Tin Việt Nam – 20/04/2020
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị xử y án 11 năm tù
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội trong phiên phúc thẩm diễn ra sáng 20/4 tại Nghệ An, đã tuyên y án án 11 năm tù giam và phạt quản chế 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù với thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh.
Ông Tĩnh bị xét xử với tội danh, theo cáo trạng là “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Trả lời BBC News Tiếng Việt, luật sư bào chữa Đặng Đình Mạnh cho biết sau khi nghe tuyên án, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã vung tay nói: “Đây là một lũ bất nhân đã làm ra phiên tòa bất công.”
Ông cho biết thêm: “Phiên tòa diễn ra rất chóng vánh, chỉ tầm 2 tiếng rưỡi. Tôi có cảm giác là họ muốn làm cho xong việc của họ thôi, chứ không phải để tìm ra sự thật.”
Ông Mạnh nói mình đã trình bày hết quan điểm bào chữa và “họ tỏ ra chú ý lắng nghe”. “Tuy nhiên, sau đó họ nói phần bào chữa của luật sư là không đủ cơ sở để xem xét và họ bác hết tất cả,” ông cho biết thêm.
Về bản án, luật sư Mạnh đánh giá:
“Tôi cho rằng đây là bản án bất công với anh Nguyễn Năng Tĩnh. Về phía anh Tĩnh, anh chỉ thực hiện cái quyền tự do ngôn luận của mình. Nếu như anh ấy có phê phán chính sách, hoặc phê phán một cán bộ lãnh đạo nào đó, thì điều đó cũng nằm trong cái quyền của người dân. Thế nhưng, người ta lại cho rằng anh ấy tuyên truyền chống nhà nước.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng cho biết đã hướng dẫn cho thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh về các bước tiếp theo, chẳng hạn thủ tục kháng nghị giám đốc thẩm. “Nhưng quyền quyết định thuộc về anh ấy. Chúng tôi chỉ cho anh ấy biết là còn có thể làm được những gì,” luật sư Mạnh nói thêm.
Trên Facebook cá nhân, vợ ông Nguyễn Năng Tĩnh, bà Nguyễn Thị Tình cho biết ông đã tuyệt thực tại trại tạm giam Nghi Kim trong 46 ngày (từ ngày 3/03/2020 – 17/04/2020).
Bà Tình viết: “Thật sự bản án vô cùng bất công, phiên tòa diễn ra như vở tuồng ngay lúc đại dịch Covid-19 toàn cầu”.
Trước đó, vào tháng 11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt thầy giáo Tĩnh cùng tội danh trên với mức án 11 năm tù giam; phạt quản chế 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Cho rằng mình bị oan, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã làm đơn kháng cáo bản án sơ thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm ban đầu dự kiến diễn ra vào ngày 18/3 nhưng sau đó đã bị hoãn lại do dịch bệnh COVID-19 và được chuyển tới sáng 20/4.
Theo báo Nghệ An, Hội đồng xét xử phiên phúc thẩm nhận định việc tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Năng Tĩnh về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.
Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976, cư trú tại xóm 6, xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An, là giáo viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An. Ông từng được biết đến qua một số clip dạy học trò hát các nhạc phẩm bị cấm kỵ tại Việt Nam như: “Trả lại cho dân”, “Việt Nam tôi đâu”…
Thầy giáo dạy trò bài hát ‘Trả lại cho dân’ bị khởi tố
Blogger Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù
Đâu là ‘vùng cấm’ của xã hội dân sự Việt Nam?
Ngày 27/5/2019, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam ông về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Khoản 1, Điều 117, Bộ luật Hình sự. Việc khởi tố này liên quan tới hành vi chia sẻ các bài viết trên trang mạng xã hội Facebook của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh.
Tại phiên tòa sơ thẩm, những lời nói cuối cùng của ông, được ghi lại như sau:
“Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc”.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52351096
Gia đình đưa thi thể người thân lên trụ sở xã
yêu cầu làm rõ nguyên nhân cái chết
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 18 tháng 4 năm 2020 loan tin, người thân của ông Võ Văn Tư, 46 tuổi, ở xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam đã đưa thi thể ông Tư lên trụ ở Uỷ ban xã Bình Giang để yêu cầu nhà cầm quyền làm rõ cái chết của thân nhân mình. Sự việc đã khiến hàng trăm người dân trong vùng kéo lên Uỷ ban xã để theo dõi.
Đại tá Trần Văn Xuân, Trưởng công an huyện Thăng Bình nói với báo Vietnamnet rằng, sáng ngày 15 tháng 4, sau khi nhận được tin báo của người nhà ông Tư, 3 công an xã Bình Giang đã đến nhà yêu cầu ông Tư lên trụ sở nhưng ông Tư đang uống rượu, và không chịu đi. Lúc này, công an xã vứt chai rượu của ông Tư và không cho ông uống, nên ông Tư lao vào 3 viên công an.
Ngay sau đó, 1 viên công an còng tay ông Tư lại để đưa đi. Tuy nhiên, khi ra trước sân nhà, ông Tư dùng dằng khiến ông bị trượt chân, đầu đập xuống sân. Vì vậy, công an xã đưa ông Tư đến trạm y tế xã khám, rồi cho ông về nhà.
Đến ngày 16 tháng 4, ông Tư đau nặng nên người nhà đưa đi cấp cứu. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 17 tháng 4, ông Tư tử vong. Đến 6 giờ tối ngày 17 tháng 4, vì quá bất mãn nên người thân ông Tư đưa thi thể ông lên trụ sở Uỷ ban xã để yêu cầu làm rõ cái chết của ông. Sự việc kéo dài đến 11 giờ đêm cùng ngày thì gia đình mới đưa thi thể ông Tư về.
Trên đây mới chỉ là thông tin một chiều từ nhà cầm quyền địa phương về sự việc, và báo Vietnamnet không có bất kỳ một thông tin gì từ phía thân nhân người bị nạn.
An Nhiên
Thêm 1 người dân Đồng Tâm bị bắt
Thêm 1 người dân xã Đồng Tâm bị lực lượng chức năng bắt giữ theo như thông tin của người dân cùng địa phương cho biết vào ngày 19 tháng 4. Đây là nơi từng xảy ra vụ hằng ngàn cảnh sát cơ động và lực lượng chức năng tấn công vào tối ngày 9 tháng 1 vừa qua, giết chết Cụ Lê Đình Kình và bắt đi hơn 20 người dân.
Theo tin từ người dân địa phương thì người bị bắt mới nhất là người con trai của bà Bùi Thị Đục. Bà này cũng đã bị bắt giữ trong số 28 người mà cơ quan chức năng bắt giữ qua vụ Đồng Tâm vào ngày 9 tháng 1 như vừa nêu.
Một nhà hoạt động theo dõi sát diễn tiến vụ việc Đồng Tâm, ông Trịnh Bá Phương, vào chiều tối ngày 20 tháng tư cho biết như sau:
“Vào tối ngày 19 tháng 4, anh Nguyễn Văn Chung đã bị bắt. Lúc đó anh ấy đang phụ xe trong Sài Gòn và đã bị bắt trong Sài Gòn, chứ không phải là bắt tại nhà. Anh Nguyễn Văn Chung sau khi rời khỏi địa phương vào trong đó đi làm thuê, nghề phụ xe để làm thêm kiếm sống. Tối hôm qua khi mà anh ấy vẫn đang làm trong khu vực Sài Gòn, anh ấy đã bị công an đến bắt bở và đánh đập rất tàn bạo. Người dân xung quanh họ cũng chứng kiến, họ chất vất phía bên công an, thì bên công an họ giải thích rằng ‘đây là đối tượng nguy hiểm, phải bắt’.”
