Tin khắp nơi – 30/04/2020
Virus corona: Trump nói TQ muốn ông thất bại khi tái tranh cử
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Trung Quốc “sẽ làm bất cứ điều gì có thể” để khiến ông bị thất bại khi tái tranh cử, đẩy mạnh sự chỉ trích của ông với Bắc Kinh trong bối cảnh đại dịch virus corona.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Nhà Trắng với hãng tin Reuters, ông Trump nói rằng Bắc Kinh phải đối mặt với “rất nhiều” hậu quả có thể xảy ra từ Mỹ liên quan đến sự bùng phát của đại dịch.
Ông nói rằng Trung Quốc lẽ ra phải cho thế giới biết về sự lây lan sớm hơn nhiều.
Bản thân ông Trump cũng thường bị cáo buộc là đã không làm đủ để giải quyết khủng hoảng.
Sự bùng phát của virus corona đã tàn phá nền kinh tế Mỹ đang khởi sắc trước đây, và từng là điều tự hào chính của tổng thống trong chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11.
Ông Trump, người khơi mào cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, không đưa ra thông tin cụ thể nào về cách ông sẽ đối phó với Bắc Kinh.
Covid-19: Bùng nổ biểu tình tại Mỹ
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Ông nói với Reuters: “Có rất nhiều điều tôi có thể làm. Chúng tôi đang điều tra những gì đã xảy ra.”
Ông Trump nói thêm: “Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì họ có thể để tôi thua cuộc đua tới này”.
Tổng thống đảng Cộng hòa cho biết ông tin rằng Bắc Kinh muốn người đối thủ của ông thuộc đảng Dân chủ, có thể sẽ là Joe Biden, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11.
Ông Trump cũng cho biết ông hoài nghi về dữ liệu cho thấy ông Biden sẽ giành chiến thắng.
Virus corona: người Mỹ biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa
“Tôi không tin các cuộc thăm dò,” tổng thống nói. “Tôi tin rằng người dân nước này rất thông minh. Và tôi không nghĩ rằng họ sẽ bầu cho một người đàn ông bất tài.”
Truyền thông Hoa Kỳ đưa tin trước đó trong ngày rằng ông Trump đã nổi giận với các cố vấn chính trị tối thứ Sáu tuần trước về cuộc thăm dò nội bộ cho thấy ông sẽ thua trong các tiểu bang quan trọng.
Các trợ lý của Trump nghi ngờ việc ông sẽ giành chiến thắng trên các tiểu bang quan trọng như Florida, Wisconsin và Arizona, trong khi một số trong đội ngũ tái tranh cử của ông đã từ bỏ hy vọng sẽ thành công ở tiểu bang Michigan, theo hãng tin Associated Press.
“Tôi sẽ không thua Joe Biden”, ông Trump nói, kèm một lời chửi thề, trong một cuộc họp qua điện thoại với đội ngũ trong chiến dịch tranh cử.
Tổng thống Trump bị chỉ trích vì dừng tài trợ cho WHO
Tin cho biết tổng thống Mỹ đã nổi nóng với người quản lý chiến dịch tái tranh cử của mình, Brad Parscale, gọi về từ Florida.
Ông Trump nguyền rủa ông Parscale và tại một thời điểm đã đề cập đến việc kiện ông ta, theo CNN và Washington Post, mặc dù không rõ việc đe dọa có hành động pháp lý của ông nghiêm trọng đến mức nào.
Trước đó hôm thứ Tư, ông Trump nói rằng sẽ không gia hạn các hướng dẫn giãn cách xã hội của chính phủ một khi chúng hết hạn vào thứ Năm.
Các hướng dẫn này – ban đầu được định là kéo dài 15 ngày và sau đó được gia hạn thêm 30 ngày nữa – khuyến khích người Mỹ làm việc tại nhà và tránh các cuộc tụ họp lớn, đồng thời khuyên những người có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nên tự cô lập.
Sau hơn một tháng bị kẹt tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết ông có kế hoạch tiếp tục đi ra ngoài, bắt đầu bằng chuyến đi tới Arizona vào tuần tới.
Ông nói với các phóng viên rằng ông hy vọng sẽ tổ chức các cuộc vận động tranh cử lớn trong những tháng tới với sự tham dự của hàng ngàn người ủng hộ.
Hoa Kỳ hiện chiếm khoảng một phần ba các trường hợp nhiễm virus corona trên toàn thế giới. Số người chết của nước này – ở mức hơn 60.000 – trong sáu tuần, đã vượt qua số người Mỹ thiệt mạng trong hai thập niên của Chiến tranh Việt Nam.
Tình trạng thất nghiệp, chỉ một vài tuần trước đây đó ở mức thấp gần mức kỷ lục, hiện ở mức hơn 26 triệu.
Số liệu mới được công bố vào thứ Tư cho thấy nền kinh tế Mỹ đã bị thu hẹp gần 5% – sự co lại mạnh nhất kể từ thời Suy thoái.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52482310
Con rể ông Trump: Tổng thống sẽ buộc những kẻ gây ra đại dịch phải chịu trách nhiệm
Minh Hòa
Ông Jared Kushner, con rể và cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói trên Fox & Friends ngày 29/4/2020 (ảnh chụp màn hình Fox News).
Ông Jared Kushner, Cố vấn cấp cao của Nhà Trắng và cũng là con rể của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói với chương trình Fox & Friends hôm thứ Tư (29/4) rằng Tổng thống “sẽ đưa ra bất kỳ hành động cần thiết nào” để trừng phạt những người chịu trách nhiệm gây ra sự bùng phát của dịch viêm phổi Vũ Hán (Covid-19).
Theo Newsweek, người dẫn chương trình Brian Kilmeade đề cập đến cuộc điều tra độc lập của chính phủ Úc về nguồn gốc của virus và việc tờ báo Bilds của Đức yêu cầu Trung Quốc bồi thường 160 tỷ đô la cho các tổn thất liên quan đến Covid-19.
Ông Kilmeade hỏi ông Kushner: “Anh có tin rằng Trung Quốc nợ chúng ta một tấm séc, và chúng ta sẽ sớm gửi cho họ một hóa đơn đòi nợ?”
Ông Kushner nói rằng Tổng thống Trump đang theo dõi cách ứng phó của Trung Quốc đối với đại dịch COVID-19. “Ông ấy đã yêu cầu nhân viên xem xét rất kỹ lưỡng điều gì đã xảy ra, sao nó lại lan tới đây và chắc chắn ông ấy sẽ đưa ra bất kỳ hành động cần thiết nào để đảm bảo rằng những kẻ gây vấn đề phải chịu trách nhiệm”, ông Kusher cho biết.
Con rể ông Trump xác nhận câu hỏi của người dẫn chương trình: “Vì vậy, câu trả lời là có”.
Trước đó, Tổng thống Trump đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ yêu cầu bồi thường “đáng kể” từ Bắc Kinh vì cách xử lý sai lầm của chính quyền Trung Quốc đối với virus corona ở Vũ Hán, dẫn đến sự bùng phát của dịch bệnh trên toàn thế giới.
Đầu tháng 4, Tổng thống Trump đã đình chỉ tài trợ của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và chuyển nguồn tiền này cho các cơ quan có những hoạt động cứu trợ y tế khác. Ông Trump chỉ trích WHO là yếu kém trong việc ứng phó với Covid-19, và “lấy Trung Quốc làm trung tâm” trong khi nhận tài trợ chủ yếu từ Hoa Kỳ.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox & Friends, ông Kushner cho biết ông tin rằng Hoa Kỳ đã tiến hành đủ các xét nghiệm cần thiết để mở cửa trở lại các hoạt động của đất nước.
Bloomberg đưa tin, chính quyền Trump đang cố gắng cắt giảm đáng kể thời gian chế tạo vắc-xin cho virus corona, với mục tiêu tạo ra đủ liều cho hầu hết người Mỹ vào cuối năm nay.
Virus corona: Kinh tế Mỹ lao dốc với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2008
Nền kinh tế Mỹ đã phải chịu sự sụt giảm nghiêm trọng nhất trong hơn một thập kỷ trong quý đầu tiên của năm, khi nước này áp dụng các biện pháp phong tỏa để làm chậm sự lây lan của virus corona.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới sụt giảm với tỷ lệ hàng năm là 4,8%, theo số liệu chính thức được công bố vào thứ Tư 30/4.
Tổng thống Trump yêu cầu các nhà máy chế biến thịt duy trì hoạt động
Covid-19: Bùng nổ biểu tình tại Mỹ
Virus corona: Trump khẳng định có ‘toàn quyền’ dỡ bỏ lệnh phong tỏa
Nó đánh dấu sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 2014, kết thúc tăng trưởng kỷ lục.
Nhưng các số liệu chỉ cho thấy đôi nét về cuộc khủng hoảng toàn diện, vì nhiều biện pháp phong tỏa đã không được áp dụng cho đến tận tháng Ba.
Đại dịch “đang gây ra những khó khăn to lớn về kinh tế và con người trên khắp Hoa Kỳ và trên toàn thế giới”, các nhà hoạch định chính sách tại ngân hàng trung ương của Mỹ cho biết hôm thứ Tư.
Hoa Kỳ đã cố gắng giảm nhẹ gánh nặng kinh tế với gói hỗ trợ tài chính mới gần 3 triệu đôla. Cục Dự trữ Liên bang cũng đã thực hiện một loạt các bước khẩn cấp, bao gồm giảm lãi suất xuống gần bằng không.
Hôm thứ Tư, Giám đốc Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell cho biết ngân hàng sẽ duy trì các mức lãi suất này cho đến khi “tự tin rằng nền kinh tế đã vượt qua các sự cố gần đây và đang đi đúng hướng”. Nhưng ông cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng đang diễn ra sẽ “đè nặng” lên nền kinh tế.
“Có nhu cần phải làm nhiều hơn thế không? Câu trả lời là có”, ông Powell nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.
Cú sốc ‘chưa từng có’
Kể từ giữa tháng Ba, hơn 26 triệu người ở Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp và Mỹ chứng kiến sự sụt giảm lịch sử trong hoạt động kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Các nhà dự báo dự kiến tăng trưởng sẽ giảm 30% trở lên trong ba tháng đến tháng Sáu.
“Thật sự mất kiểm soát, chưa từng có tiền lệ”, Mark Zandi, nhà kinh tế phụ trách Moody’s Analytics. cho biết. “Nền kinh tế vừa bị san phẳng.”
Sự sụt giảm của kinh tế Mỹ là một phần của sự suy giảm toàn cầu do hậu quả của đại dịch virus corona.
Ở Trung Quốc, nơi lệnh phong tỏa được thực hiện trong hầu hết quý, nền kinh tế đã giảm 6,8% – sự sụt giảm hàng quý đầu tiên kể từ khi nước này duy trì mức tăng trưởng kỷ lục bắt đầu được ghi nhận vào năm 1992.
Và vào thứ Tư, Đức cho biết nền kinh tế của họ có thể giảm kỷ lục 6,3% trong năm nay.
“Chúng tôi sẽ trải qua cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử của nước cộng hòa liên bang” được thành lập năm 1949, Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier nói.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng
Trước khi virus corona làm tê liệt nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Mỹ dự kiến sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay.
Nhưng đến giữa tháng Tư, hơn 95% dân Mỹ đã ở trong một số hình thức hạn chế ra ngoài. Mặc dù một số tiểu bang đã bắt đầu dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nó vẫn được duy trì ở nhiều nơi khác, bao gồm các cỗ máy kinh tế lớn như New York và California
Nhiều công ty đã cảnh báo về những ảnh hưởng đáng kể do đại dịch gây ra khi họ chia sẻ kết quả hàng quý với các nhà đầu tư.
Hôm thứ ba, General Electric cho biết doanh thu của họ đã giảm 8% trong quý đầu tiên, trong khi Boeing – đang gặp khủng hoảng sau sự cố nghiêm trọng về máy bay 737 Max – báo cáo giảm 48% doanh thu, và cho biết họ đã lên kế hoạch giảm sản lượng và cắt giảm việc làm.
Giám đốc điều hành Dave Calhoun cho biết: “Đại dịch virus corona đang ảnh hưởng đến mọi khía cạnh kinh doanh của chúng tôi, bao gồm nhu cầu của khách hàng hàng không, tính liên tục trong sản xuất và sự ổn định của chuỗi cung ứng”.
Bất chấp những cảnh báo, giá cổ phiếu đã tăng trong những tuần gần đây sau khi sụt giảm mạnh vào đầu năm. Sự tăng giá cổ phiếu này phản ánh sự can thiệp của Cục Dự trữ Liên bang, nhưng không phải là dự báo của cơ quan này đối với nền kinh tế, Seema Shah, chiến lược gia trưởng tại Nhà đầu tư toàn cầu cho biết.
“[Ông Powell] đã đưa ra một đánh giá rất tỉnh táo về tác động kinh tế, thừa nhận rằng đây sẽ không chỉ là một cú sốc ngắn, mạnh, mà là một sự kiện kéo dài,” bà nói.
“Với việc thị trường tài chính được hỗ trợ bởi Cục Dự trữ Liên bang trong tương lai gần, nó có thể sẽ tiếp tục kể một câu chuyện khác hẳn với các đánh giá kinh tế chính thức cơ quan này.”
Người tiêu dùng bị ảnh hưởng
Bộ Thương mại hôm thứ Tư cho biết chi tiêu của người tiêu dùng – chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế Mỹ – đã giảm 7,6% trong ba tháng đầu năm.
Chi tiêu cho các dịch vụ thực phẩm và chỗ ở giảm mạnh hơn 70%, trong khi chi tiêu cho quần áo và giày dép đã giảm hơn 40%.
Chi tiêu y tế cũng giảm mạnh – bất chấp virus – do những lo ngại về lây nhiễm khiến các bác sĩ hoãn các phương pháp điều trị thông thường và chăm sóc y tế khác.
Nỗi đau kinh tế ở Mỹ dự kiến sẽ còn nghiêm trọng hơn trong giai đoạn từ tháng Tư đến tháng Sáu, nhưng các nhà kinh tế cho biết ngay cả con số ước tính cho quý đầu tiên cũng có thể được điều chỉnh thấp hơn, vì chính phủ nhận được nhiều dữ liệu hơn.
“Rất khó để đánh giá mức độ của sự suy giảm”, ông Zandi nói. “Chúng ta sẽ không thực sự biết mức độ thiệt hại kinh tế trong nhiều năm.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52482190
450.000 người ký tên kêu gọi Mỹ điều tra quỹ Bill Gates vì tội ác chống lại nhân loại
Vũ Dương
Trong khi nhiều nước đang đứng ra kêu gọi truy cứu trách nhiệm của Đảng cộng sản Trung Quốc và yêu cầu đền bù thiệt hại do chính quyền này đã bưng bít thông tin khiến dịch bệnh lan ra toàn cầu, thì Bill Gates lại luôn lên tiếng bênh vực cho Bắc Kinh và Tổ chức Y tế Thế giới. Mới đây, hơn 450.000 người đã ký tên kêu gọi Nghị viện Mỹ điều tra quỹ Bill Gates về những sai lầm y tế và tội ác chống lại nhân loại.
Bill Gates quyên góp tiền cho WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện đang bị đặt nghi vấn trong công tác phòng chống virus Vũ Hán và giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) che giấu dịch bệnh. Do vậy, vào ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố tạm thời ngừng tài trợ cho WHO.
Tuy nhiên, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ tạm ngừng khoản viện trợ 400 triệu USD dành cho WHO, thì vào ngày 16/4, người sáng lập Microsoft, Bill Gates đã tuyên bố ông sẽ đích thân quyên góp 150 triệu USD cho WHO để nghiên cứu phát triển vaccine.
Ngoài ra, trong một cuộc phỏng vấn của CCTV, tỷ phú Bill Gates đã đề cao các biện pháp ứng phó dịch bệnh của Trung Quốc, cũng như vai trò của Trung Quốc trong việc giúp đỡ các nước đang bị dịch bệnh hoành hành: “Tổng số ca nhiễm virus corona tại Trung Quốc, đặc biệt là ở Vũ Hán hiện nay đã rất thấp. Đây là tin tức tốt”.
Cũng trong một cuộc phỏng vấn khác của CCTV, tỷ phú Bill Gates đã ca ngợi vai trò của Trung Quốc trong cuộc đua điều chế vaccine và kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu: “Trung Quốc có dây chuyền sản xuất dược phẩm tuyệt vời. Họ làm việc dựa trên nguyên tắc đảm bảo rằng sản phẩm đạt chất lượng cao không chỉ ở Trung Quốc mà còn đáp ứng tiêu chuẩn thế giới. Một trong những khoản đầu tư quan trọng nhất của Quỹ Bill và Melinda Gates chính là đầu tư vào các dự án sản xuất vaccine của Trung Quốc, đặc biệt trong cuộc chiến với dịch viêm phổi Vũ Hán. Trung Quốc có thể làm tốt việc nghiên cứu vaccine và đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua này”.
Trên thực tế, nhiều người đã cáo buộc Bill Gates về kế hoạch nghiên cứu và phát triển vaccine “kỳ quái”, nó dường như đang âm thầm tiêu diệt nhân chủng của châu Phi.
Một số cư dân mạng đã “Kêu gọi một cuộc điều tra ‘Quỹ Bill & Melinda Gates’ về những rủi ro trong điều trị y tế và tội ác chống lại loài người” trên trang web thỉnh nguyện của Nhà Trắng Hoa Kỳ. Tính đến ngày 28/4, đã có hơn 450.000 người tham gia ký tên, yêu cầu Nghị viện Hoa Kỳ và các đơn vị liên quan điều tra Quỹ của vợ chồng Bill Gates.
C.S., người khởi xướng chiến dịch cùng ký tên này, cáo buộc Bill Gates là người tiên phong trong việc thúc đẩy công nghệ theo dõi tiêm chủng vaccine và kỹ thuật xác thực sinh trắc học. Bill Gates từng công khai tuyên bố rằng: “Tôi hy vọng rằng thông qua tiêm ngừa vaccine, sẽ làm giảm tỷ lệ tăng dân số từ 10% đến 15%”.
Đồng thời, Bill Gates, UNICEF và WHO đã bị công khai cáo buộc bí mật bổ sung kháng nguyên gonadotropin (HCG) ở người vào vaccine uốn ván ở châu Phi, cố tình gây vô sinh cho trẻ em Kenya. Hơn nữa, Bill Gates còn bị tố cáo tài trợ cho nghiên cứu và phát triển vaccine để tiêu diệt dân số.
Bill Gates bênh vực ĐCSTQ trong đại dịch
Kể từ khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, Bill Gates đã liên tục bênh vực cho ĐCSTQ, ví như ông khen ĐCSTQ “đã làm rất nhiều việc đúng đắn, còn Hoa Kỳ rất là tệ hại”. Gần đây, khi thế giới yêu cầu ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về đại dịch, Bill Gates lại nói cách làm này đã “lỗi thời”.
Trước ngôn luận của Bill Gates, vào ngày 27/4, ông Peter Navarro – Cố vấn thương mại của Nhà Trắng, trong một cuộc phỏng vấn với Fox News đã đáp lại rằng dịch bệnh này lẽ ra đã được khống chế và nó chỉ xảy ra bên trong Vũ Hán, nhưng ĐCSTQ đã che giấu dịch bệnh trong 6 tuần.
Ông nói: “Họ đã gieo rắc mầm bệnh như vậy với cả thế giới, hàng nghìn hàng vạn người Trung Quốc đã đáp máy bay đến Milan, New York và những nơi khác, từ đó gieo rắc dịch bệnh cho cả thế giới. Đồng thời, ĐCSTQ đã vơ vét hết các thiết bị phòng hộ cá nhân của cả thế giới, dẫn đến nhân viên y tế các nơi không có đủ thiết bị bảo vệ”.
“Sau khi dịch bệnh bùng phát, ĐCSTQ lại bán các thiết bị phòng hộ cá nhân với giá cao hòng kiếm món lợi kếch xù, ĐCSTQ thậm chí còn xuất khẩu các bộ xét nghiệm kém chất lượng cho các nước khác”.
Ông Navarro nói thẳng thừng: “Ông Gates, về việc ĐCSTQ có chịu trách nhiệm hay không, chúng ta có ý kiến khác nhau. Nhưng sự thật chính là như vậy – đó là ĐCSTQ đã lây nhiễm virus ra toàn thế giới và chúng ta không bao giờ được quên điều này”.
Cựu chiến lược gia Nhà Trắng chỉ trích Bill Gates đứng cùng ‘quỷ dữ Bắc Kinh’
Vào ngày 27 /4, Chiến lược gia trưởng và cố vấn cấp cao nhất của Tổng thống Trump, ông Steve Bannon trên kênh truyền thông của mình cũng chỉ trích rằng Gates đã đứng cùng với ma quỷ Bắc Kinh. Ông Bannon cho biết, vào tháng 12 năm ngoái, bác sĩ Lý Văn Lượng của Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo trên WeChat rằng có “một trường hợp viêm phổi không rõ nguyên nhân xảy ra ở Vũ Hán”. Đài Loan có được thông tin này của bác sĩ Lý Văn Lượng cũng đã gửi email cho WHO cảnh báo bệnh nhân nhiễm virus corona cần phải được cách ly. Câu này hoàn toàn ngụ ý rằng virus có thể truyền từ người sang người.
Ông Bannon chỉ ra, đối với những cảnh báo trước này, Trung Quốc đã nhắm mắt làm ngơ, Bill Gates cũng nhắm mắt làm ngơ. Ông Bannon chỉ trích gay gắt rằng: “Bill Gates chính là kẻ nói dối”.
Theo Lý Mai, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
Hải quân điều tra thêm về vụ lây lan COVID-19 trên hàng không mẫu hạm
Tin Washington DC – Theo bản tin từ Reuters, Hải quân Hoa Kỳ vào thứ Tư, 29 tháng 4, cho biết sẽ điều tra thêm về vụ lây lan coronavirus trên hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt.
Thông báo này cho thấy trong thời gian gần sắp tới, Hải quân có lẽ sẽ chưa có quyết định gì liên quan đến tương lai của vị hạm trưởng đã bị sa thải trước đó. Hạm Trưởng Brett Crozier bị sa thải khỏi vị trí hàng không mẫu hạm Roosevelt, sau khi một lá thư ông viết cho Hải quân, thúc giục có biện pháp mạnh hơn để bảo vệ thủy thủ đoàn, đã bị rò rỉ cho truyền thông.
Vào tuần trước, chỉ huy các chiến dịch Hải quân, Đô Đốc Mike Gilday, đã đề nghị tái bổ nhiệm ông Crozier. Tuy nhiên, quyền Bộ Trưởng Hải Quân James McPherson cho biết, cuộc điều tra đầu tiên đã phát hiện một số vấn đề, khiến Hải quân cần phải tìm hiểu kỹ hơn. Do đó, Đô Đốc Gilday đã được lệnh tiếp tục điều tra.
Bộ Trưởng McPherson thêm rằng cuộc điều tra mới sẽ giúp nhà chức trách hiểu rõ hơn về chuỗi các sự kiện, hành động, và quyết định của các cấp chỉ huy. Quyết định của quyền Bộ Trưởng McPherson có vẻ như được thực hiện theo ý của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper, người đang muốn có một báo cáo điều tra bằng văn bản chính thức, trước khi ông quyết định về sự việc trên hàng không mẫu hạm Roosevelt .
Bộ Trưởng Esper trước đó đã được báo cáo miệng về cuộc điều tra đầu tiên, nhưng cảm thấy các thông tin này là không đủ để thực hiện bất kỳ đề nghị nào từ Hải quân. Chủ tịch Bộ Tư Lệnh Liên Quân, Tướng Mark Milley, cũng ủng hộ việc điều tra toàn diện.
https://www.sbtn.tv/hai-quan-dieu-tra-them-ve-vu-lay-lan-covid-19-tren-hang-khong-mau-ham/
Mỹ loan báo đột phá về chữa trị virus corona
Một loại thuốc thử nghiệm vừa được loan báo chữa trị hữu hiệu bệnh COVID-19, người đứng đầu Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm (NIAID), bác sĩ Anthony Fauci, cho biết ngày 29/4.
“Remdesivir có hiệu ứng tích cực rõ ràng đáng kể trong việc rút ngắn thời gian phục hồi,” bác sĩ Fauci phát biểu tại Phòng Bầu dục Toà Bạch Ốc.
“Một loại thuốc có thể chặn đứng virus này.”
Bác sĩ Fauci cho biết một cuộc thử nghiệm quốc tế được thực hiện tại Viện của ông từ ngày 21/2 với hàng trăm bệnh nhân nhập viện vì virus corona.
Những bệnh nhân được cho uống thuốc này phục hồi trong 11 ngày trong khi nhóm bệnh nhân được cho uống giả dược phục hồi trong 15 ngày, theo Viện NIAID.
Remdesivir, do hãng Gilead sản xuất, được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân và có nhiệm vụ can thiệp với một enzyme tái sản xuất chất liệu gen virus.
