Tin Việt Nam – 15/06/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 15/06/2020

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật – Cao Nguyên

Chiều 12/6/2020, cơ quan điều tra Công an Hà Nội công bố bản kết luận điều tra (KLĐT) vụ án hình sự và đề nghị truy tố vụ án giết người, chống người thi hành công vụ, xảy ra vào ngày 9/1/2020, tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Hà Nội.

Theo bản kết luận điều tra, Công an Hà Nội đề nghị truy tố tổng cộng 29 người. Trong đó, 25 người bị đề nghị truy tố về tội danh “Giết người” theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự (BLHS). Bốn người còn lại bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ”. Tất cả đều là người dân làng Đồng Tâm.

Các luật sư bào chữa và người thân của các bị can cho rằng bản kết luận điều tra có nhiều điểm mâu thuẫn và trái luật.

Trái Luật Tố tụng

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho vụ án này nhận định với RFA rằng bản Kết Luận Điều Tra (KLĐT) do Công an TP Hà Nội thực hiện là vi phạm luật Tố tụng hình sự. Lý do theo vị luật sư này  vì sau khi sự việc xảy ra vào ngày 9/1, vợ ông Lê Đình Kình và một nhóm công dân đã gởi hai lá đơn tố giác tội phạm. Họ cho rằng lực lượng tấn công vào nhà ông Kình – ở đây là công an TP Hà Nội – cũng chính là thủ phạm gây ra cái chết cho ông Kình:

“Khi các luật sư được xem bản kết luận điều tra thì mới biết được rằng việc tấn công vào nhà của ông Kình hóa ra là thuộc về lực lượng công an Hà Nội. Đó là đã là thông tin chính thức rồi.

Thì điều đó nó mang ý nghĩa rằng chính lực lượng công an TP Hà Nội khi tấn công vào đó cũng đồng thời bị tố giác là tội phạm giết hại ông Lê Đình Kình. Lẽ ra, khi cơ quan công an Hà Nội bị tố giác như vậy thì họ không nên đảm đương các nhiệm vụ khởi tố vụ án, vừa là điều tra vụ án.

Bởi vì, đơn vị của họ đã bị tố giác tội phạm như thế mà họ đứng ra điều tra như vậy thì sẽ mất đi sự khách quan. Và điều này nó cũng trái với điều 21, Bộ luật TTHS rằng những người tiến hành tố tụng, trong trường hợp này là cơ quan điều tra, sẽ không được đảm đương những chức vụ về tố tụng trong vụ án nữa, nếu có những dấu hiệu cho rằng cơ quan điều tra không còn khách quan, vô tư.”

Về các đơn thư tố cáo của bà Dư Thị Thành và nhóm công dân, theo bản kết luận, công an Hà Nội “căn cứ vào tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định nội dung trên các đơn trên là không đúng sự thật”.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người cũng sẽ tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người dân Đồng Tâm cho rằng việc trả lời đơn thư tố cáo chung vào bản KLĐT như vậy là sai với quy định:

“Trong bản kết luận điều tra này thì có nhắc đến đơn tố cáo nhưng nó không đúng về thủ tục tố tụng. Vì bên bà Thành có yêu cầu riêng, độc lập thì phải trả lời riêng và độc lập. Nó là một nội dung khác chứ không phải trả lời chung vào bản kết luận này được. Đó là vi phạm tố tụng.”

Vị luật sư này cũng nêu quan điểm trên trang cá nhân về cách mà Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội sử dụng từ ngữ, cách xưng hô trong bản KLĐT:

“Cách dùng từ trong văn bản này thể hiện thái độ không khác gì những kẻ chợ búa, thiếu văn hoá, khi mà họ xưng hô ngang với cụ Kình là Kình. Không có từ nào là ông Kình hay đối tượng tình nghi Lê Đình Kình hay một từ ngữ khác tương tự như vậy.

Bản kết luận điều tra này cũng không khác gì “bản án” đã định sẵn cho người đã chết cũng như số phận pháp lý của 29 người còn lại đang bị giam giữ trong trại giam. Nó đi ngược với nguyên tắc suy đoán vô tội của Bộ luật Hình sự Việt nam năm 2015.”

Thêm hai chữ “ông, bà” phía trước tên của họ không làm giảm tính uy nghiêm, trịch thượng của người làm văn bản, cũng không làm cho sự việc xoay theo chiều hướng khác đi nhưng nó thể hiện thái độ có văn hoá của người viết ra nó.”

Nhiều chi tiết mâu thuẫn, sai với thực tế

Chị Nguyễn Thị Duyên là cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho biết đã đọc nội dung bản KLĐT và phát hiện ra nhiều chi tiết mâu thuẫn, sai với thực tế.

Thứ nhất, trong phần diễn biến vụ án lý giải về nguyên do lực lượng công quyền tấn công vào thôn Hoành lúc rạng sáng với đông quân số như vậy là do Công an TP Hà Nội đang triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn.

Vào rạng sáng ngày 9/1/2020, công an Hà Nội phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động và các lực lượng khác thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm.

Khi di chuyển đến cổng thôn Hoành thì bị các bị can chủ động tấn công bằng lưu đạn, bom xăng, gạch đá… Do đó, công an tại các địa điểm khác được điều động đến để ngăn chặn hành vi phạm tội, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Chị Duyên nói vào thời điểm xảy ra vụ án, người dân làng Đồng Tâm đang ngủ ngon, không có ai gây rối và cũng không ai cần được bảo vệ lúc đó cả:

“Họ nói lý do tấn công vào lúc nửa đêm là để cứu người dân kịp thời khỏi khủng bố. Nhưng thực tế là gia đình tôi đang ngủ rất ngon. Mà tất cả dân làng đang ngủ chứ không có hoành hành gì ở trong làng khiến họ phải bảo vệ lúc nửa đêm, để cứu người dân cả. Và chẳng có người dân nào cần họ phải cứu cả.”

Thứ hai, về nguyên do cái chết của ông Lê Đình Kình, bản kết luận nói rằng tổ công tác phá khoá cửa thì phát hiện ông Lê Đình Kình đang đứng sát cửa ra vào phòng ngủ, tay cầm lựu đạn, lưng quay về hướng tổ công tác nên đã nổ súng 2 lần. Khi chó nghiệp vụ chạy vào cắn chân ông Kình lôi ra thì ông Kình đã chết.

Trên thực tế, rất nhiều vỏ đạn được tìm thấy trong nhà. Trên tường, trên cửa còn lưu lại rất nhiều dấu vết đạn bắn, chứ không phải công an chỉ nổ súng 2 phát như đã nêu:

“Họ nói là họ bắn một phát vào phòng nhưng gia đình tôi lại phát hiện ra rất nhiều vết đạn ở trong phòng của cụ và cũng nhặt được rất nhiều đạn ở trong chính phòng ngủ của cụ.”

Thứ ba, công an mô tả việc ông Lê Đình Kình di chuyển trong phòng, trong nhà, đứng nép cửa ra vào phòng ngủ… là không đúng. Bởi vì, sức khoẻ cụ Kình rất yếu, phải ngồi xe lăn từ năm 2017 đến nay:

“Có một chi tiết mà họ nói là cụ đi tới đi lui và cầm dao để chọc vào tay chiến sĩ, thì tôi nhận định hoàn toàn là sai trái. Bởi vì, cụ hoàn toàn phải di chuyển bằng xe lăn chứ không đi lại được bình thường. Cụ di chuyển bằng xe lăn từ năm 2017, sau khi bị công an lừa ra ngoài cánh đồng và đánh gãy chân.

Sau khi xuất viện ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội – PV) đã có tặng cụ một chiếc xe lăn và từ đó đến nay là cụ luôn đi xe lăn. Thế nên cái chi tiết bảo cụ đi tới đi lui trong phòng và đi trong nhà là sai hoàn toàn luôn.”

Cuối cùng, chị Duyên cho biết có một số người không có mặt tại xã Đồng Tâm thời điểm xảy ra vụ án nhưng họ vẫn bị bắt sau đó và bị truy tố:

“Có những người không có mặt hôm mùng 9/1 nhưng cũng bị kết tội giết người. Ví dụ như chị Trần Thị Phượng chị Đào Thị Kim bà Mai Thị Phần. Họ là những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Chị Trần Thị Phượng có con nhỏ chưa được 2 tuổi.”

Về chi tiết này, bản KLĐT ghi rằng hôm 9/1, hai bà Đào Thị Kim và Trần Thị Phượng nghe tiếng nổ ở khu vực nhà Lê Đình Kình liền chạy ra đường “nhằm mục đích chống đối”. Kim và Phượng thấy lực lượng công an thì lao vào chữi bới. Phượng cầm dao lao vào chém vào lực lượng chức năng. Sau đó thì 2 người này bỏ trốn. Đến ngày 11/1/2020 thì ra tự thú.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dong-tam-investigation-report-reveals-contradiction-06152020073658.html

 

Phiên xử sơ thẩm Phúc XO và 12 đồng phạm diễn ra ngày 16/6

Phiên xử sơ thẩm Trần Ngọc Phúc, tức Phúc XO cùng 12 đồng phạm về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy sẽ diễn ra tại Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu ngày 16/6 và kéo dài trong 2 ngày.

Báo trong nước loan tin ngày 15/6 nhắc lại Trần Ngọc Phúc, sinh năm 1982, cùng 7 đồng phạm bị truy tố về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo điểm b, d khoản 2 Điều 256 Bộ luật Hình sự.

Trong khi đó, em của Phúc XO là Trần Ngọc Tài, sinh năm 1985 cùng ba người khác bị truy tố về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Riêng Nguyễn Văn Sang bị truy tố về tội không tố giác tội phạm theo khoản 1 Điều 390.