Tính đến nay, số người bị bắt tại Đồng Tâm với qui kết có liên quan đến việc chống lại lực lượng chức năng để giữ đất lên đến 29 người.
Cũng vào ngày 20 tháng 4, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Chính phủ Việt Nam có cuộc làm việc với thủ đô Hà Nội. Một trong những yêu cầu được ông Phúc đưa ra khi kết luận cuộc làm việc với lãnh đạo Đảng và chính quyền thủ đô là ở xã Đồng Tâm cần củng cố hệ thống chính trị tốt hơn nữa; củng cố lòng dân, phát triển và xây dựng nông thôn mới.
Hai phụ nữ Việt bị bắt
vì các bài viết ‘chống nhà nước’ trên Facebook
Hai phụ nữ ở đồng bằng sông Cửu Long vừa bị bắt giam vì đăng tải, chia sẻ những bài viết được cho là “chống chính quyền” trên mạng xã hội Facebook.
Hôm 18/04, nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ, 38 tuổi, bị công an tỉnh Hậu Giang bắt giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự, theo kênh truyền hình An ninh TV của Bộ Công an.
Theo quan sát của VOA, bản tin của ANTV của bộ Công an cho thấy chính quyền đã đọc lệnh bắt và lục soát nhà của Thủy, trong đó có tịch thu một số khẩu trang có in hình “No U.”
Kênh này cho biết bà Đinh Thị Thu Thủy từ 2018 đến nay đã mở nhiều tài khoản Facebook rồi đăng tải, chia sẻ hàng trăm tài liệu “tuyên truyền, xuyên tạc, vu khống, nói xấu chế độ, hạ uy tín, bôi nhọ danh dự lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng chống đối; tung tin đồn thất thiệt, gây mang hoang trong nhân dân.”
Trang Người Bảo vệ Nhân quyền hôm 19/04 viết: “Chị Thuỷ từng tham gia biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn vào ngày 10/6/2018. Khi đó, chị bị bắt, bị đánh đập và tra khảo và cuối cùng bị phạt hành chính. Trong nhiều năm gần đây, chị liên tục bị công an địa phương hạch sách vì những bài viết trên Facebook.”
Nhà hoạt động Phạm Minh Vũ nhận định trên trang Boxitvn về các bài viết của nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ: “Facebook cô đăng tải các bài viết phản biện các chính sách sai lầm của Chính phủ, và góp nhiều ý kiến, đưa ra các giải pháp mong muốn xây dựng xã hội tốt đẹp hơn. Thay vì lắng nghe ý kiến nhân dân, đáp trả những ý kiến hay cũng là nguyện vọng nhân dân ấy, nhà cầm quyền đã hành xử một cách vô nhân đạo là bắt giam cho hết nói.”
Trước đó, vào ngày 10/4, công an quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã bắt giữ bà Mã Phùng Ngọc Phú, 28 tuổi, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo truyền thông trong nước, trong thời gian xảy ra dịch bệnh, bà Phú đã lấy nhiều bài viết không đúng sự thật về tình hình dịch bệnh trong nước mà không qua kiểm chứng rồi đăng tải lên Facebook cá nhân.
Bà bị cho là sử dụng tài khoản Facebook “James Ng” để viết và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung chỉ trích chính quyền và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, theo báo Dân Trí.
Trang thông tin của Viện Kiểm Sát Cần Thơ loan tin rằng bà Phú dùng tài khoản “James Ng” để “tham gia bình luận trong 07 bài viết do các tài khoản Facebook “Hoang Thanh Tam Tran” và ‘Emily Page-Le” đăng tải, nội dung các bình luận bôi nhọ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.”
Trưởng phòng Cục Thuế Thanh Hoá nhảy cầu tự tử
Hiểu Minh
Tối 19/4, Công an tỉnh Thanh Hóa xác nhận thông tin ông Lê Đăng Giang (sinh năm 1972), Trưởng phòng Kiểm tra 3, Cục Thuế Thanh Hóa nhảy cầu tự tử.
Tối cùng ngày, người dân phát hiện một người đàn ông đi xe máy lên cầu Nguyệt Viên đoạn bắc qua sông Mã trên địa bàn TP. Thanh Hóa đã nhảy cầu tự tử để lại xe máy trên cầu cùng với lá thư tuyệt mệnh.
Xác nhận với Pháp Luật TP. HCM, một nguồn tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, người đàn ông tự vẫn được xác định người nhảy cầu là Trưởng phòng Thanh tra Kiểm tra 3.
Theo nguồn tin này cho hay, chiều nay ông G. cùng vợ cùng nhau đi chơi rồi sau đó trở về nhà cùng nhau ăn cơm với gia đình bình thường. Tuy nhiên, sau đó ông Giang đi xe máy ra cầu Nguyệt Viên để lại tờ giấy trên xe máy và dặn vợ con có bệnh hiểm nghèo không chữa được.
Trả lời Vietnamnet, lãnh đạo Cục Thuế cho hay, ông Giang là người hiền lành, rất tập trung vào công việc. Thời gian làm việc không ai biết ông bị bệnh hiểm nghèo. Ông Giang có vợ và 2 con, con đầu đang học đại học.
Đến 22h30 cùng ngày, đội cứu hộ vẫn chưa tìm thấy ti thể ông Giang.
https://www.dkn.tv/thoi-su/truong-phong-cuc-thue-thanh-hoa-nhay-cau-tu-tu.html
Cựu Giám đốc bỏ trốn
trong vụ án ông Nguyễn Thành Tài
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, 62 tuổi, người bị cáo buộc từng đề xuất Cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài giao gần 5.000 m2 đất tại trung tâm quận 1 trái luật, gây thiệt hại 248 tỷ đồng, hiện đang trốn truy nã tại Hoa Kỳ.
Tin ngày 20/4 từ truyền thông trong nước cho biết, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, cựu Giám đốc Công ty Quản lý nhà thành phố Hồ Chí Minh được xác định đã ký nhiều công văn tham mưu, đề xuất ông Nguyễn Thành Tài về việc cho thuê khu đất số 8-12 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quận 1 với tổng diện tích gần 4.900m2.
Bộ Công an khởi tố và ra lệnh bắt giam bà Nguyễn Thị Thu Thủy ngày 7/10/2019, nhưng trước đó bà đã sang Mỹ với lý do “chữa bệnh” từ năm 2018.
Bà Thủy đã đưa đơn cho gia đình bà nhờ luật sư Nguyễn Thành Sơn thuộc Đoàn luật sư Hà Nội thay bà làm việc với cơ quan điều tra và bảo vệ quyền lợi khi vụ án được đưa ra xét xử.
Báo trong nước cho hay Luật sư Sơn đã sang Mỹ, liên hệ với Tổng lãnh sự quán Việt Nam để tiếp xúc với thân chủ nhưng không gặp được bà.
Vào ngày 18/4 vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an gửi Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đề nghị truy tố Cựu Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài cùng các đồng phạm do những sai phạm trong vụ án thất thoát tài sản nhà nước khi cho thuê khu đất số 8-12 Lê Duẩn, phường Bến Nghé, quân 1.
