Tin khắp nơi – 01/07/2020
Mỹ thúc giục gia hạn cấm vận vũ khí Iran
Ngày 30/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thúc đẩy Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc gia hạn lệnh cấm vận vũ khí Iran trước khi lệnh này hết hạn vào tháng 10 khiến Nga chỉ trích chính sách của Washington đối với Tehran là “dùng đầu gối” đè cổ một nước.
Trước đây trong tháng, Hoa Kỳ chuyển đến 15 thành viên Hội đồng Bảo an một dự thảo nghị quyết, nhưng hai cường quốc có quyền phủ quyết là Nga và Trung Quốc đã ra chỉ dấu cho thấy chống lại động thái này.
Ông Pompeo lập luận rằng Iran không phải là một nước dân chủ có trách nhiệm” và phải qui trách nhiệm cho nước này.
“Đừng chỉ nghe Mỹ, hãy nghe các nước trong vùng. Từ Israel cho đến vùng Vịnh, những nước ở Trung Đông-là những nước bị Iran giương oai diễu võ-đang cất lên cùng một tiếng nói: Gia hạn lệnh cấm vận vũ khí,” ông Pompeo phát biểu tại một phiên họp trên mạng của Hội đồng Bảo an.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump từ lâu cho rằng lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran không nên được dỡ bỏ. Lệnh cấm vận vũ khí sẽ chấm dứt vào giữa tháng 10 theo thỏa thuận hạt nhân 2015 giữa Tehran với Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc, Nga và chính quyền tiền nhiệm của ông Trump, Barrack Obama.
Kể từ khi ông Trump nhậm chức vào năm 2017, chính quyền Mỹ đã từ bỏ thỏa thuận hạt nhân và tăng cường chế tài đều đặn lên Iran mà Washington mô tả là áp lực tối đa.
Phát biểu với Hội đồng, Đại sứ Nga tại Liên hiệp quốc Vassily Nebenzia mô tả chính sách vừa kể là “chính sách làm nghẹt thở tối đa”
“Nhiệm vụ đề ra là thay đổi chế độ hay tạo ra tình thế mà Iran sẽ không thể nào thở được. Việc này như là dùng đầu gối đè cổ người khác,” ông nói.
Hội đồng Bảo an họp ngày 30/6 để thảo luận về phúc trình mới nhất của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres về việc thi hành lệnh cấm vận vũ khí và những hạn chế khác vẫn còn hiệu lực theo thỏa thuận hạt nhân.
Phúc trình của ông Guterres nói phi đạn hành trình dùng trong một vài cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ và một phi trường quốc tế tại Ả Rập Xê-Út trong năm qua “có xuất xứ từ Iran.”
Nếu Washington không thành công trong việc gia hạn cấm vận vũ khí, Mỹ đe dọa sẽ phát động tại Hội đồng Bảo an trở lại tất cả chế tài Liên hiệp quốc lên Iran theo thỏa thuận hạt nhân, cho dù Mỹ đã rời hiệp ước vào năm 2018. Các nhà ngoại giao nói Washington sẽ phải đối đầu với một trận chiến khó khăn, xáo trộn.
Iran đã vi phạm một phần thỏa thuận hạt nhân để đáp trả việc Mỹ rút lui và Washington tái áp đặt các chế tài.
Anh, Pháp và Đức đều bày tỏ quan ngại là dỡ bỏ cấm vận vũ khí Iran sẽ có ảnh hưởng mạnh đối với an ninh và ổn định trong vùng. Tuy nhiên các nước này nói sẽ không ủng hộ những nỗ lực đơn phương của Mỹ quay trở lại áp đặt tất cả chế tài Liên hiệp quốc lên Iran.
Ông Trump ngày càng tức giận với TQ vì Covid-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, ông “ngày càng tức giận” với Trung Quốc trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh tại nhiều bang của Mỹ.
“Khi chứng kiến đại dịch lây lan và gây tổn thất khắp thế giới, trong đó có tổn thất to lớn với nước Mỹ, tôi ngày càng tức giận với Trung Quốc”, Tổng thống Trump bình luận trên Twitter ngày 30/6.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump nhiều lần cáo buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về tình trạng đại dịch Covid-19 lây lan khắp thế giới. Mỹ và các đồng minh cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khi dịch mới bùng phát khiến thế giới chậm trễ ứng phó. Nhiều quan chức Mỹ đưa ra giả thuyết rằng, virus SARS-CoV-2 thoát ra từ một phòng thí nghiệm tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) – tâm dịch đầu tiên của thế giới.
Đại dịch đã khiến quan hệ Mỹ – Trung leo thang căng thẳng khi ông Trump nhiều lần cảnh báo cắt quan hệ kinh tế với Bắc Kinh. Những cảnh báo của chủ nhân Nhà Trắng được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tái bùng phát mạnh tại Mỹ. Số ca mắc Covid-19 mới có xu hướng tăng tại ít nhất 36 bang của Mỹ, trong đó một số bang ở miền nam và miền tây liên tục ghi nhận số ca mắc trong ngày kỷ lục như Texas, California, Florida.
Tiến sĩ Anne Schuchat, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), cho rằng đợt bùng phát Covid-19 mới ở Mỹ hiện nay rất khó kiểm soát. Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, cũng cho rằng Mỹ hiện chưa thể kiểm soát Covid-19 và dịch thậm chí có thể lây lan nhanh hơn nữa với 100.000 người mắc/ngày, gấp đôi so với hiện tại.
http://biendong.net/bien-dong/35555-ong-trump-ngay-cang-tuc-gian-voi-tq-vi-covid-19.html
Ngoại trưởng Mỹ : « Một ngày buồn » cho Hồng Kông
Thanh Hà
Trong thông cáo ngày 30/06/2020, ngoại trưởng Hoa Kỳ, Mike Pompeo, tuyên bố « Mỹ sẽ không khoanh tay nhìn Hồng Kông bị nhận chìm trong guồng máy an ninh » của Bắc Kinh. Washington dọa ban hành thêm một loạt biện pháp trả đũa việc Trung Quốc tước đoạt quyền tự trị của đặc khu hành chính này.
Cuối tháng 5/2020, Mỹ đã rút lại quy chế ưu đãi về tài chính thương mại dành cho Hồng Kông. Ngoài ra, ông Pompeo đánh giá hôm qua là một ngày « buồn thảm đối với Hồng Kông, đối với tất cả những người yêu chuộng tự do tại Trung Quốc »;
Tại Ottawa, chính phủ Canada kêu gọi các kiều dân đang sinh sống tại Hồng Kông đề cao cảnh giác trước nguy cơ bị bắt giữ vô tội vạ và rủi ro bị dẫn độ về Hoa lục, do luật an ninh Hồng Kông vừa có hiệu lực.
Liên Hiệp Châu Âu ngay hôm qua bày tỏ « lo ngại » và lấy làm tiếc là Trung Quốc đã ban hành luật an ninh Hồng Kông, bất chấp những cảnh báo về « hậu quả tiêu cực » đối với Bắc Kinh. Chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, cho rằng luật an ninh nói trên « có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng đến quy chế tự trị của Hồng Kông và tác động xấu đến tính độc lập của tư pháp » tại đặc khu hành chính này. Còn chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, bà Ursula Von der Leyen, cho rằng « hình ảnh và mức độ tin tưởng vào Trung Quốc của các tập đoàn châu Âu có thể sẽ bị xấu đi ».
27 quốc gia trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong đó có Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản, cũng đã lên án luật an ninh Hồng Kông mà Bắc Kinh vừa ban hành. Đài Loan mở văn phòng đón nhận người tị nạn Hồng Kông.
Đáp lại những chỉ trích nói trên, trong cuộc họp báo sáng nay, lãnh đạo văn phòng đại diện Trung Quốc đặc trách về Hồng Kông và Macao, Triệu Hiểu Minh (Zhang Xiaoming), gay gắt tuyên bố, phương Tây « có quyền gì để hạch sách Trung Quốc » về luật an ninh Hồng Kông ? Hồng Kông không
còn « liên quan gì đến các nước Tây phương nữa ». Nếu muốn áp đặt mô hình « một quốc gia, một chế độ », thì đó là « công việc nội bộ của Trung Quốc ». Ông Triệu cũng chỉ trích những quốc gia muốn trừng phạt Trung Quốc về vấn đề Hồng Kông khi cho rằng đó là lối suy nghĩ của « quân ăn cướp ».
Mỹ thu giữ 10.800 bộ phận vũ khí
tuồn lậu từ Trung Quốc
Minh Hòa
Một lô hàng vũ khí từ Trung Quốc trị giá hơn 100.000 USD đã bị tịch thu trong khi đang trên đường tuồn lậu vào tiểu bang Florida của Mỹ, theo thông cáo báo chí của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP).
Thông cáo cho biết, lô hàng từ Thâm Quyến, Trung Quốc, được gửi đến một địa chỉ tại thành phố Melbourne, bang Florida. Các nhân viên hải quan tại Louisville đã thu giữ lô hàng này vào ngày 22/5, trong đó có 10.800 bộ phận vũ khí sát thương. Bưu kiện được kê khai là chứa 100 mẫu phù hiệu cài áo bằng thép – một mánh khóe thường được sử dụng bởi những kẻ buôn lậu, theo thông cáo báo chí của CBP.
Ông Thomas Mahn, lãnh đạo hải quan tại cảng Louisville, cho biết: “Việc nhập khẩu bất kỳ loại đạn dược nào được quy định bởi Cục Rượu, Thuốc lá, Súng và Chất nổ (ATF). Những kẻ buôn lậu này đã cố tránh bị phát hiện, tuy nhiên, các sĩ quan của chúng tôi vẫn luôn cảnh giác, đảm bảo cộng đồng của chúng tôi được an toàn”.
Trung tâm chuyên môn của hải quan Mỹ ước tính giá trị trong nước của lô hàng là 129.600 USD (hơn 3 tỷ đồng Việt Nam).
Trang tin GreatGameIndia cho biết, vào tháng 2, tình báo Ấn Độ đã phát hiện Trung Quốc bí mật vận chuyển vũ khí hạt nhân tới Pakistan. Con tàu chở hàng thuộc về một công ty vận tải Trung Quốc COSCO nằm trong danh sách đen của Mỹ năm ngoái. Các nguồn tin cho biết lô hàng trên bị ngăn chặn là nhờ có lời khuyên từ những người Mỹ đang theo dõi toàn bộ hạm đội của hãng tàu COSCO – được cho là một mặt trận của tình báo Trung Quốc, theo GreatGameIndia.
Lô hàng vũ khí bị bắt giữ tại Mỹ vào thời điểm Hoa Kỳ đang trải qua các cuộc biểu tình bạo lực dưới danh nghĩa ủng hộ sự sống của người da màu – Black Lives Matter (BLM). Vấn đề rất phức tạp bởi thực tế là nhóm lãnh đạo phong trào BLM có mối quan hệ trực tiếp với những kẻ khủng bố đã được biết đến, trong đó có Susan Rosenberg, một thành viên của nhóm nữ khủng bố đầu tiên ở Mỹ. Rosenberg đã được liệt kê là phó chủ tịch ban giám đốc của tổ chức Thousand Currents, một nhóm huy động tiền đóng góp cho phong trào BLM, theo The Washington Examiner.
Nhiều lãnh đạo của BLM có mối quan hệ chặt chẽ với các phong trào cực đoan cánh tả trong quá khứ, và nó hoàn toàn không phải là một phong trào chỉ đơn giản là chiến đấu cho những người bị thiệt thòi ngày nay. BLM đã tuyên chiến với cảnh sát và lập ra một kế hoạch chi tiết để tuần tra có vũ trang kiểu ‘chiến binh Báo Đen’ nhằm theo dõi các sĩ quan cảnh sát trên đường phố. Lãnh đạo BLM tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng họ đang huy động một đội quân được đào tạo quân sự bài bản.
https://www.dkn.tv/the-gioi/my-thu-giu-10-800-bo-phan-vu-khi-tuon-lau-tu-trung-quoc.html
Ngoại Trưởng Hoa Kỳ bất ngờ trước các báo cáo
về việc Trung Cộng buộc người Hồi Giáo triệt sản
Tin từ WASHINGTON, Hoa Kỳ – Vào hôm thứ Hai (29/6), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo bất ngờ trước các báo cáo về việc đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Cộng đang bắt buộc triệt sản, phá thai và cưỡng chế kế hoạch hóa gia đình đối với người Hồi giáo thiểu số.
Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh một báo cáo về tình hình ở khu vực Tân Cương, của nhà nghiên cứu người Đức Adrian Zenz, được công bố bởi viện chính sách Jamestown Foundation có trụ sở tại Washington. Ông Pompeo, một người kiên quyết phê bình Trung Cộng, bao gồm cả cách họ đối xử với người Hồi giáo ở Tân Cương, tuyên bố rằng những phát hiện này phù hợp với các hành vi của Đảng
Cộng sản Trung Cộng trong nhiều thập niên “thể hiện một sự phớt lờ hoàn toàn đối với sự tôn nghiêm của đời sống con người và phẩm giá cơ bản của con người”.
Trong báo cáo này, ông Zenz cho biết những phát hiện của ông là những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy chính sách của Bắc Kinh tại Tân Cương đáp ứng một trong những kế hoạch diệt chủng được nêu trong Công ước Liên Hiệu Quốc về phòng ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng, cụ thể là “áp đặt các biện pháp nhằm ngăn chặn sinh sản trong nhóm”.
Ông Zenz cho biết việc phân tích các tài liệu của chính phủ Trung Cộng cho thấy mức gia tăng dân số tự nhiên ở Tân Cương giảm mạnh. Ông tuyên bố rằng trong hai quận Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ lớn nhất của Tân Cương, tốc độ tăng trưởng giảm 84% trong giai đoạn 2015-2018 và giảm hơn nữa vào năm 2019. (BBT)
Huawei và ZTE chính thức
bị xem là mối đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ
Bình luậnNguyễn Minh
Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã chính thức công bố rằng 2 công ty Trung Quốc Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia. Như vậy, các nhà cung cấp viễn thông của Hoa Kỳ sẽ không được dùng tiền quỹ liên bang trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị từ 2 công ty này.
Tuyên bố này được xem là sự chính thức hóa đối với đề xuất được bỏ phiếu nhất trí từ tháng 11/2019, trong đó bao gồm đề xuất việc các nhà mạng nông thôn phải “gỡ bỏ và thay thế” các thiết bị của Huawei và ZTE đang được sử dụng.
Chủ tịch FCC, ông Ajit Pai tuyên bố: “Chúng tôi không thể và sẽ không cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khai thác các lỗ hổng mạng và làm tổn hại cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng của chúng tôi. Cả hai công ty này đều có mối quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ và bộ máy quân sự Trung Quốc, và cả hai công ty đều phải tuân theo luật pháp Trung Quốc, [nghĩa là] bắt buộc họ phải tham gia vào các hoạt động tình báo của đất nước này”.
Tuyên bố trên được đưa ra dựa trên cơ sở chính quyền Tổng thống Trump đang hành động ngày càng cứng rắn đối với Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, cũng như đối với các công ty công nghệ khác của Trung Quốc có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Tuần trước, Lầu Năm Góc đã đưa Huawei vào danh sách 20 công ty thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của quân đội Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy việc trừng phạt kinh tế đối với các công ty này.
Huawei và ZTE chưa đưa ra bình luận nào.
Tháng 5/2019, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và cấm các công ty Hoa Kỳ sử dụng thiết bị viễn thông [được cung cấp bởi] các công ty có thể gây rủi ro an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng đã liệt Huawei và hàng chục chi nhánh của tập đoàn này vào danh sách đen thương mại 2019 của mình, và cấm các công ty Hoa Kỳ làm ăn với công ty này nếu không có giấy phép, đồng thời không cho phép Huawei tiếp cận với nguồn hàng các chip được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ.
Ngày 30/6, Ủy viên hội đồng cấp cao của Mỹ Geoffrey Starks cho biết, “các thiết bị không đáng tin cậy” vẫn còn tồn tại trong các hệ thống mạng của Hoa Kỳ và Quốc hội, và [chính quyền] cần phân bổ quỹ cho việc thay thế các thiết bị này.
Tuy các công ty mạng không dây lớn của Hoa Kỳ đã cắt đứt quan hệ với Huawei, nhưng các nhà mạng nhỏ ở nông thôn vẫn dùng các thiết bị chuyển mạch cũng như các thiết bị khác của Huawei và ZTE vì giá thành của chúng rẻ.
Hiệp hội Không dây Nông thôn của Mỹ, đại diện cho các nhà mạng có ít hơn 100.000 thuê bao, ước tính 25% thành viên trong hiệp hội sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE trong hệ thống mạng của họ, đồng thời ước tính cần từ 800 triệu USD đến 1 tỷ USD để thay thế các thiết bị đó.
Tháng trước, một nhóm gồm các Thượng nghị sĩ lưỡng đảng đã đề xuất một dự luật về việc cung cấp khoảng 700 triệu USD nhằm hỗ trợ chi phí cho các nhà cung cấp viễn thông của Hoa Kỳ để loại bỏ thiết bị của Huawei khỏi hệ thống mạng của họ.
Trong những tháng gần đây, FCC đã tăng cường kiểm tra các công ty Trung Quốc.
Trong tháng Tư, FCC đã cấm 3 công ty viễn thông do nhà nước Trung Quốc kiểm soát hoạt động tại Mỹ, bao gồm: China Telecom America, China Unicom Americas, Pacific Networks Corp và công ty con ComNet (USA) LLC, vì lý do rủi ro an ninh quốc gia, bởi vì các công ty này phải tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ.
Trong tháng 5, FCC đã bỏ phiếu thống nhất bác bỏ quyền cung cấp dịch vụ tại Hoa Kỳ của một công ty viễn thông quốc doanh khác của Trung Quốc là China Mobile, do quan ngại về việc chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng công ty này để theo dõi chính phủ Hoa Kỳ.
Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times
Biden sẽ không tổ chức vận động tranh cử
trong bối cảnh đại dịch
Ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden tuyên bố sẽ không tổ chức các cuộc vận động tranh cử trong khi đại dịch virus corona vẫn đang diễn ra.
“Đây là chiến dịch tranh cử bất thường nhất, tôi nghĩ, trong lịch sử hiện đại”, ông Biden nói trong một cuộc họp báo ở Delware.
Đối thủ của ông, Tổng thống Donald Trump, đã có một cuộc vận động ở Tulsa, Oklahoma vào tháng 6, với sự tham dự thấp hơn dự kiến, và ủy ban tranh cử của ông đã tuyên bố không có cuộc vận động mới nào.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Biden dẫn đầu với tỷ lệ ủng hộ trên dưới 10% so với ông Trump trong cuộc bầu cử ngày 3 tháng 11 sắp đến.
Hôm thứ Ba, ông Biden nói với các phóng viên: “Tôi sẽ tuân theo lời của bác sĩ – không chỉ cho bản thân mà còn cho đất nước – và điều đó có nghĩa là tôi sẽ không tổ chức các cuộc vận động tranh cử.
“Tôi sẽ không tổ chức các cuộc vận động.”
Cựu phó tổng thống Mỹ dưới thời Barack Obama cũng cho biết ông chưa được xét nghiệm Covid-19, virus đã giết chết gần 130.000 người ở Mỹ.
Người Việt khó chấp nhận nhau vì Tổng thống Trump
‘The Interpreter’ – nỗ lực tạo đối thoại của một nhóm trẻ gốc Việt
Vận động tranh cử của Trump ở Tulsa vắng hơn dự kiến
Viện dẫn đại dịch, ông Biden hạn chế xuất hiện trước công chúng, thực hiện các cuộc phỏng vấn từ một studio truyền hình tạm thời ở hầm nhà mình, khiến chiến dịch tranh cử của Trump đặt tên ông là “Hidin”Biden”.
Hôm thứ Ba, ông Biden tấn công tổng thống về việc xử lý đại dịch.
“Tháng này qua tháng khác, khi các nhà lãnh đạo khác và các quốc gia khác thực hiện những bước cần thiết để chặn đứng virus, Donald Trump đã làm chúng ta thất vọng”, ông Biden nói, trước khi chế giễu tuyên bố của ông Trump rằng ông là “tổng thống thời chiến”.
“Có vẻ như tổng thống thời chiến của chúng ta đã đầu hàng, vẫy cờ trắng và rời khỏi chiến trường”, ông Biden nói.
Thông báo của Biden được đưa ra khi nhà nghiên cứu dịch tễ hàng đầu, Tiến sĩ Anthony Fauci nói với Thượng viện Hoa Kỳ rằng ông “sẽ không ngạc nhiên” nếu các trường hợp nhiễm virus mới ở nước này lên đến mức 100.000 mỗi ngày.
“Rõ ràng chúng ta hiện giờ không kiểm soát được tình thế”, tiến sĩ Fauci nói trước thượng viện, cảnh báo rằng không đủ người Mỹ đeo khẩu trang hoặc áp dụng giãn cách xã hội.
Hôm thứ Ba, số ca nhiễm tại Hoa Kỳ đã tăng hơn 40.000 trong một ngày lần thứ tư trong năm ngày qua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53230935
Tiến sĩ Fauci khuyến cáo Hoa Kỳ có thể
có 100,000 ca nhiễm coronavirus mới mỗi ngày
Tin Washington DC – Bác Sĩ Anthony Fauci, một trong các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu Hoa Kỳ, vào thứ Ba, 30 tháng 6, đã nói với Thượng Viện rằng số lượng ca nhiễm Covid-19 mới tại Hoa Kỳ có thể tăng vọt lên 100,000 người mỗi ngày, nếu quốc gia không có hành động gì để ngăn chận đà lây lan.
Trong buổi điều trần trước Ủy Ban Thượng Viện về Y Tế, Giáo Dục, Lao Động và Lương Hưu, Bác Sĩ Fauci nói ông rất lo ngại trước việc số ca bệnh mới tăng nhanh tại Hoa Kỳ, và chính phủ rõ ràng là vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh.
Bác Sĩ Fauci thêm rằng ông không thể dự đoán bao nhiêu người có thể sẽ nhiễm virus, nhưng ông tin rằng con số này sẽ ngày càng tồi tệ thêm. Hiện tại, số ca nhiễm coronavirus mới tại Hoa Kỳ là khoảng hơn 40,000 người một ngày.
Buổi điều trần của Bác Sĩ Fauci diễn ra giữa lúc một số tiểu bang đang lo ngại về sự hiện diện của virus. Các tiểu bang như Florida và Texas đã ghi nhận số ca bệnh mới cao kỷ lục trong những ngày gần đây, và các thống đốc đã phải đình chỉ một số kế hoạch tái mở cửa.
Bác Sĩ Fauci, giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, điều trần tại Thượng Viện cùng một số viên chức như phụ tá Bộ Trưởng Y Tế Brett Giroir, Giám đốc FDA Stephen Hahn, và Giám đốc CDC Robert Redfield.
Trong buổi điều trần, giám đốc Redfield cũng cho biết tỷ lệ nhập viện vì Covid-19 đang tăng tại 12 tiểu bang, và kêu gọi các lãnh đạo trường học nên tuân thủ hướng dẫn của CDC, nếu quyết định mở cửa trường học vào mùa thu này. (Ngô Bảo)
Mỹ: Ít nhất 10 tiểu bang tăng gấp đôi số ca COVID
Các ca nhiễm virus corona tăng hơn gấp đôi tại ít nhất 10 tiểu bang Mỹ gồm cả Florida và Texas, một phân tích ngày 30/6 của Reuters cho thấy.
Arizona ghi nhận con số tăng cao nhất trong tháng, với 294%. Tiếp theo là South Carolina và Arkansas. Các ca nhiễm cũng tăng hơn gấp đôi tại Alabama, Nevada, North Carolina, Oklahoma và Utah.
Số ca nhiễm trên toàn quốc tăng ít nhất 43% và số tử vong tăng 20%. Một vài tiểu bang chưa báo cáo số ca nhiễm và tử vong trong ngày 30/6.
Trong khi nhiều nước trên thế giới dường như qua khỏi đại dịch tệ hại nhất, Mỹ và một ít nước vẫn còn thấy số ca nhiễm tăng mạnh.
Trong 6 tháng kể từ khi Tổ chức Y tế Thế giới lần đầu tiên báo cáo về một chùm ca sưng phổi bí ẩn tại Vũ Hán, Trung Quốc, đã có hơn 500.000 người chết vì virus corona, trong đó có hơn 126.000 người Mỹ.
Trong tuần qua, 21 tiểu bang Mỹ báo cáo tỉ lệ xét nghiệm dương tính đối với virus trên mức 5% mà WHO gọi là đáng lo ngại. Arizona có tỉ lệ cao nhất, với 24%.
Trong tháng 6, chỉ có 4 tiểu bang-New York, Massachusetts, Connecticut và New Jersey- có tỷ lệ gia tăng ca nhiễm dưới 10%.
New York, từng là trung tâm dịch bệnh của Mỹ, chứng kiến số ca nhiễm tăng 6% trong tháng 6- thấp nhất trong nước-sau khi đóng cửa nghiêm ngặt và thi hành các biện pháp giãn cách xã hội để giúp kiểm soát dịch bệnh.
Reddit cấm các diễn đàn ủng hộ Tổng Thống Trump
YouTube tiến hành loại bỏ
những tài khoản chủ trương thượng tôn da trắng
Trong nhiều năm qua, mạng xã hội đã trở thành nguồn gốc thúc đẩy sự phân cực chính trị tại Hoa Kỳ và sự bùng nổ của các ngôn từ kỳ thị chủng tộc. Giờ đây, khi chỉ còn 4 tháng là đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và trong bối cảnh sự chia rẽ của quốc gia đang đạt đến đỉnh điểm, những công ty mạng xã hội đang nỗ lực để loại bỏ nạn kỳ thị và những lời đe dọa bạo lực. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ là liệu hành động quá trễ của những công ty này, cùng với sự tẩy chay đến từ những công ty lớn khác đối với họ, có đủ để tạo ra sự thay đổi lâu dài hay không.
Reddit, một diễn đàn bình luận trực tuyến đồng thời là một trong những trang web phổ biến nhất thế giới, vào thứ Hai (ngày 29 tháng 6) đã cấm một diễn đàn ủng hộ Tổng thống Trump trong một nỗ lực để giảm bớt các phát ngôn kỳ thị chủng tộc.
Vào cùng ngày, nền tảng livestream nổi tiếng Twitch, cũng tạm thời đình chỉ tài khoản của văn phòng chiến dịch tranh cử của Tổng thống vì vi phạm các quy tắc ứng xử của công ty.
Trong khi đó, Youtube cũng đã cấm tài khoản của một số nhân vật nổi tiếng theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng bao gồm Stefan Molyneux, David Duke và Richard Spencer.
Các công ty mạng xã hội, trong đó có Facebook, hiện phải đối mặt với những cáo buộc từ các nhà phê bình rằng họ chia rẽ người dân, cũng như lan truyền những phát ngôn kỳ thị và thông tin sai sự thật. Các nhóm dân quyền đã kêu gọi nhiều công ty lớn ngừng những chiến dịch quảng cáo trên Facebook trong tháng 7, nói rằng mạng xã hội này đã không thực hiện đủ để ngăn chặn các bài đăng kỳ thị chủng tộc và kích động bạo lực. Tuy nhiên, mặc dù việc tẩy chay này đã tác động đến cổ phiếu của Facebook và Twitter, nhưng các nhà phân tích theo dõi hoạt động kinh doanh của các mạng xã hội cho rằng việc này sẽ không mang lại hiệu quả lâu dài. (BBT)
Tổng Thống Nicolas Maduro ra lệnh cho đặc phái viên
của EU rời khỏi Venezuela sau các lệnh trừng phạt mới
Tin từ CARACAS, Venezuela – Vào hôm thứ Hai (29/6), tổng thống Nicolas Maduro của Venezuela ra lệnh cho đặc phái viên của Liên minh châu Âu rời Venezuela, vài giờ sau khi EU tuyên bố trừng phạt một số viên chức trung thành với nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa này.
EU trừng phạt tài chính 11 viên chức, trích dẫn các hành động của họ chống lại hoạt động dân chủ của Quốc hội Venezuela. Hồi đầu tháng này, khối châu Âu cho biết quyết định của Tối Cao Pháp Viện của quốc gia Nam Mỹ hồi tháng 5 về việc phê chuẩn một đồng minh của ông Maduro làm chủ tịch Quốc hội là bất hợp pháp.
EU cho biết lãnh đạo phe đối lập Juan Guaido là chủ tịch quốc hội hợp pháp sau cuộc bầu cử của ông với đa số thành viên hồi tháng 1, chứ không phải ông Luis Parra được tòa án phê chuẩn. Ông Parra là một trong những người được nêu tên trong các lệnh trừng phạt vào hôm Thứ Hai, cùng với ông Franklyn Duarte và ông Jose Gregorio Noriega, những người được chỉ định làm phó chủ tịch của hội đồng trong phán quyết của tòa án hồi tháng Năm. Maduro cho đặc phái viên Isabel Brilhante Pedrosa của EU 72 giờ để rời khỏi Venezuela sau khi các lệnh trừng phạt được công bố.
Trong danh sách trừng phạt của EU còn có ông Juan Jose Mendoza, chủ tịch phòng hiến pháp của Tòa án tối cao, và Tướng Jose Ornelas, người đứng đầu Hội đồng Quốc phòng. EU cho biết 11 cá nhân này “đặc biệt chịu trách nhiệm trong việc chống lại hoạt động dân chủ của Quốc hội, bao gồm tước quyền miễn trừ của quốc hội đối với một số thành viên của họ”. (BBT)
Tại HĐBA, Mỹ bị chỉ trích
khi kêu gọi kéo dài lệnh cấm vận vũ khí Iran
Thùy Dương
Hôm qua 30/06/2020, tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong cuộc họp về chủ đề hạt nhân Iran, Washington, Matcơva, Bắc Kinh và Teheran đã có những trao đổi gay gắt.
Ở hậu trường, Mỹ đã cố gắng đàm phán với các nước nhằm đạt được một dự thảo nghị quyết để kéo dài vô thời hạn lệnh cấm vận vũ khí đối với Iran, vốn sẽ hết hạn vào tháng 10/2020. Nhưng ngày hôm qua tại Hội Đồng Bảo An, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompéo dường như bị cô lập và bị chỉ trích nặng nề.
Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten cho biết thêm chi tiết :
« Trong cuộc trao đổi chính thức đầu tiên kể từ khi Mỹ nhắc tới một lệnh cấm vận mới về vũ khí đối với Iran, các bộ trưởng và nhà ngoại giao đều nói thẳng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompéo đã tấn công thẳng vào Teheran. Còn đồng nhiệm Iran coi ông Pompéo như một kẻ quấy rối.
Nga và Trung Quốc, vốn bị nghi ngờ muốn bán vũ khí cho Iran, đã nói sẽ phản đối mọi ý định triển hạn lệnh cấm vận và chắc chắn bỏ phiếu phủ quyết. Đại sứ Nga cũng đã tố cáo Washington tìm cách gây áp lực tối đa : chính quyền Trump không giấu giếm là nếu dự thảo nghị quyết này không được thông qua, Mỹ sẽ kích hoạt một cơ chế trong thỏa thuận hạt nhân nhằm tái áp dụng các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc nhắm vào Iran.
Đại sứ các nước châu Âu khẳng định lại thái độ không hài lòng trước những bằng chứng mới đây cho thấy Iran vẫn tiếp tục củng cố kho vũ khí hạt nhân, nhưng họ cũng cứng rắn nhắc nhở rằng nước Mỹ thời tổng thống Donald Trump đã từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, và do vậy hoàn toàn không thể đòi hỏi kích hoạt cơ chế áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt Iran.
Câu chuyện địa chính trị nhiều tập này có lẽ còn kéo dài cho đến tận mùa thu ».
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ
yêu cầu Việt Nam giải trình về những đàn áp tôn giáo
Hai Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc hôm 30/4 đã gửi thư đến Chính phủ Việt Nam, yêu cầu giải trình về hành vi đàn áp, sách nhiễu đối với những người có ý định tham dự một hội nghị quốc tế về tự do tôn giáo ở Thái Lan diễn ra vào năm 2019.
Bức thư được công bố hôm 29/6 vừa qua, sau khi Việt Nam không trả lời trong vòng thời gian 60 ngày kể từ khi thư được chuyển cho phía Việt Nam.
Báo cáo viên Đặc biệt về tự do tôn giáo hay niềm tin và Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền yêu cầu Việt Nam trả lời về các hành vi hăm doạ, sách nhiễu, cấm xuất cảnh, theo dõi và sử dụng bạo lực đối với các nhóm tôn giáo không được chính phủ thừa nhận và những người bảo vệ nhân quyền khi những người này tìm cách tham gia hội nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief Conference, SEAFORB Conference), một sự kiện được tổ chức định kỳ hàng năm.
Theo bức thư, những người bị phía Việt Nam ngăn cản không cho dự sự kiện bao gồm các tín đồ đạo Cao Đài. Ngoài ra các giáo dân thuộc Giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng khi trở về từ Thái Lan sau sự kiện đã bị chặn tại sân bay Đà Nẵng.
Bức thư có đoạn viết: “Những cáo buộc này, nếu đúng, sẽ không những trái ngược với những nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam theo Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), ảnh hưởng đến các quyền được quốc tế công nhận của Việt Nam, mà còn dường như cho thấy một mô hình trả thù chống lại những người muốn tham gia và hợp tác trong các cơ chế nhân quyền của UN hoặc các đại diện ngoại giao nước ngoài”.
Trước đó, vào ngày 9/6 vừa qua, Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) cũng công bố một phúc trình thường niên 2020, tố cáo Hà Nội cầm tù hằng chục cá nhân chỉ vì niềm tin tôn giáo hay
cổ xuý cho tự do tôn giáo. USCIRF kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho các tù nhân tôn giáo nói riêng và tù nhân lương tâm ở Việt Nam nói chung.
Covid-19:
Thế giới sau sáu tháng vật lộn chống đại dịch
Lúc ban đầu, không mấy ai nghĩ nó sẽ nghiêm trọng đến thế.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói ông “hy vọng là nó sẽ không tác động gì nhiều” còn Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới tự tin rằng chúng ta “có cơ hội rất thực tế để ngăn chặn” nó.
Châu Âu từng bước nới lỏng phong tỏa
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Nhiều người tin rằng tình hình đang được kiểm soát, và rằng mọi thứ sẽ ổn.
Lần đầu tiên bệnh dịch được truyền hình nhà nước Trung Quốc chính thức nói tới là vào hôm 31/12.
Bản tin nói về một trận bùng phát bệnh viêm phổi lan nhanh tại thành phố Vũ Hán.
Chưa đầy sáu tháng sau, virus corona đã tràn ra khắp thế giới.
BBC điểm lại một số cột mốc đáng chú ý trong sáu tháng thế giới vật lộn với đại dịch Covid-19.
Tháng Giêng: Virus corona tấn công dữ dội ở Trung Quốc
Ngày 11/1, truyền hình Trung Quốc đưa tin có hai bệnh nhân xuất viện trong đó một người tử vong. Tình hình bệnh dịch trở nên tồi tệ ở Vũ Hán.
Bản quyền hình ảnhEPA
Ngày 14/1, Maria Van Kerkhove từ WHO xác nhận căn bệnh viêm phổi đang hoành hành tại Vũ Hán là do một loại virus mới gây ra.
Chỉ ít hôm sau, vào ngày 20/1, giới chức y tế Trung Quốc xác nhận bệnh này lây lan từ người sang người.
Ngay hôm sau, 21/1, có bốn trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, WHO công bố.
Tuy nhiên, ngày 23/1, Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO nói bệnh dịch này chưa phải là tình trạng gây khẩn cấp toàn cầu.
Cùng ngày, Vũ Hán và các thành phố lân cận bị phong tỏa nghiêm ngặt.
Tính đến ngày 30/1, ở Hong Kong đã có 170 người tử vong.
Cùng ngày, Tổng giám đốc WHO “tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với y tế công quốc tế”.
Tháng Hai: Các vụ lây nhiễm lan nhanh ra ngoài Trung Quốc
Ngày 2/2, ca tử vong đầu tiênbên ngoài Trung Quốc được báo cáo ở Philippines.
Ngày 10/2, tổng số các ca tử vong ở Trung Quốc đạt 1.000.
Ngày 11/2, WHO chính thức đặt tên cho căn bệnh mới là Covid-19. “Nếu chúng ta không hành động gấp, có thể sẽ có hậu quả nghiêm trọng,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói.
Ngày 13/2, Yoshiro Mori, Chủ tịch Ủy ban Olympics Tokyo 2020 vẫn hy vọng về khả năng tổ chức Thế Vận Hội.
Ngày 14/2, tại Pháp có ca tử vong đầu tiên do Covid-19, cũng là ca tử vong đầu tiên bên ngoài châu Á.
Ngày 26/2, Tổng thống Trump từ Nhà Trắng tuyên bố “rủi ro cho nhân dân Mỹ là rất thấp” nhờ những gì nước Mỹ đã làm để đối phó dịch bệnh
Ngày 27/2, Ả-rập Saudi ngưng cấp chiếu khán cho khách hành hương tới Mecca.
Ngày 29/2, ba hôm sau tuyên bố của ông Trump, nước Mỹ có ca tử vong đầu tiên do Covid-19.
Tháng Ba: Châu Âu trở thành tâm điểm bùng phát
Ngày 2/3, tại Brussels, Chủ tịch Ủy hội Châu u Ursula von der Leyen nói “mức nguy hiểm được tăng từ ‘trung bình’ lên ‘cao'”.
Ngày 14/3, Pháp và Tây Ban Nha tuyên bố phong tỏa toàn quốc.
Virus corona: Hơn 900 người chết một ngày ở Ý
Ngày 16/3, Brazil báo cáo có ca tử vong đầu tiên.
Ngày 18/3, tại Brasilia, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trấn an dân chúng rằng tuy đây là vấn đề nghiêm trọng, “nhưng chúng ta không thể bước vào tình trạng hoảng loạn”.
Bắc Kinh tuyên bố vào ngày 18/3, lần đầu tiên Trung Quốc không có ca lây nhiễm mới nào ở trong nước.
Ngày 23/3, người đứng đầu WHO nói đại dịch vẫn tăng rất nhanh trên toàn cầu.
Ngày 25/3, Chủ tịch Ủy ban Olympics Quốc tế tuyên bố hủy kỳ Thế Vận Hội Tokyo 2020.
Tháng Tư: Tỷ lệ tử vong toàn cầu tăng nhanh
Tính đến ngày 2-6/4, Tây Ban Nha và Mỹ có 10.000 ca tử vong.
Ngày 6/4, Thủ tướng Anh Boris Johnson phải vào khu hồi sức cấp cứu do Covid-19.
Hơn bốn triệu người nhiễm virus corona trên toàn thế giới
Thủ tướng Anh Boris Johnson ‘được đưa vào khoa cấp cứu’
Covid-19: Thái tử Charles của Anh Quốc nhiễm virus
Tới lúc này, Anh và Pháp đã có 10.000 ca tử vong, Brazil có 1.000.
Tính đến ngày 7-11/4, hơn 100.000n người tử vong do virus corona.
Ngày 14/4, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trum tuyên bố ngưng cấp ngân khoản cho WHO.
Tháng Năm và tháng Sáu: Virus tấn công châu Mỹ Latin
Tính đến 8-9/5, số ca tử vong ở Italy đã lên tới 30.000, và ở Brazil là 10.000.
Tính đến 5/6, tổng số tử vong toàn cầu đạt 400.000.
Virus corona: ‘Chúng tôi sẽ chết đói nếu tình hình tiếp diễn’
Số người nhiễm Covid-19 toàn cầu tăng cao nhất trong ngày
Covid-19: Phần lớn các ca tử vong không phải do virus gây ra
Đến 7/6, số nạn nhân chết do Covid-19 ở ở Anh là hơn 40.000.
Tính đến 21-22/6, số người chết ở Brazil vượt quá 50.000, Mỹ, 120.000.
Đại dịch vẫn đang hoành hành dữ dội.
“Sau hơn ba tháng, thế giới có một triệu ca nhiễm bệnh đầu tiên,” Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói hôm 22/6. “Một triệu ca nhiễm mới nhất được báo cáo chỉ trong tám ngày. Ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong hàng thập niên nữa.”
Tính đến những ngày cuối cùng của tháng Sáu, tổng số nạn nhân thiệt mạng vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt quá cột mốc 500.000.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53249717
Covid-19:
Căng thẳng tác động đến cuộc sống của ta thế nào?
Kate MorganBBC Worklife
Bạn không thể tập trung vào bất cứ việc gì? Bạn không phải người duy nhất cảm thấy thế đâu. Cảm giác lo âu do đại dịch Covid-19 gây ra đã làm ảnh hưởng đến bộ nhớ làm việc trong não ta.
Chúng ta đều biết đến cảm giác này: Bạn bước vào một căn phòng với ý định làm gì đó, và ngừng lại, cảm thấy chút bối rối và lỡ trớn một chút, rồi phát hiện ra đã quên mất vì sao mình bước vào phòng.
Virus corona làm thay đổi văn hoá tiêu tiền của người Đức ra sao
Tại sao lãnh đạo nói một đằng, làm một nẻo?
Văn phòng sẽ thay đổi thế nào hậu Covid-19
Năm 2011, các nhà nghiên cứu từ Đại học Notre Dame tìm hiểu nguyên do vì sao – và họ cho rằng chính hành động bước qua cánh cửa khiến ta rơi vào tình trạng quên tức thời.
Nghiên cứu của họ lý giải rằng bộ não chỉ được thiết kế để lưu giữ một số thông tin nhất định trong tức thời, và việc thay đổi địa điểm giống như một kích thích sẽ làm một số dữ liệu rơi rớt để nhường chỗ cho thông tin mới.
Từ khi đại dịch virus corona lan rộng, nhiều lần trong ngày tôi cảm thấy quên mất vì sao tôi đi vào bếp. Thực tế là tôi thấy mình hầu như không thể tập trung vào bất cứ việc gì. Tôi không thể nhớ số điện thoại trong đầu đủ lâu để có thể gọi điện tới số đó, và tôi tốn cực kỳ nhiều thời gian để viết một cái email đơn giản. Tôi bắt đầu với một việc, và chỉ vài phút sau đã bị xao nhãng. Năng suất làm việc suy giảm.
Tôi không phải người duy nhất bị như vậy. Gần như với tất cả mọi người mà tôi kể cho nghe về vấn đề lo lắng này, chính họ cũng đang gặp tình hình tương tự.
Thình lình, ta phải tốn cực kỳ nhiều nỗ lực để thực hiện việc gì đó đơn giản. “Tôi cực kỳ bận rộn,” một nhà văn bạn tôi gần đây cho biết, “chẳng làm gì ngoài rửa chén và đi bộ.”
Tập trung mềm
Vấn đề đang xảy ra chính là tình trạng bộ nhớ làm việc gặp trục trặc: đó là khả năng nắm bắt thông tin truyền tải đến, hình thành một suy nghĩ liền mạch và giữ nó trong đầu đủ lâu để thực hiện việc bạn cần phải làm với ý nghĩ đó.
Covid-19: Vì sao không cần hoảng sợ lo thiếu lương thực?
Năm ‘bí kíp’ đơn giản để lên hình đẹp trong video call
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
“Hãy nghĩ rằng nó là bệ đỡ tâm lý để hoạt động nhận thức của chúng ta, những gì chúng ta đang suy nghĩ, vận hành trên đó,” Matti Laine, giáo sư tâm lý học tại Đại học Åbo Akademi ở Phần Lan lý giải. “Hoạt động của bộ nhớ thì có liên quan chặt chẽ tới sự chú ý. Bạn tập trung vào một nhiệm vụ, một mục tiêu, hay định hướng hoặc hành vi mà bạn muốn hoàn thành.”
Nói cách khác, bộ nhớ làm việc là khả năng suy luận theo thời gian thực, và nó chiếm phần lớn khả năng khiến não người đầy sức mạnh. Nhưng nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi tình huống thay đổi quá nhanh, thì sự lo lắng và căng thẳng có thể gây ra tác động đáng kể với khả năng tập trung của bạn.
“Từ rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, chúng tôi đã hoàn thành một nghiên cứu trên mạng với một nhóm đông, gồm những người Mỹ trưởng thành, những người tham gia điền vào bảng hỏi tự đánh giá,” Laine cho biết.
“Chúng tôi thấy xu hướng quan hệ tiêu cực giữa tình trạng lo âu và bộ nhớ làm việc. Sự căng thẳng càng nhiều thì khả năng của bộ nhớ làm việc càng suy giảm.”
Khi bạn trải qua tình trạng cực kỳ lo âu, chẳng hạn như ai đó đe dọa đang theo chân bạn trên đường về nhà ngay trong bóng tối – thì có thể bạn sẽ khó nhớ lại chi tiết gương mặt họ. Tình huống căng thẳng kéo dài có thể tàn phá bộ nhớ làm việc, khiến cho ngay cả những việc đơn giản nhất cũng khó khăn hơn trước đây ta từng làm.
“Ta đang nói đến những lo âu và căng thẳng không quá gay gắt,” Laine giải thích. “Nó liên quan đến tương lai cực kỳ bất định. Bạn không biết là liệu tình trạng này sẽ tiếp tục trong mùa hè này, hay mùa thu này? Không ai biết. Nó đẩy ta vào tình trạng lo âu triền miên.”
Khi thu thập dữ liệu cho một nghiên cứu chưa công bố về huấn luyện bộ nhớ làm việc trong mùa xuân này, Laine cho biết ông và nhóm nghiên cứu đã hỏi khoảng 200 người từ Anh Quốc và Bắc Mỹ liệu họ có cảm thấy lo âu đặc thù nào liên quan đến đại dịch không.
“Chúng tôi có thêm vào một câu hỏi liên quan đến lo âu về đại dịch vì thời điểm đó tin tức này tràn ngập,” Laine chia sẻ. “Chúng tôi yêu cầu mọi người cho biết mức độ lo âu tính theo thang bậc từ 0 đến 10, trong đó 10 là ‘liên tục lo lắng âm ỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày’. Mức độ trung bình, tôi nghĩ là khá cao, đo được ở mức 5,6 điểm.”
Covid-19: Những phi cơ nghỉ bay được cất giữ thế nào?
Covid-19: Virus có thể lây khắp toà nhà chỉ sau vài giờ
Thêm vào đó, Laine cho biết những con số này cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa lo âu vì đại dịch và sự suy giảm khả năng của bộ nhớ làm việc, mặc dù có rất nhiều cơ chế khác nhau có thể khiến lo âu, dù có liên quan đến đại dịch hay không, gây ảnh hưởng đến khả năng nhận thức.
“Có ý kiến cho rằng bằng cách nào đó nó ăn mòn khả năng của bạn,” ông nói. “Khi bạn lo âu, đầu óc của bạn đầy ý nghĩ, và bằng cách nào đó bộ não của bạn thiên lệch và chú ý hơn đến những chuyện tiêu cực.”
Tình trạng lo âu kéo dài cũng có thể gây ra mất ngủ, Oliver Robinson từ Viện Khoa học Thần kinh Nhận thức thuộc Đại học University College London chia sẻ. “Thiếu ngủ là cách dễ dàng làm suy giảm bộ nhớ làm việc,” ông nói. “Nếu bạn cũng không ngủ ngon, thì điều đó càng tàn phá bộ nhớ dữ dội hơn.”
Thậm chí nếu bạn không nhận thấy một cách rõ ràng rằng mình đang mấp mé bên bờ rơi vào tình trạng này, “thì đó là thứ bạn đang rơi vào,” Robinson chia sẻ. Vấn đề với bộ nhớ làm việc cũng có thể một phần là vì khối lượng nhận thức được nạp vào quá tải so với khả năng tiếp nhận của não bộ bạn.
Robinson giải thích rằng thậm chí ngay cả những quy trình nhận thức đơn giản như lập danh sách đồ cần mua sắm giờ đây cũng đòi hỏi nhiều năng lực não bộ hơn.
“Giờ đây, thay vì suy nghĩ, ‘Tôi chỉ đơn giản là đi ra cửa hàng’, bạn nghĩ về thứ bạn cần, cửa hàng nào đang mở và liệu đi vô cửa hàng đó có an toàn hay không. Vậy là bộ não bạn có thể làm bốn việc cùng lúc. GIờ đây thình lình có tới 10 việc cùng lúc, và bạn không thể làm bất cứ việc gì.”
Điều gì tốt cho não?
Tin tốt lành là bạn có thể tập luyện cho bộ nhớ làm việc. Có rất nhiều “trò chơi luyện trí não”, nhưng các chuyên gia đồng tình rằng dù có chơi hầu hết các trò chơi này cũng không thực sự có ích lợi gì trừ việc giúp bạn chơi giỏi hơn.
“Các trò chơi huấn luyện nhận thức không giúp tôi nhớ tốt hơn danh sách cần mua hàng,” Robinson nói. “Giống như ta cố gắng huấn luyện mọi người chơi tennis bằng cách bắt họ học chạy.”
Tuy nhiên, một loại bài tập huấn luyện đặc thù, có tên là N-back, cho thấy nhiều hứa hẹn trong một số nghiên cứu.
Bài tập N-back hơi giống với trò chơi về tập trung kiểu truyền thống, mà người chơi phải tìm ra hai lá bài giống nhau. Nhưng thay vì là hai lá bài, thì ở đây chỉ có một vật thể di chuyển vòng quanh bảng ô vuông. Người chơi phải nhớ vị trí của vật thể qua một số lượt di chuyển – một lượt lùi, hai lượt lùi, cứ vậy.
Dù chơi trò chơi này có đem lại tác dụng trong thế giới thật cho bộ nhớ làm việc hay không vẫn còn là điều gây tranh cãi trong giới khoa học thần kinh, nhưng chơi vài vòng có thể giúp bạn giải tỏa đôi chút căng thẳng. Sau hết thì, chính là sự lo âu là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng này, và giải tỏa một chút có thể giúp giải quyết vấn đề về tập trung.
Thông thường, trong trị liệu lo âu, “chúng tôi dựa vào việc cho mọi người thấy rằng mọi việc không đến nỗi tệ như họ nghĩ,” Robinson giải thích. “Trong trường hợp này, bạn thực sự không thể dùng cách này. Nhưng bạn có thể giới hạn những việc có thể khiến bạn suy nghĩ về điều đó.”
Nói cách khác, khởi động lại bộ nhớ làm việc của bạn đồng nghĩa với việc cắt giảm việc đọc tin tức và việc cân nhắc tạm ngừng chơi mạng xã hội. Nhưng cách hiệu quả nhất có lẽ đơn giản là thuyết phục bản thân rằng sự vất vả này là bình thường.
“Hãy cho phép bản thân cảm thấy ổn khi bản thân thấy không ổn, nghịch lý là, việc này có thể khiến bạn thấy ổn hơn. Nếu bạn cứ bám lấy nó, bạn sẽ không làm được việc gì cả,” Robinson nói.
“Chỉ đơn giản là bạn sẽ không làm việc năng suất như trước, và chẳng có gì sai khi ta không thể làm việc 100% công suất: ta vẫn đang ở giữa mùa đại dịch mà.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-53249718
Covid-19 : Châu Âu mở cửa biên giới cho 15 nước
Tú Anh
Sau biên giới giữa các thành viên, kể từ hôm nay 01/07/2020, đến lượt biên giới với bên ngoài Liên Hiệp Châu Âu được mở. Danh sách đầu tiên gồm 14 nước nhưng không có Mỹ và Nga. Năm nước Châu Á – Thái Bình Dương lọt vào danh sách xanh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Thái Lan. Trung Quốc được đèn xanh nhưng kèm theo điều kiện « có đi có lại »
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :
“Quyết định của Liên Hiệp Châu Âu được chấp thuận và có hiệu lực sau nhiều ngày thương lượng rà soát về mặt pháp lý để danh sách, dựa trên các tiêu chí khách quan, không có sơ hở nào, vừa tránh bị lên án là thiên vị hay có dụng ý tẩy chay một nước nào, vừa yểm trợ hữu hiệu cho chính sách vực dậy
kinh tế của Liên Hiệp Châu Âu qua việc đón doanh nhân và du khách trở lại, vừa không mở toang cánh cửa cho đại dịch Covid-19.
Tiêu chuẩn chính yếu là tỷ lệ người bị lây nhiễm siêu vi corona tại một nước : Các công dân không phải là người châu Âu phải đến từ một nước có số ca lây nhiễm ít hơn hoặc tối đa là ngang bằng với số ca lây nhiễm trung bình tại Châu Âu, tức là 16 ca lây nhiễm trên 100.000 dân.
Do vậy, Brazil, Hoa Kỳ và Nga bị loại. Châu Mỹ chỉ có hai nước vào danh sách là Canada và Uruguay. Châu Phi được 4 nước là Algerie, Tunisie, Maroc và Rwanda.
Trung Quốc là nước thứ 15 nằm trong danh sách kèm theo dấu hoa thị, tức là có điều kiện đi kèm. Bruxelles buộc Bắc Kinh tuân thủ luật chơi công bằng : Nếu công dân Trung Quốc muốn trở lại châu Âu thì công dân châu Âu phải được quyền sang Trung Quốc.
Danh sách có hiệu lực kể từ ngày 01/07 và sẽ được xét lại hai tuần một lần.
Một chi tiết quan trọng khác : Danh sách chỉ có tính đề nghị. Các nước thành viên Liên Âu có quyền nhận hay không nhận công dân của những nước có tên trong danh sách nói trên”.
Hong Kong: Anh quốc mở cửa,
hứa hẹn cho dân Hong Kong nhập quốc tịch
Thủ tướng Anh nói khoảng 3 triệu người Hong Kong sẽ có cơ hội định cư và sau đó xin quốc tịch Anh.
Ông Boris Johnson nói tự do của Hong Kong đã bị xâm phạm vì luật an ninh mới.
Hong Kong có 350.000 người đã có hộ chiếu hải ngoại Anh và khoảng 2,6 triệu có thể đủ điều kiện nộp đơn.
Người Việt gốc Hoa: ‘Vì sao tôi mù quáng ra đi’
Cuộc chiến 1979: ‘Quê hương tôi vẫn là Việt Nam’
Những người này sẽ được phép định cư tại Anh trong 5 năm. Qua năm thứ sáu, họ sẽ được phép xin quốc tịch Anh.
Anh cho biết họ sẵn sàng giúp công dân Hong Kong có Hộ chiếu Hải ngoại Anh vào Anh Quốc.
Trung Quốc bác bỏ những chỉ trích về hành động của họ, và nói đó là việc nội bộ.
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Luật an ninh quốc gia mới của Hong Kong, có hiệu lực vào hôm thứ Ba, nhắm vào hoạt động ly khai, lật đổ và khủng bố bằng các hình phạt lên đến tù chung thân.
Giới chỉ trích cho rằng luật này thực sự chấm dứt nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” được ghi trong Tuyên bố chung năm 1985, một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý được ký kết bởi Anh và Trung Quốc, theo đó bảo vệ các quyền tự do nhất định tại Hong Kong trong ít nhất 50 năm.
Chính phủ Anh đang chịu áp lực phải có một lập trường kiên quyết với Bắc Kinh từ các dân biểu ở tất cả các đảng phái tại Hạ viện, những người lo lắng về vai trò lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và các tác động an ninh từ sự tham gia của tập đoàn Huawei của Trung Quốc vào mạng 5G của Anh.
Phát biểu hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết ông đưa ra các bước tiếp theo của Vương quốc Anh sau khi các luật sư của chính phủ nghiên cứu chi tiết về luật an ninh quốc gia Bắc Kinh thông qua.
Ông Raab, trước đó cho biết hành động của Trung Quốc là “gây lo ngại lớn” và Vương quốc Anh sẽ làm việc với các đối tác G7 để gây áp lực buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại.
Ông cũng tuyên bố lại cam kết của Vương quốc Anh để giúp 350.000 cư dân Hong Kong là những người mang Hộ chiếu Hải ngoại Anh Quốc để đến Anh quốc dễ dàng hơn, cũng như 2.6 triệu người khác cũng đủ điều kiện như vậy.
Đảng Lao động cho biết chính phủ phải “không được dao động” về nghĩa vụ của mình đối với người dân Hong Kong và họ mong muốn ngoại trưởng đưa ra “các bước cụ thể” để duy trì các quyền tự do của những người sống tại đây.
Cảnh sát Hong Kong đã bắt giữ nhiều người theo Luật An ninh Quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt vào ngày người dân kỷ niệm 23 năm Anh trao lại quyền cai quản Hong Kong cho Trung Quốc.
Cảnh sát lúc đầu nói có hai người bị bắt giữ vì vi phạm luật, trong đó có một người mang cờ ủng hộ dân chủ. Hàng chục người khác bị bắt trong cuộc tuần hành sau đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53251493
Nhà hàng tại Pháp hậu Covid-19 :
Mở cửa nhưng nhiều khó khăn chờ đón
Thùy Dương
Sau thời gian toàn nước Pháp phong tỏa chống dịch bệnh Covid-19, trong sự mong chờ của nhiều thực khách và giới kinh doanh, nhà hàng, quán xá dần dần được mở cửa trở lại.
Đây cũng là dịp để các nhà hàng sắp xếp lại tổ chức kinh doanh, phục vụ khách, tìm hướng đi mới phù hợp với tình hình dịch bệnh, chuẩn bị đối mặt với những khó khăn thách thức khi tương lai trước mắt vẫn còn nhiều điều chưa đoán định được.
Thà đóng cửa còn hơn!
Thở phào nhẹ nhõm vì được mở cửa kinh doanh trở lại, nóng lòng đón các thực khách, nhưng ẩn chứa sau đó là nỗi lo làm thế nào đảm bảo an toàn cho cả thực khách và nhân viên nhà hàng, đảm bảo thu đủ bù chi, khi có nhiều khoản chi phát sinh để đảm bảo an toàn dịch tễ, như mua dung dịch rửa tay tiệt trùng, trang bị khẩu trang cho nhân viên, tăng cường dọn dẹp vệ sinh khử trùng, mua vách ngăn bàn ăn, trong khi khả năng phục vụ thực khách ăn tại chỗ lại giảm mạnh do yêu cầu về giãn cách xã hội … Nhiều chủ nhà hàng thậm chí đã quyết định không mở cửa trở lại, vì tự thấy kinh doanh thời hậu Covid-19 sẽ không mang lại đủ doanh thu để duy trì nhà hàng. Với họ, thà đóng cửa còn hơn!
Đó là tâm sự của nhiều chủ nhà hàng, trong đó có bà Denise Champtiaux, chủ nhà hàng Chez Denise, thành phố Uzerche. Trả lời phỏng vấn đài France 3 ngày 28/05/2020, bà chia sẻ quyết định khó khăn : « Tôi không có ý định mở cửa lại nhà hàng. Tôi không có đủ chỗ. Tôi chỉ có thể xếp chỗ cho 20 khách trong nhà hàng trong khi bình thường chúng tôi có khả năng phục vụ tới 40 thực khách. Thế nên tôi không thể tuyển dụng lại các nhân viên của mình. Tôi sẽ không có đủ nguồn thu để trả lương cho họ cũng như thanh toán các khoản chi khác”.
Thuận lợi từ phương thức bán hàng cho khách mang đi
Khách hàng giảm, doanh thu giảm, đó là tình cảnh chung hiện giờ của các nhà hàng. Nhưng có lẽ trong bối cảnh này, những nhà hàng hoạt động theo phương thức bán hàng cho khách mang đi đang có nhiều thuận lợi hơn những nhà hàng phục vụ thực khách ăn tại chỗ kiểu truyền thống. Do sợ bị lây nhiễm bệnh, nhiều người dân vẫn muốn mua món ăn do các nhà hàng chế biến nhưng để mang về ăn tại nhà, tránh tiếp xúc với nhiều người xung quanh. Chị Trần Phương Hoa, chủ nhà hàng Lele Vietnam, quận 11 Paris, giải thích với RFI việt ngữ :
« Trong thời gian dịch Covid vừa qua thì nhà hàng cũng gặp khó khăn. Đầu tiên là chúng tôi phải đóng cửa hai tháng. Trong thời gian đó, chúng tôi có làm các bữa ăn vói món bò bún để ủng hộ 2 bệnh viện ở Paris : bệnh viện Pitié-Salpêtrière và bệnh viện Saint Antoine. Chúng tôi quay trở lại mở cửa vào ngày 11/05. Nhà hàng của chúng tôi không phải theo diện nhà hàng truyền thống mà mô hình của chúng tôi là bán cho khách mang đi là chủ yếu, nên nói về ảnh hưởng thì cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều so với trước kia.