Công an TPHCM vào ngày 10 tháng 4 năm 2019 đã bắt giữ Phúc XO, người nổi tiếng với việc đeo 13kg vàng, sở hữu những chiếc xe hơi và mô tô mạ vàng đặt trước cửa quán Karaoke XO Pharaon của ông tại quận 12. Tuy nhiên, sau đó Phúc khai tất cả chỉ là vàng giả, Phúc đeo nhằm mục đích quảng cáo cho quán karaoke.

Theo cơ quan chức năng, lý do bắt giữ Phúc XO để làm rõ hành vi tổ chức sử dụng ma túy tại tụ điểm kinh doanh của ông.

Công an cho biết khi xét quán karaoke của Phúc đã phát hiện 80 người dương tính với ma túy, trong đó 30 người là nhân viên của quán, thu giữ nhiều vật nghi thuốc lắc, rượu ngoại không xuất trình được hóa đơn, chứng từ…. Theo điều tra, Phúc XO kiếm lợi khoảng 600 triệu đồng trong việc chứa chấp sử dụng trái phép chất ma túy.

Ngoài ra, công an còn thu giữ thêm 20 viên thuốc lắc, 10 gói ma túy loại ketamine tại phòng ngủ em ruột Phúc trong nhà riêng của ông.

Tại nhà Trần Ngọc Tài, công an còn thu giữ nhiều vũ khí như súng, đạn, kiếm, bình xịt hơi cay, áo giáp. Số vũ khí này Tài khai mua trên mạng và chưa sử dụng lần nào.

Cũng trong ngày 15/6, Thiếu tá Ngô Anh Tuấn – Phó trưởng Công an huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An xác nhận, đơn vị đang tiến hành điều tra vụ 2 anh em là Ngô Minh Trí – sinh năm 1995 và Ngô Minh Mạnh –sinh năm 1991, nổ súng tại cầu Dinh, xã Tam Hợp xảy ra vào đêm 14/6.

Do có mâu thuẫn cá nhân với Ngô Văn Trí nên anh Nguyễn Văn Lợi – sinh năm 1980 có nhờ anh anh Phạm Ngọc Đạt – sinh năm 1991 gặp nhau nói chuyện hòa giải.

Tuy nhiên khi gặp nhau, Ngô Văn Trí đã hẹn anh Phạm Ngọc Đạt xuống Cầu Dinh ở xã Tam Hợp rồi bắt đầu nổ súng.

Một trong những người bạn đi theo anh Đạt là Hồ Văn Minh – sinh năm 1994 bị trúng đạn, một vết thương ở cánh tay trái và một vết sát thương xuyên ngực đi vào bên trong vùng phổi.

Còn anh Đạt lao đến giằng khẩu súng trên tay của Trí thì bị chém trúng mạn sườn phải.

Theo lời anh Đạt khai với công an, còn có anh Phan Tất Tài – sinh năm 1997 cũng bị chém 2 nhát.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/the-trial-of-phuc-xo-and-12-accomplices-took-place-on-0616-06152020095838.html

 

Phát hiện hàng ngàn bẫy thú hoang tại khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Lực lượng Hạt Kiểm lâm thành phố Đà Nẵng vào ngày 15/06 lập biên bản vi phạm đối với một nam thanh niên vì đã giăng bẫy bắt thú hoang dã trái phép trên bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà, Đà Nẵng.

Truyền thông trong nước loan tin dẫn thông tin từ lực lượng Kiểm lâm Đà Nẵng cho biết, nam thanh niên vi phạm có tên Triệu Thành D sinh năm 1981, bị lực lượng kiểm lâm bắt giữ khi đang sắp đặt các dụng cụ bẫy thú tại khu vực Miếu Đôi, bán đảo Sơn Tra và thu giữ 1 cái bẫy lồng và 2 bẫy kẹp.

Theo lực lượng Kiểm lâm Đà Nẵng, trong 6 tháng đầu năm 2020 đã tháo gỡ tiêu hủy hơn 1370 dây bẫy và 4 bẫy bắt các loại nhằm sử dụng để săn bắt thú hoang dã trái phép trên khu vực bán đảo Sơn Trà.

Trước đó, Chi cục Kiểm lâm Đà Nẵng cũng vừa bàn giao một cá thể tê tê Java đi lạc vào khu vực doanh trại quân đội. Tê tê Java thuộc loài động vật nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng, quý hiếm và được chuyển cho trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương để bảo tồn đa dạng sinh học.

Cũng liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020, trung tâm đã tiếp nhận cứu hộ 47 vụ với 249 cá thể động vật hoang dã và gần 14 kg rắn, phòng bệnh định kỳ theo kế hoạch với 902 lượt cá thể, điều trị cho 627 lượt cá thể như hổ, gấu ngựa, mèo rừng… bị mắc các bệnh viêm đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp, tổn thương da…

Ngoài ra, trung tâm đã thực hiện công tác bảo tồn đối với các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao như hổ, gấu, chim công, vượn đen má trắng, chim hồng hoàng… Hiện nay số động vật hoang dã được bảo tồn tại trung tâm là 515 cá thể và hơn 17 kg rắn các loại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/thousands-of-wild-animal-traps-discovered-at-son-tra-nature-reserve-06152020082742.html

 

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa, vừa bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kỷ luật cảnh cáo, vì đã có vi phạm trong việc thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực phục vụ Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp ở tỉnh.

Truyền thông quốc nội loan tin vừa nói hôm 14/6.

Ngoài ông Quyền, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Mạnh An, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Hồng Đức. Ngoài ra, nhiều cán bộ tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa cũng nhận kỷ luật cảnh cáo.

Riêng trường hợp bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư Huyện đoàn Yên Định bị khai trừ Đảng, vì vi phạm phẩm chất đạo đức, lối sống…

Cũng tin liên quan, trong ngày 15/6 Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị đã ra quyết định kỷ luật ông Phan Văn Nghi, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh vì vi phạm luật Đất đai.

Ông Nghi khi thực hiện việc chuyển đổi đất nuôi trồng thủy sản thành đất ở, tại xã Gio Việt, huyện Gio Linh không đúng quy định luật Đất đai 2013, để người thân trong gia đình hưởng lợi tiền tỷ.

Cụ thể, bố và con của ông Nghị đã mua hàng ngàn mét vuông đất nuôi tôm ở xã Gio Việt với giá vài chục đến vài trăm triệu đồng, rồi ông Nghị chuyển mục đích sử dụng diện tích đất trên thành đất ở, sau đó bán lại, thu lợi 2,5 tỷ đồng.

Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị kết luận, vi phạm của ông Nghị là nghiêm trọng, quyết định kỷ luật ông Nghi theo hình thức cảnh cáo, và yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Gio Linh kiểm điểm các cá nhân liên quan.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vice-chairman-of-the-people-s-committee-of-thanh-hoa-is-disciplined-06152020081931.html

 

Truy tố lần 2 cựu phó chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Tài & 4 đồng phạm

Bộ Công an tiếp tục đề nghị truy tố ông Nguyễn Thành Tài (cựu Phó chủ tịch UBND TPHCM) và 4 bị can liên quan sai phạm tại khu đất vàng số 8 & 12 Lê Duẩn.

Đó là thông tin tại kết luận điều tra bổ sung lần 2 được Bộ Công an công bố vào ngày 15 tháng 6 và được truyền thông trong nước loan đi.

Bốn bị can bị truy tố cùng với ông Tài gồm Đào Anh Kiệt (cựu giám đốc Sở TN&MT), ông Nguyễn Hoài Nam (cựu bí thư quận 2), bà Lê Thị Thanh Thuý (cựu chủ tịch Cty Hoa tháng năm, chủ tịch công ty Lavenue) và ông Trương Văn Út (cựu phó trưởng phòng quản lý đất thuộc Sở TN&MT TPHCM).

Theo kết luận điều tra lần 2, ông Tài và 4 bị can nói trên bị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí theo Điều 219, BLHS năm 2015.

Theo kết luận điều tra, trong thời gian giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND TP.HCM được phân công phụ trách lĩnh vực quy hoạch – kiến trúc, quản lý nhà, ông Nguyễn Thành Tài biết rõ khu đất 8 – 12 Lê Duẩn là tài sản công; việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc Ban chỉ đạo 09 (Sở Tài chính), nhưng vì có mối quan hệ tình cảm với bị can Lê Thị Thanh Thúy nên ông Nguyễn Thành Tài đã ký nhanh vào nhiều văn bản chấp thuận cho Công ty Hoa Tháng Năm được tham gia góp 30% vốn góp tại dự án theo đề xuất của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh nhà TP.HCM và Sở TN-MT.

Ngoài ra, ông Tài còn ký quyết định giao đất và cho thuê đất chỉ định tại số 8 – 12 Lê Duẩn cho Công ty Lavenue không đúng đối tượng, trái với quy định; chấp thuận cho Công ty Lavenue thanh lý nhà số 12 Lê Duẩn mà không giao cơ quan chức năng thẩm định giá trị còn lại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-vice-chairman-hcmc-nguyen-thanh-tai-continues-tobe-prosecuted-06152020080949.html

 

Vụ Hồ Duy Hải: Chánh án Nguyễn Hoà Bình giải thích trước Quốc hội

Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Hòa Bình “đã phải lên tiếng” sáng 15/06, tại Quốc hội Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải.

Trong video được các báo Việt Nam đăng tải, ông Bình đã nhắc lại khá kỹ các chi tiết của vụ án mạng từ năm 2008 mà không cần nhìn giấy.

Bác kháng nghị Hồ Duy Hải: Đại biểu Quốc hội nói ‘chưa thuyết phục’

Trí thức Việt Nam ký kiến nghị về Hồ Duy Hải ‘vì trách nhiệm công dân’

LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’

Chỉ sau một số đoạn nói ông nhìn xuống một mảnh giấy cầm tay chắc để xác định các điểm đã chuẩn bị.