Mới đây, hàng loạt cán bộ thành phố Hồ Chí Minh cũng vừa bị kỷ luật.
Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng uỷ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên, nhiệm kỳ 2015-2020 vừa bị kỷ luật cảnh cáo do đã buông lỏng, thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát dẫn đến sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai, quản lý tài chính, gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Ngoài ra, ông Lê Việt Hùng, Phó Bí thư Đảng ủy, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dược Sài Gòn cùng với ông Nguyễn Huy Quang, đảng ủy viên, Phó Tổng giám đốc công ty và 2 kiểm soát viên Dược Sài Gòn; ông Hoàng Như Cương, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy nhiệm kỳ 2015-2020, nguyên Phó trưởng Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cũng vừa bị kỷ luật do những sai phạm trong quản lý nhà nước.
Bot Ninh Xuân bị ném bom xăng
sau thời gian phản đối thu phí bất thành
Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 18 tháng 4 năm 2020 loan tin, ông Nguyễn Đức Trọng, Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, một thành viên Cico 501 BOT QL26 cho biết, vào lúc 8 giờ 47 phút tối ngày 17 tháng 4, trạm thu phí BOT Ninh Xuân, thuộc tỉnh Khánh Hoà đã bị ném 2 quả bom xăng.
Theo ông Trọng, 2 quả bom xăng được ném liên tiếp rơi xuống làn thu phí thứ 3, không trúng cabin thu phí, và may mắn không ai bị ảnh hưởng. Ngay sau đó, hộp kỹ thuật của trạm, bên cạnh nhà điều hành trạm thu phú đã bị cháy đen.
Trước đó, vào ngày 16 tháng 12 năm 2019, trạm BOT Ninh Xuân trên quốc lộ 26, đoạn qua thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà bắt đầu đi vào hoạt động và thu tiền các tài xế. Ngay lập tức trong ngày thu phí đầu tiên này, nhiều người dân và tài xế đã tập trung tại trạm BOT để phản đối vì cho rằng trạm đặt ở vị trí không hợp lý. Được biết, trong vài năm trở lại đây, nhiều tài xế ở Việt Nam đã liên tục thực hiện hành động phản kháng dân sự để phản đối những trạm BOT bất hợp lý nhằm bóc lột túi tiền của người dân.
Trước hành động này, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã phải thừa nhận các trạm BOT thu không đúng hoặc đặt sai vị trí. Dù thừa nhận sai, nhưng nhà cầm quyền vẫn bảo kê cho các trạm BOT hoạt động, đồng thời bắt bỏ tù những tài xế đứng đầu trong công cuộc phản đối sự bất công.
An Nhiên
https://www.sbtn.tv/bot-ninh-xuan-bi-nem-bom-xang-sau-thoi-gian-phan-doi-thu-phi-bat-thanh/
Đề nghị Bộ Công an điều tra tiêu cực
khi đăng ký xuất khẩu gạo lúc nửa đêm
Bộ Tài chính đã có công văn đề nghị Bộ Công an điều tra nghi vấn tiêu cực của công chức, cơ quan hải quan trong việc mở tờ khai xuất khẩu gạo lúc 0 giờ ngày 12/4/2020.
Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 20/4, và cho biết trong công văn gửi Bộ Công an, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng có trích dẫn thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết trong thời gian từ 0 giờ đến 6 giờ 15 ngày 12/4, đã có 38 doanh nghiệp đăng ký 519 tờ khai xuất khẩu, với số lượng gạo đã đăng ký tờ khai xuất khẩu gần 400.000 tấn, trong đó có 1 doanh nghiệp đã đăng ký xuất khẩu 102 tờ khai với 96.234 tấn.
Hiện các doanh nghiệp đăng ký tờ khai xuất khẩu với số lượng lớn hơn 10,57 tấn thì không được hệ thống tiếp nhận, vì hạn ngạch xuất khẩu gạo chỉ còn 10,57 tấn.
Trước đó, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xác minh thông tin báo chí, mạng xã hội và doanh nghiệp phản ánh về nghi vấn công chức hải quan, cơ quan hải quan can thiệp đối với việc mở tờ khai xuất khẩu gạo.
Cũng tin liên quan, hôm 20/4, các chuyên gia có đề nghị, để việc xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả thì nên vận hành theo cơ chế thị trường và sử dụng nhiều công cụ như đánh thuế xuất khẩu gạo.
Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, mọi ngành đều khó khăn, thì tín hiệu tốt của thị trường lúa gạo là quý giá, cần phải tận dụng để giúp nông dân vượt qua khó khăn.
Theo ông, đặt ra vấn đề kiểm soát trong tình huống dịch bệnh này là đúng, nhưng tốt nhất là không ‘xin – cho’ mà hãy để hạt gạo tự vận hành theo cơ chế thị trường.
Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam những ngày vừa qua là quá vội vã, khiến cho nhiều doanh nghiệp bị động, bất ngờ.
Theo ông, lo lắng gạo xuất khẩu nhiều sẽ ảnh hưởng an ninh lương thực, và đẩy giá trong nước lên, là đúng. Nhưng để điều tiết trước thị trường như hiện nay, nên có chính sách phù hợp hơn, để cho doanh nghiệp vừa có thể thích ứng, vừa dự báo được tương lai về mặt chính sách cũng như thị trường.
Nhiều người chỉ trích
ý tưởng ‘Bộ Thanh niên’ của Chủ tịch Quốc hội
Nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói Việt Nam “nên nghiên cứu thành lập Bộ Thanh niên và Thể thao” tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 20/4. Tuy nhiên, đề xuất này nhanh chóng nhận nhiều lời chỉ trích trên mạng xã hội.
Ý tưởng về một bộ mới phụ trách các vấn đề liên quan đến thanh niên được bà Ngân đưa ra khi Ủy ban Thường vụ bàn về Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), theo báo chí trong nước.
Các bài tường thuật của báo chí Việt Nam dẫn lời Chủ tịch Ngân phát biểu rằng việc lập Bộ Thanh niên “không phải là xây dựng cơ quan mới” mà bộ sẽ hình thành từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bà Ngân nói: “Trụ sở có sẵn rồi, ngân sách cho Đoàn thanh niên như chi cho một bộ, như vậy lập bộ mới sẽ không phát sinh biên chế”, theo các báo trong nước.
Theo tìm hiểu của VOA qua trang thông tin điện tử của Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM và các trang tin trong nước, kinh phí cho hoạt động của tổ chức này lên đến trên dưới 350 tỷ đồng mỗi năm, lấy từ “nguồn ngân sách trong nước”.
Một phân tích hồi tháng 3/2019 của Luật khoa tạp chí, gồm các nhà nghiên cứu độc lập, chỉ ra rằng số tiền nhà nước chi cho Đoàn Thanh niên tương đương với chi cho một bộ.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), tỏ ý không đồng tình hoặc chỉ trích ý tưởng của bà Ngân trên trang cá nhân của họ hoặc trong hai diễn đàn lớn là Góc nhìn Báo chí – Công dân và Bàn luận về Kinh tế – Chính trị, có hàng trăm nghìn thành viên.
