Tin Việt Nam – 20/06/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 20/06/2020

Cách chức một chủ tịch phường có bằng Đại học trước bằng cấp 3 – Hiểu Minh

Ngày 19/6 ông Nguyễn Văn Minh, chủ tịch phường Hóa An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai đã bị cách chức vì có bằng Đại học trước cấp 3.

Vietnamnet dẫn thông tin từ UBND TP. Biên Hòa (Đồng Nai) chiều 19/6 xác nhận và cho biết, ồnlng Minh được bổ nhiệm làm Chủ tịch xã Hóa An (sau tháng 7/2019 là phường Hóa An) vào năm 2016.

Qua kiểm tra thời điểm ông Minh được bổ nhiệm chưa cung cấp bằng tốt nghiệp THPT và bằng Đại học.

Đầu năm 2020, trong quá trình xem xét hồ sơ chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ phường Hóa An nhiệm kỳ 2020-2025 thì ông Minh có 2 văn bằng nói trên.

Đáng nói, nhà chức trách phát hiện thời điểm ông Minh được cấp bằng tốt nghiệp THPT lại có sau thời điểm được cấp bằng Đại học.

Kết luận cho hay, việc ông Minh dùng hai văn bằng nói trên để được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch phường Hóa An là không đúng với quy định.

Trước đó, vào tháng 4 ông Nguyễn Văn Minh đã bị đình chỉ công tác do để xảy ra tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép tràn lan trên địa bàn phường Hóa An.

Hóa An được xem là một địa phương rất nóng về tình trạng phân lô bán nền, xây dựng trái phép. Địa phương này cũng từng xảy ra một vụ việc hình sự liên quan đến đất đai khiến nhiều người bị mất chức, vướng vào tù tội…

Trong năm 2017, ông Trần Văn Ng. Bí thư kiêm Chủ tịch xã Hóa An thời bấy giờ đã để một doanh nghiệp tổ chức phân lô, bán nền trên đất quy hoạch nên bị cách chức. Ông Ng. sau đó cũng đã bị tòa tuyên phạt 1 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Còn về phía doanh nghiệp cũng lãnh hậu quả nặng nề.

Mặc dù vậy, đến nay tình trạng phân lô bán nền và xây dựng nhà trái phép tại Hóa An vẫn tiếp diễn, theo Dân Việt.

https://www.dkn.tv/thoi-su/cach-chuc-mot-chu-tich-phuong-co-bang-dai-hoc-truoc-bang-cap-3.html

 

Chín cán bộ Sở Y tế tỉnh Gia Lai

nhận án tù tổng cộng 30 năm

Nguyên Giám đốc và hai Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai cùng 6 nhân viên thuộc cấp bị tuyên án tổng cộng lên 30 năm tù giam trong vụ án sai phạm về đấu thầu thuốc từ năm 2008 đến năm 2010.

Truyền thông trong nước cho biết Tòa án tỉnh Gia Lai vào ngày 19/6 tuyên án đối với 9 cán bộ của Sở Y tế tỉnh này như vừa nêu.

Cụ thể, bị cáo Phùng Xuân Quýnh (nguyên Giám đốc) bị tuyên 18 tháng tù giam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hai nguyên Phó Giám đốc bao gồm bị cáo Nguyễn Công Nhân và Đặng Đức Châu bị tuyên cùng tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, lần lượt 5 năm và 6 năm tù giam.

Sáu bị cáo còn lại là cán bộ thuộc cấp, bị tuyên cùng tội danh với hai nguyên Phó Giám đốc. Người bị nhẹ nhất là 2 năm tù treo và cán bộ bị nặng nhất là 6 năm tù giam.

Tin cho biết ông Phùng Xuân Quýnh, hồi năm 2018, với cương vị là Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai ra quyết định thành lập một tổ chuyên gia đấu thầu thuốc theo từng năm đối với những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có số lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập trong phạm vi của tỉnh. Các cơ sở y tế công lập căn cứ vào kết quả đấu thầu này để ký kết hợp đồng mua thuốc theo nhu cầu của năm.

Tuy nhiên, trong 3 năm tổ chức đấu thầu, tổ chuyên gia đấu thầu thuốc của Sở Y tế tỉnh Gia Lai bị cho là đã có hành vi xét thầu sai, gây thiệt hại 6 tỷ đồng cho tài chính Nhà nước.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/officials-of-the-department-of-health-gialai-receive-30-years-sentence-06192020125555.html

 

Linh Mục Đặng Hữu Nam bị cho nghỉ mục vụ

Tin Vietnam.-  Trang Fanpage Công giáo: Đạo vào Đời loan tin, vào ngày 17 tháng 6 năm 2020, Toà giám mục Vinh đã ra thông báo cho Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam phải nghỉ mục vụ, tức thôi làm sự vụ tại chánh xứ giáo xứ Mỹ Khánh, tại xã Khánh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh.

Hiện Linh mục Đặng Hữu Nam chưa lên tiếng giải thích về sự việc. Tuy nhiên, vào ngày 18 tháng 6, trên trang Facebook cá nhân, linh mục Nam đã đăng một dòng tin đầy tâm trạng với nội dung là “Lạy Chúa xin trợ giúp đức tin cho con!”.

Một số giáo dân thì loan tin rằng, giáo phận đã cho linh mục Nam “nghỉ hưu non”, tức linh mục Nam vẫn được tiếp tục tu nhưng không còn được đi phục vụ ở các giáo xứ nữa. Nhiều người đồn đoán rằng, quyết định của Giáo phận Vinh đã có bàn tay của Cộng sản nhúng vào.