Trong các cuộc thử nghiệm trên động vật đối với bệnh SARS và MERS, các căn bệnh cũng do một loại virus corona tương tự gây ra, Remdesivir giúp ngăn lây nhiễm và giảm các triệu chứng trầm trọng. Tuy nhiên, thuốc chưa được nơi nào trên thế giới chấp thuận cho sử dụng.
Dự kiến Cơ quan Quản trị Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ ngày 29/4 sẽ cho phép dùng thuốc này trong trường hợp khẩn cấp khi điều trị COVID-19. Một cuộc nghiên cứu khác về Remdesivir không đạt được kết luận khả quan.
“Đó không phải là một cuộc nghiên cứu đầy đủ,” bác sĩ Fauci nói về cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí The Lancet mà kết quả cho thấy Remdesivir không hữu hiệu khi điều trị bệnh nhân COVID-19.
COVID-19 đã giết chết hơn 224.000 người trên thế giới, gần 60 ngàn người trong số này là ở Mỹ.
Tổng số ca nhiễm virus corona tại Mỹ vượt trên 1 triệu người, cao nhất thế giới.
Ngày 29/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chất vấn ‘có ai tin rằng’ Mỹ có nhiều ca bệnh hơn Trung Quốc hay không?
Ông Trump một lần nữa quy trách nhiệm cho Trung Quốc và Tổ chức Y tế Thế giới về đại dịch hiện nay.
“Họ (Trung Quốc) không đáng được chúc mừng vì những gì đã diễn ra mà WHO lại chúc mừng họ,” ông Trump nói. “Và khi họ bắt đầu làm điều đó thì chúng ta bắt đầu gặp tai ương.”
Trước đây trong tháng, ông Trump đình chỉ tài trợ của Mỹ cho WHO, thường mỗi năm tổng cộng từ bốn tới năm trăm triệu đô la. WHO nói họ đang làm việc với các đối tác để lấp khoảng trống tài chính khi Mỹ ngưng viện trợ.
Hoa Kỳ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO.
Công ty dược phẩm Pfizer tuyên bố vaccine cho coronavirus sẽ sẵn sàng cho sử dụng khẩn cấp
vào mùa Thu năm nay
Để chống lại đại dịch coronavirus, công ty dược phẩm Pfizer cho biết họ sản xuất một loại vaccine sẵn sàng để sử dụng khẩn cấp vào mùa Thu năm nay.
Hôm thứ Ba (28/04/2020), giám đốc điều hành của Pfizer, Albert Bourla cho hay công ty có thể sẵn sàng cho việc triển khai rộng rãi vào cuối năm nay. Công ty đang tiếp tục thử nghiệm để đảm bảo vaccine an toàn. Các kết quả tiếp theo dự kiến sẽ thông báo sớm nhất là vào tháng sau.
Một số tiểu bang của Hoa Kỳ đang bắt đầu quá trình nới lỏng các hạn chế do đại dịch coronavirus gây ra, nhưng các kế hoạch khác nhau cho thấy việc “bình thường hóa” mọi thứ là một chặng đường dài. Ngoài ra, cơ quan FDA đang có các cuộc thảo luận liên tục với công ty Gilead Science để cung cấp thuốc chống virus cho các bệnh nhân Covid-19 trong thời gian nhanh nhất có thể.
Trước đó một ngày, bác sĩ Anthony Fauci cho biết dữ kiện từ thử nghiệm thuốc chống coronavirus, thuốc remdesivir của Gilead đã cho thấy kết quả khá tốt và đặt ra một tiêu chuẩn chăm sóc mới cho bệnh nhân Covid-19. (BBT)
Đảng Cộng Hòa khuyến cáo việc trợ cấp thất nghiệp quá hào phóng sẽ khiến người dân không muốn đi làm
Tin Washington DC – Theo bản tin của Foxnews, một số thượng nghị sĩ Cộng Hòa đang khuyến cáo rằng, việc trợ cấp thất nghiệp quá hào phóng trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19 sẽ làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, do nhiều người đang nhận tiền trợ cấp nhiều hơn so với tiền lương họ nhận được khi đi làm.
Theo đạo luật kích thích kinh tế được thông qua tháng trước, còn gọi là luật CARES Act, Quốc Hội đã cung cấp 250 tỷ Mỹ kim để mở rộng chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho thêm nhiều người lao động, và kéo dài thời gian trợ cấp lên 39 tuần thay vì 26 tuần như trước đây. Đạo luật cũng cấp thêm 600 Mỹ kim mỗi tuần trong vòng 4 tháng cho những người bị mất việc làm trong giai đoạn khủng hoảng.
Tuy nhiên, Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Ben Sasse của Nebraska đã chỉ trích chính sách này, và khuyến cáo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm tăng thêm trợ cấp thất nghiệp sẽ đem lại tác dụng ngược và gây hại cho các cơ sở thương mại Hoa Kỳ. Ông Sasse nói, các cơ sở kinh doanh nhỏ sẽ gặp khó khăn khi chương trình trợ cấp thất nghiệp trả tiền cao hơn tiền lương.
Tờ Wall Street Journal cũng đã đưa tin rằng, khoảng phân nửa người lao động Hoa Kỳ đang nhận được tiền trợ cấp nhiều hơn so với tiền lương, và việc này sẽ khiến các cơ sở kinh doanh không thể hoạt động trở lại, do nhân viên không muốn đi làm.
Nhiều thượng nghị sĩ Cộng Hòa như ông Lindsey Graham và Tim Scott của South Carolina, và ông Rick Scott của Florida, đã khuyến cáo về tình trạng này vào tháng trước, khi họ cố gắng phản đối đề nghị trả phúc lợi thất nghiệp bằng 100% lương của luật CARES Act. Tuy nhiên, nỗ lực của các thượng nghị sĩ khi đó đã thất bại tại Thượng Viện. (BBT)
Nhiều nhà khoa học và tỷ phú Hoa Kỳ cùng tham gia dự án chống COVID-19
Tin Washington DC – Theo bản tin của tờ Wall Street Journal, một nhóm các nhà khoa học và tỷ phú hàng đầu Hoa Kỳ mới đây tuyên bố họ đang có câu trả lời cho dịch coronavirus, và đã liên lạc được với Tòa Bạch Ốc để đưa ra các đề nghị đối phó khủng hoảng.
Tổ chức Scientists to Stop Covid-19, dẫn đầu bởi tiến sĩ y khoa kiêm nhà đầu tư 33 tuổi Tom Cahill, bao gồm nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực y tế và sinh học. Tổ chức đã thực hiện một báo cáo mật dài 17 trang, đề nghị các phương pháp chống coronavirus không chính thức, bao gồm cả việc sử dụng một loại thuốc mạnh từng được dùng để chống Ebola, nhưng với liều lượng nhẹ hơn.
Một số đề nghị của tổ chức này, như giảm bớt tiêu chuẩn quản lý việc sản xuất thuốc chống coronavirus, đã được thực hiện bởi Cơ quan thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ FDA và Bộ Cựu Chiến Binh. Bản báo cáo của tổ chức Scientists to Stop Covid-19 đã được chuyển cho nhiều thành viên nội các và cả Phó Tổng Thống Mike Pence, người đứng đầu nhóm đặc nhiệm đối phó coronavirus của Tòa Bạch Ốc. Tổ chức này đã sử dụng mạng lưới quan hệ rộng rãi của các tỷ phú thành viên để liên lạc với các viên chức chính phủ.
Ông Nick Ayers, phụ tá lâu năm của Phó Tổng Thống Pence, cùng nhiều cơ quan khác, đã thường xuyên thảo luận với tổ chức của ông Cahill trong suốt 1 tháng qua. Không người nào trong nhóm Scientists to Stop Covid-19 có ý định muốn đạt được lợi ích tài chính từ công việc của họ. Những thành viên này nói rằng họ chỉ muốn sử dụng các mối quan hệ và kiến thức khoa học có được để chống lại coronavirus, vốn đang gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho toàn xã hội Hoa Kỳ. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-nha-khoa-hoc-va-ty-phu-hoa-ky-cung-tham-gia-du-an-chong-covid-19/
Khốn khổ vì bị đồn ‘mang nCoV tới Trung Quốc’
Maatje Benassi, nhân viên an ninh tại một căn cứ ở Virginia, bỗng trở thành mục tiêu của những người cáo buộc cô mang nCoV tới Trung Quốc.
Những thông tin sai lệch liên quan đến Benassi, một lính dự bị Lục quân Mỹ, được lan truyền trên YouTube mỗi ngày, thu hút về hàng trăm nghìn lượt xem và thậm chí còn được truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn lại.
Dù chưa bao giờ dương tính với nCoV hay có bất kỳ triệu chứng nhiễm virus nào, bà mẹ hai con Benassi và chồng cô giờ đây vẫn là đề tài bàn tán sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc, khi bị gán mác “kẻ phát tán nCoV”.
Cuộc sống hai vợ chồng Benassi bị xáo trộn chưa từng thấy. Hai người cho biết địa chỉ nhà họ bị đăng lên mạng và trước khi khóa tài khoản, hộp thư mạng xã hội của họ đã tràn ngập tin nhắn từ những người tin vào các giả thuyết vô căn cứ.
“Như thể bạn tỉnh dậy sau một giấc mơ tồi tệ và tiếp tục chìm vào cơn ác mộng ngày qua ngày”, Maatje Benassi nói với CNN trong lần đầu lên tiếng trước công chúng sau quãng thời gian bị bôi nhọ trên mạng.
Khi nCoV lây lan khắp thế giới cũng là lúc những tin đồn, thuyết âm mưu về nó bùng phát trên toàn cầu. Các tập đoàn công nghệ đã thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng phát tán bừa bãi thông tin sai lệch, nhưng những nỗ lực này không giúp ích gì cho Benassis. Nỗi đau khổ của gia đình cô là bằng chứng cho thấy sự giả dối trắng trợn có thể bị khuếch đại trên mạng xã hội như thế nào. Nó còn là lời nhắc nhở rằng những thông tin sai lệch trên mạng, dù phi lý đến đâu, vẫn có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài đối với cuộc sống của nạn nhân.
Maajte và chồng, Matt, vẫn gắn bó với công việc trong chính phủ Mỹ. Maajte là nhân viên an ninh dân sự tại căn cứ Fort Belvoir ở Virginia. Matt, cựu sĩ quan không quân, hiện là nhân viên dân sự của Không quân Mỹ tại Lầu Năm Góc.
Dù làm việc cho chính phủ, hai vợ chồng vẫn phải đối mặt với cảm giác bất lực giống như bao người khác bị tin giả làm đảo lộn cuộc sống.
“Tôi muốn tất cả mọi người dừng việc quấy rối bởi với tôi, đây là hành vi bắt nạt trên không gian mạng và nó đã vượt khỏi tầm kiểm soát”, Maajte nói, cố kìm nước mắt.
Matt đã cố gắng tìm cách gỡ các video thuyết âm mưu khỏi YouTube và ngăn chúng lan truyền trên mạng. Hai vợ chồng đã liên lạc với luật sư và cả cảnh sát địa phương nhưng chỉ nhận được câu trả lời rằng họ không thể làm gì nhiều.
Thuyết âm mưu cũng giống như virus, chúng tiến hóa và biến đổi để lây lan và tồn tại. Trước khi Maatje Benassi trở thành đối tượng chính trong thuyết âm mưu về nguồn phát tán nCoV, hàng loạt câu chuyện khác đã lan truyền trên mạng suốt nhiều tháng.
Khi nCoV mới xuất hiện, một số người tung ra giả thuyết rằng nCoV là một vũ khí sinh học của Mỹ, song không đưa ra bằng chứng.
Sau đó, Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, công khai ủng hộ giả thuyết rằng quân đội Mỹ mang nCoV đến Vũ Hán. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuyên bố việc một người đại diện cho chính phủ Trung Quốc đưa ra thông tin sai sự thật như vậy là “hoàn toàn vô lý và vô trách nhiệm”.
Mãi tới tháng 3, hơn ba tháng sau khi ca nhiễm nCoV đầu tiên được báo cáo tại Trung Quốc, những người tin vào thuyết âm mưu mới chuyển hướng sang Maatje Benassi, người từng tham gia Thế vận hội Quân sự hồi tháng 10/2019 tổ chức ở Vũ Hán, thành phố Trung Quốc nơi dịch khởi phát.
Maatje Benassi tham gia đua xe đạp tại thế vận hội. Dù gặp tai nạn ở vòng đua cuối và bị gãy xương sườn cùng một số chấn thương khác, Benassi vẫn hoàn thành cuộc đua. Những tin đồn rằng cô mang nCoV tới Vũ Hán bắt đầu xuất hiện từ đây.
Trong khi có hàng trăm binh sĩ Mỹ tham gia thế vận hội, chỉ mình Maatje Benassi trở thành mục tiêu của thuyết âm mưu. Có lẽ người cổ vũ nhiệt thành nhất cho ý tưởng rằng Benassi đóng vai trò then chốt khiến nCoV lây lan toàn cầu là George Webb, 59 tuổi, quốc tịch Mỹ, người chuyên tuyên truyền thông tin sai lệch. Webb có “kinh nghiệm” nhiều năm tổ chức các buổi nói chuyện trực tiếp công kích người khác trên YouTube, nơi ông thu hút gần 100.000 lượt theo dõi và hơn 27 triệu lượt xem.
Năm 2017, CNN khám phá ra rằng Webb là thành viên trong nhóm ba người tuyên truyền thuyết âm mưu và lời đồn vô căn cứ về việc một tàu chở hàng mang “bom bẩn” chuẩn bị cập cảng Charleston ở Nam Carolina. Quả bom dĩ nhiên không có thật, nhưng lời đồn về nó đã khiến một phần bến cảng phải tạm đóng cửa để phòng ngừa.
Webb thậm chí còn tuyên bố DJ người Italy Benny Benassi với bài hát “Satisfaction” nổi tiếng toàn cầu hồi năm 2002, đã bị nhiễm nCoV và Benny cùng Maatje và Matt Benassi, ba người nhà Benassi, đã lập mưu phát tán virus khắp thế giới.
Benny khẳng định ông chưa bao giờ gặp Maatje hay Matt. Cả ba người cũng không có bất kỳ mối quan hệ họ hàng nào. Theo Benny, Benassi là một họ rất phổ biến tại Italy.
Dù các cáo buộc đều không đúng, những mối đe dọa nhà Benassi phải đối mặt hoàn toàn là thật.
Matt Benassi nói anh sợ mình có thể “trở thành một Pizzagate khác”. Benassi đề cập tới thuyết âm mưu vô căn cứ về một đường dây ấu dâm có liên quan tới cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cùng nhiều người khác, được điều hành từ một tiệm pizza ở thủ đô Washington.
Thuyết âm mưu này không được chú ý nhiều cho đến khi một người đàn ông xả súng tại cửa hàng pizza trên vào cuối năm 2016 và nói anh ta đến để điều tra “vụ Pizzagate”.
“Rất khó để buộc ông ta (Webb) chịu trách nhiệm”, Matt Benassi cho hay. “Cơ quan thực thi pháp luật sẽ bảo bạn rằng bạn không thể làm gì bởi chúng ta có quyền tự do ngôn luận. Họ nói ‘Hãy đến gặp luật
sư dân sự’. Chúng tôi đã đến gặp luật sư và nhận ra rằng kiện tụng là thứ gì đó quá tốn kém đối với những người như chúng tôi”.
Matt Benassi đã gửi khiếu nại lên YouTube, nhưng ngay cả khi YouTube chấp nhận gỡ các video của Webb, việc này tốn rất nhiều thời gian. Trong lúc đó, một video đã có thể trở nên nổi tiếng và gây ra thiệt hại không thể cứu chữa. Tồi tệ hơn, những video do Webb post lên YouTube còn được đăng lại trên những nền tảng khác.
Tại Trung Quốc, các video YouTube công kích gia đình Benassis được đăng trên cả những nền tảng thịnh hành như WeChat, Weibo hay Xigua Video và được dịch sang cả tiếng Trung Quốc.
Những câu chuyện như của gia đình Benassis thực tế không phải là hiếm, Danielle Citron, giáo sư luật Đại học Boston chuyên nghiên cứu về hành vi quấy rối trên mạng, cho biết. Khi đối diện với “đám đông mạng”, như cách Citron gọi, cơ quan thực thi pháp luật thường không thể hoặc sẽ không điều tra.
Citron cho rằng các điều luật cần thay đổi. “Hiện nay, họ (đám đông mạng) hoàn toàn được miễn trừ trách nhiệm pháp lý theo luật liên bang. Vì thế, họ dễ dàng thoát tội”, ông nói.
Dù chuyện gì xảy ra tiếp theo, “thiệt hại đã xảy ra”, theo Maatje Benassi. “Tôi biết mọi chuyện sẽ không thể quay trở lại như trước đây. Mỗi lần bạn Google tên tôi, kết quả hiện ra sẽ là ‘bệnh nhân số 0′”.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/34411-khon-kho-vi-bi-don-mang-ncov-toi-trung-quoc.html
Nữ quân nhân Mỹ bị đồn “mang Covid-19 đến Trung Quốc” lên tiếng
Cuộc sống của nữ quân nhân Mỹ Maatje Benassi và gia đình đã bị đảo lộn sau khi bà trở thành mục tiêu của những tin đồn “mang virus gây bệnh Covid-19 đến Trung Quốc”.
Cuộc sống đảo lộn
Maatje Benassi, bà mẹ hai con và là lính dự bị Lục quân Mỹ, đã trở thành mục tiêu của những thuyết âm mưu ác ý cho rằng bà là người đã mang mầm bệnh Covid-19 đến Trung Quốc trước khi nó lan rộng trở đại dịch toàn cầu.
Những lời đồn này xuất hiện nhan nhản trên Youtube mỗi ngày và thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Mặc dù bà chưa bao giờ dương tính với Covid-19 hay thậm chí có triệu chứng của bệnh, song Maatje và chồng bà, ông Matt, đã trở thành mục tiêu đồn đại trên các mạng xã hội Trung Quốc. Điều này khiến cuộc sống của họ bị đảo lộn. Vợ chồng Maatje cho biết, địa chỉ nhà riêng của họ cũng bị tung lên mạng, các hộp thư tài khoản mạng xã hội luôn tràn ngập tin nhắn từ những người tin vào thuyết âm mưu.
“Cảm giác như thức dậy sau một cơn ác mộng và lại tiếp tục chìm vào ác mộng ngày qua ngày”, Maatje Benassi chia sẻ với CNN trong lần đầu tiên lên tiếng kể từ khi trở thành mục tiêu công kích trên mạng.
Khi dịch Covid-19 lan rộng ra hầu khắp thế giới, những tin giả liên quan đến đại dịch này cũng từ đó xuất hiện ngày càng nhiều. Các hãng công nghệ lớn đã tìm cách để ngăn chặn nạn tin giả trên mạng, tuy nhiên nỗ lực này cũng không giúp được gì nhiều cho Maatje.
Maajte hiện là nhân viên an ninh tại căn cứ lục quân Fort Belvoir ở Virginia. Trong khi đó, Matt, một sĩ quan không quân đã về hưu, hiện cũng là nhân viên dân sự tại Lầu Năm Góc. Dù vẫn làm việc cho chính phủ, song vợ chồng họ không tránh được cảm giác bất lực giống người khác khi trở thành mục tiêu quấy rối của những tin đồn. “Tôi muốn mọi người ngừng quấy rối tôi bởi điều này là sự đe dọa trên không gian mạng”, Maajte nói khi cố kìm nước mắt.
Matt đã cố gắng gỡ các video đồn đại sai sự thật trên Youtube để ngăn chúng lan truyền rộng. Họ cho biết đã tìm đến luật sư, cảnh sát để nhờ sự giúp đỡ nhưng vô ích.
Thuyết âm mưu “kẻ phát tán virus”
Trước khi Maatje trở thành mục tiêu của những lời đồn đại, hàng loạt thuyết âm mưu về nguồn gốc của virus gây Covid-19 đã xuất hiện từ nhiều tháng. Khi dịch mới bùng phát, những người theo thuyết âm mưu nói rằng, virus này là một loại vũ khí sinh học của Mỹ, song không đưa ra được bằng chứng. Tháng trước, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng ám chỉ ủng hộ giả thuyết cho rằng quân đội Mỹ đã mang virus này đến Trung Quốc từ cuối năm 2019. Đáp lại, Bộ Quốc phòng Mỹ nói, đây là giả thuyết “hoàn toàn phi lý” và một phát ngôn “thiếu trách nhiệm”.
Đến tận tháng 3, vài tháng sau khi ca bệnh đầu tiên được phát hiện ở Trung Quốc, các tin đồn mới chuyển hướng sang Maatje. Các tin đồn vô căn cứ này xuất phát từ việc bà là một trong các thành viên tham gia Thế vận hội quân sự diễn ra ở Vũ Hán hồi cuối năm ngoái.
Dù bị chấn thương trong chặng đua, Maatje vẫn cố hoàn thành phần thi. Mặc dù có hàng trăm vận động viên của quân đội Mỹ tham gia Thế vận hội, song chỉ có Maatje trở thành mục tiêu của tin đồn liên quan đến Covid-19. Một trong những người đóng vai trò chính phát tán các tin đồn ác ý nhằm vào Maatje là George Webb, 59 tuổi, người chuyên tung tin đồn sai sự thật trên các mạng. Người đàn ông này nói rằng, một DJ người Italia Benny Benassi đã cùng với vợ chồng Maatje thực hiện âm mưu phát tán virus.
“Rất khó để bắt ông ta (Webb) phải chịu trách nhiệm”, ông Matt chia sẻ. Ông cho biết thêm, ông đã khiếu nại với Youtube, nhưng để gỡ các video xuống cũng phải mất vài ngày và đến khi đó chúng đã được lan truyền rất rộng và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia đình ông.
“Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, tổn hại thì đã rõ và tôi biết nó sẽ không dừng lại ở đó. Mỗi khi các bạn gõ tìm kiếm tên tôi trên Google, kết quả trả về sẽ gắn với bệnh nhân số 0”, bà Maatje nói.
Hoa Kỳ tăng kiểm soát xuất cảng để kỹ thuật nhạy cảm không lọt vào tay Trung Cộng
Tin Washington DC – Chính phủ Hoa Kỳ trong tuần này đã thắt chặt các quy định kiểm soát xuất cảng, nhằm ngăn các công ty nội địa bán sản phẩm và kỹ thuật nhạy cảm cho Trung Cộng, gián tiếp giúp nước này gia tăng năng lực quân sự.
Các quy định mới, được Bộ Thương Mại Hoa Kỳ công bố hôm thứ Ba, 28 tháng 4, mở rộng danh sách các sản phẩm cần được kiểm tra bởi viên chức an ninh quốc gia trước khi được gởi ra nước ngoài. Danh sách này bao gồm mọi sản phẩm có thể dùng để hỗ trợ các chiến dịch quân sự, hoặc dùng cho việc lắp đặt, phát triển, sửa chữa, nâng cấp, và sản xuất thiết bị quân sự.
Công ty nào muốn bán các sản phẩm có trong danh sách bị kiểm soát sẽ phải có giấy phép từ nhà chức trách. Lệnh cấm này cũng được áp dụng cho các chuyến hàng Hoa Kỳ gởi đến Nga và Venezuela. Các quy định mới giúp Bộ Thương Mại có thêm quyền lực trong việc đình chỉ xuất cảng kỹ thuật bán dẫn, hàng không, cảm biến, và các công nghệ có thể giúp củng cố năng lực quân sự của nước khác.
Bộ Thương Mại cũng có quyền chận các chuyến hàng gởi cho các công ty Trung Cộng có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với quân đội nước này. Theo giới quan sát, quy định mới đã xóa bỏ các lỗ hổng luật pháp trước đây, vốn cho phép xuất cảng kỹ thuật nhạy cảm của Hoa Kỳ đến một số vùng lãnh thổ có quan hệ đặc biệt, bao gồm cả Hong Kong. Sự thay đổi này cho thấy Washington đang ngày càng lo ngại trước sự phụ thuộc ngày càng tăng của Hong Kong đối với chính phủ đại lục. (BBT)
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ kêu gọi giải quyết khủng hoảng chính trị ở Hồng Kông
Hương Thảo
Một nhóm gồm tám nhà lập pháp Hoa Kỳ đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 28/4, nhằm yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá về mức độ quyền tự trị của Hồng Kông, sau khi chính quyền đặc khu thực hiện một đợt bắt bớ các nhà hoạt động dân chủ ở thành phố này.
Vào đầu tháng 4, viện cớ là do tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp, cảnh sát Hồng Kông đã bắt bớ ít nhất 15 nhà hoạt động của phe đối lập, bao gồm ông trùm truyền thông Lê Trí Anh (Jimmy Lai Chee-ying) và luật sư nổi tiếng Lý Trụ Minh (Martin Lee Chu-ming), được biết đến là “cha đẻ của nền dân chủ”.
