nhấn mạnh: “Hào quang và vẻ đẹp của hệ thống hiến pháp của chúng ta mang lại các công cụ để chống lại những điều bất công, hàn gắn chia rẽ và tiếp tục công việc của những tiền nhân lập quốc bằng cách nhân rộng và mở ra phép màu của nước Mỹ. Nếu các vị tin tưởng vào công lý, vào tự do, hòa bình, các vị phải yêu quý những nguyên tắc lập quốc và những câu chữ trong hiến pháp của chúng ta, do nền tảng lập quốc của ta là hiến pháp. Đó là lý do vì sao nước ta lại hùng mạnh, bất chấp những điều tồi tệ vẫn xảy ra hết thế hệ này đến thế hệ khác…”.

Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống chúc người dân có một ngày Quốc khánh vui vẻ và cho biết năm tới sẽ là một trong những năm tuyệt nhất của nước Mỹ.

“Cầu Chúa phù hộ các bạn. Chúa phù hộ các anh hùng của ta. Mong Chúa phù hộ nước Mỹ”.

Theo Breitbart

Băng Thanh biên soạn

https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-hoa-ky-la-quoc-gia-xuat-chung-va-dao-duc-nhat-trong-lich-su-the-gioi.html

 

Mỹ điều thêm oanh tạc cơ B-52 đến Biển Đông

Mỹ vừa điều thêm máy bay ném bom B-52 đến tập trận chung với tàu sân bay USS Nimitz và nhóm tấn công tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Biển Đông.

Máy bay ném bom B-52 đã được điều đến tập trận với tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trên Biển Đông.

Không quân Mỹ cho biết, hôm 4/7 một máy bay ném bom B-52 Stratofortress thuộc Phi đội ném bom 96 từ Căn cứ không quân Barksdale (bang Louisiana) tham gia vào cuộc tập trận hải quân với nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Sau đó, máy bay này hạ cánh tại căn cứ không quân Andersen, trên đảo Guam.

Theo đó, máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã thực hiện nhiệm vụ kéo dài 28 giờ, nhằm thể hiện cam kết của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương đối với an ninh và ổn định tại khu vực này.

“Lực lượng đặc nhiệm máy bay ném bom chiến lược B-52 cho thấy khả năng của Mỹ trong việc triển khai nhanh đến một căn cứ tiền phương và thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa”, Trung tá Christopher Duff, chỉ huy phi đội ném bom số 96 nói.

Lực lượng Không quân Thái Bình Dương (PACAF) cho biết, đây là một phần nhiệm vụ của lực lượng máy bay ném bom do Bộ chỉ huy chiến lược Mỹ điều hành, nhằm thực hiện việc tác chiến và hỗ trợ các nỗ lực của Bộ chỉ huy, để duy trì sự ổn định và an ninh toàn cầu.

“Khi chúng tôi hoạt động trên khắp khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, các đơn vị Hạm đội của chúng tôi tiếp tục tìm kiếm mọi cơ hội để tăng cường khả năng phối hợp trong các hoạt động chung, kết hợp với tất cả các nhóm đối tác của chúng tôi”, ông Joshua Fagan, Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Không quân 70 (Task Force 70 Air Operations) thuộc Hải quân Mỹ  cho hay.

“Trong một số sự kiện gần đây, máy bay B-52 và B-1 của Không quân, máy bay của Hải quân và các tàu của Hải quân Mỹ cùng nhau diễn tập, thực hiện các hoạt động hỗ trợ, tích hợp trong thực hiện nhiệm vụ. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi thực hiện quy trình phối hợp và lập kế hoạch cho các hoạt động phối hợp chung”, Joshua Fagan cho biết thêm.

Theo tuyên bố của PACAF, các lực lượng máy bay ném bom chỉ huy chiến lược của Mỹ thường xuyên tiến hành các cam kết hợp tác an ninh tại khu vực, kết hợp với các đồng minh và đối tác. Các hoạt động này thể hiện khả năng của Mỹ trong việc chỉ huy, kiểm soát và thực hiện các nhiệm vụ ném bom trên khắp thế giới.

Chuẩn đô đốc George M. Wikoff – Chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan, nhấn mạnh “mục đích là phát đi tín hiệu rõ ràng tới các đối tác và đồng minh rằng chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực”.

http://biendong.net/bi-n-nong/35640-my-dieu-them-oanh-tac-co-b-52-den-bien-dong.html

 

2 người thiệt mạng, 8 người khác bị thương

sau vụ nổ súng tại hộp đêm ở South Carolina

Vào sáng sớm chủ nhật (ngày 5 tháng 7), một vụ nổ súng đã nổ ra ở một hộp đêm tại Greenville, South Carolina khiến 2 người thiệt mạng và 8 người bị thương nặng. Sở cảnh sát Greenville cho biết vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng tại câu lạc bộ Lavish Lounge, nơi có khoảng 200 người đang ăn mừng lễ Độc Lập.

Cảnh sát tại hiện trường cho biết có thể có nhiều tay súng và các nghi can này chạy trốn ngay sau khi phạm tội. Các viên chức cho biết hai nạn nhân thiệt mạng là cô Mykala Bell, 23 tuổi, và ông Clarence Johnson, 51 tuổi.

Tờ Greenvile News cho biết ông Johnson là nhân viên bảo vệ tại câu lạc bộ. Tính đến trưa chủ nhật, các viên chức tại Greenville vẫn chưa công bố thông tin cụ thể về những người bị thương hoặc các nghi can, nhưng Cảnh sát trưởng Habart Lewis cho biết cảnh sát đang tìm kiếm các thành viên băng đảng nổi tiếng và vụ nổ súng “có liên quan đến bạo lực băng đảng.”

Greenwich News cho biết thêm rằng một vụ nổ súng khác đã xảy ra một câu lạc bộ bên cạnh Lavish Lounge vào sáng sớm thứ bảy. Cảnh sát đang điều tra liệu hai vụ án này có liên quan đến nhau hay không.  (BBT)

https://www.sbtn.tv/2-nguoi-thiet-mang-8-nguoi-khac-bi-thuong-sau-vu-no-sung-tai-hop-dem-o-south-carolina/

 

Các thanh tra nhóm “đột kích”  của Thống Đốc Newsom

 bị chỉ trích sau khi ra lệnh ít nhất 12 nhà hàng

 ở quận Santa Clara phải đóng cửa

Khoảng 200 thanh tra trong nhóm “đột kích” mới do thống đốc California, Gavin Newsom thành lập đã đi khắp tiểu bang vào cuối tuần để thực thi các quy định và gặp phải rắc rối ở thành phố Morgan Hill của quận Santa Clara.

Trong một cuộc họp báo hôm thứ Bảy (4 tháng 7), thị trưởng Rich Constantine đã chỉ trích các viên chức mang vũ khí cùng với thành viên của Cơ Quan Kiểm soát Rượu Bia, sau khi họ ghé thăm ít nhất một chục nhà hàng và yêu cầu họ đóng cửa vào tối thứ Sáu (3 tháng 7). Ông Constantine không biết lý do các nhóm đột kích ra lệnh các nhà hàng phải đóng cửa khi họ được phép mở ngoài trời. Ông nói rằng đội đột kích đã không trích dẫn lệnh của bất cứ ai, mà còn quá “mạnh tay” và không cho biết các nhà hàng đã làm vi phạm điều gì.

Đáp lại, hôm thứ Bảy (4 tháng 7), Cơ Quan Kiểm soát Rượu bia California cho hay các nhà hàng không được phép hoạt động trở lại. Các nhóm “đột kích” của thống đốc được thành lập từ 10 cơ quan chính quyền tiểu bang, có nhiệm vụ thực thi các hướng dẫn kìm hãm sự lây lan của coronavirus. Khi giới thiệu họ hồi đầu tuần này, ông Newsom khẳng định các thanh tra có nhiệm vụ giáo dục các doanh nghiệp về hướng dẫn của tiểu bang.

Các thành viên được cấp phép và quyền thực thi đối với các doanh nghiệp phải tuân theo các hướng dẫn nghiêm ngặt. Tiểu bang đã mở rộng hạn chế trên hầu hết tiểu bang, kêu gọi đóng cửa quán bar, ăn uống trong nhà, rạp chiếu phim, sòng bài và các địa điểm khác để ngăn chặn tình trạng đông đúc trong kỳ nghỉ cuối tuần (BBT)

https://www.sbtn.tv/cac-thanh-tra-nhom-dot-kich-cua-thong-doc-newsom-bi-chi-trich-sau-khi-ra-lenh-it-nhat-12-nha-hang-o-quan-santa-clara-phai-dong-cua/

 

Mỹ: Nan giải

chuyện học sinh trở lại trường thời COVID-19

Các học khu trên khắp nước Mỹ đang trong quá trình đưa ra quyết định về việc làm thế nào để tiếp tục các lớp học trong bối cảnh dịch COVID-19 đang làm thay đổi hoàn toàn môi trường học đường, với việc xe buýt chở ít học sinh, học trên mạng, lớp học ngoài trời, theo AP.

Hiện nay các kế hoạch cho năm học sắp tới đang được đưa ra bàn thảo, và mỗi nơi mỗi khác. Có những ý kiến thảo luận rất xúc động từ phía phụ huynh, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều, gây căng thẳng giữa phụ huynh và ban học vụ, khiến việc đi học trở lại càng nan giải hơn khi mà số ca nhiễm COVID-19 đang tăng kỷ lục mỗi ngày.

Tại Florida, một số học khu muốn học sinh trở lại lớp học vào đầu tháng 8, mặc dù dịch bệnh đang gia tăng trong cộng đồng. Tính trung bình, gần đây tại Florida có hơn 7.000 ca nhiễm mới mỗi ngày – nhiều hơn bảy lần so với số ca được báo cáo vào tháng trước.

New Mexico, nơi chủ yếu tránh được các đợt bùng phát lớn, đang lên kế hoạch cho một mô hình kết hợp giữa học trên mạng và học tại lớp.

Phụ huynh ở New York yêu cầu các trường học mở cửa trở lại vào mùa thu. Và ở Maine, việc học ngoài trời được lên kế hoạch. Các quận toàn quốc đang đưa ra các quy tắc khác nhau về việc đeo khẩu trang.

Các quận cũng đang lo lắng về khả năng mua sắm các vật dụng như khẩu trang và nhiều xe buýt hơn. Các ban quản lý nhà trường cho biết việc số ca nhiễm tăng trở lại có thể phá vỡ kế hoạch tái mở cửa trường học.

Để cho học sinh giữ một khoảng cách an toàn trên xe buýt, các quận sẽ cần nhiều phương tiện hơn – một vấn đề đặc biệt khó khăn đối với các quận nông thôn. New Mexico đã ban hành hướng dẫn rằng xe buýt chỉ chở nửa số học sinh so với số ghế, theo bà Nancy Martira, phát ngôn viên của Bộ Giáo dục tiểu bang.

Ông Duncan Kirwood, một phụ huynh có hai con học cấp tiểu học ở trường Charter School for Applied Technologies ở Buffalo, New York, nói với AP: “Chưa có học khu nào thực sự vạch ra một kế hoạch rõ ràng về cách giữ an toàn cho trẻ em, đặc biệt là các em lớp nhỏ khó mà có thể giữ khoảng cách xã hội cả ngày, và chúng sẽ chạm vào mọi thứ, và lại hay tháo khẩu trang ra.”

https://www.voatiengviet.com/a/my-nan-giai-chuyen-hoc-sinh-tro-lai-truong-thoi-covid19/5491367.html

 

Michael Cohen có thể phải tiếp tục ngồi tù

vì rời khỏi nhà để ăn tối

tại nhà hàng ở thành phố New York

Vào tối thứ năm (ngày 2 tháng 7), tờ Washington Post đăng tải những bức ảnh độc quyền cho thấy cựu luật sư cá nhân của Tổng thống Trump, ông Michael Cohen, ngồi ở một chiếc bàn bên ngoài Le Bilboquet, một nhà hàng Pháp gần chung cư Park Avenue của ông. Các chuyên gia pháp lý cho biết bữa ăn này có thể khiến ông phải tiếp tục ngồi tù, dù chỉ mới vừa được thả không lâu trước đó.

Ông Cohen, 53 tuổi, đáng lẽ phải thụ án tù 3 năm vì các tội danh bao gồm trốn thuế, lừa đảo ngân hàng và nói dối với Quốc hội, cũng như che đậy các khoản thanh toán bằng tiền mặt cho ngôi sao phim người lớn Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal. Nhưng Cơ quan Quản trị Nhà tù liên bang (BOP) đã thả ông vào ngày 20 tháng 5 do đại dịch coronavirus.

Theo trang web của BOP, ông Cohen sẽ phải quản thúc tại gia cho đến ngày 22 tháng 11 năm 2021. Vào thời điểm ông Cohen được thả, luật sư của ông là Jeffrey K. Levine nói với tờ báo New York Times rằng thân chủ của ông rất mừng khi được về nhà trong một môi trường an toàn hơn, nhưng ông vẫn sẽ chịu quản thúc tại gia cho đến khi hết bản án. Tuy nhiên, sau khi các hình ảnh được công bố, ông Levine lại tuyên bố rằng ông Cohen “đang được quản thúc tại gia” và “không vi phạm bất kỳ điều khoản và điều kiện nào trong bản án.”

Các điều khoản quản thúc tại gia của BOP nói rằng “những người thụ án chỉ được ở tại khu vực được chỉ định, không được rời khỏi khu vực được chỉ định khi chưa được phép, và chỉ được rời đi khi đến tòa án hoặc trở lại nhà tù.” (BBT)

https://www.sbtn.tv/michael-cohen-co-the-phai-tiep-tuc-ngoi-tu-vi-roi-khoi-nha-de-an-toi-tai-nha-hang-o-thanh-pho-new-york/

 

Không muốn chết giữa đại dịch ở Mỹ,

người tị nạn xin hồi hương

Vào đầu tháng 6, anh Jose Munoz, một người El Salvador đang xin tị nạn tại Hoa Kỳ, quyết định hồi hương để bảo toàn mạng sống giữa lúc đại dịch COVID-19 đang hoành hành – bằng cách xin được trục xuất khỏi một trung tâm giam giữ người nhập cư ở bang Texas để trở về El Salvador, theo Reuters.

Vì số ca nhiễm COVID-19 gia tăng trong trại giam Houston Contract Detention Facility– nơi có 375 người bị giam giữ nhưng đến 105 ca bị nhiễm, theo dữ liệu của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và hải quan Hoa Kỳ (ICE) – anh Munoz cho Reuters biết anh sẽ khó mà không bị lây nhiễm vì chỉ có một chiếc khẩu trang để phòng bệnh, ngoài ra không có gì khác.

Trước đó vài tháng, anh sinh viên người El Salvador đã xin tị nạn tại Hoa Kỳ sau khi được cho là bị tấn công vì từ chối vận chuyển ma túy cho một băng nhóm, mà anh từ chối không nêu tên, với lý do lo ngại cho sự an toàn của mình. Nhưng đến tháng 6, anh sợ khó có thể giữ tính mạng trong trại giam nên đành xin hồi hương, biết rằng phán quyết tiếp theo trong hồ sơ xin tị nạn của anh sẽ còn nhiều tháng nữa mới được giải quyết.

“Tôi cảm thấy ở trong đó nguy hiểm hơn ở quê nhà,” anh Munoz nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tháng trước từ El Salvador.

Bà Patricia Jimenez, một người xin tị nạn Mexico đã trốn sang Hoa Kỳ sau khi bị các tay súng vô danh bắt cóc, cho Reuters biết rằng bà quyết định ngưng theo đuổi việc xin tị nạn và tìm cách được hồi hương khi COVID-19 quét qua trại giam Eloy Federal Contract Facility ở Arizona, nơi có 222 ca nhiễm COVID-19 được báo cáo. Đây cũng là trại giam có số ca lớn thứ hai trong số các trại giam của ICE.

Bà nói với Reuters vào cuối tháng 6 khi đang chờ trục xuất: “Tôi rất sợ rằng tôi có thể bị bệnh và sẽ không bao giờ gặp lại con trai mình nữa.” Tuy nhiên, bà Jimenez cho biết bà cũng sợ khi quay trở về Mexico.

Reuters phỏng vấn hơn 30 luật sư, những người ủng hộ nhập cư, người bị giam giữ và các thành viên gia đình của họ, và tất cả đều nói rằng những rủi ro lây nhiễm trong các trại giam đã khiến người bị giam giữ tìm đến giải pháp trục xuất.

Mười lăm luật sư di trú và những người ủng hộ cho Reuters biết rằng họ đã nhận được hàng trăm yêu cầu hồi hương từ những người bị giam giữ ở các trại giam ở tám tiểu bang của Hoa Kỳ vì lý do sức khỏe, và cho biết rằng số trường hợp ngưng xin tị nạn cũng gia tăng.

Một phát ngôn viên của ICE cho Reuters biết cơ quan này tôn trọng quyền của người di cư để đưa ra quyết định liên quan đến việc theo đuổi hay từ bỏ hồ sơ xin tị nạn của họ.

Dữ liệu ICE cho thấy có 2.742 người trong các trung tâm giam giữ ICE và 45 nhân viên ICE bị nhiễm COVID-19. Trong đó có hai trường hợp xin tị nạn đã tử vong.

https://www.voatiengviet.com/a/khong-muon-chet-giua-dai-dich-o-my-nguoi-ti-nan-xin-hoi-huong/5491479.html

 

Virus corona: Giám đốc FDA

không ủng hộ dự đoán vaccine của Trump

Người đứng đầu cơ quan FDA Hoa Kỳ bày tỏ sự nghi ngờ về dự đoán của Tổng thống Donald Trump rằng sẽ có vaccine cho Covid-19 trong năm nay.

“Tôi không thể dự đoán khi nào sẽ có vaccine, Ủy viên Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), Tiến sĩ Stephen Hahn, nói hôm Chủ Nhật.

Tiến sĩ Hahn nói việc phát triển vaccine sẽ “dựa trên dữ liệu và khoa học”.

Vaccine có công dụng đào tạo hệ thống miễn dịch của mọi người để chống lại virus, giúp con người không bị nhiễm bệnh.

Trump thề đánh bại ‘phe cực tả’ trong bài phát biểu lễ Độc Lập

Virus corona: Điều gì khiến một sự kiện ‘siêu lây lan’?

Thuốc điều trị virus corona nào có triển vọng nhất?

Tiến sĩ Hahn, một thành viên trong đội đặc nhiệm virus corona của Nhà Trắng, đã được hỏi về khung thời gian cho vaccine, sau khi Tổng thống Trump nói rằng “giải pháp vaccine” cho đại dịch sẽ sẵn sàng “trước cuối năm rất lâu”.

“Tôi muốn gửi lời cảm ơn tới các nhà khoa học và nhà nghiên cứu trên cả nước và thậm chí trên toàn thế giới, những người đi đầu trong nỗ lực lịch sử của chúng ta để nhanh chóng phát triển và cung cấp các phương pháp điều trị cứu sống và cuối cùng là vaccine”, ông Trump nói trong bài diễn văn đọc vào ngày lễ Độc Lập tại Nhà Trắng.

“Chúng ta đang khai thác sự sáng chói của khoa học nước này và chúng ta có thể sẽ có một giải pháp điều trị và, hoặc vaccine trước cuối năm nay rất lâu.”

Tổng thống từng bị chỉ trích vì những bình luận về vaccine và phương pháp điều trị trong đại dịch virus corona, đã cướp đi sinh mạng của gần 130.000 người ở Mỹ.

Trong những ngày gần đây, số người bị nhiễm virus corona đang gia tăng với tốc độ kỷ lục ở các tiểu bang miền tây và miền nam Hoa Kỳ, đưa tổng số ca nhiễm lên tới hơn 2,8 triệu trên toàn quốc.

Thế giới sau sáu tháng bị virus corona tấn công

Virus corona: Bệnh nhân đầu tiên ở Anh được tiêm thử nghiệm vaccine

Virus corona: Tình nguyện viên đầu tiên thử nghiệm vắc-xin tại Mỹ

Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cảnh báo vào tháng Sáu rằng các nhà khoa học có thể không bao giờ có thể tạo ra một loại vaccine hiệu quả chống lại virus corona.

“Ước tính là chúng ta có thể có vaccine trong vòng một năm,” người đứng đầu WHO nói. “Nếu tăng tốc, nó thậm chí có thể nhanh hơn thế, nhưng chỉ nhanh hơn vài tháng. Đó là những gì các nhà khoa học đang nói.”

Các chuyên gia khác cho rằng sẽ không có vaccine cho Covid-19 cho đến ít nhất là giữa năm 2021.

Tiến sĩ Hahn nói gì?

Trong một cuộc phỏng vấn với ABC News hôm Chủ nhật, Tiến sĩ Hahn của FDA nói “chúng tôi đang chứng kiến tốc độ phát triển vaccine chưa từng thấy”, nhưng không nêu chi tiết là khi nào sẽ có.

“Lời hứa long trọng của chúng tôi với người dân Mỹ là chúng tôi sẽ quyết định dựa trên dữ liệu và khoa học về vaccine, liên quan đến sự an toàn và hiệu quả của vaccine đó”, ông nói.

Trong một cuộc phỏng vấn khác với CNN, Tiến sĩ Hahn cho biết ông sẽ không bình luận gì về khẳng định của ông Trump rằng 99% trường hợp nhiễm Covid-19 là “hoàn toàn vô hại”.

“Tôi sẽ không tranh cãi ai đúng và ai sai”, ông nói về nhận xét của ông Trump, cũng được đưa ra trong bài phát biểu nhân dịp lễ Độc Lập.

Tỷ lệ tử vong toàn cầu của người bị nhiễm Covid-19 được ước tính là tương đối thấp, ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Vào tháng Ba, người đứng đầu WHO cho biết khoảng 3,4% trường hợp nhiễm Covid-19 được báo cáo là gây tử vong trên toàn cầu.

Trong khi hầu hết bệnh nhân mắc Covid-19 có các triệu chứng nhẹ hoặc vừa phải, khoảng 20% cần được trợ thở, theo WHO.

Tình hình chế tạo vaccine ra sao?

Chế tạo một loại vaccine thông thường sẽ mất nhiều năm, nếu không phải là hàng thập kỷ, nhưng các nhà khoa học trên khắp thế giới đang nỗ lực hết mình để có thể phát triển vaccine thật nhanh cho Covid-19.

Có khoảng 120 chương trình vaccine hiện đang được tiến hành. Đại học Oxford và Đại học Hoàng gia London đều đã bắt đầu thử nghiệm trên người.

Dịch Covid-19 có dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu?

Giới chức y tế Hoa Kỳ đã bày tỏ sự lạc quan thận trọng rằng một loại vaccine sẽ được sản xuất vào cuối năm 2020 hoặc đầu năm 2021.