Toàn bộ nội dung được trình bày theo cách giải thích của Chánh án Nguyễn Hoà Bình, là nhằm đáp ứng “sự quan tâm của các đại biểu” và của dư luận nói chung.

Tờ Thanh Niên hôm 15/06 cho hay phát biểu của ông Nguyễn Hoà Bình diễn ra “sau rất nhiều tranh luận của các đại biểu Quốc hội trong và ngoài ngành tòa án về vụ án Hồ Duy Hải suốt hai ngày thảo luận”.

Chánh án Nguyễn Hoà Bình nói ông muốn trả lời câu hỏi là bị cáo Hồ Duy Hải “có phạm tội hay không”, và vụ án “có oan sai hay không”.

Điều tra ‘sơ suất’ nhưng ‘Tòa còn rất nhiều chứng cứ khác’?

Về bị cáo Hồ Duy Hải, ông Nguyễn Hòa Bình nêu ra các điều đã ghi trong hồ sơ, phần nhiều căn cứ vào chính “lời khai của Hồ Duy Hải”.

Phần giải thích thêm về hung khí, việc “mua dao, mua thớt ở chợ để làm chứng cứ”, ông Nguyễn Hoà Bình giải thích:

“Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bắt được Hải, Hải khai ra việc dùng thớt đập vào đầu nạn nhân, thì người ta mới biết. Khi đó, thớt đã bị dọn đi,”

“Về con dao, Hải khai ở bên tường bưu điện có cái bảng và dắt dao vào bảng đó. Không ai tìm thấy dao cả, chỉ có Hải mới biết vị trí cái dao. Sau khi khám nghiệm hiện trường, có ba anh dân phòng vào dọn phòng đó, phun nước, dỡ bảng ra thì có dao rơi xuống, nhưng người ta sơ suất vứt dao đi. Cơ quan điều tra đi tìm dao đó không được, nên cho ba anh dân phòng mô tả, đi mua dao về.”

Theo ông, dư luận nói rằng mua dao ngoài chợ về để thay hung khí, nhưng trong hồ sơ vụ án, không có cái dao nào mua để thay hung khí cả.

“Mua dao, thớt, vật tương tự về để Hải và những người liên quan nhận diện xem có đúng là được sử dụng làm hung khí hay không. Khi để một loạt dao, Hải nhận diện đúng con dao dùng để gây án, dù khi khai thì lời khai không thống nhất.”

Có vẻ như ông Nguyễn Hòa Bình nhắc lại rất nhiều những điều dư luận đã biết và đặt câu hỏi, nhất là về cách xử án và kết tội “trọng cung hơn trọng chứng” ở Việt Nam.

Tuy thế, ông hứa rằng cơ quan chức năng “biết còn rất nhiều chứng cứ khác mà nếu đại biểu quan tâm, Tòa án Tối cao sẵn sàng phục vụ trao đổi, thông tin”.

Dư luận thấy ‘chưa thuyết phục’

Một phần dư luận Việt Nam kiến nghị để Quốc hội giám sát vụ xử giám đốc thẩm mà ông Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa tháng 5 vừa qua về vụ án Hồ Duy Hải.

Ngay hôm kết thúc phiên xử giám đốc thẩm, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân phát biểu chiều 8/5 nói Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam “chưa thuyết phục” được dư luận về phán quyết vụ án Hồ Duy Hải.

Ông Lê Thanh Vân đang là Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội.

Viết trên Facebook cá nhân, ông cho rằng:

“Phán quyết chiều nay của Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao chưa thể thuyết phục trước nhiều vấn đề bất minh mà xã hội đang rất quan tâm trong vụ án này.”

Một nhóm trí thức sau đó đã đăng kiến nghị trên mạng và gửi cho các cơ quan quốc tế yêu cầu Quốc hội VN lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm về mặt thủ tục tố tụng.

Họ cho BBC biết họ muốn nhìn vào “sai sót” trong thủ tục tố tụng hình sự chứ không đi vào chi tiết tranh cãi Hồ Duy Hải có phạm tội hay không.

Cho đến ngày 15/06/2020, trang “KIẾN NGHỊ ĐÒI CÔNG LÝ CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI | PETITION TO DEMAND JUSTICE FOR HO DUY HAI” có 7.639 người ký tên, từ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.

Bản thân ông Nguyễn Hòa Bình từng là thiếu tướng công an tại Long An khi xảy ra vụ án và sau làm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, ủy viên Trung ương Đảng CSVN, lực lượng lãnh đạo toàn bộ xã hội.

Chỉ riêng chuyện này đã khiến có luồng dư luận đặt câu hỏi về tính khách quan khi mà một nhân vật đóng nhiều vai, và các chức vụ cao cấp trong bộ máy tư pháp ở Việt Nam do một đảng chính trị chỉ đạo, bổ nhiệm.

Điều chưa được rõ từ bản tin của các báo Việt Nam hôm 15/06 là hai ngày thảo luận trong Quốc hội có phải là thủ tục giám sát của một ủy ban, hay chỉ đơn thuần là “chất vấn” của đại biểu.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53054544

 

Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu 3 chứng cứ phạm tội của Hồ Duy Hải

Hiểu Minh

Sáng 15/6 Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình phân tích các chứng cứ chứng minh Hồ Duy Hải phạm tội.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đề cập đến các vấn đề của nền tư pháp và dành phần lớn thời gian nói về vụ án Hồ Duy Hải – vụ án được nhiều ĐBQH nêu ý kiến trước đó.

“Đây là vụ án xảy ra từ 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp, đã được liên ngành thẩm định và trong đoàn giám sát oan sai của Quốc hội năm 2015 cũng đã xem xét vụ án này. Qua sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và đã đến Chủ tịch nước quyết định, giờ câu chuyện đặt ra là có oan sai hay không. Tôi sẽ trả lời Hồ Duy Hải có phạm tội hay không, có oan sai hay không”, ông Bình đặt vấn đề, theo Zing.

Tóm tắt vụ án, Chánh án tòa tối cao cho biết Hồ Duy Hải quen 2 cô gái ở Bưu điện Cầu Voi. Tối 13/1/2008, Hải đến đây chơi. Cô Vân đang trực, cô Hồng đang nghỉ. Quá trình nói chuyện thì nam, nữ có việc tán tỉnh giữa các bên. Sau đó Hải có ý định quan hệ tình dục với cô Hồng nên đã đưa tiền cho cô Vân đi ra ngoài mua trái cây. Hải dẫn cô Hồng vào buồng ngủ khiến cô gái phản ứng, đạp vào bụng Hải rồi bỏ chạy. Hải đuổi theo khiến cô Hồng ngã gần cái thớt, Hải cầm thớt đập vào đầu cô gái. Cô Vân sau khi đi mua trái cây về cũng bị Hải sát hại.

Chánh án nêu nhiều chứng cứ chứng minh Hải phạm tội. Thứ nhất cơ quan điều tra đã cho Hải mô tả hiện trường, Hải mô tả chính xác những đồ vật có tại hiện trường. “Nếu không có mặt thì không thể miêu tả được”, ông Bình nói. Chứng cứ thứ hai là diễn biến hành vi. Hải khai quá trình sờ soạng Hồng không nói gì, nhưng khi đè cô gái ra đã bị phản ứng và đạp vào bụng. Sau đó, do nạn nhân bị Hải đập đầu bằng thớt nên hiện trường có thớt dính máu nằm bên cạnh đầu cô Hồng. Đỉnh đầu nạn nhân có một vết thương, kết luận pháp y xác định là do tác động của vật cứng, mặt phẳng.

Chứng cứ thứ ba là giám định pháp y trong âm đạo của cô Hồng có dịch, cơ chế hình thành dịch được giám định pháp y kết luận do quá trình kích dục có đụng chạm vào bộ phận nhạy cảm của cơ thể.

Về tài sản cướp được, ông Bình cho biết Hải khai sau khi giết 2 cô gái có lấy của bưu điện một số tiền và một số SIM card, lấy của 2 cô gái một số tiền và nữ trang gồm vòng tay, nhẫn…

“Ở thời điểm khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không biết Hải lấy được gì, nhưng khi bắt được Hải, Hải khai chi tiết lấy của ai cái gì, cơ quan điều tra hỏi gia đình nạn nhân thì họ mô tả đúng đồ vật các cô gái có. Bưu điện cũng nói rõ họ mất bao nhiêu tiền. Chi tiết đáng lưu ý là Hải khai lấy của cô Hồng dây chuyền có mặt, còn của cô Vân dây chuyền không có mặt”, ông Bình nêu rõ.

Long An không nhận được ý kiến nào về vụ án

Dùng quyền tranh luận, Đại biểu Trương Văn Nọ (Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An) cũng đề cập vụ án xảy ra trên địa bàn cách đây 12 năm là vụ Hồ Duy Hải – vừa Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đưa ra xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, và cũng là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm.

Nói về dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Long An sau khi tòa án xét xử đến nay, ông Trương Văn Nọ cho biết, Đoàn đại biểu Quốc hội đến giờ này chưa nhận được ý kiến phản ánh nào của người dân, cử tri.

https://www.dkn.tv/thoi-su/chanh-an-nguyen-hoa-binh-neu-3-chung-cu-pham-toi-cua-ho-duy-hai.html

 

Giết Hồ Duy Hải tức là phản bội Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam

Nguyễn Ngọc Già

Ngày 13 tháng Năm năm 2020, sau khi tuyên tử hình Hồ Duy Hải trong phiên giám đốc thẩm [1] Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao – Nguyễn Trí Tuệ cho biết (trích): “liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, kêu gọi chống phá hệ thống tư pháp, cơ quan tố tụng từ Trung ương đến địa phương. Bôi nhọ, quy kết cả nền tư pháp…

“Nguy hiểm hơn, có một vài đại biểu Quốc hội, chính thức là có 3 đại biểu Quốc hội phát biểu không đúng với nội dung của vụ án, đưa ra nhận xét chủ quan, dựa vào thông tin trên mạng xã hội, vấn đề này làm phức tạp thêm tình hình”… (hết trích).

