Tin khắp nơi – 08/06/2020
Mỹ rút bớt quân khỏi Đức, Ba Lan hy vọng đón nhận?
Cùng thời gian các báo Mỹ và Đức đăng tin Tổng thống Donald Trump đã chuẩn y kế hoạch rút 9,5 nghìn quân Mỹ khỏi Đức, thủ tướng Ba Lan nói nước ông “hy vọng nhận một số quân Mỹ rút từ Đức”.
Theo hãng thông tấn Ba Lan (PAP) hôm 06/06, Thủ tướng Mateusz Morawiecki nói rằng “Ba Lan đang nói chuyện với Hoa Kỳ” về việc tăng thêm quân Mỹ “để bảo vệ tuyến phía Đông của Nato”.
Tổng thống Donald Trump ‘sẽ rút bớt quân Mỹ từ Đức’
Mỹ luân chuyển thêm 1000 quân sang Ba Lan
Hai tờ báo Wall Street Journal (Mỹ) và Der Spiegel (Đức) cùng đưa tin về kế hoạch rút đi một số lượng đáng kể quân Mỹ hiện đồn trú ở Đức vào mùa thu này.
Tuy nhiên, con số hai tờ báo đưa ra, trích dẫn các nguồn họ nói là từ giới chức cao cấp của Hoa Kỳ, lại khác nhau.
Tờ báo Mỹ nói hôm 05/06 rằng chừng 9,5 nghìn quân Mỹ sẽ rút đi, nhưng báo Đức nói, con số có thể lên tới 15 nghìn.
Nhưng quan trọng hơn là con số quân Mỹ ở Đức sẽ bị chính quyền Trump hạn chế ở mức 25 nghìn, theo Wall Street Journal.
Các phản ứng khác nhau
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas chỉ nói việc rút bớt quân Mỹ là “đáng tiếc” và thừa nhận rằng quan hệ Hoa Kỳ – CHLB Đức là “phức tạp”.
Ông Maas nhắc lại sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ, một trong các nước Đồng minh đánh thắng chế độ Hitler, đã có ở Đức từ sau Thế Chiến 2, là “tốt cho cả Hoa Kỳ và Đức”.
Nhưng một số quan chức của đảng cầm quyền CDU đã phê phán quyết định này, cho rằng phía Mỹ “không hề tham vấn gì nước Đức”.
Ông Johann Wadephul, phát ngôn viên về đối ngoại của khối dân biểu hai đảng CDU/CSU trong liên minh cầm quyền cho rằng chính quyền Trump “coi thường vai trò lãnh đạo” của họ trong Nato.
Cùng lúc, lãnh đạo đảng cánh Tả trong Quốc hội Đức, Dietmar Bartsch thì hoan nghênh quyết định của Tổng thống Trump, nhưng nói là Hoa Kỳ “cần rút hết quân và rút cả vũ khí nguyên tử khỏi Đức”.
Đảng cánh Tả (Die Links) gồm nhiều thành viên là cựu cộng sản ở Đông Đức.
Các báo Đức nhắc rằng tin về chuyện Hoa Kỳ sẽ rút 9,5 nghìn quân hoặc nhiều hơn từ Đức lại là một “cú choáng” nữa không chỉ cho Đức mà cho cả thế giới.
Tin quân Mỹ rút khỏi Bắc Syria, và vụ bắn chết tướng Iran Qassem Soleimani, đều xảy ra hoàn toàn không có tham vấn hay thông báo gì trước cho các đồng minh Nato ở châu Âu.
Sau vụ giết tướng Soleimani, Nato phải vội vàng tạm ngưng hoạt động của nhóm huấn luyện tại Iraq vì vấn đề an ninh.
Hiện Hoa Kỳ có 34.674 quân Mỹ và nhân viên hỗ trợ tại Đức.
Trong số này có trên 27 nghìn bộ binh và gần 13 nghìn quân lực của Không quân.
Căng thẳng Mỹ và Nato đã gia tăng dưới thời của Tổng thống Trump sau khi ông nói Nato đừng nên quá phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Tuy vậy, ông Trump có vẻ ưu ái một số đồng minh khác trong Nato ở Đông Âu.
Đúng một năm trước, khi đón Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tới thăm Washington, ông Trump nói Hoa Kỳ sẽ điều thêm 1000 quân luân chuyển sang Ba Lan.
Số 1000 quân này được điều động từ lực lượng 52 nghìn quân Mỹ đóng ở Đức vào lúc đó.
Hoa Kỳ khi đó cho hay họ sẽ điều sang Ba Lan cả các đơn vị dùng vũ khí hạng nặng và drone.
Quan hệ Đức – Mỹ chia đôi đường?
Tại châu Âu, lính Mỹ đóng ở Đức là nhiều nhất, rồi tới Italy, Anh và Tây Ban Nha, nhưng quan hệ với Đức gần đây ngày càng căng thẳng.
Có ý kiến cho rằng quan hệ không thân thiện giữa Tổng thống Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã làm giao hảo hai bên kém đi.
Nhưng có những nhà quan sát khác chỉ ra những nguyên nhân sâu xa hơn, như các quyết định của Đức ngày càng khác với quan điểm của Hoa Kỳ.
Theo trang Dziennik.pl ở Ba Lan, hai bên có mâu thuẫn về chi phí quốc phòng. Hoa Kỳ muốn Đức tăng chia sẻ chi phí quốc phòng lên 1,5% GDP, theo tiêu chuẩn Nato, nhưng Đức sẽ chỉ chi 1,25% (2023).
Đức vẫn tiếp tục với đường ống dẫn khí Nord Stream từ Nga, bất chấp phản đối của Hoa Kỳ và một số nước Đông Âu.
Ngoài ra, Đức vừa tái khởi động chương trình do thám điện tử Maximator, từng ra đời trong thập niên 1970 cùng Thụy Điển, Đan Mạch và Hà Lan, và tới 1985 thì có thêm Pháp gia nhập.
Mang tên một loại bia ở Munich, Maximator bị Hoa Kỳ coi là cạnh tranh với chương trình FiveEye của Hoa Kỳ, Anh, Canada, New Zealand và Úc.
Hoa Kỳ coi FiveEye là công cụ hữu hiệu để chống lại sự thống trị về công nghệ do thám của Trung Quốc.
Về mua bán vũ khí, cuối tháng 3/2020, Đức đặt mua 45 máy bay F/A18 Hornet nhưng mua cả 45 chiến đấu cơ Eurofighter của châu Âu.
Hà Lan, Bỉ và Ý lại chỉ đặt mua F-35 của Hoa Kỳ để hiện đại hóa không quân.
F-35 cũng là loại máy bay của Mỹ mà Ba Lan đặt mua.
Phía Hoa Kỳ cho rằng để được hưởng bảo vệ của ô hạt nhân từ họ, các đồng minh phải mua phi cơ của Mỹ để có tính đồng bộ khi hiện đại hóa không quân.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52965582
Toàn văn thông cáo của Ngoại trưởng Mỹ
về ‘tuyên truyền hạ lưu của Trung Quốc’
Minh Hòa
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đã gia tăng những lời chỉ trích trực tiếp đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), lực lượng cầm quyền duy nhất tại Trung Quốc đại lục trong hơn 70 năm qua.
Tháng trước, chính quyền Trump đã công bố một bản chiến lược đối phó với Trung Quốc, trong đó chỉ rõ mối nguy hại của ĐCSTQ, đồng thời đề cập đến vai trò “Tổng Bí thư” của ông Tập Cận Bình nhưng không hề nhắc đến chức vụ “Chủ tịch nước” của ông này. Giới quan sát nhận định bản chiến lược cho thấy Hoa Kỳ chính thức xác nhận ĐCSTQ là đối tượng thù địch số một, đồng thời ám chỉ chính phủ Tổng thống Trump không còn thừa nhận vị trí lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
Bộ Ngoại giao của chính quyền Trump gần đây cũng đưa ra tuyên bố nhân ngày kỷ niệm 31 năm vụ Thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, trong đó chỉ rõ trách nhiệm của ĐCSTQ khi chỉ đạo quân đội giết hại những người biểu tình tại Quảng trường Thiên An Môn.
Trong một động thái khác hôm 6/6, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã đưa ra thông cáo báo chí “về hoạt động tuyên truyền thô thiển của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Dưới đây là toàn văn bản thông cáo do Đại Kỷ Nguyên biên dịch:
*********
Về hoạt động tuyên truyền lưu manh của Đảng Cộng sản Trung Quốc
Thông cáo báo chí
Ngoại trưởng Michael R. Pompeo
Ngày 6/6/2020
Việc Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng một cách tàn nhẫn cái chết bi thảm của George Floyd để biện minh cho sự chối bỏ đầy độc đoán của họ đối với phẩm giá cơ bản của con người, một lần nữa phơi bày bản chất thật sự của họ. Giống như các chế độ độc tài khác trong lịch sử, họ nói dối không thể thô thiển hơn, miễn sao thỏa mãn tham vọng quyền lực của mình. Những mánh khóe tuyên truyền lố bịch này khó qua mặt được ai.
Với những hành vi như vậy, sự tương phản giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Ở Trung Quốc, khi một nhà thờ bị đốt cháy, thì đó gần như chắc chắn là do ĐCSTQ chỉ đạo. Còn ở Hoa Kỳ, nếu một nhà thờ bị đốt cháy, những kẻ chủ mưu sẽ bị chính phủ trừng trị, và chính chính phủ sẽ mang xe cứu hỏa, nước, sự cứu viện và an ủi tới những người có đức tin.
Tại Trung Quốc, những người biểu tình ôn hòa, từ Hồng Kông đến Quảng trường Thiên An Môn, đều sẽ bị đàn áp bởi dân quân vũ trang, chỉ đơn giản là vì họ dám lên tiếng. Các phóng viên dám báo cáo về những sự vụ oan trái này sẽ bị kết án dài hạn. Nhưng ở Hoa Kỳ, các cơ quan thực thi pháp luật – cả ở cấp tiểu bang và liên bang – đều sẽ đưa các cảnh sát quá phận ra trước công lý, hoan nghênh các cuộc biểu tình ôn hòa cùng lúc mạnh mẽ chặn đứng bạo lực và cướp bóc, đồng thời thực thi quyền lực theo Hiến pháp để bảo vệ tài sản và tự do cho tất cả mọi người. Nền báo chí tự do của chúng tôi đưa tin toàn diện về các sự kiện này, để cho toàn thế giới được chứng kiến.
Ở Trung Quốc, khi các bác sĩ và nhà báo cảnh báo sớm về sự nguy hiểm của một căn bệnh mới, ĐCSTQ sẽ bịt miệng và bắt cóc họ, nói dối về số ca tử vong và mức độ dịch bùng phát. Còn ở Hoa Kỳ, chúng tôi trân trọng sinh mạng và kiến lập các hệ thống y tế minh bạch để điều trị, cứu chữa và tài trợ cho các giải pháp chống dịch toàn cầu – nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Ở Trung Quốc, khi người dân có ý kiến khác biệt với các giáo điều của ĐCSTQ, Đảng sẽ giam cầm họ trong các trại lao động cải tạo. Và, khi những người dân – như ở Hồng Kông và Đài Loan, những người cùng khởi nguồn từ một nền văn minh huy hoàng đã tồn tại suốt hàng nghìn năm – tôn vinh tự do, thì nền tự do này lại đang bị nghiền nát [ở đại lục], và người dân đại lục phải phục tùng các mệnh lệnh và yêu cầu của Đảng. Ngược lại, ở Hoa Kỳ, ngay cả trong các cuộc biểu tình bạo loạn, chúng tôi vẫn giữ vững cam kết của mình đối với thượng tôn luật pháp, sự minh bạch và những quyền không ai có thể xâm phạm được.
Trong những ngày gần đây Bắc Kinh vẫn tiếp tục thể hiện sự coi thường sự thật và khinh nhờn luật pháp. Các nỗ lực tuyên truyền của ĐCSTQ – tìm cách đánh đồng các hành động của Hoa Kỳ trước cái chết của ông George Floyd với sự chối bỏ liên tục của ĐCSTQ đối với tự do và các quyền lợi cơ bản của con người – nên được nhìn nhận là một hành vi gian trá.
Trong những thời kỳ tốt đẹp nhất, Trung Quốc tàn nhẫn áp đặt chủ nghĩa cộng sản. Trước những thách thức khó khăn nhất, Hoa Kỳ bảo vệ sự tự do.
Cố vấn của ông Trump:
‘Tôi oán trách Trung Quốc rất nhiều’
Minh Hòa
Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại Nhà Trắng nói với chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News rằng ông lên án Trung Quốc về rất nhiều khó khăn kinh tế của Hoa Kỳ do đại dịch COVID-19 và các cuộc cướp bóc sau cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tử vong khi bị cảnh sát bắt giữ.
“Đây là thời điểm để mở cửa các doanh nghiệp của chúng ta, chứ không phải là lôi họ xuống, không phải là biến các khu vực đô thị lớn của chúng ta thành công viên giải trí cho những kẻ đốt phá và cướp bóc. Tôi oán trách Trung Quốc rất nhiều về điều này”, hãng tin Fox News trích lời ông Navarro phát biểu từ thủ đô Washington của Mỹ hôm Chủ nhật (7/6).
Ông Navarro nói tiếp: “Nếu các bạn nhớ lại những gì đã xảy ra trong những năm 2000, thì có thể thấy Trung Quốc thông qua các hoạt động thương mại bất công đã phá hủy các thành phố công xưởng của chúng ta, hết cái này đến cái khác, trên khắp khu vực Trung Tây” Hoa Kỳ.
Ông Navarro bình luận rằng Tổng thống Trump đã xây dựng được một “nền kinh tế tốt đẹp nhất trong lịch sử” trong ba năm rưỡi nhiệm kỳ của ông. Nhà kinh tế học Navarro nói: “Chúng ta có thể làm điều đó một lần nữa, nhưng chúng ta sẽ cần các khu vực đô thị lớn quay trở lại làm việc”.
Cố vấn của Tổng thống Trump đưa ra những bình luận này khi nước Mỹ mới bắt đầu khởi động lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh sau thời gian tạm ngừng vì dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, hoạt động của một số nơi đã bị gián đoạn do các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết ông Floyd. Nhiều cuộc biểu tình diễn ra ôn hòa, trong khi một số khác đã xảy ra tình trạng bạo loạn, cướp bóc, đập phá mà Nhà Trắng cho rằng có sự nhúng tay của nhóm Antifa, một nhóm mà Tổng thống Trump cảnh báo sẽ dán nhãn “khủng bố”. Chính quyền Trump đã triển khai Vệ binh Quốc gia để ngăn chặn các hoạt động phá hoại trong các cuộc biểu tình gần đây, nhưng cũng vì điều này mà ông Trump bị chỉ trích.
Ông Navarro giải thích: “Nếu có một kẻ đốt cháy một doanh nghiệp nhỏ, có thể 100 việc làm sẽ bị phá hủy, không chỉ trong doanh nghiệp đó, mà nó còn liên quan đến chuỗi cung ứng”.
Ông nói tiếp: “Nếu bạn cộng dồn vào, tại 16 khu vực đô thị lớn mà Vệ binh Quốc gia được triển khai, thì đó là gần 2 triệu việc làm đang bị ảnh hưởng, giữa lúc mà Trung Quốc đã khiến 40 triệu người Mỹ mất việc và 100.000 người Mỹ tử vong”.
Ông Navarro là một nhà kinh tế học và tác giả của cuốn sách “Death by China” (tạm dịch: Chết bởi Trung Quốc). Cũng hôm Chủ nhật, hãng Fox News đã đăng bài phân tích của ông về việc “Trung Quốc đã lợi dụng” dịch viêm phổi Vũ Hán “để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình”.
Một ngày trước khi ông Navarro đưa ra những bình luận trên, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã công bố một bản thông cáo báo chí, trong đó ông lên án việc Trung Quốc lợi dụng các cuộc biểu tình tại Mỹ để “tuyên truyền thô thiển” cho chế độ độc đoán của mình.
Chính phủ của Tổng thống Trump gần đây đã gia tăng những lời chỉ trích nặng nề và công khai đối với Bắc Kinh, kể từ khi các diễn biến cho thấy khả năng chính quyền Trung Quốc đã cố tình để mặc cho virus corona lây lan tới Hoa Kỳ và hơn 200 quốc gia khác, gây thiệt hại vô kể tới nền kinh tế, việc làm và sinh mạng của người dân các nước.
https://www.dkn.tv/the-gioi/co-van-cua-ong-trump-toi-oan-trach-trung-quoc-rat-nhieu.html
Gia đình Obama ủng hộ
biểu tình phản đối cái chết của ông George Floyd
Cựu Tổng thống Barack Obama và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã dẫn đầu một đội ngũ những người nổi tiếng, chúc mừng các học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm 2020 trong một loạt các băng ghi hình, cũng như gửi lời chào đến những người biểu tình và các nhà hoạt động trẻ trên toàn quốc trong bối cảnh diễn ra bất ổn sau cái chết của ông George Floyd khi bị cảnh sát giam giữ, theo kênh truyền hình Fox News.
Do dịch COVID-19, các trường trung học và cao đẳng và đại học đã tổ chức các buổi lễ tốt nghiệp trực tuyến. Dịp này những người nổi tiếng và các chính trị gia, bao gồm cả ông bà Obama, đã xuất hiện cùng nhau trong một video được ghi lại tại nhà của họ trong một sự kiện do mạng xã hội YouTube tổ chức.
Ông Obama nói: “Hôm nay là đỉnh điểm của một hành trình dài. Khi mà các bạn khép lại chặng cuối cùng, thì thế giới đã diễn đại dịch, làm thay đổi cuộc sống của các bạn.”
Cựu Tổng thống kêu gọi các học sinh, sinh viên tốt nghiệp năm 2020 hãy bỏ phiếu để thay đổi, nói rằng chỉ biểu tình thôi thì chưa thể chiến thắng sự phân biệt đối xử và bất công, theo Bloomberg.
Ông Obama kêu gọi những thanh niên Mỹ hãy góp phần đóng góp cho nền dân chủ khi mà “tất cả dường như đã bị phá vỡ.”
Cựu Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama tiếp lời bằng cách nêu vấn đề của cuộc biểu tình, kêu gọi các học sinh, sinh viên hãy khuyến khích các bạn học khác đi bỏ phiếu và tìm hiểu thêm về các cuộc bầu cử địa phương.
“Những gì đang xảy ra ngay bây giờ là kết quả trực tiếp của hàng thập kỷ tồn tại định kiến và bất bình đẳng chưa được giải quyết,” bà nói.
Những vị khách chính trị đáng chú ý khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice vàJenna Bush, con gái của cựu Tổng thống George W. Bush. Bà Rice đề cập đến “thời điểm thử thách, đôi khi bi thảm, chưa từng có.”
Trong băng ghi trên trang Obama.org, cựu Tổng thống Obama nói với các học sinh, sinh viên rằng họ khiến ông “lạc quan về tương lai của chúng ta” bởi vì “chúng ta là một quốc gia được thành lập dựa trên sự phản kháng.”
https://www.voatiengviet.com/a/gia-dinh/5453937.html
Ứng viên tổng thống Joe Biden
đến thăm gia đình ông George Floyd
Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ của đảng Dân chủ Joe Biden sẽ tới thành phố Houston, Texas vào thứ Hai (8/6) để thăm gia đình của ông George Floyd, Reuters dẫn lời các phụ tá cho biết. Cách đây hai tuần, ông Floyd chết khi bị cảnh sát bắt giam và kể từ đó làn sóng biểu tình phản đối sự bất công chủng tộc lan rộng khắp nước Mỹ.
Hai phụ tá của ông Biden cho Reuters biết ông dự kiến sẽ gửi lời chia buồn đến người thân của ông Floyd, và ông sẽ thu hình thông điệp gửi đến lễ tang riêng, dự kiến diễn ra vào 9/8 tại quê nhà của ông Floyd ở Houston.
Ông Floyd, một người đàn ông da đen không mang vũ khí, qua đời hôm 25/5 sau khi một cảnh sát da trắng ghì cổ ông trong vài phút, ngay cả sau khi ông phàn nàn rằng ông không thể thở và dường như mất ý thức. Vụ việc này được ghi lại trên một video, dẫn đến các cuộc biểu tình lớn trên đường phố đã lan rộng khắp nước Mỹ và trên toàn thế giới.
Trong những ngày gần đây, ông Biden đã chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì cách phản ứng của Tổng thống đối với các cuộc biểu tình, phần lớn là ôn hòa nhưng đôi khi dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực và gây thiệt hại tài sản. Tổng thống Trump, thành viên đảng Cộng hòa, đã kêu gọi chính quyền tìm cách giải tán những người biểu tình.
Chuyến đi đến Texas này diễn ra khi các nhân viên của ông Biden đang chật vật với cách vận động tranh cử an toàn trong đại dịch Covid-19. Kể từ khi đại dịch bùng phát trên diện rộng bắt đầu vào mùa xuân năm nay, ông Biden chỉ rời khỏi ngôi nhà ở bang Delaware một vài lần nhưng chưa đi đâu xa hơn Philadelphia. Ông Biden sẽ đối mặt với Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử ngày 3/11.
Vụ George Floyd: Biên tập viên New York Times từ chức
vì bài viết gây tranh cãi
Biên tập viên mục ý kiến tờ New York Times đã từ chức giữa lúc không khí giận dữ bùng lên về liên quan bài viết của một thượng nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi dùng quân đội để dẹp bất ổn tại các thành phố của Mỹ.
Biên tập viên James Bennet đã từ chức sau khi bài báo nhan đề “Hãy điều quân đội tới” của Thượng nghị sĩ Tom Cotton châm ngòi cho cuộc nổi dậy của các nhà báo và độc giả của tờ báo.
Bài báo ủng hộ lời đe dọa sử dụng quân đội để dẹp người biểu tình chống phân biệt chủng tộc của ông Donald Trump.
Thoạt tiên, tòa soạn đã bảo vệ quyết định đăng bài viết trên nhưng sau đó nói rằng bài này đã “không đáp ứng” các tiêu chuẩn của New York Times.
Việc thay đổi lập trường của tờ báo xảy ra sau khi hứng chịu sự phẫn nộ từ cả công chúng lẫn nhân viên của tờ báo về bài viết được công bố trên trang web thứ Tư tuần trước. Một số nhà báo đã không đi làm hôm thứ Năm để phản đối.
Ông Bennet, người giữ cương vị biên tập viên mục ý kiến từ năm 2016, sau đó thừa nhận rằng mình đã không đọc bài viết trước khi cho đăng. Bài báo của thượng nghị sĩ tiểu bang Arkansas kêu gọi “sử dụng một lực lượng áp đảo” để dẹp các nhóm mà ông mô tả là “những kẻ bạo loạn”.
Bài viết được đăng tải trong bối cảnh hàng trăm ngàn người tuần hành trên khắp nước Mỹ trong những tuần gần đây nhằm lên án tệ nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát. Bạo động đã xảy ra ở một số thành phố.
Các cuộc biểu tình nổ ra sau khi một người Mỹ gốc Phi, George Floyd, chết khi đang bị cảnh sát bắt giữ vào tháng trước. Video cho thấy một sĩ quan cảnh sát da trắng dùng đầu gối đè lên cổ ông ta trong gần chín phút.
Hơn 800 nhân viên đã ký một lá thư lên án việc đăng tải bài báo, nói rằng bài viết này chứa thông tin sai lệch.
“Là một phụ nữ da đen, là một nhà báo, tôi vô cùng xấu hổ vì chúng ta đã đăng bài này”, Nikole Hannah-Jones, nhà báo từng đoạt giải Pulitzer, viết trên Twitter.
Trong một thông báo gửi nhân viên hôm Chủ Nhật, chủ báo New York Times A.G. Sulzberger viết: “Tuần trước chúng ta đã chứng kiến một thất bại lớn trong quy trình biên tập, và không phải là lần đầu tiên trong những nằm gần đây.”
Thông báo cho biết ông Bennet đã từ chức sau khi nhìn nhận rằng “cần có một đội ngũ mới để dẫn dắt bộ phận ý kiến trong giai đoạn thực hiện các thay đổi lớn”. Thông báo không đề cập đến bài viết của ông Cotton.
Ban đầu báo New York Times bảo vệ bài báo, với lập luận rằng trang này cần phản ánh quan điểm đa chiều. Nhưng hôm thứ Sáu đã bổ sung một ghi chú dài trong đó nêu rằng bài viết đã “không đạt tiêu chuẩn của chúng tôi và lẽ ra không nên được đăng”.
Thông điệp từ ban biên tập thừa nhận “quá trình biên tập quá vội vã và có thiếu sót”, thêm rằng, “bài viết được thể hiện dưới dạng phân tích dữ liệu về vai trò của các ‘cán bộ các phe cánh tả như antifa’, trên thực tế, những cáo buộc đó chưa được chứng minh và bị nhiều người đặt nghi vấn.”
New York Times cũng thừa nhận việc thượng nghị sĩ cho rằng các sĩ quan cảnh sát “chịu thiệt hại nặng nề lớn” của bạo lực tại một số thành phố là “sự cường điệu hóa đáng lẽ phải được soi xét kỹ”. Nhan đề bài báo, không phải do ông Cotton đặt, “đầy tính kích động và lẽ ra không nên được sử dụng”, thông điệp từ ban biên tập bổ sung.
Email của ông Sulzberger cũng thông báo rằng Jim Dao, người trông coi mục ý kiến với tư cách là phó ban, sẽ được chuyển sang vai trò khác, còn Katie Kingsbury sẽ trở thành biên tập viên tạm quyền phụ trách trang này.
Hôm thứ Bảy, Stan Wischnowski, biên tập viên hàng đầu của báo Philadelphia Inquirer, cũng đã từ chức sau khi cho đăng bài báo có tiêu đề đánh đồng thiệt hại về tài sản với tính mạng người da đen, khiến nhiều nhân viên của tờ báo lên án.
Ông Wischnowski đã xin lỗi về điều mà ông mô tả là một quyết định “sai lầm khủng khiếp” khi sử dụng nhan đề “Các tòa nhà cũng đáng giá” cho một bài báo về tình trạng bất ổn dân sự ở Mỹ.
Nhan đề này, trong tiếng Anh là “Buildings Matter Too,” gợi sự liên tưởng tới phong trào chống phân biệt chủng tộc mang tên Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen cũng đáng giá).
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52961008
Mỹ : Biểu tình rầm rộ
đòi cải tổ cảnh sát sau cái chết của George Floyd
Thu Hằng
Phong trào biểu tình vẫn chưa hạ nhiệt tại Mỹ. Sau khi lên án tình trạng bạo lực cảnh sát, phân biệt chủng tộc, người biểu tình đòi cải tổ ngành cảnh sát trong đợt xuống đường ngày 07/06/2020 tại nhiều thành phố lớn của Mỹ.
Bầu không khí ôn hòa của các cuộc tuần hành trong hai ngày cuối tuần trái ngược hoàn toàn với những cuộc biểu tình, gây bạo động và cướp phá, xảy ra sau khi George Floyd qua đời do bị một cảnh sát ghì cổ đến nghẹt thở. Chỉ một ngày trước đó, rất nhiều cuộc tuần hành lên án bạo lực cảnh sát và tình trạng phân biệt chủng tộc đã diễn ra cùng lúc ở nhiều nước trên khắp thế giới.
Trước sự phẫn nộ của người dân, ngày 07/06, hội đồng thành phố Minneapolis, nơi George Floyd qua đời, thông báo giải tán bộ máy cảnh sát hiện nay và lập một hệ thống mới sau một cuộc bỏ phiếu với 9 phiếu thuận trên tổng số 13 thành viên. Thành phố cũng cho biết sẽ giảm ngân sách dành cho cảnh sát và chuyển số tiền đó cho những tổ chức khác, đồng thời cam kết phối hợp với các cộng đồng khác nhau để hướng đến một cuộc thay đổi lớn, được rất nhiều nhà đấu tranh kêu gọi từ nhiều năm nay.
Riêng cựu cảnh sát Derek Chauvin, người đã ghì cổ George Floyd đến chết, đã bị buộc tội giết người cấp độ hai và ra tòa ngày 08/06 ở bang Minnesota. Ba cảnh sát khác cũng bị bắt ngày 03/06 và bị cáo buộc tòng phạm.
