Tin khắp nơi – 17/05/2020
Tổng thống Trump công bố lá cờ của lực lượng không gian và kế hoạch “siêu hỏa tiễn”
Tin từ WASHINGTON, DC – Vào hôm thứ Sáu (15/5), tổng thống Trump tiết lộ lá cờ chính thức cho Lực lượng Không gian của Hoa Kỳ tại Tòa Bạch Ốc, đồng thời tuyên bố rằng quân đội Hoa Kỳ có thể bao gồm cả sự phát triển của “siêu hỏa tiễn”.
Theo tin từ BLOOMBERG, Tổng thống Trump cho biết Hoa Kỳ đang “chế tạo các thiết bị quân sự đáng kinh ngạc”, bao gồm một hỏa tiễn sẽ di chuyển nhanh hơn bất kỳ loại hỏa tiễn nào khác trên thế giới “với hệ số gần gấp ba lần”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố quốc gia của ông phát triển và chế tạo một hỏa tiễn nguyên tử siêu âm trước Hoa Kỳ. Trong thời gian qua, Ngũ Giác Đài đang phát triển kỹ thuật này. Sau đó vào hôm thứ Sáu (15/5), ông Jonathan Rath Hoffman, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài, đăng tải trên Twitter rằng “Bộ Quốc phòng đang nỗ lực phát triển một loạt các hỏa tiễn siêu thanh để chống lại kẻ thù”.
Hồi tháng 12 năm ngoái, tổng thống Trump ký thành luật một kế hoạch để tạo ra Lực lượng Không gian, tuyên bố rằng Hoa Kỳ cần mở rộng sự hiện diện quân sự trong không gian. Trước đây, Không quân từng giám sát các hoạt động tấn công và phòng thủ trong không gian. (BBT)
Tổng thống Trump: Đại dịch cho thấy
kỷ nguyên toàn cầu hóa đã kết thúc
Hương Thảo
Tổng thống Donald Trump cho biết, sự gián đoạn đối với chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch đã làm lộ ra lỗ hổng của Mỹ khi phụ thuộc vào các nguồn cung ở nước ngoài, đồng thời ông tin rằng thời đại của những người theo chủ nghĩa toàn cầu đã chấm dứt. Tổng thống Trump đã đưa ra những nhận xét này trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business được phát sóng hôm 14/5.
“Hy vọng tất cả sẽ trở lại bình thường”, Tổng thống Trump trả lời câu hỏi về việc hạn chế đi lại quốc tế sẽ tồn tại bao lâu để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
“Theo nhiều cách, chúng ta đã học được rất nhiều điều. Và chúng ta sẽ mang sản xuất trở lại [Mỹ], điều mà chúng ta không bao giờ có thể làm được nếu không có điều tệ hại như thế này xảy ra”, Tổng thống Trump nói, đề cập đến việc thúc đẩy mang về các chuỗi cung ứng quan trọng, sau khi nhu cầu gia tăng về vật tư y tế đã vấp phải sự thiếu hụt đáng kể do nguồn cung phụ thuộc nước ngoài.
“Họ đã trở nên bị ám ảnh, giống như đã trở thành một lối sống”, Tổng thống Trump nói về sự ám ảnh đối với lợi ích kinh doanh của “những người theo chủ nghĩa toàn cầu”.
“Đây là nói về đất nước chúng ta, không phải là nói về thế giới. Chúng ta phải sửa chữa sai lầm của đất nước chúng ta,” Tổng thống Trump nói về bài học mà đại dịch mang lại nói về việc thiết kế chuỗi cung ứng.
Tổng thống nói, trong khi Mỹ khao khát vai trò lãnh đạo trên trường quốc tế, mục tiêu này không thể bị trả giá bằng các lợi ích trong nước.
“Cách đây nhiều năm, chúng ta đã tạo ra sản phẩm của mình mà không phải phụ thuộc vào tất cả các nước trên thế giới”, ông nói và bổ sung: “bọn họ là những người theo chủ nghĩa toàn cầu. Bọn họ nghĩ rằng, chúng ta sẽ làm cho thế giới trở nên giàu có dựa trên sự hy sinh của chính chúng ta”.
“Những ngày đó đã kết thúc” Tổng thống Trump nói và bổ sung thêm, “nếu không có gì thay đổi, hai tháng vừa qua đã chứng minh điều tôi nói là đúng.”
Tổng thống Trump cho biết đại dịch làm lộ rõ các lỗ hổng của chuỗi cung ứng toàn cầu hóa: “Chỉ một phần nhỏ [của chuỗi cung ứng] của thế giới trở nên tồi tệ, và toàn bộ bị rối tung”, Tổng thống Trump nói: “Chúng ta nên có tất cả [những chuỗi cung ứng đó] ở đây”.
Khi được hỏi liệu việc đưa những ngành sản xuất chính trở lại Hoa Kỳ có phải là một mục tiêu thực tế hay không, Tổng thống Trump nói ông tin là như vậy: “Những điều đó đang được thực hiện, bởi tôi đang thay đổi tất cả những chính sách có liên quan”.
Một biện pháp khả thi để đưa các công ty về nước là thông qua các rào cản thương mại, Tổng thống Trump nói, và một biện pháp khác là đánh thuế. “Một chính sách khuyến khích, nói thẳng ra, chính là đánh thuế bọn họ khi bọn họ sản xuất ở nước ngoài”, Tổng thống Trump nói.
Những bình luận của Tổng thống Trump đã được đưa ra ngay trước khi ông chuẩn bị tới thăm Allentown, Pennsylvania, hôm 14/5, để tôn vinh một nhà phân phối thiết bị y tế của Hoa Kỳ, người đã có đóng góp vào nỗ lực sản xuất và vận chuyển các đồ bảo hộ cá nhân trên khắp nước Mỹ để chống lại đại dịch COVID-19.
Tổng thống Trump cũng sẽ đi thăm Owens và Minor Inc., mà theo Nhà Trắng cho biết, họ đã gửi hàng triệu khẩu trang N95, áo choàng phẫu thuật và găng tay đến các bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump dự kiến sẽ thảo luận về những nỗ lực sử dụng Kho Dự trữ Chiến lược Quốc gia cho xét nghiệm virus corona, cũng như những nỗ lực “để bổ sung và củng cố kho dự trữ này, để nước Mỹ không bao giờ bị lâm vào tình thế bị động như trước nữa”, Nhà Trắng cho biết.
Tom Ozimek, The Epoch Times ngày 14/5/2020
Hương Thảo dịch và biên tập
Một số nghị sĩ Mỹ
đang lên kế hoạch ‘đối đầu’ với Bắc Kinh
Băng Thanh
Một số Thượng nghị sĩ Cộng hòa đang lên kế hoạch “đối đầu” với chính quyền Trung Quốc nhằm trừng phạt sự che giấu dịch bệnh của chính quyền này khiến cho virus lan rộng ra toàn thế giới.
Nhiều phương án đang được đưa ra thảo luận, trong đó các nghị sĩ có tính đến “trao quyền cho các tòa án Mỹ được tịch thu tài sản của chính quyền Trung Quốc” một khi cuộc điều tra “xác nhận được các thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho Mỹ và thế giới”.
“Chúng ta bây giờ biết rằng các lãnh đạo ở tầng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ động che giấu virus corona với thế giới, bịt miệng những người cố gắng gióng lên hồi chuông cảnh báo để ngăn chặn đại dịch toàn cầu và cứu sinh mạng. Tuần tới, tôi sẽ giới thiệu Đạo luật 2020 về Chấm dứt Kiểm duyệt và Che giấu Y tế tại Trung Quốc. Đây chỉ là một trong các bước đi pháp lý mà tôi đang thực
hiện để buộc các quan chức Trung Quốc liên quan tới kiểm duyệt y tế phải chịu trách nhiệm trực tiếp”, Thượng nghị sĩ Ted Cruz cho biết.
Trước đó, tạp chí Der Spiegel dẫn tin từ tình báo Đức cho biết, vào ngày 21/1, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp với Tổng giám đốc WHO Tedros, đã yêu cầu ông Tedros giữ kín thông tin về dịch bệnh và trì hoãn tuyên bố dịch virus corona là đại dịch toàn cầu.
Một thượng nghị sĩ khác, ông Steve Daines nói: “Chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc họ đã liều lĩnh che giấu dịch virus corona. Tôi đang làm việc về một số dự luật để gây áp lực lên họ và tôi sẽ tiếp tục đấu tranh để đảm bảo chúng ta gây được áp lực tối đa lên Trung Quốc”.
“Mỹ nên lãnh đạo một cuộc điều tra quốc tế để xác định chính xác cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cho phép chuyển dịch virus corona từ một dịch bệnh địa phương thành một đại dịch toàn cầu. Và cuộc điều tra này nên xác định rõ những thiệt hại mà Trung Quốc nợ Mỹ và thế giới”, một thượng nghị sĩ khác, ông Josh Hawley nói.
Theo ông Hawley, Hoa Kỳ nên “sử dụng mọi biện pháp hiện có để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm”.
“Những biện pháp đó bao gồm trao quyền cho các nạn nhân người Mỹ kiện chính phủ Trung Quốc và cho phép các tòa án Mỹ được tịch thu tài sản của chính phủ Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là có thể sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào khác để đảm bảo Đảng Cộng sản Trung Quốc phải trả phí tổn cho những đau đớn và khó khăn mà các nạn nhân phải chịu đựng do hậu quả của sự dối trá và lừa gạt của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, ông Hawley nói.
Về phía thượng nghị sĩ Rick Scott, ông cho biết: “Mỹ đang tham gia vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với nhà nước Trung Quốc, và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quyết định sử dụng virus corona để giành lợi thế”.
Đối với thượng nghị sĩ Marco Rubio, ông cho rằng có một cách để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm, đó là chuyển chuỗi cung ứng của Mỹ ra khỏi Trung Quốc để tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào nước này.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc đã che giấu sự bùng phát virus corona, cưỡng ép các chuyên gia y tế như cố Bác sĩ Lý Văn Lượng phải im lặng, nói dối về số lượng ca nhiễm, và giữ kín thông tin về virus với cộng đồng thế giới. Một cách để buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm là làm điều mà chúng ta đáng lý phải làm từ cách đây lâu rồi, đó là chuyển chuỗi cung ứng và phương tiện sản xuất của chúng ta để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc”, ông Rubio nói.
Trong khi đó, vào hôm 14/5, các Dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện đã thông báo thành lập một tổ công tác đặc biệt để tìm hiểu về việc Trung Quốc che giấu và xử lý sai đại dịch Covid-19.
“Nhiệm vụ và mục tiêu của chúng tôi là rất nhiều. Một là, chúng ta phải đi đến tận cùng về điều gì đã xảy ra, chúng ta cần biết nguồn gốc COVID-19, cách thức dịch bệnh này đã xảy ra để chúng ta có thể ngăn chặn nó xảy ra một lần nữa. Chúng tôi sẽ có các cuộc họp bí mật cấp cao để tìm ra sự thật về điều gì đã xảy ra và buộc Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những gì họ đã làm. Chúng tôi thực sự biết rằng virus này đến từ Vũ Hán”, Dân biểu Cộng hòa Michael McCaul cho biết.
Theo Daily Caller
Băng Thanh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/mot-so-nghi-si-my-dang-len-ke-hoach-doi-dau-voi-bac-kinh.html
Mỹ dự định nối lại tài trợ cho WHO,
nhưng bằng mức Trung Quốc đóng góp
Bình luậnNguyễn Sơn
Giới bình luận cho rằng đây là một nước cờ cao tay của Tổng thống Trump và chính phủ Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Trump chuẩn bị khôi phục một phần tài trợ cho Tổ chức Y tế thế giới (WHO), theo Fox News đưa tin ngày 15/5.
Chính quyền Mỹ sẽ “đồng ý đóng góp số tiền bằng với các khoản mà Trung Quốc đã đóng góp” cho WHO, theo một văn bản do Nhà Trắng soạn thảo gửi tổng giám đốc WHO.
Nếu kế hoạch này được thực hiện, mức tài trợ mới sẽ vào khoảng 1/10 phần đóng góp trước đó của Mỹ, chỉ còn khoảng 40 triệu USD một năm.
“Nếu Trung Quốc tăng tài trợ cho WHO, chúng tôi đưa ra các điều chỉnh phù hợp với những mức tăng đó”, văn bản viết.
Một số nhà bình luận thế giới cho rằng đây là một “nước cờ cao tay” của Tổng thống Trump, vừa tiếp tục hỗ trợ WHO, vừa tạo áp lực với Trung Quốc. Một chuyên gia nhận định, trong tương lai mọi khoản đóng góp của Mỹ cho các tổ chức quốc tế khác cũng sẽ theo công thức này, kể cả đóng góp cho Liên Hợp Quốc.
Văn bản dài 5 trang của chính phủ Mỹ kêu gọi WHO cải tổ, đưa ra một cơ chế đánh giá toàn cầu để báo cáo công khai về sự tuân thủ của các quốc gia thành viên với Quy định y tế quốc tế cũng như đảm bảo đưa ra các tuyên bố kịp thời, hiệu quả về tình trạng khẩn cấp y tế công cộng.
Trước đó, ngày 14/4, Tổng thống Trump đã tạm ngừng tài trợ cho WHO do sự bất hợp lý trong cách thức giải quyết đại dịch COVID-19 của tổ chức này. Ông Trump cho rằng WHO đã “thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình và cần phải chịu trách nhiệm”.
Sau đó, ngày 23/4, Trung Quốc thông báo góp thêm 30 triệu USD cho WHO, theo hãng tin AFP.
“Trung Quốc đã quyết định góp thêm 30 triệu USD tiền mặt cho WHO, cùng với khoản tài trợ 20 triệu USD trước đó, để hỗ trợ cuộc chiến toàn cầu với đại dịch COVID-19 và củng cố thêm cho hệ thống y tế của các nước đang phát triển”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO. Tính riêng trong năm 2019, Washington đã “rót” cho tổ chức có trụ sở tại Thụy Sĩ này hơn 400 triệu USD, chiếm khoảng 15% ngân sách của WHO.
Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa trở lại
Từ các buổi tiệc rượu đêm khuya ở Ohio đến công viên nước ở Arizona, Hoa Kỳ bắt đầu mở cửa trở lại. Đây là một phần của cách tiếp cận chắp vá với đại dịch coronavirus được định hình bởi các bộ phận chính trị trên khắp Hoa Kỳ.
Cách tiếp cận chắp vá này được hình thành chủ yếu theo các tiêu chuẩn nhân khẩu học và chính trị. Các thống đốc đảng Cộng hòa thúc đẩy việc mở cửa trở lại nhanh hơn để khởi động nền kinh tế bị tê liệt, đặc biệt là ở các tiểu bang miền Nam như Georgia và Texas, những tiểu bang đầu tiên cho phép các cửa hàng và công ty mở cửa trở lại.
Vào hôm thứ Sáu (15/5), người dân vui chơi tại Golfland Sunsplash ở Mesa Arizona, với các công nhân hết sức thận trọng trong việc giữ mọi thứ sạch sẽ. Nhiều khu vực của Virginia và Maryland cho phép một loạt các công ty mở cửa trở lại, trái ngược với các thành phố lớn nhất trong khu vực – Washington, D.C. và Baltimore – nơi gia hạn các lệnh ở tại nhà vì lo sợ các trường hợp coronavirus và tử vong gia tăng đột biến.
Các thống đốc dân chủ thận trọng hơn, đặc biệt là về các thành phố lớn, viện dẫn những lo sợ cho sức khỏe cộng đồng từ một loại virus khiến hơn 87,000 người Hoa Kỳ thiệt mạng. New York và Virginia được điều hành bởi các thống đốc Dân chủ, trong khi thống đốc Larry Hogan của tiểu bang Maryland là một thành viên đảng Cộng hòa ôn hòa trong một tiểu bang đa phần Dân chủ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/hoa-ky-bat-dau-mo-cua-tro-lai/
Quan chức ngân hàng Mỹ:
Kinh tế chỉ phục hồi hoàn toàn nếu có vaccine
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell nói rằng sự phục hồi kinh tế Mỹ có thể kéo dài tới cuối năm sau và việc phục hồi hoàn toàn có thể còn phụ thuộc vào vaccine chống virus Corona.
“Nền kinh tế sẽ hồi phục. Có thể sẽ mất một thời gian. Nó có thể kéo dài tới cuối năm sau. Chúng tôi thực sự chưa biết”, ông Powell nói trong bình luận trên chương trình “Face the Nation” của kênh CBS.
Thống đốc New York làm rõ nguồn gốc các ca nhiễm Corona mới
“Giả sử không có đợt bùng phát dịch bệnh virus Corona thứ hai, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chứng kiến nền kinh tế phục hồi một cách ổn định vào nửa thứ hai của năm nay”.
Ông Powell nói thêm rằng nền kinh tế chỉ phục hồi hoàn toàn khi “mọi người hoàn toàn tin tưởng” và khi “có vaccine”.
Fed đã thông qua một loạt các chương trình để giúp các doanh nghiệp và các thị trường tài chính tiếp tục hoạt động qua đợt dịch bệnh COVID-19 cũng như để giảm tác động đối với các công ty và gia đình.
Thống đốc New York
làm rõ nguồn gốc các ca nhiễm Corona mới
Thống đốc New York Andrew Cuomo hôm 16/5 nói rằng các ca nhiễm COVID-19 mới ở tiểu bang này chủ yếu xuất phát từ những người rời nhà để làm những việc như mua sắm hoặc tập thể dục, chứ không phải là từ những người lao động thiết yếu.
“Người đó bị nhiễm và tới bệnh viện hoặc người đó bị nhiễm và về nhà rồi lây nhiễm cho người khác ở nhà”, ông Cuomo nói trong buổi họp báo cung cấp thông tin về virus Corona.
Dữ liệu từ tiểu bang này cho thấy con số các ca nhiễm mới dao động trong khoảng từ 2.100 tới 2.500 ca mỗi ngày.
Hôm 17/5, số ca nhiễm mới ở New York giảm xuống 2.419 ca từ mức 2.762 ca hôm 15/5.
COVID-19: Việt Nam đưa hơn 300 người từ thủ đô Mỹ về nước
Ông Cuomo nói rằng ông “đã sai” khi tuần trước nói rằng các ca nhiễm mới xuất phát từ các công nhân lao động thiết yếu.
Vị thống đốc nói thêm rằng “tỷ lệ nhiễm trong các công nhân lao động thiết yếu thấp hơn so với dân số nói chung, và các ca nhiễm mới chủ yếu xuất phát từ những người không làm việc và ở nhà”.
Ông Cuomo nói rằng New York đã thuê hàng nghìn người để truy tìm các tiếp xúc của những người bị nhiễm virus Corona.
Các chuyên gia y tế nói rằng việc truy tìm các tiếp xúc của ca dương tính với COVID-19 là việc làm cần thiết để cách ly những người có khả năng bị nhiễm nhằm hạn chế việc lây lan thêm dịch bệnh.
Covid-19 :
Barack Obama gián tiếp chỉ trích Donald Trump
Thu Hằng
Hoa Kỳ có thêm 1.237 bệnh nhân qua đời vì virus corona trong vòng 24 giờ, theo số liệu đến hết ngày 16/05/2020 của đại học Johns Hopkins, nâng tổng số ca tử vong từ đầu mùa dịch lên thành 87.730 và gần 1,5 triệu người bị nhiễm.
Dịch Covid-19 tạm ổn định tại New York dù số ca nhiễm mới vẫn còn cao. Tuy nhiên, nhiều ổ dịch mới lại xuất hiện ở một số nơi khác, như ở bang Washington, nơi các biện pháp phong tỏa được kéo dài đến ngày 08/06.
Cách xử lý dịch của tổng thống Donald Trump từng bị ông Barack Obama đánh giá là “thảm họa hỗn loạn tuyệt đối” khi thảo luận với các cộng sự. Ngày 16/05, nhân một buổi lễ trao bằng trực tuyến, cựu tổng thống đảng Dân Chủ, một lần nữa gián tiếp chỉ trích cách xử lý dịch của Nhà Trắng.
Thông tín viên RFI Loubna Anaki tường trình từ New York :
Được mời phát biểu trong buổi lễ của mạng lưới các trường đại học người da đen, ông Barack Obama đã kêu gọi những tân cử nhân “dấn thân và nắm lấy cơ hội trong giai đoạn này – thời điểm mà các nhà lãnh đạo của đất nước như đang dò dẫm đối phó với cuộc khủng hoảng virus corona”.
Ông Obama nói thêm : “Đại dịch này cuối cùng cũng cho thấy nhiều nhà lãnh đạo của chúng ta không biết họ đang làm gì. Một số người thậm chí còn không tìm cách giả vờ chứng tỏ !”
Lời chỉ trích úp mở nhắm đến chính quyền Mỹ hiện nay. Tổng thống đương nhiệm, một lần nữa, đáp trả trên mạng Twitter bằng dòng chữ viết hoa : “OBAMAGATE”. Từ tuần trước, ông Donald Trump cáo buộc người tiền nhiệm đứng sau âm mưu hãm hại nhiệm tổng thống của ông.
Trong bài diễn văn hôm qua (16/05), ông Barack Obama cũng nhấn mạnh đến những hậu quả tang thương của dịch Covid-19, và rộng hơn là tình trạng phân biệt chủng tộc, đối với cộng đồng người da đen.
Ông nói : “Chúng ta thấy điều đó trong số những ca nhiễm nghiêm trọng… như chúng ta cũng nhận thấy khi một người đàn ông da đen tập chạy và nhiều người khác quyết định giữ người đó lại, chất vấn và đánh người đó nếu anh ta không trả lời những câu hỏi của họ”.
Đối với ông Barack Obama, tình hình hiện nay cho thấy “nguyên trạng không còn được tôn trọng và vẫn còn rất nhiều việc phải làm cho cộng đồng người Mỹ da đen”.
Đảng Dân chủ điều tra
vụ Trump đuổi Tổng thanh tra Bộ Ngoại giao
Đảng Dân chủ Hoa Kỳ vừa mở một cuộc điều tra về việc Tổng thống Donald Trump sa thải cơ quan giám sát nội bộ của bộ ngoại giao.
Tổng thanh tra Steve Linick đang điều tra Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo vì nghi ngờ lạm dụng chức vụ, báo cáo cho biết.
Nhưng ông bị cách chức vào cuối hôm thứ Sáu sau khi ông Trump nói rằng Steve Linick không còn được ông tin tưởng hoàn toàn.
Động thái này đã gây ra sự chỉ trích giận dữ từ các đảng viên Dân chủ cao cấp trong Quốc hội.
Họ cáo buộc ông Trump trả thù những công chức muốn chính quyền của ông ta phải trả lời cho những việc làm của mình. Ông Linick là quan chức thứ ba chịu trách nhiệm theo dõi hành vi sai trái của chính phủ bị bãi nhiệm trong những tuần lễ vừa rồi.
Virus corona: Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’
Chuyên gia vaccine bị sa thải cảnh báo Mỹ đối diện với ‘mùa đông đen tối nhất’
Virus corona: Vấn đề Donald Trump chưa từng phải đối mặt
Cựu công tố viên được bổ nhiệm bởi người tiền nhiệm của ông Trump, Barack Obama, để giám sát chi tiêu và phát hiện sự quản lý sai trái tại bộ ngoại giao.
Hôm thứ Bảy, các đảng viên Dân chủ hàng đầu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện đã đặt câu hỏi về thời điểm ông Linick bị phế truất và tuyên bố mở một cuộc điều tra ngay lập tức.
Hai Thượng Nghị sĩ Eliot Engel và Thượng nghị sĩ Bob Menendez nói trong một tuyên bố: “Chúng tôi kiên quyết phản đối việc sa thải các tổng thanh tra có động cơ chính trị và tổng thống dẹp bỏ các vị trí quan trọng này”.
Họ nói rằng ông Linick đã “mở một cuộc điều tra về hành vi sai trái của chính Bộ trưởng Ngoại giao Pompeo”, và thêm rằng việc ông bị sa thải là “bằng chứng rõ rằng hành động để để bảo vệ Bộ trưởng Pompeo khỏi phải chịu trách nhiệm những việc cá nhân ông đã làm”.
Ông Linick đã bắt đầu điều tra các cáo buộc rằng ông Pompeo đã sử dụng nhân viên không đúng cách để lo những công việc cá nhân, truyền thông Hoa Kỳ đưa tin.
Mr Engel and Mr Menendez have requested that the White House and State Department hand over all records related to his dismissal by next Friday.
Hai ông Engel và Menendez đã yêu cầu Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao bàn giao tất cả các hồ sơ liên quan đến việc ông bị sa thải vào thứ Sáu tới.
Trong khi đó, hôm thứ Bảy, Nhà Trắng cho biết quyết định sa thải ông Linick đã được chính ông Pompeo đưa ra. “Bộ trưởng Pompeo khuyến nghị động thái này và Tổng thống Trump đồng ý”, một quan chức nói.
Điều gì đã xảy ra hôm thứ Sáu?
Ông Trump đã gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, cho biết ông tuyên bố ý định sa thải ông Linick.
