Thư Cho Con: Luật Pháp Vô Nhơn Đạo Của Việt Cộng – Giáo Già
Ngày 6 tháng 6 năm 2020
H,
Hình Ông Lương Hữu Phước trước sân tòa chết tại sân tòa ở Bình Phước sáng 29/5 sau khi nhận y án gây chấn động dư luận.
Theo báo Tuổi Trẻ của VC, ông Ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại Đồng Xoài) chết tại sân tòa sau khi nhảy lầu tự tử, sau khi bị TAND tỉnh Bình Phước tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù. Tòa án Bình Phước đã xác nhận việc ông Phước nhảy lầu.
Trước đó, ông Phước để lại lời nhắn trên Facebook cá nhân: “Nếu cái chết của tôi làm thức tỉnh nền tư pháp tỉnh Bình Phước thì cũng đáng lắm chứ”.
Vụ việc xảy ra như thế nào?
Phiên tòa xét xử ông Phước bắt nguồn từ một sự việc xảy ra cách đây ba năm. Tin được đăng trên BBC ngày 2-6-2020 cho biết tháng 1/2017, ông Lương Hữu Phước, sau khi uống rượu ở nhà bạn, đi về nhà. Trên đường về, ông Phước gặp ông Trần Hữu Quý. Ông Quý rủ ông Phước đi hát karaoke.
Ông Phước đồng ý và chở ông Quý về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm do ông này không mang theo. Khi đi đến gần trước nhà ông Quý, ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không xuống xe. Do đó, ông Phước đã lái xe chở ông Quý đi sang đường. Khi sang tới bên kia đường thì xe ông Phước bị xe máy của anh Lâm Tươi chạy ngược chiều đâm vào. Cả ông Phước và ông Quý đều bị thương. Đến ngày 17/1/2017 ông Quý tử vong. Cả ông Phước và anh Tươi đều có nồng độ cồn trong máu.
Ngày 29/3/2018, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm vụ án và tuyên án ông Phước 3 năm tù về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Ông Phước kháng cáo kêu oan.
Ngày 9/10/2018, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần một. Sau đó tuyên hủy bản án sơ thẩm lần một để điều tra, xét xử lại, đồng thời nêu ra 11 điểm thiếu sót trong việc điều tra thu thập chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng (lời khai của bị cáo và các nhân chứng có nhiều quan điểm còn mâu thuẫn; Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn giao thông không thể hiện vị trí công tắc đèn xinhan, không ghi rõ tình trạng ổ khóa điện khởi động xe ở vị trí mở hay tắt; Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm xác định bị cáo chuyển hướng không bật đèn xinhan là chưa đủ căn cứ….).
Ngày 6/12/2019, TAND TP Đồng Xoài xét xử sơ thẩm lần hai, vẫn y án sơ thẩm. Ông Phước vẫn kêu oan, cho rằng cái chết của ông Quý không phải do ông gây ra, và đề nghị được tuyên vô tội.
Ngày 25/9/2020, tòa án Bình Phước đưa vụ việc ra xử phúc thẩm. Đến 29/5, tòa bác đơn kêu oan của ông Phước, tuyên y án sơ thẩm.
Sau đó đến chiều 29/5, ông Phước mang theo chai thuốc trừ sâu đến tòa uống và nhảy lầu.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, sáng 30/5, tỉnh Bình Phước đã tổ chức họp báo. Trong cuộc họp, TAND Bình Phước khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án, Hội đồng xét xử phúc thẩm hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.
Vụ việc ông Phước tự tử tại tòa sau khi kêu oan đã gây rúng động dư luận Việt Nam. Trên các trang mạng xã hội sáng 30/5 tràn ngập hình ảnh, thông tin và các bình luận về vụ việc.
Luật sư Lê Ngọc Luân bình luận:
“Sẽ còn bao nhiêu phận người chết để thức tỉnh lương tri nền tư pháp?”
“Là người làm nghề luật sư, đã trải qua và chứng kiến nhiều số phận oan nghiệt, cay đắng nhưng thú thật, hình ảnh ông Phước nằm co ro, chết không nhắm mắt ở sân toà khiến tôi ám ảnh và đau đớn.”
“Ở toà án, đó là nơi mà bao con người chờ đợi, hi vọng một phán quyết công minh, tình người. Thế nhưng, ở nơi ấy, họ chọn cách lấy dao rạch bụng (Cần Thơ), uống thuốc độc chết (Ninh Thuận), nhảy từ lầu 2 (Bình Phước)… nhằm chứng minh cho sự oan ức và trong sạch của mình.”
“Những người làm nghề luật sư như chúng tôi đây, nắm luật nhưng còn bị hành cho ra bả, nhiều lúc phải nhịn nhục chỉ vì giúp Thân chủ. Nếu là án dân sự, cương quá, ít 3 năm, 5 năm, dài thì 15, 18 năm… có khi chết xong đời con cháu vẫn chưa xong.”
“Án hình sự, các luật sư bào chữa khản cả cổ, tiếng kêu oan như ai oán cả trời đất nhưng đến phần nghị án, họ lui vào ngồi lâu lâu chút cho có cái gọi là “nghị án” sau đó đọc ra bản án đã viết sẵn một cách vô cảm đến đáng sợ.”
“Vậy dân đen chỉ còn cách rạch bụng, uống thuốc độc và nhảy lầu. Thức tỉnh được nền tư pháp không?”
“Còn lâu…”
“Chỉ khi nào Thẩm phán được độc lập thật sự và họ có quyền phán xét bằng sự chính trực và lương tâm không bị can thiệp thô bạo thì mới có nhen nhóm hi vọng.”
“Viết ra điều này, tôi tin những NGƯỜI THẨM PHÁN đúng nghĩa, thương dân sẽ đồng cảm và đau đớn khi chứng kiến hình ảnh đau thương của đồng loại. Chắc chắn họ sẽ không ngủ được và ám ảnh như chúng ta. Nhưng không biết được bao nhiêu người đang suy nghĩ?”
“Bài viết là nén hương thơm mà tôi muốn gửi đến ông Lương Hữu Phước – người đàn ông bất hạnh và khổ đau ở cõi trần gian.”
Facebooker Đào Tuấn ghi nhận:
“Sự tuyệt vọng không có khuôn mặt nào hết.”
“Từng có một cô con gái. Và cô bé ấy bị hiếp, bị giết. Người cha đau và sốc đến mức phải rời bỏ xứ mà đi. Tới Bình Phước, cùng người thân mua được vài mẫu đất nhưng rồi cũng lại bị thu hồi, trở thành tay trắng. Có vợ, nhưng rồi cũng ly thân. Rồi 3 năm trước, chở giúp 1 người bạn về nhà; đụng xe; bạn chết; nhận án 3 năm tù; và cũng suốt 3 năm qua ròng rã kêu oan. Ngay cả tết nhất cũng không dám đến nhà ai vì sợ tiếng tù tội mang lại xui xẻo cho bạn bè người thân. Đó là tình cảnh của bị cáo Lương Hữu Phước, người vừa nhảy lầu tại toà Bình Phước chiều qua.”
“Có câu “cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác sẽ mở ra”. Nhưng nhìn cuộc đời ông Phước, chỉ thấy toàn chuyện buồn. Hữu Phước đấy mà có phước đâu… Và cũng như trong vụ Hồ Duy Hải, vụ này có tới 11 điểm sai sót trong tố tụng. Sai đến mức án sơ thẩm từng bị tuyên huỷ để điều tra lại. Nhưng rồi vẫn án tù 3 năm. Trong status cuối cùng, người đàn ông bất hạnh mong cái chết của mình sẽ thức tỉnh nền tư pháp Bình Phước.” [GG in đậm và gạch dưới]
“Nhưng, vừa xong, Bình Phước họp báo khẳng định: Việc giải quyết và xét xử vụ án hoàn toàn công tâm, vô tư, khách quan và dựa trên nguyên tắc tôn trọng chứng cứ để ra phán quyết.”
“Không đọc hồ sơ vụ án, không dám nói oan hay không, chỉ thấy ở trong đó sự tuyệt vọng và cùng quẫn.”
“Khi phải quyên sinh, không tiếc ngay cả mạng sống thì có nghĩa là người ta chẳng còn tin gì, chẳng còn gì mà mấu víu vào cuộc đời này nữa rồi.”
Dù sao cái chết của ông Phước cũng khiến VC rung tay và in mới nhứt được đài RFA phổ biến, ngày 05-06-2020 cho biết “Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao tại TP.HCM vừa kháng nghị vụ án liên quan ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự sát tại Tòa án tỉnh Bình Phước vào chiều ngày 29/5/2020. Báo Pháp luật TP.HCM dẫn một nguồn tin riêng cho biết quyết định vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 5/6 với sự có mặt của 11 thành viên của TAND Tối cao. Tin cho biết Chánh án TAND Cấp cao kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án sơ, phúc thẩm để điều tra lại”.
Tuy nhiên, Facebooler Đào Tuấn nhắc tới vụ án Hồ Duy Hải cũng khiến Giáo Già mở lại hồ sơ của nạn nhơn nầy để thây rõ hơn cái luật pháp vô nhơn đạo của Việt Cộng. Xin nhắc lại diễn tiến nội vụ do Luật sư Trần Hồng Phong tóm lược:
Trong đêm ngày 13/1/2008, tại Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) đã xảy ra một vụ giết người. Nạn nhân là hai nữ nhân viên Nguyễn Thị Ánh Hồng (22 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (21 tuổi) bị giết hại dã man (cắt cổ) ở khu vực cầu thang phía sau. Tại hiện trường cơ quan điều tra (CQĐT) thu được nhiều dấu vân tay của hung thủ. CQĐT đã triệu tập nhiều nghi can, trong đó có một người tên là Nguyễn Văn Nghị, là người yêu của nạn nhân Hồng. Tuy nhiên sau đó tất cả đều được thả.
Hơn 2 tháng sau, ngày 21/3/2008, Hồ Duy Hải, một thanh niên nhà cách Bưu điện Cầu Voi khoảng 2km bị bắt giữ.