Lễ tang của George Floyd được tổ chức vào thứ Ba 09/06 tại Houston, bang Texas, nơi nạn nhân sinh sống trước khi chuyển đến thành phố Minneapolis. Theo thông tín viên RFI Thomas Harms, mọi ánh mắt sẽ dồn về Houston vào đầu tuần này.
« Thi hài của George Floyd đã được đưa đến thành phố Houston ngay từ tối thứ Bẩy 06/06 sau buổi lễ ở bang Bắc Carolina. Cảnh sát Houston đã hộ tống người quá cố đến tận Fort Bend Memorial Planning Center, ở phía nam thành phố.
Hôm nay (08/06), công chúng có thể vào viếng trong vòng 6 tiếng, từ 17 giờ đến 23 giờ (giờ GMT) tại nhà thờ Foutain of Praise. Cả một hệ thống an ninh đầy ấn tượng đã được triển khai từ nhiều ngay nay. Cần nhắc lại là ban tổ chức ước chừng có khoảng 10.000 người đến viếng. Nhưng vì dịch Covid-19 nên mỗi lần chỉ có 15 người sẽ được phép vào bên trong, tối đa là 10 phút, để nói lời vĩnh biệt. Tất cả mọi người phải đeo khẩu trang và găng tay.
Một điểm nữa là hôm nay (08/06), ông Joe Biden đến Houston, đích thân chia buồn với gia đình của George Floyd. Ngày mai, ông sẽ không tham dự lễ tang. Cơ quan tình báo lo ngại sự hiện diện của ông sẽ gây xáo trộn buổi lễ. Ngược lại, một đoạn video của ứng viên tranh cử tổng thống của đảng Dân Chủ sẽ được chiếu ».
Một viên cảnh sát tại Santa Cruz tử vong vì bị phục kích
Tin từ Ben Lomond – Các viên chức liên bang và tiểu bang hiện đang điều tra sự việc xoay quanh một người đàn ông sử dụng bom tự chế và súng để phục kích hai cảnh sát thuộc Sở cảnh sát Santa Cruz vào chiều thứ bảy (ngày 6 tháng 6).
Một viên cảnh sát đã tử vong sau vụ tấn công, và viên cảnh sát còn lại hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Sự kiện xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 chiều, khi Sở cảnh sát Santa Cruz nhận được thông báo về một chiếc xe trắng chứa đầy súng và vật liệu chế tạo bom. Một giờ sau, cảnh sát trưởng Santa Cruz, Damon Gutzwiller đã bị bắn chết. Một viên cảnh sát khác đã bị thương nặng vì đạn hoặc mảnh đạn từ một quả bom, và một người thứ ba bị bắn vào cánh tay.
Nghi can, được xác định là Steven Carrillo, cũng bị bắn và bị bắt với tội danh giết người và một số tội danh liên bang khác. Nghi can hiện đang nhập viện, và sẽ bị buộc tội hình sự trong những ngày tới.
Cảnh sát trưởng Santa Cruz Jim Hart cho biết cảnh sát Gutzwiller là một “anh hùng thật sự.” Ông ra đi để lại một người vợ đang mang thai và một đứa con.
Ông Hart cho biết thêm rằng Cơ quan điều tra liên bang đã tham gia cuộc điều tra cùng một số cơ quan hành pháp địa phương. (BBT)
https://www.sbtn.tv/mot-vien-canh-sat-tai-santa-cruz-tu-vong-vi-bi-phuc-kich/
Dù và lựu đạn gây choáng
được sử dụng trong cuộc biểu tình ở Seattle
Cảnh sát đã sử dụng lựu đạn gây choáng và bình xịt hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình ở Seattle, khiến một số người phải sử dụng dù làm lá chắn. Ban đầu chỉ là một cuộc biểu tình ôn hòa vào đầu ngày, với các nhân viên y tế biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và bạo lực của cảnh sát. Tuy nhiên, sau đó khu phố Capitol Hill của Seattle trở nên hỗn loạn.
KING-TV đưa tin rằng một nhóm nhỏ người biểu tình bắt đầu ném đồ vật vào các cảnh sát vào khoảng 7 giờ 30 tối thứ Bảy. Sự việc diễn ra 1 ngày sau khi Thị trưởng Jenny Durkan và Cảnh sát trưởng Carmen Best áp đặt lệnh cấm cảnh sát sử dụng một loại hơi cay tên là CS trong vòng 30 ngày.
Trong cuộc biểu tình hôm thứ Bảy, cảnh sát ra lệnh cho đám đông di chuyển, sau đó họ sử dụng các thiết bị gây cháy. Ngoài ra, việc sử dụng dù trong cuộc biểu tình ở Seattle có vẻ là một chiến thuật mượn từ những người biểu tình ở Hồng Kông. Những người này đã sử dụng dù như những tấm khiên trong các cuộc đụng độ trên đường phố với cảnh sát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/du-va-luu-dan-gay-choang-duoc-su-dung-trong-cuoc-bieu-tinh-o-seattle/
Antifa và các nhóm cực hữu
khai thác biểu tình để làm ‘cách mạng’
Hương Thảo
Các nhóm cộng sản chủ nghĩa, bao gồm tổ chức cực đoan Antifa, đang chiếm đoạt cái mà bắt đầu là biểu tình ôn hòa trước cái chết của một người đàn ông da đen không vũ trang, để biến thành một cuộc “cách mạng”, theo nhận định của các chuyên gia, quan chức chính phủ, và từ chính những phát ngôn của những kẻ bạo loạn vô chính phủ.
Lời tố cáo này được đưa ra trong bối cảnh các nỗ lực phối hợp chưa từng có đằng sau các cuộc bạo loạn. Nước Mỹ chưa từng nhìn thấy những điều tương tự như vậy trước đây, trải dài trên nhiều tiểu bang và liên quan đến các chiến thuật bạo lực cấp độ đường phố.
Các quan chức lưỡng đảng nói rằng các nhóm bên ngoài đã khai thác động lực gần đây để thúc đẩy chương trình nghị sự của riêng họ. Thống đốc bang Minnesota Tim Walz, một đảng viên Dân chủ, lưu ý rằng “các kịch sĩ xấu xa [của các nhóm cực đoan cánh tả] tiếp tục thâm nhập vào các cuộc biểu tình chính đáng”, và 80% những kẻ bạo loạn đã đến từ bên ngoài bang. Các quan chức liên bang, bao gồm Tổng thống Donald Trump đã chỉ vào đích danh Antifa.
Bernard B. Kerik, cựu ủy viên cảnh sát của Sở cảnh sát New York, cho biết Antifa đã “khai thác 100% các cuộc biểu tình này”, lưu ý rằng các trang web khác nhau của nó đang điều khiển và ra lệnh chỗ nào các cuộc biểu tình bắt đầu.
“Nó ở 40 bang và 60 thành phố khác nhau; Không thể có ai đó ngoài Antifa tài trợ cho việc này”, ông nói với The Epoch Times. “Nó là một nỗ lực cách mạng triệt để, cánh tả, xã hội chủ nghĩa”.
Các hoạt động phối hợp, cung cấp thiết bị và chi phí đi lại của nó có thể sẽ “tiêu tốn hàng chục triệu đô la”, ông Kerik nói. Một người bạn của ông, một nhân viên FBI, nói với ông rằng bà đã ở sân bay Newark vào ngày 29/5, nơi bà quan sát thấy “có khoảng 25 trong số những đứa trẻ Antifa này bước vào qua sân bay”.
“Chúng đến từ các thành phố khác nhau”, ông nói. “Nó tốn nhiều tiền. Chúng không thể tự mình làm điều này. Ai đó đang trả tiền cho việc này”.
“Những gì Antifa đang làm về cơ bản đã chiếm quyền điều khiển cộng đồng da đen thành như quân đội của chúng”, ông Kerik nói. “Chúng xúi giục, chúng ngăn cản, chúng buộc những người đàn ông và phụ nữ da đen trẻ tuổi này đi ra ngoài và làm những điều ngu ngốc, và rồi sau đó chúng ẩn mình vào hoàng hôn”.
Những bức ảnh ngoại tuyến xuất hiện cho thấy những người biểu tình được trang bị radio và tai nghe liên lạc cấp quân sự, Kerik nói và lưu ý: “Chúng phải nói chuyện với ai đó tại một trung tâm chỉ huy trung tâm với một bộ đàm. Những chiếc radio đó nối tới đâu?”.
Andy Ngo, một nhà báo đã đưa tin rộng rãi về Antifa, cho biết nhóm này được tổ chức thành “nhiều đơn vị”, với các trinh sát theo dõi chu vi của một khu vực, cung cấp cập nhật âm thanh hoặc văn bản trực tiếp. Những kẻ khác thực hiện các nhiệm vụ bạo lực với vũ khí và bom lửa.
Nhóm cực đoan này được tổ chức “theo chiều ngang”; nó không có một nhà lãnh đạo công khai, vì đó là một phần trong ý thức hệ của chúng rằng không ai nên có thẩm quyền, Ngo nói.
Theo John Miller, phó ủy viên Tình báo và Chống Khủng bố của NYPD, những nhóm cấp tiến vòng ngoài này đã tổ chức các trinh sát, y tế, và thậm chí các tuyến cung cấp đá, chai lọ và chất kích cháy nổ cho “các nhóm ly khai để thực hiện phá hoại và bạo lực”. Những nhóm này đã lên kế hoạch cho bạo lực từ trước, sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa, ông nói.
Mike Griffin, một nhà hoạt động chính trị lâu năm từ thành phố Minneapolis, nói với tờ Thời báo New York rằng, có những người mà ông chưa bao giờ nhìn thấy trước khi biểu tình, bao gồm “những gã da trắng trẻ tuổi ăn mặc chỉn chu, đi giày đắt tiền mang theo búa và nói về việc châm lửa đốt cháy những tòa nhà”.
“Tôi biết những người biểu tình, tôi đã làm điều đó trong 20 năm”, ông nói. “Những người đó không liên quan đến những kẻ nổi loạn đang tạo ra sự tàn phá trên đường phố”.
Trong khi đó, chuyên gia về cộng sản Trevor Loudon nói với tờ Epoch Times rằng, Antifa chỉ là một phần của bức tranh, lưu ý rằng “tất cả các đảng cộng sản hoặc xã hội chủ nghĩa lớn ở Hoa Kỳ đã tham gia vào các cuộc biểu tình và bạo loạn này ngay từ đầu”.
Theo ông Loudon, các nhóm gồm Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, Con đường Giải phóng, Tổ chức Xã hội Tự do, Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Hoa Kỳ, Đảng Cộng sản Cách mạng, Đảng Công nhân Thế giới, Đảng Xã hội Chủ nghĩa và Chủ nghĩa Giải phóng đã tham gia, trong số những nhóm khác.
Tước đoạt sự bình an
Một kẻ bạo loạn đi ra từ một đống gạch lớn trong khi quay phim trực tiếp gọi đó là “xếp đặt trận địa”. Một gã đàn ông ở bên cạnh hắn chửi rủa, “Sao không có công trình chết tiệt nào quanh đây nhỉ?”.
Các sở cảnh sát ở một số bang trong những ngày gần đây đã cảnh báo các đống vật liệu được cố ý dựng lên ở một số địa điểm nhất định để gây bạo loạn.
Sở cảnh sát thành phố Kansas ở Missouri tuyên bố trên Twitter rằng họ “đã phát hiện ra những đống gạch đá” ở một số khu vực “để sử dụng trong cuộc bạo loạn”, và yêu cầu người dân báo cáo những trường hợp đó cho chính quyền để dẹp bỏ chúng.
Những ngày sau đó, sở cảnh sát thành phố Minneapolis đã cảnh báo về “các vật liệu dễ cháy nổ và kích cháy nổ, chẳng hạn như những chai chứa đầy xăng được tìm thấy trong các bụi rậm và khu phố”.
Gạch đá và các vật thể tương tự đã xuất hiện ở Manhattan, Baltimore, Bắc Carolina, v.v. Nhóm biểu tình bên ngoài Nhà Trắng bị bắt gặp đã ném gạch đá.
Trong khi đó, một số video cho thấy người Mỹ gốc Phi phản đối những viên gạch được trao cho các đồng nghiệp của họ.
Loudon, người cũng đã nói chuyện với The Epoch Times, cho biết những viên gạch và những vũ khí khác là một phần của một “hoạt động khủng bố quân sự”, và toàn bộ sự việc “đã được tổ chức hoàn chỉnh và lập sẵn kế hoạch từ lâu”.
“Nếu cái chết của George Floyd ở Minneapolis đã gây ra những cuộc bạo loạn này, thì tiếp theo sẽ là gì?”, ông nói. “Người dân cần hiểu rằng, có hàng trăm nhóm kích động có tổ chức được đào tạo ở nước ngoài đang hoạt động ở đất nước này, và hàng chục ngàn đảng viên cộng sản đã được huấn luyện”.
Nhiều bài đăng và video trên mạng xã hội cũng cho biết những người biểu tình người Mỹ gốc Phi phản đối bạo loạn gây ra bởi các nhóm người da trắng mặc trang phục đen trùm kín từ đầu đến chân – trang phục mà từ lâu đã được liên kết với Antifa.
Ở Oakland, một nhóm người da trắng mặc đồ đen trùm kín và được trang bị búa bắt đầu phá hủy và đột nhập vào một tòa nhà khi người Mỹ gốc Phi gần đó lên tiếng phản đối.
Một video xuất hiện cho thấy một đám đông chủ yếu là người da trắng đang phá hủy một tòa nhà của Sở Cảnh sát thành phố Minneapolis, một số người cũng mặc đồ đen trùm kín. Một video khác ở Baltimore cho thấy những người biểu tình người Mỹ gốc Phi cầu xin những người da trắng mặc đồ đen trùm kín, để ngăn chặn bạo loạn.
Những người biểu tình ôn hòa ở Washington, trong khi đó, đã bắt giữ một kẻ bạo loạn Antifa, kẻ đang đập vỉa hè để lấy khối bê tông ném. Người biểu tình sau đó đã bàn giao kẻ bạo loạn cho cảnh sát.
Tại một cuộc họp báo ngày 30/5, Tổng chưởng lý William Barr nói rằng bạo lực dường như đã được “lên kế hoạch, tổ chức và điều khiển bởi các nhóm cực đoan cực tả và các nhóm vô chính phủ sử dụng chiến thuật kiểu Antifa”.
Trong một chủ đề trên twitter, Ngo nói rằng sự phá hủy các doanh nghiệp không chỉ là chủ nghĩa cơ hội mà gắn liền với hệ tư tưởng của Antifa và Black Lives Matter (BLM) nhằm “xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và thay đổi thể chế”. Để làm được điều đó, chúng phải khiến cho kinh tế Hoa Kỳ không thể phục hồi.
“Các chiến binh, tế bào của Antifa trên toàn quốc được huy động để hỗ trợ những kẻ bạo loạn BLM”, ông Ngo nói. “Mỗi phần của cuộc bạo loạn đều có một mục đích. Hỏa hoạn sẽ phá hủy nền kinh tế. Bạo loạn có thể áp đảo cảnh sát & thậm chí cả quân đội. Tất cả sẽ dẫn đến trạng thái mất ổn định nếu được duy trì”.
Chủ nghĩa cộng sản
Gabriel Nadales, cựu thành viên Antifa, nói với Jan Jekielek, người dẫn chương trình American Thought Leaders của The Epoch Times, rằng vai trò thực sự của Antifa là phải làm hai việc:
“Một là để chia sẻ ý thức hệ bạo lực của chúng, và sẵn sàng chiến đấu cho chúng bất cứ lúc nào. Và Hai là thực sự thực hiện điều đó. Nó không chỉ là về việc chống lại niềm tin vào Chính Tín [những giá trị cốt lõi]”, ông nói.
Các nhóm cộng sản đã đóng một vai trò trong các cuộc biểu tình gần đây. Vào ngày 27/5, chương Thành phố Kết nghĩa của đảng Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa Hoa Kỳ (DSA) đã đưa ra lời kêu gọi tiếp tế cho “các đồng chí đang biểu tình tại khu vực thứ 3 (tại Lake và Minnehaha)”. Một cửa hàng AutoZone đã bị đốt cháy trong cùng một khu vực, trong bối cảnh nạn cướp bóc lan rộng.
Những nhóm như vậy cũng đóng vai trò trong việc tài trợ bạo loạn. Vào ngày 28/5, chương DSA đã yêu cầu trên Twitter “Xin vui lòng tài trợ cho quỹ đoàn kết TCDSA, bởi vì mọi người sẽ cần giúp đỡ trong những ngày và tuần tới!”. Các chương của DSA tại Seattle, Memphis, Los Angeles và Metro Atlanta cũng đã kêu gọi quyên góp trong bối cảnh các cuộc biểu tình. DSA cũng thành lập một nhóm chống phát xít quốc gia tại một hội nghị năm 2019.
Các nhóm cộng sản khác, như Đảng Công nhân Thế giới, đã ủng hộ các cuộc biểu tình, trong khi một số nhóm, như Đảng Cộng sản Cách mạng, kêu gọi một cuộc cách mạng thực sự.
Liberation News, một tờ báo của Đảng Xã hội chủ nghĩa và Giải phóng, đã viết trong một tuyên bố của nhân viên vào ngày 26/5 rằng đó là “một giai đoạn quan trọng” để “mài dũa quyết tâm sắc bén để xây dựng các tổ chức có khả năng tiến hành các cuộc đấu tranh giai cấp của các chiến binh”.
Bowen Xiao, The Epoch Times ngày 3/6/2020
Ivan Pentchoukov đã đóng góp cho báo cáo này
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/antifa-va-cac-nhom-cuc-huu-khai-thac-bieu-tinh-de-lam-cach-mang.html
Phóng viên ngầm tiết lộ:
Antifa có lò đào tạo ‘bạo lực’ chuyên nghiệp
Hương Thảo 2 giờ trước lượt xem
Một phóng viên của tổ chức điều tra phi lợi nhuận có tên Dự án Veritas đã xâm nhập vào phong trào cộng sản vô chính phủ Antifa tại Mỹ, và cho biết nhóm này được tổ chức chặt chẽ, có lễ kết nạp, các giao thức bảo mật và các khóa đào tạo để thực thi các hành vi bạo lực.
Hôm 4/6, Dự án Veritas đã công bố một đoạn video, trong đó người phóng viên kể lại những thông tin mà anh thu thập được trong quá trình tham gia vào Antifa. Danh tính của phóng viên được giữ bí mật vì lý do an toàn.
Đoạn video được công bố khi các cuộc biểu tình diễn ra tại nhiều nơi trên khắp nước Mỹ để phản đối vụ việc một nghi phạm gốc Phi tử vong khi bị một cảnh sát bắt giữ. Các cuộc biểu tình ban đầu diễn ra ôn hòa nhưng sau đó đã xuất hiện các hành vi bạo lực, cướp bóc và phá hoại.
Các quan chức từ cả đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Mỹ đều nói về việc các nhóm đã lợi dụng những sự kiện gần đây để thực hiện các mục tiêu chính trị của riêng họ, đặc biệt, các đội quân Antifa được nêu danh là thủ phạm chính trong việc kích động bạo lực.
Dự án Veritas công bố video điều tra về Antifa trên kênh Youtube ngày 4/6/2020 (ảnh chụp màn hình).
Người phóng viên cho biết anh đã tham gia vào một tiểu đội của Antifa ở thành phố Portland, tiểu bang Oregon, vào tháng 7 của một năm mà Veritas không tiết lộ.
Người phóng viên này cho biết, việc trà trộn này cần phải rất cẩn thận, bởi nếu bị người quen bắt gặp trong quá trình thực hiện, danh tính của anh sẽ bị lộ và điều này sẽ thể dẫn đến sự đáp trả bằng bạo lực từ nhóm Antifa.
Người phóng viên đã rời khỏi tổ chức này “cách đây một thời gian”, theo Veritas.
Trong video, phóng viên đã mô tả quá trình anh thâm nhập vào Antifa từ lúc bắt đầu, khi anh được liên lạc qua một nền tảng email bảo mật và được hướng dẫn đến một địa điểm được chỉ định, mặc áo phông trắng và cầm chai nước. Sau đó, anh đã được chọn và đưa đến một địa điểm khác để “phỏng vấn”.
Anh nói, “các ứng viên có triển vọng”, trước tiên, cần phải tham dự “các bài giảng bắt buộc” về các chiến thuật của Antifa.
Các bài giảng được tổ chức tại một hiệu sách. Trước giờ khai mạc, người tham dự được yêu cầu để điện thoại di động của họ trong phòng vệ sinh của cửa hàng, ở đó có một chiếc quạt được bật để át đi các âm thanh từ bên ngoài nhằm tránh ghi âm.
Một số “giảng viên” nói về cách thức thực hiện hành động bạo lực theo kiểu bí mật và cách giảm thiểu rủi ro cho chính họ.
Trong đoạn video do Veritas phát hành, có giọng nói của một trong những “giảng viên”, dặn dò các “học viên” đừng bao giờ để cho ai có cơ hội chụp ảnh họ, vì cảnh sát có thể dùng những bức ảnh đó để làm bằng chứng về hành vi phạm tội, từ đó truy tố họ ra pháp luật.
“Giảng viên” này sau đó hướng dẫn các ứng viên cách gây thương tích nghiêm trọng cho đối thủ. Anh ta nói: “Hãy tập những chiêu như chọc vào mắt. Chỉ cần chút lực là có thể gây tổn thương mắt của người khác”.
Một giảng viên của Antifa hướng dẫn các học viên “chọc vào mắt” đối thủ (ảnh chụp màn hình video của Dự án Veritas).
“Mục đích không phải là tham gia vào một cuộc đánh nhau, mà là gây tổn hại nghiêm trọng cho đối thủ”, giảng viên nói trong đoạn video được ghi bí mật. “Các vị cứ coi như đó là để tiêu diệt kẻ thù của các vị”, người này tiếp tục nói. “Đây không phải là quyền anh, không phải đấm bốc, mà là tiêu diệt kẻ thù”.
Phóng viên của Veritas nói rằng anh “đã đi được nửa đoạn đường” để trở thành một thành viên chính thức của Antifa.
Anh cho biết tiểu đội của Antifa ở Portland, được gọi là Rose City Antifa (RCA), “có vẻ có tổ chức phức tạp hơn nhiều, gần giống như mô hình một công ty, do đó tôi cảm giác họ có thế lực bên ngoài tài trợ, gây ảnh hưởng và chu cấp nguồn lực”.
Phóng viên cho biết các thành viên của Antifa “không ngần ngại chống trả hoặc kích động một số hình thức bạo lực”, và những việc này được lên kế hoạch kỹ càng từ trước.
Anh nói: “Trong các lớp học và trong các cuộc họp của chúng tôi, trước khi chúng tôi thực hiện bất kỳ cuộc biểu tình hoặc Black Block nào, chúng tôi nói chi tiết về vũ khí, cần mang cái gì, chuẩn bị cái gì”.
Phóng viên này cho biết Black Block là một chế độ hành động của Antifa, trong đó các thành viên mặc quần áo giống nhau và đeo mặt nạ “giống như đồng phục để không ai có thể bị nhận dạng trong khi thực hiện hành vi phạm tội”.
Một “giảng viên” khác lên tiếng trong video: “Toàn bộ mục tiêu của việc này, là ra ngoài kia và thực hiện những điều nguy hiểm một cách an toàn nhất có thể”.
Trên một màn hình chiếu bên cạnh người này, có thể thấy một slide thuyết trình, trong đó viết về việc “Buddying Up” (tạm dịch: Yểm trợ lẫn nhau), theo đó mỗi thành viên có một “buddy” (người yểm trợ) trong khi hành động.
Một “giảng viên” của Antifa đào tạo các ứng viên cách gây bạo lực và yểm trợ nhau (ảnh chụp màn hình video của Dự án Veritas trên Youtube).
“Hãy để mắt đến trạng thái cảm xúc của người yểm trợ, cố gắng trấn tĩnh hoặc an ủi người đó khi cần thiết”, “giảng viên” này tiếp tục đưa ra các chỉ dẫn.
Các thành viên được yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho “người hỗ trợ pháp lý” khi người yểm trợ bị bắt; Họ cũng phải giúp đỡ “chống trả đối thủ, gọi xe cứu thương, tìm người trợ giúp đầu tiên hoặc nhờ ai đó có camera ghi lại tình huống khi mà người yểm trợ bị thương”, và phải “rời đi với người yểm trợ bất cứ khi nào họ muốn, vì bất cứ lý do gì”.
“Chúng đã học hỏi phương pháp này từ một người nào đó, người nào đó kinh nghiệm hơn, làm việc này để kiếm sống”, phóng viên nói.
Anh cho biết tiểu đội RCA duy trì kết nối với tổ chức Antifa ở nước ngoài khi người sáng lập tiểu đội này chuyển đến Thụy Điển. The Epoch Times chưa thể xác minh vai trò của người thành lập tiểu đội đó.
Trong cuộc họp báo vào ngày 30/5, Bộ trưởng Tư pháp William Barr cho biết, bạo lực gần đây dường như được lên kế hoạch, có tổ chức và điều khiển bởi các nhóm cực đoan và các nhóm vô chính phủ sử dụng các thủ đoạn giống Antifa”.
Ông Bernard Kerik, cựu ủy viên cảnh sát của Sở cảnh sát thành phố New York, cho biết Antifa đã lợi dụng 100% các cuộc biểu tình này, các website khác nhau của chúng kiểm soát và chỉ định vị trí xảy ra các cuộc biểu tình.
“Nó có mặt ở 40 bang và 60 thành phố khác nhau; không thể có ai đó ngoài Antifa tài trợ cho việc này”, ông Kerik nói với The Epoch Times. “Nó là một nỗ lực xã hội chủ nghĩa, cánh tả, cấp tiến hướng tới xảy ra một cuộc cách mạng”.
Theo ông John Miller, Phó Ủy viên Tình báo và chống khủng bố của Cảnh sát New York, những nhóm cực đoan này đã tổ chức các nhóm trinh sát, đội ngũ y tế, và thậm chí cung cấp đá, chai lọ và kích cháy cho các nhóm ly khai để phá hoại và gây bạo lực trên các tuyến phố. Ông cho biết những nhóm này đã lên kế hoạch thực hiện bạo lực từ trước, sử dụng thông tin liên lạc được mã hóa.
Ông Trevor Loudon, chuyên gia về chủ nghĩa cộng sản, nói với The Epoch Times rằng Antifa chỉ là một phần của bức tranh, và chia sẻ rằng, “mỗi tổ chức cộng sản hoặc tổ chức theo đường lối xã hội chủ nghĩa có tầm cỡ nhất định nào ở Mỹ đều đã nhúng tay vào các cuộc biểu tình và bạo loạn này ngay từ đầu”.
Theo Petr Svab, The Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
https://www.dkn.tv/the-gioi/phong-vien-ngam-tiet-lo-antifa-co-lo-dao-tao-bao-luc-chuyen-nghiep.html
Bộ Tư pháp Mỹ: Antifa và các nhóm tương tự
đã ‘kích động’ các cuộc biểu tình bạo lực
Hương Thảo
Bộ Tư pháp Mỹ có bằng chứng cho thấy tổ chức cực đoan Antifa và các nhóm tương tự khác là nhân tố đứng sau các cuộc biểu tình bạo loạn gần đây ở Mỹ, theo The Epoch Times.
Antifa là một tổ chức cực tả, trên danh nghĩa có mục đích chống phát xít, nhưng được giới quan sát nhìn nhận là những kẻ cực đoan bạo lực. Những cuộc biểu tình ôn hòa ban đầu cho cái chết của một người đàn ông da màu George Floyd hôm 25/5 khi bị cảnh sát bắt giữ đã bị Antifa và các nhóm tương tự lợi dụng và biến thành các cuộc biểu tình bạo lực và cướp bóc cực đoan.
Hôm 31/5 tổng thống Trump đã chỉ định Antifa là một tổ chức khủng bố.