Theo luật liên bang, chính quyền Trump phải thông báo trước cho Quốc hội 30 ngày về kế hoạch sa thải một tổng thanh tra. Dự kiến ông Linick sẽ rời khỏi vị trí của mình sau thời gian này. Một số báo cáo cho thấy một đồng minh chính trị của ông Trump đang chờ để thay thế ông.
“Điều quan trọng là tôi có thể có niềm tin đầy đủ nhất vào những người được bổ nhiệm làm tổng thanh tra. Và điều đó không còn đúng với tổng thanh tra này nữa”, ông Trump nói trong thư.
Không lâu sau khi việc sa thải ông Linick được tuyên bố, ông Engel, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết ông Linick đã mở một cuộc điều tra về ông Pompeo.
“Việc ông Linick bị sa thải ngay trong giữa một cuộc điều tra như vậy cho thấy mạnh mẽ rằng đây là một hành động trả thù bất hợp pháp”, ông nói trong một tuyên bố.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói ông Linick đã “bị trừng phạt vì thực hiện nghĩa vụ của mình để bảo vệ hiến pháp và an ninh quốc gia của chúng ta”.
Đó là vụ mới nhất trong một loạt các vụ sa thải các cơ quan giám sát độc lập của chính phủ.
Tháng trước, ông Trump đã sa thải Michael Atkinson, tổng thanh tra của cộng đồng tình báo.
Michael Atkinson là người đầu tiên cảnh báo Quốc hội về một khiếu nại tố giác dẫn đến phiên tòa luận tội ông Trump.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52658113
Joe Biden đã ngăn cản Obama
tuần tra hải quân ở Biển Đông ?
Hương Thảo
Michael Pillsbury, một trong những chuyên gia hàng đầu của Mỹ về Trung Quốc nói rằng, chính cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ dưới thời ông Obama, ông Joe Biden đã ngăn chặn Hải quân Hoa Kỳ tuần tra thách thức các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Ông ta đặc biệt không nhận thức được gì về các mối đe dọa quân sự. Một trong những điều tồi tệ nhất mà tôi đã thấy ông ta làm…..là khi ông ta còn là Phó Tổng thống, khi ông Obama muốn tuần tra Hải quân ở Biển Đông thì Biden đã ngăn chặn họ trong suốt bốn năm – Ông ta không muốn thách thức các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông”, ông Pillsbury nói trong một sự kiện trực tiếp về chiến dịch tranh cử của ông Trump.
“Vì vậy, bạn có thể nghĩ Obama khá tệ khi xử lý vấn đề Trung Quốc, nhưng không hoàn toàn như vậy – Obama muốn chống lại Trung Quốc vì lý do môi trường, ô nhiễm toàn cầu, v.v… Biden khác với Obama, ông ta mềm yếu và thậm chí còn nhu nhược trước những câu chuyện và lời dối trá của Trung Quốc. Tôi thực sự lo cho ông ta”, Michael Pillsbury nói.
Dưới chính quyền Obama, Hải quân Hoa Kỳ đã ngừng tuần tra những vùng biển chiến lược quan trọng từ năm 2012 đến 2015 vì lo ngại làm phiền lụy Trung Quốc. Lợi dụng thời gian đó, Trung Quốc đã xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông và trang bị các hệ thống vũ khí ở đó, mặc dù hứa hẹn với chính quyền Obama rằng sẽ không làm vậy.
Pillsbury đã phục vụ trong vai trò tình báo và quốc phòng trong mọi chính quyền kể từ thời Nixon và là tác giả của cuốn sách xuất bản năm 2015 Cuộc đua trăm năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc thay thế nước Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu.
Pillsbury cho biết, Biden là một phần của “giới tinh hoa toàn cầu hóa”, với quan điểm cố chấp rằng Trung Quốc không phải là mối đe dọa đối với Hoa Kỳ, được minh họa khi ông ta bác bỏ mối đe dọa này tại một sự kiện tranh cử.
“Trung Quốc sẽ ăn bữa trưa của chúng ta ư? Thôi đi, mọi người”, Biden nói tại một sự kiện tranh cử ở thành phố Iowa, bang Iowa, vào tháng 5/2019, một tuần sau khi tuyên bố tranh cử Tổng thống.
Pillsbury cho biết bình luận của Biden đã cho thấy ông ta tin rằng Trung Quốc yếu thế.
“Người Trung Quốc thực sự ngây ngất. Giống như ‘Bây giờ anh chàng của chúng ta đang tranh cử tổng thống Mỹ’”, ông Pillsbury nói.
Bà K. T. McFarland, cựu Phó cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Michael Flynn trong bốn tháng đầu tiên của chính quyền Trump cũng phát biểu tại buổi vận động tranh cử này, đã lặp lại ý kiến của Pillsbury. Bà nói rằng bà đã ở Bắc Kinh vào tháng 11/2019, gặp gỡ lãnh đạo cấp cao của chính phủ Trung Quốc, trong mỗi cuộc họp mà bà có mặt “thì giả định đều là Joe Biden sẽ giành chiến thắng”.
Bà nói khi các quan chức Trung Quốc được thông báo rằng Trump rất có thể tái đắc cử, “họ đã rất kinh hoàng, vì họ nghĩ rằng anh chàng của họ là Joe Biden, họ đang trên đà tấn tới, tất cả những gì cần là thêm 5 năm nữa và họ sẽ thay thế Hoa Kỳ, và Joe Biden sẽ giúp họ làm điều đó”.
“Người Trung Quốc nghĩ rằng họ đã mua Joe Biden, và họ nghĩ rằng họ sở hữu Joe Biden”, bà nói.“Ông ta là người họ yêu thích”, Pillsbury nói thêm.
Pillsbury cho biết ngay cả một số cố vấn trong chiến dịch tranh cử của chính Biden – những người tin vào đường lối cứng rắn chống lại Trung Quốc – nói rằng họ không thể khiến Biden thay đổi quan điểm của ông ta về Trung Quốc.
“Tôi biết rất nhiều cố vấn của Joe Biden đã xuất bản các bài báo. Có ít nhất bốn người trong số họ có tư tưởng chống Trung Quốc mạnh mẽ. Họ có quan điểm ‘diều hâu’ về Trung Quốc. Họ ngầm nói cho tôi và những người khác rằng họ không thể thuyết phục được Joe Biden. Quan điểm cá nhân của ông ta về Trung Quốc mạnh mẽ đến mức họ không thể giúp ông ta làm những điều đúng đắn”, ông Pillsbury nói.
“Chúng tôi bị mắc kẹt với quan điểm cá nhân của Biden về Trung Quốc, thậm chí cả với gia đình ông ta…, một hiện tượng kỳ lạ mà dường như cá nhân Biden đã cam kết giúp đỡ Trung Quốc và Liên Hợp Quốc”, ông nói.
Pillsbury và McFarland cũng đã đề cập đến việc con trai của Biden, Hunter Biden đã bay trên chiếc Không Lực 2 cùng với Phó Tổng thống trong chuyến đi tới Bắc Kinh vào tháng 12/2013 và mười ngày sau đạt được thỏa thuận với các nhà đầu tư Trung Quốc trong một quỹ mà ông ta tham gia.
“Tổng thống Trump đã chỉ ra và tôi nghĩ là nó chính xác, rằng hầu như không ai có thể – trong môi trường công ty phương Tây – có thể vào Trung Quốc và gây quỹ được một triệu đô la. Nó đã là điều không thể. Các vị thậm chí không thể hồi hương lợi nhuận của các công ty Mỹ ở Trung Quốc”, theo ông Pillsbury.
“Tất cả những điều này là một phần của các cuộc đàm phán thương mại và tại sao vấn đề thuế quan lại được đưa vào. Trong trường hợp của con trai Joe Biden, lần đầu tiên vào Trung Quốc trên chiếc Không Lực 2 với cha, ở lại khoảng mười ngày và thật kỳ diệu khi bước ra với một cam kết một tỷ đô la quỹ tương hỗ mà anh ta lập ra”, ông nói.
“Điều đó trông thật tệ. Và như Tổng thống Trump nói, chỉ có ‘phép màu’ để vào Trung Quốc và kiếm được một tỷ đô la. Không ai có thể làm điều đó thậm chí ngay cả ngân hàng đầu tư đa quốc gia Goldman Sachs”, ông bổ sung.
Pillsbury cho biết một vấn đề khác với Biden là “Ông ta có cam kết sâu sắc với Liên Hợp Quốc và toàn bộ hệ thống của Liên Hợp Quốc”, điều đó sẽ ngăn cản ông ta thực hiện một hành động cương quyết như Trump đã làm, khi ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì đã chậm cảnh báo thế giới về mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.
Pillsbury nói rằng khi Biden “nghe thấy điều gì đó như Tổ chức Y tế Thế giới nói điều này, ông ta sẽ phục tùng mù quáng”.
“Ông ta là một phần của cái gọi là ‘tinh hoa toàn cầu hóa’ hay ‘giới quyền uy Washington’. Đó là một nhóm mà Donald Trump chống lại – gọi là ‘cái đầm lầy’ “, Pillsbury nói thêm.
“Tổng thống Trump xứng đáng được tín nhiệm vì đã đứng lên trước mối đe dọa Trung Quốc trong khi vẫn duy trì các kênh liên lạc với người Trung Quốc”, ông nói.
Pillsbury cho biết Trump vẫn giữ thuế quan đối với Trung Quốc bất chấp có niềm tin rằng ông đã hủy bỏ thuế quan để có được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
“Trump đã giữ mức thuế quan 25% cho gần 400 tỷ USD hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ. Vì vậy, ông ấy kiếm tiền từ người Trung Quốc trong khi nông dân của chúng ta được bồi thường. Và thẳng thắn mà nói gần đây người Trung Quốc đã bắt đầu mở cửa cho thịt bò, thịt lợn và thịt gia cầm Mỹ, thứ mà chúng ta đã không làm được trước đây”, ông nói.
“Nếu Biden chiến thắng, nó nghĩa là thực sự kết thúc. Bản thân Biden đã nói ông ta không ủng hộ các mức thuế này; ông ta là nhà giao dịch tự do, một người theo chủ nghĩa toàn cầu hóa và mối nguy hiểm nằm ngay ở đó… khi có một vị Tổng thống là Biden”, ông nói.
McFarland cho biết một cuộc bỏ phiếu cho Biden sẽ là một cuộc bỏ phiếu cho Thế kỷ 21 do Trung Quốc điều hành.
“Mục đích của họ là thay thế Hoa Kỳ dẫn đầu về kinh tế, sức mạnh quân sự, ngoại giao, sức mạnh kinh tế, siêu sao công nghệ và họ có mọi cách để thực hiện nó”, bà nói.
“Joe Biden đã không làm tròn nghĩa vụ và trong bốn năm tới người Trung Quốc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu của họ. Nếu bạn bầu Joe Biden, bạn đang làm gì? Về cơ bản điều đó có nghĩa bạn bầu chọn một Thế kỷ 21 mà sẽ được điều hành bởi người Trung Quốc”, bà nói.
Theo Breitbart
Hương Thảo dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/joe-biden-da-ngan-can-obama-tuan-tra-hai-quan-o-bien-dong.html
Mỹ tái khởi động vũ trang nhằm đánh bật
hỏa lực Trung Quốc ở châu Á – Thái Bình Dương
Triệu Hằng
Khi Mỹ, Trung tranh cãi về dịch Covid-19, thì một cuộc đối đầu dài hạn giữa hai nước đang tiến đến giai đoạn bước ngoặt. Mỹ tăng cường vũ trang và tung chiến lược mới nhằm đánh bật vị thế thống trị hỏa lực của Trung Quốc ở khu vực.
Trong nhiều thập niên, tận dụng thời cơ khi Mỹ buộc phải đứng yên, Trung Quốc đã mở rộng đáng kể hỏa lực quân sự của mình. Giờ đây, sau khi trút bỏ sự ràng buộc của hiệp ước kiểm soát vũ khí thời chiến tranh Lạnh, chính quyền Trump đang lên kế hoạch triển khai hỏa lực chiến thuật bao gồm tên lửa hành trình tầm xa, phóng từ mặt đất, ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Theo đề xuất Ngân sách của Nhà Trắng cho năm 2021 và biên bản điều trần Nghị viện của các tướng lĩnh cấp cao Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng muốn Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk trên tàu chiến. Lầu Năm Góc cũng đang đẩy nhanh tốc độ triển khai các tên lửa tầm xa chống hạm mới, lần đầu tiên trong hàng chục năm qua.
Động thái của Mỹ nhằm đối trọng lợi thế áp đảo của Trung Quốc về hỏa tiễn, gồm tên lửa tự hành mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp và tên lửa đạn đạo. Lầu Năm Góc cũng muốn đẩy lùi Trung Quốc trong cái mà các chiến lược gia gọi là “cuộc chiến phạm vi”.
Quân đội Trung Quốc đã tích lũy được một lực lượng hỏa tiễn khổng lồ, gần như vượt qua phạm vi của Mỹ và Đồng minh, theo các tướng lĩnh cấp cao và cố vấn chiến lược của Lầu Năm Góc, những người đã cảnh báo rằng Trung Quốc chiếm lợi thế rõ rệt về những loại vũ khí này.
Thêm vào đó, có một sự thay đổi hoàn toàn về chiến thuật, Thủy quân Lục chiến cùng tác chiến với Hải quân tấn công tàu chiến của kẻ thù. Các đơn vị tinh nhuệ nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chống hạm để trở thành các đội sát hạm mới. Khi xảy ra một cuộc xung đột, các đơn vị này sẽ phân tán vào các chốt điểm ở Tây Bắc Thái Bình Dương và dọc theo “chuỗi đảo số một”, các tư lệnh Mỹ cho biết. “Chuỗi đảo số một” là một vành đai các hòn đảo chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines và đến Borneo, vây quanh khu vực duyên hải Trung Quốc. Các tướng lĩnh quân sự hàng đầu của Mỹ đã giải thích về chiến thuật này trước Nghị viện Mỹ vào tháng Ba, trong một loạt phiên điều trần về ngân sách.
Chỉ huy trưởng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, Tướng David Berger, nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện ngày 5/3 rằng, các đơn vị nhỏ của Thủy quân Lục chiến được trang bị tên lửa chính xác có thể giúp Hải quân giành quyền kiểm soát biển, đặc biệt là ở Tây Thái Bình Dương.
“Tên lửa Tomahawk là một trong những công cụ sẽ cho phép chúng ta làm điều đó”, ông nói.
Thủy quân Lục chiến sẽ bắn thử tên lửa Tomahawk suốt năm 2022 để chuẩn bị cho mục tiêu đưa loại tên lửa này vào vận hành trong các năm tiếp theo, vị tướng lĩnh hàng đầu của Lầu Năm Góc cho biết trong phiên điều trần.
Trước mắt, một số lượng nhỏ hỏa tiễn hành trình sẽ không thay đổi cán cân sức mạnh. Nhưng động thái này gửi một tín hiệu chính trị mạnh mẽ rằng Washington đang chuẩn bị chạy đua với kho vũ khí khổng lồ của Trung Quốc, theo các chiến lược gia cao cấp của Mỹ.
Về lâu dài, việc tăng cường triển khai vũ khí của Mỹ, phối hợp với các động thái tương tự từ hệ thống tên lửa tại Nhật Bản và Đài Loan, có thể đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng tới các lực lượng Trung Quốc.
Mối đe dọa tức thời lớn nhất đối với Quân đội Trung Quốc hiện đến từ các tên lửa tầm xa chống hạm mới đang được đưa vào sử dụng trong Hải quân và Không quân Mỹ.
“Hoa Kỳ đang trở lại vô cùng mạnh mẽ”, ông Ross Babbage, cựu quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Úc, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đánh giá Ngân sách và Chiến lược Mỹ (CSBA) cho biết. “Tới năm 2024 hoặc 2025, có một rủi ro nghiêm trọng đối với quân đội Trung Quốc đó là trang bị quân sự mà họ đã triển khai sẽ hết thời”.
Ngoài ra, trong khi đại dịch virus corona hoành hành, Bắc Kinh đã gia tăng áp lực quân sự đối với Đài Loan và tập trận ở Biển Đông.
Cụ thể, theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, vào ngày 11/4, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã dẫn một đội tàu gồm 5 tàu chiến khác vào Tây Thái Bình Dương qua eo biển Miyako đến phía đông bắc Đài Loan. Ngày 12/4, các tàu chiến Trung Quốc đã tập trận ở vùng biển phía đông và phía nam Đài Loan.
Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ buộc phải neo tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại đảo Guam nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch Covid-19 trong những thủy thủ trên con tàu chiến khổng lồ. Tuy nhiên, Hải quân vẫn duy trì sự hiện diện ngoài khơi bờ biển Trung Quốc.
Vào tháng Tư, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Bary đã đi qua eo biển Đài Loan 2 lần. Cùng tháng này, tàu tấn công đổ bộ USS America tập trận ở biển Hoa Đông và biển Đông, Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình dương của Mỹ cho biết.
Năm 2019, Reuters báo cáo rằng, trong khi Mỹ gần 20 năm bị phân tâm bởi các cuộc xung đột ở Trung Đông và Afghanistan, quân đội Trung Quốc đã chế tạo được một lực lượng tên lửa được thiết kế nhằm tấn công tàu sân bay, tàu thủy và mạng lưới các căn cứ tạo thành xương sống sức mạnh Mỹ ở châu Á. Trong thời gian đó, chính quyền Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, hiện có khả năng thống trị các vùng ven biển quốc gia này và giữ khoảng cách an toàn với Mỹ.
Trung Quốc có được lợi thế vì không tham gia một hiệp ước thời Chiến tranh lạnh, Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (Hiệp ước INF), đã cấm Mỹ và Nga sở hữu đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 5.500 km.
Do không bị ràng buộc bởi Hiệp ước INF, nên Trung Quốc đã trang bị khoảng 2.000 vũ khí này, theo ước tính của Hoa Kỳ và phương Tây. Sự tích lũy hỏa lực này đã khiến cán cân sức mạnh trong khu vực nghiêng về phía Trung Quốc.
Tổng thống Donald Trump năm ngoái đã quyết định rút khỏi Hiệp ước INF. Gần như ngay lập tức sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào ngày 2/8/2019, chính quyền Trump báo hiệu sẽ đáp trả lực lượng tên lửa của Trung Quốc. Ngay hôm sau, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố ông muốn thấy các tên lửa phóng từ mặt đất được triển khai ở châu Á trong vài tháng.
Cuối tháng đó, Bộ Quốc phòng đã thử nghiệm phóng một tên lửa Tomahawk. Tháng 12/2019, Lầu Năm Góc cũng phóng thử một tên lửa đạn đạo mặt đất. Nếu còn trong Hiệp ước INF, chính quyền Trump đã không thể thực hiện hai vụ thử nghiệm này.
Tư lệnh Thủy quân cấp cao, trung tướng Eric Smith hôm 11/3 nói với Ủy ban Vũ trang Thượng viện rằng Lầu Năm Góc đã chỉ đạo thủy quân lục chiến nhanh chóng bắn thử các tên lửa hành trình mặt đất.
Các văn kiện đề xuất ngân sách cho thấy Thủy quân lục chiến yêu cầu 125 triệu USD để mua 48 tên lửa Tomahawk kể từ năm tới. Tomahawk có tầm bắn 1.600 km, theo nhà sản xuất Raytheon.
Ông Smith cũng cho hay, Thủy quân đã thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm mới tầm ngắn hơn Naval Strike, từ một máy phóng mặt đất và sẽ thử tiếp vào tháng 6. Nếu thử nghiệm thành công, Thủy quân sẽ đặt hàng thêm 36 chiếc loại này vào năm 2020.
Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ đang nghiên cứu thêm các vũ khí tấn công tầm xa mới, với yêu cầu ngân sách 3,2 tỷ USD cho công nghệ tên lửa siêu thanh.
Theo Reuters
Triệu Hằng dịch và biên tập
Thế kỷ 21:
Khi thế giới diễn ra như cảnh phim bom tấn
Nicholas BarberBBC Culture
Cho dù bạn tin rằng nghệ thuật bắt chước cuộc sống, hay nghĩ thật ra cuộc sống bắt chước nghệ thuật, thì thực tế có vẻ như là Thế kỷ 21 đang bắt chước một bộ phim bom tấn của Mỹ.
Như nhiều người trong chúng ta quan sát, tình huống hiện tại trên thế giới có vẻ như là dư âm từ hai bộ phim Contagion (Lây Nhiễm) và 28 Days Later (28 Ngày Sau).
Những phim Ghibli khán giả Việt mê mẩn phải xem
Cuộc chiến thành Troy: Huyền thoại hay lịch sử?
Vương Quyền, Hoàng gia Anh và thế giới
Trước đó, khủng hoảng khí hậu toàn cầu, với các bản tin về bão nhiệt đới, sóng lớn dâng và cháy rừng, đem lại cảm giác như từng bộ phim bom tấn đang gây ra thảm họa chấn động địa cầu.
Dù vậy, điều kỳ lạ là, dù có sự liên kết khó chịu giữa các bản tin môi trường và những phim về hủy diệt, thì biến đổi khí hậu hiếm khi nào được đề cập trong bất cứ bộ phim nào.
Trên màn ảnh rộng, ta được biết mối đe dọa với nền văn minh là chiến tranh, như trong Quyển Sách Của Eli (The Book of Eli), Mad Max: Con Đường Tử Thần (Mad Max: Fury Road), Alita: Thiên Thần
Chiến Binh (Alita: Battle Angel); là bệnh tật (như phim Vùng Đất Thây Ma (Zombieland), Chiến Tranh Thế Giới Z (World War Z), Lây Nhiễm (Contagion), Hoả Ngục (Inferno); là các loại thuốc ban đầu được chế ra để chống lại bệnh tật, như trong các phim Tôi Là Huyền Thoại (I Am Legend), Sự Trỗi Dậy Của Hành Tinh Khỉ (Rise of the Planet of the Apes); là sinh vật ngoài hành tinh xâm lăng, như Bí Mật Trái Đất Diệt Vong (Oblivion), Cuộc Chiến Luân Hồi (Edge of Tomorrow), Vùng Đất Câm Lặng (A Quiet Place); và là quỷ dữ, như phim Sống Nốt Ngày Cuối (This Is The End).
Rõ ràng là, những bộ phim giải trí tràn ngập về thời diệt vong thể hiện sự lo lắng của chúng ta về tình hình của hành tinh này. Thế nhưng chuyện dấu vết carbon mà ta gây ra có thể liên quan đến sự diệt vong lại chưa hề được nói đến.
Trong phim The Core (2003), lõi của Trái Đất ngừng quay, và người ta cần đến những vụ nổ hạt nhân để kích hoạt Trái Đất quay lại.
Trong phim Sunshine (2007) của Danny Boyle, nguyên nhân là Mặt Trời gần như đã chết và một lần nữa, người ta cần đến các vụ nổ hạt nhân để làm Mặt Trời hoạt động trở lại.
Trong bộ phim Hố Đen Tử Thần (Interstella – 2014) của Christopher Nolan, mùa màng bị nấm bệnh.
Trong bộ phim Những Đứa Trẻ Thời Chiến (Children of Men – 2006) của Alfonso Cuaron, vấn đề là sự vô sinh.
Và rồi đến bộ phim Chuyến Tàu Băng Giá (Snowpiercer – 2013) của Bong Joon-ho, được đạo diễn người Hàn Quốc này thực hiện vài năm trước khi ông làm bộ phim Ký sinh trùng (Parasite) mới đoạt giải Oscar.
Sức hấp dẫn của những bộ phim xem hoài không chán
Đã đến lúc huỷ diệt ‘Kẻ Hủy Diệt’?
Những cô gái nếm đồ ăn cho Hitler
Bộ phim hành động về thế giới bị diệt vong được đặt bối cảnh trong kỷ băng hà mới, nhưng thay vì bối cảnh này xảy ra vì biến đổi khí hậu, thì sự diệt vong này lại do một nỗ lực lầm lạc đảo ngược kỷ băng hà bằng cách “phát tán CW7 vào các tầng bên trên của khí quyển”.
Chỉ có một bộ phim lớn ở Hollywood có thông điệp hoàn toàn ngược lại, đó là phim Ngày Kinh Hoàng (The Day After Tomorrow – 2004) do Roland Emmerich thực hiện.
Đạo diễn và tác giả người Đức này nổi tiếng với phim Ngày Độc Lập và Quái vật Godzilla trước đó. Cả hai bộ phim đều làm nổi bật sự hủy diệt hàng loạt, nhưng ông chú ý tới tình trạng thời tiết cực đoan và những vấn đề về hệ sinh thái đã có từ nhiều thập niên trước đó.
Bộ phim thời sinh viên ông làm năm 1984, có tên Noah’s Ark Principle (tên tiếng Đức là Das Arche Noah Prinzip), lấy bối cảnh là một trạm không gian vũ trụ, nơi người ta có thể kích thích những cơn bão cuồn cuộn xảy ra.
Vào năm 1990, ông tung ra bộ phim khoa học viễn tưởng ly kỳ có tên Mặt Trăng 44 (Moon 44), trong đó các tập đoàn khai thác khoáng sản khắp nơi trong thiên hà sau khi đã sử dụng cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất.
