Tin khắp nơi – 27/06/2020
Mỹ hạn chế visa cho quan chức TQ do luật an ninh Hong Kong
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho hay Washington đang thực hiện lệnh hạn chế cấp thị thực cho quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm phá hoại các quyền tự do ở Hong Kong.
Ông Pompeo cho biết lệnh trừng phạt này nhắm vào các quan chức đảng cộng sản Trung Quốc “hiện tại và trước đây”.
Ông nói rằng động thái này là nhằm thực hiện lời hứa của Tổng thống Donald Trump, trừng phạt Bắc Kinh do đề xuất luật an ninh có thể làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.
Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt cá nhân và doanh nghiệp TQ làm suy yếu Hong Kong
EU lên kế hoạch đối thoại với Mỹ ‘để đối phó với Trung Quốc’
Thượng đỉnh EU-TQ không đạt được tuyên bố chung
Trung Quốc cho rằng quyết định của Mỹ là một “sai lầm” cần được rút lại.
Quyết định của Mỹ được đưa ra chỉ vài ngày trước một cuộc họp của quốc hội Trung Quốc.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc sẽ thảo luận về luật mới này tại cuộc họp bắt đầu vào Chủ nhật.
Trung Quốc đã đề xuất luật an ninh quy định các hành động làm suy yếu chính quyền Bắc Kinh là tội hình sự ở Hong Kong, và có thể lần đầu tiên triển khai lực lượng an ninh của đại lục tới Hong Kong.
Động thái này đã làm dấy lên một làn sóng biểu tình mới chống Trung Quốc đại lục ở Hong Kong.
Tuyên bố của ông Pompeo hôm thứ Sáu không nêu tên các quan chức Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế thị thực của Hoa Kỳ, được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu gần đây của Thượng viện Hoa Kỳ về việc trừng phạt các cá nhân làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và các ngân hàng làm ăn với họ.
Phản ứng trước động thái này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết họ “kiên quyết phản đối quyết định sai trái của Mỹ”.
Trong một tuyên bố được đăng trên Twitter, đại sứ quán nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình, rút lại quyết định và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc”.
Tháng trước, ông Trump cũng nói rằng ông sẽ bắt đầu chấm dứt chế độ ưu đãi cho Hong Kong trong thương mại và du lịch, nhằm phản ứng kế hoạch của Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ cho biết Bắc Kinh đang thay thế “nguyên tắc đã hứa về một quốc gia, hai thể chế bằng quốc gia, một thể chế”.
“Đây là một thảm kịch đối với Hong Kong … Trung Quốc đã bót nghẹt tự do của Hong Kong”, ông nói thêm.
Quốc hội Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết về luật mới, hiện đã được chuyển tới lãnh đạo cấp cao của nước này.
Chính quyền Hong Kong luôn cần một luật an ninh, nhưng đã không thể thông qua luật này vì nó không được ủng hộ rộng rãi.
Trung Quốc hiện đang can thiệp để đảm bảo thành phố chắc chắn có một luật để đối phó với những gì Bắc Kinh coi là thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền của mình.
Luật quy định tội hình sự với bất kỳ hành vi nào dưới đây:
ly khai – tách khỏi Trung Quốc
lật đổ – làm suy yếu quyền lực hoặc thẩm quyền của chính quyền trung ương
khủng bố – sử dụng bạo lực hoặc đe dọa người dân
hoạt động của các lực lượng nước ngoài can thiệp vào Hong Kong
Các chuyên gia nói rằng họ sợ luật này có thể khiến người dân bị trừng phạt vì chỉ trích Bắc Kinh – như xảy ra ở Trung Quốc đại lục.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53202456
Quân đội Mỹ cải tổ để ứng phó với TQ
Tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với đồng minh và đối tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Sáng 24.6 (theo giờ VN), tướng Charles Brown, Tư lệnh lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF), có cuộc họp báo với các phóng viên báo đài trên toàn cầu.
Lo ngại với hành vi của Bắc Kinh
Mở đầu, tướng Brown thừa nhận dịch Covid-19 khiến PACAF không thể tổ chức hoặc tham gia khoảng 50 cuộc diễn tập/năm tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific) như trước đây, và buộc Washington phải nghĩ đến những phương án phi truyền thống, trái với thông lệ để vượt qua thách thức này. Ví dụ, PACAF ngày 29.4 tổ chức hội nghị qua truyền hình với sự tham gia của 19 lực lượng không quân và phòng vệ trên không. Việc tăng cường kết nối cũng được thực hiện qua liên kết từ xa, chẳng hạn như cuộc thảo luận qua mạng giữa các lính không quân Mỹ và Thái Lan hồi tuần trước, sắp tới là Indonesia và Bangladesh.
Mỹ có thể điều quân từ Đức đến Indo-Pacific
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien nhận định hàng ngàn binh sĩ Mỹ có thể được điều động đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo kế hoạch giảm quân đồn trú tại Đức. Tờ Stars and Stripes hôm qua đưa tin tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tuần trước thông báo ý định giảm số binh sĩ Mỹ ở Đức từ 34.500 hiện nay xuống còn 25.000. Huỳnh Thiềm
Tư lệnh PACAF cũng bày tỏ quan ngại trước các hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc tại khu vực trong thời gian qua. Tướng Brown cho biết vào thời điểm ông tiếp nhận quyền chỉ huy PACAF hồi tháng 6.2018, các đơn vị dưới quyền thỉnh thoảng mới trình lên báo cáo về sự xuất hiện của máy bay ném bom H-6 thuộc không quân Trung Quốc.
“Giờ đây, đó là chuyện xảy ra mỗi ngày”, vị tư lệnh cho hay và nói thêm: “Chúng tôi đang tập trung nghiên cứu hành xử của phía Trung Quốc để đưa ra các phương án đối phó và trấn an các đồng minh, đối tác trong khu vực”.
Lính thủy đánh bộ Mỹ hồi tháng 3 đã công bố báo cáo về kế hoạch cải tổ lực lượng vào năm 2030, theo đó tập trung đối phó Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung tâm hợp nhất chiến tranh không quân Mỹ đang thiết kế lực lượng tương lai theo hướng đối đầu với thách thức mà Mỹ đang đối mặt ở Indo-Pacific và đặc biệt là với Trung Quốc.
Về nguy cơ Bắc Kinh muốn lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông, tướng Brown cho hay Washington đang quan sát chuyển động của Trung Quốc và đề nghị các nước khu vực cùng lên tiếng.
Đổi mới chiến lược cho oanh tạc cơ
Tướng Brown cũng đề cập chiến lược mới được áp dụng cho phi đội oanh tạc cơ tại Thái Bình Dương. “Chúng tôi đang triển khai máy bay ném bom theo nhiều cách khác nhau, từ việc mở rộng địa điểm hoạt động đến tăng cường khả năng phục hồi sau chiến dịch. Ví dụ, chúng tôi đưa B-1 quay lại khu vực, lần đầu tiên kể từ năm 2018, xuất kích máy bay từ Mỹ và Guam, lần đầu tiên từ năm 2017 đã đưa B-52 đến Alaska”, tư lệnh PACAF phân tích và cho biết giờ đây lực lượng này phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tư lệnh tấn công toàn cầu của không quân, Bộ Tư lệnh Indo-Pacific và Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ. Theo
tướng Brown, cách tiếp cận mới mang đến sự linh hoạt và “khó đoán” cho máy bay ném bom Mỹ khi thi hành sứ mệnh tại khu vực trọng yếu trong chiến lược của Mỹ.
Vị chỉ huy cũng khẳng định so với Trung Quốc, Mỹ hiện có đủ máy bay tiếp liệu phục vụ cho sứ mệnh của các chiến đấu cơ nước này tại Thái Bình Dương, và không quân Mỹ đang xúc tiến đưa máy bay tiếp liệu thế hệ mới KC-46 đến khu vực. Về khả năng đưa các khí tài chiến lược, như B-52, quay lại bán đảo Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng, tướng Brown cho hay quân đội Mỹ đang quan sát tình hình và làm mọi điều để hỗ trợ nỗ lực dàn xếp thông qua kênh ngoại giao.
Bên cạnh đó, tướng Brown đánh giá cao cơ hội hợp tác với không quân VN, chẳng hạn tiếp tục thảo luận về chương trình đào tạo phi công, và những lĩnh vực khác.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/35480-quan-doi-my-cai-to-de-ung-pho-voi-tq.html
Khả năng Mỹ mời Đài Loan tập trận quân sự
Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC)
Triệu Hằng
Bộ Ngoại giao Đài Loan (MOFA) cho biết hôm 26/6, Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ đề xuất mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) đã cho thấy Washington coi trọng vai trò tích cực của hòn đảo trong việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực, theo truyền thông Đài Loan.
Đề xuất lời mời được đưa vào dự thảo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2021, Ủy ban Quân vụ Thượng viện đệ trình hôm 23/6. Đề xuất vẫn cần toàn Thượng viện bỏ phiếu thuận.
Cuộc tập trận RIMPAC lần thứ 27 được lên lịch vào cuối tháng 8/2020, dự kiến có 20 nước tham dự, nhưng không có Trung Quốc, CNA báo cáo.
MOFA đã cảm ơn Thượng viện và Hạ viện Mỹ vì sự đối đãi của họ dành cho sự an toàn và ổn định của Đài Loan thông qua NDAA. Cũng theo MOFA, các phiên bản gần đây của đạo luật bao gồm các biện pháp tăng cường hợp tác và trao đổi quân đội của cả hai nước.
Dân biểu Hoa Kỳ yêu cầu ngừng phân phối
báo China Daily tới các văn phòng Quốc hội
Bình luậnDu Miên
Dân biểu Đảng Cộng hòa ở tiểu bang Indiana và 4 đồng nghiệp đang thúc giục Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi chấm dứt phân phối báo China Daily, ấn phẩm tuyên truyền trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tới các văn phòng Quốc hội Hoa Kỳ. Hiện bà Pelosi vẫn đang giữ im lặng trước lời kêu gọi này.
Theo Washington Free Beacon đưa tin, trong một lá thư gửi tới bà Pelosi vào đầu tuần này, Dân biểu Jim Banks cho biết: “Tôi đã gửi thư yêu cầu giúp đỡ tới Giám đốc Hành chính Quốc hội cùng Chủ tịch và thành viên của Ủy ban Hành chính Hạ Viện.
“Đáng tiếc là tôi đã không nhận được bất kỳ [sự giúp đỡ nào]; vì vậy, tôi chuyển hướng tới bà với tư cách là Chủ tịch Hạ viện. Tôi muốn hỏi bà: Làm thế nào mà ấn phẩm tuyên truyền của Trung Quốc lại có trước cửa văn phòng tôi vào mỗi sáng khi mà Tòa nhà Quốc hội đang đóng cửa với công chúng? Và bà sẽ làm gì với [vấn đề này]?”
Giám đốc Truyền thông của bà Pelosi là bà Ashley Etienne chưa có câu trả lời đối với yêu cầu bình luận từ The Epoch Times về bức thư của dân biểu Banks. Đồng ký tên vào bức thư gửi tới bà Pelosi còn có các Dân biểu Đảng Cộng hòa Greg Steube từ bang Florida, Brian Babin từ bang Texas, Ralph Norman từ bang Nam Carolina và Mike Johnson từ bang Louisiana.
Dân biểu Chuck Fleishmann – thành viên của Ủy ban Giám định Hạ viện, đã lặp lại những lo ngại của ông Banks trong một email gửi tới The Epoch Times.
Trong thư ông Fleishmann viết: “China Daily là một cơ quan truyền thông của chính phủ Trung Quốc và là phái bộ nước ngoài đã đăng ký theo FARA. Họ thậm chí không được chứng nhận từ phòng trưng bày báo chí Quốc hội. Vậy tại sao ấn phẩm tuyên truyền của ĐCSTQ lại được phân phát cho các thành viên của Quốc hội? Đây là một vấn đề cần phải được xem xét”.
Sau khi phân loại China Daily và 4 hãng thông tấn khác của Trung Quốc là các phái bộ nước ngoài vào đầu năm nay, ngày 22/6, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố sẽ bổ sung thêm 4 cơ quan tuyên truyền khác của ĐCSTQ vào danh sách các cơ quan trực thuộc Đại sứ quán của Trung Quốc và cần phải kiểm soát.
Trong một tuyên bố ngày 22/6, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Morgan Ortagus cho biết: “Trong suốt thập kỷ qua và đặc biệt dưới thời của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ĐCSTQ đã tái cơ cấu các cơ quan tuyên truyền thuộc chính phủ Trung Quốc, ngụy trang chúng thành các cơ quan báo chí và áp dụng quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với các thực thể này”.
“Ông Tập đã khẳng định rằng, ‘Các phương tiện truyền thông trực thuộc [ĐCSTQ] phải có thể thể hiện ý chí của [ĐCSTQ], bảo vệ quyền lực của [ĐCSTQ], và hành động của họ phải nhất quán với [ĐCSTQ] ở mức cao nhất’. Nói tóm lại, trong khi các phương tiện truyền thông phương Tây tôn trọng sự thật, [thì] truyền thông Trung Quốc làm theo chỉ đạo của ĐCSTQ”, bà Ortagus nói.
Văn phòng của các thượng nghị sĩ và dân biểu tại Capitol Hill đã bắt đầu nhận được các ấn phẩm China Daily được phân phối miễn phí kể từ năm 1983. Trong các ấn phẩm gần đây, nhiều bài báo dường như so sánh một cách bất lợi các cuộc bạo loạn tại Hoa Kỳ sau cái chết của George Floyd với sự tàn bạo khi ĐCSTQ muốn cưỡng chế tiếp quản Hong Kong, đi ngược lại thỏa thuận về chính sách “một quốc gia, hai chế độ” mà chính quyền này đã ký với Vương quốc Anh năm 1997.
Trong những năm gần đây, thông qua China Daily, Bắc Kinh đã chi hàng triệu đô-la Mỹ để ngụy trang các phần quảng cáo cho giống với một phần nội dung tin tức chính hãng để đưa vào các tờ báo The New York Times, The Washington Post và các tờ báo lớn khác của Hoa Kỳ.
Nhiều tháng qua, Dân biểu Banks đã tổ chức một cuộc vận động để loại bỏ tờ báo China Daily. Đầu năm nay, ông nói với The Epoch Times rằng “những gì mọi người không biết là mỗi buổi sáng, chúng tôi nhận được một gói gồm tạp chí và báo, và, trong khi điều đó rất hữu ích với tôi với tư cách là một nhà hoạch định chính sách, việc tờ China Daily xuất hiện trong gói đó gần như mỗi ngày là một tiền lệ nguy hiểm”.
“Không chỉ vì [tờ báo này] là một phương tiện tuyên truyền, mà còn bởi vì ai sở hữu nó và ai trả tiền cho nó. [Việc] để [tờ báo này] xuất hiện trước ngưỡng cửa của mỗi thành viên Quốc hội, được phân phát cho mọi thành viên trong nhóm của Quốc hội, và thường xuyên [tuyên truyền những luận điệu] dối trá tới các cử tri đến thăm văn phòng, là điều mà hầu hết các báo dạng này sẽ làm. [Đây] gần như là một sự chứng thực [đảm bảo] [tờ báo này] là một nguồn tin tức hợp pháp, trong khi vốn dĩ nó không phải”.
Trong một bức thư gửi ông Phil Kieko – Giám đốc Hành chính (CAO) của Hạ viện vào ngày 30/9/2019, ông Banks cho biết China Daily và các tờ gập 4 đến 8 trang được kèm thêm trong các ấn phẩm của Hoa Kỳ “đóng vai trò che chở cho tội ác của Trung Quốc, bao gồm nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương và sự ủng hộ của [báo này] cho cuộc đàn áp ở Hong Kong”.
Ông Kieko đã từ chối hành động theo yêu cầu trong thư của ông Banks, với lý do ông không có thẩm quyền với việc phân phối các sản phẩm tin tức cho các văn phòng của Hạ viện. Được biết, trước khi trở thành CAO của Hạ viện, ông Kieko là cựu trợ lý lâu năm của Dân biểu James Sensenbrenner.
Du Miên
Theo The Epoch Times
Hơn 45.200 ca COVID-19 mới trong một ngày ở Mỹ,
cao nhất suốt đại dịch
Mỹ ghi nhận 45.242 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày thứ Sáu, mức tăng cao nhất trong một ngày trong suốt đại dịch, theo thống kê của Reuters. Con số này đưa tổng số người Mỹ đã xét nghiệm dương tính lên ít nhất 2,48 triệu người.
Kỉ lục mới về số trường hợp xét nghiệm COVID-19 dương tính được báo cáo vào lúc một số bang ở trung tâm của đợt gia tăng này đã lùi bước trong những nỗ lực nhằm giảm bớt các hạn chế đối với các doanh nghiệp. COVID-19 là bệnh về đường hô hấp do coronavirus gây ra.
Thống đốc Greg Abbott đã ra lệnh cho các quán bar trên khắp bang Texas phải đóng cửa vào giữa ngày và yêu cầu các nhà hàng giới hạn số lượng chỗ ngồi bên trong ở mức 50%, trong khi nhà chức trách bang Florida ra lệnh cho các quán bar ngay lập tức ngừng phục vụ tại cơ sở của họ.
Florida ban hành các quy định mới sau khi ghi nhận con số gây kinh ngạc 8,942 trường hợp COVID-19 mới, làm lu mờ con số kỉ lục một ngày 5.500 ca mà bang này ghi nhận vào ngày 24 tháng 6.
Thống đốc bang California Gavin Newsom ngày thứ Sáu nói rằng Quận Imperial, phía đông nam thành phố Los Angeles, ghi nhận nhiều trường hợp nhiễm virus đến mức ông đã khuyến nghị họ ban hành một lệnh ở nhà nghiêm ngặt mới. Các quan chức y tế của quận sau đó thông báo trên Twitter rằng lệnh ở nhà được áp đặt vào tháng 3 vẫn được giữ nguyên.
Ông Newsom đã tạm dừng cho phép các quận tiếp tục mở cửa nền kinh tế trở lại để ứng phó với các trường hợp nhập viện gia tăng vì COVID-19.
Texas trước đó là một trong những bang đầu tiên loại bỏ các hạn chế được định ra để kiểm soát đại dịch, cho phép các quán bar mở cửa trở lại vào tháng 5.
Kể từ đó bang này đã chứng kiến các trường hợp mới tăng vọt, báo cáo 5,996 trường hợp trong ngày thứ Năm. Texas cũng chứng kiến số ca nhập viện kỉ lục trong hai tuần qua.
Gần 125.000 người Mỹ đã chết vì COVID-19, là tỉ lệ tử vong cao nhất được biết tới trên toàn thế giới.
Bất chấp những tin tức ảm đạm từ Texas, Florida và các nơi khác, Tổng thống Donald Trump ngày thứ Sáu nói Mỹ đã trở lại sau cuộc khủng hoảng vốn đã khiến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế bị đình trệ và khiến hàng triệu người thất nghiệp.
“Chúng ta có chút việc phải làm thôi, và chúng ta sẽ làm được. Chúng ta có những con số rất tốt cho thấy sự hồi phục, sự trở lại của đất nước chúng ta và tôi nghĩ rằng nó sẽ diễn ra rất nhanh và sẽ rất tốt,” ông nói trong một sự kiện ở Nhà Trắng.
Phó Tổng thống Mike Pence nói tại Texas và Florida “chúng ta đang thấy ngày càng nhiều người trẻ, dưới 35 tuổi, xét nghiệm dương tính. Trong nhiều trường hợp họ không có triệu chứng.”
Cũng báo cáo số ca nhiễm tăng kỉ lục trong tuần này có các bang Alabama, Arizona, California, Georgia, Idaho, Mississippi, Missouri, Nevada, Oklahoma, South Carolina, Tennessee và Wyoming.
Virus corona: BS Fauci nói Hoa Kỳ
gặp ‘vấn đề nghiêm trọng’ với virus corona
Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ BS Anthony Fauci nói nước Mỹ gặp “vấn đề nghiêm trọng” trong lúc 16 tiểu bang đang chống chọi với số ca Covid-19 tăng mạnh.
Tại cuộc họp báo của nhóm điều hành chống dịch tại Nhà Trắng, BS Fauci nói: “Cách duy nhất chúng ta có thể chấm dứt đại dịch là cùng nhau chấm dứt nó.”
Trong khi các chuyên gia y tế nói nhiều việc phải được làm hơn để làm chậm sự lây lan của virus, Phó Tổng thống Mike Pence ca ngợi “các tiến bộ” của Mỹ trong xử lý dịch bệnh.
Hoa Kỳ có số ca nhiễm Covid-19 trong ngày cao kỷ lục
Trump nói cảnh báo của bác sĩ Fauci ‘không thể chấp nhận được’
Hôm thứ Sáu, có hơn 40.000 ca nhiễm mới được ghi nhận trên toàn nước Mỹ.
Đại học Johns Hopkins ghi nhận có 40,173 ca nhiễm mới, con số cao nhất từ trước tới nay, vượt quá kỷ lục ngày hôm trước.
Hoa Kỳ hiện có 2,4 triệu ca nhiễm được xác nhận và trên 125.000 ca tử vong – cao hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu, tiểu ban chuyên trách về Covid-19 của Nhà Trắng cũng khuyến khích người trẻ làm xét nghiệm, ngay cả khi họ không có triệu chứng.
Ông Pence nói Tổng thống Trump yêu cầu ban chuyên trách gửi thông điệp tới người dân Mỹ trong bối cảnh số ca nhiễm và nhập viện tăng mạnh ở các tiểu bang ở phía Nam và phía Tây.
Tại Texas, Florida và Arizona, các kế hoạch mở cửa trở lại đã được tạm ngưng.
Mặc dù số ca hàng ngày tăng một phần là do xét nghiệm nhiều hơn, tỷ lệ xét nghiệm dương tính ở một số vùng cũng đang tăng lên.
Các quan chức y tế Mỹ ước tính số ca thực tế nhiều khả năng cao gấp 10 lần so với con số ghi nhận.
Những gì được nói tại cuộc họp báo Nhà Trắng?
BS Deborah Birx, điều phối viên phản ứng virus corona, cảm ơn những người Mỹ trẻ tuổi đã làm theo chỉ dẫn chính thức về xét nghiệm.
“Nếu trước đây chúng tôi bảo họ hãy ở trong nhà, giờ đây chúng tôi nói với họ hãy đi làm xét nghiệm.”
Bà nói “sự thay đổi lớn” về lời khuyên xét nghiệm sẽ cho phép các quan chức y tế tìm “các ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng mà trước đây chúng ta không tìm được.”