Ba vị đại biểu Quốc hội gồm: Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa.

Theo Luật Tổ Chức Quốc Hội, tại khoản 1 điều 1 cho biết: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân tại khoản 1 điều 26: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước”.

Trong Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân Tối Cao quy định tại khoản 7 điều 27 về việc Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có nhiệm vụ  trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, phát ngôn của Nguyễn Trí Tuệ là sự báng bổ vào cơ quan cao nhất của dân cũng như đe dọa sinh mạng và hạ nhục tư cách đại biểu Quốc hội của các ông: Nhưỡng, Vân, Nghĩa.

Sau những phát ngôn của ông Tuệ, ba vị đại biểu của dân nói trên cũng trình bày thêm trên mạng xã hội.

Báo Pháp Luật Tp.HCM ra ngày 15 tháng Sáu năm 2020 đưa tin kỳ họp Quốc hội diễn ra với ý kiến của đại biểu Quốc Hội Lưu Bình Nhưỡng [2]: “… vụ Hồ Duy Hải. Những sai lầm của tư pháp, đừng đổ cho đại biểu quốc hội (ĐBQH) làm rối, ĐBQH không làm những thứ này…”.

Cùng ngày, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày trước Quốc hội vụ án Hồ Duy Hải. Theo báo Tuổi Trẻ cho hay [3] tất cả những tình tiết giết người, vật gây án v.v… đều là những tình tiết cũ dư luận đã biết rõ chúng đầy mờ ám – thông qua những phản biện của giới luật sư – đủ để kết luận Hồ Duy Hải hoàn toàn không có mặt tại hiện trường vụ án.

Ông Nguyễn Hòa Bình đưa ra hoàn toàn là những tình tiết cũ vào thời điểm hiện tại (tức là ngày 15 tháng Sáu năm 2020), điều này có nghĩa ông ta đã vi phạm vào Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự tại điều 8 “Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân” đã quy định: “thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay đổi những biện pháp đó nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cần thiết”.

Chính vì không “thường xuyên kiểm tra” (tức là phải luôn luôn cập nhật tình hình và tình tiết của vụ án), nên ông Nguyễn Hòa Bình cùng 16 ông (bà) thẩm phán chỉ căn cứ vào những tình tiết cũ đã bị bóp méo, phi lý, phi pháp và đầy ngờ vực có căn cứ, từ đông đảo dân trong nghề cho đến thường dân.

Việc ông Nguyễn Hòa Bình phát biểu trước Quốc hội chẳng qua chỉ là tường thuật những bằng chứng giả trá. Điều đó cho thấy Nguyễn Hòa Bình coi thường ngay chính những người đã bổ nhiệm ông ta trong vai trò Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao.

Bằng chứng mới từ Luật sư Trần Hồng Phong

Bảy tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án mà chưa được các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét đó là [4]:

1. Dấu hiệu hung thủ thuận tay trái. Trong khi đó tại các bản giám định pháp y, nạn nhân Hồng có vết thương ở cổ theo hướng từ TRÁI QUA PHẢI. Trong khi đó nạn nhân Vân có vết thương cũng trên cổ nhưng theo hướng ngược lại.

Thực nghiệm điều tra thì Hải cầm dao gây án bằng TAY PHẢI.

2. Nhân chứng Đinh Vũ Thường không nhìn thấy Hồ Duy Hải như kết luận điều tra của công an và cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân.

3. Cơ quan điều tra đã bỏ qua chi tiết nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây lúc 21g 01 phút.

4. Một thanh niên khác ở bưu điện Cầu Voi và 04 bút lục quan trọng bị rút khỏi vụ án. Đó là biên bản lấy lời khai của anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí. Các bút lục này được đánh số 139, 140, 141, 142.

5. Dấu hiệu đèn sáng, cửa mở ở lầu 1, điện cúp, cổng khép và Nguyễn Văn Nghị là ai.

6. Hồ Duy Hải liên tục kêu oan nhưng chưa bao giờ được xem xét.

7. Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa sơ thẩm Lê Quang Hùng có mặt tại buổi thực nghiệm hiện trường không thể đảm bảo tính khách quan, độc lập.

Bảy tình tiết mới này cũng được làm đơn cung cấp tình tiết mới và đề nghị kháng nghị tái thẩm gởi tới Tòa, Viện Kiểm Sát, Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội, Chủ tịch nước.

Lỗ hổng pháp lý

Điều 400 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự quy định tại khoản 1:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, chiếu theo khoản 1 điều 400 thượng dẫn, trường hợp Hồ Duy Hải không thể được tiến hành Tái thẩm bởi vì [5] Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định số 05/2020/HS-GĐT ngày 08 tháng 5 năm 2020 và quyết định này đã nói rõ  “Không chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC- V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao./.” tức là Hồ Duy Hải phải chết!

Như vậy, gia đình Hồ Duy Hải cũng như dư luận chỉ còn trông vào điều 404 tại khoản 2 và khoản 3, đã quy định vai trò của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội và Ủy Ban Tư Pháp . Tiếc rằng, hai nơi đó chỉ có quyền yêu cầu xem xét lại một vụ án đã giám đốc thẩm, còn chuyện xem xét lại như thế nào vẫn do Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao quyết định. Vô hình chung, quyền sinh sát vẫn ở trong tay Chánh án Trương Hòa Bình (!).

Giết chết Hồ Duy Hải tức là phản bội Cương lĩnh ĐCSVN

Với những phát ngôn mới nhất, ông Nguyễn Hòa Bình đã bất chấp sự thật, bất chấp pháp luật để bảo vệ một quyết định thật nhẫn tâm!

Hiến pháp 2013 đã quy định rõ tại lời nói đầu: “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Trong khi đó, Cương Lĩnh [6] của ĐCSVN đã nói rõ (trích):

Thứ nhất, “Đảng lãnh đạo” là chỉ sự tác động, ảnh hưởng của Đảng bằng việc xác định đường lối, mục tiêu chính trị đúng đắn đáp ứng được lợi ích và nguyện vọng cơ bản của đông đảo quần chúng nhân dân…

Thứ hai, “Đảng lãnh đạo” không phải dựa vào quyền lực (hiểu theo nghĩa cưỡng bức, ép buộc) tác động đến đối tượng lãnh đạo là quần chúng nhân dân; mà vận động quần chúng nhân dân ủng hộ, đi theo Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với quần chúng nhân dân là sự vận động mang tính thuyết phục để nhân dân đi theo, ủng hộ…

Thứ ba, “Đảng lãnh đạo” được hiểu như sự suy tôn của quần chúng nhân dân, thừa nhận Đảng là lực lượng lãnh đạo của mình.

Thứ tư, Đảng phải có năng lực thực tiễn tập hợp, tổ chức quần chúng bằng những hình thức thích hợp để tạo nên sức mạnh thực hiện đường lối của Đảng… (hết trích)

Như vậy, Cương lĩnh của ĐCSVN cũng chỉ nhằm phục vụ nhân dân, thuyết phục nhân dân, tập hợp nhân dân để nhân dân thừa nhận ĐCSVN và đi theo ĐCSVN.

Vụ án Hồ Duy Hải bị oan khuất hơn 12 năm qua, được đông đảo nhân dân quan tâm, điều này có nghĩa Bộ Chính Trị cần phải ban hành nghị quyết hoặc chỉ thị về vụ án Hồ Duy Hải, buộc đảng viên Nguyễn Hòa Bình tuân thủ và thi hành theo đúng điều lệ ĐCSVN tại khoản 1 điều 2:

Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

Chỉ có Bộ Chính trị ĐCSVN mới có đủ căn cứ pháp lý (theo Cương lĩnh & Điều lệ ĐCSVN cũng như Hiến Pháp đã quy định) và đủ quyền lực (thuộc về nhân dân) mới có thể cứu Hồ Duy Hải.

Nếu Hồ Duy Hải phải chết, đó không thể gọi là tử hình mà phải gọi là giết người, bởi lẽ, cái chết của người thanh niên vô tội chịu oan ức suốt hơn 12 năm trời là hành vi phản bội lại Cương lĩnh ĐCSVN của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chánh án Nguyễn Hòa Bình cầm đầu.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

[1] https://www.baogiaothong.vn/ba-dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-ve-phat-ngon-…

[2] https://plo.vn/thoi-su/tranh-luan-ve-niem-tin-vao-tu-phap-qua-vu-ho-duy-…

[3] https://tuoitre.vn/chanh-an-nguyen-hoa-binh-noi-gi-ve-vu-ho-duy-hai-truo…

[4] https://baotiengdan.com/2020/06/12/cung-cap-tinh-tiet-moi-va-de-nghi-kha…

[5] https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xet-xu-cua-hoi-dong-tham-phan/toa-an-nha…

[6] http://hdll.vn/vi/nghien-cuu—trao-doi/doi-moi-phuong-thuc-lanh-dao-cua…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/killing-ho-duy-hai-is-against-the-party-charter-06152020093302.html

 

Bộ trưởng Bộ Công thương giải trình về xuất khẩu gạo trước Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa nhận mặc dù có sự điều hành chưa thật sự thông suốt trong xuất khẩu gạo, nhưng vẫn bày tỏ sự lạc quan qua kim ngạch xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2020 đạt tới 1,48 tỷ USD, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thông tin vừa nêu tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội của Quốc hội vào hôm 15/6. Cụ thể, trong 5 tháng qua Việt Nam đã xuất khẩu 3,06 triệu tấn, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2019 và kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 1,48 tỷ USD, tăng 12,44%.