Đầu tuần này, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Hoa Kỳ, Tiến sĩ Anthony Fauci, cho biết tính an toàn và hiệu quả của vaccine chống lại Covid-19 có thể sẽ được biết đến vào “đầu mùa đông”.

Tiến sĩ Fauci cho biết thử nghiệm về các loại vaccine khác nhau sẽ bước vào giai đoạn cuối của quá trình thử nghiệm trong tháng này.

“Ít nhất chúng ta có thể sẽ biết liệu chúng ta có đang đối diện với một vaccine an toàn và hiệu quả vào đầu mùa đông, cuối mùa đông, hay đầu năm 2021 hay không”, Tiến sĩ Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nói.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53297395

 

Covid-19 : Bệnh viện tại nhiều thành phố Mỹ

có nguy cơ bị quá tải

Minh Anh

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ tiếp tục căng thẳng: Số ca nhiễm mới không ngừng tăng, nhiều nghị sĩ lên tiếng báo động nguy cơ quá tải tại các bệnh viện.

Số ca nhiễm mới tại Mỹ trong một tuần qua đã tăng đến mức kỷ lục. Thứ Sáu 03/07 số ca nhiễm mới trong 24 giờ đã vọt lên đến 57.000 người. Bất chấp dịch bệnh, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn tổ chức lễ mừng Quốc Khánh, đồng thời tiếp tục giảm thiểu tầm mức cuộc khủng hoảng dịch tễ khi khẳng định rằng dịch bệnh đang « sắp đến hồi kết thúc ».

Theo thống kê mới nhất do đại học Johns Hopskin công bố ngày 05/07/2020, số bệnh nhân mới trong 24 giờ qua tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao 40.000 người. Số ca tử vong mới là 234.

Trước đà lây không có xu hướng giảm, nhiều nghị sĩ lên tiếng chỉ trích phát biểu của nguyên thủ Mỹ là « nguy hiểm » cho người dân. Thị trưởng thành phố Austin, bang Texas, Steve Adler báo động các khoa hồi sức có nguy cơ bị quá tải « từ đây trong vòng 10 ngày tới ». Thị trưởng thành phố Phoenix, Kate Gallego, lấy làm hối tiếc vì « đã dỡ phong tỏa quá sớm tại Arizona », yêu cầu cho cách ly người dân trở lại.

Tình trạng này còn thê thảm hơn nữa tại các nước Nam Mỹ. Chilê cho biết vượt ngưỡng 10.000 người chết. Tại Peru, số người nhiễm bệnh đã vượt mức 300.000. Bộ trưởng Y Tế Bolivia, Eidy Roca nhập viện trong tình trạng các cơ sở y tế cũng quá tải. Trong khi đó, Mêhicô trở thành quốc gia đứng hàng thứ năm về tổng số nạn nhân của Covid-19 là 30.366 người.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200706-covid-19-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-t%E1%BA%A1i-nhi%E1%BB%81u-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-nguy-c%C6%A1-b%E1%BB%8B-qu%C3%A1-t%E1%BA%A3i

 

Rapper Kanye West phải làm gì

để khởi động cuộc đua muộn vào Nhà Trắng?

Nếu Kanye West nghiêm túc trong việc chạy đua vào Nhà Trắng, thì nam rapper và nhà thiết kế thời trang người Mỹ này sẽ phải gặp trở ngại lớn để khởi động một chiến dịch tranh cử khi mà chỉ còn chưa đầy bốn tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Mỹ 3/11/2020, theo Reuters.

Hôm 4/7, ông West cho biết trên Twitter rằng ông đang tranh cử, và như vậy ông sẽ phải khẩn trương làm việc để có tên trên lá phiếu ở tất cả 50 tiểu bang và thủ đô Washington DC cùng với Tổng thống Donald Trump, thành viên đảng Cộng hòa, và ứng cử viên phe Dân chủ được biết cho đến lúc này là ông Joe Biden.

Là một trong những người ủng hộ ông Trump trong giới văn nghệ sĩ, ông West sẽ có hai con đường để ra tranh cử. Ông có thể tìm sự ủng hộ của một đảng chính trị nhỏ hơn, ông James McCann, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Purdue ở West Lafayette, bang Indiana, nói với Reuters.

Nếu không có đảng nào giúp ông đầu phiếu, thì một lựa chọn khác là làm ứng cử viên độc lập.

Nhưng đến nay thời hạn đăng ký ứng viên độc lập đã hết hạn ở một số tiểu bang như New Mexico và North Carolina.

Tham gia làm ứng cử viên độc lập cũng đòi hỏi phải thuê nhân viên hoặc tuyển dụng tình nguyện viên để nhanh chóng thu thập hàng chục ngàn chữ ký trên toàn quốc trước khi các giai đoạn đăng ký khác kết thúc vào tháng 8 và tháng 9. Đây là một công việc không dễ thực hiện trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Ông McCann nói thêm rằng một giải pháp khác là ông West có thể yêu cầu những người ủng hộ viết tên của ông vào phiếu bầu.

Ông Larry Sabato, Giám đốc Trung tâm Chính trị của Đại học Virginia, nói với Reuters rằng ngay cả với một chiến dịch nghiêm túc, ông West cũng khó có thể lấy được một vài điểm phần trăm của phiếu bầu, chia bớt số phiếu tương tự từ ông Trump và ông Biden.

https://www.voatiengviet.com/a/rapper-kanye-west-phai-lam-gi-de-khoi-dong-cuoc-dua-muon-vao-nha-trang/5491351.html

 

Cách thức lên máy bay

sẽ thay đổi thế nào do Covid-19

Natasha FrostBBC Worklife

Nếu bạn đã từng xếp hàng trên lối đi đông đúc, bị kẹp chặt giữa hai người lạ và nghĩ: ‘Phải có cách nào đó hay hơn để lên máy bay”‘ thì đây là tin tốt: Bạn đã đúng.

Tin xấu thì sao? Đơn giản là hầu hết các hãng hàng không không quan tâm.

Căng thẳng tác động đến cuộc sống của ta thế nào?

Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?

Ghế ngồi trên máy bay: to nhỏ qua các thời kỳ

Covid-19 làm thay đổi các mối quan hệ của chúng ta ra sao

Ít nhất mọi việc lâu nay là như vậy. Thông thường các hãng hàng không cho hành khách lên máy bay theo trật tự về vị thế của họ với hãng và theo mức tiền họ đã chi để mua vé chứ không phải theo chỗ ngồi thật sự của họ.

Điều này dẫn đến nút thắt cổ chai đau khổ trên máy bay. Đó là việc cân bằng: cho khách lên máy bay nhanh hơn, hiệu quả hơn giúp tiết kiệm tiền và thời gian của các hãng hàng không, nhưng thưởng cho sự trung thành của khách hàng – thậm chí với cái giá là thời gian hoặc sự thoải mái của những hành khách khác – có thể giúp các hãng kiếm được nhiều tiền về lâu dài.

Nhưng virus corona gây đảo lộn hết. Đột nhiên, các hãng hàng không và sân bay phải cố tìm các giải pháp mới để giảm nguy cơ lây lan virus, và cần cho khách lên máy bay càng nhanh càng tốt.

Từ góc độ virus corona, lên máy bay là một trong những công đoạn rủi ro nhất của việc đi máy bay.

Bản thân nhà ga sân bay có cho hành khách chỗ để giãn ra, còn khi đã ở trên máy bay, bạn sẽ được an toàn một cách đáng kinh ngạc, miễn là động cơ chạy.

Không khí trong cabin được làm mới hoàn toàn cứ sau 5 phút hoặc đại loại thế và được lọc bằng bộ lọc HEPA chuẩn bệnh viện, vốn loại bỏ hơn 99% virus và vi khuẩn trong các giọt bắn.

Nhưng trong khi lên máy bay, hành khách tiếp xúc gần gũi với nhau, thường ở những nơi thông khí kém như lối đi giữa các hàng ghế trên máy bay hoặc ống lồng.

Ngay bây giờ, đó không phải là vấn đề lớn. Nhiều máy bay đang chuyên chở lượng khách ít hơn công suất nhiều, trong khi một số hãng để trống hàng ghế giữa để cho phép giãn cách xã hội.

Nhưng đó không phải là lựa chọn tài chính khả dĩ cho tương lai và nó tạo ra áp lực rất lớn phải làm sao sắp xếp việc lên máy bay cho hợp lý.

Trong thời gian ngắn hạn, lên máy bay hiệu quả hơn sẽ giúp hành khách được an toàn, trong khi lý tưởng nhất là tiết kiệm tiền bạc cho các hãng bay. Về lâu dài, nó có thể thay đổi vĩnh viễn cách chúng ta lên máy bay.

Giải pháp trông có vẻ đơn giản

Trong tình huống bình thường, các hãng hàng không lựa chọn sự rối loạn có kiểm soát.

Covid-19: Phần lớn các ca tử vong không phải do virus gây ra

Đeo khẩu trang có thực sự giảm lây Covid-19?

Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?

Những người đầu tiên lên máy bay là những hành khách có vị thế cao và những người cần được trợ giúp trong quá trình bay, tiếp theo là từng nhóm hành khách hạng bình dân.

Vì các nhóm hành khách này thường không được gọi lên máy bay theo hàng ghế ngồi, cho nên cách này đặc biệt không hiệu quả, nếu không muốn nói là căng thẳng. Ùn tắc là không thể tránh khỏi khi hành khách xếp hàng để lên máy bay, nhường nhau ngồi vào ghế hoặc nhấc vali để vào kệ hành lý trên đầu.

Trong thế giới Covid-19, sự ùn tắc như thế có nguy cơ cao hơn nhiều chứ không chỉ là gây bực bội. Ngay cả khi có đeo khẩu trang, dồn mọi người gần với nhau trong ống lồng không có thông gió là mạo hiểm một cách không cần thiết, đặc biệt là nếu có cách nào khác tốt hơn.

Michael Schultz, kỹ sư tại Viện Hậu cần và Hàng không thuộc Đại học Dresden, Đức, đã nghiên cứu chính xác vấn đề này cho một công trình mới. Ông và đồng tác giả Jörg Fuchte thuộc công ty hàng không vũ trụ Đức Diehl Aviation hy vọng sẽ công bố trong vài tuần nữa.

Trong quá trình lên máy bay thông thường, một hành khách có thể tiếp xúc gần với năm hoặc sáu người khác.

Áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, mà theo đó hành khách cách nhau khoảng một mét rưỡi, thì việc giảm số lượng người tiếp xúc gần xuống còn một hoặc hai người là không tệ, nhưng vẫn còn quá nhiều.

Tuy nhiên, thay đổi quy trình lên máy bay để cho hành khách ngồi trên cửa sổ cuối máy bay lên trước chẳng hạn có thể giúp giảm hơn nữa số lần cái gọi là ‘tiếp xúc hiểm nghèo’.

Chìa khóa ở đây là gì sau khi các nhà nghiên cứu đã tiến hành hơn 100.000 mô phỏng? Mở cả cửa sau và cửa trước.

“Sau đó, bạn có thể tách dòng người thành hai,” ông trình bày. Ngay cả khi có ai đó trên chuyến bay có nguy cơ lây bệnh, “ít nhất một nửa – phía trước hoặc phía sau – sẽ không bao giờ tiếp xúc với người đó”.

Khi đó, “tiếp xúc hiểm nghèo” giảm đi “một cách đáng kể, xuống dưới một”.

Thông thường thì ống lồng chỉ cho phép tiếp cận với nửa trước hoặc nửa sau máy bay, khiến cho việc chia đôi hành khách là không khả thi.

Nhưng đưa hành khách ra ngoài nhà ga để lên máy bay, bằng cách đi thẳng từ cổng chờ ra ngoài đường băng, như một số hãng hàng không giá rẻ đã làm, đã giải quyết vấn đề này, và hơn thế nữa bằng cách đưa các hành khách vào môi trường ngoài trời rủi ro thấp, nơi ít có khả năng truyền bệnh hơn.

Các giải pháp khác thì triệt để hơn một chút. Cái gọi là xếp chỗ ngồi “năng động” sẽ xếp chỗ cho hành khách khi họ quét thẻ lên máy bay ở cổng – hơi giống như được sắp bàn ở một nhà hàng đông khách.

Dịch Covid-19 sẽ thay đổi thế giới chúng ta thế nào

Những văn phòng bí mật trốn đại dịch Covid-19

‘Giãn cách xã hội’ bao lâu thì chống được Covid-19?

Bạn có thể có tùy chọn yêu cầu chỗ ngồi gần cửa sổ hoặc ngay lối đi, hoặc lên máy bay cùng với gia đình, nhưng số hành khách còn lại tùy thuộc vào việc máy bay đã lấp đầy như thế nào cho đến lúc đó.

Bởi vì thuật toán sẽ quyết định chỗ ngồi của bạn, sẽ không có mấy ích lợi gì khi bạn tím cách chen lên phía đầu hàng. “Tôi nghĩ rằng đây có thể là tương lai,” ông nói.

Vật lý lý thuyết ứng dụng

Có thể hợp lý khi cho rằng giải pháp nhanh nhất để lên máy bay được biết đến là giải pháp Steffen.

Người nghĩ ra nó, Jason Steffen, nhìn chung không liên quan gì đến ngành hàng không. Là nhà vật lý thiên văn tại Đại học Nevada, Las Vegas, ông dành phần lớn thời gian nghiên cứu về vũ trụ – cụ thể là các hành tinh quanh quỹ đạo các ngôi sao xa xôi.

Nhưng khoảng 10 năm trước, ông trở nên ám ảnh với việc làm thế nào để cho hành khách lên máy bay tốt nhất, và cuối cùng ông đã ngồi xuống “giải quyết vấn đề” trong khoảng thời gian vài tuần.

Giải pháp của ông vẫn rối rắm. Hành khách lên máy bay theo từng đợt, bắt đầu với những người ngồi ghế cửa sổ ở một phía máy bay, cách nhau hai hàng ghế – chẳng hạn như ghế 30A, rồi 28A, rồi 26A, cứ thế tiếp tục.

“Làn sóng” tiếp theo là hành khách ở phía bên kia – 30F, 28F, 26F – tiếp theo là ghế cửa sổ số lẻ, rồi ghế giữa số chẵn và ghế giữa số lẻ, và cuối cùng là ghế lối đi.

Có lý do để xem xét giải pháp này trong bối cảnh dịch virus corona, bởi vì nó giúp di chuyển dòng hành khách rất nhanh qua hệ thống. “Khi hành khách bị chặn lại, họ không bị chặn lại bên cạnh người khác và dòng người bên trong ống lồng sẽ được giải tỏa nhanh hơn,” Steffen giải thích.

Nhưng có những lo ngại thực tế. Mặc dù trong các thử nghiệm thực địa, phương pháp của Steffen đã chứng tỏ nó nhanh gần gấp đôi so với cách lên máy bay thông thường, nhưng việc tổ chức thành từng đợt như thế vẫn là một thách thức.

Các hãng hàng không như hãng giá rẻ Southwest của Mỹ đã có thể phân loại hành khách thành từng nhóm ở cổng ra máy bay, nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác từ hành khách.

“Cần chuẩn bị rất nhiều cho quá trình đó,” Michael Schmidt, kỹ sư ở Đức hiện đang làm việc tại sân bay Munich, nói. “Bởi vì mọi người phải được xếp thành hàng và bạn không lên máy bay với người sẽ ngồi kế bên bạn cho nên nếu một gia đình đi cùng nhau, điều đó quả thật khó khăn.”

Schmidt đã quen với vấn đề hóc búa về việc cho khách lên máy bay. Khi còn ở Bauhaus, công ty thuộc tập đoàn Airbus vốn khai phá tương lai của ngành hàng không, ông đã giúp xây dựng thí nghiệm mô phỏng để kiểm tra tác động của mọi thứ, từ mở rộng lối đi trên máy bay đến giới thiệu các khái niệm sắp chỗ mới cho dòng hành khách.

Một số công việc đó hiện đang trở nên có ích khi ông cố gắng nghĩ ra cách an toàn nhất khả dĩ để các hành khách di chuyển qua các nhà ga tại Munich. “Công việc này rất thách thức vì chúng tôi thực sự không có bất kỳ dữ liệu nào, bởi vì số lượng hành khách khá hạn chế,” ông cho biết.

Từ góc độ sân bay, có một vài giải pháp không yêu cầu điều chỉnh lại toàn bộ hệ thống vốn rất không hiệu quả.

Hãng Lufthansa hiện đang thử nghiệm cách cho lên máy bay sinh trắc học, tức dùng máy quét ‘để làm khớp danh tính với khuôn mặt của hành khách’, ông giải thích. “Sau đó, họ có thể đi qua chốt kiểm soát, mà không cần phải trình ra thẻ lên máy bay hoặc điện thoại di động.”

Quá trình này nhanh hơn và giúp giảm tiếp xúc giữa nhân viên mặt đất và hành khách, mặc dù các chuyên gia về quyền riêng tư dẫn ra quan ngại về cách các dữ liệu sinh trắc này được lưu trữ và sử dụng.

Mặc dù các đề xuất của Schultz cho phép hành khách được mang khối lượng hành lý xách tay bình thường, nhưng nếu khuyến khích được hành khách không đem theo hành lý xách tay thì việc đó sẽ giúp giảm bớt phiền toái ở khâu check-in tại cổng lên máy bay hơn, ít thời gian cãi cọ hơn về chỗ để đồ trong khoang hành lý trên đầu, và toàn bộ quá trình lên máy bay sẽ nhanh hơn.

Và, trong hoàn cảnh dịch bệnh virus corona, điều đó có nghĩa là bớt thở ra và phun giọt bắn khi hành khách nhấc vali lên, làm giảm hơn nữa sự lây truyền virus.

Một số sân bay của Đức bao gồm Munich và Frankfurt đã thực hiện các bước để khuyến khích hành khách thu nhỏ hành lý xách tay, ông Schmidt nói: “Nếu bạn chỉ có một túi nhỏ, có một làn nhanh (tại điểm kiểm tra an ninh).” Thế còn chính phủ Ấn Độ được cho là đang xem xét cấm hoàn toàn hành lý xách tay.

Không còn lên máy bay theo nhóm nữa?

Nhiều đề xuất trong số này thực sự là những cải tiến về hiện trạng chậm chạp. Nó đặt ra câu hỏi liệu trong một kỷ nguyên hậu vaccine hy vọng là không còn lâu nữa, chúng có thể trở thành bình thường mới, ngay cả khi nguy cơ lây truyền đã giảm.

Ở giai đoạn đầu này, nhiều hãng hàng không vẫn đang thử nghiệm những cách tiếp cận mới.

Vào tháng Tư, hãng hàng không Mỹ Delta đã bắt đầu cho lên máy bay theo hàng từ đằng sau ra đằng trước, với hành khách được yêu cầu ngồi yên tại chỗ cho đến khi hàng ghế của họ được gọi tên. (Hành khách hạng nhất vẫn có thể lên máy bay bất cứ khi nào họ muốn).

Hãng United Airlines cũng đã loại bỏ việc lên máy bay theo nhóm đông, thay vào đó cho khách lên máy bay theo theo các nhóm nhỏ để giảm thiểu tình trạng đông đúc.

Một khả năng, theo Seth Kaplan, nhà phân tích hàng không ở hãng Kaplan Research, là nhiều tháng giãn cách xã hội khiến chúng ta chú ý tránh để mình rơi vào trong tầm khạc nhổ của người lạ.

Trong nhiều năm, một số hãng hàng không đã dùng xe buýt đưa hành khách hạng nhất đi thẳng ra máy bay, cho phép họ bỏ qua cổng chờ lên máy bay luôn.

Nếu giờ đây hành khách hạng thương gia hoặc hạng nhất cũng muốn ngồi trong phòng chờ và lên máy bay càng muộn càng tốt, thì kiểu lên máy bay theo nhóm như trước sẽ không còn hợp lý nữa.

Rốt cuộc là khi nói đến hàng không, “mọi khủng hoảng đều dẫn đến thay đổi trong cả ngành”, ông nói. “Vì vậy, ta không thể có khủng hoảng lớn nhất, chưa từng thấy, mà lại không có những thay đổi lớn nhất chưa từng có.”

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC WorkLife.

https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-53301327

 

WHO tạm ngừng thử nghiệm thuốc trị HIV

 và Hydroxychloroquine cho điều trị COVID-19

vì không mang lại hiệu quả

Tin từ Geneva – Vào hôm thứ Bảy (4 tháng 7), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo ngừng thử nghiệm thuốc sốt rét hydroxychloroquine và thuốc trị HIV kết hợp lopinavir/ritonavir cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 phải nhập viện, sau khi các loại thuốc này không thể thuyên giảm tỷ lệ tử vong.

Cùng ngày, WHO cũng báo cáo lần đầu tiên thế giới có hơn 200,000 ca nhiễm mới trong một ngày, riêng Hoa Kỳ chiếm tới 53,213 trong tổng số 212,326 ca nhiễm mới được báo cáo hôm thứ Sáu (3 tháng 7). Theo WHO, quyết định này không ảnh hưởng đến các nghiên cứu khác, trong đó các loại thuốc này được sử dụng cho bệnh nhân không nhập viện hoặc điều trị dự phòng. Một thử nghiệm khác do WHO đứng đầu cũng đang kiểm tra tác dụng của thuốc chống virus remdesivir của hãng dược phẩm Gilead cho điều trị COVID-19.

Vào hôm thứ Sáu, Ủy ban châu Âu đã phê duyệt thuốc Remdesivir sau khi nhận thấy hiệu quả rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân nhập viện. Cuộc thử nghiệm của WHO tìm kiếm các phương pháp điều trị khả thi đối với COVID-19 gồm có: chăm sóc tiêu chuẩn; remdesivir; hydroxychloroquine; lopinavir/ritonavir; và lopanivir/ritonavir kết hợp với interferon.

Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho hay đến nay đã có gần 5,500 bệnh nhân ở 39 quốc gia được tuyển chọn trong các thử nghiệm lâm sàng và kết quả tạm thời dự kiến sẽ có trong vòng hai tuần. Khoảng 18 loại vaccine COVID-19 thử nghiệm đang được thử nghiệm trên người trong số gần 150 phương pháp điều trị đang được phát triển. (BBT)

https://www.sbtn.tv/who-tam-ngung-thu-nghiem-thuoc-tri-hiv-va-hydroxychloroquine-cho-dieu-tri-covid-19-vi-khong-mang-lai-hieu-qua2/

 

Covid-19 : Ấn Độ vượt Nga

thành nước thứ ba bị dịch bệnh nặng

Thu Hằng

Ấn Độ, vượt qua Nga, trở thành nước thứ ba trên thế giới bị dịch Covid-19 tác động nghiêm trọng. Hiện quốc gia Nam Á có gần 700.000 ca nhiễm kể từ đầu mùa dịch, trong đó có ít nhất 25.000 ca nhiễm mới và 613 người chết trong vòng một ngày, nâng tổng số ca từ vong lên thành 19.963, theo thông báo ngày 06/07/2020 của bộ Y Tế Ấn Độ.