Ông nói thêm: “Những gì diễn ra ở một vùng trên nước Mỹ có thể có tác động tới các vùng khác.”
TS Fauci nói tình trạng có ca nhiễm tăng hiện nay có nhiều lý do – từ nhiều vùng “có lẽ mở cửa hơi sớm quá”, tới việc mở cửa ở thời điểm hợp lý nhưng “không làm theo các bước một cách quy củ”, tới việc bản thân các công dân không tuân thủ hướng dẫn.
“Mọi người đang làm lây sang những người khác, và cuối cùng, bạn sẽ làm lây những người dễ tổn thương,” ông nói.
“Bạn có trách nhiệm đối với bản thân bạn, nhưng bạn cũng có trách nhiệm đối với xã hội vì nếu chúng ta muốn chấm dứt dịch này, thực sự hết… chúng ta phải hiểu rằng chúng ta là một phần trong quá trình đó.”
BS Fauci nói thêm rằng nếu sự lây lan không được chấm dứt, cuối cùng, kể cả những vùng hiện đang có tình trạng tốt cũng sẽ bị lây.
Trong khi đó, vị phó tổng thống ca ngợi nỗ lực của nước Mỹ trong việc xử lý dịch bệnh, và nhắc tới “những tiến bộ vượt bậc” ở những nơi là tâm dịch trước đây, như New York và New Jersey.
“Chúng ta đã làm chậm sự lây lan, chúng ta đã làm phẳng đường cong, chúng ta đã cứu mạng người,” ông nói.
Ông Pence cũng có vẻ phủ nhận có liên hệ giữa việc các tiểu bang mở cửa lại và số ca tăng lên.
Trả lời câu hỏi của một phóng viên, ông nói các bang miền Nam đã mở cửa từ cách đây vài tháng, và số ca nhiễm mới cũng như tỷ lệ lây nhiễm vẫn thấp.
Thay vào đó, ông Pence nói số ca tăng là do có nhiều người trẻ không có triệu chứng cho kết quả xét nghiệm dương tính, và nói thêm dù họ ít gặp rủi ro bị triệu chứng nặng, họ phải “làm các biện pháp đề phòng” và nghe theo lời khuyên của thống đốc bang nơi họ sống.
Màn trình diễn khó khăn
Phân tích của Tara McKelvey, phóng viên Nhà Trắng của BBC
Tuần qua là một tuần khó khăn cho Nhà Trắng.
Số ca nhiễm tăng mạnh ở những tiểu bang nơi các thống đốc bang đã cố gắng củng cố thông điệp của Tổng thống Trump rằng nước Mỹ đang bình thường trở lại.
Số ca tăng vọt đã làm nhiều người lo ngại, và Phó Tổng thống Pence chia buồn với những ai đã mất người thân. Sau đó ông ca ngợi “những bước tiến thực sự tuyệt vời” của chính quyền Trump trong việc xử lý dịch bệnh.
Những ý kiến chỉ trích cho rằng cách nói lạc quan của ông về tình hình là không phù hợp.
Ông Pence đã có công việc khó khăn ngay từ đầu là phải ủng hộ những quan điểm gây tranh cãi của ông Trump.
Màn trình diễn của vị phó tổng thống hôm thứ Sáu là đặc biệt khó khăn, và không thuyết phục đối với nhiều người.
Điều gì đang diễn ra ở những tiểu bang bị nặng nhất?
Hệ thống chính quyền liên bang của Mỹ cho phép các tiểu bang có tự quyết các vấn đề duy trì trật tự và an ninh công cộng – và thậm chí cả khủng hoảng y tế toàn quốc.
Các thống đốc bang, vì thế, chịu trách nhiệm đưa ra các biện pháp phong tỏa ở mức độ chặt chẽ khác nhau.
Tiểu bang Texas, nơi có nhiều động thái để chấm dứt các biện pháp phong tỏa, đã có thêm hàng ngàn ca mới, khiến ông Greg Abbott, Thống đốc Đảng Cộng hòa phải kêu gọi tạm ngưng tái mở cửa.
Ông tuyên bố sẽ đóng cửa các quán bar, ngừng môn thể thao lái bè trên sông, và ra lệnh cho các nhà hàng chỉ hoạt động ở mức 50% công suất để chặn dịch.
Texas ghi nhận số ca nhiễm kỷ lục ở mức 5996 hôm thứ Năm và 47 ca tử vong trong ngày, mức cao nhất trong tháng qua.
Hôm thứ Sáu, Florida phá kỷ lục với 8942 ca nhiễm. Hiện bang này có 122960 ca nhiễm và 3366 ca tử vong.
Trước đó, thống đốc Florida nói không có kế hoạch tiếp tục mở cửa từng bước. “Chúng ta đang ở đây. Tôi không nói là chúng ta sẽ bước sang giai đoạn mở cửa tiếp theo,” ông Ron DeSantis nói với báo.
Arizona cũng là một tâm dịch khác. Thống đốc Doug Ducey, người từng “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp mở cửa lại, giờ đây nói người dân Arizona sẽ ‘an toàn hơn ở nhà’.
New York, New Jersey và Connecticut tuyên bố những ai từ tám bang đang có số ca tăng – Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, North Carolina, South Carolina, Texas và Utah- phải tự cách ly tại nhà 14 ngày.
California ghi nhận số ca mới kỷ lục tuần này, với 7149 ca xác nhận hôm thứ Tư.
Thống đốc Gavin Newsom nói bang này đã tiến hành hơn một triệu xét nghiệm trong hai tuần qua, với khoảng 5% cho kết quả dương tính. Ông Newsom đưa việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng thành bắt buộc ở California.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-53203843
Đội đặc nhiệm coronavirus của Tòa Bạch Ốc
lần đầu tổ chức họp báo công khai trở lại
sau gần 2 tháng khi số ca nhiễm gia tăng
Tin từ Washington, DC – Vào hôm thứ Năm (25 tháng 6), Tòa Bạch Ốc thông báo rằng phó tổng thống Mike Pence sẽ lãnh đạo đội đặc nhiệm coronavirus tổ chức họp báo công khai đầu tiên sau gần hai tháng vào sáng thứ Sáu (26 tháng 6).
Thông báo được đưa ra khi ít nhất 30 tiểu bang đang có số ca nhiễm Covid-19 tăng trở lại, các tiểu bang California, Oklahoma và Texas đang có số ca nhiễm mới tăng cao. Cuộc họp báo sẽ không diễn ra tại Tòa Bạch Ốc mà ở Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS). Cuộc họp báo diễn ra khi tổng thống Trump đã cố gắng tuyên bố đại dịch ở Hoa Kỳ đã “chấm dứt” mặc dù thực tế số ca nhiễm đang tăng, thay vào đó chính quyền ông tập trung vào việc tái mở cửa nền kinh tế.
Tổng thống cũng đã mở lại các cuộc vận động tranh cử, bất chấp các chuyên gia y tế và đội đặc nhiệm của ông khuyến cáo rằng các sự kiện có thể là tụ điểm lây lan của virus. Sau cuộc vận động ở Tulsa, tiểu bang Oklahoma hôm thứ Bảy tuần trước, 8 nhân viên cao cấp của tổng thống đã nhiễm coronavirus.
Các thành viên chủ chốt như viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, bác sĩ Anthony Fauci, điều phối viên phản ứng coronavirus của Tòa Bạch Ốc, bác sĩ Deborah Birx và giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, bác sĩ Robert Redfield đã ít xuất hiện hơn so những tuần đầu của đại dịch. (BBT)
Thống Đốc Gavin Newsom thông báo California
có thể “tạm ngừng” mở cửa trở lại khi số ca nhiễm
COVID-19 phải nhập viện trong tiểu bang tăng 32%
Vào hôm thứ Năm (25 tháng 6), thống đốc Gavin Newsom cho biết các viên chức đang lo lắng về sự gia tăng tỉ lệ nhiễm bệnh và nhập viện do coronavirus ở California gần đây, và khuyến cáo rằng tiểu bang có thể tạm dừng tái mở cửa nếu cần thiết.
Tỷ lệ nhiễm coronavirus của tiểu bang đã tăng 5.1% trong hai tuần qua và tăng 5.6% trong tuần trước, trong khi số ca nhiễm COVID-19 phải nhập viện đã tăng 32% trong 14 ngày qua. Chỉ riêng hôm thứ Năm (25 tháng 6), toàn tiểu bang có 4,240 người nhiễm COVID-19 phải nhập viện. Tính đến nay, ít nhất 195,571 người trên toàn tiểu bang dương tính với virus và 5,733 người đã tử vong.
Quận Los Angeles vẫn là tâm dịch của tiểu bang, chiếm khoảng một nửa số ca nhiễm và tử vong của tiểu bang. California hiện đang bước sang giai đoạn ba của quá trình tái mở cửa nền kinh tế, đã cho phép cho các quận mở lại nhà hàng, tiệm làm tóc, quán bar, nơi thờ cúng, trung tâm giải trí và nhiều ngành nghề khác. Giai đoạn tiếp theo sẽ cho phép nhiều dịch vụ chăm sóc cá nhân và địa điểm giải trí hơn mở cửa trở lại.
Đến nay, California đã có hơn hơn 3.7 triệu người nhiễm coronavirus, trong đó có đến 88,000 người bị nhiễm chỉ trong bảy ngày qua. Các viên chức nói rằng việc tăng cường khả năng xét nghiệm khiến số ca nhiễm báo cáo mỗi ngày cao hơn, các quận đã có số ca nhiễm coronavirus gia tăng trong những tuần gần đây khi nhiều nơi tái mở cửa, kể cả quận L.A.
Như những lần trước, thống đốc kêu gọi cư dân đeo khẩu trang, rửa tay, tập luyện thể chất và giữ gìn ý thức chung. Chính quyền tiểu bang đang theo dõi 11 quận do lo lắng về khả năng kiểm soát COVID-19 trong quá trình tái mở cửa. Theo cơ quan y tế California, trong số đó có quận Riverside và San Bernardino, nơi các viên chức cho rằng các cuộc tụ họp công cộng gần đây đã khiến tỉ lệ nhiễm coronavirus gia tăng. (BBT)
Thống Đốc Texas đóng cửa quán bar,
giới hạn hoạt động ngoài trời
Tin Austin, Texas – Thống Đốc Texas Greg Abbott đã quay ngược một số kế hoạch tái mở cửa, trong bối cảnh số lượng ca nhiễm Covid-19 mới tại tiểu bang này tăng vọt. Vào thứ Sáu, 26 tháng 6, thống đốc Abbott đã yêu cầu các nhà hàng chỉ được đón lượng khách bằng 50% sức chứa, đồng thời các quán bar phải đóng cửa vào buổi trưa và chỉ được bán hàng cho khách đem đi.
Ngoài ra, hầu hết các hoạt động ngoài trời với 100 người trở lên đều phải xin phép chính quyền địa phương. Trong thông cáo báo chí, Thống Đốc Abbott nói, tình hình hiện tại cho thấy nguyên nhân số ca bệnh tăng nhanh là do một số hoạt động xã hội cụ thể, bao gồm cả việc người dân Texas thích tụ tập tại các quán bar.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins, 39,972 ca nhiễm Covid-19 đã được báo cáo tại Hoa Kỳ vào thứ Năm, vượt qua kỷ lục trước đó là 36,291 người. Một số tiểu bang cũng ghi nhận số người bệnh theo ngày cao kỷ lục, bao gồm Alabama, Idaho, và Nevada.
Cũng vào thứ Năm, Texas báo cáo hơn 6,400 ca bệnh, Florida và California mỗi nơi có hơn 5,000, và Arizona báo cáo hơn 3,000 người bệnh. Tính đến thứ Sáu, Hoa Kỳ đã có 124,509 người tử vong vì coronavirus. Số ca nhiễm mới tăng nhanh khiến các bệnh viện tại California và Texas có nguy cơ bị tràn ngập.
Thống Đốc California Gavin Newsom khuyến cáo rằng, số người nhập viện vì coronavirus gia tăng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tái mở cửa tiểu bang. Theo Trung tâm phòng ngừa dịch bệnh CDC, đại dịch coronavirus vẫn chưa kết thúc, và hơn 90% dân số Mỹ vẫn chưa từng tiếp xúc với virus, do đó chưa có kháng thể với Covid-19. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-texas-dong-cua-quan-bar-gioi-han-hoat-dong-ngoai-troi/
Mỹ: Giường chăm sóc đặc biệt không còn chỗ trống
tại các bang có COVID tăng
Một số bệnh viện tại Texas không còn giường trống cho bệnh nhân COVID-19 tại khu chăm sóc đặc biệt (ICU).
Các ca tăng vọt tại một vài tiểu bang Mỹ kể cả Texas, Arizona và Florida nêu lên những lo ngại là Hoa Kỳ nới lỏng lệnh đóng cửa quá nhanh và các bệnh viện có thể hết chỗ.
Houston đang cứu xét việc biến một phần khu phức hợp sân vận động địa phương để tăng thêm khả năng của các bệnh viện-nhưng các giới chức địa phương nói đây không phải là kế hoạch hiện nay của họ.
Hệ thống Trung tâm Y khoa tại Texas dự trù không còn giường trong khu chăm sóc đặc biệt vào ngày 25/6, nhưng đã thành lập “một phòng chiến tranh COVID” và có thể đối phó với 66% trong số các bệnh nhân gia tăng trong những phòng ICU. Các chiến lược bao gồm tái phối trí nhân viên, hoãn các cuộc giải phẫu không cần thiết, đặt giường gần nhau hơn và dùng giường thường cho các khẩn cấp.
Họ tính toán là sẽ không còn chỗ vào ngày 6/7 nếu con số gia tăng các ca nặng tại Texas tiếp tục tiến triển.
Các phòng ICU tại bệnh viện Houston Methodist gần đó cũng gần đầy, tính đến ngày 25/6. Bệnh viện đang chuẩn bị đối phó với các ca gia tăng và cho biết kinh nghiệm chữa trị các bệnh nhân virus corona đã giúp họ để dành giường trong các khu bệnh viện cho những trường hợp nặng nhất.
“Chúng tôi không đặt ống thở cho nhiều bệnh nhân, chúng tôi có nhiều loại thuốc như huyết tương và remdesivir, và tiến trình đặt bệnh nhân nằm sấp, cho phép chúng tôi xử lý được nhiều bệnh nhân tại những nơi chăm sóc cấp tính như chúng tôi đã làm vào tháng 3 và tháng 4,” trưởng khu ICU của bệnh viện, bác sĩ Faisal Masud nói.
Tại Arizona, trên toàn tiểu bang, 88% giường tại khu chăm sóc đặc biệt được sử dụng trong lúc các ca bệnh tiếp tục tăng.
Thống đốc Arizona Doug Ducey nói ngày 25/6 là tiểu bang ông có đủ khả năng bệnh viện để đối phó với lượng bệnh nhân ồ ạt.
Arizona có khả năng tái mở cửa một bệnh viện đã ngưng hoạt động và mở những bệnh viện dã chiến để đối phó với việc bệnh nhân gia tăng.
Tại Florida, độ tuổi của các bệnh nhân COVID tại Hệ thống AdventHealth cũng trẻ hơn những bệnh nhân khi đại dịch bùng phát trước đây và ít cần chăm sóc đặc biệt, bác sĩ Vincent Hsu, chuyên viên kiểm soát lây nhiễm tại AdventHealth cho Florida, nói.
Ông Ed Jimenez, Giám đốc điều hành bệnh viện Shands Trường Đại học Y Florida tại Gainesville, nói ông có thể cắt giảm một phần ba con số bệnh nhân tại bệnh viện của ông bằng cách ngưng các cuộc giải phẫu không khẩn cấp.
Mỹ ngưng cấp visa: Nỗi lo của các hãng công nghệ Mỹ
và lao động nước ngoài
Tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành ngày 22/6 chỉ thị từ đây tới cuối năm 2020 ngưng cấp visa cho người nước ngoài tới Mỹ làm việc, trong đó có visa H-1B dành cho lao động tay nghề cao trong các lĩnh vực như khoa học, kĩ sư, công nghệ thông tin…
Chính quyền Trump nói quyết định này nhằm bảo vệ công ăn việc làm cho người dân Mỹ, giúp giải quyết cuộc khủng hoảng thất nghiệp gây ra bởi đại dịch COVID-19. Tờ Time dẫn lời một quan chức cấp cao ước tính với những hạn chế vừa công bố, khoảng 525 ngàn công ăn việc làm sẽ được dành cho thị trường lao động nội địa.
Lệnh cấm áp dụng cho các dạng lao động theo visa từ H-1B (thường được các công ty công nghệ Mỹ thuê mướn) và thân nhân ‘ăn theo’, visa H-2B dành cho công nhân mùa vụ trong các ngành nghề phi nông nghiệp, visa J-1 dành cho sinh viên trong các chương trình trao đổi văn hoá, cho tới visa L-1 dành cho các giám đốc, quản lý cao cấp của các tập đoàn đa quốc.
Lệnh này miễn trừ cho các lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và những nhân viên y tế đang hỗ trợ đáp ứng đại dịch. Lao động trong ngành chế biến thực phẩm vốn chiếm khoảng 15% các visa H-2B cũng được miễn trừ trong lệnh cấm này, giới chức ẩn danh vừa kể cho biết. Người lao động ở các nước muốn tới Mỹ làm việc là đối tượng bị nhắm mục tiêu, những công nhân nước ngoài đang làm việc trên đất Mỹ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Cuộc thăm dò dư luận do tờ Washington Post kết hợp với trường Đại học Maryland công bố hồi tháng trước cho thấy 65% người dân Mỹ được hỏi ủng hộ một lệnh cấm tạm thời tất cả các hình thức di cư trong khi đại dịch diễn ra, trong khi tỷ lệ phản đối là 34%.
Tờ Seattle Times dẫn lời ông Mark Krikorian, giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu Di trú, gọi lệnh cấm vừa ban hành là “một thắng lợi quan trọng trước lợi ích của các tập đoàn.” Trong nhiều năm qua, ông Krikorian cũng như những người chống nhập cư của đảng Cộng Hoà cho rằng các chương trình dành cho lao động nước ngoài vào Hoa Kỳ như H-1B tạo ra những lỗ hổng lớn trong chính sách di trú khiến cơ hội cạnh tranh việc làm của người dân Mỹ bị thu hẹp, đi kèm với mức thu nhập không được cải thiện.
Luận điểm này bị một số chính trị gia cũng như các đại công ty công nghệ của Mỹ phản đối mạnh mẽ. Thượng nghị sĩ Cộng Hoà Lindsey Graham, một đồng minh thân cận của ông Trump, hôm 22/04 tuyên bố trên Twitter: “Những ai tin rằng người di dân hợp pháp, cụ thể là những người có visa làm việc, gây hại cho người lao động Mỹ, là những người không hiểu gì về nền kinh tế Hoa Kỳ.”
Tập đoàn Amazon nói đây là một quyết định “thiển cận” của chính quyền Trump. “Đón nhận những nhân tài sáng giá nhất từ khắp nơi trên thế giới chính là điều kiện quan trọng cho sự phục hồi kinh tế Mỹ. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ những chương trình, cũng như những nỗ lực bảo vệ quyền lợi của người nhập cư,” Amazon cho biết. Trong năm tài khoá 2019, Amazon là công ty có số lượng đơn xin visa H-1B được chấp thuận cao nhất cả nước, với 3.026 trường hợp.
Quy định tạm ngưng visa lao động vào Mỹ sẽ là một đòn giáng mạnh vào các đại công ty công nghệ của Hoa Kỳ, bởi theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Lao Động Mỹ, gần 80% hồ sơ H-1B là những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
“Cũng như rất nhiều người nhập cư làm việc trong lĩnh vực công nghệ, cá nhân tôi thấy khó mà đồng tình với quyết định này. Ngoài ra tôi còn là một người tuyển dụng và quyết định này nếu kéo dài thêm tới mức không thể tuyển thêm được nhân lực dưới dạng H1B cấp mới thì sẽ vô cùng ảnh hưởng tới công việc kinh doanh.” Ông Trần Việt Hùng- Sáng lập viên công ty Got It, Inc, một công ty khởi nghiệp của người Việt tại thung lũng Silicon, Mỹ, chia sẻ.
Nhưng trong thời gian trước mắt, theo ông Hùng, ảnh hưởng của lệnh đóng băng cấp visa vào thời điểm này chưa phải là lớn do trong mấy tháng vừa qua mọi người gần như không ra khỏi Mỹ vì lệnh “shelter in place” (không rời nơi cư trú) và chính sách “work from home” (làm việc từ nhà) của các công ty công nghệ.
Chia sẻ quan điểm của ông Hùng, luật sư di trú Khanh Phạm từ Texas cho rằng trong tương lai gần sẽ chưa có người nào bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này khi mà công tác xét duyệt cấp visa còn đình trệ giữa đại dịch COVID vì các đại sứ quán và lãnh sự quán Mỹ tại nhiều nơi trên thế giới chưa hoàn toàn mở cửa lại. Thống kê của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy kể từ tháng Hai năm 2020, số lượng visa không định cư được cấp đã giảm tới 90%.
Tùng Phạm, một kĩ sư lập trình hiện đang làm việc cho Amazon tại Mỹ, cho VOA biết lệnh cấm mới ban hành khiến nhiều đồng nghiệp của anh lo lắng. Anh Tùng nói tại văn phòng của anh, hơn phân nửa số nhân viên là lao động nhập cư, đã hoặc đang làm việc tại Mỹ theo diện H-1B. Những người này đến từ nhiều quốc gia bao gồm Châu Âu, Ấn Độ, và cả Việt Nam.
“Họ đều đã ở trong Mỹ nên không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh này, nhưng ai cũng lo lắng không biết Tổng thống Trump sẽ làm gì tiếp theo, liệu con đường từ H-1B lên thẻ xanh thường trú nhân của họ có bị ảnh hưởng trong tương lai hay không,” anh Tùng chia sẻ.
Visa H-1B, theo lời luật sư Khanh Phạm, là chiếc cầu nối để người lao động nước ngoài có thể trở thành thường trú nhân sau thời gian chứng tỏ năng lực tại các công ty Mỹ.
Forbes dẫn số liệu từ Cơ quan Di Trú Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) cho biết, trong năm tài khoá 2019 có tới 21% hồ sơ H-1B bị loại, so với 6% của năm 2015.
Anh H.D (nhân vật xin được phép giấu tên) cũng là một kĩ sư lập trình cho Amazon. Không may mắn như Tùng Phạm, hồ sơ xin H-1B của anh H.D không được chấp nhận. Chia sẻ với VOA Tiếng Việt, anh H.D nói anh cảm thấy buồn nhưng “vẫn may mắn vì còn có nhiều lựa chọn.”