Đối tượng khách hàng thì toàn bộ đều là dân văn phòng và nhà hàng chỉ mở vào buổi trưa. Bây giờ, dân văn phòng đi làm ít hơn nên khách hàng cũng giảm đi phải đến 70% so với trước dịch. Bây giờ, mỗi người đi làm chỉ 1-2 buổi/tuần và mọi người dự kiến là phải đến sau tháng 09 thì mọi hoạt động mới quay lại như bình thường. Nhưng có một điều là khi quay trở lại thì tôi thấy dù số khách thì giảm, nhưng tâm lý của mọi người lại là tránh va chạm nên mọi người lại đặt những đơn hàng lớn hơn cho cả gia đình, bạn bè và để ăn uống ở nhà, chính vì thế mà doanh thu của nhà hàng không giảm quá nhiều so với trước khi bị phong tỏa. »
Trước dịch, nhà hàng Sen Việt, quận 3, Paris chuyên phục vụ khách văn phòng, rất đông khách. Nhưng nay do dịch bệnh, người lao động làm việc từ xa nhiều, nên nhà hàng của chị Lê Thị Hoa cũng vắng khách hơn. Để cải thiện doanh thu, nhà hàng đã đăng ký dịch vụ của các kênh giao hàng trên mạng. Chị Lê Thị Hoa giải thích thêm với RFI tiếng Việt :
« Thực sự sau phong tỏa Covid-19, nhà tôi hoạt động trở lại thì tôi thấy lượng khách bị giảm đi rất nhiều vì khách trong khu vực của tôi chủ yếu là khách văn phòng và mọi người vẫn còn làm việc ở nhà, nên doanh số của tôi gần như chỉ đạt 30% so với trước đây. Rất khó khăn khi tôi sắp xếp công việc cho nhân viên cũng như đảm bảo các khoản chi phí của nhà hàng hiện tại. Nhà tôi trước đây chủ yếu là khách mang đồ ăn đi, chiếm 80% doanh số của cửa hàng. Khách ăn tại chỗ cũng có nhiều nhưng không nhiều bằng khách mang đi. Nhưng bây giờ thì tất cả mọi người đều là mang đi.
Trước đây nhà hàng của tôi cũng thuộc dạng đông khách, buổi trưa phục vụ không xuể nhưng tôi không đăng ký các kênh giao hàng như Delivroo hay Uber. Nhưng bây giờ thì nhà tôi đã phải đăng ký qua những kênh giao hàng như thế, để bù đắp lại phần doanh thu thiếu hụt so với trước đây. Đấy là thay đổi lớn nhất ».
Trong cái rủi liệu có cái may nào hay không ? Giai đoạn giải tỏa hậu Covid-19 mang lại cơ hội nào cho nhà hàng ? Chị Lê Thị Hoa chia sẻ : « Trong giai đoạn này thì tôi chưa nhìn thấy điều gì thuận lợi. Nhưng tôi hy vọng là kênh giao hàng online sẽ phát triển thêm một chút để đẩy doanh thu của tôi lên. Có thể là nhiều nhà hàng nhỏ sẽ có sức cạnh tranh với các nhà hàng lớn vì người ta không ngồi tại chỗ nên chủ yếu quan tâm đến chất lượng. Và đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các nhà hàng nhỏ như của tôi có chỗ trong lòng thực khách hơn vì người ta không coi trọng chỗ ngồi phải rộng rãi hay thế nào, tất cả đều là mang đi nên người ta sẽ chọn dựa vào khẩu vị. Đấy là điểm cộng để có thêm khách hàng trong thời điểm này ».
Tương lai nào cho các nhà hàng ?
Không chỉ khó khăn về doanh thu trước mắt, nhiều chủ nhà hàng khác còn lâm vào cảnh không biết phải làm thế nào, không dám mạo hiểm đầu tư vì không biết điều gì sẽ chờ đón họ thời hậu Covid. Một chủ nhà hàng ở Uzerche nhấn mạnh trên đài France 3 : « Vấn đề là chúng tôi không nhìn thấy tương lai sẽ thế nào. Chúng tôi không nắm được điều gì. Chúng tôi không biết chúng tôi có thể đầu tư thế nào. Chúng tôi không biết có thể tuyển dụng bao nhiêu người. Chúng tôi phải tuyển dụng người cho 4 tháng tới đây, nhưng giờ thì tất cả đều phải đình lại hết, chúng tôi đang bị mắc kẹt ».
Chưa biết tương lai sẽ thế nào chính là điều khiến nhiều chủ nhà hàng đau đầu nhất. Anh Baptiste Renouard, quản lý nhà hàng OCHRE, Paris, nhấn mạnh trên đài France 24, ngày 29/05/2020 : « Nhà bếp của chúng tôi chuẩn bị các món ăn để khách mang theo và để giao hàng đến nhà cho khách từ ngày 24/03. Chúng tôi đã phản ứng rất nhanh và kể từ đó, tất nhiên là chúng tôi đã quen với việc đeo khẩu trang và găng tay khi làm việc. Ở phòng ăn, mặc dù các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh vốn đã rất là nghiêm ngặt, nhưng tất nhiên là chúng tôi vẫn phải nâng cao mức độ lên thêm một bậc nữa.
Giờ đây, để mở cửa trở lại, tôi đợi đến đầu tháng Bảy. Tôi đã nhờ bố mẹ tôi đến nhà hàng 2-3 lần để họ thử làm thực khách ngồi ở bàn ăn. Ở những lần thử nghiệm đầu tiên, chúng tôi tập với 1-2 nhân viên phục vụ để xem triển khai các biện pháp an toàn vệ sinh thế nào cho đúng. Chẳng hạn, chúng tôi thấy có một vấn đề rất, rất lớn liên quan đến việc khách hàng sử dụng nhà vệ sinh của nhà hàng. Tôi còn chưa biết rõ lắm sẽ phải làm thế nào với tay nắm nhà vệ sinh khi khách hàng sử dụng chúng (…)
Nhưng vấn đề về nhà vệ sinh không phải khó khăn lớn nhất. Vấn đề lớn nhất nằm ở chỗ chúng tôi sẽ được đón khách ở mức độ nào, nhà hàng của chúng tôi có thể đón đông khách nhất ở tỉ lệ bao nhiêu để bù được các khoản chi phí. Bây giờ thì chúng tôi vẫn đang chờ đợi và chuẩn bị. Chúng tôi sẽ chờ xem mọi chuyện sẽ thế nào ».
Riêng giới chủ nhà hàng ở Paris còn đối mặt với một thách thức khác khi kỳ nghỉ hè sắp đến. Quản lý nhà hàng OCHRE giải thích trên đài France 24 : « Chúng tôi còn có một vấn đề khác. Đó là người dân Pháp sẽ được di chuyển. Họ được phép đi nghỉ. Chúng ta cũng biết là người lao động vẫn có quyền tích cóp ngày nghỉ phép được hưởng lương kể cả đối với giai đoạn họ hưởng chế độ thất nghiệp bán phần.
Như vậy là sẽ có nhiều người đăng ký kỳ nghỉ phép. Và chúng ta biết rằng kể từ tháng 07-08, Ile de France – tức là Paris và vùng phụ cận – sẽ vắng vẻ. Mọi người sẽ đi nghỉ hè và đổ về các tỉnh. Điều này là tốt cho kinh tế ngành nhà hàng ăn uống của cả nước nói chung, nhưng ở vùng Ile de France, chúng tôi sẽ tiếp tục thất thu bởi vì những tháng phong tỏa là những tháng mà thường thì chúng tôi làm việc tương đối nhiều ».
Paris, một trong những điểm đến du lịch hấp đẫn hàng đầu thế giới, mùa hè hàng năm đón rất đông du khách nước ngoài, nhưng năm nay thì có lẽ sẽ khác. Tại nhiều nơi trên thế giới, dịch bệnh vẫn chưa được khống chế, việc di chuyển bằng đường hàng không quốc tế vẫn còn nhiều hạn chế, kinh tế nói chung gặp nhiều khó khăn, nên lượng khách ngoại quốc đến Pháp có lẽ cũng sẽ không thể sớm trở lại đông như mọi năm. Còn người dân Paris hiện giờ đang nóng lòng rời thủ đô đông đúc chật chội sau thời gian dài phong tỏa bí bách để đi nghỉ hè. Các nhà hàng, quán xá ở Paris vì thế sẽ còn phải chờ đợi thêm một thời gian nữa mới có thể thấy thực khách đông đúc nhộn nhịp trở lại !
Nước Đức bắt đầu
nắm chức chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu
Thanh Phương
Hôm nay, 01/07/2020, sau nước Pháp, đến lượt nước Đức nắm giữ chức chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu trong 6 tháng, trong bối cảnh khối này đang đối đầu với những thách thức lịch sử, đặc biệt là tác động của dịch Covid-19.
Nhiệm kỳ chủ tịch của Đức đã được khởi động một cách biểu tượng vào tối hôm qua 30/06, bằng việc chiếu lên Cổng Brandebourg ở Berlin khẩu hiệu bằng nhiều thứ tiếng : « Mọi người hãy cùng nhau khôi phục châu Âu ».
Theo hãng tin AFP, thủ tướng Angela Merkel và nhóm cộng sự đã chuẩn bị từ nhiều tháng qua cho nhiệm kỳ này. Đây là lần đầu tiên từ năm 2007, Berlin làm chủ tịch luân phiên của Liên Hiệp Châu Âu và cũng là một trong những dịp cuối cùng lãnh đạo chính phủ Đức để lại dấu ấn trên trường quốc tế trước khi bà rút lui khỏi chính trường vào cuối năm 2021.
Trong 6 tháng nắm chức chủ tịch, lẽ ra nước Đức phải tập trung vào những hồ sơ gay go : Brexit, khí hậu, di dân, nhưng dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi kế hoạch. Trong cuộc hội đàm với tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Hai 29/06, thủ tướng Merkel đã nhấn mạnh là « từ nhiều thập niên, kể cả trước đó, Liên Hiệp Châu Âu chưa bao giờ gặp những thách thức kinh tế lớn như thế ».
Trước mắt, nhiệm kỳ chủ tịch của Berlin sẽ thật sự bắt đầu với cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu trong 2 ngày 17 và 18/07 tại Bruxelles, một cuộc họp được coi là có tính chất quyết định cho tương lai của khối này. Lãnh đạo 27 nước thành viên sẽ cố đạt được thỏa thuận về kế hoạch phục hồi kinh tế 750 tỷ euro, lần đầu tiên sẽ do toàn bộ Liên Hiệp Châu Âu vay chung.
Giống như tổng thống Pháp Macron, thủ tướng Merkel ngay từ thứ Hai 29/06 đã gây áp lực với các đối tác châu Âu để đạt được thỏa thuận ngay từ tháng 7, trước kỳ nghỉ hè. Do vậy, cần thuyết phục 4 nước chủ trương siết chặt ngân sách : Hà Lan, Áo, Thụy Điển và Đan Mạch. Những nước này khó chấp nhận một kế hoạch chủ yếu có lợi cho các nước nam Âu, những nước bị dịch nặng nhất.
Ngoài hồ sơ nói trên, một hồ sơ khác cũng gay go không kém, đó là Brexit. Anh Quốc đã rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu từ ngày 31/01, nhưng hiện vẫn áp dụng các quy định của châu Âu cho đến ngày 31/12. Sau nhiều tuần bế tắc, Liên Hiệp Châu Âu và Luân Đôn đã mở lại đàm phán.
Nếu từ đây đến cuối năm, hai bên không đạt được thỏa thuận, quan hệ thương mại giữa Liên Hiệp Châu Âu và Anh Quốc sẽ chỉ dựa trên các quy định của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO, với các mức thuế quan cao, việc kiểm tra hải quan chặt chẽ. Điều này sẽ làm suy yếu hơn nữa các nền kinh tế châu Âu, hiện đã lâm vào suy thoái do tác động của dịch Covid-19.
Đại sứ Nga tại Triều Tiên:
Kim Jong Un nổi giận vì tờ rơi bôi nhọ vợ
Quý Khải | ĐKN 3 giờ trước 800 lượt xem
Đại sứ Nga tại Bắc Triều Tiên cho biết Kim Jong Un đã vô cùng phẫn nộ vì tờ rơi của người đào thoát xúc phạm phu nhân Ri Sol-ju.
Triều Tiên gần đây đã leo thang căng thẳng từ hồi đầu tháng, sau khi cho nổ tung một văn phòng liên lạc chung giữa hai miền. Chị gái Kim, Kim Yo Jong, cũng đã gửi một loạt các thông điệp đe dọa đến Seoul sau khi các tờ rơi được người đào tẩu rải qua biên giới vào địa phận Triều Tiên bằng bóng bay hoặc bỏ trong chai thả trôi trên sông.
Trao đổi với AFP, Đại sứ Nga tại Bắc Triều Tiên ông Alexander Matsegora cho biết các tờ rơi chứa hình ảnh xúc phạm phu nhân Ri Sol Ju, vợ Kim Jong Un, tuyên bố rằng chúng là “tuyên truyền xúc phạm”.
Ông nói thêm rằng những hình ảnh của bà Ri đã được photoshop “một cách tệ hại, là giọt nước làm tràn ly” với Triều Tiên.
Nga là một đồng minh chủ chốt của Bắc Triều Tiên, và Matsegora là một trong những đại sứ có thâm niên nhất ở Bình Nhưỡng.
Matsegora không cung cấp chi tiết nội dung trên tờ rơi. Ngoài ra ông còn nói thêm rằng Kim Yo Jong không được đào tạo để trở thành nhà lãnh đạo kế tiếp.
“Hoàn toàn không có lý do để nói rằng cô ấy đang được đào tạo” để trở thành nhà độc tài tiếp theo của Triều Tiên, ông Matsegora nói. “Không ai dám gọi mình là người số hai ở đất nước này”, ông nói thêm.
Trong bối cảnh những tuyên bố leo thang căng thẳng, cố vấn Nhà Trắng Robert O’Brien hôm thứ Ba (30/6) kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế khỏi các hành động khiêu khích.
“Các dấu hiệu tiến triển tích cực trên bề mặt vẫn còn khá chậm, nhưng cánh cửa đối thoại vẫn còn mở”, ông O’Brien cho biết, nói thêm rằng “chúng tôi cam kết đối thoại, và đạt được các mục tiêu đặt ra tại hội nghị thượng đỉnh Singapore”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-su-nga-tai-trieu-tien-kim-jong-un-noi-gian-vi-to-roi-boi-nho-vo.html
TT Hàn quốc kêu gọi thêm
một hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un nên gặp lại nhau trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 năm nay, một quan chức Seoul nói với các phóng viên hôm thứ Tư.
phát biểu trong một cuộc họp qua nối kết video với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel hôm thứ Ba, Tổng Thống Moon nói rằng một hội nghị thượng đỉnh khác sẽ giúp nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân đã bị đình trệ.
“Tôi tin rằng có nhu cầu đối với Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ để thử đối thoại thêm một lần nữa trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, một quan chức của Tổng Thống Hàn quốc dẫn lời ông Moon nói.
“Các vấn đề liên quan tới chương trình hạt nhân rốt cuộc sẽ phải giải quyết qua đối thoại Mỹ-Triều.”
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên gặp nhau lần đầu vào năm 2018 tại Singapore, lúc đó làm dấy lên niềm hy vọng hai bên sẽ đạt được thỏa thuận và thuyết phục được Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
Nhưng thượng đỉnh Trump-Kim thứ nhì tại Việt Nam diễn ra vào đầu năm 2019 tan vỡ. Sau đó hai nhà lãnh đạo gặp nhau lại tại khu phi quân sự ngăn cách hai miền Triều Tiên vào tháng 6 năm 2019, và đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán, tuy nhiên các cuộc thảo luận lót đường giữa hai đoàn ở Thụy Điển hồi tháng 10 lại tan vỡ.
Căng thẳng giữa hai miền bùng lên hồi tháng trước sau khi Triều Tiên cho nổ tòa nhà nơi đặt Văn phòng liên lạc liên Triều, cắt đứt đường dây nóng và đe dọa hành động quân sự để phản đối miền Nam không chặn được những người đào tị gửi tờ rơi chỉ trích lãnh tụ họ Kim qua biên giới.
Sau nhiều tuần trao đổi căng thẳng, ông Kim Jong Un đột ngột đình chỉ các kế hoạch quân sự, mà không nêu rõ lý do tại sao.
Theo các chuyên gia, các động thái của Bình Nhưỡng được coi như nhằm mục đích lấy lại sự chú ý của Tổng Thống Trump và cố gắng đạt thỏa thuận để tháo gỡ cấm vận trước cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới.
Hôm thứ Hai, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun, người phụ trách đàm phán cấp độ làm việc với Triều Tiên, cho biết hãy còn thời gian để hai bên tái tục các nỗ lực để đạt ‘tiến bộ đáng kể’. Nhưng ông Biegun nói dàn xếp một hội nghị thượng đỉnh trực tiếp trước cuộc bầu cử tháng 11 sẽ rất khó khăn, vì đại dịch coronavirus đã xóa sạch lịch ngoại giao của thế giới.
Đài Loan mở văn phòng
để hỗ trợ người Hong Kong muốn định cư
Văn phòng Dịch vụ và Giao lưu Đài Loan – Hong Kong (Taiwan-Hong Kong Services and Exchange Office) vừa được khai trương ở Đài Bắc nhân dịp kỷ niệm ngày Anh trả Hong Kong về cho Trung Quốc tháng 7/1997.
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
Bất đồng chính kiến Việt Nam: Mưu sinh và viễn kiến
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Việc mở văn phòng này là “hòn đá tảng trong nỗ lực của chính phủ Đài Loan ủng hộ dân chủ và tự do ở Hong Kong”, bộ trưởng phụ trách Hoa lục, ông Trần Minh Thông nói hôm thứ Tư 01/07 tại buổi lễ.
Dù chỉ ghi là văn phòng giúp cho người Hong Kong, văn phòng này sẽ nhận cả đơn xin định cư của dân Macau nếu họ “gặp rủi ro chính trị”, theo phóng viên Cindy Sui của BBC News từ Đài Bắc.
Nhà báo Cindy Sui cho hay những tháng qua, cùng các hoạt động xảy ra ở Hong Kong, có ngày một nhiều những tiếng nói tại Đài Loan kêu gọi chính phủ hỗ trợ người Hong Kong.
Luật An ninh Hong Kong mà chính quyền đại lục thông qua đã ngay lập tức gây ra một số vụ bắt bớ với người đấu tranh đòi độc lập cho Hong Kong hôm 01/07.
Tuy thế, chính quyền Đài Loan không nói là họ sẽ xử lý ngay tức thì mọi yêu cầu định cư của người gặp rủi ro chính trị ở Hong Kong.
Tạo cơ chế thoáng giúp dân Hong Kong
Văn phòng mới khai trương có mục đích tạo cơ chế “một cửa” cho người Hong Kong nào muốn du học, làm ăn, đầu tư hoặc xin tỵ nạn ở Đài Loan.
Để có quyền ở lại làm ăn, người Hong Kong vẫn cần có 200 nghìn đô la và tuyển ba nhân viên bản xứ người Đài Loan.
Trong các trường hợp khác, họ cần kết hôn với công dân Đài Loan, ghi danh vào đại học hoặc có việc làm với thu nhập trên trung bình.
Vì các khó khăn giấy tờ, ngay cả một nhân vật nổi tiếng như ông Lam Wing-kee, người bán sách ở tiệm sách Causeway, Hong Kong, bị Bắc Kinh trừng phạt, mới chỉ có thị thực lao động ba năm và không chắc có được quyền định cư hay không.
Các cuộc biểu tình phản đối Bắc Kinh nhiều tháng qua đã giúp cho ứng viên Dân Tiến Đảng ở Đài Loan, bà Thái Anh Văn, tái đắc cử tổng thống, theo phóng viên Cindy Sui.
Bà Thái Anh Văn trong cuộc vận động tranh cử đã nhắc đi nhắc lại “về mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan”.
Sau Hong Kong, các vấn đề liên quan đến Đài Loan sẽ còn gây căng thẳng trong quan hệ Bắc Kinh với Đài Bắc.
Gần đây, một bài báo ở Trung Quốc do phó giám đốc Viện nghiên cứu Đài Loan đóng ở Thượng Hải, ông Nễ Vĩnh Kiệt kêu gọi chính quyền Trung Quốc “dùng các lực lượng ủng hộ thống nhất” ở Đài Loan để hướng dẫn hòn đảo này “trở lại đàm phán xuyên eo biển” với Bắc Kinh.
Trong khi đó, các hoạt động quân sự của cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn diễn ra đều xung quanh Đài Loan.
Hồi cuối tháng 5/2020, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Dominic Raab nói nước này có thể cấp cho người mang hộ chiếu hải ngoại của Anh (British National Overseas – BNO) ở Hong Kong hành lang pháp lý để có quốc tịch Anh nếu Trung Quốc không đình chỉ các kế hoạch thông qua luật an ninh quốc gia,
Tuần này, sau khi luật an ninh của Trung Quốc có hiệu lực ở Hong Kong, ông Raab đã nhắc lại cam kết đó.
Có 300.000 người mang hộ chiếu BNO ở Hong Kong nhưng còn có 2,9 triệu người có thể đủ điều kiện để xin.
Họ có quyền đến Vương quốc Anh trong vòng tối đa sáu tháng mà không cần thị thực nhưng không có quyền định cư.
Ngoài ra, một ước tính nói có 2,6 triệu người Hong Kong “có quyền xin hộ chiếu Anh dạng hải ngoại BNO”.
Chính quyền Trung Quốc, căn cứ vào hiến pháp CHND Trung Hoa, coi mọi người Hong Kong và Macau là “công dân Trung Quốc”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53249146
Tổng thống Đài Loan: ‘1 quốc gia, 2 chế độ’
của Trung Quốc là không đáng tin
Vũ Dương
Ngay sau khi chính quyền Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông vào ngày 30/6, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố lời hứa của Bắc Kinh về “một quốc gia, hai chế độ” là không đáng tin, và Đài Loan sẽ tận lực hỗ trợ người dân Hồng Kông bằng các hành động cụ thể.
Với việc thông qua luật an ninh đối với Hồng Kông, Bắc Kinh đã phá bỏ cam kết của họ về nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, trong đó cho phép thành phố này được duy trì các quyền tự do dân chủ theo chủ nghĩa tư bản ít nhất trong vòng 50 năm. Lời hứa này do Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra khi tiếp quản Hồng Kông từ Anh Quốc vào năm 1997.
Bắc Kinh coi Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) là một tỉnh ly khai và sẵn sàng thu phục bằng vũ lực hoặc thông qua những lời hứa hẹn về “một quốc gia, hai chế độ”.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo hàng đầu Đài Loan đã bày tỏ rõ quan điểm không tin lời hứa này. Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn bình luận rằng luật an ninh Hồng Kông là bằng chứng cho thấy cái gọi là chính sách “một quốc gia, hai chế độ” là không đáng tin. Bà bày tỏ hy vọng người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục kiên trì trên con đường gìn giữ tự do, dân chủ và nhân quyền của mình.
Nữ nguyên thủ cũng tuyên bố Đài Loan sẽ ủng hộ người dân Hồng Kông bằng những hành động cụ thể, như cung cấp hỗ trợ nhân đạo và giao lưu giữa Đài Loan và Hồng Kông.
Bà Thái nói: “Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Hồng Kông trên con đường tự do, nhân quyền và dân chủ. Mặt khác, chúng tôi cũng có một dự án nhằm cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Hồng Kông. Do vậy chúng tôi cũng đã thành lập một văn phòng có tên ‘Văn phòng Giao lưu Đài Loan-Hồng Kông’, bắt đầu hoạt động từ ngày 1/7”.
NTD cho biết, chính quyền thành phố Đài Bắc cũng đã thiết lập một trang web đặc biệt dành riêng cho Hồng Kông và Macao, chuyên cung cấp những tư vấn cần thiết cho người dân Hồng Kông đến sinh sống và làm việc tại Đài Loan.
Hội đồng các vấn đề đại lục MAC (một cơ quan hành chính của Đài Loan) đã lên án ĐCSTQ về việc tự ý đơn phương hủy bỏ cam kết với Hồng Kông và liên tục những hành động ngang ngược với các nước khác.
Hội đồng này cũng chỉ ra rằng chính phủ Đài Loan sẽ đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo an ninh và lợi ích quốc gia của Đài Loan, đồng thời cũng kêu gọi người dân không nên đến Hồng Kông để tránh những rủi ro không cần thiết.
Liên quan đến tình hình ở Hồng Kông, Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Qingde) đã cổ vũ người dân Hồng Kông qua Facebook, rằng Đài Loan sẽ tiếp tục cùng các nước dân chủ trên thế giới bảo vệ các giá trị dân chủ. Ông cũng hy vọng rằng người dân Hồng Kông sẽ không từ bỏ niềm tin và sự can đảm vốn là điều trân quý nhất của họ.
Luật an ninh Hồng Kông:
Người vi phạm có thể lĩnh mức án chung thân
Quý Khải
Chỉ một giờ trước khi bước sang ngày hôm nay (1/7), ngày kỷ niệm 23 năm Anh chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, chính quyền thành phố cảng này đã công bố nội dung chi tiết luật an ninh quốc gia mới của Bắc Kinh, trong đó tuyên bố những kẻ phạm tội, nếu bị kết án, có thể bị tù chung thân.
Các điều khoản của luật đã thổi bùng sự sợ hãi rằng thành phố cảng này, nơi đã được cam kết quyền tự trị và tự do cao độ sau khi được bàn giao về Trung Quốc, sẽ mở ra một kỷ nguyên mới của sự cai trị độc tài toàn trị, hãng tin The Epoch Times nhận định.
Luật an ninh mới cấp cho Bắc Kinh một quyền lực rộng lớn khi nhắm vào các cá nhân có hành vi ly khai, lật đổ, khủng bố và cấu kết với các thế lực hải ngoại. Chính phủ Trung Quốc cũng sẽ thiết lập một văn phòng an ninh để hướng dẫn và giám sát chính quyền Hồng Kông trong việc thi hành luật, tiến hành chỉ đạo trong các “trường hợp phức tạp”, ví dụ như những ca có sự tham dự của nước ngoài. Đáng chú ý, cơ quan này sẽ được quyền miễn trừ tài phán của chính phủ Hồng Kông, tức đứng bên ngoài luật pháp Hồng Kông.
Luật an ninh định nghĩa 4 tội danh chính theo nghĩa rộng. Các hoạt động khủng bố, lấy ví dụ, sẽ bao gồm việc làm dấy khởi các mối đe dọa đến chính quyền trung ương, chính quyền Hồng Kông hoặc các tổ chức quốc tế “nhằm đạt được các mục tiêu chính trị”; “tổ chức hoặc điều hành các tổ chức khủng bố”; và tiến hành “các biện pháp nguy hiểm khác để gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc an toàn cộng đồng”.
Cấu kết với các thế lực hải ngoại bao gồm việc thu thập thông tin tình báo cho các tổ chức bên ngoài hoặc nước ngoài; nhận tài trợ hoặc hỗ trợ từ bên ngoài để can thiệp vào các chính sách của Trung Quốc và Hồng Kông; làm suy yếu các cuộc bầu cử địa phương; áp đặt chế tài; và “kích động thù hận” đối với chính quyền. Các cá nhân cư trú bên ngoài Hồng Kông vi phạm luật an ninh cũng sẽ bị truy tố, theo Điều 38.
Nhà chức trách có thể thu giữ giấy thông hành (VD: hộ chiếu, CMND,…) của người vi phạm, đóng băng hoặc tịch thu tài sản, yêu cầu được cấp thông tin từ các tổ chức nước ngoài và nghe trộm điện thoại các nghi phạm trong quá trình điều tra.
Các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có thể bị yêu cầu xóa thông tin gây tổn hại hoặc hợp tác với các cơ quan chức năng trong một cuộc điều tra hình sự, theo điều 43.
LIHKG là một trong những diễn đàn trực tuyến phổ biến nhất nơi người biểu tình hội tụ để thảo luận trước kế hoạch tổ chức biểu tình. Sau khi luật an ninh được thực thi, LIHKG Picks, một nhóm tình nguyện giám sát nội dung liên quan đến biểu tình từ nền tảng này và dịch chúng sang tiếng Anh, thông báo rằng các quản trị viên ở Hồng Kông của nó đã khóa tài khoản và công việc của họ sẽ được chuyển ra nước ngoài. “Chúng tôi sẽ … tiếp tục chừng nào chúng tôi còn có thể”, nhóm tình nguyện viết trên Twitter.
Chính quyền Trung Quốc có thẩm quyền tối cao đối với các vụ án an ninh. “Chính phủ Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có trách nhiệm bao quát toàn diện đối với các vấn đề an ninh quốc gia liên quan đến Đặc khu hành chính Hồng Kông”, theo nội dung Điều 2 của luật.
Các thẩm phán có thể bị cấm thụ lý các vụ án nếu lời nói và hành động của họ bị coi là “gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia”. Luật cũng quy định rằng văn phòng an ninh sẽ “thắt chặt quản lý” các hãng thông tấn phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận nước ngoài.
Nhiều lo ngại xoay quanh tương lai Hồng Kông đang treo lơ lửng trên đầu thành phố. Vài giờ sau khi Bắc Kinh chính thức thông qua luật, nhiều nhóm ủng hộ dân chủ, bao gồm cả Demosisto do nhà hoạt động ủng hộ dân chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong đồng sáng lập, đã tuyên bố giải thể.
“Kịch bản tồi tệ nhất không còn là một viễn cảnh chính trị trừu tượng – nó đang liên tục gõ vào cửa trước của Hồng Kông”, ông Walter Lohman, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á thuộc Viện nghiên cứu Heritage Foundation, nói trong một tuyên bố. Ông nói thêm rằng, “Bắc Kinh đang làm tổn hại uy tín quốc tế của nó khi cố gắng thuyết phục thế giới rằng điều nó đang làm là ‘khôi phục trật tự’ tại Hồng Kông”.
Trong một tuyên bố, Dan Garrett, một học giả và tác giả người Mỹ, người đã theo sát phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông, cho rằng luật mới sử dụng các thuật ngữ rất mơ hồ, ví như việc bảo vệ “sức khỏe hoặc an toàn cộng đồng”, và rằng đây chỉ đơn thuần là các nỗ lực biện minh cho các việc kết án chính trị các tiếng nói bất đồng.