Quần thể di tích nổi tiếng Taj Mahal tiếp tục bị đóng cửa, dù theo dự kiến ban đầu mở cửa trở lại ngày 06/07. Chính quyền bang Kerala, cực nam Ấn Độ, thông báo thắt chặt và kéo dài biện pháp giãn cách xã hội trong vòng một năm.

Thông tín viên RFI Sébastien Farcis tường trình từ New Delhi :

“Virus còn tồn tại lâu và bang Kerala báo trước cho người dân là các biện pháp đặc biệt sẽ kéo dài cho đến tháng 07/2021 và sẽ còn nghiêm ngặt hơn.

Không đeo khẩu trang nơi công cộng giờ có thể bị phạt 120 euro, đây là khoản tiền rất lớn ở Ấn Độ. Các đám cưới không được vượt quá 50 khách mời. Đám tang những người không bị bệnh Covid-19 sẽ chỉ được phép tối đa 20 người tham dự. Mọi đám rước, tập hợp tôn giáo hoặc chính trị đều bị đình chỉ, trừ trường hợp ngoại lệ và không được vượt quá 10 người.

Kerala là bang đầu tiên ở Ấn Độ kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội lâu đến như vậy, và một lần nữa trở thành bang tiên phong. Từng là bang đầu tiên bị dịch Covid-19 tác động vào tháng Giêng, nhưng nhờ hệ thống y tế công rất hiệu quả, bang Kerala đã ngăn được dịch lan rộng.

Với khoảng 35 triệu dân, bang Kerala chỉ ghi nhận 5.400 ca nhiễm và 26 ca tử vong vì virus corona. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đã tăng thêm 5% vào Chủ Nhật 05/07 và buộc chính quyền ra quyết định phong tỏa toàn bộ thủ phủ của bang trong vòng một tuần”.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200706-covid-19-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-v%C6%B0%E1%BB%A3t-nga-th%C3%A0nh-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BB%A9-ba-b%E1%BB%8B-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh-n%E1%BA%B7ng

 

Hàng trăm nhà khoa học cho rằng

virus Corona Vũ Hán lây qua không khí,

yêu cầu WHO sửa đổi các khuyến nghị

Bình luậnVăn Thiện

Hàng trăm nhà khoa học cho biết có bằng chứng cho thấy virus Corona Vũ Hán trong các hạt nhỏ hơn trong không khí có thể lây nhiễm sang người và đang kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sửa đổi các khuyến nghị, New York Times (NYT) đưa tin hôm 4/7.

Trước đó, WHO cho rằng virus Corona Vũ Hán lây lan chủ yếu từ người sang người qua những giọt bắn (droplet) nhỏ mang mầm bệnh phát ra từ mũi hoặc miệng khi người mắc COVID-19 ho, hắt hơi hoặc nói.

Trong một bức thư ngỏ gửi cơ quan này, mà các nhà nghiên cứu dự định sẽ công bố kết quả nghiên cứu trên một tạp chí khoa học vào tuần tới, có tới 239 nhà khoa học ở 32 quốc gia đưa ra bằng chứng cho thấy các hạt nhỏ hơn có thể lây nhiễm sang người, NYT cho biết.

WHO đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ Reuters.

Theo NYT, các nhà khoa học cho biết, dù được mang bởi những giọt bắn lớn trong không khí sau khi người mang bệnh hắt hơi hoặc bởi những giọt bắn nhỏ hơn nhiều có thể bay xa hơn, virus Corona Vũ Hán còn lây qua không khí và có thể lây nhiễm sang người khi hít vào.

Tuy nhiên, WHO cho biết bằng chứng cho thấy virus đang lây qua không khí là không thuyết phục, theo NYT.

Tiến sĩ Benedetta Allegranzi, lãnh đạo kỹ thuật của WHO về phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, nói với NYT: “Đặc biệt trong vài tháng qua, chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần rằng chúng tôi coi việc lây truyền qua đường không khí là có thể nhưng không được hỗ trợ bởi bằng chứng chắc chắn hoặc thậm chí rõ ràng”.

Sự khác biệt giữa lây qua không khí (airborne) và lây qua giọt bắn (droplet) là gì ?

Cần làm rõ những thuật ngữ mà mọi người kể cả nhân viên y tế dễ nhầm lẫn như lây truyền qua giọt bắn (droplet), qua không khí (airborne) và tạo khí dung (aerosol-generating procedures).

Sự khác nhau giữa lây truyền qua không khí (airborne) hay giọt bắn (droplet) cơ bản tuỳ thuộc vào kích thước của những hạt có chứa mầm bệnh (virus hay vi trùng), mà có thể gây ra lây truyền qua không khí hay qua giọt bắn.

Sự lây truyền qua không khí (airborne): Xảy ra khi mầm bệnh bay trong không khí sau khi một người đang bị nhiễm bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Những mầm bệnh đó có thể lơ lửng trong không khí và được người chung quanh hít vào ngay cả sau khi người bệnh ban đầu không còn ở gần đó nữa. Bệnh điển hình lây truyền qua không khí như là bệnh lao.

Sự lây truyền qua giọt bắn (droplet): Xảy ra khi mầm bệnh từ chất tiết của đường hô hấp của người bệnh bắn vào mắt, mũi hoặc miệng hoặc qua vết cắt trên da của người khác. Các giọt bắn này có thể gây vấy nhiễm môi trường chung quanh một thời gian nhất định (tùy theo mầm bệnh), những bề mặt như mặt bàn, nắm cửa, bàn phím máy tính, điện thoại, tay vịn cầu thang…., từ đó một người khác có thể bị lây nhiễm thông qua bàn tay tiếp xúc với những vật dụng và bề mặt đã vấy nhiễm sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng. Những bệnh điển hình lây truyền theo kiểu này là những bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus như: Cúm thông thường, SARS, MERS CoV, SARS-CoV-2….

Sự lây truyền do tạo khí dung (aerosol-generating procedures): Xảy ra trong quá trình làm các thủ thuật như: điều trị khí dung, đặt nội khí quản, thông khí không xâm lấn, mở khí quản, hồi sinh tim phổi, bóp bóng trước khi đặt ống nội khí quản, soi phế quản…. có thể làm phát tán mầm bệnh ra không khí trong môi trường chung quanh. Sự lây truyền kiểu này chỉ xảy ra ở các cơ sở y tế có làm những thủ thuật này, nguy cơ lây truyền theo kiểu này là rất cao, vì thế khi cán bộ y tế làm những thủ thuật phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt về quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn để tránh bị nhiễm và lây lan ra môi trường chung quanh.

Cách thức phòng ngừa lây bệnh đối với từng phương thức lây truyền

Từ sự phân biệt các kiểu lây truyền nêu trên, Trung tâm kiểm soát bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra các khuyến cáo đối với nhân viên y tế khi chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm virus Corona Vũ Hán như sau:

1. Phòng ngừa lây truyền qua tiếp xúc (Contact precautions):

Tất cả mọi người đi vào phòng bệnh nhân phải:

– Vệ sinh bàn tay trước khi vào phòng và khi ra khỏi phòng bệnh nhân;

Tất cả nhân viên chăm sóc trực tiếp cho bệnh nhân phải:

– Mặc áo choàng trước khi vào phòng và tháo áo choàng trước khi ra khỏi phòng bệnh nhân;

– Mang găng trước khi vào phòng và tháo găng trước khi ra khỏi phòng bệnh nhân;

* Chú ý: Không dùng cùng áo choàng và găng tay chăm sóc cho nhiều người.

– Sử dụng thiết bị chuyên dụng dùng một lần hoặc làm sạch và khử trùng

2. Phòng ngừa lây truyền qua giọt bắn (Droplet precautions)

Tất cả mọi người đi vào phòng bệnh nhân phải:

– Vệ sinh bàn tay trước khi vào phòng và khi rời khỏi phòng bệnh nhân;

– ­Đảm bảo mắt, mũi miệng được che chắn hoàn toàn trước khi vào phòng và tháo các phương tiện che chắn trước khi ra khỏi phòng.

3. Phòng ngừa lây qua không khí (Airborne precautions)

Tất cả mọi người đi vào phòng bệnh nhân phải

– Vệ sinh tay trước khi đi vào và khi rời khỏi phòng bệnh nhân;

– Đeo khẩu trang N95 hoặc tương đương cẩn thận trước khi vào phòng bệnh nhân và tháo khẩu trang ngay sau khi ra khỏi phòng và đóng cửa;

– Cửa phòng bệnh nhân phải luôn luôn được đóng kín.

Văn Thiện

Theo Reuters, Sở Y tế An Giang

https://www.ntdvn.com/khoa-hoc/hang-tram-nha-khoa-hoc-cho-rang-virus-corona-vu-han-lay-qua-khong-khi-yeu-cau-who-sua-doi-cac-khuyen-nghi-50860.html

 

Lãnh đạo ngoại giao châu Âu thăm Thổ Nhĩ Kỳ

 trong bối cảnh căng thẳng Paris – Ankara

Minh Anh

Lãnh đạo ngoại giao cấp cao Liên Hiệp Châu Âu, ông Joseph Borrell ngày 06/07/2020 công du Ankara trong một bối cảnh căng thẳng, đặc biệt là giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát ngôn viên của lãnh đạo ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu, Peter Stano, cho biết, cuộc đàm thoại giữa đôi bên sẽ đề cập đến mọi khía cạnh trong quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Mục tiêu chuyến thăm Ankara lần này của ông Josep Borrell là « tìm kiếm các giải pháp cho nhiều hồ sơ ». Phát ngôn viên ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu còn lưu ý rằng « Thổ Nhĩ Kỳ là một ứng viên quan trọng cho việc gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, đồng thời là một đồng minh của khối NATO », một chi tiết không thể bỏ qua.

Chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của ông Josep Borrell diễn ra vào lúc Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, đều là thành viên của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương – NATO, đang có những căng thẳng. Paris cáo buộc hải quân Thổ Nhĩ Kỳ có hành vi đe dọa khai hỏa nhắm vào một trong số các chiến hạm của Pháp đang thực thi nhiệm vụ tại Địa Trung Hải.

Pháp tố cáo Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, giao vũ khí cho Libya. Tuy nhiên, cả Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều ủng hộ những lực lượng đối lập nhau tại Libya.

Ngoài căng thẳng Pháp – Thổ, lãnh đạo ngoại giao Liên Âu còn phải thảo luận về các hoạt động thăm dò dầu khí của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng đặc quyền kinh tế của Chypre. Chính quyền Ankara từ chối ngừng các hoạt động trên bất chấp các biện pháp trừng phạt mà Liên Hiệp Châu Âu thông qua.

AFP lưu ý, trong cuộc đọ sức này, Thổ Nhĩ Kỳ có một đòn bẩy quan trọng để làm đối trọng với EU. Đó chính là con số 3,5 triệu người tị nạn Syria trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ. Hồi tháng 2/2020, Ankara từng đe dọa để cho hàng ngàn người tị nạn đổ dồn về phía biên giới Hy Lạp.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200706-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-ngo%E1%BA%A1i-giao-ch%C3%A2u-%C3%A2u-th%C4%83m-th%E1%BB%95-nh%C4%A9-k%E1%BB%B3-trong-b%E1%BB%91i-c%E1%BA%A3nh-c%C4%83ng-th%E1%BA%B3ng-paris-%E2%80%93-ankara

 

Covid-19: 13 trường đại học Anh

‘có thể phá sản’ trừ khi được cứu trợ

Judith BurnsPhóng viên Giáo dục BBC

Mười ba trường đại học phải đối mặt với “một nguy cơ rất thật” về khả năng vỡ nợ sau cuộc khủng hoảng virus corona trừ khi họ nhận được một gói cứu trợ của chính phủ, theo một nghiên cứu.

Các trường đại học xếp hạng cao có đông sinh viên quốc tế phải đối mặt với thu nhập giảm ở mức lớn nhất, Viện Nghiên cứu Tài chính (IFS) nói.

Du học sinh Việt ở Daegu, Hàn Quốc và mối lo ‘ở hay về’

Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ ‘có liên hệ với quân đội’?

Đại học Anh: Dạy online nhưng không giảm tiền cho sinh viên

Nhưng các trường đại học có uy tín thấp nhất lại có nguy cơ cao nhất, IFS cho hay.

IFS không nêu tên các trường đại học nào thuộc diện kể trên, nhưng nói rằng một gói cứu trợ có trọng điểm của chính phủ sẽ là kế hoạch hiệu quả nhất về chi phí.

Cuộc khủng hoảng Covid-19 “đặt ra một mối đe dọa tài chính đáng kể” đối với toàn bộ mảng giáo dục bậc đại học của Vương quốc Anh, với hầu hết các trường bị sụt giảm tài sản ròng, phân tích cho hay.

Phân tích nói rằng tổng thiệt hại của ngành là “rất không chắc chắn” – và nằm trong khoảng từ 3 tỷ đến 19 tỷ bảng, tức là từ 7,5% đến gần một nửa thu nhập hàng năm của khu vực này.

Ước tính của các nhà nghiên cứu nói tới khoản lỗ lên tới 11 tỷ bảng, chiếm một phần tư thu nhập hàng năm của ngành.

Thua lỗ liên quan tới cách ly xã hội bao gồm:

Số lượng sinh viên quốc tế ít hơn

Thu nhập ít hơn từ chỗ ở cho sinh viên thuê, thu nhập từ hội nghị và dịch vụ bán đồ ăn uống

Thua lỗ trong đầu tư dài hạn

Ngoài ra, các khoản thâm hụt tiền quỹ hưu trí của các trường đại học sẽ tiếp tục bị thâm hụt nhiều thêm do các khoản đầu tư bị đình trệ.

Nhưng nghiên cứu nói rằng có sự khác biệt lớn giữa các trường.

Một số trường đại học có vị thế tài chính mạnh hơn nhiều so với những trường khác trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Các nhà nghiên cứu không nêu tên trường, nhưng theo ước tính thì 13 trường đại học trong số 165 tổ chức giáo dục bậc đại học của Vương quốc Anh sẽ có khoản thu không đủ bù chi và do đó có thể không tồn tại lâu dài nếu không được chính phủ cứu trợ hoặc được tái cơ cấu nợ.

Phân tích, được tài trợ bởi Nuffield Foundation, cho thấy một gói cứu trợ có trọng điểm nhằm “duy trì cho các trường này hoạt động có thể chỉ tốn 140 triệu bảng”.

Elaine Drayton, nhà kinh tế học của IFS cho biết một gói cứu trợ như vậy sẽ là lựa chọn đỡ tốn kém nhất.

“Tuy nhiên, việc giải cứu các tổ chức giáo dục lụn bại có thể làm giảm động lực đối với các trường khác trong việc quản lý tài chính của họ một cách cẩn trọng trong tương lai,” bà cảnh báo.

Nghiệp đoàn Sinh viên Quốc gia cho biết cuộc khủng hoảng đã “phơi bày nhiều lỗ hổng vốn có trong việc điều hành giáo dục của chúng ta như một thị trường”.

“Khi nguồn tiền không ổn định, không có gì lạ khi các trường đại học của chúng ta và công việc của hàng ngàn nhân viên và giảng viên các trường đang gặp rủi ro,” một người phát ngôn nói.

Tổng thư ký Nghiệp đoàn của Đại học và Cao đẳng, Jo Grady, kêu gọi chính phủ “ra tay và cứu các trường đại học để họ có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này”.

Trong một tuyên bố, Bộ Giáo dục Anh cho biết một gói cứu trợ của chính phủ được công bố vào tháng 5, cho phép các trường đại học tại Vương quốc Anh được vay nhằm hỗ trợ kinh doanh và duy trì việc làm, trong khi khu vực này cũng sẽ được hưởng lợi từ việc rút 2,6 tỷ bảng tiền học phí để giảm bớt khủng khoảng về dòng tiền.

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội đã và đang quảng bá nhiều hơn cho giáo dục Anh quốc.

“Khoảng 97% các trường đại học tại Anh sẽ vẫn cung cấp hình thức giảng dạy trực tiếp vào kỳ mùa thu của năm học tới đây,” một thông cáo được đưa lên vào ngày 3/7 và Đại sứ Anh Gareth Ward đã có bài chia sẻ trên báo trong nước hướng tới những sinh viên, học sinh và phụ huynh Việt Nam có con em mong muốn du học ở Anh nhưng còn băn khoăn vì tình hình Covid-19.

Vào ngày 6/7 Đại sứ quán Anh đã có thông báo về khẳng định lại việc sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp sẽ được ở lại Anh 2 năm để làm việc và tìm việc và rằng ngày 01/07, Vương quốc Anh đã quyết định gia hạn lộ trình này lên đến 3 năm cho nghiên cứu sinh sau khi nhận bằng tiến sĩ.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53309333

 

Anh Quốc sẽ đơn phương trừng phạt

các cá nhân vi phạm nhân quyền

Anh Quốc sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt một cách độc lập lần đầu tiên với hàng chục cá nhân bị buộc tội vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới.

Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab sẽ khởi động chế độ trừng phạt mới, hậu Brexit, của chính phủ Anh bằng cách nêu tên những người vi phạm đầu tiên sẽ bị đóng băng tài sản.

Trong quá khứ, Anh hầu như luôn áp đặt các lệnh trừng phạt tập thể với tư cách là thành viên của Liên Hiệp Quốc hoặc Liên minh châu Âu.

Nhưng sau Brexit, nước này có thể hành động một mình.

Ông Raab sẽ đưa ra luật pháp cần thiết cuối cùng để kích hoạt chế độ trừng phạt tự trị mới của Vương quốc Anh.

Biện pháp trừng phạt sẽ nhằm vào các cá nhân hoặc tổ chức bị cáo buộc vi phạm nhân quyền trên toàn thế giới, cũng như những người thủ lợi từ những vi phạm này.

Hong Kong: Các cựu ngoại trưởng Anh muốn có liên minh chống luật an ninh TQ

TQ thông qua luật an ninh, Mỹ nói ‘Hong Kong không còn quyền tự trị’

Hong Kong: Trung Quốc có nguy cơ ‘xôi hỏng, bỏng không’

Bộ trưởng ngoại giao sẽ nêu tên vài chục người có tài sản ở Anh sẽ bị đóng băng và cũng bị cấm vào nước này.

Danh sách đầu tiên dự kiến sẽ bao gồm các cá nhân từ Nga, Ả Rập Saudi và Bắc Triều Tiên, nhưng chưa phải là từ Trung Quốc.

Sự việc này xuất hiện giữa căng thẳng Anh và Trung Quốc sau khi chính phủ Trung Quốc đưa ra luật an ninh mới ở Hong Kong, điều ông Boris Johnson nói đã vi phạm các quyền tự do của thuộc địa cũ của Anh.

Phóng viên ngoại giao của BBC, James Landale, nói chế độ trừng phạt mới “đến hơi chậm, nhưng hình thành một khung ván tâm điểm cho tham vọng biến Anh thành một nước bảo vệ các quy tắc quốc tế và nhân quyền toàn cầu, trong chính sách đối ngoại của chính phủ”.

Bộ Ngoại giao Anh nói đây sẽ là lần đầu tiên Vương quốc Anh đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các vi phạm và lạm dụng nhân quyền.

Người phát ngôn của bộ cho biết chế độ mới sẽ cho phép Vương quốc Anh “làm việc độc lập với các đồng minh như Mỹ, Canada, Úc và Liên minh châu Âu”.”Các mục tiêu trong tương lai của chế độ có thể bao gồm những kẻ có những hành vi giết người trái pháp, liên quan đến các nhà báo và nhân viên truyền thông, hoặc những hoạt động được thúc đẩy trên cơ sở tôn giáo hoặc tín ngưỡng”, các phát ngôn nhân này nói.

Ông Raab nói: “Từ hôm nay, Vương quốc Anh sẽ có các quyền hạn mới để ngăn chặn những người liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, không cho họ vào Vương quốc Anh, hay chuyển tiền qua ngân hàng của chúng tôi và thu lợi nhuận từ nền kinh tế của chúng tôi.””Chúng tôi sẽ không để những kẻ tìm cách gây đau đớn và hủy hoại cuộc sống của nạn nhân vô tội được hưởng lợi từ những gì Vương quốc Anh cung cấp.”

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53304043

 

TQ cảnh báo Anh ‘chớ can thiệp’,

tòa Hong Kong xử ba nhà hoạt động trẻ

Trung Quốc cảnh báo Anh là chớ can thiệp vào chuyện Hong Kong sau việc Bắc Kinh ra luật an ninh mạng mới và một nhà vận động dân chủ kêu gọi quốc tế giúp đỡ.

Đại sứ Lưu Hiểu Minh nói rằng việc Anh mở đường cho ba triệu người Hong Kong có cơ hội xin nhập tịch là “sự can thiệp thô bạo”.

Hong Kong: Anh quốc mở cửa, hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch

Người Việt gốc Hoa: ‘Vì sao tôi mù quáng ra đi’

Cuộc chiến 1979: ‘Quê hương tôi vẫn là Việt Nam’

Quyết định của Anh được đưa ra sau khi Bắc Kinh nhanh chóng ban hành và áp dụng luật gây tranh cãi.

Những người phản đối nói rằng luật này làm xói mòn quyền tự do của một khu bán tự trị mà Hong Kong được hưởng.

Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chi-fung) trước đó kêu gọi quốc tế hãy ủng hộ nhiều hơn nữa, và kêu gọi những người Hong Kong khác cũng như cả thế giới chớ “khấu đầu” trước Trung Quốc.

Tuy nhiên, Đại sứ Lưu nói ông hy vọng là Anh sẽ cân nhắc lại quyết định của mình.

“Chính phủ Anh vẫn tiếp tục đưa ra những lời nhận xét vô trách nhiệm về các mối quan hệ của Hong Kong,” ông nói với các phóng viên.

Ông đại sứ nói rằng quyết định chính xác về việc Bắc Kinh định sẽ phản ứng thế nào đối với Anh sẽ được đưa ra một khi có thêm thông tin chi tiết.

Anh lập luận rằng Trung Quốc đã không giữ lời đối với cam kết có hiệu lực từ 1997, theo đó hứa hẹn Hong Kong sẽ được hưởng một số quyền tự do nhất định trong thời gian 50 năm để đổi lấy việc Anh trả lại vùng lãnh thổ này cho Bắc Kinh.

‘Nếu ta biến Trung Quốc thành kẻ thù’

Sau phát biểu của ông Lưu, phát ngôn viên của Thủ tướng Anh Boris Johnson thúc giục Trung Quốc chớ can thiệp nếu như những người Hong Kong được hưởng quy chế dân Anh hải ngoại tìm cách sang Anh.