Sau đó, khi đã nổi tiếng ở Hollywood, Emmerich sử dụng tác phẩm của Art Bell và Whitley Strieber có tên Cơn Siêu Bão Đang Đến Khắp Toàn Cầu (The Coming Global Superstorm) làm nền cho bộ phim thảm họa theo phong cách thời thập niên 1970 với đầy các ngôi sao xuất hiện trong phim.
Cũng như nhiều phim khác của ông, bộ phim Ngày Kinh Hoàng cũng cũ kỹ và ngớ ngẩn như điện ảnh thông thường.
Nhưng một phần của phim có nội dung khá vững chãi. Đó là cảnh tượng mọi người đổ đi mua hàng điên cuồng giống như hình ảnh tiên tri (dù trong đó không ai có vẻ như mua một đống giấy vệ sinh), và sự hài hước đã sắc sảo hơn qua thời gian.
Khi Hoa Kỳ trở nên gần như không thể sống được, dân tị nạn chen chúc nhau khắp khu vực Rio Grande, nhưng không được phép vào Mexico cho đến khi tất cả các khoản nợ của Châu Mỹ Latin được hủy bỏ.
Vào năm 2004, hình ảnh này có vẻ khá nặng nề, nhưng ngày nay, trong kỷ nguyên “Xây tường”, hình ảnh có vẻ có tính cách mạng.
Thói quen xấu của Hollywood
Quan trọng hơn, ít nhất là đến mức mà Hollywood quan tâm, thì bộ phim Ngày Kinh Hoàng là bộ phim bom tấn có doanh thu khủng ở phòng chiếu.
Là phim có tổng thu nhập cao hàng thứ sáu năm 2004, chỉ xếp một hạng sau Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Jesus (The Passsion of the Christ), tác phẩm này cho thấy phim ảnh có thể có chủ đề về vấn đề môi trường nổi bật và vẫn có thể thu được hàng trăm triệu đô la.
Nhưng nó vẫn chưa thể tạo ra xu hướng về các bộ phim ly kỳ có chủ đề về khí hậu và môi trường.
Chủ đề này đã xuất hiện nhiều trong phim tài liệu, như phim đoạt giải Oscar lấy cảm hứng từ bài thuyết trình của Al Gore có tên Sự Thật Khó Nghe (An Inconvenient Truth – 2006). Nhưng các đạo diễn về phim giả tưởng vẫn tiếp tục né tránh chủ đề biến đổi khí hậu, và thậm chí cả Emmerich cũng rút lui khỏi đề tài này.
Khi ông làm một phim khác về thảm họa toàn cầu có tên 2012 (2009), ông đổ lỗi cho tình trạng lụt lội toàn cầu trong phim là… do các notron từ lửa mặt trời, thay vì là bất cứ lý do gì do loài người có thể gây ra.
Có lẽ cấu trúc của phim Ngày Kinh Hoàng có thể đem lại một số luận cứ cho thấy vì sao đó là một phim hiếm hoi có chủ đề này. Bộ phim bắt đầu rất ổn, với hình ảnh nhà nghiên cứu khí hậu Giáo sư Jack Hall (do Dennis Quaid thủ vai), gần như rơi xuống hố thẳm ở Nam Cực khi một rãnh băng kéo dài cả dặm rơi xuống ngay dưới chân ông.
Ngay sau đó, ông giải thích cách Dòng chảy Bắc Đại Tây Dương di chuyển ra sao cho vị phó tổng thống Mỹ đầy hồ nghi (do Kenneth Welsh thủ vai, một nhân vật hơi Dick Cheney), nhưng Emmerich không làm nội dung phim đầy phần lý thuyết.
Mưa đá với những viên đá to cỡ quả banh tennis tàn phá Tokyo. Các trận lốc xoáy phá tan tành Los Angeles. Trực thăng rơi từ trên trời xuống khi buồng nguyên liệu đóng băng ở Scotland. Một cảnh sóng thần cực kỳ kinh hoàng và đầy sức thuyết phục quét qua khu Manhattan, nhấn chìm đường xá và biến những toà cao ốc thành ốc đảo. Khi ấy, New York chìm dưới hàng mét băng tuyết.
Khoa học có thể không dứt khoát, nhưng những cảnh tượng trên thì rõ ràng tới mức khiến bất kỳ ai cũng phải nghĩ lại trước khi đặt mua một chiếc xe hơi mới uống xăng như nước.
Dù vậy, khi bạn đã được cho thấy nền văn minh bị san bằng, thì tiếp theo sẽ là gì? Hầu hết phần sau của bộ phim được trao cho cậu con trai tuổi thiếu niên của Jack, tên là Sam (do Jake Gyllenhaal thủ vai) cố gắng để khỏi bị chết cóng trong Thư viện Công cộng New York, trong khi Jack trèo qua tuyết để tìm con.
Những cảnh phim trên rất ổn, nhưng chúng có vẻ như chẳng đáng gì so với sự tàn phá mà ta vừa chứng kiến. Cuối cùng thì ai mà thèm quan tâm đến Jack và Sam chứ?
Các bộ phim bom tấn có vẻ như thường nói về nỗ lực của những anh hùng cứu hàng ngàn người hoặc hàng triệu nhân mạng.
Các anh hùng chế ra phương thuốc trước loại virus hay gỡ một quả bom. Trong khẩu pháo của Emmerich, các anh hùng tiêu diệt một con thằn lằn khổng lồ biến dị (trong phim Quái vật Godzilla) và thổi tung một đội bay tàu vũ trụ của người ngoài hành tinh (Trong phim Ngày Độc Lập).
Trái lại, tất cả những gì Jack làm là cố gắng đoàn tụ với con trai, xã hội ngoài kia vẫn đang đổ vỡ.
Có thể nào đó là lý do khiến biến đổi khí hậu thường bị các nhà làm phim bỏ qua?
Bởi vì chủ đề này quá lớn và quá tràn ngập để trình bày trong một cuộc phiêu lưu kéo dài hai giờ? Và bởi vì một anh hùng đánh bại kẻ ác không thể sửa chữa được tình trạng này?
Theo cách nào đó, hầu hết mỗi người chúng ta đều là kẻ ác trong câu chuyện, vì những lựa chọn nhỏ nhặt hàng ngày của bản thân khi ta chọn chuyến bay đó, ăn miếng thịt bò đó, hoặc nâng cấp chiếc điện thoại.
Cũng dễ hiểu vì sao các nhà làm phim Hollywood không muốn làm khán giả ghét bỏ vì nhắc lại sự thật khó chịu đó với họ. Nói về mặt thương mại, thì đem đổ lỗi về việc gây ra tình trạng hủy diệt cho một thí nghiệm của gã bác học điên rồ nào đó, hay cho tên lửa hạt nhân của một kẻ độc tài người nước ngoài nào đó, thì nghe sẽ thuận tai hơn.
Và đúng là Hollywood không thể phàn nàn về sự không thân thiện của chúng ta với môi trường mà không khiến mọi người chú ý đến nó.
Một bộ phim thông thường là lời ca tụng lộ liễu về sự tiêu dùng: lời mời lên chiếc phi cơ riêng đáng thèm muốn, căn hộ sang trọng, và những trang phục thiết kế. Và bản thân bộ phim Ngày Kinh Hoàng cũng có phần trong việc đặt sản phẩm trong phim.
Phía sau hậu trường thì ngành công nghiệp phim ảnh cũng không hề khá hơn. Nó dựa vào vô số người bay khắp thế giới, đầu tiên là để làm phim, và sau đó là để quảng cáo bộ phim theo cách phong phú nhất có thể.
Hồi tháng Giêng, nhà thiết kế Stella McCartney khoe khoang trên Twitter là Joaquin Phoenix sẽ góp phần vào “tương lai của hành tinh” bằng cách chỉ vận một bộ lễ phục “trong suốt mùa giải”, có nghĩa là vài tháng.
Nội dung trên Twitter này đã bị chế nhạo công khai, đặc biệt là với nhiều người trong chúng ta, những người đã mặc một bộ lễ phục cả 20 năm.
Tuy vậy, tuyên bố này cho thấy ít nhất đã có dấu hiệu là Hollywood ý thức về thói quen xấu của chính họ.
Một dấu hiệu khác là Bộ hướng dẫn Sản xuất phim Xanh mới của Hiệp hội các nhà sản xuất, và động thái của Sony trong việc lắp đặt pin mặt trời cho khu vực sản xuất âm thanh của hãng.
Nhưng liệu James Bond có bao giờ đổi chiếc xe hơi Aston Martin để đi xe đạp? Hay liệu Phoenix có mặt bộ lễ phục Stella McCartney cho mùa giải năm sau?
Và khi ngành kinh doanh phim ảnh thức tỉnh và hoạt động lại, thì Hollywood có bắt đầu bật đèn xanh cho nhiều phim thảm họa với chủ đề đối mặt với khủng hoảng khí hậu phía trước, như bộ phim Ngày Kinh Hoàng từng làm?
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cul-52697327
Covid-19 : WHO họp đại hội
trong bầu không khí căng thẳng Mỹ – Trung
Minh Anh
Ngày 18/05/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp đại hội đồng Y tế Thế giới trong vòng hai ngày nhằm tìm cách phối hợp đối phó với dịch virus corona chủng mới. Căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc rất có thể sẽ phá hỏng các cuộc tranh luận.
Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các cuộc hội thảo trong khuôn khổ cuộc họp thường niên của WHO năm nay với sự tham gia của 194 quốc gia thành viên được tổ chức trực tuyến.
Mục tiêu của cuộc họp là đạt được một đồng thuận cho dự thảo nghị quyết yêu cầu lãnh đạo WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus phải « sớm khởi động một quy trình đánh giá nhằm xem xét khả năng ứng phó dịch tễ của cộng đồng quốc tế cũng như là các biện pháp do WHO đưa ra ».
Hơn nữa, việc « xác định nguồn gốc bệnh truyền nhiễm của virus từ động vật sang người và tìm hiểu rõ đường lây nhiễm của virus trong dân chúng » là điều cấp thiết.
Lãnh đạo chiến dịch Y sĩ Không Biên giới Gaelle Krikorian nhấn mạnh rằng nghị quyết cũng nên kêu gọi « các sản phẩm y tế phải được phân phối rộng rãi, nhanh chóng và công bằng nhất có thể » thì công cuộc chống virus mới có hiệu quả.
Làm thế nào đạt được một đồng thuận chung cho những câu hỏi trên trong khi các chủ đề gây bất đồng không phải là ít : Từ việc cải cách tổ chức, sự gia nhập của Đài Loan, phân phối vác-xin, cho đến việc gởi chuyên gia đến Trung Quốc… trong đó nguồn gốc dịch bệnh hiện đang là tâm điểm của cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và Trung Quốc.
AFP nhắc lại thời gian gần đây Hoa Kỳ liên tiếp cáo buộc Trung Quốc che giấu tầm mức của dịch bệnh và chỉ trích mạnh mẽ Tổ chức Y tế Thế giới đã đi theo lập trường của Trung Quốc, phớt lờ lời cảnh báo của Đài Loan, gây đại họa cho thế giới. Chính quyền Washington, với sự ủng hộ của một số nước kêu gọi WHO nên mời Đài Loan tham gia cuộc họp đại hội đồng năm nay, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc.
Virus corona: Thủ tướng Anh ghi nhận
dân ‘bực bội’ về chuyện phong tỏa
Ông Boris Johnson ghi nhận là có sự bực bội trong công chúng trước những quy định phức tạp trong việc nới lỏng phong tỏa của Anh.
Ông thủ tướng hôm Chủ Nhật viết trên tờ Daily Mail rằng sẽ cần có những thông điệp phức tạp hơn trong giai đoạn tiếp theo của quá trình đối phó với virus corona và khi có những thay đổi trong các biện pháp hạn chế được đưa ra.
Virus corona: Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’
Virus corona: Việt Nam sắp ghép phổi cho phi công người Anh
Tại sao Đài Loan sẽ không được dự đàm phán về virus corona
Nhưng ông nói ông tin tưởng vào “ý thức tốt của người dân Anh” trong việc tuân thủ các quy tắc mới, và cảm ơn công chúng đã “gắn bó với chúng tôi” cho đến nay.
Thông điệp của ông Johnson được đưa ra vào lúc chính phủ Anh công bố sẽ chi tới 93 triệu bảng Anh để đẩy nhanh việc xây một phòng thí nghiệm nghiên cứu vaccine mới.
Ngân khoản mới sẽ đẩy nhanh việc xây dựng Trung tâm Cải tiến và Sản xuất Vaccine phi lợi nhuận ở hạt Oxfordshire, để trung tâm này có thể mở sớm hơn một năm so với kế hoạch, chính phủ cho biết.
Các bộ trưởng hy vọng trung tâm sẽ là “thành phần chính” của chương trình phát triển vaccine cho virus corona của Vương quốc Anh.
Bộ trưởng Kinh doanh Alok Sharma nói: “Một khi bước đột phá được thực hiện, chúng ta cần sẵn sàng sản xuất vaccine với số lượng hàng triệu.”
Tuy nhiên, ông Johnson cảnh báo rằng tuy Vương quốc Anh đang “dẫn đầu nỗ lực toàn cầu” để có một đột phá nhưng “chưa chắc đã tìm ra vaccine.”
Trong bài viết của mình, ông Johnson cho biết việc nới lỏng một số các biện pháp hạn chế phong tỏa ở Anh – chẳng hạn như cho phép người dân nay ra tập thể dục không giới hạn ngoài trời so với chỉ mỗi ngày một lần trong thời gian trước – được đưa ra nhờ vào việc công chúng có “ý thức chung tốt”.
Liên quan đến sự việc mọi người cảm thấy khó hiểu, thậm chí chỉ trích thông điệp mới của chính phủ, theo đó kêu gọi mọi người “cảnh giác”, ông Johnson nói rằng chính phủ đang cố gắng làm điều “chưa từng phải làm trước đây”.
Chính phủ đã thay đổi khẩu hiệu từ “ở nhà” sang “cảnh giác” tại xứ Anh (England) vào ngày 10/5. Thông điệp “ở nhà” vẫn giữ nguyên tại các xứ Scotland, Wales và Bắc Ireland, nơi chính quyền địa phương có thẩm quyền riêng, độc lập khỏi chính quyền trung ương trong việc việc áp dụng các biện pháp các hạn chế để phòng chống dịch bệnh.
“Tôi hiểu mọi người sẽ cảm thấy bực bội với một số quy định mới,” Thủ tướng viết.
“Chúng ta đang cố gắng làm một điều chưa bao giờ phải làm trước đây – đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị hoàn toàn phong tỏa, theo cách an toàn và không có nguy cơ hy sinh tất cả nỗ lực khó khăn của quý vị.”
“Tôi nhận ra những gì chúng ta hiện đang hỏi phức tạp hơn chỉ đơn giản là ở nhà, nhưng đây là một vấn đề phức tạp và chúng ta cần tin tưởng vào ý thức tốt của người dân Anh.”
Boris Johnson nói thêm rằng ông muốn đích thân cảm ơn công chúng “vì đã gắn bó với chúng tôi và – trên hết – đã rất kiên nhẫn”.
“Và tôi muốn trấn an quý vị rằng có một con đường để chúng ta thoát khỏi điều này.”
Lời của Thủ tướng Anh được đưa ra khi chính phủ tìm cách trấn an các bậc cha mẹ ở Anh là việc đưa con trở lại trường vào tháng tới là điều an toàn.
Bộ trưởng Giáo dục Gavin Williamson đã nói trong cuộc họp báo hàng ngày tại Downing Street hôm thứ Bảy rằng “chúng tôi nợ trẻ em” trong việc đưa học sinh trở lại trường.
Ông Williamson nói rằng ông biết một số phụ huynh “rất lo lắng” về việc mở lại các trường học, nhưng nói rằng đây sẽ là một “sự trở lại thận trọng, theo từng giai đoạn”.
Tuyên bố này theo sau tranh cãi về kế hoạch của chính phủ, theo đó sẽ mở lại các trường tiểu học sớm nhất là vào ngày 1/6 ở Anh.
Nghiệp đoàn giáo viên nói rằng ngày mở cửa này quá sớm, không đảm bảo an toàn – và Hiệp hội Y khoa Anh nói rằng cần phải thận trọng.
Anh (England) là nước thành viên duy nhất của Liên hiệp Vương Quốc Anh và Bắc Ireland ấn định ngày các trường bắt đầu mở cửa lại.
Các trường học ở Wales sẽ không mở cửa trở lại vào ngày 1/6, trong khi các trường ở Scotland và Bắc Ireland có thể không khởi động lại trước kỳ nghỉ hè.
Trong khi đó, lãnh đạo đảng Lao động đối lập Sir Keir Starmer nói rằng các cách tiếp cận khác nhau để đối phó virus corona trên các nước thành viên đơn lẻ như vậy sẽ không “giúp chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng này”.
Số người chết vì virus corona ở Anh Quốc đã tăng 468 hôm thứ Bảy, đưa tổng số ca tử vong ở nước này lên đến 34.466.
136.486 xét nghiệm được thực hiện tại Anh Quốc hôm thứ Sáu – con số cao nhất hàng ngày tại đây từ trước đến nay.
Thủ tướng Boris Johnson đã đặt mục tiêu 200.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng Năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52695779
Covid-19 – Pháp :
Dân chúng thư giãn, tình hình dịch cải thiện
Tú Anh
Sau hai tháng trói chân, dân Pháp tận dụng hai ngày cuối tuần đầu tiên 16 và 17/05/2020 để hội nhập vào thiên nhiên. Công viên, rừng, núi và nhất là bãi biển là những địa điểm được chọn để thư giãn dưới sự theo dõi của cảnh sát. Làm gì cũng phải tuân thủ khoảng cách an toàn. Mối ưu tư lớn nhất vẫn là tránh xảy ra đợt dịch thứ hai.
Theo số liệu chính thức, tình hình dịch virus corona tại Pháp tiếp tục theo chiều hướng thuận lợi. Trong một tuần qua, từ khi biện pháp nới lỏng phong tỏa được thi hành, có 25 ổ dịch mới được phát hiện kịp thời, phần lớn là tại các nhà máy, các “lò thịt”, nơi mà điều kiện làm việc khó tuân thủ triệt để nguyên tắc an toàn dịch tễ.
Tuy nhiên, nhìn chung, tốc độ lây lan suy giảm, số người lành bệnh nhiều hơn số ca lây nhiễm mới. Số nạn nhân tử vong giảm dưới ngưỡng 100 (96 người) trong hai ngày 15 và 16/05.
Số bệnh nhân cần cấp cứu hồi sức cũng giảm từ 7.000 người vào đầu tháng Tư xuống còn 2.132 ca theo báo cáo chiều 16/05, giúp cho các bác sĩ, y tá, nhân viên hộ lý bệnh viện bớt đi phần nào cực nhọc.
Trong một cử chỉ ghi nhận công lao của nhân viên bệnh viện, nhất là giới y tá, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran thông báo triệu tập hội nghị bàn tròn Y tế vào ngày 25/05. Một trong những biện pháp cụ thể là “tăng lương” và sắp xếp thời lượng làm việc hàng tuần (35 giờ) sao cho hợp với nhu cầu của nhân viên bệnh viện, giảm căng thẳng và mệt nhọc.
Về chính trị, một bản kiến nghị do 36 thị trưởng các thành phố lớn, trong đó có Paris, kêu gọi hành pháp tổ chức vòng hai bầu chính quyền địa phương vào tháng Sáu. Do tình trạng đại dịch, sau bầu cử vòng một hồi tháng Ba, vòng hai bị đình hoãn chưa biết đến bao giờ. Hàng ngàn thành phố và làng xã vẫn chưa có thị trưởng, xã trưởng.
Trong lãnh vực giáo dục, ngày 18/05/2020, đến lượt học sinh trung học, 150.000 em lớp 6 và lớp 7, đi học lại, vẫn theo nguyên tắc tự nguyện.
Nghi can diệt chủng Rwanda Kabuga bị bắt ở Pháp
sau nhiều thập niên trốn chạy
Tin từ PARIS/KAMPALA – Bộ Tư pháp Pháp cho biết, nghi can diệt chủng Rwandan Felicien Kabuga đã bị bắt vào hôm thứ Bảy (16 tháng 6), ở gần Paris, sau 26 năm trốn chạy. Người này bị buộc tội tài trợ cho các dân quân từng tàn sát khoảng 800,000 người. Nghi can 84 tuổi này là người bị truy nã gắt gao nhất của Rwanda, và có một khoản tiền thưởng trị giá 5 triệu Mỹ Kim cho ai giết được Felicien Kabuga.
Theo Bộ tư pháp, người này đang sống dưới danh tính giả trong một căn nhà ở Asnieres-Sur-Seine. Bộ tư pháp cho biết, cảnh sát Pháp đã bắt giữ Felicien Kabuga vào lúc 5 giờ 30 phút hôm thứ Bảy.
Theo Cơ chế cư trú quốc tế cho các tòa án hình sự (IRMCT ) do Liên Hiệp Quốc thành lập, Kabuga bị truy tố vào năm 1997 về bảy tội hình sự, bao gồm diệt chủng, đồng lõa trong tội diệt chủng và kích động tội diệt chủng, tất cả đều liên quan đến nạn diệt chủng Rwanda năm 1994.
Rwanda có hai nhóm dân tộc chính là người Hutus và người Tutsis. Hai dân tộc này thường đối đầu nhau và một cuộc nội chiến đã bùng lên vào đầu những năm 1990. Kabuga là một doanh nhân người Hutu, bị buộc tội tài trợ cho các dân quân tàn sát khoảng 800,000 người Tutsi và các đồng minh người Hutus ôn hòa trong khoảng thời gian 100 ngày vào năm 1994.
Một phát ngôn viên của IRMCT cho biết, nghi can trên sẽ được đưa ra trước Tòa án Paris, tiếp theo Kabuga được chuyển sang tòa án quốc tế có trụ sở tại Hague, Hòa Lan và Arusha, Tanzania. Sau đó, Kabuga sẽ được đưa ra trước các thẩm phán của Liên Hiệp Quốc. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nghi-can-diet-chung-rwanda-kabuga-bi-bat-o-phap-sau-nhieu-thap-nien-tron-chay/
Dạy võ tại Pháp : Nghề và nghiệp
Tú Anh
Từ hơn 20 năm nay, phong trào võ thuật phát triển mạnh tại Pháp với hơn một triệu người tập luyện và 27 liên đoàn ghi danh hoạt động chính thức. (Tạp chí được phát lần đầu ngày 01/12/2019).
Mỗi môn phái chuyển tải một triết lý sống cho môn sinh. Các câu lạc bộ nở rộ, mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể nhập môn dễ dàng, với chủ đích luyện tập cho cơ thể khỏe mạnh, có một tinh thần tự tin để đối phó với những bất trắc trong cuộc sống.
Trăm hoa đua nở
Theo tài liệu của bộ Thể Thao, với 550.000 judoka và 160.000 karateka, Nhu Đạo và Không Thủ Đạo là hai môn võ thuật được đại chúng tập luyện đông nhất, trong đó đa số là trẻ em.
Trong số 27 liên đoàn võ thuật khác nhau tại Pháp, môn võ Việt Nam tương đối khiêm tốn nhưng cũng có đến ba liên đoàn : liên đoàn Võ Thuật Việt Nam, liên đoàn Võ Cổ Truyền và liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo.
Nhưng nói đến phát triển võ thì không thể thiếu hai « thành tố » quan trọng là võ sư và võ đường. Dạy võ tại Pháp là « nghề hay nghiệp » ?
Chương trình Thể Thao RFI hôm nay tìm hiểu với một người trong cuộc : võ sư Tây Sơn Võ Đạo Phan Toàn Châu, 8 đẳng. Ông vướng vào nghiệp võ từ thời sinh viên « chân ướt chân ráo », cho đến nay là gần 45 năm.
******
RFI Tiếng Việt : Thân chào võ sư Phan Toàn Châu, với gần 45 năm dạy võ tại Pháp, câu hỏi đầu tiên là khi nói võ thuật phát triển mạnh tại Pháp thì mạnh là như thế nào ?
Võ Sư Phan Toàn Châu : Nói về võ thì tại Pháp có rất nhiều, không đếm hết được. Không những các môn võ đến từ Á Châu mà còn có cả võ Mỹ « Full Contact », võ Nam Mỹ Jujitsu-Brazil, rồi có môn võ đến từ Trung Đông như võ Do Thái Krav-Maga. Tại Pháp, người ta ước lượng có trên một triệu người tập luyện võ thuật, nhưng phân nửa là tập Nhu Đạo.
Các môn võ được tổ chức trong 27 liên đoàn. Về việc truyền bá, các võ sư chuyên nghiệp đứng đầu môn phái có đông không ?
Những võ sư chuyên nghiệp có thể họ không đứng đầu môn phái. Chuyên nghiệp, tức là sống về nghề võ thì là khác, đứng đầu môn phái lại là chuyện khác. Có người đứng đầu môn phái nhưng đó không phải là nghề chánh của họ. Nó lạ như vậy. Có những người không có đẳng cấp cao nhưng đi dạy là cái nghiệp của họ.
