Tin khắp nơi – 26/05/2020
Phi cơ ném bom của Mỹ ‘bay qua Đài Loan và gần Hong Kong’?
Một báo Đài Loan vừa đăng tin hai phi cơ ném bom tầm xa, B-1B của Không lực Hoa Kỳ đã bay qua phía nam đảo Đài Loan và gần vào Hong Kong hôm thứ Ba 26/05/2020.
Trang Taiwan News trích nguồn từ tài khoản Twitter của Aircraft Spots cho hay phi vụ của Không quân Mỹ gồm công tác tiếp dầu trên không diễn ra khi quan hệ Trung – Mỹ căng thẳng.
Buồn lo nhưng ‘không bỏ cuộc’, dân Hong Kong ‘mong thế giới thức tỉnh’
TQ đe dọa trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
Hong Kong ‘cần luật an ninh để đối phó với khủng bố’
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Hai chiếc phi cơ ném bom cùng một phi cơ tiếp dầu trên không (KC-135R tanker aircraft) bay từ căn cứ Air Force Base ở Guam vào Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông) trong ngày, theo nguồn tin trên.
Tuần này, tình hình Hong Kong tiếp tục căng thẳng sau khi chính quyền Bắc Kinh chuẩn bị thông qua Luật an ninh cho phép can thiệp trực tiếp vào Hong Kong.
Hoa Kỳ cùng một số nước Phương Tây đã lên án hành động của Quốc hội Trung Quốc.
Đầu tháng 5, theo tin CNN, Hoa Kỳ tạm gửi trở lại Guam bốn phi cơ ném bom tầm xa B-1.
Sự kiện này được cho là để “khiến Trung Quốc phải dè chừng về ý định của Hoa Kỳ”.
Trước đó vài tuần, Không lực Hoa Kỳ chấm dứt chương trình duy trì phi cơ ném bom ở Guam, kéo dài 16 năm (Continuous Bomber Presence).
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Không quân Hoa Kỳ (US Pacific Air Forces -PACAF) công bố hồi đầu tháng rằng bốn chiếc B-1, có cơ số bom lớn nhất trong các phi cơ ném bom của Mỹ, đã đến Guam, hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương, để “huấn luyện và thực hiện “các chuyến bay răn đe chiến lược” (strategic deterrence missions) trong cả vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Các phi cơ này đến từ căn cứ Dyess Air Force, Texas, thường được điều lên không trung khi Hoa Kỳ muốn chứng tỏ sức mạnh và tạo ra tình huống “chiến thuật khó lường trước” (operational unpredictability), cho các nước khác, theo Không quân Hoa Kỳ.
Nếu đúng là hai B-1B của Hoa Kỳ bay gần Hong Kong thì việc thực hành sứ vụ mang tính ‘răn đe chiến lược’ đang xảy ra như một phần của đối sách Washington nhắm tới Bắc Kinh.
Sau dịch Covid-19 làm một số không nhỏ thủy thủ, sĩ quan của hải quân Hoa Kỳ bị mắc bệnh, hôm 22/05, quân lực Hoa Kỳ loan báo bảy trên 11 hàng không mẫu hạm của họ “đã sẵn sàng hoạt động”.
Đó là các tàu Ronald Reagan, Gerald R. Ford, Abraham Lincoln, Nimitz, Harry S. Truman, Theodore Roosevelt và Dwight D. Eisenhower, theo tin của trang Stars and Stripes đăng trên Facebook kèm ảnh các hàng không mẫu hạm đó.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52800852
Hải quân Mỹ tăng cường hiện diện
ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để đối phó với TQ
Thời điểm gần đây, để đối phó và ngăn chặn các hoạt động khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực, Mỹ đã điều động lực lượng hùng hậu bao gồm tàu chiến, tàu ngầm, tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược… tới khu vực Thái Bình Dương.
Lực lượng tàu ngầm hùng hậu
Lực lượng tàu ngầm Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã có một bước đi bất thường trong tháng này khi tiến hành “các hoạt động ứng phó dự phòng” trên biển ở Tây Thái Bình Dương. Động thái kể trên nhằm hỗ trợ cho chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và mở của Lầu Năm Góc, chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông. Theo đó, ít nhất 7 tàu ngầm, bao gồm 4 tàu ngầm tấn công tại đảo Guam, tàu ngầm USS Alexandria ở San Diego và các tàu ngầm ở Hawaii, tham gia hoạt động mới nhất ở Tây Thái Bình Dương. Theo Chuẩn Đô đốc Blake Converse, Chỉ huy lực lượng tàu ngầm Thái Bình Dương của Mỹ, “các hoạt động của chúng tôi là minh chứng cho sự sẵn sàng bảo vệ lợi ích và quyền tự do của chúng tôi theo luật pháp quốc tế”.
Tàu ngầm tấn công của Mỹ có khả năng tàng hình, đánh chìm tàu khác bằng ngư lôi, bắn tên lửa hành trình Tomahawk và thực hiện nhiệm vụ giám sát bí mật. Theo tạp chí The National Interest, ngay cả khi tàu sân bay bị vô hiệu hóa, lực lượng tàu ngầm của Mỹ vẫn có thể tiếp cận một vùng biển quan trọng. Khả năng triển khai nhanh chóng là một yếu tố quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương, qua đó đối phó với khủng hoảng và xung đột trong khu vực.
Máy bay ném bom chiến lược B-1
Bộ tư lệnh Không quân Thái Bình Dương (PACAF ) của Mỹ cho biết đã điều động máy bay ném bom chiến lược B-1 thực hiện một nhiệm vụ trên Biển Đông. Các máy bay B-1 đã thực hiện một nhiệm vụ trên Biển Đông, vài ngày sau huấn luyện với hải quân Mỹ gần Hawaii, thể hiện mức độ đáng tin cậy của các lực lượng không quân Mỹ ứng phó môi trường an ninh đa dạng và biến động. Theo trang tin DefPost, số máy bay này thuộc Nhóm oanh tạc viễn chinh số 9 xuất phát từ căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam sau nhiều ngày tập trận với hải quân ở bang Hawaii.
Ngày 15/5, PACAF cũng đăng thông báo cho biết các máy bay chiến lược đã tiến hành diễn tập thuộc khuôn khổ Nhóm Tác chiến Ném bom trên biển Hoa Đông, sau đó trở về căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam. Trước đó, trong hai ngày 28-29/4, không quân Mỹ điều động máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer thực hiện các hoạt động trên Biển Đông. Tổng thời gian chuyến bay gần 32 tiếng.
Được biết, các máy bay ném bom của Mỹ liên tiếp tái xuất trên Biển Đông dù nước này đã kết thúc chương trình hiện diện thường trực máy bay ném bom chiến lược ở Guam. Không quân Mỹ (1/5) đã điều bốn máy bay B-1B Lancer cùng 200 nhân viên quân sự từ căn cứ không quân Dyess ở bang Texas đến đảo Guam. Mục đích của đợt chuyển quân này là “hỗ trợ lực lượng Không quân Thái Bình Dương huấn luyện cho các đối tác và đồng minh trong khu vực và thực hiện các nhiệm vụ răn đe nhằm duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Tàu sân bay quay lại hoạt động
Thông tin B-1B thực hiện nhiệm vụ trên Biển Đông được đăng tải cùng ngày với thông báo từ hải quân Mỹ về sự trở lại của tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt sau gần hai tháng neo ở Guam vì bùng phát dịch COVID-19 trên tàu. USS Theodore Roosevelt là một trong hai tàu sân bay thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, bên cạnh tàu USS Ronald Reagan hiện đang được bảo dưỡng ở căn cứ hải quân Yokosuka của Nhật Bản.
Đây là chuyến ra biển đầu tiên của tàu Roosevelt kể từ khi phải đình chỉ nhiệm vụ hôm 26/3 để trở về quân cảng tại Guam. Tại đây, gần 5.000 thành viên thủy thủ đoàn tàu Roosevelt được xét nghiệm, trong đó hơn 1.000 người dương tính với nCoV. Sau khi tàu được khử trùng toàn bộ, số thủy thủ phù hợp để vận hành chiến hạm đã quay lại sau đợt cách ly và đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về phòng dịch. Tổng y sĩ Hải quân Mỹ Bruce Gillingham cho biết “rất tự tin” với tình trạng sẵn sàng về mặt y tế của tàu sân bay Theodore Roosevelt, bất chấp một số thủy thủ tái dương tính với nCoV sau khi quay lại chiến hạm. Trước khi ra biển, tàu Roosevelt triển khai một số hoạt động tập huấn sơ bộ tại cảng để kiểm tra mức độ sẵn sàng hoạt động của các hệ thống quan trọng trên tàu. Dù hơn 600 thủy thủ đang bị cách ly, tàu Roosevelt vẫn có thể ra biển vì có đủ nhân sự khỏe mạnh để vận hành các chức năng thiết yếu trên chiến hạm.
Dư luận đánh giá cao hoạt động của Mỹ
Bình luận viên William Cole của tờ Military cho rằng đợt triển khai đồng loạt tới Thái Bình Dương của hạm đội tàu ngầm Mỹ nhằm thể hiện chiến lược của Lầu Năm Góc về khả năng hoạt động linh hoạt và không thể đoán trước của các khí tài chiến lược trong cuộc cạnh tranh siêu cường với Trung Quốc và Nga. Các tàu ngầm tấn công của Mỹ có khả năng tàng hình tốt, đủ sức đánh chìm chiến hạm đối phương bằng ngư lôi, phóng tên lửa hành trình Tomahawk và tiến hành các hoạt động trinh sát mà đối phương không thể xác định được vị trí của chúng. Đợt triển khai tàu ngầm này cũng phát đi một thông điệp rằng đại dịch Covid-19 không thể cản trở nhiệm vụ và các hoạt động của hải quân Mỹ.
Phó Giáo sư Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế – Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á – Thái Bình Dương ở Canada) cho rằng Mỹ đang tiếp tục tăng cường sự hiện diện của hải quân, cả tàu chiến nổi lẫn tàu ngầm, nhằm đẩy lùi các hành động của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng. Trong đó, việc Washington triển khai tàu ngầm có ý nghĩa quan trọng hơn tàu chiến nổi, bởi Bắc Kinh đang tìm cách kiểm soát khu vực trong lòng biển ở Biển Đông. Cụ thể, những hoạt động quân sự và “núp bóng” nghiên cứu khoa học gần đây của Trung Quốc dường như hé lộ việc nước này đang đẩy mạnh việc lập bản đồ nhiệt dưới nước, dòng chảy ở khu vực Biển Đông. Hơn thế nữa, Washington triển khai tàu ngầm đến biển Philippines lúc này khá đúng thời điểm, khi Bắc Kinh lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 để tiến hành các hành vi gây mất an ninh trên Biển Đông. Bên cạnh đó, việc điều động tàu ngầm tập trận ở vùng biển Philippines có thể xem là bước ngoặt mới của Mỹ trong việc gửi thông điệp đến Trung Quốc về tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng. Nên dù cuộc tập trận diễn ra ở biển Philippines thì vẫn chứa đựng thông điệp của Washington gửi đến Bắc Kinh liên quan tình hình Biển Đông.
Tiến sỹ Satoru Nagao (Viện Nghiên cứu Hudson, Mỹ) nhận xét Washington thông qua các hoạt động trên để nhấn mạnh 3 điều. Thứ nhất, trong ngắn hạn, hải quân Mỹ cần thể hiện sức mạnh để ngăn chặn Trung Quốc có những hành vi gây lo ngại trên Biển Đông cũng như khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ngay cả khi tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phải neo tại đảo Guam để xử lý dịch bệnh Covid-19, thì Mỹ vẫn thừa sức điều động một lực lượng đông đảo gồm tàu chiến nổi, máy bay chiến đấu và cả tàu ngầm để đảm bảo sức mạnh. Bên cạnh đó, Mỹ vẫn đang vận hành tàu đổ bộ tấn công USS America có khả năng hoạt động như tàu sân bay. Vì thế, đây là một lực lượng hỗn hợp toàn diện. Thứ hai, trong trung hạn, Washington cũng cần gửi thông điệp rằng sẽ không để cho tàu ngầm của Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông. Bởi nhiều khả năng, Trung Quốc có thể điều động tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đến hoạt động ở Biển Đông nhằm tạo nên vành đai răn đe hạt nhân, kết hợp cùng các tàu chiến nổi và máy bay bao quanh các thực thể và đảo mà nước này đang chiếm giữ phi pháp tại vùng biển này. Để phòng ngừa khả năng này, Lầu Năm Góc cần chứng minh rằng tàu ngầm của Trung Quốc sẽ vô dụng trước sức mạnh của hải quân Mỹ. Trong nội dung tập trận từ ngày 2 – 8.5 mà hải quân Mỹ tiến hành ở vùng biển Philippines thì có cả phần chống tàu ngầm chính là để khẳng định thông điệp này. Thứ ba, trong dài hạn, Mỹ cần chứng minh các thực thể nhân tạo mà Trung Quốc liên tục quân sự hóa là vô dụng đối với chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh theo đuổi. Trung Quốc đã tốn kém rất nhiều để phát triển hạ tầng, quân sự hóa các thực thể này vì tin rằng đây là phương tiện tốt nhất cho chiến lược vừa nêu. Nhưng sức mạnh quân sự ở các đảo, thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông có mạnh hay không? Cuộc tập trận vừa qua của Mỹ bao gồm tàu ngầm, tàu chiến nổi cùng máy bay. Mỹ cũng đang triển khai máy bay ném bom chiến lược tầm xa B-1 Lancer đến khu vực. Xét về sức mạnh quân sự, mỗi tàu ngầm mang theo 12 tên lửa hành trình Tomahawk. Các tàu chiến nổi cũng mang theo cơ số hùng hậu tên lửa Tomahawk và cả máy bay B-1 cũng mang theo 8 tên lửa loại này. Với tầm bắn khoảng 1.000 km, số tên lửa Tomahawk trên máy bay và tàu chiến Mỹ thừa sức vô hiệu hóa các thực thể, đảo mà Trung Quốc đang quân sự hóa ở Biển Đông.
Được biết, thời gian qua, Mỹ liên tục điều động nhiều tàu chiến nổi đến tập trận ở Biển Đông hoặc các vùng biển lân cận nằm ở khu vực tây Thái Bình Dương. Cuối tháng 3, hải quân Mỹ liên tục công bố hình ảnh chiến hạm tập trận bắn đạn thật phóng tên lửa. Cụ thể là hình ảnh tàu tuần dương USS Shiloh phóng tên lửa đối không SM2 (với tầm bắn gần 170 km) trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Philippines, rồi tàu khu trục USS Barry phóng tên lửa ở vùng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ tháng 3 đến nay, hải quân Mỹ cũng đưa ra hình ảnh của hàng loạt cuộc tập trận với sự tham gia của nhiều chiến hạm như: tàu đổ bộ tấn công USS America mang theo chiến đấu cơ F-35 để triển khai tác chiến như tàu sân bay, tàu chiến cận bờ lớp Independence, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt. Trong đó, nội dung tập trận của Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và
Nhóm tác chiến viễn chinh USS America trên Biển Đông hồi giữa tháng 3 đã được hé lộ thông qua video clip dài 52 giây do quân đội Mỹ công bố. Theo đó, ngoài việc triển khai chiến đấu cơ F-35 uy lực, thì Mỹ cũng tập luyện cả khả năng dùng máy bay lưỡng dụng Osprey V-22 (có thể cất hạ cánh thẳng đứng như máy bay trực thăng và bay như máy bay phản lực) để chở theo binh sĩ thủy quân lục chiến, hải quân thực hiện đổ bộ lên đảo. Tốc độ lên đến 500 km/giờ và bán kính chiến đấu lên đến 700 km, loại máy bay này là phương tiện hành quân khẩn cấp linh hoạt nhất hiện nay. Tàu USS America hiện đang mang theo máy bay Osprey V-22. Nếu Osprey V-22 giúp đổ bộ đường không, thì tàu đệm khí do tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio lại trở thành phương tiện đổ bộ đường biển. Tàu lớp San Antonio vừa qua cũng hiện diện trên Biển Đông. Trên không, từ tháng 3 đến nay, Lầu Năm Góc cũng nhiều lần điều động máy bay ném bom tầm xa B-1 Lancer, máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion cùng một số loại máy bay trinh sát khác hoạt động tại Biển Đông. Bên cạnh đó, máy bay trinh sát săn ngầm P-8 Poseidon cũng từng hoạt động tại Biển Đông. Kết hợp những yếu tố trên, Washington đang hình thành một mạng lưới răn đe toàn diện nhằm vào Bắc Kinh trên Biển Đông.
Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở,
sẽ đến lượt New Start ?
Thụy My
Tổng thống Mỹ muốn rút lui khỏi hiệp ước « Bầu trời mở » cho phép bay qua các lãnh thổ liên quan với mục đích hòa bình. Donald Trump cho rằng Nga vi phạm hiệp ước, đe dọa đến lợi ích Hoa Kỳ. Các chuyên gia quốc phòng giờ đây lo ngại cho số phận của hiệp ước New Start.
Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 22/05/2020 đã chính thức thông báo quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở (Open skies), tố cáo Nga đã vi phạm thỏa thuận quốc tế được 35 nước ký kết và có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước này quy tụ tất cả các quốc gia châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, cho phép bay qua không phận các nước ký kết để giám sát các hoạt động quân sự và kho vũ khí, với mục đích hòa bình.
Tổng thống Mỹ hôm thứ Năm 21/05 loan báo : « Nga không tôn trọng hiệp ước (…) vì vậy chúng tôi rút lui ». Quyết định này sẽ được thực hiện sáu tháng sau khi thông báo.
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết Matxcơva không chỉ cấm bay qua một số khu vực nhạy cảm (Kaliningrad, những vùng gần Ukraina, Nam Ossetia, Abkhazia), mà còn dùng hiệp ước như « công cụ đe dọa ». Cụ thể là nhắm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng ở Hoa Kỳ và châu Âu với các loại vũ khí quy ước chính xác.
Theo Les Echos ngày 25/05/2020, với các tiến bộ về vệ tinh, Washington không cần hiệp ước Bầu trời mở để thu thập thông tin. Tuy nhiên châu Âu nhấn mạnh rằng hiệp ước giúp mỗi nước có quyền giám sát các cam kết của nước khác, đã từng đóng vai trò quan trọng ở Ukraina trong vụ Nga sáp nhập Crimée. Trong một thông cáo chung, 10 nước Liên Hiệp Châu Âu trong đó có Pháp, Đức, Bỉ, Tây Ban Nha, Hà Lan khẳng định sẽ tiếp tục áp dụng hiệp ước.
Sau một cuộc họp khẩn hôm 22/05, đại sứ các nước thành viên NATO cùng với tổng thư ký Jens Stoltenberg nhận định « cách tốt nhất » để duy trì hiệp ước là « Nga phải tôn trọng cam kết », nêu ra việc Matxcơva chỉ thực hiện những nghĩa vụ « một cách chọn lọc ».
Thực ra ông Donald Trump chưa đóng sập hẳn cánh cửa cho đối thoại. Thứ trưởng ngoại giao Nga cho biết « tôn trọng các quyền và nghĩa vụ một khi hiệp ước vẫn đang còn hiệu lực », và Matxcơva sẵn sàng thảo luận « các vấn đề kỹ thuật mà Hoa Kỳ cho là vi phạm hiệp ước ».
Loan báo của Mỹ là một đòn mới đối với các hiệp ước quốc phòng quốc tế, sau khi Washington đã rút lui khỏi hiệp ước về loại bỏ hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn (INF). Tướng Jean-Paul Palomeros, cựu tư lệnh NATO cho rằng việc này « tham gia vào việc phá hủy dần việc xây dựng lòng tin về an ninh châu Âu ». Nhà chính trị học Jean-Pierre Maulny nhận định « Thêm một viên đá hướng về việc chấm dứt đa phương, sự gắn kết của NATO và chính sách giải trừ vũ khí ».
Corentin Brustlein, giám đốc IFRI lý giải : « Bầu trời mở không phải là một hiệp ước cổ điển nhằm hạn chế năng lực quân sự, nhưng nhằm bảo đảm tính minh bạch trong thời gian dài. Với các vệ tinh, Mỹ không cần đến hiệp ước này để giám sát ; nhưng đối với châu Âu, việc cho phép hoặc từ chối bay qua Nga chẳng hạn, sẽ giúp thiết lập hoặc từ chối đối thoại ».
Tất cả các chuyên gia quốc phòng nay đều lo ngại cho số phận của hiệp ước New Start, sẽ hết hạn vào tháng 2/2021. Liệu ông Donald Trump cũng sẽ rút khỏi hiệp ước đã ký năm 2010 với Nga để giảm số
lượng các vũ khí nguyên tử chiến lược và chấm dứt chạy đua vũ trang, như đã từng đe dọa ? Nếu muốn rút khỏi New Start trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 03/11, ông Trump sẽ phải tuyên bố trước tháng Chín. Joe Biden, đối thủ thuộc phe Dân Chủ thì cho biết sẽ duy trì hiệp ước này.
Tổng Thống Trump thăm nghĩa trang Arlington
và pháo đài McHenry vào ngày Lễ Chiến Sĩ Trận Vong
Tin Washington DC – Tổng Thống Trump đã bắt đầu ngày thứ Hai, 25 tháng 5, bằng thông điệp chúc mừng ngày Memorial Day (lễ Chiến Sĩ Trận Vong) trên Twitter. Sau đó, tổng thống tham dự các sự kiện kỷ niệm ngày lễ tại nghĩa trang quốc gia Arlington và pháo đài McHenry ở Baltimore.
Tổng Thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đến thăm và đặt vòng hoa tại tượng đài Mộ chiến sĩ vô danh ở Nghĩa trang quốc gia Arlington vào sáng thứ Hai. Nghĩa trang này hiện vẫn chưa cho phép công chúng vào thăm, do e ngại dịch coronavirus.
Sau nghi thức đặt vòng hoa, Tổng Thống Trump tiếp tục đến thăm pháo đài McHenry tại Baltimore, nơi vẫn đang ban hành lệnh yêu cầu người dân ở nhà.
Thị trưởng thành phố, ông Jack Young, một thành viên đảng Dân Chủ, đã yêu cầu tổng thống Trump đừng đến Baltimore, với lý do rằng chuyến đi của tổng thống đang gởi thông điệp sai lầm đến người dân. Thị trưởng Young thêm rằng chuyến đi của tổng thống sẽ tạo thêm gánh nặng về nhân sự và thiết bị cho thành phố, nơi đang tổn thất 20 triệu Mỹ kim mỗi tháng trong thời kỳ dịch bệnh.
Tuy nhiên, Tòa Bạch Ốc lại có cách nhìn khác. Phát ngôn viên Judd Deere của Tòa Bạch Ốc nói, các binh sĩ không được ở nhà để tránh dịch bệnh, và tổng thống cũng sẽ không làm vậy khi ông cần vinh danh sự hy sinh của những người phục vụ trong quân đội, bằng cách đến thăm các địa danh quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ.
Trong cuộc chiến năm 1812, ông Francis Scott Key chứng kiến cảnh quân đội Anh quốc bắn phá pháo đài McHenry và đã sáng tác một bài thơ. Lời bài thơ này sau đó được biên soạn thành quốc ca The Star-Spangles Banner của Hoa Kỳ. (BBT)
Bầu tổng thống Mỹ: Virus corona
gây trở ngại cho đại hội đảng Cộng Hòa
Thụy My
Tại Hoa Kỳ, đại dịch virus corona gây bất định cho việc tổ chức đại hội đại biểu toàn quốc, sự kiện long trọng theo truyền thống để mỗi đảng chính thức chỉ định ứng cử viên tổng thống của đảng mình. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/05/2020 đe dọa sẽ tổ chức đại hội đảng Cộng Hòa tại một tiểu bang khác, nếu thống đốc Bắc Carolina không bảo đảm là sẽ diễn ra tại thành phố Charlotte vào cuối tháng Tám như dự kiến.
Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet gởi về bài tường trình :
« Đại hội của một đảng trước cuộc bầu cử là một cuộc tập hợp chính trị hết sức đông vui, thu hút mấy chục ngàn người tại cùng một địa điểm. Đảng Cộng Hòa có hợp đồng ràng buộc với thành phố Charlotte, nhưng thị trưởng và thống đốc Bắc Carolina đều thuộc đảng Dân Chủ, đòi hỏi phải được các chuyên gia dịch tễ bật đèn xanh trước khi cho phép tổ chức.
Trên Twitter hôm qua (25/05), tổng thống Mỹ phản ứng : Nếu tôi không có câu trả lời lập tức của thống đốc, buộc lòng tôi phải tìm một địa điểm khác tại một tiểu bang khác. Phó tổng thống Mike Pence đề nghị Georgia hay Florida, hai tiểu bang Cộng Hòa đã dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Donald Trump chừng như rất muốn một đại hội theo truyền thống, với đông đảo người ủng hộ để mừng ông đại diện đảng Cộng Hòa ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai. Về phía đảng Dân Chủ muốn tổ chức một sự kiện quy mô nhỏ hơn, theo dõi được trên internet, để chính thức chỉ định ông Joe Biden là ứng cử viên Nhà Trắng. »
Tổng Thống Trump dọa sẽ tìm địa điểm khác
để tổ chức Đại hội đảng Cộng Hòa
Vào hôm thứ Hai (25 tháng 05), tổng thống Trump đã khuyến cáo rằng các nhà hoạch định sẽ phải “miễn cưỡng” tìm một địa điểm khác cho đại hội đảng Cộng hòa, nếu thống đốc tiểu bang North Carolina không thể bảo đảm cho phép mọi người tham dự đại hội đầy đủ.
Đại hội đảng Cộng hòa dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 24 đến 27 tháng 08, 2020 tại Charlotte. Tổng thống Trump phàn nàn rằng đảng Cộng hòa có thể phải đối mặt với viễn cảnh chi hàng triệu Mỹ kim mà không biết liệu họ có được phép tổ chức một sự kiện toàn diện hay không.
Đại hội đảng Dân Chủ dự kiến sẽ diễn ra một tuần trước đó ở Milwaukee sau khi được dời lại từ tháng 07, 2020 do đại dịch coronavirus. Cả hai đảng đã cân nhắc làm thế nào để tiến hành tổ chức đại hội của họ trong bối cảnh lo lắng về sức khỏe, nhưng nhìn chung, đảng Cộng hòa đã kiên quyết hơn so với đối thủ cho một đại hội trực tiếp được diễn ra theo kế hoạch.