Trang Fanpage Công giáo: Đạo và Đời đã bình luận rằng, dù việc linh mục Nam bị nghỉ là thông tin gây bất ngờ nhưng không làm cho mọi người quá ngạc nhiên. Bởi vì, trong một chế độ độc tài Cộng sản thì việc nhà cầm quyền dùng quyền lực để ảnh hưởng và đàn áp Giáo quyền là chuyện đã xảy ra nhiều lần ở Việt Nam cũng như bên Trung Cộng.

Trước những “tâm tình” của các giáo dân, linh mục Nam cũng đã đăng một dòng trạng thái với nội dung “Sức mạnh phe nhóm vốn khốc liệt, thời đại này càng khốc liệt hơn”. Được biết, ngoài việc luôn đồng

hành với các giáo dân đòi quyền lợi, thì linh mục Nam cũng là một người bất đồng chính kiến, lên án những cái sai của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/linh-muc-dang-huu-nam-bi-cho-nghi-muc-vu/

 

Thêm những phát biểu ‘chướng tai’ của lãnh đạo!

Mới nhất là vào ngày 15 tháng 6 năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi giải trình trách nhiệm trong điều hành xuất khẩu gạo thời gian vừa qua cho rằng, việc mở tờ khai xuất khẩu gạo vào ban đêm không có gì xa lạ vì hệ thống hải quan điện tử hoạt động liên tục 24 giờ.

Ông Trần Tuấn Kiệt, Phó Tổng giám đốc chuyên ngành hàng lúa gạo Công ty xuất nhập khẩu Dung Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do, nói về sự không bình thường của việc mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc nửa đêm:

“Khi thông quan và mở hải quan lúc giữa khuya từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, những doanh nghiệp biết trước tin này thì vô mở tờ khai hải quan được, còn những doanh nghiệp không biết thì không thể đăng ký được hạn ngạnh xuất khẩu. Mở thủ tục xuất khẩu gạo bây giờ đều khai báo trên hệ thống online hết. Nhưng trong đêm đó, một trăm mấy chục, gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu gạo ít ai biết thông tin này, chỉ có những người có thông tin trong hải quan rò rỉ ra, họ mới biết rồi họ truyền tai nhau, thì mới thực hiện được thôi.”

Đó là căn bệnh lâu lắm rồi chứ không phải mới gần đây, từ trước đến nay chuyên là như vậy, bởi vì một chính sách mị dân bao giờ nó cũng chỉ nói 1/3 sự thật, một nửa sự thật, còn cái phần gì tốt cho cho họ thì họ rống lên.

-TS. Nguyễn Quang A

Trước đó vào tháng 4 năm 2020, khi dịch covid-19 bùng phát làm giá gạo thế giới tăng là cơ hội vàng cho xuất khẩu gạo. Thì việc điều hành xuất khẩu gạo của các bộ ngành thiếu tính đồng bộ, lúng túng, như việc Tổng cục Hải quan mở hệ thống thông quan hàng hóa tự động vào lúc 0 giờ cho doanh nghiệp mở tờ khai, gây làn sóng phản đối mạnh mẽ, chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau đó phải chỉ đạo tiến hành thanh tra trước nghi vấn tiêu cực.

Hay vào ngày 16 tháng 6 năm 2020, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục quản lý nhà khi phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Xây dựng cho rằng, trong bối cảnh giá nhà đô thị đắt đỏ, người nghèo khó tiếp cận với nhà ở xã hội… thì nên thuê nhà.

Câu nói nghe có vẻ bình thường hiển nhiên, không có gì đáng bàn cãi. tuy nhiên với một vị quan chức quản lý nhà… thì có lẽ nên đưa ra giải pháp tốt hơn để giúp dân nghèo có thể tiếp cận nhà xã hội.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do liên quan vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS đã tự giải thể, nói:

“Tôi nghĩ đó là căn bệnh lâu lắm rồi chứ không phải mới gần đây, từ trước đến nay chuyên là như vậy, bởi vì một chính sách mị dân bao giờ nó cũng chỉ nói 1/3 sự thật, một nửa sự thật, còn cái phần gì tốt cho cho họ thì họ rống lên. Căn bệnh này không chỉ có những người cộng sản Việt Nam có căn bệnh thế, mà là căn bệnh nói chung của rất nhiều chính trị gia. Chuyện đó thì nó cổ lắm rồi, chỉ có cái là bây giờ có mạng xã hội, có nhiều tiếng nói, và tất cả những kiểu ăn nói như thế thì bị người dân vạch ra ngay.”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 21 tháng 4 chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá cả, đã yêu cầu bình ổn giá gạo, giảm giá điện-nước, bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để sớm giảm giá thịt heo về mức xấp xỉ 60 ngàn đồng/kg.

Tuy nhiên hai tháng sau, giá thịt heo vẫn không hề giảm.

Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam tại phiên thảo luận Quốc hội chiều ngày 13 tháng 6 năm 2020, khi giải trình về vấn đề giá thịt lợn tăng cao đã nói: “Người dân không có lý gì cứ tập trung ăn thịt lợn” mà cần san sẻ rổ thực phẩm ra với thịt gà, bò, trứng…

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả Bộ Tài Chính khi trả lời Đài Á Châu Tự Do lúc đó cho rằng, đáng lý với cách nói đúng thì ông Cường phải đưa ra rất nhiều giải pháp, đồng thời một trong những khuyến cáo, thì có thể chuyển cơ cấu bữa ăn sang thực phẩm khác. Nhưng ông Cường lại bảo nếu đắt thì chuyển ăn thứ khác, với tính chất gần như áp đặt, võ đoán, coi như không tìm giải pháp thỏa đáng, thích hợp.

Không chỉ phát biểu trốn tránh trách nhiệm, các quan chức ngày nay còn tuyên truyền, nịnh nọt công khai một cách trắng trợn, không cần biết người dân sẽ nghĩ gì?

