Tin Việt Nam – 14/05/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 14/05/2020

Quanh việc tòa án VN nói bức xúc vụ Hồ Duy Hải là do ‘truyền thông bẩn’

Mỹ Hằng – BBC News Tiếng Việt – Không lâu sau phiên xét xử giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải với kết luận y án tử hình gây bức xúc dư luận, tạp chí tòa án Việt Nam đã có những phản ứng bị cho là ‘đổ thềm dầu vào lửa.”

Cụ thể, trang báo chính thống của tòa án Việt Nam có bài viết với tiêu đề: “Vụ án Hồ Duy Hải: “Nhiễu thông tin”, “truyền thông bẩn” đã làm ảnh hưởng đến chính trị và cả nền tư pháp.”

Trong bài, người được phỏng vấn nói mẹ Hồ Duy Hải kêu oan cho con là do bị ‘các thế lực thù địch xúi giục’; và một số ĐBQH và nhà báo tự do ‘bị lợi dụng’ để ‘xuyên tạc sự thật, nói xấu chế độ’.

Cùng thời điểm, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ xuất hiện trên báo chính thống cho hay ông đã làm việc với Bộ Công an để “xem xét, xử lý những thông tin đe dọa, xúc phạm thẩm phán’.

Tranh luận vụ Hồ Duy Hải và Quốc hội VN

LS Đặng Đình Mạnh: ‘Khả năng Hồ Duy Hải được ân xá là 50/50’

LS Trần Hồng Phong: ‘Không loại trừ cạnh tranh chính trị trong vụ Hồ Duy Hải’

20 phút xuất hiện của luật sư có giúp gì cho tử tù Hồ Duy Hải?

Bình luận quanh sự việc này, luật sư Lê Công Định, Nguyễn Văn Đài và Phùng Thanh Sơn nhận định với BBC News Tiếng Việt rằng những phản ứng này cho thấy rõ ràng vụ án đã tạo nên một áp lực chính trị lớn lên ngành tư pháp, và cả thể chế Việt Nam.

‘Suy giảm nghiêm trọng uy tín đảng cầm quyền’

Luật sư Lê Công Định nói chưa bao giờ ông thấy một quyết định của TANDTC bị công luận, vốn đã không có niềm tin vào công lý và hệ thống tư pháp Việt Nam, phản đối nặng nề như lần này.

Nhà nước Việt Nam luôn “đổ thừa cho các thế lực thù địch kích động dân” mỗi khi vấp phải phản ứng từ dư luận…Luật sư Lê Công Định

“Họ phẫn nộ hơn khi quyết định tố tụng vừa kém thuyết phục về mặt pháp lý, vừa thiếu tầm vóc lẽ ra phải có ở một hội đồng thẩm phán cao cấp nhất trong hệ thống các toà án.”

Luật sư Định bình luận rằng khác với các nước trên thế giới, chức vụ chánh án ở Việt Nam không phải là một chức vụ chuyên môn trong ngành tư pháp, mà là chức vụ chính trị, được dùng như một bước đệm để các quan chức thăng tiến hơn trong bộ máy của ĐCS cầm quyền. Điều này càng thấy rõ hơn qua vụ Hồ Duy Hải.

“Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 sắp diễn ra càng làm cuộc tranh đua giành một vị trí trong Bộ Chính trị trở nên ráo riết hơn. Dưới áp lực và ảnh hưởng từ sự lên án của công luận, ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hoà Bình chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trước các đối thủ chính trị khác. Vì họ sẽ dùng sự thất bại đối với lòng dân do quyết định giám đốc thẩm vừa rồi gây ra như một điểm yếu để tấn công ông.”

Cũng đề cập đến lá bài chính trị, luật sư Phùng Thanh Sơn nhận định rằng quyết định y án có thể sẽ có lợi về mặt chính trị cho những cá nhân liên quan đến vụ án này trong thời kỳ trước đây, nhưng khả năng làm suy giảm nghiêm trọng uy tín của đảng cầm quyền.

“ĐCSVN lãnh đạo toàn diện, trong đó có hệ thống tư pháp. Nhưng quyết định bác kháng nghị vừa qua của Hội đồng thẩm phán TANDTC chứng minh một điều nền tư pháp Việt Nam không có công lý. Người dân sẽ đặt vấn đề về trách nhiệm và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN ở đâu lại để xảy ra một phiên tòa mà nói như mẹ tử tù Hồ Duy Hải là “bầy hầy” như vậy.”

“Còn “bầy hầy” như thế nào chắc là mọi người đều thấy rõ trên báo lề phải, lề trái, và mạng xã hội. Nhiều ĐBQH cũng đã lên tiếng.”

“Theo tôi, để bảo vệ uy tín của mình, ĐCSVN không nên hành xử theo kiểu “đã phóng lao thì phải theo lao” mà phải dũng cảm sửa sai. Như thế sẽ truyền tải một thông điệp đến dân chúng rằng: “nếu hệ thống tư pháp không thể bảo vệ được công lý thì còn có ĐSCVN đứng ra bảo vệ”.

Luật sư Nguyễn Văn Đài cũng cho rằng thông qua báo chí chính thống của nhà nước Việt Nam, mạng xã hội, và báo chí quốc tế, ông nhận thấy gần như người Việt từ mọi thành phần xã hội đều phản ứng mạnh và quyết liệt sau quyết định của Hội đồng thẩm phán vụ Hồ Duy Hải, chủ yếu là “phê phán, chỉ trích”, thậm chí “miệt thị”.

Đổ cho một số ĐBQH ‘bị thế lực thù địch lôi kéo’ khi bày tỏ ý kiến trong vụ Hồ Duy Hải, là vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh.Luật sư Nguyễn Văn Đài

“Họ bày tỏ việc mất niềm tin vào ngành tư pháp của Nhà nước Cộng sản nói riêng và cả chế độ chính trị nói chung…”

Theo luật sư Đài, điều này đáng lo ngại cho ĐCSVN vì lâu nay đã đánh mất niềm tin trong nhân dân, vừa kịp lấy lại chút ít niềm tin sau vụ Covid-19 thì nay lại bị vụ Hồ Duy Hải làm ‘mất sạch’, thậm chí ‘làm khủng hoảng hơn niềm tin của người dân với chế độ’.

Luật sư Đài cũng nhìn nhận rằng lo ngại ảnh hưởng đến nền chính trị và tư pháp của chính phủ Việt Nam rất rõ ràng.

Bởi “họ đã dùng ngay các cơ quan truyền lớn của trung ương như VTV, VOV, báo Nhân dân, và báo của ngành Tòa án để đổ lỗi cho các “thế lực thù địch”, đổ lỗi cho việc “Nhiễu thông tin”, “Truyền thông bẩn”. Tôi cho rằng họ làm như vậy càng làm phản tác dụng, bởi vì các tầng lớp nhân dân khi phản ứng thì đều lấy thông tin vụ án từ các báo chính thống của nhà nước Cộng sản khi vụ án xảy ra từ tháng 1/2008 tới nay,” luật sư Đài phân tích.

“Đồng thời họ so sánh với các nội dung tranh luận giữa Hội đồng thẩm phán với các nội dung kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC cho thấy các nội dung đó đều là sự thật khách quan.”

‘Phản ánh đúng bản chất của truyền thông Cộng sản’

Bình luận về phản ứng của ngành tòa án mới đây, luật sư Lê Công Định nói nhà nước Việt Nam luôn “đổ thừa cho các thế lực thù địch kích động dân” khi vấp phải bất kỳ phản đối nào của dư luận, mà không nhận ra trách nhiệm của chính mình trong việc tạo ra sự phẫn nội đó.

“Các phát biểu của ngành tòa án cũng phản ánh lo ngại của nhà nước Việt Nam trước bất ổn xã hội có thể xảy ra,” ông Định nói.

Đề cập đến phát biểu mới đây của ông Phó Chánh án Nguyễn Trí Tuệ về việc ‘báo công an’ để xử lý các tin ‘đe dọa thẩm phán,” ông Định nói “thật buồn cười, không xứng với tư cách của một thẩm phán Toà án Tối cao”.

“Ở các nước văn minh, các thẩm phán của Toà án Tối cao làm việc tại trụ sở của toà, và kết quả công việc của họ là các phán quyết và quyết định được tuyên. Họ chỉ nhóm họp để phán quyết, không bao giờ xuất hiện ở nơi công cộng hay cơ quan nhà nước nào đó để phân trần công việc của toà án hay chỉ trích ai. Sự tôn nghiêm và đáng kính của hệ thống toà án và các thẩm phán chính là chỗ đó.”

“Còn ở Việt Nam, Phó Chánh án TANDTC lại ra ngoài phát biểu linh tinh, nhằm phân trần quyết định của mình, rồi đổ thừa và quy chụp động cơ chính trị cho các thế lực khác trước công kích của dư luận đối với quyết định của chính mình. Nói thật, tôi thấy ông Phó Chánh án TANDTC thật thiếu tư cách và tầm vóc lẽ ra phải có và nên giữ gìn. Ở nước này, chưa có nhân vật chính trị, nhân vật chính quyền hay định chế nhà nước nào thực sự biết giữ thể thống cho chính họ và hệ thống của họ.”

“Tôi thấy các thẩm phán Việt Nam thật thảm hại về tư duy và thiếu tư cách của một quan toà đúng nghĩa.”

Đổ lỗi cho ‘truyền thông bẩn’, ‘thế lực thù địch’ là ‘một chiều’ và ‘quy chụp.Luật sư Phùng Thanh Sơn

Về phát biểu rằng có ĐBQH bị “lợi dụng” trong vụ Hồ Duy Hải, luật sư Định nói:

“Các Đại biểu quốc hội nào bị cáo buộc phi lý như vậy có quyền lên tiếng phản bác, thậm chí yêu cầu cơ quan điều tra xem xét dấu hiệu về hành vi vu khống của cá nhân thẩm phán nào đã cáo buộc vô căn cứ như thế.”

Luật sư Đài cũng có chung quan điểm với luật sư Lê Công Định, rằng ông “thấy buồn cười” về phản ứng của ngành tòa án Việt Nam, bởi “nó phản ánh đúng bản chất của truyền thông của nhà nước Cộng sản là không bao giờ dám nhận sai lầm, khuyết điểm mà luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác hay “thế lực thù địch.”

“Chúng ta cần phải hiểu rằng việc chuẩn bị cho phiên tòa Giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải được tính toán rất kỹ càng. Thông thường Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ gồm 3 thẩm phán. Việc có 5 hay 7 thẩm phán là rất hiếm. Bởi vì họ còn đề phòng trường hợp khi một quyết định của phiên tòa giám đốc thẩm bị hủy bỏ hay phải xét xử lại thì phải có các thẩm phán khác cho một phiên xử khác. Vì các thẩm phán đã tham gia phiên xử trước đó sẽ không được tham gia phiên xử lại.”

“Nhưng trong phiên tòa giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải, thì toàn bộ 17 thẩm phám của HĐPT TANDTC đều tham gia. Việc này là để quyết định cho một quyết định đã được chuẩn bị trước. Họ làm vậy là muốn cho nhân dân biết rằng quyết định của toàn thể HĐPT là quyết định đúng, không thể có sai lầm, và không thể bác bỏ vì không còn thẩm phán để xét xử lại.”