Những người chỉ trích nêu ra lo ngại rằng việc lập bộ mới sẽ làm bộ máy nhà nước càng thêm cồng kềnh trong bối cảnh “đất nước kiệt quệ lắm rồi”. Bên cạnh đó, một số người chỉ ra thực tế rằng Đoàn Thanh niên hầu như không có hoạt động gì có tính hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Nhà hoạt động vì dân chủ và tiến bộ xã hội Phạm Đoan Trang bình luận với VOA rằng việc thành lập Bộ Thanh niên là “không cần thiết”, và đưa ra phân tích về tính chất “vô bổ”, “xã hội dân sự trá hình” của Đoàn Thanh niên, mà bà gọi là “cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản”:
“Cách họ hoạt động thì ngày càng xa rời thực tế, ngày càng độc hại. Nó không khuyến khích được sự phát triển, trưởng thành của thanh niên. Sự giả dối, dối trá, đạo đức giả, v.v… nó tràn ngập trong sinh hoạt đoàn thanh niên. Những hoạt động của họ bị chính trị hóa, gắn chặt với vấn đề tư tưởng. Ví dụ, thanh niên được huy động vào các việc như là dạy chính trị, dạy trẻ em ‘ơn Đảng ơn Bác’. Rồi thì thanh niên được huy động vào việc giải tỏa ách tắc giao thông, và đặc biệt là ngăn biểu tình. Nhiều hoạt động làm thanh niên hỏng đi, chí ít ra là cũng mất thì giờ”.
Bà Phạm Đoan Trang, người từng nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới, nói với VOA rằng bà có cùng quan điểm với những người phản đối ý tưởng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về nâng cấp Đoàn Thanh niên lên thành một bộ.
Bà Trang nói thêm: “Tôi nghĩ nếu giải tán được Đoàn Thanh niên thì tốt hơn, thay vì nâng thành một bộ nữa, tốn kém ngân sách nhà nước, và tiếp tục làm mạnh thêm các công việc vô bổ, có hại của Đoàn Thanh niên từ trước tới giờ”.
Các bản tin trong nước hôm 20/4 cho hay nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước Thường vụ Quốc hội với hàm ý so sánh là nước Singapore láng giềng “chỉ có mấy triệu dân” nhưng trong chính phủ của họ “có Bộ Thanh niên và Thể thao”.
Về lời phát biểu này, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang giải thích với VOA về bản chất đằng sau việc các lãnh đạo trong nước đôi lúc so sánh Việt Nam với nước ngoài:
“Những so sánh của bộ máy lãnh đạo Việt Nam, giữa Việt Nam với nước ngoài, luôn luôn có mục đích chính trị, nhằm ru ngủ, đánh lừa dân chúng. Họ chỉ so sánh những cái có lợi cho họ để lừa thôi. Cái cần so sánh thì không so. Những gì liên quan đến tham nhũng, minh bạch, khả năng quản trị đất nước tốt, trách nhiệm giải trình, tự do, dân chủ nhân quyền, v.v… thì nhà nước Việt Nam luôn lờ đi không đem ra so sánh. Kiểu so sánh như vậy nhẹ thì gọi là thiếu lương thiện, nặng thì gọi là lưu manh”.
Công luận Việt Nam lâu nay không ủng hộ việc chi ngân sách cho các hội, đoàn thuộc sự quản lý của nhà nước do họ không thấy những lợi ích rõ rệt mà các tổ chức đó mang lại, dù chúng tiêu tốn số tiền khổng lồ từ ngân sách nhà nước.
Một nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ở Việt Nam (VERP) công bố hồi giữa năm 2016 cho thấy chi phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức quần chúng công, bao gồm cả Đoàn Thanh niên, lên đến hơn 14 nghìn tỷ đồng, quy đổi theo thời giá năm 2014.
Nhiều người chỉ trích ý tưởng ‘Bộ Thanh niên’ của Chủ tịch Quốc hội
Nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói Việt Nam “nên nghiên cứu thành lập Bộ Thanh niên và Thể thao” tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 20/4. Tuy nhiên, đề xuất này nhanh chóng nhận nhiều lời chỉ trích trên mạng xã hội.
Ý tưởng về một bộ mới phụ trách các vấn đề liên quan đến thanh niên được bà Ngân đưa ra khi Ủy ban Thường vụ bàn về Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), theo báo chí trong nước.
Các bài tường thuật của báo chí Việt Nam dẫn lời Chủ tịch Ngân phát biểu rằng việc lập Bộ Thanh niên “không phải là xây dựng cơ quan mới” mà bộ sẽ hình thành từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Bà Ngân nói: “Trụ sở có sẵn rồi, ngân sách cho Đoàn thanh niên như chi cho một bộ, như vậy lập bộ mới sẽ không phát sinh biên chế”, theo các báo trong nước.
Theo tìm hiểu của VOA qua trang thông tin điện tử của Trung ương Đoàn Thanh niên CS HCM và các trang tin trong nước, kinh phí cho hoạt động của tổ chức này lên đến trên dưới 350 tỷ đồng mỗi năm, lấy từ “nguồn ngân sách trong nước”.
Một phân tích hồi tháng 3/2019 của Luật khoa tạp chí, gồm các nhà nghiên cứu độc lập, chỉ ra rằng số tiền nhà nước chi cho Đoàn Thanh niên tương đương với chi cho một bộ.
Nhiều người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam, trong đó có tiến sĩ Nguyễn Quang A, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm), tỏ ý không đồng tình hoặc chỉ trích ý tưởng của bà Ngân trên trang cá nhân của họ hoặc trong hai diễn đàn lớn là Góc nhìn Báo chí – Công dân và Bàn luận về Kinh tế – Chính trị, có hàng trăm nghìn thành viên.
Những người chỉ trích nêu ra lo ngại rằng việc lập bộ mới sẽ làm bộ máy nhà nước càng thêm cồng kềnh trong bối cảnh “đất nước kiệt quệ lắm rồi”. Bên cạnh đó, một số người chỉ ra thực tế rằng Đoàn Thanh niên hầu như không có hoạt động gì có tính hiệu quả thiết thực cho xã hội.
Nhà hoạt động vì dân chủ và tiến bộ xã hội Phạm Đoan Trang bình luận với VOA rằng việc thành lập Bộ Thanh niên là “không cần thiết”, và đưa ra phân tích về tính chất “vô bổ”, “xã hội dân sự trá hình” của Đoàn Thanh niên, mà bà gọi là “cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản”:
“Cách họ hoạt động thì ngày càng xa rời thực tế, ngày càng độc hại. Nó không khuyến khích được sự phát triển, trưởng thành của thanh niên. Sự giả dối, dối trá, đạo đức giả, v.v… nó tràn ngập trong sinh hoạt đoàn thanh niên. Những hoạt động của họ bị chính trị hóa, gắn chặt với vấn đề tư tưởng. Ví dụ, thanh niên được huy động vào các việc như là dạy chính trị, dạy trẻ em ‘ơn Đảng ơn Bác’. Rồi thì thanh niên được huy động vào việc giải tỏa ách tắc giao thông, và đặc biệt là ngăn biểu tình. Nhiều hoạt động làm thanh niên hỏng đi, chí ít ra là cũng mất thì giờ”.
Bà Phạm Đoan Trang, người từng nhận Giải thưởng Tự do Báo chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới, nói với VOA rằng bà có cùng quan điểm với những người phản đối ý tưởng của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân về nâng cấp Đoàn Thanh niên lên thành một bộ.
Bà Trang nói thêm: “Tôi nghĩ nếu giải tán được Đoàn Thanh niên thì tốt hơn, thay vì nâng thành một bộ nữa, tốn kém ngân sách nhà nước, và tiếp tục làm mạnh thêm các công việc vô bổ, có hại của Đoàn Thanh niên từ trước tới giờ”.