Sau đó Hồ Duy Hải bị truy tố và đưa ra xét xử về hai tội “giết người” và “cướp tài sản”. Cả hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về tội giết người. [GG in đậm]. [Xem hình: Bản quyền hình ảnh THU THUY Image caption Thu Thủy (trái, ngoài cùng, em gái Hồ Duy Hải) và bà Nguyễn Thị Loan (mẹ Hồ Duy Hải) trong quá trình đi tìm công lý cho Hồ Duy Hải]
Theo cáo buộc của các cơ quan tiến hành tố tụng, Hồ Duy Hải đã dùng dao và thớt có tại Bưu điện để sát hại hai cô gái. Thời gian gây án vào lúc 20h30 tối và nhân chứng Đinh Vũ Thường là người đã nhìn thấy Hồ Duy Hải có mặt tại Bưu điện lúc 19h39 (ngay trước khi gây án). Tuy nhiên tại cả hai phiên xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) Hồ Duy Hải đều kêu oan.
Theo các luật sư bào chữa cho Hồ Duy Hải, trong đó có tôi [Xem hình LS Trần Hồng Phong], cho rằng việc kết tội Hồ Duy Hải tính đến thời điểm hiện nay là không có căn cứ, có thể dẫn đến oan sai và bỏ lọt tội phạm (hung thủ là người khác). Cụ thể các cơ quan tiến hành tố tụng đã bỏ qua chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải là kết quả giám định dấu vân tay (kết luận dấu vân tay tại hiện trường không trùng khớp với vân tay của Hồ Duy Hải). Trong khi điều này cho thấy chắc chắn hung thủ hoặc ít nhất tại hiện trường phải có một người khác. Mặt khác dù quy kết Hải dùng dao và thớt sát hại hai nạn nhân, nhưng khi khám nghiệm hiện trường CQĐT không hề thu giữ được tang vật nào như vậy. Mà chỉ sau khi bắt Hải thì cho người ra chợ mua dao và thớt để “minh họa” cho “hành vi phạm tội” của Hải. Ngoài ra còn rất nhiều điểm vô lý và mâu thuẫn khác, cũng như có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án.
Sau khi bị tuyên án tử hình, trong tù Hải kêu oan, ở ngoài thì mẹ Hải là bà Nguyễn Thị Loan chạy nhờ luật sư làm đơn, kêu oan cho con mình. Trong giai đoạn này có ba luật sư chính là Nguyễn Văn Đạt (cũng là người bào chữa cho Hải tại các phiên xét xử trước đây), tôi và luật sư Trần Văn Tạo (nguyên Phó giám đốc công an TP.HCM).
Bản thân tôi trong quá trình này đã trực tiếp đi xác minh và gặp nhiều nhân chứng, trong đó có anh Đinh Vũ Thường là người mà CQĐT cho rằng đã nhìn thấy Hồ Duy Hải tại Bưu điện. Anh Thường khẳng định mình chỉ nhìn thấy một thanh niên và không thể nhận dạng. Điều này chứng tỏ CQĐT đã bịa đặt ra tình tiết anh Thường nhìn thấy Hồ Duy Hải. Tôi cũng nhận thấy rất bất thường khi toàn bộ những thông tin về đối tượng Nguyễn Văn Nghị đã bị rút khỏi hồ sơ vụ án, chỉ còn đúng một chữ ‘Nghị” trong một bản cung. Trong khi đây là nhân vật từng bị xem là nghi can hàng đầu, báo chí đăng rất chi tiết khi vụ án vừa xảy ra.
Theo đó, tôi đã hỗ trợ gia đình Hồ Duy Hải lần lượt làm các đơn đề nghị giám đốc thẩm (từ năm 2011), đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị (từ năm 2015) và tố cáo làm sai lệch hồ sơ vụ án (từ năm 2017) gửi đến Tòa án nhân dân tối cao và VKSNDTC, đề nghị giám đốc thẩm, kêu oan cho Hồ Duy Hải. (Ghi chú: để tránh hiểu sai, ngoài tôi, còn có luật sư Nguyễn Văn Đạt cũng làm đơn đề nghị giám đốc thẩm; và có thể có luật sư nào khác nữa mà tôi không biết).
Cuối năm 2014, Hồ Duy Hải đã suýt nữa thì bị thi hành án tử hình.
Sau gần 12 năm kiên trì gửi đơn kêu oan cho con, cuối cùng ngày 22/11/2019 VKSNDTC đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Nội dung phân tích lý do dẫn đến kháng nghị giám đốc thẩm hầu như trùng khớp với những phân tích và kiến nghị của các luật sư.
Như vậy, vấn đề pháp lý then chốt trong vụ án này là để kết tội được Hồ Duy Hải, phía CQĐT sắp tới đây là giải quyết được những mâu thuẫn nói trên hoặc tìm ra chứng cứ mới chứng minh Hồ Duy Hải hay một ai khác là thủ phạm thật sự. Vì đây là một vụ án giết người nên phải có hung thủ.
Nhìn và vụ án Hồ Duy Hải tác giả Đình Việt trong bài viết đăng trên Boxit VN ngày 02/06/2020 cho biết: ngày 27/5 vừa qua, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.
Ông Phong cũng gửi thư đến Bộ trưởng Bộ Công an, Viện trưởng Viện KSND Tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông mới thu thập được. Luật sư Trần Hồng Phong mới đây đã gửi kiến nghị đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Long An giải thích có hay không việc 4 bút lục bị rút khỏi hồ sơ vụ án Hồ Duy Hải.
Theo đó, ông Phong cho rằng sau phiên xét xử giám đốc thẩm, ông tiếp tục thu thập nhiều tài liệu khác chứng minh còn có nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết trong các bản án của tòa. Đặc biệt, ông Phong nghi ngờ “một số bút lục rút ra khỏi hồ sơ vụ án cho thấy các bút lục này bị rút ra nhằm chứng minh Hồ Duy Hải là hung thủ của vụ án“. Cụ thể, bút lục số 139, 140, 141, 142 là lời khai của nhân chứng Đinh Văn Còi (ông Còi khi đó đang là công an tỉnh Long An) và ông Lê Thanh Trí. Tuy nhiên, do bút lục về lời khai của ông Còi và ông Trí đều không có trong hồ sơ xét xử của vụ án nên những vấn đề này chưa từng được nêu ra. Ông Phong đặt câu hỏi với Giám đốc Công an tỉnh Long An rằng việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không?
Bình luận về việc này, luật sư Trần Tuấn Anh (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho biết, trong vụ án Hồ Duy Hải, thời gian gần đây có rất nhiều điểm chưa được làm rõ, còn nhiều tranh cãi, vì vậy vụ án đã gây xôn xao dư luận. Cá nhân, tổ chức nào rút 4 bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án? Viện kiểm sát, tòa án có được tiếp cận với những chứng cứ này hay không?… Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cũng quy định việc tranh tụng trong xét xử phải được bảo đảm, mọi tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án khi được chuyển đến tòa phải đầy đủ và hợp pháp để từ đó tòa án căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ mới đưa được ra một bản án đúng người, đúng tội. Vì vậy, nếu có việc rút 4 bút lục ra khỏi hồ sơ vụ án nhằm bất kỳ mục đích gì có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và khiến hoạt động tố tụng, thi hành án bị cản trở, uy tín của các cơ quan tư pháp bị giảm sút.
“Hành vi này là một hành vi xâm phạm nghiêm trọng tố tụng và hoạt động tư pháp và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, ông Anh nhận định.
Động cơ, mục đích của cá nhân thực hiện hành vi này có thể vì vụ lợi, vì các động cơ khác tuy nhiên đây không phải dấu hiệu bắt buộc mà chỉ cần có hành vi xảy ra, cá nhân đó sẽ phải bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án được quy định tại Điều 375 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký tòa án mà thêm bớt, sửa đổi, đánh tráo, tiêu hủy hoặc làm hư hỏng tài liệu, vật chứng của vụ án nhằm làm sai lệch nội dung vụ án thì có thể bị phạt tù từ 1 năm 5 năm…
Sau khi vụ án với 2 bản kết tội sơ thẩm và phúc thẩm đối với Hồ Duy Hải được Viện Kiểm Sát Nhân Dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị hủy bỏ để điều tra lại, luật sư Trần Hồng Phong ngày 19-12-2019 có trao đổi qua điện thư với Thanh Trúc của đài RFA. Ông cho biết: “Vụ án Hồ Duy Hải có Những dấu hiệu phạm tội của Nguyễn Văn Nghị”.
Trả lời câu hỏi “Cơ sở nào để khẳng định danh tính can phạm như thế?” Luật sư Phong cho biết: “Thực ra không phải là tôi viết, mà sau khi mới đây VKSNDTC có quyết định kháng nghị, thì báo chí đăng bài phản ánh, trong đó có dẫn lại nội dung đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị của gia đình Hồ Duy Hải từ năm 2015 mà tôi là người giúp gia đình Hải soạn lá đơn đó, cũng như ý kiến trao đổi của tôi. Trong vụ án Hồ Duy Hải, qua nghiên cứu hồ sơ, tôi thấy vai trò của một người có tên Nguyễn Văn Nghị là rất quan trọng, vì đây là một nhân chứng có khả năng cao đã vào Bưu điện Cầu Voi trong đêm xảy ra vụ án, thậm chí có thể liên quan đến cái chết của hai nạn nhân”.
Vẫn lời luật sư Trần Hồng Phong, điều rất bất thường là toàn bộ thông tin liên quan đến đối tượng này đã bị cơ quan tiến hành tố tụng rút khỏi hồ sơ vụ án. Trong hồ sơ vụ án chỉ có duy nhất cái tên “Nghị” trong một bản khai của một nhân chứng phụ. Chính vì vậy, gia đình Hồ Duy Hải đã làm đơn tố giác đối tượng này, với mục đích là qua đó chứng minh hung thủ thật sự không phải là Hồ Duy Hải. Vấn đề này cũng đã được nêu trong quyết định kháng nghị mới đây của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao. Điều này cho thấy nội dung tố giác của gia đình Hồ Duy Hải Hải là có cơ sở bước đầu.