Trở lại câu chuyện chính, tại một cuộc họp báo hôm 4/6 Bộ trưởng Tư pháp Mỹ ông William Barr đã nói với các phóng viên rằng “có ba nhóm thế lực khác nhau”, bao gồm những người biểu tình ôn hòa, những kẻ cướp bóc cơ hội và những kẻ kích động bạo lực cực đoan. Các thế lực hải ngoại cũng góp phần trong bạo lực, ông nói.
“Chúng tôi có bằng chứng cho thấy Antifa và các nhóm cực đoan tương tự khác, cũng như thành viên của các nhóm chính trị khác nhau, đã có dính líu đến việc kích động và tham gia các hoạt động bạo lực”, ông nói hôm 4/6. “Chúng tôi cũng đang chứng kiến các thế lực nước ngoài đang góp phần làm trầm trọng thêm bạo lực”.
Tuy rằng hầu hết đã biểu tình ôn hòa, Bộ trưởng Barr cho biết, nhưng một số kẻ “đã lợi dụng các cuộc biểu tình để phạm pháp, bao gồm kích động bạo loạn, đốt phá, cướp bóc cửa hàng, tấn công các nhân viên thực thi pháp luật và người vô tội, thậm chí sát hại một sĩ quan liên bang”.
“Có những kẻ kích động cực đoan đang lợi dụng các cuộc biểu tình để theo đuổi chương trình nghị sự bạo lực riêng của họ”, ông nói.
Cho đến nay, chính phủ đã thực hiện 51 vụ bắt giữ vì các tội danh liên quan đến bạo loạn. FBI cũng đã chỉ đạo cho 200 lực lượng đặc nhiệm khủng bố chung trên khắp nước Mỹ hỗ trợ cơ quan hành pháp bắt giữ và buộc tội những kẻ kích động bạo lực.
Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết FBI đang có “một số cuộc điều tra đang diễn ra” kháng lại “những kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ bạo lực”, bao gồm cái được ông mô tả là “những thế lực được thúc đẩy bởi Antifa, hay một hệ tư tưởng giống Antifa”.
Tham khảo The Epoch Times
Hương Thảo dịch & biên tập
‘Phản kháng’ của phe dân chủ Mỹ
đã biến thành ‘một cuộc nổi dậy’
Hương Thảo
Sau gần bốn năm, nước Mỹ đã đi đến trận đấu cuối cùng, một trận chung kết, một tiếng thét bạo lực cuối cùng của ‘phản kháng’ khi nó tiếp tục cố gắng lật ngược lại những thành tựu của cuộc bầu cử năm 2016, và đẩy Hoa Kỳ về phía chủ nghĩa vô chính phủ và chủ nghĩa xã hội.
Được hỗ trợ và giúp đỡ bởi các phương tiện truyền thông dòng chính và một số lượng lớn đáng kinh ngạc các chính trị gia Dân chủ, tình trạng bất ổn đang càn quét đất nước hiện nay, đang được trình bày dưới hình thức “bất đồng chính kiến” và “biểu tình”, nhưng trên thực tế, nó chính là một cuộc-nổi-dậy. Đã đến thời điểm khó khăn phải dập tắt nó.
Dù cho các phương tiện truyền thông có thể khiến bạn tin vào điều khác, nhưng nước Mỹ chúng ta đã từng ở trong tình huống này trước đây, và đã xử lý cuộc nổi dậy một cách quyết đoán. Khi nền Cộng hòa mới bắt đầu, Tổng thống George Washington đã dập tắt “cuộc nổi dậy của Whiskey”, một cuộc tranh chấp bắt đầu vào năm 1791 về một khoản thuế đối với các loại rượu được chưng cất nhằm giúp xóa nợ của Chiến tranh Cách mạng, nhưng đã khiến nổ ra phản kháng phản đối thuế này dọc biên giới phía tây Pennsylvania và Kentucky. Đến năm 1794, nó đã biến thành một cuộc nổi dậy, và cần phải làm một cái gì đó.
Được hỗ trợ về mặt chính trị bởi Alexander Hamilton, chính Washington đã lãnh đạo một lực lượng dân quân chống lại phiến quân nổi dậy, và trong khi bị bao vây bởi lực lượng áp đảo của chính phủ, phiến quân – bao gồm cả những người đã cùng chiến đấu bên cạnh Washington trong Quân đội Lục địa – đã đầu hàng một cách hòa bình.
Trớ trêu thay, trong khi chỉ huy quân sự chính của đội quân của Washington, là Henry Lee, đã chiến đấu dũng cảm trong Cách mạng; thì con trai Robert E. Lee của ông sau đó, lại chỉ huy Quân đội của Bắc Virginia thời kỳ Nội chiến trong một cuộc bạo động nhằm chia rẽ đất nước vĩnh viễn.
Cuộc nổi dậy Whiskey không bao giờ đe dọa sự toàn vẹn của nền Cộng hòa (mặc dù nó đã tạo ra một thế kỷ tươi sáng mới trên đồi Appalachia). Nhưng vào năm 1805, Tổng thống Jefferson bắt đầu lo sợ rằng Phó tổng thống lúc bấy giờ của mình, Aaron Burr, người có nhiệm kỳ vừa kết thúc, thực sự đang làm cái gì đó.
Aaron Burr, người đã giết Hamilton trong một cuộc đấu súng tay đôi, giờ đây muốn thông đồng với các thống đốc lãnh thổ để thực hiện một cuộc nổi dậy dữ dội và tạo ra một quốc gia mới ở phía Tây. Nhưng các lựa chọn của Jefferson liên quan đến việc sử dụng quân đội liên bang đã bị hạn chế. Tuy nhiên, Burr cuối cùng đã bị bắt vào ngày 19/2/1807 và bị buộc tội phản quốc, nhưng đã được tha bổng.
Để đối phó với vụ Burr, và để cho các Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ linh hoạt hơn trong việc đối phó với các cuộc nổi dậy, Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Nổi dậy năm 1807, trong đó có nội dung: “Trong mọi trường hợp nổi dậy, hoặc cản trở luật pháp, dù là của Hoa Kỳ, hay của bất kỳ tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ nào, nơi mà Tổng thống hợp pháp của Hoa Kỳ yêu cầu lực lượng phòng vệ với mục đích đàn áp cuộc nổi dậy đó, hoặc khiến cho luật pháp được thực thi nghiêm khắc, thì ông ấy [Tổng thống Hoa Kỳ] được phép sử dụng, cho cùng mục đích, một phần của lực lượng trên bộ hoặc hải quân của Hoa Kỳ mà được coi là cần thiết, tuân thủ tất cả các điều kiện tiên quyết của luật về khía cạnh đó”.
Đạo luật đã được sửa đổi nhiều lần và được viện dẫn thường xuyên trong các thời kỳ khủng hoảng, gần đây nhất là trong cơn bão Katrina; Nó cũng thay thế Đạo luật Posse Comitatus năm 1878, nghiêm cấm sử dụng binh lính liên bang trong việc trị an trong nước.
Vì vậy, việc Tổng thống Donald Trump đe dọa sử dụng Quân đội không thể được coi là một trò lừa bịp vi hiến: Ông có đầy đủ cả lịch sử và luật pháp đứng về phía mình.
Tiêu đề 10, Chương 13, Đoạn 252 của Bộ luật Hoa Kỳ nêu rõ: “Vào bất cứ khi nào Tổng thống cho rằng có các cản trở, các nhóm hoặc tập hợp người bất hợp pháp hoặc nổi loạn chống lại chính quyền Hoa Kỳ, khiến cho việc thực thi luật pháp của Hoa Kỳ trở nên bất khả thi ở bất kỳ bang nào theo tiến trình tố tụng tư pháp thông thường, ông [Tổng thống] có thể yêu cầu dịch vụ Liên bang như lực lượng phòng vệ của bất kỳ bang nào, và sử dụng lực lượng vũ trang đó, nếu thấy cần thiết để thi hành các luật đó hoặc để trấn áp cuộc nổi loạn”.
Cuộc nổi dậy
Không thể nghi ngờ gì nữa, rằng đây chính là một cuộc-nổi-dậy. Các cuộc biểu tình đã được lên kế hoạch rõ ràng và đúng lúc, trên khắp đất nước (hiện đang bắt đầu lan rộng khắp thế giới), không liên quan gì đến George Floyd – một kẻ lừa đảo (tấn công, cướp có vũ trang) từ Houston đã chết dưới tay của sở cảnh sát thành phố Minneapolis trong khi bị bắt.
Cái chết của anh ta chỉ là một cái cớ; Cả nước Mỹ đã không nổ tung về vụ bắn chết Ahmaud Arbery bởi một số người đàn ông da trắng ở Georgia vào tháng 2; Thật vậy, rất ít người biết về nó cho đến khi tờ New York Times cố gắng biến nó thành vấn đề gây kích động vào cuối tháng Tư.
Nhưng cái chết đáng tiếc của Floyd – mà một trong những cảnh sát đã bị buộc tội giết người cấp độ ba – đã tạo ra một cơn lốc hoàn hảo cho sự tức giận của phong trào Black Lives Matter kết hợp với cuộc tấn công cướp bóc của phong trào Antifa.
Đây là sự biến tính đã được lên kế hoạch từ lâu của Antifa thành hóa thân hiện đại của Klan (một phong trào kháng chiến chống lại chính phủ liên bang của đảng Cộng Hòa) dưới chiêu bài ‘giải phóng’ người dân Mỹ. Tuy nhiên lần này, động cơ của họ được thúc đẩy không chỉ bởi chủ nghĩa ‘cải cách’, mà bởi
cả lòng căm thù đất nước sôi sục, và một quyết tâm hung tợn để tiêu diệt đất nước này – bằng thứ triết học chính trị của Marxist về “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc”, vốn luôn là chiến trường ưa thích của họ.
Tất cả kết hợp lại với nhau: thúc đẩy chủ nghĩa xã hội, sự rỗng tuếch của các thể chế dân chủ của chính phủ tiểu bang và liên bang, sự hùa theo những người nổi tiếng và các chính trị gia, thay vì chỉ trích hay ngăn chặn bạo lực, họ thực sự thậm chí đang thúc đẩy nó thêm.
Bắt đầu bằng các cáo buộc vô căn cứ rằng Tổng thống Trump thông đồng với Nga, thông qua việc bài binh bố trận nhằm đánh ngã trợ lý thân cận Michael Flynn của Tổng thống, cho đến việc luận tội Tổng thống một cách bất lực – và chuyện gì đã xảy ra tiếp theo? – đó là phong tỏa bất hợp pháp dưới lá bài ‘kiềm chế corona virus’, vốn được thiết kế để phá hủy nền kinh tế mạnh mẽ của tổng thống Trump. Và cho đến thời điểm này, mục tiêu của cuộc-nổi-dậy đã rõ ràng: Tiêu diệt tổng thống này một lần và mãi mãi, và mở ra một nước Mỹ mới, màu xanh, [lãnh đạo bởi đảng Dân chủ], cấp tiến, bình quân chủ nghĩa, toàn trị, xã hội chủ nghĩa.
Như Barack Obama đã nói trong bài phát biểu năm 2008 tại Berlin: “Đây là thời điểm của chúng tôi, đây là thời kỳ của chúng tôi”. Ông ta chỉ là đã nói điều đó hơi sớm một chút.
Điểm ung nhọt của Hoa Kỳ
Đừng nhầm lẫn: Chúng ta đang ở một thời điểm khó khăn trong lịch sử Hoa Kỳ, một đất nước đã vượt qua các cuộc bạo loạn chính trị về chủng tộc và bệnh cúm Hồng Kông năm 1968, và đang lao về phía Fort Sumter, Shiloh và Antietam (những trận chiến thời nội chiến của Hoa Kỳ). Trong nhiều thập kỷ, một số bang màu xanh (các bang ủng hộ đảng Dân chủ) đã bất chấp luật pháp liên bang, đặc biệt là luật liên quan đến vấn đề ma túy và nhập cư. Họ đã tạo ra các thành phố “thánh địa” của mình, và đã từ chối hợp tác với Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE), dẫn đến những cái chết thương tâm của nhiều người Mỹ. Và họ không quan tâm.
Ngày nay, từ các pháo đài của họ ở Thành phố New York, Albany, Los Angeles, Sacramento, California, Chicago và Lansing, Michigan, họ đã công khai hủy bỏ các bảo đảm Sửa đổi Đầu tiên về việc cho phép hội họp tôn giáo hòa bình như một phản ứng thái quá với COVID-19, nhưng họ lại đồng thời tìm ra “quyền” cho những kẻ nổi loạn hung dữ cướp bóc và phá hủy tài sản. Họ không còn đòi hỏi một “giải quyết khiếu nại” – mà coi sự nổi loạn này là bất bình của đất nước.
Chỉ định những kẻ hèn nhát đeo mặt nạ của Antifa là những kẻ khủng bố là bước đi đầu tiên chính xác. Nó sẽ cung cấp các công cụ mới có giá trị để quét sạch chúng khỏi Hoa Kỳ. Đây không phải là lúc chơi trò đánh đố ai thua ai thắng. Đây không phải là lúc để chơi trò đập tay với liên minh khủng bố cầu vồng đang bị một số chính trị gia lợi dụng.
Điều duy nhất những tên côn đồ bạo lực lo sợ là một lực lượng áp đảo, áp dụng luật pháp một cách nghiêm khắc – một nguyên tắc mà Grant và William T. Sherman hiểu được khi tiến hành Nội chiến. Những kẻ nổi loạn nên nhớ những lời của Sherman nói về các địch thủ của mình:
“Quý vị… không biết quý vị đang làm cái gì. Đất nước này sẽ ướt đẫm máu, và chỉ có Chúa mới biết nó sẽ kết thúc như thế nào. Tất cả đó là sự điên rồ, ngông cuồng, một tội ác chống lại nền văn minh! Quý vị nói rất ít về chiến tranh; quý vị thậm chí không biết quý vị nói về điều gì. Chiến tranh là một điều khủng khiếp! …Họ muốn chiến tranh, và tôi nói: chúng ta hãy cho họ tất cả những gì họ muốn”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, có những cố vấn trong Nhà Trắng khuyên Tổng thống Trump đừng nhượng bộ trước những hành động khiêu khích, rằng cánh tả sẽ hút máu giết người ngay lập tức khi những đội quân xung kích của họ bị tiêu diệt. Các phương tiện truyền thông [cánh tả] sẽ thét ra sấm sét, và Joe Biden sẽ thò đầu ra khỏi tầng hầm Delaware của ông ta và đổ vấy tội lỗi cho Tổng thống, và đe dọa luận tội một lần nữa.
Nhưng giờ là lúc Tổng thống Trump hạ búa xuống. Thực hiện theo thủ tục, viện dẫn luật pháp, điều động quân đội, đương đầu với nó, và vượt qua nó.
Tại thời điểm này, ông ấy không có gì để mất, mà là cả một quốc gia để cứu.
Tác giả bài viết, Michael Walsh là tác giả của bộ truyện “The Devil’s Pleasure Palace” (Lâu đài ưa thích của quỷ dữ) và“The Fiery Angel” (Thiên Thần), cả hai được xuất bản bởi Encounter Books. Cuốn sách mới nhất của ông, Last Stands, một nghiên cứu văn hóa về lịch sử quân sự, sẽ được xuất bản vào tháng 12 bởi St. Martin’s Press.
Theo The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-khang-cua-phe-dan-chu-my-da-bien-thanh-mot-cuoc-noi-day.html
Barack Obama và Antifa liên kết
nhằm lật đổ Tổng thống Donald Trump?
Có một điểm rất kỳ lạ. Việc đóng cửa toàn bộ các bang tại Mỹ trong đại dịch virus Vũ Hán và các cuộc bạo loạn vừa qua đã diễn ra theo chiều hướng đối nghịch. Đại dịch đã huỷ diệt nền kinh tế Mỹ và gieo rắc nỗi sợ hãi virus. Còn các cuộc bạo loạn thì gieo rắc nỗi sợ hãi bạo lực và hủy diệt nền kinh tế. Hai sự kiện này có điểm gì chung? Cả hai đều được “thiết kế” và được triển khai cho mục đích có chủ ý.
Sự đứt gãy của nền kinh tế dưới thời Tổng thống Trump và hình ảnh các thành phố của Mỹ bừng bừng cháy trong hỗn loạn đã được thiết kế chỉ để phá hủy niềm tin của người dân Mỹ vào chính quyền hiện tại. Ai đứng sau bản “thiết kế” này? Tỷ phú George Soros, cựu Tổng thống Barack Obama, các thành viên Đảng Dân chủ? Câu trả lời: Tất cả.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vào cuộc
Vừa qua, Bộ Tư pháp tuyên bố rằng họ đang xác định xem liệu có “mệnh lệnh” phối hợp nào trong các hoạt động, hành vi bạo lực trong các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ.
Bằng chứng nổi cộm nhất chính là việc các nhà chức trách đã tìm thấy những đống gạch đá “xuất hiện” tại các địa điểm biểu tình, cùng các “trinh sát xe đạp” hướng dẫn những kẻ bạo loạn đến những địa điểm mà cảnh sát không có mặt.
Bằng chứng nổi cộm nhất chứng minh vụ biểu tình bạo loạn ở Mỹ được lên kế hoạch từ trước chính là việc các nhà chức trách đã tìm thấy những đống gạch đá “xuất hiện” tại các địa điểm biểu tình.
Bằng chứng nổi cộm nhất chứng minh vụ biểu tình bạo loạn ở Mỹ được lên kế hoạch từ trước chính là việc các nhà chức trách đã tìm thấy những đống gạch đá “xuất hiện” tại các địa điểm biểu tình.
Ngoài ra, các nhà điều tra còn phát hiện thêm một điểm nghi vấn nữa. Đó là rất nhiều kẻ bị bắt liên quan đến biểu tình bạo lực tại các quận hạt tiểu bang lại không được bất kỳ người dân địa phương nào biết đến danh tính.
Bộ Tư pháp đã quyết định mở một cuộc điều tra chính thức. Theo Fox News, các điều tra viên hy vọng truy lùng ra manh mối trong các dữ liệu tin nhắn, cuộc gọi và các kênh liên lạc để tìm xem ai là kẻ chủ mưu. Họ cũng đã nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phối hợp tổ chức rất chuyên nghiệp, trong đó có liên quan đến tổ chức Antifa, mà cách đó không lâu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ chính thức coi nhóm này là tổ chức khủng bố nội địa.
Một cuộc khảo sát trực tuyến và qua điện thoại trên toàn nước Mỹ của Rasmussen cho thấy 49% cử tri Mỹ tin rằng Antifa nên được xác định là một tổ chức khủng bố, trong đó chỉ có 30% phản đối và 22% không xác định.
Cựu nhân viên tình báo của Obama bảo lãnh cho kẻ bạo loạn
Ngày 1/6, Urooj Rahman (31 tuổi, gốc Pakistan) đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis. Cảnh sát bắt giữ cả hai và tìm thấy một hộp xăng, một chai bom xăng đang “chế tạo” dở dang ở ghế sau của chiếc xe. Với các bằng chứng rõ ràng, bao gồm tấm hình Rahman cầm chai bom xăng, cùng tang chứng là các vật liệu cần thiết để chế tạo thiết bị gây nổ, Urooj Rahman có thể phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.
Urooj Rahman (31 tuổi, gốc Pakistan) đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis.
Urooj Rahman đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis.
Ngay sau khi Urooj Rahman bị bắt, một cựu quan chức dưới thời Tổng thống Barack Obama tên là Salmah Rizvi, hiện là luật sư tại Công ty luật Ropes & Grey có trụ sở tại Washington D.C, đã đứng ra làm người bảo lãnh cho Urooj Rahman. Điều đó đồng nghĩa cô này phải đóng khoản tiền lên tới 250.000 đô la, và phải chịu trách nhiệm nếu Urooj Rahman không tuân theo lệnh của tòa án.
Tuy nhiên, có khá nhiều điều “kỳ lạ” về thân thế của Salmah Rizvi này. Tiểu sử của Salmah Rizvi trên trang Quỹ học bổng Hồi giáo cho biết, trước khi trở thành luật sư, cô này làm việc trong cộng đồng tình báo của chính quyền Obama với vai trò là chuyên gia phân tích hoạt động tài chính thuộc hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng, chuyên “soạn thảo các Bản tóm tắt thông báo hằng ngày cho Tổng thống”.
Quỹ học bổng Hồi giáo đã trao cho Salmah Rizvi một học bổng trường Luật của ĐH New York, do Hội đồng Quan hệ Hồi giáo Mỹ tài trợ. Hội đồng này lại là một tổ chức cực đoan bài Israel, và có liên quan đến việc tài trợ cho các mạng lưới khủng bố toàn cầu.
Trong thời gian học tại Trường Luật, Rizvi là thành viên của tổ chức pháp lý Al-Haq có trụ sở tại thành phố Ramallah (Palestine), được thành lập để thách thức “địa vị pháp lý của Israel là một thế lực chiếm đóng”. Tổ chức Al-Haq nổi tiếng với việc đệ đơn kiện nhằm vào Israel và ủng hộ tính hợp pháp cho phong trào Tẩy chay, Thoái vốn và Trừng phạt nhà nước Do Thái. Tổ chức này bị chỉ trích vì bảo vệ quyền “phản kháng” của các tổ chức khủng bố Palestine và thúc đẩy các hành động bạo lực chống lại Israel.
Cũng cần lưu ý dưới thời Obama, mối quan hệ giữa Mỹ và Israel được coi là “nguội lạnh nhất” trong lịch sử đương đại, và vị Tổng thống da màu này đã đặt mối quan hệ với Iran – kẻ thù truyền kiếp của Israel – quan trọng hơn hết thảy trong nhiệm kỳ thứ hai của ông ta.
Ngoài ra, Rizvi cũng được Quỹ Chương trình học bổng Paul and Daisy Soros trao một suất học bổng, mà Quỹ này lại chính do tỷ phú George Soros thành lập để tưởng nhớ tới người anh trai đã mất của ông ta. Vị tỷ phú này theo chủ nghĩa cực tả, bài Do Thái và đứng đằng sau tài trợ cho Đảng Dân chủ cũng như hàng trăm các tổ chức, phong trào cánh tả tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Tỷ phú George Soros theo chủ nghĩa cực tả, bài Do Thái và đứng đằng sau tài trợ cho Đảng Dân chủ cũng như hàng trăm các tổ chức, phong trào cánh tả tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Ngày 2/6, Rizvi xuất hiện trong phiên tòa của nghi phạm Urooj Rahman để chứng nhận bảo lãnh cho cô ta và nói rằng “Urooj Rahman là người bạn tốt nhất” và xác nhận thu nhập “255.000 đô la một năm”.
Câu hỏi đặt ra là: Ngoài tiểu sử có mối liên quan tới Barack Obama và tỷ phú George Soros, vì sao Rizvi lại có nguồn tài chính dồi dào đến vậy để sẵn sàng bảo lãnh cho Urooj Rahman với số tiền suýt soát bằng cả năm thu nhập của cô ta?
Thêm một chi tiết nữa, các nhân viên làm việc trong chiến dịch tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Joe Biden cũng công khai cung cấp tiền bảo lãnh cho những kẻ bạo loạn cướp bóc bị bắt trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của George Floyd.Chính quyền Obama cố tình thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc
Với các cuộc bạo loạn, đốt phá và cướp bóc của những kẻ mượn danh đòi công lý cho George Floyd, ẩn nấp sau cái mác chống phân biệt chủng tộc, khó có thể coi đây là một cuộc biểu tình ôn hoà hay chính nghĩa. Đúng hơn, nó chỉ nhằm mục đích chính trị.
Bởi bằng chứng cho thấy những kẻ bạo loạn đã phá phách và vẽ bậy ở một số di tích lịch sử tại quần thể National Mall ở Washington DC, trong đó bao gồm Đài tưởng niệm Lincoln. Trớ trêu thay, nhóm bạo loạn đang lấy danh nghĩa đòi công lý cho người da đen đã quên mất một thực tế, vị tổng thống thứ 16 là Abraham Lincoln đã có công giải phóng nô lệ da đen trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Vì vậy, có thể coi vụ George Floyd bị chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis vào ngày 25/5 chỉ là cái cớ để các thế lực ngầm đứng sau khuấy đảo nước Mỹ và làm khó cho Tổng thống Donald Trump. Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi trong vụ này, cựu Tổng thống Barack Obama lên tiếng những hai lần qua các đoạn:
“Đây không nên là điều “bình thường” ở Mỹ năm 2020. Đây không thể coi là ‘bình thường’ được”; “Chúng ta nên đấu tranh để đảm bảo chúng ta có một tổng thống, Quốc hội, Bộ Tư pháp Mỹ và một cơ quan tư pháp liên bang thực sự nhận ra phân biệt chủng tộc đang hủy hoại xã hội”; “Điểm mấu chốt là, nếu chúng ta muốn mang lại sự thay đổi thực sự, thì sự lựa chọn không phải là giữa biểu tình và chính trị. Chúng ta phải làm cả hai. Chúng ta phải nâng cao nhận thức, phải tổ chức và bỏ phiếu để đảm bảo rằng chúng ta bầu chọn các ứng cử viên sẽ tiến hành cải cách”.
Vụ George Floyd chết dưới tay của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis chỉ là cái cớ để các thế lực ngầm đứng sau khuấy đảo nước Mỹ và làm khó cho Tổng thống Donald Trump.
Có điều, ông Obama cũng quên mất rằng, dưới thời của ông, vấn đề phân biệt chủng tộc mà ông nói tới còn nhức nhối hơn gấp nhiều lần và thậm chí đầy khuất tất. Điển hình qua hai vụ người da đen bị bắn chết vào năm 2012 và 2014.
Ngày 26/2/2012, Trayvon Martin – một thiếu niên da đen 17 tuổi đã bị George Zimmerman, một tình nguyện viên dân phòng thuộc cộng đồng Latino bắn chết trong khi đang đi tuần tra tại Sanford (bang Florida). Zimmerman đã bị Martin tấn công, đánh đập nên buộc phải nổ súng để tự vệ. Nhiều cuộc biểu tình đòi công lý cho Martin và yêu cầu bắt giữ Zimmerman đã nổ ra khắp nước Mỹ.
Dưới áp lực của dư luận, công tố viên Angela Corey bày tỏ quả quyết: “Chúng tôi không đưa ra quyết định cáo buộc vì dư luận. Chúng tôi quyết định dựa trên bằng chứng và luật của bang Florida”, nhưng bà công tố này cũng thừa nhận đang phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Ngày 13/07/2013, tòa án ở Florida đã ra phán quyết tha bổng cho George Zimmerman, làm thổi bùng các biểu tình tại hơn 100 thành phố trên nước Mỹ để phản đối việc tha bổng này, trong đó Tổng thống Obama cũng lên tiếng “phàn nàn” quyết định này của tòa án.
Zimmerman đã bị Martin tấn công, đánh đập nên buộc phải nổ súng để tự vệ. Nhiều cuộc biểu tình đòi công lý cho Martin và yêu cầu bắt giữ Zimmerman đã nổ ra khắp nước Mỹ.
Vụ việc thứ hai xảy ra vào ngày 9/8/2014, Michael Brown 18 tuổi đã bị sỹ quan cảnh sát Darren Wilson bắn chết ở Ferguson thuộc ngoại ô thành phố St Louis (bang Missouri). Trước đó, Brown đã xung đột với cảnh sát, tranh giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Cuộc điều tra sau đó – bao gồm các lời khai của một số nhân chứng người da đen đã cho thấy những gì xảy ra trong thực tế: nạn nhân đã tấn công cảnh sát.
Tuy nhiên, cả hai sự cố trên đều bị đẩy lên thành “biểu tượng” của sự phân biệt chủng tộc và cố tình khắc hoạ nên hình ảnh cảnh sát tàn bạo và phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Điều này đã được chính quyền Obama cố ý thổi bùng sự phẫn nộ, cùng sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp và giới truyền thông cánh tả.
Vụ việc bị đẩy quá xa so với thực tế, khi chính vị Tổng thống da màu nói rằng người Mỹ da đen luôn ý thức về phân biệt chủng tộc trong việc áp dụng luật hình sự: “Tất cả những cái đó dẫn đến cảm giác rằng, nếu như một thanh niên da trắng lâm vào tình trạng như thế này thì kết quả và hậu quả sẽ rất khác biệt” ; “Khi Trayvon Martin bị bắn, tôi nói đó có thể là con trai tôi. Nói cách khác, Trayvon Martin có thể là chính tôi, 35 năm trước”.
