Tập Cận Bình đã “phản bội” Hồng Kông và làm trái “lời hứa” của các lãnh đạo tiền nhiệm
Trong mấy ngày qua, mọi người thi nhau bàn tán xôn xao về “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, trên mạng Internet Đại lục còn lần giở lại đoạn trò chuyện của cố lãnh đạo ĐCSTQ Đặng Tiểu Bình với nhà tài phiệt Hồng Kông Lý Gia Thành vào ngày 18/1/1990 khi hai người gặp mặt.
Khi đó, để đáp lại những lo ngại của người dân Hồng Kông về việc chuyển giao chủ quyền của Hồng Kông, Đặng Tiểu Bình hứa rằng “một quốc gia, hai chế độ” sẽ không thay đổi trong một thời gian dài, “nghĩa là, nó sẽ không thay đổi trong 50 năm và nguyên tắc đó sẽ càng không thay đổi sau 50 năm”.
Đồng thời, bài phát biểu của cựu Thủ tướng ĐCSTQ Chu Dung Cơ trong chuyến thăm Hồng Kông vào tháng 11/2012 cũng được lan truyền trên Internet.
Chu Dung Cơ nói: “Tôi tin rằng Hồng Kông sẽ làm rất tốt. Nếu Hồng Kông thất bại, không chỉ các quan chức của chính phủ Hồng Kông mà cả chính quyền trung ương Bắc Kinh cũng phải có trách nhiệm, Hồng Kông đã ‘hồi quy cố quốc’ mà lại bị hủy hoại trong tay chúng ta, vậy há chẳng phải chúng ta trở thành tội nhân của dân tộc sao? Nhất định là không!”.
Tuy nhiên, mặc cho những lời hứa của các cựu lãnh đạo ĐCSTQ vẫn còn văng vẳng bên tai, Tập Cận Bình vẫn quyết định dùng sự biểu quyết máy móc của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ để lập pháp cho Hồng Kông. Đài RFI nhận xét rằng, đây là sự chà đạp của Bắc Kinh đối với “một quốc gia hai chế độ”, là sự phản bội của Tập Cận Bình đối với Hồng Kông.
Tại sao Tập Cận Bình ruồng bỏ Hồng Kông vào thời điểm này? RFI phân tích, một cân nhắc chính trị rất quan trọng là Bắc Kinh hy vọng dùng “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” để gây ra sự hỗn loạn, đánh lạc hướng sự chú ý của mọi người về trách nhiệm của ĐCSTQ đối với virus Vũ Hán và né tránh các yêu cầu đòi truy cứu trách nhiệm mạnh mẽ ở trong và ngoài nước. Sự che giấu dịch bệnh của ĐCSTQ đã dẫn đến đại dịch virus hoành hành trên toàn cầu, gây ra cái chết của hàng trăm ngàn người vô tội, hơn nữa virus này vẫn đang tiếp tục lây lan.
Thứ hai, động thái của Tập Cận Bình không chỉ là để cho thế giới thấy, mà còn là để cho nhân dân trong nước thấy. Chính quyền Bắc Kinh lo ngại rằng các cuộc đấu tranh của người dân Hồng Kông và sự phản kháng của người dân Trung Quốc sẽ có nguy cơ ngày một tăng lên.
Ngoài ra, việc ra tay tàn nhẫn với Hồng Kông cũng có thể là để chặn đứng các lực lượng phản Tập trong nội bộ Đảng muốn lợi dụng dụng Hồng Kông để liên lạc với các lực lượng bên ngoài.
Tuy nhiên, RFI cho rằng, nếu muốn dùng việc hủy hoại sự tự do của Hồng Kông để củng cố quyền lực của mình, Tập Cận Bình có thể sẽ phải đối mặt với nhiều kẻ thù và các mối đe dọa hơn nữa.
Vào ngày 24/5, hàng chục ngàn người biểu tình trên đường phố Hồng Kông đã in một tấm biển gây chấn động lòng người với vẻn vẹn bốn chữ: “Trời diệt Trung Cộng!”. Người dân Hồng Kông phác họa rất rõ nét, chính quyền ĐCSTQ đang chuẩn bị lực lượng mang tính hủy diệt để hủy hoại chính tương lai của chính họ.