Tưởng cần nhắc từ tháng Năm 2015, sau khi có quyết định hoãn thi hành án đối với Hồ Duy Hải, với sự hỗ trợ của luật sư Trần Hồng Phong thì gia đình Hồ Duy Hải đã gởi đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị lên Công an tỉnh Long An cũng như Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Long An. Khi nhận thấy đơn tố giác không có tác dụng, luật sư bào chữa đã gởi tiếp một đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án. [Xem hình: Hồ Duy Hải trong phiên xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Long An năm 2008- Ảnh TL Photo: RFA]
Luật sư Trần Hồng Phong cho hay khi ấy ông không cảm thấy bất ngờ về kết quả tiêu cực của đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị mà gia đình Hồ Duy Hải gởi đến các cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm ở Long An:
“Tuy nhiên chúng tôi cũng không bất ngờ gì về điều này, vì Long An chính là nơi đã điều tra xét xử Hồ Duy Hải trước đây, nên sẽ rất khó để họ chấp nhận và giải quyết đơn tố giác Nguyễn Văn Nghị, vì điều này có khác nào thừa nhận họ đã điều tra, truy tố sai Hồ Duy Hải”.
“Ngoài việc gửi đơn đến Long An, chúng tôi còn gửi đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, và sau đó từ tháng 3/2017 làm và gửi thêm đơn tố giác hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án đến Bộ công an, VKSNDTC. Thật đáng mừng là nay đã có kết quả bước đầu, sau nhiều năm kiên trì gửi đơn. Cụ thể là những nội dung mà chúng tôi nêu trong các lá đơn đều đã được VKSNDTC ghi nhận trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm mới đây”.
“Qua việc làm và gửi thêm đơn tố cáo hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án, chúng tôi muốn chứng minh một cách toàn diện và mạnh mẽ hơn khả năng Hồ Duy Hải đã bị kết án oan, do quá trình điều tra, truy tố và xét xử có quá nhiều sai sót, sai phạm ở mức độ rất nghiêm trọng và không thể chấp nhận được”.
Từ lâu dư luận liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải cho rằng có nhiều điều khuất tất trong vụ án này. Nhiều người còn nghĩ rằng thủ phạm đích thực được bao che hay được chống lưng bằng một thế lực nào đó rất mạnh. Không những thế, vì sao lại có tiếng nói can thiệp hay yêu cầu từ cấp lãnh đạo cao nhất như chủ tịch nước hay thủ tướng chính phủ chẳng hạn. Luật sư Trần Hồng Phong phân tích: “Chỉ từ việc rút toàn bộ thông tin, tài liệu về đối tượng Nguyễn Văn Nghị ra khỏi hồ sơ vụ án và kết án Hồ Duy Hải một cách rất chủ quan, với nhiều sai sót mang tính chất cố ý của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An, đã cho thấy vụ án này có gì đó chưa rõ ràng, thậm chí khuất tất. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, cả tôi cũng không thể và không có quyền kết luận rằng một ai đó (không phải là Hồ Duy Hải) là hung thủ thật sự. Chúng tôi chỉ tố giác đối tượng có dấu hiệu nghi vấn, việc còn lại là của cơ quan điều tra. Còn việc có ai đó được chống lưng hay không thật sự tôi không nắm rõ”. [GG in đậm và gạch dưới].
Cùng câu hỏi đặt ra cho luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, thì câu trả lời từ luật sư Nguyễn Hà Luân là: “Tôi cũng có suy nghĩ riêng của mình, thực sự ra những nghi ngờ trên truyền thông cả chính thức và không phải bây giờ mới đưa ra mà từ nhiều năm rồi, cho rằng người có tên Nguyễn Văn Nghị này có thể là con cháu của một trong những lãnh đạo cao cấp. Thực ra chưa có bất kỳ cơ sở nào để tin hoặc không tin vào những đồn đoán đó, tuy nhiên tôi cho rằng nếu Nguyễn Văn Nghị là một công dân bình thường thì chắc hẳn không bao giờ có sự bỏ qua của cơ quan điều tra Long An, mà sự bỏ qua đó lại còn bất thường như vậy. Cho nên sự đồn đoán đó của dư luận tôi cho rằng có một phần khá vững chắc về mặt cơ sở”.
Còn luật sư Trần Hồng Phong thì cho biết ông rất vui khi thấy rằng một trong những lý do để vụ án được kháng nghị giám đốc thẩm là nhờ có văn bản yêu cầu làm rõ từ văn phòng Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ. Vẫn theo lời ông thì các vị này có nhận được kháng thư lưu ý nhà nước Việt Nam về vụ Hồ Duy Hải. Đây là những tình tiết có thể nói là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử tố tụng hình sự tại Việt Nam, ông khẳng định.
Dưới mắt luật sư Nguyễn Hà Luân, Đoàn Luật Sư Hà Nội, việc làm của luật sư Trần Hồng Phong thể hiện tư cách đáng khuyến khích của một người bảo vệ pháp lý cho thân chủ của mình đến nơi đến chốn:
“Đây là một nỗ lục mà các đồng nghiệp của tôi, nhất là anh Trần Hồng Phong, trong một thời gian rất dài mà cuối cùng tạo cơ hội dẫn đến một kết quả lớn, xác định Hồ Duy Hải không phải người thủ ác trong vụ án tại bưu điện Cầu Voi ở tỉnh Long An ngày đó”
“Khi mà có dấu hiệu oan khuất, đồng thời bỏ lọt kẻ thực sự phạm tội thì trong vụ án Hồ Duy Hải này đã có được những cơ sở cho rằng Hồ Duy Hải thực sự bị oan, tôi cho rằng lập luận mà đồng nghiệp Trần Hồng Phong đưa ra là hết sức hợp lý. Nếu trong tay tôi có những hồ sơ liên quan đến vụ án này thì chắc hẳn tôi cũng sẽ đưa ra những điều hợp lý về sự dính líu của một người khác có khả năng là kẻ thủ ác trong vụ án này”.
Tin được đăng trênRFA ngày 25-10-2019 cho biết Ân xá Quốc tế Nauy đã kêu gọi CSVN hủy án tử hình với Hồ Duy Hải. Bức thư của Ân xá quốc tế Nauy – John Peder Egenaes gửi đến Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng được ký vào ngày 23/10/2019, và chữ ký của hơn 25 ngàn người Nauy kêu gọi hủy án tử hình cho Hồ Duy Hải [xem hình]. Trong thư có viết “chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam ngay lập tức hoãn tất cả các vụ hành quyết nhằm chấm dứt hình phạt tử hình theo sáu quyết định của Đại hội đồng liên hiệp quốc đã đưa ra vào năm 2007”.
Chủ tịch nước lúc đó là ông Trương Tấn Sang đã ra lệnh hoãn thi hành án tử hình, đúng một ngày trước khi Hồ Duy Hải bị thi hành án. Mặc dù đã được chứng minh là thiếu chứng cứ và không diễn ra đúng thủ tục, chính quyền tỉnh Long An vẫn không tổ chức điều tra lại vụ án, và Hồ Duy Hải vẫn phải đối diện với việc bị tử hình bất cứ lúc nào.
Đã 11 năm Hồ Duy Hải bị giam giữ như một tử tù, anh nói với mẹ của mình mỗi lần thăm gặp rằng “hãy kêu oan cho con“. Và trong suốt 11 năm, mẹ của Hồ Duy Hải đã kiên trì thực hiện hành trình “kêu oan” cho con trai của mình.
Có một số ý kiến trên truyền thông như của luật sư Nguyễn Văn Đài trên BBC hay báo Tiếng dân cho rằng cần thực hiện tam quyền phân lập để tránh oan sai trong các vụ án như vụ án Hồ Duy Hải.
Còn nhớ Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: một vụ án giết người, Nguyễn Thanh Chấn bị đánh đập ép cung phải nhận tội. Ra tòa Chấn kêu oan, tòa vẫn xử tử hình căn cứ vào lời khai của bị cáo. Sau đó hung thủ ra đầu thú. Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do.
Mẹ tử tù Hồ Duy Hải tại Hà Nội kêu gào công lý cho con và bài báo về vụ án nhiều oan sai khuất tất này. Tiếng kêu xé lòng của bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải mới đây tại Hà Nội kêu oan cho con khiến hầu như tất cả những ai chứng kiến đều đau lòng, và đã có rất nhiều lời lên tiếng kêu gọi yêu cầu xét xử lại vụ án một cách công bằng, lôi ra công lý kẻ thực sự thủ ác để tránh việc giết người oan sai.
Trong đơn tố giác tội phạm, bà Nguyễn Thị Loan đã nêu lên tên Nguyễn Văn Nghị, người từng là bạn trai của Nguyễn Thị Ánh Hồng-một trong hai nạn nhân, là nghi can số một của vụ án.
Thế nhưng vì lý do gì đó mà sau lần triệu tập đầu tiên Nguyễn Văn Nghị đã được cho tại ngoại, và từ đó đến nay chưa bao giờ cơ quan điều tra nhắc tới cái tên này. Những tình tiết khúc mắc khiến vụ án chấn động dư luận này đang đặt nghi vấn với nguồn tin [không được phối kiểm] cho rằng phải chăng vì Nguyễn Văn Nghị là cháu ruột của cựu Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cho nên nó trở nên rối rắm và có nhiều sai phạm một cách khó hiểu?
Gần đây tin được Mỹ Hằng cho đăng trenBBC News Tiếng Việt ngày 4 tháng 12 2019 cho biết ngày 30/11/2019, mẹ Hồ Duy Hải, bà Nguyễn Thị Loan, quýnh quáng khi nhận được thư từ bưu điện do Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tối cao gửi, báo tin vụ án được kháng nghị xóa đi làm lại từ đầu.
Đó là văn bản Viện KSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân (TAND) tối cao xét xử thủ tục giám đốc thẩm, huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND tỉnh Long An và bản án phúc thẩm năm 2009 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao TP. HCM đối với Hồ Duy Hải để điều tra lại.