Bên Pháp cũng không có những trường võ như ở Á Đông của mình. Phần đông là các « associations », hiệp hội hay câu lạc bộ. Trong câu lạc bộ, có thể có hai ba môn hoặc nhiều hơn nữa, 20 – 30 môn võ. Chẳng hạn như câu lạc bộ mà tôi biết là Dojo de Grenelle (quận 15), lớn nhất Paris, có 20 môn võ trong đó. Với bốn sân tập, dạy bốn môn khác nhau cùng lúc. Mở cửa 6 ngày trên 7, có khi suốt cả ngày Chủ Nhật, từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối.
Bản thân võ sư bước vào nghề dạy võ thuật này như thế nào ? Là nghề hay nghiệp ?
Tôi dạy võ tại Pháp từ năm 1975 lúc mới qua đây tị nạn. Tuần lễ thứ hai đặt chân đến Pháp là tôi được trời thương cho đi dạy võ, theo lời mời của võ sư Le Conte Vĩnh Long và tiếp tục tới bây giờ để sống. Tại Việt Nam, thời học sinh, tôi có dạy võ tại trường Marie Curie.
Tại Pháp, người dạy võ lên đến vài ngàn nhưng sống bằng dạy võ thì rất ít. Tôi nghĩ không tới 50 người sống về nghề võ. Tôi bước vào nghề này từ thời sinh viên vì cuộc sống du học sinh thời 1975 rất khó khăn. Mặc dù đậu vào Đại Học Sư Phạm Sài Gòn và qua Pháp lấy được bằng cử nhân, mình thấy võ cho mình rất nhiều cho nên mình không bỏ võ được. Sau khi suy nghĩ kỹ, mình tiếp tục nghề võ. Nghề võ nó rất tự do và cho mình rất nhiều cho nên mình muốn làm một cái gì đó cho võ và cho võ Việt Nam.
Tự do và cơ hội gặp cao nhân
Võ sư nói là dạy võ cho mình tự do và thích thú, nhìn lại hơn 40 năm qua, chắc có nhiều kỷ niệm vui buồn, xin chia sẻ với thính giả.
Chuyện buồn xin đừng nói. Lên võ đài thua trận hay có học trò không tốt thì cũng buồn. Nhưng chuyện vui có thể nói và về Cung Bercy (Nơi tổ chức đại hội biểu diễn võ thuật quốc tế hàng năm tại Paris), mình được mời tham dự 11 lần, lần cuối là vào năm 2018.
Nhờ võ mà mình đi được khắp nơi trên thế giới, châu Âu, châu Á, châu Mỹ, châu Phi, trừ Úc thì chưa đến….
Mình được đến những đảo nhỏ của Pháp như Martiniques, Guadeloupe, Réunion… Hôm nay có dịp thì nhắc lại mình là một trong những người đầu tiên đem võ phổ biến tại Martiniques.
Nhờ đi mà mình gặp được những người mà nếu ở Việt Nam thì không bao giờ gặp…, gặp người hay về võ, hay về cách suy nghĩ, cái đạo đức của họ, cái triết lý sống của họ. Đúng là đi một ngày đàng gặp một sàng khôn. Trong những lần đi biểu diễn tôi gặp những võ sư hàng đầu trong nước của họ, những tổ sư của Nhật, của Đại Hàn. Họ rất giỏi về nội công, ngoại công, nhãn công… mà cũng có tư tưởng, suy nghĩ rất hay, cái tinh thần dân tộc rất cao. Anh coi, Đại Hàn, năm 1952 còn bị chiến tranh mà bây giờ sắp vượt qua nước Nhật. Cái tinh thần dân tộc cao đó được truyền ra cả võ đạo cho nên tinh thần võ đạo rất đẹp.
Võ Đại Hàn đâu phải đánh đấm không. Cái phần Tae Kwondo đi về Thế Vận Hội là khác. Còn cái tinh thần của những ông Thầy Đại Hàn khác với tinh thần Thế vận hội. Tinh thần dân tộc từ đó chuyển qua võ đạo, qua cách ăn, cách học của giới trẻ Đại Hàn. Những võ sư thì khỏi nói, họ có một tinh thần cư xử đối với người ngoài và với môn sinh rất đẹp.
Hơn 40 năm nghề võ với ít nhất 10 quyển sách võ thuật. Động cơ nào thúc đẩy võ sư tập trung thời giờ viết sách thay vì mở võ đường như nhiều đồng nghiệp ở Việt Nam ?
Mình có mặc cảm võ biền nên phải viết văn. Năm nay, sau 44 năm dạy võ, tôi có mấy trăm môn sinh đai đen, cao nhất là đệ lục đẳng. Tôi hân hạnh viết quyển sách đầu tiên về võ thuật Việt Nam và bằng hình màu. Tổng cộng 11 tựa sách, trong đó có những chuyện cổ tích về võ thuật Việt Nam… với mục đích truyền bá để cho người Việt Nam và thế giới biết Việt Nam có võ sư biết văn và võ. Thời trước, ngoài các quan võ được thi cử, phần đông thầy võ của mình không biết chữ nhiều. Đó là điều thiếu sót của võ thuật Việt Nam.
Còn chuyện mở võ đường, không thể nào mở được bởi vì đất cát khá mắc. Tiền xã hội đóng cho chính phủ cũng nhiều. Thí dụ mình làm được 100 euro thì đóng cho chính phủ 33 euro không khác chi một bác sĩ (có phòng mạch). Đó là lý do rất nhiều võ sư không khai nghề của mình là võ sư. Đó là chưa kể tiền thuế.
Tại Pháp, không có võ đường mà chỉ có câu lạc bộ. Ít nhất 10 môn võ hợp lại trong một câu lạc bộ. Dù có khi được chính phủ tài trợ, một võ sư không thể đứng riêng một mình được.
Xin cám ơn võ sư Phan Toàn Châu, Tây Sơn Võ Đạo.
Bóng đá đỉnh cao
quay trở lại thế nào trong thời Covid-19?
Emlyn BegleyBBC Sport
Giải bóng đá Bundesliga của Đức đã tái khởi động hôm thứ Bảy, phần nào đưa ra cái nhìn thoáng qua về việc giải Ngoại hạng Anh và các giải bóng đỉnh cao khác trên thế giới sẽ diễn ra thế nào một khi môn thể thao vua quay trở lại.
Giải K League của Hàn Quốc đã khởi tranh vào dịp cuối tuần tuần trước, trong lúc một số giải nhỏ hơn như của Belarus và Nicaragua thì chưa bao giờ dừng. Thế nhưng đây là lần đầu tiên một giải bóng đá thượng thặng hoạt động trở lại sau hơn hai tháng tạm dừng do đại dịch virus corona.
Châu Âu nới dần phong tỏa, số ca ở Nga tăng cao
Covid-19: Nước Đức điềm tĩnh, người Việt vẫn hoang mang
Vậy bóng đá vào tháng 5/2020 – diễn ra đằng sau những cánh cửa đóng kín và đi kèm với một số biện pháp giãn cách xã hội – trông thế nào?
Kiểm tra nhiệt độ, xe buýt và tẩy trùng các trái banh
Các đội tới sân thi đấu trên vài chiếc xe buýt để các cầu thủ có thể duy trì giãn cách xã hội khi di chuyển.
Các cầu thủ và nhân viên hỗ trợ đều được kiểm dịch tại khách sạn của các đội trong cả tuần, và thường xuyên được xét nghiệm virus corona.
Rời xe buýt, họ đeo khẩu trang khi đi tới sân bóng.
Những người khác có mặt để theo dõi trận đấu, gồm cả giới truyền thông, đều được kiểm tra thân nhiệt.
Cổ động viên không được tới xem trận đấu, và cảnh sát tuần tra để đảm bảo sẽ không xảy ra tình trạng các đám đông tới tụ tập quanh những nơi có trận đấu.
Chỉ có 213 người được phép có mặt trong sân vận động, gồm 98 người ở trên sân và khu vực đường bao quanh sân (là cầu thủ, ban huấn luyện và người nhặt bóng), và 115 người trên khán đài (như nhân viên an ninh, nhân viên y tế và các phóng viên).
Có 109 người nữa (gồm những người kiểm soát an ninh và nhân viên điều hành máy VAR giám sát trận đấu) được phép có mặt ở bên ngoài sân vận động.
Các trái bóng được nhân viên nhặt bóng tẩy trùng trước khi trận đấu bắt đầu và lại tẩy một lần nữa vào giờ nghỉ giữa hiệp.
Thay người
Các cầu thủ dự bị và ban huấn luyện đều đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội trên các ghế ngồi cách nhau trên ghế băng, hoặc trong một số trường hợp là ngồi ở các hàng ghế trên bỏ trống ở khu vực khán đài.
Đội RB Leipzig, đã hòa với Freiburg 1-1, thì mang theo một bộ cầu thang sân bay để các cầu thủ có thể đi lên đi xuống từ chỗ ghế ngồi trên khán đài.
Các huấn luyện viên trưởng được phép không đeo khẩu trang để họ có thể hét to mệnh lệnh cho các cầu thủ nghe.
Các cầu thủ dự bị bỏ khẩu trang ra khi khởi động, và những cầu thủ khi được cho nghỉ, ra khỏi sân để người khác vào thay, sẽ được đưa khẩu trang trước khi họ tới khu vực ghế băng.
Chạm khuỷu tay thay vì ôm hôn
Bản thân trận đấu thì không khác gì so với thời bình thường, với đầy những cú bay người và ghi bàn. Trong sáu trận đấu hôm thứ Bảy, đã có tổng số 16 bàn thắng được ghi.
Nhưng cách ăn mừng mỗi khi ghi bàn thì khác trước – thay vì ôm nhau, nhiều cầu thủ dùng khuỷu tay chạm vào nhau.
Thế nhưng cũng có một số bàn thắng được ăn mừng theo cách truyền thống, mà đáng kể là khi các cầu thủ của Hertha Berlin giành 3-0 trước Hoffenheim. Hertha sẽ không bị phạt về chuyện này – liên đoàn bóng đá Đức chỉ hướng dẫn các cầu thủ không nên ôm hôm chứ không ra quy định cấm việc đó.
Các đội được phép thay người năm lần trong mỗi trận – điều mà các giải bóng khác cũng sẽ được lựa chọn áp dụng một khi họ hoạt động trở lại.
Khán đài trống vắng
Sau khi tiếng còi chung cuộc vang lên, các cầu thủ của Borussia Dortmund chạy tới khu vực South Bank nổi tiếng của mình để ăn mừng trước khu vực khán đài không một bóng người, nơi được biết đến với cái tên Bức tường Vàng (Yellow Wall) với sức chứa 25 ngàn cổ động viên.
Các cầu thủ Wolfsburg chạm giày với trọng tài và các trợ lý trọng tài thay vì bắt tay như thông thường, sau chiến thắng 2-1 tại sân Augsburg.
Tại các nơi khác, người ta chạm nắm đấm hoặc chạm khuỷu tay vào nhau trong trận đấu.
Cầu thủ và các ông bầu được phóng viên truyền hình phỏng vấn bằng cách giơ microphone ra trên những cây gậy dài, để đảm bảo giữ an toàn về khoảng cách, còn buổi họp báo cuối trận đấu thì được thực hiện qua cầu truyền hình.
Các cổ động viên có chịu tránh xa?
Một trong những lý do khiến các trận bóng của giải Ngoại hạng Anh được tổ chức tại những địa điểm trung gian là nhằm tránh việc cổ động viên dồn về bên ngoài sân trong thời gian thi đấu.
Thế nhưng đây đã không phải là vấn đề tại Đức trong hôm thứ Bảy.
Phát ngôn viên cảnh sát Dortmund Olivier Peiler nói: “Yên tĩnh một cách đáng ngạc nhiên. Chúng tôi đã dự tính và chuẩn bị cho một số kịch bản, nhưng mà không nghĩ là chỉ có vài cổ động viên tới sân vận động và trung tâm thành phố.”
“Rõ ràng là lời kêu gọi của thành phố và của cảnh sát, theo đó đề nghị mọi người ở nhà xem trận đấu, đã có hiệu quả. Chúng tôi rất hài lòng về việc này, bởi nó giúp tránh lây nhiễm.”
Nhưng không phải ai cũng hài lòng. Các cổ động viên của Augsburg chăng một tấm banner trong khán đài trống rỗng, trên đó ghi dòng chữ “bóng đá đem lại sự sống – việc của các người là bệnh hoạn” để phản đối việc tổ chức thi đấu bóng đá trong thời gian đại dịch.
‘Nếu không thể ăn mừng, mọi thứ sẽ đổ vỡ.’
Các ông bầu nghĩ gì?
Sau bàn gỡ hòa với Paderborn, huấn luyện viên Uwe Rosler của Fortuna Dusseldorf nói: “Một ngày kỳ quặc. Tôi là một người dễ xúc động, tôi thích giang tay ôm cầu thủ, nhưng tôi rõ ràng là không thể làm như thế trong hôm nay.”
Huấn luyện viên Dortmund, Lucien Favre, nói: “Không có tí tiếng ồn nào. Bạn sút vào lưới, bạn có pha đi bóng tuyệt đỉnh, bạn ghi bàn, nhưng không có gì xảy ra cả. Cực kỳ cực kỳ quái dị.”
Ông chủ của Hertha Berlin, Bruno Labbadia, thì bảo vệ việc đội ông ăn mừng bàn thắng mà không bận tâm gì đến giãn cách xã hội.
“Thực tế là đó là một phần của bóng đá,” ông nói. “Chúng tôi đã được xét nghiệm rất nhiều lần, cho nên chúng tôi có thể làm vậy.
“Nếu quý vị không thể ăn mừng được nữa, thì mọi thứ sẽ đổ vỡ. Tôi thật vui là đội đã có lý do để vui mừng ngày hôm nay.”
https://www.bbc.com/vietnamese/sport-52697330
Covid-19 : Chống dịch hiệu quả,
Đức nới lỏng phong tỏa nhưng phe cực đoan vẫn chống
Tú Anh
Với 33 người chết và 583 ca lây nhiễm mới trong ngày 17/05/2020, tình hình dịch Covid-19 tại Đức tiếp tục được cải thiện. Các biện pháp phòng chống của chính phủ Merkel được xem là hiệu quả : Trong số 175.752 bệnh nhân, 152.600 người đã lành bệnh, số tử vong là 7.938.
Tự tin, Đức tái lập sinh hoạt gần như bình thường cho một số lãnh vực. Mở cửa biên giới với Luxembourg, bớt hạn chế giao thông với Thụy Sĩ và Áo, các trận giao đấu của Liên đoàn bóng đá Bundesliga được tái lập từ thứ Bảy 16/05, không khán giả, sau 63 ngày “đình chiến”. Hàng quán, cà-phê sinh hoạt gần như bình thường trong điều kiện vệ sinh an toàn.
Thế nhưng, một số thành phần cực đoan trong xã hội Đức lên án chính phủ Merkel “tiêu diệt tư do”. Tuy hỗn tạp, mỗi cuối tuần họ đều biểu tình chống đối.
Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibault phân tích:
“Không chấp nhận độc tài Corona”. Đối với một số đông người biểu tình, các biện pháp nghiêm ngặt để chống Covid-19 là những biện pháp ngu xuẩn, hủy diệt tự do.
Nếu đại đa số dân Đức ủng hộ chính sách của chính phủ Merkel, tương đối ít nghiêm khắc hơn các nước châu Âu khác, và đang được giảm nhẹ dần, thì cũng có 20% cho rằng các biện pháp ngăn dịch đi quá xa.
Hôm qua (16/05), tại Stuttgart, khoảng 5.000 người biểu tình, tại Munich, 3.500 người. Chỉ riêng ở thủ đô Berlin, có đến 23 cuộc biểu tình và chống biểu tình, tuy không đông.
Phe chống đối rất hỗn tạp, đưa ra nhiều lý do khác nhau. Cực tả cho là có tài phiệt tư bản “giật dây” đại dịch. Cực hữu vin vào các biện pháp trói buộc để trút căm hận lên thủ tướng Merkel. Còn những người theo thuyết âm mưu thì thừa cơ đưa ra những giả thuyết hoang đường, khẳng định không có siêu vi corona, hoặc có nhưng không nguy hiểm.
Giới chính trị Đức lo ngại bởi vì cách nay không lâu, những thành phần này đã từng huy động biểu tình chống chính sách đón di dân nhập cư của chính phủ Merkel.
Kết quả tốt của chính sách ngăn dịch Covid-19 và kế hoạch bình thường hóa sinh hoạt có thể làm cho phe chống đối yếu đi. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp có thể tăng thêm sức cho phong trào cực đoan.
Ý cho phép du lịch ra vào từ ngày 3 tháng 6
Tin từ ROME, Ý – Vào hôm thứ Bảy (16/5), Chính phủ Ý phê chuẩn một nghị định cho phép du lịch ra vào ngoại quốc từ ngày 3 tháng 6, trong một tiến triển lớn khi chính phủ hành động để gỡ bỏ một trong những lệnh phong tỏa coronavirus cứng rắn nhất thế giới. Chính phủ sẽ cho phép du lịch tự do trên toàn quốc cùng ngày.
Một số khu vực yêu cầu phục hồi nhanh chóng, nhưng Thủ tướng Giuseppe Conte kiên quyết cẩn thận trong việc trở lại bình thường để ngăn chặn làn sóng lây nhiễm thứ hai. Hơn 31,600 người Ý thiệt mạng
vì COVID-19 kể từ khi đại dịch được công bố vào ngày 21 tháng 2. Đây là số người thiệt mạng cao thứ ba trên thế giới sau Hoa Kỳ và Anh Quốc.
Trong một nỗ lực ngăn chặn sự lây nhiễm, Ý là quốc gia châu Âu đầu tiên áp đặt các hạn chế trên toàn quốc vào tháng 3, chỉ phê chuẩn một đợt nới lỏng vào ngày 4 tháng 5, khi họ cho phép các nhà máy và công viên mở cửa trở lại. Các cửa hàng sẽ được mở vào ngày 18 tháng 5 và chính phủ quyết định rằng việc đi lại trong các khu vực riêng lẻ sẽ được cho phép vào cùng ngày đó, có nghĩa là mọi người sẽ có thể đến thăm bạn bè.
Lệnh cấm du lịch liên khu vực và ngoại quốc sẽ được duy trì cho đến sau kỳ nghỉ lễ Republic Day của Ý vào ngày 02 tháng 6. Tất cả các hạn chế du lịch sẽ được dỡ bỏ từ ngày 3 tháng 6 – một cột mốc quan trọng trên con đường phục hồi của Ý, với chính phủ hy vọng sẽ cứu vãn mùa nghỉ lễ sắp tới, khi người Ý thường rời khỏi các thành phố cho kỳ nghỉ hè hàng năm. (BBT)
https://www.sbtn.tv/y-cho-phep-du-lich-ra-vao-tu-ngay-3-thang-6/
Tân Đại sứ Trung Quốc đột tử tại Israel
Đại sứ Trung Quốc tại Israel, ông Đỗ Vĩ (Du Wei), vừa chết tại căn hộ của mình ở ngoại ô Tel Aviv, cảnh sát và truyền thông Israel nói.
Ông Đỗ, 57 tuổi, được tìm thấy chết trên giường, nguyên nhân chưa được nêu.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc ăn cắp nghiên cứu về virus corona
Virus corona: Vì sao Pháp và Mỹ ‘nêu tên’ TQ liên tục?
TQ thừa nhận ‘thiếu sót’ trong ứng phó với virus corona
Ông vừa mới được bổ nhiệm làm đại sứ hồi tháng Hai, sau khi đã làm đại sứ của Trung Quốc tại Ukraine.
Ông đại sứ có vợ và một con trai, nhưng gia đình ông được cho là hiện không có mặt tại Israel.
Ông sống ở vùng Herzliya, ngoại ô Tel Aviv.
Phát ngôn viên cảnh sát Israel nói với hãng tin Reuters: “Là một phần của trình tự thông thường, hiện các đơn vị cảnh sát đang có mặt tại hiện trường.”
Kênh truyền hình Channel 12 TV của Israel dẫn các nguồn y tế ẩn danh nói rằng các chỉ dấu ban đầu cho thấy ông Đỗ chết khi đang ngủ vì những lý do tự nhiên.
Trong một tin đăng trên trang web của đại sứ quán ngay sau khi được bổ nhiệm làm đại sứ, ông Du đã ca ngợi quan hệ giữa “nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới với Israel, quốc gia khởi nghiệp”.
Hôm thứ Sáu, Đại sứ quán Trung Quốc tại Israel đã ra một cú tấn công gay gắt vào Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, người đã chỉ trích Trung Quốc về cách thức xử lý đại dịch virus corona trong chuyến thăm của ông tới Israel.
Trong một phản ứng đăng trên Jerusalem Post, Đại sứ quán lên án “các bình luận lố bịch” của ông Pompeo, và bác bỏ việc Trung Quốc từng che giấu cuộc khủng hoảng.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52697324
Triều Tiên thay lãnh đạo tình báo và chỉ huy cận vệ
Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un đã thay thế lãnh đạo cơ quan tình báo và chỉ huy đội cận vệ tối cao.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc mới đây công bố báo cáo cho thấy Triều Tiên thăng cấp cho tướng Rim Kwang-il làm lãnh đạo Tổng cục Trinh sát (RGB), thay thế ông Jang Kil-song vào hồi tháng 12.2019, theo tờ The Korea Herald ngày 13.5.
RGB bị cho là cơ quan đứng sau vụ tấn công tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc khiến 46 thủy thủ thiệt mạng vào năm 2010. Ông Rim còn được bổ nhiệm làm ủy viên Quân ủy trung ương của đảng Lao động Triều Tiên.
Trong khi đó, ông Kwak Chang-sik được cho là đã được bổ nhiệm làm chỉ huy Lực lượng cận vệ tối cao, thay thế tướng Yun Jong-rin vào tháng 4.2019.
Theo The Korea Herald, tên tuổi của ông Kwak chỉ bắt đầu xuất hiện từ năm 2019 và ông được bổ nhiệm vào Ủy ban trung ương đảng vào tháng 12.2019. Bộ Thống nhất Hàn Quốc không nêu lý do của hai cuộc thay đổi nói trên. Tuy nhiên, ông Yun Jong-rin đảm nhiệm chức vụ bảo vệ nhà lãnh đạo Kim Jong-un từ năm 2010 và bị thay thế có thể vì vấn đề tuổi tác.
Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, ông Rim và ông Kwak là 2 trong số 23 gương mặt mới trong danh sách 364 nhân sự cấp cao trong bộ máy lãnh đạo đảng, chính quyền và quân đội Triều Tiên.
Sự xuất hiện của những cái tên mới được cho là dấu hiệu chuyển biến thế hệ và việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un gia tăng quyền điều hành khi bổ nhiệm những phụ tá thân cận vào những vị trí quan trọng.
http://biendong.net/bi-n-nong/34724-trieu-tien-thay-lanh-dao-tinh-bao-va-chi-huy-can-ve.html
Số ca nhiễm virus corona
liên quan tới hộp đêm ở Hàn Quốc giảm
Nhà chức trách Hàn Quốc cho đến nay đã xác nhận 162 trường hợp nhiễm virus corona liên quan đến những người đi chơi hộp đêm ở khu đô thị đông dân Seoul và đang bày tỏ hi vọng dè dặt rằng các ca nhiễm đang giảm.
Quan chức của Bộ Y tế Hàn Quốc Son Young-rae ngày thứ Bảy cho biết nước này có thể đã tránh được một đợt tăng vọt các ca lây nhiễm trong một khu vực có khoảng phân nửa trong số 51 triệu người sinh sống. Ông Son lưu ý rằng số ca nhiễm gia tăng hàng ngày vẫn nằm trong khoảng 30 ca vài ngày qua mặc dù việc xét nghiệm đã được đẩy mạnh.
Ông Son cho biết 46.000 người cho đến nay đã được xét nghiệm sau khi xuất hiện một loạt các ca nhiễm liên quan đến các hộp đêm và các các tụ điểm ăn chơi về đêm khác ở khu vực giải trí Itaewon ở Seoul.
“Đáng chú ý là không có trường hợp lây nhiễm mới trong các nhà thờ, trung tâm tiếp nhận cuộc gọi và phòng tập thể dục, nơi mà những người mang virus từng đến,” ông nói.
Nhà chức trách đã mở rộng xét nghiệm ẩn danh sau khi một số cơ quan truyền thông mô tả các hộp đêm liên quan đến những vụ lây nhiễm là phục vụ những người đồng tính. Điều này khơi lên lo ngại rằng người ta có thể chùn bước không khai báo vì sợ vấp phải phản ứng kì thị.
Virus corona: Tại sao Đài Loan
sẽ không được dự đàm phán về đại dịch
Saira AsherBBC News
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch virus corona bắt đầu, các quan chức y tế sẽ gặp nhau (qua mạng) tuần tới tại Hội đồng Y tế Thế giới để quyết định thế giới nên giải quyết khủng hoảng như thế nào.
Nhưng một trong những nước thành công nhất trong việc bảo vệ người dân khỏi bị nhiễm này sẽ không được mời tham dự cuộc họp của cơ quan ra quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đài Loan đã được quốc tế hoan nghênh vì đã ngăn chặn được nhanh chóng và có hiệu quả sự lây lan của virus và nói rằng họ nên có một nền tảng để chia sẻ kinh nghiệm của mình với thế giới.