Vào ngày 28/4, tám nhà lập pháp Hoa Kỳ, do Thượng nghị sĩ Marco Rubio thuộc đảng Cộng hòa dẫn đầu cùng Dân biểu James McGitas, thuộc đảng Dân chủ đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mike Pompeo.
“Tương lai của Hồng Kông có tầm quan trọng rất lớn đối với Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế. Không giải quyết được sự can thiệp của Bắc Kinh trong việc làm xói mòn quyền tự trị của Hồng Kông, sẽ làm suy yếu quyền tự do và nhân quyền của người dân, làm suy yếu vai trò quan trọng của Hồng Kông với tư
cách là đối tác của Hoa Kỳ, cũng như làm suy yếu vai trò đặc thù của hòn đảo này trong nền kinh tế quốc tế”, bức thư cho biết.
Trong thư, các nhà lập pháp kêu gọi ông Pompeo sử dụng “Luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” đã được Tổng thống Donald Trump ký ngày 27/11/2019 để đánh giá về mức độ tự trị của Hồng Kông, từ đó lấy căn cứ để xem xét liệu Hồng Kông có nên được hưởng các đặc quyền thương mại như hiện nay hay không.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 29/4, Ngoại trưởng Pompeo cho biết: “Chúng tôi tiếp tục theo dõi với sự lo ngại ngày càng tăng về những nỗ lực leo thang của Bắc Kinh nhằm can thiệp đối với [Hồng Kông]”.
Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Pompeo đã gián tiếp đề cập đến việc các quan chức Trung Quốc gần đây đưa ra Điều 23, một đạo luật chống lật đổ mà nhiều người lo ngại sẽ thắt chặt hơn các quyền tự do, sẽ được tái giới thiệu ở Hồng Kông. Trước đó, dự luật này đã được đề xuất lần đầu tiên vào năm 2003, và bị loại bỏ sau cuộc biểu tình rầm rộ vào tháng 7 năm đó.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm áp đặt luật pháp an ninh quốc gia hà khắc đối với Hồng Kông là không phù hợp với những lời hứa của Bắc Kinh, và sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích của Mỹ tại đó”, ông Pompeo cho biết.
Hương Thảo
Tham khảo The Epoch Times
Một người bị bắt sau khi nổ súng tại Đại sứ quán Cuba ở thủ đô Mỹ
Một người đã khai hỏa khẩu súng trường tấn công ở bên ngoài Đại sứ quán Cuba ở thủ đô Washington của Mỹ vào sáng sớm thứ Năm 30/4 và đã bị bắt giữ, nhà chức trách cho hay.
Vụ nổ súng xảy ra vào khoảng 2 giờ sáng ở bên ngoài tòa đại sứ nằm ở tây bắc Washington. Các cảnh sát viên của Sở Cảnh sát Thủ đô đã được gọi đến hiện trường sau khi những người dân xung quanh báo cáo rằng họ nghe thấy tiếng súng, nhà chức trách cho biết.
Cảnh sát đã phát hiện ra nghi phạm cầm theo một khẩu súng trường tấn công và tạm giam người này mà không có sự cố nào, phía cảnh sát cho biết. Các điều tra viên cho biết họ tin rằng người này đã bắn vào tòa đại sứ, mặc dù vẫn chưa rõ các chi tiết về động cơ của hành động đó là gì.
Hiện cũng chưa có thông tin về danh tính của nghi phạm và các tội danh mà người này có thể bị cáo buộc.
Hình ảnh từ hiện trường được đăng lên phương tiện truyền thông xã hội cho thấy một nhóm cảnh sát bên ngoài đại sứ quán sau vụ nổ súng và các nhà điều tra khám một chiếc xe SUV đậu ở đó.
Các nhân viên Sở Cảnh sát Thủ đô và Sở Mật vụ Hoa Kỳ hiện vẫn đang điều tra.
Ông Biden đối mặt với các cáo buộc tấn công tình dục
Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ của đảng Dân chủ Joe Biden đang phải đối mặt với cáo buộc của cựu trợ lý rằng ông đã tấn công tình dục bà gần 30 năm trước, điều mà ban vận động bầu cử của ông Biden bác bỏ, theo Reuters.
Bà Tara Reade, người từng làm trợ lý cho văn phòng Thượng viện Hoa Kỳ của ông Biden từ tháng 12/1992 đến tháng 8/1993, cáo buộc rằng ông đã ép sát bà vào tường vào năm 1993 và thò tay vào áo và váy của bà.
Ban vận động bầu cử của ông Biden nói rằng vụ việc đó chưa từng xảy ra. Bản thân ông Biden, từng là phó tổng thống, chưa lên tiếng về cáo buộc này, và cũng chưa bị truy hỏi về vấn đề này trong các cuộc phỏng vấn gần đây với truyền thông quốc gia và địa phương.
Hôm 27/4, trang Business Insider loan tin có thêm hai phụ nữ làm chứng một phần cho lời cáo buộc của bà Reade.
Trang này dẫn lời bà Lynda LaCasse, một người hàng xóm trước đây của bà Reade, nói rằng bà Reade đã kể lại với bà rằng, vào năm 1995 hoặc 1996, bà ấy đã bị ông Biden tấn công: “Tôi nhớ là bà ấy nói
rằng đấy là người cấp trên và bà ấy rất thần tượng ông ta. Và ông ta đã ghì sát bà vào tường. Ông ta đưa tay lên váy và ông ta đặt ngón tay vào trong đó. Bà cảm thấy như mình bị quấy rối, nhưng bà thực sự không biết phải làm gì lúc đó…”
Trang Business Insider cũng dẫn lời bà Lorraine Sanchez, một đồng nghiệp cũ của bà Reade, cho biết bà Reade đã kể cho lại cho bà nghe vào những năm giữa thập niên 90 rằng một ông sếp ở Washington đã quấy rối bà nhưng không nhớ bà có nêu tên ông ấy là Biden hay không.
Trang NY Times và Washington Post cũng từng dẫn lời một người bạn khác nói rằng bà Reade đã có kể lại về vụ tấn công như cáo buộc vào thời điểm đó, theo Fox News hôm 30/4.
Ban biên tập tờ Washington Post hôm 29/4 kêu gọi ông Biden, 77 tuổi, hãy lên tiếng về những cáo buộc này và công bố các giấy tờ có liên quan, khi ông còn là thượng nghị sĩ của bang Delaware.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-biden-doi-mat-voi-cao-buoc-tan-cong-tinh-duc/5398935.html
TT Trump dọa dừng hậu thuẫn quân sự, ép Ả rập Xê út giảm cung dầu
Tổng thống Donald Trump đã lấy sự hậu thuẫn quân sự của Mỹ làm con bài mặc cả để gây sức ép lên Ả rập Xê út, đòi nước này phải dừng cuộc chiến giá dầu với Nga, theo một phóng sự đặc biệt của Reuter được đăng hôm 30/4.
Bài phòng sự cho hay rằng trong một cuộc điện đàm hôm 2/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman rằng nếu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không bắt đầu cắt giảm sản xuất dầu, ông Trump không có cách nào ngăn các nghị sĩ thông qua luật về rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Ả rập Xê út. Reuters dẫn bốn nguồn tin nắm về vấn đề này để viết phóng sự.
Mối đe dọa đối với liên minh chiến lược đã kéo dài 75 năm là trọng tâm trong chiến dịch gây áp lực của Hoa Kỳ, dẫn đến một thỏa thuận toàn cầu mang tính bước ngoặt về cắt giảm nguồn cung dầu khi nhu cầu sụp giảm mạnh trong lúc có đại dịch virus corona. Điều này đánh dấu một chiến thắng ngoại giao của Nhà Trắng.
Tông thống Trump đã gửi thông điệp tới thái tử của Ả rập Xê út 10 ngày trước khi các bên ra tuyên bố cắt giảm sản lượng. Theo một nguồn tin của Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo trên thực tế của Ả rập Xê út đã sững sờ khi nghe lời đe dọa đến nỗi ông đã ra lệnh cho các trợ lý của mình rời khỏi phòng để có thể tiếp tục thảo luận riêng với tổng thống Mỹ.
Nỗ lực kể trên là minh họa về việc Tổng thống Trump có mong muốn mạnh mẽ bảo vệ ngành công nghiệp dầu mỏ của Hoa Kỳ khỏi cuộc khủng hoảng lịch sử về giá dầu giữa lúc các chính phủ đóng cửa các nền kinh tế trên toàn thế giới để chống lại virus corona.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tối thứ Tư 29/4 tại Nhà Trắng, Reuters đã hỏi ông Trump có phải ông đã nói với thái tử Ả rập Xê út rằng Hoa Kỳ có thể rút quân khỏi Ả rập Xê út hay không, ông Trump trả lời rằng “Tôi đã không phải nói ra với ông ấy”.
Khi được hỏi rằng ông đã nói gì với thái tử, ông Trump nói: “Họ gặp khó khăn khi đi đến thỏa thuận. Và tôi đã gặp ông ấy qua điện thoại, và chúng tôi đã có thể đạt được thỏa thuận” về việc cắt giảm sản lượng.
Một tuần trước khi Tổng thống Trump gọi điện thoại với Thái tử Mohammed, các Thượng nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa, Kevin Cramer và Dan Sullivan, đã trình dự luật về rút tất cả các quân nhân Hoa Kỳ, tên lửa Patriot và hệ thống phòng thủ chống tên lửa khỏi Ả rập Xê út trừ khi vương quốc này cắt giảm sản lượng dầu.
Hồi giữa tháng 3, Ả rập Xê út tuyên bố sẽ bơm ra lượng dầu kỷ lục 12,3 triệu thùng mỗi ngày – mở ra cuộc chiến giá cả với Nga.
Tổng thống Trump đã tiến hành hoạt động ngoại giao dầu mỏ như một cơn lốc với các cuộc gọi đến Quốc vương Ả rập Xê út Salman, Thái tử Mohammed và Tổng thống Nga Vladimir Putin, bắt đầu vào giữa tháng 3.
Trong cuộc gọi ngày 2/4 với Thái tử Mohammed, ông Trump đã nói với nhà lãnh đạo Ả rập Xê út rằng ông sẽ để mặc nước này vào lần tiếp theo khi quốc hội Mỹ thúc đẩy dự luật về chấm dứt việc Washington bảo vệ vương quốc này, theo nguồn tin biết về cuộc gọi. Ông Trump cũng công khai đe dọa vào đầu tháng 4 sẽ áp thuế nhập khẩu đối với dầu từ Ả rập Xê út và Nga.
Sau cuộc điện đàm với thái tử Ả rập Xê út và với Tổng thống Nga Putin trong cùng ngày, Tổng thống Trump đã viết trên Twitter rằng ông tiên liệu là Ả rập Xê út và Nga sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 10 triệu thùng, và “điều đó sẽ thật TUYỆT VỜI cho ngành dầu khí!”
Covid-19 : Mỹ-Trung cản một dự thảo nghị quyết tại Hội Đồng Bảo An
Thu Hằng
Ngày 30/04/2020, Trung Quốc và Hoa Kỳ đã cản trở việc thông qua một dự thảo nghị quyết do Pháp và Tunisia cùng soạn thảo, đề nghị « tăng cường phối hợp » trước tình hình dịch Covid-19. Nguyên nhân bất đồng là Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.
Dự thảo nghị quyết, mà AFP có một bản sao, được thảo luận từ hai tuần nay và ủng hộ lời kêu gọi đình chiến trên thế giới để tạo điều kiện cho công tác chống dịch Covid-19 mà tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đưa ra ngày 23/03. Cụ thể, bản dự thảo nghị quyết của Pháp và Tunisia đề nghị « hưu chiến nhân đạo trong vòng 90 ngày » để trợ giúp người dân cực khổ nhất tại các nước đang có xung đột.
Theo nhiều nhà ngoại giao ẩn danh trả lời AFP, bất đồng xuất phát từ việc Trung Quốc « kiên quyết nhắc đến Tổ Chức Y Tế Thế Giới » trong văn bản, nhưng Hoa Kỳ « không muốn ». Phía Mỹ từ chối « bình luận các cuộc đàm phán đang tiến hành », phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc không đưa ra bất kỳ bình luận nào. Một quan chức ngoại giao khác cho biết phải « chờ tuần tới xem có điều gì mới không ».
Theo AFP, dự thảo nghị quyết sẽ nhanh chóng được thông qua nếu Mỹ và Trung Quốc thỏa hiệp được, vì Tổ Chức Y Tế Thế Giới chỉ là một chủ đề phụ trong dự thảo nghị quyết ủng hộ ngừng bắn. Hiện tại, có khoảng 20 cuộc xung đột đang xảy ra trên khắp thế giới.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200430-trung-quoc-hoa-ky-hdba-huu-chien-virus-corona
Kiến Nghị của “Những Nạn Nhân COVID-19 Wuhan Toàn Cầu” đòi điều tra Trung Quốc và bồi thương
Tường An
Hàng chục cá nhân là những người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã tham gia soạn thảo một kiến nghị được công bố hôm 30/4/2020, yêu cầu quốc tế điều tra Trung Quốc về dịch bệnh COVID-19 và có những bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân.
Dịch bệnh COVID-19 gây ra bởi virus corona chủng mới, xuất phát từ thành phố Vũ Hán (Wuhan) – Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã nhanh chóng lan ra toàn thế giới trong vài tháng. Tính đến nay toàn cầu đã ghi nhận khoảng hơn 3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 200.000 ca tử vong.
Bản kiến nghị mở trên mạng để thu thập chữ ký, hướng tới Liên Hiệp Quốc, các toà án quốc tế, dân biểu quốc hội các quốc gia, các tổ chức nhân quyền và dân sự.
Bản kiến nghị cáo buộc Bắc Kinh đã che giấu thông tin về dịch bệnh, ngăn cản các điều tra quốc tế về dịch bệnh và chậm chạp trong phản ứng đối phó. Cộng thêm vào đó là sự chậm trễ trong phản ứng của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tất cả những điều này đã “khiến người dân toàn cầu phải chịu những hậu quả nặng nề do virus Vũ Hán gây nên và khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, đe doạ cuộc sống của hàng triệu người khác trên toàn thế giới”, bản kiến nghị có đoạn viết.
“Các quốc gia và nạn nhân trực tiếp cũng như gián tiếp (của dịch bệnh COVID-19) đang nghi ngờ và muốn biết nguyên nhân thực sự và có một cuộc điều tra”, trích kiến nghị.
Từ giữa tháng 2, một số người Việt gồm nhiều đại diện các tôn giáo, hội đoàn, tổ chức từ Việt Nam ra đến hải ngoại đã cùng ngồi lại với nhau để soạn thảo một Kiến Nghị Thư nhằm tố cáo tội ác do Trung Quốc gây ra qua đại dịch COVID-19. Đại diện cho Văn Phòng Liên Lạc các Hội Đoàn Người Việt tại Pháp, ông Nguyễn Sơn Hà cho biết :
“Đại dịch COVID19 đã gây tê liệt toàn cầu, vì lý do đó, chúng tôi đã phối hợp toàn cầu với nhau : từ Á châu, Úc, Mỹ, Canada, Âu Châu và Việt Nam. Chúng tôi đều đồng ý rằng chúng ta đều là nạn nhân, người Việt chúng ta cần phải hành động một cái gì đó. Các anh em liên lạc với nhau, tất cả cùng đồng ý làm một cái gạch nối để phát động chương trình làm một thỉnh nguyện thư, không chỉ riêng cho người Việt Nam, mà cho tất cả các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp trên toàn thế giới”
Ông Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch Cộng đồng người Việt Tự Do Liên bang Úc Châu, tham gia kiến nghị thư nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do:
“Cái thứ nhất, chúng ta đòi phải minh bạch : nguồn gốc nó xảy ra từ đâu. Thứ hai, khi đã xác nhận nguồn gốc rồi thì ai chịu trách nhiệm ? Và kế đến ai sẽ chịu trách nhiệm về những thiệt hại đó ? Như quý vị thấy, Thủ tướng Úc đứng ra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập, đòi phải minh bạch việc này. Một lá phiếu dân chủ để tạo nên một cái thế, một sức mạnh để cho một quốc gia hay đại diện của một tổ chức nào đó học phải làm tròn trách nhiệm, bồn phận theo ý nguyện của người dân. Tôi nghĩ rằng đây là một công việc có ý nghĩa, không phải chỉ riêng người Việt Nam mà những ai có một giá trị nhân bản đều phải làm cả”
Trước khi có kiến nghị thư của cộng đồng người Việt đòi điều tra Trung Quốc về dịch bệnh COVID-19, nhiều lãnh đạo và dân biểu các quốc gia phương Tây bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, Úc, đã lên tiếng bày tỏ sự nghi ngờ về sự minh bạch thông tin dịch bệnh COVID-19 của Trung Quốc. Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm 21/4 đã có cuộc điện đàm với một loạt các lãnh đạo các nước Mỹ, Pháp, Đức để hối thúc một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona chủng mới.
Hai tiểu bang Missouri và Mississippi của Hoa Kỳ mới đây cũng đã nộp đơn kiện Bắc Kinh vì làm sai lệch thông tin dịch bệnh, yêu cầu Trung Quốc phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại về người và kinh tế ở các tiểu bang này.
Từ Nam California, chuyên về Legal Analyst (Phân Tích/Nghiên Cứu về Luật trong các vụ án) cho Học viện SeaLaw Institute, luật sư Vũ Đức Văn chia sẻ:
“Cá nhân tôi đã tham dự trong một cái tinh thần là một nạn nhân của dịch bệnh corona virus. Bởi vì thứ nhất là tôi đã mất công ăn việc làm suốt hơn 2 tháng qua và chịu nhiều hệ liệt của tất cả những sự mất việc làm đó, gia đình chúng tôi phải chịu mất hết tất cả những tự do riêng tư trong gia đình, phải mất hết tất cả sự tự do đi lại, phải mất hết nguồn kinh tế sống hàng ngày. Chúng tôi là những nạn nhân.
Tôi nghĩ Pétition này mang tính chất giáo dục, truyền đạt một thông điệp đến tất cả những nạn nhân, những người phải chịu ảnh hưởng của corona virus. Một thông điệp để gửi đến tất cả những người dân trên toàn thế giới này ai cũng thấy mình là nạn nhân chứ không phải là người bàng quan đứng nhìn. Vì thế chúng tôi vẫn nghĩ rằng cái thông điệp đầu tiên lúc này là để vận động ý thức của toàn dân trên toàn cầu cùng đứng lại với nhau để tạo được một tiếng nói chúng cho những người có trách nhiệm gây ra đại dịch này phải chịu trách nhiệm về lương tâm, về pháp luật trước công luận quốc tế”
Ngoài việc gây ra hàng trăm ngàn cái chết và đưa thế giới vào cơn khủng hoảng kinh tế, Trung quốc còn vô trách nhiệm trong việc cung cấp trang thiết bị y tế hay các kit xét nghiệm virus COVID19 chất lượng không đảm bảo. Cũng theo luật sư Vũ Đức Văn các tổ chức vẫn có thể kiện các công ty Trung quốc về những thiệt hại này :
“Rõ ràng tất cả những cái sự dối trá về thương mại, những cái vô đạo đức của công ty thương mại của chính quyền Trung Hoa, nó rơi vào cái diều khoản gọi là Commercal Activity, được ghi trong đạo luật miễn trừ mà không tính đến. Hiện thời các vấn đề đó đã được ghi vào cái đơn kiện của tiểu bang Missouri và tiểu bang Mississippi”
Trong những tuần qua, nhiều quốc gia trên thế giới đã phải trả lại các thiết bị y tế do Trung Quốc cung cấp trong đại dịch do chất lượng không đảm bảo. Chính phủ Anh mới đây đã đòi Trung Quốc phải trả lại tiền cho khoảng 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể mua từ Trung Quốc do phát hiện lỗi. Một loạt các nước Châu Âu trước đó cũng báo cáo các hàng khẩu trang, xét nghiệm mua từ Trung Quốc bị lỗi.
Trước những cáo buộc từ phương Tây, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định nước này luôn đảm bảo minh bạch thông tin và sẵn sàng hợp tác với các nước trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Mới đây, Đại sứ Trung Quốc tại Úc là Thành Cạnh Nghiệp đã gọi những kêu gọi điều tra Trung Quốc là “nguy hiểm”, và doạ tẩy chay Úc nếu Canberra yêu cầu mở cuộc điều tra.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petition-of-global-victims-of-covid-19-04292020165722.html
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bắc Kinh cần phóng thích những người rò rỉ thông tin độc lập về Covid-19
Hương Thảo
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền: Bắc Kinh cần phóng thích những người rò rỉ thông tin độc lập về Covid-19
Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Ken Roth, tại buổi trình bày báo cáo thường niên về quyền con người trên toàn thế giới hôm 15/1 tại New York (ảnh chụp màn hình Youtube/AFP News Agency).
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Mỹ, đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích ba nhà hoạt động và hai nhà báo công dân nước này bị bắt giữ vì phát tán thông tin phi chính thức xoay quanh dịch Covid-19 ở đại lục, theo The Epoch Times ngày 28/4.
Trên trang chủ HRW, Wang Yaqiu, một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại tổ chức nói:
“Trong khi Bắc Kinh đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền toàn cầu, tuyên bố họ ‘thành công’ trong việc ngăn chặn Covid-19, họ lại bắt giữ những người báo cáo độc lập về đại dịch này. Có rất nhiều thông tin chân thực về dịch Covid-19 ở Trung Quốc sẽ không bao giờ được biết đến, vì chính phủ Trung Quốc đã bịt miệng những người muốn chia sẻ thông tin quan trọng”.
HRW kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích “ngay lập tức và vô điều kiện” Chen Mei, Cai Wei và bà Tang, vợ của Cai.
Chen và Cai là hai tình nguyện viên của dự án Terminus 2049, một dự án tập-hợp-từ-đám-đông (Crowdsourcing), chuyên lưu trữ các tài liệu bị kiểm duyệt khỏi truyền thông và mạng xã hội Trung Quốc, trên nền tảng mã hóa nguồn mở Github, vốn không bị lọc khỏi “danh sách đen” của Vạn lý Tường lửa.
Trong những tháng gần đây, Chen và Cai đã “đăng tải các bài báo, cuộc phỏng vấn và tài khoản cá nhân” liên quan đến sự bùng phát dịch Covid-19 trên nền tảng mã hóa này, theo HRW.
Ba người đã bị bắt tại Bắc Kinh ngày 19/4. Cai và Tang bị buộc tội “kiếm chuyện và gây rối trật tự công cộng” – một cáo buộc thường được giới cầm quyền Trung Quốc sử dụng dành cho những người bất đồng chính kiến.
Theo HRW, Cai và Tang sau đó bị “giám sát tại một địa điểm chỉ định”, một hình thức mất tích ép buộc trong đó cảnh sát có thể giam giữ các cá nhân ở những địa điểm bí mật trong vòng sáu tháng.
Em trai của Chen, anh Kun nói với Reuters trước đó hôm thứ Hai (27/4) rằng anh trai của mình đang “hợp tác với một cuộc điều tra”. Trang Terminus 2049 đã bị chặn ở Trung Quốc đại lục sau khi ba người bị bắt, HRW cho biết.
Năm 2015, Github đã bị tạm ngừng trong thời gian ngắn sau một cuộc tấn công mạng, truy ra thì biết là bắt nguồn từ hãng viễn thông nhà nước Trung Quốc China Unicom, theo NPR, theo kết luận của hãng tư vấn an ninh mạng Errata Security. Thời điểm đó, Github đang phát triển phần mềm chống kiểm duyệt cho người dùng tại Trung Quốc.
HRW cũng kêu gọi thả hai nhà báo công dân, những người đưa tin độc lập về dịch bệnh ở tâm dịch Vũ Hán, nơi virus khởi nguồn. Trần Thu Thực, một luật sư kiêm nhà báo công dân 34 tuổi, đã đến Vũ Hán ngày 24/11. Sau đó, anh đã đăng hơn 100 video và dòng trạng thái trên tài khoản YouTube và Twitter của mình. Mẹ anh cho biết con trai đã mất tích vào ngày 7/2.
Người còn lại là Phương Bân, một chủ shop quần áo 47 tuổi ở Vũ Hán. Anh này chia sẻ các video quay được tại các bệnh viện ở Vũ Hán, rồi sau đó bị cảnh sát địa phương áp giải khỏi nhà ngày 10/2. “Kể từ đó, hai người này không còn thấy xuất hiện, được cho là bị cưỡng chế mất tích”, HRW tuyên bố.
Một nhà báo công dân khác báo cáo từ Vũ Hán, Li Zuhua, đã xuất hiện trở lại vào tháng Tư sau khi mất tích gần hai tháng. Trong một video trên YouTube, Li giải thích rằng mình bị cưỡng chế cách ly.
Gần đây, Hạ nghị sĩ Mỹ Jim Banks đã gửi thư cho Bộ Ngoại giao nước này, yêu cầu điều tra vụ mất tích ba nhà báo công dân, theo thông cáo báo chí ngày 1/4. Ông nói: “Mỹ cần sử dụng áp lực ngoại giao đối với chính phủ Trung Quốc để tìm ra nơi giam giữ những nhà báo này, và đảm bảo an toàn cho họ.”