Michael Brown đã xung đột với cảnh sát, tranh giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Tuy nhiên, cả 2 sự cố nổ súng tự vệ bị đẩy lên thành “biểu tượng” của sự phân biệt chủng tộc và cố tình khắc hoạ nên hình ảnh cảnh sát tàn bạo và phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Michael Brown đã xung đột với cảnh sát, giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Cho đến nay, vẫn có hàng triệu người tin rằng hai thanh niên da đen Trayvon Martin và Michael Brown đã bị sát hại dưới họng súng của cảnh sát da trắng do bị phân biệt chủng tộc. Có điều, truyền thông cánh tả cùng chính quyền Obama đã “thổi bùng” thêm khoảng cách chủng tộc, khi cố tình “tảng lờ” chi tiết trong vụ án thứ nhất: George Zimmerman không phải là người da trắng và cũng không phải là cảnh sát. Sai lầm này lại tiếp tục được Hollywood tuyên truyền mạnh mẽ dưới dạng các bộ phim và các dịch vụ truyền hình.
Các cuộc bạo loạn hoành hành trên khắp nước Mỹ thời điểm này không khác gì vụ bạo loạn và bất ổn dân sự xảy ra tại Ferguson bang Missouri năm 2014 dưới thời Obama. Có một thực tế là, dường như các vụ bạo loạn này đều được tổ chức và lên kế hoạch một cách bài bản.
Mối liên hệ giữa Barack Obama và Antifa
Kể từ khi ký đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) vào năm 2012, trao vị trí tổng thống quyền lực tối cao, Obama đã nhanh chóng hợp thức hoá một tổ chức khổng lồ với mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Mỹ theo quan điểm xã hội chủ nghĩa. Đó chính là “Organizing for Action” (OFA) – Tổ chức để Hành động.
Obama hợp thức hoá một tổ chức khổng lồ với mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Mỹ theo quan điểm xã hội chủ nghĩa. Đó chính là “Organizing for Action” (OFA) – Tổ chức để Hành động.
OFA ra đời vào năm 2008 nhằm phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Barack Obama và được đưa vào “biên chế” của Uỷ ban Quốc gia Dân chủ, nơi nó đóng vai trò như là đội quân cơ sở của Đảng. Năm 2012, OFA mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, và dành riêng cho việc phục vụ ủng hộ các mục tiêu thứ hai của Obama như: Thay đổi luật về di dân lậu, chống biến đổi khí hậu, kiểm soát súng đạn, ủng hộ quyền LGBT và quyền nạo phá thai, đặc biệt là ủng hộ cải cách y tế theo phương thức xã hội chủ nghĩa mang tên Obamacare.
OFA tiếp tục được giữ nguyên trạng sau các nỗ lực bầu cử, tái tranh cử thành công của Obama, tới tận cả khi ông mãn nhiệm rời Nhà Trắng và tổ chức này hiện vẫn hoạt động mạnh cho đến hôm nay. Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, có một tổng thống lại thành lập riêng cho mình một tổ chức như vậy. Tổ chức này đi ngược lại Hiến pháp, các luật lệ, và các tiến trình điều hành quốc gia đã có từ ngày nước Mỹ lập quốc cách nay hơn 200 năm.
NBCnews, kênh truyền thông cánh tả cũng không buồn giấu diếm khi cho biết mục tiêu của OFA khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống là “sẽ khẳng định một vị trí trong thị trường ngày càng đông đúc của các nhóm đang tìm cách chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống”.
Kể cả khi Obama mãn nhiệm, OFA vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động cho tới nay. NBCnews công khai tuyên bố tổ chức này sẽ tìm cách để chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống.
Theo đó, mục tiêu mà OFA thực hiện trong năm 2017 là phải bảo vệ di sản quan trọng nhất của cựu Tổng thống Barack Obama là Obamacare, trước động thái đe doạ xoá sổ nó của Tổng thống Trump ngay sau khi đắc cử.
Để bảo vệ Obamacare, OFA lên kế hoạch cho 400 sự kiện với các đối tác bao gồm các nhóm tự do chính thống; huy động khoảng 20.000 người gọi điện tới văn phòng của các thượng nghị sĩ kêu gọi họ không từ bỏ Obamacare…
Tờ New York post tiết lộ, Obama không hề ngồi yên để mặc Tổng thống Trump đang phá nát di sản của mình. Thực tế, trong căn biệt thự được biến thành “văn phòng” chính của OFA cách Nhà Trắng khoảng 3 cây số và một chi nhánh tại Chicago, Obama đang điều hành công việc để bảo vệ các chương trình nghị sự của mình, khi biến OFA thành một “trung tâm huấn luyện” các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Donald Trump.
Theo hồ sơ thuế vụ của OFA, tổ chức này có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian và hơn 40.000 tình nguyện viên cánh tả cực đoan, sẵn sàng sử dụng chiến thuật phản kháng mạnh mẽ chống lại Đảng Cộng hòa, cũng như quấy rối và hạ bệ các chính sách của Tổng thống Trump.
Obama không hề ngồi yên để mặc Tổng thống Trump đang phá nát di sản của mình. Ông ta đang điều hành công việc để bảo vệ các chương trình nghị sự của mình, khi biến OFA thành một “trung tâm huấn luyện” các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Donald Trump.
OFA cũng là “trụ sở” của tất cả các nhóm hoạt động chống Mỹ như Antifa, New Black Panther Party, Phong trào chiếm đóng và Black Lives Matter, đã được hợp pháp hóa, nuôi dưỡng và khuyến khích trong nhiệm kỳ của Barack Obama tại Nhà Trắng và hiện đang được tư vấn và trợ cấp bởi những người theo cánh tả.
Ngay từ khi Obama còn là Tổng thống, các nhóm này sẵn sàng được huy động ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về cơ hội tận dụng những căng thẳng liên quan đến chủng tộc, tổ chức và kích động những người tham gia bạo lực để làm lợi cho các chính sách của Obama.
Nhà báo Charles Krauthammer từng viết như sau: “… khi Trump ban hành một Executive Order về Di dân thì OFA sẽ ra lệnh cho những cuộc biểu tình ồ ạt, những phản đối từ các tổ chức tự do di dân; các luật sư của tổ chức thiên tả ACLU sẽ đi kiện ở những nơi có những thẩm phán thiên tả đang sẵn sàng ngăn chặn luật pháp, sẽ có biểu tình, những buổi mít-tinh cấp quận và cả hệ thống truyền thông thiên tả sẽ đưa tin yểm trợ cho những biến cố này do OFA giật dây. Truyền thông xã hội sẽ đầy rẫy các thông điệp chống chính phủ và bạo động sẽ xảy ra. Tất cả những điều này xảy ra từ tổng hành dinh của Obama, vì ông cựu tổng thống rất vui lòng thấy những biến động chống chính phủ này”.
Antifa đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn chống Mỹ, từ việc gây ảnh hưởng đến quan điểm của người dân cho đến tiến hành “chiến tranh” đường phố. Thông qua các nhóm cực đoan này, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để đảm bảo nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa sẽ biến nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Thông qua các nhóm cực đoan như Antifa, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để đảm bảo nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa.
Thông qua các nhóm cực đoan như Antifa, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để đảm bảo nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa. (Getty)
Thà làm nước Mỹ suy sụp còn hơn để Tổng thống Trump tái đắc cử
Các cuộc bạo loạn bắt nguồn từ cái chết của công dân da đen George Floyd đang được sử dụng như một cái cớ để gây ra sự hỗn loạn, khi thực tế chúng chỉ nhằm làm suy giảm uy tín của Tổng thống Donald Trump. Thật kỳ lạ, bác sĩ Michael Baden – người đã thực hiện khám nghiệm pháp y cho George Floyd, cũng chính là bác sĩ đã khám nghiệm cho Michael Brown trong vụ bạo loạn ở Ferguson (bang Missouri) dưới thời ông Obama.
Cựu Tổng thống Barack Obama và tỷ phú George Soros đã làm mọi việc từ năm 2016, chỉ nhằm để ngăn ông Donald Trump trở thành Tổng thống, và tiếp tục nỗ lực quấy phá ông trong suốt nhiệm kỳ.
Tất cả những nỗ lực nhằm phế truất Tổng thống Trump của phe cánh tả theo Xã hội Chủ nghĩa đã thất bại. Từ nỗ lực mua hồ sơ gián điệp giả mạo của Nga hòng tìm kiếm trát FISA và triển khai cuộc điều tra Trump-Nga, cho đến nỗ lực luận tội thất bại, rồi thông qua đại dịch virus Vũ Hán để cố tình đánh đổ nền kinh tế Mỹ… Giờ đây, thông qua OFA để tiến hành cuộc “nội chiến” trong lòng nước Mỹ, rõ ràng những kẻ côn đồ Antifa, các nhà hảo tâm chính trị đang nuôi dưỡng họ và Đảng Dân chủ đã cố gắng thực hiện một cuộc “đảo chính” công khai chống lại một tổng thống được bầu chọn hợp pháp.
Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ.
Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ. (Getty)
Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống lại bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ.
Nỗ lực đảo chính mới nhất này của Đảng Dân chủ – Xã hội chủ nghĩa được coi là thất bại như tất cả những mưu mô mà họ đã từng làm trong suốt hơn 3 năm qua, chủ yếu là vì Tổng thống Donald Trump luôn đi trước một bước so với kế hoạch chính trị bẩn thỉu của họ, và dễ dàng nhận ra chiến thuật nào mà nhóm đầm lầy đang sử dụng.
Trong lúc các nhóm nổi loạn cực đoan trong đó có Antifa đang đập phá trên các đường phố nước Mỹ, thì tại Thượng viện, lần lượt cựu quan chức dưới thời Obama bắt đầu phải ra điều trần trước các nhà lập pháp của Đảng Cộng hoà về nguồn gốc cáo buộc nghe lén chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Những cuộc bạo loạn này dường như được thiết kế để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Trump, và cố gắng làm chệch hướng sự chú ý của công chúng khỏi vụ Obamagate, với hy vọng ít nhất sẽ phá hỏng cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump.
Xuân Trường
https://www.ntdvn.com/chuyen-de/barack-obama-va-antifa-lien-ket-lat-do-tong-thong-trump-43511.html
Mỹ: Trump ‘rời xa’ khỏi hiến pháp,
Tướng bốn sao Colin Powell nói
Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Colin Powell chỉ trích mạnh mẽ việc xử lý các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc của Tổng thống Donald Trump, nói rằng ông đã “rời xa” khỏi hiến pháp.
Là thành viên đảng Cộng hòa và cựu sĩ quan quân đội hàng đầu, ông Colin Powell là người mới nhất lên án phản ứng của ông Trump, bao gồm việc đe dọa sử dụng quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình.
Colin Powell nói rằng ông sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11.
Tổng thống Trump đáp trả bằng cách gọi ông Powell là người được “đánh giá quá cao”.
Tướng bốn sao Colin Powell, người Mỹ gốc Phi duy nhất cho đến nay giữ chức Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, gia nhập một danh sách ngày càng nhiều cựu quan chức quân sự hàng chỉ trích gay gắt Tổng thống Trump trong những ngày qua.
Hàng ngàn người biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc trên khắp Hoa Kỳ
Vụ George Floyd chết: Tại sao biểu tình biến thành bạo động?
Biểu tình ở Minneapolis: Nhà báo CNN bị bắt khi đang truyền hình trực tiếp
Chỉ trích xảy ra trong những ngày các cuộc biểu tình chống lại phân biệt chủng tộc trên toàn quốc và sự tàn bạo của cảnh sát, đã bùng lên vì cái chết của người Mỹ gốc Phi George Floyd trong lúc bị cảnh sát giam giữ tại thành phố Minneapolis vào ngày 25/5.
Hôm Chủ Nhật, chín trong số 13 thành viên Hội đồng thành phố Minneapolis cam kết trước hàng trăm người biểu tình là sẽ giải tán sở cảnh sát địa phương, thay vào đó tạo ra “một mô hình an toàn công cộng mới thực sự giữ an toàn cho cộng đồng của chúng ta”.
Trong khi đó, các biện pháp an ninh trên khắp Hoa Kỳ đã được dỡ bỏ khi tình trạng bất ổn bắt đầu giảm bớt. New York chấm dứt lệnh giới nghiêm kéo dài gần một tuần và ông Trump nói rằng ông đang ra lệnh cho Lực lượng Vệ binh Quốc gia bắt đầu rút khỏi Washington DC.
Tướng Colin Powell nói gì?
Phát biểu trên CNN hôm Chủ nhật, ông Powell nói: “Chúng ta có một hiến pháp. Và chúng ta phải tuân theo hiến pháp đó. Và tổng thống đã rời xa khỏi nó.”
Nhắc đến Tổng thống Trump, vị tướng bốn sao đã nghỉ hưu nói: “Ông Trump nói dối về nhiều thứ, mà không bị gì cả, vì mọi người không bắt ông phải chịu trách nhiệm”.
Vụ George Floyd và lời kêu gọi biểu tình ôn hòa
Ông Powell cũng nói rằng lối nói khoa trương của tổng thống là một mối nguy hiểm đối với nền dân chủ Mỹ và nói, đề cập đến cuộc bầu cử tổng thống năm nay: “Tôi chắc chắn không thể hỗ trợ Tổng thống Trump trong năm nay.”
Ông nói thêm: “Tôi rất gần với Joe Biden trong các vấn đề xã hội và chính trị. Tôi đã làm việc với ông ấy trong vòng 35, 40 năm. Bây giờ Biden là ứng cử viên, và tôi sẽ bỏ phiếu cho ông ấy.”
Ông Powell, người được coi là một đảng viên Cộng hòa ôn hòa, đã không bỏ phiếu cho ông Trump trong cuộc bỏ phiếu năm 2016.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Powell cũng ủng hộ các nhà lãnh đạo quân sự của Mỹ đã chỉ trích ông Trump trong những ngày gần đây.
Tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng dưới thời Tổng thống Barack Obama, nói với ABC’s Week trước đó hôm Chủ Nhật rằng lời của tổng thống Trump đã làm tổn thương mối quan hệ giữa công chúng Mỹ và quân đội.
Và cựu Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuần trước cáo buộc ông Trump cố tình chia rẽ người dân, nói rằng ông “tức giận và kinh hoàng” với cách ông Trump xử lý các cuộc biểu tình.
Đã có những phản ứng gì?
Trên Twitter, ông Trump nói Colin Powell là “một người thực sự cứng nhắc, có trách nhiệm đã đưa chúng ta vào cuộc chiến tranh Trung Đông thảm khốc”, đề cập đến Chiến tranh vùng Vịnh 1990-93 và cuộc xâm lược Iraq do Hoa Kỳ lãnh đạo năm 2003.
Ông Biden cũng đã lên Twitter để phản đối việc ông Trump xử lý các cuộc biểu tình, nói rằng ông đã “phát ngôn bừa bãi [với tư cách là tổng thống] để kích động bạo lực, khơi thêm ngọn lửa thù hận và chia rẽ, và đẩy chúng ta xa cách nhau hơn”.
Cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice nói với chương trình Face the Nation của CBS News rằng bà muốn ông Trump “bỏ tweet sang một bên” và nói chuyện với người dân Mỹ.
“Không phải ai cũng đồng ý với bất kỳ tổng thống nào, hay với tổng thống này, nhưng bạn phải nói chuyện với mọi người Mỹ, không chỉ với những người có thể đồng ý với bạn,” bà Condoleezza Rice nói.
Tình hình các cuộc biểu tình
Tình trạng bất ổn ở Mỹ phần lớn đã được thay thế bằng các cuộc biểu tình ôn hòa trên toàn thế giới, với các cuộc biểu tình của Black Lives Matter được tổ chức tại các quốc gia châu Âu vào Chủ Nhật.
Tại thành phố Bristol, những người biểu tình ở Anh đã giật đổ bức tượng của Edward Colston, một thương nhân nô lệ thế kỷ 17 nổi tiếng.
Hôm thứ Bảy, các cuộc biểu tình ôn hòa khổng lồ đã diễn ra trên khắp nước Mỹ, gồm cả ở Washington DC, Chicago và San Francisco. Thậm chí còn có một cuộc biểu tình ở thị trấn Vidor ở Texas, từng nổi tiếng là một thành trì của nhóm siêu quyền lực trắng Ku Klux Klan.
George Floyd, 46 tuổi, đã chết trong khi bị cảnh sát giam giữ tại thành phố Minneapolis vào ngày 25/5. Video cho thấy ông bị ghim xuống sàn, và bị một cảnh sát da trắng đè đầu gối vào cổ trong gần chín phút.
Cảnh sát Derek Chauvin đã bị cách chức và bị cáo buộc tội giết người. Ba sĩ quan khác có mặt tại hiện trường cũng đã bị cách chức và cáo buộc tội viện trợ và tiếp tay.
Tang lễ của ông Floyd được dự trù tổ chức hôm thứ Ba tại Houston, thành phố quê hương của ông trước khi ông chuyển đến Minneapolis.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52960766
Hội đồng thành phố Minneapolis ở Mỹ
tính giải tán Sở cảnh sát
Bình luậnNguyễn Sơn
9 thành viên của Hội đồng thành phố Minneapolis tuyên bố họ có ý định giải tán sở cảnh sát sau cái chết của George Floyd.
“Hội đồng sẽ giải tán sở cảnh sát”, uỷ viên hội đồng thành phố Minneapolis Jeremiah Ellison xác nhận và nói thêm rằng quyết định này đã nhận được sự ủng hộ từ 9/12 thành viên hội đồng, theo New York Post đưa tin hôm 7/6.
Jeremiah Ellison là người gần đây tuyên bố ủng hộ Antifa, một tổ chức cực đoan bị Tổng thống Trump coi là nhóm khủng bố.
Đồng thời, Chủ tịch hội đồng thành phố Lisa Bender cho biết: “Chúng tôi ở đây để lắng nghe các bạn. Chúng tôi ở đây vì George Floyd đã chết dưới tay cảnh sát Minneapolis. Chúng tôi ở đây vì rõ ràng rằng hệ thống kiểm soát và an ninh công cộng không giữ an toàn cho cộng đồng của chúng ta ở Minneapolis và các thành phố khác trên khắp nước Mỹ”.
Khi được hỏi chi tiết về kế hoạch không cấp ngân sách cho lực lượng cảnh sát, Bender cho biết kinh phí sẽ được chuyển cho các nhu cầu khác. “Ý tưởng không có sở cảnh sát chắc chắn không phải trong thời gian ngắn hạn”, Chủ tịch hội đồng Minneapolis khẳng định.
Bender nói bà dự tính sẽ thay thế sở cảnh sát truyền thống bằng một bộ phận an toàn công cộng để phòng chống bạo lực. “Nhân viên xã hội hoặc y tế có thể phản ứng với các tình huống đã từng được cảnh sát xử lý”, bà Bender nói.
Nhiều người của đảng Dân chủ ở Mỹ đã kêu gọi giải tán hoặc không cấp ngân sách cho lực lượng cảnh sát sau cái chết của George Floyd, theo Daily Caller.
Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey dường như không đồng ý với kế hoạch giải tán sở cảnh sát. Ông đã bị la ó trong một cuộc biểu tình hôm 6/6 sau khi nói rằng ông sẽ không cam kết bãi bỏ cảnh sát, theo Daily Wire.
Trong khi đó Viện The Cato có một báo cáo vào tuần trước rằng phần lớn người Mỹ không ủng hộ ý tưởng giải tán cảnh sát. Khảo sát của The Cato cho thấy 9/10 người Mỹ phản đối việc giảm số lượng cảnh sát trong cộng đồng của họ. Trong khi đó, 1/3 số người khảo sát nói họ cần tăng thêm lực lượng cảnh sát.
Một khảo sát khác của Yahoo cũng cho thấy chỉ có 16% người Mỹ ủng hộ việc cắt giảm lực lượng cảnh sát.
‘Tôi chỉ quỳ gối trước một người’:
Một quân nhân da đen nói với người biểu tình Mỹ
Bình luậnNguyễn Sơn
Câu nói của quân nhân này đã nhận được nhiều lời ủng hộ: “Đừng đến đó bằng sự tôn kính. Tôi tôn kính rất nhiều, nhưng tôi chỉ quỳ gối vì một người.”
Một quân nhân thuộc lực lượng thực thi pháp luật của bang Georgia (Mỹ) đã từ chối quỳ gối cùng người biểu tình ở Hartwell, bang Georgia hôm Chủ nhật (7/6).
Thay vào đó, quân nhân O’Neal Saddler nói với đám đông biểu tình rằng anh chỉ quỳ gối “vì một người, đó là Chúa”.
O’Neal Saddler nói: “Hôm nay là ngày nghỉ của tôi. Tôi đã có kế hoạch đưa vợ đi chơi dịp cuối tuần này. Nhưng giờ tôi có mặt ở đây để đảm bảo các bạn và mọi người được an toàn.”
Anh nhắn nhủ người biểu tình nên có thái độ phù hợp: “Đừng đến đó bằng sự tôn kính. Tôi tôn kính rất nhiều, nhưng tôi chỉ quỳ gối vì một người, và đó là Chúa”.
Đoạn video này đã thu hút nhiều bình luận ủng hộ trên mạng xã hội:
“Một câu trả lời tuyệt vời từ một trong những người cao quý nhất mà tôi từng biết” (Lana Miles)
“Đó chính là điều tôi nói với mọi người khác. Thật tự hào với các quân nhân của chúng ta. Các anh có thể ủng hộ người biểu tình mà không cần quỳ gối”. (Rebecca Tabb)
“Câu trả lời tuyệt vời. Không nên quỳ gối trước bất cứ ai, trừ Chúa” (Barbara Vick)
“Phong trào thức tỉnh của người Mỹ hiện nay cho thấy sự thật rằng một nửa đất nước đang bị mất trí”. (Chuck full of tears)
Trong khi đó, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, ngày 31/5, đã đăng bức ảnh quỳ gối trò chuyện với một người da màu tại khu vực diễn ra biểu tình.
Thủ tướng Canada Trudeau ngày 5/6 cũng quỳ gối cùng người biểu tình trước quốc hội nước này nhằm phản đối phân biệt chủng tộc và hành vi bạo lực của cảnh sát.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump hôm 1/6 đã có phát biểu chia sẻ và đồng cảm về cái chết của George Floyd.
“Tất cả người Mỹ đã rất buồn và sốc sau cái chết đau lòng của George Floyd. Chính quyền của tôi hoàn toàn cam kết với George và gia đình anh rằng công lý sẽ được thực thi. Anh sẽ không chết vô nghĩa, nhưng chúng ta không thể cho phép những tiếng kêu than chân chính và những người biểu tình hòa bình bị lấn át bởi một đám côn đồ giận dữ”, ông Trump nói.
“Bây giờ tôi sẽ bày tỏ sự kính trọng của mình đến một nơi rất, rất đặc biệt”, Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.
Sau đó, Tổng thống Trump đã có hành động mang tính biểu tượng khi ông cùng các cộng sự đi bộ đến nhà thờ bị đốt phá gần đó và giơ cao cuốn Kinh Thánh.
Tổng thống Trump chụp ảnh khi cầm cuốn kinh thánh bên ngoài Nhà thờ St. John và nói: “Chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất thế giới”.
Số ca nhiễm COVID-19 tại texas tăng trở lại
sau nhiều ngày biểu tình
Số ca nhiễm COVID-19 tại 2 trong số các thành phố lớn nhất ở Texas đã tăng trở lại trong những ngày qua, khiến các viên chức lo ngại rằng các cuộc biểu tình chống kỳ thị chủng tộc và bạo lực cảnh sát có thể làm gia tăng sự lây lan của virus.
Theo Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Dallas, Quận Dallas đã công bố thêm 298 trường hợp dương tính với coronavirus mới vào thứ Sáu (ngày 5 tháng 6), nâng tổng số ca bệnh trong quận lên 11,541.
Trong khi đó, thành phố Houston, thuộc Quận Harris, đã công bố có 180 trường hợp mới vào thứ Năm (ngày 4 tháng 6), nâng tổng số trường hợp trong thành phố lên 8,231. Đã có hơn 13,600 trường hợp nhiễm bệnh tại Quận Harris, cao nhất trong toàn tiểu bang.
Quận Dallas cũng cho biết thêm rằng hơn 80% công nhân có kết quả dương tính với virus là những công nhân cơ sở hạ tầng quan trọng, làm việc trong các lĩnh vực dễ nhiễm bệnh như chăm sóc sức khỏe, giao thông, thực phẩm và nông nghiệp, công trình công cộng, tài chính, truyền thông, nhân viên khẩn cấp và các chức năng thiết yếu khác.
Bác sĩ David Persse, giám đốc y tế Sở cứu hỏa Houston, cho biết các cuộc biểu tình gần đây sẽ không phải là nguyên nhân nếu có sự gia tăng đột biến và kéo dài trong các trường hợp nhiễm bệnh. (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-ca-nhiem-covid-19-tai-texas-tang-tro-lai-sau-nhieu-ngay-bieu-tinh/
Cựu Đại sứ Canada tại Trung Quốc:
Ủy ban đặc biệt về quan hệ Trung Quốc-Canada
cần thiết hơn bao giờ hết
Quý Khải
Youtube/The Agenda with Steve Paikin).
Một cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc đang thúc giục chính phủ Canada tái khởi động Ủy ban đặc biệt về quan hệ Canada-Trung Quốc. Ông cho rằng tại thời điểm hiện tại vai trò của ủy ban này là cần thiết hơn bao giờ hết.
Ông David Mulroney – cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc – đang kêu gọi ủy ban trở lại làm việc trong bối cảnh mối quan hệ Canada-Trung Quốc đang nguội lạnh nhanh chóng, theo tờ The Epoch Times.
“Từ quan điểm của tôi, đây là cơ hội không thể bỏ qua để xúc tiến một cuộc thảo luận quan trọng về cách thức chúng ta thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của Canada trước một Trung Quốc ngày càng lấn lướt, và đôi lúc là thù địch. Đây cũng là cơ hội để đóng góp chút gì đó nhỏ bé cho một vấn đề mang tầm quan trọng quốc gia”, ông viết trong một bài bình luận đăng trên trang web của Viện Macdonald-Laurier có tựa đề “Bản ghi nhớ mở gửi tới Ủy ban Đặc biệt về Mối quan hệ Canada-Trung Quốc”.
Trong bức thư ngỏ, ông Mulroney chỉ ra ví dụ về các vấn đề khẩn cấp mà ủy ban có thể giải quyết, bao gồm: luật an ninh quốc gia, việc Trung Quốc bắt giam hai công dân Canada Michael Kovrig và Michael Spavor, và việc Bắc Kinh đàn áp thông tin liên quan đến sự bùng phát virus và việc nước này chi phối và kiểm soát Tổ chức Y tế Thế giới WHO.
“Việc phản hồi một cách hiệu quả đối với các cuộc tấn công của Trung Quốc vào một hệ thống quốc tế vận hành dựa trên luật lệ sẽ đòi hỏi lòng can đảm và quyết tâm đáng kể của người dân Canada”, ông nói.
“Chúng ta đã từng là một đất nước sẵn sàng đương đầu với những thách thức như vậy. Chúng ta cần tìm lại sự can đảm đó”.
Tháng trước, đảng Bảo thủ đã đề xuất một động thái cho phép ủy ban đặc biệt về quan hệ Canada-Trung Quốc nối lại hoạt động trước căng thẳng leo thang xoay quanh luật an ninh quốc gia Bắc Kinh muốn áp cho Hồng Kông, vốn có khả năng chà đạp lên các quyền và tự do được đảm bảo dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Tuy nhiên, các nghị sĩ đảng Tự do, đảng Dân chủ mới và Đảng Xanh đã bỏ phiếu chống lại đề xuất này.