Nhưng Trung Quốc – nơi nói Đài Loan là một phần của lãnh thổ – đã chặn sự tham dự của Đài Loan kể từ năm 2016.
Trong những tuần gần đây, Mỹ, EU, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã ủng hộ Đài Loan tham dự cuộc họp vào ngày 18/5 với tư cách quan sát viên.
Trung Quốc – đối mặt với chỉ trích quốc tế vì là nguồn gốc của đại dịch, và cũng vì sử lý sai lầm trong những ngày đầu của sự lây lan – đã phản ứng rất mạnh mẽ.
Tranh chấp Trung Quốc Đài Loan xảy ra đã lâu, nhưng Shelley Riggers, giáo sư khoa học chính trị tại Davidson College và nhà nghiên cứu lâu năm về Đài Loan, nói rằng bây giờ có thể đang có “sự giảm dần kiên nhẫn” từ một số quốc gia trước sự phản đối từ Trung Quốc, một phản đối “cảm thấy rất trừu tượng và ý thức hệ trong khoảnh khắc, bạn biết đấy, thảm họa toàn cầu “.
Đài Loan bác bỏ chỉ trích của Tổng Giám đốc WHO, người được TQ bảo vệ
Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát ‘giải tội’ cho cảnh sát
Đài Loan, Mỹ ‘cảnh giác’ với tin Trung Quốc sắp tập trận ‘chiếm Đông Sa’
Tại sao sự tham dự của Đài Loan gây tranh cãi?
Đài Loan đã tự trị kể từ khi chính quyền đại lục bị Đảng Cộng sản lật đổ năm 1949 và trốn sang đảo.
Theo chính sách Một Trung Quốc của mình, Bắc Kinh khẳng định họ là nhà cai trị hợp pháp của Đài Loan và đảo quốc này một ngày nào đó sẽ được đưa trở lại dưới sự lãnh đạo của đại lục, bằng vũ lực nếu cần.
Chính phủ hiện tại ở Đài Loan được coi là ủng hộ độc lập và kể từ khi Đảng Tiến bộ Dân chủ của bà Thái Anh Văn lên nắm quyền, quan hệ với Bắc Kinh đã trở nên tồi tệ.
Đài Loan có quân đội và tiền tệ riêng và được một số chính phủ công nhận đó là một quốc gia thực sự.
“Trung Quốc khá kiên định về việc ngăn cản Đài Loan tham dự cuộc họp vào cuộc đàm phán ngày 18/5, và điều đó không dính dáng gì đến sức khỏe cộng đồng mà chỉ liên quan đến mối quan hệ của Trung Quốc với Đài Bắc, và với Tổng thống Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan”, Drew Thompson, cựu Hoa Kỳ nói Bộ quốc phòng chịu trách nhiệm về Trung Quốc, Đài Loan và Mongolia, nói.
Dưới áp lực của Trung Quốc, tất cả trừ 15 quốc gia đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Nhưng Đài Loan đã hết sức vận động để được các tổ chức đa phương như WHO và các tổ chức khác công nhận, trong nỗ lực tìm kiếm tính hợp pháp trên trường quốc tế.
Và nó đã không luôn bị bỏ rơi. Theo chính phủ trước đây – vốn muốn có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc – họ có tư cách quan sát viên tại WHO dưới cái tên “Đài Bắc Trung Hoa”. Nhưng kể từ năm 2017, sau khi bà Thái Anh Vă đắc cử, Đài Loan đã không được mời trở lại.
Kể từ đó, hàng năm Đài Loan đã vận động các nước thành viên để được tham gia. Nhưng trước cuộc họp năm nay, tiếng nói hỗ trợ đã lớn và rõ ràng hơn.
Các chuyên gia cho biết trong khi trước đây các quốc gia khác có thể không nghĩ rằng việc ủng hộ Đài Loan đáng để làm phiền lòng Trung Quốc, tính toán đó đã thay đổi với Covid-19.
Covid-19 thay đổi mọi thứ như thế nào?
Đài Loan đã có thành công đáng kinh ngạc trong việc chiến đấu chống virus corona. Nó chỉ ghi nhận 440 trường hợp bị nhiễm và bảy trường hợp tử vong trong dân số 23 triệu người, chủ yếu là do kiểm soát biên giới sớm, cấm du khách nước ngoài và kiểm dịch bắt buộc đối với tất cả người dân Đài Loan trở về nước.
Điều này đã tạo cho nó một động lực mới và biện minh để được đưa vào việc ra quyết định về sức khỏe toàn cầu.
Vào ngày 8/5, các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ đã gửi thư tới gần 60 quốc gia nói rằng “chưa bao giờ quan trọng hơn để chúng ta đảm bảo tất cả các quốc gia ưu tiên an toàn và sức khỏe toàn cầu hơn chính trị”.
Ủy ban này nói rằng “chiến thuật bắt nạt” của Trung Quốc đã “làm suy yếu khả năng của Đài Loan trong việc đóng góp cho các nỗ lực đáp ứng quốc tế” và khiến mọi người gặp rủi ro cao hơn, vì vậy họ phải được phép tham dự cuộc họp.
Một số cường quốc bao gồm EU, Nhật Bản, Canada, Úc và New Zealand, đã phản ứng, mặc dù không nước nào đề nghị từ bỏ chính sách Một Trung Quốc, khiến Đài Loan có vị thế mơ hồ.
Đài Loan cũng đã giành được sự khen ngợi toàn cầu về tính minh bạch trong việc chia sẻ thông tin về các trường hợp nhiễm virus corona cũng như giúp đỡ các quốc gia khác với các nguồn cung cấp như khẩu trang, ngay cả những nước không công nhận Đài Loan là một quốc gia.
Hoa Kỳ đã có chính sách hỗ trợ lâu dài cho Đài Loan, với tư cách là đồng minh chủ chốt. Vì vậy, virus corona có thể chỉ là một cách mới để tranh luận về việc đưa nó vào WHO.
Nhưng đối với các quốc gia khác, những nước luôn mâu thuẫn về vấn đề chủ quyền lâu dài của Trung Quốc và Đài Loan, có những cân nhắc chính trị mới, Alexander Huang, giáo sư khoa học chính trị chuyên về chính sách đối ngoại và quốc phòng Đài Loan nói.
Họ đã chứng kiến mối quan hệ Mỹ-Trung trở nên tồi tệ trong những tuần gần đây, nhưng họ cũng lo lắng về sự lan tỏa từ đại dịch toàn cầu cũng như những nghi ngờ về việc Trung Quốc có chia sẻ thông tin đầy đủ trong những ngày đầu hay không, ông nói.
Drew Thompson, giáo sư thỉnh giảng tại trường Chính sách công Lee Kuan Yew ở Singapore, nói rằng dư luận toàn cầu đối với Trung Quốc “đã chuyển sang tiêu cực. Và đó là kết quả của sự khăng khăng của Trung Quốc đối với chính sách của mình; và ngoại giao nặng tay của nó “.
Trung Quốc phản ứng thế nào?
Trung Quốc luôn nổi giận với những gì họ gọi là sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề nội bộ. Nhưng lần này, Bắc Kinh đã thực sự tăng độ tức giận và các mối đe dọa, định vị mục tiêu của Đài Loan trong việc có mặt tại WHO như một nỗ lực để giành độc lập.
Truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã đăng một loạt các bài báo đặc biệt tấn công Mỹ.
“Chỉ có một Trung Quốc trên thế giới. Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn Trung Quốc, và Đài Loan là một phần không thể thay đổi của Trung Quốc”, Tân Hoa Xã nói.
Tớ báo này cũng kêu gọi Hoa Kỳ ngừng chính trị hóa các phản ứng quốc tế đối với đại dịch.
Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo nhà nước thường hô hào tinh thần dân tộc của Trung Quốc, đã đăng một bài xã luận nói rằng điều này có thể đặt Trung Quốc vào vị trí sử dụng vũ lực – một mối đe dọa được nước này lặp đi lặp lại.
“Hậu quả duy nhất có thể xảy ra là đại lục xét việc kết thúc trò chơi vô nghĩa này, bằng cách giải quyết câu hỏi Đài Loan một lần và mãi mãi thông qua các biện pháp không hòa bình,” tờ báo này viết.
Ngay cả trước khi đại dịch xảy ra, sự hiện diện quân sự đã gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài Loan rộng 180km ngăn cách hai nước, nhưng sự phô trương sức mạnh đã biến thành cảnh báo.
“Trong ba tháng qua, Trung Quốc đã gửi thêm nhiều loại máy bay ném bom, máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu trên không, đội tàu hải quân của họ đã thực hiện nhiều cuộc tập trận hơn trước trong cùng khoảng thời gian”, ông Huang nói.
Trung Quốc đã có những mối đe dọa kinh tế với những nước khác.
Khi New Zealand ủng hộ đề nghị tham dự cuộc đàm phán của của Đài Loan, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ khi nói rằng điều này có thể làm tổn hại mối quan hệ song phương.
Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Winston Peters nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi phải đứng lên tự bảo vệ mình.”
“Và tình bạn thực sự dựa trên sự bình đẳng.”
Giáo sư Alexander Huang cho biết trong những năm gần đây, quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đã trở nên có khuynh hướng dân tộc hơn rất nhiều và nhằm bảo vệ hình ảnh bản thân của nước này, và không khoan nhượng với bất kỳ lời chỉ trích nào.
“Vì đại dịch, Trung Quốc đã trở nên nhạy cảm hơn với những lời chỉ trích từ [thế giới] bên ngoài và mặt khác, giờ đây, Trung Quốc đã tận hưởng nhiều năng lực hơn để thể hiện sức mạnh và quyền lực của mình.”
Vậy WHO có thể mời Đài Loan?
WHO đã nói rằng tư cách thành viên hoặc tham dự của Đài Loan hoàn toàn phụ thuộc vào các quốc gia thành viên. Tổ chức này cũng nói rằng đã liên lạc với các quan chức y tế Đài Loan và thông tin đang được chia sẻ.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo gần đây nói, Tổng giám đốc của WHO có quyền mời Đài Loan, nhưng ông Steven Solomon thuộc văn phòng pháp lý chính của WHO nói rằng các tổng giám đốc chỉ mở rộng lời mời khi các quốc gia thành viên rõ ràng ủng hộ, vì vậy đây không phải là trường hợp thông thoáng.
Nhưng như bà Riggers chỉ ra, Đài Loan trước đây đã có thể tham dự và các diễn viên phi nhà nước khác như Chính quyền Palestine và Vatican cũng có tư cách quan sát viên.
“Chúng ta đang nói về một quốc gia vì một lý do rất cụ thể đã bị loại trừ”, bà nói.
Ngoài cuộc họp kéo dài hai ngày, đại dịch đã đưa khiến câu hỏi về sự tham gia của Đài Loan trên sân khấu toàn cầu có sự liên quan mới.
Chừng nào tình trạng của nó còn mơ hồ, rất có thể vấn đề chủ quyền sẽ tiếp tục là một chiến trường ủy nhiệm trong các tranh chấp với Trung Quốc đại lục, ngay cả sau khi đại dịch đã qua đi.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52695771
Đặc khu trưởng Hồng Kông bác bỏ lời kêu gọi
của người biểu tình về một cuộc điều tra độc lập
liên quan đến cảnh sát
Tin từ HỒNG KÔNG – Đặc khu trưởng Hồng Kông được Bắc Kinh hậu thuẫn bác bỏ một cuộc điều tra độc lập về cáo buộc rằng cảnh sát sử dụng bạo lực chống lại những người biểu tình ủng hộ dân chủ, mặc dù bà chấp nhận các đề nghị của cơ quan giám sát về việc xử dụng hơi cay và huấn luyện.
Nhiều tháng biểu tình bạo lực kể từ giữa năm 2019 chống lại sự kiểm soát của Trung Cộng đối với thuộc địa cũ của Anh Quốc đã giảm vì khủng hoảng coronavirus, nhưng các vụ bắt giữ các nhà hoạt động trong những ngày gần đây đang vực dậy tình hình căng thẳng.
Người biểu tình cáo buộc cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức, trong khi các nhà chức trách tuyên bố rằng những người biểu tình dùng bạo lực và khiêu khích.
Bà Carrie Lam cho biết một cuộc điều tra độc lập sẽ làm suy yếu quyền lực của cảnh sát, mặc dù chính quyền sẽ chấp nhận các đề nghị từ cơ quan giám sát cảnh sát, Independent Police Complaints Council (IPCC). Vào hôm thứ Sáu (15/5), trong bản báo cáo dài 999 trang được chờ đợi từ lâu, IPCC do bà Lam bổ nhiệm kêu gọi xem xét lại các hướng dẫn sử dụng hơi cay và huấn luyện trật tự công cộng cho cảnh sát. Báo cáo cho biết cảnh sát hành động theo hướng dẫn, mặc dù vẫn còn nhiều yếu tố cần cải thiện.
Trong một trong những sự việc gây tranh cãi nhất, IPCC cho biết họ không tìm thấy bằng chứng về sự thông đồng của cảnh sát với các thành viên băng đảng trong vụ tấn công vào ngày 21 tháng 7 tại quận Yuen Long. (BBT)
TQ nhận trái đắng
với chiến lược ngoại giao “chiến binh sói”
Chính quyền Trung Quốc gần đây đã không ngừng leo thang hình thức ngoại giao “chiến binh sói” và giá họa cho các nước khác về nguồn gốc của mầm bệnh.
Chính sách ngoại giao này đã dấy lên sự phẫn nộ và phản kháng từ cộng đồng quốc tế. Ngày 13/5, tờ Handelsblatt – tờ báo kinh tế và thương mại hàng đầu của Đức, đã đăng tải một bài viết cho rằng Trung Quốc đang sử dụng một chính sách ngoại giao gây hấn và tổng kết lại các tình huống “ngoại giao chiến binh sói” do chính quyền Trung Quốc tự biên tự diễn thời gian gần đây, cũng như những hậu quả “trái đắng” mà nó mang đến.
Bài viết nói rằng các nhà ngoại giao của chính quyền Trung Quốc thường được gọi là “chiến binh sói”. Tên này có liên quan đến hai bộ phim hành động chiến tranh 3D cùng tên được trình chiếu tại Trung Quốc vào năm 2015 và năm 2017. Trong phim, người Trung Quốc đã anh dũng chiến đấu chống lại cái mà họ cho là các thế lực thù địch nước ngoài. Những bộ phim này chứa đầy cái gọi là “tinh thần ái quốc”.
Loại hỗn chiến quân sự trên màn ảnh rộng này cũng đã được các nhà ngoại giao Trung Quốc sao chép lại. Bản tính xâm lược không đổi, họ không ngừng phát động các đợt tấn công nhắm vào các nước khác.
Bài viết nói rằng kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nhậm chức lãnh đạo ĐCSTQ và lãnh đạo nhà nước vào năm 2012 và 2013, chính sách ngoại giao của ĐCSTQ cũng đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của Bắc Kinh chưa bao giờ cực đoan và mất hết lý tính như trong cuộc khủng hoảng đại dịch lần này.
Bài viết đưa ra nhiều dẫn chứng. Ví dụ, sau khi Úc gần đây yêu cầu mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus ĐCSTQ, Bắc Kinh đã tạm ngừng nhập khẩu thịt bò từ Úc. Đại sứ Trung Quốc tại Úc cũng đe dọa tẩy chay các sản phẩm của Úc, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại chính của Úc.
Đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã đăng một bài viết ngắn trên trang web của Đại sứ quán vào tháng Tư, trong đó một quan chức ngoại giao giấu tên nói rằng “người già trong các viện dưỡng lão của Pháp không được chăm sóc”.
Hồi tháng 3, một phát ngôn viên của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố vô căn cứ, cho rằng virus corona chủng mới đã được quân đội Hoa Kỳ đưa vào Trung Quốc.
Ngay đến cả Đức – đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Trung Quốc ở châu Âu, ĐCSTQ cũng đã phát động những cuộc tấn công dữ dội. Khi Đức thảo luận về việc liệu quy hoạch mạng 5G có chấp thuận sự tham gia của Huawei hay không, Đại sứ Trung Quốc tại Berlin đã công khai đe dọa tẩy chay tiêu thụ các hãng xe của Đức tại Trung Quốc.
“Tờ báo kinh doanh hàng đầu” của Đức chỉ ra rằng ĐCSTQ đang sử dụng mô thức tấn công được giới truyền thông gọi là “chiến binh sói” để đánh lạc hướng chú ý của người dân Trung Quốc với các vấn đề trong nước. Cách làm này không chỉ khiến các nhà ngoại giao ĐCSTQ gặp phải “thất bại thảm hại” ở hải ngoại, mà còn tổn hại mối quan hệ với các quốc gia trước giờ luôn cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.
Việc chính quyền Bắc Kinh không ngăn cản loại ngoại giao “chiến binh sói” này, cho thấy hành vi này đã được các quan chức cấp cao của Bắc Kinh chấp nhận. Điều này có thể sẽ tăng cường mâu thuẫn giữa Trung Quốc và châu Âu trong tương lai.
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) đã phát sinh những thay đổi to lớn. ĐCSTQ đã trở nên tự phụ hơn, và châu Âu cũng đã dần từ bỏ ý tưởng ngây thơ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia kinh tế thị trường dân chủ và tự do.
Tuy nhiên, bài viết này nói rằng ĐCSTQ phải hiểu một điều: khi sự ác cảm của công chúng và các chính trị gia đối với ĐCSTQ ngày càng tăng lên, khi những lời đe dọa và cáo buộc vô căn cứ làm mất lòng tin của các đối tác quốc tế, tình cảnh của ĐCSTQ sẽ khó khăn hơn. Tại Hoa Kỳ, tình cảm tốt đẹp của công chúng đối với chính quyền Trung Quốc đã xuống cấp đến mức thấp nhất trong lịch sử, và mối ác cảm này cũng đang tăng dần ở các nước châu Âu.
“Hổ lớn” sa lưới: Cuộc chiến chống tham nhũng
của TQ được hâm nóng sau COVID-19
Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (12/5) đã phát đi một thông báo rằng ông Hồ Vấn Minh, cựu Bí thư đang ủy và cựu Chủ tịch của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC), bị nghi ngờ vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Theo thông tin trên, ông Hồ Vấn Minh từng giữ chức Bí thư đang ủy và Chủ tịch của tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc (CSIC), nơi đã đóng tàu sân bay Liêu Ninh. Hiện ông Hồ Vấn Minh đang trải qua quá trình điều tra và giám sát kỷ luật bởi Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương nước này.
Sơ yếu lý lịch công khai cho thấy, ông Hồ Vấn Minh sinh tháng 5/1957, ở Dương Châu, Giang Tô, Trung Quốc. Ông tốt nghiệp Đại học Hàng không và Vũ trụ Nam Kinh, chuyên ngành khoa học quản lý và kỹ thuật, có bằng tiến sĩ và là nhà nghiên cứu kiêm kỹ sư cao cấp. Ông Hồ từng công tác tại Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, Tập đoàn Công nghiệp vũ khí quân sự Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Trung Quốc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Hồ đã giám sát sự phát triển của tàu Liêu Ninh – khí tài được cải tạo từ một tàu cũ mua của Ukraine và tàu Sơn Đông – tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc gia nhập biên chế vào tháng 12/2019. Tàu Sơn Đông được phát triển dựa trên tàu Liêu Ninh. Được biết, CSIC bị sáp nhập vào Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc từ năm ngoái. Tập đoàn này là một doanh nghiệp siêu lớn đặt dưới sự quản lý của Quốc Vụ viện Trung Quốc. Nó đảm nhận một loạt các nhiệm vụ từ nghiên cứu và phát triển đến sản xuất, thử nghiệm các loại vũ khí và thiết bị hải quân như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm thông thường, tàu mặt nước và vũ khí dưới nước. Hiện đơn vị này cũng đang chế tạo các tàu khác cho Hải quân Trung Quốc như tàu khu trục Type 055 và tàu tấn công đổ bộ Type 075.
Sự việc xảy ra sau hơn 1 năm kể từ khi đơn vị mà ông Hồ từng lãnh đạo vướng vào nghi vấn làm lộ thông tin mật về tàu sân bay Liêu Ninh. Ông Hồ Vấn Minh là cán bộ cấp trung thứ 4 của Trung Quốc bị điều tra và là cán bộ cấp tỉnh đầu tiên bị điều tra trong lĩnh vực doanh nghiệp nhà nước trong năm nay. Ba người trước đó đã bị điều tra đều bị “ngã ngựa” vào tháng trước gồm Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Phúc Kiến, Phó tỉnh trưởng Trương Chí Nam; Ủy viên Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công an Tôn Lực Quân; Nguyên Ủy ban Thường vụ tỉnh ủy Hà Bắc, Phó tỉnh trưởng Trương Hòa.
Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trọng Bình, vụ việc liên quan đến ông Hồ sẽ không có ảnh hưởng lớn đến các chương trình vũ khí của Trung Quốc. Theo chuyên gia này, mỗi dự án quân sự đều liên quan đến nhiều đơn vị và CSIC chỉ chịu trách nhiệm về chiến lược toàn diện chung.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 13/5 nhận định, thông tin Hồ Vấn Minh bị ngã ngựa ngoài việc cho thấy giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục chống tham nhũng mạnh mẽ trong năm 2020, cũng bộc lộ một cuộc khủng hoảng tiềm tàng trong ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc.
Trong vài năm trở lại đây, đã có nhiều quan chức của CSIC bị bắt và xử lý do tham nhũng và vi phạm pháp luật. Tháng 9/2018, Kim Đào, cựu Viện trưởng Viện nghiên cứu 712 của CSIC và cựu Phó giám đốc của Viện nghiên cứu 704, đã bị điều tra. Ngày 24/12 cùng năm, Bốc Kiến Kiệt, Đảng ủy viên và Viện trưởng Viện nghiên cứu 718 của CSIC, đã bị điều tra xem xét vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật. Trước đó, Tôn Ba, cựu Phó Bí thư, Tổng giám đốc của CSIC, đã bị điều tra vào tháng 6/2018, bị khai trừ Đảng và bãi chức vào tháng 12 cùng năm và bị bắt vào tháng 1/2019. Theo thông báo, Tôn Ba “đã gian dối và làm tổn hại lợi ích của các doanh nghiệp nhà nước; che giấu sự thật và lừa dối tổ chức khi bị thanh tra; lý tưởng và niềm tin đã bị lung lay và thực hiện các hoạt động mê tín phong kiến
trong một thời gian dài”. Ngày 4/7/2019, Tôn Ba đã bị kết án 12 năm tù vì lạm dụng chức quyền và nhận hối lộ. Theo thông tin chính thức được đưa ra bởi Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 Thượng Hải, vụ án Tôn Ba liên quan đến bí mật nhà nước nên được xử kín.
Sau khi Tôn Ba bị ngã ngựa, hãng Sputnik Nga đã đưa tin sau khi hoàn thành việc hoán cải tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc, Tôn Ba, Tổng giám đốc của CSIC, người phụ trách việc đóng tàu, đã đem các thông tin bí mật như thiết kế và thông số kỹ thuật của Liêu Ninh bán cho CIA trong vài năm qua. Sau đó, tờ South China Morning Post cũng dẫn lời các nguồn tin cho biết Tôn Ba bị nghi ngờ rò rỉ tài liệu mật của tàu sân bay Liêu Ninh cho các cơ quan tình báo nước ngoài. Bài báo nói rằng vụ án Tôn Ba liên quan đến rất nhiều bí mật, vì vậy Trung Quốc không thể tiết lộ chi tiết. Theo phân tích của truyền thông, sự ngã ngựa của Tôn Ba có thể liên quan đến chất lượng của chiếc hàng không mẫu hạm. Việc cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh và thiết kế và chế tạo tàu sân bay nội địa đầu tiên đều được thực hiện bởi Tôn Ba, nhưng cả hai tàu sân bay đều bị phát hiện có vấn đề về chất lượng. Một tháng trước khi Tôn Ba bị quật ngã, tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh vừa hoàn thành thử nghiệm trên biển đầu tiên. Trong hai tháng sau khi Tôn Ba bị đổ, CSIC ngày 22/8/2018 đã đưa ra cáo phó: “Hoàng Quần, Viện phó Viện nghiên cứu 760 Đại Liên, Tống Nguyệt Tài, người phụ trách cơ sở thử nghiệm và Khương Khai Bân, Giám đốc cơ khí và điện cơ sở thử nghiệm, đã bị chết đuối ngày 20/8/2018”.
Mặc dù cơn bão “đả Hổ” từ sau Đại hội toàn quốc 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã khiến thế giới bên ngoài nhận thức được mức độ và quy mô cuộc chiến chống tham nhũng của Trung Quốc, nhưng tham nhũng trong lĩnh vức công nghiệp quân sự đặc biệt đáng cảnh giác. Chống tham nhũng ban đầu vốn là một cách để chỉnh đốn chính trị, nhưng ngành công nghiệp quân sự liên quan đến an ninh quốc gia. Sự cám dỗ sẽ kích thích tham nhũng và không nên xem nhẹ các vụ án riêng rẽ.