Báo cáo của HRW cho rằng, chính tình trạng thiếu luồng thông tin tự do về Covid-19 tại nội địa Trung Quốc đã góp phần gây ra đại dịch toàn cầu.
Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) gần đây xếp Trung Quốc ở vị trí thứ 177 trên 180 trong Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2020, nhận định đại dịch hiện tại có thể tránh được nếu chính quyền Trung Quốc không kiểm duyệt thông tin quan trọng trong những ngày đầu cuộc khủng hoảng.
Bắc Kinh đã bịt miệng 8 bác sĩ, trong đó có bác sĩ Lý Văn Lượng, khi họ lên mạng xã hội Trung Quốc cảnh báo sớm cho mọi người về một dạng viêm phổi mới, bí ẩn đang lan rộng ở Vũ Hán cuối tháng 12.
Ông Wang Yaqiu kết luận: “Các chính phủ trên toàn cầu cần thúc ép Bắc Kinh trả tự do cho các nhà hoạt động và nhà báo công dân bị giam giữ ngay lập tức”.
Theo Frank Fang, The Epoch Times
Covid-19: Các hãng hàng không lần lượt sa thải nhân viên
Tuấn Thảo
Khoảng 232 tỷ euro thất thu. Đó là số liệu dự báo của cơ quan IATA (Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế). Do tác động của dịch Covid-19, ngành hàng không dân dụng sẽ mất khoảng 1,2 tỷ hành khách từ đây cho tới tháng 09/2020. Trên thị trường lao động, các nạn nhân ‘‘kinh tế’’ đầu tiên vẫn là nhân viên các hãng hàng không.
Hôm 28/04 vừa qua, tập đoàn IAG (International Airlines Group) thông báo sẽ sa thải 12.000 nhân viên. Đặt trụ sở tại Madrid, tập đoàn này bao gồm các hãng hàng không Tây Ban Nha và Anh như British Airways, Iberia, Air Europa, cùng với các hãng hàng không giá rẻ như Vueling, Level và Aer Lingus. Hiện giờ, British Airways có khoảng 39.000 nhân viên và theo kế hoạch cắt giảm chi phí, 12.000 người, tức gần 30% nhân viên của British Airways, sẽ mất việc làm. Còn số nhân viên bị sa thải trong tập đoàn IAG nói chung có thể còn cao hơn nữa, hiện nay đã có tới hơn 22.000 nhân viên bị giảm lương hay chỉ làm việc bán thời gian.
Ngành hàng không dân dụng quốc tế đang hứng chịu hậu quả kinh tế do virus corona gây ra. Cũng như tất cả các tập đoàn hàng không, doanh thu của tập đoàn IAG đã giảm 13% trong quý I năm nay, nhưng tình hình trong quý II cũng chẳng sáng sủa gì hơn, do các nước châu Âu chỉ dự trù mở lại các chuyến bay quốc tế sớm lắm là vào mùa hè năm 2020. Theo ông Alex Cruz, tổng giám đốc điều hành British Airways, công ty này sẽ mất vài năm nữa mới hy vọng tìm lại được lượng hành khách vào năm 2019.
Tập đoàn IAG, cũng như Lufthansa và Air France-KLM, tương đối khá vững chắc về mặt cơ cấu, nhưng vào lúc chính phủ Pháp cam kết ‘‘tài trợ’’ cho hãng hàng không Air France 7 tỷ euro, thì ngược lại British Airways đã không nhận được bất kỳ ‘‘gói cứu trợ’’ nào từ phía chính phủ Anh. Dù muốn hay không, việc tổ chức lại cơ cấu cũng như kế hoạch sa thải nhân viên là điều không thể tránh khỏi, nếu British Airways muốn hy vọng tồn tại.
Hiện giờ British Airways đang tuyển dụng khoảng 4.500 phi công, 16.000 nhân viên phi hành đoàn, 19.000 nhân viên trong các khâu dịch vụ có liên quan. Tuy nhiên danh sách số nhân viên cụ thể bị sa thải trong từng ngành nghề, vẫn chưa được công bố.
Tương tự như trường hợp British Airways, nhiều công ty khác trong tuần này cũng buộc phải thông báo kế hoạch cắt giảm nhân viên. Theo tập đoàn Thụy Điển SAS, 5.000 nhân viên hãng hàng không quốc gia Scandinavian Airliness bị cho thôi việc. Về phần mình, công ty Icelandair cũng cho biết không còn sự lựa chọn nào khác để giải quyết tình huống khó khăn trước mắt, ngoài việc giảm đáng kể số lượng nhân viên. Chỉ trong tháng này 2.000 nhân viên Icelandair đã mất việc làm.
Các nạn nhân đầu tiên ở đây vẫn là phi hành đoàn, nhân viên làm việc trong các khâu bảo trì, cũng như các dịch vụ tiếp đón trên mặt đất. Theo giám đốc điều hành Icelandair Bogi Nils Bogason, phần lớn các nhân viên còn lại tiếp tục làm việc bán thời gian, còn những người có công việc toàn thời gian phải chịu bị giảm lương kể cả ban giám đốc, những biện pháp này theo ông tuy là ‘‘thuốc đắng’’ nhưng lại rất cần thiết, để duy trì hoạt động của Icelandair trong tương lai.
Theo đánh giá của mạng thông tin chuyên ngành Air Journal, tất cả các công ty hàng không hiện đang lâm nguy và chỉ có thể vượt qua khó khăn trong trường hợp huy động được các nguồn vốn tài trợ của tư nhân hay từ chính phủ. Chính vì vậy mà tại nhiều quốc gia, các công ty hàng không đều kêu gọi khả năng giúp đỡ của nhà nước. Đó là trường hợp của các hãng máy bay như Aeroflot, Etihad, Air India, South African Airways, Philippine Airlines, Garuda Indonesia hay Thai Airways …
Nhiều công ty cỡ trung bình không có sự hậu thuẫn của nhà nước đã buộc phải tuyên bố phá sản, trong đó có hãng hàng không Flybe của Anh, Hainan Airlines của Trung Quốc, SriLankan Airlines, Virgin Australia của Úc, LWG của Đức. Về phía công ty Norwegian, công ty hàng không giá rẻ này đã buộc phải đóng cửa 4 chi nhánh tại Đan Mạch cũng như Thụy Điển. Dù đã sa thải 4.700 nhân viên, chưa chắc
Norwegian tồn tại được cho tới cuối năm 2020 mà không bị sáp nhập vào một tập đoàn có tầm cỡ lớn hơn.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200430-hang-khong-dan-dung-sa-thai-virus-corona
Virus Vũ Hán 30/4: Số ca tử vong tại Anh cao thứ hai ở châu Âu
Hải Lam
Theo cập nhật của Worldometers lúc 6h42 ngày 30/4 (giờ Việt Nam), dịch Covid-19 xuất hiện tại 210 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, với 3.216.353 ca nhiễm, trong đó 227.894 người đã tử vong và 999.217 người khỏi bệnh.
Để xem số liệu mới nhất về số ca nhiễm, tử vong và hồi phục tại các nước trên thế giới, quý độc giả có thể truy cập: https://www.worldometers.info/coronavirus/
Dưới đây là một số tin vắn nổi bật:
Khu vực châu Âu
Theo Reuters, cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) hôm 29/4 thông báo, tính đến ngày 28/4, Anh ghi nhận hơn 26.000 ca tử vong, sau khi đưa số người chết trong viện dưỡng lão và những nơi khác vào thống kê. Nước này trước đây chỉ thống kê ca tử vong trong bệnh viện. Với con số này, Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong cao thứ hai tại châu Âu, sau Ý.
Giới chức Tây Ban Nha hôm 29/4 cho biết, nước này sẽ nới lệnh phong tỏa trong tuần tới và kêu gọi người dân kỷ luật hơn. Các quy tắc về việc đi thăm họ hàng, bạn bè sẽ được đưa ra trong những ngày tới. Hiện Tây Ban Nha chưa quyết định khi nào sẽ mở cửa lại ngành du lịch, ngành chiếm 12% tổng GDP của nước này.
Thủ tướng Janez Jansa hôm 29/4 thông báo, bắt đầu từ 30/4, Slovenia sẽ dỡ bỏ một hạn chế áp đặt vào cuối tháng 3, cho phép công dân đi ra ngoài thành phố của họ. Bộ trưởng Giáo dục nước này cho biết các trường học và nhà trẻ sẽ mở lại từ ngày 18/5.
Phần Lan hôm 29/4 thông báo sẽ dần mở lại các trường học và nhà trẻ từ ngày 14/5. Học sinh các trường trung học phổ thông và dạy nghề sẽ tiếp tục học từ xa.
Khu vực châu Mỹ
Theo New York Times, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có kế hoạch sớm cho phép sử dụng thuốc chống virus Remdesivir trong điều trị Covid-19 sau những tín hiệu khả quan. Tiến sĩ Anthony S.Fauci, nhà khoa học hàng đầu về truyền nhiễm của chính phủ, ca ngợi kết quả thử nghiệm của loại thuốc này hôm 29/4, với hy vọng rằng thuốc có thể giúp ngăn chặn số người chết đang tăng cao.
Reuters cho biết, chính phủ Bolivia hôm 29/4 thông báo gia hạn lệnh phong tỏa đến ngày 10/5. Từ 11/5, Bolivia sẽ nới lỏng lệnh hạn chế, cho phép một số nhóm người quay trở lại làm việc. Tổng thống Jeanine Anez cho biết Bộ Y tế sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh ở các khu vực 1 tuần 1 lần, từ đó quyết định nới lỏng hay thắt chặt hạn chế.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Ấn Độ ghi nhận thêm 73 ca tử vong, mức tăng cao nhất từ khi dịch bùng phát, nâng tổng số người chết lên 1.007, trong số 31.331 ca nhiễm bệnh. Theo AFP, giới chuyên gia nghi ngờ số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều thống kê chính thức.
Khu vực Đông Nam Á ghi nhận hơn 43.239, trong đó hơn 1.500 người đã tử vong. Đông Timor và Lào tiếp tục là hai nước trong khu vực chịu ít ảnh hưởng nhất từ Covid-19, với lần lượt 24 và 19 ca nhiễm nCoV. Việt Nam, Campuchia, Đông Timor và Lào chưa ghi nhận ca tử vong nào.
Khu vực Trung Đông và châu Phi
Reuters đưa tin, Yemen hôm 29/4 lần đầu tiên báo cáo có thêm nhiều ca nhiễm trong ngày. Năm trường hợp mới được phát hiện tại Aden, nâng tổng số ca bệnh trên toàn quốc lên thành 6, trong khi Liên Hợp Quốc lo ngại dịch Covid-19 có thể lây lan rộng rãi ở quốc gia này mà không được phát hiện. Yemen có khoảng 24 triệu người, trong đó 80% dân số sống dựa vào viện trợ, 10 triệu người có nguy cơ phải đối mặt với nạn đói và hệ thống y tế của nước này yếu kém.
Chính phủ Jordan hôm 27/4 thông báo dỡ bỏ lệnh cấm lái xe được áp đặt vào giữa tháng trước nhằm ngăn dịch Covid-19 lây lan. Xe buýt và taxi cũng đã được phép hoạt động trở lại vào ngày 29/4. Hiện
tại, các tiệm làm đẹp, nha khoa thẩm mỹ, hàng may mặc và trung tâm thương mại được phép mở lại sau khi hàng ngàn doanh nghiệp nối lại hoạt động vào tuần trước.
Nigeria sẽ dần nới lỏng các hạn chế tại bang Lagos, Abuja và Ogun từ 4/5 theo các giai đoạn. Người dân có thể đi làm, mua thực phẩm, tập thể dục và đi khám bệnh. Các ngân hàng sẽ được phép mở cửa từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Chính quyền cũng cho phép tụ họp tối đa 20 người. Tuy nhiên, các trường học chưa được mở lại, các chuyến bay chở khách vẫn bị cấm, các nhà hàng chỉ bán đồ mang đi trong khi tất cả các sự kiện văn hóa đều bị hủy bỏ.
Kính mời quý độc giả theo dõi thông tin về tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán tại chuyên trang: https://www.dkn.tv/tag/dich-virus-corona
https://www.dkn.tv/the-gioi/virus-vu-han-30-4-so-ca-tu-vong-o-anh-cao-thu-hai-o-chau-au.html
Tòa án Anh kêu gọi điều tra việc bổ nhiệm quan chức Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền
Thái Học
Một tòa án độc lập có trụ sở tại London đã viết thư cho ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi ông điều tra việc bổ nhiệm một quan chức Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Vào ngày 1/4, ông Tưởng Đoan (Jiang Duan), trưởng Phái bộ Trung Quốc tại Geneva, đã được bổ nhiệm vào Nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Theo tờ Newsweek, sau cuộc bổ nhiệm, ông Geoffrey Nice, luật sư nhân quyền, người chủ trì tòa án độc lập có trụ sở tại London cho biết, việc ông Tưởng Đoan được bổ nhiệm vào Nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ) có nghĩa là LHQ đang “đồng lõa” với các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, bao gồm cả việc đàn áp các nhóm Hồi giáo ở phía tây của nước này và thu hoạch nội tạng sống.
Về việc bổ nhiệm ông Tưởng, Hamid Sabi, cố vấn của Toà án nói với tờ Newsweek rằng, vai trò của ông Tưởng trong Nhóm tư vấn gồm năm thành viên sẽ mang lại cho Bắc Kinh “ảnh hưởng to lớn” để đối phó và “chặn mọi cuộc điều tra về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc bằng cách thao túng các thành viên khác”.
Ngoài ra, việc bổ nhiệm ông Tưởng đã làm dấy lên “những lo ngại nghiêm trọng” giữa các thành viên của Toà án rằng, “các tổ chức quốc tế lớn” của thế giới không sẵn lòng đối đầu với Trung Quốc về vi phạm nhân quyền, bao gồm cả việc mổ cướp nội tạng.
Ông Tony Perkins, Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ nói với tờ The Epoch Times rằng, việc ông Tưởng được bổ nhiệm vào Nhóm tư vấn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng giống như cho một “con cáo bảo vệ chuồng gà”, đồng thời ông cho biết Ủy ban Tự do Tôn giáo đã phản đối việc bổ nhiệm này.
“Thật lòng mà nói, bất kỳ quốc gia nào quan tâm đến nhân quyền nên lên tiếng về điều này và nên làm mọi cách có thể để ngăn chặn điều đó xảy ra”, ông nói với tờ The Epoch Times.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Cornyn và Marco Rubio cũng đã viết thư cho ông Guterres phản đối việc bổ nhiệm này: “Hành vi lừa dối của Chính phủ Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế về những nguy cơ nghiêm trọng của virus corona (Covid-19) bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc đã vi phạm bất kỳ sự tin tưởng nào về quyền con người và nên loại họ khỏi vị trí trong Nhóm Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền”.
Ngoài việc kêu gọi điều tra việc bổ nhiệm ông Tưởng, thư Tòa án độc lập gửi ông Guterres cũng nhắc đến việc Bắc Kinh hiện vẫn đang tiến hành thu hoạch nội tạng cưỡng bức, và cho rằng tội ác này có thể so sánh “với những tội ác tàn bạo nhất xảy ra trong các cuộc xung đột của thế kỷ 20”, như cuộc thảm sát người Do Thái của phát xít Đức, cuộc thảm sát do Khmer Đỏ gây ra tại Campuchia và nạn diệt chủng Rwanda.
Trước đó, vào tháng 3, Toà án độc lập có trụ sở tại London tuyên bố rằng chính quyền Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hoạt động mổ cướp nội tạng sống đối với các tù nhân lương tâm và bán cho thị trường cấy ghép tạng sống để kiếm lời.
Trung Quốc đã liên tục bác bỏ mọi cáo buộc về việc mổ cướp nội tạng, mặc dù năm 2005 thừa nhận họ đã lấy nội tạng từ các tử tù, và nói rằng hành vi này đã kết thúc vào năm 2015.
Tuy nhiên, theo các nhà điều tra, nguồn tạng không thể chỉ đến từ các tử tù mà còn đến từ các học viên Pháp Luân Công và cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
https://www.dkn.tv/the-gioi/toa-an-anh-keu-goi-dieu-tra-viec-bo-nhiem-mot-quan-chuc-trung-quoc.html
Bác sĩ Anh cảnh báo một số máy thở của Trung Quốc có thể gây tử vong
Các bác sĩ cấp cao của Anh cảnh báo rằng 250 máy thở mà Anh mua từ Trung Quốc có nguy cơ gây ra “tác hại đáng kể cho bệnh nhân, kể cả tử vong”, nếu chúng được sử dụng trong bệnh viện, đài NBC News dẫn một bức thư của các bác sĩ cho biết hôm 30/4.
Các bác sĩ cho biết đường cấp oxy của các máy thở này có vấn đề, không thể lau rửa đúng cách, có thiết kế lạ, hướng dẫn sử dụng khó hiểu và được chế tạo để sử dụng trong xe cứu thương, chứ không phải dùng trong bệnh viện, cũng theo bản tin độc quyền của NBC News.
Vào ngày 13/4, nhóm các bác sĩ và nhà quản lý y tế cao cấp đã đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về 250 máy thở mà họ đã nhận được, đó là máy thở hiệu Shangrila 510 của Công ty TNHH Bắc Kinh Aeonmed, một trong những nhà sản xuất máy thở lớn của Trung Quốc.
Tin độc quyền của NBC News trích bức thư cho biết: “Chúng tôi tin rằng nếu được sử dụng, chúng có thể gây tổn hại đáng kể cho bệnh nhân, bao gồm cả tử vong”.
“Chúng tôi mong muốn những chiếc máy này bị thu hồi và thay thế chúng bằng các thiết bị có khả năng cung cấp thông khí cho bệnh nhân của chúng tôi trong việc điều trị hồi sức cấp cứu”.
Các bác sĩ nói thêm rằng khả năng cấp oxy của những chiếc máy thở này “không ổn định và không đáng tin cậy”.
Tân Hoa Xã vào đầu tháng 4, dẫn lời ông Xu Kemin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin (MIIT) cho biết Trung Quốc có 21 nhà sản xuất máy thở xâm lấn và 8 trong số này đã đạt được chứng chỉ dấu CE theo yêu cầu bắt buộc của Liên minh châu Âu.
Ông Xu cho biết Bộ MIIT sẽ thực hiện nhiều biện pháp hơn để nâng cao năng lực sản xuất và đã thúc giục các công ty thắt chặt giám sát về chất lượng và tăng cường an toàn sản xuất.
https://www.voatiengviet.com/a/bac-si-anh-canh-bao-mot-so-may-tho-tq-gay-tu-vong/5398842.html
Covid-19 : Số ca tử vong tăng vọt tại Anh Quốc
Thanh Phương
Anh Quốc trở thành quốc gia có số tử vong nhiều thứ hai tại châu Âu, chỉ sau nước Ý, với số người chết tăng vọt lên thành 26.097, theo số liệu được công bố ngày 29/04/2020.
So với bản tổng kết hôm thứ Ba, 28/4 (21.678 ca), số ca tử vong mới này tăng thêm hàng ngàn người. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo, ngoại trưởng Dominic Raab (vẫn tạm nắm quyền thủ tướng Anh) nhấn mạnh, điều này không có nghĩa là dịch Covid-19 đang tăng tốc ở Anh Quốc. Lý do là vì lần đầu tiên số người chết trong các viện dưỡng lão từ giữa tháng Ba đến ngày 28/04 được đưa vào bản tổng kết, cho tới nay chỉ tính những ca tử vong trong các bệnh viện.
Trước áp lực của những người quản lý các viện dưỡng lão, chính phủ của thủ tướng Boris Johnson đã hứa sẽ gộp số ca tử vong tại các cơ sở này vào tổng kết chung, nhưng việc này đã mất rất nhiều thời gian, vì phải thu thập các dữ liệu từ hơn 15 ngàn viện dưỡng lão.
Theo thông báo của ngoại trưởng Raab, tổng số ca lây nhiễm Covid-19 được xác nhận tại Anh Quốc tính đến hôm 29/4 là 165.221, nhưng nhìn chung, cơ quan y tế nước này cho rằng dịch bệnh đang trên đà suy giảm, cả về số ca nhiễm, số người nằm viện, lẫn số ca tử vong.
Trong khi đó tại Tây Ban Nha, theo các số liệu được công bố hô mnay, số người chết vì dịch Covid-19 trong 24 giờ qua chỉ là 268 người, số tử vong mỗi ngày thấp nhất kể từ 20/03. Với tổng số ca tử vong 24.543 người, Tây Ban Nha là quốc gia bị dịch Covid-19 nặng thứ tư thế giới, sau Hoa Kỳ, Ý và Anh Quốc.
Đức cho phép tập hợp tôn giáo
Tại Đức, tối 29/04/2020, Tòa Bảo Hiến Liên Bang đã cho phép, với một số điều kiện, những nơi thờ phượng được mở cửa trở lại mặc dù đang có dịch Covid-19. Tòa Bảo Hiến ra phán quyết nói trên khi xét đơn khiếu nại của của một hiệp hội người Hồi Giáo miền bắc nước Đức, không chấp nhận việc chính quyền bang Niedersachsen cấm tập hợp cầu nguyện trong nhà thờ Hồi Giáo ngay giữa mùa ramadan.
Định chế tối cao của tư pháp Đức đã hủy bỏ quyết định của một tòa án hành chính nghiêm cấm các cuộc tập hợp, kể cả tập hợp tôn giáo, để ngăn chận nguy cơ lây lan virus corona. Đối với các thẩm phán Tòa Bảo Hiến, lệnh cấm hoàn toàn các cuộc tập hợp tôn giáo là một sự « xâm phạm » nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo, được bảo đảm trong Hiến Pháp Đức.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200430-anh-virus-corona-dich-benh-quoc-te
Covid-19: Pháp công bố bản đồ các tỉnh theo mức độ dịch bệnh
Thanh Phương
Những tỉnh nào sẽ thuộc loại « xanh », có nghĩa là virus corona lây lan ít hơn và như vậy lệnh phong tỏa sẽ được dỡ bỏ rộng hơn, trái với các tỉnh thuộc loại « đỏ » ? Tối ngày 30/04/2020, bộ Y tế Pháp công bố bản đồ các tỉnh theo mức độ dịch Covid-19, vào lúc số bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức đã giảm trong ba tuần liên tiếp.
Để cho việc dỡ bỏ phong tỏa thích ứng với thực tế của các địa phương, hôm thứ Ba 28/04/2020, trước các dân biểu Quốc Hội, thủ tướng Edouard Philippe thông báo sẽ xếp các tỉnh của Pháp theo hai màu « xanh » và « đỏ », dựa theo ba tiêu chí do bộ Y Tế và cơ quan Y tế Công cộng Pháp đề ra.
Bản đồ dịch của các tỉnh được Tổng cục trưởng Tổng cục Y tế Pháp công bố kể từ hôm nay cùng với các số liệu của dịch Covid-19 được cập nhật mỗi ngày. Bản đồ này có thể thay đổi mỗi ngày cho đến 07/05, khi các tỉnh biết được là sẽ được xếp vào loại nào kể từ sau ngày 11/05, tức là ngày mà lệnh phong tỏa được dỡ bỏ dần dần.
Xếp loại theo các tiêu chí nào ?
Tiêu chí đầu tiên để phân loại các tỉnh đó là tỷ lệ ca nhiễm mới tính trên dân số trong thời gian 7 ngày, một dữ liệu để đánh giá là virus corona có vẫn lan truyền mạnh hay không. Tiêu chí thứ hai là áp lực của dịch Covid-19 đối với hệ thống bệnh viện ở cấp độ khu vực. Tiêu chí thứ ba là khả năng của địa phương về xét nghiệm các bệnh nhân có triệu chứng và về phát hiện những người đã tiếp xúc các ca nhiễm Covid-19.
Các quy định về dỡ bỏ phong tỏa tại các tỉnh « đỏ » sẽ chặt chẽ hơn ở các tỉnh « xanh ». Hôm 29/4, thủ tướng Philippe đã giải thích thêm là nhà chức trách địa phương sẽ dựa trên việc phân loại « xanh », « đỏ » để đưa ra các quyết định, chẳng hạn như về việc cho mở lại các trường, đóng cửa các cơ sở kinh doanh hoặc những nơi công công ngoài trời…
Cũng để nhằm chuẩn bị cho việc dỡ bỏ phong tỏa, theo thông báo của bộ Kinh Tế và Tài Chính Pháp, ngoài các hiệu thuốc, khẩu trang cũng sẽ được bán trong các siêu thị kể từ ngày 04/05 và sẽ được bán khắp nơi kể từ ngày 11/05.