Ông Mulroney cũng bày tỏ quan ngại về thiên hướng của Canada trong những năm gần đây khi phớt lờ hoặc hạ thấp “những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và những nỗ lực lâu dài nhằm phá hoại nền dân chủ Trung Quốc”, viện dẫn việc Canada chưa mạnh mẽ bày tỏ sự hỗ trợ cho các nhóm người bị đàn áp như người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và những người tìm kiếm sự độc lập cho Đài Loan.
“Chúng ta không cần phải xúc phạm hay khiêu khích Trung Quốc”, ông Mulroney nói, “nhưng chúng ta cần một chính sách ứng phó với Trung Quốc thông minh hơn, có tính chọn lọc hơn, trung thực hơn, thẳng thắn hơn và can đảm hơn.
Theo The Epoch Times
Quý Khải dịch & biên tập
Mỹ: Gần 2 triệu người nhiễm COVID-19;
hơn 110 nghìn tử vong
Virus Corona đã làm hơn 110 nghìn người tử vong ở Mỹ và con số người nhiễm gần đạt 2 triệu người, trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên toàn quốc về bất công chủng tộc gây ra lo ngại về sự tăng mạnh các ca nhiễm, theo thống kê của Reuters.
Cho tới nay, trong tháng Sáu, trung bình có khoảng một nghìn người Mỹ tử vong mỗi ngày vì COVID-19, giảm so với mức đỉnh 2 nghìn người một ngày hồi tháng Tư.
Tổng số các ca nhiễm virus Corona ở Mỹ đã gần đạt 2 triệu ca, tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Sau Hoa Kỳ là Brazil với 672 nghìn ca và Nga với khoảng 467 nghìn ca.
Gia đình Mỹ gốc Việt có ba người chết vì Corona: ‘Cha mẹ nắm tay lúc cuối đời’
Một số tiểu bang ở miền nam nước Mỹ đã ghi nhận sự tăng mạnh các ca nhiễm COVID-19.
Alabama, South Carolina và Viriginia đều chứng kiến các ca nhiễm tăng 35% và cao hơn trong tuần kết thúc vào ngày 31/5 so với tuần trước đó, theo Reuters.
Trên toàn cầu, số ca nhiễm virus gần 7 triệu ca và khoảng 400 nghìn ca tử vong kể từ khi virus Corona bùng phát ở Trung Quốc kể từ cuối năm ngoái rồi sau đó lan sang châu Âu và Mỹ.
Trong số 20 nước bị ảnh hưởng nặng nhất, Hoa Kỳ đứng thứ tám về số người chết trên tổng dân số, theo Reuters
Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong là 3,3 trên 10 nghìn người. Bỉ đứng đầu với 8 ca tử vong trên một nghìn người và tiếp sau là Anh, Tây Ban Nha, Italy và Thụy Điển.
Quan chức New York
kêu gọi người biểu tình đi xét nghiệm COVID-19
Trong khi chính quyền thành phố New York hôm 7/6 dỡ bỏ lệnh giới nghiêm áp đặt trong khi bùng ra các cuộc phản đối cái chết của một người đàn ông da đen bị cảnh sát bắt ở Minneapolis, Thống đốc tiểu bang New York Andrew Cuomo kêu gọi người biểu tình đi xét nghiệm virus Corona.
“Hãy đi xét nghiệm. Hãy đi xét nghiệm”, ông Cuomo kêu gọi những người từng tham gia các cuộc tuần hành tưởng nhớ ông George Floyd, theo AP.
Ông nói rằng tiểu bang này sẽ mở cửa 15 điểm xét nghiệm dành riêng cho người biểu tình để họ có thể nhanh chóng nhận được kết quả.
Người Việt gốc Phi trong vòng xoáy bạo lực và biểu tình ở Mỹ
Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio chấm dứt lệnh giới nghiêm ban đêm hôm 7/6, một ngày sớm hơn kế hoạch.
Lệnh giới nghiêm được áp đặt hôm 1/6 từ 8 giờ tối tới 5 giờ sáng hôm sau bởi ông de Blasio và thống đốc Andrew Cuomo trong khi xảy ra tình trạng cướp phá khi các cuộc biểu tình diễn ra.
Các nhà lập pháp của thành phố trước đó kêu gọi ông thị trưởng dỡ bỏ lệnh giới nghiêm, cho rằng nó đang được cảnh sát sử dụng để lấy cớ bắt giữ và sử dụng hơi cay nhắm vào người biểu tình bất chấp lệnh giới nghiêm, theo Reuters.
“Ngày hôm qua và tối qua chúng ta đã chứng kiến điều tốt đẹp nhất của thành phố của chúng ta”, ông de Blasio nói trong tuyên bố chấm dứt lệnh giới nghiêm.
Covid-19 : Cuba đón bác sĩ từ Ý trở về
như những vị anh hùng
Thanh Hà
La Havane ngày 08/06/2020 nhiệt liệt đón chào hơn 50 bác sĩ và nhân viên y tế Cuba từ Ý trở về sau gần hai tháng phục vụ tại Milano, hỗ trợ chính quyền Roma chống virus corona. Cuba điều nhân viên y tế đến 27 quốc gia để gọi là “chung tay” với thế giới chống dịch Covid-19 nhưng bị chỉ trích xuất khẩu nhân viên y tế để thu ngoại tệ.
Thông tín viên đài RFI từ thủ đô La Habana, Domitille Piron, cho biết thêm :
“Từ Milano đến La Habana, sau hai tháng công tác tại bệnh viện Crema, 36 bác sĩ và 15 y tá Cuba trở về nước vào hôm nay trong tinh thần đã hoàn thành nghĩa vụ và đã được chính quyền Ý nhiệt tình cảm ơn. Kèm theo những lời cảm ơn là một tấm ngân phiếu mà không ai biết số tiền ghi trên đó là bao nhiêu.
Chỉ biết rằng, giới bác sĩ Ý và cả Nam Phi, nơi Cuba cũng đã điều nhân viên y tế đến hỗ trợ, đều chỉ trích cái giá phải trả. Tổng cộng có 1.800 nhân viên y tế Cuba đã được điều tới 27 quốc gia trong công
cuộc chống virus corona. Theo chính quyền, hành động này mang tính thiện nguyện, nhưng đây cũng là một nguồn đem về ngoại tệ cho La Habana.
Theo chuyên gia kinh tế Ricardo Torres, các khoản thù lao đó không bù đắp lại được với những phí tổn mà Cuba đã phải chi trả. Ông tự hỏi : “Cuba sẽ nhận lại được bao nhiêu tiền, khi đã điều những toán nhân viên y tế đặc biệt để can thiệp trong những tình huống khẩn cấp và đối mặt với tai họa. Thật sự, tôi không nghĩ rằng Cuba có lãi. Đành rằng số tiền nhận được cho phép trang trải các chi phí, nhưng tôi không tin rằng Cuba đã có lãi trong vụ này. Nói cho cùng, tất cả cũng chỉ là những đồn đoán, vì không có thông tin chính thức về chủ đề này. Có một điều chắc chắn, đây là một chiến dịch quảng bá miễn phí và có lợi cho nền công nghiệp y tế của Cuba”.
Bộ trưởng Y Tế Cuba tuần qua cho biết, trước những lời chỉ trích và những “chiến dịch làm tổn hại đến uy tín” của Cuba, thực tế cho thấy là đã có 61.237 bệnh nhân Covid-19 trên thế giới được bác sĩ và y tá Cuba chăm sóc.”
Brazil: Biểu tình chống bạo lực cảnh sát
và bảo vệ dân chủ
Mai Vân
Cho dù đang trong mùa đại dịch, dân chúng Brazil ngày 07/06/2020 đã xuống đường tại các thành phố lớn (São Paulo, Rio de Janeiro, Salvador, Brasilia…) để biểu tình chống bao lực cảnh sát, đoàn kết với phong trào đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới bảo vệ quyền của người da đen sau cái chết của George Floyd.
Đối với người Brazil đây cũng là cuộc tuần hành bảo vệ dân chủ trong khi Brazil đang đứng trước khủng hoảng chính trị. Tuy nhiên các cuộc biểu tình chống tổng thống, trong mùa dịch mà Brazil bị tác hại nặng nhất hiện nay, cũng gây tranh cãi.
Thông tín viên RFI tại Brazil, Sarah Gozzolino tường thuật:
Trong các đoàn biểu tình, người ta thấy tên George Floyd bên cạnh tên của Agatha và Jõao Pedro, nạn nhân của bạo lực cảnh sát tại Rio.
Tại São Paulo, Guilherme Boulos, ứng viên tổng thống trong cuộc bầu vừa qua kêu gọi: “Hỡi những người tham gia biểu tình hôm nay: Hãy vinh danh các nạn nhân của virus corona, phần đông là những người da đen, nghèo, ở vùng ngoại ô. Hãy dành một phút vỗ tay cho họ ».
Trước đám đông người biểu tình mang khẩu trang, lãnh đạo cánh tả này xác nhận vẫn tôn trọng những người đã quyết định không đến: “Chia rẽ không phải là giữa những người đến biểu tình phản đối và những người không đến, mà là chia rẽ giữa những người bảo vệ dân chủ và những người đứng bên kia cùng với những kẻ phát xít”.
Tuy nhiên, theo ca sĩ nhạc rap da den Emicida, vào lúc dịch Covid-19 tai Brazil gần đến đỉnh cao, xuống đường biểu tình là một hành động vô ý thức. Ca sĩ đã phản đối cuộc biểu tình: « Vào lúc này, mọi cuộc tụ tập, cho dù có lý do chính đáng, đều mang lại một đợt lây nhiễm mới bên trong các khu phố bình dân favelas của chúng ta, nơi có những người thân của chúng ta. Tại Brazil, cứ mỗi phút là có một người chết vì Covid-19”.
Tiếp theo cuộc biểu tình tuần qua, Tòa Án Tối Cao Brazil đã có một biện pháp chưa từng thấy hôm thứ Bảy 06/06 vừa qua: Cấm các chiến dịch của cảnh sát trong các favelas trong thời gian dịch bệnh”.
Rút quân khỏi Đức,
nước cờ mạo hiểm trên bàn cờ chiến lược Hoa Kỳ
Thanh Hà
Mỹ dường như tính tới việc giảm 30% quân số đang đồn trú tại Đức: Phải chăng Washington lập lại đòn hù dọa hay đã đến lúc tổng thống Trump thi hành kế hoạch giảm nhẹ gánh nặng quân sự cho Hoa Kỳ ?
Nếu tin loan tải trên báo The Wall Street Journal hôm 06/06/2020 được kiểm chứng, quan hệ chiến lược giữa Washington và Berlin cũng như giữa Mỹ với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ sang một khúc quanh mới.
Trước mắt, cả Nhà Trắng lẫn Lầu Năm Góc cùng từ chối bình luận, xác nhận hay bác bỏ tin tổng thống Donald Trump ra lệnh cho bộ Quốc Phòng giảm quân số đang đóng tại Đức đang từ 34.500 xuống còn 25.000. Tại Berlin chính giới đang rúng động trước một kịch bản tai hại nếu tin trên là đúng.
Đức tỏ ra bất bình vì tuy là đồng minh cột trụ, thân thiết nhất của Hoa Kỳ trong NATO, chính quyền Berlin đã không được thông báo trước về quyết định của Nhà Trắng. Nhưng quan trọng hơn cả, là nếu tin trên của tờ The Wall Street Journal được kiểm chứng, thì “quyết định này gây nhiều tổn thất trong quan hệ song phương” và “có nguy cơ đe dọa đến an ninh của nước Đức” vốn từ trước đến nay được đặt dưới “ô dù” bảo vệ của NATO mà thành viên quan trọng nhất là nước Mỹ.
Rút gần 10.000 quân ra khỏi 21 căn cứ quân sự của Mỹ trên toàn lãnh thổ Đức sẽ là hành động cụ thể nhất kể từ khi tổng thống Trump đòi NATO phải chia sẻ gánh nặng quân sự và chỉ trích Liên Minh này là một cơ cấu “đã lỗi thời”. Hơn thế nữa đây là tín hiệu mạnh cho thấy Hoa Kỳ thoái lui trong chiến lược phòng thủ châu Âu.
Về động cơ thúc đẩy Nhà Trắng ra quyết định này, giới phân tích nêu ra ít nhất ba lý do : một là chính quyền Trump muốn trả đũa thủ tướng Angela Merkel khước từ lời mời của nguyên thủ Mỹ bay sang Washington đến dự thượng đỉnh G7 vào tháng 6/2020. Tiếng nói của bà Merkel phá hỏng kế hoạch của Nhà Trắng muốn phô trương sự đoàn kết của phương Tây trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Lý do thứ hai có thể là Mỹ muốn trừng phạt Đức vẫn không tăng ngân sách quốc phòng, phó mặc an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ nhưng lại dùng ngân sách để mua dầu khí của Nga như tổng thống Trump thường tuyên bố. Lý do thứ ba có thể đơn giản là 5 tháng trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump muốn chứng minh với cử tri rằng, không có lý do gì nước Mỹ huy động ngân sách để bảo vệ châu Âu và lập lại lá bài đòi châu Âu phải chi ra nhiều hơn để tự vệ.
Tuy nhiên như giới quân sự ở hai bên bờ Đại Tây Dương cùng nhận định : Việc Hoa Kỳ giảm hiện diện quân sự tại châu Âu – dù hiện nay mới chỉ là lời nói, cũng đủ làm suy yếu liên minh quân sự của phương Tây, mà trước hết là đối với an ninh của bản thân nước Mỹ. Như một cựu chỉ huy quân đội Mỹ tại châu Âu, Ben Hodges ghi nhận : “Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Âu không chỉ nhằm bảo vệ Lục Địa già hay bảo vệ nước Đức nơi có gần 35.000 lính Mỹ đồn trú, mà còn nhằm bảo vệ tất cả các thành viên NATO, kể cả Hoa Kỳ”.
Trong số những cơ sở của quân đội của Mỹ tại Đức, có căn cứ tại Stuttgart, tổng hành dinh phối hợp các chiến dịch tại châu Âu và châu Phi. Căn cứ không quân ở Ramstein- miền tây nước Đức, chiếm một vị trí then chốt trong việc vận chuyển nhân sự và trang thiết bị trong các cuộc chiến tại Irak và Afghansitan. Đó là chưa kể bệnh viện quân y tại Landsthul, gần Ramstein, là trung tâm lớn nhất của quân đội Hoa Kỳ ở hải ngoại.
Trong bối cảnh đó, cựu chỉ huy Ben Hodges kết luận, giảm quân số tại Đức sẽ là “một sai lầm vô cùng to lớn”.
Còn đối với châu Âu, như lời một lãnh đạo đảng bảo thủ CDU trong liên minh cầm quyền tại Đức, ông Johann Wadephul, việc Mỹ giảm sự hiện diện quân sự tại Đức trước hết nhắc nhở châu Âu là đã đến lức cần tự trông vào sức mình về khả năng phòng thủ. Nhưng quan trọng không kém là khi NATO suy yếu do thiếu vắng Hoa Kỳ, đây sẽ là một “món quà” quý giá mà Doanld Trump dành tặng cho cả Trung Quốc và Nga. Bởi như một chính khách Đức thuộc cánh tả trong liên minh cầm quyền của thủ tướng Merkel, ông Rolf Muetzenich, ghi nhận, Mỹ giảm quân số có khả năng khiến châu Âu “xét lại chính sách phòng thủ và an ninh một cách lâu dài”.
Có điều sau gần hết một nhiệm kỳ 4 năm Donald Trump ở Nhà Trắng, quốc tế quen với việc nguyên thủ Mỹ thường xuyên thay đổi ý kiến, và ông thường có những tuyên bố “đao to búa lớn” để huy động cử tri.
Những khẩu hiệu như thể Donald Trump lúc nào cũng trong giai đoạn vận động tranh cử đó, sẽ được thực hiện đến đâu ? Đây lại là một chuyện khác. Điều này từng được kiểm chứng qua nhiều hồ sơ từ cuộc đọ sức thương mại với Trung Quốc, đến đàm phán hạt nhân với Bắc Triều Tiên hay khúc dạo đầu trong đối thoại với quân Taliban về tiến trình vãn hồi hòa bình cho Afghanistan.
Virus corona: Anh Quốc bắt đầu
áp dụng quy định tự cách ly 14 ngày
Các quy định vừa có hiệu lực yêu cầu tất cả những người đến Vương quốc Anh phải tự cách ly trong 14 ngày.
Những người đến bằng máy bay, phà hoặc tàu hỏa – bao gồm cả công dân Anh – phải cung cấp địa chỉ nơi họ sẽ tự cách ly. Những người không tuân thủ sẽ bị phạt.
Covid-19: TNS Mỹ cáo buộc TQ cản trở phương Tây tìm vaccine
Virus corona: ‘Làn sóng thứ hai’ – chúng ta học được gì từ châu Á?
Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cho biết quy định này là “để ngăn chặn làn sóng virus corona thứ hai”.
Nhưng ông chủ của hãng hàng không Ryanair nói đây là “rào cản chính trị” và không phải là biện pháp kiểm dịch.
Ông Michael O’Leary nói rằng chính Bộ Nội vụ Anh thừa nhận quy định này là bất khả thi.
Hầu hết tất cả khách du lịch tới Anh phải điền vào mẫu “định vị y tế công cộng” khi nhập cảnh. Việc không tuân thủ có thể dẫn đến hình phạt 100 bảng, hoặc du khách có thể bị từ chối nhập cảnh.
Nếu họ không thể cung cấp địa chỉ, chính phủ sẽ sắp xếp chỗ ở với chi phí do hành khách phải trả. Luật nói cũng sẽ có việc kiểm tra để xem liệu người nhập cảnh có tuân thủ các quy định hay không.
Được biết có miễn trừ cho người làm trong một số ngành như chuyên chở đường bộ và các nhân viên y tế đang làm việc trong những mảng quan trọng.
Công đoàn đại diện cho Lực lượng Biên phòng Anh cho biết các quy định rất phức tạp và họ không được chuẩn bị đầy đủ.
Lucy Moreton, chuyên viên tại Công đoàn Xuất Nhập cảnh, nói với BBC rằng các tài liệu kỹ thuật giải thích những gì cần kiểm tra chỉ mới được gửi tới vào thứ Sáu tuần trước và thậm chí chưa được phát cho người làm ở tuyến đầu.
Hơn nữa, có tới 42 diện nhập cảnh được miễn cách ly theo qui định này.
Một bản ghi nhớ nội bộ mà BBC đã đọc được nói với Lực lượng Biên phòng Anh rằng họ không được áp dụng các khoản phạt sẽ đối với hành khách từ Ireland đến Vương quốc Anh vì những người này được bảo vệ bởi một bộ qui định riêng.
Ngành du lịch đã lên tiếng chỉ trích các quy tắc kiểm dịch của chính phủ, cảnh báo rằng thời gian cách ly sẽ ngăn cản du khách tới và khiến tạo ra khó khăn về việc làm.
Ngành sản xuất cũng nói rằng việc có ít chuyến bay sẽ hạn chế xuất nhập khẩu, và điều này sẽ có tác dụng trực tiếp cho ngành vận tải hàng hóa, cũng như cản trở sự phục hồi của một số doanh nghiệp.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52968254
Berlin lo ngại Mỹ cắt giảm quân đóng tại Đức
Anh Vũ
Các phương tiện truyền thông cho hay tổng thống Mỹ muốn cắt giảm đáng kể quân số của Mỹ đóng trên đất Đức. Thông tin này đã gây bất ngờ và khó chịu với dư luận và chính giới Đức. Mới chỉ có một số nghị sĩ có phản ứng về các thông tin đưa ra từ thứ Sáu tuần trước. Chính phủ Đức vẫn muốn giữ im lặng. Tuy nhiên ngoại trưởng Đức đã lên tiếng về vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn của báo Đức ra sáng Chủ nhật (07/06).
Thông tín viên Pascal Thibaut tại Berlin tường trình :
“Ngoại trưởng Đức không cố tô vẽ tình hình khi nhắc đến quan hệ giữa đất nước mình với Hoa Kỳ rằng « thật phức tạp ». Ông Heiko Maas khẳng định trong một cuộc phỏng vấn của báo « Bild am Sonntag » rằng ông lấy làm tiếc về khả năng Mỹ rút quân đang triển khai tại Đức. Ngoại trưởng Đức nhận định, sự hiện diện của quân Mỹ trên đất Đức là vì lợi ích của hai nước.
Các thông tin báo chí mà Nhà Trắng không cải chính cho hay, Washington có thể sẽ cắt giảm quân đóng tại Đức từ 35 nghìn xuống còn 25 nghìn. Tin trên đã gây bất ngờ và khó chịu tại Đức.
Đa số cầm quyền cũng như đối lập đều chỉ trích, nếu thông tin được khẳng định, đó là quyết định đơn phương không có bàn bạc với các đối tác trong NATO.
Một số suy diễn nguyên do là từ Donald Trump. Liệu có phải Tổng thống Mỹ đã tỏ thái độ với việc thủ tướng Merkel không dự thượng đỉnh G7 ? Hay là vì lý do khác, ngân sách quân sự của Berlin, đường ống dẫn khí Nordstream giữa Đức với Nga mà dẫn đến quyết định này ?
Các nghị sĩ Đức phản ứng cho rằng Washington có thể sẽ làm tổn hại lợi ích của mình từ quyết định này. Lực lượng Mỹ hiện diện tại Đức để điều phối nhiều chiến dịch quốc tế. Căn cứ không quân Ramstein đóng vai trò trung tâm như là một bệnh viện lớn nhất của Mỹ bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.”
Bán đảo Triều Tiên:
Miền Nam gọi miền Bắc không trả lời
Cuộc gọi thường nhật từ Hàn Quốc tới văn phòng liên lạc chung của hai miền Triều Tiên đặt tại Bắc Hàn lần đầu tiên đã không có người nghe máy.
Sự gián đoạn diễn ra vài ngày sau khi Bắc Hàn nói họ sẽ rút khỏi văn phòng liên lạc liên Triều, vốn được đặt tại thành phố biên giới Kaesong nằm trên phần đất Bắc Hàn.
Nam Hàn muốn ngăn dân gửi thông điệp bằng bóng bay sang Bắc Hàn
Bắc Hàn rút khỏi văn phòng liên lạc với Nam Hàn
Hai miền Triều Tiên mở văn phòng liên lạc 24/7
Văn phòng này được thiết lập nhằm giảm bớt căng thẳng giữa hai quốc gia – và là một phần trong thỏa thuận được lãnh đạo hai nước, ông Moon Jae-in và ông Kim Jong-un, ký hồi 2018.
Văn phòng đã tạm thời đóng cửa trong tháng Giêng do các hạn chế liên quan tới dịch bệnh Covid-9.
Tuy nhiên, hai bên vẫn giữ liên lạc thường xuyên cho tới tận thứ Hai.
Hai miền Triều Tiên có hai cuộc điện thoại mỗi ngày thông qua văn phòng liên lạc, vào lúc 9 giờ sáng và 5 giờ chiều.
Bộ Thống Nhất của Nam Hàn hôm thứ Hai nói rằng lần đầu tiên kể từ 21 tháng qua, cuộc gọi từ Nam Hàn đi đã không có người trả lời.
“Chúng tôi sẽ thử gọi lại vào chiều nay, như kế hoạch mọi khi,” ông Yoh Sang-keu, phát ngôn viên chính phủ, nói.
Bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Bắc Hàn, hồi tuần trước đã đe dọa sẽ đóng cửa văn phòng liên lạc trừ phi Nam Hàn chấm dứt việc để các nhóm đào tẩu gửi tờ rơi sang miền Bắc bằng cách thả bóng bay, truyền thông nhà nước của Bắc Hàn tường thuật.
Bà nói chiến dịch gửi tờ rơi là hành động thù nghịch, vi phạm thỏa thuận hòa bình mà hai nhà lãnh đạo đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Panmunjom 2018.
Những người đào tẩu Bắc Hàn thỉnh thoảng lại thả bóng bay có gắn theo các tờ rơi chỉ trích cộng sản, cho bay sang phía Bắc Hàn. Có lúc họ gắn thêm cả các món đồ, món quà nhỏ trên đó để khuyến khích người dân Bắc Hàn nhặt.
Người dân Bắc Hàn chỉ có thể biết tin tức thông qua truyền thông do nhà nước kiểm soát chặt chẽ, và hầu như không được tiếp cận internet.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52965583
Vì sao chính trị gia thân Trung Quốc thất thủ
ở Đài Loan?
Đại Nghĩa
Theo hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan CNA, ngày 6/6, cử tri thành phố Cao Hùng đã bỏ phiếu bãi nhiệm ông Hàn Quốc Du khỏi chức thị trưởng. Theo quy định, nếu có 25% cử tri đồng ý bãi nhiệm thì ông Hàn sẽ phải rời nhiệm sở trong vòng 7 ngày. Kết quả bỏ phiếu đã có 42,14% cử tri đồng ý bãi nhiệm, vượt xa so với tỉ lệ cần thiết.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), có một thị trưởng bị bãi nhiệm. Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) dẫn lời Wang Kung-yi, giáo sư chính trị đại học Trung Văn tại Đài Bắc cho rằng: “Bên cạnh bỏ phiếu bãi nhiệm Hàn Quốc Du, cử tri thực sự muốn cho Bắc Kinh biết rằng họ ngày càng phẫn nộ trước các động thái chính trị chĩa mũi vào Hồng Kông, cũng như đe dọa quân sự dai dẳng và sức ép chính trị với Đài Loan”.
Hàn Quốc Du đắc cử thị trưởng Cao Hùng – thành phố cảng phía nam Đài Loan ngày 24/11/2018. Sau đó tham gia tranh cử chức tổng thống Đài Loan tháng 11/01/2020. Hàn Quốc Du thuộc Quốc dân đảng (KMT), được coi là ứng viên thân Bắc Kinh trong cuộc tranh cử vị trí tổng thống Đài Loan với đương kim Tổng thống Thái Anh Văn. Cho đến trước khi chính quyền Hồng Kông ban hành dự luật dẫn độ vấp phải sự phản đối của người Hồng Kông, các cuộc thăm dò cho thấy tỷ lệ ủng hộ Hàn Quốc Du cao hơn nhiều so với Thái Anh Văn.
Chính phủ của bà Thái vốn chủ trương tự chủ và phản đối yêu cầu “một quốc gia, hai chế độ” từ chính quyền Trung Quốc, do vậy Đài Loan đã hứng chịu nhiều khó khăn kể từ khi bà Thái nhậm chức. Chính quyền Trung Quốc gây nhiều sức ép như cấm các đoàn khách du lịch từ Trung Quốc đại lục, “mua” quan hệ ngoại giao từ một số quốc gia đang có quan hệ chính thức với Đài Loan, gây sức ép rút tư cách của Đài Loan khỏi một số tổ chức quốc tế, như Tổ chức Y tế Thế giới…
Chính quyền Trung Quốc cũng được cho là mua chuộc nhiều kênh truyền thông tại Đài Loan, tung các chiến dịch trên internet, để hạ thấp uy tín của chính phủ Thái Anh Văn và hỗ trợ cho ứng viên Hàn Quốc Du.
Sau khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ bị cảnh sát Hồng Kông đàn áp dưới tác động của chính quyền Trung Quốc đại lục, kết quả thăm dò dư luận cho thấy tỉ lệ ủng hộ Hàn Quốc Du và Thái Anh Văn đã xoay chuyển. Nó cho thấy rất rõ thái độ của người Đài Loan khi chứng kiến bối cảnh tại Hồng Kông. Họ hiểu rằng nếu xích lại quan hệ với Trung Quốc đại lục, tiến tới hình thức “một quốc gia, hai chế độ” như chính quyền Trung Quốc đang kêu gọi, thì tương lai tự do dân chủ của họ sẽ bị hủy hoại.
Kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan 11/01/2020, Bà Thái Anh Văn đã giành thắng lợi áp đảo trước Hàn Quốc Du với tỉ lệ 57,1/38,6% (4,3% thuộc về ông Tống Sở Du thuộc Thân dân đảng). Ông Hàn sau đó quay lại với vị trí Thị trưởng Cao Hùng, nhưng bất ngờ đối diện với yêu cầu tổ chức cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm của cử tri của thành phố này, theo Luật Bầu cử và Bãi miễn công chức mới của Đài Loan.