“Bởi vậy trong 17 nội dung biểu quyết của Hội đồng Thẩm phán đều là 17/17 thẩm phán tán thành. Nhưng ngành tòa án và cả chế độ đã bất ngờ về phản ứng quá mạnh của mọi tầng lớp nhân dân. Buộc tờ báo ngành tòa án phải có bài viết để đổ lỗi cho “thế lực thù địch”, “nhiễu thông tin” và “truyền thông bẩn”. Tôi cho rằng chính bài báo nêu trên mới tự làm bẩn tờ báo của ngành tòa án, mà hậu quả là họ phải gỡ bỏ.”

‘Một chiều và quy chụp’

Luật sư Đài cho rằng việc đổ cho một số ĐBQH ‘bị thế lực thù địch lôi kéo’ vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh.

“Thứ nhất là tội vu khống và chụp mũ. Khi nói như vậy thì nhà báo và cơ quan báo chí phải có bằng chứng “thế lực thù địch” ở đây là ai? Tổ chức nào? Họ đã liên hệ hay lợi dụng các Đại biểu Quốc hội như thế nào? Nhưng việc viết và đăng bài báo có nội dung chụp mũ, vu khống, đổ lỗi cho các “thế lực thù địch” đã trở thành bản chất của truyền thông nhà nước Cộng sản nói chung.”

“Thứ hai, là nhà báo và cơ quan báo ngành tòa án đã xúc phạm đến các ĐBQH khi các Đại biểu đang thực thi quyền giám sát của họ. Họ có quyền nêu quan điểm, đánh giá của họ về quyết định của Hội đồng Thẩm phán. Như đã nói ở trên, do bài báo đã có nội dung vi phạm pháp luật và bị công luận phản ứng mạnh nên họ đã phải gỡ xuống.”

Luật sư Phùng Thanh Sơn cũng cho rằng việc đổ lỗi cho ‘truyền thông bẩn’, ‘thế lực thù địch’ là ‘một chiều’ và ‘quy chụp’, không hề có bằng chứng và không hề có tính thuyết phục; và rằng chính quyết định vừa qua của HĐTP mới là nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến vị thế của chế độ, chứ không phải do ‘truyền thông bẩn’.

Gia đình tử tù Hồ Duy Hải không được dự phiên giám đốc thẩm

Mẹ Hồ Duy Hải: “Từ hiền lành chất phác tôi thành người đàn bà dữ dằn.”

Luật sư Phùng Thanh Sơn cũng chỉ ra mâu thuẫn của ngành tòa án, rằng một mặt nói rằng quyết định của HĐTP “được đông đảo người dân ủng hộ”, một mặt lại cho đại diện ngành tòa án lên báo để “ra sức chống chọi với dư luận”.

Với cáo buộc ĐBQH bị các thế lực thù địch ‘lợi dụng’, ông Sơn nói ông không biết ĐCSVN có quy định nội bộ nào cấm ĐBQH không được sử dụng mạng xã hội do sợ “tự diễn biến, tự chuyển hóa” hay không. Nhưng về mặt pháp lý, ĐBQH có quyền đăng ý kiến cá nhân lên Facebook mà không nhất thiết phải dùng đến quyền giám sát của Đại biểu Quốc hội. Pháp luật không cấm nếu đó không phải là nội dung vu khống, sai sự thật, mà chỉ nêu quan điểm, kiến nghị của người viết.

“Nếu HĐTP TANDTC làm đúng quy định pháp luật, tuyên hủy án trả hồ sơ điều tra lại thì chắc không có “thế lực thù địch nào có thể lợi dụng được,” luật sư Sơn nói.

Bài báo của ngành tòa án nói gì?

Trong bài báo nói trên, người được phỏng vấn là ông Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Khoa học và Tư liệu Giáo khoa, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, người được cho là “đã nghiên cứu rất sâu vụ án từ những ngày đầu xảy ra”.

Ông Tâm cho rằng các điều tra viên tỉnh Long An đã làm việc ‘logic, khoa học, hợp lý’, và rằng phán quyết của Hội đồng thẩm phán là ‘Hoàn toàn đúng quy định của pháp luật’.

Đáng chú ý là, ông Tâm cho rằng việc mẹ Hồ Duy Hải một mực kêu oan cho con là do “đã bị một số kẻ lợi dụng và sau đó là rất nhiều người khác, ở các tầng lớp, các nhóm xã hội khác nhau, lợi dụng”.

Ông kết luận: “Dư luận bị nhiễu thông tin, điều này có hệ quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Ông giải thích quan điểm này rằng “hệ thống thông tin” đã “xào xáo, cắt xén, thêm gia vị”, để làm thành vấn đề ‘hot”; ‘tung hỏa mù’ để ‘sự việc bị che mờ’, ‘khiến cơ quan tố tụng lúng túng’ còn ‘người dân thì nghi ngờ’.

Ông Minh cũng đề cập đến “làn sóng thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chế độ của các thế lực phản động trong và ngoài nước”, và rằng vụ Hồ Duy Hải đã bị “các thế lực chính trị cơ hội lợi dụng”.

“Trước đây những thành phần này tập trung vào vụ Đồng Tâm,” và giờ thì “lại bám vào vụ Hồ Duy Hải, coi như một miếng mồi mới, để tiếp tục trào lưu kích động dư luận, xuyên tạc, bịa đặt, chống phá nhà nước,” ông Minh nói.

Ông Minh cũng đặc biệt nhắc đến việc “Đại biểu Quốc hội và hai nhà báo tự do bị lợi dụng”. Ông Minh không nêu tên ĐBQH nào, nhưng bài báo đề cập tên tắt của nhà báo tự do Tr.C.H.D.

Để ngăn chặn, ông Minh đề xuất báo cáo những việc này lên ông Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị.

Thảo luận BBC: Hai TS luật Hoàng Đức Thắng và Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm về vụ Hồ Duy Hải trên kênh YouTube ngày 14/5.

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52658116

 

Luật sư gửi chứng cứ ngoại phạm mới

của Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước

Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng ban Dân nguyện,  cho truyền thông trong nước biết vào ngày 14/5 ông và đại biểu Lê Thanh Vân đã gửi báo cáo kiến nghị Quốc hội giám sát tối cao vụ án Hồ Duy Hải.

Ông Lưu Bình Nhưỡng nói cụ thể đã gửi văn bản đến Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đồng thời gửi tới thường trực Ban bí thư, Ban nội chính TW, Uỷ ban kiểm tra TW, Uỷ ban Tư pháp của quốc hội, Tổng thư ký quốc hội…

Trong đó, ông đưa ra 5 vấn đề tồn tại cần giải quyết sau khi TANDTC tuyên án giám đốc thẩm vụ Hồ Duy Hải vào ngày 8/5 và những phát biểu sau đó của Phó Chánh án TANDTC và đề nghị Tổng Bí thư – Chủ tịch nước chỉ đạo Ban cán sự Đảng TANDTC, Ban cán sự đảng VKSNDTC, Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo Ban Nội chính, Ban Bí thư, Bộ Chính trị; chỉ đạo Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo Chủ tịch nước về vụ án nêu trên.

Ông cũng muốn đưa vụ việc Hồ Duy Hải ra tại Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội.

Ông cho rằng động thái của ông là nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước, giữ gìn uy tín của Đảng, Nhà nước và hoạt động xét xử, bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân và quán triệt quan điểm, thái độ của TAND, các cơ quan hoạt động tư pháp đối với việc thực hiện quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”

Trước đó, ĐBQH Lê Thanh Vân cũng cho rằng khi vụ án có nhiều thủ tục tố tụng bị vi phạm như vậy thì rất cần được điều tra lại.

Trong một diễn biến khác diễn ra cùng ngày, luật sư Trần Hồng Phong –người hỗ trợ pháp lý cho gia đình Hồ Duy Hải đã gửi đơn và nộp chứng cứ ngoại phạm của Hồ Duy Hải đến Chủ tịch nước, khẳng định từ hồ sơ vụ án (gồm biên bản giám định pháp y tử thi và biên bản khám nghiệm tử thi nạn nhân) cho thấy có dấu hiệu hung thủ giết 2 nạn nhân ở Bưu điện Cầu Voi vào tháng 1/2008 thuận tay trái.

Trong khi đó tại 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều ghi nhận Hồ Duy Hải đã thực hiện hành vi giết người bằng tay phải.

Ngoài thông tin này, luật sư Phong cũng cho biết ông sẽ tiếp tục cung cấp thêm các bằng chứng ngoại phạm khác của Hồ Duy Hải và khẳng định với chứng cứ mới được phát hiện, ông tin rằng Hải là người ngoại phạm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/lawyer-sends-new-evidence-of-alibi-for-ho-duy-hai-to-state-president-05142020080043.html

 

Hai thành viên nhóm Hiến Pháp bị đánh

 trong trại giam của Cơ quan An ninh điều tra

Hai thành viên của nhóm Hiến pháp là Lê Quý Lộc và Ngô Văn Dũng thời gian qua bị công an đánh đập tại Cơ quan an ninh điều tra, thuộc Bộ Công an. Người thân của hai tù nhân lương tâm này nói với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại hôm 14 tháng 5 năm 2020.

Trong cuộc thăm gặp ngày 14 tháng 5, tù nhân lương tâm Ngô Văn Dũng (Facebooker Biển Mặn) kể lại sự vụ với luật sư là bà Đặng Thị Kim Xuân và luật sư đã thuật lại câu chuyện với gia đình.

Bà Huỳnh Thị Kim Nga, vợ ông Dũng cho biết như sau:

Sáng nay chị vào thì đúng y như cái tin của mấy người ở số 4 Phan Đăng Lưu nói là ảnh bị đập rồi đem về về nhập viện ở Chí Hòa và điều trị.

Chị luật sư có nói là: -Dũng bị đánh em à, ốm lắm không có như là lần trước chị gặp!

Lần này Dũng ốm, ổng có đưa cái đầu cho chị xem là có một cái thẹo dài.

Khi mà anh Dũng bị đập tới ngày hôm nay là đã bao nhiêu ngày rồi, luật sư cũng không hỏi cặn kẽ là bị đập ngày nào. Chị ấy nói bây giờ anh Dũng có nói là muốn luật sư phải 2-3 tuần gì đó thì phải vào thăm em, chứ ở trong đây nó căng lắm em không chịu nổi.”

Bà Trần Thanh Thủy, vợ của tù nhân lương tâm Lê Quý Lộc cũng được luật sư bào chữa là ông Nguyễn Văn Miếng kể lại vụ việc của ông Lộc vào hôm 12 tháng 5. Bà Thủy nói qua điện thoại vào tối 14 tháng 5:

Đường đi từ cái phòng giam mới sang cái phòng giam cũ thì chúng áp tải Anh Lộc bằng hai thằng Thượng úy.

Nó đẩy anh Lộc đi phía trước, nó dùng đèn pin loại đầu nhọn đánh anh Lộc từ phía sau lưng, đẫm máu ra.

Đánh rất là mạnh rồi nó quay ra phía trước dùng gối và dùng chân đạp vào bộ hạ, đạp vào đầu của anh Lộc thì anh ngất xuống.

Trước khi ngất thì anh Lộc la lên là – ‘Đánh người! Đánh người!’

Vậy thì tất cả những người trong những cái phòng giam đó thì họ nghe, họ mới la lên là: -‘Cộng sản giết người! Cộng sản giết người!’

Cũng theo bà Thủy, sau khi ông Lộc ngất đi, ông đã được đưa đi vào bệnh viện chữa trị.