Đầu tháng này, tổng thống Trump đã cáo buộc thống đốc đảng Dân chủ Roy Cooper “chơi trò chính trị” với việc mở cửa North Carolina trở lại theo giai đoạn trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Tổng thống cho rằng điều đó sẽ khiến họ chịu thiệt thòi nếu phải trì hoãn đại hội.
Trong khi đó, phát ngôn viên của thống đốc cho hay North Carolina chỉ đang làm theo hướng dẫn mở cửa trở lại do chính Tòa Bạch Ốc đưa ra. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-doa-se-tim-dia-diem-khac-de-to-chuc-dai-hoi-dang-cong-hoa/
Ủy ban Quốc gia Cộng hòa kiện California,
yêu cầu tiểu bang ngừng bầu cử bằng thư
cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11
Ủy ban Quốc gia Cộng hòa (RNC) và các nhóm Cộng hòa khác đã đệ đơn kiện California, yêu cầu tiểu bang này ngừng quá trình bầu cử bằng thư cho cuộc tổng tuyển cử năm 2020, một nỗ lực để đối phó với đại dịch coronavirus.
Đơn kiện được đệ trình sau khi Thống đốc California Gavin Newsom tuyên bố rằng tiểu bang sẽ khuyến khích tất cả các cử tri bỏ phiếu bầu bằng thư vào tháng 11.
RNC đã thách thức hành động này trước tòa, đánh dấu sự leo thang đáng kể trong các cuộc chiến pháp lý giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ hiện đang được tiến hành ở hơn một chục tiểu bang. Chủ tịch RNC Ronna McDaniel cho biết “Đảng Dân chủ tiếp tục lợi dụng đại dịch như một âm mưu để gian lận bầu cử, và lệnh hành pháp của Thống đốc Newsom là một đòn tấn công trực tiếp nhằm vào tính toàn vẹn của hệ thống bầu cử Hoa Kỳ.”
Bình luận của bà McDaniel tương tự với quan điểm của Tổng thống Trump, người đã bày tỏ sự phản đối kịch liệt đối với lệnh của thống đốc Newsom và đã liên tục tìm cách đẩy lùi những nỗ lực mở rộng bầu cử bằng thư trên toàn quốc.
Vào sáng Chủ nhật (ngày 24 tháng 5), Tổng Thống Trump đã một lần nữa chỉ trích việc bầu cử bằng thư trên Twitter, trong đó bao gồm một số tuyên bố mà ông không cung cấp bằng chứng, đặc biệt là về vấn đề gian lận trong bầu cử bằng thư. Đơn kiện được đệ trình vào chủ nhật – thay mặt cho RNC, Ủy
ban Quốc hội Cộng hòa Quốc gia và Đảng Cộng hòa California – tìm cách ngăn chặn lệnh hành pháp của thống đốc Newsom, lập luận rằng lệnh này “vi phạm quyền bỏ phiếu của công dân.”
Các nhóm lập luận rằng lệnh của ông Newsom sẽ dẫn đến gian lận vì California có kế hoạch gửi phiếu bầu cho các cử tri thường không đi bầu, và điều này sẽ dẫn đến “gian lận, ép buộc, trộm cắp và bỏ phiếu bất hợp pháp.” Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy việc gian lận trong quá trình bầu cử bằng thư. (BBT)
Trump – Biden xuất hiện
trái ngược trong Ngày Tưởng niệm
Minh Hòa
Hai ứng viên của mùa bầu cử Mỹ 2020, đương kim Tổng thống Donald Trump và ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, đã thể hiện phong cách đối lập nhau trong Ngày Tưởng niệm liệt sỹ (Memorial Day) hôm 25/5.
Ông Biden lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng sau hơn hai tháng tự cách ly ở nhà khi dịch virus corona bùng phát ở nước Mỹ. Ông đeo kính đen và khẩu trang đen trong chuyến thăm không báo trước tới công viên tưởng niệm các cựu chiến binh ở Newcastle, tiểu bang Delaware.
The Guardian trích lời ông Biden nói với các phóng viên: “Thật tốt khi được ra khỏi nhà”.
Ông Biden đã không xuất hiện trước công chúng kể từ khi đột ngột hủy bỏ một cuộc mít tinh vận động tranh cử ở Cleveland vào ngày 10/3. Thay vào đó, ông đã thiết lập một phòng quay tại nhà để có thể xuất hiện trên các chương trình tin tức và các sự kiện gây quỹ cho chiến dịch tranh cử của ông, theo The Guardian.
Trong khi đó, Tổng thống Trump vẫn tham gia các sự kiện công chúng như thường lệ và từ chối đeo khẩu trang. Lễ tưởng niệm các liệt sỹ hôm 25/5 cũng không ngoại lệ.
Trái ngược với chuyến thăm chóng vánh với khẩu trang của ông Biden, Tổng thống Trump đã có bài diễn văn trước đám đông những người ủng hộ tại Đài tưởng niệm Pháo đài McHenry ở Baltimore, bang Maryland, cùng với Đệ nhất phu nhân Melania và Phó Tổng thống Mike Pence.
Ông Trump bày tỏ lòng tiếc thương đối với các chiến binh đã tử trận của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh, và quyết tâm vượt qua đại dịch viêm phổi COVID-19. Ông Trump phát biểu: “Chúng ta sẽ tiêu diệt virus, Hoa Kỳ sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, vươn lên tầm cao mới và thậm chí còn cao hơn nữa”.
Tờ Forbes bình luận, sự xuất hiện trái ngược giữa ông Trump và ông Biden nhân Ngày Tưởng niệm cho thấy “sự khác biệt sâu sắc giữa hai ứng cử viên”.
Khi được hỏi liệu ông Biden có xuất hiện trước công chúng thường xuyên hơn hay không sau Ngày Tưởng niệm, chiến dịch của ông Biden đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ và không cho biết kế hoạch sắp tới của ông, theo The New York Times.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trump-biden-xuat-hien-trai-nguoc-trong-ngay-tuong-niem.html
Ông Trump:‘Không ai yếu đuối
về Trung Quốc hơn Joe Biden’
Minh Hòa
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai (25/5) đã bình luận công khai trên mạng xã hội Twitter về đối thủ của ông trong mùa bầu cử 2020, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden.
Viết về cấp phó của cựu Tổng thống Barack Obama, ông Trump bình luận: “Trong 50 năm qua, không ai YẾU ĐUỐI về Trung Quốc hơn Joe Biden ngái ngủ. Ông ta không tỉnh táo chút nào. Ông ta đã cho họ MỌI THỨ họ muốn, trong đó gồm cả những thỏa thuận thương mại mang tính cướp bóc. Tôi đang đưa tất cả quay trở lại!”
Vài phút trước đó, ông Trump viết: “Joe Biden ngái ngủ (chủ yếu là các đại diện của ông ta) phát khùng vào cuối tháng 1 khi tôi cấm nhập cảnh những người đến từ Trung Quốc. Ông ta nói tôi là ‘bài ngoại’ và rồi tiếp tục ‘phát khùng’ không kém khi chúng tôi cho phép 44.000 người nhập cảnh – cho đến khi ông ta được báo rằng họ là những công dân Mỹ trở về nước. Sau đó ông ta đã phải xin lỗi”.
Cuộc khẩu chiến qua Twitter giữa Tổng thống Trump và ứng cử viên Biden đã trở nên gay gắt hơn, trong khi chỉ vài tháng tới là hai ông sẽ bắt đầu các vòng tranh luận trực tiếp trong khuôn khổ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.
Theo The Hill, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã phát hành một video quảng cáo quay cảnh ông Trump chơi golf trong khi số người chết vì virus corona tại Mỹ đang gia tăng. Ông Biden viết trên Twitter hôm thứ Bảy (23/5): “Gần 100.000 sinh mạng đã bị mất và hàng chục triệu người mất việc. Trong khi đó, tổng thống đã dành cả ngày để chơi golf”.
Tổng thống Trump đã bác bỏ lời chỉ trích của ông Biden thông qua một tuyên bố trên Twitter hôm Chủ nhật (24/5): “Các đại diện của Joe ngái ngủ vừa đăng một quảng cáo nói rằng tôi đã đi chơi golf (tập thể dục) ngày hôm nay. Họ nghĩ rằng tôi lúc nào cũng nên ở Nhà Trắng”.
Ông Trump tiếp tục: “Họ đã không nói rằng đây là lần đầu tiên tôi chơi golf trong gần 3 tháng qua, họ cũng không nói rằng Biden liên tục đi nghỉ mát, thư giãn và thực hiện các giao dịch mờ ám với các quốc gia khác, họ cũng không nói rằng Barack suốt ngày chơi golf, thực hiện nhiều chuyến đi trên chiếc máy bay 747 để chơi golf ở Hawaii – có một lần còn đi phát bóng ngay sau khi thông báo về cái chết khủng khiếp của một thanh niên tuyệt vời bị tổ chức khủng bố IS giết hại!”.
Khả năng Tổng thống Trump đề cập đến Trung Quốc khi đề cập đến việc ông Biden có “các giao dịch mờ ám với các quốc gia khác”. Trước đó, ông Trump từng nhiều lần chỉ trích mối quan hệ lợi ích giữa gia đình ông Biden và Trung Quốc, sau khi các nguồn tin chỉ rõ Hunter Biden – con trai ông Joe Biden – đã nhận được một khoản đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc, chỉ 10 ngày sau khi Hunter hộ tống cha thăm chính thức Bắc Kinh vào năm 2013.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-khong-ai-yeu-duoi-ve-trung-quoc-hon-joe-biden.html
Tổng thống Trump:
‘Tôi có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm’
Hương Thảo
Theo báo Western Journal ngày 24/5, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Donald Trump đã nêu ra những thách thức của nhiệm kỳ tổng thống của ông, về những điều rõ ràng là cơ hội tốt để nước Mỹ phá vỡ sự kìm kẹp của giới quyền lực can thiệp đến công việc của chính phủ. Ông đã đưa ra thông điệp gay gắt chống lại “thế lực nhà nước ngầm”.
Tổng thống Trump luôn sẵn sàng chiến đấu với những gì được biết đến là “thế lực nhà nước ngầm”, ông nói về chuyện này trong cuộc phỏng vấn phát sóng vào Chủ nhật bởi chương trình tin tức tổng hợp “Full Measure”.
Trong cuộc phỏng vấn này, nhà báo Sharyl Atkisson đã nhắc đến những hành động gần đây của quyền Giám đốc Tình báo Quốc gia Richard Grennell nhằm cung cấp thông tin công khai về những ngày đầu của cuộc điều tra chiến dịch tranh cử tổng thống Trump của cộng đồng tình báo Mỹ.
Tổng thống Trump nói: “Richard Grenell là một siêu sao. Ông ấy đã có sự can đảm và dũng cảm phi thường để bắt tay vào việc điều tra. Chúng ta cũng sẽ có một siêu sao nữa, như quý vị đã biết, John Ratcliffe. Ông ta mới được phê duyệt hôm qua và sẽ tiếp quản vào thứ ba chức Giám đốc Tình báo Quốc gia này”.
“Richard Grenell đã thực hiện một trong những công việc xuất sắc nhất mà tôi từng thấy. Ý tôi là, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, ông ấy đã phơi bày bản chất tham nhũng của [những vụ án bị họ dựng lên trước đây]. Hãy nhìn xem, họ đã cố gắng thực hiện một cuộc lật đổ bất hợp pháp đối với tổng thống Hoa Kỳ. Nó hoàn toàn bất hợp pháp. Bây giờ, tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng tôi hy vọng [ngài Tổng chưởng lý] Bill Barr sẽ làm tốt mọi chuyện như chúng ta nghĩ, bởi vì Bill là một quý ông tuyệt vời, một người đàn ông tuyệt vời. Ông ấy được hy vọng sẽ sử dụng thông tin đó để làm những gì đúng đắn. Và ông ấy sẽ làm những gì đúng đắn”.
“Bill Barr sẽ làm những gì đúng đắn, nhưng những gì Richard Grenell đã làm cho đất nước này thì thật là tuyệt vời”, ông Trump nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump cũng đã chỉ trích cựu Tổng chưởng lý Jeff Sessions.
“Đề cử người của Jeff Sessions đã là một thảm họa”. “Họ đã tiếp quản [hồ sơ]. Họ luôn có cả Bộ Tư pháp, nhưng họ đã để cho Jeff Sessions lộng quyền. Và toàn bộ sự việc này, [cáo buộc chính quyền Trump thông đồng với Nga] hoàn toàn là một trò lừa bịp. Hãy nghĩ về nó. Họ đã chi 40, 45 triệu đô la để điều tra. Chúng tôi mất hai năm rưỡi [bị làm phiền]. [Kết quả là] họ không tìm thấy gì. Không có sự thông đồng nào cả”.
Tổng thống Trump sau đó tập trung vào bức tranh lớn hơn.
“Khi bạn nhìn vào những gì Richard Grenell đã làm trong tám tuần, [trong khi] những người [tiền nhiệm] đã không làm gì trong hai năm rưỡi. Họ đáng lẽ đã phải phơi bày điều này. Vì vậy, tôi đã rất thất vọng với một số người. Nhưng một số người đã làm một công việc phi thường!”
“Tôi đang làm gì đây? Tôi đang chiến đấu với thế lực nhà nước ngầm. Tôi đang chiến đấu với ‘cái đầm lầy’ đó. Và tôi nói tôi đã làm điều đó, đang vạch trần ‘cái đầm lầy đó”, Tổng thống Trump nói.
“Nếu mọi chuyện tiếp tục theo cách này, thì tôi sẽ có cơ hội phá vỡ thế lực nhà nước ngầm. Đó là một nhóm người xấu xa. Nó rất tệ cho đất nước chúng ta. Và điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây”, ông Trump nói.
Tiếp theo, Tổng thống đã đề cập đến những kinh nghiệm riêng của nhà báo Atkisson chống lại thế lực nhà nước ngầm, khi bà bị Bộ Tư pháp nhắm tới, dưới thời chính quyền Obama.
“Bà [Atkisson] đã trở thành nạn nhân của thế lực nhà nước ngầm. Tôi không muốn nói với bà, dù bà có biết hay không, nhưng họ đã đối xử khủng khiếp với bà trong những năm qua. Và đó cũng là cách họ đối xử tệ bạc với nhiều người khác”, ông Trump nói.
Tổng thống Trump nói rằng những kẻ trong cuộc, những người muốn ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, đã không bao giờ ngừng các cuộc tấn công vào ông.
“Họ không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ thắng, và rồi tôi đã thắng. Sau đó họ cố gắng đẩy tôi ra. Đó là về chính sách bảo hiểm, [một câu chuyện kiểu như] ‘bà ta sẽ giành chiến thắng, nhưng nếu bà ta không giành chiến thắng, thì chúng tôi sẽ phải ôm một chính sách bảo hiểm’. Nhưng bây giờ tôi đã đánh bại họ về ‘chính sách bảo hiểm’, và bây giờ họ đang bị vạch trần”, ông nói.
“Nhiều điều khủng khiếp đã xảy ra. Họ đã giả mạo tài liệu [điều tra]. Chúng tôi đã tóm được họ. Họ có những kẻ chuyên giả mạo tài liệu. Tôi muốn thấy mọi chuyện diễn tiến nhanh hơn. Tôi sẽ luôn trung thực với quý vị. Với tôi, tôi không cần thêm thông tin. Tôi biết, và giờ tôi có chủ đích đứng sang một bên. Tôi chỉ làm cái việc bổ nhiệm, còn lại tôi muốn đứng ngoài cuộc”, ông nói.
“Nhưng tôi sẽ nói cho bạn biết, những gì họ đã làm, nếu thay vào đó là Tổng thống Obama, nếu thay vào đó là đảng Dân chủ chứ không phải Cộng hòa, những người liên quan chắc đã ngồi trong tù hai năm, nhiều người chắc đã phải ngồi trong tù hai năm với một bản án 50 năm. OK? 50 năm, Giờ chúng tôi đã bắt được chúng. Bây giờ, hy vọng là ngài [Tổng chưởng lý] Bill Barr sẽ làm một điều gì đó. Và bạn biết không? Những thứ khác cũng sẽ bị lật tẩy. Và còn rất nhiều thứ khác đang sắp bị lật tẩy, nhưng quý vị thậm chí không cần những thứ khác. Những gì họ làm đã là cực kỳ tham nhũng, họ đã cố gắng hạ bệ một tổng thống được bầu cử hợp pháp của Hoa Kỳ, trong trường hợp này, là tôi, nhưng chúng ta không bao giờ có thể cho phép nó xảy ra một lần nữa”, ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Trump đã được hỏi về những điểm mạnh của ứng viên tổng thống đảng dân chủ Joe Biden.
“Vâng, tôi có thể nói đó là có kinh nghiệm, nhưng ông ta không thực sự có kinh nghiệm, vì tôi không nghĩ rằng ông ta vẫn nhớ được những gì mình đã làm ngày hôm qua. Vậy kinh nghiệm đó là thế nào? Ông ta đã ở trong [chính trường] rất lâu. Nhưng ông ta chưa bao giờ được biết đến như là một người thông minh”, Tổng thống Trump nói.
Tổng thống Trump cũng được yêu cầu nói về điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
“Ông ta có nhiều [điểm yếu]. Tôi có thể nói về điểm yếu của ông ta cả ngày. Trước hết, ông ta không đủ sự sắc sảo để trở thành tổng thống. Ông ta đã có được [sự ủng hộ của] Trung Quốc, và [sự ủng hộ của] những quốc gia kiểu này”, Tổng Trump nói, ngụ ý đến quá khứ của Biden liên quan đến các chính trị gia châu Á và phi vụ làm ăn của con trai ông ta – Hunter – với các quan chức Trung Quốc.
Tổng thống nói thêm rằng, Trung Quốc ngược lại không muốn ông giành chiến thắng.
Ông cũng lưu ý rằng có lẽ Biden chỉ là một nhân vật không thực quyền.
“Hãy nghĩ về điều này. Tôi chiến đấu với [một nhân vật mà] thậm chí không trả lời được những câu hỏi đơn giản. Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy, nhưng đây lại là đối thủ của tôi. Tôi đang chống lại một đảng rất mạnh – đảng Dân chủ, nhưng họ có lẽ đã chỉ đơn giản cầm một ly nước và nói với tôi, ‘đây là ứng cử viên của họ’”.
“Tôi đang chống lại một đảng rất mạnh và rất tham nhũng. Đó là một đảng rất tham nhũng – đảng Dân chủ, nhưng chúng tôi đã tóm được họ. [Đồng thời], tôi còn phải chống lại một thế lực cản trở thực sự hùng hậu khác, đó là giới truyền thông, bởi vì giới truyền thông đã bị tham nhũng ở đất nước này”, ông nói. “Nó đã hoàn toàn bị tham nhũng”.
Theo Jack Davis, Western Journal, ngày 24/5/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-toi-co-co-hoi-pha-vo-the-luc-nha-nuoc-ngam.html
Tổng thống Trump
xem xét điều tra các hãng công nghệ khuynh tả
Quý Khải
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thành lập một ủy ban điều tra các hãng công nghệ lớn như Facebook và Google về hành vi bóp nghẹt tiếng nói của những người conservative, tức những người ủng hộ văn hóa truyền thống phương Tây, nhưng bị phe khuynh tả gán nhãn “bảo thủ”.
Trong tiếng Việt, từ conservative thường được dịch là “bảo thủ” (conservatism là chủ nghĩa bảo thủ), nhưng có thể gây hiểu sai nghĩa. Conservatives là những người duy trì những giá trị truyền thống như tín ngưỡng, không nạo phá thai, không đồng tính luyến ái, … Trái ngược với trường phái này là Liberalism (chủ nghĩa tự do).
Là người theo chủ nghĩa bảo thủ, Tổng thống Trump đang xem xét thành lập một ủy ban để điều tra những cáo buộc về tình trạng thiên vị và kiểm duyệt của các tập đoàn khổng lồ về công nghệ như Facebook, Google. Chính quyền ông Trump cũng có thể thúc đẩy các đánh giá tương tự từ các cơ quan quản lý liên bang, ví như Ủy ban Truyền thông Liên bang (Federal Communications Commission – FCC) và Ủy ban Thương mại Liên bang (Federal Trade Commission – FTC).
Daily Caller dẫn nguồn tin từ một quan chức Nhà Trắng nói với Thời báo Phố Wall: “Thiên hướng khuynh tả trong giới công nghệ là một mối quan ngại nhất định phải được giải quyết, hoặc chí ít phải được phơi bày ra để người dân Mỹ hiểu rõ hơn về hiện trạng trước mắt”.
Toàn quyền kiểm soát
Trong một dòng chia sẻ trên Twitter gần đây, ông Trump tuyên bố sẽ đưa ra một kế hoạch giải quyết các khiếu nại xoay quanh hành vi thiên vị của các mạng xã hội.
“Thế lực Cánh tả Cực đoan đang nắm toàn quyền chỉ huy và kiểm soát các mạng xã hội Facebook, Instagram, Twitter và Google”, ông Trump chia sẻ trên Twitter hôm 16/5, đồng thời nói thêm rằng chính quyền của ông “đang nỗ lực để khắc phục tình trạng bất hợp pháp này”.
Facebook Inc., hãng công nghệ đồng sở hữu hai thương hiệu mạng xã hội Facebook và Instagram, đã có động thái bào chữa khi được đề nghị cho ý kiến về kế hoạch mới của ông Trump.
“Người dùng mạng xã hội ở cả hai phe đều không tán đồng với một số chính sách của chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn cam kết lắng nghe những quan điểm bên ngoài và truyền đạt rõ ràng nguyên nhân chúng tôi đưa ra những quyết định đó”, mạng xã hội này tuyên bố. Twitter và Google cũng đưa ra những tuyên bố tương tự.
Chính quyền Trump cũng đang xem xét hủy bỏ các biện pháp bảo vệ liên bang được Nghị viện thông qua trong Mục 230 của Đạo luật về Thông tin liên lạc năm 1996 (Section 230 of the 1996 Communications Decency Act), cho phép các doanh nghiệp hoạt động trên mạng được miễn trừ trách nhiệm đối với các hành vi của người dùng, cũng như được hưởng mức độ tự do lớn trong việc kiểm soát nội dung.
Các nhà phê bình cho rằng Mục 230 hiện đang trao quá nhiều quyền lực cho các hãng công nghệ khổng lồ.
Các nhóm conservative lập luận rằng các nền tảng công nghệ lớn đang góp phần làm định hướng quan điểm của người dùng thông qua kết quả xếp hạng tìm kiếm (VD: Google), tại news feeds (VD: Facebook), kiểm soát nội dung, bên cạnh các loại hành vi khác.
Mạng xã hội khuynh tả
Tổng thống Trump từ lâu đã bất bình về tình trạng các hãng công nghệ ngăn chặn tiếng nói của những người conservative. Mùa hè năm ngoái, ông Trump đã triệu tập một hội nghị về mạng xã hội tại Nhà Trắng. Tại đây các nhà phê bình conservative đã đề cập đến tình trạng thiên vị của các hãng công nghệ lớn.
Vào thời điểm đó, chính quyền ông cũng đã xem xét một loạt các hành động tiềm năng, bao gồm các bước để trao quyền cho Ủy ban Truyền thông Liên bang và Ủy ban Thương mại Liên bang kiểm soát các hành vi kiểm duyệt internet của các hãng công nghệ lớn. Nhưng những đề xuất này đã vấp phải chỉ trích và do đó đã phải ngừng lại.
Tương tự ông Trump, các nghị sỹ Cộng hòa (vốn theo chủ nghĩa conservative) cũng bày tỏ nghi hoặc về các hãng công nghệ. Kết quả cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2018 cho thấy 64% nghị sĩ Cộng hòa cho rằng các hãng công nghệ lớn ủng hộ quan điểm của những người liberal hơn những người conservative.
Hạ nghị sĩ Matt Gaetz đề cập đến chuyện Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, từng là dân biểu của bang North Carolina và là người có tiếng nói conservative hàng đầu, cũng là nạn nhân của một chính sách ngầm của Twitter, gọi là “kiểm duyệt ngầm (shadow banning)” hồi năm 2018. Chính sách này khiến tài khoản của ông Meadows khó tìm trên Twitter, ngay cả khi người dùng gõ trực tiếp tên ông trên thanh công cụ tìm kiếm.
“Khi Twitter kiểm duyệt ngầm ông Mark Meadows, tôi không chắc họ có biết ông sẽ trở thành Chánh văn phòng Nhà Trắng hay không”, Hạ nghị sĩ Gaetz chia sẻ. Ông Gaetz cũng là nạn nhân của chính sách kiểm duyệt ngầm này.
Chính quyền Trump sắp hành động
Nhà lập pháp Đảng Cộng hòa là đồng minh của ông Trump cho biết chính quyền ông sắp hành động trước thềm bầu cử năm 2020.
“Tổng thống Trump ngày càng ý thức được những hành vi kiềm tỏa và kiểm duyệt mà chúng tôi phải đối mặt từ sự thiên vị của các hãng công nghệ lớn”, Hạ nghị sĩ Matt Gaetz chia sẻ. “Đã có những cuộc thảo luận rất tích cực về những gì chính quyền Trump có thể làm với các Sắc Lệnh Hành Pháp để tạo ra một thị trường mạng xã hội công bằng và công tâm”, ông nói.
Động thái của Nhà Trắng diễn ra khi mối căng thẳng gia tăng giữa chính quyền Tổng thống Trump và Thung lũng Silicon, nơi có trụ sở của các tập đoàn công nghệ nêu trên. Bộ Tư pháp Mỹ đã chuẩn bị hồ sơ kiện Google xoay quanh cáo buộc vi phạm chống độc quyền, theo thông tin từ những người quen thuộc với vấn đề này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-xem-xet-dieu-tra-cac-hang-cong-nghe-khuynh-ta.html
Tổng thống Trump bảo vệ
quyết định đi đánh golf giữa đại dịch COVID-19
Tổng thống Donald Trump hôm 25/5 đã tới Nghĩa trang quốc gia Arlington để tưởng nhớ các quân nhân Mỹ hy sinh nhân ngày Chiến sĩ Trận vong, đồng thời lên tiếng bảo vệ quyết định dành gần như toàn bộ kỳ nghỉ lễ cuối tuần qua để đi chơi golf trong khi số tử vong vì virus Corona ở Mỹ gần tăng lên 100 nghìn người.
Ông Trump viết trên Twitter rằng nhiều bài báo cho rằng việc ông đi ra ngoài để “tập một chút thể dục” bằng cách chơi golf như là một “tội lỗi lớn”.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng đây là lần đầu tiên ông đi đánh golf trong vòng gần ba tháng.