Sau nhiều công đoạn theo Luật, ngày 6/6 như đã nói ở trên, Hàn Quốc Du bị bãi miễn với số cử tri bỏ phiếu đồng ý lên tới hơn 930.000, chỉ có 25.000 phiếu chống. Số phiếu bãi miễn này nhiều hơn số đã bầu cho ông Hàn năm 2018 là 890.000. Mặc dù theo một bài viết của tác giả David Spencer ngày 3/6 trên Taiwan News, ông Hàn Quốc Du đã sử dụng vai trò thị trưởng làm nhiều hành động nhằm tránh né và làm sai lệch kết quả bầu cử.
Bài viết cũng cho rằng ông Hàn đã sử dụng nhiều chiêu thức giống như của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong có gây sức ép với các trường học để họ không cung cấp điểm bỏ phiếu, đưa ra quy định cấm tụ họp trên 3 người vì lý do dịch bệnh. Đặc biệt là Hàn đề nghị cử tri từng ủng hộ mình không tham gia bỏ phiếu và yêu cầu lưu lại thông tin của tất cả những người đi bỏ phiếu. Hành động đó như ngầm đe dọa những người dám bỏ phiếu bãi nhiệm Hàn, một chiêu thức thường được ĐCSTQ dùng trong nhiều việc liên quan.
Tuy nhiên, Đài Loan là một quốc gia dân chủ pháp quyền thực sự. Do vậy, ngay cả khi lãnh đạo Ủy ban bầu cử Cao Hùng được giao cho một phó thị trưởng của ông Hàn, nhưng tỉ lệ cử tri bỏ phiếu bãi miễn Hàn Quốc Du cho thấy thái độ của công chúng Đài Loan rất mạnh mẽ và thể chế pháp trị không dễ bị thao túng. Thực tế, hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình để cổ động công chúng Cao Hùng đi bỏ phiếu vào đêm trước cuộc bỏ phiếu.
Với kết quả chưa có tiền lệ này sẽ gửi một tín hiệu rất khó xử cho chính quyền ĐCSTQ khi vẫn đang thực hiện nhiều động thái gây sức ép với Đài Loan. Trong khi đó, chính phủ của Tổng thống Thái Anh Văn vẫn tiếp tục thể hiện thái độ rất cứng rắn với Trung Quốc. Sau khi chính quyền Trung Quốc thông báo sẽ ban hành Luật An ninh quốc gia Hồng Kông, chính phủ của bà Thái cho biết có kế hoạch hỗ trợ người dân Hồng Kông về cư trú và làm việc tại Đài Loan. Ngày 3/6, chính phủ Đài Loan đã cho đăng tải hình ảnh cuộc tập trận bắn đạn thật trên đảo Mã Tổ (Matsu), nơi từng bị pháo kích bởi chính quyền Trung Quốc trong hàng chục năm.
Theo một khảo sát của Viện Hàn lâm khoa học Đài Loan công bố ngày 2/6, có tới 73% người được hỏi không coi chính phủ Trung Quốc là bạn của Đài Loan. Tỉ lệ này tăng nhanh so với năm trước, đặc biệt những người trẻ từ 18 – 34 có tới 84% trả lời không với chính quyền Trung Quốc.
Đài Loan, nơi có 98% là người Hoa nhưng chỉ sau mấy chục năm thì sự khác biệt với Trung Quốc đại lục đã làm người ta không thể nhận ra họ từng cùng một nguồn gốc. Có thể nói, mặc dù ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc đến Đài Loan là rất lớn. Nhưng khi người Đài Loan nhận rõ bản chất của chính quyền ĐCSTQ thì thái độ phản kháng của họ trở nên rất mạnh mẽ. Ngay cả một chính trị gia đang lên
như Hàn Quốc Du, sự lựa chọn xích lại với chính quyền Trung Quốc cũng đủ thể người dân Đài Loan loại bỏ ông này ra khỏi chính trường.
https://www.dkn.tv/the-gioi/vi-sao-chinh-tri-gia-than-trung-quoc-that-thu-o-dai-loan.html
Người Hồng Kông được ‘truyền cảm hứng’
từ việc bãi nhiệm thị trưởng thân Bắc Kinh ở Đài Loan
Băng Thanh
Các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông nói rằng, họ đã được “truyền cảm hứng” từ cuộc bầu cử đi vào lịch sử ở Đài Loan hôm 6/6. Đó là cuộc bầu cử yêu cầu bãi nhiệm ông Hàn Quốc Du, thị trưởng thành phố Cao Hùng, người được cho là có mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh.
“Một chiến thắng tuyệt vời cho nền dân chủ và một thông điệp rõ ràng từ người Đài Loan gửi đến lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cùng sự ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Đài Loan là ‘không’”, Hoàng Chi Phong, nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng ở Hồng Kông viết trên Twitter sau kết quả cuộc bầu cử bãi nhiệm hôm 6/6.
Sunny Cheung, nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông, đã dành lời khen cho kết quả cuộc bầu cử trên trang Facebook của mình hôm 6/6. Theo ông Cheung, sẽ “không nói quá” khi nói ông Hàn là người làm việc cho Bắc Kinh, bởi trong thời gian ông làm thị trưởng thành phố Cao Hùng, truyền thông Trung Quốc liên tục ca ngợi những thành tích của ông.
Cheung cũng so sánh nền dân chủ ở Đài Loan, nơi người dân được bỏ phiếu để bầu các quan chức với tình trạng hiện tại ở Hồng Kông, nơi mô hình “một quốc gia, hai chế độ” đã bị “mất hoàn toàn”.
Alvin Yeung, một nhà lập pháp ở Hồng Kông đã viết trên Facebook cá nhân rằng, người Hồng Kông cực kỳ “ghen tị” với người Đài Loan, những người có quyền bỏ phiếu trực tiếp.
Citizens’ Press Conference, một nhóm vận động do người biểu tình Hồng Kông thành lập, đã chúc mừng người dân thành phố Cao Hùng của Đài Loan, đồng thời nói rằng người Đài Loan đã sử dụng phiếu bầu để chống lại chiêu bài thống nhất của Trung Quốc.
Nathan Law, thành viên của đảng dân chủ Demosisto ở Hồng Kông, viết trên Facebook của mình rằng: “Khi chúng ta giải phóng thành công Hồng Kông, tôi hy vọng rằng Hồng Kông sẽ giống như Đài Loan ngày nay”.
Vào ngày 6/6, tại thành phố Cao Hùng của Đài Loan, hơn 939.000 người đã bỏ phiếu ủng hộ trong khi chỉ có hơn 25.000 người bỏ phiếu phản đối việc bãi nhiệm ông Hàn Quốc Du, thị trưởng thành phố Cao Hùng, đại diện của Quốc Dân đảng, đảng được cho là có xu hướng thân thiện với Trung Quốc. Ông Hàn là quan chức đầu tiên của hòn đảo bị bãi nhiệm theo cách này.
Việc một lượng lớn người dân bỏ phiếu ủng hộ bãi nhiệm ông Hàn có một phần nguyên nhân là do sự tức giận của nhiều người khi ông Hàn quyết định tham gia tranh cử chức Tổng thống Đài Loan chưa đầy một năm, sau khi ông được bầu làm thị trưởng thành phố Cao Hùng vào tháng 11/2018.
Trong các cuộc phỏng vấn với tờ The Epoch Times, nhiều người Đài Loan cho biết, họ không hài lòng vì ông Hàn đã dành nhiều thời gian cho chiến dịch tranh cử Tổng thống trong khi chưa hoàn thành lời hứa trong chiến dịch chạy đua vào chức thị trưởng thành phố Cao Hùng của ông.
Mối quan hệ thân Bắc Kinh của ông Hàn Quốc Du được biết đến rộng rãi ở cả Đài Loan và Hồng Kông. Vào tháng 3/2019, chỉ vài tháng sau khi được bầu làm thị trưởng thành phố Cao Hùng, ông Hàn đã tới Hồng Kông và tổ chức các cuộc họp với lãnh đạo thân Bắc Kinh là trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga và ông Vương Chí Dân (Wang Zhimin), chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Hồng Kông.
Sau chuyến tới Hồng Kông, ông Hàn cũng tới thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc và gặp ông Lưu Kết Nhất (Liu Yieyi), người đứng đầu Văn phòng Quan hệ Đài Loan, một cơ quan thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Vài ngày sau cuộc gặp gỡ, tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), tờ báo thuộc sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc đã đăng một bài viết ca ngợi những nỗ lực “thúc đẩy mối quan hệ qua eo biển” của ông Hàn.
Theo The Epoch Times
Băng Thanh dịch và biên tập
Cựu Đại sứ Mỹ: TQ mượn bất ổn tại Mỹ
‘để củng cố chế độ độc tài với dân’
Trong cuộc trả lời phỏng vấn một đài phát thanh của Mỹ hôm thứ Năm (4/6), cựu Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Bill Hagerty đã nhấn mạnh rằng những hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông và các cuộc biểu tình bùng phát tại Mỹ sau cái chết của George Floyd là những chuyện hoàn toàn khác nhau. Chế đệ Trung Quốc đã đang lợi dụng chuyện bất ổn tại Mỹ để củng cố ‘chế độ độc tài toàn trị với dân’.
Theo nhiều báo cáo gần đây, chính quyền cộng sản Trung Quốc và các đồng minh của họ đang sử dụng tình hình bất ổn dân sự liên quan tới cái chết của George Floyd để lên án Mỹ dùng “tiêu chuẩn kép” khi đánh giá về biểu tình tại Mỹ và cách Trung Quốc trấn áp Hồng Kông.
Trao đổi trên đài phát thanh, cựu Đại sứ Bill Hagert cho hay: “Tôi muốn bạn hiểu hoàn toàn rõ ràng thế này: Trung Quốc là địch thủ của chúng ta. Và khi địch thủ nhìn thấy nước Mỹ đang trong cảnh rối loạn, tôi nghĩ họ cảm thấy điều đó là tốt cho họ. Bạn nhìn thấy những gì Trung Quốc đã đang làm với Hồng Kông. Bất ổn ở đó là những người dân Hồng Kông thực sự đang cố gắng phản kháng. Trung Quốc đã không giữ lời hứa chủ yếu về duy trì một hệ thống tách biệt. Họ đã nuốt lời. Họ đang dùng quyền lực áp đặt luật an ninh lên người dân Hồng Kông, và họ đang tước đoạt nền dân chủ và tự do của người dân. Đó là những thứ mà người dân đang phản kháng tại Hồng Kông”.
“Điều tôi muốn nói là ở đây [nước Mỹ], có không gian cho các cuộc biểu tình hợp pháp, nhưng nó đã bị thâm nhập. Nó đã bị những kẻ tội phạm thâm nhập. Nó đã bị các nhóm như Antifa thâm nhập. Chúng đã đánh cắp di sản của những người nghèo như George Floyd, những người đã phải chịu đựng khổ đau suốt thời gian này. Chúng ta muốn thấy công lý được thực thi cho ông ta và chắc chắn muốn lắng nghe những tiếng nói của những người cần được lắng nghe ở đây – nhưng phải theo cách hợp pháp, theo cách tuân thủ Hiến pháp, chứ không phải là bạo lực do kích động xảy ra khắp cả nước. Chúng đang làm cho các cuộc biểu tình tạo ra hỗn loạn”, ông Bill Hagert nói thêm.
Đại sứ Bill Hagert nói rằng chế độ Trung Quốc cộng sản rõ ràng đang sử dụng hình ảnh tiêu cực của các cuộc biểu tình tại Mỹ để giành lấy lợi ích chính trị nội bộ.
“Nó [biểu tình tại Mỹ] giúp chính quyền Trung Quốc cộng sản tiếp tục duy trì sự cai trị độc tài đối với người dân. Họ là nước có dân số lớn và chỉ một nhóm rất nhỏ là những người của Đảng Cộng sản, và họ kiểm soát người dân rất nghiêm ngặt… Họ cố gắng hết sức để lan truyền những thông điệp nhằm biến nước Mỹ thành xấu và nâng Trung Quốc lên vị thế tốt đẹp”, Đại sứ Bill Hagert nói.
Cựu Đại sứ tại Nhật nhấn mạnh rằng: “Trung Quốc là quốc gia ăn cướp nhất hành tinh này. Họ là những kẻ cướp về kinh tế. Họ là những kẻ cướp về quân sự. Và tôi nghĩ nhiều người bây giờ đã nhìn thấy những hành vi ngoại giao ăn cướp của họ. Ảnh hưởng mà họ có đối với WHO đã trở nên rất rất rõ ràng”.
Cựu Đại sứ Bill Hagert dự định sẽ ra tranh cử ghế thượng nghị sĩ tại bang Tennessee trong cuộc bầu cử vào đầu tháng Mười Một tới đây.
Đấu đá nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc
nổi lên bề mặt
Hương Thảo
Taiwan News hôm 8/6 đưa tin, hai nhân vật quyền lực nhất trong giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xuất hiện mâu thuẫn về cách thức phục hồi nền kinh tế ảm đạm hậu Covid-19, cho thấy sự rạn nứt trong nội bộ chính quyền nước này, theo Taiwan News.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hôm 28/5 đã đề xuất biện pháp “kinh tế vỉa hè” để vực dậy nền kinh tế đang bị tổn hại nặng nề do đại dịch và kích thích tiêu dùng trong nước. Chính sách này sẽ cho phép những người bán hàng rong trở lại hoạt động, vốn từng bị cấm đoán vào thời điểm trước đại dịch.
Tuy nhiên, chưa đầy một tuần sau, các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ và một số kênh truyền thông của chính phủ đã phát động một chiến dịch phản đối chính sách này do tiềm ẩn khả năng làm vấy bẩn hình ảnh của các thành phố.
Trong một bài bình luận hôm thứ Bảy (ngày 6/6), tờ Bắc Kinh Nhật Báo đã đả kích những người bán hàng rong vì bán hàng giả, gây ô nhiễm tiếng ồn, gây ách tắc giao thông, đồng thời tuyên bố sự trở lại của họ sẽ chỉ làm tổn hại nỗ lực cải thiện vệ sinh và thúc đẩy một xã hội văn minh.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng phát một bản tin bình luận trên trang web của họ hôm Chủ nhật (ngày 7/6), chỉ trích các thành phố lớn muốn theo đuổi mô hình kinh tế vỉa hè này.
Những người bán hàng rong không phải là tiên dược cho sự suy thoái kinh tế, và mù quáng áp dụng phương pháp này sẽ mang lại hậu quả khôn lường: nhiều năm nỗ lực ‘quản lý đô thị tinh tế’ sẽ đi xuống cống”, bài báo viết.
Động thái phản ứng dữ dội trong các phát ngôn của ĐCSTQ cho thấy những quan điểm trái ngược giữa thủ tướng Lý Khắc Cường và tổng bí thư Tập Cận Bình, làm dấy lên đồn đoán về khả năng đấu đá nội bộ đang diễn ra trong ĐCSTQ.
Ông Tập dường như khá phẫn nộ trước những phát biểu của ông Lý tại phiên họp thường niên của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc vào tháng trước, khi ông Lý cho biết Trung Quốc vẫn có đến 600 triệu người hiện có mức thu nhập hàng tháng chỉ ở mức 1.000 nhân dân tệ (141 USD), phản ánh cuộc đấu tranh chống đói nghèo vẫn còn dai dẳng ở Trung Quốc.
Các nhà phân tích trước đó chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần bày tỏ “bất mãn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt trong các kỳ họp “Lưỡng Hội” vừa qua của Trung Quốc.
Các mâu thuẫn nội bộ được hé lộ ra bên ngoài trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực tứ bề, cả trong lẫn ngoài nước, từ tình trạng suy thoái kinh tế do dịch COVID-19, sự bất mãn của người dân, các nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc, làn sóng yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra đại dịch toàn cầu, chưa kể là những quyết sách mới đây của Hoa Kỳ nhắm thẳng vào mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/khac/dau-da-noi-bo-gioi-lanh-dao-trung-quoc-noi-len-be-mat.html
‘Hác Hải Đông’ trở thành từ khóa ‘hot’
được người dân Trung Quốc tìm kiếm trên mạng
Vũ Dương
Tuyên bố thành lập “Nhà nước Liên Bang Trung Quốc Mới”, “Hác Hải Đông” trở thành từ khóa “hot” được người dân Trung Quốc được tìm kiếm trên mạng.
Cựu ngôi sao bóng đá Trung Quốc Hác Hải Đông đọc bản tuyên ngôn kiến lập “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” khiến cộng đồng mạng chấn động, các từ khóa như “Hác Hải Đông” và “Liên bang Trung Quốc Mới” trở thành cụm từ khóa “hot” được tìm kiếm rộng rãi trên mạng. Chỉ riêng lượng tìm kiếm trên Wechat liên quan đến từ khóa “Hác Hải Đông” đã tăng vọt 22 lần cùng ngày. Còn có cư dân mạng cho hay số lượt tìm kiếm “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” trên Google đã vượt quá hơn 1,1 tỷ lần.
Trong lễ tưởng niệm 31 năm sự kiện Lục Tứ, ông Quách Văn Quý, tỷ phú người Trung Quốc hiện đang sống lưu vong tại Mỹ đã phát sóng trực tiếp buổi lễ thành lập “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” trên Internet lúc 8:00 tối ngày 3/6 theo giờ Mỹ.
Tại Lễ tuyên ngôn, Steve Bannon, cựu Cố vấn chiến lược của Nhà Trắng, đã đọc Tuyên ngôn bằng tiếng Anh. Khi đọc tuyên ngôn phiên bản tiếng Trung, ông Hác Hải Đông đã liệt kê một loạt các tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ kể từ sau khi thành lập chính quyền, như: Phớt lờ nhân quyền, hủy hoại nhân tính, chà đạp dân chủ, vi phạm pháp luật, hủy bỏ hiệp ước, tắm máu Hồng Kông, giết hại người dân Tây Tạng, xuất khẩu tham nhũng và mang lại nguy hại cho toàn cầu. Rồi ông đọc bản tuyên ngôn thành lập Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới, đồng thời nói rõ cương lĩnh lập quốc.
Tuyên ngôn của ông Hác Hải Đông đã gây chấn động cả trong và ngoài nước Trung Quốc. Các hãng truyền thông lớn của nước ngoài như Reuters, New York Times, CNA, … đều cạnh tranh đưa tin. Twitter có tài khoản “Sự thật tài chính” cho hay, lượng tìm kiếm liên quan đến từ khóa “Hác Hải Đông” trên WeChat chỉ riêng trong ngày hôm đó (4/6) đã gần đạt mốc 9,87 triệu lần. So với con số 430.000 lần vào ngày 3/6 thì lượng tìm kiếm đã tăng 2195,34% chỉ trong một ngày. Còn có cư dân mạng phát hiện, số lượt tìm kiếm “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” trên Google đã vượt quá hơn 1,1 tỷ lần trong ngày hôm đó (4/6).
ĐCSTQ đã gấp rút cho phong tỏa tất cả tất cả thông tin từ khóa liên quan đến Hác Hải Đông cùng vợ ông là bà Diệp Chiêu Dĩnh. Tài khoản WeChat và Weibo của hai vợ chồng ông cũng đã bị chặn. Tin tức về Hác Hải Đông trên Sina Sports (một nền tảng truyền thông thể thao kỹ thuật số Trung Quốc) đã đóng chức năng bình luận. Weibo của con trai ông là Hác Nhuận Trạch, ban đầu có thể mở được, nhưng sau khi có một số lượng lớn bình luận như ‘thái tử điện hạ’, ‘thái tử liên bang’… thì phần bình luận cũng bị chặn.
Có nguồn tin cho hay, nhiều hãng truyền thông ở Trung Quốc đã nhận lệnh cấm đưa tin về Hác Hải Đông. Ba chữ Hác Hải Đông cũng đã trở thành từ khóa nhạy cảm trên mạng. Các kênh truyền thông của ĐCSTQ thậm chí không dám nhắc đến tên ông mà chỉ dám lấy chữ H, chữ cái Latinh đầu tiên trong họ của ông, để tiến hành công kích và đấu tố.
Sau khi Hác Hải Đông chuyển sang dùng Twitter, chỉ trong một đêm đã có 38.000 người theo dõi, ông tweet dòng cảm xúc rằng: “Do tài khoản trên Weibo đã bị chặn, sau này chỉ có thể dùng Twitter này để giao lưu cùng mọi người. Mong mọi người hãy ủng hộ tôi!”.
Không chỉ các từ khóa như “Hác Hải Đông” và “Liên bang Trung Quốc Mới” trở thành cụm từ khóa hot được tìm kiếm rộng rãi trên mạng, nhiều cư dân mạng bày tỏ rằng họ cũng đang chờ sẽ sớm ra mắt hộ chiếu “Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới”. Nhiều người nhận định rằng “Nếu Nhà nước Liên bang Trung Quốc Mới” được xã hội quốc tế công nhận, hộ chiếu này nhất định sẽ có giá trị hơn hộ chiếu của ĐCSTQ rất nhiều.
Ông Tào Trường Thanh (Cao Changqing), nhà phân tích bình luận thời sự chính trị có thâm niên hiện đang cư trú tại Mỹ đã tweet dòng trạng thái khâm phục hai vợ chồng ông Hác Hải Đông, với những thành tựu xuất sắc mà cả hai vợ chồng đạt được trong giới thể thao Trung Quốc, dù vậy cả hai lại có thể không màng đến lợi ích được mất của cá nhân, mà dũng cảm công khai tuyên chiến với cả một chế độ độc tài tà ác như vậy, cần phải có dũng khí rất lớn mới có thể làm được.
Ông Tào còn cho biết thêm: “ĐCSTQ ngay lập tức đã phong tỏa toàn bộ thông tin của hai vợ chồng họ, điều đó đủ để chứng minh rằng tín hiệu mà hai vợ chồng ông Hác Hải Đông mang đến cho người dân Trung Quốc có sức ảnh hưởng to lớn như thế nào”.
Theo Yang Ming, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Thời báo New York: Trung Quốc đe dọa
các doanh nghiệp và người lao động ở Hong Kong
để ‘lấy ủng hộ’
Bình luậnLê Minh
Bắc Kinh đang đe dọa và gây sức ép nhằm tăng cường sự ủng hộ đối với quan điểm ngày càng cứng rắn của mình tại thủ đô tài chính châu Á này, đe doạ vai trò trung tâm tài chính thương mại toàn cầu của nó…
Trung Quốc và các đồng minh đang sử dụng các mối đe dọa và áp lực để buộc doanh nghiệp Hong Kong phải ủng hộ Bắc Kinh với lập trường ngày càng cứng rắn đối với Hong Kong. Đại lục muốn các công ty phải bịt miệng hoặc đe dọa những người lao động lên tiếng phản đối Bắc Kinh.
Leung Chun-ying, cựu lãnh đạo hàng đầu của Hong Kong, vào thứ Sáu (29/5) đã kêu gọi tẩy chay HSBC, một ngân hàng từ Luân Đôn, vì họ đã không công khai ủng hộ việc Bắc Kinh ban hành luật an ninh quốc gia mới bao trùm lãnh thổ. “Cả Trung Quốc và Hong Kong đều không nợ HSBC bất cứ điều gì”, ông này đã viết trong một bài đăng trên Facebook. “Các hoạt động kinh doanh của HSBC tại Trung Quốc có thể được thay thế trong một đêm bởi các ngân hàng từ Trung Quốc và từ các quốc gia khác”.
Vài ngày trước đó, một công đoàn đại diện cho các nhân viên tài chính đã đệ đơn khiếu nại lên các cơ quan quản lý tài chính Hong Kong với cáo buộc rằng hai ngân hàng Trung Quốc đã gây áp lực cho nhân viên của họ ký một bản kiến nghị ủng hộ luật pháp ban hành bởi Bắc Kinh. “Hành vi của một người quản lý ép buộc nhân viên tham gia các khía cạnh chính trị có thể bị coi là lạm dụng”, tổ chức công đoàn đã viết trong thư gửi cho các quan chức địa phương.
Luật sư, nhân viên ngân hàng, giáo sư và các chuyên gia khác được phỏng vấn bởi The New York Times đã mô tả một văn hóa sợ hãi ngày càng gia tăng trong các văn phòng trên toàn thành phố. Các nhân viên
phải đối mặt với áp lực phải hỗ trợ các ứng cử viên thân Bắc Kinh trong các cuộc bầu cử địa phương và buộc phải nói những điều phù hợp với quan điểm của chính phủ Trung Quốc. Những người dám lên tiếng có thể bị trừng phạt hoặc thậm chí bị buộc thôi việc.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đang đụng độ về tương lai của Hong Kong, và các doanh nghiệp toàn cầu bị kẹt ở giữa. Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (29/5) cho biết ông sẽ bắt đầu thu hồi các đặc quyền thương mại và tài chính đặc biệt mà Hoa Kỳ dành cho Hong Kong, sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thông qua kế hoạch ban hành luật an ninh quốc gia, điều mà các nhà phê bình lo ngại rằng sẽ làm hạn chế hệ thống tư pháp và dân sự độc lập của thành phố tự do này.
Hong Kong là một trung tâm tài chính toàn cầu thịnh vượng, bắt nguồn từ vị thế là cầu nối giữa tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Bây giờ sự cân bằng đó đang ngày càng bấp bênh.
Các cuộc biểu tình đã nổ ra vào năm ngoái sau khi chính quyền thân Bắc Kinh tại Hong Kong cố gắng gia tăng quyền lực cho chính quyền Trung Quốc đối với các vấn đề của thành phố. Trong khi gây áp lực cho doanh nghiệp phải đứng về phía mình, Trung Quốc đã sử dụng quyền tiếp cận vào thị trường đại lục rộng lớn như một miếng mồi để thúc đẩy đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Hong Kong.
Ông Jason Ng, cựu luật sư của một ngân hàng Pháp cho biết: “Chúng tôi đã thấy một sự suy giảm nhanh chóng trong quyền tự do ngôn luận ở Hong Kong kể từ khi các cuộc biểu tình chống chính phủ bắt đầu”.
Cathay Pacific, hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong, đã thu hút sự chú ý vào cuối năm ngoái khi họ sa thải nhân viên vì bày tỏ quan điểm khiến chính quyền Trung Quốc tức giận. Bốn trong số các công ty kế toán lớn nhất thế giới đã lên án các cuộc biểu tình ở Hong Kong, và tìm cách “tách biệt” họ với các nhân viên đã ủng hộ người biểu tình.
Ông Ng đã bị người chủ cũ của mình trừng phạt vì đã viết quan điểm chính trị của mình trên trang Facebook cá nhân, sử dụng cụm từ “khỉ nhìn thấy, khỉ làm theo” (cụm từ chỉ sự bắt chước không phân biệt tốt xấu) để phàn nàn về những người biểu tình thân Trung Quốc. Sau đó, các bình luận đã bị gỡ xuống, và bị chỉ trích nặng nề trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và trên mạng Trung Quốc. BNP đã xin lỗi và cam kết sẽ hành động ngay lập tức. Ông Ng sau đó đã rời ngân hàng.
“Hiện tại, môi trường này rất khủng khiếp”, ông Ng cho biết. Ông cũng là đồng tác giả một cuốn sách về cuộc đàn áp ở Hong Kong mang tên “Ngôn luận không tự do”. “Toàn bộ ngành ngân hàng, ít nhất là các ngân hàng do Trung Quốc tài trợ, họ phải đối mặt với khá nhiều áp lực từ Trung Quốc”.
Áp lực tương tự cũng đã xảy ra với ông Ka-chung Law, một nhà kinh tế học cao cấp tại Bank of Communications, một ngân hàng Trung Quốc được nhà nước hậu thuẫn. Trong hai thập kỷ, ông Law cho biết ông không bao giờ cảm thấy bất kỳ chủ đề nào là vượt quá giới hạn.
Mùa hè năm ngoái, khi bạo lực bùng phát, ông Law được khuyên không nên nói về tác động của sự hỗn loạn chính trị đối với nền kinh tế địa phương. Đó là một đề xuất khó chịu. Rõ ràng ông có thể thấy nó có tác động lớn như thế nào đối với nền kinh tế địa phương.