Giải trình trước các đại biểu Quốc hội, ông Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói rằng Bộ Công thương đã phải điều hành về xuất khẩu gạo trong bối cảnh Việt Nam và thế giới rất căng thẳng trong chống dịch COVID-19 nên nhu cầu về an ninh và tích trữ lương thực của các nước gia tăng. Việt Nam còn đối mặt với vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn. Do đó, Bộ Công thương phải cân nhắc điều hành xuất khẩu gạo theo hạn ngạch hay tạm dừng và tạm giãn xuất khẩu gạo.

Xin được nhắc lại, Bộ Công thương, vào ngày 24/3 đã gửi văn bản hỏa tốc đến Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo ngay sau khi yêu cầu của Thủ tướng tạm dừng thông quan xuất khẩu gạo đến đầu tháng 5 và có hiệu lực từ 0 giờ trong cùng ngày.

Đại biểu Quốc hội, tại phiên họp vào ngày 15/6 phản ánh rằng việc điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công thương còn lúng túng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người dân. Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân, TP.Cần Thơ lên tiếng rằng quyết định đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo một cách đột ngột đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì ký kết hợp đồng với các đối tác mà không xuất hàng đi được và phải tốn thêm chi phí. Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng nhất định đến cơ hội xuất khẩu giá cao, có lợi cho người sản xuất.

Vị Đại biểu đến từ TP.Cần Thơ cũng đề nghị Chính phủ cần thiết phải đánh giá, trách nhiệm và cơ quan tham mưu, phương pháp điều hành, về việc dừng và mở lại xuất khẩu gạo để không lặp lại trong thời gian tới.

Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh, đồng thời cho biết Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành rút kinh nghiệp và tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp luật để điều hành xuất khẩu gạo cũng như đảm bảo an ninh lương thực.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/minister-of-Industry-and-Trade-explains-about-rice-export-in-covid-19-06152020081944.html

 

Exxon Mobil muốn đầu tư chuỗi năng lượng ở Việt Nam

Tin từ Hà Nội: Truyền thông Việt Nam đưa tin Tập đoàn Exxon Mobil của Hoa Kỳ mong muốn đầu tư vào một số dự án điện khí hoá lỏng (LNG) ở Hải Phòng và Long An, một hành động có thể củng cố thêm cho quan hệ thương mại song phương Việt-Mỹ.

Trong tuần, thủ tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ông Irtiza Sayyed – Chủ tịch toàn cầu Exxon Mobil để thảo luận về việc tập đoàn này xây dựng cảng, kho khí và các nhà máy sản xuất điện từ LNG ở Hải Phòng, và chuỗi điện khí tại Long An.

Với 2 tổ hợp này, Exxon Mobil được mong đợi sẽ bảo đảm cung cấp liên tục đầy đủ LNG trực tiếp từ Hoa Kỳ và từ một số nước khác. Việc nhập cảng LNG sẽ góp phần tạo dựng cán cân thương mại hài hòa cùng có lợi giữa hai quốc gia.

Trong thời gian qua, cộng sản Việt Nam liên tục xuất siêu sang Hoa Kỳ, thâm hụt thương mại song phương năm 2019 tăng 42% lên gần 56 tỷ Mỹ kim. Theo quan Thuế Việt Nam, trong tam cá nguyện thứ nhất năm nay, Việt Nam xuất hàng hoá trị giá 12.4 tỷ Mỹ kim sang Hoa Kỳ và chỉ nhập về 3.55 tỷ Mỹ kim. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam ngày càng tăng và Tổng thống Trump nói rằng Việt Nam phải có biện pháp để giảm mức thâm hụt thương mại này.

Theo Bloomberg, Exxon Mobil đang nắm giữ 64% cổ phần dự án Cá Voi Xanh của Việt Nam. Tuy nhiên, nhưng dự án này được cho là đã bị hoãn từ năm 2019 với tin đồn là do “áp lực” từ Trung Cộng.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/exxon-mobil-muon-dau-tu-chuoi-nang-luong-o-viet-nam/

 

Liên tục thua lỗ, tập đoàn Úc rút khỏi liên doanh với Vietnam Airlines

Tập đoàn Úc Qantas vừa chính thức thông báo sẽ rút tư cách cổ đông trong liên doanh với hãng hàng không Vietnam Airlines với thương hiệu hàng không giá rẻ Jetstar Pacific.

Truyền thông Úc dẫn lời ông Gareth Evans, Giám đốc điều hành bộ phận ngân sách của Jetstar, cho biết hôm 15/6 rằng tập đoàn của Úc sẽ cắt 30% cổ phần của mình tại Jetstar Pacific “trong những tháng tới” để “tập trung vào các hãng hàng không khác” của tập đoàn này.

“Chúng tôi đã thảo luận với Vietnam Airlines một thời gian về những thách thức mà Jetstar Pacific phải đối mặt, mà rõ ràng là gia tăng thêm nữa trong cuộc khủng hoảng COVID”, ông Evans nói trong một tuyên bố.

Tập đoàn của Úc sẽ trao toàn quyền kiểm soát hãng hàng không giá rẻ cho Vietnam Airlines và quyết định này đang chờ được phê duyệt.

Đại dịch Covid-19 đã buộc tập đoàn Qantas phải sa thải 27.000 trong số 30.000 nhân viên và đang xem xét thay đổi mô hình kinh doanh, báo The Age cho hay.

Qantas thành lập Jetstar Pacific vào năm 2007 sau khi trả cho chính phủ Việt Nam 30 triệu đô la để mua cổ phần của hãng hàng không địa phương Pacific Airlines, vẫn theo The Age. Đây là một phần trong chiến lược xây dựng sự hiện diện tại châu Á của tập đoàn Quantas, thông qua mối quan hệ đối tác liên doanh.

Tuy nhiên, sau một thời gian kinh doanh tại Việt Nam, Jetstar Pacific, với đội bay gồm 15 chiếc Airbus A320, đã bị thua lỗ “nhiều nhất trong lịch sử của tập đoàn” khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt sau khi các hãng hàng không giá rẻ VietJet và Bamboo Airways ra đời.

Báo Doanh nghiệp Việt Nam cho biết kể từ khi bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam, Jetstar Pacific đã bị “thua lỗ triền miên” đến nỗi không thể thanh toán các khoản nợ, thậm chí không có tiền để trả chi phí nguyên liệu bay.

Vào thời điểm 2011, Jetstar Pacific có vốn điều lệ là 1.317 tỉ đồng nhưng vốn chủ sở hữu âm 607 tỉ đồng, lỗ luỹ kế tới 2.476 tỉ đồng.

Trong khi đó, truyền thông Việt Nam dẫn thông báo của Vietnam Airlines cho biết “đã thống nhất xúc tiến những thay đổi đối với Jetstar Pacific nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này”.

Theo đó, Jetstar Pacific sẽ được đổi thương hiệu trở lại thành Pacific Airlines nhưng sẽ có logo mới. Thời điểm Pacific Airlines chính thức hoạt động sẽ dựa theo quyết định của giới hữu trách.

https://www.voatiengviet.com/a/li%C3%AAn-t%E1%BB%A5c-thua-l%E1%BB%97-t%E1%BA%ADp-%C4%91o%C3%A0n-%C3%BAc-r%C3%BAt-kh%E1%BB%8Fi-li%C3%AAn-doanh-v%E1%BB%9Bi-vietnam-airlines/5463408.html

 

Việt Nam: Đề nghị công bố hết dịch để cứu kinh tế

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân, trong tư cách đại biểu Quốc hội, đã đề nghị công bố hết dịch Covid-19 để giúp kinh tế phục hồi.

Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước sáng 15/6, ông Nguyễn Thiện Nhân đưa ra đề nghị trên dựa vào ba tiêu chí, báo VNExpress cho hay.

Theo vị bí thư Thành ủy TP HCM, các tiêu chí để công bố hết dịch bao gồm: Tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân ở Việt Nam không quá 50 người, thực tế là 3,4 người; Tỷ lệ người đang điều trị không quá một người trên 1 triệu dân (tỷ lệ hiện là 0,2 người); Việt Nam không có người chết do Covid-19.

Mở cửa với 17 nền kinh tế

Ông Nhân cho rằng Việt Nam đã tích cực phòng chống dịch bệnh với những chỉ đạo sớm, kịp thời, từng địa phương đã vận dụng và thực hiện chỉ đạo nghiêm túc, linh hoạt nên tổng số người nhiễm thấp.

Từ kết quả chống dịch của Việt Nam và tình hình dịch bệnh trên thế giới, ông đề nghị Chính phủ cân nhắc mở lại quan hệ thương mại với 17 đối tác kinh tế quan trọng.

“Đây là những đối tác quan trọng nhất khi chiếm 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch tới Việt Nam. Chúng ta cần lập trình giám sát mở cửa với 17 đối tác này theo lộ trình thỏa thuận hai bên một cách thận trọng”, ông Nhân nói.

Vị lãnh đạo TP HCM đề xuất trước hết cần có lộ trình cụ thể để mở lại quan hệ thương mại với các đối tác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Thái Lan, Đức, Úc, quần đảo Virgin thuộc Anh…

Bảy đối tác tiếp theo gồm Ấn Độ, Mỹ, Nga, Singapore, Hà Lan, Indonesia, Malaysia do “hiện chưa an toàn nên cần theo dõi thêm, khi có điều kiện sẽ thiết lập, mở lại quan hệ thương mại”.

Theo ông Nhân, đây là các đối tác quan trọng nhất, chiếm 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch tới Việt Nam.

Ông Nhân cho rằng với “lộ trình mở cửa từng bước”, Việt Nam có thể khai thác thị trường nước ngoài và khuyến khích đầu tư trong nước.

Cùng quan điểm trên, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đề nghị Quốc hội bổ sung một nghị quyết riêng hoặc đưa vào nghị quyết chung về phục hồi nền kinh tế.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – nói cần rất thận trọng bởi làn sóng dịch thứ hai vẫn đang treo lơ lửng ở nhiều quốc gia. “Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu bùng phát dịch trở lại ở một số nơi”, ông nói.

