Các giải pháp hợp lý trên Biển Đông (SCS) bị cố tình lãng quên

Cac Bai Khac

No sub-categories

Các giải pháp hợp lý trên Biển Đông (SCS) bị cố tình lãng quên

Biển Nam Trung Hoa (SCS) bao trùm từ Eo biển Đài Loan tới Eo biển Malacca (Tân Gia Ba) rộng 3.5 triệu km2, nơi hải vận quốc tế chuyên chở hàng hoá trị giá 3,000 tỉ USD/ngày, gồm có Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Indonesia, Brunei bao quanh.

Tình hình SCS ngày càng phức tạp có thể làm bế tắt các giải pháp hoà bình và ổn định do sự xung đột địa-chính-trị giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ lẫn tranh chấp về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán biển đảo giữa các quốc gia duyên hải.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) thành hình sau 10 năm soạn thảo, có hiệu lực từ năm 1994 đã được 157 quốc gia ký tên mà 60 phê chuẩn, kể cả Trung Cộng. Hoa Kỳ không ký, nhưng, hành xử dựa theo quy định trong UNCLOS để duy trì hoạt động hàng hải khắp thế giới. Các điều luật hàng hải, chủ quyền biển đảo truớc khi UNCLOS có hiệu lực đều trở nên vô-giá-trị.

Trung Hoa từ thời Đế Quốc tới Dân Quốc rồi Cộng Sản đều coi SCS của người Trung Hoa nên tìm mọi cách áp đặt sự thống trị khi hùng mạnh. Trung Hoa Dân Quốc vẽ Đường 9 Đoạn năm 1948. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vẽ lại Đường 9 Đoạn bao trùm 4 nhóm đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel), Đông Sa (Prata), Nam Sa (Trường Sa, Spratlys), Trung Sa (Macclesfield Bank) chiếm 75% SCS, trong khi 5 nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, Indonesia chỉ được 25% còn lại.

Yêu sách “chủ quyền lịch sử” của Bắc Kinh không có giá trị pháp lý so với UNCLOS được Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) xác nhận trong Phán quyết 12/07-2016 khi Phi Luật Tân kiện Trung Cộng. Nhưng, Bắc Kinh vẫn hành xử như chủ nhân ông của SCS để trấn áp các quốc gia khác và đe doạ quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa. Hàng năm Bắc Kinh ban hành lệnh đánh bắt cá trên SCS từ tháng 5 đến tháng 8.

Tổng thống Donald Trump gia tăng hoạt động tự do hàng hải (PONOP) trên SCS để cảnh cáo yêu sách chủ quyền thái quá của Trung Cộng. Ngược lại, Bắc Kinh tố cáo Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền lịch sử 2,000 năm của Trung Cộng.

Hãng Reuters trích dẫn nguồn tin từ Bộ An ninh Trung Cộng cho rằng nên chuẩn bị cho tinh huống xấu nhất về đối đầu quân sự với Hoa Kỳ vì (1) Tổng thống Trump đang tập họp đồng minh tố cáo Bắc Kinh gây ra đại dịch Virus Vũ Hán. (2) Dư luận quốc tế và trong nước bất mãn Đảng Cộng sản Trung Hoa.

Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình đang vùng vẫy trong gọng kìm quân sự và chính trị nên cố khoa trương sức mạnh quân sự và ngoại giao trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Bắc Kinh điều động Hải đội Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đi qua Eo biển Miyako của Nhật Bản hai lần để thông ra SCS vì hai Hàng không mẫu hạm của Đệ thất Hạm đội đang neo ở Đảo Guam do bị ảnh ảnh Virus Vũ Hán. Hoa Kỳ đang điều động một Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm tới SCS vào Mùa Hè. Tuy nhiên, Hải đội Xung kích Thuỷ bộ hạm USS America và 1 Khu trục hạm và 1 Khinh tốc hạm cùng với 1 Hộ tống hạm của Úc Đại Lợi đã tập trận chung gần Thềm lục địa của Mã Lai Á khi có sự hiện diện của Hải Dương Địa chất 8.