Báo Mỹ đăng tên người gốc Việt tử vong vì Corona trên trang nhất
Trước khi trở thành tổng thống, ông Trump cũng từng nhiều lần chỉ trích người tiền nhiệm, Tổng thống Obama thuộc phe Dân chủ, đi đánh golf, kể cả khi bùng phát dịch Ebola năm 2014.
Tới nay, Hoa Kỳ đã ghi nhận hơn 1,6 triệu ca nhiễm, cao nhất trên thế giới, và con số tử vong dự kiến tới ngày 1/6 sẽ tăng lên hơn 100 nghìn người.
Tuy nhiên, gần như tất cả 50 tiểu bang đã bắt đầu nới lỏng lệnh hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus Corona.
Hôm 25/5, Tổng thống Trump đã tới Nghĩa trang Quốc gia Arlington để đặt vòng hoa tại Mộ Chiến sĩ Vô Danh.
Ông Trump cũng như Phó Tổng thống Pence và phu nhân của họ không đeo khẩu trang, theo Reuters.
Mỹ: Ứng viên Joe Biden
lần đầu đi vận động tranh cử trong 10 tuần
Cựu Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden, hôm 25/5, ra ngoài thực hiện chuyến vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi tự cách ly tại nhà ở Delaware 10 tuần trước.
Tin cho hay, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ tới một khu tưởng niệm các cựu chiến binh để đánh dấu ngày Chiến sĩ Trận vong.
Ông Biden và phu nhân cùng đeo khẩu trang màu đen khi tới đặt hoa tại đài tưởng niệm các cựu chiến binh Thế Chiến II và Chiến tranh Triều Tiên ở Delaware.
“Thật tuyệt khi ra khỏi nhà”, ông Biden nói với các phóng viên. Ông cũng đứng cách xa hơn một chục cựu chiến binh và cám ơn họ vì đã cống hiến cho đất nước.
Báo Mỹ đăng tên người gốc Việt tử vong vì Corona trên trang nhất
Ông Biden đã tiến hành các sự kiện tranh cử tại nhà ở Wilmington kể từ khi hầu hết người dân Mỹ ở nhà để hạn chế virus Corona lây lan.
Sau khi các hoạt động của Tổng thống Trump cũng bị hạn chế, nguyên thủ Mỹ thời gian qua cũng đã rời Nhà Trắng để tới thăm các tiểu bang quan trọng như Arizona, Michigan và Pennsylvania.
Ông Trump chơi golf cuối tuần qua, lần đầu tiên kể từ khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia hồi tháng Ba, dẫn tới sự chỉ trích của ông Biden và một số người khác, khi con số tử vong vì virus đã tăng lên gần 100 nghìn người.
Đáp lại, viết trên Twitter, ông Trump chỉ trích báo chí đưa tin việc ông đi chơi golf như là một “tội lớn” mà không nói rằng đây là “chuyến đi chơi golf đầu tiên trong vòng gần ba tháng”. Ông Trump cũng chỉ trích “thái độ làm việc tồi tệ” của ông Biden.
Covid-19 : Brazil không bỏ chloroquine,
bất chấp quyết định của WHO
Trọng Thành
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) vừa quyết định « đình chỉ » sử dụng dược phẩm chloroquine trong các thử nghiệm thuốc trị Covid-19, do các hậu quả nguy hiểm. Tuy nhiên, chính quyền Brazil hôm qua, 25/05/2020, khẳng định sẽ không từ bỏ loại thuốc này.
Theo AFP, sau quyết định của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, đại diện bộ Y Tế Brazil trong một cuộc họp báo cho biết quốc gia này sẽ không có bất cứ thay đổi nào trong chính sách sử dụng thuốc hydroxychloroquine, một dẫn xuất của chloroquine, trong việc điều trị người mắc virus corona chủng mới.
Dưới áp lực của tổng thống Jair Bolsonaro, bộ Y Tế Brazil hồi tuần trước đã chính thức ra hướng dẫn, cho phép dùng chroloquine, kể các đối với các trường hợp nhiễm virus corona ở thể lành tính, bất chấp việc cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy thuốc có công hiệu. Quyết định nói trên gây phẫn nộ trong giới khoa học Brazil.
Nhiều nước Nam Mỹ không có chính sách thống nhất chống Covid-19
Châu Mỹ Latinh đang trở thành một tâm dịch Covid-19 mới của thế giới. Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, chính quyền nhiều quốc gia Nam Mỹ đã hoàn toàn không có chính sách thống nhất. Tình hình đặc biệt nghiêm trọng tại Brazil, khi chính tổng thống liên tục chống lại các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, ngăn ngừa dịch bệnh của địa phương. Hôm Chủ Nhật, 24/05, trong lúc cả nước ghi nhận hơn 22.600 người chết, tổng thống Bolsonara đã tham gia vào một cuộc tập hợp đông người, không mang khẩu trang, bắt tay nhiều người…
Hiện tại, theo số liệu chính thức, tính đến 19 giờ hôm 25/05, châu Mỹ Latinh và vùng vịnh Caribê có hơn 40 nghìn người chết do dịch, đứng thứ hai sau khu vực Bắc Mỹ (hơn 107 nghìn người chết) và châu Âu (hơn 172 nghìn người chết).
Tổng thống Mêhicô cảnh báo đất nước này đang ở vào thời điểm « khốc liệt nhất của dịch bệnh », và khủng hoảng y tế này có thể sẽ dẫn đến hơn 1 triệu việc làm bị mất trong năm nay. Tổng thống Chilê cho biết hệ thống y tế quốc gia đã rất gần với mức bão hòa. Tại Achentina, nơi phong tỏa là bắt buộc cho đến ngày 07/06, số lượng ca nhiễm tăng gấp 5 lần ở thủ đô trong vòng hai tuần.
Riêng tại Uruguay, quốc gia nhỏ bé với 3,5 triệu dân, chính quyền nước này cho biết hiện tại bệnh dịch vẫn nằm trong tầm kiểm soát, với tổng cộng 769 ca nhiễm, 22 người tử vong vì Covid-19. Hiện tại, có 129 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị. Hôm qua, Uruguay thông báo siết chặt kiểm soát biên giới với láng giềng Brazil.
Phương Tây ‘giãn cách’ với TQ
Bức tranh kinh tế và chính trị toàn cầu đang chứng kiến những thay đổi đáng chú ý, khi tình hình dịch bệnh ngày càng khiến các quốc gia phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tìm cách ‘giãn cách xã hội’ với Trung Quốc.
Bộ Giao thông Mỹ ngày 23-5 (giờ Việt Nam) cáo buộc Trung Quốc cản trở nhu cầu nối lại đường bay của hai hãng hàng không Mỹ, đồng thời yêu cầu bốn hãng hàng không Trung Quốc tới hạn chót 27-5 phải nộp lịch trình và các thông tin liên quan.
Đây là diễn biến mới nhất trong số rất nhiều khía cạnh căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Trung thời gian qua.
Xung đột lan rộng
Hồi đầu tháng 5, ông Trump tuyên bố tầm quan trọng của thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nay lùi xuống sau COVID-19, đồng thời đe dọa áp thêm các loại thuế mới đối với Bắc Kinh để trả đũa cho đại dịch hiện nay.
Căng thẳng Mỹ – Trung từ thương mại và an ninh đã lan ra các lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Hôm 23-5, chỉ số Hang Seng của Hong Kong đã rớt 5,6% – đánh dấu mốc thấp nhất trong 1 ngày giao dịch của chứng khoán Hong Kong trong gần 5 năm qua. Nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà đầu tư phản ứng sau khi Bắc Kinh công bố dự thảo quyết định luật an ninh quốc gia mới dành cho đặc khu này.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cùng lên tiếng phản đối dự thảo trên của Bắc Kinh. Washington đã nhiều lần cảnh báo Bắc Kinh sẽ xóa bỏ các ưu đãi dành cho Hong Kong nếu tính tự trị của nơi này mất đi.
Trong động thái mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật có thể ngăn doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên các sàn chứng khoán Mỹ hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư Mỹ, trừ khi những công ty này tuân thủ các quy định và chuẩn mực kiểm toán của Mỹ.
Dù dự luật này có thể áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp ngoại nào muốn gia nhập thị trường tài chính của Mỹ, các nhà làm luật của Washington đã khẳng định đây là động thái nhắm vào Bắc Kinh. Cổ phiếu được niêm yết tại Mỹ của “người khổng lồ” công nghệ Alibaba của Trung Quốc đã giảm hơn 2% vì thông tin trên.
Ở “đấu trường” công nghệ, cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung hiện đang xoay quanh mạng không dây 5G với Tập đoàn công nghệ Huawei rơi vào tâm điểm. Phía Mỹ đã liên tục áp đặt nhiều giới hạn với hãng công nghệ này vì lý do an ninh quốc gia.
Hôm 15-5, Bộ Thương mại Mỹ công bố tất cả các nhà sản xuất chip nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải đăng ký giấy phép trước khi bán hàng cho Huawei.
Quỹ Hinrich Foundation nhận định ngành công nghiệp vật liệu bán dẫn rất quan trọng cho công nghệ của tương lai, vì thế đóng vai trò không nhỏ trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
“Bão” sắp nổi lên
Cái gọi là chiến tranh thương mại đã thúc đẩy Mỹ kêu gọi đồng minh suy xét về mối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng so với chiến tranh thương mại, có vẻ dịch COVID-19 là lúc các đồng minh của Mỹ thể hiện quan điểm rõ ràng, quyết đoán hơn. Anh, đồng minh đặc biệt của Mỹ, là một trong số đó.
Năm ngoái, khi Mỹ kêu gọi các đồng minh tẩy chay công nghệ 5G của Huawei, Thủ tướng Boris Johnson chỉ muốn giảm sự hiện diện của Huawei, dựa trên việc tình báo Anh khẳng định nguy cơ do thám từ thiết bị của Huawei là hoàn toàn có thể ngăn chặn.
Bản thân ông Johnson từng nhiều lần thể hiện thông điệp ủng hộ mối quan hệ Anh – Trung nồng ấm hơn. Khi còn là thị trưởng London, ông ủng hộ thủ tướng David Cameron tạo ra “thời đại vàng son” trong quan hệ hai nước. Khi làm ngoại trưởng, ông luôn nói với các vị khách Trung Quốc rằng con gái ông đang học tiếng Hoa.
Tuy nhiên, có một “cơn bão” sắp nổi lên trong chính trường Anh, theo truyền thông nước này. Guardian ngày 22-5 cho biết ông Johnson đang đứng trước áp lực phe Bảo thủ trong việc phải vạch ra kế hoạch giảm sự tham gia của Huawei vào hạ tầng 5G ở Anh còn 0% vào năm 2023.
Guardian vừa qua cũng bất ngờ đăng bài xã luận mang tên “Hậu COVID-19, Anh phải tìm một số người bạn dám lên tiếng chống Trung Quốc”. Tờ báo này nhìn nhận đại dịch đã thúc đẩy sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc, nhưng sức mạnh ấy lại được dùng cho những màn khoe cơ bắp.
Ví dụ sau khi dùng 2 tỉ USD “trám” cho đóng góp mà Mỹ rút khỏi Tổ chức Y tế thế giới, Trung Quốc gặt hái uy tín và… tăng thuế lúa mạch Úc lên 80%, xem như đáp trả việc Canberra ủng hộ một cuộc điều tra độc lập, đầy đủ hơn về thủ phạm gây ra đại dịch.
Căng thẳng Úc – Trung Quốc cũng chính là một điểm nóng đáng chú ý hậu đại dịch. Căng thẳng này vốn dĩ khiến chính trường Úc vốn lâu nay nhạy cảm với Trung Quốc, nay có thêm động lực tìm cách “thoát Trung”, theo cách nói của BBC.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34887-phuong-tay-gian-cach-voi-tq.html
Virus corona : Tổ Chức Y Tế Thế Giới
tạm ngưng thử nghiệm chloroquine
Thụy My
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm 25/05/2020 loan báo tạm thời ngưng các cuộc thử nghiệm lâm sàng chữa Covid-19 với thuốc hydroxychloroquine, ba ngày sau khi tạp chí y học uy tín The Lancet đăng bài viết đặt vấn đề về hiệu quả của thuốc, thậm chí có thể nguy hiểm.
Thuốc hydroxychloroquine tiếp tục gây tranh cãi cho dù tổng thống Mỹ đã sử dụng trong hai tuần để ngừa bệnh, và phương pháp của giáo sư Didier Raoult vẫn được nhiều người tin tưởng ở Pháp.
Thông tín viên Jérémie Lanche cho biết thêm chi tiết :
« Dù giáo sư Didier Raoult tố cáo là một nghiên cứu « nhảm nhí » chỉ dựa trên cơ sở dữ liệu, nhưng chính vì công bố của tạp chí Anh The Lancet mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã quyết định ấn nút tạm ngưng. Theo nghiên cứu tiến hành trên gần 15.000 bệnh nhân được trị liệu bằng hydroxychloroquine, loại thuốc này không mang lại lợi ích cho người bệnh Covid-19. Ngược lại, nó làm cho tỉ lệ tử vong cao hơn và gây rối loạn nhịp tim.
Tuy vậy cũng không nên vội vàng kết luận là phải cấm sử dụng hydroxychloroquine. Được dùng để trị một số bệnh như sốt rét, đây vẫn là loại thuốc nhìn chung là an toàn và hiệu quả, nhưng có thể có hại cho các bệnh nhân Covid-19.
Tổ Chức Y Tế Thế Giới tự đặt ra hạn định hai tuần lễ để phân tích các dữ liệu đang có trong tay. Cơ quan này sau đó sẽ quyết định xem có cho sử dụng tiếp hydroxychloroquine hay cấm hẳn các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành tại khoảng 100 nước. »
Giới y bác sĩ thế giới:
G20 chấn hưng kinh tế phải “tôn trọng môi trường”
Trọng Thành
Hai trăm tổ chức, đại diện cho 40 triệu người làm nghề y trên toàn cầu hôm 25/05/2020, gửi thư ngỏ đến các lãnh đạo khối G20, các cường quốc kinh tế chiếm 90% GDP toàn cầu, kêu gọi chấn hưng kinh tế theo hướng « tôn trọng môi trường » và để cho Trái đất còn là môi trường « sống được ».
Theo AFP, những người ký tên vào thư ngỏ nhấn mạnh, trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra, những người làm nghề y là « các nhân chứng trực tiếp » của những thảm cảnh mà các cộng đồng xã hội phải gánh chịu, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, môi trường. Các y bác sĩ toàn cầu khẩn thiết kêu gọi sự chú ý của giới lãnh đạo thế giới về tình trạng « chết chóc, bệnh tật và đau khổ tinh thần đã đạt đến mức độ nghiêm trọng » mà họ kết luận là « chưa từng thấy từ hàng chục năm nay ».
Theo các y bác sĩ, « thảm kịch đang diễn ra cho thấy rõ » tính chất bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội, sự thiếu đầu tư cho y tế công và đặc biệt là tình trạng môi trường bị tàn phá, khí hậu bị hâm nóng.
Lá thư ngỏ của 40 triệu nhân viên ngành y toàn cầu, được Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Liên Minh Quốc Tế vì Khí Hậu và Sức Khỏe hậu thuẫn, gắn liền vấn đề cải thiện hệ thống y tế với việc chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, vốn phụ thuộc nặng nề vào các năng lượng hóa thạch gây nên những tổn hại về môi trường không thể vãn hồi, sang nền kinh tế xanh.
Chưa kể đến các thiệt hại do đại dịch Covid-19, lá thư nhấn mạnh là ô nhiễm không khí đã khiến 7 triệu người thiệt mạng hàng năm. Các y bác sĩ toàn cầu nêu bật một nghịch lý là đại dịch Covid-19 làm tê liệt kinh tế toàn cầu, nhưng lại khiến cho khí thải giảm mạnh, ô nhiễm tạm ngưng, ít bất lợi hơn cho sức khỏe của nhiều cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, với việc kinh tế hồi phục trở lại, nạn khí thải gây hiệu ứng nhà kinh, nạn phá rừng, các hoạt động gây ô nhiễm có khả năng sẽ tăng mạnh trở lại. Và nạn nhân trước hết là các cộng đồng dân cư yếu thế, dễ tổn thương.
Chủ tịch Hiệp hội y tế thế giới Miguel Jorge nhấn mạnh : Sức khỏe con người phụ thuộc mật thiết vào sức khỏe của Trái đất.
Covid-19 :
Liên hoan phim Venise được duy trì đầu tháng 9
Tuấn Thảo
Đây là một tin vui cho làng nghệ thuật thứ bảy. Hầu hết các liên hoan lớn trong 6 tháng đầu năm (ngoại trừ liên hoan Berlin) đều đã bị hủy bỏ hay dời lại cho tới cuối năm. Vào lúc liên hoan Cannes có rất ít khả năng diễn ra, sự kiện liên hoan phim Venise được duy trì là một điều đáng mừng, cho dù phiên bản 2020 sẽ không giới thiệu nhiều phim như những năm trước.
Theo kế hoạch, Liên hoan phim Venise sẽ được tổ chức kể từ ngày 02/09 đến 12/09/2020. Ban tổ chức liên hoan đã xác nhận điều này với nhật báo Ý La Repubblica, ngược lại Hội chợ quốc tế nghệ thuật đương đại Biennale de Venise (tổ chức xen kẽ hai năm một lần), lại bị hủy bỏ mặc dù đã được lên chương trình từ ngày 29/08 đến ngày 29/11/2020. Chính quyền địa phương thừa nhận là khó thể nào duy trì một hội chợ triển lãm quốc tế trên quy mô lớn, đòi hỏi khá nhiều nhân lực cũng như nguồn tài chính, do các tác phẩm nghệ thuật đương đại có lối sắp đặt khá công phu phức tạp, giữa lòng thành phố Venise. Điều đó cũng giải thích vì sao, trong việc duy trì Liên hoan phim Venise, ban giám đốc cũng đã quết định giảm nhẹ chương trình, số phim được giới thiệu và ‘‘công chiếu’’ vì thế cũng ít hơn.
Thế nhưng, chương trình Liên hoan Venise sẽ được rút gọn như thế nào ? Hồi đầu tháng 05/2020, giám đốc nghệ thuật Liên hoan phim Venise, ông Alberto Barbera đã gửi thư cho toàn bộ các diễn viên, các nhà đạo diễn và các nhà sản xuất phim để thử xem có bao nhiêu người trong số họ, sẽ sẵn sàng đến tham gia liên hoan Venise vào đầu tháng 09/2020. Tùy theo số người trả lời, ban tổ chức sẽ lên kế hoạch tiếp đón các nhân vật tên tuổi có mặt tại chỗ. Thế nhưng, một điều chắc chắn là chương trình ‘‘bước lên thảm đỏ’’ sẽ bị hạn chế tối đa.
Cũng theo giám đốc nghệ thuật Alberto Barbera, thay vì công chiếu và ra mắt phim mới trên màn ảnh lớn, ban tổ chức dự tính một không gian ‘‘chiếu phim ảo’’, các bộ phim mới ở đây được chiếu trên mạng, những người tham gia cũng như các thành viên ban giám khảo phải dùng mật khẩu để truy cập ‘‘phòng chiếu trực tuyến’’ để có thể chấm phim nhưng đồng thời không để cho nội dung thất thoát ra ngoài, do vấn đề bảo vệ tác quyền.
Trái với nguồn tin ban đầu, có nhiều khả năng hai Liên hoan Venise và Cannes đặt qua một bên những mối bất đồng trước đây và chấp nhận hợp tác với nhau vì lợi ích chung của nền điện ảnh. Giám đốc hội chợ triển lãm Biennale de Venise, ông Roberto Cicutto, đã nhắc đến sự hợp tác giữa hai liên hoan hàng đầu thế giới Venise và Cannes khi trả lời báo chí Ý đầu tuần này. Một cách cụ thể, có một số tác phẩm quan trọng từng được tuyển vào chương trình tranh giải Cành cọ vàng tại Cannes, nhưng vì Liên hoan Cannes có nguy cơ bị hủy bỏ trong năm nay, cho nên thà trễ còn hơn không, các tác phẩm này có nhiều hy vọng được giới thiệu một cách chính thức trong chương trình liên hoan Venise.
Đó là trường hợp của bộ phim truyện mới của đạo diễn người Mỹ Wes Anderson mang tựa đề ‘‘The French Dispatch’’ với cặp diễn viên Tilda Swinton và Bill Muray trong vai chính. Bộ phim này kể lại nếp sống của người dân Pháp ở một tỉnh nhỏ qua góc nhìn của một phóng viên người Mỹ. Ngoài ra, còn có tác phẩm mới đánh dấu ngày trở lại của đạo diễn Ý Nanni Moretti, bộ phim mang tựa đề ‘‘Tre Piani’’ (Ba tầng nhà) kể lại câu chuyện của ba gia đình sống trong cùng một ngôi nhà, mỗi gia đình ở một tầng khác nhau. Bộ phim này được phóng tác từ quyển tiểu thuyết best seller cùng tên của nhà văn Israel Eshkol Nevo.
Khi thực hiện bộ phim ‘‘The French Dispatch’’, đạo diễn Mỹ Wes Anderson đã đặt ống kính quay phim tại thành phố Angoulême, từng nổi tiếng từ lâu nhờ liên hoan truyện tranh hàng năm và kể từ những năm gần đây, thành phố Angoulême còn được biết đến nhờ một liên hoan phim chủ yếu giới thiệu các tác phẩm đến từ các quốc gia thuộc khối Pháp ngữ. Khi biết rằng, Liên hoan Cannes có ít cơ hội diễn ra, ban tổ chức liên hoan phim Angoulême cho biết sẵn sàng tiếp đón bộ phim ‘‘The French Dispatch’’ do nhiều cảnh trong tác phẩm này từng được quay tại Angoulême. Một cách ngẫu nhiên nhưng khá thú vị, tác phẩm của Wes Anderson lại thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Dù gì đi nữa, sự kiện liên hoan Cannes ngày càng ít có cơ hội diễn ra, đã khiến cho giới sản xuất chọn các liên hoan khác để giới thiệu các bộ phim của họ.
Trả lời phòng vấn báo Charente Libre, đồng chủ tịch Liên hoan phim Angoulême, bà Marie France Brière cho biết là năm nay ban tổ chức sẽ giới thiệu 5 tác phẩm từng được liên hoan Cannes tuyển chọn vào trong chương trình chiếu phim “Tuần lễ của giới phê bình” (Semaine de la Critique). Số lượng phim ban đầu dành cho Cannes nhưng rốt cuộc lại xuất hiện trong một số liên hoan khác diễn ra vào cuối mùa hè, đầu mùa thu. Hiện tượng này một phần cũng vì các đoàn làm phim hy vọng tìm ra những đối tác phân phối, thông qua các liên hoan phim khác dù nhỏ hơn, nhất là khi việc hủy bỏ Hội chợ phim quốc tế tại Cannes đã làm cho giới sản xuất mất đi một nguồn thu nhập đáng kể.
Tây Ban Nha quy định
mức “thu nhập tối thiểu cần thiết”
Thu Hằng
Ngày 26/05/2020, chính phủ Xã hội của thủ tướng Pedro Sanchez thông qua một dự luật về “thu nhập tối thiểu cần thiết”, được chờ đợi từ nhiều tháng nay. Chính vì đại dịch Covid-19, mà Tây Ban Nha, một trong những nước bị tác động mạnh, đã buộc chính phủ khẩn trương thông qua kế hoạch này.
Thông tín viên RFI François Musseau tường trình từ Madrid :
“Đây là một trong những lời hứa lúc tranh cử của liên minh đảng Xã Hội và Podemos, đang cầm quyền : Quy định mức thu nhập tối thiểu cần thiết cho những người nghèo khó nhất. Biện pháp gây tranh cãi này bị trì hoãn từ rất lâu. Những nhà đề xuất dự luật trên đã phải đấu tranh dữ dội để ấn định được những điểm chính, những giới hạn của dự luật và khoản tiền. Tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phong tỏa làm trầm trọng mức độ nghèo khó của rất nhiều gia đình, đã thúc đẩy tiến độ xem xét dự luật.
Chính phủ của thủ tướng Pedro Sanchez sẽ dành 3 tỉ euro để triển khai kế hoạch thu nhập tối thiểu cần thiết này. Khoảng 850.000 hộ gia đình sẽ được hưởng, dù đó là những người độc thân hay gia đình đông con, với khoản tiền từ 462 đến 1.015 euro. Điều kiện để được hưởng khoản tiền trên, phải là người trưởng thành và dưới 65 tuổi vì đây là độ tuổi mà tất cả người dân Tây Ban Nha có lương hưu.
Biện pháp này trước hết là một chiến thắng đối với người đứng đầu đảng Podemos và phó thủ tướng Pablo Iglesias, người vẫn nhấn mạnh từ nhiều tháng nay rằng khoản tiền trên sẽ giúp các hộ gia đình đủ sống. Theo những số liệu chính thức, 21,5% người dân Tây Ban Nha là người nghèo hoặc cận nghèo, so với mức trung bình 17% trong khu vực đồng euro”.
Covid-19 : Tây Ban Nha đề quốc tang 10 ngày
Ngày 25/05, chính phủ Tây Ban Nha đã công bố số liệu tử vong mới, giảm 1.918 ca, nhờ áp dụng một hệ thống theo dõi mới giúp “xóa những trường hợp bị trùng” hoặc “những ca khai tử nhầm là do virus corona”. Như vậy, Tây Ban Nha đứng sau Pháp về số ca tử vong, với 26.834 ca, theo số liệu mới. Chính phủ Tây Ban Nha cũng quyết định tổ chức quốc tang 10 ngày, từ ngày 26/05 đến 04/06, để tưởng nhớ các nạn nhân của dịch Covid-19.
Nga : Tổng thống Putin
tái xuất hiện sau thời gian tránh dịch
Thụy My
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 25/05/2020 đã tái xuất hiện tại điện Kremlin, sau hai tháng vắng mặt do đại dịch virus corona lên đến đỉnh điểm, trong bối cảnh Nga chuẩn bị dỡ bỏ dần biện pháp phong tỏa.
Phủ tổng thống loan báo ông Putin hôm qua đã tiếp tổng giám đốc công ty đường sắt Nga Oleg Belozerov ở điện Kremlin, tuy nhiên không khẳng định tổng thống Nga sẽ lại làm việc toàn thời gian tại đây hay không.