Nói với BBC News Tiếng Việt hôm 3/12, bà Loan nói “bà đã chờ đợi quyết định này 12 năm rồi’.
‘Tết này Hồ Duy Hải phải trở về nhà’
Bản quyền hình ảnh THU THUY Image caption Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ Hồ Duy Hải, đã kêu oan cho con suốt 12 năm
“Tôi vui mừng lắm, 12 năm qua tôi chỉ mong có ngày sẽ nhận được kháng nghị này thôi. Một mình tôi kêu oan cho Hồ Duy Hải con tôi thì sẽ không có kết quả như thế này. Tôi muốn gửi lời cám ơn tới rất nhiều người trong và ngoài nước, các đại sứ quán, các tổ chức trên toàn thế giới đã góp tiếng nói để đòi tự do, công lý cho Hồ Duy Hải,” bà Nguyễn Thị Loan nói với BBC bằng giọng nghẹn ngào.
“Tết này nhất định Hồ Duy Hải phải trở về nhà. Chừng nào Hải chưa về thì tôi còn đau lắm.”
“Tại sao con tôi phải ngồi trong bóng tối lao tù 12 năm nay? Uẩn khúc lớn nhất chỉ là việc Hải đã trở thành một vật thế thân cho một hung thủ có thế lực vô cùng lớn.”
Bà Loan cũng cho biết ngay sau khi nhận được văn bản của Viện KSND tối cao, gia đình bà đã tới trại giam Hồ Duy Hải ở tỉnh Long An để xin cho Hải được tại ngoại, nhưng “chỉ gặp trực ban”. Người này cho hay sẽ chuyển đơn của gia đình và hẹn giải quyết “trong thời gian sớm nhất”.
“Vui thì vui lắm nhưng lo thì cũng lo,” Thu Thủy, em gái của Hồ Duy Hải, cho BBC News Tiếng Việt biết hôm 3/12. Thủy nói rằng:
“Do tỉnh Long An làm sai, mà anh Hải đang ở trại giam của tỉnh Long An, nên gia đình rất sợ sẽ có chuyện gì xảy ra với anh Hải trong thời gian này.”
“Khi vụ án mới xảy ra, ban đầu họ mời anh Hải lên vì tội khác nhưng lại buộc anh ấy vào tội khác…. Uẩn khúc cho vụ việc này là họ không cho đưa ra các chứng cứ ngoại phạm có lợi cho anh Hải, họ nói là những chứng cớ đó “không quan trọng”, mà chỉ đưa ra các chứng cứ bất lợi cho anh.”
“Không những dư luận và gia đình đều nói Hải là vật thế thân cho hung thử thực sự– người có một thế lực rất mạnh. Họ cố tình muốn thi hành án càng sớm càng tốt…”
“Mong muốn của gia đình tôi bây giờ là tỉnh Long An xét duyệt cho anh Hồ Duy Hải được tại ngoại càng sớm càng tốt. Ngày nào anh Hải còn ở trong tay họ thì gia đình chưa yên tâm.’‘ Thuy Thủy nói.
Bà Loan, mẹ Hải cũng nói với BBC rằng nếu tòa án Long An làm sai thì sửa sai. Bà không đòi hỏi phải bồi thường gì. Chỉ mong Hải trở về nguyên vẹn, minh mẫn, “như khi mới bị bắt”.
Theo lời kể của bà Loan, từ 12 năm qua, “từ một bà mẹ thôn quê hiền lành chất phác“, bà đã trở thành một người đàn bà “dữ dằn“, “lúc nào cũng đi tới đi lui“, “bỏ bà mẹ già hơn 90 tuổi ở nhà” đề đi kêu gào công lý cho Hải.
“Mỗi tháng một lần, cứ gom góp đủ tiền là tôi ra Hà Nội. Ai thấy một bà mẹ cầm micoro kêu gào trước cổng Phủ Thủ tướng thì chính là tôi. Ngày xưa người ta đánh trống kêu oan thì nay tôi chỉ biết kêu, gào thật to “trả tự do cho Hồ Duy Hải con tôi”, “Hồ Duy Hải vô tội”…
”Tôi cứ làm như vậy suốt từ năm 2008 nhưng nào có ai biết, vì lúc đó mạng xã hội còn chưa phát triển như bây giờ.”
“Tôi không lo tiền bạc. Đất đai nhà cửa bán đi cũng không sao. Chỉ cần Hồ Duy Hải trở về.”
“Đến năm 2014 thì mạng xã hội bắt đầu mạnh. Nhiều người bắt đầu lên tiếng nói giúp gia đình tôi trên mạng, lúc đó những lần đi kêu oan của tôi mới được biết đến.”
Bà Loan cho hay phải sáu tháng sau khi Hồ Duy Hải bị giam, gia đình bà mới được vào thăm lần đầu.
“Bây giờ vào thăm thì thường có 10 cán bộ canh chúng tôi. Nhưng trước đây thì có tới mấy chục. Chúng tôi không được nói gì khác ngoài thăm hỏi sức khỏe thông thường.”
Hỏi bà Loan về đời sống trong tù của Hải, bà nói bà “chưa từng được biết” vì Hải không được nói điều gì liên quan đến án tù hoặc những thứ liên quan.
“Trước mỗi cuộc thăm gặp, gia đình tôi và Hải đều phải ký vào bản cam kết không nói gì đến vụ án. Họ đe dọa nếu nói ra sẽ Hải sẽ không được gặp người thân nữa. Họ cũng đe dọa, không cho chúng tôi làm đơn kháng cáo.”
“Lần mới đây nhất gia đình vào thăm, thấy Hải già đi nhiều lắm. Lúc mới bị bắt Hải mới 23 tuổi, năm nay đã 35 rồi. Bây giờ mới cắt tóc ngắn thì khó thấy, chứ trước tóc dài hơn thì thấy bạc trắng,” bà Loan kể.
Hỏi về thông tin trước đây Hồ Duy Hải từng gửi đơn tới Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết xin giảm án do “sau khi giết người thấy hối hận”, và “gia đình có người có công với cách mạng”, v.v…, bà Loan nói bà chưa từng nhìn thấy hay được biết con bà từng ký vào một tờ đơn nào như vậy.
“Nhưng nếu có thì chắc chắn con tôi đã bị ép ký. Mới đây, nhiều báo chí đã thu thập được thông tin và đăng tải rộng rãi rằng trong số 9 bút lục thì tòa đã bỏ qua một bên 6 bút lục có lợi cho Hồ Duy Hải, chỉ tính đến 3 bút lục bất lợi cho Hồ Duy Hải…”
“Con nằm nghe những hạt mưa ướt lạnh. Con buồn lắm. Con nhớ ngoại, nhớ mẹ nhiều lắm…”, Đây là những dòng Hải viết trên một hộp giấy cà phê, con gái tôi đọc được thì nói lại cho tôi nghe…” bà Loan nghẹn ngào kể lại.
Trong khi đó, Thu Thủy, em gái của Hồ Duy Hải, nói với BBC Tiếng Việt rằng khi “khi anh Hai bị bắt, tôi còn nhỏ, mới 16 tuổi“. Cô nói mình đã rất sững sờ, buồn và không tin là anh Hai có thể phạm tội giết người. Rồi suốt những năm tháng tuổi mới lớn, Thủy chứng kiến cảnh mẹ đi kêu gào công lý cho anh và tiếp xúc với các luật sư. Thủy thậm chí đã định nghỉ học để cùng mẹ đi minh oan cho anh. Nhưng nhiều người động viên cô đi học tiếp. Khi trưởng thành, đi làm, thu nhập được bao nhiêu Thủy cũng vẫn tiếp tục hỗ trợ mẹ trên con đường đi tìm công lý. Thủy năm nay 28 tuổi, đúc kết quãng đường 12 năm qua bằng câu “Nước Việt Nam mình không có công lý.”
Truyền thông nhà nước Việt Nam tuần qua liên tiếp đưa thông tin về vụ án Hồ Duy Hải đã kéo dài suốt 12 năm qua, và rằng quá trình tố tụng “có nhiều sai sót”, với “hàng loạt mâu thuẫn không được làm rõ“.
Các tình tiết đáng lưu ý mới được công bố là dấu vết máu vân tay tại hiện trường không trùng với vân tay của Hồ Duy Hải, và các hung khí dùng để giết người như cái thớt, con dao, thực chất là đồ mới mua để bổ sung vào hồ sơ vụ án…
Một bản kiến nghị gửi cho các lãnh đạo cơ quan nhà nước cao nhất ở Việt Nam đề nghị Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng “tạm dừng thi hành án tử hình đối với Hồ Duy Hải”. Ngoài ra, nhóm ký kiến nghị yêu cầu Quốc hội VN lập Ủy ban giám sát vụ án để đánh giá lại tính khách quan và chính xác của phiên giám đốc thẩm hơn một tuần trước. Họ cũng đề nghị Quốc hội “nếu phát hiện sai sót nghiêm trọng, Quốc hội tiến hành bãi nhiệm Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao và các thành viên Hội đồng thẩm phán, bầu chánh án và phê chuẩn các thẩm phán mới”.
Trả lời BBC News Tiếng Việt hôm 18/05/2020, hơn một tuần sau khi Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối gồm 17 thành viên bác kháng nghị về vụ tử tù Hồ Duy Hải, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, giảng viên đại học ở Hà Nội, nói vì sao bà và bạn bè nêu kiến nghị lần này:
“Năm 2014, trước tin Hồ Duy Hải sắp bị tử hình, tấm ảnh mẹ và em gái Hải khóc ngất trước cửa tòa đã làm nhiều người xúc động sâu sắc. Sau đó, khi trò chuyện trên mạng, tôi và một số bạn bè đã rủ nhau làm một petition kêu oan cho Hải. Lúc đó, việc nêu kiến nghị – petition còn chưa phổ biến, người Việt Nam mới biết đến hình thức này sau khi có một vị đại sứ của Anh hướng dẫn.