Giai đoạn trước đây, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tập trung thúc đẩy điều tra rộng khắp, cử các điều tra viên đến khắp nơi, thành lập các cơ quan giám sát cán bộ trong nội bộ chi ủy. Tuy nhiên, các mục tiêu quan chức cấp cao không còn nhiều nên thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung vào các quan chức cấp địa phương hoặc cơ sở. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ chậm lại và trở thành một hình thức giám sát thường lệ. Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ dựa nhiều vào những phương tiện như Nhóm kiểm tra Trung ương và Ủy ban Giám sát Quốc gia của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và những cơ quan chống tham nhũng trực thuộc Viện Kiểm sát và Chính phủ để giám sát không chỉ đảng viên mà còn tất cả cán bộ, công chức; tăng cường lãnh đạo thống nhất tập trung của Đảng đối với công tác chống tham nhũng.
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thời gian tới Trung Quốc sẽ tập trung xét xử những cán bộ lãnh đạo “không dừng lại, không thu tay, tập trung đầu mối vấn đề, bị quần chúng phản ứng gay gắt, hiện giữ cương vị lãnh đạo quan trọng, có thể còn muốn được đề bạt sử dụng”; xét xử nghiêm túc những hành vi dùng lợi ích để kết bè kéo cánh, xây dựng ảnh hưởng cá nhân trong đảng, kết thành nhóm lợi ích, xét xử nghiêm túc những “kẻ hai mặt” không trung thành, không thành thật, bằng mặt mà không bằng lòng với đảng, vấn đề làm trái với đường lối chính trị của đảng, phá hoại môi trường chính trị trong đảng.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc cũng sẽ tập trung xử lý, bắt giữ và điều tra, trừng trị tham nhũng vặt đối với các quan chức địa phương nhằm bảo vệ thiết thực cho lợi ích của quần chúng và làm thay đổi tác phong của cán bộ ở cơ sở và cải thiện môi trường chính trị, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa đảng với nhân dân, giữa cán bộ với dân, tăng cường lòng tin của quần chúng nhân dân đối với Trung ương Đảng. Trong năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc sẽ liên tục triển khai xử lý tập trung vấn đề tham nhũng và xây dựng tác phong trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, tiến hành bảo đảm vững chắc cho người dân nông thôn Trung Quốc thoát nghèo theo tiêu chuẩn hiện hành vào năm 2020. Theo đó, trọng điểm triển khai lần này vừa có vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, vừa có vấn đề thực hiện thiếu hiệu quả trách nhiệm liên quan. Điều đáng chú ý là các vấn đề như chống chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, quyết sách mù quáng, cách làm dối trá, thoát nghèo bằng con số… cũng sẽ trở thành trọng điểm công tác.
‘Tư lệnh ngành đóng tàu’ Trung Quốc ngã ngựa,
các sĩ quan cao cấp đứng ngồi không yên
Vũ Dương
Ngày 12/5, ông Hồ Vấn Minh (Hu Wenming), nguyên Bí thư, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp nặng – Đóng tàu Trung Quốc (The China Shipbuilding Industry Corporation, CSIC), một doanh nghiệp siêu lớn đặt dưới sự quản lý của Quốc Vụ viện Trung Quốc, đã bị ngã ngựa.
Trước thềm “Lưỡng hội”, đấu đá quyền lực cấp cao nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) càng thêm ác liệt, cựu trung tá Bộ Tư lệnh Hải quân Diêu Thành tiết lộ, bây giờ các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ đều đang đứng ngồi không yên.
“Tư lệnh ngành đóng tàu” Hồ Vấn Minh là đồng hương Dương Châu của ông Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo của ĐCSTQ, quan lộ thăng tiến lên trong thời gian ông Giang nắm quyền. Thời mà ông Quách Bá Hùng – thân tín của ông Giang Trạch Dân, đảm nhận chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông Hồ Vấn Minh tiếp quản Tổng cục Vũ trang và lần lượt nắm trong tay bốn doanh nghiệp công trình quân sự lớn của ĐCSTQ.
Ngày 15/5, Diêu Thành, cựu trung tá của Bộ Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, hiện đang cư trú tại Mỹ, tiết lộ với phóng viên của đài VOA rằng các sĩ quan cao cấp trong quân đội ĐCSTQ đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình.
Ông Diêu nói rằng sau khi lãnh đạo mới của ĐCSTQ lên nắm quyền, họ đều thanh trừng thân tín trong quân đội của người lãnh đạo trước đó, ví như Đặng Tiểu Bình đã thanh trừng bè lũ tay chân của Mao Trạch Đông. Sau khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền đã thanh trừng thân tín của Đặng Tiểu Bình, loại trừ nhóm người trong “Dương gia tướng” là Dương Thượng Côn và Dương Bạch Băng…
Sau khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền, quân quyền đã bị những thân tín do Giang Trạch Dân cài cắm trong quân đội như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu… kiểm soát, ông Hồ Cẩm Đào không có thực quyền trong tay. Ví dụ nổi bật nhất là sau đại địa chấn 8 độ richter phát sinh tại Vấn Xuyên ngày 12/5/2008, quân đội ĐCSTQ đã không tuân theo mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào – Chủ tịch Quân ủy Trung ương thời điểm đó, và Ôn Gia Bảo – Thủ tướng ĐCSTQ kiêm Tổng chỉ huy ứng phó động đất lúc bấy giờ. Tổng tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu Giải phóng quân ĐCSTQ là ông Trần Bỉnh Đức năm đó đã đăng tải bài viết tiết lộ với các phương tiện truyền thông của đảng rằng trong ba ngày sau trận động đất, mọi hành động của quân đội đều phải được ông Giang Trạch Dân “người đứng đầu Quân ủy Trung ương ĐCSTQ” chấp thuận.
Sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập bắt đầu thanh trừ thân tín trong quân đội của ông Giang Trạch Dân, bắt giữ hàng trăm tướng lĩnh, gồm hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu; Ủy viên Quân ủy Trung ương Trương Dương, Phòng Phong Huy; Chính ủy Không quân Điền Tu Tư,Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Kiến Bình, Hiệu trưởng Đại học Quốc phòng Trung Quốc Vương Hỷ Bân…
Diêu Thành nói, do vậy hiện giờ các sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ đều đang đứng ngồi không yên, tất cả đều đang dõi theo tình hình.
Sĩ quan cao cấp của ĐCSTQ khuyến khích các cựu chiến binh bảo vệ quyền lợi
Ông Diêu tiết lộ, quân đội ĐCSTQ kỳ thực vốn không “một lòng một dạ” với Tập Cận Bình. Trước đó sĩ quan quân đội cấp cao đã bất mãn với việc bắt giữ người của Ủy ban kỷ luật trung ương, họ liền khuyến khích các cựu chiến binh bao vây Ủy ban kỷ luật trung ương. Lần đó, các cựu chiến binh đã được quân đội chở xe đưa vào bên trong, kết quả chỉ sau một đêm đã có 20.000 người tiến vào Bắc Kinh.
Sự kiện các cựu chiến binh bao vây Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương xảy ra vào đêm trước thềm “Lưỡng hội” của ĐCSTQ năm 2017.
Từ ngày 22 đến 24/2/2017, hàng chục ngàn cựu chiến binh thoái ngũ từ khắp các nơi của Trung Quốc đã phá vỡ vòng vây của các quan chức địa phương, lần nữa tập trung trước Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, đưa ra kiến nghị và yêu cầu người lãnh đạo giải quyết các vấn đề tái định cư của họ.
Vào thời điểm đó, Khương Duy Bình (Jiang Weiping), một cựu phóng viên của trang “Văn Hối Báo” cũng đăng tải bài viết chỉ ra rằng có tới 20.000 cựu chiến binh bao quanh Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, ngoại giới nghi ngờ rằng đây là âm mưu do các quan chức địa phương và một số quan chức cấp cao của Bộ Chính trị đã bí mật thông đồng với nhau, nội ứng ngoại hợp, dày công sắp đặt và thao khống chặt chẽ. Nhiều quan chức cấp cao đã bị bắt giữ, các quan chức địa phương vốn có ý kiến về chống tham
nhũng và cảm thấy bất mãn trong tâm, do đó, trước phong trào đòi quyền lợi của cựu chiến binh, họ ngoài sáng thì xử lý qua loa, trong tối thì ngấm ngầm xúi giục, cố tình tạo điều kiện cho các cựu chiến binh không ngừng đến Bắc Kinh đề đạt nguyện vọng, hòng phân tán tinh lực của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương.
Trước thềm ‘Lưỡng hội’, đấu đá quyền lực không ngừng leo thang, nhiều người thuộc phe Giang ngã ngựa
Do ảnh hưởng của virus ĐCSTQ (còn gọi là virus viêm phổi Vũ Hán hay Covid-19), “Lưỡng hội” năm nay sẽ được cử hành vào hạ tuần tháng Năm. Trước thềm “Lưỡng hội” do ảnh hưởng của dịch bệnh và suy thoái kinh tế Trung Quốc, giới chức cao tầng nội bộ ĐCSTQ có sự chia rẽ sâu sắc, những màn đấu đá tranh giành quyền lực càng trở nên khốc liệt hơn.
Ngoài Hồ Vấn Minh, một thứ trưởng thuộc phe cánh ông Giang ngã ngựa ra, còn có hai quan chức cấp cao trong hàng ngũ thứ trưởng khác của phe Giang cũng ngã ngựa.
Vào ngày 12/4, ông Trương Chí Nam (Zhang Zhinan), thành viên của Ủy ban Thường vụ kiêm Phó Tỉnh trưởng của tỉnh Phúc Kiến đã ngã ngựa. Ông Trương Chí Nam là phụ tá đầu tiên của ông Tô Thụ Lâm (Su Shulin), Thống đốc tỉnh Phúc Kiến, và ông Tô lại là thành viên của “băng đảng dầu khí” Chu Vĩnh Khang – thân tín của Giang Trạch Dân.
Vào ngày 19/4, ông Tôn Lập Quân, thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa. Tôn Lực Quân từng giữ các chức vụ: Thư ký của ông Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí thư Ủy ban Chính pháp ĐCSTQ, Cục trưởng Cục 1 Bộ Công an. Tôn Lập Quân từng phụ trách các vấn đề an ninh chính trị nội bộ, cũng như các vấn đề an ninh Hồng Kông.
Một “Hồng nhị đại” ngoài 70 tuổi ở Bắc Kinh gần đây đã nói với phóng viên Thời báo Epoch Times rằng Tôn Lực Quân là thân tín do Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng cài cắm vào. Mới đầu ông Tập Cận Bình không biết điều này, cảm thấy có thể tin tưởng được, “kết quả Tôn đã có những động thái đe dọa địa vị của Tập Cận Bình, có nguồn tin tiết lộ rằng Tôn Lập Quân đã lên kế hoạch ám sát ông Tập, vì vậy bắt giữ ông ta là bắt buộc. Bắt không được thì chỉ có ngồi chờ chết, ông Tập không thể ngồi đó chờ chết được”.
Vào ngày 10/5, Vương Xuân Ninh, một “Hồng nhị đại” và là Tư lệnh Cảnh vệ Bắc Kinh, đã bị bãi nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bắc Kinh, chức vụ này do Trương Phàm Địch, Chính trị viên Cảnh vệ khu Bắc Kinh tiếp quản.
Ngoại giới nghi ngờ rằng Vương Xuân Ninh, 57 tuổi, bị cách chức chỉ sau 4 tháng bước chân vào Ủy ban Thường vụ Thành phố Bắc Kinh, có thể dính líu đến đấu đá quyền lực nội bộ cấp cao ĐCSTQ.
Theo Lin Yan, Epochtimes.com
Vũ Dương dịch và biên tập
Đập Tam Hiệp: ‘Lời nguyền tử huyệt’
bắt đầu ám ảnh Trung Quốc?
Tâm Tuệ
Chính quyền ĐCS Trung Quốc luôn cam kết với người dân nước này về những lợi ích to lớn của đập thuỷ điện Tam Hiệp. Tuy nhiên những nguy cơ đối với sự an toàn của đập cũng như những tác động tiêu cực về nhiều mặt đang gặp phải đã làm giới chức nước này đau đầu và đưa người dân lâm vào thế nguy nan. Khi Trung Quốc ngày càng phải đối mặt với nhiều hệ luỵ khôn lường từ công trình đầy tham vọng này.
Công trình xây dựng khổng lồ
Dương Tử bắt nguồn từ Tây Tạng, con sông được xem là long mạch lớn nhất thế giới nó đã tạo phúc và dưỡng dục cho dân tộc Trung Hoa hàng nghìn năm qua. Con sông chảy xuống Thượng Hải, thành phố lớn nhất Trung Quốc, cung cấp nước sinh hoạt cho 400 triệu người dân và giúp tưới tiêu cho 1/4 diện tích đất canh tác của nước này.
Tuy nhiên vào năm 1994, chính quyền Trung Quốc đã tiến hành xây đập Tam Hiệp chặn đứng long mạnh của con sông này. Đập Tam Hiệp được xem là giấc mơ của nhà lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông thời còn sống, được bắt đầu xây dựng vào năm 1994 và hoàn thành vào năm 2006.
Đập thuỷ điện lớn nhất ở miền trung Trung Quốc này bắt đầu đi vào sản xuất điện năm 2008. Con đập được xây dựng bằng bê tông và thép, có chiều dài 2308 mét, chiều cao 181 mét. Hồ chứa có dung tích lên tới 80.300km2, hơn 102.600.000m3 đất đã được chuyển đi nhường chỗ cho 27,2 triệu m3 bê tông và 463.000 tấn thép đủ để xây dựng 63 tháp Eiffel.
Theo các chuyên gia, mực nước trong đập khi ở mức tối đa sẽ cao hơn mực nước biển là 175m và cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn là 110m. Vùng hồ chứa có độ dài trung bình khoảng 660km và chiều rộng 1,12km.
Đập Tam Hiệp là một trong những đập thủy điện có công suất lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp nằm ở giữa tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên. Công suất tối đa của nhà máy là 6.448MW, dự án này sẽ tạo ra hơn 60 tỷ kilowatt giờ điện mỗi năm, tương đương hai phần ba lượng điện tiêu thụ của thành phố Bắc Kinh trong năm 2015 (ảnh: Techz).
Vùng hồ chứa có diện tích bề mặt nước là 1045 km2 và chứa lượng nước lên đến 42 tỷ tấn. Lượng nước này lớn đến mức có thể khiến trái đất quay chậm lại so với bình thường.
Đập Tam Hiệp có tổng công suất 18,2 mW, gấp 10 lần công suất của các nhà máy điện hạt nhân Daya Bay ở tỉnh Quảng Đông và gấp 8 lần đập thuỷ điện Hoover 1 trong 7 công trình lớn nhất của nước Mỹ.
Với việc xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc hy vọng có thể chế ngự thiên nhiên, tạo tiền đề cho dự án chuyển đổi nước bắc nam đầy tham vọng.
Theo truyền thông Trung Quốc, đập Tam Hiệp lập nhiều kỷ lục thế giới như là đập cao nhất, đập tràn có lưu lượng nước khổng lồ, đập có các âu tàu phục vụ du lịch với nguồn nước cao khổng lồ, dự án có vốn đầu tư lớn nhất…
Theo những công bố tại Trung Quốc, đập Tam Hiệp được xây dựng như 1 vách núi bằng bê tông cốt thép nằm trên một nền đá hoa cương hết sức kiên cố. Đập Tam Hiệp không chỉ được xây dựng kiên cố từ nền tảng cho đến kết cấu đập mà còn được áp dụng nhiều biện pháp gia cố vững chắc, đến mức sức công phá của những vũ khí thông thường không thể phá huỷ. Nói cách khác chỉ vũ khí hạt nhân mới có thể gây tổn thất cho đập Tam Hiệp.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, tổng chi phí xây dựng đập Tam Hiệp lên tới 40 tỷ đô với 1,3 triệu người phải tái định cư khỏi khu vực.
Những hệ luỵ nghiêm trọng
Trung Quốc đang bị ám ảnh bởi ‘lời nguyền’ siêu đập nhằm thoã mãn tham vọng về những cái gọi là vĩ đại nhất. Tuy nhiên đằng sau sự thoã mãn đó là những mất mát không thể tính hết.
Báo cáo của chính phủ Trung Quốc về đập Tam Hiệp, sau khi đập được chính thức phê duyệt vào năm 1992 chỉ nói về những lợi ích thu được coi đây là một chương trình để củng cố sức mạnh chính trị, kinh tế và công nghệ quốc gia.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế của nước này lại đặt nhiều câu hỏi liên quan đến phí tổn ảnh hưởng về mặt xã hội và môi trường của công trình khổng lồ này.
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất là việc tái định cư cho những người dân bị mất đất trong lưu vực hồ chứa. Diện tích chứa nước đập Tam Hiệp rộng tới 10.000 km2 và kéo dài hơn 600 km về thượng lưu. Đây là quê hương và nơi sinh sống của 1,5 triệu người.
Chuyên gia môi trường Mỹ cho rằng các dự án thuỷ điện lớn của Trung Quốc được xem là các quả bom nổ chậm do lạm dụng quá mức mẹ thiên nhiên, làm thay đổi cơ cấu đất trồng cũng như làm tăng hiệu ứng biến đổi khí hậu cùng nhiều tác động tàn phá môi trường nghiêm trọng khác.
Đập Tam Hiệp là dự án gây tranh cãi thậm chí cả trước khi nó được phê chuẩn. Khi dự án đập Tam Hiệp được đưa ra lấy ý kiến từ quốc hội Trung Quốc năm 1992, có tới 1/3 đại biểu phản đối.
Trong một thông cáo mới đây, Chính phủ Trung Quốc họ nhận thức được một số vấn đề ngay cả trước khi dự án xây đập bắt đầu được triển khai, một số vấn đề khác nổi lên trong quá trình xây dựng.
Những hệ luỵ mà các cộng đồng xung quanh con đập và dọc bờ sông Dương Tử đang phải gánh chịu lại lớn hơn rất nhiều so với những gì dự kiến. Việc xây dựng được cho là gia tăng nhanh chóng và gây nên các trận động đất, làm cho hệ sinh thái bị phá huỷ cùng hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác.
Thống kê của bộ môi trường Trung Quốc cho thấy, khu vực xung quanh đập chỉ riêng năm 2017 đã chịu 776 trận động đất, tăng 60% so với cùng kỳ trước đó so với mức rung chấn lên đến 5 độ Richter.
Một nghiên cứu từ cơ quan theo dõi động đất Trung Quốc cho thấy chỉ trong khoảng thời gian từ khi khánh thành đập từ năm 2003 đến năm 2009 số lượng trận động đất tăng 30 lần.
Kể từ khi đập được xây dựng một trận lũ kinh hoàng đã xảy ra trên sông Dương Tử vào năm 1998 cướp đi 3500 sinh mạng, chưa kể đập được coi là thủ phạm gián tiếp dẫn đến trận động đất ở Tứ Xuyên vào năm 2008 khiến 87000 người bị tử vong.
Đập thuỷ điện Tam Hiệp được coi là nguyên nhân khiến cho mực nước giảm mạnh ở các vùng hạ lưu khiến người dân không còn nước sinh hoạt trong thời gian hạn hán diễn ra từ tháng 1 đến 4 hàng năm.
Đơn cử, trận hạn hán ở Tứ Xuyên được cho là tồi tệ nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Trầm tích tích tụ gần con đập được coi là mối đe doạ thường trực đối với việc kiểm soát lũ lụt. Và để giải quyết điều này, Trung Quốc đã phải xây 2 con đập lớn ở thượng nguồn để chặn bùn.
Hồ chứa nước của đập được cho là hấp thu rất nhiều nhiệt và được cho là nguyên nhân làm tăng nhiệt độ trung bình trong khu vực.
Nhiệt độ tăng lên và sự thay đổi về hệ sinh thái đã tạo ra mối đe doạ đối với nguồn cá của con sông. Trong các đợt mưa lũ hàng năm, hàng ngàn tấn rác đã bị cuốn trôi xuống hồ chứa của đập Tam Hiệp.
Hiện tại mỗi ngày có tới 3000 tấn rác được thu dọn ở con đập nhưng vẫn không đủ để dọn sạch tất cả số rác bị cuốn trôi xuống đập.
Theo những báo cáo chính thức cứ vào đầu mùa mưa vào tháng 7 hằng năm khoảng 50.000m2 diện tích mặt nước hồ chứa của đập Tam Hiệp đã bị rác phủ kín và những khối rác này có độ dày lên tới 60 cm, thậm chí ở 1 số chỗ người ta có thể đi bộ lên đó.
Các nhà môi trường trong những năm qua cảnh báo rằng hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp có thể bị biến thành hồ chứa rác thải thô và hoá chất công nghiệp đọc hại từ thành phố Trùng Khánh và phù sa bị kẹt lại sau con đập có thể gây xói mòn dưới hạ nguồn.
Chính quyền Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố và khẳng định những lợi ích của đập Tam Hiệp lấn át chi phí bỏ ra và những hệ luỵ mà nó gây ra. Tuy nhiên, vào năm 2011 chính quyền Trung Quốc đã phải chi 177 tỷ đô la để ngăn chặn thảm hoạ về môi trường tại khu vực đập, xây dựng hàng rào sinh thái… Tuy nhiên các nỗ lực này không giải quyết được vấn đề lâu dài.
Nguy cơ đập Tam Hiệp bị vỡ?
Theo nguồn tin từ hãng thông tấn Pháp AFP dẫn lời một kỹ sư công trình Tam Hiệp cho biết, vấn đề về chất lượng của đập Tam Hiệp luôn hiện hữu bao gồm các vết nứt và bê tông xây dựng không hợp tiêu chuẩn.
Giáo Sư Lưu Sùng Hi, chuyên gia về kết cấu đập cho biết, tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ có 50 năm.
Trong khi đó, kết luận từ báo cáo khả thi của dự án đập Tam Hiệp do cơ quan phát triển Quốc tế Canada và tập đoàn quản lý dự án Canada thực hiện thì bi quan hơn tuổi thọ kinh tế của đập Tam Hiệp chỉ 40 năm.
Ông Phí Lương Dũng chỉ ra rằng, nguy cơ lớn nhất mà siêu đập Tam Hiệp phải đối mặt đó là vỡ đập. Một khi con đập này vỡ thì vùng trung lưu và hạ lưu sông Dương Tử sẽ gặp thảm hoạ. “Tôi đã tính toán ngay từ đầu rằng khi con đập này sụp đổ thì tốc độ nước chảy sẽ cực kỳ nhanh, có thể đạt tới 180km/h trực tiếp đổ dồn xuống hạ lưu trong vòng 20 phút đã có thể đánh vỡ đập Cát Châu, trong vòng 2 giờ sẽ làm ngập lụt lớn ở Vũ Hán. Tuy nhiên vì lượng nước quá lớn nên nhiều địa phương sẽ bị nhấn chìm trong đó các khu vực phát triển nhất hạ lưu sông Dương Tử như Vũ Hán, Cửu Giang, Nam Kinh, Thượng Hải đều chịu ảnh hưởng. Trong khi đó lực lượng quân sự của Trung Quốc đặc biệt là lực lượng bộ đội dự bị khoảng 40% đã tập trung tại khu vực này. Như vậy nếu như đập Tam Hiệp này sụp đổ thì toàn bộ kinh tế, chính trị, quân sự, quốc phòng đều chịu tổn thất vô cùng nghiêm trọng”.
Ông Vương còn cho biết, năm 1996 nhà khoa học bê tông Trung Quốc Lưu Tôn Huy cho rằng, tuổi thọ của đập Tam Hiệp là 500 năm hay 1000 năm là sai lầm. Những con đập bê tông mà ông nghiên cứu ở Nhật Bản thường chỉ được 100 năm, còn tuổi thọ của các đập bê tông ở Trung Quốc chỉ là 50 năm. Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc không nghe lời đề nghị của ông.
Ông Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Trung Quốc cũng từng 3 lần gửi thư cho ông Giang Trạch Dân khuyên không nên xây dựng đập Tam Hiệp, vì xây dựng rồi sau này cũng phải phá bỏ. Ông chỉ ra các tác hại của đập Tam Hiệp từ các khía cạnh địa chất, môi trường, sinh thái và quân sự. Vì nguyên nhân này ông không được mời tham gia dự án Tam Hiệp.
Thông tin về đập Tam hiệp biến dạng và có nguy cơ bị vỡ đang khiến cả thế giới lo lắng. Mới đây, một số bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội trong thời gian gần đây cho thấy đập Tam Hiệp bị biến dạng rõ rệt. Có chỗ bị uốn cong và xuất hiện những đoạn đứt gãy.
Bắt đầu từ 2 bức ảnh được đăng tải để so sánh trên tài khoản Twiter của 1 học gỉa kinh tế đọc lập người Hoa. Có thể dễ dàng nhận thấy trong 1 bức hình ảnh đập vẫn bình thường nhưng ở bức thứ 2 đập bị biến dạng và có hình dạng mấp mô.