Từ gần hai tháng qua, ông Putin, 67 tuổi, chủ yếu làm việc tại dinh thự Novo-Ogariovo ở ngoại ô Matxcơva và hội họp qua truyền hình. Nhiều quan chức cao cấp Nga đã bị nhiễm virus corona, đặc biệt là thủ tướng Mikhail Michoustine và phát ngôn viên điện Kremlin, Dimitri Peskov. Ông Peskov hôm qua cho biết đã xuất viện và nay làm việc tại nhà.
Từ đầu tháng Hai, các viên chức và nhà báo tham dự các sự kiện có sự hiện diện của ông Putin đều được kiểm tra thân nhiệt. Đến đầu tháng Tư, tổng thống Nga bắt đầu làm việc tại tư dinh, sau khi giám đốc một bệnh viện chuyên chữa các bệnh nhân Covid-19 phát hiện dương tính vài ngày sau khi gặp ông Putin.
Nga hiện là nước đứng thứ ba trên thế giới về số người nhiễm virus corona với trên 353.000 ca dương tính, trong đó có 3.633 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số người nhiễm mới từ nhiều ngày qua tiếp tục giảm xuống. Phó thủ tướng Dimitri Tchernychenko hôm qua tuyên bố sẽ cho phép du lịch nội địa kể từ ngày 01/06. Tại tâm dịch Matxcơva, các biện pháp phong tỏa vẫn duy trì cho đến cuối tháng Năm.
Chính quyền cũng mở điều tra sau khi trên mạng xã hội xuất hiện một video cho thấy nhiều người trẻ tại Siberi (50 theo cảnh sát, trên 300 người theo địa phương) không đeo khẩu trang, ôm nhau nhảy nhót cả đêm theo tiếng nhạc. Được biết luật của Nga trừng phạt đến 7 năm tù nếu vi phạm quy định dịch tễ làm cho nhiều người chết.
Tổng thống Putinmuốn đưa giáo dục ái quốc vào trường học
Hôm 22/05, Điện Kremlin đã đệ trình lên Quốc hội Nga phần sửa đổi luật giáo dục, đưa tinh thần ái quốc và các bài giảng về chiến thắng của Liên Xô trong Thế Chiến 2 vào chương trình chính thức.
Berlin sau 75 năm Thế Chiến 2 và tượng đài bên chiến thắng
Sự sụp đổ của Đức Quốc xã qua hình ảnh
Việc “bảo vệ hồi ức của thế hệ vệ quốc cha anh, và thành tích của các anh hùng Vệ quốc” sẽ là một phần bắt buộc phải học, theo luật.
Dự luật sửa đổi số 960545-7 dự kiến sẽ được thông qua vì đây là xu hướng mà Điện Kremlin đã thúc đẩy từ năm năm qua, theo trang Moscow Times.
Hồi 2015, Tổng thống Vladimir Putin đã cho lập ra phong trào Thanh niên Ái quốc.
Đến năm 2018, Quân đội Liên bang Nga có thêm Tổng cục Ái quốc (Patriotic Directorate) để tổ chức các trại hè giáo dục bán quân sự cho thanh thiếu niên Nga.
Năm ngoái, trại hè đầu tiên có nội dung giáo dục lòng yêu nước pha trộn tinh thần quân sự đã tổ chức lần đầu gần Moscow.
Đầu tháng 5 năm nay, nhân kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát-xít Đức ở châu Âu, ông Putin nhắc lại ý tưởng coi “lòng ái quốc là một phần của tinh thần quốc gia Nga”.
Việc đưa giáo dục ái quốc mang tính quân sự vào chương trình học sẽ là bước tiếp theo, hoàn chỉnh kế hoạch bồi đắp chủ nghĩa dân tộc Nga, với các phần diễn giải lịch sử khác nhau.
Nước Nga thời Putin diễn giải lại lịch sử ra sao?
Lịch sử Nga theo cách nhìn của Điện Kremlin thời ông Putin gồm ba phần: đánh giá lại và đề cao tối cao Chiến thắng Vệ quốc trong Thế Chiến 2; giảm bớt ca ngợi Cách mạng Tháng 10/1917 và ít nói đến các tội ác thời Stalin; và phục hồi các chiến thắng của nước Nga theo Chính Thống giáo thời xa xưa.
Theo nhà báo Vitaly Shevchenko của BBC Monitoring chuyên đánh giá truyền thông Nga, “chiến thắng của Liên Xô trong Thế Chiến 2 là một trong các trụ cột cơ bản cho ý thức hệ quốc gia mới mà nhà nước Nga hiện nay đầu tư vào và tôn thờ”.
Một mặt, ông Putin vẫn tưởng niệm các nạn nhân của những đợt thanh trừng đẫm máu mà Đảng Cộng sản Liên Xô gây ra cho chính đồng chí và nhân dân họ thời Stalin, nhất là trong thập niên 1930-40.
Mặt khác, chiến thắng quân sự năm 1944-45 phản ánh “sức mạnh đế quốc” mà Putin rất thích dùng để “tạo chính danh cho bản thân, cho chính sách ngoại giao bành trướng”, theo ông Shevchenko.
Song song với chiến thắng 75 năm trước, chính phủ Nga thời Putin chọn lại một cuộc chiến ít ai để ý từ thế kỷ 17 để đánh dấu tinh thần chống Ba Lan của Nga.
Năm 2011, ông cho chọn ngày quân dân Nizhny Novgorod, bảo vệ thành công thành phố cổ đại trước cuộc bao vây của liên quân Ba Lan – Thụy Điển năm 1612.
Ngày 04/11/1612 được ông Putin chọn làm lễ kỷ niệm lớn, với sự hiện diện hàng năm của quan chức chính quyền và tăng lữ Chính Thống giáo, thay ngày 07/11 truyền thống thời Liên Xô,
Tên tuổi hai nhà quý tộc Nga thắng trận Novogrod, Kuzma Minin và Dimitry Pozharsky nay được tôn thờ ở chân tường Điện Kremlin.
Putin và thái độ nước đôi về giai đoạn cộng sản
Chuyện đề cao chiến thắng của Hồng quân trong Thế Chiến 2, và phục hồi các hình ảnh xa xưa từ thời nước Nga không phải là việc quá đặc biệt tại Nga.
Nhiều nước châu Âu khác cũng tìm lại các biểu tượng quá khứ.
Ngay cả Đức cũng bắt đầu đánh giá lại, tích cực hơn về đế chế Phổ (Prussia) vốn có chủ nghĩa quân phiệt khét tiếng.
Nhưng điều làm Nga khác các nước Đông Âu đã dân chủ hóa là phần đánh giá về di sản thời cộng sản.
Nếu như các nước châu Âu từng bị phụ thuộc vào Moscow trong Chiến tranh Lạch đã hoàn toàn bác bỏ quá khứ XHCN, Điện Kremlin tránh nói đến Cách mạng Tháng 10 và các lãnh tụ cộng sản quá cố.
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dimitry Peskov từng hỏi, “Kỷ niệm để làm gì nữa?” khi nói về năm 1917.
Tháng 10/2017, ông Putin có bài diễn văn dài tưởng niệm Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, và nhắc lại về hàng triệu người Liên Xô bị chế độ cộng sản giết hại:
“Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó.”
Sự hy sinh của hàng triệu công dân Liên Xô trong Thế Chiến 2 nay được bảo vệ như ký ức thiêng liêng.
Tuy thế, điều sẽ dễ làm ông Putin bị “thua cuộc chiến về lịch sử” là việc bỏ qua số phận của hàng triệu công dân là nạn nhân của chính Liên Xô.
Từ 1939, hàng triệu dân các nước Ba Lan và vùng Baltic bị sáp nhập vào Liên Xô, cùng dân các nước cộng hòa ở Kavkaz, Trung Á…đã bị đầy đọa khủng khiếp.
Hàng trăm nghìn đã thiệt mạng bởi tay của bộ máy đàn áp Liên Xô chứ không phải vì phát-xít Đức.
Bản thân ông Putin từng dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn, người bị đày đi Siberia thời Liên Xô nói rằng cần phải “biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới có thể tha thứ”.
Mặt khác, trong lúc có tiếng nói kêu gọi đem thi hài Lenin, biểu tượng của nội chiến Nga và phong trào Bolshevik khét tiếng đi chôn, ông Putin không đả động gì đến chủ đề đó.
Chính vì không dứt khoát về di sản thời cộng sản, ông Putin lại bị động trước các nhân vật còn có tinh thần dân tộc chủ nghĩa hơn ông.
Gần đây nhất, một nhân vật thiên hữu, cựu ứng viên tổng thống Nga, Vladimir Zhirinovsky đề xuất “bán xác Lenin cho Trung Quốc hay Việt Nam để lấy tiền chống Covid-19”.
Đoạn đăng trên Twitter của ông Zhirinovski, dân biểu Duma chuyên đề cao tinh thần Đại Nga, bài ngoại nhưng có không ít người ủng hộ được trang Russia Today đăng tải cả bằng tiếng Anh hôm 22/05.
Cho tới hôm nay, Điện Kremlin không phản hồi gì về “sáng kiến bán xác Lenin” của ông ta.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52810308
Thủ tướng Abe nói Covid-19 đến từ Trung Quốc,
còn Bắc Kinh bác bỏ
Bộ ngoại giao Trung Quốc hôm 26/5 phản bác lời nói của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo về nguồn gốc của virus corona.
Covid-19 làm sống lại thuyết ‘Liên Xô bất tử’?
Tình trạng phong tỏa làm bùng nổ một ‘thế hệ Zoom’
TQ nói có thế lực ‘đang bắt quan hệ Trung-Mỹ làm con tin’
24 giờ trước đó, ông Abe Shinzo nói tại họp báo: “Rõ ràng virus lây lan từ Trung Quốc ra thế giới.”
Ngày 26/5 người phát ngôn của Bắc Kinh Triệu Lập Kiên bác bỏ.
“Chúng tôi cực lực phản đối việc chính trị hóa và phân biệt về nguồn gốc virus.”
Ông Triệu nói vấn đề nguồn gốc virus “cần dựa vào khoa học và dữ kiện”.
Hiện nay chính phủ Trung Quốc giữ quan điểm rằng giới khoa học thế giới chưa kết luận về nguồn gốc Covid-19.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị ngày 24/5 tuyên bố “nhiều nước gồm Mỹ, Pháp…đã xuất hiện ca nhiễm Covid-19 từ tháng 11 năm ngoái hoặc sớm hơn, hơn thế nữa, các ca nhiễm đó không có bất cứ hành trình du lịch.”
“Tại sao các chính khách Mỹ chỉ chĩa mũi nhọn vào Trung Quốc?”
Số ca nhiễm Covid-19 đã vượt quá 5,5 triệu trên toàn cầu, và hơn 346.000 người đã chết.
Trong khi đó, hôm 25/5, WHO cảnh báo nếu các biện pháp phong tỏa gỡ bỏ quá sớm, nhiều nước có thể chứng kiến làn sóng dịch bệnh lần hai.
Cảnh báo đưa ra trong khi nhiều nước bắt đầu giảm bớt cường độ phong tỏa, cho phép nhiều cửa hàng mở cửa.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52810307
Covid-19 : Tổng thống Hàn Quốc
trấn an dân trước ngày mở cửa lại trường học
Minh Anh
Thứ Tư, 27/05/2020, khoảng 2,37 triệu học sinh Hàn Quốc sẽ trở lại trường học. Thế nhưng, dịch bệnh lại nổ ra lẻ tẻ ở một số nơi. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In ngày 26/05/2020 cam kết chính phủ sẽ nỗ lực bằng mọi giá để chận đà lây nhiễm virus corona chủng mới.
Theo Yonhap, việc mở cửa lại trường học ngày mai là bước thứ hai trong kế hoạch bình thường hóa từng giai đoạn hệ thống học đường bị dịch Covid-19 gây xáo trộn. Giai đoạn này sẽ cho phép đánh giá mức độ thành công hay thất bại của biện pháp « cách ly trong đời sống thường nhật » đang được thực hiện, theo như nhấn mạnh của tổng thống Moon Jae-In trong cuộc họp hội đồng bộ trưởng.
Nguyên thủ Hàn Quốc trấn an rằng trong trường hợp phát hiện một ca nhiễm virus corona chủng mới ở trường học, một « hệ thống ứng phó khẩn cấp » sẽ được kích hoạt theo như một cẩm nang hướng dẫn.
Tổng thống Moon khẳng định chính phủ sẽ phối hợp các giới chức địa phương gia tăng kiểm soát thực địa các cơ sở có « nguy cơ cao », như các câu lạc bộ và phòng hát karaoke, những nguồn và là cầu nối cho một chuỗi lây nhiễm mới đây. Ông cảnh báo mối nguy lây nhiễm vẫn sẽ còn đó cho đến khi nào tìm được vác-xin.
Luật an ninh HK:
Bà Carrie Lam bác quan ngại về mất quyền tự do
Đặc khu trưởng Hong Kong, bà Carrie Lam, nói rằng các nước khác “không có chỗ” để can thiệp vào vùng lãnh thổ này, trong lúc bà mạnh mẽ bảo vệ luật an ninh gây tranh cãi mà Trung Quốc đang dự định thông qua.
Luật sẽ cấm việc phản bội, ly khai, nổi loạn và lật đổ.
Phi cơ ném bom của Mỹ ‘bay qua Đài Loan và gần Hong Kong’?
Buồn lo nhưng ‘không bỏ cuộc’, dân Hong Kong ‘mong thế giới thức tỉnh’
TQ đe dọa trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
Những người chỉ trích nói rằng luật mới sẽ hạn chế quyền tự do của thành phố.
Nhưng trong cuộc họp báo hàng tuần của mình, bà Lam nói rằng đây là một bước đi “có trách nhiệm” nhằm bảo vệ đa số những người tuân thủ pháp luật.
Bà bác bỏ việc luật mới sẽ hạn chế quyền của người dân Hong Kong.
Những quyền này – được quy định trong Luật Cơ bản, vốn được coi là tiểu hiến pháp của Hong Kong – đã được xác lập kể từ khi nơi này được Anh trao trả cho Trung Quốc hồi 1997.
Luật Cơ bản đảm bảo mức độ tự do nhất định cho vùng lãnh thổ này, chẳng hạn như quyền biểu tình, là điều mà người dân Trung Quốc đại lục không có.
Hồi cuối tuần rồi, đã nổ ra các cuộc biểu tình, vốn xảy ra thường xuyên hồi năm ngoái, và cảnh sát đã nã khí cay vào hàng ngàn người xuống đường.
Hiện luật mới vẫn chưa thành luật mà đang ở dạng đề xuất – được gọi là “dự thảo quyết định” – và sẽ được đưa ra để Quốc hội Trung Quốc biểu quyết trong tuần này.
Một khi được biểu quyết thông qua, đề xuất sẽ được thêm thắt để trở thành dự luật, và có thể sẽ có hiệu lực vào cuối tháng Sáu.
Kể từ khi mới được công bố, luật này đã làm dấy lên sự phản ứng gay gắt từ quốc tế, nhưng bà Lam nói rằng các nước khác “không có chỗ để can thiệp vào việc này”.
Không quốc gia nào chấp nhận việc có quy định pháp lý về an ninh quốc gia có sơ sót, bà nói, và Hong Kong, vốn là một phần của Trung Quốc, cũng vậy.
Những người phản đối nói rằng dự luật là nỗ lực trực tiếp nhằm tước đoạt sự tự do đặc trưng của thành phố.
Bà Lam ‘hóa giải’ các quan ngại như thế nào?
Nhà lãnh đạo Hong Kong lặp đi lặp lại rằng hiện vẫn chưa có các chi tiết cụ thể, nhưng nội dung văn bản trong “dự thảo quyết định” của Trung Quốc hẳn sẽ trấn an được dân chúng.
Bà cũng nói về “phản ứng tích cực” từ công chúng trong vài ngày qua, nói rằng điều đó đáp trả cho những gì mà các chính trị gia hải ngoại đang nói.
Dự luật sẽ nhắm vào “một số ít người” liên quan tới chủ nghĩa khủng bố hoặc lật đổ, bà nói, và những ai lo ngại hãy nên chờ đợi cho tới khi các chi tiết được công bố đầy đủ.
Sự tự do, sôi động và các giá trị cốt lõi của Hong Kong “sẽ tiếp tục tồn tại ở đó”, bà nói, nhưng nói thêm: “Các quyền và sự tự do không phải là những điều tuyệt đối”
Luật sẽ nâng cao vị thế của Hong Kong như một trung tâm tài chính toàn cầu chứ không phải để gây tổn hại vị thế đó, bà nói, và gọi những nỗi lo sợ là “hoàn toàn không có cơ sở”.
Cũng có quan ngại rằng luật mới sẽ cho phép Trung Quốc thiết lập các cơ quan thực thi pháp luật của mình tại Hong Kong, bên cạnh hệ thống tư pháp của thành phố.
Bà Lam nói những lo sợ theo đó cho rằng luật mới sẽ dẫn tới tình trạng bắt người hồi tố vì đã tham gia biểu tình là “tưởng tượng”.
Tại Hong Kong đã xảy ra nhiều tháng biểu tình bạo lực hồi năm ngoái, khởi nguồn từ một dự luật theo đó cho phép việc dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Hoa đại lục.
Dự luật dẫn độ cuối cùng đã bị rút lại, nhưng tình trạng biểu tình đã leo thang tới mức nhằm đòi có thêm tự do dân chủ cho Hong Kong.
Tuy các cuộc biểu tình đó đã dần tắt, một phần sau khi các nhóm ủng hộ độc lập đã thắng lớn trong các kỳ bầu cử địa phương, nhưng tâm lý bài đại lục tại Hong Kong vẫn rất cao.
Theo Luật Cơ bản, Hong Kong chịu trách nhiệm về an ninh và các vấn đề nội bộ. Hong Kong luôn muốn thông qua luật an ninh của riêng mình nhưng chưa bao giờ làm được, bởi những luật như thế luôn bị dân phản đối gắt gao.
Do đó, những người chỉ trích coi luật mới là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt phiên bản luật an ninh Trung Quốc lên Hong Kong sau một năm nhiều xáo trộn.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52808161
Buồn lo nhưng ‘không bỏ cuộc’,
dân Hong Kong ‘mong thế giới thức tỉnh’
Tina Hà GiangBBC News Tiếng Việt
Ngày Trung Quốc công bố việc thiết lập luật an ninh mới, nhà lập pháp Tanya Chan gọi đó là “ngày buồn thảm nhất trong lịch sử Hong Kong.”
Trong khi đó, đồng nghiệp của bà, ông Dennis Kwok nói luật này, khi được áp dụng sẽ là ”sự cáo chung của Hong Kong.”
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt hôm 24/5 từ Hong Kong, luật sư Wilson Leung, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group, cho biết không khí Hong Kong lúc này ”đau buồn, chán nản và đầy lo lắng.”
”Điều này cực kỳ gây sốc, và dấu hiệu cho thấy nó là đòn chí tử giáng xuống chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống” và sự tự trị của Hong Kong. Kế hoạch của Bắc Kinh là áp đặt khái niệm rất hà khắc về an ninh quốc gia của Đại lục lên Hong Kong.” LS Wilson Leung chia sẻ.
Luật an ninh sắp được Trung Quốc thông qua sẽ cấm bốn hành động gọi là “phản quốc, ly khai, dụ dỗ và lật đổ”. Luật sư Wilson Leung cho rằng tất cả những điều này ”sẽ được dùng để bóp chặt tiếng nói của người dân”.
”Cái sốc đầu tiên là cách mà Bắc Kinh làm điều đó, họ trực tiếp đưa ra một nghị định cho Hong Kong, thay vì hội đồng lập pháp riêng của Hong Kong tự mình làm ra luật.”
Hong Kong ‘cần luật an ninh để đối phó với khủng bố’
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Trung Quốc muốn thông qua luật an ninh Hong Kong
”Đây là việc sức đáng quan tâm, vì nó cho thấy Bắc Kinh thản nhiên nói chúng ta sẽ làm luật tại Bắc Kinh, rồi sau đó ra lệnh cho Carrie Lam thi hành.”
”Điều này vi phạm Luật Cơ Bản, quy định là Bắc Kinh chỉ có thể làm những luật liên quan đến quốc phòng, đối ngoại và các vấn đề nằm ngoài sự tự trị của Hong Kong. Khi được thiết lập Luật Căn Bản chứa một bảo đảm ngăn chặn hành động ban hành luật trực tiếp như luật an ninh đang được đưa ra. Vấn đề là Bắc Kinh là bên phải thực thi luật này, nhưng họ đang cứ phớt lờ bộ luật này đi.” Ông nhận định.
Phản ứng trước sự kiện này, một thành viên của Hong Kong Civil Assembly Team, tự xưng là Victor W. (tên đã được đổi), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 23/5:
”Chúng tôi vẫn nghĩ là Luật An ninh Quốc gia sớm hay muộn cũng sẽ được ban hành. Quyết định đưa ra điều đó ngay lúc này cho thấy đảng Cộng sản Trung Quốc không có cách nào khác để đối phó với các cuộc biểu tình của Hong Kong hơn là sử phải dụng các biện pháp cực đoan. Điều này cho thấy chương trình nghị sự thực sự đằng sau cái gọi là ”Một quốc gia, Hai hệ thống”. Tôi hy vọng thế giới sẽ hiểu rằng đảng CSTQ không định giá cao lời hứa của mình và tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc.”
Thế giới có giúp được gì?
Nói đến ảnh hưởng thế giới, ông Wilson Leung phân tích:
”Rất không may, theo cách Luật Cơ Bản được thiết lập, nếu Đại biểu Nhân dân Trung quốc quyết định điều gì, không có ai có thể ngăn cản được họ, bởi vì theo hệ thống này, họ có quyền tối thượng để diễn bất cứ điều khoản nào của Luật Cơ Bản theo bất cứ cách nào họ muốn.”
”Dường như Bắc Kinh nghĩ rằng thế giới bị tàn phá bởi Covid-19, vì vậy họ nghĩ rằng thế giới không chú ý và ngay cả nếu chú ý, thế giới sẽ không phản đối họ, vì tất cả đều dựa vào Trung Quốc cho những thiết bị bảo vệ.”
”Chúng ta đã thấy hành động hung hăng của Trung Quốc ở eo biển Đài Loan với chiến đấu cơ, ở Biển Đông với các tàu chiến. Tôi nghĩ kế hoạch của Bắc Kinh bây giờ là hành động quyết liệt nhất có thể và họ đánh cược rằng thế giới sẽ nhượng bộ như thường lệ.”
Trung Quốc: ‘Bạo lực leo thang ở Hong Kong’
Nghị viện Hong Kong xô xát, các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài
TQ đe dọa trả đũa nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
”Chúng tôi hy vọng thế giới sẽ thức tỉnh và gây áp lực cực kỳ mạnh mẽ lên Bắc Kinh để Bắc Kinh đừng giết chết Hong Kong, đừng giết chết Hong Kong như một trung tâm tài chính quốc tế.” Ông bộc bạch.
”Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã bắt đầu thực hiện một số động thái, cũng đã có một tuyên bố chung lên án Trung Quốc và nói về các biện pháp trừng phạt có nhiều người ký, nhưng hồ sơ của phần còn lại của thế giới rất đáng tiếc là không quá ấn tượng.”
Và vạch ra:
”Rất không may, Vương quốc Anh đã phần lớn vắng mặt trong việc đứng lên bảo vệ Hong Kong, mặc dù đó là nước đã trao Hong Kong cho Trung Quốc và là nước đã ký Tuyên bố chung với Trung Quốc về số mệnh của Hong Kong. Anh quốc đã đưa ra những tuyên bố khá ôn hòa và không làm được gì cả, còn EU thì dường như chưa thức dậy để có bất kỳ lập trường mạnh mẽ nào chống lại Trung Quốc.”
Tâm trạng người Hong Kong
Được hỏi về tâm trạng người dân Hong Kong lúc này, thành viên HKCAT Victor W. nói: ”Hong Kong khác biệt với đại lục vì ở đây chúng tôi có tự do ngôn luận và thông tin không bị kiểm duyệt.”
”Nhưng sau khi luật an ninh Trung Quốc được ban hành, đảng CSTQ có thể cấm bất cứ điều gì nhân danh an ninh quốc gia. Sẽ không còn chút tự do phát biểu nào nữa. Chúng tôi lo lắng rằng Hong Kong sẽ trở thành một thành phố hạng hai khác của Trung Quốc, không còn hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài.”
Luật sự Wilson Leung tỏ lộ:
”Nhiều người Hong Kong lúc này đang ở trong tâm trạng khốn khổ, đã khốn khổ nhiều từ năm ngoái với sự đàn áp dữ dội lên các người biểu tình. Nhưng bây giờ thì chúng tôi đang hết sức lo buồn, tôi đọc được ở đâu đó rằng số lượng truy cập trên internet về từ ”nhập cư” đã gia tăng đáng kể, và cuộc thảo luận giữa nhiều người dân Hong Kong là, có phải đã đến lúc phải rời Hong Kong?”
Theo trang Hongkongfp, số người truy cập thông tin về từ ”nhập cư” tăng lên hơn nhiều chục lần trong mấy ngày qua. Chuyên gia phân tích dữ kiện Joe Lee cho biết có tương quan chặt chẽ giữa truy cập về nhập cư với ”luật an ninh quốc gia Trung Quốc”.
Trong khi đó một công ty dịch vụ di trú nói với trang Hongkongfp rằng số người gọi đến văn phòng họ để hỏi về việc di chuyển qua Đài Loan trong cuối tuần qua đã tăng gấp 10 lần.
Janice Ho (không phải tên thật), một thành viên chuyên thiết kế những posters của phòng chat Telegram ‘Kwan Kung Temple – Hongkongers’ Press Room’, cho BBC News Tiếng Việt là gia đình cô cũng đang ”tìm đường ra khỏi Hong Kong”.
”Ba mẹ tôi nhắm đến Đài Loan vì Đài Loan gần Hong Kong, cũng nói tiếng Trung Hoa và có thể chế dân chủ.”
”Tôi không nói gì với họ, nhưng thâm tâm thì không muốn bỏ những người bạn cùng chí hướng. Làm sao có thể xuôi tay để mặc cho Hong Kong bị tước mất quyền tự trị được? Hong Kong lẽ ra phải được độc lập cho đến năm 2047. Bắc Kinh đang muốn thu ngắn 27 năm chỉ bằng một bộ luật.”
‘Không bỏ cuộc’
”Ngay sau khi luật an ninh mới có hiệu lực, những tài liệu ”nhạy cảm” trên internet sẽ bị cấm, và sau đó những phòng chat như LIHGK và Telegram cũng sẽ bị cấm.” Victor W. tiên đoán.