“Một người bạn tôi cũng đã thảo một thư gửi đến các tổ chức QT như EU, Ân xá Quốc tế… Sau đó, Chủ tịch nước nhiệm kỳ đó đã ký hoãn án tử hình. Vì thế, lần này sau phiên phúc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, chúng tôi lại gặp nhau và rủ thêm một số bạn bè nữa cùng tham gia.”
“Chúng tôi hy vọng với cách lên tiếng ôn hòa này, các cấp có thẩm quyền có thể cứu xét lại trường hợp của Hải.”
Bản quyền hình ảnh FB NGUYEN HOANG ANH Image caption Bà Nguyễn Hoàng Ánh: “Chúng tôi hy vọng với cách lên tiếng ôn hòa này, các cấp có thẩm quyền có thể cứu xét lại trường hợp của Hải”
Từ Hungary, nhà báo Nguyễn Hoàng Linh, chủ bút trang Nhịp Cầu Thế giới cho BBC biết vì sao ông ký kiến nghị: “Trong vụ án Hồ Duy Hải, dư luận phản đối là vì bản án được đưa ra không thuyết phục, trên nền tảng những thủ tục tố tụng bị vi phạm ở mức trầm trọng, từ giai đoạn điều tra tới xét xử ở các cấp. Quyền con người của bị cáo không được tôn trọng. Cá nhân tôi không đánh giá bị cáo có phải là thủ phạm trong thực tế hay không, nhưng tôi muốn bị cáo có một phiên xử đúng luật pháp.”
Trước câu hỏi ‘nếu dư luận tác động liên tục thì các thẩm phán, quan toà thì có tạo áp lực vào tính bất thiên vị của tư pháp hay không?‘ nhìn vào kinh nghiệm các nước châu Âu, nhà báo hiện sống tại Budapest cũng nói: “Các thẩm phán Việt Nam cần được độc lập trong phán quyết của mình, nhưng họ cũng phải làm đúng luật, và ý kiến của công luận phần nào có thể là áp lực để họ lưu ý hơn đến điều đó. Và họ cũng cần phải quen với việc, mọi quyết định của họ đều nằm dưới sự giám sát và phản biện của người dân, và hãy tập trung làm đúng việc và thể hiện mình qua công việc, chứ đừng “hơn thua” với dân.”
Trước câu hỏi nững người ký mong muốn và hy vọng điều gì, bà Nguyễn Hoàng Ánh cho biết:
“Tất cả nhóm chúng tôi không ai quen biết Hồ Duy Hải hay gia đình Hải. Chúng tôi ký chỉ vì thấy bản án chưa thuyết phục. Vụ xử này đã được rất nhiều cơ quan truyền thông cả trong và ngoài nước quan tâm. Cá nhân tôi đã đọc các bài tường thuật phiên tòa của nhiều tờ báo, không thấy tòa án đưa ra được bằng chứng nào mới nhưng tòa vẫn kết án và bác mọi luận cứ của luật sư mà không giải thích gì. Việc cử ra một chánh án chính là người đã bác đơn kháng nghị của luật sư của Hải trước đó thật không thuyết phục.“
“Chúng tôi mong muốn bản án của Hải được xét lại và Hải có được một phiên tòa thuyết phục hơn,” bà Hoàng Ánh nói.
Cho đến trưa 18/05 giờ Việt Nam, trang “KIẾN NGHỊ ĐÒI CÔNG LÝ CHO TỬ TÙ HỒ DUY HẢI | PETITION TO DEMAND JUSTICE FOR HO DUY HAI” có 4.310 người ký tên.
Ngoài số trí thức, công dân ở Việt Nam còn một con số không nhỏ người Việt hoặc gốc Việt sống ở nước ngoài, từ Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Czech, Ba Lan, Thụy Điển, Anh, Pháp, Ukraine, Nga đến Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, New Zealand, Philippines, Singapore và các nước khác.
Tiến sỹ Đào Nguyên Thắng đồng sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), hiện sống ở Berlin, nêu cái nhìn của người ký kiến nghị từ Đức, quốc gia nổi tiếng về hệ thống pháp quyền của châu Âu:
“Theo tôi, và tôi nghĩ nhiều người chia sẻ quan điểm này với tôi, hệ thống tư pháp của Việt Nam không có một vị trí đủ độc lập cần thiết bên cạnh việc thiếu một cơ chế giám sát đủ mạnh để đảm bảo các phán quyết của hệ thống tòa án là khách quan và khoa học.
“Ví dụ, rất khó để một ông thẩm phán ở một tóa án cấp tỉnh/thành triệu tập ông bí thư tỉnh/thành ủy đến tòa với tư cách đương sự của một vụ án nào đó nếu không có sự chỉ đạo từ cấp quản lý ông bí thư tỉnh ủy.
“Và trong những vụ án như vậy, sự mạnh yếu của đương sự có thể không còn phụ thuộc vào các lý lẽ pháp lý mà phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ.”
Các trang mạng xã hội Việt Nam hiện đã có nhiều lời bàn, bình luận về bản kiến nghị này.
Nhiều ý kiến khác nhau đã xuất hiện, từ cách cho rằng ký kiến nghị ‘là cần thiết’, đến ‘không giải quyết được gì’, hoặc ‘ký vì tin tưởng vào hệ thống pháp luật Việt Nam’, hay ‘không ký vì đây là lỗi hệ thống, có tam quyền phân lập thì mới có kiến nghị hiệu quả’.
Tiến sĩ Dương Tú, hiện làm việc tại bang Indiana, Hoa Kỳ, một người ký kiến nghị cho BBC biết ý kiến:
“Tôi không dám khẳng định Hồ Duy Hải vô tội hay có tội, nhưng anh ta có quyền được xét xử công bằng và xứng đáng được hưởng công lý.
“Công lý ở đây không phải chuyện đòi hỏi Hồ Duy Hải nhất quyết được xử vô tội mà cần hiểu là quá trình xét xử phải đảm bảo đúng pháp luật, khách quan, tôn trọng quyền được suy đoán vô tội của bị cáo.
“Các cơ quan bảo vệ pháp luật không thể thuyết phục được ai bằng cách tuyên tử hình một người khi những sai phạm tố tụng nghiêm trọng chưa được khắc phục, có thể dẫn đến một phán quyết oan sai không thể sửa chữa.“
Tôi cho rằng vụ án Hồ Duy Hải đã gây quan ngại sâu sắc cho bất cứ ai có quan tâm đến công lý và số phận con người, nhất là số phận những người dân thường không tài sản, không quyền thế. Mối quan ngại này đặt trên nền tảng nhận thức rằng xã hội không phải chỉ là các cá nhân cộng lại như một đống gạch vụn rời rạc, mà là một tổng thể trong đó mỗi viên gạch đều kết dính với những viên gạch khác theo những nguyên tắc kiến trúc nhất định.
Ông Nguyễn Hoàng Linh khẳng định việc ký kiến nghị là muốn bộ máy tư pháp phải dân chủ hóa hơn: “Cá nhân tôi nghĩ rằng ý kiến – và cả sự yêu cầu, chỉ trích, phê phán – của người dân với bộ máy tư pháp khi cảm thấy nó hoạt động không đúng với tiêu chí công bằng, minh bạch, vi phạm chính những định chế pháp luật trong nước như Hiến pháp hay Bộ luật Tố tụng Hình sự, là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực để dân chủ hóa và đổi mới hệ thống tư pháp.”
Ông Dương Tú nêu ra một vấn đề mà nhiều trí thức Việt Nam ở nước ngoài đang quan tâm:
“Vụ án này không chỉ liên quan đến mạng sống của một con người mà còn là bộ mặt, danh dự của cả nền tư pháp. Việt Nam hiện không còn là một nước quá lạc hậu và kém phát triển mà đã có vị thế nhất định, là đối tác của nhiều nước trên thế giới.
“Nếu không xây dựng và duy trì được một nền tư pháp trong nước lành mạnh, tiến bộ, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, sẽ rất khó khi Việt Nam phải đối mặt với những vụ kiện do tranh chấp chủ quyền hay kinh tế với các quốc gia khác. “
Từ Hungary, ông Nguyễn Hoàng Linh nêu ra một quan sát rằng viết, ký kiến nghị là chuyện rất bình thường trong một xã hội văn minh:
“Tại Hungary, bản án tử hình cuối cùng được thi hành vào tháng 7/1988, và từ 1990 trở đi nước này chính thức xóa bỏ hình thức trừng phạt này. Vì vậy, những hình thức kiến nghị, lấy chữ ký… thường lại xảy ra theo chiều hướng ngược lại, khi công luận cảm thấy một vụ trọng án, nhưng thủ phạm lại chỉ phải chịu bản án nhẹ hơn nhiều so với mức cao nhất mà pháp luật Hungary cho phép: án tù chung thân đến cuối đời, không được phóng thích trước hạn.
Dù theo hướng nọ hay hướng kia, tôi nghĩ đây cũng là một phần của quyền tự do biểu thị quan điểm của người dân trong một xã hội dân chủ.”
Từ Hà Nội, luật sư Ngô Ngọc Trai, người đã bào chữa cho tử tù Hàn Đức Long, người thoát khỏi án tử hình oan ở Việt Nam cho rằng trái với cách nghĩ rằng kiến nghị gây tác động không cần thiết vào tính độc lập của tư pháp trên thế giới, đây lại là cách duy nhất để cứu mạng người tại Việt Nam:
“Đây thực ra cũng không phải là biện pháp mới mẻ gì bởi các luật sư ở Việt Nam lâu nay vẫn thường nhờ đến báo chí như một kênh thông tin hỗ trợ cho những vụ việc bảo vệ khách hàng chống lại những lạm quyền tiêu cực.
“Trong vụ án của tử tù Hàn Đức Long mà tôi là luật sư bào chữa đã minh oan thành công, quá trình theo đuổi minh oan, đứng trước nguy cơ bị xử lý trách nhiệm, các cơ quan tư pháp địa phương đã không chấp nhận ý kiến của luật sư dù là đúng đắn nhất. Họ đã vi phạm cả quy định pháp luật để ngăn cản luật sư bào chữa, không cho sao chụp hồ sơ vụ án, không cho gặp riêng bị can để trao đổi.