Trung Quốc ngay lập tức có những động tác trấn an dư luận. Ngày 4/7/2019 ngành tập đoàn công nghệ và hàng không vũ trụ Trung Quốc đã công bố 1 bức ảnh với độ phân giải cao về đập tam hiệp được chụp từ vệ tinh Gao-fen 6, đồng thời bác bỏ tin đồn trên mạng rằng cơ quan quản lý đã trục tiếp kiểm tra, đập Tam Hiệp không có vấn đề gì.
Những dữ liệu do cơ quan quản lý đập là tập đoàn tam hiệp Trung Quốc (CTJ) cung cấp liên quan đến hàng loạt những hạng mục và số liệu kiểm nghiệm trong khoảng thười gian từ 2006 đến 2019 cho thấy các chỉ số liên quan đến mức độ biến dạng là ở mức cho phép và các công trình của đập trong tình trạng ổn định. Tuy vậy báo cáo của cơ quan trên cũng thừa nhận nền con đập đã dịch chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm và chiều ngang khoảng 4,63mm.
Tuy nhiên cách nói của phía chính quyền Trung Quốc lại không thể nào xoá bỏ được nghi ngờ của dư luận khi hình ảnh trên google lại cho thấy hình ảnh con đập biến dạng rất rõ. Nhiều ý kiến cho rằng nếu giả định đập Tam Hiệp biến dạng là do sai lệch về hình ảnh. Nhưng tại sao rất nhiều con đường xung quanh đập lại không xảy ra hiện tượng đó?
Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng giới truyền thông Trung Quốc cố tình thông tin sai lệch với mục đích là trấn an dư luận.
Ảnh hưởng của đập Tam Hiệp là vô cùng nghiêm trọng, vô cùng thê thảm và đau đớn mà nếu con đập ấy sụp đổ thì chính là đại nạn cho dân tộc Trung Hoa và các nước vùng hạ lưu sông Mekong.
Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, 1/3 diện tích Trung Quốc bao trùm một khu vực thịnh vượng gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải với hàng trăm triệu dân sinh sống sẽ nằm sâu dưới biển nước từ 5-10m.
Theo tính toán thì nếu đập Tam Hiệp bị vỡ sẽ gây ra cơn sóng thần cực lớn, tàn phá và chỉ mất 5-10 phút toàn bộ vùng hạ lưu sẽ bị xóa sổ. Toàn bộ dân cư hàng trăm triệu kể cả ở các thành phố lớn sẽ bị cuốn ra biển. 1/3 diện tích Trung Quốc – vùng thịnh vượng nhất bao gồm Vũ Hán, Nam Kinh, Thượng Hải – mà dân cư sinh sống sẽ bị chôn vùi trong nước lụt…
Toàn bộ các di tích lịch sử mà Trung Quốc thường hãnh diện với thế giới hàng ngàn năm qua sẽ tan biến trong nước lũ. Hàng ngàn thành phố lớn nhỏ sẽ bị chìm trong nước lụt từ 5-10m. Hàng chục ngàn nhà máy kỹ nghệ, xưởng, hãng sản xuất hàng để xuất khẩu, cùng với tàu bè thương mãi, kỹ nghệ, du lịch sẽ bị tàn phá, ngập nước và cuốn ra biển. Mất nguồn cung cấp điện khổng lồ, Trung Quốc sẽ lâm vào tình trạng thiếu điện, khoa học công nghệ tan tành, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.
Tổn thất về người và kinh tế nếu đập Tam Hiệp vỡ là không thể kể xiết. Thế nên đập Tam Hiệp được xem như là tử huyệt của Trung Quốc, cũng chính vì vậy mà Trung Quốc thậm chí bố trí hàng chục tiểu đoàn từ bộ binh, phòng không không quân, tên lửa xung quanh con đập này.
Chính quyền ĐCSTQ với tư duy “đấu với trời, đấu với đất, đấu với con người” đã khiến phong thuỷ đất nước Trung Hoa rơi vào thế xấu.
Năm đó, Giang Trạch Dân sau khi lên nắm quyền đã không màng đến cảnh báo của các chuyên gia về những mối nguy tiềm ẩn của đập Tam Hiệp. Cùng với Thủ tướng Lý Bằng khi đó, ông đã hạ lệnh thi công công trình.
Ông Phí Lương Dũng nói, quan chức Trung Quốc thích đao to búa lớn nhưng lại thiếu hụt nhân cách chính là nguyên nhân gây ra đại nạn cho người Trung Quốc: “Những lãnh đạo Trung Quốc ở cao tầng kia, bọn họ chính là thích đao to búa lớn chỉ vì cái kết quả trước mắt mà đưa đến rất nhiều thứ loạn bát nháo, làm loạn, làm sai cuối cùng là gây ra hoạ rất lớn”.
Chính quyền Trung Quốc đã cho xây rất nhiều đập nước và sự kiện vỡ đập cũng nhiều vô kể nhưng cơ quan truyền thông dấu nhẹm, tốt khoe xấu che.
Những nguy cơ của con đập chị giá 40 tỷ đô này cùng với hậu quả thảm khốc mà nó gây ra cho môi trường, di tích lịch sử, kinh tế có vẻ cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Long mạch của đất nước Trung Hoa chảy cuồn cuộn mấy ngàn năm đã bị chặn đứng và dần dần thoi thóp. Hẳn không chỉ 1,3 triệu người dân vùng thượng lưu và hạ lưu của con đập này bị ảnh hưởng mà hàng trăm triệu người dân và vận khí của Trung Quốc bị tiêu hao không hề nhỏ. Đồng thời các nước lưu vực sông Mekong trong đó có Việt Nam có lẽ cũng phải hứng chịu ảnh hưởng một khi quả bom nước treo trên đầu này bị vỡ.
Lão Tử nói: “Nhân pháp Địa, Địa pháp Thiên, Thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên”, ý tứ là, người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên.
Trên thế gian này, quy luật to lớn nhất chính là luật tự nhiên, “thuận theo tự nhiên” mới là đạo sinh tồn của nhân loại. Như vậy, dễ hiểu rằng, những kẻ đi ngược lại tự nhiên thì dù sớm hay muộn, tất sẽ tiêu vong!
Tâm Tuệ (tổng hợp)
https://www.dkn.tv/the-gioi/dap-tam-hiep-loi-nguyen-tu-huyet-bat-dau-am-anh-trung-quoc.html
Bùng phát ổ dịch Covid-19 mới tại Trung Quốc,
một loạt quan chức mất việc
Lục Du
Ông Li Pengfei, Bí thư Thành ủy Thư Lan (ảnh: tài khoản Weibo của chính quyền thành phố Thư Lan).
Nhiều quan chức thành phố Thư Lan và Cát Lâm đã bị cách chức sau khi để hai khu vực này bùng phát ổ dịch, tiềm ẩn nguy cơ lây lan sang các thành phố lân cận, theo SCMP.
Hôm thứ Sáu (16/5), Đảng ủy tỉnh Cát Lâm cho biết, Bí thư thành ủy Thư Lan, ông Li Pengfei, đã bị cách chức. Người thay thế ông sẽ là ông Zhang Jinghui, phó chủ tịch thành phố Cát Lâm.
5 quan chức khác đã bị cách chức hôm thứ Bảy (16/5), bao gồm phó giám đốc ủy ban y tế và giám đốc trung tâm kiểm soát dịch bệnh Cát Lâm cũng như giám đốc phòng y tế, phó giám đốc văn phòng an ninh công cộng và giám đốc trung tâm kiểm soát dịch bệnh Thư Lan.
Thư Lan là thành phố cấp huyện, trực thuộc thành phố Cát Lâm – một thành phố cấp địa khu. Cả hai thành phố đều trực thuộc tỉnh Cát Lâm.
Hơn 8.000 người dân tỉnh Cát Lâm đã bị cách ly do hậu quả bùng phát dịch có tâm chấn tại thành phố Thư Lan.
Thành phố này hiện là nơi duy nhất ở Trung Quốc được xếp loại “rủi ro cao”.
Trước đó, tỉnh Cát Lâm đã mở cửa cho trẻ em quay trở lại trường, nhưng vào ngày 13/5, tỉnh đã đảo ngược quyết định này, ra lệnh đóng cửa tất cả các trường học một lần nữa.
Việc tụ tập đông người ngoài trời đã bị cấm, trong khi các địa điểm công cộng trong nhà – như nhà hát, quán cà phê internet, tụ điểm mạt chược và nhà tắm công cộng – cũng đã được đóng cửa cho đến khi có thông báo tiếp theo.
Các khu chợ phiên ngoài trời cũng được lệnh đóng cửa từ thứ Năm (14/5) để ngăn chặn người dân tụ tập.
Rò rỉ cơ sở dữ liệu 230 thành phố ở Trung Quốc
với 640.000 ca nhiễm virus corona
Hương Thảo
Theo một bài viết trên trang Foreign Policy ngày 12/5, Bắc Kinh tuyên bố rằng kể từ khi đại dịch corona virus bắt đầu vào cuối năm ngoái, chỉ có 82.919 trường hợp được xác nhận và 4.633 trường hợp tử vong ở Trung Quốc đại lục. Những con số được trình bày cho phần còn lại của thế giới là ít hơn nhiều so với số liệu ‘riêng’ của Bắc Kinh, vì vậy việc tìm hiểu về dữ liệu thực, được các quan chức Trung Quốc sử dụng trực tiếp, là vô giá đối với các chính phủ ở các nước khác.
Một cơ sở dữ liệu thống kê của trường Đại học Công nghệ Quốc phòng Quân đội Trung Quốc, thống kê số ca nhiễm ở 230 thành phố, cho biết có 640.000 ca. Con số này có thể cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tính trung thực của số ca nhiễm virus corona ở Trung Quốc.
Nguồn tin rò rỉ, yêu cầu giấu tên vì tính nhạy cảm của việc chia sẻ dữ liệu quân sự của Trung Quốc, nói rằng dữ liệu này đến từ trường Đại học Công nghệ Quốc phòng. Trường xuất bản một chương trình theo dõi dữ liệu dịch virus corona: Phiên bản trực tuyến khớp với thông tin bị rò rỉ, ngoại trừ nó ít chi tiết hơn nhiều, và chỉ hiển thị bản đồ các ca nhiễm chứ không hiển thị các dữ liệu chi tiết.
Bộ dữ liệu này, mặc dù có sự không nhất quán – và mặc dù nó có thể không đủ toàn diện, nhưng thực sự khác với các con số chính thức của Bắc Kinh – đây là bộ dữ liệu đầy đủ nhất chứng minh sự tồn tại
của các trường hợp nhiễm virus corona mới ở Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn, nó có thể đóng vai trò là một kho thông tin quý giá cho các nhà dịch tễ học và chuyên gia y tế công cộng trên toàn cầu – Một bộ dữ liệu mà Bắc Kinh chắc chắn không chia sẻ với các quan chức hoặc các bác sĩ Hoa Kỳ.
Mặc dù không đầy đủ toàn diện, nhưng dữ liệu rất phong phú, có 640.000 hàng dữ liệu có ý biểu thị số lượng ca nhiễm, tính tại từng địa điểm và tại cùng một thời điểm dữ liệu được thu thập.
Đối với các địa điểm trong và xung quanh tâm dịch ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, dữ liệu cũng bao gồm các trường hợp tử vong và những người đã “hồi phục”. Không rõ tiêu chí để các tác giả định nghĩa “ca nhiễm” và “hồi phục” là như thế nào. Giống như các quốc gia khác, Trung Quốc đã cập nhật các phương pháp đếm của mình, như đã được thông báo vào giữa tháng 2, khi các trường hợp được Hồ Bắc được báo cáo bỗng tăng vọt vì các quan chức tuyên bố họ tính đến cả bệnh nhân được chẩn đoán bằng chụp cắt lớp CT. Không giống như ở các nước khác, dịch tại Trung Quốc bùng phát lên đến đỉnh điểm trước khi các phương pháp kiểm tra nghiêm ngặt được phổ biến rộng rãi, và chính quyền thường thao túng dữ liệu cho mục đích chính trị.
Chưa rõ làm thế nào để các trường đại học thu thập được dữ liệu. Phiên bản trực tuyến nói rằng họ đã tổng hợp dữ liệu từ Bộ Y tế Trung Quốc, Ủy ban Y tế Quốc gia, từ báo cáo trên phương tiện truyền thông và các nguồn công khai khác. Trên trang web của mình, trường đại học có trụ sở tại thành phố Trường Sa của Trung Quốc, là thành viên trực thuộc Ủy ban Quân sự Trung ương, cơ quan giám sát quân đội Trung Quốc. Quân đội đã đóng một vai trò lớn trong việc tham gia chống lại virus: giúp thực thi kiểm dịch, vận chuyển vật tư và điều trị bệnh nhân.
Người đàn ông chịu trách nhiệm cao nhất trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu dường như là Zhang Haisu, giám đốc của Phòng Thông tin và Truyền thông của trường. Trong một báo cáo vào tháng 5, trường đại học nói rằng Zhang đã xây dựng một “Cơ sở dữ liệu chống lại virus, giúp mọi người trở lại làm việc”, và khen ngợi sự cống hiến của ông. Một ghi chú trên trang web theo dõi dữ liệu nói: “Hiện tại nước ta [TQ] đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ, và tình hình dịch bệnh đang được quản lý và kiểm soát chặt chẽ. Vui lòng minh xác nó để sử dụng dữ liệu có liên quan.”
Trang web có một email liên lạc cho Zhang Haisu nhưng không ai trả lời khi Foreign Policy gọi. Trường đại học đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Tờ Foreign Policy và 100Reporters, đồng xuất bản bản tin này, hiện chưa công khai cơ sở dữ liệu này vì lý do bảo mật, nhưng họ đang tìm cách cung cấp dữ liệu cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu.
Đối với trình theo dõi dịch virus corona nổi tiếng của mình, Đại học John Hopkins thu thập dữ liệu về Trung Quốc từ DXY, một nền tảng y tế của Trung Quốc tổng hợp các ca nhiễm trong nước. Nhưng DXY chỉ cung cấp thông tin ở cấp tỉnh. Thông tin phong phú hơn sẽ có lợi cho các nhà nghiên cứu, và những người bình thường, những người mong muốn biết thêm về cách căn bệnh này đã ảnh hưởng đến các quốc gia khác nhau và lây lan như thế nào. Các mô hình rút ra từ dữ liệu có thể bổ sung vào những gì đã biết về căn bệnh này và cách Bắc Kinh thao túng các con số. Các nhà nghiên cứu y tế bày tỏ sự hoài nghi vào giữa tháng 4, sau khi Vũ Hán sửa đổi số ca tử vong do virus corona từ 2.579 lên 3.869 – tăng chính xác 50%.
Tại sao Bắc Kinh hạn chế quyền truy cập vào dữ liệu virus corona của mình? Có thể vì ác ý hoặc không tin tưởng vào Hoa Kỳ, tại thời điểm căng thẳng đang tăng cao. Có thể vì lỗi quan liêu. Và có thể bởi vì Bắc Kinh lo ngại rằng các nhà nghiên cứu bên ngoài sẽ biết về sự che giấu rộng lớn của nó, làm hỏng câu chuyện kể rằng một quốc gia độc tài như Trung Quốc được trang bị tốt như thế nào để bảo vệ người dân của họ trước đại dịch.
Phiên bản công khai của bộ dữ liệu tại Đại học Công nghệ Quốc phòng cũng hạn chế các địa chỉ IP của Mỹ. Để truy cập trang web của trường đại học quân sự này, nơi lưu trữ bản đồ ca nhiễm, một trong những tác giả của bài báo này đã phải sử dụng tài khoản VPN để giả vờ rằng anh ta đang duyệt web từ Uruguay.
Theo Foreign Policy,
Hương Thảo dịch và biên tập
Hải quân Trung Quốc và Hoa Kỳ
tập trận trên biển cùng một lúc
Các hoạt động này có thể để chuẩn bị cho việc giải quyết vấn đề “Độc lập Đài Loan” bằng vũ lực nếu cần thiết, theo đài Phát thanh của Pháp.
Theo Sound of Hope, vào ngày 14/5, hải quân Trung Quốc bắt đầu một cuộc tập trận quân sự tại vịnh Bohai. Cùng ngày, tàu sân bay Reagan của Hải quân Hoa Kỳ tập trận trên biển gần Iwo Jima.
Khu vực Iwo Jima cách vịnh Bohai khoảng 2.500 km. Được biết, tàu Reagan hiện có 44 máy bay chiến đấu Super Hornet F / A-18E / F, 6 máy bay chiến đấu điện tử EA-18G Howler, 5 máy bay cảnh báo sớm E-2D Hawkeye và 3 máy bay vận tải hậu cần hạm đội C-2A Greyhound, và nhiều máy bay trực thăng chiến đấu, tìm kiếm và cứu hộ MH-60S / R.
Theo báo cáo chính thức từ chính phủ Trung Quốc, từ ngày 14/5 đến ngày 31/7, các cuộc tập trận quân sự và bắn đạn thật sẽ được tổ chức ở khu vực cảng Tang Sơn. Tất cả các tàu và nhân viên không liên quan sẽ được sơ tán đến khu vực an toàn trước.
Theo Stars and Stripes (Mỹ), tàu sân bay “Reagan” của Hải quân Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc tập trận ở vùng biển gần Iwo Jima vào ngày 14/5.
Theo đài Phát thanh của Pháp, giới quan sát nhận định rằng trong cuộc tập trận quân sự này, quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện huấn luyện nhiều hình thức chiến đấu, bao gồm: đa vũ trang, chiếm đảo, phòng không và hỏa tiễn… Các hoạt động này có thể để chuẩn bị cho việc giải quyết vấn đề “Độc lập Đài Loan” bằng vũ lực nếu cần thiết.
Trước đó, thông tin từ Kyodo News vào ngày 12/5 đã tiết lộ, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hiện đang chuẩn bị cho cuộc tập trận quy mô lớn vào tháng 8 này ở phía nam Biển Đông gần đảo Hải Nam, với mục đích xâm chiếm quần đảo Đông Sa do Đài Loan quản lý. Bài báo cũng cho biết gần đây, nội bộ quân đội Trung Quốc đang tìm mọi cách để gây áp lực đối với bà Thái Anh Văn.
Nguyễn Minh
Trung Quốc đe dọa sẽ đưa các doanh nghiệp
của Hoa Kỳ như Apple và Boeing
vào “Danh sách không đáng tin cậy”
Bình luậnNguyên Hương
Để “trả đũa” lệnh trừng phạt mới được công bố của Hoa Kỳ đối với “gã khổng lồ” Huawei, Trung Quốc đang chuẩn bị đưa các công ty của Hoa Kỳ như Apple và Boeing vào danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”.
Một nguồn tin nói với Thời báo Hoàn Cầu [Global Times] của chính phủ Trung Quốc rằng: “Trung Quốc sẽ có các biện pháp đáp trả quyết liệt để bảo vệ quyền hợp pháp của chính mình”. Quốc gia này có thể ngừng mua máy bay của Boeing và sẽ áp đặt các hạn chế hoặc thậm chí tiến hành điều tra đối với các công ty của Hoa Kỳ như Qualcomm, Cisco hoặc Apple theo luật chống độc quyền và an ninh mạng của Trung Quốc.
Đe dọa này xảy ra sau khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ tuyên bố các lệnh trừng phạt đối Huawei, theo đó cấm các doanh nghiệp bán chip bán dẫn được sản xuất theo công nghệ Hoa Kỳ cho Huawei. Hoa Kỳ nhìn nhận Huawei là mối đe dọa nền an ninh quốc gia, với cáo buộc rằng chính phủ Trung Quốc có thể có quyền truy cập vào dữ liệu được thu thập bởi các mạng Huawei trên toàn thế giới.
Ngày 15/6, Thượng nghị sĩ Ben Sasse đã hoan nghênh các lệnh trừng phạt mới đối với Huawei.
Ông phát biểu trong một tuyên bố: “Hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc là “gián điệp”. Nếu nói là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các doanh nghiệp tư nhân của họ như Huawei là khác nhau thì điều đó chỉ là hoang tưởng. Chuỗi cung ứng của Huawei phụ thuộc vào các thương vụ với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, và Bộ Thương mại cần cân nhắc cẩn thận xem Hoa Kỳ có thể hủy bỏ các hợp đồng với đối phương như thế nào cho hiệu quả”.
Ngày 11/5, Thời báo Hoàn cầu đưa tin rằng chính phủ Trung Quốc đang xem xét các biện pháp trừng phạt đối với các nhà lập pháp Hoa Kỳ, những người đã tấn công chống lại đất nước Trung Quốc, bao gồm Thượng nghị sĩ Josh Hawley và Tom Cotton.
Nguyên Hương
Theo National Review
Trung Quốc yêu cầu
Mỹ ngưng ‘áp chế phi lý’ Huawei
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày thứ Bảy nói Mỹ cần ngưng “áp chế phi lí” các công ty Trung Quốc như Huawei, và một tờ báo của nhà nước Trung Quốc cho biết chính phủ đã sẵn sàng trả đũa Washington.
Chính quyền Trump ngày thứ Sáu đã có bước đi nhằm chặn nguồn cung ứng chip toàn cầu cho công ty thiết bị viễn thông Huawei Technologies vốn bị liệt vào danh sách đen, khơi lên lo ngại là Trung Quốc sẽ trả đũa và khiến giá cổ phiếu của các hãng sản xuất thiết bị sản xuất chip của Mỹ sụt giảm.
Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ quyền hợp pháp của các công ty của mình, bộ ngoại giao nước này nói trong một phát biểu trả lời câu hỏi của Reuters về việc liệu Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đũa nào nhắm vào Mỹ hay không.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc ngày thứ Bảy dẫn một nguồn tin thân cận với chính phủ Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng thực hiện một loạt các biện pháp phản kích nhắm vào Mỹ, chẳng hạn như đưa các công ty Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy” và áp đặt các hạn chế đối với các công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems và Qualcomm.
Tờ báo, được xuất bản bởi tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết nguồn tin cũng đề cập đến việc tạm dừng mua máy bay Boeing.
“Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp phản kích mạnh mẽ để bảo vệ quyền chính đáng mình nếu Hoa Kỳ xúc tiến kế hoạch thay đổi các quy định và cấm các nhà cung cấp chip thiết yếu, bao gồm TSMC ở Đài Loan, bán chip cho Huawei,” Hoàn cầu Thời báo dẫn nguồn tin nói.
Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng vọt trong những tuần gần đây, với các quan chức của cả hai bên nói rằng thỏa thuận thương mại khó khăn lắm mới đạt được nhằm hóa giải chiến tranh thương mại kéo dài 18 tháng nay có thể bị từ bỏ sau khi nó được kí kết vào tháng 1.
Ngoài hành động đối với Huawei, Ban Đầu tư Tiết kiệm Hưu trí Liên bang Hoa Kỳ, cơ quan giám sát hàng tỉ đôla tiền hưu trí liên bang, tuần này cũng cho biết họ sẽ trì hoãn vô thời hạn các kế hoạch đầu tư vào một số công ty Trung Quốc đang bị săm soi tại Washington.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-yeu-cau-my-ngung-ap-che-phi-li-huawei/5422835.html
Thành phố Vũ Hán chứng kiến
đợt bùng phát dịch thứ 2, người dân hoảng loạn
Bình luậnQuang Minh
Khi thành phố Vũ Hán, tâm chấn của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) xuất hiện một làn sóng lây nhiễm mới, nhiều người dân tại đây bày tỏ sự lo sợ và nói với The Epoch Time rằng chính quyền đã cố tình hạ thấp quy mô của dịch bệnh.
Vào ngày 14/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã thông báo hiện có 3 ca nhiễm mới trên toàn bộ đất nước, 2 trong số 3 ca đến từ thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh phía đông bắc Trung Quốc, và 01 ca còn lại đến từ thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Họ không hề đưa ra thông báo nào về các ca nhiễm mới ở Vũ Hán.
Phong tỏa hoàn toàn
Vào đầu tuần này (ngày 10 và 11/5), chính quyền thành phố Vũ Hán thông báo có tổng cộng 6 ca nhiễm mới trong thành phố. Tất cả các bệnh nhân đều là cư dân sinh sống tại khu dân cư Sanmin ở quận Đông Tây Hồ.
Sau khi có các ca nhiễm mới, chính quyền đã cho phong tỏa khu dân cư, hạn chế ra/vào và yêu cầu toàn bộ người dân trong khu xét nghiệm axit nucleic.
Vào ngày 14/5, người dân Vũ Hán đã chia sẻ một video lên mạng xã hội. Nội dung đoạn video cho thấy nhiều người đang lắp đặt một tấm thép, chắn lối ra vào của khu dân cư.
Một người dân Vũ Hán nói với tờ The Epoch Time phiên bản tiếng Trung rằng: “Họ đã phong tỏa toàn bộ khu dân cư [Sanmin] bằng thép tấm. Chính quyền quá cực đoan! Tôi thực sự không thể hiểu nổi”.
Một người khác tại khu dân cư Sanmin cho biết không một ai trong khu dân cư được phép ra ngoài làm việc. Tất cả mọi người buộc phải ở trong nhà.