Các bản tin trong nước hôm 20/4 cho hay nữ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu trước Thường vụ Quốc hội với hàm ý so sánh là nước Singapore láng giềng “chỉ có mấy triệu dân” nhưng trong chính phủ của họ “có Bộ Thanh niên và Thể thao”.
Về lời phát biểu này, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang giải thích với VOA về bản chất đằng sau việc các lãnh đạo trong nước đôi lúc so sánh Việt Nam với nước ngoài:
“Những so sánh của bộ máy lãnh đạo Việt Nam, giữa Việt Nam với nước ngoài, luôn luôn có mục đích chính trị, nhằm ru ngủ, đánh lừa dân chúng. Họ chỉ so sánh những cái có lợi cho họ để lừa thôi. Cái cần so sánh thì không so. Những gì liên quan đến tham nhũng, minh bạch, khả năng quản trị đất nước tốt, trách nhiệm giải trình, tự do, dân chủ nhân quyền, v.v… thì nhà nước Việt Nam luôn lờ đi không đem ra so sánh. Kiểu so sánh như vậy nhẹ thì gọi là thiếu lương thiện, nặng thì gọi là lưu manh”.
Công luận Việt Nam lâu nay không ủng hộ việc chi ngân sách cho các hội, đoàn thuộc sự quản lý của nhà nước do họ không thấy những lợi ích rõ rệt mà các tổ chức đó mang lại, dù chúng tiêu tốn số tiền khổng lồ từ ngân sách nhà nước.
Một nghiên cứu được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ở Việt Nam (VERP) công bố hồi giữa năm 2016 cho thấy chi phí từ ngân sách nhà nước cho các tổ chức quần chúng công, bao gồm cả Đoàn Thanh niên, lên đến hơn 14 nghìn tỷ đồng, quy đổi theo thời giá năm 2014.
Ý kiến: Bữa tiệc kinh tế
và gọng kìm TQ đối với Việt Nam
Luật sư Ngô Ngọc TraiGửi tới BBC từ Hà Nội
Tin tức nói Trung Quốc vừa công bố thành lập hai huyện đảo trên Biển Đông, để kiểm soát các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Huyện Nam Sa có cơ quan hành chính đặt trên Đá Chữ Thập mà nước này gọi là Vĩnh Thử trong Quần đảo Trường Sa, còn huyện Tây Sa đặt trụ sở hành chính tại đảo Phú Lâm thuộc Quần đảo Hoàng Sa.
Nhìn lại lịch sử ‘lấn dần’ của TQ
Từ năm 1974 Trung Quốc đã đem quân tấn công chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Trong các năm tiếp theo Trung Quốc tiếp tục chiếm thêm các đảo ở Trường Sa mà chính phủ Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Từ đó đến nay Trung Quốc liên tục bồi đắp cải tạo, xây dựng các công trình, tổ chức các hoạt động dân sự, tiến tới thiết lập các đơn vị hành chính để quản lý.
Việc này, theo quan điểm của tôi, bản thân nó là một bằng chứng cho thấy các vùng lãnh thổ này không phải là vùng lãnh nguyên của Trung Quốc, không phải là lãnh thổ đã có từ lâu đời, mà là vùng mới chiếm.
Chính vì mới có cho nên đến nay mới thành lập thêm đơn vị hành chính có tên gọi để quản lý.
Hành động này là một bước leo thang củng cố chủ quyền và quyết tâm chiếm đoạt của phía Trung Quốc.
Nhưng luật pháp và công lý không đứng về phía họ.
Kể từ Hòa ước Westphalia năm 1648, luật pháp quốc tế bước đầu được gây dựng, các quốc gia dân tộc trở thành đơn vị thành viên trong quan hệ quốc tế.
Từ đó đến nay, trải qua các cuộc thế chiến thứ nhất và thứ hai, luật pháp quốc tế ngày càng được xây dựng hoàn thiện và củng cố.
Các quốc gia phải hành xử tuân theo thông lệ tập quán, quy ước và luật pháp quốc tế.
Bởi đó, từ khi nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949 đến nay, luật pháp quốc tế đã có rồi, quãng thời gian đó đến nay Trung Quốc không phải đang sống trong một môi trường hoang dã vô pháp.
Việc chiếm đoạt lãnh thổ bằng bạo lực không là căn cứ hợp pháp để xác lập chủ quyền cho phía Trung Quốc.
Luật pháp quốc tế sẽ không chấp nhận điều đó.
Bởi nếu chấp nhận như thế thì thế giới sẽ là vô trật tự, mạnh được yếu thua, chính trị cường quyền, cá lớn nuốt cá bé.
Sau khi dân sự hóa các hoạt động phía Trung Quốc đã, đang và sẽ tiến thêm các bước là đòi hỏi có quyền được hưởng quy chế EEZ và thềm lục địa 200 hải lý như lãnh thổ đất liền.
Theo đó phía Trung Quốc sẽ chiếm quyền quản lý các vùng biển xung quanh đảo, không cho phép đánh bắt cá, tàu hàng đi ngang qua phải xin phép, không được khai thác dầu khí dưới lòng đất.
Với tính chất địa hình của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc khi đó sẽ bao quát và chiếm trọn biển Đông.
Rồi phía Trung Quốc sẽ đòi thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên bầu trời, buộc các máy bay đi ngang biển Đông sẽ phải khai báo xin phép của phía Trung Quốc.
Hành vi của Trung Quốc gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia dân tộc lâu dài của Việt Nam.
Theo tôi, căn cứ theo luật pháp quốc tế và thực tế sự việc, chính phủ Việt Nam cần tuyên bố phản đối và lên án hành vi phi pháp của phía Trung Quốc.
Yêu cầu Trung Quốc phải tôn trọng luật pháp quốc tế, khôi phục lại tình trạng các đảo như trước khi bị chiếm, giao trả lại Việt Nam các đảo đã chiếm ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Chính sách gọng kìm
Trong cuốn Hồi ký của ông Lý Quang Diệu, khi nói đến mối quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, ông có nói một đại ý rằng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ luôn kiềm chế Việt Nam.
Kiềm chế ở đây không phải là ở sự hung hăng bạo lực gây hấn mà nội dung kiềm chế ở sự phát triển và kiểm soát vâng phục.
Từ lâu nay phía Trung Quốc đã thực hiện một chính sách đầy chủ ý và đạt được sự hợp tác từ phía Việt Nam trong kết giao về kinh tế, phía Việt Nam được cung cấp nguồn nguyên phụ liệu cho gia công xuất khẩu và nguồn hàng tiêu dùng đủ các thể loại.
Trung Quốc cũng là thị trường lớn tiêu thụ lớn các mặt hàng nông sản chưa qua chế biến và khoáng sản của Việt Nam.
Theo đó, Việt Nam được cho dự phần vào bữa tiệc kinh tế thịnh vượng mà Trung Quốc tạo ra được, một thị trường tiêu thụ lớn, một tầng lớp trung lưu chi nhiều tiền cho du lịch, qua đó một loạt doanh nghiệp cỡ lớn của Việt Nam cũng phát triển theo.
Nhưng khác với mối quan hệ giữa hai thị trường liền nhau như Mỹ và Mexico, một nền kinh tế bé được hưởng lợi bên cạnh một nền kinh tế lớn, phía Mỹ không có dã tâm về lãnh thổ và là người tạo lập luật chơi công bằng.