Sau một tuần lễ, ngày 20-4, ông Lê Quý Lộc bị đưa trở lại số 4 Phan Đăng Lưu để tiếp tục cuộc tuyệt thực lần 2 chỉ trong vòng một tháng để đòi được xem báo chí và phản đối vụ bị đánh đập.

Tù nhân chính trị này sau đó cũng tự mình viết đơn để tố cáo 2 viên công an đã đánh đập anh ngay tại trại giam.

Hiện nay, có tổng cộng 8 thành viên của nhóm Hiến Pháp bị bắt giữ từ hồi tháng 9 năm 2018 sau các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu và An ninh mạng vì bị cáo buộc tội danh “Phá rối an ninh” theo điều 118 Bộ luật hình sự.

Những người này cho đến nay vẫn còn bị giam giữ tại trại giam của Cơ quan An ninh điều tra, số 4 Phan Đăng Lưu, thành phố Hồ Chí Minh và vẫn chưa được đem ra xét xử.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/2-prisoners-of-conscience-beaten-in-prison-05142020084919.html

 

Đồng Nai kê biên đất của Công ty Alibaba

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai vào ngày 13/5 đã họp với các sở, ngành liên quan để chỉ đạo công tác kê biên, định giá các thửa đất nằm trong 29 dự án “ma” trên địa bàn do Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba đứng tên rao bán cho hàng ngàn khách hàng. Biện pháp này được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan điều tra.

Báo trong nước loan tin ngày 14/5.

Theo thống kê của Công an thành phố Hồ Chí Minh có 311 thửa đất của Công ty Alibaba trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang bị ngăn chặn giao dịch.

Ngoài ra, phía công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đề nghị Đồng Nai ra quyết định kê biên, hỗ trợ việc định giá 255 thửa đất tại các huyện Long Thành, Nhơn Trạch và Xuân Lộc do Nguyễn Thái Lĩnh, Giám đốc Công ty Alibaba, cùng Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, và một số cá nhân khác trong công ty này đứng tên do có một số thửa đất còn lại chưa xác định chủ sở hữu.

Tại cuộc họp ngày 13/5, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh yêu cầu Công an tỉnh phối hợp với 3 địa phương huyện Xuân Lộc, Nhơn Trạch và Long Thành xem xét lại tất cả thửa đất mà Công an thành phố Hồ Chí Minh đang yêu cầu kê biên tài sản và định giá.

Sau đó, công khai tại các địa phương và trên phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, tránh tranh chấp.

Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai Nguyễn Quốc Hùng lưu ý Sở Tài chính thực hiện các bước kê biên tài sản, định giá đúng quy định của pháp luật, vì sau này sẽ bổ sung vào hồ sơ của công an, làm bằng chứng trong vụ án.

Hiện 2 anh em ông Nguyễn Thái Luyện, Nguyễn Thái Lĩnh cùng nhiều đối tượng liên quan đã bị Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam để điều tra vụ việc Công ty Cổ phần địa ốc Alibaba lừa đảo bán đất nền dự án “ma” cho 6.700 khách hàng với số tiền khoảng 2.500 tỉ đồng.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/land-under-alibaba-company-in-dong-nai-confisticated-05142020085922.html

 

Đề nghị mức án 10 – 12 năm tù

 cho ủy viên chấm thi trắc nghiệm gian lận ở Hoà Bình

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Hoà Bình vừa đề nghị mức án 10-12 năm tù cho ông Đỗ Mạnh Tuấn, uỷ viên chấm thi trắc nghiệm trong vụ gian lận tại thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở tỉnh Hoà Bình hồi năm 2018. Tội danh  cho mức án đề nghị gồm “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Nhận hối lộ”.

Truyền thông trong nước loan tin hôm 14/5 cho biết VKSND tỉnh Hoà Bình cũng đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Vinh (nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hòa Bình) 7-8 năm tù với tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

VKSND tỉnh Hoà Bình cũng đề nghị ông Khương Ngọc Chất (cựu Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Hòa Bình) 5 – 6 năm tù; ông Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên Phòng Khảo thí) 5 – 6 năm tù; bà Diệp Thị Hồng Liên (nguyên Trưởng phòng Khảo thí) 2 năm 6 tháng – 3 năm tù; 9 bị cáo khác từ 12 tháng tù treo đến 4 năm tù giam; Hồ Chúc (giáo viên) 2-3 năm tù.

VKSND tỉnh Hòa Bình khẳng định hành vi của 15 bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm quy chế thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xâm hại đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, gây mất lòng tin cho nhân dân; xúc phạm danh dự các thầy cô, làm tổn thương niềm tin của học sinh trên cả nước.

Theo VKSND tỉnh Hòa Bình, đây là vụ án có tổ chức, các bị cáo cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội dưới sự chỉ đạo chủ mưu của ông Nguyễn Quang Vinh.

Ông Nguyễn Quang Vinh, Đỗ Mạnh Tuấn bị xác định phải chịu trách nhiệm với việc nâng điểm của 65 bài thi; ông Khắc Tuấn 100 bài, ông Chất 10 bài, bà Liên 20 bài.

Đặc biệt, ông Tuấn phạm tội vào 2 năm 2017 và 2018 nên phải tăng tình tiết phạm tội.

Kết quả điều tra cho thấy có 145 bài thi trắc nghiệm của 58 thí sinh được nâng từ 0,2 đến 9,25 điểm cho mỗi môn.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/proposing-a-sentence-of-10-12-years-in-prison-for-the-commissioner-of-fraud-test-in-hoa-binh-05142020083835.html

 

CSGT được dừng tất cả xe không có lỗi:

Lạm quyền và vi hiến?

Tổng kiểm soát xe trong một tháng

Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an TP.HCM (PC08) thông báo từ ngày 12 đến ngày 14/5 tổ chức tuyên truyền cho người dân biết về đợt kiểm soát để chấp hành nghiêm các quy định về giao thông. Và, kể từ ngày 15/5 đến 14/6, CSGT sẽ phối hợp với các lực lượng cơ quan chức năng của thành phố để ra quân, tăng cường tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm.

PC08 cho báo giới quốc nội biết kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong vòng một tháng tới đây nhằm mục đích giảm ùn tắc giao thông, trong bối cảnh tình hình giao thông tiếp tục phức tạp do lượng xe cộ đông đúc trở lại sau lệnh giãn cách xã hội bởi tác động của dịch bệnh COVID-19.

Báo giới dẫn lời nhấn mạnh của đại diện lãnh đạo PC08 rằng CSGT sẽ tổng kiểm soát đối với xe khách, container, xe hơi, xe máy trong phạm vi thành phố và CSGT sẽ yêu cầu dừng tất cả các loại xe vừa nêu để kiểm tra mà không cần có lỗi ban đầu. Và thông qua việc kiểm tra như thế, công an sẽ kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông và ùn tắt giao thông.

Quan ngại của dư luận

Đài RFA ghi nhận qua trang fanpage các báo chính thống và cả trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ ý kiến trái chiều. Không ít người ủng hộ với hy vọng lần ra quân tổng kiểm soát của CSGT TP.HCM trong vòng một tháng sẽ có thể cải thiện tình hình giao thông được tốt hơn. Trong khi đó, cũng nhiều ý kiến cho rằng kế hoạch này có thật sự hợp lý hay không?

Bạn trẻ Đăng Quang, một cư dân sinh sống và làm việc tại Sài Gòn, vào tối ngày 13/5 lên tiếng với RFA rằng dưới góc nhìn tích cực thì phần nào đó ngăn ngừa các tệ nạn, thế nhưng vẫn không giải quyết được gốc rễ của vấn đề, tốn kém nhưng lại ko hiệu quả triệt để. Đăng Quang trình bày tiếp:

Thẻ bảo hiểm xe gắn máy bây giờ bán chỉ có 10.000 đồng. Nhưng từ khi ra quy định bảo hiểm xe gắn máy tới giờ thì chưa có vụ nào được đền bù hết. Tức là chỉ có đóng tiền để mua bảo hiểm, nhưng được bảo hiểm cho cái gì thì chưa bao giờ nhận bảo hiểm hết. Chưa có ai nhận được một xu bảo hiểm nào từ chiếc xe gắn máy hết. Vả lại, TP.HCM là thành phố có 9-10 triệu dân, có mật độ xe lớn nhất cả nước. Tỷ lệ xe mua bảo hiểm dù 10.000 đồng/chiếc để khỏi bị phạt nhưng tổng số tiền lên đến tiền tỷ nhiều lắm, mà công ty bảo hiểm không phải đền. Và đó gọi là lợi ích nhóm. Tức là công ty bảo hiểm ‘bơm’ cho công an một ít tiền để công an siết chặt việc đó

-Ông Đinh Quang Tuyến

“Theo nhận xét chủ quan của tôi thì chắc hẳn là họ làm chỉ trong thời gian một tháng rồi họ cũng ngưng chiến dịch này thôi, mà không thể làm lâu dài được. Ví dụ nhưng vấn đề như là rượu bia, tai nạn giao thông hay tội phạm…thì họ không giải quyết được tận gốc rễ. Không những thế mà còn phát sinh thêm những vấn đề tiêu cực giữa người dân và chính quyền. Về phía của người dân, ví dụ họ đang đi đường bình thường mà cứ bị dừng lại thì họ cảm thấy bị làm phiền, khó chịu. Thứ hai nữa, vấn đề nhũng nhiễu người dân thì tôi nghĩ chắc chắn là sẽ có chứ không phải không.”

Để tìm câu trả lời cho thắc mắc của những người quan tâm liệu rằng việc dừng xe dù không phạm lỗi ban đầu của CSGT TP.HCM đúng, sai thế nào theo luật định; Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho biết Việt Nam đã ban hành luật về quy định CSGT có quyền kiểm tra giấy tờ, có hiệu lực từ năm 2008.

“Việt Nam có Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi đi đường phải mang theo những giấy tờ điều khiển phương tiện giao thông: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy bảo hiểm xe và những giấy tờ trong luật quy định và nếu không mang theo tất cả những giấy tờ đó trong lúc tham gia giao thông thì họ có quyền phạt. Luật có nhưng mà không làm và bây giờ bắt đầu làm.

Cho nên, trong ngày 14/5 họ sẽ tuyên truyền. Ở đây luật đã có rồi và họ không hề ban luật, mà họ nhắc lại luật và họ nói rằng họ sẽ xử phạt theo điều luật đó. Tại vì khi xử phạt thì họ sẽ ghi rõ vi phạm ở điều nào. Ví dụ như trong quy định nghị định của Chính phủ là người điều khiển phương tiện giao thông không mang theo giấy tờ xe khi tham gia giao thông thì họ có quyền phạt mấy trăm ngàn.”

Liên quan câu hỏi về quyền đi lại của công dân có bị hạn chế theo quy định của Hiến pháp khi bị CSGT bất thình lình chặn lại để kiểm tra giấy tờ, Luật sư Nguyễn Văn Hậu giải thích:

“Quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định. Trong Hiến pháp, Điều 14 quy định quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định và phải ghi trong luật. Còn như không ghi trong luật thì họ không được hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.

Quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định trong những trường hợp bao gồm vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng, vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm về sức khỏe của cộng đồng. Do đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định đó rồi thì không có làm hạn chế quyền đi lại.”