Ông cho biết: “Mười ba bệnh nhân mới được chẩn đoán đều đến từ khu dân cư của chúng tôi”. Ông bổ sung thêm rằng chính quyền đã không hề thông báo những ca nhiễm mới trên, thông tin chỉ được chia sẻ, truyền miệng giữa người dân. “Có hơn 300 người khác đang được cách ly trong trung tâm”.
Khu dân cư Sanmin bao gồm nhiều nhà máy, trường học, và các cửa hàng mua sắm. Tất cả đều được yêu cầu phải đóng của.
Một người dân khác trong khu dân cư nói với The Epoch Times rằng chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả cư dân đều phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
Ông cho biết ông đã chứng kiến chính quyền xây dựng hơn 10 căn lều dưới sự quan sát của các nhân viên chính phủ cùng với nhân viên bệnh viện và cảnh sát trong khu vực. Trong vài ngày qua, các nhân viên y tế đã lấy các mẫu thử từ khoảng 4.900 cư dân để xét nghiệm axit nucleic và xét nghiệm kháng thể trong máu.
Cư dân này tin rằng số lượng người nhiễm viêm phổi Vũ Hán thực tế đã bị chính quyền bưng bít.
Hoảng loạn
Vào ngày 14/5, chính quyền thành phố Vũ Hán đã yêu cầu tất cả người dân trong thành phố lấy mẫu xét nghiệm axit nucleic. Đây là một phương pháp phổ biến để xét nghiệm viêm phổi Vũ Hán.
The Epoch Times đã nhận được nhiều đoạn video từ cư dân Vũ Hán. Các đoạn video cho thấy người dân thành phố đang phải xếp hàng dài tại các điểm xét nghiệm công cộng, dù ngoài trời đang mưa. Nhân viên y tế lấy nước bọt từ cổ họng người xét nghiệm. Sau đó mẫu nước bọt sẽ được gửi đến bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm để lấy kết quả. Để đảm bảo vệ sinh an toàn y tế, các nhân viên y tế phải thay găng tay sau mỗi lần lấy mẫu.
Tuy nhiên, người dân Vũ Hán đã phản ánh việc nhân viên y tế không thay găng và bày tỏ sự lo sợ rằng họ có thể vô tình bị nhiễm bệnh.
Cư dân mạng Miaomiao đã đăng bài viết trên Weibo (mạng xã hội của Trung Quốc, tương tự Facebook), nói rằng sếp của cô đã sắp xếp cho nhân viên được đi làm xét nghiệm vào ngày 14/5. Cô viết: “Tất cả các nhân viên đều bị dính mưa do phải xếp hàng đợi trong mưa lớn, và mọi người có thể bị cảm lạnh. Thực tế hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn nôn khi bị tăm bông chạm vào cổ họng. Một vài người còn bị ho. Tuy nhiên, các nhân viên y tế đã lấy mẫu mà không đổi găng tay”.
Một cư dân mạng tên Liuyin Zhixia phàn nàn trên Weibo rằng: “Người hàng xóm của tôi đi làm xét nghiệm vào sáng nay. Anh ấy nói găng tay của nhân viên y tế đã chạm vào khoang miệng của anh. Anh đã thực sự kinh hãi và đã phải súc miệng bằng nước muối [khi anh ấy về nhà]”.
Do chính quyền sử dụng các trạm kiểm soát để theo dõi người dân, rất khó để người dân Vũ Hán có thể ‘trốn’ làm xét nghiệm. Nhân viên chính phủ quét mã sức khỏe trên điện thoại cá nhân của người dân, và chỉ những ai có mã sức khỏe màu xanh lá cây, có nghĩa là họ chưa bao giờ tiếp xúc với virus, và có thể được đi lại tự do.
Người dân Vũ Hán cũng trở nên lo ngại khi các nhà bán lẻ trực tuyến đã thông báo rằng họ sẽ phải tạm dừng vận chuyển hàng đến Vũ Hán do tình hình dịch bệnh.
Cư dân mạng đã chia sẻ một thông báo vào ngày 12/5 của ZTO Express, một công ty chuyển phát nhanh của Trung Quốc và đối tác của họ, công ty Jinjun Logistics. Thông báo ghi rằng nhân viên của họ sẽ không đến lấy hoặc giao hàng ở một số quận trong Vũ Hán. Một vài giờ sau, 2 công ty đã phủ nhận thông tin trong thông báo khác.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc phản ánh trên Weibo rằng cơ quan chuyển phát địa phương đã không giao bưu kiện của họ đến Vũ Hán.
Vào những ngày gần đây, các video được đăng lên mạng xã hội cho thấy có nhiều người ở Vũ Hán đột nhiên ngã quỵ trên đường phố. Do lo sợ lây nhiễm virus, những người xung quanh không một ai dám đến gần họ.
Không ai biết nguyên nhân gì đã làm cho họ ngã xuống đột ngột như vậy. Trong một video, các nhân viên sơ cứu trong bộ đồ bảo hộ đã cố gắng cứu một người đàn ông. Cuối cùng, họ thông báo rằng ông ấy đã qua đời tại hiện trường.
Quang Minh
Theo The Epoch Times
Covid-19 : Thái Lan mở cửa trung tâm thương mại,
lấy lại nhịp sống
Thu Hằng
Các trung tâm thương mại tại Thái Lan được phép mở cửa trở lại từ ngày 17/05/2020 sau một thời gian đóng cửa trong khuôn khổ phòng chống dịch Covid-19, khiến 3.025 người dân Thái bị nhiễm và 56 bệnh nhân tử vong. Đây là một bước để trở lại cuộc sống bình thường và được giới kinh doanh nóng lòng chờ đợi.
Thông tín viên RFI Carol Isoux tường trình từ Bangkok:
“Cần phải nói rằng một phần rất quan trọng hoạt động giao thương ở các thành phố của Thái Lan đều diễn ra trong các “mall”, những khu trung tâm thương mại rất lớn, trên nhiều tầng. Ở đây, người ta mua được từ quần áo đến đồ nội thất, từ mỹ phẩm đến đồ ăn hoặc các ngân hàng, rạp chiếu phim, tiệm cắt tóc, những cửa hàng lớn nhỏ khác nhau. Giới tiểu thương thở phào nhẹ nhõm.
Từ Chủ Nhật 17/05, các bể bơi, phòng tập thể thao, bảo tàng và nhà hàng có máy điều hòa cũng được mở cửa trở lại. Giờ giới nghiêm cũng được lùi thêm một tiếng, từ 22 giờ sang 23 giờ. Tóm lại, cuộc sống gần như trở lại với “thế giới trước đây”, dù biên giới vẫn bị đóng cửa ít nhất là tới cuối tháng Sáu.
Chính phủ cũng thông báo du khách châu Á, trong đó có Trung Quốc, sẽ được trở lại Thái Lan trước du khách châu Âu. Tại Quốc Hội, nhiều dân biểu bắt đầu thảo luận về dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp”.
Chuyên gia Úc:virus Corona
đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán
Bình luậnDu Miên
Chuyên gia Úc cáo buộc Bắc Kinh che đậy dịch bệnh, khi tuyên bố nhận định rằng virus Corona đã rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, và đưa ra lời giải thích chi tiết tại sao thuyết “chợ hải sản tươi sống” không khả quan.
Cộng đồng khoa học và y học thế giới ngày càng nghi ngờ rằng phòng thí nghiệm Vũ Hán là nguồn gốc của virus Corona Vũ Hán, dựa vào những yếu tố sau:
Các nhà khoa học Trung Quốc đã xuất bản một bài báo nói rằng khu chợ hải sản không bán dơi.
Nhận định “Virus có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán” là nhận định duy nhất đáng tin cậy.
Bệnh nhân số 0 được cho là một nữ nhân viên của phòng thí nghiệm BSL-4 – hiện đã biến mất
Phân tích dữ liệu điện thoại di động nhận định rằng phòng thí nghiệm đột nhiên đóng cửa vào tháng 10/2019.
Trình tự các nucleotide được chèn vào chuỗi RNA cho thấy virus này không phải là “đột biến gen”.
Một tác giả uy tín và là nhà chuyên gia về Trung Quốc đã đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng, coronavirus chắc chắn bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm Vũ Hán chứ không phải từ khu chợ hải sản tươi sống như các nhà chức trách đưa tin.
Tối ngày 10/5, giáo sư Clive Hamilton nói với Sky News: “Những ý kiến lập luận rằng virus Corona xuất hiện từ cuối tháng 12/2019 từ chợ hải sản Hoa Nam là không đúng”. Những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên không có liên hệ gì với khu chợ ở Vũ Hán này.
“Lý giải hợp lý duy nhất là virus này rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán”
Giả thuyết này được chính các nhà khoa học Trung Quốc đưa ra, được đăng trên Internet, nhưng ngay lập tức đã bị gỡ bỏ, giáo sư Hamilton cho biết.
Cư dân mạng khắp Trung Quốc đã tìm kiếm người phụ nữ được cho là bệnh nhân số 0 – người từng làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán, và cô ấy “dường như đã biến mất khỏi hành tinh này”, ông Hamilton nói.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng virus có thể lây từ dơi sang một loài trung gian nào đó, rồi lây truyền tiếp sang người tại chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán, nơi động vật hoang dã bị nhốt trong lồng và bị giết mổ để bán.
Súp dơi là đặc sản ở Trung Quốc. Đầu tiên người ta cho rằng virus Corona đã lây truyền từ dơi sang một động vật trung gian rồi sau đó lây sang người từ chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán. Tuy nhiên, hiện tại, các nhà khoa học đã nghi ngờ tính đúng đắn của giả thuyết này. Loài dơi mang virus này cũng không hề được bán ở chợ hải sản Vũ Hán.
Từ năm 2013, nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán đã bị chỉ trích là ‘cực kỳ vô trách nhiệm’
Giáo sư Hamilton, một nhà phê bình Trung Quốc có thâm niên cho biết: “Viện virus học Vũ Hán chuyên nghiên cứu về các loại coronavirus ở dơi, bao gồm cả loại virus biến đổi gen”. Ông nói: “Có một giả thuyết rất hợp lý rằng một nhân viên nào đó của viện đã bị nhiễm virus từ phòng thí nghiệm, rồi lây nhiễm cho những người khác ở Vũ Hán”.
Ngày 6/2, hai nhà khoa học của Trung Quốc là Botao Xiao và Lei Xiao công bố nghiên cứu của họ dưới tiêu đề “Phán đoán về nguồn gốc [có thể] của coronavirus 2019-nCoV”. Bài báo cho biết, loài dơi mang virus sống trong hang động ở vùng núi cách chợ hải sản 900km. Người Vũ Hán không ăn thịt dơi và “không có con dơi nào được bày bán ở chợ Vũ Hán”.
Nhiều nhà nghiên cứu khoa học và chuyên gia y tế khác cũng đang hoài nghi về lời giải thích của chính quyền Trung Quốc, rằng Chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán là nơi virus khởi phát và lây truyền sang người.
Tiến sĩ y khoa John Campbell từ Vương quốc Anh, người chuyên cập nhật dữ liệu hàng ngày về đại dịch viêm phổi Vũ hán trên YouTube cho biết không tồn tại “loài [lây nhiễm] trung gian” nào giữa dơi và người.
“Lúc đầu nhiều người nghĩ rằng đó là tê tê nhưng dường như là phán đoán này không đúng”, ông nói.
Bác sĩ Campbell cho biết có một sự trùng hợp lớn là dịch bệnh khởi phát ở nơi gần với Viện Virus học Vũ Hán. Ông nói rằng các nhà khoa học có thể đã tiến hành nghiên cứu virus Corona trên động vật và cũng có thể một trong những nhân viên phòng thí nghiệm đã bán một số động vật này cho chợ Vũ Hán nằm cận kề.
Giáo sư Clive Hamilton cho biết lời giải thích hợp lý duy nhất về nguồn gốc của virus là từ phòng thí nghiệm Vũ Hán. Người phụ nữ mà ông tin là “bệnh nhân số 0” làm việc ở đó và hiện giờ đã “bặt tin”
Nhà nghiên cứu mầm bệnh tại Hoa Kỳ Chris Martenson cho biết có một chuỗi nucleotide đáng ngờ trong mã hóa RNA của virus Corona Vũ Hán. Chuỗi này dường như đã được đưa thêm vào vì chúng không xuất hiện ở bất kỳ loại virus có liên quan nào.
Ông nói rằng đáng ngờ hơn nữa là trình tự nucleotide xuất hiện ngay tại một điểm trong trình tự RNA được gọi là vị trí phân cắt furin, một vị trí mà enzyme furin có thể cắt protein một cách chính xác.
“Không có virus liên quan nào có hiện tượng này”, ông cho biết trong một bài phân tích trên YouTube. “Những loại virus liên quan đó có bộ gen chỉ giống 40%”.
Tiến sĩ Martenson đã giải thích trên kênh YouTube “Peak Prosperity” của mình rằng hầu như không có khả năng phần gen chèn vào này là kết quả đột biến gen tự nhiên vì các đột biến thường thay đổi bởi một nucleotide ngẫu nhiên tại một thời điểm, không phải là sự xuất hiện đột ngột của một chuỗi hoàn toàn mới.
Một phân tích dữ liệu về vị trí điện thoại di động tư nhân cho thấy từ ngày 7/10 đến ngày 24/10/2019 Viện Virus học Vũ Hán đã đóng cửa. Điều này có thể là dấu hiệu của một “sự cố nguy hiểm” vào khoảng thời gian từ ngày 6/10 đến ngày 11/10/2019.
Các cơ quan tình báo Mỹ đang nghiên cứu và đánh giá tài liệu để vạch trần sự dối trá của chính quyền Trung Quốc
Trung Quốc đã bị buộc tội che đậy mức độ nghiêm trọng của đại dịch khi nó bắt đầu bùng phát. Điều này đã khiến thế giới bỏ qua công tác chuẩn bị ứng phó quan trọng trong nhiều tuần.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã biết về sự bùng phát của virus Corona Vũ Hán vào ngày 7/1/2020 nhưng đến ngày 22/1/2020 ông mới chính thức phát biểu về dịch bệnh trước công chúng. Đến ngày 23/1/2020, Trung Quốc mới đóng cửa tâm dịch là tỉnh Hồ Bắc, nhưng trước đó đã có năm triệu người rời khỏi Vũ Hán để đi đến các vùng miền ở Trung Quốc và thế giới, mang theo virus và lây lan khắp nơi tạo thành đại dịch toàn cầu.
Úc đã kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ để tiến hành đánh giá độc lập về cách thức virus Corona bùng phát và lây lan. Đồng thời Úc cũng vận động các nhà lãnh đạo thế giới tham gia điều tra và truy cứu trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc.
Điều này đã khiến Trung Quốc tức giận. Trung Quốc đang tiến hành điều tra riêng thông qua sự giám sát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và họ cho rằng như vậy là đủ rồi.
Trung Quốc đã “trả đũa” động thái này của chính phủ Úc, đe dọa cắt đứt quan hệ thương mại giữa hai nước.
Năm 2019, giáo sư Hamilton đã viết một cuốn sách về sự kiểm soát chính trị gia tăng của Trung Quốc đối với Úc có tựa đề: “Cuộc xâm lược thầm lặng: Trung Quốc đang biến Úc thành một quốc gia bù nhìn như thế nào, sự thật đang hiển lộ”.
Vào ngày 9/5, ông viết trên tờ The Age: “Sự phòng ngừa của thế giới trước một thảm họa tương tự phụ thuộc vào điều này”.
“Bắc Kinh không muốn để lộ sự thật và họ còn tiến xa đến mức tìm mọi cách để dập tắt ý kiến của Cộng đồng Châu Âu rằng dịch bệnh bắt nguồn từ Trung Quốc”, ông cho biết thêm.
Một phân tích riêng về dữ liệu điện thoại di động cho thấy Viện Virus học Vũ Hán đóng cửa vào tháng 10/2019, có thể là do đã xảy ra “sự cố nguy hiểm”. Cơ quan tình báo hiện đang xem xét tài liệu.
Trước yêu cầu tiến hành điều tra quốc tế độc lập về virus Corona Vũ Hán của chính phủ Úc, Đại sứ Trung Quốc tại Úc Thành Cạnh Nghiệp đã bày tỏ sự bất bình và đe dọa rằng Trung Quốc sẽ cắt giảm nhập khẩu hàng hóa của Úc.
Giáo sư Hamilton bày tỏ sự lo ngại và cho biết các nhà khoa học Trung Quốc, những người có liên đới với quân đội Trung Quốc, đã và đang thâm nhập vào các trường đại học lớn nhất của Úc.
Ông nói: “Các trường đại học Úc đã và đang che đậy rất nhiều. Họ rất xấu hổ về điều này và sẽ không chịu thừa nhận sai lầm này”.
Giáo sư Hamilton cũng cho biết một số nhà khoa học có cấp bậc quân sự trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã được các trường đại học Úc chào đón ngay cả sau khi họ được cảnh báo rằng các nhà khoa học đó có liên quan đến PLA hoặc đến từ các trường đại học liên đới với PLA ở Trung Quốc.
Tại thời điểm ngày 14/5, virus Corona Vũ Hán đã lây nhiễm đến hơn 4,4 triệu người trên toàn thế giới, và cướp đi gần 300 ngàn sinh mệnh.
Úc có 6.989 ca nhiễm và 98 ca tử vong.
Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia có số ca nhiễm lớn nhất là 1,43 triệu ca và hơn 85 ngàn ca tử vong.
Hồ sơ tình báo phương Tây ‘Five Eyes’ tuyên bố Trung Quốc lừa dối về virus Corona Vũ Hán
Một hồ sơ tình báo bị rò rỉ tiết lộ, Trung Quốc đã lừa dối về việc coronavirus có thể lây truyền từ người sang người, đã “diệt khẩu” những người “thổi còi cảnh báo” và từ chối giúp các quốc gia phát triển vắc-xin.
Một tập tài liệu dài 15 trang của liên minh tình báo Five Eyes đã gọi sự che giấu về dịch bệnh của Bắc Kinh là “một cuộc tấn công vào sự minh bạch quốc tế” và đã chỉ ra các chiến thuật che đậy của họ.
Tài liệu cho biết chính phủ Trung Quốc đã “bịt miệng” các nhà phê bình có tiếng nói nhất và xóa bỏ khỏi mạng Internet toàn bộ các tin tức hoài nghi về việc xử lý dịch bệnh của chính quyền.
Trung Quốc đã bị chỉ trích vì đàn áp thông tin về quy mô bùng phát trong giai đoạn đầu của dịch bệnh khiến các quốc gia khác không kịp ứng phó trước khi bị đại dịch tấn công.
Theo tin tức từ tờ Saturday Telegraph của Úc, Five Eyes – Liên minh tình báo của Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc và New Zealand đã có nhận xét rằng chính quyền Tập Cận Bình thật “tồi tệ”.
Hồ sơ của Liên minh cho thấy họ đã tìm được nhiều bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh rằng virus có nguồn gốc từ Viện Virus học Vũ Hán, nằm gần chợ hải sản tươi sống mà chính quyền Trung Quốc gán cho là nơi khởi phát của virus Corona. Hồ sơ này cũng “khai quật” các nghiên cứu “rủi ro” về các bệnh liên quan đến dơi từ nhiều năm trước.
Tập hồ sơ cũng mô tả Bắc Kinh đã hạ thấp quy mô lây truyền của dịch bệnh trên trường quốc tế, đồng thời bí mật tiêu hủy các dấu vết của virus.
Trung Quốc bị cáo buộc ”phá hủy” các mẫu phòng thí nghiệm, tẩy sạch các quầy hàng ở chợ hải sản, kiểm duyệt các bằng chứng ngày càng tăng về “người mang mầm bệnh không triệu chứng” và cản trở các quốc gia khác tới Trung Quốc lấy mẫu virus.
Sự che đậy của chính quyền Trung Quốc đã khiến Liên minh Five Eyes kêu gọi phương Tây truy cứu trách nhiệm của Bắc Kinh khi đại dịch này kết thúc.
Nghị sĩ Tory Bob Seely nói với MailOnline rằng “sau cuộc khủng hoảng này, rõ ràng là phương Tây cần phải nhìn nhận lại về mối quan hệ của mình với Trung Quốc”.
Nguyên Hương
Theo Daily Mail
Đại sứ Mỹ gọi Trung Quốc là ‘kẻ bắt nạt’ ở Biển Đông
Minh Hòa
Đại sứ Mỹ tại Úc, ông Arthur B. Culvahouse Jr., cảnh báo Trung Quốc đang lợi dụng đại dịch COVID-19 để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, theo The New Daily (TND).
Trang tin này viết: “Trong khi thế giới đang tập trung vào việc chống dịch COVID-19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tận dụng cơ hội để gia tăng quyết liệt sự hiện diện quân sự của họ ở Biển Đông”.
TND cho biết, đại sứ Arthur B. Culvahouse Jr. đưa ra cảnh báo này trong một bài viết của ông đăng trên trang Defence Connect, trong đó ông gọi Trung Quốc là “kẻ bắt nạt”.
Đại sứ Arthur cho biết: “Ngay cả khi tôi đang viết ra điều này, thì ĐCSTQ cũng đang triển khai quyết liệt lực lượng hải quân, cảnh sát biển và dân quân ở Biển Đông, tìm cách thúc đẩy yêu sách giả dối về quyền sở hữu duy nhất đối với tuyến đường thủy quốc tế khổng lồ này”.
Trong bài viết của mình, Đại sứ Arthur liệt kê những vụ gây hấn của Bắc Kinh gần đây ở Biển Đông, cụ thể là vụ tàu hải cảnh Trung Quốc đánh chìm một tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, chĩa vũ khí vào một tàu hải quân Philippines, và đối đầu với tàu Malaysia trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Nhà ngoại giao Mỹ lên án Bắc Kinh đang lợi dụng dịch viêm phổi Vũ Hán để thực hiện những hành vi lấn tới ở Biển Đông. Ông viết: “ĐCSTQ ban đầu đã bưng bít, sau đó xuất khẩu [dịch bệnh] ra thế giới thông qua những sơ suất một cách thô thiển, che đậy dai dẳng và sự dối trá một cách trơ trẽn”.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh đại dịch này chỉ có tác dụng củng cố thêm tầm quan trọng của liên minh giữa Mỹ và Australia, đồng thời nhấn mạnh các hoạt động diễn tập quân sự của hai nước ở Biển Đông.
Đại sứ Arthur viết: “Những yêu sách bất thường, phi pháp của Trung Quốc tại khu vực này chỉ nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của các cuộc diễn tập tự do hàng hải (FONOP) của chúng tôi đối với toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Ông lập luận: “Nếu chúng ta chấp nhận những yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc đối với hơn 3 triệu km2 vùng biển quan trọng nhất trên thế giới – cái mà họ gọi là đường 9 đoạn – thì chúng ta sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm mà chỉ có khuyến khích họ hung hăng hơn nữa”.
Đại sứ Arthur bày tỏ tin tưởng rằng “cuối cùng chúng ta sẽ thắng thế, bởi vì những kẻ bắt nạt không có đối tác, và họ chắc chắn không có bạn bè nào sánh được với sự bền vững, toàn diện và nhất quán trong mối quan hệ đồng minh không thể phá giữa Hoa Kỳ và Úc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/dai-su-my-goi-trung-quoc-la-ke-bat-nat-o-bien-dong.html
Căng thẳng thương mại với Trung Quốc,
doanh nghiệp Úc có thể tìm thị thường khác
Minh Anh
Bộ trưởng Thương Mại Úc, ông Simon Birmingham, ngày 17/05/2020 cảnh báo các chính sách can thiệp trong hoạt động giao thương « khó lường » của Bắc Kinh có nguy cơ đẩy các nhà sản xuất Úc tìm kiếm các thị trường mới.
Trả lời phỏng vấn hãng truyền hình ABC’s Insiders, bộ trưởng Thương Mại Úc còn nói thêm rằng việc đa dạng thị trường cũng đang được khuyến khích vì những rủi ro trên. Ông cho biết đã đề nghị đồng nhiệm Trung Quốc mở các cuộc thương lượng về vấn đề giao thương nhưng chưa được phía Bắc Kinh đáp trả. Ông khẳng định : « Chúng tôi sẵn sàng mở cuộc thương thuyết này cho dù còn có nhiều vấn đề khó khăn cần thảo luận ».
Ông Birmingham tuyên bố Úc vẫn bảo lưu quyền kiện Trung Quốc trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới nếu như Bắc Kinh áp thuế nhập khẩu lúa mạch của Úc.
Quan hệ Úc – Trung Quốc trở nên căng thẳng sau khi chính quyền Canberra đưa ra những lời cáo buộc Bắc Kinh can dự vào chuyện nội bộ của Úc và bày tỏ quan ngại trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại vùng Thái Bình Dương.
Căng thẳng dường như còn tăng thêm một nấc khi chính phủ Úc gần đây đòi mở một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch virus corona, sau những lời chỉ trích của tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Bắc Kinh sẽ gánh lấy hậu quả nếu không nhìn nhận trách nhiệm của mình trong nạn dịch này.
Chính quyền Canberra nhấn mạnh là lời kêu gọi mở điều tra về đại dịch, rất có thể bắt nguồn từ khu chợ buôn bán động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, không mang tính chính trị nhắm vào Bắc Kinh.