“Chúng tôi trông đợi Trung Quốc hiểu tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế,” phát ngôn viên nói.

“Chúng tôi hiện đang thẩm định luật an ninh và những hậu quả pháp lý của nó trong vấn đề dẫn độ đối với Hong Kong.”

Cũng trong hôm thứ Hai, Facebook và WhatsApp của mạng xã hội này nói họ đã “tạm dừng” xử lý các yêu cầu giao nộp thông tin người dùng từ phía chính quyền các cơ quan hành pháp Hong Kong để “chờ đánh giá thêm về tác động của luật an ninh”.

Việc đánh giá này sẽ gồm cả “việc xem xét cẩn trọng nhân quyền và tham vấn với các chuyên gia nhân quyền”, theo một tuyên bố của Facebook.

Phóng viên ngoại giao của BBC, Paul Adams, bình luận rằng những phát biểu mới đây của Đại sứ Lưu Hiểu Minh nghe rất quen tai, “nhưng với việc Anh và Trung Quốc nay đang đối đầu trong bế tắc về ít nhất hai vấn đề lớn, Hong Kong và Huawei, thì sự bất hòa trong mối quan hệ càng trở nên cảm nhận được rõ rệt hơn bao giờ hết”.

“Ông đại sứ không nói rõ về bất kỳ hậu quả nào có thể có nếu như Anh đổi ý về Huawei, hay nếu như Anh cứ mở cửa cho những người Hong Kong có hộ chiếu người Anh hải ngoại (hộ chiếu BNO).”

“Nhưng ông đã trích dẫn câu nói của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski – ‘Nếu chúng ta biến Trung Quốc thành kẻ thù, thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù’ – như một lời cảnh báo gần như không che đậy,” phóng viên BBC bình luận.

Một số quốc gia, trong đó có Mỹ, Canada, Nhật Bản và Australia, cũng đã bày tỏ quan ngại về việc áp dụng luật mới ở Hong Kong.

Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức

Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong

Những người phản đối như Hoàng Chi Phong nói luật này về mặt thực tế là chấm dứt quyền tự do ngôn luận. Bắc Kinh bác bỏ.

Hoàng Chi Phong, người ra tòa vào hôm thứ Hai cũng hai nhà hoạt động khác là Châu Đình (Agnes Chow Ting) và Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam Long-yin) với cáo buộc tụ tập bất hợp pháp, nói rằng luật mới đã bắt đầu thể hiện tác dụng.

Ba nhà hoạt động trẻ bị các cáo buộc liên quan tới sự tham gia của họ trong vụ bao vây đồn cảnh sát ở Wan Chai hôm 21/6 năm ngoái.

Tại tòa, cô Châu Đình nhận hai tội danh là xúi giục cố tình tham gia biểu tình trái phép và cố tình tham gia biểu tình trái phép, trong lúcHoàng và Lâm không nhận.

Trong dịp cuối tuần rồi, sách của các nhà hoạt động dân chủ đã bị lấy ra khỏi các thư viện công ở Hong Kong.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53302035

 

Thủ Tướng Anh Quốc Boris Johnson

sẽ loại bỏ Huawei  trong mạng 5G trong vài tháng tới

Theo tờ Daily Telegraph đưa tin vào hôm thứ Bảy (4 tháng 7), thủ tướng Boris Johnson sẽ bắt đầu loại bỏ việc sử dụng kỹ thuật của công ty Huawei ra khỏi mạng 5G của Anh Quốc ngay trong năm nay.

Theo tờ Telegraph, các viên chức đang đề nghị ngừng cài đặt thiết bị mới của Huawei Technologies trong hệ thống mạng 5G trong vòng ít nhất sáu tháng, và tăng tốc độ loại bỏ những kỹ thuật hiện đã được sử dụng. Hành động này được đưa ra sau khi cơ quan gián điệp quốc gia GCHQ nêu ra những lo ngại mới về an ninh đối với kỹ thuật Trung Cộng.

Báo cáo của Trung tâm an ninh mạng quốc gia GCHQ kết luận rằng các biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ đối với Huawei sẽ buộc công ty này sử dụng những kỹ thuật không đáng tin cậy và có thể khiến cho việc kiểm soát rủi ro là bất khả thi. Báo cáo cho biết các lệnh trừng phạt đã tạo ra một tác động nghiêm trọng lên Huawei và làm thay đổi đáng kể các tính toán của GCHQ. Dự kiến bản báo cáo sẽ được trình lên cho thủ tướng Johnson trong tuần này.

Vào đầu tuần này, phát ngôn viên của ông Johnson cho biết các viên chức sẽ sớm hoàn thành việc xem xét ý nghĩa của các biện pháp trừng phạt mới nhất của Hoa Kỳ, tức những biện pháp nhằm cắt đứt quyền truy cập của Huawei đối với các nhà sản xuất chip của Mỹ. (BBT)

https://www.sbtn.tv/thu-tuong-anh-quoc-boris-johnson-se-loai-bo-huawei-trong-mang-5h-trong-vai-thang-toi/

 

Hai cựu điệp viên Pháp

bị xét xử vì làm gián điệp cho Trung Cộng

Tin từ Paris, Pháp – Vào thứ Hai (ngày 6 tháng 7), hai cựu điệp viên tình báo Pháp sẽ ra tòa vì bị buộc tội chuyển bí mật cho một thế lực ngoại quốc.

Trong khi các viên chức Pháp tránh tiết lộ chi tiết về sự việc, thì theo một số tin tức từ cơ quan truyền thông, hai người trên bị buộc tội làm việc cho Trung Cộng. Cả hai người đàn ông đều từng làm việc cho cơ quan tình báo ngoại quốc của Pháp, the DGSE.

Năm 1997, ông Henri M được bổ nhiệm làm nhân viên của DGSE tại Bắc Kinh. Ông được gọi lại vào đầu năm 1998 sau khi có tình cảm với phiên dịch viên tiếng Trung của đại sứ. Ông trở lại Trung Cộng vào năm 2003 và kết hôn với người phiên dịch cũ. Ông Pierre-Marie H thì bị bắt tại phi trường Zurich sau khi gặp một liên lạc viên Trung Cộng.

Pierre-Marie H và Henri M sẽ xuất hiện tại một tòa án đặc biệt với tội danh “cung cấp thông tin cho một cường quốc ngoại quốc” và “làm tổn hại lợi ích cơ bản của quốc gia”. Họ sẽ phải đối mặt với 15 năm tù nếu bị kết án. Vợ của ông Pierre-Marie H là bà Laurence H cũng phải đối mặt với phiên tòa, vì bị buộc tội “che giấu tài sản có nguồn gốc từ tình báo với một thế lực ngoại quốc có khả năng gây tổn hại đến lợi ích cơ bản của quốc gia”.

Theo AFP, tòa án xét xử họ sẽ được tổ chức riêng với các thẩm phán chuyên nghiệp, và do tính chất nhạy cảm của vụ án, buổi xét xử có thể sẽ diễn ra một cách kín đáo. Phán quyết sẽ được đưa ra vào ngày 10 tháng 7. (BBT)

https://www.sbtn.tv/hai-cuu-diep-vien-phap-bi-xet-xu-vi-lam-gian-diep-cho-trung-cong/

 

Paris không cấm nhưng chặn đường Hoa Vi

tham gia mạng 5G tại Pháp

Thu Hằng

Sau Mỹ, Anh và Úc, tương lai của Hoa Vi (Huawei) trên thị trường mạng 5G của Pháp cũng không mấy khả quan. Pháp “sẽ không cấm hoàn toàn” tập đoàn công nghệ Trung Quốc tham gia vào thị trường mạng 5G nhưng những điều kiện được đặt ra cho thấy ngược lại.

Hiện có ba nhà cung cấp thiết bị viễn thông – Nokia, Ericsson của châu Âu và Hoa Vi của Trung Quốc – có khả năng cung cấp trang thiết bị mạng 5G tương lai tại Pháp. Tuy nhiên, trái với Nokia và Ericsson, trang thiết bị mạng 5G của Hoa Vi là đối tượng duy nhất bị đưa ra nghiên cứu trước khi quyết định từ chối hoặc cấp phép.

Trả lời nhật báo kinh tế Pháp Les Echos (ngày 06/07/2020), ông Guillaume Poupard, tổng giám đốc Cơ quan An ninh các Hệ thống Thông tin (Anssi) của Pháp, nhấn mạnh : “Đối với các nhà cung cấp viễn thông cho đến nay không sử dụng Hoa Vi, chúng tôi khuyến khích họ tiếp tục đi theo hướng này… Còn những tập đoàn đã sử dụng, chúng tôi sẽ cấp giấy phép có thời hạn từ 3 đến 8 năm”.

Ông Poupard khẳng định những quyết định không nhắm đến “một doanh nghiệp hoặc một nước nào đó” mà chỉ liên quan đến vấn đề “chủ quyền”. Vì theo ông, “cần thận trọng trước những nhà cung cấp không thuộc châu Âu… nếu tất cả các nhà cung cấp viễn thông có chung một nhà cung cấp trang thiết bị, dù đó là công ty của Pháp, thì có lẽ là thảm họa”.

Về lý thuyết, thiết bị viễn thông 5G của Hoa Vi không bị cấm, nhưng giấy phép có hiệu lực từ 3 đến 8 năm trở thành một trở ngại cho các nhà cung cấp viễn thông Pháp, vì phải cần khoảng 8 năm để khấu hao đầu tư trang thiết bị. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, thời hạn ngắn ngủi đó sẽ khiến các nhà cung cấp viễn thông Pháp chùn bước và chuyển sang Ericsson hoặc Nokia, hai đối thủ của tập đoàn Trung Quốc. Vô hình chung, Pháp “ưu ái” hai tập đoàn của châu Âu ? Về điểm này, ông Guillaume Poupard cho rằng Pháp thận trọng vì những rủi ro khi hợp tác với các nhà cung cấp châu Âu thì khác so với những rủi ro khi làm việc với “các nhà cung cấp không thuộc châu Âu”, như Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Không cấm mà như cấm Hoa Vi : Pháp tránh làm phật lòng Mỹ và Trung Quốc?

Căn cứ vào những điều kiện mà Pháp sẽ đưa ra, có thể thấy là trang thiết bị 5G của Hoa Vi khó có thể được sử dụng rộng rãi trong thị trường 5G của Pháp. Tuy nhiên, khi khẳng định “không cấm hoàn toàn Hoa Vi”, Pháp tránh làm phật lòng Trung Quốc vì ngay từ tháng 02/2020, đại sứ quán Trung Quốc ở Paris từng “hy vọng” vào phát biểu của tổng thống Emmanuel Macron và nhiều quan chức cấp cao khác rằng “Pháp sẽ không đưa ra những biện pháp phân biệt nhắm vào một nước hoặc một doanh nghiệp cụ thể nào, cũng như không loại trừ Hoa Vi”.

Không chờ đến lúc Paris chính thức thông báo những quyết định mới, ngày 06/07, Bắc Kinh đã tỏ ý bất bình và kêu gọi Pháp duy trì một môi trường “công bằng và không phân biệt” đối với các doanh nghiệp của Trung Quốc.

Dù “không cấm hoàn toàn” Hoa Vi tham gia mạng 5G ở Pháp, Paris cũng không làm mếch lòng đồng minh Hoa Kỳ. Theo AFP, những quyết định mà Pháp sắp đưa ra không chỉ dừng ở quy mô công nghiệp mà mang tính chất chính trị. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung trên mọi phương diện, Washington gây sức ép với các đồng minh loại Hoa Vi vì lý do an ninh, do tập đoàn công nghệ này có quan hệ mật thiết với chính quyền Bắc Kinh.

Trong thời gian gần đây, nhiều nhà cung cấp viễn thông châu Âu, từng làm việc với Hoa Vi, đã bỏ đối tác Trung Quốc để chuyển sang dùng thiết bị của Ericsson : Telefónica tại Đức, Bristish Telecom tại Anh, Bell của Canada, Orange của Pháp.

Theo Les Echos, ngoài lý do chính trị, một số nhà cung cấp viễn thông chú ý đến giá thành thiết bị của Hoa Vi, có thể sẽ đắt hơn do những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ. Trong vòng bốn tháng tới (đến hết tháng 10/2020), tập đoàn công nghệ Trung Quốc sẽ không thể mua chíp điện tử có công nghệ của Mỹ, trong khi đây lại là thành phần quan trọng để trang thiết bị mạng 5G có thể hoạt động được.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200706-paris-kh%C3%B4ng-c%E1%BA%A5m-nh%C6%B0ng-ch%E1%BA%B7n-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-hoa-vi-tham-gia-m%E1%BA%A1ng-5g-t%E1%BA%A1i-ph%C3%A1p

 

Pháp chuẩn bị công bố thành phần nội các mới

Tú Anh

Ba ngày sau khi tổng thống Emmanuel Macron bổ nhiệm thủ tướng mới, thành phần nội các mới theo dự kiến sẽ được công bố vào hôm nay 06/07/2020.

Theo thông tin bán chính thức, danh sách nội các mới có khoảng 20 bộ trưởng, thuộc mọi thành phần tiêu biểu trong phe đa số. Điều chắc chắn là thành phần chính phủ sẽ đa dạng, một số người cũ ra đi, một số tiếp tục ở lại.Tổng thống Pháp, vẫn theo chiến thuật cũ, “tuyển mộ” các nhân vật có trọng lượng trong hai phe tả, hữu truyền thống.

Nhật báo Le Monde cho biết trong số các chính trị gia được điện Elyssée thăm dò có Jean Louis Borloo của cánh trung, nguyên bộ trưởng Môi Trường dưới thời tổng thống Nicolas Sarcozy. Bên cánh tả có bà Ségolène Royale, bộ trưởng Môi Trường thời tổng thống François Hollande và Claude Bartolone, chủ tịch Quốc Hội từ năm 2012 đến năm 2017.

Chưa rõ các nhân vật này có tên trong danh sách cuối cùng hay không. Bí mật sẽ được giữ đến phút chót. Cho đến khi tổng thư ký Điện Elysée ra trước bậc thềm, với tờ danh sách trên tay, lúc đó mới chắc chắn có những ai sẽ là thành viên chính phủ mới.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200706-ph%C3%A1p-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-th%C3%A0nh-ph%E1%BA%A7n-n%E1%BB%99i-c%C3%A1c-m%E1%BB%9Bi

 

Mùa hè đầy ấn tượng

với liên hoan ‘‘Normandie Impressioniste’’

Tuấn Thảo

Sau gần một năm bị trì hoãn, cuối cùng chương trình văn hóa ‘‘Normandie Impressioniste’’ (Vùng Normandie ấn tượng) cũng được khai mạc hồi đầu tuần và sẽ kéo dài cho tới tháng 11/2020. Hơn 30 bảo tàng ở vùng Normandie giới thiệu hàng trăm sinh hoạt đủ loại : hội họa, nhiếp ảnh, âm nhạc, hội thảo, chiếu phim để tái tạo khung cảnh nghệ thuật của trường phái ‘‘ấn tượng’’.

Ra đời cách đây đúng một thập niên, liên hoan theo chuyên đề ‘‘Normandie Impressioniste’’ được tổ chức cứ ba năm một lần. Mỗi kỳ liên hoan trước vào năm 2010, 2013, 2016 đã thu hút trên một triệu lượt người tham gia. Năm 2020 là liên hoan lần thứ tư và cuối cùng cũng được diễn ra sau nhiều lần bị đẩy lùi do dịch Covid-19. Chương trình năm nay cũng đã có nhiều thay đổi so với kế hoạch ban đầu, thế nhưng theo bà giám đốc liên hoan Selma Toprak, ban tổ chức háo hức chờ đón ngày khai mạc sau một thời gian dài đầy bất trắc. Rốt cuộc, 50 cuộc triển lãm và khoảng 400 sự kiện lớn nhỏ được duy trì trên khắp vùng Normandie theo chủ đề ‘‘La Couleur au jour le jour’’ (Màu sắc, ngày qua ngày).

Nổi tiếng là nơi tạo nguồn cảm hứng của các danh họa ấn tượng, vùng Normandie trong mùa hè này là điểm hẹn của giới yêu chuộng nghệ thuật. Ngôi làng Giverny, chốn an nghỉ cuối cùng của danh họa Claude Monet, tổ chức cùng lúc hai cuộc triển lãm. Đầu tiên hết là ‘‘Reflets d’une collection’’ phản ánh bộ sưu tập gồm hơn 200 tác phẩm của Viện bảo tàng Monet ở Giverny. Bảo tàng này cũng tổ chức song song cuộc triển lãm trực tuyến theo chủ đề : Tranh vẽ ngoài trời từ Corot đến Monet, phản ánh nếp sống và sinh hoạt ở miền đồng quê Normandie, khi phong cảnh thiên nhiên được biến thành một xưởng vẽ lộ thiên, dưới ánh sáng tự nhiên ban ngày. Các kiệt tác hội họa ở đây chủ yếu được giới thiệu trên mạng.

Nếu muốn xem tận mắt các bức tranh nổi tiếng của các bậc thầy của trường phái ấn tượng như Renoir, Sisley, Manet, Cézanne, Corot, Signac, Bonnard hay là Monet, khách tham quan phải chịu khó đến tham quan các viện bảo tàng lớn ở vùng Normandie, trong đó có Bảo tàng nghệ thuật hiện đại André Malraux ở thành phố Havre. Nhân dịp này, bảo tàng André Malraux (còn thường được gọi là MuMa) khai trương cuộc triển lãm với chủ đề ‘‘Nuits Électriques’’ cho tới ngày 01/11/2020, qua đó cho thấy các danh họa ấn tượng là những nghệ sĩ đầu tiên phản ánh trong tác phẩm của họ những thay đổi trong nếp sống đô thị qua hệ thống thắp sáng thành phố bằng ánh đèn nhân tạo.

Còn tại Viện bảo tàng Mỹ thuật thành phố Rouen, từ ngày 11/07 cho đến ngày 15/11/2020, một cuộc triển lãm lớn giới thiệu 100 tác phẩm trong bộ sưu tập của nhà triệu phú người Pháp François Depeaux, ông từng trở nên cực kỳ giàu có cuối thế kỷ 19 nhờ khai thác các mỏ than đá. Sinh thời, ông François Depeaux đã mua và sưu tầm hơn 600 tác phẩm của các danh họa ấn tượng như Monet, Guillaumin, Pissaro, Renoir, Morisot, Degas, Cézanne, Gauguin, Caillebotte hay là Toulouse-Lautrec .

Ông cũng là người đầu tiên mua bộ tranh ‘‘Cathédrales’’ của danh họa Monet chuyên vẽ đi vẽ lại cùng một mô típ Nhà thờ Đức bà Rouen, dưới nhiều góc độ và thời điểm khác nhau, để đối chiếu cách dùng ánh sáng. Thành phố Rouen còn có danh hiệu ‘‘Kinh thành với 100 ngọn tháp chuông’’ theo cách gọi của Monet. Đến khi qua đời, ông François Depeaux đã tặng theo di chúc một phần của bộ sưu tập này cho thành phố Rouen. Hai thị trấn Bois-Guillaume và Bois-Guilbert, nguyên quán của gia đình ông cũng tham gia tổ chức triển lãm về các họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng, trong đó có khá nhiều họa sĩ cũng nhờ ông François Depeaux, mà sau này trở nên nổi tiếng.

Cherbourg, Dieppe, Saint Lô, Caen, Honfleur, Louviers, Ouistreham, các viện bảo tàng tại các thành phố này đều tham gia vào chương trình ‘‘Vùng Normandie ấn tượng’’. Các cuộc triển lãm không chỉ dừng lại với các danh họa Pháp, mà còn được mở rộng sang các họa sĩ đến từ châu Âu, trong đó có các nghệ sĩ như Steinlen, Jansson, Regoyos Grimshaw hay là Gonzalès đến từ Thụy Điển, Đức, Bỉ, Hà Lan hay Tây Ban Nha.

Theo lời giải thích của ông Carl-Johan Olsson, trưởng ban quản lý triển lãm tại Bảo tàng Hoàng gia Thụy Điển ở Stockholm, vào những năm 1870-1880, có khá nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi ở châu Âu đã muốn thoát khỏi các quy tắc nghệ thuật nặng tính hàn lâm tại đất nước của họ thời bấy giờ. Nhiều nghệ sĩ tiên phong không có ‘‘đất dụng võ’’, không tìm ra được nơi để tổ chức trưng bày các tác phẩm của họ. Đối với giới nghệ sĩ này, Paris tựa như là một vùng đất đầy hứa hẹn, tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho họ phát huy tài năng.

Quá khứ, hiện tại và tương lai, các họa sĩ thuộc trường phái ‘‘ấn tượng’’đã thay đổi triệt để cả nội dung lẫn hình thức trong nghệ thuật hội họa qua việc sử dụng màu sắc, lối tiếp cận tổng thể cũng như sắp đặt chi tiết và xa hơn nữa là cách khai thác ánh sáng tự nhiên, khi thì trực tiếp lúc thì phản chiếu, dùng nét vẽ chấm phá để gợi lên cảm giác trong suốt khi tia nắng xuyên qua cảnh vật, hay đục mờ khi ánh sáng bị cản lại.

Trong chiều hướng đó, khoảng 20 phòng tranh chuyên trưng bày các tác phẩm đương đại, phối hợp tổ chức triển lãm nghệ thuật nhiếp ảnh trong năm nay. Hầu hết các nghệ sĩ ở đây như James Welling, Stan Douglas, Michel Campeau, Catherine Opie, Barbara Kasten và Paul Graham, đều chụp ảnh như sáng tác một bức tranh trừu tượng. Trong cách dùng ‘‘pixel’’ thay thế cho bút cọ nét vẽ, trong cách sắp đặt và tương phản ánh sáng trong kỹ thuật in ấn, họ luôn tìm tòi thử nghiệm để tạo ra một tính thẩm mỹ khác lạ nhờ biết phối hợp các mảng màu sắc chấm phá. Hành trình thử nghiệm của giới nghệ sĩ thời internet và công nghệ số, cho thấy là phong trào hội họa ấn tượng vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ cho tới tận ngày nay.

http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200706-li%C3%AAn-hoan-normandie-impressioniste

 

Balkan-Covid 19 : Tình hình dịch Corona

 vượt tầm kiểm soát tại Serbia

Tú Anh

Kể từ thứ Hai 06/07/2020, Hy Lạp đóng biên giới cấm cửa du khách Serbia vì tình hình dịch siêu vi corona tại nước láng giềng có dấu hiệu vượt tầm kiểm soát. Từ 50 trường hợp mỗi ngày đã tăng lên gắp 7 lần chỉ trong vòng hai tuần lễ. Trong nước, chính phủ Beograd bị mất uy tín: công luận đả kích liên minh cầm quyền xem thường sức khỏe của dân chúng.