Một trong những lựa chọn mà anh đang cân nhắc đó là sang Canada làm việc. Công ty Amazon có hẳn một văn phòng tại Canada dành cho những nhân viên không qua được vòng H-1B. Trong những năm gần đây, quốc gia láng giềng này đang tận dụng tốt xu hướng thắt chặt di dân của chính quyền Tổng thống Trump để thu hút lực lượng lao động quốc tế chất lượng cao, với thời gian xét duyệt hồ sơ nhanh hơn và tỉ lệ từ chối thấp hơn ở Mỹ.
“Tôi không nghĩ là chính sách đóng băng H-1B sẽ giúp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Mỹ trong ngành công nghệ,” ông Trần Việt Hùng – Sáng lập viên công ty Got It, Inc nói với VOA Việt ngữ.
“Ngành công nghệ của nước Mỹ hùng mạnh như bây giờ là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Silicon Valley được tạo lên và phải triển nhờ sự góp sức của rất nhiều người nhập cư. Bất kỳ
quyết định nào làm thay đổi các giá trị đó đều có khả năng làm giảm khả năng cạnh tranh của Mỹ và để các nơi khác thu hút mất nguồn nhân lực này,” ông dẫn giải.
Hạ Viện thông qua dự luật để biến Washington DC
trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Tổng Thống Trump hứa sẽ phủ quyết
Hạ viện hôm thứ Sáu đã bỏ phiếu để biến Washington D.C. trở thành tiểu bang thứ 51, một hành động được cư dân Washington và đảng Dân chủ hỗ trợ như một sự thừa nhận lâu dài về quyền công dân đầy đủ, trong khi đảng Cộng hòa chỉ trích nỗ lực này như là một hành động tiếm quyền của đảng Dân Chủ. Số phiếu thông qua là là 232 thuận và 180 chống.
Cuộc bỏ phiếu phần lớn dọc theo làn ranh đảng phái. Dự luật được cho là sẽ chết khi chuyển đến Thượng viện do đảng cộng hòa lãnh đạo và cũng sẽ bị Tổng thống Trump phủ quyết. Đảng dân chủ lập luận rằng một khi Washington DC trở thành tiểu bang, cư dân trong vùng có quyền công dân bình đẳng và chấm dứt sự bất công trong việc nộp thuế, phục vụ trong quân đội và đóng góp cho sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ. Cư dân D.C hiện đang nộp thuế nhưng không có đại diện dân cử tại quốc hội.
Dân biểu Maxine Waters cho biết việc thiếu đại diện dân cử tại quốc hội là một sự bất công chủng tộc vì quận có dân số người Mỹ gốc Phi Châu rất đáng kể. Chiến thắng hôm thứ Sáu đánh dấu lần thứ hai hạ viện bỏ phiếu về một dự luật như vậy trong gần 230 năm kể từ khi Washington DC được thành lập.
Một dự luật năm 1993 để trao cho tiểu bang DC và đổi tên nó thành New Columbia “đã thất bại với số phiếu 277-153. (BBT)
Lãnh đạo Black Lives Matter đe dọa
sẽ ‘thiêu rụi hệ thống này’ nếu không được đáp ứng
Hương Thảo
Người dẫn đầu phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter) tại vùng New York mở rộng ông Hawk Newsome đã có buổi phỏng vấn với Đài Fox News hôm thứ Tư (24/7) để thảo luận về đường hướng tiếp theo của phong trào, mà nhiều trong số đó đi kèm nạn cướp bóc, phá hại của công và bạo lực.
Phong trào biểu tình Black Live Matters nổ ra trên khắp nước Mỹ sau cái chết của người đàn ông da màu bị ngộ sát George Floyd khi bị cảnh sát bắt giữ.
“Ông … từng nói rằng bạo lực đôi khi là cần thiết trong những tình huống như thế này …”, người dẫn chương trình Martha MacCallum hỏi Newsome. “Chính xác thì ông hy vọng đạt được điều gì thông qua bạo lực?”
“Ồ, thật thú vị khi bà đặt ra câu hỏi như vậy”, ông Newsome trả lời, “bởi vì đất nước này được xây dựng dựa trên bạo lực. Cách mạng Mỹ là gì, chính sách ngoại giao của chúng ta trên toàn cầu là gì?”.
Người dẫn đầu phong trào Người da đen đáng được sống (Black Lives Matter) tại vùng New York mở rộng ông Hawk Newsome (ảnh chụp màn hình/Fox News).
“Chúng ta tiến vào, làm nổ tung các quốc gia và thay thế các nhà lãnh đạo của họ bằng các nhà lãnh đạo mà chúng ta thích. Vì vậy, đối với bất kỳ người Mỹ nào buộc tội chúng tôi là bạo lực thì điều đó vô cùng đạo đức giả”.
Đáp lại câu trả lời của Newsome, người dẫn chương trình MacCallum giải thích câu hỏi của cô chỉ dựa trên những bình luận mà cô được nghe Newsome đưa ra trong các cuộc phỏng vấn khác nhau.
“Tôi muốn nói rằng”, Newsome nói tiếp, “Nếu đất nước này không đáp ứng những gì chúng tôi muốn, chúng tôi sẽ thiêu rụi hệ thống này và thay thế nó. Và tôi có thể nói điều này theo nghĩa bóng. Tôi có thể nói điều đó theo nghĩa đen. Điều đó phụ thuộc vào cách hiểu của từng người”.
Newsome cũng khẳng định phong trào Black Lives Matter là để nhằm “cứu mạng người”, và những thành viên của nó nên được “hoan nghênh” vì đã thực thi Tu Chính Án thứ hai thuộc Hiến pháp, theo đó bảo vệ Quyền mang vũ khí của dân thường và binh lính.
“Không ai nói về việc phục kích các sĩ quan cảnh sát. Chúng tôi đang nói về việc bảo vệ tính mạng [người da đen]”, Newsome nói. “Không có gì mang tính Mỹ hơn thế. Chúng tôi nói về việc tôn trọng và duy trì Tu Chính Án thứ hai, nhưng điều đó dường như đã trở thành đạo đức giả khi người da đen bắt đầu nói về việc trang bị vũ khí để tự bảo vệ mình, [thì họ bị] coi là ‘bạo lực’. Trong khi người da trắng cầm súng trường đến trụ sở chính phủ liên bang, chính phủ tiểu bang, thì không sao cả”.
Cuộc phỏng vấn chuyển hướng sau khi người dẫn chương trình MacCallum đọc một câu trích dẫn của nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng, mục sư người da đen và nhà đoạt giải Nobel hòa bình Martin Luther King Jr, và hỏi liệu Newsome có đồng tình với điều đó hay không. Câu nói được Martin Luther King Jr đưa ra hội nghị lãnh đạo Kitô giáo miền Nam năm 1967:
“Chúng ta hãy bất mãn, cho đến một ngày khi không còn ai hét lên, “Quyền lực cho người da trắng! “, khi không còn ai sẽ hét lên, “Quyền lực cho người da đen!”, mà mọi người đều sẽ nói về sức mạnh của Chúa và sức mạnh của con người.’”
“Tôi yêu Chúa và ngài là vị cứu tinh của tôi”, Newsome trả lời. “Chúa Giê-su là nhà cách mạng cấp tiến người da đen nổi tiếng nhất trong lịch sử. Và ông cũng bị đối xử giống như Tiến sĩ Martin Luther King Jr. Ông ấy bị bắt và đã bị đóng đinh hoặc ám sát. Đây là những gì xảy ra với các nhà hoạt động xã hội da đen. Chúng tôi bị chính phủ sát hại”.
Về nhận định Chúa Giê-su là người da đen, ông Newsome đã trích dẫn một vài đoạn Kinh Thánh, trong đó mô tả tóc của Chúa giống lông cừu và chân của Ngài giống bánh mỳ nướng. Ông Newsome cho rằng đó là bằng chứng chứng tỏ Chúa Giê-Su là người da đen, và rằng hình tượng Chúa Giê-su da trắng là kết quả của chủ nghĩa da trắng thượng đẳng.
Kết thúc cuộc phỏng vấn, Newsome nói: “Tôi chỉ muốn giải phóng người Mỹ gốc Phi và chủ quyền của người da đen, bằng mọi cách cần thiết.”
Trước tuyên bố “thiêu rụi hệ thống” của các lãnh đạo Black Lives Matters, Tổng thống Trump đã bình luận trên Twitter hôm 25/6. Ông nói: “Đây chính là Phản quốc, Nổi loạn, Lật đổ!”
Đó là một bình luận trực diện nhất mà ông Trump từng đưa ra chống lại phong trào Black Lives Matter, một tổ chức mà những người đồng sáng lập của nó tự mô tả mình là những người theo chủ nghĩa Mác-xít. Người lãnh đạo này cũng nói tuần trước rằng “mục tiêu của chúng tôi là hạ bệ tổng thống Trump”.
Tổng thống Trump ký sắc lệnh bảo vệ
các tượng đài và di tích lịch sử trước những kẻ cực đoan
Minh Hòa
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Sáu (26/6) thông báo ông đã ký một sắc lệnh hành pháp để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và các bức tượng của Mỹ trước nguy cơ bị những người biểu tình bạo lực phá hoại.
Ông Trump viết trên trang Twitter cá nhân của ông với hơn 80 triệu người theo dõi: “Tôi vừa có vinh dự ký một sắc lệnh hành pháp rất mạnh mẽ để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và các bức tượng ở Mỹ, đồng thời đấu tranh với tình trạng bạo lực hình sự gần đây. Các án tù dài hạn sẽ được đưa ra đối với các hành vi vô pháp luật chống lại đất nước vĩ đại của chúng ta”.
Fox News đưa tin, sắc lệnh mới này cấm các hành vi mạo phạm những di tích công cộng, phá hoại các tài sản của chính phủ và các hành vi bạo lực như gần đây. Sắc lệnh cũng cung cấp hỗ trợ để bảo vệ các bức tượng liên bang, đồng thời rút lại các trợ cấp liên bang cho các khu vực và các cơ quan thực thi pháp luật không ngăn chặn được các hành vi mạo phạm.
Cùng ngày, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr đã chỉ đạo thành lập một đội đặc nhiệm để chống lại những kẻ cực đoan gây bạo loạn, đặc biệt là phong trào “boogaloo” và những người thuộc nhóm Antifa, theo Fox News.
Nhiều cuộc biểu tình xuất hiện tại Mỹ sau cái chết của ông George Floyd, một nghi phạm da màu bị cảnh sát ghì cổ xuống đường trong khoảng 9 phút. Trong khi một số cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, một số khác đã xuất hiện các hành vi bạo lực, phá hoại, hôi của. Tình hình ngày càng trở nên cực đoan với nhiều vụ phá hoại di tích lịch sử, các tài sản công cộng và các cơ sở kinh doanh.
USA Today cho biết những kẻ cực đoan đã cố gắng giật đổ một bức tượng của cố Tổng thống Andrew Jackson ở công viên Lafayette, ngay bên kia đường với Nhà Trắng. Các bức tượng của các nhân vật lịch sử khác, bao gồm George Washington, Abraham Lincoln và Theodore Roosevelt, cũng đã bị nhắm mục tiêu tại các thành phố trên cả nước.
Fox News đưa tin, những người biểu tình có kế hoạch phá nát Tượng Giải phóng của Abraham Lincoln tại Công viên Lincoln vào tối thứ Sáu (26/6) theo giờ địa phương, tức sáng nay theo giờ Việt Nam. Bức tượng được xây dựng nhằm tưởng nhớ vị tổng thống thuộc đảng Cộng hòa có công trong việc chấm dứt chế độ nô lệ tại Mỹ. Năm 1861, Lincoln công bố Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và vận động thông qua Tu chính án thứ Mười ba nhằm bãi bỏ chế độ nô lệ.
Một số người thậm chí còn kêu gọi phá bỏ các bức tượng của Chúa Jesus.
Hôm thứ Tư (24/6), Tổng thống Trump tuyên bố sẽ không cho phép đám đông biểu tình cực đoan phá hủy các bức tượng của Chúa Jesus và các bức tượng của những người lập quốc.
“Chừng nào tôi còn ở đây thì việc này không xảy ra”, ông Trump tuyên bố. “Tôi nghĩ rằng nhiều người đang đánh sập những bức tượng này, thậm chí còn không biết bức tượng đó là gì và có ý nghĩa ra sao”.
Tường thuật của một nhà báo: Năm ngày đáng sợ
trong ”Khu Tự trị Capitol Hill”
Bình luậnThanh Liên
Vào buổi đêm ngày 8 tháng 6, những người biểu tình cánh tả trong phong trào “Người da đen đáng được sống” [Black Lives Matter] và tổ chức Antifa đã tuyên bố quyền sở hữu 6 khu nhà ở giữa thành phố lớn nhất Tây Bắc Thái Bình Dương. Họ đặt tên cho lãnh thổ mới của mình là “Khu tự trị Capitol Hill”, hay CHAZ. Không có luật lệ hoặc quy tắc nào được áp dụng ở đây ngoại trừ một điều: ”Không một cảnh sát nào được cho phép vào khu vực này”.
Từ buổi sáng, cảnh sát Seattle đã chất tất cả đồ dùng từ tòa nhà East Precinct vào xe tải và xe hơi trong sự hoang mang. Trong vài giờ, họ lên xe và rời khỏi văn phòng cảnh sát.
Trải qua năm ngày đêm bí mật ở trong khu vực này, tôi đã liên tục trải nghiệm về tình trạng “vô chính phủ”, hỗn loạn và tội phạm bạo lực. Để tránh bị lộ thân phận là nhà báo (vì một số phóng viên đã bị cấm hoặc bị trục xuất), tôi đã ngủ và tắm bên ngoài khu vực này. (Những người bên trong khu vực này không có nhà tắm nhưng họ có các phòng tắm di động). Trong hầu hết thời gian, tôi đã dùng bữa và nghỉ ngơi uống nước ở nơi nào khác, vì tôi lo ngại rằng việc tháo khẩu trang ra sẽ dẫn đến nguy cơ tôi bị nhận diện. Mỗi ngày, tôi vào khu vực này hai lần qua biên giới bằng hàng rào được dựng lên của khu này – một lần vào đầu giờ chiều, một lần nữa sau khi mặt trời lặn, và ở lại cho đến nửa đêm.
Hoạt động tội phạm đã gia tăng bên trong và bên ngoài khu vực này. Vào sáng thứ Bảy (ngày 20/6), một vụ nổ súng đã diễn ra khiến ít nhất một người chết và một người khác bị thương gần một trạm kiểm soát thuộc khu tự trị. Theo bản tin cho biết, cảnh sát đã gặp phải sự kháng cự khi họ cố gắng tiếp cận các nạn nhân là những người đã được đưa lên ô tô riêng đến bệnh viện ngay sau đó. Một số bản tin cho biết cảnh sát đã vào trong khu vực này để thu thập vỏ đạn và chứng cứ.
Hôm thứ Năm (ngày 18/6), cảnh sát đã bắt giữ Robert James sau khi anh ta rời CHAZ. Anh ta bị buộc tội lừa một phụ nữ khiếm thính vào trong lều và tấn công tình dục cô. Cùng ngày đó, cựu ứng cử viên hội đồng thành phố Isaiah Willoughby, đã bị bắt vì nghi ngờ bắt đầu cuộc tấn công đốt phá tòa nhà East Precinct vào ngày 12/6.
Cảnh sát trưởng Carmen Best đã tuyên bố rằng cảnh sát ở khu vực lân cận mất thời gian “nhiều hơn gấp ba lần” để phản hồi các cuộc gọi đến số 911, vì đã có một văn phòng cảnh sát bị giải tán.
Bà Best cho biết: “Các cuộc gọi khẩn cấp, thường có nghĩa là ai đó đang bị tấn công, đôi khi đó là một vụ hiếp dâm, đôi khi đó là một vụ cướp, nhưng nếu đó là một cuộc gọi ưu tiên hàng đầu thì có nghĩa là điều gì đó tồi tệ đang xảy ra, nhưng chúng tôi lại không thể đến đó”.
Nhiều cuộc biểu tình dạng “chiếm đóng” đã xảy ra trên khắp nước Mỹ kể từ vụ chiếm đóng đầu tiên gần Phố Wall năm 2011. Nhưng CHAZ không hề giống như thành phố lều trại yên bình nhất trong Công viên tư nhân Zuccotti, vốn được Sở cảnh sát thành phố New York (NYPD) giám sát và theo dõi chặt chẽ.
Những kẻ chiếm đóng CHAZ, từ vài trăm đến 10.000 người, tùy thuộc vào mỗi ngày khác nhau, với nhiều người được trang bị vũ trang công khai, kiểm soát tất cả các khu phố của Capitol Hill gần trung tâm thành phố. Khu phố này là trung tâm của khu người đồng tính và người chống lại văn hóa tại Seattle, và có rất nhiều doanh nghiệp và tòa nhà chung cư tại đây. Hiện giờ, CHAZ tuyên bố rằng tất cả đều thuộc về khu tự trị CHAZ.
Trước khi tiếp quản, các cuộc đụng độ dữ dội giữa những kẻ bạo loạn và cảnh sát bảo vệ tòa nhà East Precinct đã khiến hàng chục cảnh sát viên bị thương bởi đá và các loại vật dụng tấn công khác. Người biểu tình và người nổi loạn buộc tội cảnh sát cư xử tàn bạo, dẫn đến việc thị trưởng thành phố Seattle Jenny Durkan và Cảnh sát trưởng Carmen Best cấm cảnh sát sử dụng bình xịt hơi cay, bình xịt tiêu và lựu đạn gây choáng trong 30 ngày.
CHAZ đang có hiệu ứng vang dội ở những nơi khác. Vào đầu giờ ngày thứ Năm (18/6), tổ chức Antifa và những người biểu tình cánh tả khác đã thành lập một “khu tự trị” ở trung tâm thành phố Portland, bang Oregan. Họ đã đánh cắp tài sản của thành phố và của cơ sở kinh doanh để xây dựng một bức tường rào. Có ít nhất một người biểu tình được nhìn thấy là có mang theo một khẩu súng trường. Khu vực này sau đó đã bị cảnh sát giải tán, nhưng các nhà hoạt động thuộc cánh tả quyết tâm thử lại. Những người biểu tình ở Nashville và các thành phố khác đã cố gắng tái tạo các “khu tự trị” của riêng họ, được mô phỏng theo CHAZ, nhưng cho đến nay đã bị cơ quan thực thi pháp luật ngăn chặn.
CHAZ đang có hiệu ứng vang dội ở những nơi khác. Tổ chức Antifa và những người biểu tình cánh tả khác đã cố gắng tái tạo các “khu tự trị” của riêng họ, được mô phỏng theo CHAZ, nhưng cho đến nay đã bị cơ quan thực thi pháp luật ngăn chặn.
Tổ chức Antifa và những người biểu tình cánh tả khác cố gắng tái tạo các “khu tự trị” của riêng họ, được mô phỏng theo CHAZ, nhưng cho đến nay đã bị cơ quan thực thi pháp luật ngăn chặn. (Getty)
Tại Seattle, ngay khi cảnh sát sơ tán khỏi văn phòng gần hai tuần trước, những người biểu tình đeo mặt nạ đã đánh cắp tài sản của thành phố, như là: vật chắn đường, hàng rào chắn và nhiều thứ khác, để tạo ra các rào cản tạm thời. Những rào cản này trở thành trạm kiểm soát biên giới chính thức trong và ngoài CHAZ. Sau đó, chúng được củng cố thêm các lớp bảo mật: phong tỏa nhiều hơn và có lính gác suốt 24 giờ. Một nhóm lớn các tình nguyện viên được tập hợp lại để tự chỉ định về “việc an ninh” cho CHAZ. Nhiều người trong số họ đeo những miếng dán có biểu tượng cho biết họ là thành viên của Câu lạc bộ súng Puget Sound John Brown, một tổ chức dân quân kiểu cực tả được đặt theo tên của chủ nghĩa cực đoan mang tính phá hủy. Năm ngoái, một trong những thành viên của nhóm này đã thực hiện một cuộc tấn công vũ trang vào một cơ quan Di trú và Hải quan ở thành phố Tacoma, bang Washington. Cảnh sát cho biết phần tử cực đoan Willem van Sprossen đã cố gắng đốt cháy bình khí propan 500 gallon được gắn tại trụ sở cơ quan này. Anh ta đã bị cảnh sát giết chết.
Mặc dù nhóm này có liên kết với chủ nghĩa cực đoan bạo lực, các thành viên có vũ trang của nó đã được vinh danh tại khu CHAZ vì “bảo vệ” thành công những kẻ chiếm đóng mới. Người đứng đầu an ninh CHAZ là một phụ nữ thấp người tên là “Creature”. Cô ta và các thành viên còn lại trong nhóm giao tiếp qua các thiết bị bộ đàm và tai nghe. Một số người trong đó công khai mang súng trường, súng ngắn, dùi cui hoặc dao. Căn cứ hoạt động của họ nằm trong khu vực ăn uống ngoài trời của nhà hàng Mexico tên là the Rancho Bravo Tacos. Biển hiệu được đăng trên tất cả các căn cứ hoạt động của họ tuyên bố: “KHÔNG ĐƯỢC CHỤP ẢNH. KHÔNG ĐƯỢC QUAY VIDEO”. Một biển hiệu khác liệt kê tên Venmo (nền tảng hỗ trợ giao dịch thanh toán điện tử) dành cho việc quyên góp.
Mặc dù CHAZ tuyên bố không có quy tắc, nhưng nó đã nhanh chóng lập nên một bộ quy tắc ứng xử phức tạp mà thay đổi từ vùng này sang vùng khác và thậm chí thay đổi trong ngày. Ví dụ, những người trong khu vực vườn, hầu hết là người da trắng, cần đảm bảo rằng họ không “xâm chiếm lại” không gian này.
Các bản tin truyền thông chính thống đã tập trung vào bầu không khí “bữa tiệc bị khóa kín” của việc chiếm đóng, lặp lại luận điểm từ bà Jenny Durkan – thị trưởng thành phố Seattle. Bà này, cùng với Thống đốc bang Washington là Jay Inslee, một người theo đảng Dân chủ, đã cố gắng hết sức để nhấn mạnh
bản chất “hòa bình” của việc chiếm đóng. Đối với các đội ngũ truyền thông đến vào ban ngày, “hòa bình” chắc chắn là những gì họ sẽ thấy. Người dân tổ chức tiệc nướng ngoài đường. Nhiều người đem con đến để biểu diễn nghệ thuật đường phố. Mọi người dắt chó đi dạo.