“Minh oan cho tử tù phải là một cuộc đấu tranh pháp lý. Có nghĩa rằng sẽ phải thực hiện cả những hoạt động thúc đẩy nằm ngoài khuôn khổ thủ tục tố tụng thông thường. Ví như đăng tải công khai các đơn kêu cứu cùng những lý lẽ biện giải minh oan cho bị cáo.
“Luật sư như chúng tôi cũng kiến nghị về hàng loạt các vấn đề khác nhau của nền tư pháp, đề xuất việc lưu tâm sửa đổi, viện dẫn từ vụ án của tử tù đang kêu oan. Ngoài ra, luật sư cũng đã nhờ đến truyền thông báo chí và mạng xã hội để phản ánh tới công luận những sai trái vi phạm trong quá trình giải quyết vụ án này.”
Ông Dương Tú đặt ra vấn đề một bối cảnh rộng hơn, mà theo ông là điều mọi người Việt Nam cần quan tâm: “Tôi không có quan hệ cá nhân gì với Hồ Duy Hải. Tôi cũng không nghĩ sẽ có ngày mình rơi vào hoàn cảnh như anh ta. Nhưng tôi tin rằng thứ gắn kết những người không có quan hệ máu mủ lại với nhau trong một đất nước, thứ làm nên sức mạnh và sự thịnh vượng của một quốc gia không phải giới hạn lãnh thổ hay chủ nghĩa dân tộc mà là các giá trị văn minh phổ quát như công lý, pháp quyền, bình đẳng, dân chủ và tự do.”
Theo bà Nguyễn Hoàng Ánh:
“Việt Nam đang trong quá trình cải cách, dù đã đạt được nhiều kết quả thuyết phục nhưng sai sót là không tránh khỏi”.
“Chúng tôi mong muốn đóng góp một cách ôn hòa góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách này.”
Bà cho biết kiến nghị này được gửi đến cho TBT, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân, các cơ quan đại diện Liên Hiệp Quốc, EU và đại sứ nhiều nước ở Việt Nam.
“Vì thư mới được gửi cuối tuần trước nên cho tới nay, chúng tôi chưa nhận được hồi âm nào. Chúng tôi thật lòng mong những người có trách nhiệm trong cơ quan nhà nước và cả những cơ quan nước ngoài sẽ có câu trả lời tích cực cho chúng tôi để thể hiện sự lắng nghe và cầu thị với những công dân muốn thực hiện nghĩa vụ công dân của mình.”
Hội đồng thẩm phán bác kháng nghị điều tra lại vụ Hồ Duy Hải
8 tháng 5 2020
Bản quyền hình ảnh CONGLY.VN Image caption Phiên giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải hôm 7/5
Trong sáng 8/5, phiên xét xử giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải tập trung trình bày các quan điểm về vụ án. Dự kiến buổi chiều, hội đồng thẩm phán sẽ đưa ra phán quyết. Trong phiên xử, đại diện Viện kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao giữ nguyên quan điểm đề nghị hội đồng thẩm phán TAND tối cao xem xét hủy toàn bộ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm tuyên Hồ Duy Hải hai tội “Giết người” và “Cướp tài sản” để điều tra lại.
Tuy nhiên 17/17 thành viên của hội đồng thẩm phán, do Chánh án Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên giám đốc thẩm, đã biểu quyết bác kháng nghị này của Viện KSND tối cao. Kết quả phán quyết cuối cùng dự kiến được đưa ra vào 15h30 chiều 8/5.
Bản quyền hình ảnh CONGLY.VN Image caption Đại diện CQĐT Công an tỉnh Long An trả lời câu hỏi của HĐTP trong phiên xử giám đốc thẩm ngày 7/5
Luật sư Trần Hồng Phong được chấp thuận tiếp tục tham gia phiên tòa hôm 8/5. Đây được xem là kết quả của công văn khẩn cấp do Liên đoàn Luật sư Việt Nam gửi Chánh án TAND tối cao, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Viện KSND tối cao chiều 7/5, kiến nghị để luật sư Phong tham gia đầy đủ phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải.
Trong ngày làm việc hôm 7/5, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) tối đưa ra hai nhận định quan trọng, theo báo Tuổi Trẻ.
- Thứ nhất, KSND chỉ rõ các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiều vi phạm nghiêm trọng như khám nghiệm hiện trường không thu vật chứng vụ án; Khám nghiệm tử thi nhưng không giám định để xác định thời điểm chết của nạn nhân; Một số biên bản nhận dạng không có người chứng kiến, một số biên bản ghi lời khai, biên bản hỏi cung sửa chữa nhưng không có chữ ký người xác nhận; Không đưa ra một số lời khai của Hồ Duy Hải và người làm chứng vào hồ sơ vụ án; không trưng cầu giám định vết máu, thu vết máu chậm dẫn đến không rõ máu đó của ai, v.v…
- Thứ hai, Viện KSND tối cao đề nghị khắc phục những vấn đề nói trên để vụ án được giải quyết khách quan, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội và không bỏ lọt tội phạm.
Điều tra viên đã cũng thừa nhận có sơ suất trong khám nghiệm hiện trường như không thu giữ được vật chứng như dao, thớt, ghế…, mà cho người ra chợ mua.
Từ các đánh giá trên, Đại diện VKSND tối cao nhận định tòa án hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc đánh giá động cơ, mục đích của vụ án. Bởi lẽ khi xét xử tòa án phải đánh giá toàn diện những vấn đề khúc mắc nêu trên, và phải hủy hai bản án để xem xét lại. [Xem phụ đính].
Đại diện VKSND tối cao cũng nhấn mạnh rằng kháng nghị không khẳng định Hồ Duy Hải bị oan mà chỉ đề nghị hủy bản án để điều tra lại nhằm làm rõ vấn đề về thủ tục điều tra, tố tụng.
Theo Công Lý, cơ quan ngôn luận của Viện KSND Tối cao, một nội dung quan trọng khác trong kháng nghị cũng được Hội đồng thẩm phán yêu cầu làm rõ hôm 7/5 là tàn tro thu được tại nhà của Hồ Duy Hải sau khi gây án. Theo đó, Hải đã đốt bỏ quần áo vật dụng có liên quan đến vụ án. Đại diện Viện KSND Tối cao cho rằng tàn tro này là có thật, nhưng chưa xác định có liên quan gì đến vụ án. Do đó, không có giá trị chứng minh, vì người nhà Hải khai Hải có thói quen đốt bỏ quần áo cũ. Quan điểm này đã bị điều tra viên phản bác, cho rằng họ đã xuống hiện trường, thấy trong hai đống tro có các vật dụng đang cháy dở, đem giám định thì có thành phần vải và nhựa phù hợp với lời khai của Hồ Duy Hải. Đại diện Viện KSND Tối cao cũng đề nghị thực nghiệm lại hiện trường để làm rõ những mâu thuẫn mấu chốt.
Để thấy rõ vấn đề hơn, một bài viết của Cao Nguyên đăng trên RFA ngày 15-5-2020 cho rằng “Chủ toạ Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải: 3 mà là 1!”
Bài viết nói rằng “Phiên xử vụ án tử tù Hồ Duy Hải theo thủ tục Giám đốc thẩm kết thúc hôm 8 tháng 5 sau ba ngày làm việc. Nhưng kết quả của phiên toà này lại mở ra cuộc tranh cãi, phản đối mạnh mẽ từ giới luật sư, cũng như những người quan tâm đến vụ án. Nhiều ý kiến cho rằng bản án không công tâm, khách quan bởi chủ tọa phiên tòa này giữ cả 3 vai trò tố tụng trong vụ án này.”
Ông Nguyễn Hoà Bình, hiện là Chánh án TAND tối cao, vào thời điểm xảy ra vụ án là phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, đến thời điểm ra quyết định không kháng nghị vụ án thì ông là Viện trưởng Viện KSND tối cao và khi xét xử Giám đốc thẩm ông lại ngồi ghế chủ tọa. Vì vậy, ngay khi phiên toà kết thúc, Đại biểu Quốc hội, ông Lưu Bình Nhưỡng trả lời báo chí trong một video clip rằng người dân hoàn toàn có lý khi nghi ngờ về tính công minh, vô tư của ông Chánh án Toà án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Hoà Bình:
“Khi đồng chí Chánh án tối cao từng là Viện trưởng Viện kiểm sát (VKS) tối cao, là người trực tiếp không kháng nghị vụ việc này. Bây giờ, lại ngồi để xét xử thì liệu có hay không có mang cái định kiến tư pháp này vào ghế chủ tọa. Đương nhiên, xã hội, nhân dân và cử tri người ta có quyền nghi ngờ cái tính công minh, nghi ngờ cái không thiên vị, nghi ngờ cái tính vô tư của một Chánh án TAND tối cao. Trước phiên xử, người ta đã đặt câu hỏi rồi, liệu Chánh án Nguyễn Hòa Bình có vượt qua được chính bản thân mình hay không.”
Phân tích dưới khía cạnh pháp lý, luật sư Trần Đình Dũng từ Sài Gòn nói với RFA rằng việc ông Nguyễn Hoà Bình từng kinh qua 3 vị trí trong cùng một vụ án là vi phạm nguyên tắc tố tụng:
“Trong tố tụng hình sự, năm 2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã có hành vi tố tụng hình sự trong vụ án Hồ Duy Hải là ra một văn bản xác định không có căn cứ kháng nghị đối với vụ án.
Cho đến ngày 6/5 vừa rồi, ông tham gia trong hội đồng của phiên Tòa giám đốc thẩm. Như thế là không đảm bảo nguyên tắc khách quan trong khi tiến hành tố tụng của vụ án hình sự. Nguyên tắc này được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự của nhà nước Việt Nam.”
Luật gia Phạm Lê Vương Các nói:
“Trong trường hợp này, cơ quan ra phán quyết là Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Đây là cơ quan xét xử cao nhất ở Việt Nam rồi, nên không có một cơ quan xét xử nào để mà xem xét lại bản án này được.