Sau đó, vào đầu tháng 10, ông Law cho biết, ông đã gửi email cho nhóm của mình một bài báo chỉ trích Trung Quốc và thảo luận về những cách thức mà Hoa Kỳ có thể sử dụng để trừng phạt Bắc Kinh về mặt kinh tế. Ông chủ của ông đã gọi ông vào thương lượng.
Ngân hàng nơi ông làm từ chối không liên quan đến bài báo. Bài đó lại phát xuất từ email công việc của ông, do đó liên quan đến ngân hàng. Ông cho biết: “Ngày hôm đó tôi được bảo rằng, ‘Đây là quan điểm của ông’. Mặc dù tôi không phải là tác giả của bài báo, nhưng tôi không muốn tranh luận’.
Ông Law cho biết ông đã bị yêu cầu từ chức. Và ông đã làm vậy. Ông nói: “Tôi không muốn ở trong môi trường loại này. Và tôi không nghĩ rằng tôi xứng đáng ở lại vị trí đó nếu tôi im miệng”. Ngân hàng đã từ chối bình luận.
Bắc Kinh dùng mọi thủ đoạn để ngăn cấm các quan điểm trái chiều với mình; vừa công khai, vừa ngấm ngầm đe dọa.
Ông Gios Choong làm việc cho một công ty thân Trung Quốc chuyên thực hiện kiểm tra việc kiểm dịch và kiểm tra kiểm soát chất lượng tại biên giới Hong Kong. Khi ông mới bắt đầu công việc này hơn hai thập kỷ trước, hầu hết các đồng nghiệp của ông là người Hong Kong, và bầu không khí cởi mở hơn, ông nói. Nhưng trong những năm gần đây, sự phẫn nộ đã tăng lên khi các nhân viên Hong Kong được thay thế bằng người đại lục.
Những ngày này, khi cuộc trò chuyện tại nơi làm việc chuyển sang chủ đề về các cuộc biểu tình, các nhà quản lý gán cho họ là bạo loạn. Ông Choong, người ủng hộ các cuộc biểu tình vì dân chủ, cho biết ông cảm thấy bị xa lánh.
“Ông chủ nói với tôi, ‘Tại sao họ lại ra ngoài?’” khi đề cập tới người biểu tình. “‘Bạn sống phụ thuộc Trung Quốc. Thức ăn của bạn là từ Trung Quốc. Nước đến từ Trung Quốc. Vậy thì tại sao?'”
Vào thứ Sáu trước khi Hong Kong tổ chức cuộc bầu cử hội đồng quận vào tháng 11, người quản lý của ông Choong, đã tiếp cận ông với một yêu cầu. Bầu chọn cho số 2, ông được yêu cầu làm vậy. Đó là con số của ứng cử viên thân Bắc Kinh trong quận của ông. Thay vào đó, ông đã bỏ phiếu cho ứng cử viên dân chủ. Nhóm dân chủ đã thắng áp đảo cuộc bầu cử.
Càng ngày, các công ty đa quốc gia càng thấy mình là mục tiêu kiểm duyệt của Bắc Kinh. Bóng rổ Mỹ N.B.A. đã bị đẩy vào tầm ngắm khắc nghiệt vào năm ngoái sau khi tổng giám đốc của Houston Rockets viết một thông điệp trên Twitter để ủng hộ người biểu tình Hong Kong. Truyền thông nhà nước đã hành động nhanh chóng để trả đũa, hủy bỏ việc phát sóng các trận đấu đầu mùa.
Các hãng thời trang Coach, Givenchy và Versace cũng đã buộc phải xin lỗi vì bán quần áo với thiết kế cho thấy Hong Kong tách biệt với Trung Quốc.
Ming-tak Ng, một giáo sư tại Đại học Baptist Hong Kong, đã được yêu cầu ngừng giảng dạy tại các cơ sở của Trung Quốc. Ông đã chứng kiến tận mắt cơn thịnh nộ của những công dân Trung Quốc bình thường.
Cho đến tháng 8, ông dành nhiều ngày cuối tuần cho việc giảng dạy sinh viên M.B.A. bán thời gian ở đại lục. Sau đó, ông xuất hiện trên ảnh trong một cuộc biểu tình với Jimmy Lai, chủ sở hữu của một tập đoàn truyền thông chuyên chỉ trích Trung Quốc.
Khi các sinh viên của ông nhìn thấy nó, họ đã viết thư cho các quan chức đại học để phàn nàn về sự tham gia của ông Ng, một lá thư đưa ra yêu cầu rằng trường đại học cần phải xóa “mọi thông tin về ông Ng trong quá trình học của chúng tôi và trong luận văn tốt nghiệp của chúng tôi”, và đe dọa sẽ tẩy chay các sự kiện trong đó ông Ng có mặt.
Sau khi thảo luận về tình hình với trường đại học, ông Ng đã đồng ý ngừng giảng dạy tại các cơ sở đào tạo của Trung Quốc. Ông nói: “Tôi không phàn nàn về họ. Tại Trung Quốc, mọi người đều bị hệ thống kiểm soát chặt chẽ. Tôi đánh giá cao rằng họ đã làm điều này để bảo vệ chính mình về mặt chính trị”.
Christina Wu, phát ngôn viên của trường đại học, xác nhận việc ông Ng thay đổi lịch trình nhưng cho biết “việc này được thực hiện hoàn toàn dựa trên những cân nhắc về học thuật”. Cô cho biết trường đại học không xóa bất kỳ thông tin nào về ông Ng.
Tuần này, khi Bắc Kinh thúc đẩy các kế hoạch thực thi luật an ninh quốc gia của mình tại Hong Kong, các nhóm thân Bắc Kinh đã đi khắp thành phố để tìm kiếm sự hỗ trợ. Theo một số công nhân địa phương, ông chủ của họ đã hỗ trợ trong nỗ lực này.
Theo đơn khiếu nại của Công đoàn Nhân viên Công nghiệp Tài chính Hong Kong, các nhà quản lý tại Chiyu Banking Corporation, một ngân hàng địa phương thuộc sở hữu của Ngân hàng Quốc tế Hạ Môn, đã gửi một tin nhắn WhatsApp cho các nhân viên yêu cầu họ ký đơn thỉnh nguyện. Đơn khiếu nại cho biết, một khi họ đã làm như vậy, họ được yêu cầu chụp màn hình chữ ký của họ và chia sẻ nó.
Công đoàn cho biết hướng dẫn tương tự đã được gửi đến các nhân viên tại Ngân hàng Wing Lung. Ka-wing Kwok, chủ tịch công đoàn nói rằng nhân viên tại các ngân hàng khác cho biết họ đã nhận được tin nhắn tương tự, nhưng công đoàn không thể xác minh việc này.
Ngân hàng Chiyu và ngân hàng Wing Lung đã không trả lời yêu cầu bình luận. Cơ quan quản lý Hong Kong từ chối bình luận.
“Hành vi như vậy khiến cho các nhân viên cảm thấy ớn lạnh”, liên đoàn đã viết như vậy trong thư gửi chính quyền Hong Kong.
“Nhân viên của công ty không thể không lo lắng rằng nếu họ không tuân theo chỉ dẫn của cấp trên, họ có thể bị công ty loại ra hoặc đánh giá hiệu quả công việc cá nhân của họ sẽ bị ảnh hưởng trong tương lai”.
Lê Minh
Theo The New York Times
Tan vỡ giấc mộng ‘át chủ bài’ HiSilicon của Huawei?
Bình luậnTâm Minh
Lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Huawei Technologies đang nhắm thẳng vào công ty thiết kế chip HiSilicon của hãng này, động thái này có thể buộc HiSilicon phải giảm mạnh hoặc thậm chí từ bỏ một trong những mảng kinh doanh triển vọng nhất của họ. Các phân tích cho thấy Mỹ mới là gã khổng lồ về công nghệ khi nắm “hệ sinh thái công nghệ” với bản quyền về phần mềm và thiết bị sản xuất chip toàn cầu…
Ngày 15 tháng 5, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ mở rộng một quyết định trước đó mà đã cắt đứt Huawei khỏi các nhà cung cấp tại Mỹ trừ khi họ được Washington cho phép. Quy tắc này không chỉ áp dụng cho các nhà cung cấp của Huawei và các đối tác kinh doanh khác của Huawei mà còn cho bất kỳ đối tác sản xuất chip nước ngoài nào của Huawei có dây chuyền sản xuất kết hợp với thiết bị do Mỹ sản xuất.
Quyết định mới bao gồm thời gian ân hạn 120 ngày, trong đó chip từ các đơn đặt hàng được đặt trước ngày 15 tháng 5 vẫn có thể được chuyển đến Huawei trước khi kết thúc thời hạn. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán cơ hội đạt được thỏa thuận với Washington của Huawei là thấp.
Mặc dù Washington không cung cấp thêm thông tin cụ thể, các luật sư trong ngành tin rằng động thái này đặc biệt nhắm đến các nhà sản xuất chip – còn được gọi là xưởng đúc – chẳng hạn như Công ty sản xuất bán dẫn Đài Loan (TSMC ), công ty làm các chip vi mạch do Huawei thiết kế.
Hầu hết các chip của Huawei đều được dùng cho các sản phẩm của riêng tập đoàn này, như điện thoại thông minh và thiết bị viễn thông. Nhưng một số người đã nói rằng các con chip có thể trở thành một lĩnh vực kinh doanh mới.
Các nhà phân tích cho biết, để bảo vệ khỏi phán quyết gần đây nhất của Mỹ, Huawei vẫn có thể mua các chip tương tự từ các nhà thiết kế bên thứ ba không phải của Mỹ như MediaTek của Đài Loan , mặc dù điều đó có thể làm giảm chất lượng của các trạm gốc 5G, điện thoại thông minh và các thiết bị khác. Tuy nhiên, HiSilicon – con át chủ bài của Huawei trong cuộc đua công nghệ – đã bị vô hiệu hóa bởi lệnh trừng phạt sẽ là tổn thất khó lường cho sự sinh tồn của Huawei bởi hãng này đã đạt được các bước tiến đáng kể về công nghệ chip, không dễ dàng thay thế bởi một bên thứ ba.
Sự nhạy bén về lĩnh vực chip
Ban đầu Huawei dựa vào chip của bên thứ ba để tăng sức mạnh cho hầu hết các dịch vụ cốt lõi của thiết bị 5G và điện thoại thông minh, nhưng tập đoàn cũng đã dần dần xây dựng một nhóm để thiết kế chip, mục đích là để sử dụng nội bộ. Nhóm nghiên cứu tại HiSilicon hiện có hơn 7.000 nhân viên trên khắp thế giới, bao gồm Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và châu Âu, theo trang web của công ty.
Trung Quốc đã đạt được bước tiến ổn định trong nhiều năm qua về thiết kế chip – còn gọi là mạch tích hợp – HiSilicon là một trong những nhà sản xuất hàng đầu, Jeff Pu, nhà phân tích công nghệ tại công ty Chứng khoán GF có trụ sở tại Đài Loan nhận định. Các chip điện thoại thông minh dòng Kirin của Huawei hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm đến từ các đối thủ như gã khổng lồ chip Qualcomm ở nhiều khía cạnh khác nhau như kết nối, ông Pu nói.
Khi Washington đưa Huawei vào danh sách đen năm ngoái, không cho Huawei mua chip do Mỹ sản xuất từ Qualcomm, Huawei đã bắt đầu tìm nguồn cung ứng chip nhiều hơn từ HiSilicon, nhờ đó doanh số của HiSilicon tăng vọt.
Doanh số toàn cầu của HiSilicon đã tăng 54% lên 2,67 tỷ USD trong quý đầu tiên của năm nay, với 90% đến từ Huawei, theo báo cáo của IC Insights. Để so sánh, tổng doanh thu của Huawei chỉ tăng chậm hơn 19% lên 858,8 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD) cho cả năm ngoái. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của HiSilicon đã giúp hãng trở thành nhà sản xuất chip đầu tiên của Trung Quốc đại lục lọt vào top 10 thế giới về doanh số, đứng sau các công ty từ các cường quốc truyền thống như Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Giống như nhiều nhà thiết kế chip khác, HiSilicon tìm kiếm thuê sản xuất các con chip do họ thiết kế, họ ký hợp đồng với các nhà sản xuất chip khác. TSMC, công ty sản xuất chip tiên tiến nhất và lớn nhất thế giới cũng đồng thời là đối tác sản xuất lớn nhất của HiSilicon.
Nhưng chính sách mới nhất của chính phủ Mỹ đã chỉ ra mô hình sản xuất này có vấn đề vì TSMC hiện có khả năng bị cấm làm việc với HiSilicon khi không có giấy phép của chính phủ Mỹ.
“HiSilicon về cơ bản sẽ ngừng hoạt động nếu mất quyền truy cập vào tất cả các bộ phận sử dụng thiết bị của Mỹ hoặc nếu nó không thể sử dụng các công cụ phần mềm mới nhất từ Mỹ”, Stewart Randall, nhà phân tích chip tại Intralink, công ty tư vấn có trụ sở tại Thượng Hải, nói. Các công ty Mỹ hiện đang thống trị các ngành công nghiệp về các thiết bị và phần mềm tiên tiến được sử dụng để chế tạo vi mạch.
Giải cứu?
Do sự trừng phạt siết chặt hơn từ Mỹ, Huawei đã chuyển một số đơn đặt hàng chip của mình từ TSMC sang SMIC có trụ sở tại đại lục.
Nhưng SMIC có thể không phải là đối tác đáng tin cậy vì nó cũng phụ thuộc vào thiết bị và phần mềm sản xuất chip do Mỹ sản xuất, các nhà quan sát chỉ ra. Nhiều người đang suy đoán về việc SMIC sẽ tôn trọng các quy tắc của Mỹ hay mạo hiểm với cơn thịnh nộ của Washington nếu muốn hỗ trợ một tập đoàn nhiều tai tiếng như Huawei.
Nếu phải mạo hiểm, SMIC có thể gặp khó khăn trong việc tìm nhà cung cấp mới ở Trung Quốc. Mặc dù Trung quốc đã đạt được tiến bộ trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao, nhưng vẫn còn hạn chế về khả năng sản xuất các thiết bị và vật liệu sản xuất tiên tiến, Chris Yim, nhà phân tích công nghệ tại BOCOM International cho biết.
Ngay cả khi SMIC sẵn sàng chấp nhận rủi ro, nó có thể không giúp được Huawei. Công nghệ của nhà sản xuất chip này vẫn còn thua xa TSMC, Szeho Ng, một nhà phân tích chip tại China Renaissance cho biết. TSMC đã tham gia vào việc sản xuất chip 5 nanomet, trong khi SMIC vẫn ở mức 14 nanomet, ông nói thêm, đề cập đến khả năng của một nhà sản xuất chip để sản xuất chip tiên tiến hơn bằng cách làm cho các mạch nhỏ hơn.
SMIC đang cố gắng cải thiện khả năng của mình bằng cách nâng cấp thiết bị, và đầu tháng này tuyên bố đã bảo đảm hơn 2 tỷ USD đầu tư mới từ hai quỹ chip của Trung Quốc. Nhưng công nghệ 14 nanomet của nó sẽ không thể tạo ra những con chip mà HiSilicon sẽ cần cho điện thoại 5G của Huawei được thiết lập để đưa vào sản xuất hàng loạt trong tương lai gần, ông Pu của Chứng khoán GF cho biết.
Nhà cung cấp bên thứ ba?
Nếu mất quyền tiếp cận TSMC và SMIC, Huawei vẫn có thể mua chip không được làm riêng cho công ty từ các nhà cung cấp bên thứ ba khác, luật sư kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nói với Caixin.
Huawei đã đàm phán với các công ty như vậy, bao gồm MediaTek của Đài Loan và UNISOC của đại lục, như là lựa chọn thay thế để duy trì hoạt động kinh doanh điện tử tiêu dùng của họ nếu HiSilicon không còn có thể tự sản xuất chip, Nikkei Asian Review đã đưa tin vào đầu tháng này, trích dẫn những nguồn không nêu tên.
Việc mua các chip không tùy chỉnh như vậy sẽ kiểm tra khả năng của Huawei để tích hợp chúng vào các sản phẩm của họ và cũng có thể làm giảm hiệu suất của chúng, ông Pu cho biết.
Các chính sách của Mỹ cũng có thể tăng áp lực đối với Huawei từ bất kỳ nơi nào khác, vì Washington đang thúc đẩy các đồng minh của mình thực hiện các động thái tương tự. Chính phủ Anh đã đưa ra một đánh giá về Huawei để đánh giá lại vị thế của Anh đối với công ty Trung Quốc này, và các quan chức Anh đã được yêu cầu phác thảo kế hoạch giảm sự tham gia của Huawei vào 5G về không vào năm 2023, Bloomberg đưa tin.
“Bạn sẽ thấy nhiều chính phủ nước ngoài công bố những động thái như vậy trong tương lai,” ông Pu nói.
Tâm Minh
Theo Caixin Global
https://www.ntdvn.com/kinh-te/tan-vo-giac-mong-at-chu-bai-hisilicon-cua-huawei-43627.html
ĐCS Trung Quốc ban hành ‘bạch thư’ chống dịch,
tự nhận mình công khai minh bạch, từ chối bồi thường
Bình luậnMinh Thanh
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu thông tin khiến dịch bệnh lây lan khắp toàn cầu, nhiều chính phủ và các đoàn thể người dân đã kiện ĐCSTQ, yêu cầu bồi thường. Ngày 7/6, chính phủ nhà nước Trung Quốc đã ban hành ‘bạch thư’ về chống dịch, tự gọi mình là “công khai, minh bạch và có trách nhiệm”, không chấp nhận bất kỳ hành vi “lạm dụng tố cáo” và yêu cầu bồi thường nào.
Ngày 7/6, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện của ĐCSTQ đã ban hành ‘bạch thư’ về “Hành động của Trung Quốc chống lại dịch viêm phổi Vũ Hán”, đồng thời vào lúc 10h sáng cùng ngày đã tổ chức một cuộc họp báo.
‘Bạch thư’ này tuyên bố: “Trung Quốc vốn tuân theo pháp luật, đã công khai, minh bạch và có trách nhiệm, từ đầu đã thông báo ngay cho cộng đồng quốc tế về tình hình dịch bệnh, chia sẻ hết các kinh nghiệm phòng ngừa, kiểm soát và điều trị dịch bệnh với tất cả các bên mà không giấu gì”, đồng thời tuyên bố “không chấp nhận bất kỳ việc ‘lạm dụng tố cáo’ và yêu cầu bồi thường nào”.
Tuy nhiên, theo tin của AP vào ngày 2/6, trong dịch bệnh lần này, ngay cả các quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người luôn đứng về phía ĐCSTQ cũng đã phàn nàn việc ĐCSTQ che giấu thông tin về dịch bệnh.
Bài báo cho biết, gần đây AP đã có được tài liệu một cuộc họp nội bộ của WHO, cho thấy đại diện của WHO tại Trung Quốc – ông Gauden Galea, trong một cuộc họp nội bộ nói rằng chính phủ Trung Quốc chỉ cung cấp thông tin cho WHO 15 phút trước khi công bố trên CCTV. Bà Maria D. Van Kerkhove, một nhà dịch tễ học khác, đã phàn nàn tại cuộc họp rằng: “Hiện giờ, chúng tôi chỉ nhận được một lượng thông tin rất ít, dựa trên dữ liệu có trong tay này, căn bản là không đủ để đưa ra một kế hoạch phù hợp”.
Bài báo cũng tiết lộ rằng tại cuộc họp vào tuần thứ hai của tháng 1 năm nay, Giám đốc về các vấn đề khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan đã đề xuất “thay đổi cách làm” để gây áp lực mạnh hơn đối với Trung Quốc. Ông lo lắng kịch bản tái phát dịch SARS năm 2002 lặp lại, khi lúc đầu các quan chức của ĐCSTQ cũng che giấu thông tin dịch bệnh.
Nhưng cuối cùng, WHO đã chọn cách tiếp tục làm hài lòng ĐCSTQ. Theo số liệu nội bộ của AP, các quan chức WHO đã công khai tán dương ĐCSTQ vì họ muốn xoa dịu chính phủ này để họ cung cấp thêm thông tin. Nhan Duy Định (Yan Weiting), trợ lý giáo sư tại Viện Franklin và Đại học Marshall ở Hoa Kỳ, nhận định rằng tuyên bố này của các quan chức WHO có thể là muốn và cắt đứt sự liên hệ với Tổng giám đốc WHO Tedros và ĐCSTQ trong khi bắt đầu triển khai điều tra độc lập của WHO.
Trước đó, đài RFI đã trích dẫn một bài báo từ tạp chí Le Point của Pháp được xuất bản vào ngày 22/5, chỉ ra một số điểm chính về việc ĐCSTQ chậm trễ trong dịch bệnh.
Bài báo trích dẫn báo cáo của Cục Thông tin Quốc hội Hoa Kỳ, rằng ngay cả từ ngày 26/12/2019, kết luận từ báo cáo của bác sĩ và phòng thí nghiệm đã nhận định về một loại virus Corona mới, Bộ y tế Trung Quốc (ĐCSTQ) vẫn nỗ lực hết mức hạn chế và trì hoãn việc cung cấp thông tin cho công chúng và WHO.
Bài báo cũng tiết lộ rằng bác sĩ Trương Kế Tiên (Zhang Jixian), trưởng khoa Chăm sóc đặc biệt và hô hấp của Bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, đã thừa nhận tiếp nhận một cặp vợ chồng già bị khó thở vào tháng 12 năm 2019. Chụp CT ngực cho thấy cả hai đều có triệu chứng viêm phổi do virus Corona, vì vậy họ đã yêu cầu con trai của cặp vợ chồng già đến bệnh viện chụp CT ngực. Kết quả cho thấy mặc dù người con trai này không có triệu chứng nhưng phổi của ông bị nhiễm bệnh nghiêm trọng. Bác sĩ Trương kết luận rằng ba người trong một gia đình rất ít có khả năng mắc cùng một bệnh cùng một lúc, trừ khi đó là một bệnh truyền nhiễm.
Cùng ngày hôm đó, bác sĩ Trương đã báo cáo tình huống này cho lãnh đạo, và sau đó báo cáo của bà ngay lập tức được chuyển đến Trung tâm phòng chống dịch bệnh quận Giang Hán. Nhưng báo cáo nộp vào ngày 27/12 đã không được công khai. Theo bác sĩ Trương, rõ ràng hai trường hợp quan trọng do bà chẩn đoán, vốn có thể khiến Bộ y tế Trung Quốc phải thông báo ngay cho công chúng và WHO: một mặt, đó là bệnh truyền nhiễm, và mặt khác, có những bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có khả năng gây lây truyền.
Tổ chức phi chính phủ “Các sáng kiến về quyền lực công dân cho Trung Quốc” có trụ sở tại Washington D.C. đã hoàn thành báo cáo 100.000 từ trong vài tháng, tập trung vào hai tháng đầu bùng phát dịch. Báo cáo này thông qua việc tổng hợp, so sánh và phân tích từ các kênh truyền thông và mạng xã hội chính thức của Trung Quốc, truyền thông nước ngoài và thông tin công khai của WHO, cố gắng khôi phục một cách khách quan những điểm mấu chốt trong ứng phó của ĐCSTQ.
Ông Dương Kiến Lợi (Yang Jianli), người sáng lập tổ chức và là tác giả chính của báo cáo cho biết: “Đưa những mảnh ghép phân tán dựng nên một bức tranh hoàn chỉnh, cho thấy một sự thực là chính phủ Trung Quốc và Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm chính cho thảm họa thế giới này”.
Minh Thanh
Theo SOH
TQ muốn đàm phán về vấn đề Biển Đông,
Indonesia thẳng thừng từ chối
Đai diện Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, Jakarta sẽ không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào với Trung Quốc về phân định ranh giới trên Biển Đông.
Ngày 5/6, trước lời đề nghị đàm phán từ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, Chính phủ Indonesia thẳng thừng từ chối và giữ nguyên quan điểm của nước này khi bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đáp trả việc Indonesia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc ngày 26/5 bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 2/6, chính phủ Trung Quốc cũng đã gửi một công hàm tới Tổng thư ký Liên quợp Quốc Antonio Guterres để bác bỏ nội dung công hàm trên của Indonesia.
Theo đó, chính phủ Trung Quốc thừa nhận, Indonesia và Trung Quốc không có tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên hai nước này có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở một vài khu vực trên Biển Đông.
Phía Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng giải quyết các yêu sách chủ quyền chồng chéo thông qua đàm phán với Indonesia. Trung Quốc muốn hợp tác với Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Trước lời đề nghị đàm phán của Trung Quốc, ông Damos Agusman, Tổng vụ trưởng Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao Indonesia cho rằng, “dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, nên không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào về phân định ranh giới trên biển”.
Ông Agusman cũng nhấn mạnh, trong tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại giao Indonesia vào đầu tháng 1 năm 2020, Indonesia đã khẳng định không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Indonesia cũng đã bác bỏ thuật ngữ về “vùng biển liên quan” của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Indonesia khẳng định, các yêu sách của nước này đối với Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia với lý do ngư dân Trung Quốc hoạt động lâu nay ở các vùng biển này là “đơn phương, không có cơ sở pháp lý và chưa bao giờ được Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 công nhận”.
Cũng trong cuộc họp báo tại Jakarta ngày hôm qua, Ngoại trưởng Indonesia, bà Retno Marsudi tái khẳng định quan điểm nhất quán của Indonesia về vấn đề Biển Đông và với các yêu sách của Trung Quốc có thể ảnh hưởng tới Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này.
Indonesia nhấn mạnh, nước này tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Công ước đã có 168 quốc gia thành viên đã tham gia, bao gồm cả Trung Quốc.
Trung Quốc muốn đàm phán về vấn đề Biển Đông, Indonesia thẳng thừng từ chối – 2
Trong khi đó, nhà nghiên cứu luật biển quốc tế từ Đại học Gajah Mada Indonesia, ông I Made Andi Arsana cho rằng, lời kêu gọi đàm phán của Trung Quốc là phi logic.
Theo ông, những tuyên bố của Indonesia là dựa trên luật pháp quốc tế, trong khi những tuyên bố của Trung Quốc là dựa trên cơ sở của chính họ đề ra. Do vậy, việc Indonesia tiếp tục bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông là chính xác.
Đồng ý kiến với ông I Made, chuyên gia quan hệ quốc tế của Đại học Indonesia, ông Hikmahanto Juwana cũng cho rằng, sự phản kháng của Trung Quốc là có thể dự đoán được vì Trung Quốc chưa bao giờ công nhận phán quyết của Tòa trọng tài và Indonesia không có lí do gì để phải đàm phán với Trung Quốc.
Trước đó, ngày 26/5, nối tiếp các bước đi ngoại giao gần đây của các quốc gia thành viên ASEAN, liên quan đến việc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, Indonesia đã gửi một công hàm lên Liên hợp quốc, nêu rõ sự ủng hộ của chính phủ nước này đối với phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài thường trực ở La-Hay, khi tòa án đứng về phía Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc.
Công hàm tái khẳng định “yêu sách của Trung Quốc về “đường 9 đoạn” là thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982”.
Nếu có chiến tranh,
TQ có thể nhắm vào lực lượng nào của Mỹ đầu tiên?
Đô đốc Trung Quốc được cho là đã tiết lộ về những mục tiêu của Mỹ mà quân đội nước này có thể nhắm tới trước nếu hai bên xảy ra xung đột.
Lâu nay, tàu chiến Mỹ nhiều lần thực hiện hoạt động tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông nhằm thách thức những yêu sách biển quá đáng của Trung Quốc và tham gia tập trận để thắt chặt quan hệ với các đồng minh ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, trong một cuộc xung đột tiềm tàng với Trung Quốc, chiến hạm Mỹ không phải là mục tiêu duy nhất, thậm chí cũng chẳng phải là mục tiêu chính vì Bắc Kinh sẽ tìm cách loại bỏ hệ thống hỗ trợ hậu cần mà quân đội Mỹ dựa vào, theo đô đốc hải quân Mỹ về hưu Gary Roughhead.