Về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp, theo các số liệu được bộ Y Tế công bố ngày 29/4, trong 24 tiếng đồng hồ, số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức đã giảm thêm 180 người, xuống còn 4.207. Như vậy là trong tuần thứ ba liên tiếp, số bệnh nhân trong phòng hồi sức giảm đều đặn. Tổng số ca tử vong ở Pháp nay đã lên tới 24.087, tăng thêm 427 người trong vòng 24 giờ.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200430-phap-dich-benh-ban-do-xa-hoi
Covid-19: Một chủng lạ đe dọa kịch bản sống chung với dịch của Pháp
Tú Anh
Ngày 28/04/2020, thủ tướng Pháp Edouard Philippe trình bày kế hoạch giảm dần các biện pháp phong tỏa, tái lập sinh hoạt bình thường trong điều kiện tối ưu trong khi chờ tìm ra vac-xin chống siêu vi SARS-Cov-2. Cùng lúc đó, một kết quả nghiên cứu của viện Pasteur làm lung lay một số định kiến về đại dịch Covid-19 tại Pháp được công bố. Một chủng lạ lây nhiễm rất nhanh nhưng không có triệu chứng.
Vì sao Pháp ít dân hơn Đức 20 triệu người mà số tử vong cao gấp bốn lần ?
Từ khi siêu vi SARS-Cov-2 từ Vũ Hán lan ra khắp địa cầu, giới khoa học gia đã nghi ngờ siêu vi biến chủng nhanh chóng và mỗi chủng có cường độ độc hại khác nhau. Mối nghi ngờ này được quan sát tại từng nước, được các đại học từ Trung Quốc, Anh Quốc, Mỹ, Đức kiểm chứng. Đại học Chiết Giang cho biết cô lập được 11 chủng ở các bệnh nhân địa phương, trong đó phát hiện 33 trạng thái biến thể, một phần liên quan đến cấu trúc bề mặt, cho phép siêu vi xâm nhập vào tế bào. Qua thí nghiệm, các chuyên gia đại học Chiết Giang nhận thấy một số chủng biến thể sinh sôi nẩy nở gấp 270 lần hơn. Trước đó, đại
học Northeastern, Boston, chứng minh siêu vi SARS-Cov-2 lây lan ở Châu Âu, nhất là tại Ý, có sức tấn công mãnh liệt nhất.
Nói rõ hơn là từ lúc phát sinh tại Vũ Hán, siêu vi đầu tiên đã nhanh chóng biến thể và những chủng mới lây ra khắp nơi với cường độ tấn công nhanh chậm, mạnh yếu khác nhau tùy vào tình trạng biến thể.
Trường hợp cụ thể: tại Pháp, đại dịch Covid-19 đến từ hai đường : từ Trung Quốc và Ý, trái với nghi ngờ lúc ban đầu, ổ dịch ở Oise, tỉnh miền bắc Pháp, không do siêu vi “bám” theo máy bay di tản kiều dân Pháp ở Vũ Hán hồi hương, mà do lây nhiễm từ Ý, tâm dịch đầu tiên ở Châu Âu.
Nhưng thực tế không đơn giản như thế . Đại dịch đang làm cho cả nước Pháp phải chật vật đối phó không đơn thuần xuất phát từ hai nguồn này, theo Sylvie van der Werf và Etienne Simon-Lorière hai chuyên gia về siêu vi trùng học của Viện Pasteur Paris.
Chủng lạ?
Hai nhà khoa học Pháp khám phá chuyện bất ngờ : Một loại siêu vi corona ký sinh nơi nhiều người Pháp có liên quan đến một “nhóm gen” mà trong ngôn ngữ di truyền học gọi là “clade” hay “một nhánh“. Mà “nhánh” này dường như không có liên hệ gì với chủng đến từ Trung Quốc và Ý.
Đại dịch Covid-19 tại Pháp, lây nhiễm cho 128.442 người và giết chết 24.087 người theo tổng kết chiều 29/04, có thể do nhiều “nhánh” của nhóm siêu vi corona SARS Cov-2 gieo rắc. Một trong những “nhánh” đó có thể đã xuất phát từ miền bắc nước Pháp mà không ai biết từ lúc nào. Có thể những người bị lây nhiễm không có triệu chứng biểu lộ như ho, sốt…, cho nên khó phát hiện nếu không xét nghiệm.
Chủng lạ này được tìm thấy ở một số bệnh nhân mà trong thời gian trước đó không ra khỏi nước Pháp, không du lịch nước ngoài, không tiếp xúc với những người từ nước ngoài hồi hương. Một số bệnh nhân khác thì có đi sang các nước Châu Âu, hay là Ả rập Xê Út, Madagascar, Ai Cập. Nhưng hai nhà nghiên cứu Sylvie van der Werf và Etienne Simon-Lorière quả quyết là “không có bằng chứng là những người này bị nhiễm siêu vi corona trong khi du lịch“.
Tuy chưa kết luận siêu vi “nhánh lạ” này từ đâu tới, đến Pháp lúc nào, nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur Paris cho rằng công trình của họ cho phép đánh tiếng chuông báo động giới y tế: đó là cần phải theo dõi những người mà kết quả xét nghiệm có “dương tính” với Covid-19 nhưng “không có triệu chứng mang bệnh“.
Một phát hiện thứ hai trong cuộc khảo sát này, là không tìm thấy siêu vi SARS-Cov-2 chủng Trung Quốc và Ý lây lan nhiều tại Pháp. Điều này mang ý nghĩa gì? Điều này chứng tỏ biện pháp phong tỏa xã hội, nhà ai nấy ở, tiến hành từ tháng Ba đến nay có hiệu quả nhất định chận hai nguồn siêu vi ngoại nhập lan rộng hơn.
Nhưng nếu siêu vi biến thể nhanh chóng thì công trình tìm kiếm vac-xin hiệu nghiệm cũng rất khó khăn. Vấn đề nguy hiểm nữa khi nới lỏng phong tỏa thì làm sao đối phó với “kẻ thù vô triệu chứng”? Chính phủ Pháp không thể không biết lời cảnh báo này của hai nhà nghiên cứu siêu vi có tiếng tăm.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200430-covid19-ph%C3%A1p-chung-moi-khoa-hoc-y-te
Viêm cơ tim mới ở trẻ em nghi là do virus corona
Anh Vũ
Giữa đại dịch Covid-19, nhiều nước từ vài ngày qua đã lên tiếng báo động về một căn bệnh viêm cơ tim nghiêm trọng mới xuất hiện ở trẻ em, nghi là có liên quan đến virus corona.
Báo động đầu tiên được đưa ra trong những ngày cuối tuần qua từ nước Anh. Hệ thống dịch vụ y tế công cộng Anh (NHS) cho biết có nhiều trường hợp bệnh nhân nhi bị mắc căn bệnh nhiễm trùng mới có nguy cơ nghiêm trọng. Liền sau đó, nhiều nước như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha hay Bỉ cũng thông báo phát hiện những bệnh nhân trẻ em bị viêm cơ tim tương tự.
Tại Pháp, hiện có khoảng gần hai chục bệnh nhân trẻ em như vậy, theo bộ trưởng Y Tế Olivier Véran ngày 29/04/2020. Theo các bác sĩ bệnh viện nhi đồng Necker, Paris, các bệnh nhân có những triệu chứng gần giống với căn bệnh Kawasaki, sốt cao, viêm mạch và có nguy cơ tác động đến tim. Các bệnh nhân này ở độ tuổi từ 2 đến 10 tuổi, không có tiền sử bệnh lý đặc biệt.
Bác sĩ Damien Bonnet, chủ nhiệm khoa tim nhi bệnh viện Necker, cho biết trong các bệnh viện ở Paris hiện có gần hai chục bệnh nhân như vậy. Ca đầu tiên nhập viện cách đây 3 tuần. Rất may là đến nay chưa có ca bệnh nào tử vong trên thế giới. Giới chuyên môn lo ngại có thể căn bệnh là một biến thể của
Covid-19 ở trẻ em, dù đến nay chưa có gì chứng minh điều này và toàn bộ các bệnh nhân đều cho phản ứng âm tính với virus corona.
Đến giờ vẫn chưa có giải thích y khoa nào cho căn bệnh nhiễm trùng mới này, nhưng việc căn bệnh rộ lên ở trẻ em tại những nước đang bị dịch virus corona nặng nề đang gây lo ngại.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200430-phap-benh-la-tre-em-khoa-hoc
Tây Ban Nha từ từ loại bỏ lệnh phong tỏa coronavirus, dự kiến trở lại bình thường vào cuối tháng 6
Tin từ MADRID, Tây Ban Nha – Vào hôm thứ ba (28/4), Tây Ban Nha công bố kế hoạch bốn giai đoạn để dỡ bỏ một trong những lệnh phong tỏa coronavirus cứng rắn nhất ở châu Âu và trở lại trạng thái bình thường vào cuối tháng 6, khi số người chết hàng ngày giảm xuống 301, thấp hơn một phần ba mức cao kỷ lục 950 vào đầu tháng Tư.
Lệnh phong tỏa này tạm dừng cuộc sống công cộng kể từ ngày 14 tháng 3 và gần như làm tê liệt nền kinh tế. Thủ tướng Pedro Sanchez cho biết việc dỡ bỏ các hạn chế sẽ bắt đầu vào ngày 4 tháng 5 và thay đổi từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Trong giai đoạn ban đầu, các tiệm làm tóc và các công ty khác hoạt động theo lịch hẹn sẽ mở cửa, trong khi các nhà hàng sẽ có thể cung cấp dịch vụ mang đi. Trong giai đoạn tiếp theo, dự kiến bắt đầu vào ngày 11 tháng 5 đối với hầu hết Tây Ban Nha, các quán bar sẽ mở lại sân thượng của họ nhưng sẽ bị giới hạn ở một phần ba sức chứa.
Từ thời điểm này, những người khỏe mạnh không có điều kiện y tế tiềm ẩn sẽ được phép giao tiếp với nhau trong các nhóm nhỏ, trong khi các thành viên gia đình sẽ được phép tham dự đám tang.
Thủ tướng Sanchez cho biết tiến triển qua các giai đoạn sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ lây nhiễm, số lượng giường chăm sóc đặc biệt có sẵn và mức tuân thủ các quy tắc cách ly, mà không đưa ra các ngưỡng cụ thể cho việc đánh giá. (BBT)
Nga có hơn 100.000 ca nhiễm COVID-19
Số ca nhiễm COVID-19 ở Nga đã tăng thêm 7.099 người hôm thứ Tư 29/4, đưa tổng số ca mắc lên đến 106.498 ở tất cả các khu vực và có 1.073 người chết, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn từ trung tâm khủng hoảng phòng chống virus corona cho biết hôm 30/4.
Riêng Moscow xác nhận có 3.093 trường hợp mới bị nhiễm Covid-19, đưa tổng số ca mắc bệnh tại thủ đô lên tới 53.739.
Báo cáo của ngân hàng trung ương Nga cho biết hiện Nga đang trong tuần thứ năm bị phong tỏa, cùng với giá dầu lao dốc, tình trạng này đưa nền kinh tế đất nước vào đà sụt giảm từ 4 – 6%, theo Reuters.
Nga đã bị phong tỏa kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đóng cửa hầu hết các hoạt động công cộng vào cuối tháng 3.
Hôm 28/4, ông Putin phát biểu trên đài truyền hình quốc gia rằng các biện pháp phong tỏa sẽ phải được thực hiện thêm hai tuần nữa. Ông cảnh báo rằng đỉnh dịch vẫn chưa qua.
“Tình hình vẫn rất khó khăn”, ông Putin nói, “chúng ta đang phải đối mặt với một giai đoạn mới và có lẽ là dữ dội nhất trong việc chống lại dịch bệnh”.
https://www.voatiengviet.com/a/nga-co-hon-100-ngan-ca-covid/5398749.html
Virus corona: Nước cờ không tính tới của Vladimir Putin
Minh Anh
Hoãn ngày trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến Pháp; hủy lễ mừng 75 năm ngày chiến thắng phát xít Đức… Ván cờ chính trị của tổng thống Nga Vladimir Putin bỗng chốc bị đảo lộn chỉ vì một con siêu vi corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Vladimir Putin : Người hùng hay kẻ bạc nhược ?
Cao thủ cờ vua không ngờ có ngày cũng bị dồn vào thế bí. Trong suốt 20 năm điều hành, tổng thống Nga không ngừng gây sửng sốt. Từ ngày mới bắt đầu lên cầm quyền (31/12/1999), rồi những lần đổi vai (2008-2012), gần đây nhất là thông báo tổ chức một cuộc tham vấn công luận về cải cách Hiến Pháp nhằm cải tổ hệ thống chính trị đất nước (ngày 16/01/2020).
Hai mươi năm này có thể nói đó là 20 năm « thần kỳ » của nước Nga. Trên trường quốc tế, nước Nga của ông Putin dần tìm lại được vị thế, nhất là kể từ khi Matxcơva quyết định can dự vào cuộc khủng hoảng Syria. Ở trong nước, đời sống người dân trong hai thập niên đó cũng dần được cải thiện. Điều này giải thích vì sao Vladimir Putin rất được lòng dân và có thể tại quyền lâu đến như thế.
Tuy nhiên, trái với những dự đoán cho rằng đề nghị cải tổ Hiến Pháp và thành lập Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, sẽ cho phép ông Vladimir Putin lui vào hậu trường nhưng vẫn duy trì tầm ảnh hưởng, Quốc Hội Nga ngày 10/03/2020 thông qua đề xuất của một nghị sĩ, sửa đổi Hiến Pháp, tính lại từ đầu các nhiệm kỳ tổng thống, cho phép ông Putin tái tranh cử với khả năng nắm thêm hai nhiệm kỳ, nghĩa là đến tận năm 2036, khi ông 86 tuổi.
Theo quan điểm của nhà địa chính trị học, Pascal Boniface, Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược IRIS, đây là một dấu hiệu yếu đuối của nguyên thủ Nga, không tin chắc rằng có thể sắp xếp người kế thừa. Điều đó có nghĩa là tổng thống Nga cũng không chắc rằng chính sách mà ông vạch ra sẽ được tiếp nối bởi một ai khác ngoài ông.
« Giả như ông Putin có rời quyền lực vào năm 2024 đi chăng nữa, ông ấy có thể nghĩ là mình vẫn có khả năng tiếp tục có một ảnh hưởng chính trị và trí tuệ đối với nước Nga. Thế nên, ý muốn bám giữ lấy quyền hành chính thức như ông ấy đang làm, theo ý tôi, chưa hẳn là một nước cờ tốt cho ông Putin.
Đó không phải là một tín hiệu sức mạnh mà đúng hơn là một dấu hiệu yếu đuối, một dấu hiệu thiếu niềm tin trong tương lai. Một tương lai cho nước Nga mà ông đã dầy công gầy dựng trong vòng 24 năm (nếu tính đến cuối nhiệm kỳ năm 2024). Do vậy, đây là một câu hỏi lớn cho thời kỳ hậu Putin mà dường như ông ấy đang đặt ra. Một lần nữa, đây đúng hơn là một sự thú nhận thất bại hay yếu đuối, hơn là một sự thể hiện sức mạnh. »
Bị chiếu tướng !
Theo giới quan sát, dịch Covid-19 xuất hiện dồn tổng thống Nga vào thế bí, ít nhất trên ba lĩnh vực : Ngoại giao, Chính trị và Kinh tế.
Trong lĩnh vực ngoại giao. Cuộc duyệt binh lớn 9/5, nhân dịp mừng 75 năm ngày đại thắng phát xít Đức đã phải bị hủy. Sự kiện trọng đại này lẽ ra là dịp để chủ nhân điện Kremlin trước sự hiện diện của nhiều nguyên thủ cường quốc lớn, khẳng định sự trở lại của nước Nga trên chính trường quốc tế, bất chấp các lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu. Về mặt chính trị, tổng thống Nga buộc phải hoãn ngày tổ chức tham vấn toàn dân về việc cải tổ Hiến Pháp. Cả hai sự kiện này nay đã bị Covid-19 làm đảo lộn.
Quen xử lý khủng hoảng mang tầm cỡ chiến lược địa chính trị, nhưng Vladimir Putin lại tỏ ra lúng túng trong việc xử lý cuộc khủng hoảng dịch tễ hiện nay. Nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp (IFRI), trên đài RFI giải thích vì sao.
« Vladimir Putin đã do dự rất lâu trước khi quyết định hoãn hai sự kiện quan trọng này. Và ông ấy loay hoay tìm cách thể hiện uy thế, củng cố uy tín trong việc xử lý cuộc khủng hoảng hiện nay. Một cuộc khủng hoảng mà không có một đòn bẩy quen thuộc nào mà điện Kremlin vẫn thường dùng, vận hành hiệu quả, từ việc tuyên truyền cho đến các biện pháp vũ lực. Đối với ông Putin, đây quả thật là một tình thế mà ông không quen xử lý bằng những công cụ khác với những gì ông biết cho đến lúc này. »
Vladimir Putin giờ phải đi nước cờ nào đây trước kẻ thù « tàng hình », một đối thủ chưa từng gặp trong sự nghiệp chính trị của ông ? Chưa có lúc nào quyền lực của ông bị lung lay mạnh mẽ như lúc này, kể cả những lúc đối đầu căng thẳng nhất với Mỹ và các nước phương Tây trên các mặt trận Ukraina, Syria, Libya hay châu Phi.
Thái độ « cứng rắn, quyết đoán » thông thường nay lại được thay thế bằng một cử chỉ « mềm mỏng » đến lạ thường : Đó là giao việc xử lý khủng hoảng cho các thống đốc vùng. Nhà nghiên cứu chính trị học, bà Tatiana Stanovaya tại Nga trả lời các câu hỏi của RFI nhận định :
« Vladimir Putin cho rằng có sự khác biệt giữa vùng này với vùng khác. Việc đưa ra các quyết định có tính đến các yếu tố đặc trưng vùng miền là điều hợp lẽ thôi. Nhưng mặt khác, người ta cũng nhận thấy là ông Putin giữ khoảng cách với cuộc khủng hoảng virus corona này. Về mặt chính trị, cuộc khủng hoảng dịch tễ không hấp dẫn ông ấy bằng các quyết định chiến lược, chính sách đối ngoại hay cải tổ Hiến Pháp… Trách nhiệm của ông đơn giản chỉ là chăm chút cho việc mọi quyết định phải được đưa ra đúng thời điểm và gây áp lực nếu cần thiết. Nhưng người ta cũng không thể nói là tổng thống Putin đã ủy thác quyền hạn cho các vùng. Ông ấy ủy thác trách nhiệm chứ không phải là quyền lực ».
Về điểm này, bà Tatiana Kastoueva-Jean lưu ý thêm những rủi ro mà các thống đốc có thể hứng lấy là nguy cơ mất chức và lãnh án đến 7 năm tù nếu việc bất cẩn có thể dẫn đến nhiều thiệt hại nhân mạng.
Chỉ có điều, sự thoái lui và thái độ « bạc nhược » bất thường này của tổng thống Nga trái ngược với một sự năng động của đô trưởng Matxcơva sẽ còn làm mai một thêm hình ảnh và uy tín của ông Putin trong con mắt người dân Nga. Nhà chính trị học Tatiana Stanovaya giải thích tiếp :
« Nỗi tức giận ngày càng bị dồn nén và điều này sẽ có những hậu quả trong tương lai. Nhưng tôi nghĩ rằng vấn đề ở đây không chỉ có liên quan đến dịch virus corona. Vladimir Putin đã thay đổi, không còn là một thủ lĩnh của quốc gia nữa. Ông không còn biết cách thể hiện sự đồng cảm với người dân. Ông không còn nói cùng một tiếng nói với người dân nữa, ông rời xa dân chúng, sống trong thế giới của ông cùng với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraina, những vấn đề địa chính trị. Tôi cho rằng những lỗ hổng này trong chế độ sẽ để lại nhiều hệ quả cho tương lai ».
Covid-19 : Uy tín bị bào mòn, kinh tế bị lung lay
Một quan điểm cũng được nhà nghiên cứu Tatiana Kastoueva-Jean đồng chia sẻ. Dịch Covid-19 tràn đến Nga còn thúc đẩy nhanh hơn nữa xu hướng mất niềm tin vào giới lãnh đạo Nga hiện nay. Lệnh phong tỏa toàn quốc không ngăn cản được nhiều người dân Nga biểu tình phản đối hoặc trên đường phố hoặc ở trên mạng từ nhiều ngày qua. Ngày càng có nhiều tiếng nói cho biết muốn có một sự đổi mới trên chính trường Nga.
« Tôi nghĩ là ông ấy đã lỡ mất cơ hội làm được điều gì đó trong cuộc khủng hoảng này. Khác với phản ứng thường thấy, các thăm dò gần đây nhất của trung tâm Levada cho thấy có xu hướng khiến điện Kremlin phải lo lắng. Gần 62% người dân Nga mong muốn quy định giới hạn tuổi cho vị trí tổng thống. Và 50% số người được hỏi muốn thấy có sự luân đổi ở thượng tầng lãnh đạo, những gương mặt mới trên chính trường Nga. »
Dịch bệnh xảy ra còn « bẻ gãy » chiếc đũa thần kỳ kinh tế của Nga, một trong những công cụ chính yếu của ông Putin để tái chinh phục niềm tin của người dân đã bị mai một nhiều từ vài năm qua. Chương trình chấn hưng kinh tế, cải thiện mức sống của người dân, vốn bị sút giảm nhiều từ mấy năm qua do kinh tế suy thoái vì các lệnh trừng phạt của phương Tây, có nguy cơ thất bại.
Dịch Covid-19, bùng phát từ Vũ Hán, Trung Quốc, lan rộng khắp toàn cầu và khiến hơn 4,4 tỷ người phải bị giam lỏng ở nhà do các lệnh phong tỏa nhằm ngăn chận đà lây nhiễm. Các hoạt động di chuyển, đi lại và sản xuất, kinh doanh hầu như bị đình trệ. Hệ quả là nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu tụt giảm mạnh, khiến dầu thô trên thị trường thế giới rớt giá thê thảm. Cuộc chiến dầu lửa mà Nga và Ả Rập Xê Út khơi mào còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Giá dầu thế giới lao dốc không phanh mà nạn nhân đầu tiên là các nhà xuất khẩu dầu lửa Mỹ. Và điều này còn tác động nặng nề hơn đến nguồn thu chính từ xuất khẩu dầu lửa cho ngân sách của Nga.
Thiếu chiếc đòn bẩy này, các chương trình cải cách kinh tế và cải thiện đời sống cho dân của ông Putin trong trước mắt sẽ khó mà thực hiện, tham vọng chính trị của ông cũng vì thế có nguy cơ bị phá vỡ. Theo dự báo, GDP của nước Nga sẽ sụt giảm ít nhất là 3%, thậm chí là có thể còn cao hơn nữa. Việc giá dầu tụt giảm mạnh thật sự gây khó khăn cho ông Putin.
Dẫu sao cũng còn có một điều an ủi cho lãnh đạo Nga. Covid-19 làm cho quan hệ Mỹ – Trung thêm căng thẳng và áp lực từ quốc tế phần nào được giải tỏa đối với ông Putin và nước Nga, theo như nhận định của ông Pascal Boniface.
« Nhưng người ta có thể nghĩ là ông đang khoái chí theo dõi căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng bởi vì điều đó giải tỏa cho ông ấy một chút áp lực. Chừng nào Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp tục đối chọi nhau, thì với Putin, áp lực đang đè nặng lên nước Nga và trên vai ông, chừng ấy được giảm đi phần nào ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200430-quoc-te-nga-putin-chinh-tri-virus-corona
Nổ bom giết chết 40 người ở thị trấn Afrin, Syria
Tin từ ANKARA, Thổ Nhĩ Kỳ – Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ít nhất 40 thường dân thiệt mạng, trong đó có 11 trẻ em, khi một quả bom phát nổ ở thị trấn Afrin phía bắc Syria vào hôm thứ ba.
Bộ Quốc Phòng quy trách nhiệm về vụ tấn công này cho lực lượng dân quân YPG người Kurd Syria. Trong một tuyên bố trên Twitter, Bộ cho biết vụ nổ xảy ra ở một khu vực đông đúc ở trung tâm của Afrin. Một video được chia sẻ bởi Bộ cho thấy khói đen cuồn cuộn trong không khí trong khi xe cứu thương và còi báo động của cảnh sát vang vọng ở phía sau.
Vào cuối hôm thứ ba (28/4), Hoa Kỳ lên án vụ tấn công mà phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Morgan Ortagus tuyên bố cướp đi “mạng sống của hàng chục người mua sắm ở chợ trung tâm khi họ chuẩn bị ngừng nhịn ăn lễ Ramadan”.
Ankara xem YPG như một nhóm khủng bố liên kết với phiến quân người Kurd trên chính mảnh đất của họ, và tiến hành các hoạt động quân sự ở miền bắc Syria để đẩy lùi nhóm này khỏi biên giới. Quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh dân quân Syria chiếm giữ Afrin, một quận chủ yếu là người Kurd, từ tay YPG vào tháng 3 năm 2018 trong một cuộc tấn công lớn.
