Truyền thông Nhật Bản vạch trần cơn ác mộng lớn nhất của ĐCSTQ: ‘sẽ bị sụp đổ như ĐCS Liên Xô’

Cac Bai Khac

No sub-categories

Truyền thông Nhật Bản vạch trần cơn ác mộng lớn nhất của ĐCSTQ: ‘sẽ bị sụp đổ như ĐCS Liên Xô’
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải “vật lộn” trước ngày sụp đổ. Gần đây, một số nhà phân tích cho rằng làn sóng thất nghiệp và những khó khăn kinh tế do dịch bệnh gây ra đã mang đến những thách thức chưa từng có cho ĐCSTQ. Đối với ông Tập Cận Bình, cơn ác mộng lớn nhất của ĐCSTQ sẽ là “bị sụp đổ giống như Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) xưa kia”.
Truyền thông Nhật Bản vạch trần cơn ác mộng lớn nhất của ĐCSTQ: ‘sẽ bị sụp đổ như ĐCS Liên Xô’
Có bài viết nói rằng , cơn ác mộng lớn nhất đối vối ông Tập Cận Bình là ĐCSTQ sẽ là “bị sụp đổ giống như Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) xưa kia (Ảnh: Kazuhiro NOGI – Pool/Getty Images)

Gần đây, Nikkei Asian cho rằng vấn đề khó khăn nhất mà ĐCSTQ phải đối mặt là làn sóng thất nghiệp. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp chính thức là 6%, nhưng dữ liệu này không bao gồm dân số nông thôn. Nếu tính thêm lao động nhập cư, tỷ lệ thất nghiệp trên thực tế ở Trung Quốc có thể vượt quá 20%.

Chứng khoán Trung Thái (Zhongtai) ước tính vào cuối tháng 4 ở mức thấp nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc sẽ vào khoảng 20,5%, tạp chí Tài Tân đã xuất bản một bài báo vào đầu tháng 4 nói rằng bệnh dịch viêm phổi Vũ Hán có thể khiến 205 triệu người Trung Quốc mất việc. Trong số 775 triệu công nhân Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp có thể lên đến hơn 25%.

Ngoài ra, còn có vấn đề là hơn 8 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học phải đối mặt với nguy cơ không có việc làm. Với một đội quân thất nghiệp lớn như vậy, nhà cầm quyền Bắc Kinh đương nhiên phải lo lắng.

Một số nhà quan sát Trung Quốc tại Hong Kong nhận định rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đang muốn cứu vãn cuộc khủng hoảng kinh tế này trong thời điểm có rất nhiều ý kiến trái chiều như hiện nay. Tại Đại hội Nhân dân Trung Quốc vào ngày 22/5, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã làm cho giới truyền thông kinh ngạc, khi ông không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay mà thay vào đó đã bày tỏ những quan ngại của mình về làn sóng thất nghiệp.

Các chuyên gia Nhật Bản đã giải thích rằng, với bản báo cáo thường niên về công việc của thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đại hội Nhân dân Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã hy vọng rằng ông Lý sẽ đưa ra tuyên bố lạc quan hơn về tình hình kinh tế, với mục đích rằng dưới sự lãnh đạo của ông Tập, chính phủ Trung Quốc đã giành được cái gọi là “chiến thắng” về phòng chống dịch bệnh. Ông Lý là người phụ trách chính sách tài chính của ĐCSTQ, [sau hai phiên họp] đã tiết lộ rằng thu nhập hàng tháng của 600 triệu người ở Trung Quốc chỉ là 1.000 nhân dân tệ.

Đài truyền thông Nikkei Asia cho biết, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ở mức 1% trong năm nay. Đây sẽ là sự tăng trưởng chậm nhất của Trung Quốc kể từ khi mở cửa hướng ra thế giới vào những năm 1970. Mặc dù nền tự do chính trị bị hạn chế, người dân Trung Quốc vẫn chấp nhận sự cai trị của ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Cuộc sống của họ dường như đã được cải thiện hơn trong mười năm gần đây.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng kinh tế và làn sóng thất nghiệp sẽ làm rung chuyển chế độ độc tài của ĐCSTQ, đây là cơn ác mộng lớn nhất của ông Tập Cận Bình; bởi Trung Quốc đang rơi cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình cảnh hỗn loạn, với nguy cơ cao là lịch sử sẽ lập lại như việc CPSU tan rã năm 1991.

Một tập phim phóng sự cho thấy ông Tập đang lo lắng về những cảnh hỗn loạn. Khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập đã ra lệnh cho tất cả các quan chức cấp cao phải xem phim tài liệu về sự sụp đổ của CPSU. Ông nói rằng sự sụp đổ của CPSU là một bài học sâu sắc cho ĐCSTQ.

Một số nhà quan sát Trung Quốc tại Hong Kong nói rằng các dấu hiệu cho thấy ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đang muốn cứu vãn cuộc khủng hoảng kinh tế trong thời điểm có rất nhiều ý kiến trái chiều. (Kevin Frayer/Getty Images)

Tình hình của ĐCSTQ cũng tương tự như tình cảnh của  CPSU trước khi sụp đổ.

Gần đây, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với chương trình “Châm ngôn chân ngữ”, nhà công nghiệp Hong Kong Nguyên Công Di đã đồng ý rằng tình hình mà ĐCSTQ phải đối mặt giống với thế cuộc trước khi CPSU sụp đổ.

Ông Nguyên nói rằng CPSU – “đàn anh” của ĐCSTQ, đã bị tan rã vào năm 1991, “Tuyên bố giải thể” do Tổng thống Liên Xô thời điểm đó là Gorbachev tuyên bố và Tổng thống Yeltsin sau đó đã nói rõ ràng rằng Đảng Cộng sản là một “tổ chức phi pháp”. Tình hình hiện tại của ĐCSTQ giống hệt với tình hình trước khi CPSU tan rã.

Ông còn nói: “Tai nạn nhà máy điện hạt nhân Chernobyl” đã kích hoạt sự tan rã của CPSU vào thời điểm đó, điều này tương tự như việc đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây lan nhanh chóng ra khắp thế giới sau khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc. “Người dân Liên Xô bắt đầu hiểu rằng CPSU rất vô trách nhiệm, đã lừa dối và che giấu người dân, điều này giống 100% với [việc ĐCSTQ xử lý] dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán”, ông Nguyên nói.

ĐCSTQ cần phải bị xóa bỏ hoàn toàn, bởi vì dưới chế độ độc tài này, luật pháp và Hiến pháp hoàn toàn là sai. Bất kể ai lên nắm quyền, họ cũng cảm thấy rằng họ không an toàn, và phải họ sẽ phải kiểm soát quân đội và an ninh công cộng để mở rộng việc nắm quyền của mình.

Ông cũng nói thêm rằng cuộc đấu tranh quyền lực hiện nay trong ĐCSTQ là nghiêm trọng và hỗn loạn nhất. Nền kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn. Một số người nói rằng chế độ độc tài này gần như đã sụp đổ sau hơn 70 năm cai trị. ĐCSTQ đã đạt đến giới hạn 70 năm vào năm 2019, và nó hẳn phải sụp đổ.

Theo NTDTV – 17/6/20