Đơn cử như nhận định của Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Hồng Diên, khi phát biểu tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương thông báo kết quả hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành Trung ương hôm 27 tháng 5 năm 2020. Ông cho rằng:

“Một số đồng chí được xem là trường hợp quá tuổi, đã thể hiện rất xuất sắc trong công việc, đặc biệt là người đứng đầu, đồng chí Tổng bí thư, Chủ tịch nước. Có thể nói trường hợp đặc biệt này là hạnh phúc của Đảng, dân tộc.”

Việc lãnh đạo nói một câu vô nghĩa lý thì nước nào cũng có, chứ không chỉ riêng Việt Nam. Vấn đề ở Việt Nam là những người đó cứ tiếp tục làm việc coi như không có gì xảy ra.

-PGS. TS. Hoàng Dũng

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, một nhà ngôn ngữ học, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhận định:

“Việc lãnh đạo nói một câu vô nghĩa lý thì nước nào cũng có, chứ không chỉ riêng Việt Nam. Vấn đề ở Việt Nam là những người đó cứ tiếp tục làm việc coi như không có gì xảy ra. Cái đó cho thấy quyền lực của người dân thể hiện qua lá phiếu không có nghĩa gì cả. Thử tưởng tượng ở một xã hội phù hợp, một lãnh đạo nói năng nhăn cuội, thì chắc chắn rằng nhiệm kỳ sau họ phải đi chỗ khác chơi, vì làm sao có phiếu để làm lãnh đạo, vấn đề đặt ra ở chỗ đó. Ngay cả ở những nước tiên tiến, cũng có nhiều ông ăn nói kiểu trời ơi, nhưng trước hay sau gì những người đó cũng phải đi chỗ khác, để nhường chỗ cho người xứng đáng hơn. Ở Việt Nam không có cái đó, đảng cử dân bầu không có nghĩa gì cả.”

Tương tự, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19, đã nói ‘Cuộc sống người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều nước’ khi cho hay dịch COVID-19 đã được kiểm soát tại Việt Nam.

Dù Việt Nam chống dịch COVID-19 được cho là thành công. Tuy nhiên phát biểu của ông Vũ Đức Đam sau đó đã nhận được nhiều ý kiến phản đối. Nhiều người cho rằng phát biểu của ông Đam mang tính phiến diện.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định thêm:

“Từ một thời xa xưa, toàn bộ đài phát thanh, truyền hình, báo nằm trong tay họ, tức họ độc quyền hết, dân không thể kiểm tra, họ nói thế nào thì nghe như vậy. Còn bây giờ khác, có nhiều tiếng nói, người ta vạch ra sự thật được thổi phồng ấy, thì người dân hiểu rõ được nột chút. Tất nhiên người ở nông thôn, họ ít sử dụng internet và mạng xã hội, kiểu tuyên truyền ấy vẫn có tác dụng nhất định. Nhưng nó cũng có hai ba mặt, chứ không chỉ phía những người lãnh đạo. Kể cả những người phản đối nhiều khi cũng sa vào cái bệnh của những lãnh đạo đó. Ví dụ nhưng bây giờ người dân nông thôn coi Youtube nhiều, thì có những cái kênh cũng bị cái bệnh như vậy. Kể cả nói hay và nói xấu đều bị cái bệnh như vậy, tức là chỉ nói một mặt thôi, nói một khía cạnh thôi. Tóm lại, tất cả cái đấy là đều dở cả.”

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Dũng, nói như những phát biểu trốn tránh trách nhiệm của quan chức Việt Nam gần đây, cho thấy họ không đủ năng lực trí tuệ để làm việc. Nhưng ông cho rằng, người dân không làm gì được, dân không thể truất phế họ. Theo ông, nếu lá phiếu của người dân là một lá phiếu trong xã hội dân chủ, thì chỉ cần lãnh đạo nói năng nhăng cuội như thế vài lần, thì lần sau dân sẽ không bầu nữa, đó chính là vấn đề cần quan tâm.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-statement-is-not-responsible-for-recent-vietnamese-officials-06192020123411.html

 

HRW: ‘Làn sóng đàn áp người bất đồng chính kiến

gia tăng trước ĐH Đảng 13′

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (HRW) cho rằng chính quyền Việt Nam đang gia tăng đàn áp các nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 dự kiến sẽ tổ chức vào tháng Giêng năm 2021.

Từ cuối năm 2019 đến tháng 6/2020, chính phủ Việt Nam đã bắt giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị, thông cáo báo chí của HRW phát đi hôm 19/6 cho hay.

VN bị tố bí mật bắt giam 9 người bất đồng chính kiến

Người bất đồng chính kiến Công giáo bị ”ngắm”?

Cây bút Phạm Chí Dũng bị bắt vì tội ‘chống nhà nước’

Blogger ‘Bà Đầm Xòe’, cây bút chỉ trích TBT Nguyễn Phú Trọng bị bắt

Trong số những người bị bắt và kết án có thành viên của Hội Nhà báo Độc lập, Hội Anh em Dân chủ, và một số nhà hoạt động, người cầm bút độc lập khác. Các tòa án cũng xét xử một số nhà bất đồng chính kiến bị tạm giam từ trước là có tội và kết án họ các mức án tù ‘khá nặng’.

“Năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề, và các quốc gia khác cần lên tiếng,” ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói.

“Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam cần nêu quan ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị.”

Theo HRW, Đại hội ĐCSVN là một sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Để đảm bảo sự kiện này diễn ra ‘trơn tru’, ‘không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối’, chính phủ Việt Nam từng truy bắt nhiều nhà bất đồng chính kiến trước thềm đại hội.

Có ít nhất 150 người đã bị kết tội vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội hiện đang ở trong tù. Ít nhất có 15 người khác đã bị khởi tố nhưng chưa xét xử, theo thống kê của HRW.