Bằng cách theo đuổi một hoặc hai nhân vật chủ chốt ủng hộ dân chủ như nhà hoạt động Hoàng Chi Phong và ông trùm truyền thông địa phương Jimmy Lai, chính quyền này có thể ngăn chặn một cách có hiệu quả các nhà chí trích khác cất lên tiếng nói.
“Đây là sự kết thúc của Hồng Kông và chính thức mở ra giai đoạn tồn tại của một Hồng Kông do chính quyền cộng sản chiếm đóng”, ông Garrett nhân định, đồng thời nói thêm rằng sẽ có “thêm rất nhiều cuộc phản kháng nữa” trước khi Luật có hiệu lực.
“[Luật an ninh quốc gia] trên thực tiễn đã đối xử với Hồng Kông như một vùng đất của những kẻ khủng bố đang nổi dậy, một lãnh thổ thù địch cần phải bình định”, ông nói. “Giờ đây sẽ xuất hiện một quốc gia Hồng Kông lưu vong, một quốc gia sẽ không từ bỏ cuộc chiến vì quê hương của mình”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-an-ninh-hong-kong-nguoi-vi-pham-co-the-linh-muc-an-chung-than.html
Hong Kong:
Những vụ bắt bớ đầu tiên khi luật an ninh có hiệu lực
Chín người bị bắt giữ với cáo buộc vi phạm pháp luật, trong đó có một người mang lá cờ ủng hộ độc lập.
Hơn 300 người khác bị tạm giữ tại một cuộc tuần hành bị cấm tổ chức.
Các vụ bắt giữ xảy ra sau khi luật an ninh mới do Bắc Kinh áp đặt có hiệu lực, các quan chức cho biết.
Anh Quốc trong hôm thứ Tư đã ra khuyến cáo đi lại tới Hong Kong cho các công dân nước mình, theo đó nói luật an ninh mới làm gia tăng nguy cơ bị bắt giữ và trục xuất, hãng tin Reuters đưa tin.
“Giới chức Đại lục có thể dưới những tình thế nhất định bắt giữ các cá nhân theo các điều khoản của luật này, với mức án nặng nhất là tù chung thân,” Bộ Ngoại giao Anh nói.
Giải tán biểu tình
Cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay giải tán một số người biểu tình tụ tập để đánh dấu 23 năm kể từ khi sự cai trị của Anh kết thúc.
Luật an ninh quốc gia mới [còn được gọi là Luật Chống Biểu tình] nhắm vào sự ly khai, lật đổ và khủng bố với những hình phạt lên đến tù chung thân.
Luật có hiệu lực vào thứ Ba (30/6) nhưng toàn văn bộ luật chỉ được tiết lộ vài giờ sau đó.
Luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh đưa ra sau khi tình trạng bất ổn ngày càng gia tăng và phong trào dân chủ ngày càng lan rộng.
Hong Kong: Ít phút sau khi luật an ninh được thông qua, các gương mặt dân chủ từ chức
Trung Quốc thông qua luật an ninh quốc gia Hong Kong
Kiểm duyệt của Trung Quốc bóp nghẹt báo chí Hong Kong thế nào?
Giới chỉ trích cho rằng luật mới sẽ ngăn chặn một cách hiệu quả các cuộc biểu tình và làm suy yếu các quyền tự do của Hong Kong.
Hong Kong được Anh trao trả cho Trung Quốc năm 1997, nhưng theo một thỏa thuận độc đáo nhằm bảo vệ một số quyền tự do nhất định mà người dân ở Trung Quốc đại lục không được hưởng – bao gồm cả quyền tự do ngôn luận.
Lãnh đạo Hong Kong, Carrie Lam, bảo vệ luật an ninh, nói rằng nó lấp đầy “lỗ hổng” an ninh quốc gia.
Thông tin chi tiết của luật an ninh quốc gia được giữ kín và nữ chính trị gia thân Bắc Kinh Carrie Lam thừa nhận bà đã không xem bản dự thảo trước khi đưa ra bình luận nói trên.
Nhưng Ted Hui, một nhà lập pháp đối lập, nói với BBC: “Quyền của chúng tôi (đang) bị tước đoạt, tự do của chúng tôi không còn nữa, luật pháp của chúng tôi, sự độc lập tư pháp của chúng tôi không còn nữa.”
Vương quốc Anh, EU và Nato đều bày tỏ quan ngại và giận dữ trong khi các nhóm ủng hộ dân chủ đã bắt đầu tan rã trong lo ngại bị trả thù ngay lập tức.
Washington, cũng kêu gọi Bắc Kinh xem xét lại luật này, đã bắt đầu chấm dứt chế độ ưu đãi mà Hong Kong được hưởng trong thương mại và du lịch với Mỹ, trở lại với chính sách thông thường như với Trung Quốc đại lục.
Điều gì đang xảy ra trong ngày kỷ niệm?
Một số nhà hoạt động dân chủ đã cam kết sẽ bất chấp lệnh cấm và diễu hành vào buổi chiều. “Chúng tôi diễu hành hàng năm … và chúng tôi sẽ tiếp tục diễu hành”, cựu chiến binh Leung Kwok-hung nói với Reuters.
Hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội – được cảnh sát xác nhận là có thật – cho thấy một lá cờ đang được sử dụng để cảnh báo người biểu tình về bộ luật mới.
Một nhà hoạt động dân chủ cảnh báo có “cơ hội lớn là chúng ta sẽ bị bắt”.
“Các cáo buộc sẽ không nhẹ, xin hãy tự quyết định,” Tsang Kin-shing thuộc Liên đoàn Dân chủ Xã hội nói.
Các sĩ quan cảnh sát trong thành phố đang chờ, người trong cuộc nói với tờ South China Morning Post. Họ nói khoảng 4.000 cảnh sát đã sẵn sàng để xử lý bất kỳ tình trạng bất ổn nào.
Luật an ninh quốc gia quy định gì?
Chi tiết đầy đủ của luật an ninh quốc gia chỉ xuất hiện sau khi nó có hiệu lực vào khoảng 23:00 giờ địa phương hôm thứ Ba (16:00 BST).
Luật này áp dụng cho cả dân Hong Kong thường trú và tạm trú. Một số các chi tiết được đưa ra trong luật:
Tội ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với các lực lượng nước ngoài bị trừng phạt bằng án tù tối thiểu ba năm, mức tối đa là chung thân
Kích động hận thù đối với chính quyền trung ương Trung Quốc và chính quyền đặc khu Hong Kong là vi phạm Điều 29
Làm hư hại các công trình giao thông công cộng có thể được coi là khủng bố – người biểu tình thường nhắm vào cơ sở hạ tầng của Hong Kong trong các cuộc biểu tình kéo dài
Những người bị kết tội sẽ không được phép ứng cử vào các vị trí trong hội đồng thành phố
Bắc Kinh sẽ thành lập một văn phòng an ninh mới ở Hong Kong, với các nhân viên thực thi pháp luật của riêng mình – không thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương
Đặc khu trưởng Hong Kong có thể bổ nhiệm thẩm phán trong các vụ án an ninh quốc gia, và bộ trưởng tư pháp có thể quyết định liệu có bồi thẩm đoàn hay không
Các quyết định của ủy ban an ninh quốc gia, được thiết lập bởi chính quyền địa phương, không thể bị thách thức về mặt pháp lý
Trung Quốc cũng nói rằng họ sẽ tiến hành truy tố các trường hợp được coi là “rất nghiêm trọng”, trong khi một số phiên tòa sẽ được xử kín
Tăng cường kiểm soát các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan tin tức
Luật này cũng có thể được cho là bị vi phạm từ nước ngoài bởi những người không phải là thường trú nhân, theo Điều 38
Luật an ninh quốc gia sẽ không áp dụng cho các hành vi xảy ra trước khi nó có hiệu lực.
Theo luật an ninh quốc gia, nhiều hoạt động biểu tình gây rúng động Hong Kong trong năm qua giờ đây có thể bị xếp vào loại lật đổ hoặc ly khai và bị phạt tới mức cao nhất là tù chung thân.
Lãnh đạo Hong Kong thân Bắc Kinh, Carrie Lam, cho biết luật này lẽ ra đã phải có từ lâu.
Lo sợ hậu quả, các nhà hoạt động chính trị đang từ chức. Một người biểu tình ủng hộ dân chủ yêu cầu giấu tên nói với tôi rằng những nhiều người dân hiện đang xóa bài đăng trên mạng xã hội.
Nhiều người ngừng nói về chính trị, về tự do dân chủ vì họ muốn cứu lấy cuộc sống của chính họ. Họ muốn cứu lấy tự do của mình và tránh bị bắt.
Một nguồn tin của tôi, một luật sư và nhà hoạt động nhân quyền, đã gửi cho tôi một tin nhắn ngay sau khi luật an ninh được thông qua. Hãy xóa tất cả mọi thứ trong cuộc trò chuyện này, ông viết.
Các phản ứng?
Phản ứng bắt đầu từ thời điểm luật an ninh quốc gia – lần đầu tiên được công bố sáu tuần trước – được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký.
Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong bắt đầu ngừng sinh hoạt ngay lập tức, vì sợ luật mới và hình phạt mà luật này cho phép.
Theo South China Morning Post, các doanh nghiệp ủng hộ dân chủ bắt đầu xóa đi mọi dấu hiệu rằng họ từng ủng hộ các cuộc biểu tình.
Joshua Wong, tổng thư ký và thành viên sáng lập của đảng Demosisto, cảnh báo Hong Kong sẽ “biến thành một quốc gia cảnh sát chìm”.
“Lời hứa của Bắc Kinh với thế giới rằng Hong Kong sẽ có quyền tự chủ cao được chứng minh là dối trá”, nhà lập pháp đối lập Ted Hui nói với chương trình Newshour của BBC.
Nhưng bất chấp rủi ro, một số người vẫn quyết tâm tiến hành cuộc biểu tình truyền thống vào ngày 1/7, vốn đã được lên kế hoạch vào thứ Tư, và đã bị cấm, trong bối cảnh có thông tin về số lượng lớn cảnh sát sẽ được huy động.
Động thái này cũng gây ra các phản ứng quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Anh, Dominic Raab, nói rằng Trung Quốc đã phá vỡ lời hứa với người dân Hong Kong theo các điều khoản của thỏa thuận chuyển giao năm 1997.
Ông nói thêm rằng chính phủ Anh ‘thực sự’ có dự định xem xét các kế hoạch thay đổi quy tắc thị thực, cấp quyền công dân cho hàng triệu người ở Hong Kong.
Thỏa thuận trước đây giữa Anh và Trung Quốc quy định nguyên tắc “một quốc gia, hai thể chế” trong một tài liệu gọi là Luật cơ bản – hiến pháp nhỏ của Hong Kong – trong 50 năm.
Luật cơ bản bảo vệ các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận – vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục – và cũng đặt ra cấu trúc tự trị cho thành phố.
Julian Braithwaite, đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva, nói với Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc rằng luật này “rõ ràng có những hệ lụy đối với quyền con người”.
Ông Braithwaite, thay mặt cho 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, kêu gọi Trung Quốc xem xét lại luật này.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53245148
Người dân Hồng Kông biểu tình phản đối luật an ninh
Hải Lam
Người dân Hồng Kông hôm nay (1/7) đã tập hợp ở bên ngoài cửa hàng bách hóa SOGO, đánh dấu cuộc biểu tình đầu tiên kể từ khi luật an ninh quốc gia Hồng Kông có hiệu lực.
Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), cảnh sát Hồng Kông hôm nay nói tại một cuộc họp báo về luật an ninh mới rằng họ có thể lập tức bắt bất cứ ai ủng hộ độc lập, giải phóng Hồng Kông. Cờ và biểu ngữ mang các khẩu hiệu liên quan đến độc lập, giải phóng và cách mạng bây giờ đều bị tuyên bố là bất hợp pháp.
Đầu giờ chiều nay (giờ Hồng Kông), hàng trăm người đã tập hợp ở Vinh Causeway và hô vang các khẩu hiệu ủng hộ dân chủ.
Cảnh sát cảnh báo họ đang tham gia tụ họp bất hợp pháp và kêu gọi giải tán một cách hòa bình. Nghị sĩ đảng Dân chủ Wan Siu-kin bị cảnh sát xịt hơi cay và còng tay trước khi bị đưa đi.
Sau đó, lần đầu tiên cảnh sát Hồng Kông giương cờ tím cảnh báo đám đông đang vi phạm luật an ninh quốc gia có hiệu lực từ đêm qua.
Theo thông tin từ lực lượng này, một người đàn ông giơ lá cờ in dòng chữ “Độc lập Hồng Kông” ở Vịnh Causeway trở thành người đầu tiên bị bắt theo luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh áp đặt.
Đến khoảng 14h (13h Việt Nam), cảnh sát giải tán những người tập trung bên ngoài của hàng bách hóa SOGO, hàng chục người đã tập hợp ở đường Hennessy. Một xe chở vòi rồng và xe bọc thép của cảnh sát được thấy di chuyển qua Wan Chai, tiến đến Vịnh Causeway. Cảnh sát cũng tăng cường hiện diện ở Wan Chai, dù không có nhóm người biểu tình nào tụ tập ở đó.
Cảnh sát đã chặn tất cả các đường phố giữa cửa hàng bách hóa SOGO và Công viên Victoria. Người biểu tình đang tập trung quanh các con phố, hô khẩu hiệu trong khi tìm đường ra ngoài.
Cảnh sát sau đó sử dụng vòi rồng bên ngoài ga tàu điện ngầm trên đường Hennessy ở Vịnh Causeway, phun về phía người biểu tình. Cảnh sát cũng đã xịt hơi cay vào đám đông, khiến nhiều người bị thương.
Gần 15h (14h Việt Nam), tại Wan Chai, hàng trăm người biểu tình đang diễu hành về phía Đô Đốc. Một số người hô vang các khẩu hiệu quen thuộc: “Giải phóng Hồng Kông; cuộc cách mạng của thời đại chúng ta”, “Hồng Kông độc lập, lối thoát duy nhất”.
Đến khoảng 16h30 (15h30 giờ Việt Nam),cảnh sát đã di chuyển đến giải tán hàng trăm người biểu tình ở đường Causeway bên ngoài Thư viện Trung tâm, bắn đạn cao su và đạn tiêu vào đám đông. Số người ở đường Hennessy đã tăng lên hàng ngàn người, bất chấp cảnh báo từ phía cảnh sát.
Ủy viên quận Trung Tây, anh Fergus Leung nói với HKFP rằng cuộc diễu hành ngày 1/7 rất có ý nghĩa. “Việc ban hành luật an ninh quốc gia sẽ dẫn đến khủng bố trắng ở Hồng Kông”, anh Leung nói. “Nhưng tôi tin rằng, từ những người mà bạn nhìn thấy trên đường phố hôm nay, điều này cho thấy người Hồng Kông sẽ không lùi bước trước sự áp bức của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-dan-hong-kong-bieu-tinh-phan-doi-luat-an-ninh.html
Quân đội ĐCSTQ đồn trú tại Hong Kong
diễn tập bắn đạn thật, yêu cầu “một phát chí mạng”
Bình luậnĐông Phương
Ngày 29/6 là ngày thứ hai Ủy ban Thường vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thảo luận về Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, phía chính phủ tiết lộ rằng dự luật sẽ được thông qua vào ngày 30/6 và sẽ được triển khai ngay lập tức tại Hong Kong vào ngày 1/7. Tuy nhiên, ngoại giới phát hiện rằng các cách làm gần đây của Hong Kong và Bắc Kinh rất kỳ lạ, cảm giác như chỉ để phô trương thanh thế hù dọa người. Nhật Bản nhận xét rằng dưới áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế như Hoa Kỳ, Anh và Nhật Bản, v.v, núp sau những hành động hăm doạ này là một Bắc Kinh đang run sợ.
Các kênh truyền thông Hong Kong thân ĐCSTQ hù dọa người dân Hong Kong, mọi thứ đều bị dán nhãn “ly khai Hong Kong”
Hôm 29/6, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Văn Hối báo (Wenweipo) đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Bốn đặc điểm chính của phong trào ‘Độc lập Hong Kong’”, gán cho 4 sự kiện thường xuyên xảy ra ở Hong Kong trước đây đều là tội ly khai Hong Kong.
Bài báo viết, “Khẩu hiệu ‘Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng’ bắt nguồn từ Lương Thiên Kỳ (Liang Tianqi), một phần tử của phong trào “ly khai đòi độc lập cho Hong Kong” và là cựu phát ngôn viên của “Mặt trận dân chủ địa phương”, chủ trương về ly khai Hong Kong, và lời nói, hành động của người này là không cần bàn cãi”.
Nói cách khác, trong tương lai, người dân Hong Kong hô khẩu hiệu “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” chính là đang tham gia phong trào “Độc lập Hong Kong” và sẽ nằm trong phạm vi trừng phạt của Luật An ninh Quốc gia.
Bài báo cũng nói rằng, bài hát “Glory to Hong Kong” (Vinh quang quay trở lại Hong Kong) được các phần tử “Độc lập Hong Kong” gọi là “quốc ca” và được truyền bá trong các dịp xúi giục đòi “ly khai”.
Ngày 29/6, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ Văn Hối báo đã quy việc hô khẩu hiệu “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” và hát bài Glory to Hong Kong… là hành động đòi ly khai ở Hong Kong. Bức ảnh chụp ngày 14/6, gần 100 học sinh cấp hai đã lên tiếng ủng hộ cho một nữ giáo viên tại trường trung học Hương Đảo (Xiang Dao), vị giáo viên này vì ủng hộ học sinh diễn tấu bài “Glory to Hong Kong” trong kỳ thi âm nhạc nên đã không được nhà trường tiếp tục ký hợp đồng. (Epoch Times)
Bài báo nói rằng cách mạng chính là dùng bạo lực để cướp chính quyền; bài báo còn phân tích phiên bản tiếng Anh của khẩu hiệu “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” – “Liberate Hong Kong, revolution of our time”, nói rằng “những từ ngữ này không còn nghi ngờ gì nữa, chắc chắn có nghĩa là lật đổ chính quyền”, đây cũng chính là tội lật đổ được quy định trong Luật an ninh quốc gia.
Bài báo kết luận rằng “giới chính trị và pháp luật đã tuyên bố rằng những ai tham gia bầu cử mà đòi “quang phục”, “cách mạng” thì đều bị loại bỏ, ngay cả khi Luật an ninh quốc gia phiên bản Hong Kong không có thời gian truy xét, nhưng nếu như có người làm ra những điều tương tự như vậy, không phù hợp với Luật Cơ bản mà vẫn biểu đạt sự tận hiến với đặc khu Hong Kong, thì vẫn bị coi là không đủ tư cách tuyển cử.
Thạch Tàng Sơn (Shi Cangshan), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc ở Washington DC, nói rằng toàn bộ bài viết của Văn Hối báo đều mang giọng điệu văn hoá của ĐCSTQ. Vốn ban đầu đại đa số người Hong Kong hô lên “Quang phục Hương Cảng, thời đại cách mạng” chỉ là hy vọng chính phủ Hong Kong có thể chấp nhận 5 yêu cầu lớn, chứ không có ý nói rằng đòi ly khai Hong Kong; mọi người hát bài “Glory to Hong Kong” cũng là kỳ vọng Hong Kong sẽ trở nên tốt hơn.
Ông nói rằng ĐCSTQ và chính phủ Hong Kong hiện đang cưỡng chụp chiếc mũ ly khai lên người dân Hong Kong, “Điều này giống như ở Tây Tạng, chính ĐCSTQ đã bức bách dẫn đến xuất hiện việc người Tây Tạng đòi độc lập cho Tây Tạng, người Tân Cương đòi độc lập Tân Cương, và giờ là Hong Kong. Đây đều do ĐCSTQ tự làm ra, bức người ta phải vùng dậy”.
ĐCSTQ sẽ bắt giữ Jimmy Lai và Hoàng Chi Phong vào tháng 7?
Vào ngày 28/6, nhà hoạt động dân chủ Vương Đan (Wang Dan) đã đăng một bài viết trên mạng nói rằng, theo nguồn tin nội bộ của ĐCSTQ, Đại hội Nhân dân sẽ thông qua Luật An ninh Quốc gia Hong Kong vào cuối tháng 6. Vào ngày 1/7 sẽ bắt giữ 2 người là Jimmy Lai, tỷ phú truyền thông Hong Kong và Tổng thư ký Đảng Demosisto Hoàng Chi Phong (Huang Zhifeng), nhưng chưa biết có dẫn độ họ về đại lục hay không.
Vương Đan cho biết trước kia một phóng viên truyền thông nước ngoài đang ở Bắc Kinh đã thông báo cho anh về tin tức này, khi đó anh bán tín bán nghi nhưng anh nghĩ tốt hơn hết là nên chuyển tin tức này cho hai người trên. Vương Đan tin rằng Jimmy Lai và Hoàng Chi Phong đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉ không biết là người dân Hong Kong đã sẵn sàng hay chưa.
Vương Đan chỉ ra rằng nếu hôm nay Jimmy Lai và Hoàng Chi Phong dễ dàng bị bắt như vậy, thì ngày mai tất cả những người trẻ tuổi tham gia phong trào chống dự luật cũng sẽ nằm trong danh sách đen, và phải đối mặt với số phận bị bắt giữ, tra tấn, giam giữ lâu dài và thậm chí là những điều không dám tưởng tượng. Vương Đan chỉ nói rằng thời khắc sinh tử đang đến gần và kêu gọi người dân Hong Kong đứng lên kháng chiến.
Diễu hành hòa bình ngày 28/6 trở thành tụ tập bất hợp pháp
Cảnh sát Hong Kong đã báo cáo vào ngày 28/6 rằng, 53 nghi phạm hình sự đã bị bắt giữ vào ngày hôm đó, bao gồm 41 người đàn ông và 12 phụ nữ, những người này bị nghi ngờ tụ tập bất hợp pháp ở ga MTR Hong Kong từ trạm Jordan đến Vượng Giác (Mong Kok). Ủy viên quận Yau Tsim Mong – Lâm Triệu Bân (Lin Zhaobin) và Ủy viên Hội đồng quận Đông – Từ Tử Kiến (Xu Zijian) cũng bị bắt giữ.
Vào ngày 28/6/2020, lúc 4h chiều, cảnh sát đã căng dây phong toả ở trạm Mong Kok. Một lượng lớn người dân và nhân viên cấp cứu mặc quần áo phản quang đã bị bao vây và không được phép rời đi. Tối hôm đó, cảnh sát cho biết đã bắt giữ tổng cộng 53 người. (Song Bilong / Epoch Times)
Ngày hôm đó, sau khi xuất phát từ ga Jordan không lâu, đoàn người diễu hành đã bị cảnh sát chặn lại và căng dây phong tỏa ngay tại chỗ, có hàng chục người đã bị chặn lại và tra xét. Họ được yêu cầu tháo khẩu trang xuống và khai báo thông tin cá nhân cho cảnh sát. Tại hiện trường, cảnh sát đã yêu cầu những người dân quanh đó mau chóng rời đi, và còn chỉ ra rằng hành động của người diễu hành đã phá hoại an ninh xã hội, có khả năng vi phạm “Quy định an ninh công cộng”, nghi ngờ sẽ cấu thành tội tụ tập phi pháp. Cảnh sát còn giơ cờ xanh cảnh cáo.
Đại hội Đại Biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ “Luật An ninh Quốc gia Hong Kong”, gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ người dân Hong Kong. Vào chiều ngày 28/6, có một dòng người đã phát động “Cuộc diễu hành im lặng 6.28” từ Jordan đến Mong Kok, nhưng đến giữa đường đã bị cảnh sát chống bạo động chặn lại và bao vây. (Yu Gang / Epoch Times)
Trong lúc đó, các nhân viên cảnh sát đã xua đuổi những người dân đứng xem và các phóng viên, họ còn xịt hơi cay, nhiều người đã bị bắn vào mắt và cần phải rửa mắt.
Ngày 1/7 là ngày tròn 23 năm Hong Kong được trao trả, nghi thức kéo cờ sẽ được tổ chức tại Quảngtrường Golden Bauhinia ở quận Wan Chai. Trên mạng đã có người hiệu triệu diễu hành vào ngày hôm đó. Cảnh sát cho biết họ đã lên kế hoạch triển khai lực lượng từ 3.000 đến 4.000 cảnh sát để đối phó với các tình huống xung đột có thể xảy ra và sẽ điều động các sĩ quan cảnh sát từ 6 tổng khu đợi lệnh.
Xe quân sự của quân đồn trú tại Hong Kong làm náo loạn thành phố, các tay súng bắn tỉa diễn tập “một phát chí mạng”
Theo tờ Oriental Daily News, vào sáng sớm ngày 25/6, có người dân đã tận mắt chứng kiến nhiều phương tiện của Quân đội Giải phóng Nhân dân đi chuyển từ đường Cox’s Road ở Yau Ma Tei sang đường Jordan và hướng về phía doanh trại Gun Club Hill, trong đó có hai xe chở lính bọc thép, phần mái che được trang bị đặc biệt, nghi là có tác dụng làm nhiễu sóng.
Một phóng viên nói rằng anh đã cố gắng sử dụng thiết bị video để quay cảnh các phương tiện quân sự đi ngang qua, nhưng thiết bị đột nhiên bị hỏng và camera ngừng hoạt động. Ngay cả khi nó được chuyển sang chế độ máy bay, các cảnh báo “Lỗi thẻ nhớ” và “Lỗi camera” vẫn được hiển thị. Vì vậy nghi ngờ rằng chiếc xe bọc thép này cũng được trang bị thiết bị có thể can nhiễu các thiết bị điện tử.
Các chuyên gia phân tích rằng ĐCSTQ phái đi bao gồm pháo sóng âm, các thiết bị điện tử can thiệp sóng vô tuyến và chiến binh mới nhất – “xe tấn công chống khủng bố CSK141” của đại lục.
Có lẽ sự xuất hiện của xe quân sự vào ngày 25/6 là không đủ để răn đe người dân Hong Kong, nên ngày 29/6, tờ Nhật báo Giải phóng quân của ĐCSTQ đã đăng trên Weibo đoạn phim huấn luyện bắn đạn thật của quân đội đang đóng tại Hong Kong gần đây, Đài truyền hình Hong Kong cũng đã tiếp sóng đoạn phim này.
Theo báo cáo, đội huấn luyện bắn tỉa đồn trú tại Hong Kong đã tổ chức “Giải vô địch vua bắn súng” tại một trường bắn ở Hong Kong. Trong nhiều tình huống, như nằm trên mặt đất, vượt chướng ngại vật hoặc bắn dưới vỏ bọc các vật thể, yêu cầu bắn trúng mục tiêu, “một phát chí mạng”.
Gia đình ông chủ tiệm kem Nguyên Lãng bị tấn công
Vào tối ngày 28/6, ông chủ của “tiệm kem Á Ngọc” nổi tiếng ở phố Tây Dụ (Xiyu), quận Nguyên Lãng, cùng 2 người nhà đã bị 4 người lạ mặt tấn công. Ông chủ 46 tuổi và bà chủ người ngoại quốc 44 tuổi đã bị thương và được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Trương Tú Hiền (Zhang Xiuxian), thành viên hội đồng quận Nguyên Lãng đã thông báo lên Facebook theo lời kể của ông chủ “tiệm kem Á Ngọc” rằng, tối ngày 28/6, 3 người đàn ông và 1 người phụ nữ đã kéo cửa xe của họ và tấn công sau khi cả gia đình họ lên xe. Trong lúc giằng co, ông chủ bị kéo xước má trái và cổ trái, áo bị kéo rách, còn bà chủ bị thương ở dưới mắt phải, khuỷu tay trái và cánh tay, nhưng may mắn là không ai bị thương nặng. (Ảnh Facebook của Trương Tú Hiền)
Vào thời điểm đó, khi 3 người trong gia đình nạn nhân đóng cửa hàng và lên xe rời đi, họ đã bị 3 người đàn ông và 1 phụ nữ tấn công, và 4 người này sau khi hành sự xong đã lên một chiếc taxi rồi bỏ trốn. Vợ chồng ông chủ bị thương ở mặt, mắt, tay và chân.
Kể từ khi ĐCSTQ tuyên bố sẽ thực thi mạnh mẽ Luật An ninh Quốc gia, các chủ sở hữu của các cửa hàng nổi tiếng đã bị đánh đập nhiều lần, hoặc các cửa hàng đã bị phá nát. Công chúng đặt ra câu hỏi rằng có phải cảnh sát đã cố tình thông đồng với xã hội đen.
Truyền thông Nhật Bản: Tập Cận Bình sợ “Hong Kong gây rối”
Hôm 28/6, kênh truyền thông JIJI Press của Nhật Bản đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Tập Cận Bình sợ ‘Hong Kong gây rối’”, nói rằng tình hình của nhà lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình hiện nay cũng giống như của Đặng Tiểu Bình trước sự kiện Lục Tứ (Sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6/1989) trước đây.
Bài báo nói rằng chế độ ĐCSTQ có một “đặc điểm”, một khi nó cho rằng chính quyền của nó đang bị đe dọa, nó sẽ hành động dứt khoát để dập tắt nguy cơ, giống như vấn đề Hong Kong hiện nay, cho dù phải huỷ lời hứa “một quốc gia, hai chế độ” nó cũng sẽ phải làm.
Bài báo cũng cho biết: “Khi ĐCSTQ chọn nhà lãnh đạo cao nhất, họ lấy “đặc điểm” này làm chỉ tiêu đánh giá, nghĩa là, ngay cả khi nó gây ra sự đổ máu cho người dân và sự cô lập của cộng đồng quốc tế, chỉ cần là hành vi “phản nghịch” gây nguy hiểm cho chế độ của ĐCSTQ, thì người lãnh đạo ấy phải có can đảm để tiến hành đàn áp. Nếu người nắm quyền lực cao nhất do dự, họ sẽ được dán nhãn là “không đủ tiêu chuẩn” và sẽ không thể được lưu lại”.