Từ Beograd, thông tín viên Laurent Rouy tường thuật :

« Quyết định của Hy Lạp đóng cửa biên giới với Serbia chỉ là hành động chính thức hóa một sự thật hiển nhiên mà chính phủ Beograd từ chối nhìn nhận : đó là dịch Covid-19 đã lây nhiễm một cách hung hãn tại Serbia. Tình thế vô cùng nghiêm trọng, nhất là ở Sabac và vùng Novi Pazar, nơi mà bệnh viện không có bác sĩ, bị quá tải và cho đến nay, sở dĩ còn hoạt động được là nhờ trợ giúp của các tổ chức nhân đạo tư nhân .

Cố gắng giảm thiểu mức độ nghiêm trọng, tổng thống Aleksandar Vucic khẳng định là Novi Pazar đã nhận được trợ cấp vật chất của chính phủ. Tuyên bố này đã bị các nghiệp đoàn bác sĩ Serbia phủ nhận ngay lập tức.

Trong khi đó, một vụ tai tiếng khác bắt đầu nổi lên sau khi một cuộc điều tra của báo chí khẳng định số nạn nhân siêu vi corona nhiều gấp ba lần báo cáo chính thức.

Theo các nhà quan sát tại Beograd, tình hình dịch tễ đã xấu đi trong bối cảnh liên minh cầm quyền vẫn khăng khăng tổ chức tổng tuyển cử hồi tháng 6 vừa qua. Phe cầm quyền thắng cử nhưng từ đó Serbia dường như không đủ khả năng đối phó với dịch siêu vi corona một cách có phương pháp.

Biện pháp tái lập phong tỏa đã được dự kiến ».

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200706-balkan-covid-19-t%C3%ACnh-h%C3%ACnh-d%E1%BB%8Bch-corona-v%C6%B0%E1%BB%A3t-t%E1%BA%A7m-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-t%E1%BA%A1i-serbia

 

Tên lửa nhắm vào Đại sứ quán Mỹ tại Iraq,

một trẻ em bị thương

Bình luậnNguyễn Minh

Ngày 5/6, các quan chức Iraq cho biết, một tên lửa bắn về phía Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Iraq đã rơi xuống gần một nhà dân khiến một đứa trẻ bị thương.

Quan chức an ninh Iraq cho biết rằng: “Tên lửa Katyusha được phóng từ khu vực Ali Al-Saleh của Baghdad về phía Vùng Xanh”. Vùng Xanh là khu vực có đại sứ quán Hoa Kỳ. Các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn hoạt động tại Iraq thường sử dụng tên lửa Katyusha. Trong năm nay, tên lửa này thường xuyên được bắn hướng về khu vực Đại sứ quán Hoa Kỳ.

Quan chức an ninh cho biết, tên lửa đã rơi gần một nhà dân “khiến ngôi nhà bị hư hại và một trẻ em bị thương”.

Giới chức trách cho biết, lực lượng an ninh Iraq đã ngăn chặn một cuộc tấn công ở khu vực Umm al-Azam và thu giữ một tên lửa Katyusha đặt trong bệ phóng đang được nhắm vào khu vực trại Taji, nằm ở phía bắc Baghdad, một căn cứ huấn luyện của các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Trước đó, vào tháng Ba, hai lính Mỹ và một lính Anh đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng tên lửa tại Camp Taijia.

Trong những ngày gần đây, Hoa Kỳ đã chỉ trích chính phủ liên bang Iraq không quản lý nổi các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn. Hoa Kỳ cho rằng chính những nhóm dân quân này đã thực hiện các cuộc tấn công.

Theo Assocatiated Press, Thủ tướng Mustafa al-Kadhimi cam kết bảo vệ các cơ sở của Mỹ khỏi các cuộc tấn công.

Tuần trước, Lực lượng An ninh Iraq đã đột kích vào trụ sở của nhóm khủng bố do Iran hậu thuẫn được gọi là Kataib Hezbollah và bắt giữ 14 người đàn ông được cho là chịu trách nhiệm về các vụ tấn công bằng tên lửa nhắm vào Vùng Xanh. Trong số những người bị bắt giữ, 13 người đã được thả.

Quan chức Iraq cho biết, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Iraq bắt đầu thử nghiệm hệ thống phòng không mới vào cuối ngày 4/7.

Theo một tuyên bố của chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội Iraq Hassan al-Kaabi đã lên án cuộc thử nghiệm này. Ông Hassan al-Kaabi kêu gọi chính phủ hành động chống lại “hành động phi pháp” vì điều này sẽ “kích động người dân Iraq”.

Trong năm nay, các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn đã đẩy mạnh các cuộc tấn công bằng tên lửa sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Hoa Kỳ nhắm vào tướng chỉ huy Qassem Soleimani. Người này được cho là đã giết hàng trăm lính Mỹ trong những năm qua. Sau đó Iran đã bắn khoảng 20 tên lửa vào 2 căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Iraq.

Vài ngày trước cuộc không kích nhắm vào Qassem Soleimani, các nhóm cực đoan được Iran hậu thuẫn đã xâm nhập vào Đại sứ quán Hoa Kỳ, đốt cháy một toà nhà.

Nguyễn Minh

Theo The Epoch Times

https://www.ntdvn.com/the-gioi/ten-lua-nham-vao-dai-su-quan-my-tai-iraq-mot-tre-em-bi-thuong-50914.html

 

Iran xây hầm ngầm chứa tên lửa phòng không

Minh Anh

Một hệ thống kho ngầm chứa tên lửa phòng không Iran đã được quân đội Iran cho lắp đặt dọc theo các bờ biển vịnh Ba Tư và vùng biển Oman. Hãng tin tư nhân Tasnim của Iran dẫn lời một viên tướng chỉ huy Vệ Binh Cách Mạng cho biết như trên.

Theo khẳng định của tướng Alireza Tangsiri với Tasnim, được trang mạng Sputnik của Nga ngày 05/07/2020 thuật lại, ngoài hệ thống hầm chứa tên lửa phòng thủ địa đối không, quân đội Iran còn triển khai 428 đơn vị hải quân và hơn 23.000 binh sĩ dọc theo 2.200km vịnh Ba Tư. Vị tướng này cảnh báo

rằng những lực lượng này sẽ hiện diện khắp nơi trong vùng Vịnh, và đây sẽ là  một « cơn ác mộng » cho kẻ thù.

Iran có một đường biên giới lãnh hải dài, trong đó có một phần đi đến tận Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, phần lớn các lực lượng hải quân của nước này tập trung chủ yếu ở vùng Vịnh Ba Tư. Ngày 22/06/2020, ông Tangsiri tuyên bố là các lực lượng vũ trang của Iran sẽ mở một căn cứ hải quân thường trực trong vùng Ấn Độ Dương từ đây đến cuối năm 2020.

Trung tâm hạt nhân bị cháy, nhiều thiệt hại nghiêm trọng

Reuters ngày 05/07/2020 cho biết hỏa hoạn đã xảy ra ở trung tâm khai thác hạt nhân Natanz tại Iran hôm Chủ Nhật. Theo phát ngôn viên Behrouz Kamalvandi của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran, thảm họa đã gây nhiều thiệt hại lớn. Sự cố này có thể ảnh hưởng, trong trung hạn, việc phát triển và chế tạo hoàn chỉnh các lò ly tâm nằm trong chương trình làm giàu chất uranium của nước này.

Natanz là nhà máy làm giàu chất uranium chính của Iran. Cơ sở này, có diện tích hơn 100.000m² và nằm sâu 8m dưới lòng đất, nằm trong số các cơ sở do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA giám sát.

http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200706-iran-x%C3%A2y-h%E1%BA%A7m-ng%E1%BA%A7m-ch%E1%BB%A9a-t%C3%AAn-l%E1%BB%ADa-ph%C3%B2ng-kh%C3%B4ng

 

Châu Á Thái Bình Dương : Trung Quốc và Mỹ

biểu dương sức mạnh ở Biển Đông

Tú Anh

Truyền thông Trung Quốc rầm rộ quảng cáo cuộc tập trận trên biển từ bắc xuống nam của quân đội : Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Hải mà Việt Nam gọi là biển Đông. Hành động phô trương sức mạnh diễn ra trong bối cảnh căng thẳng với Hoa Kỳ. Washington đưa vào khu vực hai hàng không mẫu hạm và B52.

Theo trang mạng Nikkei của Nhật Bản, báo chí, truyền hình Nhà nước Trung Quốc được huy động ca ngợi các cuộc tập trận trong tuần qua của quân đội Trung Quốc, tiến hành đồng loạt ở ba vùng biển, Hoàng Hải đối mặt với bán đảo Triều Tiên, Hoa Đông đối diện với Nhật Bản và Nam Hải (Biển Đông gọi theo Việt Nam).

Cuộc tập trận mà báo chí Trung Quốc gọi là “tam đại chiến địa”, ba vùng chiến trận lớn, có hai mục tiêu : bên ngoài nhằm cảnh báo quốc tế, bên trong để đánh lạc hướng dư luận đang có nhiều ưu tư.

Khán giả được xem một khu trục hạm Trung Quốc cùng với hai trực thăng săn bắt một số tàu chiến lạ ở biển Hoa Đông, theo một kịch bản “diễn ra gần Đài Loan hay đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ở Hoàng Hải và ở Biển Đông, hải quân Trung Quốc sử dụng đạn thật.

Tuy nhiên, tại Biển Đông, nơi mà Trung Quốc cấm tàu cá lai vãng trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, cùng với thời gian hải quân Trung Quốc tập trận, Hoa Kỳ đưa vào vùng hai hàng không mẫu hạm cùng với hai hải đội tấn công.

Hoa Kỳ cũng đưa thêm một pháo đài bay B52, từ Louisiana, bay vào vùng tập trận chung với hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan.

Không những phô trương sức mạnh mà hai bên còn đấu khẩu khiêu khích nhau. Hoàn Cầu Thời Báo, phản ánh xu hướng của phe diều hâu Trung Quốc khoe là có đủ loại vũ khí diệt tàu sân bay. Bất cứ hàng không mẫu hạm nào vào Biển Đông là “nằm trong tầm hỏa tiễn của Giải Phóng Quân”. Phát ngôn viên hải quân Mỹ đáp trả: “Thế mà hàng không mẫu hạm của chúng tôi đang ở Biển Đông đây này”.

Nikkei trích dẫn một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết “Trung Quốc ngày càng lo âu vì quan hệ căng thẳng với Mỹ và Ấn Độ”. Căng thẳng với Mỹ càng tăng từ khi Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia tại Hồng Kông.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200706-ch%C3%A2u-%C3%A1-th%C3%A1i-b%C3%ACnh-d%C6%B0%C6%A1ng-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-m%E1%BB%B9-bi%E1%BB%83u-d%C6%B0%C6%A1ng-s%E1%BB%A9c-m%E1%BA%A1nh-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng

 

Đông Nam Á chạy đua thu hút

các nhà sản xuất nước ngoài rời Trung Quốc

Bình luậnTâm Minh

Khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tiết lộ địa điểm của một khu công nghiệp mới ở Batang, trên đảo Java, thông điệp của ông gửi đến thế giới rất rõ ràng: đất nước này đã mở cửa chào đón các doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc…

“Chúng tôi muốn các công ty từ Trung Quốc, tất nhiên, cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ và bất cứ nơi nào khác trên thế giới chuyển đến đây”, Tổng thống Joko Widodo cho biết hôm thứ Ba trong khi tham quan địa điểm.

Sự thúc đẩy này là một phần của một động thái lớn trên khắp Đông Nam Á, khi mà các nước tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, nhắm vào các công ty đang suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ sau khi coronavirus gây ra sự gián đoạn lớn trên khắp Trung Quốc.

Khu vực này đã đưa ra các ưu đãi cho các công ty mới để chuyển các nhà máy từ Trung Quốc ra khỏi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Nhưng với việc Liên Hợp Quốc dự kiến đầu tư nước ngoài ​​giảm tới 45% vào các nền kinh tế châu Á mới nổi trong năm nay, phần lớn là do đại dịch, các quốc gia phải đối mặt với một cuộc chiến khốc liệt vì một miếng bánh.

“Nếu các quốc gia khác yêu cầu 1 triệu cho tiền thuê đất, thì chúng tôi có thể có giá 500.000”, ông Widodo nói.

Indonesia có kế hoạch thành lập 19 khu công nghiệp vào năm 2024. Họ cũng đang cắt giảm thuế suất thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn 22% trong năm nay, sau đó xuống còn 20% ​​vào năm 2022, sớm hơn một năm so với kế hoạch trước đó.

Các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tăng cường nỗ lực

Ủy ban Đầu tư của Thái Lan đã phê duyệt các ưu đãi cho ngành nông nghiệp vào ngày 17/6, nhắm vào các công ty nước ngoài chuyển hoạt động khỏi Trung Quốc.

Malaysia, như một phần của gói kinh tế được công bố vào ngày 5/6, đã đề nghị miễn thuế 15 năm cho các nhà sản xuất mới đầu tư 500 triệu ringgit (117 triệu USD) vào nước này.

Myanmar sẽ ưu tiên sàng lọc các khoản đầu tư theo kế hoạch của các công ty quốc tế, mạnh về tài chính, trong khi Việt Nam đặt mục tiêu thu hút thêm các công ty châu Âu theo thỏa thuận hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu có hiệu lực vào ngày 1/8/2020.

Phần lớn tập trung vào ngành chăm sóc sức khỏe, sau khi dịch coronavirus làm nổi bật sự phụ thuộc của khu vực vào Trung Quốc đối với khẩu trang và các thiết bị bảo vệ khác.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng 4, ông Widodo đã kêu gọi các công ty liên quan đến chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ thiết lập cơ sở ở Indonesia. Indonesia cũng đưa ra các ưu đãi thuế cho các nhà sản xuất thiết bị y tế vào ngày 10/6.

Thái Lan sẽ xem xét gia hạn giảm thuế cho các công ty đầu tư vào thiết bị y tế và sản xuất thuốc, như một phần trong nỗ lực trở thành trung tâm cho các lĩnh vực liên quan đến chăm sóc sức khỏe.Những nỗ lực này đến khi các công ty có trụ sở tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cân nhắc chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Theo ngân sách bổ sung được thông qua vào tháng 4, Nhật Bản đã phê duyệt 23,5 tỷ yên (219 triệu USD) trợ cấp cho các công ty trải rộng sản xuất sang Đông Nam Á và các nơi khác.

Với việc sử dụng quyền lực mềm kinh tế làm công cụ ngoại giao của Trung Quốc, một số người nói rằng Nhật Bản và Mỹ nên hợp tác với các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên để tạo ra chuỗi cung ứng mới  cũng vì các lý do an ninh quốc gia.

Tâm Minh

Theo Nikkei Asean Review

https://www.ntdvn.com/kinh-te/dong-nam-a-chay-dua-thu-hut-cac-nha-san-xuat-nuoc-ngoai-roi-trung-quoc-51014.html

 

Lên án Luật an ninh Hong Kong, Nhật Bản

yêu cầu hủy bỏ chuyến thăm của Tập Cận Bình

Bình luậnMinh Thanh

Chính phủ Nhật Bản lên án việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng chế thông qua Luật An ninh Quốc gia Hong Kong để bắt giữ người Hong Kong trên quy mô lớn, và yêu cầu hủy bỏ chuyến thăm nhà nước của ông Tập Cận Bình tới Nhật Bản.

Vào ngày 3/7, Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, Bộ Ngoại giao và Ủy ban Điều tra Ngoại giao của Nhật Bản đã soạn thảo một nghị quyết lên án. Nghị quyết chỉ ra rằng sau khi thực thi Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, một số lượng lớn người đã bị bắt và các tình huống khác xảy ra, nói thẳng ra “Đây là một vụ bạo lực gia đình của Trung Quốc”.

“Bây giờ, tình trạng khiến người ta lo ngại đã trở thành hiện thực. Chúng tôi không thể khoanh tay đứng nhìn trước tình huống này”. Do đó, nghị quyết kêu gọi hủy bỏ lời mời ông Tập Cận Bình đến thăm Nhật Bản.

Ông Yasuhide Nakayama, người đứng đầu nhóm chính sách đối ngoại của Đảng Dân chủ Tự do, nói rằng nghị quyết mạnh mẽ được đề xuất lần này bởi vì nó đã đạt đến giai đoạn cần phải có phản ứng khắt khe hơn. Nếu đề xuất được chấp thuận tại cuộc họp của đảng chính trị vào tuần này, nó có thể được nộp cho văn phòng Thủ tướng Abe sớm nhất là vào ngày 7/7.

Ngoài ra, nghị quyết cũng yêu cầu chính phủ Nhật Bản xem xét các biện pháp hỗ trợ và xem xét cấp “thị thực việc làm” để giúp người dân Hong Kong xin tị nạn tại Nhật Bản.

Ông Yasuhide nói: “Đảng Dân chủ Tự do rất quan tâm đến tình hình ở Hong Kong. Vào ngày đầu tiên luật này [Luật An ninh Quốc gia Hong Kong] có hiệu lực, khoảng 400 người đã bị bắt. Là người châu Á, những nhân sĩ dân chủ và những người yêu tự do, chúng tôi không thể bỏ qua việc này”.

Trước đây, ông Yasuhide  cũng tuyên bố rằng Nhật Bản có nhiều ý kiến ​​phản đối lời mời ông Tập Cận Bình đến thăm Nhật Bản với tư cách là khách mời quốc gia. Ông cho rằng điều này là “gây hiểu lầm cho cộng đồng quốc tế” và yêu cầu chính phủ Thủ tướng Abe xem xét vấn đề này một cách cẩn thận.

Theo Nihon Keizai Shinbun (tờ Tin tức kinh tế Nhật Bản), Đảng Dân chủ Tự do đã đệ trình một nghị quyết “quan ngại” về tình hình ở Hong Kong vào tháng 11 năm ngoái và tháng 5 năm nay. Vào tháng 5, họ cũng đưa ra đề nghị tới phủ Thủ tướng và yêu cầu chính phủ suy nghĩ lại về việc mời ông Tập Cận Bình đến thăm Nhật Bản.

Chính phủ Nhật Bản rất chú ý đến Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Vào ngày luật này có hiệu lực, chính phủ Nhật Bản đã bày tỏ “sự đáng tiếc”. Chánh văn phòng nội các Nhật, ông Sugawara nói trong một cuộc họp báo rằng “Luật an ninh quốc gia” có thể ảnh hưởng đến chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục chú ý đến những động thái diễn biến.

Gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada cũng cho biết rằng việc thông qua Luật An ninh Quốc gia Hong Kong sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thăm Nhật Bản của ông Tập Cận Bình.

Ngoài Nhật Bản, vào ngày 3/7, chính phủ Canada đã có phản ứng nhanh chóng đối với việc ĐCSTQ thực thi Luật an ninh Quốc gia Hong Kong. Canada đã tuyên bố áp dụng các hạn chế xuất khẩu vật tư quân sự đối với Hong Kong, đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong và Trung Quốc.

Thủ tướng Canada Trudeau nói: “Canada, cùng với cộng đồng quốc tế, bày tỏ mối quan ngại nghiêm túc về việc Trung Quốc đại lục thông qua Luật An ninh Quốc gia Hong Kong”.

Ông Trudeau cũng nói rằng Canada kiên quyết ủng hộ nguyên tắc của “một quốc gia, hai chế độ” và sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh để nghiên cứu các biện pháp đối phó tiếp theo, bao gồm bảo vệ 300.000 người di cư Canada sống ở Hong Kong và hỗ trợ người dân Hong Kong thoát khỏi đặc khu này.

Minh Thanh

Theo NTDTV

https://www.ntdvn.com/the-gioi/len-an-luat-an-ninh-hong-kong-nhat-ban-yeu-cau-huy-bo-chuyen-tham-cua-tap-can-binh-50878.html

 

Hồng Kông gồng mình

trước làn sóng trấn áp mới của ĐCSTQ

Nhiều người Hồng Kông vẫn chưa biết chính xác luật an ninh quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên lãnh thổ này có nội dung như thế nào. Hồi tháng 5, Trung Quốc tuyên bố sẽ ban hành một đạo luật về Hồng Kông để xử lý các tội như lật đổ và ly khai mà không nhắc đến vai trò của cơ quan lập pháp thành phố.

Được thông qua bởi quốc hội mang tính hình thức của Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 30 tháng 6 và được ban hành bởi một lệnh ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nội dung của nó chỉ được công bố vào tối hôm đó, khi chính phủ Hồng Kông công bố đạo luật trên công báo (một bản tóm tắt đã

được công bố mười ngày trước đó). Nhưng đạo luật này đã ngay lập tức gây nên những tác động sâu sắc lên cả chính trị nội bộ Hồng Kông lẫn các mối quan hệ quốc tế.

Joshua Wong, một nhà hoạt động hàng đầu, và các đồng nghiệp trẻ của ông ở Đảng Demosisto, một đảng ủng hộ dân chủ nhỏ, đã tuyên bố giải tán. Ông Wong hứa trên Facebook sẽ tiếp tục công việc vận động của mình trên tư cách cá nhân: “Tôi sẽ tiếp tục bảo vệ quê hương của mình – Hồng Kông – cho đến khi họ bịtmiệng, xóa sổ tôi khỏi mảnh đất này”. Lời lẽ mang âm hưởng tận thế của ông cũng tượng trưng cho nỗi losợ của những người biểu tình chống Trung Quốc khác. Đến lúc đó, người ta vẫn chưa biết chính xác những tội nào sẽ được điều chỉnh bởi luật này, cũng như những hình phạt nào mà luật sẽ đưa ra. Nhưng ủng hộ độc lập cho Hồng Kông chắc chắn sẽ bị cấm và dẫn tới án tù dài. Ba nhóm nhỏ vận động cho độclập của Hồng Kông cũng đã tự giải tán.

Trên bình diện quốc tế, đạo luật đã dẫn tới sự lên án của Anh, quốc gia quản lý Hồng Kông trước đây, và nhiều nước phương Tây khác, coi đó là sự vi phạm lời hứa của Trung Quốc là sẽ tôn trọng quyền tự trị của Hồng Kông dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”. Chính phủ Mỹ đã cảnh báo rằng để đáp trả, họ sẽ chấm dứt địa vị giao thương đặc biệt của Hồng Kông và coi nó y hệt như phần còn lại của Trung Quốc. Hiện tại, Mỹ đã đình chỉ chế độ ưu đãi mà Hồng Kông được hưởng trong việc miễn cho các công ty Mỹ (tại Hồng Kông) không phải xin giấy phép xuất khẩu khi bán hàng sang Trung Quốc đại lục. “Hiện tại, Bắc Kinh đã đối xử với Hồng Kông theo kiểu “một quốc gia, một chế độ”, nên chúng tôi phải hành động tương tự”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố.