Nhưng vào ban đêm, một mặt hoàn toàn khác của CHAZ xuất hiện.
Do thiếu sự thống nhất trong khâu lãnh đạo, những người sử dụng vũ lực đã tự nhiên vươn lên dẫn đầu. Ví dụ, rapper Raz Simone, tên thật là Solomon Simone, đã giữ việc tuần tra CHAZ vào một số đêm với một đoàn tùy tùng vũ trang. Simone, người gốc Georgia, có một hồ sơ về việc bị bắt giữ về tội có hành động tàn ác đối với trẻ em và các cáo buộc khác. Anh ta thường tiến hành các cuộc tuần tra của mình với một khẩu súng trường bán tự động dài và vũ khí đeo ở bên cạnh người. Cuối tuần trước, một đoạn livestream đã ghi lại cảnh Simone đưa cho một người đàn ông khác một khẩu súng trường từ cốp xe.
Đối với các đội ngũ truyền thông đến vào ban ngày, “hòa bình” chắc chắn là những gì họ sẽ thấy. Nhưng vào ban đêm, một mặt hoàn toàn khác của CHAZ xuất hiện:
Không phải ai trong CHAZ cũng thừa nhận sự hiện diện giống như cảnh sát của Simone, nhưng không ai sẵn sàng đứng lên chống lại anh ta và nhóm của anh ta. Đã có những hậu quả cho những người được coi là mối đe dọa hoặc thách thức. Kalen Diên Almeida, một nhà báo độc lập có trụ sở tại Los Angeles, đã ghi hình lại Simone và băng nhóm của anh ta vào đầu giờ ngày thứ Hai (15/6). Nhà báo này đã bị phát hiện bởi một trong những người của Simone. Almeida đã bị cư xử thô bạo, băng nhóm của Simone đã đuổi theo anh và cố gắng lôi anh ta vào lều an ninh. Almeida đã trốn thoát bằng cách trốn trong một công trường xây dựng bên ngoài CHAZ, gọi đến 911 và chờ đợi cảnh sát đến giải cứu.
Những người “không may” có nhà hoặc doanh nghiệp trong khu CHAZ – ước tính khoảng 30.000 cư dân – không có quyền nêu ý kiến gì về “những người cai trị mới” của họ. Người dân đã kín đáo lên tiếng bày tỏ những lo ngại của họ với truyền thông địa phương. Tiếng súng nổ và “tiếng la hét khủng bố tinh thần” vào ban đêm đã được kể lại. Một cư dân của một tòa nhà chung cư đã ra ngoài hai lần để yêu cầu những người biểu tình rời khỏi con hẻm nơi lối vào. Họ đã gạt anh ta ra.
Mọi cơ sở kinh doanh và tài sản bên trong khu CHAZ đều bị phá hoại bằng hình vẽ graffiti (hình phun sơn trên tường). Hầu hết các thông điệp trên tường đều nói đến một số điều khác nhau về phong trào “Người da đen đáng được sống” [Black Lives Matter] hoặc “George Floyd”, trong khi các dòng tin khác kêu gọi giết chết cảnh sát. Hầu hết phía ngoài các cơ sở kinh doanh bị che lấp bởi những dòng tin. “ACAB – Tất cả cảnh sát đều là những kẻ khốn” là một khẩu hiệu của Antifa được viết trên đó.
Các cơ sở kinh doanh ngoài khu CHAZ cũng đang phải chịu đựng. Tuần trước, nhà bán lẻ Trader Joe ở Capitol Hill tuyên bố họ sẽ đóng cửa ngay lập tức và vô thời hạn vì “những lo ngại về an toàn và bảo mật”. Ngoài ra, vào tối ngày 13/6, khoảng 100 người biểu tình tức giận đã chạy đến một cửa hàng sửa chữa ô tô gần đó để “cứu hộ” một “đồng đội” đang bị giam giữ. Theo báo cáo của cảnh sát, chủ cửa hàng, John McDermott, đã cố gắng ngăn một người tên là Richard Hanks vì anh này đột nhập vào cơ sở kinh doanh, lấy trộm tài sản và cố gắng phóng hỏa. Người chủ và con trai của ông cho biết họ đã gọi cảnh sát “nhiều lần”, nhưng không có phản hồi nào từ cảnh sát và lính cứu hỏa.
Những kẻ bạo loạn từ CHAZ đã phá cổng vào cơ sở kinh doanh và bắt đầu xô đẩy người chủ tiệm. Một nhóm lớn các tình nguyện viên của CHAZ đã cố gắng làm dịu tình hình. Đó là một trong những lần hiếm hoi cộng đồng này có thể tự giữ trật tự. Bộ phận an ninh tư nhân của cơ sở kinh doanh cho biết họ tìm thấy nơi giấu vũ khí, bao gồm cả súng trường, được giấu trong một bụi cây gần đó.
Quyên góp từ bên ngoài đã được “rót” vào mỗi ngày, cung cấp cho trại nhiều trạm cung ứng thực phẩm và tiếp tế. “Siêu thị không cảnh sát” là gian hàng cung ứng lớn nhất, phân phối thịt sống và rau quả tươi. Bên cạnh những chiếc lều trong công viên Cal Anderson, những người chiếm đóng đã bắt đầu phát triển những “trang trại” thô sơ để trồng rau diếp và rau thơm. Một trang trại chỉ dành cho “người da đen và người bản địa”. Những ai muốn kết bạn mới có thể ngồi trên một trong nhiều ghế sofa tại khu vực “Cafe đàm luận việc trao nền độc lập” và cà phê sẽ được phục vụ miễn phí.
Các nhóm chính trị cánh tả đã tận dụng cơ hội này để tuyển dụng các thành viên mới. Những người theo phe xã hội chủ nghĩa dân chủ Hoa Kỳ (The Democratic Socialists of America) là thành phần đặc biệt nổi bật bổ sung vào những người Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Seattle (Seattle Revolutionary Socialists). Nhưng trong trường hợp không có bất kỳ sự kiểm soát nào, có lẽ là theo cách cố ý, những kẻ cực đoan cũng đã thiết lập cửa hàng. Một trạm đã được thiết lập để hoạt động và tuyên truyền chủ nghĩa cực đoan vô chính phủ – hệ tư tưởng chính trị của Antifa. Một hướng dẫn có tiêu đề “Chặn, Chiếm đóng, Tấn công lại”, đã hướng dẫn cách chống lại cảnh sát và chế tạo những “quả bom” thô sơ bằng cách sử dụng các bóng đèn và sơn.
Một cuốn sách nhỏ khác có tựa đề là “Chống lại cảnh sát và thế giới nhà tù mà họ duy trì”, với các bài tiểu luận ngắn về lý do tại sao cảnh sát, chủ nghĩa tư bản và nhà nước phải bị phá hủy bằng mọi giá hoặc bằng bất kỳ phương tiện thiết yếu nào, bao gồm cả thông qua bạo lực. Một mục khác giải thích rằng các phương tiện truyền thông là những kẻ thù vì đã “phá vỡ” các cuộc cách mạng.
Cuốn sách nhỏ đã nêu rằng: “Sự khinh miệt của chúng ta đối với các phương tiện truyền thông là không thể xóa bỏ được, bắt nguồn từ sự căm ghét của chúng ta đối với toàn bộ thế giới này”. Việc tấn công vào các nhà báo bị buộc tội là không đi theo đường dây này đã trở nên phổ biến. Vào thứ Hai (ngày 15/6), một lính canh đeo mặt nạ của tổ chức Antifa đã chỉ điểm tôi cho “các đồng đội” của cô ta và cố gắng tập hợp một đám đông lại. Tôi đã rời đi trước khi có thể bị tấn công. Ngày hôm sau, một đội ngũ của kênh Fox News đã bị ép buộc phải rời khỏi khu vực.
Khi biết những nguy hiểm mà các nhà báo phải đối mặt ở CHAZ, tôi đã cố gắng hòa nhập vào đám đông bằng cách mặc đồng phục “khối màu đen” phổ biến bởi tổ chức Antifa. Tôi tránh nói chuyện với mọi người vì có khả năng họ sẽ nhận ra giọng nói của tôi. Khi họ đã xem tôi là một trong số họ, họ rất tốt bụng. Họ cung cấp cho tôi nước và đồ ăn nhẹ trong suốt cả ngày. Mặt khác, “những người lạ mặt” khả nghi sẽ bị nhóm an ninh tấn công ngay lập tức.
Bất chấp những lời cầu xin khôi phục lại pháp luật từ những người sống và làm việc bên trong Capitol Hill, hội đồng thành phố Seattle kiên quyết rằng CHAZ nên tiếp tục. Vào thứ Ba (ngày 16/6), giới chức thành phố thậm chí còn cung cấp “các bản nâng cấp” cho CHAZ, bao gồm các kế hoạch tăng gấp đôi việc phong tỏa đường phố cùng với các dịch vụ vệ sinh và nhà vệ sinh di động.
Thật khó để giải mã những gì mà những người chiếm đóng CHAZ muốn. Mỗi phe, dù bất kể là theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa Mác hay vô chính phủ, đều có chương trình nghị sự riêng. Nhưng một “bản yêu sách” trực tuyến của ”Khu Tự trị Capitol Hill” gửi chính quyền Seattle, Washington (được đăng trên trang Medium) có nhiều yêu cầu hơn ngoài việc bãi bỏ hệ thống tư pháp hình sự.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các yêu cầu đó không được đáp ứng? Jaiden Grayson, một phụ nữ da đen trẻ tuổi, người đã huy động một lượng lớn người theo CHAZ, nói với một nhà làm phim: “Đáp lại yêu cầu của người dân hoặc chuẩn bị để đương đầu với bất kỳ điều gì có thể xảy ra… Đây thực sự không phải là một cảnh báo. Tôi đang cho mọi người biết những gì sẽ diễn ra tiếp theo”.
Thanh Liên
Theo New York Post
https://www.ntdvn.com/the-gioi/nam-ngay-dang-so-trong-khu-tu-tri-capitol-hill-48675.html
Chính quyền Tổng Thống Trump
yêu cầu Tối Cao Pháp Viện
vô hiệu hóa đạo luật y tế Obamacare
Vào hôm thứ năm (25 tháng 6), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã yêu cầu Tối Cao Pháp Viện vô hiệu hóa Đạo luật Chăm sóc sức khỏe với mức giá phải chăng, hay còn gọi là Đạo luật Obamacare. Đây là luật chăm sóc sức khỏe mang tính bước ngoặt cho phép hàng triệu người Hoa Kỳ được có bảo hiểm. Hiện luật này vẫn đang có hiệu lực mặc dù quá trình bác bỏ pháp lý đang chờ được phán quyết.
Theo CNN đưa tin, trong quá trình nộp đơn vô hiệu Obamacare hôm thứ năm, luật sư Noel Francisco cho biết, điều luật bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm và hai điều khoản chính bị vô hiệu, phần còn lại của luật cũng sẽ bị vô hiệu hóa.
Các thẩm phán sẽ nghe các tranh luận về vấn đề này vào nhiệm kỳ tới, mặc dù không rõ liệu các tranh luận có xảy ra trước cuộc bầu cử tháng 11 năm nay hay không. Vấn đề cần giải quyết là liệu việc bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm của luật có được đưa ra là vi hiến hay không, bởi vì Quốc hội đã giảm hình phạt cho những người không có bảo hiểm về con số 0, và nếu điều này xảy ra, liệu nó có làm vô hiệu hóa toàn bộ đạo luật hay không.
Trong một tuyên bố hôm thứ năm, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện chỉ trích gay gắt chính quyền tổng thống Trump vì việc vô hiệu đạo luật Obamacare ngay giữa cuộc khủng hoảng coronavirus là một hành động tàn nhẫn không thể tưởng tượng nổi.
Ngoài ra, ông Joe Biden, ứng cử viên tổng thống được cho là đã phản đối tổng thống Trump, và tiếp tục ủng hộ việc duy trì đạo luật. Ông cho rằng mọi công dân Hoa Kỳ đều xứng đáng được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, cùng mức giá phải chăng. (BBT)
Tổng thống Trump ký sắc lệnh
chuyển trọng tâm tuyển dụng liên bang
sang ưu tiên kỹ năng hơn bằng cấp
Bình luậnThanh Hương
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Sáu đã ký một sắc lệnh hành pháp chỉ đạo chính phủ liên bang “mở rộng sân chơi cho tất cả mọi người” bằng cách ưu tiên các kỹ năng của ứng viên thay vì chỉ có bằng cấp chính thức.
Ông Trump đã ký sắc lệnh sau một cuộc họp của Ban cố vấn chính sách lực lượng lao động Mỹ.
“Nghĩa vụ đạo đức của chúng tôi là đối với người lao động Mỹ, và chúng tôi cam kết sẽ giúp họ leo lên những nấc thang thành công lớn”, ông Trump nói.
“Những yêu cầu về bằng cấp không cần thiết đã loại trừ những người Mỹ có trình độ khỏi việc làm liên bang, áp đặt chi phí học đại học cho người lao động tương lai, và gây tổn hại không tương xứng cho những người Mỹ có thu nhập thấp”, Nhà Trắng nói trong một tuyên bố.
“Sắc lệnh yêu cầu các cơ quan Liên bang sửa đổi và cập nhật các tiêu chuẩn trình độ công việc và cách đánh giá ứng viên đã lỗi thời, nâng cao chất lượng và năng lực của dịch vụ dân sự”, tuyên bố cho biết.
Ivanka Trump, con gái và là cố vấn của Tổng thống, cũng là đồng chủ tịch của Hội đồng tư vấn chính sách lực lượng lao động Mỹ.
“Tổng thống Trump đã từng xây dựng nền kinh tế toàn diện nhất và sẽ thực hiện điều đó một lần nữa”, cô viết trên Twitter vào đầu ngày, bổ sung thêm rằng sắc lệnh sẽ chỉ đạo chính phủ Hoa Kỳ “tuyển dụng trên cơ sở kỹ năng (và) kiến thức thay vì chỉ đơn giản là những yêu cầu về bằng cấp”.
Ivanka Trump và các quan chức chính quyền khác đã thúc đẩy tăng cơ hội học nghề và khuyến khích những loại hình đào tạo và giáo dục nghề nghiệp như là lựa chọn thay thế cho các chương trình đại học hai năm hoặc bốn năm truyền thống.
“Chúng tôi đang hiện đại hóa việc tuyển dụng liên bang để tìm kiếm những ứng viên có năng lực và kiến thức liên quan, thay vì chỉ đơn giản là tuyển dụng dựa trên yêu cầu bằng cấp”, cô nói trong một tuyên bố.
“Chúng tôi khuyến khích các nhà tuyển dụng ở khắp mọi nơi xem xét các hoạt động tuyển dụng của họ và suy nghĩ chín chắn về cách các sáng kiến như thế này có thể giúp đa dạng hóa và tăng cường lực lượng lao động của họ”, cô nói thêm.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, đồng chủ tịch của Ban cố vấn chính sách lực lượng lao động Mỹ, cho biết nhu cầu đào tạo kỹ năng và học nghề hiện nay cũng lớn như trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, khiến hàng triệu người mất việc và đẩy tỷ lệ thất nghiệp quốc gia lên trên 13% trong tháng Năm.
“Người Mỹ rất mong muốn được làm việc nhưng họ cần sự giúp đỡ của chúng ta”, ông Ross nói.
Với động thái này, Nhà Trắng không loại bỏ hoàn toàn các yêu cầu bằng cấp mà thay vào đó sẽ nhấn mạnh các kỹ năng trong các công việc mà không quá coi trọng bằng cấp.
Một quan chức chính quyền cấp cao cho biết trong một cuộc gọi ngắn vào thứ Sáu với các phóng viên rằng động thái này “sẽ không làm tổn hại lợi ích của những người có bằng đại học, điều này thực sự chỉ là mở ra sân chơi cho tất cả mọi người”.
Cần phải lưu ý rằng ba trong số mười người có bằng đại học trong thị trường lao động Hoa Kỳ làm việc trong các lĩnh vực không liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của họ, vị quan chức giải thích rằng sắc lệnh hành pháp này tìm cách thay đổi các quy tắc hiện hành để ngăn chặn tình trạng một ứng viên xứng đáng hơn bị loại bỏ bởi một người không có bộ kỹ năng cần thiết nhưng có bằng đại học, ngay cả khi trình độ học vấn của người đó không liên quan trực tiếp đến công việc.
“Giờ đây, theo những quy định mới này, một người có bằng đại học hoàn toàn không liên quan có thể được coi là đủ điều kiện cho một vị trí và vượt trội so với ai đó mà có đủ bằng cấp cho công việc này, miễn là người đó có kỹ năng và khả năng”, vị quan chức cho biết. “Và điều đó trái ngược với những nguyên tắc và hệ thống dựa trên bằng cấp trong dịch vụ dân sự của chúng ta, và tôi nghĩ rằng việc này sẽ mang lại sự công bằng và chọn được người tốt nhất cho vị trí công việc”.
Giám đốc truyền thông chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump, Tim Murtaugh, đã gọi sắc lệnh hành pháp là một “chỉ thị đột phá” trong một bài tweet, lập luận rằng “kỹ năng và kinh nghiệm của một người thường có ý nghĩa nhiều hơn so với tấm bằng đại học”.
Chính phủ liên bang là nhà tuyển dụng lớn nhất quốc gia với khoảng 2,1 triệu nhân viên dân sự, ngoại trừ nhân viên dịch vụ bưu chính, theo Văn phòng Quản lý Nhân sự (OPM).
Thanh Hương
Theo The Epoch Times
Thượng Viện ủng hộ dự luật
trừng phạt Trung Cộng về Hồng Kông
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Năm (25/6), Thượng viện Hoa Kỳ thông qua luật sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bắt buộc đối với các cá nhân hoặc các công ty ủng hộ nỗ lực của Trung Cộng nhằm hạn chế quyền tự trị của Hồng Kông. Biện pháp này cũng bao gồm các lệnh trừng phạt đối với các ngân hàng làm ăn với bất kỳ ai bị phát hiện ủng hộ bất kỳ sự đàn áp nào đối với quyền tự trị của lãnh thổ, và có khả năng cắt đứt họ khỏi các đối tác của Hoa Kỳ và hạn chế quyền truy cập vào các giao dịch bằng mỹ kim.
“Đạo luật tự trị Hồng Kông” được thống nhất thông qua. Để trở thành luật, nó cũng phải thông qua Hạ viện và được ký kết bởi Tổng thống Trump.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chris Van Hollen, một nhà hỗ trợ chính, tuyên bố tại Thượng viện rằng luật này sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc Kinh rằng họ sẽ phải đối mặt với hậu quả nếu hành động để phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông.
Ông Van Hollen cho biết dự luật trừng phạt Hồng Kông gần như được thông qua vào tuần trước, nhưng đã bị ngăn chặn bởi Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Kevin Cramer – người từng đồng hỗ trợ cho dự luật – theo yêu cầu của chính quyền tổng thống Trump. Sự chậm trễ này cho thấy sự phức tạp của việc thông qua luật chống lại Trung Cộng, khi chính quyền theo đuổi một thỏa thuận thương mại và hai cường quốc tranh giành sức ảnh hưởng quốc tế cũng như đối đầu về vấn đề nhân quyền. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thuong-vien-ung-ho-du-luat-trung-phat-trung-cong-ve-hong-kong/
Thêm một tập đoàn đa quốc gia
ngừng quảng cáo trên mạng xã hội
Tin Englewood Cliffs, New Jersey – Phong trào kêu gọi các hãng xưởng ngừng quảng cáo trên các mạng xã hội vừa có thêm sự tham gia của một trong các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới. Hãng sản xuất hàng gia dụng Unilever vào thứ Sáu, 26 tháng 6, thông báo sẽ ngừng quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter từ nay đến cuối năm, gia nhập phong trào ngừng quảng cáo trên mạng xã hội.
Unilever, có trụ sở tại New Jersey, nói rằng quyết định của hãng là do lo ngại bầu không khí chia rẽ hiện nay trên mạng xã hội, và sự chia rẽ này đang bị thổi phồng lên bởi cuộc bầu cử sắp tới. Trong bài đăng trên trang web, Unilever kêu gọi các mạng xã hội nên có trách nhiệm hơn về nội dung của họ. Unilever nói việc tiếp tục quảng cáo trên các mạng xã hội sẽ không tạo thêm giá trị tốt đẹp cho mọi người và xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hãng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và sẽ đánh giá lại quyết định nếu cần thiết.
Trước Unilever, nhiều hãng lớn, bao gồm cả hãng viễn thông Verizon, cũng ngừng quảng cáo trên mạng xã hội. Các diễn biến này xảy ra trong bối cảnh nhiều tổ chức dân sự đang gây áp lực lên các mạng xã hội, vì cho rằng nhiều quảng cáo trên các mạng này đang truyền bá thông điệp kỳ thị. Univeler là một trong những hãng chi tiền cho quảng cáo nhiều nhất trên thế giới.
Theo báo cáo thường niên, hãng đã tiêu xài khoảng 8.2 tỷ Mỹ kim cho việc đầu tư quảng bá thương hiệu trong năm 2019. Một số sản phẩm quen thuộc của Unilever bao gồm trà Lipton, xà bông Dove, và bột nêm Knorr. (BBT)
https://www.sbtn.tv/them-mot-tap-doan-da-quoc-gia-ngung-quang-cao-tren-mang-xa-hoi/
Thủ Tướng Canada từ chối lời kêu gọi
trao đổi Giám đốc điều hành Huawei
cho công dân Canada bị giam giữ tại Trung Cộng
Tin từ Ottawa, Canada – Hôm thứ Năm (25 tháng 6), Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã từ chối lời kêu gọi trao đổi một giám đốc điều hành của Huawei Technologies đang bị quản thúc tại gia, để đổi lấy hai công dân Canada đang bị Bắc Kinh giam giữ. Thủ tướng cho rằng hành động như vậy sẽ tạo ra tiền lệ xấu và gây tổn hại cho Canada.
Ngay sau khi cảnh sát Vancouver bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei tên là Meng Wanzhou, theo lệnh bắt giữ của Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2018, thì Bắc Kinh cũng bắt giữ hai người đàn ông Canada về tội an ninh. Tuần trước, họ bị buộc tội nghi ngờ gián điệp.
Trong tuần này, một nhóm gồm 19 nhân vật nổi bật, bao gồm các cựu bộ trưởng và nhà ngoại giao Nội các, đã viết một bức thư cho thủ tướng Trudeau để kêu gọi Ottawa tạm dừng các thủ tục dẫn độ đối với bà Meng, với mong muốn thúc đẩy khả năng Trung Cộng thả hai người đàn ông Canada trên.