Còn mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, bằng cách sử dụng mối liên kết kinh tế và dòng chảy thương mại vốn là sự tất yếu khách quan giữa hai nước liền kề, lãnh đạo Trung Quốc nắm được trong tay cầu dao ngắt nhịp dòng chảy thương mại, tạo ra sự phát triển hoặc ngưng trệ cho phía Việt Nam.
Đó là cách để tạo ra sự phụ thuộc và vâng phục.
Nhưng điều đó vẫn còn chưa đủ.
Hiện nay Trung Quốc đang có tham vọng thực hiện giấc mộng lớn.
Họ muốn Việt Nam trở thành một dạng như nguyên vật liệu để xây dựng công trình nước lớn của họ.
Điều đó không tránh khỏi khiến Việt Nam không còn nguyên trạng là mình, và lâm vào trình trạng bị nhào nặn bóp vỡ vụn để Trung Quốc xây dựng giấc mộng.
Hiện nay, có thể hình dung Trung Quốc đang thực hiện chính sách gọng kìm lấy sức bóp vỡ vụn Việt Nam.
Việt Nam bị tác động cả mặt phía Đông hướng ra biển và mặt phía Nam.
Ở Biển Đông Trung Quốc coi đó là vùng biển lãnh thổ của họ, gần như đang thực hiện chính sách phong tỏa đối với Việt Nam.
Họ bắt tàu ngư dân Việt Nam, không cho Việt Nam khai thác dầu khí, các tàu hải quân của Việt Nam tiến ra Biển Đông rất có thể sẽ trở thành mục tiêu tấn công của hải quân Trung Quốc.
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52338043
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52342020
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-52189706
Trung Quốc cũng phát triển một mạng lưới đập thủy điện dày đặc để thực hiện tham vọng kinh tế nông nghiệp, một việc làm tất yếu khiến các nước khác cũng làm theo để có được nước. Điều này dẫn đến hệ quả người thụ hưởng cuối dòng là đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam bị cạn trơ đáy, không còn nước, không còn phù sa bên lở bên bồi.
Không còn mùa nước nổi về với đầy ắp cá tôm cây trái, những hình ảnh thơ ca nhạc họa về một vùng đất phì nhiêu trù phú sẽ chỉ còn trong quá khứ.
Mấy chục triệu dân Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sinh kế.
Việt Nam sẽ bị bóp vỡ vụn bởi hai gọng kìm tác động đó từ cả phía Đông và phía Nam.
Ý thức hệ cộng sản chung nhau có giúp được gì?
Từ lâu nay nhiều người có quan điểm rằng lãnh đạo Trung Quốc sẽ không hành xử quá đáng với Việt Nam để khỏi bị mất đi một nước cộng sản anh em cùng chung phe hiện còn ít ỏi thành viên.
Nhưng nhận thức này đến nay cần phải xem xét lại.
Cần phải xác định rằng phía Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển giấc mộng Trung Hoa của họ lên cao nhất.
Và nếu Việt Nam là một rào cản chướng ngại thì họ sẽ dẹp bỏ ngay.
Trong trường hợp Việt Nam bị vỡ thì chính lãnh đạo Trung Quốc sẽ nói với người dân nước họ rằng điều đó chẳng quan trọng, đó chính là hành động chủ động của Trung Quốc và là bằng chứng cho thấy lãnh đạo Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển quốc gia cao hơn ý thức hệ.
Bằng cách đó họ sẽ khẳng định với dân chúng rằng đối với lãnh đạo Trung Quốc không có gì lớn hơn lợi ích dân tộc.
Cũng đừng quên rằng lâu nay Bắc Kinh đã xây dựng một chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc riêng của họ.
Theo đó, một nước Việt Nam chậm tiến lạc hậu chẳng có lợi gì về hình ảnh khi gắn với một Trung Quốc thịnh vượng vĩ đại.
Bởi người ta sẽ đặt nghi ngờ về tính đúng đắn của chủ thuyết phát triển nếu hỏi Việt Nam cũng đường lối đó tại sao lại thế?
Cho nên những nhận thức chủ quan có khi sẽ phải trả giá đắt.
Cũng đừng ai nghĩ rằng nếu Việt Nam thay đổi thì Trung Quốc sẽ mất đi vai trò khả năng chi phối đối với Việt Nam.
Ngược lại cho dù tương lai Việt Nam ra sao, thì Trung Quốc vẫn tìm cách gây ảnh hưởng tác động tới Việt Nam, đó đã là đặc tính dân tộc của phía họ rồi và vì Việt Nam là láng giềng sát cạnh.
Cho nên hiện nay, với những gì đang diễn ra, với những tập quán nhận thức từ lâu không có sự thay đổi, lãnh đạo Trung Quốc đang chịu áp lực lớn về sự suy thoái kinh tế, sụt giảm uy tín quốc tế và niềm tin dân chúng.
Khi đó không loại trừ khả năng họ sẽ coi Việt Nam là mục tiêu phải bóp vỡ, nhằm tạo ra một tình thế trạng thái nhận thức có lợi cho lãnh đạo nước họ ở trong quốc nội.
Bài thể hiện quan điểm riêng của luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52353321
Cảnh giác trước lời đe doạ của Trung Cộng
Đại Phong
Biển Đông đang “nóng” hơn
Tình hình biển Đông vẫn đang “sôi sục” bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Cộng.
Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền “khu Tây Sa” và “khu Nam Sa”ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Cộng gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe doạ.
Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 còn thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là “danh xưng tiêu chuẩn” cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo “đường lưỡi bò” và rất sát Việt Nam.
Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) ở vị trí 11 28′.7 N/110 14′ E, cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan’an Haidixiaguqun) ở vị trí 10 30′ N/109 50′ E, cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) ở vị trí 9.32′.1 N/109 44′.1 cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.
Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Cộng càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý và hành chính.
Công hàm của Trung Cộng ngày 17/4 thể hiện điều gì?
Sau khi Malaysia đệ trình hồ sơ về thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, các quốc gia liên quan đã lên tiếng. Trung Cộng gửi ngay một Công hàm ngày 12/12/2020 để phản đối Malaysia. Ngày 6/3/2020, Philippines đã gửi hai công hàm lên Liên Hợp Quốc để trình bày quan điểm của mình. Trong đó, một công hàm của Philippines đã thẳng thắn phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Cộng. Để đáp lại, ngày 23/3/2020 Trung Cộng đã ra công hàm đáp trả Philippines.
Ngày 30/3/2020, Việt Nam đã gửi Công hàm để khẳng định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối các lập luận vô lý và phi pháp của Trung Cộng trên biển Đông. Đồng thời, ngày 14/4/2020, Việt Nam cũng gửi thêm hai công hàm để đáp lại quan điểm của Malaysia và Philippines.
Ngày 17/4/2020, Trung Cộng đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Cộng, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Cộng còn nhắc lại rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Cộng tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Cộng còn cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đã luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của Trung Cộng.
Thêm nữa, Trung Cộng còn cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế vì đã có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Cộng ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Cộng.
Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Cộng có thêm một câu: “Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa” này.
Về lập luận pháp lý của Trung Cộng trong công hàm này, người viết xin sẽ trình bày và phân tích cụ thể trong những bài sau. Còn trong bài này, xin tập trung vào ngôn ngữ với hàm ý đe doạ Việt Nam.