Một số vụ bắt giữ và xét xử

Tháng 6/2020, công an bắt ông Lê Hữu Minh Tuấn, thành viên Hội Nhà báo Độc lập mà chủ tịch hội này, ông Phạm Chí Dũng, đã bị bắt từ tháng 11/2019. Hai ông đều bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Cùng trong tháng, công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Huỳnh Anh Khoa (Nino Huỳnh), quản trị viên của một nhóm Facebook thảo luận về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị Việt Nam, với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 331 của bộ luật hình sự. Có tin một quản trị viên khác của nhóm, Nguyễn Đăng Thương, cũng đã bị bắt nhưng chưa rõ đã bị khởi tố hay chưa.

Tháng 5/2020: Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ ông Phạm Chí Thành (bút danh Phạm Thành – Bà Đầm Xòe) – người viết cuốn sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo”, chỉ trích thái độ và hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng trước Trung Quốc.

Ông Thành bị cáo buộc tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 117 của bộ luật hình sự nước này.

Sau đó không lâu, công an bắt ông Nguyễn Tường Thụy. người từng phục vụ trong quân đội Việt Nam 22 năm, và là thành viên hội Nhà báo Độc lập. Ông Thụy bị cáo buộc tội danh giống ông Phạm Chí Dũng và Lê Hữu Minh Tuấn.

Tháng 4/2020: công an tỉnh Nghệ An bắt giữ một cựu tù nhân chính trị, Trần Đức Thạch vì cho rằng ông có liên quan tới Hội Anh em Dân chủ và cáo buộc ông tội hoạt động lật đổ.

Bảy thành viên của hội này – Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Trực – đang phải thụ án tù nhiều năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự năm 1999. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, bị đưa thẳng từ nhà tù sang lưu vong tại Đức.

Cũng trong tháng Tư, công an tỉnh Hậu Giang bắt giữ Đinh Thị Thu Thủy cáo buộc viết và đăng bài trên Facebook và trên các nền tảng khác trên mạng Internet có quan điểm ngược lại với đảng và nhà nước, và xuất bản các tài liệu phản đối chính quyền, theo điều 117 của bộ luật hình sự.

Tháng 1/2020, ông an tỉnh Đắk Nông bắt giữ Đinh Văn Phú cũng vì các bài viết trên mạng.

Tháng 3/2019, báo Thanh Niên đưa tin công an tỉnh Gia Lai bắt giữ ba người – tên là Kưnh, Jưr và Lũp – vì tham gia đạo Hà Mòn, một nhóm Công giáo không được chính quyền phê chuẩn. Chưa rõ họ bị cáo buộc về tội danh gì.

Một số nhà bất đồng chính kiến khác, Mã Phùng Ngọc Phú, Phan Công Hải và Chung Hoàng Chương bị đưa ra xét xử riêng từng người vào tháng Tư và tháng Năm, bị kết luận là có tội và kết án từ chín tháng đến năm năm tù vì các bài đăng trên Facebook của họ phê phán chính quyền, theo các điều 331 và 117 của bộ luật hình sự.

“Việt Nam về cơ bản đã hình sự hóa việc sử dụng internet hay các nền tảng mạng xã hội để nói lên ý kiến hay tham gia tranh luận,” ông Sifton nói. “Chính phủ các quốc gia hữu quan và các công ty mạng xã hội cần lên tiếng.”

“Các văn bản của chính quyền Việt Nam luôn có dòng tiêu đề với hàng chữ “độc lập-tự do-hạnh phúc” – nhưng qua các vụ này, chúng ta thấy rằng bất cứ ai thực hiện “độc lập” liền bị tước đoạt “tự do” và “hạnh phúc,” ông Sifton nói.

Chính quyền Việt Nam nói gì?

Trong vụ bắt nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Cơ quan An ninh điều tra nhận định rằng ông Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm, tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự,” theo báo Công an TP Hồ Chí Minh.

Sau đó, trong các vụ bắt ‘đối tượng liên quan’ đến ông Phạm Chí Dũng là Lê Hữu Minh Tuấn và Nguyễn Tường Thụy, báo nhà nước Việt Nam đưa tin rằng đây là các đối tượng ‘chống phá nhà nước’.

Trong vụ bắt blogger Lê Thị Thu Thủy, báo nhà nước Việt Nam nói bà Thủy “mở nhiều tài khoản Facebook cá nhân để biên tập, đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước”, theo Tuổi Trẻ.

Blogger Chung Hoàng Chương (Chương ‘may mắn’) được báo Việt Nam tường thuật là lãnh án tù do “xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; xuyên tạc việc 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh ở Đồng Tâm”, theo báo Thanh Niên.

Báo chính thống của Việt Nam dường như không đưa tin rộng rãi vụ bắt nhà văn Phạm Thành.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53117885

 

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu:

TQ đe dọa thành công VN trên Biển Đông?

Mỹ HằngBBC News Tiếng Việt

Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế VN – vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.

Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, “một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông,” theo bình luận trên trang Archyde.

Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetrolVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

BBC News Tiếng Việt có cuộc trao đổi với GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

BBC: Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận?

GS Carl Thayer: Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

Cá Voi Xanh: ‘ExxonMobil muốn gây sức ép lên chính phủ VN’

VN ở thế ‘tiến thoái lưỡng nan’ sau Cá Rồng Đỏ?

Việt Nam ‘bỏ Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông

VN tạm dừng hay chấm dứt hẳn ‘Cá Rồng Đỏ?

Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.

Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.

BBC: Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc?

Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga – từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.

Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.

Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.

Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.

BBC: Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào?

GS Carl Thayer: Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).

Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.

Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.

BBC: Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông?

Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.

Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm “các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng” Công ước.

UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.

Carl Thayer nhận định việc Mỹ mời VN tập trận Vành đai Thái Bình Dương

Xung quanh lời kêu gọi ‘loại TQ’ khỏi Hội đồng Bảo an LHQ

Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.

Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài – được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS – để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.

Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53103677

 

Đưa thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục

tối mật có giúp xóa bỏ tham nhũng?

Bà Phan Thị Hồng Hà, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp, khi được hỏi tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Tư pháp sáng ngày 19/6 về việc vì sao Bộ Tư pháp lại đưa số liệu thu hồi tài sản tham nhũng vào danh mục tối mật, cho biết dự thảo căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 7 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018.Trong đó, nội dung về thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử

lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được xác định thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh ký công văn góp ý dự thảo quyết định danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của ngành tư pháp gửi các bộ, ban, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành.

Công văn vừa nêu có đề cập đến việc bổ sung các báo cáo, số liệu liên quan đến việc thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước độ tối mật.

Trao đổi với RFA vào tối 19/6, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà Nội cho rằng việc bổ sung tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh mục tối mật là điều dễ hiểu. Ông giải thích:

“Vì chỉ có quan chức mới tham nhũng mà quan chức phải là đảng viên đảng cộng sản nên nếu công khai cái đấy sẽ làm cho dân mất tin tưởng nên người ta mới phải đưa vào danh sách tối mật. Nhưng đưa vào danh sách tối mật lại chứng tỏ không minh bạch gì cả nên thật sự họ rất khó xử, chỉ có cách duy nhất nếu họ muốn làm thật thì phải công khai hết tài sản thu hồi. Phải nêu gương phơi ra ánh sáng thì nó mới chừa, nhưng đấy lại là một tình huống trớ trêu chứng tỏ họ tìm cách nói chống tham nhũng nhưng mỗi chuyện đưa tài sản thu hồi coi như bí mật đã chứng tỏ không muốn thật lòng chống tham nhũng.”

Cùng quan điểm vừa nêu của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà hoạt động Trần Bang tại Sài Gòn cũng cho rằng dự thảo này đang thể hiện sự giả dối trong kêu gọi chống tham nhũng của chính quyền Hà Nội. Ông lập luận:

“Cái đấy chỉ dung túng tham nhũng và dung túng cơ quan điều tra. Điều tra 10 tỉ rồi giấu đi sao biết được, có khi lại rơi vào tay cơ quan điều tra. Đây là việc để đấu đá phe nhóm, có khi lấy từ ông A chia cho ông B vì có biết đưa tài sản tham nhũng trả về ngân sách nhà nước, trả về cho dân không thì dân không biết. Chẳng qua toán cướp này đủ quyền lực cướp của toán cướp kia rồi lại giấu đi. Rõ ràng đây là luật vớ vẩn và bất công.”

Dưới góc nhìn chuyên môn, Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật Hoàng Hưng tại Hà Nội cho rằng có thể nội dung cung cấp trong buổi họp báo chưa đầy đủ nên dẫn đến hiểu lầm, đồng thời cho biết thêm độ mật được phân ra nhiều loại:

“Thứ nhất độ mật trong lúc đang thu hồi, đang mở cuộc điều tra thì người ta phải bảo đảm mật hóa đó, còn khi thu hồi xong ví dụ như xử lý một vụ án, một hoạt động thanh tra chắc chắn thì người ta phải công khai, minh bạch bằng Luật Cung cấp thông tin. Mình nghĩ quyết định đấy của Bộ Tư pháp chỉ hạn chế đưa vào danh mục mật ở giai đoạn đang mở điều tra, khởi tố điều tra hoặc truy tố xét xử, thanh tra thôi. Vì nếu công khai những số liệu đó ra thì có thể người tham nhũng biết được thông tin đó để người ta tẩu tán tài sản hoặc cản trở hoạt động thanh kiểm tra. Còn phải căn cứ theo Luật cung cấp thông tin, theo tính dân chủ thì quan điểm của mình là quyết định của Bộ Tư pháp chỉ trong một giai đoạn nào thôi chứ không thể mật hóa toàn diện được.”

Vẫn theo lời bà Phan Thị Hồng Hà trong buổi họp báo ngày 19/6, nội dung thu hồi tài sản trong vụ án kinh tế, tham nhũng thuộc danh mục bí mật Nhà nước đã căn cứ trên quy định của luật để đưa vào.

Bên cạnh đó, đây chỉ đang là dự thảo để xin ý kiến các cơ quan, đơn vị để có cái nhìn đầy đủ hơn trước khi có sự rà soát và ban hành chính thức.

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thể hiện quyết tâm trong công cuộc chống tham nhũng qua chiến dịch ‘đốt lò’ được ông lần đầu nhắc đến trong phiên họp thứ 12 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tại Hà Nội vào ngày 31/7/2017.

Nhiều quan chức Việt Nam các cấp từ trung ương đến địa phương thời gian gần đây phải ra tòa vì tham nhũng, vì sai phạm nghiêm trọng trong công tác. Có người bị kết án chung thân, có người bị án tù hàng chục năm.

Hàng loạt các phiên xử những quan chức cấp cao đã diễn ra và được báo chí thông tin rộng rãi đến công chúng nhưng dường như những phiên đại án tham nhũng vẫn không xóa được nạn này.

Do đó, với tư cách công dân, nhà hoạt động Trần Bang đưa ra đề nghị:

“Để chống được tham nhũng thì phải minh bạch toàn bộ tài sản quan chức từ cấp sở trở lên, vụ phó, vụ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng trở lên phải minh bạch tài sản thì mới được bổ nhiệm chức vụ. Để sau khi được bổ nhiệm nguời ta so sánh tài sản trước và sau khi bổ nhiệm, trước lúc ứng cử và sau khi ứng cử chênh lệch thế nào, có phản ánh đúng thu nhập bằng lương của ông không hay bằng các tài sản đã có của gia dình nhà ông sinh sôi nảy nở hay ông dùng quyền lực để tham nhũng. Tức phải minh bạch toàn bộ tài sản cán bộ thì mới chống tham nhũng, còn giấu diếm, không minh bạch tài sản cho dân biết thì chỉ là chống tham nhũng giả vờ.”