Luật sư Nguyễn Văn Hậu khẳng định với RFA rằng luật quy định là vậy, tuy nhiên cũng thừa nhận trong quá trình thực hiện dĩ nhiên khó tránh khỏi những điều mà ông gọi là “việc này, việc kia”.

Qua trao đổi với với RFA, một số người dân Sài Gòn than phiền về tình trạng CSGT gây khó dễ, nhũng nhiễu người đi đường bằng việc dừng xe lại và nói “xin tiền cà phê”. Do đó, với thông báo mới CSGT dừng tất cả xe dù không phạm lỗi ban đầu thì sẽ gây phiền hà đến mức nào nữa.

Lo ngại của các cư dân phố thị ở Sài thành cũng phải lẽ vì hàng triệu người dân khi di chuyển trên đường phố hàng ngày cứ phải phập phồng, nom nóp lo sợ có nguy cơ bị trễ làm hay chậm việc sau tiếng tuýt còi hay vẫy tay cùng cây ba trắc của CSGT.

Nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến, vào tối ngày 13/5 nói với RFA rằng ông nhìn nhận kế hoạch tổng kiểm soát của CSGT TP.HCM được tiến hành bởi hai yếu tố:

“Một là yếu tố vấn đề bảo hiểm và thứ hai là vấn đề hối lộ, nhũng nhiễu để lấy tiền. Ví dụ như bây giờ bắt một chiếc xe chỉ cần thiếu bảo hiểm thôi thì đưa cho CSGT 100-200 ngàn thì được đi để họ kiếm tiền bỏ túi trực tiếp. Thêm vào đó là họ được bên bảo hiểm lại quả.”

Trong Hiến pháp, Điều 14 quy định quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định và phải ghi trong luật. Còn như không ghi trong luật thì họ không được hạn chế quyền tự do đi lại của người dân.Quyền con người và quyền công dân chỉ bị hạn chế theo luật định trong những trường hợp bao gồm vi phạm an ninh quốc gia, vi phạm trật tự công cộng, vi phạm đạo đức xã hội, vi phạm về sức khỏe của cộng đồng. Do đó, Luật Giao thông đường bộ có quy định đó rồi thì không có làm hạn chế quyền đi lại

-Luật sư Nguyễn Văn Hậu

Ông Đinh Quang Tuyến phân tích:

“Thẻ bảo hiểm xe gắn máy bây giờ bán chỉ có 10.000 đồng. Nhưng từ khi ra quy định bảo hiểm xe gắn máy tới giờ thì chưa có vụ nào được đền bù hết. Tức là chỉ có đóng tiền để mua bảo hiểm, nhưng được bảo hiểm cho cái gì thì chưa bao giờ nhận bảo hiểm hết. Chưa có ai nhận được một xu bảo hiểm nào từ chiếc xe gắn máy hết. Vả lại, TP.HCM là thành phố có 9-10 triệu dân, có mật độ xe lớn nhất cả nước. Tỷ lệ xe mua bảo hiểm dù 10.000 đồng/chiếc để khỏi bị phạt nhưng tổng số tiền lên đến tiền tỷ nhiều lắm, mà công ty bảo hiểm không phải đền. Và đó gọi là lợi ích nhóm. Tức là công ty bảo hiểm ‘bơm’ cho công an một ít tiền để công an siết chặt việc đó.”

Báo mạng Pháp Luật TP.HCM, vào ngày 6/5 cũng loan tin, dẫn nguồn từ Cục CSGT Bộ Công an (C08) cho biết lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông từ ngày 15/5 đến ngày 14/6.

Thông tin vừa nêu được nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến và một số người dân Đài RFA tiếp xúc cho rằng tất cả dân chúng tại Việt Nam trong vòng một tháng tới sẽ bị đặt trong tình huống buộc phải ít nhiều góp phần “tăng thu” cho CSGT một cách trái luật để công việc thường nhật của họ không bị ảnh hưởng, như qua status của Luật sư Lê Công Định đăng tải trên trang Facebook cá nhân vào tối ngày 13/5 “Đây là hành vi lạm quyền bất chấp hiến pháp và luật pháp, nhân danh trật tự và an toàn xã hội. Ở những nước có tòa án bảo hiến, chắc chắn quyết định kiểu này sẽ bị kiện và huỷ bỏ.”

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/police-allowed-to-stop-all-vehicles-without-fault-is-it-violated-constitution-n-abused-power-05132020171829.html

 

Nông dân muốn thuê máy thu hoạch lúa chín

phải nộp tiền cho hợp tác xã

Tin Vietnam.- Báo Tiền phong ngày 13 tháng 5 năm 2020 loan tin, nhiều nông dân trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa trải qua nỗi buồn bị mưa gió làm hư một phần sản lượng lúa chín, nhưng giờ đây họ còn bất mãn hơn vì sự độc tài của Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Long.

Người dân phường Hương Long cho biết, lúa của họ đã chín rục, và đang rất cần thu hoạch để tránh mưa to trái vụ, nhưng họ không thể tự do thuê máy gặt cho mình, mà phải thông qua Hợp tác xã Hương Long. Trong khi đó, số lượng máy gặt do Hợp tác xã Hương Long thuê cho họ có hạn, không đáp ứng nhu cầu thuê của bà con, và giá chi phí thuê cũng cao. Vì vậy, người dân phải thuê máy gặt của các cá nhân ở xã khác.

Tuy nhiên, khi những máy gặt do người dân tự thuê có mặt ở chân ruộng thì viên chức của Hợp tác xã Hương Long xuất hiện, đòi thu 1 triệu đồng trên một máy. Một nông dân khác cho biết, gia đình ông có 5 sào lúa, do vừa qua có mưa lớn nên nhiều diện tích lúa chín đã bị đổ, lên mầm đành phải bỏ. Số còn lại chưa bị ảnh hưởng, nhưng gia đình ông không được tự ý thuê máy gặt mà phải chờ máy gặt của Hợp tác xã Hương Long liên hệ thuê.

Trong khi đó, giá thuê máy thông qua Hợp tác xã Hương Long lại cao, bình quân là 110,000 đồng một sào đối với lúa đứng, và 150,000 đồng một sào đối với lúa bị đổ do thời tiết. Dù bất mãn, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhưng những nông dân chỉ biết bấm bụng chịu đựng, không dám phản kháng vì Hợp tác xã là một tổ chức của bộ máy cầm quyền độc tài Cộng sản lập ra.

An Nhiên

https://www.sbtn.tv/nong-dan-muon-thue-may-thu-hoach-lua-chin-phai-nop-tien-cho-hop-tac-xa/

 

Việc trục lợi từ gói hỗ trợ 62.000 tỷ sẽ bị xử lý nghiêm

Ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, vào ngày 14/5 lên tiếng trong một chương trình truyền hình rằng cần phải chú trọng việc xử lý vi phạm trong rà soát chi trả, xử lý nghiêm trường hợp trục lợi từ gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng do dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, tại thời điểm này cơ sở pháp lý về việc triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn vì đại dịch COVID-19 đã hoàn toàn đầy đủ. Do đó các địa phương cần khẩn trương thực hiện, không để chậm trễ tới tay người dân.

Ngoài ra, ông Đào Ngọc Dung còn khẳng định nhiều tỉnh thành, nhiều nơi dân đang rất mong chờ từ gói hỗ trợ này và yêu cầu các lãnh đạo địa phương coi đây không chỉ là nhiệm vụ mà đó là mệnh lệnh.

Được biết tới tuần đầu tháng 5, khoảng hơn 20.000 tỷ đồng trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng đã được giải ngân tới tay những nhóm đầu tiên gồm người có công với cách mạng, người nhận bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo. Từ ngày 10/5, nhiều địa phương cũng đã chuyển sang rà soát, chi trả tới nhóm người lao động, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ông Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng với số lượng lên tới 20 triệu người được nhận tiền hỗ trợ, thời gian chi trả gấp thì không thể tránh khỏi sai sót dù là nhỏ nhất. Do đó, cần phải xử lý nghiêm sai phạm nếu có trường hợp trục lợi từ gói hỗ trợ, thậm chí xử lý hình sự nếu cần.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/any-exploitation-of-the-covid-19-support-money-to-be-penalized-05142020075747.html

 

Facebook trở thành nơi

mà các quan chức bày tỏ quan điểm!

Phó Chánh án Tòa án Nhân dân (TAND) Tối cao Nguyễn Trí Tuệ, tại buổi họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông, hôm 12/5 cho biết: Sau quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, bôi nhọ nền tư pháp và Chánh án TAND Tối cao.

Cụ thể theo ông Nguyễn Trí Tuệ được truyền thông trong nước trích dẫn nguyên văn, cho rằng: “Nguy hiểm hơn nữa là một vài đại biểu Quốc Hội (ĐBQH) phát biểu không đúng những nội dung của vụ án, đưa ra những ý kiến chủ quan dựa trên những thông tin trên mạng xã hội làm cho vấn đề phức tạp thêm.”

Không lâu sau đó, ĐBQH Lê Thanh Vân đã lên trang Facebook cá nhân viết đáp trả: “Tôi tìm mãi trong Hiến pháp cùng các đạo luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội nước ta, để tìm xem có quy định nào cho phép Phó Chánh án TAND Tối cao được “kết tội” ĐBQH là phát ngôn “nguy hiểm” khi họ thực hiện quyền giám sát của mình không, nhưng tìm không ra. Phải chăng ông Nguyễn Trí Tuệ tự cho mình cái quyền nhân danh cơ quan xét xử để phán quyết ý kiến của ĐBQH – người mà Hiến pháp trao sứ mệnh đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân?”

Không chỉ ĐBQH Lê Thanh Vân dùng mạng xã hội để bày tỏ quan điểm, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng ngoài lên tiếng tại nghị trường, cũng thường trang Facebook để lên tiếng về những vấn đề bức xúc trong xã hội.

Qua sự việc này cho thấy Facebook trở thành nơi mà các quan chức bày tỏ quan điểm, các vị lãnh đạo thừa nhận việc sử dụng mạng xã hội của mình.

…Mạng xã hội đã có thể khuynh đảo xã hội, tạo nên quyền lực mạnh mẽ bên cạnh những quyền lực truyền thống như lập pháp, hành pháp, tư pháp và truyền thông của chính quyền…
-LS. Đặng Đình Mạnh

Trao đổi với RFA liên quan vấn đề này qua tin nhắn hôm 13/5, Luật sư Đặng Đình Mạnh hiện sinh sống ở Sài Gòn, nhận định:

“Tôi tin rằng, đến thời điểm hiện nay thì trang mạng xã hội Facebook đã chiếm lĩnh một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Không chỉ giúp công chúng truyền thông đi những thông điệp mà mình muốn gởi đến cộng đồng, mà nó đã có thể khuynh đảo xã hội, tạo nên quyền lực mạnh mẽ bên cạnh những quyền lực truyền thống như lập pháp, hành pháp, tư pháp và truyền thông của chính quyền… Vì thế, nó mau chóng được các đại biểu Quốc hội tận dụng để làm phương tiện bày tỏ quan điểm đến với công chúng theo cách nhanh nhất, lan tỏa nhất và dĩ nhiên, hiệu quả nhất.”

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, việc các đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân dùng trang Facebook cá nhân của mình để phát biểu quan điểm đánh giá về phán quyết của Hội đồng Thẩm phán – Tòa án Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải là chứng cứ minh chứng.