Vụ nổ vào hôm thứ ba là một trong những vụ nổ chết người nhất dưới sự kiểm soát của các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Ankara thường xuyên đổ lỗi cho YPG về các cuộc tấn công, trong khi phía dân quân tuyên bố rằng họ không nhắm vào dân thường. (BBT)
https://www.sbtn.tv/no-bom-giet-chet-40-nguoi-o-thi-tran-afrin-syria/
Nigeria đòi Trung Quốc bồi thường 200 tỷ USD
Hải Lam
Một nhóm luật sư Nigeria hôm 26/4 đã thông báo kế hoạch đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, đòi bồi thường 200 tỷ USD vì những thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho quốc gia châu Phi này.
Theo Breitbart, các luật sư đã tiến hành vụ kiện tập thể, yêu cầu Trung Quốc phải bồi thường cho những “tổn thất sinh mạng, bóp nghẹt về kinh tế, chấn thương, khó khăn, mất phương hướng xã hội, khủng hoảng tinh thần và cuộc sống bình thường của dân chúng bị phá hoại” do Covid-19 gây ra cho Nigeria.
Công ty luật Azinge & Azinge đã khởi xướng hành động pháp lý này và nhấn mạnh rằng họ đã hoàn thành thủ tục tố tụng tập thể chống lại chính phủ Trung Quốc.
“Nhóm chuyên gia pháp lý đã lên một kế hoạch gồm hai giai đoạn: đầu tiên là khởi kiện tại Tòa án cấp cao liên bang Nigeria; sau đó là thuyết phục chính phủ Cộng hòa liên bang Nigeria nộp đơn khởi tố quốc gia đối với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lên Tòa án công lý quốc tế ở Hague”, ông Epiphany Azinge, một trong những luật sư tổ chức khởi xướng vụ kiện nói với các phóng viên hôm 26/4.
“Các chuyên gia pháp lý này sẽ yêu cầu Trung Quốc bồi thường 200 tỷ USD và chính phủ Trung Quốc sẽ nhận được văn bản khởi tố thông qua đại sứ quán của họ ở Nigeria”, ông Azinge cho biết thêm.
Nigeria là nước xuất khẩu dầu lớn nhất của châu Phi. Dịch Covid-19 đã khiến giá dầu giảm nên Nigeria bị tổn thất nặng nề về kinh tế. Tính đến hết ngày 29/4, Nigeria đã ghi nhận 1.532 ca nhiễm Covid-19, trong đó 44 người đã tử vong. Tuy nhiên, theo Breitbart, các con số trên sẽ tăng lên đáng kể vì quốc gia châu Phi này có hệ thống y tế yếu kém. Ngoài ra, những ca bệnh và tử vong ở Nigeria đã được xác nhận không bao gồm hàng chục người dân đã chết ở các vùng nông thôn bởi “một căn bệnh lạ” nhưng không có cơ hội xét nghiệm nCov.
Ngoài việc phải gánh chịu thiệt hại từ virus Vũ Hán, người dân Nigeria tại Trung Quốc còn bị phân biệt đối xử. Ở thành phố Quảng Châu, nhiều người Nigeria và những công dân châu Phi khác bị đuổi khỏi nhà dù đã trả tiền thuê, bị bắt phải ngủ ngoài đường phố, phải xét nghiệm virus Vũ Hán nhiều lần mà không được thông báo kết quả.
Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng vì cách ứng phó với Covid-19. Ngoài Nigeria, nhiều tổ chức và khu vực trên thế giới đã đệ đơn kiện Bắc Kinh. Tại Mỹ, bang Missouri hôm 21/4 đệ đơn kiện chính phủ và một số cơ quan Trung Quốc vì hành động che giấu thông tin dẫn đến đại dịch Covid-19. Một ngày sau đó, bang Mississippi phát đi thông báo về một kế hoạch tương tự. Tập đoàn Luật Berman có trụ sở tại thành phố Miami, bang Florida của Mỹ hôm 20/4 cho biết hàng ngàn người Mỹ đã ký tên vào đơn khởi kiện tập thể yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường hàng tỷ USD.
Ngày 7/4, báo Arab News đưa tin, ông Mohamed Talaat sống tại tỉnh Gharbia, Nile Delta, phía Nam Cairo, đã đệ đơn kiện Tập Cận Bình, yêu cầu chính quyền Trung Quốc bồi thường cho Ai Cập 10.000 tỷ USD.
Trang Apple Daily vào ngày 5/4 cho biết, Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đã đệ đơn khiếu nại lên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, yêu cầu chính phủ Trung Quốc bồi thường vì đã khiến virus Vũ Hán lây lan khắp toàn cầu gây tổn thất to lớn.
https://www.dkn.tv/the-gioi/nigeria-doi-trung-quoc-boi-thuong-200-ty-usd.html
Đâu chỉ độc đoán mới chống được Covid-19: 4 nền dân chủ châu Á nêu gương
Mai Vân
Trong lúc châu Âu, châu Mỹ điên đảo với nạn dịch, tử vong lên đến hàng chục ngàn người, kinh tế đi vào suy thoái, hầu như một nửa nhân loại bị phong tỏa, thì cuộc sống lại có vẻ bình thường tại các quốc gia và vùng lãnh thổ láng giềng của Trung Quốc, ổ dịch ban đầu.
Heike Smidt, từng là thông tín viên thường trú của RFI tại Bắc Kinh đã tìm hiểu tình hình tại 4 nơi có thể nêu gương chống Covid-19, đã biết đối phó nhanh chóng trước nạn dịch: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông.
Lược qua tình hình Heike Smidt ghi nhận một số bí quyết thành công chính: Quản lý tập trung, kiểm soát biên giới, buộc mang khẩu trang, xét nghiệm nhiều, cách ly nghiêm túc, theo dõi từng trường hợp với các công cụ kỹ thuật số… Đây là những bí quyết thành công có thể làm cho cả châu Âu lẫn Bắc Mỹ phải xấu hổ !
Không chỉ có độc đoán mới chống dịch thành công!
4 quốc gia và vùng lãnh thổ nói trên có một điểm chung: Họ đều đã biết đi trước, đề phòng ngay trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất họ. Đáng chú ý nữa là họ đều là những nền dân chủ, cho thấy là không phải chỉ có những chế độ độc đoán mới chống được dịch bệnh một cách hữu hiệu.
Một báo cáo 150 trang của Viện Montaigne, Paris, tựa đề “Covid -19 : Đông Á đối mặt với đại dịch – Covid-19 : L’Asie orientale face à la pandémie” – đã nêu bật tình hình: “Các quốc gia và lãnh thổ này đã hành động căn cứ vào giả thuyết là ngay tức khắc con virus mới sẽ truyền nhiễm từ người sang người, không chờ đợi sự xác nhận chính thức của WHO ngày 22/01, và như thế đã tranh thủ được một khoảng thời gian quý báu”.
Bài học Đài Loan
Đài Loan đã bất ngờ trở nên “học trò giỏi nhất lớp” trong việc chống virus lây lan. Là một đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc, Đài Loan, với một phó tổng thống là một nhà dịch tể học đã thấy ngay từ đầu là tình hình nghiêm trọng, trong khi mà nhiều người xem nạn dịch này chỉ là một hiện tượng báo động giả.
Hòn đảo 24 triệu dân đến ngày 27/04 đã ghi nhận vỏn vẹn 429 ca nhiễm và 6 ca tử vong, theo số liệu công bố hàng ngày của đại học Mỹ Johns Hopkins. Nếu Đài Loan đứng đầu bảng trong việc chống dịch Covid-19, đó là vì họ không quên nạn dịch Sars năm 2003: Sau Trung Quốc và Hồng Kông, Đài Loan có số nạn nhân cao nhất với 84 người chết. Từ khi ấy, Đài Loan vô cùng nghi kỵ Trung Quốc, một nước vẫn xem đảo là một tỉnh của họ và vào năm 2016 đã ngăn cản không cho Đài Loan tham dự các buổi họp của đại hội đồng Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.
Ngày 31/12, Đài Bắc đã gởi đến WHO một lá thư điện tử, thông báo có “ít nhất 7 trường hợp viêm phổi khác thường ở Vũ Hán” dường như đang được “cách ly để chữa trị”. Thế nhưng WHO đã phớt lờ lời cảnh báo. Trong lúc Bắc Kinh vẫn phủ nhận khả năng virus lây truyền từ người sang người, Đài Loan bắt đầu đo thân nhiệt các hành khách đến từ Vũ Hán, nơi mà virus lây lan.
Đài Bắc đã dự phòng trước
Khi ca nhiễm đầu tiên xuất hiện ở Đài Loan ngày 21/01, hai ngày trước khi Bắc Kinh cô lập Vũ Hán, chính quyền Đài Bắc đã khởi động trở lại Trung Tâm Chỉ Huy Chống Dịch Trung Ương (CECC), phụ trách các vấn đề khủng hoảng y tế, một cơ chế thiết lập từ thời dịch Sars và rất hữu ích để phối hợp các biện pháp chống Covid-19.
Ngày 6/02, trong lúc thế giới vẫn không tin là có nguy cơ đại dịch, Đài Bắc quyết định cấm nhập cảnh hành khách đến từ Trung Quốc. Vào lúc đó, WHO vẫn khuyến cáo không nên dùng các biện pháp này.
Thế nhưng Đài Loan kiên quyết không muốn bị một chứng bệnh mà mình chưa hiểu thấu phá hoại, cho nên đã tăng gia mức sản xuất khẩu trang từ 4 triệu lên 13 triệu mỗi ngày, và cấm xuất khẩu, đồng thời cho xét nghiệm những người có triệu chứng nhiễm virus, bắt buộc những khách đến đảo phải khai báo tình trạng sức khỏe để hạn chế tình trạng mang virus từ ngoài vào. Chính quyền còn kiểm tra việc đi lại của những người này trong thời gian 30 ngày trước khi đến đảo.
Ngoài ra, những người bị cách ly được trang bị một điện thoại di động cho phép kiểm tra được sự di chuyển của họ. Những người vi phạm quy định sẽ bị một khoản tiền phạt có thể lên đến 30 ngàn euro và danh tánh cùng dữ liệu cá nhân bị công bố, một hình phạt gọi theo tiếng Anh là bêu xấu danh tính – “name and shame”.
Đây là những biện pháp rất cứng rắn và có tính chất soi mói, bới móc đời tư, nhưng điều đó đã cho phép Đài Loan tránh được biện pháp phong tỏa, các doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, nhà hàng, trường học vẫn tiếp tục được mở cửa.
Xét nghiệm “đại trà” tại Hàn Quốc
Một tấm gương thành công khác là Hàn Quốc, nơi mà những quy định về giãn cách xã hội khá được tôn trọng và không phải vì đó là lệnh của chính phủ.
Tại Hàn Quốc, chính chủ trương xét nghiệm đại trà dân chúng, với khả năng thực hiện 20.000 xét nghiệm mỗi ngày, đã cho phép giảm mức độ lây lan. Tổng cộng đã có 500.000 xét nghiệm được thực hiện. Và đến ngày 27/04, Seoul “chỉ” ghi nhận 10.738 ca nhiễm và 243 ca tử vong.
Diễn tiến của dịch bệnh nêu bật thành công của biện pháp xét nghiệm và theo dõi mà chính quyền Hàn Quốc đề ra.
Vào cuối tháng Hai, dịch bệnh bùng nổ ở Daegu, trong cộng đồng Thiên Chúa Giáo Tân Thiên Địa. Chính quyền ngay sau đó đã tự đặt ra một thách thức: Truy tìm, kiểm tra và cô lập 210.000 thành viên của giáo phái này cũng như người thân và những người có tiếp xúc với những người đó. Chính quyền đã dựa vào cả một đội ngũ các nhà điều tra dịch tễ học được các ứng dụng truy tìm kỹ thuật số hỗ trợ.
Từ ngày 26/02, các trung tâm di động đã xét nghiệm được rất nhiều người nhờ phương pháp xét nghiệm ngay trên xe hơi (người được xét nghiệm vẫn ngồi trên xe), một sáng kiến đã hết sức thu hút báo chí quốc tế. Ngày nay, các đơn đặt mua bộ xét nghiệm Hàn Quốc đang đổ về từ khắp nơi trên thế giới.
Vào ngày 03/03, tổng thống Moon Jae In tuyên chiến chống bệnh Covid-19, và quân đội được tung ra khử trùng các đường phố và những khu vực bị nhiễm virus corona ở Daegu.
Hàn Quốc lúc đó vẫn mở cửa biên giới, nhưng tăng cường các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Mọi du khách đều phải đo thân nhiệt ngay từ giữa tháng Ba, họ phải ký một tờ khai sức khỏe và thông báo cho chính quyền về các chuyến đi gần đây của họ. Hành khách đến từ châu Âu được sàng lọc chặt chẽ ngay tại sân bay. Những người bị xét nghiệm dương tính được chuyển ngay lập tức đến bệnh viện, còn các trường hợp âm tính đều được đưa vào cách ly.
Seoul cũng sử dụng các công cụ kỹ thuật số tinh vi để theo dõi các ca nhiễm đã được xác nhận và những người đã tiếp xúc với người mang virus. Ngay cả các tờ tổng kết dịch vụ ngân hàng, chính xác hơn dữ liệu điện thoại, cũng được sử dụng để kiểm tra người nhiễm virus đã đến các cửa hàng nào.
Một ứng dụng di động cho phép xác định vị trí của bất kỳ người bị cách ly nào, đồng thời cho phép họ tiếp xúc trực tiếp với các cơ quan y tế để theo dõi sự phát triển bệnh tình của họ. Quyền truy cập các dữ liệu cá nhân này hầu như không bị tranh cãi vì người Hàn Quốc biết đó là cái giá phải trả để có thể duy trì được quyền tự do di chuyển mà không bị ràng buộc.
Singapore dùng công nghệ Bluetooth tìm người nhiễm virus
Cũng như Seoul, Singapore đặt cược trên các Đại Cơ Sở Dữ Liệu Big Data để ngăn chận nạn dịch và đã thành công trong giai đoạn đầu. Nhưng ngày nay thì Singapore lại chịu một đợt lây nhiễm thứ hai, buộc phải đóng cửa trường học, công ty không cần thiết kể từ 03/04 và trong vòng một tháng. Đến 27/04, Singapore ghi nhận 14.423 ca nhiễm và 12 tử vong.
Ngay 21 ngày trước khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên trên đất mình, chính quyền Singapore với kinh nghiệm dịch Sars, đã đưa ra những biện pháp khắt khe. Tất cả những người đến từ Vũ Hán phải chịu đo thân nhiệt và các chức sắc y tế yêu cầu bác sĩ nhận diện những người có triệu chứng viêm phổi. Sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm virus ngày 23/01, chính quyền giới hạn nhập cảnh đối với những người từng qua Trung Quốc.
Cùng ngày 23/01 khi Trung Quốc quyết định cô lập số 56 triệu dân Hồ Bắc. Singapore không muốn đi theo con đường này mà chọn phân phát khẩu trang: 4 khẩu trang mỗi tuần cho mỗi hộ gia đình, lấy từ kho Nhà nước.
Và cũng từ lúc ấy Singapore bắt đầu theo dấu người nhiễm virus qua ứng dụng “TraceTogether”, bất chấp vấn đề xâm phạm đời tư. Nhờ công nghệ Bluetooth, ứng dụng này nhận dạng được tất cả những người sử dụng điện thoại thông minh đã có tiếp xúc với một người được xác nhận bị nhiễm virus, và họ được thông báo qua tin nhắn SMS. Hệ thống đă chứng minh kết quả hữu hiệu và giờ đây nhiều nước châu Âu, trong đó có Pháp, đang nhòm ngó.
Lá bài minh bạch của Hồng Kông
Tại Hồng Kông, 7 triệu dân của đặc khu hành chánh đã được cảnh báo ngay từ khi có những thông tin đầu tiên về một bệnh cúm bí ẩn xuất hiện ở Trung Quốc. Họ cũng đã kinh qua dịch Sars làm 298 người chết tại đây, và dân Hồng Kông đã mang khẩu trang ngay lập tức cũng như giữ khoảng cách an toàn.
Trong thời gian đầu, tháng Giêng và tháng Hai, chính quyền Hông Kông đã khống chế được việc lây lan, nhưng từ trung tuần tháng Ba, số người bị nhiễm tăng lên. Không có lệnh phong tỏa ở nhà, nhưng đến giờ thì quán bar, karaoké hay nơi đánh mạt chược đều phải đóng cửa, tụ tập nơi công cộng không được quá 4 người và kể từ 25/03, Hồng Kông đóng cửa hẳn biên giới. Cho đến nay, đã có 1.037 ca nhiễm được xác nhận và 4 người chết theo số liệu đại học Hopkins.
Nhưng Hồng Kông đã không chậm trễ trong việc đáp trả dịch bệnh. Từ khi xuất hiện ca đầu tiên “nhập” từ Vũ Hán ngày 22/01, chính quyền Hồng Kông theo dõi kỹ càng từng ca được xác nhận hay nghi nhiễm virus. Những ca này bị cô lập ngay, tất cả các người tiếp xúc với họ được truy tìm và bị giám sát y tế.
Kể từ ngày 27/01/2020, người dân tỉnh Hồ Bắc bị cấm vào Hồng Kông và số chuyến bay giữa Hồng Kông và Hoa Lục giảm một nửa. Ngày 08/02, tất cả những người đến từ Trung Quốc đều phải chịu cách ly 14 ngày, biện pháp được mở rông ra ngày 19/03 cho tất cả những người đến từ các nước khác. Khi vừa đặt chân đến sân bay thì họ dược trao một vòng điện tử và bị cách ly. Ứng dụng “StayHomeSafe” cho phép cảnh sát và cơ quan y tế theo dõi từng bước đi của họ.
Cũng như ở Đài Loan, Hàn Quốc hay Singapore, những biện pháp này đã cho phép Hồng Kông tránh được tình trạng lây nhiễm nghiêm trọng, bệnh viện bão hòa, và phải phong tỏa hoàn toàn như 4 tỷ người trên trái đất hiện nay.
Hàn Quốc: Lần đầu tiên trong nước không có ca nhiễm mới
Anh Vũ
Ngày 30/04/2020, Hàn Quốc đã đạt được một mốc có ý nghĩa trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Lần đầu tiên kể từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên hôm 15/02, Hàn Quốc đã ghi nhận không có ca nhiễm mới nào trong nước trong vòng 24 giờ. Dù đó là một thắng lợi đáng khích lệ, nhưng chính quyền Seoul vẫn không buông lỏng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Thông tín viên RFI tại Séoul, Frédéric Ojardias tường thuật :
“Hàn Quốc là một trong số các nước bị nhiễm dịch đầu tiên sau Trung Quốc. Đến giờ nước này có bản tổng kết đáng chú ý : Tổng cộng có dưới 11 nghìn người nhiễm virus, 247 trường hợp tử vong và hôm qua (29/04), không một ca nhiễm nào được ghi nhận trong nước. Toàn bộ bốn ca nhiễm mới là nhập từ ngoài nước vào. Đó là những người được xét nghiệm dương tính ngay khi đến sân bay Hàn Quốc.
Cuộc bầu cử Quốc Hội hôm 15/04 đã không gây ra hiện tượng đỉnh nhiễm, mặc dù có tới 29 trriệu người đi bỏ phiếu.
Tuy vậy chính quyền vẫn rất thận trọng. Bảo tàng, trường học vẫn đóng cửa. Các nhà trẻ mở cửa, nhưng trẻ em bắt buộc phải đeo khẩu trang cả ngày. Tuần tới giải vô địch quốc gia bóng đá sẽ thi đấu trở lại, nhưng trên sân không khán giả.
Chính quyền đã lập các quy định được gọi là « cách ly cuộc sống hàng ngày »: toàn bộ người bệnh thì ở nhà, giữ khoảng cách an toàn 2 mét, thông gió thường xuyên các khu nhà. Các công ty và trường học được yêu cầu chỉ định một người phụ trách để đôn đốc việc tuân thủ các quy định trên.
Hàn Quốc cũng đã dự trù chăm sóc y tế cho những người nhập cư không giấy tờ. Quốc gia này chưa hề dùng đến biện pháp phong tỏa. Theo hãng tin Yonhap, trong tổng số 50 triệu dân Hàn Quốc, 620 nghìn người đã được xét nghiệm Covid-19.”
Trung Quốc : 4 ca nhiễm mới nhập từ ngoài
Tại Trung Quốc, cơ quan y tế nước này cho biết ngày 29/4 đã phát hiện thêm 4 ca nhiễm Covid-19, đồng thời không có trường hợp tử vong nào liên quan đến dịch virus corona. Cả 4 trường hợp nhiễm mới phát hiện đều là những người từ nước ngoài đến Trung Quốc. Trước đó, chính quyền cũng thông báo sẽ mở cửa trở lại Tử Cấm Thành từ ngày 01/05. Di tích lịch sử thu hút rất đông du khách ở thủ đô Bắc Kinh này đã đóng cửa từ ngày 25 tháng Giêng vì dịch virus corona. Tuy nhiên, khách tham quan sẽ phải đeo khẩu trang, trước khi qua cửa phải đo thân nhiệt. Những người nào có các biểu hiện sốt, ho đều không được vào.
Trận dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán cuối năm 2019, đã làm trên 4.600 người thiệt mạng và hơn 80 nghìn người nhiễm ở Trung Quốc, theo thống kê chính thức.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200430-han-quoc-nhiem-benh-virus-corona-chau-a
Báo Hàn: Em gái Kim Jong Un nhiều khả năng là người kế vị
Triệu Hằng
Kim Yo Jong, em gái Kim Jong Un, nhiều khả năng là người kế vị anh trai.
Bà Kim Yo-jong, 32 tuổi, người em gái của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, đã được nhìn nhận ngày càng có ảnh hưởng ở Bình Nhưỡng kể từ cuối năm 2019.
Hãng tin Yonhap dẫn tin từ một viện nghiên cứu của Hàn Quốc hôm thứ Tư (29/4) cho biết, bà Kim Yo Jong nhiều khả năng sẽ kế nhiệm anh trai của bà. Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh nhiều phương tiện truyền thông suy đoán ông Kim Jong Un bị bệnh nặng.
Trong báo cáo phân tích về cuộc họp mới nhất của Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên được tổ chức hồi đầu tháng này, Viện Nghiên cứu Quốc hội Hàn Quốc hôm thứ Tư dự đoán, việc bà Kim Yo Jong được tái bổ nhiệm vào bộ chính trị của Đảng Lao động Triều Tiên “sẽ củng cố nền tảng cai trị của dòng máu Bạch Đầu”.
Triều đại họ Kim thường được gọi là “dòng máu Bạch Đầu” ở Triều Tiên, mặc dù có nhiều tranh cãi từ các chuyên gia bên ngoài về những tuyên truyền rằng ngọn núi này là nơi sinh của cố chủ tịch Kim Il-sung, người sáng lập quốc gia.
“Điều này cho thấy nhiều khả năng vị thế của cô Kim được mở rộng cũng như cô có vai trò là người kế vị chính thức”, báo cáo nói. “Kim Yo-jong gần như chính thức tiếp quản vai trò cốt lõi của đảng, đảm nhận trọng trách lãnh đạo hệ thống nguyên khối của đảng”.
Viện nghiên cứu dự đoán, nếu Kim Yo Jong lội ngược dòng trở thành lãnh đạo tối cao, nếu điều đó là có thể, thì cũng không phải ngay lập tức. Cần một quá trình chính thức sau khi Kim Jong Un xuất đầu lộ diện.
Những đồn đoán nhiều chiều xoay quanh vấn đề sức khỏe của Kim Jong Un tăng vọt sau khi ông ta bỏ lỡ chuyến viếng lăng ông nội của ông ta, cố lãnh tụ Kim Il-sung, vào ngày 15/4.
https://www.dkn.tv/the-gioi/bao-han-em-gai-kim-jong-un-nhieu-kha-nang-la-nguoi-ke-vi.html
Mỹ: ‘Không dấu hiệu’ về Kim Jong Un nhưng Triều Tiên có nguy cơ ‘đói kém thật sự’
Triệu Hằng
Mỹ không bắt được tín hiệu nào từ lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và đang theo dõi sát sao các báo cáo về sức khỏe của ông ta, hãng Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết hôm thứ Tư (29/4).
Đồng thời Ngoại trưởng Mỹ cho biết thêm, có nguy cơ “đói kém thật sự” tại Triều Tiên giữa bối cảnh virus Vũ Hán đang hoành hành khắp nơi trên thế giới.
Truyền thông Triều Tiên đã không đưa tin về chỗ ở của Kim kể từ khi ông chủ trì một cuộc họp vào ngày 11/4, gây ra những đồn đoán về sức khỏe của ông ta và dấy lên những lo ngại về sự bất ổn của quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân có thể ảnh hưởng tới các nước Bắc Á khác cũng như Hoa Kỳ.