Trong bài viết của Nguyễn Hồng Thao – Vốn là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đăng ngày 19/4/2020, tác giả đặt ra khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Điều này được suy luận bởi vì trong các công hàm đáp trả Malaysia và Philippines của Trung Cộng cùng thời gian này không có câu tương tự.
Theo sự tìm kiếm của Dự án Đại Sự ký Biển Đông, thì trong một tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Cộng ngày 22/2/1988 cũng có một câu tương tự như sau: “Phía Việt Nam phải rút khỏi các đảo và các cụm san hô này. Nếu phía Việt Nam cản trở các hành động chính đáng của Trung Cộng tại các khu vực đã nói trên, bất chấp sự nhất quán của Trung Cộng. Thì (Việt Nam) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các hậu quả phát sinh.”
Và như chúng ta đã biết, Trung Cộng tuyên bố câu này ngày 22/2/1988 thì ngày 14/3/1988 xảy ra sự kiện Hải quân Trung Cộng thảm sát lính công binh Việt Nam tại Gạc Ma. Chính vì vậy, việc cảnh giác trước các tín hiệu đe doạ sử dụng vũ lực của Trung Cộng trong thời điểm này không phải là thừa.
Các kịch bản sử dụng vũ lực của Trung Cộng
Vậy nếu Trung Cộng sử dụng vũ lực thì sẽ sử dụng vũ lực ra sao? Sau đây xin đưa ra 2 khả năng.
1. Trung Cộng sẽ nổ súng, cướp quyền kiểm soát tại 21 cấu trúc mà Việt Nam đang nắm giữ tại Trường Sa. Kịch bản này có thể xảy ra, nhưng với khả năng rất ít, bởi vì: i) Thực lực trên biển của Hải quân Trung Cộng đang càng ngày càng lớn mạnh, nhưng Hải quân Việt Nam cũng có những bước tiến về chất và lượng. Chúng ta nên biết, nếu chỉ đơn thuần so sánh tiềm lực của hai bên thì đó là sự khập khiễng. Nhưng Trung Cộng chỉ có thể mang một phần tiềm lực Hải quân của họ để chiến đấu với Hải quân Việt Nam tại đây. ii) Thế và lực của Việt Nam không phải như hồi năm 1988. Với sự lên tiếng ủng hộ Việt Nam của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cho thấy, Việt Nam hiện nay còn có sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế. iii) Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc Trung Cộng phát động một cuộc chiến. Hoa Kỳ và Trung Cộng đang trong một cuộc “thư hùng” cạnh tranh chiến lược với nhau. Với các hành động vô trách nhiệm, đểu cáng nhằm thủ lợi trong dịch COVID-19 của Trung Cộng khiến nhiều quốc gia Tây phương đã ngả về phía Hoa Kỳ. Nếu Trung Cộng gây chiến thời gian này, sẽ là dịp để cả thế giới ngả về phía Hoa Kỳ, và Trung Cộng sẽ bị cô lập. Điều này Trung Cộng không hề muốn. Cái Trung Cộng muốn là không đánh mà vẫn đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Vì thế, tình huống này khó xảy ra lúc này.
2. Tuy nhiên, Trung Cộng có khả năng sử dụng các đội tàu của mình, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển của mình để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản “bắp cải” mà Trung Cộng đã áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một hình thức mới.
Chính vì vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các tình huống xấu nhất như vậy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/be-vigilant-to-chinese-warning-04202020093342.html
Hai cán bộ trung tâm cách ly Vĩnh Long
bị đình chỉ vì “tiêu cực” trong quản lý
Thượng tá Nguyễn Hoàng Minh (Phó Chủ nhiệm Hậu cần) và Trung tá Đặng Văn Ngoan (Trưởng ban Quân y), cùng thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long, bị đình chỉ công tác để làm rõ tố cáo “tiêu cực” trong quản lý, điều hành tại khu cách ly Trường Quân sự tỉnh Vĩnh Long.
Đó là thông tin được Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời nói với truyền thông trong nước vào hôm 20/4.
Trước đó, hai cán bộ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long bị tố cáo có liên quan đến tình trạng nhậu nhẹt của một số thanh niên trong khu cách ly và tự tiện thông báo vận động tiếp nhận tiền, vật chất của người đang bị cách ly tập trung.
Người đứng đầu UBND tỉnh Vĩnh Long cho hay sẽ công bố với báo chí thông tin cụ thể sau khi tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm.
Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long cũng đã có báo cáo ban đầu về vụ việc, cho rằng đây là cách làm tự tiện của hai cán bộ chứ không có sự chỉ đạo nào từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cũng như của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Long.
Trường Quân sự tỉnh Vĩnh Long là nơi tiếp nhận 231 hành khách trên một chuyến bay từ Úc về Việt Nam hôm 23/3 để cách ly tập trung.
Công nhân đình công
vì bị chấm dứt hợp đồng do COVID-19
Gần 600 công nhân của công ty Yesum Vina tại Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 20 tháng 4 tiếp tục không làm việc do công ty thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng lao động của các công nhân này kể từ ngày 30/05 vì ảnh hưởng của dịch Coronavirus.
Mạng báo Lao Động loan tin cùng ngày dẫn thông tin từ công ty Yesum Vina cho biết vì ảnh hưởng của đại địch Coronavirus, dù công ty cũng đã tìm mọi biện pháp để khắc phục và cầm cự duy trì hoạt động, nhưng vẫn phải ngừng sản xuất nên công ty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và thời gian chấm dứt bắt đầu từ ngày 30/05/2020.
Đồng thời phía công ty Yesum Vina thông báo trước 30 ngày đối với người lao động xác định thời hạn và 45 ngày đối với người lao động không xác định thời hạn
Các công nhân của công ty cho rằng, không biết công ty chấm dứt hợp đồng lao động như vậy có đúng luật không và đề nghị công ty có sự hỗ trợ cho các công nhân bị mất việc.
Phía công ty hứa sẽ xem xét hỗ trợ với điều kiện công nhân phải tập trung làm việc, không ngừng việc, hoàn thành đơn hàng và đảm bảo đúng chất lượng ban đầu.
Theo quy định điều 38 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm việc làm. Phía cơ quan chức năng cho rằng dịch bệnh là lý do bất khả kháng nên công ty chấm dứt hợp đồng lao động là phù hợp.
Công ty Yesum Vina có 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may, thành lập năm 2006 tại khu chế xuất Linh Trung 2, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Người Chăm và mùa Covid-19 ở Việt Nam
Nhà báo Đồng Chuông TửGửi đến BBC từ Bình Thuận
Tính đến thời điểm hiện nay, dịch Covid-19 đã lấy đi sinh mạng gần 160 ngàn người, trong tổng số hơn 2 triệu người nhiễm bệnh trên toàn thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu phải “gồng mình” chống chịu dịch bệnh nguy hiểm Covid-19, thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã có số liệu chính thống về số lượng người bệnh là 268 bệnh nhân.
Cũng theo nhiều thông tin “lề phải”, nhiều bệnh nhân ở các tỉnh thành dương tính Covid-19, sau thời gian 14 ngày, thậm chí 28 ngày cách ly xã hội, ăn ở trong khu chăm sóc y tế đặc biệt, trải qua nhiều lần xét nghiệm mới, đến nay đã cho kết quả âm tính.