Bắc Kinh sẽ trình làng Oanh tạc cơ Chiến lược Tàng hình Xian H-20 vào tháng 11 tương đương B-2 Spirit để phô trương sức mạnh quân sự. Nhưng, ít nhất cũng mất 6 năm mới đưa vào sử dụng. Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, Tiến sĩ Trần Công Trục trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ ngày 4 tháng 5-2020 liên quan hoạt động của Hoa Kỳ trên SCS “Đừng gây ra những xung đột để lôi kéo các nước trong khu vực vào một cuộc chiến tranh làm mất môi trường hoà bình”.

Cán cân lực lượng quân sự vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ và các đồng minh, đối tác nên TCB muốn trấn an dư luận ở trong nước như đang ở vào thời kỳ chiến tranh lạnh Mỹ-Trung.

Mọi giải pháp đề ra liên quan đến vấn đề chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán đều thất bại vì mang tính chất lợi ích đơn phương, không áp dụng nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế hiện hành.

Thứ nhất, tình trạng căng thẳng đã chẳng diễn ra trên SCS nếu: (1) Bắc Kinh tuân hành nghiêm chỉnh UNCLOS dù họ đóng vai trò quan trọng khi soạn thảo và đã phê chuẩn. (2) Không vẽ Đường 9 Đoạn và tiếp tục lấn chiếm Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các quốc gia duyên hải. (3) Không sử dụng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân quân Biển ngăn chặn, quấy rối việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (đánh bắt hải sản, khai thác dầu khí) của các quốc gia duyên hải. (4) Tuân hành Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển ngày 12/07/2016 được quy định như một nghĩa vụ trong UNCLOS. (5) Không xây dựng các đảo nhân tạo tại Spratly Islands vì nằm trong khu vực tranh chấp với Đài Loan, Việt Nam, Mã Lai Á, Phi Luật Tân. (6) Không quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa trong mưu đồ thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ).

Thứ hai, các quốc gia duyên hải SCS đều coi tuyên bố chủ quyền biển đảo như chủ quyền thực sự nên không bên nào chấp nhận cả. Trên thế giới chỉ có hai Toà án Quốc tế có thẩm quyền tài phán về chủ quyền và quyền chủ quyền trên biển: (1) Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử tranh chấp chủ quyền quốc gia. Nhưng, nếu một bên từ chối tham gia thì không thể thụ lý vụ án. Năm 1933, Nhà cầm quyền thuộc địa Pháp tại Việt Nam sáp nhập Quần đảo Trường Sa tỉnh Bà Rịa nên Pháp Quốc đưa vấn đề ra trước Toà án Quốc tế để phân mà bị Trung Hoa từ chối. Năm 1947, Chính phủ Tưởng Giới Thạch đưa quân lên Đảo Phú Lâm (Woody Island) nên Pháp yêu cầu ra trước Toà án Quốc tế cũng bị Trung Hoa từ chối vì biệt sẽ thua kiện. (2) Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) do UNCLOS dựng lên để phân xử những vi phạm Công ước này liên quan đến các vấn đề áp dụng Luật Biển. Toà vẫn phân xử dù cho “bị đơn” từ chối tham gia. Phán quyết của Toà mang tính chung thẩm và các thành viên UNCLOS phải có trách nhiệm thi hành. Phán quyết đã xác định rõ ràng về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS, đồng thời, buộc tội Trung Cộng đã vi phạm các quy định trong UNCLOS. (3) Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không lên án hoặc đòi Trung Cộng thi hành phán quyết của PCA, ngoại trừ Tân Gia Ba, tạo điều kiện cho Bắc Kinh gia tăng hoạt động bành trướng bá quyền.