“Chúng tôi không thấy ông ta. Chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào để đưa ra vào ngày hôm nay, chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ”, ông Pompeo nói với hãng Fox News sau khi được hỏi về các tin tức mâu thuẫn về sức khỏe của Kim Jong Un.
Ông Pompeo cho biết Hoa Kỳ cũng đang giám sát tình hình ở Triều Tiên, quốc gia có biên giới với Trung Quốc, trong bối cảnh những rủi ro hiện hữu từ dịch virus corona.
“Có một nguy cơ thực sự là sẽ có một nạn đói, thiếu hụt lương thực, cũng ngay bên trong Triều Tiên”, ông bổ sung. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ từng vấn đề một, vì chúng có tác động thực sự tới nhiệm vụ của chúng tôi đã đề ra, nhằm mục đích tối hậu là phi hạt nhân hóa Triều Tiên”.
Ông Pompeo không nói rõ về nguy cơ sẽ xảy ra nạn đói ở Triều Tiên như thế nào, tuy nhiên hãng Reuters dẫn tin từ hai nguồn tin cho biết, một phái đoàn kinh tế của Triều Tiên đã có mặt tại Bắc Kinh trong
tuần này để thảo luận về vấn đề cung cấp thực phẩm và thương mại, do sự bùng phát của virus Vũ Hán đã làm gián đoạn nghiêm trọng nguồn cung cấp thực phẩm của Triều Tiên.
Các quan chức Hàn Quốc và Hoa Kỳ cho rằng Kim có thể ở tại khu nghỉ mát ven biển Wonsan của Triều Tiên nhằm tránh bị phơi nhiễm với virus corona chủng mới, và đã tỏ thái độ hoài nghi về các tin tức truyền thông rằng ông ta có thể bị một số căn bệnh nghiêm trọng.
Tuy nhiên, họ cũng thận trọng lưu ý rằng, sức khỏe của Kim cũng như địa điểm của ông ta là những bí mật được canh gác cẩn mật và đòi hỏi thông tin đáng tin cậy, là những điều khó mà thu thập được từ Triều Tiên.
Hong Kong Free Press: Không chỉ COVID-19, Bắc Kinh thao túng mọi loại số liệu
Virus SARS-COV-2 từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc đã lây lan ra khắp thế giới với hàng chục nghìn ca nhiễm. Dữ liệu chính xác là cần thiết cho cộng đồng y tế, các chính phủ, các nhà phân tích dữ liệu và công chúng đưa ra các đánh giá kịp thời, đôi khi mang tính chí mạng. Nhưng dữ liệu chính thức từ chính quyền Trung Quốc luôn bị nghi ngờ về tính xác thực trong suốt quá trình này, kể cả khi Trung Quốc có vẻ như đã kiểm soát được dịch bệnh như hiện nay. Lịch sử cho thấy, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thao túng mọi loại số liệu.
Kiểm soát thông tin
Từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949, kiểm soát thông tin đã trở thành một điểm đặc trưng ở quốc gia này. Ngày nay, Luật Bí mật Quốc gia của Trung Quốc có hiệu lực từ năm 1989 đã được sửa đổi vào năm 2010, trong đó yêu cầu thông tin bắt buộc phải được phân loại, và việc tiết lộ bí mật quốc gia hay thông tin nội bộ sẽ bị trừng phạt hình sự một cách nghiêm khắc.
Nói một cách rõ ràng hơn, loại thông tin nào cần được phân loại? Bản thân điều này cũng là một bí mật quốc gia, và việc thực hiện các quy định chỉ được lưu truyền nội bộ trong các cơ quan chính phủ chứ không công khai. Tuy nhiên, nhiều tài liệu như vậy đã bị rò rỉ, cho thấy phạm vi sâu rộng của những thông tin mà bộ luật này bao hàm, từ dữ liệu về án tử hình, dữ liệu về nội tạng của tù nhân, tới những kế hoạch cải tạo các tù nhân lương tâm là tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo.
Luật cũng phân loại các thông tin về các cuộc đình công của người lao động, về xả thải môi trường và ô nhiễm môi trường, các bệnh truyền nhiễm và dịch bệnh.
Ở Trung Quốc, có một thứ được gọi là Quy định Thông tin Chính phủ Mở. Quy định này được chính thức áp dụng vào năm 2008 và được sửa đổi vào năm 2019. Luật tự do thông tin này cho phép người dân có quyền yêu cầu chính phủ cung cấp các hồ sơ, và nếu không thể tiết lộ thì cũng quy định biện pháp khắc phục.
Người dân Trung Quốc đã thành công trong việc thu thập các tư liệu được phân loại. Các phiên tòa thường đưa ra phán quyết yêu cầu chính phủ không tiết lộ hồ sơ, và chính quyền địa phương trở nên chủ động hơn trong việc công khai thông tin. Những kiểu khiếu nại thành công bao gồm việc thu thập các dữ liệu về ngân sách chính phủ, ô nhiễm, an toàn dược phẩm và thực phẩm, thu hồi và bồi thường đất đai, chi tiêu công, và thực thi pháp luật.
Mặc dù luật thông tin mở ở Trung Quốc đã cải thiện tính trách nhiệm và minh bạch của địa phương, nhưng các hồ sơ được công khai cũng phải theo Luật Bí mật nhà nước. Điều này có nghĩa là thông tin trước khi đưa lên trang tin của chính phủ và công chúng đã bị hiệu đính trước, để tránh tiết lộ những điều mà chính phủ không muốn công bố. Trên thực tế, một số cơ quan thừa hành được phép phân loại thông tin, trong đó có Tòa Án nhân dân Tối cao và Viện Kiểm Sát, Hội chữ Thập đỏ Trung Quốc và thậm chí cả những doanh nghiệp quốc doanh.
Nếu chính quyền có thể nắm giữ và quyết định phân loại thông tin, vậy những thông tin mà các cơ quan thừa hành của chính phủ không thu thập hoặc tạo dựng ra được thì sao? Và những thông tin do các nhà báo, và các công dân công khai thu thập được thì đối đãi thế nào?
Tin tức được đưa trên truyền thông cũng phải tuân theo luật Bí mật Nhà nước và phải trải qua công đoạn kiểm duyệt nội bộ trước khi công bố. Các nhà báo phải thề trung thành với ĐCSTQ để giữ lại “cần câu cơm”, và theo thống kê của tổ chức Ngôi nhà Tự Do (Freedom House) số lượng các nhà báo điều tra
dưới thời Tập Cận Bình đã giảm sút một cách đáng kể. Sự sụp đổ của tờ báo uy tín Southern Weekly (Nam Phương Chu Mạt) sau các cuộc biểu tình liên quan tới việc kiểm duyệt vào năm 2013 là một cú đấm trực diện vào các nhà báo điều tra ở Trung Quốc.
Các nhà báo Trung Quốc thường xuyên bị bắt giữ. Đáng chú ý, có ba cá nhân hiện đang mất liên lạc sau khi đưa tin ở Vũ Hán vào đầu năm 2020 gồm có Trần Thu Thực, Phương Bình và Lý Trạch Hóa.
Có lẽ đáng chú ý nhất là trường hợp Hoàng Kỳ, người sáng lập trang 64 Tianwang vốn công khai thông tin về tham nhũng địa phương, các trại giam giữ tội phạm, cưỡng chế phá dỡ, hoạt động dân oan và biểu tình công khai. Ngay sau khi nhận giải Phóng viên Không biên giới vào năm 2016, ông đã bị bắt giữ và tới tháng 7/2019 ông bị tuyên án 12 năm tù giam.
Chính quyền thường xuyên kiểm duyệt thông tin và bắt giữ những người bất đồng chính kiến, vậy các dữ liệu có vẻ vô hại do chính phủ công bố thì sao? Dữ liệu đó có hoàn toàn đáng tin không? Đó chỉ là một nửa sự thật hay đã bị ngụy tạo?
Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng Trung Quốc đã áp dụng các chỉ tiêu phấn đấu hiệu suất lên các quan chức địa phương, một “đặc trưng mấu chốt của chế độ quan liêu” ở Trung Quốc, dẫn đến những báo cáo không chính xác.
Năm 2016, Giám đốc Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, Ninh Cát Triết, đã có bài đăng trên tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, trong đó thừa nhận và lên án số liệu thống kê của địa phương là giả mạo một cách tràn lan. Việc này giúp giải thích cho các nghi vấn vào năm 2015, liên quan đến số liệu GDP bất thường trong các báo cáo.
Vào năm 2018, các nhà kinh tế học Bloomberg là Tom Orlik và Qian Wan phát hiện ra rằng các tỉnh thành của Trung Quốc đã khai vống dữ liệu GDP giữa năm 2011 và 2015, bằng cách tham chiếu chéo dữ liệu tiêu thụ năng lượng với dữ liệu đầu ra.
Cuộc điều tra dân số gần đây nhất tại Trung Quốc là vào năm 2010, lúc đó chính sách Một con vẫn còn hiệu lực. Chính sách này đã khiến cho các gia đình có hơn một con không đăng ký khai sinh thêm, vì làm vậy họ sẽ bị phạt nặng, và dẫn đến những hệ lụy tiềm ẩn bao gổm triệt sản và phá thai bắt buộc. Vì không được khai sinh chính thức, những công dân “mất tích” này không được đến trường và không đủ điều kiện để được hưởng chế độ dịch vụ công.
Cuộc điều tra dân số năm 2010 này cũng cho biết theo ước tính có tới 13 triệu công dân không được đăng ký khai sinh, tương đương với 1% tổng dân số theo báo cáo của Trung Quốc. Chính phủ cũng thừa nhận việc sai khác dữ liệu này, nhất là sau trận động đất Tứ Xuyên năm 2008. Nếu một gia đình mất đi đứa con đã đăng ký khai sinh, họ được phép hợp thức hóa đứa con chưa được khai sinh mà không bị phạt.
Một trường hợp khác là số liệu thống kê liên quan đến thu hoạch nội tạng. Trung Quốc thừa nhận dùng nội tạng của tù nhân làm nguồn cung cho các hoạt động y tế từ đầu năm 2005. Chính quyền đã hứa sẽ chấm dứt hoạt động này vào năm 2013 và đã tuyên bố hoạt động này đã chấm dứt vào năm 2015
Tuy nhiên, vào cuối năm 2019, Tiến sĩ nghiên cứu Đại học Quốc gia Úc Matthew Robertson đã công bố một bài nghiên cứu xem xét những dữ liệu cấy ghép nội tạng do phía Trung Quốc cung cấp và phát hiện ra rằng các dữ liệu khớp với một công thức toán học đơn giản, công thức hàm bậc hai.
Ông Robertson viết trong bài nghiên cứu rằng: “Kiểu số liệu như vậy không có khả năng là tình cờ, nó cho thấy khả năng cao là cố tình thao túng dữ liệu nhằm lừa dối.”
“Dữ liệu” không chỉ bao gồm các con số và các thống kê; Trung Quốc thường tranh chấp về những sự việc đã được kiểm chứng và đồng thuận như: ranh giới địa lý, tranh chấp trên Biển Đông, và các quy định của Trung Quốc về in ấn và phát hành “bản đồ chính xác”.
Nhưng nếu gạt vấn đề chính trị sang một bên, thì con số chính thức nào đã bị cố tình làm sai lệch? Khi nào các vấn đề bị quy cho việc yếu kém trong thu thập và báo cáo? Liệu rằng điều đó có quan trọng không?
Những câu hỏi này sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn khi số liệu không chính xác dẫn tới những cái chết không đáng có, hoặc dữ liệu về vi phạm nhân quyền bị che giấu có chủ ý. Hãy nhìn vào các vụ việc gây chấn động trong lịch sử gần đây của Trung Quốc và câu hỏi về tính chính xác của số liệu.
Các vụ giam giữ bất thường tại Khu tự trị Tân Cương
Dưới danh nghĩa đối phó với tình trạng bất ổn ở Tân Cương, từ tháng 7/2009, ĐCSTQ đã áp dụng các biện pháp chống khủng bố và chống chủ nghĩa cực đoan để tăng cường kiểm soát và giám sát đối với công dân ở khu tự trị này. Việc làm này đã dẫn tới báo cáo năm 2017 về việc giam giữ hàng loạt người dân tộc thiểu số.
Năm 2018, nhiều nghiên cứu độc lập đã dựa vào dữ liệu và hình ảnh vệ tinh của những cơ sở trên, phân tích sơ đồ hạ tầng, nghiên cứu các tài liệu chi tiêu công, các vụ bắt giữ tội phạm trong vùng, ngân sách chính phủ và các giấy tờ chi tiêu, để đưa ra một ước tính rằng có hơn 1 triệu người đang bị cầm tù trong các trung tâm giam giữ.
Ban đầu, Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các cơ sở giam giữ nói trên, nhưng sau đó biện minh rằng đó là những “trại cải tạo” tự nguyện.
Tháng 11/2019, Tờ New York Times đã công bố 24 tài liệu nội bộ bị rò rỉ bao gồm các bài phát biểu và chỉ thị của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Các tài liệu trên đã hé lộ không chỉ quy mô giám sát và kiểm soát ở Tân Cương mà còn cả ý đồ đằng sau việc làm này.
Cuối tháng 11 cùng năm, một kho tài liệu khác bao gồm các hồ sơ đã được phân loại của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế thu thập được công bố. Các tài liệu này đã tiết lộ cơ chế hoạt động của các trung tâm giam giữ nói trên. Các tài liệu này bao gồm các chỉ thị ngăn chặn việc đào tẩu, duy trì các cơ sở này hoạt động trong bí mật, kiểm soát sự bùng phát dịch bệnh và ngăn chặn những cái chết bất thường.
Chính phủ Trung Quốc phản ứng lại với những vụ rò rỉ thông tin này bằng cách tuyên bố: “Có rất nhiều tài liệu có thẩm quyền ở Trung Quốc dành cho truyền thông ở Trung Quốc và truyền thông nước ngoài tham khảo trong trường hợp muốn biết thêm thông tin về các trung tâm giáo dục hướng nghiệp. Ví dụ như bảy cuốn Sách Trắng do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện xuất bản.”
Không có cuốn Sách Trắng nào có thông tin về số lượng các công dân bị đưa vào các chương trình cải tạo, hay nói về việc liệu họ có bác bỏ các khiếu nại về bản chất của các trại cải tạo hoặc ý đồ thực sự của các trại cải tạo hay không.
Tai nạn tàu hỏa Ôn Châu
Vào ngày 23/7/2011, hai chuyến tàu cao tốc trên tuyến đường sắt Yongtaiwen đã xảy ra va chạm trên một cây cầu cạn ở ngoại ô thành phố Ôn Châu, khiến cho 40 người chết và 191 người bị thương, theo số liệu chính thức.
Báo cáo chính thức được công bố vào tháng 12/2011, cho rằng nguyên nhân tai nạn là do sét đánh đã làm nhiễu loạn tín hiệu của con tàu, kết hợp với các vấn đề về xây dựng và một số điểm bất thường trong đấu thầu thi công. Thế là, thay vì công khai chi tiết về vụ tai nạn, mục đích của báo cáo này chỉ để đổ lỗi và trừng phạt 54 quan chức bị nêu tên.
Hong Kong Free Press: Không chỉ COVID-19, Bắc Kinh thao túng mọi loại số liệu
8 giờ sau vụ tai nạn, chính quyền đã ra lệnh chấm dứt nỗ lực cứu hộ và những chiếc xe lửa đã bị chôn vùi. Tuy nhiên một đoạn video lan truyền trên mạng đã cho thấy các thi thể bị văng ra khỏi các toa tàu khi đang di chuyển và một đứa trẻ được tìm thấy vẫn đang còn sống nhiều giờ sau khi cuộc giải cứu bị dừng lại. Thậm chí, nhiều ngày sau đó, người ta vẫn phát hiện ra các thi thể.
Khi cư dân mạng kêu gọi công khai sự thật, chính quyền đã ra chỉ thị nghiêm ngặt đối với truyền thông. Tuy nhiên chỉ thị này sau đó đã bị rò rỉ và được trang China Media Project công bố. Chỉ thị đầu tiên có nội dung là: “Số liệu về người chết được đưa ra phải theo số liệu từ các cơ quan thẩm quyền.”
Chính quyền cũng yêu cầu tin tức tập trung vào các câu chuyện theo hướng tích cực và các nhà báo không nên điều tra nguyên nhân tai nạn hay bình luận gì thêm.
Trận động đất Tứ Xuyên
Vào ngày 12/5/2008, tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã xảy ra một trận động đất 7.9 độ richter với tâm chấn nằm ở huyện Mân Xuyên, phía tây bắc thành phố Thành Đô.
Cuối tháng 5, truyền thông nhà nước đưa tin rằng có hơn 65.000 người chết, và sau đó tăng lên con số 90.000 người chết, khi coi những người mất tích như đã chết. Trung Quốc cũng từng báo cáo có 5.335 học sinh đã chết do chất lượng thi công cẩu thả ở các trường học, nhưng chưa bao giờ họ công bố danh sách nạn nhân. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, thân nhân của những nạn nhân đã qua đời nếu cố gắng tìm câu trả lời thỏa đáng sẽ phải đối mặt với những hậu quả nặng nề.
Hong Kong Free Press: Không chỉ COVID-19, Bắc Kinh thao túng mọi loại số liệu
Dân chúng càng thiếu tin tưởng và nghi ngờ chính phủ hơn khi một lần vào tháng 11/2008, Phó Chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, Ngụy Hoằng, đã nhắc tới con số 19,065 nạn nhân và bảo rằng đó là tổng số nạn nhân là học sinh. Các nhà quan sát đã đặt câu hỏi rằng sự tình cờ này có phải chính là con số thực tế chính phủ đang nắm giữ.
Nhiều công dân đã phải đối mặt với các án phạt hình sự vì tự ý thu thập thông tin liên quan đến thương vong do trận động đất.
Đáng chú ý là trường hợp của ông Lưu Thiệu Côn. Ông Lưu đã bị giam giữ vào tháng 6/2008 và bị đi tù một năm trong trại cải tạo, can tội chụp ảnh các tòa nhà bị sập và trả lời phỏng vấn truyền thông. Trường hợp tiếp theo là ông Tần Tá Nhân, người đã bị nhận án tù khi cố gắng lập danh sách các sinh viên đã chết trong trận động đất. Ngoài ra còn có Hoàng Kỳ và Ngải Vị Vị, là hai nhân vật được nhiều sự chú ý, cũng phải nhận án phạt do tự ý điều tra.
Dịch SARS
Dịch SARS (hay SARS-COV-1) bùng phát vào tháng 11/2002, bắt đầu từ một bệnh nhân ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Cuối cùng, có đến 8.098 ca nhiễm trên toàn thế giới trong đó 774 ca tử vong. Trung Quốc báo cáo có 5.327 ca nhiễm và 349 ca tử vong (tỷ lệ tử vong theo đó sẽ là 6,6%). Hồng Kông có 1.755 ca nhiễm và 299 ca tử vong (tỷ lệ tử vong là 17%) và dữ liệu từ các quốc gia khác trừ Trung Quốc là 2769 ca nhiễm và 454 ca tử vong (tỷ lệ tử vong là 16.4%).
Sau khi Bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, Trương Văn Khang, tuyên bố vào ngày 15/4/2003 rằng ở Bắc Kinh chỉ có 12 ca nhiễm và 3 ca tử vong, thì ông Tưởng Ngạn Vĩnh, thuộc bệnh viện Đa khoa Quân đội Giải phóng Nhân dân (Bệnh viện 301) đã công khai bác bỏ tuyên bố này. Ông Tưởng tiết lộ công khai rằng, chỉ riêng ở một bệnh viện tại Bắc Kinh, có hơn 60 bệnh nhân đã nhập viện và 7 người đã chết, và một bệnh viện khác đã “quá tải” vào thời điểm Trung Quốc đưa ra tuyên bố chính thức.
Vào ngày 3/4/2003, các nhà chức trách đã thừa nhận rằng việc thông tin liên lạc giữa Trung Quốc và WHO là thiếu tính kịp thời và hứa sẽ cải thiện trong tương lai.
Lúc bây giờ, Giám đốc trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc Lý Liên Minh đã xin lỗi như sau: “Chúng tôi đã không thể tập trung lực lượng để cung cấp cho mọi người thông tin y học chính thống và để quần chúng nắm bắt được những kiến thức này.”
Cuộc đàn áp tại Thiên An Môn
Sau nhiều tuần biểu tình đòi dân chủ ở Bắc Kinh và trên cả nước, những sinh viên đã bắt đầu bị đàn áp đẫm máu tại Thiên An Môn vào đêm 3/6/1989, sáng 4/6/1989.
Ngày 6/6/1989, người phát ngôn của Hội đồng nhà nước, ông Viên Mộc đã tuyên bố rằng không có thương vong tại quảng trường Thiên An Môn. Điều này trái với tuyên bố trước đó của ông rằng đã có 300 người trong đó có 23 người là sinh viên đại học đã tử vong trong cuộc đàn áp. Đáng chú ý hơn, trong cuộc phỏng vấn ngày 17/6/1989 ông Viên đã trả lời với Tom Brokaw của đài NBC rằng: “Tôi không nói rằng không có thương vong nào trong việc nỗ lực dập tắt cuộc nổi loạn phản cách mạng. Tôi chỉ nói rằng không có ai chết khi quân đội Giải phóng Nhân dân dọn dẹp quảng trường Thiên An Môn mà thôi.”
Hong Kong Free Press: Không chỉ COVID-19, Bắc Kinh thao túng mọi loại số liệu
Đồng biên tập tờ The Tiananmen Papers, một ấn phẩm chuyên cung cấp các tài liệu nội bộ bị rò rỉ, giáo sư Andrew J.Nathan tại Đại học Columbia đã viết về tuyên bố của ông Lý Tích Minh, bí thư thành phố Bắc Kinh thời bấy giờ, gửi cho Bộ Chính trị vào ngày 19/6/1989, trong đó nói rằng có 218 dân thường đã chết, rằng: “Ông Lý chỉ báo cáo những gì Bộ Chính trị muốn nghe, và đó có thể không phải là sự thật. Nhưng chúng tôi không có tài liệu nào khác hơn để đối chiếu.”
Theo ước tính có từ 400-600 dân thường đã chết nhưng một con số ước tính khác lên đến hàng nghìn người. Tài liệu mật gần đây từ Vương Quốc Anh cho biết chính quyền ĐCSTQ ước tính có 10,000 người chết. Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố 2.700 người chết, nhưng sau đó đã rút lại tuyên bố này.
Nhóm Các bà mẹ Thiên An Môn là một nhóm tập hợp thân nhân của các nạn nhân trong sự kiện đàn áp, đã hoạt động trong 3 thập kỷ qua để xác định danh tính nạn nhân. Thành viên của nhóm đã đi đến các địa phương xa xôi, thu thập các câu chuyện, ký ức và hình ảnh và thông tin từ các gia đình. Mỗi năm, họ thúc bách nhà nước phải bồi thường, chịu trách nhiệm và công bố sự thật.
Nhóm này đã xác định được 202 nạn nhân và các câu chuyện đã hé lộ không chỉ có các sinh viên và người biểu tình bị giết, mà các công nhân hay người qua đường cũng bị bắn hạ bừa bãi vào đêm 3/6/1989 đến rạng sáng ngày 4/6/1989.
Hơn thế nữa, các gia đình kể rằng bệnh viện từ chối ký vào giấy chứng tử với nguyên nhân tử vong thực tế, và các thi thể được xử lý ở các hố nông, và họ tỏ ra miễn cưỡng và sợ hãi khi bị nhận diện.
Theo hồ sơ của chính quyền tỉnh Hồ Nam thu thập được từ Quỹ Đàm Thoại, có 1.602 cá nhân đã bị kết án và tuyên án trên khắp Trung Quốc vì các hoạt động liên quan đến phong trào dân chủ vào mùa xuân năm 1989.
Trước thềm kỷ niệm 30 năm xảy ra chính biến, phát ngôn viên của chính phủ đã gọi cuộc đàn áp này là “đúng đắn”.
Cách mạng văn hóa và các chiến dịch khác thời Mao Trạch Đông
Sau khi thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1949, Mao Trạch Đông đã chỉ đạo hàng chục chiến dịch kéo dài cho tới khi ông ta qua đời vào năm 1976, và đã dẫn tới hàng triệu cái chết bất thường của người dân Trung Quốc.
Được nhắc đến nhiều nhất là chiến dịch Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người do dạn đói và đấu đá chính trị.
Ngoài ra, còn có các chiến dịch khác nhắm vào chủ đất, “thành phần phản cách mạng”, người có cảm tình dân tộc chủ nghĩa và người theo đạo Cơ đốc.
Cuộc xâm lược Tây Tạng vào năm 1950 và cuộc đàn áp khi Tây Tạng nổi dậy năm 1959 đã khiến cho hàng trăm ngàn hoặc có lẽ hàng triệu người chết vì bạo lực, cũng như chết đói và bị đàn áp trong trại giam.