“Chúng ta phớt lờ hậu cần, và hậu cần đã giúp nước Mỹ giành chiến thắng trong nhiều cuộc chiến”, ông Roughead, từng nắm giữ vị trí tham mưu trưởng hải quân Mỹ trong giai đoạn 2007-2011, phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ hạ viện Mỹ hôm 5.6, theo báo Business Insider.
Nếu có chiến tranh, Trung Quốc có thể nhắm vào lực lượng nào của Mỹ đầu tiên? – ảnh 1
Xe tấn công đổ bộ của lính thủy đánh bộ rời khỏi tàu hải quân USNS 1st Lt Baldomero Lopez
Hải quân Mỹ
“Tôi chia sẻ một cuộc trao đổi mà tôi đã có được với đô đốc Trung Quốc trong thời kỳ tôi còn làm nhiệm vụ. Ông ấy nói rất rõ với tôi rằng các tàu hậu cần của chúng ta là mục tiêu chính vì nếu ông ấy có thể loại bỏ được hế thống hậu cần, ông ấy loại bỏ được mạch máu nuôi các tàu đang tham chiến”, ông Roughhead cho hay.
Các chiến hạm Mỹ nếu bắn hết tên lửa khi tham chiến sẽ phải trở lại cảng để được tiếp tế, nhưng tên lửa của Trung Quốc hiện đã có thể bắn tới nhiều khu vực trong “chuỗi đảo thứ nhất”, nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ. Chuỗi đảo này trải dài từ đảo Kyushu của Nhật Bản tới Đài Loan và Philippines.
Mục đích, ý đồ của Bắc Kinh khi công bốkế hoạch
biến đảo Hải Nam thành Hong Kong thứ hai
Trung Quốc công bố gói chính sách đặc biệt cho Hải Nam để biến hòn đảo thành “khu vực thương mại tự do” tương tự Hong Kong. Kế hoạch được Bắc Kinh đưa ra hôm 1/6 cho hòn đảo rộng 35.000 km2 bao gồm giảm thuế thu nhập cho một số cá nhân và công ty nhất định xuống 15%, nới lỏng yêu cầu thị thực cho du khách và doanh nhân; miễn thuế một số hàng hóa bao gồm thiết bị sản xuất, các phương tiện, tàu, máy bay, nguyên liệu thô và hàng tiêu dùng.
Hải Nam là tỉnh cực Nam của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Năm 2018, Hải Nam là tỉnh đông thứ hai mươi tám về số dân, đứng thứ hai mươi tám về kinh tế Trung Quốc với 9,1 triệu dân, GDP danh nghĩa đạt 483,2 tỉ NDT (73 tỉ USD) tương ứng với Myanmar. Tỉnh gồm nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất được gọi là đảo Hải Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Hải Khẩu. Đảo Hải Nam là đảo lớn nhất dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc (đảo Đài Loan lớn hơn nhưng nằm dưới quyền kiểm soát của Trung Hoa Dân Quốc). Hải Nam có vị trí nằm ở Biển Đông, ngoài hải khơi và ngăn cách với bán đảo Lôi Châu của tỉnh Quảng Đông tại phía bắc bởi eo biển Quỳnh Châu. Về phía tây của đảo Hải Nam là vịnh Bắc Bộ. Ngũ Chỉ Sơn (1.876 m) là ngọn núi cao nhất đảo. Từ năm 1988, Hải Nam tách khỏi tỉnh Quảng Đông, trở thành tỉnh riêng, đồng thời là một đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc còn dự định xây dựng “dòng thuế nhập khẩu thứ hai” cho những sản phẩm vận chuyển từ Hải Nam lên đất liền, qua đó miễn thuế cho những sản phẩm đã bị đánh 30% thuế giá trị gia tăng trên đảo. Quá trình phê duyệt đầu tư tại tỉnh đảo sẽ được đơn giản hóa. Công dân nước ngoài sẽ được phép làm đại diện pháp lý cho doanh nghiệp nhà nước, quy định vốn không tồn tại trên đất liền. Hải Nam dự kiến được hưởng các quyền tự do về thương mại, đầu tư, dòng vốn và việc di chuyển của người dân vào năm 2035, khi trở thành một trung tâm “có tầm ảnh hưởng quốc tế mạnh mẽ”. Theo tuyên bố của Chính phủ Trung Quốc, dự án trên nhằm biến Hải Nam thành trung tâm thương mại, mua sắm và vận chuyển tại khu vực, “đã được Chủ tịch Tập Cận Bình đích thân lên kế hoạch, điều chỉnh và thúc đẩy”. Tháng 4/2018, ông Tập từng tuyên bố Hải Nam sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất đất nước.
Kế hoạch của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ – Trung leo thang, làm gia tăng nguy cơ nền kinh tế hai bên tách khỏi nhau. Thêm vào đó, Tổng thống Donald Trump quyết định bắt đầu quá trình tước trạng thái đặc biệt của Hong Kong vì cho rằng dự luật an ninh mới của Bắc Kinh khiến đặc khu không còn đủ mức độ tự trị để hưởng các ưu đãi và có thể khiến Hong Kong mất vị thế trung tâm tài chính toàn cầu. Dù không đề cập đến Hong Kong, giới chuyên gia cho rằng Trung Quốc rõ ràng đang cố gắng áp dụng những chính sách làm nên thành công của đặc khu với Hải Nam. Phạm vi những chính sách đề xuất cho tỉnh đảo này cũng đi xa hơn nhiều so với chiến lược hiện nay của Bắc Kinh tại các khu vực thương mại tự do khác như Thâm Quyến hay Thượng Hải. Giám đốc Viện nghiên cứu SOAS tại London (Anh) Steve Tsang đánh giá kế hoạch xây dựng Hải Nam của ông Tập có thể bị cản trở bởi bầu không khí quốc tế hiện nay, cũng như tình trạng thực thi pháp luật lỏng lẻo trên hòn đảo, nói thêm rằng Hải Nam “không thể biến thành Hong Kong thứ hai”.
Hồi năm 2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin Chính quyền đảo Hải Nam đã nhận được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc để thiết lập các địa điểm giải trí thâu đêm tại các khu vực du lịch quan trọng và cho rằng động thái này sẽ giúp phát triển tỉnh đảo thành một trung tâm du lịch, tiêu dùng quốc tế và mở ra Biển Đông. Trung Quốc lên kế hoạch phát triển Hải Nam thành một điểm đến du lịch toàn cầu lớn vào năm 2035, theo kế hoạch do Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia ban hành vào tháng 12/2018. Các quán bar và địa điểm vui chơi thâu đêm sẽ được phép hoạt động tại các khu vực trung tâm ở Hải Nam.Tuy nhiên, biện pháp này mâu thuẫn với các quy định hiện hành của Trung Quốc về quản lý các địa điểm giải trí, quy định rằng họ “sẽ không mở cửa cho doanh nghiệp từ 2 giờ sáng đến 8 giờ sáng mỗi ngày”.Để cải thiện du lịch và tiếp tục mở cửa ngành, cơ quan văn hóa và du lịch tỉnh đã nộp đơn cho Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho phép các địa điểm giải trí vẫn mở suốt đêm ở một số khu vực, gần đây đã được Bộ phê duyệt.Điều này được kỳ vọng sẽ giúp Hải Nam xây dựng các trung tâm thương mại tập trung vào người tiêu dùng quốc tế và giúp tỉnh cung cấp nhiều lựa chọn ẩm thực, lưu trú, du lịch, mua sắm và giải trí và tạo ra một điểm đến du lịch đẳng cấp thế giới.
Trong những năm qua, cùng với các hoạt động quân sự hóa, mở rộng bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông, Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào ngành du lịch biển, đảo nhằm thúc đẩy hoạt động này vươn ra Biển Đông, thậm chí là tới các khu vực mà Trung Quốc đang chiếm đóng phi pháp. Trong những toan tính và hành động đó, Hải Nam được xác định là cửa ngõ và chủ công đưa “du lịch” ra Biển Đông của Trung
Quốc. Ngày 06/2/2017, Ngân hàng Trung Quốc (BOC) đã khai trương trái phép chi nhánh tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”, thực chất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, nhằm tạo điều kiện cho người dân thanh toán và sử dụng dịch vụ tại đây. Trước đó vào tháng 6/2016, Công ty phát triển vận tải quốc tế Tam Á đã công bố kế hoạch mua từ 5 đến 8 tàu du lịch chở khách mới trong vòng 5 năm tới, đồng thời xây dựng thêm 4 bến tàu ở Tam Á, trên đảo Hải Nam. Hiện nay các tàu xuất phát từ cảng biển trên hòn đảo nhân tạo Phoenix gần thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Ngày 19/4/2018, tỉnh Hải Nam thông báo miễn thị thực cho công dân của 59 quốc gia bắt đầu từ ngày 01/5/2018. Quy định mới cho phép du khách được miễn thị thực có thể đi riêng lẻ và ở lại Hải Nam trong thời gian lên tới 30 ngày, thay vì phải đi theo nhóm và không được ở quá 21 ngày như trước. Các nước được bổ sung vào danh sách miễn thị thực nhập cảnh vào Hải Nam mới là Bỉ, Brazil, Hy Lạp, Ba Lan và Qatar. Theo Tân hoa xã, quy định mới sẽ “mở rộng cửa hơn nữa ngành du lịch và thu hút thêm nhiều du khách quốc tế tới Hải Nam, đồng thời sẽ thúc đẩy phát triển ngành hàng không và phát triển kinh tế trên hòn đảo du lịch nổi tiếng”. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc miễn visa cho khách du lịch tới Hải Nam có thể lót đường cho một số du khách có tính hiếu kỳ tham quan các thực thể trong vùng biển đang tranh chấp với các nước khác. Chính quyền tỉnh Hải Nam cũng đã kêu gọi, mời chào các cá nhân, doanh nghiệp tư nhân tham gia khai thác, xây dựng phát triển tại các đảo không có người ở ở Biển Đông để phục vụ các mục đích khác nhau, trong đó quy định thời hạn đầu tư cho hoạt động nuôi trồng thủy sản là 15 năm, hoạt động du lịch giải trí là 25 năm, hoạt động khai thác khoáng sản là 30 năm, các dự án công trình phục vụ dân sinh là 40 năm và thậm chí nếu xây dựng cảng biển là 50 năm.
Phản đối thủ tướng,
Bắc Kinh bác bỏ đề xuất ‘bán hàng rong’
Minh Hòa
Báo SCMP sáng nay (8/6) đưa tin chính quyền Bắc Kinh đã khước từ một lời kêu gọi của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường về việc cho phép các quầy hàng rong được hoạt động trên các con phố của thủ đô.
Tại một cuộc họp quốc hội vào tháng trước, ông Lý đã lên tiếng ủng hộ kế hoạch phục hồi “nền kinh tế vỉa hè”, nói rằng đó là “nguồn việc làm quan trọng” có thể giúp khôi phục nền kinh tế Trung Quốc vốn bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch viêm phổi Vũ Hán.
SCMP cho biết, tờ Bắc Kinh Nhật báo, cơ quan ngôn luận của chính quyền thành phố, tuyên bố: “Bắc Kinh không nên và không thể phát triển các nền kinh tế không phù hợp với vị thế chiến lược của thủ đô”.
Tờ báo này cho rằng: “Những người bán rong đi lang thang và các quầy hàng bên đường sẽ gây áp lực đối với việc quản lý đô thị, môi trường, vệ sinh và giao thông”.
Bài báo cũng tuyên bố Bắc Kinh có “các động thái và biên pháp riêng” để bảo vệ công ăn việc làm và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19.
SCMP cho biết, từ năm 2017, Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch nhắm vào những người bán hàng rong, những công trình tạm bợ và quá đông đúc, cũng như các hộ kinh doanh không có giấy phép, khiến nhiều người bán rong mất việc làm và chỉ có một số nhỏ vẫn còn hoạt động.
Việc cơ quan ngôn luận của chính quyền Bắc Kinh đưa ra tuyên bố trái ý với Thủ tướng Lý Khắc Cường là một dấu hiệu cho thấy những bất đồng đã trở nên công khai giữa các quan chức hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các nhà phân tích trước đó chỉ ra rằng ông Lý Khắc Cường đã nhiều lần bày tỏ “bất mãn” với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đặc biệt trong các kỳ họp “Lưỡng Hội” vừa qua của Trung Quốc.
Các mâu thuẫn nội bộ được hé lộ ra bên ngoài trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực tứ bề, cả trong lẫn ngoài nước, từ tình trạng suy thoái kinh tế do dịch COVID-19, sự bất mãn của người dân, các nhà đầu tư rời bỏ Trung Quốc, làn sóng yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc gây ra đại dịch toàn cầu, chưa kể là những quyết sách mới đây của Hoa Kỳ nhắm thẳng vào mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/phan-doi-thu-tuong-bac-kinh-bac-bo-de-xuat-ban-hang-rong.html
Vì Covid-19, nhiều khách sạn Thái Lan
có nguy cơ phá sản
Tuấn Thảo
Hàng trăm khách sạn và khu nghỉ dưỡng (resort) ở Thái Lan vì không còn khả năng thanh toán ngân hàng, nên đang được rao bán trực tuyến hay là qua trung gian của các công kinh doanh địa ốc. Theo cuộc khảo sát gần đây của mạng thông tin tiếng Thái Prachachat, dịch Covid-19 đã tác hại nặng nề đến ngành du lịch Thái Lan, nhất là các khách sạn miền duyên hải.
Hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn cũng như các dịch vụ liên quan đều đã ngừng hẳn lại trong hơn hai tháng qua. Hiện thời, Thái Lan vẫn duy trì lệnh cấm du khách ngoại quốc vào lãnh thổ Thái qua đường hàng không, kể cả những thành phần kiều dân nước ngoài có thẻ cư trú một năm, có lập gia đình tại Thái Lan hay là đang sở hữu căn hộ nghỉ dưỡng nhưng họ lại không hiện diện tại quốc gia này trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát.
Theo mạng thông tin Prachachat, một khi đánh mất nguồn thu nhập quan trọng, chủ yếu là đối tượng du khách nước ngoài đi tour du lịch theo đoàn, rất nhiều khách sạn Thái Lan ở hạng ba sao hay bốn sao đều rơi vào tình trạng phá sản, các chủ khách sạn không còn đủ tiền để trả nợ ngân hàng. Hầu hết các tài sản cũng như cơ sở du lịch được rao bán, chủ yếu nằm tại các tụ điểm du lịch ven biển chủ chốt là Phuket, Pattaya, Krabi và đảo Samui. So với các trạm nghỉ mát nổi tiếng này, tình hình tại Bangkok tương đối thuận lợi hơn do ngành khách sạn có nhiều sao ở thủ đô Thái Lan phục vụ nhiều đối tượng khác như thương gia, doanh nhân trong nước và nước ngoài chứ không đơn thuần lệ thuộc vào lượng du khách ngoại quốc.
Điểm đáng lưu ý là Hua Hin (nằm cách Bangkok 2 giờ xe hơi về phía Tây Nam) tuy cũng là trạm nghỉ mát nổi tiếng nhưng chủ yếu phục vụ du khách nội địa và các gia đình người Thái, có căn hộ nghỉ dưỡng tại chỗ, cho nên tuy Hua Hin cũng bị thiệt hại, nhưng tương đối nhẹ hơn, so với các tụ điểm du lịch khác ở xứ chùa vàng.
Công ty Singapore hay tập đoàn Trung Quốc thừa nước đục thả câu
Theo báo Phuket News, dịch Covid-19 đã làm cho các khách sạn và resort mất khoảng 50% giá trị, so với cuối năm 2019. Điều đó đã khiến cho nhiều công ty Singapore hay tập đoàn Trung Quốc thừa cơ hội này muốn mua lại bất động sản với giá rẻ kể cả khách sạn, khu nghỉ dưỡng hay quần thể du lịch đang gặp khó khăn tài chính.
Trang thông tin Prachachat Business cũng công nhận rằng các khách sạn Thái ở các trạm nghỉ mát đang nằm trong tầm nhắm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Các quỹ này dĩ nhiên muốn mua bất động sản nhưng ở mức giá thấp hơn nhiều so với định giá trước cuộc khủng hoảng, tức là mua với giá chỉ bằng một nửa so với năm trước, trong khi đó các chủ khách sạn cho dù phải rao bán tài sản của mình, nhưng họ vẫn muốn bán ở một mức giá phải chăng, chứ không muốn bán đổ bán tháo.
Các mạng kinh doanh bất động sản đã rao bán các quần thể khách sạn 4 sao ở Phuket, Samui, Surat Thani, Krabi và ngay cả một số resort nổi tiếng tại Pattaya, với giá trung bình là 14 triệu euro, trong khi các khách sạn cỡ nhỏ được rao bán với giá từ 1,4 triệu đến 2,8 triệu euro. Theo báo Phuket News, xu hướng giảm giá sẽ vẫn tiếp tục trong thời gian tới vì hầu hết các tụ điểm du lịch ở miền nam Thái Lan không thể dựa vào sức tiêu dùng của du khách nội địa, hiện được xem là nguồn dưỡng khí duy nhất cho các trạm nghỉ mát gần thủ đô Bangkok như trường hợp của Hua Hin và Pattaya.
Theo giới chuyên gia bất động sản, tình trạng các khách sạn bị mất giá ban đầu là ở các miền duyên hải, sau đó sẽ có nguy cơ lan sang các tỉnh thành khác cũng sống nhờ nguồn du khách như Chiang Mai, Chiang Rai và Lampang ở miền bắc Thái Lan. Trong đa số các trường hợp, trị giá của các khách sạn sẽ giảm từ 20% đến 30% so với giá thị trường. Dĩ nhiên, điều đó thu hút giới đầu tư nước ngoài, sẵn sàng mua đi để rồi bán lại ở một thời điểm thuận lợi hơn, chứ không phải mua nhằm mục đích khai thác ngành dịch vụ khách sạn.
Ngành hàng không Thái Lan cũng lao đao
Không phải chỉ có ngành du lịch, mà ngành hàng không dân sự Thái cũng đang bị lao đao. Hãng hàng không quan trọng nhất của nước này là Thai Airways (cổ đông lớn nhất là Bộ Tài chính Thái Lan với 51% cổ phần) hồi cuối tháng 05/2020 đã buộc phải đệ đơn phá sản. Công ty này tuyển dụng hơn 22.000 nhân viên và mặc dù không ngừng áp dụng các chương trình khuyến mại, nhưng Thai Airways liên tục bị thua lỗ kể từ năm 2017, một mặt do sự cạnh tranh gay gắt của các hãng hàng không ‘‘low cost’’, mặt khác do chi phí vận hành công ty quá cao. Hiện giờ hãng hàng không Thai Airways đang nợ tới 6 tỷ rưỡi euro, trong đó 590 triệu euro là khoản tiền nợ phải thanh toán trong năm nay.
Dịch Covid -19 là cú đánh gục ngã công ty khổng lồ này và chừng nào các biện pháp cấm du khách bay đến Thái Lan vẫn tiếp tục, hai ngành khách sạn và hàng không Thái Lan sẽ khó mà đứng dậy, thậm chí phải đành đo ván.
Quân đội Ấn Độ – TQ
đàm phán giảm căng thẳng khu vực biên giới
Chỉ huy Quân đoàn số 14 Quân đội Ấn Độ gặp với Tư lệnh Quân khu Nam Tân Cương của Quân đội Trung Quốc ở LAC để tìm cách ‘hạ nhiệt’ căng thẳng.
Các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Quốc hôm 6/6 có cuộc gặp tại Moldo, một địa điểm nằm trên Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) phía Trung Quốc để thảo luận về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở phía Đông Ladakh.
Chỉ huy của Quân đoàn số 14 đóng tại Leh của Quân đội Ấn Độ, Trung tướng Harinder Singh có cuộc gặp với Thiếu tướng Lin Lin, Tư lệnh Quân khu Nam Tân Cương của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc để tìm cách ‘hạ nhiệt’ căng thẳng đang diễn ra tại khu vực Đông Ladakh.
Kể từ tuần đầu tháng 5, hai nước đã tổ chức hơn 10 cuộc đàm phán về tranh chấp biên giới, sau khi Trung Quốc điều động hơn 5.000 binh sĩ tới khu vực LAC.
Hôm 5/6, các quan chức Trung Quốc và Ấn Độ đã có cuộc trao đổi trực tuyến và đồng ý cùng giải quyết “các khác biệt thông qua các cuộc thảo luận hòa bình”; tôn trọng các quan ngại và vấn đề nhạy cảm của nhau, không để cho các khác biệt này dẫn tới tranh chấp, phù hợp với quan điểm của lãnh đạo cấp cao.
Trung Quốc trước đó đã điều động các phương tiện hạng nặng, pháo, xe chiến đấu bộ binh tới gần biên giới nhằm gây sức ép.
Hiện tại, căng thẳng tại khu vực Naku La ở phía Bắc bang Sikkim đã được hạ nhiệt. Tuy nhiên, binh lính hai bên vẫn đối đầu tại hồ Pangong, suối nước nóng Gogra, và thung lũng Galwan tại vùng lãnh thổ liên bang Ladakh của Ấn Độ.
Các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Cộng gặp gỡ
nhằm giải quyết tranh chấp ở biên giới
Tin từ Srinagar, Ấn Độ – Vào hôm thứ Bảy (6 tháng 6), các chỉ huy quân đội Ấn Độ và Trung Cộng đã gặp gỡ để giải quyết căng thẳng dọc theo biên giới hai nước ở dãy núi Himalaya, nơi hàng ngàn binh sĩ của hai nước đang đối đầu nhau.
Cuộc họp tại một đồn biên phòng với sự tham gia của các chỉ huy cấp cao và là cuộc gặp cấp cao nhất cho đến nay. Các chỉ huy biên giới địa phương đã tổ chức một loạt các cuộc họp trong tháng qua nhưng không thể giải quyết bế tắc.
Hôm thứ Sáu (5 tháng 6), các viên chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ và Trung Cộng đã thảo luận về căng thẳng biên giới. Các viên chức Ấn Độ nói rằng căng thẳng bắt đầu vào đầu tháng 05/2020 khi một nhóm lớn binh sĩ Trung Cộng dựng lều và đồn ở sâu bên trong lãnh thổ Ấn Độ kiểm soát tại ba địa điểm ở Ladakh. Họ nói rằng những binh sĩ Trung Cộng đã phớt lờ những khuyến cáo, dẫn đến những cuộc ẩu đả, ném đá.
Mặc dù các cuộc đụng độ không phải mới mẻ ở biên giới tranh chấp lâu dài giữa họ, căng thẳng tại thung lũng Galwan ở Ladakh, nơi Ấn Độ đang xây dựng một con đường chiến lược nối khu vực với một phi đạo gần Trung Cộng đã leo thang trong những tuần gần đây.
Trung Cộng và Ấn Độ tranh chấp ở biên giới có dài gần 3,500 km có tên Đường biên giới Kiểm soát Thực tế. Trung Cộng tuyên bố lãnh thổ ở khu vực rộng khoảng 90,000 km vuông ở phía đông bắc Ấn Độ, trong khi Ấn Độ nói rằng Trung Cộng chiếm đóng 38,000 km vuông lãnh thổ của mình ở cao nguyên Aksai Chin Plateau thuộc dãy Himalaya, khu vực tiếp giáp vùng Ladakh. (BBT)
Australia điều tra chống bán phá
đối với Dây đai thép phủ màu của Việt Nam
Ủy ban Chống bán Phá giá Australia (ADC) thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm dây đai thép phủ màu có xuất xứ từ Việt Nam và Trung Quốc.
Báo trong nước loan tin ngày 8/6, cho biết thêm nguyên đơn khởi kiện là Công ty TNHH Signode Australia đã cáo buộc Chính phủ Việt Nam đã có các chương trình trợ cấp để bóp méo thị trường, tạo ra lợi thế chi phí thấp để doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bán phá giá sang thị trường Australia.
Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công thương Việt Nam cho hay hàng hóa bị điều tra là sản phẩm dây đai thép cacbon phủ màu, cuộn hoặc không cuộn, có hoặc không được đánh bóng bằng sáp, với chiều rộng danh nghĩa từ 12-32mm, độ dày danh nghĩa từ 0,5-1,5 mm.
Việc điều tra bán phá giá và trợ cấp này được tính trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2019 đến 31/3/2020, còn điều tra thiệt hại bắt đầu từ 1/4/2016.
Theo lưu ý của Cục Phòng vệ Thương mại Việt Nam, các doanh nghiệp cần hợp tác toàn diện với ADC và phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại. Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ có thể dẫn tới việc Cơ quan điều tra Australia sử dụng các chứng cứ sẵn có bất lợi hoặc áp dụng mức thuế chống bán phá giá cao nhất do công ty Signode Australia đề xuất.
Cục Phòng vệ Thương mại cho rằng việc bị áp dụng thuế chống bán phá giá cao sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước vào tay nhà sản xuất Australia cũng như các đối thủ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại cũng đề nghị hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ yêu cầu, đọc kỹ hướng dẫn, trả lời đầy đủ và nộp bản câu hỏi điều tra trước ngày 3/7 tới đây.
Australia phẫn nộ vì đòn đáp trả nhằm vào du lịch của TQ
Australia lên tiếng phản đối sau khi Bắc Kinh kêu gọi công dân tránh đến Australia vì lo ngại tình trạng phân biệt chủng tộc nhằm vào người châu Á.
“Không có làn sóng bạo lực bùng phát nào nhắm vào người Trung Quốc. Tôi không hiểu sao lại có tuyên bố này. Tất cả những gì tôi có thể nói là tuyên bố này không đúng sự thật”, Phó Thủ tướng Australia Michael McCormack cho biết.
Ông McCormack đồng thời nhấn mạnh, bất cứ ai từ Trung Quốc tới Australia tại thời điểm này đều được chào đón.
Tuyên bố này được ông McCormack đưa ra, sau khi Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc tối 5/6 đưa ra thông báo kêu gọi người dân không nên tới Australia do “sự gia tăng đáng báo động” trong phân biệt chủng tộc và bạo lực với người dân Trung Quốc liên quan tới đại dịch COVID-19 bắt nguồn từ Vũ Hán.
“Mọi người tới từ Trung Quốc đều biết rằng, đây là một đất nước tuyệt vời để đến thăm. Chúng tôi muốn mọi người từ Trung Quốc hay bất cứ nơi nào trên thế giới đến và trải nghiệm tại Australia”, Phó Thủ tướng Australia nhấn mạnh.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại và Du lịch Simon Birmingham lên tiếng chỉ trích gay gắt, cáo buộc chính phủ Trung Quốc đưa ra tuyên bố “không có cơ sở” và khẳng định “Australia là một xã hội đa văn hóa và nhập cư thành công nhất trên thế giới”.
“Cộng đồng người Australia gốc Hoa là những người đóng góp đáng kể và có giá trị cho câu chuyện thành công đó… Chúng tôi bác bỏ khẳng định của Trung Quốc trong tuyên bố này, không có cơ sở trên thực tế”, ông nhấn mạnh.
Theo thống kê của Cơ quan du lịch Australia, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của ngành du lịch nước này. Mỗi năm Australia đón khoảng khoảng 1,5 triệu lượt du khách Trung Quốc.
Theo đó, hàng năm khách Trung Quốc cũng chi tới 8,4 tỷ USD để mua sắm tại Australia. Do đó, nếu thiếu đi nguồn du khách này, ngành du lịch Australia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và kéo theo các ngành khách sạn, nhà hàng, hàng không, bán lẻ giảm mạnh doanh thu.
Khuyến cáo công dân không tới Australia được Bắc Kinh đưa ra không lâu sau khi Thủ tướng Scott Morrison tiết lộ kế hoạch sửa đổi quy tắc đầu tư nước ngoài với Ủy ban đánh giá đầu tư nước ngoài, để được trao quyền phê duyệt tất cả các khoản đầu tư vào các ngành nhạy cảm bất kể quy mô.
Động thái mới đây của Trung Quốc cũng nối dài căng thẳng leo thang giữa Canberra và Bắc Kinh, sau khi Trung Quốc ngừng nhập khẩu thịt bò từ 4 công ty chế biến lớn nhất của Australia và áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ quốc gia này.
Theo các nhà bình luận, các biện pháp này được xem là đón đáp trả của Trung Quốc với việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc dịch COVID-19.