Thủ tướng Trudeau nói rằng nhóm này đã sai khi kêu gọi thả bà Meng. Ông nói rằng điều này sẽ gây nguy hiểm cho hàng triệu người Canada sống và đi du lịch ngoại quốc mỗi năm, Canada không thể cho phép việc bắt giữ ngẫu nhiên các công dân Canada ảnh hưởng đến hoạt động trong hệ thống tư pháp của nước này.
Thủ tướng cho hay rằng, ông coi thường những gì Trung Cộng đang làm, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục kiên định và mạnh mẽ. Thủ tướng nhấn mạnh, việc Bắc Kinh nghĩ rằng họ sẽ có được những gì họ muốn bằng cách bắt giữ người Canada là hoàn toàn không thể chấp nhận được. (BBT)
Cuba gửi bác sĩ giúp Pháp
chống Covid-19 tại Martinique
Hôm qua, 26/06/2020, Cuba đã gửi một đoàn bác sĩ đến Martinique để hỗ trợ cuộc chiến chống dịch virus corona tại vùng lãnh thổ hải ngoại của Pháp, đang trong tình trạng thiếu chuyên gia y tế trầm trọng, đặc biệt trong khi có dịch.
Thông tín viên RFI Domitille Piron tại La Habana tường trình :
Những bác sĩ này đã được Martinique mong đợi từ đầu tháng Tư. Đây là sự hợp tác y tế đầu tiên giữa Cuba và Pháp và cũng là niềm tự hào với người dân Cuba. Điều khó khăn nhất với các bác sĩ Cuba khhông phải là sợ bị lây nhiễm mà là nói được tiếng Pháp.
Bác sĩ Cobaz Mesa là một trong số 15 bác sĩ Cuba đến martinique. Trong số họ có các chuyên gia về thận về huyết học và về chiếu xạ X quang. Đây là những chuyên ngành đang thiếu ở bệnh viện Martinique và Saint-Paul.
Cobaz Mesa là bác sĩ đa khoa đã từng tham gia chống dịch Ebola ở Sierra Leone và giờ đây chống dịch virus corona. Ông tự hào được mang những giá trị y học Cuba đến nước Pháp. Ông nói :
« Nước Pháp cũng như bất kỳ nước nào khác đều cần chăm sóc y tế và đặc biệt là chăm sóc y tế phi vụ lợi. Chúng tôi chỉ có suy nghĩ duy nhất thôi thúc đó là cứu người, đó là điều quan trọng nhất đối với một thầy thuốc Cuba .»
Đội quân áo trắng lên đường như những binh sĩ và theo truyền thống : hát quốc ca, vỗ tay và diễn văn của lãnh đạo đơn vị hợp tác y tế, Jorge Juan Delgado : « Các bạn lên đường và chúng tôi tin tưởng các bạn hoàn thành tốt sứ mệnh này và tự hào mang màu cờ Cuba ! Fidel muôn năm ! Raul muôn năm ! »
Với những bác sĩ Cuba này, được phục vụ nước Pháp là niềm tự hào vô giá. Không hề có con số nàu về chi phí cho sự hợp tác này được công bố.
Covid-19 : Châu Âu lo sợ dịch trở lại
Trong lúc nhiều ổ lây nhiễm Covid-19 xuất hiện ở nhiều nước, châu Âu đang trên tiến trình ra khỏi phong tỏa lo ngại làn sóng dịch thứ 2 dội lại.
Tại Ý tình hình đang có chiều hướng căng thẳng trở lại. Nihều ổ lây nhiễm mới liên tục xuất hiện vài tuần qua ở một số thành phố lớn như Roma, Napoli. Tại Bồ Đào Nha, mỗi ngày vẫn có thêm từ 300 đến 400 ca nhiễm mới, cao hơn nhiều so với hồi tháng 5 thời kỳ châu Âu ở cao điểm của dịch.
Tại Đức, đến ngày hôm qua, đã có thêm 650 ca nhiễm mới được ghi nhận. Còn tại Pháp, mặc dù số bệnh nhân nhập viện và phải chăm sóc tích cực vẫn tiếp tục giảm dần, nhưng số ca nhiễm vẫn tăng thêm hơn một nghìn năm trăm trong ngày hôm qua.
Nhiều chuyên gia độc lập của LHQ kêu gọi
giám sát chặt xâm phạm nhân quyền ở Trung Quốc
Trọng Thành
Từ Tây Tạng, Tân Cương,… giờ đây là Hồng Kông: tình hình nhân quyền bị xâm phạm nghiêm trọng tại Trung Quốc ngày càng trở thành mối lo ngại lớn. Hôm qua, 26/05/2020, gần 50 chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc ra một thông báo chung, tố cáo Bắc Kinh ngăn cản điều tra độc lập và kêu gọi cộng đồng quốc tế giám sát chặt chẽ tình hình nhân quyền tại quốc gia này.
Theo hãng tin Pháp AFP, gần 50 chuyên gia hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, trong có nhiều báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền, đã đặc biệt nhấn mạnh đến tình trạng « đàn áp tập thể » đối với các cộng đồng thuộc các sắc tộc thiểu số, các tôn giáo, tại Tân Cương và Tây Tạng, cũng như việc sử dụng vũ lực thái quá, bạo hành tình dục chống lại người biểu tình tại Hồng Kông.
Riêng về Hồng Kông, các chuyên gia khẳng định luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh chuẩn bị áp dụng tại Hồng Kông « xâm phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của Trung Quốc, và giới hạn nghiêm trọng các quyền tự do dân sự và chính trị tại khu tự trị ».
Liên quan đến đại dịch Covid-19, thông báo của các chuyên gia Liên Hiệp Quốc bày tỏ lo ngại về tình trạng các nhà báo, nhân viên y tế, cũng như những người bày tỏ quan điểm trên mạng, thường bị chính quyền đàn áp, với cáo buộc tung tin giả, « gây rối loạn trật tự công cộng ».
Các chuyên gia nhân quyền của Liên Hiệp Quốc kêu gọi « đã đến lúc » cộng đồng quốc tế cần tập trung vào tình hình nhân quyền tại Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các hành động phối hợp quốc tế để buộc Bắc Kinh tuân thủ các cam kết của Trung Quốc với quốc tế trong lĩnh vực này.
Gần 50 chuyên gia nói trên đưa ra quan điểm với tư cách cá nhân, chứ không nhân danh bất cứ định chế nào của Liên Hiệp Quốc. Các chuyên gia cho biết đã nhiều lần đặt câu hỏi với chính quyền Bắc Kinh về vấn đề này, phía Trung Quốc thường xuyên bác bỏ mọi chỉ trích.
Theo các chuyên gia, ngược lại với hơn 120 thành viên khác của Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã không tạo điều kiện cho các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc tiến hành điều tra chính thức, với thể thức giấy mời để ngỏ.
Trong vòng 10 năm nay, các chuyên gia chỉ được phép tiến hành tổng cộng 5 cuộc điều tra tại Trung Quốc về nhân quyền (liên quan đến an ninh lương thực, kỳ thị nữ giới, tình trạng bần cùng, người cao tuổi, nợ nần).
Nhóm chuyên gia cao cấp của Liên Hiệp Quốc yêu cầu tổ chức một phiên họp đặc biệt về tình hình nhân quyền Trung Quốc tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, thành lập một nhóm chuyên gia có sứ mạng xem xét vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, hoặc bổ nhiệm một báo cáo viên đặc biệt.
Các chuyên gia cũng kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và các định chế quốc tế, « trong các trao đổi và đối thoại, chất vấn chính quyền Trung Quốc về các nghĩa vụ của Trung Quốc trong lĩnh vực nhân quyền, bao gồm những điều được đề cập trong thông báo trên ».
Tổ chức bảo nhân quyền Human Rights Watch hoan nghênh « lời kêu gọi chưa từng có này ».
Giới khoa học khởi sự hiểu được
nhiều vấn đề do COVID-19 gây ra
Các nhà khoa học chỉ bắt đầu nắm bắt được một loạt vấn đề về y tế do virus corona gây ra, trong đó một số có thể có những ảnh hưởng lâu dài lên bệnh nhân và hệ thống y tế trong những năm tới, theo các bác sĩ và các chuyên gia bệnh truyền nhiễm.
Bên cạnh những vấn đề về hô hấp, làm bệnh nhân khó thở, virus gây bệnh COVID-19 còn tấn công nhiều hệ thống nội tạng, trong một số trường hợp gây nên những tổn hại nghiêm trọng.
“Chúng tôi nghĩ đây chẳng qua là virus đường hô hấp. Nhưng hóa ra virus tấn công lá lách, tim, gan, óc, thận và những bộ phận khác. Lúc đầu chúng tôi không biết những chuyện này,” bác sĩ tim mạch Eric Topol, giám đốc Viện Nghiên cứu Scripps ở La Jolla, California, nói.
Thêm vào những xáo trộn về đường hô hấp, bệnh nhân COVID-19 có thể bị rối loạn máu đóng cục có thể đưa đến đột quị, và nhiễm trùng nặng tấn công nhiều hệ thống nội tạng. Virus cũng có thể gây nên biến chứng thần kinh từ nhức đầu, chóng mặt và từ mất vị giác, khứu giác cho đến kinh phong và rối loạn.
Và việc bình phục có thể chậm, không hoàn toàn 100% và tốn kém, với ảnh hưởng to lớn về chất lượng cuộc sống.
Biểu hiện rộng rãi và đa dạng của COVID-19 là độc nhất vô nhị, bác sĩ Sadiya Khan, chuyên gia về tim tại Bệnh viện Northwestern Medicine ở Chicago nói.
Với bệnh cúm, những người có tiền sử bệnh tim cũng có nguy cơ cao về những phản ứng phụ, bác sĩ Khan nói. Điều ngạc nhiên về virus này là phạm vi của những phản ứng phụ xảy ra bên ngoài phổi.
Bác sĩ Khan tin là sẽ có một chi phí khổng lồ về chăm sóc sức khỏe và gánh nặng cho những cá nhân sống sót từ COVID-19.
Hồi phục chức năng kéo dài
Bệnh nhân trong phòng chăm sóc đặc biệt hay thở bằng máy trong nhiều tuần sẽ cần nhiều thời gian trong các trung tâm phục hồi để lấy lại sự linh động và sức mạnh.
“Có thể mất đến 7 ngày đối với một ngày nằm trong bệnh viện để phục hồi lại sức mạnh như thế,” bác sĩ Khan nói. “Càng khó khăn hơn cho những người lớn tuổi, và bạn có thể không trở lại mức hoạt động như cũ.”
Trong khi chú trọng nhiều đến thiểu số bệnh nhân bị bệnh nặng, các bác sĩ ngày càng nhìn vào nhu cầu của những bệnh nhân không bị bệnh nặng lắm để phải nhập viện, nhưng vẫn phải đau đớn trong nhiều tháng sau khi bị lây nhiễm.
Các cuộc nghiên cứu đang tiến hành để hiểu được hậu quả lâu dài của lây nhiễm, ông Jay Butler, phó giám đốc các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ nói với các phóng viên trong cuộc họp báo bằng điện thoại ngày 25/6.
“Chúng tôi nghe những phúc trình không đầy đủ về những người bị mệt kéo dài, khó thở,” ông Butler nói. “Khó nói được việc này kéo dài bao lâu.”
Trong khi triệu chứng của virus corona thường giải quyết trong hai hay ba tuần, nhưng ước tính cứ 10 người thì có 1 người có những triệu chứng kéo dài, bác sĩ Helen Salisbury thuộc Trường đại học Oxford viết trên British Medical Journal vào ngày 23/6.
Bác sĩ Salisbury nói nhiều bệnh nhân của bà có hình chụp phổi bình thường, và không có triệu chứng nhiễm trùng, nhưng họ vẫn chưa trở lại bình thường.
“Nếu trước đây bạn chạy 5.000 mét ba lần một tuần nhưng hiện bạn cảm thấy khó thở khi đi lên cầu thang, hay nếu bạn ho liên tục và quá mệt mỏi để trở lại làm việc, rồi lo sợ rằng bạn không bao giờ lấy lại sức khỏe được như trước là việc rất thực,” bà viết.
Bác sĩ Igor Koralnik, trưởng khoa các bệnh nhiễm trùng thần kinh tại Northwestern Medicine, duyệt xét lại những bài viết khoa học hiện hành và phát hiện là một nửa bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 bị rối loạn thần kinh, như chóng mặt, giảm mức tỉnh táo, khó tập trung, rối loạn khứu giác và thị giác, động kinh, đột quị, yếu và đau bắp thịt.
Phát hiện của bác sĩ Koralnik được đăng trên Annals of Neurology. Bác sĩ Koralnik đã bắt đầu chữa bệnh ngoài bệnh viện cho các bệnh nhân COVID-19 để nghiên cứu xem những vấn đề thần kinh này là tạm thời hay thường xuyên.
Scotland – Anh :
Tấn công nhắm vào người nhập cư tại Glasgow
Thanh Hà
Cảnh sát Anh chiều ngày 26/06/2020 bắn hạ hung thủ một vụ tấn công bằng dao tại Glasgow-Scotland. Thủ phạm tấn công vào một khách sạn nơi khoảng 100 người nhập cư mang nhiều quốc tịch khác nhau đang lưu trú phòng dịch Covid-19. Hai người thiệt mạng và sáu người bị thương nặng. Giới điều tra tạm thời loại trừ khả năng đây là một vụ tấn công “khủng bố”.
Thông tín viên Muriel Delcroix từ Luân Đôn cho biết thêm thông tin:
Sự cố đã diễn ra vào đầu giờ chiều ở bên trong khách sạn Park Inn nằm trên một trục lộ lớn ở trung tâm thành phố Glasgow. Khách sạn này không mở cửa cho công chúng trong mùa dịch Covid-19, nhưng tại đây khoảng một trăm người xin tị nạn mang nhiều quốc tịch khác nhau đang trú ngụ.
Họ được đưa về đây kể từ khi Anh Quốc bắt đầu ban hành lệnh phong tỏa vì nơi họ tạm trú trước đây đang được khử trùng. Hai người chết do bị đâm trong cầu thang của khách sạn, sáu người khác bị thương nặng nhưng tình trạng của các nạn nhân này được cho là “ổn định”.
Nghi can đã bị cảnh sát bắn hạ. Chưa có thêm thông tin về vụ tấn công cũng như động lực nào khiến hung thủ ra tay. Chưa biết đây có phải là một vụ khủng bố hay không.
Tuy nhiên, cảnh sát Scotland thông báo đã giải quyết xong sự cố, không truy lùng thêm xem hung thủ có đồng phạm nào hay không, an ninh của người dân ở Glasgow không bị đe dọa.
Các giới chức địa phương cố gắng trấn an công luận vào lúc sự cố nói trên xảy ra 6 ngày sau vụ 3 người bị đâm chết tại Reading, phía tây thủ đô Luân Đôn, và cảnh sát Anh đã xem đây là một “vụ tấn công khủng bố”.
Pháp – Bầu cử địa phương vòng 2 :
Chú ý dồn vào tỷ lệ cử tri tham gia
Thanh Hà
Virus corona đã làm đảo lộn lịch trình cuộc bầu cử cấp thành phố tại Pháp. Hơn ba tháng sau vòng 1, Chủ Nhật 28/06/2020, ngoại trừ vùng lãnh thổ hải ngoại Guyanne, nơi dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành, cử tri Pháp được kêu gọi bỏ phiếu ở vòng hai, bầu thị trưởng, xã trưởng tại khoảng 5.000 thành phố và thị trấn, làng, xã trên toàn quốc.
Trên nguyên tắc hai vòng bỏ phiếu chỉ cách nhau có một tuần, nhưng đại dịch Covid-19 khiến vòng 2 được dự trù vào ngày 22/03/2020 đã phải hoãn lại đến cuối tháng 6/2020.
Khoảng 16 triệu cử tri Pháp sẽ chọn trong số hơn 157.000 ứng cử viên tham gia hội đồng thành phố cho một nhiệm kỳ 6 năm. Ẩn số lớn nhất là tỷ lệ cử tri đi bầu. Ở vòng 1 hôm 15/03/2020, đã có 55,34 % cử tri Pháp không đến các phòng phiếu. Con số này cao hơn đến 20 điểm so với cuộc bầu cử cấp thành phố, địa phương lần trước vào năm 2014.
Để khuyến khích cử tri tham gia đông đảo, chính phủ đã nới lỏng các thủ tục hành chính cho phép ủy quyền cho người đi bầu đồng thời tăng cường các biện pháp bảo đảm y tế : cử tri được kêu gọi tôn trọng khoảng cách an toàn, mang khẩu trang, dùng dung dịch khử trùng …. khi bước vào các phòng phiếu.
Trong mọi trường hợp toàn cảnh chính trị tại Pháp được cho là sẽ có những thay đổi lớn sau cuộc bỏ phiếu lần này. Tại thủ đô Paris, đô trưởng Anne Hidalgo thuộc đảng Xã Hội đang dẫn đầu cuộc đua. Ngược lại, các thăm dò cho thấy nhiều thành phố khác, như Lyon hay Marsailles, Strasbourg có khả năng “đổi chủ”.
Đảng Xanh bảo vệ môi trường đang trong thế mạnh tại Lyon hay Strasbourg, áp đảo các ứng viên thuộc hai cánh tả hữu truyền thống. Đảng Cộng Hòa Tiến Bước LREM của tổng thống Macron có nguy cơ thua đậm.
Công luận Pháp đang chú ý nhiều vào thành phố cảng Le Havre ở miền bắc. Đây là nơi thủ tướng Edouard Philippe ra tranh cử thị trưởng thành phố. Nhiều nhà quan sát cho rằng kết quả bầu cử địa phương lần này mang tính quyết định đối với tương lai của thủ tướng Philippe ở điện Matignon (phủ thủ tướng).
Bắc Cực đang bốc cháy:
Các nhà khoa học báo động sóng nhiệt ở Siberia
Hương Thảo
Theo AP ngày 25/6, một phần của Bắc Cực đang phát sốt và bốc cháy. Và điều đó khiến các nhà khoa học lo lắng về ảnh hưởng của nó đối với phần còn lại của thế giới.
Nhiệt kế đạt mức kỷ lục 38 độ C (100,4 độ F) tại thị trấn Verkhoyansk ở Bắc Cực thuộc Nga vào thứ Bảy tuần trước, mức nhiệt độ sốt của một người – nhưng đây là Siberia, được biết đến là một vùng đất bị đóng băng. Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết hôm thứ ba tuần trước rằng họ đang phải tìm cách để đo được nhiệt độ, điều chưa từng có đối với khu vực phía bắc vành đai Bắc Cực.
“Bắc Cực đang bốc cháy theo nghĩa bóng và nghĩa đen – nó nóng lên nhanh hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ, rằng nó sẽ chỉ tương ứng với mức độ tăng của lượng carbon dioxide và các khí nhà kính khác trong khí quyển, và sự nóng lên này dẫn đến sự tan băng nhanh chóng và các vụ cháy rừng”, Jonathan Overpeck, một nhà khoa học khí hậu của trường đại học Michigan, cho biết trong một email.
“Sự nóng lên kỷ lục ở Siberia là một dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều”, ông Overpeck viết.
Phần lớn Siberia trong năm nay có nhiệt độ cao vượt quá một cách bất hợp lý. Từ tháng 1 đến tháng 5, nhiệt độ trung bình ở miền bắc Siberia đã ở mức trung bình khoảng 8 độ C (14 độ F), theo nhà khoa học của tổ chức phi lợi nhuận Berkeley Earth, ông Zeke Haus Father cho biết.
“Nó nóng hơn rất, rất nhiều so với bất kỳ thời điểm cùng kỳ nào trong khu vực đó”.
Siberia nằm trong Sách kỷ lục Guinness vì nhiệt độ khắc nghiệt. Đó là một nơi mà nhiệt kế phải xoay 106 độ C (190 độ F), từ mức thấp âm 68 độ C (- 90 độ F) tới mức nóng nhất cho đến nay là 38 độ C (100,4 độ F).
Khu vực Bắc Cực của Nga là một trong những khu vực nóng lên nhanh nhất trên thế giới.
Nhiệt độ trên Trái đất trong vài thập kỷ qua đã tăng lên, trung bình 0,18 độ C cứ sau 10 năm. Nhưng ở Nga, nó tăng 0,47 độ C, và ở riêng ở Bắc Cực thuộc Nga, nó tăng 0,69 độ C mỗi thập kỷ. Andrei Kiselyov, nhà khoa học chính tại Đài quan sát địa chính Voeikov ở Moscow nói: “Về phương diện đó, chúng tôi đã đi trước cả hành tinh”.
Nhiệt độ ngày càng tăng ở Siberia có liên quan đến các vụ cháy rừng kéo dài ngày càng nghiêm trọng hơn mỗi năm và sự tan chảy của băng vĩnh cửu – một vấn đề lớn vì các tòa nhà và đường ống được xây dựng trên chúng. Ông Vladimir Romanovsky, một nhà nghiên cứu băng vĩnh cửu tại Đại học Alaska Fairbanks cho biết, việc làm tan băng vĩnh cửu cũng giải phóng nhiều khí hấp thụ nhiệt hơn và làm khô đất, tăng nguy cơ cháy rừng.
“Trong trường hợp này, nó thậm chí còn nghiêm trọng hơn, bởi vì mùa đông trước đó ấm áp lạ thường”, ông Romanovsky nói. Sự tan băng vĩnh cửu, tan băng theo mùa, đất lún xuống và sau đó nó có thể kích hoạt một chuỗi phản ứng thúc đẩy sự tan băng vĩnh cửu, mà mùa đông lạnh giá không thể ngăn chặn nó”, ông Romanovsky nói.
Một sự cố tràn dầu thảm khốc từ một bể chứa bị sập vào tháng trước gần thành phố Norilsk ở Bắc Cực đã bị đổ lỗi là một phần làm tan băng vĩnh cửu. Năm 2011, một phần của một tòa nhà dân cư ở Yakutsk, thành phố lớn nhất của Cộng hòa Sakha, đã sụp đổ do băng tan và mặt đất sụt lún.
Tháng 8 năm ngoái, hơn 4 triệu ha rừng ở Siberia đã bị cháy, theo Greenpeace. Năm nay, các đám cháy đã bắt đầu hoành hành sớm hơn nhiều so với khởi đầu thông thường vào tháng 7, ông Vladimir Chuprov, giám đốc bộ phận dự án tại Greenpeace Russia, cho biết.