Các số liệu chính thức về các ca tử vong rất khó xác định, vì các các hồ sơ chính xác có thể đã không còn được lưu giữ, hoặc đã bị mất, hoặc vẫn đang trong quá trình phân loại. Chẳng hạn các gia đình nghèo đói không muốn báo cáo tử vong vì họ không muốn mất khẩu phần của nhân khẩu đã tử vong đó.
Theo báo cáo năm 1978 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, có 20 triệu người dân đã chết, và 100 triệu người bị bức hại và thiệt hại 800 tỷ Nhân dân tệ.
Những nghiên cứu theo sau được mở rộng hơn và đã đưa ra con số 80 triệu người chết, tuy nhiên 40 triệu là con số thường được sử dụng.
Tương tự, dữ liệu kinh tế trong thời gian này là không chính xác. Chính quyền trung ương đặt ra các mục tiêu hiệu suất rất phi thực tế cho các quan chức địa phương, dẫn đến báo cáo khống ở các cấp.a
Truyền thông Mỹ: Kim Jong Un xuất huyết não không nói chuyện được, đại quyền tạm giao
cho chú và em gái
Vũ Dương
Tin tức này khác so với tin đồn ban đầu về việc Kim Jong Un lâm nguy do di chứng sau phẫu thuật tim.
Tin tức về tình trạng nguy kịch của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un được đăng tải liên tục trong nhiều ngày trên các phương tiện truyền thông quốc tế, tuy nhiên ông Kim đến nay vẫn chưa thấy “xuất đầu lộ diện”.
Giới quan sát bên ngoài phân tích chính quyền Triều Tiên có thể đang phải đứng trước khủng hoảng thật sự. Theo tin tức mới nhất từ kênh truyền thông có trụ sở tại Mỹ, mặc dù ông Kim Jong Un đã thoát khỏi nguy hiểm sau ca phẫu thuật, nhưng vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, quân quyền và đảng vụ tạm thời do người chú là Kim Pyong Il và em gái là Kim Yo Jong tiếp quản.
Ngày 29/4, RFA tiếng Trung dẫn nhiều nguồn tin cho biết Kim Jong Un 10 ngày trước do vỡ mạch máu não đã được cấp cứu ở Bình Nhưỡng. Bác sĩ chẩn đoán sơ bộ là xuất huyết não và hiện vẫn đang trong nguy kịch. Tin tức này khác với báo cáo của các kênh truyền thông trước đó, tin tức trước đó nói rằng ông Kim Jong Un phải nhập viện do di chứng sau phẫu thuật tim.
Theo nguồn tin từ RFA, một trong những nhân sĩ Triều Tiên đang ở nước ngoài xin được giấu tên đã dẫn lời một nguồn tin từ quan chức Bình Nhưỡng nói rằng Kim Jong Un dù ý thức vẫn tỉnh táo, nhưng ăn nói khó khăn, bác sĩ khuyên rằng ông cần chú ý tĩnh dưỡng ngăn cho mạch máu lại vỡ ra lần nữa.
Một nhân sĩ thạo tin khác dẫn lời quan chức Triều Tiên nói rằng Kim Jong Un đã tạm thời trao quyền lực quân sự cao nhất cho người chú của mình là Kim Pyong Il, còn đảng vụ và sự vụ đối ngoại của đảng Lao động Triều Tiên giao cho em gái là Kim Yo Jong phụ trách. Tuy nhiên, đây hiện chỉ là bố trí tạm thời, không phải là bổ nhiệm chính thức, vậy nên không được công bố ra bên ngoài.
Cách đây không lâu, Kim Yo Jong được bổ nhiệm làm ủy viên dự khuyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và là lãnh đạo thực tế của Ban Tuyên giáo của Đảng Lao động Triều Tiên. Còn ông Kim Pyong Il là anh em cùng cha khác mẹ của cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il, và từng là đại sứ của Triều Tiên tại Cộng hòa Séc.
Báo cáo trích dẫn nhiều phân tích của các chuyên gia rằng Triều Tiên có thể tạm thời duy trì trạng thái Kim Pyong Il và Kim Yo Jong cùng cai trị, nhưng Kim Yo Jong còn quá trẻ và sẽ rất khó có được sự ủng hộ trong xã hội xưa nay vốn do đàn ông nắm quyền này, vậy nên Kim Pyong Il nắm quyền có khả năng cao hơn.
Dù vậy, ông Dương Thiệu Chính (Yang Shaozheng) – giáo sư đã nghỉ hưu của đại học Quý Châu, Trung Quốc, bày tỏ rằng với thân thuộc của Kim Jong Un, dù là ai tiếp quản đều sẽ rất khó từ bỏ thể chế độc tài, trong khi điều mà người dân Triều Tiên thật sự mong đợi là con đường hướng đến tự do, pháp trị và nền chính trị dân chủ.
Sau khi tin tức về tình trạng nguy kịch của Kim Jong Un xuất hiện, Đảng Cộng sản Trung Quốc và chính quyền Triều Tiên đều ra sức phủ nhận. Lãnh đạo Hàn Quốc có mối quan hệ mập mờ với Trung Quốc và Triều Tiên cũng liên tục đưa ra gợi ý “Kim Jong Un vẫn bình an”. Nhưng tin tức đến từ Nhật Bản, Hồng Kông và Hoa Kỳ lại thiên hướng về Kim Jong Un bị bệnh nặng, thậm chí là đã chết.
Trên thực tế, Kim Jong Un đã không xuất hiện công khai trong hơn 20 ngày, bao gồm vắng mặt trong những sự kiện quan trọng. Ngay cả sau khi tin tức về tình trạng nguy kịch được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông thì bên phía Triều Tiên chỉ đưa ra báo cáo được Kim Jong Un phê duyệt hoặc điện báo chúc mừng, còn bản thân ông vẫn “bặt vô âm tính”.
Ông Thae Yong Ho – cựu phó đại sứ của Bắc Triều Tiên ở Anh Quốc – nói với Reuters rằng, trong quá khứ khi giới quan sát đưa ra những nghi vấn về ông Kim Jong Un, các quan chức Triều Tiên ngay lập tức sẽ có hành động phản biện chứng minh ông ta vẫn còn sống và “khỏe mạnh”, nhưng lần này lại im ắng một cách lạ thường.
Ông nhấn mạnh rằng sự vắng mặt của Kim Jong Un tại “Lễ hội Mặt trời” vào ngày 15/4 là trường hợp chưa từng có trước đây. Giới quan sát bên ngoài nhìn nhận điều này có thể chứng minh rằng sức khỏe ông Kim thực sự có vấn đề.
Vài ngày trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai trả lời rằng ông biết tình hình của ông Kim Jong Un và hy vọng ông Kim “khỏe mạnh”. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng điều này dường như ngụ ý rằng Kim Jong Un vẫn còn sống, nhưng đang bị bệnh nặng.
Tuy nhiên, cũng có nhiều nguồn tin từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc nói rằng Kim Jong Un đã chết và chính quyền Triều Tiên chỉ đang cố gắng trì hoãn thông báo về cái chết của ông Kim mà thôi.
Theo Zhong Gusheng, NTDTV
Vũ Dương biên dịch
Hơn 100 người tập trung tại trung tâm thương mại
ở miền trung của Hong Kong biểu tình, bất chấp
luật cách ly xã hội trong bối cảnh coronavirus
Vào hôm thứ ba (28/4), hơn 100 người tập trung tại một trung tâm thương mại sang trọng ở Central khi các cuộc biểu tình chống chính phủ trở lại sau vài tháng, phớt lờ các biện pháp cách ly xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Họ tập trung tại trung tâm thương mại của International Financial Centre để hát bài quốc ca biểu tình Glory to Hong Kong. Họ cũng yêu cầu trả tự do cho những người bị bắt trong các cuộc biểu tình hồi năm ngoái, được khởi động bởi dự luật dẫn độ hiện được thu hồi.
Những người biểu tình cũng đánh dấu kỷ niệm đầu tiên của một cuộc diễn hành phản đối dự luật do Mặt trận Nhân quyền Dân sự tổ chức. Mặt trận tuyên bố khoảng 130,000 người tham gia diễn hành vào ngày 28 tháng 4 năm ngoái, mặc dù cảnh sát cho biết số người tham dự là khoảng 22,800.
Trước nguy cơ phải đối mặt với khoản tiền phạt 2,000 dollars Hồng Kông (258 mỹ kim) vì vi phạm các biện pháp cách ly xã hội, một người biểu tình cho biết rằng cô không lo lắng về việc nhiễm coronavirus vì cô cho rằng người Hồng Kông đủ cảnh giác. Cảnh sát tiến vào trung tâm thương mại năm phút trước khi cuộc biểu tình dự kiến bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 tối. Ít nhất hai người biểu tình bị phạt vì vi phạm các luật cách ly xã hội.
Vào hôm Chủ nhật (26/4), khoảng 300 người tập trung tại Taikoo Shing cho một cuộc biểu tình ca hát tương tự, trong đó cảnh sát đưa ra khoảng 40 khuyến cáo cho người biểu tình vì vi phạm các biện pháp cách ly xã hội, là các biện pháp cấm các cuộc tụ họp công cộng lớn để kiềm chế sự lây lan của coronavirus. (BBT)
Chuyên gia nghi TQ viện trợ Covid-19 để ngăn chỉ trích ở Biển Đông
Một chuyên gia Philippines nhận định, Trung Quốc dường như đang dùng các khoản viện trợ dịch Covid-19 để ngăn các quốc gia chỉ trích về hành động của nước này ở Biển Đông.
Hãng tin ABS-CBN ngày 27/4 dẫn lời chuyên gia Jay Batongbacal, Giám đốc Viện UP về các vấn đề hàng hải và luật biển (Philippines), nói rằng hành động viện trợ của Trung Quốc trong dịch Covid-19 dường như có mục đích ngăn các nước nhận hỗ trợ chỉ trích các hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ông Batongbacal cũng nhận định, Bắc Kinh dường như lợi dụng tình hình các nước đang đối phó với dịch để thực hiện kế hoạch mở rộng kiểm soát với khu vực biển giàu tài nguyên.
Chuyên gia trên nói Trung Quốc đang sử dụng việc hợp tác chống dịch như một cách làm nhằm tác động tới việc các quốc gia phản đối hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra cùng lúc với các hoạt động hỗ trợ y tế và đề nghị hợp tác chống dịch.
Tuần trước, Philippines đã gửi công hàm ngoại giao liên quan tới vụ Trung Quốc bị cáo buộc chĩa súng radar vào tàu của hải quân Philippines trên Biển Đông hồi tháng 2. Ngoài ra, một công hàm khác nhằm phản đối động thái của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố phi lý liên quan tới cái gọi là “lãnh thổ ở tỉnh Hải Nam”.
Ông Batongbacal cho rằng có “một sự nhạy cảm về mặt thời gian” liên quan tới việc Manila gửi công hàm cho Bắc Kinh vì thời điểm vừa qua Trung Quốc đã gửi viện trợ, đội ngũ bác sĩ sang giúp Philippines chống dịch. Chính vì vậy, chuyên gia này cho rằng Manila dường như đã chờ nhận được sự hỗ trợ trước khi có thể phát đi thông tin về việc phản đối hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Về vụ việc Trung Quốc chĩa súng vào tàu Philippines diễn ra hồi tháng 2, theo ông Batongbacal, đây được xem là sự leo thang chưa từng có trong lịch sử tranh chấp hàng hải giữa 2 quốc gia.
“Chúng tôi chưa từng thấy những hành động chống lại Philippines như vậy cho tới năm nay. Đây được xem là hành vi thù địch, một hành vi gây hấn. Hành động như vậy có thể gây tác động lớn về mặt ngoại giao”, ông Batongbacal nhận xét.
“Trung Quốc biết rằng làm như vậy là sai và họ đã làm như thế với tàu của Philippines. Và cũng có một số thông tin rằng đây có thể không phải lần đầu tiên họ làm vậy”, ông Batongbacal nói.
Ông Batongbacal cho rằng các quốc gia ở Biển Đông cần phải bác bỏ các tuyên bố phi pháp của Trung Quốc về việc thành lập đơn vị hành chính ở Biển Đông và các nước này nên tiếp tục các hoạt động trên khu vực, cũng như phản đối về mặt ngoại giao đối với các hành vi phi pháp của Bắc Kinh.
TQ luôn lợi dụng thời điểm thế giới phức tạp để lấn tới trên Biển Đông
Quá khứ và hiện tại cho thấy Trung Quốc luôn tìm cách lợi dụng thời điểm có những biến động trên thế giới để từng bước lấn tới ở Biển Đông. Ngược lại, Biển Đông trong nhiều thời điểm cũng bị lợi dụng để làm dịu bớt những thách thức nội tại mà Trung Quốc gặp phải.
Lịch sử chứng minh cách hành xử “thừa nước đục thả câu” của Trung Quốc
Những ngày này, dư luận quốc tế đã nhiều lần vạch rõ âm mưu của Trung Quốc lợi dụng tình hình thế giới đang phải tập trung đối phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp (Covid-19) để đẩy nhanh mục tiêu “độc chiếm Biển Đông”. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc hành xử theo cách “thừa nước đục thả câu”.
Lịch sử tranh chấp ở Biển Đông cho thấy rõ điều đó. Năm 1956, lợi dụng việc Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ và buộc phải ký hiệp định Geneve rút khỏi Đông Dương, Trung Quốc đã bí mật đưa quân ra chiếm phía Đông quần đảo Hoàng Sa, trong đó có đảo Phú Lâm hiện được Trung Quốc coi là thủ phủ của cái họ gọi là thành phố Tam Sa.
Năm 1974, lợi dụng việc Mỹ rút khỏi Việt Nam sau khi ký Hiệp định Paris và quân đội chính quyền Sài Gòn phải đối phó với cuộc tiến công của lực lượng vũ trang của Chính phủ cách mạng lâm thời cộng
hòa miền Nam Việt Nam, Trung Quốc dùng không quân và hải quân chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Trước năm 1988, Trung Quốc không hề có một miếng đất nào ở Trường Sa. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1988, Trung Quốc thường xuyên cho tàu cá có vũ trang và tàu trinh sát khảo sát quần đảo Trường Sa. Lợi dụng khó khăn của Việt Nam phải đối mặt với các cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam, tháng 3-1988, Trung Quốc đưa quân chiếm một số đá, bãi ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, biến các bãi đá chiếm đóng trái phép ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo. Trước sự lo ngại của dư luận các nước, năm 2015, Trung Quốc tuyên bố không có kế hoạch quân sự hóa các đảo này. Thế nhưng trên thực tế, lợi dụng các nước lớn tập trung vào vấn đề nội bộ, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc quân sự hóa các đảo nhân tạo, biến nơi đây thành các cơ sở quân sự với sự có mặt của máy bay ném bom, tên lửa đất đối không, các trạm radar…
Giáo sư Alexander Vuving thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương nhận định: “Nếu như các nước phương Tây, cụ thể là Liên minh châu Âu và Mỹ bị sa lầy trong các vấn đề nội bộ, bị phân tán sức lực, không thể can thiệp vào câu chuyện ở Biển Đông, thì Trung Quốc sẽ tìm thế chủ động và tiến nhanh hơn. Và bây giờ chúng tôi thấy mọi việc diễn ra đúng như vậy”.
Trở lại những vụ việc căng thẳng mà Trung Quốc gây ra trên Biển Đông vào thời điểm thế giới đang căng mình chống Covid-19, nhà nghiên cứu Collin Koh, thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam (Singapore) nhận định: “Trung Quốc đang tận dụng triệt để đại dịch với niềm tin là những gì họ đang làm sẽ không vấp phải sự phản đối nào hoặc phản đối yếu ớt từ các bên ở Biển Đông”.
Không những thế, các chuyên gia phân tích còn cho rằng, Trung Quốc thậm chí đang lợi dụng việc làm “nóng” vấn đề Biển Đông để hút sự chú ý của dư luận nhằm làm dịu bớt sự chỉ trích cả trong và ngoài nước về những chậm trễ cũng như thiếu minh bạch trong việc đối phó với Covid-19.
Không thể mơ hồ với âm mưu nhất quán “độc chiếm Biển Đông”
Những diễn biến mới nhất ở Biển Đông một lần nữa làm rõ thêm tham vọng của Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc đã đe dọa nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Những hành động đó phải bị lên án và ngăn chặn, bởi nếu không, nó có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Việc Trung Quốc sẵn sàng lợi dụng cả đại dịch Covid-19 để gây căng thẳng ở Biển Đông cho thấy âm mưu “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc là nhất quán và đây là điều không ai có thể mơ hồ. Chiến thuật của Trung Quốc là từng bước biến thứ không phải của mình thành thứ tranh chấp, rồi biến thứ tranh chấp thành của riêng mình. Để đối phó, chúng ta phải thường xuyên cảnh giác. Trong đấu tranh, quan điểm của chúng ta là kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Muốn làm được việc đó, điều quan trọng đầu tiên là phải nắm bắt kịp thời mọi động thái gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Từ đó, chúng ta mới có thể chủ động lên tiếng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc. Việc cung cấp chi tiết, cập nhật thường xuyên hiện trạng hoạt động phi pháp của Trung Quốc và cũng như các luận điểm mới của Bắc Kinh sẽ giúp người dân trong nước và bạn bè quốc tế biết về hoạt động bất hợp pháp và âm mưu lâu dài của Trung Quốc, cũng như những hoạt động đấu tranh của Việt Nam.
Thế mạnh của Việt Nam là tính chính nghĩa. Vì thế, khi chủ động truyền bá quan điểm đúng đắn của mình ra thế giới, công khai trên các diễn đàn quốc tế, Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ rộng lớn của cộng đồng quốc tế. Một khi thế giới đồng loạt lên tiếng chỉ trích những hành vi sai trái, gây mất an toàn, an ninh ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy tham vọng của mình.
Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ, Việt Nam còn có thể tận dụng nhiều diễn đàn đa phương, từ Hội nghị cấp cao ASEAN, Cấp cao Đông Á, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN (ARF)… để thúc đẩy thảo luận đa phương về vấn đề Biển Đông”.
Covid-19: Hy vọng đến từ vac-xin «made in China»?
Thanh Phương
Sinovac Biotech, được thành lập năm 2001, là một trong bốn viện bào chế của Trung Quốc được phép tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng một loại vac-xin ngừa Covid-19. Theo hãng tin AFP, tuy vac-xin của tập đoàn tư nhân này chưa thật sự chứng minh hiệu quả, Sinovac Biotech tuyên bố sẵn sàng sản xuất 100 triệu liều vac-xin hàng năm để chống virus corona chủng mới, xuất phát từ Trung Quốc cuối năm 2019 và nay đã lan ra toàn thế giới.
trường một loại vac-xin ngừa cúm heo H1N1 vào năm 2009. Vaccin mà Sinovac Biotech đã đặt tên là “ Coronavac” hiện đang được thử nghiệm. Tuy vac-xin hãy còn lâu mới được cấp phép, nhà sản xuất phải chứng minh là họ có khả năng sản xuất với quy mô lớn và cung cấp các lô hàng cho cơ quan chức năng kiểm tra. Cho nên tập đoàn này phải khởi động sản xuất ngay cả trước khi kết thúc các cuộc thử nghiệm.
Mặc dù hơn cả trăm viện bào chế trên thế giới đang đua nhau chế tạo vac-xin ngừa Covid-19, nhưng hiện chỉ có chưa tới 10 trong số này tiến hành thử nghiệm trên người.
Đó là trường hợp của Sinovac Biotech. Sau khi đạt được các kết quả mà họ cho là đáng khích lệ trên loài khỉ, tập đoàn này lần đầu tiên đã thử nghiệm vac-xin “Coronavac “ trên 144 người tình nguyện vào giữa tháng 4 tại tỉnh Giang Tô. Tuy nhiên, Sinovac Biotech không cho biết là đến khi nào họ mới có thể đưa vào thị trường vac-xin này.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiến trình sản xuất một loại vac-xin có thể mất từ 12 đến 18 tháng. Trả lời hãng tin AFP, ông Meng Weining, giám đốc đặc trách các vấn đề quốc tế của Sinovac Biotech, hy vọng là cuối tháng Sáu năm 2020 họ sẽ đạt được các kết quả đầu tiên về sự an toàn của thuốc phòng ngừa này, trong khuôn khổ các thử nghiệm giai đoạn 1 và 2.
Để bảo đảm tính hiệu quả của vac-xin, sau đó phải tiến hành các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3. Vấn đề là hiện nay có rất ít ca lây nhiễm mới tại Trung Quốc. Cho nên, Sinovac Biotech đang liên lạc với nhiều nước châu Âu và châu Á để tiến hành thử nghiệm trên hàng ngàn người khác ở những nước này.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200430-trung-quoc-bao-che-vac-xin-virus-corona
Ấn Độ đề nghị các bang ngừng sử dụng bộ xét nghiệm từ TQ
Cơ quan nghiên cứu y tế Ấn Độ đề nghị các bang ngừng sử dụng bộ xét nghiệm Covid-19 mua từ Trung Quốc vì cho ra kết quả không đồng nhất.
Theo Reuters, Ấn Độ đã đặt hàng hơn nửa triệu bộ kit xét nghiệm Covid-19 từ Trung Quốc trong tháng này để tăng cường năng lực xét nghiệm của Ấn Độ.
Tuy nhiên, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) cho biết một số bang đã phàn nàn về chất lượng của các bộ kit xét nghiệm mua từ hai công ty của Trung Quốc và muốn trả lại lô thiết bị này.
“ICMR cũng đã tiến hành đánh giá các bộ kit xét nghiệm của Công ty Công nghệ sinh học Wondfo Quảng Châu và Công ty Công nghệ chẩn đoán Livzon Chu Hải. Các kết quả cho thấy có nhiều sự thay đổi về độ nhạy của các thiết bị này, mặc dù ban đầu chúng được hứa hẹn sẽ hoạt động hiệu quả chức năng theo dõi”, thông báo của ICMR cho biết.
“Xét theo góc độ này, các bang được khuyến cáo ngừng sử dụng các bộ kit xét nghiệm được mua từ các công ty trên và trả lại chúng cho các nhà cung cấp”, thông báo cho biết thêm.
Chính quyền bang Rajasthan, phía tây Ấn Độ ngày 21/4 thông báo sẽ không sử dụng bộ kit xét nghiệm nhanh do Trung Quốc sản xuất, vì độ chính xác của thiết bị này trong việc xét nghiệm các ca Covid-19 chỉ đạt 5,4%, trong khi tỷ lệ chính xác được kỳ vọng là 90%.
Các bộ kit xét nghiệm nhanh của Trung Quốc tại bang Tây Bengal, Ấn Độ cũng bị thu hồi sau khi các thiết bị này cho ra những kết quả chưa rõ ràng. Chính quyền Tây Bengal cho biết các bộ xét nghiệm lỗi của Trung Quốc buộc giới chức bang này phải tiến hành xét nghiệm thêm, từ đó làm chậm lại quá trình chẩn đoán Covid-19.
Trước đó, truyền thông địa phương đưa tin hàng chục nghìn bộ đồ bảo hộ xuất xứ từ Trung Quốc được cho là không đạt tiêu chuẩn và không thể sử dụng tại Ấn Độ. Trong 170.000 bộ đồ bảo hộ Trung Quốc được đưa tới Ấn Độ hôm 5/4, có 50.000 bộ bị đánh giá không đạt chất lượng yêu cầu.
Ấn Độ, đất nước 1,3 tỷ dân, cho đến nay ghi nhận 939 ca tử vong và 29.451 ca mắc Covid-19. Trong khi đó, số ca tử vong tại Trung Quốc được ghi nhận hơn 4.600 người, còn số ca nhiễm cũng vượt 82.800 người.
Ngoài Ấn Độ, Tây Ban Nha đã khởi động việc đòi lại khoản tiền đã trả để đặt mua 640.000 bộ xét nghiệm Covid-19 từ công ty Trung Quốc Bioeasy, sau khi phát hiện chất lượng của các sản phẩm này không đạt yêu cầu.
Hồi tháng 3, Tây Ban Nha thông báo lô hàng bộ xét nghiệm nhanh của Bioeasy không cho tỉ lệ chính xác là 80% như quảng cáo mà chỉ là 30%. Điều này đồng nghĩa với việc các xét nghiệm có khả năng cao sẽ bỏ sót người nhiễm virus.
Trong khi đó, Anh đã trả 20 triệu USD cho 2 công ty Trung Quốc để mua 2 triệu bộ xét nghiệm Covid-19, nhưng rốt cuộc vẫn không sử dụng được. Giới chức Anh đang tìm cách để lấy lại một phần tiền đã trả cho phía Trung Quốc, sau khi phát hiện các bộ xét nghiệm này không đủ chính xác để có thể sử dụng.
Ngoài ra, Phần Lan, Hà Lan, Mỹ, Séc, Slovakia, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia, Philippines và Australia đều lên tiếng về các sản phẩm y tế không đạt tiêu chuẩn từ Trung Quốc, thậm chí một số nước đòi trả lại hàng.