Được hỏi về dự định tương lại, Victor W. trả lời:
”Chúng tôi hiện chưa có một kế hoạch cứng nhắc gì ngay bây giờ. Nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng và tiếp tục tổ chức các sự kiện đòi năm yêu cầu và cố gắng tìm sự hỗ trợ của quốc tế.
”Vâng, chúng tôi sẽ tiếp tục với cuộc chiến của mình.” Victor W. khẳng định.
Chính những khẳng định không bỏ cuộc như của Victor W. và Janice Ho khiến nhiều người lo lắng. Luật sư Wilson Leung bày tỏ ưu tư:
”Luật an ninh Trung Quốc sẽ có một ảnh hưởng cực kỳ khắc nghiệt với những điều bạn nói và nơi bạn có thể nói, vì chúng ta biết rằng Bắc Kinh áp dụng khái niệm an ninh quốc gia mông lung này để đè bẹp bất kỳ ý kiến trái chiều nào.”
”Sẽ rất nguy hiểm cho bất cứ ai bày tỏ sự chống đối với chính quyền Hong Kong và nhất là chống đối với Bắc Kinh, vì chúng ta đã thấy họ sẽ bị gán tội ”lật đổ chính quyền.” Họ đã kết tội này cho nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba và bắt ông chịu án tù 11 năm, trong khi điều duy nhất ông làm là soạn một thỉnh nguyện thư để đề nghị cho dân Trung Quốc được dân chủ hơn.”
”Tôi sợ rằng sau này các cuộc biểu tình lớn sẽ phải đối mặt với sự đàn áp tàn bạo và bạo lực khó hình dung được.”
”Điều đáng quan tâm là Hong Kong có rất nhiều người trẻ can đảm quyết tâm là họ sẽ nhất định đấu tranh cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi phục sự can đảm của họ, nhưng lo rằng trong trường hợp này, việc chống đối có dẫn đến đổ máu. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định muốn hành xử thế nào của Bắc Kinh.”
Ông một lần nữa nhắc lại mong ước của mình, và có lẽ cũng của nhiều người dân Hong Kong khác:
”Vì vậy chúng tôi hy vọng thế giới sẽ thức tỉnh để làm nhiều hơn những gì họ đã làm trong quá khứ.”
Nhưng liệu thế giới có thức tỉnh?
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52804101
Luật An ninh cho Hong Kong:
TQ đang “bóp chết” tiếng nói dân chủ trong nước
Việc chính quyền Trung Quốc quyết định sẽ ban hành Luật An ninh đối với Hong Kong đã vấp phải sự chỉ trích, lên án mạnh mẽ của người dân, cũng như giới chức nhiều nước trên thế giới. Đã có những nhận định cho rằng hành động này của Trung Quốc là nhằm tiêu diệt phòng trào đòi dân chủ, tư do cho Hong Kong.
Luật An ninh của Trung Quốc
Theo dự thảo “quyết định” được đệ trình tại kỳ họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội) hôm 22/5, luật mới nhằm ngăn chặn, chấm dứt và trừng phạt các hành vi ở Hong Kong đe dọa an ninh quốc gia, bao gồm hoạt động ly khai và lật đổ cũng như can thiệp và khủng bố nước ngoài. Quốc hội Trung Quốc cũng nhấn mạnh trách nhiệm của lãnh đạo Hong Kong trong bảo vệ an ninh quốc gia, bằng cách triển khai các chương trình quảng bá và giáo dục về vấn đề này, ngăn cấm các hành vi đe dọa an ninh quốc gia và thường xuyên gửi báo cáo cho chính quyền trung ương ở Bắc Kinh.
Dự thảo quyết định cho biết, tên đầy đủ là “Quyết định của Nhân Đại về việc xây dựng kiện toàn chế độ pháp luật và cơ chế chấp hành để bảo vệ an ninh quốc gia tại đặc khu hành chính Hong Kong”, nêu rằng giới chức giám sát an ninh quốc gia có liên quan tại Bắc Kinh có thể thành lập các tổ chức ở Hong Kong nếu cần thiết. Quy định này ngụ ý các đặc vụ của Bắc Kinh sẽ có quyền hành pháp tại thành phố. Theo giới phân tích, theo Điều 18 của Luật Cơ bản, văn bản được xem là hiến pháp của Hong Kong, luật quốc gia chỉ có thể được áp dụng tại Hong Kong nếu chúng được liệt kê trong Phụ lục III của Luật Cơ bản và liên quan đến quốc phòng, đối ngoại hoặc “các vấn đề khác ngoài giới hạn” tự trị của thành phố. Luật này sẽ được ban hành chính quyền Trung Quốc ban hành và tự động có hiệu lực. Bên cạnh đó, Trung Quốc xây dựng Luật trên dựa trên Điều 23 Luật Cơ bản. Điều 23 quy định rằng luật an ninh quốc gia phải nghiêm cấm các hành vi “phản quốc, ly khai, nổi loạn, lật đổ chính quyền nhân dân trung ương, hoặc đánh cắp bí mật nhà nước”, cũng như ngăn chặn “các tổ chức hoặc cơ quan chính trị của địa phương thiết lập quan hệ với các tổ chức hoặc cơ quan chính trị nước ngoài”.
Quốc hội Trung Quốc dự kiến bỏ phiếu về dự thảo quyết định nói trên vào cuối kỳ họp thường niên đang diễn ra, có khả năng vào ngày 28/5. Quyết định sau đó sẽ được chuyển đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nơi sẽ vạch ra nội dung chi tiết của dự luật an ninh. Dự luật sau đó sẽ được giới thiệu trong cuộc họp hai tháng một lần của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào đầu tháng 6. Tuy nhiên, theo Tam Yiu-chung, đại diện duy nhất của Hong Kong trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội, họ thường phải mất một hoặc hai cuộc họp kéo dài cả tuần để thông qua một luật, nghĩa là luật an ninh mới có thể được thông qua vào tháng 6 hoặc tháng 8.
Phản ứng gay gắt từ cộng đồng quốc tế
Ngay sau khi Quốc hội Trung Quốc thảo luận về việc ban hành Luật An ninh cho Hong Kong, các chính trị gia đối lập cho biết kế hoạch của Bắc Kinh không tạo ra không gian để thảo luận hay đàm phán ở Hong Kong về việc dự luật này nên được soạn thảo ra sao. Họ cảnh báo luật sẽ tương đương với việc chấm dứt mô hình “một quốc gia, hai chế độ” khi cho phép Bắc Kinh thiết lập hệ thống pháp lý mới tại Hong Kong. Nghị viên kỳ cựu của phe dân chủ tại Hong Kong, Lee Cheuk-yan, bày tỏ nỗi lo rằng các tội danh có thể bị cáo buộc một cách tùy tiện. Một số tổ chức kinh doanh nước ngoài – bao gồm Phòng Thương mại Mỹ tại Hong Kong – đã cảnh báo luật mới sẽ làm tổn hại đến vị thế trung tâm tài chính toàn cầu của thành phố này. Các nhà hoạt động xã hội tại thành phố tỏ ra bi quan rằng một số tổ chức sẽ không được phép tồn tại theo luật mới, cảnh báo luật cũng có thể được sử dụng để ngăn cản các nhà hoạt động đối lập tranh cử trong các cuộc bầu cử ở địa phương, cho rằng Luật có lẽ cũng sẽ đi ngược lại những người thúc đẩy chủ nghĩa địa phương hoặc ủng hộ độc lập.
Một số học giả cho rằng luật có thể ảnh hưởng đến nhà hoạt động trẻ Hoàng Chi Phong và đảng Demosisto của anh. Trong những năm qua, cả hai đã dẫn dắt các nỗ lực vận động quốc tế của xã hội dân sự Hong Kong. Giáo sư Simon Young Ngai-man, trường luật Đại học Hong Kong, nói việc ban hành luật an ninh quốc gia là đáng báo động, nói rằng việc này làm suy yếu ý tưởng lập pháp rõ ràng rằng “các yêu cầu của Điều 23 phải Hong Kong ‘tự mình’ ban hành và không bị chính quyền trung ương áp đặt từ trên xuống”; cho rằng Luật mà Bắc Kinh đề ra nghiêm cấm các hành vi ly khai, lật đổ, can thiệp nước ngoài và cuối cùng là khủng bố; cảnh báo luật an ninh quốc gia sẽ không cho phép các tổ chức phi chính phủ cũng như các chính phủ nước ngoài tổ chức hoạt động.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett (22/5) tuyên bố, động thái của Bắc Kinh muốn áp dụng một luật an ninh mới tại Đặc khu Hành chính Hong Kong sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế của Trung Quốc. Cùng ngày, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, Mỹ cần phải lãnh đạo thế giới lên án Trung Quốc nếu nước này áp dụng luật an ninh quốc gia mới đối với Đặc khu Hành chính Hong Kong, sau khi Bắc Kinh công bố dự luật có thể làm suy yếu quyền tự chủ của vùng lãnh thổ này; kêu gọi “phần còn lại của thế giới lên án các hành động của Trung Quốc và chỉ trích Tổng thống Donald Trump vì đã im lặng về các vấn đề nhân quyền”. Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã chỉ trích Trung Quốc về dự luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh dành cho Hong Kong, xem dự luật này là tùy tiện và thảm họa, đồng thời cho rằng, nó có thể tác động đến cách hành xử và mối quan hệ của Washington với vùng lãnh thổ này.
Anh, Canada và Australia (22/5) đã bày tỏ quan ngại về những đề xuất của Trung Quốc cho dự luật an ninh quốc gia tại Hong Kong. Tuyên bố chung của 3 nước nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những đề xuất cho dự luật liên quan tới an ninh quốc gia tại Hong Kong. Thay mặt Hong Kong ban hành một luật như vậy mà không có sự tham gia trực tiếp của người dân, cơ quan lập pháp và tư pháp của đặc khu này rõ ràng làm suy yếu nguyên tắc ‘Một nước, hai chế độ’ mà theo đó, Hong Kong được đảm bảo một mức độ tự trị cao”. Cùng ngày, EU cũng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng sự tự do của Đặc khu Hành chính Hong Kong. Sau khi tham vấn với các nước EU, Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell đã ra tuyên bố kêu gọi “duy trì mức độ tự trị cao của Hongkong”; nhấn mạnh “EU có lợi ích to lớn trong sự ổn định và thịnh vượng không ngừng của Hongkong theo nguyên tắc ‘Một quốc gia, hai chế độ’. EU coi trọng việc duy trì mức độ tự trị cao của Hong Kong, phù hợp với Luật Cơ bản và những cam kết quốc tế”; đồng thời cho biết EU sẽ “tiếp tục theo dõi sát sao các diễn biến” tại Hong Kong. Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại cũng nhấn mạnh “EU cho rằng các cuộc thảo luận dân chủ, tham vấn của các bên liên quan chủ chốt, sự tôn trọng các quyền được bảo vệ và sự tự do tại Hong Kong sẽ là cách tốt nhất để xúc tiến việc thông qua dự luật an ninh quốc gia”.
Trung Quốc quyết cứng rắn
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã trình bày trước Quốc hội Trung Quốc một dự luật an ninh có thể làm suy giảm mạnh mẽ hệ thống pháp lý riêng biệt của Hong Kong. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Ấn Độ và một số quốc gia để giải thích lý do về quyết định áp dụng luật an ninh mới đối với Hong Kong và tìm kiếm sự ủng hộ của các nước này. Trong công hàm, Trung Quốc cho rằng dự luật hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà không một quốc gia nào có thể can thiệp.
Văn phòng đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong cũng yêu cầu nước khác ngừng can thiệp vấn đề nội bộ; nhấn mạnh “mức độ tự chủ cao của thành phố sẽ không thay đổi và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài ở thành phố sẽ tiếp tục được bảo vệ căn cứ theo pháp luật”; cho rằng “một số quốc gia liên tục cản trở những nỗ lực của Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh”, gọi đây là hành vi “tiêu chuẩn kép” và “dùng logic côn đồ”. Văn phòng trên khẳng định “cho dù các bạn có bôi nhọ, kích động, ép buộc hay hăm dọa chúng tôi tàn độc như thế nào, người dân Trung Quốc sẽ vẫn vững vàng bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia”; kêu gọi các nước liên quan “tôn trọng chủ quyền Trung Quốc, tuân thủ luật pháp quốc tế cùng các quy tắc cơ bản về quan hệ quốc tế và ngừng can thiệp vào các vấn đề Hong Kong, vốn hoàn toàn là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”; nhấn mạnh “âm mưu của những kẻ muốn phá hoại chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc bằng cách lợi dụng những kẻ gây rối ở Hong Kong như những con tốt, biến thành phố thành địa bàn cho hoạt động ly khai, lật đổ, xâm nhập, phá hoại Trung Quốc chắc chắn sẽ thất bại”.
Trong khi đó, Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) tuyên bố, việc đưa ra dự luật an ninh quốc gia cho Hong Kong giúp bảo vệ các lợi ích hợp pháp của người dân đặc khu cũng như các nhà đầu tư nước ngoài; doanh nghiệp tại Hong Kong sẽ được cải thiện khi thành phố này trở nên an toàn hơn sau khi hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi của đặc khu được thiết lập và cải thiện nhằm bảo vệ an ninh quốc gia; nhấn mạnh lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không bị tổn hại; khẳng định, chính quyền Hong Kong ủng hộ cuộc thảo luận tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội Trung Quốc khóa XIII về dự luật nhằm thiết lập và cải thiện ở cấp quốc gia hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi cho Hong Kong nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Luật mới được đưa ra gần một năm sau bất ổn xã hội chưa từng có – được kích hoạt bởi dự luật dẫn độ nay đã bị rút lại – với các cuộc biểu tình chống chính quyền ngày càng dữ dội nổ ra ở Hong Kong vào tháng 6 năm ngoái. Các chính trị gia và người biểu tình cũng đã vận động sự ủng hộ của quốc tế thông qua các chuyến đi nước ngoài và các chiến dịch trên mạng. Việc này là cái gai trong mắt Bắc Kinh, vốn
coi đây là hình thức can thiệp của nước ngoài. Bên cạnh đó, tháng 11/2019, Mỹ đã ban hành Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong, cho phép Washington đình chỉ quy chế giao thương đặc biệt mà Hong Kong được hưởng, dựa trên xác nhận hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ về việc liệu thành phố có đang duy trì sự tự trị đúng mức theo thể chế “một quốc gia, hai chế độ” hay không. Chính trong bối cảnh đó, Bắc Kinh quyết định phải can thiệp vì sẽ rất khó khăn để chính quyền địa phương tự mình ban hành luật đã bị trì hoãn lâu nay giữa lúc tình hình “ngày càng xấu đi”.
Bán khẩu trang ghi ‘Không sản xuất tại Trung Quốc’,
hai thành viên thuộc đảng của Hoàng Chi Phong bị bắt
Băng Thanh
Vào hôm 25/5, Cục Hải quan Hồng Kông đã bắt giữ thành viên thứ hai của đảng dân chủ Demosisto, đảng có nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hoàng Chi Phong làm tổng thư ký, với cáo buộc vi phạm luật thương mại Hồng Kông khi bán khẩu trang ghi “Không sản xuất tại Trung Quốc”.
Người bị bắt giữ là phó chủ tịch của đảng Demosisto, anh Isaac Cheng, 20 tuổi, theo Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông (RTHK).
Thành viên đầu tiên của đảng Demosisto bị bắt giữ trước đó với cùng tội danh là anh Tobias Leung Yin-fung, 24 tuổi, theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP).
Khi Leung bị bắt hôm 22/5, phát ngôn viên của Cục Hải quan và Tiêu thụ Hồng Kông cho biết: “Người bán khẩu trang (Leung) đã không cung cấp đủ thông tin để chứng minh rằng, khẩu trang của họ tuân thủ những gì được ghi trên nhãn hàng”, và vì vậy, đảng Demosisto đã vi phạm pháp lệnh mô tả thương mại của Hồng Kông.
Ngoài việc bắt giữ Leung, hải quan Hồng Kông hôm 22/5 đã thu giữ 32.725 khẩu trang từ trụ sở của đảng Demosisto với trị giá khoảng 93.500 đô la Hồng Kông.
Cả hai người hiện đã được tại ngoại.
Theo tờ SCMP, kể từ tháng 4, giữa đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đảng Demosisto đã bán khẩu trang với nhãn hiệu “Không sản xuất tại Trung Quốc”. Theo Cục Hải quan Hồng Kông, nếu các khẩu trang này được sản xuất tại Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao hoặc Trung Quốc thì đảng Demosisto không thể nhấn mạnh một cách hợp pháp rằng khẩu trang của họ là sản phẩm “không sản xuất tại Trung Quốc”.
Trong một tuyên bố được đưa ra vào hôm 22/5, đảng Demosisto nói rằng Cục Hải quan Hồng Kông đã tham gia vào cuộc đàn áp chính trị khi thực hiện các cuộc bắt giữ. Tuy nhiên, các quan chức của Cục Hải quan Hồng Kông đã phủ nhận các cáo buộc này vào hôm 25/5, theo RTHK.
Trước đó, vào hôm 21/5, hãng Reuters dẫn tin từ một quan chức Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang chuẩn bị áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông. Theo truyền thông Hồng Kông, luật an ninh quốc gia mới sẽ cấm ly khai, cấm sự can thiệp từ nước ngoài, khủng bố và tất cả các hoạt động có chủ đích nhằm lật đổ chính quyền Trung Quốc. Đây được cho là động thái mạnh nhất của Bắc Kinh trong việc kiểm soát Hương Cảng kể từ khi được Anh trao trả vào năm 1997.
Sau khi tin tức về việc Bắc Kinh đang chuẩn bị áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông được tiết lộ, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng hiện ông chưa rõ chi tiết về động thái này của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông cho biết: “Nếu điều đó xảy ra, chúng tôi sẽ phản ứng rất mạnh mẽ”.
Hoàng Chi Phong, tổng thư ký của đảng Demosisto cho rằng việc Bắc Kinh đang chuẩn bị áp luật an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông sẽ gây bất lợi cho phong trào dân chủ của hòn đảo.
“Tôi cũng tự hỏi Hồng Kông sẽ còn là gì sau khi Luật An ninh Quốc gia được thông qua. Có bao nhiêu người sẽ bị truy tố? Có bao nhiêu nhóm sẽ được thay thế? Việc áp bức sẽ đến mức độ nào? Chúng ta sẽ bị dẫn độ đến Trung Quốc? Bị bắt hay bỏ tù?”, Hoàng Chi Phong nói trong một tuyên bố.
Lý do người dân Hồng Kông
ồ ạt tải phần mềm vượt tường lửa
Bảo Thư
Vào ngày khai mạc kỳ họp Lưỡng hội hôm 21/5, chính quyền Trung Quốc đã đưa ra “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, kể từ đó, số lượng tìm kiếm và tải xuống các phần mềm vượt tường lửa (VPN) tại Hồng Kông tăng lên đáng kể.
“Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông” khiến người dân tại thành phố này thêm phần lo ngại về an ninh mạng, theo The Epoch Times.
NordVPN, nhà cung cấp dịch vụ VPN tiết lộ rằng, vào ngày 21/5, số lượt tải phần mềm VPN ở Hồng Kông đã tăng 120 lần so với ngày hôm trước. Một phát ngôn viên của NordVPN cho biết, để ứng phó với các trường hợp khẩn cấp, họ đã nhanh chóng lắp đặt thêm các máy chủ mới tại Đài Loan.
NordVPN cho biết, số lượt tải VPN lần cuối cùng cao nhất ở Hồng Kông là vào tháng 10/2019, khi đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thúc đẩy mạnh “Luật dẫn độ”.
Trong phong trào kháng nghị Luật dẫn độ, cảnh sát Hồng Kông đã 5.325 lần yêu cầu các công ty công nghệ bàn giao thông tin người dùng, tăng gấp 1.000 lần so với nửa đầu năm ngoái, Trong đó, cảnh sát Hồng Kông đã yêu cầu Facebook bàn giao địa chỉ IP và thông tin bài đăng các cuộc biểu tình vào ngày 12/6 năm ngoái trên mạng xã hội này của nhà hoạt động dân chủ Chu Đình (Zhou Ting).
Surfshark, một nhà cung cấp VPN khác, cũng nói rằng sau khi ĐCSTQ đề xuất Luật An ninh Quốc gia, doanh số tại Hồng Kông của họ đột nhiên tăng vọt, với mức doanh số trong một giờ tương đương với doanh số trong một tuần của năm ngoái.
“Chúng tôi đã chứng kiến sự gia tăng đáng kinh ngạc lượng người dùng Hồng Kông. Rõ ràng người dân Hồng Kông đã cảm thấy rằng an ninh của họ bị đe dọa trực tiếp”, Naomi Hodges, chuyên gia tư vấn bảo mật Internet cho biết.
Theo Ray Walsh, một chuyên gia tại ProPrivacy VPN cho hay, ĐCSTQ đã lợi dụng dịch bệnh để tăng cường kiểm soát Hồng Kông. Người dân Hồng Kông lo lắng những liên kết với thế giới bên ngoài sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy họ đã tìm kiếm các dịch vụ vượt tường lửa.
Dịch vụ VPN có thể chuyển hướng người dùng truy cập trang web thông qua máy chủ ảo, cho phép người dùng cài đặt khu vực để hạn chế việc duyệt trang web và cũng ẩn vị trí IP thực của người dùng, mã hóa dữ liệu đường truyền của người dùng và bảo vệ người dùng khỏi bị theo dõi bởi bất kỳ tổ chức hoặc chính phủ nào. Ngoài ra trên máy chủ cũng không lưu lại lịch sử duyệt web.
Nhiều người dùng ở Trung Quốc đại lục cũng vượt tường lửa thông qua VPN.
Một chuyên gia mạng khác nhắc nhở người dân Hồng Kông rằng, họ nên thường xuyên học cách sử dụng phần mềm mã hóa mới để bảo vệ bản thân. Họ cũng có thể xem xét xóa nhật ký trò chuyện và rời khỏi các nhóm.
Viện nghiên cứu bảo mật thông tin VPNPro đã công bố một kết quả khảo sát vào năm ngoái, cho thấy 97 nhà cung cấp VPN lớn trên thế giới được 23 công ty mẹ kiểm soát, và 6 trong số 23 công ty này là các công ty Trung Quốc với 29 nhà cung cấp VPN.
Một người ở Thâm Quyến từng tham gia vào hoạt động VPN địa phương tiết lộ, các công ty Trung Quốc bắt đầu tự mình thành lập hoặc mua lại các công ty VPN ở nước ngoài kể từ năm 2015. Sau khi các công ty VPN này được sáp nhập vào công ty Trung Quốc, mặc dù họ vẫn tiếp tục thu phí dịch vụ, nhưng độ khó vượt tường lửa ngày càng lớn.
Cũng theo báo cáo trên, mục đích của việc mở rộng các công ty VPN của ĐCSTQ là để tăng độ khó cho người dùng khi vượt tường lửa, đồng thời thu thập, phân tích nội dung và thời gian của người dùng duyệt web, kết nối nhận dạng người dùng VPN và thiết lập dữ liệu cho người dùng VPN để tăng cường giám sát.
Từ khi ĐCSTQ công bố “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, ngoài từ khóa “VPN” trong số lượt tìm kiếm trên Google ở Hồng Kông tăng vọt, từ khóa “nhập cư” và “Đài Loan” cũng trở thành hai từ khóa tìm kiếm phổ biến khác. Tối ngày 21/5 số lượt tìm kiếm từ khóa “người nhập cư” tăng hơn bốn lần và từ khóa “Đài Loan” tăng gấp đôi.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ly-do-nguoi-dan-hong-kong-o-at-tai-phan-mem-vuot-tuong-lua.html
Sharon Hom và lời khuyên
cho các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông
Hương Thảo
Theo HKFP ngày 24/5, chuyên gia luật nhân quyền Sharon Hom cho rằng cần phải có một “sự tích cực khéo léo” để đối đầu với Bắc Kinh trên trường quốc tế, và các nhà hoạt động Hồng Kông không nên từ bỏ các nền tảng không hoàn hảo như Liên Hợp Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp trên Facebook, Giám đốc điều hành về Các vấn đề Nhân quyền tại Trung Quốc cho biết, đại dịch Covid-19 toàn cầu đã làm thay đổi cục diện khi nói đến vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Bà chỉ ra một số quốc gia trong Tổ chức Y tế Thế giới đã yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của corona virus, và nói rằng nó ngụ ý đến một sự thay đổi lập trường của các nước liên quan các đến tham vọng lãnh đạo toàn cầu của Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng bây giờ có nhiều các chính phủ trong và ngoài hệ thống Liên Hợp Quốc đã bắt đầu đưa ra những quyết định mà, nói thẳng ra, họ đã không đủ có can đảm hoặc ý chí chính trị [để đưa ra] trong quá khứ”, Hom nói.
Hom nói thêm rằng Covid-19 đã làm sáng tỏ những hậu quả của việc Trung Quốc không tôn trọng quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin.
“Những hậu quả của việc chà đạp lên các quyền đó là, [thế giới] không có thông tin để đối phó với đại dịch này – chúng ta đang chứng kiến những hậu quả chết người của việc kiểm duyệt, kiểm soát thông tin của một hệ thống [chính quyền] cai trị không minh bạch”.
Lý Văn Lượng là một trong tám bác sĩ Trung Quốc đã bị chính quyền bắt vì “đăng tin đồn nhảm” sau khi cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo về virus vào tháng 12. Anh đã chết sau khi mắc phải căn bệnh này và được coi là người báo động.
‘Tìm ra các khe hở’
Hom được ghi nhận trong cộng động những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông, là người đã ra làm chứng tại phiên điều trần của Nghị viện Hoa Kỳ vào tháng 9 năm ngoái. Tổ chức phi chính phủ của bà cũng đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc về việc Hồng Kông gia nhập Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bà nói hôm thứ Ba rằng, bất chấp “chủ nghĩa nhà nước trung tâm” gây tranh cãi của Liên Hợp Quốc, dù sao đó cũng là một hệ thống xã hội dân sự và các cơ quan phi chính phủ cần tiếp tục được hỗ trợ: “Hãy nhìn nhận các cơ hội – nếu chúng ta không tiếp cận các khe hở của chúng, chúng ta sẽ không thể tận dụng chúng”.