Còn theo Luật sư Hoàng Văn Hướng lại cho rằng luật chống tham nhũng thì trong những năm gần đây, cả từ chỉ đạo của nhà nước, chính phủ rồi của Ban phòng chống tham nhũng rất quyết liệt, thậm chí được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật từ Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Công vụ, tất cả được đưa vào rất chặt chẽ.

Tuy nhiên, Luật sư Hướng cũng nhận định rằng để đảm bảo được kết quả như mong muốn của xã hội, toàn dân thì theo ông vẫn còn những hạn chế nhất định với nhiều lý do:

“Một phần quyết liệt rồi nhưng hệ thống pháp luật vẫn chưa hoàn thiện được về Luật Phòng chống tham nhũng. Thứ hai nếu cần nói thì quan trọng nhất là tính minh bạch hóa. Thứ ba là giám sát và phản biện của lực lượng xã hội là lực lượng dân chủ, nhân dân phải thực hiện theo nguyên tắc là dân biết, rồi các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội phải biết được việc đó để giám sát thực hiện để đảm bảo tính khách quan và tính minh bạch. Đôi khi có những lực lượng mở cuộc điều tra hay thanh tra đôi khi còn lý do này khác có thể hạn chế về nguồn luật, hạn chế về năng lực thực hiện hay vì lý do nào đó kể cả không loại trừ vấn đề có thể tiêu cực ngay trong phòng chống tham nhũng chưa đạt được hiệu quả.”

Tiến sĩ Nguyên Quang A khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có thể chống tham nhũng. Ông cho rằng nếu chính phủ Hà Nội chỉ cần dân chủ, minh bạch, pháp luật nghiêm minh, gắn với quản trị tốt có thể chống tham nhũng được. Dù vậy, ông vẫn hoài nghi rằng liệu những nhà lãnh đạo Việt Nam có thật sự muốn chống tham nhũng hay không khi luôn hô hào kêu gọi chống tham nhũng nhưng mặt khác lại quyết định để tài sản tham nhũng được thu hồi vào danh sách tối mật!

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bringing-corrupt-property-recovery-into-top-secret-list-06192020143504.html

 

Viettel đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển ADC

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel chính thức tham gia đầu tư xây dựng tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC), là tuyến cáp quang truyền tải dữ liệu lớn tốc độ cao giữa các quốc gia trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á.

Truyền thông trong nước, vào ngày 19/6 dẫn lời ông ông Đoàn Đại Phong, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết ADC là dự án cáp quảng biển thứ năm do Viettel đầu tư trong những năm vừa qua. Tuyến cáp quang ADC này, sau khi hoàn thành vào quý IV-2022,  sẽ trở thành tuyến cáp quang biển có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp ba lần cáp APG hiện nay và sẽ kết nối Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore và Thái Lan.

Viettel sẽ xây dựng Trạm cập bờ (CLS) tuyến cáp quang biển ADC tại Quy Nhơn. Viettel là thành viên Việt Nam duy nhất đầu tư vào tuyến cáp quang biển ADC này và trạm cập bờ tại Quy Nhơn cũng sẽ là trạm cáp biển thứ 3 mà Viettel sở hữu độc quyền.

Đại diện của Viettel, ông Đoàn Đại Phong nói rằng “Tuyến cáp quang biển ADC sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số khi đáp ứng được nhu cầu truyền tải dữ liệu ngày càng tăng cao cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công nghệ tiên tiến”.

Bốn tuyến cáp quan mà Viettel đã đầu tư xây dựng bào gồm: AAE-1 (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), TGN-IA (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu), APG (Trạm cập bờ đặt tại Đà Nẵng) và AAG (Trạm cập bờ đặt tại Vũng Tàu).

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/viettel-invests-to-buildadc-undersea-cable-06192020131414.html

 

Việt Nam xuất khẩu chuối và vải thiều

sang Hàn Quốc và Nhật Bản

Sản phẩm chuối của Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện tại chuỗi siêu thị Lotte ở Hàn Quốc, trong khi lô vải thiều tươi 1 tấn đầu tiên được xuất cảng qua đường hàng không đến Nhật Bản.

Truyền thông quốc nội vào ngày 19/6 loan tin vừa nêu.

Tin cho biết Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc kết hợp với Công ty Lotte Mart vừa tổ chức sự kiện giới thiệu sảm phẩm chuối nhập khẩu từ Việt Nam được bày bán trong chuỗi siêu thị Lotte.

Thương hiệu chuối LOPANG BANANA của Việt Nam, được trồng tại tỉnh Gia Lai, có độ ngọt gấp 1-2 lần so với sản phẩm cùng loại và được bán với giá xấp xỉ 4000 won/1,2 kg.

Công ty Lotte Mart được nói là dự kiến sẽ nhập mỗi năm khoảng 1.600 tấn chuối Việt Nam để phân phối tại 81 siêu thị ở Hàn Quốc Hàn Quốc.

Sản phẩm chuối Việt Nam bắt đầu được xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc năm 2014. Và hiện tại, Hàn Quốc nhập khẩu chuối Việt Nam vào khoảng 300 triệu USD/năm.

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Công ty Lotte Mart và các nhà phân phối khác để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng chuối vào thị trường Hàn Quốc.

Báo giới đồng thời cũng cho biết 1 tấn vải thiều tươi đầu tiên được xuất khẩu bằng đường hàng không đến Nhật Bản trong ngày 19/6, sau khi các chuyên gia Nhật Bản đã đến Bắc Giang giám sát quá trình khử trùng. Và, 4 tấn vải thiều tươi sẽ được tiếp tục xuất sang Nhật bằng đường biển vào ngày mai, 20/6.

Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 100 héc-ta trồng vải thiều được cấp phép đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Nông dân trồng vải ở Bắc Giang được khuyến khích áp dụng quy trình trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Dự kiến, sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi từ Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong niên vụ năm 2020.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, thuộc Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn được báo giới dẫn lời khẳng định rằng việc xuất khẩu trái vải thiều sang thị trường Nhật Bản là tiền đề quan trọng để hàng loạt nông sản khác của Việt Nam tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-exported-banana-and-lychee-to-korea-n-japan-06192020130814.html

 

Điểm tin trong nước sáng 20/6 – Một triệu hộ

dùng điện cao gấp rưỡi tháng trước: EVN nêu lý do

 

Tâm Tuệ

Mục điểm tin trong nước sáng thứ Bảy (20/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:

1 triệu hộ dùng điện cao gấp rưỡi tháng trước: EVN nêu lý do

Hôm 19/6, báo Zing thông tin, số liệu thống kê, có hơn 3,1 triệu khách hàng (trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt) trên cả nước (chiếm 11,92%) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4.

Trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%. Thậm chí, có tới hơn 215.000 khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4 trước đó.

Ví dụ, một hộ gia đình có mức tiêu thụ tháng 4 là 300 kWh thì số tiền điện cần thanh toán là 688.160 đồng. Nếu sang tháng 5, gia đình này nếu tiêu thụ điện tăng 20% nghĩa là sản lượng điện tiêu thụ ở mức 360 kWh số tiền điện cần thanh toán 875.204 đồng, tức là hóa đơn tiền điện tăng 27,18%.

Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 50% (450 kWh) thì số tiền điện thanh toán là 1.160.885 đồng – tiền điện tăng 68,69% so với tháng 5. Nếu sản lượng điện tiêu thụ tăng 100% (600 kWh) thì số tiền thanh toán là 1.643.840 đồng – tăng 138,87% so với tháng 4.

Trước thực trạng trên, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa phát đi thông báo giải thích lý do nhiều hóa đơn tiền điện tăng vọt trong tháng vừa qua là do nóng kéo dài tại Bắc Bộ và Trung Bộ khiến nhu cầu dùng điện của người dân tăng cao.

Samsung chuyển dây chuyền sản xuất màn hình từ Trung Quốc sang Việt Nam

Tuổi trẻ cho biết, Samsung Vina vừa chính thức công bố việc di dời phần lớn dây chuyền sản xuất màn hình máy tính thương hiệu Samsung từ Trung Quốc về nhà máy Samsung HCMC CE Complex (SEHC) tại Khu Công nghệ cao, Quận 9, TP.HCM, trong năm 2020.

Trang Nhà Đầu tư hôm 19/06 cho biết, với việc di dời này Samsung kỳ vọng Việt Nam sẽ tiếp tục là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung.

Động thái này diễn ra giữa lúc căng thẳng thương mại Trung – Mỹ ngày càng trầm trọng khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài rời khỏi Trung Quốc đại lục và những nước khác trong khu vực với giá nhân công rẻ, điển hình như Việt Nam, là nơi tiếp nhận sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

Báo Tuổi trẻ dẫn thông cáo của Samsung cho biết hiện đã có hơn 40 sản phẩm màn hình máy tính của công ty đang được các kỹ sư nghiên cứu để hoàn thiện dây chuyền sản xuất tại Việt Nam.

Đại diện Samsung cho biết việc di dời dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về Việt Nam cũng sẽ giúp cho người tiêu dùng Việt Nam có được những sản phẩm màn hình máy tính mới nhất và nhanh nhất so với những thị trường khác.

Tổ hợp nhà máy sản xuất hàng điện tử tiêu dùng của Samsung tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SEHC) có khoảng 6.000 nhân viên, theo thông tin trên trang web của công ty Samsung.

Quả bom mới được phát hiện gần cầu Long Biên sẽ được trục vớt vào tuần sau

Trao đổi với phóng viên VnExpress, chiều 18/6, ông Nguyễn Công Minh, Chi cục trưởng Đường thủy nội địa phía Bắc cho biết, quả bom mới được phát hiện nằm cách cầu Long Biên khoảng 800m về phía thượng lưu, cách tim luồng khoảng 30m, sâu khoảng hơn 2m, thuộc địa phận phường Ngọc Thụy, quận Long Biên.

Sau khi phát hiện ra quả bom này, đến nay nhà chức trách đã cho đóng luồng chạy tàu Tứ Liên – Trung Hà, đoạn qua cầu Long Biên trên tuyến sông Hồng (quận Long Biên, Hà Nội) để đảm bảo an toàn.

Hiện đoạn luồng bị cấm đã bố trí các phao cấm luồng theo quy định và tại vị trí quả bom đã thả phao báo hiệu. Theo dự kiến thì các đơn vị chức năng sẽ trục vớt quả bom này vào tuần sau.

7 người từ châu Âu về Việt Nam nhiễm virus Vũ Hán

18h ngày 19/6, Bộ Y tế ghi nhận thêm 7 ca dương tính virus Vũ Hán, đều là người về chung chuyến bay từ châu Âu, được cách ly ngay.

Các bệnh nhân được ghi nhận từ số 343 đến 349, gồm 2 nữ và 5 nam, độ tuổi từ 6 đến 52. Trong số này bốn người ở Hà Nội, một người Quảng Ninh, một người Nghệ An.