Luật này đã được vội vàng thông qua ngay trước ngày 1 tháng 7, ngày kỷ niệm lễ bàn giao Hồng Kông từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997. Lúc ấy, Trung Quốc hứa hẹn một giai đoạn quá độ 50 năm trong đó lối sống và các quyền tự do chính trị của Hồng Kông sẽ được bảo đảm. Lễ kỷ niệm là một dịp thường niên cho các lễ kỷ niệm chính thức lẫn các cuộc biểu tình chống chính phủ lớn, gần đây nhất là vào năm ngoái, khi những người biểu tình đột nhập vào cơ quan lập pháp Hồng Kông.

Mục đích của luật mới rõ ràng là để ngăn chặn những bất ổn vốn đã gây chấn động Hồng Kông kể từ giaiđoạn đó. Các khẩu hiệu ca ngợi đạo luật đã được dán trên khắp Hồng Kông ngay cả trước khi các quan chức cấp cao trong thành phố nhìn thấy nội dung đạo luật. Bản tóm tắt dự luật nhấn mạnh rằng dự luật sẽ tuân thủ “các nguyên tắc quan trọng về pháp quyền” cũng như pháp luật quốc tế về nhân quyền. Nhưng nó sẽ được ưu tiên áp dụng nếu xảy ra xung đột giữa đạo luật mới và các quy định pháp luật hiện hành. Cơ quan lập pháp ở Bắc Kinh cũng sẽ có thể bác bỏ bất kỳ phán quyết nào của các tòa án Hồng Kông. Có thể điều đó là không cần thiết: Chính quyền ngoan ngoãn của Hồng Kông sẽ quyết định thẩm phán nào đượcgiao xét xử các vụ án liên quan đến an ninh quốc gia.

Cảnh sát Hồng Kông sẽ điều tra những vụ án như vậy. Tuy nhiên, trong một số “rất ít” các vụ án quan trọng, các cơ quan chính phủ trung ương sẽ được phép tham gia. Trưởng đặc khu Hồng Kông sẽ đứng đầu một ủy ban an ninh quốc gia mới, trong đó có một ghế được dành cho một cố vấn từ chính phủ trung ương. Một cơ quan mới sẽ được thiết lập tại Hồng Kông để giúp các nhân viên an ninh đại lục thu thập và phân tích thông tin tình báo về an ninh quốc gia. Điều đó có thể có nghĩa là họ sẽ xác định các mục tiêu, dù các vụ bắt giữ có thể được thực hiện bởi một bộ phận mới của cảnh sát địa phương tập trung vào lĩnh vực an ninh quốc gia.

Lau Siu-kai, một cố vấn cấp cao cho chính quyền trung ương ở Hồng Kông, nói rằng mục đích chính là để “giết gà doạ khỉ”, hay để răn đe người dân bằng một vài vụ bắt giữ gây chú ý thay vì thực hiện các vụ bắt giữ hàng loạt. Đó là cách đảng thường dập tắt bất đồng chính kiến ​​tại đại lục. Thử nghiệm đầu tiên củachiến thuật đe doạ này sẽ là việc có bao nhiêu người dám phản đối đạo luật mới. Ngay cả trước khi dự luật được thông qua, cảnh sát đã bác đơn xin tổ chức một cuộc biểu tình vào ngày 1 tháng 7. Tuy nhiên, dù điều gì xảy ra trên đường phố đi nữa, mô hình “một quốc gia, một chế độ” đã đến gần hơn bao giờ hết.

http://biendong.net/dam-luan/35639-hong-kong-gong-minh-truoc-lan-song-tran-ap-moi-cua-dcstq.html

 

Người Hồng Kông sáng tạo

các cách để đối phó luật an ninh

Hương Thảo

Tờ Taiwan News ngày 6/7 đưa tin, cư dân Hồng Kông đã sáng tạo ra nhiều biện pháp để thể hiện thông điệp dân chủ mà không có nguy cơ bị bắt theo luật an ninh quốc gia.

Dựa trên đạo luật an ninh hà khắc mà Bắc Kinh áp cho Hồng Kông, người dân hòn đảo có thể bị bắt giữ nếu như mang cờ kêu gọi độc lập hay hô các khẩu hiệu ủng hộ dân chủ. Tuy nhiên, người dân Hồng Kông kiên quyết không lùi bước, mà tìm các cách mới để biểu đạt ý kiến.

Một số người đã sử dụng ngôn ngữ được mã hóa để tránh những rắc rối pháp lý, trong khi những người khác dán các tờ giấy nhỏ nhiều màu sắc tạo thành bức tường Lennon. Tuy nhiên, khác với trước đây, những tờ giấy giờ đây được để trống, thể hiện sự phản đối cuộc “khủng bố trắng” và việc bị tước quyền tự do ngôn luận. Các cửa hàng ủng hộ dân chủ trên toàn đặc khu cũng gỡ bỏ các thông điệp cũ khỏi bức tường Lennon của họ và thay thế chúng bằng các ghi chú không lời.

Khi khẩu hiệu biểu tình quen thuộc: “Giải phóng Hồng Kông, cuộc cách mạng của thời đại chúng ta” bị cấm, cư dân Hồng Kông đã sử dụng các chữ cái tiếng Anh “GFHG, SDGM” và các số “3219 0246”, mô phỏng nhịp điệu của nó.

Báo Liberty Times đưa tin, ông Trần Kiện Dân (Chan Kin Man), nhà hoạt động dân chủ kỳ cựu ở Hồng Kông nói rằng: “Ẩn ngữ là thứ mà luật pháp không thể cấm” và người dân của hòn đảo sẽ không bị bịt miệng bởi luật an ninh mới. Ông nhấn mạnh rằng việc đàn áp dưới bất kỳ hình thức nào sẽ chỉ là “chất xúc tác” cho mọi người phản ứng tích cực hơn mà thôi.

Sau khi luật an ninh quốc gia Hồng Kông có hiệu lực ngay trong đêm 30/6, đến nay khoảng 400 người dân thành phố đã bị bắt với nhiều cáo buộc khác nhau, trong đó có cáo buộc tụ tập bất hợp pháp, sở hữu vũ khí và kích động thù hận. Đạo luật của Bắc Kinh vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới. Không chỉ nhắm tới người dân xứ Cảng Thơm, Bắc Kinh còn muốn nó trở thành xúc tu len lỏi tới bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi nào bên ngoài Trung Quốc.

Nhiều nước trên thế giới đã có động thái hỗ trợ người dân Hồng Kông sau khi luật an ninh quốc gia được thông qua. Thủ tướng Scott Morrison hôm 2/7 cho biết tình hình ở Hồng Kông “rất đáng lo ngại” và chính phủ Úc đang “rất tích cực” xem xét các đề xuất để đón nhận người dân hòn đảo, tương tự như động thái của chính phủ Anh. Chính quyền của bà Thái Anh Văn cũng đã thành lập Văn phòng trao đổi và dịch vụ Đài Loan – Hồng Kông tại hòn đảo vào hôm 1/7, nhằm giải quyết các đơn đăng ký của cư dân xứ Cảng Thơm muốn ở lại Đài Loan vì “lý do chính trị”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-hong-kong-sang-tao-cac-cach-de-doi-pho-luat-an-ninh.html

 

Giáo sư luật chỉ trích chính quyền bị bắt ở Bắc Kinh

Vị giáo sư lớn tiếng chỉ trích việc Trung Quốc xử lý cuộc khủng hoảng virus corona vừa bị giới chức bắt giữ.

Ông Hứa Chương Nhuận, người vốn vẫn đang bị quản chế tại gia, hôm thứ Hai đã bị đưa đi khỏi nhà riêng ở Bắc Kinh, bạn bè ông nói.

Dám ‘vuốt râu hùm’ GS Trung Quốc bị cấm dạy

TQ bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức Chủ tịch Nước

Học ‘tư tưởng Tập Cận Bình’ lấy bằng tiến sỹ?

Tập Cận Bình thành ‘hạt nhân của Đảng’

Vị giáo sư luật này trước đó đã lớn tiếng chỉ trích tệ sùng bái cá nhân kiểu Mao, vốn quay trở lại trong thời cầm quyền của nhà lãnh đạo hiện thời, Tập Cận Bình.

Cảnh sát vẫn chưa bình luận công khai về vụ bắt giữ, và hiện chưa rõ ông Hứa phải đối diện với các cáo buộc gì.

Một người bạn nói với hãng tin AFP rằng vợ ông Hứa đã nhận được một cuộc điện thoại, nói rằng ông bị cáo buộc tội liên quan đến gái mãi dâm khi đang ở thành phố Thành Đô cùng với các học giả tự do khác.

Người bạn này nói cáo buộc trên là “lố bịch”.

Tự do ngôn luận là chủ đề được kiểm soát chặt chẽ tại Trung Quốc; những ai dám nói trái ý giới chức có nguy cơ bị bắt giữ và bị án tù.

‘Sẵn sàng về tinh thần’

Bạn bè của ông Hứa nói có tới 20 người đã xuất hiện tại nhà ông vào đầu giờ sáng, tịch thu máy tính và giấy tờ của ông.

Cảnh Tiêu Nam, một người bạn của giáo sư, nói với tờ New York Times rằng ông “đã sẵn sàng chuẩn bị tinh thần là sẽ bị bắt đi”.

“Ông ấy giữ một túi đựng quần áo, bàn chải đánh răng, treo ngay trước cửa nhà để có thể sẵn sàng đón nhận chuyện đó,” bà nói.

Một phóng viên BBC theo dõi tình hình Bắc Kinh nói ông Hứa đã dấn bước vào con đường thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Ông đã bị cấm giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa, một trong những trường hàng đầu Trung Quốc, sau khi ông lớn tiếng phản đối việc xóa bỏ các quy định giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, mở đường cho ông Tập tiếp tục tại vị cho tới hết đời.

Ông bị quản chế tại gia kể từ đầu năm tới nay, sau khi cho ra một bài viết chỉ trích cách thức ông Tập và chính phủ xử lý trận bùng phát virus corona. Ông khi đó tỏ ý rằng đó có thể sẽ là bài cuối cùng ông viết.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-53302029

 

TQ vào ‘thế chịu đòn’

khi Five Eyes hình thành mặt trận thống nhất

Trung Quốc đang phải chuẩn bị ứng phó trước một nỗ lực tấn công mạnh mẽ hơn từ phía liên minh tình báo Five Eyes, khi các thành viên của họ đoàn kết để cùng nhau giải quyết một Bắc Kinh ngày càng táo bạo, các nhà quan sát cho biết.

Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt với những nỗ lực phối hợp chống lại chính quyền này từ phía Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand

Sẽ không hiệu quả khi tấn công Trung Quốc đơn độc hoặc chỉ tấn công tại một thời điểm

Các nhà phân tích nói rằng với việc Trung Quốc và các thành viên của liên minh Five Eyes đã đụng độ trên một loạt các mặt trận – từ việc xử lý đại dịch coronavirus cho đến Hong Kong và công nghệ 5G – các nước thuộc Five Eyes cho thấy các cường quốc này hiểu rằng tấn công Trung Quốc đơn độc hoặc chỉ tấn công tại một thời điểm cụ thể sẽ không hiệu quả.

Nhưng những nỗ lực phối hợp của Úc, Anh, Canada, New Zealand và Hoa Kỳ không phải là không được chú ý, truyền thông nhà nước Trung Quốc đang báo cáo mạnh mẽ các hành động được cả nhóm thực hiện.

Dấu hiệu của hành động chung đã xuất hiện hai năm trước khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính của công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei Technologies, theo yêu cầu của Mỹ.

Việc bắt giữ đã gây ra một phản ứng dữ dội từ phía Bắc Kinh, họ coi hành động này là một nỗ lực của các nước láng giềng nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của công nghệ Trung Quốc. Trong vòng vài tuần, Bắc Kinh đã bắt giữ hai người Canada vì tội “đe dọa an ninh nhà nước”.

Mỹ cũng đã đặt ra các hạn chế về việc trao đổi công nghệ và khoa học với Trung Quốc, giới hạn các đơn xin thị thực cho các nhà nghiên cứu Trung Quốc.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng trong năm nay khi dịch coronavirus ở thành phố Vũ Hán miền trung Trung Quốc bùng phát trở thành một đại dịch toàn cầu.

Hoa Kỳ đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã cho phép mầm bệnh lây lan ra ngoài biên giới, và Thủ tướng Úc Scott Morrison đã dẫn đầu kêu gọi điều tra về nguồn gốc của coronavirus. Đáp trả, Bắc Kinh đã áp đặt thuế quan đối với lúa mạch Úc, và cảnh báo công dân và sinh viên Trung Quốc không được đến Úc.

Trong tháng trước, Mỹ và Anh đã lên án quyết định của Bắc Kinh về việc ban hành luật an ninh quốc gia đối với Hong Kong, với việc Anh phát biểu rằng liên minh sẽ “chia sẻ gánh nặng” nếu người Hong Kong muốn rời khỏi thành phố.

Georgina Downer, giám đốc của công ty tư vấn chiến lược và địa chính trị Tenjin Consulting, cho biết có những dấu hiệu rõ ràng về hành động phối hợp của năm nước thành viên.

“Chúng ta chắc chắn đang thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa các quốc gia Five Eyes về phản ứng của họ với Trung Quốc, bằng chứng là họ đã nhanh chóng đưa ra tuyên bố chung về Hong Kong và tuyên bố đối thoại kinh tế Five Eyes để điều phối sản xuất hàng hóa chiến lược”, bà Downer cho biết

“Việc Anh nhanh chóng thay đổi chính sách về 5G và thỏa thuận giữa các quốc gia Five Eyes để thành lập D10 các quốc gia dân chủ và có cùng chí hướng để hợp tác đối với công nghệ 5G là một ví dụ điển hình khác về cách mà kiểu ngoại giao hung hăng của Trung Quốc đã nhanh chóng liên kết tư duy chiến lược về đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng quan trọng của các thành viên Five Eyes”.

Bà nói thêm rằng giờ đây đã có một “nỗ lực phối hợp và cởi mở hơn nhiều giữa Five Eyes để tập trung vào hợp tác kinh tế giữa các quốc gia có chung những giá trị và tư duy chiến lược”.

Five Eyes, thậm chí là G7+ cũng có thể tăng cường phối hợp toàn diện chống lại Trung Quốc

Li Lianjun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Úc tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, đồng ý rằng các thành viên của liên minh đang hợp tác nhiều hơn, với việc Thủ tướng Úc Morrison đang có những phát ngôn mạnh mẽ.

“Không có gì ngạc nhiên nếu Five Eyes phối hợp với nhau để ‘chiến đấu với Trung Quốc’, và thậm chí G7+ cũng có thể sẽ phối hợp với nhau theo một số cách. Morrison đang tích cực kiên quyết chống lại Trung Quốc, và điều đó rất tệ cho mối quan hệ song phương. Dường như Morrison sẵn sàng hy sinh quan hệ thương mại với Trung Quốc để đứng lên vì ‘những giá trị’ của mình”, ông Li cho biết.

John Blaxland, giáo sư nghiên cứu tình báo và an ninh quốc tế tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết phong cách ngoại giao “chiến binh sói” của Trung Quốc đã tiếp tục đẩy Five Eyes gần nhau hơn.

“Nếu như kiểu ngoại giao chiến binh sói có ý định đe dọa để buộc các nước phải tuân thủ, thì nó thực sự đã phản tác dụng, bởi vì giờ đây chúng ta đang chứng kiến sự gắn kết Five Eyes giữa các bộ trưởng và các cơ quan chính phủ hợp tác bên ngoài các lĩnh vực tình báo”, Blaxland nói.

Và sự hợp tác đã không dừng lại ở năm thành viên. Đề cập đến việc Ấn Độ thỏa thuận mua thêm lúa mạch từ Úc, Blaxland cho biết các quốc gia như Pháp và thậm chí Đức, Nhật Bản và Ấn Độ mà vốn thân thiện với liên minh có thể hợp tác với Five Eyes để vô hiệu hóa các động thái của Trung Quốc.

“Five Eyes đang suy nghĩ rằng nếu như họ phải đối phó với Trung Quốc một mình thì họ sẽ phải trả giá đắt. Vì vậy, để có bất kỳ lực kéo nào với Bắc Kinh, họ sẽ phải điều phối phản ứng của họ”, ông Blaxland nói.

Chỉ hai tuần trước, Ấn Độ và Úc đã đồng ý tuyên bố chung về hợp tác hàng hải ở Ấn Độ-Thái Bình Dương như một phần của hiệp ước mới, Hiệp định Đối tác chiến lược toàn diện, chỉ ra một liên minh từng được cho là không thể.

Shi Yinhong, một chuyên gia về các vấn đề Mỹ tại Đại học Renmin Trung Quốc, cho biết áp lực của Five Eyes sẽ làm phức tạp thêm sự phát triển của Trung Quốc, vốn đang gặp khó khăn trên mặt trận kinh tế.

Shi nói rằng mặc dù Mỹ và bốn quốc gia khác có thể không hoàn toàn phù hợp với chính sách của Trung Quốc, Five Eyes vẫn là một liên minh vững chắc.

“Trung Quốc đã quen với loại áp lực này, có thể tăng cường khả năng phục hồi của Trung Quốc, nhưng nhược điểm là nó sẽ làm giảm sự sẵn sàng điều chỉnh các chính sách chiến lược một khi đã quen với nó”, ông nói.

Nhưng Lu Xiang, một nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết mối đe dọa đối với Trung Quốc có thể không lớn.

“Tất cả các quốc gia là các quốc gia có chủ quyền. Mỗi nước có tính toán và chương trình ngoại giao riêng. Tôi không tin rằng bốn quốc gia này sẽ theo Hoa Kỳ ở mọi bước. Tất nhiên, họ sẽ có một số sự phối hợp như các đồng minh truyền thống, nhưng tôi không nghĩ rằng họ đoàn kết tới mức là một khối”, ông nói.

http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35646-tq-vao-the-chiu-don-khi-five-eyes-hinh-thanh-mat-tran-thong-nhat.html

 

TQ đang ‘hung hăng’ với Ấn Độ

Một báo cáo của Ủy ban Đánh giá An ninh & Kinh tế Mỹ-Trung thuộc Nghị viện Mỹ nhận định Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình đang đẩy mạnh chính sách ngoại giao “hung hăng” đối với Ấn Độ, theo Press Trust of India.

Báo cáo này nhận định, Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại “hung hăng” đối với Ấn Độ và “từ chối” các nỗ lực xác định rõ ranh giới Đường Kiểm soát Thực tế (Line of Actual Control – LAC) – đường biên giới giữa hai nước – từ đó ngăn chặn việc thiết lập một nền tảng hòa bình lâu dài.

Trong bảy tuần trở lại đây, quân đội hai nước đã bị hãm vào một cuộc đối đầu căng thẳng tại đường LAC, căng thẳng leo thang sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc ẩu đả dữ dội tại Thung lũng Galwan hôm 15/6. Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng Bộ trưởng Giao thông và Vận tải Ấn Độ ước tính có ít nhất 40 binh sĩ Trung Quốc mất mạng trong vụ tranh chấp.

“Dưới thời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình, Bắc Kinh đã đẩy mạnh chính sách đối ngoại hung hăng của mình đối với New Delhi. Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã tham gia

vào năm cuộc đấu khẩu lớn với Ấn Độ dọc theo Đường kiểm soát thực tế (LAC)”, theo một bản tóm tắt do Ủy ban Đánh giá An ninh & Kinh tế Mỹ-Trung ban hành.

“Ban lãnh đạo Bắc Kinh và New Delhi đã ký một loạt thỏa thuận và cam kết thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin để ổn định biên giới giữa họ, nhưng Trung Quốc đã chống lại các nỗ lực xác định rõ ranh giới LAC, ngăn chặn việc kiến lập một nền hòa bình dài lâu”, báo cáo cho hay.

Tác giả báo cáo là Will Green, một nhà phân tích chính sách thuộc Nhóm An ninh và Ngoại giao thuộc Ủy ban này. Báo cáo này nhận định chính phủ Trung Quốc đặc biệt lo ngại trước mối quan hệ hợp tác ngày càng gần gũi giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ.

“Cuộc đụng độ biên giới mới nhất là một phần trong mô thức rộng lớn hơn, trong đó Bắc Kinh tìm cách cảnh báo New Delhi không được liên hợp với Washington”, báo cáo nói.

Sau khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012, đã có sự gia tăng đáng kể các cuộc đụng độ, bất chấp thực tế là ông Tập đã hội kiến Thủ tướng Narendra Modi nhiều lần và Bắc Kinh và New Delhi đã đồng ý với một loạt các cơ chế xây dựng lòng tin nhằm giảm bớt căng thẳng.

Xung đột biên giới giữa hai nước đã xảy ra từ lâu, kéo dài qua nhiều thập kỷ. Thập kỷ 50 và 60 là một giai đoạn đặc biệt căng thẳng giữa hai nước, dẫn đến cuộc chiến năm 1962 khiến hàng ngàn binh sĩ hai bên thiệt mạng, theo số liệu của quân đội Trung Quốc.

“Cuộc xung đột biên giới năm 2020 tương hợp với chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của Bắc Kinh. Cuộc đụng độ xảy đến khi Bắc Kinh đang ráo riết thúc đẩy các yêu sách chủ quyền mở rộng khác của mình ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, như trên Đài Loan và ở vùng biển phía Nam và Đông Trung Quốc”, báo cáo nói.

Trung Quốc đang tham gia vào các tranh chấp lãnh thổ gây tranh cãi gay gắt ở cả Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã xây dựng và quân sự hóa nhiều hòn đảo và rạn san hô mà nó kiểm soát trong khu vực. Cả hai vùng biển này đều giàu khoáng sản, dầu mỏ và các tài nguyên thiên nhiên khác và rất quan trọng đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông thông qua đường lưỡi bò do Bắc Kinh đơn phương tự vẽ. Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực.

Vài tuần trước cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa kêu gọi Bắc Kinh “dùng binh đao để thúc đẩy sự ổn định khu vực”, trong bối cảnh môi trường an ninh bên ngoài của Trung Quốc đang trở xấu. Câu nói của tướng Ngụy là dấu hiệu tiềm năng cho thấy mưu đồ của Bắc Kinh trong việc chủ động leo thang căng thẳng quân sự với các nước láng giềng để kiến tạo một biểu tượng của sức mạnh và thực lực, báo cáo nhận định.

http://biendong.net/bi-n-nong/35635-tq-dang-hung-hang-voi-an-do.html

 

Bất chấp Covid-19,

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục chạy đua vũ trang

Thùy Dương

Đại dịch Covid-19 cho dù gây nhiều thiệt hại nặng nề nhưng vẫn không thể dập tắt sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ, điển hình là ​​cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước hôm 15/06/2020, nhưng ẩn sau cuộc chạy đua vũ trang khu vực này là gì ?