Tình hình kinh tế ‘đáng báo động’

Đề xuất của ông Nguyễn Thiện Nhân được đưa ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng với các chỉ số thống kê “đáng báo động” do dịch bệnh. Dự báo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam năm nay có thể giảm 30% so với năm 2019, du lịch giảm 50% và thương mại quốc tế giảm 18%, theo báo Tuổi Trẻ.

Thống kê sơ bộ ở TP HCM cho thấy đến giữa tháng 4 có 101.982 người lao động trong các doanh nghiệp phải nghỉ việc không lương, thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động, bị mất việc làm.

Virus corona: Cách ly xã hội có làm kinh tế VN suy sụp?

Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch Covid-19

Covid-19: Kinh tế Anh ‘điêu đứng nhất OECD’

Còn theo báo cáo hôm 13/6 của Sở Du lịch TP HCM, tính đến hết tháng 5, thành phố có 37 doanh nghiệp – gồm 7 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 30 doanh nghiệp lữ hành nội địa – xin ngừng hoạt động. Các khách sạn trên địa bàn chỉ có khoảng 10-20% phòng “sáng đèn”.

Tại Bình Dương, một trong những tỉnh có nhiều nhà máy, khu công nghiệp nhất cả nước, tính riêng quý 1/2020 đã có hơn 20.000 người đến nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp.

Tại một hội thảo hôm 12/6, ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines nói hãng hàng không quốc gia Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng rất xấu từ tháng 8, nếu không được Chính phủ hỗ trợ thì sẽ “cạn tiền”.

Theo ông Hiền, Vietnam Airlines dự kiến lỗ 15.000 – 16.000 tỷ đồng trong năm nay. Với quy mô hiện tại, hãng lỗ khoảng 2.000 tỷ đồng mỗi tháng nếu không bay.

Tình trạng thất nghiệp tạo ra nguy cơ lớn về bất ổn xã hội. Hồi cuối tháng 5, hơn 8.000 công nhân Công ty TNHH Chí Hùng (100% vốn Đài Loan) tại Bình Dương đã biểu tình đòi quyền lợi, mà theo truyền thông Việt Nam là do “hiểu lầm, lo ngại mất quyền lợi cộng với sự kích động của một số đối tượng”.

Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, điều kiện để công bố hết dịch bao gồm: Không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới sau khoảng thời gian nhất định và đáp ứng các điều kiện khác đối với từng bệnh dịch bệnh. Người có thẩm quyền công bố dịch có quyền công bố hết dịch theo đề nghị của cơ quan chức năng.

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, tính đến sáng 15/6, Việt Nam trải qua 60 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-52989822

 

Phó Thủ tướng CSVN khoe khoang: Việt Nam là niềm mơ ước của nhiều quốc gia

Tin Vietnam.- Sau phát ngôn gây cười “cột điện ở Mỹ có chân cũng về Việt Nam” của ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam thì nay đến lượt ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng lại chọc cười người dân bằng phát ngôn “Cuộc sống của người Việt Nam hôm nay là niềm mơ ước của nhiều quốc gia”.

Phát ngôn này được ông Đam nói tại Quốc hội Cộng sản vào chiều ngày 13 tháng 6 năm 2020, sau đó được đài VOV loan tin. Phát ngôn của ông Đam nằm trong báo cáo về công tác phòng, chống đại dịch coronavirus 19.

Phát ngôn trên của ông Đam ngay lập tức vấp phải sự phản ứng của dư luận mạng xã hội Facebook. Nhiều người cho rằng, có lẽ ông Phó thủ tướng Cộng sản không biết đọc báo nên không thấy vụ ông Lương Hữu Phước ở Bình Phước sau nhiều năm kêu oan không thành đã phải nhảy lầu toà án tự tử, để mong cái chết của mình có thể làm thức tỉnh lương tri nếu còn của ngành tố tụng Cộng sản.

Chỉ vài ngày sau, tại xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, ông Nguyễn Văn Chu đã tự thiêu bằng xăng để phản đối bản án của toà.

Hoặc câu chuyện hai cha con người Hà Tĩnh đã phải khoả thân lao ra đường chặn xe của đại biểu Quốc hội để đòi công lý.

Đây chỉ là một trong số rất ít những câu chuyện đau lòng đã và đang xảy ra ở đất nước thiên đường Cộng sản mà ông Đam tự hào.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/pho-thu-tuong-csvn-khoe-khoang-viet-nam-la-niem-mo-uoc-cua-nhieu-quoc-gia/

 

Hội Nghề cá Việt Nam lên án hành động vô nhân tính của hải cảnh TQ

Hội nghề cá Việt Nam lên án và yêu cầu Trung Quốc bồi thường vì đâm húc, cướp hải sản của ngư dân Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao về việc lên án lực lượng hải cảnh Trung Quốc đâm húc, cướp phá tài sản tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, hôm 13/6, theo VnExpress.

Hội nghề cá Việt Nam lên án “hành động vô nhân đạo trên của Trung Quốc vì gây nguy hiểm đến tính mạng, thiệt hại tài sản của ngư dân khi đang khai thác hải sản trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam”.

Hội đề nghị nhà chức trách lên án mạnh mẽ với Trung Quốc để chấm dứt ngay việc cản trở, đâm húc tàu cá ngư dân khi đang hoạt động trên vùng biển chủ quyền Việt Nam; có biện pháp giải quyết chấm dứt kiên quyết với hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc.

Báo Tuổi trẻ dẫn tình báo của Hội Nghề cá Quảng Ngãi và ngư dân trình báo, trước đó khoảng 10h hôm 10/6, tàu cá QNg 96416 do ngư dân Nguyễn Lộc (42 tuổi, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng cùng 15 lao động hành nghề ở khu vực đảo Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 8 hải lý về phía Tây Nam thì bị tàu sắt của lực lượng hải cảnh Trung Quốc khống chế, hành hung ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết.

Hải cảnh Trung Quốc đã khống chế, hành hung ngư dân, bắt ký và điểm chỉ dấu vân tay vào biên bản do Trung Quốc viết; lấy hai máy định vị và máy dò cá, một thuyền thúng, 65 bành dây hơi, một tấn hải sản và làm hư hỏng nhiều bộ phận trên thân tàu. Thiệt hại của ngư dân khoảng 500 triệu đồng.

Hôm 12/6, tàu cá cùng các lao động Việt Nam về đến đất liền, không tiếp tục đi sản xuất được.

Trung Quốc đã nhiều lần đâm chìm, cướp hải sản của ngư dân trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Hồi đầu tháng 4, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi cũng bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa.

http://biendong.net/bi-n-nong/35270-hoi-nghe-ca-viet-nam-len-an-hanh-dong-vo-nhan-tinh-cua-hai-canh-tq.html

 

Đại hội 13: Không thể có báo cáo chính trị ‘xứng tầm’

TS. Phạm Quý Thọ

Tại Hội nghị Trung ương 11 ngày 7/10/2019, Ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Báo cáo chính trị là báo cáo trung tâm của đại hội, là căn cứ lý luận và thực tiễn quan trọng để xây dựng các báo cáo khác. Ông cũng nhấn mạnh “Nhân dân, cán bộ kỳ vọng Đại hội XIII của Đảng sẽ có một báo cáo chính trị xứng tầm”. Đến nay, dự thảo báo cáo đã cơ bản hoàn thành.

Ngày 10/6/2020, Hội nghị báo cáo viên Trung ương khu vực phía Bắc được tổ chức tại Hà Nội. Theo truyền thông nhà nước, tại hội nghị này ông Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương báo cáo về những điểm được cho là ‘mới’ của bản dự thảo, trong đó: “xây dựng chỉnh đốn hệ thống chính trị” gắn liền với xây dựng chỉnh đốn Đảng; Mục tiêu: “phấn đấu đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; Nhận định ‘vấn đề Biển Đông vẫn là một thách thức rất lớn’; và quan điểm chỉ đạo: ‘vững vàng tư tưởng Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các nhà quan sát và dư luận cho rằng bốn nội dung trên không thể gọi là ‘xứng tầm’ và người dân kỳ vọng lớn hơn vào những cải cách thể chế chính trị. Tuy nhiên, nếu phân tích từ bản chất của chế độ sẽ không thể có báo cáo chính trị ‘xứng tầm’ tại Đại hội 13. Các lý do chính: Một là, phương thức cải cách tiệm tiến vẫn là sự lựa chọn ưu tiên phù hợp với sự lãnh đạo tập thể dựa trên đồng thuận. Hai là, sau giai đoạn ‘bất ổn thể chế’ trong nhiệm kỳ Đảng đã ‘kiểm soát được tình hình’ nhờ tăng trưởng kinh tế dựa vào thị trường và chiến dịch chống tham nhũng để ‘chỉnh đốn’ đảng; Ba là, bối cảnh quốc tế khiến Việt Nam không thể chọn ‘phe’ Mỹ hay Trung Quốc.

‘Cải cách tiệm tiến là sự lựa chọn’

Hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách là công việc của đảng, của giới lãnh đạo. Bởi vậy, về nguyên tắc, tất cả phải vì lợi ích của đảng, và cụ thể trước hết là sự tồn vong của đảng. Chế độ đảng toàn trị có cội nguồn từ mô hình Liên Xô trước đây. Đó là chế độ do một đảng duy nhất lãnh đạo, với một ý thức hệ xã hội chủ nghĩa bao trùm trên nền tảng tư tưởng Mác – Lênin, sử dụng chuyên quyền, tạo ra sự sợ hãi để buộc mọi người dân trong xã hội phải trung thành tuyệt đối với hệ tư tưởng chính thống, với việc ‘kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh riêng tư nhất của các thành viên trong xã hội’. Chế độ này phủ nhận các định chế chính trị mang tính đối trọng, như đa đảng, tam quyền phân lập, xã hội dân sự hay trách nhiệm giải trình mang tính dân chủ, mà chủ yếu dựa vào giới lãnh đạo điều hành đất nước, đặc biệt vai trò của lãnh tụ.