Ngày 6/6 những người này từ châu Âu (Thụy Điển, Phần Lan) về sân bay Nội Bài trên chuyến bay VN2. Sau khi nhập cảnh, họ được cách ly ngay tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao, Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Ngày 7/6, họ được lấy mẫu xét nghiệm lần một, kết quả âm tính. Ngày 18/6 xét nghiệm lần hai, kết quả 7 mẫu dương tính với nCoV. Hiện 7 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Thế giới ghi nhận hơn 445.000 người chết trong hơn 8,4 triệu ca nhiễm. Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong do virus Vũ Hán.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-20-6-mot-trieu-ho-dung-dien-cao-gap-ruoi-thang-truoc-evn-neu-ly-do.html

 

Điểm tin trong nước tối 20/6: Quốc hội sẽ

có quan điểm chính thức về vụ Hồ Duy Hải;

Ảnh hưởng của Covid-19,

gần 3.000 công nhân PouYuen bị cho nghỉ việc

Hiểu Minh

Mục điểm tin trong nước tối thứ Bảy (20/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:

Quốc hội sẽ có quan điểm chính thức về vụ Hồ Duy Hải

Trên báo Tuổi Trẻ, chiều 19/6, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, khi được hỏi về vụ án Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết đây là vụ án rất phức tạp.

Sau khi hội đồng thẩm phán TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, dư luận, báo chí, đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ủy ban Tư pháp xem xét, báo cáo và kiến nghị những nội dung liên quan đến vụ án này.

Ông Phúc cho biết sau khi Ủy ban Tư pháp có báo cáo, Quốc hội sẽ có quan điểm chính thức.

Trước đó, ngày 16/6, Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã họp phiên toàn thể thảo luận về quyết định của giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải của hội đồng thẩm phán TAND tối cao.

Gần 3.000 công nhân PouYuen bị cho nghỉ việc

Trao đổi với Zing, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP.HCM – cho biết Công ty TNHH PouYuen Việt Nam đã thông báo chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 2.786

công nhân. Hiện tại, cơ quan này đang làm việc với doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Trong báo cáo kế hoạch gửi UBND quận Bình Tân ngày 18/6, PouYuen cho biết những công nhân này không cần đến công ty nhưng vẫn được hưởng nguyên lương cho đến thời điểm chấm dứt HĐLĐ.

Tiền phép năm (nếu có) và tiền lương những ngày còn lại trong tháng chấm dứt HĐLĐ sẽ được thanh toán trong vòng 7 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ.

PouYuen Việt Nam là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn nhất ở TP.HCM, với số lượng nhân sự hơn 60.000 người, chuyên gia công giày thể thao xuất khẩu.

Trước đó, ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch Công đoàn PouYuen Việt Nam chia sẻ, dự kiến cắt giảm khoảng 6.000 người, theo lộ trình 3 tháng, từ tháng 6 đến tháng 8, để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng đơn hàng của PouYuen liên tục giảm mạnh. Từ tháng 2, doanh nghiệp cho biết đã thực hiện nhiều biện pháp như điều chỉnh sản xuất, sắp xếp ca làm việc luân phiên để cố gắng duy trì hoạt động và công ăn việc làm cho công nhân. Tuy vậy, tình hình đơn hàng trong nửa cuối năm chưa khả quan, công ty buộc phải cắt giảm lao động.

Mâu thuẫn trong lúc đòi nợ, 3 người đâm chém nhau tử vong

Trưa 20/6, trao đổi với Thanh Niên, đại tá Tráng A Tủa, Phó giám đốc Công an tỉnh Điện Biên, cho biết đang khám nghiệm hiện trường, điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án mạng xảy ra tại thị trấn Tuần Giáo (H.Tuần Giáo, Điện Biên) khiến 3 người tử vong.

Theo ông Nguyễn Duy Quân, Chủ tịch thị trấn Tuần Giáo, 8 giờ sáng nay (20/6), ông Nguyễn Khánh Chung (53 tuổi, trú tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, H.Tuần Giáo, Điện Biên) cùng vợ là bà Trần Thị Thu đến nhà ông Đàm Văn Lực (trú tại khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo) đòi nợ.

Quá trình đòi nợ, hai bên xảy ra mâu thuẫn, ông Lực đã cầm dao đuổi chém bà Thu khiến nạn nhân gục xuống và tử vong giữa cánh đồng gần nhà ông Lực.

Thấy vợ bị đuổi chém, ông Chung tìm 1 con dao rồi lao vào đâm ông Lực. Vụ ẩu đả khiến cả 2 cùng bị thương nặng, được hỗ trợ đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa H.Tuần Giáo nhưng đều không qua khỏi.

Theo Chủ tịch thị trấn Tuần Giáo, ông Lực có nợ vợ chồng ông Chung vài tỉ đồng. Khoảng 1 tháng trước, gia đình ông Chung đã có đơn đề nghị Công an H.Tuần Giáo hỗ trợ giải quyết nhưng khi công an chưa kịp hỗ trợ, hai vợ chồng ông Chung tự đi đòi nợ thì xảy ra sự việc.

Xe giường nằm bốc cháy, 20 người thoát chết

Theo Zing, vụ việc xảy ra vào khoảng 11h45 ngày 20/6, trên quốc lộ 1, đoạn qua cầu Nguyệt Viên, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Khi đó, ôtô khách mang biển kiểm soát tỉnh Nghệ An di chuyển theo hướng bắc – nam, đến cầu Nguyệt Viên thì khói bốc lên từ phía đầu xe. Tài xế dừng xe xuống kiểm tra thì lửa bốc cháy dữ dội.

Nghe tài xế hô hoán, khoảng 20 hành khách trên xe kịp thoát ra ngoài khi ngọn lửa bùng phát. Sau gần 20 phút, đám cháy được khống chế, song ôtô bị thiêu rụi.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-toi-20-6-quoc-hoi-se-co-quan-diem-chinh-thuc-ve-vu-ho-duy-hai-anh-huong-cua-covid-19-gan-3-000-cong-nhan-pouyuen-bi-cho-nghi-viec.html