RFI Việt ngữ trích lược bài viết của hai nhà nghiên cứu Eléa Beraud và Capucine Bourget-Olanier được đăng trên trang Asialyst của Pháp, ngày 27/06.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc và căng thẳng ở Biển Đông

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm sút, ngân sách quân sự được công bố trong phiên họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc ngày 22/05 cũng giảm theo. Nhưng nếu so sánh với các lĩnh vực khác thì thực ra ngân sách quốc phòng trên thực tế không bị ảnh hưởng nhiều. Đây không phải là điều gây ngạc nhiên vì Trung Quốc luôn mơ ước trở thành cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, trong khi căng thẳng với Ấn Độ, Mỹ và một số nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục leo thang do Trung Quốc liên tục đòi chủ quyền lãnh thổ. Tại Biển Đông, va chạm với nhiều nước vẫn xảy ra thường xuyên từ vài tháng nay, bất chấp dịch bệnh Covid-19. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ đã tố cáo Bắc Kinh  khai thác thế yếu của các nước Đông Nam Á khi đó đang bận rộn chống dịch.

Trung Quốc dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương

Khi tránh giảm, trong chừng mực có thể, các phương tiện dành cho lĩnh vực quốc phòng cho dù việc giảm chi ngân sách trong năm 2020 là điều không tránh khỏi, Trung Quốc tỏ ra nhất quán với chính sách tăng cường năng lực quân sự từ vài thập kỷ nay.

Xu hướng chạy đua vũ trang này đang thúc đẩy tất cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng chi tiêu quân sự quốc gia. Nếu Washington vẫn chi tiêu cho quốc phòng nhiều gấp 2,5 lần so với Bắc Kinh, thì Trung Quốc mới là nước đầu tư nhiều vào quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, một phần đáng kể trong ngân sách của Trung Quốc được dành để hiện đại hóa Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) và các ngành công nghiệp quốc phòng.

Do vậy, Trung Quốc hiện giờ thoát khỏi việc phải nhập khẩu thiết bị quân sự của Nga nhờ phát triển các loại vũ khí mới. Trong số các thiết bị mới của Trung Quốc, có tên lửa, máy bay, tàu chiến, « vũ khí » mạng hoặc không gian, và cả tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng vượt quá tốc độ âm thanh. Để đánh giá khả năng phòng thủ của mình, Bắc Kinh không ngần ngại thực hiện các hành động đe dọa và răn đe. Lầu Năm Góc cũng đã công nhận Trung Quốc là cường quốc hải quân hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh dường như không muốn mở rộng ảnh hưởng quân sự ra ngoài châu Á, nhưng rõ ràng Bắc Kinh vẫn khao khát thống trị khu vực.

Ấn Độ, đối thủ quân sự của Trung Quốc ?

Theo số liệu mới nhất của SIPRI cho năm 2018, xét về chi tiêu quân sự, Ấn Độ đứng thứ tư thế giới. Phải nói là Ấn Độ đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. New Delhi đã khởi động một quá trình hiện đại hóa tổng thể quân đội nhờ công nghệ trong một số lĩnh vực.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân quốc gia đầu tiên được khánh thành vào năm 2009, và giai đoạn đầu tiên của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo Ấn Độ khởi động vào năm 2006 và hoàn thành vào năm 2020. Thông qua hiện đại hóa vũ khí, New Delhi muốn chắc chắn là toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo Ấn Độ.

Bộ binh Ấn Độ được biết đến là một trong những đội quân linh hoạt nhất trên thế giới, cũng là trụ cột của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Còn Hải Quân Ấn Độ đứng thứ năm trên thế giới, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh và lợi ích của đất nước ở Ấn Độ Dương, Vịnh Bengal, biển Ả Rập và thậm chí ở cả Biển Đông. Trong lĩnh vực không gian, chính sách của Ấn Độ đã phát triển trong những năm gần đây. New Delhi đã phóng các vệ tinh quan sát quân sự vào năm 2015 và 2016. Đến năm 2019, Ấn Độ đạt được khả năng bắn hạ vệ tinh, giống Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc.

Xung đột biên giới và các đồng minh phương xa

Nỗ lực quân sự của Ấn Độ cũng có thể được giải thích bằng những căng thẳng địa chính trị dai dẳng với các nước láng giềng. Biên giới Ấn Độ vẫn được quân sự hóa mạnh, ở vùng Kashmir cũng như ở cao nguyên Hymalaya. Ở phía tây thì Ấn Độ có xung đột với Pakistan, ở phía đông thì với Trung Quốc, đồng minh kinh tế của Islamabad. Bao quanh Ấn Độ là những nước không phải là đồng minh mà cũng chẳng phải là đối tác chiến lược, nên Ấn Độ phải tìm kiếm đồng minh, đối tác ở những nơi khác.

Từ hơn một thập kỷ nay, New Delhi từng bước phát triển các mối quan hệ đối tác và thỏa thuận an ninh với Washington. Mỹ cũng xích lại gần Ấn Độ với hy vọng New Delhi một ngày nào đó sẽ kìm được đà phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sau xung đột Kargil năm 1999, hai nước Mỹ – Ấn đã xích lại gần nhau để đối phó với trục Trung Quốc – Pakistan, liên minh này đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ sử dụng các căn cứ quân sự, chuyển giao công nghệ và tiến hành các cuộc tập trận chung ngày càng nhiều.

Xung đột ở Kashmir cho thấy giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa có sự hòa giải. Quan hệ Ấn Độ – Pakistan cũng có thể xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, Ấn Độ củng cố quân đội không chỉ vì Pakistan, mà còn vì mối đe dọa từ Trung Quốc.

Một mặt, Bắc Kinh dường như đã trở thành một trong những đồng minh kinh tế và chiến lược lớn nhất của Islamabad, góp phần làm gia tăng căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Chính Trung Quốc đã giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Ấn Độ. Mặt khác, New Delhi và Bắc Kinh vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ sau chiến tranh Trung-Ấn 1962. Trong những năm gần đây, một số khu vực như Arunachal Pradesh và Leh thường chứng kiến các vụ đụng độ giữa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và cảnh sát biên giới Ấn Độ – Tây Tạng.

Trong tương lai, Ấn Độ sẽ trở thành đối thủ thực sự của Trung Quốc trong khu vực, nhưng hiện tại, khoảng cách giữa quân đội hai nước vẫn là rất lớn và không ngừng tăng. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đàm phán được về thỏa thuận thành lập các căn cứ quân sự bao quanh Ấn Độ. Chiến lược được gọi là “chuỗi hạt ngọc trai” cho phép hải quân Trung Quốc lập các điểm hỗ trợ trong suốt tuyến giao thương hàng hải đến Trung Đông, như ở Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, ở Miến Điện và thậm chí là vùng Sừng châu Phi, tại Djibouti.

Tình hình càng trở nên phức tạp với cuộc khủng hoảng Covid-19. Ấn Độ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hoạt chất của Trung Quốc để sản xuất dược phẩm. Giới chức chính trị và quân sự Ấn Độ tiếp tục coi Bắc Kinh là một đối thủ nguy hiểm, cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng quanh Ấn Độ Dương thông qua việc hỗ trợ cho các nước trong khu vực.

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200706-b%E1%BA%A5t-ch%E1%BA%A5p-covid-19-trung-qu%E1%BB%91c-v%C3%A0-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99-ti%E1%BA%BFp-t%E1%BB%A5c-ch%E1%BA%A1y-%C4%91ua-v%C5%A9-trang

 

Truyền thông Trung Quốc

cảnh báo phá hủy tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông

Bình luậnNguyễn Sơn

Truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng sự xuất hiện của 2 tàu sân bay Mỹ tại khu vực Biển Đông khiến họ “thêm vui”.

Trong một tweet, Thời báo Hoàn cầu cảnh báo: “Trung Quốc có nhiều lựa chọn vũ khí phòng không như DF-21D và DF-26. Đây là những “sát thủ tàu sân bay””.

Hai tàu sân bay Mỹ đang tập trận ở khu vực Biển Đông từ hôm thứ 4/7, trong khi Trung Quốc cũng thực hiện cuộc tập trận quân sự ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Giới quân sự Trung Quốc cho rằng họ có thể phá hủy các tàu sân bay bất cứ lúc nào bằng các tên lửa của Bắc Kinh, theo Thời báo Hoàn cầu.

Tờ báo viết: “Biển Đông hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), và bất kỳ tàu sân bay nào của Mỹ trong khu vực chỉ làm PLA “thêm vui”. PLA có nhiều lựa chọn để chống các hàng không mẫu hạm như tên lửa “sát thủ tàu sân bay” DF-21D và DF-26″.

Hai tàu sây bay của Mỹ là USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang hoạt động và tập trận ở Biển Đông “để hỗ trợ một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, hải quân Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.

“Mục đích tập trận là cho các đối tác và đồng minh của chúng tôi thấy rằng Mỹ cam kết đảm bảo an ninh và ổn định khu vực”, Chuẩn đô đốc George M. Wikoff nói với tờ Wall Street Journal.

Hải quân Mỹ từ lâu đã thực hiện các cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương, bao gồm cả khu vực Biển Đông. Vào tháng trước, Hoa Kỳ đã điều ba tàu sân bay đến khu vực này khiến Trung Quốc lo lắng.

Tuần trước, Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã lên kế hoạch cho cuộc tập trận kéo dài 5 ngày, bắt đầu từ 1/7, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Hình ảnh vệ tinh mà Benar News và RFA thu thập được cho thấy một tàu trực thăng đổ bộ Type 071 ở cảng Phú Lâm vào ngày 27/6, cùng ba tàu nhỏ. Tàu Type 071 có nghĩa là chuẩn bị cho các tập trận đổ bộ, và ba tàu nhỏ hơn có thể là các tàu quét mìn phục vụ cho hải quân Trung Quốc.

Phú Lâm là đảo chiếm đóng lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tuyên bố là “trung tâm hành chính” ở Hoàng Sa. Đây là điểm dừng chân thường xuyên của Hải quân Trung Quốc (PLAN) và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc (CCG).

Việt Nam và Philippines cũng chỉ trích các cuộc tập trận của Trung Quốc, cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tạo ra căng thẳng trong khu vực và tác động đến mối quan hệ với các nước láng giềng.

“Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông”, thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam viết.

Hoa Kỳ nhiều lần tố cáo Đảng Cộng sản Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng châu Á, nhằm độc chiếm khai thác trữ lượng dầu khí rộng lớn ở Biển Đông.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/truyen-thong-trung-quoc-canh-bao-pha-huy-tau-san-bay-my-o-bien-dong-50838.html

 

Mưa lũ khiến người dân bị kẹt và làm gián đoạn

giao thông ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Cộng

Vào hôm chủ nhật (5 tháng 7), tỉnh Hồ Bắc của Trung Cộng phải hứng chịu một cơn mưa lớn, khiến người dân mắc kẹt và làm gián đoạn giao thông do lũ lụt ở một số thành phố. Thủ phủ Vũ Hán của tỉnh Hồ Bắc phải chịu cơn mưa lớn vào sáng Chủ nhật với lượng mưa tối đa lên tới 183.5 mm, khiến thành phố này phải đưa ra khuyến cáo đỏ về mưa bão, đây là mức khuyến cáo cao nhất trong hệ thống khuyến cáo thời tiết bốn màu của Trung Cộng.

Lượng mưa gây lụt một con phố mua sắm, với nước dâng cao đến thắt lưng người. Những người đang ngủ ở tầng hai trong những cửa hàng đó đã không nhận ra vấn đề, họ chỉ nhận ra bị mắc kẹt bởi trận lụt sau khi thức dậy. Các nhân viên cứu hỏa đã nhanh chóng đến địa điểm này sau khi nhận được lời kêu cứu và giải cứu 15 người lớn và 7 trẻ em bằng xuồng.

Thành phố Qianjiang của tỉnh Hồ Bắc cũng bị mưa lớn vào Chủ nhật, làm ngập nhiều con đường và làm gián đoạn giao thông trong Khu đô thị Yuanlin của thành phố này. Chính quyền địa phương đã ngay lập tức điều động 12 xe hỗ trợ khẩn cấp và sử dụng hơn 20 máy bơm để thoát nước và khôi phục giao thông. (BBT)

https://www.sbtn.tv/mua-lu-khien-nguoi-dan-bi-ket-va-lam-gian-doan-giao-thong-o-tinh-ho-bac-trung-cong/

 

Tình hình Vũ Hán nguy cấp,

cảnh bão lũ nâng 2 cấp liên tiếp trong vòng 2 giờ

Bình luậnMinh Thanh

Mưa bão và lũ lụt trong lưu vực sông Dương Tử ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục kéo dài. Cục Tài nguyên nước thành phố Vũ Hán cho biết từ 6h30 sáng ngày 6/7, cấp độ ứng phó khẩn đối kiểm soát lũ đã nâng từ cấp 3 lên cấp 2, và yêu cầu tất cả các đơn vị liên quan phải nỗ lực hết sức trong công tác phòng chống và cứu trợ thiên tai. Trước lúc đó, cũng có thông báo chính thức rằng từ 5h ngày 6/7, cấp độ ứng phó khẩn cấp kiểm soát lũ tại Vũ Hán sẽ được nâng từ cấp 4 lên cấp 3, và cấp độ ứng phó khẩn cấp kiểm soát thoát lũ sẽ tăng từ cấp 3 lên cấp 2

Trước đó, kênh truyền thông SOH đã đưa tin rằng vào sáng sớm ngày 5-6/7, toàn bộ thành phố Vũ Hán đã bị mưa bão lớn tấn công, với lượng mưa tối đa hơn 250 mm trong 24h (tại ga Ô Long Tuyền ở quận Giang Hạ lên tới 393,6 mm), cộng với việc Tam Hiệp toàn lực xả lũ khiến mực nước ở hạ lưu sông Dương Tử tăng vọt. Mực nước trên sông Dương Tử tại Vũ Hán đã vượt quá mực nước cảnh báo thêm 1,6 mét. Hệ thống xả lũ ở Vũ Hán ở trong tình trạng tê liệt hoặc bán tê liệt, và toàn bộ thành phố lại một lần nữa chìm trong nước.

Đến 4h ngày 6/7, mực nước của trạm Hán Khẩu trên sông Dương Tử là 26,79 m, cao hơn 1,79 m so với mức phòng lũ. Mực nước tại trạm Tân Câu trên sông Hán Giang là 27,51 m và vượt mức cảnh báo là 0,01 m. Theo dự báo của bộ phận khí tượng thủy văn, ở Vũ Hán vẫn sẽ có mưa lớn. Mực nước của Trường Giang, Hán Giang, các con sông nhỏ và vừa sẽ tiếp tục tăng, và tình hình phòng chống lụt bão sẽ rất nghiêm trọng.

Theo truyền thông Trung Quốc đưa tin, sau khi “trận hồng thủy số 1” xuất hiện ở thượng nguồn sông Dương Tử, đập Tam Hiệp đã mở ba cửa xả lũ. Tuy nhiên, đỉnh lũ vẫn chưa đến và mực nước ở Tam Hiệp không giảm mà ngược lại vẫn tăng, nghi có thể xảy ra mất kiểm soát.

Theo thống kê chính thức của SOH, sau khi chính quyền tuyên bố mở cửa xả lũ thứ ba, mực nước của đập Tam Hiệp đã tăng lên 148,7 m vào lúc 3h chiều ngày 2/7. Lúc 10h tối ngày 2/7, mực nước đã tăng lên 149,04 m. Vào lúc 7h tối ngày 4 /7, mực nước của Tam Hiệp đạt 149,54 m.

Đoạn video được cư dân mạng đăng tải cho thấy vào ngày 5/7, đại lộ Hữu Nghị, Vũ Hán đã biến thành một dòng sông với độ sâu khoảng nửa mét. Đại lộ Hữu Nghị, Vũ Hán là một đại lộ chính song song với sông Dương Tử, chỉ cách sông Dương Tử 2 dãy nhà. Đại lộ Hữu nghị đã bị ngập lụt tới mức này, và có thể suy ra được thảm họa ở các khu vực khác của Vũ Hán thậm chí còn tồi tệ hơn.

Thông tin chính thức cho biết vào ngày 5/7, tính đến 8h ngày 4/7, lưu lượng nước chảy vào hồ chứa Tam Hiệp đã giảm xuống còn 31.000 m3/s. Sau đỉnh lũ, dòng chảy của đập Tam Hiệp ngày 5/7 bắt đầu

và giảm khoảng 30%, được kiểm soát ở tốc độ 35.000 m3/s để giảm áp lực kiểm soát lũ ở khu vực trung và hạ lưu của sông Dương Tử.

Kể từ khi xây dựng, đập Tam Hiệp đã gây tranh cãi trong một thời gian dài. Để đảm bảo con đập sẽ không vỡ trong 24 giờ, đập đã toàn lực xả lũ. Tuy vậy, điều này sẽ làm trầm trọng thêm tai họa cho khu vực trung và hạ lưu. Do đó, người ta nghi ngờ rằng việc xả lũ này còn gây ra hiệu ứng tiêu cực lớn hơn cả hiệu ứng tích cực.

Minh Thanh

Theo SOH

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/tinh-hinh-vu-han-nguy-cap-canh-bao-lu-nang-2-cap-lien-tiep-trong-vong-2-gio-51029.html

 

‘Nạn này chưa qua nạn khác đã tới’, người dân

Trung Quốc than thở về ‘dị tượng’ ở Hồ Bắc

Triệu Hằng

Tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc kể từ đầu năm nay bị tai ương giáng xuống bất thường đến mức được ví như “dị tượng”, virus corona xuất hiện ở Vũ Hán gần nửa năm, cả nước chưa thoát cảnh chống dịch, mưa tháng 6 ào ào kéo tới, lũ dâng ngập tràn biến phố thành sông, đập Tam Hiệp án ngữ ngang dòng Dương Tử ở Nghi Xương nguy cơ quá tải. Nhiều trận động đất tăng thêm nguy cơ sụt lún cho con đập thủy điện lớn nhất nhì thế giới.

Mưa xối xả trút xuống Trung Quốc khiến 26 tỉnh gồm khu tự trị và các vùng đô thị bị nhấn chìm trong lũ lụt, 744.000 người di dời khẩn cấp và hơn 10.000 ngôi nhà bị sập, 81 người chết hoặc mất tích, gần 14 triệu người bị ảnh hưởng. Thiệt hại kinh tế trực tiếp tính đến ngày 26/6 là 27,8 tỷ nhân dân tệ (3,9 tỷ USD), trang Weixin trích dẫn dữ liệu của Bộ Quản lý khẩn cấp Trung Quốc cho biết. Cơ quan này ngày 27/6 đưa ra số liệu thống kê theo đó hơn 120 lực lượng khẩn cấp xã hội, hơn 3.500 thành viên cứu hộ và một số lượng lớn tình nguyên viên ở thành thị và nông thôn đã tham gia công tác cứu hộ cứu nạn ở các khu vực Quảng Tây, Hồ Nam, Trùng Khánh và nhiều nơi khác.

Ở thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc dòng nước đục ngầu cuồn cuộn chảy ngập ngang eo người đi đường và khiến họ mắc kẹt trong xe, dòng nước dữ cũng biến các con đường thành kênh rạch rác nổi lềnh bềnh.

Thành phố du lịch nổi tiếng Dương Châu đã trải qua một cơn mưa lớn tới mức một quan chức gọi đó là sự kiện có một không hai trong thế kỷ. Đường phố ở đây bị ngập úng đến nỗi người dân và du khách phải sơ tán khỏi khu vực bằng những chiếc bè tre. Tờ báo The Guardian ngày 11/6 dẫn nguồn chính quyền địa phương nói rằng có hơn 1.000 khách sạn bị ngập lụt và hơn 30 địa điểm du lịch hư hại. Một người chủ khách sạn gia đình ở khu vực cho biết các phòng trong khách sạn bị ngập tới 1m nước mưa. Thời tiết khắc nghiệt giáng một đòn mạnh vào ngành khách sạn khi lĩnh vực này đang quay cuồng kể từ đại dịch Covid-19.

Một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mưa lũ là tỉnh Hồ Bắc, nơi có thủ phủ Vũ Hán là điểm xuất hiện virus corona từ cuối năm 2019 và bùng phát đầu năm 2020. Cuối tháng trước, lực lượng cứu hộ đã đập vỡ cửa kính ô tô để giải thoát hành khách bị kẹt trong xe chìm trong nước lũ ở Nghi Xương, thành phố xuôi dòng Dương Tử, nơi có đập Tam Hiệp án ngữ.

Do đợt mưa kéo dài, lượng mưa tích lũy lớn và nguy cơ thảm họa cao, mực nước ở một số dòng sông đã vượt quá mức cảnh báo lũ và dẫn đến một số thành phố bị ngập úng, đất nông nghiệp bị nhấn chìm trong nước, và những thảm họa địa chất đang xảy ra.

Brandon Meng, một kỹ sư thủy lực ở Thẩm Quyến cho biết “hầu hết các hồ chứa điều hòa nhỏ được xây từ những năm 1960 và 1970” và không theo theo các tiêu chí thiết kế thực tế. “Một khi ở đó nhiều tổ hợp xấu tác động gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan, nó sẽ gây ra sự nguy hiểm cho các hồ chứa đó”, Meng nói.

Sau 31 ngày liên tiếp các cảnh báo chính thức về mưa xối xả, và thời tiết ít có dấu hiệu dịu đi. Vào hôm 3/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc dự báo một đợt mưa lớn khác ở Trung Quốc về phía tây nam vào ngày 4/7.

Các chuyên gia cũng đang cảnh báo về các vụ sạt lở đất tại các hồ chứa và nguy cơ vỡ đập. Chính quyền Trung Quốc hôm 2/7 đã chính thức công bố tình trạng “Hồng thủy Số 1” khi sức nước đổ về các hồ chứa đập Tam Hiệp lên tới 50.000 m3 mỗi giây trong khi lượng xả ra là 35.000 m3 mỗi giây.

Cám cảnh, người dân Trung Quốc than thở trên Weibo rằng “Nạn này chưa qua nạn khác đã tới. Hồ Bắc năm 2020 vừa kỳ dị vừa gay go”.

https://www.dkn.tv/the-gioi/nan-nay-chua-qua-nan-khac-da-toi-nguoi-dan-trung-quoc-than-tho-ve-di-tuong-o-ho-bac.html

 

Trung Quốc đổi tên

Viện Khổng Tử sau khi bị nhiều nước phản đối

Hải Lam

Chính quyền Trung Quốc gần đây đã từ bỏ thương hiệu Viện Khổng Tử, đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Giáo dục ngôn ngữ, sau khi nhiều nước trên thế giới quyết định đóng cửa học viện, cáo buộc cơ sở giáo dục này là công cụ tuyên truyền và gián điệp của chính quyền Trung Quốc, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).