“Tôi không tin rằng chúng ta nên từ bỏ tất cả các công cụ không hoàn hảo, các diễn đàn không hoàn hảo, các tòa án không hoàn hảo, các thủ tục không hoàn hảo. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi lạc quan”, bà nói. “Nó nghĩa là chúng ta cần sử dụng mọi thứ đang tồn tại, nhận ra giới hạn và sự không hoàn hảo của chúng”.
Bà nói rằng cần có một nơi chốn để truyền thông và xã hội dân sự bám vào với các đệ trình về hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, nhất là khi họ đã không tôn trọng các nghĩa vụ và điều khoản hiệp ước của họ đối với Hồng Kông.
‘Từ dưới lên’
Giáo sư luật ở New York cho biết bà tin rằng những thành viên dân sự có thể gây áp lực lên các chính phủ khác nhau – ví dụ như Vương quốc Anh là một bên ký kết Tuyên bố chung Trung-Anh, trong đó phác thảo ra cái gọi là “Một quốc gia, hai chế độ” và Thỏa Thuận bàn giao Hồng Kông.
Bà nói Luân Đôn nên phải lên tiếng cho Hồng Kông: “Chúng tôi cần chính phủ Anh bắt đầu thực hiện vai trò và chức năng của mình như một bên ký kết tuyên bố chung”, ngoài việc các nghị sĩ và cựu thống đốc đã từng lên tiếng bênh vực người Hồng Kông.
Tuy nhiên, bà nói thêm rằng, chính người dân sẽ là người sẽ mang đến sự thay đổi – như trong trường hợp của phong trào dân chủ Hồng Kông – không phải là các chính phủ sẽ bắt đầu những thay đổi này, “những kẻ cầm quyền trông có vẻ mạnh mẽ, như thể họ kiểm soát mọi thứ – nhưng rồi cuối cùng, chính sóng ngầm [từ những người dân] sẽ tạo ra những thay đổi như chúng ta đã thấy ở Hồng Kông, … đó chính là ‘từ dưới lên’ [là ‘nước lật thuyền’]”.
Bà cho biết, có những “kẽ hở” trong các thể chế có vẻ ngoài mạnh mẽ đặc biệt là vào thời điểm khủng hoảng toàn cầu. Hom đề nghị rằng các nhà hoạt động dân chủ nên bắt đầu suy nghĩ về chuyển động “từ dưới lên”, và chiến lược sử dụng chúng.
“Chúng ta nên bắt đầu suy nghĩ về một số kịch bản – trong [thời] hậu Covid-19 – chúng ta nên từ chối mọi ‘kêu gọi’ để trở lại bình thường. Chúng ta sẽ không trở lại bình thường bởi vì, trạng thái bình thường của thế giới chính là điều đã đưa chúng ta đến những cuộc khủng hoảng lớn… mà chúng ta đang phải đối mặt”.
Theo Rachel Wong, HKFP 24/5,
Hương Thảo dịch và biên tập
Trung Quốc đe dọa trả đũa
nếu bị Mỹ trừng phạt vì luật an ninh Hong Kong
Bắc Kinh sẽ thực hiện ‘mọi biện pháp cần thiết để phản đối bất kỳ lệnh trừng phạt mới nào do Mỹ áp đặt, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên nói hôm thứ Hai 25/5, theo SCMP.
Luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc đang có kế hoạch áp đặt lên Hong Kong đã được Đặc khu trưởng Carrie Lam ca ngợi là một công cụ mới để đánh bại ‘khủng bố’.
Dân Hong Kong có hộ chiếu Anh theo luật gì?
Luật an ninh mới của Trung Quốc ‘có thể kết liễu Hong Kong’
Hong Kong ‘cần luật an ninh để đối phó với khủng bố’
TQ nói có thế lực ‘đang bắt quan hệ Trung-Mỹ làm con tin’
Luật này cấm phản quốc, lật đổ và ly khai ở Hong Kong, được đưa ra sau nhiều tháng biểu tình đòi dân chủ vào năm ngoái.
Nhưng nhiều người Hong Kong, các nhóm doanh nhân và các quốc gia phương Tây lo ngại đề xuất này có thể là một đòn chí tử đánh vào quyền tự do của Hong Kong, hàng ngàn người đã xuống đường vào Chủ Nhật bất chấp lệnh cấm tập trung đông người do virus corona.
Khi cảnh sát giải tán đám đông bằng hơi cay và vòi rồng, cố vấn an ninh quốc gia của Washington, Robert O’ Brien, cảnh báo luật mới có thể khiến thành phố phải trả giá bằng các chính sách ưu đãi thương mại của Mỹ.
“Nếu người Mỹ khăng khăng làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại và phản đối điều này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên hôm thứ Hai.
Hong Kong trở thành điểm nóng mới nhất trong những căng thẳng leo thang giữa hai siêu cường thế giới, mà Trung Quốc đã ví von là “bờ vực của một Chiến tranh Lạnh mới”.
Việc từ chối trao quyền dân chủ cho người Hong Kong đã dẫn tới sự ủng hộ lưỡng đảng hiếm hoi trong một Washington chia rẽ sâu sắc dưới thời chính quyền Trump.
Bắc Kinh miêu tả các cuộc biểu tình của Hong Kong là một âm mưu được nước ngoài ủng hộ nhằm gây bất ổn cho đất nước và nói rằng các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào cách thức hoạt động của Hong Kong.
Các nhà vận động nhìn nhận việc đưa ra luật an ninh là động thái trơ trẽn nhất từ trước đến nay của Bắc Kinh nhằm chấm dứt tự do ngôn luận và quyền thông qua luật riêng của Hong Kong.
Một trong các điều gây quan ngại đặc biệt là điều khoản cho phép các lực lượng an ninh Trung Quốc đại lục hoạt động tại Hong Kong. Điều này khiến người ta sợ rằng sẽ châm ngòi cho các cuộc đàn áp mới lên những người bất đồng chính kiến chỉ trích các nhà cai trị cộng sản Trung Quốc.
Luật an ninh quốc gia, mà cơ quan lập Trung Quốc dự kiến sẽ thông qua nhanh chóng, cũng sẽ gạt ra ngoài cơ quan lập pháp riêng của Hong Kong.
Hiệp hội luật sư có ảnh hưởng của Hong Kong hôm thứ Hai đã mô tả đề xuất luật này là một mối lo ngại – và cảnh báo rằng nó thậm chí có thể vi phạm hiến pháp của Hong Kong.
Luật được đề xuất này cũng khiến các nhà đầu tư sợ hãi. Sàn giao dịch chứng khoán Hong Kong đã chịu sự sụt giảm lớn nhất trong năm năm vào thứ Sáu tuần trước. Vào thứ Hai, nó vẫn chưa phục hồi, phiên giao dịch đóng cửa chỉ với 0,10% tăng trưởng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52803901
Việt Nam trong chính sách vùng đệm của Trung Quốc
Hoàng Trường Sa
Chính sách vùng đệm của Trung Quốc
Tham vọng lớn nhất của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay là phải trở thành siêu cường, chi phối sự phát triển của toàn cầu. Để thực hiện tham vọng đó, Trung Quốc tìm cách mở rộng ảnh hưởng và sức mạnh của mình. Trong các chính sách để thực hiện tham vọng đó, Trung Quốc đang áp dụng chính sách vùng đệm.
Yếu tố địa lý đã góp phần định hình vị trí địa chính trị của Trung Quốc. Và dựa trên vị trí địa chính trị đó, đã hình thành các chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Trung Quốc có biên giới trên đất liền chung với 14 quốc gia, có biên giới biển giáp với 6 quốc gia, cùng với 3 vùng lãnh thổ đặc biệt là Hồng Công, Macao và Đài Loan. Rất nhiều khu vực biên giới này vẫn đang trong tình trạng tranh chấp.
Một học giả chuyên về Trung Quốc là Michael D. Swaine, cho biết: Chính sách vùng đệm được Trung Quốc nhắc tới lần đầu trong Đại hội Đảng Trung Quốc lần thứ 16 năm 2002. Trong kỳ đại hội này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại: “Các cường quốc là then chốt; các quốc gia láng giềng là tối quan trọng; các quốc gia đang phát triển là nền tảng; chủ nghĩa đa phương là diễn đàn quan trọng”.
Theo giải thích của một học giả Trung Quốc là Yuan Peng (lúc đó là Phó Chủ tịch Viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc, viết tắt là CICIR, là một think-tank của cơ quan tình báo lớn nhất của Trung Quốc – Bộ An ninh Nội địa) thì vùng đệm của Trung Quốc có 3 vòng. Vòng trong cùng bao gồm 14 quốc gia có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Vòng thứ 2 là các quốc gia tuy không có biên giới chung với Trung Quốc, nhưng là những quốc gia biển nằm ở vị trí mở rộng từ vòng 1. Các quốc gia này trải dài từ Tây Thái Bình Dương cho tới Ấn Độ Dương, cùng với một số quốc gia Trung Á và Nga. Vòng thứ 3 là “vòng ngoại vi” bao gồm châu Phi, châu Âu và châu Mỹ.
Từ năm 2012, sau khi giữ vị trí Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã tiếp tục chính sách vùng đệm với các quốc gia cận biên. Ông ta chính thức đưa ra “chính sách ngoại giao vùng đệm” hay còn được gọi là “chính sách ngoại giao láng giềng,” vốn được coi là trọng tâm trong chiến lược đối ngoại của Trung Quốc từ năm 2013 đến nay.
Sáu vấn đề trong chính sách ngoại giao vùng đệm của Trung Quốc
Trong một nghiên cứu mới đây của Jacob Stokes, có 6 vấn đề nổi lên trong chính sách ngoại giao vùng đệm này của Trung Quốc, bao gồm:
Thứ nhất, Bắc Kinh luôn khẳng định toàn vẹn lãnh thổ là “lợi ích cốt lõi”, để bảo vệ các “lợi ích cốt lõi” này thì có khi phải sử dụng chiến tranh nếu cần thiết. Tuy nhiên, từ 2010 trở đi, lãnh đạo Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiều khu vực thuộc “vùng đệm” trở thành “lợi ích cốt lõi” như biển Đông chẳng hạn. Điều đó khiến rất nhiều quốc gia ASEAN có liên quan đến tranh chấp biển Đông cảm thấy nguy hiểm khi lãnh đạo Trung Quốc kiên quyết không thoả hiệp
Như Chen Xiangyang, học giả thuộc Viện Quan hệ Quốc tế đương đại của Trung Quốc, khẳng định rằng, vùng đệm “là vùng cơ bản để Trung Quốc bảo vệ các lợi ích quốc gia, chiến đấu cho việc thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và đấu tranh chống lại việc chia rẽ đất nước.
Thứ hai, Trung Quốc đang nỗ lực duy trì tăng trưởng kinh tế của mình thông qua sự hội nhập nền kinh tế của toàn khu vực. Điều đó rất cần các quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng của Trung Quốc. Các lãnh đạo Trung Quốc luôn sử dụng ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc với hơn 1 tỉ dân cũng như nguồn vốn đầu tư khổng lồ tứ Trung Quốc ra nước ngoài và năng lực xây dựng các công trình hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển thương mại của toàn khu vực. Và đương nhiên, đằng sau các thúc đẩy về thương mại, đầu tư và nhập khẩu của Trung Quốc như vậy, sẽ là những tác động chính trị đến các quốc gia này.
Thứ ba, lãnh đạo Trung Quốc luôn đảm bảo với các quốc gia láng giềng về việc Trung Quốc sẽ sử dụng như thế nào đối với sức mạnh đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng đang gia tăng các hành động hung hăng, “nhe nanh múa vuốt” ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông. Chính điều này lại khiến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc lo sợ và kết thành một “liên minh” nhằm chống lại sự đe doạ từ Trung Quốc.
Thứ tư, việc quan hệ càng ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, vốn là mối quan hệ trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, đã tạo ra một môi trường đa dạng hoá các quan hệ quốc tế của Trung Quốc ngoài Washington. Phát triển các quan hệ này, trong đó có các láng giềng của Trung Quốc sẽ giúp Trung Quốc chống lại các ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á và sẽ khiến sự ủng hộ của các quốc gia này với Trung Quốc ngày càng lớn hơn.
Thứ năm, “chính sách ngoại giao vùng đệm” cộng hưởng với các chính sách đối ngoại quan trọng khác của Trung Quốc hình thành “chính sách đối ngoại tập trung vào các cường quốc” của Trung Quốc. Theo đó, Trung Quốc sẽ tập trung quan hệ với Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ ưu tiên các cường quốc tầm trung như Indonesia và Hàn Quốc.
Trung Quốc sẽ tập trung phát triển quan hệ với các quốc gia này một cách tách biệt trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Trung Quốc
Thứ sáu, chính sách ngoại giao vùng đệm với mục đích dẫn tới vai trò “lãnh đạo châu Á” của Trung Quốc, giảm bớt các ảnh hưởng từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với các tham vọng và các hành động của Trung Quốc, các quốc gia châu Á đang “ngờ vực” thái độ của Trung Quốc bởi vì họ thấy rằng, dường như Bắc Kinh đang muốn thực hiện “chính sách bá quyền” chứ không phải thực tâm cùng giúp đỡ khu vực này cùng phát triển.
Các công cụ để Bắc Kinh thực hiện “chính sách vùng đệm”
Cũng theo Jacob Stokes, có 6 công cụ để Bắc Kinh thực hiện “chính sách ngoại giao vùng đệm”, bao gồm:
– Làm sâu sắc các liên hệ kinh tế, thương mại và tài chính
Kinh tế và thương mại là trụ cột chính trong “chính sách ngoại giao vùng đệm”. Kinh tế và thương mại sẽ hỗ trợ cho các mục tiêu đối ngoại và chính trị bởi vì Bắc Kinh muốn cho các quốc gia láng giềng thấy rằng Trung Quốc là nguồn để phát triển kinh tế, cơ hội và người cung cấp các hàng hoá công cộng. Điển hình trong số đó là Sáng kiến Vành đai Con đường (BRI), do Tập Cận Bình khởi xướng năm 2013. Với sáng kiến này, Trung Quốc sẽ giữ vị trí trung tâm của khu vực và trong dòng chảy thương mại toàn cầu. Mặc dù BRI vươn rộng ra toàn thế giới, nhưng địa bàn quan trọng của BRI bắt đầu với các quốc gia khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Bên cạnh việc thúc đẩy đầu tư xây dựng hạ tầng, Trung Quốc còn gia tăng các ảnh hưởng về tài chính, với việc sử dụng đồng nhân dân tệ như một đồng tiền thanh toán quốc tế theo các tiêu chuẩn của Trung Quốc.
– Tập trung quan hệ với các cường quốc láng giềng
Trong chính sách như vậy, Trung Quốc tập trung vào các cường quốc bao gồm Nga, Nhật Bản và Ấn Độ. Trung Quốc thời gian gần đây đã đạt được những thành tích quan trọng trong quan hệ Nga – Trung. Đối với quan hệ Trung – Nhật, mặc dù hai bên vẫn còn nhiều căng thẳng, ví dụ tranh chấp tại quần đảo Senkaku. Tuy nhiên, quan hệ Trung – Nhật vẫn đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh Thương chiến Mỹ – Trung. Đối với Ấn Độ, mặc dù những tranh chấp biên giới vẫn thường xuyên xảy ra những xung đột nhỏ, nhưng cả hai bên đều biết kiềm chế, và quan hệ Trung – Ấn cũng đã đạt được nhiều bước tiến quan trọng.
– Khuyến khích các thể chế phi tự do
Vì là một quốc gia độc đảng, duy trì sự kiểm soát ngặt nghèo trong nước và sẵn sàng đàn áp các hoạt động phản kháng cho nên Trung Quốc khuyến khích và hỗ trợ các thể chế phi tự do, giống như Trung Quốc. Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) trong một báo cáo có cho biết Trung Quốc đã tích cự huấn luyện và hỗ trợ giới chức Việt Nam, Myanmar và Philippines trong việc kiểm soát các “thông tin nhạy cảm” và bán các hệ thống thiết bị giám sát bằng trí tuệ nhân tạo (AI) cho các quốc gia Myanmar, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Pakistan.
– Thể hiện vai trò quan trọng trong các cuộc hoà giải và đối thoại khu vực
Trung Quốc đã gia tăng ảnh hưởng bằng cách đóng vai trò quan trọng như người hoà giải và đối thoại tại các điểm nóng khu vực như tại Myanmar, Afghanistan và Bắc Triều tiên.
Tại khu vực biển Đông, Trung Quốc vẫn đang duy trì các cuộc đối thoại cho việc tìm kiếm một Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) từ năm 2002 tới nay. Mặc dù Trung Quốc phớt lờ Phán quyết năm 2016 về vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó trực tiếp bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc, và Trung Quốc cũng bất chấp tất cả để quan sự hoá trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang kiểm soát tại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng với việc thể hiện duy trì tiến trình tìm kiếm COC để Trung Quốc muốn cho thế giới thấy là Trung Quốc vẫn muốn “duy trì hoà bình” trên khu vực này.
– Xây dựng và thúc đẩy mối quan hệ với các định chế đa phương
Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các quan hệ và ảnh hưởng của họ thông qua các định chế đa phương. Có thể kể đến như Diễn đàn Vành đai Con đường để hỗ trợ cho Sáng kiến Vành đai Con đường, Ngân hàng Phát triển Hạ tầng châu Á (AIIB), các diễn đàn đối thoại như Diễn đàn Bác Ngao, Diễn đàn Hương Sơn hay là Hội nghị Đối thoại về các về các nền văn minh châu Á.. Ngoài ra, Trung Quốc cũng tích cực trong các tổ chức quốc tế mà Trung Quốc đóng vai trò quan trọng như Tổ chức Thượng Hải (SCO) hay BRICS…
– Sử dụng các công cụ cưỡng bức
Bên cạnh các chính sách trên, Trung Quốc còn sử dụng các biện pháp cưỡng bức thông qua các chiến dịch để áp đặt lợi ích của mình đối với các quốc gia nằm trong vùng đệm của Trung Quốc. Chính sách cưỡng bức của Trung Quốc thường áp dụng là sử dụng “cây gậy” thông qua sự tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc đi kèm với các đe doạ sử dụng vũ lực khi mà “củ cà rốt” đưa ra đã thất bại. Như chúng ta đã biết, các lãnh đạo Trung Quốc thiết kế “chính sách ngoại giao vùng đệm” như là một cách để “quyến rũ” các quốc gia láng giềng chấp nhận sự gia tăng xuất hiện của Trung Quốc trong các lĩnh vực để đổi lấy các lợi ích kinh tế, chính trị và an ninh.
Việt Nam trong chính sách vùng đệm của Trung Quốc
Như đã trình bày, Việt Nam là một trong 14 quốc gia có chung biên giới trên đất liền với Trung Quốc. Việt Nam cũng là quốc gia nằm trong khu vực biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang muốn độc chiếm để tạo ảnh hưởng. Chính vì vậy, có thể nói Việt Nam là một quốc gia nằm ở “vùng lõi” trong chính sách vùng đệm của Bắc Kinh.
Quan hệ Việt – Trung đã trải qua rất nhiều biến cố, có lúc trầm, có lúc thăng. Đối với Việt Nam, quan hệ với Trung Quốc được đặt ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Nhưng với Trung Quốc, quan hệ với Việt Nam nằm ở hàng thứ yếu. Điều đó thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ Việt – Trung.
Trung Quốc, một mặt, trong chính sách vùng đệm của mình, muốn giữ Việt Nam ở địa vị như một “chư hầu” cho vai trò “bá quyền” của mình. Chính vì vậy, Trung Quốc đã tìm mọi cách để lôi kéo kết hợp đe doạ Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác, Trung Quốc với tham vọng thực hiện giấc mộng “đế vương” của mình, luôn muốn chiếm đoạt biển Đông, nơi Việt Nam có những quyền lợi thiết thân. Chính vì vậy, các yếu tố trên đã đẩy mối quan hệ Việt – Trung vào những “nan đề” khó giải quyết.
Nhiều học giả ca ngợi chính sách đối ngoại “cân bằng” của Việt Nam trong việc xử lý vai trò của Mỹ và Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam. Tuy nhiên, “sự cân bằng” này phản ánh sự không bền vững trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Trong Sách trắng Quốc phòng mới nhất được ban hành hồi tháng 11 năm ngoái, Việt Nam tiếp tục nhắc lại Chính sách Ba Không. Trong đó nhấn mạnh vào khả năng “tự lực tự cường” của Việt Nam khi đối mặt với các thách thức an ninh. Về lý thuyết, đây là một chủ trương đúng. Nhưng thực tế, điều này đòi hỏi Việt Nam phải có đủ tiềm lực tương xứng. Tuy nhiên, sự quản trị của Việt Nam đang thực sự thể hiện nhiều vấn đề yếu kém. Bộ máy chính trị thiếu động lực phát triển, chủ yếu là phe nhóm đấu đá, giành giật quyền lực, khiến cho chính trị trong nước hỗn loạn, các tiềm năng phát triển bị hạn chế.
Những vấn đề chính trị nội bộ gần đây cho thấy sự bộc lộ các điểm yếu này. Tranh cãi giữa VKSNDTC và TANDTC trong vụ Hồ Duy Hải, một mặt cho thấy vụ căng thẳng này bắt đầu từ các cuộc đấu đá chính trị trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 13, nhưng mặt khác cũng bộc lộ thấy sự yếu kém của nền tư pháp, vốn dĩ cần thiết với vai trò quan trọng để góp phần kiểm soát sự lạm quyền từ các quan chức Đảng và Nhà nước. Ngoài ra, những đe doạ về an ninh quốc gia, bao gồm cả an ninh kinh tế và an ninh quốc phòng trước các cá nhân và doanh nghiệp từ Trung Quốc vẫn đang hiện hữu rõ ràng. Sự kiện mới đây, Bộ Quốc Phòng Việt Nam nêu đích danh các cá nhân và doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm doanh nghiệp và đất đai quốc phòng là vấn đề đáng lưu tâm. Trong khi trước đó không lâu, khi các đại biểu Quốc Hội chất vấn Chính phủ Việt Nam thì Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi Trường cùng Bộ Công An khẳng định không có chuyện này.
Với sự quản trị không rõ ràng về trách nhiệm và thiếu một cơ chế hữu hiệu để kiểm soát quyền lực, Việt Nam đang là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. Trung Quốc vốn rất có kinh nghiệm trong việc sử dụng các “biện pháp kinh tế cưỡng đoạt” cùng với các đe doạ về sử dụng sức mạnh để can thiệp vào chính trường Việt Nam. Và điều này vẫn đang xảy ra hàng ngày. Chính vì vậy, chủ trương đúng nhưng khó có thể thực hiện trong thực tế nếu không có những mạnh dạn trong cải cách thể chế, đáp ứng những yêu cầu trong bối cảnh mới.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vietnam-in-china-s-periphery-diplomacy-05252020105341.html
Khó khăn kinh tế và đại dịch COVID-19
không ngăn được TQ tăng ngân sách quốc phòng
Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì đà tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2020 ở mức 6,6%, dự kiến là 1.268 tỉ nhân dân tệ (tương đương 178,16 tỉ USD), mức độ đầu tư lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Mỹ.
Tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) Khóa XIII, Trung Quốc tuyên bố sẽ duy trì đà tăng ngân sách quốc phòng trong năm 2020 ở mức 6,6% so với năm ngoái, dự kiến là 1.268 tỉ nhân dân tệ (tương đương 178,16 tỉ USD).
Được biết, Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng ở mức 1 con số kể từ năm 2016 sau 5 năm liên tiếp tăng ở mức 2 con số và trở thành quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 2019, ngân sách quốc phòng tăng 7,5%, lên đến 1,19 nghìn tỷ RMB (khoảng 177,49 tỷ USD). Năm 2018, Trung Quốc tăng chi tiêu quốc phòng 8,1% so với năm 2017, lên 1.110 tỉ nhân dân tệ (165 tỉ USD).
Người phát ngôn kỳ họp lần thứ 3 Quốc hội khóa 13 của Trung Quốc Trương Nghiệp Toại cho biết, Trung Quốc thực thi chính sách quốc phòng mang tính phòng ngự, do đó bất luận là về tổng lượng, bình quân đầu người hay tỷ lệ so với Tổng sản phẩm quốc nội GDP thì kinh phí quốc phòng của nước này đều ở mức độ thích hợp và kiềm chế. Trong nhiều năm qua, kinh phí quốc phòng của Trung Quốc đều rơi vào khoảng 1,3% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,6% của thế giới. Ông Trương Nghiệp Toại cho rằng, từ năm 2007 trở lại đây, hàng năm Trung Quốc đều gửi báo cáo chi tiêu quân sự cho Liên hợp quốc, nguồn tiền cũng như nội dung chi tiêu đều rất rõ ràng, hoàn toàn không có chuyện “giấu diếm” kinh phí.
Tuy nhiên, Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng năm nay diễn ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý 1 giảm 6,8% so với cùng kỳ năm trước vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, bắt đầu từ tâm dịch Vũ Hán trước khi lan khắp đại lục. Bất chấp sự thể hiện èo uột của nền kinh tế, Trung Quốc chỉ giảm nhẹ mục tiêu đối với chi tiêu quân sự, cho thấy tham vọng tiếp tục nước này trong việc duy trì các chương trình quốc phòng. Cần lưu ý là Trung Quốc chỉ công bố số liệu thô về chi tiêu quân sự, không chia ra từng phần chi cho lực lượng khác nhau. Giới chức ngoại giao và chuyên gia nước ngoài cho rằng Bắc Kinh không đưa ra con số chính xác, mà thậm chí còn thấp hơn so với ngân sách trên thực tế.
Tập trung hiện đại hóa quân đội
Với việc duy trì mức ngân sách quốc phòng như hiện nay, Trung Quốc sẽ tập trung đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị cho quân đội. Theo đó:
Đầu tiên, Trung Quốc sẽ ưu tiên Hải quân: Bắt nguồn từ tham vọng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tập trung phát triển lực lượng Hải quân. Trong năm 2020, Trung Quốc đang dồn sức đóng tàu sân bay thứ ba và sẽ hạ thủy vào năm 2021, tiến hành chạy thử nghiệm trước khi bàn giao cho lực lượng hải quân. Theo những thông tin mới nhất, tàu sân bay mới của Trung Quốc có nhiều cải tiến, nhất là trang bị bệ phóng bằng điện từ và có khả năng mang lượng lớn máy bay chiến đấu.
Trung Quốc tiếp tục đóng các loại tàu khu trục Type 055. Tàu khu trục này có lượng giãn nước lên tới 12.000 tấn, trang bị tên lửa dẫn đường này được đánh giá là một trong những chiến hạm đáng gờm nhất trên thế giới, chỉ đứng sau “đồng nghiệp” Type Zumwalt của Hải quân Mỹ.