Bài báo chỉ ra rằng, Tập Cận Bình đang sử dụng thủ đoạn đe dọa để bắt giữ lượng lớn người dân, việc tập hợp quân đội ở Thâm Quyến vào tháng 8 năm ngoái là một ví dụ điển hình. Giờ đây, Tập đang khéo léo sử dụng vỏ bọc luật pháp “Luật An ninh Quốc gia” để đàn áp những người phản kháng. Theo bài báo phân tích, dưới áp lực hiện nay của quốc tế, một khi “Sự kiện Thiên An Môn thứ hai” xảy ra, chính quyền ĐCSTQ sẽ phải chấm dứt. Tập Cận Bình đang đứng trước thời khắc lịch sử.
Đông Phương
Theo Epoch Times
TQ xả nước cứu đập Tam Hiệp,
lo ngại vỡ đập vẫn chưa dứt
Lũ lớn tiếp diễn làm gia tăng áp lực nước lên đập Tam Hiệp giữa lúc chính quyền Trung Quốc đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo vệ đập thủy điện lớn nhất thế giới.
Thông tin dự báo thời tiết mới nhất cho thấy tiếp tục có mưa lớn vào các ngày 1, 2 và 3/7 tại các phụ lưu của sông Trường Giang, khiến nước đổ về đập Tam Hiệp gia tăng.
Trong những ngày qua, lũ lớn đã khiến mực nước ở đập Tam Hiệp dâng cao làm dấy lên nhiều quan ngại rằng đập thủy điện lớn nhất thế giới có nguy cơ bị vỡ. Trước tình thế cấp bách đó, chính quyền Trung Quốc đã buộc phải xả lũ để giảm tải cho đập, gây ra ngập lụt lớn ở vùng hạ lưu.
Xả đập gây lũ lớn
Hôm 29/6, sau nhiều thông tin đồn đoán, cuối cùng chính phủ Trung Quốc đã thừa nhận việc thực hiện xả lũ lần đầu tiên trong năm nay tại đập Tam Hiệp.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin các con đập Tam Hiệp, Cát Châu Bá, Khê Lạc Độ và Hương Gia Bá đang nỗ lực để “sản xuất điện” hết công suất. Tân Hoa Xã cho biết 34 máy phát điện của đập Tam Hiệp đã hoạt động gần hết công suất.
Tuy nhiên, một số hãng tin của Hong Kong cho rằng cái mà báo chí nhà nước Trung Quốc gọi là “sản xuất điện” thực ra là một đợt xả lũ khẩn cấp để phòng ngừa nguy cơ vỡ đập. Nhật báo Kinh tế Hong Kong ngày 29/6 bình luận: “Mưa lớn ở miền nam không ngừng thử thách năng lực chống lũ của đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang”.
Trung Quốc, nơi mỗi năm có thêm một ‘London mới’
TQ thử đập 3 ngày đã làm Mekong thiếu nước
Vào lúc 14 giờ chiều 28/6, lượng nước đổ vào hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/giây, gấp đôi ngày trước đó. Để đối phó với lượng nước ồ ạt tràn về, giới chức đã ra lệnh nâng ngưỡng xả của Hồ chứa Tam Hiệp lên 35.000 m3/giây.
Với tình trạng mưa lũ vẫn tiếp tục diễn ra ở Trung Quốc, nhiều chuyên gia đặt nghi vấn liệu lũ lụt những ngày qua ở các địa phương nằm gần đập Tam Hiệp có liên quan tới việc con đập này xả lũ hay không. Đến hôm 29/6, khi Bắc Kinh thừa nhận “đợt xả lũ” đầu tiên trong năm thì một đợt lũ mới cũng đang tràn về lưu vực đập Tam Hiệp – một khu vực có diện tích khoảng 1 triệu km2.
Việc thừa nhận xả lũ ở đập Tam Hiệp diễn ra sau khi các video xuất hiện trên mạng xã hội dấy lên lo ngại chính quyền “hy sinh” những địa phương gần đập Tam Hiệp để cứu con đập khổng lồ này. Mưa lớn ở nhiều khu vực trung lưu và hạ lưu Trường Giang từ ngày 20/6 đã dẫn tới nước lũ vượt mức cảnh báo trên 58 con sông ở 12 tỉnh thành.
Video được lan truyền vào cuối tuần qua cho thấy đường phố nhiều quận thuộc một thành phố ở hạ lưu con đập biến thành sông. Xe cộ bị ngập và người dân chật vật di chuyển trong dòng nước.
Có nguy cơ vỡ đập?
Báo Taiwan News cho biết chuyên gia thủy lợi Vương Duy Lạc, hiện sống ở Đức, đã đặt nghi vấn về sự an toàn của đập Tam Hiệp và cảnh báo con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Ông Vương cảnh báo một khi đập vỡ, hậu quả sẽ rất khôn lường đối với người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Trường Giang. Ông nhấn mạnh tính nghiêm trọng của những vết nứt và kết cấu bê tông không đạt tiêu chuẩn được phát hiện trong quá trình xây dựng. Đồng thời, chuyên gia này cũng chỉ trích chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc vì không thừa nhận mối nguy tiềm tàng từ hồ chứa.
Tuy nhiên, hôm 22/6, chuyên gia Quách Tấn tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc đã bác bỏ những tin đồn và nghi vấn của truyền thông thế giới rằng đập Tam Hiệp có nguy cơ bị vỡ.
Bộ Quản lý Tình trạng Khẩn cấp của Trung Quốc cho biết trận lũ năm nay đã ảnh hưởng đến 26 tỉnh của Trung Quốc với gần 14 triệu người. Trong đó 78 người đã chết và mất tích. Ước tính 8.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị hư hại ở 13 tỉnh, thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,6 tỷ USD).
Đập Tam Hiệp có quy mô rất lớn và là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa mà đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1.000km2. Công trình này thậm chí được cho là có thể làm chậm vòng quay của Trái đất vì khối lượng nước dự trữ trong hồ vô cùng lớn.
Thêm đập thủy điện, thêm mối lo cho sông Mekong và VN
Lào: Vỡ đập thủy điện, hàng trăm người mất tích
Khi triển khai thực hiện, chính phủ Trung Quốc nói rằng đập Tam Hiệp được xây dựng với mục đích chính là sản xuất điện, điều tiết lũ và hỗ trợ giao thông đường thủy.
Tuy nhiên, đài RFA dẫn lời ông Trương Kiến Bình, một nhà hoạt động nhân quyền tại Giang Tô, nói rằng tình hình hiện tại cho thấy những người phản đối xây đập là đúng đắn. “Từ khi con đập này ra đời thì chưa thấy có đóng góp gì trong việc điều tiết lũ lụt hay hạn hán, như cách mà người ta nghĩ vào lúc đó”.
Để thực hiện công trình này, 1,2 triệu người đã buộc phải tái định cư hoặc tìm nơi ở mới. Hiện chính phủ Trung Quốc vẫn đang di dời người dân ra khỏi khu vực và dự kiến sẽ chuyển đi thêm hàng trăm nghìn người nữa trong những năm tới đây.
Ước tính, tổng chi phí xây dựng đập vào khoảng 25 tỷ USD nhưng một số ý kiến cho rằng con số này phải lên đến 37 tỷ USD.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53245331
Đập Tam Hiệp mực nước vượt quá xả lũ, Vũ Hán
thông báo khẩn, Nghi Xương gần như biến mất
Bình luậnMinh Thanh
Mưa lớn ở miền nam Trung Quốc tiếp tục kéo dài. Vào lúc 6h sáng ngày 30/6, Đài quan sát khí tượng trung ương liên tiếp đưa ra cảnh báo mưa bão, dự kiến mưa lớn vẫn xảy ra ở phía nam và tây nam. Ngày 29/6, đập Tam Hiệp đã bắt đầu khẩn cấp xả lũ, gây ra áp lực rất lớn đến các thành phố ở hạ lưu. Hiện tại, nhiều thành phố bị ngập lụt, và cũng có thông tin rằng nhiều người rơi xuống nước bị điện giật tử vong. Những dữ liệu này đều thuộc về “bí mật quốc gia”.
Theo cảnh báo sớm do Đài truyền hình vệ tinh trung ương đưa ra, ước tính từ 8h sáng ngày 30/6 đến 8h sáng ngày 1/7, lưu vực phía nam Tứ Xuyên, đông bắc Vân Nam, hầu hết các khu vực ở Quý Châu, tây bắc Quảng Tây, miền trung Hồ Nam, tây và đông bắc Giang Tây, bắc Phúc Kiến, nam Chiết Giang và những nơi khác có mưa bão lớn.
Trong số đó, ở một số khu vực phía nam lưu vực Tứ Xuyên, tây nam Quý Châu và tây nam Chiết Giang xảy ra mưa bão lớn (lưu lượng mưa từ 100 đến 140 mm). Một số khu vực nêu trên đi kèm với lượng mưa lớn trong thời gian ngắn (lượng mưa tối đa mỗi giờ từ 30 đến 50 mm, có địa phương vượt quá 70 mm), có nơi có thời tiết đối lưu mạnh như giông bão và gió mạnh.
Vào ngày 29/9, Tân Hoa Xã đưa tin, “chịu ảnh hưởng của mưa bão liên tục, chiều ngày 27/6, lưu lượng nước của Hồ chứa Tam Hiệp bắt đầu tăng. Vào lúc 14h ngày 28/6, lưu lượng của Hồ chứa Tam Hiệp đạt 40.000 m3/s, gấp đôi lúc 14h ngày 27/6. Để đối phó với vấn đề này, lãnh đạo phòng chống lũ sông
Dương Tử yêu cầu xả nước Hồ chứa Tam Hiệp để đạt lưu lượng nước trung bình 35.000 m3/s. Đến 5h chiều ngày 29/6, mực nước của đập Tam Hiệp đã đạt tới mức 147,57m vượt mực nước lũ 2,57m. Cùng ngày, 34 tổ máy phát của Nhà máy điện Tam Hiệp đã triển khai toàn bộ, với tổng sản lượng hơn 20 triệu kW, gần hết công suất. Đây là lần xả lũ đầu tiên của Tam Hiệp trong năm nay .
Tuy nhiên, việc đập Tam Hiệp xả lũ được cho rằng sẽ gây ra áp lực lớn cho các thành phố ở hạ lưu. Theo báo cáo của trang web sông Dương Tử vào lúc 7h sáng ngày 30/6, Văn phòng chống lũ thành phố Vũ Hán đã đưa ra thông tin, nói rằng vào lúc 7h sáng ngày 30/6, mực nước của Trạm sông Dương Tử đạt 25m, là mực nước cần phải phòng vệ.
Mức kiểm soát lũ ở Vũ Hán được chia thành ba cấp độ. Dựa trên mực nước Vũ Hán (trạm Hán Khẩu), mực nước phòng bị là 25m, mức cảnh báo là 27,30m, và mực nước bảo đảm là 29,73m.
Tuy nhiên, các thành phố như Nghi Xương, gần Vũ Hán và chỉ cách đập Tam Hiệp hơn 40 km, hiện đã phải chịu trận mưa lớn 20 năm một lần. Vào ngày 27/6, lượng mưa cao nhất ở Nghi Xương đạt 271,6 mm, vượt quá mức cao nhất trong lịch sử của Trạm Khí tượng Nghi Xương. Nhiều xe ô tô đã bị chìm trong nước.
Qua các video chia sẻ trên mạng Internet cho thấy, vào ngày 27/6 sau khi nước sông tăng vọt gây lũ lụt nhiều nơi trong thành phố, dây điện cao áp rơi xuống nước, khiến nhiều người rơi xuống nước và bị điện giật tử vong. Tuy nhiên, thông tin vẫn chưa được xác nhận chính thức.
Trước đó, một số người dân Trung Quốc đã cảnh báo trên mạng Internet rằng Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải và các thành phố khác là khu vực tiếp theo sẽ bị lũ lụt. Tuy nhiên, người ta nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cấm người dân lan truyền thông tin về lũ lụt trên mạng. Vì vậy, trên Weibo rất ít thấy tình hình về thiên tai. Nhưng trên Twitter, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tải các video liên quan.
Theo tin của Radio Free Asia (RFA), một cư dân họ Lý ở Tương Dương, tỉnh Hồ Bắc, cho biết trong một video vào ngày 27/6 rằng: “Hiện giờ bạn có thể thấy tại hiện trường mực nước sông Dương Tử đang rất cao. Tôi nghe nói rằng thượng lưu đập Tam Hiệp, đập Cát Châu Bá đang toàn lực xả lũ. Hiện chưa tới mùa nước lên, mùa lũ chính ở lưu vực sông Dương Tử nói chung là tháng 7 và tháng 8. Năm nay, các thành phố trong lưu vực sông Dương Tử, bao gồm cả Vũ Hán có bị lũ hay không, chúng tôi sẽ cố gắng đến hiện trường mỗi ngày để xem mực nước của sông Dương Tử”.
Cư dân mạng có nick “Shaoxia” đã chỉ ra trong một video trên Twitter rằng: “Căn phòng nhìn ra toàn là sông, ai lâm vào cảnh lầm than mới thấu hiểu. Trong 3 tiếng, nước dâng cao 5 đến 6m nhấn chìm tòa nhà hai tầng”.
Nước chảy xối xả, nhiều người dân không kịp chạy thoát. Có người đăng hình ảnh những chiếc xe ô tô chìm ngập trong nước với dòng chú thích trực tiếp rằng “hạ lưu Tam Hiệp chịu tổn thất nặng nề, một số thi thể nổi lên mặt nước”.
Tân Hoa Xã đã đưa tin vào ngày 29/6 rằng dự kiến sẽ có mưa vừa đến mưa to gần các nhánh của thượng nguồn sông Dương Tử từ ngày 1 đến ngày 2/7 và mưa bão cục bộ. Đến ngày 3/7, sẽ có mưa lớn trên thượng nguồn sông Gia Lăng, thượng nguồn Hán Giang có mưa to và dông. Do đó, “vào đầu và giữa tháng 7, Hồ chứa Tam Hiệp có thể phải đón đợt lũ mới”.
Một số chuyên gia chỉ ra rằng đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp năm nay sẽ mang lại một làn sóng lũ mới cho khu vực.
Minh Thanh
Theo secretchina
Văn kiện mật phơi bày ‘chủ trương’ xả lũ đập Tam Hiệp,
người dân nói đây là thảm sát
Thanh Tâm
Văn kiện của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang lan truyền trong cộng đồng người Hoa, người dân bảo nhau hãy thức tỉnh và tự lo cho mình.
Mưa lớn ở Trung Quốc đã gây ra thảm họa khiến 26 tỉnh thành bị ngập sâu trong nước. Đập Tam Hiệp không chỉ thất bại trong việc ngăn chặn lũ lụt, mà còn làm trầm trọng thêm thảm họa ở các thành phố
khu vực hạ lưu con đập, gây ra lũ lụt cho toàn bộ thành phố Nghi Xương. Ngày 29/6, một văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) được đưa ra ánh sáng cho thấy chính quyền vì muốn bảo vệ đập Tam Hiệp nên đã yêu cầu bắt đầu từ ngày 28/6 sẽ toàn lực xả lũ. Điều đáng lo ngại là việc xả lũ sẽ khiến thành phố ở khu vực hạ lưu rơi vào thảm họa nặng nề hơn và người dân muốn trốn e rằng cũng không cách nào trốn thoát được.
Văn kiện của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc đang lan truyền trên Twitter cho thấy, chính quyền yêu cầu Công ty TNHH Tập đoàn Tam Hiệp Trường Giang Trung Quốc: “Bắt đầu từ 20 giờ ngày 28/6 sẽ xả nước trong đập Tam Hiệp trực tiếp với lưu lượng gần 31 nghìn mét khối mỗi giây, từ 8 giờ ngày 29/6, lưu lượng nước Tam Hiệp sẽ được xả ở mức gần 35 nghìn mét khối mỗi giây”.
Phía dưới văn kiện ghi rõ Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi Trung Quốc công bố, thời gian là vào 4 giờ chiều ngày 28/6, dấu đỏ được đóng cũng là con dấu chuyên dụng phát điện tín “mật” của Ủy ban Thủy lợi Trường Giang thuộc Bộ Thủy lợi.
Người sử dụng mạng đăng tải tài liệu này nói rằng, sự điều chỉnh này không phải là vô duyên vô cớ! Chỉ có điều liệu 35 con đập khác có thể chống chọi được hay không?
Có người để lại lời bình rằng: “Quả thật không khác nhau nhiều, đêm qua tôi xem thử thấy rằng lưu lượng xả đúng thật là là 31.000, và hiện tại là gần 35.000. Mực nước ở Trùng Khánh đang dần dần dâng cao lên. Hiện giờ Tam Hiệp vì để bảo vệ Trùng Khánh khỏi trận lũ sắp tới, nên đã mở áp xả lũ…”.
Cũng có cư dân mạng nói: “Đây là một vụ thảm sát. Các thành phố ở hạ du rất có khả năng rơi vào một cuộc khủng hoảng lũ lụt nghiêm trọng hơn. Mọi người muốn trốn chạy e rằng cũng không phải chuyện dễ dàng”.
Có người lại bày tỏ: “ĐCSTQ trước giờ vốn không coi trọng mạng sống của người dân, chết bao nhiêu người thì với nó đó cũng chỉ là một con số. Để có thể giữ cho đập Tam Hiệp khỏi bị vỡ mà không tiếc hy sinh biết bao mạng sống của người dân thấp cổ bé họng”.
Học giả kinh tế “Tài Kinh Lãnh Nhãn” đăng video trên Twitter nói rằng, “Đập Tam Hiệp, đập Cát Châu xả lũ, mực nước sông Dương Tử tăng vọt, đổ thẳng xuống Nghi Xương gây ra thảm họa. Bước tiếp theo là đổ xuống Vũ Hán! Đợi đến lúc chìm trong nước rồi mới phản kháng phải chăng đã quá muộn màng? Người sống ở trung du và hạ du sông Dương Tử hãy mau mau thức tỉnh!”.
Video xxả lũ: https://twitter.com/i/status/1277056150605713409
Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ, kể từ đầu tháng 6 đến nay, miền nam Trung Quốc liên tục xuất hiện mưa bão khiến nhiều tỉnh thành xuất hiện ngập úng. Theo thống kê chính thức của ĐCSTQ, mưa lũ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của 12,16 triệu người tại 26 tỉnh thành bao gồm Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam… trong đó 78 người đã thiệt mạng hoặc mất tích, 729.000 người phải khẩn cấp di dời.
Video Xả lũ : https://youtu.be/EFq5nnIANJE
Do lịch sử che giấu sự thật và thói quen nhẹ nhàng hóa thảm họa của ĐCSTQ, giới quan sát cho rằng thiệt hại thật sự chắc chắn còn nghiêm trọng hơn nhiều so với chính quyền công bố. Ngoài ra, nhiều đường sắt đã bị nước lũ phá hủy, các cửa hàng và nhà cửa đều bị ngập, thậm chí ngập đến cả tầng ba. Còn có những người bị lũ cuốn trôi cùng cả căn nhà. Dữ liệu thương vong thực tế có thể là một con số kinh hoàng.
Video Xả lũ : https://youtu.be/-lwH806–I4
Ngày 27/6, tỉnh Hồ Bắc đã phải hứng chịu thêm một đợt mưa lớn. Tính đến 13 giờ ngày 28/6, mưa lớn đã gây ngập lụt tại 24 quận thuộc 7 thành phố bao gồm Nghi Xương, Tương Dương, Kinh Môn, Hiếu Cảm,…khiến hơn 650 nghìn người gặp nạn. Trong đó, 3 huyện Đông Bảo, Trung Dương, Kinh Sơn thuộc thành phố Kinh Môn; Quảng Thủy, huyện Tùy, Tăng Đô thuộc thành phố Tùy Châu; huyện Hạc Phong thuộc châu tự trị dân tộc Thổ Gia Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc, huyện Tuyên Ân của Châu tự trị dân tộc Thổ Gia, Miêu Ân Thi, tỉnh Hồ Bắc… có lượng mưa trên 200 mm; nơi có lưu lượng mưa lớn nhất là 339,5 mm ở trấn Kiều Thạch, huyện Đông Bảo, thành phố Kinh Môn.
Video Xả lũ : https://youtu.be/VS6o5iRY80A
Ngày 28/6, mực nước ở Thái Hồ dâng cao và cảnh báo lũ lụt đã được ban hành. Tất cả mực nước của 16 trạm trong khu vực mạng lưới sông xung quanh đều vượt quá mức cảnh báo.
Từ chiều ngày 27/6, thành phố Nghi Xương gặp phải mưa lớn khiến toàn thành phố bị ngập, cộng thêm đập Tam Hiệp và đập Cát Châu ở thượng nguồn của thành phố Nghi Xương xả lũ cứu đập, khiến toàn thành phố Nghi Xương ở hạ du chìm trong nước, khắp nơi đều là xe cộ bị nước cuốn trôi hay nổi lềnh bềnh trên nước, cảnh tượng vô cùng thê thảm.
Video Xả lũ : https://twitter.com/i/status/1276869339744890880
Ngoài Nghi Xương, vùng hạ du Tam Hiệp gồm Nam Kinh và Thượng Hải cũng được mọi người quan tâm. Theo cảnh báo do Cục Khí tượng Trung Quốc đưa ra, Nam Kinh và Thượng Hải sẽ tiếp tục bị mưa lớn trong vài ngày tới. Ngoài ra, đập Tam Hiệp toàn lực xả lũ giải cứu con đập. Đỉnh lũ thượng nguồn dâng cao có thể gây lũ nặng ở Nam Kinh và Thượng Hải.
Một bài báo trên Weibo của Trung Quốc có tiêu đề “Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, hậu quả sẽ đáng sợ như thế nào?”. Bài báo đề cập rằng nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, Vũ Hán, Nam Kinh và Thượng Hải đều sẽ không thoát nổi kiếp nạn. “Hồng thủy sẽ kinh hoàng hơn hàng chục lần so với trận lụt năm 1998, có thể phá hủy mọi thứ ở trung và hạ lưu sông Dương Tử. Ngọn hồng thủy sẽ đến Vũ Hán trong vòng 10 giờ và Nam Kinh trong vòng 1 ngày. Một trận hồng thủy cao mười mấy mét hoặc thậm chí cả hàng chục mét sẽ cuốn trôi hoặc đánh sập các tòa nhà, thật khó để tưởng tượng rằng người dân có thể trốn thoát được”.
Theo Li Quan, NTDTV
Thanh Tâm biên dịch
Cứu nguy cho Tam Hiệp, Trung Quốc
khánh thành đập mới ở thượng lưu Dương Tử
Phụng Minh
Công trình thủy điện lớn thứ tư Trung Quốc và lớn thứ bảy thế giới, với chiều cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp đã đi vào hoạt động, kênh CGTN tiếng Anh của Trung Quốc đưa tin.
Nhà máy thủy điện Ô Đông Đức được xây dựng từ năm 2014 trên sông Kim Sa, thượng lưu Dương Tử đã đi vào hoạt động. Trong bối cảnh sông Dương Tử hiện đang phải đối mặt với tình trạng mưa lũ nghiêm trọng và lượng nước dồn về đập Tam Hiệp làm dấy lên lo ngại con đập sẽ vỡ, đe dọa hàng trăm triệu dân ở hạ lưu con sông lớn thứ 3 thế giới.
Thủy điện Ô Đông Đức nằm giữa Tứ Xuyên và Vân Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 10,2 triệu kilowatt và công suất phát điện trung bình hàng năm là 38,91 tỷ kilowatt/giờ, theo CGTN. Tân Hoa Xã cho biết, tổng chi phí đầu tư cho dự án này lên đến 120 tỷ nhân dân tệ (khoảng 16,95 tỷ USD). Khoảng 32.000 người dân ở khu vực xung quanh đã phải tái di cư để xây hồ trữ nước cho con đập.
Điện được sản xuất từ đây sẽ chủ yếu phục vụ cho khu vực Quảng Đông, Hồng Kông, Macau. Đồng thời, CGTN cho biết, Ô Đông Đức cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp kiểm soát lũ ở lưu vực sông Dương Tử, vì khả năng trữ lũ của đập thủy điện Ô Đông Đức lên tới 2,44 tỷ mét khối và con đập có thể chặn dòng sông tạo thành một hồ chứa, chứa được khoảng 7,4 tỷ mét khối nước.
Con đập có dạng vòm cong chắn ngang thung lũng hình chữ V của sông Kim Sa, với chiều cao tối đa 270 mét, nhưng độ dày trung bình của nó chỉ là 40 mét, khiến nó trở thành đập vòm mỏng nhất trên thế giới, theo CGTN.
Thân đập Ô Đông Đức được xây dựng với 2,8 triệu mét khối bê tông, cao 270 mét. Đỉnh đập nằm ở độ cao 988 mét so với mực nước biển. Ô Đông Đức là dự án thủy điện lớn thứ 4 Trung Quốc và lớn thứ 7 thế giới.
Việc xây dựng đập thủy điện Ô Đông Đức có ý nghĩa chiến lược đối với Trung Quốc về phát triển năng lượng sạch cũng như kiểm soát lũ của sông Dương Tử.
“Thông qua hàng trăm tính toán và thử nghiệm mô phỏng, các thành phần cốt lõi của các đơn vị sản xuất thủy điện đã đạt được mục tiêu mong đợi”, Zhang Chengping, Tổng giám đốc của Công ty Quản lý Xây dựng đập Tam Hiệp Trung Quốc cho biết.
Toàn bộ các đơn vị của đập Ô Đông Đức dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2021. Việc đơn vị đầu tiên của Ô Đông Đức chính thức hoạt động được xem là có ý nghĩa quan trọng, để giúp làm giảm một phần lượng nước khổng lồ do mưa lũ kéo dài đang dồn về đập Tam Hiệp.
Hôm 29/6, Trung Quốc thông báo đã xả lũ nhằm giảm bớt áp lực cho đập Tam Hiệp. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc thì đây là đợt xả lũ đầu tiên của đập Tam Hiệp trong năm nay. Theo Tân Hoa Xã, lưu lượng nước đổ về đập Tam Hiệp đã lên tới 40.000 m3/giây (trước đó là 26.500 m3/giây). Trước đó, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc bị ngập lụt nặng khiến dư luận hoài nghi rằng đập Tam Hiệp đã xả nước với cường độ lớn mà không báo trước.
Cũng trong ngày 29/6, Taiwan News dẫn tin mới nhất từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc cho hay, lưu vực sông Dương Tử đã bước vào mùa mưa lũ chính. Và đợt xả nước lần này là “giai đoạn quan trọng nhất” để kiểm soát lũ của Dương Tử và “giải nguy” cho đập Tam Hiệp.
Để giảm sức ép cho đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã ra lệnh xả lũ nhằm duy trì lưu lượng nước dồn về vào khoảng 35.000 m3/giây. Điều này làm dấy lên lo ngại khu vực hạ lưu sông Dương Tử sẽ rơi vào ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng.
Khi TQ đòi gây chiến với nhiều bên
Việc tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài phân tích với nội dung Trung Quốc sẵn sàng “chiến” với nhiều nước cùng lúc thì thực tế chỉ chứng minh sự hung hăng của Bắc Kinh.
Tờ Hoàn Cầu thời báo đêm 28.6 có bài phân tích “India’s wishful thinking an illusion as PLA is prepared on all fronts” (tạm dịch “Ấn Độ ảo mộng khi quân đội Trung Quốc sẵn sàng trên mọi mặt trận”).
Theo bài viết này, Bắc Kinh đủ sức cùng lúc mở nhiều mặt trận với nhiều nước, nên Ấn Độ đừng kỳ vọng sẽ giành lợi thế trước Trung Quốc. Bài viết chỉ ra Trung Quốc tiến hành hàng loạt cuộc tập trận gần như cùng quãng thời gian.
Trong đó, theo kế hoạch thì hôm nay (1.7), Trung Quốc có cuộc tập trận quy mô lớn ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc kiểm soát trái phép. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài đến ngày 5.7.
Tiềm ẩn rủi ro cho Biển Đông
Ông Carl O.Schuster (cựu Giám đốc bộ phận điều hành của Trung tâm tình báo hỗn hợp – Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của hải quân Mỹ và đang giảng dạy ở Đại học Hawaii về quan hệ quốc tế, lịch sử) nhận định: Việc Trung Quốc tiết lộ sắp tập trận ở Biển Đông ẩn chứa thông điệp gửi đến ASEAN về việc Bắc Kinh sẵn sàng bất chấp, không từ bỏ cái họ gọi là “lợi ích cốt lõi”. Trong đó, Trung Quốc muốn dụ ngôn rằng nước này sẽ không bao giờ từ bỏ những gì mà họ xem là lợi ích. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng muốn thể hiện không ngần ngại sức mạnh của Washington trong khu vực.
Trong khi đó, bên cạnh việc tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng, cuộc tập trận chỉ cho thấy sự hung hăng của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực. Hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông chỉ chứng minh các chỉ trích về việc gây hấn của Trung Quốc là đúng.
Tương tự, việc Trung Quốc đại lục tăng cường điều động quân đội hoạt động ở eo biển Đài Bắc cũng chỉ mang thông điệp đe dọa. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, thì với những gì Trung Quốc đang làm, sẽ càng đẩy eo biển Đài Loan và Biển Đông đứng trước các mối bất ổn, thậm chí tiềm ẩn những rủi ro khó lường vì các sự cố quá đà.
Phối hợp ngăn chặn rủi ro
TS Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét: “Hoàn Cầu thời báo là một kênh của Nhân dân nhật báo trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên có thể xem là “tiếng nói” của Bắc Kinh. Vì thế, nội dung bài viết có thể xem là phần nào đó của thông điệp mà Trung Quốc muốn truyền đi. Thế nhưng, theo bài báo trên thì có thể thấy việc Bắc Kinh đang gây bất ổn trên nhiều “mặt trận” chỉ gây lãng phí nếu so với những gì Trung Quốc tìm cách chứng minh”. TS Nagao chỉ ra 3 lý do sau cho nhận định trên.
Một là, việc Trung Quốc cố chứng tỏ rằng nước này đủ sức đảm đương cùng lúc nhiều “mặt trận” chỉ cho thấy đó là vấn đề mà Bắc Kinh đang lo ngại. Thực tế, chỉ khi lo ngại vấn đề gì đó thì người ta mới tìm cách chứng minh.
Thứ hai, những hoạt động này của Trung Quốc thực tế không chỉ dành cho cộng đồng quốc tế mà còn nhằm “đối nội” với dư luận trong nước. Trung Quốc có lẽ đang lo ngại tình hình bệnh dịch dẫn đến kinh tế đối mặt nhiều khó khăn, khiến cho dư luận nội bộ bất bình, nên chính phủ nước này đang tìm cách chuyển mối quan tâm sang các vấn đề bên ngoài.