Không chỉ phản bác vị Phó Chánh án TAND Tối cao, ĐBQH Lê Thanh Vân còn giải thích rõ, ông rất thận trọng khi viết status trên Facebook, khi xem xét một vấn đề nào đó bao giờ cũng xem xét nhiều chiều, điều gì hiểu rõ ràng thì nói, điều gì chưa rõ ràng thì không nói.

Từ Sài Gòn hôm 13/5, Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già, cho RFA biết ý kiến của mình:

“Tôi đánh giá hai ông này (ĐBQH Lê Thanh Vân và ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng) tiến bộ hơn các đồng chí của ổng, ví dụ như ông Võ Trọng Việt không biết sử dụng Facebook và còn đòi kéo đám mây điện toán gì đó về VN rất buồn cười. Thứ hai, việc ông Nhưỡng và ông Vân sử dụng Facebook, điều đó đồng nghĩa rằng chính các ổng là đảng viên, là người đại diện cho dân, cũng bị bóp nghẹt tự do ngôn luận, mà các ông buộc phải nói. Đó là điều để cho mọi đảng viên, thấm thía, tự do ngôn luận, tự do báo chí quan trọng như thế nào trong bối cảnh xã hội VN nhiều chục năm qua. Chắc chắn ông Nhưỡng và ông Vân đã được báo chí phỏng vấn rồi, xoay quanh vụ án của tử tù Hồ Duy Hải, tuy nhiên chưa nói được hết các ý bởi vì nền báo chí kiểm duyệt gắt gao, cắt xén hết những gì đụng chạm tới sự thật, đụng chạm tới chế độ.”

Một ý nữa theo Nhà báo Nguyễn Ngọc Già, khi ông Nguyễn Trí Tuệ nhậm chức Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, tức là do Quốc hội phê chuẩn. Điều này có nghĩa là ông Vân và ông Nhưỡng có góp phần trong đó và bây giờ họ phải nhớ lại câu thành ngữ ‘gậy ông đập lưng ông’. Chính ông Nhưỡng và ông Vân là một trong năm trăm người bổ nhiệm ông Tuệ, tức là ông Tuệ là cấp dưới, mà bây giờ dám chụp mũ các ổng ăn nói nguy hiểm. Điều đó theo nhà báo Nguyễn Ngọc Già, là một điều cay đắng cho hệ thống chính trị và nhà nước pháp quyền gọi là xã hội chủ nghĩa.

Nhà báo tự do Sương Quỳnh, hiện sống ở Sài Gòn, hôm 13/5 cho RFA biết ý kiến của mình về việc các ĐBQH trình bày quan điểm trên Facebook:

“Theo tôi đó là một sự tiến bộ, như vậy họ đã biết có một số đại biểu Quốc hội có lòng với nhân dân, họ phải dùng mạng xã hội để lên tiếng, tức là họ muốn được sự ủng hộ của người dân, điều đó rất tốt và tích cực. Thật sự thì xưa nay, cũng đã có một số cán bộ dùng mạng xã hội để đưa ra thông tin nội bộ nhá ra, để dùng dư luận của nhân dân đánh nhau. Nhưng bây giờ ông Lưu Bình Nhưỡng, Lê Mạnh Hà, và một số ĐBQH đã dùng mạng xã hội để đối thoại, để đưa ý kiến của mình. Mặc dù họ rất dè dặt, nhưng như thế là tốt, vì họ đã lên mạng, họ đọc, họ hiểu những người dân có những tiếng nói như thế nào… Và như thế sẽ mở rộng được tiếng nói mà họ tiếp nhận từ chính người dân.”

Tại Việt Nam, việc cán bộ công chức sử dụng mạng xã hội thường không được khuyến khích, dù chưa có luật quy định cụ thể trừ ngành công an. Theo Thông tư 27 của Bộ Công an, quy định về quy tắc ứng xử của Công an nhân dân như: cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân không giới thiệu, sử dụng tên, hình ảnh, phiên hiệu đơn vị công an lên các trang mạng xã hội, ví dụ Facebook, Instagram…

Một số tỉnh thành cũng có những quy định cấm hay hạn chế việc cán bộ sử dụng Facebook. Đơn cử như trường hợp Chủ tịch tỉnh Cà Mau cấm cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh này, sử dụng các trang mạng xã hội khi trao đổi thông tin, xử lý công việc hành chính của cơ quan, đơn vị.

Theo UBND tỉnh Cà Mau, một số tổ chức, cá nhân sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… với dụng ý xấu, đưa thông tin không đúng sự thật, xúc phạm uy tín của tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, gây dư luận không tốt trong nhân dân…

Nhà báo độc lập Nguyễn Ngọc Già cho biết thêm:

“Tôi nghĩ qua sự việc quá chấn động này, đến nỗi ngay cả những đại biểu quốc hội như ông Nhưỡng và ông Vân phải lên tiếng… thì có thể sắp tới Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam sẽ ban hành thêm điều thứ 20, những điều đảng viên không được làm, đó là đảng viên không được sử dụng Facebook, và nếu điều này xảy ra nói sẽ trở thành trò cười bởi vì nó càng bộc lộ tự do ngôn luận, tự do báo chí bị bóp nghẹt. Và tôi tin chắc rằng, nếu Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam yêu cầu tất cả đảng viên, ĐBQH không được sử dụng Facebook, thì đó là một yêu cầu bất khả thi… Và nó càng phơi bày ra một chế độ độc đảng toàn trị và một chế độ luôn luôn dối trá và bóp nghẹt thông tin.”

Đó là điều để cho mọi đảng viên, thấm thía, tự do ngôn luận, tự do báo chí quan trọng như thế nào trong bối cảnh xã hội VN nhiều chục năm qua.

-Nhà báo Nguyễn Ngọc Già

Trở lại với phát biểu của ĐBQH Lê Thanh Vân liên quan tử tù Hồ Duy Hải. Ông cho biết dưới góc nhìn của ông trong vụ án Hồ Duy Hải, là sự tuân thủ pháp luật, một số người hiểu nhầm cho rằng ông nói về sự tuân thủ pháp luật tố tụng hình sự đồng nghĩa với việc bảo vệ cho Hồ Duy Hải. Hiểu như vậy là không đúng. Việc hiểu sai như thế mới là sự lạm dụng xuyên tạc, bịa đặt. Ông chỉ đưa ra quan điểm của mình trong đó không hề bao che, biện hộ hoặc tìm những chứng cứ trên mạng xã hội. Nếu ai nói ông dựa trên thông tin từ mạng xã hội để phát biểu về vụ án Hồ Duy Hải thì đó là sự bịa đặt.

Liên quan đến quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao về vụ án Hồ Duy Hải, Nhà báo tự do Sương Quỳnh, nhận định:

“Cái phán quyết vừa rồi của 17 thẩm phán do ông Nguyễn Hòa Bình chủ trì thì người dân như tôi, đã từng đấu tranh, đã từng lên tiếng cho Hồ Duy Hải cách đây sáu bảy năm, thì ngày hôm nay khi nghe phán quyết giám đốc thẩm của ông Nguyễn Hòa Bình, thì chúng tôi rất hẫn nộ, vì đấy là chà đạp lên pháp luật. Họ làm điều đó trong khi có rất nhiều chứng cứ cho thấy sai phạm trong quá trình điều tra. Thậm chí, có cả những bài báo cũ đưa ra hẳn nghi phạm là Nguyễn Văn Nghị, mà họ rút hồ sơ không làm mà phải dứt khoát là Hồ Duy Hải phải nhận tội này. Điều này cho thấy ngay đó là sự oan khuất. Cho dù khẳng định là Hồ Duy Hải, vậy tại sao không lật hồ sơ và điều tra lại, khi đầy đủ tình tiết luật sư đã đưa ra, và họ chứng minh rằng vi phạm luật tố tụng, nhưng họ vẫn bao che cho nhau. Bởi vì nếu không tuyên như vậy thì phải điều tra lại và đưa ra xử án những người sai phạm… và ông Nguyễn Hòa Bình chính là người đã ký bác đơn kháng án của Hồ Duy Hải, mà ổng bây giờ lại bác tiếp, thì làm sao mà công bằng được, và sự phán quyết đó gây phẫn nộ vô cùng, trong đó có tôi.”

Nhà báo Sương Quỳnh cho biết, hôm 9/5 Chị cùng các tổ chức Xã hội dân sự và các cá nhân đã ký tên trong Tuyên bố “Yêu cầu làm rõ sự thật về vụ án Hồ Duy Hải”. Cụ thể, yêu cầu ĐCSVN nhận toàn bộ trách nhiệm liên quan đến vụ án này và làm mọi việc có thể làm để buộc các cơ quan dưới sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN phải làm rõ tất cả sự thật liên quan đến vụ án này; yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố vụ án làm mất chứng cứ và sai lệch hồ sơ, di lý Hồ Duy Hải ra Hà Nội để điều tra; yêu cầu Ủy Ban Thường Vụ Quốc hội xem xét lại vụ án…

Dù hiện nay chưa nhiều vị ĐBQH, những người được cho là đại diện cho tiếng nói của người dân, dám bày tỏ quan điểm trên mạng xã hội. Tuy nhiên, theo nhà báo tự do Sương Quỳnh, đây là một dấu hiệu tốt, cho thấy họ có lên mạng xã hội, họ đọc, họ hiểu những người dân có những tiếng nói như thế nào… Và như thế sẽ mở rộng được tiếng nói mà họ tiếp nhận từ chính người dân.

Chính vì Facebook trở nên ngày càng phổ biến, vừa qua những công ty viển thông thuộc nhà nước Việt Nam trong thời gian qua tìm cách gây khó khăn cho việc truy cập vào Facebook buộc tập đoàn này phải chịu nhân nhượng những yêu cầu của Hà Nội.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/facebook-became-the-place-where-officials-expressed-their-views-05132020132349.html

 

CSVN bị nghi ngờ trong việc muốn chiếm quyền

kiểm soát nội dung trang Wikipedia Tiếng Việt

Tin từ RFA: Theo Đài Châu Á Tự do (RFA), nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang nỗ lực chiếm quyền kiểm soát nội dung trang Wikipedia Tiếng Việt bằng cách vận động đưa người của Hà Nội vào vị trí kiểm định viên (CheckUser) của trang bách khoa toàn thư tự do trực tuyến này.

Theo đó, một trong những dấu hiệu đáng ngờ được chỉ ra là việc thành viên ThiênĐế98 đã góp phần tạo ra Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt với nội dung có nhiều điểm tương đồng với một mẫu văn bản pháp lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều bài viết có với nội dung liên quan đến tham nhũng, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam, hay thời bao cấp bị chỉnh sửa theo chiều hướng có lợi cho nhà nước cộng sản Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn của RFA, nhà hoạt động Lã Việt Dũng ở Hà Nội cho rằng việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tìm cách khống chế và kiểm soát các nội dung được đăng trên trang này là có thật và tuyên giáo Việt Nam đã khống chế thông tin về nhiều vấn đề ở Việt Nam. Nguyên nhân là do cơ chế mở của Wikipedia cho phép mọi người đóng góp trong khi giới hoạt động ở Việt Nam không có nguồn lực để cập nhật thông tin trên trang này còn chế độ độc tài ở Ba Đình không ngần ngại sử dụng tiền thuế của dân vào việc lũng đoạn thông tin.