Chỉ có một số cơ quan bên Quốc hội đề nghị xem xét lại vụ án thì khi đó Hội đồng Thẩm phán mới mở cuộc họp để xem xét lại chính cái phán quyết trước đây mà họ đã ban hành.”
Như vậy, phải làm sao để các quan chức Quốc hội gởi kiến nghị xem xét lại vụ án này? Luật gia Phạm Lê Vương Các cho rằng bất kỳ ai là người Việt Nam, nếu quan tâm và nhận thấy kết quả bản án là chưa thuyết phục, đều có thể gởi đơn yêu cầu Quốc hội phải kiến nghị với TAND Tối cao:
Hình minh hoạ. Bà Nguyễn Thị Loan, mẹ tử tù Hồ Duy Hải, bên ngoài phiên Giám đốc thẩm ở Hà Nội hôm 8/5/2020 FB of Trương Châu Hữu Danh
“Cụ thể là trong trường hợp của Hồ Duy Hải, những người thân trong gia đình của Hồ Duy Hải, luật sư như hoặc bất kỳ một người nào quan tâm mà phát hiện việc ra các phán quyết của TAND tối cao là sai thì đều có thể gửi đơn tới các cơ quan Quốc hội yêu cầu xem xét.
Sau đó, người ta sẽ trả lời là có đồng ý chuyển kiến nghị tới Hội đồng Thẩm phán tòa án tối cao để xem xét lại hay không.”
Một bản kiến nghị kêu gọi mọi người ký tên đòi công lý cho Hồ Duy Hải được đăng tải trên mạng xã hội từ ngày 13/5. Đến tối ngày 15/5, đã có gần 3000 người tham gia ký tên ủng hộ. Bản kiến nghị này sẽ được gởi đến 4 người lãnh đạo chủ chốt, một số Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vụ án này cùng các Đại sứ quán nước ngoài ở Việt Nam.
Ngoài ra, ngày 15/5, thêm một bản kiến nghị khác của một số luật sư yêu cầu xem xét lại quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao.
Không biết công tâm của 17 vị thẩm phán trong Hội Đồng Thẩm Phán của TATC xét xử vụ án Hồ Duy Hải như thế nào, nhưng theo tiết lộ của Huỳnh Bá Hải, trong bài viết được đăng trên mạng Dân Làm Báo thì có 2 thẩm phán là người dính vào các vụ chạy án mà ông từng là nạn nhơn [Xem phụ đính 2]. Đó là:
1. Thẩm phán Lương Ngọc Trâm.
2. Thẩm Phán Lê Hồng Quang.
Ông Huỳnh Bá Hải cho biết Bà Lương Ngọc Trâm có chồng là ông Phan Thanh Tùng cũng là chánh án của Toà án Tối cao ở Sài Gòn, cũng là khu vực Miền Nam… Dù biết vụ án Việt Kiều Pháp đòi nhà là người quen biết của ông Nguyễn Minh Triết, lúc đó là bí thư Sài Gòn, nhưng họ vẫn ra giá là 30 ngàn USD. Phiên sơ Thẩm thì bà Lương Ngọc Trâm làm chủ tịch Hội Đồng xét xử, còn phiên phúc thẩm thì ông Phan Thanh Tùng, chồng của bà Trâm này, làm chủ tịch Hội Đồng xét xử, và ông vòi thêm 10 ngàn USD nữa. Vì trị giá của căn nhà lúc đó gần 600 ngàn USD giá thị trường, nên Việt Kiều Pháp chấp nhận chung chi với giá này, nên sau đó họ thắng kiện…
Phần Vợ chồng ông Lê Hồng Quang cũng từng dính líu tới vụ án lớn. Vợ ông Lê Hồng Quang cũng là thẩm phán của Toà án Tối cao khu vực Miền Nam, đó là bà Huyền Vân. Họ dính líu đến vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hoà Lan đem tiền về VN đầu tư tại Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, rồi bị các băng nhóm tranh ăn, nên lập mưu đưa ông Trịnh Vĩnh Bình ra toà về tội “đưa hối lộ”, để chiếm đoạt tài sản của ông Bình… Một ông quan chức thi hành án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tên Lê Văn Mười phải chung cho vợ chồng ông Lê Hồng Quang- Huyền Vân khoảng 500 triệu đồng thời điểm 2008 để họ hưởng án tù treo…
Chưa biết kết quả sẽ như thế nào. Nhưng luật pháp của Việt Cộng đã khiến một người tự tử vì oan ức, và một người lãnh án tử, mà mọi kêu oan sau 12 năm dài chỉ là tiếng kêu giữa sa mạc “xã hội chủ nghĩa”.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)
Phụ đính 1
Vụ Hồ Duy Hải: Người Đối Đầu Với 17 Thẩm Phán ‘Ngây Ngô’ Là Ai?
20/05/2020
Ông Lê Minh Trí. (Hình: Trích xuất từ kênh YouTube của Viện Kiểm sát)
Viện trưởng Viện kiểm sát Lê Minh Trí đã tái khẳng định việc cần thiết phải huỷ án sơ thẩm và phúc thẩm trong vụ án Hồ Duy Hải để điều tra lại. Ngoài văn bản gửi Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng Quốc hội và các cơ quan khác, ông Trí cũng đã phát biểu trước các cử tri ở thành phố Hồ Chí Minh trong vai trò Đại biểu Quốc hội khoá 14.
Ông được báo Thanh Niên dẫn lời nói hôm 18/5: “Viện trưởng không nói là Hồ Duy Hải có tội hay không có tội. Nhưng thấy nó còn có nhiều sai sót, và chứng cứ chứng minh chưa chặt chẽ, thậm chí còn mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa hiện trường, mâu thuẫn giữa lời khai, giữa thực nghiệm điều tra.
“Thế thì Viện trưởng thấy là cần thiết phải yêu cầu kháng nghị huỷ các bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra lại xem có tội hay không có tội một cách thận trọng, khách quan và đảm bảo bảo vệ tính mạng của người dân chúng ta khi mà chúng ta chưa có một cái chứng cứ trực tiếp khẳng định việc có giết người hay không.
“[C]hắc chắn Viện trưởng kháng nghị không sai luật đâu.”
Quyết định của toàn bộ 17 thẩm phán bác kháng nghị của Viện kiểm sát do ông Lê Minh Trí dẫn đầu đã bị người đứng đầu Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển coi là “ngây ngô”. Viện trưởng Hoàng Ngọc Giao nói với trên một triệu người xem Bàn tròn Thứ năm của BBC Tiếng Việt hồi giữa tháng Năm rằng chuyện Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao đã sai khi coi kháng nghị của Viện kiểm sát vi phạm luật, vì đơn xin ân xá của ông Hồ Duy Hải đã bị chủ tịch nước bác.
Tiến sỹ Giao nói: “Thứ nhất kháng nghị là người ta kháng nghị anh để xem xét và điều tra lại… trong giai đoạn cuối cùng của tố tụng, tức là giám đốc thẩm, trong khi đó việc ân xá là ân xá với những người đã bị kết án, có bản án và nay vì những lý do nhân đạo xin được giảm án. Hai nội dung khác nhau, không liên quan gì cả nhưng mà Toà án tối cao, Hội đồng Thẩm phán lại lập luận cho rằng trái pháp luật. Tôi thấy nó ngây ngô quá.”
Tiến sỹ Giao cũng nói đây không chỉ là chuyện mạng sống của một con người mà còn là sự chính đáng của cả hệ thống tư pháp. Ông cũng nói vụ Hồ Duy Hải cho thấy chuyện Việt Nam bác bỏ đề nghị thành lập toà án hiến pháp từng được đưa vào dự thảo luật cách đây nhiều năm là điều sai lầm. Sự tồn tại của toà án hiếp pháp, theo ông, sẽ giúp giải quyết khủng hoảng hiện nay. Nhưng ông cũng nói Quốc hội Việt Nam vẫn có thể ra pháp lệnh về vấn đề này để tìm hướng giải quyết.
Ông Lê Minh Trí là ai?
Vậy người đang đối đầu với 17 thẩm phán “ngây ngô” ở Việt Nam là ai?
Chức vụ cấp thành phố đầu tiên mà ông Trí đảm nhiệm là vị trí phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh hồi cuối năm 2009, sau hơn bốn năm làm chủ tịch Quận 1. Trong bài đưa tin về việc bổ nhiệm này, báo Pháp Luật cũng nói ông Trí từng là Trung tá an ninh, thư ký cho Bộ trưởng công an, phó chánh văn phòng uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, và chủ tịch Quận 11. Cũng đưa tin về sự kiện này, VnExpress nói thêm ông Trí sinh năm 1960 tại Củ Chi. Các báo khác nói ông Trí tốt nghiệp Đại học An ninh và là cử nhân luật.
Ba năm sau, vào tháng 4/2013, ông Trí được cử giữ chức phó Ban nội chính trung ương. Trước đó hai tháng ông có chân trong Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, cùng vai trò uỷ viên như ông Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Ông Trí trở thành viện trưởng Viện kiểm sát hồi tháng 4/2016 thay ông Nguyễn Hoà Bình, người đứng đầu Hội đồng Thẩm phán mới đây, với sự tín nhiệm của gần 64% Đại biểu Quốc hội khoá 13. Trước đó, hồi tháng 1/2016, ông Trí được bầu vào Ban chấp hành trung ương của Đảng Cộng sản tại Đại hội 12. Một tháng sau khi trở thành viện trưởng kiểm sát, ông Trí cũng được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá 14 và tái đắc cử chức viện trưởng kiểm sát hồi tháng 7/2016 với số phiếu chuẩn thuận lần này lên tới trên 90% tại Quốc hội.