Thời tiết ấm áp kéo dài, đặc biệt là nếu kết hợp với cháy rừng, khiến băng vĩnh cửu tan nhanh hơn, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu bằng cách giải phóng một lượng lớn khí mê-tan,
một loại khí nhà kính mạnh gấp 28 lần so với carbon dioxide, theo chuyên gia Katey Walter Anthony từ Đại học Alaska nói về giải phóng mê-tan từ Bắc cực băng giá.
“Khí mê-tan thoát ra từ các địa điểm tan băng vĩnh cửu đi vào khí quyển và lưu thông trên toàn cầu”, cô nói. “Khí mê-tan có nguồn gốc từ Bắc Cực không ở lại Bắc Cực. Nó có lan ra toàn cầu”.
Và những gì xảy ra ở Bắc Cực thậm chí có thể làm biến đổi thời tiết ở Hoa Kỳ và Châu Âu.
Vào mùa hè, sự nóng lên bất thường làm giảm chênh lệch nhiệt độ và áp suất giữa Bắc Cực và những vùng đất vĩ độ thấp nơi có nhiều người sinh sống hơn, ông Judah Cohen, chuyên gia thời tiết mùa đông tại Viện Nghiên cứu Môi trường Khí quyển, một hãng thương mại gần Boston cho biết.
Điều đó dường như làm suy yếu và đôi khi thậm chí cản trở dòng đối lưu nhiệt, có nghĩa là dẫn đến hiện tượng thời tiết cực đoan như những nơi có nhiệt độ cực cao hoặc mưa duy trì trong nhiều ngày liên tục, ông Cohen nói.
Theo các nhà khí tượng học tại cơ quan thời tiết Nga Rosgidrome t, một sự kết hợp của các yếu tố – như hệ thống áp suất cao với bầu trời trong và mặt trời rất nóng bỏng, thời gian ban ngày cực kỳ dài và đêm ấm áp ngắn – đã góp phần làm tăng nhiệt độ Siberia.
“Mặt đất đang nóng lên mạnh mẽ. Ban đêm, trời rất ấm, không khí không có thời gian để làm mát và tiếp tục nóng lên trong vài ngày”, ông Martin Makarova, nhà khí tượng học trưởng tại Rosgidromet cho biết.
Ông Makarova nói thêm rằng nhiệt độ ở Verkhoyansk vẫn cao bất thường từ thứ Sáu đến thứ Hai. Các nhà khoa học đồng ý rằng sự tăng đột biến là dấu hiệu cho thấy một xu hướng nóng lên toàn cầu lớn hơn nhiều.
Freja Vamborg, nhà khoa học cao cấp tại Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus ở Anh nói: “Vấn đề chính là khí hậu đang biến đổi và nhiệt độ toàn cầu đang ấm lên. Chúng sẽ phá vỡ ngày càng nhiều kỷ lục hơn khi chúng diễn tiến”.
Waleed Abdalati, cựu nhà khoa học trưởng của NASA, hiện đang làm việc tại Đại học Colorado, cho biết, “Điều rõ ràng là Bắc Cực nóng lên sẽ tiếp thêm nhiên liệu cho sự nóng lên của cả hành tinh”.
Nga : 3 năm án treo
cho đạo diễn điện ảnh Serebrennikov
Trọng Thành
Từ ba năm nay, vụ án biển thủ công quỹ nhắm vào đạo diễn Kirill Serebrennikov ám ảnh giới nghệ sĩ Nga. Hôm qua, 26/06/2020, một tòa án Nga ra phán quyết, kết án ba năm tù treo với nhà nghệ sĩ.
Một bộ phận công luận thở phào nhẹ nhõm. Nhưng đối với nhiều người, án tù treo nói trên cho thấy chính quyền Nga để ngỏ khả năng tiếp tục đàn áp bất cứ ai có quan điểm đi ngược lại với các giá trị bảo thủ, mà thế lực cầm quyền muốn cổ võ.
Ông Serebrennikov bị chính quyền cáo buộc biển thủ tiền công quỹ, nhưng đối với đông đảo văn nghệ sĩ Nga, đây là một vụ án dàn dựng, đòn trả đũa nhắm vào một trong những nghệ sĩ, nhà đạo diễn tài năng bậc nhất nước Nga hiện nay, người có quan điểm ngược lại với thế lực cầm quyền. Vụ án gây phẫn nộ lớn trong giới văn nghệ sĩ Nga.
Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Matxcơva:
Tiếng vỗ tay hoan hỉ khi bản án được tuyên, hàng trăm người đến ủng hộ nghệ sĩ Nga tại phiên tòa thở phào nhẹ nhõm. Đối với những người ủng hộ, đạo diễn Kirill Serebrennikov chỉ có một sai lầm duy nhất, đó là việc ông là hóa thân cho một cách làm nghệ thuật cấp tiến và cách tân, mâu thuẫn hoàn toàn với các giá trị bảo thủ của chính quyền hiện nay.
Một người ủng hộ nhận xét : « ông ấy đã đưa ra những lời tuyên bố, ông ấy đã có các quan điểm khiến người ta không hài lòng. Dĩ nhiên ông ấy vô tội. Người ta tổ chức phiên tòa này để đe dọa các nghệ sĩ, cùng những người thân của họ. Để chỉ ra cho mọi người thấy là những hậu quả nào chờ đón họ ».
Như vậy là giám đốc Nhà hát Gogol sẽ không phải vào tù, nhưng tòa ra phán quyết khẳng định ông có tội. Đối với Olga, người phụ trách một nhà hát ở Matxcơva, thì điều đó có nghĩa là đe dọa sẽ tiếp tục treo lơ lửng trên đầu giới văn nghệ sĩ Nga.
Bà nói : « Theo tôi, các nghệ sĩ nào tự cho phép làm những gì mình muốn và hành động tự do, sẽ luôn phải đối mặt với hiểm nguy. Tôi cho rằng một vụ việc tương tự sẽ có thể xảy ra với bất cứ ai trong số chúng tôi. Không ai có thể bảo đảm là mình thoát được ».
Đạo diễn Kirill Serrebrenikov tiếp tục khẳng định vô tội, sau khi bị kết tội biển thủ tiền công quỹ. Đạo diễn cho biết ông sẽ khiếu nại phúc thẩm. Rời khỏi phiên tòa, luật sư của đạo diễn khẳng định : « Đối với chúng tôi, chỉ có việc tha bổng là hợp lẽ ».
Mong đợi ASEAN tìm được tiếng nói chung
trong vấn đề Biển Đông
Nguyễn Hoàng Năng
Sự phô diễn sức mạnh của các bên trên biển Đông
Theo Sáng kiến Minh bạch Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), thuộc Viện Nghiên cứu Đại Dương của Đại học Bắc Kinh, 3 máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua khu vực Kênh Bashi và Biển Đông ngày 25/6. SCSPI viết trên trang Twitter: “Sáng ngày 25/5, máy bay US P-8A và RC-135 đã thực hiện nhiệm vụ do thám ở #BiểnHoaNam, tập trung ở vùng biển phía Đông của #KênhBashi, trong khi đó, máy bay C-17A Globemaster III đang bay qua Biển Hoa Nam”; kèm theo đó là hình ảnh vẽ đường di chuyển của các máy bay này.
SCSPI nói rằng máy bay săn tàu ngầm P8-A Poseidon, máy bay do thám RC-135 và máy bay vận tải C-17A là ba trong số ít nhất hơn 10 máy bay chiến đấu của Mỹ đã được nhìn thấy trong khu vực kể từ giữa tháng 6. Cũng theo tổ chức này, các hành động của Không quân Mỹ đã thúc đẩy Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) – quân đội của Trung Quốc – tăng cường các hoạt động riêng ở khu vực. Theo hình ảnh mô tả đăng trên trang Twitter của SCSPI, máy bay P8-A bay qua kênh Bashi để tới Quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát (Bắc Kinh gọi là Đông Sa), trước khi bay tới gần bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc Đại lục. Đảo Pratas, đảo lớn nhất trong quần đảo này, nằm giữa căn cứ quân sự của Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam và Thái Bình Dương, và do đó có tầm quan trọng chiến lược rất lớn. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản từng đưa tin rằng PLA đang có kế hoạch triển khai một cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn ở ngoài khơi đảo Hải Nam vào tháng 8 tới nhằm chuẩn bị cho khả năng chiếm đảo Pratas trong tương lai. Cũng theo tin của Kyodo, biết được các kế hoạch của Bắc Kinh, Mỹ đã triển khai các máy bay có khả năng tham gia chiến tranh điện tử để thực hiện nhiều nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo cũng tại khu vực này.
Mặc dù SCSPI thông tin như vậy, nhưng phía Đài Loan ngày 25/6 đã từ chối không xác nhận việc Không quân Mỹ có động thái nào tại khu vực này hay không. Thế nhưng, cơ quan quốc phòng của Đài Loan lại cho biết máy bay chiến đấu Sukhoi-30 và Jian-10 cùng máy bay vận tải Yun-8 của PLA đã tiến vào phía Tây Nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan 11 lần trong tháng này – trong đó tính riêng 2 tuần vừa qua là 8 lần, do đó buộc không quân Đài Loan phải cho máy bay cất cánh để yêu cầu các máy bay nào rời đi. Các nhà phân tích quân sự nói rằng sự hiện diện của máy bay P8-A tại khu vực cho thấy các nhiệm vụ quân sự của Mỹ có thể liên quan tới việc các tàu ngầm hạt nhân của PLA đang hoạt động gần Biển Philippines.
Cuộc khẩu chiến với Trung Quốc
Trong một bài báo đăng trên tờ The Straits Times của Singapore ngày 22/6, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore Hong Xiaoyong cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper “làm gia tăng căng thẳng bằng việc gọi Trung Quốc là một mối đe dọa và kêu gọi các nước hợp tác tạo sự răn đe chung”. Một tuần trước, trong bài bình luận cũng đăng trên The Straits Times, ông Esper đã kêu gọi Mỹ cùng các đồng minh ở Đông Nam Á hợp tác an ninh chặt chẽ hơn “trong bối cảnh đối mặt với những thách thức đến từ dịch COVID-19 và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, Charles Brown, ngày 24/6 đã bày tỏ đồng tình với quan điểm trên, nói rằng ông lo ngại việc quân đội Trung Quốc gia tăng hoạt động tại khu vực. Ông nói rằng khi ông tiếp quản nhiệm vụ tại khu vực năm 2018, PLA hầu như không bao giờ cho máy bay ném bom H-6 của họ bay qua vùng biển này, tuy nhiên “hiện nay điều đó xảy ra hàng ngày”. Tướng Brown cũng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông, ông nói: “Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông, điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia và chống lại một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các nước có thể tự do bay, đi qua lại, và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép”.
Ngày 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana khẳng định kế hoạch của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ bị coi là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế của nhiều nước. Ông hy vọng Bắc Kinh sẽ rút lui vì lợi ích của hòa bình và ổn định trong khu vực.
Động thái trên của Philippines được đưa một ngày sau khi tân tham mưu trưởng không quân Mỹ Charles Brown cảnh báo Trung Quốc về ý định thiết lập ADIZ trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định ông đồng ý với cảnh báo của Tướng Charles Brown rằng một khi được thiết lập trên Biển Đông, ADIZ của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn ảnh hướng tới các nước khác trong khu vực do bao trùm không phận của nhiều nước và cả không phận quốc tế.
Bộ trưởng Delfin Lorenzana nhấn mạnh: “Tôi đồng ý với cảnh báo đó. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã cướp mất một vùng biển rộng lớn vốn luôn rộng mở cho các hoạt động đánh bắt cá và tự do đi lại”. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cảnh báo nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết thiết lập ADIZ trên Biển Đông, nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trên biển sẽ lên cao, dẫn đến căng thẳng leo thang trong khu vực: “Tôi mong là Trung Quốc sẽ không tiến hành các động thái như vậy vì hòa bình và ổn định cho toàn bộ khu vực Biển Đông.”
Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản
Trong một diễn biến khác cũng tại Biển Đông, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ và đồng minh Nhật Bản đã thực hiện một cuộc tập trận song phương ngày 23/6. Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu chiến đấu ven biển USS Gabrielle Giffords của Mỹ và tàu huấn luyện JS Kashima, tàu JS Shimayuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Trong tuyên bố của Hạm đội 7, Thiếu tướng Fred Kacher phát biểu: “Cơ hội cùng hoạt động với bạn bè và đồng minh ở trên biển rất quan trọng đối với quan hệ đối tác và khả năng sẵn sàng phối hợp chiến đấu của cả hai bên”. Theo tuyên bố này, mục tiêu của cuộc tập trận là xây dựng khả năng phối hợp giữa hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản. Tối cùng ngày, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc đã công bố danh sách đặt tên và xác định vị trí 50 thực thể dưới biển gần Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) – khu vực vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Cuối tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh cũng làm điều tương tự với 55 thực thể dưới biển mới ở Biển Đông, phần lớn những thực thể này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước láng giềng Việt Nam. Hiện chưa rõ liệu cuộc tập trận Mỹ-Nhật có phải là nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc công bố danh sách đặt tên cho 50 thực thể mới dưới biển ở Biển Hoa Đông hay không.
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng trong những tuần gần đây. Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nhật bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã phát hiện một tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện gần đảo Amami Oshima, trong phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý, vào ngày 18/6. Janes – một công ty thông tin chuyên về lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia – cho biết các tàu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Senkaku 495 lần kể từ ngày 1/1/2020.
Việt Nam và Nhật Bản lên tiếng
Tại cuộc họp trực tuyến Hội nghị Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào ngày 24/6 với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh cho rằng các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Từ Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cũng lên tiếng về các hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Kono nhấn mạnh các hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược quan trọng này là “vô cùng đáng báo động”.
Ông Taro Kono đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi 2 tàu huấn luyện của Nhật Bản là JS Kashima và JS Shimayuki có cuộc diễn tập với tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Mỹ là USS Gabrirlle Giffords tại Biển Đông. Động thái này chứng tỏ sự quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông do những động thái gây hấn của Trung Quốc. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với Nhật Bản và được ví như huyết mạch của nền kinh tế nước này với các tuyến vận tải thương mại và dầu thô.
Dư luận mong chờ ASEAN lên tiếng về vấn đề biển Đông
Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên Biển Đông trong khi các nước ASEAN bận chống dịch bệnh COVID-19, liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không là vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm. Hội nghị cấp cao ASEAN thu hút sự chú ý của dư luận về việc ASEAN có thể thống nhất trong việc đưa ra thái độ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc hay không?
Tuy nhiên, có hai thách thức lớn đối với ASEAN về vấn đề biển Đông.
Thách thức trước tiên đối với ASEAN nằm ở khả năng nhất trí về một phản ứng tập thể trước các động thái hung hăng của Trung Quốc, lý tưởng nhất là thông qua việc ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiệm vụ này đang được chứng minh là vô cùng khó khăn, nhất là vì ASEAN là tổ chức liên chính phủ với các quốc gia thành viên có những quan điểm, phản ứng và lợi ích khác nhau. Cụ thể, một số quốc gia như Campuchia vì các lợi ích kinh tế, luôn sẵn sàng bảo vệ cho quan điểm của Trung Quốc.
Thách thức thứ hai là nguyên tắc chung của ASEAN được gọi là “Phương cách ASEAN” (ASEAN Way). Nguyên tắc này ưu tiên cho vấn đề chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, cũng như các trình tự ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận. “Phương cách ASEAN” đã trở thành cơ sở cho các tuyên bố mà theo đó ASEAN có thể can dự thành công và dung hòa Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương. Tuy nhiên, thành công của sự can dự phức tạp này chủ yếu nhờ vào trọng tâm ngoại giao của Trung Quốc coi chủ nghĩa đa phương như một nỗ lực nhằm tái định hình vị thế của mình trong các quan hệ quốc tế.
Có ý kiến cho rằng việc ASEAN khó có khả năng đưa ra quan điểm chung về tranh chấp tại Biển Đông bởi vì các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN đã khá lỗi thời, không thay đổi dù môi trường địa chính trị hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ thành lập ASEAN năm 1967. Tuy nhiên, việc thay đổi các nguyên tắc lâu năm này là điều hết sức khó khăn.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong chờ Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã xác định rằng hòa bình và ổn định trên Biển Đông chính là lợi ích chung của ASEAN, do vậy, đây cũng là dịp Việt Nam có thể thể hiện vai trò lãnh đạo của mình để thúc đẩy sự hợp tác của các nước thành viên ASEAN trong việc tìm một tiếng nói chung cho vấn đề biển Đông.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
Số ca nhiễm Covid tăng ở Trung Quốc,
Hàn Quốc phát hiện cụm nhiễm mới
Trung Quốc báo cáo các ca nhiễm coronavirus mới gia tăng, một ngày sau khi cơ quan y tế quốc gia của nước này cho biết họ hi vọng một đợt bùng phát ở Bắc Kinh sẽ sớm được kiểm soát.
Ủy ban Y tế Quốc gia ngày thứ Bảy nói 21 trường hợp đã được xác nhận trên toàn quốc trong khoảng thời gian 24 giờ gần nhất, bao gồm 17 trường hợp ở thủ đô.
Các quan chức thành phố đã tạm thời đóng cửa một chợ thực phẩm lớn, nơi virus lây lan rộng khắp, một lần nữa đóng cửa các trường học và phong tỏa một số khu dân cư.
Theo ủy ban, xét nghiệm chỉ phát hiện một vài người bị lây nhiễm mà không có liên hệ với chợ này và các bước được thực hiện đã hạ thấp nguy cơ lây lan thêm nữa, Tân Hoa Xã đưa tin.
Bất cứ ai rời khỏi Bắc Kinh đều được yêu cầu phải trình kết quả xét nghiệm axit nucleic âm tính trong vòng bảy ngày trước đó.
Nhiều người Trung Quốc đang du hành trong đợt nghỉ lễ bốn ngày cuối tuần kết thúc vào Chủ nhật.
Trung Quốc đã báo cáo 83.483 trường hợp được xác nhận và 4.634 trường hợp tử vong trong đại dịch. Những người xét nghiệm dương tính nhưng không phát triệu chứng không được tính trong số trường hợp chính thức của nước này.
Tại Hàn Quốc, 51 trường hợp nhiễm virus corona mới được xác nhận trong khi các cụm lây nhiễm mới tiếp tục xuất hiện ở khu vực thủ đô Seoul đông dân cư, đưa số ca nhiễm toàn quốc lên 12.653, bao gồm 282 người chết.
35 trong số các trường hợp mới được phát hiện ở Seoul và các thành thị lân cận, nơi hiện là tâm điểm của đợt tái bùng phát COVID-19 kể từ cuối tháng 5. 12 người khác liên hệ với những từ nước ngoài đến.
Nhà chức trách y tế đang chật vật truy tầm những tiếp xúc và dự đoán các đường lây nhiễm với các cụm mới xuất hiện gần như khắp mọi nơi.
Hàng trăm ca nhiễm có liên hệ tới các hộp đêm, các buổi tụ họp tại nhà thờ, nhà hàng và người lao động thu nhập thấp như nhân viên bán hàng tới từng nhà và nhân viên nhà kho.
Nhà chức trách cho đến giờ vẫn kháng cự những lời kêu gọi tái áp đặt các chỉ dẫn về giãn cách xã hội nghiêm ngặt hơn sau khi nới lỏng chúng vào giữa tháng 4, dẫn ra lí do là nền kinh tế bấp bênh.
RFA: Triều Tiên phong tỏa thành phố lớn
vì Covid-19
Hải Lam
Các nguồn tin hôm 21/6 tiết lộ với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng, đợt dịch mới Covid-19 bùng phát tại hai nhà máy lớn ở trung tâm công nghiệp Chongjin của Triều Tiên khiến các nhà chức trách phải đóng cửa thành phố lớn thứ ba của đất nước.
Đến nay, dù Triều Tiên vẫn chưa chính thức xác nhận bất cứ trường hợp nhiễm Covid-19 nào, nhưng RFA hồi tháng 1 đưa tin chính quyền đã nói với người dân rằng virus này đã lây lan ở ba vùng của đất nước, bao gồm cả tỉnh Bắc Hamgyong. Chongjin, một trung tâm công nghiệp với dân số 625.000 người, là thủ phủ của tỉnh này.
Một cư dân của tỉnh Bắc Hamgyong đề nghị được giấu tên, nói với RFA rằng kể từ đầu tháng này, virus corona lại lan rộng trong và xung quanh thành phố Chongjin.
“Trung tâm kiểm dịch tỉnh và các cơ quan thực thi pháp luật nhanh chóng áp lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn dịch bệnh lây lan”, một nguồn tin cho biết.
Theo nguồn tin này, đợt dịch mới xuất hiện vào tuần trước, người bệnh là các công nhân ngành thép và xây dựng.
“Được biết khoảng 10 bệnh nhân có triệu chứng là các công nhân tại Khu liên hợp Sắt (Steel Complex), khu thép Kim Chaek (Kim Chaek Iron) và Khu liên hợp xây dựng kim loại thứ hai (Second Metal Construction Complex)”, nguồn tin nói thêm.
“Những khu phức hợp là những cơ sở rất lớn với hàng chục ngàn nhân viên. Các công ty đủ lớn để tự điều hành các bệnh viện, nhưng họ không thể cung cấp phương pháp điều trị thích hợp ngoài việc chỉ cách ly bệnh nhân”.
“Vì một số công nhân nhà máy có các triệu chứng giống như viêm phổi nặng, nên ủy ban tỉnh đã tạm thời đình chỉ hoạt động của các cơ sở này”, nguồn tin cho biết thêm.
Việc phong tỏa không chỉ ảnh hưởng tới người dân ở thành phố Chongjin cũng như tỉnh North Hamgyong. Một người ở tỉnh Ryanggang lân cận chia sẻ, do lệnh phong tỏa nên những ngày gần đây, nhiều người ở đây bị đói, nên phải tới tỉnh ven biển để tìm thức ăn.
“Gần đây, tình hình thực phẩm ở tỉnh Ryanggang trở nên khó khăn, chính quyền từng cho phép mọi người tới các khu vực khác để kiếm thức ăn, nhưng bây giờ việc đến Bắc Hamgyong, đặc biệt là Chongjin, đã bị cấm hoàn toàn”, nguồn tin thứ hai tiết lộ.
Một nguồn tin này cho biết thêm chính quyền Ryanggang đã hoàn toàn ngừng cấp thẻ đi lại cho những người muốn đến Chongjin.
“Ngay cả khi tình hình virus corona nghiêm trọng, chính quyền cũng không cấm chúng tôi đến một thành phố cụ thể nào. Nhưng Chongjin bây giờ là một khu vực không có hoạt động, vì vậy tình hình hiện tại có vẻ nghiêm trọng”, theo nguồn tin thứ hai.