Thứ ba, giới lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc đang đánh giá sai về nhận thức của các nước xung quanh đối với Bắc Kinh. Trước các hành vi hung hăng, gây hấn của Bắc Kinh thì ngày càng có nhiều nước thấy rõ Trung Quốc là mối đe dọa. Trước một mối đe dọa, các quốc gia khác tất nhiên phải tìm
kiếm biện pháp ngăn chặn. Trong khi đó, bài phân tích của tờ Hoàn Cầu thời báo nhấn mạnh việc Ấn Độ cho rằng nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, hay các quốc gia khác, thì chỉ là “ảo ảnh”. Tuy nhiên, thực tế khi các nước có cùng một mối lo ngại thì sẽ cùng hướng đến việc phối hợp với nhau để ngăn chặn là điều hiển nhiên.
“Chính vì thế, cách Trung Quốc thể hiện sẵn sàng mở ra nhiều mặt trận cùng lúc sẽ chẳng thể thành công”, TS Nagao đánh giá.
Trung Quốc nêu yêu sách tranh cãi trên lãnh thổ Bhutan
Ngày 30.6, tờ India Today đưa tin tại phiên họp của Quỹ Môi trường toàn cầu mới đây, Trung Quốc bất ngờ phản đối việc cấp tài trợ cho một dự án tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng ở Bhutan, nói rằng khu vực này là “lãnh thổ tranh chấp”. Tuy nhiên, trên thực tế, không hề có tranh chấp nào đối với khu bảo tồn được nêu lên trước đây dù biên giới giữa Bhutan và Trung Quốc chưa được phân định, theo tờ India Today. Do khu bảo tồn Sakteng chưa bao giờ nhận tài trợ toàn cầu, và Bhutan không có đại diện trực tiếp tại cuộc họp, nên Trung Quốc bị cho là đã chớp lấy thời cơ lần này để nêu yêu sách đối với khu vực. Tuy nhiên, thông qua sự đại diện của Ấn Độ tại cuộc họp, phía Bhutan đã bác bỏ hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc.
Mỹ điều động 4 máy bay trinh sát qua eo biển Đài Loan, Ấn Độ – Nhật Bản tập trận chung
Hai tài khoản Twitter chuyên theo dõi máy bay Callsign: CANUK78, Golf9 phát hiện ít nhất 4 máy bay do thám, một máy bay tiếp nhiên liệu của Hải quân Mỹ bay qua phía nam và tây nam Đài Loan hôm 29.6, theo trang Taiwan News. Cụ thể, lúc 8 giờ 32 phút sáng 29.6, máy bay do thám EP-3E ARIES II bay qua eo biển Ba Sĩ, ngoài khơi bờ biển phía nam Đài Loan, di chuyển hướng ra Biển Đông. Lúc 8 giờ 53 phút, máy bay trinh sát RC-135U cất cánh từ căn cứ Không quân Kadena (Nhật Bản), bay qua eo biển Ba Sĩ rồi đến Biển Đông.
Lúc 9 giờ 12 phút, máy bay săn ngầm P-8A Poseidon bay qua eo biển Ba Sĩ, hướng đến Biển Đông. Đến 10 giờ 43 phút, máy bay tiếp nhiên liệu KC-135R Stratotanker bay qua Biển Đông và phía tây nam Đài Loan. Lúc 11 giờ 27 phút, một chiếc RC-135U mang số hiệu khác xuất hiện ở phía tây nam Đài Loan, nơi máy bay quân sự Trung Quốc thường xuyên bay tới gần đây.
* Hôm qua, truyền thông quốc tế đưa tin tàu chiến của Hải quân Ấn Độ và Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMSDF) đã có cuộc tập trận chung tại Ấn Độ Dương vào hôm 27.6. Hai tàu tham gia bên phía Ấn Độ gồm tàu khu trục INS Rana và tàu hộ tống INS Kulish trong khi Nhật Bản cử hai tàu huấn luyện JS Kashima và JS Shimayuki.
http://biendong.net/bien-dong/35562-khi-tq-doi-gay-chien-voi-nhieu-ben.html
Báo TQ dọa Hong Kong:
Thức thời cải tà quy chánh thì yên với luật mới
Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh luật an ninh quốc gia mới vừa áp lên Hong Kong là ‘một con hổ có răng thật sự’, không phải hổ giấy và đe dọa ‘những ai tiếp tục lạc lối, hãy coi chừng án tù chung thân’.
Bộ máy truyền thông nhà nước Trung Quốc đã được huy động vào cuộc tối đa sau khi luật an ninh quốc gia mới Bắc Kinh soạn thảo cho Hong Kong (gọi tắt là luật an ninh Hong Kong) chính thức có hiệu lực từ 23h ngày 30-6.
Đài CGTN của Trung Quốc nhấn mạnh luật an ninh mới là cơ hội để Hong Kong hồi sinh sự thịnh vượng và chữa lành vết thương do Mỹ cùng các nước Tây phương tạo ra. Nhưng mạnh mẽ nhất vẫn là Hoàn Cầu thời báo, tờ báo có tiếng “diều hâu” của Trung Quốc.
Trong một bài xã luận phát rạng sáng 1-7, Hoàn Cầu thời báo nhấn mạnh “không có gì trong đạo luật đàn áp tự do và dân chủ của Hong Kong. Những chỉ trích nói rằng luật này được ban hành để kiểm soát xã hội Hong Kong là các diễn giải định kiến hoặc tuyên truyền cố ý xuyên tạc”, tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc đặt vấn đề.
Tờ này quy trách nhiệm cho sự chống đối của các cá nhân tại Hội đồng lập pháp Hong Kong là lý do khiến Bắc Kinh thay Hong Kong soạn luật, nhấn mạnh Trung Quốc không muốn hủy bỏ mô hình “Một quốc gia, hai chế độ”: “Luật an ninh mới sẽ bảo vệ mô hình này và ngăn Hong Kong trở thành thành phố hỗn loạn nhất châu Á”.
“Luật an ninh mới là luật bất hồi tố nên biến 23h ngày 30-6 trở thành một bước ngoặt. Với những ai thức thời và thay đổi hành vi sẽ được an toàn. Ngược lại, những ai tiếp tục làm điều ác, luật an ninh sẽ chờ họ với hình phạt tối đa chung thân. Đây là một con hổ có răng thật sự”, Thời báo Hoàn Cầu đe dọa cuối bài xã luận.
Báo South China Morning Post của Hong Kong nhìn nhận Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc chỉ mất 15 phút để thông qua 6 chương 66 điều của dự luật. Nhưng người dân Hong Kong, những người sẽ phải sống dưới những quy định mới, chỉ được biết tới nội dung đầy đủ của luật lúc gần nửa đêm khi mọi sự đã rồi.
Theo toàn văn luật được công bố bởi Tân Hoa xã, có 4 loại tội phạm sẽ bị trừng trị là tội ly khai, tội lật đổ nhà nước, tội khủng bố và tội thông đồng với nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, một số điều luật khiến nhiều người lo lắng, chẳng hạn điều 38 quy định luật này áp dụng với cả những người không phải là thường trú nhân của Hong Kong và cũng không ở Hong Kong vào thời điểm vi phạm.
Hoặc điều 24 xác định các hành động đốt phá các phương tiện giao thông công cộng để phục vụ cho các yêu sách chính trị có thể đối mặt với tù 10 năm hoặc chung thân nếu gây hậu quả chết người.
Áp đặt luật an ninh Hồng Kông,
Bắc Kinh đánh cược trên sự thờ ơ của phương Tây
Thanh Hà
Ngày 01/07/2020 là cuộc trắc nghiệm đầu tiên đối với luật an ninh Hồng Kông vừa được Bắc Kinh ban hành. Mạnh tay khai tử mô hình « một quốc gia, hai chế độ », bội ước với quốc tế về quy chế đặc biệt dành cho vùng từng là thuộc địa cũ của Anh, phải chăng ông Tập Cận Bình đã trông thấy trước phương Tây sẽ bất lực trước sức mạnh của Trung Quốc và bỏ rơi phe dân chủ Hồng Kông ?
Hồng Kông luôn tổ chức một cuộc tuần hành vì dân chủ vào mỗi ngày 01/07, ngày Anh Quốc trao trả cho Trung Quốc lãnh thổ này. Hồng Kông cũng là nơi duy nhất tại Trung Quốc vẫn tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát phong trào dân chủ Mùa Xuân Bắc Kinh năm 1989 vào ngày 04/06 hàng năm. Truyền thống đó liệu có bị khai tử vì luật an ninh Hồng Kông vừa có hiệu lực?
Có một điều chắc chắn là sáng nay khi thức dậy, bảy triệu rưỡi dân Hồng Kông thực sự trông thấy cựu thuộc địa Anh bị tước quyền tự trị. Việc Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Trung Quốc nhất trí thông qua luật an ninh chi tiết cho thấy sinh mạng của mỗi người dân Hồng Kông và kể cả ngọai kiều sinh sống tại vùng đặc khu hành chính này giờ đây hoàn toàn do Bắc Kinh định đoạt.
Luật an ninh liên quan đến Hồng Kông đã chính thức có hiệu lực vào 11 giờ đêm qua 30/06, giờ địa phương. Nội dung cụ thể của văn bản này đã được giữ kín cho đến giờ chót. Nhân danh đạo luật nhằm chống lại các hoạt động « ly khai », âm mưu « khủng bố », « cấu kết với các lực lượng bên ngoài » nhằm « lật đổ » chế độ, sáng nay cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ những người đầu tiên cưỡng lại guồng máy an ninh của Bắc Kinh.
Phe dân chủ Hồng Kông bước vào một « mùa đông dài lạnh giá »
Theo giới phân tích, dưới những cụm từ rất chung chung của luật an ninh, ai cũng có thể nằm trong tầm ngắm của cơ quan an ninh Trung Quốc. Chính vì thế, các phong trào đối lập Hồng Kông đã tự giải thể, những tiếng nói bất đồng hoặc đã tìm đường lưu vong, hoặc xóa hết những vết tích chống đối. Một số nhà quan sát cho rằng, đó là bàn thắng đầu tiên của Bắc Kinh. Theo Ân Xá Quốc Tế, mục tiêu của chính quyền Trung Quốc là « dùng nỗi sợ hãi để cai trị Hồng Kông ».
Tuy nhiên, phải đợi thêm một vài giờ nữa mới biết được rằng chiến lược bàn tay sắt của Bắc Kinh có đủ để thuyết phục dân Hồng Kông từ bỏ truyền thống tuần hành vì dân chủ vào mỗi ngày 01/07 hay không.
Cân nhắc của Bắc Kinh trên hồ sơ Hồng Kông
Theo giới quan sát, qua việc mạnh tay và bằng mọi giá nhanh chóng giành lại quyền kiểm soát Hồng Kông, Trung Quốc đã có nhiều tính toán cùng lúc. Một là vĩnh viễn dẹp các phong trào phản kháng âm ỉ từ mùa xuân năm ngoái với các cuộc xuống đường có khi huy động được hơn 1 triệu dân Hồng Kông
chống đối dự luật dẫn độ. Chính quyền Trung Quốc lo ngại làn sóng phản kháng này, một thứ « virus chính trị » trong con mắt Bắc Kinh, có nguy cơ lan tới Hoa Lục.
Thứ hai là chính quyền Trung Quốc không muốn để quốc tế trông thấy hình ảnh các nghị viên ủng hộ dân chủ Hồng Kông khoác lên vai lá cờ Anh, hay người biểu tình giương cao lá cờ Mỹ trên đường phố Hồng Kông, cầu cứu Hoa Kỳ can thiệp, như mới chỉ cách nay một năm. Nhà Trung Quốc học, Peter Gries, đại học Manchester – Anh Quốc, cho rằng ông Tập Cận Bình không muốn bị mất mặt về Hồng Kông, nhất là đối với công luận trong nước.
Điểm thứ ba, theo như ghi nhận của nhà báo Pierre Haski, nguyên phóng viên của báo Libération tại Bắc Kinh, luật an ninh Hồng Kông có thể là dấu hiệu rõ rệt nhất cho thấy Trung Quốc đã « đủ mạnh » và sẵn sàng thách thức phần còn lại của thế giới, mà đứng đầu là Hoa Kỳ.
Chính quyền Tập Cận Bình thừa biết rằng phương Tây sẽ « ồn ào » lên án Bắc Kinh thâu tóm Hồng Kông. Mỹ dọa trừng phạt một số các quan chức Trung Quốc của đảng Cộng Sản Trung Quốc, hủy các điều khoản ưu đãi dành cho Hồng Kông … Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn áp đặt luật an ninh liên quan đến Hồng Kông.
Bởi có lẽ Bắc Kinh biết rõ đòn « giơ cao đánh khẽ » của chính quyền Trump, sự chia rẽ vì những lợi ích kinh tế và thương mại của các thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu, cũng như thế yếu của chính quyền Luân Đôn sau đại dịch Covid-19 và Brexit.
Giới quan sát hy vọng là phe dân chủ Hồng Kông đủ chín chắn để hiểu được rằng sẽ là một sai lầm nếu trông đợi vào sự yểm trợ của các nền dân chủ lâu đời phương Tây để cưỡng lại guồng máy an ninh của Hoa Lục.
TQ, Đài Loan
củng cố lực lượng quân dự bị giữa căng thẳng
Kể từ ngày 1.7, các lực lượng dự bị của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ chịu sự chỉ huy của Ban Chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và Quân ủy trung ương, theo Tân Hoa xã.
Hiện nay, các lực lượng dự bị của PLA chịu sự lãnh đạo của các đơn vị quân đội và đảng ủy địa phương. Quyết định mới, được đưa ra hôm 28.6, nhấn mạnh việc điều chỉnh cơ cấu lãnh đạo như trên nhằm duy trì sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Trung Quốc đối với quân đội và xây dựng một quân đội mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Lực lượng dự bị của PLA được thành lập vào năm 1983 và tính đến nay được cho là có hơn 500.000 thành viên.
Trong khi đó, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 29.6 thông báo một số biện pháp phát triển lực lượng dự bị thành lực lượng đáng tin cậy hơn để hỗ trợ các lực lượng chính quy bảo vệ vùng lãnh thổ này, theo hãng tin CNA. Một trong số biện pháp đó là xây dựng lực lượng dự bị có khả năng tác chiến tương tự như lực lượng chính quy bằng cách trang bị cùng loại vũ khí và trang thiết bị cho họ.
Bà Thái công bố những biện pháp trên, trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên bờ eo biển Đài Loan đang căng thẳng. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc thường xuyên điều máy bay quân sự vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan (ADIZ). Hôm 29.5, giới lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố có thể dùng biện pháp quân sự để thống nhất Đài Loan và ngăn chặn mọi âm mưu chia cắt Đài Loan khỏi nước này.
Trung Quốc đổ 10 tỷ USD cho vệ tinh Bắc Đẩu
nhằm mục đích quân sự nhưng vẫn ‘vất vả’ chạy theo Mỹ
Trung Quốc phóng một vệ tinh cuối cùng trong hệ thống định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3 vào quỹ đạo hôm 23/6, hoàn tất một dự án được thiết kế nhằm độc lập quân sự và tạo giá trị thương mại đã kéo dài 20 năm và ngốn mất 10 tỷ USD của Bắc Kinh.
Vụ phóng được thực hiện tại trung tâm vệ tinh Tây Xương, ở tỉnh Tứ Xuyên, Tây Nam Trung Quốc. Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) xác nhận tên lửa đẩy Trường Chinh 3B đã đưa thành công vệ tinh Bắc Đẩu 3 vào quỹ đạo và nó đã ổn định quỹ đạo địa tĩnh (GEO) ngay sau đó.
Vệ tinh cuối cùng của Bắc Đẩu 3 này dự kiến được phóng vào hôm 16/6, nhưng do sự cố kỹ thuật từ một tên lửa đẩy đưa vệ tinh lên quỹ đạo nên vụ phóng được dời sang ngày 23/6. Sự cố được phát hiện trong quá trình kiểm tra định kỳ trước khi cất cánh từ điểm phóng Tây Xương. Tên lửa đẩy được sử dụng cho vụ phóng này là Trường Chinh 3B, đây là loại tên lửa chính mà Trung Quốc dùng đưa các vệ tinh lên quỹ đạo.
Hệ thống vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu 3 bao gồm 27 vệ tinh trên Quỹ đạo trái đất tầm trung (MEO), 5 vệ tinh Bắc Đẩu trên Quỹ đạo địa tĩnh (GEO) và 3 vệ tinh Bắc Đẩu trong Quỹ đạo đồng bộ trái đất nghiêng (IGSO). Đây là thế hệ vệ tinh định vị dẫn đường thứ ba của Trung Quốc. Trước đó là Bắc Đẩu 1, đã ngừng hoạt động vào năm 2012, và Bắc Đẩu 2 bao gồm 16 vệ tinh vẫn đang hoạt động. Theo chuyên trang Space News, Trung Quốc phóng vệ tinh định vị dẫn đường Bắc Đẩu đầu tiên vào năm 2000 để thử nghiệm và cung cấp các dịch vụ trong nước. Tổng cộng đã có 55 vệ tinh Bắc Đẩu được phóng trong 20 năm qua.
Ngoài việc cung cấp dịch vụ định vị, điều hướng và thời gian trên toàn cầu (PNT), các hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu nhằm cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của châu Âu. Có ước tính rằng Bắc Kinh đã đổ hơn 10 tỉ USD cho dự án nhằm chiếm lĩnh thị phần không trung.
Theo Reuters, tính đến năm 2019, hơn 70% điện thoại di động lưu hành tại Trung Quốc, bao gồm của các hãng như Huawei, Oppo, Xiaomi, Vivo và Samsung được cài hệ thống định vị Bắc Đẩu. Hàng triệu taxi, xe buýt và xe tải ở Trung Quốc cũng sử dụng Bắc Đẩu.
“Một mặt nào đó thì nó là cơ sở hạ tầng toàn cầu, là sự thay thế tiềm năng cho người dùng thương mại và dân sự trên Trái đất so với GPS của Mỹ. Sự phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng trao sự ảnh hưởng cho bất kỳ ai kiểm soát cơ sở hạ tầng đó”, Tiến sĩ Bleddyn Bowen, giảng viên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Leicester ở Anh cho biết.
“Nhưng với việc sẽ sớm trở thành một trong bốn nhóm Hệ thống định vị toàn cầu (GNSS) cùng tồn tại, Trung Quốc sẽ tạo được bao nhiêu lợi ích về mặt dân sự và thương mại so với các hệ thống định vị khác trên thế giới, bởi vì các quốc gia và các công ty có thể chọn dùng các cơ sở hạ tầng khác nếu Trung Quốc không cho họ sử dụng theo cách họ muốn”, Bowen nói.
Bowen cho rằng lợi ích chính của hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc nhằm để hiện đại hóa hỏa lực quân sự của nước này và tích hợp sức mạnh không gian vào lực lượng tấn công trên cạn và các hệ thống vũ khí tên lửa tầm xa thông thường.
“Tuy nhiên, để thực sự tận dụng được điều này, quân đội Trung Quốc phải phân bổ rất nhiều máy thu và điều đó sẽ mất nhiều thời gian, và các lực lượng hiện đại hóa của nó cần phải quen với việc tiến hành các hoạt động quân sự khả năng tương thích không gian. Hoa Kỳ và các đồng minh đã có 30 năm kinh nghiệm và đã tích lũy rất nhiều kỹ năng về cách sử dụng GPS trong chiến đấu. Trung Quốc không thể nào nhận rằng làm được điều đó”.
Một điều lạ là vụ phóng thử Bắc Đẩu 3 hôm 23/6 được truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin một cách khác thường. Các vụ phóng từ các điểm phóng tàu vũ trụ ở đất liền Trung Quốc thường hạn chế quyền truy cập và các cảnh quay trực tiếp. Đa phần các góc nhìn cho thấy tên lửa được lắp sẵn vào bệ phóng LC2 ở điểm Tây Xương.
Như nhiều vụ phóng vệ tinh Bắc Đẩu khác từ Tây Xương, tên lửa đẩy trong vụ phóng hôm 23/6 có thể đã rơi xuống gần khu vực có người ở phía dưới.
Tài khoản Andrew Jones viết trên Twitter: “Lại lần nữa. Các mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 3 đưa vệ tinh Bắc Đẩu 3 lên quỹ đạo đã hạ cánh xuống gần một hồ chứa ở Dư Khánh, Quý Châu”.
Nhiều cảnh quay đăng tải trên các phương tiện truyền thông cho thấy rõ một luồng khói màu cam bốc lên từ những bụi cây gần một hồ chứa, các mảnh vỡ từ tên lửa đẩy Trường Chinh 3 rơi xuống gần một hồ chứa ở quận Dư Khánh, thuộc tỉnh Quý Châu.
Việc các phần của tên lửa Trung Quốc bị rơi trong khi phóng nay không còn là chuyện hiếm. Hồi tháng 3, sau một vụ phóng từ điểm Tây Xương, các phần của tên lửa đẩy Trường Chinh 3B rơi trở lại Trái đất. Theo hình ảnh trên phương tiện truyền thông xã hội, khúc tên lửa có đường kính 2,25 m một đầu cắm xuống mặt đất và một đầu của nó nhô lên.
Tài khoản LaunchStuff trên Twitter đăng tải lại đường dẫn vụ tên lửa rơi từ Weibo.
Một vụ rơi tên lửa trong vụ phóng tương tự vào tháng 11/2019 đã làm tan hoang một ngôi nhà ở Khu tự trị dân tộc Choang ở Quảng Tây, miền Nam Trung Quốc.
Những vụ tên lửa rơi đã khiến cư dân xung quanh khu vực lo lắng, bởi trong khói từ đống đổ nát bốc ra có những chất độc hại. Trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận và bày tỏ ý kiến vì sao những vụ rơi như vậy lại hay xảy ra và cư dân mạng thường suy tính đến việc người dân nên được bồi thường ra sao. Việc Trung Quốc phát triển các tên lửa đẩy mới và mở rộng đáng kể số lần phóng vệ tinh vào quỹ đạo dẫn đến gia tăng các sự cố như vậy.
Tài khoản Andrew Jones viết trên Twitter, tên lửa đẩy Trường Chinh 3B hạ cánh làm tan hoang một ngôi nhà.
Ba điểm phóng vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc gồm Tây Xương và Tửu Tuyền ở sa mạc Gobi, Thái Nguyên ở tỉnh Thiểm Tây, được thiết lập trong thời chiến tranh Lạnh. Các điểm này được chọn nằm sâu trong đất liền như một biện pháp bảo vệ tạm thời trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ và Liên Xô khi đó. Điều này phần nào giải đáp được việc vì sao các vụ tên lửa Trung Quốc rơi thường lao xuống đất liền chứ không phải đại dương.
Năm 2016, Trung Quốc đã mở trung tâm vệ tinh Văn Xương nằm ven biển tỉnh Hải Nam, miền Nam nước này. Cho đến nay, Văn Xương được sử dụng riêng cho các tên lửa mới hơn là Trường Chinh 5 và Trường Chinh 7.
Như vậy, trên bề mặt Trung Quốc đã hoàn tất hệ thống định vị Bắc Đẩu thế hệ thứ 3, đánh dấu một bước tiến lớn trong cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực định vị toàn cầu nhưng các sự cố cho thấy Trung Quốc vẫn rất vất vả để chạy theo Mỹ.
Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc
bắt đầu rạn nứt khi người dân rút vốn ồ ạt
từ 2 ngân hàng trong một tuần
Bình luậnĐức Thiện
Chính quyền địa phương và cảnh sát ở cả hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây đã buộc phải can thiệp sau những tin đồn liên quan đến Ngân hàng Bảo Định và Ngân hàng Thương mại Dương Tuyền. Trong bối cảnh khó khăn kinh tế từ coronavirus, Trung Quốc đang hy vọng dựa vào những tổ chức tín dụng nhỏ của mình để cung cấp vốn cho các nhà máy và nông dân.
Hệ thống ngân hàng trị giá 40 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đang chứng kiến những dấu hiệu rắc rối ngày càng gia tăng với hiện tượng dân rút vốn ồ ạt tại hai ngân hàng cho vay nhỏ tại địa phương vào tuần trước, một dấu hiệu cho thấy một núi nợ và sự suy giảm kinh tế chưa từng có đã bắt đầu khởi tác dụng phá hoại hệ thống này.
Người dân ồ ạt rút tiền gửi tại 2 ngân hàng thương mại nhỏ của địa phương
Chính quyền địa phương và cảnh sát ở cả thành phố Bảo Định ở tỉnh Hà Bắc và Dương Tuyền, một thị trấn khai thác than ở tỉnh Sơn Tây, tuần trước đã cầu xin khách hàng không rút tiền từ các ngân hàng địa phương do ảnh hưởng bởi các tin đồn dù được xem là không có căn cứ.
Hôm thứ Bảy, thành phố Bảo Định cho biết trên tài khoản WeChat chính thức của mình rằng Ngân hàng Bảo Định vẫn hoạt động bình thường và mọi người “không nên tin hoặc lan truyền tin đồn và nên cùng nhau bảo vệ an ninh tài chính và trật tự xã hội tốt” sau khi một nhóm người gửi tiền vội vàng rút tiền từ ngân hàng.
Cảnh sát địa phương đã đưa ra một tuyên bố rằng họ đã bắt giữ hai cá nhân vì đã lan truyền tin đồn dẫn đến sự hoảng loạn trong cộng đồng.
Ba ngày trước đó, chính phủ và cảnh sát ở Dương Tuyền đã buộc phải đưa ra một tuyên bố tương tự sau khi những người gửi tiền địa phương đổ xô đến Ngân hàng thương mại Dương Tuyền.
Theo một thông báo của chính quyền địa phương hôm thứ Tư, chính quyền địa phương đã kêu gọi công chúng không rút tiền mặt từ ngân hàng theo nhóm và “nên cảnh giác với những rủi ro khi nắm giữ rất nhiều tiền mặt”.
Các chi nhánh địa phương của ngân hàng trung ương Trung Quốc và cơ quan quản lý ngân hàng cũng đưa ra các tuyên bố nhằm đảm bảo với công chúng rằng tiền tiết kiệm của họ tại các ngân hàng là an toàn.
Nhiều đợt rút tiền ồ ạt đã diễn ra tại một số ngân hàng thương mại trên khắp đại lục trong nhiều tháng qua
Các cuộc điện thoại tới cả hai ngân hàng đã không được trả lời vào thứ Ba.
Rút tiền khỏi ngân hàng là không cần thiết đối với hầu hết người tiết kiệm vì tiền gửi ngân hàng ở Trung Quốc được đảm bảo lên tới 500.000 nhân dân tệ (70.000 USD) mỗi ngân hàng; tuy nhiên, các sản phẩm quản lý tài sản đầu tư và kế hoạch đầu tư ủy thác, phổ biến trong dân cư Trung Quốc và thường được bán thông qua các chi nhánh ngân hàng, không được bảo vệ.
Ngân hàng Cam Túc, đã huy động được 6 tỷ đô la Hong Kong (848.000 USD) thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu tại Hong Kong vào tháng 1 năm 2018, đã bị tấn công bởi một đợt rút tiền ngân hàng vào tháng 4, trong khi Ngân hàng ven biển Dinh Khẩu ở tỉnh Liêu Ninh nhận được nhiều yêu cầu rút tiền mặt lượng lớn trong tháng 11.
Và trong khi các hoạt động rút tiền ngân hàng thường được làm dịu nhanh chóng sau khi có sự can thiệp của chính quyền địa phương, đợt rút tiền lần này là sự nhắc nhở về tình hình tài chính không an toàn tại các ngân hàng nhỏ của Trung Quốc trong bối cảnh các khoản vay khó đòi và triển vọng tăng trưởng tồi tệ bị trầm trọng thêm do tác động của coronavirus.
Ngân hàng Bảo Định cho biết trong báo cáo tài chính của mình rằng tỷ lệ nợ xấu của nó đã tăng đều đặn lên 2,12% vào cuối năm 2019 từ 2,09% vào năm 2018 và 1,84% vào năm 2017.
Ngân hàng Dương Tuyền chưa công bố dữ liệu năm 2019, nhưng tỷ lệ nợ xấu của nó đã tăng hơn gấp đôi lên 2,57% vào năm 2018 từ 1,03% vào cuối năm 2017.
Sự xuất hiện của những người cho vay nhỏ ở Trung Quốc trong thập kỷ qua là kết quả của mô hình tăng trưởng do nhà nước lãnh đạo, từ đó đã thúc đẩy chi tiêu bằng nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, nhiều người hiện đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu tăng, không đủ vốn và quản trị kém.
Theo số liệu do Ủy ban quản lý bảo hiểm và ngân hàng Trung Quốc công bố, tỷ lệ nợ xấu trung bình tại các ngân hàng thương mại thành phố – một nhóm bao gồm cả ngân hàng Bảo Định và ngân hàng thương mại Dương Tuyền – là 2,45% trong quý đầu năm 2020, khoảng 1,7 lần so với mức trung bình 1,41% của bốn ngân hàng nhà nước lớn trong cùng thời kỳ.
Khủng hoảng ngân hàng nhỏ – số liệu thực có thể tồi tệ hơn nhiều
Nhưng bức tranh thực sự có thể tồi tệ hơn nhiều sau khi chính quyền trung ương năm ngoái nắm quyền kiểm soát
Ngân hàng Baoshang với tư cách là người cho vay ở Nội Mông, một ngân hàng từng đứng hàng dẫn đầu, nhưng đã không thể duy trì hoạt động và được tái cấp vốn và cải tổ. Năm ngoái, chính quyền trung ương cũng đã buộc phải bảo lãnh Ngân hàng Cẩm Châu và Ngân hàng Hoành Phong.
Steven Chan, giám đốc điều hành nghiên cứu vốn cổ phần tại Haitong International cho biết, “trong nhiều trường hợp, tại nhiều thành phố và các quận, đã diễn ra hoạt động hợp nhất giữa các tổ chức tín dụng nhỏ. Đặc biệt là những tổ chức yếu kém”.