Chỉ thị mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trụ sở của Viện Khổng Tử, còn gọi là Hán Biện, đã đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ của bộ này. Chỉ thị lan truyền trên mạng xã hội hôm 4/7 và được xác nhận bởi một nguồn tin trong ngành giáo dục Trung Quốc, là người được thông báo về việc đổi tên viện.

Việc đổi tên Viện Khổng Tử được xác nhận vào 24/6, khi Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ tổ chức Hội nghị Ngôn ngữ Quốc gia Trung Quốc trực tuyến.

Tài khoản trực tuyến của Viện Khổng Tử trên mạng xã hội WeChat cũng đã được đổi thành chineseplus.net vào cuối tháng trước.

Trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã thành lập hàng loạt các Viện Khổng Tử trên khắp thế giới. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc vào năm 2004. Tính đến năm 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, hầu hết được đặt tại khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước ngoài.

Trong khi Bắc Kinh tuyên bố rằng các Học viện Khổng Tử giúp quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thì các nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh sử dụng chương trình này để thao túng các trường đại học, thực hiện tuyên truyền một chiều và đe dọa các nhà tư tưởng không ủng hộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Các chủ đề nhạy cảm như sự kiện Thiên An Môn, đàn áp Pháp Luân Công, hay các vấn đề về Tây Tạng, người thiểu số Duy Ngô Nhĩ… đều là những nội dung bị cấm thảo luận trong các Viện Khổng Tử.

Trong những năm gần đây, một loạt các trường đại học ở Mỹ đã đóng cửa Học viện Khổng Tử trong bối cảnh lo ngại về ảnh hưởng của chính phủ Trung Quốc đối với nền giáo dục của Mỹ. Ngoài ra, nhiều trường đại học ở Đan Mạch, Hà Lan, Canada, Úc, Pháp, Bỉ, đã đóng cửa các Viện Khổng Tử. Tại châu Âu, Thụy Điển là quốc gia đầu tiên đóng cửa toàn bộ cơ sở giáo dục này.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-doi-ten-vien-khong-tu-sau-khi-bi-nhieu-nuoc-phan-doi.html

 

Trung Quốc khơi mào tranh chấp biên giới

với Bhutan, một đồng minh của Ấn Độ

Quý Khải

Trung Quốc đã khơi mào một cuộc xung đột biên giới mới, lần này là với Bhutan. Trung Quốc vẫn đang tham gia vào một cuộc đụng độ biên giới gay gắt với Ấn Độ ở khu vực Ladakh, trong khi Bắc Kinh vừa công khai tuyên bố họ đang có tranh chấp biên giới với Bhutan, một đồng minh truyền thống và gần gũi của Ấn Độ, theo The Eur Asian Times.

Trung Quốc đã đưa ra những yêu sách chủ quyền đối với một vùng đất ở khu vực phía đông quận Trashigang của Bhutan, khi phản đối yêu cầu phát triển khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng của Bhutan tại vùng đất này trong một cuộc họp trực tuyến của Quỹ Cơ sở Môi trường Toàn cầu (GEF).

Được thành lập vào năm 1992, Quỹ GEF là một tổ chức toàn cầu có trụ sở tại Mỹ chuyên tài trợ cho các dự án trong lĩnh vực môi trường.

Theo báo cáo, Bhutan đã phản đối yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và quỹ GEF đã thông qua dự án này để xúc tiến quá trình gây vốn tài trợ. Quỹ GEF đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và cấp phép cho dự án khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng.

Khu bảo tồn, nằm ở phần cực đông Bhutan, chưa từng bị Trung Quốc tranh chấp trong quá khứ. Tuy nhiên gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong một tuyên bố đăng trên thời báo Hindustan Times của Ấn Độ đã cho biết – “Ranh giới giữa Trung Quốc và Bhutan chưa bao giờ được phân định. Đã xảy ra các tranh chấp ở các khu vực phía đông, trung tâm và phía tây trong một thời gian dài, và không có các khu vực tranh chấp mới”.

Tuyên bố bằng tiếng Quan thoại của Bắc Kinh nói thêm rằng “bên thứ ba không nên chỉ tay năm ngón” vào cuộc tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Bhutan – một ám chỉ rõ ràng đối với Ấn Độ.

Đề cập đến tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – các chuyên gia tuyên bố rằng Trung Quốc đã tìm thấy một thời điểm thích hợp để đưa ra vấn đề biên giới Bhutan-Trung Quốc khi Ấn Độ đang phải chịu áp lực do các cuộc giao tranh đang diễn ra. Thời điểm ra tuyên bố của Trung Quốc phản ánh ý định gây áp lực đối với Bhutan và Ấn Độ, tìm cách tạo ra sự chia rẽ giữa hai nước.

Trước đó, theo báo cáo của tờ EurAsian Times, tranh chấp ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia châu Á và màn phô diễn cơ bắp ở Biển Đông là bằng chứng cho chính sách ngoại giao “chiến lang” của Bắc Kinh. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã leo thang căng thẳng với Ấn Độ, Hồng Kông, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Úc và bây giờ là với Bhutan.

“Tập Cận Bình không chỉ đả kích một số quốc gia, như Ấn Độ và các nước ở Biển Đông, mà còn cả Mỹ, Kazakhstan, Tây Âu bởi các nước này cũng là những đối tượng trong chính sách ngoại hung hăng rộng lớn hơn của Trung Quốc. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi vì nếu Tập Cận Bình đối mặt với thất bại, ông ta có thể tin rằng mình sẽ mất quyền lực và do đó có thể thực hiện các hành động ‘nguy hiểm’”, các chuyên gia nhận định.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-khoi-mao-tranh-chap-bien-gioi-voi-bhutan-mot-dong-minh-cua-an-do.html

 

Trung Quốc rút quân

khỏi vùng biên giới có tranh chấp với Ấn Độ

Minh Anh

Reuters trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ chính phủ Ấn Độ cho biết hôm nay, 06/07/2020, Trung Quốc bắt đầu cho rút quân dọc theo biên giới có tranh chấp với Ấn Độ.

Ba tuần sau vụ đụng độ đẫm máu làm thiệt mạng 20 binh sĩ Ấn và một số đông lính Trung Quốc, nhưng con số cụ thể không được tiết lộ, nhiều nhóm lính Trung Quốc bắt đầu cho tháo dỡ lều trại và các cơ sở tại vùng thung lũng Galwan, khu vực xảy ra xô xát giữa hai bên. Nhiều phương tiện cũng đã được rút ra khỏi khu vực này, cũng như là tại hai vùng biên giới khác có tranh chấp : Hotsprings và Gogra.

Khi được hỏi về những thông tin này, phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố « hai bên đang có những biện pháp hiệu quả có lợi cho việc giảm quân và hạ nhiệt căng thẳng ở biên giới ».

Vẫn theo ông Triệu Lập Kiên, Trung Quốc « hy vọng Ấn Độ về phần mình sẽ có những biện pháp cụ thể để thực thi những gì đạt được từ hai phía, tiếp tục cung cấp thông tin chặt chẽ qua các kênh ngoại giao và cùng nhau hợp tác để giảm nhiệt tình hình ».

http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200706-trung-qu%E1%BB%91c-r%C3%BAt-qu%C3%A2n-kh%E1%BB%8Fi-v%C3%B9ng-bi%C3%AAn-gi%E1%BB%9Bi-c%C3%B3-tranh-ch%E1%BA%A5p-v%E1%BB%9Bi-%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%99

 

COVID-19 chưa qua,

 Trung Quốc cảnh cáo nguy cơ bùng phát dịch hạch

Minh Hòa

Chính quyền Trung Quốc cảnh báo về nguy cơ bùng phát dịch hạch sau khi một thành phố ở khu tự trị Nội Mông có trường hợp tử vong vì căn bệnh này.

Reuters đưa tin, cơ quan y tế của thành phố Bayan Nur ở Nội Mông, Trung Quốc, hôm 5/7 đã ban hành lệnh cảnh báo, sau khi xuất hiện ca tử vong bị nghi là do dịch hạch thể hạch.

Thành phố này đưa ra cấp độ 3 trong hệ thống 4 cấp độ cảnh báo ở Trung Quốc. Lệnh cảnh báo có hiệu lực ngay lập tức và duy trì cho đến cuối năm, trong đó bao gồm lệnh cấm không săn bắt, ăn các động vật có thể mang mầm bệnh dịch hạch.

Chính quyền cũng yêu cầu người dân báo cáo về các ca nghi nhiễm dịch hạch hoặc sốt không rõ nguyên nhân.

CNN dẫn tin từ Nhật báo Trung Quốc, cho biết một quan chức ý tế địa phương tuyên bố: “Hiện tại, có nguy cơ dịch hạch ở người lan rộng ở thành phố này. Công chúng cần cải thiện nhận thức và khả năng tự bảo vệ, đồng thời báo cáo ngay lập tức nếu có tình trạng sức khỏe bất thường”.

Theo BBC, trường hợp đầu tiên nghi nhiễm dịch hạch được phát hiện ở một bệnh viện tại khu vực Ô Lạp Đặc Trung (Urad Middle Banner), thuộc thành phố Bayannur. Hiện chưa rõ nguyên nhân và cách thức nhiễm bệnh của bệnh nhân này.

Bệnh dịch hạch là bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao và gây chết người. Một trận dịch hạch quy mô lớn gọi là “Cái Chết Đen” đã xảy ra vào thế kỷ 14, cướp đi sinh mạng của khoảng 50 triệu người trên khắp châu Phi, châu Á và châu Âu.

Y học hiện đại có thể điều trị dịch hạch, nhưng không loại bỏ hoàn toàn được căn bệnh này. CNN cho biết Tổ chức Y tế Thế giới gần đây thông báo bệnh dịch hạch đã trở lại. Hiện tại không có vắc-xin hiệu quả chống lại bệnh dịch hạch, nhưng kháng sinh hiện đại có thể ngăn ngừa các biến chứng và tử vong nếu phát hiện sớm.

Cảnh báo về dịch hạch xuất hiện ở Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 thứ hai với tâm điểm là thủ đô Bắc Kinh. Tính tới ngày 6/7, Trung Quốc công bố 83.557 ca nhiễm và 4.634 ca tử vong vì virus corona, nhưng dữ liệu này bị nghi ngờ là thấp hơn nhiều so với thực tế.

https://www.dkn.tv/the-gioi/covid-19-chua-qua-trung-quoc-canh-cao-nguy-co-bung-phat-dich-hach.html

 

Trung Quốc tập trận ở Biển Đông

nhằm đánh lạc hướng bất bình trong nước

Minh Hòa

Báo Nikkei Asian Review đưa tin, giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang tung hô cuộc tập trận mà quân đội nước này vừa tiến hành cùng lúc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông, cũng như Biển Hoàng Hải từ ngày 1-5/7.

Bắc Kinh gọi đây là “ba khu vực chiến đấu chủ yếu”. Nikkei cho biết, giới quan sát nhận định rằng các cuộc tập trận quy mô lớn này của Trung Quốc không chỉ nhằm gửi một thông điệp mạnh mẽ ra thế giới bên ngoài, mà còn để đánh lạc hướng khỏi những bất bình của người dân ở trong nước. Nỗi bất bình vốn đã tích tụ từ nhiều năm đang bùng phát ở Trung Quốc, liên quan đến cách đối xử của chính quyền trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán và tình hình lũ lụt nghiêm trọng ở miền nam nước này.

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, một tàu khu trục tên lửa và hai máy bay trực thăng đã diễn tập tình huống bắt giữ các tàu không được công nhận tại Biển Hoa Đông. Quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật ở Biển Hoàng Hải và Biển Đông. Các tàu dân sự đã bị cấm tới gần quần đảo Hoàng Sa trong thời gian diễn tập.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ cũng đang tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn ở Biển Đông liên quan đến hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan. Một máy bay ném bom B-52 đã được gửi từ lục địa Mỹ để tham gia cuộc tập trận.

Nikkei cho biết rất hiếm khi cả Trung Quốc và Hoa Kỳ tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở cùng khu vực, và điều này phản ánh tình trạng căng thẳng đang gia tăng trong khu vực.

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và một số nước trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, trong đó tự cho mình quyền tài phán đối với bất kỳ ai ở bất kỳ đâu trên thế giới. Thượng viện Mỹ đã hoàn toàn nhất trí thông qua một dự luật cho phép chính quyền Tổng

thống Donald Trump trừng phạt các Đảng viên Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức tài chính làm xói mòn nền tự trị của Hồng Kông.

Hôm thứ Sáu (3/7), Đảng Dân chủ Tự do hiện cầm quyền tại Nhật Bản cũng đã soạn thảo một nghị quyết yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hủy bỏ chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước đó chuyến thăm đã bị tạm hoãn vì dịch virus corona.

https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-tap-tran-o-bien-dong-nham-danh-lac-huong-bat-binh-trong-nuoc.html

 

Tình tiết mới: Lính Trung Quốc chủ động đột kích

 các binh sĩ Ấn Độ ‘không vũ trang’

Quý Khải

Các binh sĩ Ấn Độ đã tử vong trong cuộc ẩu đả với quân đội Trung Quốc hồi tháng trước không hề mang theo vũ khí và đã bị lực lượng quân đội Trung Quốc với quy mô lớn hơn bao vây trên một sườn dốc, theo nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ, hai binh sĩ được điều động đến khu vực và gia đình các nạn nhân.

Hãng tin Reuters đã trao đổi với hai binh sĩ Ấn thuộc Trung đoàn Bihar được triển khai đến khu vực. Reuters cũng đã trò chuyện với gia đình của 13 trong số 20 chiến sĩ tử mạng, trong đó có 5 trường hợp có giấy chứng tử liệt kê các thương tích khủng khiếp của các binh sĩ Ấn trong cuộc đụng độ kéo dài 6h tại độ cao 4000m trên mực nước biển tại vùng biên giới xa xôi, hiểm trở.   Reuters cũng đã liên lạc với bệnh viện quân đội ở khu vực Ladakh nơi tiếp nhận thi thể các chiến sĩ Ấn.

Một trong những người lính Ấn đã bị rạch cổ họng bằng đinh kim loại trong bóng tối, cha người lính này nói với Reuters, sau khi nghe kể lại từ một người đồng đội sát cánh cùng con trai ông.

Ba trong số những người đàn ông tử trận đã qua đời “do bị vỡ động mạch cổ”, và hai vết thương ở đầu do các “vật sắc nhọn đâm vào”, theo nội dung giấy chứng tử Reuters đọc được.

Có những vết thương rõ rệt trên cổ và trán, tất cả 5 tờ giấy chứng tử cho hay.

Những người lính Ấn còn lại đã tử vong sau khi rơi xuống dòng nước đóng băng của sông Galwan ở phía tây dãy Himalaya, người thân các nạn nhân được nghe kể lại từ các nhân chứng.

“Đó là một ẩu đả vô luật lệ, họ đã chiến đấu bằng bất cứ thứ gì họ có thể tìm được – gậy gộc, que gỗ que củi, thậm chí bằng tay không”, một quan chức chính phủ ở Delhi nói vắn tắt về cuộc đụng độ.

Tổng cộng, có hai mươi binh sĩ Ấn đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ ngày 15/6 tại đường biên giới thực tế ngăn cách hai phe. Phía Trung Quốc không công bố con số thương vong, nhưng ước tính có ít nhất 40 binh sĩ thiệt mạng, theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Ấn Độ.

Không có phát súng nào được bắn, nhưng đây là sự kiện mất mát lớn nhất trong chiến tranh giữa hai nước kể từ năm 1967, khi tranh chấp biên giới lúc đó bùng lên thành các cuộc chiến sinh tử.

Các quan chức chính phủ Ấn Độ đã nói với Reuters rằng cuộc xung đột bắt đầu khi sĩ quan chỉ huy trung đoàn Bihar dẫn một nhóm nhỏ đến khu vực Patrol Point 14 để xác minh xem liệu Trung Quốc có thực hiện cam kết rút quân khỏi khu vực tranh chấp và phá hủy các tiền đồn mà họ đã đơn phương xây dựng ở đó hay không.

Nhưng thay vào đó, các binh sĩ Ấn đã bị lính Trung Quốc tấn công bằng những cây gậy sắt, gậy kim loại gắn đinh tua tủa, hoặc gậy gỗ bọc quanh bởi dây thép gai trên một gờ hẹp chỉ rộng bốn mét nhìn ra sông Galwan.

Lính Trung Quốc dùng ‘gậy sắt hàn đinh’ tấn công binh sĩ Ấn Độ tay không vũ khí

Chính phủ Ấn Độ tuyên bố quân Trung Quốc đã hành động một cách có chủ đích.

Hãng tin Mỹ US News dẫn tin từ tình báo Hoa Kỳ cho biết, một tướng Trung Quốc họ Triệu đã ra lệnh cho cấp dưới tấn công lính Ấn Độ tại thung lũng Galwan hôm 15/6.

Theo nguồn tin này, ông Triệu có quan điểm rằng Trung Quốc không được tỏ ra yếu đuối để tránh bị chèn ép từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ, trong đó có Ấn Độ. Ông Triệu coi cuộc đụng độ vào tuần trước là cách Trung Quốc “dạy cho Ấn Độ một bài học”. Nguồn tin cho biết ông Triệu cũng là người phụ trách trong các cuộc đụng độ trước đó với Ấn Độ.

Về phía Trung Quốc, đáp lại câu hỏi của Reuters, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lặp lại các tuyên bố trước đây, khi đổ lỗi cho phía Ấn Độ vượt qua biên giới thực tế và khiêu khích Trung Quốc.

“Khi các sĩ quan và binh sĩ Trung Quốc tới khu vực  đàm phán, họ đã bị quân đội Ấn Độ tấn công bất ngờ và dữ dội. Cái đúng và sai trong vụ việc rất rõ ràng. Trách nhiệm hoàn toàn không thuộc về người Trung Quốc”, người phát ngôn này nói.

Tuy nhiên Trung Quốc không cung cấp bằng chứng cho thấy sự hung hăng của phía Ấn Độ.

https://www.dkn.tv/the-gioi/tinh-tiet-moi-linh-trung-quoc-chu-dong-dot-kich-cac-binh-si-an-do-khong-vu-trang.html

 

Chuyên gia: Úc không dám cấm TikTok của Trung Quốc

Hải Lam

Chuyên gia công nghệ Trevor Long nhận định Úc sẽ không cấm ứng dụng TikTok của Trung Quốc dù lo ngại nền tảng này là công cụ gián điệp của Bắc Kinh, theo 9News.

Ông Trevor Long cho rằng bất kỳ lệnh cấm nào đối với TikTok sẽ là một cú “trượt dài” trong mối quan hệ giữa giữa Bắc Kinh và Canberra vốn đã căng thẳng trong những ngày gần đây. Ông Long cho rằng đó là điều “mà không ai chấp nhận được” tại Úc.

TikTok, nền tảng video thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Bytedance, đã được hơn 1,6 triệu người Úc và hơn một tỷ người trên toàn thế giới tải xuống.

Tuy nhiên, TikTok bị cáo buộc vi phạm quyền riêng tư của người dùng và là công cụ kiểm duyệt của chính quyền Trung Quốc. Tuần trước, chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok, với lý do nền tảng này đe dọa “tính toàn vẹn và chủ quyền của Ấn Độ”.

Ông Long cho biết TikTok có thể truy cập những dữ liệu như tên, ngày sinh và vị trí của người dùng Australia.

“Chức năng nhận diện khuôn mặt bắt đầu được kích hoạt”, chuyên gia công nghệ cho biết thêm. “Chúng ta phải đặt câu hỏi về việc ai có quyền tiếp cập vào thông tin đó”.

Ông Long cho biết Google, Facebook và các gã công nghệ khổng lồ khác của Mỹ đã thu thập những dữ liệu tương tự từ hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới, nhưng vị chuyên gia cho rằng “sự khác biệt lớn nhất là chính quyền Trung Quốc”.

“Vấn đề không phải là dữ liệu nào hay công ty nào, mà là chính phủ Trung Quốc có thể truy cập vào những thông tin đó hay không”, ông Long nói.

Ông Long nhận định rằng chính phủ Úc sẽ không cấm TikTok vì động thái này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Canberra. Tuy nhiên, vị chuyên gia gợi ý rằng có thể cấm các nhân viên chính phủ và nhân viên quốc phòng Úc sử dụng TikTok.

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-uc-khong-dam-cam-tiktok-cua-trung-quoc.html

 

Úc đóng cửa biên giới tiểu bang lần đầu tiên

 sau 100 năm để ngăn chặn coronavirus

Tin từ SYDNEY, Úc – Bắt đầu từ hôm thứ ba (7/7), các viên chức Úc sẽ đóng cửa biên giới giữa hai tiểu bang đông dân nhất của Úc trong một thời gian không xác định khi họ gấp rút hành động để ngăn chặn sự bùng phát của coronavirus tại thành phố Melbourne.

Quyết định này được công bố vào hôm thứ Hai đánh dấu lần đầu tiên biên giới giữa Victoria và New South Wales bị đóng cửa sau 100 năm. Các viên chức chặn việc di chuyển giữa hai tiểu bang này lần gần đây nhất vào năm 1919 trong đại dịch cúm Tây Ban Nha.

Số lượng các trường hợp COVID-19 tại Melbourne, thủ phủ của Victoria, tăng mạnh trong những ngày gần đây, khiến các cơ quan chính phủ thực thi các lệnh cách ly xã hội nghiêm ngặt ở 30 vùng ngoại ô và phong tỏa hoàn toàn chín tòa nhà công cộng. Tiểu bang này báo cáo 127 ca nhiễm COVID-19 mới qua đêm, mức tăng đột biến trong một ngày kể từ khi đại dịch bắt đầu. Họ cũng báo cáo một trường hợp tử vong đầu tiên trên toàn quốc trong hơn hai tuần, nâng tổng số người thiệt mạng trong nước lên 105.

Tuy nhiên, hành động này rất có thể gây tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế của Úc khi quốc gia này bước vào thời kỳ suy thoái đầu tiên sau gần ba thập niên. Biên giới nội bộ duy nhất còn lại của Victoria, với tiểu bang Nam Úc, bị đóng cửa.

Thủ hiến Gladys Berejiklian của tiểu bang NSW cho biết họ chưa có kế hoạch để mở lại biên giới, nơi sẽ được quân đội tuần tra để ngăn chặn việc vượt biên bất hợp pháp. (BBT)

https://www.sbtn.tv/uc-dong-cua-bien-gioi-tieu-bang-lan-dau-tien-sau-100-nam-de-ngan-chan-coronavirus/