Mặc dù truyền thông Bắc Hàn khá kín tiếng với các tin tức trong nước, nhưng việc chính quyền Chongjin phong tỏa thành phố đã lan đến tỉnh Ryanggang, bất chấp lệnh cấm người dân đi lại.
“Tình hình ở Chongjin thường được thông báo qua điện thoại di động của chúng tôi”, nguồn tin thứ hai cho biết.
“Chúng tôi không chỉ nghe nói rằng, người dân bị hạn chế đi lại, mà cả việc các nhà máy lớn đã ngừng hoạt động cũng đã lan đến Ryanggang”, nguồn tin thứ hai nói.
Cũng theo nguồn tin này, người dân rất khó kiếm sống trong tình trạng như vậy.
“Các nhà chức trách chỉ biết thực thi lệnh phong tỏa mà phớt lờ sinh kế của người dân. Tôi có thể tưởng tượng ra bao nhiêu rắc rối mà người dân Chongjin đang phải trải qua”.
Triều Tiên đã chịu một cú sốc lớn về kinh tế khi Bình Nhưỡng ra lệnh đóng cửa biên giới với Trung Quốc để ngăn dịch Covid-19. Trung Quốc là nguồn chính cung cấp thực phẩm và các hàng hóa khác cho Triều Tiên, đồng thời cũng là thị trường hàng hóa và lao động lớn nhất của Bắc Hàn.
RFA đã cố gắng liên lạc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm biết thêm thông tin về tình hình dịch Covid-19 ở Triều Tiên nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi tính đến chiều thứ Tư (24/6).
Hôm 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kono Taro phát biểu trước báo giới rằng, chính phủ nước ông nghi ngờ Covid-19 đang lan rộng khắp Triều Tiên và Kim Jung Un đang cố gắng để không bị nhiễm bệnh. Ông Taro nói thêm: “Tư lệnh của lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc cũng đề cập đến điều đó, ông tin rằng Covid-19 đã xuất hiện ở Triều Tiên”.
Trước đó, hồi tháng 4, ông Kim Myong, cựu quan chức cấp cao đã đào tẩu khỏi Triều Tiên nghi ngờ tuyên bố “sạch bóng Covid-19” của Bình Nhưỡng và cảnh báo số người tử vong ở nước này vì virus Vũ Hán có thể lên tới 3 triệu.
https://www.dkn.tv/the-gioi/rfa-trieu-tien-phong-toa-thanh-pho-lon-vi-covid-19.html
Đài Loan nới lỏng hạn chế đi lại,
mở đường đón người Hong Kong
Trong bối cảnh Bắc Kinh đang xúc tiến kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong, đảo Đài Loan những ngày qua liên tục có các động thái nhằm hỗ trợ người dân xứ Cảng Thơm.
Ngày 24-6, chính quyền Đài Loan thông báo sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 ở biên giới để cho phép người dân Hong Kong đi tới hòn đảo này vì các lý do nhân đạo, theo Hãng tin Reuters.
Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Đài Loan mở một văn phòng để hỗ trợ những người dân muốn rời khỏi Hong Kong để đến Đài Loan.
Văn phòng mới này sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 1-7. Đây là một ngày nhạy cảm vì ngày 1-7-1997 là ngày Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc, khi Bắc Kinh đưa ra nhiều hứa hẹn dành cho Hong Kong, chẳng hạn các quyền tự do dưới mô hình “một quốc gia, hai chế độ”.
Đài Loan đã đóng biên giới từ giữa tháng 3-2020 để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Điều đó có nghĩa bất kỳ ai tại Hong Kong muốn đến hòn đảo này sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, động thái mới của chính quyền Đài Bắc sẽ có lợi cho người dân Hong Kong.
Trong tuyên bố ngày 24-6, Trung tâm chỉ huy chống dịch trung tâm Đài Loan nói rằng kể từ ngày 29-6, những người dân Hong Kong nào muốn đến Đài Loan vì “những lý do nhân đạo đặc biệt” đều sẽ được phép nộp đơn xin.
Tuy nhiên, trước lúc đến, họ sẽ phải cung cấp các báo cáo kết quả xét nghiệm axit nucleic để chứng minh không mắc COVID-19. Họ cũng sẽ trải qua cách ly 14 ngày như tất cả những người khác nhập cảnh Đài Loan.
Bắc Kinh – vốn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc – đã lên án việc chính quyền Đài Bắc giúp người Hong Kong. Trước đây Bắc Kinh cũng từng đề xuất áp dụng mô hình “một quốc gia, hai chế độ” với Đài Loan nhưng đã bị vùng lãnh thổ này kiên quyết bác bỏ.
Hiện Trung Quốc có kế hoạch áp dụng luật an ninh quốc gia ở Hong Kong từ ngày 1-7. Vừa qua, các chi tiết của dự thảo luật này đã được công bố và luật được dự đoán chính thức ban hành trước cuộc bầu cử Hội đồng lập pháp Hong Kong vào tháng 9.
Đài Loan tính đưa khí cầu
theo dõi nhất cử nhất động của TQ trên biển
Quân đội Đài Loan đang nghiên cứu khả năng sử dụng khí cầu quân sự tại biển Hoa Đông và quần đảo Đông Sa nằm trên Biển Đông để theo dõi các hành động của Trung Quốc.
Cơ quan quốc phòng Đài Loan đang xem xét kinh nghiệm của các nước như Mỹ, Singapore và Philippines trước khi quyết định việc này, theo trang Taiwan News ngày 23-6. Mỗi khí cầu quân sự như vậy có thể mang theo các thiết bị giám sát và theo dõi nặng khoảng 1,6 tấn, với thời gian hoạt động trên không liên tục từ 15 ngày đến một tháng.
Đài Loan đang cân nhắc đưa loại khí tài này tới đảo Bành Giai nằm trên biển Hoa Đông và quần đảo Đông Sa nằm trên Biển Đông. Tùy vào thiết bị sử dụng và độ cao hoạt động, các khí cầu này có thể theo dõi mục tiêu trong bán kính 200-600km.
Việc sử dụng các khí cầu quân sự để theo dõi không phải là điều mới mẻ. Các khí cầu hiện đại có thể cung cấp các hình ảnh quan trọng một cách nhanh chóng từ khoảng cách xa, cho phép quân đội phản ứng nhanh với các mối đe dọa.
Đây là giải pháp trinh sát rẻ hơn gấp nhiều lần vệ tinh, an toàn tuyệt đối về nhân mạng so với sử dụng máy bay trinh sát, và đảm bảo thời gian hoạt động dài ngày so với máy bay không người lái.
Đài Loan tính đưa khí cầu theo dõi nhất cử nhất động của Trung Quốc trên biển – Ảnh 2.
Tiêm kích F-16 của Đài Loan (dưới) áp sát máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc khi nó tiến vào không phận Đài Loan năm 2019 – Ảnh: Cơ quan quốc phòng Đài Loan
Đề xuất sử dụng khí cầu được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đặt ra mối đe dọa quân sự chưa từng thấy kể từ khi nhà lãnh đạo Thái Anh Văn lên cầm quyền năm 2016.
Bắc Kinh tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc. Đáp lại, bà Thái lập luận Đài Loan trên thực tế đã là một thực thể độc lập nhưng chưa chính thức tuyên bố điều này.
Trang Taiwan News cho biết chỉ trong vòng 2 tuần vừa qua, máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã xâm nhập vùng nhận dạng phòng không Đài Loan ít nhất 8 lần.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc loan tin PLA sẽ tổ chức tập trận lớn vào tháng 8 tới, trong đó mô phỏng kịch bản đánh chiếm quần đảo Đông Sa hiện do Đài Loan kiểm soát.
Đông Sa nằm cách Hong Kong khoảng 310km và án ngữ eo biển Ba Sĩ – một trong những con đường tiến ra Thái Bình Dương của hải quân PLA. Đài Bắc đã tăng cường khả năng phòng thủ tại quần đảo này và triển khai thêm thủy quân lục chiến sau các thông tin từ báo Trung Quốc.
Truyền thông Đài Loan: ĐCS Trung Quốc
sợ nhất khi người dân không còn sợ hãi
Bình luậnMinh Thanh
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin dịch bệnh gây ra đại dịch toàn cầu, đồng thời còn đi khiêu khích khắp nơi, đàn áp Hong Kong, bắt nạt Ấn Độ, quấy rối Đài Loan và Nhật Bản. Những việc này đã làm dấy lên một làn sóng toàn cầu chống lại ĐCSTQ. Truyền thông Đài Loan bình luận rằng so với áp lực từ bên ngoài, nỗi sợ lớn nhất của ĐCSTQ là người dân Trung Quốc không còn sợ hãi chính quyền nữa. Chỉ khi người dân Trung Quốc loại bỏ nỗi sợ hãi, thì ĐCSTQ mới có thể thực sự bị tiêu trừ.
Gần đây, tờ The News Lens của Đài Loan đã xuất bản một bài báo với tiêu đề “Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất điều gì”, phơi bày trúng bản chất yếu nhược của chế độ ĐCSTQ. Bài báo nói rằng ĐCSTQ kiểm duyệt Internet không chỉ vì lo lắng sự thật bị phơi bày, mà điều họ sợ nhất là người dân không còn tin vào sự tồn tại của lực lượng thống trị này nữa.
Quan điểm chung của các nhà phê bình ĐCSTQ là: bản thân luồng thông tin tự do là mối đe dọa đối với chính quyền. Nhưng mọi người không thực sự thừa nhận một sự thật khó chấp nhận, đó là: ĐCSTQ sợ người dân không còn sợ hãi nó nữa.
Nếu nói ĐCSTQ kiểm soát ngôn luận trên Internet, chỉ là để ngăn chặn người dân phản kháng phơi bày sự thật, thì như vậy là chưa đủ. Bài báo nhận định rằng, vấn đề mấu chốt của ĐCSTQ khi kiểm duyệt mạng Internet không phải là lo lắng sự thật bị phơi bày, mà là để thể hiện quyền lực của nó với người dân thông qua kiểm soát. Bởi điều mà ĐCSTQ lo sợ nhất là người dân không còn tin vào sự tồn tại của chính quyền này nữa.
ĐCSTQ tiêu trừ và đàn áp những người bất đồng chính kiến, muốn thông qua chiến lược hăm dọa này, khiến người dân tự bên trong biết những gì có thể nói và những gì không thể nói, dần dần người dân sợ hãi mất khả năng lên tiếng và không ai dám đưa ra những ý kiến bất đồng.
Bài báo chỉ ra rằng nếu như suy nghĩ kỹ một chút, việc tại sao chính phủ ĐCSTQ lại cấm Pháp Luân Công, một môn khí công tu luyện bị đàn áp chưa từng thấy kể từ sự kiện ngày 4/6 tại Quảng trường Thiên An Môn. Điều đó đơn giản là vì Pháp Luân Công không sợ hãi và chùn bước trước chính phủ. ĐCSTQ coi việc này là mối uy hiếp đối với sự tồn tại của nó.
Tại sao ĐCSTQ kỵ húy việc người Đài Loan tự gọi mình là “người Đài Loan”, nhưng không kỵ úy việc người Thượng Hải, người Hồ Nam và người Quảng Đông tự gọi mình là người Thượng Hải, người Hồ
Nam và người Quảng Đông? Đó là vì mỗi lần người dân Đài Loan tự gọi mình là “người Đài Loan”, chính là họ đều đang phủ nhận thực tế rằng ĐCSTQ có ý đồ thâu tóm quyền lực.
Nếu như có một bài học giáo huấn theo thuyết lý luận chính trị, thì đó là: quyền uy cuối cùng được quyết định bởi sự đồng ý của người bị thống trị. Là người Trung Quốc đại lục bị áp bức, cần phải nhớ rằng điều đáng sợ nhất đối với chính quyền ĐCSTQ là người dân không còn sợ hãi thể chế này nữa.
Bài báo đưa ra một ví dụ về nhân vật nổi tiếng trong làng thể thao Trung Quốc, vợ chồng Hác Hải Đông và Diệp Chiêu Dĩnh. Ngày 4/6 vừa qua, trên mạng Internet, họ đã công khai đọc bản “Tuyên ngôn Tân Liên bang Trung Quốc”, kêu gọi lật đổ ĐCSTQ. Sự kiện này đã gây “sốc” cho cả Trung Quốc và thế giới. Ngày hôm sau, tên của Hác Hải Đông và Diệp Chiêu Dĩnh biến mất khỏi thế giới Internet. Ông Hác Hải Đông đã lên tiếng bày tỏ: “Việc loại bỏ ĐCSTQ là việc chính nghĩa cần thiết!”. Chỉ khi người dân Trung Quốc xóa bỏ nỗi sợ hãi của họ, thì ĐCSTQ mới có thể thực sự bị tiêu trừ.
Minh Thanh
Theo NTDTV
Trung Cộng dọa hủy thỏa thuận thương mại
nếu Hoa Kỳ vượt giới hạn đỏ
Tin Bắc Kinh, Trung Cộng – Theo bản tin từ Wall Street Journal, Bắc Kinh đã bắt đầu lẳng lặng gởi một thông điệp đến Washington, rằng nếu Hoa Kỳ gây áp lực về những vấn đề được Trung Cộng cho là đi quá giới hạn, Trung Cộng sẽ không bảo đảm tiếp tục giữ lời hứa về việc mua nông sản và hàng hóa Mỹ theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Các lãnh đạo Trung Cộng cáo buộc Hoa Kỳ đang can thiệp chuyện nội bộ nước này, như các vấn đề Hong Kong, Đài Loan và Tân Cương. Vào thứ Năm, 25 tháng 6, Thượng Viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật mới, cho phép trừng phạt các viên chức và ngân hàng Trung Cộng phá hoại quyền tự trị của Hong Kong.
Trong cuộc họp tuần trước với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Cộng Dương Khiết Trì khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện thỏa thuận thương mại, tuy nhiên, phía Hoa Kỳ cần kềm chế không đi quá xa trong việc can thiệp nội bộ Trung Cộng, và không nên vượt qua các giới hạn đỏ. Không lâu sau cuộc họp ngoại giao, nhà đàm phán thương mại của Trung Cộng, Thủ Tướng Lưu Hạc, cũng nói rằng mức độ thực hiện thỏa thuận thương mại của Bắc Kinh tùy thuộc vào việc Washington giảm áp lực ở những lĩnh vực khác.
Trung Cộng đã hứa sẽ mua thêm 200 tỷ Mỹ kim nông sản cùng hàng hóa, năng lượng, và dịch vụ Hoa Kỳ trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, dù Bắc Kinh đã cố gắng tăng nhập cảng trong thời gian gần đây, nhưng giới phân tích vẫn cho rằng việc nước này thực hiện được lời hứa với Hoa Kỳ sẽ phải cần một thời gian dài. (BBT)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-doa-huy-thoa-thuan-thuong-mai-neu-hoa-ky-vuot-gioi-han-do/
Ai sẽ phá huỷ đập Tam Hiệp?
Thủy Nguyệt
Công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới với chi phí đắt đỏ nhất thế giới được xây dựng dựa trên những lời hứa hẹn dối trá, đang trở thành quả bom hạt nhân nổ chậm đối với vị thế quyền lực của ông Tập Cận Bình.
Đập Tam Hiệp và lời hứa hẹn
Đập Tam Hiệp được xây dựng bắt đầu vào năm 1994, là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Hồ chứa nước bắt đầu có nước vào ngày 1/6/2003. Nó nằm giữa các thành phố Nghi Xương của tỉnh Hồ Bắc và Bồi Lăng thuộc thành phố Trùng Khánh.
Dự án này đã hoàn thành và vận hành đầy đủ các chức năng vào ngày 4/7/2012. Đập Tam Hiệp được nhà cầm quyền Trung Quốc mô tả rằng, nó đem lại lợi ích toàn diện trong việc kiểm soát lũ lụt, chống hạn hán, bảo vệ môi trường và có khả năng sản xuất hơn 440 tỉ kwh điện tính đến cuối năm 2010.
Tuy nhiên, đến năm 2010, chính phủ Trung Quốc đã dự kiến chi hàng tỉ USD để khắc phục hậu quả về môi trường do đập Tam Hiệp gây ra. Theo kế hoạch, công tác khắc phục hậu quả gồm 2 phần, trong đó việc trồng lại rừng dọc theo hồ chứa dài 600 km trên sông Dương Tử sẽ tốn khoảng 10 tỷ NDT (1,47 tỷ USD) bởi diện tích rừng hiện chỉ khoảng 22% trong khi mục tiêu là 65%. Riêng trong năm này thành phố Trùng Khánh đã phải đầu tư 50 tỷ NDT (hơn 7 tỷ USD) để xử lý thảm họa rác bởi lượng rác ngập và ứ đọng nhiều đến mức người dân có thể đi qua sông mà không cần cầu. Ngày 26/9/2007, giới truyền thông Trung Quốc từng cảnh báo, nếu không nhanh chóng giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh từ đập Tam Hiệp, thảm họa sẽ khôn lường như nguy cơ lụt lội, xói mòn đồi núi dọc theo sông Dương Tử. 300 loài cá cùng nhiều loài khác trên con sông này đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Tuy được thiết kế với dự trù có thể tạo ra 18.000 megawatt điện nhưng người dân Trung Quốc vẫn oằn mình để gánh cho những khoản chi phí đầu tư bằng việc chịu giá điện cao.
Không chỉ thế, công trình này được hứa hẹn là sẽ làm giảm tần suất các trận ngập lụt lớn từ 1 lần trong 10 năm xuống còn 1 lần trong 100 năm. Nhưng thực tế đang chứng minh ngược lại. Chỉ 4 năm sau khi đập Tam Hiệp khánh thành (tháng 5/2006), các tỉnh phía Nam đã chìm trong một đợt lụt lớn chưa từng có khiến 13 thành phố, 140 thị trấn và 1.350 làng bị nước nhấn chìm, 1,3 triệu người buộc phải di dời nhà cửa cùng nhiều di tích lịch sử và công trình có giá trị văn hóa bị xóa sổ khi đập Tam Hiệp được xây dựng từ năm 1994.
Về vấn đề lũ lụt, chỉ riêng từ đầu tháng 6/2020, miền nam Trung Quốc đã liên tiếp phải hứng chịu những trận mưa lớn, gây ra tai hoạ cho 8,52 triệu người dân của 24 tỉnh. 148 con sông đã có mực nước vượt quá mức cảnh báo và một số con sông đã vượt quá mức lũ lịch sử được ghi nhận. Họ thông báo rằng “Tình hình phòng chống lũ lụt rất là nghiêm trọng”. Các công trình phòng chống lũ lụt đã phòng ngự được các trận lũ chạm mức báo động tính từ năm 1949 đến nay, nhưng trận lũ vượt mức cảnh báo lần này có thể sẽ vượt quá khả năng phòng thủ hiện có.
Trước đó trong đợt lũ lụt năm 2010, đập Tam Hiệp đã 3 lần xả nước và mỗi lần đều gây ra những thiệt hại to lớn cho vùng hạ du. Ngoài ra, biến động mực nước của hồ chứa thường xuyên gây lở đất, làm nguy hại đến tính mạng người dân sống gần khu vực. Giới truyền thông Trung Quốc từng đưa tin, lượng nước tăng lên trong vùng hồ thủy điện làm xói lở bờ sông ở 91 phụ lưu của sông Dương Tử, gây ra những con sóng cao tới 50m.
Tổ chức Probe International từng cảnh báo, đập Tam Hiệp không có tác dụng ngăn lũ do bị mất đi những cánh rừng trong lưu vực sông Dương Tử cũng như của 13.000 km3 hồ do bùn lầy hóa, cải tạo và các phát triển không kiểm soát được. Việc xây hồ thủy điện ở đập Tam Hiệp đã khiến sông Dương Tử tăng trầm tích bùn lên khoảng 530 triệu tấn/năm, khiến hệ thống hồ và đập thủy điện này không có khả năng ngăn lũ.
Đập Tam Hiệp là dự án thủy điện lớn nhất và đắt nhất thế giới. Khi dự án được thông qua năm 1992, chi phí mới khoảng 8,3 tỉ USD, sau đó được nâng lên 27 tỉ USD, thậm chí lên 40 tỉ USD. Nhưng con đập này chỉ có chức năng duy nhất là tạo ra điện. Hiện nay, đập Tam Hiệp được giới chuyên gia trong và ngoài nước ví như quả bom hạt nhân hẹn giờ.
Ai sẽ phá huỷ đập Tam Hiệp?
Đập Tam Hiệp đang đứng trước nguy cơ vỡ và chuyện này sẽ đem lại hậu quả khôn lường. Tiến sĩ Vương Duy Lạc, một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề đập Tam Hiệp nhấn mạnh: “Đây không phải nói chuyện giật gân! Phải tìm giải pháp thay vì bỏ chạy. Chạy đi đâu được chứ? Hơn 400 – 500 triệu người dân ở trung du và hạ du sông Trường Giang chạy đi đâu được? Không có nơi nào để trốn cả! Nhưng chẳng nhẽ không còn cách nào khác? So với việc bỏ chạy, chi bằng phá bỏ cái con đập ấy đi. Mỗi người dỡ một ít thì sẽ không còn con đập nữa, cũng sẽ không còn hoảng loạn và nguy hiểm nữa”.
Hoàng Vạn Lý, chuyên gia về công trình thuỷ lợi ở Trung Quốc và là giáo sư tại Khoa Thuỷ lợi của Đại học Thanh Hoa, đã dự đoán đập Tam Hiệp sẽ bị cho nổ tung. Tuy nhiên rất khó để có thể triển khai việc dỡ bỏ nó. Với ông Tập Cận Bình, thì đây là công trình thể hiện bộ mặt của ĐCSTQ. Có lẽ chính quyền ông Tập Cận Bình cho rằng, con đập có sức chịu đựng 4 tỷ tấn phù sa, để phù sa đạt 4 tỷ tấn thì cần một khoảng thời gian. Khoảng thời gian mà tiến sĩ Vương Duy Lạc đưa ra là 30 năm để có thể tích tụ được lượng phù sa đó, như vậy con đập còn thời gian 20 năm nữa. Điều này đồng nghĩa với việc ông Tập đủ thời gian để ném ‘‘cục than’’ nóng trên tay mình cho người kế vị sau ông ta.