Bên cạnh đó, Hải quân Trung Quốc sắp tới sẽ “chào đón” tàu ngầm Type 095. Theo nhiều báo cáo, tàu ngầm này không tạo tiếng ồn như tiền nhiệm Type 093B. Chiếc tàu ngầm Type 095 đầu tiên đã được thi công vào đầu năm 2018 và dự kiến có tổng cộng 8 tàu sẽ được đóng. Tàu Type 095 sở hữu hệ thống đẩy không khí độc lập mới (AIP) tạo điều kiện để tàu ngầm này duy trì hoạt động dưới mặt nước trong nhiều tháng.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ đóng tiếp tàu đổ bộ trực thăng lớp Type-075. Type-075 được đánh giá là siêu tàu đổ bộ trực thăng, có khả năng tác chiến biển xa. Tàu dài 250m, chiều rộng 30m, mớn nước 8m, lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn, có thể di chuyển với vận tốc tối đa khoảng 23 hải lý trên giờ tương
đương với khoảng 42,5 km/h. Tàu có khả năng mang 30 trực thăng các loại trong khoang chứa phía trong, ngoài ra có 4 thang máy nâng hạ để phục vụ việc đưa máy bay từ trong ra ngoài mặt boong. Thời báo Hoàn Cầu cho biết, Type-075 sẽ được trang bị các loại trực thăng chiến đấu Z-8 và Z-9, xa hơn là loại trực thăng Z-20 (nhiều chuyên gia cho đây là mẫu copy của trực thăng MH-60 của Mỹ). Cả hai loại trực thăng Z-8 và Z-9 đều có khả năng tác chiến đa nhiệm, tấn công tàu chiến và cả đất liền. Đặc biệt, Z-9 còn có thể phóng tên lửa đối không và tích hợp cả khả năng săn tàu ngầm. Chính vì thế, tàu đổ bộ mang máy bay trực thăng Z-8 hay Z-9 có thể được triển khai cho các hoạt động tấn công đảo, đổ bộ tấn công quy mô lớn vào đất liền. Bên cạnh đó do vẫn được thiết kế với khoang đổ bộ ngập nước, Type 075 còn có khả năng triển khai lính thủy đánh bộ theo cách truyền thống thông qua xuồng đệm khí và xe thiết giáp lội nước.
Thứ hai, tăng cường không quân: Trung Quốc đã thử nghiệm chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 FC-31 từ năm 2012. Nhiều khả năng FC-31 sẽ đi vào hoạt động chính thức từ năm 2020. FC-31 có thể thay thế dòng J-15 để hoạt động trên các tàu sân bay của nước này. Ngoài ra, các tàu sân bay của Trung Quốc vẫn thiếu hụt máy bay quân sự đảm nhận nhiệm vụ cảnh báo sớm và trinh sát. Do vậy, nhiều khả năng máy bay trinh sát cảnh báo sớm thế hệ mới của Trung Quốc JK-600 sẽ sớm hoạt động trên bầu trời. JK-600 đã được trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) hiện đại.
Một “chiến binh” khác sắp được phiên chế cho Không quân Trung Quốc là máy bay ném bom tàng hình vượt âm H-20. Theo các chuyên gia, H-20 ứng dụng thiết kế cánh bay (flying wing) tương tự mẫu B-2 Spirit của Mỹ, tối ưu cho tầm bay xa và khả năng tàng hình trước radar. H-20 được cho là đạt tầm bay 10.000 km và sử dụng 4 động cơ phản lực WS-10 không có chế độ đốt tăng lực. Cùng quan điểm trên, Cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho biết, H-20 là máy bay ném bom chiến lược, tương tự loại B-2 và B-21. Loại máy bay mới của Trung Quốc này có thể được trang bị tên lửa hạt nhân lẫn tên lửa thông thường, với trọng lượng lúc cất cánh tối đa là hơn 200 tấn. Trung Quốc cũng có thể phát triển các biến thể của tên lửa CJ-10 cận âm với khả năng tàng hình.
Thứ ba, tập trung phát triển tên lửa liên lục địa mới. Trong năm 2020, quân đội Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ nhận tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm JL-3. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) cho biết JL-3 có thể mang theo 10 phương tiện tấn công nhiều mục tiêu độc lập (MIRV) chứa đầu đạn hạt nhân. JL-3 hiện trong quá trình thử nghiệm và có thể tấn công mục tiêu cách xa 12.000km. Với phạm vi hoạt động tầm xa như vậy, JL-3 có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ trong khi tàu ngầm chở tên lửa này vẫn nằm trong lãnh hải Trung Quốc. JL-3 sử dụng nhiên liệu rắn và là phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 vốn đi vào hoạt động từ nửa đầu năm 2018. Khi được hoàn thiện, JL-3 được coi có năng lực tương đương với tên lửa Trident II D-5 (Mỹ) và Bulava của Nga. Dự kiến, JL-3 được trang bị trên tàu ngầm năng lượng hạt nhân Type 096.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sẽ phát triển các loại tên lửa siêu thanh, điển hình là tên lửa DF-17. Theo các thông tin ban đầu từ truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển DF-17 diễn ra từ năm 2009, thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 2014. Tình báo Mỹ sau khi phát hiện việc Bắc Kinh thử vũ khí mới đã đặt cho nó tên định danh Wu-14 và sau đó là DF-ZF. Tên gọi chính thức DF-17 của vũ khí này được tiết lộ vào năm 2017. Tính từ thời điểm phát triển đến khi hoàn thành chỉ mất 10 năm, một khoảng thời gian kỷ lục. Nhìn từ bề ngoài dễ nhận thấy DF-17 có một tầng tên lửa đẩy thông thường và phần đầu đạn kiểu tàu lượn siêu âm thiết kế tương tự HTV-2 của Mỹ hay Avangard của Nga. Ước tính thông số kỹ thuật của DF-17 bao gồm chiều dài 14,4 m; trọng lượng 14 tấn, phần đầu đạn tàu lượn nặng khoảng 1,4 tấn; tầm bắn 1.700 km; tốc độ gia đoạn công kích mục tiêu lên tới 3200 m/s. Theo thông tin ban đầu, tên lửa đạn đạo DF-17 hiện trực thuộc căn cứ số 61 là quân đoàn nằm ở phía Đông nhắm đến Đài Loan, Okinawa (Hàn Quốc, Nam Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi tấn công của nó). Một thông tin khác cho biết DF-17 hiện đang triển khai đến 3 lữ đoàn, nó là vũ khí chiến thuật cùng cấp DF-11/15/16. Dự kiến, DF-17 sẽ chính thức đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào cuối năm nay.
Giới lãnh đạo TQ lại tuyên truyền
“Tham vấn về COC đang tăng tốc
và đang có tiến triển một cách tuần tự”
Sau khi có hàng loạt các hành động đơn phương vi phạm luật pháp quốc tế và gây phản ứng mạnh trong dư luận khu vực, quốc tế, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 24/5 lại tuyên bố “Tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử các bên ở Biển Đông (COC) đang tăng tốc và đang có tiến triển một cách tuần tự”, cho biết “ lần đọc thứ hai của bản thảo COC đã được phát động”.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên truyền đàm phán COC) đang tiến triển, khác hẳn tin tức bi quan gần đây. “Tham vấn về COC đang tăng tốc và đang có tiến triển một cách tuần tự”, lời ông Vương Nghị nói với báo chí bên lề kỳ họp thứ 3 khóa 13 Quốc hội Trung Quốc ở Bắc Kinh được Tân Hoa Xã tường thuật hôm 24/5. Ông cho biết thêm rằng “ lần đọc thứ hai của bản thảo COC đã được phát động”.
TQ đang cố tình trì hoãn đề gây sức ép và hướng lái COC
COC là viết tắt của nhóm từ Code of Conduct, tức một bộ quy tắc ứng xử khi tàu chiến các nước gặp nhau trên Biển Đông phải theo để tránh xung đột võ trang liên quan đến tranh chấp chủ quyền biển đảo. Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên truyền rằng “Trung Quốc và các thành viên ASEAN thỏa thuận hoàn tất sớm cho bộ COC, một mục đích mà chúng tôi tin và nhất quyết đạt được không có một sự can thiệp nào từ bên ngoài có thể phá hoại những nỗ lực đó”, ám chỉ Mỹ. Mỹ từng nhiều lần khuyến cáo các nước ASEAN nên đoàn kết trong một lập trường chung để đối phó với tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông. Bắc Kinh dùng mồi nhử viện trợ kinh tế, thương mại và cả hối lộ để lôi kéo một số nước ASEAN hùa theo lập trường của mình, chống lại một số nước khác trong hiệp hội.
Tuyên bố mới trên của Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên truyền trái ngược thực tế đang diễn ra. Theo báo Philippines ABS-CBN News hôm 15/5 đưa tin COC đàm phán suốt nhiều năm qua giữa ASEAN với Trung Quốc dự trù hoàn tất vào năm 2021 nhưng không thấy các bên liên quan thảo luận gì suối nửa năm qua. Nay với tình hình dịch bệnh gây ra bởi siêu vi trùng Covid-19 bao trùm khắp nơi, các cuộc thảo luận lại càng bị mượn cớ để tránh né.
Tuyên truyền, che mắt dư luận
ASEAN và Trung Quốc muốn hoàn tất Bộ COC vào năm 2021, bản thảo duy nhất cho bộ COC để đàm phán được đọc lần đầu tiên hồi năm ngoái tại Penang, Malaysia. Philippines là phối trí viên cho các đối thoại ASEAN-Trung Quốc và là đồng chủ tịch với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán về COC. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết rằng lần đọc thứ hai để đàm phán bản thảo bộ COC đang được phát động, hiểu là đàm phán có tiến triển chứ không dậm chân tại chỗ. Dù vậy, bao lâu nữa sẽ có cuộc họp vẫn là dấu hỏi.
Trong khi các bên liên quan không thương thuyết hay đàm phán gì với nhau, lại xảy ra nhiều biến cố trên Biển Đông. Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam ở Hoàng Sa. Chiến hạm Trung Quốc khóa radar bắn tàu hải quân Philippines. Trung Quốc loan báo thành lập các huyện hành chính tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền. Đồng thời, Việt Nam phản bác các công hàm của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “Lưỡi bò” trên Biển Đông.
TQ cần phải nhìn lại thái độ và hành động của họ trên Biển Đông
Các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh cần phải chứng tỏ thiện chí chính trị và tạo ra bầu khí thích hợp cho việc theo đuổi một bộ COC, chứ không phải dọa nạt các nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ qua các hoạt động quân sự hoặc bán quân sự. Để cứu vãn tiến trình đàm phán COC, Trung Quốc cần phải nhìn lại thái độ cũng như hành động của họ trên Biển Đông và họ chứng tỏ sẵn sàng, thiện chí chính trị để tạo ra một bầu khí thuận lợi cho ASEAN hầu thuyết phục là một bộ COC vẫn là một sự đầu tư đứng đắn mà ASEAN cần có.
Giới học giả Mỹ: TQ đang gia tăng
các hoạt động phi pháp trên Biển Đông
Các hành vi của Trung Quốc liên tục vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông, như Việt Nam, Philippines, Malaysia… là điều không thể chấp nhận được. Do đó, các nước trong đó có Việt Nam cần tiếp tục lên tiếng trong vấn đề Biển Đông, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn và ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.
Phát biểu tại Diễn đàn Thái Bình Dương, do Mỹ và Hội đồng Yokosuka chuyên về các vấn đề của châu Á – Thái Bình Dương (YCAPS) tổ chức, Giáo sư James Kraska, Trung tâm luật quốc tế Stockton, Trường Hải chiến Mỹ (22/5) nhận định, Bắc Kinh chưa từ bỏ quan niệm luật là dành cho nước lớn, nên không chấp nhận phán quyết Biển Đông; cho rằng Trung Quốc coi luật là luật là cơ chế chung dành cho tất cả. Theo Giáo sư Kraska, Trung Quốc khá lúng túng sau phán quyết do không quen với khái niệm luật lệ chung. Riêng ở Đông Á, Bắc Kinh từ lâu đã đóng vai trò chi phối, không xử lý quan hệ với các nước trên cơ sở bình đẳng; khẳng định hành động gần đây của Trung Quốc, tuyên bố thành lập cái gọi là “quận Nam Sa và Tây Sa” thuộc “thành phố Tam Sa” là hành động trái luật. Bên cạnh đó, ông James Kraska cũng cho rằng Trung Quốc nỗ lực kiểm soát Biển Đông vì muốn biến khu vực này thành vùng đệm, giúp Bắc Kinh có ảnh hưởng ngang với Mỹ và giữ các nước láng giềng trong vòng kiểm soát của mình.
Đáng chú ý, Giáo sư Kraska nêu ba khuyến nghị để buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, theo đó: Thứ nhất, các nước ASEAN có thể tránh bị Bắc Kinh chi phối về kinh tế nếu mở rộng hợp tác với các đối tác ngoài khu vực khác; song các nước cùng có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông cần thận trọng trong quan hệ với Bắc Kinh, vì họ không thể thay đổi vị trí địa lý của mình. Trung Quốc từng dùng chuối của Philippines để giành ảnh hưởng. Năm 2012, Bắc Kinh dừng nhập sản phẩm này sau khi hai bên đụng độ tại bãi cạn Scarborough. Tuy nhiên, khi tình hình ở bãi cạn lắng dịu, Bắc Kinh năm 2018 trở thành nước nhập khẩu chuối nhiều nhất của Manila. Đề xuất thứ hai, trên phạm vi thế giới, các nước nên thúc đẩy xu hướng chuyển nguồn nhập hàng trong chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Các quốc gia như Việt Nam, Philippines, Ấn Độ, Sri Lanka có thể trở thành các điểm cung ứng thay thế hiệu quả. Trên thực tế, Nhật Bản hồi đầu tháng 4/2020 tuyên bố sẽ dành 2,2 tỷ USD để hỗ trợ các công ty chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, do ảnh hưởng của Covid-19. Thứ ba, cộng đồng quốc tế cần xem xét biện pháp trừng phạt khi Trung Quốc không tuân thủ phán quyết Biển Đông. Nhiều nước trên thế giới đã phải chịu trừng phạt khi vi phạm luật pháp quốc tế. Các nước cần để Bắc Kinh thấy họ cũng phải gánh hậu quả tương tự.
Trước đó, Giáo sư John Rennie Short thuộc trường Đại học Maryland, Mỹ cho rằng các hành vi của Trung Quốc liên tục vi phạm chủ quyền của các quốc gia trên Biển Đông, như Việt Nam, Philippines, Malaysia… là điều không thể chấp nhận được. Do đó, các nước trong đó có Việt Nam cần tiếp tục lên tiếng trong vấn đề Biển Đông, giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn và ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Giáo sư Rennie Short nhấn mạnh, Trung Quốc là quốc gia có tầm ảnh hưởng không nhỏ và có thể dễ dàng áp đặt quan điểm của nước này ra khắp khu vực và trên toàn thế giới. Chính vì thế, Việt Nam cần thông qua các hội thảo, diễn đàn khoa học bày tỏ chính kiến của mình chống lại những hành vi sai trái của Trung Quốc. Việt Nam cần đặc biệt nêu cao việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại ở Biển Đông bằng cách đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật để chống lại những hành động đơn phương và phi pháp của Trung Quốc trong khu vực. Tuy nhiên, theo Giáo sư Rennie Short, để làm được điều này, các quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Bởi Trung Quốc luôn “ỷ vào sức mạnh của mình” để tiếp tục gây sức ép với Việt Nam và các nước trong khu vực trong vấn đề Biển Đông buộc các nước phải chấp thuận các yêu sách phi lý của Trung Quốc.
Theo vị Giáo sư người Mỹ, Trung Quốc được cho là cường quốc “không quan tâm gì đến lý lẽ” khi họ đơn phương thực thi những hành vi sai trái ở Biển Đông, như việc liên tục xâm phạm Vùng Đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa của nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines; tự động bồi đắp, xây dựng các căn cứ quân sự phi pháp trên các đảo chìm chiếm đóng trái phép trên Biển Đông. Một thách thức khác được Giáo sư Rennie Short chỉ ra đó là, trong nhiều năm qua, tranh chấp trên Biển Đông thường được coi là “câu chuyện riêng” giữa Mỹ và Trung Quốc và thế giới thường chú tâm vào phản ứng của hai cường quốc gia. Việc thế giới ngày càng quan tâm hơn đến phản ứng của các quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng bởi những diễn biến phức tạp ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines hay Indonesia, cho thấy vấn đề Biển Đông là vấn đề của khu vực, của quốc tế. Chính vì thế, Giáo sư Short
nhắc lại quan điểm rằng, các nước trong khu vực cần đẩy mạnh hơn nữa việc lên tiếng chống lại các hành vi sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông và điều này cần được công khai trên các diễn đàn quốc tế.
Bên cạnh đó, không nhiều người Mỹ biết đến quan điểm của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông so với những gì họ có thể tiếp cận được từ Trung Quốc. Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, điều này sẽ thay đổi khi mà Việt Nam đang ngày càng chủ động hơn trong việc truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới để nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế. Cũng theo Giáo sư Rennie Short, việc các nước ASEAN phối hợp ngày càng chặt chẽ hơn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lợi ích chiến lược nội khối, sẽ giúp đảm bảo an ninh, ổn định khu vực và an toàn trên Biển Đông. Theo vị Giáo sư Mỹ, “việc Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu này. Vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và tôi tin chắc rằng, Việt Nam có thể tận dụng tốt cơ hội này để thúc đẩy giải quyết những vấn đề trong khu vực có tác động tới Việt Nam và các quốc gia trong khối vì lợi ích chung. Tôi nghĩ rằng vị thế chủ tịch ASEAN sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam cần nêu bật được khả năng giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua các biện pháp hòa bình trong đó có việc tuân thủ luật pháp quốc tế. Không chỉ riêng lợi ích của Việt Nam đâu mà còn lợi ích chung của nhiều quốc gia khác trong khu vực”.
James Stavridis – Đô đốc Hải quân Mỹ đã nghỉ hưu, từng là Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết ông đã dành phần lớn sự nghiệp đi biển của mình ở Thái Bình Dương, và từng nhiều lần đi qua Biển Biển Đông. Biển Đông là một vùng biển lớn, có diện tích tương đương biển Caribbean và Vịnh Mexico gộp lại. Dưới đáy Biển Đông là dầu mỏ và khí đốt tự nhiên. Gần 40% hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế trên biển đi qua khu vực này. Trung Quốc đã có những tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn Biển Đông. Trong bối cảnh quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi do hai nước liên tục đổ lỗi cho nhau vì đại dịch Covid-19 và Mỹ sắp bước vào một cuộc bầu cử tổng thống, khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông ngày càng lớn.
Cơ sở lịch sử để Trung Quốc đưa ra những tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông xuất phát từ các chuyến hải trình hồi thế kỷ XV của Đô đốc Trịnh Hòa. Các chuyến thám hiểm Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và các vùng biển Arab và châu Phi của Đô đốc Trịnh Hòa đã trở thành huyền thoại tại Trung Quốc. Tuy nhiên, theo ông Stavridis, đây không phải là cơ sở pháp lý để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông và coi vùng biển này như “ao nhà” của họ. Lập luận này đã bị tất cả các quốc gia ven Biển Đông và tòa án quốc tế kịch liệt bác bỏ. Để chống lại những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra trên biển trong khuôn khổ chiến dịch tự do hàng hải, nhằm thể hiện rằng đây là vùng biển quốc tế – mà theo cách gọi của luật pháp quốc tế là “biển cả”.
Cựu Đô đốc Stavridis cho biết, các tàu chiến của Mỹ hiện đã tìm ra cách để cân bằng giữa việc bị các tàu của Iran đối đầu và quấy nhiễu tại vùng Vịnh, và họ sẽ cần làm điều tương tự ở Biển Đông – nơi lợi ích của Mỹ còn cao hơn. Điều mấu chốt là Mỹ cần dần dần thay đổi cách hành xử của Trung Quốc mà không phá vỡ mối quan hệ quốc tế này theo cách dẫn tới một cuộc Chiến tranh Lạnh hay một cuộc xung đột vũ trang khác. Cách tốt nhất để làm được điều đó là đưa thêm các đồng minh quốc tế tham gia vào các chiến dịch tự do hàng hải (bao gồm cả các đối tác trong NATO, cùng với Australia và Nhật Bản); tăng cường sự can dự của Mỹ với Đài Loan, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp tác quân đội; kiên quyết thực hiện một cuộc điều tra quốc tế tổng thể về đại dịch Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán; và xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông.
Những biện pháp đối đầu này cần đi kèm với những đề nghị hợp tác với phía Trung Quốc. Những đề nghị này có thể bao gồm các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp theo để giúp Trung Quốc có thể tiếp cận các thị trường của Mỹ sau thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 được hai nước đàm phán ngay trước khi đại dịch xảy ra; hợp tác về các tuyến đường thương mại ở Bắc Cực và các tiêu chuẩn về môi trường tại khu vực này – vốn là điều Bắc Kinh rất mong muốn; thực hiện các chiến dịch nhân đạo chung; xây dựng “các chuẩn mực hành vi” giữa lực lượng hải quân của hai nước (giống như điều mà Nga và Mỹ đang tiến hành); tìm hiểu khả năng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược và chiến thuật. Cựu Đô đốc Stavridis kết luận rằng, mặc dù thích phép so sánh ẩn dụ dùng hình ảnh núi đồi của ông Kissinger, song theo ông, Mỹ cũng cần nhìn ra biển cả để đánh giá mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên căng thẳng tới mức nào. Ông dự báo Biển Đông sẽ thực sự dậy sóng.
Được biết, trước các hoạt động phi pháp của Trung Quôc trong vùng biển của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: “Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc lại tiếp tục mở rộng hoạt động tại EEZ và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác lập phù hợp với các quy định của UNCLOS 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam kiên quyết phản đối hành động này và đã có giao thiệp với phía Trung Quốc. Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ nhóm tàu nói trên ra khỏi vùng biển Việt Nam và không để tái diễn hành động vi phạm tương tự. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền lợi hợp pháp tại Biển Đông bằng các biện pháp luật pháp quốc tế cho phép”.
Bắc Kinh lạnh lùng nói Mỹ đang ‘mơ giữa ban ngày’
Các tiểu bang của Mỹ đang muốn kiện Trung Quốc, Bắc Kinh phản hồi đầy lạnh lùng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 24/5 đã phát đi thông điệp nhằm đáp trả những vụ kiện tụng có thể xảy ra trong tương lai nhằm vào Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc virus corona lâu nay đã trở thành điều gây tranh cãi ở Mỹ.
Theo đó, ông Vương Nghị cho rằng, các tiểu bang của Mỹ muốn kiện Trung Quốc “là những người phù phiếm” và là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch sử.
“Nếu ai muốn xúc phạm chủ quyền và phẩm giá của Trung Quốc với việc kiện tụng bừa bãi và cưỡng đoạt thành quả lao động chăm chỉ của người dân Trung Quốc, tôi e rằng đó chỉ là nằm mơ giữa ban ngày và họ sẽ chỉ làm bẽ mặt mình” – Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố.
Ông cũng cảnh báo rằng, việc sử dụng các chiến thuật như vậy trong một nỗ lực nhằm làm suy yếu chủ quyền của Trung Quốc sẽ gây tác dụng ngược.
Ngoại trưởng Trung Quốc thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước Mỹ -Trung. Ông cho rằng, thay vì đối đầu, hợp tác sẽ mang lại điều tốt đẹp cho hoạt động ứng phó đại dịch toàn cầu.
“Trung Quốc và Mỹ cùng có được lợi ích từ sự hợp tác nhưng sẽ cùng thua nếu đối đầu nhau… Cả hai chúng ta đều có trách nhiệm lớn đối với hòa bình và phát triển trên thế giới” – Ngoại trưởng Vương Nghị cho hay.
Ông Vương cũng nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẵn sàng mời các quốc gia trên thế giới tham gia điều tra về nguồn gốc của virus một cách “công bằng và chuyên nghiệp”
“Công bằng có nghĩa là quá trình này không có sự can thiệp chính trị, tôn trọng chủ quyền của tất cả các quốc gia và phản đối bất kỳ giả định nào về tội lỗi” – ông nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc còn cảnh báo rằng một số thế lực chính trị Mỹ đang lợi dụng mối quan hệ Trung – Mỹ như “con tin” và cố tình đẩy hai nước tới bờ vực “của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới”. Ông Vương Nghị khẳng định âm mưu nguy hiểm nhằm “quay ngược bánh xe lịch sử” phải bị chặn đứng.
Theo ông Vương Nghị, ý đồ này có thể phá hỏng thành quả hợp tác mà nhân dân hai nước đạt được trong nhiều năm qua, làm suy yếu sự phát triển tương lai của Mỹ, cũng như gây nguy hiểm cho sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.
Trước đó hồi tháng 4, truyền thông quốc tế đồn ào về khả năng điều tra Trung Quốc. Phản ứng trước các diễn biến này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi những đơn kiện này là phi lý, rằng nước Mỹ nên để thời gian chống dịch cứu người hơn là kiện tụng. Các chuyên gia pháp lý nhận định vụ kiện của Missouri và các vụ kiện tương tự sẽ gặp nhiều khó khăn, bởi Trung Quốc được hưởng quyền miễn trừ trở thành bị đơn theo một đạo luật liên bang của Mỹ.
Trong khi đó, các nhà lập pháp Mỹ đã đưa ra luật pháp cho phép người Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc vì cáo buộc minh oan cho mối nguy hiểm do COVID-19 gây ra.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley ủng hộ việc có một cuộc điều tra quốc tế để hiểu rõ những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho thế giới và trao cho các nạn nhân COVID-19 quyền nhận được các khoản bồi thường xứng đáng. “Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước các nạn nhân của mình”, ông nhận xét.
Hôm 19/5, các quốc gia thành viên của WHO nhất trí thông qua nghị quyết do các thành viên Liên minh châu Âu, các quốc gia châu Phi và các quốc gia khác kêu gọi, nhằm “đánh giá toàn diện” một cách độc lập về phản ứng của WHO với đại dịch COVID-19.
http://biendong.net/doc-bao-viet/34889-bac-kinh-lanh-lung-noi-my-dang-mo-giua-ban-ngay.html
Ngoại trưởng TQ:
Mỹ không nên thách thức ‘lằn ranh đỏ’ Đài Loan
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngày 24-5 kêu gọi Mỹ ngừng ‘ảo tưởng’ và đừng tiếp tục thách thức Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan, vì đây là lằn ranh đỏ.