Cũng giống như công lý ở Việt Nam, ông Trí dường như đang ở thế yếu hơn trong cuộc đấu với các chính trị gia trong đó có đối thủ Nguyễn Hoà Bình, người có chân trong Ban bí thư của Đảng cộng sản. Nhưng nếu ông Trí thắng trong cuộc đấu tranh bảo vệ nguyên tắc suy đoán vô tội và chống lại sự cẩu thả trong điều tra và xét xử, công lý ở Việt Nam sẽ lấy lại được chút niềm tin mà chế độ đang rất cần.
Phụ đính 2
2/17 Thẩm Phán Trong Hội Đồng Xét Xử Của Toà Án Tối Cao Đã Từng Nhận Tiền Chạy Án Của Tôi
Huỳnh Bá Hải (Danlambao) – Trong phần 2 tôi có nhắc đến 2/17 vị thẩm phán trong Hội Đồng Thẩm Phán của TATC xét xử vụ án Hồ Duy Hải là những người tôi từng quen biết. Hôm nay tôi có dịp đề cập đến họ.
Họ là
1. Thẩm phán Lương Ngọc Trâm
2. Thẩm Phán Lê Hồng Quang.
Hơn 15 năm sau gặp lại họ qua hình ảnh báo chí cung cấp trong phiên xử bản án của Hồ Duy Hải – của vụ án Bưu điện Cầu Voi Long An. Dù họ khoác lên người cái áo chùng đồng phục của ngành Toà án Việt Nam nhưng tôi thấy họ ít có thay đổi về hình thức lẫn bản chất của họ.
1. Bà Lương Ngọc Trâm từng nhận 30 000 USD trong vụ đòi nhà của một Việt Kiều Pháp. Vụ án đòi nhà ở Quận Tân Bình, Sài Gòn của một Việt Kiều Pháp do bà Lương Ngọc Trâm làm chánh án chủ tịch Hội Đồng xét xử vào năm 2003. Đó là thời điểm nhà đất ở Việt Nam đột biến có giá trị, mà trước đó các Việt Kiều gửi tiền cho người nhà đứng tên ở Việt Nam… Bà Lương Ngọc Trâm có chồng là ông Phan Thanh Tùng cũng là chánh án của Toà án Tối cao ở Sài Gòn… Cặp vợ chồng Lương Ngọc Trâm- Phan Thanh Tùng này ăn hối lộ rất khủng khiếp. Dù biết vụ án Việt Kiều Pháp đòi nhà là người quen biết của ông Nguyễn Minh Triết lúc đó là bí thư Sài Gòn nhưng họ vẫn ra giá là 30 ngàn USD. Phiên sơ Thẩm thì bà Lương Ngọc Trâm làm chủ tịch Hội Đồng xét xử còn phiên phúc thẩm thì ông Phan Thanh Tùng chồng của bà Trâm này làm chủ tịch Hội Đồng xét xử và ông vòi thêm 10 ngàn USD nữa. Vì trị giá của căn nhà lúc đó gần 600 ngàn USD giá thị trường nên Việt Kiều Pháp chấp nhận chung chi với giá này nên sau đó họ thắng kiện.
2. Vợ chồng ông Lê Hồng Quang cũng từng dính líu tới vụ án lớn. Vợ ông Lê Hồng Quang cũng là thẩm phán của Toà án Tối cao khu vực Miền Nam đó là bà Huyền Vân… Họ dính líu đến vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình, Việt kiều Hoà Lan đem tiền về VN đầu tư tại Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu rồi bị các băng nhóm tranh ăn nên lập mưu đưa ông Trịnh Vĩnh Bình ra toà về tội “đưa hối lộ” để chiếm đoạt tài sản của ông Bình.
Vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình dù sau lưng có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước can thiệp và cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoà Lan yêu cầu nhà nước Việt Nam giúp ông Trịnh Vĩnh Bình nhưng băng đảng công an ở phía Nam rất mạnh nên ông Trịnh Vĩnh Bình bị thất thế và tống vào tù.
Tôi không biết phía ông Trịnh Vĩnh Bình có hối lộ cho các cơ quan tố tụng ở Việt Nam hay không nhưng phía đối thủ của ông Bình chi rất mạnh cho các quan toà ở Việt Nam nhất là vợ chồng ông Lê Hồng Quang và bà Huyền Vân này.
Sau khi, ông Trịnh Vĩnh Bình thoát khỏi Việt Nam đưa vụ án ra các Toà án Quốc tế thì hậu vụ án từ các tài sản do ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp cũng còn tiếp diễn. Lần này thì chính các quan chức cộng sản bị lôi ra toà. Các tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị họ cướp họ thay phiên nhau tranh giành mà sang đoạt tới lui qua nhiều chủ nên rất khó để mà tìm ra người nào để “đền” cho ông Trịnh Vĩnh Bình. Lần này đến phiên các quan chức trong ngành thi hành án lãnh đủ.
Cứ mỗi tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình bị cướp ở Việt Nam là dính líu đến một vài cán bộ tham nhũng. Họ lại tiếp tục chạy án để hưởng mức án thấp nhất. Cứ mỗi vụ án thì tuỳ vào tài sản mà họ phải nộp cho công an, viện kiểm sát và toà án. Chỉ với vụ việc của ông Trịnh Vĩnh Bình là vợ chồng ông Lê Hồng Quang- Huyền Vân hốt rất nhiều tiền. Cũng qua 2 cửa Sơ Thẩm và Phúc thẩm. Ông Quang không ngồi sơ thẩm thì bà Huyền Vân ngồi và trên phúc thẩm thì bà Huyền Vân không ngồi ghế chủ tịch Hội Đồng xét xử thì cũng ông Lê Hồng Quang ngồi.
Một ông quan chức thi hành án tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tên Lê Văn Mười phải chung cho vợ chồng ông Lê Hồng Quang- Huyền Vân khoảng 500 triệu đồng thời điểm 2008 để họ hưởng án tù treo.
Chạy án hình sự kinh tế loại này thì nổi tiếng có văn phòng Luật sư Chi Mai ở Sài Gòn đứng ra dàn xếp. Mỗi phi vụ họ lấy ít nhất 10 ngàn USD tiền công. Lúc đó Văn Phòng Luật Sư Chi Mai có người làm ở Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và báo Công an thành phố nên họ rất mạnh trong chạy án.
Như vậy thiệt hại trong vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ Việt Nam ra toà án Quốc tế đòi bồi thường thì không chỉ ở quốc tế. Mà chính phần hậu vụ án của ông Trịnh Vĩnh Bình ở trong nước thì phía nhà nước Việt Nam cũng tốn rất nhiều tiền bác và công sức để xử các quan chức tranh nhau cướp của ông Trịnh Vĩnh Bình.
Sau phiên xử vụ án Hồ Duy Hài vừa qua thì uy tín của ông Lê Hồng Quang lên rất nhanh. Hiện ông đang là Phó Chánh án thường trực Toà án Tối Cao cho nên chiếc ghế Chánh án Toà án Tối cao trong nhiệm kỳ đến sẽ thuộc về ông Lê Hồng Quang. Đây là Chánh án Toà án tối cao đi lên từ ngành thẩm phán đầu tiên ở Việt Nam. Không như các tiền nhiệm khác Chánh án Toà án Tối cao từ ngành công an hay Viện kiểm sát được đôn lên. Nhưng nhớ lại những lần ông Lê Hồng Quang bà Huyền Vân vòi tiền dù là gián tiếp hay trực tiếp thì xem ra công lý ở Việt Nam cũng chỉ là… diễn viên hài.
Kết luận
Trên thế giới này chỉ duy nhất ở Việt Nam công khai chuyện “cải cách tư pháp” tức là họ thừa nhận nền tư pháp của họ vô cùng lỗi thời và lạc hậu. Tư pháp ở Việt Nam không xét xử theo công lý và luật pháp do họ ban hành mà xét xử theo… chỉ đạo. Tức là lệnh miệng được áp dụng nhiều hơn Hiến Pháp và các Bộ Luật. Một vụ án muốn làm đình làm đám thì phải có 1 uỷ viên trong Bộ Chính trị làm “bà đỡ” bật đèn xanh thì Tư Pháp mới vào cuộc. Nhưng công lý cũng chẳng có vì nguyên tắc xét xử bao giờ cũng vì “uy tín của Đảng và nhà nước” chứ không phải sự thật và công bằng, lẽ phải. Một quan chức cấp cao như bà Nguyễn Thị Bình hay Đại sứ quán có lên tiếng cũng coi như số 0 mà thôi.
Trong các đường chạy án từ công an qua Viện Kiểm sát đến Toà án thì Toà án là nơi cuối cùng thực thi công lý nhưng họ cũng chỉ là bù nhìn để hợp pháp hoá các sai phạm của ngành công an mà thôi, bằng cụm từ mỹ miều “Nhân danh nhà nước CHXHCNVN” để mà tuyên án trong khi đa phần là án oan sai thì cái “Danh của nhà nước CHXHCNVN” nó thối rửa mục nát ra sao ai cũng biết.
Khi nào Việt Nam còn chế độ cộng sản với hình thức công an trị thì ngành Tư Pháp ở Việt Nam còn gây thêm nhiều tội ác và oan sai. Khi nào Việt Nam có tự do, dân chủ nhân quyền và có Tam Quyền Phân Lập thì mới có một nền Tư Pháp vì công lý và công bằng, lẽ phải.
Để trả lời câu hỏi “khi nào” thì cần sự trả lời của gần 100 triệu người Việt hiện nay chứ không phải chuyện ai cũng khoanh tay đứng nhìn bàng quan trước vận mệnh nước nhà. Đừng ngây thơ như anh Lương Hữu Phước ở Đồng Xoài – Bình Phước lấy cái chết của mình để thức tỉnh “ngành tư pháp cộng sản” như hiện nay. Mà phải đi sâu vào gốc rễ của vấn đề làm sao để xoá sổ một nhà cầm quyền thối nát để xây dựng lại một nên tư pháp vì công lý. Hôm nay là chuyện của Hồ Duy Hải, của anh Lương Hữu Phước và hàng triệu nạn nhân khác thì ngày mai sẽ đến lượt quý vị sẽ là nạn nhân tiếp theo của thể chế chính trị thối nát mang tên nhà nước CHXHCNVN.
02.06.2020