Thêm nữa, việc chỉnh sửa nội dung theo đúng sự thật có thể bị nhà cầm quyền trừng phạt, đặc biệt từ năm 2019 khi luật An ninh mạng có hiệu lực.  Điều này đã được báo cáo tới Wikimedia Foundation, tổ chức có nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động của trang Wikipedia và phát triển các phiên bản đa ngôn ngữ.

Quốc Tuấn

https://www.sbtn.tv/csvn-bi-nghi-ngo-trong-viec-muon-chiem-quyen-kiem-soat-noi-dung-trang-wikipedia-tieng-viet/

 

Điểm tin trong nước chiều 14/5: Thêm chứng cứ

ngoại phạm quan trọng vụ tử tù Hồ Duy Hải

Minh Khuê

Kính chào quý vị đến với điểm tin trong nước chiều 14/5 của báo Đại Kỷ Nguyên. Bản tin hôm nay có những nội dung chính sau:

Gia đình Hồ Duy Hải bất ngờ phát hiện thêm ‘tình tiết ngoại phạm’

Mới đây gia đình tử tù Hồ Duy Hải bất ngờ phát hiện thêm một tình tiết ngoại phạm của Hải. Theo đó, các biên bản khám nghiệm hiện trường, tài liệu về pháp y thể hiện hung thủ sát hại hai nữ nhân viên bưu điện thuận tay trái nhưng Hải lại thuận tay phải, theo Kiến Thức.

Chiều 13/5, luật sư Trần Hồng Phong, Đoàn Luật sư TP.HCM (người trợ giúp pháp lý cho gia đình tử tù Hồ Duy Hải) cho biết đã gửi đơn và cung cấp chứng cứ mới nhất đến Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Viện KSND tối cao, TAND tối cao cùng các cơ quan báo chí.

Luật sư trình bày trong đơn, ngay sau khi phiên giám đốc thẩm kết thúc, từ một nguồn tin “đặc biệt” và quá trình rà soát lại hồ sơ vụ án phát hiện thêm một tình tiết ngoại phạm của tử tù Hồ Duy Hải.

Theo đó, nếu xem xét lại biên bản khám nghiệm hiện trường và các tài liệu về pháp y cho thấy hung thủ sát hại nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi chắc chắn thuận tay trái. Trong khi đó, Hồ Duy Hải thuận tay phải, được chứng minh tại bản khai, thực nghiệm hiện trường và kết luận điều tra.

Đề cập đến các tài liệu về pháp y đã được giáo khoa hóa và gần như đã trở thành một nguyên tắc được thừa nhận và thống nhất trên toàn thế giới, được áp dụng trong lĩnh vực y tế, khoa học hình sự, luật sư dẫn chứng: Nếu hung thủ là người thuận tay trái và thực hiện việc cắt cổ từ phía trước (đối diện) nạn nhân, sẽ gây ra vết cắt có hướng từ trái sang phải. Ngược lại, nếu hung thủ thuận tay phải sẽ gây ra vết cắt theo hướng từ phải sang trái.

Nếu hung thủ là người thuận tay trái và thực hiện việc cắt cổ từ phía sau (đứng sau lưng) nạn nhân, sẽ gây ra vết cắt có hướng từ phải sang trái. Và ngược lại, nếu hung thủ thuận tay phải sẽ gây ra vết cắt theo hướng từ trái sang phải.

Từ đó, luật sư Trần Hồng Phong và gia đình Hồ Duy Hải kiến nghị xem xét lại vụ án một lần nữa để đảm bảo tính khách quan, bởi câu chuyện này từng xảy ra đối với vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, mâu thuẫn về việc thuận tay trái hay tay phải khi gây án.

Ngoài ra, đối chiếu với tình tiết “thức ăn trong dạ dày đã nhuyễn” của nạn nhân Hồng, thông tin về ánh đèn trên tầng 1 và các sợi mì nấu rơi vãi cạnh đầu nạn nhân Hồng cho thấy khả năng hung thủ đã sát hại cùng lúc 2 nạn nhân ước chừng vào lúc 22h.

“Trong vụ án này, hung thủ sát hại hai nạn nhân gần như chắc chắn là người rất thân quen hai nữ nạn nhân (đặc biệt là với nạn nhân Hồng), trong bối cảnh đã khuya, có ăn uống. Điều này cho chúng ta có hướng suy luận liên quan đến hai người là người yêu của nạn nhân Hồng khi đó là Nguyễn Mi Sol và Nguyễn Văn Nghị. Tuy nhiên thật đáng tiếc trong vụ án lại không có thông tin xác định tình tiết ngoại phạm của hai người này” – luật sư Phong cho biết.

Khởi tố, bắt giam vợ chồng Loan “cá” và đồng bọn

Chiều 13/5, Công an đã có quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam 3 tháng với Lý Thị Loan (Loan “cá”, SN 1981), Nguyễn Quốc Tuấn (còn gọi là Tuấn “cá”, SN 1977, chồng của Loan “cá”) và đồng bọn, Người Lao Động đưa tin.

Hai vợ chồng Loan “cá” ở Vĩnh Cửu, Đồng Nai đã tạo vây cánh mở rộng địa bàn từ chợ này qua chợ khác, dùng vũ lực buộc tiểu thương phải đóng phí hàng tháng khiến mọi người khiếp sợ.

Điều tra ban đầu cho thấy Loan cùng Nhung, Đại, Tiến hoạt động tại chợ tạm Thạnh Phú, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu; dùng vũ lực đe dọa các tiểu thương, thu tiền bảo kê theo ngày hoặc tháng. Theo đó, nhiều tiểu thương phải nộp cho băng này từ 50.000 đồng/ngày hoặc từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng.

Cán bộ nâng điểm khai ‘sếp dặn chỉ cần nhận tội, vợ con ở ngoài các anh lo’

Sáng 14/5, tại TAND tỉnh Hoà Bình, bị cáo Đỗ Mạnh Tuấn cho biết đầu tháng 5-2018 được ông Nguyễn Quang Vinh nói về việc cần nâng điểm cho một số thí sinh là con em cán bộ trong ngành và các mối quan hệ khác và đã đồng ý, theo Tuổi trẻ.

Khi vụ việc bị phát hiện, ông Vinh gọi cho Tuấn dặn rằng nếu bị vỡ lở thì đề nghị ông Tuấn đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm, rằng để xảy ra việc sửa chữa bài thi là do sự chủ quan của mình.

“Anh Vinh dặn dò bị cáo chỉ cần một mình bị cáo nhận tội còn lại vợ con và tất cả mọi thứ ở ngoài các anh sẽ lo liệu”, ông Tuấn nói.

Sau một ngày làm việc với công an, Mạnh Tuấn đến nhà ông Vinh để trao đổi cách đối phó nếu bị hỏi đến việc ai chủ mưu và động cơ là gì. Mạnh Tuấn được dặn nếu đến bước đường cùng thì cứ khai sự thật, còn ông Vinh chỉ nhận thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, sau này Mạnh Tuấn thấy đây là điều vô lý nên khai toàn bộ sự thật với công an.

“Mong HĐXX xem xét. Bị cáo chỉ là một phó hiệu trưởng của một trường dân tộc nội trú cấp huyện nên không đủ tài, đủ tầm và đủ giỏi để thao túng một kỳ thi cấp tỉnh lớn như thế. Nếu như không có sự giúp đỡ, che chắn từ các phía thì bị cáo không thể làm nên sai phạm này”, Mạnh Tuấn nói.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Khắc Tuấn (cựu chuyên viên phòng khảo thí) cho biết do nể nang Mạnh Tuấn nên đã tham gia vào việc sửa điểm thi. Khắc Tuấn khai chính ông Vinh đã đưa chìa khóa để Mạnh Tuấn mở cửa phòng chứa bài thi.

Trái ngược với những lời khai trên, bị cáo Nguyễn Quang Vinh cho rằng lời khai của Mạnh Tuấn “là sai sự thật”.

“Bị cáo chỉ thiếu trách nhiệm và hơi chủ quan khi đã quản lý không tốt đội ngũ giúp việc cho mình để cho Mạnh Tuấn gây ra sai phạm. Sau này, bị cáo mới thấy rằng nếu quản lý tốt hơn sẽ không xảy ra sự việc”, bị cáo Vinh nói.

Mỹ loại Trung Quốc, mời Việt Nam dự diễn tập hải quân RIMPAC 2020

Hôm 14/5, Hải quân Hoa Kỳ vừa xác nhận họ đã mời Việt Nam tham dự ‘Diễn tập Vành đai Thái Bình Dương (hay còn gọi là RIMPAC) năm 2020, theo VOA Việt Ngữ.

Đây là cuộc thao dượt hải quân được coi là “lớn nhất thế giới” được tổ chức 2 năm/lần, với sự tham gia của 25 nước. Lần diễn tập này phía Trung Quốc không có tên trong danh sách.

Các hoạt động chính dự kiến gồm thao dượt chống tàu ngầm, các hoạt động đánh chặn trên biển và các sự kiện huấn luyện bắn đạn thật. Hải quân Mỹ cho biết để giảm thiểu tối đa rủi ro lây lan virus corona, RIMPAC 2020 sẽ không có các sự kiện giao lưu trên bờ.

Bà Rochelle Rieger, phát ngôn viên của Chỉ huy Hạm đội Ba của Hải quân Mỹ, chủ trì cuộc thao dượt năm nay, cho biết cả 25 quốc gia từng cùng Mỹ tham gia RIMPAC 2018 đã chính thức được mời trở lại tham dự RIMPAC 2020” và rằng “trong số này có Việt Nam”.

Cùng với Việt Nam và nhiều đồng minh của Mỹ, các nước Đông Nam Á có tên trong danh sách mời gồm Indonesia, Brunei, Malaysia, Philippines và Singapore.

Hiện chưa rõ phía Việt Nam có nhận lời mời tham dự RIMPAC năm nay hay không. Hai năm trước, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử tám sỹ quan tham mưu nhưng không phái tàu chiến tới tham gia RIMPAC 2018.

Bà Rieger cho biết con số cập nhật chính xác tất cả các đơn vị xác nhận tham gia sẽ được đăng tải trên trang web chuyên về RIMPAC trước khi bắt đầu cuộc diễn tập.

Cuộc thao dượt hải quân quốc tế nhằm mục đích “thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác, vốn mang tính sống còn để bảo đảm an toàn và an ninh của các tuyến đường biển vì một khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, theo Hải quân Mỹ.

Dỡ bỏ phong tỏa ổ dịch COVID-19 cuối cùng tại Hà Nội

Đúng 0h ngày 14/5/2020, ổ dịch cuối cùng của thành phố Hà Nội tại thôn Đông Cứu (huyện Thường Tín), nơi có bệnh nhân 266 sinh sống cùng khoảng 1.200 người, đã được dỡ phong tỏa sau 28 ngày thực hiện cách ly, theo báo Lao Động.

Từ ngày mai các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân thôn Đông Cứu sẽ trở lại bình thường. Ngay sau khi kết thúc cách ly, xã Dũng Tiến sẽ tập trung khôi phục, đẩy mạnh sản xuất, đồng thời tiếp tục duy trì công tác phòng, chống dịch COVID-19, không lơ là, chủ quan; thường xuyên vệ sinh môi trường, bảo đảm hiệu quả cao nhất trong công tác phòng, chống dịch.

https://www.dkn.tv/thoi-su/diem-tin-trong-nuoc-chieu-14-5-them-chung-cu-ngoai-pham-quan-trong-vu-tu-tu-ho-duy-hai.html

 

Có hợp lý khi kiến nghị tăng phí đường bộ BOT

 do tác động COVID-19?