Mặt khác đập Tam Hiệp còn đóng vai trò quân sự quan trọng. Trong cuốn sách ‘‘Sông Dương Tử’’ của Yang Lang đã phân tích từ góc độ quân sự rằng vùng hạ lưu của Tam Hiệp là nơi đóng quân của quân đội dự bị Trung Quốc. Nếu đập Tam Hiệp bị phá vỡ thì nơi đóng quân của quân đội dự bị Trung Quốc sẽ bị phá huỷ hoàn toàn. Trong cuộc xung đột căng thẳng giữa Đài Loan – Trung Quốc, nhiều ý kiến
cho rằng, với trình độ kỹ thuật về tên lửa đạn đạo của Đài Loan, thì nước này đủ sức phá huỷ đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, chính phủ Đài Loan không phải là ĐCSTQ cho nên không thể có cách tiếp cận vô nhân đạo bất chấp sinh mạng của gần 1 tỷ dân thường vô tội. Nhưng đây chưa phải là an toàn với chính quyền ông Tập. Bởi không ai có thể lường trước được một ngày nào đó người em Kim Jong Un vốn thích thử nghiệm tên lửa sẽ quay lưng lại với ông anh Tập Cận Bình của mình.
Đối với chính quyền ông Tập thì Đài Loan hay Triều Tiên là kẻ thù bên ngoài nhưng điều lo ngại nhất lại nằm ở kẻ thù từ nội bộ. Trong cuộc chiến “đả hổ diệt ruồi”, ông Tập đã có thêm rất nhiều kẻ thù. Họ cũng đang tìm mọi cách để lật đổ ông Tập. Và trong bước đường cùng, họ sẽ để mắt tới đập Tam Hiệp để cùng chết chung với ông.
Và nếu ông Tập không phá huỷ đập Tam Hiệp, kẻ thù của ông ta không phá huỷ thì ai sẽ là người phá huỷ? Đó chính là “ông Trời”. Bởi chỉ từ đầu tháng 6 tới nay, mưa lớn ở miền nam Trung Quốc gây lũ lụt ở lưu vực sông Trường Giang cộng với những trận mưa không ngớt ở khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang khiến sức ép đổ dồn đập Tam Hiệp. Không ai có thể ngăn chặn hay kiểm soát được sức mạnh của nước. Điều duy nhất có thể làm lúc này đối với chính quyền Trung Quốc là cầu Trời khấn Phật cho mưa ngừng và nước rút.
Tiến sĩ Vương Duy Lạc cho biết, nếu “ông Trời” đã muốn phá huỷ đập Tam Hiệp thì nó đúng là ác mộng kinh hoàng, nó không chỉ gây ra lũ lụt mà sự phá hoại của 2-3 tỷ mét khối trầm tích còn kinh khủng hơn nhiều. 2-3 tỷ mét khối trầm tích này sẽ khiến toàn bộ hệ sinh thái bị phá huỷ khi trầm tích chảy xuống, khiến sông Dương Tử bị chặn.
Đối mặt với vấn đề này, ông Tập Cận Bình chỉ có 2 lựa chọn, hoặc chủ động phá huỷ con đập để cứu hàng triệu sinh linh, hoặc chịu chung đám tang với sự diệt vong của chính quyền Trung Quốc và trở thành tội nhân mà lịch sử mãi nhắc tên.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ai-se-pha-huy-dap-tam-hiep.html
Trung Quốc: Hàng nghìn hộ dân đụng độ cảnh sát,
phản đối cướp đất
Vũ Dương
Ngày 22/6, hàng nghìn dân làng của xã Đông Thạch Kiểu, huyện Thanh Uyển, thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc đã đụng độ với hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm. Do chính quyền địa phương bồi thường không thỏa đáng trong việc phá bỏ di dời, dân làng đã tiến hành bảo vệ quyền lợi nhưng đến nay vẫn không có kết quả.
Vào lúc 5 giờ chiều ngày 22/6, chính quyền địa phương đã điều động 400 – 500 cảnh sát đặc nhiệm, quan chức các cấp, cùng xe cảnh sát, xe buýt… chuẩn bị xông vào thôn làng, nhưng bị dân làng chặn lại ở chốt kiểm soát phòng dịch. Một người phụ nữ họ Lý sống ở đây tiết lộ với phóng viên Thời báo Epochtimes rằng rất nhiều người bên phía chính quyền đột nhiên kéo đến, dân làng đứng chặn ở cổng làng không cho họ vào. Sau đó, người dân khác hay tin cũng vội vã đến hiện trường, có trên cả nghìn người.
Cô Lý nói rằng đầu tiên cảnh sát đã xịt nước ớt vào người dân và bắt đầu đánh người, có người già bị đánh gục xuống đất. Người dân trong làng đều tay không tấc sắt, chỉ có thể chống trả bằng gạch đá.
Xung đột giữa hai bên tiếp diễn cho đến khoảng 0 giờ sáng hôm sau (23/6). Phía dân làng có 13 người bị bắt, 5 hoặc 6 người bị thương, 2 người phải nhập viện.
Ngày 23/6, dân làng vì ngăn cảnh sát quay lại, đã chuẩn bị sẵn cục đá và chai rượu ngay tại cổng làng. Cô Lý nói rằng lần này nếu họ còn đến nữa, dân làng sẽ liều cả mạng này. Hiện tại, người dân trong làng đang luân phiên thay nhau trực tại lối vào cổng làng liên tục 24 giờ trong một ngày.
Ông Lưu, người dân trong làng tiết lộ với phóng viên rằng vụ việc bắt nguồn từ ngày 18/3, khi kế hoạch phá bỏ di dời do chủ tịch xã tự ý quy định truyền từ nội bộ ra, “Mỗi hộ gia đình dựa theo diện tích nhà ở cá nhân, phải tự bỏ tiền túi chi trả thêm từ 100.000 đến 200.000 Nhân dân tệ (khoảng 320 – 640 triệu VNĐ) mới có thể sở hữu căn hộ bàn giao thô, hơn nữa căn hộ thô này phải sau nhiều năm mới được cấp. Sau đó, địa điểm tái định cư được chọn lại cách xa ruộng vườn và thôn làng của chúng tôi đến 20 km, dân làng không sao chấp nhận được”.
Dân làng bắt đầu khiếu nại lên chính quyền các cấp để bảo vệ quyền lợi của mình. Ông Lưu nói rằng chủ tịch xã này đã tại nhiệm hơn 30 năm, bên trong chính quyền huyện và chính quyền thị trấn đều là người của ông ta, bởi vậy quan chức chính phủ đối với khiếu nại của dân làng chỉ là đùn đẩy trách nhiệm, trì hoãn hết lần này đến lần khác.
Ngày 21/3, gần một nghìn dân trong làng đã diễu hành đến Ủy ban huyện để kháng nghị. Ngày 23/3, hơn nghìn người dân đã tham gia diễu hành đến Ủy ban thành phố. Cô Lý nói rằng vào lúc 7 giờ sáng hôm đó, có khoảng 3.000 dân làng đã xuất phát từ thôn làng, sau đó đi bộ 15 km, mãi đến 10:00 sáng mới đến Ủy ban thành phố.
Cô Lý cũng tiết lộ rằng lần đó chính quyền địa phương đã huy động một lượng lớn lực lượng cảnh sát, còn có cảnh sát chống bạo động, dọc đường tiến hành ngăn chặn, có dân làng bị đánh trọng thương, nhiều người bị bắt giải lên xe buýt đưa đến trường học giam lại, đến đêm mới được thả ra. Cuối cùng, chỉ có hơn 300 người dân đến được cổng của Ủy ban thành phố, bảo vệ quyền lợi vẫn không có kết quả gì.
Dân làng cho hay, chủ tịch xã có tồn tại vấn đề tham nhũng, chuyển nhượng đất tập thể của dân làng cho người thân bạn bè của mình với giá thấp, sau đó bán ra với giá cao. Nhà tái định cư cũng dùng thủ đoạn bất hợp pháp làm thành nhà thương mại bán cho người dân hòng nhét đầy túi tham.
Người dân trong quá trình bảo vệ quyền lợi, hơn 1.300 dân làng đã cùng nhau ký tên bãi miễn chủ tịch xã. Tuy đã có một chủ tịch xã mới đến thay thế, nhưng ông ta vẫn là người của chủ tịch xã ban đầu. Ông Lưu nói: “Người này đến này vẫn chưa được thông báo chính thức, qua các kênh thông tin khác nhau, dân làng đoán rằng chủ tịch xã ban đầu trước tiên xoa dịu dân làng xong rồi, sau đó vẫn sẽ tiếp tục nắm quyền trở lại”.
Được biết, thôn làng này kể từ tháng 7 năm 2019 lấy danh nghĩa cải tạo đường sông tiến hành phá bỏ di dời đối với nhà dân, mãi đến tháng 3 năm nay mới đưa ra thông báo cho người dân, và dân làng bị buộc phải di dời trước cuối tháng 6 mà không công khai phương án phó bỏ di dời. Sau khi nói chuyện, chính quyền xã hứa sẽ không di dời, nhưng cuối cùng phát triển thành một cuộc xung đột giữa cảnh sát với người dân như đã nói ở trên.
Theo Fao Jing, Epochtimes
Vũ Dương biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-hang-nghin-ho-dan-dung-do-canh-sat-phan-doi-cuop-dat.html
Đại học Trung Quốc ‘lách’ lệnh trừng phạt Hoa Kỳ,
mua phần mềm kỹ thuật MATLAB từ bên thứ ba
Bình luậnVăn Thiện
Theo Cục Công nghiệp và An ninh Hoa Kỳ (BIS) gần 20 năm trước, chính phủ Mỹ đã đưa Đại học Hàng không và Vũ trụ Bắc Kinh, hay còn có tên gọi mới là Đại học Beihang, vào danh sách trừng phạt của Bộ Thương mại nước này với cáo buộc rằng cơ sở này có liên quan đến quân đội và có thể góp phần vào việc phổ biến tên lửa. Nhưng lệnh trừng phạt đã không ngăn được trường đại học này mua phần mềm kỹ thuật của Mỹ.
Theo các tài liệu mà South China Morning Post có được, Đại học Beihang đã sử dụng bên thứ ba ở Trung Quốc để tải về phần mềm MATLAB, một ngôn ngữ lập trình hàng đầu được dùng trong mô hình hóa và mô phỏng kỹ thuật. Beihang cũng có một khóa học MATLAB được liệt kê trên trang web của mình.
Ngoài MATLAB, Beihang cũng có được phần mềm khác của Mỹ bao gồm Creative Cloud của Adobe thông qua bên thứ ba để trốn tránh các lệnh trừng phạt của nước này.
Các tổ chức trong Danh sách Thực thể (Entity List) của Bộ Thương mại Hoa Kỳ sẽ bị cấm truy cập vào các mặt hàng được quy định, chẳng hạn như phần mềm, trừ khi giấy phép xuất khẩu được cấp.
Bà Kristine Pirnia, người đứng đầu về vấn đề kiểm soát xuất khẩu và xử phạt tại công ty luật Sandler, Travis và Rosenberg ở San Diego, Hoa Kỳ cho biết, cách duy nhất mà một tổ chức trong Danh sách Thực thể có thể có được phần mềm của Hoa Kỳ mà không vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu là phải có giấy phép của BIS.
Bà Pirnia cho biết, có vẻ như giấy phép xuất khẩu có thể đã không được cấp trong trường hợp này, nhưng nói thêm rằng không thể đưa ra kết luận khi chưa nắm được chi tiết. Bà nói rằng các công ty trong danh sách thường “lách” các quy định thông qua các bên thứ ba.
Bà nói: “Họ không muốn tuân thủ các hạn chế của Hoa Kỳ. Họ đã bị phạt và họ chỉ đang tìm cách có được những gì họ cần để tiếp tục các hoạt động thương mại. Việc này không tốt nhưng hoàn toàn bình thường”.
Việc mua phần mềm của Beihang được đưa ra ánh sáng sau khi hai trường đại học khác của Trung Quốc – Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân – vào ngày 5/6 đã mất quyền truy cập vào MATLAB do các tổ chức này được thêm vào Danh sách Thực thể. Ngoài ra, danh sách này bao gồm cả những công ty và những người mà Hoa Kỳ tin rằng có mối đe dọa quốc gia.
Giáo sư khoa học máy tính của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc Bao Yungang mô tả về việc mất quyền truy cập MATLAB đối với các sinh viên như là “lửa đã đến chân”. Trong một bài đăng ngày 19/6 trên blog của mình, ông Bao nói rằng không có sản phẩm nào cung cấp các chức năng tương tự như MATLAB.
Các biện pháp trừng phạt đối với các cơ sở ở Cáp Nhĩ Tân được coi là một phần trong cuộc trấn áp mạnh mẽ của Hoa Kỳ trong khi Washington và Bắc Kinh đang chiến tranh thương mại và tranh giành ảnh hưởng toàn cầu do đại dịch COVID-19 phá vỡ trật tự quốc tế sau Thế chiến II. Các nhà phân tích cho biết mối quan hệ 2 bên đang trở nên tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Theo BIS, Danh sách Thực thể có thể chứa tên các cá nhân, công ty, tổ chức và những thực thể khác. Ngoài ra, danh sách cũng cho phép phạt tiền và phạt tù lên tới 20 năm đối với những người vi phạm kiểm soát xuất khẩu. Nổi bật nhất trong danh sách này là công ty Trung Quốc Huawei Technologies, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, với cáo buộc là một rủi ro an ninh quốc gia.
Trước đây, Beihang cũng từng liên quan đến một vụ vi phạm lệnh trừng phạt.
Theo BIS, vào năm 2012, gã khổng lồ chuyển phát nhanh FedEx đã bị phạt 370.000 USD vì 6 vi phạm về Quy định Quản lý Xuất khẩu, bao gồm xuất khẩu phần mềm mô phỏng chuyến bay mà không có giấy phép sang Đại học Beihang năm 2005.
Hé lộ về bên thứ 3, công ty Zhongtian Ruihe Technology
Các cơ quan và tổ chức ở Trung Quốc từ lâu đã được báo cáo là sử dụng phần mềm lậu, nhưng chính quyền địa phương đã yêu cầu các trường đại học mua phần mềm có giấy phép hợp pháp. Theo trang web của Đại học Beihang, cơ sở cũng tuân theo chỉ thị này đối với phần mềm MATLAB và Adobe.
Hai hợp đồng được trao gần đây nhất cho MATLAB và Adobe Creative Cloud trị giá gần 1 triệu NDT (140.000 USD). Theo tài liệu đấu thầu đăng trên trang web của trường đại học và đăng ký mua sắm của chính phủ quốc gia, công ty Zhongtian Ruihe Technology đã thắng thầu để cung cấp 1.000 tài khoản MATLAB và 100 gói Adobe Creative Cloud.
Theo trang web của Zhongtian Ruihe Technology, công ty được thành lập năm 2009, chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm và công nghệ, và là nhà cung cấp công nghệ thông tin ưa thích cho chính quyền thành phố Bắc Kinh.
Zhongtian Ruihe Technology đã không trả lời 5 cuộc gọi điện yêu cầu bình luận. MathWorks, nhà phát triển MATLAB, cũng không trả lời các cuộc gọi điện thoại và email yêu cầu nhận xét.
Ông Shen Zimo từ Tập đoàn đấu thầu quốc tế CNTC Trung Quốc, người điều hành quá trình đấu thầu hợp đồng MATLAB, đã xác nhận trong một cuộc gọi điện thoại rằng Zhongtian Ruihe Technology đã giành được hợp đồng cung cấp phần mềm.
Đại học Beihang không trả lời email yêu cầu bình luận. Một nhân viên từ bộ phận mua sắm của trường đại học đã từ chối bình luận và giới thiệu đến bộ phận tuyên truyền của Beihang. Nhưng bộ phận này cũng không nhận các cuộc gọi điện đến.
BIS từ chối bình luận về các vấn đề cấp phép cụ thể. Nhưng một phát ngôn viên cho biết BIS đã tích cực theo dõi việc tuân thủ Quy định Quản lý Xuất khẩu và xem xét các cáo buộc vi phạm.
Người này nói thêm rằng BIS sẽ sử dụng các cơ quan thực thi hành chính hoặc hình sự để theo đuổi các vi phạm tiềm năng.
Vào tháng 6 vừa qua, 20 công ty và tổ chức của Trung Quốc đã được thêm vào Danh sách Thực thể vì có khả năng hỗ trợ mua sắm vật phẩm cho mục đích sử dụng quân sự ở nước này, đưa tổng số thực thể Trung Quốc trong danh sách lên đến hơn 170, chỉ đứng sau Nga.
Các chuyên gia cho biết chính phủ Mỹ đang ngày càng tăng cường kiểm soát xuất khẩu do lo ngại về an ninh quốc gia.
Bà Elizabeth Rosenberg, một thành viên cao cấp tại Trung tâm mới An ninh Mỹ mới cho biết: “Hiện tại, căng thẳng chính trị đang nóng lên và có ý kiến về việc mở rộng kiểm soát xuất khẩu như một công cụ đảm bảo an ninh quốc gia, các tổ chức thực thi của Mỹ đang theo dõi ngày càng nhiều mục tiêu Trung Quốc”.
Văn Thiện
Theo SCMP
Máy bay Ấn Độ bay lượn, gầm rú gần biên giới TQ
Các máy bay chiến đấu Ấn Độ bay lượn nhiều vòng, gầm rú trên thung lũng Galwan, nơi xảy ra vụ đụng độ đẫm máu với Trung Quốc hôm 15/6.
Hôm 24/6, các máy bay chiến đấu của Ấn Độ nhiều lần cất cánh từ một căn cứ quân sự ở thị trấn Leh, thuộc khu vực Ladakh do Ấn Độ quản lý, bay về phía Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), cách đó 240 km. Trước khi quay về căn cứ, các tiêm kích này của Ấn Độ đã bay lượn nhiều vòng, gầm rú trên bầu trời khu vực biên giới.
Bên cạnh đó, quân đội Ấn Độ còn lập trạm kiểm soát trên các con đường dẫn vào Leh và tăng cường hoạt động quân sự tại thị trấn biên giới nằm ở độ cao 3.500 m trên dãy Himalaya.
Theo người dân địa phương, hàng dài xe tải và pháo đã di chuyển trên những con đường gần thị trấn Leh.
“Giờ đây, chúng tôi đã có sự hiện diện mạnh mẽ quân sự tại khu vực”, một quan chức của Bộ chỉ huy phương Bắc của Ấn Độ cho hay, đồng thời đề cập đến việc quân đội Ấn Độ gia tăng tiếp viện, bổ sung lực lượng tại khu vực biên giới.
Cựu đại úy Lục quân Ấn Độ, Tashi Chhepal, từng đóng quân tại Leh, cho biết đây là lần điều động lực lượng quân sự lớn nhất, chưa từng có tiền lệ tại khu vực nhạy cảm giáp Pakistan và Trung Quốc. “Tôi chưa từng thấy đợt triển khai binh lực nào lớn như thế này”, Chhepal cho hay.
Ấn Độ điều quân đội lên biên giới sau vụ ẩu đả với Trung Quốc hôm 15/6 tại khu vực thung lũng Galwan, cách mốc tuần tra 14 (PP-14) ở LAC khoảng 1 km. Vụ ẩu đả khiến hàng chục binh sĩ hai bên thương vong.
Sau vụ việc, Ấn Độ cáo buộc binh sĩ Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ và dựng lều cùng trạm gác trái phép. Ấn Độ cho rằng vụ tấn công hôm 15/6 được Trung Quốc lên kế hoạch từ trước, ngay cả khi các chỉ huy cấp cao của hai nước đồng ý hạ nhiệt căng thẳng trên LAC.
Trung Quốc bác cáo buộc và tuyên bố các binh sĩ Ấn Độ “cố tình khiêu khích” dẫn đến ẩu đả chết người. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 24/6 cho biết cuộc đụng độ biên giới ngày 15/6 tại Thung lũng Galwan là do phía Ấn Độ gây ra.
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hành động của Ấn Độ đã vi phạm thỏa thuận giữa hai nước và là một “sự khiêu khích đơn phương”.
Đây là lần đụng độ gây chết người đầu tiên kể từ vụ lính Trung Quốc phục kích binh sĩ Ấn Độ năm 1975 ở LAC. Ấn Độ thông báo 20 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Trung Quốc thừa nhận có thương vong, nhưng không công bố con số.
Hôm 23/6, các quan chức quân sự Ấn Độ và Trung Quốc có cuộc gặp kéo dài 11 giờ đồng hồ nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực Ladakh.
http://biendong.net/xung-dot-chien-tranh/35486-may-bay-an-do-bay-luon-gam-ru-gan-bien-gioi-tq.html
Ấn Độ: Trung Quốc tiếp tục xây công trình,
bố trí thêm quân dọc biên giới
Bất chấp việc lãnh đạo quân đội Ấn Độ – Trung Quốc đang họp bàn hạ nhiệt tình hình, Trung Quốc được cho là vẫn đang tiếp tục củng cố thế trận trên thực địa.
Hãng tin ANI của Ấn Độ ngày 24/6 cho biết, tại khu vực Ngón tay dọc theo hồ Pangong, Trung Quốc tiếp tục có các hoạt động quân sự với tần suất cao như triển khai thêm binh lính, và xây cất các công trình.
Dù Ấn Độ đã tuyên bố lãnh thổ tới tận địa điểm Ngón tay số 8, nhưng kể từ sự cố va chạm hôm 15/6, quân đội Trung Quốc đã ngăn chặn mọi hoạt động tuần tra của Ấn Độ qua vị trí Ngón tay số 4.
Ở thung lũng Galwan, nơi xảy ra vụ đụng độ đẫm máu giữa binh lính 2 nước, Trung Quốc cũng đang tiếp tục xây cất một số cấu trúc còn đang dở dang.
Nguồn tin quốc phòng Ấn Độ cho biết, một cấu trúc trông giống như trạm quan sát của Trung Quốc từng bị binh lính Ấn Độ dỡ bỏ đêm 15, rạng 16/6, nay xuất hiện trở lại gần điểm tuần tra số 14. Các hoạt động củng cố lực lượng của phía Trung Quốc còn được ghi nhận tại các điểm tuần tra số 15, 17 và 17A thuộc lãnh thổ Ấn Độ.
Tại các vùng xung quanh khu vực Daulat Beg Oldie, quân đội Trung Quốc cũng đang cố gắng cản trở lính Ấn Độ tuần tra các điểm 10 và 13.
Còn các vị trí phía sau đường LAC, đặc biệt là 2 căn cứ không quân ở Hotan và Gar Gunsa, Không quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều nhiều máy bay ném bom chiến lược tới đây. Trong khi số máy bay tiêm kích trong đó có cả Su-30 tại 2 sân bay này cũng đã tăng lên.
Một số nguồn tin an ninh còn đề cập khả năng Trung Quốc đang đẩy nhanh việc triển khai các hệ thống phòng không tầm xa mua của Nga ở đối diện với lãnh thổ Ấn Độ.