Các văn kiện đại hội là công cụ cai trị, phải thể hiện quan điểm của đảng cầm quyền, từ đó ban hành các chính sách trong mỗi khoảng thời gian, dài hạn, trung hạn hoặc hàng năm bao quát mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội. Các văn kiện này, về nguyên tắc phải nhất quán và có tổ chức, được cụ thể hoá trong các chương trình hành động của các địa phương hoặc các bộ phận cấu thành chế độ. Đặc trưng của phương thức cai trị này là loại bỏ sự bất ngờ, không đoán định. Những thay đổi ‘đột phá’ có thể là nguy cơ làm sụp đổ chế độ và chỉ được đảng cân nhắc khi nguy cơ này hiện hữu, khi chế độ ‘bị dồn vào chân tường’. ‘Cải cách và mở cửa’ ở Trung Quốc cuối những năm 1970 và ‘Đổi mới’ ở Việt Nam sau đó khoảng một thập kỷ là những minh chứng lịch sử rõ ràng.

Ngoài ra, các nhà toàn trị đúc rút bài học sụp đổ là từ nội bộ, khi giới lãnh đạo xa rời hệ tư tưởng chính thống, tạo thành các nhóm lợi ích, thậm chí là hình thành phe nhóm. Bởi vậy, cải cách tiệm tiến, từ từ, ‘sai sửa’ luôn là sự lựa chọn của giới cầm quyền. Các biện pháp cải cách thể chế có thể hướng đến giải quyết vấn đề liệu đảng cộng sản toàn trị có thể điều khiển được kinh tế thị trường mà không làm thay đổi bản chất chế độ? Cho đến nay chưa thể có lời giải về lý thuyết khi chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ là hình thức duy trì chế độ. Đồng thời, chỗ dựa thực tế cũng lung lay, khi Trung Quốc không còn là ‘hình mẫu’ để noi theo. Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực để thay đổi chế độ toàn trị bằng chế độ độc tài.

Mặc dù vậy, quá trình cải cách thể chế từ kinh tế đến chính trị luôn được đặt ra qua nhiều kỳ đại hội đảng. Ai mà đoán trước được khi nào nó sẽ kết thúc?

‘Kế thừa chính sách’

Sau giai đoạn ‘bất ổn thể chế’ chủ yếu do tăng trưởng kinh tế nóng vội dựa vào các tập đoàn nhà nước của nhiệm kỳ trước, Đảng dường như đã ‘kiểm soát được tình hình’ nhờ điều chỉnh chính sách tăng trưởng dựa vào thị trường và chiến dịch chống tham nhũng để chỉnh đốn đảng. Một chính sách mang tính thực dụng rõ nét hơn để duy trì chế độ lấy tăng trưởng kinh tế làm tính chính danh thay cho bầu cử dân chủ.

Nhiệm kỳ Đại hội 13 vẫn sẽ ‘kế thừa’ chính sách hiện nay. ‘Chính phủ kiến tạo’ là phù hợp với hiện trạng kinh tế của đất nước. Đảng vẫn nhấn mạnh sẽ tiếp tục ‘chống tham nhũng, và trong hơn 4 năm của nhiệm kỳ Đại hội 12 nhiều quan chức cấp cao bị kỷ luật, kết án tù hoặc bị loại khỏi guồng máy cai trị dưới nhiều hình thức bởi các tiêu chuẩn định tính, như nêu gương đạo đức, cá nhân chủ nghĩa, ‘tự chuyển hoá’ hay ‘tham vọng quyền lực’.

Những kết quả từ các chính sách trên bước đầu huy động được nguồn lực xã hội thông qua thị trường để tăng trưởng và cải thiện môi trường kinh doanh loại bỏ những rào cản về hành chính, thực thi công vụ và luật pháp. Tuy nhiên, hiệu ứng bất cập từ chính sách trên dần bộc lộ.

Các hiện tượng ‘trên nóng dưới lạnh’, ‘trên bảo dưới không nghe’, ‘giấu mình chờ thời’ như những căn bệnh cố hữu của hệ thống chính trị. Các giá trị xã hội đang lẫn lộn, xung đột, giữa thị trường và kế hoạch hoá, giữa chủ nghĩa cá nhân và tập thể, sự bất công và khoảng cách phân hoá giàu nghèo ngày càng nới rộng, tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực tràn lan trong nhiều lĩnh vực của một xã hội mang tính chất ‘tư bản thân hữu’ nặng nề.

Thị trường ngày càng đòi hỏi thể chế đối trọng và trách nhiệm giải trình dân chủ khi điều kiện thiếu vắng cơ chế hữu hiệu kiểm soát quyền lực. Minh chứng rõ ràng nhất là Đảng không thể kiểm soát được tài sản quan chức như giải pháp chống tham nhũng. Để tránh sụp đổ chế độ Đảng buộc vẫn phải duy trì bộ máy đặc quyền đặc lợi. Tinh giản bộ máy là nhiệm vụ dường như ‘bất khả thi’ trong qua nhiều nhiệm kỳ.

‘Không thể chọn ‘phe’

Bối cảnh quốc tế phức tạp, bất định khi cuộc thương chiến Mỹ – Trung, đang thay đổi và ‘tăng tốc’ bởi đại dịch COVID-19, có thể trở thành ‘chiến tranh lạnh 2.0’. Toàn cầu hoá đang lùi bước trước chủ nghĩa quốc gia. Trật tự mới chưa định hình khi trật tự hiện hành do Mỹ dẫn đầu bị lung lay, thách đố bởi sự ‘trỗi dậy’ hung hăng của Trung Quốc.

Các quốc gia đang lúng túng trước sự lựa chọn ‘phe’ Mỹ hay Trung trong tình thế liên kết kinh tế phức tạp bởi các chuỗi cung ứng toàn cầu và sự lệ thuộc vào Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Hơn thế, vì cuộc chiến này mang màu sắc chính trị, và ý thức hệ hiện hữu trong mọi vấn đề quan hệ giữa hai cường quốc khi Việt Nam có hệ tư tưởng của chế độ tương đồng với Trung Quốc, lệ thuộc nặng nề về kinh tế với nước này, nhưng ủng hộ chính sách ‘tự do hàng hải’ của Mỹ để bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Dư luận có thể không hài lòng về chính sách ‘đu dây’, tuy nhiên, Việt Nam không thể chọn phe.

Các nhà nghiên cứu và quan sát tình hình đang chỉ ra thời cơ ‘đổi mới’, tăng trưởng kinh tế nhanh nếu nắm bắt và thay đổi để đón nhận. Tuy nhiên, thực tế có thể dự đoán rằng cơ hội rồi sẽ trôi đi như đã từng trong suốt quá trình chuyển đổi. Báo cáo chính trị như trên đây không thể là căn cứ để thay đổi đột phá thể chế. Kỳ vọng của người dân sẽ ‘hụt hẫng’ ở kỳ Đại hội 13, tuy nhiên có thể sẽ lại được ‘nuôi dưỡng’ trong các nhiệm kỳ tiếp theo.

Chủ nghĩa xã hội vẫn chỉ là định hướng kể cả khi Việt Nam trở thành nước phát triển vào giữa thế kỷ 21, nhưng nội dung này lại được coi là ‘mới’ trong ‘Báo cáo chính trị’ trình Đại hội 13.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/party-congres-13-proper-political-report-impossible-06152020084340.html

 

Điểm tin trong nước sáng 15/6:

Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng Việt Nam lăn tay giấy tờ lạ;

Thi thể 4 thuyền viên mắc kẹt trong tàu cá

Tâm Tuệ

Mục điểm tin trong nước sáng thứ Hai (15/6) của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung sau:

165 chuyến bay của Vietnam Airline Groups bị ảnh hưởng vì sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa 6 tiếng

Theo Tuổi Trẻ, chiều ngày 14/6, Cục Hàng không đã ra quyết định lập tổ điều tra sự cố máy bay Vietjet trượt khỏi đường băng, đồng thời đình chỉ, tạm giữ bằng lái máy bay của cơ trưởng và cơ phó (đều là người nước ngoài) để phục vụ công tác điều tra.

Tổ công tác của Cục Hàng không Việt Nam đã làm việc với tổ bay, cơ quan liên quan, đồng thời điều tra giải mã hộp đen máy bay, ghi âm buồng lái, phân tích các dữ liệu chuyến bay để xác định nguyên nhân sự cố.

Trước đó, lúc 12h10, máy bay Airbus A321 của Vietjet thực hiện chuyến bay số hiệu VJ322 khởi hành từ Phú Quốc đi TP.HCM đã trượt khỏi đường băng Tân Sơn Nhất. 217 hành khách và 8 thành viên tổ bay không có ai bị thương bởi sự cố này.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết sự cố trên là do bất ngờ bị ảnh hưởng của mưa gió lớn tại khu vực sân bay khiến máy bay đã trượt ra ngoài mép đường băng 25L/07R.

Do sự cố, sân bay Tân Sơn Nhất đã phải dừng hoạt động hơn 6 giờ đồng hồ, khiến 165 chuyến bay của Vietnam Airline Groups (bao gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và VASCO) phải thay đổi giờ khai thác và chuyển hướng hạ cánh đến sân bay khác vì sự việc này.

Việc có nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng là do trước khi xảy ra sự cố, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ khai thác 1 đường băng 25L/07R. Còn đường băng thứ 2 mang ký hiệu 25R/07L đang đóng cửa để phục vụ công tác khảo sát, cải tạo nâng cấp.