Tổng thống Donald Trump đã công khai tuyên bố “Dân Mỹ không ngu để bị lợi dụng hoài” nên bị một số cơ quan truyền thông và chính trị gia quốc tế chỉ trích mà họ chẳng thử hỏi dân chúng của họ có chịu cho nước khác lợi dụng dài hạn hay không?

Trong mối quan hệ quốc tế phải đặt trên tiêu chuẩn “bình đẳng và có qua có lại, chia sẻ lợi ich và nghĩa vụ”. Nhờ có lực lượng Mỹ tinh nhuệ đóng quân thường trực mà Nhật Bản và Đại Hàn không bị chiến tranh để tập trung phát triển toàn diện. Nhật Bản và Đại Hàn cũng tự tổ chức và mở rộng lực lượng phòng vệ ngày càng hiện đại để dễ dàng phối hợp tác chiến với Hoa Kỳ khi cần thiết. Mối quan hệ của họ bền chặt kể từ sau Đệ nhị Thế chiến và tiếp tục gắn bó. Lực lượng quân sự của Nhật Bản và Đại Hàn vào hạng trung trên thế giới phối hợp với Hoa Kỳ trong bất cứ cuộc chiến nào. Đại Hàn vừa thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo. Đầu năm 2020, Nhật Bản tuyên bố thành lập Lực lượng Quân sự Không gian để có thể phối hợp với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này. Hán Thành và Tokyo đều mua Tiêm kích cơ Tàng hình Đa năng của Hoa Kỳ hầu chiếm ưu thế tác chiến.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên nghiêm chỉnh xét lại chiến lược, chiến thuật trước khi bị Trung Cộng thống trị: (1) Tuân theo luật pháp quốc tế, tuyệt đối không xài luật rừng như Trung Cộng. (2) Nên đẩy mạnh hoạt động bảo vệ quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trong EEZ và Thềm lục địa trên mặt trận pháp lý và thực địa dựa theo Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA. Bởi lẽ, hai nơi đó vô cùng rộng lớn, có chứa nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào rất cần thiết cho phát triển đất nước và nuôi sống dân tộc. (3) Cần hợp tác trong các kế hoạch chống hành vi đe doạ, mua chuộc và chia rẽ để trị của Trung Cộng. (4) Hợp tác với các cường quốc biển, đặc biệt với Hoa Kỳ trong tinh thần chống bành trướng, bá quyền Trung Cộng. (5) Cho tới nay chưa thấy dấu hiệu Trung Cộng sẽ nhờ ICJ phân xử chủ quyền trên bất cứ nơi nào để tha hồ chiếm đoạt đất, biển của các nhược tiểu. Vì thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chỉ chuẩn bị hồ sơ về chủ quyền trong khi dồn nỗ lực kiện Trung Cộng trước Toà án PCA.

Đảng Cộng sản Trung Hoa chủ trương viết lại luật pháp quốc tế trên mọi lĩnh vực của cuộc sống nhằm phục vụ hữu hiệu cho tham vọng thống trị toàn cầu nên cần tiêu diệt hoặc thống trị các dân tộc yếu đuối hèn nhát trước khi đương đầu với quốc gia cứng đầu.

Giống nòi Lạc Việt còn tồn tại sau hàng ngàn năm chiến đấu chống Hán Tộc xâm lăng không cần luồn cúi mà dựa vào lòng yêu nước nồng nàn, ý chí dũng cảm vô biên. Ai hèn nhát chỉ đáng làm tay sai cho chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung Cộng.

Đại-Dương, 10/5/2020

Tài liệu tham khảo:

Is China’s Stealth Bomber Due to Make an Appearance Soon? (Diplomat)

Reviewing Vietnam’s ‘Struggle’ Options in the South China Sea (Diplomat)

Will Vietnam Lease Cam Ranh Bay to the United States? (Diplomat)

Japan’s Gradual Shift Toward Space Security (Diplomat)

China plays divide and rule in South China Sea (Asia Times)

Cold War chill sweeps through China and the US (Asia Times)

US marines revamp amid China’s growing threat (Asia Times)