Đối với cơ quan tài chính Trung Quốc dưới thời Phó Thủ tướng Lưu Hạc, điểm mấu chốt là các vấn đề tại các tổ chức đơn lẻ sẽ không phát triển thành rủi ro hệ thống. Áp lực để giải quyết các vấn đề của các tổ chức địa phương thường đặt lên vai chính quyền địa phương, và Bắc Kinh rất kín đáo trong việc trực tiếp bảo lãnh cho các ngân hàng địa phương.
Khủng hoảng của các ngân hàng nhỏ đến vào thời điểm Bắc Kinh cần họ nhất vì chính quyền Trung Quốc đang dựa vào những nhà cho vay nhỏ, thường phục vụ các doanh nghiệp nhỏ, cung cấp tín dụng cho các nhà máy và trang trại là những tế bào kinh tế của nền kinh tế Trung Quốc còn có thể sống sót sau tác động của coronavirus.
Cơ quan quản lý ngân hàng của Trung Quốc đang soạn thảo một kế hoạch liên quan đến việc tái cấp vốn của những người cho vay nhỏ, mặc dù chi tiết vẫn chưa được công bố. Theo tờ 21st Century Business Herald, Trung Quốc đang nghĩ đến việc bán trái phiếu đặc biệt trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (28 tỷ USD), thường được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng, để gây quỹ cho các chủ sở hữu nhà nước của các ngân hàng địa phương.
Trong một báo cáo được công bố vào tuần trước, tổ chức định mức tín nhiệm Moody “cho rằng sự chậm lại của tăng trưởng cho vay đối với các ngân hàng khu vực sẽ tiếp tục trong phần còn lại của năm 2020”, ngoài ra còn bổ sung thêm rằng lợi nhuận thấp gây khó khăn cho các ngân hàng trong việc bổ sung đủ vốn từ nguồn lợi nhuận.
Đức Thiện
Theo South China Morning Post
Trung Quốc kết án công dân Canada 8 năm tù,
đáp trả vụ dẫn độ giám đốc Huawei
Quý Khải
Một tòa án Trung Quốc đã kết án 8 năm tù một công dân Canada do thực hành một môn khí công bị Bắc Kinh cấm đoán ở đại lục. Phán quyết này cũng là một biện pháp đáp trả việc Canada cân nhắc dẫn độ một giám đốc Huawei do vi phạm lệnh trừng phạt Iran của Mỹ, theo the Globe and Mail.
Đối tượng trong phán quyết là bà Sun Qian. Bà Sun cũng tuyên bố từ bỏ quyền công dân Canada trong quá trình xét xử – một động thái được những người ủng hộ cho rằng bà đã bị ép buộc thực hiện dưới sự tra tấn và bức bách của chính quyền đại lục.
Tòa án Trung Quốc đưa ra tuyên bố trên chỉ vài tuần sau khi một thẩm phán Canada ra phán quyết chống lại giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Châu – người đã bị bắt tại sân bay quốc tế Vancouver hồi cuối năm 2018 theo sau yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Những người ủng hộ bà Sun cho rằng phán quyết hôm thứ Ba có liên hệ trực tiếp đến vụ kiện của bà Mạnh. Trước đó Bắc Kinh cũng đã bắt giữ và khởi tố hai công dân Canada khác vì tội danh gián điệp, tuy nhiên cũng bị giới quan sát đánh giá là đòn đáp trả của Bắc Kinh đối với vụ bà Mạnh.
Bà Sun, một phụ nữ gốc Hoa di cư đến Canada vào giữa những năm 2000, đã nhận tội tổ chức giáo phái để phá hoại việc thực thi pháp luật, một cáo buộc thường được dùng đối với các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn rất phổ biến ở Trung Quốc do hiệu quả chữa bệnh kỳ diệu và nâng cao nền tảng tinh thần nhưng sau đó đã bị chính phủ cấm đoán và đàn áp do lo ngại ảnh hưởng đến sự thống trị của Bắc Kinh.
Bà Sun bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công vào năm 2014 và ghi nhận các cải thiện rõ rệt về sức khỏe.
Cô Sun đã bị kết án gần 3 năm rưỡi tù sau khi bị bắt. Bị cấm mời luật sư riêng của mình tại tòa, cô Sun xuất hiện với một luật sư do tòa chỉ định và đã “tự nguyện từ bỏ quyền công dân Canada cũng như quyền kháng cáo”, theo ông Xie Yanyi, một nhân sĩ bảo vệ nhân quyền người Trung Quốc đã theo sát vụ việc.
Cô Sun từng nói với một luật sư rằng cô đã bị tra tấn tinh thần trong tù và bị xịt hơi cay trong khi bị giam giữ. Tại một phiên tòa vào tháng 9/2018, cô tuyên bố mình không làm gì phạm luật và mô tả những sự ngược đãi trong tù khi bị bắt giam.
Hai tháng sau, cô viết một bức thư nói rằng cô đang trong quá trình nhận tội và không còn muốn gặp luật sư của mình.
Ông Xie đã bày tỏ nghi ngờ bà Sun đã hành động như vậy một cách tự nguyện.
Ông nói rằng bà đã bị đe dọa, lừa dối và tước đoạt tự do, dựa trên quyết định của bà trong việc thú tội, chọn một luật sư do tòa chỉ định, từ bỏ kháng cáo và từ bỏ quyền công dân Canada. “Tất cả những điều này đều trái với lẽ thường tình và chỉ đơn thuần là kết quả của việc bà ấy bị tước đoạt tự do ý chí”, ông Xie nói.
Li Xun, chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada, đã lên án phán quyết của Bắc Kinh và yêu cầu trả tự do cho bà ngay lập tức.
“Cuộc đàn áp Pháp Luân Công vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và các công ước nhân quyền quốc tế khác. Nó cũng vi phạm hiến pháp và luật pháp Trung Quốc [về quyền tự do tín ngưỡng của người dân]”.
Ông Li nhấn mạnh bà Sun “đã phải chịu đựng dưới bàn tay của Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác trong hơn ba năm”, và kể lại những sự ngược đãi đối với bà. “Bà đã bị giam giữ bất hợp pháp, bị tra tấn về thể xác và tinh thần khi bị xiềng xích, còng tay vào một chiếc ghế thép, xịt hơi cay vào mặt và bị tẩy não thời gian dài”.
“Canada tiếp tục theo dõi chặt chẽ trường hợp của bà Sun và giới chức Canada đang cung cấp dịch vụ lãnh sự cho bà và gia đình”, bà Kirtyna Dodds, phát ngôn viên Bộ các Vấn đề Toàn cầu Canada, một cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao Canada, nói.
Trung Quốc thực sự đã sở hữu bao nhiêu ở nước Mỹ?
Băng Thanh
Đại dịch Covid-19 đã phần nào làm sáng tỏ sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Mỹ. Nhiều nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc đã xâm nhập sâu vào Hoa Kỳ, hiện đang thống trị nhiều lĩnh vực như thuốc, thực phẩm, truyền thông, giáo dục… của Mỹ.
Viện An ninh Hoa Kỳ gần đây đã công bố một báo cáo và đưa ra một chiến dịch, bao gồm một bảng quảng cáo ở Quảng trường Thời đại, để thu hút sự chú ý hơn nữa vào các đầu tư ở Mỹ của chính phủ Trung Quốc. Nhưng chính xác, chính phủ độc tài này đã sở hữu bao nhiêu ở Mỹ?
Thuốc
Trung Quốc sản xuất 97 phần trăm kháng sinh cho Hoa Kỳ, khoảng 80 phần trăm hoạt chất dược phẩm được sử dụng trong các loại thuốc của Mỹ đều đến từ Trung Quốc. Điều này trao cho chính quyền Trung Quốc quyền kiểm soát tuyệt đối các loại thuốc quan trọng. Ví dụ, các công ty dược phẩm Trung Quốc cung cấp 70% paracetamol trên thế giới, hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc Tylenol, thuốc để giảm đau, viêm, hạ sốt.
Thực phẩm
Năm 2017, Hoa Kỳ đã nhập khẩu 4,6 tỷ USD hàng nông sản từ Trung Quốc. Công ty Smithfield Foods, nhà sản xuất và chế biến thịt lợn lớn nhất thế giới, là một doanh nghiệp Mỹ, nhưng đã bị mua lại bởi một công ty Trung Quốc có tên là WH Group vào năm 2013. Đây được coi là thương vụ thâu tóm lớn nhất của một công ty Trung Quốc đối với một doanh nghiệp Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Thương vụ này đã khiến WH Group – khi đó gọi là Shuanghui International – trở thành nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới.
Theo tờ The Epoch Times, chủ sở hữu của WH Group, ông Vạn Long, là thành viên của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, cơ quan lập pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Giáo dục
Hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của chính phủ Trung Quốc đã là một bí mật trong nhiều thập niên. Gần đây, chính quyền Hoa Kỳ đã phát hiện ra Trung Quốc đang tài trợ cho các nhà nghiên cứu ở các trường đại học của Mỹ. Nhưng những người này luôn che giấu các khoản tài trợ đến từ Trung Quốc.
Công nghệ
Việc sản xuất điện thoại thông minh và các mặt hàng gia dụng khác ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc, nơi kiểm soát hầu hết các khoáng chất đất hiếm để sản xuất các mặt hàng này. Ngoài ra, Bắc Kinh đang tìm cách xây dựng mạng 5G ở Hoa Kỳ và các nước phương Tây. Mạng 5G của Trung Quốc được cho là đem lại rủi ro rất lớn cho những nước sử dụng nó, với nghi ngờ rằng mạng 5G này có thể cung cấp thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm cho chính quyền Trung Quốc.
Truyền thông
Vào tháng 5/2012, tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt của Trung Quốc đã mua lại chuỗi rạp chiếu phim lớn nhất nước Mỹ AMC với giá 2,6 tỷ USD. Tiếp theo, vào năm 2016, tập đoàn này đã mua lại hãng phim Legendary và rạp chiếu phim Carmike.
Tỷ phú Vương Kiện Lâm, người sáng lập Đại Liên Vạn Đạt, là thành viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và là đại biểu Đại hội Nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Theo tờ USA Today, Đại Liên Vạn Đạt đã nhận được ít nhất 1,1 tỷ USD tiền trợ cấp của chính phủ Trung Quốc. Đại Liên Vạn Đạt cũng bán cổ phần công ty cho nhiều thành viên gia đình của các quan chức Trung Quốc, như chị gái của Chủ tịch Tập Cận Bình và người thân của hai thành viên trong Bộ Chính trị.
Việc kiểm soát truyền thông ở Mỹ của Trung Quốc cho phép Bắc Kinh gia tăng “sức mạnh mềm” của họ và ngăn chặn các mô tả chân thực về chính phủ Trung Quốc trên truyền thông. Chủ tịch Tập Cận Bình từng tuyên bố sẽ tăng cường “sức mạnh mềm” của Trung Quốc và nước này hiện chi khoảng 10 tỷ USD hàng năm cho tuyên truyền ở nước ngoài.
“Chủ sở hữu là Các công ty và nhà đầu tư Trung Quốc hiện đang kiểm soát đa số trong gần 2.400 công ty Hoa Kỳ”, Viện An ninh Hoa Kỳ cho biết trong một báo cáo.
“Dưới sự độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các công ty tư nhân buộc phải bẻ cong theo ý muốn của chính quyền nước này”, báo cáo nêu rõ.
“Một đạo luật được thông qua gần đây tại Trung Quốc yêu cầu các công ty phải chia sẻ dữ liệu với các cơ quan gián điệp của Trung Quốc nếu được yêu cầu. Dưới thời ông Tập Cận Bình, chính quyền Trung
Quốc đã trở thành cơ quan có quyền lực tối cao trong kinh doanh”, tờ The Guardian viết.Tuy nhiên, trong khi Hoa Kỳ cấp phép cho Trung Quốc mua các công ty ở Mỹ, Trung Quốc lại không cho phép các công ty Hoa Kỳ hoạt động theo cách tương tự trong đất nước của họ.
Theo Fox News
Băng Thanh biên soạn
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-thuc-su-da-so-huu-bao-nhieu-nuoc-my.html
Trả đũa Mỹ, Trung Quốc
hạch sách 4 cơ sở truyền thông Mỹ
Trung Quốc yêu cầu 4 tổ chức truyền thông Mỹ cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động của họ ở nước này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm thứ Tư trong một động thái được cho là để trả đũa các biện pháp của Hoa Kỳ chống lại các cơ sở truyền thông Trung Quốc.
Các hãng thông tấn AP, UPI, CBS và NPR National Public Radio – tức Đài phát thanh Quốc gia của Mỹ được yêu cầu nội trong 7 ngày, phải cung cấp thông tin về nhân viên, hoạt động tài chính và bất động sản của họ ở Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) nói tại cuộc họp báo hàng ngày.
“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy lập tức chuyển hướng, sửa lỗi lầm và chấm dứt mọi hành động đàn áp chính trị và những hạn chế vô lý nhắm vào truyền thông Trung Quốc”, ông Triệu Lập Kiên nói.
Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ và Trung Quốc tung ra một loạt hành động liên tục để trả đũa llẫn nhau liên quan tới các nhà báo, vào lúc căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng về một loạt vấn đề, từ đại dịch corona cho tới vấn đề Hong Kong.
Tháng trước, Hoa Kỳ cho biết họ sẽ bắt đầu coi 4 cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như là các sứ quán nước ngoài, tiếp theo sau các biện pháp tương tự đã được Washington thực hiện trước đây trong năm.
Bị xếp loại là một sứ quán như vậy đòi hỏi các cơ sở truyền thông phải báo cáo nhân sự và các bất động sản của họ.
Vào tháng 3, Trung Quốc đã trục xuất khoảng một chục nhà báo Mỹ làm việc cho các cơ sở truyền thông như New York Times, Wall Street Journal của News Corp, và báo Washington Post. Vào thời điểm đó, Bắc Kinh cũng yêu cầu các cơ sở truyến thông của Mỹ, như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và tạp chí Time, phải cung cấp chi tiết về hoạt động của họ tại Trung Quốc.
Đây là hành động tiếp theo động thái của Washington cắt giảm số lượng nhà báo từ 4 cơ quan truyền thông lớn của nhà nước Trung Quốc được phép làm việc tại Hoa Kỳ .
Hồi tháng Năm vừa rồi, Washington hạn chế thị thực đối với các phóng viên Trung Quốc trong thời hạn 90 ngày, với giải pháp xin gia hạn. Thông thường thị thực nhập cảnh đối với các nhà báo thường dược để ngỏ.
https://www.voatiengviet.com/a/tra-dua-my-trung-quoc-hach-sach-4-co-so-truyen-thong-my/5484783.html
Chủ mỏ Trung Quốc bị nghi
là quân nhân biệt phái tới Zimbabwe
Minh Hòa
Người đàn ông Trung Quốc nã súng vào 2 công nhân Zimbabwe bị nghi ngờ là quân nhân đang được biệt phái tới quốc gia châu Phi này dưới danh nghĩa ông chủ khai thác mỏ than.
Nghi vấn này được đưa ra trong bối cảnh quốc gia ở miền nam châu Phi chấn động vì vụ chủ mỏ Trung Quốc nã súng bắn 2 công nhân Zimbabwe, khi ông ta bị yêu cầu phải lương bằng đô la Mỹ như đã hứa.
Người chủ mỏ than có tên Zhang Xuelin, 41 tuổi, đã hứa hẹn trả lương cho công nhân bằng đô la Mỹ, thay vì tiền nội tệ vốn đang bị mất giá nghiêm trọng. Tuy nhiên, ông ta đã chối bỏ lời hứa của mình, dẫn đến cuộc cãi vã hôm 21/6. Khi đó, người đàn ông Trung Quốc rút súng bắn liên tiếp các phát đạn vào chân của hai công nhân và khiến họ bị thương.
Vụ việc đã được ghi lại trên video và chia sẻ rộng rãi trên Twitter, gây ra sự phẫn nộ trong dư luận Zimbabwe. Hãng tin AFP cho biết Zhang bị buộc tội “giết người bất thành” và đang được tại ngoại.
Trang tin ZimLive của Zimbabwe cho biết Zhang từng tham gia quân đội Trung Quốc và bị nghi ngờ có lẽ vẫn đang phục vụ trong quân ngũ.
Trang tin này đăng hình ảnh Zhang là quân nhân ở Trung Quốc, và đặt ra nghi vấn: “Zhang là một tên lính đã giải ngũ hay đang được biệt phái tới Zimbabwe?”
Hiện chưa có thông tin để củng cố cho nghi vấn mà trang ZimLive đặt ra. Tuy nhiên, nghi vấn đó đã phản ánh sự hoài nghi đang gia tăng của người dân Zimbabwe đối với sự hiện diện của người Trung Quốc ở quốc gia châu Phi này.
Hôm thứ Ba (30/6), Hiệp hội Luật sư Môi trường Zimbabwe (ZELA) cho biết vụ nổ súng trên chỉ là một trong số nhiều vụ lạm dụng của các chủ lao động Trung Quốc tại Zimbabwe.
“Tình trạng đối xử tệ bạc với công nhân là vấn đề mang tính hệ thống và phổ biến, vụ nổ súng mới đây đã phơi bày tình trạng lạm dụng tràn lan đó đối với công nhân”, hãng tin AFP trích dẫn lời phát biểu của ông Sham Shamiso Mutisi, phó giám đốc tại ZELA.
Ông cho biết: “Tiền lương thường rất thấp, trong nhiều trường hợp không được trả đúng hạn. Nếu ai đó cố gắng thực thi quyền lợi của họ với tư cách là một công nhân và yêu cầu được hưởng cái mà họ đáng có, thì họ sẽ bị tấn công hoặc bị bắn”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/chu-mo-trung-quoc-bi-nghi-la-quan-nhan-biet-phai-toi-zimbabwe.html
TQ đưa pháo 155 ly mẫu mới nhất tới Tây Tạng
Trung Quốc đã đưa các khẩu pháo mới thiết kế tới Tây Tạng, ở thời điểm căng thẳng gia tăng với Ấn Độ sau đụng độ ở biên giới khiến binh sĩ hai bên thiệt mạng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong,Trung Quốc) cho biết 5 quân khu lớn ở nước này đều được trang bị pháo gắn trên xe PCL-181 cỡ nòng 155mm.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc từng phát sóng hình ảnh pháo PCL-181 xuất hiện trong tập trận quân sự diễn ra vào tháng 1 tại Quân khu miền Tây ở Tây Tạng.
Kể từ khi khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ bắt đầu “nóng lên” trong tháng 5, nhiều vũ khí được chuyển đến Tây Tạng. Trong đó có những vũ khí được thiết kế đặc thù để leo núi cao như xe tăng hạng nhẹ Lớp 15. Xe tăng này cũng từng tham gia một cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ở Tây Tạng.
Xe tăng Lớp 15 có trọng lượng 30 tấn, được trang bị súng cỡ nòng 105mm với cảm biến tiên tiến và động cơ được thiết kế cho môi trường oxy thấp.
Pháo thường được ưu tiên tại khu vực địa hình đồi núi. Nhiều nhà quan sát cho rằng pháo hạng nhẹ PCL-181 sẽ là lựa chọn của quân đội Trung Quốc trong trường hợp xung đột gia tăng.
PCL-181 có giá thành rẻ, trọng lượng 25 tấn, là pháo tự hành. PCL-181 cũng được đánh giá cao về tốc độ, sức bền và tính linh hoạt so với các loại pháo tiền nhiệm. Xe pháo PCL-181 có thể di chuyển với vận tốc 100km/h khi chở theo 27 đạn. PCL-181 có thiết kế phù hợp với đường núi hẹp và uốn khúc.
Xe tăng chiến đấu hạng nhẹ Lớp 15 và PCL-181 có thể được điều động đến tiền tuyến qua máy bay vận tảo Y-2 của Trung Quốc. Trong thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường tập trận ở biên giới.
Theo ghi nhận của Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, trong 2 tuần qua Trung Quốc đã tập trận 3 lần tại Tây Tạng, sau vụ việc đụng độ ở biên giới ngày 15/6.
Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều đổ trách nhiệm cho nhau trong cuộc xung đột ngày 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc chưa công bố thương vong trong lực lượng quân đội nước này.
Trung Quốc và Ấn Độ có đường biên giới chung dài 3.862km. Cả hai bên đều cáo buộc nhau từng xâm phạm lãnh thổ.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35553-tq-dua-phao-155-ly-mau-moi-nhat-toi-tay-tang.html
Biên giới Ấn-Trung: Bắc Kinh thổi bùng lửa xung đột
để dập tắt bất đồng nội bộ ?
Trọng Thành
Giữa tháng 6/2020 vừa qua, xung đột bùng phát tại vùng biên giới với Ấn Độ-Trung Quốc, gây tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phía, lần đầu tiên kể từ năm 1975. Mặc dù hai bên duy trì đàm phán, đối thoại, nhưng nguy cơ bùng nổ đụng độ lớn trong thời gian tới tiếp tục treo lơ lửng. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao lại xảy ra xung đột đẫm máu giữa Trung Quốc với Ấn Độ vào thời điểm này?
Nguyên cớ có thể dẫn đến xung đột thì có nhiều: tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, thiếu căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp tại một khu vực hơn trăm nghìn cây số vuông tại vùng biên giới
Ấn – Trung, không khí dân tộc chủ nghĩa tại Ấn Độ, hay thế đối đầu chiến lược giữa Hoa Kỳ cùng các đồng minh, đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, đang thành hình, mà New Delhi là một bên tham gia, để ngăn chặn các tham vọng bá quyền của Trung Quốc…
Tuy nhiên, các nguyên nhân nói trên dường như chưa đủ để giải thích cho việc căng thẳng tại vùng biên giới Ấn – Trung đột ngột bùng phát thành xung đột đẫm máu. Bởi từ trước đến nay, Bắc Kinh vẫn chủ trương chiến lược lấn dần, giành thế thượng phong tại « các vùng xám » (mà Biển Đông là một ví vụ tiêu biểu), kiềm chế không để căng thẳng vượt ngưỡng thành xung đột, để bất chiến tự nhiên thành. Vậy tại sao xung đột với Ấn Độ lại bùng lên ? Tại sao Bắc Kinh lại quyết định để xung đột bùng phát với New Delhi, đối tác kinh tế hàng đầu của Trung Quốc ?
Theo nhiều chuyên gia, nhà quan sát, một lý do cơ bản khiến Trung Quốc quyết định gây hấn với Ấn Độ là do khủng hoảng nội bộ có khả năng đã vượt tầm kiểm soát, vị thế của lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình suy yếu, thậm chí lung lay, đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan ra khắp thế giới, kinh tế Trung Quốc gặp khó do chiến tranh thương mại với Mỹ. Giết gà để dọa khỉ: xung đột với Ấn Độ có thể chính là thủ đoạn bất đắc dĩ của lãnh đạo tối cao nhằm dập tắt mọi tiếng nói chỉ trích trong nội bộ. Mục « Theo dòng thời sự » của RFI hôm nay xin giới thiệu một số phân tích theo hướng này.
***
Trước hết xin giới thiệu nhận định của nhà nghiên cứu về Trung Quốc hàng đầu tại Ấn Độ, ông Jayadeva Ranade, chủ tịch trung tâm tư vấn Centre for China Analysis and Strategy, tác giả cuốn « China Unveiled: Insights into Chinese Strategic Thinking » (tạm dịch là : Trung Quốc lộ diện: giải mã tư duy chiến lược của Bắc Kinh).
Cuộc tấn công « đã được lập kế hoạch »
Trong một bài trả lời phỏng vấn báo The Hindu, ngày 07/06/2020, về lý do đằng sau hành động của Trung Quốc tại thung lũng Galwan, vùng biên giới với Ấn – Trung, nơi xẩy ra các đụng độ đẫm máu (« China’s internal pressures are driving Xi Jinping’s tough stance on border, says veteran Beijing watcher, Jayadeva Ranade »), chuyên gia Ấn Độ bác bỏ cách lý giải của bộ trưởng Quốc Phòng Rajnath Singh, theo đó căng thẳng song phương xuất phát từ quan niệm khác nhau về Đường Kiểm soát Thực tế (LAC). Chuyên gia Jayadeva Ranade nhấn mạnh là ông thiên về quan điểm cho rằng việc quân đội Trung Quốc xâm nhập sang vùng Ấn Độ kiểm soát là hoàn toàn có chủ ý và « đã được lập kế hoạch từ trước ».
Chuyên gia Ấn Độ lưu ý là chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng bất mãn ngày càng gia tăng trong nước, với số lượng người thất nghiệp tăng vọt (từ 20 triệu lên 70 triệu), giới trí thức, sinh viên, cán bộ về hưu bất bình với chế độ độc tài cá nhân của ông Tập Cận Bình… Có nhiều dấu hiệu cho thấy trong tầng lớp cán bộ cao cấp và trung cấp, có nhiều người không chấp nhận cách điều hành hiện nay của ông Tập Cận Bình. Bản thân Quân Đội Trung Quốc, vốn rất ít thể hiện quan điểm, hồi đầu tháng 5, đã công bố một bài viết dài, tỏ ra lo ngại về viễn cảnh kinh tế ảm đạm. Dân chúng ngày càng mất tin tưởng vào « Giấc mộng Trung Hoa », với viễn cảnh kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Hoa Kỳ vào năm 2049, không đủ tin tưởng là nhóm cầm quyền hiện nay hành động « một cách hiệu quả », và « kiểm soát được tình hình ».
Chuyên gia Ấn Độ cho rằng chính quyền Tập Cận Bình có chính sách cứng rắn hơn với bên ngoài, với Ấn Độ, với Biển Đông, hay với Đài Loan, chính là nhằm xua tan các hoài nghi, bất mãn trong dân chúng.
« Phục hồi các vùng đất bị mất » – cơ hội níu kéo Giấc mộng Trung Hoa ?
Trong bài trả lời phỏng vấn mới đây báo New India Express, ngày 27/06, nhà Trung Quốc học Jayadeva Ranade cho biết thêm: « hoạt động triển khai quân sự quy mô rất lớn của Trung Quốc có thể là để đánh lạc hướng sự chú ý của người dân Trung Quốc khỏi các vấn đề trong nước và sự bất mãn ngày càng tăng đối với chủ tịch Tập Cận Bình. Có những đòi hỏi chưa từng có yêu cầu ông Tập phải từ chức, vì nhiều chính sách của ông ta, trong đó có cách xử lý sai vụ dịch Covid-19 ở Vũ Hán. Mọi người đang mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Tập Cận Bình, và bắt đầu đặt câu hỏi về lời hứa của ông về ‘‘Giấc mộng Trung Hoa’’, khi Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia khá giả toàn diện vào năm 2021 – dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tức là năm tới) ». « Phục hồi chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ Trung Quốc bị mất do các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc nước ngoài » là một cam kết của ông Tập Cận Bình trong chủ trương Giấc mộng Trung Hoa. Cổ vũ cho các hoạt động quân sự trong tranh chấp lãnh thổ với láng giềng dường như là ngọn cờ duy nhất mà ông Tập khả dĩ có thể giương lên, để quy tụ niềm tin trong xã hội Trung Quốc.
Đọc thêm : Con đường Tơ lụa : Giấc mơ của Trung Hoa, Ác mộng của Ấn Độ
Trong bài tổng thuật mới đây về tình hình nội bộ Trung Quốc trên Le Monde (« En Chine, la ‘‘pensée Xi Jinping’’ ne fait pas l’unanimité », ngày 16/06/2020), nhà báo Frédéric Lemaitre ghi nhận thái độ phản ứng ngày càng dữ dội của nhiều trí thức Trung Quốc đối với chế độ Tập Cận Bình. Tình hình khác hẳn thời điểm cách nay hơn 2 năm, khi ông Tập còn được nhất loạt tung hô, tư tưởng Tập Cận Bình về « chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Hoa » được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc.
Cựu giáo sư trường Đảng: Đảng Cộng Sản, « thây ma chính trị », Tập Cận Bình, « thủ lĩnh mafia »
Trên các mạng xã hội, trong những ngày gần đây lân truyền một phát biểu ghi âm lên án trực diện lãnh đạo tối cao Trung Quốc, của bà Thái Hà (Cai Xia), cựu giáo sư Trường Đảng trung ương Trung Quốc. Phát biểu dường như được đưa ra trong một « cuộc họp bí mật của thành phần những người có vai vế trong hàng ngũ chế độ cộng sản ». Cựu giáo sư Trường Đảng Trung Quốc một mặt khẳng định « sức sống của xã hội Trung Quốc », « người Trung Quốc tài năng », mặt khác lên án ông Tập Cận Bình là người « cản trở sự tiến lên của đất nước và của chính Đảng Cộng Sản ».
Báo Đài Loan Taiwan News, ấn bản Anh ngữ (trong bài « Chinese professor calls CCP ‘‘political zombie’’, Xi ‘‘mafia boss’’ », ngày 16/06) dẫn lời của cựu giáo sư Thái Hà, gọi Đảng Cộng Sản Trung Quốc là « một thây ma chính trị », và chủ tịch Tập Cận Bình là « một trùm mafia » điều khiển đất nước, và dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ hoàn toàn, nếu lãnh đạo tối cao không bị lật đổ. Theo Taiwan News, phát biểu ngày 03/06/2020 của giáo sư Thái Hà đã được trang mạng China Digital Times xác thực, bản dịch Anh ngữ được đưa lên mạng ngày 12/06.
Mâu thuẫn nội bộ Trung Quốc dường như đã ở mức thượng tầng của hệ thống quyền lực, theo ghi nhận của báo chí Đài Loan. Bài « Signs of infighting surface among Chinese leadership », Taiwan news, 08/06/2020, cho biết mâu thuẫn giữa hai nhân vật quyền lực nhất trong chế độ cộng sản Trung Quốc hiện rõ giữa ban ngày trong cách đánh giá hoàn toàn trái ngược nhau về thực trạng kinh tế Trung Quốc. Trong kỳ họp thường niên của Quốc Hội Trung Quốc, một năm trước thời điểm mà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ trở thành xã hội khá giả toàn diện, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đưa ra con số thống kê khẳng định, có đến 600 triệu người dân Trung Quốc vẫn đang sống với mức thu nhập hàng tháng 1.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 140 đô la Mỹ), có nghĩa là ở mức nghèo (không đủ để thuê được một căn phòng ở tại một đô thị cấp hai). Cũng trong dịp họp này, thủ tướng Trung Quốc kêu gọi phục hưng lại « nền kinh tế vỉa hè », mà theo ông sẽ mang lại cơ hội cho sự phục hồi kinh tế. Chính sách này hoàn toàn đi ngược lại chủ trương chính thống hiện nay, coi « kinh tế vỉa hè » là đi ngược lại với một xã hội văn minh. Khoảng một tuần sau, các phát biểu của thủ tướng đồng loạt bị báo chí chính thống dỡ bỏ.