Khi có sự cố sân bay Tân Sơn Nhất dừng hoạt động cả 2 đường băng từ 12h10 đến 18h30 ngày 14/6.

Đến 18h30 ngày 14/6, Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất phải tạm dừng khảo sát, mở lại đường băng 25R/07L để sân bay khai thác bình thường trở lại với 1 đường băng.

Trung Quốc dùng vũ lực ‘ép’ thuyền trưởng Việt Nam lăn tay giấy tờ lạ

Ngày 14/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam cập nhật diễn biến từ cơ quan chức năng về vụ va chạm giữa một tàu cá Việt Nam và tàu sắt Trung Quốc ở Hoàng Sa mới đây.

Theo đó, thông tin ban đầu liên quan tới vụ việc của tàu QNg 96416 TS từ các cơ quan chức năng cho thấy: “Tàu cá QNg 96416 TS bị một tàu sắt mang số hiệu 4006 và một canô của Trung Quốc áp sát gây ra sóng lớn, khiến 16 ngư dân cùng nhiều vật dụng trên tàu cá Việt Nam rơi xuống biển; tàu bị nước tràn vào, có nguy cơ chìm.

Một số người từ tàu Trung Quốc đã lên tàu cá Việt Nam bơm nước ra ngoài và đưa các ngư dân trở lại tàu. Trước khi rời đi, phía Trung Quốc dùng vũ lực ép thuyền trưởng tàu cá điểm chỉ vào một số giấy tờ bằng tiếng nước ngoài, lấy đi số lượng lớn hải sản, ngư cụ và trang thiết bị của tàu QNg 96416 TS”, theo Tuổi Trẻ.

Thi thể 4 thuyền viên mắc kẹt trong tàu cá

Báo Tuổi trẻ dẫn tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn Hàng Hải khu vực 1 cho biết, 4 thi thể được tìm thấy trong cabin tàu cá TH.90282.TS trên vùng biển Hải Phòng.

Trước đó, theo thông tin ban đầu lúc 8h30 ngày 9/6 trên vùng biển Hải Phòng, cách phao số 0 khoảng 43 hải lý về phía Nam Đông Nam, tàu cá TH.90282 do ông Phạm Thế Đệ (45 tuổi, chủ tàu) điều khiển hướng ra ngư trường Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) đánh mực đã bị tàu ANNIE GAS 09 chở gas từ TP.HCM ra Hải Phòng đâm chìm từ phía sau.

Thuyền trưởng Đệ cùng hai thuyền viên Vũ Văn Dương (35 tuổi) và Nguyễn Văn Thân (52 tuổi) thoát được ra ngoài. Gần 1 tiếng sau ông Đệ và thuyền viên Dương đã được tàu ANNIE GAS 09 cứu sống. Riêng anh Thân khi tìm thấy đã tử vong.

4 thuyền viên đang ngủ trong cabin bị kẹt lại, chìm theo tàu gồm: Tô Văn Hùng, 39 tuổi; Phạm Văn Sĩ, 55 tuổi; Phạm Văn Tình, 48 tuổi và Vũ Văn Trường, 36 tuổi, đều quê ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa.

Bệnh nhân phi công người Anh đã ngưng uống kháng sinh

Tuổi trẻ thông tin, sáng 15/6 thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo chống dịch quốc gia cho biết bệnh nhân phi công người Anh tiếp tục có chuyển biến tốt: bệnh nhân đã cai thở máy trong 48 giờ rất yên ổn, không có biến chứng gì.

Các tiến bộ khác của bệnh nhân này là ngưng được toàn bộ thuốc kháng sinh, hiện chỉ còn phải sử dụng 1 thuốc kháng nấm, bệnh nhân cũng đã ăn qua đường tiêu hoá tốt hơn so với 1 ngày trước đó và phổi phục hồi tốt hơn, do đã giảm được 1 lít oxy hỗ trợ thở/phút.

Hiện bệnh viện đang tập trung phục hồi sức cơ chân cho bệnh nhân, khi sức cơ tăng, đủ sức chống nâng cơ thể.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-sang-15-6-trung-quoc-dung-vu-luc-ep-thuyen-truong-viet-nam-lan-tay-giay-to-la-thi-the-4-thuyen-vien-mac-ket-trong-tau-ca.html

 

Điểm tin trong nước tối 15/6: Đại biểu tranh luận về ‘uy tín của nền tư pháp’ nhân vụ án Hồ Duy Hải

Hiểu Minh

Mục điểm tin trong nước tối 15/6 của Đại Kỷ Nguyên xin gửi đến quý độc giả những nội dung chính sau:

Đại biểu tranh luận về ‘uy tín của nền tư pháp’ nhân vụ án Hồ Duy Hải

Những tranh luận trên nghị trường sáng 15/6 liên quan đến nền tư pháp nước nhà bắt nguồn từ phát biểu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện.

“Rất đau lòng! Là người làm công tác pháp luật mấy chục năm nay, từng tham mưu cho công tác cải cách tư pháp, mấy ngày qua tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, điện thoại của các đồng chí, kể cả những

đồng chí cán bộ rất cao cấp của Đảng, Nhà nước đã về hưu. Họ nói chưa từng bao giờ thấy niềm tin đối với nền tư pháp Việt Nam thấp như bây giờ”, ông Nhưỡng nói, theo Zing.

Vị đại biểu cho biết vừa qua, ông ngồi cả đêm để đọc, xem xét từng bản ảnh của vụ án Hồ Duy Hải và phát hiện ra một số điều liên quan đến công tác tố tụng, song vì không có thời gian nên ông không nói đến ở đây. Những sai lầm của tố tụng, của tư pháp đừng đổ lỗi cho những người ĐBQH ‘làm rối’.

Ông đề nghị cần có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa trong công tác tư pháp và cần có chuyên đề giải quyết những vụ án nghiêm trọng.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng nói rằng, ông biết rất nhiều chuyện, trong đó còn có việc chặn một số nguồn thông tin tới đại biểu và cá nhân ông.

Sập tường, bé trai tử vong bên mẹ bị thương nặng

Chủ tịch xã Thành Hưng Nguyễn Thị Huế cho biết, vụ tai nạn thương tâm khiến 2 mẹ con thương vong xảy ra vào 17h, ngày 14/6, theo Vietnamnet.

Thời điểm đó, trên địa bàn có giông lốc kèm theo mưa lớn. Chị Trần Thị Cúc (SN 1989, ở thôn Hoàng Thành) vừa đi làm đồng về chạy vào nhà tắm để thay đồ.

Thấy mẹ về, đứa con trai 3 tuổi cũng chạy theo vào. Khi hai mẹ con đi tới khu nhà bếp thì bức tường đổ sập xuống, đè lên người.

Dù được người thân phát hiện kịp thời đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, bé trai đã tử vong, còn chị Cúc bị thương nặng, dập nát 3 ngón tay.

Nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định là do giông lốc to kèm theo mưa lớn khiến bức tường bị đổ sập.

Phóng hỏa đốt nhà, hai người chết

Sáng 15/6, Hoàng chạy xe máy đến nhà chị Tô Thị Thanh Xuân (37 tuổi, cán bộ Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Đăk Tô), cách nhau hơn 2 km.

Lúc này, chị Xuân ở nhà cùng con trai 8 tuổi, chồng đi vắng. Sau khi nói chuyện, giữa Hoàng và Xuân xảy ra cãi vã. Hoàng ta đẩy con chị Xuân ra ngoài, chốt cửa trái căn nhà cấp bốn. Hoàng dùng dao chém 3 nhát vào đầu, tay chị Xuân và đổ xăng khắp nhà rồi phóng hỏa.

Người dân xung quanh đến dập lửa, phá cửa xông vào đưa hai người đi cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng. Tuy nhiên, cả hai đều không qua khỏi.

Theo Công an huyện Đăk Tô, Hoàng vừa ly dị vợ và thuộc diện ham mê cờ bạc. Nguyên nhân vụ án vẫn chưa được xác định.

Ông Nguyễn Thiện Nhân đề nghị công bố hết dịch trong nước

Trong phiên thảo luận Quốc hội sáng 15/6, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Nguyễn Thiện Nhân đã đề nghị công bố hết dịch Covid-19 trong nước để giúp kinh tế phục hồi.

Theo Vnexpress, ông Nhân đưa ra đề nghị trên dựa vào 3 tiêu chí bao gồm: Tỷ lệ người nhiễm trên 1 triệu dân ở Việt Nam không quá 50 người (thực tế là 3,4 người); Tỷ lệ người đang điều trị không quá một người trên 1 triệu dân (tỷ lệ hiện là 0,2 người); Việt Nam không có người chết do Covid-19.

Ông Nhân cho rằng Việt Nam đã thực hiện tốt việc phòng chống, dịch nên tổng số người nhiễm ở Việt Nam đến nay là 332 người, con số này thấp hơn nhiều so với ngưỡng 1.000 người khi thế giới công bố dịch toàn cầu.

Bí thư Thành uỷ Tp HCM cũng đề nghị Chính phủ cân nhắc mở lại quan hệ thương mại với 17 đối tác kinh tế (trong đó có Trung Quốc). “Đây là những đối tác quan trọng nhất khi chiếm 90% đầu tư nước ngoài, 80% thương mại quốc tế và 80% khách du lịch tới Việt Nam.

Về việc “công bố hết dịch trong nước, mở cửa trở lại với các quốc gia đã an toàn”, đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y nói “cần rất thận trọng bởi làn sóng dịch lần thứ 2 vẫn đang treo lơ lửng ở nhiều quốc gia, Trung Quốc cũng đang có dấu hiệu bùng phát dịch trở lại ở một số nơi”.

https://www.dkn.tv/khac/diem-tin-trong-nuoc-toi-15-6-dai-bieu-tranh-luan-ve-uy-tin-cua-nen-tu-phap-nhan-vu-an-ho-duy-hai.html