“Chúng tôi khuyên phía Mỹ bỏ đi ảo tưởng và toan tính chính trị. Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ không đưa ra bất kỳ nỗ lực nào nhằm thách thức lằn ranh đỏ của Trung Quốc”, ông Vương Nghị nói tại cuộc họp báo thường niên trong phiên họp thứ ba của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 13.
Đài Loan là một trong những điểm nóng căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ thời gian qua.
Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh và cáo buộc Mỹ không tôn trọng nguyên tắc “một Trung Quốc” khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chúc mừng lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tái đắc cử.
Đề cập tới Đài Loan trong cuộc họp báo ngày 24-5, ông Vương Nghị nhấn mạnh rằng việc tái thống nhất hai bên eo biển Đài Loan là “xu hướng lịch sử tất yếu” và không cá nhân hay lực lượng nào có thể ngăn điều đó xảy ra.
Tuy nhiên, cũng theo ông Vương, Trung Quốc và Mỹ nên hợp tác với nhau vì hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả hai, trong khi đối đầu sẽ chỉ tạo ra tổn thất.
Ngoài chuyện Đài Loan, Trung Quốc và Mỹ hiện cũng mâu thuẫn trong hàng loạt vấn đề như Hong Kong, tranh cãi về nhân quyền, thương mại…
Theo ông Vương, Bắc Kinh và Washington cần bắt đầu phối hợp trong chính sách vĩ mô đối với kinh tế hai nước cũng như kinh tế toàn cầu.
“Tôi muốn nói ở đây là: đừng phí phạm thời gian quý báu vốn không còn bao nhiêu nữa và đừng coi thường sinh mệnh của mọi người. Cái Trung Quốc và Mỹ cần làm nhất là học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm chống dịch bệnh và giúp đỡ lẫn nhau chống lại dịch bệnh”, Ngoại trưởng Trung Quốc nói.
Khi được hỏi về việc liệu quan hệ Mỹ – Trung có tồi tệ thêm hay không, ông Vương nói Trung Quốc vẫn chuẩn bị sẵn sàng phối hợp với Mỹ trên tinh thần hợp tác và tin tưởng lẫn nhau.
Trung Cộng có thể sẽ phải đối mặt
với các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ
vì Luật An Ninh Quốc Gia Hồng Kông
Vào hôm Chủ nhật (24/5), Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien cho biết chính phủ Hoa Kỳ có thể sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Cộng nếu Bắc Kinh thực thi luật an ninh quốc gia, cho phép nước này tăng cường kiểm soát Hồng Kông.
Ông O’Brien cho biết dự thảo luật này thể hiện sự gia tăng kiểm soát Hồng Kông, và do đó, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo có thể sẽ không thể chứng nhận rằng thành phố này duy trì quyền tự trị “cấp độ cao”. Điều này sẽ dẫn đến việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Trung Cộng theo Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông năm 2019.
Ngoại trưởng Pompeo gọi đề nghị này là một “hồi chuông báo tử” cho quyền tự trị của Hồng Kông. Ông O’Brien khuyến cáo rằng Hồng Kông có thể mất đi vị thế là một trung tâm tài chính toàn cầu lớn. Đạo luật này được công bố trong phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Cộng, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc. Phiên họp bị trì hoãn trong nhiều tháng trong đại dịch coronavirus. Hồng Kông đối mặt với nhiều tháng biểu tình chống chính phủ trước khi đại dịch phong tỏa Trung Cộng.
Hồng Kông được cai trị theo nguyên tắc “một quốc gia, hai hệ thống” kể từ khi thuộc địa cũ của Anh Quốc được trả về cho chính quyền Trung Cộng vào năm 1997. Hệ thống này mang lại cho Hồng Kông quyền tự trị và mức độ tự do cao hơn đối với đặc khu hành chính so với phần còn lại của Trung Cộng (BBT)
Dị tượng ‘Lưỡng hội’: ngày 26/5 một trận động đất
mạnh 3,6 độ richter xảy ra ở Bắc Kinh
Vũ Dương
Trong thời gian diễn ra “Lưỡng hội” đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), một trận động đất đã xảy ra ở Bắc Kinh. Theo Mạng lưới địa chấn Trung Quốc, vào lúc 0:54 ngày 26 tháng 5, một trận động đất mạnh 3,6 độ richter xảy ra ở quận Môn Đầu Câu, một quận cận nội thành của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, tâm địa chấn có độ sâu 18 km và tâm chấn cách chính phủ quận Môn Đầu Câu 17 km. Ngoại trừ quận Bình Cốc ra, các khu vực khác của Bắc Kinh đều có cảm giác chao đảo. Hiện tại, không có báo cáo về thương vong.
Khi trận động đất xảy ra, đa số người dân địa phương đều đang ngủ. Trên Weibo, một số cư dân Bắc Kinh cho biết họ không cảm thấy gì, nhưng cũng có nhiều người dân đã để lại bình luận trên mạng nói rằng chiếc giường bị rung lắc dữ dội khiến họ giật mình tỉnh giấc. Người dân ở quận Phòng Sơn và quận Triều Dương bày tỏ rằng cảm thấy chiếc giường bị rung. Còn có cư dân ở Thiên Thông Uyển, Bắc Kinh nói rằng nơi đây cảm giác chao đảo rất mạnh, bản thân sợ quá không dám ngủ nữa.
Theo Weibo chính thức của Cơ quan quản lý động đất Bắc Kinh, trong lịch sử, đã có hai trận động đất tương tự trong khu vực này kể từ năm 1970 đến nay.
Ngoài Bắc Kinh, một trận động đất mạnh 2 độ richter xảy ra vào lúc 5:35 sáng tại thị xã Luân Châu, thị trấn Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, với độ sâu 15 km.
Hai phiên họp của ĐCSTQ đã bị hoãn hơn hai tháng do dịch bệnh không chỉ là “ngắn nhất, kín nhất trong lịch sử”, hơn nữa trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị, các nơi liên tiếp xuất hiện dị tượng.
Vào lúc 3 giờ chiều ngày 21/5, phiên họp thứ ba của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Toàn quốc lần thứ 13 khai mạc. Bầu trời ở Bắc Kinh đột nhiên tối sầm lại hệt như ban đêm, đồng thời kèm theo mưa to gió lớn và sấm chớp. Sau 2 giờ chiều ngày hôm đó, các khu vực xung quanh Bắc Kinh như Môn Đầu Câu, Phòng Sơn, Thạch Cảnh Sơn, Phong Đài đều xuất hiện mưa đá.
Ngoài ra, cùng ngày hôm đó (21/5) tại Quảng Đông và Quảng Châu bị mưa lũ tấn công, gây ngập úng nặng và đã có 4 người thiệt mạng. Vào tối ngày hôm sau (22/5), một trận động đất mạnh 2,8 độ richter xảy ra ở Hà Nguyên, Quảng Đông, tâm địa chấn có độ sâu 10 km.
Theo You Siyu, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Trung Quốc – Hàn Quốc
sắp họp mở rộng Hiệp định tự do thương mại
Triệu Hằng
Hàn Quốc ngày 26/5 cho biết, họ sẽ chủ trì vòng đàm phán thứ bảy với Trung Quốc trong tuần này nhằm thảo luận về việc mở rộng phạm vi Hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) về các lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ khởi động cuộc họp kéo dài 4 ngày qua mạng, từ ngày 26/5, nhằm đẩy nhanh tiến trình trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gần như đóng băng các hoạt động kinh tế và du lịch toàn cầu, tờ Yonhap dẫn Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc cho biết.
Cuộc họp trước đó giữa hai bên được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng 11/2019.
Seoul và Bắc Kinh đã thực thi FTA vào tháng 12/2015 về giảm thuế quan hàng hóa.
Yonhap cho hay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, quốc gia được xem là nền kinh tế thứ tư ở châu Á, mặc dù các chuyến hàng đi nước ngoài của Hàn Quốc tới Trung Quốc đã giảm 16% so với cùng kỳ tới 136 tỷ USD vào năm 2019, trong bối cảnh giá vi mạch giảm.
Hàn Quốc cũng đang mở rộng quan hệ với Trung Quốc thông qua các thỏa thuận thương mại khác. Seoul hiện đang đàm phán với Bắc Kinh và Tokyo nhằm ký kết một FTA ba bên.
Trong một tiến triển khác, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác đối thoại gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đang tiến tới hoàn thiện một hiệp ước
thương mại lớn ở châu Á – Thái Bình Dương, được gọi là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), trong năm nay.
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-han-quoc-sap-hop-mo-rong-hiep-dinh-tu-do-thuong-mai.html
Hồng Kông: Bắc Kinh cảnh báo trả đũa Mỹ,
lãnh đạo đặc khu trấn an giới đầu tư
Trọng Thành
Hôm qua, 25/05/2020, chính quyền Trung Quốc lên tiếng cảnh báo trả đũa các đe dọa trừng phạt của Mỹ. Washington báo trước sẽ tước bỏ quy chế đặc biệt với Hồng Kông, nếu Bắc Kinh thông qua dự luật về an ninh quốc gia, bị lên án xâm phạm đến nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ ». Dự luật đang được Quốc Hội Trung Quốc thảo luận. Lãnh đạo Hồng Kông hôm nay, 26/05, trấn an giới đầu tư nước ngoài.
Trong cuộc họp báo hôm qua, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tuyên bố Hoa Kỳ « không có quyền phê phán cũng như không có quyền can thiệp » vào hồ sơ này. Theo quan chức này, luật pháp được thực thi tại Hồng Kông « hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc » và nhấn mạnh : « Nếu Hoa Kỳ quyết định gây tổn hại cho các lợi ích của Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ có các biện pháp cần thiết để trả đũa ». AFP cho hay, ông Triệu Lập Kiên nói thêm là Bắc Kinh đã gửi một công hàm phản đối mạnh mẽ đến Washington.
Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc gia tăng trong bối cảnh Quốc Hội Trung Quốc có kế hoạch thông qua dự luật về an ninh quốc gia ngày thứ Năm tới 28/05, cho phép Bắc Kinh đàn áp các hoạt động được coi là « ly khai », « lật đổ », « các tổ chức khủng bố », hay « các can thiệp nước ngoài » tại Hồng Kông. Luật có thể có hiệu lực ngay từ mùa hè này. Theo AFP, hiện tại nội dung của dự luật chưa được công khai toàn bộ. Một trong các điểm gây lo ngại lớn là luật cho phép công an Trung Quốc trực tiếp có mặt tại Hồng Kông.
Theo giới quan sát, đông đảo người Hồng Kông lo ngại dự luật nói trên sẽ xâm phạm ở mức độ nghiêm trọng chưa từng có nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ », theo đó Bắc Kinh cam kết để Hồng Kông được hưởng các quyền tự do hoàn toàn không có những nơi khác tại Hoa lục, cho đến năm 2047. Nhiều quốc gia phương Tây và các nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ nỗi lo ngại này. Hôm thứ Sáu vừa qua, chứng khoán Hồng Kông sụt giảm đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua.
Luật an ninh mới chỉ nhắm vào « các phần tử lưu manh »
Để trấn an giới đẩu tư, hôm nay, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) lên tiếng bác bỏ các lo ngại « hoàn toàn không có cơ sở », về khả năng các quyền tự do tại Hồng Kông bị bóp nghẹt. Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông cam đoan là « các quyền tự do tại Hồng Kông sẽ được bảo tồn, sự năng động của đặc khu, các giá trị căn bản về phương diện Nhà nước pháp quyền, độc lập của tư pháp và các quyền tự do căn vẫn sẽ tiếp tục được duy trì ».
Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, dự luật về an ninh quốc gia sẽ « chỉ nhắm vào một thiểu số nhỏ các phần tử lưu manh, bảo vệ tuyệt đại đa số người dân tôn trọng luật pháp và yêu hòa bình ».
Cùng lúc với việc lãnh đạo đặc khu lên tiếng trấn an, theo Reuters, tư lệnh các đơn vị quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông, tướng Trần Đạo Tường (Chen Daoxiang), hôm nay khẳng định lực lượng vũ trang Trung Quốc đóng tại Hồng Kông « quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự thịnh vượng lâu dài của đặc khu Hồng Kông », và « sẵn sàng thực thi luật mới về an ninh quốc gia » mà Quốc Hội sẽ thông qua. Theo giới quan sát, chỉ huy quân đội Trung Quốc tại Hồng Kông rất hiếm khi lên tiếng trước công luận về các vấn đề của đặc khu.
Trung Quốc thay đổi gì sau đại dịch Covid-19 ?
Trung Quốc từ bỏ đặt mục tiêu tăng trưởng của năm 2020. Thủ tướng Trung Quốc đã công bố trong báo cáo hàng năm trước Quốc Hội. Ông Lý Khắc Cường thừa nhận nền kinh tế thứ 2 thế gới đang chật vật khởi động sau khủng hoảng dịch bệnh.
Trong hoàn cảnh thế giới đầy bất trắc, Bắc Kinh đặt cược vào phát triển kỹ thuật số và các công ty tư nhân và có nguy cơ khuấy lại khủng hoảng Hồng Kông.
RFI phỏng vấn chuyên gia Mathieu Duchâtel, giám đốc chương trình châu Á, viện tư vấn chính trị Montaigne của Pháp.
*****
RFI : Trong bối cảnh phục hồi khó khăn, việc hiện đại hóa Giải Phóng Quân vẫn tiếp diễn. Có thể diễn giải thế nào về việc tăng chi tiêu quân sự như đã được thủ tướng Trung Quốc thông báo ?
Mathieu Duchâtel : 6,6% là mức tăng khá nhanh, kể cả có thấp hơn so với mức tăng chi tiêu chính thức cho quốc phòng Trung Quốc trong 5 năm qua, vẫn dao động trong khoảng trên 7% đến hơn 10%. Như thế có nghĩa là với mức tăng này, ngân sách quân sự của Trung Quốc năm 2020 sẽ là 178 tỷ đô la, nói các khác là đứng thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ. Cần phải thấy rõ là các chi phí quân sự chính thức này không tính đến một số chi tiết như cách tính ngân sách quốc phòng ở một số nước khác. Thí dụ như chi tiêu vào lĩnh vực răn đe hạt nhân, hay những mua sắm một số trang thiết bị quân sự, những vật tư quốc phòng phải nhập từ nước ngoài. Điều quan trọng năm nay là mức tăng ngân sách quốc phòng không còn mối tương quan với tăng trưởng.
RFI : Phải giải thích sao về việc mất tương quan đó, trong khi mà mọi tín hiệu kinh tế đều vẫn đỏ, nhất là việc làm ?
Mathieu Duchâtel : Đây là một năm rất đặc biệt, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ ở dưới mức của các năm qua. Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong vài năm gần đây thường vẫn ở trong khoảng từ 6-7%. Nhưng giờ đây Ngân Hàng Thế Giới đánh giá mức tăng trưởng của Trung Quốc chỉ dưới 3%, có thể còn tồi tệ hơn nữa. Ở Trung Quốc người ta thực sự cũng có những thắc mắc về vấn đề là lần đầu tiên ở Quốc Hội, thủ tướng Lý Khắc Cường đã từ bỏ ấn định chỉ tiêu tăng trưởng của đất nước. Kết quả, đó là không còn có sự tương quan hoàn toàn giữa tăng chi phi quốc phòng và tăng trưởng kinh tế. Đây là điểm mới vì tất cả những năm trước mức tăng ngân sách quốc phòng vẫn nhỉnh hơn một chút so với mức tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Thông điệp trước đây là công cụ quốc phòng phải đi kèm cho sự trỗi dậy thành cường quốc của Trung Quốc. Nhưng năm nay có khác. Tín hiệu gửi đi là các chương trình hiện đại hóa quân đội không bị ảnh hưởng vì bối cảnh khủng hoảng kinh tế Trung Quốc, các mục tiêu an ninh quốc gia vẫn như vậy. Trung Quốc đang ở trong giai đoạn cạnh tranh rất gay gắt với Hoa Kỳ. Trung Quốc phải chi phí những gì cần để duy trì tính liên tục trong chương trình hiện đại hóa quân đội.
RFI : Bắc Kinh phô trương chiến thắng virus corona nhân kỳ họp Quốc Hội này. Đối với bộ máy tuyên truyền, đó cũng là chiến thắng mô hình phương Tây.
Mathieu Duchâtel : Về vấn đề kiềm chế đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã thoát khỏi tốt hơn là Hoa Kỳ và một số nước châu Âu, cho dù Trung Quốc không thể thuyết phục các nước nước phương Tây về tính xác thực của những số liệu chính thức của họ về số ca nhiễm và số tử vong.
Nhìn tổng thể, Trung Quốc sẽ khởi động lại sớm hơn Hoa Kỳ và Tây Âu. Như thế Trung Quốc ở thế mạnh hay yếu ? Dù gì người ta vẫn nhận thấy Bắc Kinh đã quyết định nắm cơ hội thuận lợi là nước sớm thoát khỏi khủng hoảng y tế để đẩy mạnh trên hồ sơ Hồng Kông. Nhưng như thế cũng là nắm lấy rủi ro trong quan hệ giữa Hoa Lục với đặc khu hành chính và rủi ro trong vấn đề xử lý khủng hoảng Hồng Kông. Điều đó cũng có nguy cơ làm xấu thêm quan hệ với Mỹ. Washington đã có phản ứng về thông báo liên quan đến Hồng Kông. Với việc áp đặt luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, chính quyền Bắc Kinh sẽ làm mất ổn định và rối loạn xã hội tại Hồng Kông, tóm lại làm dấy lại khủng hoảng. Trung Quốc nắm cơ hội nhằm vào lúc mà phản ứng của Hoa Kỳ và châu Âu yếu ớt. Thế nhưng cùng lúc, trên bình diện kinh tế, người ta thấy Trung Quốc buộc phải có những lựa chọn mà họ đã từ chối trong những năm trước đây.
RFI : Đó là những lựa chọn gì ?
Mathieu Duchâtel : Trước tiên là lựa chọn khôi phục kinh tế không phải bằng tiêu thụ mà là bằng đầu tư. Người ta trông đợi có những thông báo về kế hoạch đầu tư của Trung Quốc chủ đạo là phát triển hạ tầng cơ sở dịch vụ của cuộc cách mạng kỹ thuật số. Đặc biệt là hạ tầng cơ sở mạng 5G, các trung tâm dữ liệu. Như vậy Trung Quốc đánh cược vào cách mạng kỹ thuật số để khôi phục tăng trưởng cùng một kế hoạch chi phí của Nhà nước. Người ta cũng thấy trong các thông báo của thủ tướng, Trung Quốc nhằm nhiều hơn chút vào lĩnh vực kinh tế tư nhân với các chính sách nới lỏng chính sách cấp tín dụng cho các công ty cũng như giảm thuế mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Trung Quốc như vậy đang rời xa tư bản Nhà nước thắng thế trong những năm qua, đó là thời điểm mà các doanh nghiệp Nhà nước được hỗ trợ mạnh mẽ của chế độ. Ta thấy Trung Quốc ý thức được phải dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để xử lý khủng hoảng việc làm, xử lý các vấn đề kinh tế ở cấp địa phương. Như vậy Trung Quốc cũng phải có chút thay đổi về mô hình kinh tế của mình rồi.
Vì sao Trung Quốc muốn
áp đặt luật an ninh với Hồng Kông ?
Minh Anh
Thứ Năm ngày 28/05/2020, Quốc Hội Trung Quốc cho biết sẽ thông qua dự luật nhằm « bảo vệ an ninh quốc gia tại vùng đặc khu hành chính Hồng Kông ». Ý định này của Bắc Kinh đã làm hàng ngàn người dân Hồng Kông phẫn nộ, xuống đường phản đối, bất chấp các biện pháp nghiêm cấm tụ tập để chống dịch Covid-19. Câu hỏi đặt ra : « Vì sao Trung Quốc lại muốn áp đặt luật an ninh với Hồng Kông » vào lúc này ?
Theo giải thích của báo Le Monde trên trang mạng ngày 25/05/2020, đạo luật mà Quốc Hội Trung Quốc sắp thông qua bao gồm 7 điều khoản, trong đó có ba điều quan trọng. Thứ nhất, điều số 2 nêu rõ Trung Quốc « phản đối mạnh mẽ » mọi hành động can thiệp từ các thế lực bên ngoài vào Hồng Kông. Thứ hai là điều số 4, cho phép các cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia được thiết lập ở Hồng Kông và mở rộng các hoạt động tại đặc khu. Đây được xem là một trong những « lằn ranh đỏ » cuối cùng cho đến lúc này.
Sau cùng là điều số 6, điều khoản quan trọng nhất. Theo đó, Bắc Kinh được quyền triển khai các điều luật nhằm bảo vệ an ninh quốc gia ở Hồng Kông và « nhằm dự phòng, ngăn chận hay trừng phạt mọi hành vi gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia như ly khai, lật đổ chế độ, hay tổ chức hoặc thực hiện các hoạt động khủng bố cũng như là các hoạt động của các thế lực nước ngoài và tiến hành từ bên ngoài nhằm can thiệp vào chuyện nội bộ của Hồng Kông ».
Theo Le Monde, đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh muốn thông qua đạo luật này. Từ năm 2003, chính quyền trung ương Trung Quốc tìm mọi cách muốn Hồng Kông thông qua và thực thi điều luật số 23 trong Luật Cơ Bản – một dạng Hiến Pháp của Hồng Kông – nghiêm cấm « mọi hành động phản bội, ly khai, phản loạn và lật đổ », nhưng ý định của Trung Quốc bất thành vì luôn gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của người dân Hồng Kông.
Đỉnh điểm là các cuộc biểu tình phản đối có quy mô lớn chưa từng có trong hai ngày 9 và 16/06/20219 đã gây bất ngờ cho Bắc Kinh. Làn sóng bất bình kéo dài cho đến khi xảy ra dịch bệnh Covid-19 mới được tạm ngưng do các biện pháp phong tỏa.
Theo Bắc Kinh, chính sự bất ổn kéo dài tại Hồng Kông từ mùa hè năm 2019 – chứ không phải là những cuộc trấn áp, đã gây thiệt hại cho nền kinh tế đặc khu. Chính quyền Trung Quốc tỏ ra kín tiếng trước thắng lợi của phe ủng hộ dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 11/2019 và cảm thấy bất an trước việc phe đối lập thu hút được sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây. Chủ Nhật 24/5, ngoại trưởng Vương Nghị nhắc lại rằng « không can thiệp là một nguyên tắc cơ bản trong các mối quan hệ quốc tế ».
Tuy nhiên, với nhà nghiên cứu Nadege Rolland, thuộc National Bureau of Asian Research (NBR), các sự kiện ở Hồng Kông và những phản ứng của Bắc Kinh cho thấy rõ sự khác biệt trong quan niệm giữa phương Tây và Trung Quốc về quyền lực và đối lập : « Phương Tây nghĩ rằng khuyến khích dân chủ tự do có thể góp phần kiến tạo hòa bình và thịnh vượng, nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc quy cho việc quảng bá trên thế giới cái gọi là “những giá trị phổ quát” là nguồn cội của mọi xung đột và bất ổn trên thế giới ».
Vì thế, ông Vương Nghị khẳng định hôm Chủ Nhật 24/05 : « Trung Quốc và Hoa Kỳ có hai hệ thống xã hội khác nhau và đó là kết quả lựa chọn khác nhau của mỗi dân tộc và chúng phải được tôn trọng ».
Trước những chỉ trích của phương Tây cho rằng Bắc Kinh đã không tôn trọng tuyên bố chung Anh Quốc – Trung Quốc năm 1984 theo đó Bắc Kinh cam kết để Hồng Kông được hưởng một « mức độ tự trị cao » trong vòng 50 năm, bộ Ngoại giao Trung Quốc nhiều lần trong quá khứ xem văn bản này như là « một tài liệu lịch sử không còn có giá trị thực tế nữa ».
Tranh chấp thương mại Úc-Trung:
‘Úc mới là nước thường xuyên khiếu nại’
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan nói cuộc điều tra chống bán phá giá dẫn tới việc áp thuế 80,5% đối với lúa mạch Úc vào tuần trước tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Đáp lại quan tâm cho rằng Trung Quốc áp thuế nặng nề đối với lúa mạch Úc là để trả đũa vụ tranh chấp ngoại giao giữa hai nước, Trung Quốc nói Úc mới là nước đã phát động nhiều vụ điều tra thương mại chống lại Trung Quốc, ‘gấp 100 lần hơn’.
Ông Zhong khước từ yêu cầu thảo luận với Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham về vụ tranh chấp liên quan tới lúa mạch Úc.
Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ bang giao, lúa mạch Úc là vụ điều tra duy nhất do Trung Quốc tiến hành chống lại Úc để đòi đền bù thương mại, ông Zhong nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm 26/5. Ông nói trong cùng kỳ, “Úc đã tiến hành 100 cuộc điều tra thương mại chống lại Trung Quốc, trong đó có ba vụ kiện trong năm nay”.
Các quan hệ ngoại giao vốn đã căng thẳng giữa hai đối tác thương mại lớn càng xấu đi hơn nữa vì vai trò của Úc, thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của đại dịch Covid-19.
Được hỏi liệu vụ áp thuế đối với lúa mạch có nghĩa là Trung Quốc là một thị trường có nhiều rủi ro hay không, Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ ba nói đó là một sự cân nhắc mà chỉ có các doanh nghiệp Úc mới có thể đưa ra.
Thủ tướng Morrison cho biết Úc đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để thiết lập một hệ thống kháng cáo tạm thời trong WTO, sau khi Hoa Kỳ chặn tòa án hàng đầu của tổ chức quốc tế này.
Ông nói đối với Úc, các quy tắc về hệ thống thương mại đa phương toàn cầu là vô cùng quan trọng. Chính phủ Úc cho biết là đang cân nhắc khả năng đưa vụ tranh chấp liên quan tới lúa mạch ra WTO.
Hồ sơ của WTO cho thấy Úc và Trung Quốc chưa từng tìm cách giải quyết tranh chấp thông qua tổ chức liên chính phủ này.
Nhưng nhiều cuộc điều tra chống lại Trung Quốc đã được đưa ra thông qua Ủy ban chống bán phá giá của Úc.
Hồ sơ cho thấy là trong năm nay, Ủy ban đã khởi xướng ba cuộc điều tra về các sản phẩm nhôm và thép của Trung Quốc theo yêu cầu của các công ty Úc.