Ủng hộ dân nghèo: Phát biểu của thủ tướng bị báo chí Nhà nước cắt bỏ
Nhà quan sát về tình hình Trung Quốc lâu năm, nhà hoạt động nghiệp đoàn cánh tả Vincent Kolo, trong bài « China: Has the pandemic strengthened or weakened Xi Jinping? » (trên trang mạng chinaworker.info, ngày 21/06/2020) cũng ghi nhận tình trạng thất nghiệp chưa từng có tại Trung Quốc, do khủng hoảng kinh tế. Ngoài con số 26 triệu dân thành phố thất nghiệp (theo số liệu chính thức, mà chắc chắn là thấp hơn nhiều so với thực tế), « không có số liệu nào nói về thất nghiệp ở thành phần lao động nhập cư ». Theo Vincent Kolo, trong số 290 triệu người lao động, có hộ khẩu nông thôn, ra thành thị làm việc, chỉ có 129 triệu người, ít hơn một nửa trở lại xí nghiệp, do đại dịch.
Đọc thêm : Trung Quốc từ bỏ mục tiêu tăng trưởng để chống đói nghèo, thất nghiệp
Vincent Kolo ví tuyên bố của thủ tướng Lý Khắc Cường, thừa nhận 600 triệu dân Trung Quốc có thu nhập thấp, chẳng khác nào « một trái bom chính trị », trong bối cảnh chế độ Trung Quốc cố tình bưng bít thông tin. Việc thủ tướng Trung Quốc cổ vũ cho việc phát triển « kinh tế vỉa hè » để tạo điều kiện cho người dân nghèo, có thể tham gia các hoạt động buôn bán nhỏ, để có việc làm, thúc đẩy kinh tế, nhưng ngay lập tức bị hệ thống chính trị kiểm duyệt, loại bỏ, càng làm nổi bật chính sách đô thị hóa mang tính phân biệt đối xử, đầy kỳ thị đối với dân nghèo hiện nay của chế độ Tập Cận Bình. Nhà quan sát Vincent Kolo dự đoán mối quan hệ giữa hai lãnh đạo cao nhất trong chế độ Trung Quốc sẽ có thể trở nên căng thẳng hơn trong thời gian tới.
Đọ sức Tập – Lý tại Bắc Đới Hà ?
Về mâu thuẫn trên thượng đỉnh quyền lực tại Trung Quốc, nhà nghiên cứu Pháp Jean-Paul Yacine có loạt bài đáng chú ý (ba kỳ) trên trang mạng chuyên về Trung Quốc, questionchine.net, mang tựa đề « Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải chăng đang xung khắc? Một thách thức đối với sự bền vững của chế độ » (Xi Jinping et Li Keqiang à couteaux tirés ? Un défi à la résilience de l’appareil, 17/06/2020).
Nhà nghiên cứu Jean-Paul Yacine chú ý đến đợt phản công của phe cánh lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình, chống lại các tuyên bố của thủ tướng họ Lý, đứng đầu là ông Hoàng Khôn Minh (Huang Kunming), lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Đảng. Tổng cục Thống kê, vốn trực thuộc chính phủ, cũng ngay lập tức ra thông báo cải chính cách đánh giá của thủ tướng về thu nhập của người Trung Quốc. Theo nhà nghiên cứu Pháp Jean-Paul Yacine, dường như lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đang tìm mọi cách dập tắt mọi ý kiến bất đồng trong nội bộ, trước hết là của người đứng đầu chính phủ, trước khi ban lãnh đạo Trung Quốc bước vào cuộc họp kín quan trọng hàng năm tại Bắc Đới Hà, trong dịp cuối hè. Lãnh đạo họ Tập dường như lo ngại bị thủ tướng Lý Khắc Cường lấn át, vào thời điểm phương thức điều hành độc đoán của Tập Cận Bình rõ ràng đang để lại những hệ quả ngày càng nghiêm trọng cho xã hội Trung Quốc.
Cấm cửa TikTok và 58 ứng dụng Made in China,
Ấn Độ đe dọa vị thế
siêu cường công nghệ đang lên của TQ
Trong thập kỷ qua, Bắc Kinh nỗ lực phát triển lĩnh vực online trong bối cảnh Google và Facebook bị cấm cửa ở đất nước hơn 1 tỷ dân này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc đang trải nghiệm điều tương tự.
Ấn Độ vừa ra quyết định chưa từng có trong lịch sử, cấm cửa 59 ứng dụng lớn nhất Trung Quốc vì lý do an ninh. Không chỉ là sự leo thang căng thẳng giữa 2 quốc gia đông dân nhất thế giới, động thái của Ấn Độ là đòn đau vào Trung Quốc, quốc gia ngày một nỗ lực củng cố vị thế siêu cường công nghệ.
Thành tích nổi bật của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ tới từ nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là sự bảo hộ của nhà nước. Việc cấm cửa các ứng dụng hàng đầu thế giới như Google, Facebook, các doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng vượt qua những đối thủ sừng sỏ ở nền kinh tế hơn 1 tỷ dân này.
Tuy nhiên, Ấn Độ vừa có bước đi tương tự như Trung Quốc. Căng thẳng ở biên giới sau vụ đụng độ làm 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng đã khiến New Delhi quyết định mạnh tay với Trung Quốc. Lý do mà người Ấn đưa ra là về vấn đề an ninh. Nếu Ấn Độ có thể thực hiện thành công việc chặn các ứng dụng Trung Quốc, nhiều quốc gia khác từ châu Âu tới Đông Nam Á cũng có thể thực hiện những bước đi tương tự.
Ngôi sao lớn nhất trong bầu trời công nghệ Trung Quốc hiện nay là ByteDance Ltd. với ứng dụng TikTok. Trái với các ứng dụng khác, TikTok đang khá phổ biến trên toàn thế giới và Ấn Độ là thị trường nước ngoài lớn nhất. Chính bởi thế, những mối lo ngại về dữ liệu trên nền tảng này cũng được nhiều người đặt ra.
Trên thực tế, động thái bất ngờ của Ấn Độ đã giáng một đòn mạnh vào các công ty Internet Trung Quốc trong bối cảnh họ bắt đầu mở rộng ảnh hưởng ở thị trường di động phát triển nhanh nhất thế giới. TikTok có 200 triệu người dùng ở Ấn Độ trong khi Xiaomi là thương hiệu điện thoại số 1 ở quốc gia này. Alibaba và Tencent cũng đang đẩy mạnh hoạt động của mình ở Ấn Độ trước khi có lệnh cấm.
Tuy nhiên, quyết định cấm cửa của Ấn Độ có thể khiến mọi thành tích của các công ty Trung Quốc đổ xuống sông xuống biển. Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung liên tiếp gia tăng và Washington liên tục tìm kiếm ảnh hưởng địa chính trị trong khu vực châu Á, việc làm của Ấn Độ chắc chắn sẽ được Mỹ hoan nghênh và doanh nghiệp Mỹ tận dụng cơ hội lấp đầy khoảng trống của thị trường.
Mỹ và nhiều nước khác đã cấm cửa Huawei khỏi tiến trình phát triển 5G của họ. Hành động của Ấn Độ có thể thúc đẩy các nước trên thế giới cân nhắc về việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Trung Quốc để hạn chế bị thu thập dữ liệu người dùng, vốn có khả năng được dùng làm các đòn bẩy kinh tế trong các tranh chấp tương lai. Nó cũng là đòn chí mạng nhằm vào ngành công nghiệp mới nổi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, của Trung Quốc.
“Chủ nghĩa dân tộc công nghệ sẽ ngày càng thể hiện trên tất cả các khía cạnh địa chính trị, từ an ninh quốc gia, cạnh tranh kinh tế thậm chí là các giá trị xã hội. Điều này có nghĩa là các công ty công nghệ Trung Quốc càng ngày sẽ càng gặp khó trong việc hoạt động tách rời với sự kiểm soát của nhà nước. Điều này khiến chúng bị cô lập”, Alex Capri, nhà nghiên cứu tại Hinrich Foundation, nhận định.Sau nhiều năm bùng nổ ở Trung Quốc, các công internet Trung Quốc đang nỗ lực để mở rộng hoạt động ra
các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, Washington tỏ ra nghi ngờ các doanh nghiệp Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng. Điều này vừa được Ấn Độ khuếch đại thông qua cáo buộc TikTok, WeChat của Tencent, UC Web của Alibaba và nền tảng dịch thuật và bản đồ của Baidu, đe dọa chủ quyền cũng như bảo mật của quốc gia này.
Lệnh cấm của Ấn Độ cũng là bằng chứng cho thấy các quốc gia đang sử dụng công nghệ để khẳng định bản thân mình về mặt địa chính trị. Dấu mốc của các hoạt động này được đánh dấu bằng việc Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm mục tiêu vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei. Việc làm của Ấn Độ diễn ra sau cuộc đụng độ chết chóc nhất nhiều thập kỷ ở vùng biên giới với Trung Quốc, làm 20 binh sĩ nước này thiệt mạng.
“Bắc Kinh nên lo lắng rằng cuộc đụng độ đẫm máu sẽ đẩy Ấn Độ về phía Mỹ. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt kinh tế của New Delhi không làm Bắc Kinh lo lắng. Trước làn sóng giận dữ của người dân Ấn Độ, Chính quyền Thủ tướng Modi sẽ buộc phải làm gì đó để đáp trả cái chết của 20 binh sĩ nước này”, Zhang Baohui, chuyên gia về châu Á – Thái Bình Dương của Đại học Lĩnh Nam, Trung Quốc, cho biết.
Hiện nay, chưa rõ Ấn Độ sẽ thi hành lệnh cấm ra sao. Tuy nhiên, với những gì New Delhi đang thể hiện, quyết tâm ngăn chặn là có thật. Hàng hóa Trung Quốc đã bị nhà chức trách yêu cầu rút khỏi các công ty thương mại điện tử, bao gồm cả Amazon và Walmart. Ấn Độ cũng đã ngừng thông quan hàng hóa Trung Quốc ở các cảng của nước này.
Xét về ảnh hưởng với kết quả kinh doanh, ByteDance có thể là nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong tuyên bố trên Twitter, người đứng đầu TikTok ở Ấn Độ nói rằng họ tuân thủ các quy định về quyền riêng tư và bảo mật theo luật Ấn Độ và không chia sẻ thông tin với bất cứ chính phủ nào, kể cả Bắc Kinh. TikTok cũng cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ với nhà chức trách Ấn Độ để giải quyết những quan ngại.
Trong khi đó, những cái tên được hưởng lợi từ lệnh cấm của Ấn Độ là Whatsapp của Facebook, YouTube của Alphabet và các công ty công nghệ ngoài Trung Quốc khác, chủ yếu tới từ Mỹ.
Hàng TQ bị chặn đứng tại cảng Ấn Độ,
liệu có thương chiến Trung-Ấn?
Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang chồng chất tại các cảng Ấn Độ khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng cuộc đụng độ biên giới gần đây giữa hai quốc gia này có thể phá vỡ chuỗi cung ứng.
Từ các thành phần dược phẩm cho đến các loại điện thoại di động phổ biến, các công ty Ấn Độ đều mua nguyên liệu thô của Trung Quốc để chế tạo thành phẩm của họ. Những lô hàng này hiện đang bị trì hoãn và các doanh nghiệp không biết tại sao.
“Hải quan đã trì hoãn thông quan các lô hàng đến từ Trung Quốc và không đưa ra bất kỳ lý do nào cho sự trì hoãn này”, ông Dinesh Dua, Chủ tịch Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm Ấn Độ, cho biết qua điện thoại. “Đã 5 ngày rồi, chúng tôi không có nguồn hàng nhập khẩu nào từ Trung Quốc”.
Ông Dua, đồng thời cũng là Giám đốc điều hành của công ty Nectar Lifescatics Ltd., cho biết, ông đã viết thư cho các bộ chịu trách nhiệm về dược phẩm và thương mại để tìm kiếm sự giúp đỡ khi các công ty đang chi khoảng 350.000 rupee (4.630 USD) mỗi ngày cho các khoản phí phá giá.
Tương tự, các nhà sản xuất điện tử cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề nguồn cung khi vừa được mở cửa trở lại sau Covid-19.
“Các lô hàng của tôi đang bị kẹt”, Sudhir Hasija, chủ tịch và người sáng lập Karbonn Mobiles – công ty sản xuất điện thoại, bộ sạc cho biết. “Tôi đã nói với họ là tôi đang cần gấp số hàng này nhưng từ đó tôi không nhận được bất cứ thông tin liên lạc nào”.
Các doanh nghiệp lo ngại rằng, cuối cùng họ là người chịu “thương vong” khi cuộc chiến tranh thương mại giữa những người khổng lồ châu Á nổ ra sau cuộc đụng độ biên giới gần đây.
“Ấn Độ có kế hoạch áp các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt và áp thuế cao hơn đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc”, những người trong cuộc đã nói. Ấn Độ hôm thứ Hai đã cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc khi viện dẫn các ứng dụng này đe dọa đối với chủ quyền và an ninh của nước này.
Ông Nitin Gadkari, Bộ trưởng Ấn Độ về các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết: “Việc ngừng nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc tại các cảng nội địa sẽ dẫn đến thiệt hại cho các doanh nghiệp Ấn Độ đã đặt hàng trước khi xảy ra xung đột biên giới”.
Ông Gadkari cho biết, Bộ của ông đang tích cực làm việc với các Bộ Tài chính và Thương mại để giải quyết vấn đề này.
“Ít nhất 6 công ty lớn từ Ấn Độ đã bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ này”, theo Daara Patel, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ cho biết và nói thêm: “Các công ty đang rất lo lắng về thái độ của các đối tác trên toàn quốc”.
Mặc dù các nhà sản xuất thuốc thường có kho lưu trữ kéo dài tới ba tháng, nhưng một số lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nếu chậm trễ do các nhà máy Ấn Độ phụ thuộc vào các công thức của Trung Quốc.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ cũng cảnh báo, tắc nghẽn tại các cảng có thể gây tổn hại cho các nhà sản xuất. Ông Hasija cho biết, các nhà giao nhận vận tải đang từ chối nhận thêm nguyên liệu từ Trung Quốc vì họ không có chỗ để lưu trữ các lô hàng.
Ông Pankaj Mohindroo, Chủ tịch Hiệp hội Điện tử Ấn Độ, đại diện cho các công ty như Apple Inc. và Micromax Informatics Ltd., cho biết, Hiệp hội đang đàm phán với chính phủ để giải quyết tình hình.
“Chúng tôi đã được đảm bảo rằng chính phủ không muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào trong thời gian thử thách này”, ông nói.
Ấn-Trung: Xung đột biên giới
có chuyển sang xung đột kinh tế?
Theo tờ The Strait Times, cuộc đụng độ ngày 15/6 giữa các binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực gọi là Đường kiểm soát thực tế ở dãy Himalaya – đường biên giới trên thực tế giữa hai nước – có nguy cơ sẽ lan sang lĩnh vực kinh tế.
Phụ thuộc về thương mại
Bên cạnh các biện pháp an ninh khác thường như công khai việc triển khai các tên lửa tầm xa và tái trang bị vũ khí sát thương đặc biệt cho quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới, một số nhà phân tích Ấn Độ còn kêu gọi áp thuế cao đối với mọi mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cùng các biện pháp hạn chế khác.
Liên đoàn doanh nghiệp Ấn Độ, tổ chức đại diện cho khoảng 70 triệu thương nhân và nhà bán lẻ địa phương, đã phát động phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc và chuẩn bị một danh sách gồm 500 sản phẩm có thể sản xuất tại địa phương thay vì mua từ Trung Quốc. Bộ trưởng Tư pháp và trao quyền xã hội Ấn Độ Ramdas Athawale thậm chí còn yêu cầu cấm các nhà hàng bán đồ ăn Trung Quốc, cho dù đề xuất này không được dư luận ủng hộ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc không chỉ vi phạm các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) mà còn gây tổn hại tới người tiêu dùng Ấn Độ khi họ buộc phải mua nhiều sản phẩm với mức giá cao hơn. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các nhà sản xuất Ấn Độ, bao gồm cả các nhà xuất khẩu khi họ phải nhập nhiều nguyên liệu trung gian từ Trung Quốc.
Trên thực tế, theo giới quan sát, mức phạt nặng đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc sẽ làm tê liệt một số ngành công nghiệp của Ấn Độ. Quốc gia Nam Á này đang nhập khẩu hơn 70% thiết bị viễn thông và hoạt chất cũng như hơn 80% thiết bị bán dẫn và kháng sinh từ Trung Quốc. Bất luận ra sao, tác động của sự trả đũa thương mại như vậy đối với Trung Quốc sẽ là không đáng kể, do Ấn Độ chỉ chiếm 3,2% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc.
Dư luận Ấn Độ cũng đã có những đề xuất về việc mở rộng năng lực sản xuất của Ấn Độ đối với nhiều mặt hàng vốn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và chuyển sang mua một số thành phần từ các nhà cung cấp khác như Việt Nam, Hàn Quốc và Thái Lan, vốn đã thay thế Trung Quốc trong dây chuyền sản xuất một số sản phẩm vào năm 2019.
Nhưng ngay cả như vậy, Ấn Độ vẫn đang phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Ảnh hưởng đòn bẩy
Đầu tư được đánh giá là lĩnh vực Ấn Độ có thể chịu ảnh hưởng đòn bẩy từ cuộc xung đột với Trung Quốc. Theo tính toán của Chính phủ Trung Quốc, chỉ trong 3 năm từ 2014-2017, đầu tư của Trung Quốc vào Ấn Độ đã tăng gấp 5 lần lên khoảng 8 tỷ USD.
Một nghiên cứu được Viện Brookings Ấn Độ công bố vào tháng 3 năm nay chỉ ra rằng con số này thấp hơn nhiều so với thực tế, vì không tính đến đầu tư của Trung Quốc qua các nước thứ ba như Singapore và Mauritius hay đầu tư kiểu liên doanh có sự tham gia của các đối tác Trung Quốc và không phải Trung Quốc. Nghiên cứu ước tính tổng số tiền đầu tư hiện tại và theo kế hoạch của Trung Quốc vào Ấn Độ là 26 tỷ USD.
Dù con số thực sự là bao nhiêu, thì điểm chính vẫn là mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với Ấn Độ đã không còn đơn giản là giao dịch giữa hai bên độc lập với nhau như cách đây 5 năm.
Thay vào đó, mối quan hệ này đã chuyển sang giai đoạn mới, trong đó các công ty Trung Quốc thiết lập các hoạt động quy mô lớn ở Ấn Độ, xây dựng từ các nhà máy, các trung tâm nghiên cứu và phát triển cho đến các cửa hàng bán lẻ, mua cổ phần trong các công ty Ấn Độ cũng như tham gia các liên doanh với họ.
Có hơn 800 công ty Trung Quốc ở Ấn Độ, hoạt động rộng khắp trong nhiều ngành nghề, bao gồm năng lượng, đường sắt, thép, ô tô, thiết bị hạng nặng, viễn thông, hóa dầu, dược phẩm, bất động sản và đồ gia dụng.
Theo công ty phân tích công nghiệp toàn cầu Counterpoint Research có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), nổi bật nhất là các công ty sản xuất điện thoại thông minh như Xiaomi, Vivo, Realme và Oppo, chiếm tổng cộng hơn 70% thị trường Ấn Độ.
Thông qua các chiến dịch quảng cáo rộng rãi với hàng nghìn cửa hàng bán lẻ và các nhà máy, những công ty này vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa Ấn Độ, vừa xuất khẩu sang phần còn lại của Nam Á và những nơi khác.
Theo tổ chức tư vấn chiến lược Gateway House, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc, dẫn đầu là Alibaba và Tencent, cũng đã đầu tư ít nhất 4 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp Ấn Độ, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực công nghệ tài chính, thương mại điện tử, dịch vụ thuê xe và truyền thông di động.
Ứng dụng video truyền thông xã hội TikTok có khoảng 300 triệu người dùng ở Ấn Độ. Theo Báo cáo tình trạng sử dụng di động năm 2019 của App Annie, một nửa số ứng dụng được tải xuống ở Ấn Độ trong giai đoạn 2016-2018 nhận đầu tư từ Trung Quốc.
Nghiên cứu của Viện Brookings Mỹ chỉ ra rằng các công ty công nghệ nhận thấy thị trường Ấn Độ có những đặc điểm tương tự như Trung Quốc về quy mô, hành vi người tiêu dùng và tiềm năng tăng trưởng. Nhiều người coi đây là xu hướng của tương lai.
Mặc dù ngày càng tỏ thái độ thù địch, nhưng giới phân tích nhận định, Ấn Độ sẽ không khôn ngoan nếu tìm cách kiểm soát chặt chẽ các khoản đầu tư của Trung Quốc, vốn không chỉ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và ngành công nghiệp Ấn Độ mà còn đang tạo ra hàng trăm nghìn việc làm.
Tuy nhiên – và nhất là sau cuộc đụng độ ở biên giới – việc Ấn Độ xem xét kỹ lưỡng hơn các khoản đầu tư của Trung Quốc cũng như áp dụng thêm nhiều biện pháp hạn chế đối với các lĩnh vực nhạy cảm như 5G hay thu thập và phổ biến dữ liệu, mà cụ thể là các công ty công nghệ tài chính, phương tiện truyền thông xã hội và thương mại điện tử, có lẽ là điều không thể tránh khỏi.
Pakistan liên thủ Trung Quốc, điều 20.000 binh sĩ
đến biên giới tạo áp lực cho Ấn Độ
Quý Khải
Trong bối cảnh Ấn Độ và Trung Quốc đang tạm đình chiến sau vụ ẩu đả gần biên giới gần đây, truyền thông Ấn Độ cho biết nước láng giềng Pakistan đã bắt đầu điều binh đến khu vực biên giới Ấn Độ-Pakistan, để mở một mặt trận tiềm năng khác chống lại Ấn Độ.
Kể từ năm 1947 sau khi Ấn Độ thuộc Anh chia tách thành hai nước Ấn Độ và Pakistan, khu vực Kashmir ở phía Bắc vẫn là điểm nóng tranh chấp lãnh thổ giữa hai quốc gia cùng chung bản sắc này, cùng với
nước láng giềng chung là Trung Quốc. Khu vực này giáp Pakistan về phía Tây, giáp Ấn Độ về phía Nam, giáp Trung Quốc về phía Bắc và phía Đông (xem các hình dưới).
Pakistan là một đồng minh thân cận của Trung Quốc. Năm 1963, Pakistan từng nhượng lại một phần lãnh thổ cho Trung Quốc ở khu vực Thung lũng Shaksgam để đổi lấy sự hỗ trợ của nước này trong cuộc chiến giành chủ quyền với Ấn Độ.
Gần đây, Pakistan là một trong những quốc gia tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Tuyến hành lang kinh tế Trung Quốc-Pakistan là kế hoạch xây dựng quy mô lớn hợp tác giữa hai nước, là hạng mục ngọn cờ đầu và then chốt của dự án này.
Tờ IndiaToday dẫn các nguồn tin giấu tên cho hay, Pakistan gần đây đã điều bổ sung thêm 20.000 binh sĩ đến khu vực phía bắc Ladakh (HÌNH 2) để liên minh với Trung Quốc trong xung đột biên giới với Ấn Độ.
Các nguồn tin cho biết Pakistan đang xem xét cơ hội hợp tác với Trung Quốc tạo thế gọng kìm gây áp lực cho Ấn Độ từ hai mặt trận đông và tây, mặt trận Pakistan ở vùng Kashmir và mặt trận Trung Quốc ở vùng Aksai Chin. Các nguồn tin cũng cho biết quân đội Pakistan đã bắt đầu triển khai nhóm quân khủng bố đến khu vực, thậm chí đã lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch tấn công biên giới (BAT) chống lại các binh sĩ Ấn Độ.
BAT là tên gọi một chiến dịch tấn công của lực lượng đặc nhiệm quân đội Pakistan, liên thủ với những tên khủng bố, được huấn luyện để tiến hành các cuộc tấn công bí mật vào các tiền đồn Ấn Độ trên khắp Đường kiểm soát Ấn Độ – Pakistan – ranh giới phân chia giữa hai nước hiện tại – sau hoạt động trinh sát và nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu điểm và mô hình tuần tra của quân đội Ấn, theo giải thích của tờ Times of India.
Các nguồn tin cũng tuyên bố rằng Pakistan có thể đang lên kế hoạch “tấn công từ bên trong” thông qua khoảng 100 kẻ khủng bố được chính phủ Pakistan hậu thuẫn hiện đang nằm vùng ở khu vực Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát (HÌNH 2). Báo cáo cũng chỉ ra rằng Pakistan cũng có thể kích động các cuộc tấn công quân sĩ Ấn Độ tại khu vực Jammu và Kashmir.
Trước đó, Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ, Tướng M.M. Naravane gần đây cũng thừa nhận có tồn tại khả năng Trung Quốc và Pakistan có thể liên thủ chống Ấn, dẫn đến một cuộc chiến từ hai mặt trận.
“Mặc dù xung đột có thể diễn ra ở bất kỳ đâu [dọc biên giới], nhưng khu vực sông băng Siachen và Thung lũng Shaksgam (khu vực Pakistan nhượng cho Trung Quốc) nơi lãnh thổ 3 nước tiếp giáp với nhau có nguy cơ bùng phát xung đột lớn nhất. Khu vực sông băng chiến lược này là nơi nhiều khả năng xuất hiện sự liên thủ quân sự giữa Trung Quốc – Pakistan buộc chúng ta phải đề cao cảnh giác giữ vững chủ quyền”, tướng Naravane phát biểu trước báo giới trước chuỗi ngày lễ kỷ niệm quân đội ở thủ đô.
Úc sẽ mua hỏa tiễn tầm xa, lo xung đột xảy ra
Úc tuyên bố sẽ tăng mạnh chi tiêu quân sự, tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong lúc căng thẳng đang lên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Úc: Bê bối chính trị bang Victoria và chuyện ‘Vành đai & Con đường’
Úc chuyển hướng sang ‘thoát Trung’ thời hậu Covid-19
Thủ tướng Úc: Không đánh mất giá trị để đáp trả sự ‘chèn ép’ của TQ
Thủ tướng Scott Morrison cam kết sẽ dành 270 tỉ đôla Úc, tương đương 150 tỉ USD, cho ngân sách vũ trang trong 10 năm – tăng 40%.
Ông nói Úc sẽ mua tên lửa tầm xa và các loại vũ khí mới để “ngăn chặn” xung đột tương lai.
Thủ tướng Scott Morrison khẳng định việc này cần thiết vì khu vực đang là “tâm điểm của cuộc tranh đấu toàn cầu trong thời đại chúng ta”.
Ông Morrison nêu ra các khu vực căng thẳng trong đó có Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Quan hệ Úc và Trung Quốc đang xấu đi trong thời gian này.
Ngân sách quốc phòng mới, chiếm 2% GDP của Úc, đã thay thế một chiến lược trước đây ra mắt năm 2016.
Úc sẽ mua tối đa 200 tên lửa tầm xa của hải quân Mỹ, có thể vươn tới 370 cây số.
Khoảng 15 tỉ đôla Úc sẽ dành cho các công cụ chiến tranh mạng.
Tháng trước, ông Morrison cảnh báo các doanh nghiệp, tổ chức Úc đang bị tấn công mạng bởi “đơn vị nhà nước điêu luyện”. Bình luận này được cho là nhắm vào Trung Quốc.
Thủ tướng Scott Morrison nói: “Môi trường an ninh khá nhẹ nhàng mà Úc được hưởng, từ khi Bức tường Berlin sụp đổ cho tới khủng hoảng tài chính toàn cầu, nay đã hết.”
“Rủi ro tính toán sai, và thậm chí xung đột, đang gia tăng.”
Đảng Lao động đối lập tại Úc cũng hoan nghênh chiến lược mới, nói rằng họ luôn kêu gọi tăng cường quân sự tại khu vực.
Sam Roggeveen, từ Lowy Institute, bình luận chiến lược mới của Úc là vì “thừa nhận sự lớn mạnh của Trung Quốc, và Hoa Kỳ có thể không giúp nhiều như trước”.
Quan hệ giữa Úc và Trung Quốc đã xấu đi mấy tháng qua, sau khi Úc kêu gọi thế giới điều tra về nguồn gốc virus Covid-19.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53251042
Úc tái phối trí chiến lược an ninh
đối phó với Trung Quốc
Tú Anh
Ngân sách quốc phòng của Úc sẽ tăng 40% trong những năm tới, trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc ngày càng căng thẳng. Trong chiếu hướng này, theo thủ tướng Scott Morrison, Úc sẽ xét lại chiến lược an ninh và mua thêm tên lửa hành trình có khả năng tấn công đối thủ từ xa.
Trong 10 năm tới đây, Úc sẽ chi 270 tỷ đô la Úc, tương đương với 170 tỷ đô la Mỹ, để trang bị và cải tiến khả năng phòng thủ. Sức mạnh của quân đội Úc trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ gia tăng đáng kể, theo như giải thích của thủ tướng Scott Morrison ngày hôm nay 01/07/2020 : Người Úc phải ý thức đang bước vào một thời đại bớt thuận lợi về mặt chiến lược.
Hai xu hướng song song đối nghịch làm Canberra lo ngại là chính sách co cụm của Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc bành trướng. Thủ tướng Úc cảnh báo tiếp : Cho dù Úc có tiêu trừ được đại dịch, Canberra cũng phải chuẩn bị bước vào thời kỳ hậu-Covid-19, thế giới nghèo hơn, nguy hiểm hơn và hỗn loạn hơn.
Trong bối cảnh phải lo tự vệ, Úc sẽ mua tên lửa hành trình của Mỹ, loại AGM-158, có tầm phóng nhiều ngàn cây số, có thể tấn công các mục tiêu tại Trung Quốc. Úc cũng sẽ trang bị máy bay tự hành, nghiên cứu vũ khí mới, tên lủa mới loại cực siêu thanh. Quân đội Úc sẵn sàng đi đến bất cứ chiến trường nào nếu quyền lợi quốc gia đòi hỏi, theo thủ tướng Morrison.