Một phân tích cũng chỉ ra rằng, Tập Cận Bình căm ghét Hồng Kông là có liên quan đến những sai lầm lặp đi lặp lại của ông về vấn đề Hồng Kông. Năm ngoái, chính quyền đã cưỡng chế thi hành các điều lệ dẫn độ, dẫn đến sự phản kháng của người dân ở Hồng Kông. Sự đàn áp tàn bạo của cảnh sát không làm giảm quyết tâm đấu tranh không ngừng nghỉ của thanh niên Hồng Kông, chính quyền đã buộc phải hủy bỏ dự luật này.
Những lời nói dối không chớp mắt như: “Hồng Kông độc lập”, “côn đồ”… nhằm “giết người phóng hỏa” ở Hồng Kông đã liên tục được tung ra bởi truyền thông ĐCSTQ và truyền thông thân cộng ở Hồng Kông, cũng không che mắt được người dân Hồng Kông.
Vào tháng 11 năm ngoái, trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông, phái Dân chủ đã giành chiến thắng ngoạn mục, điều này khiến Bắc Kinh vô cùng kinh ngạc, người dân Hồng Kông đã dùng những lá phiếu bầu cử này để giáng cho ĐCSTQ một trận nên thân.
Phái Dân chủ có thể sẽ “trỗi dậy trở lại” trong cuộc bầu cử lập pháp vào mùa thu này. Theo phân tích, Bắc Kinh sợ gặp phải những thất bại lớn hơn. Thay vì đại bại một lần nữa, chi bằng dứt khoát “trừ cỏ tận gốc”, “xử lý” và thoát khỏi Hồng Kông.
Sau khi “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” được thực thi, cảnh sát “ngầm” của ĐCSTQ có thể đóng quân với số lượng lớn ở Hồng Kông và giống như Hàn Chính đã nói, họ sẽ bắt “rất ít người” tùy theo mong muốn của họ.
RFI cho hay, những người có một chút ký ức sống ở Trung Quốc Đại lục đều biết rằng, cái gọi là “rất ít người” và “một nhóm nhỏ” mang nội hàm rất lớn, có thể đe dọa bất cứ ai bị chế độ coi là “phần tử đối lập” bất kỳ lúc nào.
Từ cựu Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ, đến Ngộ La Khắc, Trương Chí Tân, những người đã bị ĐCSTQ sát hại, tất cả đều được đánh đồng là “một nhóm nhỏ”. Sau đó, đến Đặng Tiểu Bình, người đã dám “trở mình vùng lên”, cũng từng bị coi là “một nhóm nhỏ”.
Ngày nay, trong mắt của Bắc Kinh, cái gọi là “rất ít người” là tất cả những người dám chỉ trích chế độ ĐCSTQ, hoặc những người đã nổi dậy chống lại ĐCSTQ. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ muốn “một quốc gia hai chế độ” diệt vong, liệu Tập Cận Bình có thể giữ vững quan điểm của mình hay không?
Một cái gai trong mắt của ĐCSTQ là Lê Trí Anh (Jimmy Lai), người sáng lập Tập đoàn Truyền thông Next Digital của Hồng Kông đã hình dung rằng, Hồng Kông là phép màu cuối cùng của Trung Quốc, nếu Luật An ninh Quốc gia được thực thi, điều đó có nghĩa là phép màu sẽ tan biến.
“ĐCSTQ tàn sát con ngỗng vàng ai ai cũng biết này, giống như cách họ đối xử với cầy hương, tê giác và các động vật hoang dã khác, Hồng Kông sẽ trở thành một ‘chợ động vật tươi sống’…”. Ông tuyên bố: “Tôi sẽ chiến đấu đến cùng”.
Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), tổng thư ký của đảng dân chủ Demosistō nói rằng, thế hệ trẻ của Hồng Kông đã quyết tâm “trường kỳ chiến đấu chống lại Tập Cận Bình”. Anh nói: “Chúng ta hãy xem thế hệ 8x, 9x Hồng Kông sống lâu hơn, hay Tập Cận Bình làm chủ tịch lâu hơn”.
(Theo Epoch Times) – 29/5/20