Từ trường hợp ủ bệnh của một chức sắc
Trong hàng trăm trường hợp nhiễm bệnh khắp Việt Nam thì trường hợp của bệnh nhân số 61 (BN61), tên B.T.Th, 42 tuổi, một người bạn thân thiết thời đại học của tôi, ở tỉnh Ninh Thuận là gây cảm giác hoang mang, lo lắng nhiều hơn cả. Bởi anh ấy là một chức sắc quan trọng của đạo Islam ở tỉnh đông đúc người Chăm này, đã đi tham dự thánh lễ cùng hàng ngàn người khác ở Malaysia từ ngày 27.2 rồi trở về vào ngày 4.3, mang theo mầm bệnh và ủ bệnh đến 10 ngày sau mới phát hiện dương tính với Covid-19.
Trong khoảng thời gian ủ bệnh ấy, BN61 đã liên tục di chuyển, tiếp xúc, thực hành nghi lễ tôn giáo trong phạm vi không gian rộng lớn, đông đảo người tham dự từ Sài Gòn đến Ninh Thuận. Trong khi, văn hóa bản địa của người Chăm luôn sống chan hòa, tình cảm, khi có người đau ốm mà lại là chức sắc quan trọng của tôn giáo, bất kể tôn giáo nào thì số lượng tín đồ, bạn bè và người thân đến thăm hỏi càng đậm.
Kể từ khi, tỉnh Ninh Thuận phát hiện ca dương tính Covid-19 đầu tiên này là một người Chăm, nhiều làng Chăm đã phải đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ, bởi không gian cư trú, quan hệ huyết thống và mật độ sinh sống hàng ngày của họ gần gũi, mật thiết, trải dài và đông nghịt. Theo một status của một nhà báo nổi tiếng trong nước có gia đình sinh sống ở làng Chăm, “mật độ sinh hoạt ở các làng Chăm chẳng thua kém gì mật độ sinh hoạt ở thành phố cả nên đồng bào Chăm cần phải bình tĩnh, bớt ra ngoài khi không có việc cấp thiết và nhớ đeo khẩu trang, giữ cự ly đúng cách”.
Làng Chăm Văn Lâm 3, xã Phước Nam, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, nơi cư trú của BN61 nhanh chóng bị phong tỏa, cách ly khu dân cư căng thẳng như không khí thời chiến. Hàng trăm người tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp với BN61 gấp rút được đưa vào diện F1, F2, chính quyền địa phương liên tục điều động xe cứu thương đến đem người đi xét nghiệm, lập khu chăm sóc y tế riêng biệt đối với những người nằm trong diện nghi ngờ lây nhiễm cao.
Qua một tháng cách ly xã hội
Khi được điện hỏi thăm, nhiều người Chăm cho biết cảm giác của họ, “cả tháng qua chúng tôi cảm thấy buồn bã, bức bối vì chỉ quanh quẩn trong làng, không được phép đi đâu hết”. Tôi cũng điện đến BN61 và một người bạn thân tiếp xúc trực tiếp với BN61, là hai người bạn thân thiết của mình, nhưng số điện thoại của họ không liên lạc được.
Việc một làng Chăm có hơn 1.000 hộ dân với hơn 5.000 người sinh sống đã thực hiện nghiêm việc cách ly y tế trong khoảng thời gian 28 ngày, đã gây xáo trộn đời sống, đình trệ kinh tế gia đình và hạn chế nhiều hoạt động tôn giáo. Bởi phần lớn, người Chăm còn nhiều khó khăn vật chất, giờ đụng phải dịch bệnh càng rơi vào thảm cảnh bế tắc hơn .
Theo nhiều nguồn tin, được biết, cơ quan Mặt trận Tổ quốc tỉnh Ninh Thuận đã trích ngân sách 1 tỷ đồng hỗ trợ 200.000 đồng / người, chính quyền xã cũng như nhiều nhà tài trợ đã cấp phát cho dân làng hơn 33 tấn gạo (khoảng 6 kg / dân), trên 3.500 thùng mì tôm, 21.800 khẩu trang, gần 4.500 chai sát khuẩn cùng nhiều nhu yếu phẩm khác như: trứng, đường, sữa, nước tương, bột ngọt, cá, rau xanh….
Tới di sản, hệ lụy
Sự vụ một làng Chăm bé nhỏ bị cách ly xã hội. Nhưng đâu chỉ có bấy nhiêu. Hệ lụy lan rộng cả tỉnh khác, các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo của người Chăm nói chung cũng bị khống chế, điều chỉnh bởi các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Đã có những đám hỏa táng thưa thớt người đến dự. Những hoạt động cúng tế lẻ tẻ vài chức sắc đại diện. Nhiều đám cưới truyền thống, cúng kiến gia đình cũng bị đình trệ.
Mới đây, báo chí nhà nước cũng vừa đưa tin BN61 đã khỏi bệnh, xuất viện về nhà. Bên cạnh đó là việc lực lượng chức năng đã tháo gỡ lều trại, bàn ghế, các rào chắn tại 4 chốt kiểm soát chính và dỡ bỏ toàn bộ 37 hàng rào lưới B40 ở các lối đi vào thôn Văn Lâm 3, xã Phước Nam. Được biết, các nhân viên y tế huyện này cũng đã hoàn tất đo thân nhiệt cho hơn 5.000 người trong làng, xác định sức khỏe tất cả đều ổn định, không có trường hợp nào sốt, ho hoặc có dấu hiệu bất thường. Trung tâm y tế huyện cũng đã phun thuốc khử khuẩn lần cuối trong toàn bộ khu vực cách ly.
Tâm trạng người dân làng Văn Lâm 3, cơ bản ổn định, bình tĩnh và có chút niềm vui vì vừa mới thoát khỏi hàng rào cách ly ngột ngạt, nhưng vẫn còn cảm giác bối rối, lo lắng vì nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ ít ỏi đã cạn kiệt, trong khi nhiều lao động chính thất nghiệp tăng cao. Tình trạng này chắc chắn không phải riêng gì người Chăm, nhiều sắc dân thiểu số khác cũng đang gặp phải tình huống bi đát tương tự, bởi dịch bệnh đã kéo dài nhiều tháng qua.
‘’Có nhiều nguồn tin chính thống nói, Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các gói mấy chục nghìn tỷ cho người dân trong mùa dịch, cũng như sự hỗ trợ tài chính từ quốc tế, mong rằng các gói hỗ trợ ấy sẽ nhanh chóng cứu đói kịp thời cho người dân, trong đó có người thiểu số chúng tôi’’- một lão nông người Chăm chuyên theo dõi tin tức thời sự trên ti vi nói, khi chúng tôi luận bàn thế sự lúc trà dư.
Được biết, vào thời gian cuối tháng 4 sắp tới đây, toàn thể người Chăm sẽ bước vào năm mới với chuỗi những lễ hội dày đặc như lễ hội mừng năm mới Rija Nagar, lễ hội Kate, lễ hội Ramawan,… của tôn giáo Bà La Môn, tôn giáo Bà Ni.
Theo những gì tôi quan sát, nhiều chức sắc và đông đảo tín đồ hiện vẫn sống trong tâm lý bất an, ngơ ngác vì các văn bản chỉ đạo cấm tụ tập đông người, giãn cách xã hội của Chính phủ sẽ vẫn còn hiệu lực mà chưa rõ điểm kết thúc.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả Đồng Chuông Tử, một nhà thơ, nhà báo tự do, nghiên cứu văn hóa Chăm, hiện đang sống và làm việc tại Ninh Thuận – Bình Thuận, Việt Nam.