Đại diện Bộ Giao thông – Vận tải Việt Nam vào ngày 12/5 đã kiến nghị lên Chính phủ Hà Nội 2 phương án giúp đỡ doanh nghiệp BOT mà bộ này cho là bị giảm thu do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 vừa qua.

Cụ thể, phương án một sẽ cho phép doanh nghiệp được tăng phí theo hợp đồng dự án đã ký kết. Thời điểm tăng sẽ được Bộ lựa chọn phù hợp để hạn chế ảnh hưởng chi phí vận tải.

Còn phương án hai sẽ giữ nguyên mức phí như hiện nay và chỉ tăng theo lộ trình trong hợp đồng từ 2022. Tuy nhiên, Nhà nước cần bố trí khoảng gần 5.100 tỷ đồng để hỗ trợ các dự án khi chưa được tăng phí.

Ngoài ra, Bộ Giao thông Vận tải còn đề xuất Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gia hạn nợ với các dự án BOT và giảm lãi vay trong thời gian dịch COVID-19.

Kinh tế

Trao đổi với RFA vào tối ngày 13/5, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cựu thành viên ban cố vấn kinh tế cao cấp của cố thủ tướng Phan Văn Khải và cũng là nguyên chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho hay bà không đồng ý với đề xuất vừa nêu của Bộ Giao thông – Vận tải.

Bà Phạm Chi Lan cho rằng việc giảm thu nhập trong dịch cúm vừa rồi diễn ra cho tất cả ngành nghề, không riêng ngành nghề nào. Do đó, kiến nghị đưa ra ngày 12/5 bao gồm những đòi hỏi vô lý, đồng thời thể hiện sự không biết điều đối với những doanh nghiệp khác, đối với người tiêu dùng và trách nhiệm chung đối với nền kinh tế Việt Nam.

“Việc phục hồi của ngành đường bộ hoặc các dự án BOT cho ngành đường bộ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phục hồi nền kinh tế nhanh chóng đến đâu và khả năng phục hồi sinh hoạt của người dân đi lại, phục hồi các phương tiện qua các con đường có BOT thế nào để phục hồi. Bây giờ tăng giá lên sẽ dẫn đến phản ứng của doanh nghiệp là sẽ hạn chế việc đi lại như vậy khách hàng ít đi, người dân thường cũng tránh chuyện đi lại cho tốn kém. Như vậy sẽ giảm đi, lượng khách giảm đi thì thu nhập sẽ tiếp tục giảm xuống. Vậy đòi tăng giá đến bao giờ?”

Không chỉ phản đối biện pháp thứ nhất, mà Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết bà cũng không đồng tình với biện pháp thứ hai:

“Thực ra khó khăn của doanh nghiệp bây giờ ở rất nhiều ngành mà cần các doanh nghiệp sản xuất phục hồi được kể cả doanh nghiệp nhỏ trở đi vì họ tạo công ăn việc làm nhiều nhất cho xã hội. Việc lựa chọn những ngành nào, đối tượng doanh nghiệp nào là cần thiết để hỗ trợ cũng còn đang là bài toán chính phủ phải tính tiếp. Không thể các doanh nghiệp BOT ở lĩnh vực này lại đòi thêm gói 5.000 tỉ được, xưa nay tiền đầu tư đổ vào cho họ rất nhiều rồi. Chưa kể lâu nay BOT có nhiều cái nhà nước không giám sát tốt để xảy ra bao nhiều chuyện về thu phí quá nhiều, thu phí thời gian quá dài, đội vốn dự án…”

Với những nội dung vừa được liệt kê phía trên, bà Phạm Chi Lan nhận đinh rằng có rất nhiều điều xã hội phàn nàn mà các doanh nghiệp BOT và cả Bộ Giao thông vẫn chưa thể khắc phục nhưng bây giờ do bối cảnh gặp khó một chút mà đòi tăng phí hoặc được hỗ trợ riêng là điều khó có thể chấp nhận.

Xã hội

Dưới góc nhìn cá nhân, anh Nguyễn Minh Hùng, tài xế quan tâm đến tình hình BOT bẩn trên cả nước, đồng thời cũng là người đại diện nhóm đếm xe qua trạm thu phí BOT Ninh Lộc, tỉnh Khánh Hòa cũng đồng ý với ý kiến của Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:

“Theo ý kiến chủ quan, Hùng thấy giống như BOT là sân sau của Bộ Giao thông – Vận tải vì nếu dịch COVID-19 này thì toàn dân đều bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp vận tải cũng bị ảnh hưởng mà tại sao Bộ Giao thông – Vận tải cứ chăm chăm bảo vệ phương án tài chính cho BOT, không chăm lo gì đến đời sống các doanh nghiệp vận tải.”

Anh Hùng cũng cho rằng dựa theo những thông tin mà báo chí trong nước đăng tải về việc để bảo đảm phương án tài chính thì Bộ Giao thông sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để tăng phí và sẽ bố trí lực lượng chức năng để bảo đảm an ninh trật tự tại các dự án BOT là việc làm hết sức vô lý. Anh lập luận:

“Bạn có thấy bất cập không vì nếu họ tăng phí đúng quy trình và được người dân ủng hộ thì tại sao cho lực lượng ra những dự án BOT để giữ an ninh trật tự? Có nghĩa là họ đang biết chắc được người dân đã bức xúc. Chính phủ kiến tạo của dân, do dân mà thấy dân bức xúc thì phải làm thế nào chứ chẳng lẽ dùng lực lượng vũ trang để xen vào giao dịch dân sự giữa người dân và doanh nghiệp BOT?”

Bên cạnh đó, anh Nguyễn Minh Hùng cũng cho rằng việc vốn đầu tư mập mờ tại các dự án BOT là tình trạng chung xảy ra từ trước đến nay. Đây cũng là điều khiến phía người dân không hài lòng. Anh dẫn chứng:

“Họ luôn nói không đủ, phải bù lỗ nhưng thực ra để làm theo hình thức BOT có nghĩa là lời ăn lỗ chịu. Như dự án BOT Ninh Lộc gần nhà Hùng, họ thu 1 ngày trên dưới 1 tỷ, 1 năm trên 365 tỷ, 10 năm trên 3.650 tỷ nhưng họ chỉ đầu tư có 1.400 tỷ, sau đó nói là 2.600 tỷ nhưng họ lại thu tới 20 mấy năm. Những dự án đó họ lời sao họ không nói mà lại còn tăng thuế, phí làm cho lòng dân bức xúc về những dự án BOT trên quốc lộ.”

Cần thay đổi

Tình trạng người dân phản đối các trạm BOT diễn ra ngày càng nhiều tại hầu hết tất cả những trạm thu phí tại quốc lộ trên cả nước.

Nguyên nhân được cho rằng nhiều dự án BOT chi phí cao, thời gian thu vốn dài nhưng chất lượng đường xá không tốt, thậm chí có những dự án không phải làm đường mới hoàn toàn theo BOT mà chỉ làm những việc đơn giản như trải thêm lớp nhựa mới hoặc mở rộng thêm một chút đường cũng tính như một con đường mới.

Ngoài ra, việc đặt trạm sai vị trí, thậm chí không trên tuyến đường xây dựng… đã gây ra phản ứng không phải chỉ riêng từ những tài xế mà cả những người dân thường.

Vừa qua, trong thời gian thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của COVID-19, nhiều tài xế và doanh nghiệp vận tải đề nghị hoàn tiền đối với những chủ xe mua vé tháng, vé quý BOT do không có nhu cầu đi lại.

Mãi đến ngày 28/4, Tổng cục Đường bộ Việt Nam mới có văn bản hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT gia hạn thời gian sử dụng vé tháng, vé quý đối với các phương tiện có vé tháng, vé quý mà thời gian hiệu lực trùng với thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, BOT hoặc hình thức đầu tư công tư hợp tác rất phổ biến ở các nước nhưng vào đến Việt Nam lẽ ra làm tốt thì có thể giúp nhiều cho đỡ gánh nặng đầu tư của nhà nước và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế.

Tuy nhiên trong thực tế lại bị quá nhiều những chuyện tiêu cực, móc ngoặc, quản lý kém làm cho không những không mang lại lợi ích nhiều mà còn gây nhiều bức xúc cho doanh nghiệp, cho nguời dân.

Vì thế, bà Phạm Chi Lan đưa ra đề xuất:

“Tôi nghĩ BOT sẽ phải cải thiện rất nhiều từ hệ thống luật pháp trở đi để giám sát, bớt đi những chuyện lâu nay gồm không minh bạch, kém minh bạch, mù mờ, móc ngoặc với chủ đầu tư, nhà đầu tư để rồi tất cả chi phí đội gánh nặng lên cho người tiêu dùng và cho ngành kinh tế phải chịu.”

Từng có ví von, những doanh nghiệp đầu tư các trạm thu phí BOT tại Việt Nam như những đứa con được cưng chiều quá mức, lúc nào cũng vòi vĩnh phần hơn cho bản thân, trong khi những người anh chị em khác đang phải chịu thiệt thòi.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/is-it-reasonable-to-recommend-a-bot-road-toll-increase-due-to-covid-19-impact-05132020131027.html

 

Việt Nam phản đối Trung Quốc đưa máy bay do thám

đến đá Chữ Thập, phản đối Lào xúc tiến

xây thêm đập trên Sông Mê kong

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê thị Thu Hằng vào ngày 14 tháng 5 lên tiếng phản đối Trung Quốc về việc các máy bay của Hoa Lục xuất hiện tại Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền.

Phản đối vừa nêu được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ ở Hà Nội khi báo giới nêu câu hỏi về việc hãng ảnh vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel vào ngày 13 tháng 5 cho công bố những ảnh chụp ngày 9 tháng 5 cho thấy máy bay cảnh báo sớm KJ-500, KQ-200 và  máy bay trực thăng Z-8 của Trung Quốc xuất hiện tại Đá Chữ Thập.

Theo  ISI những máy bay vừa nêu được đưa ra khỏi kho chứa và đậu ở bên ngoài. Điều này cho thấy Đá Chữ Thập  là nơi Trung Quốc dùng làm căn cứ cho hoạt động do thám máy bay trong khu vực.

Cũng tại cuộc họp báo thường kỳ vào chiều ngày 14 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phản đối Lào về kế hoạch xây dựng thêm đập thủy điện thứ 6 trên dòng chính Sông Mê kong. Đó là đập Sanakham.

Tin vừa đưa ra trong tuần này cho biết chính phủ Lào đã lên kế hoạch xây dựng đập thủy điện Sanakham trên dòng chính Mê kong và dự kiến khởi công vào cuối năm nay.

Reuters dẫn nguồn từ Ủy Hội Sông Mê Kong cho biết kinh phí xây dựng nhà máy thủy điện Sanakham khoảng hơn 2 tỷ đô la. Công ty xây dựng đập thủy điện này có tên Datang Sanakham là một công ty con của Công ty Sản xuất điện Quốc tế Datang , Trung Quốc.

Công suất dự kiến của nhà máy thủy điện Sanakham được nói khoảng 684 MW và theo kế hoạch có thể bắt đầu vận hành từ năm 2028. Nhà máy này nằm giữa tỉnh Xayaburi và Vientaine của Lào, cách biên giới Thái Lan chừng 2 kilomet về phía thượng lưu ở tỉnh Loei.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-objects-china-s-early-warning-planes-in-scs-and-objects-laos-to-build-another-dam-on-the-mekong-river-05142020074255.html

 

Hội nghị trung ương bế mạc,

thống nhất phương án nhân sự,

khai trừ đảng đô đốc Nguyễn Văn Hiến

Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc vào ngày 14/5 tại Hà Nội sau khi xem xét và quyết định Phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khoá 13, chuẩn bị cho Đại hội Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2021.

Theo Báo Chính phủ, nội dung chính của hội nghị lần này, ngoài bàn về nhân sự của Ban Chấp hành Trung ương khoá tới, phương hướng bầu cử Quốc hội khoá 15 và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, tiêu chuẩn, số lượng và việc phân bổ đại biểu dự đại hội đảng 13 cũng được thảo luận.

Về vấn đề nhân sự cho lãnh đạo đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc hội nghị hôm 11/5, nhấn mạnh các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Ông cũng nhấn mạnh tiêu chuẩn đạo đức, lối sống trong sáng, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực, bảo vệ sự đoàn kết và thống nhất trong đảng.

Mặc dù truyền thông trong nước không nói cụ thể vấn đề nhân sự cho Đại hội Đảng tới là gì, nhưng theo thông lệ, trước mỗi đại hội, việc bàn về nhân sự cho 4 vị trí chủ chốt của Đảng là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội là rất quan trọng. Phân tích của một số chuyên gia quốc tế cho rằng, ông Trọng sau hai nhiệm kỳ sẽ về hưu và sẽ phải giới thiệu nhân sự mới thay thế cho vị trí này. Hiện tại, ông Trọng đang nắm giữ hai ghế Tổng Bí thư và Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vào năm 2018.

Cũng tại hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi đảng đối với đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông Hiến, trước đó đã bị Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật vì có những vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật trong vụ án hình sự liên quan đến quản lý đất đai tại Quân chủng Hải quân.

Hội nghị lần này cũng đã bầu bổ sung 2 Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương khoá 12.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/party-plenum-concluded-on-personel-for-the-next-party-congress-05142020074658.html

 

Ai mới là kẻ tàn phá nguồn cá ở biển Đông

Trương Hoàng Phương

Ngày 11/5, cơ quan truyền thông của Trung Quốc dẫn tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Việt Nam “không có quyền” bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá mùa Hè của Trung Quốc ở Biển Đông vì biện pháp này thuộc về cái gọi là “các quyền hành chính của Trung Quốc”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh phát biểu như trên sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh không làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Các nguồn tin của Trung Quốc nhắc lại: Lệnh cấm đánh bắt cá năm nay bắt đầu vào ngày 1/5 và dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 16/8 ở các vùng nước phía Bắc kéo đến 12 độ Vĩ Bắc của Biển Đông, với việc lực lượng bảo vệ bờ biển (Hải Cảnh) và nhà chức trách ngư nghiệp Trung Quốc khởi động việc thực thi pháp luật.

Tin cũng cho biết, tại cuộc họp báo, bà Hoa Xuân Oánh còn tuyên bố “không thể chối cãi rằng quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) là một phần của lãnh thổ Trung Quốc”, “Trung Quốc được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển có liên quan của Biển Đông theo luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước của Trung Quốc”, “việc thực hiện lệnh cấm đánh bắt cá mùa Hè ở vùng biển có liên quan của biển Đông là một biện pháp hợp pháp của Trung Quốc để thực hiện các quyền hành chính và thực hiện các nghĩa vụ quốc tế có liên quan theo luật pháp”…

Cũng trong ngày 11/5, một người phát ngôn khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Triệu Lập Kiên tuyên bố Việt Nam “không được quyền phản đối lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông và không có quyền khuyến khích ngư dân xâm phạm cái gọi là lợi ích và quyền lợi của Trung Quốc ở vùng biển này.”

Theo truyền thông Trung Quốc, Triệu Lập Kiên phát biểu như trên “để đáp lại sự phản đối của Hiệp hội Nghề cá Việt Nam đối với lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc”. Triệu Lập Kiên nói thêm rằng, theo luật pháp quốc tế và luật pháp Trung Quốc, Trung Quốc được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với một số phần cụ thể của Biển Đông.

Triệu Lập Kiên nhấn mạnh 50.000 tàu cá sẽ phải dừng hoạt động đánh bắt trong thời gian 3,5 tháng và dọa rằng “Việt Nam không được khuyến khích ngư dân xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc”.

Ai là người tàn phá nguồn thuỷ sản ở biển Đông?

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục khẳng định lệnh cấm mà Trung Quốc đơn phương đưa ra là biện pháp có lợi cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững ở Biển Đông; đồng thời cho rằng, Việt Nam không nên khuyến khích ngư dân xâm phạm cái gọi là quyền và lợi ích của Trung Quốc và làm suy yếu sự phát triển bền vững của các nguồn lợi thủy sản ở Biển Đông.

Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Greg Poling, Giám đốc tổ chức Sáng kiến  minh bạch hàng hải châu Á, lệnh cấm của Trung Quốc bao trùm 1,3 triệu km2, nhưng chỉ có 28% là vùng biển đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Phần còn lại, 25% là vùng biển tranh chấp với các nước khác, 18% là vùng biển quốc tế, 18% là vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines và 10% là vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Theo một tổ chức quốc tế chuyên theo dõi về tình trạng đánh bắt cá lậu (IUU) trên thế giới, với những số liệu họ thống kê thì Trung Quốc quốc gia đứng đầu thế giới về số lượng các tàu cá đánh bắt vi phạm trên thế giới.

Còn theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, trụ sở tại Washington) khẳng định việc khai thác ngao khổng lồ ở quy mô lớn và nạo vét để xây dựng đảo nhân tạo là nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng tận diệt sinh vật biển, mà trong số này, phải đặc biệt kể đến những “hoạt động” của Trung Quốc.

Tin dẫn lời ông Gregory Poling khẳng định Trung Quốc đã phá hủy khoảng 40.000 mẫu rạn san hô để xây dựng các đảo nhỏ. Ông còn dẫn số liệu từ báo chí Philippines cho biết, năm ngoái, các hoạt động thu hoạch ngao khổng lồ của tàu thuyền Trung Quốc đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các rạn san hô quanh bãi cạn ở phía tây đảo Luzon ở Philippines.

Ông Hunter Stires của Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Hàng hải Hoa Kỳ John B. Hattendorf (thuộc Đại học Hải chiến Hoa Kỳ) công bố cùng số liệu mà ông Greg Poling đưa ra: “Trung Quốc khét tiếng cả thế giới với việc ‘lát gạch’ trên hàng nghìn mẫu rạn san hô để tạo ra một loạt đảo nhân tạo được quân sự hóa ở quần đảo Trường Sa”.

Ông Hunter Stires nói thêm rằng hoạt động đánh bắt bằng lưới cào của các đội tàu đánh cá khổng lồ của Trung Quốc đã phá hủy những đáy biển ở vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác. Trung Quốc thậm chí đã dùng tàu lắp hệ thống chân vịt để phá hủy các rạn san hô ở bãi cạn Scarborough (mà Philippines tuyên bố chủ quyền) với mục tiêu đánh bắt loài ngao khổng lồ đang bị đe dọa tuyệt chủng.

Không chấp nhận “lệnh cấm”

Trong những ngày qua, tuyên bố của Việt Nam bác bỏ quyết định của Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông đã được hàng loạt hãng tin khu vực và quốc tế như BenarNews (tin tức Đông Nam Á), Nationalpost.com (Canada), Nikkei Asia Review (Nhật Bản), Reuters (Anh), Bloomberg và voanews.com (Mỹ), Koreatimes (Hàn Quốc)… đưa tin.

Trước lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của Trung Quốc, cùng với hành vi hung hăng của lực lượng bảo vệ bờ biển nước này trong những tháng gần đây, một số hiệp hội ngư dân trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines, đang kêu gọi chính phủ phản ứng.

Tại Manila, các tổ chức thủy sản địa phương đã kêu gọi chính phủ Philippines không nhượng bộ hành vi “bắt nạt” này. Ông Fernando Hicap, Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức ngư dân nhỏ, nói: “Chính phủ Philippines không nên lãng phí thời gian và để cho các cảnh sát biển của Trung Quốc bắt giữ ngư dân của chúng ta”.

Theo ông Gregory Poling, khoảng 4 triệu ngư dân Trung Quốc có thể sẽ tuân theo lệnh cấm của Trung Quốc, nhưng ngư dân từ các quốc gia khác sẽ không như vậy vì họ không công nhận yêu sách của Trung Quốc.

Bộc lộ âm mưu “chủ nghĩa Đại Hán”

Khi Bắc Kinh đưa ra lệnh cấm đánh cá, Tân Hoa xã loan báo lực lượng Hải cảnh nước này được lệnh “thi hành nghiêm ngặt” lệnh cấm đánh bắt thủy sản, có nghĩa là họ sẽ gia tăng bắt giữ, đâm chìm các tàu đánh cá và khai thác các loại thủy sản của ngư dân Việt Nam ở trong phạm vi “đường 9 đoạn” quanh vùng biển Hoàng Sa.

Ông Hunter Stires tại Trung tâm Nghiên cứu Lịch sử Hàng hải Hoa Kỳ cho rằng đằng sau “lệnh cấm đánh bắt cá” là mưu toan của Trung Quốc tiến tới một trật tự “khép kín, không tự do và theo chủ nghĩa Đại Hán (tức là coi Trung Quốc là trung tâm của thế giới )” ở Biển Đông.

Ông nói: “Để biến tầm nhìn tham vọng của mình thành hiện thực, Trung Quốc đang nỗ lực áp đặt ý chí và luật pháp của nước này với ngư dân của các quốc gia khác”.

Kể từ năm 1999, Trung Quốc đều đặn ban hành lệnh cấm nói trên, nhưng trong bối cảnh của năm 2020, động thái này có một ý nghĩa mới.

Trả lời tờ The Diplomat, ông Gregory Poling bình luận: Các hành vi quấy rối tại Biển Đông của Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với chính sách và hành vi lâu dài của nước này. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước đang phải bận tâm đối phó với những hậu quả nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, hành động của Trung Quốc làm trầm trọng thêm những sự bất bình cụ thể, dù muốn hay không, cũng đều vô nghĩa.

Trong khi đó, tờ South China Morning Post, có trụ sở tại Hong Kong, cảnh báo, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng với các bên tranh chấp ở Biển Đông. Kang Lin, một thành viên nghiên cứu của Đại học Hải Nam, nói rằng trong tương lai gần sẽ không có khủng hoảng lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, nếu đại dịch tiếp tục xấu đi và xuất khẩu thực phẩm bị cấm nhiều hơn, các quốc gia trong khu vực có thể gửi thêm tàu đánh cá đến vùng biển để đảm bảo an ninh lương thực. Trong trường hợp đó, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc sẽ vấp phải sự phản đối ngày càng mạnh mẽ.

Trong bối cảnh thế giới đang phức tạp như vậy, cùng với việc Trung Quốc đang gia tăng các hành động để thực hiện mưu toan của họ trên biển Đông. Tất cả các quốc gia có liên quan đều cần tỏ rõ thái độ một cách quyết liệt để có thể ngăn chặn bớt các hành động đơn phương hung hăng kiểu như vậy của Trung Quốc.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/who-destroys-scs-fish-resource-05132020142219.html